BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
Phật Giáo Nguyên Thủy
Ân Đức Tam Bảo
Hòa thượng Bửu Chơn
[1.1] I. Ân-đức Phật (Buddha Guna) NAMATTHU RATANATTAYASSA TAM-BẢO: Phật-Bảo (Buddhatarana), Pháp-Bảo (Dhammaratana) và Tăng-Bảo (Sangharatana), là ba món báu quí trọng hơn tất cả bảo vật Hữu-Tri (Savinnanakaratana) và Vô-Tri (Avĩnnãnakaratana) trong Tam-Giới và hằng có năng lực đem sự an-vui đến cho chúng-sanh trong ba cõi. Ân-Ðức của Phật Vô-Lượng Vô-Biên, không thể kể cho xiết hoặc suy xét cho cùng tận, nhưng nói tóm lại có ba Ân-Ðức trọng đại là:
Do nhờ 3 Ân-Ðức ấy, Ðức Phật mới có thể tế-độ chúng-sanh, luôn cả Chư-Thiên và Nhân-Loại một cách dễ-dàng được. Vô-lượng vô-biên Ân-Ðức khác của Ðức Phật đều bắt nguồn từ ba Ân-Ðức trọng đại ấy, cũng như muôn loài thảo mộc chỉ do mặt điạ cầu mà phát sanh ra vậy. Nếu kể rộng hơn, những Ân-Ðức cao-cả của Ngài có thể tóm-tắt trong 10 danh hiệu sau đây:
Xin lần lượt giải về mười hiệu của Phật, từ hiệu ARAHAM (Ứng-Cúng) đến hiệu BHAGAVÃ (Thế-Tôn). 1) Araham (Ứng-Cúng) Tại sao Ðức Phật có hiệu là ARAHAM (Tàu âm là A-La-Hán, dịch là Ứng-Cúng)? Bởi Ngài là:
Giải rằng: Bậc đã xa lìa Phiền-Não. Ðức Phật đã xa lìa tất cả Phiền-Não là những điều làm cho Tâm bợn nhơ và dắt dẫn chúng-sanh luân hồi mãi trong vòng lục đạo. Ba Phiền-Não trọng đại là:
Ba Phiền-Não nầy là nguồn-cội của tất cả Phiền-Não khác, ví như một cây to có 3 nhánh lớn đâm chồi nảy lá ra khắp tứ phía vậy. (Xin xem các "Phiền-Não" có kể đại khái riêng biệt sau phần giải hiệu ARAHAM)). Tất cả điều chướng-ngại là Phiền-Não, không còn mảy-may nào trong Thân-Tâm Ðức Phật, vì Ngài đã trau-dồi Thân-Tâm được hoàn toàn trong sạch, thanh-tịnh bằng Giới, Ðịnh, Huệ, bằng Thánh-Ðạo, Thánh-Quả và Niết Bàn. Ví như người thợ làm tên, lấy một khúc cây trong rừng đem về lột vỏ, gọt đẻo cho xong rồi thoa dầu, hơ lửa, uốn bằng nỏ cho trở nên ngay thẳng, hậu nhiên mới được những cây tên rất tốt và ngay thẳng. Cũng như thế ấy, Ngài đã lột vỏ cái Tâm hằng bị sao động, cho tiêu-hoại cả Phiền-Não, nhờ sự Ẩn-Tu nơi rừng vắng là tu hạnh Ðầu-Ðà, rồi thoa dầu bằng Ðức-Tin (Saddhã), đốt hơ bằng sự Tinh-Tấn (Viriya), uốn bằng nỏ là Phép Chỉ-Quán (Sammatha) và Minh-Sát (Vipassanã), làm cho Tâm trở nên ngay thẳng, diệt trừ các Nghiệp dữ. Kế tiếp, Ngài suy nguyên thấy rõ căn-bản của Nghiệp Thiện và Ác là những Pháp-Hành (Sankhãra) Ðoạn-Tuyệt Vô-Minh (Avijjã), đắc Ba cái Giác (Vijjã) [1], Sáu cái Thông (Abhinnã), Bốn Huệ Phân Tích (Patisamdhidã) [2], Chín Pháp Thánh (Lokuttãra Dhamma) [3], và liễu chứng bậc Vô-Thượng Chánh-Ðẳng Chánh-Giác.
