Người Cư Sĩ [ Trở Về ] [Home Page]
Ký Sự : Phái-đoàn Phật-giáo Việt-Nam đi Ấn-Ðộ và Tích-Lan
Hội-Nghị Phật Giáo Thế-Giới tại COLOMBO - 1950
Hành trình chiêm bái Phật tích tại Ấn Ðộ
Chiêm bái Song-LâmTừ Lộc-uyển đến Song-lâm, nếu đi tầu hỏa phải lên ga tỉnh Ba-la-nại. Vì muốn xem cảnh tượng kinh-đô của các Tôn-giáo ở Ba-la-nại, nên 5 giờ chiều chúng tôi ở Lộc-uyển, ra Ba-la-nại, đến đây, chúng tôi đi xem cả bằng đường bộ lẫn đường thủy cho đến 9 giờ rưỡi mới lấy vé. Ðúng 10 giờ tầu chuyển bánh, với con đường hơn 300 cây số, cho đến bảy giờ sáng hôm sau mới đến ga Gorupua, xuống ga vào hàng điểm tâm xong lại ra ô-tô đi đến 80 cây số nữa mới đến Song-lâm là nơi Ðức Phật tịch.
May sao vừa xuống xe thì gặp được vị sư Ni người Tàu chừng độ 30 tuổi, thấy chúng tôi liền ra vái chào hết sức mừng rở, mời đón vào Chùa thì thấy đương tu tạo dở-dang, gỗ lạt còn bỏ ngổn ngang, xem phong cảnh thì Chùa này cũng nghèo, nhưng lễ-độ cư-sử của người đối với chúng tôi thật đáng phục, chúng tôi gửi hành-lý rồi ra chiêm-bái. Ra khỏi cửa Chùa đã trông thấy Phật-điện và Bảo-tháp.
Theo nhời Ðại-đức hướng đạo : " Vì Ðức Phật Thích-Ca tịch ở đây, nên có nhiều xá-lợi của Phật để trong bảo-tháp này ". Mực thước bảo-tháp này cũng ngang với bảo-tháp bên Lộc-uyển, mà vẫn còn nguyên vẹn, lại được Chính phủ Ấn mới tu sửa lại những chỗ hư hỏng. Bên dưới chân tháp có Phật-điện. Phật-điện ở Song-lâm, mặc dầu có tu bổ lại, nhưng không đồ-sộ nguy-nga như các nơi khác, vẫn giữ nguyên khung-khổ của một cái lăng cổ, xây vuông chạy dài độ 7, 8 thước tây, trên đỉnh có mấy cấp giống như bậc lên, có một cửa đio vào để lễ Phật. Cửa nhỏ hẹp chỉ đi lọt hai người. Tôi mặc áo cà-sa sẵn, đến nơi quỳ lễ ngay chứ chưa dám nhìn lên. Xong ba lễ, tôi vẫn quỳ để toan khẩn cầu, bỗng thấy tâm-hồn hồi-hộp, nước mắt chạy quanh. Tại sao lại cảm động mau thế ? Vì tôi vừa thấy tượng Từ-phụ Thích-Ca nằm mở mắt như khi còn hiện-tại, tưởng chừng như Ngài nhìn vào tôi, đầy vẽ từ-bi lân mẫn, không khác ông bố nhìn nhận đứa con yêu mới đi đâu về. Lúc đó đối với Phật tôi cứ nhìn vào mắt Ngài tựa như đứa con hư-hỏng, chót dại bỏ cha đi " tha phương cầu thực ", nếm trãi bao nhiêu phong-trần cay đắng, trãi qua biết bao cảnh-thế nỗi chìm, bgày nay mới quay về với thân phụ. Tâm tôi càng súc-động thì mắt tôi càng chăm-chú nhìn Ngài. Tôi bỗng khóc òa lên mà than rằng :
"Từ-phụ của con ơi ! Khi Từ-phụ còn ở đời thuyết pháp mầu, tế-độ chúng sinh, thì đứa con của Từ-phụ này còn đương bị lưới phiền-não vây phủ chân tâm, tự tạo lấy giây nghiệp-báo để trói trằng trong bao kiếp luân-hồi khỗ-não. Nay con đã được làm người, lại nhờ có thiện-duyên xuất -gia học đạo của Từ-phụ, thì Từ-phụ lại đã tịch di hơn hai ngàn năm rồi, thật đau đớn cho con biết nhường nào. Hôm nay đây, con được đến thăm dấu vết cũ của Từ-phụ, chiêm bái trước sắc thân của Từ-phụ, con thiết-tha dâng lên Từ-phụ tất cả lòng thành kính lẫn mối đau-khỗcủa con và chúng sinh, dám mong mắt trí bao la, lòng từ quảng-đại của Từ-phụ lân-mẫn xét soi ".
Lúc tôi còn đương ủ-rũ quỳ trước mặt Phật mà khóc than, bỗng cảm-tưởng như nghe thấy những lời an-ủi từ miệng của Từ-phụ nói ra rằng :
" Này con ạ ! Ta xưa cũng đều phải theo luật biến thiên, nghĩa là cũng như con nay, đã có họp thì phải có tan, có sống thì phải có chết ; nhưng sống là gửi mà chết là về. Thân ta tuy đã về cõi Niết-bàn vô-biên giải-thoát, nhưng đạo lý của ta vẫn còn khắp thế-gian, đạo của ta tức là thân của ta đấy, lại là thân của con đấy. Nếu con biết thương thân bao nhiêu, lại càng phải lấy đạo của ta mà dùi mài lấ thân bấy nhiêu. Con nghe nhời ta, thực hành đạo của ta, quyết nhiên lúc nào con cũng vẫn thấy thân ta. Nghe nhời ta, con sẽ độ được con và chúng-sinh, tức là ta độ con và chúng-sinh đấy con ạ !"
Không biết ai khéo ra mẫu cho thợ tượng mà họ tạc tượng Phật giống như in thế. Tượng Phật nằm gối lên khuỷu tay của Ngài mà lại mở mắt, hai con mắt giống như nụ sen xanh, nét mặt y như trăng rằm, thân Phật dài trượng sáu. Tòan thân Phật đều phủ kín bằng một bức gấm hoa, chỉ để hở có hai bả vai với hai bàn chân thôi. Phật nằm trên tòa đá. Trạm trổ toàn những hình-ảnh bi-ai như lúc sắp vào Niết-bàn. Buồn thảm nhất là hai tượng Ngài Ca-Diếp và A-Nan, là hai đệ-tử nhất nhì của Phật. Tượng hai vị đều quỳ khóc lóc bên tòa mà Ðức Phật Ngài sắp nhập diệt. Tôi còn đương quỳ để chiêm ngưỡng mặc-niệm, thì bỗng có khách vào lễ, đành phải vái tạ đứng lên. Nhưng tôi còn đi vòng quanh tòa Phật nằm, tôi lại đánh bạo khẽ lật cả bức gấm phủ lên trên tượng Phật ra để xem. Xem vừa xong, thì bài Tán tượng Phật của tôi cũng xong, lại ra nghiêm-trang đọc trước mặt Phật :
Ba cõi Ðạo-sư hiện tại còn,Xưa kia Ðức Phật tịch rồi, còn lập Hỏa-đàn để làm lễ phần-thân, tức là làm lễ thiêu rồi lấy xá-lợi rước vào tháp, còn bao nhiêu tro tàn đều để vào ngôi tháp ở nơi làm lễ phần thân mà chúng tôi sắp đến nơi chiêm-bái bây giờ đây.
Ngửa trông Ðại-giác Thích -Ca Tôn.
Ba hai tướng báu y như đúc,
Trượng sáu thân vàng hệt đổ khuôn.
Mặt nguyệt hình-dung bao phúc-tuệ,
Mắt sen thấu đáo mấy càn-khôn.
Chẹn hương khấn trước tòa Từ-phụ,
Tế-độ quần-sinh lẫn chúng con.Từ Phật-điện tới Hỏa-đàn còn phải đi qua một cánh đồng dài độ ba cây số. Mặc dầu đương nắng như thiêu như đốt của giữa trưa mùa hạ, chúng tôi cũng cố đi đến. Còn cách độ một cây số nữa, đã thấy cảnh hỏa-đàn um-tùm, tôi cứ tưởng hỏa-đàn ở trên một quả núi giữa cánh đồng, nhưng đến nơi thì lại là núi gạch của cây bảo-tháp bị tàn phá còn lại, phần nhiều gạch đã hóa ra đất, người ta đem giồng lên đỉnh nó hai cây Bồ-đề, hiện thời hai cây đã tỏa ra thành cây bảo-cái thiên-nhiên rườm-rà che phủ cho cả quả núi gạch đất tới ba sào ruộng. Dấu vết của người ta đào phá ra để tìm xá-lợi còn để lại suốt bên này sang bên kia giữa bảo-tháp, ai là con Phật đến nơi này trông thấy cũng phải mũi lòng sa lệ.
Chúng tôi lên đến nơi, thấy một cánh cửa bằng sắt tây, buộc vào cái cột bằng cành cũi khô chôn xuống đất, mà cánh cửa thì đóng. Một mảnh giấy đỏ đề chử Hán rằng : " Xuất Hành Tăng Phật Tuệ ", nghĩa là :
" Khi ra đến đường phải làm cho đạo Phật thêm sáng sủa ". Bên trong cánh cửa hiện ra một gian nhà cỏ đã cũ kỹ ở lọt vào gốc cây bồ-đề.Bốn chữ Hán với gian nhà cỏ ấy, khiến cho ký-gỉa đoán chắc thể nào cũng lại có một vị xuất-trần hiền tăng người Trung-Hoa hay Nhật-Bản bế-quan tu thuyền ở đấy. Chúng tôi còn đương ngồi nghỉ ở gốc cây bồ-đề thứ hai ở bên ngoài, bỗng nghe thấy oang-oang tiếng thổ-đồng của vị Lão-tăng người Trung-hoa từ trong cổng ra. Chúng tôi ai nấy đều vội vã đứng cả dậy, kính cẩn vái chào và bạch thực rằng : " Chúng tôi là Phái-đoàn Phật-giáo Việt-Nam đến chiêm bái ".
Vị Lão-tăng tỏ vẻ hoan-hỷ lắm. Ngài toàn dùng tiếng Ấn-Ðộ, nói với người thổ-dân đi cùng chúng tôi rằng : " Bần-tăng ở đây có một mình thôi, không có nhà cửa, bàn ghế gì để mời quý-khách vào nghỉ, cũng không có tiểu-tăng đâu mà sai đun nước, xin mời các vị ngồi nghỉ chỗ cũ, để bần-tăngđi lấy bầu nước lã ra đãi quý-khách ".
Ngài vừa vào qua cánh cổng, đã xách ngay ra một bình nước giếng mà người ta mới xách lên cho, với mấy cái bát sành mời chúng tôi uống nước. Ngài đứng nói chuyện với chúng tôi đến hơn nủa giờ, cứ luôn mồm nói nói, cười cười rất vui-vẻ mà đạo vị. Ngài còn cho biết rằng : " Khi tôi (vẫn là ngài) 31 tuổi, từ Trung-Hoa sang đây chiêm-bái, thấy các nơi Phật-tích ở khắp Ấn-Ðộ đều bị vật đổi sao rời, vì phong sương, vì giặc-giã đã tàn phá, nhất là ngôi mộ của Ðức Giáo-tổ chúng ta đây, bấy giờ còn tan hoang, bừa bãi lắm. Tôi lo các người ngoại-đạo cũng như các người du-lịch trên thế-giới họ phê-bình đến số Trưởng-tử của đấng Từ-phụ là chư Tăng, Ni chúng ta quên mất mồ cha đi khóc đống mối. Sau khi chiêm-bái xong trở về Trung-Hoa, tôi nhất quyết bỏ học, trốn thầy tôi sang ở đây, từ bấy đến nay đã được 25 năm rồi. Thổ dân ở đây người ta cho mỗi ngày một bữa cơm dưa muối, nhưng không bao giờ tôi phải nghĩ đến sự tôi đói cơm rách áo nơi đất khách quê người, chỉ một niềm gửi thân hoa cỏ cho được sớm khuya hương khói ở đây thờ cúng nơi phần mộ cuả Ðức Từ-phụ ".
Lão-tăng hoan-hỷ là đời tu của người đã báo hiếu được đấng Từ-phụ, nên trong khi Ngài nói ra những câu cay-đắng, sót-sa, mà nét mặt vẫn vui-vẻ tươi cười . Riêng ký-giả nghe thấy thấm-thía, mủi lòng sa lệ, bảo ông Phạm Chữ dâng kính Ngài một món tiền. Người thổ-dân vội gạt đi nói :
- " Chớ ! Chớ ! Lão-tăng từ khi đến tu ở đây, không hề cầm lấy tiền của ai bao giờ, chỉ có ai đưa đến cho gạo, củi, rau, muối thì Ngài mới nhận ".
Ký-gỉa hỏi nggười thổ-dân :
- Thế người có hay đi vào các làng không ?
- Có, nhưng thỉnh thoảng thôi.
- Người xuống làm gì ? Và có ai cho gì, lúc đó người có lấy không ?
- Lần nào xuống, Ngài cũng chỉ đi giáo-hóa, ai cho gì cũng không lấy và bảo : " Nếu cho lão thức ăn, xin quá bộ đem đến am cho, chớ lão không tiện mang ".Câu chuyện đã dài, lão-tăng liền mời chúng tôi đi ngoạn cảnh để người vào thụ-trai kẻo quá ngọ. Tôi mừng thầm rằng sẽ lại được chứng-kiến bữa ăn khổ-hạnh của vị lão-tăng mô-phạm này. Tôi rủ các đoàn-viên giả vờ đi ngoạn cảnh đấy thôi, chứ ở đây chẳng có Phật-điện, bảo-tháp gì mà chiêm-bái và ngoạn cảnh như ở các nơi.
Ký-giả mượn cớ ngoạn cảnh , bước luôn vào gian nhà cỏ, chợt thấy bàn tay khô héo đương dúm một thứ tựa cám, bỏ vào miệng. Tôi nhìn kỹ thì trời ơi ! Sao quá ư khổ hạnh ! Món thuyền-vị mà lão-tăng đương thụ đó là thứ cơm khô, rang lên rồi tán nhỏ, vì đã móm không còn nhai được nữa,cứ mỗi dúm bỏ vào miệng lại phải chiêu một hớp nước lã mới trôi được. Ký-giả đánh bạo đi xem vài cái hũ và lọ sành để lỏng-chỏng ở chân giường, mở ra thấy nhẵn không cả, chỉ còn cái vọ con là còn độ mấy bát cơm khô, các đồ vật hành dùng chỉ có mấy tấm áo với một cái chõng tre, dưới gầm có vài cái hỏa-lò để tay còn hơi nóng ; được thấy rõ đời tư khổ-hạnh của nhà xuất-thế mô-phạm, ký-giả trở ra vừa gặp các đoàn-viên với người thổ-dân cùng đến cửa. Người thổ-dân chỏ lên cái trạc ba ở lưng-chừng cây bồ-đề bảo tôi. Ký-giả ngẩng lên xem, thấy tựa như cái chuồng chim bồ-câu, tự nghĩ chắc không phải, vì nếu là chuồng chim thì phải có cửa , chẳng có lẽ nào Ngài lại nuôi chim ? Hay là miếu thờ cô, cậu, song chẳng có bát nhang hoặc đồ thờ cúng gì cả. Ký-giả đi tìm thang để lên thì ra đã bị lão-tăng tiên đoán cất đi rồi. Chừng hiểu ý tôi muốn đi xem để khám phá nơi huyền-bí, nên lão-tăng đương ở trong nhà ra bảo cho biết rằng : Không lên được đâu ? Ðấy là thuyền-thất riêng của lão-tăng. Ký-giả cảm phục quá, quay lại lễ Ngài rồi bảo ông Phạm Chữ chụp ảnh làm kỷ-niệm, nhưng ba lấn đưa máy ảnh ra, lão-tăng đều lấy áo che mặt nhất định không cho chụp. Vì lòng khâm-phục bậc lão-tăng siêu-việt, nên ký-giả viết tặng Ngài bài sau này :
Xuất-gia như Cụ mấy ai đây,
Một hạnh tu tròn, muôn hạnh hay.
Ngoài áo bát kia không bận bịu,
Trong am cỏ nọ lắm vui say.
Ðã quen mùi đạo dưa cùng muối,
Nhường thấy việc đời bọt với mây.
Nhắn nhủ thuyền sơn bao Phật-tử,
Song-Lâm mau đến học Sư Thầy.
Hành trình chiêm bái Phật tích tại Ấn Ðộ
Chiêm bái Thứu-lĩnhNgôi chùa của chư Tăng Diến-Ðiện cách núi Thứu chừng 6 cây số, chúng tôi định vào chùa này để gửi hành-lý rồi thượng sơn. Vì trời nắng quá, xem ý Phái-đoàn ai cũng mỏi-mệt cả. Cụ bản-tự chùa Diến-Ðiện lại bảo : " Các Ngài nên nghỉ lại đây hôm nay, sáng mai mát-mẻ sẽ thượng sơn ", đành vâng lời nghỉ lại. Mặt trời gần gác núi, nhiệt-độ đã bớt nhiều, ký-giả mời Ðại-đức hướng-đạo đi xem phong-cảnh ở ngay khu chùa. Ðại-đức hướng-đạo cho biết : - đây còn di-tích của hai thành quách xưa. Một di-tích có tự thời-kỳ trước Phật và một tên là thành Vương-xá về triều-đại Vua Tần-Bà Xa-La là người sùng-mộ và ủng-hộ Ðức Phật Thích-Ca thứ nhất. Ký-giả đến thăm di-tích của thành-quách về thời chưa có Phật thì nó chỉ là địa-thế ỷ-sơn, thủ-hiểm của mấy ông tiểu Bá-vương, của mấy nghìn năm về trước, hiện giờ không còn dấu-tích gì nũa.
Kế đến xem di-tích , thành-quách, lâu-đài của các triều-đại vua Tần-bà Xa-la ở một địa-điểm bao-la, núi non vây phủ, cây-cối rất nhiều, tuy đương mùa nóng nhưng cỏ cây rầt trù-mật, chân tường của thành-quách, chân móng của cung-điện, đài-các, trông dấu-vết để lại rất quy-mô, hùng tráng của kinh-đô cổ-kính dĩ-vãng.
Ðến ở giữa cựu-đô của vua Tần-bà Xa-la cố nhiên tôi phải hồi tưởng mà hỏi đến chuyện thưong-luân bại-lý của Thái-tử A-xà-Thế là con vua Tần-bà Xa-la. Ðại-đức hướng-đạo chỉ ra một nơi xa tít, âm-u mà bảo tôi : "Chỗ kia là nhà ngục mà vua Tần-bà Xa-la bị Thái-tử A-xà-Thế giam chết, còn chỗ kia là lãnh-cung mà Hoàng-hậu Vi-đề-Hy bị con là A-xà-Thế giam-cầm rồi được Phật đến cứu. Còn chỗ kia là trường đua của 500 con voi dữ say rượu của A-xà-Thế thả ra để toan giết hại Ðức Phật Thích-Ca ".Ôi ! Thảm -mục thương-tâm nào bằng cảnh-ngộ, mà tai đưong nghe những việc làm thương luân bại-lý của kẻ đã phú-quý cực nhân-gian, mắt lại thấy bao nhiêu dấu vết oai-hùng đã tan-tác với phong-sương, đã tan-tành với sóng nước. Những cảnh ngộ chiều nay đã đưa Ký-giả đi sâu vào chân-lý vô-thường của Ðức Phật dạy. Nếu như ai không tin lý vô-thường thì hảy nhìn vào sự thực khu đất tôi đương đứng đây, đương lúc thời vận cường-thịnh của nó, đã cỏ bao kẻ chém giết lẫn nhau, để tranh đồ nó. Tranh đồ nó để nắm lấy oai-quyền nghiêng trời,lệch đất, để ăn ngồi trên miếng đỉnh-trung. Bởi mù-quáng vì lợi danh nên không thấy lẽ thiêng-liêng của luân-lý, đến nỗi lật đổ cương-thường, cắt đứt cả giây tình nghĩa, như Thái-tử A-xà-Thế, nếu ta không tin chân-lý vô-thường của Phật dạy " thế-gian vô-thường " thì thành-quách, lâu-đài của mấy ngàn xưa, giờ này đây, bao vương bá tranh hùng, miếng đất này giờ đâu ? Trái lại khu đất này làm cho Ký-giả hồi hộp, cảm-súc. Rồi tưởng lại những câu bất diệt của nữ thi-sĩ Thanh Quan :
" Ðá vẫn bền gan cùng tuế nguyệt.hay :
Nước còn chau mặt với tang thương "." Lối xưa xe ngựa hồn thu-thảo,Lúc này ký-giả không còn đủ sức kìm lại mối bi-quan. Vì súc cảnh thương-tâm nên cũng vịnh mấy câu để gửi lại mai hậu :
Dấu cũ lâu-đài bóng tịch dương ".Hỡi hồn tranh Bá đồ Vương,Vì muốn cho chúng tôi tránh-đỡ sự nóng-nực, nên sáng hôm nay mới có 4 giờ 30, Sư Cụ bản-tự đã gọi giậy điểm-tâm, để đi chiêm-bái Thữu-lĩnh.
Hỏi bao thành-quách, miếu-đường đây đâu ?
Những ai Khanh, Tướng, Công, Hầu,
Giang-sơn còn đó, thấy đâu anh hào,
Ðài văn, điện vũ nơi nao ?
Bao vua chiến-thắng, bao trào bại quân.
Nào phường hại nước hại dân,
Nào phường cậy thế, cậy thần hiểm sau.
Lầu ca, gác múa, chén đào,
Tưng-bừng bao cuộc nay nào còn đâu ?
Kìa kìa đá mốc cỏ tầu.
Nắng mưa bao độ bể dâu mấy lần.
Ta đây là khách ngoại trần,
Ðứng trên cõi mộng, mấy vần gửi ai.
Gửi ai là khách quan-hoài,
Việc đời muôn sự có rồi lại không.
Gửi ai là khách cửa không,
Việc đời điên-đảo bận lòng mà chi.
Gửi ai là khách đắc thì,
Việc đời chớ để những gì mỉa mai.
Gửi ai là khách lỡ thời,
Việc đời bầy sóa, sóa thôi lại bầy.
Cuộc đời ai tỉnh ai say,
Cảm-hoài đọc mấy câu này làm duyên.Ðiểm-tâm xong, vừa 5 giờ, chúng tôi bắt đầu ra đi, Ðại-đức hướng đạo hỏi : " Từ đây đến Thữu-lĩnh có tòa kết tập kinh của Tổ Ca-Diếp và 500 vị La-Hán ở tít trên đỉnh núi và có vài ngọn tháp của vua A-Dục xây nhưng đã đổ gần hết, lại còn có nhiều trường Tăng học về thời Phật và sau thời Phật to lắm, nhưng hiện giờ các cảnh đó chỉ còn nền không thôi. Thượng-tọa có muốn đến thăm không ? "
- " Xin thôi, đến nơi thấy cảnh cũ điêu-tàn, người xưa khuất-tịch, lại
càng thêm cảm-động thương-tâm, cũng như mấy hôm trước đây, tôi thấy cảnh Phật -tích ở Lộc-uyển ở Song-Lâm ".Thế là chúng tôi đi thẳng đường lên núi Thứu-lĩnh. Từ chùa đến núi chỉ có 6 cây số, đường xây bực đá rộng-rãi dễ hơn đi chùa Hương-Tích. Tôi hỏi Ðại-đức hướng-đạo : " Con đường đá này làm từ đời nào ? "
- " Con đường này của vua Tần-bà Xa-la sáng tạo ra từ khi còn tại thế, đồng thời nhà vua còn làm tòa nhà đồ-sộ ở gần khu suối nóng, để cho các vua chúa đến thăm Phật nghe đạo được dễ-dàng, trong khi đi lại và cư-trú, tòa nhà đó hiện vẫn còn, khi trở về sẽ dẫn Phái-đoàn đến xem suối nóng rồi xem tòa nhà ấy nhân thể ". Vì còn sớm, chúng tôi bảo nhau đi nhởn-nhơ để ngắm cây-cỏ, núi mây của buổi sớm mai mà sức nhiệt-độ của ánh dương-quang chưa vén hết những áng làn mây khói. Thật là vô-biên thú-vị của khách ngoại trần nhẹ-nhàng theo gót ngoại-vật thiên-nhiên.Chỉ độ 6 cây số thế mà chúng tôi đi từ 5 giờ cho mãi đến 8 giờ mới đến. Ðến chân núi Linh-thứu, đứng mà ngắù không những chỉ ưu-điểm của cảnh yên-hà, còn nhiều cảnh-tượng bí-tàng của nơi Phật-tràng nữa. Dưới chân núi có thung-lũng rộng-rãi, khói mây, cây-cỏ điểm-tô như gấm, như vóc, các ngọn núi bao-phủ chung-quanh đều là những bức bình-phong, xa xa có những giòng suối uốn quanh mà trắng sóa như bạc. Tâm-hồn tôi lúc đó thấy nó phảng-phất tiêu-dao theo với những vần nhạc thiên-nhiên của gió reo, suối hát, cỏ đón, hoa chào giữa cảnh núi Phật-tích. Cảnh đẹp thiên-nhiên thế ấy, đến những cảnh bi-quan của vận tạo phũ-phàng ở núi Linh-thứu cũng không kém phần đau-đớn, khiến cho ai là Phật-tử khi đến nơi cũng phải chau mày với mưa gío vạc-đẽo của thời-gian dĩ-vãng.
Tôi thấy nổi lên sừng sững những bực tường đá xây cao phủ lấy chung-quanh lối lên Phật-đài, tôi hỏi Ðại-đức hướng-đạo sao lại xây dẫy tường ở lưng chừng núi nhỉ ? Ngài cho biết rằng : " Chính-phủ Ấn-Ðộ mới cho xây để giữ lấy lối lên Phật-đài, kẻo dần dà lở mất hết. Kìa bao nhiêu những tảng đá ngổn-ngang kia, đều là mới lở ở trên núixuống đây ". Ðại-đức hướng-đạo còn chỉ vào hòn đá bằng hai gian nhà đã nứt đôi bảo tôi rằng : " Năm ngoái tôi lên, hòn đá này còn lành lặn, năm nay lên đã nứt đôi, sang năm có lẽ nó bay đi rồi ".
Ðại-đức hướng-đạo lại dẫn chúng tôi đến một cái hang đá chỉ độ nữa gian nhà mà bảo rằng : " Ðây là hang ngồi tu thuyền-định của Tổ A-Nan-Ðà từ khi Phật còn tại thế ". Tôi thấy cái hang của nhà Tiên-giác đả hơn 2500 năm, mới định ngầm trong tâm, khi lễ xong, ta sẽ đến nơi này yên tọa một lúc để thưởng-thức thuyền vị còn lưu hương của ngàn xưa.
Từ hang tu của Tổ A-Nan-Ðà còn phải đi vòng quanh ngược lên một quãng dài nữa mới đến đỉnh núi là nơi có tòa Sư-tử của Ðức Phật ngồi thuyết-pháp ngày xưa, mà cũng lại là nền cũ của tòa Phật-điện đã tan nát rồi. Cái nền cũ của Phật-đài chỉ độ 5 miếng ruộng vuông vắn, đã phải xây đá bao bọc kỹ càng cho khỏi lở. Nền lát si-măng hãy còn lành lặn, sẳn có gió quét mưa rửa nên sạch-sẽ lắm. Vì chùa đổ nên tượng Phật cũng rước đi nơi khác rồi, chỉ còn bệ đá tức là tòa Sư-tử. Chúng tôi phải cắm hương nến vào tòa Sư-tử để lễ, nhưng hương nến không đủ sức chống với gió của đỉnh núi cao, cho nên hễ thắp thì lại tắt, sau đành lễ không hương, không nến.
Lúc chúng tôi lễ mới có hơn 8 giờ, hóa nên đỉnh núi còn nhiều những đám mây khói chùm phủ lấy cả người . Tôi đương quỳ lễ trong mây, bỗng nhớ đến câu : " Linh vân kết đạo-tràng" do cảm tưởng ấy, nên khi lễ xong, tôi vịnh tức cảnh :
Ðầu lễ mây, rồi mắt ngắm mây,Lễ xong, chúng tôi bàn nhau ở lại một tiếng để cho ai nấy có đủ thì giờ ngoạn cảnh. Một mình tôi liền xuống hang tu thuyền của Tổ A-Nan-Ðà, thực là âm-u tịch-mịch, sẵn có tòa đá nhẵn mát, lại thêm có gió lùa mát-mẻ, ngồi được một lúc, đã thấy thân-thể nhẹ-nhàng, tâm-hồn phóng-khoáng, nhường như đã đi vào cõi chân-không. Mùi thuyền đã nếm, lại ngã lưng chơi thử giấc tiên nữa, đương lúc sắp thiu-thiu thì Ông CẨN đến gọi ra về, lúc đó đã gần 10 giờ rưỡi rồi. Ra khỏi hang thấy nhiệt-độ của nắng hạ như thiêu như đốt, vậy mà khi nằm trong hang tôi không biết gì là nóng cả.
Ðạo-tràng Thứu-Lĩnh nghiễm nhiên đây.
Kìa tòa Sư-tử in chân Phật,
Nọ cảnh Lôi-Âm tạc dấu Thầy.
Mạch đã khơi Nam đến Bắc,
Nguồn thuyền từng rót Ðông qua Tây.
Phong sương dù cố mà xuyên-tạc,
Ngàn giấc mây thiêng vẫn thế này.
Ký-giả có vịnh bốn câu tức cảnh :Thủa mùa hạ nằm hang Thứu-Lĩnh,
Gió Nam-phong quét sạch trần hiêu.
Nửa giờ tự-tại tiêu-diêu,
Thú vui, vui thực khó điều mách ai.
[Trở Về ] [Trang trước ]
A - Chuẩn bị
1 - Duyên khởi - Từ Bắc vào Nam để vạch rõ nhiệm-vụ
B - Thời gian tại Ấn Ðộ
2 - Hội Phật-giáo Ấn Ðộ đối với Phái-Ðoàn Phật-giáo Việt-Nam
3 - Trao đổi về tình hình Phật giáo tại Ấn-Ðộ và tại Việt Nam
C - Thời gian tại Tích Lan
4 - Lễ Tuyên thệ
5 - Lễ Khai Mạc
6 - Kết quả và tình hình tổng quát của Hội-nghị Phật-giáo Thế-giới
D - Hành trình chiêm bái Phật tích tại Ấn Ðộ
7 - Chiêm bái Xá Lợi hai vị Thánh Tăng
8 - Chiêm bái Song Lâm - Thứu Lĩnh
(còn tiếp)