Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Cảnh Đức Truyền Đăng Lục [景德傳燈錄] »» Bản Việt dịch quyển số 4 »»

Cảnh Đức Truyền Đăng Lục [景德傳燈錄] »» Bản Việt dịch quyển số 4


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.93 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 1.14 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Cảnh Đức Truyền Đăng

Kinh này có 30 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
Việt dịch: Minh Tuệ Dương Thanh Khải

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

TỔ THỨ 31 ĐẠO TÍN ĐẠI SƯ,
QUA CHÍN ĐỜI BÀNG XUẤT 76 PHÁP TỰ

Tổ tông sáu đời ở núi Ngưu Đầu, Kim Lăng.
Đời thứ nhất: Thiền sư Pháp Dung;
Đời thứ hai: Thiền sư Trí Nham;
Đời thứ ba: Thiền sư Huệ Phương;
Đời thứ tư: Thiền sư Pháp Trì;
Đời thứ năm: Thiền sư Trí Oai;
Đời thứ sáu: Thiền sư Huệ Trung.
(Sáu người trên đây được ghi)
Những pháp tự(53) của sáu đời Tổ tông trên đây gồm có 70 người.
Từ Thiền sư Pháp Dung, ba đời bàng xuất gồm 12 người:
1. Thiền sư Đàm Thôi ở Chung Sơn, Kim Lăng (Một người được ghi);
2. Thiền sư Đại Tố ở Kinh Châu; 3. Thiền sư Nguyệt Không ở U Thê; 4. Thiền sư Đạo Diễn chùa Bạch Mã; 5. Thiền sư Định Trang ở Tân An; 6. Thiền sư Trí Thả ở Bành Thành; 7. Thiền sư Đạo Thọ ở Quảng Châu; 8. Thiền sư Trí Sảng ở Hồ Châu; 9. Thiền sư Đỗ Mặc ở Tân Châu; 10. Thiền sư Trí Thành ở Thượng Nguyên;
11. Thiền sư Định Chơn (Từ Thiền sư Trí Thành);
12. Thiền sư Như Độ (Từ Thiền sư Định Chơn).
(Mười một người trên đây không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
Từ Thiền sư Trí Nham, bàng xuất tám người:
1. Thiền sư Kính Đàm ở Đông Đô; 2. Thiền sư Chí Trường ở Tương Châu; 3. Thiền sư Nghĩa Chơn ở Hồ Châu; 4. Thiền sư Đoan Phục ở Ích Châu; 5. Thiền sư Quy Nhơn ở Long Quang; 6. Thiền sư Biện Tài ở Tương Dương; 7. Thiền sư Pháp Tuấn ở Hán Nam và 8. Thiền sư Mẫn Cổ ở Tây Châu.
(Tám người trên đây không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
Từ Thiền sư Pháp Trì, bàng xuất hai người:
1. Thiền sư Huyền Tố núi Ngưu Đầu;
2. Thiền sư Hoằng Nhơn ở Thiên Trụ.
(Hai người trên đây không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
Từ Thiền sư Trí Oai, bốn đời bàng xuất gồm 12 người:
1. Huyền Đĩnh Đại sư chùa An Quốc, Tuyên Châu;
2. Thiền sư Huyền Tố chùa Hạc Lâm, Nhuận Châu;
3. Thiền sư Sùng Huệ núi Thiên Trụ, Thư Châu;
(Ba người trên từ Thiền sư Trí Oai)
4. Thiền sư Đạo Khâm ở Kính Sơn, Hàng Châu (từ Thiền sư Huyền Tố);
5. Thiền sư Đạo Lâm Điểu Khòa, Hàng Châu (từ Thiền sư Đạo Khâm); 6. Thiền sư Hội Thông chùa Chiêu Hiền, Hàng Châu (từ Điểu Khòa bàng xuất); (Sáu người trên đây được ghi).
7. Thiền sư Bảo Quán ở Linh Nham (từ Thiền sư Trí Oai);
8. Thiền sư Đàm Ích núi Kim Hoa; 9. Thiền sư Viên Kính ở Ngô Môn (Hai người bàng xuất từ Thiền sư Huyền Tố);
10. Thiền sư Ngộ núi Mộc Chử; 11. Thiền sư Quảng Phu ở Thanh Dương; 12. Thiền sư Sùng Huệ núi Cân Tử, Hàng Châu (Ba người bàng xuất từ Thiền sư Khâm ở Kính Sơn).
(Sáu người trên không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
Những vị kể trên, về thế thứ Cựu bản chép không rõ ràng, nay mỗi vị tùy theo bài mà ghi chú thêm pháp tự gồm thành bốn đời.
Từ Thiền sư Huệ Trung, hai đời bàng xuất 36 người (Trừ ra hai người là Vân Cư Trí ở Thiên Thai và Thanh Nguyên chùa Thê Hà ở Nhuận Châu, còn lại đều bàng xuất từ Thiền sư Huệ Trung).
1. Thiền sư Duy Tắc hang Phật Quật, núi Thiên Thai;
2. Thiền sư Vân Cư Trí núi Thiên Thai (từ Thiền sư Duy Tắc); (Hai người trên được ghi).
3. Thiền sư Đạo Tánh núi Ngưu Đầu;
4. Thiền sư Trí Đăng ở Giang Ninh;
5. Thiền sư Hồi Tín ở Giải Huyện;
6. Thiền sư Tồn chùa Hạc Lâm;
7. Thiền sư Hồi Cổ ở Bắc Sơn;
8. Thiền sư Quán Tông ở Minh Châu;
9. Thiền sư Đại Trí núi Ngưu Đầu;
10. Thiền sư Thiện Đạo chùa Bạch Mã;
11. Thiền sư Trí Chơn núi Ngưu Đầu;
12. Thiền sư Đàm Ngung núi Ngưu Đầu;
13. Thiền sư Vân Thao núi Ngưu Đầu;
14. Thiền sư Ngưng núi Ngưu Đầu;
15. Thiền sư Pháp Lương núi Ngưu Đầu;
16. Thiền sư Hành Ứng ở Giang Ninh;
17. Thiền sư Huệ Lương núi Ngưu Đầu;
18. Thiền sư Đạo Dung ở Hưng Thiện;
19. Thiền sư Chiếu Minh ở Tưởng Sơn;
20. Thiền sư Pháp Đăng núi Ngưu Đầu;
21. Thiền sư Định Không núi Ngưu Đầu;
22. Thiền sư Huệ Thiệp núi Ngưu Đầu;
23. Thiền sư Đạo Ngộ ở U Thê;
24. Thiền sư Ngưng Không núi Ngưu Đầu;
25. Thiền sư Đạo Sơ ở Tưởng Sơn;
26. Thiền sư Tạng ở U Thê;
27. Thiền sư Linh Huy núi Ngưu Đầu;
28. Thiền sư Đạo Dĩnh ở U Thê;
29. Thiền sư Cự Anh núi Ngưu Đầu;
30. Thiền sư Pháp Thường ở Thích Sơn;
31. Thiền sư Ngưng Tịch ở Long Môn;
32. Thiền sư Viễn chùa Trang Nghiêm;
33. Thiền sư Đạo Kiên ở Tương Châu;
34. Ni Minh Ngộ;
35. Cư sĩ Ân Tịnh Kỷ;
36. Thiền sư Thanh Nguyên chùa Thê Hà, Nhuận Châu (Từ Huệ Thiệp).
(34 người trên không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).

TỔ THỨ 32 HOẰNG NHẪN ĐẠI SƯ,
QUA NĂM ĐỜI BÀNG XUẤT 107 NGƯỜI

Đời thứ nhất có 13 người:
1. Thiền sư Thần Tú Bắc Tông;
2. Quốc Sư Huệ An núi Tung Nhạc;
3. Thiền sư Đạo Minh ở Mông Sơn, Viên Châu;
(Ba người trên được ghi)
4. Thiền sư Đàm Quang chùa Phụng Pháp, Dương Châu;
5. Thiền sư Thần Tháo ở Tùy Châu;
6. Thiền sư Pháp Trì ở Kim Châu;
7. Thiền sư Trí Săn ở Tư Châu;
8. Thiền sư Pháp Chiếu ở Thư Châu;
9. Thiền sư Nghĩa Phương ở Việt Châu;
10. Thiền sư Đạo Tuấn ở Chi Giang;
11. Thiền sư Huyền Trách ở Thường Châu;
12. Thiền sư Tăng Đạt ở Việt Châu;
13. Lưu chủ bạ núi Bạch Tùng;
(Mười người trên không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
Đời thứ hai có 37 người:
Thiền sư Thần Tú Bắc Tông có 19 pháp tự:
1. Thiền sư Cự Phương ở Ngũ Đài Sơn; 2. Thiền sư Trí Phong núi Trung Điều, phủ Hà Trung; 3. Thiền sư Hàng Ma Tạng ở Duyện Châu; 4. Thiền sư Đạo Thọ ở Thọ Châu; 5. Thiền sư Tồn Thực núi Đô Lương, Hồi Nam;
(Năm người trên đây được ghi)
6. Thiền sư Từ Lãng ở Kinh Châu; 7. Thiền sư Phổ Tịch ở Tung Sơn; 8. Thiền sư Hương Dục núi Đại Phật; 9. Thiền sư Nghĩa Phước ở Tây Kinh; 10. Thiền sư Hốt Lôi Trừng; 11. Thiền sư Nhật ở Đông Kinh; 12. Thiền sư Biến Tịnh ở Thái Nguyên; 13. Thiền sư Nguyên Quán ở Nam Nhạc; 14. Thiền sư Đỗ ở Nhữ Nam; 15. Thiền sư Kính ở Tung Sơn; 16. Thiền sư Tiểu Phước ở Kinh Triệu; 17. Thiền sư Quán ở Hoắc Sơn, Tấn Châu; 18. Thiền sư Sùng Khuê ở Mao Sơn, Nhuận Châu; 19 Thiền sư Hồi Không ở An Lục .
(Mười bốn người trên đây không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
Pháp tự của Quốc Sư Huệ An núi TungNhạc và các Thiền sư đời thứ nhất có 18 người.
Sáu người từ Quốc sư Huệ An:
1. Thiền sư Nhân Kiệm chùa Phước Tiên, Lạc Kinh; 2. Hòa thượng Phá Táo Đọa núi Tung Nhạc; 3. Thiền sư Nguyên Khuê núi Tung Nhạc;
(Ba người trên đây được ghi)
4. Thiền sư Thản Nhiên ở Thường Sơn; 5. Thiền sư Viên Tịch ở Nghiệp Đô; 6. Thiền sư Đạo Lượng ở Tây Kinh.
Năm người bàng xuất từ Thiền sư Đạo Lượng: 7. Lý Hiếu Dật, Đại tổng quản Dương Châu; 8. Trương Tích, Thượng thư Công bộ; 9. Thôi Dung, Tế tửu Quốc Tử Giám; 10. Hạ Tri Chương, Bí thư giám; 11. Khang Săn, thứ sử Mục Châu.
Một người từ Thiền sư Thần Tháo, Tùy Châu: 12. Thiền sư Chánh Thọ.
Ba người từ Thiền sư Đạo Minh ở Mông Sơn: 13. Thiền sư Sùng Tịch ở Hồng Châu; 14. Thiền sư Khôi ở Giang Tây; 15. Thiền sư Thần Trinh ở Phủ Châu.
Một người từ Thiền sư Trí Săn ở Tư Châu: 16. Thiền sư Xử Tịch ở Tư Châu.
Hai người từ Thiền sư Huyền Trách ở Thường Châu: 17. Thiền sư Thần Phỉ ở Nghĩa Hưng; 18. Thiền sư Sướng ở Hồ Châu.
(15 người trên đây không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
Đời thứ ba có 49 người (Dòng thiền Thần Tú):
Ba người là pháp tự đời đầu của Thiền sư Từ Lãng ở Kinh Châu: 1. Thiền sư Huyền Tông ở Tử Kim; 2. Thiền sư Thường núi Đại Mai, Minh Châu; 3. Thiền sư Thận Huy ở Chuyên Giới;
(Ba người trên đây không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
Bốn mươi sáu người là pháp tự từ Thiền sư Phổ Tịch ở Tung Sơn.
. Hăm bốn người từ Thiền sư Phổ Tịch:
4. Thiền sư Duy Chánh núi Chung Nam (Một người được ghi); 5. Thiền sư Huệ Không chùa Quảng Phước; 6. Thiền sư Thường Việt; 7. Thiền sư Tư núi Giáp Thạch, Tương Châu; 8. Thiền sư Minh
Toản; 9. Thiền sư Chơn chùa Kính Ái; 10. Thiền sư Thủ Hiền Duyện Châu; 11. Thiền sư Thạch Tạng Định Châu; 12. Thiền sư Trừng Tâm ở Nam Nhạc; 13. Thiền sư Nhật Chiếu ở Nam Nhạc; 14. Thiền sư Cán chùa Đồng Đức, Lạc Kinh; 15. Thiền sư Chơn Lượng ở Tô Châu; 16. Thiền sư Tuyền chùa Ngõa Quan; 17. Thiền sư Pháp Dung ở Dặc Dương; 18. Thiền sư Diễn ở Quảng Lăng; 19. Thiền sư Huệ Không ở Thiểm Châu; 20. Thiền sư Chơn Lượng ở Lạc Kinh; 21. Thiền sư Tuyên Nguyệt ở Trạch Châu; 22. Thiền sư Đàm Chơn ở Bạc Châu; 23. Thiền sư Sùng Diễn núi Đô Lương; 24. Thiền sư Trừng chùa Chương Kính, Kinh Triệu; 25. Thiền sư Nhất Hạnh chùa Tung Dương; 26. Thiền sư Dung chùa Sơn Bắc, Kinh Triệu; 27. Cư sĩ Đinh ở Định Đào, Tào Châu.
. Tám người từ Thiền sư Nghĩa Phước ở Tây Kinh:
28. Thiền sư Đại Hùng Mãnh; 29. Thiền sư Đại Chấn Động ở Tây Kinh; 30. Thiền sư Thần Phỉ; 31. Thiền sư Đại Bi Quang ở Tây Kinh; 32. Thiền sư Đại Ẩn ở Tây Kinh; 33. Thiền sư Định Cảnh; 34. Thiền sư Đạo Bá; 35. Thiền sư Huyền Chứng.
. Ba người từ Thiền sư Hàng Ma Tạng:
36. Thiền sư Tịch Mãn ở Tây Kinh; 37. Thiền sư Định Trang ở Tây Kinh; 38. Thiền sư Huệ Ẩn ở Nam Nhạc.
. Một người từ Thiền sư Nguyên Quán ở Nam Nhạc:
39. Thiền sư Thần Chiếu.
. Ba người từ Thiền sư Tiểu Phước ở Kinh Triệu:
40. Thiền sư Thâm Tịch ở Lam Điền, Kinh Triệu; 41. Thiền sư Nhật Một Vân núi Thái Bạch; 42. Thiền sư Pháp Siêu núi Đông Bạch.
. Một người từ Thiền sư Quán ở Hoắc Sơn:
43. Thiền sư U ở Hiện Sơn.
. Bốn người từ Thiền sư Xử Tịch ở Tư Châu (từ Thiền sư Trí Săn):
44. Thiền sư Vô Tướng ở Ích Châu; 45. Thiền sư Mã núi Trường Tùng, Ích Châu; 46. Thiền sư Siêu; 47. Thiền sư Hiểu Liễu ở Tử Châu.
. Hai người từ Thiền sư Thần Phỉ ở Nghĩa Hưng (từ Thiền sư Huyền Trách):
48. Thiền sư Trí Du ở Tây Kinh; 49. Thiền sư Trí Thâm ở Đông Đô.
(45 người trên đây không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
Đời thứ tư có bảy người:
Hai người là pháp tự của Thiền sư Duy Chánh chùa Hưng Thiện núi Chung Nam (Từ Thiền sư Phổ Tịch):
1. Thiền sư Định Tâm ở Hành Châu; 2. Thiền sư Chí Chơn chùa Kính Ái.
(Hai người trên đây không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
Bốn người từ Thiền sư Vô Tướng ở Ích Châu (Từ Thiền sư Xử Tịch, Tư Châu):
3. Thiền sư Vô Trụ chùa Bảo Đường, Ích Châu (một người được ghi); 4. Thiền sư Dung núi Minh Nguyệt, Kinh Châu; 5. Vương Đầu đà núi Vân Đảnh, Hán Châu; 6. Thiền sư Thần Hội chùa Tịnh Chúng, Ích Châu.
. Một người từ Thiền sư Thận Huy Chuyên Giới (Từ Thiền sư Từ Lãng ở Kinh Châu):
7. Thiền sư Vũ Giới.
(Bốn người trên đây không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
Đời thứ năm có một người là pháp tự của Thiền sư Chí Chơn chùa Kính Ái (Từ Thiền sư Duy Chánh):
1. Thiền sư Chiếu ở Tung Sơn.
(Một người trên đây không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
Pháp tự của Tổ thứ 31 Đạo Tín Đại sư gồm 180 người, ba người bên trong (nội), 76 người bàng xuất.
Tổ tông sáu đời ở núi Ngưu Đầu, Kim Lăng được ghi:
Đời thứ nhất: Thiền sư Pháp Dung;
Đời thứ hai: Thiền sư Trí Nham;
Đời thứ ba: Thiền sư Huệ Phương;
Đời thứ tư: Thiền sư Pháp Trì;
Đời thứ năm: Thiền sư Trí Oai;
Đời thứ sáu: Thiền sư Huệ Trung;
Tám mươi người là pháp tự Tổ tông qua sáu đời:
Mười hai người bàng xuất từ Thiền sư Pháp Dung qua ba đời:
1. Thiền sư Đàm Thôi ở Chung Sơn, Kim Lăng (Một người được ghi); 2. Thiền sư Đại Tố ở Kinh Châu; 3. Thiền sư Nguyệt Không ở U Thê; 4. Thiền sư Đạo Diễn chùa Bạch Mã; 5. Thiền sư Định Trang ở Tân An; 6. Thiền sư Trí Thả ở Bành Thành; 7. Thiền sư Đạo Thọ ở Quảng Châu; 8. Thiền sư Trí Sảng ở Hồ Châu; 9. Thiền sư Đỗ Mặc ở Tân Châu; 10. Thiền sư Trí Thành ở Thượng Nguyên;
11. Thiền sư Định Chơn (Từ Thiền sư Trí Thành);
12. Thiền sư Như Độ (Từ Thiền sư Định Chơn).
(11 người trên đây không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
Tám người bàng xuất từ Thiền sư Trí Nham:
1. Thiền sư Kính Đàm ở Đông Đô; 2. Thiền sư Chí Trường ở Tương Châu; 3. Thiền sư Nghĩa Chơn ở Hồ Châu; 4. Thiền sư Đoan Phục ở Ích Châu; 5. Thiền sư Quy Nhân ở Long Quang; 6. Thiền sư Biện Tài ở Tương Dương; 7. Thiền sư Pháp Tuấn ở Hán Nam và 8. Thiền sư Mẫn Cổ ở Tây Xuyên.
(Tám người trên đây không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
Hai người bàng xuất từ Thiền sư Pháp Trì:
1. Thiền sư Huyền Tố núi Ngưu Đầu;
2. Thiền sư Hoằng Nhơn ở Thiên Trụ.
(Hai người trên đây không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
Mười hai người bàng xuất từ Thiền sư Trí Oai qua ba đời:
1. Huyền Đĩnh Đại sư chùa An Quốc, Tuyên Châu; 2. Thiền sư Huyền Tố chùa Hạc Lâm, Nhuận Châu; 3. Thiền sư Sùng Huệ núi Thiên Trụ, Thư Châu; 4. Thiền sư Đạo Khâm Kính Sơn, Hàng Châu; 5. Thiền sư Đạo Lâm Điểu Khòa, Hàng Châu; 6. Thiền sư Hội Thông chùa Chiêu Hiền, Hàng Châu.
(Sáu người trên đây được ghi).
Hai người xuất hiện từ Huyền Tố:
7. Thiền sư Đàm Ích núi Kim Hoa; 8. Thiền sư Viên Cảnh ở Ngô Môn.
Ba người xuất hiện từ Đạo Khâm:
9. Thiền sư Ngộ núi Mộc Chử; 10. Thiền sư Quảng Phu ở Thanh Dương; 11. Thiền sư Sùng Huệ núi Cân Tử, Hàng Châu.
Một người xuất hiện từ Đạo Lâm:
12. Thiền sư Bảo Quán ở Linh Nham.
(Sáu người trên đây không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
Ba mươi sáu người bàng xuất từ Thiền sư Huệ Trung qua hai đời:
1. Thiền sư Duy Tắc hang Phật Quật núi Thiên Thai; 2. Thiền sư Vân Cư Trí núi Thiên Thai (Bàng xuất từ Thiền sư Duy Tắc, Thiên Thai);
(Hai người trên được ghi).
3. Thiền sư Đạo Tánh núi Ngưu Đầu; 4. Thiền sư Trí Đăng ở Giang Ninh; 5. Thiền sư Hồi Tín ở Giải Huyền ; 6. Thiền sư Tồn chùa Hạc Lâm; 7. Thiền sư Hồi Cổ ở Bắc Sơn; 8. Thiền sư Quán Tông ở Minh Châu; 9. Thiền sư Đại Trí núi Ngưu Đầu; 10. Thiền sư Thiện Đạo chùa Bạch Mã; 11. Thiền sư Trí Chơn núi Ngưu Đầu; 12. Thiền sư Đàm Ngung núi Ngưu Đầu; 13. Thiền sư Vân Thao núi Ngưu Đầu; 14. Thiền sư Ngưng núi Ngưu Đầu; 15. Thiền sư Pháp Lương núi Ngưu Đầu; 16. Thiền sư Hành Ứng ở Giang Ninh; 17. Thiền sư Huệ Lương núi Ngưu Đầu; 18. Thiền sư Đạo Dung ở Hưng Thiện; 19. Thiền sư Chiếu Minh ở Tưởng Sơn; 20. Thiền sư Pháp Đăng núi Ngưu Đầu; 21. Thiền sư Định Không núi Ngưu Đầu; 22. Thiền sư Huệ Thiệp núi Ngưu Đầu; 23. Thiền sư Đạo Ngộ ở U Thê; 24. Thiền sư Ngưng Không núi Ngưu Đầu; 25. Thiền sư Đạo Sơ ở Tưởng Sơn; 26. Thiền sư Tạng ở U Thê; 27. Thiền sư Linh Huy núi Ngưu Đầu; 28. Thiền sư Đạo Dĩnh ở U Thê; 29. Thiền sư Cự Anh núi Ngưu Đầu; 30. Thiền sư Pháp Thường ở Thích Sơn; 31. Thiền sư Ngưng Tịch ở Long Môn; 32. Thiền sư Viễn chùa Trang Nghiêm; 33. Thiền sư Đạo Kiên ở Tương Châu; 34. Ni Minh Ngộ; 35. Cư sĩ Ân Tịnh Kỷ;
Một người từ Huệ Thiệp: 36. Thiền sư Thanh Nguyên chùa Thê Hà, Nhuận Châu.
(34 người trên đây không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
Tổ thứ 32 HOẰNG NHẪN ĐẠI SƯ, qua năm đời bàng xuất 107 người.
Đời thứ nhất có 13 người:
1. Thiền sư Thần Tú Bắc Tông; 2. Quốc Sư Huệ An núi Tung Nhạc; 3. Thiền sư Đạo Minh ở Mông Sơn, Viên Châu;
(Ba người trên được ghi)
4. Thiền sư Đàm Quang chùa Phụng Pháp, Dương Châu; 5. Thiền sư Thần Tháo, Tùy Châu; 6. Thiền sư Pháp Trì, Kim Châu; 7. Thiền sư Trí Săn, Tư Châu; 8. Thiền sư Pháp Chiếu, Thư Châu; 9. Thiền sư Nghĩa Phương, Việt Châu; 10. Thiền sư Đạo Tuấn, Chi Giang; 11. Thiền sư Huyền Trách, Thường Châu; 12. Thiền sư Tăng Đạt, Việt Châu; 13. Lưu chủ bạ, núi Bạch Tùng.
(10 người trên đây không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
Đời thứ hai có 37 người:
19 người là pháp tự Thiền sư Thần Tú Bắc Tông:
1. Thiền sư Cự Phương, Ngũ Đài Sơn; 2. Thiền sư Trí Phong núi Trung Điều, phủ Hà Trung; 3. Thiền sư Hàng Ma Tạng, Duyện Châu; 4. Thiền sư Đạo Thọ ở Thọ Châu; 5. Thiền sư Tồn Thực núi Đô Lương, Hồi Nam;
(Năm người trên đây được ghi)
6. Thiền sư Từ Lãng, Kinh Châu; 7. Thiền sư Phổ Tịch, Tung Sơn; 8. Thiền sư Hương Dục núi Đại Phật; 9. Thiền sư Nghĩa Phước, Tây Kinh; 10. Thiền sư Hốt Lôi Trừng; 11. Thiền sư Nhật, Đông Kinh; 12. Thiền sư Biến Tịnh, Thái Nguyên; 13. Thiền sư Nguyên Quán, Nam Nhạc; 14. Thiền sư Đỗ, Nhữ Nam; 15. Thiền sư Kính ở Tung Sơn; 16. Thiền sư Tiểu Phước ở Kinh Triệu; 17. Thiền sư Quán ở Hoắc Sơn, Tấn Châu; 18. Thiền sư Sùng Khuê ở Mao Sơn, Nhuận Châu; 19 Thiền sư Hồi Không ở An Lục .
(14 người trên đây không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
18 người là pháp tự Quốc Sư Huệ An, TungNhạc.
1. Thiền sư Nhân Kiệm chùa Phước Tiên, Lạc Kinh;
2. Hòa thượng Phá Táo Đọa, Tung Nhạc;
3. Thiền sư Nguyên Khuê, Tung Nhạc;
(Ba người trên được ghi)
4. Thiền sư Thản Nhiên, Thường Sơn; 5. Thiền sư Viên Tịch, Nghiệp Đô; 6. Thiền sư Đạo Lượng, Tây Kinh.
5 người xuất hiện từ Đạo Lượng:
7. Lý Hiếu Dật, Đại tổng quản Dương Châu; 8. Trương Tích, Thượng thư Bộ công ; 9. Thôi Dung, Tế tửu Quốc Tử Giám; 10. Hạ Tri Chương, Bí thư giám; 11. Khang Săn, thứ sử Mục Châu.
Một người xuất hiện từ Thiền sư Thần Tháo, Tùy Châu:
12. Thiền sư Chánh Thọ.
Ba người xuất hiện từ Thiền sư Đạo Minh, Mông Sơn:
13. Thiền sư Sùng Tịch, Hồng Châu; 14. Thiền sư Khôi ở Giang Tây; 15. Thiền sư Thần Trinh, Phủ Châu.
Một người xuất hiện từ Thiền sư Trí Săn, Tư Châu: 16. Thiền sư Xử Tịch ở Tư Châu.
Hai người xuất hiện từ Thiền sư Huyền Trách, Thường Châu: 17. Thiền sư Thần Phỉ, Nghĩa Hưng; 18. Thiền sư Sướng, Hồ Châu.
(15 người trên đây không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
Đời thứ ba có 49 người:
Ba người là pháp tự Thiền sư Từ Lãng, Kinh Châu:
1. Thiền sư Huyền Tông ở Tử Kim; 2. Thiền sư Thường núi Đại Mai, Minh Châu; 3. Thiền sư Thận Huy ở Chuyên Giới.
(Ba người trên đây không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
46 người là pháp tự Thiền sư Phổ Tịch, Tung Sơn.
4. Thiền sư Duy Chánh núi Chung nam (Một người được ghi); 5. Thiền sư Huệ Không chùa Quảng Phước; 6. Thiền sư Thường Việt; 7. Thiền sư Tư núi Giáp Thạch, Tương Châu; 8. Thiền sư Minh Toản; 9. Thiền sư Chơn chùa Kính Ái; 10. Thiền sư Thủ Hiền, Duyện Châu; 11. Thiền sư Thạch Tạng, Định Châu; 12. Thiền sư Trừng Tâm ở Nam Nhạc; 13. Thiền sư Nhật Chiếu ở Nam Nhạc; 14. Thiền sư Cán chùa Đồng Đức, Lạc Kinh; 15. Thiền sư Chơn Lượng ở Tô Châu; 16. Thiền sư Tuấn (hay Tuyền ?) chùa Ngõa Quan; 17. Thiền sư Pháp Dung ở Dặc Dương; 18. Thiền sư Diễn ở Quảng Lăng; 19. Thiền sư Huệ Không ở Thiểm Châu; 20. Thiền sư Chơn Lượng ở Lạc Kinh; 21. Thiền sư Tuyên Nguyệt ở Trạch Châu; 22. Thiền sư Đàm Chơn ở Bạc Châu; 23. Thiền sư Sùng Diễn núi Đô Lương; 24. Thiền sư Trừng chùa Chương Kính, Kinh Triệu; 25. Thiền sư
Nhất Hạnh chùa Tung Dương; 26. Thiền sư Dung chùa Sơn Bắc, Kinh Triệu; 27. Cư sĩ Đinh ở Định Đào, Tào Châu.
Tám người từ Thiền sư Nghĩa Phước, Tây Kinh:
28. Thiền sư Đại Hùng Mãnh; 29. Thiền sư Đại Chấn Động, Tây Kinh; 30. Thiền sư Thần Phỉ; 31. Thiền sư Đại Bi Quang, Tây Kinh; 32. Thiền sư Đại Ẩn, Tây Kinh; 33. Thiền sư Định Cảnh; 34. Thiền sư Đạo Bá; 35. Thiền sư Huyền Chứng.
Ba người từ Thiền sư Hàng Ma Tạng:
36. Thiền sư Tịch Mãn ở Tây Kinh; 37. Thiền sư Định Trang ở Tây Kinh; 38. Thiền sư Huệ Ẩn ở Nam Nhạc.
Một người từ Thiền sư Nguyên Quán, Nam Nhạc:
39. Thiền sư Thần Chiếu.
. Ba người từ Thiền sư Tiểu Phước:
40. Thiền sư Thâm Tịch ở Lam Điền, Kinh Triệu; 41. Thiền sư Nhật Một Vân núi Thái Bạch; 42. Thiền sư Pháp Siêu núi Đông Bạch.
Một người từ Thiền sư Quán, Hoắc Sơn:
43. Thiền sư U ở Hiện Sơn.
Bốn người từ Thiền sư Xử Tịch, Tư Châu:
44. Thiền sư Vô Tướng, Ích Châu; 45. Thiền sư Mã núi Trường Tùng, Ích Châu; 46. Thiền sư Siêu; 47. Thiền sư Hiểu Liễu, Tử Châu.
Hai người từ Thiền sư Thần Phỉ, Nghĩa Hưng:
48. Thiền sư Trí Du ở Tây Kinh; 49. Thiền sư Trí Thâm, Đông Đô.
(45 người trên đây không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
Đời thứ tư có 7 người:
Hai người là pháp tự Thiền sư Duy Chánh, Hưng Thiện:
1. Thiền sư Định Tâm, Hành Châu; 2. Thiền sư Chí Chơn chùa Kính Ái.
(Hai người trên không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
Năm người là pháp tự Thiền sư Vô Tướng, Ích Châu:
3. Thiền sư Vô Trụ chùa Bảo Đường, Ích Châu (một người được ghi); 4. Thiền sư Dung núi Minh Nguyệt, Kinh Châu; 5. Vương Đầu đà núi Vân Đỉnh, Hán Châu; 6. Thiền sư Thần Hội chùa Tịnh Chúng, Ích Châu.
Một người từ Thiền sư Thận Huy, Chuyên Giới:
7. Thiền sư Vũ Giới.
(Bốn người trên không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).
Đời thứ năm có một người là pháp tự của Thiền sư Chí Chơn chùa Kính Ái:
1. Thiền sư Chiếu ở Tung Sơn.
(Không có cơ duyên ngữ cú, không ghi).



NHỮNG PHÁP TỰ BÀNG XUẤT TỪ TỔ
THỨ 31 ĐẠO TÍN ĐẠI SƯ
TỔ TÔNG SÁU ĐỜI Ở NÚI NGƯU ĐẦU,
KIM LĂNG

Đời thứ nhất: THIỀN SƯ PHÁP DUNG.
Người Duyên Lăng, Nhuận Châu, họ Vi. Năm mười chín tuổi học thông kinh sử, tầm xem bộ Đại bát nhã hiểu thấu lý chơn không. Một hôm chợt than “Nho đạo, sách thế tục chẳng phải pháp cứu cánh, chánh quán Bát nhã là thuyền vượt biển thế gian”.
Rồi ẩn ở Mao Sơn, nương thầy xuất gia. Sau nhập thạch thất trong hang đá phía bắc chùa U Thê núi Ngưu Đầu, có điềm lạ trăm lồi chim ngậm hoa đem đến.
Nhà Đường vào năm Trinh Quán (627-649 – Đường Thái Tông), Tứ Tổ từ xa trông thấy khí tượng biết núi ấy có người phi thường. Tổ bèn đích thân tìm đến, hỏi thăm tăng trong chùa xem ở đây có đạo nhân chăng?
Có tăng đáp:
- Kẻ xuất gia thì người nào chẳng là đạo nhân?
Tổ hỏi:
- Ai là đạo nhân?
Tăng ấy không đáp được. Vị tăng khác nói:
- Trong núi cách đây khoảng mười dặm, có một người tên Dung lười biếng, gặp người chẳng đứng dậy cũng không chắp tay chào. Có lẽ người đó là đạo nhân chăng?
Tổ bèn vào núi gặp Sư, thấy Sư ngồi ngay ngắn tự mình như không có gì phải để mắt đến. Tổ hỏi:
- Ở đây làm gì?
Sư đáp:
- Quán tâm.
Tổ hỏi:
- Quán là ai quán? Tâm là vật nào?
Sư không đáp được, liền đứng dậy làm lễ.
Sư hỏi:
- Cao nhân đại đức cư trú ở đâu?
Tổ đáp:
- Bần đạo không có chỗ ở nhất định, khi đây khi kia.
Sư hỏi:
- Có biết Thiền sư Đạo Tín chăng?
Tổ hỏi:
- Vì sao lại hỏi người ấy?
Sư đáp:
- Từ lâu ngưỡng mộ đức hạnh, mong một lần được lễ ra mắt.
Đáp:
- Thiền sư Đạo Tín chính là bần đạo đây.
Sư hỏi:
- Tại sao Ngài đối thương mà đến đây?
Tổ nói:
- Đặc biệt để thăm hỏi nhau. Đây không còn chỗ nào để nghỉ ngơi ư?
Sư chỉ phía sau, nói:
- Chỉ có cái am nhỏ đó thôi.
Sư bèn dẫn Tổ đến tại am, quanh am chỉ thấy lồi cọp sói. Tổ bèn giơ hai tay lên làm ra vẻ sợ hãi.
Sư hỏi:
- Còn có cái đó ư?
Tổ hỏi lại:
- Vừa rồi thấy cái gì?
Sư không đáp được. Sau giây lát, Tổ lại viết một chữ Phật trên tấm đá ngay chỗ Sư ngồi thiền.
Sư thấy vậy ra vẻ sợ hãi, Tổ hỏi:
- Còn có cái đó ư?
Sư chưa hiểu rõ bèn kính lạy, xin Tổ nói cho nghe yếu chỉ chơn thật.
Tổ nói:
- Phàm trăm ngàn pháp môn đều quy về tấc vuông (tâm), diệu đức như hà sa đều ở nguồn tâm. Tất cả giới môn định môn huệ môn và thần thông biến hóa vốn đầy đủ chẳng lìa tâm ông, tất cả nghiệp chướng phiền não xưa nay vốn không tịch, tất cả nhân quả đều như mộng huyễn, không có tam giới để ra khỏi, không có bồ đề để cầu. Tánh của nhân và phi nhân bình đẳng nhau, đại đạo trống không tuyệt tư tuyệt lự.
Ông nay đã được pháp như thế, hồn tồn không có thiếu sót, không còn pháp nào khác nữa, cùng Phật có khác gì? Ông chỉ cần đảm đương tâm tự tại ấy, chớ làm quán hạnh cũng đừng trừng tâm, thì không có ai khởi tham sân không có gì mang sầu lo, thênh thang vô ngại mặc ý tung hồnh. Chẳng làm các việc thiện chẳng làm các việc ác, đi đứng nằm ngồi chạm mắt gặp duyên đều là diệu dụng khối lạc vô ưu của Phật. Thế nên gọi là Phật.
Sư hỏi:
- Tâm đã đầy đủ thì ai là Phật, cái gì là tâm?
Tổ đáp:
- Chẳng phải tâm chẳng có hỏi Phật, đã hỏi Phật đâu phải là không tâm.
Sư hỏi:
- Đã chẳng cho làm quán hạnh, khi đối cảnh khởi tâm làm sao đối trị?
Tổ đáp:
- Cảnh duyên tự không có tốt xấu, tốt xấu do tâm sanh. Nếu tâm chẳng chịu theo danh thì vọng tình do đâu mà khởi? Vọng tình đã chẳng khởi thì chơn tâm mặc tình biết cùng khắp. Ông chỉ cần tùy theo tâm tự tại mà không cần đối trị nữa thì gọi là pháp thân thường trụ, không có biến dị.
Ta nhận pháp môn đốn giáo từ Tăng Xán Đại sư, nay trao cho ông. Nay ông nhận đúng lời ta, chỉ ở tại núi này, về sau sẽ có năm người đạt lý kế thừa ông giáo hóa huyền môn.
(Ngài Khuê Phong nhận xét: “Làm tiêu mất tông vô ký, bỏ đi giáo tướng mà ấn chứng cho”.
Có tăng hỏi Nam Tuyền:
- Khi Ngưu Đầu chưa gặp Tứ Tổ, vì sao chim thú mang hoa đến cúng dường?
Nam Tuyền đáp:
- Bởi vì từng bước đạp lên bậc thang Phật.
Động Sơn đáp:
- Như xem châu trong bàn tay, ý không tạm rời.
Tăng hỏi:
- Sau khi Ngưu Đầu gặp Tứ Tổ, vì sao chim thú chẳng đến?
Nam Tuyền đáp:
- Dù không đến, còn một tuyến đường tương đối với Vương Lão sư.
Động Sơn đáp:
- Thân đã thông suốt rồi(54).
Lại có một vị tôn túc đáp chung cho hai câu hỏi trước:
- Giặc không đánh nhà của kẻ nghèo.
Tăng hỏi một lão túc:
- Khi Ngưu Đầu chưa gặp Tứ Tổ thì thế nào?
Đáp:
- Như lá liền cành.
Tăng hỏi:
- Gặp rồi thì thế nào?
Đáp:
- Đêm thu lá rơi lả tả.
Lại có tăng hỏi thiền sư Tiềm ở Vĩnh Minh, Ngô Việt:
- Khi Ngưu Đầu chưa gặp Tứ Tổ thì thế nào?
Tiềm đáp:
- Ngưu Đầu.
Tăng hỏi:
- Gặp rồi thì thế nào?
Tiềm đáp:
- Ngưu Đầu.
Các nơi nêu đáp đề tài này rất nhiều, không thể chép hết).
Tổ truyền pháp rồi trở lại núi Song Phong sống đến hết tuổi già, từ đó pháp tịch Sư rất thạnh. Trong năm Vĩnh Huy (650 – 656 - Đường Cao Tông), đồ chúng thiếu lương thực, Sư đi Đan Dương tùy duyên giáo hóa, cách núi Ngưu Đầu 80 dặm tự thân gánh gạo một thạch tám đấu, sáng đi chiều về cung cấp cho ba trăm tăng, ngày hai thời đi về suốt ba năm không nghỉ.
Ấp tể (huyện trưởng) Tiêu Nguyên Thiện thỉnh Sư đến chùa Kiến Sơ giảng Kinh Đại Bát nhã, thính giả đông đúc. Sư giảng đến phẩm Diệt Tĩnh, trái đất chấn động, Sư báo chúng đã giảng xong trở về núi.
*
* *
Bác Lăng vương hỏi Sư:
- Khi nương sắc tướng cảnh sanh khởi màkhông nói do sắc tướng cảnh sanh khởi, nếu muốn dứt sự sanh khởi ấy phải làm sao biết được duyên khởi?
Sư đáp:
Khi cảnh sắc mới hiện,
Cảnh sắc đều tánh không.
Vốn không ai biết duyên,
Tâm lượng và tri đồng(55).
Chiếu vốn hiện chẳng hiện,
Khi ấy khởi tự dứt.
Giữ mê sanh giác duyên(56).
Tâm thì chẳng theo duyên
Đến như trước khi sanh,
Chẳng dưỡng nuôi tâm sắc.
Từ không vốn vô niệm,
Tưởng thọ gọi niệm sanh.
Khởi, pháp chưa từng khởi,
Đâu cần Phật dạy bảo.
Hỏi:
Nhắm mắt không thấy sắc,
Cảnh lự mới là nhiều.
Đã chẳng quan tâm sắc,
Cảnh từ chỗ nào hiện?
Sư đáp:
Nhắm mắt không thấy sắc,
Trong tâm động lự nhiều.
Huyễn thức mượn làm dụng,
Danh sanh mãi chẳng qua.
Biết sắc chẳng quan tâm,
Tâm cũng chẳng có người.
Tùy hành có chuyển tướng(57),
Chim bay trong thật không.
Hỏi:
Cảnh hiện không nơi chốn,
Vì giác* hiểu biết sanh.
Cảnh lui giác lại chuyển,
Giác còn biến làm cảnh.
Nếu đem tâm dắt tâm,
Lại là giác sở giác.
Theo đó mà có nhau,
Đâu qua bờ sanh diệt?
Sư đáp:
Tâm sắc trước sau giữa,
Thật không cảnh duyên khởi.
Chăm chú lúc niệm quên,
Ai hay kể động tịnh?
Biết ấy tự vô tri,
Biết, biết duyên không gặp(58).
Nên tự kiểm thân mình,
Đâu cần cầu bên ngồi?
Trước cảnh không mất đi,
Sau niệm nay chẳng đến.
Tìm trăng chấp bóng mờ,
Bàn vết đuổi chim bay.
Muốn biết tâm bổn tánh,
Lại như thấy trong mộng.
Ví như băng tháng sáu,
Nơi nơi đều giống nhau.
Lánh không trọn chẳng khỏi,
Tìm không lại chẳng thành.
Thử hỏi bóng trong gương,
Tâm sanh từ chỗ nào?
Hỏi:
Khi dụng tâm chính đáng,
Làm sao an ổn được?
Sư đáp:
Khi dụng tâm chính đáng,
Chính đáng vô tâm dụng.
Bàn quanh danh tướng nhọc,
Nói thẳng không chi nhiều.
Vô tâm dụng chính đáng,
Thường dụng chính đáng vô.
Nay nói chỗ vô tâm,
Chẳng khác với hữu tâm(59).
Hỏi:
Người trí dẫn lời diệu,
Với tâm phù hợp nhau.
Lời với tâm khác đường,
Gặp nhau trái muôn phần?
Sư đáp:
Phương tiện nói lời diệu,
Đạo đại thừa trị bệnh.
Bàn chẳng nhằm bản tánh,
Từ không lại tạo tác.
Vô niệm là chơn thường,
Mãi sẽ bặt đường tâm.
Tánh bất động lìa niệm,
Sanh diệt mà không lầm.
Hang vang đã có tiếng,
Bóng gương hay nhìn lại.
Hỏi:
Hành giả có cảnh ngộ,
Nhân giác biết cảnh mất.
Giác trước với giác sau,
Và cảnh thành ba tâm?
Sư đáp:
Cảnh vì quên thể giác,
Giác xong đừng suy nghĩ.
Nhờ giác biết cảnh mất,
Khi giác cảnh chẳng khởi.
Giác trước với giác sau
Và cảnh ba trì trệ.
Hỏi:
Trụ định hồi không đổi,
Cho là chánh tam muội,
Các nghiệp không thể lôi.
Chẳng biết vô minh tế(*),
Thong thả bước đằng sau.
Sư đáp:
Lại nghe có người khác,
Chấp không, khởi tâm vọng.
Trong ba, việc bất thành,
Không chuyển còn hư vọng.
Tâm chánh lại chịu phược,
Làm thế tịnh nghiệp chướng.
Tâm trần một trong muôn(60)
Chẵng liễu gọi vô minh.
Nhỏ nhiệm tập nhân khởi,
Từ từ danh tướng sanh.
Gió đến sóng mòi dậy,
Muốn yên, nước lặng ngay.
Còn muốn nói tiền đồ,
Chỉ ngại sợ tâm sau.
Vô niệm đại thú rống,
Tánh không thắng sương đá.
Sao tan cỏ dại tàn,
Chim bay ngang dọc rơi.
Năm đường thôi rối rắm,
Tứ ma trước chẳng còn(61).
Đã như thế lửa lan,
Cũng như gươm bén chặt.
Hỏi:
Nhờ giác biết muôn pháp,
Muôn pháp xưa nay như.
Nếu mượn tâm chiếu dụng,
Chỉ được tâm chiếu dụng,
Chẳng nên tâm có việc.
Sư đáp:
Nhờ giác biết muôn pháp,
Muôn pháp không chỗ tựa.
Nếu mượn tâm chiếu dụng,
Nên không ở ngồi tâm.
Hỏi:
Thuận thuận không phân biệt,
Minh tâm chẳng hiện tiền.
Còn lo, tâm mờ tối.
Nơi tâm hành dụng công,
Trí chướng lại khó trừ.
Sư đáp:
Có đó không thể có,
Tìm đó không thể tìm.
Không chọn tức chọn đúng,
Ra được tối, minh tâm.
Lo toan tâm mờ tối,
Còn tâm để dụng công.
Bàn gì nạn trí chướng?
Đến Phật, còn là bệnh.
Hỏi:
Chiết trung tin tức xa,
Thật cũng khó vấn an.
Tự chẳng cần người đi,
Khó đó, trọn khó gặp.
Sư đáp:
Cần tin tức chiết trung, tin tức không khó dễ.
Trước quán tâm nơi tâm, kế tìm trí trong trí.
Thứ ba chiếu kẻ tìm, thứ tư thông vô ký.
Thứ năm giải thốt danh, thứ sáu chơn giả đồng.
Thứ bảy biết pháp bổn, thứ tám vô vi từ.
Thứ chín tồn uẩn không, thứ mười ân trạch bủa.
Hết sạch vô giác kia, vô minh sanh bổn trí.
Tam nghiệp bóng trong gương, người huyễn dạy
ngã tư.
Chẳng trụ, hết bờ không; đang chiếu vô trong hữu.
Chẳng ngồi không trong hữu, khỏi bảo không
hữu đồng.
Gọi đó là chiết trung, chiết trung phi ngôn thuyết.
Vấn an, không chỗ an; còn đi sao đến được?
Hỏi:
Riêng có một hạng người, khéo giải không vô tướng.
Nói “Định loạn là một, lại nói vô trong hữu.
Dụng thường tịch chứng (hữu vô) đồng, thường dụng bặt tri giác”.
Dụng tâm hội chơn lý, rồi nói dụng không (chỗ) dụng.
Trí tuệ phương tiện nhiều, lời nói và lý hợp,
Lý như như tự như, không do thức tâm hội.
Đã biết tâm hội sai, tâm tâm lại đoạt nhau.
Pháp như thế khó biết, vĩnh kiếp không thể biết.
Pháp ấy không dạy được, người (muốn) dụng tâm như thế.
Sư đáp:
Riêng có người chứng không, như kệ trước nói bàn.
Hành không thủ tịch diệt, tạm thời thức được chuyển.
Biết chơn là tâm lượng (vọng), rõ thấy chưa liễu nguồn.
Lại nói dụng dừng tâm, đa trí ngại tương tợ.
Thật bởi chẳng rõ tánh, cầu không còn nhọc mình.
Vĩnh kiếp trụ thức mê, ôm tướng đều chẳng biết.
Phóng quang liền động địa, bờ kia định làm gì?
Hỏi:
Đối trước việc, người khán tâm lại gặp trở ngại, còn bị lớp tơ lụa ngăn?
Sư đáp:
Khán tâm gặp trở ngại,
Tâm huyễn ai cần khán?
Huống việc không, tâm huyễn,
Thong dong khó buông lời.
Hỏi:
Đại cơ nghiệp có lâu,
Đường tâm còn cách trở.
Giác được chướng vi tế,
Thì đạt đến bờ chơn.
Tự không thầy thiện xảo,
Không thể định lý này.
Kính vâng đại sư ta,
Sẽ vì mở yếu môn.
Dẫn dắt kẻ dụng tâm,
Đừng cho mất chánh đạo.
Sư đáp:
Pháp tánh vốn cơ nghiệp,
Cảnh mộng thành trái nhau.
Thật tướng, thân vi tế,
Sắc tâm, thường chẳng ngộ.
Bỗng gặp thầy hỗn độn,
Thương giận lo chúng sanh.
Mượn nghi bày rộng hỏi,
Giữ lý, trong thường sáng.
Dứt thẳng mê sanh tử,
Khen chê tâm chẳng sợ.
Lão quê đáp rành rọt,
Pháp tướng, thẹn đến thân.
Được phát thuốc quần sanh,
Vẫn còn là tánh sắc.
Năm Hiển Khánh nguyên niên (656 – Đường Cao Tông), quan Ấp Tể Tiêu Nguyên Thiện thỉnh sư xuống núi trụ chùa Kiến sơ. Sư từ chối không được,
bèn sai gọi đệ tử nhập thất thượng thủ Trí Nham đến, truyền pháp ấn cho và dặn lần lượt truyền trao.
Sắp xuống núi, Sư bảo chúng:
- Ta không còn đặt chân trở lại núi này nữa.
Bấy giờ chim thú cất tiếng bi thương, hơn một tháng chưa thôi. Trước am Sư có bốn cây ngô đồng cao lớn, vào tháng đang hạ (tháng 5 âm lịch) bỗng lá tự héo rụng. Năm sau ngày 23 tháng giêng năm đinh tị 657, Sư tịch ở chùa Kiến Sơ, thọ 64 tuổi, tuổi lạp 41. Ngày 27 an táng ở núi Kê Lung, số người tiễn đưa Sư trên vạn người.
Chỗ ở trước của Sư trên núi Ngưu Đầu, có các suối Kim Nguyên, Hổ Bào, suối Tích Trượng, ao Kim Quy vv…, thạch thất Sư thường tọa thiềân nay (1004) đều còn ở đó.
Đời thứ hai: THIỀN SƯ TRÍ NHAM
Người Khúc A, họ Hoa. Vào khoảng tuổi 20 mà dũng khí hơn người, thân cao 7 thước 6 tấc (Tàu). Nhà Tùy trong những năm Đại Nghiệp (605 – 617 – Tùy Dạng đế), làm Lang tướng, thường mang cây cung mắc một cái túi đựng nước lọc, tùy chỗ đi đến mà đem dùng, từng theo đại tướng đánh giặc lập nhiều chiến công.
Vào năm Vũ Đức (618 -626 – Đường Cao Tổ), bốn mươi tuổi mới xin xuất gia ở núi Hồn Công, Thư Châu, theo làm đệ tử thiền sư Bảo Nguyệt. Về sau, một hôm đang an tọa thấy dị tăng thân cao hơn một trượng, thần thái sáng sủa cất lên từ khí trong veo, nói với Sư: “Khanh 80 đời xuất gia, nên tinh tấn hơn”. Nói xong biến mất.
Sư thường nhập định trong cốc. Có lần nước trên núi đổ xuống tràn ngập mênh mông mà Sư điềm nhiên bất động, rồi nước tự rút lui. Có những thợ săn gặp Sư, nhờ đó họ ăn năn tu thiện. Lại có hai người xưa cùng tòng quân, nghe Sư ở ẩn tránh đời bèn cùng nhau vào núi tìm gặp, rồi nhân đó hỏi Sư.
- Vì sao ở đây? Lang tướng có điên không?
Đáp:
- Ta điên sắp tỉnh còn các ông điên đang phát triển. Phàm háo sắc, thanh âm bất chánh, tham vinh hoa cậy sủng ái thì bị sanh tử lưu chuyển, làm sao tự ra khỏi?
Hai người cảm ngộ khen hay rồi bỏ đi.
Năm Trinh Quán thứ 17 (643 – Đường Thái Tông), Sư trở về Kiến Nghiệp vào núi Ngưu Đầu
tham yết thiền sư Pháp Dung phát minh đại sự. Thiền sư Dung dạy:
- Ta nhận bí pháp chơn truyền từ Đạo Tín Đại sư, các sở đắc đều tiêu vong, giả sử có một pháp hơn cả niết bàn, ta cũng nói như mộng huyễn. Phàm một mảy trần dấy lên mà trời bị mờ, một hạt cải rơi mà đất bị che.
Ông nay đã vượt qua cái thấy này, ta còn nói gì nữa. Việc hóa đạo ở sơn môn nay trao cho ông.
Sư vâng mệnh kế thừa đời thứ hai, sau đem chánh pháp trao cho thiền sư Phương. Sư trụ ở hai chùa Bạch Mã và Thê Huyền, lại dời chỗ đến ở thành Thạch Đầu. Năm Nghi Phụng thứ hai (677 – Đường Cao Tông), ngày 10 tháng giêng thị hiện nhập diệt, nhan sắc không đổi tứ chi co duỗi như còn sống, trong thất có mùi hương lạ đến mười ngày chưa hết. Di ngôn thủy táng, thọ 78 tuổi, tuổi lạp 39.
Đời thứ ba: THIỀN SƯ HUỆ PHƯƠNG
Người Duyên Lăng, Nhuận Châu, họ Bộc. Xuất gia ở chùa Khai Thiện rồi thọ giới cụ túc, thông suốt kinh luận.
Về sau vào núi Ngưu Đầu tham yết thiền sư Trí Nham thưa hỏi chỗ bí yếu. Nham xem biết căn khí Sư kham nhận chánh pháp, bèn đem tâm ấn khai thị, Sư hốt nhiên lãnh ngộ, từ đó chẳng rời chỗ ở núi rừng gần quá mười năm. Học giả bốn phương tụ tập đông đúc, một ngày kia Sư bảo chúng:
- Ta sắp đi chỗ khác tùy duyên lợi vật, các ông nên tự an.
Rồi đem chánh pháp trao cho thiền sư Pháp Trì. Sau trở lại Mao Sơn được số năm, định diệt độ thì gặp khoảng 500 người búi tóc buông thòng phía sau giống như Bồ tát, mỗi người cầm phướn kết hoa, nói:
- Mời pháp sư giảng.
Lại cảm đến sơn thần biến hiện thân rắn lớn đến trước sân như muốn khóc từ ly.
Sư bảo thị giả Hồng Đạo:
- Ta đi thôi! Ông báo cho các môn nhân giúp ta.
Khi các môn nhân vội vã đến thì Sư đã nhập diệt. Bấy giờ nhằm năm Thiên Sách nguyên niên 759(62),
ngày mùng một tháng tám. Núi rừng biến màu tang trắng, suối khe rẽ ngang mà qua đến bảy ngày, người đạo kẻ tục thương mến tiếng động vang đến thung lũng xa. Sư thọ 67 tuổi, tuổi lạp 40.
Đời thứ tư: THIỀN SƯ PHÁP TRÌ
Người Giang Ninh, Nhuận Châu, họ Trương. Xuất gia từ nhỏ, năm 30 tuổi đến dưới tòa Hoằng Nhẫn Đại sư ở huyện Hồng Mai, nghe pháp tâm khai mở. Sau gặp lại thiền sư Huệ Phương được ấn khả rồi kế thừa dẫn dắt sơn môn, làm Tổ tông Ngưu Đầu.
Khi Tổ Hồng Mai sắp tạ thế, có nói với đệ tử Huyền Trách “Về sau có khoảng mười người truyền pháp ta, Pháp Trì ở Kim Lăng là một trong mười người đó”.
Sau Sư đem pháp nhãn trao lại cho thiền sư Trí Oai. Vào năm Trường An thứ hai (702 – Đường Vũ hậu), ngày 5 tháng 9, Sư tịch ở viện Vô Thường chùa Duyên Tộ, Kim Lăng. Sư di chúc bỏ hình hài phơi dưới cây thông cho muông thú ăn.
Ngày rước đi có phướn thần trong không trung từ Tây đến nhiễu quanh núi mấy vòng, nơi viện Sư ở trước kia có rừng trúc biến màu tang trắng đến bảy ngày mới hết.
Sư thọ 68 tuổi, tuổi lạp 41.
Đời thứ năm: THIỀN SƯ TRÍ OAI
Người Giang Ninh, họ Trần. Lúc còn bé, ở tạm núi Nghênh Thanh, bỗng nhiên người trong nhà phát hiện Ngài mất, chẳng biết đi đâu. Đến khi cha mẹ tìm kiếm, mới biết Sư đã xuất gia với pháp sư Thống chùa Thiên Bảo rồi. Năm 20 tuổi thọ giới cụ túc.
Sau nghe thiền sư Pháp Trì ra đời, bèn đến làm lễ yết kiến và được truyền thọ chánh pháp. Từ đó học đồ miền Giang tả đều đổ xô về làm môn hạ, trong đó có Huệ Trung, đủ điều kiện làm pháp khí.
Sư thường dùng kệ dạy:
Mạc hệ niệm niệm,
Thành sanh tử hà.
Luân hồi lục thú hải,
Vô kiến xuất trường ba.
Dịch:
Chớ vọng niệm hồi,
Thành sông sanh tử.
Luân hồi biển sáu thú,
Không nhận ra sóng lớn.
Huệ Trung dùng kệ đáp:
Niệm tưởng do lai huyễn,
Tánh tự vô chung thủy.
Nhược đắc thử trúng ý,
Trường ba đương tự chỉ.
Dịch:
Niệm tưởng từ huyễn đến,
Tánh vốn không thủy chung.
Nếu trúng được ý đó,
Sóng lớn phải tự dừng.
Sư lại có kệ dạy:
Dư bổn tánh hư vô,
Duyên vọng sanh nhân ngã.
Như hà tức vọng tình?
Hồn quy không xứ tọa.
Dịch:
Bổn tánh ta hư vô,
Theo vọng sanh nhân ngã.
Làm sao dứt vọng tình?
Trở về ngồi chỗ không.
Huệ Trung dùng kệ đáp:
Hư vô thị thực thể,
Nhân ngã hà sở tồn?
Vọng tình bất tu tức,
Tức phiếm Bát nhã thuyền.
Dịch:
Thật thể là hư vô,
Nhân ngã ở đâu còn?
Không nên ngăn vọng tình,
Mênh mông thuyền Bát nhã.
Sư biết Huệ Trung liễu ngộ, bèn đem sơn môn giao phó. Sau đó tùy duyên hóa đạo. Vào năm Khai Nguyên thứ 17 (729 – Đường Huyền Tông), ngày 18 tháng 2, Sư tịch ở chùa Duyên Tộ.
Sắp thị hiện nhập diệt, Sư bảo đệ tử:
- Hãy mang thây ta bỏ trong rừng bố thí cho các cầm thú.
Sư thọ 77 tuổi.
Đời thứ sáu: THIỀN SƯ HUỆ TRUNG
Người ở Thượng Nguyên, Nhuận Châu, họ Vương.
Năm 23 tuổi thọ nghiệp ở chùa Trang Nghiêm. Sau đó nghe thiền sư Trí Oai ra đời bèn đến yết kiến.
Oai vừa thấy Sư, nói:
- Sơn chủ đến rồi!
Sư cảm ngộ ý chỉ sâu kín, Oai bèn cho làm thị giả thân cận. Về sau Sư từ giã thầy, đi quan sát lễ thiện tri thức các nơi.
Trí Oai thấy dây hoa Lăng tiêu (còn gọi là tử oai) ở cụ giới viện, vào hạ bị bỏ phế điêu tàn. Có người định chặt bỏ, nhân đó Trí Oai can bảo:
- Đừng chặt, khi Huệ Trung trở về thì dây tử oai đó đâm chồi lại.
Đến khi Sư về thì ứng nghiệm như lời dự đốn. Oai bèn đem sơn môn giao phó Sư, rồi ra ở chùa Duyên Tộ.
Sư bình sanh chỉ có một áo nạp không thay đổi, đồ dùng chỉ có một cái chõ để đổ xôi. Thường có hai kho chứa lúa cho tăng dùng, kẻ trộm hay rình mò thì có hổ gìn giữ cho.
Huyện lệnh Trương Tốn lên núi yết kiến, hỏi Sư:
- Có đồ đệ nào?
Sư đáp:
- Có dăm ba người.
Tốn hỏi:
- Làm sao gặp được?
Sư gõ thiền sàng, có ba con cọp gầm thét vừa bước ra. Tốn sợ hãi thối lui.
Sau chúng thỉnh Sư vào trong thành, ở chùa Trang Nghiêm Cựu. Sư muốn xây dựng pháp đường riêng biệt ở phía đông chánh điện. Đã có sẵn cây cổ thụ, bầy chim khách đóng tổ trên đó, công nhân sắp đốn cây. Sư báo lồi chim khách: “Sắp xây pháp đường ở đây, các người sao chẳng đi mau?”. Nói xong, bầy chim khách liền dời tổ qua cây khác. Lúc mới xây nền có hai thần nhân trấn giữ bốn góc, lại ngầm giúp làm việc ban đêm, chẳng mấy hôm xong việc.
Từ đó học đồ bốn phương vân tập dưới tòa, có 34 người đắc pháp, mỗi người trụ một nơi giáo hóa nhiều chúng.
Sư thường có kệ dạy chúng an tâm, kệ rằng:
Nhân pháp song tịnh,
Thiện ác lưỡng vong.
Chơn tâm chơn thật,
Bồ đề đạo tràng.
Dịch:
Ngã pháp đều rỗng,
Thiệc ác quên hết.
Chơn tâm chơn thật,
Bồ đề đạo tràng.
Năm Đại Lịch thứ ba (768 – Đường Đại Tông), trước thạch thất cây treo chõ, dây mây móc áo bỗng nhiên khô chết giữa nắng hạ. Năm thứ tư (769) ngày 15 tháng 6 họp chúng bố tát xong, Sư sai thị giả cạo sạch tóc tắm rửa. Đến tối có mây lành bao phủ tịnh xá Sư, trên không lại nghe tiếng nhạc trời. Tới sáng sớm Sư thản nhiên ngồi hóa, bấy giờ mưa to gió lớn gây sấm sét quật ngã cây rừng, lại có cầu vồng trắng bắc qua các hang núi.
Năm thứ năm (770), mùa xuân trà tỳ thu xá lợi nhiều không kể xiết. Thọ 87 tuổi.
PHÁP TỰ BÀNG XUẤT
TỪ THIỀN SƯ PHÁP DUNG

1. THIỀN SƯ ĐÀM THÔI Ở CHUNG SƠN, KIM LĂNG
Người Ngô Quận, họ Cố. Ban đầu đến yết kiến Đại sư Dung ở Ngưu Đầu, Đại sư trông qua đánh giá Sư là người kỳ đặc, bèn gọi Sư bảo:
- Sắc thanh … là đồ độc đối với vô sanh, thọ tưởng … là hầm hố đối với bậc chí nhân. Ông biết điều đó chăng?
Sư lặng thinh và suy xét đó, đại ngộ huyền chỉ.
Sư tìm đến ở Chung Sơn, ẩn dấu trải qua nhiều năm, am tranh nồi đất đạm bạc đến hết tuổi già.
Đời Đường năm Thiên Trụ thứ ba (694 - Đường Vũ hậu) ngày mùng 6 tháng 2, điềm nhiên nhập định bảy ngày rồi tịch. Thọ 62 tuổi.
NHỮNG PHÁP TỰ BÀNG XUẤT BA ĐỜI
TỪ THIỀN SƯ TRÍ OAI

1. THIỀN SƯ HUYỀN ĐĨNH Ở CHÙA AN QUỐC, TUYÊN CHÂU.
Chẳng biết Sư là người ở đâu. Một hôm có vị tăng từng đến Trường An để giảng kinh Hoa Nghiêm, tăng đó đến hỏi Ngũ Tổ (Trí Oai):
- Chơn tánh duyên khởi, nghĩa đó như thế nào?
Tổ lặng thinh. Lúc đó Sư đứng hầu Tổ, sau đó đáp:
- Đại đức! Lúc đang hỏi dấy lên một niệm, đó là duyên khởi trong chơn tánh.
Ngay lời nói của Sư, tăng đó đại ngộ.
Lại có người hỏi Sư:
- Nam Tông do đâu mà lập?
Sư đáp:
- Tâm tông không có Nam Bắc.
*
* *
2. THIỀN SƯ HUYỀN TỐ Ở CHÙA HẠC LÂM, NHUẬN CHÂU.
Người ở Duyên Lăng, Nhuận Châu, họ Mã. Vào năm Như Ý nhà Đường (692 - Đường Vũ hậu), Sư thọ nghiệp ở chùa Trường Thọ, Giang Ninh.
Tham vấn bữa tối với thiền sư Trí Oai, Sư bèn ngộ chơn tông. Về sau Sư ở chùa Hạc Lâm, Kinh Khẩu.
Từng có lần đồ tể lễ yết kiến Sư, muốn thỉnh Sư đến nhà để lo liệu cúng dường. Sư vui vẻ mà đi, chúng đều ngạc nhiên. Sư nói:
- Phật tánh bình đẳng, trí ngu có một. Chỉ cần người độ được ta liền độ cho, lại có gì là khác biệt đâu?
Hoặc giả có tăng hỏi:
- Thế nào là ý Tây lai?
Sư đáp:
- Hội tức là chẳng hội (hiểu), nghi tức là chẳng nghi.
Sư lại nói:
- Cái chẳng hội chẳng nghi, cái chẳng nghi chẳng hội.
Lại có tăng gõ cửa, Sư hỏi:
- Ai đó?
Đáp: - Tăng
Sư nói:
- Không những là tăng, Phật đến cũng chẳng được.
Hỏi:
- Phật đến tại sao chẳng được?
Sư đáp:
- Không có chỗ cho ông dừng đậu.
Năm Thiên bảo thứ 11 (752 – Đường Huyền Tông), nửa đêm Sư không bệnh mà tịch, thọ 85 tuổi. Xây tháp thờ ở núi Hồng Hạc. Sắc ban thụy hiệu là Đại Tân Thiền Sư, tháp hiệu Đại Hòa Bảo Hàng.
*
* *
3. THIỀN SƯ SÙNG HUỆ Ở NÚI THIÊN TRỤ, THƯ CHÂU.
Người Bành Châu, họ Trần. Đầu niên hiệu Càn Nguyên (758 – Đường Túc Tông), Sư đến lập chùa ở núi Thiên Trụ, Thư Châu. Năm Vĩnh Thái nguyên niên (765 – Đường Đại Tông) sắc ban hiệu chùa là Thiên Trụ.
Tăng hỏi:
- Thế nào là cảnh Thiên Trụ?
Sư đáp:
- Chủ bạc sơn cao nan kiến nhật,
Ngọc kính phong tiền dị hiểu nhân.
Dịch: Chủ nhạt sơn cao khó thấy trời,
Gương báu trên soi dễ biết người.
Hỏi:
- Khi Đạt-ma chưa đến xứ này, ở đây có Phật pháp không?
Sư đáp:
- Khi chưa đến hãy tạm gác qua, việc ngay bây giờ ra sao?
- Con chẳng hội xin Sư chỉ dạy.
Sư nói:
- Trường không muôn thuở, gió trăng nhất thời.
Hồi lâu Sư lại hỏi:
- Xà lê hội chăng? Trên phận sự chính mình ra sao? Đạt ma kia đến hay chưa đến có can hệ gì?
Nhà kia đến giống hệt gã đi bói tốn kiếm ăn, thấy ông chẳng hội mới dùng văn tự cho ông hiểu quẻ. Cát hung vừa sanh, hãy tự xem tất cả ở trên phần của ông.
Tăng hỏi:
- Thế nào là người biết bói?
Sư đáp:
- Lúc ông vừa ra cửa liền chẳng trúng.
Hỏi:
- Thế nào là gia phong của Thiên Trụ?
Sư đáp:
- Thời hữu bạch vân lai bế hộ,
Cánh vô phong nguyệt tứ sơn lưu(63).
Dịch:
Lúc có bạch vân thời đóng cửa,
Đâu còn trăng gió cuốn tứ sơn.
Hỏi:
- Tăng chết thiên hóa đi về đâu?
Sư đáp:
- Tiềm nhạc phong cao trường tích thúy,
Thư giang minh nguyệt sắc quang huy.
Dịch:
Núi Tiềm cao ngọn mãi xanh tươi.
Sông thư trăng sáng sắc quang huy.
Hỏi:
- Thế nào là Phật Đại Thông Trí Thắng?
Sư đáp:
- Trống không từ đại kiếp đến nay chưa từng che đậy, chẳng phải Phật Đại Thông Trí Thắng thì là gì?
Hỏi:
- Tại sao Phật pháp không hiện tiền?
Sư đáp:
- Chỉ vì ông không hội cho nên không hiện tiền. Nếu ông hội rồi cũng không có Phật đạo nào để thành.
Hỏi:
- Thế nào là đạo?
Sư đáp:
- Mây trắng che núi xanh,
Ong chim lượn sân hoa.
(Bạch vân phú thanh chướng,
Phong điểu bộ đình hoa.)
Hỏi:
- Chư thánh từ trước có lời nói nào?
Sư hỏi:
- Ông nay thấy ta có lời nói nào?
Hỏi:
- Mời Sư cử xướng trong tông môn.
Sư đáp:
- Thạch ngưu trường hống chơn không ngoại,
Mộc mã tê thời nguyệt ẩn sơn.
Dịch:
Trâu đá rống to ngồi chân không,
Ngựa gỗ hí vang trăng khuất núi.
Hỏi:
- Thế nào là chỗ Hòa thượng làm lợi người?
Sư đáp:
- Một trận mưa nhuần khắp, ngàn núi sắc xinh tươi.
Hỏi:
- Thế nào là người ở trong núi Thiên Trụ?
Sư đáp:
- Độc bộ thiên phong đỉnh,
Ưu du cửu khúc tuyền.
Dịch:
Một mình vượt bước qua ngàn đỉnh,
Thong dong chín chỗ suối cong queo.
Hỏi:
- Thế nào là ý Tây lai?
Sư đáp:
- Bạch viên bão tử lai thanh chướng,
Phong điệp hàm hoa lục nhị gian.
Dịch:
Vượn trắng bồng con đến núi sâu,
Ong bướm ngậm hoa giữa nhị xanh.
Sư ở núi diễn nói đạo khoảng 22 năm. Năm Đại Lịch thứ 14 (779 – Đường Đại Tông), ngày 22 tháng 7 Sư quy tịch. Tháp xây ở phía bắc chùa, chơn thân hiện còn (1004).
*
* *

PHÁP TỰ CỦA THIỀN SƯ HUYỀN TỐ
CHÙA HẠC LÂM, NHUẬN CHÂU

4. THIỀN SƯ ĐẠO KHÂM Ở KÍNH SƠN, HÀNG CHÂU.
Người thuộc Côn Sơn, Tô Châu, họ Chu. Ban đầu ôm ấp lòng khâm phục Nho giáo, năm 28 tuổi Sư gặp thiền sư Huyền Tố, nhân đó Tố bảo:
- Xem ông thần khí ôn hòa mà tinh thuần, đúng là pháp bảo.
Sư cảm ngộ nhân đó xin làm đệ tử. Tố đích thân xuống tóc truyền giới cho, rồi bảo:
- Ông xuôi dòng sông mà đi, gặp Kính thì ở.
Sư bèn đi về Nam, đến Lâm An thấy một hòn núi phía đông bắc, nhân hỏi thăm một tiều phu. Tiều phu nói:
- Đó là Kính Sơn.
Sư bèn trú ở đó.
Có tăng hỏi:
- Thế nào là đạo?
Sư đáp:
- Sơn thượng hữu lý ngư,
Thủy để hữu bồng trần.
Dịch: Cá lý ngư trên núi,
Bụi cỏ bồng đáy sông.
*
* *
Mã Tổ sai người đem thư đến, trong thư vẽ một vòng tròn. Sư mở thư, vẽ thêm một vạch trong vòng tròn rồi phong vào bao thư, gửi lại Mã Tổ (Quốc Sư Huệ Trung nghe chuyện, bèn nói “Thầy Khâm còn bị thầy Mã lừa”).
*
* *
Tăng hỏi:
- Thế nào là ý Tổ sư từ Tây đến?
Sư nói:
- Câu hỏi ông chẳng đúng.
Hỏi:
- Thế nào mới đúng?
Sư đáp:
- Chờ khi ta mất rồi mới nói với ông.
*
* *
Mã Tổ sai môn nhân Trí Tạng đến hỏi:
- Trong 12 giờ (suốt ngày) lấy gì làm cảnh?
Sư đáp:
- Đợi khi ông về thì có tin tức.
Tạng nói:
- Bây giờ về liền.
Sư nói:
- Nói ra rồi lại phải hỏi Tào Khê mới được.
Năm Đại Lịch thứ ba (768), vua Đường Đại Tông ban chiếu mời Sư đến cửa khuyết để tự nhà vua chiêm lễ thêm. Một hôm gặp nhà vua tại cung ở trong, Sư đứng dậy.
Vua hỏi:
- Thầy vì sao phải đứng dậy?
Sư đáp:
- Đàn việt hướng vào bốn oai nghi, làm sao thấy được bần đạo?
Vua đẹp lòng, bảo Quốc sư Huệ Trung:
- Trẫm định ban cho thầy Khâm một danh hiệu.
Trung vui vẻ phụng chiếu, rồi ban cho Sư hiệu Quốc Nhất.
Sau Sư từ giã vua, về núi cũ.
Vào năm Trinh Nguyên thứ 8 (792), tháng 12, Sư thị hiện có bệnh thuyết pháp rồi tịch. Thọ 79 tuổi.
Sắc ban thụy hiệu Đại Giác Thiền Sư.
*
* *
PHÁP TỰ CỦA THIỀN SƯ ĐẠO KHÂM
Ở KÍNH SƠN, HÀNG CHÂU

5. THIỀN SƯ ĐẠO LÂM ĐIỂU KHÒA Ở HÀNG CHÂU.
Người huyện Phú Dương, bổn quận (Hàng Châu), họ Phan. Mẹ là Chu thị mộng thấy ánh sáng mặt trời vào miệng, nhân đó mang thai, đến khi sanh có mùi hương lạ xông khắp nhà, rồi đặt tên Sư là Hương Quang.
Chín tuổi xuất gia, năm 21 tuổi thọ giới ở chùa Quả Nguyện, Kinh Châu. Về sau lại đến pháp sư Phục Lễ, chùa Tây Minh ở Trường An, học Kinh Hoa Nghiêm, luận Khởi Tín; Phục Lễ đem bài tụng về chơn vọng dạy cho, chủ yếu để tập tu thiền định.
Sư hỏi:
- Ban sơ, sao gọi là quán? Dụng tâm thế nào?
Phục Lễ yên lặng hồi lâu mà không nói, Sư lễ bái ba lần rồi lui ra.
Đúng lúc Đường Đại Tông ban chiếu mời thiền sư Kính Sơn Quốc Nhất đến cửa khuyết, Sư bèn yết kiến Ngài rồi được chánh pháp. Đến khi Sư đi về Nam, trước đó có tháp Bích Chi Phật ở chùa Vĩnh Phúc núi Cô Sơn, bấy giờ người đạo kẻ tục cùng nhau tạo pháp hội ở đây. Sư chấn tích(64) và vào hội, trong hội có pháp sư Thao Quang chùa Linh Ẩn hỏi:
- Pháp hội ở đây, vì sao (ông) phát ra tiếng?
Sư đáp:
- Không có tiếng ai biết đó là pháp hội?
Về sau thấy núi Tần Vọng có cây tùng lớn, cành lá sum suê quanh co như cái lọng, Sư bèn nương
thân ở trên đó. Vì thế thời nhân gọi Sư là thiền sư Điểu Khòa (Tổ chim), lại có chim khách đóng tổ kế bên tự nhiên thuần quen con người, còn gọi Sư là Hòa thượng Thước Sào (Tổ chim khách).
Có thị giả Sư là Hội Thông, bỗng một hôm muốn từ giã ra đi. Sư hỏi:
- Nay ông đi đâu?
Đáp:
- Hội Thông vì pháp xuất gia mà Hòa thượng không rủ lòng từ dạy bảo, nay đi các nơi để học Phật pháp.
Sư nói:
- Nếu là Phật pháp, ở đây ta cũng có chút ít.
Hỏi:
- Thế nào là Phật pháp của Hòa thượng?
Sư rút sợi chỉ vải trên thân đưa lên thổi nó.
Hội Thông liền lãnh ngộ huyền chỉ.
Khoảng năm Nguyên Hòa (806 – 820 – Đường Hiến Tông), Bạch Cư Dị ra làm thái thú quận đó (Thiệu Hưng, Chiết Giang), nhân lúc vào núi lễ ra mắt, bèn hỏi Sư:
- Chỗ thiền sư ở rất nguy hiểm!
Sư nói:
- Chỗ thái thú càng nguy hiểm hơn.
Hỏi:
- Chỗ đệ tử là trấn thủ giang sơn, có gì là nguy hiểm đâu?
Sư nói:
- Củi lửa gặp nhau, thức tánh đâu dừng. Chẳng phải là nguy hiểm ư?
Lại hỏi:
- Thế nào là đại ý Phật pháp?
Sư đáp:
- Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành.
(Chớ làm các điều ác, vâng làm các điều lành)
Bạch nói:
- Đứa bé ba tuổi cũng biết nói như thế.
Sư đáp:
- Đứa bé ba tuổi tuy nói được mà ông già tám mươi làm không được.
Bạch bèn làm lễ.
Vào năm Trường Khánh thứ tư (824), ngày 10 tháng 2, Sư bảo thị giả: “Thân nghiệp báo ta nay đã
hết”. Nói xong ngồi tịch. Thọ 84 tuổi, tuổi lạp 63 (Có chỗ nói Sư tên là Viên Tu, e là thụy hiệu).
*
* *
PHÁP TỰ CỦA THIỀN SƯ ĐẠO LÂM ĐIỂU KHÒA, HÀNG CHÂU
6. THIỀN SƯ HỘI THÔNG CHÙA CHIÊU HIỀN, HÀNG CHÂU.
Người bổn quận, họ Ngô. Bổn danh là Nguyên Khanh. Hình tướng nghiêm trang, còn nhỏ tuổi mà thông minh mẫn tiệp.
Thời Đường Đức Tông (779 -805) làm lục cung sử. Họ hàng nhà vua đều khen ngợi Ngài. Mùa xuân thấy hoa cỏ cung điện Chiêu Dương phô sắc thắm tươi, thong thả từng bước ngoạn cảnh, chợt nghe trong không có tiếng nói:
- Cảnh sắc hư huyễn nở rồi tàn có chi bền vững, nó hay làm hư hoại thiện căn. Bậc nhân giả sao có thể ham chuộng được?
Sư xét nhớ hồi nhỏ tuổi ưa thích việc thiện mà rất chán hoạn nạn thế gian.
Một hôm vua dạo chơi trong cung, hỏi:
- Khanh sao chẳng vui?
Đáp:
- Thần từ nhỏ không ăn mặn tanh hôi, chí nguyện theo Phật.
Vua nói:
- Trẫm xem khanh như anh em, nếu chí nguyện khanh muốn sẽ giàu sang hơn người thì trẫm không trái ý khanh, xin hãy đừng xuất gia.
Đã trải qua tuần (10 ngày) vua thấy sắc mặt Ngài tiều tụy, ban chiếu cho trông coi vịêc tiếp khách nhà vua. Ngài tâu:
- Người đó phải thiệu long tam bảo.
Vua nói với Sư:
- Nếu khanh muốn thì tùy ý chọn một ngày nào đó rồi tâu lên.
Sư mang ơn vua, gởi lời cảm tạ. Chẳng bao lâu nhận được tin ở quê báo mẹ bệnh, xin hãy về coi sóc. Vua ban cho được như sở nguyên, lệnh hữu ty theo tiễn đưa Sư tới bến, chẳng bao lâu về đến nhà.
Gặp lúc pháp sư Thao Quang khích lệ, Sư đến Đạo Lâm Điểu Khòa làm đàn việt kết am dựng chùa. Chùa hồn thành, Sư quỳ thưa:
- Đệ tử bảy tuổi ăn chay, mười một tuổi thọ ngũ giới. Nay hăm hai tuổi, thôi làm quan vì muốn xuất gia, xin Hòa thượng cho con được làm tăng.
Thiền sư nói:
- Hiện nay làm tăng ít có người tinh tấn chịu khó, phần đông làm chuyện nông nổi phóng túng.
Sư đáp:
- Vốn tịnh không phải mài giũa,
Sẵn sáng chẳng tùy theo chiếu.
Thiền sư nói:
- Nếu ông liễu đạt tịnh trí, thể diệu viên thì tự không tịch, tức là chơn xuất gia, cần gì tướng bên ngồi? Ông nên làm Bồ tát tại gia, bố thí trì giới đều tu như bọn Tạ Linh Vận vậy.
Sư thưa:
- Dạ, lý tuy như thế, còn về sự có ích lợi gì cho ai? Nếu như thầy rủ lòng thu nhận, con thề tuân theo lời dạy của thầy.
Ba lần Sư thỉnh cầu như thế đều bị từ chối. Lúc đó Thao Quang cương quyết bày tỏ với Điểu Khòa:
- Cung sử chưa từng lấy vợ cũng không chứa người nữ làm hầu. Nếu thiền sư không cứu vớt thì ai độ ông ấy?
Điểu Khòa mới cho thế phát thọ giới cụ túc. Sư thường độ trai giờ mão (5 – 7 giờ sáng), ngày đêm tinh tấn, tụng đọc Kinh Đại thừa và thực tập An ban tam muội(65).
Rồi Sư cố xin từ giã để du phương, Điểu Khòa đưa sợi chỉ vải lên dạy, Sư ngộ huyền chỉ. Bấy giờ thời nhân gọi là thị giả Bố Mao (Đã thuật trong chương nói về Điểu Khòa). Đến khi Điểu Khòa quy tịch gần 20 năm, vua Đường Võ Tông ra lệnh phế chùa, Sư cùng chúng tăng lễ từ linh tháp Điểu Khòa rồi đi xa, về sau không biết nữa.


NHỮNG PHÁP TỰ BÀNG XUẤT HAI ĐỜI
TỪ THIỀN SƯ HUỆ TRUNG

1. THIỀN SƯ DUY TẮC HANG PHẬT QUẬT, THIÊN THAI.
Người Kinh Triệu, họ Trưởng Tôn. Ban đầu tham yết thiền sư Huệ Trung ở Ngưu Đầu, đại ngộ huyền chỉ; về sau ẩn cư ở hang núi phá tây Bộc Bố trên núi Thiên Thai. Trong niên hiệu Nguyên Hòa (806 – 820 – Đường Hiến Tông), pháp tịch Sư thạnh dần. Lúc đầu ẩn cư, Sư tự đặt tên hang núi mình là Phật Quật.
Một hôm Sư dạy chúng: “Trời đất không có vật gì, ngã (ta) không phải vật, tuy nhiên chưa từng không có vật. Ở đây thì thánh nhân như bóng, trăm năm như mộng, có ai sanh tử đâu? Vì thế bậc chí nhân chiếu soi chỉ có một mình, hay làm chủ muôn vật. Ta biết rồi, các ông biết chưa?”
Có tăng hỏi:
- Thế nào là mũi tên Na la duyên(66)?
Sư đáp:
- Trúng đích.
Một hôm Sư chợt báo môn nhân:
- Các ông phải tự cố gắng. Ta có nói chi đâu?
Hai ngày đêm sau đó Sư ngồi yên thị tịch. Thọ 80 tuổi, tuổi lạp 58.
*
* *
PHÁP TỰ CỦA HÒA THƯỢNG DUY TẮC
HANG PHẬT QUẬT, THIÊN THAI

2. THIỀN SƯ TRÍ CHÙA VÂN CƯ NÚI THIÊN THAI.
Từng có lần Kế Tông, vị tăng ở viện Hoa Nghiêm, hỏi:
- Kiến tánh thành Phật, nghĩa đó như thế nào?
Sư đáp:
- Tánh thanh tịnh xưa nay trong suốt, không hề dao động, thể ấy chẳng thuộc có không, dơ sạch, dài ngắn, lấy bỏ … tự nó trùm khắp. Thấy rõ ràng như
thế gọi là kiến tánh, tánh tức Phật Phật tức tánh, thế nên nói “Kiến tánh thành Phật”.
Hỏi:
- Tánh đã thanh tịnh chẳng thuộc có không, tại sao có thấy?
Sư đáp:
- Thấy mà không có cái bị thấy.
Hỏi:
- Không có cái bị thấy tại sao lại có (cái hay) thấy”
Sư đáp:
- Chỗ thấy cũng không.
Hỏi:
- Như thế, khi thấy chính ai thấy đó?
Sư đáp:
- Không có ai hay thấy.
Hỏi:
- Rốt cục lý ấy ra sao?
Sư bảo:
- Ông biết chăng? Vọng kế (tính tốn suy lường) làm ra cái có, liền có năng sở mới gọi là mê, nương theo cái thấy sanh ra hiểu biết liền rơi vào sanh tử. Người tỏ rõ cái thấy thì không như thế, suốt ngày thấy mà chưa từng thấy, tìm hình thể tướng mạo của chỗ thấy không thể được, năng sở đều mất, gọi là kiến tánh.
Hỏi:
- Tánh đó biến khắp nơi, phải không?
Sư đáp:
- Không đâu chẳng khắp.
Hỏi:
- Phàm phu có đầy đủ tánh đó không?
Sư đáp:
- Trên nói "Không đâu chẳng khắp”. Há bảo phàm phu chẳng đầy đủ ư?
Hỏi:
- Vì sao chư Phật Bồ Tát không bị việc sanh tử bó buộc? Nhưng riêng phàm phu luẩn quẩn với cái khổ đó, có bao giờ họ biến khắp được đâu?
Sư đáp:
- Ở trong tánh thanh tịnh mà phàm phu khởi phân biệt, có năng sở liền rơi vào sanh tử. Chư Phật và bậc đại sĩ khéo biết trong tánh thanh tịnh, không phụ thuộc tướng có không thì năng sở chẳng lập.
Hỏi:
- Nếu nói như thế tức có người liễu và người chẳng liễu?
Sư nói:
- Liễu còn không thể được, há có người hay (năng) liễu ư?
Hỏi:
- Chí lý ra sao?
Sư nói:
- Ta nói tóm tắt, ông nên nhớ rằng trong tánh thanh tịnh không có phàm thánh, cũng không có người liễu hay người chẳng liễu. Phàm và thánh cả hai đều là giả danh, nếu theo danh sanh hiểu biết thì rơi vào sanh tử, nếu biết là giả danh không thực thì không có cái gì tương xứng với tên gọi.
Sư lại nói:
- Đó là chỗ tột cứu cánh. Nếu cho rằng ta hay liễu ngộ, người kia không thể liễu ngộ thì đó là bệnh nặng; thấy có sạch dơ phàm thánh cũng là bệnh nặng. Khởi kiến giải không có phàm thánh lại thuộc về bác bỏ, không có nhân quả (chấp đoạn). Thấy có tánh thanh tịnh để nương trụ cũng là bệnh nặng, khởi kiến giải không nương trụ cũng là bệnh nặng. Nhưng trong tánh thanh tịnh tuy không dao động mà đầy đủ những ứng dụng và phương tiện không hề hoại; cho đến hưng khởi tâm từ vận dụng tâm bi, chỗ vận dụng hưng khởi như thế chính là tánh thanh tịnh hồn tồn, nên gọi là kiến tánh thành Phật.
Kế Tông vui mừng nhảy nhót, lễ tạ rồi lui.





NHỮNG PHÁP TỰ BÀNG XUẤT
TỪ TỔ THỨ 32 HOẰNG NHẪN ĐẠI SƯ
PHÁP TỰ BÀNG XUẤT ĐỜI THỨ NHẤT

1. THIỀN SƯ THẦN TÚ BẮC TÔNG.
(Da xá Tam tạng Chí chép: Cấn địa sanh huyền chỉ, thông tôn mỵ diệc tôn. Tỷ kiên tam cửu tộc, túùc hạ nhất mao phần. Tạm dịch: Đất Cấn sanh huyền chỉ, thông tôn mỵ cũng tôn. Kề vai năm bảy họ, dưới chân một phần lông).
Người huyện Úy Thị, phủ Khai Phong (Hà Nam), họ Lý. Lúc nhỏ mến nghiệp Nho, học rộng biết nhiều. Chẳng bao lâu bỏ sở thích xuất gia tìm thầy học đạo, đến chùa Đông Sơn núi Song Phong ở Kì Châu, gặp Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Đại sư. Lấy tọa thiền làm nhiệm vụ, rồi thán phục:
- Đây đúng là thầy ta.
Sư nguyện với lòng chịu khổ nhọc để giữ tiết, tự phục dịch bằng cách bửa củi xách nước mà cầu đạo.
Hoằng Nhẫn thầm biết Sư sâu sắc, hơn nữa xem là nhân tài, nói với Sư:
- Ta độ nhiều người rồi, cả đến những người ngộ giải thì không ai bằng ông.
Sau khi Hoằng Nhẫn đã thị hiện nhập diệt, Tú mới đến trụ ở núi Đương Dương thuộc Giang Lăng.
Đường Vũ hậu nghe tiếng, triệu Sư đến kinh đô, cúng dường ở đạo tràng nội cung đặc biệt tôn kính. Vua truyền mệnh Sư về núi cũ, ban cho biển ngạch treo trước chùa Độ Môn để vinh danh đức hạnh. Bấy giờ hàng vương công (nhà quý tộc), sĩ thứ (kẻ sĩ và thứ dân) đều hết mực tôn kính bái phục. Đến vua Trung Tông tức vị lại càng kính trọng, đại thần Trương Thuyết thường hỏi về pháp yếu giữ lễ làm đệ tử.
Sư có bài kệ dạy chúng:
Nhất thiết Phật pháp,
Tự tâm bổn hữu.
Tương tâm ngoại cầu,
Xả phụ đào tẩu.
Dịch:
Tất cả Phật pháp,
Tâm mình vốn có.
Đem tâm cầu ngồi,
Chạy trốn bỏ cha.
Năm Thần Long thứ 2 (706 – Đường Trung Tông), Sư nhập diệt ở chùa Thiên Cung, Đông Đô. Vua ban thụy hiệu là Đại Thông Thiền Sư, Vũ Nghi Pháp Vật (chỗ chứa pháp làm tiêu biểu cho người noi theo). Đưa đi an táng ở Long Môn, vua tiễn đến đầu cầu, vương công sĩ thứ đều đưa đến nơi an táng. Trương Thuyết và Trưng sĩ Lô Hồng mỗi người làm bài văn viếng khắc trên bia. Môn nhân Phổ Tịch, Nghĩa Phước … đều được triều đình và thôn dã kính trọng.
*
* *
2. QUỐC SƯ HUỆ AN Ở TUNG NHẠC.
(Da xá Tam tạng Chí chép: Cửu nữ xuất nhân luân, bát nữ tuyệt hôn nhân. Hủ sàng thiêm lục cước, tâm tổ chúng trung tôn. Tạm dịch: Cô Chín vượt đạo thường, cô Tám dứt hôn nhân. Giường hư thêm sáu chân, tâm Tổ quý trong chúng).
Người ở Chi Giang, Kinh Châu, họ Vệ. Năm Khai Hồng thứ 17 (597), Tùy Văn đế cho khám xét về tư độ tăng ni (tăng ni được chánh quyền đã cấp cho độ điệp xuất gia) khắp trong nước. Khám Sư, Sư nói: “Chất phác, không tên tuổi”, rồi lánh vào hang núi.
Trong năm Đại Nghiệp (605 – 617 – Tùy Dạng đế), tổng phát động đinh phu khai thông kinh vận hà. Phu phen chết đói chồng chất lên nhau, Sư khất thực để cứu họ, số người cứu được rất đông. Dạng đế cho mời, Sư không đi mà lẻn vào núi Thái Hòa. Lúc vua mến ở Giang Đô (tỉnh Giang Tô), tình hình trong nước nhiễu nhương, Sư bèn chống gậy lên chùa Hành Nhạc tu hạnh đầu đà.
Trong những năm Trinh Quán (627 – 649 – Đường Thái Tông), Sư đến Hồng Mai tham yết Tổ Hoằng Nhẫn rồi được tâm yếu. Năm Lân Đức nguyên niên (663 - Đường Cao Tông), nhân du phương đến Thạch Bích núi Chung Nam rồi dừng trụ ở đó. Vua Cao Tông thường cho mời, Sư đều từ chối; Sư dạo khắp các danh tích rồi đến chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn, Sư nói: “Đây là nơi ta ở suốt đời”. Từ đó thiền giả tụ họp đông đúc.
*
* *
Có hai người là Thản Nhiên và Hồi Nhượng đến tham vấn, hỏi:
- Thế nào là ý Tổ sư từ Tây đến?
Sư hỏi:
- Sao chẳng hỏi ý tự mình?
Hỏi:
- Thế nào là ý tự mình?
Sư đáp:
- Ngay lúc xem tác dụng thầm kín.
Hỏi:
- Thế nào là tác dụng thầm kín?
Sư nhắm mở con mắt để chỉ dạy họ, như thế ngay lời nói biết trở về thì đâu còn chỗ thích hợp nào khác nữa. Nhưng cơ duyên Nhượng không hợp bèn từ giã Sư, đi Tào Khê.
*
* *
Vũ hậu mời Sư đến kinh thành vua, đãi Sư theo lễ thầy trò. Sư và thiền sư Thần Tú càng được thêm kính trọng. Vũ hậu có lần hỏi tuổi tác Sư. Sư đáp:
- Chẳng nhớ.
Hậu hỏi:
- Sao lại không nhớ ư?
Sư đáp:
- Cái thân sanh tử nó tuần hồn như vậy, luân chuyển không có sự bắt đầu và chấm dứt, cần nhớ làm gì? Huống nữa tâm kia không ngừng làm môi giới tưới tẩm, từ cái thức ban đầu dẫn đến tướng thô động, thấy tâm sanh diệt như hòn bọt chỉ là vọng tưởng thôi. Hết sanh diệt rồi cũng chỉ như thế, có năm tháng nào đáng nhớ đâu?
Vũ hậu nghe qua cúi đầu lạy tín thọ.
Đến năm Thần Long thứ hai (706), vua Đường Trung Tông ban cho Sư ca sa tía. Mười bốn đệ tử đắc độ của Sư, vẫn được mời vào trong cung cấm cúng dường ba năm và ban cho mỗi vị một bộ y ma nạp.
Năm Cảnh Long thứ ba 709, Sư từ giã kinh đô trở về Tung Nhạc ngày 3 tháng 3 năm đó (709), dặn dò môn nhân:
- Sau khi ta chết, đem thây ta vô rừng, đợi dã hỏa (lửa ma trơi) thiêu.
Chốc lát thì Vạn Hồi công đến gặp Sư, nắm tay Sư bàn luận càn rỡ, thị giả bên cạnh nghiêng tai lắng nghe đều không lãnh hội. Đến ngày mùng 8, Sư cho đóng cửa nằm an nghỉ và tịch.
Tuổi Sư là 128 (sanh năm nhâm dần, năm Tùy Khai Hồng thứ hai 582; mất năm kỷ dậu, năm Đường Cảnh Long thứ ba 709. Đương thời gọi Lão An Quốc Sư).
Môn nhân tuân theo lời dạy đem thây đặt trong rừng, quả thật dã hỏa thiêu tự nhiên, được 80 viên xá lợi. Trong đó có năm viên màu đỏ tía, được giữ ở trong cung.
Đến năm Tiên Thiên thứ hai 711, môn nhân xây tháp thờ.
*
* *
3. THIỀN SƯ ĐẠO MINH Ở MÔNG SƠN, VIÊN CHÂU.
Người Bà Dương, là con cháu xa của Trần Tuyên đế, nước -Trần (557 – 588), mất dòng dõi vua lưu lạc vào chốn nhân gian. Lấy tư cách là vương tôn nên từng tạm nhận chức vụ, nhân đó có hiệu là tướng quân.
Lúc nhỏ xuất gia ở chùa Vĩnh Xương, lòng mộ đạo rất tha thiết. Sau đến nương tựa pháp hội Ngũ Tổ hết lòng nghiên tầm, ban đầu không giải ngộ, đến khi nghe tin Ngũ Tổ mật truyền y pháp cho Lư hành giả, Sư liền đốc suất khoảng mười người đồng ý theo dấu truy đuổi đến Đại Dữu Lãnh. Sư vượt xa về trước thấy bọn còn lại chưa theo kịp. Lư hành giả thấy Sư chạy đến, liền để y bát trên tảng đá, nói:
- Y này là vật làm tin, khá dùng sức mạnh giành được ư? Mặc cho ông ta lấy đi.
Sư bèn xách y lên, y bất động như núi. Sư ngập ngừng lo sợ rồi nói:
- Tôi đến để cầu pháp chẳng phải vì y, mong hành giả khai thị giúp tôi.
Lục Tổ nói:
- Không nghĩ thiện không nghĩ ác, chính lúc đó cái nào là bản lai diện mục(67) của thượng tọa Minh?
Ngay lời nói Sư đại ngộ, khắp thân xuất mồ hôi, khóc lạy mấy lần.
Sư hỏi:
- Ngồi mật ý mật ngữ vừa rồi, còn có ý chỉ nào khác không?
Tổ nói:
- Cái mà tôi đang nói với ông tức chẳng phải mật, nếu ông phản chiếu diện mục tự mình thì mật lại ở bên ông.
Sư nói:
- Tôi tuy ở Hồng Mai theo chúng mà thật ra chưa tỉnh biết diện mục tự mình. Nay nhờ chỉ dạy, nhận được chỗ vào như người uống nước nóng lạnh tự biết. Nay hành giả là thầy của tôi.
Tổ nói:
- Nếu ông như thế thì tôi và ông cùng thầy Hồng Mai. Hãy khéo tự giữ gìn.
Sư lại hỏi:
- Sắp tới tôi nên đi đâu?
Tổ đáp:
- Gặp Viên nên dừng, gặp Mông thì ở.
(Phùng Viên khả chỉ, ngộ Mông tức cư)
Sư lễ tạ rồi vội vã xuống chân núi, bảo với chúng nhân:
- Lên đỉnh cao ngất trông xa hồn tồn bặt dấu vết, phải qua đường khác tìm.
Chúng đều tin là vậy. Sau khi trở về, Sư một mình đến Bố Thủy Đài ở Lô Sơn trải ba năm. Sau đó mới đến Mông Sơn thuộc Viên Châu đại xướng việc giáo hóa thiền tông. Ban đầu Sư tên Huệ Minh, vì tránh chữ đầu của tên thầy (Huệ Năng) nên đổi tên là Đạo Minh.
Các đệ tử Sư đều được sai đi Lãnh Nam tham lễ Lục Tổ.
*
* *
PHÁP TỰ BÀNG XUẤT ĐỜI THỨ HAI
1. PHÁP TỰ CỦA THIỀN SƯ THẦN TÚ BẮC TÔNG
1.1. Thiền sư Cự Phương Ngũ Đài Sơn
Người An Lục, họ Tào. Hồi nhỏ thọ nghiệp với thiền sư Lãng ở viện Minh Phước, lúc đầu giảng kinh luận sau mới tham thiền.
Lúc đến Bắc Tông, sư Tú hỏi:
- Mây trắng tan, chỗ đó ra sao?
Sư đáp:
- Chẳng mê.
Tú lại hỏi:
- Đến trong đó rồi thì sao?
Sư đáp:
- Thấy đúng một cành sanh năm lá.
Tú mặc nhiên thừa nhận cho vào thất hầu bên cạnh, hy vọng hết sai lầm. Rồi Sư đến ở Hàn Lãnh, Thượng Đảng, khoảng mấy năm chúng đông đúc hàng ngàn. Sau đó Sư xiển hóa ở Ngũ Đài Sơn hơn 20 năm mới nhập diệt, thọ 81 tuổi. Vào ngày mùng 3 tháng 9 năm Đường Khai Nguyên thứ 15 (727), chúng đem tồn thân Sư nhập tháp.

1.2. Thiền sư Trí Phong núi Trung Điều phủ Hà Trung.
Sư họ Ngô. Ban đầu học tập luận Duy thức vướng mắc danh tướng, bị tri thức vấn nạn rồi nổi giận thôi giảng.
Sư du hành lên núi Vũ Đương, gặp thiền sư Thần Tú tâm nghi liền tiêu tan, muốn nuôi dưỡng thánh thai bèn từ giã ra đi, đến núi An Phong ở Bồ Tân, ăn rau uống nước suối không dưới mười năm. Gặp lúc châu mục Vệ Văn Thăng thỉnh vô nội thành, xây quốc viện Tân An rồi ở đó, tăng tục quy y tới lui không ngớt.
Sứ quân hỏi:
- Tôi từ nay về sau ra sao?
Sư đáp:
- Mặt trời từ mông phiếm(68) mọc,
Chiếu cây hồn tồn vô ảnh.
Lúc đầu sứ quân không thể hiểu, chắp tay xá chào rồi lui, chẳng bao lâu mới hiểu ra, từ đó tự được thảnh thơi.
Sư qua lại núi Trung Điều trên 20 năm, những người đắc đạo với Sư không thể ghi hết.
Sư nhập diệt rồi, môn nhân xây tháp thờ ở phía bắc châu thành.
1.3. Thiền sư Hàng Ma Tạng ở Duyện Châu
Người Triệu Quận, họ Vương, cha làm hào duyện (chức quan phó). Bảy tuổi Sư xuất gia. Bấy giờ cánh đồng Chúc có nhiều yêu ma quấy nhiễu làm mê hoặc người dân, Sư một mình đến hàng phục chúng chưa từng có một chút sợ sệt, thế nên có tên Hàng Ma.
Sau lại nương tựa thiền sư Minh Tán viện Quảng Phước xuất gia phục vụ chuyên cần. Thọ pháp rồi gặp lúc Bắc Tông giáo hóa thạnh hành, Sư thệ vén áo đi theo.
Sư Tú hỏi:
- Ông tên Hàng Ma, ở đây không có sơn tinh mộc quái. Trái lại ông làm ma chăng?
Sư đáp:
- Có Phật thì có ma.
Tú nói:
- Nếu ông là ma ắt ở cảnh giới bất tư nghì?
Sư đáp:
- Làm Phật cũng rỗng không, có gì là cảnh giới đâu?
Tú huyền ký Sư, bảo:
- Ông có duyên với gò Thiếu Hạo.
Rồi Sư vào Thái Sơn, ít năm học giả quy tụ đông đúc. Một hôm Sư bảo môn nhân:
- Nay thân ta già mà vô dụng, sự vật đến cùng cực thì trở về.
Sư nói xong rồi đi, thọ 91 tuổi.
1.4. Thiền sư Đạo Thọ ở Thọ Châu.
Người Đường Châu, họ Văn. Lúc nhỏ tìm học kinh sách, tuổi gần năm mươi nhân gặp cao tăng khuyên bảo, rồi thệ nguyện xuất gia.
Đến lễ ngài Huệ Văn núi Minh Nguyệt ở Bản Bộ làm thầy. Tuổi lớn cầu pháp chậm trễ, Sư tự lấy làm thẹn, gắngchí du phương không đâu không đến. Sau trở lại Đông Lạc gặp thiền sư Thần Tú, qua lời nói Tú biết nhỏ muộn nhưng thành pháp khí.
Rồi chọn chỗ kết am trên núi Tam Phong, Thọ Châu mà ở đó. Thường có con dã nhân vỏ cây che thân, nói bàn chuyện kỳ dị, ngồi việc nói cười còn biến hóa làm hình Phật và hình Bồ tát, la-hán, thiên tiên … Có khi phóng thần quang hoặc trình diễn âm nhạc. Học đồ của Sư thấy vậy, đều không đánh giá
được, việc như thế trải qua mười năm, sau dã nhân chết không còn hình ảnh nào, Sư dạy chúng:
- Dã nhân biến hóa ra nhiều sắc tướng, có tài khéo huyễn hoặc người. Chỉ là trò tiêu khiển, lão tăng không thấy không nghe; tài năng y có giới hạn, cái không thấy không nghe của ta là vô tận.
Năm Đường Bảo Lịch nguyên niên 825, Sư thị hiện có bệnh rồi mất. Thọ 92 tuổi.
Tháng giêng năm sau xây tháp thờ.
1.5. Thiền sư Tồn Thực núi Đô Lương, Hồi Nam.
Người Quang Châu, họ Nhuế. Ban đầu kết am tạm ở, thái thú Vệ Văn Khanh mời Sư khai pháp, tụ tập đồ chúng ở chùa Trường Thọ tại châu nhà.
Văn Khanh hỏi:
- Về sau Phật pháp thạnh suy ra sao?
Sư đáp:
- Vật chơn thật thì không xưa không nay cũng không dấu vết. Pháp hữu vi chịu bốn tướng đổi đời, pháp này hẳn phải trở ngại, quân hầu nên biết.
Sư 93 tuổi mới mất. Năm Hội Xương thứ tư nhà Đường, ngày mùng 7 tháng 9 năm Giáp Tý 844 nhập tháp.
2. PHÁP TỰ CỦA QUỐC SƯ HUỆ AN TUNG NHẠC
2.2. Thiền sư Nhân Kiệm chùa Phước Tiên, Lạc Kinh.
Từ khi Tung Sơn thôi dạy, Sư phóng khống chỗ đông người (hàng quán), người bấy giờ gọi Sư là Hòa thượng Đằng Đằng. Vào năm Đường Thiên Sách Vạn Tuế (niên hiệu Đường Vũ hậu) 694, Thiên Hậu mời Sư vào trước điện. Ngước nhìn Thiên Hậu (Vũ hậu) một hồi lâu, Sư hỏi:
- Hội chăng?
Hậu đáp:
- Không hội.
Sư nói:
- Lão tăng giữ giới “không nói”.
Nói xong rồi đi ra. Hôm sau dâng lên tập đoản ca gồm 19 bài, Thiên Hậu xem qua khen Sư và ban thưởng hậu hĩ. Sư đều không nhận. Hậu lệnh Sư viết lời ca từ truyền bá trong thiên hạ, lời ca đó phô diễn
đầy đủ chơn lý nhằm cảnh tỉnh người thế tục đương thời, riêng bài Liễu Nguyên Ca là thạnh hành ở đời.
2.2. Hòa thượng Phá Táo Đọa ở Tung Nhạc.
Không có danh xưng và họ. Lời nói và việc làm không thể lường, Sư ẩn cư ở núi Tung Nhạc.
Sơn ổ có cái miếu rất linh, trong điện thờ chỉ đặt một ông táo. Người gần xa đến cúng tế không ngớt, sát hại sanh mạng lồi vật rất nhiều.
Một hôm Sư dẫn theo tăng thị giả cùng vô miếu. Sư dùng gậy gõ táo ba cái, nói:
- Thôi đi táo này! Chỉ là đất bùn nắn thành, thánh từ đâu đến, linh từ đâu có? Sát hại sanh mạng lồi vật như thế sao?
Rồi đánh táo ba gậy, táo đổ bể rơi xuống đất (nhân đó An Quốc Sư đặt tên là Phá Táo Đọa), chốc lát có một người mặc áo xanh vận mũ cao bỗng nhiên xuất hiện trước mặt Sư và lạy. Sư hỏi:
- Đó là ai?
Đáp:
- Tôi vốn là thần táo của miếu này, thọ nghịêp báo lâu rồi. Hôm nay nhờ ân Hồ thượng nói pháp
vô sanh, thốt được chốn này sanh vào cõi trời, đặc biệt đến để cảm tạ.
Sư nói:
- Đó là tánh vốn có của ông, đâu phải ta nói ép buộc ông.
Thần lễ Sư lần nữa rồi biến mất. Chốc lát trong những tăng theo Sư, có thị giả hỏi:
- Chúng con ở lâu bên cạnh Hòa thượng mà chưa được Hòa thượng đinh ninh dạy bảo, đặc biệt vì chúng con. Táo thần được gì mà thầy chỉ thẳng liền được sanh thiên?
Sư đáp:
- Ta chỉ nói với y đó là ngói bùn hợp thành, ngồi ra không có đạo lý nào cho y.
Các tăng theo Sư đều đứng lên, không nói lời nào.
Sư hỏi:
- Hội chăng?
Chủ sự đáp:
- Không hội.
Sư hỏi:
- Tánh đã sẵn có, tại sao không hội?
Các tăng bèn lễ bái.
Sư nói:
- Đổ, đổ đi! Bể, bể đi!
*
* *
Sau có thiền sư Nghĩa Phong, nêu chuyện trên hỏi An Quốc sư. Quốc sư khen:
- Ông ấy hội suốt ngã vật nhất như, có thể nói như trăng sáng trên không trung không gì chẳng thấy. Khó nghe được ngữ mạch của y.
Thiền sư Phong bèn cúi đầu, chắp tay hỏi:
- Chưa biết ai nghe được ngữ mạch của ông ấy?
Quốc sư đáp:
- Cái chẳng biết.
*
* *
Lại có tăng hỏi:
- Mọi vật đều không hình tướng thì thế nào?
Sư đáp:
- Lễ thì chỉ có ông chẳng có ta, không lễ thì chỉ có ta chẳng phải ông.
Tăng ấy bèn lễ tạ. Sư nói:
- Vật vật vốn sẵn có đó mà chẳng phải vật. Vì vậy nói “Tâm chuyển được vật tức đồng Như Lai”.
*
* *
Lại có tăng hỏi:
- Thế nào là người tu thiện hạnh?
Sư đáp:
- Cầm binh khí, mang giáp.
Hỏi:
- Thế nào là người làm ác hạnh?
Sư đáp:
- Tu thiền nhập định.
Tăng nói:
- Con căn cơ thiển cận, xin thầy chỉ thẳng.
Sư nói:
- Ông hỏi ta về ác, ác thì không theo thiện. Ông hỏi ta về thiện, thiện thì không theo ác.
Hồi lâu Sư lại hỏi:
- Hội chăng?
Tăng đáp:
- Chẳng hội.
Sư nói:
- Người ác không có nghĩ thiện, người thiện không có tâm ác. Thế nên nói “Thiện ác như phù vân, đều không có chỗ sanh diệt”.
Qua lời Sư nói, tăng ấy đại ngộ.
*
* *
Có vị tăng từ đạo tràng Ngưu Đầu đến. Sư hỏi:
- Đến từ pháp hội của ai?
Tăng đến gần trước mặt Sư, chắp tay nhiễu Sư một vòng, rồi bỏ đi ra. Sư nói:
- Trong pháp hội Ngưu Đầu không thể có người này.
Tăng bèn trở lại, bước lên gần bên Sư, chắp tay mà đứng. Sư nói:
- Đúng vậy! Đúng vậy!
Tăng lại hỏi:
- Vật ứng hiện (ở đó) mà (đó) chẳng theo vật thì thế nào?
Sư hỏi:
- Sao không theo vật được?
Tăng hỏi:
- Thếnào là thuận theo chánh (trí) về nguồn?
Sư hỏi:
- Về nguồn còn thuận gì?
Tăng nói:
- Nếu chẳng là Hòa thượng thì chuốc mấy lỗi lầm.
Sư nói:
- Vì thế khi chưa gặp Tứ Tổ thì nói lý, gặp rồi thì thông suốt tương lai.
Tăng lại nhiễu Sư một vòng rồi bỏ đi, Sư nói:
- Cái đạo thuận theo chánh xưa nay vẫn như vậy.
Tăng lễ bái.
*
* *
Có tăng đứng hầu lâu. Sư nói:
- Chư Phật Tổ chỉ tùy theo người mà nói, riêng bổn tâm bổn tánh thì không có nói lý. Hãy hội lấy, hội lấy!
Tăng lễ tạ. Sư bèn lấy phất tử đánh, nói:
- Một chỗ như thế, ngàn chỗ cũng thế.
Tăng bèn chắp tay đến trước mặt Sư, ứng “dạ” một tiếng. Sư nói:
- Còn chưa tin, còn chưa tin.
Tăng hỏi:
- Thế nào là người đại xiển đề?
Sư đáp:
- Tôn trọng lễ bái.
Lại hỏi:
- Thế nào là người đại tinh tấn?
Sư đáp:
- Hủy báng sân hận.
Về sau chẳng biết Sư tịch ở đâu.

2.3. Thiền sư Nguyên Khuê núi Tung Nhạc.
Người Y Khuyết, họ Lý. Xuất gia hồi nhỏ. Năm Đường Vĩnh Thuần thứ hai (683), Sư thọ giới cụ túc thuộc chùa Nhàn Cư, thực tập luật (Tỳ-ni) không biết mệt.
Sau yết kiến Quốc sư An ấn chứng đốn ngộ huyền chỉ đối với chơn tông, rồi chọn dinh lớn trong núi Tung Nhạc cất am tranh ở. Một hôm có dị nhân đến, đội mũ cao quần cụt áo kép với người tùy tùng rất đông, y nhẹ bước thong thả tuyên bố đến yết kiến đại sư.
Sư thấy y hình mạo kỳ vĩ phi thường, bèn bảo:
- Hãy lại đây, nhân giả! Cớ sao mà đến đây?
Kia đáp:
- Sư lẽ nào lại biết tôi ư?
Sư nói:
- Ta xem Phật với chúng sanh bình đẳng, ta thấy qua nào có phân biệt đâu?
Kia nói:
- Tôi là thần nhân ở núi nầy, có quyền sanh sát với người. Sư làm sao nhìn qua mà biết tôi được?
Sư đáp:
- Ta vốn chẳng sanh, ông làm sao chết được? Ta thấy thân ta đồng với hư không, thấy ta với ông đồng. Ông có thể làm hoại hư không và ông được chăng mà mong làm hoại hư không và làm hoại ông được? Ta thì bất sanh bất diệt, ông còn chưa thể như thế thì làm sao đoạt quyền sanh tử nơi ta ư?
Thần cúi lạy nói:
- Tôi đây thông minh chính trực hơn những thần khác, há biết Sư có trí tuệ biện tài quảng đại đâu? Xin đem chánh giới trao cho, giúp tôi độ đời.
Sư nói:
- Ông đã xin giới thì đã thọ giới rồi. Tại sao vậy? Ngồi giới không có giới, còn ai truyền giới đâu?
Thần nói:
- Lý nầy, nghe qua tôi mờ mịt. Chỉ xin Sư truyền giới để thân tôi làm môn nhân đệ tử.
Sư vì thần liền cho xếp đặt chỗ ngồi, đem lò hương và cái bàn con đặt ở giữa, rồi nói:
- Truyền cho ông năm giới. Nếu hay phụng trì thì đáp là “được” (năng), không giữ được thì đáp là “không” (phủ).
Thần thưa:
- Kính xin vâng lời.
Sư hỏi:
- Ông không dâm được chăng?
Đáp:
- Cũng có vợ rồi.
Sư bảo:
- Đừng nói vậy, mà nói là không bị ái dục ràng buộc.
Đáp:
- Được.
Sư hỏi:
- Ôngkhông trộm cắp được chăng?
Đáp:
- Tôi đây có thiếu cái gì? Sao có thể trộm cắp được!
Sư bảo:
- Đừng nói vậy, mà nói là phước lộc và hưởng thụ xa xỉ lãng phí quá, không nghĩ tới cung dưỡng người khác mà điều lành thành tai vạ(*).
Đáp:
- Được.
Sư hỏi:
- Ông không sát sanh được chăng?
Đáp:
- Thật tôi đang nắm quyền đó, sao nói không sát được?
Sư bảo:
- Đừng nói vậy, mà nói là có lạm sát, ngộ sát, nghi sát và hỗn sát(69).
Đáp:
- Được.
Sư hỏi:
- Ông không nói láo được chăng?
Đáp:
- Tôi chánh trực làm sao có nói láo đây?
Sư bảo:
- Đừng nói vậy, mà nói là trước sau chẳng hợp lòng trời**.
Đáp:
- Được.
Sư hỏi:
- Ông không uống rượu say sưa được chăng?
Đáp:
- Được.
Sư nói:
- Như trên đây là giới của Phật. Sư lại nói:
- Với tấm lòng phụng trì giới mà không có tâm cố chấp, với tấm lòng vì sự vật mà không có tâm nghĩ cho mình. Hay như thế thì sống trước trời đất mà chẳng phải là tinh hồn, chết sau trời đất mà chẳng phải là già; suốt ngày biến hóa mà chẳng là động, hồn tồn vắng lặng chẳng phải là nghỉ.
Ngộ được cái đó dù lấy vợ mà chẳng có vợ, dù hưởng thụ mà chẳng có thụ, dù nắm quyền mà chẳng phải quyền, dù làm mà chẳng cố ý, dù say mà chẳng hôn mê. Nếu hay vô tâm với muôn vật thì dục bủa vây chẳng phải là dâm; phước thừa (phước dâm) lành mắc nạn (họa thiện) chẳng phải là trộm cắp; sát không lý do, lầm lỡ, còn nghi ngờ, loạn lạc mà chẳng phải là sát; trước sau nói trái thiên lý mà chẳng phải là vọng; mê loạn điên đảo mà chẳng phải say.
Đó gọi là vô tâm. Vô tâm thì không có giới, không có giới chính là vô tâm, không Phật không chúng sanh, không có ông cũng không có ta. Không có ông thì cái gì là giới đây?
Thần nói:
- Thần thông của tôi dưới Phật một bực.
Sư nói:
- Thần thông ông, trên thập cú năm phần được năm phần chưa được. Phật thì trên thập cú bảy phần được ba phần chưa được.
Thần sợ hãi rời chỗ ngồi, quỳ thưa:
- Có thể cho nghe được chăng?
Sư nói:
- Ông có thể đến thượng đế, hành sự ở Trời Đông mà vận dụng bảy vì sao(70) ban phước giáng họa cho thiên hạ ở Trời Tây được chăng?
Đáp:
- Không được.
Sư hỏi:
- Ông có thể đoạt quyền Địa thần, làm chảy tan năm ngọn núi lớn, rồi kết thành bốn bể chăng?
Đáp:
- Không được.
Sư nói:
- Đó là năm điều ông không làm được. Phật có khả năng rỗng không hóa tất cả tướng, chuyển thành trí nơi muôn pháp, nhưng không thể diệt liền định nghiệp. Phật có khả năng biết sự việc suốt ức kiếp và tánh khí chúng sanh mà không thể hóa đạo người không có duyên. Phật độ được vô lượng hữu tình mà không thể độ hết chúng sanh giới. Đó là ba điều Phật không làm được.
Định nghiệp cũng chẳng bền vững, vô duyên cũng nghĩa là một thời kỳ, chúng sanh giới vốn không tăng giảm. Không có ai làm chủ tể pháp hữu vi, pháp hữu vi không có chủ tể gọi đó là vô pháp, vô pháp vô chủ tể gọi đó là vô tâm. Theo chỗ ta hiểu thì Phật cũng không thần thông, chỉ hay dụng pháp vô tâm thông đạt tất cả pháp mà thôi.
Thần nói:
- Tôi quả thật thiển cận mê muội, chưa nghe về nghĩa không. Giới thầy truyền cho, tôi phải phụng hành, nay đem hết sức mình làm theo, nguyện báo đáp từ đức.
Sư nói:
- Ta quán thân không là vật gì, quán các pháp vô thường, trơ trọi một mình còn có gì để ham muốn?
Thần nói:
- Thầy phải sai bảo tôi làm việc thế gian, thi triển công năng tiểu thần của tôi, khiến cho năm hạng người đã phát tâm, sơ phát tâm, chưa phát tâm, bất tín tâm ắt đều được tín tâm. Thế gian dõi theo vết chân thần tôi mà biết có Phật, có thần, có cái làm nổi, có cái không làm nổi, có cái tự nhiên, có cái không tự nhiên.
Sư nói:
- Vô vi đó, vô vi đó.
Thần nói:
- Phật cũng bảo thần hộ pháp, lẽ nào thầy lại làm trái Phật ư? Xin thầy tùy ý dạy cho.
Sư bất đắc dĩ mới nói:
- Bờ đê Chùa Đông Lãnh không có cây lớn, cỏ hoang rậm rạp. Hang Bắc có cây lớn, nhưng đều (Cựu bản ghi là chữ bối, thay vì chữ giai) chẳng có công dụng che chắn. Ông có thể dời cây ở hang Bắc đến đê chùa Đông Lãnh chăng?
Thần đáp:
- Xin nghe lời dạy, nhưng giữa đêm tối ắt có ồn náo, mong thầy đừng sợ.
Nói xong liền làm lễ từ giã. Sư tiễn đưa tới cổng mà còn trông theo, thấy nghi vệ uốn dài như bậc vương giả, khí mây khói ráng quấn quít nhau thỉnh thoảng tách ra rồi nhập vào, tràng phan vòng ngọc nhô lên rồi chìm mất trong không trung.
Đêm ấy quả nhiên có cuồng phong nổi dậy, tiếng sấm vang dội, mây cuốn theo ánh chớp rung chuyển,
phòng ốc rung động, lồi chim đang ngủ rối rít kêu vang.
Sư bảo chúng:
- Đừng sợ, đừng sợ! Thần với chúng ta hợp nhau thôi.
Sáng hôm sau trời yên tĩnh, những cây tùng cây quát nơi hang Bắc dời hết đến núi Đông, thành hàng ngay thẳng vẫn xanh tươi rậm rạp.
Sư nói với đồ chúng:
- Sau khi ta chết rồi các ông không được để người bên ngồi biết việc này, làm cho người ta có cớngỡ ta là yêu quái.
Vào năm Khai Nguyên thứ tư, năm bính thìn 716. Sư dặn dò môn nhân:
- Lúc đầu ta ở chùa Đông Lãnh, ta mất rồi các ông phải an trí hài cốt ta ở đó.
Nói xong hầu như bỏ xác rồi. Tuổi đời 73. Môn nhân xây tháp tại chỗ đó.

PHÁP TỰ BÀNG XUẤT ĐỜI THỨ BA
PHÁP TỰ CỦA THIỀN SƯ PHỔ TỊCH TUNG SƠN (DÒNG THẦN TÚ).
THIỀN SƯ DUY CHÁNH NÚI CHUNG NAM.

Người Bình Nguyên (tỉnh Sơn Đông), họ Châu. Thọ nghiệp tại châu nhà với pháp sư Thuyên Trừng, chùa Duyên Hòa.
Đắc pháp nơi thiền sư Phổ Tịch ở Tung Sơn, đã quả quyết liễu ngộ chơn thuyên Sư bèn vào ở trong núi Thái Nhất. Học giả đầy thất.
Nhà Đường trong năm Thái Hòa (827 – 835), vua Văn Tông thích ăn sò. Quan lại miền duyên hải lần lượt phải dâng nạp sò trước mùa, người dân cũng tỏ vẻ mệt mỏi.
Một hôm trong ban ngự soạn có người dùng ngón tay cái tách con sò không ra. Vua lấy làm lạ, thắp hương cầu xin, giây lát con sò đó biến thành hình Bồ tát đầy đủ phạm tướng. Vua sai đem tiền gạo trầm hương bày biện, lấy gấm đẹp trùm lên, ban hiệu là chùa Hưng Thiện. Lệnh chúng tăng đến chiêm lễ, nhân đó hỏi quần thần:
- Thế ấy có điềm lành nào?
Có người đáp:
- Có thiền sư Duy Chánh ở núi Thái Nhất thâm minh Phật pháp, học rộng biết nhiều.
Vua liền sai sứ mời Sư đến kinh thành để hỏi việc ấy. Sư nói:
- Thần nghe sự vật ứng hiện đâu phải không duyên cớ, đây là điềm khai mở tín tâm cho bệ hạ vậy. Thế nên khế kinh nói: “Ưng dùng thân ấy để độ, liền hiện thân ấy mà nói pháp cho nghe”.
Vua hỏi:
- Thân Bồ tát đã hiện, vẫn chưa nghe nói pháp?
Sư hỏi:
- Bệ hạ thấy như thế là thường hay phi thường, tin hay chẳng tin ư?
Vua đáp:
- Việc lạ hiếm có trẫm rất tin cậy.
Sư nói:
- Như thế bệ hạ đã nghe thuyết pháp rồi.
Bấy giờ lòng vua hân hoan chưa từng có, ban chiếu cho các tự viện trong dân gian, mỗi nơi lập
tượng Bồ tát Quan Âm để đáp đền sự đặc biệt tốt lành đó.
Nhân đó vua lưu Sư ở lại đạo tràng trong cung. Sư nhiều phen cáo từ xin về núi, vua lại ban chiếu cho trụ trì chùa Thánh Thọ. Đến khi vua Võ Tông tức vị(71) Sư vội vào núi Chung Nam ẩn cư, có người hỏi duyên cớ, Sư đáp:
- Ta đi lánh kẻ thù.
Về sau Sư tịch ở sơn xá, thọ 87 tuổi, thiêu xác thu xá lợi được 49 hạt, đem nhập tháp vào ngày mùng 4 tháng 9 năm Hội Xương thứ ba 843.
PHÁP TỰ BÀNG XUẤT ĐỜI THỨ TƯ
PHÁP TỰ CỦA THIỀN SƯ VÔ TƯỚNG ÍCH CHÂU (DÒNG TRÍ SĂN).
THIỀN SƯ VÔ TRỤ CHÙA BẢO ĐƯỜNG ÍCH CHÂU.

Ban đầu Sư đắc pháp nơi Đại sư Vô Tướng, rồi đến ở núi Bạch Nhai, Nam Dương (Hà Nam). Sư chuyên về tu định trải qua nhiều năm, học giả dần dần đến siêng năng thưa hỏi không ngớt. Từ đó Sư bắt đầu dạy, tuy Sư nói rộng về ngôn giáo nhưng chỉ lấy vô niệm làm tông.
Tướng quốc nhà Đường Đỗ Hồng Tiệm xuất quân phủ dụ một vùng trọng yếu, nghe danh Sư muốn đến chiêm lễ một lần. Tháng 9 năm Đại Lịch nguyên niên 766, Đỗ công sai sứ đến núi thỉnh mời Sư, bấy giờ tiết độ sứ Thôi Ninh cũng lệnh cho tăng đồ các chùa từ xa đi đón rước. Ngày mồng một tháng 10 Sư đến chùa Không Tuệ, bấy giờ Đỗ công và nhung sối triệu tập hạng thạc đức về tam học câu hội trong chùa.
Làm lễ xong, Đỗ công hỏi:
- Vừa nghe thầy dừng trụ ở đây, rồi còn đi đâu nữa chăng?
Sư đáp:
- Tánh vô trụ thích quê mùa thường ghé trong núi. Dạo khắp các thắng cảnh từ Hạ Lan đến Ngũ Đài; nghe ở chỗ tiên sư, chùa Đại Từ Quý Phong có thuyết pháp tối thượng thừa, bèn từ xa vội vã đến
lạm dự ngồi ghế giảng; sau đó nương thân ở Bạch Nhai trải qua nhiều năm. Nay được mời, may gặp tướng công, sao dám không nghe mệnh.
Công hỏi:
- Đệ tử nghe Hòa thượng Kim thuyết “không nhớ, không nghĩ, đừng vọng”, là pháp môn tam cú phải không?
Đáp:
- Phải.
Công hỏi:
- Tam cú đó là một hay là ba?
Đáp:
- Không nhớ gọi là giới, không nghĩ gọi là định, đừng theo vọng gọi là huệ. Nhất tâm bất sanh gồm đủ giới định huệ, không là một không là ba.
Công hỏi:
- Chữ vọng ở cú sau có lẽ là quên chúng từ tâm khởi chăng?
Đáp:
- Đó là vọng từ tâm ông khởi.
Công hỏi:
- Có chứng cứ chăng?
Đáp:
- Kinh Pháp Cú nói: “Nếu khởi tâm tinh tấn, đó là vọng chẳng phải tinh tấn. Nếu hay tinh tấn tâm không vọng thì không có bờ bến”.
Công nghe qua nghi tình hết sạch. Lại hỏi:
- Thầy có dùng tam cú dạy người không?
Đáp:
- Đối với học nhân sơ tâm, dạy họ dừng niệm lắng đọng sóng thức, nước trong ảnh hiện, ngộ niệm không tự thể thì tịch diệt hiện tiền. Vô niệm cũng là không thành lập vậy.
Khi ấy quạ khoang cất tiếng kêu trên cây trước sân.
Công hỏi:
- Thầy nghe chăng?
Đáp:
- Nghe
Quạ bay đi rồi, Công lại hỏi:
- Thầy nghe chăng?
Đáp:
- Nghe
Công hỏi:
- Quạ khoang bay đi không có tiếng, sao bảo là nghe?
Sư bèn bảo tất cả đại chúng:
- Phật ra đời khó gặp, chánh pháp khó nghe. Mỗi người hãy lắng nghe! Nghe mà không có cái để nghe, cái để nghe (tiếng) không dính dáng với tánh nghe, tánh nghe xưa nay chẳng sanh chưa từng có diệt. Lúc có tiếng đó là thanh trần tự sanh, lúc không có tiếng đó là thanh trần tự diệt, nhưng tánh nghe ấy không theo tiếng mà sanh cũng không theo tiếng mà diệt. Ngộ tánh nghe ấy thì thốt khỏi sự ràng buộc của thanh trần, nên biết (tánh) nghe không sanh diệt, (tánh) nghe không khứ lai.
Công cùng liêu thuộc đại chúng kính lạy.
Công lại hỏi:
- Sao gọi là đệ nhất nghĩa, theo thứ lớp nào nhập được đệ nhất nghĩa?
Sư đáp:
- Đệ nhất nghĩa không có thứ lớp cũng không có xuất nhập. Thế đế có tất cả, đệ nhất nghĩa không tất cả. Tánh vô tự tánh của các pháp (tánh không) gọi là đệ nhất nghĩa. Phật dạy: “Pháp có gọi là tục đế, vô tự tánh gọi là đệ nhất nghĩa”.
Công nói:
- Khai thị như thầy quả thật bất khả tư nghì!
Công lại nói:
- Đệ tử tánh thức thiển cận. Trước đây nhân việc công rỗi rảnh, có soạn được hai quyển “Khởi Tín Luận Chương Sớ”, gọi là Phật pháp được chăng?
Sư đáp:
- Phàm tạo chương sớ đều dùng tâm thức, suy nghĩ phân biệt hữu vi hữu tác, khởi tâm động niệm đúng là tạo thành tâm thức. Cứ theo Luận văn nói: “Nên biết tất cả pháp từ xưa đến nay lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên, rốt ráo bình đẳng không có biến dị, chỉ có nhất tâm thế nên gọi là chơn như”.
Nay tướng công mắc tướng ngôn thuyết, mắc tướng danh tự, mắc tướng tâm duyên. Đã mắc nhiều tướng sao gọi là Phật pháp?
Công đứng dậy làm lễ, thưa:
- Đệ tử cũng từng hỏi chư đại đức quan cung phụng, họ đều khen đệ tử là bất khả tư nghì. Nên biết họ chỉ thuận theo nhân tình, nay thầy theo lý giảng giải phù hợp với pháp môn tâm địa, đúng là chơn lý bất khả tư nghì.
Công lại hỏi:
- Thế nào là bất sanh, thế nào là bất diệt? Làm sao được giải thốt?
Sư đáp:
- Thấy cảnh “Cái tâm chẳng khởi” gọi là bất sanh, bất sanh tức là bất diệt. Đã không sanh diệt thì không bị tiền trần trói buộc, ngay đó giải thốt.
Bất sanh gọi là vô niệm, vô niệm tức là vô diệt, vô niệm tức là vô phược (không trói buộc), vô niệm tức là vô thốt (không có giải thốt).
Nói tóm lại: Tâm thức tức là ly niệm(72), kiến tánh tức là giải thốt, lìa tâm thức cách xa kiến tánh. Há
có cái gọi là pháp môn chứng vô thượng bồ đề ư? Không có chuyện đó.
Công hỏi:
- Sao gọi là kiến tánh nơi tâm thức?
Sư đáp:
- Tất cả người học đạo tùy theo niệm mà trôi giạt là vì chẳng biết chơn tâm. Chơn tâm đó, niệm sanh nó chẳng sanh theo, niệm diệt cũng chẳng theo đó mà diệt, không đến không đi, không định không loạn, không chấp không bỏ, không chìm không nổi, vô vi vô tướng, hoạt bát bình thường tự tại. Tâm thể ấy rốt ráo bất khả đắc, không thể tri giác được, chạm mắt đều như, đều là kiến tánh.
Công và đại chúng làm lễ, xưng tán vui mừng rồi lui.
Về sau Sư ở chùa Bảo Đường và tịch tại đó.
HẾT QUYỂN IV


Chú thích:
(53) Pháp tự: Đệ tử đắc pháp, tiếp nối dòng thiền của thầy
(54) Ngài là tâm chơn thật tự tại thì ngũ uẩn (ngã) trống không, chim thú biết đâu mà tìm để cúng dường.
(55) Tâm lượng: Tâm vọng tưởng, duyên theo cảnh sắc khởi phân biệt, có năng duyên sở duyên, còn gọi là tâm phan duyên.
Tri: Tâm chơn thật như như bất động, chẳng theo duyên hay chiếu soi.
Vọng và chơn bất nhị, đồng nhất thể.
(56) Giác duyên: Tâm phan duyên, tâm tâm sở nương theo duyên cảnh sắc sanh hiểu biết, tâm vọng của phàm phu.
(57) Hành: Tâm hành, tâm thức sanh diệt. Ngay nơi tâm hành, dùng cái biết sẵn có bất sanh bất diệt chiếu soi nó. Đó gọi là chuyển tướng, chuyển thức thành trí, vọng như hoa đóm trong hư không.
* Giác: Hay biết, cảm giác, lập năng sở thuộc về vọng.
(58) Biết: Biết vô tri, chơn tri. Biết duyên: Biết lập tri, vọng tri. Vọng tri không ngồi chơn tri mà không ô nhiễm chơn tri được.
(59) Vô tâm: Cái biết thường hằng ngay nơi vọng tâm (hữu tâm), tự ta bỏ quên nó theo vọng tâm.
* Tế: Vi tế
(60) Tâm là chủ, chỉ có một; trần là khách có rất nhiều (muôn).
61 Năm đường (Ngũ đạo, ngũ thú): Năm đường luân hồi sanh tử của hữu tình. Đó là địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh, nhân, thiên.
Tứ ma: Bốn loại ma đoạt lấy thân mạng và huệ mạng của người. Đó là ma ngũ uẩn, ma phiền não, ma chết, thiên ma (ma vương).
62 Năm 759, Sử Tư Minh chiếm ngôi nhà Đường, lập nhà Đại Yên, lấy niên hiệu Thiên Sách nguyên niên.
(63) Tứ sơn: Thân vô thường chịu bốn khổ bức bách: sanh, lão, bênh, tử.
(64) Chấn tích: Khua, dộng tích trượng phát ra tiếng khi vị tăng hành cước muốn dừng lại hoặc đi.
(65) An ban tam muội: Một trong những pháp tu cơ bản quan trọng để đạt chánh định (tam muội), đó là sự tỉnh giác biết rõ trong lúc thở. Hành giả thở vào chậm rãi, người đó biết tôi thở vào chậm rãi; thở ra chậm rãi người đó biết tôi thở ra chậm rãi …
(66) Na la duyên: Âm Hán Việt từ chữ Phạn, nghĩa là Kim cang lực sĩ
(67) Bản lai diện mục: Nghĩa là bộ mặt xưa nay, từ hồi nào tới giờ vẫn như vậy. Từ này chỉ Phật tánh, chơn như bất sanh bất diệt hằng sẵn có nơi mỗi chúng sanh. Thấy bản lai diện mục tức là kiến tánh.
(68) Mông phiếm: Cổ nhân gọi chỗ mặt trời lặn là mông phiếm, phía tây.
* Chúng tôi không tra được nhữùng từ “phước dâm, họa thiện”; theo ngữ cảnh tạm dịch như vậy.
69 Lạm sát: Vô tội mà giết; Ngộ sát: Vì vô ý hoặc lầm lỡ mà giết; Nghi sát: Giết không có chứng cứ rõ ràng; Hỗn sát: Nhân thời loạn, mất an ninh mà giết.
** Thiên tâm: Lương tâm.
(70) Thất diệu: Bảy thiên thể: Nhật, nguyệt, kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Theo tín ngưỡng nhân gian, chúng có ảnh hưởng cát hung đến thiên hạ.
71 Pháp nạn lần thứ ba. Có tất cả bốn lần pháp nạn, đạo Phật bị vua phế: Lần đầu đời Bắc Ngụy, triều Võ đế; lần nhì đời Bắc Chu, triều Võ đế; lần ba đời Đường, triều Võ Tông; lần bốn đời Hậu Chu, triều Thế Tông. Sử gọi là “Tam Võ, nhất Tông pháp nạn”.
72 Ly niệm là an trú đúng pháp vô niệm. Vô niệm là thể của niệm, nó chẳng phải niệm cũng chẳng ngồi niệm, khi niệm sanh diệt thì vô niệm bất sanh bất diệt, không nhiễm niệm, thế nên nói nó ly niệm. Nhận được thể vô niệm nơi tâm niệm mình, gọi là kiến tánh.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 30 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.115.120 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập