Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt,
luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận.
Kinh Pháp cú
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay.
Kinh Bốn mươi hai chương
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Kinh giải rằng đức Bạc Già Phạm ở trên tột cùng cõi dục nơi cung Tha Hóa Tự Tại Thiên. Giải thích: từ đây trở đi 4 câu là nói rõ nơi giáo hóa, cũng như khi hóa độ Phật đầy đủ bốn đức được đề cập để việc giáo hóa thành tựu, trong đó bao hàm thật đức của báo thân và pháp thân là:
- thứ nhất: nơi tôn quí cõi dục, chỗ tột cùng ở Cung trời Tha Hóa.
- thứ nhì: cùng tọa nơi đại bảo điện chư Phật.
- thứ ba: tướng hảo quang minh trang sức chất vàng kim ngọc Ma ni vô giá.
- thứ tư: được trọng kính hơn các bậc hiền thánh, thiên tiên mà nhiều người ưa thích.
Nói tôn quí, theo như câu 1 thì Bạc Già Phạm chỉ cho đức giáo chủ Thích Ca là người thuyết giáo. Trú nghĩa là nơi ở, chỗ nương tựa. Dục là tham ái như dâm dục, tiếp xúc, ăn uống. Giới là biên cương của mọi quốc gia. Cõi này do lòng dục sanh trong dục nhiễm gọi là dục giới: như uống hồ tiêu, đeo vòng ngọc quí. Đảnh là chỗ cao nhất trên đầu. Đây nói tới lục dục thiên cõi trời dục giới, là nơi cao tột đỉnh gọi là lục giới đảnh. Tuy nói là chỗ tột đỉnh nhưng chưa thấy rõ nên nói hiển thiên. Tiếp theo Kinh cũng giải thích các trời, Tha Hóa Tự Tại đầy đủ phước báu như muốn thế nào thì được như thế ấy. Song cõi trời thứ năm do nghiệp vượt thắng không do dục mà hóa sanh, tức chỉ do lực biến hóa sanh ra, thành vô số những vật thọ dụng đầy đủ. Bây giờ nói riêng về cõi trời thứ sáu nghiệp cũng thù thắng. Mặc dù những vật dụng tùy tâm ưa muốn đều hiện ra, cũng như biến hóa ra các món đồ dùng đầy đủ mà không xử dụng; chỉ thọ dụng những âm nhạc cõi trời khác biến hóa ra. Vì ở cõi này lực của nghiệp thọ dụng đã vượt thắng tất cả. Do đây nên gọi là trời Tha Hóa Tự Tại. Đặc điểm ở cõi trời này là không còn phân biệt giàu nghèo, vua tôi nữa. Chỗ ở của vua trời cõi đó cũng không khác chỗ ở của thần dân hạ liệt. Kinh cũng nói rõ trong cung vua trời, là muốn phân biệt chỗ tôn quí cao tột nhất mà không phải một nơi nào khác thấp kém hơn. Bậc chứng đạo vững chải như tòa Kim Cang, nói pháp thù thắng tại cung Tha Hóa, như kinh Thập Địa nói là nơi thắng xứ (vượt trổi hơn các nơi khác). Báo thân sạch mầu như thế trong cõi Tịnh Độ cũng như pháp thân lìa hẳn tham dục đạt tới pháp giới thuần thanh tịnh. Chứng đắc pháp thân là đủ năng lực ưu việt làm việc lợi tha, nên cũng gọi là cõi lợi lạc cho kẻ khác ở Tịnh Độ và là cõi pháp giới. Vô phân biệt trí và hậu đắc trí hoạt dụng tự tại vô danh. Đây cũng là cung của các vị vua các cõi trời từng cư ngụ mà trong kinh thường nói là nơi gia hương rốt ráo vắng lặng. Cho nên ba thân (báo thân, hóa thân, pháp thân) trong việc lợi tha hẳn không giống nhau, và vì thế chỗ ở cũng khác nhau. Nơi thiên cung rất tôn quí gọi là pháp thắng tiêu biểu cõi giới cao tột vi diệu cao thâm. Trong kinh nói rằng chư Phật thường dạo qua những chỗ mà nơi đó được tôn xưng là đại bảo điện. Nói rõ hơn, đây là nơi cao tột thứ nhì; còn thường là hằng hay đã từng trải qua. Du là dạo chơi, xứ là một nơi cố định. Chỉ có một điều duy nhứt là Phật trụ chỗ chư Phật an trú; chỗ Phật không an trú thì không phải là chỗ hoàn hảo. Mười phương ba đời chư Phật đã từng dạo qua cung trời Tha Hóa nầy và tất cả các vị thánh cũng được cộng hưởng ở đó, nên biết đó là nơi thắng xứ. Về sau chư Phật hiện thân không trụ ở đó cũng đều được xưng tụng là cung điện của các Ngài. Xưng là ca tụng, mỹ là nêu cái hay cái đẹp. Nói về cung điện các vua trời thì vô số kể, song đây chỉ nêu cung Đại Bảo Tạng nơi Phật ngự, do các thứ trân báu kết thành nên gọi là bảo. Dùng các món báu che kín để trang hoàng là bảo tạng. Nói cách khác Bảo Tạng là tên của cung điện trang hoàng vật quí báu. Điện là chỗ cao tột rộng lớn và cũng là nơi kết toàn các món báu trang nghiêm gọi là đại bảo. Phật ngự nơi cung trời tại điện Đại Bảo Tạng này. Ý nghĩa tổng quát về báo thân và pháp thân của trí vô phân biệt và trí hậu đắc thì chư Phật quá khứ, hiện tại đã từng dạo qua đây, đều xưng tán là điện Đại Bảo Tạng. Đó cũng là nơi mà chư Phật đồng cư trụ nên được ca tụng: nơi thù thắng cao tột. Phật với thọ dụng thân, trụ cõi báo độ và trí hậu đắc phân biệt thường cư cõi pháp tánh. Trí vô phân biệt trụ cõi pháp tánh thường dạo đi tự tại vô ngại. Cõi thọ dụng có đầy đủ 18 đức của cõi pháp tánh tức hoàn bị các pháp lành. Chư Phật thường ca ngợi hai cõi này nên nói là cùng tán thán, xưng là xưng tụng mà lời thì không thể diễn tả hết ra được. Mỹ là dùng lời ca ngợi cái đẹp. Quảng là rộng, như pháp giới gọi là đại. Vạn đức nương đó thành tựu nên là báu, bao hàm các việc thiện là tạng, căn nhà tỉnh lặng là điện. Hai thân, báo thân, pháp thân; hai trí vô phân biệt và trí hậu đắc thường cư tại đây như chư Phật đồng cư dạo chơi khắp đó đây thuyết pháp lợi tha.
Nêu rõ ba đức tiêu biểu là đã nói lên đầy đủ các đức ẩn tàng khác vậy.
Kinh giải rằng điện Bảo Tạng ở cõi trời có các thứ báu như mạt ni vô giá trang hoàng nghiêm tốt và giải thoát. Từ đây trở đi nói về ba món báu trang nghiêm tốt đẹp như: một là nói tổng quát màu thanh sáng, hai là đề cập chi tiết các món báu, trang hoàng, và ba là liệt hết những phần còn lại. Phần tổng quát đặc biệt có thứ châu mạt ni là tiếng Phạn, Tàu dịch là ngọc như ý. Đại điện Bảo Tạng dùng toàn thứ ngọc vô giá này để trang hoàng. Thậm chí còn dùng tới các loại ngọc xanh, hồng ngọc, bảo thạch, ngọc giao, là bốn loại châu báu có bốn màu sắc khác nhau, cùng bảy thứ báu (lưu ly, san hô, xa cừ, xích châu, mã não, pha lê, hổ phách) bảy màu óng ánh xen nhau phát ra ánh sáng vàng tía. Đây là phần tổng quát nói cách trang hoàng điện Bảo Tạng bằng loại ngọc như ý, tượng trưng vạn đức trang nghiêm để thêm phần trang trọng. Thọ dụng thân lấy Bát Nhã làm thể cũng như ngọc như ý, tiêu biểu những việc thiện trong đời trang sức; ý nghĩa cũng giống như sự trang hoàng các món khác nhau xen tạp lẫn nhau. Hai loại đại điện thích hợp để hai thân nương trụ được trang hoàng bằng ngọc như ý, nói lên ý nghĩa muốn cầu việc gì cũng được thành tựu viên mãn. Ngọc như ý vô giá dùng trang trí rồi dùng bảy báu hợp thành là nêu tổng quát vạn đức trang nghiêm không còn gì tuyệt bằng. Kinh cũng nói rõ, những màu sắc giao nhau như thế phát ra ánh sáng vàng rực rỡ. Nói qua phần hai sau đây là chi tiết các món báu trang hoàng. Tổng cọng có 14 loại và hai món trang nghiêm. Bảy báu xen nhau có nhiều màu sắc, phóng ra ánh rực rỡ thành bốn sắc hồng tía. Trong đó màu tử ngoại tuyến xen tạp màu vàng phóng ra ánh sáng giao nhau. Đây là ý nói cõi pháp tánh không còn nhiễm các duyên nữa. Niết bàn phân thành bốn, dụ màu sắc giao nhau hợp thành; cũng như phân ra chân đế, tục đế hai phần giao nhau cũng giống như các màu sắc vậy. Phần thứ hai đây nói lên sắc thái giáo hóa như mầu sắc phát ra ánh sáng, đủ sức chiếu phá những chỗ tối tăm mê mờ, tức là thỏa đáp hai món trang nghiêm.
Kinh giải rằng các món như chuông báu, linh vàng treo khắp đó đây hòa theo gió phát ra tiếng pháp âm vi diệu. Dùng bốn món trang hoàng như: chuông báu, linh vàng, tiếng gió vi vu phát ra điệu hòa nhã khiến người nghe để ý lắng đọng trừng tâm thanh tịnh. Ý nói vận dụng sáu pháp thần thông như chuông báu, linh vàng làm kinh động khắp mọi loài để tùy cơ nói pháp cho khắp nơi được thấm nhuần lợi lạc. Lời nói bỏ lững này cần làm cho sáng tỏ. Nếu không nhờ gió đại bi réo gọi thì âm thất biện không kêu vang. Hể cảm ứng giao nhau thì trí bi thành tựu. Thất biện là bảy lối biện luận tài tình như sau: biện giỏi, luận nhanh, ứng hợp không sai lạc vấn đề, không lấn lướt người, diễn tả được ý nghĩa phong phú của câu chuyện, cách nói vượt trổi hơn tất cả người đời là diệu biện. Còn về ý nghĩa sáu phép thần thông sẽ giải thích sau.
Kinh nói bảo cái, tràng phan, tràng hoa, tơ nhiễu, bảo châu, anh lạc kết nên vòng bán nguyệt và giải rằng việc này hợp thành 8 món trang nghiêm: Bảo cái thổi nhẹ hoa nở nhụy thắm, tràng phan phảng phất khúc cầu vòng, tràng hoa phơn phớt thiên không, tơ nhiễu thả thòng chấm đất, ngọc quí sáng rỡ như sao, châu anh lạc sạch làu như gương sáng, vòng xoay rưới thắp màu xanh biếc sáng rõ soi hình bán nguyệt, tường xanh lam như ánh trăng rằm ... Cách trang hoàng ở thiên cung cực kỳ lộng lẫy như thế. Đây lấy ý nghĩa hai phần: báo thân, pháp thân. Bốn pháp tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xã) như bảo cái che chở quần sanh. Bốn pháp tổng trì (pháp, nghĩa, chú, nhẫn) như tràng phan chuyển tải đẩy lùi điều ác. Ba pháp thiền định ví như tràng hoa đẹp của trăm nghìn món công đức trang sức. Bốn nhiếp pháp như dãi lục che phủ chúng sanh quét phủi bụi trần. Bốn pháp tổng trì, ba phép thiền định sẽ giải thích sau. Tứ vô lượng tâm, bốn nhiếp pháp không xa lạ như những việc thông thường. Ba niệm trụ thường bình đẳng như châu báu. Bốn nguyện rộng lớn là châu anh lạc trang sức hạnh đức. Tâm vô úy là vòng bán nguyệt trừ ngoại đạo, dứt tà ác. Thập lực là ánh trăng rằm dẹp thiên ma, trừ điều ác. Lục độ như món châu báu liên quan tới vạn hạnh. Ba niệm trụ là một mặt được tán dương không sanh tâm ưa thích, mặt khác bị hủy nhục không sân hận. Trong đó nữa khen, nữa chê không ham, không giận. Cả ba khía cạnh trên đều lấy tâm đại hỷ xã mà an trụ vững nên gọi là niệm trụ. Bốn nguyện rộng lớn như: 1/ chưa hết khổ, nguyện hết khổ, 2/ chưa được vui nguyện được vui, 3/ chưa diệt sạch phiền não phát tâm nguyện diệt, 4/ chưa thành Phật, nguyện sớm thành. Vô úy, thập lực sẽ giải thích sau. Từ đây trở đi là nói phần hai về sự trang hoàng nghiêm tốt. Và trở xuống là đề cập phần ba về những lối trang hoàng khác ở cung điện. Kinh giải rằng dùng đủ loại châu báu trang hoàng nghiêm tịnh, như mạt ni, lục điện là những thứ cực kỳ trang nghiêm thật là trang nhã; như cửa, tường, hiên, cửa sổ, mái, sườn, lan can, vòng rào bao bọc xung quanh đầy đủ ... để diễn tả sự giải thoát của cảnh thù thắng, rộng khắp, không còn tranh cải, do nguyện lực, vĩnh viễn đoạn dứt tập khí, đạt được diệu trí và trăm nghìn công đức khác; theo như lý là để trang nghiêm hai cõi hữu vi và vô vi (1). Kinh giải thích rằng đó là nơi ưa thích của các vị thánh tiên. Nói rộng ra, đây là món báu cao đẹp thứ tư. Hiền thánh là sao ? Chúng phàm phu thuộc về ngũ thừa (2) là phàm, bậc chứng quả tam thừa là thánh. Hàng trên cùng của ngũ thú là trời, người có đức linh gọi là tiên. Bảo là trọng kính yêu mến, mong cầu khao khát có được an lạc, người cõi này là vậy. Về tam thừa, dù phàm hay thánh đều khao khát mong được chứng quả trong sự yêu thích. Đây nói rõ tùy quốc độ hiện thân, hoặc báo thân hay pháp thân.
Kinh nói rằng cùng tám mươi ức vị Bồ tát câu hội, giải thích từ đây trở đi là phần trang nghiêm thứ năm tùy cơ giáo hóa. Kinh này bao hàm cả hiền thánh sẽ đi vào phần chi tiết hơn ở sau. Ngài Kim Cang Thủ, các vị đại Bồ tát và chư thiên nghe Phật nói kinh xong đều tin thọ thực hành. Bồ tát Kim Cang Thủ, các bậc thánh chúng và ngoài ra còn có chư thiên và chúng phàm nhân đồng nhóm họp, nên có thể nói đây là một hội tập hợp gồm đủ hai thành phần: phàm, thánh. Các ngài đều hóa độ ở cung trời Tha Hóa và lý hiển nhiên ở cõi đó giáo hóa. Thiên cung không phải là Tịnh Độ, như hàng thập địa (3). Các vị đại Bồ tát nơi thích ứng hóa độ không thể nói là ở thiên cung. Do ảnh hưởng các bậc thánh ở đây phân biệt được thiên cung; còn chúng phàm phu thì ở cõi ô trược. Chư Bồ tát là bậc đại sĩ sáng suốt ở cõi Tịnh Độ nên việc giáo hóa cao xa vời vợi khôn dò làm sao phàm phu đo lường biết được.
Song chư Bồ tát tùy cơ ứng hóa mà nơi giáo hóa thì thù thắng hơn cả gọi là thiên cung. Thính chúng là nói chung mà đặc biệt là chư Bồ tát tôn quí. Pháp môn tu cho người nhắm đạt tới nhất thừa (thành Phật) mà Lưu Khuyếch Toại phái Huyền Tông lại phân thành nhị thừa. Hiểu theo lối văn Tàu có bốn nghĩa: một là nêu con số, hai là tỏ đức, ba là nêu danh, bốn là quy tắc rõ ràng. Theo thứ tự trước hết nói về số là bao hàm chung, có nghĩa là nhóm họp như chữ "dữ", gồm con số mười vạn, một ức, 80 ức, tám trăm vạn. Riêng tiếng "đại" có bốn nghĩa: một là con số lớn 800 vạn Bồ tát cùng hội họp nghe pháp, hai là đức lớn có đủ phép thiền định được mọi công đức, ba là nghiệp đại tức là đầy đủ biện tài thuyết pháp làm lợi lạc chúng sanh, bốn là danh đại như Bồ tát Kim Cang Thủ và hàng thập địa ... Bồ tát câu hội là nêu rõ việc giáo hóa của hàng thiện căn để cho chúng sanh nghe pháp hiếm có mầu nhiệm mà phát tâm tinh tấn, tin tưởng tu hành.
Kinh nói rằng, chư Bồ tát đầy đủ pháp đà la ni (4), tam ma địa (5), vô ngại biện tài v.v... Và giải thích rằng, từ đây trở đi là nêu tỏ đức. Nói về đức có hai: trước hết nêu danh, sau đó nói ý nghĩa. Thứ nhất là nêu danh, như Đà la ni Tàu dịch là tổng trì, lấy niệm, huệ làm thể, có bốn loại: pháp nghĩa, minh chú, pháp vị, nghĩa vị. Pháp vị và minh chú giúp cho Bồ tát hành hạnh nhẫn. Pháp vị sáng tỏ một là biết được tất cả mọi pháp. Nghĩa vị là làm rõ một nghĩa tức rõ tất cả nghĩa. Minh chú giải thích như sau: có thể làm Bồ tát hay nhẫn, nhờ câu chú Bồ tát chóng đạt vô sanh pháp nhẫn (6). Bồ tát Di Lặc nói: một để, mật để, kiết để, tư lý để bát đà nể sá ha.
Tam ma địa Tàu dịch là Đẳng Trì, theo cựu dịch là Tam muội, nghĩa là các pháp hữu lậu, vô lậu bình đẳng tâm đối cảnh, nên gọi là đẳng trì. Đại, không, đẳng là ba; ba món tam muội vô ngại biện; đối với các pháp có tài biện thuyết vô ngại. Đây là đức thứ hai nêu lên hạnh tự lợi; đức thứ ba nêu lên hạnh lợi tha. Ba thể tánh của chúng y cứ, pháp tu, quả vị, về ý nghĩa sẽ giải thích ở một phần khác.
Kinh giải rằng vô lượng công đức như thế mà các kinh nói trải qua nhiều kiếp cũng không thể nói hết được. Đây chỉ lược giải như sau: Kiếp dịch nghĩa là thời phận (phân số thời gian), chư Bồ tát tu tập thời gian lâu dài trải qua vô số kiếp để tán dương công đức chuyển pháp luân đạt pháp vô sanh nhẫn. Song e rằng văn rườm rà nên chỉ nói sơ lược một ít. Tại sao phải tán dương công đức chư Bồ tát ? Vì chư vị không còn tâm khinh mạn đối với chúng sanh, nên có lời tán rằng: chúng Thanh Văn trải qua thời gian lâu dài tu phạm hạnh nên chư Bồ tát phải kính lễ để làm cho chúng sanh khởi tâm thanh tịnh. Chư Bồ tát còn tạo công đức như thế huống nữa chư Phật ư ? Cho nên chúng sanh chí thành hướng về chư Phật mong chóng chứng nên.
Kinh giải rằng: tên các vị Bồ tát là đại Bồ tát Kim Cang Thủ, Quán Tự Tại, Hư Không Tạng, Kim Cang Quyến, Diệu Kiết Tường, Đại Không Tạng, Phát Tâm Tức Chuyển Pháp Luân đại Bồ tát, Tồi Phục Nhứt Thiết Ma Oán đại Bồ tát v.v... Từ đây trở xuống giải thích danh hiệu tám vị đại Bồ tát này. Bồ tát hay đại Bồ tát là nói tánh giác, tức tánh hay biết khắp cả. Bồ tát nói cho đủ là Bồ Đề Tát Đỏa. Tát Đỏa là giác hữu tình, ý nói chúng sanh cầu chứng ngộ trí giác. Đây là cách dùng thông dụng cả ba thừa (Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ tát). Từ Ma Ha dịch là đại; còn Tát Đỏa như trên đã lược giải. Đại là bao la rộng khắp. Bồ Đề là quả đạt đến trí giác. Tát Đỏa là làm cho chúng hữu tình giác ngộ, tức là gồm đầy đủ hai đức tự lợi và lợi tha. Từ Tát Đỏa còn hàm ý nghĩa là dũng mãnh nữa. Người tinh tấn dũng mãnh đạt tới giác ngộ viên mãn gọi là Bồ tát. Từ đây trở xuống giải thích hai phần phàm và thánh. Nay nêu điểm 10 nói về tâm Kim Cang nên còn gọi là ma ha tát. Giảng về Kim Cang Thủ, chữ thủ là lấy, cầm giữ. Khởi niệm tin thường hay nắm giữ các pháp công đức. Khởi trí huệ nắm giữ pháp Kim Cang chặc trên tay. Hai tay giữ hai phần tín, trí vững chắc không bị thế lực của tà ma hay bạn ác nào có thể phá hoại nổi. Quán Tự Tại tức là Bồ tát Quán Thế Âm. Quán là xem xét; quán xem hết thảy ba nghiệp: thân, khẩu, ý của chúng sanh bị khổ bức bách như thế nào, hoặc lúc cầu nguyện ra sao để kịp thời tới cứu giúp. Quán Tự Tại là sức oai thần khắp mọi phương sở một cách an nhiên tự tại không bị ngăn ngại. Hư Không Tạng là lấy không để che đậy các thứ trân quí, khi thấy chúng sanh nghèo khó không có của báu thì từ hư không mưa xuống các món báu ban cho kẻ bần hàn. Kim Cang Quyến hay quyền; quyền là sức mạnh có thể phá sạch tất cả, khi có trí huệ kiên cố phá dẹp sạch nghiệp chướng, phiền não sanh tử, như dùng nắm tay rắn rỏi đánh bạt mọi vật vậy. Diệu Kiết Tường tức là Bồ tát Văn Thù, theo cựu dịch là Diệu Đức. Diệu nghĩa là thiện, do thiện nên làm được nhiều việc phước đức lợi ích chúng sanh. Vì thế Bồ tát Văn Thù tên Diệu Kiết Tường là do ý nghĩa này vậy. Đại Không Tạng, Đại Không là cùng khắp pháp giới. Chân như tức lý không, lấy lý không đây làm nơi ẩn tàng, vì chúng sanh thuyết pháp không. Đem pháp không này ban cho chúng sanh làm cho tất cả đều thấm nhuần pháp giải thoát là danh hiệu của Bồ tát. Phát Tâm Tức Chuyển Pháp Luân, Luân có nghĩa là xoay vòng hay di chuyển. Pháp là giáo pháp, làm cho giáo pháp chuyển tải xoay vòng như bánh xe, nghĩa là làm cho Phật pháp thấm nhuần ở khắp mọi nơi mọi chốn. Vị đại Bồ tát này từ khi mới phát tâm cho tới chứng đạt thập địa, phàm mỗi động tác do ba nghiệp thân, khẩu, ý dấy khởi đều vì chúng sanh thuyết pháp mầu vi diệu làm lợi ích cho tất cả, là chuyển tải bánh xe pháp đến khắp mọi nơi chốn ... Tồi Phục Nhứt Thiết Ma Oán là gì ? Ma có bốn loại như trên đã giải thích. Bốn loài ma nầy phá quấy việc lành của chúng sanh gây ra nhiều chuyện oán đối nhau. Vị đại Bồ tát này trụ tâm Kim Cang lìa phiền não của phần đoạn sanh tử nên trừ dẹp hết thảy bọn ác ma và bè đảng chúng. Trở lên trên đã giải thích danh hiệu tám vị Bồ tát trong đó có Kim Cang Thủ, lấy trí làm tên thiện. Quán Tự Tại lấy bi nhổ sạch khổ làm hiệu, Hư Không Tạng cứu giúp kẻ nghèo làm tên tự, Kim Cang Quyến phá trừ ác, Diệu Kiết Tường làm thiện như con mắt, Đại Không Tạng biểu hiện pháp chân làm danh xưng, Chuyển Pháp Luân thuyết pháp làm lợi ích, Tồi Phục Ma Oán sát tặc làm lợi lạc. Các Ngài hoặc lấy trí tuệ hoặc từ bi ứng xử hoặc bày pháp vọng hay pháp chân đối phó. Quyền như pháp vọng hoặc hiển như pháp hữu vi, vô vi để ứng đối. Hoặc tiến dùng thiện trừ ác và còn tùy từng trường hợp thích ứng mà hành xử nên nói biết là vậy.
"Có 800 vạn chúng đại Bồ tát bậc thượng thủ vây chung quanh như thế".
Tám trăm vạn là tám mươi ức; còn nói tiền hậu là lấy hướng làm đầu nên có trước có sau. Mỗi vị thấy Phật ngồi ở phía trước thuyết pháp cho họ nghe. Phật ngồi, đại chúng ngồi chung quanh hai bên không ai ngồi sau lưng như sao tỏ trăng sáng, như núi Kim Sơn cao thật cao. Nói Phạm chúng là vua trời Phạm Vương, như chư thiên vây chung quanh thiên đế, vì kính người, trọng đạo, khao khát giáo pháp hy hữu hiếm thấy nên lóng thần chú tâm lắng nghe Phật thuyết pháp.
Tuyên nói chánh pháp ban đầu, giữa, sau đều thiện, nghĩa lý hay đẹp thuần nhất viên mãn, phạm hạnh thanh khiết.
Đây là phần 6, tán thán pháp thù thắng. Sáu câu tổng quát tuyên nói chánh pháp. Hể có tà thì không còn chánh, nên phân biệt hai tà pháp hay chánh pháp. Tuyên là nêu lên những gì chưa nghe, như mới nghe lần đầu trí hiểu biết còn bị chướng ngại nên phải nghe lâu để người nghe ngộ được nghĩa lý. Câu "ban đầu, giữa, sau đều thiện" nói chung có 10 đức việc giáo hóa vượt trội hơn hẳn. Du Già Sư Địa luận quyển 83 nói: một là sơ thiện, hai là trung thiện, ba là hậu thiện, bốn là văn hay, năm là nghĩa tuyệt, sáu là thuần nhất, bảy là viên mãn, tám là thanh tịnh, chín là trong trắng, mười là phạm hạnh. Luận còn giải thích: sơ thiện là lúc đầu nghe, người nghe đã sanh tâm hoan hỷ. Do pháp vi diệu thù thắng nên mới được nghe liền khởi niệm vui thích. Trung thiện là trong khi tu hành không gặp trở ngại: khổ, nạn, bức ngặt mà nương theo giữa tiến tới trong sự tu hành hẳn tránh được hai thái cực khổ, vui. Tu hành không thiên lệch một bên mà đi vào trung đạo để cầu xuất thế nên gọi là trung thiện vậy. Hậu thiện là chót mãi sau rốt đều lìa hẳn mọi cấu nhiễm và nhất là phải xa lìa lòng dục bỏ lại phía sau. Phật thuyết pháp rốt ráo giải thoát xa lìa mọi nhiễm ô, đạt đến Niết bàn chân thật. Nương theo pháp đây tu hành hẳn xa lìa lòng dục. Văn hay là lời đẹp, câu gọn, ý khéo, nói chung tám từ này hoàn toàn trọn vẹn. Luận trên cuốn 81 nói rằng, phần đầu hay đẹp nêu lên tính trong sáng dễ hiểu làm cho người thích muốn nghe, không đối nghịch không thiên lệch một bên ... là đủ 8 từ hay đẹp. Luận trên còn dẫn giải thêm: văn hay thì không dứt mà lời đẹp thì bất tuyệt. Nghĩa tuyệt, tức nghĩa lý xúc tích có thể dẫn tới nhiều lợi lạc tuyệt vời. Thuần nhất là chỉ có một không cùng chung với ngoại đạo; chẳng hạn như Phật nói pháp chỉ có Phật duy nhất mà thôi, bọn ngoại đạo không thể nói pháp được. Trong những pháp Phật nói không xen lẫn pháp tà ngoại đạo. Viên mãn là không còn hạn lượng nữa, đã đầy đủ rồi. Tối tôn thắng là giáo pháp rộng vô hạn, nghĩa lý sâu thẳm khôn dò mà người tu hành y theo pháp ấy đạt được công đức vô lượng không gì sánh bằng. Thanh tịnh là tự tánh trong sạch nên nghe pháp trong một tích tắc là ngộ liền không mắc lỗi lầm. Dứt hẳn ba độc, lìa hết mọi sự ràng buộc nên nói tánh giải thoát. Nói cách khác hể còn ba độc khởi lên thì không thể thuyết pháp. Trong sáng là hết thảy mọi mối ràng buộc được giải thoát. Nếu không do nhứt niệm thì không thể dứt lỗi lầm liên tục, cũng không lìa hết sai quấy, trước đã nói thanh tịnh thể tánh là xa lìa, thì ở đây nói trong sáng là làm cho cả thân nữa cũng phải trong sáng. Phạm hạnh là lấy từ bát chánh đạo mà cái thể nó phải biết là do thực hành nhuần nhuyễn đường đạo này hiển lộ ra. Bát chánh đạo gọi là phạm hạnh. Như theo lối giải thích đây thì không giống lối giải xưa. Trở lên đã giải thích rõ 10 đức một cách tổng quát mà Kinh này nêu lên chỗ ưu thắng.
