[05] 107- NÍP-BÀN (NIBBĀNA) I. Ðịnh Nghĩa: Nibbāna là pháp Chơn Ðế tuyệt đối, hoàn toàn vắng lặng, Siêu Thế Viên Tịch, cũng gọi là Chơn Không, vì không có cái có (Hữu vi) cũng gọi là Diệu Hữu, vì có cái không (Vô Vi).- Trạng thái của Níp-Bàn: Hoàn toàn vắng lặng. II. Phân tích chi pháp: Níp-Bàn Bản Thể chỉ là một, nhưng phân theo nhân đắc chứng có 3. - Vô Tướng Níp-Bàn. Phân theo sự việc có 2: - Hữu dư Níp-Bàn. Phân theo sự kiện có 3: - Phiền não Níp-Bàn III. Ðối chiếu: Níp-Bàn đối với: 1) Hữu Duyên và Vô Duyên: Thuộc Vô Duyên Pháp. -ooOoo- 108. ÐẦU ÐỀ TAM Ðầu Ðề Tam là Pháp mẫu đề của bộ Dhammasanganī phần I . Có 22 đề, mỗi đề có 3 câu. Và mỗi đề được phân ra Hàm tận hoặc Chiết bán; Vô dư hoặc Hữu dư. - Hàm tận là đề tài trùm cả 3 câu của bài, như bài Tam Ðề Thọ. Có bài hàm tận và Vô Dư, có bài hàm tận mà hữu dư, có bài chiết bán mà vô dư, có bài chiết bán mà hữu dư. 109. TAM ÐỀ THIỆN Ðề Thiện chiết: Vô dư GIẢNG GIẢI: Tam đề Thiện (Kusalātika) gọi là "Chiết" hay chiết bán nghĩa là tên đầu đề này chỉ chiết lấy câu đầu, chớ không lấy trọn 3 câu trong đề và gọi là "Vô dư" tức là 3 câu trong đề này, lấy hết Pháp Chơn Ðế. Tam đề này gồm có 3 câu là: I. Tất cả Pháp Thiện (Kusalādhammā) nghĩa là những pháp có tính chất tốt đẹp khôn khéo, không bệnh hoạn, không tội lỗi, là nhân có quả vui. Có Pālī chú giải như vầy: Kucchite pāpadham-mesala yati kampeti vidhamsetī ti: kusalā nghĩa là Pháp đánh đổ, làm chuyển xuất các ác pháp đê tiện, gọi là Thiện. Tất cả Pháp Thiện là: a) Tâm: 8 Tâm Thiện Dục Giới, 5 Tâm Thiện Sắc Giới, 4 Tâm Thiện Vô Sắc Giới và 4 hoặc 20 Tâm Thiện Siêu Thế. b) Sở Hữu Tâm: 13 TơÏ Tha và 25 Tịnh hảo. Tất cả Pháp Thiện đối với: Ngũ uẩn: có 4 (trừ Sắc uẩn). - 4 uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ với 21 hoặc 37 Tâm Thiện; Tưởng Uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 21 hoặc 37 Tâm Thiện; hành uẩn là 25 Sở hữu Tịnh hảo và 11 Sở hữu Tợ Tha (trừ Thọ và Tuởng). - 2 Xứ ở đây: ý xứ là 21 hoặc 37 Tâm Thiện; Pháp Xứ là 13 sở hữu Tợ Tha và 25 sở hữu Tịnh hảo. - 2 Giới ở đây: ý thức Giới là 21 hoặc 37 Tâm Thiện; Pháp Giới là 13 Sở hữu Tợ Tha và 25 Sở hữu Tịnh hảo. - 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 8 Tâm Thiện dục giới, 5 Tâm Thiện Sắc Giới, 4 Thiện Vô Sắc Giới và 38 sở hữu hợp với các Tâm Thiện vừa kể trên; Ðạo Ðế là sở hữu Trí Tuệ, Tầm, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Niệm, Cần, Ðịnh khi hiệp với 4 hoặc 20 Tâm Ðạo ngoài ra sở hữu Bát Chánh kể trên là Ngoại Ðế (không phải là Tứ Diệu Ðế). II. Tất cả Pháp Bất Thiện (Akusalādhammā) nghĩa là những pháp có tính chất không tốt đẹp, không khôn khéo, bệnh hoạn, là pháp có tội lỗi, là Pháp cho Quả khổ. Có Pālī chú giải như vầy: Akusalehi yuttanti: akusalaṃ: hợp tác với những pháp chẳng lành, gọi là Bất Thiện, Na kusalam: Akusalaṃ: không tốt lành gọi là Bất Thiện. Tất cả Pháp Bất Thiện là: a) Tâm: 8 Tâm Tham, 2 Tâm Sân, 2 Tâm Si. Tất cả Pháp Bất Thiện đối với: 5 uẩn có 4 Uẩn (trừ Sắc uẩn). - 4 uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp với 12 Tâm Bất Thiện; Tưởng Uẩn là sở hữu Tưởng hiệp với 12 Tâm Bất Thiện; Hành uẩn là 11 Sở hữu Tợ Tha (trừ Thọ và Tuởng) và 14 sở hữu Bất Thiện; Thức uẩn là 12 Tâm Bất Thiện. - 2 Xứ ở đây: ý xứ là 12 Tâm Bất Thiện; Pháp Xứ là 13 sở hữu Tợ Tha và 14 sở hữu Bất Thiện. - 2 Giới ở đây: ý thức Giới là 12 Tâm Bất Thiện; Pháp Giới là 13 Sở hữu Tợ Tha và 14 Sở hữu Bất Thiện. - 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 12 Tâm Bất Thiện, 13 Sở hữu Tợ tha và 13 Sở hữu Bất Thiện (trừ Tham); Tập đế là Sở hữu Tham. III. Tất cả Pháp Vô Ký (Abyākatā dhammā) Có Pālī chú giải như vầy: Na Vyākato: abyākato: nghĩa là không được ghi nhận gọi là Vô Ký, tức là Pháp không kể là tốt hay xấu, Thiện hay Bất Thiện. Câu nói "Tất cả pháp Vô ký" nghĩa là nói đến những Pháp nào không có tính chất thiện cũng chẳng Bất Thiện chẳng phải là nhân thành tựu quả khổ hay vui. Tất cả Pháp Vô Ký là: a) Tâm: 20 Tâm Thiện Duy Tác và 52 Tâm Quả. Tất cả Pháp Vô Ký đối với: 5 uẩn có đủ 5 uẩn. - 5 uẩn ở đây: Sắc uẩn là 28 Sắc Pháp: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp với 72 Tâm Vô Ký; Tưởng Uẩn là sở hữu Tưởng hiệp 72 TâmVô Ký; Hành uẩn là13 Sở hữu Tợ Tha 25 Sở Hữu Tịnh hảo hiệp với 72 Tâm Vô ký; Thức uẩn là 72 Tâm Vô ký. - 12 Xứ ở đây: Sắc xứ là Sắc Cảnh Sắc; Thinh Xứ là sắc cảnh Thinh; Khí Xứ là Sắc Cảnh khí; Vị Xứ là sắc Cảnh Vị; Xúc xứ là cảnh xúc (Ðất, lửa, gió); Nhãn xứ là Thần Kinh nhãn; Nhĩ Xứ là Thần kinh nhĩ; Tỷ xứ là Thần kinh Tỷ; Thiệt Xứ là Thần Kinh Thiệt; Thân xứ là Thần Kinh Thân; Ý xứ là 72 Tâm Vô ký; Pháp xứ là 13 Sở hữu Tợ Tha và 25 Sở hữu Tịnh hảo, 16 Sắc tế và Níp-Bàn. - 18 Giới ở đây: Sắc giới là Cảnh Sắc; Thinh giới là Cảnh Thinh; Khí giới là Cảnh Khí; Vị giới là Cảnh Vị; Xúc giới là Ðất, lửa, gió; Nhãn Giới là Thần Kinh Nhãn; Nhĩ giới ... Tỷ giới ... Thiệt giới ... Thân giới ... Nhãn thức giới là 2 Tâm Nhãn Thức. Nhĩ thức giới ... Tỷ thức giới ... Thiệt thức giới ... Thân thức giới ... ý giới và 2 Tâm Tiếp Thâu và Tâm khai Ngũ Môn; Ýù thức giới là 59 Tâm Vô ký còn lại (trừ ngũ Song Thức và 3 ý giới); Pháp giới là 13 Sở hữu Tợ Tha và 25 Sở hữu Tịnh hảo, 16 Sắc tế và Níp-Bàn. - 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 52 Tâm Vô Ký Hiệp Thế và 38 Sở hữu hợp với Tâm Vô ký Hiệp thế và 28 Sắc Pháp; Diệt Ðế chính là Níp-Bàn. Còn 20 Tâm Quả Siêu Thế và 36 sở hữu hợp (trừ Vô lượng phần) hiệp với Tâm Quả Siêu thế là Ngoại đế (ngoài Tứ diệu Ðế). 110. TAM ÐỀ THỌ Ðề Thọ: hàm, hữu dư GIẢNG GIẢI Ðề Thọ là Tam Ðề thọ: "hàm" là hàm tận ... gọi như vậy vì là tên đầu đề này lấy trùm cả 3 câu gọi là hữu dư vì 3 câu trong đề này lấy không hết chi pháp Chơn đế. Tam đề này gồm có 3 câu là: I.- Tất cả Pháp Tương Ưng lạc Thọ (Sukhāya vedanāya sampayuttā dhammā) lạc thọ gọi là Sukhavedanā tức là cảm giác dễ chịu an vui của Thân và Tâm (Su: tốt vui đẹp; Kha: chịu đựng), lạc thọ nơi đây là nói theo Tam Thọ (Khổ, lạc và xã) chớ không theo Ngũ thọ (Khổ, ưu, lạc, hỷ và xả), Thọ lạc nầy bao hàm cả Thọ lạc của thân và Thọ hỷ của Tâm; gốc là ở hữu Thọ "Tất cả Pháp Tương ưng Lạc Thọ" dịch từ Sukhāya vedanāya sampayutta dhammā nghĩa là nói gồm những pháp sanh lên có hợp tác chung với cảm thọ vui. Tất cả Pháp tương ưng thọ lạc là: a) Tâm: 4 Tâm Tham Thọ hỷ, Tâm Thân thức thọ lạc, Tâm Quan sát thọ hỷ, Tâm sinh tiếu, 12 Tâm Dục giới tịnh hảo thọ hỷ và 44 Tâm Thiền thọ hỷ. b) Sở hữu Tâm: 25 Sở hữu Tịnh hảo, 2 hôn phần, 3 Tham phần, 4 si phần và 12 Sở hữu Tợ Tha (trừ Thọ vì tương ưng với Thọ). Ví như nói bà con với ông A, thì dĩ nhiên không có chính ông A trong số đó. Tất cả Pháp Vô Ký đối với: 5 uẩn: 3 uẩn (Tưởng, hành, Thức). - 3 uẩn ở đây: Tưởng Uẩn làsở hữu Tưởng hiệp 63 Tâm Thọ lạc; Hành uẩn là 25 Sở Hữu Tịnh hảo, 2 Hôn Phần, 3 Tham Phần, 4 Si Phần và 12 Tợ Tha (trừ thọ) khi hiệp với các Tâm tương ưng thọ lạc; Thức uẩn là 53 Tâm tương ưng thọ lạc. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 63 Tâm tương ưng thọ lạc; Thức uẩn là 53 Tâm tương thọ lạc. - 3 Giới ở đây: Tâm thức giới là Tâm thân thức thọ lạc, ý thức giới là 62 Tâm tương ưng thọ lạc (trừ thân thức giới thọ lạc); Pháp giới là các sở hữu hiệp với Tâm Tương ưng thọ lạc. - 3 Ðế ở đây: Khổ đế là 63 Tâm Tương ưng thọ lạc, và các sở hữu cùng hợp với những tâm tương ưng thọ lạc; Tập đế là sở hữu tham hiệp với 4 tâm tham thọ hỷ; Ðạo Ðế là sở hữu Bát chánh hiệp với 16 Tâm đạo thọ hỷ và các sở hữu cùng hiệp ngoài ra các sở hữu Bát Chánh là Ngoại đế. II. Tất cả Pháp Tương Ưng Khổ Thọ (Dukkhāya vedanāya sampayutā dhammā). Khổ thọ là cảm giác khó chịu của thân và Tâm (Du: khó, xấu; Kha: chịu đựng) khổ thọ đây lấy theo Tam thọ tức là trạng thái Tâm ưu và Thân khổ. Tất cả pháp tương ưng khổ thọ, dịch từ câu pāli Dukkhāya vedanāya sampayuttā dhammā nghĩa là gồm những pháp sanh lên có hợp cùng cảm thọ khổ, cũng là sở hữu thọ. Tất cả Pháp tương ưng khổ thọ là: a) Tâm: 2 tâm sân và Tâm thân thức quả bất thiện Tất cả Pháp tương ưng khổ thọ đối với: 5 uẩn: Có 3 uẩn 9 tưởng, hành, thức). - 3 uẩn ở đây: Tưởng Uẩn là sở hữu Tưởng hiệp với 2 Tâm sân và tâm thân thức quả bất thiện; Hành uẩn là sở hữu hôn Phần, 4 sân phần, 4 si phần và 11 tợ tha (trừ Hỷ và Thọ); Thức uẩn là 2 tâm sân và thân thức quả bất thiện thọ khổ. - 2 Xứ ở đây: Thân thức quả bất thiện và 2 tâm sân là ý xứ; Pháp xứ là các sở hữu hiệp với 3 tâm tương ưng thọ khổ. - 3 Giới ở đây: Thân thức giới là tâm thân thức thọ khổ; ý thức giới là 2 tâm sân; Pháp giới là các sở hữu hợp với 3 tâm tương ưng thọ khổ. - 1 Ðế ở đây: Khổ đế là Tâm thân thức thọ khổ, 2 tâm sân và 21 sở hữu cùng hợp. III. Tất cả Pháp Tương Ưng Phi khổ phi lạc thọ (Adukkhamasukhāya vedanāya sampayuttā dhammā) là cảm giác chẳng khổ, chẳng vui, tức là cảm giác xả, có trạng thái thường đối với cảnh. Tất cả pháp tương ưng phi khổ, phi lạc thọ nghĩa là gồm những pháp sanh lên có hợp cùng cảm thọ xả, cũng là sở hữu thọ. Tất cả Pháp tương ưng Phi khổ phi lạc thọ là: a) Tâm: 4 tâm tham thọ xã, 2 tâm si, 4 đôi thức (trừ thân thức) 2 tiếp thâu, 2 quan sát thọ xã, 2 tâm khai môn, 12 tâm dục giới tịnh hảo thọ xả và 23 tâm ngủ thiền. b) Sở hữu tâm: 25 sở hữu tịnh hảo, sở hữu Hoài nghi, 2 hôn Phần, 3 tham phần, 4 si phần và 11 tợ tha (trừ hỷ và thọ). Tất cả Pháp tương ưng phi khổ phi lạc thọ đối với: 5 uẩn: Có 3 uẩn (trừ Sắc và thọ). - 3 uẩn ở đây: Tưởng Uẩn là sở hữu Tưởng hiệp với 55 Tâm thọ xả: Hành uẩn là 46 sở hữu tâm tương ưng thọ xả; Thức uẩn là 55 tâm tương ưng thọ xả. - 2 Xứ ở đây: ý xứ là 55 tâm thọ xả; Pháp Xứ là 2 sở hữu tương ưng thọ xả. - 7 Giới ở đây: Nhãn thức giới là 2 tâm nhãn thức; Nhĩ thức giới là 2 tâm nhĩ thức; Tỷ thức giới là 2 tâm Tỷ thức; Thiệt thức giới là 2 tâm Thiệt thức; ý giới là tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; Ý thức giới là 4 tâm tham thọ xả, 2 tâm si, 2 tâm quan sát thọ xả, Khai ý môn, 12 tâm dục giới tịnh hảo thọ xả và 23 tâm ngũ thiền; Pháp giới là 46 sở hữu tương ưng thọ xả. - 3 Ðế ở đây: Khổ đế là 47 Tâm thọ xả hiệp thế và 45 sở hữu hợp (trừ tập đế là sở hữu tham): Ðạo đế là sở hữu bát chánh hiệp với tâm đạo. Còn tâm đạo và các sở hữu cùng hiệp với tâm đạo mà ngoài bát chánh là ngoại đế. 111. TAM ÐỀ QUẢ Ðề Quả: chiết , vô dư GIẢNG GIẢI "Ðề Quả" hay Ðề Dị thục quả, dịch từ Phạn ngữ Vipākatika. Tam đề nầy chiết bán màVô dư. Tam Ðề Quả có 3 câu là: I.- Tất cả Pháp Dị Thục Quả (Vipākā dhammā) là sự thành tựu của Nhân khác thời mà tạo ra. Có Pālī chú giải rằng: Annamannavisitthāmaṃ kusalā kusalānaṃ pākā ' tivipākā, nghĩa là những pháp chín muồi của Thiện và Bất Thiện trợ tương tế bằng cách đặt biệt nên gọi là Pháp Quả. Nói rằng: Tất cả Pháp Dị thục quả, tức gồm những Pháp là thành quả của Nhân thiện và Bất Thiện do sở hữu hợp. Hay nói cách khác, là gồm những pháp thành tựu do Nghiệp dị thời duyên (nāmakkhanikamma) tạo ra. Tất cả Pháp Dị thục Quả là: a) Tâm: 15 Tâm quả vô nhân, 8 Tâm quả dục giới, 5 Tâm Quả sắc giới, 4 Tâm Quả vô sắc giới và 20 Tâm quả siêu thế. b) Sở hữu Tâm: 25 Sở hữu Tịnh hảo, 2 hôn phần, 3 Tham phần, 4 si phần và 13 Sở hữu Tợ Tha và 25 sở hữu Tịnh hảo. Tất cả Pháp Dị Thục Quả là: 5 uẩn: Có 4 uẩn (trừ Sắc uẩn). - 4 uẩn ở đây: Thọ Uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 52 Tâm quả; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 52 Tâm quả; Hành uẩn là 25 sở hữu Tịnh hão và 11 sở hữu Tợ Tha (trừ Thọ Tưởng); Thức uẩn là 52 Tâm quả. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ có 52 tâm là: 15 tâm quả vô nhân, 8 tâm quả dục giới, 5 tâm quả sắc giới, 4 tâm quả vô sắc giới và 20 tâm quả siêu thế; Pháp xứ là 13 sở hữu tợ tha, và 25 sở hữu tịnh hảo hợp với 52 tâm quả. - 8 Giới ở đây: Nhãn thức giới là 2 tâm nhãn thức; Nhĩ thức giới là 2 tâm Nhĩ thức; Tỷ thức giới là 2 tâm Tỷ thức; Thiệt thức giới là 2 tâm Thiệt thức; Thân thức giới là 2 tâm Thân thức; ý giới là 2 Tâm Tiếp Thâu; Ý thức giới là 40 Tâm Quả còn lại; Pháp giới là 13 sở hữu tợ tha và 25 sở hữu Tịnh hảo khi hiệp với 52 Tâm Quả. - 1 Ðế ở đây: Khổ đế là 32 Tâm Quả hiệp thế, và 38 sở hữu cùng hợp với 32 Tâm Quả hiệp thế, còn 20 Tâm Quả Siêu thế và 36 sở hữu hợp Tâm quả siêu thế là Ngoại đế. II. Tất cả Pháp Nhân Dị Thục (Vipākadhamma dhammā). nghĩa là pháp nào thành nhân có tiềm năng chứa đựng quả thành tựu. Pháp dị thục nhân, có Pāli chú giải rằng: Vipākaṃ dhāretī ti: vipākadhammo Nghĩa là những pháp trì chấp quả thành tựu, gọi là dị thục nhân. Câu "Tất cả Pháp nhân dị thục" tức là gồm những pháp thành nhân trợ sanh ra quả, chính là các Pháp thiện và bất thiện. Tất cả Pháp Nhân dị thục là: a) Tâm: 12 tâm bất thiện, 8 Thiện dục giới, 5 Thiện Sắc giới, 4 Thiện vô sắc giới 20 Tâm đạo. b) Sở hữu tâm: Tất cả 52 sở hữu khi hiệp với Tâm Bất Thiện và các Tâm Thiện (Tâm Ðạo cũng là Thiện). Tất cả Pháp Nhân Dị Thục đối với: 5 uẩn: Có 4 uẩn (Trừ Sắc uẩn). - 4 Uẩn ở đây: Thọ Uẩn là sở hữu Thọ hiệp với 2 Tâm Bất Thiện và 37 Tâm Thiện; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp với 12 tâm Bất Thiện và 37 Tâm Thiện; Hành uẩn là 50 sở hữu (trừ thọ và tưởng) khi hiệp với 49 tâm Thiện và bất thiện; Thức uẩn là12 tâm bất thiện và 37 tâm thiện. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 49 tâm thiện và bất thiện; Pháp xứ là 52 sở hữu khi hợp với 49 tâm bất thiện và thiện. - 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 49 tâm thiện và bất thiện; Pháp giới là 52 sở hữu khi hiệp với 49 tâm thiện và bất thiện. - 3 Ðế ở đây: Khổ đế là 12 Tâm bất thiện, 8 tâm thiện dục giới, 5 tâm thiện sắc giới và 51 sở hữu cùng hiệp với 12 tâm bất thiện và 17 tâm thiện hiệp thế (trừ sở hữu tham) Tập đế là sở hữu tham; Ðạo đế là sở hữu Bát Chánh Ðạo cùng hiệp với 20 tâm đạo; còn 20 Tâm đạo và 28 sở hữu cùng hiệp với tâm đạo (trừ sở hữu bát chánh) là ngoại đế. III. Tất cả Pháp Phi Dị Thục Phi Nhân Dị Thục lạc thọ (Neva-vipāka na-vipākadhamma dhammā) Nghĩa là Pháp chẳng chẳng phải là quả thành tựu do nhân, mà cũng chẳng phải là nhân chứa để thành quả. Câu nói "Tất cả Pháp Phi Dị Thục Phi Nhân Dị Thục" là gồm những pháp chẳng phải là nhân hay quả, tức là chỉ tâm pháp duy tác, sắc Pháp và Níp-Bàn. Tất cả Pháp Phi Dị Thục Phi Nhân Dị Thục là: a) Tâm: 3 tâm duy tác vô nhân, 8 tâm duy tác dục giới hữu nhân, 5 duy
tác sắc giới, 4 duy tác vô sắc giới. Tất cả Pháp Phi Dị Thục Phi Nhân Dị Thục đối với: 5 uẩn: Có đủ 5 uẩn. - 5 uẩn ở đây: Sắc Uẩn là 28 Sắc Pháp; Thọ uẩn là sở hữu thọ hiệp với 20 tâm duy tác; Tưởng uẩn là sở hữu tưởng hiệp với 20 tâm duy tác; Hành uẩn là 33 sở hữu cùng hiệp trong 20 tâm duy tác (trừ Thọ Tưởng và 3 Giới phần); Thức uẩn là 20 tâm duy tác. - 12 Xứ ở đây: Nhãn xứ là thần kinh nhãn; Nhĩ ... Tỷ ... Thiệt ... Thân ... Sắc Xứ là cảnh sắc; Thinh xứ ... Khí xứ ... Vị xứ ... Xúc xứ là đất, lửa, gió; Ý xứ là 20 tâm duy tác; Pháp xứ là 35 sở hữu cùng hiệp với 20 duy tác (trừ 3 giới phần), 16 Sắc tế và Níp-Bàn. - 13 Giới ở đây: Nhãn giới là thần kinh nhãn; Nhĩ giới ... Tỷ giới ... Thiệt giới ... Thân giới ... Sắc giới là cảnh Sắc; Thinh giới ... khí giới ... Vị giới ... Xúc giới là Ðất, lửa, gió; Ý giới là Tâm khai ngũ môn; Ý thức giới là 19 tâm còn lại; Pháp giới là các sở hữu cùng hiệp với những tâm Duy Tác, 16 sắc tế và Níp-Bàn. - 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 20 Tâm Duy tác, 35 sở hữu hợp cùng hợp với 20 Tâm Duy tác, 28 Sắc Pháp; Diệt đế là Níp-Bàn. 112. TAM ÐỀ THỦ Tam đề Thủ tuy chiết nhưng vô dư: GIẢNG GIẢI "Ðề Thủ" Pāli gọi là Upādinnatika, thuộc Ðề chiết bán mà vô dư. Ðầu Ðề này có 3 câu: I.- Tất cả Pháp Thành do thủ và Cảnh thủ (Upādinnupādāniyā dhammā) Nghĩa là những pháp Thành tựu do Nghiệp thủ tham ái và Tà kiến chấp trước quến tựu Nghiệp tạo ra, cũng vừa là cảnh cho tham ái pháp thủ biết đặng. Tất cả Pháp thành do thủ cảnh thủ đây tức là chư Tâm quả hiệp thế và sắc nghiệp tạo. Tất cả Pháp thành do thủ và Cảnh thủ là: a) Tâm: 32 Tâm quả hiệp thế. 5 uẩn: Có đủ 5 uẩn. - 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 22 sắc nghiệp; Thọ Uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 32 Tâm quả hiệp thế; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 32 Tâm quả hiệp thế; Hành uẩn là 32 sở hữu (trừ Thọ Tưởng) hiệp với Tâm quả hiệp thế; Thức uẩn là 32 Tâm quả hiệp thế. - 11 Xứ ở đây: Sắc xứ là Sắc Cảnh sắc: Khí xứ ... Vị xứ ... Xúc xứ là Ðất, lửa, gió; Nhãn xứ là Thần Kinh Nhãn, Nhĩ xứ ... Tỷ xứ ... Thiệt xứ ... Thân xứ xứ ... ý xứ là 32 tâm Quả hiệp thế; Pháp xứ là 35 sở hữu hiệp với Tâm Quả hiệp thế và 11 Sắc nghiệp tế. - 17 Giới ở đây: Sắc giới là sắc cảnh Sắc; Khí giới ... Vị giới ... Xúc giới ... là Ðất, lửa, gió, Nhãn giới là thần kinh Nhãn; Nhĩ giới ... Tỷ giới ... Thiệt giới ... Thân giới ... Nhãn thức giới là 2 tâm nhãn thức; Nhĩ thức giới là 2 tâm nhĩ thức; Tỷ thức giới là 2 tâm Tỷ thức; Thiệt thức giới là 2 tâm thiệt thức; Thân thức giới là 2 tâm Thân thức; Ýù giới là 2 Tâm Tiếp Thâu; Ý thức giới là 3 Tâm Quan sát Tâm quả Dục giới tịnh hảo, 5 Tâm Quả sắc giới, 4 tâm quả Vô sắc giới; pháp giới là 35 sở hữu cùng hiệp với tâm quả hiệp thế và 11 Sắc nghiệp tế. - 1 Ðế ở đây: Khổ đế là 32 Tâm Quả hiệp thế, 35 sở hữu hiệp với Tâm Quả hiệp thế và 22 sắc nghiệp. II. Các Pháp Phi Thành Do Thủ mà Cảnh Thủ là: Tất cả Pháp Nhân dị thục là: a) Tâm: 12 tâm bất thiện, 3 tâm duy tác vô nhân, 8 Thiện dục giới tịnh hảo, 8 Tâm duy tác dục giới, 9 tâm thiện đáo đại và 9 tâm duy tác đáo đại. b) Sở hữu tâm: Tất cả 52 sở hữu khi hiệp với 47 tâm đổng tốc hiệp thế và 2 tâm khai môn. c) Sắc pháp 19 sắc phi nghiệp. Tất cả Pháp Phi Thành Do Thủ mà Cảnh Thủ đối với: 5 uẩn: Có đủ 5 uẩn. - 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 4 sắc tứ đại, 4 sắc cảnh giới , sắc vật thực, sắc hư không, 2 sắc biểu tri, 3 sắc đặc biệt, 4 Sắc tướng; Thọ Uẩn là sở hữu Thọ hiệp với 47 Tâm đổng tốc hiệp thế và 2 tâm khai môn; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp với 47 tâm đổng tốc hiệp thế và 2 tâm khai môn; Hành uẩn là 50 sở hữu còn lại (trừ thọ tưởng) hiệp trong 47 tâm đổng tốc hiệp thế và 2 tâm khai môn; thức uẩn là 47 tâm Ðổng tốc hiệp thế và 2 tâm khai môn. - 7 Xứ ở đây: Ý xứ là 47 tâm đổng tốc hiệp thế và 2 tâm khai môn; Pháp xứ là 52 sở hữu hiệp 47 tâm đổng tốc hiệp thế, 2 tâm khai môn và 12 sắc tế phi nghiệp; Sắc xứ là cảnh sắc, Thinh xứ là cảnh thinh, Khí xứ là cảnh khí, vị xứ là cảnh vị, Xúc xứ là đất, lửa, gió. - 8 Giới ở đây: Ý giới là tâm Khai Ngũ môn; ý thức giới là 47 tâm Ðổng tốc hiệp thế và tâm khai ý môn; Pháp giới là 52 sở hữu, (... nước, vật thực, hư không, biểu tri 2, đặc biệt 3, Tứ tướng 4; Sắc giới là cảnh sắc, Thinh giới là cảnh thinh, khí giới là cảnh khí, Vị giới là cảnh vị, Xúc giới là đất, lửa, gió. - 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 47 Tâm đổng tốc hiệp thế, 2 tâm khai môn, 51 sở hữu cùng hợp (trừ tham) và 19 sắc phi nghiệp; Tập đế là sở hữu tham. III. Các Pháp Phi Do Thủ Phi Cảnh Thủ (Anupādinnānupādāniyā dhammā) tức là những Pháp chẳng chẳng phải quả do tham ái chấp thủ mà thành, cũng không phải thành cảnh cho tham ái thủ biết đặng. Như thế gọi là pháp phi thành do thủ phi cảnh thủ. Tất cả Pháp Phi Thành do thủ và phi cảnh thủ là: a) Tâm: 40 Tâm Siêu Thế Tất cả Pháp Phi Thành do Thủ và Phi Cảnh Thủ đối với: 5 uẩn: Có 4 danh uẩn. - 4 uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu thọ hiệp với 40 tâm siêu thế, Tưởng uẩn là sở hữu tưởng hiệp với 40 tâm siêu thế Hành uẩn là 34 sở hữu (trừ Thọ, Tưởng) hiệp với 40 tâm siêu thế; Thức Uẩn là 40 tâm siêu thế. Níp-Bàn là ngoại uẩn. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 40 tâm siêu thế; Pháp xứ là 36 sở hữu cùng hiệp với tâm siêu thế và Níp-Bàn. - 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 40 tâm Siêu Thế, Pháp giới là 36 sở hữu cùng hợp với Tâm siêu thế và Níp-Bàn. - 2 Ðế ở đây: Ðạo đế là sở hữu Bát Chánh Ðạo hợp với 20 Tâm Ðạo; Diệt đế là Níp-Bàn. Còn 40 tâm siêu thế, 36 sở hữu hiệp với tâm quả siêu thế và 28 sở hữu (trừ bát chánh) hiệp với tâm đạo là ngoại đế. 113. TAM ÐỀ PHIỀN TOÁI Tam Ðề Phiền Toái: chiết ... vô dư GIẢNG GIẢI Tam Ðề Phiền Toái dịch từ Pāli Sankiliṭṭhatika. Là đề chiết bán mà Vô dư. Tam Ðề phiền Toái đây có 3 câu là: I.- Các Pháp phiền toái cảnh phiền não (Sankilitthasankilesikā dhammā). Phiền toái Sankili ha là pháp làm cho nhơ bẩn sôi động. Có Pāli chú giải: Sankilesena Samannnāgatīti: Sankili hā: Pháp do phiền não chi phối trọn gọi là phiền toái. Còn cảnh phiền não - Sankilesikā - Nghĩa là pháp còn thuộc về phiền não biết đặng. Có Pāli chú giải như vầy: Attānam ārammanaṃ katvā pavattanena sankilesaṃ arahantī ti: Sankilesikā. Nghĩa là: những pháp xứng cho phiền não lấy làm cảnh nương sanh, gọi là cảnhphiền não. Như vậy tất cả pháp phiền toái và cảnh phiền não là gồm các pháp làm cho vẩn đục sôi nổi, lại là thành cảnh của phiền não biết được, ấy gọi là pháp phiền toái và cảnh phiền não. Tất cả Pháp phiền toái và cảnh phiền não là: a) Tâm: 12 Tâm bất thiện. Tất cả Pháp phiền toái và cảnh phiền não đối với: 5 uẩn: Có 4 uẩn. - 4 uẩn ở đây: Thọ Uẩn là sở hữu Thọ hiệp với 12 Tâm Bất Thiện; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp với 12 Tâm Bất Thiện; Hành uẩn là 14 Tâm Bất Thiện và 11 sở hữu Tợ Tha (trừ Thọ Tưởng); hiệp với 12 Tâm Bất Thiện; Thức uẩn là với 12 Tâm Bất Thiện. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 12 Tâm bất thiện; Pháp xứ là 27 sở hữu cùng hợp với 12 Tâm Bất Thiện. - 2 Giới ở đây: Ý thức giới là với 12 Tâm Bất Thiện; Pháp giới là 27 sở hữu hợp với 12 Tâm Bất Thiện; - 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 12 Tâm Bất Thiện; và 26 sở hữu cùng hợp (trừ tham); Tập đế là sở hữu tham. II. Tất cả Pháp Phi Phiền Toái và Cảnh Phiền Não (Asankilitthasankilesikā dhammā). Nghĩa là những pháp chẳng phải phiền não bợn nhơ, mà còn bị phiền não biết được, ấy gọi là Pháp phi Phiền Toái mà cảnh phiền não. Tất cả Pháp phi phiền toái mà cảnh phiền não là: a) Tâm: 18 tâm tâm vô nhân và 51 tâm tịnh hảo cùng hiệp. Tất cả Pháp phi phiền toái mà cảnh phiền não đối với: 5 uẩn: Có đủ 5 uẩn. - 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 28 Sắc pháp; Thọ Uẩn là sở hữu Thọ hiệp với 18 Tâm vô nhân và 51 Tâm Tịnh hảo hiệp thế; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp với 18 tâm vô nhân và 51 tịnh hảo hiệp thế; hành uẩn là 25 sở hữu tịnh hảo và 11 tợ tha (trừ thọ và tưởng) hiệp với 18 tâm vô nhân và 51 tịnh hảo hiệp thế. - 12 Xứ ở đây: Sắc xứ là cảnh sắc; Thinh xứ là cảnh thinh; Khí xứ... Vị xứ ... Xúc xứ là đất lửa gió; Nhãn xứ là thần kinh Nhãn; Nhĩ xứ ... Tỷ xứ ... Thiệt xứ ... Thân xứ ... ý xứ là 18 tâm vô nhân và 51 tâm tịnh hảo hiệp thế; pháp xứ là 38 sở hữu cùng hiệp với 18 tâm vô nhân và 51 tâm tịnh hảo hiệp thế, 16 sắc tế. - 18 Giới ở đây: Nhãn Thức Giới là 2 Tâm Nhãn Thức; Nhĩ Thức Giới là 2 Tâm Nhĩ thức; Tỷ Thức Giới là 2 Tâm Tỷ Thức; Thiệt Thức Giới là 2 Tâm Thiệt Thức; Thân Thức Giới là 2 Tâm Thân Thức; Ý Giới có 3 Tâm là 2 Tâm Tiếp Thâu Thọ Xả và 1 Khai Ngũ Môn; Ý Thức Giới có 56 Tâm là 2 Tâm quan sát thọ xã, 1 Tâm quan sát thọ hỷ, 1 Tâm Khai ý môn, 1 Tâm Ưng Cúng Vi Tiếu và 51 Tâm Tịnh Hão Hiệp Thế; Pháp Giới là 38 Sở hữu hợp với 18 Tâm Vô Nhân và 51 tâm Tịnh Hão Hiệp Thế, 16 Sắc tế; Nhãn Giới là Sắc Thần Kinh Nhãn; Nhĩ Giới là Sắc Thần Kinh Nhĩ; Tỷ Giới là Sắc Thần Kinh Tỷ; Thiệt Giới là Sắc Thần Kinh Thiệt; Thân Giới là Sắc Thần Kinh Thân; Sắc Giới là Sắc cảnh Sắc, ... Xúc Giới tức là Sắc Ðất, Lữa, Gió. - 1 Ðế ở đây: Khổ đế là 18 tâm vô nhân, 51 tâm tịnh hảo hiệp thế, 38 sở hữu cùng hiệp và 28 sắc pháp. III. Các Pháp Phi phiền Toái và Phi Cảnh phiền não (Asankili hā sankilesika dhammā). Nghĩa là Pháp những pháp chẳng phải là phiền não sôi đục mà cũng không thành cảnh cho phiền não tâm biết đặng, ấy gọi là pháp Phi Phiền Toái và Phi Cảnh Phiền Não. Tất cả Pháp Phi phiền toái và cảnh phiền não là: a) Tâm: 40 tâm siêu thế. Tất cả Pháp Phi phiền toái và phi cảnh phiền não đối với: 5 uẩn: Có 4 danh uẩn phi thủ. - 4 uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu thọ hiệp với 40 tâm siêu thế; Tưởng uẩn là sở hữu tưởng hiệp trong 40 tâm siêu thế; Hành uẩn là 34 sở hữu cùng hiệp trong 20 tâm duy tác (trừ Thọ Tưởng) hiệp với 40 tâm siêu thế; Thức uẩn là 40 tâm siêu thế. Danh uẩn phi thủ là 4 danh uẩn này không có sự tham ái chấp thủ như 4 danh uẩn ở trong lãnh vực hiệp thế. Níp-Bàn là Ngoại uẩn. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 40 tâm Siêu Thế; Pháp xứ là 36 sở hữu hiệp với tâm Siêu thế và Níp-Bàn. - 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 40 tâm siêu thế; Pháp giới là 36 sở hữu hiệp với tâm siêu thế và Níp-Bàn. - 2 Ðế ở đây: Ðạo đế là sở hữu Bát Chánh hiệp trong tâm đạo; Diệt đế là Níp-Bàn: 40 tâm siêu thế và 36 Sở hữu cùng hợp (trừ sở hữu bát chánh khi hợp với tâm đạo) là Ngoại đế. 114. TAM ÐỀ HỮU TẦM Tam Ðề hữu tầm: chiết ... vô dư GIẢNG GIẢI Tam đề hữu tầm, dịch từ tiếng Savitakkkatika là đề chiết bán mà vô dư. Tam đề hữu tầm có 3 câu là: I - Tất cả Pháp hữu tầm hữu tứ (Savitakkavicārā dhammā) là các pháp sanh ra có sở hữu tầm là trạng thái đưa tâm đến cảnh và có sở hữu tứ là trạng thái dán áp tâm trên cảnh, cùng hiện khởi với các pháp ấy, như có những câu pāli chú giải rằng: Saha vitakkena ye vattantīti: Savitakkā: Những pháp nào hiện khởi với tầm gọi là pháp hữu tầm. Và Saha vicārena ye vattantīti: Savicārā là những pháp nàp hiện khởi với Tứ gọi là hữu tứ. Như vậy, những pháp nào hiện khởi chung với tầm tứ, được gọi là các pháp hữu tầm hữu tứ. Tất cả Pháp hữu tầm hữu tứ là: a) Tâm: 12 Tâm bất thiện, 2 tâm tiếp thâu, 3 tâm quan sát, 3 tâm duy tác vô nhân, 24 tâm tịnh hảo dục giới và 11 tâm sơ thiền. b) Sở hữu Tâm: 50 Sở hữu cùng hiệp với 55 tâm hữu tầm hữu tứ (trừ tầm, tứ). Tất cả Pháp hữu tầm, hữu tứ đối với: 5 uẩn: Có 4 danh uẩn. - 4 uẩn ở đây: Thọ Uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 55 tâm hữu tầm hữu tứ; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp với 55 tâm hữu tầm, hữu tứ; Hành uẩn là 48 sở hữu hợp với 55 tâm hữu tầm, hữu tứ trừ Thọ, Tưởng, Tầm, Tứ). - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 55 Tâm Hữu tầm, Hữu tứ, Pháp xứ là 50 sở hữu cùng hợp với 55 Tâm hữu Tầm hữu tứ (trừ Tầm, Tứ). - 3 Giới ở đây: Ý giới là 2 tâm tiếp thâu và tâm khai ngũ môn; Ý thức giới là 52 tâm hữu tầm hữu tứ còn lại (trừ 3 ý giới; Pháp giới là 50 sở hữu cùng hiệp với 55 tâm hữu tầm hữu tứ (trừ Tầm Tứ). - 3 Ðế ở đây: Khổ đế là 47 tâm hữu tầm hữu tứ hiệp thế và 49 sở hữu cùng hợp với 47 tâm hữu tầm hữu tứ hiệp thế (trừ Tầm, Tứ, Tham) trừ sở hữu bát chánh khi hiệp với tâm đạo là Ngoại đế. II. Tất cả Pháp vô tầm hữu tứ (Avitakkavicāra mattā dhammā) là những pháp hiện khởi vẫn có Sở hữu Tứ là trạng thái dán áp tâm trên cảnh sanh chung nhưng không có tầm đồng sanh. Có những câu Pālī chú giải như vầy: Vitakko rahitāti: avitakkā, nghĩa là những pháp tầm không có gọi là vô tầm, và như vầy nữa: Vitakkacāresu vicāro (va mattā pamānānan etesaṃ" ti: Vicāro mattā. Nghĩa là sở hữu tứ trong hai sở hữu tầm tứ. Riêng thích hợp trong các pháp phải lẽ đó, ấy gọi là pháp hữu tứ, tức thích hợp với tứ. Tóm lại, những pháp nào không có tầm sanh, chỉ thích ứng có tứ đồng sanh thì những pháp ấy gọi là các pháp vô tầm hữu tứ. Tất cả Pháp vô tầm hữu tứ là: a) Tâm: 11 tâm nhị thiền. b) Sở hữu Tâm: 25 tịnh hảo, 11 sở hữu tợ tha (trừ Tầm, Tứ) và lấy lại sở hữu tầm hiệp trong 55 tâm hữu tầm hữu tứ (sở hữu tầm hiệp trong 55 tâm hữu tầm hữu tứ chỉ có gặp tứ chứ không có gặp tầm, bởi chính nó là tầm nên gọi là pháp vô tầm hửu tứ vậy). Tất cả Pháp vô tầm hữu tứ đối với: 5 uẩn: Có 4 danh uẩn. - 4 Uẩn ở đây: Thọ Uẩn là sở hữu Thọ hiệp với 11 Tâm nhị thiền; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp với 11 Tâm nhị thiền; Hành uẩn là 7 sở hữu biến hành, thắng giải, cần, hỷ, dục và 25 sở hữu tịnh hảo hiệp với 11 Tâm nhị thiền; và Sở hữu tầm hiệp trong 55 tâm hữu tầm hữu tứ; Thức uẩn là 11 Tâm nhị thiền. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 11 Tâm nhị thiền; Pháp xứ là 25 sở hữu tịnh hảo, 11 sở hữu tịnh hảo (trừ tầm, tứ) khi hiệp với 11 Tâm nhị thiền và sở hữu tầm trong 55 tâm hữu tầm hữu tứ. - 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 11 Tâm nhị thiền; Pháp giới là 36 sở hữu cùng hiệp với 11 tâm hữu tầm hữu tứ (trừ tầm, tứ) và sở hữu tầm trong 55 tâm hữu tầm hữu tứ. - 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 3 tâm nhị thiền sắc giới, và 36 sở hữu cùng hiệp (trừ tầm, tứ) .Ðạo đế là sở hữu bát chánh đạo hiệp trong tâm đạo. Còn 8 tâm nhị thiền siêu thế (trừ tầm, tứ, bi, tùy hỷ) trừ 7 sở hữu chi đạo khi hiệp với tâm đạo là ngoại đế. III. Tất cả Pháp Vô Tầm Vô Tứ (Avitakkāvicārā dhammā) Nghĩa là các Pháp không có hiện khởi với tầm cũng không có, hiện khởi với tứ. Có Pālī chú giải như vầy: Avitakkāca te avitakkāvicārā cāti: avitakkāvicārā. Gọi là pháp vô tầm hữu tứ là những pháp ấy không có tầm và không có tứ. Tất cả Pháp vô tầm vô tứ là: a) Tâm: ngũ song thức, 11 Tâm tam thiền; 11 Tâm tứ thiền và 23 tâm
ngũ thiền. Tất cả Pháp vô tầm vô tứ đối với: 5 uẩn: Có đủ 5 uẩn. - 5 uẩn ở đây: Sắc uẩn là 28 sắc pháp; Thọ uẩn là sở hữu thọ hiệp trong 55 tâm vô tầm vô tứ; Tưởng uẩn là sở hữu tưởng hiệp trong 55 tâm vô tầm vô tứ; Hành uẩn là 11 sở hữu tợ tha (trừ tầm, tứ) và 25 tịnh hảo hiệp trong các tâm vô tầm vô tứ và lấy lại sở hữu tứ trong 11 Tâm nhị thiền; (sở hữu tứ trong 11 Tâm nhị thiền không gặp tứ trong 11 Tâm nhị thiền là pháp vô tầm vô tứ); Thức uẩn là 55 tâm vô tầm vô tứ; Níp-Bàn là Ngoại uẩn. - 12 Xứ ở đây: Ý xứ là 55 tâm vô tầm, vô tứ; Pháp xứ là 36 sở hữu hiệp trong các tâm vô tầm vô tứ sở hữu tứ trong 11 Tâm nhị thiền, 16 sắc tế và Níp-Bàn. 10 xứ còn lại là 10 xứ thô. - 17 Giới ở đây: Ý thức giới là 45 tâm thiền vô tầm vô tứ; Pháp giới là 36 sở hữu tâm cùng hiệp trong các tâm vô tầm vô tứ, sở hữu tứ trong 11 Tâm nhị thiền, 16 sắc tế và Níp-Bàn. 15 giới còn lại là nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, sắc giới, thinh giới, khí giới, vị giới, xúc giới, Nhãn giới, nhĩ giới, tỷ giới, thiệt giới, thân giới. - 3 Diệu Ðế ở đây: Khổ đế là ngũ song thức, tâm Tam thiền, 3 Tâm tứ thiền, 3 Tâm ngũ thiền sắc giới, 12 Tâm vô sắc, 36 sở hữu cùng hợp, sở hữu tứ trong 3 Tâm nhị thiền sắc giới và 28 Sắc pháp; Ðạo đế là sở hữu bát chánh hiệp trong Tâm đạo; Diệt đế là Níp-Bàn. Còn 24 Tâm siêu thế vô tầm vô tứ và các sở hữu cùng hợp ngoài bát chánh đạo hợp Tâm đạo là Ngoại đế. 115- TAM ÐỀ HỶ Tam Ðề Hỷ: Chiết bán , ... hữu dư GIẢNG GIẢI Tam đề Hỷ, Pālī gọi là Pītītika, là đầu đề chiết bán và hữu dư. Tam Ðề Hỷ có 3 câu là: I. Tất cả Pháp Câu hành Hỷ (Pītisahagatā dhammā). Tiếng Sahagata dịch đúng là câu hành, nghĩa là đi chung với nhau, tức là liên quan hay hòa đồng, cũng như Pháp sanh ra chung với nhau gọi là đồng sanh cũng được. Tất cả Pháp câu hành với Pháp Hỷ. a) Tâm: 4 Tham thọ hỷ, Quan sát thọ hỷ, Sinh tiếu, 12 Dục giới tịnh hảo thọ hỷ, 11 Sơ thiền, 11 Nhị thiền và 11 tam thiền. b) Sở hữu Tâm: 25 Tịnh hảo, 2 Hôn phần, 3 Tham phần, 4 Si phần và 12 Tợ Tha (trừ Hỷ). Tất cả Pháp câu hành với Pháp Hỷ đối với: 5 uẩn: Có 4 Danh uẩn. - 4 uẩn ở đây: Thọ Uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 51 tâm câu hành với pháp Hỷ: Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 51 tâm câu hành với pháp Hỷ: Hành uẩn là 46 sở hữu phối hợp trong 51 tâm câu hành với pháp Hỷ. Thức uẩn là 51 tâm câu hành với pháp Hỷ (trừ hỷ). - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 51 tâm câu hành với pháp Hỷ; Pháp xứ là 46 sở hữu phối hợp với 51 tâm câu hành với pháp Hỷ (trừ hỷ). - 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 51 tâm câu hành với pháp Hỷ; Pháp giới là 46 sở hữu hiệp với 51 tâm câu hành với pháp Hỷ. - 3 Diệu Ðế ở đây: Khổ đế là 27 Tâm câu hành với pháp hỷ hiệp thế và 45 sở hữu cùng hiệp (trừ Sở hữu tham và hỷ). Tập đế là sở hữu tham hiệp trong 4 Tâm tham thọ hỷ. Ðạo đế là Sở hữu Bát chánh hiệp trong tâm đạo. Còn 24 tâm siêu thế câu hành với pháp hỷ, (trừ bát chánh khi hợp với tâm đạo câu hành hỷ và trừ sở hữu hỷ) là ngoại đế. II. Tất cả Pháp Câu Hành Lạc (Sukhasahagatā dhammā) là những pháp sanh ra có liên kết chung với thọ lạc, tức là những pháp có sở hữu thọ lạc câu hữu. Tất cả Pháp Câu Hành lạc: a) Tâm: 51 tâm câu hành với pháp hỷ, thân thức thọ lạc và 11 Tâm tứ thiền. b) Sở hữu Tâm: 25 Tịnh hảo, 2 Hôn phần, 3 Tham phần, 4 Si phần và 12 Tợ tha (trừ thọ). Tất cả Pháp câu hành với Thọ lạc đối với: 5 uẩn: Có 3 Uẩn (Tưởng, Hành, Thức). - 3 Uẩn ở đây: Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 63 tâm câu hành với Thọ lạc. (trừ Thọ và Tưởng); Hành uẩn là 46 sở hữu cùng hiệp với 63 tâm câu hành với Thọ lạc. (trừ Thọ và Tưởng); Thức uẩn là 63 Tâm câu hành với Thọ lạc. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 63 Tâm câu hành với Thọ lạc; Pháp xứ là 46 sở hữu cùng hiệp với 63 Tâm câu hành với Thọ lạc (trừ thọ). - 3 Giới ở đây: Thân thức giới là tâm thân thức Thọ lạc; Ý thức giới là 62 Tâm câu hành với Thọ lạc (trừ thân thức thọ lạc); Pháp giới là 46 sở hữu cùng hiệp với 63 Tâm câu hành với Thọ lạc (trừ thọ). - 3 Ðế ở đây: Khổ đế là 31 tâm câu hành với Thọ lạc hiệp thế và 45 sở hữu cùng hiệp với 31 Tâm câu hành với Thọ lạc hiệp thế (trừ Tham và Thọ); Tập đế là sở hữu tham hiệp với 4 tâm tham thọ hỷ; Ðạo đế là sở hữu Bát chánh hiệp trong 16 Tâm đạo câu hành lạc; và 35 sở hữu cùng hiệp với 32 Tâm siêu thế câu hành với Thọ lạc (trừ 8 chi đạo trong Tâm đạo và sở hữu thọ) là Ngoại đế. III. Tất cả Pháp câu hành với thọ xả (Upekkhā sahagatā dhammā) là những pháp sanh ra câu hữu với Thọ xả tức là các pháp có sở hữu Thọ xả sanh chung. Tất cả Pháp câu hành với Thọ xả là: a) Tâm: 4 Tham thọ xả, 2 Tâm si, 23 tâm ngũ thiền 12 tâm dục giới tịnh hảo thọ xả và 14 Tâm vô nhân (trừ 2 thân thức, quan sát thọ hỷ và Sinh tiếu). b) Sở hữu tâm: 25 Tịnh hảo, Hoài nghi, 2 Hôn phần, 3 Tham phần, 4 Si phần và 11 Tợ tha (trừ Hỷ và Thọ). Tất cả Pháp câu hành với thọ xả đối với: 5 uẩn: Có 3 uẩn (tưởng, hành, thức). - 3 Uẩn ở đây: Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 55 Tâm câu hành với Thọ xả; Hành uẩn là 45 sở hữu hiệp trong 55 Tâm câu hành với Thọ xả (trừ Tưởng và Thọ); Thức uẩn là 55 Tâm câu hành với xả. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 55 Tâm câu hành với xả; Pháp xứ là 46 sở hữu cùng hiệp với 55 Tâm câu hành với xả (trừ thọ). - 7 Giới ở đây: Ý giới là 2 Tâm tiếp thâu và khai ngũ môn, ý thức giới là 44 Tâm câu hành với Thọ xả (trừ 3 ý giới và ngũ song thức); Pháp giới là 46 sở hữu cùng hiệp với 55 Tâm câu hành với Thọ xả (trừ thọ); Nhãn thức giới là 2 Tâm nhãn thức, Nhĩ thức giới là 2 Tâm nhĩ thức; Tỷ thức giới là 2 Tâm tỷ thức; Thiệt thức giới là 2 Tâm thiệt thức. - 3 Diệu đế ở đây: Khổ đế là 47 Tâm câu hành với xả hiệp thế và 45 sở hữu cùng hiệp (trừ thọ và tham); Tập đế là sở hữu Tham hiệp trong 4 Tâm tham thọ xả; Ðạo đế là 7 sở hữu chi đạo hiệp trong 4 Tâm đạo Thọ xả (trừ chánh tư duy: tầm). Còn 8 tâm siêu thế Thọ xả và 32 sở hữu cùng hiệp với 8 Tâm Siêu Thế thọ xã (trừ tầm tứ, hỷ, thọ và 7 chi đạo trong tâm đạo) là Ngoại đế. 116- TAM ÐỀ SƠ ÐẠO ƯNG TRỪ Tam Ðề sơ đạo: Chiết ... vô dư GIẢNG GIẢI Tam Ðề Sơ Ðạo, dịch từ tiếng Pāli dassanatika, là đầu đề chiết bán mà vô dư. Tam Ðề nầy có 3 câu là: I. Tất cả Pháp Sơ Ðạo Ưng Trừ (Dassanena pahātabbā dhammā). Nghĩa là nói đến những pháp đáng do trực giác bậc Tu-Ðà Hườn phát sanh mà trừ khử, chẳng còn tái phát. Tiếng Dassana, nghĩa là sự thấy, trực nhận, hay trực giác là thấy rõ diệu đế lần đầu tiên ám chỉ Vị Tu-Ðà-Hườn đạo. Tất cả Pháp Sơ Ðạo Ưng trừ là: a) Tâm: 4 Tham hợp tà và Si hoài nghi. b) Sở hữu Tâm: Sở hữu Hoài nghi, 2 Hôn phần, Tham, Tà kiến, 4 Si phần và 13 Tợ Tha cùng hiệp với 4 Tâm tham hợp tà và Tâm Si hoài nghi đều bị diệt theo. Và thêm nữa đối với trực giác bậc sơ đạo làm cho mãnh lực mạnh của 2 Tâm Sân, 4 Tâm Tham bất tương ưng cùng chủng tử (bīja) sanh khổ thú cũng dứt tuyệt. Tất cả Pháp Sơ Ðạo Ưng trừ đối với: 5 uẩn: Có 4 uẩn. - 4 uẩn ở đây: Thọ Uẩn là sở hữu Thọ hiệp với 4 Tâm tham hợp tà và Tâm si hoài nghi; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 4 Tâm tham hợp tà và Tâm si hoài nghi; Hành uẩn là 20 sở hữu hiệp trong 4 Tâm tham hợp tà và Tâm si hoài nghi (trừ thọ, tưởng); Thức uẩn là 4 Tâm tham hợp tà và Tâm si hoài nghi. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 4 Tâm tham hợp tà và Tâm si hoài nghi; Pháp xứ là 22 sở hữu phối hợp với 4 Tâm tham hợp tà và Tâm si hoài nghi. - 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 4 Tâm tham hợp tà và Tâm si hoài nghi; Pháp giới là 22 sở hữu phối hợp với 4 Tâm tham hợp tà và Tâm si hoài nghi. - 2 Diệu Ðế ở đây: Khổ đế là 4 Tâm tham hợp tà và Tâm si hoài nghi và 21 sở hữu cùng hiệp 4 Tâm tham hợp tà và Tâm si hoài nghi (trừ tham); Tập đế là sở hữu tham hiệp trong 4 Tâm tham hợp tà. II. Tất cả Pháp Ðạo Cao Ưng Trừ (Bhāvanāya pahātabbā dhammā) nghĩa là nói đến những pháp đáng do ba đạo tiến bực là Tư-Ðà-Hàm đạo, A-Na-Hàm đạo và A-la-hán đạo tuần tự sát tuyệt. Danh từ Bhāvanā đây, nghĩa là sự tiến triển, phát triển thêm, tức là sự tiến từ bậc thấp lên bậc cao, từ nhỏ đến lớn. Ðây chỉ cho bậc: Nhị đạo (Tư-Ðà-Hàm đạo), Tam đạo (A-Na-Hàm) và Tứ Ðạo (A-La-Hán) bởi Nhị đạo do Ðạo quả Tu-Ðà-Hườn phát triển thêm; Tam đạo do Ðạo quả Tư-Ðà-hàm phát triển lên; và Tứ đạo do Ðạo quả A-Na Hàm phát triển lên. Tất cả Pháp Ðạo cao Ưng trừ là: a) Tâm: 4 tâm tham ly tà, 2 Tâm sân, và Tâm si phóng dật. b) Sở hữu Tâm: 2 Hôn phần, 4 Sân Phần, Tham, Ngã mạn, 4 Si phần và 13 Tợ tha. Tất cả Pháp Ðạo cao Ưng trừ đối với: 5 uẩn: Có 4 danh uẩn. - 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 4 Tâm tham ly tà, Tâm si phóng dật và 2 tâm sân; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 7 tâm bị đạo ưng trừ; Hành uẩn là 23 sở hữu cùng hiệp với 7 tâm bị đạo cao ưng trừ (trừ Thọ và Tưởng); Thức uẩn là 7 Tâm bị đạo cao ưng trừ. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 7 tâm bị đạo ưng trừ; Pháp xứ là 25 sở hữu cùng hiệp với 7 tâm bị đạo ưng trừ. -2 Giới ở đây: Ý thức giới là 7 tâm bị đạo ưng trừ; Pháp giới là 25 sở hữu cùng hiệp với 7 tâm bị đạo ưng trừ. - 2 Diệu Ðế ở đây: Khổ đế là 7 tâm bị đạo ưng trừ và 24 sở hữu cùng hiệp với 7 tâm bị đạo ưng trừ (trừ tham); Tập đế là sở hữu tham hiệp với 4 tâm tham ly tà. III. Tất cả Pháp Phi Sơ Ðạo Phi Ba Ðạo Cao Ưng Trừ (Neva dassanena na bhāvanāya pahātabbā dhammā) nghĩa là những pháp chẳng phải đáng cho trực giác bậc Tu-Ðà-hườn, hay bậc Thánh đạo tiến bậc sát trừ, hoặc nói rõ hơn là những pháp này chẳng phải thành đối tượng của trí Sơ đạo sát trừ, hay đối tượng của trí trong ba bậc nhị đạo, Tam đạo và Tứ đạo sát Trừ: do đó gọi những pháp này là tất cả pháp phi sơ đạo phi đạo cao ưng trừ. Tất cả Pháp phi sơ đạo, phi đạo cao ưng trừ là: a) Tâm: 18 Tâm vô nhân và 91 Tâm tịnh hảo. Tất cả Pháp phi sơ đạo, phi đạo cao sát đối với: 5 uẩn: Có đủ 5 uẩn. Ghi chú: trong câu này chi pháp quá rõ, xin miễn giải thêm. 117- TAM ÐỀ HỮU NHÂN SƠ ÐẠO ƯNG TRỪ Ðề Hữu nhân sơ đạo sát: chiết ... vô dư GIẢNG GIẢI Tam đề hữu nhân sơ đạo, dịch từ Pāli dassana-hetutika, là chiết bán mà vô dư và được bảo là Tam đề vô dư vì lẽ ba câu trong đề nầy lấy chi pháp trùm cả Pháp Chơn đế. Tam đề nầy gồm 3 câu là: Tam Ðề nầy có 3 câu là: I. Tất cả Pháp hữu nhân sơ đạo ưng trừ Dassenena pahātabbahetukā dhammā). là những Pháp có nhân tương ưng hiệp mà đáng cho Trực giác bậc Tu-Ðà- Hườn sát trừ. Có pāli chú giải như vầy: Dassanena pahātabbo hetu etesam atthī ti: dassanena pahātabbahetakā, nghĩa: Pháp hữu nhân sơ đạo ưng trừ là trong những pháp đó có nhân đáng cho bậc sơ đạo sát trừ. Tất cả Pháp hữu nhân sơ đạo ưng trừ là: a) Tâm: 4 Tham hợp tà và Si hoài nghi. b) Sở hữu Tâm: Hoài nghi, 2 Hôn phần, Tham, Tà kiến, 4 Si phần và 13 Tợ Tha, trừ sở hữu Si khi hợp trong Tâm si hoài nghi (là pháp vô nhân bị sơ đạo sát). Tất cả Pháp hữu nhân sơ đạo ưng trừ đối với: 5 uẩn: Có 4 uẩn. (Giống như câu "Tất cả pháp sơ đạo ưng trừ, chỉ khác là trừ sở hữu si trong tâm si hoài nghi). II. Tất cả Pháp hữu nhân đạo cao ưng trừ (Bhāvanāya pahātabbahetukā dhammā) là những pháp có nhân tương ưng hiệp mà đáng cho 3 đạo cao tiến bậc (Nhị đạo, Tam đạo, và Tứ đạo) Sát trừ. Có pāli chú giải như vầy: Bhāvanāya pahātabbo hetu etesaṃ atthīti: bhāvanāya pahātabbahetukā. Nghĩa là pháp hữu nhân đạo cao ưng trừ là trong những pháp đó có nhân đáng cho ba đạo cao tiến sát trừ. Tất cả Pháp hữu nhân ba đạo cao ưng trừ là: a) Tâm: 4 tâm tham ly tà, 2 Tâm sân, và Tâm si phóng dật. b) sở hữu Tâm: 2 Hôn phần, 4 Sân Phần, Tham, Ngã mạn, 4 Si phần và 13 Tợ tha khi hiệp với tâm si phóng dật (là pháp vô nhân bị đạo cao ưng trừ). Tất cả Pháp hữu nhân ba đạo cao sát đối với: 5 uẩn: Có 4 danh uẩn. (Giống như câu "tất cả pháp 3 Ðạo cao ưng trừ chỉ khác là trừ sở hữu si trong Tâm si phóng dật). III. Tất cả Pháp phi hữu nhân sơ đạo và ba đạo cao ưng trừ (Neva dassanena na bhāvanāya pahātabbahetukā dhammā) nghĩa là những pháp chẳng phải có nhân bị 4 đạo sát. Sở hữu si trong 2 Tâm si bị 4 đạo (tuần tự) sát nhưng là vô nhân; các pháp trong 91 tâm tịnh hảo là pháp hữu nhân nhưng không bị 4 đạo sát: 18 Tâm vô nhân, Sắc pháp và Níp-Bàn là Pháp vừa vô nhân, vừa không bị 4 đạo sát. Tất cả Pháp phi hữu nhân sơ đạo ưng trừ và 3 đạo cao sát. a) Tâm: 18 Tâm vô nhân và 91 Tâm tịnh hảo Tất cả Pháp phi hữu nhân sơ đạo và 3 đạo cao ưng trừ đối với: 5 uẩn: Có đủ 5 uẩn. (Giống như câu tất cả pháp phi sơ đạo, phi 3 đạo cao ưng trừ chỉ lấy thêm sở hữu si khi hiệp với 2 Tâm si). 118- TAM ÐỀ NHÂN SANH TỬ Ðề nhân sanh tử, Chiết... vô dư GIẢNG GIẢI Tam đề Nhân sanh tử. Dịch từ Pāli Ācayagāmitika là một Pháp đề chiết bán mà vô dư. Tam Ðề luân hồi có 3 câu là: I. Tất cả Pháp nhân sanh tử (Ācayagāmino dhammā) là những Pháp làm duyên đưa đến sanh tử triền miên trong đời. Giải về luân hồi (ācaya) có Pāli chú giải như vầy: Kammakilesehi aciyatīti: ācayo, pháp được quến tựu tồn tại do nghiệp phiền não gọi là luân hồi. Giải chung pháp nhân luân hồi, có Pāli chú giải rằng Ācayam kamentī ti: ācayagāmino: Pháp làm cho chúng sanh đi đến chỗ luân hồi sanh tử, gọi là pháp nhân luân hồi. Tất cả Pháp nhân sanh tử là: a) Tâm: 11 Tâm bất thiện (trừ si phóng dật), 8 Thiện dục giới, 5 thiện sắc giới và 4 Thiện vô sắc giới. b) Sở hữu Tâm: 52 sở hữu khi hiệp với 11 Tâm bất thiện và các Tâm thiện hiệp thế. Tất cả Pháp nhân sanh tử. 5 uẩn: Có 4 Danh uẩn. - 4 uẩn ở đây: Thọ Uẩn là sở hữu Thọ hiệp với 11 tâm bất thiện 17 Tâm thiện hiệp thế; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp với 11 tâm bất thiện 17 Tâm thiện hiệp thế; Hành uẩn là 50 sở hữu phi thọ tưởng hiệp trong 11 tâm bất thiện 17 Tâm thiện hiệp thế; Thức uẩn là 11 tâm bất thiện 17 Tâm thiện hiệp thế. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 11 tâm bất thiện 17 Tâm thiện hiệp thế; Pháp xứ là 52 sở hữu hiệp trong 28 Tâm nhân sanh tử. - 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 28 Tâm nhân sanh tử; Pháp giới là 52 sở hữu hiệp với 28 Tâm nhân sanh tử. - 2 Diệu Ðế ở đây: Khổ đế là 28 Tâm nhân sanh tử; và 51 sở hữu cùng hiệp 28 Tâm nhân sanh tử; Tập đế là sở hữu tham hiệp với 8 Tâm tham. II. Tất cả Pháp nhân đến Níp-Bàn (Apacayagā-mino dhammā) là pháp làm duyên đưa đến trạng thái yểm ly sanh tử, tức Níp-Bàn. Những pháp này chắc chắn đạt đến chỗ giải thoát, không còn sanh tử gì nữa dù sớm hay muộn . Giải về ý nghĩa apacaya, được dịch là trạng thái Níp-Bàn, có Pāli chú giải rằng: Apetam cayāti: apacayo: Vượt khỏi sự quến tựu luân hồi, gọi là yểm ly, tức Níp-Bàn . Giải về nhân đến Níp-Bàn, có Pālī chú giải như vầy: Apacayam gacchantī ti apacayagāmino pháp đến trạng thái yểm ly sanh tử, gọi là nhân đến Níp-Bàn. Tất cả pháp nhân đến Níp-Bàn là: a) Tâm: 4 hoặc 20 tâm đạo. Tất cả pháp nhân đến Níp-Bàn đối với: 5 uẩn: Có 4 Danh Uẩn siêu thế. - 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 20 tâm đạo; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 20 tâm đạo; Hành uẩn là 11 sở hữu tợ tha (trừ thọ, tưởng) và 23 tịnh hảo (trừ vô lượng phần); Thức uẩn là trong 20 tâm đạo. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 20 tâm đạo, Pháp xứ là 36 sở hữu cùng hiệp với 20 tâm đạo. - 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 20 tâm đạo; Pháp giới là 36 sở hữu cùng hiệp với 20 tâm đạo. - 1 Ðế ở đây: Ðạo đế là sở hữu Trí Tuệ, Tầm, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Niệm, Cần, Ðịnh hiệp trong 20 tâm đạo và các sở hữu cùng hợp với tâm đạo; còn tâm đạo và các sở hữu ngoài sở hữu Bát chánh là Ngoại đế. III. Tất cả Pháp phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-Bàn (nevā cayagāmino dhammā) nghĩa là những pháp chẳng phải làm duyên đưa đến sanh tử cũng chẳng phải làm nhân đạt đến yểm ly sanh tử, tức là những pháp ngoài ra nhân hiệp thế và nhân siêu thế. Tất cả Pháp phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-Bàn là: a) Tâm: Tâm si phóng dật, 52 tâm quả, 20 tâm duy tác. Tất cả Pháp phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-Bàn là: 5 uẩn: Có đủ 5 uẩn. - 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 28 sắc pháp; Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 72 tâm vô ký và si phóng dật; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong Tâm si phóng dật và 72 tâm vô ký; Hành uẩn là 4 sở hữu si phần, 25 Tịnh hảo và 11 tợ tha (trừ thọ, tưởng) hiệp trong Tâm si phóng dật và 72 tâm vô ký; Thức uẩn là Tâm si phóng dật và 72 tâm vô ký. - 12 Xứ ở đây: Nhãn xứ là sắc thần kinh nhãn; nhĩ xứ ... Tỷ xứ ... Thiệt xứ ... Thân xứ ... Ý xứ là Tâm si phóng dật và 72 tâm vô ký. Sắc xứ là cảnh sắc; Thinh xứ ... khí xứ.... Vị xứ ... xúc xứ là đất, lửa, gió; Pháp xứ là 12 sở hữu tợ tha, 4 si phần, 25 tịnh hảo, sắc tế và Níp-Bàn. - 18 Giới ở đây: Nhãn thức giới là 2 Tâm nhãn thức; Nhĩ thức giới là 2 Tâm nhĩ thức; Tỷ thức giới là 2 Tâm tỷ thức; Thiệt thức giới là 2 Tâm thiệt thức; Thân thức giới là 2 tâm thân thức. Ý giới là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; ý thức giới là tâm si phóng dật, 3 quan sát, khai ý môn, sinh tiếu, 16 tâm quả và duy tác dục giới; 18 quả và duy tác đáo đại và 20 tâm quả siêu thế, Pháp giới là sở hữu tợ tha, 4 si phần, 25 tịnh hảo, 16 sắc tế và Níp-Bàn; 10 giới còn lại là 10 giới thô. - 2 Diệu đế ở đây: Khổ đế là 72 Tâm phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-Bàn, 42 sở hữu cùng hiệp với 72 tâm phi nhân sanh tử; và 28 sắc pháp; Diệt đế là Níp-Bàn. 119 - TAM ÐỀ HỮU HỌC Hữu học, chiết ... vô dư GIẢNG GIẢI Tam đề hữu học, dịch từ Pāli Sekkhatika là một đề chiết bán mà vô dư. Tam Ðề hữu học có 3 câu là: I. Tất cả Pháp hữu học (Sekkhā dhammā) là những pháp thuộc về bậc Thánh mà còn phải học tập trong giới, định, tuệ để tiến hóa đến quả vị cao, (hay là) pháp hữu học tức những pháp đó chỉ có trong bảy bậc Thánh thấp (là từ Tu-Ðà-Huờn Ðạo cho đến A-La-Hán đạo) chớ không có trong hạng phàm phu và bậc vô học A-la-Hán Quả. như có câu Pālī chú giải rằng: Sattannam Sekkhānameteti: Sekkhā: Pháp hữu học là những pháp của bảy bậc hữu học (trừ A-La-Hán quả). Tất cả Pháp hữu học là: a) Tâm: 5 Tâm sơ đạo, 5 tâm sơ quả, 5 tâm nhị đạo, 5 tâm nhị quả, 5 tâm tam đạo, 5 tâm tam quả và 5 tâm tứ đạo. b) Sở hữu Tâm: 13 tợ tha và 23 Tịnh hảo (trừ vô lượng phần). Tất cả Pháp hữu học đối với: 5 uẩn: Có 4 Danh uẩn (siêu thế). - 4 uẩn ở đây: Thọ Uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 35 tâm siêu thế hữu học; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 35 tâm siêu thế hữu học; Hành uẩn là 34 sở hữu (trừ thọ, tưởng) cùng hiệp trong 35 tâm siêu thế hữu học; Thức uẩn là 35 tâm siêu thế hữu học. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 35 tâm siêu thế hữu học; Pháp xứ là 36 sở hữu cùng hợp với 35 tâm siêu thế hữu học. - 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 35 tâm siêu thế hữu học; Pháp giới là 36 sở hữu cùng hiệp với tâm siêu thế hữu học. - 1 Ðế ở đây: Ðạo đế là Sở hữu trí tuệ, tầm, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, cần, niệm và định khi hiệp với 4 hoặc 20 tâm đạo. Còn 35 tâm siêu thế hữu học; và các sở hữu tâm cùng hiệp với tâm siêu thế hữu học mà ngoài ra bát chánh là ngoại đế. II. Tất cả Pháp vô học (Asekhā dhammā) là pháp của bậc đã rốt ráo Ðạo Quả, không còn phải tiến triển gì nữa tức là tâm Tứ quả, pháp này chỉ sanh cho vị A-La-hán Quả mà thôi, chớ phàm nhân và Thánh hữu học không có, ấy gọi là Pháp vô học. Tất cả Pháp vô học là: a) Tâm: 1 hoặc 5 Tâm quả A La Hán. Tất cả Pháp vô học đối với: 5 uẩn: Có 4 danh uẩn (Siêu thế). - 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 5 tâm quả A-La-hán; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 5 tâm tứ quả; Hành uẩn là 34 sở hữu (trừ Thọ và Tưởng) hiệp trong 5 tâm Quả Ưng cúng; Thức uẩn là 5 Tâm quả vô học. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 5 Tâm Tứ quả; Pháp xứ là 36 sở hữu tâm cùng hiệp 5 tâm Tứ quả. - 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 5 Tâm Tứ quả A-La-Hán; Pháp giới là 36 sở hữu cùng hiệp với 5 Tâm quả A-La-Hán. III. Tất cả Pháp phi hữu học phi vô học (Nevasekkhānāsekkhā dhammā) là những pháp chẳng phải hữu học, cũng chẳng phải là vô học, tức là những pháp ngoài ra Ðạo Quả. Tất cả Pháp phi hữu học phi vô học là: a) Tâm: 81 tâm hiệp thế. Tất cả Pháp phi hữu học phi vô học đối với: 5 uẩn: Có đủ 5 uẩn. - 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 28 Sắc pháp; Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 81 Tâm hiệp thế; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 81 Tâm hiệp thế; Hành uẩn là 50 sở hữu (trừ thọ, tưởng) hiệp trong 81 Tâm hiệp thế; Thức uẩn là 81 Tâm hiệp thế. - 12 Xứ ở đây: 12 sắc thô là 10 xứ thô; ý xứ là 81 Tâm hiệp thế; Pháp xứ là 52 sở hữu, 16 Sắc tế và Níp-Bàn. - 18 Giới ở đây: 10 giới thô là12 sắc thô; Ngũ song thức là 5 giới thức; ý giới là 2 Tiếp thâu và Khai ngũ môn; Ý thức giới là 68 Tâm hiệp thế (trừ Ngũ song thức và 3 ý giới). - 3 Diệu đế ở đây: Khổ đế là 81 Tâm hiệp thế, 51 sở hữu hợp (trừ tham); và 28 Sắc pháp; Tập đế là sở hữu tham; Diệt đế là Níp-Bàn. 120- TAM ÐỀ THIỂU Ðề Thiểu, chiết ... vô dư GIẢNG GIẢI Tam đề Thiểu dịch từ Pāli "Parittatika" là Tam đề chiết mà vô dư . Ðề Thiểu có 3 câu là: I. Tất cả Pháp hy Thiểu (parittā dhammā) là những pháp nhỏ mọn tầm thường có giới hạn, vì những pháp ấy sanh ra thay thế cho giống nhau không đặng nhiều và Tâm ấy biết một cảnh không quá 17 cái, hơn nữa những tâm ấy sanh ra không có năng lực nhiều về lượng như Tâm thền, về phẩm như Tâm siêu thế, nên đó gọi là Pháp Hy thiểu, tức là pháp Dục giới mà tên khác thôi. Tất cả Pháp hy Thiểu là: a) Tâm: 54 Tâm dục giới. Tất cả Pháp hy Thiểu đối với: 5 uẩn: Có đủ 5. - 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 28 Sắc pháp; Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 54 Tâm dục giới; Tưởng uẩn là sở hữu hiệp trong 54 tâm dục giới; Thức uẩn là 54 tâm dục giới. - 12 Xứ ở đây: 10 xứ thô là 12 Sắc thô; Ý xứ là 54 Tâm dục giới; Pháp xứ là 52 sở hữu, 16 Sắc tế. - 18 Giới ở đây: 10 giới thô là 12 Sắc thô; 5 Giới thức là ngũ song thức; Ý giới là 2 Tiếp thâu và khai ngũ môn ý thức giới là 41 Tâm dục giới (trừ Ngũ song thức và 3 ý giới); Pháp giới là 52 sở hữu, 16 Sắc tế. - 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 54 Tâm dục giới, 51 Sở hữu hợp (trừ tham) và 28 Sắc pháp; Tập đế là sở hữu tham. II. Tất cả Pháp Ðáo đại (Mahaggatā dhammā) là những pháp có đủ sức đè nén phiền não, an tịnh liên tục trên một cảnh bền lâu, có thể sanh liên tục vô số cái cùng một thứ Tâm trên một đề mục và đạt đến quá vững mạnh, cõi cao rộng; hay là đối với những pháp nầy sanh đến với bậc cao cả có Dục, Cần, Tâm và Trí tuệ ấy nên gọi là Ðáo đại. Tất cả Pháp Ðáo đại là: a) Tâm: 15 Tâm sắc giới và 12 Tâm vô sắc giới Tất cả Pháp Ðáo đại đối với: 5 uẩn: Có 4 danh uẩn. - 5 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 27 Tâm Ðáo đại; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 27 Tâm Ðáo đại; Hành uẩn là 33 sở hữu (trừ Thọ và Tưởng) hiệp trong 27 tâm Ðáo đại; Thức uẩn là 27 tâm Ðáo đại. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 27 tâm Ðáo đại; Pháp xứ là 35 sở hữu. - 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 27 tâm Ðáo đại; Pháp giới là 35 sở hữu. - 1 Ðế ở đây: Khổ đế là 27 tâm Ðáo đại và 35 sở hữu. III. Tất cả Pháp vô lượng (Appamānā dhammā) là pháp không có giới hạn như pháp Hiệp thế, Pháp nầy tương phản với pháp hạn lượng như là ái dục v.v... (Pamānassaca patipakkhā ti appamānā) vì thế, nên gọi là Pháp Vô Lượng tức là Pháp Siêu thế. Tất cả Pháp vô lượng là: a) Tâm: 40 Tâm Siêu thế. Tất cả Pháp vô lượng đối với: 5 uẩn: Có 4 Danh uẩn. - 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong tâm siêu thế; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong Tâm siêu thế; Hành uẩn là 34 sở hữu (trừ thọ, tưởng) hiệp trong Tâm siêu thế; Thức uẩn là 40 Tâm siêu thế. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 40 Tâm siêu thế; Pháp xứ là 33 sở hữu hợp Tâm siêu thế. - 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 40 Tâm siêu thế; Pháp giới là 36 sở hữu hợp Tâm siêu thế. - 3 Diệu đế ở đây: Khổ đế là 81 Tâm hiệp thế, 51 sở hữu hợp (trừ tham); và 28 Sắc pháp; Tập đế là sở hữu tham; Diệt đế là Níp-Bàn. 121- TAM ÐỀ CẢNH THIỂU Tam đề Cảnh Thiểu, chiết ... hữu dư GIẢNG GIẢI Tam đề Cảnh Thiểu, dịch từ Pāli Parittārammaṇātika là Tam đề chiết bán và hữu dư. Tam đề này có 3 câu là: I. Tất cả Pháp biết cảnh Hy Thiểu (parittāramma-nā dhammā) nghĩa là những pháp trong câu này biết đặng cảnh tầm thường nhỏ hẹp, tức là những tâm và sở hữu biết đặng cảnh dục. Tất cả Pháp biết cảnh Hy Thiểu là: a) Tâm: 54 Tâm dục giới và 2 Tâm Diệu Trí (8 Tâm quả dục giới hữu nhân và 17 tâm vô nhân (trừ khai ý môn) chỉ biết Cảnh Thiểu; những tâm còn lại cũng biết Cảnh Thiểu). b) Sở hữu Tâm: 50 sở hữu (trừ vô lượng phần) cùng hiệp với tâm Dục giới và 2 Diệu trí. Tất cả Pháp biết cảnh Thiểu đối với: 5 uẩn: Có 4 danh uẩn. - 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 54 Tâm dục giới và 2 Tâm diệu trí; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 54 Tâm dục giới và 2 Tâm diệu trí; Hành uẩn là 48 sở hữu Tâm (trừ Thọ Tưởng và 2 vô lượng phần) hiệp trong 54 Tâm dục giới và 2 Tâm diệu trí; Thức uẩn là hiệp trong 54 Tâm dục giới và 2 Tâm diệu trí. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 54 Tâm dục giới và 2 Tâm diệu trí; Pháp xứ là 50 sở hữu tâm (trừ vô lượng phần) hiệp trong 54 Tâm dục giới và 2 Tâm Diệu trí. - 8 Giới ở đây: Nhãn thức giới thô là 2 Tâm nhãn thức; Nhĩ thức giới là 2 Tâm Nhĩ Thức, Tỷ thức giới ... Thiệt thức giới ... Thân thức giới ... Ý giới là 2 Tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; Ý thức giới là khai ngũ môn, Sinh tiếu, 3 quan sát, 12 Bất thiện, 24 Tịnh hảo dục giới và 2 Diệu trí; Pháp giới là 50 sở hữu tâm (trừ vô lượng phần) hiệp trong 54 Tâm dục giới và 2 Diệu trí. - 2 Diệu Ðế ở đây: Khổ đế là 54 Tâm dục giới và 2 Tâm diệu trí. II. Tất cả Pháp biết cảnh Ðáo đại (Mahaggatā-rammanā dhammā) là những Pháp có đối tượng rộng lớn, nghĩa là những pháp ấy biết đặng cảnh thiền to rộng, tức là những Tâm và Sở hữu biết đặng pháp Thiền sắc và Vô sắc. Tất cả Pháp biết cảnh Ðáo đại là: a) Tâm: 3 Tâm thức vô biên và 3 Tâm Phi tưởng phi phi tưởng chỉ biết cảnh Ðáo đại; 2 Tâm Diệu trí, 8 Thiện dục giới, 8 Duy tác dục giới hữu nhân, khai ý môn và 12 Tâm bất thiện cũng biết cảnh Ðáo đại nhưng bất định. b) Sở hữu Tâm: 47 sở hữu (trừ Giới và vô lượng phần) cùng hiệp với các Tâm khi biết cảnh Ðáo đại. (trừ Vô lượng phần). Tất cả Pháp biết cảnh Ðáo đại đối với: 5 uẩn: Có 4 danh uẩn. - 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong các Tâm biết cảnh Ðáo đại các Tâm biết cảnh Ðáo đại; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong các Tâm biết cảnh Ðáo đại Hành uẩn là 45 sở hữu còn lại (trừ Giới và vô lượng phần cùng sở hữu Thọ, Tưởng); Thức uẩn là 3 tâm Thức vô biên, 3 Tâm Phi tưởng phi phi tưởng, 2 Diệu trí, 8 Thiện dục giới, 8 duy tác dục giới, Khai ý môn và 12 Tâm Bất thiện. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là tất cả Tâm biết cảnh Ðáo đại; Pháp xứ là 47 sở hữu hợp. - 2 Giới ở đây: Ý thức giới là các Tâm biết cảnh Ðáo đại; Pháp giới là 47 sở hữu hợp. - 4 Ðế ở đây: Các tâm biết cảnh cảnh Ðáo đại cùng 46 sở hữu hợp trừ Tham là khổ đế, Tập đế là sở hữu tham. III. Tất cả Pháp biết cảnh vô lượng (Appamānārammaṇā dhammā) là những pháp biết đặng cảnh Vô lượng, Cảnh không hạn hẹp, Cảnh không thù thắng, tức là những Tâm và Sở hữu biết đặng Pháp Siêu thế. Tất cả Pháp biết cảnh vô lượng là: a) Tâm: Khai ý môn, 8 đổng tốc dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 diệu trí và 40 tâm siêu thế. b) Sở hữu tâm: 13 Tợ tha và 23 sở hữu Tịnh hảo (trừ 2 Vô lượng phần) Tất cả Pháp vô lượng đối với: 5 uẩn: Có 4 Danh uẩn. - 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp tâm biết cảnh vô lượng; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp tâm biết cảnh vô lượng; Hành uẩn là 11 sở hữu tợ tha (trừ thọ, tưởng) và 23 tịnh hảo (trừ vô lượng phần) hiệp tâm biết cảnh vô lượng; Thức uẩn là các tâm biết cảnh vô lượng. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là các tâm biết cảnh vô lượng; Pháp xứ là 13 tợ tha và 23 tịnh hảo (trừ vô lượng phần) - 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 40 Tâm siêu thế; Pháp giới là 36 sở hữu hợp Tâm siêu thế. - 2 Diệu đế ở đây: Khổ đế là các tâm biết cảnh vô lượng: Tâm Thiền hiệp thế cùng với 13 tợ tha và 23 tịnh hảo (trừ vô lượng phần); Ðạo đế là 8 sở hữu chi đạo hiệp trong tâm đạo. còn tâm siêu thế và các sở hữu hợp, ngoài ra 8 chi đạo hiệp trong tâm đạo là ngoại đế. 122- TAM ÐỀ TY HẠ Ðề hạ, chiết ... vô dư GIẢNG GIẢI Tam đề Ty hạ, dịch từ Pāli Hīnatika" là đầu đề chiết bán mà vô dư. Tam đề này có 3 câu là: I. Tất cả Pháp ty hạ (Hīna dhammā) là những pháp thấp hèn ti tiện có tính cách hạ liệt. Có chú giải thêm rằng: Hīnā ti lāmakā akusala dhammā: Ty hạ hay thấp hèn tức là pháp bất thiện. Như vậy pháp bất thiện là pháp ty hạ . Tất cả Pháp ty hạ là: a) Tâm: 12 Tâm bất thiện. Tất cả Pháp ty hạ đối với: 5 uẩn: Có 4 danh uẩn. - 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 12 Tâm bất thiện: Tưởng uẩn là sở hữu hiệp trong 12 Tâm bất thiện: Hành uẩn là 11 sở hữu tợ tha (trừ thọ tưởng) và 14 sở hữu bất thiện. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 12 Tâm bất thiện; Pháp xứ là 13 sở hữu Tợ tha và 14 sở hữu Bất thiện. - 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 12 Tâm bất thiện; Pháp giới là 13 sở hữu tợ tha và 14 sở hữu bất thiện. - 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 12 Tâm bất thiện cùng với 13 tợ tha, 13 bất thiện (trừ sở hữu Tham); Tập đế là sở hữu tham. II. Tất cả Pháp trung bình (Majjhimā dhammā) là những pháp có tính cách ở giữa không cao thượng cũng không phải là pháp hạ liệt ty tiện các pháp này đều có trong 3 cõi. Có câu pālī chú giải như vầy: Hīnapanitānaṃ majjhe bhavāti: Majjhimā avasesā tebhèmakā dhammā: Pháp giữa cách ty hạ và tinh lương, gọi là pháp trung bình, tức là pháp trong ba cõi ngoài ra bất thiện. Như vậy nghĩa là ám chỉ các pháp hiệp thế phi bất thiện. Tất cả Pháp trung bình là: a) Tâm: 18 Tâm vô nhân và 51 Tịnh hảo hiệp thế sắc giới và 12 Tâm vô
sắc giới Tất cả Pháp trung bình đối với: 5 uẩn: Có đủ 5 uẩn - 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 28 Sắc pháp; Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong các pháp trung bình; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong các Tâm phần này; Hành uẩn là 11 tợ tha (trừ Thọ và Tưởng) và 25 tịnh hảo: Thức uẩn là 18 tâm vô nhân và 51 tâm tịnh hảo hiệp thế. - 12 Xứ ở đây: 10 Xứ thô là 12 Sắc thô; 18 Tâm vô nhân và 51 Tịnh hảo hiệp thế là ý xứ; 13 Tợ tha, 25 Tịnh hảo và 16 Sắc tế là pháp xứ. - 18 Giới ở đây: 10 Giới thô là 12 Sắc thô; 5 giới thức là ngũ song thức; Ý giới là 2 tâm Tiếp thâu và khai ngũ môn; Ý thức giới là 5 tâm vô nhân còn lại và 51 Tâm tịnh hảo hiệp thế; Pháp giới là 13 Tợ tha, 25 Tịnh hảo và 16 Sắc tế. - 1 Ðế ở đây: khổ đế là 18 tâm vô nhân, 51 Tâm tịnh hảo hiệp thế, cùng với 13 Tợ tha, 25 Tịnh hảo và 28 Sắc pháp. III. Tất cả Pháp tinh lương (Panītā dhammā) nghĩa là những pháp có tính cách như hương vị đặc biệt (thắng vị) tức là pháp ròng chuyên trong sạch, cao quí (những pháp này tâm bất thiện không biết đặng) và có Pāli chú giải như vầy: Uttamatthena atappakatthena cā panītā lokuttarā dhammā: Pháp Tinh lương tức pháp siêu thế có nghĩa là cao quí và không biết no đầy chán nãn. Như vậy tức là Pháp Tinh lương ám chỉ Pháp Siêu thế. Tất cả Pháp tinh lương là: a) Tâm: 40 Tâm Siêu thế. Tất cả Pháp tinh lương đối với: 5 uẩn: Có 4 Danh uẩn (Níp-Bàn ngoại uẩn). - 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong tâm siêu thế; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong Tâm siêu thế; Hành uẩn là 11 Tợ tha (trừ thọ, tưởng) 25 Tịnh hảo (trừ vô lượng phần); Thức uẩn là Tâm siêu thế. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là Tâm siêu thế; Pháp xứ là 13 Tợ tha , 23 Tịnh hảo (trừ vô lượng phần). - 2 Giới ở đây: Ý thức giới là Tâm siêu thế; Pháp giới là 13 tợ tha, 23 tịnh hảo (trừ vô lượng phần). - 2 Diệu đế ở đây: Ðạo đế là 8 chi đạo hiệp trong Tâm đạo; Diệt đế là Níp-Bàn. Còn Tâm Siêu thế và các sở hữu hợp ngoài ra 8 chi đạo trong Tâm đạo là ngoại đế. 123- TAM ÐỀ TÀ Ðề Tà chiết ... vô dư GIẢNG GIẢI Tam đề Tà, dịch từ Phạn ngữ Micchattatika là Tam đề chiết bán mà vô dư. Tam đề này có 3 câu là: I. Tất cả Pháp Tà cho quả nhất định (Michittahiyatā dhammā) nghĩa là nói những pháp ác quááy tà vạy có cho quả cố định chắc chắn, sau khi đó (không một nghiệp lực khác đánh đổ được). Tất cả Pháp Tà cho quả nhất định. a) Tâm: 4 Tham hợp tà và 2 Tâm sân ở sát na đổng tốc thứ 7 khi tạo ngũ nghiệp vô gián (sanh báo nghiệp). b) Sở hữu tâm: 13 tợ tha và 12 bất thiện (trừ Ngã mạn và hoài nghi) khi hiệp với Tâm tham và Tâm sân tạo ngũ nghịch đại tội. Tất cả Pháp Tà cho quả nhất định đối với: 5 uẩn: Có 4 danh uẩn. - 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp với các tâm tạo ngũ nghịch; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp với tâm tạo ngũ nghịch; Hành uẩn là 11 sở hữu tợ tha (trừ thọ, tưởng) và 12 bất thiện (Ngã mạn và Hoài nghi); Thức uẩn là các Tâm tạo ngũ nghịch. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 4 Tâm tham hợp và Tâm sân tạo ngũ nghịch; Pháp xứ là 13 sở hữu Tợ tha và 12 sở hữu Bất thiện (trừ Ngã mạn và Hoài nghi). - 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 4 Tâm tham hợp tà và 2 Tâm sân tạo ngũ nghịch; Pháp giới là 13 sở hữu tợ tha và 12 Bất Thiện (trừ ngã mạn và hoài nghi). - 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 4 Tham hợp tà, 2 tâm sân cùng 13 tợ tha 11 bất thiện (trừ Tham, Ngã mạn, Hoài nghi); Tập đế là sở hữu tham. II. Tất cả Pháp chánh cho quả nhất định (Sammattataniyatā dhammā) là những pháp bản thể tuyệt hảo có trổ quả liền tiếp theo sau đó, chắc chắn (không có pháp ngăn ngại được). Có pālī chú giải như vầy: Sammattāca te niyatāca anantarameva phaladā naniyamenāti: Sammataniyatā: Pháp Chánh nhất định là những pháp ấy Chơn Chánh chắc chắn và cho quả nhất định liên tiếp. Tất cả Pháp chánh cho quả nhất định là: a) Tâm: 20 Tâm đạo. Tất cả Pháp chánh cho quả nhất định đối với: 5 uẩn: Có 4 Danh uẩn. - 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong tâm đạo; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong Tâm đạo; Hành uẩn là 34 sỡ hữu (trừ Thọ và Tưởng) hiệp trong Tâm đạo; Thức uẩn là 20 Tâm đạo. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 20 Tâm đạo; Pháp xứ là 36 sở hữu hợp. - 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 20 tâm đạo; Pháp giới là 36 sở hữu. - 1 Ðế ở đây: Ðạo đế là 8 chi đạo hợp trong Tâm đạo. Còn Tâm đạo và 28 sở hữu hợp trừ 8 chi đạo) là ngoại đế. III. Tất cả Pháp bất định (Aniyatā dhammā) là những pháp không phải là nhất định như pháp Tà nhất định, Pháp Chánh nhất định. Hay nói cách khác là những Pháp nầy ngoài ra hai Pháp nhất định vừa kể. Có câu pàli chú giải về Pháp nầy như sau: Ughayathā pi na niyatā ti: aniyatā Pháp chẳng phải nhất định như cả hai vừa kêu, nên gọi là Pháp phi định. 124- TAM ÐỀ TẠO THÀNH CẢNH Tam đề đạo cảnh, chiết ... Hữu dư GIẢNG GIẢI Tam đề Ðạo thành cảnh dịch từ Pāli Maggārammaṇatika là đầu đề chiết bán mà hữu dư. Tam đề này có 3 câu là: I. Tất cả Pháp có đạo thành Cảnh (Maggārammaṇā dhammā) nghĩa là những Pháp biết đặng Ðạo đế, vì là pháp có Tâm đạo làm đối tượng bị biết thế nên gọi là Pháp có đạo Thành Cảnh. Tất cả Pháp có đạo thành Cảnh là: a) Tâm: Khai Ý Môn, 4 Thiện dục giới hợp trí, 4 Duy tác dục giới tịnh hảo hợp trí và 2 Diệu trí. b) Sở hữu tâm: 13 tợ tha và 19 Tịnh hảo biến hành và Trí Tuệ khi hợp với các Tâm biết Tâm đạo. Tất cả Pháp có đạo thành Cảnh đối với: 5 uẩn: Có 4 Danh uẩn. - 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hợp với các Tâm biết cảnh Ðạo; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hợp với các Tâm biết cảnh Ðạo; Hành uẩn là 11 sở hữu tợ tha (trừ thọ tưởng), 19 Tịnh hảo biến hành và sở hữu Trí tuệ hợp với các Tâm biết cảnh Ðạo; Thức uẩn là Khai ý môn, 8 đổng tốc dục giới tương và 2 Diệu trí. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là Khai ý môn, 8 đổng tốc dục giới tương ưng và 2 Diệu trí; Pháp xứ là 13 sở hữu Tợ tha, 19 sở hữu Tịnh hảo biến hành và Trí tuệ. - 2 Giới ở đây: Ý thức giới là Tâm khai ý môn, 8 Ðổng tốc dục giới tịnh hảo tương ưng và 2 Diệu trí; Pháp giới là 13 sở hữu tợ tha và 19 sở hữu tịnh hảo biến hành và sở hữu Trí tuệ. - 1 Ðế ở đây: Khổ đế là Tâm khai ý môn, 8 Ðổng tốc dục giới tịnh hảo tương ưng và 2 Diệu trí; Pháp giới là 13 sở hữu tợ tha và 19 sở hữu tịnh hảo biến hành và sở hữu Trí tuệ. II. Tất cả Pháp có Ðạo thành Nhân (Maggahetukā dhammā) được giải theo 3 cách: a) Là Pháp có nguyên nhân thành Ðạo đế. Nghĩa là nói những pháp nào có bát chi đạo hiệp thì thành Ðạo đế. Tất cả Pháp trung bình là: b) Là pháp có gặp nhân tương ưng phi đạo đế. Nghĩa là nói những Pháp nào hiệp Ðạo gặp nhân tương ưng, mà nhân ấy chẳng phải là chi Ðạo. c) Là pháp có gặp nhân tương ưng thành Ðạo đế. Nghĩa là nói những Pháp nào tương ưng với Nhân và Nhân ấy thành chi Ðạo đế. Nhận xét theo ba cách giải đây, chỉ có cách thứ ba là hợp lẽ nhất đối với pháp "Có đạo Thành nhân" (Maggahetikā dhammā) muốn rõ ràng hơn, nên tìm chi pháp theo mỗi cách. Tất cả Pháp có Ðạo thành Nhân chi pháp phân theo 3 cách là: a) Chi pháp là 4 hoặc 20 Tâm Ðạo. 28 sở hữu hợp Tâm đạo (trừ 8 chi
đạo). Tất cả Pháp có Ðạo thành Nhân đối với: 5 uẩn: Có 4 Danh uẩn. - 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong Tâm đạo; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong Tâm Ðạo; Hành uẩn là các sở hữu hiệp Tâm đạo tính theo mỗi cách (trừ thọ, tưởng); Thức uẩn là 20 Tâm Ðạo. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 4 hoặc 20 tâm đạo; Pháp xứ là các sở hữu hợp tâm Ðạo tính theo mỗi cách. - 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 4 hoặc 20 tâm đạo; Pháp giới là các sở hữu hợp Tâm đạo tùy theo tính mỗi cách. a) Là ngoại đế: 20 Tâm Ðạo, 28 sở hữu hợp (trừ 8 chi đạo). b) Có 1 đế: Ðạo đế là 8 chi đạo hiệp trong Tâm Ðạo Còn 4 hoặc 20 tâm đạo và 24 sở hữu còn lại (trừ 8 chi đạo hiệp Tâm đạo là Ngoại đế. c) Có 1 Ðế: Ðạo đế là 7 sở hữu chi đạo (trừ trí) hiệp Tâm đạo là Ðạo Ðế, còn 4 hoặc 20 tâm đạo và 28 sở hữu hợp (trừ sở hữu trí) ngoài ra 7 chi đạo hiệp tâm đạo là ngoại đế. III. Tất cả Pháp có Ðạo thành Trưởng (Maggādhipatimo dhammā) nghĩa là pháp nào có gặp vừa là đạo đế vừa là trưởng, đều nằm trong câu này. (sở hữu cần và trí tuệ đối với 8 chánh đạo, chúng là chánh tinh tấn, chánh kiến, với 4 trưởng chúng là cần trưởng, thẩm trưởng). Tất cả Pháp có Ðạo thành Trưởng là: a) Tâm: 20 tâm đạo. b) Sở hữu tâm: 36 sở hữu cùng hợp với tâm đạo (không có trừ Chi Pháp nào cả, vì những pháp đồng sanh trong tâm đạo đều gặp Pháp Thành đạo và Thành trưởng cả, dù Trí vẫn gặp Cần và Cần vẫn gặp Trí). Tất cả Pháp có Ðạo thành Trưởng đối với: 5 uẩn: Có 4 Danh uẩn. - 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong tâm đạo; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong Tâm Ðạo; Hành uẩn là 34 sở hữu (trừ Thọ và Tưởng) hợp trong tâm đạo; Thức uẩn là 20 Tâm đạo. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 20 Tâm đạo; Pháp xứ là 36 sở hữ hợp trong tâm đạo. - 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 20 Tâm đạo; Pháp giới là 36 sở hữu hợp trong tâm đạo. - 1 Ðế ở đây: 8 chi Ðạo hiệp trong 20 Tâm đạo là đạo đế. Còn Tâm đạo và các sở hữu khác ngoài ra 8 Chi đạo khi hợp với Tâm đạo là Ngoại đế. 125- TAM ÐỀ SINH TỒN Ðề sinh, chiết ... Hữu dư GIẢNG GIẢI Tam đề Sinh Tồn dịch từ Phạn ngữ Uppannatika gọi là Tam đề chiết bán và hữu dư. Tam đề này có 3 câu là: I. Tất cả Pháp Sinh Tồn (Uppannā dhammā). Nghĩa là những Pháp có khả năng sinh trưởng sống còn, tức là ám chỉ Pháp hữu vi. Tất cả Pháp Sinh Tồn là: a) Tâm: 121 Tâm Tất cả Pháp Sinh Tồn đối với: 5 uẩn: Có đủ 5 uẩn. - 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 28 sắc pháp; Thọ uẩn là sở hữu Thọ hợp với 121 Tâm; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hợp với 121 Tâm; Hành uẩn là 50 sở hữu còn lại (trừ thọ tưởng) hợp với 121 Tâm; Thức uẩn là 121 Tâm. - 12 Xứ ở đây: 10 xứ thô là 12 Sắc thô; ý xứ là 121 Tâm; Pháp xứ là 52 sở hữu, 16 sắc tế. - 18 Giới ở đây: 10 giới thô là 12 Sắc thô; 5 Giới thức là ngũ song thức; Ý giới là Tâm Tiếp thâu và Khai ngũ môn; Ý thức giới là 108 Tâm còn lại (trừ ngũ song thức và 3 Ý giới); Pháp giới là 52 sở hữu và 16 Sắc tế. - 3 Ðế ở đây: Khổ đế là 18 Tâm hiệp thế, 51 sở hữu hợp (trừ tham). 28 Sắc pháp; Tập đế là sở hữu tham; Ðạo đế là 8 Sở hữu chi đạo hợp trong Tâm đạo. Còn tâm siêu thế và các sở hữu hợp trừ 8 Chi đạo hợp trong tâm đạo là Ngoại đế. II. Tất cả Pháp Phi sanh Tồn (Anuppannā dhammā) là những pháp cũng sanh khởi mà không chắc, vì những Pháp đó chức có sẳn nghiệp nhân làm hậu thuẩn, hay nói một cách khác là Pháp phi Sanh Tồn tức những pháp chưa được xác định sanh rõ rệt. Tất cả Pháp Phi Sanh Tồn là: a) Tâm: 12 Tâm bất thiện, 37 Tâm thiện 20 Tâm duy tác. Tất cả Pháp phi sinh tồn đối với: 5 uẩn: Có đủ 5 uẩn. - 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 19 Sắc phi nghiệp; Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp tâm Phi Sinh Tồn; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong các Tâm Phi Sanh tồn; Hành uẩn là 50 sở hữu còn lại (trừ Thọ và Tưởng) hiệp tâm Phi Sinh Tồn; Thức uẩn là 69 Tâm Phi Sanh Tồn. - 7 Xứ ở đây: Sắc xứ là Sắc cảnh sắc; Thinh xứ là sắc cảnh thinh; Khí xứ là sắc cảnh khí; Vị xứ là sắc cảnh vị; Xúc xứ là Ðất, lửa, gió, ý xứ là 69 Tâm Phi Sanh Tồn; Pháp xứ là 52 sở hữu và 12 Sắc tế Phi Nghiệp. - 8 Giới ở đây: Sắc giới là sắc cảnh sắc; Thinh giới là sắc cảnh Thinh ; Khí giới là Sắc cảnh khí; Vị giới là Sắc Cảnh Vị, Xúc giới là Ðất, lửa, gió; Ý giới là Tâm khai ngũ môn ý thức giới là 68 Tâm Phi Sanh Tồn (trừ khai ngũ môn); Pháp giới là 52 sở hữu, 12 Sắc tế phi nghiệp. - 3 Ðế ở đây: khổ đế là 49 Tâm Phi Sinh Tồn cùng với 51 sở hữu hiệp (trừ sở hữu Tham) và 19 Sắc phi nghiệp; Tập đế là sở hữu Tham; 8 sở hữu Chi Ðạo khi hiệp với Tâm Ðạo là Ðạo đế; còn riêng 40 hoặc 20 Tâm đạo, 28 Sở hữu hợp ngoài ra 8 chi đạo hợp là Ngoại đế. III. Tất cả Pháp Sẽ Sanh (Uppādino dhammā) nghĩa là những pháp xác định sẽ sanh, vì những pháp ấy có nghiệp Nhân làm hậu thuẩn thúc đẩy rồi, nếu đủ duyên sẽ sanh thật, tức là ám chỉ Tâm quả và Sắc nghiệp. Tất cả Pháp Sẽ sanh là: a) Tâm: 52 Tâm quả Tất cả Pháp Sẽ Sanh khởi đối với: 5 uẩn: Có đủ 5 uẩn - 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 18 Sắc nghiệp; Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong các Tâm quả; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong các Tâm quả; Hành uẩn là 36 sở hữu Sở hữu hợp trong các Tâm quả (trừ Thọ và Tưởng); Thức uẩn là các Tâm quả. - 11 Xứ ở đây: 9 Xứ thô là 11 Sắc thô (trừ Thinh xứ); ý xứ là 52 Tâm quả; Pháp xứ là 38 sở hữu hợp Tâm quả và 7 Sắc nghiệp tế. - 17 Giới ở đây: 9 giới thô là 11 Sắc thô (trừ Thinh); 5 giới là Ngũ song thức; ý giới là 2 Tâm tiếp Thâu; Ý thức giới là 40 Tâm quả còn lại (trừ Ngũ song thức và 2 Tiếp thâu). - 1 Ðế ở đây: Khổ đế là 32 Tâm quả hiệp thế, 36 Sở hữu hợp Tâm Quả hiệp thế và 18 Sắc nghiệp. Còn 20 Tâm quả siêu thế và 36 sở hữu hợp là Ngoại đế. 126- TAM ÐỀ QUÁ KHỨ Quá khứ, chiết ... Hữu dư GIẢNG GIẢI Tam đề Quá khứ Atītatika là đề tài chiết bán và hữu dư. Tam đề này có 3 câu là: I. Tất cả Pháp Quá khứ (Atīta dhammā) Nghĩa là Pháp nói đến các Pháp hữu vi đã diệt mất rồi, tức là Tâm, sở hữu, Sắc pháp đã diệt. Tất cả Pháp Quá khứ là: a) Tâm: 121 Tâm (đã diệt) II. Tất cả Pháp Vị Lai (Anāgatā dhammā), nghĩa là chỉ những Pháp Hữu Vi. Tâm, Sở hữu, Sắc nghiệp chưa xảy ra. Tất cả Pháp Vị Lai là:
III. Tất cả Pháp Hiện Tại (Paccuppannā dhammā) nghĩa là chỉ chư pháp hữu vi đang sanh, đang còn, đang hiện hữu, như là Tâm, Sở hữu, Sắc pháp đang trong sát na trụ Hiện tại. Tất cả Pháp Hiện Tại là:
Tất cả Pháp Quá Khứ, Vị Lai, Hiện Tại Sẽ Sanh khởi đối với: 5 uẩn: đủ 5 uẩn (không dư không thiếu). - 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 28 Sắc pháp; Thọ uẩn là sở hữu Thọ là sở hữu thọ hợp tất cả Tâm; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hợp tất cả Tâm; Hành uẩn là 50 sở hữu còn lại (trừ Thọ và Tưởng) hợp tất cả tâm. Thức uẩn là tất cả Tâm. - 12 Xứ ở đây: 10 Xứ thô là 12 Sắc thô; 121 tâm là Ýù xứ; Pháp xứ là 52 sở hữu, 16 Sắc tế. - 18 Giới ở đây: 10 thô giới thô là 12 Sắc thô; 5 giới thức là Ngũ song thức; ý giới là 2 Tâm tiếp Thâu và khai ngũ môn; Ý thức giới là 108 Tâm còn lại (trừ Ngũ song thức và 3 ý giới) Pháp giới là 52 sở hữu và 16 Sắc tế. - 3 Ðế ở đây: Khổ đế là 81 Tâm hợp thế, 51 Sở hữu hợp (trừ Tham) và 28 Sắc pháp; Tập đế là sở hữu tham; Ðạo đế là 8 Chi đạo hiệp trong Tâm đạo còn 40 Tâm Siêu thế và 36 Sở hữu hợp (ngoài ra 8 chi đạo hiệp trong Tâm đạo) là Ngoại đế. 127- TAM ÐỀ CẢNH QUÁ KHỨ Ðề Cảnh Quá khứ, chiết ... Hữu dư GIẢNG GIẢI Tam Ðề Cảnh Quá khứ, dịch từ câu Atītārammanatika là đề tài chiết bán và hữu dư. Tam đề này có 3 câu là: I. Tất cả Pháp biết cảnh Quá khứ (Atītārammanā dhammā) là những Pháp biết đặng cảnh đã diệt, đã mất rồi. Trong chư pháp ấy cũng có những tâm chuyên môn biết cảnh quá khứ, cũng có những Tâm đôi khi biết cảnh quá khứ tức là Nhất định và Bất định. Tất cả Pháp biết cảnh Quá khứ là: a) Tâm: 3 Tâm Thức vô biên, 3 Tâm Phi tưởng phi phi tưởng (chỉ biết cảnh Quá Khứ) và 41 Tâm Dục giới (trừ 3 ý giới và Ngũ song thức) cũng biết cảnh Quá khứ và 2 Tâm Diệu Trí. (đã diệt) b) Sở hữu tâm: 50 Sở hữu cùng hợp với các Tâm biết cảnh Quá khứ (trừ 2 Vô lượng phần). Tất cả Pháp biết cảnh Quá khứ đối với: 5 Uẩn: Có 4 Danh uẩn. Tất cả Pháp biết cảnh Quá khứ đối với: - 4 Uẩn nơi đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp Tâm biết cảnh Quá khứ; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp Tâm biết cảnh Quá khứ; Hành uẩn là 48 sở hữu cùng hợp (trừ Thọ, Tưởng và 2 Vô lượng phần); Thức uẩn là các Tâm biết cảnh Quá khứ. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là tất cả Tâm biết cảnh Quá khứ; Pháp xứ là 50 sở hữu (trừ vô lượng phần) hợp với các Tâm biết cảnh Quá khứ. - 2 Giới ở đây: ý thức giới là các Tâm biết cảnh quá khứ cùng với 49 sở hữu hợp (trừ Vô lượng phần và sở hữu tham) Tập đế là sở hữu Tham. - 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 49 Tâm biết cảnh quá khứ cùng 49 sở hữu hợp (trừ vô lượng phần và sở hữu Tham) Tập đế là sở hữu Tham. II. Tất cả Pháp biết Cảnh Vị Lai (Anāgatāram-manā dhammā) nghĩa là những Pháp biết đặng cảnh chưa đến, chưa sanh. Pháp biết cảnh Vị lai luôn luôn là bất định vì đối tượng chưa có đến thật, nên chỉ có thể biết thôi. Tất cả Pháp biết cảnh Vị Lai là: a) Tâm: 2 Tâm Diệu trí và 41 Tâm Dục giới (trừ Ngũ song thức và 3 ý
giới). Tất cả Pháp biết cảnh Vị Lai đối với: 5 Uẩn: Có 4 Danh uẩn. - 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hợp với các Tâm biết cảnh Vị lai; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hợp với các Tâm biết cảnh Vị Lai; Hành uẩn là 48 Sở hữu hợp (trừ Thọ, Tưởng và vô Lượng phần) hợp với các Tâm biết cảnh Vị Lai; Thức uẩn là các Tâm biết cảnh Vị Lai. - 2 Xứ ở đây: ý xứ là các Tâm biết cảnh Vị Lai; Pháp xứ là 50 sở hữu (trừ Thọ, Tưởng). - 2 Giới ở đây: ý thức giới là các Tâm biết cảnh Vị Lai; Pháp giới là 50 sở hữu (trừ Vô lượng phần) hợp Tâm biết cảnh Vị Lai. - 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 34 Tâm biết cảnh Vị lai cùng với 49 sở hữu cùng hợp (trừ Vô lượng phần và sở hữu tham). III. Tất cả Pháp biết Cảnh Hiện Tại (Paccuppannārammaṇā dhammā) nghĩa là những pháp biết đặng cảnh đang sanh, đang hiện hữu. Pháp biết cảnh hiện tại, có phần nhất định chuyên biết cảnh Hiện tại, có phần bất định cũng có thể biết đặng. Tất cả Pháp biết Cảnh Hiện Tại là: a) Tâm: Ngũ song thức và 3 ý giới biết cảnh Hiện tại, còn 2 Tâm Diệu
trí và 41 Tâm Dục giới còn lại cũng biết cảnh Hiện tại nhưng bất định. Tất cả Pháp biết Cảnh Hiện Tại đối với: 5 uẩn: Có 4 Danh uẩn. - 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp Tâm biết cảnh Hiện tại; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp Tâm biết cảnh Hiện tại; Hành uẩn là 48 sở hữu còn lại hiệp Tâm biết cảnh Hiện tại (trừ Thọ và Tưởng); Thức uẩn là 54 Tâm dục giới và 2 Tâm Diệu Trí. - 12 Xứ ở đây: Ýù xứ là 54 Tâm Dục giới và 2 Tâm Diệu Trí biết cảnh Hiện tại; Pháp xứ là 50 sở hữu hợp các tâm biết cảnh hiện tại. - 8 Giới ở đây: 5 Giới thức là Ngũ song thức; ý thức giới là 2 Tâm Tiếp thâu và Tâm khai ngũ môn; ý thức giới là 41 Tâm dục giới (trừ ngũ song thức và 3 ý giới) và 2 Tâm Diệu Trí; Pháp giới là 50 sở hữu còn lại hiệp trong Tâm nầy biết cảnh Hiện tại là Pháp giới. - 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 54 Tâm Dục giới, 2 Tâm Diệu trí cùng 49 Sở hữu hợp chung với Tâm biết cảnh Hiện tại (trừ Sở hữu Tham); Tập đế là sở hữu tham. 128- TAM ÐỀ NỘI PHẦN Ðề Nội, Chiết ... Hữu dư GIẢNG GIẢI Tam Ðề Nội Phần dịch từ chữ Pāli Ajjhattātika là Ðề tài chiết bán mà vô dư. Ðề nội phần có 3 câu là: I. Tất cả Pháp Nội Phần (Ajjhattā dhammā) là những Pháp phát sinh trong tự thân nầy. Tất cả Pháp Nội Phần là: a) Tâm: 121 Tâm (nói chung) Tất cả Pháp Nội Phần đối với: 5 Uẩn: Có đủ 5 uẩn. - 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 28 Sắc Pháp; Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp với Tâm Nội Phần; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp với Tâm Nội Phần; Hành uẩn là 50 sở hữu còn lại (trừ Thọ, Tưởng) hiệp với Tâm Nội Phần; Thức uẩn là tất cả Tâm. - 12 Xứ ở đây: 10 xứ thô là 12 sắc thô; Ý xứ là tất cả Tâm; Pháp xứ là 52 sở hữu và 16 sắc tế. - 18 Giới ở đây: 10 giới thô và 12 sắc thô; 5 giới thức là ngũ song thức; Ý giới là 2 Tâm tiếp thâu và Tâm khai ngũ môn; Ý thức giới là 108 Tâm còn lại (trừ ngũ song thức và 3 ý giới). - 3 Ðế ở đây: Khổ đế là 81 Tâm hiệp thế cùng với 51 sở hữu hợp (trừ Tham) và 28 Sắc pháp; Tập đế là sở hữu Tham; Ðạo đế là 8 chi đạo hiệp trong Tâm đạo. Còn Tâm siêu thế và các sở hữu hợp ngoài ra 8 chi Ðạo trong Tâm đạo là Ngoại đế. II. Tất cả Pháp Ngoại phần (Bahiddhā dhammā) là những Pháp chơn đế ngoài ra Ngũ uẩn bên trong tức là Ngũ uẩn bên ngoài và Níp-Bàn. Tất cả Pháp Ngoại phần là: a) Tâm: 121 Tâm (bên ngoài). hiệp với Tâm Ngoại Phần đối với: 5 Uẩn: Có đủ 5 uẩn và Ngoại uẩn (Níp-Bàn). - 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 28 Sắc pháp; Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 121 Tâm; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 121 Tâm; Hành uẩn là 50 Sở hữu hợp (trừ Thọ, Tưởng) hiệp trong 121 Tâm; Thức uẩn là 121 Tâm. - 12 Xứ ở đây: 10 xứ thô là 12 Sắc thô; ý xứ là 121 Tâm: Pháp xứ là 52 sở hữu, 16 sắc tế và Níp-Bàn. - 18 Giới ở đây: 10 giới thô là 12 Sắc thô; 5 Giới thức ngũ song thức; Ý giới là 2 Tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; ý thức giới là 108 Tâm còn lại (trừ Ngũ song thứ và 3 ý giới); Pháp giới là 52 sở hữu, 16 Sắc tế và Níp-Bàn. - 4 Ðế ở đây: Khổ đế là 81 Tâm hiệp thế cùng với 51 sở hữu hợp (trừ tham); và 28 Sắc pháp; Tập đế là sở hữu tham; Diệt đế là Níp-Bàn; Ðạo đế là 8 chi đạo hợp trong tâm đạo. Còn Tâm Siêu thế và các sở hữu hợp ngoài ra 8 Chi đạo hiệp trong Tâm đạo là Ngoại đế. III. Tất cả Pháp Nội và Ngoại phần (Ajjhatta bahiddhā dhammā) nghĩa là những pháp Chơn Ðế hữu vi có sanh trong tự thân và ngoài ra tự thân, tức ám chỉ Ngũ uẩn nói chung nếu đứng về chủ quan thì là Nội Phần, và đây hạn chế không lấy Chơn đế vô vi Níp- Bàn. Tất cả Pháp Nội và Ngoại phần là: a) Tâm121 thứ Tâm (nói chung) Tất cả Pháp Nội và Ngoại phần đối với: 5 uẩn: Có đủ 5 uẩn - 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 28 Sắc pháp; Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong Tâm Nội và Ngoại; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong Tâm Nội và Ngoại; Hành uẩn là 50 sở hữu (trừ Thọ và Tưởng) hiệp trong Tâm Nội và Ngoại; Thức uẩn là 121 Tâm Nội và Ngoại . - 12 Xứ ở đây: 10 xứ thô là 12 Sắc thô; Ýù xứ là 121 Tâm; Pháp xứ là 52 sở hữu và 16 Sắc tế. - 18 Giới ở đây: 10 Giới thô là 12 Sắc thô; ý giới là 121 Tâm; Pháp giới là 52 sở hữu, 16 Sắc tế. - 3 Ðế ở đây: Khổ đế là 81 Tâm hiệp thế cùng với 51 Sở hữu hợp (trừ sở hữu Tham) và 28 Sắc Pháp; Tập đế là sở hữu tham; Ðạo đế là 8 Chi đạo hiệp trong Tâm đạo. Còn Tâm Siêu thế và các sở hữu hợp ngoài ra 8 Chi đạo hiệp trong Tâm đạo là Ngoại đế. 129- TAM ÐỀ CẢNH NỘI PHẦN Cảnh Nội, Chiết ... Hữu dư. GIẢNG GIẢI Tam Ðề Cảnh Nội Phần được dịch từ chữ Ajjhāttārammaṇatika là Ðề tài chiết bán và hữu dư. Tam đề này có 3 câu là: I. Tất cả Pháp biết Cảnh Nội Phần (Ajjhattārammaṇā dhammā) Nghĩa là Tâm Pháp biết đặng pháp bản thể trong tự thân nầy, hay nói cách khác là những pháp nào năng tri có Ðối tượng sở tri là Nội phần, thì gọi là Pháp biết cảnh Nội phần. Tất cả Pháp biết cảnh Nội phần là: a) Tâm: 3 Tâm Thức vô biên, 3 Tâm Phi tưởng phi phi tưởng (chỉ biết cảnh Nội phần) 2 Diệu trí và 54 Tâm dục giới (cũng biết cảnh Nội phần). b) Sở hữu tâm: có 49 Sở hữu (trừ Tật và Vô lượng phần). Tất cả Pháp biết cảnh Nội phần đối với: 5 Uẩn: Có 4 Danh uẩn. - 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp Tâm biết cảnh Nội Phần; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp Tâm biết cảnh Nội Phần; Hành uẩn là 47 sở hữu hiệp Tâm biết cảnh Nội Phần; Thức uẩn là 54 Tâm Dục giới, 3 Tâm thức vô biên xứ, 3 Tâm Phi tưởng phi phi tưởng xứ và 2 Tâm Diệu trí. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 54 Tâm Dục giới; 3 Tâm vô sở hữu xứ, 3 Tâm Phi tưởng phi phi tưởng xứ và 2 Tâm Diệu trí; Pháp xứ là 49 sở hữu hợp Tâm biết cảnh nội phần (trừ Tật và vô lượng phần). - 8 Giới ở đây: 5 giới thức là ngũ song thức; Ý giới là 2 Tâm tiếp thâu và Tâm khai ngũ môn; Ý thức giới là 45 Tâm dục giới còn lại (trừ ngũ song thức và 3 ý giới). 3 Tâm thức vô biên xứ, 3 Tâm Phi tưởng phi phi tưởng xứ và 2 Tâm Diệu trí. Pháp giới là 49 sở hữu hợp Tâm biết cảnh Nội (trừ Tật và vô lượng phần) - 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 54 Tâm Dục giới, 3 Tâm thức vô biên xứ, 3 Tâm Phi tưởng phi phi tưởng xứ, 2 Tâm Diệu trí và 48 sở hữu hợp (trừ sở hữu Tham sở hữu Tật và vô lượng phần) Tập đế là sở hữu Tham. II. Tất cả Pháp biết Cảnh Ngoại phần (Bahiddhārammaṇa dhammā) nghĩa là những Pháp biết đặng chư pháp bản thể ngoài ra Thân Tâm này, hay nói một cách khác những pháp nào năng tri có đối tượng sở tri là chư pháp Ngoại phần (Tâm, Sở hữu, Sắc pháp bên ngoài) thì đó gọi là Pháp biết cảnh Ngoại phần). Tất cả Pháp biết Cảnh Ngoại phần là: a) Tâm: 15 Tâm Sắc giới, 3 Tâm không vô biên, 40 Tâm Siêu thế (chỉ
biết cảnh Ngoại phần) 2 Tâm Diệu trí. và 54 Tâm Dục giới (cũng biết cảnh
ngoại). Tất cả Pháp biết cảnh Ngoại Phần đối với: 5 Uẩn: Có 4 Danh uẩn. - 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp tâm biết cảnh ngoại phần; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp tâm biết cảnh ngoại phần; Hành uẩn là 50 Sở hữu (trừ Thọ, Tưởng) hiệp tâm biết cảnh ngoại phần; Thức uẩn là 54 Tâm Dục giới, 15 Tâm Sắc giới, 3 Tâm không vô biên xứ, 40 tâm siêu thế và Tâm diệu trí. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 54 Tâm Dục giới, 15 Tâm sắc giới, 3 Tâm không vô biên xứ , 40 Tâm siêu thế và 2 Tâm Diệu trí. Pháp xứ là 52 sở hữu, 16 sắc tế và Níp-Bàn. - 8 Giới ở đây: 5 giới thức là ngũ song thức; Ý giới là 2 Tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; ý thức giới là 41 Tâm dục giới còn lại (trừ Ngũ song thức và 3 ý giới), 15 Tâm sắc giới, 3 tâm Không vô biên xứ, 40 tâm siêu thế và 2 tâm Diệu trí; Pháp giới là 52 sở hữu hiệp Tâm biết cảnh Ngoại phần. - 3 Ðế ở đây: Khổ đế là 54 Tâm dục giới, 15 Tâm sắc giới, 3 Tâm không vô biên xứ và 2 tâm diệu trí cùng với 51 Sở hữu hợp (trừ sở hữu Tham); Tập đế là sở hữu tham; Ðạo đế là 8 chi đạo hợp trong tâm đạo. Còn riêng 8 hoặc 40 Tâm Siêu thế cùng 36 sở hữu hợp 8 Chi đạo trong Tâm đạo là Ngoại đế. III. Tất cả Pháp biết cảnh Nội và Ngoại phần (Ajjhattābahiddhārammaṇā dhammā) Nghĩa là những pháp vừa biết đặng bản thể Pháp bên trong lẫn bên ngoài (Pháp biết cảnh Nội và ngoại đều là bất định). Tất cả Pháp biết Cảnh Nội và Ngoại phần là: a) Tâm: 2 Tâm diệu trí và 54 Tâm dục giới Tất cả Pháp biết Cảnh Nội và Ngoại phần đối với: 5 uẩn: Có 4 Danh uẩn. - 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong Tâm biết cảnh Nội và Ngoại phần; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong Tâm biết Cảnh Nội và Ngoại phần; Hành uẩn là 47 sở hữu hiệp trong Tâm biết cảnh Nội và Ngoại phần (trừ Thọ và Tưởng); Thức uẩn là 54 Tâm Dục giới và 2 Tâm Diệu trí. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 54 Tâm Dục giới và 2 Tâm Diệu trí; Pháp xứ là 49 sở hữu hiệp Tâm biết cảnh Nội và Ngoại phần. - 8 Giới ở đây: 5 Giới thức là ngũ song thức; ý giới là 2 Tâm Tiếp thâu và khai ngũ môn; ý thức giới là 41 Tâm Dục giới còn lại (trừ Ngũ song thức và 3 Ý giới) và 2 Tâm Diệu trí. - 2 Ðế ở đây: 54 Tâm dục giới và 2 Tâm Diệu trí cùng với 51 sở hữu hợp (trừ sở hữu tham) là Khổ đế; sở hữu tham là Tập đế. 130- TAM ÐỀ HỮU KIẾN Tất cả Pháp Hữu kiến Hữu xúc đối GIẢNG GIẢI Tam Ðề Hữu kiến, dịch từ Phạn ngữ Sanidassanatika, là Ðề tài chiết bán mà vô dư. Tam đề Hữu kiến có 3 câu là: I. Tất cả Pháp Hữu kiến Hữu xúc đối (Sanidassanasappatighā dhammā) Nghĩa là Pháp bị thấy đặng và có sự xúc chạm đối chiếu giữa Căn và Cảnh. Tóm lại Pháp nào đối chiếu với Thần kinh nhãn và bị Nhãn vật thấy được, gọi là Pháp Hữu kiến Hữu đối xúc. Tất cả Pháp Hữu kiến Hữu đối xúc là: Sắc pháp: Sắc cảnh sắc. Tất cả Pháp Hữu kiến Hữu đối xúc đối với: 5 Uẩn: Có 1 uẩn (Sắc uẩn). - 1 Uẩn là Sắc uẩn tức Sắc cảnh sắc. II. Tất cả Pháp vô kiến Hữu xúc đối (Anidassanasappatighā dhammā) nghĩa là những Pháp không phải bị thấy, nhưng mà có sự tiếp chạm giữa Căn, Cảnh với nhau. Tất cả Pháp vô kiến Hữu xúc đối là: Sắc pháp: 5 Sắc thần kinh, 3 Sắc Cảnh giới (trừ Cảnh sắc) và 3 Sắc Ðại (Ðất, lửa, gió) Tất cả Pháp vô kiến Hữu xúc đối, đối với: 5 Uẩn: Có 1 uẩn (Sắc uẩn). - 1 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 5 Sắc Thần kinh, 3 Sắc cảnh giới (trừ Sắc
cảnh sắc). Ðất, lửa, gió. III. Tất cả Pháp Vô kiến Vô xúc đối (Anidassanāppatighi dhammā) Nghĩa là những pháp không có bị thấy đặng và cũng không có tiếp chạm đối chiếu với nhau. Tất cả Pháp Vô kiến vô đối chiếu là: a) Tâm: 121 Tâm. Tất cả Pháp Vô kiến Vô đối chiếu đối với: 5 uẩn: Có đủ 5 uẩn. - 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 16 sắc tế; Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong Tâm Vô kiến Vô đối xúc; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong Tâm Vô kiến Vô đối xúc; Hành uẩn là 50 sở hữu (trừ Thọ và Tưởng); Thức uẩn là 121 Tâm Vô kiến vô đối chiếu. - 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 121 Tâm; Pháp xứ là 52 sở hữu, 16 Sắc tế và Níp-Bàn. - 8 Giới ở đây: 5 Giới thức là ngũ song thức; ý giới là 2 Tâm Tiếp thâu và khai ngũ môn; Ý thức giới là 108 Tâm còn lại (trừ Ngũ song thức và 3 Ý giới) Pháp giới là 52 sở hữu, 16 Sắc tế và Níp-Bàn. - 4 Ðế ở đây: Khổ đế là 81 Tâm hiệp thế, 51 sở hữu hợp (trừ tham) và 16 Sắc tế; Tập đế là sở hữu Tham; Diệt đế là Níp-Bàn; Ðạo đế là 8 Chi đạo hiệp trong Tâm đạo. Còn Tâm siêu thế và các sở hữu hợp ngoài ra 8 Chi đạo trong Tâm Ðạo là Ngoại đế. -ooOoo- |
Chân thành cám ơn anh Lê Trung Thành đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 02-2003)
[Trở về
trang Thư Mục]
last updated: 11-05-2004