BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Hạnh phúc mộng và thực:
Giảng giải Kinh Tam-Di-Đề (Samiddhi Sutta)

Thích Nhất Hạnh


CHƯƠNG 3

NỘI DUNG KINH TAM DI ĐỀ

3.1 Pháp Thoại Ngày 4 tháng 9 năm 1994
3.2 Pháp Thoại Ng
ày 8 tháng 9 năm 1994
3.3 Pháp Thoại Ng
ày 11 tháng 9 năm 1994
3.4 Pháp Thoại Ng
ày 14 tháng 9 năm 1994
3.5 Pháp Thoại Ng
ày 29 tháng năm 1994
3.6 Pháp Thoại Ng
ày 2 tháng 10 năm 1994

3.1 Pháp Thoại Ngày 4 tháng 9 năm 1994

TU TẬP LÀ TRỒNG TỈA TRÊN ĐẤT TÂM

Thưa đại chúng, hôm nay là ngày mùng 4 tháng 9 năm 1994, chúng ta đang ở xóm Hạ trong khóa tu mùa Thu.

Kỳ trước tôi có ví sự thực tập tu học với việc cày bừa, gieo trồng, và tưới tẩm ruộng vườn. Nghe chuông, đi thiền hành, ngồi thiền, ăn cơm trong im lặng, thực tập hơi thở theo những bài kệ đều là những phương pháp cày bừa, gieo trồng trên mảnh đất tâm của mình. Quí vị có nhớ thầy Đ.T khi mới tới Làng không? Nếu chúng ta chụp được một tấm hình khi thầy mới đến, rồi đem so với hình mà chúng ta chụp sau ngày thầy rời Làng, thì chúng ta sẽ thấy có sự khác nhau rất lớn. Hình đầu là hình của "một mảnh đất chưa cày, chưa bừa", và hình sau là hình "đất đã cày, đã bừa, đã vun xới". Nhờ Bụt, nhờ Thầy, nhờ Pháp, nhờ Tăng thân, không tu thì thôi chứ tu là có kết quả. Có người đạt tới kết quả mau, có người có kết quả chậm, nhưng tất cả mọi người qua công phu đều được chuyển hóa cả. Điều này là một điều có thể có thể xác quyết được, vì vậy chúng ta không nên bỏ đi một giây phút nào trong đời sống hằng ngày mà không tu tập. Chữ Bhavana dịch là tu tập. Nó có nghĩa là gieo trồng, là cày cấy, cho nên mình cũng có thể dịch ra tiếng Pháp là culture. Chữ culture có nghĩa là trồng tỉa nhưng đồng thời nó cũng có nghĩa là văn hóa, điều này rất có ý nghĩa. Khi trồng trọt trên đất đai ở ngoài thì gọi là agriculture, còn khi trồng trọt trong mảnh đất tâm thì ta tạm dịch là psychoculture vì cả hai đều là đất.

Loại đất ở ngoài, khi trồng trọt thì ta có mùa màng, có rau ráng, có đậu bắp; còn loại đất trong tâm thì khi trồng, ta có an lạc, hiểu biết, thương yêu và hạnh phúc. Cho nên cả hai thứ trồng trọt đều gọi là culture hết. Ở ngoài đời, khi làm ruộng người ta cũng biết tìm cách làm cho công việc đồng áng vui vẻ thêm lên, Đi thăm những ruộng nho ơ vùng này quí vị thấy rằng ở đầu các luống nho người ta trồng hoa hồng. Chủ ý của việc trồng những khóm hồng ở đầu những hàng nho là để cho cuộc đời đẹp lên, chứ không phải trồng nho là chỉ có mục đích để bán nho hay làm rượu mà thôi. Ở Việt Nam trong khi cày cấy hay gặt hái thì những chàng nông dân, những cô thôn nữ cũng vui đùa hát hò và họ cũng biết giã gạo dưới trăng. Tất cả những việc đó đều nhằm tạo niềm vui ngay trong khi làm việc. Trong sự tu học cũng vậy. Sự tu học của chúng ta phải mang lại niềm vui cho chúng ta ngay trong khi tu học. Đừng nói rằng tu học thì phải cực khổ, phải đợi mười năm, hai mươi năm sau ta mới bắt đầu có niềm vui, Điều đó không đúng với lời Bụt dạy. Có một bài thơ thật buồn cười:

Thiên hạ đua nhau nói khổ vui,
Biết chi là khổ biết chi vui,
Vui trong tham dục vui là khổ,
Khổ để tu hành khổ ấy vui.

"Khổ để tu hành" có ý nói tu hành là phải chịu khổ. Điều này chống lại giáo lý của Bụt. Trong tinh thần giáo lý của Bụt. Trong tinh thần giáo lý của Bụt, ta phải có hạnh phúc, phải có niềm vui ngay trong khi tu tập. Cái vui trong khi tu tập sẽ đem lại cái vui của tương lai. Cho nên giáo lý Hiện Pháp Lạc Trú rất là quan trọng.

HIỆN PHÁP LẠC TRÚ LÀ SỐNG HẠNH PHÚC TRONG KHI TU TẬP

Bây giờ ta đi sang kinh Samiddhi. Trong đoạn đầu của Kinh, vị Thiên giả hỏi "Tại sao lại bỏ cái lạc thú hiện tại mà đi tìm cái lạc thú phi thời như thế?".

Chúng ta thấy trong câu này có hai chữ "hiện tại" và "phi thời", chữ hiện tại cũng như chữ phi thời mà vị thiên giả dùng là theo nghĩa ngoài đời, nó có nghĩa rất khác với chữ hiện tại và phi thời trong văn học đạo Bụt. Phi thời ở đây có nghĩa là không đúng lúc, nó nằm trong tương lai chứ không có mặt trong hiện tại, nhưng đọc tiếp Kinh này, ta sẽ thấy rõ hai danh từ phi thờihiện tại được dùng với ý nghĩa trong tinh thần đạo Bụt.

Ban đầu thầy Samiddhi cũng sử dụng hai danh từ đó theo cái nghĩa của vị thiên giả, và thầy trả lời: "Tôi đâu có bỏ cái lạc thú hiện tại mà đi tìm cái lạc thú phi thời. Chính tôi đã bỏ cái lạc thú phi thời để tìm tới cái lạc thú chân thật trong hiện tại đấy chứ". Nói như vậy tức là thầy dựa vào giáo lý Hiện Pháp Lạc Trú mà Đức Thế Tôn đã dạy cho thầy. Hiện Pháp Lạc Trú là sống trong hiện tại với tất cả những niềm vui và sự an lạc của mình trong khi tu tập, chứ không phải tu để mong ước niềm vui trong tương lai, không phải "khổ để tu hành, khổ ấy vui". Điều này rất là quan trọng. Ví như khi thiền hành mà quí vị nghĩ rằng đi thiền hành khổ cực bây giờ để mười năm sau sẽ có hạnh phúc, thì tất cả công phu đi thiền hành của quí vị đổ xuống biển hết. Đi thiền hành như vậy thì quí vị có đi mười năm cũng không ích lợi gì, tại vì quí vị cho rằng đi thiền hành là một lao tác, một cực hình để đi tới một kết quả hạnh phúc an lạc trong tương lai. Vì vậy phương châm của sụ thực tập là phải có hạnh phúc ngay trong khi thực tập. Đi thiền hành ta phải có an lạc ngay từ trong mỗi bước chân. Đây là nguyên tắc dẫn đạo cho sự tu học. Nếu trong khi đi thiền hành mà chúng ta không có an lạc thì đừng mong gì ta sẽ có an lạc trong tương lai, Phải đi thiền hành như thế nào để mỗi bước chân nuôi dưỡng được mình và đem lại được niềm vui và sự an lạc cho mình ngay trong lúc đi. "Từng bước chân thảnh thơi" có nghĩa như vậy.

Vua Trần Thái Tông, trong Khóa Hư Lục, có nói "Bộ bộ đạp trước thật địa"; bộ bộ tức là mỗi bước; trước tức là dính, bàn chân dính đất; thật địa là mảnh đất của thực tại. Mảnh đất thực tại tức là mảnh đất của Niết Bàn, của Bản môn, không phải là mảnh đất của vô minh, của vọng tưởng. Muốn cho đất thật, ta phải có chánh niệm. Nếu không có chánh niệm, ta chỉ bước đi trong giấc mơ, chỉ đi trong mộng. Người không tu, người không thực tập chánh niệm là người đi trong giấc mơ. Bài kệ ngồi thiền buổi sáng có một câu rất hay: "Ngày mới nguyện đi trong tỉnh thức (This is a new day, I vow to go through it in mindfulness). Thức dậy hôm nay, tôi biết rằng tôi có hai mươi bốn giờ tinh khôi và tôi không muốn đi qua hai mươi bốn giờ đó như là đi trong mộng, tôi muốn đi trên miếng của thật tại, vì vậ tôi phải thắp lên ngọn đèn của chánh niệm, của tỉnh thức. Mỗi bước chân của tôi đều dẫm lên đất thật chứ tôi không muốn dẫm lên trên thế giới của mộng mơ.

đời có một chứng bệnh gọi là bệnh mộng du (Sleep walking), mình đang ngủ mà mình đang đi. Mộng du tiếng Pháp là Somnambulence. Có những người ban đêm tự nhiên chổi dậy và đi. Họ đi trong giấc mơ mà họ không biết. Chúng ta nghĩ rằng chỉ có những người đó mới đang mộng du thôi. Kỳ thực trong đời sống hằng ngày, nhiều lúc chúng ta là những người mộng du! Chúng ta đi trên đất, bước trên đất mà giống như chúng ta bước trên mặt trăng. Có một thiền sư một hôm đi chơi trong vườn chùa với một số khách tới viếng thăm mà trong đó có thể có những vị xuất gia, đã dừng lại, chỉ vào một bụi cây có những cành lá rất xanh, rồi mỉm cưới nói: "Người đời bây giờ nhìn những lá này, họ chỉ thấy được những cái lá này ở trong mộng. Tôi đang cùng đi với quí vị, nhưng có thể quí vị đang đi trong một giấc mơ". Chúng ta thấy có những người học Phật, nhưng trong khi học, hoặc bay bổng trên hư không. Sự học Phật của họ, cái giáo lý mà họ học không dính líu gì đến đời sống hằng ngày của họ hết. Thành ra không hẳn là họ đang học đạo giải thoát, học đạo tỉnh thức. Họ đánh mất họ trong thế giới của suy luận, trong cái thế giới của siêu hình. Ăn một miếng cơm mà họ ăn trong giấc mơ, họ không thật sự ăn cơm tại vì cái tâm của họ hiện không có mặt (tâm bất tại). Họ bước một bước mà họ không thật sự bước trong giờ phút hiện tại, tại vì họ không có chánh niệm. Cho nên "bộ bộ đạp trước thật địa" (mỗi bước dẫm chân lên trên miếng đất của thật tại) là phương châm của người tu. Khi dẫm chân trên thực tại ta tiếp xúc được với chân như, tiếp xúc được với bản môn, tiếp xúc được với Niết Bàn và kết quả là ta được nuôi dưỡng bằng cái chân như, bằng bản môn, bằng Niết Bàn, chứ ta không bị nuôi dưỡng bằng những cái hình bóng giả tạo trong mộng.

Vua Trần Thái Tông không phải là một người xuất gia, nhưng kiến thức về Phật học cũng như sự hành trì của Vua đã vượt rất nhiều người xuất gia. Vua đã làm ra những tác phẩm rất nổi tiếng, trong đó có tác phẩm "Lục thời sám hối khoa nghi" để tự mình thực tập sám hối mỗi ngày sáu lần. Nhnữg nghi thức sám hối này rất ngắn, như trong bài kệ sám hối buổi sáng:

Xú xác hưu tham bảo
Mai đầu tảo nguyện đài
Ân cần chuyên lục niệm
Thứ đắc khế phương lai,

Vua đã dùng một câu rất mạnh là Xú xác hưu tham bảo. Xú xác nghĩa là xác chết hôi thối, hưu tham bảo là mình đừng có ôm lấy xác chết hôi thối nữa. Mình đừng có ôm lấy cái xác chết của mình mà nằm nữa, mình phải tỉnh đậy! Trong đời sống của chúng ta, chúng ta thường ôm lấy cái xác chết của chúng ta mà đi trong giấc mộng. Vua Trần Thái Tông khuyến cáo chúng ta đừng làm như vậy nữa. Thức dậy và bước những bước tỉnh táo trong cái thế giới của thật tại.

Vậy thì trong khi ta đi hành thiền, mỗi bước chân phải giúp ta trở lại tiếp xúc với mặt đất, ta dẫm chân trên mặt đất chớ không để ta bồng bềnh trôi nổi trong cái thế giới của mộng tưởng điên đảo. Viễn ly điên đảo mộng tưởng là như vậy. Khi có thể bước được những bước chân trên miếng đất của thực tại, ta tiếp xúc được với những nhiệm mầu của sự sống đang có mặt trong giây phút hiện tại, mà tiếp xúc được với những nhiệm mầu của sự sống trong hiện tại thì ta được nuôi dưỡng bởi những nhiệm mầu đó, và những nhiệm mầu đó ta chỉ có thể tiếp xúc được trong giờ phút hiện tại mà thôi.

Trong khi ngồi thiền cũng vậy, mỗi hơi thở cần đưa ta về với thực tại. Ngồi thiền không có nghĩa là đóng cửa đối với thế giới thực tại để đi vào một cái thế giới của sự mơ tưởng, dầu là mơ tưởng về Niết Bàn, về Giác ngộ. Niết Bàn là sự tỉnh táo, Giác ngộ là sự tỉnh táo. Ngồi và ta biết là ta dang ngồi với tăng thân và mọi người đều đang thực tập đạo lý tỉnh thức, Thực tập chánh niệm là tạo ra sự có mặt đích thực vì phép lạ đầu tiên của chánh niệm là làm cho ta thực sự có mặt. Có mặt trong khi ngồi, khi đi, khi ăn, khi nói. Có chánh niệm thì có sự có mặt. Vì vậy ngồi thiền là thực tập sự có mặt đích thực của ta. Với cái ngồi rất vững chải, ta làm cho sự sống của ta có mặt.

Khi thầy Samiddhi nói rằng thầy không bỏ cái hạnh phúc trong hiện tại để chạy đi tìm cái lạc thú không đúng lúc mà chính thầy đã bỏ cái hạnh phúc không đúng lúc để tìm cái hạnh phúc trong hiện tại, là thầy nói ngược lại với những điều mà vị thiên giả đã nói. Vì vậy vị thiên giả mới không hiểu và hỏi lại: "Thế nào là bỏ cái lạc thú phi thời để tìm tới cái lạc thú chân thật trong hiện tại?". Lúc ấy thầy Samiddhi đã dùng những lời dạy của Đức Thế Tôn để trả lời vị thiên giả: "Đức Thế Tôn có dạy: trong cái vui phi thời của ái dục, cái lợi rất ít mà chất cay đắng rất nhiều, cái lợi rất bé mà tai họa rất lớn". Trong ngôn ngữ này của thầy Samiddhi, những danh từ thầy sử dụng vẫn còn mang cái nghĩa ở ngoài đời. Chữ phi thời này là chữ phi thời của vị thiên giả đã dùng, nó vẫn còn có nghĩa là bị thời gian chi phối, nó chưa có nghĩa là vượt thoát thời gian, như trong danh từ Akakika mà chúng ta đã nhắc tới kỳ trước. Trong phần đầu của kinh thì nghĩa của chữ phi thời là như vậy, nhưng về sau, chúng ta sẽ đi đến một nghĩa cao siêu hơn.

Trong cái vui phi thời của ái dục, vị ngọt rất ít mà chất cay đắng rất nhiều, cái lợi rất bé mà tai họa rất lớn. Đây là một điều mà ta phải luôn luôn tự nhắc nhở vì thường thường ta bị chính ta đánh lừa. Cái vị ngọt của năm thứ dục lạc thường nằm ở trong tâm chúng ta nhiều hơn là nằm ở trong thực tại. Năm thứ dục lạc là năm cái bẫy, khi bị sa vào trong những cái bẫy đó thì ta sẽ bị nhận chìm trong đau khổ, nóng bức và phiền não triền miên. Nếu may mắn không bị sụp vào trong năm cái bẫy đó thì ta có tự do, có hạnh phúc thật sự, giống như trong một bài kệ ta đã đọc trước đây: Như nai thoát bẫy sập, chạy nhảy khắp bốn phương.

Thầy Samiddhi nói Tôi nay đang an trú trong hiện pháp, hiện pháp ở đây là các pháp đang thật sự xảy ra trong giây phút hiện tại, tiếng Pali là Ditthadhamma, tiếng Phạn là Drstàdharma; Lìa bỏ được những ngọn lửa phiền não đốt cháy. Biệt Dịch Tạp A Hàm dùng chữ Vô chư nhiệt não. Nhiệt là nóng, là thiêu đốt, là làm cho não phiền. Vô chư nhiệt não tức là không có sự đốt cháy, tiếng Phạn là Nirjvaro; jvaro này tức là cơn sốt, là fièvre, là fever. Đây là một danh từ mà trong hai bản tiếng Hán đều có. Giáo sư Démiéville dịch là sans fièvre (without fever). Vướng vào ái dục thì sẽ lên cơn sốt, vì phiền não làm cho mình vương vấn và bị đốt cháy. Đây là tâm trạng não phiền mà Vũ Hoàng Chương đã diễn tả qua hai câu thơ:

Kiều Thu này Tố em ơi
Ta đang lửa đốt tơi bời mái tây

Cái khổ đó gọi là nhiệt não. An trú trong giáo pháp của Đức Thế Tôn để tu tập, tiếp xúc với những mầu nhiệm của hiện tại, có tự do, không bị sập vào bẫy ái dục tức là vô chư nhiệt não. Người nào đã từng rơi vào trong bẫy tham dục, bẫy danh, bẫy tranh đua lợi dưỡng hay bẫy tình ái đều đã biết điều này rồi, đã được nếm cái mùi vị của cơn sốt này rồi.

Tôi nay đang an trú trong hiện pháp, lìa bỏ được những ngọn lửa phiền não đốt cháy. Hiện pháp này vượt thoát thời gian. Vượt thoát thời gian tức là Akàlika, bây giờ mới đúng là nghĩa của chữ phi thời, nó có nghĩa là kiếp ngoại. Đây là những danh từ để diễn tả Chánh Pháp của Bụt. Từ thứ nhất là Hiện Pháp (Ditthadamma). Khi ta có thể bước được những bước chân dẫm lên thực tại, ta tiếp xúc được với những nhiệm mầu của sự sống có mặt trong giây phút hiện tại, thì ta được nuôi dưỡng bởi những nhiệm mầu đó, và những nhiệm mầu đó ta chỉ có thể tiếp xúc được trong cái giờ phút hiện tại mà thôi. Từ thứ hai là Vô Chư Nhiệt Não (Nrjvaro). Từ thứ ba là Phi Thời (Akàlika).

BẢY ĐẶC TÍNH CỦA CHÁNH PHÁP

Hôm thứ Năm vừa qua chúng ta đã nói về danh từ Akàlika và có nhắc lại cuộc gặp gỡ giữa vua Ba Tư Nặc và Bụt Thích Ca hồi Ngài còn ba mươi tám tuổi. Bụt đã nói: "Đại Vương, vấn đề giác ngộ không phải là vấn đề thời gian". Đó là ý nghĩa vượt thoát thời gian, không phải già thì mới giác ngộ mà trẻ thì không giác ngộ được. Tu học không phải là công chuyện chỉ nên làm khi chúng ta lớn tuổi. Trong Minh Tâm Bảo Giám, một cuốn sách mà tất cả các học sinh Việt Nam và Trung Hoa thời xưa học thuộc lòng, có câu:

Mạc đãi lão lai phương học đạo,
Cô phần đa thị thiếu nhiên nhân.

Nghĩa là đừng đợi tuổi già rồi mới học đạo, những nấm mộ cô độc ở ngoài nghĩa địa phần lớn là những nấm mồ của người trẻ.

Trong truyền thống Bà la môn giáo ngày xưa, khi còn trẻ ta phải hưởng những thú vui dục lạc, phải cưới vợ, phải lấy chồng, phải sinh con. Đến khi con lớn rồi mới có quyền đi tu. Vua Tịnh Phạn đã hơn một lần trích dẫn quan niệm đó với Thái tử Tất Đạt Đa, nhưng Thái tử đã thưa với vua cha rằng: "Tuổi trẻ với tất cả năng lượng của nó mới có đủ sức để chọc thủng bức màn vô minh và đem lại ánh sáng giải thoát, nếu đợi đến khi già rồi thì làm sao còn có đủ sức để làm chuyện vĩ đại kia được?

Hiện pháp này vượt thoát thời gian, đến để mà thấy, tự mình thông đạt, tự mình có thể giải thoát". Đến để mà thấy, tiếng Pali là Ehipassiko và tiếng Phạn là Arhipasyikah. Nói rõ ra, giáo pháp này không phải để giới thiệu, để nói, để diễn bày, để hứa hẹn mà có mục đích đến để mà thấy. The dharma said: come and see for yourself! Elle est sans fièvre, elle est indépendante du temps, elle dit: "Venez et voyez par vous même!". Khi ta thực sự thực tập nghe chuông, thực tập thiền hành, ăn cơm yên lặng v.v... là ta đem thân của ta tới để chứng kiến pháp, để kinh nghiệm pháp, để thấy được pháp. Pháp này không phải là vấn đề quá khứ hay chuyện tương lai. Pháp này là cái ta có thể sờ mó được, kinh nghiệm trực tiếp được trong hiện tại.

Tự mình có thể giác tri, tiếng Pali là Paccatam veditabbo, vĩnnuhìti, tiếng Phạn là Pratyàtmavedaniyo vijnaih; Paccatam tức là mỗi người, Vedi là biết, là hiểu. Veditabbo tức là có thể được biết, có thể được hiểu bởi từng người, còn "vĩnnu" cũng có nghĩa là giác ngộ hiểu biết, mà cũng có nghĩa là giác tri (vijna).

Tự mình thông đạt, danh từ Hán Việt là "năng tự thông đạt". Chữ tự ở đây có nghĩa là mỗi người, còn thông đạt là hiểu biết, tức là mỗi người phải tự hiểu biết lấy, chứ không nhờ người khác thông đạt giùm được. Người có chánh niệm, có trí tuệ, khi tìm tới giáo pháp thì tự mình có thể hiểu, có thể đạt. Thành ra tự mình thông đạtđây đồng nghĩa với tự mình có thể giác tri, nhưng "năng tự thông đạt" là dịch từ tiếng Pali "opanayiko". Tiếng Phạn là "aupanàyika", tiếng Pháp dịch là "elle conduit au bon endroit", có nghĩa là có khả năng hướng thượng, có khả năng đi lên. Tôi dịch là dẫn dạo đi lên. Cho nên tuy bản chữ nho dịch là tự mình thông đạt, nhưng ta có thể sửa lại "Có khả năng dẫn đạo đi lên" để cho gần với nguyên bản hơn.

"Tôi nay đang an trú trong hiện pháp. Lìa bỏ được những ngọn lửa phiền não đốt cháy. Hiện pháp này vượt thoát thời gian, đến để mà thấy, có khả năng đẫn dạo đi lên, tự mình có thể giác tri".

Như vậy theo bài tụng bằng tiếng Pali, giáo pháp của Bụt có nhiều đặc tính.

Đặc tính thứ nhất là thiện thuyết, tiếng Pali là Svàkkhàto, tiếng Phạn là Svàkhyàta. Thiện thuyết tức là khéo trình bày, giáo lý của Đức Như Lai đã được khéo trình bày.

Đặc tính thứ hai là hiện chứng hay là hiện thân thọ chứng. Tiếng Pali là Sandithiko, tiếng Phạn là Sàmdrstiko tức là một cái gì rất hiện thực, mình có thể chứng nghiệm bằng chính cái thân thể này của chính mình, mình có thể sờ mó được, chứ không phải chuyện mơ tưởng.

Đặc tính thứ ba là vượt thoát thời gian (Akalika).

Đặc tính thứ tư là đến để mà thấy (Ehipassiko).

Đặc tính thứ năm là dẫn đạo đi lên (Opanayiko).

Đặc tính thứ sáu là tự mình có thể giác tri (Paccatam veditabbo vĩnnuhiti).

Sáu đặc tính của chánh pháp được lập đi lập lại trong nhiều kinh thuộc tạng Pali cũng như trong nhiều kinh Hán tạng. Trong các chùa Nam Tông ngày nào cũng tụng các đặc tính này của Chánh Pháp cả. Vì vậy ta nên đem bài này vào trong Nghi Thức Tụng Niệm của Bắc Tông cho thống nhứt. Tuy vậy ta nên thêm vào một đặc tính nữa của Chánh Pháp mà bài này thiếu, đó là không có phiền não, vô chư nhiệt não.

Câu trả lời này thầy Samiddhi lấy trực tiếp từ trong những kinh Bụt dạy mà thầy đã học thuộc lòng. Sau khi nói xong câu đó, thầy tiếp: Này thiên nữ, đó gọi là bỏ cái lạc thú phi thời, để đạt tới cái lạc thú hiện tại. Diệu pháp của Đức Thế Tôn có ngần ấy đặc tính mầu nhiệm, cho nên sống với giáo pháp của Đức Thế Tôn thì rất an lạc và hạnh phúc. Vì vậy không thể nói rằng tôi bỏ cái an lạc trong hiện tại để đi tìm cái an lạc không phải thời ở tương lai.

QUÊ HƯƠNG ĐÍCH THỰC VÀ THIÊN ĐƯỜNG TRONG GIẤC MƠ

Ngày xưa có thể chúng ta đã có cơ hội sống với hiện pháp, nhưng đã bỏ cái thiên đường thật đó để chạy theo một thiên đường mà ta mơ tưởng, không bao giờ có thật. Trong một bài giảng bằng tiếng Anh trước khóa tu này, tôi có nói rằng mỗi người trong chúng ta đều có cảm tưởng là đã đánh mất cái thiên đường của mình và trong cuộc sống hiện tại, ta đang tìm lại cái thiên đường đó. Ta tin rằng có một nơi, có một cảnh mà trong đó nếu trở về được thì sẽ có an lạc, hạnh phúc, sẽ được che chở và có an ninh. Vì vậy mà suốt đời chúng ta cứ đi tìm một thiên đường trong giấc mơ.

Người tu Tịnh độ đầu tư vào việc "tìm về" bằng cách mỗi ngày lần bao nhiêu xâu chuổi, niệm bao nhiêu chục ngàn danh hiệu Bụt. Qua sự hành trì đó ta cũng nhận diện được ước muốn được trở về với quê hương đích thực của họ. Trong bài giảng tiếng Anh nói trên tôi có nói rất rõ rằng, một ý niệm về quê hương hay là một cảm nghĩ về quê hương, chưa phải là quê hương đích thực. Khi nghe chuông ta thực tập: Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe, tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm; có khi ta nói "đưa về quê hương" (listen, listen this wonderful sound brings me back to my true home). Như vậy chúng ta là những người đã mất quê hương đích thực và trong cuộc sống hằng ngày ta cứ mãi đi tìm cái quê hương đích thực đó.

Quê hương đích thực là gì? Ý niệm của chúng ta về quê hương đích thực là gì? Quê hương đích thực là một nơi mà ta cảm thấy có an ninh, cảm thấy được che chở, không phải lo sợ, không đánh mất chúng ta. Quê hương đích thực, "True home" không phải là một cái ý niệm mà cũng không phải là một cảm tưởng.

Ngay từ đầu, ý niệm về quê hương đích thực là một ý niệm mà ta cần phải cứu xét. Mỗi chúng ta đều giữ lại cái kỷ niệm của thời mà ta còn là bào thai trong lòng mẹ. Mỗi chúng ta đều cư trú khoảng chín tháng trong bụng mẹ. Bụng mẹ tiếng Hán Việt gọi là tử cung, nó có nghĩa là cung điện của đứa bé, rất hay! Trong cái cung điện đó ta cảm thấy rất an ninh, không sợ gió, không sợ mưa, không sợ lạnh. Ta không cần phải đốt lò, tại vì trong đó ấm lắm, trong đó độ ấm tuyệt hảo. Ta không phải lo chuyện ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều. Ta không lo chuyện quấn khăn, đi giày, tại vì mẹ làm tất cả cho ta. Thở thì đã có mẹ thở giùm, ăn cũng có mẹ ăn giùm, uống cũng có mẹ uống giùm, và giữ gìn cũng có mẹ giữ gìn giùm, thành ra ta khỏi làm gì hết, và chín tháng ở trong cung điện của đứa con ta rất có hạnh phúc. Nhưng từ khi ra đời ta đã mất cái thiên đường đó. Sự kiện này ghi lại trong ta một hoài vọng. Cái ước vọng của những người muốn trở vê thiên đường với Chúa, trở về quê hương đích thực, để được che chở bảo hộ, để khỏi phải làm gì cả! Trong ý niệm đi về cõi Tịnh Độ cũng có cái ước vọng đó, Đi sang "bên đó" khỏi phải nấu ăn, đến giờ tự nhiên có thức ăn! Ước muốn ấy đánh đúng vào cái nhu cầu của chúng ta, ngày nào cũng là ngày làm biếng hết! Dù biết hay không biết thì trong tàng thức của ta vẫn đã có hạt giống của hoài vọng muốn trở về cái thiên đường cũ. Ta phải thấy được điều đó. Dù đã bốn mươi, năm mươi tuổi rồi mà mình vẫn muốn trở về trong bụng mẹ như thường. Hôm trước tôi có nói rằng, tôi biết là hồi xưa trong bụng mẹ tôi đã ưa nằm trong tư thế một chân để thẳng, một chân cong. Nhiều đêm thức giấc, tôi thấy mình nằm trong tư thế đó. Nhờ tu chánh niệm cho nên mình biết rằng ngày xưa, hồi mình được năm sáu tháng, mình đã bắt đầu chơi trong bụng mẹ, mình đã cọ quậy xoay trở và mình tìm ra cái thế nằm lý tưởng đó của mình.

Nhưng ta phải đặt câu hỏi: cung điện của đứa con có phải là quê hương đích thực của chúng ta hay không? Chúng ta có đang tự đánh lừa mình hay không, dù đánh lừa một cách có ý thức hay là không có ý thức? Giả thiết bây giờ được phép trở về thì bạn có muốn trở về hay không? Hay bạn thấy trong đó tối hu? Quê hương đích thực của ta không lý lại tối hu như vậy? Khi đã ra đời, đã thấy ánh sáng , đã được nghe tiếng chim hót, đã thấy bầu trời mênh mông xanh biếc rồi, ta có còn muốn bỏ những cảnh này để chui vào trong cái cung điện của đứa con, để được nâng niu, để được che chở như trước hay không? Thực tế mà xét, chắc hẳn trí óc của ta có thể nhận thức được rằng quê hương của ta không phải là một vùng tối tăm như là cung điện của đứa con. Quê hương đích thực của chúng ta phải là một cái gì khác hơn va chắc chắn một trăm phần trăm là ta không muốn trở về nơi đó, tại vì nơi đó không phải là quê hương đích thực của ta. Tuy vậy, dưới tiềm thức ta vẫn có một sự thu hút cho nên đêm đêm ta vẫn mong trở về quê hương, trở về với thiên đường đã mất đó!

Trong tâm ta Tàng thức có cái lý luận và cái thấy của riêng nó và ước muốn của nó đôi khi không phù hợp với ước muốn của Ý thức. Có những điều mà trong trạng thái thức, ta thấy rằng ta không cần, không thật sự ham muốn. Vậy mà trong giấc mơ ta lại đi tìm chúng. Vì vậy cho nên ta biết có sự bất đồng ý kiến giữa Ý và Tàng trong tâm ta.

Sư Chú Pháp Dụng có kể cho tôi nghe hồi về Việt Nam chú đã đi tìm những món quà ăn mà chú thường nằm mơ trong thời gian còn là học sinh, sinh viên Hoà Lan. Không hiểu tại sao mà mấy món quá đó hấp dẫn quá chừng! Xa quê hương từ hồi còn bé và trong suốt thời gian mười mấy năm đó, chú đã từng nằm mơ, đã từng chạy theo bóng dáng của những món quà của quê hương và của tuổi thơ. Vậy mà khi về đến quê nhà, đứng trước hàng quà, thấy được những món quà mà chú đã từng ước mơ, chú giựt mình tự hỏi "Cái này đây hả, cái này là cái mà trong bao nhiêu năm mình mơ ước và thèm thuồng đây hả? Rõ ràng thực tại có khi không hấp dẫn bằng trong giấc mơ. Vì vậy mà ta thường nói "Đẹp như mơ!"

Trong trạng thái thức, những đối tượng của sự thèm khát, của sự ham muốn về danh, về lợi, về tài, về sắc không có sức hấp dẫn lớn bằng trong cái thế giới của tiềm thức, của ước. Trong giấc mơ, cảm giác của chúng ta có cường độ lớn hơn, sâu hơn, đậm hơn so với khi ta còn thức. Trong giấc mơ chúng ta sợ gấp mười lần lớn hơn, ta tham đắm mười lần nhiều hơn, tại vì cảnh giới trong mộng bao giờ cũng đẹp hơn là cảnh giới thực. Đó là chưa nói trong khi tỉnh ta vẫn dùng màn nhung của cõi mộng để phủ lên trên cảnh giới của thực tại rồi cho rằng cái cảnh giới đó là rất đẹp.

NHỮNG NUỐI TIẾC ÂM THẦM TRONG TÀNG THỨC

Trong lý thuyết văn nghệ Mác Xít, người ta hay nói không được bôi đen thực tại, mà cũng không được tô hồng thực tại. Thực tại là thực tại, mình không nên bôi cho nó đen thêm, cũng không nên tô cho nó hồng hơn. Trên lý thì như vậy, nhưng thực tế thì các nhà văn, nhà thơ, nhà họa luôn luôn có ý muốn bôi đen hoặc tô hồng. Tô hồng tức là làm cho đẹp hơn sự thật và tàng thức của chúng ta thường làm công việc đó.

Có những điều mà trong khi tỉnh, ta biết rằng không đáng để ta theo đuổi, vậy mà trong giấc mơ ta vẫn theo đuổi. Khi nghe nói trong bụng mẹ tối hu và cung điện của đứa con không phải là cái đích mà ta tìm tới, thì ta có thể đồng ý một trăm phần trăm rằng đó không phải là quê hương đích thực của ta. Nhưng có thể trong giấc mơ ta vẫn âm thầm đi tìm về cái hướng đó. Và chính tôi có thể cũng đang làm như vậy! Thức dậy buổi khuya tôi vẫn thấy mình nằm ở trong tư thế ấy như thường. Thành ra ta phải biết sự thật là trong con người của ta có một sự mâu thuẫn, có một sự khác biệt giữa Ý và Tàng. Những đối tượng của năm thứ dục lạc kia, khi quán chiếu bằng ý thức, ta không thấy chúng có sức hấp dẫn như vậy, nhất là khi ta đã thắp lên ngọn đèn chánh niệm, ta đã thấy rõ mặt mũi chúng. Ta nghĩ rằng, ta đã được giải thoát rồi, nhưng than ôi, khi đi vào giấc mơ, ta vẫn còn bị kẹt! Và vì vậy cho nên phải tiếp tục thực tập quán chiếu để chuyển hóa cái thấy của Tàng vì cái thấy của Ý chưa có nghĩa là ta đã được hoàn toàn giải thoát. Ta đã có thể cắt đứt những sợi dây kết sử phía trên phần Ý, nhưng mà những sọi dây kết sử ở dưới phần Tàng, gọi là hạ phần kết sử, hay là tùy miên, có thể ta chưa cắt đứt được, vì vậy cho nên ta đừng khinh thưòng.

Có một Sư Cô vì không gặp may mắn trên đường tu học, không có thầy giỏi, không có tăng thân tốt, nên đã không thành công trong việc chuyển hóa. Trong sự buồn đau và thất vọng đó, cô ngã bệnh. Trên giường bệnh, chỉ còn mấy ngày nữa là từ trần, cô bảo những người xung quanh hãy đem tới cho cô một muỗng nước mắm để cô uống. Câu chuyện này do nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ kể trong một cuốn tiểu thuyết. Khi đọc đến đoạn này, tôi biết rằng đây là một chuyện có thể có thật. Một Sư Cô trước khi chết đòi uống một muỗng nước mắm là điều có thể có thật.

Nếu không phải là người Việt thì quí vị không biết được địa vị của nước mắm trong văn hóa Việt Nam. Các món ăn Việt Nam sở dĩ thắm thiết ngon lành và đậm đà là nhờ ở hương vị của nước mắm. Nước mắm là cái vị ngọt, vị ngon của thức ăn, nó tượng trưng cho cái vị ngọt, vị ngon của dục vọng. Khi đi tu ta bỏ cái dục lạc ở ngoài đời vì một lý tưởng cao siêu hơn, vì một hạnh púc chân thật hơn là hạnh phúc của dục lạc. Nhưng vì cuộc đời tu hành của mình thất bại, cho nên âm thầm trong tàng thức, mình tiếc là mình đã bỏ cái tuổi xanh, đã bỏ năm món dục lạc để đi tìm cái hạnh phúc mà mình không đạt tới được. Thành ra cái ý muốn đòi đem tới một muỗng nước mắm để uống, đã phát sinh ra từ sự hối tiếc đó. Đối với những người hầu cận xung quanh Sư cô lúc đó, thì hiện tượng này là do ma làm. Suốt mất chục năm trời chay tịnh, tụng kinh, niệm Phật, mà đến giờ phút sắp lâm chung lại đòi uống nước mắm, thì quả thực là ma tới phá, làm đổ vỡ cả một công trình tu học mấy mươi năm.

Nhưng công trình tu học mấy mươi năm đó có gì đâu? Vì không có thầy hay không có bạn giỏi, Sư cô đã không có hạnh phúc trong mấy mươi năm tu học, thành ra cái công trình đó chưa phải là một kiến trúc của hạnh phúc, của giác ngộ. Tuy vậy đối với những người xung quanh Sư cô, họ cho đó là một công trình đáng giá, một kiến trúc công phu và chỉ cần một muỗng nước mắm là có thể xô đô được cái công phu kia. Cho nên họ nhất không đem cho Sư cô muỗng nước mắm đó. Một công trình thực sự đâu có thể dễ dàng bị phá vỡ như vậy? Muỗn nước mắm đâu có khả năng như vậy? Muỗng nước mắm chỉ tượng trưng cho tất cả những chất ngọt ngào, những dục lạc mà Sư Cô đã bỏ lại sau lưng khi đi xuất gia. Rốt cuộc Sư Cô tịch mà không thỏa mãn. Khi đọc đến đây tôi nghĩ rằng nếu có tôi ở bên giường bệnh thì tôi sẽ đi lấy một muỗng nước mắm lớn để cho cô uống. Uống xong thì cô sẽ giác ngộ.

Người đã trải qua những cơn sốt đều biết rằng trong khi bệnh thì lưỡi rất nhạt, nên mình muốn có một cái gì mặn để dánh tan cái chất nhạt đó đi, và tiềm thức của mình nói rằng cái ngon nhất, cái vi diệu nhất, đậm đà nhất là muỗng nước mắm. Chính lúc đó là lúc mà Sư Cô cần nếm nước mắm, và nếm xong muỗng nước mắm mặn chát ấy, thì Sư Cô sẽ có cơ hội giác ngộ. Chỉ tiếc là người ta đã không đem tới cho Sư Cô một muỗng nước mắm! Theo cái nhìn của tôi, lúc đó không phải Tâm Kinh hay Vãng Sang Tịnh Độ Thần Chú sẽ cứu vãng được cô, mà là một muỗng nước mắm thật đầy, thật mặn mới là phương tiện để giúp cho Sư Cô bỏ được sự nuối tiếc năm thứ dục lạc. Đó là cái nhìn của một Thiền sư. Rất tiếc là vị Thiền sư không có mặt ở đó cho nên Sư cô đã chết đi trong sự nuối tiếc một muỗng nước mắm, một biểu tượng của vị ngon ngọt ở đời.

Sự tu hành của chúng ta hiện giờ cũng như vậy. Ta phải đạt cho được cái hạnh phúc trong khi tu học. Đi tu là vì ta đã thấy được những cơn sốt, những đau khổ, những phiền não trong cuộc đời và cái thấy đưa tới một cái tâm muốn tạo hạnh phúc cho ta và cho người khác, muốn đem giọt nước thanh lương để xóa tan cái sầu khổ trong lòng mình và trong lòng người. Do đó mình phát ra một cái tâm rất đẹp, rất tươi, rất mát, gọi là tâm Bồ Đề, có khi gọi là Sơ Tâm. Sơ Tâm tức là cái tâm ban đầu của người đi xuất gia. Không có cái gì đẹp cho bằng sơ tâm của một người đi xuất gia. Cho nên các thầy luôn luôn nhắc nhở các đệ tử là con làm sao thì làm nhưng phải giữ gìn cái sơ tâm cho đừng bị hư nát. Sơ tâm đó, là bảo vật của người tu. Nếu Sơ tâm còn được giữ gìn thì đường tu sẽ có tiến bộ. Nếu Sơ tâm càng ngày càng co rút lại thì đạo nghiệp ssẽ tiêu tan như trong trường hợp của Sư Cô nói trên. Nếu gặp một vị thầy không hiểu được mình, không thấy được những nỗi khổ niềm đau, những khó khăn, những ước vọng của mình mà chỉ biết la mắng trách móc; nếu sống chung với một tăng thân trong đó các anh, các chị, các em đều không ai thật sự thương mình, không ai thật sự hiểu mình và giúp đỡ mình, thêm vào đó mình lại đang hành trì những pháp môn không đem lại hạnh phúc cho mình trong khi hành trì, thì cố nhiên mình sẽ thất bại và cái Sơ tâm của mình, cái tâm Bồ Đề của mình đã teo lại thì một cái gì khác nó sẽ lớn lên. Cái đó là sự hối tiếc dục lạc, là ý muốn ra đời. Nếu hạt giống của Bồ Đề tâm được thầy được bạn vun tưới, thì nó trở thành một vùng năng lượng rất lớn trong con người tu. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là những hạt giống của sự hưởng thụ, của sự yếu hèn đã tiêu tan đi hết. Chúng vẫn còn và nếu ta để cho những hạt giống đó được tưới tẩm thì chúng sẽ lớn lên. Trong khi tu học, ta nên vun bón, tưới tẩm hạt giống của Bồ Đề tâm và đừng để cho những hạt giống chống lại Bồ Đề tâm có dịp được vun bón tưới tẩm. Khi mới đi tu thì Bồ Đề tâm của ta rất lớn. Nhưng điều đó không có nghĩa là lúc đó tất cả những hạt giống muốn sống đời thế tục, muốn hưởng dục không có mặt hoặc đã biến mất. Chúng vẫn còn đó. Tuy rằng mình muốn trở nên người xuất gia, một người mang lý tưởng Bồ Tát, đem hiểu biết, đem thương yêu làm đẹp cho cuộc đời, nhưng những hạt giống ích kỷ, những hạt giống của sự hưởng thụ năm món dục lạc vẫn còn núp sau đó, Nếu ta không làm cho tâm Bồ Đề này, cho năng lượng này càng ngày càng lớn thì những "hạt giống kia" sẽ có cơ hội lớn lên.

Tôi còn nhớ năm 40 tuổi, tức là sau khi đã tu được mấy chục năm rồi, vậy mà lúc đó "hạt giống kia" vẫn còn khá mạnh trong tôi. Một hôm đi thiền hành trong một công viên ở thành Nice miền Nam nước Pháp, tôi thấy một thiếu phụ đẩy một chiếc xe có em bé bên trong. Hình ảnh đó đã đánh động tới những hạt giống muốn sống đời thế tục của tôi. Nên biết là trong thời gian đó tôi đang đi kêu gọi hòa bình, sống xa Thầy, xa Chùa, xa Tăng thân, không có một chỗ để trở về vì lúc đó chính quyền không cho tôi về nước. Cho nên hình ảnh người thiếu phụ Pháp đẩy con dạo chơi trong công viên Nice đã làm động tới cái hạt giống "có một mái gia đình" ở trong tâm tôi, và tôi đã nghĩ rằng nếu mình sống đời thế tục thì bây giờ mình cũng có một người đàn bà như thế, và có một đứa con mũm mĩm xinh đẹp như thế. Nhưng nhờ đang đi thiền hành cho nên chỉ trong vòng một hai giây đồng hồ là tôi thoát được tư tưởng đó. Tuy vậy tôi đã thấy rõ là "hạt giống kia" đang có ở trong tôi. Thành ra cái "hạt giống muốn có một gia đình", có một căn nhà ấm cúng, có một người chăm sóc cho mình, có một đứa con mũm mĩm, nó đang có mặt trong bất cứ một Sư Cô hay một Sư Chú nào, và hạt giống đó nó sẽ không lớn lên được khi mình ở trong một môi trường mà Bồ Đề tâm của mình, sơ tâm của mình được nuôi dưỡng, tưới tẩm hàng ngày. Còn nếu tu học không thành công, không có hạnh phúc trong sự tu học thì Bồ Đề tâm của mình sẽ bé đi từ từ và cố nhiên "anh chàng kia" sẽ lớn từ từ, và một ngày nào đó mình sẽ ra đời, mình sẽ đi lập gia đình, đó là chuyện dĩ nhiên. Chỉ vì mình không để ý, chứ chuyện ra đời không phải là chuyện được quyết định trong một giờ hay một ngày. Chuyện đó đã âm ĩ trong tàng thức của mình từ nhiều năm nhiều tháng. Có thể muời năm sau mình mới ra đời, nhưng mà bây giờ mình đã bắt đầu ra đời rồi. Tu chánh niệm là để thấy điều đó.

Cạo sạch mái tóc
Nguyện cho mọi người
Dứt hết phiền não
Độ thoát cho đời.

Bài kệ này biểu dương một hùng lực lớn. Cố nhiên là trong trường hợp này Bồ Đề tâm chiếm thượng phong, nhưng điều đó không có nghĩa là Phi Bồ Đề tâm đã hoàn toàn tiêu diệt. Nó vẫn còn nằm đó, phục kích, đợi cho Bồ Đề tâm yếu đi là chiếm phần thượng phong trở lại. Trong cuộc sống hàng ngày có những Sư anh, Sư em thỉnh thoảng hành xử khó chịu với mình, có những Sư chị, Sư em thỉnh thoảng chua chát với mình, điều này có thể đưa mình đến ước mơ có một người thiếu nữ rất hiền, rất ngoan, chỉ biết nghe lời mình và chỉ thương một mình mình thôi, lo lắng cho mình đủ cách, luôn luôn mềm mỏng, ngọt ngào như một bà tiên. Và mình nuôi hình ảnh đó trong đầu. Trong thực tế có thể có một người như vậy hay không, chuyện đó mình biết rất rõ. Nhưng trong tàng thức của ta, người đó vẫn luôn luôn có mặt. Trong một bài thơ, Đinh Hùng đã viết: "Chưa gặp em anh đã nghĩ rằng, có người thiếu nữ đẹp như trăng ..." Đó là người thiếu nữ lý tưởng của bất cứ một chàng trai nào, nhưng người đó chỉ có thể có trong mộng mà thôi. Trong thực tế, có thể đó là một bà chằng đội lốt nàng tiên. Tuy rằng Ý thức thấy được điều đó, và hoàn toàn chấp nhận điều đó, nhưng trong thế giới của Tàng thức thì lại khác. Giống như món quà của Sư chú Pháp Dụng đã khám phá ở Việt Nam rất khác với món quà nằm trong tàng thức của Sư chú.

Một Sư cô tuy cạo sạch mái tóc, sơ tâm rất lớn, rất đẹp, rất hùng tráng nhưng "hạt giống kia" vẫn còn, nó núp đằng sau hạt Bồ Đề Tâm, nhỏ xíu nhưng sẽ lớn lên từ từ nếu Sư cô đó không tu tập đàng hoàng. Cho nên sinh ra trong phái nữ mình cũng có "hạt giống đó", mình cũng mơ ước có một người đàn ông của riêng mình, chỉ riêng cho mình thôi, và mình sẽ rất an toàn khi có một người đàn ông như vậy đi bên cạnh. Đó là vị hoàng tử của đời mình, vị hoàng tử trong giấc mơ của mình. Hoàng tử đó có hay không trong thực tế là một chuyện khác, và hạt giống của sự ước mơ này sẽ lớn lên khi sự tu học của mình không thành công. Điều đó là điều mình phải biết. Mỗi khi tỉnh dậy sau một giấc mơ, nếu thấy những "hạt giống" hiện hành trong giấc mơ, thì khi thức dậy rồi ta phải mỉm cười với chúng, phải mỉm cười và ý thức rằng những "hạt giống đó" trong giấc mơ đã phát hiện và trong đời sống tỉnh thức hàng ngày, ta phải thực tập và phải chấp nhận sự phát hiện của những hạt giống đó trong giấc mơ. Trong đời sống hàng này của một tu sĩ, ta ngồi thiền, đi thiền hành v.v... và không bao giờ nghĩ rằng ta có thể nằm mơ thấy một giấc mơ như vậy. Nhưng sự thực đêm qua ta vừa mơ thấy là ta ôm một người con trai hay một người con gái! Cách tu tập của ta là khi thức dậy mà nhớ được giấc mơ, thì ta phải mỉm cười với hình ảnh đó và phải ý thức rằng những hạt giống thế tục đó đang hoạt động bên trong ta. Chỉ chừng đó là đủ rồi, không cần phải có mặc cảm tội lỗi, không cần phải tự đày ải mình, không cần đấm ngực, không cần bứt tóc, nhưng ta đã cạo đầu rồi thì còn tóc đâu mà bứt!

Đó là phương pháp nhận diện những hạt giống khi chúng phát hiện trong tâm của ta. Có thể là trong giấc mơ, người ta ôm có những nét hao hao giống Sư em của ta, khi thức dậy rồi, phải ý thức ngay điều đó, và phải mỉm cười với nó, tại vì tàng thức của ta làm việc một cách rất kỳ lạ, rất bất khả tư nghì. Bất khả tư nghì là không thể ngờ trước được, không thể tính toán được. Ta phải tỉnh thức để thấy rằng Sư em của mình là một người đi tu, một người đang mang chí nguyện độ đời trong vai trò Ni Cô. Vậy mà trong giấc mơ, ta đã ôm một người con gái, và người con gái đó lại có thể có những nét hao hao giống người Sư em, cho nên ta cảm thấy tội lỗi và tự hỏi tại sao chuyện này có thể xảy ta? Trong đời sống tỉnh thức hàng ngày, ta kính phục Sư em, không bao giờ dám có tư tưởng như vậy. Vậy mà trong giấc mơ nó đã xảy ra. Điều này chỉ có nghĩa là những "hạt giống kia" vẫn nằm ở trong tàng thức của ta, và đừng tưởng rằng trong thời gian tỉnh thức của đời sống hàng ngày, ý thức có thể làm được hết tất cả mọi công việc chuyển hóa.

CHUYỂN HÓA TÀNG THỨC MỚI ĐẠT ĐƯỢC GIÁC NGỘ

Cái thấy và cái hiểu của ý thức như ta đã biết không phải là cái thấy và cái hiểu của tàng thức, vì vậy mà ta phải hạ thủ công phu, phải tiến tới, phải đi sâu. Trong tàng thức, có những cái nằm ngủ âm thầm ở dưới đáy mà chúng ta gọi là tùy miên (Anusaya). Tùy là còn đi theo, và miên là ngủ. Khi ngủ ta không những chỉ tu với Ý mà còn phải tu với Tàng, vì chính Tàng mới cống hiến được hoa trái của hạnh phúc, của giác ngộ. Vì vậy ta không cần phải có mặc cảm tội lỗi, ta chỉ cần nhận diện những hạt giống của tùy miên đó ở trong ta, và ta phải nổ lực quán chiếu để thấy nếu người sư em của ta không hoàn thành được sự nghiệp của người xuất gia, thì đó là sự hư hỏng cả đời của người đó. Và nếu chính ta cũng không hoàn thành được sự nghiệp xuất gia, thì đó cũng là sự hư hỏng của cả cuộc đời ta. Và như vậy ta tạo ra đau khổ không phải chỉ cho hai người mà còn cho biết bao nhiêu người xung quanh, trong đó có thầy ta, gia đình, bạn bè và tăng thân của ta. Quán chiếu như vậy mới có ích lợi, còn đấm ngực và giựt tóc thì không có ích lợi gì cả.

Đã là người tu ta đừng để cho đến khi nước tới chân mới nhảy. Trong đời sống hàng ngày nếu có tín hiệu nào phát ra, thì ta phải tiếp nhận và ta phải tìm hiểu xem tâm của ta đang muốn nói gì với ta. Nếu ta chỉ mới bắt đầu thấy chán nản và mệt mỏi, thì rất dễ chữa trị. Ta có thể nhờ Thầy, nhờ bạn chuyển hóa cho, nhưng nếu chúng ta cứ để vậy rồi mỗi ngày tưới thêm một chút chán nản, một chút mệt mỏi, thì sẽ đến lúc những hạt giống tiêu cực lớn lên, xeo, nạy, và xô đẩy cái Bồ Đề tâm của ta, khuynh loát Bồ Đề tâm của ta, rất nguy hiểm, Bồ Đề tâm là cái vốn của người xuất gia, ta phải chăm chút nuôi dưỡng tâm ấy mỗi ngày. Nuôi dưỡng bằng những bài pháp thoại, bằng những buổi thiền hành, bằng những buổi ăn cơm im lặng, bằng tình thương của ta đối với những người đang sống chung. Với chánh niệm, ta nhận thức được những giây phút tiêu cực, bất lợi cho Bồ Đề tâm và cũng nhận thức cả những giây phút tích cực có khả năng nuôi dưỡng Bồ Đề tâm. Vì vậy cho nên thắp sáng chánh niệm trong đời sống hàng ngày là điều rất quan trọng.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01| 02 | 3.1 | 3.2 | 3.3 | 3.4 | 3.5 | 3.6 | 04

Source: Trang web Quảng Đức, www.quangduc.com 


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 01-04-2005

Nhat Hanh - Kinh Tam Di De

BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Hạnh phúc mộng và thực:
Giảng giải Kinh Tam-Di-Đề (Samiddhi Sutta)

Thích Nhất Hạnh


CHƯƠNG 3

NỘI DUNG KINH TAM DI ĐỀ

3.1 Pháp Thoại Ngày 4 tháng 9 năm 1994
3.2 Pháp Thoại Ng
ày 8 tháng 9 năm 1994
3.3 Pháp Thoại Ng
ày 11 tháng 9 năm 1994
3.4 Pháp Thoại Ng
ày 14 tháng 9 năm 1994
3.5 Pháp Thoại Ng
ày 29 tháng năm 1994
3.6 Pháp Thoại Ng
ày 2 tháng 10 năm 1994

3.1 Pháp Thoại Ngày 4 tháng 9 năm 1994

TU TẬP LÀ TRỒNG TỈA TRÊN ĐẤT TÂM

Thưa đại chúng, hôm nay là ngày mùng 4 tháng 9 năm 1994, chúng ta đang ở xóm Hạ trong khóa tu mùa Thu.

Kỳ trước tôi có ví sự thực tập tu học với việc cày bừa, gieo trồng, và tưới tẩm ruộng vườn. Nghe chuông, đi thiền hành, ngồi thiền, ăn cơm trong im lặng, thực tập hơi thở theo những bài kệ đều là những phương pháp cày bừa, gieo trồng trên mảnh đất tâm của mình. Quí vị có nhớ thầy Đ.T khi mới tới Làng không? Nếu chúng ta chụp được một tấm hình khi thầy mới đến, rồi đem so với hình mà chúng ta chụp sau ngày thầy rời Làng, thì chúng ta sẽ thấy có sự khác nhau rất lớn. Hình đầu là hình của "một mảnh đất chưa cày, chưa bừa", và hình sau là hình "đất đã cày, đã bừa, đã vun xới". Nhờ Bụt, nhờ Thầy, nhờ Pháp, nhờ Tăng thân, không tu thì thôi chứ tu là có kết quả. Có người đạt tới kết quả mau, có người có kết quả chậm, nhưng tất cả mọi người qua công phu đều được chuyển hóa cả. Điều này là một điều có thể có thể xác quyết được, vì vậy chúng ta không nên bỏ đi một giây phút nào trong đời sống hằng ngày mà không tu tập. Chữ Bhavana dịch là tu tập. Nó có nghĩa là gieo trồng, là cày cấy, cho nên mình cũng có thể dịch ra tiếng Pháp là culture. Chữ culture có nghĩa là trồng tỉa nhưng đồng thời nó cũng có nghĩa là văn hóa, điều này rất có ý nghĩa. Khi trồng trọt trên đất đai ở ngoài thì gọi là agriculture, còn khi trồng trọt trong mảnh đất tâm thì ta tạm dịch là psychoculture vì cả hai đều là đất.

Loại đất ở ngoài, khi trồng trọt thì ta có mùa màng, có rau ráng, có đậu bắp; còn loại đất trong tâm thì khi trồng, ta có an lạc, hiểu biết, thương yêu và hạnh phúc. Cho nên cả hai thứ trồng trọt đều gọi là culture hết. Ở ngoài đời, khi làm ruộng người ta cũng biết tìm cách làm cho công việc đồng áng vui vẻ thêm lên, Đi thăm những ruộng nho ơ vùng này quí vị thấy rằng ở đầu các luống nho người ta trồng hoa hồng. Chủ ý của việc trồng những khóm hồng ở đầu những hàng nho là để cho cuộc đời đẹp lên, chứ không phải trồng nho là chỉ có mục đích để bán nho hay làm rượu mà thôi. Ở Việt Nam trong khi cày cấy hay gặt hái thì những chàng nông dân, những cô thôn nữ cũng vui đùa hát hò và họ cũng biết giã gạo dưới trăng. Tất cả những việc đó đều nhằm tạo niềm vui ngay trong khi làm việc. Trong sự tu học cũng vậy. Sự tu học của chúng ta phải mang lại niềm vui cho chúng ta ngay trong khi tu học. Đừng nói rằng tu học thì phải cực khổ, phải đợi mười năm, hai mươi năm sau ta mới bắt đầu có niềm vui, Điều đó không đúng với lời Bụt dạy. Có một bài thơ thật buồn cười:

Thiên hạ đua nhau nói khổ vui,
Biết chi là khổ biết chi vui,
Vui trong tham dục vui là khổ,
Khổ để tu hành khổ ấy vui.

"Khổ để tu hành" có ý nói tu hành là phải chịu khổ. Điều này chống lại giáo lý của Bụt. Trong tinh thần giáo lý của Bụt. Trong tinh thần giáo lý của Bụt, ta phải có hạnh phúc, phải có niềm vui ngay trong khi tu tập. Cái vui trong khi tu tập sẽ đem lại cái vui của tương lai. Cho nên giáo lý Hiện Pháp Lạc Trú rất là quan trọng.

HIỆN PHÁP LẠC TRÚ LÀ SỐNG HẠNH PHÚC TRONG KHI TU TẬP

Bây giờ ta đi sang kinh Samiddhi. Trong đoạn đầu của Kinh, vị Thiên giả hỏi "Tại sao lại bỏ cái lạc thú hiện tại mà đi tìm cái lạc thú phi thời như thế?".

Chúng ta thấy trong câu này có hai chữ "hiện tại" và "phi thời", chữ hiện tại cũng như chữ phi thời mà vị thiên giả dùng là theo nghĩa ngoài đời, nó có nghĩa rất khác với chữ hiện tại và phi thời trong văn học đạo Bụt. Phi thời ở đây có nghĩa là không đúng lúc, nó nằm trong tương lai chứ không có mặt trong hiện tại, nhưng đọc tiếp Kinh này, ta sẽ thấy rõ hai danh từ phi thờihiện tại được dùng với ý nghĩa trong tinh thần đạo Bụt.

Ban đầu thầy Samiddhi cũng sử dụng hai danh từ đó theo cái nghĩa của vị thiên giả, và thầy trả lời: "Tôi đâu có bỏ cái lạc thú hiện tại mà đi tìm cái lạc thú phi thời. Chính tôi đã bỏ cái lạc thú phi thời để tìm tới cái lạc thú chân thật trong hiện tại đấy chứ". Nói như vậy tức là thầy dựa vào giáo lý Hiện Pháp Lạc Trú mà Đức Thế Tôn đã dạy cho thầy. Hiện Pháp Lạc Trú là sống trong hiện tại với tất cả những niềm vui và sự an lạc của mình trong khi tu tập, chứ không phải tu để mong ước niềm vui trong tương lai, không phải "khổ để tu hành, khổ ấy vui". Điều này rất là quan trọng. Ví như khi thiền hành mà quí vị nghĩ rằng đi thiền hành khổ cực bây giờ để mười năm sau sẽ có hạnh phúc, thì tất cả công phu đi thiền hành của quí vị đổ xuống biển hết. Đi thiền hành như vậy thì quí vị có đi mười năm cũng không ích lợi gì, tại vì quí vị cho rằng đi thiền hành là một lao tác, một cực hình để đi tới một kết quả hạnh phúc an lạc trong tương lai. Vì vậy phương châm của sụ thực tập là phải có hạnh phúc ngay trong khi thực tập. Đi thiền hành ta phải có an lạc ngay từ trong mỗi bước chân. Đây là nguyên tắc dẫn đạo cho sự tu học. Nếu trong khi đi thiền hành mà chúng ta không có an lạc thì đừng mong gì ta sẽ có an lạc trong tương lai, Phải đi thiền hành như thế nào để mỗi bước chân nuôi dưỡng được mình và đem lại được niềm vui và sự an lạc cho mình ngay trong lúc đi. "Từng bước chân thảnh thơi" có nghĩa như vậy.

Vua Trần Thái Tông, trong Khóa Hư Lục, có nói "Bộ bộ đạp trước thật địa"; bộ bộ tức là mỗi bước; trước tức là dính, bàn chân dính đất; thật địa là mảnh đất của thực tại. Mảnh đất thực tại tức là mảnh đất của Niết Bàn, của Bản môn, không phải là mảnh đất của vô minh, của vọng tưởng. Muốn cho đất thật, ta phải có chánh niệm. Nếu không có chánh niệm, ta chỉ bước đi trong giấc mơ, chỉ đi trong mộng. Người không tu, người không thực tập chánh niệm là người đi trong giấc mơ. Bài kệ ngồi thiền buổi sáng có một câu rất hay: "Ngày mới nguyện đi trong tỉnh thức (This is a new day, I vow to go through it in mindfulness). Thức dậy hôm nay, tôi biết rằng tôi có hai mươi bốn giờ tinh khôi và tôi không muốn đi qua hai mươi bốn giờ đó như là đi trong mộng, tôi muốn đi trên miếng của thật tại, vì vậ tôi phải thắp lên ngọn đèn của chánh niệm, của tỉnh thức. Mỗi bước chân của tôi đều dẫm lên đất thật chứ tôi không muốn dẫm lên trên thế giới của mộng mơ.

đời có một chứng bệnh gọi là bệnh mộng du (Sleep walking), mình đang ngủ mà mình đang đi. Mộng du tiếng Pháp là Somnambulence. Có những người ban đêm tự nhiên chổi dậy và đi. Họ đi trong giấc mơ mà họ không biết. Chúng ta nghĩ rằng chỉ có những người đó mới đang mộng du thôi. Kỳ thực trong đời sống hằng ngày, nhiều lúc chúng ta là những người mộng du! Chúng ta đi trên đất, bước trên đất mà giống như chúng ta bước trên mặt trăng. Có một thiền sư một hôm đi chơi trong vườn chùa với một số khách tới viếng thăm mà trong đó có thể có những vị xuất gia, đã dừng lại, chỉ vào một bụi cây có những cành lá rất xanh, rồi mỉm cưới nói: "Người đời bây giờ nhìn những lá này, họ chỉ thấy được những cái lá này ở trong mộng. Tôi đang cùng đi với quí vị, nhưng có thể quí vị đang đi trong một giấc mơ". Chúng ta thấy có những người học Phật, nhưng trong khi học, hoặc bay bổng trên hư không. Sự học Phật của họ, cái giáo lý mà họ học không dính líu gì đến đời sống hằng ngày của họ hết. Thành ra không hẳn là họ đang học đạo giải thoát, học đạo tỉnh thức. Họ đánh mất họ trong thế giới của suy luận, trong cái thế giới của siêu hình. Ăn một miếng cơm mà họ ăn trong giấc mơ, họ không thật sự ăn cơm tại vì cái tâm của họ hiện không có mặt (tâm bất tại). Họ bước một bước mà họ không thật sự bước trong giờ phút hiện tại, tại vì họ không có chánh niệm. Cho nên "bộ bộ đạp trước thật địa" (mỗi bước dẫm chân lên trên miếng đất của thật tại) là phương châm của người tu. Khi dẫm chân trên thực tại ta tiếp xúc được với chân như, tiếp xúc được với bản môn, tiếp xúc được với Niết Bàn và kết quả là ta được nuôi dưỡng bằng cái chân như, bằng bản môn, bằng Niết Bàn, chứ ta không bị nuôi dưỡng bằng những cái hình bóng giả tạo trong mộng.

Vua Trần Thái Tông không phải là một người xuất gia, nhưng kiến thức về Phật học cũng như sự hành trì của Vua đã vượt rất nhiều người xuất gia. Vua đã làm ra những tác phẩm rất nổi tiếng, trong đó có tác phẩm "Lục thời sám hối khoa nghi" để tự mình thực tập sám hối mỗi ngày sáu lần. Nhnữg nghi thức sám hối này rất ngắn, như trong bài kệ sám hối buổi sáng:

Xú xác hưu tham bảo
Mai đầu tảo nguyện đài
Ân cần chuyên lục niệm
Thứ đắc khế phương lai,

Vua đã dùng một câu rất mạnh là Xú xác hưu tham bảo. Xú xác nghĩa là xác chết hôi thối, hưu tham bảo là mình đừng có ôm lấy xác chết hôi thối nữa. Mình đừng có ôm lấy cái xác chết của mình mà nằm nữa, mình phải tỉnh đậy! Trong đời sống của chúng ta, chúng ta thường ôm lấy cái xác chết của chúng ta mà đi trong giấc mộng. Vua Trần Thái Tông khuyến cáo chúng ta đừng làm như vậy nữa. Thức dậy và bước những bước tỉnh táo trong cái thế giới của thật tại.

Vậy thì trong khi ta đi hành thiền, mỗi bước chân phải giúp ta trở lại tiếp xúc với mặt đất, ta dẫm chân trên mặt đất chớ không để ta bồng bềnh trôi nổi trong cái thế giới của mộng tưởng điên đảo. Viễn ly điên đảo mộng tưởng là như vậy. Khi có thể bước được những bước chân trên miếng đất của thực tại, ta tiếp xúc được với những nhiệm mầu của sự sống đang có mặt trong giây phút hiện tại, mà tiếp xúc được với những nhiệm mầu của sự sống trong hiện tại thì ta được nuôi dưỡng bởi những nhiệm mầu đó, và những nhiệm mầu đó ta chỉ có thể tiếp xúc được trong giờ phút hiện tại mà thôi.

Trong khi ngồi thiền cũng vậy, mỗi hơi thở cần đưa ta về với thực tại. Ngồi thiền không có nghĩa là đóng cửa đối với thế giới thực tại để đi vào một cái thế giới của sự mơ tưởng, dầu là mơ tưởng về Niết Bàn, về Giác ngộ. Niết Bàn là sự tỉnh táo, Giác ngộ là sự tỉnh táo. Ngồi và ta biết là ta dang ngồi với tăng thân và mọi người đều đang thực tập đạo lý tỉnh thức, Thực tập chánh niệm là tạo ra sự có mặt đích thực vì phép lạ đầu tiên của chánh niệm là làm cho ta thực sự có mặt. Có mặt trong khi ngồi, khi đi, khi ăn, khi nói. Có chánh niệm thì có sự có mặt. Vì vậy ngồi thiền là thực tập sự có mặt đích thực của ta. Với cái ngồi rất vững chải, ta làm cho sự sống của ta có mặt.

Khi thầy Samiddhi nói rằng thầy không bỏ cái hạnh phúc trong hiện tại để chạy đi tìm cái lạc thú không đúng lúc mà chính thầy đã bỏ cái hạnh phúc không đúng lúc để tìm cái hạnh phúc trong hiện tại, là thầy nói ngược lại với những điều mà vị thiên giả đã nói. Vì vậy vị thiên giả mới không hiểu và hỏi lại: "Thế nào là bỏ cái lạc thú phi thời để tìm tới cái lạc thú chân thật trong hiện tại?". Lúc ấy thầy Samiddhi đã dùng những lời dạy của Đức Thế Tôn để trả lời vị thiên giả: "Đức Thế Tôn có dạy: trong cái vui phi thời của ái dục, cái lợi rất ít mà chất cay đắng rất nhiều, cái lợi rất bé mà tai họa rất lớn". Trong ngôn ngữ này của thầy Samiddhi, những danh từ thầy sử dụng vẫn còn mang cái nghĩa ở ngoài đời. Chữ phi thời này là chữ phi thời của vị thiên giả đã dùng, nó vẫn còn có nghĩa là bị thời gian chi phối, nó chưa có nghĩa là vượt thoát thời gian, như trong danh từ Akakika mà chúng ta đã nhắc tới kỳ trước. Trong phần đầu của kinh thì nghĩa của chữ phi thời là như vậy, nhưng về sau, chúng ta sẽ đi đến một nghĩa cao siêu hơn.

Trong cái vui phi thời của ái dục, vị ngọt rất ít mà chất cay đắng rất nhiều, cái lợi rất bé mà tai họa rất lớn. Đây là một điều mà ta phải luôn luôn tự nhắc nhở vì thường thường ta bị chính ta đánh lừa. Cái vị ngọt của năm thứ dục lạc thường nằm ở trong tâm chúng ta nhiều hơn là nằm ở trong thực tại. Năm thứ dục lạc là năm cái bẫy, khi bị sa vào trong những cái bẫy đó thì ta sẽ bị nhận chìm trong đau khổ, nóng bức và phiền não triền miên. Nếu may mắn không bị sụp vào trong năm cái bẫy đó thì ta có tự do, có hạnh phúc thật sự, giống như trong một bài kệ ta đã đọc trước đây: Như nai thoát bẫy sập, chạy nhảy khắp bốn phương.

Thầy Samiddhi nói Tôi nay đang an trú trong hiện pháp, hiện pháp ở đây là các pháp đang thật sự xảy ra trong giây phút hiện tại, tiếng Pali là Ditthadhamma, tiếng Phạn là Drstàdharma; Lìa bỏ được những ngọn lửa phiền não đốt cháy. Biệt Dịch Tạp A Hàm dùng chữ Vô chư nhiệt não. Nhiệt là nóng, là thiêu đốt, là làm cho não phiền. Vô chư nhiệt não tức là không có sự đốt cháy, tiếng Phạn là Nirjvaro; jvaro này tức là cơn sốt, là fièvre, là fever. Đây là một danh từ mà trong hai bản tiếng Hán đều có. Giáo sư Démiéville dịch là sans fièvre (without fever). Vướng vào ái dục thì sẽ lên cơn sốt, vì phiền não làm cho mình vương vấn và bị đốt cháy. Đây là tâm trạng não phiền mà Vũ Hoàng Chương đã diễn tả qua hai câu thơ:

Kiều Thu này Tố em ơi
Ta đang lửa đốt tơi bời mái tây

Cái khổ đó gọi là nhiệt não. An trú trong giáo pháp của Đức Thế Tôn để tu tập, tiếp xúc với những mầu nhiệm của hiện tại, có tự do, không bị sập vào bẫy ái dục tức là vô chư nhiệt não. Người nào đã từng rơi vào trong bẫy tham dục, bẫy danh, bẫy tranh đua lợi dưỡng hay bẫy tình ái đều đã biết điều này rồi, đã được nếm cái mùi vị của cơn sốt này rồi.

Tôi nay đang an trú trong hiện pháp, lìa bỏ được những ngọn lửa phiền não đốt cháy. Hiện pháp này vượt thoát thời gian. Vượt thoát thời gian tức là Akàlika, bây giờ mới đúng là nghĩa của chữ phi thời, nó có nghĩa là kiếp ngoại. Đây là những danh từ để diễn tả Chánh Pháp của Bụt. Từ thứ nhất là Hiện Pháp (Ditthadamma). Khi ta có thể bước được những bước chân dẫm lên thực tại, ta tiếp xúc được với những nhiệm mầu của sự sống có mặt trong giây phút hiện tại, thì ta được nuôi dưỡng bởi những nhiệm mầu đó, và những nhiệm mầu đó ta chỉ có thể tiếp xúc được trong cái giờ phút hiện tại mà thôi. Từ thứ hai là Vô Chư Nhiệt Não (Nrjvaro). Từ thứ ba là Phi Thời (Akàlika).

BẢY ĐẶC TÍNH CỦA CHÁNH PHÁP

Hôm thứ Năm vừa qua chúng ta đã nói về danh từ Akàlika và có nhắc lại cuộc gặp gỡ giữa vua Ba Tư Nặc và Bụt Thích Ca hồi Ngài còn ba mươi tám tuổi. Bụt đã nói: "Đại Vương, vấn đề giác ngộ không phải là vấn đề thời gian". Đó là ý nghĩa vượt thoát thời gian, không phải già thì mới giác ngộ mà trẻ thì không giác ngộ được. Tu học không phải là công chuyện chỉ nên làm khi chúng ta lớn tuổi. Trong Minh Tâm Bảo Giám, một cuốn sách mà tất cả các học sinh Việt Nam và Trung Hoa thời xưa học thuộc lòng, có câu:

Mạc đãi lão lai phương học đạo,
Cô phần đa thị thiếu nhiên nhân.

Nghĩa là đừng đợi tuổi già rồi mới học đạo, những nấm mộ cô độc ở ngoài nghĩa địa phần lớn là những nấm mồ của người trẻ.

Trong truyền thống Bà la môn giáo ngày xưa, khi còn trẻ ta phải hưởng những thú vui dục lạc, phải cưới vợ, phải lấy chồng, phải sinh con. Đến khi con lớn rồi mới có quyền đi tu. Vua Tịnh Phạn đã hơn một lần trích dẫn quan niệm đó với Thái tử Tất Đạt Đa, nhưng Thái tử đã thưa với vua cha rằng: "Tuổi trẻ với tất cả năng lượng của nó mới có đủ sức để chọc thủng bức màn vô minh và đem lại ánh sáng giải thoát, nếu đợi đến khi già rồi thì làm sao còn có đủ sức để làm chuyện vĩ đại kia được?

Hiện pháp này vượt thoát thời gian, đến để mà thấy, tự mình thông đạt, tự mình có thể giải thoát". Đến để mà thấy, tiếng Pali là Ehipassiko và tiếng Phạn là Arhipasyikah. Nói rõ ra, giáo pháp này không phải để giới thiệu, để nói, để diễn bày, để hứa hẹn mà có mục đích đến để mà thấy. The dharma said: come and see for yourself! Elle est sans fièvre, elle est indépendante du temps, elle dit: "Venez et voyez par vous même!". Khi ta thực sự thực tập nghe chuông, thực tập thiền hành, ăn cơm yên lặng v.v... là ta đem thân của ta tới để chứng kiến pháp, để kinh nghiệm pháp, để thấy được pháp. Pháp này không phải là vấn đề quá khứ hay chuyện tương lai. Pháp này là cái ta có thể sờ mó được, kinh nghiệm trực tiếp được trong hiện tại.

Tự mình có thể giác tri, tiếng Pali là Paccatam veditabbo, vĩnnuhìti, tiếng Phạn là Pratyàtmavedaniyo vijnaih; Paccatam tức là mỗi người, Vedi là biết, là hiểu. Veditabbo tức là có thể được biết, có thể được hiểu bởi từng người, còn "vĩnnu" cũng có nghĩa là giác ngộ hiểu biết, mà cũng có nghĩa là giác tri (vijna).

Tự mình thông đạt, danh từ Hán Việt là "năng tự thông đạt". Chữ tự ở đây có nghĩa là mỗi người, còn thông đạt là hiểu biết, tức là mỗi người phải tự hiểu biết lấy, chứ không nhờ người khác thông đạt giùm được. Người có chánh niệm, có trí tuệ, khi tìm tới giáo pháp thì tự mình có thể hiểu, có thể đạt. Thành ra tự mình thông đạtđây đồng nghĩa với tự mình có thể giác tri, nhưng "năng tự thông đạt" là dịch từ tiếng Pali "opanayiko". Tiếng Phạn là "aupanàyika", tiếng Pháp dịch là "elle conduit au bon endroit", có nghĩa là có khả năng hướng thượng, có khả năng đi lên. Tôi dịch là dẫn dạo đi lên. Cho nên tuy bản chữ nho dịch là tự mình thông đạt, nhưng ta có thể sửa lại "Có khả năng dẫn đạo đi lên" để cho gần với nguyên bản hơn.

"Tôi nay đang an trú trong hiện pháp. Lìa bỏ được những ngọn lửa phiền não đốt cháy. Hiện pháp này vượt thoát thời gian, đến để mà thấy, có khả năng đẫn dạo đi lên, tự mình có thể giác tri".

Như vậy theo bài tụng bằng tiếng Pali, giáo pháp của Bụt có nhiều đặc tính.

Đặc tính thứ nhất là thiện thuyết, tiếng Pali là Svàkkhàto, tiếng Phạn là Svàkhyàta. Thiện thuyết tức là khéo trình bày, giáo lý của Đức Như Lai đã được khéo trình bày.

Đặc tính thứ hai là hiện chứng hay là hiện thân thọ chứng. Tiếng Pali là Sandithiko, tiếng Phạn là Sàmdrstiko tức là một cái gì rất hiện thực, mình có thể chứng nghiệm bằng chính cái thân thể này của chính mình, mình có thể sờ mó được, chứ không phải chuyện mơ tưởng.

Đặc tính thứ ba là vượt thoát thời gian (Akalika).

Đặc tính thứ tư là đến để mà thấy (Ehipassiko).

Đặc tính thứ năm là dẫn đạo đi lên (Opanayiko).

Đặc tính thứ sáu là tự mình có thể giác tri (Paccatam veditabbo vĩnnuhiti).

Sáu đặc tính của chánh pháp được lập đi lập lại trong nhiều kinh thuộc tạng Pali cũng như trong nhiều kinh Hán tạng. Trong các chùa Nam Tông ngày nào cũng tụng các đặc tính này của Chánh Pháp cả. Vì vậy ta nên đem bài này vào trong Nghi Thức Tụng Niệm của Bắc Tông cho thống nhứt. Tuy vậy ta nên thêm vào một đặc tính nữa của Chánh Pháp mà bài này thiếu, đó là không có phiền não, vô chư nhiệt não.

Câu trả lời này thầy Samiddhi lấy trực tiếp từ trong những kinh Bụt dạy mà thầy đã học thuộc lòng. Sau khi nói xong câu đó, thầy tiếp: Này thiên nữ, đó gọi là bỏ cái lạc thú phi thời, để đạt tới cái lạc thú hiện tại. Diệu pháp của Đức Thế Tôn có ngần ấy đặc tính mầu nhiệm, cho nên sống với giáo pháp của Đức Thế Tôn thì rất an lạc và hạnh phúc. Vì vậy không thể nói rằng tôi bỏ cái an lạc trong hiện tại để đi tìm cái an lạc không phải thời ở tương lai.

QUÊ HƯƠNG ĐÍCH THỰC VÀ THIÊN ĐƯỜNG TRONG GIẤC MƠ

Ngày xưa có thể chúng ta đã có cơ hội sống với hiện pháp, nhưng đã bỏ cái thiên đường thật đó để chạy theo một thiên đường mà ta mơ tưởng, không bao giờ có thật. Trong một bài giảng bằng tiếng Anh trước khóa tu này, tôi có nói rằng mỗi người trong chúng ta đều có cảm tưởng là đã đánh mất cái thiên đường của mình và trong cuộc sống hiện tại, ta đang tìm lại cái thiên đường đó. Ta tin rằng có một nơi, có một cảnh mà trong đó nếu trở về được thì sẽ có an lạc, hạnh phúc, sẽ được che chở và có an ninh. Vì vậy mà suốt đời chúng ta cứ đi tìm một thiên đường trong giấc mơ.

Người tu Tịnh độ đầu tư vào việc "tìm về" bằng cách mỗi ngày lần bao nhiêu xâu chuổi, niệm bao nhiêu chục ngàn danh hiệu Bụt. Qua sự hành trì đó ta cũng nhận diện được ước muốn được trở về với quê hương đích thực của họ. Trong bài giảng tiếng Anh nói trên tôi có nói rất rõ rằng, một ý niệm về quê hương hay là một cảm nghĩ về quê hương, chưa phải là quê hương đích thực. Khi nghe chuông ta thực tập: Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe, tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm; có khi ta nói "đưa về quê hương" (listen, listen this wonderful sound brings me back to my true home). Như vậy chúng ta là những người đã mất quê hương đích thực và trong cuộc sống hằng ngày ta cứ mãi đi tìm cái quê hương đích thực đó.

Quê hương đích thực là gì? Ý niệm của chúng ta về quê hương đích thực là gì? Quê hương đích thực là một nơi mà ta cảm thấy có an ninh, cảm thấy được che chở, không phải lo sợ, không đánh mất chúng ta. Quê hương đích thực, "True home" không phải là một cái ý niệm mà cũng không phải là một cảm tưởng.

Ngay từ đầu, ý niệm về quê hương đích thực là một ý niệm mà ta cần phải cứu xét. Mỗi chúng ta đều giữ lại cái kỷ niệm của thời mà ta còn là bào thai trong lòng mẹ. Mỗi chúng ta đều cư trú khoảng chín tháng trong bụng mẹ. Bụng mẹ tiếng Hán Việt gọi là tử cung, nó có nghĩa là cung điện của đứa bé, rất hay! Trong cái cung điện đó ta cảm thấy rất an ninh, không sợ gió, không sợ mưa, không sợ lạnh. Ta không cần phải đốt lò, tại vì trong đó ấm lắm, trong đó độ ấm tuyệt hảo. Ta không phải lo chuyện ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều. Ta không lo chuyện quấn khăn, đi giày, tại vì mẹ làm tất cả cho ta. Thở thì đã có mẹ thở giùm, ăn cũng có mẹ ăn giùm, uống cũng có mẹ uống giùm, và giữ gìn cũng có mẹ giữ gìn giùm, thành ra ta khỏi làm gì hết, và chín tháng ở trong cung điện của đứa con ta rất có hạnh phúc. Nhưng từ khi ra đời ta đã mất cái thiên đường đó. Sự kiện này ghi lại trong ta một hoài vọng. Cái ước vọng của những người muốn trở vê thiên đường với Chúa, trở về quê hương đích thực, để được che chở bảo hộ, để khỏi phải làm gì cả! Trong ý niệm đi về cõi Tịnh Độ cũng có cái ước vọng đó, Đi sang "bên đó" khỏi phải nấu ăn, đến giờ tự nhiên có thức ăn! Ước muốn ấy đánh đúng vào cái nhu cầu của chúng ta, ngày nào cũng là ngày làm biếng hết! Dù biết hay không biết thì trong tàng thức của ta vẫn đã có hạt giống của hoài vọng muốn trở về cái thiên đường cũ. Ta phải thấy được điều đó. Dù đã bốn mươi, năm mươi tuổi rồi mà mình vẫn muốn trở về trong bụng mẹ như thường. Hôm trước tôi có nói rằng, tôi biết là hồi xưa trong bụng mẹ tôi đã ưa nằm trong tư thế một chân để thẳng, một chân cong. Nhiều đêm thức giấc, tôi thấy mình nằm trong tư thế đó. Nhờ tu chánh niệm cho nên mình biết rằng ngày xưa, hồi mình được năm sáu tháng, mình đã bắt đầu chơi trong bụng mẹ, mình đã cọ quậy xoay trở và mình tìm ra cái thế nằm lý tưởng đó của mình.

Nhưng ta phải đặt câu hỏi: cung điện của đứa con có phải là quê hương đích thực của chúng ta hay không? Chúng ta có đang tự đánh lừa mình hay không, dù đánh lừa một cách có ý thức hay là không có ý thức? Giả thiết bây giờ được phép trở về thì bạn có muốn trở về hay không? Hay bạn thấy trong đó tối hu? Quê hương đích thực của ta không lý lại tối hu như vậy? Khi đã ra đời, đã thấy ánh sáng , đã được nghe tiếng chim hót, đã thấy bầu trời mênh mông xanh biếc rồi, ta có còn muốn bỏ những cảnh này để chui vào trong cái cung điện của đứa con, để được nâng niu, để được che chở như trước hay không? Thực tế mà xét, chắc hẳn trí óc của ta có thể nhận thức được rằng quê hương của ta không phải là một vùng tối tăm như là cung điện của đứa con. Quê hương đích thực của chúng ta phải là một cái gì khác hơn va chắc chắn một trăm phần trăm là ta không muốn trở về nơi đó, tại vì nơi đó không phải là quê hương đích thực của ta. Tuy vậy, dưới tiềm thức ta vẫn có một sự thu hút cho nên đêm đêm ta vẫn mong trở về quê hương, trở về với thiên đường đã mất đó!

Trong tâm ta Tàng thức có cái lý luận và cái thấy của riêng nó và ước muốn của nó đôi khi không phù hợp với ước muốn của Ý thức. Có những điều mà trong trạng thái thức, ta thấy rằng ta không cần, không thật sự ham muốn. Vậy mà trong giấc mơ ta lại đi tìm chúng. Vì vậy cho nên ta biết có sự bất đồng ý kiến giữa Ý và Tàng trong tâm ta.

Sư Chú Pháp Dụng có kể cho tôi nghe hồi về Việt Nam chú đã đi tìm những món quà ăn mà chú thường nằm mơ trong thời gian còn là học sinh, sinh viên Hoà Lan. Không hiểu tại sao mà mấy món quá đó hấp dẫn quá chừng! Xa quê hương từ hồi còn bé và trong suốt thời gian mười mấy năm đó, chú đã từng nằm mơ, đã từng chạy theo bóng dáng của những món quà của quê hương và của tuổi thơ. Vậy mà khi về đến quê nhà, đứng trước hàng quà, thấy được những món quà mà chú đã từng ước mơ, chú giựt mình tự hỏi "Cái này đây hả, cái này là cái mà trong bao nhiêu năm mình mơ ước và thèm thuồng đây hả? Rõ ràng thực tại có khi không hấp dẫn bằng trong giấc mơ. Vì vậy mà ta thường nói "Đẹp như mơ!"

Trong trạng thái thức, những đối tượng của sự thèm khát, của sự ham muốn về danh, về lợi, về tài, về sắc không có sức hấp dẫn lớn bằng trong cái thế giới của tiềm thức, của ước. Trong giấc mơ, cảm giác của chúng ta có cường độ lớn hơn, sâu hơn, đậm hơn so với khi ta còn thức. Trong giấc mơ chúng ta sợ gấp mười lần lớn hơn, ta tham đắm mười lần nhiều hơn, tại vì cảnh giới trong mộng bao giờ cũng đẹp hơn là cảnh giới thực. Đó là chưa nói trong khi tỉnh ta vẫn dùng màn nhung của cõi mộng để phủ lên trên cảnh giới của thực tại rồi cho rằng cái cảnh giới đó là rất đẹp.

NHỮNG NUỐI TIẾC ÂM THẦM TRONG TÀNG THỨC

Trong lý thuyết văn nghệ Mác Xít, người ta hay nói không được bôi đen thực tại, mà cũng không được tô hồng thực tại. Thực tại là thực tại, mình không nên bôi cho nó đen thêm, cũng không nên tô cho nó hồng hơn. Trên lý thì như vậy, nhưng thực tế thì các nhà văn, nhà thơ, nhà họa luôn luôn có ý muốn bôi đen hoặc tô hồng. Tô hồng tức là làm cho đẹp hơn sự thật và tàng thức của chúng ta thường làm công việc đó.

Có những điều mà trong khi tỉnh, ta biết rằng không đáng để ta theo đuổi, vậy mà trong giấc mơ ta vẫn theo đuổi. Khi nghe nói trong bụng mẹ tối hu và cung điện của đứa con không phải là cái đích mà ta tìm tới, thì ta có thể đồng ý một trăm phần trăm rằng đó không phải là quê hương đích thực của ta. Nhưng có thể trong giấc mơ ta vẫn âm thầm đi tìm về cái hướng đó. Và chính tôi có thể cũng đang làm như vậy! Thức dậy buổi khuya tôi vẫn thấy mình nằm ở trong tư thế ấy như thường. Thành ra ta phải biết sự thật là trong con người của ta có một sự mâu thuẫn, có một sự khác biệt giữa Ý và Tàng. Những đối tượng của năm thứ dục lạc kia, khi quán chiếu bằng ý thức, ta không thấy chúng có sức hấp dẫn như vậy, nhất là khi ta đã thắp lên ngọn đèn chánh niệm, ta đã thấy rõ mặt mũi chúng. Ta nghĩ rằng, ta đã được giải thoát rồi, nhưng than ôi, khi đi vào giấc mơ, ta vẫn còn bị kẹt! Và vì vậy cho nên phải tiếp tục thực tập quán chiếu để chuyển hóa cái thấy của Tàng vì cái thấy của Ý chưa có nghĩa là ta đã được hoàn toàn giải thoát. Ta đã có thể cắt đứt những sợi dây kết sử phía trên phần Ý, nhưng mà những sọi dây kết sử ở dưới phần Tàng, gọi là hạ phần kết sử, hay là tùy miên, có thể ta chưa cắt đứt được, vì vậy cho nên ta đừng khinh thưòng.

Có một Sư Cô vì không gặp may mắn trên đường tu học, không có thầy giỏi, không có tăng thân tốt, nên đã không thành công trong việc chuyển hóa. Trong sự buồn đau và thất vọng đó, cô ngã bệnh. Trên giường bệnh, chỉ còn mấy ngày nữa là từ trần, cô bảo những người xung quanh hãy đem tới cho cô một muỗng nước mắm để cô uống. Câu chuyện này do nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ kể trong một cuốn tiểu thuyết. Khi đọc đến đoạn này, tôi biết rằng đây là một chuyện có thể có thật. Một Sư Cô trước khi chết đòi uống một muỗng nước mắm là điều có thể có thật.

Nếu không phải là người Việt thì quí vị không biết được địa vị của nước mắm trong văn hóa Việt Nam. Các món ăn Việt Nam sở dĩ thắm thiết ngon lành và đậm đà là nhờ ở hương vị của nước mắm. Nước mắm là cái vị ngọt, vị ngon của thức ăn, nó tượng trưng cho cái vị ngọt, vị ngon của dục vọng. Khi đi tu ta bỏ cái dục lạc ở ngoài đời vì một lý tưởng cao siêu hơn, vì một hạnh púc chân thật hơn là hạnh phúc của dục lạc. Nhưng vì cuộc đời tu hành của mình thất bại, cho nên âm thầm trong tàng thức, mình tiếc là mình đã bỏ cái tuổi xanh, đã bỏ năm món dục lạc để đi tìm cái hạnh phúc mà mình không đạt tới được. Thành ra cái ý muốn đòi đem tới một muỗng nước mắm để uống, đã phát sinh ra từ sự hối tiếc đó. Đối với những người hầu cận xung quanh Sư cô lúc đó, thì hiện tượng này là do ma làm. Suốt mất chục năm trời chay tịnh, tụng kinh, niệm Phật, mà đến giờ phút sắp lâm chung lại đòi uống nước mắm, thì quả thực là ma tới phá, làm đổ vỡ cả một công trình tu học mấy mươi năm.

Nhưng công trình tu học mấy mươi năm đó có gì đâu? Vì không có thầy hay không có bạn giỏi, Sư cô đã không có hạnh phúc trong mấy mươi năm tu học, thành ra cái công trình đó chưa phải là một kiến trúc của hạnh phúc, của giác ngộ. Tuy vậy đối với những người xung quanh Sư cô, họ cho đó là một công trình đáng giá, một kiến trúc công phu và chỉ cần một muỗng nước mắm là có thể xô đô được cái công phu kia. Cho nên họ nhất không đem cho Sư cô muỗng nước mắm đó. Một công trình thực sự đâu có thể dễ dàng bị phá vỡ như vậy? Muỗn nước mắm đâu có khả năng như vậy? Muỗng nước mắm chỉ tượng trưng cho tất cả những chất ngọt ngào, những dục lạc mà Sư Cô đã bỏ lại sau lưng khi đi xuất gia. Rốt cuộc Sư Cô tịch mà không thỏa mãn. Khi đọc đến đây tôi nghĩ rằng nếu có tôi ở bên giường bệnh thì tôi sẽ đi lấy một muỗng nước mắm lớn để cho cô uống. Uống xong thì cô sẽ giác ngộ.

Người đã trải qua những cơn sốt đều biết rằng trong khi bệnh thì lưỡi rất nhạt, nên mình muốn có một cái gì mặn để dánh tan cái chất nhạt đó đi, và tiềm thức của mình nói rằng cái ngon nhất, cái vi diệu nhất, đậm đà nhất là muỗng nước mắm. Chính lúc đó là lúc mà Sư Cô cần nếm nước mắm, và nếm xong muỗng nước mắm mặn chát ấy, thì Sư Cô sẽ có cơ hội giác ngộ. Chỉ tiếc là người ta đã không đem tới cho Sư Cô một muỗng nước mắm! Theo cái nhìn của tôi, lúc đó không phải Tâm Kinh hay Vãng Sang Tịnh Độ Thần Chú sẽ cứu vãng được cô, mà là một muỗng nước mắm thật đầy, thật mặn mới là phương tiện để giúp cho Sư Cô bỏ được sự nuối tiếc năm thứ dục lạc. Đó là cái nhìn của một Thiền sư. Rất tiếc là vị Thiền sư không có mặt ở đó cho nên Sư cô đã chết đi trong sự nuối tiếc một muỗng nước mắm, một biểu tượng của vị ngon ngọt ở đời.

Sự tu hành của chúng ta hiện giờ cũng như vậy. Ta phải đạt cho được cái hạnh phúc trong khi tu học. Đi tu là vì ta đã thấy được những cơn sốt, những đau khổ, những phiền não trong cuộc đời và cái thấy đưa tới một cái tâm muốn tạo hạnh phúc cho ta và cho người khác, muốn đem giọt nước thanh lương để xóa tan cái sầu khổ trong lòng mình và trong lòng người. Do đó mình phát ra một cái tâm rất đẹp, rất tươi, rất mát, gọi là tâm Bồ Đề, có khi gọi là Sơ Tâm. Sơ Tâm tức là cái tâm ban đầu của người đi xuất gia. Không có cái gì đẹp cho bằng sơ tâm của một người đi xuất gia. Cho nên các thầy luôn luôn nhắc nhở các đệ tử là con làm sao thì làm nhưng phải giữ gìn cái sơ tâm cho đừng bị hư nát. Sơ tâm đó, là bảo vật của người tu. Nếu Sơ tâm còn được giữ gìn thì đường tu sẽ có tiến bộ. Nếu Sơ tâm càng ngày càng co rút lại thì đạo nghiệp ssẽ tiêu tan như trong trường hợp của Sư Cô nói trên. Nếu gặp một vị thầy không hiểu được mình, không thấy được những nỗi khổ niềm đau, những khó khăn, những ước vọng của mình mà chỉ biết la mắng trách móc; nếu sống chung với một tăng thân trong đó các anh, các chị, các em đều không ai thật sự thương mình, không ai thật sự hiểu mình và giúp đỡ mình, thêm vào đó mình lại đang hành trì những pháp môn không đem lại hạnh phúc cho mình trong khi hành trì, thì cố nhiên mình sẽ thất bại và cái Sơ tâm của mình, cái tâm Bồ Đề của mình đã teo lại thì một cái gì khác nó sẽ lớn lên. Cái đó là sự hối tiếc dục lạc, là ý muốn ra đời. Nếu hạt giống của Bồ Đề tâm được thầy được bạn vun tưới, thì nó trở thành một vùng năng lượng rất lớn trong con người tu. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là những hạt giống của sự hưởng thụ, của sự yếu hèn đã tiêu tan đi hết. Chúng vẫn còn và nếu ta để cho những hạt giống đó được tưới tẩm thì chúng sẽ lớn lên. Trong khi tu học, ta nên vun bón, tưới tẩm hạt giống của Bồ Đề tâm và đừng để cho những hạt giống chống lại Bồ Đề tâm có dịp được vun bón tưới tẩm. Khi mới đi tu thì Bồ Đề tâm của ta rất lớn. Nhưng điều đó không có nghĩa là lúc đó tất cả những hạt giống muốn sống đời thế tục, muốn hưởng dục không có mặt hoặc đã biến mất. Chúng vẫn còn đó. Tuy rằng mình muốn trở nên người xuất gia, một người mang lý tưởng Bồ Tát, đem hiểu biết, đem thương yêu làm đẹp cho cuộc đời, nhưng những hạt giống ích kỷ, những hạt giống của sự hưởng thụ năm món dục lạc vẫn còn núp sau đó, Nếu ta không làm cho tâm Bồ Đề này, cho năng lượng này càng ngày càng lớn thì những "hạt giống kia" sẽ có cơ hội lớn lên.

Tôi còn nhớ năm 40 tuổi, tức là sau khi đã tu được mấy chục năm rồi, vậy mà lúc đó "hạt giống kia" vẫn còn khá mạnh trong tôi. Một hôm đi thiền hành trong một công viên ở thành Nice miền Nam nước Pháp, tôi thấy một thiếu phụ đẩy một chiếc xe có em bé bên trong. Hình ảnh đó đã đánh động tới những hạt giống muốn sống đời thế tục của tôi. Nên biết là trong thời gian đó tôi đang đi kêu gọi hòa bình, sống xa Thầy, xa Chùa, xa Tăng thân, không có một chỗ để trở về vì lúc đó chính quyền không cho tôi về nước. Cho nên hình ảnh người thiếu phụ Pháp đẩy con dạo chơi trong công viên Nice đã làm động tới cái hạt giống "có một mái gia đình" ở trong tâm tôi, và tôi đã nghĩ rằng nếu mình sống đời thế tục thì bây giờ mình cũng có một người đàn bà như thế, và có một đứa con mũm mĩm xinh đẹp như thế. Nhưng nhờ đang đi thiền hành cho nên chỉ trong vòng một hai giây đồng hồ là tôi thoát được tư tưởng đó. Tuy vậy tôi đã thấy rõ là "hạt giống kia" đang có ở trong tôi. Thành ra cái "hạt giống muốn có một gia đình", có một căn nhà ấm cúng, có một người chăm sóc cho mình, có một đứa con mũm mĩm, nó đang có mặt trong bất cứ một Sư Cô hay một Sư Chú nào, và hạt giống đó nó sẽ không lớn lên được khi mình ở trong một môi trường mà Bồ Đề tâm của mình, sơ tâm của mình được nuôi dưỡng, tưới tẩm hàng ngày. Còn nếu tu học không thành công, không có hạnh phúc trong sự tu học thì Bồ Đề tâm của mình sẽ bé đi từ từ và cố nhiên "anh chàng kia" sẽ lớn từ từ, và một ngày nào đó mình sẽ ra đời, mình sẽ đi lập gia đình, đó là chuyện dĩ nhiên. Chỉ vì mình không để ý, chứ chuyện ra đời không phải là chuyện được quyết định trong một giờ hay một ngày. Chuyện đó đã âm ĩ trong tàng thức của mình từ nhiều năm nhiều tháng. Có thể muời năm sau mình mới ra đời, nhưng mà bây giờ mình đã bắt đầu ra đời rồi. Tu chánh niệm là để thấy điều đó.

Cạo sạch mái tóc
Nguyện cho mọi người
Dứt hết phiền não
Độ thoát cho đời.

Bài kệ này biểu dương một hùng lực lớn. Cố nhiên là trong trường hợp này Bồ Đề tâm chiếm thượng phong, nhưng điều đó không có nghĩa là Phi Bồ Đề tâm đã hoàn toàn tiêu diệt. Nó vẫn còn nằm đó, phục kích, đợi cho Bồ Đề tâm yếu đi là chiếm phần thượng phong trở lại. Trong cuộc sống hàng ngày có những Sư anh, Sư em thỉnh thoảng hành xử khó chịu với mình, có những Sư chị, Sư em thỉnh thoảng chua chát với mình, điều này có thể đưa mình đến ước mơ có một người thiếu nữ rất hiền, rất ngoan, chỉ biết nghe lời mình và chỉ thương một mình mình thôi, lo lắng cho mình đủ cách, luôn luôn mềm mỏng, ngọt ngào như một bà tiên. Và mình nuôi hình ảnh đó trong đầu. Trong thực tế có thể có một người như vậy hay không, chuyện đó mình biết rất rõ. Nhưng trong tàng thức của ta, người đó vẫn luôn luôn có mặt. Trong một bài thơ, Đinh Hùng đã viết: "Chưa gặp em anh đã nghĩ rằng, có người thiếu nữ đẹp như trăng ..." Đó là người thiếu nữ lý tưởng của bất cứ một chàng trai nào, nhưng người đó chỉ có thể có trong mộng mà thôi. Trong thực tế, có thể đó là một bà chằng đội lốt nàng tiên. Tuy rằng Ý thức thấy được điều đó, và hoàn toàn chấp nhận điều đó, nhưng trong thế giới của Tàng thức thì lại khác. Giống như món quà của Sư chú Pháp Dụng đã khám phá ở Việt Nam rất khác với món quà nằm trong tàng thức của Sư chú.

Một Sư cô tuy cạo sạch mái tóc, sơ tâm rất lớn, rất đẹp, rất hùng tráng nhưng "hạt giống kia" vẫn còn, nó núp đằng sau hạt Bồ Đề Tâm, nhỏ xíu nhưng sẽ lớn lên từ từ nếu Sư cô đó không tu tập đàng hoàng. Cho nên sinh ra trong phái nữ mình cũng có "hạt giống đó", mình cũng mơ ước có một người đàn ông của riêng mình, chỉ riêng cho mình thôi, và mình sẽ rất an toàn khi có một người đàn ông như vậy đi bên cạnh. Đó là vị hoàng tử của đời mình, vị hoàng tử trong giấc mơ của mình. Hoàng tử đó có hay không trong thực tế là một chuyện khác, và hạt giống của sự ước mơ này sẽ lớn lên khi sự tu học của mình không thành công. Điều đó là điều mình phải biết. Mỗi khi tỉnh dậy sau một giấc mơ, nếu thấy những "hạt giống" hiện hành trong giấc mơ, thì khi thức dậy rồi ta phải mỉm cười với chúng, phải mỉm cười và ý thức rằng những "hạt giống đó" trong giấc mơ đã phát hiện và trong đời sống tỉnh thức hàng ngày, ta phải thực tập và phải chấp nhận sự phát hiện của những hạt giống đó trong giấc mơ. Trong đời sống hàng này của một tu sĩ, ta ngồi thiền, đi thiền hành v.v... và không bao giờ nghĩ rằng ta có thể nằm mơ thấy một giấc mơ như vậy. Nhưng sự thực đêm qua ta vừa mơ thấy là ta ôm một người con trai hay một người con gái! Cách tu tập của ta là khi thức dậy mà nhớ được giấc mơ, thì ta phải mỉm cười với hình ảnh đó và phải ý thức rằng những hạt giống thế tục đó đang hoạt động bên trong ta. Chỉ chừng đó là đủ rồi, không cần phải có mặc cảm tội lỗi, không cần phải tự đày ải mình, không cần đấm ngực, không cần bứt tóc, nhưng ta đã cạo đầu rồi thì còn tóc đâu mà bứt!

Đó là phương pháp nhận diện những hạt giống khi chúng phát hiện trong tâm của ta. Có thể là trong giấc mơ, người ta ôm có những nét hao hao giống Sư em của ta, khi thức dậy rồi, phải ý thức ngay điều đó, và phải mỉm cười với nó, tại vì tàng thức của ta làm việc một cách rất kỳ lạ, rất bất khả tư nghì. Bất khả tư nghì là không thể ngờ trước được, không thể tính toán được. Ta phải tỉnh thức để thấy rằng Sư em của mình là một người đi tu, một người đang mang chí nguyện độ đời trong vai trò Ni Cô. Vậy mà trong giấc mơ, ta đã ôm một người con gái, và người con gái đó lại có thể có những nét hao hao giống người Sư em, cho nên ta cảm thấy tội lỗi và tự hỏi tại sao chuyện này có thể xảy ta? Trong đời sống tỉnh thức hàng ngày, ta kính phục Sư em, không bao giờ dám có tư tưởng như vậy. Vậy mà trong giấc mơ nó đã xảy ra. Điều này chỉ có nghĩa là những "hạt giống kia" vẫn nằm ở trong tàng thức của ta, và đừng tưởng rằng trong thời gian tỉnh thức của đời sống hàng ngày, ý thức có thể làm được hết tất cả mọi công việc chuyển hóa.

CHUYỂN HÓA TÀNG THỨC MỚI ĐẠT ĐƯỢC GIÁC NGỘ

Cái thấy và cái hiểu của ý thức như ta đã biết không phải là cái thấy và cái hiểu của tàng thức, vì vậy mà ta phải hạ thủ công phu, phải tiến tới, phải đi sâu. Trong tàng thức, có những cái nằm ngủ âm thầm ở dưới đáy mà chúng ta gọi là tùy miên (Anusaya). Tùy là còn đi theo, và miên là ngủ. Khi ngủ ta không những chỉ tu với Ý mà còn phải tu với Tàng, vì chính Tàng mới cống hiến được hoa trái của hạnh phúc, của giác ngộ. Vì vậy ta không cần phải có mặc cảm tội lỗi, ta chỉ cần nhận diện những hạt giống của tùy miên đó ở trong ta, và ta phải nổ lực quán chiếu để thấy nếu người sư em của ta không hoàn thành được sự nghiệp của người xuất gia, thì đó là sự hư hỏng cả đời của người đó. Và nếu chính ta cũng không hoàn thành được sự nghiệp xuất gia, thì đó cũng là sự hư hỏng của cả cuộc đời ta. Và như vậy ta tạo ra đau khổ không phải chỉ cho hai người mà còn cho biết bao nhiêu người xung quanh, trong đó có thầy ta, gia đình, bạn bè và tăng thân của ta. Quán chiếu như vậy mới có ích lợi, còn đấm ngực và giựt tóc thì không có ích lợi gì cả.

Đã là người tu ta đừng để cho đến khi nước tới chân mới nhảy. Trong đời sống hàng ngày nếu có tín hiệu nào phát ra, thì ta phải tiếp nhận và ta phải tìm hiểu xem tâm của ta đang muốn nói gì với ta. Nếu ta chỉ mới bắt đầu thấy chán nản và mệt mỏi, thì rất dễ chữa trị. Ta có thể nhờ Thầy, nhờ bạn chuyển hóa cho, nhưng nếu chúng ta cứ để vậy rồi mỗi ngày tưới thêm một chút chán nản, một chút mệt mỏi, thì sẽ đến lúc những hạt giống tiêu cực lớn lên, xeo, nạy, và xô đẩy cái Bồ Đề tâm của ta, khuynh loát Bồ Đề tâm của ta, rất nguy hiểm, Bồ Đề tâm là cái vốn của người xuất gia, ta phải chăm chút nuôi dưỡng tâm ấy mỗi ngày. Nuôi dưỡng bằng những bài pháp thoại, bằng những buổi thiền hành, bằng những buổi ăn cơm im lặng, bằng tình thương của ta đối với những người đang sống chung. Với chánh niệm, ta nhận thức được những giây phút tiêu cực, bất lợi cho Bồ Đề tâm và cũng nhận thức cả những giây phút tích cực có khả năng nuôi dưỡng Bồ Đề tâm. Vì vậy cho nên thắp sáng chánh niệm trong đời sống hàng ngày là điều rất quan trọng.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01| 02 | 3.1 | 3.2 | 3.3 | 3.4 | 3.5 | 3.6 | 04

Source: Trang web Quảng Đức, www.quangduc.com 


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 01-04-2005