Lúc bấy giờ đức Thế Tôn vì chúng Bồ tát mà nói pháp mầu vi diệu: Bát Nhã Lý Thú pháp môn thanh tịnh. Pháp môn này là cửa ngỏ của hàng Bồ tát tu tập. Từ đây trở xuống nêu rõ phần 2: tùy căn cơ thuyết pháp. Trong đó, kinh chia ra 14 đoạn nhập chung thành ba phần: 6 đoạn đầu nêu lên cảnh giới của hàng Bồ tát, 6 đoạn kế nêu rõ hạnh Bồ tát và hai đoạn chót nêu quả vị Bồ tát. Tất cả giáo pháp chư Phật dạy nghĩa lý rõ ràng cũng không ngoài ba phần trên. Trước nhất nói về cảnh khiến người nghe phân biệt được các pháp nhiễm và tịnh, nhân quả, thiện ác ... pháp nào cần ngăn ngừa và pháp nào phải tu để đoạn dứt. Kế đó nói về hành hay các pháp môn tu để đoạn dứt. Quả vị nói sau cùng khiến hành giả biết phần nào thực hành được đạt đến kết quả thù thắng. Sáu đoạn đầu nêu rõ cảnh mà trong đó còn chia ra 3 phần: hai đoạn trước nói rõ cái thể của cảnh. Thứ nhất nói về pháp môn thậm thâm vi diệu thuần thanh tịnh tức đối vọng hiển chân, tức là cảnh chân như. Thứ nhì nêu lên cảnh giới vắng lặng thuộc pháp tánh hàng Đẳng Giác, tức là cảnh trừ sạch tăm tối hiển bày trí sáng. Chân như là tánh, chánh trí là tướng. Nói có trước, sau, sau đây sẽ giải rõ. Hai đoạn tiếp theo nêu rõ pháp thực hành. Thứ ba là pháp môn trừ diệt điều ác. Nhờ quán sát thật tướng mà diệt trừ điều ác. Thứ tư là pháp môn trí ấn thanh tịnh bình đẳng. Do trí tuệ quán chiếu thông suốt rõ ràng. Hai đoạn sau nêu rõ quả vị. Thứ năm là pháp môn pháp vương quán đảnh trí tạng, nêu rõ quả vị do tu tập đạt được. Thứ sáu là pháp Như Lai trí ấn Kim Cang, nói rõ cách thực hành được tự thể quả vị. Sáu đoạn kế nêu rõ pháp thực hành lại chia ba phần: phần đầu 2 đoạn nêu rõ thật tướng, khởi tu đoạn dứt trừ tướng. Thứ bảy là pháp môn quán chữ vòng tròn, lìa pháp hý luận, không nói bàn suông nhờ quán vô tướng đoạn hết phân biệt. Thứ tám là pháp môn bình đẳng quán vòng tròn rộng lớn, do quan sát bình đẳng mà ngộ được chân lý. Hai đoạn kế tiếp nêu rõ sức quán chiếu do tu tập đoạn dứt tướng. Thứ chín là pháp thanh tịnh cúng dường vô thượng do quán chiếu pháp chân thật cúng dường. Mười là pháp môn khéo hay điều phục tâm ý, do quán chiếu trừ dứt lòng căm giận. Hai đoạn sau nêu rõ hai pháp tu tập. Mười một là pháp tánh bình đẳng, tánh tối thắng, quán thật tướng các pháp về nhơn và pháp bình đẳng cùng khắp. Mười hai là pháp chúng sanh duy trì thắng tạng, tu tập quán chiếu về nhơn và pháp đầy đủ thiện duyên, nhờ quán sát sáu cảnh ở trước mà tu sáu hạnh; và hai đoạn sau cùng nêu rõ quả vị tu chứng. Mười ba là pháp môn rốt ráo không cùng vô tận. Khi đạt đến hai quả vị sau cùng thì thâm nhập một vị, vị giải thoát thù thắng. Mười bốn là pháp thậm thâm lý thú vô thượng đạt được hai quả vị, tự lợi, lợi tha đầy đủ làm chủ ba cõi, tùy theo chúng sanh mong muốn mà ban đức lợi tha. Nói chung đoạn 1 nêu pháp môn thanh tịnh thậm thâm vi diệu, dứt vọng hiển chân, chỉ rõ cái thật tướng chân như. Trong đây chia ba phần: phần tựa mở đầu: pháp Phật nói, tiếp theo Phật giải nghĩa lý sâu mầu và phần sau cùng là công đức Phật nói pháp. Đây là phần tựa thứ nhất xong. Lúc bấy giờ là tiếng chỉ thời gian thuyết pháp mà địa điểm tại thiên cung có đầy đủ chúng vân tập dự nghe tùy căn cơ Phật nói pháp hợp mọi trình độ để chúng lãnh hội. Thế Tôn là người nói pháp, tùy trình độ chúng Bồ tát không đồng mà nói pháp thích hợp. Pháp có hữu vi và vô vi. Vô vi là pháp tánh thậm thâm vi diệu - chân như - mà phàm phu khó thể đo lường nên nói là khôn dò. Hàng nhị thừa còn khó thấu hiểu được nên nói vi diệu. Bát Nhã lý thú là lý mầu nhiệm, còn gọi là pháp tánh, là đạo lý. Thú là ý hướng, chỗ đạt tới đích. Do ý đây Phật nói kinh Bát Nhã để hành giả đạt đến chỗ sâu mầu là ý thú quán chiếu tuệ giác siêu việt. Tự tánh trong sáng là thanh, lìa mọi cấu nhiễm là tịnh. Môn là từ tạm gọi cửa nhập đạo, nhờ cửa này để hành giả hội lý, quán chiếu tu chứng mà muốn rõ nhị không thì cần phải lãnh hội lý Bát Nhã này. Y pháp Bát Nhã tu tập mới có thể ngộ nhập được chân lý. Vì không còn từ nào khác khả dĩ nên phải dùng "môn" vậy. Môn chính là cửa, cửa này thế nào? Cửa này đi vào cảnh giới Bồ tát. Bồ tát có ba nghĩa như đã giải thích ở trên. Nghĩa của câu; câu là từ dùng phân biệt của các tiếng, không nói văn mà nói câu, vì câu chưa bao hàm được hết ý nghĩa thì không thể gọi văn được. Ý nghĩa pháp hoàn toàn khác biệt không nói cái thể mà chỉ nói nghĩa. Pháp có nghĩa là viên mãn không là cái thể. Câu có thể giải thích rõ ràng ý nghĩa muốn nêu rõ lời dạy mỗi mỗi đều đầy đủ hoàn toàn. Cho nên nêu chỗ rõ ràng cũng tức là nói sự hoàn bị. Tính chất rộng lớn có thể làm sáng và được soi sáng mà văn là pháp đã bao hàm cầu được giác ngộ, chúng sanh phải khởi lòng đại bi mà trước nhất tu tập rồi mới mong giác ngộ. Người phát tâm Bồ đề dõng mãnh gọi là Bồ tát. Bây giờ về nghĩa thú lời dạy đã rõ ràng, tức là làm sáng tỏ nghĩa Bồ tát rồi vậy. Về lý của sự sáng tỏ tức là nghĩa Bồ tát đã được nói đến. Nếu nương theo lời dạy thực hành là đã xác chứng lý đây là Bồ tát. Sau khi tu đắc đạo viên mãn là Phật thì xã bỏ mọi danh. Bồ tát nói lược có ba giai đoạn: một là sơ phát tâm, hai là tu chánh hạnh, ba là ngộ các pháp. Ba giai đoạn này đều cần phải nương pháp tu tập mới có thể thấu đạt được pháp môn.
Thế nào là nghĩa thật Bồ tát ? Từ đây trở đi hai phần Phật nói rõ nghĩa Bồ tát, trong đó có ba điểm: 1/ Phật tự nêu nghi vấn, 2/ Giải đáp các nghi vấn, 3/ Khuyến khích tu tập. Giải nghi vấn đầu tiên này.
Nghĩa an lạc thanh tịnh hoàn toàn là nghĩa Bồ tát. Sau đây nói về nghĩa trong đó có hai: trước giải thích ý nghĩa và sau là hành trạng. Theo cách lý luận đơn giản người đời có thể nghĩa hơi khác không. Nay giải nghĩa rõ của "không" là vắng lặng. Nếu y giáo pháp phải giải thích như sau: ý nghĩa gồm có 41 nhóm từ. Phân tích Bồ tát trong đó có hai phần: phần trước 10 môn nêu rõ kết quả tu nhân thanh tịnh mà hiển lộ chỗ đạt ngộ. Phần sau về sắc, uẩn, vắng lặng có 31 cửa nương bản tánh các pháp và chỗ tu tập thanh tịnh, để nói rõ hơn những gì Bồ tát đạt được. Nói qua 10 môn Bồ tát tu nhân thanh tịnh biểu lộ 5 ý nghĩa của danh hiệu. Tiến trình tu tập Bồ tát qua 5 giai đoạn là: tu tập tổng quát, tu vô tướng, tu vô công dụng hạnh, cần tu nổ lực, tu không thấy đủ. Tu tập tổng quát nói chung là tu sửa hành vi và đoạn trừ xấu ác, chuyên tu thiện, phát nguyện độ khắp chúng sanh; hoặc quán thân thể từ đầu tới chân, huyết mạch, gân tủy, hoặc quán xương cốt v.v... Tu quán lìa 10 tướng trong pháp giới sai biệt nầy là tu vô tướng. Người tu tập từ từ phải quán vô tướng làm cho việc thực hành nhuần nhuyễn an nhiên không gián đoạn, thư thái hiện tiền là tu vô công dụng. Dù không dụng công sự tu tập vẫn còn chỗ hơn kém phải vượt qua trong việc nổ lực thực hành. Một khi nổ lực tu hành không sợ không đạt, thì đâu còn sanh tâm mừng lo. Tu như thế là không cần dụng công, cũng không bị ngăn che cho tới khi đạt giải thoát là không còn mừng lo nữa. Tưởng cần nói rõ Bồ tát lúc được chuyển thức hiện tiền là phải dốc toàn lực có thể, vì quen tàm quí và thắng giải nên được thánh đạo lực trừ hai chướng (7), cũng có thể chia thành 5 quả vị tu tập mà Thập địa tu chánh hạnh phải trải qua 5 giai đoạn này. Những câu sau đây trình bày 5 quả vị tu chứng cần phải biết. Thứ nhất thuận thanh tịnh là không còn phân biệt, vô tướng hiện hành đến tương lai thành Phật là thanh tịnh phần. Đây là phần dẫn đến giải thoát nên gọi là thuận. Như Phật Luân Vương Tiền Bạch nói vô phân biệt, vô tướng hiện hành. Tu đạt được phần thuận thanh tịnh này thì không còn phân biệt nên ngộ được pháp lạc tức là trí vô lậu. Nếu còn phân biệt là không được thanh tịnh hẳn gặp quả khổ xấu ác. Không phân biệt là được thanh tịnh tất an lạc hẳn xa lìa khổ, cũng không còn tướng lạc nữa. Do không phân biệt nên rất an lạc được thanh tịnh thọ sanh. Có thể giải thích rõ câu này: Câu này tự nó đã rõ ràng tức là nghĩa Bồ tát. Bồ tát như đã giải nghĩa đầy đủ, lấy đó làm chuẩn, không cần giải thích thêm.
"Cái thấy hoàn toàn vắng lặng là thanh tịnh. Được thanh tịnh là Bồ tát, thanh tịnh vi diệu là Bồ tát". Câu này có hai nghĩa. Năm vị tu chứng đã lìa hết các tướng đạt pháp an lac. Do chỗ thấy thanh tịnh nên lìa các tướng. Các tướng phần nhiều do thấy mà sanh. Vì được sự an lạc nên Phật vô cùng hoan hỷ. Vì chỗ thấy trong năm món kiến (8) mà từ hàng Thập địa trở lên đã đoạn dứt không còn thừa nên nói là hoàn toàn vắng lặng. Lấy pháp giới làm số nhiều để qua lại tự do trong đó mà được an lạc gọi là rừng an lạc. Chứng đắc là đạt được như ở ngoài cung vua có vườn ngự uyển, trong đó bày đủ thứ đồ chơi giải trí. Pháp giới cũng thế, khi thông suốt tất cả là tâm an lạc.
"Thanh tịnh dứt khát ái là Bồ tát, nghĩa pháp giới thanh tịnh siêu việt là Bồ tát, đủ các đức trang nghiêm thanh tịnh là Bồ tát". Trong đoạn này có 3 phần: khát ái là do tham dục mà sanh nên gọi là khát ái. Như con nai khát nước chạy tìm tung bụi mù mới thấy nước; tìm được nước tham uống thật nhiều cho bỏ công chạy tìm đó đây, thì chúng sanh cũng thế. Do phiền não, khát ái ... là những thứ bất tịnh lại cho là tịnh, rồi khởi tham muốn mong cầu là khát ái. Sự thấm nhập này sanh hoặc do ái có trư?c hoặc do nghiệp phát ra. Tham là đầu mối của các thứ phiền não. Ở đây xin nêu lên một ví dụ: trước hiện tiền địa tham còn tiềm tàng, tới bất động địa thì trừ dứt hết nên nói đoạn hẳn. Cái nhân tham diệt thì quả khổ không sanh, vì thế pháp giới thành thanh tịnh siêu việt. Chẳng hạn một thai nhi ra đời đã lìa phần đoạn biến dịch, cái nhân quả sanh tử chấm dứt mới được quả dị thục thù thắng. Cho nên ở hiện tiền địa các tướng tốt do đó biến thành 8 tướng. Thập địa được các tướng tốt thanh tịnh trang nghiêm nơi thân, những phiền não xấu ác dứt sạch, quả vị sẽ đạt đến, tức mỗi niệm mỗi niệm tiêu trừ những xấu ác thô trược của thân hữu lậu, còn nương thân hữu lậu này là còn mang những chứng bịnh bất trị như ung thư chẳng hạn. Ba thứ khổ (9) đeo đẳng bất an. Nếu ở hiện tiền địa được nghe kinh Bát Nhã tu vô tướng khiến cho sự nghe thâm nhập vào tạng thức thì những phiền não thô trược như thuốc hay trị lành các chứng bịnh hiểm. Hàng Thập địa đã đoạn sạch phiền não là nói chung. Phiền não thô dứt hết thì khát ái diệt; khát ái diệt thì thành pháp giới bao la không còn niệm xấu ác, lòng thương bắt đầu phát khởi. Trong phần sau đây sẽ nói rộng thêm. Nói về thai tạng, Luận Du Già nói: bào thai qua 8 giai đoạn như sau: 1/ kết tinh như cục huyết ngưng, 2/ đặc như sữa hình vân cẩu, 3/ tượng hình cục thịt mềm nhũn chưa có các căn, 4/ thân căn cứng chắc biết xúc chạm, 5/ các bộ phận lớn dần theo ngày tháng, 6/ bắt đầu tóc, lông, móng mọc ra, 7/ tai, mắt v.v... các căn sanh, 8/ bây giờ vóc dáng người đầy đủ. Do nghiệp đời trước hoặc do người mẹ hay tại ác duyên khiến thai nhi hình dáng, tóc, da hoặc tứ chi sanh ra khác thường. Do người mẹ ăn nhiều chất mặn, chất nhờn hoặc do nghiệp khiến tóc, lông thai nhi thưa thớt. Do người mẹ dùng nhiều đồ nóng hoặc do nghiệp khiến hài nhi sinh ra đen đúa; cũng như ảnh hưởng lạnh quá khiến da trắng chạch. Ăn nhiều chất cay khiến hình hài nhi đỏ lói. Người mẹ dâm dục quá độ khiến thai sanh bị ghẻ hoặc rụng tóc. Ảnh hưởng người mẹ chạy nhảy quá độ hoặc ngã hoặc khum làm cho hài nhi khuyết tật. Bé gái nép hông bên tả dựa lưng ôm lấy bụng mẹ. Bé trai nép hông bên hữu dựa bụng ôm lưng mẹ. Thai tới kỳ sanh sản người mẹ không thể chịu đựng nổi sức nặng như sức ép đau đớn biết là dường nào ! Do nghiệp đến kỳ thọ báo thác sanh, gió nghiệp đẩy khiến đầu chúc xuống chân quay lên, thai nhi nắm lấy cuốn nhau theo cửa mình mẹ chun ra. Lúc thai nhi chính thức chào đời cuống nhau tách rời hai bên nách ra. Lúc em bé chào đời khiến khắp toàn thân mẹ đau đớn không sao tả xiết !
Kinh Đại Bát Nhã quyển 589 nói: thân người có 36 thứ bất tịnh hợp thành như: 1/ tóc lông, 2/ móng, 3/ răng, 4/ da, 5/ máu, 6/ thịt, 7/ gân, 8/ mạch, 9/ xương, 10/ tủy, 11/ tim, 12/ gan, 13/ phổi, 14/ thận, 15/ lá lách, 16/ mật, 17/ tế bào, 18/ bao tử, 19/ ruột già, 20/ ruột non, 21/ cứt, 22/ đái, 23/ nước mũi, 24/ nước miếng, 25/ nước dãi, 26/ nước mắt, 27/ cáu, 28/ mồ hôi, 29/ đờm, 30/ mủ, 31/ mỡ nước, 32/ mỡ chài, 33/ óc, 34/ màng, 35/ tinh, 36/ khí. Khi lớn lên tiếp xúc 6 trần, tùy việc học hay gia thế; tạo nghề nghiệp mà thọ các cảnh khổ hoặc vui. Cũng tùy nghề nghiệp đã tạo trôi lăn trong 5 đường rồi lại thọ thân người. Ngược lại, Bồ tát do nguyện lực thọ sanh nhập thai mẹ cho tới khi được chứng quả thì không còn ác nghiệp; cũng như không để mẹ tập quen gần việc ác thì mình không tổn hại. Bồ tát không để mẹ phải chịu các sự khổ, khi lớn khôn cũng không phạm phải điều ác như đã nói, chỉ dùng bi trí đi thọ sanh nên khác biệt người thường. Thân biến đổi không như thân thường, có đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẽ đẹp trông thật hết sức trang nghiêm, là nhờ tu tập bi, trí mà được thân này. Trong kinh nói: ý được thanh tịnh hoàn toàn là Bồ tát, đạt đến nghĩa mầu thuần thanh tịnh là nghĩa Bồ tát. Giải thêm câu này trong hai nghĩa: phải hiểu rõ rằng ánh sáng của đại pháp thì vô lượng, không hạn nơi hình tướng, là đạt tới pháp giới trong 10 phương trải thân tướng vô lượng vô biên cho nên nói rất thích hợp soi sáng hành động gọi là pháp quang minh. Đã thấu triệt được pháp tánh rộng lớn là ngộ chân lý, ý này rất thích hợp để hiểu một cách rõ ràng nên gọi là pháp quang minh. Hai phần này lìa nhiễm nên được thanh tịnh.
Trong Kinh nói: thân an lạc thanh tịnh là Bồ tát, ngữ hay khéo an lạc thanh tịnh là Bồ tát, ý hay khéo an lạc thanh tịnh là Bồ tát. Đó là chân nghĩa Bồ tát. Giải thêm: trong ba câu trên thuộc phần năm làm cho pháp thân viên mãn hoàn toàn nhiếp thọ thắng nhơn sau này. Thập địa gọi là viên mãn địa, Phật địa để hoàn tất cái nhân tối thù thắng nên nói là thắng nhơn. Thắng nhơn đây nhắm tới nghĩa thanh tịnh của ba nghiệp mà trước hết cái nhân chính là ý thanh tịnh và hai nghiệp thân, khẩu giúp an lạc và về lâu xa sau pháp thân viên mãn thanh tịnh. Vì ba nghiệp bất tịnh thôi thúc khiến hiện tại mất an lạc và pháp thân sau này khó có thể thành tựu. Mười câu trên rất rõ ràng Bồ tát tu tập đạt quả thanh tịnh để nêu rõ chỗ sở hữu của Bồ tát. Thanh tịnh hoặc nhiễm, phải lìa thanh tịnh, chẳng hạn người hay giỏi tu tập thì được thanh tịnh. Bồ tát tu tập không rời nghĩa thanh tịnh này. Cho nên các địa trước có chia thành địa thượng, chứng đắc, là nêu cái lực lợi lạc được tái sanh ở quả vị hiện tiền địa. Kinh nói: sắc uẩn vắng lặng là Bồ Tát thanh tịnh; thọ-tưởng-hành-thức uẩn vắng lặng là Bồ tát thanh tịnh. Nhãn vắng lặng là nghĩa thanh tịnh, là nghĩa Bồ tát thanh tịnh; nhỉ-tỷ-thiệt-thân-ý vắng lặng là nghĩa thanh tịnh là Bồ tát thanh tịnh. Sắc vắng lặng là nghĩa thanh tịnh, là Bồ tát thanh tịnh; thanh-hương-vị-xúc-pháp vắng lặng là nghĩa thanh tịnh, là Bồ tát thanh tịnh. Nhãn giới vắng lặng là nghĩa thanh tịnh, là Bồ tát thanh tịnh. Nhỉ-tỷ-thiệt-thân-ý giới vắng lặng là nghĩa thanh tịnh, là Bồ tát thanh tịnh. Sắc giới vắng lặng là nghĩa thanh tịnh, là nghĩa Bồ tát; thanh-hương-vị-xúc-pháp vắng lặng là nghĩa thanh tịnh, là nghĩa Bồ tát thanh tịnh. Nhãn thức giới vắng lặng là nghĩa thanh tịnh, là Bồ tát thanh tịnh; nhỉ-tỷ-thiệt-thân-ý-thức giới vắng lặng là nghĩa thanh tịnh, là Bồ tát thanh tịnh. Từ đây trở đi nêu phần hai nói về 31 môn nương các pháp đều vắng lặng là nghĩa thanh tịnh để hiển bày những gì Bồ tát sở đắc. Trong đây phân thành hai: trước nhất 26 môn nêu rõ pháp thế, xuất thế làm chỗ nương tựa, y nơi bổn tánh hoàn toàn thanh tịnh, để nêu rõ chỗ sở hữu của Bồ tát. Thứ hai thiện hay bất thiện phân năm gồm hai pháp nhiễm, tịnh bản tánh vắng lặng thanh tịnh khác biệt, để nêu rõ nghĩa thật của Bồ tát. Trong 26 môn phân làm ba. Đầu tiên hiển minh chỗ pháp thế tục vốn vắng lặng thanh tịnh, để chỉ rõ sở hữu của Bồ tát. Kế có 16 môn hiển pháp bày. Pháp xuất thế tùy thuộc bản tánh vắng lặng để nêu rõ sở hữu của Bồ tát. Sau hết một môn nêu chung pháp thế gian và pháp xuất thế làm chỗ nương tựa bản tánh vắng lặng thanh tịnh để nêu rõ sở hữu của Bồ tát. Trong 9 môn cũng phân thành chín phần, mỗi một lại chia thành ba tức là ba tiết. Lại phàm phu do tánh biến kế chấp ngũ uẩn: sắc, thọ v.v... bản tánh vốn vắng lặng mà vắng lặng là thanh tịnh. Chỉ tâm vọng tức cảnh không mà dựa vào các cửa khác bản tánh cũng không. Kinh cũng cho rằng sắc như bọt nhóm dụ cho bong bóng nước, tư tưởng giống ánh chớp lóe lên, thức như cây chuối đều là huyễn hóa. Sắc giống bọt nước tăng giảm nhanh chậm do nước mà có. Nghĩ tới ăn uống, nước bọt tiết ra không cần tiếp xúc vật, không giống như bùn sình quậy lên mới thành hình dáng. Lại nữa, không phải tụ thật cơ hồ có nhóm tụ là hiện hình cho chúng sanh nhận rõ, nên lấy bọt nước để dụ. Ba thứ hòa hợp sanh tồn tại không bao lâu cũng như pháp vậy. Dưới có nước, trên có trời mưa, có gió thổi mạnh nước sanh bọt nước. Ba thứ hòa hợp đầy đủ các duyên sanh pháp cũng thế. Năm món biến hành như xúc v.v... của tâm sở giản lược không thể nói hết, phát hiện nhanh chóng và tồn tại ngắn ngủi, cũng giống như ánh lửa. Tánh dao động cũng thế có vô số tướng hoại biến đổi, sanh khởi khiến cảnh bị duyên khởi, điên đảo làm cảnh giới phát hiện. Do đó phân biệt các tướng nam nữ khác nhau. Các loại hình tướng giống như cây chuối là để nói lên tính dòn bở không bền chắc của vật. Lá lớn thân cao lớn mà dòn bở dễ bị gãy. Nếu người nào cầm dao thật bén chặt ngay gốc chuối đốn gốc chặt lá thì chuối không lên được nữa huống gì kết trái. Đệ tử Phật dùng dao huệ chặt đứt năm món thủ, tạo tác, ưa đắm, ngã, kiến là đốn chặt tận gốc, đoạn ngã kiến là nhổ trừ hết cành lá. Duy ở các loại tư, hành v.v... khác nhau, huống gì còn thừa cái ngã cố hữu mềm như chuối. Thức cũng huyễn giống như nhà thôi miên đứng tại bốn góc phố tạo ra những hình giả. Nhà ảo thuật ví dụ người có phước hay không phước không nói tới hành, thức. Dụ đứng bốn góc đường phố là trụ nơi bốn thức. Bốn việc giả như voi, ngựa, thú, người v.v... ta trông thấy nhưng không phải voi, ngựa thật. Như thế, nên biết rằng, theo phước đức thức trụ nơi bốn thức, cho dù các tướng tác tạo, thọ, ngã v.v... song đó không phải thật ta có thể nắm được. Vì thức trong ẩn thật tánh ngoài hiện tướng khác cũng như trò đùa. Nên biết y tha tánh vắng lặng cũng như thế. Pháp huyễn thì vô tự tánh nên gọi là pháp không. Thể của viên thành thật thật lý là phi không chẳng không. Nhờ y theo hai không môn có thể ngộ được nên là không. Cho nên ba pháp đều gọi là không. Trên đây là ngài Hộ Pháp giải, ngài Thanh Biện chú thích. Thế gian vọng chấp cho rằng sắc v.v... là hơn hết khi nhập chân sắc đều không. Vì gốc không nên vắng lặng như mặt trăng thứ hai, là do vọng mà có chứ thật ra làm gì có. Gốc đã vắng lặng thì những cái theo sau vắng lặng đều lấy đây làm chuẩn để biết, đều ứng với hai cách giải thích. Chỉ giải pháp, không giải lý để làm sáng tỏ câu không tịch. Làm sáng tỏ không tịch là nghĩa câu Bồ tát rõ ràng theo đây mà hiểu danh Bồ tát.
Các pháp chứa nhóm là uẩn, sanh ra là xứ (nơi). Do tánh loại, dòng giống, nơi chốn khác nhau là cõi, biến hình là sắc, lãnh nạp là thọ, tưởng tượng là tưởng, tạo tác là hành, phân biệt là thức, tâm sở (12) lấy hai pháp: thọ, tưởng để giúp tâm mạnh hơn. Tu thiền cõi vô sắc nhờ hai tác dụng tâm sở này hơn hết. Ngoại đạo cho là cái nhân sanh tử, nên gọi riêng là uẩn. Uẩn chỉ hàm pháp hữu vi, không bao hàm pháp vô vi. Thoát ly sanh tử thì xứ căn không hoại. Cảnh hiện tiền có thể sanh nơi thức. Cho nên căn và cảnh có cái danh riêng là xứ. Thức khởi sanh không thuộc vào xứ mà thông suốt vô vi, vì cảnh thức sanh khởi. Sáu căn mỗi căn đều có cảnh riêng nên khác nhau. Sáu cảnh làm căn mỗi căn khác nhau nên mang tên riêng. Sáu căn, sáu cảnh là xứ hợp sáu thức thành 18 giới cũng thông pháp vô vi để phá chấp trừ phiền não loài hữu tình gồm thượng hạ, trung căn sai biệt mà phân ba khác nhau. Ba phần cộng chung pháp hữu lậu, vô lậu, ngoài ra các phần khác như các luận có giải rõ. Kinh nói rằng mắt tiếp xúc cái vắng lặng "thanh tịnh là nghĩa của Bồ tát. Mắt xúc chạm là duyên sanh ra các cảm thọ vắng lặng thanh tịnh, là nghĩa Bồ tát. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp xúc là duyên sanh ra các cảm thọ thanh tịnh vắng lặng, là nghĩa Bồ tát". Trong phần này có hai nghĩa. Trong phần tâm sở có hai cái đứng đầu để phân ba vị hay năm vị khác nhau. Các căn sanh thì tiếp cận có thể tâm sở sanh mà xúc là mạnh hơn cả. Xúc là tiếp xúc, tức tiếp cận đụng chạm tới vật khiến tâm hay tâm sở cùng chạm xác với cảnh. Xúc do ba thứ căn, cảnh, thức hợp nhau mà sanh là ba món hòa hợp mà trong các kinh luận gọi là tam hòa. Do các căn thay đổi dẫn tới xúc, lúc chạm xúc biết cảnh nên nói mắt tiếp xúc, (tai, mũi v.v...) cho đến ý tiếp xúc. Do xúc phân biệt dẫn tới ba món hòa hợp sanh mà một trong các tâm sở trước tiên là xúc. Thọ có thể cũng giống như xúc, là 3 trong 5 món biệt cảnh (13) tiếp cận thuận chiều nên chỉ nêu 6 món xúc làm duyên sanh ra sáu cảm thọ mà không nêu hết. Hai pháp đây cũng gọi là hữu chi và dị thục (14) nên giống như các uẩn khác. Nói không tịch (vắng lặng) cũng là sở hữu, tức ý nghĩa sở hữu của Bồ tát mà không nêu các tâm sở khác.
Kinh nói rằng cảnh giới vắng lặng thanh tịnh, là nghĩa Bồ tát. Cho đến lửa, nước, gió, hư không, thức, giới cũng vắng lặng thanh tịnh, là nghĩa Bồ tát. Trong một pháp đây là bao hàm 6 cõi chúng sanh. Biết tứ đại vốn không, tức trong thân là sắc của không giới. Thức gồm có tám thức. Trong đó chỉ nêu lên ba món căn bản mà sắc là chỗ nương gá nên chỉ nói tứ đại. Hành động nương theo lời nói là không giới; nội thân không có sắc của không này nên bất động. Tâm sở làm chỗ nương đối với thức. Luận chỉ nói phần căn bản nên giới hạn trong sáu căn, chứa nhóm những ảnh tượng nơi thân tứ đại. Thức hay phân biệt, tới lui, chuyển động tạo tác nên vắng lặng không tăng không giảm. Kinh nói: Khổ là nghĩa thật vắng lặng thanh tịnh, là nghĩa Bồ tát. Tập, diệt, đạo cũng là chân lý mang ý nghĩa vắng lặng thanh tịnh, là nghĩa Bồ tát. Chỉ có một pháp tứ đế này mà hàng nhị thừa (15) chủ trương sai biệt nên gọi là thế tục. Khổ là sự bức bách đoanh vây bất ổn, không an lạc, các pháp hữu lậu đều như thế. Các loài hữu tình và khí thế giới (cõi chúng sanh ở) đều là khổ, phiền não, nghiệp là khổ. Hệ quả khổ có ba hay tám thứ. Ba khổ là khổ khổ, hành khổ, hoại khổ. Tám khổ là sanh khổ, già khổ, bịnh khổ, chết khổ, ghét nhau phải đối đầu là khổ, thương nhau mà chia cách là khổ, cầu mà không được là khổ, 5 uẩn tách rời hay hưng phát là khổ. Khổ về sanh có hai thứ: một, các khổ bên ngoài do hoàn cảnh bức ngặt; hai, các khổ trước còn thừa lại. Khi ở trong bào thai mẹ phải chịu đủ mọi bất tịnh vây hãm bức ngặt thật khổ vô vàn. Ngay lúc ra khỏi thai cũng chịu đủ mọi thứ cực hành làm thân thể đau đớn vô cùng. Vì sanh nên có già, bịnh, chết mới có các khổ đeo đẳng. Cái khổ về già là lúc thân thể bại hoại, biến đổi v.v... Cái khổ về bịnh là khổ lớn nhất làm kinh hoàng cả thân tâm đều biến đổi v.v... Khổ về chết là lúc mạng sống kết thúc không còn tồn tại ở đời v.v... Ngoài bốn thứ khổ ấy ra, các khổ khác phải biết mỗi thứ đều có những nổi khổ riêng mà từ cổ chí kim người ta đã nói đến. Đế có nghĩa là chắc thật. Khổ chắc hẳn không một ai tránh khỏi, không gì đổi khác nên nói là chắc thật. Người phàm không hay biết trước, nhưng bậc thánh nhân đã rõ khổ như thế nào. Bậc thánh chân thật nên gọi là Thánh đế. Tập có nghĩa là nhân mà phiền não, nghiệp hay tích tập sinh ra khổ. Khổ bao hàm các pháp hữu lậu mà tập dứt thì quả khổ dứt. Diệt là trạch diệt, tức là Niết bàn, có bốn tướng loại. Đạo là thánh đạo, con đường giải thoát, là Thánh hạnh, vô lậu và hữu vi. Hai pháp đầu (khổ, tập) thuộc về hữu lậu, hai pháp sau (diệt, đạo) là vô lậu. Bốn diệu lý nầy là một thể chân như, do chỗ nương khác nhau mà phân thành bốn loại, song tánh nó vốn thanh tịnh. Kinh nói: nhân duyên vắng lặng "nghĩa thanh tịnh là Bồ tát, gồm đẳng vô gián duyên (16), sở duyên duyên (17), tăng thượng duyên (18), vắng lặng thanh tịnh là Bồ tát". Thân cận các thể sanh các pháp làm nhân, lấy nhân làm duyên gọi là nhân duyên. Duyên kết chặc với bốn duyên nói chung, trừ Phật quả, nhân đặt trên 7 thức của kiến phần, tướng phần huân tập chủng tử (hạt nhân) làm nhân duyên. Hạt giống cùng loại cùng sanh hay hiện sanh đều gọi là nhân duyên, đều là thân cận thể tự sanh quả. Đẳng vô gián duyên là tâm (vương), tâm sở mỗi mỗi tự hàm chứa. Trước trông vào sau là vô gián duyên v.v... có hai nghĩa: một là tên tương tự; vã, trong tâm sở trước cũng có một phần thọ, sau cũng có một phần thọ nữa dùng thể nó gọi là tương tợ. Hai là lực bằng nhau gọi là đẳng loại như trước nghĩ một pháp và sau một pháp là vô gián duyên. Trước nghĩ tất cả có thể cùng so sánh với một pháp sau là vô gián duyên nên gọi là đẳng vô gián duyên. Đó là mở lối, trước tiên nghĩ tới cái biết của mắt sau họp với tụ điểm mắt là vô gián duyên. Điều này không cùng với tai, mũi v.v... đồng thời sanh mà ít nhiều sanh khác nhau. Sở duyên duyên đồng cảnh có cái thể pháp sanh tâm làm duyên. Phần trên của tâm tải theo các tướng trạng mà cảnh lấy đi là bị sở duyên, có đầy đủ hai nghĩa được và bị khác nhau. Tăng thượng duyên có uy thế vững cùng với uy thế đó khiến tâm phát sanh. Thể của vô gián duyên do tâm vương, tâm sở, mà sở duyên duyên thì thông hết mọi pháp. Hai duyên này chờ tâm vương, tâm sở thành kết quả. Thể của nhân duyên thông tất cả pháp hữu vi và kết quả cũng vậy; thể của tăng thượng duyên thì quả cũng thông tất cả mọi pháp.
