Trong hình trên: Đang thuyết giảng, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhìn xuống thấy một cụ già Tây Tạng đồng hương bèn ra dấu, mời cụ đó lên gặp Ngài. Một cử chỉ biểu lộ lòng từ bi vô lượng của Đức Đạt Lai Lạt Ma. (Thanh Phong/ Viễn Đông)
Trước chư Tăng, Ni và quý Phật tử, tôi xin chào chung tất cả anh chị em nhân loại. Tôi rất hoan hỷ đến nơi đây để cùng chia sẻ với chư tôn đức và quý Phật tử. Chúng ta đều giống nhau trên phương diện tâm thức. Chúng ta có cùng một thân thể cho nên chúng ta đều giống nhau. Tôi chân thành tri ân Hòa Thượng Viện Chủ Chùa Điều Ngự này. "
“Khi tôi có cơ hội tiếp xúc thì chúng ta biết rằng cái cách mà chúng ta sinh ra giống nhau, và cái cách chúng ta chết đi cũng rất là giống nhau. Điều rất quan trọng cho một đứa trẻ khi còn trong bào thai người mẹ. Nếu người mẹ có một cái tâm thức an bình và cái tâm thức tình yêu thì nó sẽ giúp cho đứa trẻ đó rất là tốt. Nếu người mẹ trong lúc mang thai trong lòng đầy lo lắng và bực dọc thì nó cũng ảnh hưởng xấu đến thai nhi của mình."
Chúng ta sinh ra và được sự thương yêu vô lượng của mẹ, chúng ta đã bú cái dòng sữa của mẹ và cái cách mà chúng ta có mặt trong cuộc đời nó là như vậy, rất là quan trọng. Khoa học ngày hôm nay đã nghiên cứu và phân tách. Nếu như một đứa trẻ sinh ra muốn cho bộ não của nó được tốt thì nó cần sự ôm ấp của người mẹ để giúp bộ não đứa trẻ phát triển rất là tốt. Cho nên tất cả chúng ta đều là nhân loại, nên dù là người có đầu óc hay gây rối cho nhân loại nhưng họ cũng được vô lượng tình yêu thương của người mẹ.
“Khoa học ngày hôm nay họ nghiên cứu bản chất của con người chúng ta là đầy tình yêu thương. Nó là cái chìa khóa để chúng ta giữ cho cái tâm thức được sự an bình và sẽ hạnh phúc, và nếu chúng ta có tình yêu thương, nó sẽ giúp cho sức khỏe của mình dồi dào. Nếu người nào thường sân hận, bực tức, nơi đó nó sẽ ăn mòn hệ miễn nhiễm làm cho mình dễ bị bệnh, cho nên lòng từ bi rất lợi ích cho sức khỏe và cũng rất lợi ích cho sự an bình trong tâm thức. “
Người nào biểu lộ tình thương yêu của mình với bạn bè,với người thân thì người đó sẽ được hạnh phúc. Những người chỉ luôn quan tâm đền tiền tài, quyền lực tại vì họ bị ảnh hưởng cái giáo dục của hiện tại như vậy họ chỉ thỏa mãn những cái ngũ dục là năm giác quan mà thôi. Còn nếu người nào quan tâm đến sự an bình trong tâm thức của mình thì người đó sẽ đi qua trạng thái (lúc chết) chúng ta sẽ hòa nhập năm cái giác quan thô thiển của mình vào cái tâm thức làm cho mình được hạnh phúc hơn.
“Điều này chúng ta hay tảng lờ hoặc quên lãng về cái tâm từ bi hay cái tâm thức yên bình của mình. Thế giới vật chất ngày hôm nay dẫn chúng ta đến nhiều cái tranh đua và cái lo lắng cho nên mình thấy cái lòng từ bi đó nó không có một chút hiệu lực cho nên điều này hoàn toàn sai lầm."
“Làm thế nào chúng ta không phải khổ đau trong cuộc sống hiện tại? Chúng ta cần nỗ lực phát triển cái tính tự nhiên sẵn có trong người chúng ta, bắt đầu từ cái tình yêu vô lượng của người mẹ cho chúng ta, và từ đó, chúng ta tạo cho mình con người hạnh phúc, nhân loại hạnh phúc, xã hội hạnh phúc và một thế giới hạnh phúc, cho nên cái phát triển tình yêu thương này không phải chỉ cho những người có tín ngưỡng tôn giáo mà trao cho những người không có tín ngưỡng tôn giáo họ cũng cần phát triển tình yêu thương đó. "
“Bởi vì cái sự yêu thương sẽ dẫn chúng ta đến sự an bình trong tâm thức. Có nhiều người không quan tâm đền sự an bình tâm thức, điều này hoàn toàn sai lầm! Chúng ta là một phần của bảy tỷ người, chúng ta phải làm thế nào phát triển tình yêu thương cho người thân và tất cả người xung quanh, điều này rất là hiệu quả, rất cần thiết để giáo dục cái an bình trong tâm thức của mình ở lòng từ bi thì 7 tỷ người chúng ta trong tương lai thế giới chúng ta sẽ được an bình. "
“Bạo động đến từ đâu? Bạo động chúng ta dùng vũ khí vì nó đến từ trong tâm thức của mình cho nên muốn được an bình và chấm dứt bạo động, chúng ta phải bắt đầu bằng tâm thức an bình. Nếu trong lòng người nào đó đấy sự ghét bỏ, hận thù, sân hận thì người đó khó giảm được sự bạo động cho chính bản thân mình và cho xã hội. Cho nên tình thương yêu đóng vai trò rất quan trọng nếu chúng ta phát triển cái tình thương yệu đó. Điều này rất quan trọng, rất cần thiết cho mỗi chúng ta."
“Tôi đưa ra quan điểm đạo đức thế tục có thể áp dụng toàn cầu, cho những ai muốn được hạnh phúc, muốn có sự an bình và lòng từ bi cho đất nước chúng ta, cho nên tôi kêu gọi các anh chị em ở đây, chúng ta hãy nghĩ về sự an bình trong tâm thức của mình và phát triển nó ngay hiện tại để chúng ta sẽ có an bình trong nội tâm và cho cộng đồng."
“Quan điểm thứ hai của tôi, tôi là một Tăng sĩ Phật giáo cho nên tôi nguyện rằng hãy phát triển sự hòa đồng tín ngưỡng, như ở Ấn Độ, khoảng hai ba ngàn năm, những tín ngưỡng tôn giáo khác nhau như Ấn giáo, Kitô giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo v.v... những tín ngưỡng đó vẫn sống hòa đồng với nhau. Tuy rằng dân số Ấn Độ rất đông, có nhiều vấn đề nhưng cái việc hòa đồng tôn giáo vẫn rất là sống động, họ sống hòa hợp với nhau trong một đất nước như vậy. Cho nên tôi học và được thừa kế cái triết học và tư tưởng Phật giáo từ nơi Ấn Độ và tôi luôn nguyền sẽ phát triển hòa đồng tôn giáo. "
“Ngày hôm nay có nhiều người nhân danh tôn giáo nên sát hại lẫn nhau, cùng tôn giáo nhưng họ cũng chiến tranh và sát hại lẫn nhau, cái điều này đang xảy ra. Làm thế nào chúng ta phát triển một sự hòa đồng thật sự để tôn trọng cái tín ngường tôn giáo khác nhau. Làm thế nào để chúng ta học hỏi giáo lý khác nhau của không cùng tôn giáo với mình. Nên ở đây, phần lớn người Việt các bạn là Phật tử nên các bạn phải lưu ý, sống và học các tín ngưỡng tôn giáo dù bất cứ sống ở nơi nào hãy phát triển hòa đồng tôn giáo.
“Tất cả những tôn giáo lớn tuy triết học khác nhau và quan điểm khác biệt nhau nhưng họ cùng chuyển tải chung một cái Thông Điệp, đó là lòng thương yêu, từ bi. Làm thế nào để phát triển cái lòng từ bi đó thì chúng ta phải tìm hiểu, học hỏi cái tín ngưỡng tôn giáo khác với tôn giáo mình và phải sống hòa đồng với mọi người. Ngay Đức Phật cũng trích dẫn những triết học khác nhau trong lời giảng. Tại sao? Vì tùy cái căn cơ, trình độ hợp với thính chúng và rất hiệu quả. Nhiều người tin rằng có Chúa, có Đấng Sáng Tạo nên họ phát triển cái tình yêu thương để phù hợp với Đấng Sáng Tạo của họ. Phật giáo không tin có Đấng Sáng Tạo. Dù có tin có Đấng Sáng Tạo hay không tin có Đấng Sáng Tạo, chúng ta đều thực hành thông điệp để phát triển lòng từ bi."
“Nhằm để thỏa mãn các ước nguyện và căn cơ, trình độ của mỗi người nên có nhiều triết học khác nhau để phát triển lòng thương yêu và lòng từ bi. Cho nên những người nào tin có Đấng Sáng Tạo thì họ tin Đấng Sáng Tạo là vì vị đó có cái từ bi vô lượng, và cảm thấy rất gần gũi với Đấng Sáng Tạo vì được Ngài tạo dựng nên cho nên tôi là người được Đấng Sáng Tạo tạo nên thì tôi phải là người tốt, người đầy lòng từ bi.”
Sau đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma chuyển qua nói về nguồn gốc Phật giáo và những lời dạy của Đức Phật .
Sau gần ba giờ đồng hồ thuyết pháp, vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, tuy đã 80 tuổi vẫn còn rất khỏe mạnh, và tinh thần minh mẫn. Chấm dứt bài giảng, Ngài chắp tay trước ngực, cúi chào mọi người và vào phía trong chánh điện dùng cơm trưa, nghỉ ngơi giây lát để sau đó tiếp tục chủ sự Lễ Quán Đảnh.