Những Tôn Giáo Lớn Trong Đời Sống Nhân LoạiDịch
giả: Thích Tâm Quang CHƯƠNG NĂM NHỮNG TÔN GIÁO XÊ-MÍT (SEMITIC) DO THÁI GIÁO 13. CHÚA TỂ LÀ MỘT Toàn thế giới biết đến người Do Thái. Cuộc đời nay đây mai đó mang họ đi khắp trái đất. Họ mang theo tôn giáo của họ mà hầu hết những người Do Thái trung thành mãnh liệt với tôn giáo của họ. Khi mặt trời lặn vào lúc bắt đầu lễ Sabbath, nhiều triệu người Do Thái bắt đầu ngày nghỉ và thờ phượng. Số người của họ không nhiều so với tổng dân số trên thế giới. Nhưng thành công mà người Do Thái đã tạo dựng trên thế giới lại rất rộng lớn và có ý nghĩa đáng kể. Do Thái Giáo là "tôn giáo mẹ" của cả Cơ Đốc Giáo và Hồi Giáo. Ba tôn giáo này là những tôn giáo chính của thế giới Tây Phương. Cơ Đốc Giáo và Hồi Giáo thừa hưởng những khái niệm tôn giáo, luân lý và tu tập từ Do Thái Giáo. Nếu một sử gia không lưu ý đến việc đóng góp của người Do Thái vào việc phát triển văn minh Tây Phương, thì sử gia ấy không thể viết về quá khứ của nó và hiểu biết hiện tại của nó. Do Thái không thuộc một giống người nào. Đời sống lang thang khắp trái đất của họ khiến cho việc này không thể xẩy ra. Hàng ngàn năm qua, họ là một nhóm các bộ lạc, gọi là Hê Brơ (Hebrews). Bây giờ từ "Do Thái" áp dụng đúng cho bất cứ ai là người có niềm tin Do Thái. Nói về mặt quốc gia, người Do Thái là người Đức, Ả Rập, Mỹ, và hầu hết mọi thứ người khác. Mặc dù quê hương dân tộc trải rộng, người Do Thái vẫn giữ được nhiều thời đại ý thức gần gũi nhau Họ đã làm việc này bằng cách thực hiện cẩn thận giới luật tôn giáo của họ. Họ đã làm việc này do nhấn mạnh có một mục đích duy nhất chân lý mà họ gọi là Shema: "Hãy nghe đây này người Do Thái, Vị Chúa tể Thượng Đế chúng ta, Chúa tể là Một". Đây là điểm chính yếu trong mỗi khóa lễ tôn giáo Do Thái. Hơn thế nữa, nó là điểm mấu chốt của Do Thái Giáo. MỘT THƯỢNG ĐẾ Những người Hebrews thời cổ tìm cách hiểu ý nghĩa và mục đích cuộc đời, giống như những nhà hiền triết cổ Ấn Độ và Trung Hoa. Vì băn khoăn đó, người Hebrews từ lâu cảm thấy sự quan hệ đặc biệt với trung tâm vũ trụ. Truyền thống Do Thái nói người ấy là Abraham. Abraham tin vào thượng đế riêng. Ngài đặc biệt quan tâm đến số phận và mơ ước của mình. Người Do Thái vẫn tôn kính người huyền thoại này như người cha dân tộc. Những người khác tiếp nhận niềm tin của Ngài và tìm thấy trong đó những câu trả lời cho những câu hỏi riêng của họ về thế giới. Cuối cùng, xuất hiện một nhân vật vĩ đại, Moses. Ngài làm rõ ràng và sáng tỏ khái niệm về một thượng đế riêng. Ngài tin rằng thượng đế đã đồng ý đặc biệt với Abraham và với tất cả những người nối dõi. Những người này đã hứa trung thành và tận tâm. Đổi lại, Thượng Đế tạo cho họ một quốc gia hùng mạnh. Dân Do Thái theo truyền thống vẫn tin rằng Thượng Đế đã tiết lộ những qui luật lệ của đời sống cho Moses tại Núi Sinai. Họ coi Moses là người sáng lập ra tôn giáo của họ. Họ công nhận Moses có công cho họ những thâu thập quan trọng về những luật lệ tu tập, đối xử và ăn uống theo tôn giáo. Moses là nhà lãnh đạo được Thượng Đế chọn để giải thoát người Hebrews khỏi sự nô lệ ở một nước xa lạ thành đất của chính họ. Những niềm tin như vậy căn cứ vào chuyện cổ tìm thấy trong Sách Genesis (Cuốn "Chúa Tạo Ra Thế Giới") và Exodus (Sự rời khỏi Ai Cập của người Do Thái). Như nhiều học giả Do Thái lúc nào cũng sẵn sàng lưu ý, những chuyện này không thể được cho là lịch sử theo nghĩa đen. Những huyền thoại này cuối cùng được viết lại sau nhiều thế kỷ tồn tại trong ký ức của người Hebrews, những người đã kể lại chúng hết từ thế hệ này đến thế hệ khác. Những huyền thoại cho thấy lúc đầu Thượng Đế là một thượng đế thuộc bộ lạc, người bảo vệ và ân nhân của người Hebrews, con cháu Abraham. Thượng Đế được biết đến và được thờ phượng bởi Abraham, người con Isaac và người cháu Jacob sau này được gọi là Israel (Do Thái). Dần dà Người Hebrews - Do Thái tin chắc thượng đế bộ lạc ấy chỉ là một Thượng Đế duy nhất của tất cả sáng tạo. Đương nhiên, tiến trình này mất nhiều thời gian hết thế kỷ này đến thế kỷ khác, qua những thời kỳ của những nhà lãnh đạo lớn người Hebrews -- những người cha bộ lạc, Moses, David và những hoàng đế khác, Isaiah và phần còn lại của các nhà tiên tri. Dần đà dân chúng đạt đến một quan niệm toàn diện có lẽ đã không có lúc khởi thủy khi còn là những bộ lạc lang thang nay đây mai đó. Nhưng bây giờ, qua 2500 năm, sự khẳng định quan trọng nhất của Do Thái Giáo đã là: "...Vị Chúa tể Thượng Đế của chúng ta, Vị Chúa tể là Một." Sự phát triển thờ phượng một Thượng Đế phản ảnh những kinh nghiệm và tính khí độc đáo của người Do Thái. Trong đường lối riêng, họ đi đến kết luận mà tất cả những tôn giáo hiện tiền ngày nay chia sẻ: nằm dưới sự đa dạng vô tận mà chúng ta thấy trong đời sống là một mục tiêu, một thực tại. Đ ã từ lâu, Người Do Thái thấy chẳng có gì quan trọng trong việc thảo luận về bản chất của Thượng Đế. Thượng Đế hiện hữu, Ngài là Một, Ngài là thực tại. Cả đến ngày nay, không có lấy một tín ngưỡng mô tả những đặc tính của Thượng Đế. (Chân lý) Shema là đủ.Tuy nhiên một số giáo sĩ Do Thái và triết gia đã lưu ý đến việc mô tả những đức tính của Thượng Đế dù rằng không một người Do Thái nào đã từng đòi hỏi xác nhận khái niệm này. Thượng Đế ngay thẳng. Ngài là Đấng Sáng Tạo. Ngài là tinh thần. Thượng Đế là người sẵn sàng giúp đỡ con người, cung cấp phương tiện cho con người có thể tự cứu mình khỏi những hạn chế của ngu muội và tội lỗi. Thượng Đế đã tạo ra con người như con Ngài; bởi vậy, họ phản ảnh bản chất của Ngài. CHÍNH TRỰC Không một người Do Thái nào có thể nói là yêu Thượng Đế, trừ phi người ấy có quan hệ thương yêu với người láng giềng. Người láng giềng gồm cả người thuộc chủng tộc khác hay người lạ trên đất nước của mình, người xa lạ này được đối xử như người Do Thái đối xử với người đồng chủng. Hơn thế nữa, người Do Thái được đòi hỏi phải làm:"... thương yêu người láng giềng như thương yêu chính mình". Sau đó rất lâu khi điều này được viết ra, một người nào đó đã đưa ra thách thức tới giáo sĩ nổi tiếng Hillel sống và dạy học vào cùng thời với Jesus. Người thách thức đòi giáo sĩ hãy nói tất cả những gì quan trọng về Do Thái Giáo trong khoảng thời gian một con người có thể đứng bằng một chân. Giáo sĩ Hillel tuyên bố:"Cái có hại cho ngươi, không có hại cho người láng giềng. Đây là toàn bộ học thuyết. Phần còn lại chỉ là lời dẫn giải. Bây giờ hãy tiến lên và học hỏi". Ngay thẳng quan trọng đối với người Do Thái đến nỗi chúng ta có thể nói người Do Thái có hai mối quan tâm giống nhau -- tính chất duy nhất của Thượng Đế và tính ngay thẳng của con người. Không khó khăn gì đối với con người khi đi theo luật lệ và ý Thượng Đế. Được tạo ra theo hình ảnh của Thượng Đế, chúng ta có khả năng tự nhiên học hỏi về điều thiện. Người Do Thái nói rằng không làm được điều phải, là chối bỏ bản chất của chính bạn. LUẬT LỆ Thường thường người Do Thái coi Thượng Đế như người đưa ra luật cho dân tộc họ. Luật lệ mà Thượng Đế ban ra được gọi là Torah, có nghĩa là lời "giáo huấn". Torah gồm có năm cuốn đôi khi được gọi là Pentateuch (Năm quyển đầu của Kinh Cựu Ước). Những cuốn này là Genesis (Chúa Sáng Tạo Ra Thế Giới), Exodus (Sự Rời Khỏi Ai Cập), Leviticus (Phép Tắc của Tu Sĩ), Numbers (Kinh Điển Do Thái và Cơ Đốc), và Deuteronomy (Luật Moses và Chuyện Kể). Tất cả những người Do Thái đều được khuyến khích nghiên cứu những cuốn sách ấy. Toàn bộ Torah thường được đọc đều đặn mỗi năm trong những giáo đường Do Thái, và một phần trơng mỗi lễ Sabbath. Torah chứa đựng những huyền thoại về nguồn gốc của chính nó. Theo những huyền thoại này, Thượng Đế trao Luật cho Moses tại núi Sinai, trong khi người Hebrews cắm trại tại vùng hoang dã sau khi thoát khỏi Ai Cập. Tại đây người Hebrews khẳng định lại với Thượng Đế, hứa tuân theo luật của Ngài. Truyền thống kể thêm rằng Thượng Đế nói về Mười Điều Răn mà người ta tìm thấy ở Chương hai mươi trong Exodus. Có rất nhiều điều răn, chắc chắn là hơn sáu trăm cả thảy. Những điều răn nói về nhiều đề tài: chế độ ăn uống, tội ác và hình phạt, tu tập, ngày lễ, và sự quan hệ của con người. Nhiều người Do Thái là những người đầu tiên khẳng định những luật này không thể được làm cùng một nơi và một lúc. Thực tế họ có một tập sưu tầm về luật mà người Hê Brơ - Do Thái trình bày có hệ thống một thời kỳ nhiều năm cùng chung sống. Trong Kinh Thánh Do Thái, phần hai được gọi là "Những nhà Tiên Tri". Nhiều người tin rằng đỉnh cao của tư tưởng và hiểu biết Do Thái đã đạt được trong giáo huấn của những nhà tiên tri. Những nhà tiên tri không nói trước tương lai; họ "có nói" cho Thượng Đế. Trước nhất họ là phát ngôn viên cho Thượng Đế, cảnh báo những hậu quả tàn khốc nếu ý Thượng Đế không được tuân theo. Chính những nhà tiên tri này cố gắng trình bày cho người dân thấy sự tận tâm với Thượng Đế không chỉ nằm trong việc đi theo luật trong chi tiết nhỏ nhất. Tại sao con người phải bận tâm về về việc tuân thủ chi tiết hơn sáu trăm luật? Sự tận tâm nằm trong việc gìn giữ tinh thần của Luật. Theo Isaiah, đây là thuộc tính của người đã cân nhắc tinh thần của luật. Đó là:
Nhà tiên tri Micah rút gọn những luật lệ quan trọng thành ba trong lời tuyên bố nổi tiếng về nhiệm vụ tinh thần của một người:
Với Amos, (nhà tiên tri người Hê Brơ ở thế kỷ 8 trước Công Nguyên), tinh thần của Luật là: "Hãy tìm Chúa, Bạn có thể sống". Tuy vậy Chương Ba của Kinh Thánh Do Thái ai cũng biết là "Những Tác Phẩm". Nó gồm có những sách sử kể lại những cuộc phiêu lưu của người Hê Brơ-Do Thái và hiểu biết thế giới ngày càng tăng của họ. Nó cũng gồm có những bài thánh ca và những tập thi văn khác. Trong khi những thứ này không được coi là Luật căn bản như năm cuốn đầu, chúng vẫn nằm trong tinh thần của Luật. Những người Do Thái đương đại không chỉ dựa vào ba chương này trong tác phẩm thiêng liêng của họ. Có một số tác phẩm khác không phải là một phần của Thánh Kinh, nhưng được tôn thờ sau Kinh Thánh. Đó là Talmud. Talmud trên thực tế chính là sự mở rộng của Torah được viết trong nhiều thế kỷ sau khi các tác phẩm khác được hoàn tất. Talmud xuất hiện để đáp ứng những điều kiện mà người Do Thái phải đương đầu trong những thời kỳ sau này. Khi chỗ ở và môi trường chung quanh thay đổi, nhu cầu tôn giáo và văn hóa thay đổi. Luật lệ gia tăng vì nhu cầu mới. Những điều này được truyền miệng từ thế hệ này đến thế hệ kia. Thỉnh thoảng, những giáo sĩ có học thức bình luận về những luật truyền khẩu này và những luật thành văn trước đó, tìm cách giải thích lại chúng vì thời buổi thay đổi. Do sự bình luận không ngừng như vậy về truyền thống quá khứ và những luật dưới ánh sáng của tình thế mới, Luật của Do Thái Giáo vẫn còn tồn tại. Người Do Thái đương đại có thể thích nghi một cách sáng tạo trước những đòi hỏi không bao giờ tưởng tượng được bởi Moses hay những bậc thầy lớn khác thời thượng cổ. PHẬN SỰ CỦA NGƯỜI DO THÁI Truyền thuyết cổ về sự đồng ý đặc biệt giữa Thượng Đế và người Hê Brơ đã làm nhiều người Do Thái tin là Thượng Đế đã chọn họ là những người được ưa chuộng hơn tất cả các dân tộc khác trên trái đất. Họ cảm thấy họ có đặc quyền, và một số coi những dân tộc khác như hạ cấp. Tuy nhiên, những vị thầy sau này đã giải thích khái niệm "chọn lựa" theo một cách khác. Họ nói rằng người Do Thái được chọn lựa để phụng sự Chúa và dạy người khác về một Thượng Đế của tất cả thế giới. Vẫn còn có một số Do Thái khăng khăng nghĩ về tính độc quyền. Điều này khiến các nhà tiên tri rất quan tâm. Hãy nghe một nhà tiên tri xa xưa cố sửa chữa những khái niệm lầm lẫn của họ:
Một nhà tiên tri vô danh trình bày Thượng Đế của họ là Thượng Đế của tất cả các dân tộc. Nhà tiên tri này trích dẫn lời Thượng Đế nói: "Diễm phúc thay Ai Cập dân tộc của ta, và Assyria tác phẩm của bàn tay ta, và Do Thái di sản của ta". Nhiều người Do Thái thời ấy cho rằng toàn bộ cuốn Jonah chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và khái niệm "dân tộc được chọn lựa" Lúc nào cũng có nhiều người Do Thái hành động theo sự nhấn mạnh của những nhà tiên tri. Những người Do Thái này không bao giờ tin họ là những người được chọn lựa một cách thiêng liêng hơn các dân tộc khác. Có người Do Thái truyền thống khoan dung với những tín đồ tôn giáo khác. Tính kiên nhẫn và sự chịu đựng của họ trong vấn đề tôn giáo rất gần gũi với quan điểm của người Ấn Giáo và Phật Giáo thành thật. Về khái niệm Thương Đế và Luật của họ, người Do Thái tìm thấy giá trị quý nhất của họ. Vì những điều ấy, họ cảm thấy được nhiều may mắn. Nhưng hầu hết không tin rằng sự phù hộ chỉ dành riêng cho họ. Những người khác cũng tìm thấy giá trị trong ý niệm của riêng họ, và người Do Thái chấp nhận khác biệt này cho thêm phong phú. Về phần họ, người Do Thái không mong muốn thuyết phục người khác về tôn giáo của họ. Đó không phải là cách cứu rỗi. Đó là lối sống. Và tuy có nhiều người đổi sang Do Thái Giáo, nhưng người Do Thái không bao giờ tích cực trong công việc đổi đạo người khác. VƯƠNG QUỐC CỦA THƯỢNG ĐẾ Người Do Thái bao giờ cũng quan tâm đến tính ngay thẳng. Họ không bao giờ cảm thấy chính phủ hay đoàn thể như người ta biết về chúng, tốt bằng họ. Cho nên người Do Thái hy vọng sau này mọi người sẽ ngay thẳng và gia đình và xã hội sẽ phản ảnh tính ngay thẳng đó. Theo truyền thống những người Do Thái gọi thời tương lai này là "Vương Quốc của Thượng Đế". Sẽ đến lúc luật ngay thẳng của Thượng Đế mở rộng khắp thế giới. Những người Do Thái hiện đại và truyền thống có ý kiến khác nhau về việc điều đó sẽ đến như thế nào và điều đó sẽ là gì. Người Do Thái truyền thống vẫn nhắc tới Messiah, Đấng Cứu Tinh được chọn bởi Thượng Đế để đưa vào Vương Quốc này vì con người cho đến nay không thể làm việc đó một mình được. Những người Do Thái phóng túng thích nghĩ rằng mỗi người là một đấng cứu thế, người này làm bất cứ gì có thể để thúc đẩy sự nghiệp về tính ngay thẳng tiến bộ. Dần dần, Vương Quốc này sẽ tới. Niềm hy vọng của người Do Thái và Thiên Chúa Giáo về một trật tự đạo đức thế giới rất giống nhau -- dù rằng chúng được diễn đạt bằng những từ ngữ khác nhau. Và những người Do Thái tuyên bố rằng điều đó sẽ là cho tất cả mọi người vì họ tin rằng sự ngay thẳng của mọi quốc gia góp phần trong thế giới tương lai. Quan tâm nhiều đến cách sống đúng hiện nay và làm cho thế giới tốt lên của người Do Thái đã giảm bớt lo lắng về đời sống bên kia thế giới. Ngay trong số những người Do Thái cũng có những người không đồng ý về vấn đề này. Một số người Do Thái truyền thống vẫn tin vào đời sống bên kia thế giới gồm có thưởng phạt, phục sinh và tính vĩnh viễn trong Thiên đường hay Địa ngục Những người Do Thái phóng khoáng hơn lại không coi những đức tin này là quan trọng. Dù họ tin rằng đặc tính của cá tính (hay linh hồn) không thể chết, nhưng họ cũng không cần lo tạo ra những lý thuyết về việc ấy. Đối với họ, cuộc đời này là cách sống, cái đó mới chính là quan trọng. Làm điều phải ngay bây giờ có giá trị hơn là tin vào cái gì. Nhiều người Do Thái cảm thấy hối cải và những hành vi tốt trong một giờ ở thế giới này còn tốt hơn là toàn bộ đời sống ở thế giới tương lai. MIỀN ĐẤT HỨA Người Do Thái được thế giới biết đến là nhừng người nay ở chỗ này mai ở chỗ khác. Hơn hai ngàn năm trước đây, những biến chuyển trên thế giới khiến họ không có một ngôi nhà vĩnh viễn và họ bị đẩy đi lang thang trên trái đất. Bất kỳ họ định cư nơi nào, họ vẫn tiếp tục truyền thống của họ và sự thờ phượng Thượng Đế. Thường thường họ cùng nhau sống trong cộng đồng của họ, để họ có thể duy trì tốt hơn những ngày lễ và những luật lệ về chế độ ăn uống. Người khác thấy người Do Thái sống khác và đôi khi khó hiểu. Những dị biệt khiến một số người phàn nàn, và thậm chí ngược đãi người Do Thái. Người Do Thái đã bị đối xử rất khắc nghiệt bởi những người láng giềng hơn bất cứ một tôn giáo nào khác. Đặc biệt người Thiên Chúa Giáo kết tội người Do Thái đã giết chết Đức Jesus -- và đã phạm tội ngược đãi như vậy. Đến tận ngày nay, có những nhà lãnh đạo không đắn đo biến người Do Thái trở thành kẻ dơ đầu chịu, gây hận thù đối với người Do Thái. Tại sao người Do Thái lại bi cư xử như thế là một vấn đề nghiêm trọng vẫn còn liên quan đến những người học lịch sử, xã hội học, nhân chủng học, và tôn giáo. Họ buộc phải chịu sự cô lập, và sự ngược đãi bởi láng giềng qua nhiều năm khiến người Do Thái phải dựa vào lẫn nhau và dựa vào truyền thống nhiều hơn. Hơn hai ngàn năm, họ đã nhớ lời hứa xa xưa của Thượng Đế về mảnh đất phải là của họ. Đó là huyền thoại về miền đất hứa được tìm kiếm bởi những người Hê Brơ bỏ Ai Cập dưới sự lãnh đạo của Moses. Mảnh đất này đã một thời gian là của họ, nhưng đã bị xâm chiếm bởi hết quốc gia này đến quốc gia khác, chỉ để rồi cuối cùng bị đuổi ra khỏi miền đất này. Nhiều người Do Thái vẫn tiếp tục hy vọng một lần nữa đất của Palestine sẽ là của họ. Để giúp mang hòa bình cho mảnh đất tranh chấp gây ra bạo động giữa những người Do Thái cực đoan nhất gọi là Zionist (người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái), và những kẻ thù truyền kiếp của của họ, người Ả Rập, vào năm 1948 Liên Hiệp Quốc chấp thuận chia một phần Palestine cho Do Thái và một phần Jordan cho người Ả Rập. Đương nhiên, những biên giới độc đoán này đã không thể giải quyết hoàn toàn sự thù địch lâu đời, trở nên phức tạp hơn bởi sự kiện cả hai quốc gia đều tuyên bố Jerusalem là của mình, thành phố thần thánh của Hồi Giáo, cũng như Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo. Liên Hiệp Quốc chấp thuận nghị quyết quốc tế hóa thị xã này nhưng không được Do Thái lẫn Jordan ủng hộ. Rồi, thành phố này vẫn cón là mảnh đất bị phân chia. Lý do để cay đắng hơn là nhiều người Do Thái phải bỏ nhà trên phần biên giới Jordan, và nhiều người Ả Rập phải di chuyển từ phần đất Do Thái khi vùng này bị chia cắt. Hiện nay hồ như có một sự hòa bình không thân thiện giữa các quốc gia; nhưng căng thẳng càng sâu xa. Do Thái đã mở cửa cho tất cả những người Do Thái trên thế giới. Tuy nhiên có thể còn quá sớm để thấy điều gì sẽ ảnh hưởng đến Do Thái Giáo đã từ bao thế kỷ dài không có quê hương cho chính mình. Nhiều người Do Thái không coi quốc gia mới thực sự quan trọng đối với tôn giáo, vì họ tin rằng đời sống tôn giáo của họ có thể sống được ở bất kỳ nơi đâu mà họ là người biết mình. Sự thờ phượng Do Thái không dựa vào tổ quốc. GIÁO ĐOÀN DO THÁI Không có một nhà lãnh đạo trung tâm nào trong Do Thái Giáo. Mỗi giáo đoàn đều tự trị. Giáo sĩ là những cư sĩ - không phải là thầy tu. Các giáo sĩ dạy dân và cố gắng làm sáng tỏ Luật. Giáo sĩ không nói với Thượng Đế hộ người dân. Dân chúng là các thầy tu của chính họ, họ thờ phượng Thượng Đế cho chính họ. Trong một thời gian dài, tất cả những người Do Thái đều là "chính thống" nghĩa là họ đều tuân theo những luật lệ ghi trong kinh thánh theo sự hiểu biết và khả năng tốt nhất của họ. Nhưng những sức ép và thay đổi trong đời sống hiện đại đã làm điều đó ngày càng khó khăn. Một số tin là nhận thức thế giới hiện đại đòi hỏi thay đổi biểu hiện cá nhân trong tu tập tôn giáo. Cho nên, ở thời đại tương đối hiện đại, nhiều người Do Thái đã rời bỏ những giải thích nghiêm ngặt về niềm tin, luân lý, và cách tu tập của cha ông. Do Thái Giáo Chính Thống: Những ai vẫn cố gắng trung thành với truyền thống cổ để được giải thích một cách nghiêm ngặt, được coi là người Do Thái "Chính Thống". Họ coi toàn bộ kinh Torah đã được thôi thúc một cách tuyệt diệu và được tiết lộ bởi Thượng Đế cho Moses. Họ giữ tất cả những luật của Moses, gồm có những hạn định về ăn uống và những hạn chế nghiêm ngặt trong lễ Sabbath. Họ dùng tiếng Hebrews trong tất cả những buổi lễ tại giáo đường Do Thái. Những trường học đặc biệt do họ hỗ trợ dạy con cái họ về lịch sử Do Thái và nguồn gốc của tiếng Hebrew. Nhiều người Do Thái Chính Thống vẫn trông chờ Messiah đích thân xuất hiện. Do Thái Giáo Bảo Thủ: Những người Do Thái "Bảo Thủ" là những người tôn trọng và tôn kính Torah, nhưng họ tin vào sự giải thích Torah qua sự nghiên cứu uyên bác thời hiện đại về kinh thánh để hiểu rõ hơn. Họ tin rằng tiếp tục dạng thờ phượng truyền thống là quan trọng với sự dùng tiếng Hebrew trong các buổi lễ. Vào ngày lễ Sabbath, họ chỉ làm việc thật cần thiết, và họ cố gắng làm cho nó trở thành ngày cầu nguyện. Do Thái Giáo Cải Cách: Một phong trào hiện đại của Mỹ Quốc đã lôi cuốn nhiều người Do Thái vào xứ này. Đó là Do Thái Giáo Cải Cách và nó là kết quả của sự cố gắng áp dụng Do Thái Giáo vào đời sống Tây Phương ở thế kỷ hai mươi này. Những người Do Thái Giáo cải cách đọc Kinh Torah với sự đánh giá chân lý của nó như đã được xác định bằng sự đồng ý với lẽ phải và kinh nghiệm. Toàn bộ truyền thống của dân tộc là điều họ kính trọng. Sự thờ phượng cũng giống như các nhà thờ Thiên Chúa Giáo Tin Lành. Các gia đình cùng nhau ngồi trong các buổi lễ gồm nhạc đàn ống và các đội hợp ca, với nghi thức tế lễ bằng tiếng Hebrew, nhưng thuyết giảng bằng Anh ngữ. Cả trai lẫn gái đều được làm lễ kiên tín. NHỮNG BÀI HỌC CỦA DO THÁI GIÁO Những bậc thầy lớn của Do Thái Giáo đã góp phần to lớn vào tư tưởng tôn giáo của con người. Họ dạy thương yêu Thượng Đế và cùng đi với người đồng loại. Đời sống là một giống như Thượng Đế chỉ có một. Tự do, phẩm giá, và trách nhiệm của mỗi người có gốc rễ ở chính bản chất của vũ trụ. Bởi vậy chắc chắn là, nếu đời sống của ta được đáp ứng thỏa mãn thì ta phải thương yêu người láng giềng như chính mình. Có được điều này là do thương yêu Thượng Đế "với tất cả tâm ý, với tất cả linh hồn, và với tất cả những gì mà bạn có thể". Người Do Thái tán thành là chúng ta không thể biết câu trả lời cuối cùng về những điều huyền bí của đời sống và Thượng Đế. Nhưng người Do Thái tuyên bố rằng trong cái thiện của các lối sống ngay thẳng, cái thiện của Thượng Đế được biết như sau: Ôi lạy Chúa, làm sao chúng tôi có thể biết Người? Nơi đâu tôi có thể tìm thấy Người? Người gần gũi với chúng tôi như hơi thở nhưng Người cũng xa chúng tôi hơn ngôi sao tít đàng xa. Người huyền bí như sự tịch mịch mênh mông trong đêm trường nhưng Người cũng thân thuộc với chúng tôi như ánh sáng mặt trời. Đối với nhà tiên tri thời cổ, Người không nói: Người không thể nhìn thấy mặt tôi, nhưng tôi sẽ làm cho tất cả điều thiện của tôi đến trước mặt Người. Dù vậy Người làm cho điều thiện đến trước chúng tôi trong lĩnh vực của thiên nhiên và trong hàng loạt kinh nghiệm về đời sống của chúng tôi. Khi công lý bừng cháy giống như ngọn lửa mãnh liệt trong lòng chúng tôi, khi tình thương yêu đem lại sự sẵn sàng hy sinh của chúng tôi, và để đánh giá thật đầy đủ sự tận tâm quên mình khi chúng tôi tuyên bố niềm tin của chúng tôi vào chiến thắng cuối cùng của chân lý và công bình, chúng tôi không cúi chào trước vẻ đẹp lạ thường về điều thiện của Người? Người sống trong tâm chúng tôi như Người đã tỏa khắp thế giới và chúng tôi bằng sự ngay thẳng chiêm ngưỡng sự hiện diện của Người. 14. LỄ HỘI VÀ NGÀY THÁNH Người Do Thái luôn luôn trân quý truyền thống của họ. Nhiều tập tục gia đình và tôn giáo có ý nghĩa nhất tập trung vào các lễ hội và ngày thánh. Lễ Sabbath. Vào lúc hoàng hôn chiều thứ Sáu, những cây nến được thắp sáng trong hàng triệu nhà người Do Thái trên khắp thế giới. Đó là dấu hiệu quy tụ gia đình và lễ Sabbath bắt đầu với hai mươi bốn giờ thờ cúng và nghỉ ngơi. Khi người cha và những đứa con trai lớn trở về sau buổi lễ tại các giáo đường Do Thái, có những nghi thức gia đình đặc biệt về việc tạ ơn Chúa và cầu nguyện. Họ quây quần ăn bữa cơm ngon nhất và hạnh phúc nhất trong tuần, thường thường dùng bữa với một số khách mời về nhà sau buổi lễ tại giáo đường. Buổi sáng hôm sau toàn thể gia đình tham dự buổi lễ tại giáo đường, nam giới và những con trai ngồi tại phòng hội họp, phụ nữ và con gái đi vào hành lang dành cho phụ nữ. Buổi lễ thay đổi tùy theo giáo đoàn. Thường thường, nó gồm có cầu Kinh Torah và hát những bài thánh ca được chỉ huy bởi người lĩnh xướng, một cư sĩ Do Thái có tài về việc này. Có những lúc dành cho những lễ cầu kinh và đọc kinh Torah. Cũng có thể có bài thuyết giảng của giáo sĩ. Sau khi trở về nhà, người Do Thái nghỉ ngơi theo cung cách tùy thích của mỗi người, mặc dù người Do Thái Giáo Chính Thống có nhiều hạn chế về làm việc, chơi, và đi lại. Vào buổi chiều, người đàn ông và con trai trở lại giáo đường để đọc kinh và thảo luận. Người Do Thái Chính Thống trù liệu rất cẩn thận cho ngày này, việc nấu nướng và làm vệ sinh phải hoàn tất trước ngày lễ Sabbath. Người Do Thái Bảo Thủ chỉ làm những công việc cần thiết, và Người Do Thái Cải Cách dành ngày này làm một ngày nghỉ ngơi và thờ cúng, không có giới hạn đặc biệt nào cho những hoạt động của họ. Tối đến, gia đình lại quy tụ để ghi nhớ mục đích của Lễ Sabbath và bắt đầu tuần lễ mới. Đã rất nhiều năm, Sabbath đã là một trung tâm đặc biệt trong đời sống gia đình người Do Thái. Tập tục thời đại cổ sử dụng một ngày trong bẩy ngày để nghỉ ngơi và thờ phượng là một đóng góp to lớn mà người Do Thái cống hiến cho thế giới. Điều đó từ lâu đã được chia sẻ bởi những người Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo -- dù những ngày khác đã được chọn cho mục đích này. Lúc đầu, lễ Sabbath Do Thái là một lý tưởng mới đối với quảng đại quần chúng làm việc cực nhọc nhiều giờ ngày này qua ngày khác không có ngày nghỉ cuối tuần và nghỉ lễ. Người Do Thái được yêu cầu cử hành lễ Sabbath và giữ nó trong sạch, cho bất cứ ai cần sự nghỉ ngơi và thay đổi như vậy. Có thể là kế hoạch xen kẽ đều đặn hàng tuần giữa nghỉ ngơi và hoạt động, giữa làm việc và lễ bái, đóng góp nhiều vào sự thành công của người Do Thái trong nhiều lãnh vực. Trong mười điều răn, người Do Thái được nhắc nhở về tấm gương của Thượng Đế: "...trong sáu ngày, Chúa tạo ra thiên đàng, trái đất và biển, cùng với tất cả những gì trong đó, nhưng nghỉ vào ngày thứ bẩy: đó là cách Chúa đến ban phước lành vào ngày thứ bảy và làm nó trở thành thiêng liêng. Điều này tăng thêm tầm quan trọng của tôn giáo đối với nhu cầu nghỉ ngơi. Những giáo sĩ uyên bác dạy rằng lễ Sabbath phải phục vụ nhu cầu cho con người cũng như của Thượng Đế. Đối với người Do Thái, đời sống con người bao giờ cũng là mối quan tâm lớn lao hơn là phép tắc trừu tượng. Rosh Hashonah: Năm Mới. Vào tháng thứ bẩy của lịch Do Thái, người Do Thái dành một thời gian dài để suy xét và sám hối. Ngày bắt đầu năm mới được tổ chức trọng thể tại giáo đường với tù và thổi, gọi là shofar. Âm thanh này mở ra đợt thời gian mười ngày cho người Do Thái kiểm điểm lại đời họ và tìm sự tha thứ cho các lỗi lầm của mình. Vì lịch Do Thái căn cứ vào chu kỳ mặt trăng chứ không phải mặt trời, cho nên chính xác ngày này thay đổi từng năm. Rosh Hashonah có thể đến sớm vào tháng Chín hay đầu tháng Mười. Đối với hầu hết người Do Thái, giai đoạn mười ngày này là thời gian phán xét. Truyền thống cổ nói rằng trong thời gian này, Thượng Đế quyết định ai sẽ sống, ai sẽ chết; ai sẽ được nghỉ ngơi, ai sẽ phải lang thang; ai sẽ được an ổn, ai sẽ bị phiền nhiễu; ai sẽ trở nên nghèo khó và ai sẽ trở nên giàu có; ai sẽ bị sa sút, và ai sẽ được đề cao. Truyền thống cổ xa xưa hơn nói Rosh Hashonah là ngày Thượng Đế viết Thiên Phán Xét vĩ đại ghi hồ sơ cuộc đời mỗi người. Mười ngày cho người ta thời gian suy nghĩ về cuộc sống của mình và những gì có thể làm được về đời sống. Mười ngày này cho người ta thời gian và cơ hội thấy những lỗi lầm của mình và cố gắng sửa chữa những lỗi lầm này. Mười ngày thật trang nghiêm vào những ngày lễ thần thánh. Người Do Thái truyền thống tin rằng người ta có thể thay đổi được hồ sơ trong Thiên Phán Xét nếu thành thực, tử tế, và ăn năn sám hối đủ. Họ tin là Thiên Phán Xét sẽ đóng lại vào lúc kết thúc mười ngày. Đỉnh điểm của lễ tiết năm mới l à Yoni Kippur, ngày thứ mười của năm mới. Nó bắt đầu vào lúc mặt trời lặn (như tất cả những ngày lễ Do Thái) và tiếp tục trong 24 giờ. Theo truyền thống, những người Do Thái trưởng thành không ăn uống vào ngày này. Họ dành tất cả thì giờ vào việc suy tư và cầu nguyện. Có một khóa lễ trang trọng tại giáo đường mà người Do Thái nào cũng cố gắng tham dự. Buổi lễ bắt đầu với giai điệu luôn âm vang trong đầu, bài ca Kol Nidre. Đó là sự cầu xin thoát khỏi những lời nguyện tôn giáo không giữ được -- nhắc đến những ngược đãi mà người Do Thái bị đau khổ không biết bao lần trong tay những người không phải là Do Thái. Chấm dứt lễ Yoni Kippur cũng lại bằng tiếng tù và thổi. Nó có ý nghĩa là đóng lại Thiên Phán Xét cho đến năm sau.Khái niệm về Thiên Phán Xét và Thượng Đế với tư cách là Quan Tòa vĩ đại cũng được thấy ở các tôn giáo khác. Và người Do Thái, giống như những dân tộc khác, đã giải nghĩa truyền thống theo nghĩa đen. Hoặc họ có thể giải nghĩa theo ý nghĩa tinh thần và cá nhân sâu xa. Đôi khi họ gọi là "Những Ngày Kinh Sợ" là những ngày mà người Do Thái hỏi những vấn đề quan trọng về đời sống và tiếp tục phát triển tinh thần. Do Thái Giáo không đưa ra cho tín đồ những câu trả lời dễ dãi trước những vấn đề tôn giáo. Thay vì, Do Thái Giáo khuyến khích họ tự vấn và tìm ra cách sống tốt đẹp hơn. Người Do Thái không được dạy bảo rằng nhân loại căn bản là tội lỗi hay những nhu cầu bình thường và lợi ích là sai. Không có thầy tu hay nữ tu sĩ trong Do Thái Giáo. Thay vì, người Do Thái nhấn mạnh cái đẹp tuyệt vời của đời sống gia đình. Trong dịp năm mới, người Do Thái được khuyến khích suy nghĩ về mối quan hệ với những người khác. Họ đã hành động bằng tình thương yêu chân thật và công bằng không? Họ đã khiêm nhường, nhớ đến những giới hạn của mình chưa? Họ có cần xin tha thứ cho những tội lỗi gây ra cho người đồng hương không? Những hành động thương yêu-khả ái là những phương tiện tốt nhất để đền bù. Như những giáo sĩ nói, "Ai có tội phải thú nhận và ngại ngùng làm như vậy, hãy để cho người đó đi và làm điều thiện và họ sẽ tìm được sự tha thứ". Trong khóa lễ Yoni Kippur, một số tiết được đọc từ cuốn của Isaiah. Những tiết này vạch rõ cho người Do Thái đi lễ rằng trọng tâm của tôn giáo là sự quan tâm thương yêu người khác:
Lễ Succos: Tabernacles. Một trong những ngày lễ Do Thái vui nhất là lễ Succos, lễ này đến vào mùa gặt, khi những cây nho nặng trĩu trái nho, và những hạt lúa chín vàng đầy đồng. Đó là ngày hội tạ ơn, kéo dài chín ngày. Nó nhắc nhở người Do Thái thời điểm phải rời khỏi Ai Cập khi họ bắt buộc phải sống trong những chòi nhỏ (gọi là succos) ở dọc đường. Người Do Thái thường làm mô hình những chòi này cũng được gọi là tabernacles Họ trang hoàng những cái chòi này bàng hoa, quả và cành cây để tưởng nhớ đến lòng bao dung của Thượng Đế. Những người Do Thái hiện đại nghĩ đến lịch sử khổ đau của những tín đồ đồng hương cũng như về dân tộc khác. Vào ngày Sabbath trong dịp lễ Succos, lời cầu nguyện sau đây được tụng: Hôm nay với lòng biết ơn chúng con nhớ đến Thượng Đế thương yêu đã hướng dẫn cha ông chúng con trên bước đường lang thang qua sa mạc hoang vu, và nơi hoang dã không có đường qua... Chúng con cảm ơn Thượng Đế với lòng nhân từ không bao giờ cạn đã hướng dẫn và che chở chúng con, những đứa con trong tất cả năm tháng hành hương của chúng con... Chúng con cầu nguyện rằng ân hưởng sự phù hộ của Thượng Đế sẽ thức tỉnh trong chúng con, tinh thần thỏa mãn và dũng cảm chịu đựng mà chúng con không bao giờ tự đắc do thành công và chẳng bao giờ cay đắng bởi thất bại. Cầu mong chúng con cảm tình với những ai mà hy vọng của họ đã bị thất bại và công lao của họ đã không kết quả. Cầu mong cho bàn tay của chúng con sẽ được giang ra với những người đau khổ, và tấm lòng của chúng con sẽ mở rộng cho những ai cần đến. Đội ơn Thượng Đế, Ôi lạy Chúa, Người cho tất cả điều thiện. A Men. Vào ngày thứ chín của lễ Succos, có một lễ mừng tại giáo đường, khi những cuộn kinh Torah được rước bởi một đoàn người vui vẻ. Đôi khi mọi người tham gia nhảy múa và ca hát. Đó là một cách nữa để người Do Thái bầy tỏ lòng thương yêu kinh Torah. Vào ngày này, những tiết cuối cùng của Kinh Torah (Deuteronomy 34) được đọc lên. Rồi người giáo sĩ quay về với tiết đầu của Genesis (Chúa Sáng Tạo Ra Thế Giới):"Khởi đầu, Thượng Đế..." Hàng năm họ bắt đầu đọc toàn bộ kinh Torah như thế ở mỗi giáo đường. Hanukkah: Lễ Dâng Hiến. Lễ Hanukkah là lễ dâng hiến thường đến vào tháng Chạp. Người Do Thái cử hành lễ này trong tám ngày, trong những ngày này có những buổi lễ đặc biệt tại giáo đường, thức ăn cho ngày lễ đặc biệt và quà tặng. Hanukkah nhắc nhở người Do Thái hiện đại một biến cố có ý nghĩa trong quá khứ khi tổ tiên của họ tranh đấu cho tự do tôn giáo. Vào thế kỷ thứ hai trước Công Nguyên, người Xy Ri nắm quyền kiểm soát Palestine và cố gắng ép buộc người Do Thái đình chỉ hoạt động tôn giáo. Một số người Do Thái đã ngưng theo lệnh. Một số khác từ chối mặc dù có sự trả thù của người Xy ri. Một thầy tu già, Mattathias, bắt đầu cuộc nổi dậy. Sau này, con của ông ta, Judah Maccabee, đưa cuộc nổi dậy tiến xa hơn nhiều và giành được chiến thắng cuối cùng chống lại quân đội Xy ri. Trong cuộc lễ giành lại được tự do, người Do Thái vào thành Jerusalem tẩy uế ngôi đền, và tái lập sự thờ phượng tại đây. Họ tìm thấy một hộp đựng dầu đóng kín thường dùng trong những buổi lễ của họ. Theo truyền thống, dầu này được thắp trước bàn thờ trong tám ngày. Bây giờ người Do Thái đốt tám ngọn nến trong lễ Hanukkah, thường thường đốt một ngọn vào tối hôm đầu, ngọn thứ hai vào đêm thứ hai và cứ thế tiếp tục. Họ cũng gọi lễ Hannukkah là Hội Hoa Đăng. Hanukkah là lúc cực kỳ vui sướng và cũng là lúc trang trọng nhớ lại tự do quý giá nhường nào. Lức này người Do Thái đặc biệt cảm tạ về sự tự do được lễ bái theo lương tâm của chính họ Cuộc tranh đấu cho tự do tư tưởng và thờ cúng không bao giờ có thể hoàn toàn chấm dứt. Đây là một nhiệm vụ đang tiếp diễn và người Do Thái xác nhận điều này khi họ đọc kinh cầu nguyện lể Sabbath đặc biệt trong lễ Hanukkah: Ôi lạy Chúa, hãy ban phước cho chúng con, đem ánh sáng Hanukkah tỏa chiếu nhà chúng con và đời sống chúng con. Cầu xin ánh sáng này nhen lên trong chúng con ngọn lửa của niềm tin và lòng nhiệt tâm giống như Maccabees thời xưa, chúng con chiến đấu can trường vì chính nghĩa của Thượng Đế. Xin hãy làm cho chúng con xứng đáng với lòng thương yêu và phước lành của Thượng Đế, cái khiên và người bảo vệ chúng con. Amen. Lễ Purim. Vào đầu xuân -- thường vào tháng Ba - người Do Thái cử hành một ngày lễ mừng đặc biệt. Trong các giáo đường người ta qui tụ để nghe đọc về Megillah, cuốn sách về Esther. Trái với sự lưu ý nghiêm trang thông thường trong buổi lễ, người Do Thái trong ngày này phát cho trẻ em những đồ gây tiếng ồn để dùng ở một vài chỗ trong lúc đọc. Sau này trẻ em có thể chuyển thành kịch một câu truyện cổ. Bạn bè và thân quyến thường trao đổi quà tặng, và nhiều người Do Thái rất thích loại bánh quy đặc biệt, gọi là bánh Haman. Câu chuyện mà họ nghe trong giáo đường liên quan đến một phụ nữ Do Thái đẹp thuở xưa, Esther là vợ của Hoàng Đế ở Persia. Cậu của Esther, Mordecai tình cờ khơi dậy lòng thù ghét một vị quan cao cấp trong triều tên Haman. Để trả th ù, Haman bắt đầu một kế hoạch tiêu diệt tất cả người Do Thái, buộc tội họ không trung thành với nhà vua. Khi Esther biết được kế hoạch này, bà liều chết vạch trần âm mưu của Haman, bộc bạch dòng dõi Do Thái của chính bà với nhà vua. Kết quả, nhà vua vinh danh Mordecai -- và Haman bị treo cổ, một hình phạt mà chính y định sửa soạn cho Mordecai.Người Do Thái vui mừng nghe đọc truyện này hàng năm. Họ sung sướng với bàu không khí hội hè linh đình tràn ngập giáo đường vào đêm đó với những trẻ em sử dụng mạnh mẽ những đồ gây tiếng ồn ào bất kỳ ở đâu tên Haman được nói đến. Chính họ cũng không quan tâm nhiều đến truyện có thật hay không khi đem đọc. Nhiều học giả Do Thái cho rằng truyện đó chỉ là cuốn tiểu thuyết lịch sử. Tuy nhiên ý nghĩa của câu chuyện là có thật và đúng. Đó