"Vô minh vắng lặng, thanh tịnh là nghĩa Bồ tát, thì hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử cũng vắng lặng thanh tịnh ..." là nghĩa Bồ tát. Mười hai nhân duyên này khởi từ vô minh do si làm thể mà có hoặc nghiệp (nghiệp mê lầm). Hành là chung ba nghiệp không phước, không phi phước mà là nghiệp bất động. Cả hai phần đều đưa tới chủng tử (hạt mầm) hiện hành. Thức là căn bổn thức, danh sắc thông năm uẩn, lục nhập (xứ) tiếp xúc sáu căn; xúc và thọ tánh khác nhau nhận cái thể làm thể. Thức phân thành năm chủng tử. Ái nhận tham ái làm thể riêng; thủ nói chung gồm những phiền não làm tánh, cả hai đều hàm các chủng tử ở hiện tại. Hữu dung hợp sáu chi làm thể, nên hai chi ái, thủ không rời nhau. Hành v.v... ở trước và sáu chi tiếp theo đưa đến kết quả hiện tại. Sau hữu là sanh nên nói là có mà hữu chính là hạt mầm. Từ hữu đến hữu thể chưa qua sự biến đổi tới sở hữu thuộc ngũ uẩn gọi là sanh. Từ thay đổi đến chấm dứt những gì thuộc năm uẩn là lão tử hay già chết. Do vô minh tạo thiện hay ác chứa nơi căn bổn thức (tạng thức) cùng các thức khác mà năm cảm xúc tùy thuộc, nên ái, thủ không rời nhau. Sáu chi trước phải đưa tới kết quả là sanh chính là tên của hữu. Hình dáng tướng sanh ra là sanh; thay đổi tới chấm dứt là tử. Thể mười hai chi là hữu lậu như Duy thức có nói rõ tướng trạng mỗi chi. Kinh giải rằng, bố thí ba la mật vắng lặng thanh tịnh, là nghĩa Bồ tát, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ (Bát nhã ba la mật) vắng lặng thanh tịnh, là nghĩa Bồ tát. Từ đây trở đi phần 2 có 16 môn nói rõ pháp bị duyên mà bản tánh nó vốn vắng lặng, để làm hiển lộ nghĩa sở hữu của Bồ tát. Trong đó phân ra làm ba: một nêu rõ hạnh có sáu môn, hai nêu rõ vị có hai môn, ba nêu rõ đức có tám môn. Trong phần hạnh lại chia làm ba: 1/ đề cập chung hạnh lục độ, 2/ hạnh lý sở quán, 3/ hạnh tu riêng biệt. Đây nói phần đầu bố thí, có ba loại: tài, pháp và vô úy thí, do tâm vô tham và chỗ phát khởi của nó do hai nghiệp thành. Trì giới có ba cách nhiếp luật nghi (19), nhiếp thiện pháp (20) và nhiêu ích hữu tình giới (21). Lúc thọ giới Bồ tát dùng ba nghiệp lãnh thọ. An nhẫn hay nhẫn nhục có ba: 1/ an tâm thọ khổ, 2/ kiên nhẫn chịu oán hại, 3/ quán xét các pháp thấu đáo. Trong đây theo thứ tự thì không sân, tinh tấn, trí huệ phát khởi ba nghiệp thiện. Tinh tấn có ba: 1/ bị giáp, 2/ nhiếp thiện, 3/ lợi lạc. Trong ba loại này lấy tinh cần và chỗ khởi ba nghiệp làm thể. Tịnh lự hay thiền định có ba: 1/ an trụ, 2/ dẫn phát, 3/ biện sự. Trong ba môn này chỉ lấy đẳng trì làm tánh. Trí tuệ có ba: 1/ gia hạnh, 2/ chánh trí, 3/ hậu trí. Ba môn này lấy trạch pháp làm tánh. Như trên đã nói cũng chỉ nói tự tánh.Ngoài ra những mối liên hệ ràng buộc mỗi mỗi đều lấy hạnh công đức làm tánh. Tại sao tu sáu độ mà giác ngộ ? Đó là do bảy pháp tối thắng dẫn đạo 1/ an trụ Bồ tát hạnh, 2/ nương theo tâm đại Bồ đề, 3/ ý ưa thương xót chúng sanh, 4/ sự nghiệp hoàn thành các hạnh đầy đủ, 5/ khéo phương tiện vô tướng nhiếp độ, 6/ hồi hướng tối thượng hướng về Bồ đề, 7/ thanh tịnh tối thắng là lìa hai chướng nhiễm. Đầy đủ bảy pháp tối thắng đây là đạt đến giải thoát. Trái lại không thành tựu là không đến được bờ bên kia. Do thí đây v.v... hàm đủ bốn câu: 1/ thí không phải ba la mật thì không đầy đủ 7 pháp tối thắng, 2/ Ba la mật thì không người thí, vật thí và người nhận, tức là đủ 7 pháp tối thắng, 3/ cũng bố thí bằng ba la mật, tự thực hành hạnh bố thí đầy đủ 7 pháp như trên, 4/ không thí, chẳng ba la mật, cũng chẳng thực hành hạnh bố thí, thấy người bố thí không tùy hỷ. Tu pháp lục độ đây có năm: 1/ tu theo nhậm trì, 2/ tu dứt tác ý, 3/ nương ý vui tu tập, 4/ theo pháp phương tiện, 5/ ung dung tự tại. Trước hết, tu theo nhậm trì có bốn cách: 1/ dựa nơi nhân, tức y theo chủng tánh lực tu chánh hạnh, 2/ nương theo dứt báo tức thắng thân tu chánh hạnh, 3/ nương nguyện tu chánh hạnh, 4/ y theo giản trạch tu chánh hạnh. Thứ hai dứt tác ý cũng có bốn cách: 1/ y sự hiểu biết vượt mọi đối đãi của khế kinh gia tăng sức tin hiểu. 2/ nương vào yêu thương vượt lên chỗ thấy có công đức để khởi tâm sâu sắc, 3/ tùy hỷ với chúng sanh trong việc thực hành lục độ, 4/ nương ý muốn tu đối với mình và người đời sau nguyện tu lục độ. Thứ ba nương nơi ý vui tu tập có sáu: 1/ không làm lu mờ ý hướng tu tập như việc bố thí chẳng hạn mà Bồ tát trong khoảng một tích tắc đem bảy món báu trong tam thiên đại thiên bố thí cho chúng sanh, cũng như đem vô số thân mạng bố thí. Bố thí vô số thân mạng như thế trong nhiều kiếp cho một cõi chúng sanh hay nhiều cõi chúng sanh, là đều muốn thành tựu hạnh nguyện Bồ tát mau chứng vô thượng Bồ đề. Lúc ấy mới gọi là bố thí rốt ráo ý không ngăn ngại. 2/ ưa thích muốn làm việc bố thí rộng khắp mà hàng Bồ tát thực hiện liên tục không một giây phút gián đoạn thoái chuyển, cho đến khi đạt được vô thượng Bồ đề, 3/ ý hoan hỷ, Bồ tát lúc bố thí như thế đối với người đến cầu xin sanh tâm đại hoan hỷ. Người nhận của thí tuy vui song không như Bồ tát hoan hỷ bố thí. 4/ ân đức hoan hỷ: Bồ tát làm việc bố thí, quán sát đối tượng như chính bản thân, là một đại ân đức mà không thấy có mình thi ân cho người. Vì người nhận thí giúp ta thành tựu đạo vô thượng Bồ đề nên gọi là ân đức. 5/ tâm vui không nhiễm: Bồ tát làm việc phước đức đối với vô số chúng sanh mà không cầu báo đáp trong tương lai nên gọi là ý vui thí không nhiễm. 6/ ý vui hoàn hảo: Bồ tát dùng pháp tu bố thí rộng khắp là vì chúng sanh chứ không vì mình nên được kết quả tốt. Lại đem phước đức này hồi hướng cho tất cả chúng sanh thành đạo vô thượng Bồ đề, nên nói ý ưa thích bố thí. Ngoài ra năm độ khác đều có giảng rộng. Thứ tư, tu pháp phương tiện, do trí vô phân biệt quán sát tam luân (người thí, kẻ nhận, vật bố thí) đều thanh tịnh, do đó chóng thành tựu đạo quả. Thứ năm, tu tập ung dung tự tại có ba: 1/ thân tự tại: tức tự tánh thân thọ dụng, 2/ hành tự tại: tức thân biến hóa phi hành thị hiện, các loài chúng sanh cùng pháp tu hành, 3/ thuyết tự tại: nói lục độ mỗi mỗi sai biệt không ngăn ngại.
Chân như vắng lặng thanh tịnh là nghĩa Bồ tát. Pháp giới, pháp tánh đều chẳng hư vọng, không biến đổi, tánh bình đẳng, tánh vô sanh. Pháp định, pháp trụ thật tế khắp cùng cõi hư không, không thể nghĩ bàn, vắng lặng thanh tịnh, là nghĩa Bồ tát. Phần hai: quán lý thực hành trên nói hợp 20 pháp không. Mà không tức là vắng lặng, danh từ giống nhau nên không lập thêm, vì thế không nêu ra. Thể chân như này tuy vắng lặng mà có khác nên biệt lập. Trong chân như có tám danh gọi chung một thể tánh là chân như. Chân là chân thật hiển bày cái không hư vọng, như là thường hằng nêu lên tánh không biến đổi, tức hàm nghĩa như như bất biến, che vọng hiển thường là chân như. Pháp giới là tướng nương gá của ba thừa diệu nghĩa. Pháp tánh là bản thể chân thật của vạn pháp. Tánh không hư vọng xa lìa mọi vọng tưởng điên đảo là tánh chân. Tánh không biến đổi là hết thảy mọi thời không thay đổi. Tánh bình đẳng cùng khắp mọi pháp. Tánh vô sanh, sanh tức là đơm cành trổ nhánh như cây trái sanh thức ăn v.v... Sanh đây do các pháp hư vọng hữu lậu mà có nên ly sanh là tánh bền chắc. Vã lại sanh tức là sanh diệt mà lìa thể sanh diệt là đạt tánh vô sanh. Thực tế không bị điên đảo ràng buộc mới chính thật đạt đến cứu cánh tận cùng, qua vô ngã và vô cầu. Trong đây tóm lược chỉ nêu lên có tám: thứ nhất gồm mười hai danh mà pháp đối pháp còn sáu danh. Thể của các pháp là một mà tên gọi có muôn sai; hạn chế đối pháp sai biệt nên thành nhiều loại.
Bốn pháp thiền định "nghĩa vắng lặng thanh tịnh là nghĩa Bồ tát. Tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định vắng lặng thanh tịnh là nghĩa Bồ tát". Từ đây trở lui phần thứ ba hạnh tu riêng biệt gồm có bốn: 1/ thiền cõi vô sắc, 2/ Bồ đề phần, 3/ giải thoát môn, 4/ phân biệt đối trị. Giải phần thứ nhất: tịnh tâm chuyên nhất vào một cảnh định sanh công đức tuệ được thù thắng thì đạt đến cõi định xa lìa các điều ác những pháp bất thiện, gọi là ly dục ở cõi ly sanh hỷ lạc hay cõi sơ thiền. 2/ lìa khỏi tầm-từ-hỷ đạt đến nhị thiền, 3/ lià hẳn hỷ-lạc đạt cõi định, 4/ xa lìa hết tầm-từ-hỷ-lạc đạt định xã niệm thanh tịnh. Ở đây chỉ nêu tổng quát cõi sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền các tên khác nhau, là không có tên khác, mà chỉ ở cõi sắc là gồm cả pháp hữu lậu và vô lậu. Bốn vô lượng tâm là: tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xã hợp cùng tâm lạc, tức tâm từ ban vui, mà tánh nó lại không sân; tâm bi nhổ sạch gốc khổ tánh nó là không si không làm tổn hại, tâm hỷ là ban vui mà bản tánh không đi ngược lại các thiện căn, tâm xã là làm cho người lợi ích mà vẫn không câu chấp việc thiện. Bốn tâm này gồm trong pháp hữu lậu và vô lậu ở bốn cõi thiền không thiếu nên gọi là vô lượng tâm. Bốn cõi sắc vô định là không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ gồm cả hữu lậu vô lậu chung cho cả ba thừa đều đầy đủ.
"Bốn niệm trụ vắng lặng thanh tịnh là nghĩa Bồ tát. Bốn chánh cần, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi, tám thánh đạo vắng lặng thanh tịnh là nghĩa Bồ tát". Đây là phần hai: Bồ đề hạnh. Bốn niệm trụ: thân thọ tâm pháp lấy huệ làm tánh. Huệ hợp với niệm an trụ trong 4 cảnh này gọi là niệm trụ. Bốn chánh đoạn: 1/ luật nghi đoạn, tức điều ác đã sanh muốn mau khiến cho tiêu diệt, 2/ đoạn đoạn, tức ác chưa sanh muốn khiến đừng sanh, 3/ tu tập đoạn, việc thiện chưa sanh làm cho chóng phát sanh, 4/ phòng hộ đoạn: đối với việc thiện đã sanh khiến tồn tại làm cho tăng trưởng. Bốn tâm lấy tinh tấn làm thể phát trí tuệ dần dần để tự điều phục gọi là chánh đoạn. Bốn thần túc là tâm chuyên quán sát dục; do bốn pháp đây đưa tới định. Bốn thần túc lấy định làm thể. Do vận dụng sức tự tại thần diệu nhờ định mà đạt được nên gọi là thần túc. Năm căn là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, huệ căn. Với pháp xuất thế nó đứng đầu nên gọi là căn hay cội nguồn. Năm lực là tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, huệ lực. Đối với pháp xuất thế nó sâu sắc hơn hết, với một sức tin bền bỉ nên nói sức mạnh. Thiên ma, ngoại đạo, và sa môn v.v... không thể sánh được. Năm pháp này tùy theo tên mỗi pháp thể nó không giống nhau. Bảy giác chi là trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định và xã. Bảy pháp này thuộc vô lậu cần tu đạt kiến đạo mới có được. Giác là chọn pháp, chi là phần. Biết chọn pháp là giác cũng gọi là giác chi. Ngoài ra các pháp khác thì không cần biết tên và thể của nó. Bảy pháp này có thể quán xét được các pháp nên dùng tên so sánh. Pháp so sánh nghĩa là phổ biến khắp tất cả. Tám chánh đạo là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh tinh tấn, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh niệm và chánh định. Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng ba phần do giữ giới mà được; những pháp khác do tu tập thành tựu. Các bậc thánh hữu học do tu tập tám pháp này mà đạt thành đạo giải thoát. Đoạn hết phiền não thì mới đạt đến giải thoát rốt ráo, nên tám pháp đây gọi là thánh đạo vậy. Cộng chung 37 phẩm trợ đạo này là 11 pháp làm tự thể như: 1/ huệ trong tứ niệm xứ, căn, lực, trạch pháp, chánh kiến, 2/ tinh tấn trong tứ chánh cần, căn, lực, giác chi, chánh tinh tấn, 3/ định trong tứ thần túc, căn, lực, giác chi, chánh định, 4/ tín trong ngũ căn, ngũ lực, 5/ niệm trong căn, lực, giác chi, chánh niệm, 6/ dục trong tứ thần túc, 7/ hỷ, thọ trong thất giác chi, 8/ khinh an là một trong thất giác chi, 9/ xã trong thất giác chi, 10/ tầm là chánh tư duy mà thật thể là huệ, 11/ sắc tức không nêu giới trong chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Trong 11 pháp trên phần chi tiết có giải riêng.
