Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận.
Kinh Pháp cú
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình.
Kinh Pháp cú
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác.
Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Một thời đức Phật ở trong núi Kỳ-Xà-Quật, thành La-Duyệt cùng đại chúng Tỳ-kheo 1 vạn 2 ngàn vị. Họ đều là những vị A-la-hán thanh tịnh, như: Hiền giả Câu Lân, Bạt Trí Chí, Ma Ha Na Di, Hàm Thi, Tu Mãn Nhật, Duy Lai Để, Bất Nãi, Ca Vi Bạt Để, Ưu Vi Ca Diếp, Na Phú Ca Diếp, Na Mạc Ca Diếp, Xá Lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca Chiên Diên, Ma Ha Yết Tân, Ma Ha Cầu Tư, Ma Ha Phạm Đề, Na Đề Văn Đà Phật, A Na Luật, Nan Đề, Bình Tỳ Để, Tu Phong, Mâu Việt, Ma Ha La Nghê, Ma Ha Ba La Diên, Ba Cưu Việt, Nan Trì, Mãn Phong Mâu, Tát Yết, Lệ Việt... Các thầy Tỳ-kheo như vậy rất đông, đến số ngàn ức vạn người. Tất cả đều là những vị Bồ-tát, A-la-hán, đều là những hiền giả cùng ở trong đại hội, nhiều vô số không thể tính đếm được.
Khi ấy, đức Phật ngồi chánh niệm, suy tư về đạo, trên khuôn mặt Ngài tỏa ra ánh sáng chín màu và từ đó tỏa ra trăm ngàn ánh sáng lớn rực rỡ vô cùng.
Hiền giả A-Nan sửa y phục tề chỉnh, đến trước Phật quỳ xuống, chắp tay cung kính đảnh lễ dưới chân Ngài rồi thưa:
- Tại sao hôm nay trên mặt Ngài tỏa hào quang, lại luôn luôn biến đổi ánh sáng như vậy; và ánh sáng ấy có đến trăm ngàn màu rực rỡ tỏa chiếu muôn nơi? Từ khi làm thị giả Phật đến nay, con chưa từng thấy sắc diện Ngài có sự chiếu sáng như hôm nay bao giờ. Con chưa từng thấy oai thần ánh sáng của bậc Chánh đẳng giác đến như vậy. Phải chăng Ngài có ý chi đặc biệt, con xin muốn nghe điều đó.
Đức Phật bảo hiền giả A-Nan:
- Có những trời thần nào bảo thầy, hay chư Phật dạy thầy hỏi Ta chăng? Hay là từ nơi thiện ý của thầy phát ra câu hỏi như vậy?
Hiền giả A-Nan bạch Phật:
- Không có trời thần nào bảo con, cũng không có chư Phật dạy con thưa hỏi như vậy mà từ nơi thiện tâm của con biết ý Ngài nên mới thưa như vậy. Mỗi sự đi - đứng - nằm - ngồi - ra - vào, hay nơi Ngài muốn đến, hay việc sẽ làm và những điều Ngài dạy bảo con, con đều hiểu ý Phật ngay. Nay Phật đang riêng nghĩ đến chư Phật thời quá khứ, chư Phật trong tương lai, hay cõi Phật phương khác và chư Phật ngay trong hiện tại. Một mình Ngài lần lượt nghĩ nhớ cho nên sắc diện Ngài tỏa sáng rực rỡ như vậy.
Đức Phật dạy:
- Lành thay! Lành thay, hiền giả A-Nan! Thầy đã hỏi điều rất sâu xa, mang lại nhiều sự cứu độ và an vui cho mọi loài. Người mà hỏi Phật như vậy thật là vượt bậc hơn gấp bội sự cúng dường cả thiên hạ A-la-hán, Bích-chi Phật hay bố thí cho chư thiên, loài người và những loài động vật lớn nhỏ trải qua trăm ngàn vạn ức kiếp.
Này A-Nan! Nay thầy đã mở cửa giải thoát cho hàng chư thiên, vua chúa, nhân dân và vạn loại côn trùng. Oai thần của chư Phật vô cùng sâu nặng, khó mà tiếp nhận nổi. Những điều thầy hỏi rất sâu xa, phát xuất từ nơi tâm từ của Phật thương tưởng chư thiên, vua chúa, nhân dân. Những vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di nào mà có nhiều thiện nghiệp, tiếp nhận được đều sẽ được hóa độ.
Này A-Nan! Như ở thế gian có cây Ưu-đàm, có quả mà không có hoa; trong thiên hạ có Phật, chính là có hoa Ưu-đàm nở. Có Phật ở thế gian rất khó được gặp thay! Nay Ta làm Phật xuất hiện nơi thế gian, chỉ có đại đức thánh minh tâm thiện mới biết dự đoán được ý Phật và không quên hầu hạ bên cạnh Ngài.
Đức Phật bảo A-Nan:
- Có một sự kiện từ quá khứ xa xôi, từ vô số kiếp đã qua, kiếp ấy nhiều vô lượng không thể tính đếm được. Lúc bấy giờ có đức Phật quá khứ hiệu là Đề Hòa Yết La, kế đến có Phật hiệu Chiên Đà Kỳ. Thời quá khứ có Phật Tu Ma Phu Kiếp Ba Tát Đa, lại có Phật hiệu Duy Mạc Lâu, A Nan Na Lợi, Na Yết Tỳ, Lê Câu Giá Ba La Dạ Thái, Di Ly Câu Lâu, Bạt Đà Ni, Thất Đề Ba, Phàm Phu Để, Đọa Lâu Lặc Da, Chiên Đà Nan Tư, Tu Da Duy Vu Sa, Câu Hoàn Di Bát Ma Xa, Thi Lợi Cốt Chi, Ma Ha Na Đề, Kỳ Đầu Ma Đề, La Lân Kỳ Ly, Du Lâu Câu Lộ Thái, Mãn Hô Quần Ni Bát Tân Đầu, Chiên Đà Thâu Du Bạt Hòa Sa, Chiên Đà Thái Câu Lôn, Thẩm Ba Mâu Tần Ni, Bạt Ba Hòa Tư, A Thuật Kỳ Đà Yết Mâu, Vật Chử Đề, Chất Dạ Thái, Đàm Ma Hòa Đề, Tiết Da Duy Cố Chất, Lâu Da Đới, Tăng Ca La Di Lâu Ca Đới, Đàm Vị Ma Đề A Duy Nan Đề.
Đức Phật bảo A-Nan:
- Kế tiếp có Phật hiệu Lâu Di Thuyên La, giáo hóa ở thế gian đến bốn mươi hai kiếp. Lúc bấy giờ có vị đại quốc vương nghe kinh đạo Phật dạy, tâm trí được tỏ ngộ nên rất hoan hỷ, liền bỏ ngôi vua, xuất gia làm Sa-môn, tên Đàm Ma Ca, thực hành đạo Bồ-tát. Ông là người tài cao, trí tuệ dõng mãnh, là bậc trác tuyệt trong thế gian. Vị Sa-môn đó đi đến chỗ Phật Lâu Di Thuyên La cung kính đảnh lễ và quỳ gối chắp tay thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Con muốn xin Phật thực hành đạo Bồ-tát, làm cho con sau khi thành Phật được ở trong vô số chư Phật khắp mười phương, có trí tuệ dõng mãnh, tối thắng, trên đầu có hào quang như Phật và hào quang ấy tỏa chiếu đến vô cùng vô tận. Cõi nước con ở tự nhiên có bảy báu rất tốt đẹp, làm cho con sau khi thành Phật, giáo pháp và danh hiệu vang khắp vô số cõi nước khắp mười phương, không nơi nào mà không nghe biết danh hiệu của con. Vô số trời người cho đến vạn loại côn trùng nào mà sanh đến nước con, con đều làm cho họ trở thành những vị Bồ-tát, A-la-hán thù thắng hơn các cõi nước khác. Những ước nguyện của con như thế có thể đạt được chăng?”
Đức Phật bảo hiền giả A-Nan:
- Phật Lâu Di Thuyên La biết rõ những điều mong ước toàn thiện và cao cả của Bồ-tát Đàm Ma Ca, nên Ngài dạy Bồ-tát ấy rằng: “Ví như có người đong lường nước biển cả mênh mông trong trời đất, suốt một kiếp không ngừng thì vẫn có thể làm cho nước biển cả khô cạn đến tận đáy bùn. Người chí tâm cầu đạo thiết tha như thế, lẽ nào không đắc đạo chăng? Người tinh tấn truy cầu không ngưng nghỉ, cuối cùng sẽ được tùy tâm mãn nguyện cũng như vậy”. Bồ-tát Đàm Ma Ca nghe Phật Lâu Di Thuyên La nói kinh này xong, vô cùng hoan hỷ phấn chấn. Đức Phật ấy đã tuyển chọn những ước muốn nội tâm, những sự tốt xấu nơi đất nước, những điều thiện ác của chư thiên hay loài người trong 210 ức cõi nước để thuyết giảng. Khi Phật giảng vừa xong, Bồ-tát Đàm Ma Ca nhất tâm chánh niệm, liền được thiên nhãn thấy suốt khắp cả. Bồ-tát tự thấy sự tốt xấu nơi cõi nước, những điều thiện ác của chư thiên hay loài người và đúc kết những sở nguyện nội tâm của họ trong 201 ức cõi nước để cô đọng thành kinh 24 lời nguyện này. Bồ-tát thực hành theo lời nguyện, tinh tấn dõng mãnh, ân cần khổ nhọc tìm cầu trong vô số kiếp như vậy và cúng dường hầu hạ tôn sư là các đức Phật thời quá khứ cùng trải qua vô số kiếp. Sau đó, Bồ-tát Đàm Ma Ca được thành Phật hiệu A-Di-Đà, có trí tuệ dõng mãnh tối thượng và hào quang rực rỡ không gì sánh được. Hiện đức Phật đang ở nơi cõi nước vô cùng tốt đẹp, giáo hóa cho vô số chư thiên, loài người, cho đến vạn loại côn trùng khắp mười phương, làm cho tất cả vượt khỏi lo buồn đau khổ và được giải thoát an vui.
Đức Phật bảo A-Nan:
- Khi Phật A-Di-Đà còn là vị Bồ-tát thường phụng hành 24 lời nguyện này, quý trọng còn hơn là châu báu, cẩn thận cung kính bảo trì, tinh tấn chánh niệm theo hạnh nguyện, thật là siêu tuyệt, cao vời, không một ai sánh kịp.
Đức Phật dạy
- Hai mươi bốn nguyện ấy là:
- Nguyện thứ nhất: Nếu khi Ta thành Phật, làm cho trong nước của Ta không có địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ và những loại côn trùng nhỏ nhiệm. Được như lời nguyện, Ta mới thành Phật, nếu không, Ta không bao giờ thành Phật.
- Nguyện thứ hai: Nếu khi Ta thành Phật, làm cho trong nước của Ta không có đàn bà, con gái. Người nào sắp sanh vào nước Ta, liền trở thành người nam. Vô số chư thiên, loài người hay những loài côn trùng nhỏ nhít sanh đến nước Ta đều hóa sanh từ hoa sen trong ao bảy báu, có thân hình cao lớn và vô số đều là Bồ-tát, A-la-hán. Được như lời nguyện, Ta mới thành Phật, nếu không, Ta không bao giờ thành Phật.
- Nguyện thứ ba: Nếu khi Ta thành Phật, làm cho mặt đất trong nước của Ta tự nhiên bằng bảy báu, khoáng đãng, rộng lớn, mênh mông và vô cùng tốt đẹp, mịn màng. Nhà cửa, nơi chốn, y phục, thực phẩm hoàn toàn tự nhiên mà có, giống như chỗ cư ngụ của vua trời thứ sáu. Được như lời nguyện, Ta mới thành Phật, nếu không, Ta không bao giờ thành Phật.
- Nguyện thứ tư: Nếu khi Ta thành Phật, làm cho danh hiệu của Ta vang khắp mười phương nơi vô số cõi nước và làm cho các thầy Tỳ-kheo lớn ở trú xứ của các đức Phật đều nói lên công đức cùng những sự tốt đẹp của cõi nước Ta. Chư thiên và loài người hay những loại côn trùng, tất cả mà được nghe danh hiệu của Ta đều được sanh tâm từ, hoan hỷ phấn chấn, làm cho họ sanh vào cõi nước Ta. Được như lời nguyện, Ta mới thành Phật, nếu không, Ta không bao giờ thành Phật.
- Nguyện thứ năm: Nếu khi Ta thành Phật, làm cho vô số trời người và những loài côn trùng nhỏ nhít khắp mười phương, nếu như đời trước đã làm việc ác mà được nghe tên Ta và muốn sanh vào cõi nước của Ta, liền tự hối lỗi, trở lại con đường chân chánh, học đạo, thực hành điều thiện, giữ gìn giới kinh, ước nguyện sanh sang nước Ta không gián đoạn. Đến lúc họ qua đời, khiến cho họ không bị rơi vào địa ngục, súc sanh và ngạ quỷ; ngay khi ấy được sanh vào nước Ta, được tùy tâm mãn nguyện. Được như lời nguyện, Ta mới thành Phật, nếu không, Ta không bao giờ thành Phật.
- Nguyện thứ sáu: Nếu khi Ta thành Phật, làm cho trời người hay thiện nam, thiện nữ nơi vô số cõi nước khắp mười phương muốn sanh vào nước Ta, vì Ta nên họ càng làm nhiều việc thiện, hoặc bố thí, xông hương, nhiễu tháp, thắp đèn, rải hoa, treo tràng phan, cúng dường Sa-môn, làm chùa, xây tháp, đoạn tận ái dục, sanh sang nước Ta làm Bồ-tát. Được như lời nguyện, Ta mới thành Phật, nếu không, Ta không bao giờ thành Phật.
- Nguyện thứ bảy: Nếu khi Ta thành Phật, làm cho chư thiên, nhân dân nơi vô số cõi nước khắp mười phương, hoặc có người thiện nam, thiện nữ nào làm đạo Bồ-tát, phụng hành sáu ba-la-mật, hoặc làm Sa-môn không phá hủy kinh giới, trai giới thanh tịnh, đoạn trừ ái dục, nhất tâm chánh niệm, muốn sanh vào nước của Ta ngày đêm không gián đoạn. Đến khi người ấy sắp qua đời, Ta và các vị Bồ-tát, A-la-hán cùng bay đến nghênh đón người ấy; họ sanh ngay vào nước của Ta làm Bồ-tát Bất thối chuyển, có trí tuệ dõng mãnh. Được như lời nguyện, Ta mới thành Phật, nếu không, Ta không bao giờ thành Phật.
- Nguyện thứ tám: Nếu khi Ta thành Phật, làm cho các Bồ-tát trong nước của Ta, ai muốn sanh đến cõi Phật phương khác, đều làm cho họ không trở lại chốn địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, mà đều làm cho họ đắc thành Phật đạo. Được như lời nguyện, Ta mới thành Phật, nếu không, Ta không bao giờ thành Phật.
- Nguyện thứ chín: Nếu khi Ta thành Phật, làm cho các Bồ-tát, A-la-hán trong nước của Ta mặt mũi đoan chánh, đẹp thuần khiết diệu kỳ. Họ có cùng một sắc diện, cùng một giống loại, đều như người ở cõi trời thứ sáu. Được như lời nguyện, Ta mới thành Phật, nếu không, Ta không bao giờ thành Phật.
- Nguyện thứ mười: Nếu khi Ta thành Phật, làm cho các Bồ-tát, A-la-hán trong nước của Ta đều cùng nhất tâm nhớ nghĩ, ước muốn như nhau; và họ đoán biết ý người khác muốn nói điều chi. Được như lời nguyện, Ta mới thành Phật, nếu không, Ta không bao giờ thành Phật.
- Nguyện thứ 11: Nếu khi Ta thành Phật, làm cho các Bồ-tát, A-la-hán trong nước của Ta không có lòng dâm dục, không bao giờ có ý nghĩ đến phụ nữ, không bao giờ có kẻ sân hận, ngu si. Được như lời nguyện, Ta mới thành Phật, nếu không, Ta không bao giờ thành Phật.
- Nguyện thứ 12: Nếu khi Ta thành Phật, làm cho các Bồ-tát, A-la-hán trong nước của Ta không bao giờ có tâm oán ghét nhau. Được như lời nguyện, Ta mới thành Phật, nếu không, Ta không bao giờ thành Phật.
- Nguyện thứ 13: Nếu khi Ta thành Phật, làm cho các Bồ-tát, A-la-hán trong nước của Ta muốn cùng nhau cúng dường vô số chư Phật khắp mười phương, tức thì tất cả những vật dụng họ cần sẽ tự nhiên bay đến ngay trước mặt. Họ đem những vật dụng đó đến cúng dường chư Phật. Sau khi đã cúng dường khắp các đức Phật rồi, đến gần trưa họ bay trở về nước Ta. Được như lời nguyện, Ta mới thành Phật, nếu không, Ta không bao giờ thành Phật.
- Nguyện thứ 14: Nếu khi Ta thành Phật, làm cho các Bồ-tát, A-la-hán trong nước của Ta khi muốn thọ trai, tức thì tự nhiên trong bát bảy báu có trăm vị thức ăn ngay trước mặt. Thọ trai xong, những bát ấy tự nhiên mất đi. Được như lời nguyện, Ta mới thành Phật, nếu không, Ta không bao giờ thành Phật.
- Nguyện thứ 15: Nếu khi Ta thành Phật, thân thể của các Bồ-tát trong nước của Ta toàn màu vàng rực, có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp giống như Phật. Được như lời nguyện, Ta mới thành Phật, nếu không, Ta không bao giờ thành Phật.
- Nguyện thứ 16: Nếu khi Ta thành Phật, các Bồ-tát và A-la-hán trong nước của Ta có âm thanh như ba trăm tiếng chuông đồng. Họ nói kinh hay hành đạo đều như Phật. Được như lời nguyện, Ta mới thành Phật, nếu không, Ta không bao giờ thành Phật.
- Nguyện thứ 17: Nếu khi Ta thành Phật, Ta có thể thấy và nghe xuyên suốt tất cả, bay đi vượt hơn các đức Phật gấp mười lần. Được như lời nguyện, Ta mới thành Phật, nếu không, Ta không bao giờ thành Phật.
- Nguyện thứ 18: Nếu khi Ta thành Phật, làm cho trí tuệ thuyết kinh, hành đạo của Ta vượt hơn các đức Phật gấp mười lần. Được như lời nguyện, Ta mới thành Phật, nếu không, Ta không bao giờ thành Phật.
- Nguyện thứ 19: Nếu khi Ta thành Phật, làm cho trời người và những loài côn trùng nhỏ nhiệm nơi vô số cõi nước khắp mười phương đều được sanh làm người, được làm Bích Chi Phật và A-la-hán, được nhất tâm tọa thiền, cùng muốn tính đếm để biết tuổi thọ của Ta là bao nhiêu ngàn vạn ức năm, nhưng không ai có thể biết hết được tuổi thọ ấy. Được như lời nguyện, Ta mới thành Phật, nếu không, Ta không bao giờ thành Phật.
- Nguyện thứ 20: Nếu khi Ta thành Phật, làm cho trời người và những loài côn trùng nhỏ nhít trong ngàn ức cõi nước khắp mười phương đều được làm Bích-chi Phật và A-la-hán, được nhất tâm tọa thiền, cùng muốn tính đếm số Bồ-tát, A-la-hán trong nước của Ta có bao nhiêu ngàn vạn ức người, nhưng không ai có thể biết được số người ấy là bao nhiêu. Được như lời nguyện, Ta mới thành Phật, nếu không, Ta không bao giờ thành Phật.
- Nguyện thứ 21: Nếu khi Ta thành Phật, làm cho các Bồ-tát, A-la-hán trong nước của Ta có tuổi thọ đến vô số kiếp. Được như lời nguyện, Ta mới thành Phật, nếu không, Ta không bao giờ thành Phật.
- Nguyện thứ 22: Nếu khi Ta thành Phật, làm cho các Bồ-tát, A-la-hán trong nước của Ta đều có trí tuệ dõng mãnh. Họ tự biết vạn ức kiếp đời trước, việc đã làm tự thuở xa xưa, biết việc thiện hay ác, thấy xuyên suốt tất cả không ngăn ngại, biết việc quá khứ, tương lai hay hiện tại khắp mười phương cõi. Được như lời nguyện, Ta mới thành Phật, nếu không, Ta không bao giờ thành Phật.
- Nguyện thứ 23: Nếu khi Ta thành Phật, làm cho các Bồ-tát, A-la-hán trong nước của Ta đều có trí tuệ dõng mãnh, có hào quang trên đảnh. Được như lời nguyện, Ta mới thành Phật, nếu không, Ta không bao giờ thành Phật.
- Nguyện thứ 24: Nếu khi Ta thành Phật, làm cho trong đảnh của Ta có ánh sáng tuyệt đẹp, sáng hơn cả mặt trăng, mặt trời gấp trăm ngàn vạn ức lần, tuyệt diệu hơn ánh sáng của chư Phật. Ánh sáng ấy chiếu rực rỡ khắp vô số trời đất, từ nơi tăm tối nhất cũng được tràn đầy ánh sáng. Chư thiên, loài người và những loài côn trùng nhỏ nhít gặp được ánh sáng của Ta, không ai mà không phát khởi từ tâm làm việc thiện, khiến cho sanh sang nước Ta. Được như lời nguyện, Ta mới thành Phật, nếu không, Ta không bao giờ thành Phật.
Đức Phật bảo hiền giả A-Nan:
- Khi Phật A-Di-Đà còn là Bồ-tát, thường hành trì theo 24 lời nguyện này. Ngài bố thí, không phạm giới cấm, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ; chí nguyện thường dõng mãnh, không hủy phạm kinh pháp, siêng năng tìm tòi nghiên cứu, sống độc cư, rũ bỏ vương vị quốc gia, đoạn tuyệt tài sắc, sáng suốt nguyện cầu không kể thân sơ. Tích lũy công đức trong vô số kiếp, cho đến ngày nay đạt thành quả Phật, thành tựu viên mãn vẫn không mất công phu tu tập đã qua.
Đức Phật dạy:
- Ánh sáng của Phật A-Di-Đà tối thượng bậc nhất, mà ánh sáng của chư Phật không thể nào sánh kịp. Vô số chư Phật trong mười phương, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 2 dặm, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 5 dặm, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 10 dặm, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 20 dặm, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 40 dặm, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 80 dặm, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 160 dặm, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 320 dặm, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 640 dặm, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 1.300 dặm, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 2.600 dặm, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 5.200 dặm, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 1 vạn 400 dặm, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 2 vạn 1.000 dặm, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 4 vạn 2.000 dặm, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 8 vạn 4.000 dặm, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 17 vạn dặm, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 35 vạn dặm, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 70 vạn dặm, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 150 vạn dặm, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 300 vạn dặm, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 600 vạn dặm, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 1 cõi nước, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 2 cõi nước, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 4 cõi nước, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 8 cõi nước, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 15 cõi nước, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 30 cõi nước, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 60 cõi nước, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 120 cõi nước, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 240 cõi nước, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 500 cõi nước, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 1.000 cõi nước, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 2.000 cõi nước, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 4.000 cõi nước, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 8.000 cõi nước, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 1 vạn 6.000 cõi nước, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 3 vạn 2.000 cõi nước, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 6 vạn 4.000 cõi nước, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 13 vạn cõi nước, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 26 vạn cõi nước, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 50 vạn cõi nước, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 100 vạn cõi nước, có Phật trên đảnh ánh sáng tỏa chiếu đến 200 vạn cõi nước.
Đức Phật dạy:
- Khắp mười phương có vô số chư Phật đều có ánh sáng tỏa chiếu ở trên đảnh như vậy. Ánh sáng trên đảnh của đức Phật A-Di-Đà tỏa chiếu đến ngàn vạn cõi nước. Vì sao ánh sáng của các đức Phật tỏa chiếu có gần có xa? - Bởi vì thuở xưa, khi các đức Phật ấy còn là Bồ-tát, sở nguyện và công dức của mỗi vị có lớn có nhỏ, nên đến khi thành Phật mỗi vị tự đạt phước báo khác nhau, và vì thế làm cho ánh sáng ấy tỏa chiếu không bằng nhau. Oai thần của các đức Phật bằng nhau, cho nên các Ngài tự tại hành động theo ý muốn, chứ không có dự tính. Ánh sáng của đức Phật A-Di-Đà tỏa chiếu rộng lớn mênh mông đến tận cùng, mà ánh sáng của các đức Phật khác đều không thể sánh kịp.
Đức Phật ca ngợi ánh sáng cực kỳ tốt đẹp của Phật A-Di-Đà:
- Ánh sáng của Phật A-Di-Đà vô cùng tốt đẹp, ánh sáng tốt đẹp nhất trong mọi sự tốt đẹp, thật là khả ái không thể so sánh được, vì nó tuyệt diệu vô cùng tận.
Ánh sáng của Phật A-Di-Đà trong suốt, không gợn một vết nhơ hay giảm thiếu.
Ánh sáng của Phật A-Di-Đà thù thắng hơn cả ánh sáng mặt trời, mặt trăng gấp trăm ngàn vạn ức lần, là ánh sáng tuyệt diệu nhất trong ánh sáng của các đức Phật, là tốt đẹp nhất trong các ánh sáng, hùng vĩ nhất trong các ánh sáng, khả ái nhất trong các ánh sáng, là vua trong các đức Phật vì nó cao tột nhất trong các ánh sáng, là ánh sáng vô cùng tối thượng trong các ánh sáng.
Ánh sáng của Phật A-Di-Đà tỏa chiếu khắp vô số cõi nước, kể cả chốn tối tăm cũng đều được rực rỡ sáng soi. Chư thiên, nhân dân hay loài côn trùng sinh vật, không ai mà không trông thấy ánh sáng của Phật A-Di-Đà. Những ai trông thấy ánh sáng đó đều phát khởi từ tâm hoan hỷ, không còn ba nghiệp sân hận, dâm dục, ngu si của thế gian. Những ai được trông thấy ánh sáng của Phật A-Di-Đà đều sẽ làm việc thiện. Những chúng sanh nào đang bị tra khảo, bị đau khổ đọa đày nơi chốn địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ mà được thấy ánh sáng của Phật A-Di-Đà chiếu đến thì những hình phạt ấy sẽ đình chỉ ngay và không còn bị tra khảo nữa. Sau khi chết, những chúng sanh ấy sẽ được giải thoát khỏi sự lo buồn, khổ đau về hình phạt chốn địa ngục trước kia.
Ánh sáng của Phật A-Di-Đà vang khắp mười phương, nơi vô cùng vô tận, vô số các cõi nước, chư thiên, loài người, không ai mà không nghe biết. Và đã nghe biết rồi, tất cả đều được độ thoát.
Đức Phật dạy:
- Không những chỉ riêng Ta ca ngợi ánh sáng của Phật A-Di-Đà, mà vô số chư Phật, Bích-chi Phật, Bồ-tát, A-la-hán ở khắp mười phương cũng đều ca ngợi như vậy.
Đức Phật dạy:
- Có người dân hay người thiện nam, thiện nữ nào được nghe tiếng ngợi khen về ánh sáng của Phật a-Di-Đà và từ sáng đến chiều thường ca ngợi ánh sáng tốt đẹp đó, lòng chí thành không gián đoạn, sở nguyện tại tâm, những người ấy sẽ được vãng sanh vào cõi Phật A-Di-Đà, được sự tôn kính của những vị Bồ-tát, A-la-hán. Đến khi những người ấy thành Phật cũng sẽ được vô số chư Phật, Bích-chi Phật, Bồ-tát, A-la-hán ngợi khen về ánh sáng như vậy; đồng thời các chúng Tỳ-kheo, Bồ-tát, A-la-hán, chư thiên, Đế Thích, nhân dân rất hân hoan vui mừng khi nghe sự ca ngợi ánh sáng này và không ai mà không ca ngợi theo.
Đức Phật dạy:
- Ta nói về ánh sáng của Phật A-Di-Đà thù thắng tốt đẹp, cao vời vợi, luôn luôn ca ngợi sự tốt đẹp ấy trong suốt một kiếp vẫn không thể hết được, nên Ta chỉ nói một phần nhỏ về sự tốt đẹp cho các ông nghe mà thôi.
Đức Phật nói về Phật A-Di-Đà khi còn làm Bồ-tát, mong cầu được 24 lời nguyện như vậy. Bấy giờ có thái tử con vua A Xà Thế cùng 500 người con của trưởng giả, mỗi người đều mang một lọng hoa bằng vàng, họ đi đến chỗ đức Thế Tôn, cung kính đảnh lễ dưới chân Phật và mang lọng hoa vàng dâng lên cúng dường Ngài. Sau đó, tất cả đều ngồi qua một bên nghe kinh. Thái tử và 500 người con của trưởng giả nghe 24 lời nguyện của đức Phật A-Di-Đà xong, họ vô cùng hoan hỷ, phấn chấn; thầm nguyện trong tâm: “Xin cho chúng con sau khi thành Phật, được như đức Phật A-Di-Đà”.
Đức Phật biết rõ ý nguyện của thái tử và con của các trưởng giả, Ngài bảo các thầy Tỳ-kheo:
- Thái tử con vua A-Xà-Thế và 500 người con trưởng giả này, vô số kiếp đời sau đều sẽ thành Phật như Phật A-Di-Đà.
Đức Phật dạy:
- Thái tử và các người con của trưởng giả này từ lúc an trú nơi đạo Bồ-tát đến nay, trải qua vô số kiếp và đã cúng dường bốn trăm ức đức Phật, nay họ đến đây cúng dường Ta. Bởi vì thái tử và các người con của trưởng giả vào đời trước thời Phật Ca-Diếp đã làm đệ tử của Ta, nên hôm nay cùng gặp nhau trong hội chúng này.
Các thầy Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, vô cùng vui vẻ hân hoan thay cho thái tử và con các trưởng giả.
Đức Phật bảo A-Nan:
- Đức A-Di-Đà làm Phật đến nay trải qua mười tiểu kiếp, cõi nước của Ngài tên Tu Ma Đề, ở ngay phương Tây, cách cõi Diêm Phù Đề này ngàn vạn ức cõi Phật Tu Di Sơn. Mặt đất ở cõi Phật A-Di-Đà toàn bằng bảy báu tự nhiên như: bạch kim, vàng, thủy tinh, lưu ly, san hô, hổ phách, xa cừ. Bảy thứ báu này hòa lẫn nhau làm thành mặt đất, vô cùng rộng lớn, bát ngát mênh mông vô cùng tận. Bảy thứ báu đó xen nhau, trộn lẫn với nhau, mỗi thứ báu tự tạo thành ánh sáng lấp lánh xen nhau, đẹp rực rỡ, mịn êm, thật tuyệt diệu, không gì sánh nổi. Đất bằng bảy báu này là tinh chất của các thứ báu từ khắp mười phương tự nhiên hợp thành, chúng tự hóa sanh như vậy. Đất báu ở cõi Phật A-Di-Đà sánh với bảy báu trên cõi trời sáu. Cõi nước của Phật A-Di-Đà không có núi Tu-Di. Trăng, sao, mặt trời, Tứ thiên vương ở cõi trời thứ nhất, trời Đao Lợi thứ hai đều ở giữa hư không. Ở cõi nước này không có biển lớn, cũng không có biển nhỏ, không có nước sông Hằng, không có núi rừng, suối khe, không có chốn tối tăm. Đất bảy báu ở cõi Phật A-Di-Đà rất bằng phẳng, không có địa ngục, ngạ quỷ, cầm thú và những loài côn trùng nhỏ nhít, không có A-tu-la, rồng, quỷ thần. Không bao giờ có trời mưa, cũng không có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Không có khí hậu quá lạnh hay quá nóng, khí hậu luôn ôn hòa, dễ chịu, rất thoải mái, không gì sánh được. Có vạn loại vật dụng tự nhiên, nhiều loại thực phẩm ngon, ý muốn khởi lên là tự nhiên có ngay trước mắt, không phải nhọc sức kiếm tìm. Những vật không dùng nữa, tức thì biến mất. Ví như những vật dụng tự nhiên trên cõi trời thứ sáu, tha hồ tùy ý.
Trong cõi nước của Phật A-Di-Đà, tất cả đều là Bồ-tát, A-la-hán; không có phụ nữ, và tuổi thọ ở đây đến vô số kiếp. Nếu có người nữ thì lúc qua đời liền hóa làm thân nam và chỉ có vô số những vị Bồ-tát, A-la-hán đều là những bậc thấy nghe thông tuệ. Dù xa xôi bao nhiêu, họ vẫn trông thấy nhau, vẫn gặp nhau, cùng nghe tiếng nói của nhau. Tất cả họ đều cầu đạo thiện, đồng một chủng tộc, không có người khác chủng tộc. Các Bồ-tát, A-la-hán ở cõi này diện mạo khôi ngô tuấn tú, tinh khiết tuyệt hảo, cùng một sắc diện, không có người xấu ác. Các Bồ-tát, A-la-hán đều hùng mạnh, tài giỏi, thông minh. Họ nương vào sự nương tựa tự nhiên, trong tâm chỉ nghĩ đến đạo đức. Nếu muốn nói lời gì, họ đoán biết ý nghĩ của nhau và thường nói ra những việc chính đáng, chỉ nói những lời kinh đạo. Họ không bao giờ nói xấu người khác. Âm vang ngôn ngữ của họ như 300 tiếng chuông đồng, biết sống kính yêu và không có người nào ganh ghét nhau. Họ sống có tôn ti trật tự, người trước dạy người sau, dùng nghĩa đúng lễ, biết kính trọng nhau như anh như em, lấy nhân hành nghĩa. Không hành động, nói năng bừa bãi mà cùng dạy bảo nhau bằng những lời chân thành, không chống báng nhau và cùng nhau tiếp nhận lời hay. Tâm của các Bồ-tát này rất thanh tịnh, không có tham tiếc; không bao giờ có tâm sân hận, dâm dục hay trạng thái ngu si; không có tâm tà mị, ý nghĩ đến phụ nữ. Có trí tuệ dõng mãnh, tâm hòa hiếu an vui, vui thích kinh đạo. Tự nhớ biết ngàn vạn ức kiếp đã qua, từ đâu sanh đến đây; những việc thiện ác, mất còn đời đã qua và biết tất cả trong đời hiện tại.
Những nơi nào Phật A-Di-Đà có thể giáo hóa như: tinh xá, giảng đường... thì những nơi ấy tự nhiên thành bảy báu như: vàng, bạc, thủy tinh, lưu ly, bạch ngọc, hổ phách, xa cừ cùng tự tạo thành sáng chói, trang nghiêm, tốt đẹp không gì sánh được. Chẳng phải do ai làm ra và cũng không biết từ đâu đến; không có người giữ lại, cũng chẳng có kẻ mang đi.
Công đức bản nguyện của Phật A-Di-Đà thật là sâu nặng. Những người nói trên nhờ làm thiện cho nên tự nhiên hóa sanh trong hội chúng hay giảng đường của họ những buổi luận kinh nói nghĩa, thuyết kinh, hành đạo. Tinh xá hay giảng đường của họ đều có lầu gác, lan can; có vàng, bạc, thủy tinh, lưu ly, bạch ngọc, hổ phách, xa cừ làm chuỗi anh lạc; có ngọc trắng, ngọc minh nguyệt, ngọc ma ni để giăng chen nhau, có lọng che phủ phía trên. Chúng tự tạo thành năm âm thanh vô cùng tuyệt diệu, không gì sánh được. Nhà cửa trú xứ của các Bồ-tát, A-la-hán đều do bảy báu như: vàng, bạc, thủy tinh, lưu ly, san hô, hổ phách, xa cừ, mã não hóa sanh hợp thành nhà cửa. Tất cả đều có lầu đài, lan can bằng bảy báu; có vàng, bạc, thủy tinh, san hô, bạch ngọc, hổ phách, xa cừ làm chuỗi anh lạc và dùng ngọc trắng, ngọc minh nguyệt, ngọc ma ni để giăng xen nhau, có lọng che phủ bên trên. Tất cả những thứ đó tạo thành năm âm thanh tuyệt diệu.
Tinh xá, giảng đường của Phật A-Di-Đà và trú xứ, nhà cửa của các Bồ-tát, A-la-hán từ trong đến ngoài, nơi nào cũng có ao hồ, suối chảy tự nhiên và cũng do bảy báu tự nhiên sanh ra; do vàng, bạc, thủy tinh, lưu ly, hổ phách, xa cừ cùng hợp lại tạo thành. Có ao thuần bằng vàng thì cát dưới đáy ao bằng bạch ngân. Có ao thuần bằng bạch ngân thì cát dưới đáy ao bằng vàng ròng. Có ao thuần bằng thủy tinh thì cát dưới đáy ao là lưu ly. Có ao thuần bằng lưu ly thì cát dưới đáy ao là thủy tinh. Có ao thuần bằng san hô thì cát dưới đáy ao bằng hổ phách. Có ao thuần bằng hổ phách thì cát dưới đáy ao bằng san hô. Có ao thuần bằng xa cừ thì cát dưới đáy ao là lưu ly. Có ao thuần bằng mã não thì cát dưới đáy ao bằng xa cừ. Có ao thuần bằng bạch ngọc thì cát dưới đáy ao bằng vàng màu tía. Có ao thuần bằng vàng màu tía thì cát dưới đáy ao bằng bạch ngọc.
Lại có hai thứ châu báu cùng tạo thành một cái ao và cát dưới đáy ao bằng vàng, bạc. Có ba thứ châu báu cùng tạo thành một cái ao và cát dưới đáy ao bằng vàng, bạc, thủy tinh. Có thứ bốn châu báu cùng tạo thành một cái ao và cát dưới đáy ao bằng vàng, bạc, thủy tinh, lưu ly. Có năm thứ châu báu cùng tạo thành một cái ao và cát dưới đáy ao bằng vàng, bạc, thủy tinh, lưu ly, san hô. Có sáu thứ châu báu cùng tạo thành một cái ao và cát dưới đáy ao bằng vàng, bạc, thủy tinh, lưu ly, san hô, hổ phách. Có bảy thứ châu báu cùng tạo thành một cái ao và cát dưới đáy ao bằng vàng, bạc, thủy tinh, lưu ly, san hô, hổ phách, xa cừ.
Nơi đó có ao hồ dài 40 dặm, có ao hồ dài 80 dặm, có ao hồ dài 160 dặm, có ao hồ dài 640 dặm, có ao hồ dài 1.280 dặm, có ao hồ dài 2.560 dặm, có ao hồ dài 5.120 dặm, có ao hồ dài 1 vạn 240 dặm, có ao hồ dài 2 vạn 480 dặm. Những ao hồ này chiều ngang và chiều rộng bằng nhau. Đây là nơi mà các Bồ-tát, A-la-hán thường dùng để tắm gội.
Đức Phật dạy:
- Ao tắm của Phật A-Di-Đà dài 4 vạn 8.000 dặm, chiều rộng cũng 4 vạn 8.000 dặm. Ao này đều bằng bảy báu cùng hợp lại thành. Cát dưới đáy ao bằng ngọc trắng, ngọc minh nguyệt và ngọc châu ma ni. Nước trong ao tắm của Phật A-Di-Đà và các Bồ-tát, A-la-hán trong veo và thơm tinh khiết. Trong ao có hoa thơm, trăm loại hoa tự nhiên sanh ra, nhiều sắc màu khác nhau, hương thơm khác nhau, mỗi cành có cả ngàn hoa lá rất thơm, không gì sánh được và cũng không thể dùng ngôn từ nào để diễn tả được mùi thơm ấy. Những đóa hoa này chẳng phải loại hoa của thế gian, cũng chẳng phải là hoa trên trời mà chúng được kết tinh bằng hương thơm của tất cả các loại hoa trong khắp mười phương và tự nhiên hóa sanh như vậy. Nước trong ao trôi chảy rót thành dòng và dòng nước ấy không chảy nhanh, không chảy chậm, chúng tạo thành năm âm thanh tuyệt diệu.
Đức Phật dạy:
- Hàng trời, người và những loài côn trùng, cầm thú nơi vô số cõi nước khắp mười phương được sanh vào nước Phật A-Di-Đà đều được hóa sanh trong ao hoa sen báu. Họ lớn lên tự nhiên mà không cần người nuôi dưỡng. Họ ăn những thức ăn tự nhiên. Thân thể của họ chẳng phải như thân thể những người ở thế gian, cũng chẳng phải thân thể của những người ở cõi trời. Họ tích tụ nhiều đức thiện, nên được thọ thân hư vô tự nhiên và thể của vô cực, vô cùng tốt đẹp không gì sánh được.
Đức Phật bảo A-Nan:
- Ví như ở thế gian có người hành khất nghèo nàn, bảo ông ta đứng cạnh nhà vua, như vậy diện mạo, dáng dấp của người hành khất thế nào? Có giống diện mạo, dáng dấp của nhà vua chăng?
Hiền giả A-Nan thưa:
- Nếu như kẻ hành khất ấy đứng bên cạnh vua thì diện mạo, dáng dấp của kẻ ấy rất xấu xí, không đẹp bằng nhà vua gấp trăm ngàn vạn ức lần. Vì sao? - Vì người hành khất nghèo nàn khốn khổ, chưa từng được bữa ăn ngon mà chỉ bị ăn những món ăn thô dở. Đã ăn dở, còn chẳng được no lòng, lấy gì để nuôi thân? Gân cốt rã rời, không có gì cấp dưỡng, thường bị thiếu thốn, đói khát, chẳng được đầy đủ, bị rét mướt, sợ sệt, sầu khổ... Chỉ vì đời trước người này ngu si không trí tuệ, lại tham lam bỏn xẻn, không có lòng từ thương xót làm việc thiện, mở rộng lòng thương bố thí cho người. Người này chỉ muốn được nhiều của cải, tham lam ăn uống, lại muốn ăn ngon, không tin bố thí đời sau sẽ được phước báo, không tin làm thiện đời sau sẽ được phước lành. Người này chỉ mong nắm giữ thật nhiều nên càng làm thêm nhiều điều ác. Đến lúc qua đời với hai bàn tay trắng, chẳng có một chút ân đức, cũng chẳng có chỗ cậy nhờ, vào trong đường ác chịu khổ đọa đày. Sau đó được thoát khỏi đường ác, được làm thân người nhưng làm người ở nơi hạ tiện, làm con trong nhà nghèo khổ, thân thể thô bỉ xấu xí, đơn độc một mình, áo quần rách rưới không đủ che thân, nên phải sống đời xin ăn, đói lạnh khốn khổ, sắc diện tiều tụy chẳng giống loài người. Người này do đời trước đã tạo nghiệp, nên chịu nhiều tai ương, hình phạt. Những người trông thấy không ai thương xót, bị đem bỏ ngoài phố chợ, chịu nắng mưa, sương gió nên gầy gộc, đen đúa, xấu xí và không sánh được với người như vậy.
Vì sao nhà vua được xem là người tôn quý, tốt đẹp nhất trong thiên hạ? - Bởi vì đời trước đã làm điều thiện, tin thọ kinh đạo, ban ân thí đức, thuận nghĩa bác ái, nhân từ bố thí, không tham lam ăn uống mà đem cho tất cả mọi người, không có sự tiếc nuối và hoàn toàn không chống trái, tranh cãi. Được phước thiện đã tạo, sau khi chết phước đức theo cùng nên không bị vào đường ác. Nay sanh làm người, được sống chốn vương gia, là vua tôn quý bậc nhất, đứng đầu cai trị nhân dân. Đó là người oai hùng vĩ đại, có diện mạo thuần khiết, từ hòa, thân thể đoan chánh nên được mọi người kính nể, tùy ý tha hồ muốn ăn ngon mặc đẹp. Nếu muốn điều gì, tự nhiên chúng sẽ hiện ngay trước mặt, hoàn toàn không có trái ý. Nhà vua là người tốt đẹp thù thắng trong cõi người, được hạnh phúc vô tư, nên có diện mạo sáng ngời và được tất cả như vậy.
Đức Phật bảo A-Nan:
- Nói như vậy, tuy đế vương bậc nhất trong thiên hạ nhưng nếu ông ta đứng bên cạnh vua Chuyển luân thì dung mạo của nhà vua xấu xí như kẻ hành khất đứng bên cạnh nhà vua vậy. Dung mạo của nhà vua sánh với sắc diện tốt đẹp của vua Chuyển luân không bằng trăm ngàn vạn ức lần.
Nếu như sự tuyệt hảo không gì sánh được của vua Chuyển luân đối với thiên hạ, thì vẫn không bằng sắc diện đoan chánh tốt đẹp thù thắng của trời Đế Thích gấp trăm ngàn vạn ức lần khi vua đứng bên cạnh trời Đế Thích.
Nếu như trời Đế Thích đứng bên cạnh đệ lục thiên vương thì dung mạo ấy rất xấu, không bằng sắc diện đoan chánh, tốt đẹp thù thắng của đệ lục thiên vương gấp trăm ngàn vạn ức lần.
Nếu như đệ lục thiên vương đứng bên cạnh các vị Bồ-tát, A-la-hán trong nước Phật A-Di-Đà thì sắc diện thiên vương quá xấu, không bằng sắc diện đoan chánh, tốt đẹp thù thắng của các vị Bồ-tát, A-la-hán trong nước Phật A-Di-Đà gấp trăm ngàn vạn ức lần.
Đức Phật dạy:
- Dung mạo của các Bồ-tát, A-la-hán ở nước Phật A-Di-Đà đều đoan chánh, tuyệt đẹp, không ai có thể sánh được. Họ là những người tiếp nối đạo lộ Niết-bàn.
Nơi nhà cửa, trú xứ, tinh xá, giảng đường hay bên trong, bên ngoài trên những ao tắm của Phật A-Di-Đà cùng các Bồ-tát, A-la-hán đều có cây bảy báu. Trong đó có cây thuần là vàng, cây thuần là bạc, cây thuần là thủy tinh, cây thuần là lưu ly, cây thuần là bạch ngọc, cây thuần là san hô, cây thuần là hổ phách, cây thuần là xa cừ. Mỗi loại cây tự xếp thành hàng khác nhau.
Có hai loại châu báu tạo thành một cây, như: cây bạc có rễ bạc, thân cây vàng, cành bạc, lá vàng, hoa bạc, quả vàng. Cây vàng có rễ vàng, thân cây bạc, cành vàng, lá bạc, hoa vàng, quả bạc. Cây thủy tinh có rễ thủy tinh, thân cây lưu ly, cành thủy tinh, lá lưu ly, hoa thủy tinh, quả lưu ly. Cây lưu ly có rễ lưu ly, thân cây thủy tinh, cành lưu ly, lá thủy tinh, hoa lưu ly, quả thủy tinh. Đây là hai loại châu báu cùng tạo thành một cây.
Có bốn loại châu báu cùng tạo tành một cây, như: cây thủy tinh, rễ thủy tinh, thân cây lưu ly, cành vàng, lá bạc, hoa thủy tinh, quả lưu ly. Cây lưu ly, rễ lưu ly, thân cây thủy tinh, cành vàng, lá bạc, hoa thủy tinh, quả lưu ly. Đây là bốn loại châu báu cùng tạo thành một cây, mỗi loại tự xếp thành hàng khác nhau.
Có năm loại châu báu cùng tạo thành một cây, như: cây bạc, rễ bạc, thân cây vàng, cành thủy tinh, lá lưu ly, hoa bạc, quả vàng. Cây vàng, rễ vàng, thân cây bằng bạc, cành thủy tinh, lá lưu ly, hoa san hô, quả bạc. Cây thủy tinh, rễ thủy tinh, thân cây lưu ly, cành ban hô, lá bạc, hoa vàng, quả lưu ly. Cây lưu ly, rễ lưu ly, thân cây san hô, cành thủy tinh, lá vàng, hoa bạc, quả san hô. Cây san hô, rễ san hô, thân cây lưu ly, cành thủy tinh, lá vàng, hoa bạc, quả lưu ly. Đây là năm loại châu báu cùng tạo thành một cây, mỗi loại tự xếp thành hàng khác nhau.
Có sáu loại châu báu cùng tạo thành một cây, như: cây bạc, rễ bạc, thân cây vàng, cành thủy tinh, lá lưu ly, hoa san hô, quả hổ phách. Cây vàng, rễ vàng, thân cây bạc, cành thủy tinh, lá lưu ly, hoa hổ phách, quả san hô. Cây thủy tinh, lá lưu ly, hoa hổ phách, quả san hô. Cây thủy tinh, rễ thủy tinh, thân cây lưu ly, cành san hô, lá hổ phách, hoa bạc, quả vàng. Cây lưu ly, rễ lưu ly, thân cây san hô, cành hổ phách, lá thủy tinh, hoa vàng, quả bạc. Đây là sáu loại châu báu cùng tạo thành một cây, mỗi loại tự xếp thành hàng khác nhau.
Có bảy loại châu báu cùng tạo thành một cây, như: cây bạc có rễ bạc, thân cây vàng, cành thủy tinh, lá lưu ly, hoa san hô, quả hổ phách. Cây vàng, rễ vàng, thân cây thủy tinh, cành lưu ly, lá san hô, hoa hổ phách, quả bạc. Cây thủy tinh, rễ thủy tinh, thân cây lưu ly, cành san hô, lá hổ phách, hoa xa cừ, quả bạch ngọc. Cây san hô, rễ san hô, thân cây hổ phách, cành bạch ngọc, lá lưu ly, hoa xa cừ, quả ngọc minh nguyệt. Cây hổ phách, rễ hổ phách, thân cây bạch ngọc, cành san hô, lá lưu ly, hoa thủy tinh, quả vàng. Cây bạch ngọc, rễ bạch ngọc, thân cây xa cừ, cành san hô, lá hổ phách, hoa vàng, quả ngọc ma ni. Đây là bảy thứ châu báu cùng tạo thành một cây, mỗi loại tự xếp thành hàng khác nhau. Từng hàng cây đan nhau, những thân cây tự thẳng tắp với nhau, những cành cây tự vươn lên ngang nhau, những chiếc lá cùng hướng về nhau, những bông hoa cùng nhau nở tròn và những quả tự lớn tương đương với nhau.
Đức Phật dạy:
- Phật A-Di-Đà sẽ ở trong tinh xá hay giảng đường, bên trong hay ngoài vòng quanh bên ao hồ bảy báu, phía trên bờ đều có những hàng cây bảy báu. Các Bồ-tát, A-la-hán ở trong nhà cửa bảy báu, bên trong hay bên ngoài ao hồ bảy báu, vòng quanh ven bờ đều có những hàng cây bảy báu. Mỗi nơi đều có hàng hàng trùng điệp đến hàng trăm hàng ngàn cây báu và mỗi cây tự tạo thành năm âm thanh vô cùng tuyệt diệu, không gì sánh được.
Đức Phật bảo A-Nan:
- Như một vị vua ở thế gian có trăm loại âm thanh kỹ nhạc, vẫn không hay bằng những âm thanh kỹ nhạc của vua Chuyển luân gấp trăm ngàn vạn ức. Như một vạn loại âm thanh kỹ nhạc của vua Chuyển luân, vẫn không bằng một âm thanh những kỹ nhạc của cõi trời Đao Lợi thứ hai, gấp trăm ngàn vạn ức lần. Một vạn âm thanh kỹ nhạc ở trên trời Đao Lợi vẫn không bằng một âm thanh trên cõi trời thứ sáu gấp trăm ngàn vạn ức lần.
Như một vạn loại âm thanh âm nhạc trên cõi trời thứ sáu vẫn không hay bằng một âm thanh của cây bảy báu trong cõi Phật A-Di-Đà, gấp trăm ngàn vạn ức lần. Trong cõi Phật A-Di-Đà cũng có vạn loại âm nhạc tự nhiên rất hay vô cùng vô tận.
Khi Phật A-Di-Đà và các Bồ-tát, A-la-hán muốn tắm gội thì mỗi người tự vào tắm gội trong ao bảy báu đó. Ý của các Bồ-tát, A-la-hán muốn làm cho nước đến chân thì nước sẽ ngập đến chân. Ý muốn làm cho nước đến đầu gối, tức thì nước sẽ đến đầu gối. Ý muốn làm cho nước đến lưng, tức thì nước sẽ đến lưng. Ý muốn làm cho nước đến ngực, tức thì nước sẽ đến ngực. Ý muốn làm cho nước đến cổ, tức thì nước sẽ đến cổ. Ý muốn làm cho nước tự giội lên thân, tức thì nước sẽ tự giội lên thân. Ý muốn làm cho nước trở lại như cũ, tức thì nước sẽ trở lại như cũ... Tha hồ tùy theo ý thích của mỗi người.
Đức Phật dạy:
- Khi Phật A-Di-Đà cùng các Bồ-tát, A-la-hán đã tắm xong, tất cả sẽ thấy mình ngồi trên một hoa sen lớn, đồng thời tự nhiên có gió từ bốn phương nổi lên. Những ngọn gió này không phải gió của thế gian, cũng chẳng phải gió trên trời, mà chính là những ngọn gió khắp mười phương tự nhiên hợp lại hóa thành. Gió này không lạnh không nóng, mà luôn luôn điều hòa, thích ứng với mọi người. Nó rất mát mẻ trong lành, không gì sánh được. Gió từ từ thổi đến không nhanh không chậm, hợp với tiện nghi. Gió này thổi vào hàng cây bảy báu tạo thành năm âm thanh, làm cho cây hoa bảy báu che phủ cả nước Phật và tung rải trên Phật cùng các Bồ-tát, A-la-hán. Hoa rơi xuống đất dày đến bốn tấc, vô cùng tốt đẹp mềm mại, không gì sánh được. Tự nhiên gió thổi đến cuốn bay những bông hoa héo ấy đi. Và gió từ bốn phương tự nhiên thổi vào hàng cây bảy báu, những hàng cây ấy tạo thành năm âm thanh, và những cây hoa tự nhiên tung rải lên trên đức Phật cùng các Bồ-tát, A-la-hán. Hoa héo thì rơi xuống đất, liền tự nhiên bay đi. Bốn phương gió lại nổi lên thổi vào cây bảy báu, cả bốn lần như vậy.
Trong số những vị Bồ-tát, A-la-hán ấy, có người chỉ muốn nghe kinh,, có người chỉ muốn nghe âm nhạc, có người chỉ muốn nghe mùi thơm của hoa. Có người không muốn nghe kinh, có người không muốn nghe tiếng nhạc, có người không muốn nghe mùi thơm của hoa. Người nào thích nghe cái gì, liền sẽ được nghe cái ấy. Và người không muốn nghe cái gì thì chỉ nghe một thứ. Tùy ý ưa thích của mỗi người mà không hề bị trái ý bao giờ.
Tắm gội xong, mỗi người tự đi làm việc đạo: có người thì giảng kinh nơi đất bằng, người tụng kinh, người thuyết kinh, người trì kinh, người nghe kinh, người niệm kinh, người tư duy về đạo, người tọa thiền, người kinh hành... Trong đó có người giảng kinh trong hư không, người tụng kinh, người thuyết kinh, người trì kinh, người nghe kinh, người niệm kinh, người tư duy về đạo, người nhất tâm tọa thiền, người kinh hành. Người chưa đắc đạo Tu-đà-hoàn, liền đắc đạo Tu-đà-hoàn. Người chưa đắc đạo Tư-đà-hàm, liền đắc đạo Tư-đà-hàm. Người chưa đắc đạo A-na-hàm, liền đắc đạo A-na-hàm. Người chưa đắc đạo A-la-hán, liền đắc đạo A-la-hán. Người chưa đắc Bồ-tát Bất thối chuyển, liền đắc Bồ-tát Bất thối chuyển.
Mỗi người tự thuyết kinh hành đạo và tất cả đều đắc đạo, không ai mà không hân hoan vui mừng. Trong những vị Bồ-tát này, có những vị muốn cúng dường vô số chư Phật khắp mười phương, tức thời họ vân tập đến trước đức Phật, đảnh lễ, thưa thỉnh, cúng dường vô số chư Phật khắp mười phương. Chư Phật lặng yên nhận lời thưa thỉnh, làm cho các Bồ-tát vô cùng hoan hỷ, nhiều đến ngàn vạn ức người, nhiều vô lượng vô số, không thể tính đếm được. Các vị Bồ-tát này đều có trí tuệ dõng mãnh, họ bay tiếp nối nhau cùng đến chỗ vô số chư Phật khắp mười phương, đảnh lễ trước các đức Phật. Các Bồ-tát muốn có đủ thứ vật tự nhiên để cúng dường, tức thời tự nhiên có trăm hoa với đủ sắc màu, trăm thứ vải vóc nhung lụa đẹp, trăm loại y kiếp- ba và đèn bằng bảy báu, vạn loại âm nhạc... Tất cả đều hiện hữu trước mặt. Hương thơm của loài hoa ở đây là do nhiều loại tự nhiên khắp mười phương hòa hợp mà hóa sanh, chứ chẳng phải vật ở thế gian hay vật ở trên trời tạo ra. Người nào muốn có hương thơm, tự nhiên sẽ có ngay và không muốn dùng nữa tức thì hương ấy bay đi. Các vị Bồ-tát muốn đem những vật cúng dường chư Phật, Bồ-tát, A-la-hán, tùy theo ý muốn cúng một bên, hai bên, trước, sau, giáp vòng chung quanh các Ngài, tức thời đến ngay. Trong những giờ phút ấy, họ vô cùng vui vẻ, không thể dùng ngôn từ để diễn đạt được.
Nếu ý của các vị Bồ-tát muốn có 40 dặm hoa, tức thì tự nhiên có hoa ngay. Họ sẽ ở trong hư không cùng mang hoa tung lên trên chư Phật và Bồ-tát, A-la-hán. Những đóa hoa tươi đẹp ngát hương được rơi xuống từ hư không. Đến khi hoa héo, sẽ tự rơi xuống đất, và tự nhiên gió lớn thổi đến, cuốn những hoa héo ấy bay đi.
Nếu các vị Bồ-tát muốn có 80 dặm hoa, tức thì tự nhiên có hoa ngay. Họ sẽ ở trong hư không cùng mang hoa tung lên trên chư Phật và Bồ-tát, A-la-hán. Những đóa hoa tươi đẹp ngát hương được rơi xuống từ hư không. Đến khi hoa héo, sẽ tự rơi xuống đất, và tự nhiên gió lớn thổi đến, cuốn những hoa héo ấy bay đi.
Các vị Bồ-tát muốn có 160 dặm hoa, tức thì tự nhiên có hoa ngay. Họ sẽ ở trong hư không cùng mang hoa tung lên trên chư Phật và Bồ-tát, A-la-hán. Những đóa hoa tươi đẹp ngát hương được rơi xuống từ hư không. Đến khi hoa héo, sẽ tự rơi xuống đất, và tự nhiên gió lớn thổi đến, cuốn những hoa héo ấy bay đi.
Các vị Bồ-tát muốn có 320 dặm hoa, tức thì tự nhiên có hoa ngay. Họ sẽ ở trong hư không cùng mang hoa tung lên trên chư Phật và Bồ-tát, A-la-hán. Những đóa hoa tươi đẹp ngát hương được rơi xuống từ hư không. Đến khi hoa héo, sẽ tự rơi xuống đất, và tự nhiên gió lớn thổi đến, cuốn những hoa héo ấy bay đi.
Các vị Bồ-tát muốn có 640 dặm hoa, tức thì tự nhiên có hoa ngay. Họ sẽ ở trong hư không cùng mang hoa tung lên trên chư Phật và Bồ-tát, A-la-hán. Những đóa hoa tươi đẹp ngát hương được rơi xuống từ hư không. Đến khi hoa héo, sẽ tự rơi xuống đất, và tự nhiên gió lớn thổi đến, cuốn những hoa héo ấy bay đi.
Các vị Bồ-tát muốn có 1.280 dặm hoa, tức thì tự nhiên có hoa ngay. Họ sẽ ở trong hư không cùng mang hoa tung lên trên chư Phật và Bồ-tát, A-la-hán. Những đóa hoa tươi đẹp ngát hương được rơi xuống từ hư không. Đến khi hoa héo, sẽ tự rơi xuống đất, và tự nhiên gió lớn thổi đến, cuốn những hoa héo ấy bay đi.
Các vị Bồ-tát muốn có 2.560 dặm hoa, tức thì tự nhiên có hoa ngay. Họ sẽ ở trong hư không cùng mang hoa tung lên trên chư Phật và Bồ-tát, A-la-hán. Những đóa hoa tươi đẹp ngát hương được rơi xuống từ hư không. Đến khi hoa héo, sẽ tự rơi xuống đất, và tự nhiên gió lớn thổi đến, cuốn những hoa héo ấy bay đi.
Các vị Bồ-tát muốn có 5.120 dặm hoa, tức thì tự nhiên có hoa ngay. Họ sẽ ở trong hư không cùng mang hoa tung lên trên chư Phật và Bồ-tát, A-la-hán. Những đóa hoa tươi đẹp ngát hương được rơi xuống từ hư không. Đến khi hoa héo, sẽ tự rơi xuống đất, và tự nhiên gió lớn thổi đến, cuốn những hoa héo ấy bay đi.
Các vị Bồ-tát muốn có 1 vạn 2.410 dặm hoa, tức thì tự nhiên có hoa ngay. Họ sẽ ở trong hư không cùng mang hoa tung lên trên chư Phật và Bồ-tát, A-la-hán. Những đóa hoa tươi đẹp ngát hương được rơi xuống từ hư không. Đến khi hoa héo, sẽ tự rơi xuống đất, và tự nhiên gió lớn thổi đến, cuốn những hoa héo ấy bay đi.
Các vị Bồ-tát muốn có 2 vạn 480 dặm hoa, tức thì tự nhiên có hoa ngay. Họ sẽ ở trong hư không cùng mang hoa tung lên trên chư Phật và Bồ-tát, A-la-hán. Những đóa hoa tươi đẹp ngát hương được rơi xuống từ hư không. Đến khi hoa héo, sẽ tự rơi xuống đất, và tự nhiên gió lớn thổi đến, cuốn những hoa héo ấy bay đi.
Các vị Bồ-tát muốn có 5 vạn dặm hoa, tức thì tự nhiên có hoa ngay. Họ sẽ ở trong hư không cùng mang hoa tung lên trên chư Phật và Bồ-tát, A-la-hán. Những đóa hoa tươi đẹp ngát hương được rơi xuống từ hư không. Đến khi hoa héo, sẽ tự rơi xuống đất, và tự nhiên gió lớn thổi đến, cuốn những hoa héo ấy bay đi.
Các vị Bồ-tát muốn có 10 vạn dặm hoa, tức thì tự nhiên có hoa ngay. Họ sẽ ở trong hư không cùng mang hoa tung lên trên chư Phật và Bồ-tát, A-la-hán. Những đóa hoa tươi đẹp ngát hương được rơi xuống từ hư không. Đến khi hoa héo, sẽ tự rơi xuống đất, và tự nhiên gió lớn thổi đến, cuốn những hoa héo ấy bay đi.
Các vị Bồ-tát muốn có 40 vạn dặm hoa, tức thì tự nhiên có hoa ngay. Họ sẽ ở trong hư không cùng mang hoa tung lên trên chư Phật và Bồ-tát, A-la-hán. Những đóa hoa tươi đẹp ngát hương được rơi xuống từ hư không. Đến khi hoa héo, sẽ tự rơi xuống đất, và tự nhiên gió lớn thổi đến, cuốn những hoa héo ấy bay đi.
Các vị Bồ-tát muốn có 80 vạn dặm hoa, tức thì tự nhiên có hoa ngay. Họ sẽ ở trong hư không cùng mang hoa tung lên trên chư Phật và Bồ-tát, A-la-hán. Những đóa hoa tươi đẹp ngát hương được rơi xuống từ hư không. Đến khi hoa héo, sẽ tự rơi xuống đất, và tự nhiên gió lớn thổi đến, cuốn những hoa héo ấy bay đi.
Các vị Bồ-tát muốn có 160 vạn dặm hoa, tức thì tự nhiên có hoa ngay. Họ sẽ ở trong hư không cùng mang hoa tung lên trên chư Phật và Bồ-tát, A-la-hán. Những đóa hoa tươi đẹp ngát hương được rơi xuống từ hư không. Đến khi hoa héo, sẽ tự rơi xuống đất, và tự nhiên gió lớn thổi đến, cuốn những hoa héo ấy bay đi.
Các vị Bồ-tát muốn có 300 vạn dặm hoa, tức thì tự nhiên có hoa ngay. Họ sẽ ở trong hư không cùng mang hoa tung lên trên chư Phật và Bồ-tát, A-la-hán. Những đóa hoa tươi đẹp ngát hương được rơi xuống từ hư không. Đến khi hoa héo, sẽ tự rơi xuống đất, và tự nhiên gió lớn thổi đến, cuốn những hoa héo ấy bay đi.
Các vị Bồ-tát muốn có 600 vạn dặm hoa, tức thì tự nhiên có hoa ngay. Họ sẽ ở trong hư không cùng mang hoa tung lên trên chư Phật và Bồ-tát, A-la-hán. Tự nhiên những đóa hoa ấy hợp lại thành một bông hoa, với những cánh hoa xoay tròn đều đặn,đẹp hơn trước gấp bội.
Bông hoa rất tươi đẹp, mượt mà vượt bậc hơn trước gấp trăm ngàn lần, với màu sắc đặc thù, hương thơm không thể dùng ngôn từ để diễn tả được. Các Bồ-tát vô cùng hoan hỷ, ở trong hư không cùng trỗi lên kỹ nhạc, âm thanh tự nhiên để làm vui đẹp lòng chư Phật, Bồ-tát, A-la-hán.
Ngay thời điểm này, ai nấy đều vui không thể nói hết. Các Bồ-tát ngồi nghe kinh, nghe kinh xong đều đọc tụng thông suốt, hiểu rõ ý kinh, càng tăng trí tuệ sáng suốt. Lúc ấy, trong các cõi nước, từ cõi trời Tứ thiên thứ nhất, đến cõi trời thứ ba mươi ba, chư thiên và loài người đều mang đến những vật tự nhiên của cõi trời để cúng dường chư Bồ-tát và A-la-hán. Chư thiên và loài người lại ở trong hư không trỗi lên những âm nhạc lớn. Theo trình tự, họ lần lượt kẻ trước người sau đến cúng dường các Bồ-tát. Chư thiên và loài người hoan hỷ nghe kinh và trỗi lên âm nhạc lớn. Trong những giờ phút này, vui không thể kể xiết.
Các Bồ-tát nghe kinh và cúng dường xong, đứng dậy đảnh lễ đức Phật rồi lui ra. Họ bay đến vô số chư Phật khắp mười phương nghe kinh và cúng dường theo trình tự như trước. Sau khi đã hoàn tất, đến gần trưa họ bay về nước mình đảnh lễ đức Phật A-Di-Đà rồi ngồi xuống nghe kinh với tâm vô cùng hỷ lạc.
Đức Phật dạy:
- Khi đức Phật A-Di-Đà và các Bồ-tát, A-la-hán sắp thọ trai thì tự nhiên có ghế bằng bảy báu cùng chỗ ngồi được trải vải nhung mềm mịn êm ái tùy theo ý muốn. Trước khi Phật và Bồ-tát ngồi lên tòa thì đã có bát bảy báu, tự nhiên trong bát có đầy đủ thực phẩm thơm ngon. Loại thực phẩm này chẳng phải của thế gian, cũng chẳng phải trên trời, mà đó là tinh chất trong tất cả những thực phẩm của khắp mười phương. Nó thơm ngon tuyệt vời không gì sánh được, tự nhiên hóa sanh như vậy. Nếu ai muốn được vị ngọt ngon thế nào thì sẽ có tùy theo ý muốn.
Trong những Bồ-tát, A-la-hán này, có vị muốn bát bằng vàng, có vị muốn bát bằng bạc, có vị muốn bát bằng thủy tinh, có vị muốn bát bằng san hô, có vị muốn bát bằng hổ phách, có vị muốn bát bằng bạch ngọc, có vị muốn bát bằng xa-cừ, có vị muốn bát bằng mã não, có vị muốn bát bằng ngọc minh nguyệt, có vị muốn bát bằng ngọc ma ni, có vị muốn bát bằng vàng ròng... tùy theo ý mà có ngay. Bát này không từ đâu đến, không có ai cúng dường, được hóa sanh tự nhiên. Các Bồ-tát, A-la-hán đều thọ trai, thực phẩm không nhiều, cũng không ít mà bằng nhau. Không ai khen chê thức ăn ngon hay dở, và cũng không vì thức ăn ngon nên vui vẻ. Thọ trai xong, tất cả những thức ăn, bình bát, tòa ngồi tự nhiên biến mất. Đến khi sắp thọ trai thì sẽ hóa sanh lại như vậy. Tâm của các Bồ-tát, A-la-hán rất trong sạch. Sự ăn uống của họ chỉ để làm khí lực cho nên chất thải tự tiêu tan, hoàn toàn không còn gì.
Đức Phật bảo A-Nan:
- Khi đức Phật A-Di-Đà thuyết kinh cho các Bồ-tát, A-la-hán thì trên giảng đường đại hội có vô số Bồ-tát, A-la-hán, chư thiên và loài người - nhiều không tính được - bay đến chỗ đức Phật A-Di-Đà cung kính đảnh lễ, ngồi nghe kinh. Đức Phật giảng rộng về kinh lớn của đạo trí cho tất cả nghe biết, nên tâm tư ai nấy cũng phấn chấn vui mừng vì được chỉ bày, cởi mở, tức thời gió từ bốn phương tự nhiên nổi dậy, thổi vào cây bảy báu tạo thành năm âm thanh. Hoa nơi cây bảy báu che phủ cả cõi nước này và từ hư không rơi xuống. Hương thơm của hoa lan tỏa khắp trong một cõi và tung rải lên trên đức Phật A-Di-Đà cùng các Bồ-tát, A-la-hán. Hoa rơi xuống đất dày đến 4 tấc. Hoa héo đều bị gió lớn tự nhiên cuốn đi. Gió từ 4 phương thổi vào cây hoa bảy báu bốn lần như vậy, tức là trời Tứ thiên vương thứ nhất, trời Đao Lợi thứ hai, cho đến cõi trời thứ ba mươi ba. Chư thiên và loài người đem vạn loại vật tự nhiên của trên trời như trăm loại hoa xen lẫn nhiều màu sắc, trăm loại hương thơm, trăm loại vải tốt mịn, trăm loại vải tùy ý may y phục, vạn loại âm nhạc thù thắng gấp bội hơn trước. Họ mang đến đảnh lễ đức Phật A-Di-Đà rồi cúng dường Phật, các Bồ-tát và A-la-hán. Chư thiên, loài người lại trỗi lên những âm thanh hùng vĩ để làm đẹp lòng Phật A-Di-Đà và các Bồ-tát, A-la-hán. Trong những giờ phút này, vui không thể nói hết được. Chư thiên theo trình tự lần lượt kẻ trước người sau đến cúng dường như những vị trước đã cúng dường.
Vô số cõi nước ở phương Đông, nhiều không thể tính đếm, nhiều như cát sông Hằng, mà mỗi hạt cát là một đức Phật và số nhiều ấy cũng như vậy. Các đức Phật này dạy vô số các Bồ-tát số đông không tính hết, bay đến chỗ đức Phật A-Di-Đà đảnh lễ và nghe kinh. Với tâm tư hân hoan vui mừng, họ đứng dậy đảnh lễ Phật mà lui ra.
Chư Phật ở phương Tây, phương Bắc, phương Nam và bốn góc, nhiều như cát sông Hằng, các Ngài dạy vô số các Bồ-tát bay đến chỗ đức Phật A-Di-Đà đảnh lễ và nghe kinh cũng như vậy.
Chư Phật ở phương trên, phương dưới, số nhiều như cát sông Hằng, đều dạy các Bồ-tát nhiều vô lượng vô số bay đến chỗ Phật A-Di-Đà đảnh lễ và nghe kinh. Lần lượt, lần lượt nối tiếp nhau như vậy mà không lúc nào ngưng dứt.
Đức Phật dạy:
- Sở dĩ chư Phật lấy cụm từ “nhiều như số cát sông Hằng” để chỉ cho số lượng, bởi vì vô số chư Phật ở khắp mười phương, trên dưới rất đông, rất nhiều, không thể tính đếm được, cho nên lấy cụm từ này làm số tượng trưng.
Đức Phật bảo tôn giả A-Nan:
- Khi đức Phật A-Di-Đà thuyết kinh cho các Bồ-tát, A-la-hán xong, trong số chư thiên và loài người ở đây có người chưa đạt đạo liền đạt đạo, có người chưa đắc quả Tu-đà-hoàn liền đắc quả Tu-đà-hoàn, có người chưa đắc quả Tư-đà-hàm liền đắc quả Tư-đà-hàm, người chưa đắc quả A-na-hàm liền đắc A-na-hàm, người chưa đắc quả A-la-hán liền đắc quả A-la-hán, người chưa đắc Bồ-tát Bất thối chuyển liền đắc Bồ-tát Bất thối chuyển. Đức Phật A-Di-Đà tùy theo đời trước của người đó và đạo tâm mong cầu của họ lớn hay nhỏ mà tùy hỷ truyền trao chỉ dạy, làm cho họ tỏ ngộ, trí tuệ sáng suốt, tự ưa vui với sở nguyện kinh đạo, không ai mà không hoan hỷ tụng tập kinh này. Họ tụng kinh thông thạo, không hề biết nhàm biết chán. Trong những Bồ-tát, A-la-hán có người tụng kinh âm thanh như ba trăm tiếng chuông lớn, có người thuyết kinh như gió lốc mưa rào. Như vậy trọn một kiếp mới xong, chưa có lúc nào mỏi mệt. Họ có trí tuệ dõng mãnh, thân thể nhẹ nhàng, không bao giờ biết đau yếu. Tất cả lúc đi - đứng - ngồi - nằm đều uy nghiêm, vững chãi, oai hùng như vua trong loài sư tử; ở trong chốn núi sâu hay đi đến nơi nào, không ai dám ngang hàng, cũng không có ý nghi ngờ, sợ hãi. Không bao giờ do dự, tính toán và biết phải làm gì, gấp trăm ngàn vạn ức lần. Đó là vua trong loài sư tử, gấp trăm ngàn vạn ức lần vẫn không bằng sự dõng mãnh của đệ tử thứ hai của Ta là Đại Mục Kiền Liên. Gấp trăm ngàn vạn ức lần như Đại Mục Kiền Liên đối với những Bồ-tát, A-la-hán ở cõi Ta thật là cao tột, không gì sánh được. Hiền giả bay đi hay dừng lại, trí tuệ luôn dõng mãnh, thấy nghe xuyên suốt tất cả, biết rõ việc quá khứ, tương lai và hiện tại của mười phương. Gấp trăm ngàn vạn ức lần như vậy cọng chung làm một trí tuệ đem đặt bên các A-la-hán trong cõi Phật A-Di-Đà thì đức ấy vẫn không sánh bằng, gấp trăm ngàn vạn ức lần.
Bồ-tát A-Dật quỳ gối, cung kính chắp tay bạch Phật:
- Các A-la-hán trong cõi Phật A-Di-Đà có nhập Nê-hoàn chăng? Con xin muốn nghe điều này.
Đức Phật dạy:
- Thầy có thấy những ngôi sao khắp bốn phương trời không?
Bồ-tát A-Dật thưa:
- Thưa, con có thấy.
Đức Phật dạy:
- Như người đệ tử thứ hai của Ta là Đại Mục Kiền Liên bay lên trời một ngày một đêm, tính biết có bao nhiêu ngôi sao. Sao ở bốn phương trời này rất là nhiều, nhiều gấp trăm ngàn vạn ức lần, không thể tính đếm được. Như vậy, lấy bớt một giọt nước trong biển cả mênh mông thì có thể làm cho giảm đi một ít nước trong biển ấy chăng?
Bồ-tát thưa:
- Múc đi trăm ngàn vạn ức thùng nước vẫn không thể làm giảm chút ít nước trong biển cả được.
Đức Phật dạy:
- Các A-la-hán trong cõi Phật A-Di-Đà tuy có nhập Niết-bàn cũng như giảm đi một giọt nước trong biển cả mênh mông kia vậy, không thể làm cho những vị A-la-hán giảm bớt được.
- Bạch đức Thế Tôn! Giảm bớt trăm ngàn vạn ức khe nước vẫn không thể biết giảm mất một tí nào.
- Lấy bớt lượng nước trong biển cả bằng một sông Hằng, há có thể biết được chút ít không?
- Bạch đức Thế Tôn! Lấy bớt trăm ngàn vạn ức lượng nước như sông Hằng vẫn không thể biết là giảm tí nào.
- Các A-la-hán ở cõi Phật A-Di-Đà nhập Niết-bàn nhiều vô số nhưng những người mới đắc đạo cũng nhiều vô số, nên không tăng giảm.
- Làm cho các dòng nước đều chảy vào trong biển lớn thì có thể làm cho biển lớn ấy thêm nhiều không?
- Bạch đức Thế Tôn! Biển ấy không thể thêm nhiều hơn. Vì sao? - Vì biển cả là vua của các dòng nước, cho nên mới như vậy.
Đức Phật dạy:
- Cõi Phật A-Di-Đà cũng như vậy, đều làm cho vô số chúng sanh, chư thiên và loài người, loài côn trùng nhỏ nhít nơi vô số cõi nước khắp mười phương được vãng sanh rất nhiều, rất đông không thể tính đếm được. Các Bồ-tát, A-la-hán trong cõi Phật A-Di-Đà là chúng Tỳ-kheo Tăng, vẫn theo như cũ không bị tăng giảm, làm thay đổi. Vì sao? - Vì cõi Phật A-Di-Đà cực kỳ an lạc, là vua của các thiện nghiệp trong vô số các cõi nước khắp mười phương, là hùng tráng nhất trong các cõi nước, là châu báu trong các cõi nước, là tuổi thọ miên trường trong các cõi nước, là những kiệt xuất trong các cõi nước, là bao la nhất trong các cõi nước, là kinh đô trong các cõi nước, vô vi tự nhiên tột đỉnh của hạnh phúc, an vui tốt đẹp và sáng lạng. Vì sao? - Vì khi Phật A-Di-Đà còn làm Bồ-tát đã phát nguyện tinh tấn dõng mãnh, không biếng lười, cho nên đạt quả phước như vậy.
Bồ-tát A-Dật rất hoan hỷ, quỳ gối chắp tay bạch Phật:
- Đức Thế Tôn nói về cõi nước của Phật A-Di-Đà chỉ có an vui, tốt đẹp, sáng lạng và thù thắng, không thể so sánh thôi sao?
Đức Phật dạy:
- Trú xứ của các Bồ-tát, A-la-hán, trong đó nhà cửa bằng bảy báu. Có người ở trong hư không, có người ở nơi đất bằng, có người muốn làm nhà thật cao, tức thì nhà cửa thật cao. Có người muốn nhà cửa thật rộng lớn, tức thì nhà cửa rộng lớn. Tất cả thể hiện tùy theo ý muốn một cách tự nhiên. Có trường hợp đặc biệt không thể làm cho nhà cửa tùy theo ý của người được. Vì sao? - Vì những người có thể làm cho nhà cửa tùy theo ý đều do đời trước - khi cầu đạo Bồ-tát - thường tinh tấn và từ tâm, càng làm nhiều thiện nghiệp nên đưa đến nhiều phước đức. Còn trường hợp khác không thể tùy theo ý muốn là vì đời trước - khi cầu đạo - không tinh tấn, thiếu từ tâm làm thêm nhiều thiện nghiệp nên đưa đến thiếu phước đức.
Ở cõi Phật A-Di-Đà những y phục và thực phẩm đều tự nhiên bình đẳng, nhưng đức thì có nhiều hay ít, do người có tinh tấn dõng mãnh hay không, thể hiện cho chúng ta thấy rõ như vậy.
Đức Phật bảo:
- Các ông có thấy trú xứ của đệ lục Thiên vương không?
- Bạch đức Thế Tôn, chúng con có thấy.
Đức Phật dạy:
- Giảng đường, nhà cửa, đất đai ở cõi Phật A-Di-Đà thù thắng gấp trăm ngàn vạn ức trú xứ của đệ lục Thiên vương. Các Bồ-tát, A-la-hán có sự thấy nghe xuyên suốt tất cả. Họ thấy biết mọi sự thời quá khứ, tương lai và hiện tại khắp mười phương.
Lại có vô số nhân dân và những loài súc sanh, côn trùng nhỏ nhít ở trên trời dưới đất, có tâm tư ý nghĩ về sự thiện ác hay phát ngôn đều biết hiện còn bao nhiêu năm hay đến kiếp nào được cứu thoát sanh vào cõi người, được vãng sanh vào cõi Phật A-Di-Đà, lúc nào sẽ làm A-la-hán, Bồ-tát... đều đoán biết tất cả. Trên đảnh của các Bồ-tát, A-la-hán tự phát ra ánh sáng tỏa chiếu lớn hoặc nhỏ.
Trong số các Bồ-tát, có hai vị Bồ-tát tối tôn thường đứng hầu bên phải và bên trái đức Phật. Ngài thường cùng hai vị Bồ-tát này đối thoại, luận bàn những việc thời quá khứ, tương lai và hiện tại của chúng sanh khắp mười phương. Hoặc sai hai vị Bồ-tát này đến chỗ vô số các đức Phật khắp mười phương. Họ liền bay đi, tùy theo ý muốn bay đến nơi nào, nhanh chóng như Phật và thật dõng mãnh không ai sánh bằng. Hai vị đó là Bồ-tát Cái Lâu Tuyên và Bồ-tát Ma Ha Na Bát. Hai vị này có ánh sáng trí tuệ tối thượng, hào quang trên đảnh tỏa chiếu đến phương khác, thường sáng rực rỡ đến ngàn núi Tu-Di trong cõi Phật. Hào quang trên đảnh các Bồ-tát cõi này tỏa chiếu khắp ngàn vạn ức dặm. Hào quang trên đảnh các A-la-hán tỏa chiếu bảy trượng.
Đức Phật dạy:
- Nếu có người thiện nam, thiện nữ, hay người dân nào ở thế gian gặp việc liên lụy đến quan quyền, khủng bố, nạn gấp rút mà biết quay về đảnh lễ, nương tựa nơi Bồ-tát Cái Lâu Tuyên và Bồ-tát Ma Ha Na Bát thì sẽ được thoát khỏi tất cả.
Đức Phật bảo Bồ-tát A-Dật:
- Hào quang trên đảnh đức Phật A-Di-Đà tỏa sáng cực kỳ vĩ đại, làm cho ánh sáng của trăng, sao, mặt trời trong hư không phải dừng lại, không thể vận hành, không thể phát sáng, vì hào quang rực rỡ của Phật đã phủ che tất cả. Hào quang Phật tỏa chiếu trong cõi nước và tỏa chiếu khắp các cõi nước phương khác lúc nào cũng rực rỡ sáng ngời, không bao giờ có bóng tối. Cõi Phật A-Di-Đà không có thời gian một ngày, hai ngày; không có năm ngày, mười ngày; không có mười lăm ngày hay một tháng; không có năm tháng, mười tháng, năm năm hay mười năm; không có trăm năm, ngàn năm, không có vạn năm hay vạn ức năm; không có trăm ngàn vạn ức năm; không có một kiếp, mười kiếp, trăm kiếp, ngàn kiếp; không có vạn kiếp hay trăm vạn kiếp; không có ngàn vạn kiếp hay trăm ức vạn kiếp.
Hào quang của Phật A-Di-Đà sáng đến vô cùng vô cực. Sáng đến kiếp sau cho đến vô số kiếp. Vô số kiếp rồi lại đến vô số kiếp. Vô số kiếp đến vô lượng kiếp, không bao giờ có lúc tối tăm. Cõi nước và cõi trời không có lúc tan hoại. Vì sao? - Vì tuổi thọ của Phật A-Di-Đà cực kỳ viên mãn, cõi nước vô cùng tốt đẹp cho nên mới được như vậy. Tuổi thọ của Phật A-Di-Đà cho đến kiếp sau, vô số kiếp rồi lại vô số kiếp Ngài vẫn chưa vào Niết-bàn. Đức Phật giáo hóa ở thế gian là ý muốn hóa độ cho chư thiên, nhân dân và loài súc sanh, côn trùng nhỏ nhít nơi vô số cõi nước khắp mười phương. Ngài muốn làm cho những chúng sanh ấy được sanh sang cõi nước của Ngài và tất cả đều đắc đạo Nê-hoàn. Những vị đã làm Bồ-tát cõi nước này, Ngài lại muốn cho họ được làm Phật. Đã làm Phật rồi chuyển đến giáo hóa cho chư thiên, nhân dân, súc sanh và loài côn trùng nhỏ nhít khắp mười phương. Lại muốn khiến cho họ làm Phật. Đã làm Phật rồi lại giáo hóa cho chư thiên, nhân dân và những loài súc sanh, côn trùng nhỏ nhiệm, làm cho họ đắc đạo Nê-hoàn.
Những người có thể dạy bảo được thì dạy bảo lần lượt, họ lại dạy cho người khác và cùng được độ thoát, cho đến làm cho đắc quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi Phật đạo, cùng nhau được độ thoát và được đắc đạo Nê-hoàn. Tất cả được như vậy mà Ngài vẫn chưa muốn vào Nê-hoàn. Sự độ thoát của Phật A-Di-Đà lần lượt như vậy. Ngài trụ thế vô số kiếp, vô số kiếp không thể tính toán được mà Ngài vẫn chưa lúc nào vào Nê-hoàn.
Vô số chư thiên, nhân dân và loài côn trùng nhỏ nhít khắp mười phương được sanh vào cõi Phật A-Di-Đà, được làm Phật nhiều vô số. Những vị A-la-hán được đạo Nê-hoàn cũng nhiều vô số không tính hết được.
Ân đức của Phật A-Di-Đà đã ban bố cho muôn loài khắp mười phương, thật là vô cùng vô tận, sâu thẳm vô lượng vô biên, an lạc không sao nói hết. Trí tuệ siêu tuyệt của Ngài đã dạy dỗ xuất phát thành kinh đạo, ban rải cho vô số chúng sanh từ trên trời cho đến dưới đất khắp mười phương, thật là vô bờ bến. Số quyển kinh rất là nhiều, nhiều vô cùng tận, không thể tính được.
Đức Phật bảo Bồ-tát A-Dật:
- Thầy có muốn biết tuổi thọ Phật A-Di-Đà thời gian bao lâu không?
- Bạch đức Thế Tôn! Con muốn nghe biết điều này.
Đức Phật dạy:
- Thầy hãy nghe rõ. Giả sử vô số tất cả chư thiên, nhân dân và loài súc sanh, côn trùng nhỏ nhít trong khắp mười phương đều được vào đạo, được làm Phật Bích-chi, A-la-hán. Họ cùng nhất tâm tọa thiền hợp thành một trí tuệ dõng mãnh để muốn tính biết tuổi thọ của Phật A-Di-Đà là bao nhiêu năm, ngàn vạn ức kiếp, hoàn toàn không thể tính biết được. Lại làm cho chư thiên, nhân dân và loài súc sanh, côn trùng nhỏ nhít trong ngàn núi Tu-Di nơi các cõi nước ở phương khác đều được vào đạo. Tất cả được làm Bích-chi Phật và A-la-hán, nhất tâm tọa thiền hợp thành một trí tuệ dõng mãnh, cùng muốn tính đếm số các Bồ-tát, A-la-hán trong cõi Phật A-Di-Đà có bao nhiêu ngàn vạn ức người, đều không thể tính biết được. Tuổi thọ của Phật A-Di-Đà trường cửu, miên viễn, vô cùng vô tận, chiếu sáng mênh mông, minh thiện thẳm sâu, vô cùng vô tận. Những ai có thể tin được điều này? Nếu không phải là bậc chí Thánh như Phật.
Bồ-tát A-Dật nghe lời Phật dạy rất vui mừng, quỳ gối chắp tay thưa:
- Đức Thế Tôn nói về tuổi thọ dài lâu vô tận của Phật A-Di-Đà, oai thần tột đỉnh, trí tuệ sáng ngời và an lành vời vợi. Chỉ có chính Ngài mới là như vậy.
Đức Phật dạy:
- Cho đến sau này, khi đức Phật A-Di-Đà nhập diệt, Bồ-tát Cái Lâu Tuyên sẽ làm Phật, thống lãnh sự nghiệp trí tuệ, đứng đầu sự dạy bảo và hóa độ cho chư thiên, nhân dân, cho đến loài côn trùng nhỏ nhít khắp mười phương ở thế gian, làm cho họ đắc đạo Nê-hoàn Phật. Phước đức thiện của Bồ-tát này sẽ như đại sư A-Di-Đà Phật. Bồ-tát trụ thế vô số kiếp, vô số kiếp không thể tính được, chỉ có pháp đại sư mới nhập Nê-hoàn. Tiếp đến là Bồ-tát Ma Ha Na Bát sẽ làm Phật, chủ trì sự nghiệp trí tuệ, thống lĩnh sự dạy bảo và hóa độ phước đức cho mọi loài. Cũng như đại sư A-Di-Đà Phật, Bồ-tát trụ thế vô số kiếp vẫn chưa nhập Niết-bàn, lần lượt truyền thừa, truyền bá kinh đạo, sáng lạng vô cùng, cõi nước cực thiện, giáo pháp cũng thế, không bao giờ đoạn tuyệt mà vô cùng vô tận.
Hiền giả A-Nan quỳ xuống, chắp tay thưa hỏi Phật:
- Trong cõi nước Phật A-Di-Đà không có núi Tu-Di, đệ nhất Tứ thiên, đệ nhị Đao Lợi thiên, như vậy nương tựa vào đâu để ở? Con muốn nghe Ngài dạy điều này.
Đức Phật bảo A-Nan:
- Thầy có ý nghi ngờ về trú xứ của Phật A-Di-Đà chăng? Ví như nước trong biển cả từ khắp mười phương thiên hạ, có một người đong lường nước biển ấy, vẫn có thể làm khô cạn tận đáy bùn, trí tuệ Phật thì không như vậy. Theo sự thấy biết của Ta, chư Phật thời quá khứ có tên Thích Ca Văn Phật như Ta nhiều như số cát sông Hằng, mỗi hạt cát là một đức Phật. Chư Phật tương lai có tên như Ta cũng nhiều như số cát sông Hằng. Người vừa mới mong cầu làm Phật có tên như Ta cũng nhiều như số cát sông Hằng. Đức Phật ngồi nhìn thẳng về phương Nam. Phật ngay đời hiện tại có tên gọi như Ta cũng nhiều như số cát sông Hằng. Chư Phật đời quá khứ, tương lai, hiện tại khắp mười phương có tên gọi như Ta nhiều bằng mười số cát sông Hằng, mỗi hạt cát là một đức Phật, số Phật ấy cũng như vậy, Phật đều đoán thấy biết tất cả.
Đức Phật dạy:
- Thuở xưa, vô số kiếp đã qua, một kiếp hay mười kiếp, trăm kiếp ngàn kiếp, vạn kiếp ức kiếp, ức vạn ức kiếp, trong đó có Phật thuộc về quá khứ đã qua - một Phật, mười Phật, trăm Phật, ngàn Phật, vạn Phật, ức Phật, ức vạn ức Phật - các đức Phật có danh hiệu không giống nhau, hoặc không có danh hiệu như Ta. Kiếp bắt đầu ở tương lai, một kiếp, mười kiếp, trăm kiếp, ngàn kiếp, vạn kiếp, ức kiếp, ức vạn ức kiếp, trong kiếp ấy có Phật, một Phật hay mười Phật, trăm Phật, ngàn Phật, vạn ức Phật, ức vạn ức Phật, những đức Phật tự có danh hiệu không đồng nhau, lâu lâu mới có một Phật có danh hiệu như Ta. Vô số cõi nước khắp mười phương có đức Phật hiện tại. Tiếp đến cõi nước phương khác có một cõi Phật, mười cõi Phật, trăm cõi Phật, ngàn cõi Phật, vạn cõi Phật, ức cõi Phật, ức vạn ức cõi Phật, trong đó có Phật nhưng danh hiệu thì khác nhau rất nhiều, không giống danh hiệu của Ta. Vô số chư Phật trong mười phương, lâu lâu mới có Phật danh hiệu như Ta. Khắp mười phương, thời quá khứ, tương lai và hiện tại, suốt trong khoảng thời gian mênh mông diệu vợi ấy thật là dằng dặc xa xôi, vô cùng vô tận. Trí Phật hiển bày vô cùng trong sáng, suy cổ biết kim. Phật biết trước tất cả mọi kiếp hiện tại và tương lai, đoán biết quá khứ vô tận, nhiều không thể tính hết. Oai thần chói sáng cao vời của vô số chư Phật, Ngài đều biết rõ. Đạo đức và trí tuệ Phật hợp thành ánh sáng nên hoàn toàn không thể hỏi Phật kinh đạo cùng tận được. Bởi vì trí tuệ Phật không bao giờ có thể đo lường hay nói hết được.
Hiền giả A-Nan nghe lời Phật dạy, sợ hãi sởn tóc gáy, vội quỳ xuống bạch Phật:
- Con không dám có ý nghi ngờ về trú xứ của Phật. Sở dĩ con thỉnh hỏi đức Thế Tôn như vậy vì con thấy những cõi nước phương khác đều có núi Tu-Di, đệ nhất Tứ thiên, đệ nhị Đao Lợi thiên và chúng sanh nương tựa vào đó để ở. Con sợ sau khi Phật nhập Niết-bàn, bất chợt có chư thiên, loài người hoặc Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di đến hỏi con về cõi nước Phật A-Di-Đà vì sao không có núi Tu Di, đệ nhất Tứ thiên, đệ nhị Đao Lợi thiên, họ sẽ nương vào đâu để sống, rồi con phải trả lời ra sao? Nếu bây giờ không thỉnh hỏi Phật, sau khi Phật đi rồi, con sẽ lấy gì để giải đáp điều họ hỏi? Chỉ riêng đức Thế Tôn biết rõ việc này, ngoài ra mọi người không ai có thể giải đáp cho con, thế nên hôm nay con hỏi Phật.
Đức Phật bảo A-Nan:
- Đệ tam Diệm thiên, đệ tứ Đâu Suất thiên, đệ thất Phạm thiên sẽ nương vào đâu để ở?
Hiền giả A-Nan thưa:
- Chư thiên đều ở trong hư không tự nhiên, vì trong hư không không có nơi nương tựa. Oai thần Phật rất lớn, tự nhiên hành động theo ý muốn, hành động theo ý muốn không cần dự tính. Chư thiên mà còn ở trong hư không, huống chi Phật là đấng có oai thần tôn quý, lại cần có chỗ nương tựa ư?
Hiền giả A-Nan nghe lời Phật dạy, rất hoan hỷ, quỳ xuống chắp tay thưa:
- Trí tuệ Phật biết rõ mọi việc thời quá khứ, tương lai và hiện tại khắp mười phương, thật là vô cùng vô tận, mênh mông không bờ bến, rất cao siêu vĩ đại, diệu kỳ an lạc, cực kỳ sáng suốt, tốt đẹp không gì có thể sánh được. Oai thần của Phật rất tối thắng, không gì có thể tương xứng. KINH PHẬT THUYẾT A-DI-ĐÀ
Hết quyển thượng
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.81.143 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.