Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

Những Tôn Giáo Lớn Trong Đời Sống Nhân Loại

Dịch giả: Thích Tâm Quang
Chùa Tam Bảo, California, Hoa Kỳ
Phật Lịch 2548 -- Dương Lịch 2004


HỒI GIÁO

19. MOHAMMED NÓI THAY ALLAH

Năm lần một ngày, những người Hồi Giáo mộ đạo ở khắp nơi quay mặt về thị trấn nhỏ ở Saudi Arabia (Ả Rập Xê Út). Quỳ xuống trên một tấm thảm, họ cầu nguyện hướng về Mecca. Thường thường họ sử dụng lời cầu nguyện mà họ gọi là Fatihah được nổi tiếng đối với họ như lời cầu nguyện Chúa dành cho người Cơ Đốc Giáo:

Đội ơn Thượng Đế, Chúa tể của những thế giới!
Cầu xin Đức Chúa l
òng lành nhân từ!
Chúa tể trong phán xử!
Chỉ Người chúng con thờ cúng, và với Người chúng con cầu xin giúp đỡ
Xin Ng
ài dìu dắt chúng con trên con đường ngay thẳng,
Con đường của những người đ
ã được ân huệ; với những người không giận dữ, và không đi vào con đường lầm lạc.

Hàng triệu người đang theo nghi thức cầu nguyện Hồi Giáo, bắt đầu mười bốn thế kỷ qua bởi Mohammed. Đó là một trong những cách họ trình bày là họ đồng ý với điều mà Mohammed nói với dân. Allah, Thượng Đế, là một thực thể trước nhất của đời họ. Những người Hồi Giáo mộ đạo có thể nhắc đi nhắc lại từ kinh Koran một cách thành thật: Đích thực là lời cầu nguyện của con, và lòng mộ đạo của con, và đời con, và cái chết của con, thuộc về Thượng Đế".

Nhiều năm đã qua từ khi Mohammed sống, dạy các tín đồ những điều mà Thượng Đế đòi hỏi nơi họ. Đồng thời người Hồi Giáo theo sát những mệnh lệnh của Kinh Koran, vững tin rằng kinh này chứa đựng đúng điều Mohammed đã nói. Họ tin rằng điều mà Ngài nói ở thế kỷ thứ sáu vẫn cung cấp những câu trả lời phù hợp cho những câu hỏi hiện đại. Thượng Đế là thế nào? Tôi là gì? Trách nhiệm của tôi đối với Thượng Đế là gì? Việc gì sẽ xẩy ra sau khi tôi chết? Đường lối sống chính đáng là gì?

ẢO GIÁC CỦA MOHAMMED

Trong một đêm tối tăm vào năm 611 trước Công Nguyên, một người ở Mecca một mình ngồi cầu nguyện và trầm tư mặc tưởng ở một hang Núi Hira, ngay ngoài thành phố. Những người biết rõ ông có lẽ không lấy gì làm ngạc nhiên, vì ông thường vào hang này tìm sự tịch mịch cần thiết cho sự suy tư sâu xa. Nhưng đêm nay -- suốt từ đó người Hồi Giáo biết đến "Đêm Quyền Năng Siêu Việt" -- mang đến cho Mohammed một kinh nghiệm mới.

Đột nhiên từ những suy tư, một ảo giác kỳ thú nổi lên nơi Ngài. Thiên thần Gabriel xuất hiện, truyền lệnh của Thượng Đế là Mohammed phải kêu gọi dân chúng thờ phượng Allah, Thượng Đế duy nhất của tất cả các thế giới. Bị áp đảo, Mohammed nói mình bất lực không thể làm công việc như thế. Để trả lời, thiên thần Gabriel nhắc lại lệnh của Allah hai lần nữa. Mohammed rời hang đá đi lên đỉnh núi thử xem không khí ban đêm có thể làm cho kinh nghiệm lạ lùng này mờ nhạt đi không. Ngay cả ở chỗ này, Ngài nghe thấy một giọng nói bảo ngài rằng Ngài là nhà Tiên Tri của Thượng Đế.

Bối rối và sợ hãi, Mohammed chạy vội về nhà kể cho người vợ, Khadijah, sự việc đã xẩy ra. Phải chăng Ngài mất trí? Khadijah làm yên lòng Ngài, an ủi Ngài và khuyến khích Ngài nghỉ ngơi cho đến khi Ngài trở lại bình tĩnh. Bà nghĩ về những chuyện Ngài nói cho bà về đêm ấy. Bà thêm chúng vào điều Bà đã biết về đời sống của chồng bà. Và lặng lẽ, bà bắt đầu tin ảo giác này là thật.

MOHAMMED, MỘT CÔNG DÂN ĐÁNG KÍNH TRỌNG

Khadijah đã từ lâu tin chồng bà là một người khác thường. Từ những ngày đầu mới quen biết nhau, khi cậu của Mohammed, Abu Talib, đã giới thiệu ông với bà rằng ông là người lãnh đạo đoàn bộ hành, bà đã phải kính trọng sự phán xét và tính nết của Ngài. Ngài đã hoàn thành nhiệm vụ với thành công, và sự kính trọng đã phát triển thành lòng thương yêu lẫn nhau. Hai người đã lấy nhau, mặc dầu bà đã là một góa phụ giàu có ở tuổi bốn mươi và Ngài mới có hai mươi lăm tuổi. Cuộc hôn nhân trong mười lăm năm của họ là một cuộc hôn nhân rất hạnh phúc, mặc dù cái chết của hai đứa con trai. Mohammed rất tận tụy với bà và bốn đứa con gái.

Khadijah biết những người trong bộ lạc của Mohammed, người Koreish, đồng ý về sự đánh giá cao chồng của bà. Họ biết Ngài là một người có tư tưởng, sau một thời gian dài im lặng. Họ đi đến tôn kính Ngài và thường hỏi Ngài lời khuyên khi họ cần đến một ý kiến khách quan. Dường như lúc nào Ngài cũng rất ít khác biệt với những người quen biết Ngài, từ ngày Ngài còn là một cậu bé mồ côi cho đến nay. Dù là một cậu bé chăn cừu cho người cậu, trông coi cừu trong những khu rộng lớn và trống trải của bãi sa mạc, Ngài vẫn nghĩ đến những câu hỏi bất diệt về đời sống và cái chết. Khi hôn nhân giải thoát Ngài khỏi phải làm việc, Ngài bắt đầu đem những câu hỏi đó với Ngài vào hang động để nghiền ngẫm suy tư.

Đặc biệt Khadijah biết phạm vi bất mãn của Mohammed với điều mà Ngài nhìn thấy đời sống của dân tộc Ngài khi Ngài quan sát họ trong việc đối xử với nhau. Ngài đã nhìn thấy không biết bao nhiêu vụ xung đột giũa những bộ lạc trong đó các bên chống đối dấu đi những quyền lợi ích kỷ dưới danh nghĩa tôn giáo và danh dự. Ngài đã nhìn thấy họ buôn bán và làm lễ gần Mecca, nhất là trong những mùa hội chợ, uống rượu, đánh bạc, và nhẩy múa. Thậm chí Ngài chứng kiến những người cha Ả Rập chôn sống nhứng con gái mà họ không muốn theo một tập tục phổ biến. Ngài đã nhìn thấy dân tộc của Ngài quá chú trọng đến quyền lợi nhỏ nhặt của bộ lạc đến nỗi không nhận thức được những nguy hiểm từ những xứ ngoại quốc hiếu chiến.

Thận trọng nhất là Ngài đã quan sát sự thờ cúng của họ tại Ka’aba, một ngôi đền tôn giáo tại Mecca. Hai lần một năm những người hành hương đến từ khắp Ả Rập để dâng lời cầu nguyện và lễ vật trước những hình ảnh của 360 vị thần, một vị thần đại diện cho mỗi ngày theo năm Ả Rập. Tòa nhà vuông bằng đá, Ka’aba, vẫn còn tồn tại và vẫn che chở miếng đá đen tin là rơi từ Thiên Đường. Huyền thoại Ả Rập kể Abraham và Ishamel đã xây dựng ngôi đền Ka’aba như thế nào, đặt miếng đá đen (thiên thạch) vào một góc. Mohammed đã quan sát những người hành hương tại đấy và tại khu chợ ở Mecca, nơi có thể mua những thần tượng nhỏ để mang về nhà.

Điều mà Ngài nhìn thấy về tôn giáo Ả Rập đã để lại nơi Ngài đầy những câu hỏi và nghi ngờ. Ngài đã đối chiếu sự thờ phượng tại Mecca với ký ức của Ngài từ những chuyến du hành đến những nơi khác và với điều Ngài biết từ Cơ Đốc Giáo, Do Thái, và những người tin theo đạo thờ lửa đến thăm Mecca. Niềm tin của người thờ thần lửa vào Ngày phán xử và sự trừng phạt những người tội lỗi là gì? Hầu hết những người Ả Rập sống mà không suy xét đến cuộc sống mang họ đi đâu. Những cuốn sách thiêng liêng của Cơ Đốc Giáo và Do Thái nói về sự khải huyền của Thượng Đế đã làm cho những nhà tiên tri là gì? Người Ả Rập không có khải huyền để giúp họ. Họ chưa bao giờ có một nhà tiên tri. Chỉ có một Thượng Đế mà những dân tộc khác thờ phượng là thế nào? Người Ả Rập vinh danh ba trăm sáu mươi vị thần. Mohammed đã cân nhắc những khác biệt ấy một thời gian dài.

NHÀ TIÊN TRI KHÔNG ĐƯỢC QUẦN CHÚNG MẾN CHUỘNG

Như Khadijah nhớ lại tất cả những sự việc này, Bà đoan chắc ảo giác của Mohammed là sự thật. Từ lúc đầu, trước cả chính Mohhammed hoàn toàn bị thuyết phục, bà tin rằng chồng bà là nhà tiên tri do Thượng Đế chọn. Niềm tin không lay chuyển của bà khiến chồng bà tin vào chính mình. Ít lâu sau, những ảo giác khác lại đến với Ngài, trao thêm nhiều chi tiết về sứ mạng của Ngài với Allah. Trong ba năm chờ đợi, suy ngẫm và nói về Allah Ngài lặng lẽ cho thân quyến và thân hữu biết. Vào lúc cuối cùng thời gian ấy, Ngài đã tập họp được một nhóm nhỏ chỉ có ba mươi người tin theo. Thời gian đã chín muồi cho công việc tích cực hơn.

Ít lâu sau Ngài nói với một vài nhóm nhỏ tại khu chợ, ngoài đường phố và ở Ka’aba. Ngài bảo họ, phải bỏ sự thờ phượng các thần và nữ thần và phải theo ý của Allah, Thượng Đế duy nhất của tất cả thế giới. Nếu họ không làm như vậy, họ sẽ bị trừng phạt nặng nề sau Ngày Xét Xử. Đầu tiên, người dân tò mò nghe Ngài, vì đây là người mà họ biết và kính trọng. Khi Mohammed tiếp tục với những bài thuyết giảng lạ lùng, họ bắt đầu cười và chế nhạo. Việc phải bỏ những cách thờ phượng cũ là không thể tưởng tượng được. Phải chăng cha ông, tổ tiên đã thờ phượng theo lối ấy? Những thần và nữ thần có hình ảnh trong đền Ka’aba bao giờ cũng trông nom họ. Những nghi thức và tập tục cũ của họ rất quen thuộc và thoải mái. Họ biết một Thượng Đế duy nhất của Mohammed là gì đâu?

Một số người trong bộ lạc bắt đầu nghi ngờ về sự lành mạnh tinh thần của Ngài và những người khác trở nên khó chịu về quyết định việc Ngài nhạo báng thờ phượng các thần tượng ở Ka’aba. Họ sinh sống bằng cách cung cấp nhu cầu cho những người hành hương về Mecca để thờ cúng. Nếu người ta làm theo điều Mohammed yêu cầu, nguồn thu nhập của họ sẽ không còn.

Mặc dù bất bình phát triển, Mohammed nhất định nói là chính Allah đã nói điều này với Ngài. Ngài bảo thính giả hãy nghe cho kỹ, vì đây là những khải huyền cuối cùng Thượng Đế làm cho con người. Trước khi mọi thứ được sáng tạo, có một cuốn sách trên Thiên Đường chứa đựng tất cả chân lý, Mohammed nói với họ như thế. Một phần cuốn sách này chứa đựng đã được tiết lộ cho người Do Thái và những người Cơ Đốc Giáo qua những nhà tiên tri của họ, kể cả Jesus. Nhưng phần lớn của cuốn sách đó đã được tiết lộ cho Mohammed.

Cuối cùng những người Koreish không thể chịu đựng được nữa. Họ từ chối và không nghe Ngài. Họ bắt đầu ngăn cản việc thuyết giảng của Ngài và khủng bố các người đổi đạo. Họ thử mọi cách để làm Ngài nản chí bỏ nhiệm vụ của Ngài. Vì họ không còn nghe Ngài nữa, Ngài bắt đầu nói với những người lạ đến buôn bán hay hành hương trong thành phố. Những người Koreish cảnh cáo những du khách về Ngài nhưng những lời cảnh cáo chỉ gợi thêm tính tò mò của du khách. Những du khách mang về nhà câu chuyện về nhà thuyết giảng lạ lùng này đã nói bất chấp những thành viên của bộ lạc ông ta. Một số du khách từ thị trấn gọi là Yathrib đặc biệt lưu ý đến những gì Mohammed thuyết giảng cho họ. Họ đang tìm kiếm một nhà lãnh đạo có thể giúp họ vượt qua được hậu quả của cuộc chiến tai hại giữa hai bộ lạc. Họ bắt đầu nghĩ rằng Mohammed có thể là một sự chọn lựa tốt cho trách nhiệm này.

Vào lúc cao điểm của sự khủng bố, Khadijah chết. Cái chết của bà lại được tiếp theo sau cái chết của người cậu có thế lực của Mohammed, Abu Talib, người bảo vệ cho Ngài dù rằng chưa bao giờ đổi đạo. Hai sự mất mát này kèm theo sự khủng bố gia tăng làm Mohammed rất phiền não. Ngài bắt đầu nghi ngờ Ngài không thể nào hoàn thành mục tiêu tại Mecca, nơi đây an toàn cho nhóm tín đồ đang phát triển của Ngài bị đe dọa. Những hoàn cảnh này dẫn đến quyết định Ngài chấp nhận lời mời của những công dân Yathrib để trở thành người lãnh đạo cuả họ.

CUỘC ĐÀO THOÁT TỚI MEDINA

Cuộc ra đi từ Mecca được thi hành rất bí mật vì những người Koreish giận dữ có thể hãm hại họ. Tất cả hai trăm tín đồ được phái đi trước. Mohammed và người đệ tử lâu năm, Abu Bekr, đi cuối cùng. Mặc dù nhiều nguy hiểm nhưng toàn nhóm đến Yathrib bình an. Để vinh danh sự quang lâm của vị lãnh đạo mới, người dân đổi tên thành phố thành "Thành Phố của Vị Tiên Tri". Thành phố này nay được gọi là Medina. Phong trào của người Hồi Giáo đi Medina được gọi là Hegira, có nghĩa là rút chạy hay sự di trú. Việc này xẩy ra vào năm 622 sau Công Nguyên, và năm này trở thành năm đầu tiên của Lịch Hồi Giáo. Bây giờ Mohammed ở trong một vị thế thi hành quyền lực to lớn. Ngài trở thành người trị vì, thầy tu, nhà làm luật, và quan tòa, tiên tri và tổng chỉ huy toàn bộ cộng đồng. Ngài thiết lập hiến pháp cho dân Ngài, hết sức cố gắng thống nhất tất cả những nhóm khác biệt thành một khối thân hữu đoàn kết chặt chẽ. Người dân giúp đỡ lẫn nhau chống lại kẻ thù và mọi khó khăn. Họ phải trung thành với những quyết định của Allah được tiết lộ cho nhà tiên tri, Mohammed.

Một trong những hành động đầu tiên lúc tới Medina là xây dựng một nhà thờ Hồi Giáo đon giản làm trung tâm cho người Hồi Giáo đến thờ cúng. Nơi đây Ngài thuyết giáo thường xuyên. Những bài thuyết giảng của Ngài vạch ra những tiêu chuẩn luân lý đơn giản nhưng chắc chắn về lòng tốt đối với những du khách và trung thành với bè bạn. Ngài thúc giục họ cầu nguyện thường xuyên và phải trung thực trong những hành động sùng bái Allah. Trong cách diễn đạt sa mạc, Mohammed nói về những phần thưởng cho lối sống chính đáng và trừng phạt cuộc sống phí phạm. Thiên đường giống như một ốc đảo nghỉ ngơi thoải mái, trong khi địa ngục là một lò lửa, đói khát, và cô đơn.

NHÀ TIÊN TRI CHIẾN THẮNG

Mohammed lúc nào cũng tin tưởng hy vọng những người Do Thái và Cơ Đốc Giáo sẽ chấp nhận Ngài và thông điệp của Ngài như chương kế tiếp trong cuốn sách khải huyền mà tất cả đều giữ chung. Bởi vậy, khi Ngài đến Medina, Ngài đã chuẩn bị phải rất kiên nhẫn trong nỗ lực để thuyết phục công dân Do Thái ủng hộ thỏa ước Medina mới. Ngài còn yêu cầu những tín đồ cầu nguyện quay mặt về Jerusalem, và Ngài nhấn mạnh những yếu tố chung trong truyền thống của họ.

Tuy nhiên, chẳng mấy chốc người ta thấy rõ ràng người Do Thái sống tại đấy đã không có ý định gọi Mohammed là nhà tiên tri của họ. Nhiều người còn chế nhạo sự khám phá của Ngài. Các quan hệ có chiều hướng xấu đi khi một số người Do Thái vi phạm những điều kiện trong thỏa ước với Mohammed. Nhà tiên tri đưa ra một đòi hỏi hoặc họ phải gia nhập Hồi Giáo hoặc phải rời đi. Lệnh này được thi hành bởi quân đội của Mohammed. Đây là chiến thắng đầu tiên trong danh sách dài những chiến thắng của Hồi Giáo với quân địch. Những người Hồi Giáo cho rằng những biến chuyển như vậy rất cần thiết để bảo vệ sự phát triển cộng đồng tôn giáo của họ.

Thực tế là, điều này đánh dấu một điểm quan trọng hơn trong lịch sử Hồi Giáo. Mohammed đã bắt đầu nhìn thấy những lời tiên tri của mình sẽ không dễ được chấp nhận bởi những người không phải là Ả Rập. Hồi Giáo dần dần hướng nhiều hơn về những người Ả Rập. Những truyền thống Do Thái và Cơ Đốc Giáo bị thu hẹp và truyền thống Ả Rập được nhấn mạnh từ đó. Những người Hồi Giáo không còn cầu nguyện hướng về Jerusalem. Họ hướng về Mecca. Mohammed và các tín đồ nóng lòng ngóng đợi ngày họ có thể trở về Mecca một lần nữa.

Khi tiếng tăm của nhà tiên tri vang dội khắp Ả Rập, nhiều người đổi đạo vào tôn giáo mới. Cuối cùng, Mohammed cảm thấy cần phải vì phúc lợi của tín đồ lấy Mecca với quân đội của mình. Vậy nên, tám năm sau khi đào thoát khỏi Mecca, Ngài trở về Mecca như một người chiến thắng. Bao giờ Ngài cũng khoan dung với kẻ địch, tha thứ hầu hết chúng. Họ chỉ phải thú nhận niềm tin với Thượng Đế và nhà tiên tri của Thượng Đế.

Mohammed đi ngay đến ngôi đền. Ngài bỏ đi tất cả những thần tượng tại ngôi đền Ka’aba, tuyên bố đó là chỗ để thờ phượng Allah. Mecca trở thành thánh địa của Hồi Giáo.

Sự sụp đổ của Mecca đã khiến những cộng đồng khác tuyên bố qui phục trước tôn giáo và sự cai trị của nhà tiên tri. Đôi khi Mohammed tin rằng nhiệm vụ chính của Ngài là thống nhất những bộ lạc Ả Rập bằng cách đưa họ lại sống cùng nhau thành một quốc gia được cai quản theo ý Allah. Khi những bộ lạc không cam kết trung thành, thì họ sẽ bị giết và bị khuất phục bởi thánh chiến, cái mà người Hồi Giáo tin là tượng trưng ý của Allah. Dần dần những bộ lạc rải rác ở xa hợp nhất thành quốc gia Ả Rập.

Để giữ lời hứa với người trung thành, Mohammed trở về sống tại Medina. Nhưng Ngài vẫn hành hương tới Mecca, và bao giờ Ngài cũng xem Mecca là trung tâm hợp pháp chính đáng để thờ phượng Allah. Trong lần hành hương cuối cùng, Ngài thuyết giảng một bài, bài hay nhất của Ngài còn nhớ được. Trong bài giảng này, Ngài tuyên bố tất cả các tín đồ đều là anh em, cũng như không bao giờ ngừng giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau.

TẶNG PHẨM CHO HỒI GIÁO CỦA MOHAMMED

Không lâu sau khi trở về Medina từ cuộc hành hương cuối cùng, Mohammed từ trần. Ngài thọ sáu mươi hai tuổi. Quá nhiều việc đã xẩy ra từ khi Ngài một mình trong hang gần Mecca và suy nghĩ về ý nghĩa của đời sống. Thông điệp của Allah đã được đưa ra và được chấp nhận một cách nhiệt tình. Những người Ả Rập đã biến đổi những thần tượng thành thờ phượng Allah. Họ không còn những cuộc chiến tranh bộ lạc. Họ đều là anh em. Họ không còn nhẩy múa, say sưa và cờ bạc trong những cuộc lễ ồn ào. Họ cầu nguyện và nhịn ăn và cảm thấy sự hiện diện của Allah gần gũi bên cạnh họ.

Gia tài của Mohammed để lại cho những tín đồ của Ngài thật vĩ đại. Ngài để cho họ đủ mạnh và đoàn kết để chống lại xâm lăng của ngoại bang. Ngài để lại cho họ một niềm tin mà họ thấy trong sáng và thỏa mãn. Ngài để lại cho họ nhiệt tình vì niềm tin đó dẫn họ đến truyền niềm tin này cho tất cả người khác. Ngài để lại cho họ những đệ tử được huấn luyện để tiếp tục phong trào. Ngài để lại cho họ một đạo quân có thể mở rộng Hồi Giáo đến những vùng đất khác bằng thánh chiến. Ngài để lại cho họ tấm gương của đời Ngài hết sức tận tụy theo ý của Allah.

Abu Bekr, thường phụ lễ Ngài, là người đương nhiên được chọn là người kế nghiệp nhà tiên tri, hay vua Hồi. Và sau một thời gian tang lễ ngắn ngủi, Hồi Giáo tiếp tục như trước hướng tới việc thực hiện toàn bộ giấc mơ của nhà tiên tri. Lịch sử đã thay đổi. Con người đã thay đổi. Họ không một mình thay đổi qua kinh nghiệm với con người Mohammed nhưng qua tín điều Ngài dạy họ. Đó là tín điều mà hàng triệu người Hồi Giáo vẫn đi theo, tuyên bố với niềm tin hoàn toàn:" Không có Thượng Đế mà là Allah, và Mohammed là nhà tiên tri của Allah".

20. NGƯỜI HỒI GIÁO NGHE VÀ VÂNG LỜI

Hầu hết những tôn giáo hiện đại trên thế giới thiết lập tôn giáo bởi một biến cố của lịch sử. Có nhiều trường hợp, nguồn gốc của những tôn giáo ấy bị chôn vùi quá sâu trong thời gian đến nỗi chúng ta không biết được những biến cố nào đã làm cho những tôn giáo ấy phát triển. Nhưng Hồi Giáo được phân biệt bởi hai sự kiện ngay từ lúc đầu. Trước tiên, Hồi Giáo trở thành một tôn giáo do kết quả nỗ lực chủ tâm lập kế hoạch và xem xét kỹ càng. Thứ nhì, toàn bộ phát triển của nó xẩy ra sau khi lịch sử thế giới đã bắt đầu được ghi chép kỹ lưỡng.

Trong thời gian ít năm ngắn ngủi, Mohammed đã tự nâng mình lên một địa vị lãnh đạo độc đáo trong lòng dân tộc Ngài. Ngài đã có cơ hội và thời gian để lập kế hoạch tỉ mỉ đáp ứng những nhu cầu xã hội và tinh thần của đồng bào của Ngài. Tuy rằng phải nói thay cho Allah, Mohammed đã đưa ra những luật lệ về niềm tin, về bổn phận tôn giáo, và về hạnh kiểm thích đáng. Kết quả, người Hồi Giáo tự tìm thấy sự chỉ dẫn cho hầu hết mọi hoạt động hay tình thế phải đối phó của con người.

TÔI PHẢI TIN GÌ?

Ở một nơi nào đó trong cuộc đời, mỗi một người có suy nghĩ đều băn khoăn về quyền năng hay một sức mạnh chịu trách nhiệm về sự sáng tạo mọi thứ mà chúng ta nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, nếm thấy và sờ thấy. Loại quyền năng hay sức mạnh ấy là gì? Nó hoạt động như thế nào và khi nào? Cái gì đã khiến nó hành hoạt trước tiên?

Mohammed đã phải đối mặt với những băn khoăn này khi còn là một thanh niên. Qua ảo giác, Ngài tin là đã tìm ra câu trả lời. Ngài đã không ngần ngại tiên cử những câu trả lời đến với người khác. Allah, Đấng Bất Diệt, là nguồn gốc của mọi sáng tạo. Tuyên bố chính tín ngưỡng của tất cả các tín đồ là tin vào Allah: "Tôi xác nhận là không có Thượng Đế mà chỉ có Allah"

Allah công bằng và nhân từ. Ngài thấy và nghe mọi thứ. Ngài có mặt ở khắp nơi. Ngài biết tất cả những hành động của con người, tốt hay xấu. Vào Ngày Xét Xử, Allah xét xử đời sống của con người. Trong lúc đầu Ngài quy định cách thức mà tất cả mọi thứ phải có sự tồn tại của nó. Trong lúc cuối cùng, Ngài quyết định vận mệnh bất diệt.

Mohammed tin rằng vạn vật trong tính trật tự và tính tùy thuộc của nó, nói lên câu chuyện về một Thượng Đế quả quyết. Allah đã tạo ra tất cả mọi thứ và đã định trước mọi biến chuyển. Tuy nhiên con người có thể tiếp xúc với Ngài qua cầu nguyện, và con người được tự do đặt kế hoạch cho đời mình. Tuy nhiên, họ phải biết rằng thiên đường hay địa ngục là hậu quả chờ đợi họ.

Vì từ lâu Allah đã tự rút khỏi chiều hướng sáng tạo tích cực của mình, nên con người khó mà biết cách nào làm theo ý của Ngài. Nhưng Allah hiểu nhu cầu của con người. Ngài thiết lập ba cách để tiết lộ ý của mình cho con người: một nhà tiên tri, Kinh Koran, và các thiên thần.

Cách thứ nhất trong ba cách được bầy tỏ trong phần hai của lời tuyên bố Hồi Giáo về niềm tin: "Tôi xác nhận không có Thượng Đế mà chỉ có Allah, và Mohammed là nhà tiên tri của Ngài."

Người Hồi Giáo kính trọng những nhà tiên tri khác -- gồm Adam, Noah, Abraham, Moses và Jesus. Nhưng Mohammed là nhà tiên tri cuối cùng, "niêm phong". Không có vị tiên tri nào từng nói về uy quyền như vậy. Không có vị tiên tri nào khác đã có sự tiết lộ hoàn toàn từ Thượng Đế như vậy.

Mohammed không bao giờ cho rằng mình là hơn một người bình thường. Sự tranh cãi chính với người Cơ Đốc Giáo của Ngài là nhiều người Cơ Đốc Giáo thờ cúng Đức Chúa Con, cũng như Đức Chúa Cha. Ngài không thể tha thứ cho sự thêm nếm ấy. "Không có ai trên thiên đường hay trái đất đến trước Đấng nhân từ làm bề tôi"

Thượng Đế là Đấng Bất Diệt
Chỉ m
ình Ngài là Thượng Đế
Ng
ài không sinh ra ai và cũng không bị sinh ra!
Cũng chẳng ai giống Ngài cả!

Những tiết lộ của Mohammed đã được gìn giữ trong Kinh Koran để khai sáng những thế hệ tiếp nối. Kinh Koran là một cuốn sách đặc biệt có ý nghĩa đối với người Hồi Giáo vì nó đồng nhất với cuốn sách khác mà người Hồi Giáo tin là tồn tại trên Thiên Đường từ lúc khởi thủy. Trong cuốn sách thần thánh này, ý muốn của Allah được ghi lại. Cùng những thiên khải như vậy cuốn sách đó là những thiên khải được trao cho Mohammed và được viết trong Kinh Koran. Kinh Koran là toàn bộ thông điệp của Thượng Đế gửi cho con người.

Những người Hồi Giáo chính thống luôn luôn tin chắc rằng bản văn trong sách thiêng liêng của họ là chính xác. "Những người có trí nhớ" biết những điều mà Mohammed nói. Ít lâu sau khi chết, những lời Ngài nói được viết thành văn bản. Việc này đã làm cho người Hồi Giáo từ lúc khởi đầu tôn giáo của họ có được bộ kinh thánh thiêng liêng.

Cách hiểu biết ý Thượng Đế thứ ba là qua các thiên thần. Đối với người Hồi Giáo thiên thần quan trọng nhất là Gabriel, nổi tiếng với họ như một "thiên thần thiên khải". Chính Gabriel đã mang thông điệp của Thượng Đế cho Mohammed. Gabriel và những thiên thần khác ở chung quanh ngai vàng của Thượng Đế, ở "tầng trời thứ bẩy" của thiên đường, thi hành ý của Allah và phục vụ các sắc luật của Ngài.

Một thiên thần khác -- hay thực ra nguyên là thiên thần - là Quỷ thần, đã bị đầy ra khỏi khỏi thiên đường vì cao ngạo. Người Hồi Giáo tin là thiên thần này đảm trách địa ngục và với những phụ tá, hoạt động để cản trở ý của Allah bằng cách quyến rũ con người vào con đường tội lỗi. Tuy nhiên, Allah toàn năng và quyết định tất cả. Cho nên công việc của thần Quỷ này bị hạn chế vào những gì mà quỷ thần này chỉ có thể làm được trong khuôn khổ chương trình của Allah. Thần Quỷ này thực sự không bao giờ có thể cản trở nổi Allah, vì chương trình của Allah gồm có phần để cho thần Quỷ làm công việc cám dỗ.

Thượng Đế công bằng nhưng đời thường thưởng phạt theo đúng với đặc tính cuộc sống của con người. Phải chăng điều thiện là không được thưởng và điều ác là bị trừng phạt. Kinh Koran nói với người Hồi Giáo là Phán Quyết cuối cùng sẽ tới vào cuối thời đại này và bắt đầu sự trường cửu khi Allah phán xét tất cả các linh hồn. Mỗi linh hồn sẽ bị xử theo hồ sơ cuộc đời nó. Allah nhân từ, và người thiện được phần thưởng lớn hơn người ấy đáng được thưởng. Nhưng trừng phạt tội lỗi thì đúng theo tội lỗi đáng bị trừng phạt.

Những tín đồ đã theo ý của Allah thì sẽ được thưởng sống đời đời trên thiên đường. Kinh Koran mô tả cuộc sống trên thiên đường giống như một ốc đảo tuyệt vời, có nước chảy, những thứ giải khát, trái cây và chim chóc, các chàng trai và những thiếu nữ phục vụ nhu cầu của các cư dân. Những người Hồi Giáo chín chắn tin rằng tiếng gọi thực sự của thiên đường là sự hiện diện bất diệt của Allah.

Địa ngục đã được chuẩn bị cho những ai khác từ chối không qui phục theo ý Allah. Hơn nữa, mô tả địa ngục giống như người ở sa mạc có thể tưởng tượng đến nỗi thống khổ cùng cực mãi mãi trong lửa và nóng. Cái mà họ ăn và uống giống như nước sôi. Khi họ kêu cứu, sự giúp đỡ làm họ trở thành khổ thêm. Một số người Hồi Giáo nói rằng Kinh Koran dùng cách nói hình ảnh để vạch ra rằng sẽ hoàn toàn không có niềm tin trong cuộc sống nếu không có sự hiện diện của Allah.

Allah, nhà tiên tri, kinh Koran, thiên thần và Phán Quyết Cuối Cùng -- con người phải tin tất cả những thứ đó. Thiết yếu niềm tin thứ sáu là: tin vào quyền năng hoàn toàn và vô biên của Allah.

Thực sự đây là sự nhắc lại của một số đặc tính của Allah, vạch ra sự cần thiết vâng lời dứt khoát về phần con người. Con người không cần hiểu ý của Thượng Đế -- thực ra, không thể hiểu được. Nhưng con người phải phục tùng điều đó. "Tôi nghe và vâng lời" mô tả mối quan hệ của con người với Thượng Đế.

Danh xưng Moslem có nghĩa "phục tùng" trong khi Islam có nghĩa là "sự phục tùng ý của Allah". Người Hồi Giáo tin rằng phục tùng mang lại hòa bình và thỏa mãn. Họ bác bỏ các thuật ngữ "Mohammedan" (Môn đồ của Mohammed và "Mohammedanism" (Đạo Mohammed) vì chúng ngụ ý thờ phượng Mohammed. Người Hồi Giáo chỉ thờ phượng Allah.

TÔI PHẢI LÀM GÌ?

Đạo Hồi trải rộng nhanh chóng trên thế giới một phần do tính đơn giản của nó. Tín điều của nó được nói rõ ràng trong sáu niềm tin, như chúng ta đã thấy. Bổn phận tôn giáo của các tín đồ được nói rõ ràng trong năm đòi hỏi được coi là "năm trụ cột" của Đạo Hồi.

Tuyên Bố Về Niềm Tin. Trước tiên, người Hồi Giáo phải tuyên bố niềm tin của mình và lời nguyện trung thành. "Tôi xác nhận không có Thượng Đế mà chỉ có Allah, và Mohammed là tiên tri của Allah." Nói trước nhân chứng, lời tuyên bố này được chấp nhận một tín đồ mới vào Tình anh em của Đạo Hồi.

Cầu nguyện. Kỷ luật tôn giáo chính của người Hồi Giáo là cầu nguyện. Mohammed chỉ định năm lần một ngày cho cầu nguyện thường lệ, và khuyến khích cầu nguyện riêng để cảm thấy Allah luôn luôn hiện diện. Vào lúc mặt trời mọc, giữa trưa, giữa buổi chiều, vào lúc mặt trời lặn và buổi tối, những người Hồi Giáo được kêu gọi để cầu nguyện. Từ tháp giáo đường, "những cột tru" của cầu nguyện, lời kêu gọi được truyền đến hàng triệu người Hồi Giáo mộ đạo:

Đức Allah vĩ đại, Đức Allah vĩ đại.
Không có Thượng Đế m
à chỉ có Allah.
Mohammed là thánh tông đồ của Allah.
Trước lời cầu nguyện của các ngươi!
Trước sự mộ đạo của các ngươi!
Đức Allah vĩ đại, không có Thượng Đế, chỉ có Allah!

Trước tiên, có nghi thức tẩy uế và đặt thảm cầu nguyện. Rồi người Hồi Giáo quỳ xuống cúi đầu về hướng Mecca. Lời cầu nguyện thường có dạng làm lại sự phục tùng ý của Allah. Thường thường bầy tỏ của sự tôn thờ. Đối với một số người, điều đó là sự xác nhận sự có mặt thường xuyên của Thượng Đế là có thật.

Điều này cuối cùng gần như đáp ứng lòng mong ước của Mohammed hy vọng tất cả những tín đồ có thể coi Allah là kinh nghiệm sống thực sự.

Người Hồi Giáo cố gắng đến giáo đường để cầu nguyện vào bất cứ lúc nào có thể được. Những tòa nhà đơn giản này được thiết kế để người đi lễ quay mặt về Mecca. Tất cả sự trang hoàng đều là những trang trí hình học, theo lời khẳng định của Mohammed là không có hình ảnh. Thứ sáu là ngày đặc biệt để cầu nguyện chung tại giáo đường. Đàn ông đến giáo đường thi hành nghi thức tẩy uế, rồi tụ họp thành từng nhóm nghe đọc kinh Koran rồi tham dự lễ cầu nguyện. Trong mỗi giáo đường, người lãnh đạo hướng dẫn buổi lễ chung và thuyết giảng hàng tuần về niềm tin Hồi Giáo.

Thường thường giáo đoàn gồm toàn nam giới, hầu hết người Hồi Giáo tin rằng người phụ nữ nên cúng lễ tại nhà. Chính Mohammed đã tuyên bố sự hành lễ tại nhà riêng tốt hơn đối với phụ nữ. Nếu họ dự các lễ, thường thường họ ngồi ở hậu trường.

Ăn Chay. Ăn chay là một hành động tôn giáo thường xuyên của người Hồi Giáo mộ đạo. Ăn chay là cần thiết cho tất cả các tín đồ, ngoại trừ vì điều kiện thể xác hay những hoạt động đặc biệt. Người Hồi Giáo ăn chay vào tháng Ramadan, tháng thứ chín của Lịch Hồi Giáo. Trong mùa ăn chay Ramadan, không được ăn thức ăn và đồ uống giữa lúc mặt trời mọc và mặt trời lặn. Người Hồi Giáo tin rằng ăn chay là sự nhắc nhở tốt để đưa những điều tinh thần lên hàng đầu. Họ cố đọc và nghe toàn bộ Kinh Koran trong tháng này và thường ở giáo đường.

Bố Thí. Niềm tin vào tình anh em của tất cả người Hồi Giáo đã giúp duy trì tập tục xa xưa trong việc chia sẻ tiền của cho người túng thiếu. Có lúc, sự chia sẻ được hợp thức hóa dưới hình thức "thuế" hàng năm. Bây giờ, việc này thường được trả dưới hình thức cam kết tự nguyện để giúp đỡ người túng thiếu và để ủng hộ những trường học và giáo đường Hồi Giáo. Tuy có người có thể không chọn cách trả đó, nhưng rất ít người không trả. Bạn của họ đều mong muốn, và họ tin rằng tính hào phóng đối với người khác khiến Allah sẽ hào phóng với họ.

Hành Hương. Trên hết trong tư tưởng của mình trong cuộc đời này, mỗi một người Hồi Giáo đềù sống với một mộng ước và niềm mong chờ. Đó là hành hương đến Mecca, một thành phố quá thiêng liêng đến nỗi người ngoại đạo không được vào. Hàng năm vào tháng mười hai Lịch Hồi Giáo, con đường đi tới Mecca đông nghẹt những người hành hương. Họ hối hả tham dự những buổi lễ tập trung tại ngôi đền Ka’aba cổ và Giáo Đường Mecca. Mohammed thúc giục các tín đồ hành hương mỗi năm. Bây giờ, do sự mở rộng của Hội Đoàn Hồi Giáo, mỗi người được yêu cầu phải đi một lần trong đời người. Trong khi nhiều người không bao giờ có thể thực hiện được chuyến đi, việc này vẫn là mục tiêu cuộc đời của hầu hết người Hồi Giáo.

Một khi đến nơi, người hành hương vào khuôn viên thiêng liêng của Mecca, mỗi người đều mặc quần áo được thiết kế sẵn làm cho tất cả người Hồi Giáo, giàu hay nghèo, đều giống nhau. Địa vị xã hội, và chủng tộc, của cải bị lãng quên, người hành hương tham dự nghi lễ thiêng liêng của cuộc hành hương. Họ nhịn ăn và nhịn uống suốt ngày; họ soạn thành kịch những huyền thoại truyền thống; họ vinh danh Viên Đá Đen tại Đền Ka’aba. Vì đã tham dự cuộc hành hương, những người Hồi Giáo này bao giờ cũng được kính trọng bởi người đồng hương.

Hành hương là một tác nhân thống nhất quan trọng cho Đạo Hồi. Chắc chắn Mohammed đã nhấn mạnh việc này vì Ngài mong mỏi điều đó phụng sự cho sự nghiệp đoàn kết các bộ lạc Ả Rập. Nó còn giúp vào việc củng cố sự ràng buộc thân hữu giữa những người Hồi Giáo.

NGƯỜI HỒI GIÁO THIẾU NỢ GÌ NGƯỜI KHÁC

Để hướng dẫn lối sống hàng ngày, người Hồi Giáo không phải tìm đâu xa hơn ngoài Kinh Koran. Phần lớn chất đốt cho lửa cảm hứng của Mohammed là cái vô luân và thiếu mục tiêu đáng làm trong đời sống của những người đồng hương. Kinh Koran tràn đầy những thông điệp phản ảnh mối quan ngại này. Những tôn giáo khác có thể phát triển con người sống cách biệt người khác, đặt những ham muốn và nhu cầu cá nhân xuống hàng thứ yếu trước việc tìm cầu tinh thần. Đạo Hồi không cố gắng thử làm như vậy. Đạo Hồi cố gắng làm cho con người xứng đáng sống với nhau.

Từ lâu Mohammed cấm tín đồ cờ bạc và đồ uống có chất say. Có lẽ lúc Ngài làm vậy vì Ngài nghĩ lại những cảnh hỗn loạn và chè chén ồn ào tại những hội chợ hàng năm gần Mecca. Nếu những luật lệ chống cờ bạc và tình trạng say xưa gây ra sự thay đổi trong đời sống của tín đồ, thì những lời tuyên bố của Ngài về phụ nữ còn gây nhiều thay đổi hơn. Đàn ông có thể ly dị và lấy nhiều vợ tùy theo ý muốn được yêu cầu coi phụ nữ là người của cùng một Đấng Tạo Hóa, có quyền riêng. Người chồng phải tôn trọng quyền của người vợ đối với của hồi môn và phải tuân theo một số luật lệ về ly dị và tái giá. Mohammed thúc đẩy mọi nỗ lực để ngăn trở sự ly dị vì không gì khác là làm phật lòng Allah.

Người Mỹ giật mình về sự thực hành chính sách đa thê của Hồi Giáo. Người Hồi Giáo, theo Kinh Koran, có thể lấy bốn vợ (Mohammed một lần được phép đặc biệt của Allah, lấy mười vợ). Tuy vậy Mohammed yêu cầu đàn ông xem xét hoàn cảnh và tính khí của mình thật cẩn thận trước khi làm như thế. Nếu họ không thể xử đối bình đẳng trong việc săn sóc và tình cảm, họ chỉ nên lấy một vợ.

Càng ngày càng nhiều người Hồi Giáo lấy một vợ, hoặc vì đó là những gì mà họ tin tưởng hoặc những gì mà họ có thể cung cấp được. Nhiều người Hồi Giáo bây giờ cố hiểu tinh thần hay chủ định của luật trong kinh Koran. Những người tín đồ tự do hơn khẳng định rằng chế độ một vợ một chồng nằm trong tinh thần của Kinh Koran. Họ nhận thức rằng thời gian đã thay đổi từ khi Mohammed làm luật lấy vợ. Lúc ấy tỷ lệ người phụ nữ so với đàn ông cao hơn ngày nay. Hơn thế nữa, theo như tập tục bộ lạc cổ, cách duy nhất mà người đàn ông có thể giúp đỡ phụ nữ nghèo khổ hay góa bụạ là lấy người đó.

Mặc dầu đời sống và công việc của Mohammed bảo đảm cho người phụ nữ Hồi Giáo nhiều đặc ân, mà không được hưởng trước đây nhưng họ vẫn còn phải kín đáo và khiêm nhường. Những hoạt động tôn giáo của họ nên được thi hành riêng thì tốt hơn. Họ nên sống tách biệt ở nhà hơn là đi đây đi đó. Họ không phải ẩn trốn trước tất cả những con mắt, nhưng khiêm nhường và trầm lặng là những đức tính phù hợp nhất cho họ.

Thuở đầu, người Hồi Giáo có trách nhiệm tranh đấu với những người anh em của họ nếu cần thiết. Mohammed nói chiến tranh để tự vệ thì có thể chấp nhận, nhưng ta chỉ tấn công khi chiến đấu vì Allah. Những cuộc thánh chiến như vậy đã trải rộng Đạo Hồi trên một phần rộng lớn địa cầu trong một thời gian rất ngắn. Mohammed dạy người Hồi Giáo phải độ lượng với người bị chinh phục, không nên mang thái độ thù địch.

Thực ra, tất cả những luật lệ về lối sống có đạo đức của một người Hồi Giáo bắt nguồn từ một trong những điều cuối cùng mà Mohammed nói với tín đồ. Trong bài giảng cuối cùng tại Mecca, Ngài có lời tuyên bố nổi tiếng về tình anh em của tất cả tín đồ. Tất cả tín đồ đều quan trọng và tất cả mọi người đều bình đẳng dưới mắt Allah. Chỉ với lý do đó không thôi, thì lòng tốt và kính trọng cũng đã là bổn phận đối với cha mẹ, con cái, người nô lệ và tất cả người khác.

Người Hồi Giáo phải trung thành trong lời hứa đối với nhau. Họ kính trọng đời sống và tài sản của nhau. Đánh giá lòng tốt của một con người dựa vào cách người ấy hành động đối với anh em. Tất cả những gì mà con người tin tưởng có thể được nói lên từ điều người ấy làm, như trong ngụ ngôn Hồi Giáo:" Không có ai trong số các ngươi là tín đồ cho đến khi biết yêu thương người anh em, những gì mà người anh em thương yêu cho chính anh ta".

Lâu nay, khi người ta đã quen sống trong các quốc gia, ai cũng biết trách nhiệm xã hội. Nhưng những người Ả Rập ở thời Mohammed đã tiêu hao ngày tháng trong tranh cãi nhỏ nhen và đánh nhau liên miên giữa các bộ lạc. Mohammed nói không được giới hạn trách nhiệm đối với những người sống ở thành thị của Ngài hay thuộc về bộ lạc của Ngài. Ngài chịu trách nhiệm về việc chia sẻ phúc lợi của tất cả những ai có giá trị, quyền lợi, và mục tiêu chung với Ngài.

Mohammed đã mở rộng mối quan tâm về người dân cửa Ngài, nhìn chằm chằm vào phần còn lại của thế giới và giúp họ tự thích nghi với một vai trò trên thế giới. Tất cả những điều đó được làm trong khoảng thời gian hai mươi năm ngắn ngủi. Người Hồi Giáo trung bình biết rõ bài học của mình. Người Hồi Giáo theo giáo lý của vị tiên tri về tình anh em là một công dân tốt trên thế giới.

21. TÌNH ANH EM TRONG ĐẠO HỒI

Trong cuộc đời Mohammed, những sự bất đồng ý kiến trong tín đồ bị ngăn chặn chủ yếu là vì hiệu quả của sự đoàn kết mà Ngài đạt được nơi họ. Nhưng khi Ngài chết, dân tộc của Ngài -- giống như tất cả các dân tộc ở khắp nơi -- vỡ lẽ ra rằng có một sự bất hòa trong việc thi hành phần còn lại trong những mục tiêu Đạo Hồi. Đã có bàn cãi trong lúc bắt đầu về việc ai là người sẽ thay thế Mohammed trong việc lãnh đạo người ngoan đạo. Việc này được giải quyết không mấy khó khăn với sự lựa chọn người tin cẩn Abu Bekr làm vua Đạo Hồi. Không may, kế tục những chỗ trống trong lãnh thổ Hồi Giáo không được bổ sung dễ dàng. Vì đế quốc Hồi Giáo lớn mạnh, những bất đồng ý kiến cũng phát triển.

Có một vài nhóm có những khái niệm dứt khoát về phương pháp tốt nhất để chọn lựa Vua Hồi. Những người đồng hành đã là những người cộng tác gần gũi nhất với Mohammed nghĩ rằng vua Hồi phải là một trong số người này. Một số người nghĩ rằng sự lãnh đạo phải ở trong tay gia đình Mohammed. Những người Koreish nghĩ rằng chính họ, bộ lạc của Mohammed, phải kiểm soát triều đại Hồi Giáo.

SỰ LAN RỘNG CỦA ĐẠO HỒI

Dưới quyền của Abu Bekr, người Hồi Giáo tấn công Syria trong thánh chiến đầu tiên chống lại một ngoại quốc. Những cuộc xâm lăng Hồi Giáo bắt đầu. Dưới quyền vị vua thứ hai, Omar, quân đôi Hồi Giáo tiến vào những cuộc chiến khác, cuối cùng mang Đạo Hồi vao những phần đất của Phi Châu, Ấn Độ, tất cả Mông Cổ và Tây Ban Nha.

Những chương gây ấn tượng nhất trong lịch sử Đạo Hồi được viết về những chiến binh hung dữ từ Ả Rập xông ra để thôn tính thế giới. Những người mộ đạo Hồi Giáo cho rằng họ làm như vậy trong một cố gắng thành thực cứu thế giới khỏi Phán Quyết Cuối Cùng. Mohammed đã làm cho họ cảm thấy đó là nhiệm vụ của họ, và nếu cần thiết họ sẽ buộc thế giới vào sự cứu rỗi này. Sức mạnh bao giờ cũng cần thiết. Người ta thường đưa ra ba điều lựa chọn cho những người không phải là Hồi Giáo -- chấp nhận kinh Koran, đóng một loại thuế đặc biệt vì đặc quyền của những người không phải là Hồi Giáo còn lại, hay cuối cùng là lưỡi gươm. Trang bị và tiếp tế cửa họ có thể nói là thô sơ, người Hồi Giáo tiếp tục thắng trận, thôi thúc bởi niềm tin về một sứ mạng và bởi một số lý do khác ít tôn giáo hơn. Theo luật Hồi Giáo, binh lính có thể giữ bốn phần năm chiến lợi phẩm trong thánh chiến. Nếu sống sót, một người lính có thể trở nên rất giàu có. Nếu chết, người lính sẽ đi thẳng vào thiên đường.

Những người khác giải thích rằng một phần quyền lợi của người Hồi Giáo trong việc xâm chiếm lan rộng nằm trong việc cuộc sống của họ cho đến bây giờ bị giới hạn vào biên giới đất đai sa mạc cằn cỗi của họ. Trước mặt họ bây giờ là sự giàu có về đất đai và văn hóa của những nền văn minh phồn thịnh và mầu mỡ của Địa Trung Hải. Không chỉ sản phẩm của đất đai lôi cuốn họ, mà những kho tàng về khoa học, mỹ thuật và triết học cũng lôi cuốn họ.

Chính trong lúc đó kho tàng ở Medina bắt đầu tiến tới điểm bùng nổ. Ai đã từng mơ ước về sự giàu có như thế đổ vào từ những cuộc xâm lăng các nước? Và vua Hồi chịu trách nhiệm về cách tiêu pha. Đối với nhiều người, nó trở thành một vấn đề quan tâm nhất để có thể chia sẻ trong quyết định chọn vua Hồi. Cuộc sống của những vua Hồi tốt là hy sinh cho khát vọng và lòng tham của một số nhóm người vô lương tâm.

Đạo Hồi bành trướng rộng, gồm càng ngày càng nhiều những người không phải là Ả Rập, sự đồng thuận trở nên khó khăn và cuối cùng không thể làm được. Tuy nhiên qua nhiều thế kỷ, những người Hồi Giáo chính thống hơn khăng khăng đòi một nhà lãnh đạo tôn giáo duy nhất cho toàn thể thế giới Hồi Giáo. Nhưng thời gian và tình thế đã thay đổi và vẫn còn đang thay đổi. Cuối cùng vào năm 1924, chế độ vua Hồi chấm dứt.

Trong những năm đầu sau cái chết của Mohammed, những câu hỏi được nêu lên đưa đến kết quả phân hóa lớn trong Hồi Giáo. Sự phân hóa này kéo dài đến tận ngày nay. Cả hai nhóm đều coi đường lối suy nghĩ và hành động của họ đều sát hợp với những tiết lộ của Mohammed. Cả hai nhóm tin tưởng phong trào của họ tiêu biểu cho sự phát triển đúng của Hồi Giáo.

LUẬT SUNNA

Nhánh chính thống hay bảo thủ của Đạo Hồi được gọi là Sunna, được đặt tên như vậy vì sự nhấn mạnh của nó trong việc thu thập các truyền thống Hồi Giáo cũng được gọi bằng tên này. Những người theo luật Sunna tin rằng những gì có trong Kinh Koran và trong Luật Sunna xác định những giới hạn về niềm tin và hành động cho người Hồi Giáo. Kinh Koran nói lời của Allah. Luật Sunna nói về hành động và lời nói của Mohammed và những tập tục ban đầu của người Hồi Giáo.

Có lúc, người theo luật Sunna tin rằng kinh Koran và những truyền thống phải được giải thích đúng như đã được viết. Một giáo sĩ đáng tôn kính tên là Ashari giúp những người theo luật Sunna phát triển những niềm tin hơi khác cho phép sử dụng lý trí trong việc giải thích. Ông giải thích một số niềm tin dường như mâu thuẫn vì nói Allah là tất cả. Allah tạo mọi thứ và tất cả hành động và, cho nên Allah chịu trách nhiệm cả hai thiện và ác. Con người phải chấp nhận điều đó, mà không tranh cãi về việc này liệu có thể được không.

Một số băn khoăn làm sao kinh Koran có thể bất diệt như Mohammed dạy cho họ. Nếu như vậy, sẽ không có gì khác được thiết lập bên cạnh Thượng Đế? Và không phải là tội lỗi lớn nhất trong mọi sự thờ phượng nhiều hơn một Thượng Đế? Ashari dạy kinh ở trong dạng thức mà người Hồi Giáo có, không bất diệt. Nhưng ở dạng lần đầu tiên nó hiện hữu trong tâm trí Allah thì nó bất diệt.

Thường có một số người không chú trọng nhiều vào nghi thức hay luật lệ tôn giáo hay thần học. Đã có nhiều người Hồi Giáo có tính khí này. Một số trong họ bắt đầu bầy tỏ niềm tin của họ theo cách họ nhìn thấy ở những người tôn giáo khác. Họ cảm thấy chân lý tôn giáo không chỉ hạn chế trong tín điều và nghi lễ. Chân lý có thể đạt được từ sự đồng cảm trực tiếp với Thượng Đế. Và vì vậy, một số bắt đầu thực hành thiền định và những tập luyện thần bí tận tụy khác.

Đầu tiên họ hẳn là được chào đón bằng sự ngạc nhiên, vì họ đã đi vượt qua sự tu tập thường lệ của Hồi Giáo. Giống như một số người tự chối bỏ niềm tin khác, họ mặc áo choàng len không thoải mái và không lưu ý gì đến nhu cầu vật chất và xã hội. Họ bị gắn cho cái tên Sufis có nghĩa "người "mặc đồ len". Vì số người gia tăng, họ bắt đầu tập họp thành đoàn thể thân hữu, nhấn mạnh sự tận tụy hoàn toàn với Thượng Đế. Mục tiêu của họ là hợp nhất với Allah trong đời này, không phải chờ đợi đến sau khi chết.

Dần dà những người Sufis này đạt được sự tôn trọng của những người Hồi Giáo chính thống. Một người đầu tiên hiểu giá trị con đường của họ đi tới Thượng Đế là Ghazzali, một trong những giáo sĩ Hồi Giáo được gọi là "người phục hưng tôn giáo". Ghazzali qưan sát những thần bí trong sự mộ đạo của họ và chính mình trở thành Sufi. Ông nhìn thấy giá trị trong đời sống của sự mộ đạo hoàn toàn.

Ông bắt đầu dạy thần học Sunna có sửa đổi, căn cứ một phần lớn vào học thuyết của Ashari, nhưng gồm có những sự nhấn mạnh vào lòng yêu thích của người mặc khải thần linh. Ông tin rằng người ta không phải là tín đồ của một tôn giáo cho đến khi cảm thấy trực nghiệm tôn giáo. Tôn giáo phải thay đổi điều gì đó về đời sống của tín đồ. Không có sự thay đổi này, người ta chỉ ở trên bề mặt của tôn giáo mà không ở trong lòng tôn giáo ấy.

Tôn giáo thực sự đến qua ba bước. Trước nhất, người ta phải cảm thấy hối hận về những tội lỗi quá khứ. Cần thiết phải có sự thay đổi. Đó là hối lỗi. Rồi phải tập trung đời mình vào Thượng Đế, không có gì quan trọng ngoài sự mộ đạo. Rồi tín đồ phải phấn đấu sống một cuộc đời thoát khỏi tội lỗi. Những Cột Trụ của Niềm Tin giúp họ trong việc này. Và những kỷ luật của người Sufis sẽ giúp họ thêm.

Mục tiêu chính của Ghazzali trong Đạo Hồi là nhấn mạnh về lý luận như một phương pháp duy nhất để biết ý của Thượng Đế. Ông nói, ta phải luôn luôn sẵn sàng vâng lời Allah, dù hiểu hay không hiểu. Mặc dầu Ghazzali hình thành học thuyết của ông vào thế kỷ thứ mười một, nhưng học thuyết ấy vẫn là tài liệu tin cậy cuối cùng cho người Sunnis.

SHIA

Khoảng chừng một phần năm người Hồi Giáo trên thế giới thuộc về nhóm không theo quốc giáo và không chính thống giáo gọi là Shia. Phần lớn cư trú ở Persia (Ba Tư), những người Shi’ites này cũng theo niềm tin từ những lời tiên tri của Mohammed và từ kinh Koran. Tuy nhiên, điều chính chia rẽ họ với người Sunnis là niềm tin vào truyền thống là Mohammed đã để lại cho tín đồ chăm sóc anh em họ và người con rể Ngài, Ali. Họ nói, Ali là nhà lãnh đạo được thần thánh chỉ định, Imam (nhà lãnh tụ Hồi Giáo) của cộng đồng Hồi Giáo. Sự lãnh đạo Đạo Hồi lẽ ra phải tập trung vào gia đình Mohammed. Người Shi’ites tin rằng ba vị vua trước Ali đã giữ triều đình Hồi Giáo một cách bất hợp pháp và đã không đếm xỉa gì tới những lời mong ước của Mohammed. Vì lý do

đó, người Shi’ites nguyền rủa những người đó trong những lời cầu nguyện hàng ngày.

Người Shi’ites đã vinh danh những người con cháu Mohammed bằng cách làm họ có tính cao quí tôn giáo -- và đôi khi có tính cao quí chính trị -- và quý tộc. Mỗi phái lấy tên của những con cháu này làm nhà lãnh đạo thiêng liêng cho mỗi thế hệ, tin rằng mỗi Imam không thể sai lầm và không tội lỗi. Những hệ phái không bao giờ đồng thuận về ai và khi nào là Imam. Họ cũng chẳng đồng ý vào lúc dòng dõi Imam được thần thánh chỉ định chấm dứt.

Một số người Shi’ites tin rằng người cuối cùng trong những Imams không chết. Ngài đi vào ẩn náu và sẽ tái xuất hiện trước Phán Quyết Cuối Cùng. Cho đến lúc đó, một số người Shi’ites tin rằng "Imam ẩn náu" sẽ chỉ định người thay mặt trên trái đất, để người ta có thể có sự hướng dẫn của Ngài. Những người Shas ở Ba Tư (Iran) tự nhận là dòng dõi từ Imam thứ bẩy, được cho là những đại diện của "Imam ẩn náu".

Hệ phái Shi’ites tồn tại qua nhiều thế kỷ bất đồng ý kiến với số đông người Hồi Giáo vì họ nhất định bám níu vào niềm tin của họ. Đôi khi họ sống sót trong các cuộc thanh trừng bằng cách làm ra vẻ tin theo trong khi vẫn thực thi "ngầm" niềm tin của họ. Những người Sunnis hiện đại có khuynh hướng khoan hồng đối với những người Hồi Giáo không phải chính thống.

Bất cứ tôn giáo nào lôi cuốn được sự trung thành của một số đông người chắc chắn sẽ tích lũy các tín điều, nghi lễ, và tập tục đã được qui định. Ít lâu sau có những người thấy tổ chức như vậy đã thu hút các tín đồ, cho nên cảm hứng và mục tiêu nguyên thủy đã bị bỏ quên. Đôi khi những người tinh ý này bắt đầu gây phong trào làm trong sạch những đặc trưng bên ngoài và tôn giáo để trở về với niềm tin cơ bản.

Phong trào làm trong sạch như vậy được phát động trong Đạo Hồi vào thế kỷ thứ mười tám. Một số ảnh hưởng của nó vẫn còn kéo dài. Những người ủng hộ phong trào này trở nên thất vọng vì ngày càng có khuynh hướng sùng bái những giáo sĩ nổi tiếng và những nhà thần học và cả Mohammed. Họ cảm thấy điều đó rất gần với việc thờ phượng một vài thần. "Hãy quay trở về với Allah và Kinh Koran" là lời khuyên thiết tha cho người Hồi Giáo. Phong trào lôi cuốn sự ủng hộ tại Ả Rập Xê Út, nơi những dấu tích lich sử bị chuyển ra khỏi lăng mộ của gia đình Mohammed và những nhân vật chính yếu khác.

NHỮNG THAY ĐỔI TRONG ĐẠO HỒI

Gần như bất chấp chính nó, Đạo Hồi đã thay đổi chút ít ngay từ lúc ban sơ. Có một thời, sự thay đổi trong Hồi Giáo được coi như tội lỗi. Đây là một tôn giáo đã nhiều năm cấm phiên dịch kinh Koran từ tiếng Ả Rập vì Allah đã tuyên đọc Đạo Hồi bằng tiếng Ả Rập, và điều này không được thay đổi. Nhưng thay đổi đã xẩy ra.

Những xứ cận Đông càng ngày càng chú ý đến việc hiện đại hóa, kỹ nghệ hóa, hay Tây phương hóa -- muốn nói thế nào cũng được. Ngày nay hầu hết những người Hồi Giáo cảm thấy lòng trung thành của họ mới hết phải dành cho đất nước mà họ sống hơn là với toàn bộ tình anh em Hồi Giáo. Những sự kiện của sự "co lại" trên thế giới ở thế kỷ thứ hai mươi đã buộc Đạo Hồi trở nên khoan dung nhiều hơn đối với những niềm tin khác và ít cứng rắn hơn về tín điều của chính mình.

Tuy nhiên hai thế lực đã tác động theo hướng đối nghịch nhau. Một thế lực là tạo nước Pakistan tại Ấn Độ, kết quả tự nhiên của vị đắng Hồi-Ân Giáo. Trong hai phần -- một phần ở phía tây Ấn Độ, và một vùng nhỏ hơn ở phía đông -- Pakistan là một thí nghiệm lý thú để làm giảm bớt những xung đột tôn giáo.

Người Hồi Giáo di trú vào Pakistan làm tăng thêm ý thức dị biệt giữa Đạo Hồi và các tôn giáo khác.

Một thế lực khác chống lại Nhà nước Israel của người Do Thái với phong trào ra đi của hàng ngàn người Ả Rập khỏi nơi đã là qưê hương của họ. Những người Hồi Giáo rất bất mãn về quyết định này. Một khi người ta có kẻ thù chung, thì họ lại nhấn mạnh vào những sự việc khác mà họ cùng chia sẻ. Bởi vậy, người Hồi Giáo đã nhấn mạnh lại niềm tin và tập tục của họ.

SỰ ĐÓNG GÓP CỦA ĐẠO HỒI

Đã từ lâu thế giới đã trở nên quen thuộc với những gì mà người Hồi Giáo Ả Rập đã làm cho thế giới. Lịch sử thế giới đã thay đổi khi những đạo quân Hồi Giáo đầu tiên tiến vào Syria. Mặt khác những kêu ca của người bị chinh phục, người Hồi Giáo dùng sức mạnh vì lợi ích. Bất kỳ chỗ nào họ đến, họ thúc đẩy mỹ thuật, khoa học và y học. Họ gìn giữ trật tự và luân lý trong xã hội.

Những ai chấp nhận Allah mà họ thờ cúng thì đến sùng bái một Thượng Đế có chân giá trị và oai nghiêm -- bao giờ cũng được gần gũi bởi những người thấp kém nhất. Thực ra dưới mắt Allah, không ai là thấp kém. Tất cả đều bình đẳng. Tình anh em của Đạo Hồi không ngừng lại ở biên giới quốc gia, nòi giống hay của cải. Vì người Hồi Giáo tin rằng mắt của Allah không thấy những khác biệt vô nghĩa đôi khi do con người tưởng tượng ra.

Tất cả điều này bắt nguồn sự thôi thúc của một người ở Mecca cảm thấy trọng trách nâng dân tộc mình lên từ thờ phượng những thần tượng tới chỉ thờ phượng một thượng đế, Allah. Vào lúc cuối cùng của đời Ngài, Ngài nhìn vào các môn đồ và cầu nguyện:" Ôi lạy Chúa! ta đã trao thông điệp của ta và đã hoàn thành công việc của ta".

Những người Hồi Giáo đã trả lời bằng giọng nói của họ, và đã trả lời bằng đời của họ từ đấy: Vâng, quả thật, Ngài đã làm.

-ooOoo-

Đầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05a | 05b | 05c | 06 | Bản Anh ngữ

 

Chân thành cám ơn Thượng tọa Thích Tâm Quang đã gửi tặng bản vi tính.
(Bình Anson, 05-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 26-05-2004

Nhung Ton Giao Lon
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

Những Tôn Giáo Lớn Trong Đời Sống Nhân Loại

Dịch giả: Thích Tâm Quang
Chùa Tam Bảo, California, Hoa Kỳ
Phật Lịch 2548 -- Dương Lịch 2004


HỒI GIÁO

19. MOHAMMED NÓI THAY ALLAH

Năm lần một ngày, những người Hồi Giáo mộ đạo ở khắp nơi quay mặt về thị trấn nhỏ ở Saudi Arabia (Ả Rập Xê Út). Quỳ xuống trên một tấm thảm, họ cầu nguyện hướng về Mecca. Thường thường họ sử dụng lời cầu nguyện mà họ gọi là Fatihah được nổi tiếng đối với họ như lời cầu nguyện Chúa dành cho người Cơ Đốc Giáo:

Đội ơn Thượng Đế, Chúa tể của những thế giới!
Cầu xin Đức Chúa l
òng lành nhân từ!
Chúa tể trong phán xử!
Chỉ Người chúng con thờ cúng, và với Người chúng con cầu xin giúp đỡ
Xin Ng
ài dìu dắt chúng con trên con đường ngay thẳng,
Con đường của những người đ
ã được ân huệ; với những người không giận dữ, và không đi vào con đường lầm lạc.

Hàng triệu người đang theo nghi thức cầu nguyện Hồi Giáo, bắt đầu mười bốn thế kỷ qua bởi Mohammed. Đó là một trong những cách họ trình bày là họ đồng ý với điều mà Mohammed nói với dân. Allah, Thượng Đế, là một thực thể trước nhất của đời họ. Những người Hồi Giáo mộ đạo có thể nhắc đi nhắc lại từ kinh Koran một cách thành thật: Đích thực là lời cầu nguyện của con, và lòng mộ đạo của con, và đời con, và cái chết của con, thuộc về Thượng Đế".

Nhiều năm đã qua từ khi Mohammed sống, dạy các tín đồ những điều mà Thượng Đế đòi hỏi nơi họ. Đồng thời người Hồi Giáo theo sát những mệnh lệnh của Kinh Koran, vững tin rằng kinh này chứa đựng đúng điều Mohammed đã nói. Họ tin rằng điều mà Ngài nói ở thế kỷ thứ sáu vẫn cung cấp những câu trả lời phù hợp cho những câu hỏi hiện đại. Thượng Đế là thế nào? Tôi là gì? Trách nhiệm của tôi đối với Thượng Đế là gì? Việc gì sẽ xẩy ra sau khi tôi chết? Đường lối sống chính đáng là gì?

ẢO GIÁC CỦA MOHAMMED

Trong một đêm tối tăm vào năm 611 trước Công Nguyên, một người ở Mecca một mình ngồi cầu nguyện và trầm tư mặc tưởng ở một hang Núi Hira, ngay ngoài thành phố. Những người biết rõ ông có lẽ không lấy gì làm ngạc nhiên, vì ông thường vào hang này tìm sự tịch mịch cần thiết cho sự suy tư sâu xa. Nhưng đêm nay -- suốt từ đó người Hồi Giáo biết đến "Đêm Quyền Năng Siêu Việt" -- mang đến cho Mohammed một kinh nghiệm mới.

Đột nhiên từ những suy tư, một ảo giác kỳ thú nổi lên nơi Ngài. Thiên thần Gabriel xuất hiện, truyền lệnh của Thượng Đế là Mohammed phải kêu gọi dân chúng thờ phượng Allah, Thượng Đế duy nhất của tất cả các thế giới. Bị áp đảo, Mohammed nói mình bất lực không thể làm công việc như thế. Để trả lời, thiên thần Gabriel nhắc lại lệnh của Allah hai lần nữa. Mohammed rời hang đá đi lên đỉnh núi thử xem không khí ban đêm có thể làm cho kinh nghiệm lạ lùng này mờ nhạt đi không. Ngay cả ở chỗ này, Ngài nghe thấy một giọng nói bảo ngài rằng Ngài là nhà Tiên Tri của Thượng Đế.

Bối rối và sợ hãi, Mohammed chạy vội về nhà kể cho người vợ, Khadijah, sự việc đã xẩy ra. Phải chăng Ngài mất trí? Khadijah làm yên lòng Ngài, an ủi Ngài và khuyến khích Ngài nghỉ ngơi cho đến khi Ngài trở lại bình tĩnh. Bà nghĩ về những chuyện Ngài nói cho bà về đêm ấy. Bà thêm chúng vào điều Bà đã biết về đời sống của chồng bà. Và lặng lẽ, bà bắt đầu tin ảo giác này là thật.

MOHAMMED, MỘT CÔNG DÂN ĐÁNG KÍNH TRỌNG

Khadijah đã từ lâu tin chồng bà là một người khác thường. Từ những ngày đầu mới quen biết nhau, khi cậu của Mohammed, Abu Talib, đã giới thiệu ông với bà rằng ông là người lãnh đạo đoàn bộ hành, bà đã phải kính trọng sự phán xét và tính nết của Ngài. Ngài đã hoàn thành nhiệm vụ với thành công, và sự kính trọng đã phát triển thành lòng thương yêu lẫn nhau. Hai người đã lấy nhau, mặc dầu bà đã là một góa phụ giàu có ở tuổi bốn mươi và Ngài mới có hai mươi lăm tuổi. Cuộc hôn nhân trong mười lăm năm của họ là một cuộc hôn nhân rất hạnh phúc, mặc dù cái chết của hai đứa con trai. Mohammed rất tận tụy với bà và bốn đứa con gái.

Khadijah biết những người trong bộ lạc của Mohammed, người Koreish, đồng ý về sự đánh giá cao chồng của bà. Họ biết Ngài là một người có tư tưởng, sau một thời gian dài im lặng. Họ đi đến tôn kính Ngài và thường hỏi Ngài lời khuyên khi họ cần đến một ý kiến khách quan. Dường như lúc nào Ngài cũng rất ít khác biệt với những người quen biết Ngài, từ ngày Ngài còn là một cậu bé mồ côi cho đến nay. Dù là một cậu bé chăn cừu cho người cậu, trông coi cừu trong những khu rộng lớn và trống trải của bãi sa mạc, Ngài vẫn nghĩ đến những câu hỏi bất diệt về đời sống và cái chết. Khi hôn nhân giải thoát Ngài khỏi phải làm việc, Ngài bắt đầu đem những câu hỏi đó với Ngài vào hang động để nghiền ngẫm suy tư.

Đặc biệt Khadijah biết phạm vi bất mãn của Mohammed với điều mà Ngài nhìn thấy đời sống của dân tộc Ngài khi Ngài quan sát họ trong việc đối xử với nhau. Ngài đã nhìn thấy không biết bao nhiêu vụ xung đột giũa những bộ lạc trong đó các bên chống đối dấu đi những quyền lợi ích kỷ dưới danh nghĩa tôn giáo và danh dự. Ngài đã nhìn thấy họ buôn bán và làm lễ gần Mecca, nhất là trong những mùa hội chợ, uống rượu, đánh bạc, và nhẩy múa. Thậm chí Ngài chứng kiến những người cha Ả Rập chôn sống nhứng con gái mà họ không muốn theo một tập tục phổ biến. Ngài đã nhìn thấy dân tộc của Ngài quá chú trọng đến quyền lợi nhỏ nhặt của bộ lạc đến nỗi không nhận thức được những nguy hiểm từ những xứ ngoại quốc hiếu chiến.

Thận trọng nhất là Ngài đã quan sát sự thờ cúng của họ tại Ka’aba, một ngôi đền tôn giáo tại Mecca. Hai lần một năm những người hành hương đến từ khắp Ả Rập để dâng lời cầu nguyện và lễ vật trước những hình ảnh của 360 vị thần, một vị thần đại diện cho mỗi ngày theo năm Ả Rập. Tòa nhà vuông bằng đá, Ka’aba, vẫn còn tồn tại và vẫn che chở miếng đá đen tin là rơi từ Thiên Đường. Huyền thoại Ả Rập kể Abraham và Ishamel đã xây dựng ngôi đền Ka’aba như thế nào, đặt miếng đá đen (thiên thạch) vào một góc. Mohammed đã quan sát những người hành hương tại đấy và tại khu chợ ở Mecca, nơi có thể mua những thần tượng nhỏ để mang về nhà.

Điều mà Ngài nhìn thấy về tôn giáo Ả Rập đã để lại nơi Ngài đầy những câu hỏi và nghi ngờ. Ngài đã đối chiếu sự thờ phượng tại Mecca với ký ức của Ngài từ những chuyến du hành đến những nơi khác và với điều Ngài biết từ Cơ Đốc Giáo, Do Thái, và những người tin theo đạo thờ lửa đến thăm Mecca. Niềm tin của người thờ thần lửa vào Ngày phán xử và sự trừng phạt những người tội lỗi là gì? Hầu hết những người Ả Rập sống mà không suy xét đến cuộc sống mang họ đi đâu. Những cuốn sách thiêng liêng của Cơ Đốc Giáo và Do Thái nói về sự khải huyền của Thượng Đế đã làm cho những nhà tiên tri là gì? Người Ả Rập không có khải huyền để giúp họ. Họ chưa bao giờ có một nhà tiên tri. Chỉ có một Thượng Đế mà những dân tộc khác thờ phượng là thế nào? Người Ả Rập vinh danh ba trăm sáu mươi vị thần. Mohammed đã cân nhắc những khác biệt ấy một thời gian dài.

NHÀ TIÊN TRI KHÔNG ĐƯỢC QUẦN CHÚNG MẾN CHUỘNG

Như Khadijah nhớ lại tất cả những sự việc này, Bà đoan chắc ảo giác của Mohammed là sự thật. Từ lúc đầu, trước cả chính Mohhammed hoàn toàn bị thuyết phục, bà tin rằng chồng bà là nhà tiên tri do Thượng Đế chọn. Niềm tin không lay chuyển của bà khiến chồng bà tin vào chính mình. Ít lâu sau, những ảo giác khác lại đến với Ngài, trao thêm nhiều chi tiết về sứ mạng của Ngài với Allah. Trong ba năm chờ đợi, suy ngẫm và nói về Allah Ngài lặng lẽ cho thân quyến và thân hữu biết. Vào lúc cuối cùng thời gian ấy, Ngài đã tập họp được một nhóm nhỏ chỉ có ba mươi người tin theo. Thời gian đã chín muồi cho công việc tích cực hơn.

Ít lâu sau Ngài nói với một vài nhóm nhỏ tại khu chợ, ngoài đường phố và ở Ka’aba. Ngài bảo họ, phải bỏ sự thờ phượng các thần và nữ thần và phải theo ý của Allah, Thượng Đế duy nhất của tất cả thế giới. Nếu họ không làm như vậy, họ sẽ bị trừng phạt nặng nề sau Ngày Xét Xử. Đầu tiên, người dân tò mò nghe Ngài, vì đây là người mà họ biết và kính trọng. Khi Mohammed tiếp tục với những bài thuyết giảng lạ lùng, họ bắt đầu cười và chế nhạo. Việc phải bỏ những cách thờ phượng cũ là không thể tưởng tượng được. Phải chăng cha ông, tổ tiên đã thờ phượng theo lối ấy? Những thần và nữ thần có hình ảnh trong đền Ka’aba bao giờ cũng trông nom họ. Những nghi thức và tập tục cũ của họ rất quen thuộc và thoải mái. Họ biết một Thượng Đế duy nhất của Mohammed là gì đâu?

Một số người trong bộ lạc bắt đầu nghi ngờ về sự lành mạnh tinh thần của Ngài và những người khác trở nên khó chịu về quyết định việc Ngài nhạo báng thờ phượng các thần tượng ở Ka’aba. Họ sinh sống bằng cách cung cấp nhu cầu cho những người hành hương về Mecca để thờ cúng. Nếu người ta làm theo điều Mohammed yêu cầu, nguồn thu nhập của họ sẽ không còn.

Mặc dù bất bình phát triển, Mohammed nhất định nói là chính Allah đã nói điều này với Ngài. Ngài bảo thính giả hãy nghe cho kỹ, vì đây là những khải huyền cuối cùng Thượng Đế làm cho con người. Trước khi mọi thứ được sáng tạo, có một cuốn sách trên Thiên Đường chứa đựng tất cả chân lý, Mohammed nói với họ như thế. Một phần cuốn sách này chứa đựng đã được tiết lộ cho người Do Thái và những người Cơ Đốc Giáo qua những nhà tiên tri của họ, kể cả Jesus. Nhưng phần lớn của cuốn sách đó đã được tiết lộ cho Mohammed.

Cuối cùng những người Koreish không thể chịu đựng được nữa. Họ từ chối và không nghe Ngài. Họ bắt đầu ngăn cản việc thuyết giảng của Ngài và khủng bố các người đổi đạo. Họ thử mọi cách để làm Ngài nản chí bỏ nhiệm vụ của Ngài. Vì họ không còn nghe Ngài nữa, Ngài bắt đầu nói với những người lạ đến buôn bán hay hành hương trong thành phố. Những người Koreish cảnh cáo những du khách về Ngài nhưng những lời cảnh cáo chỉ gợi thêm tính tò mò của du khách. Những du khách mang về nhà câu chuyện về nhà thuyết giảng lạ lùng này đã nói bất chấp những thành viên của bộ lạc ông ta. Một số du khách từ thị trấn gọi là Yathrib đặc biệt lưu ý đến những gì Mohammed thuyết giảng cho họ. Họ đang tìm kiếm một nhà lãnh đạo có thể giúp họ vượt qua được hậu quả của cuộc chiến tai hại giữa hai bộ lạc. Họ bắt đầu nghĩ rằng Mohammed có thể là một sự chọn lựa tốt cho trách nhiệm này.

Vào lúc cao điểm của sự khủng bố, Khadijah chết. Cái chết của bà lại được tiếp theo sau cái chết của người cậu có thế lực của Mohammed, Abu Talib, người bảo vệ cho Ngài dù rằng chưa bao giờ đổi đạo. Hai sự mất mát này kèm theo sự khủng bố gia tăng làm Mohammed rất phiền não. Ngài bắt đầu nghi ngờ Ngài không thể nào hoàn thành mục tiêu tại Mecca, nơi đây an toàn cho nhóm tín đồ đang phát triển của Ngài bị đe dọa. Những hoàn cảnh này dẫn đến quyết định Ngài chấp nhận lời mời của những công dân Yathrib để trở thành người lãnh đạo cuả họ.

CUỘC ĐÀO THOÁT TỚI MEDINA

Cuộc ra đi từ Mecca được thi hành rất bí mật vì những người Koreish giận dữ có thể hãm hại họ. Tất cả hai trăm tín đồ được phái đi trước. Mohammed và người đệ tử lâu năm, Abu Bekr, đi cuối cùng. Mặc dù nhiều nguy hiểm nhưng toàn nhóm đến Yathrib bình an. Để vinh danh sự quang lâm của vị lãnh đạo mới, người dân đổi tên thành phố thành "Thành Phố của Vị Tiên Tri". Thành phố này nay được gọi là Medina. Phong trào của người Hồi Giáo đi Medina được gọi là Hegira, có nghĩa là rút chạy hay sự di trú. Việc này xẩy ra vào năm 622 sau Công Nguyên, và năm này trở thành năm đầu tiên của Lịch Hồi Giáo. Bây giờ Mohammed ở trong một vị thế thi hành quyền lực to lớn. Ngài trở thành người trị vì, thầy tu, nhà làm luật, và quan tòa, tiên tri và tổng chỉ huy toàn bộ cộng đồng. Ngài thiết lập hiến pháp cho dân Ngài, hết sức cố gắng thống nhất tất cả những nhóm khác biệt thành một khối thân hữu đoàn kết chặt chẽ. Người dân giúp đỡ lẫn nhau chống lại kẻ thù và mọi khó khăn. Họ phải trung thành với những quyết định của Allah được tiết lộ cho nhà tiên tri, Mohammed.

Một trong những hành động đầu tiên lúc tới Medina là xây dựng một nhà thờ Hồi Giáo đon giản làm trung tâm cho người Hồi Giáo đến thờ cúng. Nơi đây Ngài thuyết giáo thường xuyên. Những bài thuyết giảng của Ngài vạch ra những tiêu chuẩn luân lý đơn giản nhưng chắc chắn về lòng tốt đối với những du khách và trung thành với bè bạn. Ngài thúc giục họ cầu nguyện thường xuyên và phải trung thực trong những hành động sùng bái Allah. Trong cách diễn đạt sa mạc, Mohammed nói về những phần thưởng cho lối sống chính đáng và trừng phạt cuộc sống phí phạm. Thiên đường giống như một ốc đảo nghỉ ngơi thoải mái, trong khi địa ngục là một lò lửa, đói khát, và cô đơn.

NHÀ TIÊN TRI CHIẾN THẮNG

Mohammed lúc nào cũng tin tưởng hy vọng những người Do Thái và Cơ Đốc Giáo sẽ chấp nhận Ngài và thông điệp của Ngài như chương kế tiếp trong cuốn sách khải huyền mà tất cả đều giữ chung. Bởi vậy, khi Ngài đến Medina, Ngài đã chuẩn bị phải rất kiên nhẫn trong nỗ lực để thuyết phục công dân Do Thái ủng hộ thỏa ước Medina mới. Ngài còn yêu cầu những tín đồ cầu nguyện quay mặt về Jerusalem, và Ngài nhấn mạnh những yếu tố chung trong truyền thống của họ.

Tuy nhiên, chẳng mấy chốc người ta thấy rõ ràng người Do Thái sống tại đấy đã không có ý định gọi Mohammed là nhà tiên tri của họ. Nhiều người còn chế nhạo sự khám phá của Ngài. Các quan hệ có chiều hướng xấu đi khi một số người Do Thái vi phạm những điều kiện trong thỏa ước với Mohammed. Nhà tiên tri đưa ra một đòi hỏi hoặc họ phải gia nhập Hồi Giáo hoặc phải rời đi. Lệnh này được thi hành bởi quân đội của Mohammed. Đây là chiến thắng đầu tiên trong danh sách dài những chiến thắng của Hồi Giáo với quân địch. Những người Hồi Giáo cho rằng những biến chuyển như vậy rất cần thiết để bảo vệ sự phát triển cộng đồng tôn giáo của họ.

Thực tế là, điều này đánh dấu một điểm quan trọng hơn trong lịch sử Hồi Giáo. Mohammed đã bắt đầu nhìn thấy những lời tiên tri của mình sẽ không dễ được chấp nhận bởi những người không phải là Ả Rập. Hồi Giáo dần dần hướng nhiều hơn về những người Ả Rập. Những truyền thống Do Thái và Cơ Đốc Giáo bị thu hẹp và truyền thống Ả Rập được nhấn mạnh từ đó. Những người Hồi Giáo không còn cầu nguyện hướng về Jerusalem. Họ hướng về Mecca. Mohammed và các tín đồ nóng lòng ngóng đợi ngày họ có thể trở về Mecca một lần nữa.

Khi tiếng tăm của nhà tiên tri vang dội khắp Ả Rập, nhiều người đổi đạo vào tôn giáo mới. Cuối cùng, Mohammed cảm thấy cần phải vì phúc lợi của tín đồ lấy Mecca với quân đội của mình. Vậy nên, tám năm sau khi đào thoát khỏi Mecca, Ngài trở về Mecca như một người chiến thắng. Bao giờ Ngài cũng khoan dung với kẻ địch, tha thứ hầu hết chúng. Họ chỉ phải thú nhận niềm tin với Thượng Đế và nhà tiên tri của Thượng Đế.

Mohammed đi ngay đến ngôi đền. Ngài bỏ đi tất cả những thần tượng tại ngôi đền Ka’aba, tuyên bố đó là chỗ để thờ phượng Allah. Mecca trở thành thánh địa của Hồi Giáo.

Sự sụp đổ của Mecca đã khiến những cộng đồng khác tuyên bố qui phục trước tôn giáo và sự cai trị của nhà tiên tri. Đôi khi Mohammed tin rằng nhiệm vụ chính của Ngài là thống nhất những bộ lạc Ả Rập bằng cách đưa họ lại sống cùng nhau thành một quốc gia được cai quản theo ý Allah. Khi những bộ lạc không cam kết trung thành, thì họ sẽ bị giết và bị khuất phục bởi thánh chiến, cái mà người Hồi Giáo tin là tượng trưng ý của Allah. Dần dần những bộ lạc rải rác ở xa hợp nhất thành quốc gia Ả Rập.

Để giữ lời hứa với người trung thành, Mohammed trở về sống tại Medina. Nhưng Ngài vẫn hành hương tới Mecca, và bao giờ Ngài cũng xem Mecca là trung tâm hợp pháp chính đáng để thờ phượng Allah. Trong lần hành hương cuối cùng, Ngài thuyết giảng một bài, bài hay nhất của Ngài còn nhớ được. Trong bài giảng này, Ngài tuyên bố tất cả các tín đồ đều là anh em, cũng như không bao giờ ngừng giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau.

TẶNG PHẨM CHO HỒI GIÁO CỦA MOHAMMED

Không lâu sau khi trở về Medina từ cuộc hành hương cuối cùng, Mohammed từ trần. Ngài thọ sáu mươi hai tuổi. Quá nhiều việc đã xẩy ra từ khi Ngài một mình trong hang gần Mecca và suy nghĩ về ý nghĩa của đời sống. Thông điệp của Allah đã được đưa ra và được chấp nhận một cách nhiệt tình. Những người Ả Rập đã biến đổi những thần tượng thành thờ phượng Allah. Họ không còn những cuộc chiến tranh bộ lạc. Họ đều là anh em. Họ không còn nhẩy múa, say sưa và cờ bạc trong những cuộc lễ ồn ào. Họ cầu nguyện và nhịn ăn và cảm thấy sự hiện diện của Allah gần gũi bên cạnh họ.

Gia tài của Mohammed để lại cho những tín đồ của Ngài thật vĩ đại. Ngài để cho họ đủ mạnh và đoàn kết để chống lại xâm lăng của ngoại bang. Ngài để lại cho họ một niềm tin mà họ thấy trong sáng và thỏa mãn. Ngài để lại cho họ nhiệt tình vì niềm tin đó dẫn họ đến truyền niềm tin này cho tất cả người khác. Ngài để lại cho họ những đệ tử được huấn luyện để tiếp tục phong trào. Ngài để lại cho họ một đạo quân có thể mở rộng Hồi Giáo đến những vùng đất khác bằng thánh chiến. Ngài để lại cho họ tấm gương của đời Ngài hết sức tận tụy theo ý của Allah.

Abu Bekr, thường phụ lễ Ngài, là người đương nhiên được chọn là người kế nghiệp nhà tiên tri, hay vua Hồi. Và sau một thời gian tang lễ ngắn ngủi, Hồi Giáo tiếp tục như trước hướng tới việc thực hiện toàn bộ giấc mơ của nhà tiên tri. Lịch sử đã thay đổi. Con người đã thay đổi. Họ không một mình thay đổi qua kinh nghiệm với con người Mohammed nhưng qua tín điều Ngài dạy họ. Đó là tín điều mà hàng triệu người Hồi Giáo vẫn đi theo, tuyên bố với niềm tin hoàn toàn:" Không có Thượng Đế mà là Allah, và Mohammed là nhà tiên tri của Allah".

20. NGƯỜI HỒI GIÁO NGHE VÀ VÂNG LỜI

Hầu hết những tôn giáo hiện đại trên thế giới thiết lập tôn giáo bởi một biến cố của lịch sử. Có nhiều trường hợp, nguồn gốc của những tôn giáo ấy bị chôn vùi quá sâu trong thời gian đến nỗi chúng ta không biết được những biến cố nào đã làm cho những tôn giáo ấy phát triển. Nhưng Hồi Giáo được phân biệt bởi hai sự kiện ngay từ lúc đầu. Trước tiên, Hồi Giáo trở thành một tôn giáo do kết quả nỗ lực chủ tâm lập kế hoạch và xem xét kỹ càng. Thứ nhì, toàn bộ phát triển của nó xẩy ra sau khi lịch sử thế giới đã bắt đầu được ghi chép kỹ lưỡng.

Trong thời gian ít năm ngắn ngủi, Mohammed đã tự nâng mình lên một địa vị lãnh đạo độc đáo trong lòng dân tộc Ngài. Ngài đã có cơ hội và thời gian để lập kế hoạch tỉ mỉ đáp ứng những nhu cầu xã hội và tinh thần của đồng bào của Ngài. Tuy rằng phải nói thay cho Allah, Mohammed đã đưa ra những luật lệ về niềm tin, về bổn phận tôn giáo, và về hạnh kiểm thích đáng. Kết quả, người Hồi Giáo tự tìm thấy sự chỉ dẫn cho hầu hết mọi hoạt động hay tình thế phải đối phó của con người.

TÔI PHẢI TIN GÌ?

Ở một nơi nào đó trong cuộc đời, mỗi một người có suy nghĩ đều băn khoăn về quyền năng hay một sức mạnh chịu trách nhiệm về sự sáng tạo mọi thứ mà chúng ta nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, nếm thấy và sờ thấy. Loại quyền năng hay sức mạnh ấy là gì? Nó hoạt động như thế nào và khi nào? Cái gì đã khiến nó hành hoạt trước tiên?

Mohammed đã phải đối mặt với những băn khoăn này khi còn là một thanh niên. Qua ảo giác, Ngài tin là đã tìm ra câu trả lời. Ngài đã không ngần ngại tiên cử những câu trả lời đến với người khác. Allah, Đấng Bất Diệt, là nguồn gốc của mọi sáng tạo. Tuyên bố chính tín ngưỡng của tất cả các tín đồ là tin vào Allah: "Tôi xác nhận là không có Thượng Đế mà chỉ có Allah"

Allah công bằng và nhân từ. Ngài thấy và nghe mọi thứ. Ngài có mặt ở khắp nơi. Ngài biết tất cả những hành động của con người, tốt hay xấu. Vào Ngày Xét Xử, Allah xét xử đời sống của con người. Trong lúc đầu Ngài quy định cách thức mà tất cả mọi thứ phải có sự tồn tại của nó. Trong lúc cuối cùng, Ngài quyết định vận mệnh bất diệt.

Mohammed tin rằng vạn vật trong tính trật tự và tính tùy thuộc của nó, nói lên câu chuyện về một Thượng Đế quả quyết. Allah đã tạo ra tất cả mọi thứ và đã định trước mọi biến chuyển. Tuy nhiên con người có thể tiếp xúc với Ngài qua cầu nguyện, và con người được tự do đặt kế hoạch cho đời mình. Tuy nhiên, họ phải biết rằng thiên đường hay địa ngục là hậu quả chờ đợi họ.

Vì từ lâu Allah đã tự rút khỏi chiều hướng sáng tạo tích cực của mình, nên con người khó mà biết cách nào làm theo ý của Ngài. Nhưng Allah hiểu nhu cầu của con người. Ngài thiết lập ba cách để tiết lộ ý của mình cho con người: một nhà tiên tri, Kinh Koran, và các thiên thần.

Cách thứ nhất trong ba cách được bầy tỏ trong phần hai của lời tuyên bố Hồi Giáo về niềm tin: "Tôi xác nhận không có Thượng Đế mà chỉ có Allah, và Mohammed là nhà tiên tri của Ngài."

Người Hồi Giáo kính trọng những nhà tiên tri khác -- gồm Adam, Noah, Abraham, Moses và Jesus. Nhưng Mohammed là nhà tiên tri cuối cùng, "niêm phong". Không có vị tiên tri nào từng nói về uy quyền như vậy. Không có vị tiên tri nào khác đã có sự tiết lộ hoàn toàn từ Thượng Đế như vậy.

Mohammed không bao giờ cho rằng mình là hơn một người bình thường. Sự tranh cãi chính với người Cơ Đốc Giáo của Ngài là nhiều người Cơ Đốc Giáo thờ cúng Đức Chúa Con, cũng như Đức Chúa Cha. Ngài không thể tha thứ cho sự thêm nếm ấy. "Không có ai trên thiên đường hay trái đất đến trước Đấng nhân từ làm bề tôi"

Thượng Đế là Đấng Bất Diệt
Chỉ m
ình Ngài là Thượng Đế
Ng
ài không sinh ra ai và cũng không bị sinh ra!
Cũng chẳng ai giống Ngài cả!

Những tiết lộ của Mohammed đã được gìn giữ trong Kinh Koran để khai sáng những thế hệ tiếp nối. Kinh Koran là một cuốn sách đặc biệt có ý nghĩa đối với người Hồi Giáo vì nó đồng nhất với cuốn sách khác mà người Hồi Giáo tin là tồn tại trên Thiên Đường từ lúc khởi thủy. Trong cuốn sách thần thánh này, ý muốn của Allah được ghi lại. Cùng những thiên khải như vậy cuốn sách đó là những thiên khải được trao cho Mohammed và được viết trong Kinh Koran. Kinh Koran là toàn bộ thông điệp của Thượng Đế gửi cho con người.

Những người Hồi Giáo chính thống luôn luôn tin chắc rằng bản văn trong sách thiêng liêng của họ là chính xác. "Những người có trí nhớ" biết những điều mà Mohammed nói. Ít lâu sau khi chết, những lời Ngài nói được viết thành văn bản. Việc này đã làm cho người Hồi Giáo từ lúc khởi đầu tôn giáo của họ có được bộ kinh thánh thiêng liêng.

Cách hiểu biết ý Thượng Đế thứ ba là qua các thiên thần. Đối với người Hồi Giáo thiên thần quan trọng nhất là Gabriel, nổi tiếng với họ như một "thiên thần thiên khải". Chính Gabriel đã mang thông điệp của Thượng Đế cho Mohammed. Gabriel và những thiên thần khác ở chung quanh ngai vàng của Thượng Đế, ở "tầng trời thứ bẩy" của thiên đường, thi hành ý của Allah và phục vụ các sắc luật của Ngài.

Một thiên thần khác -- hay thực ra nguyên là thiên thần - là Quỷ thần, đã bị đầy ra khỏi khỏi thiên đường vì cao ngạo. Người Hồi Giáo tin là thiên thần này đảm trách địa ngục và với những phụ tá, hoạt động để cản trở ý của Allah bằng cách quyến rũ con người vào con đường tội lỗi. Tuy nhiên, Allah toàn năng và quyết định tất cả. Cho nên công việc của thần Quỷ này bị hạn chế vào những gì mà quỷ thần này chỉ có thể làm được trong khuôn khổ chương trình của Allah. Thần Quỷ này thực sự không bao giờ có thể cản trở nổi Allah, vì chương trình của Allah gồm có phần để cho thần Quỷ làm công việc cám dỗ.

Thượng Đế công bằng nhưng đời thường thưởng phạt theo đúng với đặc tính cuộc sống của con người. Phải chăng điều thiện là không được thưởng và điều ác là bị trừng phạt. Kinh Koran nói với người Hồi Giáo là Phán Quyết cuối cùng sẽ tới vào cuối thời đại này và bắt đầu sự trường cửu khi Allah phán xét tất cả các linh hồn. Mỗi linh hồn sẽ bị xử theo hồ sơ cuộc đời nó. Allah nhân từ, và người thiện được phần thưởng lớn hơn người ấy đáng được thưởng. Nhưng trừng phạt tội lỗi thì đúng theo tội lỗi đáng bị trừng phạt.

Những tín đồ đã theo ý của Allah thì sẽ được thưởng sống đời đời trên thiên đường. Kinh Koran mô tả cuộc sống trên thiên đường giống như một ốc đảo tuyệt vời, có nước chảy, những thứ giải khát, trái cây và chim chóc, các chàng trai và những thiếu nữ phục vụ nhu cầu của các cư dân. Những người Hồi Giáo chín chắn tin rằng tiếng gọi thực sự của thiên đường là sự hiện diện bất diệt của Allah.

Địa ngục đã được chuẩn bị cho những ai khác từ chối không qui phục theo ý Allah. Hơn nữa, mô tả địa ngục giống như người ở sa mạc có thể tưởng tượng đến nỗi thống khổ cùng cực mãi mãi trong lửa và nóng. Cái mà họ ăn và uống giống như nước sôi. Khi họ kêu cứu, sự giúp đỡ làm họ trở thành khổ thêm. Một số người Hồi Giáo nói rằng Kinh Koran dùng cách nói hình ảnh để vạch ra rằng sẽ hoàn toàn không có niềm tin trong cuộc sống nếu không có sự hiện diện của Allah.

Allah, nhà tiên tri, kinh Koran, thiên thần và Phán Quyết Cuối Cùng -- con người phải tin tất cả những thứ đó. Thiết yếu niềm tin thứ sáu là: tin vào quyền năng hoàn toàn và vô biên của Allah.

