Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

Vi Diệu Pháp Nhựt Dụng

Hòa thượng Janakabhivamsa
U Ko Lay dịch sang Anh ngữ
Cư sĩ Thiện Nhựt dịch sang Việt ngữ


[01]

Chương 1

Về Chơn đế và Tâm thức

001.- Bốn Chơn đế.

Chữ Chơn đế được dùng để tạm dịch từ ngữ Pali Paramattha, có nghiã là bản thể nội tại cao thượng. Tĩnh từ cao thượng,đây, chẳng có nghiã là ở trên chỗ cao, cao quí hay tốt lành; nó chỉ được dùng để chỉ vào tánh cách thẳng đứng và bền chắc, chẳng đổi thay, do nơi bản thể nội tại.

[Parama + attha = cao thượng + bản thể nội tại].

Bốn Chơn đế đó là: Tâm hay Tâm thức (citta), Tâm sở (cetasikas), Sắc pháp (rùpa) và Niết-bàn (Nibbana), sự thật tuyệt đối duy nhứt.

002.- Tánh cách chẳng thay đổi của Chơn đế như thế nào?

Các Tâm sở bao gồm có sự tham lam (lobha) và sự sân hận (dosa). Sự tham lam chẳng hề thay đổi bản thể nội tại của nó, cho dầu nó khởi lên nơi tâm của người hiền và có đức hạnh hay nơi kẻ hung ác, hoặc nơi con chó. Sự sân hận cũng chẳng đổi thay bản thể cứng rắn căm hờn hay ác ý khi nó khởi lên nơi bất cứ một chúng sanh nào. Do đó, ta nên nhận định rằng, cùng thế ấy, bốn Chơn đế cũng luôn luôn duy trì bản thể nội tại của chúng.

Các Chơn đế chẳng hề vướng phải thiên kiến hay có thiên vị; và chúng luôn luôn tự phát khởi theo bản thể nội tại của riêng chúng. Bản thể nội tại của sự vật cần được thông đạt thấu đáo như vừa được giải thích, mới có thể hiểu rõ được các tâm trạng của chính mình và của kẻ khác.

Ghi nhớ:

1.- Bản thể chơn thật, luôn luôn thường hằng, bền chắc và chẳng đổi thay, được gọi là Chơn đế (Paramattha).

2.- Có bốn Chơn đế: Tâm, Tâm sở, Sắc pháp và Niết-bàn.

Tâm (Citta)

003.- Ý thức được về một sự vật, đó là Tâm thức.

Chúng ta thường ý thức được mọi sự vật. Bản thể của sự hay biết đó được gọi là Tâm thức. Ở đây, chữ Tâm thức chẳng có nghiã là sự lãnh hội bằng kiến thức hay trí huệ. Nó chỉ có nghiã là khả năng cảm nhận sự vật xuyên qua các giác quan.

Sáu đối tượng của giác quan Sáu hình thức của tâm thức
1. Mọi hình thức về hình sắc ruparammana
2. Mọi hình thức về âm thanh saddarammana
3. Mọi hình thức về mùi hương gandharammara
4. Mọi hình thức về mùi vị rasarammana
5. Mọi hình thức về xúc chạm photthabharammana
6. Mọi sự vật khác có thể cảm nhận được dhammarammana

Khi nhìn thấy một vật có thể thấy được, nhãn thức về hình sắc khởi lên. Khi nghe tiếng động, nhĩ thức về âm thanh khởi lên. Khi ngửi một mùi, tị thức về mùi hương khởi lên. Khi nếm một vị, thiệt thức về vị khởi lên. Khi sờ chạm vào một vật, thân thức về sự vật khởi lên. Khi cảm nhận về năm đối tượng của giác quan, cùng các sự vật khác có thể cảm nhận được, thì tâm thức khởi lên. Do đó, khả năng cảm nhận lấy một sự vật liên hệ được gọi là tâm hay tâm thức (citta).

004.- Bản thể của Tâm, hay Tâm thể.

"Tâm có thể đi dạo xa, nó đi lang thang một mình. Nó chẳng có hình dạng vật chất, và trú sở của nó ở trong hang động.", theo một câu thơ trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada). Sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu thêm chi tiết về câu thơ nầy.

005.- Tâm có thể đi dạo xa.

Tâm chẳng có thể di động như một khối vật chất, giống một người đang bước chơn đi. Nhưng tâm có thể cảm nhận được một vật ở cách xa chỗ bạn đứng, nên cũng tựa như tâm đã đi đến nơi vật ở đấy. Thí dụ như, trong khi bạn đang ở Mandalay và tưởng nghĩ đến một vật gì hay một người nào ở Yangon, tâm của bạn đâu có thật sự đi đến tận Yangon, nhưng nó ghi nhận được sự ý thức ở Yangon, ngay cả khi còn đang ở tại Mandalay. Vi tâm có thể cảm nhận được một sự vật ở xa, cho nên mới nói: "Tâm có thể đi dạo xa" .

006.- Tâm đi lang thang một mình.

Tâm thức khởi lên và biến đi rất nhanh chóng. Hơn cả triệu triệu (hay một ngàn tỷ) đơn vị của tâm thức có thể khởi hiện và biến diệt ngay trong một cái khảy ngón tay. Sự phát khởi và biến diệt đó thật là nhanh chóng, khiến cho hai hay ba đơn vị tâm thức dường như có khả năng khởi lên và cảm nhận hai hay ba sự vật cùng một lúc. Kỳ thật, chẳng hề có hai hay ba đơn vị tâm thức khởi lên cùng một lúc cả. Chúng khởi lên trước sau từng cái một, và chỉ bắt đầu cảm nhận một sự vật nầy, sau khi đã cảm nhận sự vật trước xong,

Trong khi chúng ta ngồi trên ghế nệm tẩm nước hoa, ăn uống và thưởng thức các ca sĩ, vũ nữ trình diễn, chúng ta để ý thấy có cả năm trần (đối tượng của các giác quan), tức là: sắc, thanh, hương, vị xúc Tâm chúng ta chẳng cảm nhận cùng một lúc cả năm đối tượng ấy một lượt đâu. Chỉ sau khi cảm nhận được một sự vật mà chúng ta thích nhứt, thì các sự vật khác mới được chúng ta cảm nhận tiếp đến. Do đấy, hai hay ba đơn vị tâm thức chẳng hề khởi lên cùng một lúc. Vì tâm thức chỉ lần lượt khởi lên từng cái một, cho nên mới nói: "Tâm đi lang thang một mình."

Lại nữa, chữ "đi lang thang", đây, chẳng có nghiã là thật sự đi đây đi đó, mà chỉ có nghiã là tâm cảm nhận được một sự vật ở một địa điểm cách xa đây. Khi cảm nhận một sự vật, một đơn vị tâm thức duy nhứt chẳng đủ để khiến cho chúng ta nhận thức được trọn vẹn về sự vật ấy. Cần rất nhiều đơn vị tâm thức hiện khởi lên, cái sau tiếp theo cái trước, một cách liên tục. Vì đã có hàng tỷ đơn vị tâm thức có thể khởi lên rồi biến diệt ngay trong một cái khảy ngón tay, cho nên chúng ta mới nghĩ rằng chúng ta nhận ra được hình dạng khi chúng ta trông thấy vật, biết được âm thanh khi tiếng nó nổi lên, hay bắt được một mùi khi ngửi đến nó, hoặc có cảm giác khi chạm đến nó.

007.- Tâm chẳng có hình dạng vật chất.

Tâm thức chẳng có hình dạng hay màu sắc. Cho nên, chúng ta chẳng thể nói tâm nầy trắng hay đen; tâm kia dầy hay mỏng. Nó chỉ là cái khả nhận tính, cái khả năng để phân biệt một sự vật mà thôi.

008.- Trú sở của tâm thức ở trong hang động.

Nhãn thức bắt nguồn ở mắt; nhĩ thức bắt nguồn ở tai; tị thức bắt nguồn ở mũi; thiệt thức bắt nguồn ở lưỡi; thân thức bắt nguồn trong thân. Mặc dầu một vài tâm thức bắt nguồn nơi mắt, tai, mũi, v.v., đa số các hình trạng của tâm thức đều bắt nguồn từ trong buồng tim. Vì thế mà nói, một cách bóng bảy, "trú sở của tâm ở trong hang động".

Tóm lại, xin ghi nhận rằng, tâm thức chẳng có hình dạng; tâm có thể cảm nhận được sự vật, đối tượng của các giác quan; bản thể tâm là sự nhận thức một vật. Trong tiến trình nhận thức, tâm chẳng hề lià khỏi trú sở của nó, ngay cả trong khoảng một sợi tóc, nhưng nó có thể cảm nhận được các sự vật ở cách xa. Hai hay ba đơn vị tâm thức chẳng hề đồng thời khởi lên. Một đơn vị tâm thức chỉ khởi lên sau khi đơn vị trước biến đi, cái nầy tiếp theo cái kia một cách liên tục.

Ghi nhớ: Tâm thức cảm nhận các sự vật, đối tượng của các giác quan. Tâm có thể dạo đi xa, lang thang một mình, chẳng có hình dạng vật chất; trú sở của tâm nằm trong buồng tim.

009.- Bằng cách nào tâm sở thiện và bất thiện trộn lẫn nhau?

Vì tâm thức khởi lên và biến đi thật nhanh chóng, cho nên các tâm sở thiện và bất thiện, hay lành mạnh và chẳng lành mạnh, dễ pha trộn lẫn nhau ngay trong một khoảng thời gian ngắn chừng năm ba phút. Thức dậy sớm buổi sáng, bạn tưởng niệm đến Đức Phật và có được tâm hồn trong sạch. Vào lúc ấy, nghe ai gọi đi chợ mua đồ, bạn khởi lên sự tham muốn. Đến khi có ai tới nói lời khiêu khích, bạn cảm thấy nổi giận ngay.

Ngay cả lúc bạn còn đang tham muốn khi mua bán vật gì, rất có thể bạn cũng nghĩ đến việc bố thí; đó là một tư tưởng lành mạnh về saddha (lòng tin nơi phước báo của sự bố thí). Khi bạn nổi giận đối với một người hay một vật nào đó, bạn cũng có thể nhớ đến lời khuyên răn của sư phụ và sự tỉnh giác, do đó, lại được dịp khởi lên.

Trong khi hai vợ chồng thân mật chuyện trò, với dục tình đang nhen nhúm, họ có thể hờn giận nhau vì chuyện hiểu lầm nào đó. Rồi khi một người ngỏ lời xin lỗi để giàn hoà, tâm thức họ dịu trở lại và dục tình mới bừng lên.

Vì tâm thức thay đổi quá nhanh chóng, ta nên thận trọng phân biệt tâm sở nào tốt, tâm sở nào quấy, mỗi khi chúng nổi lên, và nên cố gắng tập luyện nuôi dưỡng các tâm sở lành mạnh.

010.- Tâm sở khác biệt nhau, cũng như các đặc tánh vật chất chẳng giống nhau.

Cũng như thân thể người nầy khác với thân thể người kia, tâm thức của họ cũng chẳng giống nhau. Một tấm thân nặng nề, cục mich, khác hẳn với một thân hình nhanh nhẹn, đầy sinh lực; một tâm hồn khờ dại, ngu ngơ khác hẳn với một tinh thần hoạt bát và sáng suốt. Có những người vừa đẹp đẽ lại dễ thương; với sự khả ái và sắc đẹp, họ vượt qua những kẻ khác. Còn trường hợp người xấu xí, cũng có cả kẻ xấu như ngạ quỉ (petas). Nói đến các tâm thức thiện lành và sắc sảo, cũng có nhiều cấp bực từ loại thông thường cho đến loại độc nhứt vô nhị. Cùng thế ấy, các tâm sở xấu ác cũng chia ra nhiều cấp: đần độn, hạ tiện, hung ác. Cũng như có nhiều mức độ duyên dáng về thể chất, với trên cao có các hoa khôi khả ái; còn bên dưới là những hạng xấu xí như ngạ quỉ và ác quỉ; các tâm sở thiện lành cũng phân ra nhiều cấp, bên trên từ hạng thông thường cho đến bực tinh thần cao thượng với trí huệ sắc bén, và bên dưới, các tâm sở chẳng lành mạnh từ hạng khù khờ, hư hỏng, cho đến loại bạo ác, hung tàn, đáng tởm.

011.- Tâm có thể điều phục được.

Nếu có kẻ sanh ra và lớn lên nơi đồng quê lại ham thiích cuộc đời đua chen và theo thời trang nơi thị tứ mà tập tành theo lối sống ở đô thành, trong vài năm, dáng vóc và tác phong của anh ta, cái rupa (sắc thân, hình dạng về thể chất) của anh sẽ làm ngac nhiên các bạn cũ khi nhìn lại anh. Như thế, hình dạng vật chất tuy thay đổi chậm nhưng cũng có thể sửa đổi được, thì về mặt tâm thức, sao lại chẳng có thể điều phục được tâm thức, nếu ta thật sự muốn cải thiện nó? Vì tâm thức có thể biến đổi nhanh hơn và dễ tu sửa hơn. Nếu ai biết canh chừng tâm thức mình hằng ngày và điều phục cái tâm vô kỷ luât, khó trị nầy, thì cũng trong vài năm, sẽ trở nên một người có tinh thần cao thượng, đầy đủ tự trọng để kính nễ tự tâm.

012.- Tại sao Tâm cần được cải thiện?

Có nhiều lý do tại sao ta cần cải thiện tâm thức của mình. Chúng ta tự biết rõ các nhược điểm và sở đoản của tự tâm. Mặc dầu những kẻ ác tâm có thành công trong địa vị xã hội, nhưng nếu tánh tình họ bần tiện, đê hèn, họ sẽ tái sanh vào nẻo thấp trong các đời sau. Vì lẽ nầy, họ cần cải thiện tâm thức của họ để trở nên người cao quí.

Kẻ hung ác sẽ mất lòng tự trọng. Anh chị em, vợ chồng họ, vị tỳ-kheo (bhikkhu) mà họ cúng dường, và cả những người thân yêu nhứt của họ, cũng chẳng mến thương, kính trọng và nễ vì họ nữa. E rằng sẽ bị chính người thân của mình xem khinh mình, họ phải sớm cải thiện tâm thức để trở nên thanh khiết, thành thật và cao thượng.

Hơn nữa, chẳng ai chịu tin một kẻ hung ác lại có thể ngay thẳng và thực tình cả những khi kẻ nầy đang bố thí (dana), giữ giới (sila) và tập thiền quán (bhavana). Bởi do sự hung ác mà nghiệp lực (kamma) của họ chẳng mang đến các phước lành. Cho nên, vì sợ phải chịu hậu quả chẳng lành, họ phải sớm cải thiện tâm thức để trở nên thanh khiết, thành thật và cao thượng.

Lại nữa, kẻ hung ác chẳng phải chỉ hung ác ngay trong đời nầy; bản tánh bất thiện của họ còn tiếp tục tồn tại lần lượt qua nhiều kiếp sống trong tương lai nữa. Vì toàn thể thân và tâm của họ đang chìm đắm trong sự hung ác của tâm thức, nên họ chẳng thể nào tích tập công đức cho được đầy đủ. Bởi thế cho nên, vì ngại chẳng thể đạt đến mức viên mãn trong các Ba-la-mật (Paramis, các điều toàn thiện), họ phải cải thiện ngay tâm thức hung ác của họ.

Trên đây là các lý do tại sao ta phải cải thiện tâm thức.

013.- Vua Di-lan-đà đã điều phục tâm cách nào?

Sau khi thỉnh vấn Tôn giả Na-tiên (Nagasena) một số việc, Vua Di-lan-đà (Milinda) định thưa hỏi thêm vài câu thật quan trọng về Chánh pháp của Đức Phật (Sasana, giáo pháp của Phật). Nhưng nhà vua chẳng mở lời ngay mà chờ trong bảy hôm để có thì giờ điều phục tâm mình cho được an định. Đấy là một tấm gương tốt để định tâm, mà người đức hạnh nên noi theo.

014.- Vua Di-lan-đà chuẩn bị cách nào?

Ngài thức giấc sớm, đi tắm, khoác áo nhuộm màu vàng và quấn lên đầu một chiếc khăn che tóc lại như người đã cạo trọc.Nóì cách khác, trang phục của Ngài giống như một vị tỳ-kheo (bhikkhu), mặc dầu Ngài chưa xuất gia đi tu. Trong bảy ngày qua, Ngài đã giữ gìn cẩn trọng tám điều giới luật sau đây:

1.- Tôi quyết chẳng thực hành mọi vương sự trong bảy ngày.

2.- Tôi quyết thúc liễm thân tâm tôi để tránh khỏi sự tham luyến (raga).

3.- Tôi quyết thúc liễm thân tâm tôi để tránh khỏi sự giận hờn (dosa).

4.- Tôi quyết thúc liễm thân tâm tôi để tránh sự si mê (moha).

5.- Tôi quyết tỏ ra nhũn nhặn và khiêm tốn với quan, dân của tôi để tránh khỏi sự khoe khoang.

6.- Tôi quyết giữ gìn cẩn thận lời nói và hành động của tôi.

7.- Tôi quyết thúc liễm các căn (như mắt, tai), để tránh các tư tưởng chẳng lành mạnh, mỗi khi thấy, nghe hay cảm nhận sự vật.

8.- Tôi quyết ban rải tâm từ bi đến mọi chúng sanh.

Ngài đã tuân giữ tám điều giới luật đó trong bảy ngày và đến sáng ngày thứ tám, dậy thật sớm, với tâm thần bình thản, thanh lương và tươi vui, Ngài đến thưa hỏi Tôn giả Na-tiên các vấn đề quan trọng về Chánh pháp (Dhamma) cao siêu của Đức Phật.

015.- Một tấm gương tốt.

Theo tấm gương của vua Di-lan-đà, ngườì làm lành phải nên tập luyện để thúc liễm tâm thức mình ngay cả trong một hai ngày, hay chỉ trong một buổi sáng, để cho các tư tưởng bất thiện chẳng có dịp khởi lên. Nhờ thường thường thực tập thúc liễm tâm thức mà các ý tưởng xấu ác từ từ giảm bớt, để trở nên cao quí và có đức hạnh hơn, giúp cho sự phát triển tín tâm và trí huệ. Ác ý thường khởi lên khi trước, nay sẽ vắng bóng đi trong nhiều ngày.

Tâm thức hướng dẫn thế giới.
Tâm thức dẫn đạo thế giới.
Chúng sanh phải tuân phục theo ý chí của tâm thức.

Ghi nhớ: Cũng như bạn đang chuẩn bị kỹ lưỡng để ngồi xuống chụp cho mình một tấm ảnh đẹp, bạn cũng phải nên kiểm soát hằng ngày các dòng tư tưởng của mình, để chuẩn bị cho cuộc hành trình đến Hoàng cung của Thanh bình, Niết-bàn.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11

 

Chân thành cám ơn Cư sĩ Thiện Nhựt đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 04-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 14-04-2004

Vi Dieu Phap Nhut Dung
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

Vi Diệu Pháp Nhựt Dụng

Hòa thượng Janakabhivamsa
U Ko Lay dịch sang Anh ngữ
Cư sĩ Thiện Nhựt dịch sang Việt ngữ


[01]

Chương 1

Về Chơn đế và Tâm thức

001.- Bốn Chơn đế.

