Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

Những Tôn Giáo Lớn Trong Đời Sống Nhân Loại

Dịch giả: Thích Tâm Quang
Chùa Tam Bảo, California, Hoa Kỳ
Phật Lịch 2548 -- Dương Lịch 2004


CHƯƠNG HAI

PHẬT GIÁO

6. ĐỨC PHẬT HỎI VÀ TRẢ LỜI

Vào giữa thế kỷ thứ sáu trước Công Nguyên, nhiều người tại Ấn Độ đã bắt đầu sử dụng đường tắt trong tôn giáo được mô tả trong Chương trước về sự thờ phượng của người Ấn Độ Giáo. Nói chung đó là thời kỳ tan vỡ ảo tưởng. Chắc là vì người dân hoàn toàn vỡ mộng về cuộc sống, họ ngày càng sợ hãi đầu thai. Một số người quên cả câu hỏi nghiêm túc nhất là gì, trong nỗ lực điên cuồng để tự cứu lấy mình và ra khỏi 100,000 kiếp sống mà họ cảm thấy họ bị đọa. Mỹ thuật lúc đó cho thấy người dân quý bò, hươu nai, ngựa, lợn, khỉ và voi. Những người khác tự hành xác mình -- đứng nguyên một chỗ rất lâu, nhìn chằm chằm vào mặt trời Ấn Độ gay gắt, hay nuốt khói và lửa.

Nhiều thầy tu không giúp ích đặc biệt gì. Chính các thầy tu cũng bận tâm với con đường tắt trong đời sống tôn giáo. Họ không coi thiên hướng thầy tu của họ là quan trọng. Trong một bức tranh vào thời gian ấy, một vài con chó tượng trưng cho các thầy tu được đem trình bày trong một cuộc diễu hành lớn. Họ tụng lời cầu nguyện: "Om, hãy để cho chúng tôi ăn! Om, hãy mang thực phẩm cho chúng tôi! Vị Chúa tể của thực phẩm, hãy mang thực phẩm đến, hãy mang thực phẩm đến! (Om là từ tắt nhất để chỉ Thượng Đế). Người dân bày tỏ xa hơn nữa ý kiến thấp hèn về các thầy tu trong câu tục ngữ Ấn Độ: "Vishnu nhận những lời cầu nguyện khô khan, trong khi các thầy tu ăn ngấu nghiến các lễ vật".

Ấn Độ Giáo sau này giành lại được địa vị lãnh đạo tại Ấn, nhưng trong thời gian này, nhiều người không thể tìm ra câu trả lời thỏa mãn về những khó khăn xáo trộn trong đời sống. Vì sự bất toại nguyện này, chẳng mấy chốc có nhiều cải cách tôn giáo xuất hiện trong cố gắng giải thoát cho Ấn Độ Giáo khỏi tính nông cạn của nó. Một trong những cải cách này là sự khởi đầu của Phật Giáo.

THÁI TỬ CỒ ĐÀM

Vào thời điểm này, khi những người chín chắn nghi ngờ tôn giáo quê hương của họ, vị thái tử tên Gautama (Cồ Đàm) ra đời. Ngài là con một của tiểu vương Flinch giàu có thuộc đẳng cấp chiến binh, và cha mẹ Ngài hy vọng Ngài sẽ trở thành người trị vì đất nước. Cha Ngài sợ Ngài có thể làm những gì mà đẳng cấp cao đã làm -- trở thành người đi tìm đạo lý, hay người thoát ly khỏi kiếp trầm luân từ bỏ cuộc đời. Tham vọng to lớn là người con phải theo bước chân mình, người cha đã làm tất cả những gì có thể làm được để bảo vệ Đức Cồ Đàm trước những ảnh hưởng có thể dẫn Ngài từ bỏ cuộc đời vương giả.

Vì nhiều huyền thoại về lúc thiếu thời, rất khó biết sự thực về Đức Cồ Đàm. Nhưng dường như rất rõ ràng Ngài là một thanh niên thông minh và thành thực, nhậy cảm đối với tất cả những biến chuyển chung quanh Ngài. Cũng có thể là vì sự nhậy cảm đó, mà cha Ngài cố gắng bảo vệ Ngài không muốn cho Ngài biết tội lỗi và bất hạnh tồn tại bên ngoài bức tường thành. Những câu chuyện cho chúng ta biết cha mẹ Ngài bao vây Ngài bằng lối sống xa hoa và tất cả thú vui vật chất. Cha mẹ Ngài muốn làm cho Ngài cảm thấy tất cả đời sống đều hạnh phúc và lạc thú, chẳng có lý do gì mà buồn hay thậm chí quá nghiêm trang -- Cha mẹ Ngài hy vọng Đức Cồ Đàm hoàn toàn chấp nhận đời sống vương giả, và sẽ không bao giờ nghi ngờ đến những khác biệt về cuộc đời của người khác.

Tuy nhiên, giống như mọi thanh niên, Đức Cồ Đàm muốn sống một cuộc đời theo cách riêng của mình bất chấp dự định của cha mẹ Ngài. Trong khi đi qua một công viên - theo chuyện kể lại -- Ngài nhìn thấy bốn việc in sâu vào ấn tượng của Ngài. Những sự việc này làm Ngài sửng sốt hơn bất cứ kinh nghiệm nào trước đây mà Ngài đã từng trải qua.

Đầu tiên Ngài nhận thấy một người già nua run lẩy bẩy, răng rụng, tóc bạc, lưng còng, chống trên một cái gậy. Lần đầu tiên, Ngài hiểu ra là tuổi già đến với tất cả mọi người. Sau đó, Đức Cồ Đàm nhìn thấy một người bệnh, thật gớm ghiếc khi nhìn thấy. Đức Cồ Đàm trở nên choáng váng hơn, Ngài băn khoăn phải chăng trước sau ai cũng phải đau khổ. Một cảnh khó chịu thứ ba là một xác chết nằm bên vệ đường. Hiển nhiên là lần đầu tiên cái chết trở thành có thật đối với vị thái tử trẻ tuổi. Sau khi những cảnh này đã khiến cho thái tử suy nghĩ buồn rầu về cái vô thường của đời sống và sắc đẹp. Ngài tình cờ gặp một nhà sư, ăn mặc tề chỉnh với một vẻ mặt thanh thoát. Đó chính là lúc ý định rời đời sống hoàng cung trở thành thực sự đối với Đức Cồ Đàm.

Những huyền thoại cho biết cha Ngài đã cố gắng như thế nào để đánh lạc hướng thái tử về suy nghĩ nghiêm chỉnh đó. Những vũ nữ xinh đẹp được đưa vào hoàng cung để thái tử giải trí với những vũ điệu và ca nhạc. Cố gắng loại bỏ những suy nghĩ nghiêm trang của Ngài, những vũ nữ này ra sức nhảy múa cho đến khi gục ngã vì kiệt sức. Khi Đức Cồ Đàm nhận thấy sự biến đổi to lớn về bề ngoài của họ vì họ nằm trong những tư thế thô kệch khi ngã xuống, một lần nữa Ngài lại thấy sự buồn rầu và xấu xa của đời sống. Ngài nhất quyết bỏ hoàng cung êm ấm ngay tức khắc. Mặc dù con nhỏ và người vợ trung thành, bất chấp sự canh phòng cẩn mật của lính canh của cha Ngài, Đức Cồ Đàm đã rời bỏ cung điện và tìm sự vắng vẻ trong rừng. Ngài đã không trở về qua nhiều năm và cho đến khi nhiều thay đổi đã xẩy ra trong đời Ngài.

CÔNG CUỘC TÌM KIẾM CỦA ĐỨC CỒ ĐÀM

Đức Cồ Đàm đã rời bỏ cung điện với tâm tư tràn đầy câu hỏi: Đời sống là gì? Tại sao có sự bất hạnh? Trong những khu rừng Ấn Độ quạnh quẽ và vô tận, Ngài đã tìm kiếm những người uyên bác có thể giúp Ngài tìm ra câu trả lời. Ngài hy vọng tìm được sự thỏa mãn mà Ngài nhìn thấy trên gương mặt nhà sư ngày nọ tại công viên. Vì dường như nhà sư đã tìm thấy sự thỏa mãn này trong đời sống tôn giáo, Ngài quyết định cũng tìm tôn giáo.

Trong vài năm Ngài đã học hỏi với những đạo sư giỏi nhất mà Ngài tìm thấy. Là một học trò giỏi, chẳng bao lâu Ngài đã có học thức bằng các vị đạo sư. Một trong các vị đạo sư, khâm phục sự hiểu biết của Ngài, mời Ngài ở lại cộng tác để dạy người khác. Nhưng Đức Cồ Đàm cảm thấy Ngài chưa thể dạy người khác khi Ngài chưa tìm ra câu trả lời mà chính Ngài đang tìm kiếm. Ngài biết rõ kinh sách, nhưng Ngài không tim thấy sự thỏa mãn. Ngài biết tập luyện về Du Già, những cũng không thấy hài lòng.

Ngài vẫn bị những câu hỏi nóng bỏng dầy vò: Tại sao có bất hạnh? Làm sao con người được hạnh phúc?

Ngài chuyên cần hơn vào sự tu tập khổ hạnh. Ngài đã bỏ lại tất cả những lạc thú vật chất. Ngài buộc mình ăn càng ngày càng ít đi, và thiền định ngày càng nhiều hơn. Cuối cùng, huyền thoại cho biết, Ngài chỉ sống bằng một hột gạo một ngày, và bỏ tất cả thì giờ vào thiền định và nghiên cứu. Sau sáu năm kiên trì tìm kiếm và tích cực hy sinh, cái chết chỉ là gang tấc. Thế mà Ngài vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Một hôm Ngài ngất đi vì gần chết đói.

Việc này chứng tỏ đỉnh điểm trong đời sống Đức Cồ Đàm, vì Ngài đã nhìn thấy tất cả sự vô ích về những cái mà Ngài đang làm. Nếu Ngài tiếp tục chủ nghĩa khổ hạnh, Ngài sẽ chết và không tìm ra câu trả lời. Điều mà Ngài đang làm, Ngài nhận định, quả là điên rồ như cố gắng buộc không khí thành nút. Ngài phải trực tiếp đi thẳng vào vấn đề.

Một vài người bạn theo Đức Cồ Đàm, ngưỡng mộ Ngài vì lòng nhiệt huyết tôn giáo của Ngài, khi thấy Ngài quyết định ăn trở lại bèn bỏ đi. Bây giờ Ngài một mình lẻ loi với những tư tưởng của chính mình. Ngài ngồi dưới gốc cây và bắt đầu suy nghĩ về vấn đề bất hạnh và khổ đau. Quá bối rối sau sáu năm tìm kiếm giải pháp, Ngài quyết định tìm câu trả lời qua tư tưởng và thiền định trước khi rời bỏ nơi này.

ĐỨC CỒ ĐÀM TRỞ THÀNH PHẬT

Sau một ngày và gần một đêm, Ngài đã tìm thấy câu trả lời. Ngài đã trở thành giác ngộ với kiến thức mới. Ngài đã trở thành Phật "một người giác ngộ". Trong niềm vui về sự hiểu biết mới của Ngài, Ngài nói lớn, mặc dù taị đấy không có người nào. Ngài nói ta không còn phải chịu bất hạnh của đời sống hiện tại và không còn phải tái sinh liên tiếp trong cuộc sống. Vì Ngài đã đạt được tuệ giác về sự đau khổ của con người -- bản chất của khổ đau, nguyên nhân, và sự chấm dứt khổ đau. Ngài đã thoát khỏi cái vòng bất tận của phiền não và khổ đau, thoát khỏi cảm giác của buồn phiền và chán ghét -- được tự do sống.

Rồi Đức Phật Cồ Đàm băn khoăn ta phải làm gì. Ta có nên dạy người khác điều mà ta phát hiện sau nhiều năm tìm kiếm? Có người nào hiểu Ngài không? Ngài quyết định tin vui Ngài có được bây giờ phải được chia sẻ với những người sốt sắng tìm kiếm. Cho nên Ngài đi về Benares (Ba La Nại), nơi Ngài sẽ tìm lại năm người đồng tu với Ngài trước đây đã bỏ Ngài khi Ngài quyết định từ bỏ con đường khổ hạnh.

Họ là những người đầu tiên được nghe những điều mà Ngài đã khám phá ra. Bài pháp đầu tiên mà Ngài giảng cho họ được biết là Chuyển Pháp Luân. Bài pháp này nói về vấn đề khổ đau và cách vượt khổ đau. Những điểm mà Đức Phật nhấn mạnh đến trong bài pháp đầu tiên này, trong niềm vui phấn khích về sự tỉnh thức của Ngài, đã hình thành những khái niệm căn bản của Đạo Phật. Đạo Phật là tôn giáo của những người tìm sự tỉnh thức (giác ngộ).

CON ĐƯỜNG TRUNG ĐẠO

Con đường mà Đức Phật Cồ Đàm tìm ra được miêu tả là "Trung Đạo" giữa những cực đoan. Những cực đoan phải tránh một mặt là đời sống quá ham mê nhục dục, và mặt khác là đời sống quá khổ hạnh. Cả hai cực đoan này dẫn đến mất quân bình trong cuộc sống. Cả hai cũng chẳng dẫn đến mục tiêu thực sự thoát khỏi khổ đau. Nhiều người chẳng bao giờ nhận ra quá ham mê sang giàu và thú nhục dục đã ảnh hưởng đến những câu hỏi và mục tiêu thực sự của họ. Một số người thấy cái tai hại của sự ham mê quá mức đã đi đến chỗ coi bất cứ thứ gì đem lại khoái lạc là nguy hại. Cả hai nhóm đều phản ứng quá mạnh trước sự khao khát của nhân loại.

Đức Cồ Đàm khám phá ra chẳng cực đoan nào là khôn ngoan vì chẳng cực đoan nào mang lại hạnh phúc cả. Quá ham mê có cùng kết quả cuối cùng trên con người giống như để cho dây đàn vi ô lông quá trùng. Mặt khác tự hành xác cùng cực có kết quả giống như dây đàn vi ô lông quá căng đến mức phải đứt. Trong cả hai trường hợp đàn không kêu thích hợp. Không có âm thanh vì hoặc là quá trùng hoặc là quá căng. Chính vì thiếu hòa hợp hay hài hòa mà Đức Cồ Đàm coi đó là khổ đau của con người. Để giúp con người tìm ra sự hòa hợp bên trong chính họ và hòa hợp với vũ trụ mà Ngài bắt đầu dạy.

Trước thời Đức Phật Cồ Đàm, những nhà triêt học Ấn dạy rằng con đường đi tới tự biết mình mỏng như lưỡi dao cạo. Đức Cồ Đàm khám phá ra ý nghĩa của điều này cho chính Ngài và nghĩ ra một con đường cụ thể hơn để dạy người khác. Tuy nhiên trong những lời dạy của Ngài, Ngài không bao giờ rời xa truyền thống Ấn Độ. Một số người và một số sách có cảm tưởng Đức Cồ Đàm cố gắng bắt đầu một tôn giáo mới, hoặc Ngài hoàn toàn không đồng ý với những đạo sư đương thời. Việc này không phải như vậy.

Đức Cồ Đàm chỉ đi vào sự nghiên cứu tìm tòi đạo lý với một câu hỏi khác: Điều gì đã khiến cho nhiều người không hạnh phúc? Ngài đã mang câu hỏi này đến các vị đạo sư giỏi nhất mà Ngài tìm gặp nhưng Ngài cũng không thể giải quyết được vấn đề với điều mà các đạo sư dạy Ngài. Vậy nên Ngài không còn ngưỡng mộ các triết gia chỉ nói về giải thoát khổ đau. Đức Cồ Đàm muốn nhắc nhở họ là họ đang chơi đùa với những chữ nghĩa. Ngài dặn bè bạn của Ngài đề phòng các trường phái triết lý, vì các vị đạo sư có khuynh hướng chỉ coi trọng những lời nói của mình.

Muốn tìm con đường Trung Đạo hòa hợp với cuộc sống, Đức Phật tuyên bố, mỗi người phải tự mình thận trọng tìm kiếm -- không nên bỏ thì giờ vào việc tranh cãi. Mỗi người phải thăm dò và trải nghiệm. Đức Phật nói, "người ta có thể đạt được hạnh phúc nếu thực hành việc tìm cầu".

7. TẠI SAO TÔI KHÔNG HẠNH PHÚC?

Ngay cả trẻ em cũng khổ đau. Khi chúng không thoải mái, chúng khóc. Khi chúng lớn hơn chúng tìm các cách khác để bày tỏ cái không thoải mái của chúng. Nhưng không có vấn đề khổ đau với một em nhỏ vì em không thực sự nghĩ về việc ấy. Em chỉ phản ứng. Khổ đau trở thành vấn đề chỉ khi người ta tự hỏi, "Tại sao tôi đau khổ?" hay hầu hết chúng ta thường nói, "Tại sao tôi không hạnh phúc?"

Thường thường khi chúng ta ở khoảng 10 tuổi hay hơn một chút, ít nhất cũng có một vài dịp chúng ta khổ đau và cũng băn khoăn, "Tại sao sự đau khổ này? "Hiển nhiên, Đức Cồ Đàm không nảy ra câu hỏi này một cách nghiêm chỉnh đến khi Ngài vào khoảng ba mươi tuổi. Chắc là vì cha mẹ Ngài cố gắng ngăn chận Ngài nếm trải bất cứ gì không lạc thú.

Những thanh niên lớn lên trong môi trường được bảo hộ quá mức thường không biết đến việc phải đối mặt với bất hạnh thực sự. Con người có cá tính khác nhau, và nhịp độ thay đổi từ thiếu niên sang thanh niên cũng không ai giống ai. Nhưng trước sau, mỗi người đều phải đối mặt với câu hỏi về lý do khổ đau -- của chính mình và của người khác.

Toàn bộ sự đóng góp của Đức Cồ Đàm vào kiến thức nhân loại tập trung vào vấn đề đau đớn và bất hạnh. Kiến thức mới mà Ngài trở thành giác ngộ đêm đó dưới gốc cây, là lý do về khổ đau và cách vượt qua khổ đau. Bài pháp đầu tiên Ngài nói về kiến thức này với những người đồng tu với Ngài trước đây đã bỏ Ngài đi về Ba Lã Nại. Những điều Ngài đề cập đã trở thành những nguyên tắc chủ yếu của Đạo Phật ngay cả đời nay, và những nguyên tắc này được gọi là Tứ Diệu Đế. Chân lý thứ nhất mà Ngài cố gắng giải thích cho bạn Ngài là sự thật về khổ đau.

CHÂN LÝ CAO QUÝ THỨ NHẤT

Sinh là khổ; hoại là khổ; bệnh là khổ; chết là khổ; sự hiện diện của những đối tượng mà ta ghét, sự chia lìa với những đối tượng mà ta yêu thích làm ta khổ, không đạt được mong muốn là khổ. Bám níu vào sự sống là khổ.