Thực sự đây là sự nhắc lại của một số đặc tính của Allah, vạch ra sự cần thiết vâng lời dứt khoát về phần con người. Con người không cần hiểu ý của Thượng Đế -- thực ra, không thể hiểu được. Nhưng con người phải phục tùng điều đó. "Tôi nghe và vâng lời" mô tả mối quan hệ của con người với Thượng Đế.

Danh xưng Moslem có nghĩa "phục tùng" trong khi Islam có nghĩa là "sự phục tùng ý của Allah". Người Hồi Giáo tin rằng phục tùng mang lại hòa bình và thỏa mãn. Họ bác bỏ các thuật ngữ "Mohammedan" (Môn đồ của Mohammed và "Mohammedanism" (Đạo Mohammed) vì chúng ngụ ý thờ phượng Mohammed. Người Hồi Giáo chỉ thờ phượng Allah.

TÔI PHẢI LÀM GÌ?

Đạo Hồi trải rộng nhanh chóng trên thế giới một phần do tính đơn giản của nó. Tín điều của nó được nói rõ ràng trong sáu niềm tin, như chúng ta đã thấy. Bổn phận tôn giáo của các tín đồ được nói rõ ràng trong năm đòi hỏi được coi là "năm trụ cột" của Đạo Hồi.

Tuyên Bố Về Niềm Tin. Trước tiên, người Hồi Giáo phải tuyên bố niềm tin của mình và lời nguyện trung thành. "Tôi xác nhận không có Thượng Đế mà chỉ có Allah, và Mohammed là tiên tri của Allah." Nói trước nhân chứng, lời tuyên bố này được chấp nhận một tín đồ mới vào Tình anh em của Đạo Hồi.

Cầu nguyện. Kỷ luật tôn giáo chính của người Hồi Giáo là cầu nguyện. Mohammed chỉ định năm lần một ngày cho cầu nguyện thường lệ, và khuyến khích cầu nguyện riêng để cảm thấy Allah luôn luôn hiện diện. Vào lúc mặt trời mọc, giữa trưa, giữa buổi chiều, vào lúc mặt trời lặn và buổi tối, những người Hồi Giáo được kêu gọi để cầu nguyện. Từ tháp giáo đường, "những cột tru" của cầu nguyện, lời kêu gọi được truyền đến hàng triệu người Hồi Giáo mộ đạo:

Đức Allah vĩ đại, Đức Allah vĩ đại.
Không có Thượng Đế m
à chỉ có Allah.
Mohammed là thánh tông đồ của Allah.
Trước lời cầu nguyện của các ngươi!
Trước sự mộ đạo của các ngươi!
Đức Allah vĩ đại, không có Thượng Đế, chỉ có Allah!

Trước tiên, có nghi thức tẩy uế và đặt thảm cầu nguyện. Rồi người Hồi Giáo quỳ xuống cúi đầu về hướng Mecca. Lời cầu nguyện thường có dạng làm lại sự phục tùng ý của Allah. Thường thường bầy tỏ của sự tôn thờ. Đối với một số người, điều đó là sự xác nhận sự có mặt thường xuyên của Thượng Đế là có thật.

Điều này cuối cùng gần như đáp ứng lòng mong ước của Mohammed hy vọng tất cả những tín đồ có thể coi Allah là kinh nghiệm sống thực sự.

Người Hồi Giáo cố gắng đến giáo đường để cầu nguyện vào bất cứ lúc nào có thể được. Những tòa nhà đơn giản này được thiết kế để người đi lễ quay mặt về Mecca. Tất cả sự trang hoàng đều là những trang trí hình học, theo lời khẳng định của Mohammed là không có hình ảnh. Thứ sáu là ngày đặc biệt để cầu nguyện chung tại giáo đường. Đàn ông đến giáo đường thi hành nghi thức tẩy uế, rồi tụ họp thành từng nhóm nghe đọc kinh Koran rồi tham dự lễ cầu nguyện. Trong mỗi giáo đường, người lãnh đạo hướng dẫn buổi lễ chung và thuyết giảng hàng tuần về niềm tin Hồi Giáo.

Thường thường giáo đoàn gồm toàn nam giới, hầu hết người Hồi Giáo tin rằng người phụ nữ nên cúng lễ tại nhà. Chính Mohammed đã tuyên bố sự hành lễ tại nhà riêng tốt hơn đối với phụ nữ. Nếu họ dự các lễ, thường thường họ ngồi ở hậu trường.

Ăn Chay. Ăn chay là một hành động tôn giáo thường xuyên của người Hồi Giáo mộ đạo. Ăn chay là cần thiết cho tất cả các tín đồ, ngoại trừ vì điều kiện thể xác hay những hoạt động đặc biệt. Người Hồi Giáo ăn chay vào tháng Ramadan, tháng thứ chín của Lịch Hồi Giáo. Trong mùa ăn chay Ramadan, không được ăn thức ăn và đồ uống giữa lúc mặt trời mọc và mặt trời lặn. Người Hồi Giáo tin rằng ăn chay là sự nhắc nhở tốt để đưa những điều tinh thần lên hàng đầu. Họ cố đọc và nghe toàn bộ Kinh Koran trong tháng này và thường ở giáo đường.

Bố Thí. Niềm tin vào tình anh em của tất cả người Hồi Giáo đã giúp duy trì tập tục xa xưa trong việc chia sẻ tiền của cho người túng thiếu. Có lúc, sự chia sẻ được hợp thức hóa dưới hình thức "thuế" hàng năm. Bây giờ, việc này thường được trả dưới hình thức cam kết tự nguyện để giúp đỡ người túng thiếu và để ủng hộ những trường học và giáo đường Hồi Giáo. Tuy có người có thể không chọn cách trả đó, nhưng rất ít người không trả. Bạn của họ đều mong muốn, và họ tin rằng tính hào phóng đối với người khác khiến Allah sẽ hào phóng với họ.

Hành Hương. Trên hết trong tư tưởng của mình trong cuộc đời này, mỗi một người Hồi Giáo đềù sống với một mộng ước và niềm mong chờ. Đó là hành hương đến Mecca, một thành phố quá thiêng liêng đến nỗi người ngoại đạo không được vào. Hàng năm vào tháng mười hai Lịch Hồi Giáo, con đường đi tới Mecca đông nghẹt những người hành hương. Họ hối hả tham dự những buổi lễ tập trung tại ngôi đền Ka’aba cổ và Giáo Đường Mecca. Mohammed thúc giục các tín đồ hành hương mỗi năm. Bây giờ, do sự mở rộng của Hội Đoàn Hồi Giáo, mỗi người được yêu cầu phải đi một lần trong đời người. Trong khi nhiều người không bao giờ có thể thực hiện được chuyến đi, việc này vẫn là mục tiêu cuộc đời của hầu hết người Hồi Giáo.

Một khi đến nơi, người hành hương vào khuôn viên thiêng liêng của Mecca, mỗi người đều mặc quần áo được thiết kế sẵn làm cho tất cả người Hồi Giáo, giàu hay nghèo, đều giống nhau. Địa vị xã hội, và chủng tộc, của cải bị lãng quên, người hành hương tham dự nghi lễ thiêng liêng của cuộc hành hương. Họ nhịn ăn và nhịn uống suốt ngày; họ soạn thành kịch những huyền thoại truyền thống; họ vinh danh Viên Đá Đen tại Đền Ka’aba. Vì đã tham dự cuộc hành hương, những người Hồi Giáo này bao giờ cũng được kính trọng bởi người đồng hương.

Hành hương là một tác nhân thống nhất quan trọng cho Đạo Hồi. Chắc chắn Mohammed đã nhấn mạnh việc này vì Ngài mong mỏi điều đó phụng sự cho sự nghiệp đoàn kết các bộ lạc Ả Rập. Nó còn giúp vào việc củng cố sự ràng buộc thân hữu giữa những người Hồi Giáo.

NGƯỜI HỒI GIÁO THIẾU NỢ GÌ NGƯỜI KHÁC

Để hướng dẫn lối sống hàng ngày, người Hồi Giáo không phải tìm đâu xa hơn ngoài Kinh Koran. Phần lớn chất đốt cho lửa cảm hứng của Mohammed là cái vô luân và thiếu mục tiêu đáng làm trong đời sống của những người đồng hương. Kinh Koran tràn đầy những thông điệp phản ảnh mối quan ngại này. Những tôn giáo khác có thể phát triển con người sống cách biệt người khác, đặt những ham muốn và nhu cầu cá nhân xuống hàng thứ yếu trước việc tìm cầu tinh thần. Đạo Hồi không cố gắng thử làm như vậy. Đạo Hồi cố gắng làm cho con người xứng đáng sống với nhau.

Từ lâu Mohammed cấm tín đồ cờ bạc và đồ uống có chất say. Có lẽ lúc Ngài làm vậy vì Ngài nghĩ lại những cảnh hỗn loạn và chè chén ồn ào tại những hội chợ hàng năm gần Mecca. Nếu những luật lệ chống cờ bạc và tình trạng say xưa gây ra sự thay đổi trong đời sống của tín đồ, thì những lời tuyên bố của Ngài về phụ nữ còn gây nhiều thay đổi hơn. Đàn ông có thể ly dị và lấy nhiều vợ tùy theo ý muốn được yêu cầu coi phụ nữ là người của cùng một Đấng Tạo Hóa, có quyền riêng. Người chồng phải tôn trọng quyền của người vợ đối với của hồi môn và phải tuân theo một số luật lệ về ly dị và tái giá. Mohammed thúc đẩy mọi nỗ lực để ngăn trở sự ly dị vì không gì khác là làm phật lòng Allah.

Người Mỹ giật mình về sự thực hành chính sách đa thê của Hồi Giáo. Người Hồi Giáo, theo Kinh Koran, có thể lấy bốn vợ (Mohammed một lần được phép đặc biệt của Allah, lấy mười vợ). Tuy vậy Mohammed yêu cầu đàn ông xem xét hoàn cảnh và tính khí của mình thật cẩn thận trước khi làm như thế. Nếu họ không thể xử đối bình đẳng trong việc săn sóc và tình cảm, họ chỉ nên lấy một vợ.

Càng ngày càng nhiều người Hồi Giáo lấy một vợ, hoặc vì đó là những gì mà họ tin tưởng hoặc những gì mà họ có thể cung cấp được. Nhiều người Hồi Giáo bây giờ cố hiểu tinh thần hay chủ định của luật trong kinh Koran. Những người tín đồ tự do hơn khẳng định rằng chế độ một vợ một chồng nằm trong tinh thần của Kinh Koran. Họ nhận thức rằng thời gian đã thay đổi từ khi Mohammed làm luật lấy vợ. Lúc ấy tỷ lệ người phụ nữ so với đàn ông cao hơn ngày nay. Hơn thế nữa, theo như tập tục bộ lạc cổ, cách duy nhất mà người đàn ông có thể giúp đỡ phụ nữ nghèo khổ hay góa bụạ là lấy người đó.

Mặc dầu đời sống và công việc của Mohammed bảo đảm cho người phụ nữ Hồi Giáo nhiều đặc ân, mà không được hưởng trước đây nhưng họ vẫn còn phải kín đáo và khiêm nhường. Những hoạt động tôn giáo của họ nên được thi hành riêng thì tốt hơn. Họ nên sống tách biệt ở nhà hơn là đi đây đi đó. Họ không phải ẩn trốn trước tất cả những con mắt, nhưng khiêm nhường và trầm lặng là những đức tính phù hợp nhất cho họ.

Thuở đầu, người Hồi Giáo có trách nhiệm tranh đấu với những người anh em của họ nếu cần thiết. Mohammed nói chiến tranh để tự vệ thì có thể chấp nhận, nhưng ta chỉ tấn công khi chiến đấu vì Allah. Những cuộc thánh chiến như vậy đã trải rộng Đạo Hồi trên một phần rộng lớn địa cầu trong một thời gian rất ngắn. Mohammed dạy người Hồi Giáo phải độ lượng với người bị chinh phục, không nên mang thái độ thù địch.

Thực ra, tất cả những luật lệ về lối sống có đạo đức của một người Hồi Giáo bắt nguồn từ một trong những điều cuối cùng mà Mohammed nói với tín đồ. Trong bài giảng cuối cùng tại Mecca, Ngài có lời tuyên bố nổi tiếng về tình anh em của tất cả tín đồ. Tất cả tín đồ đều quan trọng và tất cả mọi người đều bình đẳng dưới mắt Allah. Chỉ với lý do đó không thôi, thì lòng tốt và kính trọng cũng đã là bổn phận đối với cha mẹ, con cái, người nô lệ và tất cả người khác.

Người Hồi Giáo phải trung thành trong lời hứa đối với nhau. Họ kính trọng đời sống và tài sản của nhau. Đánh giá lòng tốt của một con người dựa vào cách người ấy hành động đối với anh em. Tất cả những gì mà con người tin tưởng có thể được nói lên từ điều người ấy làm, như trong ngụ ngôn Hồi Giáo:" Không có ai trong số các ngươi là tín đồ cho đến khi biết yêu thương người anh em, những gì mà người anh em thương yêu cho chính anh ta".

Lâu nay, khi người ta đã quen sống trong các quốc gia, ai cũng biết trách nhiệm xã hội. Nhưng những người Ả Rập ở thời Mohammed đã tiêu hao ngày tháng trong tranh cãi nhỏ nhen và đánh nhau liên miên giữa các bộ lạc. Mohammed nói không được giới hạn trách nhiệm đối với những người sống ở thành thị của Ngài hay thuộc về bộ lạc của Ngài. Ngài chịu trách nhiệm về việc chia sẻ phúc lợi của tất cả những ai có giá trị, quyền lợi, và mục tiêu chung với Ngài.

Mohammed đã mở rộng mối quan tâm về người dân cửa Ngài, nhìn chằm chằm vào phần còn lại của thế giới và giúp họ tự thích nghi với một vai trò trên thế giới. Tất cả những điều đó được làm trong khoảng thời gian hai mươi năm ngắn ngủi. Người Hồi Giáo trung bình biết rõ bài học của mình. Người Hồi Giáo theo giáo lý của vị tiên tri về tình anh em là một công dân tốt trên thế giới.

21. TÌNH ANH EM TRONG ĐẠO HỒI

Trong cuộc đời Mohammed, những sự bất đồng ý kiến trong tín đồ bị ngăn chặn chủ yếu là vì hiệu quả của sự đoàn kết mà Ngài đạt được nơi họ. Nhưng khi Ngài chết, dân tộc của Ngài -- giống như tất cả các dân tộc ở khắp nơi -- vỡ lẽ ra rằng có một sự bất hòa trong việc thi hành phần còn lại trong những mục tiêu Đạo Hồi. Đã có bàn cãi trong lúc bắt đầu về việc ai là người sẽ thay thế Mohammed trong việc lãnh đạo người ngoan đạo. Việc này được giải quyết không mấy khó khăn với sự lựa chọn người tin cẩn Abu Bekr làm vua Đạo Hồi. Không may, kế tục những chỗ trống trong lãnh thổ Hồi Giáo không được bổ sung dễ dàng. Vì đế quốc Hồi Giáo lớn mạnh, những bất đồng ý kiến cũng phát triển.

Có một vài nhóm có những khái niệm dứt khoát về phương pháp tốt nhất để chọn lựa Vua Hồi. Những người đồng hành đã là những người cộng tác gần gũi nhất với Mohammed nghĩ rằng vua Hồi phải là một trong số người này. Một số người nghĩ rằng sự lãnh đạo phải ở trong tay gia đình Mohammed. Những người Koreish nghĩ rằng chính họ, bộ lạc của Mohammed, phải kiểm soát triều đại Hồi Giáo.

SỰ LAN RỘNG CỦA ĐẠO HỒI

Dưới quyền của Abu Bekr, người Hồi Giáo tấn công Syria trong thánh chiến đầu tiên chống lại một ngoại quốc. Những cuộc xâm lăng Hồi Giáo bắt đầu. Dưới quyền vị vua thứ hai, Omar, quân đôi Hồi Giáo tiến vào những cuộc chiến khác, cuối cùng mang Đạo Hồi vao những phần đất của Phi Châu, Ấn Độ, tất cả Mông Cổ và Tây Ban Nha.

Những chương gây ấn tượng nhất trong lịch sử Đạo Hồi được viết về những chiến binh hung dữ từ Ả Rập xông ra để thôn tính thế giới. Những người mộ đạo Hồi Giáo cho rằng họ làm như vậy trong một cố gắng thành thực cứu thế giới khỏi Phán Quyết Cuối Cùng. Mohammed đã làm cho họ cảm thấy đó là nhiệm vụ của họ, và nếu cần thiết họ sẽ buộc thế giới vào sự cứu rỗi này. Sức mạnh bao giờ cũng cần thiết. Người ta thường đưa ra ba điều lựa chọn cho những người không phải là Hồi Giáo -- chấp nhận kinh Koran, đóng một loại thuế đặc biệt vì đặc quyền của những người không phải là Hồi Giáo còn lại, hay cuối cùng là lưỡi gươm. Trang bị và tiếp tế cửa họ có thể nói là thô sơ, người Hồi Giáo tiếp tục thắng trận, thôi thúc bởi niềm tin về một sứ mạng và bởi một số lý do khác ít tôn giáo hơn. Theo luật Hồi Giáo, binh lính có thể giữ bốn phần năm chiến lợi phẩm trong thánh chiến. Nếu sống sót, một người lính có thể trở nên rất giàu có. Nếu chết, người lính sẽ đi thẳng vào thiên đường.

Những người khác giải thích rằng một phần quyền lợi của người Hồi Giáo trong việc xâm chiếm lan rộng nằm trong việc cuộc sống của họ cho đến bây giờ bị giới hạn vào biên giới đất đai sa mạc cằn cỗi của họ. Trước mặt họ bây giờ là sự giàu có về đất đai và văn hóa của những nền văn minh phồn thịnh và mầu mỡ của Địa Trung Hải. Không chỉ sản phẩm của đất đai lôi cuốn họ, mà những kho tàng về khoa học, mỹ thuật và triết học cũng lôi cuốn họ.

Chính trong lúc đó kho tàng ở Medina bắt đầu tiến tới điểm bùng nổ. Ai đã từng mơ ước về sự giàu có như thế đổ vào từ những cuộc xâm lăng các nước? Và vua Hồi chịu trách nhiệm về cách tiêu pha. Đối với nhiều người, nó trở thành một vấn đề quan tâm nhất để có thể chia sẻ trong quyết định chọn vua Hồi. Cuộc sống của những vua Hồi tốt là hy sinh cho khát vọng và lòng tham của một số nhóm người vô lương tâm.

Đạo Hồi bành trướng rộng, gồm càng ngày càng nhiều những người không phải là Ả Rập, sự đồng thuận trở nên khó khăn và cuối cùng không thể làm được. Tuy nhiên qua nhiều thế kỷ, những người Hồi Giáo chính thống hơn khăng khăng đòi một nhà lãnh đạo tôn giáo duy nhất cho toàn thể thế giới Hồi Giáo. Nhưng thời gian và tình thế đã thay đổi và vẫn còn đang thay đổi. Cuối cùng vào năm 1924, chế độ vua Hồi chấm dứt.

Trong những năm đầu sau cái chết của Mohammed, những câu hỏi được nêu lên đưa đến kết quả phân hóa lớn trong Hồi Giáo. Sự phân hóa này kéo dài đến tận ngày nay. Cả hai nhóm đều coi đường lối suy nghĩ và hành động của họ đều sát hợp với những tiết lộ của Mohammed. Cả hai nhóm tin tưởng phong trào của họ tiêu biểu cho sự phát triển đúng của Hồi Giáo.

LUẬT SUNNA

Nhánh chính thống hay bảo thủ của Đạo Hồi được gọi là Sunna, được đặt tên như vậy vì sự nhấn mạnh của nó trong việc thu thập các truyền thống Hồi Giáo cũng được gọi bằng tên này. Những người theo luật Sunna tin rằng những gì có trong Kinh Koran và trong Luật Sunna xác định những giới hạn về niềm tin và hành động cho người Hồi Giáo. Kinh Koran nói lời của Allah. Luật Sunna nói về hành động và lời nói của Mohammed và những tập tục ban đầu của người Hồi Giáo.

Có lúc, người theo luật Sunna tin rằng kinh Koran và những truyền thống phải được giải thích đúng như đã được viết. Một giáo sĩ đáng tôn kính tên là Ashari giúp những người theo luật Sunna phát triển những niềm tin hơi khác cho phép sử dụng lý trí trong việc giải thích. Ông giải thích một số niềm tin dường như mâu thuẫn vì nói Allah là tất cả. Allah tạo mọi thứ và tất cả hành động và, cho nên Allah chịu trách nhiệm cả hai thiện và ác. Con người phải chấp nhận điều đó, mà không tranh cãi về việc này liệu có thể được không.

Một số băn khoăn làm sao kinh Koran có thể bất diệt như Mohammed dạy cho họ. Nếu như vậy, sẽ không có gì khác được thiết lập bên cạnh Thượng Đế? Và không phải là tội lỗi lớn nhất trong mọi sự thờ phượng nhiều hơn một Thượng Đế? Ashari dạy kinh ở trong dạng thức mà người Hồi Giáo có, không bất diệt. Nhưng ở dạng lần đầu tiên nó hiện hữu trong tâm trí Allah thì nó bất diệt.

Thường có một số người không chú trọng nhiều vào nghi thức hay luật lệ tôn giáo hay thần học. Đã có nhiều người Hồi Giáo có tính khí này. Một số trong họ bắt đầu bầy tỏ niềm tin của họ theo cách họ nhìn thấy ở những người tôn giáo khác. Họ cảm thấy chân lý tôn giáo không chỉ hạn chế trong tín điều và nghi lễ. Chân lý có thể đạt được từ sự đồng cảm trực tiếp với Thượng Đế. Và vì vậy, một số bắt đầu thực hành thiền định và những tập luyện thần bí tận tụy khác.

Đầu tiên họ hẳn là được chào đón bằng sự ngạc nhiên, vì họ đã đi vượt qua sự tu tập thường lệ của Hồi Giáo. Giống như một số người tự chối bỏ niềm tin khác, họ mặc áo choàng len không thoải mái và không lưu ý gì đến nhu cầu vật chất và xã hội. Họ bị gắn cho cái tên Sufis có nghĩa "người "mặc đồ len". Vì số người gia tăng, họ bắt đầu tập họp thành đoàn thể thân hữu, nhấn mạnh sự tận tụy hoàn toàn với Thượng Đế. Mục tiêu của họ là hợp nhất với Allah trong đời này, không phải chờ đợi đến sau khi chết.

Dần dà những người Sufis này đạt được sự tôn trọng của những người Hồi Giáo chính thống. Một người đầu tiên hiểu giá trị con đường của họ đi tới Thượng Đế là Ghazzali, một trong những giáo sĩ Hồi Giáo được gọi là "người phục hưng tôn giáo". Ghazzali qưan sát những thần bí trong sự mộ đạo của họ và chính mình trở thành Sufi. Ông nhìn thấy giá trị trong đời sống của sự mộ đạo hoàn toàn.

Ông bắt đầu dạy thần học Sunna có sửa đổi, căn cứ một phần lớn vào học thuyết của Ashari, nhưng gồm có những sự nhấn mạnh vào lòng yêu thích của người mặc khải thần linh. Ông tin rằng người ta không phải là tín đồ của một tôn giáo cho đến khi cảm thấy trực nghiệm tôn giáo. Tôn giáo phải thay đổi điều gì đó về đời sống của tín đồ. Không có sự thay đổi này, người ta chỉ ở trên bề mặt của tôn giáo mà không ở trong lòng tôn giáo ấy.

Tôn giáo thực sự đến qua ba bước. Trước nhất, người ta phải cảm thấy hối hận về những tội lỗi quá khứ. Cần thiết phải có sự thay đổi. Đó là hối lỗi. Rồi phải tập trung đời mình vào Thượng Đế, không có gì quan trọng ngoài sự mộ đạo. Rồi tín đồ phải phấn đấu sống một cuộc đời thoát khỏi tội lỗi. Những Cột Trụ của Niềm Tin giúp họ trong việc này. Và những kỷ luật của người Sufis sẽ giúp họ thêm.

Mục tiêu chính của Ghazzali trong Đạo Hồi là nhấn mạnh về lý luận như một phương pháp duy nhất để biết ý của Thượng Đế. Ông nói, ta phải luôn luôn sẵn sàng vâng lời Allah, dù hiểu hay không hiểu. Mặc dầu Ghazzali hình thành học thuyết của ông vào thế kỷ thứ mười một, nhưng học thuyết ấy vẫn là tài liệu tin cậy cuối cùng cho người Sunnis.

SHIA

Khoảng chừng một phần năm người Hồi Giáo trên thế giới thuộc về nhóm không theo quốc giáo và không chính thống giáo gọi là Shia. Phần lớn cư trú ở Persia (Ba Tư), những người Shi’ites này cũng theo niềm tin từ những lời tiên tri của Mohammed và từ kinh Koran. Tuy nhiên, điều chính chia rẽ họ với người Sunnis là niềm tin vào truyền thống là Mohammed đã để lại cho tín đồ chăm sóc anh em họ và người con rể Ngài, Ali. Họ nói, Ali là nhà lãnh đạo được thần thánh chỉ định, Imam (nhà lãnh tụ Hồi Giáo) của cộng đồng Hồi Giáo. Sự lãnh đạo Đạo Hồi lẽ ra phải tập trung vào gia đình Mohammed. Người Shi’ites tin rằng ba vị vua trước Ali đã giữ triều đình Hồi Giáo một cách bất hợp pháp và đã không đếm xỉa gì tới những lời mong ước của Mohammed. Vì lý do

đó, người Shi’ites nguyền rủa những người đó trong những lời cầu nguyện hàng ngày.

Người Shi’ites đã vinh danh những người con cháu Mohammed bằng cách làm họ có tính cao quí tôn giáo -- và đôi khi có tính cao quí chính trị -- và quý tộc. Mỗi phái lấy tên của những con cháu này làm nhà lãnh đạo thiêng liêng cho mỗi thế hệ, tin rằng mỗi Imam không thể sai lầm và không tội lỗi. Những hệ phái không bao giờ đồng thuận về ai và khi nào là Imam. Họ cũng chẳng đồng ý vào lúc dòng dõi Imam được thần thánh chỉ định chấm dứt.

Một số người Shi’ites tin rằng người cuối cùng trong những Imams không chết. Ngài đi vào ẩn náu và sẽ tái xuất hiện trước Phán Quyết Cuối Cùng. Cho đến lúc đó, một số người Shi’ites tin rằng "Imam ẩn náu" sẽ chỉ định người thay mặt trên trái đất, để người ta có thể có sự hướng dẫn của Ngài. Những người Shas ở Ba Tư (Iran) tự nhận là dòng dõi từ Imam thứ bẩy, được cho là những đại diện của "Imam ẩn náu".

Hệ phái Shi’ites tồn tại qua nhiều thế kỷ bất đồng ý kiến với số đông người Hồi Giáo vì họ nhất định bám níu vào niềm tin của họ. Đôi khi họ sống sót trong các cuộc thanh trừng bằng cách làm ra vẻ tin theo trong khi vẫn thực thi "ngầm" niềm tin của họ. Những người Sunnis hiện đại có khuynh hướng khoan hồng đối với những người Hồi Giáo không phải chính thống.

Bất cứ tôn giáo nào lôi cuốn được sự trung thành của một số đông người chắc chắn sẽ tích lũy các tín điều, nghi lễ, và tập tục đã được qui định. Ít lâu sau có những người thấy tổ chức như vậy đã thu hút các tín đồ, cho nên cảm hứng và mục tiêu nguyên thủy đã bị bỏ quên. Đôi khi những người tinh ý này bắt đầu gây phong trào làm trong sạch những đặc trưng bên ngoài và tôn giáo để trở về với niềm tin cơ bản.

Phong trào làm trong sạch như vậy được phát động trong Đạo Hồi vào thế kỷ thứ mười tám. Một số ảnh hưởng của nó vẫn còn kéo dài. Những người ủng hộ phong trào này trở nên thất vọng vì ngày càng có khuynh hướng sùng bái những giáo sĩ nổi tiếng và những nhà thần học và cả Mohammed. Họ cảm thấy điều đó rất gần với việc thờ phượng một vài thần. "Hãy quay trở về với Allah và Kinh Koran" là lời khuyên thiết tha cho người Hồi Giáo. Phong trào lôi cuốn sự ủng hộ tại Ả Rập Xê Út, nơi những dấu tích lich sử bị chuyển ra khỏi lăng mộ của gia đình Mohammed và những nhân vật chính yếu khác.

NHỮNG THAY ĐỔI TRONG ĐẠO HỒI

Gần như bất chấp chính nó, Đạo Hồi đã thay đổi chút ít ngay từ lúc ban sơ. Có một thời, sự thay đổi trong Hồi Giáo được coi như tội lỗi. Đây là một tôn giáo đã nhiều năm cấm phiên dịch kinh Koran từ tiếng Ả Rập vì Allah đã tuyên đọc Đạo Hồi bằng tiếng Ả Rập, và điều này không được thay đổi. Nhưng thay đổi đã xẩy ra.

Những xứ cận Đông càng ngày càng chú ý đến việc hiện đại hóa, kỹ nghệ hóa, hay Tây phương hóa -- muốn nói thế nào cũng được. Ngày nay hầu hết những người Hồi Giáo cảm thấy lòng trung thành của họ mới hết phải dành cho đất nước mà họ sống hơn là với toàn bộ tình anh em Hồi Giáo. Những sự kiện của sự "co lại" trên thế giới ở thế kỷ thứ hai mươi đã buộc Đạo Hồi trở nên khoan dung nhiều hơn đối với những niềm tin khác và ít cứng rắn hơn về tín điều của chính mình.

Tuy nhiên hai thế lực đã tác động theo hướng đối nghịch nhau. Một thế lực là tạo nước Pakistan tại Ấn Độ, kết quả tự nhiên của vị đắng Hồi-Ân Giáo. Trong hai phần -- một phần ở phía tây Ấn Độ, và một vùng nhỏ hơn ở phía đông -- Pakistan là một thí nghiệm lý thú để làm giảm bớt những xung đột tôn giáo.

Người Hồi Giáo di trú vào Pakistan làm tăng thêm ý thức dị biệt giữa Đạo Hồi và các tôn giáo khác.

Một thế lực khác chống lại Nhà nước Israel của người Do Thái với phong trào ra đi của hàng ngàn người Ả Rập khỏi nơi đã là qưê hương của họ. Những người Hồi Giáo rất bất mãn về quyết định này. Một khi người ta có kẻ thù chung, thì họ lại nhấn mạnh vào những sự việc khác mà họ cùng chia sẻ. Bởi vậy, người Hồi Giáo đã nhấn mạnh lại niềm tin và tập tục của họ.

SỰ ĐÓNG GÓP CỦA ĐẠO HỒI

Đã từ lâu thế giới đã trở nên quen thuộc với những gì mà người Hồi Giáo Ả Rập đã làm cho thế giới. Lịch sử thế giới đã thay đổi khi những đạo quân Hồi Giáo đầu tiên tiến vào Syria. Mặt khác những kêu ca của người bị chinh phục, người Hồi Giáo dùng sức mạnh vì lợi ích. Bất kỳ chỗ nào họ đến, họ thúc đẩy mỹ thuật, khoa học và y học. Họ gìn giữ trật tự và luân lý trong xã hội.

Những ai chấp nhận Allah mà họ thờ cúng thì đến sùng bái một Thượng Đế có chân giá trị và oai nghiêm -- bao giờ cũng được gần gũi bởi những người thấp kém nhất. Thực ra dưới mắt Allah, không ai là thấp kém. Tất cả đều bình đẳng. Tình anh em của Đạo Hồi không ngừng lại ở biên giới quốc gia, nòi giống hay của cải. Vì người Hồi Giáo tin rằng mắt của Allah không thấy những khác biệt vô nghĩa đôi khi do con người tưởng tượng ra.

Tất cả điều này bắt nguồn sự thôi thúc của một người ở Mecca cảm thấy trọng trách nâng dân tộc mình lên từ thờ phượng những thần tượng tới chỉ thờ phượng một thượng đế, Allah. Vào lúc cuối cùng của đời Ngài, Ngài nhìn vào các môn đồ và cầu nguyện:" Ôi lạy Chúa! ta đã trao thông điệp của ta và đã hoàn thành công việc của ta".

Những người Hồi Giáo đã trả lời bằng giọng nói của họ, và đã trả lời bằng đời của họ từ đấy: Vâng, quả thật, Ngài đã làm.

-ooOoo-

Đầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05a | 05b | 05c | 06 | Bản Anh ngữ

 

Chân thành cám ơn Thượng tọa Thích Tâm Quang đã gửi tặng bản vi tính.
(Bình Anson, 05-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 26-05-2004