Chữ Chơn đế được dùng để tạm dịch từ ngữ Pali Paramattha, có nghiã là bản thể nội tại cao thượng. Tĩnh từ cao thượng,đây, chẳng có nghiã là ở trên chỗ cao, cao quí hay tốt lành; nó chỉ được dùng để chỉ vào tánh cách thẳng đứng và bền chắc, chẳng đổi thay, do nơi bản thể nội tại.

[Parama + attha = cao thượng + bản thể nội tại].

Bốn Chơn đế đó là: Tâm hay Tâm thức (citta), Tâm sở (cetasikas), Sắc pháp (rùpa) và Niết-bàn (Nibbana), sự thật tuyệt đối duy nhứt.

002.- Tánh cách chẳng thay đổi của Chơn đế như thế nào?

Các Tâm sở bao gồm có sự tham lam (lobha) và sự sân hận (dosa). Sự tham lam chẳng hề thay đổi bản thể nội tại của nó, cho dầu nó khởi lên nơi tâm của người hiền và có đức hạnh hay nơi kẻ hung ác, hoặc nơi con chó. Sự sân hận cũng chẳng đổi thay bản thể cứng rắn căm hờn hay ác ý khi nó khởi lên nơi bất cứ một chúng sanh nào. Do đó, ta nên nhận định rằng, cùng thế ấy, bốn Chơn đế cũng luôn luôn duy trì bản thể nội tại của chúng.

Các Chơn đế chẳng hề vướng phải thiên kiến hay có thiên vị; và chúng luôn luôn tự phát khởi theo bản thể nội tại của riêng chúng. Bản thể nội tại của sự vật cần được thông đạt thấu đáo như vừa được giải thích, mới có thể hiểu rõ được các tâm trạng của chính mình và của kẻ khác.

Ghi nhớ:

1.- Bản thể chơn thật, luôn luôn thường hằng, bền chắc và chẳng đổi thay, được gọi là Chơn đế (Paramattha).

2.- Có bốn Chơn đế: Tâm, Tâm sở, Sắc pháp và Niết-bàn.

Tâm (Citta)

003.- Ý thức được về một sự vật, đó là Tâm thức.

Chúng ta thường ý thức được mọi sự vật. Bản thể của sự hay biết đó được gọi là Tâm thức. Ở đây, chữ Tâm thức chẳng có nghiã là sự lãnh hội bằng kiến thức hay trí huệ. Nó chỉ có nghiã là khả năng cảm nhận sự vật xuyên qua các giác quan.

Sáu đối tượng của giác quan Sáu hình thức của tâm thức
1. Mọi hình thức về hình sắc ruparammana
2. Mọi hình thức về âm thanh saddarammana
3. Mọi hình thức về mùi hương gandharammara
4. Mọi hình thức về mùi vị rasarammana
5. Mọi hình thức về xúc chạm photthabharammana
6. Mọi sự vật khác có thể cảm nhận được dhammarammana

Khi nhìn thấy một vật có thể thấy được, nhãn thức về hình sắc khởi lên. Khi nghe tiếng động, nhĩ thức về âm thanh khởi lên. Khi ngửi một mùi, tị thức về mùi hương khởi lên. Khi nếm một vị, thiệt thức về vị khởi lên. Khi sờ chạm vào một vật, thân thức về sự vật khởi lên. Khi cảm nhận về năm đối tượng của giác quan, cùng các sự vật khác có thể cảm nhận được, thì tâm thức khởi lên. Do đó, khả năng cảm nhận lấy một sự vật liên hệ được gọi là tâm hay tâm thức (citta).

004.- Bản thể của Tâm, hay Tâm thể.

"Tâm có thể đi dạo xa, nó đi lang thang một mình. Nó chẳng có hình dạng vật chất, và trú sở của nó ở trong hang động.", theo một câu thơ trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada). Sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu thêm chi tiết về câu thơ nầy.

005.- Tâm có thể đi dạo xa.

Tâm chẳng có thể di động như một khối vật chất, giống một người đang bước chơn đi. Nhưng tâm có thể cảm nhận được một vật ở cách xa chỗ bạn đứng, nên cũng tựa như tâm đã đi đến nơi vật ở đấy. Thí dụ như, trong khi bạn đang ở Mandalay và tưởng nghĩ đến một vật gì hay một người nào ở Yangon, tâm của bạn đâu có thật sự đi đến tận Yangon, nhưng nó ghi nhận được sự ý thức ở Yangon, ngay cả khi còn đang ở tại Mandalay. Vi tâm có thể cảm nhận được một sự vật ở xa, cho nên mới nói: "Tâm có thể đi dạo xa" .

006.- Tâm đi lang thang một mình.

Tâm thức khởi lên và biến đi rất nhanh chóng. Hơn cả triệu triệu (hay một ngàn tỷ) đơn vị của tâm thức có thể khởi hiện và biến diệt ngay trong một cái khảy ngón tay. Sự phát khởi và biến diệt đó thật là nhanh chóng, khiến cho hai hay ba đơn vị tâm thức dường như có khả năng khởi lên và cảm nhận hai hay ba sự vật cùng một lúc. Kỳ thật, chẳng hề có hai hay ba đơn vị tâm thức khởi lên cùng một lúc cả. Chúng khởi lên trước sau từng cái một, và chỉ bắt đầu cảm nhận một sự vật nầy, sau khi đã cảm nhận sự vật trước xong,

Trong khi chúng ta ngồi trên ghế nệm tẩm nước hoa, ăn uống và thưởng thức các ca sĩ, vũ nữ trình diễn, chúng ta để ý thấy có cả năm trần (đối tượng của các giác quan), tức là: sắc, thanh, hương, vị xúc Tâm chúng ta chẳng cảm nhận cùng một lúc cả năm đối tượng ấy một lượt đâu. Chỉ sau khi cảm nhận được một sự vật mà chúng ta thích nhứt, thì các sự vật khác mới được chúng ta cảm nhận tiếp đến. Do đấy, hai hay ba đơn vị tâm thức chẳng hề khởi lên cùng một lúc. Vì tâm thức chỉ lần lượt khởi lên từng cái một, cho nên mới nói: "Tâm đi lang thang một mình."

Lại nữa, chữ "đi lang thang", đây, chẳng có nghiã là thật sự đi đây đi đó, mà chỉ có nghiã là tâm cảm nhận được một sự vật ở một địa điểm cách xa đây. Khi cảm nhận một sự vật, một đơn vị tâm thức duy nhứt chẳng đủ để khiến cho chúng ta nhận thức được trọn vẹn về sự vật ấy. Cần rất nhiều đơn vị tâm thức hiện khởi lên, cái sau tiếp theo cái trước, một cách liên tục. Vì đã có hàng tỷ đơn vị tâm thức có thể khởi lên rồi biến diệt ngay trong một cái khảy ngón tay, cho nên chúng ta mới nghĩ rằng chúng ta nhận ra được hình dạng khi chúng ta trông thấy vật, biết được âm thanh khi tiếng nó nổi lên, hay bắt được một mùi khi ngửi đến nó, hoặc có cảm giác khi chạm đến nó.

007.- Tâm chẳng có hình dạng vật chất.

Tâm thức chẳng có hình dạng hay màu sắc. Cho nên, chúng ta chẳng thể nói tâm nầy trắng hay đen; tâm kia dầy hay mỏng. Nó chỉ là cái khả nhận tính, cái khả năng để phân biệt một sự vật mà thôi.

008.- Trú sở của tâm thức ở trong hang động.

Nhãn thức bắt nguồn ở mắt; nhĩ thức bắt nguồn ở tai; tị thức bắt nguồn ở mũi; thiệt thức bắt nguồn ở lưỡi; thân thức bắt nguồn trong thân. Mặc dầu một vài tâm thức bắt nguồn nơi mắt, tai, mũi, v.v., đa số các hình trạng của tâm thức đều bắt nguồn từ trong buồng tim. Vì thế mà nói, một cách bóng bảy, "trú sở của tâm ở trong hang động".

Tóm lại, xin ghi nhận rằng, tâm thức chẳng có hình dạng; tâm có thể cảm nhận được sự vật, đối tượng của các giác quan; bản thể tâm là sự nhận thức một vật. Trong tiến trình nhận thức, tâm chẳng hề lià khỏi trú sở của nó, ngay cả trong khoảng một sợi tóc, nhưng nó có thể cảm nhận được các sự vật ở cách xa. Hai hay ba đơn vị tâm thức chẳng hề đồng thời khởi lên. Một đơn vị tâm thức chỉ khởi lên sau khi đơn vị trước biến đi, cái nầy tiếp theo cái kia một cách liên tục.

Ghi nhớ: Tâm thức cảm nhận các sự vật, đối tượng của các giác quan. Tâm có thể dạo đi xa, lang thang một mình, chẳng có hình dạng vật chất; trú sở của tâm nằm trong buồng tim.

009.- Bằng cách nào tâm sở thiện và bất thiện trộn lẫn nhau?

Vì tâm thức khởi lên và biến đi thật nhanh chóng, cho nên các tâm sở thiện và bất thiện, hay lành mạnh và chẳng lành mạnh, dễ pha trộn lẫn nhau ngay trong một khoảng thời gian ngắn chừng năm ba phút. Thức dậy sớm buổi sáng, bạn tưởng niệm đến Đức Phật và có được tâm hồn trong sạch. Vào lúc ấy, nghe ai gọi đi chợ mua đồ, bạn khởi lên sự tham muốn. Đến khi có ai tới nói lời khiêu khích, bạn cảm thấy nổi giận ngay.

Ngay cả lúc bạn còn đang tham muốn khi mua bán vật gì, rất có thể bạn cũng nghĩ đến việc bố thí; đó là một tư tưởng lành mạnh về saddha (lòng tin nơi phước báo của sự bố thí). Khi bạn nổi giận đối với một người hay một vật nào đó, bạn cũng có thể nhớ đến lời khuyên răn của sư phụ và sự tỉnh giác, do đó, lại được dịp khởi lên.

Trong khi hai vợ chồng thân mật chuyện trò, với dục tình đang nhen nhúm, họ có thể hờn giận nhau vì chuyện hiểu lầm nào đó. Rồi khi một người ngỏ lời xin lỗi để giàn hoà, tâm thức họ dịu trở lại và dục tình mới bừng lên.

Vì tâm thức thay đổi quá nhanh chóng, ta nên thận trọng phân biệt tâm sở nào tốt, tâm sở nào quấy, mỗi khi chúng nổi lên, và nên cố gắng tập luyện nuôi dưỡng các tâm sở lành mạnh.

010.- Tâm sở khác biệt nhau, cũng như các đặc tánh vật chất chẳng giống nhau.

Cũng như thân thể người nầy khác với thân thể người kia, tâm thức của họ cũng chẳng giống nhau. Một tấm thân nặng nề, cục mich, khác hẳn với một thân hình nhanh nhẹn, đầy sinh lực; một tâm hồn khờ dại, ngu ngơ khác hẳn với một tinh thần hoạt bát và sáng suốt. Có những người vừa đẹp đẽ lại dễ thương; với sự khả ái và sắc đẹp, họ vượt qua những kẻ khác. Còn trường hợp người xấu xí, cũng có cả kẻ xấu như ngạ quỉ (petas). Nói đến các tâm thức thiện lành và sắc sảo, cũng có nhiều cấp bực từ loại thông thường cho đến loại độc nhứt vô nhị. Cùng thế ấy, các tâm sở xấu ác cũng chia ra nhiều cấp: đần độn, hạ tiện, hung ác. Cũng như có nhiều mức độ duyên dáng về thể chất, với trên cao có các hoa khôi khả ái; còn bên dưới là những hạng xấu xí như ngạ quỉ và ác quỉ; các tâm sở thiện lành cũng phân ra nhiều cấp, bên trên từ hạng thông thường cho đến bực tinh thần cao thượng với trí huệ sắc bén, và bên dưới, các tâm sở chẳng lành mạnh từ hạng khù khờ, hư hỏng, cho đến loại bạo ác, hung tàn, đáng tởm.

011.- Tâm có thể điều phục được.

Nếu có kẻ sanh ra và lớn lên nơi đồng quê lại ham thiích cuộc đời đua chen và theo thời trang nơi thị tứ mà tập tành theo lối sống ở đô thành, trong vài năm, dáng vóc và tác phong của anh ta, cái rupa (sắc thân, hình dạng về thể chất) của anh sẽ làm ngac nhiên các bạn cũ khi nhìn lại anh. Như thế, hình dạng vật chất tuy thay đổi chậm nhưng cũng có thể sửa đổi được, thì về mặt tâm thức, sao lại chẳng có thể điều phục được tâm thức, nếu ta thật sự muốn cải thiện nó? Vì tâm thức có thể biến đổi nhanh hơn và dễ tu sửa hơn. Nếu ai biết canh chừng tâm thức mình hằng ngày và điều phục cái tâm vô kỷ luât, khó trị nầy, thì cũng trong vài năm, sẽ trở nên một người có tinh thần cao thượng, đầy đủ tự trọng để kính nễ tự tâm.

012.- Tại sao Tâm cần được cải thiện?

Có nhiều lý do tại sao ta cần cải thiện tâm thức của mình. Chúng ta tự biết rõ các nhược điểm và sở đoản của tự tâm. Mặc dầu những kẻ ác tâm có thành công trong địa vị xã hội, nhưng nếu tánh tình họ bần tiện, đê hèn, họ sẽ tái sanh vào nẻo thấp trong các đời sau. Vì lẽ nầy, họ cần cải thiện tâm thức của họ để trở nên người cao quí.

Kẻ hung ác sẽ mất lòng tự trọng. Anh chị em, vợ chồng họ, vị tỳ-kheo (bhikkhu) mà họ cúng dường, và cả những người thân yêu nhứt của họ, cũng chẳng mến thương, kính trọng và nễ vì họ nữa. E rằng sẽ bị chính người thân của mình xem khinh mình, họ phải sớm cải thiện tâm thức để trở nên thanh khiết, thành thật và cao thượng.

Hơn nữa, chẳng ai chịu tin một kẻ hung ác lại có thể ngay thẳng và thực tình cả những khi kẻ nầy đang bố thí (dana), giữ giới (sila) và tập thiền quán (bhavana). Bởi do sự hung ác mà nghiệp lực (kamma) của họ chẳng mang đến các phước lành. Cho nên, vì sợ phải chịu hậu quả chẳng lành, họ phải sớm cải thiện tâm thức để trở nên thanh khiết, thành thật và cao thượng.

Lại nữa, kẻ hung ác chẳng phải chỉ hung ác ngay trong đời nầy; bản tánh bất thiện của họ còn tiếp tục tồn tại lần lượt qua nhiều kiếp sống trong tương lai nữa. Vì toàn thể thân và tâm của họ đang chìm đắm trong sự hung ác của tâm thức, nên họ chẳng thể nào tích tập công đức cho được đầy đủ. Bởi thế cho nên, vì ngại chẳng thể đạt đến mức viên mãn trong các Ba-la-mật (Paramis, các điều toàn thiện), họ phải cải thiện ngay tâm thức hung ác của họ.

Trên đây là các lý do tại sao ta phải cải thiện tâm thức.

013.- Vua Di-lan-đà đã điều phục tâm cách nào?

Sau khi thỉnh vấn Tôn giả Na-tiên (Nagasena) một số việc, Vua Di-lan-đà (Milinda) định thưa hỏi thêm vài câu thật quan trọng về Chánh pháp của Đức Phật (Sasana, giáo pháp của Phật). Nhưng nhà vua chẳng mở lời ngay mà chờ trong bảy hôm để có thì giờ điều phục tâm mình cho được an định. Đấy là một tấm gương tốt để định tâm, mà người đức hạnh nên noi theo.

014.- Vua Di-lan-đà chuẩn bị cách nào?

Ngài thức giấc sớm, đi tắm, khoác áo nhuộm màu vàng và quấn lên đầu một chiếc khăn che tóc lại như người đã cạo trọc.Nóì cách khác, trang phục của Ngài giống như một vị tỳ-kheo (bhikkhu), mặc dầu Ngài chưa xuất gia đi tu. Trong bảy ngày qua, Ngài đã giữ gìn cẩn trọng tám điều giới luật sau đây:

1.- Tôi quyết chẳng thực hành mọi vương sự trong bảy ngày.

2.- Tôi quyết thúc liễm thân tâm tôi để tránh khỏi sự tham luyến (raga).

3.- Tôi quyết thúc liễm thân tâm tôi để tránh khỏi sự giận hờn (dosa).

4.- Tôi quyết thúc liễm thân tâm tôi để tránh sự si mê (moha).

5.- Tôi quyết tỏ ra nhũn nhặn và khiêm tốn với quan, dân của tôi để tránh khỏi sự khoe khoang.

6.- Tôi quyết giữ gìn cẩn thận lời nói và hành động của tôi.

7.- Tôi quyết thúc liễm các căn (như mắt, tai), để tránh các tư tưởng chẳng lành mạnh, mỗi khi thấy, nghe hay cảm nhận sự vật.

8.- Tôi quyết ban rải tâm từ bi đến mọi chúng sanh.

Ngài đã tuân giữ tám điều giới luật đó trong bảy ngày và đến sáng ngày thứ tám, dậy thật sớm, với tâm thần bình thản, thanh lương và tươi vui, Ngài đến thưa hỏi Tôn giả Na-tiên các vấn đề quan trọng về Chánh pháp (Dhamma) cao siêu của Đức Phật.

015.- Một tấm gương tốt.

Theo tấm gương của vua Di-lan-đà, ngườì làm lành phải nên tập luyện để thúc liễm tâm thức mình ngay cả trong một hai ngày, hay chỉ trong một buổi sáng, để cho các tư tưởng bất thiện chẳng có dịp khởi lên. Nhờ thường thường thực tập thúc liễm tâm thức mà các ý tưởng xấu ác từ từ giảm bớt, để trở nên cao quí và có đức hạnh hơn, giúp cho sự phát triển tín tâm và trí huệ. Ác ý thường khởi lên khi trước, nay sẽ vắng bóng đi trong nhiều ngày.

Tâm thức hướng dẫn thế giới.
Tâm thức dẫn đạo thế giới.
Chúng sanh phải tuân phục theo ý chí của tâm thức.

Ghi nhớ: Cũng như bạn đang chuẩn bị kỹ lưỡng để ngồi xuống chụp cho mình một tấm ảnh đẹp, bạn cũng phải nên kiểm soát hằng ngày các dòng tư tưởng của mình, để chuẩn bị cho cuộc hành trình đến Hoàng cung của Thanh bình, Niết-bàn.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11

 

Chân thành cám ơn Cư sĩ Thiện Nhựt đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 04-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 14-04-2004