Không giải thoát môn, nghĩa thanh tịnh vắng lặng là nghĩa Bồ tát. Các tướng: không, vô nguyện, giải thoát môn nghĩa vắng lặng thanh tịnh là nghĩa Bồ tát. Riêng về giải thoát môn thì gồm quán không, vô ngã, quán tướng diệt, tướng ly là vô tướng. Quán khổ, tập, đạo, các pháp hữu vi không sanh lòng mong cầu là vô nguyện. Do ba cửa giải thoát này mà nhận chân đúng thật gọi là môn. Thể nó là pháp vô lậu chứng quả giải thoát là môn giải thoát. Nếu chỉ nói không, vô tướng, vô nguyện thì bao hàm ba món huệ. Định và tán loạn gồm chung cả pháp hữu lậu và vô lậu. Tam muội là chỉ nói riêng tu huệ, chỉ có định không tán loạn thì chung cả pháp hữu lậu và vô lậu. Giải thoát môn cũng chỉ nói về tu huệ; duy chỉ định không tán loạn mới không hàm chung pháp hữu lậu. Ba món huệ này hoặc chung hoặc riêng mà thực tế ở những chỗ khác có nói rõ. Vã lại, để trừ kiến chấp nói là không, lìa ái nói vô nguyện, lìa vô minh nói vô tướng.
Tám môn giải thoát có đủ nghĩa vắng lặng thanh tịnh là nghĩa Bồ tát. Tám thắng xứ, thứ tự 8 cõi định, 10 biến xứ nghĩa vắng lặng thanh tịnh là nghĩa Bồ tát. Phân biệt thứ tự, đối trị hành, tám môn giải thoát là: 1/ trong sắc dùng quán sắc, 2/ trong vô sắc quán các sắc, 3/ tịnh giải thoát tự chứng nên, 4/ không xứ, 5/ thức xứ, 6/ vô sở hữu xứ, 7/ phi tưởng phi phi tưởng xứ. 8/ diệt tận giải thoát. Các bậc thánh thuận pháp vô lậu, lìa hẳn các chướng nên được giải thoát. Mười thắng xứ là: 1/ dùng nội sắc quán ngoại sắc có nhiều tốt hoặc xấu, kém hoặc hơn. Đối với sắc hơn biết hơn là thấy được như thật tướng, 2/ sắc dùng nội quán quán ngoại sắc nhiều như trên đã nói theo đây mà nhận biết, 3/ nội vô sắc quán ngoại sắc ít, 4/ nội vô sắc quán ngoại sắc nhiều, 5/ nội vô sắc quán các sắc ngoài, sắc xanh hiện màu xanh hoặc xanh hiện màu sáng xanh, 6/ nội vô sắc quán sắc ngoài màu vàng, 7/ nội vô sắc quán ngoài sắc đỏ, 8/ nội vô sắc quán ngoài sắc trắng, vượt hết các duyên gọi là thắng xứ, 9/ định thứ tự tức là bốn quán định bốn vô sắc và diệt tận định có thô, tế, tiệm, thứ, trên, dưới. 10/ chu biến khắp nơi như đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, không, thức, vô biên xứ. Quán xét khắp cùng sự rộng lớn gọi là biến xứ. Thể tánh của nó tăng giảm phát sinh vô số nghĩa như đã nói riêng ở một phần khác.
Cực hỷ địa nghĩa vắng lặng thanh tịnh là nghĩa Bồ tát. Ly cấu địa, phát quang địa, diệm huệ địa, cực nan thắng địa, hiện tiền địa, viễn hành địa, bất động địa, pháp vân địa, thiện huệ địa vắng lặng thanh tịnh là nghĩa Bồ tát. Từ đây phần hai nêu rõ quả vị. Có hai: 1/ trước là quả vị Đại thừa 2/ sau là quả vị Tam thừa. Đây nói phần trước, chỉ nêu rõ nhân của hàng thập địa Bồ tát. 1/ Cực hỷ địa: sơ chứng nhị không đạt thánh hạnh đem lại an lạc cho mình và người đều được đại hoan hỷ, 2/ Ly cấu địa: đầy đủ tịnh giới, xa lìa phiền não vi tế, những sự hủy phạm, 3/ Phát quang địa: thành tựu pháp đại định tổng trì phát chiếu trí tuệ sáng suốt, 4/ Diệm huệ địa: an trụ đạo Bồ đề tối thắng thiêu sạch phiền não, trí tuệ tăng trưởng, 5/ Cực nan thắng địa: trí hai phần chân-tục hổ tương nhau hợp thành tương ứng nhau, 6/ Hiện tiền địa: pháp trụ, duyên khởi dẫn tới trí vô phân biệt, trí Bát nhã hiện tiền, 7/ Viễn hành địa: đạt đến trụ vô tướng, vô công dụng, vượt ngoài thế gian, nhị thừa, 8/ Bất động địa: trí vô phân biệt nên việc đời liên tục vận dụng vẫn không dấy khởi phiền não, 9/ Thiện huệ địa: hoàn tất tuyệt vời bốn trí vô ngại biện tài (22) nên có khả năng khéo thuyết pháp khắp trong mười phương, 10/ Pháp vân địa: trí tuệ bao trùm như nước công đức chở tải việc thô xấu được pháp thân đầy đủ. Lên tới địa thứ 10 này dùng các công đức của pháp hữu vi, vô vi làm tự tánh dựa chỗ ưu thắng duy trì nương tựa để thiện pháp sanh trưởng, chỉ có địa này.
Tịnh quán địa nghĩa vắng lặng thanh tịnh là nghĩa Bồ tát. Chủng tánh địa, địa thứ tám, Cụ kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa, Xúc giác địa, Bồ tát địa, Phật địa hàm nghĩa vắng lặng thanh tịnh là nghĩa Bồ tát. Phần hai đây giải rõ quả vị tam thừa. Trong hai địa đầu tiên phân hai để giải thích: 1/ Tịnh quán địa: an trụ địa vị giải thoát phần và ba thiện căn ở trước. Chủng tánh địa là pháp số một chỉ có ở đời như cõi Ta bà gọi như thế. Có thể nói chủng tánh địa mà cũng có thể nói là thoái địa, 2/ lời giải rằng tịnh quán địa chỉ mới là vị giải thoát mà chưa quán sát kỹ; chủng tánh chưa định cần tịnh tu quán tâm, quán thân kỹ là tịnh quán. Chủng tánh địa gồm trong bốn căn lành. Noãn vị trong chủng tánh mới định không thể chuyển đổi. Địa thứ tám hướng tới quả dự lưu từ A La Hán hướng tới nơi kiến đạo 15 tâm nói trên. Hành giả đạt được kiến địa là quả dự lưu; Quả vị này đủ 16 tâm. Bộ địa là nhất lai (Tư Đà Hàm) 9 phẩm mê lầm cõi dục đã đoạn dứt được sáu. Ly dục địa hay còn gọi là bất hoàn (A Na Hàm, không sanh trở lại nhân gian nữa) quyết định lìa dứt các hoặc (mê lầm) cõi dục. Dĩ biện địa là quả A La Hán, ngã câu sanh (23) dứt sạch việc làm đã xong. Ba địa còn lại theo tên giải thích nghĩa. Trước nói nhứt thừa gồm chung hai món sở trường sở đoản mà có 10 địa riêng biệt.
"Hết thảy Đà la ni môn (ấn chú) nghĩa thanh tịnh vắng lặng, là nghĩa Bồ tát. Các pháp định tam ma địa thanh tịnh vắng lặng là nghĩa Bồ tát". Từ đây trở đi phần ba nêu rõ các đức nhờ thực hành mà thành tựu. Đức gồm có tám là phần tiên quyết không thể thiếu của đời sống, đó là 1/ tổng trì môn, 2/ đẳng trì môn, lời tựa kinh trước đã đề cập. Các đức của Bồ tát cũng đã giải rõ. Hai đức đây dẫn đầu nẩy sanh các đức khác. Kinh giải: ngũ nhãn thanh tịnh là nghĩa Bồ tát. Lục thần thông thanh tịnh là nghĩa Bồ tát. Đây là phần hai quán sát đức hóa sanh. Ngũ nhãn là 1/ nhục nhãn, 2/ thiên nhãn, 3/ huệ nhãn, 4/ pháp nhãn, 5/ Phật nhãn (từ 3 tới 7) soi đường dẫn lối rõ ràng để hành giả đi đúng đích. Lục thần thông là 1/ thiên nhãn thông, 2/ thiên nhĩ thông, 3/ tha tâm thông, 4/ thần túc thông, 5/ túc mạng thông, 6/ lậu tận thông. Sự lui tới tự tại là thần, gặp việc không bị chướng ngại là thông. Hai phần này trong kinh có giảng rộng. Như trong Luận Du Già quyển thứ 14, phẩm 54 và 69 có giải thích rõ. Kinh giải: Mười lực Như Lai thanh tịnh vắng lặng là nghĩa Bồ tát. Bốn vô sở úy, bốn pháp vô ngại, bốn vô lượng tâm(đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xã), 18 pháp bất cộng thanh tịnh vắng lặng là nghĩa Bồ tát. Phần thứ ba đây nói về đức của Phật không chung trong việc hàng phục. Mười lực của Phật là: 1/ trí lực biết hết xứ hay phi xứ, 2/ biết các nghiệp riêng, 3/ biết rõ thiền định giải thoát, 4/ biết các căn hơn kém, 5/ biết rõ mọi chủng loại, 6/ biết mọi cảnh giới, 7/ đi lại tự tại khắp nơi, 8/ biết kiếp trước dễ dàng, 9/ lực biết được việc sanh tử, 10/ trí lực biết diệt sạch các lậu không còn thừa. Lấy công đức lợi sanh làm mục đích cứu cánh liên tục hàng phục ma chướng. Nói chung, đây lấy tín trong ngũ căn làm tánh. Đó là cả một đại oai dũng nên gọi là lực. Bốn vô sở úy là gì? là bốn điều không sợ sệt khiếp hãi: 1/ Đạt chánh đẳng giác không sợ sệt, 2/ dứt sạch các lậu hoặc không sợ sệt, 3/ bị chướng ngại không sợ sệt, 4/ thoát khỏi các sự khổ không sợ sệt. Giữa đám đông tiếng nói rỗng rang như sư tử mà hàng sa môn, quân ma, phạm chí không làm hại đến được nên gọi là vô úy. Tứ vô ngại giải là gì ? Đó là bốn trí huệ thông suốt vô ngại: 1/ hiểu pháp vô ngại, 2/ thấu rõ nghĩa vô ngại, 3/ lời khuyên vô ngại, 4/ tài biện luận vô ngại. Thông đạt tất cả là hiểu biết vô ngại. Bốn vô lượng tâm: đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xã cùng khắp ba cõi, tỏa rộng khắp bốn loài chúng sanh thấm nhuần sâu rộng nên nói đại. Hành tướng tâm, từ, bi v.v... như trên đã nói rõ. Nói hẹp thì bốn vô lượng tâm ở cõi dục, cõi sắc chung cả ba thừa. Dùng giả thật quán sát, duy chỉ có Phật mới đầy đủ bốn tâm này trong ba cõi, nếu chỉ thật quán. Mười tám pháp bất cộng là: 1/ thân không sai lầm vượt qua hầm lửa, 2/ không phát tiếng thô bạo, 3/ không quên mất việc đã làm, 4/ không tâm tán loạn mà hằng trụ trong định. 5/ không niệm sanh tử mà hiện tướng Niết bàn, 6/ không bám chặc mà xã lợi lạc. Sáu pháp trên đây do sở tri chướng kết tập thành, 7/ muốn không ngừng, 8/ tinh tấn không dừng, 9/ niệm không lui sụt, 10/ định không thoái chuyển, 11/ huệ kiên cường, 12/ giải thoát bất thoái. Sáu pháp trên y nơi sở tri chướng tu tập đoạn dứt không một niệm thoái lui. 13/ biết nghiệp thân dẫn dắt, 14/ biết nghiệp khẩu kéo lôi, 15/ biết ý nghiệp dẫn đường, 16/ biết quá khứ, 17/ biết vị lai, 18/ biết hiện tại thông suốt không trở ngại. Sáu pháp trên cũng do sở tri chướng kết buộc mà có. Chỉ Phật mới có được 18 pháp này, hàng nhị thừa không thể có nên gọi là bất cộng (không chung). Ngoài ra, thể của nó như bỏ-lập, tăng-giảm Luận Du Già có nêu rõ hành tướng. Song đây là kinh quan trọng nên cũng nói đầy đủ giải thích chỗ khác chỗ giống nhau. Ba mươi hai tướng vắng lặng thanh tịnh là nghĩa Bồ tát; tám mươi vẽ đẹp vắng lặng thanh tịnh là nghĩa Bồ tát. Giải thích: đây là phần thứ tư về các tướng tốt. Căn cứ Kinh Đại Bát Nhã quyển 381, Phật hỏi Ngài Thiện Hiện:
- Những gì là 32 tướng tốt của Như Lai bậc chánh đẳng giác ?
- Thiện Hiện: Ba mươi hai tướng tốt là: 1/ lòng bàn chân tròn đầy, ngay ngắn như bộ tấn. Đất dù có chỗ cao chỗ thấp bàn chân vẫn nhẹ hẩng, 2/ bàn chân có nghìn đường xoáy trôn ốc đầy đặn, 3/ tay chân mềm mại như lụa mỏng, 4/ đầu ngón tay, chân có màng lưới giao tiếp, 5/ ngón tay, chân dài đẹp, 6/ gót chân đầy đặn mu nhô lên thật tuyệt vời, 7/ mu bàn chân cao tròn đầy mềm mại, 8/ vế đầy đặn như hươu nai, 9/ tay dài quá gối, 10/ dương vật ẩn kín như dương vật ngựa, 11/ lỗ chân lông sinh sắc xanh xoáy về phía bên hữu, 12/ thân sắc vàng ánh trông thật đáng ưa, 13/ da dẽ mịn bóng không dính bụi nước, 14/ mình ửng sắc vàng tinh khiết, 15/ bảy nơi: 2 chân, 2 lòng bàn tay, 2 vai và đỉnh đầu đều đầy đặn bằng phẳng, 16/ vai tròn đầy, 17/ hai nách đầy đặn, 18/ thân hình đoan chính, 19/ thân tướng uy nghi, 20/ thân cao lớn đầy đặn cân đối, 21/ thân uy nghiêm như sư tử chúa, 22/ luôn luôn có hào quang phóng xa một trượng, 23/ có 40 cái răng đều khít, trắng như tuyết, 24/ bốn răng cửa đều trắng sạch sắc sảo, 25/ nước miếng trong cổ có chất thượng vị nên dẫn các mạch trong cơ thể không bị chứng cảm mạo nóng sốt làm cho thân tâm điều hòa, 26/ lưỡi rộng dài, 27/ tiếng phạm âm hòa nhã vang xa ở đâu cũng nghe, như tiếng trống cõi trời, 28/ lông mi mắt cong dài đẹp như lông mi mắt trâu, 29/ mắt sáng trắng hồng, 30/ mặt tròn đầy như trăng rằm với chân mày vòng nguyệt, 31/ giữa chặng lông mày có tia hào quang trắng như tuyết, 32/ đỉnh đầu có nhục kế nhô lên như búi tóc. Đó là 32 tướng đại sĩ tức 32 tướng tốt. Và này Thiện Hiện, thế nào là 80 vẽ đẹp của Như Lai chánh đẳng giác?
- Thiện Hiện: 80 vẽ đẹp như: 1/ móng tay, chân mỏng bóng sáng sạch và đỏ như đồng đỏ, 2/ ngón tay, chân mềm mại đốt xương lặng khuất, 3/ tay chân ngón đều đặn không so le, 4/ tay chân tròn trịa trắng hồng như hoa sen, 5/ mạch lút không nổi lên, 6/ hai gót ẩn khuất, 7/ tướng đứng như voi chúa, 8/ tướng đi oai như sư tử chúa, 9/ dung mạo đỉnh đạc thanh thản như trâu chúa, 10/ đi, đứng, tới, lui như con ngan đầu đàn, 11/ khi quay lại toàn thân quay lại như voi, 12/ tướng đi thoăn thoắt, 13/ đầu các khớp xương giao khít nhau như dáng rồng uốn, 14/ đầu gối tròn, dắn và đẹp, 15/ thân trụ chỗ nào thì oai vệ không giao động, 16/ thân sáng rực rỡ không bụi bám ai thấy cũng ưa, 17/ thân chấp nhận mọi sự không sợ không khiếp, 18/ thân dẽo dai bền bỉ, 19/ thân kiên định gặp việc không giao động, 20/ thân tướng đoan nghiêm sáng rỡ như tiên nhơn, 21/ thân có hào quang bước đi sáng rực rỡ, 22/ bụng thon nhỏ không phình, 23/ rốn sâu đẹp, 24/ rốn nhỏ đầy đặn không lồi, 25/ da mịn láng, 26/ bàn tay mềm, bàn chân bằng phẳng, 27/ chỉ tay sâu, dài, rõ, ngay không dứt, 28/ môi đỏ như trái tần bà, 29/ mặt vừa phải không dài, không hẹp, 30/ lưỡi rộng dài như chất đồng đỏ, 31/ tiếng nói rỗng rang như voi rống, 32/ âm điệu ngọt như nước suối khe, 33/ mũi cao mà thẳng không thấy lông, 34/ răng đều ngay trắng sạch, 35/ răng sắc bén, tinh khiết, 36/ mắt sáng đẹp phân minh, 37/ mắt màu biếc như hoa sen xanh, 38/ hai mí mắt đều đặn, 39/ lông mi dài rậm, 40/ lông mi láng mượt như màu ngọc lưu ly, 41/ đôi mi cong vút như trăng non mới mọc, 42/ lỗ tai dài lớn, 43/ hai tai đều nhau không lớn nhỏ, 44/ dung nhan kỳ diệu khiến ai trông thấy đều sanh lòng kính mộ, 45/ trán rộng, 46/ thân tướng đầy đặn oai nghiêm như sư tử chúa, 47/ tóc mịn xanh mượt, 48/ tóc tỏa ra mùi thơm nhẹ nhàng, 49/ tóc ngay không rối cũng không dính chùm, 50/ tóc cứng không rụng rớt, 51/ tóc trơn bóng không dính bụi, 52/ thân dũng mãnh như đại lực sĩ, 53/ thân cao lớn đoan nghiêm, 54/ lỗ chân lông sáng sạch, 55/ uy đức cao vọi không ai sánh kịp, 56/ nhìn thân tướng chúng đều muốn ngắm xem không chán, 57/ mặt đầy đặn sáng như mặt trăng, 58/ diện mạo thư thái tiếng trong trẻo, 59/ tướng oai vệ vượt ngoài thị phi, trần cấu, lỗi quấy, 60/ thân thơm sạch phát ra mùi hương nhẹ, 61/ từ nơi lỗ chân lông thường tỏa ra mùi thơm vi diệu, 62/ mặt thoảng mùi thơm tinh khiết, 63/ đầu như quả mạt đà na, 64/ lông trên mình đẹp như chim sẻ, cổ hồng như chất đồng đỏ, 65/ tiếng pháp âm tùy chúng nhiều ít không tăng không giảm, 66/ đảnh đầu không thể trông thấy, 67/ ngón tay, chân đẹp bóng hồng như chất đồng, 68/ khi đi chân cách đất mà dấu ấn các ngón vẫn in sâu, 69/ thân tự giữ được không nghiêng vẹo, 70/ uy đức làm cho chúng sanh có ác tâm trông thấy cũng vui mừng, 71/ giọng không cao không thấp theo nhịp hòa vui của chúng sanh, 72/ tùy loại chúng sanh dùng ngôn ngữ thích nghi thuyết pháp, 73/ nói một giọng pháp âm mà tùy loài đều hiểu biết, 74/ thuyết pháp theo thứ tự nhân duyên lời chân thiện, 75/ xem chúng sanh thích thiện ghét ác vẫn không niệm yêu ghét, 76/ trước quán xét sau nêu gương để khuyến thiện diệt ác, 77/ thân tướng rực rỡ làm chúng sanh trông không biết chán, 78/ xương đảnh cứng chắc, 79/ mặt tươi sáng đầy vẽ phấn chấn, 80/ nơi tay, chân, lưng, ngực đều có dấu chữ vạn (cát tường hay điềm lành). Này Thiện Hiện, Như Lai chánh đẳng giác thành tựu các tướng tốt như thế nên thân phóng quang tới vô số thế giới, vì thương xót cứu độ chúng sanh, mỗi lần phóng chiếu ánh sáng đi xa một tầm. Khi Phật phóng quang ánh sáng làm át ánh sáng nhật nguyệt, chúng sanh không phân biệt được ngày đêm, năm tháng hay phân biệt đang làm việc gì. Pháp âm của Phật vang xa tới 3000 thế giới khi Phật phóng quang trùm khắp vô số cõi nước, vì muốn lợi ích chúng sanh mà tùy chúng thuyết pháp giọng không tăng không giảm. Này Thiện Hiện, vì công đức lợi lạc ngần ấy nên ta trước giảng nói cho chúng Bồ tát tu hành trí tuệ Ba la mật được thành tựu viên mãn. Nay thấy dung nhan tướng hảo Phật trang nghiêm tốt đẹp khiến chúng sanh rất lấy làm hoan hỷ và được lợi ích an vui thật sự.
Này Thiện Hiện, hàng Bồ tát, đại Bồ tát thực hành sâu xa pháp trí tuệ rốt ráo đạt đến cứu cánh giác ngộ dùng hai món tài và pháp bố thí cho tất cả chúng sanh, là pháp thật vi diệu ít có vậy.
Pháp không mê vọng, nghĩa vắng lặng thanh tịnh là nghĩa Bồ tát. Thường trụ trong sự xã ly vắng lặng thanh tịnh, ấy là nghĩa Bồ tát. Phần thứ năm đây nói về tánh bình đẳng. Chư Phật tùy niệm nghĩ hoặc sự việc, nơi chốn, không gian hoặc thời gian việc làm đều do chánh niệm. Nói rộng tất cả sự nghiệp gì, ở phương xứ nào, hay phương tiện ra sao, thời gian khác nhau thế nào ... đều không quên mất. Trụ trong chánh niệm thì không bao giờ quên được. Bản chất tánh thường hằng gọi là 6 pháp thường trụ trong lục căn an nhiên tự tại, chỉ khởi niệm xã quán bình đẳng.
Hết thảy vắng lặng thanh tịnh là nghĩa Bồ tát. Đạo tướng trí, nhứt thiết trí vắng lặng thanh tịnh là nghĩa Bồ tát. Đây là phần thứ sáu biết rõ tánh không, hữu. Quán tánh không là nhất thiết trí, dùng chánh trí quán sát hữu phân biệt có hai: 1/ quán pháp vô lậu là quán xét tướng các pháp, 2/ quán tướng pháp hữu lậu. Tướng là hình tướng các pháp hậu đắc trí. Quán pháp vô lậu là đạo tướng trí, quán pháp hữu lậu là nhất thiết trí; nhất thiết chủng trí phân hai. Kinh giải: Chư đại Bồ tát hành vắng lặng thanh tịnh là nghĩa Bồ tát. Chư Phật đạt vô thượng chánh đẳng giác vắng lặng thanh tịnh là nghĩa Bồ tát. Đây là phần bảy nhập vào nhị môn tức là nêu rõ nhân và quả đầy đủ. Bên trên đã nói rõ các công đức hoặc nhân là hạnh Bồ tát hoặc quả là Phật Bồ đề. Bồ đề có nghĩa là giác. Giác tức đoạn diệt phiền não thành Bồ đề, nên các công đức hữu vi, vô vi đều nằm trong đây.
Tất cả pháp dị sanh, vắng lặng thanh tịnh là nghĩa Bồ tát. Các quả Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Độc Giác Bồ Tát, Phật thanh tịnh vắng lặng là nghĩa Bồ tát. Đây là phần ba tổng nêu rõ pháp thắng nghĩa tục đế nương nơi bản tánh vắng lặng thanh tịnh thành lập để làm rõ thật nghĩa Bồ tát. Pháp dị sanh chỉ ở địa vị phàm phu, do nghiệp lực, phiền não mà luân hồi trong sáu nẽo. Bậc thánh sanh khác thường nên gọi là dị sanh. Từ quả Dự Lưu v.v... đều là các quả thánh. Quả Tu đà hoàn mới dự vào dòng thánh nên gọi là Dự Lưu. Tu không gián đoạn diệt hết phiền não kiến đạo là thoát khỏi ba cõi. Mười lăm tâm hướng về giác ngộ mà quả là tâm thứ mười sáu. Quả đầu tiên mới nhập vào thánh vị nên gọi là Dự Lưu. Đoạn hết kiến hoặc (thấy mê lầm) hướng tới ba cõi; cõi dục thì 5 phẩm trước đoạn trừ, khi phẩm 6 đoạn nốt kết quả chỉ sanh nơi cõi dục một lần nữa. Từ cõi người khi xã bỏ xác thân này sanh lên cõi trên được quả thứ hai. Ở cõi trời sau khi chết, kiếp sau sanh trong cõi người được vô học nên gọi là nhứt lai (còn một lần sanh trở lại nhân gian). Quả vị kế ở cõi dục đã đoạn kiến hoặc nghĩa là đã dứt hết bảy, tám phẩm mê hoặc nên nói là Bất Hoàn (không trở lại nhân gian nữa). Vì đã dứt mê lầm không sanh lại cõi dục nữa gọi là Bất Hoàn. A La Hán dịch là vô sanh hay Ứng có ba nghĩa: 1/ diệt phiền não, 2/ không bị sanh tử nữa, 3/ xứng đáng thọ nhận của cúng dường. Từ sơ thiền trở lên đã đoạn được một phần hoặc toàn phần kiến hoặc trong ba cõi. Tới cõi Phi Tưởng thì 8, 9 phẩm hoặc đã đoạn sạch hướng tới quả A La Hán giải thoát kiến hoặc ở ba cõi dứt sạch là chứng đạt quả A La Hán. Trở lên các quả hướng tới giải thoát không gián đoạn đều căn cứ theo ý này làm chuẩn. Độc Giác tu quán pháp mười hai duyên khởi như quán tiếng gió thổi, tiếng cây cối lay động mà giác ngộ, không nhờ qua các bậc thiện hữu hay một người nào khác. Đạt đến hàng Thập địa là Bồ tát; Pháp Vân Địa là Phật, cũng phải trải qua đầy đủ 26 môn đầu pháp thắng nghĩa đế thế tục làm chỗ nương hay điểm tựa mà bản tánh thì vắng lặng thanh tịnh, làm nổi bật nghĩa Bồ tát. Sau đây là 5 trong 10 môn chung các pháp nhiễm tịnh mà bản tánh vắng lặng thanh tịnh khác nhau để làm nổi bật thật nghĩa Bồ tát.
Tất cả các pháp thiện hay bất thiện vắng lặng thanh tịnh đều là nghĩa Bồ tát. Các pháp hữu ký, vô ký, hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi, thế gian hay xuất thế gian vắng lặng thanh tịnh là nghĩa Bồ tát. Pháp nào thuận lẽ lợi người và vật là thiện chung pháp hữu vi, vô vi;, và ngược lại là bất thiện mà bản tánh là vô ký. Pháp nào đưa tới quả hiện thực nhận ngay ra được là hữu ký. Pháp nào trái ngược không thiện không ác là vô ký. Phiền não mê lầm xen tạp theo nhau gia tăng có thể nhận diện thuộc về hữu lậu. Lậu có nhiều nghĩa như rỉ, rơi rớt, lọt, chảy rịn, thấm, ở trong sáu căn nó lan rỉ khắp cùng làm tiêu hoại các thiện pháp. Vô lậu là trái lại với pháp trên. Pháp hữu vi còn gọi là làm nẩy nở hay phát sanh, tức làm phát sanh là hữu vi; trái lại là vô vi. Thế gian có nghĩa hiện đang dời đổi xê dịch trong sự luống dối không thật; trái lại nghĩa trên là xuất thế gian. Sự khác nhau giữa hai pháp ấy căn cứ nơi bản tánh chân như mà có, vọng tức chân, tánh tức tướng vắng lặng thanh tịnh để làm rõ thật nghĩa Bồ tát.
Tại sao như thế ?
- Trong toàn câu có hai ý: một là hỏi, hai là giải thích. Trước hết phần hỏi: các pháp có phải thật nghĩa thanh tịnh, tức là thật nghĩa Bồ tát ? Giải thích tại sao như thế ?
- Vì bản tánh các pháp vốn không nên phải xa lìa tự tánh. Sau là giải thích các pháp hư vọng mà thế gian vọng cho là chân thật. Vì biết các pháp không nên nói nghĩa vắng lặng thanh tịnh là thật nghĩa Bồ tát. Phần trên giải thích tự tánh các pháp vốn không, vì muốn nêu rõ trí tuệ Bát Nhã tột cùng để thấy được bản tánh không cần phải xa lìa. Các pháp thắng nghĩa này tự tánh vốn không vô tánh nên xa lìa các tướng hư vọng điên đảo. Do xa lìa nên tự tánh vắng lặng, do vắng lặng nên tự tánh thanh tịnh, do thanh tịnh nên trí tuệ siêu việt sâu thẳm tuyệt vời. Sanh tử là phiền nhiễu, chân như thì vắng lặng; phiền não tức nhiễm ô nên xa lìa tự tánh thanh tịnh. Tánh không thì thanh tịnh vì thanh tịnh nên thể nó vắng lặng. Nói tóm lại, do tự tánh các pháp vốn không nên vắng lặng, vắng lặng là thật nghĩa Bồ tát. Các pháp không nên không hư vọng, không hư vọng nên thể không động tức là bản tánh vắng lặng. Vì không động nên tự tánh vắng lặng. Tự tánh vắng lặng thì không nhiễm. Tự tánh thanh tịnh không nhiễm tức là trí tuệ Bát Nhã thanh tịnh. Quán sát ngộ được bản tánh thanh tịnh này là chân tướng, tự thể, bản lai đều thanh tịnh. Trí tuệ Bát Nhã thì vi diệu thanh tịnh: trí thanh tịnh tức là pháp thanh tịnh như hai cách giải thích trên.
