[01] SIÊU-LÝ CƯƠNG-YẾU Pháp tất cả chia ra có 2: 1- Pháp Tục đế (Sammutisacca). Trừ Pháp Tục đế (là sự thật của thế gian thông thường) còn lại tất cả Pháp là chơn-đế. Pháp Chơn-đế chia ra có bốn: 1- Chơn tâm (Citta: Sabhāvadhammā). A)- Chơn tâm ở đây không có nghĩa là tự ngã thường hằng bất biến đồng danh nghĩa với Phật tánh, tánh không v.v... mà là bản thể về tâm thức. Chơn tâm có 6 loại: 1- Nhãn thức có hai thứ. Cộng chung là 121 tâm. B)- Chơn tánh ở đây là bản thể thật về tánh lý, tức là pháp phụ thuộc của tâm, cũng được gọi là sở hữu tâm hay tâm sở. Chơn tánh có ba loại: 1- Tánh vô ký có 13 thứ. Cộng chung là 52 thứ. C)- Chơn sắc ở đây là Pháp bản thể thật về Sắc Pháp. Chơn sắc có hai loại: 1- Sắc Tứ Ðại có 4 thứ. Cộng chung là 28 sắc. D)- Chơn không ở đây là pháp bản thể thật về vô vi tức là Níp-Bàn chỉ có một. I. PHÁP CHƠN ÐẾ PHÂN THEO NGŨ UẨN CÓ 5: 1- Sắc uẩn là 28 Sắc pháp. Níp-Bàn là ngoại uẩn. II. PHÁP CHƠN ÐẾ PHÂN THEO XỨ CÓ 12: 1- Nhãn xứ là sắc nhãn vật. III. PHÁP CHƠN ÐẾ PHÂN THEO GIỚI CÓ 18: 1- Nhãn giới là sắc nhãn vật. IV. PHÁP CHƠN ÐẾ PHÂN THEO TỨ DIỆU ÐẾ: 1- Khổ đế: là 81 tâm hiệp thế, 51 sở hữu phi tham trong khi phối hợp
với tâm hiệp thế và 28 sắc pháp. - Các sở hữu phi đạo đế phối hợp trong tâm đạo và tâm đạo là ngoại đế; cũng vậy các tâm Quả Siêu Thế đều là ngoại đế. -ooOoo- 1. KỆ NHẬP ÐỀ Kính Lễ Chánh Ðẳng Giác. Giảng giải: "Chánh Ðẳng Giác" dịch từ chữ Sammāsambuddha nghĩa là bậc giác ngộ hoàn toàn, hiểu biết tất cả, cũng dịch là Chánh Biến Tri tức là bậc tự giác ngộ Lý Tứ Diệu Ðế không có thầy chỉ dạy. "Vô Tỷ Chánh pháp" dịch từ chữ Atulamsasaddhammaṃ nghĩa là giáo lý của Phật giảng thuyết là giáo lý trên mọi giáo lý, pháp môn trên mọi pháp môn, không có một giáo lý hay pháp môn nào khác có thể so sánh được. "Vô Thượng Tăng Chúng" dịch từ chữ Ganuttamaṃ nghĩa là chúng Thinh Văn đệ tử của Phật tu hành chân chánh đúng theo chánh pháp, thành đạt cứu cánh của phạm hạnh, bên ngoài có tam y quả bát, bên trong có tam học là Giới, Ðịnh và Tuệ. Sa môn trên các Sa môn, giáo sĩ trên các giáo sĩ không thể có hàng Sa môn hay giáo sĩ khác so sánh bằng. "Diệu Pháp" dịch từ chữ Abhidhamma nghĩa là giáo lý cao siêu vi diệu, mầu nhiệm hơn thường; cũng dịch là Ðối Pháp vì pháp môn trong tạng này chỉ rõ ràng Năng đối và Sở đối cũng dịch là Thắng Pháp vì ý nghĩa trong tạng này thù thắng hơn Kinh tạng và Luật tạng, cũng dịch là Ðại Pháp, vì khi thuyết đến tạng này Nhứt Thiết Chủng Trí của Ðức Phật mới phát huy tột độ, hào quang hiện đủ sáu màu và nghĩa lý trong tạng Abhidhamma bao trùm cả ý nghĩa Tục đế và Chơn đế. 2. NHỊ ÐỀ VIÊN DUNG Gồm thâu tất cả pháp. Giảng giải: "Pháp" dịch từ chữ Dhamma nghĩa là cái gì đó có tướng trạng riêng biệt như vuông, tròn, dài, vắn, sáng tối, cao, thấp, chơn, giả, hữu vi, vô vi v.v... để phân biệt, hiểu biết được đó là vật chi thì gọi là pháp. Pháp được Ðức Phật khéo giảng thuyết bằng nhiều phương tiện khác nhau, nhưng tóm lại có hai là Chơn đế và Tục đế. "Tục đế" dịch từ chữ Sammutti-sacca nghĩa là sự thật phổ thông của thế tình. Thí dụ: Như các món nữ trang có tên bông, cà rá v.v... cũng dịch là Thi Thiết là tạo đặt ra chứ không có thật, cũng dịch là Khái niệm là quan niệm đại khái bề ngoài chứ không có thật chất. Cũng dịch là Chế định là chế biến định đặt ra danh từ và ý nghĩa của các sự vật để tỏ cho nhau hiểu biết bản thể thật. Có chỗ gọi là Thế đế cũng đồng nghĩa như tục Ðế. Tục đế có hai loại Danh chế định và Nghĩa chế định. Danh chế định (Nāmapaññatti) có 6: 1- Danh chơn chế định. Nghĩa chế định (Atthapaññatti) có 7: 1- Hình thức chế định. "Chơn đế" dịch từ chữ Paramattha-sacca nghĩa là sự thật bản thể hay sự thật của sự thật, thí dụ: vàng là bản chất của các loại nữ trang cũng dịch là Ðệ nhất nghĩa đế là lẽ thật tuyệt đối cũng dịch là Siêu Lý là chơn lý cao siêu vượt trên ý nghĩa thông thường. Chơn đế có 4 thứ: 1-Tâm "Tâm" dịch từ chữ Citta nghĩa là suy nghĩ, biết cảnh, nhận thức sự hiện hữu của đối tượng. Tâm có 6 loại: 1- Tâm nhãn thức có 2 thứ. Như vậy, tâm có 121 thứ kể chung 6 loại tất cả: "Sở Hữu Tâm" dịch từ chữ Cetasika nghĩa là vật phụ thuộc của tâm. Ðối với tâm, sở hữu luôn luôn đồng sanh với tâm, đồng diệt với tâm, đồng nương một căn (vật) với tâm và đồng biết một cảnh với tâm. Sở hữu tâm có 3 loại: 1- Sở hữu tợ tha có 13 thứ. Như vậy Sở hữu tâm có 52 thứ kể chung 3 loại tất cả. "Sắc pháp" dịch từ chữ Rūpa có nghĩa là thể chất vô tri giác hằng biến hoại đổi thay. Trái nghĩa với Danh hay Tâm là sự biết cảnh không hình sắc. Sắc Pháp có hai loại: - Sắc Tứ Ðại có 4 thứ Như vậy sắc pháp tính chung 2 loại có 28 thứ tất cả. "Níp-Bàn" dịch từ chữ Nibbāna nghĩa là dập tắt phiền não, diệt tận ngũ uẩn, chấm dứt sanh tử luân hồi, ngoài hạn cuộc thế gian. Theo ngài Sāriputta giải: sự vắng mặt tham, sân, si là Níp-Bàn. - Ngài Nārada chú giải tập Dhammapada ghi rằng: "Ðứng về phương diện siêu hình. Níp-Bàn là dập tắc đau khổ, phiền não, về phương diện tâm lý, Níp-Bàn tận diệt tham, sân, si". Như trên vừa trình bày hai pháp Tục đế và Chơn đế. Trong mọi trường hợp cả hai đế đều được ứng dụng để bổ túc cho nhau, nhất là trên phương diện duy trì và truyền bá chánh pháp, chúng ta không thể chấp Tục đế mà bỏ Chơn đế và ngược lại. Chấp tục đế mà bỏ Chơn đế như bỏ mồi bắt bóng Giữ Chơn đế mà bỏ Tục đế chẳng khác tìm trâu mà không theo dấu! Vì vậy, nên Nhị đề phải được viên dung. -ooOoo- |
Chân thành cám ơn anh Lê Trung Thành đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 02-2003)
[Trở về
trang Thư Mục]
last updated: 01-02-2004