Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Kim Cang Đỉnh Siêu Thắng Tam Giới Kinh Thuyết Văn Thù Ngũ Tự Chơn Ngôn Thắng Tương [金剛頂超勝三界經說文殊五字真言勝相] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Kim Cang Đỉnh Siêu Thắng Tam Giới Kinh Thuyết Văn Thù Ngũ Tự Chơn Ngôn Thắng Tương [金剛頂超勝三界經說文殊五字真言勝相]


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.08 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.11 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kim Cang Đỉnh Siêu Thắng Tam Giới Kinh Thuyết Văn Thù Ngũ Tự Chơn Ngôn Thắng Tướng

Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Bấy giờ tất cả Bồ Tát thuộc hàng Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát (Vajra-pāni-bodhisatva-mahāsatva) ở trước mặt Đức Tỳ Lô Giá Na Phật (Vairocana-buddha) đều nói Tự Tâm Chân Ngôn Ấn.
Khi ấy Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát (Mamju’srī-bodhisatva-mahāsatva) từ chỗ ngồi đứng dậy bạch Phật rằng: ”Thế Tôn ! Nay con vì lợi ích của tất cả Hữu Tình đời vị lai, muốn cho họ mau được thành tựu Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa (Mahā-prajnõa-pāramitā). Nếu có người vừa tụng một biến cũng như tụng 12 Bộ Kinh Tạng Vi Đà (Veda) một vạn bốn ngàn lần (14000 lần). Nếu tụng hai biến thì Văn Thù Sư Lợi (Mamju’srī), Phổ Hiền (Samanta-bhadra) đi theo giúp đỡ, bốn Chúng vây quanh gia bị, Thiện Thần Hộ Pháp Từ Vô Úy (Hiền từ không đáng sợ) này ở ngay trước mặt người ấy”
Ngài A Nan bạch với Văn Thù Sư Lợi rằng: ”Nên nói Chân Ngôn này”
Tức thời có mười vạn ức Đức Phật hiện ra , mỗi một lỗ chân lông của chư Phật như vậy hiện ra 10 vạn ức Bồ Tát. Mỗi một lỗ chân lông của Bồ Tát hiện ra 10 vạn ức Long Nữ (Nāga-kanyā). Mỗi một lỗ chân lông của Long Nữ hiện ra 10 vạn ức con voi xanh (Thanh tượng) . Mỗi một lỗ chân lông của con voi xanh hiện ra 10 vạn ức con voi trắng (Bạch tượng) . Mỗi một lỗ chân lông của con voi trắng hiện ra 10 vạn ức con Hương Tượng (Loại voi to lớn). Mỗi một lỗ chân chông của Hương Tượng hiện ra 10 vạn ức con Sơn Tượng (Voi núi). Mỗi một lỗ chân lông của Sơn Tượng hiện ra 10 vạn ức cái viện báu (Bảo viện). Mỗi một viện báu lại hiện ra 10 vạn ức cái ao nước 8 công đức (Bát công đức thủy trì). Ao nước đó do 4 báu hợp thành. Mỗi một ao nước hiện ra 10 vạn ức ánh sáng vàng Diêm Phù Đàn (Diêm Phù Đàn quang minh). Lại ở trong mỗi một ánh sáng hiện ra 10 vạn ức vầng hào quang tròn hóa ra 10 vạn ức Thiên Nữ (Apsara) nghiêm trì mọi thứ cúng dường. Như vậy Căng Già Sa bốn Chúng cùng một lúc chung tập Đại Hội, cùng đồng âm nói Chân Ngôn Tam Ma Địa Tam Muội này.
Nay Ta lược nói chút ít để có thể biết về Công Đức vô lượng này. Liền nói Ngũ Tự Chân Ngôn là :
A La Bả Tả Nẵng
A RA PA CA NA
Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện hay trì Chân Ngôn này, vừa mới tụng qua một biến liền nhập vào Pháp Bình Đẳng của Như Lai, tất cả văn tự cũng đều bình đẳng, mau được thành tựu Ma Ha Bát Nhã.
Lúc vì các đệ tử trao truyền Chân Ngôn thì khiến họ kết Mật Ấn : 2 tay kết Kim Cương Phộc, kèm dựng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) rồi co lóng trên lại như hình cây kiếm.

Trên Ấn nâng hoa rải Đàn cúng dường. Xong rồi lại bảo rằng:”Tâm Pháp Môn này là tối thắng bí mật của tất cả Như Lai. Hãy cẩn thận đừng khinh thường mà nói cho người ngu biết, nếu không nó sẽ phá Tam Muội Giới của ngươi. Do đó hãy khéo chân thành mà suy tư”
A(A) có nghĩa là không có sinh LA (RA) có nghĩa là Trong sạch không nhiễm, xa lìa trần cấu (bụi dơ). BẢ (PA) có nghĩa là Cũng không có các Pháp bình đẳng (Sama) của Đệ
Nhất Nghĩa Đế (Paramārtha-satya)
TẢ (CA) có nghĩa là Các Pháp không có các hành (Samskāra)
NẴNG (NA) có nghĩa là các Pháp không có Tính Tướng, ngôn thuyết văn tự đều chẳng thể đắc
Dùng chữ Nẵng (NA) là không có Tính Tướng cho nên chữ Tả (CA) không có các hành (Samskāra). Dùng chữ Tả là không có các hành cho nên chữ Bả (PA) là không có Đệ Nhất Nghĩa Đế (Paramārtha-satya). Dùng chữ bả là không có Đệ Nhất Nghĩa Đế cho nên chữ La (RA) không có trần cấu (Rajas). Dùng chữ La là không có trần cấu cho nên chữ A (A) có nghĩa là Pháp vốn chẳng sinh (Anutpāda).
Thiện Nam Tử ! Nên quán Tâm này xưa nay thanh tịnh, không có chỗ nhiễm dính, xa lìa tướng phân biệt của Ngã (Ātman: cái Ta) và Ngã Sở (Māma-kara: cái của Ta). Nhập vào Môn này được gọi là Tam Ma Địa (Samādhi) là Chân Tu Tập. Nên biết người đó được Như Lai ấn khả, được công đức thù thắng chẳng thể luận bàn.
Nếu tụng một biến thì hay trừ diệt tất cả nạn khổ của Hành Giả Nếu tụng hai biến thì trừ diệt tội nặng của ức kiếp sinh tử.
Nếu tụng ba biến thì Tam Muội (Samādhi) hiện trước mặt
Nếu tụng bốn biến thì Tổng Trì (Dhāranī) chẳng quên
Nếu tụng năm biến thì mau thành Vô Thượng Bồ Đề (Agra-bodhi)
Nếu có thể một lòng ở một mình nơi chốn nhàn tĩnh, dùng chữ Phạn vẽ Ngũ Tự Luân Đàn ( Luân Đàn có 5 chữ) rồi y theo Pháp niệm tụng đủ một tháng thì Mạn Thù Bồ Tát (Mamju’srī-bodhisattva) liền hiện thân , hoặc ở trong hư không diễn nói Pháp Yếu. Lúc đó Hành Giả được Túc Mệnh Trí, biện tài vô ngại, Thần Thông tự tại, mau chóng đốn chứng Pháp Thân Như Lai. Nếu có Tâm tin nhận thì trải qua 16 kiếp quyết định thành Chính Giác.
Nếu chẳng đủ khả năng bày biện xây dựng Đàn Trường thì đem hương hoa cúng dường và tô vẽ Bản Tôn, dùng bùn thơm tô tạo Tháp Xá Lợi, dùng chữ Phạn viết Chân Ngôn 5 chữ rồi nhiễu quanh niệm tụng 50 vạn biến ắt Văn Thù Bồ Tát hiện thân ra trước mặt vì người đó nói Pháp. Người đó sẽ được Túc Mệnh, biện tài. Tất cả Như Lai với hàng Bồ Tát, Chấp Kim Cương, hằng sa Thánh Chúng thường gia trì hộ niệm, mau mãn các nguyện, chóng chứng Bồ Đề. Tất cả rộng như Kinh Kim Cương Đỉnh (Vajra’sekha-sūtra) đã nói.
KIM CƯƠNG ĐỈNH SIÊU THẮNG TAM GIỚI KINH THUYẾT VĂN THÙ NGŨ TỰ CHÂN NGÔN THẮNG TƯỚNG ( Một Quyển_ Hết)

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Tư tưởng Tịnh Độ Tông


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.98.13 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập