BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
Hạnh phúc mộng và thực: Thích Nhất Hạnh |
CHƯƠNG 2 KINH TAM DI ĐỀKinh v ăn (Tạp A Hàm Kinh số 1078)Đây l à những điều tôi được nghe vào một thời mà Bụt đang cư trú ở Tu viện Trúc Lâm Ca Lan Đà tại kinh thành Vương xá.Một sớm mai nọ, có vị khất sĩ ra sông, cởi y áo để trên bờ rồi xuống nước tắm gội. Tắm xong, vị ấy lên bờ đợi cho khô mình mẩy rồi mặc áo vào. Bấy giờ có một vị thiên nữ xuất hiện, hào quang từ thân hình phát ra sáng chói, soi rõ cả bờ sông. Thiên nữ nói với vị khất sĩ: - "Thầy là một người mới xuất gia, tóc còn xanh, tuổi còn trẻ, giờ này đáng lý phải xông ướp hương thơm, trang điểm châu báu, đeo tràng hoa thơm mà hưởng thọ năm thứ vui thú, Trong khi đó thì thầy lại bỏ những người thương, quay lưng lại với cuộc đời thế tục, chịu đựng sự biệt ly, cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà sa, tin tưởng vào con đường xuất gia học đạo. Tại sao lại bỏ cái lạc thú hiện tại mà đi tìm cái lạc thú phi thời như thế?". Vị khất sĩ đáp: - "Tôi đâu có bỏ cái lạc thú hiện tại mà đi tìm cái lạc thú phi thời? Chính tôi đã bỏ cái lạc thú phi thời để tìm tới cái lạc thú chân thú chân thật trong hiện tại đó chứ!" Vị khất sĩ đáp: - Đức Thế Tôn có dạy: Trong cái vui phi thời của ái dục, vị ngọt rất ít mà chất cay đắng rất nhiều, cái hưởng thụ rất bé mà tai họa rất lớn. Tôi giờ này đang an trú trong hiện pháp, lìa bỏ được những ngọn lửa phiền não đốt cháy. Hiện pháp này vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, tự mình thông đạt, tự mình có thể giác tri. Này thiên nữ, đó gọi là bỏ cái lạc thú phi thời để đạt tới cái lạc thú chân thực trong hiện tại". Vị thiên nữ lại hỏi vị khất sĩ: - "Tại sao Đức Thế Tôn lại nói trong cái vui phi thời của ái dục vị ngọt rất ít mà chất cay đắng rất nhiều, cái hưởng thụ rất mà mà tai họa rất lớn? Tại sao Đức Thế Tôn lại nói an trú trong hiện pháp là lìa bỏ được những ngọn lửa phiền não đốt cháy, vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, tự mình thông đạt, tự mình có thể giác tri?" Vị khất sĩ trả lời: - "Tôi mới xuất gia được có mấy năm, không đủ sức giảng bày rộng rãi những giáo pháp và luật nghi mà Đức Như Lai tuyên thuyết. Hiện Đức Thế Tôn đang cư ngụ gần đây, nơi rừng tre Ca Lan Đà, thiên nữ có thể tới với Người để trình bày những nghi vấn của thiên nữ. Đức Như Lai sẽ dạy cho thiên nữ chánh pháp để tùy nghi thọ trì". Vị thiên nữ nói: "Thưa khất sĩ, Đức Như Lai đang được các vị thiên giả có nhiều uy lực túc trực bao quanh, tôi không dễ gì có cơ hội để tới gần Người mà hỏi Đạo. Nếu thầy có thể đến Đức Thế Tôn để thỉnh vấn trước giùm tôi thì tôi sẽ xin đi theo thầy". Vị khất sĩ nói: - "Tôi sẽ đi giúp thiên nữ". Vị thiên nữ: - "Thưa tôn giả vâng, tôi sẽ đi theo tôn giả". Lúc ấy vị khất sĩ kia đi đến nơi Bụt ở,cúi đầu làm lễ dưới chân Người, lui ra đứng một bên và đem câu chuyện đã nói với vị thiên nữ thuật lên cho Bụt nghe. Rồi thầy tiếp: - "Bạch Đức Thế Tôn, nếu vị thiên nữ kia có tâm thành khẩn thì giờ này vị ấy đã có mặt ở đây rồi. Nếu không thì có lẽ vị ấy đã không tới". Lúc bấy giờ có tiếng vị thiên nữ từ xa vọng lại: - "Thưa Tôn giả, tôi đang có mặt đây, tôi đang có mặt đây". Và vị Thiên nữ tới gần. Đức Thế Tôn liền nói cho Thi ên nữ nghe bài kệ sau đây:Không thấy rõ ái dục Rồi Bụt hỏi vị thiên nữ: - "Con có hiểu bài kệ ấy không? Nếu chưa hiểu thì cứ nói". Vị thiên nữ bạch Bụt: - "Con thật tình chưa hiểu, bạch Đức Thế Tôn, con thật tình chưa hiểu, bạch Đức Thiện Thệ". Bụt lại đọc cho vị thiên nữ nghe một bài kệ khác: Thấy chân tướng ái dục Rồi Bụt hỏi vị thiên nữ: - "Còn bài kệ này con có hiểu không? Nếu không hiểu thì con cứ nói". Vị thiên nữ bạch Bụt: - "Con cũng chưa hiểu, bạch Đức Thế Tôn, con cũng chưa hiểu, bạch Đức Thiện Thệ". Bụt lại đọc cho vị thiên nữ nghe một bài kệ khác: Mặc cảm hơn, kém, bằng Đọc xong Bụt lại hỏi vị thi ên nữ:- "Bây giờ con đã hiểu bài kệ ấy chưa? Nếu chưa hiểu thì con cứ nói". Vị thiên nữ bạch Bụt: - "Con vẫn chưa hiểu, bạch Đức Thế Tôn, con vẫn chưa hiểu, bạch Đức Thiện Thệ". Bụt lại đọc cho vị thiên nữ nghe một bài kệ khác nữa: Trừ dục, vượt ba mạn Rồi Bụt hỏi vị thiên nữ: - "Lần này con có hiểu được ý nghĩa bài kệ không? Nếu không thì con vẫn có thể hỏi thêm". Thiên nữ bạch Bụt: - "Con đã hiểu, bạch Đức Thế Tôn, con đã hiểu bạch Đức Thiện Thệ". Kinh này Bụt đã nói xong. Nghe Bụt dạy, vị thiên nữ vui mừng vâng theo, biến đi và không ai còn trông thấy tăm dạng cô đâu nữa. Phụ đính(Bình Anson biên tập, 04-2005) Kinh Tán- Đảo-TraTạp A-Hàm, kinh số 1078 Việt dịch: Thích Đức Thắng Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn trúc Ca-la-đà, tại thành Vương xá. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, lúc sáng sớm đi ra bên bờ sông Tháp-bổ (Tapoda), cởi y phục để trên bờ, xuống sông tắm rửa. Tắm xong, lên bờ, khoác sơ một cái y đợi thân khô. Khi ấy có một Thiên tử từ thân tỏa ra ánh sáng, chiếu sáng bên sông Tháp-bổ, bảo Tỳ-kheo rằng: "Ông trẻ tuổi xuất gia, tươi trắng, tóc đen, đang ở vào lứa tuổi tráng thịnh đẹp đẽ. Đáng nên hưởng thụ ngũ dục, trang nghiêm chuỗi ngọc, xức dầu thơm, đeo tràng hoa, tự vui sướng với năm dục. Nhưng sao bây giờ lại trái với người thân, quay lưng với thế tục, khiến họ phải khóc lóc biệt ly; cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chánh tín xuất gia học đạo, sống không nhà? Sao lại bỏ cái vui hiện tiền mà tìm cái lợi phi thời?" Tỳ-kheo đáp: "Tôi không xả bỏ cái lạc hiện tại, để tìm cầu cái lạc phi thời. Thật sự chính tôi đang xả bỏ cái lạc phi thời, được lạc hiện tiền." Thiên tử hỏi Tỳ-kheo: "Thế nào là xả bỏ cái lạc phi thời, được lạc hiện tiền?" Tỳ-kheo đáp: "Như Thế Tôn nói, dục là phi thời, vị ngọt ít mà khổ nhiều; ít lợi nhiều nạn. Tôi nay trong các pháp hiện thực đã lìa sự thiêu đốt, chẳng đợi thời tiết, hay tự thông đạt, hiện tiền quán sát, duyên tự tâm mà tri giác. Này Thiên tử, như thế gọi là xả bỏ cái lạc phi thời, được niềm lạc hiện tiền." Thiên tử lại hỏi Tỳ-kheo: "Điều mà Như Lai nói là thế nào, rằng dục là phi thời, ít vui, nhiều khổ? Điều mà Như Lai nói là thế nào, rằng lợi lạc trong đời hiện tại, đã lìa sự thiêu đốt, chẳng đợi thời tiết, hay tự thông đạt, hiện tiền quán sát, duyên tự tâm mà tri giác.?" Tỳ-kheo đáp: "Tôi trẻ tuổi xuất gia, không thể nói rõ hết ý nghĩa Chánh pháp luật của Như Lai. Thế Tôn đang ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà gần đây. Ngài có thể đến hỏi Thế Tôn điều nghi ngờ. Thế Tôn sẽ nói, tùy sự ghi nhớ mà lãnh thọ." Thiên tử lại nói: "Này Tỳ-kheo, nơi chỗ Như Lai đang có nhiều chư Thiên oai lực vây quanh. Tôi trước chưa hỏi, không dễ gì đến được. Tỳ-kheo, nếu có thể vì tôi bạch trước Thế Tôn, tôi sẽ đi theo." Tỳ-kheo đáp: "Tôi sẽ vì ngài đi đây." Thiên tử thưa với Tỳ-kheo: "Vâng, Tôn giả đi, tôi đi theo sau Tôn giả." Tỳ-kheo đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ Phật, lui đứng một bên; tường thuật lại đầy đủ cuộc vấn đáp với Thiên tử cho Thế Tôn nghe và bạch: "Bạch Thế Tôn, vị Thiên tử này nếu là người thành thật chốc lát sẽ đến, nếu không thành thật sẽ không đến." Lúc ấy vị Thiên tử kia từ xa nói vọng lại với Tỳ-kheo: "Tôi đã ở đây. Tôi đã ở đây." Bây giờ Thế Tôn liền nói kệ: Chúng sanh theo ái tưởng, Phật bảo Thiên tử: "Ông giải thích bài kệ này rồi mới có thể hỏi." Thiên tử bạch Phật: "Bạch Thế Tôn, con không hiểu. Thưa Thiện Thệ, con không hiểu." Đức Phật nói kệ v à bảo Thiên tử:Nếu biết ái được yêu, Phật bảo Thiên tử: "Ông hiểu nghĩa này rồi có thể hỏi câu khác." Thiên tử bạch Phật: "Bạch Thế Tôn, con không hiểu. Thưa Thiện Thệ, con không hiểu." Đức Phật lại nói kệ: Ai thấy: bằng, hơn, kém, Phật bảo Thiên tử: "Hiểu được nghĩa này thì có thể hỏi." Thiên tử bạch Phật: "Bạch Thế Tôn, con không hiểu. Thưa Thiện Thệ, con không hiểu." Đức Phật lại nói kệ: Đoạn ái v Trừ mạn, không ràng buộc; Tịch diệt, dừng sân nhuế, Lìa kết, bặt dục vọng. Chẳng thấy nơi trời, người, Đời này và đời khác. Phật bảo Thiên tử: "Ông hiểu nghĩa này rồi mới nên hỏi." Thiên tử bạch Phật: "Bạch Thế Tôn, con đã hiểu. Thưa Thiện Thệ, con đã hiểu." Đức Phật nói kinh n ày xong, Thiên tử nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ biến mất.-ooOoo- Kinh Samiddhi Tương Ưng I.20 Việt dịch: Hòa thượng Thích Minh Châu 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Vương Xá tại Tapodàràma (Tịnh xá Suối nước nóng). 2) Tôn giả Samiddhi, khi đêm đã gần tàn, thức dậy và đi đến suối nước nóng để tắm rửa tay chân. Sau khi tắm rửa tay chân, ra khỏi suối nước nóng, Tôn giả đứng, đắp một tấm y để phơi tay chân cho khô. 3) Rồi một vị Thiên, khi đêm đã gần tàn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng suối nước nóng, đi đến Tôn giả Samiddhi, sau khi đến, đứng giữa hư không, nói lên bài kệ với Tôn giả Samiddhi:
(Samiddhi):
4) Rồi vị Thiên ấy đứng xuống đất và thưa với Tôn giả Samiddhi: -- Này Tỷ-kheo, Ông còn trẻ tuổi mà đã xuất gia, niên thiếu, tóc còn đen nhánh trong tuổi thanh xuân. Trong thời trẻ thơ của tuổi đời, Ông không thọ hưởng các ái dục. Này Tỷ-kheo, hãy thọ hưởng các ái dục của người đời. Chớ có bỏ hiện tại mà chạy theo những gì bị thời gian chi phối. 5) -- Này Hiền giả, ta không bỏ hiện tại và chạy theo những gì bị thời gian chi phối. Và này Hiền giả, chính ta bỏ những gì bị thời gian chi phối để chạy theo hiện tại. Này Hiền giả, Thế Tôn đã nói, các dục bị thời gian chi phối, nhiều khổ đau, nhiều phiền não (Upàyàsà); nguy hiểm ở đấy càng nhiều hơn. Còn pháp này thuộc về hiện tại, không bị thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, chỉ người trí mới tự mình giác hiểu. 6) -- Và này Tỷ-kheo, như thế nào mà Thế Tôn đã nói các dục bị thời gian chi phối, nhiều khổ đau, nhiều phiền não, nguy hiểm ở đấy càng nhiều hơn? Như thế nào thuộc về hiện tại là pháp này, không bị thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, chỉ người trí mới tự mình giác hiểu? 7) -- Này Hiền giả, tôi là người mới xuất gia, mới đến đây không bao lâu. Tôi không thể giải thích rộng rãi cho Ông pháp và luật này. Nhưng Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nay ở Ràjagaha (Vương Xá) tại tịnh xá Tapoda (Suối nước nóng). Hãy đi đến Thế Tôn và hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn trả lời cho Ông như thế nào, hãy như vậy thọ trì. 8) -- Này Tỷ-kheo, không dễ gì cho chúng tôi được đến gặp bậc Thế Tôn ấy, một bậc được chư Thiên khác, có đại uy lực đoanh vây. Này Tỷ-Kheo, nếu Ngài đi đến bậc Thế Tôn ấy và hỏi ý nghĩa này, chúng tôi có thể đến để nghe pháp. 9) -- Thưa vâng, Hiền giả. Tôn giả Samiddhi vâng đáp vị Thiên ấy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Samiddhi bạch Thế Tôn: 10) -- Ở đây, bạch Thế Tôn, sau khi đêm đã gần tàn, con thức dậy và đi đến suối nước nóng để tắm rửa tay chân. Sau khi tắm rửa tay chân, ra khỏi suối nước nóng, con đứng đắp một tấm y để phơi tay chân cho khô. Bạch Thế Tôn, rồi một vị Thiên, sau khi đêm vừa mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng nước nóng, đi đến con, sau khi đến, đứng giữa hư không và nói lên bài kệ này:
11) Khi nghe nói vậy, bạch Thế Tôn, con trả lời với vị Thiên ấy bằng bài kệ:
12) Bạch Thế Tôn, rồi vị Thiên ấy đứng xuống đất và thưa với con: "-- Này Tỷ-kheo, Ông còn trẻ tuổi mà đã xuất gia, niên thiếu, tóc đen nhánh, trong tuổi thanh xuân. Trong thời trẻ thơ của tuổi đời, Ông không thọ hưởng các dục. Này Tỷ-kheo, hãy thọ hưởng các dục lạc của người đời. Chớ có bỏ hiện tại để chạy theo những gì bị thời gian chi phối." 13) Khi được nói vậy, bạch Thế Tôn, con nói với vị Thiên ấy: "-- Này Hiền giả, ta không bỏ hiện tại để chạy theo những gì bị thời gian chi phối. Và này Hiền giả, chính ta bỏ những gì bị thời gian chi phối để chạy theo hiện tại. Những gì thuộc thời gian, này Hiền giả, là các dục, được nói đến là nhiều khổ đau, nhiều phiền não (upàyàsa), nguy hiểm ở đấy lại nhiều hơn. Còn pháp này thuộc hiện tại, không bị thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, chỉ người trí mới tự mình giác hiểu." 14) Khi được nói vậy, bạch Thế Tôn, vị Thiên ấy nói với con: "-- Và này Tỷ-kheo, như thế nào mà Thế Tôn đã nói các dục bị thời gian chi phối, nhiều khổ đau, nhiều phiền não, nguy hiểm ở đây càng nhiều hơn? Như thế nào thuộc về hiện tại là pháp này không bị thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, chỉ người trí mới tự mình giác hiểu?" 15) Khi được nói vậy, bạch Thế Tôn, con nói với vị Thiên ấy: "-- Này Hiền giả, tôi là người mới xuất gia, mới đến đây không bao lâu. Tôi không thể giải thích rộng rãi cho Ông về pháp và luật này. Nhưng Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nay ở Ràjagaha (Vương Xá), tại tịnh xá Tapoda (Suối nước nóng). Hãy đi đến Thế Tôn và hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn trả lời cho Ông như thế nào, hãy như vậy thọ trì." 16) Khi được nói vậy, bạch Thế Tôn, vị Thiên ấy nói với con: " -- Này Tỷ-kheo, không dễ gì cho chúng tôi được đến gặp bậc Thế Tôn ấy, một bậc được các chư Thiên khác có đại uy lực đoanh vây. Này Tỷ-kheo, nếu Ngài đi đến bậc Thế Tôn và hỏi ý nghĩa ấy, chúng tôi cũng sẽ đến và nghe pháp." -- Bạch Thế Tôn, nếu vị Thiên ấy nói sự thật, thời vị ấy ở đây, không xa bao nhiêu. 17) Khi được nói vậy, vị Thiên ấy nói với Tôn giả Samiddhi như sau: -- Hãy hỏi đi, Tỷ-kheo! Hãy hỏi đi, Tỷ-kheo! Tôi đã đến rồi. 18) Rồi Thế Tôn nói lên bài kệ với vị Thiên ấy:
19) -- Bạch Thế Tôn, con không có hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi những điều Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt. Lành thay, nếu Thế Tôn nói lên cho con để con có thể hiểu một cách rộng rãi những điều Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt. 20) (Thế Tôn):
21) -- Bạch Thế Tôn, con không có hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi những điều Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt. Lành thay, nếu Thế Tôn nói lên cho con để con có thể hiểu một cách rộng rãi những điều Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt. 22) (Thế Tôn):
23) -- Bạch Thế Tôn, lời nói vắn tắt của Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa rộng rãi như sau:
-ooOoo- About Samiddhi Translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu. I have heard that on one occasion the Blessed One was staying near Rajagaha at Tapoda monastery. Then Ven. Samiddhi, as night was ending, got up & went to the Tapoda Hot Springs to bathe his limbs. Having bathed his limbs and gotten out of the springs, he stood wearing only his lower robe, letting his limbs dry. Then a certain devata, in the far extreme of the night, her extreme radiance lighting up the entire Tapoda Hot Springs, approached Ven. Samiddhi. On arrival, while standing in the air, she addressed him with this verse:
[Ven. Samiddhi replied:]
Then the devata, coming down to earth, said to Ven. Samiddhi, "You have gone forth while young, monk -- black-haired, endowed with the blessings of youth in the first stage of life -- without having played with sensual pleasures. Enjoy human sensuality, monk. Don't drop what is visible here-&-now in pursuit of what's subject to time." "My friend, I'm not dropping what's visible here-&-now in pursuit of what's subject to time. I'm dropping what's subject to time in pursuit of what's visible here-&-now. For the Blessed One has said that sensual pleasures are subject to time, of much stress, much despair, & greater drawbacks; whereas this Dhamma is visible here-&-now, not subject to time, inviting all to come & see, pertinent, to be known by the wise for themselves." "But, monk, in what way has the Blessed One said that sensual pleasures are subject to time, of much stress, much despair, & greater drawbacks? And how is this Dhamma visible here-&-now, not subject to time, inviting all to come & see, pertinent, to be known by the wise for themselves?" "I'm new, my friend, not long gone forth, only recently come to this Dhamma & discipline. I can't explain it in detail. But the Blessed One, worthy & rightly self-awakened, is staying here in Rajagaha at Tapoda monastery. Having gone to him, ask him this matter. As he explains it, that's how you should remember it." "Monk, it's not easy for us to go to the Blessed One, as he is surrounded by other devas of great influence. But if you go to the Blessed One and ask him this matter, I will come along to hear the Dhamma." Responding to the devata, "As you say, my friend," Ven. Samiddhi went to the Blessed One. On arrival, he bowed down to the Blessed One and sat to one side. As he was sitting there [he told the Blessed One his entire conversation with the devata]. "Now, lord, if that devata was telling the truth, she is not far from here." When this was said, the devata said to Ven. Samiddhi, "Ask, monk! Ask! I've gotten through." Then the Blessed One recited this verse to the devata:
If you know this, spirit, then say so. "I don't understand, lord, the detailed meaning of the Blessed One's brief statement. It would be good if the Blessed One would speak in such a way that I would understand the detailed meaning of the Blessed One's brief statement." [The Blessed One said:]
If you know this, spirit, then say so. "I don't understand, lord, the detailed meaning of the Blessed One's brief statement. It would be good if the Blessed One would speak in such a way that I would understand the detailed meaning of the Blessed One's brief statement." [The Blessed One said:]
If you know this, spirit, then say so. "Lord, here's how I understand the detailed meaning of the Blessed One's brief statement:
-ooOoo- Ðầu trang | Mục lục | 01| 02 | 3.1 | 3.2 | 3.3 | 3.4 | 3.5 | 3.6 | 04 |
Source: Trang web Quảng Đức, www.quangduc.com
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 01-04-2005