Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Siêu Lý Học

Tỳ kheo Giác Chánh

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


[07]

174- DUYÊN SINH (PATICCASAMUPPĀDA)

LƯỢC GIẢI:

Paiiccasamuppāda hay Duyên Sinh là Pháp Duyên Khởi.

Thí dụ: Cây sinh khởi thì trái sẽ sinh khởi, trái sinh khởi thì hột sẽ sinh khởi ... Ngược lại cây không sinh khởi, thì trái sẽ không sinh khởi, trái không sinh khởi, thì hột sẽ không sinh khởi v.v...

Ðó là Ðịnh lý Duyên Sinh vậy. Cũng gọi là y Tương Sinh vì Nhân Quả nương nhau, tùy thuộc nhau mà Sinh khởi. Duyên sinh có 12 chi:

1- Vô minh (Avijjā)
2- Hành (Samkhāra)
3- Thức (Viññāna)
4- Danh sắc (Nāmarūpā
5- Lục nhập (Salāyatana)
6- Xúc (Phassa)
7- Thọ (Vedanā)
8- Ái (Taṇhā)
9- Thủ (Upādāna)
10- Hữu (Bhava)
11- Sinh (Jāti)
12- Lão Tử (Jarāmaraṇa).

175- VÔ MINH DUYÊN HÀNH (Avijjāpaccayāsamkhārā)

LƯỢC GIẢI:

- Avijjā hay vô Minh là sự không sáng suốt, trái với Minh là sự sáng suốt. Nếu Minh là sự tỏ ngộ Tứ Diệu Ðế thì Vô Minh là sự tối tăm, không biết về khổ, Tập, Diệt, Ðạo. Pháp bản thể (Sabhāvadhamma) của Vô minh tức Sở hữu Si là pháp đối lập Sở hữu Trí là pháp bản thể của Minh.

- Sankhārā hay Hành là pháp tạo sanh, tạo thành tạo tác. Pháp bản thể là Sở hữu Tư.

A) - Sở hữu Tư hiệp trong 12 Bất thiện khiến thân sát sanh, trộm cắp, tà dâm; Khiến khẩu nói dối, nói đâm thọc, nói nhảm nhí, nói lời hung dử; Khiến Tâm suy nghĩ về tham ác, Sân ác Tà Kiến ác gọi là Phi Phúc Hành (Apuññābhisamkhārā); vì sẽ tạo ra Tâm Quả Bất thiện và Sắc nghiệp Bất Thiện.
B)- Sở hữu Tư hiệp trong 8 Tâm Thiện Dục Giới, 5 Tâm Thiện Sắc Giới tạo ra Tâm Quả thiện Dục giới. Tâm quả Thiện Sắc giới và Sắc Nghiệp thiện, nên gọi là Phúc hành (Puññābhisamkhāra).
C)- Sở hữu Tư hiệp trong 4 Tâm Thiện Vô Sắc giới tạo ra Tâm Quả Vô Sắc Giới gọi là Bất Ðộng hành (Aññejābhisamkhārā).

Vậy Vô Minh duyên Phi phúc là sở hữu Si trợ cho sở hữu Tư trong 12 Tâm Bất Thiện hoặc đồng sinh hoặc không đồng sinh cũng được. Nên Vô minh duyên Phi Phúc hành có 15 Duyên Hệ (paccayo):

1- Nhân Duyên (Hetupaccayo)
2- Cảnh Duyên (Ārammaṇapaccayo)
3- Trưởng Duyên (Adhipatipaccayo)
4- Vô Gián Duyên (Anantarapaccayo)
5- Ðẳng Vô Gián Duyên (Samanantarapaccayo)
6- Ðồng Sinh Duyên (Sahajātapaccayo)
7- Hổ Tương Duyên (Aññamaññāpaccayo)
8- Y Chỉ Duyên (Nissayapaccayo)
9- Cận Y Duyên (Upanissayapaccayo)
10-Tập Hành Duyên (Āsevanapaccayo)
1- Tương Ưng Duyên (Sampayuttapaccayo)
12- Hiện Hữu Duyên (Atthipaccayo)
13- Vô Hữu Duyên (Natthipaccayo)
14- Ly Khứ Duyên (Vigatapaccayo)
15- Bất Ly Duyên (Avigatapaccayo)

Còn Vô Minh Duyên Phúc Hành là sở hữu Si trợ cho sở hữu Tư trong các Tâm Thiện Dục giới và Sắc Giới. Dĩ nhiên là không thể đồng sinh nên có 2 Duyên hệ hoặc nói rộng thì có 4:

Ðối với Vô Minh Duyên phúc hành Dục giới có 1 Duyên là Cảnh Duyên (Āramma-ṇapaccayo) hoặc nói rộng thì thêm Cảnh Trưởng Duyên (Ārammaṇādhipapaccayo).

Ðối với Vô Minh Duyên Phúc hành Sắc giới có 1 Duyên là Cận Y Duyên (Upanissa-yapaccayo) hoặc nói rộng thì thêm Thường Cận Y Duyên (Pakatūpanissayapaccayo).

176- HÀNH DUYÊN THỨC (Samkhārapaccayā Viññāṇaṃ)

LƯỢC GIẢI:

- Samkhāra hay Hành cũng là sở hữu Tư hiệp với các Tâm Bất Thiện và Tâm Thiện hiệp hiệp thế ... Còn Thức do Hành tạo ra đây là 32 Tâm Hiệp Thế.

- Sở hữu Tư trong 4 Tâm Thiện Dục Giới ly trí khi hành Thập hạnh phúc v.v... nếu thiếu tam tư (tư tiền, tư hiên, tư hậu) tạo được 8 Tâm Quả Thiện Vô nhân.

- Sở hữu Tư trong 4 Tâm Thiện Dục giới ly trí ... đủ tam tư tạo được 12 Tâm quả là 8 Tâm Quả Thiện Vô Nhân và 4 Tâm Quả Thiện Dục giới hữu nhân ly trí.

- Sở hữu Tư trong 4 Tâm Thiện Dục Giới hiệp trí ..., thiếu tam tư tạo được 12 Tâm Quả là 8 Tâm Quả Thiện vô nhân và 4 Tâm quả Thiện Dục giới hữu nhân ly trí.

- Sở hữu Tư hiệp trong 4 Tâm Thiện Dục giới hiệp trí ... đủ tam tư tạo được 16 Tâm Quả là 8 Tâm Quả Thiện Vô Nhân và 8 Tâm Quả Thiện Dục Giới Hữu Nhân.

- Sở hữu Tư trong Tâm Thiện Sắc Giới, bậc thiền nào cho Quả bậc thiền nấy. Như vậy, Tâm Thiện Sắc giới có 5 thì Tâm Quả Sắc giới cũng có 5 .

- Sở hữu Tư trong tâm Thiện Vô sắc giới cũng thế nên Tâm Quả Vô Sắc Giới có 4 Tâm tất cả .

Hành Duyên Thức có 2 Duyên hệ:

1- Dị Thời Nghiệp Duyên (Nānakkhanikakammapaccayo)
2- Thường Cận Y Duyên (Pakatūpanissayapaccayo) .

177- THỨC DUYÊN DANH SẮC (Viññāṇapaccayo Nāmarūpaṃ)

LƯỢC GIẢI:

- Viññāṇaṃ hay Thức là sự biết cảnh. Thức tạo ra Danh Sắc ở đây có 2:

1- Quả Thức (Vipākaviññāṇa)
2- Nghiệp Thức (Kammaviññāṇa

Quả Thức: hay Dị Thục Thức là 32 Tâm Quả hiệp thế (Lokiya vipākacitta).

Nghiệp Thức: là sở hữu Tư hiệp trong các Tâm Bất Thiện, và Thiện Hiệp Thế đời quá khứ.

Danh (Nāma) do thức tạo ở đây là 13 Sở hữu Tợ tha, 19 Sở hữu Tịnh hảo Biến hành, 2 Vô Lượng Phần và sở hữu Trí Tuệ.

Sắc (Rūpa) do Thức tạo ở đây là Sắc Nghiệp Tục Sinh (patisandhikammajarūpa), Sắc Nghiệp Bình Nhật (Pavattikammajarūpa) và Sắc Tâm Quả (Cittajarūpa).

Thức (Tâm quả) trợ cho Danh (Sở hữu tâm) có 9 Duyên Hệ:

1- Ðồng Sinh Duyên
2- Hổ Tương Duyên
3- Y Chỉ Duyên
4- Dị Thục Duyên (Quả Duyên)
5- Vật Thực Duyên (Āhārapaccayo)
6- Căn Quyền Duyên (Indriyapaccayo)
7- Tương Ưng Duyên
8- Hiện Hữu Duyên
9- Bất Ly Duyên

Thức Tục sinh trợ sắc ý vật tục sinh có 9 Duyên hệ:

1- Ðồng Sinh Duyên
2- Hổ Tương Duyên
3- Y Chỉ Duyên
4- Dị Thục Duyên
5- Vật Thực Duyên
6- Căn Quyền Duyên
7- Bất Hợp Duyên (Vippayuttapaccayo)
8- Hiện Hữu Duyên
9- Bất Ly Duyên .

Thức tục sinh trợ Sắc tục sinh Phi Ý Vật có 8 Duyên Hệ là không có Hổ Tương Duyên.

Nghiệp Thức (Sở hữu Tư trong các Tâm Bất Thiện, Thiện Dục giới và Thiện Sắc Giới) làm Duyên tạo ra Sắc nghiệp bình nhật và Sắc nghiệp tục sinh cõi Vô Tưởng có 4 Duyên Hệ.

1- Thường Cận Y Duyên
2- Bất Hợp Duyên
3- Vô Hữu Duyên
4- Ly Khứ Duyên

Thức Duyên Danh Sắc tính tổng quát có 16 Duyên Hệ:

1- Cảnh Trưởng Duyên
2- Ðồng Sinh Duyên
3- Ðồng Sinh Y Duyên
4- Cảnh Cận Y Duyên
5- Thường Cận Y Duyên (kể theo nghiệp thức)
6- Dị Thục Duyên
7- Vật Thực Danh Duyên
8- Ðồng Sinh Quyền Duyên
9- Tương Ưng Duyên
10- Ðồng Sinh Bất Hợp Duyên
11- Bất Hợp Duyên (kể theo nghiệp thức)
12- Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên
13- Căn Quyền Hiện Hữu Duyên
14- Vô Hữu Duyên (kể theo nghiệp thức)
15- Ly Khứ Duyên (kể theo nghiệp thức)
16- Ðồng Sinh Bất Ly Duyên

178- DANH SẮC DUYÊN LỤC NHẬP (Nāmarūpa Paccayā Salāyatanaṃ)

LƯỢC GIẢI:

Nāmarūpa hay Danh Sắc ở đây là 35 Sở hữu Tâm (hiệp trong Tâm Quả hiệp thế) và18 sắc Nghiệp (5 Sắc vật 8 Sắc bất ly, 2 Sắc tính, Sắc mạng quyền và Sắc Ý Vật)

Còn Lục Nhập do Danh Sắc tạo ra đây là:

1- Nhãn Nhập (Sắc nhãn vật)
2- Nhĩ Nhập (Sắc nhĩ vật)
3- Tỷ Nhập (Sắc Tỷ vật)
4- Thiệt Nhập (Sắc Thiệt vật)
5- Thân Nhập (Sắc Thân vật)
6- Ý Nhập (32 Tâm Quả Hiệp Thế

Danh Sắc Duyên lục nhập thống kê đại khái như sau:

Danh là Thọ Uẩn, Tưởng uẩn và Hành uẩn tương ưng với Thức Uẩn Quả Hiệp Thế trợ cho Thức uẩn Quả Hiệp Thế (Ý nhập) và sắc ngũ nhập nội có 22 Duyên hệ:

1- Ðồng Sinh Duyên
2- Hổ Tương Duyên
3- Ðồng Sinh Y Duyên
4- Dị Thục Duyên
5- Tương Ưng Duyên
6- Hiện Hữu Duyên (Có 5 Duyên)
7- Bất Ly Duyên (Có 5 Duyên)
8- Nhân Duyên
9- Vật Tiền Sinh Y Duyên
10- Vật Tiền Sinh Y Duyên
11- Hậu Sinh Duyên
12- Nghiệp Duyên
13- Vật Thực Sắc Duyên
14- Vật Thực Danh Duyên
15- Ðồng Sinh Quyền Duyên
16- Tiền Sinh Quyền Duyên
17- Sắc Mạng Quyền Duyên
18- Thiền Duyên
19- Ðạo Duyên
20- Ðồng Sinh Bất Hợp Duyên
21- Vật Sinh Tiền Bất Hợp Duyên
22- Hậu Sinh Bất Hợp Duyên

Ghi Chú:

Khi nào học viên hiểu từng Duyên hệ nầy sẽ thấy rõ yếu lý "Danh Sắc Duyên Lục Nhập!"

179. LỤC NHẬP DUYÊN XÚC (Salāyatana paccayā Phassa)

Lược Giải:

Salāyatana hay Lục Nhập vẫn là 6 nhập nội như trên (Do Danh Sắc tạo ra). Còn Xúc do Lục Nhập tạo đây có 6:

1- Nhãn Xúc (Sở hữu Xúc hiệp với đôi Nhãn thức)
2- Nhĩ Xúc ( " " " Nhĩ thức)
3- Tỷ Xúc ( " " " Tỷthức)
4- Thiệt Xúc ( " " " Thiệt thức)
5- Thân Xúc ( " " " Thân thức)
6- Ý Xúc (Sở hữu Xúc hiệp với 22 Tâm Quả Hiệp Thế phi ngũ song thức).

Xúc là sự giáp mặt, hợp của 3 pháp là Căn, Cảnh và Thức. Lục Nhập Duyên Xúc kể tổng quát có 10 Duyên hệ:

1- Ðồng Sinh Duyên
2- Hổ Tương Duyên
3- Y Chỉ Duyên
4- Tiền Sinh Duyên
5- Dị Thục Duyên
6- Vật Thực Duyên
7- Tương Ưng Duyên
8- Bất Hợp Duyên (Vật Sinh Tiền Bất Hợp Duyên )
9- Hiện Hữu Duyên (Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên, Vật Tiền Sinh Hiện Hữu Duyên)
10- Bất Ly Duyên ( Ðồng Sinh Bất Ly Duyên, Vật Tiền Sinh Bất Ly Duyên..)

179. XÚC DUYÊN THỌ (Phassapaccayā vedanā)

Lược Giải:

Phassa hay Xúc vẫn là sự giáp mặt của 3 Pháp là Căn (Vật), Cảnh và Thức tức là sở hữu Xúc hiệp với 32 Tâm Quả Hiệp Thế.

Còn Thọ do Xúc trợ tạo đây là Sở hữu Thọ đồng sinh với Sở hữu Xúc trong 32 Tâm Quả Hiệp thế. Thọ có 6:

1- Nhãn Thọ (Sở hữu Thọ hiệp với đôi Nhãn thức)
2- Nhĩ Thọ ( " " " Nhĩ thức)
3- Tỷ Thọ ( " " " Tỷ thức)
4- Thiệt Thọ ( " " " Thiệt thức)
5- Thân Thân ( " " " Thân thức)
6- Ý Thọ (Sở hữu Thọ hiệp với 22 Tâm Quả Hiệp Thế phi ngũ song thức)

Xúc Duyên Thọ kể tổng quát có 8 Duyên hệ:

1- Ðồng Sinh Duyên (Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên, Ðồng Sinh Bất Ly Duyên, và Ðồng Sinh Y Duyên)
2- Hổ Tương Duyên
3- Y Chỉ Duyên
4- Dị Thục Duyên
5- Vật Thực Duyên ( Vật Thực Danh Duyên)
6- Tương Ưng Duyên
7- Hiện Hữu Duyên
8- Bất Ly Duyên.

181. THỌ DUYÊN ÁI (Vedanā Paccayā Taṇhā)

Lược Giải:

Vedanā hay Thọ là là sự lãnh nạp đối tượng tức là sở hữu Thọ trong 32 Tâm Quả Hiệp Thế. Còn ái là sự yêu thương, luyến ái, ham muốn. Ái do Thọ trợ tạo đây là sở hữu Tham. Ái phân theo cảnh có 6:

1- Sắc Ái (Rūpataṇhā)
2- Thinh ái (Saddataṇhā)
3- Khí ái (Gandhataṇhā)
4- Vị ái (Rassataṇhā)
5- Xúc ái (Photthabbataṇhā)
6- Pháp ái (Dhammataṇhā)

Ái phân theo cách có 3:

1- Dục ái (Kāmataṇhā)
2- Hữu ái (Bhavataṇhā)
3- Vô hữu ái (vibhavataṇhā)

Thọ Duyên Ái chỉ có 1 Duyên Hệ:

- Cận Y Duyên (Thường Cận Y Duyên)

182 - ÁI DUYÊN THỦ (TAṆHĀ PACCAYĀ UPĀDĀNAṂ)

Lược Giải:

Taṇhā hay ái là sự yên thương, luyến ái chi pháp vẫn là Sở hữu Tham như trước. Còn Thủ do ái tạo ra đây, phân theo chi pháp bản thể thì có 2 Sở hữu Tham và Sở hữu Tà Kiến. Nhưng Tham của Thủ là Tham nặng tức là ái nịch nặng hơn ái nhiễm. Nên phân theo điều pháp thì Thủ có 4:

1- Dục Thủ (kāmupādāna)
2- Tà Kiến Thủ (Diṭṭhupādāna)
3- Tà Giới Thủ (Sīlabbattupādāna)
4- Ngã Chấp Thủ (Attavādupādāna)

Ái trợ tạo Dục Thủ chỉ có 1 Duyên hệ là Cận Y Duyên hay Thường Cận Y Duyên, Ái trợ tạo 3 Thủ còn lại bằng Thường Cận Y Duyên cũng được.

Ái sinh chung với Tà Kiến Thủ hay Tà Giới Thủ hoặc Ngã Chấp Thủ thì Ái trợ thủ có 7 Duyên hệ:

1- Nhân Duyên.
2- Ðồng Sinh Duyên.
3- Hổ Tương Duyên.
4- Ðồng Sinh Y Duyên.
5- Tương Ưng Duyên.
6- Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên.
7- Ðồng Sinh Bất Ly Duyên.

183- THỦ DUYÊN HỮU (UPĀDĀNAPACCAYOBHAVO)

Lược Giải:

Upādāna hay Thủ là sự Tham áitrầm nịch, vẫn lấy hết chi Thủ nhờ ái tạo như trên. Còn Hữu là tư cách còn có, sẽ có, sắp có. Hữu có 2

1- Nghiệp Hữu (Kammabhava)
2- Sinh Hữu (Upapattibhava)

- Nghiệp Hữu có 3:

1- Thân Nghiệp Hữu ( Sở hữu Tư Hiệp với Tâm Thiện Dục Giới và Tâm Bất Thiện điều khiển thân hành động)
2- Khẩu Nghiệp Hữu ( Sở hữu hiệp với Tâm Bất Thiện và Tâm Thiện Dục Giới sai khiến khẩu nói năng ...)
3- Ý Nghiệp Hữu (Sở hữu Tư hiệp với 12 Tâm Bất Thiện và 17 Tâm Thiện Hiệp Thế suy nghĩ Thiện, ác v.v... ).

- Sinh Hữu nói tổng quát có 3:

1- Dục Hữu ( 23 Tâm Dục Giới, 33 Sở hữu Tâm cùng hiệp và 20 Sắc Nghiệp).
2- Sắc Hữu (5 Tâm Quả Sắc Giới và 2 Tâm Nhãn Thức, 2 Tâm Nhĩ Thức, 2 Tâm TiếpThâu, 3 Tâm Quan Sát, 35 Sở hữu Tâm cùng hiệp và 15 Sắc Nghiệp).
3- Vô Sắc Hữu (4 Tâm Quả Vô Sắc và 30 Sở hữu Tâm cùng hiệp).

Thủ Duyên Hữu bằng cách đồng sanh chung một sát na Tâm thì có 7 Duyên hệ:

1- Ðồng Sinh Duyên.
2- Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên.
3- Ðồng Sinh Bất Ly Duyên.
4- Ðồng Sinh Y Duyên.
5- Tương Ưng Duyên.
6- Hổ Tương Duyên.
7- Nhân Duyên.

Nếu Thủ Duyên Hữu bằng cách gián đoạn tức là Tứ Thủ hiệp với sát na Tâm trước trợ cho Nghiệp Hữu hiệp với sát na Tâm sinh sau thì có 6 Duyên hệ:

1- Vô Gián Duyên.
2- Ðẳng Vô Gián Duyên.
3- Vô Gián Cận Y Duyên (Thường Cận Y Duyên)
4- Tập Hành Duyên.
5- Vô Hữu Duyên.
6- Ly Khứ Duyên.

184 - HỮU DUYÊN SINH (BHAVAPACCAYĀJĀTI)

Lược Giải:

Bhava hay Hữu ở đây là Nghiệp Hữu tức là Sở hữu Tư hiệp trong 12 Tâm Bất Thiện và 17 Tâm Thiện Hiệp Thế.

Còn Sinh ở đây là sự phát sinh, xuất hiện của uẩn (Khandha) Sinh phân theo danh sắc có 2:

1- Danh Sinh (Nāmajāti): là sự sinh khởi lên của Tâm và Sở hữu Tâm.
2- Sắc Sinh (Rūpajāti): là sự xuất hiện của Sắc Nghiệp (Kammajarūpa).

Sinh phân theo thời gian (Kāla) có 3:

1- Tục Sinh sinh(Patisandhijāti): là Tâm Tục sinh Sở hữu cùng hiệp và Sắc Nghiệp Tục sinh của mỗi kiếp sống.
2- Liên Tiếp Sinh (Santatijāti): là Danh và Sắc nối sau sát na của kiếp sống (Tục sinh) mà sinh khởi liên tục (đương nhiên là phải có diệt) cho đến chết.
3- Sát Na Sinh (Khaṇikajāti): là sự sinh của mỗi cái Tâm (có 3 sát na là sinh, trụ, diệt) và mỗi bọn sắc (sinh có 1 sát na tiểu, Trụ 49 sát na tiểu, diệt có 1 sát na tiểu). Sinh do Hữu tạo là Tục Sinh sinh.

Sinh phân theo cách có 4:

1- Noãn Sinh (Andajajāti)
2- Thai Sinh (jalābujajāti)
3- thấp Sinh (Sansedajajāti)
4- Hóa Sinh (Opapātikajāti)

Sinh phân theo uẩn có 3:

1- Ngũ Uẩn Sinh (Sinh trong 26 cỏi Ngũ Uẩn)
2- Tứ Uẩn Sinh (Sinh trong 4 cõi Vô Sắc)
3- Nhất Uẩn Sinh (Sinh trong cỏi Vô Tưởng)

Hữu Duyên Sinh có 2 Duyên hệ:

1- Dị Thời Nghiệp Duyên.
2- Thường Cận Y Duyên.

185 - SINH DUYÊN LÃO TỬ (JĀTIPACCAYĀ JARĀMARANAṂ)

Lược Giải:

Jāti hay sinh là sự sinh khởi, xuất hiện của Uẩn, vẫn y như trên (Sắc thân sinh và Danh thân sinh)

Còn Lão Tử là tư cách già nua, củ kỷ. Lão có 2 loại:

1- Sắc thân Lão (Rūpakāyajarā) là 49 sát na trụ củ sắc pháp, tức giai đoạn đình trụ phi sinh diệt.
2- Danh thân Lão (Nāmakāyajarā) là sát na trụ của Tâm và Sở hữu Tâm (Mỗi cái Tâm có 3 sát na là sinh, trụ, diệt).

Tử là tư cách hoại diệt, chấm dứt đời sống. Tử có 3 loại:

1- Sát Na Tử (Khaṇikamaraṇa) là sát na diệt của Danh và Sắc.
2- Tục Ðế Tử ( Sammuttimaraṇa) là sự chết thông thường, sau khi tắt thở v.v...
3- Diệt Tận Tử (Samuccachedamaraṇa) là tư cách Níp-Bàn của vị A-La-Hán v.v. .

Tử có 4 nguyên nhân:

1- Thọ Diệt Tử (Ayukkhayamaraṇa)
2- Nghiệp Diệt Tử (Kammakhayamaraṇa)
3- Lưỡng Diệt Tử (Ubhayamaraṇa)
4- Hoạch Tử (Upacchedakakammunā)

Chết do 3 nhân trước gọi là Thời Tử (Kālamaraṇa) chết do nhân thứ tư gọi là phi thời tử (Akālamaraṇa).

Sinh Duyên Lão Tử chỉ có 1 Duyên hệ: Thường Cận Y Duyên (Pakatūpanissaya-paccayo).

186 - LÃO TỬ DUYÊN VÔ MINH (Jarāmaraṇaṃ paccayā Avijjā)

Lược Giải:

Jarā hay Lão ở đây là chỉ cho sự tiếp nối của Danh Sắc: Sau sát na sinh và trước sát na tử gọi là Lão.

Tử là lúc chết, sát na cuối cùng của kiếp sống. Như vậy trong đời sống của chúng sinh hằng ngày ắt có sự Tham Dục. Trong Tâm Tham có Sở hữu Si (Vô Minh Lậu) Sở hữu Tà Kiến (Kiến Lậu), Sở hữu Tham (Dục Lậu) có Sở hữu Tư (Hữu Lậu).

Như thế thì trong Lão Tử có pháp Lậu (Āsava), mà Pháp Lậu lại là Duyên trợ tạo Vô Minh nên gọi là Lão Tử Duyên Vô Minh (Jarāmaraṇaṃ paccayā Avijjā).

Lão Tử Duyên Vô Minh có 16 Duyên hệ:

1- Câu Sinh Duyên
2- Câu Sinh Hiện Hữu Duyên.
3- Câu Sinh Bất Ly Duyên.
4- Hổ Tương Duyên.
5- Tương Ưng Duyên.
6- Câu Sinh Y Duyên
7- Nhân Duyên
8- Ðồ Ðạo Duyên.
9- Trùng Dụng Duyên.
10- Vô Gián Duyên.
11- Ðẳng Vô Gián Duyên.
12- Vô Hữu Duyên.
13- Ly Khứ Duyên.
14- Cảnh Duyên .
15- Tương Duyên (hẹp).
16- Cảnh Cận Y Duyên.
17- Cận Y Duyên (hẹp); Thường Ðại Y Duyên (rộng).
18- Vô Gián Cận Y Duyên.

-ooOoo-

Ðầu trang | 00 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09

 

Chân thành cám ơn anh Lê Trung Thành đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 02-2003)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 01-02-2004

Sieu Ly Hoc - Giac Chanh - 07
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Siêu Lý Học

Tỳ kheo Giác Chánh

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


[07]

174- DUYÊN SINH (PATICCASAMUPPĀDA)

LƯỢC GIẢI:

Paiiccasamuppāda hay Duyên Sinh là Pháp Duyên Khởi.

Thí dụ: Cây sinh khởi thì trái sẽ sinh khởi, trái sinh khởi thì hột sẽ sinh khởi ... Ngược lại cây không sinh khởi, thì trái sẽ không sinh khởi, trái không sinh khởi, thì hột sẽ không sinh khởi v.v...

Ðó là Ðịnh lý Duyên Sinh vậy. Cũng gọi là y Tương Sinh vì Nhân Quả nương nhau, tùy thuộc nhau mà Sinh khởi. Duyên sinh có 12 chi:

1- Vô minh (Avijjā)
2- Hành (Samkhāra)
3- Thức (Viññāna)
4- Danh sắc (Nāmarūpā
5- Lục nhập (Salāyatana)
6- Xúc (Phassa)
7- Thọ (Vedanā)
8- Ái (Taṇhā)
9- Thủ (Upādāna)
10- Hữu (Bhava)
11- Sinh (Jāti)
12- Lão Tử (Jarāmaraṇa).

175- VÔ MINH DUYÊN HÀNH (Avijjāpaccayāsamkhārā)

LƯỢC GIẢI:

- Avijjā hay vô Minh là sự không sáng suốt, trái với Minh là sự sáng suốt. Nếu Minh là sự tỏ ngộ Tứ Diệu Ðế thì Vô Minh là sự tối tăm, không biết về khổ, Tập, Diệt, Ðạo. Pháp bản thể (Sabhāvadhamma) của Vô minh tức Sở hữu Si là pháp đối lập Sở hữu Trí là pháp bản thể của Minh.

- Sankhārā hay Hành là pháp tạo sanh, tạo thành tạo tác. Pháp bản thể là Sở hữu Tư.

A) - Sở hữu Tư hiệp trong 12 Bất thiện khiến thân sát sanh, trộm cắp, tà dâm; Khiến khẩu nói dối, nói đâm thọc, nói nhảm nhí, nói lời hung dử; Khiến Tâm suy nghĩ về tham ác, Sân ác Tà Kiến ác gọi là Phi Phúc Hành (Apuññābhisamkhārā); vì sẽ tạo ra Tâm Quả Bất thiện và Sắc nghiệp Bất Thiện.
B)- Sở hữu Tư hiệp trong 8 Tâm Thiện Dục Giới, 5 Tâm Thiện Sắc Giới tạo ra Tâm Quả thiện Dục giới. Tâm quả Thiện Sắc giới và Sắc Nghiệp thiện, nên gọi là Phúc hành (Puññābhisamkhāra).
C)- Sở hữu Tư hiệp trong 4 Tâm Thiện Vô Sắc giới tạo ra Tâm Quả Vô Sắc Giới gọi là Bất Ðộng hành (Aññejābhisamkhārā).

Vậy Vô Minh duyên Phi phúc là sở hữu Si trợ cho sở hữu Tư trong 12 Tâm Bất Thiện hoặc đồng sinh hoặc không đồng sinh cũng được. Nên Vô minh duyên Phi Phúc hành có 15 Duyên Hệ (paccayo):

1- Nhân Duyên (Hetupaccayo)
2- Cảnh Duyên (Ārammaṇapaccayo)
3- Trưởng Duyên (Adhipatipaccayo)
4- Vô Gián Duyên (Anantarapaccayo)
5- Ðẳng Vô Gián Duyên (Samanantarapaccayo)
6- Ðồng Sinh Duyên (Sahajātapaccayo)
7- Hổ Tương Duyên (Aññamaññāpaccayo)
8- Y Chỉ Duyên (Nissayapaccayo)
9- Cận Y Duyên (Upanissayapaccayo)
10-Tập Hành Duyên (Āsevanapaccayo)
1- Tương Ưng Duyên (Sampayuttapaccayo)
12- Hiện Hữu Duyên (Atthipaccayo)
13- Vô Hữu Duyên (Natthipaccayo)
14- Ly Khứ Duyên (Vigatapaccayo)
15- Bất Ly Duyên (Avigatapaccayo)

Còn Vô Minh Duyên Phúc Hành là sở hữu Si trợ cho sở hữu Tư trong các Tâm Thiện Dục giới và Sắc Giới. Dĩ nhiên là không thể đồng sinh nên có 2 Duyên hệ hoặc nói rộng thì có 4:

Ðối với Vô Minh Duyên phúc hành Dục giới có 1 Duyên là Cảnh Duyên (Āramma-ṇapaccayo) hoặc nói rộng thì thêm Cảnh Trưởng Duyên (Ārammaṇādhipapaccayo).

Ðối với Vô Minh Duyên Phúc hành Sắc giới có 1 Duyên là Cận Y Duyên (Upanissa-yapaccayo) hoặc nói rộng thì thêm Thường Cận Y Duyên (Pakatūpanissayapaccayo).

176- HÀNH DUYÊN THỨC (Samkhārapaccayā Viññāṇaṃ)

LƯỢC GIẢI:

- Samkhāra hay Hành cũng là sở hữu Tư hiệp với các Tâm Bất Thiện và Tâm Thiện hiệp hiệp thế ... Còn Thức do Hành tạo ra đây là 32 Tâm Hiệp Thế.

- Sở hữu Tư trong 4 Tâm Thiện Dục Giới ly trí khi hành Thập hạnh phúc v.v... nếu thiếu tam tư (tư tiền, tư hiên, tư hậu) tạo được 8 Tâm Quả Thiện Vô nhân.

- Sở hữu Tư trong 4 Tâm Thiện Dục giới ly trí ... đủ tam tư tạo được 12 Tâm quả là 8 Tâm Quả Thiện Vô Nhân và 4 Tâm Quả Thiện Dục giới hữu nhân ly trí.

- Sở hữu Tư trong 4 Tâm Thiện Dục Giới hiệp trí ..., thiếu tam tư tạo được 12 Tâm Quả là 8 Tâm Quả Thiện vô nhân và 4 Tâm quả Thiện Dục giới hữu nhân ly trí.

- Sở hữu Tư hiệp trong 4 Tâm Thiện Dục giới hiệp trí ... đủ tam tư tạo được 16 Tâm Quả là 8 Tâm Quả Thiện Vô Nhân và 8 Tâm Quả Thiện Dục Giới Hữu Nhân.

- Sở hữu Tư trong Tâm Thiện Sắc Giới, bậc thiền nào cho Quả bậc thiền nấy. Như vậy, Tâm Thiện Sắc giới có 5 thì Tâm Quả Sắc giới cũng có 5 .

- Sở hữu Tư trong tâm Thiện Vô sắc giới cũng thế nên Tâm Quả Vô Sắc Giới có 4 Tâm tất cả .

Hành Duyên Thức có 2 Duyên hệ:

1- Dị Thời Nghiệp Duyên (Nānakkhanikakammapaccayo)
2- Thường Cận Y Duyên (Pakatūpanissayapaccayo) .

177- THỨC DUYÊN DANH SẮC (Viññāṇapaccayo Nāmarūpaṃ)

LƯỢC GIẢI:

- Viññāṇaṃ hay Thức là sự biết cảnh. Thức tạo ra Danh Sắc ở đây có 2:

1- Quả Thức (Vipākaviññāṇa)
2- Nghiệp Thức (Kammaviññāṇa

Quả Thức: hay Dị Thục Thức là 32 Tâm Quả hiệp thế (Lokiya vipākacitta).

Nghiệp Thức: là sở hữu Tư hiệp trong các Tâm Bất Thiện, và Thiện Hiệp Thế đời quá khứ.

Danh (Nāma) do thức tạo ở đây là 13 Sở hữu Tợ tha, 19 Sở hữu Tịnh hảo Biến hành, 2 Vô Lượng Phần và sở hữu Trí Tuệ.

Sắc (Rūpa) do Thức tạo ở đây là Sắc Nghiệp Tục Sinh (patisandhikammajarūpa), Sắc Nghiệp Bình Nhật (Pavattikammajarūpa) và Sắc Tâm Quả (Cittajarūpa).

Thức (Tâm quả) trợ cho Danh (Sở hữu tâm) có 9 Duyên Hệ:

1- Ðồng Sinh Duyên
2- Hổ Tương Duyên
3- Y Chỉ Duyên
4- Dị Thục Duyên (Quả Duyên)
5- Vật Thực Duyên (Āhārapaccayo)
6- Căn Quyền Duyên (Indriyapaccayo)
7- Tương Ưng Duyên
8- Hiện Hữu Duyên
9- Bất Ly Duyên

Thức Tục sinh trợ sắc ý vật tục sinh có 9 Duyên hệ:

1- Ðồng Sinh Duyên
2- Hổ Tương Duyên
3- Y Chỉ Duyên
4- Dị Thục Duyên
5- Vật Thực Duyên
6- Căn Quyền Duyên
7- Bất Hợp Duyên (Vippayuttapaccayo)
8- Hiện Hữu Duyên
9- Bất Ly Duyên .

Thức tục sinh trợ Sắc tục sinh Phi Ý Vật có 8 Duyên Hệ là không có Hổ Tương Duyên.

Nghiệp Thức (Sở hữu Tư trong các Tâm Bất Thiện, Thiện Dục giới và Thiện Sắc Giới) làm Duyên tạo ra Sắc nghiệp bình nhật và Sắc nghiệp tục sinh cõi Vô Tưởng có 4 Duyên Hệ.

1- Thường Cận Y Duyên
2- Bất Hợp Duyên
3- Vô Hữu Duyên
4- Ly Khứ Duyên

Thức Duyên Danh Sắc tính tổng quát có 16 Duyên Hệ:

1- Cảnh Trưởng Duyên
2- Ðồng Sinh Duyên
3- Ðồng Sinh Y Duyên
4- Cảnh Cận Y Duyên
5- Thường Cận Y Duyên (kể theo nghiệp thức)
6- Dị Thục Duyên
7- Vật Thực Danh Duyên
8- Ðồng Sinh Quyền Duyên
9- Tương Ưng Duyên
10- Ðồng Sinh Bất Hợp Duyên
11- Bất Hợp Duyên (kể theo nghiệp thức)
12- Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên
13- Căn Quyền Hiện Hữu Duyên
14- Vô Hữu Duyên (kể theo nghiệp thức)
15- Ly Khứ Duyên (kể theo nghiệp thức)
16- Ðồng Sinh Bất Ly Duyên

178- DANH SẮC DUYÊN LỤC NHẬP (Nāmarūpa Paccayā Salāyatanaṃ)

LƯỢC GIẢI:

Nāmarūpa hay Danh Sắc ở đây là 35 Sở hữu Tâm (hiệp trong Tâm Quả hiệp thế) và18 sắc Nghiệp (5 Sắc vật 8 Sắc bất ly, 2 Sắc tính, Sắc mạng quyền và Sắc Ý Vật)

Còn Lục Nhập do Danh Sắc tạo ra đây là:

1- Nhãn Nhập (Sắc nhãn vật)
2- Nhĩ Nhập (Sắc nhĩ vật)
3- Tỷ Nhập (Sắc Tỷ vật)
4- Thiệt Nhập (Sắc Thiệt vật)
5- Thân Nhập (Sắc Thân vật)
6- Ý Nhập (32 Tâm Quả Hiệp Thế

Danh Sắc Duyên lục nhập thống kê đại khái như sau:

Danh là Thọ Uẩn, Tưởng uẩn và Hành uẩn tương ưng với Thức Uẩn Quả Hiệp Thế trợ cho Thức uẩn Quả Hiệp Thế (Ý nhập) và sắc ngũ nhập nội có 22 Duyên hệ:

1- Ðồng Sinh Duyên
2- Hổ Tương Duyên
3- Ðồng Sinh Y Duyên
4- Dị Thục Duyên
5- Tương Ưng Duyên
6- Hiện Hữu Duyên (Có 5 Duyên)
7- Bất Ly Duyên (Có 5 Duyên)
8- Nhân Duyên
9- Vật Tiền Sinh Y Duyên
10- Vật Tiền Sinh Y Duyên
11- Hậu Sinh Duyên
12- Nghiệp Duyên
13- Vật Thực Sắc Duyên
14- Vật Thực Danh Duyên
15- Ðồng Sinh Quyền Duyên
16- Tiền Sinh Quyền Duyên
17- Sắc Mạng Quyền Duyên
18- Thiền Duyên
19- Ðạo Duyên
20- Ðồng Sinh Bất Hợp Duyên
21- Vật Sinh Tiền Bất Hợp Duyên
22- Hậu Sinh Bất Hợp Duyên

Ghi Chú:

Khi nào học viên hiểu từng Duyên hệ nầy sẽ thấy rõ yếu lý "Danh Sắc Duyên Lục Nhập!"

179. LỤC NHẬP DUYÊN XÚC (Salāyatana paccayā Phassa)

Lược Giải:

Salāyatana hay Lục Nhập vẫn là 6 nhập nội như trên (Do Danh Sắc tạo ra). Còn Xúc do Lục Nhập tạo đây có 6:

1- Nhãn Xúc (Sở hữu Xúc hiệp với đôi Nhãn thức)
2- Nhĩ Xúc ( " " " Nhĩ thức)
3- Tỷ Xúc ( " " " Tỷthức)
4- Thiệt Xúc ( " " " Thiệt thức)
5- Thân Xúc ( " " " Thân thức)
6- Ý Xúc (Sở hữu Xúc hiệp với 22 Tâm Quả Hiệp Thế phi ngũ song thức).

Xúc là sự giáp mặt, hợp của 3 pháp là Căn, Cảnh và Thức. Lục Nhập Duyên Xúc kể tổng quát có 10 Duyên hệ:

1- Ðồng Sinh Duyên
2- Hổ Tương Duyên
3- Y Chỉ Duyên
4- Tiền Sinh Duyên
5- Dị Thục Duyên
6- Vật Thực Duyên
7- Tương Ưng Duyên
8- Bất Hợp Duyên (Vật Sinh Tiền Bất Hợp Duyên )
9- Hiện Hữu Duyên (Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên, Vật Tiền Sinh Hiện Hữu Duyên)
10- Bất Ly Duyên ( Ðồng Sinh Bất Ly Duyên, Vật Tiền Sinh Bất Ly Duyên..)

179. XÚC DUYÊN THỌ (Phassapaccayā vedanā)

Lược Giải:

Phassa hay Xúc vẫn là sự giáp mặt của 3 Pháp là Căn (Vật), Cảnh và Thức tức là sở hữu Xúc hiệp với 32 Tâm Quả Hiệp Thế.

Còn Thọ do Xúc trợ tạo đây là Sở hữu Thọ đồng sinh với Sở hữu Xúc trong 32 Tâm Quả Hiệp thế. Thọ có 6:

1- Nhãn Thọ (Sở hữu Thọ hiệp với đôi Nhãn thức)
2- Nhĩ Thọ ( " " " Nhĩ thức)
3- Tỷ Thọ ( " " " Tỷ thức)
4- Thiệt Thọ ( " " " Thiệt thức)
5- Thân Thân ( " " " Thân thức)
6- Ý Thọ (Sở hữu Thọ hiệp với 22 Tâm Quả Hiệp Thế phi ngũ song thức)

Xúc Duyên Thọ kể tổng quát có 8 Duyên hệ:

1- Ðồng Sinh Duyên (Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên, Ðồng Sinh Bất Ly Duyên, và Ðồng Sinh Y Duyên)
2- Hổ Tương Duyên
3- Y Chỉ Duyên
4- Dị Thục Duyên
5- Vật Thực Duyên ( Vật Thực Danh Duyên)
6- Tương Ưng Duyên
7- Hiện Hữu Duyên
8- Bất Ly Duyên.

181. THỌ DUYÊN ÁI (Vedanā Paccayā Taṇhā)

Lược Giải:

Vedanā hay Thọ là là sự lãnh nạp đối tượng tức là sở hữu Thọ trong 32 Tâm Quả Hiệp Thế. Còn ái là sự yêu thương, luyến ái, ham muốn. Ái do Thọ trợ tạo đây là sở hữu Tham. Ái phân theo cảnh có 6:

1- Sắc Ái (Rūpataṇhā)
2- Thinh ái (Saddataṇhā)
3- Khí ái (Gandhataṇhā)
4- Vị ái (Rassataṇhā)
5- Xúc ái (Photthabbataṇhā)
6- Pháp ái (Dhammataṇhā)

Ái phân theo cách có 3:

1- Dục ái (Kāmataṇhā)
2- Hữu ái (Bhavataṇhā)
3- Vô hữu ái (vibhavataṇhā)

Thọ Duyên Ái chỉ có 1 Duyên Hệ:

- Cận Y Duyên (Thường Cận Y Duyên)

182 - ÁI DUYÊN THỦ (TAṆHĀ PACCAYĀ UPĀDĀNAṂ)

Lược Giải:

Taṇhā hay ái là sự yên thương, luyến ái chi pháp vẫn là Sở hữu Tham như trước. Còn Thủ do ái tạo ra đây, phân theo chi pháp bản thể thì có 2 Sở hữu Tham và Sở hữu Tà Kiến. Nhưng Tham của Thủ là Tham nặng tức là ái nịch nặng hơn ái nhiễm. Nên phân theo điều pháp thì Thủ có 4:

1- Dục Thủ (kāmupādāna)
2- Tà Kiến Thủ (Diṭṭhupādāna)
3- Tà Giới Thủ (Sīlabbattupādāna)
4- Ngã Chấp Thủ (Attavādupādāna)

Ái trợ tạo Dục Thủ chỉ có 1 Duyên hệ là Cận Y Duyên hay Thường Cận Y Duyên, Ái trợ tạo 3 Thủ còn lại bằng Thường Cận Y Duyên cũng được.

Ái sinh chung với Tà Kiến Thủ hay Tà Giới Thủ hoặc Ngã Chấp Thủ thì Ái trợ thủ có 7 Duyên hệ:

1- Nhân Duyên.
2- Ðồng Sinh Duyên.
3- Hổ Tương Duyên.
4- Ðồng Sinh Y Duyên.
5- Tương Ưng Duyên.
6- Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên.
7- Ðồng Sinh Bất Ly Duyên.

183- THỦ DUYÊN HỮU (UPĀDĀNAPACCAYOBHAVO)

Lược Giải:

Upādāna hay Thủ là sự Tham áitrầm nịch, vẫn lấy hết chi Thủ nhờ ái tạo như trên. Còn Hữu là tư cách còn có, sẽ có, sắp có. Hữu có 2

1- Nghiệp Hữu (Kammabhava)
2- Sinh Hữu (Upapattibhava)

- Nghiệp Hữu có 3:

1- Thân Nghiệp Hữu ( Sở hữu Tư Hiệp với Tâm Thiện Dục Giới và Tâm Bất Thiện điều khiển thân hành động)
2- Khẩu Nghiệp Hữu ( Sở hữu hiệp với Tâm Bất Thiện và Tâm Thiện Dục Giới sai khiến khẩu nói năng ...)
3- Ý Nghiệp Hữu (Sở hữu Tư hiệp với 12 Tâm Bất Thiện và 17 Tâm Thiện Hiệp Thế suy nghĩ Thiện, ác v.v... ).

- Sinh Hữu nói tổng quát có 3:

1- Dục Hữu ( 23 Tâm Dục Giới, 33 Sở hữu Tâm cùng hiệp và 20 Sắc Nghiệp).
2- Sắc Hữu (5 Tâm Quả Sắc Giới và 2 Tâm Nhãn Thức, 2 Tâm Nhĩ Thức, 2 Tâm TiếpThâu, 3 Tâm Quan Sát, 35 Sở hữu Tâm cùng hiệp và 15 Sắc Nghiệp).
3- Vô Sắc Hữu (4 Tâm Quả Vô Sắc và 30 Sở hữu Tâm cùng hiệp).

Thủ Duyên Hữu bằng cách đồng sanh chung một sát na Tâm thì có 7 Duyên hệ:

1- Ðồng Sinh Duyên.
2- Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên.
3- Ðồng Sinh Bất Ly Duyên.
4- Ðồng Sinh Y Duyên.
5- Tương Ưng Duyên.
6- Hổ Tương Duyên.
7- Nhân Duyên.

Nếu Thủ Duyên Hữu bằng cách gián đoạn tức là Tứ Thủ hiệp với sát na Tâm trước trợ cho Nghiệp Hữu hiệp với sát na Tâm sinh sau thì có 6 Duyên hệ:

1- Vô Gián Duyên.
2- Ðẳng Vô Gián Duyên.
3- Vô Gián Cận Y Duyên (Thường Cận Y Duyên)
4- Tập Hành Duyên.
5- Vô Hữu Duyên.
6- Ly Khứ Duyên.

184 - HỮU DUYÊN SINH (BHAVAPACCAYĀJĀTI)

Lược Giải:

Bhava hay Hữu ở đây là Nghiệp Hữu tức là Sở hữu Tư hiệp trong 12 Tâm Bất Thiện và 17 Tâm Thiện Hiệp Thế.

Còn Sinh ở đây là sự phát sinh, xuất hiện của uẩn (Khandha) Sinh phân theo danh sắc có 2:

1- Danh Sinh (Nāmajāti): là sự sinh khởi lên của Tâm và Sở hữu Tâm.
2- Sắc Sinh (Rūpajāti): là sự xuất hiện của Sắc Nghiệp (Kammajarūpa).

Sinh phân theo thời gian (Kāla) có 3:

1- Tục Sinh sinh(Patisandhijāti): là Tâm Tục sinh Sở hữu cùng hiệp và Sắc Nghiệp Tục sinh của mỗi kiếp sống.
2- Liên Tiếp Sinh (Santatijāti): là Danh và Sắc nối sau sát na của kiếp sống (Tục sinh) mà sinh khởi liên tục (đương nhiên là phải có diệt) cho đến chết.
3- Sát Na Sinh (Khaṇikajāti): là sự sinh của mỗi cái Tâm (có 3 sát na là sinh, trụ, diệt) và mỗi bọn sắc (sinh có 1 sát na tiểu, Trụ 49 sát na tiểu, diệt có 1 sát na tiểu). Sinh do Hữu tạo là Tục Sinh sinh.

Sinh phân theo cách có 4:

1- Noãn Sinh (Andajajāti)
2- Thai Sinh (jalābujajāti)
3- thấp Sinh (Sansedajajāti)
4- Hóa Sinh (Opapātikajāti)

Sinh phân theo uẩn có 3:

1- Ngũ Uẩn Sinh (Sinh trong 26 cỏi Ngũ Uẩn)
2- Tứ Uẩn Sinh (Sinh trong 4 cõi Vô Sắc)
3- Nhất Uẩn Sinh (Sinh trong cỏi Vô Tưởng)

Hữu Duyên Sinh có 2 Duyên hệ:

1- Dị Thời Nghiệp Duyên.
2- Thường Cận Y Duyên.

185 - SINH DUYÊN LÃO TỬ (JĀTIPACCAYĀ JARĀMARANAṂ)

Lược Giải:

Jāti hay sinh là sự sinh khởi, xuất hiện của Uẩn, vẫn y như trên (Sắc thân sinh và Danh thân sinh)

Còn Lão Tử là tư cách già nua, củ kỷ. Lão có 2 loại:

1- Sắc thân Lão (Rūpakāyajarā) là 49 sát na trụ củ sắc pháp, tức giai đoạn đình trụ phi sinh diệt.
2- Danh thân Lão (Nāmakāyajarā) là sát na trụ của Tâm và Sở hữu Tâm (Mỗi cái Tâm có 3 sát na là sinh, trụ, diệt).

Tử là tư cách hoại diệt, chấm dứt đời sống. Tử có 3 loại:

1- Sát Na Tử (Khaṇikamaraṇa) là sát na diệt của Danh và Sắc.
2- Tục Ðế Tử ( Sammuttimaraṇa) là sự chết thông thường, sau khi tắt thở v.v...
3- Diệt Tận Tử (Samuccachedamaraṇa) là tư cách Níp-Bàn của vị A-La-Hán v.v. .

Tử có 4 nguyên nhân:

1- Thọ Diệt Tử (Ayukkhayamaraṇa)
2- Nghiệp Diệt Tử (Kammakhayamaraṇa)
3- Lưỡng Diệt Tử (Ubhayamaraṇa)
4- Hoạch Tử (Upacchedakakammunā)

Chết do 3 nhân trước gọi là Thời Tử (Kālamaraṇa) chết do nhân thứ tư gọi là phi thời tử (Akālamaraṇa).

Sinh Duyên Lão Tử chỉ có 1 Duyên hệ: Thường Cận Y Duyên (Pakatūpanissaya-paccayo).

186 - LÃO TỬ DUYÊN VÔ MINH (Jarāmaraṇaṃ paccayā Avijjā)

Lược Giải:

Jarā hay Lão ở đây là chỉ cho sự tiếp nối của Danh Sắc: Sau sát na sinh và trước sát na tử gọi là Lão.

Tử là lúc chết, sát na cuối cùng của kiếp sống. Như vậy trong đời sống của chúng sinh hằng ngày ắt có sự Tham Dục. Trong Tâm Tham có Sở hữu Si (Vô Minh Lậu) Sở hữu Tà Kiến (Kiến Lậu), Sở hữu Tham (Dục Lậu) có Sở hữu Tư (Hữu Lậu).

Như thế thì trong Lão Tử có pháp Lậu (Āsava), mà Pháp Lậu lại là Duyên trợ tạo Vô Minh nên gọi là Lão Tử Duyên Vô Minh (Jarāmaraṇaṃ paccayā Avijjā).

Lão Tử Duyên Vô Minh có 16 Duyên hệ:

1- Câu Sinh Duyên
2- Câu Sinh Hiện Hữu Duyên.
3- Câu Sinh Bất Ly Duyên.
4- Hổ Tương Duyên.
5- Tương Ưng Duyên.
6- Câu Sinh Y Duyên
7- Nhân Duyên
8- Ðồ Ðạo Duyên.
9- Trùng Dụng Duyên.
10- Vô Gián Duyên.
11- Ðẳng Vô Gián Duyên.
12- Vô Hữu Duyên.
13- Ly Khứ Duyên.
14- Cảnh Duyên .
15- Tương Duyên (hẹp).
16- Cảnh Cận Y Duyên.
17- Cận Y Duyên (hẹp); Thường Ðại Y Duyên (rộng).
18- Vô Gián Cận Y Duyên.

-ooOoo-

Ðầu trang | 00 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09

 

Chân thành cám ơn anh Lê Trung Thành đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 02-2003)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 01-02-2004