Lại nữa chẳng những đã thắng tất cả quân thù là các Phiền-Não trọng-đại vi-tế thôi, Ngài lại dứt được luôn các Tiền-Khiên Tật, là những thói quen của Thân, Khẩu, Ý nữa. Bậc đã phá tan bánh xe Luân-Hồi. Ðức Phật đã phá-tan, bẻ-gẫy bánh xe Luân-Hồi và không còn Tái Sanh nữa. Ta có thể ví dụ "Bánh Xe Luân-Hồi" (Samsaracakka) gồm có:
Bánh xe ấy ráp vào thùng xe là Tam-Giới (Dục-Giới, Sắc-Giới và Vô-Sắc-Giới), làm thành bánh xe Luân-Hồi. Trong Tam-Giới ví như cái thùng xe vì Tam-Giới là nơi sanh và trú của chúng-sanh. Bốn Pháp Trầm-Luân (ãsava) [6] ví như cái gọng xe vì các Pháp ấy là chủ động, hằng lôi kéo chúng-sanh đến chỗ Sanh và chỗ Diệt.
Vô-Minh ví như cái đùm xe vì Vô-Minh là nơi quy-hội của các Nhân-Duyên. Sự Già và sự Chết ví như vành xe vì hằng lăn tròn đi tới và đưa chúng-sanh từ cảnh nầy đến cảnh khác. Ba Pháp-Hành ví như căm bánh xe là vì bị sự Sanh và sự Chết bao chung quanh. Ðức Phật đứng vững-vàng hai chân là sự Tinh-Tấn (Viriya), trên mặt đất bằng-phẳng là Giới (Sĩla), dùng hai tay là Ðức-Tin (Saddhã) cầm cây gươm bén là Trí-Tuệ (Panna), chặt rã, phá tan từng mãnh cái xe Luân-Hồi ấy dưới cội Bồ-Ðề, từ đây không còn chở Ngài quanh-quẩn trong ba cõi, sáu đường được nữa. Hoặc giả, nếu lấy Thập Nhị Nhân Duyên làm tượng-trưng cho "Bánh Xe Luân-Hồi", thì:
Ðức Phật thấy rõ, hiểu biết tường-tận lý "Nhân-Quả Liên-Quan" [7] gồm có 12 Chi (Anga), 3 Thời Kỳ (Addhã), 20 Thể (Akara), 3 Chỗ Nối Liền (Sandhi), 4 Chỗ Tóm-Tắt (Sankhepa), 3 Sự Luân Chuyển (Vatta) và 2 Gốc (Mũta). Trong khi nhập Ðại-Ðịnh trọn 7 ngày đêm dưới cội Bồ-Ðề, Ngài đã xem-xét thật vi-tế sự Sanh ra và sự Diệt-Tắt của mỗi Nhân-Duyên, xem thuận, rồi xem nghịch, cho đến khi phát-sanh Trí-Tuệ thấy rõ các Pháp Hữu-Vi đều do Nguyên-Nhân mà sanh ra. Khi Nguyên-Nhân bị diệt đi thì các Pháp ấy cũng diệt tắt theo. Khi thấy rõ như thế rồi, Ngài đắc-đạo Quả Niết-Bàn, được giải-thoát các sự Thống-Khổ, phá tan Bánh Xe Sanh-Tử Luân-Hồi.
Bậc Xứng Ðáng. a) Ðức Phật là đấng toàn trí toàn thiện, rất xứng-đáng cho Chư-Thiên và nhân-loại lễ-bái cúng-dường. Ngài là phước điền quí-báu cao-thượng nhất của chúng-sanh. Sự cúng-dường ấy, chẳng luận vật cúng ít hay nhiều, hèn-hạ hoặc cao-quí, chẳng luận thí chủ là bậc Vua Chúa oai-quyền hoặc là hạng cùng đinh nghèo khó, hằng được phước-báu Vô-Lượng nếu tín thí có đức-tin vững-chắc là tin lý Nhân-Quả và có Tâm lành đầy đủ Tác-Ý [8] trong sự cúng-dường.
Trong kinh Dĩpanĩ có câu: "Tiddhante Nibbute Cãpisanam Cettam Samebhale" nghĩa là: "Khi Phật còn tại thế hay sau khi đã nhập Niết-Bàn rồi, nếu có thiện-nhân nào có Tâm trong sạch đồng nhau cúng-dường đến Phật cũng được sự phước báu như lúc Ngài còn tại thế vậy". Như thế, ta nên tin-tưởng rằng dầu khi Ðức Thế-Tôn còn tại thế, hay sau khi Ngài nhập diệt rồi cũng vậy, quả phước phát sanh do sự cúng-dường đến Ngài hoặc đến tháp thờ xá-lợi của Ngài, cũng đồng nhau không kém, miễn là thí chủ có đức tin trong sạch và chú tâm trong sự phước-thiện đồng nhau. Trong kinh có chép lại rất nhiều sự tích về sự lễ bái cúng-dường Ðức Thế-Tôn. Từ các hàng Chư-Thiên như Phạm-Thiên Sahampati cúng-duờng Ngài một tràng hoa bằng ngọc to lớn như núi Tu-Di (Sineru), Ðức Ðế-Thích (Sakka), Tứ-Ðại-Thiên-Vương (Catumãhãrãja), vv...; các bậc Hoàng Ðế đồng thời với Ngài như vua Tân-Bà-Sa (Bimbisãra), Vua Ba-Tư-Nặc (Pasenadi)...; các bậc đại phú hộ như trưởng giả Cấp-Cô-Ðộc (Anãthapindika) và (Visãkhã), vv...; đến các hạng cùng đinh nghèo-khổ như nàng Sumana Mãlã dâng bông lài, thầy Bà-La-Môn Culekasataka dâng khăn choàng, vv... Một thế kỷ sau khi Ðức Thế-Tôn nhập diệt, Hoàng Ðế A-Dục (Asoka) xuất của kho ra 96 triệu đồng vàng cúng-dường Tam-Bảo và cho xây cất 84 ngàn thánh tháp trong toàn cõi Ấn-Ðộ. Nên nói thêm rằng: chẳng những Ðức Phật là bậc siêu nhân cao-thượng xứng-đáng cho chúng-sanh lễ-bái cúng-dường mà thôi, các bậc Thánh-Nhân (Thinh-Văn: A-La-Hán, A-Na-Hàm ....) khác đã diệt-tận Phiền-Não hay còn chút ít Phiền-Não nơi Tâm, hoặc các hạng phàm nhân có giới đức tu hành chân-chánh theo Giáo- Pháp của Ðức Thế-Tôn, cũng là những bậc đáng thọ-lãnh vật cúng-dường của tín thí vậy. b) Một điều nữa, Ðức Phật là bậc xứng-đáng giảng-dạy Kinh Luật, giáo-hóa chúng-sanh vì Ngài đã diệt tận tất-cả Phiền-Não chướng-ngại, nên Kinh Luật mà Ngài chỉ-giải, chế-định, toàn là đúng-đắn, chân-thật, chỉ nhắm vào sự lợi-ích của quần-sanh. Ngài không vì 4 điều Tư-Vị (Agati) [9] mà giảng Kinh, định Luật, nói Pháp độ đời.
Bậc không nơi khuất lấp. Ðức Phật là đấng trọn-lành, Ngài đã diệt-tận Phiền-Não nên Thân, Khẩu, Ý của Ngài hoàn toàn trong-sạch thanh-tịnh, trước mắt người hoặc nơi khuất-lấp, xa tai cách mặt người, Ngài cũng không hề làm, nói và tưởng điều tội-lỗi, dầu là nhỏ-nhen chút ít. Không như những hạng thuờng nhân tự cho mình là "Giáo- Chủ" hoặc "Bồ Tát", là "Thánh-Nhân", vv..., trước mặt người tỏ ra đạo-mạo nghiêm trang như là bậc giới hạnh chân-chánh, hiền-từ, đạo-đức, nhưng sau lưng người lại hằng làm điều tội-lỗi xấu-xa không chút lòng hổ-thẹn. Do nhờ, những Ân-Ðức cao-quí vừa giải phía trên, nên Ngài có hiệu là "ARAHAM " (Ứng-Cúng). Phần kể các Phiền-Não mà đức Phật đã xa lìa.1. Kilesa: Phiền-Não có 3 gọi là Tam-Ðộc.
2. Asava: Pháp Trầm-Luân có 3.
3. Vipallãsa: Ðiều Lầm-Lạc có 3.
4. Anusaya: Pháp Ngủ-Ngầm có 3.
5. Agati: Tư-Vị có 4.
6. Gantha: Ðiều Ràng-Buộc có 4.
7. Ogha: Vực-Thẳm có 4.
8. Upãdãna: Cố-Chấp có 4.
9. Macchariva: Bỏn-Xẻn có 5.
10. Anusaya: Pháp Ngủ-Ngầm trong Tâm có 7.
11. Lokadhamma: Pháp Thế-Gian có 8.
12. Mandila: Pháp Nhơ-Bẩn có 9.
13. Micchatta Dhamma: Pháp Tà-Vạy có 10.
14. Akusalakammapatha: Nghiệp-Ác có 10 gọi là "Thập-Ác":
15. Samyojana: Pháp Thẳng-Thúc có 10:
16. Kilesa: Phiền-Não có 10:
17. Akusalacittuppãda: Tâm-Ác có 12:
18. Tanhã (Tâm Ái-Dục) có 108. Nếu kể tóm-tắt thì Tâm Ái-Dục có 3 là:
Lấy 3 Tâm Ái-Dục ấy nhơn cho 6 Căn (Nhãn, Nhĩ, Tĩ, Thiệt, Thân, Ý) thành 18 nội Tâm Ái-Dục. Lấy 3 Tâm Ái-Dục ấy nhơn cho 6 Trần (Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp) thành 18 Ngoại Tâm Ái-Dục. Cộng lại thành (18 + 18) = 36 Tâm Ái-Dục.
19. Kilesa: Phiền-Não có 1500: Nếu kể tóm-tắt thì Phiền-Não có 10 (xem phía trước). Nếu kể 1500 Phiền-Não thì tính theo phương-pháp sau đây: Lấy 1 trong 81 Tâm Phàm (Lokiyacitta) + 52 Tánh (Citasika) + 18 Thành-Lập-Sắc (Nipphanna Rũpa) [*] + 1 Hư-Không (ãkãsa) + 1 Sanh (Jãti) + 1 Già (Jarã) + 1 Tiềm-Thức (Bhavanga) = 75 Phiền-Não Chia ra 75 Phiền-Não bên Trong + 75 Phiền-Não bên Ngoài , cộng chung thành 150 Phiền-Não. Ðem nhơn cho 10 Phiền-Não (Kilesa) đã kể phía trước (150 x 10 ) thành 1500 Phiền-Não.
-ooOoo-
2. Sammãsambuddho (Chánh-Biến-Tri) Tại sao Ðức Phật có hiệu là Sammãsambuddho (Chánh-Biến-Tri)? Bởi Ngài đã thành bậc Chánh-Ðẳng Chánh-Giác là bậc hoàn-toàn Giác-Ngộ (Buddho), thông-suốt các Pháp một cách chân-chánh (Sammã) tự Ngài tỏ-ngộ lấy không thầy giáo-hoá (Sãnam). Ðức Phật tự mình phát-giác, hiểu-biết tường-tận 4 Chân-Lý Vi-Diệu quí-báu là Tứ-Diệu-Ðế (Caturãriyasacca). Bốn Chân-Lý ấy là:
Ariyasacca - Diệu-Ðế - có nghĩa là:
Khổ-Ðế. Khổ-Ðế là những điều thống-khổ hiển-nhiên mà chúng-sanh ở đời không ai tránh khỏi được. Có 12 sự Khổ:
Chữ Khổ (Dukkha) nếu giải tóm-tắt thì chỉ có cái khổ về Ngũ-Uẩn. Vì cố-chấp rằng trong Ngũ-Uẩn này có ta, cho sắc thân này là Ta, là của Ta... và chấp Thọ-Uẩn, Tưởng-Uẩn, Hành-Uẩn, Thức-Uẩn cũng như thế ấy nên các sự Khổ-Não mới phát-sanh lên được. Một lẽ nữa, Ngũ-Uẩn là nguồn-cội, là nơi chất-chứa các sự Thống-Khổ, vì có thân Ngũ-Uẩn này mới có Khổ-Sanh, Khổ-Già, Khổ-Ðau, Khổ-Chết ... Tập-Ðế. Tập-Ðế là nguyên-nhân sanh ra Khổ là lòng Ái-Dục (Tanhã). Lòng Ái-Dục có mãnh-lực ngấm-ngầm trong Tâm của tất-cả phàm-nhân, khiến cho chúng-sanh ước-ao tìm kiếm và cố giữ lấy những vật vừa lòng đẹp-ý, say-mê, quyến-luyến theo Ngũ-Trần không ngừng-nghỉ. Chính lòng Ái-Dục dắt-dẫn chúng-sanh Trầm-Luân từ khiếp này sang kiếp khác trong vòng Sanh Tử Vô-Cùng Vô-Tận. Lòng Ái-Dục có 3:
Nếu kể rộng, lòng Ái-Dục có 108 như đã có giải phía trước. Ái-Dục là nguyên-nhân phát-sanh ra các sự Thống-Khổ, nếu Ái-Dục diệt thì các sự Khổ-Não cũng diệt theo. Diệt-Ðế. Diệt-Ðế là nơi diệt-trừ hoàn-toàn các sự Khổ tức là Niết-Bàn. Niết-Bàn, theo danh từ Pãli gọi là Nibbãna, Sanscrit gọi là Nirvãna. Ni có nghĩa: Ra Khỏi hoặc Không Còn. Vãnã có nghĩa: Phiền-Não hoặc Tam-Giới. Niết-Bàn có 32 nghĩa, nhưng nếu giải tóm-tắt, đại-khái có 2 nghĩa sau đây:
Ðức Phật và các bậc A-La-Hán đã đắc 2 Niết-Bàn: Phiền-Não Niết-Bàn (Kilesa Nibbãnam) Phiền-Não Niết-Bàn (Kilesa Nibbãnam) hoặc Hữu-Dư Niết-Bàn (Saupãdisesa Nibbãnam) là trạng-thái Tâm các bậc Thánh-Nhân ngay trong kiếp chót, đã diệt tận Ái-Dục Phiền-Não, đã được giác-ngộ và giải-thoát, xong vẫn còn Thân, Ngũ-Uẩn. Ðức Phật đã đắc Phiền-Não Niết-Bàn khi còn ngự dưới cội Bồ-Ðề, toàn thắng bọn Ma-Vương, dứt-tuyệt Tham, Sân, Si, Ngã-Chấp, Tà-Kiến cùng 1500 Phiền-Não và 108 Ái-Dục xa lìa Tâm Ngài như các giọt nước lìa khỏi lá sen. Khi đã đắc Hữu-Dư Niết-Bàn, Ngài có tuyên-ngôn như vầy: "Anekajãti samsãram sandhãvissam anibbisam, gahakãram, gavesanto dukkhã jãti punappunam, gahakãraka ditthosi puna geham na kãhasi, Sabbe te phãsukã bhaggã gahakũtam visanhkhatam, Visankhãragatam cittam tanhãnam khayamajjhagãti". Nghĩa: " Khi Như-Lai đang tìm người thợ (tức Ái-Dục) là người cất cái nhà tức là thân tứ-đại của Như-Lai mà chưa gặp được, Như-Lai hằng bị luân-hồi trải qua vô lượng-kiếp, sự sanh ấy hằng đem những điều Thống-Khổ đến Như-Lai không ngừng-nghỉ". Này người thợ làm nhà kia? Như-Lai đã tìm thấy ngươi rồi! Từ đây, ngươi không còn cất nhà là thân tứ-đại của Như-Lai được nữa. Sườn nhà là các Phiền-Não của ngươi, Như-Lai đã bẻ gãy rồi; nóc nhà là Vô-Minh mà ngươi đã tạo đó, Như-Lai cũng đã phá tan rồi. Hiện nay, Tâm Như-Lai đã đắc Niết-Bàn, lìa khỏi Sắc-Tướng, Như-Lai đã liễu-chứng quả A-La-Hán là Pháp tiêu-diệt tất-cả Ái-Dục rồi!" Ngũ-Uẩn Niết-Bàn (Khandha Nibbãnam) Ngũ-Uẩn Niết-Bàn (Khandha Nibbãnam) hoặc Vô-Dư Niết-Bàn (Anupãdisesa Nibbãnam) là khi tuổi thọ đã đến lúc cùng tận, các bậc Thánh-Nhân ấy rồi khỏi thân Ngũ-Uẩn nhập vào cõi tịch-tịnh không còn sanh tử luân-hồi nữa. Ðức Phật đem Giáo-lý cao-thượng ra giảng-giải tế-độ chúng-sanh trọn 45 hạ đến khi phận-sự đã viên-dung, Ngài đến gần kinh-thành Kusinara, an ngọa dưới hai cây long-thọ, nhập-định rồi viên-tịch. Lúc ấy Ngài tịch-diệt cả Ngũ-Uẩn là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, như thế gọi là Ngũ-Uẩn Niết-Bàn. Có chỗ lại thêm Niết-Bàn thứ ba là Xá-lợi Niết-Bàn (Dhãtu Nibbãnam). Hiện nay, Xá-lợi Ðức Phật ở rải-rác khắp nơi cho Chư-Thiên và nhân-loại chiêm-bái, khi Phật-Giáo tròn đủ 5000 năm, Xá-lợi của Ngài tự nhiên sẽ bay về qui-tụ thành một khối tại Bồ-Ðề Ðạo-Tràng (Buddha Gaya ở Trung Ấn-Ðộ), hóa ra một vị Phật-Tổ như lúc Ðức Thế-Tôn còn tại thế, ngự trên bồ-đoàn thuyết-Pháp trọn 7 ngày đêm. Khi ấy các vị Phạm-Thiên và Chư-Thiên từ trên các cõi trời, tay cầm tràng hoa bay xuống lễ-bái cúng-dường và nghe Pháp, được đắc đạo-quả từ Tu-Ðà-Hườn đến A-La-Hán hằng hà vô số kể. Ðến đủ 7 ngày, tự nhiên trong kim-thân lửa phát cháy lên thiêu-hoại Xá-lợi, kể từ ngày ấy thì Giáo-Pháp của Ngài hoàn-toàn tiêu-diệt. Như thế gọi là Xá-lợi Niết-Bàn. Ðạo-Ðế Ðạo-Ðế là con đường đi đến nơi Diệt Khổ. Con đường ấy là Bát-Chánh-Ðạo (Ariyatthangika Magga) gồm có 8 chi:
Bát-Chánh-Ðạo chia ra 3 phần:
Cho nên người hành theo Bát-Chánh-Ðạo cũng gọi là người tu Giới, Ðịnh, Huệ là nền tảng của Phật-Giáo vậy. Bát-Chánh-Ðạo là Trung-Ðạo (Majjhimã Paitpadã) nghĩa là con đường giữa không thiên về hai cực-đoan không "Khổ-Hạnh" và không "Lợi-Dưỡng":
Con đường ấy có năng lực hằng làm cho phát sanh Pháp-Nhãn (Cakkhu) và Trí-Tuệ (Pãna), khiến cho Tâm trở nên thanh-tịnh sáng-suốt mà cứu-cánh là sự Giác-Ngộ và Niết-Bàn. Tứ-Diệu-Ðế là những Pháp thực-tế, hiển-nhiên mà mọi người đều có thể tự mình xem-xét, thực-nghiệm lấy. Tứ-Diệu-Ðế là Chân-lý mà Chân-Lý thì không bao giờ hư-hoại hay chịu ảnh-hưởng của thời-gian. Bốn Chân-Lý ấy đã có trong quá-khứ, đang có trong hiện tại và sẽ tồn-tại trong thời vị-lai. Nhưng chỉ có Trí-Tuệ siêu phàm của Ðức Phật mới phát-giác được mà thôi và từ khi Ngài chuyển Pháp-Luân nơi vườn Lộc-Giả tại Isipatãna, 4 Chân-Lý Vi-Diệu ấy mới được phổ-cập đến tất-cả Chư-Thiên và Nhân-Loại. Dựa theo 4 Chân-Lý ấy, dưới cội Bồ-Ðề, Ðức Phật đã tự mình tỏ-ngộ tường-tận những Pháp xác thật sau đây:
Những Pháp ấy kể tiếp sau đây có thể giải-thích bằng cách tương-tự như trên:
Thập-Nhị-Nhân-Duyên, nếu kể xuôi thì bắt đầu từ Vô-Minh và kể ngược bắt đầu từ Lão, Tử. Theo phương-Pháp trên nếu giải-thích riêng về một nhân-duyên thì:
Tất cả những Pháp ấy, luôn cả những Pháp Xuất Thế-Gian, Ðức Phật đã tự mình tìm thấy, hiểu biết tường-tận tinh-vi, không phải do nơi trí tưởng-tuợng mà do nơi Ngài phân-tích rõ-ràng, nhờ Trí-Tuệ hoàn-toàn sáng-suốt không hạn-định, không chướng-ngại, tự Ngài ngộ lấy không ai chỉ dạy cho. Nói riêng về Tứ-Diệu-Ðế, Ðức Phật đã tri-tỏ đứng-đắn chính-xác những Pháp đáng tri-tỏ là Khổ-Ðế có 12 điều như đã giải phía trước, nên Ngài có hiệu là Toàn-Tri Khổ-Ðế (Parinneyye Dhamme Sammãsambuddho). Ngài đã tri-tỏ những Pháp đáng diệt-trừ là Tập-Ðế tức là Tâm Ái-Dục có 3 hoặc 108 nên Ngài có hiệu là Toàn-Tri Ái-Dục (Pahãtadde Dhamme Sammãsambuddho). Ngài tri-tỏ những Pháp đáng làm cho rõ-rệt là Diệt-Ðế mà những bật Trí-Tuệ đang cố-gắng hành theo để đạt 4 Ðạo, 4 Quả và Niết-Bàn nên Ngài có hiệu là Toàn-Tri Diệt-Ðế (Sacchikãtabbe Dhamme Sammãsambuddho). Ngài tri-tỏ những Pháp đáng nương theo là Ðạo-Ðế tức Bát-Chánh-Ðạo có năng-lực đem đến nơi giải-thoát là Niết-Bàn, nên Ngài có hiệu là Toàn-Trí Ðạo-Ðế (Bhavetabhe Dhamme Sammãsambuddho). Do nhờ những Ân-Ðức cao-quí vừa giải phía trên nên Ðức Phật có hiệu là Sammãsambuddho (Chánh-Biến-Tri). -ooOoo- |
Chân thành cám ơn Bác sĩ Nguyễn Tối Thiện đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 04-2002)
[Trở
về trang Thư Mục]
updated: 18-04-2002