Phải biết Bát Nhã Ba La Mật Đa như thế là nghĩa Bồ tát mà hàng Bồ tát cần tu tập. Phần ba đây khuyên tu học. Văn tự Bát Nhã là nghĩa Bồ tát. Cầu đạt được cái học này, cái danh này là cầu, ngoài ra bốn trí tuệ khác là nghĩa Bồ tát. Bồ tát giáo hóa đều căn cứ nơi bốn trí này. Bồ tát phải thành tựu năm món trí tuệ; năm trí này là Bồ tát có đầy đủ nghĩa năng, sở. Hàng Bồ tát bực dưới muốn tiến lên bực trên cần phải nổ lực tinh tấn tu tập năm trí này.
Phật nói thật nghĩa Bồ tát là Bát Nhã lý thú thanh tịnh. Từ đây phần thứ ba Phật nói công đức nói pháp có hai phần: trước nói qua ý nghĩa kinh, sau nêu rõ những công đức nói pháp.
Phật bảo ngài Kim Cang Thủ, chư Bồ tát nếu có người nào nghe được pháp thâm sâu Bát Nhã lý thú vi diệu thanh tịnh này mà tin tưởng, thọ trì cho đến khi chứng được đạo quả Bồ đề vô thượng thì tất cả những chướng ngại, phiền não, nghiệp chướng, sở tri chướng đều không nhiễm, mặc dù tích tập lâu ngày. Dù tạo bao nhiêu ác nghiệp sâu dày cũng đều tiêu diệt không đọa vào ác thú. Trong câu trên có hai ý: Trước nói người nghe kinh tin một cách sâu sắc; sau khi nghe rồi thọ trì tức thực hành tinh chuyên là quả. Vì thế, Phật chỉ bảo ngài Kim Cang Thủ là vì muốn cho chúng sanh đều thành Phật - món báu vô giá. Người nghe kinh này thâm tín thọ trì tức ứng dụng tu tập, trân trọng cúng dường với niềm cung kính sâu xa. Tóm lược phần này như sau: Người nghe kinh tín thuận, lãnh thọ ân cần từ trước tới nay cho tới khi giác ngộ ba chướng, năm sự ngăn che đều không nhiễm. Cái tức ngăn che như người xuất gia mà tham dục đắm nhiễm, sân nhuế, thì 5 món: hôn trầm, thùy miên, trạo cử, ác tác và nghi ngờ. Cái cũng gọi là ngăn lấp, che đậy tâm; chướng là chướng ngại, chướng đạo làm cho không chứng quả. Có ba loại chướng như trên đã nêu. Như Tiểu thừa cho phiền não khó trừ gọi là chướng. Phạm 5 tội nghịch: giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, phá hòa hợp tăng, làm thân Phật ra máu gọi là nghiệp chướng. Với ba đường ác: cõi người, bắc cu lô châu, trời vô tưởng gọi là dị thục chướng. Riêng về phần pháp chướng hay sở tri chướng không thấy đề cập tới. Song ở đây văn chướng là giải thoát các mê lầm gọi là phiền não chướng. Kinh Tát Giá Ni Kiền Tử nói hành động phá tháp hủy chùa là phạm năm nghịch tội. Kinh Tượng Pháp Quyết Nghi nói có bảy nghịch tội, song không ngoài Kinh Ni Kiền Tử nêu 5 tội nghịch ác là nghiệp chướng. Pháp chướng hay nói cách khác là dị thục chướng, tức nghiệp chưa tới thời kỳ chín muồi thọ báo như tội trong quá khứ phá hoại chánh pháp, ngăn cản người tu thiền định. Chủng tử không được nghe chánh pháp trước còn sót lại tới đời này, đối với pháp không nghe, không tin, không hiểu nên bị chướng pháp. Tích tập là tạo tác còn tồn đọng lại, tuy nhiều mà không nhiễm, vì hiểu pháp không nên không ưa sanh tử. Dù phiền não dấy khởi, nghiệp chướng sâu dày song nhờ oai lực của kinh nên không nhiễm. Nhiễm tức ô nhiễm đưa tới kết quả là thọ khổ. Tuy tạo nghiệp ác nặng nề mà biết bản tánh không, phiền não không bền nên dễ tiêu diệt, vì nghiệp dễ tiêu diệt nên không đọa vào đường ác. Nghiệp đã dứt thì quả ác không thành. Thể tánh các pháp vốn không nên không bị ba chướng ràng buộc.
Như người hay thọ trì kinh đọc tụng tinh chuyên mỗi ngày bền bỉ suy niệm nghĩa lý; người ấy chắc chắn đời này được pháp bình đẳng giữ tánh rắn chắc như kim cương. Đối với các pháp đều được tự tại nên được mọi điều an lạc thù thắng. Sau đây giải thích rõ kết quả việc tinh tấn thọ trì đọc tụng kinh. Thọ trì có nghĩa là mến thích, quí trọng lãnh thọ ghi nhớ trong tâm không xao lãng. Trong mỗi niệm tâm không quên lời kinh. Mỗi ngày đọc tụng, có nghĩa là thầm niệm không gián đoạn. Tinh cần là tinh chuyên cần mẫn dũng mãnh cả thân tâm, đêm ngày không gián đoạn do sự thích thú suy nghĩ miệt mài không chán. Đời này người ấy chắc chắn được kết quả là bình đẳng như pháp chân thật. Kim Cang là dụ, đẳng trì là định. Định phá trừ phân biệt, phiền não chấp tướng, quán các pháp tánh bình đẳng chân như là không, nên định hay phá phân biệt chấp tướng điên đảo gọi là Kim Cang. Chân như như lý gọi là Kim Cang. Nên định cũng còn gọi là Kim Cang, tức là tâm năng thọ trì, tâm không quên niệm; hằng ngày đọc tụng kinh chuyên suy niệm các pháp như thế nên được định. Nhờ định phát huệ phá trừ phân biệt, điên đảo chấp tướng. Nay ngộ được Kim Cang định tức gồm văn-tư-tương ưng định. Trong đây có 5 pháp hành như: lắng nghe, thọ trì, đọc, tụng và suy nghĩ là 5 loại; lược bớt phần biên chép, cúng dường, diễn giảng cho người khác biết để tu hành làm tỏ rõ 5 pháp. Thật ra như pháp thực hành thì có mười pháp đều đưa lại kết quả này. Người đọc tụng kinh còn được công đức như thế huống gì còn diễn thuyết và tu tập; đối với mọi pháp đều được tự tại, sự lý đều là chân không. Thể chân này thông suốt nên được tự tại. Tự tại có nghĩa là vô ngại, còn thọ các sự hỷ lạc thù thắng là đối với các pháp còn chấp, còn lo, còn sân; đối với chân là không, đối với tục là vọng. Không còn lo, không sân nên luôn luôn được an lạc, tự tại, nghe được pháp chưa từng nghe là pháp tánh chân như.
Kinh nói 16 vị đại Bồ tát do định lực sanh nên được tánh Kim Cang Như Lai mau chứng được vô thượng Bồ đề. Đức Thế Tôn nói: khéo dùng thần túc một kiếp hay hơn một kiếp thì 16 đại Bồ tát sanh tức đồng với 16 kiếp. Tánh kim cương có nghĩa là tánh chân như phá diệt sanh tử, tội lỗi, thể của pháp là chân tánh. Chấp có nghĩa là nắm giữ đích thân thọ nhận nên gọi là chấp. Cái thể của trí năng duyên là không. Như chấp tánh Kim Cang là chân như, như kinh nói 16 Bồ tát được tánh chân như này. Nếu theo y kinh này thực hành đúng pháp như đã nêu trên thì vượt khỏi sanh tử không cần trải qua 16 a tăng kỳ kiếp mới vào hàng sơ địa. Như kinh nêu rõ lý thật tướng thì hiệu quả vô cùng. Nghe kinh này mà vượt thoát được vô số kiếp sanh tử và mau chứng đạo vô thượng Bồ đề như thế. Kinh có nêu rõ hiện tại được định Kim Cang nên đối với pháp được an lạc tự tại, đời sau không bị các chướng nên không nhiễm, và vì thế không đọa đường ác, được chân tánh Kim Cang mau chứng quả Bồ đề. HẾT QUYỂN HAI Chú thích:
(1) Hữu vi, vô vi (pháp): pháp hữu vi hay pháp thế gian hoặc pháp sanh diệt chỉ mọi hiện tượng, vật thể biến thái không ngừng ở cõi này và nhiều cõi khác. Những sự vật nào ta có thể dùng mắt quan sát thuộc pháp hữu vi. Ngược lại pháp vô vi hay còn gọi là pháp xuất thế, khó hình dung hay diễn tả đúng dưới mắt phàm nên gọi là vô vi. Tuy nhiên, có sáu khái niệm về pháp vô vi như sau: hư không vô vi, tịch diệt vô vi, phi tịch diệt vô vi, bất động diệt vô vi, tưởng thọ diệt vô vi và chân như vô vi hay cũng gọi là Niết Bàn tịch tịnh.
(2) Ngũ thừa: năm cổ xe chuyên chở hay năm cõi chuyên chở giáo pháp của Phật. Đó là: thiên thừa, nhơn thừa, Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát thừa.
(3) Thập địa: mười địa vị hay thứ tự tu chứng theo Thanh Văn, Duyên Giác hay Bồ Tát thừa giải khác nhau. Đây riêng nói thập địa của Bồ Tát thừa. 1/ Hoan hỷ địa, 2/ Ly cấu địa, 3/ Phát quang địa, 4/ Diệm huệ địa, 5/ Cực nan thắng địa, 6/ Hiện tiền địa, 7/ Viễn hành địa, 8/ Bất động địa, 9/ Thiện huệ địa, 10/ Pháp vân địa.
(4) Đà la ni: nghĩa là trì hay giữ gìn, có sức gom nhóm các pháp lành không để tản lạc mất, như món đồ tốt dùng chứa nước, nước không thể chảy ra ngoài. Có bốn loại Đà la ni: 1/ Văn hay pháp đà la ni, 2/ Nghĩa đà la ni, 3/ Chú đà la ni, 4/ Nhân đà la ni. Pháp đà la ni đối với giáo pháp của Phật nghe rồi thu nhiếp lấy không để quên mất. Nghĩa tức nghĩa lý ý thú các pháp, giữ gìn, ghi nhớ không quên. Chú hay chơn ngôn, thần chú. Những câu nói bí mật của chư Phật, Bồ Tát trợ lực cho việc tu hành trừ dứt những sự độc hại xấu ác, thì thọ trì cả thảy không quên cũng gọi là pháp ấn hay linh phù. Nhân đà la ni là nhân thật tướng vạn pháp mà hành nhẫn nhục thì thân tâm an trụ không xao động.
(5) Tam ma địa: Dịch là chỉ, quán, định hay đại định hay tổng trì. Nhập đại định tam ma địa có nghĩa nhập sâu trong chánh định, có khi 1 tuần, 1 tháng hoặc 3 tháng ... mà tâm trí vẫn sáng suốt mở rộng như hư không.
(6) Vô sanh pháp nhẫn hay vô pháp nhẫn, tức pháp giải thoát hay pháp dứt sanh tử.
(7) Nhị chướng: Hai sự cản ngăn chướng đạo là: 1/ phiền não chướng là những điều bất như ý, những sự bất an, suy nghĩ lầm lạc, những ý kiến sai quấy. 2/ sở tri chướng: sự hiểu biết do trí khôn làm chướng ngại. Do chấp mê chỗ biết, chỗ thấy của mình làm ngăn ngại trí tuệ.
(8) Năm nón kiến chấp: Chấp thiên một bên, tà vạy của người phàm phu. Đó là 1/ thân kiến: chấp thân ngũ ấm giả hợp này là có thật nên chấp ngã, chấp những cái của ta, 2/ biên kiến: chấp thiên về một bên như chấp thường còn hay đoạn diệt (dứt hẳn), 3/ tà kiến: cứ khư khư giữ lấy ý kiến của mình, không tin nhân quả, tội phước, 4/ kiến thủ: tự cho chỗ hiểu biết của mình là tuyệt rồi sanh ra chấp trước, tự cho chỗ sở đắc của ta hơn hẳn người khác, 5/ giới cấm thủ: chấp giữ cấm giới cách cực đoan cho là thắng diệu, không biết rằng đó là sự lầm lạc của kẻ chẳng biết tùy nghi để học hỏi.
(9) Ba khổ: 1/ khổ khổ là cái khổ này chưa dứt lại tiếp cái khổ khác ập đến, 2/ hoại khổ: những hư hao, tan nát làm cho người ta quên ăn mất ngủ, 3/ hành khổ: thấy mọi sự mọi vật ở thế gian vô thường nên trong lòng phát sanh lo âu buồn khổ.
(10) Y tha tánh: hay y tha khởi tánh: tất cả vạn pháp do nhân duyên sinh. Lấy thức A lại da (thứ 8) làm nhân và nhờ nhiều trợ duyên khác mà sinh. Đó là lìa vọng tình để tự tồn, tức giả hữu.
(11) Viên thành thật tánh: tánh thành tựu viên mãn hay pháp tánh cũng gọi là thực hữu hay chân hữu.
(12) Tâm sở: tâm có hai phần: tâm vương và tâm sở. Tâm sở tâm sở hữu là những gì thuộc về tâm như cảm thọ, xúc, tác ý, tưởng, tư, tàm, quí, vô tham, vô sân, vô si, tinh tấn, khinh an, bất hại, hành xã v.v...
(13) Biệt cảnh: cảnh riêng thuộc 5 món tâm sở là dục, thắng giải, niệm, định, huệ.
(14) Dị thục: (thức) là tên gọi khác của thức A lại da. Thức thứ tám này có 3 tên gọi như:
- Từ địa vị phàm phu đến hết đệ thất địa gọi là tàng thức,
- Từ địa thứ tám đến Đẳng giác gọi là Dị thục thức,
- Đến quả vị Phật thì gọi là "vô cấu thức" (thức không cấu nhiễm) hay "Bạch tịnh thức".
(15) Nhị thừa: hai cổ xe dùng chuyển tải giáo pháp của Phật tu đạt giải thoát là: Thanh Văn tu pháp Tứ Đế đắc quả A La Hán, và Duyên Giác tu pháp 12 nhân duyên đắc quả Độc Giác hay Bích Chi Phật.
(16) Đẳng vô gián duyên hay thứ đệ duyên: tâm vương, tâm sở theo thứ tự nối nhau sanh khởi không hề gián đoạn nên gọi là đẳng vô gián.
(17) Sở duyên duyên: tâm vương, tâm sở mượn các duyên mà sanh khởi, là sở duyên của tự tâm.
(18) Tăng thượng duyên: do 6 căn chiếu cảnh phát thức. Lúc pháp sanh khởi có lực dụng không hề chướng ngại, là một trong tứ duyên (xem chú thích 16 và 17 trên).
(19) Nhiếp luật nghi: là một trong ba tụ tịnh giới: nhiếp luật nghi giới, nhiếp thiện pháp giới, nhiêu ích hữu tình (chúng sanh) giới. Như giữ giới sát thì lìa bỏ được điều ác việc sát sanh là giữ luật cẩn thận, làm tăng trưởng tâm từ bi.
(20) Nhiếp thiện pháp: là giữ gìn các thiện pháp và làm cho các pháp thiện tăng tấn mãi.
(21) Nhiêu ích hữu tình: làm lợi lạc cho các loài hữu tình, tìm cách bảo hộ tất cả chúng sanh.
(22) Trí vô ngại biện: là bốn trí biện thuyết của Bồ tát vô ngại: 1/ thuyết pháp vô ngại, 2/ nghĩa lý thông suốt vô ngại, 3/ lời (từ) lẽ tự tại ở bất cứ mọi phương sở nào, 4/ biện thuyết hay nhạo thuyết vô ngại. Đem trí mẫn nhuệ vì chúng sanh ưa thuyết pháp một cách tự tại để đem lại an vui mọi loài.
(23) Ngã câu sanh: chấp ngã gồm có hai phần: câu sanh ngã chấp và phân biệt ngã chấp. Ngã câu (cu) sanh tức là ngã chấp chứa sẵn trong tâm từ bao nhiêu đời trước, vừa sanh ra là đã có sẵn lòng câu nệ, ích kỷ ấy.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.184.125 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.