Khi nghiên cứu danh sách này, rõ ràng Đức Cồ Đàm nói về kinh nghiệm của mọi người chứ không phải kinh nghiệm của mình Ngài. Sinh nở thật không thoải mái cho cả mẹ lẫn con, tuy đứa trẻ dường như không ý thức được việc này. Sự ra đời một khái niệm mới, hay một "ngã" mới hay cá tính mới, cũng có thể rất đau đớn; vì những thói quen cũ và khái niệm cũ rất khó bỏ. Tàn tạ cũng đau đớn, dù là sự tàn tạ của một cái răng hay sa sút về đạo đức và niềm tin của con người. Ốm đau thật phiền toái, cả thể xác lẫn tinh thần. Cả cái chết lẫn nỗi sợ chết cho chính chúng ta hay cho người cũng là đau khổ. Sự hiện diện của đối tượng mà ta ghét hoặc sự vắng mặt của đối tượng mà ta yêu cũng là một trải nghiệm đau khổ. Không đạt được điều mong muốn mà chúng ta đặt ra khiến chúng ta rất đau khổ. Và khi chúng ta có thêm nhiều hiểu biết về đời sống, chúng ta trở nên tỉnh thức rằng bám níu vào bất cứ gì có thể khiến chúng ta đau khổ.

Thật đáng tiếc là quá nhiều người nói rằng Đức Phật bi quan về đời sống hay Ngài nói tất cả đời sống là khổ đau. Nếu chúng ta giải thích xác đáng lời Ngài nói như đã được ghi lại thì điều đó không phải là điều Ngài nói. Ngài đã dạy rằng mọi thứ chứa đựng khả năng khổ đau; mỗi quãng đời có thể đưa đến sự không hòa hợp cho một người. Đức Phật không nói tất cả đời sống đều khổ đau.

Rõ ràng sự giải thích của Đức Cồ Đàm về khổ đau vượt qua cái khổ đau thể xác đơn thuần. Ngài nhấn mạnh nhất về cái khổ đau của tâm và những cảm xúc. Đây là cái bất hạnh sâu xa nhất. Đức Cồ Đàm tin rằng người không có hòa hợp trong cuộc sống cảm thấy cái khổ đau này. "Nếu tôi không hạnh phúc, đó là vì tôi không sống hòa hợp. Nếu tôi không sống hòa hợp, đó là vì tôi không biết cách chấp nhận thế giới là như thế. Có lẽ tôi đang mong muốn những thứ trên thế gian mà tôi không có quyền mong muốn. Có lẽ tôi đang bám níu quá mạnh vào một phần thế giới của tôi, bởi vậy mất sự tiếp xúc với toàn bộ bức tranh".

Đức Cồ Đàm cố gắng lấy điểm bắt đầu là thực tế kinh nghiệm có thật, mà không ai có thể nghi ngờ, và mỗi người có thể hiểu cho chính mình. Ngài nói, trong tất cả kinh nghiệm của con người, trừ phi có một sự hiểu thấu thực sự, có một yếu tố đau đớn. Ngài chuyển lời mời: "Hãy tìm hiểu cho chính mình nếu điều này không đúng với đời bạn". Ngài yêu cầu mỗi người hãy xem không phải chỉ có Ngài trong tình trạng khó khăn. Tất cả mọi người, vào lúc nào đó trong đời sống, phải đối mặt với sự thật chung này -- sự không hòa hợp của họ. Đó không phải chỉ là "bất hạnh của tôi"; đó là vấn đề mà tất cả con người đều có. Đức Cồ Đàm nhắc nhở bạn rằng "cái phiền não" của tôi là cái "phiền não của thế giới" -- và cái phiền não của thế giới là cái phiền não của tôi.

CHÂN LÝ CAO QUÝ THỨ HAI

Đức Cồ Đàm nói với đệ tử của Ngài, "Ta chỉ dạy hai điều, khổ đau và thoát khỏi khổ đau". Ngài giống như một bác sĩ đến khám bệnh nhân. Đầu tiên bác sĩ xem người bệnh cảm thấy thế nào. Rồi bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân của bệnh. Đức Cồ Đàm giống như một thầy thuốc giỏi, tiến vào Chân Lý Cao Quý Thứ Hai, nguyên nhân của khổ đau.

Đó là Chân Lý Cao Quý về nguồn gốc của khổ đau. Chính sự khao khát thèm muốn gây ra sự tái tạo những cái bắt đầu trở thành. Cái khao khát thèm muốn này đi kèm bởi khoái cảm nhục dục và tìm cầu thỏa mãn nơi đây, nơi kia. Nó mang dạng thức thèm muốn để làm vừa lòng giác quan, hay thèm muốn sự phát đạt.

Khổ đau là kết quả của thái độ lầm lẫn đối với thế giới và những kinh nghiệm của chúng ta trong thế giới. Thế giới không xấu, nhưng thái độ thèm muốn đã làm thế giới hình như xấu. Cái thèm muốn này, hay ham muốn thái quá làm chúng ta thành nô lệ cho bất cứ gì chúng ta thèm muốn. Ai ai cũng nhìn thấy nguyên lý này hoạt động -- thèm muốn ăn uống, thèm muốn nổi tiếng. thèm muốn thành công. Tất cả làm chúng ta mất tự do để lựa chọn một cách khôn ngoan. Điều mà Đức Phật Cồ Đàm muốn người ta thấy là ai thèm muốn thì không thể được tự do và bởi vậy không thể có hạnh phúc thực sự.

Quý vị có thể nói hồ như có hạnh phúc trong khi thực hiện mọi ham muốn. "Nếu tôi có mọi thứ tôi muốn và làm mọi thứ muốn làm, tôi sẽ hạnh phúc." Nhưng loại hạnh phúc đó lại là gây ông đập lưng ông, vì nó không đem thỏa mãn sâu xa hơn mục tiêu thực sự của con người. Chúng ta thường thấy người ngày càng lệ thuộc nhiều vào những niềm vui giả tạo vì họ thực sự sợ phải đối mặt với bất hạnh sâu xa hay bất an trong chính họ.

Đức Cồ Đàm khuyên mỗi người hãy tự mình tìm ra sự khác biệt giữa hai loại hạnh phúc. Và Ngài nói về những quan sát của chính Ngài.

Khi theo đuổi hạnh phúc, tôi nhận thấy những tính xấu phát triển và những tính tốt mất đi, vậy nên tránh loại hạnh phúc này. Và khi theo đuổi hạnh phúc, tôi nhận thấy tính xấu mất đi, và tính tốt phát triển, thì loại hạnh phúc này nên theo.

Ngài đưa ra thêm lời khuyên cho những người tìm cầu hạnh phúc. Ngài nói, thèm muốn dẫn đến bất hạnh gây ra bởi sự ngu muội về những nhu cầu thực sự của chúng ta. Nếu chúng ta không ngu muội như vậy, chúng ta sẽ không làm cho mình bất hạnh khi theo đuổi những thứ không bao giờ toại nguyện. Điều này đem chúng ta trở lại cùng câu hỏi đã được nêu lên qua nhiều thế kỷ trước đây bởi những người Ấn Độ thông thái: "Tôi thực sự là ai?". Đức Cồ Đàm đồng ý với họ là con người không phải chỉ là cảm nghĩ và tư tưởng. Một người khôn ngoan bao giờ nói về bất cứ cảm nghĩ nào, "Điều này không phải là tôi thực sự." Đức Phật dạy hoạt động đáng giá trong đời sống dẫn đến có nhiều kiến thức hơn về cái ngã thực sự, vì điều này đem hạnh phúc.

Những thứ mà con người thường ham thích không thỏa mãn nhu cầu thực sự của họ. Một câu chuyện Phật

Giáo kể lại, trong một cuộc hành trình, Đức Cồ Đàm tình cờ gặp 30 người đàn ông đang chạy. Ngài liền ngưng họ lại và hỏi họ gặp chuyện gì, và họ liền kể lại câu chuyện. Trong khi họ đang cùng nhau đi chơi và ăn ở ngoài trời, một trong những người bạn nữ của họ đã trốn đi cũng những tư trang của người khác nên những người này nóng lòng chạy đuổi theo người ăn cắp.

Đức Phật liền hỏi một câu: "Các bạn nghĩ xem điều nào tốt hơn -- đuỗi theo người đàn bà hay đi tìm cái ngã?" Những người đàn ông này quyết định tìm cái ngã thực sự quan trọng hơn chạy theo đồ vật. Câu chuyện kể, những người này trở thành đệ tử của Đức Phật.

Giống như ba mươi thanh niên trẻ, chúng ta có thể phí phạm sức lực của chúng ta vào việc tìm kiếm vô bổ. Nếu chúng ta khôn ngoan, chúng ta ngưng lại và tự hỏi, "Cái gì thực sự đáng truy tìm?" Câu trả lời của Đức Cồ Đàm rất trực tiếp: Chúng ta phải tìm nguyên nhân của sự thèm muốn của chúng ta, rồi chúng ta tìm cách loại bỏ nguyên nhân.

CHÂN LÝ CAO QUÝ THỨ BA

Khổ đau chấm dứt với sự chấm dứt hoàn toàn thèm muốn.

Con người không phải làm nô lệ cho thèm muốn của mình, Đức Cồ Đàm nói như vậy. Người ta có thể làm một việc gì đó về bất hạnh của mình. Mỗi người có một sự lựa chọn về cách sống. Người ta có thể sống bằng những hoạt động đơn giản, không gây ra vấn đề thường lệ, những hoạt động này nảy sinh vì thèm muốn. Hay người ta có thể chọn sự phản ứng của mình trên cơ sở của mỗi trạng huống gặp phải. Trong trường hợp thứ nhất, người ta hành động do "nhu cầu" bề mặt, không biết về nhu cầu thực sự của mình. Trong trường hợp thứ hai, người ta có thể nhận thức được tiềm năng thực sự của mình. Sự lựa chọn tùy theo cá nhân, và do chính người ấy sẽ gặt hái kết quả.

Thí dụ, người ta có lần thấy rằng ăn thứ gì đó mình thích có thể khiến tâm trí người ấy thoát khỏi phiền toái. Sau này, dù người ấy có thể chọn cách ăn thứ gì tốt mỗi lần cảm thấy không hạnh phúc. Nhưng loại hành xử đó có thể rất khó giải quyết vấn đề. Thực tế là người ấy chỉ thêm vào những phiền toái mà không biết, vì người ấy có thể mắc chứng khó tiêu và quá mập và đầy những vấn đề không bao giờ được giải quyết. Đó là loại tình huống mà Đức Cồ Đàm đang suy xét khi Ngài nói, "khao khát thèm muốn gây nên sự tái tạo của những cái bắt đầu trở thành"trong Chân Lý Cao Quý Thứ Hai của Ngài. Tránh vật lộn thực sự trong lòng với mỗi khó khăn, khi nó khiến cho mình vấp phải vấn đề mới do một vấn khác. Người ấy xây đắp vấn đề mới trên nền móng của tất cả những vấn đề chưa được giải quyết. Làm như vậy, người ấy tiếp tục tái tạo bất hạnh của mình.

Khi người ta gặp một vấn đề mới trong cùng một chiều hướng vô ích như vấn đề cũ, người ấy tạo ra những hành động vô ích và những thói quen bất thiện. Điều này có thể dẫn đến hạnh phúc trường cửu không? Đức Phật trả lời, không. Ngài nói, những hành động và những thói quen như vậy phát xuất từ những ham muốn không được xem xét và không có gì ngăn cản. Chúng dẫn đến giạ tăng bất hạnh. Chúng cứ xuất hiện trong đời sống con người nhiều lần, trong những chiều hướng mới, và cả trong kiếp sống mới, theo giáo lý của Đức Phật.

Phật Tử giống như người Ấn Độ Giáo, tin tưởng vào tái sinh. Những hành động vô ích và những thói quen bất thiện phải được loại bỏ hay khắc phục trước khi có thể giải thoát khỏi cái vòng vô tận của kiếp sống cấu thành phần lớn khổ đau của con người. Đó là một phần mà Đức Cồ Đàm ý nói bởi câu "bám níu vào cuộc sống" trong Chân Lý Thứ Nhất của Ngài. Toàn bộ hệ thống tái sinh và tất cả bất hạnh có thể chấm dứt đối với một người khi người ấy chấm dứt sự thèm muốn không có gì ngăn ngại.

Sự khao khát, sự phẫn uất, sự mê đắm -- đây là những dấu ấn của thèm muốn. Những hành động phát xuất từ chúng dẫn đến bất hạnh. Hạnh phúc đạt được bằng cách chấm dứt thèm muốn. Xây dựng tính nết con người hôm nay quyết định hạnh phúc người ấy sẽ đạt được ở ngày mai. Người Phật tử có thể nói thêm rằng loại cuộc đời mà người ta sống hôm nay quyết định một phần vận hội hạnh phúc ở kiếp luân hồi tới. Người Phật Tử không nói "một người" hay một "linh hồn" -- ngay cả đến Cái Ta Ấn Độ Giáo -- khi chuyển qua kiếp khác. Chính ảnh hưởng của kiếp quá khứ tái sinh vào kiếp tới. Khi một đứa trẻ đến tuổi trưởng thành, chúng ta biết ảnh hưởng từ lúc nhỏ của nó quyết định phần lớn việc nó trở thành loại người trưởng thành nào. Người Phật Tử cũng nói thêm rằng điều gì đúng trong một kiếp sống thì sẽ đúng cho tất cả các kiếp sống có thể hiểu được, vì kiếp sống trần gian này chỉ là một đoạn trong nhiều đoạn khác.

Ta có thể thấy khó mà hiểu được lý thuyết Phật giáo về những ảnh hưởng quá khứ và sự luân hồi kéo dài qua nhiều kiếp sống. Nhưng rất dễ thấy rằng một lý thuyết như vậy đóng góp vào sự hiểu biết của chúng ta về kiếp sống của mình bây giờ. Những gì mà chúng ta là hôm nay được quyết định bởi mọi thứ đã đi vào quá khứ của ta, kể cả lịch sử nhân loại. Chúng ta sẽ là gì ngày mai được quyết định ở hôm nay bởi sự lựa chọn của chúng ta. Người Phật Tử nói, chúng ta sẽ có sự lựa chọn tốt nhất khi chúng ta chọn lựa một cách thận trọng, khắc phục tính ích kỷ và những dục vọng mãnh liệt.

8. LÀM SAO TÔI CÓ THỂ TÌM THẤY HẠNH PHÚC?

Nếu Đức Phật Cồ Đàm chỉ nói, "Chấm dứt những dục vọng dẫn đến bất hạnh, thì tức là Ngài đã không để lại cho các đệ tử của Ngài một sự giúp đỡ thực sự nào. May mắn là Ngài không ngừng lại việc dạy bảo bằng lời khuyên. Ngài hiểu hầu hết mọi người cần được giúp đỡ để biết cách ngăn chặn thèm muốn. Bài thuyết giảng đầu tiên của Ngài kết thúc với Tứ Diệu Đế quan trọng. Đưa ra lời tuyên bố cuối cùng về chân lý mà Ngài đã khám phá ra, Đức Cồ Đàm mô tả phương pháp mà con người có thể ngăn chặn thèm muốn. Từ thời Đức Phật Cồ Đàm, phương pháp này được gọi là "Bát Chánh Đạo". Tám bước này là phương pháp đặc trưng mà Đức Cồ Đàm đề nghị cho con người để tự giải thoát khỏi những nanh vuốt của dục vọng của chính mình.

(1) Chánh Kiến

Đức Cồ Đàm nói, bước thứ nhất tiến tới hạnh phúc là quan điểm đúng (chánh kiến) về bất hạnh. Trước khi có tiến bộ, người ta phải nhìn vào vấn đề xem vấn đề đó là gì. Khi thấy chính sự không hiểu biết của mình về những sự việc có thật trong đời mình đã gây ra phiền toái, và khi chấp nhận trách nhiệm về phiền toái ấy, thì ta đã đi vào con đường đúng. Đức Cồ Đàm không cho rằng Ngài đã tìm ra con đường độc đáo đi tới hạnh phúc. Ngài miêu tả con đường đó đã có từ xưa. Nhưng Ngài cảm thấy đa số người ta không ý thức được con đường này.

Đức Cồ Đàm nói, chừng nào chúng ta nhìn đời từ quan điểm sai lầm (tà kiến) chúng ta còn tiếp tục tham dục những thứ mà ta tưởng rằng những thứ đó làm chúng ta hạnh phúc. Đó là con đường tự lừa dối mình. Chúng ta phải học cách nhìn cho chính mình tại sao có ảo tưởng. Rồi chúng ta sẵn sàng đi vào bước thứ hai mà Đức Cồ Đàm gọi là chánh tư duy (khát vọng đúng).

(2) Chánh Tư Duy

Mọi người đều khao khát một cái gì đó. Cái khó khăn là hầu hết chúng ta, trong hoàn cảnh tinh thần và tình cảm rối rắm, đã khao khát những điều sai trái. Chúng ta đã không tập trung khao khát và nỗ lực của chúng ta vào mục tiêu đáng giá. Nhưng khi chúng ta từ bỏ những giá trị sai lầm dẫn chúng ta tới bất hạnh, chúng ta sẵn sàng chọn giá trị thực sự. Đức Phật vạch rõ lòng tốt và tình thương là chân giá trị. Những giá trị ấy chỉ có thể đạt được khi người ta vượt qua được vấn đề quan tâm đầu tiên của mình là cái "Ta", "Tôi" và "Của Tôi". Chỉ sau khi thôi không còn cho mình là trung tâm thì lòng tốt và tình thương chân thật xuất hiện ở mức tự phát và tự do.

Hai bước đầu tiên của Đức Phật trên con đường Trung đạo nói về tầm quan trọng của việc cải thiện thái độ. Ba bước kế tiếp nói về loại hạnh kiểm phải bắt nguồn từ thái độ đúng.

(3) Chánh Ngữ

Bước thứ ba là chánh ngữ. Người đi theo con đường Bát Chánh Đạo của Đức Phật thì không còn thích thú thị phi, phỉ báng, và lăng mạ hay chuyện vu vơ. Lời nói nặng sẽ được kiểm soát, ân cần và thận trọng, vì nó xuất phát từ thái độ tử tế đối với người khác. Một số người phạm tội do điều mà họ nói còn tồi tệ hơn cả những kẻ phạm tội chai lì làm. Đức Phật công nhận, giống như những nhà tâm lý học hiện đại công nhận, đây là một chướng ngại cho sự trưởng thành chân chính.

(4) Chánh Nghiệp (Hành Xử Đúng)

Bước kế tiếp trong Bát Chánh Đạo của Đức Phật là bước quan trọng của chánh nghiệp. Đức Phật không mô tả tường tận phạm vi của bước này. Nhưng những đệ tử của Ngài đã từng bước thảo một danh sách những gì ta không nên làm. Một bản liệt kê tiêu biểu nói không được giết, trộm cắp, tà dâm, nói dối hay dùng các chất say. Tuy nhiên, những lời dạy bảo cấm đoán này có liên quqn đến tầm quan trọng về hành xử mà Đức Cồ Đàm nói. Ngài biết rằng khuyến khích người ta làm một số điều quan trọng hơn là ra lệnh cho họ không được làm này nọ.

Đối với Đức Cồ Đàm, chánh nghiệp (hành xử đúng) có nghĩa là tình thương. Đức Cồ Đàm dạy rằng "tất cả những gì chúng ta có chính là kết quả những gì mà chúng ta nghĩ". Cho nên chúng ta không nên chứa chấp những cảm nghĩ của oán giận hay thù hận. Cảm nghĩ và tư tưởng làm hỏng cơ hội được hạnh phúc như hành động. "Nó hành hạ tôi, nó đánh bại tôi, nó làm tôi tiêu tan, nó cướp đoạt tôi -- ở những người chứa chấp những tư tưởng ấy, thù hận không bao giờ chấm dứt," Đức Cồ Đàm cảnh báo chúng ta. Vì Ngài khám phá ra rằng bất cứ lúc nào "hận thù cũng không chấm dứt hận thù, hận thù chỉ chấm dứt bằng tình thương". Và Ngài nói trong một dịp khác, "Hãy để cho con người vượt qua giận dữ bằng tình thương, hãy để cho con người khắc phục tội lỗi bằng điều thiện."

Đức Cồ Đàm thường nói với bạn bè rằng ngay cả khi bị đánh đập vũ phu, hoặc bị lăng mạ hay bị đánh bằng gậy gộc, bị ném đá, cũng không nên đánh lại hay có những tư tưởng hận thù. "Nếu ai chửi rủa bạn, bạn phải dẹp đi tư tưởng hận thù, và quyết tâm, 'Tâm ta sẽ không bị xáo trộn và không một lời giận dữ nào sẽ thoát ra từ môi chúng ta. Tôi vẫn tử tế và thân hữu và có những tư tưởng thương yêu và không thù oán giấu giếm nào.' Nếu bạn bị đánh bằng quả đấm, bằng đá, bằng gậy gộc, bằng gươm, bạn phải ném tư tưởng hận thù và gìn giữ tâm bạn với lòng thương yêu không có một thù oán giấu giếm nào."

(5) Chánh Mạng

Đối với một người thực sự tha thiết tìm cầu chân hạnh phúc, bước thứ năm là một bước kế tiếp hợp lý. Đó là kế sinh nhai đúng (chánh mạng). Đức Cồ Đàm tin rằng, có một số công việc mà người ta làm không thể không làm hại nghiêm trọng chính mình và người khác. Bất cứ một công việc nào làm tổn thương sự sống dưới bất cứ hình thức nào cũng không nên theo. Với người Phật Tử, việc làm ăn này gồm có: nghề đồ tể, người bán độc dược (ma túy, các chất say, và tương tự), buôn bán nô lệ, hay người chủ nô lệ. Ta không nên tham gia vào việc cất rượu hay phân phối rượu. Cũng chẳng nên làm quân nhân.

Điều này trái ngược hẳn với giáo lý của Ấn Độ Giáo mà Đức Cồ Đàm rất quen thuộc. Người Ấn Độ Giáo tin rằng một người sinh ra để làm nghề nghiệp thích đáng của mình. Nhưng Đức Phật tin rằng ta không nên cản trở người khác tìm cách thích ứng vừa ý nhất với cuộc sống. Vì thế, người ta có thể phải thay đổi nghề nghiệp. Chính Đức Phật có chung quanh Ngài những người đã từ bỏ đời sống gia đình và nghề nghiệp thường lệ để đi vào lối sống tu viện. Ngài cho rằng lý tưởng là tất cả những người thành thật tìm cầu đạo lý đều làm như vậy. Bằng cách đó, chắc chắn họ sẽ tìm được sự thỏa mãn lâu dài. Tuy nhiên sau này một đoàn thể cư sĩ được thành lập. Qua nhiều năm, ngày càng nhiều những người Phật Tử tiếp tục sống với gia đình, tìm những công việc thích hợp, hơn là bỏ lại những thứ như vậy để vào tu viện.

(6) Chánh Tinh Tấn

Bước thứ sáu là một bước vượt quá tầm mức hạnh kiểm. Ấy là Chánh Tinh Tấn, và đối với Đức Phật, những từ này có một ý nghĩa đặc biệt. Chánh Tinh Tấn có nghĩa là ta phải tìm cho chính mình một tốc độ riêng trên con đường Bát Chánh Đạo đi tới chân hạnh phúc. Người tìm cầu đạo lý không hành động quá chậm chạp hay quá vội vàng. Không có hạnh phúc nào đạt được trong cố gắng bắt kịp người khác. Bạn chính là bạn, có nhu cầu của riêng bạn và nhịp độ của chính bạn. Nhiệm vụ học hỏi để biết những cái ngã thực sự của chúng ta là học cách đi ở tốc độ tốt nhất.

(7) Chánh Niệm

Bước Thứ Bẩy của Đức Cồ Đàm là Chánh Niệm. Ngài tuyên bố rằng chính tâm dẫn con người vào hầu hết đời sống bất hòa. Đức Phật cho rằng, dục vọng thể chất làm quẫn trí, nhưng thường là vì tưởng tượng mạnh mẽ tạo quá nhiều dục vọng. Thèm muốn ăn uống tự nó không làm người ta bất hạnh. Bất hạnh phát triển khi ăn quá nhiều hay quá ham muốn ăn uống. Một phần của chánh niệm có nghĩa là học cách nghiên cứu dục vọng thể chất và tất cả mọi thứ khác xem chúng thực sự là gì không phải như tưởng tượng làm chúng biến thành.

Mục đích của Đức Phật là dạy con người rằng những đối tượng lôi cuốn giác quan có sức mạnh làm chúng ta không hạnh phúc vì chúng có thể dẫn đến tham dục thái quá. Ngài thấy rằng những người đàn ông bình thường có thói quen "lý tưởng hóa" phụ nữ. Ngài dặn dò các đệ tử của Ngài hãy vượt qua thói quen nô lệ về bộ mặt đẹp. Chuyện được kể lại về một người lữ khách một lần hỏi một nhà sư Phật Giáo, "Xin Ngài cho biết, Ngài có trông thấy một phụ nữ đi bộ dọc theo con đường này không?" Nhà sư trả lời, "Tôi không thể nói liệu đó là một phụ nữ hay nam giới đi qua con đường này. Điều mà tôi biết là một bộ xương đi qua con đường này". Đó là Chánh Niệm Phật Giáo dẫn tới chỗ cực đoan.

Đức Phật Cồ Đàm hy vọng những người hành trì Bát Chánh Đạo sẽ phát triển tính bình tĩnh trong việc tìm cầu hạnh phúc. Bằng cách đó, mỗi người hãy học cách lùi xa khỏi chính mình và quan sát những đam mê của chính mình mà không bị kích thích như khi nhìn các vì sao trên trời. Mỗi người phải tập coi những xúc cảm của mình xem chúng là gì, cả bên ngoài lẫn bên trong. Vấn đề này nhắc đến cả cảm nghĩ đau đớn lẫn cảm nghĩ vui sướng. Nhà sư Phật Giáo cố gắng luôn nhớ rằng cảm nghĩ tồn tại rất ngắn ngủi, nó đến rồi đi. Bằng cách này nhà sư có thể giữ vững mình không bị xáo trộn bởi cảm xúc, không thèm muốn, hay bám níu vào thứ gì. Những ai có thể chấp nhận cảm nghĩ của mình trong một cách khách quan này, sẽ ít bị xúc động bởi những thứ đó.

(8) Chánh Định

Bước cuối cùng của Bát Chánh Đạo được gọi là Chánh Định. Đức Cồ Đàm tán thán một số tập luyện Du Già đang thịnh hành vào thời Ngài. Tuy rằng Ngài không tìm thấy trong Du Già câu trả lời đầy đủ trước câu hỏi của Ngài về Bất Hạnh, Ngài đã được giúp đỡ bởi sự tu tập này để "an" tâm. Cho nên Ngài nói với các đệ tử của Ngài về giá trị của sự tu tập này.

Sự tập luyện Du Già được dạy cho từng cá nhân. Nó liên quan đến việc học cách lắng được những vọng tưởng của tâm cho đến khi người đó có thể đi thẳng vào kiến thức về nhu cầu thực sự của mình. Sự định tâm này do Đức Cồ Đàm chỉ dạy không phải là một tiến trình lập luận hay lô gic học. Nó là một cách hiểu biết khác -- bằng tuệ giác hay trực giác. Vì Đức Cồ Đám công nhận con người thay đổi nhiều về tính khí, Ngài đưa ra nhiều kiểu huấn luyện tâm để Chánh Định. Những phương cách này được phát triển bởi đệ tử của Ngài trong việc tu tập Du Già vẫn quan trọng đối vói những Phật Tử nhiệt tâm ngày nay.

NIẾT BÀN

Đức Cồ Đàm nhấn mạnh người hành trì nghiêm túc Bát Chánh Đạo sẽ đạt được Niết Bàn. Nghĩa hẹp của Niết Bàn là sự dập tắt thèm muốn, hận thù và tham lam. Như chúng ta đã thấy, đối với Đức Phật, sự dập tắt thèm muốn, và những thái độ không thích hợp là chân hạnh phúc. Niết Bàn có một nghĩa khác rất quan trọng đối với hầu hết các Phật Tử. Đó là thoát khỏi tất cả luân hồi trong tương lai, thoát khỏi "Vòng Trở Thành".

Vì người Phật Tử không nói đến linh hồn hay Cái Ta, cho nên họ ngần ngại nói về Đấng Tối Thượng như Phạm Thiên. Họ cảm thấy những vấn đề này không thể xác định chắc chắn được. Họ cho rằng, nói suông không quan trọng. Hiểu biết và tìm hiểu mới quan trọng. Nhưng dù có hay không có một linh hồn hay đấng Tối Thượng người Phật Tử tin có tái sanh. Vì những ảnh hưởng và các khuynh hướng thói quen của kiếp này sẽ tiếp tục tự tái sinh dưới hình thức này hay hình thức khác trong thời gian không hạn định của tương lai.

Niết Bàn không phải là nơi chốn. Nó là một trạng thái của tâm. Niết bàn đạt được sau những trầm tư nghiêm túc và nỗ lực mãnh liệt. Trầm tư là một trong những công đức chính của Người Phật Tử. Vô tư đáng trách. Người Phật Tử so sánh người vô tư với con khỉ cuồng nhiệt tìm kiếm thức ăn trong rừng.

Niết Bàn không có nghĩa là mất ý thức cá nhân vào lúc chết, vì Đức Cồ Đàm đã đạt niết bàn, và đã bỏ nhiều năm cố gắng giúp người khác đạt Niết Bàn. Tuy nhiên người Phật Tử sớm thấy cần nói về Niết Bàn tối hậu. Niết Bàn này có thể đạt được sau khi chết. Họ gọi đó là Parinirvana (Vô dư niết bàn).

Một người thực sự hạnh phúc là người đã đem cả tư tưởng và nỗ lực cần thiết để thực hiện Niết Bàn. Đức Phật không kính trọng chức tước hay đẳng cấp -- ngay cả đến những đẳng cấp thượng lưu của Ấn Độ. Ngài nói người ta không thể tiến tới hạnh phúc bằng dòng dõi gia đình mà người ấy được sinh ra. Phải chăng chính Ngài đã sinh ra không phải là một Thái Tử, thế mà có lúc Ngài đã từng là người bất hạnh nhất trong những người bất hạnh? Không phải bởi dơng dõi, không phải bởi của cải, mà là người ta phải khám phá ra cách vượt qua khổ đau. Bằng tìm cách vượt qua tham dục bất thiện, bằng cách duy trì việc tu tập Bát Chánh Đạo, bằng kiến thức của chính mình -- bằng những thứ này, ta đạt được hạnh phúc trường cửu.

9. CON ĐƯỜNG NÀO TÔI PHẢI ĐI?

Ngày này một phần năm người trên thế giới là Phật Tử. Chuyện về tôn giáo của họ quay về từ ngày Đức Cồ Đàm ngồi dưới gốc cây Bồ Đề và đứng lên với sự hiểu biết mới về đời sống. Phật giáo bắt đầu khi năm đệ tử của Đức Cồ Đàm nghe Ngài kể về kinh nghiệm của Ngài. Năm người này lại trở thành đệ tử của Ngài, lần này với quyết tâm thực sự. Nếu họ giữ những tin tức tốt đẹp này cho mình họ thôi, thì Phật Giáo đã không bao giờ bắt đầu được. Có thể nói là họ vui vẻ kể lại tất cả những gì họ nghe được. Số đệ tử của "vị Giác Ngộ" từ từ phát triển

Đức Cồ Đàm đã dành phần cuộc đời dài còn lại của Ngài vào việc giảng dạy và tổ chức các nhóm đệ tử của Ngài. Cuối cùng, khi Ngài trên 80 tuổi, Ngài từ trần. Những đệ tử buồn bã của Ngài tiếp tục hội họp và nghiên cứu, đồng thời cùng nhau hành thiền tưởng nhớ đến những lời dạy và các cuộc hội họp của Ngài. Đầu tiên họ theo sát giáo lý của Ngài. Họ cho thấy sức mạnh ảnh hưởng của Ngài bằng cách duy trì những điều mà họ phải làm giá như Ngài vẫn còn sống với họ.

Dần dà một số bắt đầu thấy và trình bày những điều nhắc họ về bậc thầy của họ. Những điều này trở thành các biểu tượng của Phật Giáo. Cây Bồ Đề, "Cây Trí Tuệ", nhắc nhở người Phật Tử nhớ đến sự giác ngộ của Ngài. Bông sen nở nhắc nhở bất cứ ai cũng có thể hướng thượng, tinh khiết trước bất cứ gì bao quanh. Bánh xe luân hồi Phật Giáo là sự tưởng nhớ đến bài pháp đầu tiên về chân lý bất diệt và cái vòng vô tận của sự trở thành. Những nhà sư quay bánh xe là biểu tượng để định luật của việc đưa chân lý bất diệt vào sự chuyển động.

Có lúc trong những năm đầu Ngài nhập diệt, đệ tử của Đức Cồ Đàm viết những lời Ngài nói và lời dạy của Ngài chia thành ba tạng. Kinh sách này được gọi là Tam Tạng Kinh Điển có nghĩa là "ba tạng chứa". Những vị đạo sư Phật Giáo quan trọng khác giải thích một số các kinh tạng này. Họ cũng nói những điều mà người Phật Tử mong ước nhớ lại. Có những điều được thêm vào kinh thánh.

Dần dà, những người đệ tử của Đức Cồ Đàm bắt đầu có ý kiến khác nhau về những gì là quan trọng nhất trong sự tìm cầu hiểu biết về đời sống. Những sự bất đồng ý kiến lúc đầu nảy sinh và phát triển thành hai tông phái lớn. Tông phái Phật Giáo tự cho rằng thay đổi ít so với hình thái giáo lý của Đức Phật là Tiểu Thừa hay Nam Tông. Tiểu Thừa Phật Tử, phần lớn cư ngụ tại Thái Lan, Ceylon, và Miến Điện. Tông Phái lớn hơn là Đại Thừa hay Bắc Tông Phật Giáo phát triển tại vùng rộng lớn của Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, và Tây Tạng.

Hai thuật ngữ này có một ý nghĩa lý thú. Tiểu Thừa có nghĩa là "cỗ xe nhỏ" và một số ít người có thể thoát khỏi đời sống khổ đau bằng giới luật nghiêm ngặt. Đại Thừa có nghĩa "cỗ xe lớn" và có nghĩa nhiều người có thể làm tròn nhiệm vụ đòi hỏi trên con đường giải thoát.

Cả hai tông phái này không phải là một lực chính trong đời sống tôn giáo Ấn Độ, quê mẹ của Phật Giáo. Một thời gian dài sau khi Đức Cồ Đàm nhập diệt, người dân nhìn nhận Phật Giáo như một tôn giáo riêng rẽ tách khỏi Ấn Độ Giáo. Sau khi các nhà sư truyền giáo mang lý tưởng Phật Giáo đến những vùng đất khác, người dân Ấn dần đà bắt đầu bác bỏ lý tưởng này như một tôn giáo riêng rẽ, vì hầu hết giáo lý ấy không bao gồm một số khái niệm và tu tập đã là một phần truyền thống và xã hội của họ từ nhiều thế kỷ. Vì một số khái niệm của Đức Phật được hành trì bởi một số Ấn Đô Giáo, ảnh hưởng của vị hoàng tử cao quý, thâm trầm vẫn tồn tại tại ở Ấn Độ hiện đại. Tuy nhiên sự đóng góp của Đức Phật vào chân lý tôn giáo phát triển rộng lớn ở các vùng đất khác. Và trong những vùng đất khác này của Viễn Đông, Phật Giáo đã đạt được nhiều vinh quang tràn đầy.

TIỂU THỪA PHẬT GIÁO: CON ĐƯỜNG CỦA TỰ LỰC

Ở Thái Lan, Ceylon và Miến Điện, có nhiều Phật Tử thuần thành, họ tự tin vào lối sống dạy bởi vị giáo chủ, Đức Cồ Đàm. Nền tảng cơ bản trong niềm tin của họ là ta chịu trách nhiệm về sự cứu độ của mình. Quá khứ, hiện tại, tương lai của mình -- tất cả đều do chính mình. Như Đức Phật dạy, họ tin như vậy. Không có thần thánh nào sắp xếp sự cứu độ này. Không ai có thể làm việc đó cho mình.

Người Phật Tử Tiểu Thừa mộ đạo thực sự là A La Hán mà bổn phận đầu tiên là tự cứu độ. Người ấy hành trì chuyên cần để giải thoát khỏi phiền não của nhiều kiếp. Người ấy tự mình dấn thân vào sự tìm cầu giải thoát bằng cách tập trung vào lời dạy và triết lý từ giáo lý của Đức Cồ Đàm. Những nhu cầu về vật chất như ăn, ở, và quần áo đều hạn chế đến mức tối thiểu. Cả đến những thứ này cũng thường được tiếp tế bởi các tín đồ khác, những người không thể phá tất cả những ràng buộc theo cách A La Hán làm. Họ hy vọng giành được công đức do sự giúp đỡ A La Hán.

Giống như tất cả các tôn giáo khác, có một số ít người có thể và đặt mọi thứ khác đứng sau việc tìm cầu đạo lý. Công nhận sự thật này, những nhà sư dạy dân chúng không có cách nào khác hơn là học hỏi chân lý mà Đức Phật dạy cho họ. Không có thầy tu trong cộng đồng Phật Giáo Tiểu Thừa nhưng có một đoàn thể tăng già tích cực. Họ dạy dân chúng điều họ coi là thiết yếu: phát triển tinh thần hàng ngày và bầy tỏ lòng khả ái đối với mọi thứ. Những người Phật Tử ngày nay học hỏi điều Đức Cồ Đàm dạy cho người cư sĩ đã tập trung đông đảo để học tập giáo lý từ Ngài. Họ được yêu cầu giữ năm giới đầu tiên của đoàn thể tăng già cổ xưa. Họ cũng được dạy tụng lời nguyện Phật Giáo rất phổ biến về "Qui Y "

Tôi qui y Phật
Tôi qui y Pháp
Tôi qui y Tăng

Những lời dạy của các nhà sư truyền bá khắp các vùng đất Tiểu Thừa Phật Giáo vì hầu hết tất cả thanh niên trẻ đều tu học một thời gian trong các tu viện như một phần học hành của họ. Nơi đây họ tham dự vào phần nghiên cứu vào những buổi lễ tôn giáo, trong thiền hành và tất cả các hoạt động khác của tu viện. Những nhà sư dạy họ nhấn mạnh vào khái niệm quan trọng nhất trong Phật Giáo Tiểu Thừa -- đó là họ phải học để chịu trách nhiệm về sự phát triển đạo lý của mình. Họ được khuyến khích nghiên cứu và đặt thành vấn đề các truyền thống đạo lý. Họ sẽ không chấp nhận lý thuyết hay tu tập không giúp ích gì cho việc tìm cầu đạt Niết Bàn. Họ học hỏi những giá trị của sự tự chủ và ôn hòa trong tất cả mọi sự việc.

Sau việc học hành như vậy, một số thiếu niên quyết định xin được thọ giới và sống như một nhà sư trong suốt cuộc đời còn lại. Mọi người vui với chiều hướng của biến chuyển này, vì tất cả các tín đồ cảm thấy đó là con đường duy nhất bảo đảm sự giải thoát khỏi cái vòng vô tận đau khổ của kiếp sống. Tuy nhiên, gia đình buồn phiền vì rút cục là mất đứa con, tự an ủi bằng cách nhớ rằng không nên bám níu quá nhiều vào bất cứ thứ gì. Họ biết rằng đứa con trai ấy đang làm việc để đạt Niết Bàn. Có những cuộc lễ long trọng để đánh dấu những nguyện sống cuộc đời tu viện. Các chàng trai làm lớn chuyện Từ Bỏ Vĩ Đại mà Đức Cồ Đàm đã làm, từ bỏ gia đình và vương quốc, khoác áo nhà sư và mang bình bát khất thực, quyết tâm đi tìm sự giải thoát.

Người Phật Tử tin rằng những lời dạy của Đức Cồ Đàm vẫn áp dụng cho đời sống ở thế kỷ hai mươi vì giáo lý ấy xuất phát thẳng từ sự vật lộn với cuộc đời của Đức Cồ Đàm. Vì trí tuệ của Ngài đạt được trực tiếp từ cái xẩy ra cho Ngài chứ không phải do sách vở, ngày nay những người Phật Tử Tiểu Thừa được khuyến khích đi theo cùng loại tiến trình học tập Ngài đã làm. Hầu hết họ xác quyết vị giáo chủ của họ rất đúng về sự hiểu biết bản chất của phiền não và cách để vượt qua nó. Cho nên người Phật Tử hết thế này đến thế hệ khác thấy giáo lý cổ xưa vẫn giá trị. Đó là lý do tại sao những người Phật Tử Tiểu Thừa ngày nay vẫn rất gần gũi với tinh thần của những người Phật Tử lúc phôi thai ở Ấn Độ cổ xưa.

Giống như hầu hết các tôn giáo, Phật Giáo Tiểu Thừa đã cùng hòa hợp với người dân lâu đời đến nỗi một số tập tục xã hội ngày này dường như là một phần của tôn giáo này. Cả đến trẻ em cũng được dạy sự cần tự chủ, kính trọng Phương Đông và sự thờ kính cha mẹ, giản dị trang nhã về con người và nhà cửa, sự thanh thản về xúc cảm và cư xử. Trong một số nhà và chùa có các thần tượng hay những tượng Phật, ngoài ra người ta đặt những bông hoa trắng tượng trưng sự tôn kính.

Tràn đầy tất cả những công trình xây dựng nhiều mầu sắc nhưng yên tĩnh của Phật Giáo Tiểu Thừa là những khái niệm thiết yếu. Con người tự mình phải hiểu biết về sự giải thoát của chính mình, hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Người ấy phải tỏ ra đồng cảm và hòa thuận trong các cuộc tiếp xúc với tất cả chúng sinh. Người ấy phải học cách kiểm soát tất cả tư tưởng và hành động của mình, vì đây là những thứ này làm thành chính con người ở cõi đời này và chúng ảnh hưởng đến tất cả những kiếp kế tiếp.

Không có hành động hay tư tưởng nào ngăn chặn ta hoàn thành việc đó. Nó tiếp tục trong cái nó là nguyên nhân xẩy ra. Nếu bạn trở nên nóng giận và sỉ vả một người bạn, đó không phải là sự chấm dứt của hành động và lời nói. Người bạn, bị xúc phạm bởi sự nóng giận của bạn, có thể phản ứng lại bằng giận dữ với bạn hay cả đến với người khác. Trên phương diện đó, hành động này tiếp tục và sống dựa vào những hành động khác. Con đường của hành động tử tế cũng diễn ra như vậy. Khi bạn tỏ lòng tốt với một người khác hay cả đến một con vật, khiến người nhận được sự tử tế cũng hành động cùng một cách đối vối bên thứ ba.

Ta gặt cái ta gieo: Người Phật Tử tin rằng tính nết hình thành những tư tưởng và hành động mà ta đã gieo. Kết quả của tư tưởng và hành động là cái được tái sinh -- không phải cái "tôi tinh thần" hay linh hồn. Ta chỉ nhớ lại cuộc đời mà Ngài Cồ Đàm sống, Ngài đã làm gương hơn là chỉ bằng lời nói. Ngài đã chứng tỏ tất cả con người có thể giáo dục lấy mình đến giác ngộ và Niết Bàn. cho dù mất hơn một kiếp sống. Tác động của tư tưởng và hành động thiện và nhân ái của Đức Cồ Đàm vẫn tiếp tục cho đến ngày nay và mọi thời đại dù Đức Cồ Đàm đã tự giải thoát khỏi vòng tái sinh. Mọi người đều có thể làm những gì như Đức Cồ Đàm đã làm.

ĐẠI THỪA PHẬT GIÁO: CON ĐƯỜNG TƯƠNG TRỢ

Theo đường lối riêng, Đại Thừa Phật Giáo khác hẳn Tiểu Thừa Phật Giáo. Phật Giáo Bắc Tông này khởi đầu ngay những năm sau cái chết của Đức Cồ Đàm, khi những đệ tử của Ngài khao khát những ngày đã qua lúc Ngài ở với họ. Lúc nào họ cũng tưởng nhớ đến Ngài với lòng tôn kính. Một số đệ tử sớm đi đến chỗ gắn tầm quan trọng đặc biệt vào bất cứ gì làm họ nhớ đến đời sống của Ngài. Những nơi hội họp của họ dần dần bắt đầu giống như chùa. Những sự thay đổi sâu xa xẩy ra trong sự giải thích thánh kinh. Những hình thái mới này của Phật Giáo mang tên Đại Thừa. Đại Thừa nảy sinh để đáp ứng nhu cầu tinh thần về người dân bình thường bình dị, chăm chỉ làm việc.

Phật Tử Đại Thừa tin là họ đúng trong nỗ lực giúp đỡ sự phát triển tôn giáo. Họ chỉ vào tấm gương phục vụ không vị kỷ của chính Đức Phật trong việc dạy người khác cách tìm đường tới Niết Bàn cả đến khi Ngài đã tự mình đạt được mục tiêu. Tình thương yêu như Ngài đã chứng tỏ trở thành giáo lý tối thượng của các trường phái và các phái Đại Thừa Phật Giáo. Đại Thừa Phật Giáo không lý tưởng hóa A La Hán, người "nay đây mai đó một mình như con tê giác" tìm kiếm Niết Bàn. Thay vào đó, họ tỏ lòng kính yêu vị thánh từ bi, một Bồ Tát. Đó là một người chia sẻ những khổ đau và hy vọng của tất cả chúng sinh nên đã tự mình không vào Niết Bàn cho đến khi tất cả những người khác có thể vào Niết Bàn với Ngài. Đó là lý tưởng chiếm ưu thế trong Phật Giáo Trung Hoa và Nhật Bản.

Chuyện về Đức A Di Đà (hay A Mi Đà như được gọi tại Nhật Bản) minh họa vị trí của Bồ Tát trong Đại Thừa Phật Giáo. Mặc dù A Di Đà nguyên thủy là một Bồ Tát, bây giờ Ngài đã thành Phật, vì trong Đại Thừa Phật Giáo có rất nhiều Phật. Đức Phật A Di Đà đứng kế Đức Cồ Đàm trong tâm người Phật Tử Bắc Tông. (Ở vùng bắc, Đức Cồ Đàm được gọi là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có nghĩa là "bậc hiền triết của dòng họ Sakya" mà gia đình Ngài thuộc dòng họ ấy). Theo huyền thoại, A Di Đà là người sống vô lượng kiếp trước. Ngài phát nguyện đem cả trí tuệ và công đức để cứu những người khác. Qua nhiều năm, Ngài xây đắp cái có thể gọi là "Kho Tàng Công Đức", một tài khoản khổng lồ điều thiện. Phật Tử Đại Thừa tin rằng bất cứ ai cần công đức có thể rút ra từ tài khoản ấy bằng cách thiền định về từ bi của Đức A Di Đà và niệm tên Ngài.

Trong các tác phẩm Phật Giáo, tài khoản này thường được đề cập đến như chiếc "Thuyền chở Nguyện của Đức A Di Đà". "Chiếc "Thuyền chở Nguyện "được trù tính để chở người vượt qua lũ lụt của cuộc đời tới "miền đất thanh tịnh" hay Tây Phương Cực Lạc, nơi Đức A Di Đà thành lập cho tất cả những ai có niềm tin nơi Ngài. A Di Đà là hình ảnh trung tâm của một số trường phái và giáo phái trong Đại Thừa Phật Giáo. Những nhóm này gồm có cái được gọi là "Miền Đất Thanh Tịnh" của Phật Giáo, vì họ tin rằng bất cứ ai có niềm tin nới Đức A Di Đà sẽ vào Tây Phương Cực Lạc khi chết và, như vậy thoát khỏi vĩnh viễn phiền não và tái sinh.

Bồ Tát nổi tiếng nhất là Quán Âm (Nhật Bản gọi Kwannon) là vị nữ thần từ bi. Chuyện cổ nói với người Phật Tử Đại Thừa rằng Ngài sống từ xa xưa. Ngài tràn ngập tình thương và khả ái đối với tất cả nhân loại đến mức Ngài đã phát nguyện giúp đỡ bất cứ người nào bất cứ ở đâu cần tới Ngài. Thâm chí Ngài không vào cực lạc lúc nhập diệt. Thay vào thiên đàng Ngài tới sống tại một hòn đảo, nơi đây hiện có một ngôi chùa tượng trung sự có mặt của Ngài. Người Phật Tử có thể cầu nguyện Ngài giúp đỡ trong việc gom góp đủ công đức để tránh khỏi tái sinh. Một số Phật Tử hành hương đến ngôi chùa này tại hòn đảo của Ngài ở Biển Đông Trung Hoa.

Lý tưởng căn bản của cả hai câu chuyện là sự tương trợ. Người Phật Tử nói cho chúng ta biết những huyền thoại này được viết bằng truyện tranh. Những huyền thoại này cho chúng ta thấy chúng ta không độc lập. Chúng ta là một phần của sự tùy thuộc lẫn nhau trong tất cả đời sống. Ảnh hưởng của tư tưởng và hành vi của tôi quấn vào ảnh hưởng của bạn. Không ai là một hải đảo riêng biệt, một mình trong biển cả đời sống. Mỗi người là một phần của lục địa. Một nghệ sĩ vẽ bức tranh tượng trưng đời sống của chúng ta sẽ không vẽ những đường thẳng kéo dài từ mỗi người chúng ta đến thiên đường nào đó ở trên. Người ấy vẽ một mạng lưới, những đường thẳng phức tạp, vì mỗi cá nhân đóng góp phần mình vào cho người khác. Cho nên, người Phật Tử tin rằng Đức A Di Đà và Đức Quán Thế Âm cho công đức của họ cho tất cả.

Một nhà thi sĩ Phật Giáo đã bày tỏ rất đẹp đẽ ý tưởng về Bồ Tát là gì và Bồ Tát làm gì:

"Tôi là người che chở cho người không được che chở, hướng dẫn viên cho người lạc đường, là con tàu, bờ đê, cây cầu cho những người tìm vào bờ; là ngọn đèn cho những ai cần đèn, giường nằm cho những ai cần giường, thuộc hạ cho những ai cần thuộc hạ.

Nếu tôi không làm trọn lời nguyện của tôi bằng hành động, tôi sẽ là sai với tất cả chúng sinh. và dù số phận của tôi thế nào... Nếu tôi không nỗ lực ngay hôm nay, tôi sẽ gục ngã."

Bất kỳ ở đâu, Đại Thừa Phật Giáo cũng lôi cuốn một số đông tín đồ, có những nhà sư, triết gia và sinh viên. Cũng có một tổ chức tôn giáo có nhiều thần, có chùa, thầy tu và các cuộc lễ. Vẫn ham thích trở thành một nhà sư nếu có thể được nhưng cũng có nhiều cách để một cư sĩ tham gia tôn giáo. Có những nghi thức cho sự thờ phượng riêng và các thời kinh được hướng dẫn bởi các nhà sư. Một số hệ phái có những bài thuyết giảng và những âm điệu tụng niệm trong các thời kinh. Một số có những lớp học chủ nhật. Ở một vài nơi, Hội các thiếu niên Phật tử (Gia Đình Phật Tử) là nét đặc thù. Một số thành phố lớn tại Hoa Kỳ có những nhà thờ Phật, nơi đây bạn có thể thấy một số các hình thức thờ phượng mới.

Hầu hết Phật Tử Đại Thừa nhấn mạnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không phải chỉ là người đã sống vào một thời gian nào đó hay ở một nơi nào đó. Ngài nhiều hơn thế nhiều. Ngài khám phá ra chân lý bất diệt. Bất cứ lúc nào một người phụng thờ Đức Phật, tức người ấy thực sự phụng thờ Phật Tánh bất diệt mà Đức Cồ Đàm đã khám phá ra. Vạn vật không phải được sắp đặt đến mức khám phá này chỉ xuất hiện ở thời đại chúng ta. Phật Tử Đại Thừa tin có nhiều Phật ở các thời đại khác. Họ đang mong đợi sự thị hiện của Đức Di Lặc, Đức Phật vị lai ở thời đại kế tiếp. Tóm lại, họ nói về vô lượng Đức Phật, những Đức Phật đã khám phá ra chân lý cho con người ở mọi thời đại. Họ có cùng Phật tánh, cái có thể tìm thấy ỏ mọi người. Tất cả đều có thể đạt giác ngộ hay Phật Qủa. Nhiều người nói Bồ Tát là các Đức Phật của thời đại tương lai.

Có một khía cạnh khác trong Phật Giáo Đại Thừa khác hẳn những lý tưởng mà chúng ta đã khảo sát, được gọi là Thiền theo Trung Hoa và Zen ở Nhật Bản. Ở Nhật Bản có ngôi nhà thờ hoạt động dựa vào triết lý của nó nhưng chủ yếu nó là một trường phái về tư tưởng thích hợp với nhiều nhà sư. Thiền không nhấn mạnh bất cứ một ý tưởng nào về đấng cứu tinh, Thiên Đường Tây Phương, niềm tin hay thượng đế. Các triết gia Thiền nói rằng tất cả những ý tưởng và tu tập giống như cái vỏ cần phải phá vỡ ra nếu muốn ăn trứng. Người ta bám níu vào các ý tưởng và tu tập, quên đi điều họ muốn giải thích và trình bày. Bám níu vào ý tưởng giống như bám níu vào gió hay giữ gió trong hộp. Gió tránh bạn. Chân lý cũng giống như vậy, nếu bạn tự giới hạn vào một tư tưởng hay một hành động.

Đối với người Phật Tử Thiền, thầy giáo, sách vở, và kinh thánh chỉ là những lời gợi ý -- giống như ngón tay chỉ mặt trăng. Trẻ nhỏ thường nhìn vào ngón tay chỉ hơn là nhìn vào vật được chỉ. Hầu hết những người lớn cũng bận tâm nhiều đến cái chỉ hơn là đến cái được chỉ. Tâm, miệng, mắt, tai và tay cung cấp cho chúng ta ý kiến, cảm tưởng và hành động. Nhưng những thứ này chỉ là cách để mô tả hoặc trình bày điều đã xẩy ra cho chúng ta. Cái nguy hiểm là chúng ta bị ràng buộc vào ý kiến, ấn tượng và hành động, mà quên đi kinh nghiệm tạo ra chúng. Đó cũng giống như đặt quá nhiều giá trị vào khung hình hơn là vào cái hình được thiết kế để làm cho nổi bật. Hay cững giống như trân quý cái bìa sách và quên đi câu chuyện trong sách.

Người Phật Tử tu Thiền nói rằng bạn chỉ tìm thấy chân lý bằng kinh nghiệm chứ không phải nghĩ về chân lý hay nghe ai kể về kinh nghiệm của người ấy. Muốn hiểu ý nghĩa cuộc đời, ta phải sống, chứ không phải hình thành các lý thuyết về nó. Một hôm một đạo sư Thiền nổi tiếng muốn gây sửng sốt cho đệ tử của Ngài bằng cách ném tất cả tượng Phật vào lửa để căn phòng được ấm hơn. Đây là cái mà Thiền nói là mọi người phải làm với tất cả khái niệm của mình - đốt chúng đi để chúng không chứa đầy tâm ta quá mức. Phải đập tan mọi lý thuyết như đập tan thần tượng bằng đất sét. Người tu Thiền còn dạy rằng nếu nói đến chữ "Phật", phải súc sạch miệng mình.

Các đạo sư Thiền biết rằng bằng lời nói từ miệng không thể dạy chân lý, Chân lý chỉ có thể tìm thấy bằng kinh nghiệm. Khi người trẻ tuổi hỏi về Niết Bàn hay Phật, các đạo sư thiền thường trả lời với bất cứ gì họ thấy trong tâm tuy là ngớ ngẩn. Hay họ có thể dùng "phép đột khởi" mà đánh đệ tử. Họ hy vọng với câu trả lời bất thần như vậy khiến người đệ tử ngộ được. Họ thường nhắc các đệ tử là tập trung vào một vấn đề không mang lại câu trả lời vì chỉ làm cho tâm bạn bối rối trong việc suy nghĩ. Bạn phải sống cuộc đời điều độ và khả ái, tiếp tục các công việc hàng ngày, học cách đặt vấn đề, các ấn tượng và tư tưởng của bạn. Đột nhiên một ngày nào đó, bạn sẽ ngộ.

TẦM VƯỢT XA CỦA PHẬT GIÁO

Không một vùng đất nào trên thế giới lại thay đổi nhanh hơn Viễn Đông. Hoàn cảnh trong những xứ sở Phật Giáo đã thay đổi nhiều lần từ khi Đức Cồ Đàm triển khai lần đầu tiên câu trả lời về điều bí ẩn tại sao con người đau khổ. Cả Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa Phật Giáo đã chứng tỏ có thể thích ứng với những hoàn cảnh thay đổi và với những dân tộc khác nhau. Thế giới ngày mai sẽ phát triển từ thế giới hôm nay. Cho nên Phật Giáo chắc chắn sẽ tiếp tục là một ảnh hưởng thực sự trong đời sống của những nước láng giềng Viễn Đông của chúng ta. Đại Thừa Phật Giáo đang mở rộng ảnh hưởng bằng cách gửi các nhà truyền giáo tới những vùng đất mới vối niềm tin là điều Đức Phật khám phá ra có thể giúp đỡ hầu hết mọi người.

"Tại sao tôi không hạnh phúc?" Đức Phật gợi ý: vì bạn tràn đầy mong muốn, cho đến khi sự mong muốn là sự khát khao thì nó không thể thỏa mãn được dù bạn đã được thứ bạn muốn.

"Làm thế nào tôi có hạnh phúc?" Bằng cách chấm dứt mong muốn. Giống như ngọn lửa tắt khi không thêm dầu thêm vào, cho nên sự bất hạnh của bạn chấm dứt khi nhiên liệu của tham dục thái quá bị lấy đi. Khi bạn chiến thắng được lòng ích kỷ, những thói quen và hy vọng dại dột, hạnh phúc thực sự sẽ hiện ra.

-ooOoo-

Đầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05a | 05b | 05c | 06 | Bản Anh ngữ

 

Chân thành cám ơn Thượng tọa Thích Tâm Quang đã gửi tặng bản vi tính.
(Bình Anson, 05-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 26-05-2004

Nhung Ton Giao Lon
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

Những Tôn Giáo Lớn Trong Đời Sống Nhân Loại

Dịch giả: Thích Tâm Quang
Chùa Tam Bảo, California, Hoa Kỳ
Phật Lịch 2548 -- Dương Lịch 2004


CHƯƠNG HAI

PHẬT GIÁO

6. ĐỨC PHẬT HỎI VÀ TRẢ LỜI

Vào giữa thế kỷ thứ sáu trước Công Nguyên, nhiều người tại Ấn Độ đã bắt đầu sử dụng đường tắt trong tôn giáo được mô tả trong Chương trước về sự thờ phượng của người Ấn Độ Giáo. Nói chung đó là thời kỳ tan vỡ ảo tưởng. Chắc là vì người dân hoàn toàn vỡ mộng về cuộc sống, họ ngày càng sợ hãi đầu thai. Một số người quên cả câu hỏi nghiêm túc nhất là gì, trong nỗ lực điên cuồng để tự cứu lấy mình và ra khỏi 100,000 kiếp sống mà họ cảm thấy họ bị đọa. Mỹ thuật lúc đó cho thấy người dân quý bò, hươu nai, ngựa, lợn, khỉ và voi. Những người khác tự hành xác mình -- đứng nguyên một chỗ rất lâu, nhìn chằm chằm vào mặt trời Ấn Độ gay gắt, hay nuốt khói và lửa.

Nhiều thầy tu không giúp ích đặc biệt gì. Chính các thầy tu cũng bận tâm với con đường tắt trong đời sống tôn giáo. Họ không coi thiên hướng thầy tu của họ là quan trọng. Trong một bức tranh vào thời gian ấy, một vài con chó tượng trưng cho các thầy tu được đem trình bày trong một cuộc diễu hành lớn. Họ tụng lời cầu nguyện: "Om, hãy để cho chúng tôi ăn! Om, hãy mang thực phẩm cho chúng tôi! Vị Chúa tể của thực phẩm, hãy mang thực phẩm đến, hãy mang thực phẩm đến! (Om là từ tắt nhất để chỉ Thượng Đế). Người dân bày tỏ xa hơn nữa ý kiến thấp hèn về các thầy tu trong câu tục ngữ Ấn Độ: "Vishnu nhận những lời cầu nguyện khô khan, trong khi các thầy tu ăn ngấu nghiến các lễ vật".

Ấn Độ Giáo sau này giành lại được địa vị lãnh đạo tại Ấn, nhưng trong thời gian này, nhiều người không thể tìm ra câu trả lời thỏa mãn về những khó khăn xáo trộn trong đời sống. Vì sự bất toại nguyện này, chẳng mấy chốc có nhiều cải cách tôn giáo xuất hiện trong cố gắng giải thoát cho Ấn Độ Giáo khỏi tính nông cạn của nó. Một trong những cải cách này là sự khởi đầu của Phật Giáo.

THÁI TỬ CỒ ĐÀM

Vào thời điểm này, khi những người chín chắn nghi ngờ tôn giáo quê hương của họ, vị thái tử tên Gautama (Cồ Đàm) ra đời. Ngài là con một của tiểu vương Flinch giàu có thuộc đẳng cấp chiến binh, và cha mẹ Ngài hy vọng Ngài sẽ trở thành người trị vì đất nước. Cha Ngài sợ Ngài có thể làm những gì mà đẳng cấp cao đã làm -- trở thành người đi tìm đạo lý, hay người thoát ly khỏi kiếp trầm luân từ bỏ cuộc đời. Tham vọng to lớn là người con phải theo bước chân mình, người cha đã làm tất cả những gì có thể làm được để bảo vệ Đức Cồ Đàm trước những ảnh hưởng có thể dẫn Ngài từ bỏ cuộc đời vương giả.

Vì nhiều huyền thoại về lúc thiếu thời, rất khó biết sự thực về Đức Cồ Đàm. Nhưng dường như rất rõ ràng Ngài là một thanh niên thông minh và thành thực, nhậy cảm đối với tất cả những biến chuyển chung quanh Ngài. Cũng có thể là vì sự nhậy cảm đó, mà cha Ngài cố gắng bảo vệ Ngài không muốn cho Ngài biết tội lỗi và bất hạnh tồn tại bên ngoài bức tường thành. Những câu chuyện cho chúng ta biết cha mẹ Ngài bao vây Ngài bằng lối sống xa hoa và tất cả thú vui vật chất. Cha mẹ Ngài muốn làm cho Ngài cảm thấy tất cả đời sống đều hạnh phúc và lạc thú, chẳng có lý do gì mà buồn hay thậm chí quá nghiêm trang -- Cha mẹ Ngài hy vọng Đức Cồ Đàm hoàn toàn chấp nhận đời sống vương giả, và sẽ không bao giờ nghi ngờ đến những khác biệt về cuộc đời của người khác.

Tuy nhiên, giống như mọi thanh niên, Đức Cồ Đàm muốn sống một cuộc đời theo cách riêng của mình bất chấp dự định của cha mẹ Ngài. Trong khi đi qua một công viên - theo chuyện kể lại -- Ngài nhìn thấy bốn việc in sâu vào ấn tượng của Ngài. Những sự việc này làm Ngài sửng sốt hơn bất cứ kinh nghiệm nào trước đây mà Ngài đã từng trải qua.

Đầu tiên Ngài nhận thấy một người già nua run lẩy bẩy, răng rụng, tóc bạc, lưng còng, chống trên một cái gậy. Lần đầu tiên, Ngài hiểu ra là tuổi già đến với tất cả mọi người. Sau đó, Đức Cồ Đàm nhìn thấy một người bệnh, thật gớm ghiếc khi nhìn thấy. Đức Cồ Đàm trở nên choáng váng hơn, Ngài băn khoăn phải chăng trước sau ai cũng phải đau khổ. Một cảnh khó chịu thứ ba là một xác chết nằm bên vệ đường. Hiển nhiên là lần đầu tiên cái chết trở thành có thật đối với vị thái tử trẻ tuổi. Sau khi những cảnh này đã khiến cho thái tử suy nghĩ buồn rầu về cái vô thường của đời sống và sắc đẹp. Ngài tình cờ gặp một nhà sư, ăn mặc tề chỉnh với một vẻ mặt thanh thoát. Đó chính là lúc ý định rời đời sống hoàng cung trở thành thực sự đối với Đức Cồ Đàm.

Những huyền thoại cho biết cha Ngài đã cố gắng như thế nào để đánh lạc hướng thái tử về suy nghĩ nghiêm chỉnh đó. Những vũ nữ xinh đẹp được đưa vào hoàng cung để thái tử giải trí với những vũ điệu và ca nhạc. Cố gắng loại bỏ những suy nghĩ nghiêm trang của Ngài, những vũ nữ này ra sức nhảy múa cho đến khi gục ngã vì kiệt sức. Khi Đức Cồ Đàm nhận thấy sự biến đổi to lớn về bề ngoài của họ vì họ nằm trong những tư thế thô kệch khi ngã xuống, một lần nữa Ngài lại thấy sự buồn rầu và xấu xa của đời sống. Ngài nhất quyết bỏ hoàng cung êm ấm ngay tức khắc. Mặc dù con nhỏ và người vợ trung thành, bất chấp sự canh phòng cẩn mật của lính canh của cha Ngài, Đức Cồ Đàm đã rời bỏ cung điện và tìm sự vắng vẻ trong rừng. Ngài đã không trở về qua nhiều năm và cho đến khi nhiều thay đổi đã xẩy ra trong đời Ngài.

CÔNG CUỘC TÌM KIẾM CỦA ĐỨC CỒ ĐÀM

Đức Cồ Đàm đã rời bỏ cung điện với tâm tư tràn đầy câu hỏi: Đời sống là gì? Tại sao có sự bất hạnh? Trong những khu rừng Ấn Độ quạnh quẽ và vô tận, Ngài đã tìm kiếm những người uyên bác có thể giúp Ngài tìm ra câu trả lời. Ngài hy vọng tìm được sự thỏa mãn mà Ngài nhìn thấy trên gương mặt nhà sư ngày nọ tại công viên. Vì dường như nhà sư đã tìm thấy sự thỏa mãn này trong đời sống tôn giáo, Ngài quyết định cũng tìm tôn giáo.

Trong vài năm Ngài đã học hỏi với những đạo sư giỏi nhất mà Ngài tìm thấy. Là một học trò giỏi, chẳng bao lâu Ngài đã có học thức bằng các vị đạo sư. Một trong các vị đạo sư, khâm phục sự hiểu biết của Ngài, mời Ngài ở lại cộng tác để dạy người khác. Nhưng Đức Cồ Đàm cảm thấy Ngài chưa thể dạy người khác khi Ngài chưa tìm ra câu trả lời mà chính Ngài đang tìm kiếm. Ngài biết rõ kinh sách, nhưng Ngài không tim thấy sự thỏa mãn. Ngài biết tập luyện về Du Già, những cũng không thấy hài lòng.

Ngài vẫn bị những câu hỏi nóng bỏng dầy vò: Tại sao có bất hạnh? Làm sao con người được hạnh phúc?

Ngài chuyên cần hơn vào sự tu tập khổ hạnh. Ngài đã bỏ lại tất cả những lạc thú vật chất. Ngài buộc mình ăn càng ngày càng ít đi, và thiền định ngày càng nhiều hơn. Cuối cùng, huyền thoại cho biết, Ngài chỉ sống bằng một hột gạo một ngày, và bỏ tất cả thì giờ vào thiền định và nghiên cứu. Sau sáu năm kiên trì tìm kiếm và tích cực hy sinh, cái chết chỉ là gang tấc. Thế mà Ngài vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Một hôm Ngài ngất đi vì gần chết đói.

Việc này chứng tỏ đỉnh điểm trong đời sống Đức Cồ Đàm, vì Ngài đã nhìn thấy tất cả sự vô ích về những cái mà Ngài đang làm. Nếu Ngài tiếp tục chủ nghĩa khổ hạnh, Ngài sẽ chết và không tìm ra câu trả lời. Điều mà Ngài đang làm, Ngài nhận định, quả là điên rồ như cố gắng buộc không khí thành nút. Ngài phải trực tiếp đi thẳng vào vấn đề.

Một vài người bạn theo Đức Cồ Đàm, ngưỡng mộ Ngài vì lòng nhiệt huyết tôn giáo của Ngài, khi thấy Ngài quyết định ăn trở lại bèn bỏ đi. Bây giờ Ngài một mình lẻ loi với những tư tưởng của chính mình. Ngài ngồi dưới gốc cây và bắt đầu suy nghĩ về vấn đề bất hạnh và khổ đau. Quá bối rối sau sáu năm tìm kiếm giải pháp, Ngài quyết định tìm câu trả lời qua tư tưởng và thiền định trước khi rời bỏ nơi này.

ĐỨC CỒ ĐÀM TRỞ THÀNH PHẬT

Sau một ngày và gần một đêm, Ngài đã tìm thấy câu trả lời. Ngài đã trở thành giác ngộ với kiến thức mới. Ngài đã trở thành Phật "một người giác ngộ". Trong niềm vui về sự hiểu biết mới của Ngài, Ngài nói lớn, mặc dù taị đấy không có người nào. Ngài nói ta không còn phải chịu bất hạnh của đời sống hiện tại và không còn phải tái sinh liên tiếp trong cuộc sống. Vì Ngài đã đạt được tuệ giác về sự đau khổ của con người -- bản chất của khổ đau, nguyên nhân, và sự chấm dứt khổ đau. Ngài đã thoát khỏi cái vòng bất tận của phiền não và khổ đau, thoát khỏi cảm giác của buồn phiền và chán ghét -- được tự do sống.

Rồi Đức Phật Cồ Đàm băn khoăn ta phải làm gì. Ta có nên dạy người khác điều mà ta phát hiện sau nhiều năm tìm kiếm? Có người nào hiểu Ngài không? Ngài quyết định tin vui Ngài có được bây giờ phải được chia sẻ với những người sốt sắng tìm kiếm. Cho nên Ngài đi về Benares (Ba La Nại), nơi Ngài sẽ tìm lại năm người đồng tu với Ngài trước đây đã bỏ Ngài khi Ngài quyết định từ bỏ con đường khổ hạnh.

Họ là những người đầu tiên được nghe những điều mà Ngài đã khám phá ra. Bài pháp đầu tiên mà Ngài giảng cho họ được biết là Chuyển Pháp Luân. Bài pháp này nói về vấn đề khổ đau và cách vượt khổ đau. Những điểm mà Đức Phật nhấn mạnh đến trong bài pháp đầu tiên này, trong niềm vui phấn khích về sự tỉnh thức của Ngài, đã hình thành những khái niệm căn bản của Đạo Phật. Đạo Phật là tôn giáo của những người tìm sự tỉnh thức (giác ngộ).

CON ĐƯỜNG TRUNG ĐẠO

Con đường mà Đức Phật Cồ Đàm tìm ra được miêu tả là "Trung Đạo" giữa những cực đoan. Những cực đoan phải tránh một mặt là đời sống quá ham mê nhục dục, và mặt khác là đời sống quá khổ hạnh. Cả hai cực đoan này dẫn đến mất quân bình trong cuộc sống. Cả hai cũng chẳng dẫn đến mục tiêu thực sự thoát khỏi khổ đau. Nhiều người chẳng bao giờ nhận ra quá ham mê sang giàu và thú nhục dục đã ảnh hưởng đến những câu hỏi và mục tiêu thực sự của họ. Một số người thấy cái tai hại của sự ham mê quá mức đã đi đến chỗ coi bất cứ thứ gì đem lại khoái lạc là nguy hại. Cả hai nhóm đều phản ứng quá mạnh trước sự khao khát của nhân loại.

Đức Cồ Đàm khám phá ra chẳng cực đoan nào là khôn ngoan vì chẳng cực đoan nào mang lại hạnh phúc cả. Quá ham mê có cùng kết quả cuối cùng trên con người giống như để cho dây đàn vi ô lông quá trùng. Mặt khác tự hành xác cùng cực có kết quả giống như dây đàn vi ô lông quá căng đến mức phải đứt. Trong cả hai trường hợp đàn không kêu thích hợp. Không có âm thanh vì hoặc là quá trùng hoặc là quá căng. Chính vì thiếu hòa hợp hay hài hòa mà Đức Cồ Đàm coi đó là khổ đau của con người. Để giúp con người tìm ra sự hòa hợp bên trong chính họ và hòa hợp với vũ trụ mà Ngài bắt đầu dạy.

Trước thời Đức Phật Cồ Đàm, những nhà triêt học Ấn dạy rằng con đường đi tới tự biết mình mỏng như lưỡi dao cạo. Đức Cồ Đàm khám phá ra ý nghĩa của điều này cho chính Ngài và nghĩ ra một con đường cụ thể hơn để dạy người khác. Tuy nhiên trong những lời dạy của Ngài, Ngài không bao giờ rời xa truyền thống Ấn Độ. Một số người và một số sách có cảm tưởng Đức Cồ Đàm cố gắng bắt đầu một tôn giáo mới, hoặc Ngài hoàn toàn không đồng ý với những đạo sư đương thời. Việc này không phải như vậy.

Đức Cồ Đàm chỉ đi vào sự nghiên cứu tìm tòi đạo lý với một câu hỏi khác: Điều gì đã khiến cho nhiều người không hạnh phúc? Ngài đã mang câu hỏi này đến các vị đạo sư giỏi nhất mà Ngài tìm gặp nhưng Ngài cũng không thể giải quyết được vấn đề với điều mà các đạo sư dạy Ngài. Vậy nên Ngài không còn ngưỡng mộ các triết gia chỉ nói về giải thoát khổ đau. Đức Cồ Đàm muốn nhắc nhở họ là họ đang chơi đùa với những chữ nghĩa. Ngài dặn bè bạn của Ngài đề phòng các trường phái triết lý, vì các vị đạo sư có khuynh hướng chỉ coi trọng những lời nói của mình.

Muốn tìm con đường Trung Đạo hòa hợp với cuộc sống, Đức Phật tuyên bố, mỗi người phải tự mình thận trọng tìm kiếm -- không nên bỏ thì giờ vào việc tranh cãi. Mỗi người phải thăm dò và trải nghiệm. Đức Phật nói, "người ta có thể đạt được hạnh phúc nếu thực hành việc tìm cầu".

7. TẠI SAO TÔI KHÔNG HẠNH PHÚC?

Ngay cả trẻ em cũng khổ đau. Khi chúng không thoải mái, chúng khóc. Khi chúng lớn hơn chúng tìm các cách khác để bày tỏ cái không thoải mái của chúng. Nhưng không có vấn đề khổ đau với một em nhỏ vì em không thực sự nghĩ về việc ấy. Em chỉ phản ứng. Khổ đau trở thành vấn đề chỉ khi người ta tự hỏi, "Tại sao tôi đau khổ?" hay hầu hết chúng ta thường nói, "Tại sao tôi không hạnh phúc?"

Thường thường khi chúng ta ở khoảng 10 tuổi hay hơn một chút, ít nhất cũng có một vài dịp chúng ta khổ đau và cũng băn khoăn, "Tại sao sự đau khổ này? "Hiển nhiên, Đức Cồ Đàm không nảy ra câu hỏi này một cách nghiêm chỉnh đến khi Ngài vào khoảng ba mươi tuổi. Chắc là vì cha mẹ Ngài cố gắng ngăn chận Ngài nếm trải bất cứ gì không lạc thú.

Những thanh niên lớn lên trong môi trường được bảo hộ quá mức thường không biết đến việc phải đối mặt với bất hạnh thực sự. Con người có cá tính khác nhau, và nhịp độ thay đổi từ thiếu niên sang thanh niên cũng không ai giống ai. Nhưng trước sau, mỗi người đều phải đối mặt với câu hỏi về lý do khổ đau -- của chính mình và của người khác.

Toàn bộ sự đóng góp của Đức Cồ Đàm vào kiến thức nhân loại tập trung vào vấn đề đau đớn và bất hạnh. Kiến thức mới mà Ngài trở thành giác ngộ đêm đó dưới gốc cây, là lý do về khổ đau và cách vượt qua khổ đau. Bài pháp đầu tiên Ngài nói về kiến thức này với những người đồng tu với Ngài trước đây đã bỏ Ngài đi về Ba Lã Nại. Những điều Ngài đề cập đã trở thành những nguyên tắc chủ yếu của Đạo Phật ngay cả đời nay, và những nguyên tắc này được gọi là Tứ Diệu Đế. Chân lý thứ nhất mà Ngài cố gắng giải thích cho bạn Ngài là sự thật về khổ đau.

CHÂN LÝ CAO QUÝ THỨ NHẤT

Sinh là khổ; hoại là khổ; bệnh là khổ; chết là khổ; sự hiện diện của những đối tượng mà ta ghét, sự chia lìa với những đối tượng mà ta yêu thích làm ta khổ, không đạt được mong muốn là khổ. Bám níu vào sự sống là khổ.

Khi nghiên cứu danh sách này, rõ ràng Đức Cồ Đàm nói về kinh nghiệm của mọi người chứ không phải kinh nghiệm của mình Ngài. Sinh nở thật không thoải mái cho cả mẹ lẫn con, tuy đứa trẻ dường như không ý thức được việc này. Sự ra đời một khái niệm mới, hay một "ngã" mới hay cá tính mới, cũng có thể rất đau đớn; vì những thói quen cũ và khái niệm cũ rất khó bỏ. Tàn tạ cũng đau đớn, dù là sự tàn tạ của một cái răng hay sa sút về đạo đức và niềm tin của con người. Ốm đau thật phiền toái, cả thể xác lẫn tinh thần. Cả cái chết lẫn nỗi sợ chết cho chính chúng ta hay cho người cũng là đau khổ. Sự hiện diện của đối tượng mà ta ghét hoặc sự vắng mặt của đối tượng mà ta yêu cũng là một trải nghiệm đau khổ. Không đạt được điều mong muốn mà chúng ta đặt ra khiến chúng ta rất đau khổ. Và khi chúng ta có thêm nhiều hiểu biết về đời sống, chúng ta trở nên tỉnh thức rằng bám níu vào bất cứ gì có thể khiến chúng ta đau khổ.

Thật đáng tiếc là quá nhiều người nói rằng Đức Phật bi quan về đời sống hay Ngài nói tất cả đời sống là khổ đau. Nếu chúng ta giải thích xác đáng lời Ngài nói như đã được ghi lại thì điều đó không phải là điều Ngài nói. Ngài đã dạy rằng mọi thứ chứa đựng khả năng khổ đau; mỗi quãng đời có thể đưa đến sự không hòa hợp cho một người. Đức Phật không nói tất cả đời sống đều khổ đau.

Rõ ràng sự giải thích của Đức Cồ Đàm về khổ đau vượt qua cái khổ đau thể xác đơn thuần. Ngài nhấn mạnh nhất về cái khổ đau của tâm và những cảm xúc. Đây là cái bất hạnh sâu xa nhất. Đức Cồ Đàm tin rằng người không có hòa hợp trong cuộc sống cảm thấy cái khổ đau này. "Nếu tôi không hạnh phúc, đó là vì tôi không sống hòa hợp. Nếu tôi không sống hòa hợp, đó là vì tôi không biết cách chấp nhận thế giới là như thế. Có lẽ tôi đang mong muốn những thứ trên thế gian mà tôi không có quyền mong muốn. Có lẽ tôi đang bám níu quá mạnh vào một phần thế giới của tôi, bởi vậy mất sự tiếp xúc với toàn bộ bức tranh".

Đức Cồ Đàm cố gắng lấy điểm bắt đầu là thực tế kinh nghiệm có thật, mà không ai có thể nghi ngờ, và mỗi người có thể hiểu cho chính mình. Ngài nói, trong tất cả kinh nghiệm của con người, trừ phi có một sự hiểu thấu thực sự, có một yếu tố đau đớn. Ngài chuyển lời mời: "Hãy tìm hiểu cho chính mình nếu điều này không đúng với đời bạn". Ngài yêu cầu mỗi người hãy xem không phải chỉ có Ngài trong tình trạng khó khăn. Tất cả mọi người, vào lúc nào đó trong đời sống, phải đối mặt với sự thật chung này -- sự không hòa hợp của họ. Đó không phải chỉ là "bất hạnh của tôi"; đó là vấn đề mà tất cả con người đều có. Đức Cồ Đàm nhắc nhở bạn rằng "cái phiền não" của tôi là cái "phiền não của thế giới" -- và cái phiền não của thế giới là cái phiền não của tôi.

CHÂN LÝ CAO QUÝ THỨ HAI

Đức Cồ Đàm nói với đệ tử của Ngài, "Ta chỉ dạy hai điều, khổ đau và thoát khỏi khổ đau". Ngài giống như một bác sĩ đến khám bệnh nhân. Đầu tiên bác sĩ xem người bệnh cảm thấy thế nào. Rồi bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân của bệnh. Đức Cồ Đàm giống như một thầy thuốc giỏi, tiến vào Chân Lý Cao Quý Thứ Hai, nguyên nhân của khổ đau.

Đó là Chân Lý Cao Quý về nguồn gốc của khổ đau. Chính sự khao khát thèm muốn gây ra sự tái tạo những cái bắt đầu trở thành. Cái khao khát thèm muốn này đi kèm bởi khoái cảm nhục dục và tìm cầu thỏa mãn nơi đây, nơi kia. Nó mang dạng thức thèm muốn để làm vừa lòng giác quan, hay thèm muốn sự phát đạt.

Khổ đau là kết quả của thái độ lầm lẫn đối với thế giới và những kinh nghiệm của chúng ta trong thế giới. Thế giới không xấu, nhưng thái độ thèm muốn đã làm thế giới hình như xấu. Cái thèm muốn này, hay ham muốn thái quá làm chúng ta thành nô lệ cho bất cứ gì chúng ta thèm muốn. Ai ai cũng nhìn thấy nguyên lý này hoạt động -- thèm muốn ăn uống, thèm muốn nổi tiếng. thèm muốn thành công. Tất cả làm chúng ta mất tự do để lựa chọn một cách khôn ngoan. Điều mà Đức Phật Cồ Đàm muốn người ta thấy là ai thèm muốn thì không thể được tự do và bởi vậy không thể có hạnh phúc thực sự.

Quý vị có thể nói hồ như có hạnh phúc trong khi thực hiện mọi ham muốn. "Nếu tôi có mọi thứ tôi muốn và làm mọi thứ muốn làm, tôi sẽ hạnh phúc." Nhưng loại hạnh phúc đó lại là gây ông đập lưng ông, vì nó không đem thỏa mãn sâu xa hơn mục tiêu thực sự của con người. Chúng ta thường thấy người ngày càng lệ thuộc nhiều vào những niềm vui giả tạo vì họ thực sự sợ phải đối mặt với bất hạnh sâu xa hay bất an trong chính họ.

Đức Cồ Đàm khuyên mỗi người hãy tự mình tìm ra sự khác biệt giữa hai loại hạnh phúc. Và Ngài nói về những quan sát của chính Ngài.

Khi theo đuổi hạnh phúc, tôi nhận thấy những tính xấu phát triển và những tính tốt mất đi, vậy nên tránh loại hạnh phúc này. Và khi theo đuổi hạnh phúc, tôi nhận thấy tính xấu mất đi, và tính tốt phát triển, thì loại hạnh phúc này nên theo.

Ngài đưa ra thêm lời khuyên cho những người tìm cầu hạnh phúc. Ngài nói, thèm muốn dẫn đến bất hạnh gây ra bởi sự ngu muội về những nhu cầu thực sự của chúng ta. Nếu chúng ta không ngu muội như vậy, chúng ta sẽ không làm cho mình bất hạnh khi theo đuổi những thứ không bao giờ toại nguyện. Điều này đem chúng ta trở lại cùng câu hỏi đã được nêu lên qua nhiều thế kỷ trước đây bởi những người Ấn Độ thông thái: "Tôi thực sự là ai?". Đức Cồ Đàm đồng ý với họ là con người không phải chỉ là cảm nghĩ và tư tưởng. Một người khôn ngoan bao giờ nói về bất cứ cảm nghĩ nào, "Điều này không phải là tôi thực sự." Đức Phật dạy hoạt động đáng giá trong đời sống dẫn đến có nhiều kiến thức hơn về cái ngã thực sự, vì điều này đem hạnh phúc.

Những thứ mà con người thường ham thích không thỏa mãn nhu cầu thực sự của họ. Một câu chuyện Phật

Giáo kể lại, trong một cuộc hành trình, Đức Cồ Đàm tình cờ gặp 30 người đàn ông đang chạy. Ngài liền ngưng họ lại và hỏi họ gặp chuyện gì, và họ liền kể lại câu chuyện. Trong khi họ đang cùng nhau đi chơi và ăn ở ngoài trời, một trong những người bạn nữ của họ đã trốn đi cũng những tư trang của người khác nên những người này nóng lòng chạy đuổi theo người ăn cắp.

Đức Phật liền hỏi một câu: "Các bạn nghĩ xem điều nào tốt hơn -- đuỗi theo người đàn bà hay đi tìm cái ngã?" Những người đàn ông này quyết định tìm cái ngã thực sự quan trọng hơn chạy theo đồ vật. Câu chuyện kể, những người này trở thành đệ tử của Đức Phật.

Giống như ba mươi thanh niên trẻ, chúng ta có thể phí phạm sức lực của chúng ta vào việc tìm kiếm vô bổ. Nếu chúng ta khôn ngoan, chúng ta ngưng lại và tự hỏi, "Cái gì thực sự đáng truy tìm?" Câu trả lời của Đức Cồ Đàm rất trực tiếp: Chúng ta phải tìm nguyên nhân của sự thèm muốn của chúng ta, rồi chúng ta tìm cách loại bỏ nguyên nhân.

CHÂN LÝ CAO QUÝ THỨ BA

Khổ đau chấm dứt với sự chấm dứt hoàn toàn thèm muốn.

Con người không phải làm nô lệ cho thèm muốn của mình, Đức Cồ Đàm nói như vậy. Người ta có thể làm một việc gì đó về bất hạnh của mình. Mỗi người có một sự lựa chọn về cách sống. Người ta có thể sống bằng những hoạt động đơn giản, không gây ra vấn đề thường lệ, những hoạt động này nảy sinh vì thèm muốn. Hay người ta có thể chọn sự phản ứng của mình trên cơ sở của mỗi trạng huống gặp phải. Trong trường hợp thứ nhất, người ta hành động do "nhu cầu" bề mặt, không biết về nhu cầu thực sự của mình. Trong trường hợp thứ hai, người ta có thể nhận thức được tiềm năng thực sự của mình. Sự lựa chọn tùy theo cá nhân, và do chính người ấy sẽ gặt hái kết quả.

Thí dụ, người ta có lần thấy rằng ăn thứ gì đó mình thích có thể khiến tâm trí người ấy thoát khỏi phiền toái. Sau này, dù người ấy có thể chọn cách ăn thứ gì tốt mỗi lần cảm thấy không hạnh phúc. Nhưng loại hành xử đó có thể rất khó giải quyết vấn đề. Thực tế là người ấy chỉ thêm vào những phiền toái mà không biết, vì người ấy có thể mắc chứng khó tiêu và quá mập và đầy những vấn đề không bao giờ được giải quyết. Đó là loại tình huống mà Đức Cồ Đàm đang suy xét khi Ngài nói, "khao khát thèm muốn gây nên sự tái tạo của những cái bắt đầu trở thành"trong Chân Lý Cao Quý Thứ Hai của Ngài. Tránh vật lộn thực sự trong lòng với mỗi khó khăn, khi nó khiến cho mình vấp phải vấn đề mới do một vấn khác. Người ấy xây đắp vấn đề mới trên nền móng của tất cả những vấn đề chưa được giải quyết. Làm như vậy, người ấy tiếp tục tái tạo bất hạnh của mình.

Khi người ta gặp một vấn đề mới trong cùng một chiều hướng vô ích như vấn đề cũ, người ấy tạo ra những hành động vô ích và những thói quen bất thiện. Điều này có thể dẫn đến hạnh phúc trường cửu không? Đức Phật trả lời, không. Ngài nói, những hành động và những thói quen như vậy phát xuất từ những ham muốn không được xem xét và không có gì ngăn cản. Chúng dẫn đến giạ tăng bất hạnh. Chúng cứ xuất hiện trong đời sống con người nhiều lần, trong những chiều hướng mới, và cả trong kiếp sống mới, theo giáo lý của Đức Phật.

Phật Tử giống như người Ấn Độ Giáo, tin tưởng vào tái sinh. Những hành động vô ích và những thói quen bất thiện phải được loại bỏ hay khắc phục trước khi có thể giải thoát khỏi cái vòng vô tận của kiếp sống cấu thành phần lớn khổ đau của con người. Đó là một phần mà Đức Cồ Đàm ý nói bởi câu "bám níu vào cuộc sống" trong Chân Lý Thứ Nhất của Ngài. Toàn bộ hệ thống tái sinh và tất cả bất hạnh có thể chấm dứt đối với một người khi người ấy chấm dứt sự thèm muốn không có gì ngăn ngại.

Sự khao khát, sự phẫn uất, sự mê đắm -- đây là những dấu ấn của thèm muốn. Những hành động phát xuất từ chúng dẫn đến bất hạnh. Hạnh phúc đạt được bằng cách chấm dứt thèm muốn. Xây dựng tính nết con người hôm nay quyết định hạnh phúc người ấy sẽ đạt được ở ngày mai. Người Phật tử có thể nói thêm rằng loại cuộc đời mà người ta sống hôm nay quyết định một phần vận hội hạnh phúc ở kiếp luân hồi tới. Người Phật Tử không nói "một người" hay một "linh hồn" -- ngay cả đến Cái Ta Ấn Độ Giáo -- khi chuyển qua kiếp khác. Chính ảnh hưởng của kiếp quá khứ tái sinh vào kiếp tới. Khi một đứa trẻ đến tuổi trưởng thành, chúng ta biết ảnh hưởng từ lúc nhỏ của nó quyết định phần lớn việc nó trở thành loại người trưởng thành nào. Người Phật Tử cũng nói thêm rằng điều gì đúng trong một kiếp sống thì sẽ đúng cho tất cả các kiếp sống có thể hiểu được, vì kiếp sống trần gian này chỉ là một đoạn trong nhiều đoạn khác.

Ta có thể thấy khó mà hiểu được lý thuyết Phật giáo về những ảnh hưởng quá khứ và sự luân hồi kéo dài qua nhiều kiếp sống. Nhưng rất dễ thấy rằng một lý thuyết như vậy đóng góp vào sự hiểu biết của chúng ta về kiếp sống của mình bây giờ. Những gì mà chúng ta là hôm nay được quyết định bởi mọi thứ đã đi vào quá khứ của ta, kể cả lịch sử nhân loại. Chúng ta sẽ là gì ngày mai được quyết định ở hôm nay bởi sự lựa chọn của chúng ta. Người Phật Tử nói, chúng ta sẽ có sự lựa chọn tốt nhất khi chúng ta chọn lựa một cách thận trọng, khắc phục tính ích kỷ và những dục vọng mãnh liệt.

8. LÀM SAO TÔI CÓ THỂ TÌM THẤY HẠNH PHÚC?

Nếu Đức Phật Cồ Đàm chỉ nói, "Chấm dứt những dục vọng dẫn đến bất hạnh, thì tức là Ngài đã không để lại cho các đệ tử của Ngài một sự giúp đỡ thực sự nào. May mắn là Ngài không ngừng lại việc dạy bảo bằng lời khuyên. Ngài hiểu hầu hết mọi người cần được giúp đỡ để biết cách ngăn chặn thèm muốn. Bài thuyết giảng đầu tiên của Ngài kết thúc với Tứ Diệu Đế quan trọng. Đưa ra lời tuyên bố cuối cùng về chân lý mà Ngài đã khám phá ra, Đức Cồ Đàm mô tả phương pháp mà con người có thể ngăn chặn thèm muốn. Từ thời Đức Phật Cồ Đàm, phương pháp này được gọi là "Bát Chánh Đạo". Tám bước này là phương pháp đặc trưng mà Đức Cồ Đàm đề nghị cho con người để tự giải thoát khỏi những nanh vuốt của dục vọng của chính mình.

(1) Chánh Kiến

Đức Cồ Đàm nói, bước thứ nhất tiến tới hạnh phúc là quan điểm đúng (chánh kiến) về bất hạnh. Trước khi có tiến bộ, người ta phải nhìn vào vấn đề xem vấn đề đó là gì. Khi thấy chính sự không hiểu biết của mình về những sự việc có thật trong đời mình đã gây ra phiền toái, và khi chấp nhận trách nhiệm về phiền toái ấy, thì ta đã đi vào con đường đúng. Đức Cồ Đàm không cho rằng Ngài đã tìm ra con đường độc đáo đi tới hạnh phúc. Ngài miêu tả con đường đó đã có từ xưa. Nhưng Ngài cảm thấy đa số người ta không ý thức được con đường này.

Đức Cồ Đàm nói, chừng nào chúng ta nhìn đời từ quan điểm sai lầm (tà kiến) chúng ta còn tiếp tục tham dục những thứ mà ta tưởng rằng những thứ đó làm chúng ta hạnh phúc. Đó là con đường tự lừa dối mình. Chúng ta phải học cách nhìn cho chính mình tại sao có ảo tưởng. Rồi chúng ta sẵn sàng đi vào bước thứ hai mà Đức Cồ Đàm gọi là chánh tư duy (khát vọng đúng).

(2) Chánh Tư Duy

Mọi người đều khao khát một cái gì đó. Cái khó khăn là hầu hết chúng ta, trong hoàn cảnh tinh thần và tình cảm rối rắm, đã khao khát những điều sai trái. Chúng ta đã không tập trung khao khát và nỗ lực của chúng ta vào mục tiêu đáng giá. Nhưng khi chúng ta từ bỏ những giá trị sai lầm dẫn chúng ta tới bất hạnh, chúng ta sẵn sàng chọn giá trị thực sự. Đức Phật vạch rõ lòng tốt và tình thương là chân giá trị. Những giá trị ấy chỉ có thể đạt được khi người ta vượt qua được vấn đề quan tâm đầu tiên của mình là cái "Ta", "Tôi" và "Của Tôi". Chỉ sau khi thôi không còn cho mình là trung tâm thì lòng tốt và tình thương chân thật xuất hiện ở mức tự phát và tự do.

Hai bước đầu tiên của Đức Phật trên con đường Trung đạo nói về tầm quan trọng của việc cải thiện thái độ. Ba bước kế tiếp nói về loại hạnh kiểm phải bắt nguồn từ thái độ đúng.

(3) Chánh Ngữ

Bước thứ ba là chánh ngữ. Người đi theo con đường Bát Chánh Đạo của Đức Phật thì không còn thích thú thị phi, phỉ báng, và lăng mạ hay chuyện vu vơ. Lời nói nặng sẽ được kiểm soát, ân cần và thận trọng, vì nó xuất phát từ thái độ tử tế đối với người khác. Một số người phạm tội do điều mà họ nói còn tồi tệ hơn cả những kẻ phạm tội chai lì làm. Đức Phật công nhận, giống như những nhà tâm lý học hiện đại công nhận, đây là một chướng ngại cho sự trưởng thành chân chính.

(4) Chánh Nghiệp (Hành Xử Đúng)

Bước kế tiếp trong Bát Chánh Đạo của Đức Phật là bước quan trọng của chánh nghiệp. Đức Phật không mô tả tường tận phạm vi của bước này. Nhưng những đệ tử của Ngài đã từng bước thảo một danh sách những gì ta không nên làm. Một bản liệt kê tiêu biểu nói không được giết, trộm cắp, tà dâm, nói dối hay dùng các chất say. Tuy nhiên, những lời dạy bảo cấm đoán này có liên quqn đến tầm quan trọng về hành xử mà Đức Cồ Đàm nói. Ngài biết rằng khuyến khích người ta làm một số điều quan trọng hơn là ra lệnh cho họ không được làm này nọ.

Đối với Đức Cồ Đàm, chánh nghiệp (hành xử đúng) có nghĩa là tình thương. Đức Cồ Đàm dạy rằng "tất cả những gì chúng ta có chính là kết quả những gì mà chúng ta nghĩ". Cho nên chúng ta không nên chứa chấp những cảm nghĩ của oán giận hay thù hận. Cảm nghĩ và tư tưởng làm hỏng cơ hội được hạnh phúc như hành động. "Nó hành hạ tôi, nó đánh bại tôi, nó làm tôi tiêu tan, nó cướp đoạt tôi -- ở những người chứa chấp những tư tưởng ấy, thù hận không bao giờ chấm dứt," Đức Cồ Đàm cảnh báo chúng ta. Vì Ngài khám phá ra rằng bất cứ lúc nào "hận thù cũng không chấm dứt hận thù, hận thù chỉ chấm dứt bằng tình thương". Và Ngài nói trong một dịp khác, "Hãy để cho con người vượt qua giận dữ bằng tình thương, hãy để cho con người khắc phục tội lỗi bằng điều thiện."

Đức Cồ Đàm thường nói với bạn bè rằng ngay cả khi bị đánh đập vũ phu, hoặc bị lăng mạ hay bị đánh bằng gậy gộc, bị ném đá, cũng không nên đánh lại hay có những tư tưởng hận thù. "Nếu ai chửi rủa bạn, bạn phải dẹp đi tư tưởng hận thù, và quyết tâm, 'Tâm ta sẽ không bị xáo trộn và không một lời giận dữ nào sẽ thoát ra từ môi chúng ta. Tôi vẫn tử tế và thân hữu và có những tư tưởng thương yêu và không thù oán giấu giếm nào.' Nếu bạn bị đánh bằng quả đấm, bằng đá, bằng gậy gộc, bằng gươm, bạn phải ném tư tưởng hận thù và gìn giữ tâm bạn với lòng thương yêu không có một thù oán giấu giếm nào."

(5) Chánh Mạng

Đối với một người thực sự tha thiết tìm cầu chân hạnh phúc, bước thứ năm là một bước kế tiếp hợp lý. Đó là kế sinh nhai đúng (chánh mạng). Đức Cồ Đàm tin rằng, có một số công việc mà người ta làm không thể không làm hại nghiêm trọng chính mình và người khác. Bất cứ một công việc nào làm tổn thương sự sống dưới bất cứ hình thức nào cũng không nên theo. Với người Phật Tử, việc làm ăn này gồm có: nghề đồ tể, người bán độc dược (ma túy, các chất say, và tương tự), buôn bán nô lệ, hay người chủ nô lệ. Ta không nên tham gia vào việc cất rượu hay phân phối rượu. Cũng chẳng nên làm quân nhân.

Điều này trái ngược hẳn với giáo lý của Ấn Độ Giáo mà Đức Cồ Đàm rất quen thuộc. Người Ấn Độ Giáo tin rằng một người sinh ra để làm nghề nghiệp thích đáng của mình. Nhưng Đức Phật tin rằng ta không nên cản trở người khác tìm cách thích ứng vừa ý nhất với cuộc sống. Vì thế, người ta có thể phải thay đổi nghề nghiệp. Chính Đức Phật có chung quanh Ngài những người đã từ bỏ đời sống gia đình và nghề nghiệp thường lệ để đi vào lối sống tu viện. Ngài cho rằng lý tưởng là tất cả những người thành thật tìm cầu đạo lý đều làm như vậy. Bằng cách đó, chắc chắn họ sẽ tìm được sự thỏa mãn lâu dài. Tuy nhiên sau này một đoàn thể cư sĩ được thành lập. Qua nhiều năm, ngày càng nhiều những người Phật Tử tiếp tục sống với gia đình, tìm những công việc thích hợp, hơn là bỏ lại những thứ như vậy để vào tu viện.

(6) Chánh Tinh Tấn

Bước thứ sáu là một bước vượt quá tầm mức hạnh kiểm. Ấy là Chánh Tinh Tấn, và đối với Đức Phật, những từ này có một ý nghĩa đặc biệt. Chánh Tinh Tấn có nghĩa là ta phải tìm cho chính mình một tốc độ riêng trên con đường Bát Chánh Đạo đi tới chân hạnh phúc. Người tìm cầu đạo lý không hành động quá chậm chạp hay quá vội vàng. Không có hạnh phúc nào đạt được trong cố gắng bắt kịp người khác. Bạn chính là bạn, có nhu cầu của riêng bạn và nhịp độ của chính bạn. Nhiệm vụ học hỏi để biết những cái ngã thực sự của chúng ta là học cách đi ở tốc độ tốt nhất.

(7) Chánh Niệm

Bước Thứ Bẩy của Đức Cồ Đàm là Chánh Niệm. Ngài tuyên bố rằng chính tâm dẫn con người vào hầu hết đời sống bất hòa. Đức Phật cho rằng, dục vọng thể chất làm quẫn trí, nhưng thường là vì tưởng tượng mạnh mẽ tạo quá nhiều dục vọng. Thèm muốn ăn uống tự nó không làm người ta bất hạnh. Bất hạnh phát triển khi ăn quá nhiều hay quá ham muốn ăn uống. Một phần của chánh niệm có nghĩa là học cách nghiên cứu dục vọng thể chất và tất cả mọi thứ khác xem chúng thực sự là gì không phải như tưởng tượng làm chúng biến thành.

Mục đích của Đức Phật là dạy con người rằng những đối tượng lôi cuốn giác quan có sức mạnh làm chúng ta không hạnh phúc vì chúng có thể dẫn đến tham dục thái quá. Ngài thấy rằng những người đàn ông bình thường có thói quen "lý tưởng hóa" phụ nữ. Ngài dặn dò các đệ tử của Ngài hãy vượt qua thói quen nô lệ về bộ mặt đẹp. Chuyện được kể lại về một người lữ khách một lần hỏi một nhà sư Phật Giáo, "Xin Ngài cho biết, Ngài có trông thấy một phụ nữ đi bộ dọc theo con đường này không?" Nhà sư trả lời, "Tôi không thể nói liệu đó là một phụ nữ hay nam giới đi qua con đường này. Điều mà tôi biết là một bộ xương đi qua con đường này". Đó là Chánh Niệm Phật Giáo dẫn tới chỗ cực đoan.

Đức Phật Cồ Đàm hy vọng những người hành trì Bát Chánh Đạo sẽ phát triển tính bình tĩnh trong việc tìm cầu hạnh phúc. Bằng cách đó, mỗi người hãy học cách lùi xa khỏi chính mình và quan sát những đam mê của chính mình mà không bị kích thích như khi nhìn các vì sao trên trời. Mỗi người phải tập coi những xúc cảm của mình xem chúng là gì, cả bên ngoài lẫn bên trong. Vấn đề này nhắc đến cả cảm nghĩ đau đớn lẫn cảm nghĩ vui sướng. Nhà sư Phật Giáo cố gắng luôn nhớ rằng cảm nghĩ tồn tại rất ngắn ngủi, nó đến rồi đi. Bằng cách này nhà sư có thể giữ vững mình không bị xáo trộn bởi cảm xúc, không thèm muốn, hay bám níu vào thứ gì. Những ai có thể chấp nhận cảm nghĩ của mình trong một cách khách quan này, sẽ ít bị xúc động bởi những thứ đó.

(8) Chánh Định

Bước cuối cùng của Bát Chánh Đạo được gọi là Chánh Định. Đức Cồ Đàm tán thán một số tập luyện Du Già đang thịnh hành vào thời Ngài. Tuy rằng Ngài không tìm thấy trong Du Già câu trả lời đầy đủ trước câu hỏi của Ngài về Bất Hạnh, Ngài đã được giúp đỡ bởi sự tu tập này để "an" tâm. Cho nên Ngài nói với các đệ tử của Ngài về giá trị của sự tu tập này.

Sự tập luyện Du Già được dạy cho từng cá nhân. Nó liên quan đến việc học cách lắng được những vọng tưởng của tâm cho đến khi người đó có thể đi thẳng vào kiến thức về nhu cầu thực sự của mình. Sự định tâm này do Đức Cồ Đàm chỉ dạy không phải là một tiến trình lập luận hay lô gic học. Nó là một cách hiểu biết khác -- bằng tuệ giác hay trực giác. Vì Đức Cồ Đám công nhận con người thay đổi nhiều về tính khí, Ngài đưa ra nhiều kiểu huấn luyện tâm để Chánh Định. Những phương cách này được phát triển bởi đệ tử của Ngài trong việc tu tập Du Già vẫn quan trọng đối vói những Phật Tử nhiệt tâm ngày nay.

NIẾT BÀN

Đức Cồ Đàm nhấn mạnh người hành trì nghiêm túc Bát Chánh Đạo sẽ đạt được Niết Bàn. Nghĩa hẹp của Niết Bàn là sự dập tắt thèm muốn, hận thù và tham lam. Như chúng ta đã thấy, đối với Đức Phật, sự dập tắt thèm muốn, và những thái độ không thích hợp là chân hạnh phúc. Niết Bàn có một nghĩa khác rất quan trọng đối với hầu hết các Phật Tử. Đó là thoát khỏi tất cả luân hồi trong tương lai, thoát khỏi "Vòng Trở Thành".

Vì người Phật Tử không nói đến linh hồn hay Cái Ta, cho nên họ ngần ngại nói về Đấng Tối Thượng như Phạm Thiên. Họ cảm thấy những vấn đề này không thể xác định chắc chắn được. Họ cho rằng, nói suông không quan trọng. Hiểu biết và tìm hiểu mới quan trọng. Nhưng dù có hay không có một linh hồn hay đấng Tối Thượng người Phật Tử tin có tái sanh. Vì những ảnh hưởng và các khuynh hướng thói quen của kiếp này sẽ tiếp tục tự tái sinh dưới hình thức này hay hình thức khác trong thời gian không hạn định của tương lai.

Niết Bàn không phải là nơi chốn. Nó là một trạng thái của tâm. Niết bàn đạt được sau những trầm tư nghiêm túc và nỗ lực mãnh liệt. Trầm tư là một trong những công đức chính của Người Phật Tử. Vô tư đáng trách. Người Phật Tử so sánh người vô tư với con khỉ cuồng nhiệt tìm kiếm thức ăn trong rừng.

Niết Bàn không có nghĩa là mất ý thức cá nhân vào lúc chết, vì Đức Cồ Đàm đã đạt niết bàn, và đã bỏ nhiều năm cố gắng giúp người khác đạt Niết Bàn. Tuy nhiên người Phật Tử sớm thấy cần nói về Niết Bàn tối hậu. Niết Bàn này có thể đạt được sau khi chết. Họ gọi đó là Parinirvana (Vô dư niết bàn).

Một người thực sự hạnh phúc là người đã đem cả tư tưởng và nỗ lực cần thiết để thực hiện Niết Bàn. Đức Phật không kính trọng chức tước hay đẳng cấp -- ngay cả đến những đẳng cấp thượng lưu của Ấn Độ. Ngài nói người ta không thể tiến tới hạnh phúc bằng dòng dõi gia đình mà người ấy được sinh ra. Phải chăng chính Ngài đã sinh ra không phải là một Thái Tử, thế mà có lúc Ngài đã từng là người bất hạnh nhất trong những người bất hạnh? Không phải bởi dơng dõi, không phải bởi của cải, mà là người ta phải khám phá ra cách vượt qua khổ đau. Bằng tìm cách vượt qua tham dục bất thiện, bằng cách duy trì việc tu tập Bát Chánh Đạo, bằng kiến thức của chính mình -- bằng những thứ này, ta đạt được hạnh phúc trường cửu.

9. CON ĐƯỜNG NÀO TÔI PHẢI ĐI?

Ngày này một phần năm người trên thế giới là Phật Tử. Chuyện về tôn giáo của họ quay về từ ngày Đức Cồ Đàm ngồi dưới gốc cây Bồ Đề và đứng lên với sự hiểu biết mới về đời sống. Phật giáo bắt đầu khi năm đệ tử của Đức Cồ Đàm nghe Ngài kể về kinh nghiệm của Ngài. Năm người này lại trở thành đệ tử của Ngài, lần này với quyết tâm thực sự. Nếu họ giữ những tin tức tốt đẹp này cho mình họ thôi, thì Phật Giáo đã không bao giờ bắt đầu được. Có thể nói là họ vui vẻ kể lại tất cả những gì họ nghe được. Số đệ tử của "vị Giác Ngộ" từ từ phát triển

Đức Cồ Đàm đã dành phần cuộc đời dài còn lại của Ngài vào việc giảng dạy và tổ chức các nhóm đệ tử của Ngài. Cuối cùng, khi Ngài trên 80 tuổi, Ngài từ trần. Những đệ tử buồn bã của Ngài tiếp tục hội họp và nghiên cứu, đồng thời cùng nhau hành thiền tưởng nhớ đến những lời dạy và các cuộc hội họp của Ngài. Đầu tiên họ theo sát giáo lý của Ngài. Họ cho thấy sức mạnh ảnh hưởng của Ngài bằng cách duy trì những điều mà họ phải làm giá như Ngài vẫn còn sống với họ.

Dần dà một số bắt đầu thấy và trình bày những điều nhắc họ về bậc thầy của họ. Những điều này trở thành các biểu tượng của Phật Giáo. Cây Bồ Đề, "Cây Trí Tuệ", nhắc nhở người Phật Tử nhớ đến sự giác ngộ của Ngài. Bông sen nở nhắc nhở bất cứ ai cũng có thể hướng thượng, tinh khiết trước bất cứ gì bao quanh. Bánh xe luân hồi Phật Giáo là sự tưởng nhớ đến bài pháp đầu tiên về chân lý bất diệt và cái vòng vô tận của sự trở thành. Những nhà sư quay bánh xe là biểu tượng để định luật của việc đưa chân lý bất diệt vào sự chuyển động.

Có lúc trong những năm đầu Ngài nhập diệt, đệ tử của Đức Cồ Đàm viết những lời Ngài nói và lời dạy của Ngài chia thành ba tạng. Kinh sách này được gọi là Tam Tạng Kinh Điển có nghĩa là "ba tạng chứa". Những vị đạo sư Phật Giáo quan trọng khác giải thích một số các kinh tạng này. Họ cũng nói những điều mà người Phật Tử mong ước nhớ lại. Có những điều được thêm vào kinh thánh.

Dần dà, những người đệ tử của Đức Cồ Đàm bắt đầu có ý kiến khác nhau về những gì là quan trọng nhất trong sự tìm cầu hiểu biết về đời sống. Những sự bất đồng ý kiến lúc đầu nảy sinh và phát triển thành hai tông phái lớn. Tông phái Phật Giáo tự cho rằng thay đổi ít so với hình thái giáo lý của Đức Phật là Tiểu Thừa hay Nam Tông. Tiểu Thừa Phật Tử, phần lớn cư ngụ tại Thái Lan, Ceylon, và Miến Điện. Tông Phái lớn hơn là Đại Thừa hay Bắc Tông Phật Giáo phát triển tại vùng rộng lớn của Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, và Tây Tạng.

Hai thuật ngữ này có một ý nghĩa lý thú. Tiểu Thừa có nghĩa là "cỗ xe nhỏ" và một số ít người có thể thoát khỏi đời sống khổ đau bằng giới luật nghiêm ngặt. Đại Thừa có nghĩa "cỗ xe lớn" và có nghĩa nhiều người có thể làm tròn nhiệm vụ đòi hỏi trên con đường giải thoát.

Cả hai tông phái này không phải là một lực chính trong đời sống tôn giáo Ấn Độ, quê mẹ của Phật Giáo. Một thời gian dài sau khi Đức Cồ Đàm nhập diệt, người dân nhìn nhận Phật Giáo như một tôn giáo riêng rẽ tách khỏi Ấn Độ Giáo. Sau khi các nhà sư truyền giáo mang lý tưởng Phật Giáo đến những vùng đất khác, người dân Ấn dần đà bắt đầu bác bỏ lý tưởng này như một tôn giáo riêng rẽ, vì hầu hết giáo lý ấy không bao gồm một số khái niệm và tu tập đã là một phần truyền thống và xã hội của họ từ nhiều thế kỷ. Vì một số khái niệm của Đức Phật được hành trì bởi một số Ấn Đô Giáo, ảnh hưởng của vị hoàng tử cao quý, thâm trầm vẫn tồn tại tại ở Ấn Độ hiện đại. Tuy nhiên sự đóng góp của Đức Phật vào chân lý tôn giáo phát triển rộng lớn ở các vùng đất khác. Và trong những vùng đất khác này của Viễn Đông, Phật Giáo đã đạt được nhiều vinh quang tràn đầy.

TIỂU THỪA PHẬT GIÁO: CON ĐƯỜNG CỦA TỰ LỰC

Ở Thái Lan, Ceylon và Miến Điện, có nhiều Phật Tử thuần thành, họ tự tin vào lối sống dạy bởi vị giáo chủ, Đức Cồ Đàm. Nền tảng cơ bản trong niềm tin của họ là ta chịu trách nhiệm về sự cứu độ của mình. Quá khứ, hiện tại, tương lai của mình -- tất cả đều do chính mình. Như Đức Phật dạy, họ tin như vậy. Không có thần thánh nào sắp xếp sự cứu độ này. Không ai có thể làm việc đó cho mình.

Người Phật Tử Tiểu Thừa mộ đạo thực sự là A La Hán mà bổn phận đầu tiên là tự cứu độ. Người ấy hành trì chuyên cần để giải thoát khỏi phiền não của nhiều kiếp. Người ấy tự mình dấn thân vào sự tìm cầu giải thoát bằng cách tập trung vào lời dạy và triết lý từ giáo lý của Đức Cồ Đàm. Những nhu cầu về vật chất như ăn, ở, và quần áo đều hạn chế đến mức tối thiểu. Cả đến những thứ này cũng thường được tiếp tế bởi các tín đồ khác, những người không thể phá tất cả những ràng buộc theo cách A La Hán làm. Họ hy vọng giành được công đức do sự giúp đỡ A La Hán.

Giống như tất cả các tôn giáo khác, có một số ít người có thể và đặt mọi thứ khác đứng sau việc tìm cầu đạo lý. Công nhận sự thật này, những nhà sư dạy dân chúng không có cách nào khác hơn là học hỏi chân lý mà Đức Phật dạy cho họ. Không có thầy tu trong cộng đồng Phật Giáo Tiểu Thừa nhưng có một đoàn thể tăng già tích cực. Họ dạy dân chúng điều họ coi là thiết yếu: phát triển tinh thần hàng ngày và bầy tỏ lòng khả ái đối với mọi thứ. Những người Phật Tử ngày nay học hỏi điều Đức Cồ Đàm dạy cho người cư sĩ đã tập trung đông đảo để học tập giáo lý từ Ngài. Họ được yêu cầu giữ năm giới đầu tiên của đoàn thể tăng già cổ xưa. Họ cũng được dạy tụng lời nguyện Phật Giáo rất phổ biến về "Qui Y "

Tôi qui y Phật
Tôi qui y Pháp
Tôi qui y Tăng

Những lời dạy của các nhà sư truyền bá khắp các vùng đất Tiểu Thừa Phật Giáo vì hầu hết tất cả thanh niên trẻ đều tu học một thời gian trong các tu viện như một phần học hành của họ. Nơi đây họ tham dự vào phần nghiên cứu vào những buổi lễ tôn giáo, trong thiền hành và tất cả các hoạt động khác của tu viện. Những nhà sư dạy họ nhấn mạnh vào khái niệm quan trọng nhất trong Phật Giáo Tiểu Thừa -- đó là họ phải học để chịu trách nhiệm về sự phát triển đạo lý của mình. Họ được khuyến khích nghiên cứu và đặt thành vấn đề các truyền thống đạo lý. Họ sẽ không chấp nhận lý thuyết hay tu tập không giúp ích gì cho việc tìm cầu đạt Niết Bàn. Họ học hỏi những giá trị của sự tự chủ và ôn hòa trong tất cả mọi sự việc.

Sau việc học hành như vậy, một số thiếu niên quyết định xin được thọ giới và sống như một nhà sư trong suốt cuộc đời còn lại. Mọi người vui với chiều hướng của biến chuyển này, vì tất cả các tín đồ cảm thấy đó là con đường duy nhất bảo đảm sự giải thoát khỏi cái vòng vô tận đau khổ của kiếp sống. Tuy nhiên, gia đình buồn phiền vì rút cục là mất đứa con, tự an ủi bằng cách nhớ rằng không nên bám níu quá nhiều vào bất cứ thứ gì. Họ biết rằng đứa con trai ấy đang làm việc để đạt Niết Bàn. Có những cuộc lễ long trọng để đánh dấu những nguyện sống cuộc đời tu viện. Các chàng trai làm lớn chuyện Từ Bỏ Vĩ Đại mà Đức Cồ Đàm đã làm, từ bỏ gia đình và vương quốc, khoác áo nhà sư và mang bình bát khất thực, quyết tâm đi tìm sự giải thoát.

Người Phật Tử tin rằng những lời dạy của Đức Cồ Đàm vẫn áp dụng cho đời sống ở thế kỷ hai mươi vì giáo lý ấy xuất phát thẳng từ sự vật lộn với cuộc đời của Đức Cồ Đàm. Vì trí tuệ của Ngài đạt được trực tiếp từ cái xẩy ra cho Ngài chứ không phải do sách vở, ngày nay những người Phật Tử Tiểu Thừa được khuyến khích đi theo cùng loại tiến trình học tập Ngài đã làm. Hầu hết họ xác quyết vị giáo chủ của họ rất đúng về sự hiểu biết bản chất của phiền não và cách để vượt qua nó. Cho nên người Phật Tử hết thế này đến thế hệ khác thấy giáo lý cổ xưa vẫn giá trị. Đó là lý do tại sao những người Phật Tử Tiểu Thừa ngày nay vẫn rất gần gũi với tinh thần của những người Phật Tử lúc phôi thai ở Ấn Độ cổ xưa.

Giống như hầu hết các tôn giáo, Phật Giáo Tiểu Thừa đã cùng hòa hợp với người dân lâu đời đến nỗi một số tập tục xã hội ngày này dường như là một phần của tôn giáo này. Cả đến trẻ em cũng được dạy sự cần tự chủ, kính trọng Phương Đông và sự thờ kính cha mẹ, giản dị trang nhã về con người và nhà cửa, sự thanh thản về xúc cảm và cư xử. Trong một số nhà và chùa có các thần tượng hay những tượng Phật, ngoài ra người ta đặt những bông hoa trắng tượng trưng sự tôn kính.

Tràn đầy tất cả những công trình xây dựng nhiều mầu sắc nhưng yên tĩnh của Phật Giáo Tiểu Thừa là những khái niệm thiết yếu. Con người tự mình phải hiểu biết về sự giải thoát của chính mình, hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Người ấy phải tỏ ra đồng cảm và hòa thuận trong các cuộc tiếp xúc với tất cả chúng sinh. Người ấy phải học cách kiểm soát tất cả tư tưởng và hành động của mình, vì đây là những thứ này làm thành chính con người ở cõi đời này và chúng ảnh hưởng đến tất cả những kiếp kế tiếp.

Không có hành động hay tư tưởng nào ngăn chặn ta hoàn thành việc đó. Nó tiếp tục trong cái nó là nguyên nhân xẩy ra. Nếu bạn trở nên nóng giận và sỉ vả một người bạn, đó không phải là sự chấm dứt của hành động và lời nói. Người bạn, bị xúc phạm bởi sự nóng giận của bạn, có thể phản ứng lại bằng giận dữ với bạn hay cả đến với người khác. Trên phương diện đó, hành động này tiếp tục và sống dựa vào những hành động khác. Con đường của hành động tử tế cũng diễn ra như vậy. Khi bạn tỏ lòng tốt với một người khác hay cả đến một con vật, khiến người nhận được sự tử tế cũng hành động cùng một cách đối vối bên thứ ba.

Ta gặt cái ta gieo: Người Phật Tử tin rằng tính nết hình thành những tư tưởng và hành động mà ta đã gieo. Kết quả của tư tưởng và hành động là cái được tái sinh -- không phải cái "tôi tinh thần" hay linh hồn. Ta chỉ nhớ lại cuộc đời mà Ngài Cồ Đàm sống, Ngài đã làm gương hơn là chỉ bằng lời nói. Ngài đã chứng tỏ tất cả con người có thể giáo dục lấy mình đến giác ngộ và Niết Bàn. cho dù mất hơn một kiếp sống. Tác động của tư tưởng và hành động thiện và nhân ái của Đức Cồ Đàm vẫn tiếp tục cho đến ngày nay và mọi thời đại dù Đức Cồ Đàm đã tự giải thoát khỏi vòng tái sinh. Mọi người đều có thể làm những gì như Đức Cồ Đàm đã làm.

ĐẠI THỪA PHẬT GIÁO: CON ĐƯỜNG TƯƠNG TRỢ

Theo đường lối riêng, Đại Thừa Phật Giáo khác hẳn Tiểu Thừa Phật Giáo. Phật Giáo Bắc Tông này khởi đầu ngay những năm sau cái chết của Đức Cồ Đàm, khi những đệ tử của Ngài khao khát những ngày đã qua lúc Ngài ở với họ. Lúc nào họ cũng tưởng nhớ đến Ngài với lòng tôn kính. Một số đệ tử sớm đi đến chỗ gắn tầm quan trọng đặc biệt vào bất cứ gì làm họ nhớ đến đời sống của Ngài. Những nơi hội họp của họ dần dần bắt đầu giống như chùa. Những sự thay đổi sâu xa xẩy ra trong sự giải thích thánh kinh. Những hình thái mới này của Phật Giáo mang tên Đại Thừa. Đại Thừa nảy sinh để đáp ứng nhu cầu tinh thần về người dân bình thường bình dị, chăm chỉ làm việc.

Phật Tử Đại Thừa tin là họ đúng trong nỗ lực giúp đỡ sự phát triển tôn giáo. Họ chỉ vào tấm gương phục vụ không vị kỷ của chính Đức Phật trong việc dạy người khác cách tìm đường tới Niết Bàn cả đến khi Ngài đã tự mình đạt được mục tiêu. Tình thương yêu như Ngài đã chứng tỏ trở thành giáo lý tối thượng của các trường phái và các phái Đại Thừa Phật Giáo. Đại Thừa Phật Giáo không lý tưởng hóa A La Hán, người "nay đây mai đó một mình như con tê giác" tìm kiếm Niết Bàn. Thay vào đó, họ tỏ lòng kính yêu vị thánh từ bi, một Bồ Tát. Đó là một người chia sẻ những khổ đau và hy vọng của tất cả chúng sinh nên đã tự mình không vào Niết Bàn cho đến khi tất cả những người khác có thể vào Niết Bàn với Ngài. Đó là lý tưởng chiếm ưu thế trong Phật Giáo Trung Hoa và Nhật Bản.

Chuyện về Đức A Di Đà (hay A Mi Đà như được gọi tại Nhật Bản) minh họa vị trí của Bồ Tát trong Đại Thừa Phật Giáo. Mặc dù A Di Đà nguyên thủy là một Bồ Tát, bây giờ Ngài đã thành Phật, vì trong Đại Thừa Phật Giáo có rất nhiều Phật. Đức Phật A Di Đà đứng kế Đức Cồ Đàm trong tâm người Phật Tử Bắc Tông. (Ở vùng bắc, Đức Cồ Đàm được gọi là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có nghĩa là "bậc hiền triết của dòng họ Sakya" mà gia đình Ngài thuộc dòng họ ấy). Theo huyền thoại, A Di Đà là người sống vô lượng kiếp trước. Ngài phát nguyện đem cả trí tuệ và công đức để cứu những người khác. Qua nhiều năm, Ngài xây đắp cái có thể gọi là "Kho Tàng Công Đức", một tài khoản khổng lồ điều thiện. Phật Tử Đại Thừa tin rằng bất cứ ai cần công đức có thể rút ra từ tài khoản ấy bằng cách thiền định về từ bi của Đức A Di Đà và niệm tên Ngài.

Trong các tác phẩm Phật Giáo, tài khoản này thường được đề cập đến như chiếc "Thuyền chở Nguyện của Đức A Di Đà". "Chiếc "Thuyền chở Nguyện "được trù tính để chở người vượt qua lũ lụt của cuộc đời tới "miền đất thanh tịnh" hay Tây Phương Cực Lạc, nơi Đức A Di Đà thành lập cho tất cả những ai có niềm tin nơi Ngài. A Di Đà là hình ảnh trung tâm của một số trường phái và giáo phái trong Đại Thừa Phật Giáo. Những nhóm này gồm có cái được gọi là "Miền Đất Thanh Tịnh" của Phật Giáo, vì họ tin rằng bất cứ ai có niềm tin nới Đức A Di Đà sẽ vào Tây Phương Cực Lạc khi chết và, như vậy thoát khỏi vĩnh viễn phiền não và tái sinh.

Bồ Tát nổi tiếng nhất là Quán Âm (Nhật Bản gọi Kwannon) là vị nữ thần từ bi. Chuyện cổ nói với người Phật Tử Đại Thừa rằng Ngài sống từ xa xưa. Ngài tràn ngập tình thương và khả ái đối với tất cả nhân loại đến mức Ngài đã phát nguyện giúp đỡ bất cứ người nào bất cứ ở đâu cần tới Ngài. Thâm chí Ngài không vào cực lạc lúc nhập diệt. Thay vào thiên đàng Ngài tới sống tại một hòn đảo, nơi đây hiện có một ngôi chùa tượng trung sự có mặt của Ngài. Người Phật Tử có thể cầu nguyện Ngài giúp đỡ trong việc gom góp đủ công đức để tránh khỏi tái sinh. Một số Phật Tử hành hương đến ngôi chùa này tại hòn đảo của Ngài ở Biển Đông Trung Hoa.

Lý tưởng căn bản của cả hai câu chuyện là sự tương trợ. Người Phật Tử nói cho chúng ta biết những huyền thoại này được viết bằng truyện tranh. Những huyền thoại này cho chúng ta thấy chúng ta không độc lập. Chúng ta là một phần của sự tùy thuộc lẫn nhau trong tất cả đời sống. Ảnh hưởng của tư tưởng và hành vi của tôi quấn vào ảnh hưởng của bạn. Không ai là một hải đảo riêng biệt, một mình trong biển cả đời sống. Mỗi người là một phần của lục địa. Một nghệ sĩ vẽ bức tranh tượng trưng đời sống của chúng ta sẽ không vẽ những đường thẳng kéo dài từ mỗi người chúng ta đến thiên đường nào đó ở trên. Người ấy vẽ một mạng lưới, những đường thẳng phức tạp, vì mỗi cá nhân đóng góp phần mình vào cho người khác. Cho nên, người Phật Tử tin rằng Đức A Di Đà và Đức Quán Thế Âm cho công đức của họ cho tất cả.

Một nhà thi sĩ Phật Giáo đã bày tỏ rất đẹp đẽ ý tưởng về Bồ Tát là gì và Bồ Tát làm gì:

"Tôi là người che chở cho người không được che chở, hướng dẫn viên cho người lạc đường, là con tàu, bờ đê, cây cầu cho những người tìm vào bờ; là ngọn đèn cho những ai cần đèn, giường nằm cho những ai cần giường, thuộc hạ cho những ai cần thuộc hạ.

Nếu tôi không làm trọn lời nguyện của tôi bằng hành động, tôi sẽ là sai với tất cả chúng sinh. và dù số phận của tôi thế nào... Nếu tôi không nỗ lực ngay hôm nay, tôi sẽ gục ngã."

Bất kỳ ở đâu, Đại Thừa Phật Giáo cũng lôi cuốn một số đông tín đồ, có những nhà sư, triết gia và sinh viên. Cũng có một tổ chức tôn giáo có nhiều thần, có chùa, thầy tu và các cuộc lễ. Vẫn ham thích trở thành một nhà sư nếu có thể được nhưng cũng có nhiều cách để một cư sĩ tham gia tôn giáo. Có những nghi thức cho sự thờ phượng riêng và các thời kinh được hướng dẫn bởi các nhà sư. Một số hệ phái có những bài thuyết giảng và những âm điệu tụng niệm trong các thời kinh. Một số có những lớp học chủ nhật. Ở một vài nơi, Hội các thiếu niên Phật tử (Gia Đình Phật Tử) là nét đặc thù. Một số thành phố lớn tại Hoa Kỳ có những nhà thờ Phật, nơi đây bạn có thể thấy một số các hình thức thờ phượng mới.

Hầu hết Phật Tử Đại Thừa nhấn mạnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không phải chỉ là người đã sống vào một thời gian nào đó hay ở một nơi nào đó. Ngài nhiều hơn thế nhiều. Ngài khám phá ra chân lý bất diệt. Bất cứ lúc nào một người phụng thờ Đức Phật, tức người ấy thực sự phụng thờ Phật Tánh bất diệt mà Đức Cồ Đàm đã khám phá ra. Vạn vật không phải được sắp đặt đến mức khám phá này chỉ xuất hiện ở thời đại chúng ta. Phật Tử Đại Thừa tin có nhiều Phật ở các thời đại khác. Họ đang mong đợi sự thị hiện của Đức Di Lặc, Đức Phật vị lai ở thời đại kế tiếp. Tóm lại, họ nói về vô lượng Đức Phật, những Đức Phật đã khám phá ra chân lý cho con người ở mọi thời đại. Họ có cùng Phật tánh, cái có thể tìm thấy ỏ mọi người. Tất cả đều có thể đạt giác ngộ hay Phật Qủa. Nhiều người nói Bồ Tát là các Đức Phật của thời đại tương lai.

Có một khía cạnh khác trong Phật Giáo Đại Thừa khác hẳn những lý tưởng mà chúng ta đã khảo sát, được gọi là Thiền theo Trung Hoa và Zen ở Nhật Bản. Ở Nhật Bản có ngôi nhà thờ hoạt động dựa vào triết lý của nó nhưng chủ yếu nó là một trường phái về tư tưởng thích hợp với nhiều nhà sư. Thiền không nhấn mạnh bất cứ một ý tưởng nào về đấng cứu tinh, Thiên Đường Tây Phương, niềm tin hay thượng đế. Các triết gia Thiền nói rằng tất cả những ý tưởng và tu tập giống như cái vỏ cần phải phá vỡ ra nếu muốn ăn trứng. Người ta bám níu vào các ý tưởng và tu tập, quên đi điều họ muốn giải thích và trình bày. Bám níu vào ý tưởng giống như bám níu vào gió hay giữ gió trong hộp. Gió tránh bạn. Chân lý cũng giống như vậy, nếu bạn tự giới hạn vào một tư tưởng hay một hành động.

Đối với người Phật Tử Thiền, thầy giáo, sách vở, và kinh thánh chỉ là những lời gợi ý -- giống như ngón tay chỉ mặt trăng. Trẻ nhỏ thường nhìn vào ngón tay chỉ hơn là nhìn vào vật được chỉ. Hầu hết những người lớn cũng bận tâm nhiều đến cái chỉ hơn là đến cái được chỉ. Tâm, miệng, mắt, tai và tay cung cấp cho chúng ta ý kiến, cảm tưởng và hành động. Nhưng những thứ này chỉ là cách để mô tả hoặc trình bày điều đã xẩy ra cho chúng ta. Cái nguy hiểm là chúng ta bị ràng buộc vào ý kiến, ấn tượng và hành động, mà quên đi kinh nghiệm tạo ra chúng. Đó cũng giống như đặt quá nhiều giá trị vào khung hình hơn là vào cái hình được thiết kế để làm cho nổi bật. Hay cững giống như trân quý cái bìa sách và quên đi câu chuyện trong sách.

Người Phật Tử tu Thiền nói rằng bạn chỉ tìm thấy chân lý bằng kinh nghiệm chứ không phải nghĩ về chân lý hay nghe ai kể về kinh nghiệm của người ấy. Muốn hiểu ý nghĩa cuộc đời, ta phải sống, chứ không phải hình thành các lý thuyết về nó. Một hôm một đạo sư Thiền nổi tiếng muốn gây sửng sốt cho đệ tử của Ngài bằng cách ném tất cả tượng Phật vào lửa để căn phòng được ấm hơn. Đây là cái mà Thiền nói là mọi người phải làm với tất cả khái niệm của mình - đốt chúng đi để chúng không chứa đầy tâm ta quá mức. Phải đập tan mọi lý thuyết như đập tan thần tượng bằng đất sét. Người tu Thiền còn dạy rằng nếu nói đến chữ "Phật", phải súc sạch miệng mình.

Các đạo sư Thiền biết rằng bằng lời nói từ miệng không thể dạy chân lý, Chân lý chỉ có thể tìm thấy bằng kinh nghiệm. Khi người trẻ tuổi hỏi về Niết Bàn hay Phật, các đạo sư thiền thường trả lời với bất cứ gì họ thấy trong tâm tuy là ngớ ngẩn. Hay họ có thể dùng "phép đột khởi" mà đánh đệ tử. Họ hy vọng với câu trả lời bất thần như vậy khiến người đệ tử ngộ được. Họ thường nhắc các đệ tử là tập trung vào một vấn đề không mang lại câu trả lời vì chỉ làm cho tâm bạn bối rối trong việc suy nghĩ. Bạn phải sống cuộc đời điều độ và khả ái, tiếp tục các công việc hàng ngày, học cách đặt vấn đề, các ấn tượng và tư tưởng của bạn. Đột nhiên một ngày nào đó, bạn sẽ ngộ.

TẦM VƯỢT XA CỦA PHẬT GIÁO

Không một vùng đất nào trên thế giới lại thay đổi nhanh hơn Viễn Đông. Hoàn cảnh trong những xứ sở Phật Giáo đã thay đổi nhiều lần từ khi Đức Cồ Đàm triển khai lần đầu tiên câu trả lời về điều bí ẩn tại sao con người đau khổ. Cả Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa Phật Giáo đã chứng tỏ có thể thích ứng với những hoàn cảnh thay đổi và với những dân tộc khác nhau. Thế giới ngày mai sẽ phát triển từ thế giới hôm nay. Cho nên Phật Giáo chắc chắn sẽ tiếp tục là một ảnh hưởng thực sự trong đời sống của những nước láng giềng Viễn Đông của chúng ta. Đại Thừa Phật Giáo đang mở rộng ảnh hưởng bằng cách gửi các nhà truyền giáo tới những vùng đất mới vối niềm tin là điều Đức Phật khám phá ra có thể giúp đỡ hầu hết mọi người.

"Tại sao tôi không hạnh phúc?" Đức Phật gợi ý: vì bạn tràn đầy mong muốn, cho đến khi sự mong muốn là sự khát khao thì nó không thể thỏa mãn được dù bạn đã được thứ bạn muốn.

"Làm thế nào tôi có hạnh phúc?" Bằng cách chấm dứt mong muốn. Giống như ngọn lửa tắt khi không thêm dầu thêm vào, cho nên sự bất hạnh của bạn chấm dứt khi nhiên liệu của tham dục thái quá bị lấy đi. Khi bạn chiến thắng được lòng ích kỷ, những thói quen và hy vọng dại dột, hạnh phúc thực sự sẽ hiện ra.

-ooOoo-

Đầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05a | 05b | 05c | 06 | Bản Anh ngữ

 

Chân thành cám ơn Thượng tọa Thích Tâm Quang đã gửi tặng bản vi tính.
(Bình Anson, 05-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 26-05-2004