Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết A Di Đà Kinh [佛說阿彌陀經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết A Di Đà Kinh [佛說阿彌陀經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Việt dịch (2) » Việt dịch (4) » English version (1) » English version (2) » Nguyên bản Sanskrit » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.13 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.2 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh A Di Đà

Việt dịch: Thích Nhật Từ

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
(Download file MP3 -5.07Mb
Font chữ:

1. NHÂN DUYÊN PHÁP HỘI
Tôi nghe như vầy:
một thời đức Phật
ở chùa Kỳ Viên,
thuộc thành Xá-vệ,
do Cấp Cô Độc
và ông Kỳ-đà
phát tâm hiến cúng.
Pháp hội bấy giờ,
có khoảng một nghìn
hai trăm năm mươi
Tỳ-kheo xuất chúng,
trong đó nhiều vị
là A-la-hán,
danh vang khắp chốn:
ngài đại Ca-diếp,
ngài Xá-lợi-phất,
ngài Mục-kiền-liên,
ngài Ca-chiên-diên,
ngài Câu-hy-la,
Châu-lợi-bàn-đà,
ngài Ly-bà-đa,
ngài A-nan-đà,
ngài La-hầu-la,
Kiều-phạm-ba-đề,
ngài Tân-đầu-lô,
ngài Phả-la-đoạ,
Ca-lưu-đà-di,
ngài Kiếp-tân-na,
ngài Bạt-câu-la,
A-nậu-lâu-đà,
và ngài Nan-đà.
Các đại Bồ-tát
như A-dật-đa,
Càn-đà-ha-đề,
Văn-thù Sư-lợi
và Thường Tinh Tấn
cùng dự pháp hội.
Vua trời Đế-thích
và hàng chư thiên,
cũng đều có mặt.
2. THẾ GIỚI CỰC LẠC
Bấy giờ đức Phật
bảo Xá-lợi-phất,
hướng về phương Tây,
khoảng mười muôn ức
cõi nước chư Phật,
có một thế giới,
tên là Cực Lạc,
giáo chủ là Phật,
hiệu A-di-đà,
hiện đang thuyết pháp.
Này Xá-lợi-phất,
vì sao cõi ấy
gọi là Cực Lạc?
Dân chúng nước ấy
không còn đau khổ,
ngay cả từ “khổ,”
còn không có mặt,
huống chi có thật;
luôn sống an vui,
thân tâm thơi thới.
Cho nên cõi ấy
gọi là Cực Lạc.
Ở cõi nước ấy,
núi non đất đai,
thành quách cung điện,
các thứ phương tiện,
nhà cửa phố xá,
hạ tầng cơ sở,
cho đến hàng cây,
đều nạm bảy báu:
vàng, bạc, trân châu,
pha lê, mã não,
lưu ly, xà cừ.
Cho nên cõi ấy
gọi là Cực Lạc.
Ở cõi Cực Lạc,
có ao thất bảo,
nước tám công đức,
chảy hoài không dứt.
Cát dưới hồ ấy
là vàng đá quý.
Dọc theo bờ hồ,
có những lối đi,
với nhiều lầu các,
trang nghiêm đẹp mắt.
Hoa sen năm sắc,
lớn như bánh xe,
nở bày cánh nhuỵ,
rực rỡ lạ kỳ:
sen xanh ánh biếc,
sen vàng ánh rực,
sen đỏ ánh hồng,
sen trắng ánh tuyết,
hương thơm toả ngát,
tinh khiết nhiệm mầu.
Này Xá-lợi-phất,
ở cõi Cực Lạc,
nhạc trời réo rắc,
vẳng vọng tầng xanh,
như rời khỏi cành,
hoa mạn-đà-la,
điểm thêm hương sắc.
Dân chúng cõi này
thường nhặt hoa ấy,
vận sức thần thông,
bay khắp mười phương,
cúng dường chư Phật.
Trưa về bổn quốc,
ăn trong tỉnh thức,
xong rồi kinh hành,
từng bước thảnh thơi.
Này Xá-lợi-phất,
ở cõi Cực Lạc,
có nhiều chim quý:
Xá-lợi, Anh Vũ,
Bạch Hạc, Khổng Tước,
Ca-lăng-tần-già,
và chim Cộng Mạng,
ngày đêm sáu thời,
cất tiếng hót vang,
pháp âm vi diệu:
bảy bồ-đề phần,
tám con đường thánh,
giúp người nhiếp tâm,
niệm Phật Pháp Tăng,
trở về tỉnh thức.
Này Xá-lợi-phất,
ở cõi Cực Lạc,
gió nhè nhẹ thổi,
xao động hàng cây,
màn lưới lung lay,
tạo ra âm hưởng,
du dương trầm bổng,
vi diệu khôn cùng,
cũng như trăm ngàn
các loại nhạc cụ,
hoà tấu một lần,
giúp cho người nghe,
hân hoan vui vẻ,
niệm Phật Pháp Tăng.
Này Xá-lợi-phất,
thế giới Cực Lạc
với nhiều công đức,
trang nghiêm đặc sắc.
3. Ý NGHĨA PHẬT HIỆU
Này Xá-lợi-phất,
ông hãy nghĩ xem,
vì sao đức Phật
hiệu A-di-đà?
Này Xá-lợi-phất,
vì đức Phật ấy
là Vô Lượng Quang,
chiếu soi khắp cùng
thế giới mười phương,
ngay cả thành quách
không thể ngăn cách.
Này Xá-lợi-phất,
thọ mạng của Phật
và hàng thánh chúng,
ở cõi Tây Phương,
dài lâu vô lượng,
không thể nghĩ bàn.
Do vậy Phật ấy
hiệu A-di-đà.
4. DÂN CHÚNG TỊNH ĐỘ
Này Xá-lợi-phất,
đức A-di-đà,
từ khi thành Phật,
đã hơn mười kiếp,
giúp người chứng đắc
quả vị Duyên Giác,
cũng như Bồ-tát,
nhiều như số cát,
không thể kể xiếc.
Này Xá-lợi-phất,
người sanh cõi Phật
Cực Lạc Tây Phương,
không còn vấn vương,
dục lạc thế gian,
được bất thối chuyển.
Trong đó có vị
đã được thăng tiến,
làm Phật tương lai.
Những vị như vầy,
số không thể đếm.
5. PHÁT NGUYỆN VÃNG SANH
Này Xá-lợi-phất,
do vậy khi nghe
danh Phật Di-đà,
hãy nên nhiếp tâm,
phát nguyện vãng sanh
Tây Phương Cực Lạc,
làm bạn Bồ-tát,
tròn đầy trí đức.
Này Xá-lợi-phất,
những kẻ thiếu phước,
chướng nặng nghiệp dày,
lòng tin dễ lay,
sẽ không dễ gì
sinh về cõi ấy.
6. ĐIỀU KIỆN VÃNG SANH
Này Xá-lợi-phất,
bất luận nữ nam,
muốn được vãng sanh,
thì hãy chuyên cần,
khởi lòng khát ngưỡng,
nhớ nghĩ không quên,
thực tập quán niệm,
“nhất tâm bất loạn,”
trong vòng một ngày,
cho đến bảy ngày.
Trong giờ phút này,
tâm ý người ấy
phải thật yên tĩnh,
như vào thiền định,
không còn tán loạn,
đảo điên mộng tưởng.
Đến lúc qua đời,
Phật A-di-đà,
thánh chúng hà sa,
dang tay tiếp dẫn,
khiến được vãng sanh,
dự hàng chúng thánh,
không hề chia phân.
Này Xá-lợi-phất,
vì nhìn thấy được
lợi lạc hà sa
do niệm Di-đà,
ta khuyên các vị,
hãy nên chuyên tâm,
niệm Phật vãng sanh.
7. CHƯ PHẬT TÁN DƯƠNG
Này Xá-lợi-phất,
khi ta tán dương
Phật A-di-đà,
thì ở phương Đông,
A-súc Bệ Phật,
Tu-di Tướng Phật,
Đại Tu-di Phật,
Tu-di Quang Phật,
và Diệu Âm Phật,
và các Phật khác,
nhiều như số cát,
ở tại bổn quốc,
dùng lưỡi dài rộng,
phát âm vang vọng,
khắp cõi hư không,
nói lời khuyên dạy
tất cả mọi người
nên tin kinh này,
kinh được các Phật
tán thán hộ niệm.
Còn ở phương Nam:
Nhật Nguyệt Đăng Phật,
Danh Văn Quang Phật,
Đại Diệm Kiên Phật,
Tu-di Đăng Phật,
