Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett

Trang chủ »» Danh mục »» Liên Phật Hội - Cộng đồng Rộng Mở Tâm Hồn »»

Theo dòng sự kiện »» Liên Phật Hội - Cộng đồng Rộng Mở Tâm Hồn

THEO DÒNG SỰ KIỆN

none - Đoàn Hưng
Sư cô người Việt thông dịch cho Đức Đạt-lai Lạt-ma


Sư cô người Việt thông dịch cho Đức Đạt-lai Lạt-ma

Trong hình trên: Sư Cô Nhật Hạnh (thứ 2 từ phải) đang ghi chép lời Đạo từ của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong Lễ Lạc Thành Chùa Điều Ngự để thông dịch.

Trong những ngày Đức Dalai Lama thuyết giảng trong đại lễ Lạc Thành của chùa Điều Ngự, giới Phật tử Việt Nam đã vô cùng ngạc nhiên và thán phục một sư cô trẻ tuổi trong vai trò thông dịch viên trực tiếp từ lời nói của Đức Dalai Lama. Ngài nói chuyện cả bằng tiếng Anh, tiếng Tạng. Những đề tài ngài thuyết giảng lần này lại tương đối đi vào chi tiết những giáo lý thâm sâu của Phật Pháp. Vậy mà sư cô đã nghe trực tiếp, ghi chú nhanh và dịch tức thời, và đã sử dụng những thuật ngữ Phật học bằng tiếng Việt một cách chính xác, thuần thục. Một sư cô trẻ mà đã có một khả năng ngoại ngữ và trình độ Phật học cao cấp như vậy thì quả là đáng kính nể. Nhiều người thắc mắc sư cô đó là ai, từ đâu đến, và duyên lành nào đã đưa cô trở thành thông dịch của Đức Dalai Lama?

Vị sư cô trẻ tuổi này tên là Thích Nữ Nhật Hạnh, đến từ Việt Nam. Sư cô thuộc dòng tu Lâm Tế, xuất gia ở chùa Ni Liên (Quy Nhơn). Vào năm 2001, sau khi đã tốt nghiệp Cử Nhân Phật Học tại Viện Phật Học Vạn Hạnh Sài Gòn, sư cô được cử sang học Cao Học Phật Học tại New Delhi, Ấn Độ. Năm 2002, sư cô đi Dharamsala để dự một buổi lễ trường thọ của Đức Dalai Lama. Tại đây, sư cô được một vị tăng Tây Tạng cùng học dẫn đến diện kiến Ngài, được Ngài hỏi thăm về chuyện học hành tại Ấn Độ.

Vào năm 2003, sau khi đã hoàn thành chương trình Cao Học Phật Học, sư cô Nhật Hạnh tiếp tục ở lại Ấn Độ để học tiếp chương trình tiến sĩ. Sư cô bắt đầu học tiếng Tây Tạng kể từ đó.

Khởi duyên cho việc trở thành thông dịch viên cho Đức Dalai Lama bắt đầu từ năm 2008. Trong một dịp Đức Dalai Lama thuyết pháp, một nhóm tu sĩ gốc Việt đã nhờ sư cô Nhật Hạnh thông dịch lời giảng của Ngài. Rồi đến năm 2011, Ngài đã thuyết giảng tại một pháp hội dành cho đoàn Phật tử Việt Nam tại Dharamsala. Sư cô đã trở thành thông dịch viên sang tiếng Việt chính thức của Đức Dalai Lama trong pháp hội này, và một số các buổi thuyết giảng nữa của Ngài sau đó.

Sư cô Nhật Hạnh cho biết việc trở thành thông dịch viên chính thức cho Đức Dalai Lama tại đại lễ Lạc Thành của của chùa Điều Ngự là theo lời mời và sắp xếp của Hòa Thượng Viện Chủ Thích Viên Lý. Khi sang đến Cali, Đức Dalai Lama mới biết rằng sư cô cũng sẽ là thông dịch viên cho mình tại chùa Điều Ngự. Ngài nói rất vui khi lại được gặp và làm việc với sư cô trên đất nước Hoa Kỳ.

Sư cô Nhật Hạnh dự kiến sẽ hoàn tất chương trình Tiến Sĩ Phật Học vào năm 2019. Được biết rằng sư cô là cháu của Ni Sư Trí Hải, một nữ học giả uyên bác của Phật Giáo Việt Nam, cũng thông thạo nhiều ngôn ngữ, đã để lại cho đời những tác phẩm dịch thuật Phật học vô cùng quý giá. Sư cô Nhật Hạnh cũng đã từng được Ni Sư Trí Hải dạy học tại Tịnh Xá Trung Tâm. Sư cô luôn xem Ni Sư như là một tấm gương để phấn đấu trên con đường Phật học.

Phật tử Việt Nam thật vui mừng, hãnh diện, khi Phật Giáo Việt Nam tiếp tục có được những vị nữ tu trình độ Phật học uyên thâm như sư cô Nhật Hạnh, để tiếp nối thế hệ đi trước trong nhiệm vụ nuôi dưỡng chánh pháp tại quê hương Việt Nam.

Đoàn Hưng

Lượt xem: 12.616




Quý vị đang truy cập từ IP 3.238.198.167 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...