chính là chuyện hận thù hướng vào người Do Thái, chỉ vì họ là người Do Thái. Lời buộc tội chính của Haman chống lại người Do Thái là vì lối sống của họ "khác biệt". Việc buộc tội này, cũng như những thứ tương tự như vậy đã được phóng đi chống lại người Do Thái nhiều lần không kể xiết trong quá khứ. Thảo nào mà họ cử hành lễ này hàng năm về chuyện sa sút của một kẻ áp bức chống người Do Thái. Người Do Thái cử hành lễ Purim không phải chỉ vì lý do này, mà cũng là để công nhận tình anh em chung. Nhiều giáo sĩ nói rằng khái niệm căn bản của ngày này là những dị biệt giữa con người không cần phải gây ra chia rẽ bất đồng. Sâu xa hơn tất cả những dị biệt là lòng nhân đạo của chúng ta. Trong truyện này, nhà vua chấp nhận dân tộc có lối sống khác biệt cho thấy ông đã nhìn thấy nhân loại bị chia sẻ dưới tính đa dạng bên ngoài. The Passover (Lễ Quá Hải). Người Do Thái, giống như tất cả các dân tộc khác, có một lễ hội vào mùa xuân. Xa xưa, người dân cử hành lễ cầu nguyện cho đất mầu mỡ lại, những con vật mới sinh trong bầy của chúng, và cây non phát triển trong đời sống cỏ cây. Hàng trăm năm qua, người Do Thái tổ chức lễ hội mùa xuân để tưởng nhớ những biến cố huyền thoại được mô tả ở những chương đầu của Cuốn Exodus (Sự Rời Khỏi Ai Cập). Trong nhiều năm, người Do Thái đã bị giữ làm nô lệ tại Ai Cập. Moses trở thành người phát ngôn của họ và tìm cách giải thoát họ khỏi Vua Pharaoh Ai Cập. Nhưng ông vua này trở nên hết sức bướng bỉnh, theo huyền thoại, mặc dầu nhiều tai họa do Thượng Đế giáng xuống người Ai Cập. Cho nên Thượng Đế đã sai một tử thần giết tất cả những gì mới sinh trên đất Ai Cập, cả người lẫn vật. Tuy nhiên người Do Thái không bị giết. Họ đánh dấu nhà họ bằng máu cừu. Cho nên tử thần "bỏ qua" nhà họ. Vua Pharaoh thuần tính lại, và người Do Thái hấp tấp bỏ đi. Đến nỗi họ không có thì giờ cho men vào bánh. Người ta phải nướng bánh mà không có men. Trong thời gian cử hành lễ Passover, tất cả men đều được mang đi khỏi nhà Do Thái truyền thống tám ngày. Người Do Thái ăn Matzos, bánh không men, để tưởng nhớ đến những sự đau khổ của tổ tiên. Đôi khi họ gọi lễ Passover là Lễ "Bánh Không Men". Bánh đặc biệt, cỏ đắng, và những đồ ăn tượng trưng khác giúp họ kỷ niệm sự giải thoát dân Do Thái khỏi xiềng xích. Nhiều người Do Thái không bao giờ chấp nhận chuyện về những tai họa và phép lạ trong Cuốn Exodus theo nghĩa đen hay là sự thật lịch sử. Đó là vấn đề cá nhân hay phê bình giải thích những bản văn của thánh kinh. Một số giáo sĩ dạy "tai họa của tăm tối" tỷ dụ chỉ là cái tên khác của dị đoan, và sự mù quáng tinh thần. Cho nên một số người Do Thái cử hành lễ Passover không chỉ là sự giải thoát khỏi một bạo chúa độc ác, mà còn là giải thoát khỏi xiềng xích của những thói xấu và ý định tội lỗi. Những ngày lễ Do Thái không đơn giản cử hành và trang nghiêm những việc cho là đã xẩy ra trong quá khứ. Những ngày lễ bao giờ cũng có một ý nghĩa trọng đại cho hiện tại. Đó là vì tập quán Do Thái được trải nghiệm trong nội tâm người Do Thái -- không phải là đồ mặc vào những dịp lễ. Đúng như vậy, vào ngày lễ Passover, trong khi người Do Thái nghĩ về cảnh nô lệ xa xưa, họ cũng cầu nguyện cho người bị làm nô lệ ngày nay: Thượng Đế của tự do, các con của Ngài vẫn rên xiết dưới gánh nặng của người phân cắt công việc độc ác. Sự nô lệ hạ thấp giá trị của thân và tâm của họ, và làm họ mất đi niềm vui về lòng hào phóng của Ngài. Nỗi sợ hãi về độc ác và sự hiểm họa của cái chết đã làm hại linh hồn con người. Xin Thượng Đế hãy phá vỡ những xiềng xích đã trói buộc họ. Xin hãy dạy cho con người hiểu rằng rèn đúc xiềng xích cho người khác là rèn đúc xiềng xích cho chính mình, chừng nào còn có người vẫn ở trong gông cùm thì không một người nào thực sự được tự do. Xin hãy giúp cho họ thấy rằng tự do chính là điều cần thiết, hơi thở của cuộc đời và chỉ trong bầu không khí của tự do thì chân lý, thịnh vượng và hòa bình mới có thể thăng hoa. Lễ hội Shavuos. Người Do Thái cổ cử hành lễ hội này vào lúc gặt lúa mạch tại Palestine. Sau này, người Do Thái cử hành lễ hội Shavuos để tưởng nhớ đến Thượng Đế đưa kinh Torah cho Moses. Việc gìn giữ lễ hội này nhấn mạnh đến niềm tin tôn giáo căn bản của họ là vũ trụ có luật lệ, trật tự, và mục đích. Trong những buổi lễ tại giáo đường, cuốn Ruth được đọc trước giáo đoàn. Trong những giáo đường Cải cách và Bảo Thủ, dịp này gồm cả lễ Kiên Tín cho trẻ em. Trẻ em đã hoàn tất khóa học dưới sự chỉ dẫn của giáo sĩ, tuyên bố trước giáo đoàn lòng trung thành với Thượng Đế và ý định sống theo luật của Ngài. Trên những phương diện đó, người Do Thái đứng trước những đòi hỏi và bí ẩn của đời sống, vững tin vào Thượng Đế, và hãnh diện về truyền thống của họ. Từ ngàn năm qua, dù phải đối đầu với vấn đề gì, người Do Thái vẫn tin vào Luật của Chúa. Họ có được sức mạnh từ lời tuyên bố đơn giản: "Chúa là Một". -ooOoo- Đầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05a | 05b | 05c | 06 | Bản Anh ngữ |
Chân thành cám ơn Thượng tọa
Thích Tâm Quang đã gửi tặng bản vi tính.
(Bình Anson, 05-2004)
[Trở về
trang Thư Mục]
last updated: 26-05-2004