Vô Lượng Tinh Tấn Phật,
và các Phật khác . . . ;
Còn ở phương Tây:
Vô Lượng Thọ Phật,
Vô Lượng Tướng Phật,
Vô Lượng Tràng Phật,
đức Đại Quang Phật,
đức Đại Minh Phật,
đức Bảo Tướng Phật,
đức Tịnh Quang Phật,
và các Phật khác . . . ;
Còn ở phương Bắc:
có Diệm Kiên Phật,
Tối Thắng Âm Phật,
đức Nan Trở Phật,
đức Nhật Sanh Phật,
đức Võng Minh Phật,
và các Phật khác . . . ;
Còn ở phương Dưới:
có Sư Tử Phật,
đức Danh Văn Phật,
đức Danh Quang Phật,
đức Đạt-ma Phật,
đức Pháp Tràng Phật,
đức Trì Pháp Phật,
và các Phật khác . ..;
Còn ở phương Trên:
có Phạm Âm Phật,
đức Tú Vương Phật,
đức Hương Thượng Phật,
đức Hương Quang Phật,
đức Diệm Kiên Phật,
đức Tạp Sắc Bảo
Hoa Nghiêm Thân Phật,
Ta-la Thọ Vương Phật,
Bảo Hoa Đức Phật,
Kiến Nhất Thiết Nghĩa Phật,
Như Tu-di Sơn Phật,
và các Phật khác,
nhiều như số cát,
ở tại bổn quốc,
dùng lưỡi dài rộng,
phát âm vang vọng,
khắp cõi hư không,
nói lời khuyên dạy
tất cả mọi người
nên tin kinh này,
kinh được các Phật
tán thán hộ niệm.
Này Xá-lợi-phất,
theo ông tại sao
Kinh này là Kinh
được các đức Phật
tán thán hộ niệm?
Sở dĩ như thế,
là vì bất cứ
người nam hay nữ,
biết được kinh này,
và danh hiệu Phật
Cực Lạc Tây Phương,
thọ trì hết lòng,
chánh niệm tỉnh thức,
chuyên tâm niệm Phật,
thì những người ấy,
chư Phật hộ trì,
cho đến khi được
giác ngộ vô thượng.
Vì thế các vị
tin lời ta nói,
như chư Phật nói.
Này Xá-lợi-phất,
ai đã phát nguyện,
hoặc đang phát nguyện,
hoặc sẽ phát nguyện,
sanh về Cực Lạc,
thì ngay lúc nguyện,
đã được bất thối,
nơi đạo Vô Thượng
Chánh Đẳng Chánh Giác,
và đã có mặt
tại Cực Lạc rồi.
Này Xá-lợi-phất,
khi ta tán dương
công đức của Phật
Cực Lạc Tây Phương,
thì vô số Phật
cũng đang ca tụng
công đức ta rằng:
“Đức Phật Thích-ca
thật là hy hữu,
trong đời năm trược:
thế giới mong manh,
thấy biết sai lầm,
chúng sinh cang cường,
não phiền nghiệp chướng,
tuổi thọ ngắn ngủi,
mà vẫn tu tập,
đắc được đạo quả
vô thượng bồ-đề;
lại còn tuyên thuyết
pháp môn niệm Phật,
mang lại an lạc,
hạnh phúc đời đời,
giúp cho mọi loài,
thoát khỏi ba cõi.”
8. TÍN THỌ PHỤNG HÀNH
Phật vừa dứt lời,
ngài Xá-lợi-phất,
cùng các Bồ-tát,
các A-la-hán,
các hàng Thanh Văn,
tại gia xuất gia,
thiên a-tu-la,
vô cùng hoan hỷ,
phát nguyện thọ trì,
truyền bá kinh này.
BẠT TRỪ NHẤT THIẾT NGHIỆP CHƯỚNG ĐẮC SANH TỊNH ĐỘ ĐÀ-LA-NI
Nam-mô a-di-đa-bà-dạ, đa-tha-dà-đa-dạ. Đa-điệt-dạ-tha, a-di-rị-đô-bà-tỳ, a-di-rị-đa, tất-đam-bà-tỳ, a-di-rị-đa, tỳ-ca-lan-đế, a-di-rị-đa, tỳ-ca-lan-đa, dà-di-nị, dà-dà-na, chỉ-đa-ca-lợi, ta-bà-ha. (3 lần)

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Rộng mở tâm hồn


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.0.127 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập