Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Lão Mẫu Kinh [佛說老母經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Lão Mẫu Kinh [佛說老母經]


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.06 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.09 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Bà Lão

Việt dịch: Thích Tâm Nhãn

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Nghe như vầy:
Một thời đức Phật dừng nghỉ ở trú xứ Lạc-Âm, nước Duy-da-la, cùng đông đủ tám trăm Tỳ-kheo Tăng, Bồ Tát một vạn vị.
Bấy giờ, có một bà lão nghèo khổ đi đến đảnh lễ đức Phật sát đất, bạch rằng:
-Kính thưa Thế-Tôn! Con có điều muốn hỏi.
Phật bảo:
Lành thay! Hay thay, bà cứ hỏi.
Bà lão thưa:
-Sanh, lão, lệnh, tử từ đâu đến và đi về đâu? Sắc, thọ, tưởng, hành, thức từ đâu đến và đi về đâu? Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý từ đâu đến và đi về đâu? Địa, thuỷ, hoả, phong từ đâu đến và đi về đâu?
Phật bảo:
-Sanh, lão lệnh, tử không từ đâu đến cũng không đi về đâu. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức không từ đâu đến cúng không đi về đâu. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý không từ đâu đến cũng không đi về đâu. Địa, thuỷ, hoả, phong, không không từ đâu đến cũng không đi về đâu. Các pháp đều như vậy.
Ví như hai cây cọ xát nhau mà phát ra lửa rồi lửa trở lại đốt cây, cây cháy hết thì lửa cũng tắt.
Phật lại hỏi bà lão:
-Như vậy, lửa từ đâu đến và đi về đâu?
Bà lão đáp:
-Thưa Thế-Tôn! Do nhân duyên hoà hợp mà có lửa, nhân duyên ly tán lửa mất.
Phật dạy:
-Các pháp cũng như vậy. Do nhân duyên hợp nhau mà thành nhân duyên tan rã thì đoạn triệt. Các pháp không từ đâu đến và không đi về đâu. Mắt nhìn thấy sắc do ý, ý do sắc mà sanh, hai thứ này đều không, không có hình thành và hoại diệt. Các pháp giống như cái trống không từ một thứ làm ra. Khi có người cầm dùi đánh vào, trống mới phát ra âm thanh. Âm thanh của tiếng trống cũng không. Âm thanh tương lai không, quá khứ không. Âm thanh này không phát ra từ thùng trống, da, dùi, hay tay người đánh mà phải hợp các thứ đó lại mới có tiếng trống. Âm thanh từ cái không nên cuối cùng là không. Tất cả vạn vật cũng vậy, mạng sống con người cũng vậy.Vốn trong sạch không có vật, pháp từ chỗ không có nhân tạo ra nên pháp cũng không có. Ví như mây nổi lên mù mịt nhờ mưa. Mưa không phải từ rồng phun ra cũng không phải từ tâm rồng xuất ra mà phải nhờ nhân duyên rồng mới tạo thành mưa. Các pháp không từ đâu đến cũng không đi về đâu. Ví như hoạ sĩ trước tiên dựng giá vẽ, sau đó pha trộn các màu rồi tuỳ ý vẽ. Hình vẽ không từ giá vẽ hay màu sắc, mà theo ý hoạ sĩ mới thành. Sanh tử cũng vậy, từng loại khác nhau: Địa ngục, cầm thú, ngạ quỉ, cõi trời, thế gian cũng thế. Ai hiểu được là người có trí tuệ và không bị rơi vào chấp hữu.
Bà lão nghe Phật nói xong rất vui mừng tự nhủ: “Nhờ ân đức của đấng Thiên Trung Thiên nên ta đắc pháp nhãn, nay tuy thân già yếu cũng được an ổn”.
A-nan chỉnh y phục đến trước Phật quì xuống thưa rằng:
Thưa Thế-Tôn! Bà lão này vừa nghe Thế-Tôn thuyết liền được khai ngộ, vì nhân duyên gì mà trí tuệ được như thế?
Phật bảo:
-Bà lão nhờ đức lớn vời vợi nên được khai ngộ, bà lão này là mẹ đời trước của Ta khi Ta phát tâm Bồ Tát.
A-nan bạch Phật:
-Bà lão là mẹ đời trước của Thế-Tôn sao lại nghèo khổ như vậy?
Phật bảo:
Thuở quá khứ, vào thời đức Phật Câu-lưu-tần. Ta hành đạo Bồ Tát muốn làm Sa-môn. Vì lòng yêu mến, mâu thuẫn không cho phép Ta làm Sa-môn. Ta buồn rầu bỏ ăn một ngày. Vì thế từ đó đến nay bà sanh ở thế gian năm trăm đời chịu nhiều đau khổ như vậy.
Đức Phật lại bảo A-nan:
Khi mạng chung bà lão sẽ sanh về cõi Phật A-di-đà, cúng dường chư Phật, trải qua sáu mươi tám ức kiếp thành Phật hiệu là Phù-ba-kiện, nước đó tên là Hoá-tác, y phục ẩm thực như cung trời Đao-lợi. Nhân dân trong nước tuổi thọ một kiếp.
Đức Phật thuyết kinh xong, bà lão, A-nan, Bồ Tát, Tỳ-kheo Tăng, chư Thiên, quỉ, thần, A-tu-la đều vui mừng hớn hở đứng trước đức Phật đảnh lễ sát đất mà lui ra.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vì sao tôi khổ


Đường Không Biên Giới


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.32.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập