Chu giai chuyen Nga Quy - Tk Thien Minh
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ
THERAVĀDA

Tìm Hiểu và Chú Giải
CHUYỆN NGẠ QUỈ

Petavatthu-aṭṭhakathā

Nguyên tác: PARAMATTHADĪPANĪ NĀMA
Tác giả: DHAMMAPĀLA
Bản Anh ngữ : U BA KYAW
Hiệu đính- Giải thích: PETER MASEFIELD
Bản Việt ngữ : Tỳ khưu THIỆN MINH

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


Chương III

TIỂU PHẨM
[Cūḷavagga]

 

III.1 Chú giải chuyện ngạ quỉ BẤT ĐÁNG
[Abhijjamānapetavatthuvaṇṇanā]

“Không rẽ nước ra làm hai.” Chuyện kể này được thuật lại khi Đạo sư đang lưu lại trong Khu Rừng Trúc liên quan đến một ngạ quỉ đã từng là một thợ săn.

Người ta kể lại rằng vượt qua sông Hằng về hướng tây[1] thành Bernares khi bạn đi về hướng[2] ngôi làng Vasabba tại đó có một người thợ săn trong ngôi làng tên là Cundaṭṭhila. Hắn ta có thể bắn hạ nai trong rừng, ăn phần ngon nhất bằng cách nướng trên than hồng rồi bỏ phần còn lại trong chiếc giỏ lá và quảy số thịt còn lại trên chiếc sào đem về làng. Khi những đứa trẻ trong làng nhìn thấy tên thợ săn ngay tại cổng làng chúng chạy ùa tới gặp hắn và chia tay xin nói rằng, ‘Xin cho chúng cháu một ít thịt nai! Xin cho chúng cháu một ít thịt nai!’ Cứ mỗi lần như vậy hắn lại cho bọn trẻ một ít. Thế rồi một ngày kia hắn chẳng bắt được sự gì hết. [169] Hắn ta liền tự trang điểm bằng những bông hoa uddāla[3] và cũng còn cầm trong tay một số hoa nữa và đi về làng. Khi lũ trẻ nhìn thấy hắn về ngay cổng làng chúng cũng chạy ra và giơ những bàn tay nói rằng, ‘xin cho chúng cháu một ít thịt! Xin cho chúng cháu một ít thịt!’Anh ta liền cho mỗi đứa trong bọn một nhánh hoa. Đến thời điểm ấn định anh thợ săn đã qua đời và phải tái sanh nơi cõi ngạ quỉ. Lỏa lồ và xấu xa kinh dị trông rất khủng khiếp. Không biết đến đồ ăn thức uống là gì nữa, ngay cả trong giấc mơ. Và với những bó hoa uddāla buộc vào đầu, hắn có thể tiếp tục lội ngược dòng sông Hằng, mà không làm rẽ nước ra làm hai, nghĩ rằng, ‘Ta sẽ kiếm được chút gì để ăn từ nơi những người họ hàng ruột thịt của mình tại làng Cundaṭṭhia.’ Bấy giờ vào lúc đó có vị quan đại thần của nhà vua Bimbisara, tên là Koliya, đang trở về sau khi đã dẹp yên được cuộc nổi loạn tại vùng biên cương; sau khi đã truyền lệnh cho đoàn tượng binh và kỵ binh v.v... đi trên bộ và chính vị ấy lại đi thuyền xuôi dòng sông Hằng khi tướng quân nhìn thấy ngạ quỉ đó tiến lại theo cách đó và thốt lên đoạn kệ này để dò hỏi:

1.      ‘Nhà ngươi di chuyển trên sông mà không làm rẽ nước sông Hằng ra làm hai; nhà ngươi loả lồ ấy vậy mà trán nhà ngươi trông không giống một ngạ quỉ, được trang điểm, lại còn đeo vòng hoa. Nhà ngươi đi về đâu đó, hỡi ngạ quỉ, và chỗ cư ngụ của nhà ngươi ở đâu?

1. Về điểm này không làm nước rẽ làm hai (abhijjamāne): giữ liền lại với nhau mà không rẽ[4] nước ra làm hai để lội bộ qua sông. Nước sông Hằng (vārimhi Gaṇgāya): nước sông Hằng. Ở đây (idha): ngay tại địa điểm này. Tuy nhiên phần đằng trước của nhà ngươi trông không giống ngạ quỉ chút nào (pubbaddhapeto[5] va): phần đằng trước của nhà ngươi trông không giống ngạ quỉ chút nào. – mà lại giống Devaputta không thuộc cõi ngạ quỉ. Tại sao vậy? Được trang điểm, đeo vòng hoa (mālādhāri alaṅkato) có nghĩa là trên đỉnh đầu[6] được trang điểm, được đeo những vòng hoa. Chỗ cư ngụ của nhà ngươi ở đâu vậy? (kattha vā so bhavissati): trong ngôi làng hay một địa điểm nào làm nơi cư trú của nhà ngươi, có nghĩa là hãy cho ta biết điều này.

Bấy giờ để chỉ cho biết điều gì được nói trong thời điểm đó do ngạ quỉ và do Koliya các vị kiết tập Kinh Tạng [170] đã nói những đoạn kệ sau:

2.      “Ta đang đi đến ngôi làng Cundaṭṭhila,” ngạ quỉ nói, “giữa ngôi làng Vāsabha, bên phần phụ cận với thành Bernares.”

3.      Và khi ngạ quỉ nhìn thấy vị quan đại thần, và Koliya nổi tiếng, đã cho ngạ quỉ một bữa ăn lúa mạch, cùng với đồ ăn và một bộ y phục màu vàng.

4.      Khi chiếc thuyền của vị đại thần dừng lại ngạ quỉ đã nhận những thứ đó từ tay người thợ cạo; khi những thứ đó đã được biếu cho người thợ cạo, thì ngay lập tức chúng được nhìn thấy trong bụng ngạ quỉ.

5.      Từ đó ngạ quỉ được ăn mặc chỉnh tề, được trang điểm, mang vòng hoa; đứng ngay vị trí đó vật thí đã đem lại lợi ích cho ngạ quỉ. – chính vì thế chúng ta thỉnh thoảng phải bố thí vì lòng thương xót ngạ quỉ.

2. Về điểm này đến Cundaṭṭhila (Cundaṭṭhilaṃ): đến ngôi làng có tên như vậy. Giữa ngôi làng Vāsabha, trong vùng phụ cận thành Bernares (antare Vāsabhagāmaṃ Bārāṇasiyā santike): nằm giữa quãng đường từ ngôi làng Vāsabha đến thành Bernares. Vì giới tự antarā [7] ngôi làng Vasabha (Vāsabhagāmaṃ) lại ở đối cách nhưng hiểu theo nghĩa thuộc cách[8], vì ngôi làng nằm trong vùng phụ cận thành Bernares. Đây chính là ý nghĩa.[9] ‘Ở giữa’ (antare) ngôi làng Vasabha và Bernares, không xa thành Bernares là bao, là ngôi làng có tên là Cundaṭṭhila – tôi đang đi đến ngôi làng này.

3. Vị trưởng lão nổi tiếng tên là Koliya (Koliya iti vissuto): với tên[10] rất quen thuộc là Koliya. Bữa ăn bằng lúa mạch và đồ ăn: sattubhattañ ca = sattuñ c’eva bhattañ [11] ca ( thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Ban cho... và một cặp (áo cà sa) màu vàng (pītakañ ca yugaṃ adā): bố thí... và một cặp y phục màu vàng, vàng óng. Trong trường hợp này (nên hỏi): khi nào ngài ban cho y phục này? ngài[12] cho biết:

4. Khi chiếc thuyền đậu lại ngài đã đưa (cặp y phục) cho người thợ cạo (nāvāya tiṭṭhamānāya kappakassa adāpayi): ngài đã dừng chiếc thuyền đang đến và ngài đã đưa cho một người giúp việc tắm[13] ông ta cũng là một thiện nam; khi cặp y phục được trao tặng.- đây là cách cần được phân tích. Ngay tức khắc: ṭhāne = ṭhānaso (một dạng ngữ pháp hoán chuyển); ngay lúc đó. Họ nhìn thấy ngạ quỉ (petassa dissatha): họ quan sát thấy trên thân mình ngạ quỉ; xuất hiện áo lót và áo choàng. Vì lý do đó có ngài12 nói rằng:

5. [171] Nhân đó, được mặc vào những bộ y phục tuyệt đẹp, được trang điểm, đeo vào những vòng hoa (tato savatthevasmo mālādhārī alaṅkato): ngài mặc đồ[14] đẹp và được trang điểm diễm lệ với vòng hoa v.v... Ở vào vị thế cho thấy vật thí đem lợi lại cho ngạ quỉ đó (thāne ṭhitassa petassa dakkhiṇā upakappatha): tuy nhiên của bố thí đó lại ở vào vị thế dành cho kẻ xứng đáng nhận những phước thí đó vì vật thí đó có lợi cho ngạ quỉ đó, vì vật thí đó ngạ quỉ có thể sử dụng. Chính vì thế chúng ta luôn luôn bố thí do lòng từ bi quảng đại dành cho ngạ quỉ (tasmā dajjetha petānaṃ anukampāya punappunaṃ) có nghĩa là chúng ta nên thường xuyên bố thí do lòng từ bi quảng đại đối với các ngạ quỉ, dành cho các ngạ quỉ.

Bấy giờ vị đại thần Koliya, cảm thấy thương hại ngạ quỉ đó, đã đem lại hình thức bố thí đó cho các ngạ quỉ và rồi ngài xuôi dòng sông Hằng và đến thành Bernares vào lúc mặt trời mọc. Đức Phật đã xuất hiện trên không trung vì muốn giúp[15] đỡ họ, đang đứng trên bờ sông Hằng. Vị Đại thần Koliya đã xuống khỏi thuyền và quá phấn trấn trong lòng, liền mời Đức Phật nói rằng, ‘Thưa Đức Thế Tôn, xin dủ lòng thương mà nhận lời mời của ta, dùng bữa với chúng ta trong ngày hôm nay.’ Đức Phật đã im lặng nhận lời. Khi ngài đại thần biết Đức Phật đã nhận lời, ngay lập tức ngài đã cho dựng lên trên một mảnh đất khả ái một nhà nghỉ mát bằng cành lá cây rất rộng được trang hoàng lộng lẫy và trang trí với nhiều màu sắc đa dạng và giăng lên tứ phía nhiều tấm vải đủ màu và rồi dâng tặng Đức Phật một chỗ ngồi vị đại thần đã cho sửa soạn trong đó. Đức Phật đến ngồi vào vị trí được chỉ định, thế rồi vị đại thần tiến lại gặp Đức Phật, kính lễ ngài với hương nhang và hoa v.v... đảnh lễ ngài và ngồi xuống một bên. Tường trình cho ngài những gì vị đại thần đã nói và câu trả lời của ngạ quỉ như đã đề cập đến ở trên. Đức Phật quả quyết, ‘mong rằng tăng đoàn có mặt tại đây!’ ngay sau khi Đức Phật đã ra lệnh như vậy thì tăng đoàn các tỳ khưu, do oai lực của ngài thôi thúc, đã vây quanh pháp vương giống như đoàn thiên nga óng ả toàn màu vàng vây quanh Dhatarattha, vua[16] thiên nga.[17] Dân chúng tụ tập lại ngay lúc đó nghĩ rằng, ‘ Sắp sửa diễn ra một việc diễn giải Phật Pháp long trọng tại đây.’ Khi chứng kiến quang cảnh này vị đại thần với lòng đầy tịnh tín, thoả mãn với tăng đoàn các vị tỳ khưu cùng với Đức Phật dẫn đầu bắt đầu sử dụng vật thực và thức uống cả mềm và cứng. Khi họ đã dùng xong bửa xuất phát từ lòng từ tâm của ngài đối với chúng sanh lại tập trung ý nghĩ rằng, ‘Mong rằng những kẻ đang tụ tập xung quanh thành Bernares tụ tập lại tại đây!’Và toàn bộ chúng sanh đó thông qua oai lực thần thông của ngài đã tụ tập lại tại đó. Thế rồi ngài đã khiến cho rất nhiều ngạ quỉ hiện hình và dân chúng đã chứng kiến bằng chính mắt mình các ngạ quỉ đó hiện nguyên hình. Một số trong họ đã mặc những y phục rách rưới bèo nhèo bị xé thành những miếng nhỏ chắp lại; [172] một số lại e ngại[18] che thân mình bằng mái tóc dài của mình, trong khi đó lại có những kẻ loả lồ như lúc mới sanh ra[19], bị đói khát hành hạ, với những làn da và tấm thân teo tóp lại chỉ còn có da bọc xương, và đang di chuyển đây đó cách này cách khác. Đức Phật lại lấy sức mạnh thần thông của ngài qui tụ họ lại vào cùng một vị trí và công bố cho chúng sanh biết những ác nghiệp họ đã làm.

Các vị kiết tập Tạng Kinh thốt lên những đoạn kệ sau đây để làm rõ vấn đề:

6.      Những ngạ quỉ đã hiện nguyên hình, một số mặc những y phục giống như giẻ rách, một số khác che thân bằng mái tóc dài của mình, đang đi khắp nơi tìn kiếm của ăn thức uống, và tỏa ra khắp tứ phương.

7.      Một số chạy ra xa nhưng lại quay trở lại do không kiếm được thứ gì bỏ vào bụng, đói khát, mệt lả, lảo đảo rồi chìm xuống lòng đất.

8.      Và một số ngã quỵ xuống, chìm xuống lòng đất, vật vã như thể đang bị lửa đốt do không thực hiện được bất kỳ phước báu nào trong quá khứ.

9.      “Trong quá khứ chúng ta đã là những người vợ và người mẹ trong những gia đình tốt; cho dù có được những vật thí trong tầm tay chúng ta đã không tạo được những nơi nương tựa cho chính mình.

10.  Cho dù thức ăn đồ uống thật dồi dào – quá nhiều đến nỗi[20]phải dục bỏ đi – ấy vậy mà chúng ta đã không bố thí sự gì cho những kẻ đã đạt đến thù thắng[21]tột đỉnh, cho những kẻ đã xuất gia.

11.  Chỉ muốn làm những gì không được làm, lười biếng, chỉ muốn những điều ngọt ngào[22]và tham ăn, tham uống, chúng ta chỉ bố thí[23] chút đỉnh, từng miếng nhỏ và còn chế nhạo những kẻ nhận vật thí đó nữa.

12.  Những nhà cửa, đầy tớ và những đồ trang sức đắt tiền của chúng ta - giờ đây những kẻ khác đang thừa hưởng[24] trong khi đó chúng ta lại phải chịu cảnh khốn cùng.

13.  Họ sẽ trở thành những kẻ đan thúng mủng[25] bị khinh miệt, những người đóng xe quỉ quyệt; họ sẽ trở thành các Chiên đà la[26] gặp đủ mọi khó khăn to lớn và thỉnh thoảng còn phải đóng vai những kẻ hầu hạ cho thiên hạ tắm.

14.  [173] Bất kỳ gia đình nào thấp kém và phải trải qua những khó khăn lớn. – chính họ lại phải tái sanh vào những nơi đó. Đây chính là định mệnh dành cho những kẻ bủn xỉn ích kỷ vậy.

15.  Trong khi đó những kẻ bố thí hào phóng đã thực hiện những phước báu trong quá khứ sẽ tràn ngập thiên giới và khiến bừng sáng cõi Nandana.

16.  Khi họ đang tiêu khiển trong cung điện Vejayanta[27]và thoả mãn được mọi ước nguyện của mình họ còn được tái sanh với địa vị cao nơi những gia đình giàu có khi họ được tái sanh tại đó.

17.  Trong những lâu đài có tháp nhọn, trên những chiếc giường được trải bằng vải lông cừu dài[28], các chi họ được quạt[29]do những người đứng hầu quạt, nơi những gia đình họ được tái sanh trong đó, được thưởng thức đủ mọi tiện nghi trong cuộc sống.

18.  Được trang điểm kỹ càng, được đeo vòng hoa và được sống[30] trong vòng tay yêu đương của mọi người từ sáng đến tối, mọi người đều tạo thoải mái tối đa cho họ.

19.  Chốn Nandana[31] thanh bình, hấp dẫn này nằm trong khu rừng Tam Thập Tam, chỉ dành riêng cho những kẻ nào đã thực hiện những phước báu, chứ không dành cho những kẻ nào chỉ biết đến ác nghiệp mà thôi.

20.  Vì những kẻ không thực hiện phước báu chẳng tìm đâu ra hạnh phúc trên cõi đời này cũng như nơi cõi đời sau. Ngược lại những kẻ đã thực hiện phước báu thì được hưởng hạnh phúc tức thời ngay trên cõi đời này và cả ở cõi đời sau nữa.

21.  Tất nhiều[32] việc thiện đã được làm cho những ai ước nhờ vào lòng từ tâm đối với những kẻ đã làm phước báu đem lại rất nhiều của cải cho họ nơi cõi đời này và được hưởng hạnh phúc trên cõi chư thiên.

6. Mặc vào những y phục rách rưới (sāhundavāsino): mặc vào[33] những miếng giẻ rách sờn củ. Một số: eke=ekacce (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Lấy bộ tóc dài che kín thân mình (kesanivāsino): che dấu nỗi mắc cở của mình bằng mái tóc dài. Đi tìm kiếm vật thực (bhattāya gacchanti): bất kỳ nơi nào họ tới đều là vị trí họ tuốn đến để tìm khiếm đồ ăn thức uống nghĩ rằng, ‘Rất có thể khi chúng ta ra đi từ nơi này chúng ta có thể kiếm được chút đồ ăn đây kia đã bị vứt đi hay ói mửa ra hay những ô uế kèm theo là những trẻ sơ sanh v.v... Tuôn ra từ tứ phía (pakkamanti diso disaṃ): ra đi tứ phía, từ những vị trí cách xa nhau nhiều do tuần.

7. Rất xa (dure): đến những vùng xa xôi. Một số (eke): một số ngạ quỉ. Chạy tán loạn (padhāvitvā): chạy đi kiếm vật thực. [174] Nhưng lại quay trở về mà chẳng kiếm được thứ gì (aladdhā ca nivattare): nhưng lại quay về mà chẳng kiếm được đồ ăn thức uống gì. Mệt lả (pamucchitā): đang trong tình trạng mệt lả do khổ sở vì đói khát v.v... Lảo đảo (bhantā): quay cuồng. Chìm xuống đất (bhūmitiyaṃ paṭisumbhitā): họ thức dậy trong tình trạng lảo đảo và té xuống đất giống như cục đất xét[34] được liệng xuống đất.

8. Tại đó (tattha): vị trí họ đã đến. Chìm xuống mặt đất (bhūmiyaṃ paṭisumbhitā): họ té xuống mặt đất như thể té xuống một vực thẳm, không thể đứng vững được do những khốn khổ đói khát v.v... ; hay nói cách khác, ý nghĩa ở đây chính là họ đã mất hy vọng do đã thất bại không kiếm được bất kỳ của gì bỏ vào bụng v.v... tại đó, ngay tại vị trí họ đã tới, và họ đã té nhào xuống mặt đất (paṭisumbhitā): như thể có kẻ nào thù địch (paṭimukhaṃ) đã đánh gục họ (sumbhitā).[35] Do trong quá khứ đã không thực hiện được bất kỳ phước báu nào (pubbe akatakalyānā): do đã không làm được bất kỳ việc tốt lành nào nơi kiếp trước. Bị tra tấn như thể ngọn lửa thiêu đốt (aggidaḍḍha va ātape): như thể có lửa thiêu đốt tại một số địa điểm do mặt trời mùa hè oi bức.[36] Có nghĩa là phải trải qua khốn khổ lớn lao do bị thiêu đốt bằng lửa đói khát.

9. Trong quá khứ (pubbe): nơi kiếp trước. Tự bản chất độc ác (pāpadhammā): thuộc tính chất ti tiện lại hay ghen tị và bủn xỉn keo kiệt. Những người vợ (gharaṇi): nữ gia chủ trong ngôi nhà. Những bà mẹ của gia đình tốt (kulamātaro): những bà mẹ có con trai thuoc các gia đình tốt hay các bà mẹ những người thuộc gia đình tốt. Nơi nương tựa (dipaṃ): hỗ trợ, có nghĩa là những phước báu. Được gọi là sự nâng đỡ là do đã trở thành niềm hỗ trợ cho chúng sanh nơi cõi hạnh phúc.[37] Chúng ta đã không thực hiện: nākamha = na karimha (một dạng ngữ pháp hoán chuyển)

10. Dồi dào (pahutaṃ): có nhiều. Đồ ăn thức uống: annapānam pi = annañ ca pānañ ca (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Có quá nhiều đến nỗi phải quẳng đi (api ssu avakīriyati): ssu (không được dịch) chỉ là một tiểu từ. Quá nhiều đến nỗi phải ném đi (api avakirīyati): ngay cả tới mức độ phải quẳng đi. Đó chính là phải loại bỏ[38]. Đối với những ai đã đạt đến tột đỉnh (sammaggate): đối với những người đã bước lên[39] một cách chân chính, đối với những người đã ra đi một cách đúng đắn (sammāpatipanne = sammāapaṭipannāya); đối với những ai đã xuất gia (pabbajite = pabbajitāya) đây là vị trí cách trong cấu trúc tặng cách; hay nói cách khác (nếu thực sự là vị trí cách), thì ý nghĩa sẽ là ‘cho dù những người đó đã đạt đến tột đỉnh[40], những người đã xuất gia đó, có trong tay, những gì có thể tận dụng được. [41] Tuy nhiên chúng ta chẳng được gì (na ki kiñci adamhase): do ân hận khống chế họ cho rằng họ đã bố thí ngay cả chỉ một vật thí.

11. Ước ao thực hiện điều phải làm (akammakāmā): do không muốn thực hiện những điều không được thực hiện tức là ước ao làm những ác nghiệp những người có giới đức không nên làm. Ước muốn không làm điều nên làm chính là không muốn làm điều phải làm, [175] có nghĩa là thiếu cố gắng liên quan đến các pháp thiện. Lười biếng (alasa): biếng nhác[42], thiếu cố gắng thực hiện những việc thiện. Ước ao những điều ngọt ngào (sādhukāmā): thích những điều dễ dàng và êm ái. Tham ăn (mahagghasā): ăn rất nhiều. Cả hai cách diễn đạt đều muốn làm rõ rằng mặc dù họ có cả vật thực tuyệt vời lẫn ngọt ngào họ chẳng cho những người cần đến bất kỳ miếng gì và chính họ đã thưởng thức một mình. Chúng ta là những kẻ bố thí chỉ một miếng hay một chút vật thực (ālopapiṇdadātāro): chúng ta là những người chỉ bố thí một chút vật thực không lớn hơn một miếng. Những kẻ nhận vật thí (paṭiggahe): những kẻ nhận[43] vật thí. Chế diễu (paribhāsimhase): chúng ta nói ra những lời khinh miệt[44] có nghĩa là chúng ta dèm pha và nhạo báng.

12. Những căn nhà đó (te gharā): ở đó trước kia chúng ta đã sở hữu nghĩ rằng, ‘ngôi nhà đó là của chúng ta’: những ngôi nhà đó vẫn tiếp tục tồn tại như cũ[45] nhưng giờ đây không còn lợi lộc gì cho chúng ta nữa. – đây là ý nghĩa. Và những người giàu đó, những đồ trang sức đó của chúng ta (tā ca dāsiyo tañ evabharaṇāni no): cũng giống như vậy cũng được áp dụng trong trường hợp này. Về điểm này là sở hữu của chúng ta: no = amhākaṃ ( một dạng ngữ pháp hoán chuyển); những thứ này (te): những căn nhà này v.v... ; giờ đây những người khác đang thừa hưởng (aññe paricārenti)[46] có nghĩa là được dùng làm nơi cho người khác thưởng thức v.v... Trong khi đó ta chỉ được hưởng những khốn khổ mà thôi (mayaṃ dukkhassa bhāgino): họ nói lên bằng cách tự khiển trách mình nói rằng, ‘Trước kia chúng ta hoàn toàn dùng vào việc theo đuổi việc tiêu khiển, không ý thức đó là tài sản phải được bỏ lại khi chúng ta qua đời (tiến sang kiếp khác cõi chúng ta đã sống) lại không chú tâm làm những gì có thể theo chúng ta vào cõi đời sau; và giờ đây chúng ta được hưởng chỉ là sầu khổ do đói khát v.v... ’[47] Giờ đây vì chúng sanh, cho dù có tái sanh nơi cõi con người sau khi đã rời khỏi cõi ngạ quỉ, theo qui luật, thuộc tái sanh thấp hơn và dẫn cuộc sống đến khổ cực hơn do nghiệp báo cũ đó nơi chính qua[48] nghiệp chúng ta đã làm, hai đoạn kệ bắt đầu như sau: (họ sẽ trở thành) người đan thúng được nói lên để làm rõ điểm này.

13. Về điểm này những người đan giỏ (veṇī vā): ngài đan giỏ bẩm sanh, có nghĩa là họ sẽ là thợ mây tre đan lát, dệt chiếu. Từ “người mà (who) (va) có nghĩa là đại từ liên kết. Bị khinh miệt (avañña): bị khinh miệt, có nghĩa là, đáng khinh ti tiện; một cách giải thích khác đó là ti tiện (vambhanā) [49]: có nghĩa là những kẻ bị người khác áp bức. Thợ đóng xe (rathakārī): những người làm yên ngựa và áo giáp.[50] Quỉ quyệt (dubbhika): quỉ quyệt đối với bạn bè, là những người ép bức bạn bè. Chiên đà la (candali): Chiên đà la theo bẩm sanh. Phải chịu vất vả quá lớn (kapaṇā) nghèo khổ, [176] người đã phải chịu cảnh cùng khổ tột độ. Những người hầu tắm (nahāmini): người thợ cắt tóc chuyên nghiệp; họ sẽ trở thành như vậy hết thời này đến thời khác. Đây là điều ta nên phân tích; có nghĩa là, họ sẽ tái sanh trong gia đình nghèo hèn nơi những lần tái sanh tiếp theo sau.

14. Chỉ riêng những hạng người này họ phải tái sanh (tesu tesveva jāyanti): bất kỳ gia đình nào khác, như thợ săn, và những người hốt rác v.v... phải chịu cực khổ rất nhiều và bị khinh miệt tột độ, định mệnh khổ cực nhất, cũng chính nơi những gia đình nghèo khổ này mà những kẻ đã đựơc tái sanh thành ngạ quỉ do những vết nhơ ích kỷ nổi lên khi họ rơi vào cõi đó. vì lý do này người nói rằng, “Đây chính là số phận của người ích kỷ.’ Số phận của những kẻ đã không thực hiện những phước báu sau khi đã chứng tỏ ra như vậy, bảy đoạn kệ bắt đầu như sau:) ‘(Trong khi những kẻ bố thí không bủn xỉn) trong quá khứ đã thực hiện những phước báu được đề cập đến nhằm chứng tỏ cho thấy sanh mệnh của những kẻ nào đã thực hiện được những phước báu vậy.

15. Về điểm này sẽ làm xung mãn thiên giới (saggan te paripūrenti): những kẻ bố thí đó là những kẻ không ghen tị. Không còn bất kỳ tỳ vết ích kỷ nào, trong quá khứ, nơi kiếp trước, họ đã thực hiện những nghiệp thiện, họ đã thoả thích những phước báu như thể bố thí v.v... sẽ làm xung mãn thiên giới, là cõi phạm thiên với chính thù thắng thuộc vẻ kiều diễm của họ, vào với thù thắng của đoàn tuỳ tùng của họ. Và chiếu sáng cõi Nandana (obhāsenti ca Nandanaṃ) tuy nhiên họ đã không thể làm đầy hết thảy vì còn có cây ban ước v.v..cũng chiếu sáng với chính tia sáng tự nhiên mà thôi; nhưng họ lại chiếu sáng và chế ngự được cõi này bằng vẻ huy hoàng nơi y phục và đồ trang điểm cũng như do ánh sáng của chính thân xác họ và chiếu rọi nơi khu rừng Nandana.

16. Làm thoả mãn mọi ước nguyện của họ (kāmakāmino): tự thọ hưởng thoả thích những dục lạc theo lựa chọn riêng của họ. Nơi những gia đình có địa vị cao (uccākulesu): nơi những gia đình có địa vị cao như thể các gia đình Sát đế lỵ v.v... Giàu có (sabhogesu) có nhiều tài sản. Khi họ rời khỏi cõi đó (tato cuta): khi họ rời khỏi cõi đó, khỏi cõi Phạm thiên đó.

17. Trong những ngôi nhà có tháp nhọn và những cung điện (kūtāgāre ca pāsāde): cả trong những toà nhà có tháp nhọn [51] và trong những cung điện, Với các chi dược quạt mát (vījītangā): với những phần cơ thể được quạt mát.[52] Do những kẻ cầm quạt đuôi công (morahatthehi): do những kẻ cầm quạt được trang hoàng bằng lông đuôi chim công. Được thưởng lãm đủ mọi điều tiện nghi (yasassino): có được đoàn tuỳ tùng đông đảo, họ tự tiêu khiển. Đó chính là ý nghĩa ở đây.

18. Họ được chuyển từ vòng tay này sang vòng tay khác (aṅkato aṅkaṃ gacchanti): ngay từ thời thơ ấu chúng được chuyển từ vòng tay này sang vòng tay khác của những người họ hàng và vú mẫu. Chứ không bỏ trên mặt đất. đây là ý nghĩa muốn nói đến ở đây. Hầu hạ họ (upatiṭṭhanti): chăm sóc cho họ. Cố gắng chiều theo những sở thích của họ (sukhesino): ước mong cho họ được thoải mái; [177] Họ hầu hạ ngài, cho họ nơi ở, thoát khỏi mọi điều bất tiện cho dù nhỏ nhất, nghĩ rằng ‘có lẽ quá lạnh, hay có lẽ quá nóng? Đó là ý nghĩa.

19. Không dành cho những người chưa làm việc phước (nay idaṃ akatapuññanaṃ): thiếu những điều gây sầu khổ, khu rừng Nandan này thật thảnh thơi, hấp dẫn và khả ái là một công viên lớn nơi cõi Tam Thập Tam[53] thuộc các vị chư thiên nơi cõi Tam Thập, thường xuyên chỉ dành cho những người đã thực hiện được việc phước, chứ không dành cho những kẻ không thực hiện phước báu có nghĩa là không thể đạt đến được cõi đó.

20. Ở đây (idha): điều này được đề cập liên quan đến một thực chất là đây quả thật là nơi cõi chúng sanh thì có thể thực hiện việc công đức hay nói cách khác, ngay tại nơi đây (idha): chính trong cuộc sống này. Sau này (parattha): coi cõi đời sau.

21. Thuộc về họ (tesam): với các chư thiên đã nói đến ở trên. Thuộc những người thích kết bạn (sahavyakāmanaṃ): do những người ước muốn chung sống (với họ). Được cung cấp của cải (bhogasamañgino): được phú cho của cải dồi dào. Có nghĩa là họ an hưởng của cải với năm dục lạc chư thiên,

Kết quả đem lại thật hiển nhiên.

Khi những ngạ quỉ đó thường tỏ rõ cho ta biết định mệnh những nghiệp họ đã thực hiện và sanh mệnh của những phước báu do Đức Phật đã diễn giải chi tiết Phật Pháp, thích hợp với từng căn tánh của mỗi người tụ họp lại đó dẫn đầu là vị cố vấn đặc biệt Koliya có tâm đầy cảm xúc. Vào lúc kết thúc thời pháp này thì tuệ quán đã khởi sanh nơi tám mươi bốn ngàn chúng sanh.

 

III.2 Chú giải chuyện ngạ quỉ NÚI SĀNUVĀSI[54]
[Sānuvāsipetavatthuvaṇṇanā]

‘Trưởng lão sống trong thành Kuṇḍi.’ Đạo sư đã thuật lại chuyện kể này khi ngài đang lưu lại trong khu Rừng Trúc liên quan đến những ngạ quỉ là bà con quyến thuộc của trưởng lão Sānuvāsin.

Người ta kể lại rằng trong thành Bernares có hoàng tử nhà vua Kitava đã trở về sau chuyến du chơi tại những nơi giải trí trong công viên hoàng gia khi đó vị hoàng tử đã nhìn thấy vị Độc giác Phật Sumeta đang rời khỏi thành phố sau chuyến đi khất thực.[55] Say sưa với ngã mạn quyền thế và bị ô nhiễm trong tâm hoàng tử suy nghĩ, ‘Làm thế nào tên đầu trọc đó dám đi ngang ta mà lại không ngả đầu chào!’ [178] Hoàng tử xuống khỏi lưng voi và mở miệng hỏi trưởng lão nói rằng, ‘Ta muốn biết không hiểu nhà ngươi có kiếm chác được chút của khất thực nào chăng?’ hoàng tử giật chiếc bát khất thực khỏi tay trưởng lão, quăng xuống đất và làm bể chiếc bát của ngài. Thế rồi còn chế diễu ngài đang khi ngài đứng yên nhìn hoàng tử với lòng tịnh tín, mặt cúi xuống nhìn đất, dịu dàng thoải mái và tràn ngập lòng từ bi[56] không chút bối rối vì ngài đã đạt đến pháp chứng như thực[57] (suchness) trong mọi tình huống; rồi hoàng tử bỏ đi và thốt lên những lời nham hiểm do tính độc ác đã đặt sai chỗ, ‘thế nào! nhà ngươi không biết ta là con vua Kitava hay sao? nhà ngươi có thể làm gì được ta sao lại đứng đờ người nhìn ta như vậy?’ Nhưng ngay khi hoàng tử bỏ đi thì một luồng sức nóng nổi lên nơi thân xác hoàng tử giống như sức nóng lửa hỏa ngục vậy. Với thân xác hoàng tử phải tra tấn bằng sức nóng ghê gớm như vậy và bị tra tấn với những cảm thọ đau đớn ghê gớm đến thế, vị hoàng tử qua đời và tái sanh nơi Đại Hoả ngục Avicī. Trong đó ngài bị luộc trong vòng tám mươi bốn ngàn năm phải đứng quay quanh bằng nhiều cách như vậy. - khi thì xoay bên phải, lúc thì bên trái, khi phải nằm ngửa mặt ngẩng lên trời lúc lại úp mặt xuống đất.[58] Khi hoàng tử thoát ra khỏi chốn hỏa ngục đó ngài lại trải qua khốn khổ đói khát v.v... trong một thời gian bất tận nơi cõi ngạ quỉ. Khi ngài mãn phần khỏi đó hoàng tử lại phải tái sanh trong một ngôi làng chài gần thành phố Kundi trong suốt một Phật kỷ. Tại đó hoàng tử có được khả năng nhớ lại những nghiệp tiền kiếp. Bằng cách đó ngài nhớ lại những khốn khổ ngài đã phải trải qua[59] trong quá khứ thế nên ngài không dám ra đi bắt cá với những người quyến thuộc, do sợ những ác nghiệp ngài đã làm nơi tiền kiếp, ngay cả khi hoàng tử đã đạt đến tuổi trưởng thành. Khi những người quyến thuộc ra đi bắt cá thì hoàng tử lại ẩn nấp không muốn giết hại những con cá, trong lúc ngài buộc phải ra khơi bắt cá thì hoàng tử lại[60] làm hư lưới hay bắt những con cá vẫn còn sống[61] và thả chúng xuống nước. Không tán thành[62] những hành vi của hoàng tử, các họ hàng quyến thuộc liền đuổi chàng ra khỏi nhà. Tuy nhiên một người anh của ngài đem lòng thương hại chàng. Giờ đây vào thời điểm đó Trưởng lão Ānanda đang ngụ trên Núi Sanuvasin[63] kế bên thành phố Kundi và người con trai của người thợ chài đã bị những người họ hàng đuổi ra khỏi nhà, đang đi lang thang khắp nơi, đã tới địa điểm đó và tiến lại gặp trưởng lão vào lúc ngài đang dùng bữa. Khi trưởng lão hỏi chàng ngài phát hiện ra chàng đang cần đồ ăn và đã cho chàng trai một bữa ăn và khi bữa ăn đã xong [179] Trưởng lão biết toàn bộ vấn đề. Khi ngài biết rằng, chính nhờ cuộc trao đổi Phật Pháp chàng đã nổi lên tịnh tín trong lòng (trưởng lão hỏi), ‘nhà ngươi có ước ao xuất gia chăng, anh bạn?’ chàng ta trả lời , “vâng thưa ngài, con muốn được xuất gia.’ Khi trưởng lão cho phép chàng xuất gia thì chàng đã ra đi cùng với trưởng lão đến gặp Đức Phật. Đạo sư sau đó nói với trưởng lão, ‘Hỡi Ānanda, nhà người hãy tỏ lòng thương xót đến thầy Sadi này,’ Vì sadi đã không thực hiện thiện nghiệp, sadi sẽ nhận được rất ít (của bố thí) chính vì thế đạo sư, hãy giúp[64] sadi, động viên sadi để đổ đầy mấy bình đựng nước để cho các tỳ khưu sử dụng. Khi họ trông thấy như vậy thì các thiện nam sẽ cung cấp cho sadi một số vật thực thường xuyên đầy đủ. Vào đúng thời gian qui định sadi đã nhận cụ túc giới và chứng đắc đạo quả A-la-hán và sau đó trở thành một trưởng lão, ngài cư ngụ trên núi Samuvasin cùng với mười hai tỳ khưu. Tuy nhiên, có khoảng năm trăm quyến thuộc của ngài do không tích lũy được thiện nghiệp và chỉ tích lũy ác nghiệp như ích kỷ v.v... đã qua đời và tái sanh thành ngạ quỉ. Tuy nhiên, cha mẹ ngài đã không đến gặp ngài vì họ cảm thấy lúng túng nghĩ rằng, đây là người chúng ta đã đuổi ra khỏi[65] nhà trước đó và đã sai đứa em trai là người đã có lòng yêu thương ngài trưởng lão Sanuvasin. Ngài đã hiện hình vào thời điểm vị trưởng lão đi vào trong làng khất thực, quì gối[66] phải trên mặt đất và chấp tay đảnh lễ, và thốt lên những đoạn kệ bắt đầu như sau: ‘Thưa ngài, đây là cha và mẹ của ngài.’Tuy nhiên năm đoạn kệ bắt đầu với: vị trưởng lão của kundi’ v.v... được các vị kiết tập Tam Tạng lồng vào với mục đích chứng tỏ cho thấy văn cảnh liên tục.

1.      Trưởng lão sống trong thành phố Kundi đang sống trên núi Sanuvisin tên là Potthapada. Ngài là một sa môn các căn đã được tu tập phát triển.

2.      Mẹ, cha và người em của ngài đã phải trải qua kiếp sống đau khổ nơi cõi Diêm Vương. Sau khi đã thực hiện ác nghiệp họ đã rời khỏi đây và tái sanh nơi cõi ngạ quỉ.

3.      Phải rơi vào kiếp sống khổ sở, bị kim chích[67]vào thân mình, phải mệt mỏi,loả lồ và gầy ốm, khiếp sợ và rơi vào tình trạng khiếp đảm với bàn tay rớm máu[68]. Họ không thể để lộ thân mình ra được.

4.      [180] Người anh trai của ngài, sửng sờ loả lồ và một mình ở trong một con hẻm, cong xuống đất ở cả bốn chỗ[69], đã hiện hình[70] trước mặt trưởng lão.

5.      Nhưng trưởng lão lại không quan tâm[71] và đi qua trong thinh lặng chính vì thế người em đã báo cho trưởng lão biết rằng, ‘ta là em trai trưởng lão, ta đã tái sanh là ngạ quỉ.

6.      ‘Thưa ngài, cha ngài và mẹ ngài đã phải trải qua kiếp sống đau khổ nơi cõi Diêm Vương, sau khi đã thực hiện ác nghiệp họ đã phải lang thang khỏi đây và đến cõi ngạ quỉ.

7.      Đầu thai vào cõi khổ, bị kim chích vào thân mình, mệt mỏi loả lồ và gầy ốm; khiếp sợ bị kinh hãi lớn và có bàn tay vấy máu, họ đã không thể hiện hình được.

8.      Ngài có lòng từ bi thương xót, hãy thương xót đến họ - Khi ngài thực hiện bố thí hãy hồi hướng cho chúng tôi vì chính nhờ của bố thí ngài thực hiện mà bàn tay vấy máu của họ mới được nuôi sống.”

1. Về điểm này vị Trưởng lão thành phố Kundi (Kuṇḍinagariyo thero): vị trưởng lão đã sanh ra và lớn lên trong thành phố có tên như trên, một cách giải thích khác là Kuṇḍikanagaro thero nhưng ý nghĩa cũng vẫn giống nhau. Ngài lưu lại trên đỉnh núi Sanuvasin (Sānuvāsinivāsino): ngài cư trú trên núi Sanuvasin. Có tên là Poṭṭhapāda (Poṭṭhapāda ti nāmena): được biết tới với tên gọi là Poṭṭhapada. Ngài là sa môn(samaṇo): đã biến mọi ác nghiệp trở nên an tịnh.[72] Với các căn đã được phát triển (bhāvitindriyo): với các căn đức tin v.v... đã phát triển nhờ tu luyện thánh đạo, có nghĩa là một vị A-la-hán.

2. Của vị ấy (tassa): của vị trưởng lão Sanuvasin. Đã phải đầu thai nơi kiếp sống đau khổ (duggatā): đã trải qua nơi kiếp sống đau khổ.

3. Bị kim chích vào thân mình (sūcik’ aṭṭa):[73] bị đau đớn[74], bị hành hạ bởi những tấm thân[75] thối tha[76]. Một cách giải thích khác đó là ‘bị châm chọc’ (sūcigata)[77] họ phải chịu đau khổ, bị áp bức[78] do đói khát được gọi là ‘cây kim’ (sūcikā) hiểu theo nghĩa châm xuyên qua.[79] Một số khác lại giải thích là bị kim châm nơi cổ họng (sūcikaṇthā), có nghĩa là họ mở miệng ra là giống như đầu kim gút [80]. Mệt mỏi (kilantā): mệt mỏi cả thân lẫn tâm. Lỏa lồ (naggito): không mặc quần áo, hình dáng lỏa lồ. Gầy ốm (kisā): với thân hình gầy ốm vì có thân hình chỉ còn da bọc xương. Phải khiếp đảm (uttasantā): họ trở nên hoảng sợ do bị khiển trách[81] vì nghĩ rằng, ‘Vị sa môn này chính là con trai của chúng ta’. [181] Trong nỗi sợ hãi lớn (mahātāsā): họ gặp đầy sợ hãi vì những ác nghiệp họ đã làm trong quá khứ. Không thể để lộ chính mình ra (na dassenti): họ không thể lộ rõ nguyên hình, không dám đi, và không dám đối mặt với ngài. Bàn tay bị vấy máu (kurūno) hành động độc ác.

4. Người anh trai của ngài (tassa bhātā): người anh trai cả của trưởng lão Sanuvasin. Sững sờ: vitaritvā = vitiṇṇo (một dạng ngữ pháp hoán chuyển) sợ hãi và run rẩy vì nỗi sợ bị khiển trách. Một cách giải thích khác là vội vã (vituritvā):[82] đang vội vàng, có nghĩa là, đang đi vội vã. Trên một con hẻm (ekapathe) : trên con đường chỉ có một lối. Một mình (ekako): một mình, không có người đi kèm. Cúi xuống bốn chân (catukuṇḍiko bhavitvāna): người đó di chuyển bằng cách bò hai tay hai chân chống đất.[83] Đây có nghĩa là cúi xuống[84] để che khuất bộ ngực khỏi hở ra là điều đáng xấu hổ. Tự hiện hình cho Trưởng lão trông thấy (therassa dassayī ’tumaṃ) khiến cho người khác trông thấy mình, hiện hình rõ trước vị trưởng lão.[85]

5. Không quan tâm (amanasikatvā): không chú ý tới (amanasikaritvā, một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Không lưu ý tới, người kia là ai. Chính vì thế ngài (so ca): chính vì thế ngạ quỉ. Ta là anh trai của ngài đã tái sanh làm ngạ quỉ (bhātā petāgato ahaṃ): người anh báo cho trưởng lão biết nói rằng, ‘Ta là anh trai của trưởng lão nơi kiếp trước; giờ đây ta xuất hiện dưới kiếp ngạ quỉ.’đây là cách ta nên phân tích. Ba đoạn kệ bắt đầu với: ‘Mẹ ngài và cha ngài được nói lên cho thấy cách thức người anh thông báo cho trưởng lão vấn đề này.

6. Về điểm này mẹ ngài và cha ngài : mātā pitā ca = teva mātā pitā ca (một dạng ngữ pháp hoán chuyển).

8.Xin hãy nhủ lòng thương xót (anukampassu): xin cứu giúp chúng ta, xin hãy tỏ lòng thương tưởng đến chúng tôi. Xin hãy hồi hướng (anvādisāhi): hãy chuyển phước ấy. Đến cho chúng tôi: no = amhākaṃ [86](một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Ngài đã bố thí: tava dinnena = tayā dinnena (một dạng ngữ pháp hoán chuyển).

Thế rồi các vị Kiết Tập Tam Tạng đã thốt lên những đoạn kệ này cho thấy hướng hành động[87] Trưởng lão tiến hành ra sao khi ngài nghe thấy điều này:

9.      ‘Khi trưởng lão và mười hai tỳ khưu đang trên đi khất thực họ đã tụ tập lại ở cùng một địa điểm với mục đích thọ nhận bữa ăn trưa.[88]

10. Trưởng lão nói với tất cả họ rằng, “Hãy cho tôi những gì các ngài nhận được; tôi sẽ chuyển chúng thành một bữa ăn trưa cho toàn thể Tăng Đoàn [89] do lòng thương xót đối với các quyến thuộc của ta.”

11.  [182] Họ liền dâng cho trưởng lão và ngài đã mời toàn thể Tăng Đoàn thọ dụng bữa ăn trưa. Khi ngài đã thực hiện bố thí cho tăng đoàn, trưởng lão liền hồi hướng cho mẹ, cha và anh trai ngài nói rằng, ‘Hãy hồi hướng phước thí này cho thân quyến của ta! Mong rằng họ được hạnh phúc.’

12.  Ngay khi ngài hồi hướng phuớc thí đó, vật thực hiện ra sạch sẽ, tuyệt vời, được sửa soạn rất khéo và nêm nếm bằng nhiều hương vị; ngay sau đó anh trai Trưởng lão hiện hình trước trưởng lão,[90] rất bảnh trai, khoẻ mạnh và sung sướng, nói rằng,

13.  ‘Thưa ngài vật thực này quá dồi dào, nhưng nhìn kìa chúng ta vẫn còn loả lồ. Xin ngài tự[91] cố gắng cách nào đó cho chúng ta có ý phục để mặc.’

14.  Trưởng lão đã lượm tất cả những miếng giẻ rách nơi đống rác rồi biến những miếng giẻ rách đó thành y phục và bố thí cho tăng đoàn trên toàn cõi chúng sanh.

15.  Khi đã bố thí xong ngài liền hồi hướng cho mẹ, cha và anh của mình nói rằng, ‘Mong rằng những y phục này đến với những quyến thuộc của ta! Mong rằng quyến thuộc của ta được hạnh phúc!’

16.  Ngay khi ngài hồi hướng những y phục đó liền hiện hình, sau đó (anh của ngài) được mặc y phục rất đẹp, và tự hiển hiện trước trưởng lão nói rằng,

17.  “Quá nhiều y phục đủ cho toàn cõi vương quốc Nanda – còn nhiều hơn thế nữa. thưa ngài, y phục và những tấm vải trải của chúng ta còn nhiều hơn thế nữa.

18.  Y phục bằng vải len, vải lụa và vải sợi.[92]Thật quá nhiều và đắt giá, rồi còn treo cả [93] từ trời xuống nữa.

19.  Và chúng ta chỉ chọn mặc những bộ chúng ta ưa thích. Xin trưởng lão ngài hãy cố gắng bằng cách nào để chúng ta có một nơi cư trú.”

20.  [183] Khi Trưởng lão cho dựng xong một túp lều bằng lá ngài cũng bố thí cho tăng đoàn khắp tứ phương thiên hạ. Khi đã làm như vậy trưởng lão liền hồi hướng cho mẹ ngài, cha và cả anh trai của mình nói rằng, ‘mong rằng căn nhà này được hồi hướng cho những quyến thuộc của ta! và mong rằng họ được hạnh phúc!”

21.  Ngay tức khắc những căn nhà[94] đó xuất hiện – những căn nhà tháp nhọn được phân thành nhiều phòng bằng nhau.

22.  Chẳng tìm thấy ở bất kỳ nơi nào những căn nhà giống như vậy nơi cõi chúng sanh này chúng ta chỉ thấy có nơi cõi Chư Thiên mà thôi.

23.  Những căn nhà đó chiếu sáng chói lọi khắp tứ phương, thưa ngài. Xin hãy cố gắng bằng cách nào để chúng ta có nước uống.”

24.  Sau khi trưởng lão đã đổ đầy các bình nước và bố thí cho Tăng Đoàn khắp tứ phương thiên hạ, ngài cúng đã hồi hướng cho mẹ, cha và anh trai của mình nữa rằng, ‘Mong rằng nước này dành cho những quyến thuộc của ta! Mong rằng họ được sung sướng!”

25.  Sau khi ngài đã hồi hướng, tức khắc nước đã xuất hiện – Những hồ sen đầy ắp nước xuất hiện rất sâu, có bốn góc cạnh và rất khéo léo sửa soạn.

26.  Với nước trong veo, vây quanh là bờ hồ kiều diễm, nước trong mát và toả hương thơm, có hoa sen phủ đầy mặt hồ.[95]

27.  Khi họ nhẩy xuống tắm và uống nước trong hồ sen thì thân quyến của trưởng lão liền hiện hình trước mặt ngài, nói rằng, ‘Thưa ngài, nước này dồi dào quá. Nhưng những bàn chân của chúng tôi đã nứt nẻ đau đớn quá chừng.

28.  Khi dạo quanh đây đó chúng ta phải đi khập khiễng trên sỏi và gai kusa[96] Thưa ngài, xin hãy gắng sức bằng cách nào đó để chúng ta có thể di chuyển.”

29.  Khi đó trưởng lão đã bố thí dôi dép[97] của ngài cho tăng đoàn trên toàn cõi thế gian. Sau khi đã bố thí như vậy, ngài liền hồi hướng cho mẹ, cha và anh trai của mình nói rằng, ‘Mong rằng những của thí này đến với quyến thuộc của ta! Mong rằng họ được hạnh phúc!”

30.  Ngay khi ngài hồi hướng phước thí đó thì ngạ quỉ xuất hiện với xe kéo, nói rằng, ‘ Thưa ngài, do ngài đã tỏ lòng thương xót bằng cách hồi hướng vật thực và y phục,

31.  [184] ngôi nhà và của thí nước này [98] cả hai thứ đó và vật thí này là chiếc xe, thưa ngài, chúng ta đến để đảnh lễ ngài, ôi vị Đại Hiền Trí giàu lòng từ bi thương xót cõi chúng sanh này.

9. Về điểm này khi trưởng lão đi khất thực (thero caritvā piṇḍāya): khi vị trưởng lão đã du hành khất thực[99] với mười hai tỳ khưu khác (bhikkhū aññe ca dvādasa): và mười hai tỳ khưu khác cũng cư trú với trưởng lão tụ họp lại ngay một địa điểm. Nếu (phải hỏi:) nhằm mục đích gì? , với mục đích thọ nhận bữa trưa với nhau (bhattvissaggakāraṇā): với mục tiêu dùng bữa trưa, nhằm mục đích dùng cơm trưa.

10. Cho họ (te) cho các tỳ khưu. vì họ đã nhận được (yathā laddhaṃ): bất kỳ điều gì họ nhận được. Bố thí: dadātha (một dạng ngữ pháp hoán chuyển)

11. Họ chuyển lại cho (nīyātayiṃsu): họ bố thí. Họ mời tăng đoàn (saṅghaṃ nimantayi): mời mười hai tỳ khưu để bố thí vật thực bằng cách xác định của ăn này dành cho tăng đoàn. Hồi hướng (avādisi): hồi hướng cho, dành cho;[100] cho biết ngài gán của thí đó cho ai trong dịp đó. ‘Cho mẹ cha và anh trai của mình nói rằng, ‘Mong rằng phước thí này được hồi hướng cho thân quyến của ta! Mong rằng họ được hạnh phúc!”

12. Ngay khi ngài đã hồi tưởng phước thí này: samantarānuddiṭṭhe = uddiṭṭha samanantaram eva [101] (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Đồ ăn hiện hình (bhojanaṃ upapajjatha): đồ ăn xuất hiện cho các ngạ quỉ đó. Họ hỏi,[102]‘loại vật thực nào vậy? ‘... sạch sẽ’ v.v... Về điểm này được gia thêm nhiều hương vị (anekarasavyañjanaṃ): được nêm nếm cà ri với đủ loại hương vị. Hay nói cách khác, với nhiều hương vị và nhiều loại bột cà ri đủ loại. Nhân đó (tato): sau khi nhận được loại vật thực đó. Chính anh của ngài đã xuất hiện nguyên hình cho ngài thấy (uddassayī bhātā): ngạ quỉ chính là người anh của ngài đã xuất hiện nguyên hình cho trưởng lão nhìn thấy. Đẹp trai, mạnh khoẻ và sung sướng (vaṇṇavā balavā sukhī): bằng cách nhận vật thực như vậy ngay lập tức anh của Trưởng lão đã trở nên kiều diễm, có sức mạnh và rất hạnh phúc.

13. Thưa ngài, đồ ăn đã quá dồi dào (pahūtaṃ bhojanaṃ bhante): thưa ngài, qua oai lực vật thí của ngài, chúng tôi đã nhận được vật thực quá dồi dào, và đầy đủ. Nhưng hãy nhìn xem chúng tôi vẫn bị loả lồ (passa naggāmhase): tuy nhiên, hãy quan sát xem chúng ta vẫn bị loả lồ không một miếng vải che thân. Vì thế cho nên xin ngài hãy cố gắng hành động làm sao để chúng tôi có y phục để mặc (yathā vatthaṃ labhāmhase): bằng cách hãy cố gắng làm thế nào đó [185] để chúng tôi có quần áo để mặc, có nghĩa là xin ngài ban cho chúng tôi quần áo theo cách của ngài.

14. Từ đống rác (saṅkārakūtato): từ đống rác này nọ. Lượm lặt (uccinitvāna): thu lượm bằng cách kiếm cho ra. Những miếng giẻ rách (nantake): những mảnh vải đã bị vứt bỏ do đó chỉ là mảnh vải vụn. Bấy giờ trưởng lão làm thành một chiếc y cà sa từ những mảnh vải vụn đó và bố thí cho tăng đoàn. Vì lý do đó họ nói rằng49, ‘Khi ngài biến từ những mảnh vải vụn thành một chiếc y ngài liền bố thí cho tăng đoàn trên toàn cõi thế gian này. Về điểm này Trưởng lão bố thí chiếc y đó cho các tăng đoàn từ tứ phương đến (saṅghe cātuddise): ngài bố thí cho Tăng Đoàn[103] các vị tỳ khưu hiện hữu[104] từ khắp tứ phương thiên hạ đến. Đây là xuất xứ cách được hiểu theo nghĩa đối cách.[105]

16. Được mặc y phục đẹp đẽ (suvatthavasano): được mặc những y phục đẹp đẽ. Tự hiển thị trước trưởng lão: therassa dassayī ‘tumaṃ = therassa attānaṃ dassayī dassesi (một dạng ngữ pháp hoán chuyển), ngài đã hiện nguyên hình.

17. Đó là những y phục (paticchadā) trong trường hợp này ngài đã tự mặc đồ bằng những thứ đó (paṭicchādayati) [106] (chung với họ).

21. Những nơi cư trú có tháp nhọn (kūtāgāranivesanā): những căn nhà đó có xây tháp nhọn và những căn nhà khác loại đó được gọi là những trú xứ; đây là cách đổi giới tính[107]. Được phân thành (vibhattā): được chia thành hình dáng đều đặn, hình chữ nhật, hình dài, hình tròn v.v... Thành những phần bằng nhau (bhāgaso mitā): thành những phần bằng nhau.

22. Thuộc về chúng ta: no = amhākaṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Ở đây (idha):nơi cõi ngạ quỉ. Trong số các ngạ quỉ (chư thiên) (api dibbesu): api (không được dịch) chỉ là một tiểu từ nơi cõi các chư thiên, có nghĩa là nơi cõi phạm thiên.[108]

24. Lu đựng nước (karakaṃ): một chiếc lu đựng nước bình thường[109]. Đổ đầy (puretvā): đổ đầy nước.

26. Nước đầy nhị hoa sen (vārikiñjakkhapūritā): đầy nước đến nỗi trên mặt nước đầm nổi đầy những nhị sen vàng và những nhị bông súng v.v...

27. Bị nứt ra (phalanti): nở ra, có nghĩa là chúng xuất hiện từ gót chân ngài nhiều bông sen nở rộ.

28. Đi lang thang đó đây (āhiṇdamānā): du hành khắp đó đây. Chúng ta đi khập khiễng (khañjāma): [186] chúng tôi đi khập khiễng khắp đó đây. Bước trên đá sỏi và những bông hoa kusa đầy gai nhọn (sakkhare kusakanṭṭhake): đi trên mảnh đất đầy đó sỏi và những cỏ dại kusa đây gai nhọn. Có nghĩa là dẫm trên đá sỏi và trên gai cỏ kusa. Một chiếc xe (yānaṃ) bất kỳ loại xe nào như là phương tiện di chuyển như là xe kéo hay kiệu võng cáng v.v...

29. Đôi dép (sipātikaṃ) : một đôi dày một đế.

30. Đến bằng xe kéo: rathenam āgamuṃ = rathena āggacchiṃsu (một dạng ngữ pháp hoán chuyển) các từ này được nối kết bằng âm êm tai “ma”.

31. Cả hai (ubhayaṃ): bằng cả hai vật thí.- bằng của bố thí là những đồ thiết yếu như đồ ăn v.v... và cũng bằng vật thí là chiếc xe kéo. Vật thí gồm thuốc chữa bệnh lại gồm trong vật thí là nước uống ở đây. Điều còn lại đã quá rõ ràng[110] vì đã nêu ra ở trên.

Trưởng lão nêu vấn đề với Đức Phật. Ngài lại coi vấn đề đó như một nhu cầu nổi lên nói rằng, ‘Cũng giống như những gì ở đây, thế nên nơi kiếp sau nhà ngươi đã trở thành ngạ quỉ phải trải qua biết bao đau khổ.’ và khi ngài yêu cầu trưởng lão kể lại câu chuyện sợi chỉ[111] và diễn giải Phật Pháp cho đám đông tụ tập lại ở đó. Khi nghe điều này chúng sanh đầy xúc động đã thực hiện những phước báu hồi hướng khi thực hiện giới đức bố thí vậy.

 

III.3 Chú giải chuyện ngạ quỉ BÊN BỜ HỒ
[Rathakārapetavatthuvaṇṇanā]

‘Có cột bằng ngọc bích, rực rỡ, toả sáng.’ Đạo sư đã thuật lại chuyện kể này khi ngài đang lưu lại trong thành Sāvatthī liên quan đến nữ ngạ quỉ kia.

Người ta kể lại rằng, đã lâu lắm rồi vào thời Phật Tổ Kassapa, có một nữ ngạ quỉ có hạnh thiện lại tìm được niềm tin nơi Phật Pháp thông qua liên hệ với người bạn rất dễ thương.[112] Nàng đã cho xây một nơi cư trú vô cùng khả ái rất cân đối với những bức tường trang trí, các cây cột chống đỡ, các cầu thang lên xuống và sàn trệt[113]. Nàng mời các tỳ khưu đến hành thiền, chăm sóc cho họ với những vật thực chọn lọc kỹ và dâng cho tăng đoàn các tỳ khưu ngôi nhà đó. Đến thời điểm qui định nàng qua đời và do nghiệp khác biệt xấu xa đã làm, nàng phải tái sanh thành thiên cung ngạ quỉ gần bờ hồ Rathakara[114] trên núi Himālaya, vua các ngọn núi. Nhờ vào sức mạnh phước báu nàng đã bố thí nơi cư trú đó cho Tăng đoàn đã nổi lên, giữa đầm sen và được trang điểm giống như Cánh Rừng Nandana, một thiên cung rộng lớn toàn bộ bằng châu báu khắp bốn bề rất hấp dẫn mê ly và khả ái. [187] Trong khi đó chính nàng có làn da vàng óng, kiều diễm, trông rất đáng yêu và hấp dẫn. Chính nàng đã cư ngụ trong đó hưởng thụ tất cả những thù thắng chư thiên, nhưng rất cô đơn do chẳng có người đàn ông nào trong thiên cung đó trong một thời gian dài. Nàng trở nên bất mãn nghĩ rằng, ‘Ta sẽ bầy ra một mẹo!’, nàng thả theo dòng nước sông một số quả xoài chín chư thiên. Mọi tình tiết cũng nên hiểu như đã trình bày trong chuyện kể Vô Nhĩ Khuyển Cẩu Chuyện Ngạ quỉ[115]. Tuy nhiên ở đây chỉ khác một chi tiết đó là có một chàng trai là cư dân thành Bernares đã nhìn thấy số quả xoài đang trôi trên sông Hằng. Đến đúng thời điểm chàng đã ra đi tìm hiểu xem những quả xoài này từ đâu trôi tới đây, chàng bắt gặp dòng sông[116] và lần theo dòng sông đó chàng đã đến chỗ ở của nàng. Vừa khi nhìn thấy chàng nàng liền dẫn chàng đến nơi ở của mình và chào đón chàng và để chàng ngồi xuống. Khi chàng nhìn thấy vẻ tuyệt hảo nơi nàng cư ngụ, chàng đã thốt lên những đoạn kệ này mô tả về thiên cung của nàng:

1.      Có cột bằng ngọc bích[117], lấp lánh, rực rỡ cùng với vô số tranh vẽ tường đó là thiên cung nàng đang cư ngụ và nghỉ ngơi, ôi chư thiên đầy uy lực, giống như mặt trăng rằm[118] sáng tỏ.

2.      Và nước da của nàng giống như vàng tan chảy. Tướng vẻ diện mạo sáng chói của nàng vô cùng[119] khả ái, nhưng nàng một mình ngồi trên chiếc giường tuyệt trần không gì sánh nổi. Xem ra nàng không có chồng thì phải.

3.      Khắp tứ phía thiên cung có đầm sen vây quanh, hoa nở dồi dào với bao nhiêu bông hoa và toả ra một bụi vàng. Không thấy bất kỳ bùn đất và bèo tấm[120] xuất hiện tại đó.

4.      Những đàn thiên nga vô cùng kiều diễm và dễ thương, [188] lội quanh trên mặt nước mọi lúc và kéo thành đàn đông đảo. Chúng líu lo sướng lên những tiếng hót[121] vô cùng hấp dẫn giống như tiếng trống[122] định âm chư thiên.

5.      Trong vinh quang chói sáng và lộng lẫy, nàng ngồi tựa trên chiếc thuyền nghỉ ngơi thoải mái với đôi mi rộng, hoan hỉ với giọng nói vô cùng hấp dẫn[123] tứ chi nàng nõn nà ú nụ và toả sáng vô cùng rực rỡ.

6.      Cung điện này vô tỳ vết và hiên ngang đứng thẳng, với những công viên làm tăng vẻ đẹp vui thú và khoái lạc cho nàng. Hỡi công nương với vẻ đẹp kiều diễm, ước chi ta được tận hưởng với nàng ở đây ngay chốn khoái lạc này.[124]

1. Về điểm này tại đó (tattha): trong thiên cung đó. Nàng nghỉ ngơi (acchasi): nàng ngồi nghỉ, nàng cư ngụ, cho đến bất cứ khi nào nàng muốn. Ôi nữ chư thiên (devi): chàng đang nói với nàng. Có đầy uy lực dũng mãnh (mahānubhāve): được phú bẩm với sức mạnh oai lực chư thiên. Đang trong khi chạy nhanh (pathaddhani): đang trên đường tiến tới, có nghĩa là đang trên đường xuyên qua các khoảng không tiến về thiên giới. Giống như mặt trăng rằm (pannarase va cando) có nghĩa là toả sáng giống như vầng sáng bao quanh mặt trăng rằm sáng tỏ.

2. Và nước da của nàng trong tựa chất vàng chảy lỏng (vaṇṇo ca te kanakassa sannibho): nước da của nàng vô cùng hấp dẫn, trông giống như vàng chảy lỏng. Vì lý do đó có lời nói rằng, ‘hình tướng[125] chói sáng của nàng trông thật là kiều diễm.’ Vô song (atule) có giá trị lớn, hay nói cách khác chúng ta nên giải thích là ‘Ôi hỡi hạng người vô song (atule), đây chính là cách để nói với các chư thiên, có nghĩa là “Hỡi nàng có sắc đẹp vô song.”Nàng không có chồng: n’atthi tuyhaṃ sāmiko = sāmiko ca tuyhaṃ n’atthi[126] (một dạng ngữ pháp hoán chuyển).

3. Có nhiều loại hoa (pahūtamālyā): có rất nhiều loại hoa khác nhau như hoa sen, hoa súng xanh v.v... [189] với đủ thứ bụi vàng (suvaṇṇacuṇṇehi): với cát[127] vàng. Trải ra khắp (samant’otatā): trải rộng khắp. Ngay tại đó (tattha): trong những đầm sen đó. Bùn và bèo tấm (panko paṇṇako ca): không có bùn cũng không thấy có chút rong rêu[128] nào bám vào.

4. Những chú thiên nga duyên dáng và khả ái (haṃsā pi me dassanīyā manoramā): những chú thiên nga trong thật duyên dáng và dễ thương. Lướt quanh (anupariyanti): di chuyển lên xuống. Trong mọi thời điểm (sabbadā): khắp bốn mùa. Tụ tập lại với nhau (samayya): xuất hiện chung với nhau. Thật duyên dáng (vaggu): ngọt ngào dễ thương. Nổi lên tiếng hót (upanadanti): kêu cúc cu. Tiếng hót không ngớt (bindussarā): tiếng hót không gián đoạn, tiếng hót không ngừng. Giống như tiếng trống định âm (dundubhīnaṃ va ghoso) có nghĩa là tự bản chất tiếng hót liên tục không dứt của những chú thiên nga trên đầm sen giống như những tiếng trống định âm.

5. Chói sáng (daddaḷhamānā): chiếu sáng rực rỡ. Trong vẻ vinh quang của nàng (yasasā) với sức mạnh thần thông của một chư thiên. Trong chiếc thuyền của nàng (nāvāya): trong chiếc thuyền[129] của nàng, ngài nói về việc nàng ngạ quỉ[130] đang thụ hưởng hoan hỷ trên mặt nước hồ sen ngồi trên chiếc chõng bằng vàng rất giá trị, giống như chiếc thuyền làm bằng hoa sen[131] trên mặt hồ sen. Nàng đang tựa lưng: avalamba=olambitvā (một dạng ngữ pháp hoán chuyển); tựa lưng vào một giá đỡ[132]. Nàng đang nghỉ ngơi (tiṭṭhasi): đây là cách diễn đạt đối nghịch lại với chuyển động[133] do nàng dừng mọi di chuyển có nghĩa là ‘nàng đang ngồi yên. Với đôi mi rậm (āḷārapamhe): có cặp lông mi dài, đen tuyền và cong. Vui tươi (hasite) : đầy vui vẻ, với gương mặt vui vẻ, tươi rói. Ăn nói duyên dáng (piyaṃvade): ăn nói rất có duyên. Tứ chi kiều diễm (subbaṅgakalyāni) mọi tứ chi đều rất đẹp, tứ chi của nàng rất hấp dẫn, kê cả to lẫn nhỏ. Nàng chói sáng (virocasi) nàng chiếu sáng.

6. Vô tỳ vết (virajaṃ): không khuyết điểm, không lỗi lầm. Đứng ngang bằng (same ṭhitaṃ) nàng đang đứng trên một mảnh đất cao (sama bhūmighāge); hay nói cách khác, do vẻ đẹp kiều diễm của nàng tỏa lan khắp tứ phương[134] thiên hạ, đứng trong tư thế ngang bằng (samabhāge), có nghĩa là hoàn hảo trong đủ mọi phương diện. Có được nơi các công viên (uyyānavantaṃ): giống như trong khu rừng Nandana. Làm gia tăng niềm mê thích và khoái lạc. (ratinandivaḍḍhanaṃ) : làm tăng thêm sự mê thích và khoái lạc cho nàng [190] đây chính là việc kích thích gia tăng lòng mê thích và khoái cảm, có nghĩa là tạo cho hạnh phúc và hoan hỷ của nàng tăng thêm. Hỡi Công Nương (nāri): đây là cách nói với nàng, với sắc đẹp tuyệt trần (anomadassane): Trông nàng rất ngây thơ vô tội do nàng có được mọi thứ hoàn hảo trên thân mình, cả to lẫn nhỏ[135]. Giữa khoái lạc này (nandane): giữa những gì tạo khoái cảm. Ở đây (idha) : Ngay trong “khu rừng Nandana” này hay nơi thiên cung của nàng. Để tôi cũng được tận hưởng (modituṃ): ta cũng ước ao được hưởng cảm khoái tình yêu đây là cách chúng ta nên phân tích.

Khi chàng thanh niên nói lên những lời này Thiên Cung Ngạ quỉ[136] liền thốt lên đoạn kệ sau đây để trả lời cho chàng:

7.      Hãy thực hiện công việc gì để chàng có thể lưu lại đây với em và mong rằng tâm chàng thiên [137] về điều đó’ khi chàng thực hiện nghiệp đó để được tận hưởng những gì có ở đây thì chàng sẽ có được em và em sẽ thoả mãn mọi ước mơ cho anh.’

7. Về vấn đề này, hãy thực hiện một việc gì đó ngay tại nơi đây (karoti kammaṃ idha vedaniyaṃ) : hãy thực hiện, anh nên theo đuổi một phước báu để khi chín mùi sẽ đem lại kết quả nơi chốn thần tiên này. hãy hướng tâm về điểm này (idha nataṃ): hãy thiên về nơi đây; một cách giải thích khác là hãy lướt đến đây (idha ninnaṃ) có nghĩa là hãy để cho tâm hãy cho phép tâm chàng lướt đến đây, hướng về đây thiên về[138] chỗ này. Em: mamaṃ = maṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Chàng sẽ đạt được: lacchasi = labhissasi ( một dạng ngữ pháp hoán chuyển).

Khi chàng thanh niên trẻ nghe thấy Thiên Cung Ngạ quỉ đã phải nói ra, chàng đã rời khỏi chỗ đó theo những cách chúng sanh thường làm; chàng nhớ kỹ vị trí đó và về nhà thực hiện phước báu thích hợp và chàng đã qua đời không lâu sau đó, và đã được tái sanh tại đó cùng với nữ ngạ quỉ[139]. Các vị kiết tập Kinh tạng đã thốt lên đoạn kệ kết luận giải thích vấn đề như sau đây:

8.      ‘Chàng đồng ý nói rằng, “được rồi” và đã thực hiện một phước báu để được sống tại đó[140] (với nàng). Khi chàng đã thực hiện được phước báu để đến sống với nàng tại đó chàng trai đã qua đời và được tái sanh đến cùng nàng.

8. [191] Về điểm này Tốt lắm (sādhu). Đây là một tiểu từ diễn ta sự đồng ý. Của nàng (tassā): đó là thiên cung ngạ quỉ đó. Chàng tỏ ra đồng ý (paṭisuṇitvā) chàng đồng ý với những gì nàng đề nghị. Để được sống ở đó (với nàng) (tahiṃ vedanīyaṃ): một phước báu tạo hạnh phúc để được sống với nàng nơi thiên cung. Cùng với nàng (sahavyataṃ): sống chung với. Chàng thanh niên được tái sanh để sống chung với nàng, đây là điều ta cần phân tích.

Sau khi họ đã được hưởng hạnh phúc thiên giới tại đó trong một thời gian dài người đàn ông qua đời do phuớc nghiệp đó đã cạn kiệt nhưng người phụ nữ thì lưu lại đó thêm một Phật kỷ nữa do phước báu của nàng đã gieo vào mảnh đất đó (phước điền)[141] Thế rồi khi Đức Phật chúng ta xuất hiện trên thế gian này và ngài đã khởi động Chuyển Pháp Luân và đến thời kỳ ấn định ngài lưu lại trong khu rừng Jeta. Một hôm khi Trưởng lão Mục Kiền Liên (Mahāmoggallana) đang di chuyển trên những ngọn núi cao đã nhìn thấy thiên cung đó và cả thiên cung ngạ quỉ nữa và ngài đã hỏi nàng với đoạn kệ bắt đầu như sau: ‘Có cột trụ bằng ngọc bích lấp lánh, rực rỡ.’ Nàng đã tường thuật toàn bộ biến cố cho ngài nghe ngay từ đầu và khi ngài đã nghe được chuyện kể này ngài liền đến Sāvatthī và nêu vấn đề với Đức Phật, ngài liền lấy vấn đề đó như một nhu cầu nổi lên và diễn giải Phật Pháp cho đám đông tụ tập tại đó. Khi nghe được biến cố này, họ đã thực hiện nhiều phước báu như bố thí v.v... và trở nên say mê Phật Pháp.

 

III. 4 Chú giải chuyện ngạ quỉ RƠM TRẤU
[Bhusapetavatthuvaṇṇanā]
[142]

“Một người cầm trấu trong tay trong khi còn người khác nữa[143].’ Đạo sư đã thuật lại chuyện kể này khi ngai đang lưu lại trong thành Sāvatthī liên quan đến bốn ngạ quỉ.

Người ta kể lại rằng trong ngôi làng nọ cách thành Sāvatthī không xa lắm có một thương nhân bất lương đã kiếm sống bằng cách cân đo đong đếm gian dối v.v... người đó có thể lấy vỏ trấu[144] trộn thêm một ít đất xét nâu để làm tăng sức nặng và rồi trộn hỗn hợp này với lúa mạch đỏ rồi đem đi bán. Con trai thương gia này rất bất bình nghĩ rằng, ‘Cha đã không tốt với bạn bè của con và những người tốt bụng khi họ đến nhà ta mua đồ’ và cậu ta lấy một miếng da đệm ách[145] bò đánh một cái vào đầu mẹ của mình. [192] Đứa con dâu của ông thì ăn vụng món thịt dành cho mọi người trong nhà và có một lần cô phải gọi lên để giải thích sự việc đó, chính nàng đã thề rằng, ‘Nếu con ăn vụng món thịt đó, mong rằng con phải ăn thịt cắt từ lưng của mình hết kiếp này sang kiếp khác’. Vợ ông ta nói với những người đến xin vật thực sống qua ngày rằng, ‘Nhà chẳng còn gì để bố thí cho ai cả và do họ quá thúc ép bà đã thề rằng, ‘Nếu trong nhà còn điều gì mà tôi lại nói chẳng còn gì, mong rằng tôi phải ăn phẩn cho người ta từ kiếp này sang kiếp khác!’ Đến thời gian qui định cả bốn người này đã qua đời và tái sanh thành ngạ quỉ trong khu rừng[146] Vinjha. Tại đó người thương nhân bất chính do quả ác nghiệp ông đã làm, thường lấy hai tay cầm vỏ trấu đang cháy đỏ và rắc lên đầu mình và từ đó trải qua đau khổ khôn lường. Người con trai thường tự lấy búa sắt đập vào đầu mình và cũng phải chịu đau khổ khôn xiết. Nàng con dâu do kết quả của hành vi nàng đã thực hiện, đã trải qua nỗi đau khổ vô tận bằng cách liên tục ăn ngấu nghiến thịt từ chính lưng mình được móc ra bằng móng tay nhọn và sắc ; trong khi đó ngay sau khi bữa cơm sạch và thơm phức bằng gạo đen được dâng cho vợ thương nhân thì lập tức biến thành phẩn có mùi hôi thối bẩn thỉu kinh dị, lỗ chỗ những dòi bọ đục khoét, người vợ phải lấy hai tay bóc lấy thứ phẩn đó mà ăn, nên đã phải trải qua đau khổ ghê gớm.

Bấy giờ khi bốn người này đã tái sanh nơi cõi ngạ quỉ và đang phải chịu đau khổ lớn lao như vậy thì trưởng lão Mục Kiền Liên (Mahāmoggallana) đang du hành trên núi, một ngày kia ngài đã đến điểm đó và nhìn thấy họ. Ngài đã tìm hiểu về ác nghiệp họ đã làm với đoạn kệ như sau:

1.      ‘Một người thì bốc trấu bằng hai tay và còn người kia nữa; và người phụ nữ này đã ăn chính thịt máu mình; trong khi đó nàng ăn thứ phẩn dơ dáy và kinh dị – đó là kết quả ác nghiệp nào vậy?’

1. Về điểm này trấu (bhusāni): vỏ trấu.[147] Một người (eko): một mình[148]. Thuộc cánh đồng: sāliṃ = salino; đây là đối cách hiểu theo nghĩa sở hữu cách: [193] Người đó rắc trấu cháy đỏ rưc nơi ruộng lúa lên đầu, đây là ý nghĩa. Lại một người khác: punāparo = puna aparo (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài); Kẻ đã đánh vào đầu mẹ mình phải kết thúc bằng chính đầu mình bị đập bể, sau khi đã tự mình lấy búa sắt đập vào đầu. Chính vì liên quan đến vấn đề này chàng đã nói[149] đến. Chính thịt và máu mình (sakamaṃsalohitaṃ): nàng đã ăn thịt và máu móc ra từ lưng của mình, đây là cách ta nên phân tích. Ghê tởm (akantikaṃ): khó chịu, khó ưa, ghê tởm. Đây là do kết quả nghiệp gì vậy? (kissa ayaṃ vipāko) có nghĩa là ác nghiệp nào đã tạo ra kết quả giờ đây các ngươi đã phải chịu đau khổ đến như vậy?

Khi trưởng lão đã dò hỏi như vậy về những ác nghiệp họ đã làm, thì người vợ của thương nhân bất chính kia liền thốt lên những đoạn kệ này giải thích những ác nghiệp cả bốn người đã làm:

2.      Người này trong quá khứ đã làm hại mẹ mình, trong khi đó người này lại là một thương nhân bất lương, người này đã ăn thịt và dối gạt bằng cách thề thốt.

3.      Khi ta còn ở kiếp người, nơi cõi chúng sanh[150] ta đã là chủ gia nhân và là chủ toàn bộ gia đình; mặc dầu việc bố thí ta có trong tầm tay song ta đã giấu đi và không bố thí cho ai lấy một tí, ta đã che dấu bằng cách nói dối rằng, “Trong nhà chẳng còn sự gì ăn được; nếu còn mà ta lại dấu đi thì mong rằng vật thực của ta trở thành phẩn!”

4.      Do kết quả của cả hai ác nghiệp đó và do thực chất ta đã nói dối thì bữa ăn thơm tho này đã biến thành phẩn dành cho ta ăn.

5.      Các nghiệp không phải là không có quả, và chẳng có nghiệp nào triệt tiêu nghiệp nào. Chính vì thế ta phải ăn và uống phẩn có dòi lúc nhúc và thối tha khủng khiếp.’

2. Về điểm này kẻ này (ayaṃ): nàng nói chỉ vào con trai của mình. Đã làm hại (hiṃsati): đã tấn công bằng sức mạnh, có nghĩa là đập bằng búa.[151] Một thương gia bất lương (kūṭavāṇijo): một tên lái buôn vô lại.[152] có nghĩa là một kẻ buôn bán gian lận. [194] Ăn thịt (maṃsani khāditvā) ăn, một mình ăn vụng hết thịt dành cho cả gia đình sử dụng và đã chối bằng cách nói dối rằng, ‘nàng không hề ăn.’[153]

3. Là người chủ gia đình (agāriṇī): nữ gia chủ trong gia đình. Cho dù có trong tầm tay (santesu): cho dù những phương tiện nuôi sống người khác có bố thí cũng vẫn còn’. Ta đã dấu kỹ điều này’ (parigūhāmi): ta đã dấu đi; điều này được diễn tả bằng cách méo mó thì.[154] Và ta đã không bố thí lấy một miếng nhỏ (mā ca kiñci ito adaṃ): đã không bố thí ngay cả chỉ là một miếng nhỏ, tài sản của ta, cho người khác đang cần đến. Tự che dấu (chādemi): bà đã tự che dấu bằng cách nói dối. “Chẳng còn thứ gì như vậy trong nhà nữa.”

4. Đã trở thành phẩn dành cho tôi (gūthaṃ me parivattati): bữa ăn này có cơm gạo thơm đã đổi thành phẩn do ác nghiệp của ta.

5. Không phải không mang lại kết quả (avañjhāni): không phải vô ích, không phải không đem lại kết quả. Cũng chẳng tiêu diệt bất kỳ nghiệp nào (na kammaṃ vinassati): chẳng triệt tiêu được nghiệp nào song còn tích luỹ lại nghiệp khác nữa[155] cũng đem lại quả khác. Có dòi bọ rúc rỉa. (kimīnaṃ): có dòi bọ rúc rỉa. Đầy cả bầy dòi lúc nhúc. Phẩn (mīḷhaṃ): phân. Điều gì còn lại đã tự rõ ràng như ta đã nêu ra ở trên.

Khi trưởng lão đã nghe được những gì ngạ quỉ đã nói, ngài nêu vấn đề này cho Đức Phật. Ngài liền coi đó như là nhu cầu nổi lên và diễn giải Phật Pháp cho đoàn người tụ tập tại đó, việc diễn giải này đã đem lại lợi ích cho chúng sanh đó.

 

III.5 Chú giải chuyện ngạ quỉ TIỂU NHI
[Kumārapetavatthuvaṇṇanā]

‘Tuệ giác của vị Thiện Thệ[156] thật tuyệt vời.’ Đây là chuyện kể về Tiểu Nhi Ngạ Quỉ. Chuyện kể này đã xuất hiện như thế nào?

Người ta kể lại rằng trong thành Sāvatthī có rất nhiều thiện nam đã tự tổ chức thành một nhóm Phật Tử và đã xây dưng trong thành phố đó một phước xá rất rộng và được trang hoàng bằng rất nhiều loại vải đủ màu sắc khác nhau. Vào buổi sáng sớm họ đã mời Đạo sư và tăng đoàn các tỳ khưu và cùng với các tỳ khưu có Đức Phật đứng đầu ngồi trên vị trí được trải với nhiều vải trải chất lượng cao rất đắt tiền, cúng dường các vị đó với hương nhang và hoa v.v... [195] và khởi sự một cuộc bố thí rất lớn. Khi nhìn thấy quang cảnh đó, có một người đàn ông nọ, có tâm bị bợn nhơ ích kỷ che phủ, không thể chịu đựng nổi việc cúng dường như vậy, đã nói rằng, ‘Tốt hơn hết là bỏ tất cả những thứ đó vào thùng rác hơn là cúng dường cho những hạng người đầu trọc đó.’ Khi họ nghe thấy những lời đó khiến cho một số các thiện nam bị dao động trong lòng, họ suy nghĩ, “Quả thật đây là điều nghiêm trọng con người này đã theo đuổi ác nghiệp, với ác nghiệp đó hắn đã xuc phạm đến các vị tỳ khưu có Đức Phật dẫn đầu.’ Họ đã tường trình sự việc cho mẹ người đó rằng, ‘Bà phải đi và xin lỗi Đức Phật và Tăng Đoàn của ngài.’ ‘Tốt lắm’ bà đồng ý và sau khi đã quở trách con trai mình thậm tệ, doạ nạt nó bà đã đến gặp Đức Phật và tăng đoàn các tỳ khưu và xin lỗi. Thú nhận việc sai phạm con trai bà đã phạm phải và đảnh lễ Đức Phật cùng tăng đoàn các tỳ khưu, trong vòng bảy ngày với của bố thí bằng cơm dẻo. Con trai của bà đã qua đời không lâu sau đó và đã tái đầu thai trong lòng một gái điếm đã kiếm sống bằng những hành vi bất chính. Bấy giờ nàng nhận ra rằng mình sanh ra một đứa con trai ngay sau khi sanh nàng đã bỏ rơi đứa nhỏ trong bãi tha ma.[157] Tại đó cậu nhỏ đã được bảo vệ do sức mạnh những phước báu cậu đã làm ở kiếp trước và chẳng có ai quấy rầy cậu cả và cậu đã ngủ an lành như trong lòng mẹ vậy. Người ta cho rằng cậu đã được các chư thiên bảo vệ. Thế rồi vào lúc bình minh, khi Đức Phật khởi xuất hành thiền về lòng từ tâm[158] và Ngài đang ngắm nhìn thế gian với Phật nhãn, Ngài đã nhìn thấy cậu bé bị bỏ rơi nơi bãi tha ma, và khi mặt trời mọc Ngài đã đi đến bãi tha ma đó. Dân chúng tụ họp lại đã nói rằng, ‘Đức Phật đã tới đây chắc ngài phải có nguyên cớ gì đây.’ Đức Phật liền nói với đám đông tụ họp lại rằng, ‘Ta chẳng nên khinh khi đứa trẻ này, ngay cả giờ đây nó đang bị bỏ rơi trong nghĩa địa này trong hoàn cảnh tuyệt vọng. Trong tương lai cậu ta sẽ đạt đến thù thắng cao nhất cả trong đời này lẫn trong cuộc sống mai sau. Những người đi theo hỏi Đức Phật, ‘Thưa Đức Thế Tôn cậu ta đã thực hiện phước báu nào ở kiếp trước? Ngài giải thích nghiệp cậu bé đã thực hiện và thù thắng cậu ta sẽ đạt được trong tương lai bằng đoạn kệ bắt đầu như sau:

“Vinh quang tột đỉnh chúng sanh đã thực hiện cho Tăng đoàn các tỳ khưu với Đức Phật đứng đầu khi cậu ta có những lầm lẫn trong tâm và có nói những lời thô lỗ và những lời khiếm lễ.’

Đức Phật đã diễn giải Phật Pháp thích hợp với hoàn cảnh của đám người qui tụ lại tại đó và sau đó ngài đã thuyết diệu pháp và chính các ngài đã khám phá ra (khổ, tập diệt, đạo)[159] vào lúc kết thúc bài thuyết pháp đó [196] tuệ giác Phật Pháp đã khởi sanh nơi tám mươi tư ngàn chúng sanh. Và trước sự hiện diện của Đức Phật một người có tài sản đáng giá tám mươi ngàn kotis đã nhận cậu bé nói rằng, ‘Cậu ta sẽ trở thành con trai ta’.[160] Đức Phật nói, ‘Cậu nhỏ này được một người giàu có như vậy bảo vệ và giúp đỡ đã đem lại cho chúng sanh.[161]’ và rồi ngài trở về thiền viện. Đến đúng thời điểm qui định khi người giàu có đó qua đời, cậu ta đã nhận thừa kế ông để lại bằng di chúc[162]. Cậu ta đã trở thành chủ gia nhân giàu có nhất trong thành phố và đã thực hiện rất nhiều phước báu như bố thí v.v... Và rồi một ngày kia các tỳ khưu bắt đầu nói với nhau trong giảng đường chánh pháp rằng, quả thật đây là điều rat tuyệt vời, làm thế nào Đức Phật đã tỏ lòng bi mẫn với chúng sanh; quả thật chính đứa trẻ đó ngay cả trong thời đó đã rơi vào tình cảnh tuyệt vọng, giờ đây lại được hưởng thù thắng to lớn đến như vậy và thực hiện được rất nhiều phước báu’; khi ngài nghe thấy điều này, vị đạo sư trả lời, ‘Hỡi các tỳ khưu, đây chưa phải toàn bộ thù thắng của cậu ta, quả thật vào cuối đời cậu ta sẽ đầu thai thành con trai của Sakka, vua các chư thiên. Nơi cõi Tam Thập Tam và đạt được rất nhiều thù thắng chư thiên.’ Khi họ nghe được điều này các tỳ khưu và chúng sanh đã tỏ lòng kính phục trí toàn tri của Đức Phật, nói rằng[163], ‘Người ta nói rằng khi Phật nhãn nhìn xa trông rộng đã nhìn thấy những gì đã được thực hiện, ngài đã đến đó và giúp đỡ cho cậu nhỏ bị bỏ rơi nơi bãi tha ma ngay sau khi sanh ra.’ Và họ có thể kể rất nhiều về biến cố liên quan đến cậu nhỏ trong suốt cuộc sống của họ.[164] Những vị Kiết Tập Tam Tạng đã nói lên sáu đoạn kệ hầu làm rõ vấn đề này:

1.      Trí của vị Thiện Thệ thật thù thắng; đạo sư đã trả lời phù hợp với từng cá nhân; dầu có tràn đầy phước báu một số đã trở thành hạ sanh trong khi đó dầu có phước báu giới hạn song lại trở nên rất cao quí.[165]

2.      Cậu nhỏ bị bỏ rơi nơi bãi tha ma, vẫn duy trì được cuộc sống suốt đêm bằng sự ẩm ướt của ngón tay cái. Chẳng có quỉ thần dạ xoa cũng như rắn rết có thể hại được cậu bé[166] cậu đã thực hiện được phước báu.[167]

3.      [197] Tuy nhiên chó liếm chân cậu bé, trong khi đó quạ và chó rừng lại vây quanh cậu. Những bầy chim lấy đi những nhơ uế lúc cậu được sanh ra. Trong khi đó những con quạ tha đi những cục ghèn bám nơi mắt đứa nhỏ.

4.      Chẳng có ai bảo vệ cậu cũng chẳng ai cho cậu thuốc men hay sưởi ấm bằng cách đốt hạt cải, chẳng ai thèm chú ý đến việc các vì sao di chuyển hay thậm chí rải ra các hạt ngũ cốc.

5.      Rơi vào một hoàn cảnh khốn khổ như vậy như thể bị mang đi vào ban đêm và bị bỏ rơi nơi bãi tha ma và run rẩy như khúc bơ tươi. Đời sống quả thật không chắc chắn nhưng vẫn tồn tại.

6.      Một con người được các chư thiên và chúng sanh kính lễ đã nhìn thấy cậu bé; ngay khi nhìn thấy cậu, đấng vô thượng trí liền công bố. ‘Đứa trẻ này sẽ trở thành thành viên của một gia đình cao trọng nhất trong thành phố này do tài sản của cậu.”

7.      Cậu đã thọ trì điều gì vậy, giờ đây hạnh phúc của cậu hệ tại điều gì?[168] do kết quả của thiện hạnh nào đã khiến cho cậu sau khi đã rơi vào cảnh ngộ như vậy lại vẫn có thể tiếp tục hưởng được tiềm năng sức mạnh đến như vậy?[169]

1. Về điểm này tuyệt vời (accherarūpaṃ): có bản chất tuyệt vời. Trí của đức Thiện Thệ (Sugatassa ñaṇaṃ): Trí của Đức Thiện Thệ không ai có thể chia sẻ được – người ta kể lại rằng trí toàn tri này, như trí biết được khuynh hướng và căn tính của con người v.v... vì lý do gì trí của Đức Phật lại không thuộc phạm vi trí của bất kỳ ai khác? Người ta nói rằng, Đức Phật đã trả lời theo nghiệp duyên của từng cá nhân.’ Điều này cho thấy chỉ[170] qua việc diễn giải của ngài bản chất tuyệt vời về trí của ngài được sáng tỏ. Thế rồi việc làm sáng tỏ phương pháp trả lời của ngài, người ta lại kể rằng[171], cho dù có đầy đủ phước báu một số người vẫn chỉ là hạ sanh, trong khi đó dù phước báu của ai đó có bị hạn chế một số người vẫn có thể trở nên cao quí.’ Đây là ý nghĩa của vấn đề: cho dù có tích luỹ được nhiều thiện pháp một số chúng sanh ở đây vẫn trở thành thấp hèn về dòng dõi v.v... [198] chỉ bằng một ác nghiệp loại đó đã được duy trì trong tâm, trong khi đó cho dù có phước báu hạn chế cho dù có ít phước báu hơn do có được những chứng đắc thành công liên tục do có được phước điền v.v... [172] thì một số chúng sanh vẫn trở thành cao quí do vẻ oai lực của phước báu đó đem lại.

2. Nơi Bãi tha ma (sīvathikāya): trong nghĩa trang. Do sự ẩm ướt từ ngón tay cái toát ra (aṅguṭṭhasnehena): bằng sự ẩm ướt toát ra từ ngón tay cái, có nghĩa là bằng sữa chảy ra từ ngón tay cái của vị Chư Thiên. Chẳng phải quỉ dạ xoa hay loài bò sát nào (na yakkhbhūtā na siriṃsapā va): chẳng phải những loài quỉ sứ pisaca hay quỉ dạ xoa cũng như loài bọ sát hay bất kỳ loài cây leo nào di chuyển qua đó.[173] Có thể gây phiền hà (quấy rầy) (na viheṭhayeyyuṃ): có thể đàn áp hay tấn công.

3. Liếm chân (pālihiṃsu pade): lấy lưỡi liếm chân ngài.[174] Những con quạ (dhaṅkā): con diều hâu (kākā). Con chó giả can xúm quanh (siṅgālā parivattayanti): bám quanh liên tục[175] bảo vệ cậu ta để duy trì kiếp sống cho cậu ta nghĩ rằng, ‘Mong rằng chẳng ai có thể hại cậu bé này!’ Những vật bất tịnh trong lúc sanh ra (gabbhāsayaṃ): những chất nhơ trong khi sanh. Những đàn chim (pakkhigaṇā): những đàn chim như chim kền kền, diều hâu v.v... lấy đi (haranti): mang đi. Những cục ghèn ở hai mắt (akkhimalaṃ): những gì từ mắt cậu nhỏ tiết ra.

4. Chẳng có ai (keci): chẳng có ai thuộc kiếp con người, vì các phi nhân đang bảo vệ cậu. Thuốc men (osadhaṃ): thuốc giải độc đem lại sức khoẻ ngay cả lúc đó và trong tương lai nữa.[176] Hay do việc xông khói hạt cải (sāsapadhūpanaṃ va): việc xông khói họ thực hiện với hạt cải nhằm bảo vệ cho đứa trẻ mới sanh; họ giải thích rằng chẳng có gì được thực hiện để bảo vệ đứa trẻ mới sanh ngay cả điều (xông khói) này nữa. Thậm chí chẳng có ai để ý đến việc giao hội giữa các vì sao: nakkhattayogaṃ pi na uggahesuṃ = nakkhattayuttam pi na uggaṇhiṃsu (một dạng ngữ pháp hoán chuyển), có nghĩa là chẳng có ai coi số tử vi cho cậu bé ngay cả bằng cách như vậy, ‘đứa bé này được sanh dưới ngôi sao này ngôi sao nọ của hoàng đạo v.v... dưới hành tinh này hành tinh kia, cậu bé sanh ra trong ngày có trăng hay vào thời điểm chính xác nào đó.’ Hay ngay cả việc rải các hạt ngũ cốc nữa (na cabbadhaññani pi ākiriṃsu): khi đứa trẻ sanh ra người ta rải những hạt ngũ cốc như gieo mạ trong ruộng lúa... hay trộn với dầu hạt cải để tạo ra một hành vi may mắn như một loại thuốc giải độc cho mọi bệnh tật, ý nghĩa ở đây là ngay cả những điều như vậy họ cũng không thực hiện cho cậu bé.

5. Như thế (etādisaṃ):[199] như thế. Bị bỏ rơi trong tình trạng khốn khổ cùng cực (uttamakicchapattaṃ): gặp phải tình trạng khốn khổ cùng cực, rơi vào tình thế khốn khổ tột độ. Như bị mang đi vào ban đêm: rattābhataṃ = rattiyaṃ ābhataṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Giống như một cục bơ tươi (nonītapiṇdaṃ viya): giống như một cục bơ tươi. Điều này được đề cập tới do đứa trẻ chỉ là một cục thịt mà thôi. Run rẩy (pavedhamānaṃ): run rẩy do lâm vào tình cảnh yếu đuối. Nghi ngờ (sasaṃsayaṃ): vô cùng nghi ngờ do thiếu chắc chắn như không hiểu cậu nhỏ có thể sống được hay không.[177] Tuy nhiên với sức sống còn lại (jīvitasāvasesaṃ): ấy vậy mà chỉ với một chút sức sống còn lại do thiếu những thứ thiết yếu đối với một con người làm phương tiện để duy trì cuộc sống.[178]

6. Sẽ trở thành thành viên một gia đình giàu có nhất do tài sản cậu có được (aggakuliko bhavissati bhogato) có nghĩa là cậu ta sẽ trở thành thành viên của một gia đình giàu có nhất, của một gia đình tuỵêt vời nhất do tài sản cậu có được. Nhờ vào tài sản cậu có được. Đoạn kệ bắt đầu với: ‘sự thọ trì nào của cậu bé ấy’ do một thiện nhân thốt lên trước sự hiện diện của Đức Phật như là một cách tìm hiểu về hành vi cậu bé đã thực hiện trong tiền kiếp, do những người đã nhặt được cậu trong bãi tha ma; đây chính là cách chúng ta nên hiểu.

7. Về điểm này Cậu ta là ai vậy?: ki’ssa-kim assa ( thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài) sự thọ trì (vataṃ): việc thực hiện một tuân giữ luật giới nào đó. Một lần nữa thuộc điều gì thế?(kissa): thuộc loại hạnh thiện nào thế, việc tuân thủ phạm hạnh nào vậy? – Đây là cách ta nên phân tích. Ở đây đã có sự biến cách thay đổi đôi chút.[179] Như vậy (etādisaṃ): như phải đầu thai trong lòng cô gái điếm và bị bỏ rơi nơi nghĩa trang. Một cảnh ngộ (vyasanam): một điều bất hạnh. Đến mức độ ấy (tādisaṃ): quá sức, có nghĩa giống như cách ta đã khẳng định ở trên, cụ thể là ‘tồn tại trong suốt đêm do chất ẩm (sữa) toát ra từ ngón tay cái.’ v.v... như thể ‘cậu nhỏ này sẽ trở thành thành viên của một gia đình giàu có nhất trong thành phố v.v... Tiềm năng (iddhiṃ) ám chỉ thù thắng chư thiên của sức mạnh thần thông.

Giờ đây Đức Thiện Thệ đã hỏi ngài theo cách đó, đã trả lời rất phù hợp; các vị Kiết Tập Kinh Tạng đã thốt lên bốn đoạn kệ chứng tỏ điều này:

8.      Chúng sanh đã tỏ lòng tôn kính tột độ với tăng đoàn có Đức Phật dẫn đầu trong khi cậu ta thì có những suy nghĩ sai lầm trong tâm và nói những lời thô thiển, nói những lời khiếm nhã.

9.      Khi cậu ta đã loại trừ được suy nghĩ đó và sau đó đã chiếm lại được niềm hoan lạc và tịnh tín [200] cậu ta đã hầu hạ vị Như Lai trong suốt bảy ngày liên tục với cơm dẻo khi ngài còn đang lưu lại trong khu rừng Jeta.

10.  Đó chính là việc tuân giữ pháp của cậu, và giờ đây là phạm hạnh của cậu. Từ phẩm hạnh thiện đó là kết quả này, sau khi đã trải qua nỗi khốn khổ như thế, cậu ta đã có thể đi tiếp để hưởng niềm hân hoan như thể sức mạnh do oai lực như vậy.

11.  Sau khi đã lưu lại tại đó trong vòng một trăm năm được cung cấp toàn bộ những gì theo như yêu cầu của cậu, vào lúc thân hoại mệnh chung, cậu đã được đoàn tụ với Vasava nơi kiếp đời sau.’

8. Về điểm này do những chúng sanh (janatā): do tập thể những người tụ tập lại thành đoàn thiện nam đây là ý nghĩa, Khi mà (tatra): vào lúc họ tỏ lòng tôn kính (kính lễ)[180]. Cậu ta (assa): cậu con trai đó Có tâm lầm lạc (cittassa ahu aññathattaṃ): nơi kiếp trước tâm của cậu đã rơi vào bản chất sai lạc lầm lẫn và cậu đã tỏ ra thiếu kính cẩn, kính lễ và tin tưởng. Khiếm nhã (asabbhiṃ): cậu nói năng thô lỗ và nói một cách khó nghe giữa một nhóm những người có giới đức.[181]

9. Người đó (so): người này (vừa được đề cập tới). Suy nghĩ đó (taṃ vitākkaṃ): ác ý đó đã loại trừ được (đẩy lùi xua tan) (paṭivinodayitvā): đã khiến tiêu tan do mẹ cậu khuyên can. Đã chiếm lại được niềm hoan hỷ và tịnh tín (pītipasādaṃ paṭiladdhā): đã tìm lại được, đã chiếm lại được khiến nổi lên, hoan hỉ và tịnh tín[182]. Cậu ta hầu hạ mẹ bằng món cơm dẻo (yāguyā upaṭṭhāsi): cậu ta đã hầu hạ với của thí bằng món cơm dẻo.Trong bảy ngày liền (sattarattaṃ) [183] trong bảy này liền.

10. Đó chính là việc cậu tuân giữ giới, giờ đây là phạm hạnh của cậu ta. (ta’ ssa vataṃ taṃ pana brahmacariyaṃ): lòng tịnh tín đó và của thí theo cách đã khẳng định ở trên. Chính là việc tuân giữ luật giới của người này, cùng với phạm hạnh của cậu, có nghĩa là chẳng còn điều gì ngoài việc này.

11. Sau những gì còn tồn tại (thatvāna): sau khi cậu ta còn lưu lại tại đây, nơi kiếp chúng sanh, cho đến lúc kết thúc sanh mệnh của cậu. Trong cuộc sống mai hậu (abhisampārayaṃ): nơi kiếp sau. Cậu ta sẽ ra đi tụ họp lại với Vasava (sahavyyataṃ gacchati Vāsavassa): cậu ta sẽ từ biệt cõi đời và đến chung sống với Sakka[184], là vua các chư thiên, [201] như là người con trai của sakka; đây là cách khẳng định ở thì hiện tại có nghĩa tương lai. Điều còn lại đã tự rõ ràng.

 

III.6 Chú giải chuyện ngạ quỉ SERINĪ
[Serinīpetavatthuvaṇṇanā]

‘Ngươi lỏa lồ và có hình dạng xấu xí.” Chuyện kể này được thuật lại khi Đạo sư còn lưu trong Khu Rừng Jeta liên quan đến Nữ Ngạ Quỉ Serini.

Người ta kể lại rằng tại Hatthinipura[185] trong vương quốc những thần dân Kurus có một gái điếm tên là Serinī. Giờ đây các tỳ khưu đã tụ tập lại từ nơi này nơi khác nhằm mục đích làm lễ phát lồ (uposatha)[186] và có một tăng đoàn các tỳ khưu đông đảo diễn ra tại nơi đó. Khi họ nhìn thấy sự kiện này chúng sanh đã sửa soạn một cuộc bố thí rất dồi dào các vật thí như thể dầu mè gạo v.v... thục tô , bơ tươi và mật ong v.v... và họ đã bắt đầu tổ chức một buổi lễ cúng dường rất lớn. Bấy giờ vào thời đó cô gái điếm đó chẳng có niềm tin lẫn tịnh tín và tâm lại bị che ẩn do bợn nhơ bủn xỉn. Mặc dù chúng sanh đã động viên nàng nói rằng, ‘Hãy tới và tỏ lòng hian hỷ đối với cuộc bố thí này!’Nàng đã tỏ rõ lòng bất tịnh tín nói rằng, ‘ Bố thí cho những tên sa môn đầu trọc đó có lợi ích gì? Tại sao tôi phải cho đi ngay cả một vật nhỏ mọn nhất cho bọn người đó? Đến thời điểm đã định nàng qua đời và tái sanh thành một nữ ngạ quỉ trong một hào rãnh ở một vùng biên cương thành phố nọ. Bấy giờ có một thiện nam nọ trong vùng Hatthinipura đã đến thành phố đó và, đứng không xa nơi đó là bao, nàng đã hiện nguyên hình nàng, lỏa lồ với thân hình chỉ còn lại có da bọc xương, và nhìn vô cùng kinh dị. Khi anh ta nhìn thấy nàng, anh ta lại hỏi với câu kệ sau:

1.      ‘Nàng loả lồ và có hình dáng kinh dị, gầy ốm với những đường gân lộ ra này nhà ngươi gầy ốm với xương sườn lộ ra, giờ đây nhà ngươi là ai mà lại đứng im tại đây?’

Nàng đã hiện nguyên hình ra cho chàng biết cũng dùng đoạn kệ này:

2.      Thưa ngài, tôi là một nữ ngạ quỉ đã phải tái sanh nơi kiếp đau khổ ở cõi Diêm Vương sau khi đã thực hiện ác nghiệp, ta đã phải đi từ đây đến cõi ngạ quỉ.’

Anh chàng lại hỏi nàng một lần nữa về nghiệp nàng đã thực hiện với đoạn kệ sau:

3.      ‘Giờ đây ác nghiệp nào nhà ngươi đã thực hiện do thân, khẩu hay ý? do kết quả của ác nghiệp đó nhà ngươi đã phải ra đi từ nơi này đến cõi ngạ quỉ?’

[202] Và giờ đây nàng đã nói cho anh ta biết nàng đã làm ác nghiệp nào và hơn nữa chàng phải làm gì để đem lại lợi ích cho nàng, với sáu đoạn kệ sau:

4.      ‘Em đã tìm kiếm những đồng tiền nơi bãi tắm công cộng; cho dù phước thí đang trong tầm tay em, nhưng em đã không kiếm đó làm nơi nương tựa cho chính mình.

5.      Bị khát bỏng cổ, em đi đến dòng sông nhưng dòng sông liền cạn kiệt hết nước; ở giữa đám lửa nóng ta đến bóng râm nhưng nó lại biến thành nóng như thiêu như đốt dưới sức nóng mặt trời.

6.      Và một ngọn gió giống như lửa thổi trên em, đốt cháy em, thưa ngài nhưng em lại đáng bị như vậy và nỗi đau khổ kinh khủng hơn thế nữa.

7.      Khi ngài tiến lại gần Hatthinpura nhà ngươi phải nói với mẹ ta, “Ta đã nhìn thấy con gái của bà phải tái sanh nơi kiếp đau khổ nơi cõi Diêm Vương, sau khi đã làm ác nghiệp, nàng đã phải đi từ đây tới cõi ngạ quỉ.

8.      Ở đây có điều được để dành nhưng ta không được phép công bố – có một khoản tiền đó bốn trăm ngàn đồng dấu phía dưới chiếc giường.

9.      Từ món tiền này bà nên thực hiện bố thí dùm em. Mong rằng điều đó sẽ đem lại sanh mệnh cho em và khi bà thực hiện bố thí thì bà phải hồi hướng phước thí đó cho em – thế rồi em sẽ trở nên hạnh phúc và được nhận dồi dào những gì mình ước ao.

4. Về điểm này Tại những điểm tắm công cộng (anāvajenu titthesu): tại những điểm tắm công cộng như sông và hồ bơi v.v... không có ai kiểm soát cả.[187] Tại những nơi có nhiều người đến tắm rửa thân mình như vậy. Em đến kiếm những món tiền nhỏ tại đó. (vicini addhamāsakaṃ): do thèm khát chế ngự em đã tìm kiếm, dầu chỉ là những đồng tiền[188] nhỏ mọn nhất nghĩ rằng, ‘Tại nơi đây có lẽ em có thể kiếm được những gì người ta để quên tại đó.’ Hay nói cách khác tại những chỗ tắm công cộng đó (anāvajesu titthesu nơi các sa môn và các thầy bà la môn lui tới. – những chỗ “tắm đó” không có ai kiểm soát bất kỳ ai tới đó và cũng là nơi tạo phương tiện tinh luyện phẩm hạnh và các khuynh hướng cho chúng sanh. Ta tìm kiếm những đồng tiền nhỏ (vicini addhamāsakaṃ): với tâm đã bị những bợn nhơ ích kỷ xâm chiếm và chẳng bố thí cho ai cả. Ta đặc biệt tìm kiếm ngay cả những đồng tiền nhỏ và không tạo được bất kỳ công đức nào. Vì lý do đó nàng nói rằng, ‘Cho dù cúng dường nằm trong tầm tay, song ta không tạo ra được bất kỳ phước báu nào cho chính mình.’

5. Bị khát cháy cổ: chịu khát. Trống rỗng (rittakā): cho dù con sông đang chảy xiết tràn bờ đến nỗi những con quạ đậu trên bờ sông có thể uống nươc thoải mái, đã trở nên cạn kiệt và chẳng còn chút nước nào nữa, đã biến thành toàn là cát, do ác nghiệp ta đã làm. [203] Ngay giữa sức nóng gay gắt (uphesu): vào thời điểm trời nóng gay gắt. Đã bị sức nóng mặt trời thiêu đốt (ātapo parivattati): một chỗ bóng râm, khi ta tiến lại, liền trở thành cháy bỏng do mặt trời thiêu đốt.

6. Giống như lửa (aggivaṇṇo): giống như lửa ngọn đuốc. Vì lý do đó có lời nói rằng, ‘ khi đốt cháy tôi lửa thổi vào người tôi”. ‘Nhưng thưa ngài, ta đáng phải chịu điều đó (etañ ca bhante arahāmi): nàng nói với thiện nam ấy một cách cung kính với cách xưng hô ‘thưa ngài’. Nhưng thưa ngài, tôi đáng phải chịu nỗi khổ sở đói khát v.v... nói trên và nhiều nỗi khổ sở ghê gớm hơn, nghiêm khắc hơn thế nhiều, do tôi đã làm ác nghiệp – đó là ý nghĩa.

7. Ngài có thể nói: vajjesi = vadeyyāsi ( một dạng ngữ pháp hoán chuyển).

8. Ở đây điều được dành cho tôi nhưng lại không được công bố (ettha nikkhittaṃ anakkhātaṃ): mức độ những gì dành cho tôi lại không được nói tới. Thế rồi nàng nói rằng, ‘Có chừng bốn trăm ngàn đồng tiền vàng dưới gầm giường, muốn chỉ rõ số tiền và nơi cất giấu số tiền đó. Về điểm này chiếc giường (pallaṅkassa): chiếc giường nàng đã nằm trước đó.

9. Từ đây (tato): lấy một phần từ khoản tài sản được cất dấu và bố thí nhân danh tôi. Của nàng (tassa): mẹ của nàng.

Khi nữ ngạ quỉ đã nói như vậy thiện nam đồng ý với những gì nàng nói. Chàng hoàn tất công việc tại đó và đi đến thành Hatthinipura và thuật lại vấn đề cho mẹ của nàng, làm rõ vấn đề này các vị Kiết Tập Tam Tạng đã nói như sau:

10.  “Tốt lắm”, chàng đồng ý và đi tới Hatthinipura (và nói), “Tôi đã nhìn thấy con gái của bà đã phải chịu kiếp đau khổ nơi cõi Diêm Vương, sau khi đã thực hiện ác nghiệp. Nàng đã đi ra từ cõi này đến cõi ngạ quỉ.

11.  Nàng đã thúc đẩy tôi vào lúc đó, nói rằng, ‘Chàng phải nói với mẹ ta rằng. “Tôi (chàng) đã nhìn thấy con gái bà đang phải chịu cảnh khốn khổ nơi cõi Diêm Vương. Sau khi đã làm ác nghiệp, nàng đã phải đi từ cõi này tới cõi ngạ quỉ.

12.  Tại đó có điều còn giấu không được ta tiết lộ “ – có độ bốn trăm ngàn đồng đang được giấu dưới gầm giường.

13.  [204] Từ số tiền đó mẹ ta phải thực hiện bố thí cho ta và cũng để nuôi sống mẹ ta và khi mẹ ta thực hiện bố thí thì bà phải hồi hướng thí phước đó cho ta. – rồi ta sẽ được hạnh phúc và được dồi dào những gì đang ước mơ.”

14.  Ngay sau khi mẹ thực hiện bố thí và hồi hướng phước thí cho nàng – và nữ ngạ quỉ đó được hạnh phúc và với thân hình tìm thấy được vẻ kiều diễm trông[189] vô cùng đẹp mắt.

Ta có thể dễ dàng hiểu điều này.

Khi nghe được điều này mẹ nàng đã thực hiện bố thí cho tăng đoàn các tỳ khưu và hồi hướng phước thí đó cho nàng. Được an trú trong thù thắng có cuộc sống nàng đã nhận được theo cách đó. Nàng đã tự hiện hình ra cho mẹ và giải thích nguyên nhân mẹ nàng đã thuật lại cho các tỳ khưu và các ngài lại nêu vấn đề cho Đức Phật. Đức Thế Tôn coi đó như là nhu cầu cần thiết nổi lên và diễn giải Phật Pháp cho nhóm người tụ tập lại ở đó. Việc thuyết pháp này đem lại lợi ích cho những người đó.

 

III.7 Chú giải chuyện ngạ quỉ THỢ SĂN NAI
[Migaluddapetavatthuvaṇṇanā]

“Nhà ngươi còn trẻ song cả nam nhân nữ giới đều kính trọng,’ chuyện kể này được thuật lại khi Đức Thế Tôn còn lưu lại trong cánh rừng Trúc liên quan đến ngạ quỉ là thợ săn nai.

Người ta kể lại rằng, trong thành Rājagaha có một người thợ săn kiếm sống bằng cách bắn hạ và giết nai cả ngày lẫn đêm. Ông có người bạn thân là một thiện nam, cho dù không thuyết phục nổi ông từ bỏ luôn ác nghiệp, bèn thức tỉnh anh ta làm việc phước vào ban đêm nói rằng, ‘Nào, bạn thân ta ơi, xin đừng sát sanh vào ban đêm! Ông nên hạn chế đừng sát sanh vào ban đêm và có thể làm điều đó vào ban ngày”. Đến thời điểm đã định người thợ săn nai qua đời và tái sanh nơi một thiên cung ngạ quỉ gần thành Rājagaha và phải trải qua biết bao đau khổ vào ban ngày song lại được hài lòng[190] và được hưởng dục lạc vào ban đêm. Khi nhìn thấy người thợ săn trưởng lão Nārada hỏi anh với đoạn kệ sau:

1.      [205] ‘Nhà ngươi còn trẻ song cả nam nhân và nữ giới đều kính trọng; nhà ngươi tỏ ra sáng chói với các dục lạc. Nhưng vào ban ngày thì nhà ngươi lại phải lãnh khổ quả – nhà ngươi đã làm gì nơi kiếp trước?’

1. Về điểm này các nam nhân và nữ giới kính trọng (naranarīpurakkhato): được kính trọng, được hầu hạ có các Chư Thiên[191] nam nữ hầu hạ. Trẻ trung (yuvā): trẻ. Giữa những lôi kéo (rajanīye): với những điều cám dỗ, điều thích hợp làm nổi dậy tham dục. Với những tham dục (kāmaguṇehi): với những cảm khoái dục lạc. Nhà ngươi trông rất đẹp (sobhasi): nhà ngươi trông rất đẹp vào ban đêm do có được những điều này. Đó là ý nghĩa ở đây. Vì lý do đó ngài nói rằng: nhưng vào ban ngày nhà ngươi phải chịu quả khổ (divasaṃ anubhosi kāraṇaṃ): hay nói cách khác (chúng ta nên giải thích :) Vào ban đêm (rajanī): vào ban đêm (rattīsu), ye ở đây chỉ là một tiểu từ. Nhà ngươi đã làm gì nơi kiếp trước? (kiṃ akāsi purimāya jātiyā): nhà ngươi đã thực hiện ác nghiệp nào nơi kiếp trước đã dẫn đến hạnh phúc và đau khổ như vậy. Ý nghĩa ở đây là xin làm ơn nói cho ta biết.

Khi nghe được điều này ngạ quỉ thốt lên những đoạn kệ sau đây nói cho trưởng lão về những nghiệp chàng đã thực hiện.

2.      Trong thành Rājagaha tươi đẹp, ở thành Giribhaja[192] khả ái ấy, trước kia ta làm nghề thợ săn nai, độc ác và với bàn tay dính máu.

3.      Do tâm bị ô nhiễm, ta đã không tốt trong cuộc sống, luôn hướng tới làm hại chúng sanh và vô cùng tàn nhẫn đối với những sanh vật vô tội, những thọ tạo gần xa.

4.      Ta có người bạn đầy từ tâm, là thiện nam có lòng tin và đã cảm thấy thương hại ta nên đã nhiều lần khuyên răn ta nói rằng,

5.      Xin đừng có phạm ác nghiệp, ông bạn của tôi ơi, để khỏi rơi vào kiếp khốn khổ; nếu nhà ngươi muốn  được hạnh phúc sau khi qua đời.[193]Hãy tránh xa những hành vi sát sanh bừa bãi.”

6.      Ta đã nghe theo những lời khuyên chỉ muốn ta được hạnh phúc và lo lắng đến hạnh phúc của ta, tuy nhiên vì đã quá dấn sâu vào ác nghiệp và thiếu tuệ giác, ta đã không theo toàn bộ những lời khuyên của anh ta.

7.      Một lần nữa, con người vô cùng khôn ngoan đó, do lòng thương xót đối với ta, lại khuyên nhủ ta hãy tỏ ra hạn chế nói rằng, ‘Nếu như nhà ngươi có sát sanh vào ban ngày thì hãy đừng làm như vậy vào ban đêm.

8.      [206] Chính vì thế ban ngày ta đã sát sanh nhưng lại hạn chế vào ban đêm – và vào ban đêm ta đã cảm thấy khoái cảm trong khi ban ngày ta đã rơi vào cảnh khốn khổ và ta đã bị xâu xé.

9.      Do thiện nghiệp đó vào ban đêm ta đã được hưởng khoái cảm phi nhân trong khi đó vào ban ngày thì những tai hoạ lại đổ dồn trên đầu ta từ tứ phía để xâu xé ăn thịt ta.

10.  Giờ đây những kẻ nào liên tục tự rèn luyện mình, và kẻ nào chuyên tâm thực hiện lời khuyên của vị Thiện Thệ. – thiết nghĩ chỉ những kẻ đó sẽ đạt đến bất tử, đó chính là đạt đến vô vi vậy.

2. Về điểm này người thợ săn (luddho): (một người tỏ ra) hung ác. Có bàn tay vấy máu. (lohitapāṇi): với những bàn tay dính máu do đã nhiều lần thực hiện sát sanh bằng cách liên tục tàn sát thú vật. Hung ác (dāruṇo): là người hung dữ, có nghĩa là người liên tục làm hại đến những sanh vật.

3. Vô tội: avirodhakiresu = avirodhaṃ karontesu (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài); như thể nai, và chim chóc v.v...

5. Không kiềm chế (asaṃyamaṃ): không kiểm soát được bản chất hung ác của mình.

6. Toàn bộ lời khuyên của anh ta (sakalānusāsaniṃ): toàn bộ lời khuyên của anh ta, có nghĩa là luôn luôn kiềm chế khỏi những ác nghiệp. Đã quen với những ác nghiệp quá lâu rồi (cirapāpābhirato): đã theo đuổi những ác nghiệp trong một thời gian dài.

7. Kiềm chế (saṃyame): hạnh thiện. Lời khuyên: nivesayi = nivesesi (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Nếu như vào ban ngày nhà ngươi đã sát sanh những sinh vật thì hãy tỏ ra kiềm chế vào ban đêm (sace divā hānasi pāṇino atha te rattiṃ bhavatu saṃyamo): điều này cho thấy cách thức người bạn đã khuyên nhủ anh ta như thế nào. Người ta kể lại rằng chính vào ban đêm anh ta cũng thực hiện những việc sát sanh như bằng cách giương bẫy và đóng cọc để hại người v.v...

8. Vào ban ngày ta đã phải chịu kiếp khốn khổ và bị ăn thịt (divā khajjāmi duggato): giờ đây ta đã rơi vào kiếp khốn khổ, đã phải chịu đau khổ lớn lao, và vào ban ngày ta đã bị xé xác ăn thịt. Người ta kể lại rằng quả nghiệp anh ta đã phải theo thật xứng với ác nghiệp anh ta đã thả những con chó xé xác những con nai vào ban ngày. (như vậy) vào ban ngày những con chó to lớn, đã nhảy chồm lấy anh ta và xé xác anh ta đến nỗi chẳng còn gì cả mà chỉ còn bộ xương. Trong khi đó khi đêm xuống chàng lại hiện được nguyên hình và được hưởng thù thắng chư thiên. Vì lý do đó có lời nói rằng: [207] ‘Do phước báu đó vào ban đêm ta được hưởng các cảm khoái của chư thiên trong khi đó vào ban ngày những con chó săn hung dữ đã nhảy chồm lấy ta và xé xác ta để ăn thịt.’

9. Về điểm này hung hãn (paṭihatā): trong tình trạng hung hãn như thể đây là cú nhảy tiêu diệt. Từ mọi phía để xé xác ăn thịt ta (samantā khādituṃ): chúng nhảy chồm lên ta từ mọi phía để xé xác ăn thịt ta; điều này được ám chỉ vào lúc chúng tiến lại gần anh ta khiến cho anh ta vô cùng khiếp sợ. Khi chúng đã nhảy chồm lên và khiến cho thân xác anh ta không còn gì nữa chỉ còn có xương, tuy nhiên chúng đã đi theo đường chúng đã đi.

10. Giờ đây những kẻ nào liên tục tự kiềm chế mình (ye ca te satatānyogino): đây là ý nghĩa ngắn gọn trong lúc kết của đoạn kệ. Tuy nhiên, ngay cả khi ta đã được hưởng thù thắng chư thiên qua việc chỉ kiềm chế khỏi sát sanh vào ban đêm. Tuy nhiên những người nào có ý định liên tục, ý định cương quyết, liên tục, vào mọi lúc, tự kiềm chế mình theo lời dạy của vị Thiện Thệ, của Đức Thế Tôn Buddha, đối với giới đức cao hơn.[194] Chỉ những phước báu này mà thôi, theo thiển ý tôi cũng đã đạt đến bất tử. Đó là nơi ta gọi là chốn vô vi,[195] là điều ta không nên lầm lan với hạnh phúc thế gian chẳng còn điều gì gây cản trở việc chứng đắc điều này.

Khi ngài đã nói như vậy Trưởng lão đã nêu vấn đề với đạo sư, ngài đã coi vấn đề đó như là nhu cầu nổi lên và đã diễn giải Phật Pháp cho đám người tụ tập tại đó mọi sự cũng đều giống như đã đưa ra ở trên.

 

III.8 Chú giải chuyện ngạ quỉ THỢ SĂN NAI THỨ HAI
[Dutiyaluddhapetavatthuvaṇṇanā]

‘Trong ngôi nhà có tháp nhọn và trong cung điện.’ Chuyện kể này được thuật lại khi Đức Phật còn lưu lại trong Khu Rừng Trúc liên quan đến một ngạ quỉ khác cũng là người thợ săn nai.

Người ta kể lại rằng trong thành Rājagaha có người thợ săn nai trẻ có tài săn bắn, đã từ bỏ tài sản và những tiện nghi hắn có được và ngày đêm đi khắp nơi để săn nai. Có một thiện nam với lòng từ tâm, do lòng yêu mến hắn đã đưa ra cho hắn lời khuyên răn như sau. ‘Xin hãy kiềm chế đừng sát sanh, bạn hữu của ta ơi. Bằng không bạn sẽ phải rơi vào cảnh khốn khổ’ [208] Nhưng người đó không nghe. Thế rồi thiện nam này đã yêu cầu trưởng lão có tâm tu tiến[196] và đã triệt phá hết các lậu hoặc, nói rằng, “Xin ngài hãy diễn giải Phật Pháp cho người này làm sao để hắn kiềm chế khỏi sát sanh.’ Chính vì thế một ngày kia trưởng lão đó, đang khi đi dạo quanh thành Rājagaha khất thực đã dừng lại trước cửa nhà người thợ săn nai đó. Khi người thợ săn nhìn thấy trưởng lão, với lòng cung kính anh ta đi ra ngoài gặp trưởng lão, mời ngài vào nhà trong và dâng ngài chỗ ngồi đã dọn sẵn. Trưởng lão ngồi vào chỗ được dành riêng. Khi người thợ săn tiến lại gặp ngài và cũng ngồi xuống bên cạnh, trưởng lão nói cho anh ta biết những điều thất lợi nếu giết hại các vật sống và còn giải thích cho hắn về những lợi điểm trong việc kiềm chế. Nhưng khi nghe điều này hắn không muốn hạn chế sát sanh. Thế nên trưởng lão nói với anh ta. ‘Hỡi người bạn hữu, nếu như nhà ngươi không thể kiềm chế hoàn toàn được, xin hãy kiềm chế việc đó ít nhất vào ban đêm.’ Thưa ngài, được rồi, ta sẽ kiềm chế vào ban đêm.’ Hắn trả lời và kiềm chế vào ban đêm. Điều còn lại giống như chuyện kể ở trên chỉ trừ điểm có những đoạn kệ liên quan đến việc trưởng lão Nārada hỏi hắn với ba[197] đoạn kệ sau:

1.      ‘Trong ngôi nhà có mái nhọn và trong cung điện [198], trên chiếc giường được trải tấm trải da lông cừu dài.[199] Nhà ngươi đã khoái cảm thưởng thức những âm thanh ngọt ngào của năm loại nhạc khí [200].

2.      Thế rồi lúc đêm đã tàn, và mặt trời ló rạng, nhà ngươi lại đi tới[201] nghĩa trang tại đó nhà ngươi phải chịu đau khổ cùng cực.

3.      Giờ đây nhà ngươi đã thực hiện ác nghiep nào vậy do thân khẩu và ý? mà kết quả của nghiệp đó nhà ngươi đã phải trải qua nỗi khốn khổ này?’

4.      Trong thành Rājagaha xin đẹp đó, trong thành Giribbaja xinh đẹp đó nơi kiếp trước ta làm nghề săn nai, ta rất độc ác[202] và không biết kiềm chế.

5.      Ta có một người bạn tốt, là thiện nam có lòng tin [209] và còn là một tỳ khưu nữa, một đồ đệ của Đức Phật Cồ Đàm, thường sống nhờ vào gia đình thiện nam này để có của bố thí; tuy anh bạn có lòng từ tâm đã cảnh cáo ta và nói,

6.      “Đừng có phạm phải ác nghiệp, hỡi bạn hữu của ta, xin đừng sa vào cõi khổ; nếu bạn muốn hạnh phúc sau khi chết, hãy kiềm chế khỏi việc sát sanh các vật sống.

7.      Ta lắng nghe những lời của anh ta chỉ ước ao cho tôi được sung sướng và mong uớc cho ta được hạnh phúc ấy vậy sau khi đã lao vào ác nghiệp trong một thời gian dài và thiếu tuệ quán, ta đã không theo lời khuyên của anh ta hoàn toàn.

8.      Một lần nữa một người vô cùng khôn ngoan, do lòng từ tâm, đã khuyên nhủ ta kiềm chế nói rằng, ‘Nếu ban ngày anh phải sát sanh thì ban đêm hãy từ bỏ.”

9.      Chính vì thế ban ngày ta đã sát sanh và ban đêm ta không thực hiện ác nghiệp đó – và vào ban đêm ta được thoải mái tâm, ngược lại ban ngày ta phải rơi vào cảnh khốn khổ và bị ăn thịt.

10.  Do phước báu đó ban đêm ta được hưởng khoái cảm chư thiên, trong khi đó ban ngày thì những con chó hung dữ đã ăn thịt ta từ mọi phía.

11.  Giờ đây kẻ nào liên tục kiềm chế mình và kẻ nào luôn luôn kiên định với lời dạy của Đức Thiện Thệ – theo ta nghĩ chỉ những kẻ đó mới chứng đắc bất tử là vô vi vậy.’

Ý nghĩa những đoạn kệ này cũng giống hệt như những gì đã được đưa ra ở trên.

 

III.9 Chú giải chuyện ngạ quỉ GIAN DỐI
[Kūṭavinicchayikapetavatthuvaṇṇanā]

‘Mang vòng hoa đội mão[203] và đeo vòng tai’ Chuyện kể này được thuật lại khi Đạo sư đang lưu lại trong Khu Rừng Trúc liên quan đến một ngạ quỉ đã chấp theo tà kiến.

Vào thời đó Đại Vương Bimbisara đương thọ trì Bát quan trai giớisáu ngày trong một tháng và theo gương nhà vua có rất nhiều người cũng thọ trì Bát quan trai giớinhư vậy. Nhà vua hỏi tất cả chúng sanh hiện diện trước mặt ngài ‘Thôi được’, giờ đây các ngươi thọ trì hay không thọ trì Bát Giới Quan trai?’ Thế rồi một người đàn ông được bổ nhiệm vào công việc triều đình cho vị vua ấy, là người hay nói đâm thọc, gian lận quen thói hối lộ và thực hiện những điều bạo loạn nói rằng, ‘Tâu bệ hạ, tôi cũng thọ trì Bát Giới Quan trai,” vì sợ nói rằng mình không thọ trì ngày đó. Thế rồi khi hắn rời khỏi đó một người bạn nói với hắn rằng, ‘Nào nào, giờ đây ông bạn của ta, hôm này ông bạn đã thọ trì Bát quan trai giớichưa?’ ‘Ông bạn của ta ơi, chỉ vì trước mặt vua ta phải nói như vậy thôi, và ta đâu có thọ trì bát quan trai giớilàm gì.’ Thế rồi người bạn nói với hắn rằng, ‘Ngay cả như vậy nữa, bạn vẫn có thể thọ trì chỉ nửa ngày cũng được’ Như vậy hãy thực hiện lời thọ trì Bát quan trai giớiđi.’ ‘Được rồi, ta đồng ý với điều ông bạn nói và hắn về nhà, kiêng ăn, rửa miệng và thọ trì Bát Giới Quan Trai[204]. Đêm hôm đó, khi hắn lên giường ngủ, [210] thì những cơn đau dữ dằn, khốc liệt xảy ra do cơn gió mạnh thổi tới, do không ăn uống gì, bụng rỗng trơn[205] đã cắt ngắn mạng[206] của hắn ta và ngay sau khi đã phải diệt (qua đời), hắn phải tái sanh thành thiên cung ngạ quỉ bên trong một ngọn núi. Do chỉ thọ trì có nửa ngày Bát quan trai giớichỉ có một đêm, hắn đã nhận được một thiên cung[207] và một đoàn tuỳ tùng với mười ngàn tiên nữ [208] và được hưởng thù thắng to lớn; nhưng do việc hắn nói sai trái và hay nói lời đâm thọc, hắn đã phải ăn chính thịt lưng của mình. Trưởng lão Nārada, ngự xuống từ đỉnh ngọn núi con Kền Kền,[209] ngài chứng kiến hắn và trưởng lão hỏi hắn bằng bốn đoạn kệ sau khi hắn đã trả lời về vấn đề này cũng với bốn đoạn kệ như sau:

1.      ‘Nhà ngươi được đeo vòng hoa, đầu đội mão và vòng tay và các chi đuợc trang điểm với sandal[210] điệu bộ của nhà ngươi trong sáng và nhà ngươi chiếu sáng giống như mặt trời.

2.      Những kẻ này là người hầu của nhà ngươi.[211] Các thành viên phi nhân trong nhóm của nhà ngươi và những kẻ hầu của ngươi[212] có đến mười ngàn người.

3.      Họ mang vòng xuyến và những vòng đeo tay và đầu được trang điểm với những vòng hoa làm bằng vàng.[213] Nhà ngươi có vẻ oai nghi to lớn và dung nhan nhà ngươi khiến cho người đời dựng tóc.

4.      Tuy nhiên nhà ngươi lại ăn thịt chính mình, móc[214] từ lưng ra; giờ đây hãy cho ta biết nhà ngươi đã làm ác nghiệp gì do thân khẩu hay ý? Do kết quả ác nghiệp nào nhà ngươi phải ăn thịt lưng của mình?

5.      ‘Trong cõi chúng sanh ta đã tự gây hại cho mình bằng cách nói đâm thọc, lừa dối và ta đã gian trá lừa dối người khác.

6.      Khi ta tiến lại gặp bọn người tại đó và thời gian đã đến để ta nói sự thật, thì ta đã từ bỏ điều gì đúng[215] và chỉ nhằm đem lợi cho ta khi theo đường sai quấy.[216]

7.      Chính vì thế ngày hôm nay ta đã phải ăn thịt lưng của ta, chính vì vậy kẻ nào nói xấu sau lưng đều là người ăn thịt lưng của mình vậy.

8.      [211] Hỡi ngài Nārada, chính ngài đã chứng kiến điều này, đó là kẻ nào có lòng bi mẫn và thiện tâm thường nói rằng, ‘Xin đừng bao giờ nói thâm thọc và nói dối, để khỏi phải ăn thịt lưng mình!’

1. Về điểm này đeo vòng hoa (mālī): đeo vòng hoa, trang điểm với hoa chư thiên – đây là ý nghĩa. Đội mão trên đầu (kirīṭī): vấn khăn trên đầu. Đeo vòng ở tay (kāyūrī): có những chiếc vòng. Có nghĩa là tay được trang điểm với đồ trang sức. Các chi (gattā): tứ chi cơ thể, được che phủ với trầm hương (candanussadā): đuợc xức bằng dầu gỗ trầm hương. Nhà ngươi chiếu sáng như mặt trời (suriyavaṇṇo va sobhasī): nhà ngươi rực rỡ, mang tướng mạo giống như mặt trời mới mọc. Hay nói cách khác, bản Kinh Tạng giải thích là ‘Nhà ngươi kiều diễm như mặt trời vào lúc bình minh.’ (aruṇasadisavaṇṇavā); mặt trời lúc bình minh (aruṇaṃ):[217] giống như diện mạo các chư thiên Araniya, có nghĩa là[218] có diện mạo một vị chư thiên.

2. Là thành viên trong nhóm (pārisajjā): là những người thuộc nhóm vị đó. Có nghĩa là những người tuỳ tùng hầu hạ.[219]

3. Nhà ngươi: tuvaṃ = tvaṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Sắc tướng của nhà ngươi khiến tóc dựng lên (lomahaṃsanarūpavā): sắc tướng của ngươi khiến cho kẻ nào nhìn vào phải dựng tóc lên; người ta nói điều này do vẻ oai lực vĩ đại và sức mạnh của người đó.

4. Nhà ngươi đã móc : ukkantvā = ukkantitvā (một dạng ngữ pháp hoán chuyển) có nghĩa là nhà ngươi đã cắt.

5. Ta hành động: acārisaṃ = acariṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển), ta vạch ra đường lối hoạt động. Với lời nói đâm thọc và nói dối: pesuññamusāvādena = pesuññena musāvādena ca (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Và bằng cách gian dối lừơng gạt: nikativañncanāya ca = nikatiyā vañcanāya ca (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài) bằng mưu mô và lừa gạt xem ra rất chơn tình đối với người khác.

6. Khi đến thời điểm phải nói sự thật (saccakāle): khi đến thời điểm thích hợp để nói sự thật. Những gì nằm trong lợi ích của ta (atthaṃ): những loại nghiệp thích hợp trong cuộc sống v.v... những điều chính đáng (dhammaṃ): bổn phận của ta, hạnh thiện. Ta đã phủ nhận (niraṅkatvā): ta tự tách mình ra khỏi, ta tự loại khỏi.

7. Hắn (so): kẻ nói lời châm thọc v.v...

Toàn bộ những gì còn lại đã được nêu lên ở trên.

 

III.10 Chú giải chuyện ngạ quỉ KHINH XÁ LỢI
[Dhātuvivaṇṇapevatthuvaṇṇanā]

[212] Dừng lại trên không trung.’ Đây là chuyện kể về giới bất kính chuyện Ngạ quỉ.

Khi Đức Phật đã nhập vô dư níp bàn giữa hai cây Sāla[220] trong cánh rừng Sāla Upavattana thuộc những người Mallas tại thành phố Kusināra và Xá Lợi của ngài đã được phân tán ra, nhà vua Ajatasattu đã lấy phần chia Xá Lợi đó và khi hồi tưởng lại những giới đức của Đức Phật, ngài đã bắt đầu tổ chức một nghi lễ để tôn kính Xá Lợi Phật kéo dài suốt bảy năm, bảy tháng và bảy ngày. Trong thời gian đó vô vàn vô số chúng sanh đã trở thành tịnh tín trong lòng và đã chứng đắc cõi chư thiên. Tuy nhiên, cũng còn tám mươi sáu ngàn người đàn ông đã bị ô nhiễm và đã mất đức tin trong một thời gian quá dài và theo tà kiến, cho dù cộng với những điều kiện có thể truyền cảm hứng, tịnh tín đã trở thành ô nhiễm trong tâm và họ đã tái sanh nơi cõi ngạ quỉ. Trong thành Rājagaha đó[221] có vợ, con gái và con dâu của một người rất giàu có, với vô số của cải lại có lòng tịnh tín đã suy nghĩ, ‘Chúng ta hãy kính lễ Xá Lợi Phật’ và lấy một ít hương nhang và hoa quả v.v... lên đường đi tới nơi đặt Xá Lợi. người giàu có đó tỏ vẻ khinh miệt đối với việc kính lễ Xá Lợi Phật và phỉ báng nói rằng, ‘Tôn kính những thứ xương đó nào có ích lợi gì?’ Họ không chú ý đến những gì ông ta nói và đi tới nơi đó và kính lễ Xá Lợi Phật. Sau khi đã trở về nhà, họ trở nên buồn khổ với bệnh tật [222] nên sau đó không lâu họ đã qua đời và tái sanh nơi cõi ngạ quỉ do ác nghiệp đó. Thế rồi một ngày kia trưởng lão Mahākassapa, do lòng từ tâm thương xót đối với chúng sanh, đã thực hiện phép thần thông thế nào đó để cho chúng sanh có thể nhìn thấy cả ngạ quỉ lẫn chư thiên. Khi ngài đã thực hiện phép thần thông và ngài đứng trên khuôn viên điện thờ [223] và hỏi ngạ quỉ đã tỏ lòng khinh bỉ đối với Xá Lợi Phật với ba đoạn kệ và ngạ quỉ đã trả lời như sau.

1.      Khi đứng trên không trung, nhà ngươi đã toát ra mùi hôi thối xu uế và dòi bọ rúc rỉa miệng hôi thối của nhà ngươi.- nhà ngươi đã làm ác nghiệp gì trong quá khứ? [224]

2.      Ngay lúc đó có người cầm dao và khoét vào thịt nhà ngươi nhiều lần liên tiếp; chúng phun vào nhà ngươi chất kiềm và rồi lại khét thịt nhà ngươi nhiều lần liên tiếp nữa.

3.      Giờ đây nhà ngươi đã thực hiện ác nghiệp gì bằng thân khẩu hay ý? Do kết quả của nghiệp nào nhà ngươi phải trải qua nỗi khốn khổ này?

4.      [213] Thưa ngài, trong thành Rājagaha xinh đẹp , thành phố kiều diễm Giribbaja đó, ta đã là chủ nhân rất nhiều của cải và ngũ cốc.

5.      Ta đã ra sức ngăn cản vợ, con gái và con dâu vì đã lấy những lộc tamāla[225], hoa sen xanh và dầu xức đắt tiền đem vào bảo tháp - đây chính là ác nghiệp ta đã thực hiện.

6.      Chúng ta đã phải chịu tám mươi sáu ngàn nỗi khổ riêng biệt[226], vì đã khinh miệt việc sùng kính bảo tháp - chúng ta đã phải luộc [227]xôi cùng cực trong hoả ngục.

7.      Nhà ngươi nên tách riêng những người đã biết những lợi thế khi một nghi lễ kính lễ bảo tháp một vị A-la-hán đang được tiến hành.

8.      Và hãy nhìn xem họ đang tiến lại gần, mang vòng hoa, được trang điểm và thưởng ngoạn kết quả đó. – họ là những người vĩ đại và toả sáng.[228]

9.      Và khi họ đã nhìn thấy điều kỳ diệu gây ngạc nhiên và làm dựng tóc mọi người thì những bậc trí tuệ sẽ khen ngợi và đảnh lễ ngài là Đại hiền trí.

10.  Giờ đây khi rời khỏi đây và tái đầu thai thành kiếp người, ta sẽ siêng năng kính lễ Bảo Tháp nhiều lần liên tục.

1. Về điểm này một mùi xú uế (duggandho): một mùi khó chịu, có nghĩa là mùi hôi thối xác chết thối rữa. Vì lý do này có lời nói rằng, ‘ Nhà ngươi toả ra mùi hôi thối”

2. Nhân đó (tato): sau khi toả ra mùi xú uế và chỉ thích hợp cho dòi bọ rỉa. Họ cầm dao và khoét lưng nhà ngươi nhiều lần (satthaṃ gahetvāna okantanti punappunaṃ): những chúng sanh do nghiệp[229] kéo đi đang cầm dao nhọn sắc khoét miệng[230] nhà ngươi nhiều lần. Chúng phun vào nhà ngươi những chất kiềm và rồi khoét thịt lưng nhà ngươi nhiều lần lập đi lập lại (khārena paripphositvā okantanti punappunaṃ): chúng đã phun chất cường toan vào những chỗ chúng đã khoét và rồi lại khoét vào chỗ đó nhiều lần.[231]

4. Ta làm chủ rất nhiều tài sản và các loại ngũ cốc (issaro dhanadhaññassa supahūtassa): [214] ta là chủ, là chủ nhân ông rất nhiều tài sản và hạt ngũ cốc vô cùng dồi dào, có nghĩa là ta giàu có và có nhiều tài sản.

5. Vợ, con gái và con dâu của ta (tassāyaṃ me bhariyā ca dhītā ca suṇisā ca): người vợ của ta nơi kiếp trước, con gái của ta, con dâu của ta; ngài nói và chỉ vào các chúng sanh chư thiên[232] đang đứng trên không trung. Đắt giá (paccagghaṃ): tươi tắn. Ta cố gắng ngăn cản... người đang đi vào... bảo tháp (thūpaṃ harantiyo vārestiṃ): tỏ ra khinh khi Xá Lợi, ta chống lại... kẻ nào đang đi vào... .kính lễ Bảo Tháp. Đây lại là ác nghiệp ta đã làm (taṃ pāpaṃ pakataṃ mayā): người đó với vẻ ân hận nói rằng, ‘Ác nghiệp chứng tỏ cho thấy vẻ khinh khi đối với Xá Lợi Phật ta[233] đã làm, đã theo đuổi.

6. Tám mươi sáu ngàn (chaḷāsitasahassāni): còn nhiều hơn tám mươi sáu ngàn. Chúng ta (mayaṃ): vị ấy nói bao gồm cả những ngạ quỉ đó với chính ông ta nữa. Tách riêng ra từng người chịu đau khổ (paccattavedanā): điều này cho thấy sự đau khổ to lớn được cảm thấy một cách tách biệt, theo từng cá nhân từng người một kể cả ông ta nữa. Trong hoả ngục (niraye): ông ta nói điều này, giống như nơi cõi ngạ quỉ. Đến hoa ngục do đau khổ cực kỳ trong đó.

7. Những kẻ... khi đại lễ tôn kính bảo tháp vị A-la-hán đang được tiến hành (ye ca kho thūpapūlāya vattante arahato mahe): ngài lam rõ việc mất mát to lớn của mình bằng cách phóng dụ nói rằng, ‘Ngươi nên loại ra, ngươi phải loại ra, ngươi nên coi họ là những người ngoài cuộc. Từ những phước báu đó, những kẻ đó, giống như ta, được biết đến như là những thất lợi, những người giống như ta đã nói lên những điều thất lợi trong nghi lễ Kinh Bảo Tháp của vị A-la-hán , vị toàn giác, đang được tiến hành.’

8. Đang tiến gần đến (āyantiyo) đang tới trên không trung. Kết quả do hoa trái đem lại (mālavipākaṃm): kết quả, hoa trái[234]do việc kính lễ với hoa trái nơi Bảo Tháp. Rực rỡ (samiddhā): rực rỡ với thù thắng chư thiên. Họ được vinh hoa (tā yasassiniyo) : họ có được đoàn tuỳ tùng[235]

9. Và khi họ đã nhìn thấy điều này (tañ ca disvāna): khi họ đã nhìn thấy những điều tuyệt hảo, kỳ diệu làm dựng tóc lên, tốt đẹp tuyệt trần và đem lại kết quả đặc biệt của phước báu tôn kính vô cùng giới hạn đó. Những bậc trí tuệ sẽ tán dương và đảnh lễ ngài, là ngài đại hiền trí. (namo karonti sappaññā vandanti taṃ mahāmuni): thưa trưởng lão Kassapa, những người phụ nữ này, sẽ đảnh lễ ngài, sẽ phủ phục trước ngài, ngài là phước điền vô thượng. Có nghĩa là họ sẽ tán dương ngài, sẽ tôn kính[236] ngài.

[215] Thế rồi ngạ quỉ đó, với tâm đầy xúc động, bèn thốt lên câu kệ bắt đầu bằng “Xét thấy rằng ta... ’ cho thấy điều gì ngài tính làm trong tương lai phù hợp với lòng xúc động đó. Ý nghĩa của đoạn kệ này đã quá hiển nhiên.

Mahapassapa coi đó như là nhu cầu nổi lên đã được đề cập đến do ngạ quỉ, và đã diễn giải Phật Pháp cho đám đông tụ họp lại tại đó.

Quỉ sự về sự coi thường kết thúc tại đây – như vậy việc chú giải ý nghĩa tiểu chương được trang điểm với mười chuyện kể trong chuyện Ngạ quỉ trong tiểu bộ kinh kết thúc[237] tại đây.

-ooOoo-


[1]. Aparadisābhāge; ý nghĩa từ apara không thấy ghi trong tự điển PED.

[2]. Atikkamitvāa; ati- ở đây có nghĩa là abhi- nếu không có đối nghĩa giữa đoạn này vào v 2 và chú giải về đoạn này dưới đây.

[3]. uddālakapupphaṃ, Cassia fisrula; xin đọc chú giải VvA 43, 197.

[4]. Chú giải Se Be giải thích là abhijjamāne saṅghāre còn bản văn Kinh Tạng ghi là abhijjassamānasaṅghāre.

[5]. Chú giải Se Be giải thích là pubbaddhapeto còn bản văn Kinh Tạng ghi là pubbadhepeto; thật khó lòng hiểu được làm thế nào Gehman có thể giải thích đây là ‘như thể được giải thoát khỏi định mệnh quá khứ’như tập chú giải đã đưa ra.

[6]. Chú giải Se Be giải thích là alaṅkatasīsaggo còn bản văn Kinh Tạng ghi là –sīsattā.

[7]. Hình như ngài Dhammapāla giải thích antarā Vāsabhagamaṃ trong đoạn kệ này thay vì antare Vāsabhagāmaṃ hiện giờ các bản văn Kinh Tạng đều giải thích như vậy. Hình như bản dịch hiện tại đã được phục chế từ tập chú giải kế tiếp sau đó.

[8]. Chú giải Se Be giải thích là sāmyatthe còn bản văn Kinh Tạng ghi là sāmyatthe.

[9]. Bản văn Kinh Tạng đã chấm câu không đúng lắm và nên sửa lại để giải thích theo chú giải Se Be như sau: …so gāmo ti; ayamh’ ettho; amtare Vāsabhagāmassa…

[10]. Chú giải Se Be giải thích là pakāsitanāmo còn bản văn Kinh Tạng ghi là pakāsananāmo.

[11]. Bản văn Kinh Tạng ở đây đã ghi sai thành bhattuñ.

[12]. Toàn bộ bản văn Kinh Tạng đều giải thích như vậy nhưng trước đó người ta cho rằng các vị Kiết Tập Tam Tạng đã thốt lên những đoạn kệ này.

[13]. Xin đọc chú giải PvA 127

[14]. Tiếp theo sau cách chấm câu được lựa chọn trong Be; bản văn Kinh Tạng nên được sửa đổi đôi chút bằng cách kết thúc PvA với từ Tenāha; và bắt đầu một đoạn văn mới về PvA 171 với dòng đầu tiên đoạn kệ 5. bỏ qua ti ngay trước từ mālābharaṇehi.

[15]. Xin đọc Chú giải PvA 196 để biết điều gì có liên quan.

[16]. Chú giải Se Be giải thích là rājaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là –rājānaṃ.

[17]. Xin đọc chú giải J iv 425tt, 333tt, 354tt

[18]. paṭicchāditakopīnā; xin đọc chú thích trong PvA 88 ở trên để biết thêm về kopīnaṃ

[19]. Yathā jātarūpā, hiểu theo nghĩa đen là hình thức (diện mạo) giống như ta có được lúc sanh ra. trong Thanh Tịnh Đạo xvii 153tt. Buddhaghosa khẳng định rằng các petas có thể được sanh ra thông qua bất kỳ cách nào trong bốn cách sanh, sanh trứng, sanh từ lòng mẹ, thấp sanh và hoá sanh (apapātika) ( chú giải Trung Bộ Kinh (M) I 73) nhưng không đưa ra bất kỳ ví dụ nào, như petas sanh ra từ trứng. Tuy nhiên thường thì ta cho là petas hoá sanh và vì các chuyện kể này không cho biết cách petas xuất hiện như thế nào, mà hình như chỉ cho cho là chúng xuất hiện do hành vi quá khứ mà thôi. không nói gì đến việc chúng phải chờ cho đến giai đoạn trưởng thành v.v… một tham khảo hơi kỳ petas sanh con rồi lại ăn chúng không thể thừa nhận là chính những đứa trẻ ngạ quỉ đó được sanh ra từ lòng mẹ.

[20]. Chú giải Se Be giải thích là annapānaṃ pi api ssu còn bản văn Kinh Tạng ghi là annapānaṃ hi api su.

[21]. Chú giải Se Be giải thích là sammaggate còn bản văn Kinh Tạng ghi là samaggate; đây là một tính ngữ của một vị A-la-hán - xin đọc Dial I 73 n 2; chú giải S I 76; It 87. việc chối bỏ có những cá nhân như vậy thuộc tà kiến. eg. D I 55 = Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 226 = v 265 trong khi đó chỉ khẳng định đó là tà kiến trần tục mà thôi. – eg Trung Bộ Kinh (M) iii 72; chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) I 269.

[22]. Chú giải Se Be giải thích là sammaggate còn bản văn Kinh Tạng ghi là sādhukāmā.

[23]. Dtro, đều ở chủ cách và đối cách số nhiều, đoạn kệ trước đó cho thấy đối cách đuợc sử dụng vì họ lăng nhục cả thí chủ lẫn người nhận nhưng chú giải dưới đây lại cho đó là chủ cách chỉ có người nhận vật thí là đối tượng lăng nhục.

[24] Chú giải Be giải thích là paricārenti còn bản văn Kinh Tạng Se lại ghi là paruhārenti; cp II 321 và IV 141

[25]. Chú giải Se Be giải thích là venỵ còn bản văn Kinh Tạng ghi là veṇim;

[26]. Caṇdālī, vấn đề về dạng hôn nhân không thể đề cập đến được giữa một phụ nữ bà la môn với một đàn ông sdra hay một pađcama.

[27]. Việc chấp nhận của ngài Gehman về vl không cần thiết. Cả chú giải Se và Be đều giải thích là Vejayante. Là tên lâu đài thật nổi tiếng của sakka trong cánh rừng Nandana nơi cõi Tam Thập Tam để biết thêm chi tiết về lâu đài này xin đọc Culatanha Sankhayasutta (Trung Bộ Kinh (M-37) trong đó Sakka đã dẫn ngài Moggallana đi thăm một vòng. (DhpA I 273; Chú giải DA 698 và DPPN ii 915)

[28]. Chú giải Se Be giải thích là goṇakatthate còn bản văn Kinh Tạng ghi là goṇassaṇṭhite; Gehman tṛ 209 n 2 đã ghi sai thành goṇākātthate.

[29]. Chú giải Se giải thích là vījitaṅgā (Be bījitaṅga; xin đọc chú giải PED sv vijjita.

[30]. Chú giải Se Be giải thích là dhtiyo còn bản văn ghi là jtiyo.

[31]. Là cánh rừng nơi cõi Tam Thập Tam trong đó có các devas cùng vui chơi. Trong J I 49 người ta nói rằng có một cánh rừng như thế nơi toàn bộ các cõi chư thiên. Cũng chính trong cánh rừng Nandana các Sakka đã sai đến các vị chư thiên vừa mới từ cõi chúng sanh tái sanh xuống cõi chư thiên trong đó họ có thể giũ bỏ tuyết hay có thể ra ngoài giống như một ngọn lửa và tái sanh ở nơi nào đó. – xin đọc chú giải KS I 9 n 1 Trung Bộ Kinh (M) I 503; S v 342; Tăng Chi Bộ Kinh (A) iii 40.

[32]. Đoạn kệ này không được ghi số trong bản văn Kinh Tạng.

[33]. Chú giải Se Be giải thích là -nivāsanā còn bản văn Kinh Tạng ghi là –mivāsanā.

[34]. Chú giải Be giải thích là vissussitvā (Se visussitvā) còn bản văn Kinh Tạng ghi là vissaṭṭhā.

[35]. Nguyên từ tương đương.

[36]. Xin đọc chú giải PvA 37.

[37]. Chú giải Se Be giải thích là sugatīsu patiṭṭhā bhāyato còn bản văn Kinh Tạng ghi là sugatisupatiṭṭhābhāvato.

[38]. Tất cả các bản văn đều không thống nhất ở đây. Se giải thích là api avakirīyati chāadiyati và Be giải thích là api avakirīyati chaṭṭīyati. Tôi chấp nhận bản văn của chúng ta ghi là api avakirīyati yadi pi avakirīyati chaḍḍhīyati.

[39]. Chú giải Se Be giải thích là sammā gate còn bản văn Kinh Tạng ghi là samāggate.

[40]. Chú giải Se Be giải thích là sammaggte và đoạn kệ dành cho bản văn Kinh Tạng ghi là samaggate.

[41]. Tập chú giải hơi tối nghĩa một chút ở đây. Sammaggate và pabbhjite cả hai đều ở vị trí cách sau khi đã đưa ra hai từ đồng nghĩa ở vị trí cách – sammā-gate, sammāpaṭipane – đối với từ sammaggate, Dhammapāla nhắc lại từ thứ hai dưới dạng tặng cách – sammāpatipannāya – và tiếp tục bằng cách giải thích pabbajite với dạng tặng cách của từ pabbajitāya. Chỉ sau đó ngài giải thích lý do bằng cách thêm một từ khác để chỉ muốn dùng tặng cách mà thôi.

[42]. Chú giải Se Be giải thích là kusītā còn bản văn Kinh Tạng ghi là kusitā.

[43]. Chú giải Se Be giải thích là paṭiggaṇhanake còn bản văn Kinh Tạng ghi là paṭiggaṇhake paṭiggaṇhanake.

[44]. Chú giải Se Be giải thích là paribhavaṃ karontā còn bản văn Kinh Tạng ghi là paribhāsaṃ karontā.

[45]. Chú giải Se Be giải thích là yattha mayaṃ pubbe amhākaṃ gharan ti mamattāṃ akarimha tāni gharāni yathāṭhitāni còn bản văn Kinh Tạng ghi là tāni gehāni yattha mayaṃ pubbe amhākan ti mamakattan akirimha tāni gharāni yatthā ṭhitāni.

[46]. Chú giải Be giải thích là aññe paricārentī ti còn bản văn Kinh Tạng Se ghi là Aññe ti apare. Parithārentī ti paricaranti và phù hợp với vl được chấp nhận trong đoạn kệ.

[47]. Xin đọc Chú giải PvA 87.

[48]. Chú giải Se Be giải thích là vipākāvasesena còn bản văn kinh tạng ghi là vipākā ’va sesena; xin xem S I 91-93

[49]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là ’vambhanā.

[50]. Theo nghĩa đen là các thợ làm nghề giầy da ở đây.

[51]. Điều này ám chỉ đỉnh cao, treo ở trên, mái hình chóp thùng là đặc điểm kiến trúc của người Ấn Độ cổ.

[52]. Chú giải Se giải thích là vījiyamānadehā (Be bījiya) còn bản văn Kinh Tạng ghi là vijjamānadehā; xin đọc chú giải PED sv vijati.

[53]. Chú giải Se Be giải thích là tidasānaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là dasanaṃ

[54]. Chuyện kể này có thế so sánh với phiên bản xuất hiện trong J ii 194tt.

[55]. Chú giải Se Be giải thích là caritvā nagarato còn bản văn Kinh Tạng ghi là caritvāna gharato.

[56]. Se karuṇāvipphārasommasomanassanayananipātitapasannacittaṃ bản văn Kinh Tạng ghi karuṇāvipphārasomanassanipātitapasannacittaṃ (Be –nipāta-)

[57]. Tādibhāvappattiyā.

[58]. Xin đọc Chú giải IV 78

[59]. Chú giải Se Be giải thích là anubhūtapubbaṃ còn bản văn ghi là anurūpaṃ bhūtaṃ.

[60]. Chú giải Be giải thích là gato còn bản văn Se ghi là tato.

[61]. Chú giải Se Be giải thích là jīvante vā còn bản văn Kinh Tạng hi là Jīvante.

[62]. Chú giải Se Be giải thích là arocantā còn bản văn ghi là nikkaḍḍito.

[63]. Hiểu theo nghĩa đen, Satum’s (Sānu) là trú xứ của Sanu.

[64]. Xin đọc chú giải PvA 196.

[65]. Chú giải Se Be giải thích là nikkaḍḍhito còn bản văn ghi là nikkaḍḍito.

[66]. Chú giải Se Be giải thích là patiṭṭhāpetvā còn bản văn Kinh Tạng patiṭṭhapetvā.

[67]. Chú giải Se Be giải thích là sūkik’ aṭṭā còn bản văn kinh tạng ghi là sūcikaṭṭhā.

[68]. Không giống như Gheman đã đề nghị. ‘chúng đã không tỏ ra sỗ sàng’ như tập chú giải đã giải thích làm rõ.

[69]. Không giống như ‘Gehman đã đề xuất ‘giống như một bình đựng nước.”

[70]. Chú giải Se Be giải thích là dassayī còn bản văn Kinh Tạng ghi là dassayi.

[71]. Chú giải Se giải thích hoàn toàn ngược lại ở đây – thero ca manasīkatvā - cho rằng vị trưởng lão không tập trung chú ý đến.

[72]. Một cách thiết kể từ nguyên samaṇa, là vị ẩn sĩ; xin cũng đọc thêm Dhp 265. và DhpA iii 84.

[73]. Tất cả những cách giải thích xuyên suốt đoạn văn này đều khác biệt rất nhiều và có điều không chắc chắn. Tôi chỉ chọn những cách giải thích nào có ý nghĩa nhất mà thôi.

[74]. Chú giải là aṭṭitā theo như PED yêu cầu. sv còn bản văn ghi là aṭṭhikā; Cp Be giải thích là aṭṭakā và Se giải thích là aṭṭikā

[75]. Ptin, bản văn và chú giải Be cũng giải thích giống như vậy; chú giải Se giải thích là sūcinā.

[76]. Chú giải Be giải thích là lūkhagattā còn bản văn Kinh Tạng ghi là lūkhavantādinā; cp Se giải thích là lukhavatthāadinā, rất có thể với thứ y phục thô nháp v.v…tuy nhiên trước đó thì lại cho là họ loả lồ. Thực chất này đã được xác định trước đó.

[77]. Chú giải Se giải thích là sūciggatā, Cp Be bỏ qua, ý nghĩa lại không rõ ràng.

[78]. Chú giải Be giải thích là aṭṭā pīḷitā còn bản văn ghi là ajjhāpīḷitā; Se giải thích là aṭṭitā pīḷitā.

[79]. Vijjhanatthena. Be bỏ qua.

[80]. Toàn bộ bản văn đều giống nhau.

[81]. Ottappena; về cuộc thảo luận về từ này xin đọc cuốn Tâm lý và Đạo đức Phật Giáo tr. 20 n 1

[82]. Chú giải Se Be giải thích là vituritvā ti vāa pāṭho còn bản văn ghi là vitaritvā ti ca.

[83]. Chú giải Se Be giải thích là kuṇḍeti còn bản văn Kinh Tạng ghi là kundo ti.

[84]. Chú giải Be giải thích là tiṭṭhanto ca (Se tiṭṭhanto ti) còn bản văn ghi là ti ca.

[85]. Therassa attāanaṃ uddisayi uddisesi; bản văn và chú giải Se cùng giống như vậy.

[86]. Giải thích là Anvādisāhī ti ādisa. Chú giải Se Be giải thích là no ti amhāakaṃ còn bản văn ghi là Anvādisāhi no ti ādisa no ti amhākaṃ.

[87]. Chú giải Se Be giải thích là ythā paṭipajji taṃ dassetuṃ còn bản văn ghi là gāathāa paṭipajji. Taṃ dassetuṃ…

[88]. Chú giải Se Be giải thích là bhattavissaggakāraṇā còn bản văn ghi là –vissatta-; xin đọc chú giải PED sv bhatta.

[89]. saṅghabhattaṃ karissāmi; xin đọc Vin I 58 trong đó ta phân biệt được một bữa ăn dành để mời một nhân vật quan trọng, những bữa ăn tận dụng đồ ăn dư thừa và của những ai được mời v.v…; xin đọc chú giải PvA 81 và v 14 dưới đây. hình như đây không phải trường hợp bố thí cho tăng đoàn.

[90]. Chú giải Be giải thích là uddassayī còn bản văn ghi là uddassati; chú giải Se giải thích là uddissayī

[91]. Parakkāma. Không khẳng định ước muốn, theo Gehman đề nghị. Nhưng từ para+kram; xin đọc PED sv.

[92]. Chú giải Se Be giải thích là khomakappāsikāni còn bản văn ghi là-kappāsiyāni.

[93] Chú giải Se Be giải thích là p’ākase còn bản văn ghi là ākāse.

[94]. Chú giải Se Be giải thích là kūṭāgāranivesanā còn bản văn ghi là kūṭāgārā nivesanā

[95]. Chú giải Se Be giải thích là sunimmitā còn bản văn ghi là sanimmitā.

[96]. Poa cynosuroides

[97]. Chú giải Se Be giải thích là sipākikaṃ còn bản văn ghi là sipāatikaṃ; xin đọc PED sv siptika đã trích đoạn sai ở đây và nên sửa lại để giải thích là ekapaṭalaṃ upāhanaṃ.

[98]. Chú giải Se và tập chú giải dưới đây giải thích là pānīyadānena còn bản văn Se ghi là pānadānena.

[99]. Chú giải Se Be giải thích là piṇḍapāta cārikāya caritvā còn bản văn ghi là piṇḍapātacārikāya.

[100]. Chú giải Anvādisī ti ādisi; tattha… còn bản văn ghi là Anvādisī ti tattha…

[101]. Chú giải Se Be và PvA 50 cũng giải thích như vậy. còn bản văn Kinh Tạng ghi là uddissa samanantaram eva ca.

[102]. Tất cả các bản văn đều ghi là āha.

[103]. Chú giải CPD sv āgata và vin I 305, ī 147. 164; K I 93

[104]. Saṅgha.

[105]. Xin đọc Chú giải PvA 174.

[106]. Chú giải Se Be giải thích là paṭicchādayati atthā ti paṭicchadā còn bản văn ghi là Paṭicchadā ti paṭicchādayati; xin đọc chú giải PvA 76. ý nghĩa bình thường của các từ này là che phủ giấu kín.

[107]. Giống đực giống cái số nhiều cũng như giống dở số nhiều.

[108]. Chú giải Se giải thích là dibbesu bhavanesu devalokesū ti attho còn bản văn ghi là dibbesi ti etesu devalikesū ti attho; Be giải thích là devalikesū ti attho.

[109]. Dhammakarakaṃ; là qui luật về bình đựng nước dành cho các tỳ khưu được trang bị một bộ lọc đề ngăn chất độc gây hại cho vật sống; xin đcọ Vin I 209. ii 118. 177 302.

[110]. Chú giải Se Be giải thích là uttānaṃ còn bản văn ghi là vuttānaṃ

[111]. II 11.

[112]. kalyāṇamitta, là từ chuyên môn chỉ người hướng dẫn tinh thần hay người cố vấn

[113]. Be ghi là suvibhattavicitrabhittithambhasopānabhūmitalaṃ (Se bỏ qua bhitti) bản văn ghi suvibhattavicittathambasopāṇabhūmitalaṃ.

[114]. Một trong bảy chiếc hồ lớn – xin đọc chú giải PvA 152 ở trên.

[115]. II 12.

[116]. Chú giải Se Be giải thích là nadiṃ còn bản văn ghi là na.

[117]. Chú giải Se Be giải thích là thambhaṃ còn bản văn ghi là thambaṃ.

[118]. Chú giải Se Be và chú giải dưới đây giải thích là panarase còn bản văn ghi là pannasare.

[119]. Chú giải Se Be giải thích là bhusa còn bản văn ghi là bhūsa; mục từ sv bhusa trong PED nên được giải thích, chú giải J v 203.

[120]. Paṇṇaka; tôi chấp nhận Ñāṇamoli, Thanh tịnh đạo. Tr. 280. Chú giải Se v 122; Tăng Chi Bộ Kinh (A) iii 187 232, 235; J iv 71; Miln 35; Vin iii 177.

[121]. Chú giải Se Be giải thích là bindussarā còn bản văn ghi là vindussara; chú giải Sn 350. Thag 1270 và D ii 211 trong đó có một trong số tám phẩm chất giọng nói của vị Brahmā Sanaṃkumāra.

[122]. PED sv ghosa đã gán sai âm thanh này cho các ngạ quỉ lại gợi ý là nên giải thích là tiếng ‘Than vãn”

[123]. Chú giải Se Be giải thích là piyaṃvade còn bản văn ghi là piyavade.

[124]. Nandane, cách ám chỉ khu rừng Nandana trong thiên giới các vị dạ xoa; chú giải III i19. chúng ta có thể giải thích là “nằm giữa khu rừng Nandana” này

[125]. Chú giải Se Be và đoạn kệ v 2 giải thích là uttattarūpo còn bản văn ghi là uggatarūpo.

[126]. Chú giải Se Be giải thích là n ’atthi ca tuyha-sāamiko ca ṅ’atthi: ý nghĩa vẫn y nguyên.

[127]. Chú giải Se Be giải thích là suvaṇṇa- còn bản văn ghi là suvanna-

[128]. Chú giải Se giải thích là udakapicchilo (Be-picchillo) còn bản văn ghi là udakacchikkhalo, đó là nước và đầm lầy ( chú giải PvA 102, 225) vì ở đây hình như có điều gì đó gây ô nhiễm cho đầm trồng sen này.

[129]. Doṇiyaṃ; PED sv doṇī khẳng định đây chiếc ca nô có đáy bằng làm bằng gố undi và kanarase doni. ở đây chiếc tàu trông giống như một búp sen, và còn nhiều ý nghĩa tương tự.

[130]. Chú giải Se Be lại còn thêm petim vào đây.

[131]. Chú giải Se Be giải thích là paduminiyaṃ suvaṇṇanāvāa còn bản văn ghi là paduminisuvaṇṇanavaya.

[132]. Chú giải Se Be giải thích là apassenaṃ còn bản văn ghi là apāssena.

[133]. Chú giải Be giải thích là gatiyā còn bản văn ghi là patiyā ca.

[134]. Chú giải Se Be giải thích là caturassa sobhitatāya aninditadassane còn bản văn ghi là paripuṇṇaṅgatāya nandanadassane; xin đọc chú giải Sn 548 và SnA 452. hoàn hảo về thân xác luôn được coi là quả của phước báu và nghiệp thiện giống như thể ba mươi hai tướng trên diện mạo của Đức Phật – xin đọc chú giải D iii 142tt.

[135]. Chú giải Se Be giải thích là caturassa sobhitataya còn bản văn ghi là caturamsaso hitāya

[136]. Bản văn của chúng ta cũng như chú giải Se; Be giải thích là vimānapeti devata

[137]. nataṃ; Se be giải thích là nihitaṃ trong khi đó Pv lại có nītaṃ.

[138]. Chú giải Trung Bộ Kinh (M) i 493 để dùng từ này cách song hành.

[139]. Chấm câu của bản văn nên sửa lại để giải thích sao cho khớp với chú giải Be Se như sau: …tattha nibbatti tassā petiyā sahaviyataṃ, taṃ …

[140]. Chú giải Se Be và tập chú giải dưới đây giải thích là tahiṃ vedanīyaṃ còn bản văn ghi là sahanvedaniyaṃ; PED không có mục từ nào dành cho tahiṃ.

[141]. Có nghĩa là Phước Đồng vô song trên thế gian này.

[142]. Chú giải Be Se cũng giải thích là bhūsa ở đây và xuyên suốt.

[143]. Chú giải Se Be và đoạn kệ v. 1 giải thích là punāparo còn bản văn Kinh Tạng ghi là punpare.

[144]. Chú giải Se Be giải thích là sālipalāpe còn bản văn Kinh Tạng ghi là sālipalāre.

[145]. Chú giải Se Be giải thích là yugacammaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là yoggacammaṃ; xin đọc chú giải SED sv yuga trong đó người ta cho rằng một miếng da cột vào ách xe bò được gọi là yugacaman.

[146]. Xin đọc chú giải PvA 244.

[147]. Chú giải Se Be giải thích là palāpāni còn bản văn Kinh Tạng ghi là palāsāni cả ở đây và ở dưới nữa; mục từ trong PED sv palasa nên được chỉnh lại cho phù hợp.

[148]. Chú giải Se Be giải thích là ekako còn bản văn Kinh Tạng ghi là ekato.

[149]. Bản văn đã chấm câu không được cẩn thận ở điểm này và nên giải thích với chú giải Se Be như sau: sisabhedaṃ papuṇāti taṃ sandhāya vadati. Sakamaṃsalohitan ti…

[150]. ahaṃ manussesu manussabhūta; xin đọc những nhận xét trong MLS iii 249 n 1. liên quan đến cách diễn tả tương tự manussanaṃ yeva sataṃ manussabhūtānaṃ. Cách diễn tả sau này lại xẩy ra trong S ii 188 hình như trong đó chỉ là một lời chú thích rất có thể chỉ nhằm nhấn mạnh như ở đây.

[151]. Trong phần giới thiệu chuyện kể này hình như người ta đã đề cập đến miếng da cột vào ách xe.

[152]. Chú giải Se Be giải thích là khalavāṇijo còn bản văn ghi là hāla; ý nghĩa tĩnh từ khala không được liệt kê trong PED nhưng lại thấy trong tự điển Childers.

[153]. Ta nên chú ý là chính do ăn trộm (tham lam) đó lại là một hành vi xúc phạm chứ không phải là hành vi chỉ thuần tuý ăn thịt mà thôi. Đức Phật chẳng bao giờ cấm ăn thịt, chỉ trừ một số trường hợp nhất định.

[154]. Thì hiện tại dành để chỉ thì bất định.

[155]. Chú giải Be giải thích là yathūpacitaṃ còn bản văn Kinh Tạng Se ghi là hetupacitaṃ.

[156]. Tính ngữ dùng để chỉ Đức Phật, đôi khi còn gọi là Đức Thiện Thệ.

[157]. Đây hình như là một thói quen – xin đọc Kern, A Manual of Indian Buddhism. Delhi 1974, tr. 29

[158]. Xin đọc chú giải PvA 61.

[159]. Xin đọc chú thích trong PvA 38 ở trên.

[160]. Cách chấm câu của bản văn nên được sửa lại để giải thích với Se Be như sau:…bhagavato sammukhā ’va ’mama putto’ ti aggahisi.

[161]. Sự trợ giúp chính là tuệ quán nhập pháp đã được ban phát và ở đây đi nghịch lại với sự bảo vệ trần tục (rakkhito) ban cho đứa trẻ; Gehman hình như đã hiểu lầm hoàn toàn điểm này.

[162]. Kuṭumbaṃ saṇṭhapento. Tự điển PED cũng ghi như vậy; rất có thể đây là một gia đình thương gia.

[163]. Cách chấm câu của bản văn nên được chỉnh lại để giải thích cho khớp với chú giải Se Be như sau: Taṃ sutvā bhikkhū mahājano ca: ‘idaṃ kira kāaranaṃ disvā dīghadassī bhagavā…’

[164]. Chú giải Se Be giải thích là attabhāave còn bản văn Kinh Tạng ghi là atthabhāve.

[165]. Đoạn kệ này đã bị hư và nếu được khôi phục vẫn không thể có nghĩa là Dhammapāla muốn nói như vậy, tuy nhiên hình như chính ngài Dhammapāla đã gặp đoạn kệ bị hư như vậy tôi kèm vào đây một trích đoạn từ tập chú giải được để trong ngoặc kép chỉ đơn giản nhằm đem lại một chút ý nghĩa cho đoạn kệ mà thôi.

[166]. Chú giải Se Be giải thích là viheṭhayeyyuṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là heṭhayeyyuṃ.

[167]. Từ điểm này trở đi tôi theo cách phân chia các đoạn kệ được ghi lại trong Se Be, đây không phải là bản văn của chúng ta cũng chẳng phải của Pv.

[168]. Đoạn kệ nên được giải thích là ki’ ssa…kissa…thể theo tập chú giải dưới đây chứ không phải là kissa… ki’ssa…

[169]. Xin đọc chú giải Vv 8434

[170]. Chú giải Se Be giải thích là eva còn bản văn ghi là evaṃ.

[171]. Āha, nghĩa đen là ngài nói.

[172]. Xin đọc chú giải PvA 191 ở trên.

[173]. Toàn bộ các bản văn cũng giải thích như vậy; tuy nhiên một vl trong Be có thể thích hợp hơn: na yakkhabhūtā ti yakkhā vā bhūtā vā…

[174]. Chú giải Be giải thích là Pālihiṃsu pāde ti attano jivhāya pāde lihiṃsu còn bản văn ghi là Pālihiṃsu pāde na yakkhabhūtā ti yakkhā vā bhūtā vā… Pālihiṃsu pāde ti attano jivhāya pāde lihiṃsulà Pālihiṃsu pāde ti attano jivhāya pāde palahiṃsu.

[175]. Chú giải Se Be giải thích là aparāparaṃ còn bản văn ghi là apāraparaṃ.

[176]. Xin đọc chú giải GS ii 55 n.1 để biết rõ ý nghĩa điểm này.

[177]. Chú giải Se Be giải thích là na nu còn bản văn ghi là nanu.

[178]. Chú giải Se Be giải thích là hetabhūtānaṃ còn bản văn kinh tạng ghi là hetu bhūtanaṃ

[179]. Có nghĩa là danh cách kiṃ ở đây trở thành tặng cách/thuộc cách kissa.

[180]. Chú giải Se Be giải thích là tassaṃ pūjāyaṃ còn bản văn ghi là tassa pūjāyaṃ.

[181]. Chú giải Se Be giải thích là sādhusabhāya còn bản văn ghi là sādhu sabhāya. Sabbā, thường được giải thích là phòng hội họp ở đây lại được cho là ‘sâm rộng’ để nhấn mạnh một thực chất đó là asabbhiṃ xuất phát từ Sabbā với tiếp đầu ngữ phủ định và chính vì thế có nghĩa là không lịch sự, không nhã nhặn không bao gồm hành vi tốt - xin đọc PED sv asabbha. chú giải Se Be giải thích ở đây là asabhaṃ.

[182]. Ơ đây chú giải Se Be lại thêm vào pītīm pasādañ ca; bản văn lại bỏ qua.

[183]. Hiểu theo nghĩa đen là trong bảy đêm.

[184]. S I 229 khẳng định là ngài có tên gọi là Vāsava qua việc bố thí trú xứ nơi kiếp trước và như vậy Vāsava, là người chủ nhà, xin đọc chú giải DhpA I 264; trong khi đó ii 260 lại cho rằng ngài được gọi như vậy vì ngài là thủ lãnh của Vasu (Vasūnaṃ seṭṭho) ngài Buddhaghosa coi như là một hạng devatas (Vasudevatānaṃ DA 690): xin đọc DPPN ii 857tt. để biết thêm chi tiết.

[185]. Hastinapur, là thủ đô của một vương quốc rất nổi tiếng gọi là Kaurava đã tạo thành hai thân tộc đối nghịch nhau trong cuộc chiến tranh Mahābharata.

[186]. Nghi lễ Bát quan trai giớidành cho người Phật tử thường gắn kết với các con trăng, chính vì thế sáng như ánh trăng, vào ngày trăng rằm, cũng có thể hiểu là giống mặt trời, các Phật tử mặc toàn đồ trắng trong những dịp đó theo gương các tỳ khưu (vào thời xưa là các A-la-hán ) thường mặc đồ vàng bằng cách áp dụng thêm nhiều luật giới khác nữa; đọc chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) I 211tt iv 388tt.

[187]. Anivāritesu; PED sv nivāarita có nghĩa là không bị ngăn cản. Ngược lại ở đây nivārita lại mang ý nghĩa phủ định.

[188]. Để biết thêm chi tiết về đồng tiền này xin đọc PED sv māsaka Gehman dịch đoạn kệ này hơi sai một chút.

[189]. Chú giải Be giải thích ở đây là: petī ca sukhitā āsi tassā c’āsi sujīvikā, và nữ ngạ quỉ đó đã trở nên hạnh phúc và mẹ nàng có được cuộc sống an nhàn.

[190]. Chú giải Se giải thích là paricāreti (Be paricāresi) còn bản văn ghi là parihāti.

[191]. Ý nghĩa đích thực của từ devaputta, ngược lại với các từ khác như devatā và deva v.v… vẫn cần đến thẩm sát khẩn trương hơn. Thật rất hấp dẫn được biết đến ở đây việc sử dụng ít nhất theo nghĩa đen là chư thiên con trai, chư thiên con gái. Xin đọc chú giải PvA 147.

[192]. Giribbaja. Một tên gọi khác của thành Rājagaha, tọa lạc trong một thung lũng vây quanh là đồi núi. Có rất nhiều đồi núi này mang ý nghĩa tôn giáo hết sức giá trị, như Ngọn núi Kền Kền, người ta kể lại Đức Phật đã Phân phát nhiều Kinh Phật chính của ngài (Mahāyāna sutras). Một số ngọn đồi khác đã trở thành linh thiêng đối với những người Jainas và ngày nay đã trở thành địa điểm hành hương nổi tiếng. Khu Rừng Trúc, trong đó rất nhiều câu chuyện trong tập này đã được kể lại cũng tọa lạc trong thung lũng này, xin đọc chú giải DPPN ii 721 để biết về lịch sử các điểm này, cũng như MLS I 39 n 3 để biết thêm nguyên từ Giribbaja.

[193]. Pecca.

[194]. Chú giải Se Be giải thích là adhisīlādike còn bản văn Kinh Tạng ghi là adhisīlādhike

[195]. Chú giải Se Be và đoạn kệ v 10 giải thích là asaṅkhataṃ padan ti còn bản văn Kinh Tạng ghi là asaṅkhatan ti.

[196]. Manobhāvanīyaṃ; xin đọc chú giải Trung Bộ Kinh (M) iii 261, S iii 1,m Tăng Chi Bộ Kinh (A) iii 317, v 55, Vv 3413 và cũng như các chú thích trong MLS iii312 n. 2 GS iii tr. xiim 225 n.1, v 38 n.1 ở đây chúng ta phải qui trình phải được kết thúc.

[197]. Bản văn Kinh Tạng đã giải thích lầm Tỵhi thành tỵhi.

[198]. Chú giải Se Be giải thích là kūṭāgāre ca pāsāde và III 117 ở trên còn bản văn ghi là kūṭāgāre ’va pāsāde.

[199]. Giải thích là goṇakatthane – xin đọc chú thích trong III 117 ở trên.

[200]. pañcaṅgikena turiyena; chú giải S I 131, Thag 398, Thig 139, Vv 54, 364, 391, VvA 37, 181, 183, 210. 257 DhA I 274. 394 v.v… năm dụng cụ này là: āatataṃ; vitataṃ. Āatata-vitataṃ; ghaṇaṃ; susiṇam. – những chiếc trống có bọc da một đầu, hai bên và bọc da toàn bộ, một bộ chủm choẹ hay trống nhỏ và một nhạc cụ hơi tương ứng. – SA I 191; chú giải EV I 188.

[201]. Chú giải Se Be giải thích là apaviddho còn bản văn Kinh Tạng ghi là pviṭṭho; xin đọc PED sv.

[202]. Juddho. Thường được dịch là Thợ Săn nhưng ở đây có lẽ là một tính từ.

[203]. kirīṭī; ý nghĩa này không thấy liệt kê trong tự điển PED nhưng xin đọc SED sv kirīṭa và kirīṭiṇ

[204]. Gehman đã tự dấn thân vào lễ lậy’ đã khiến xuất hiện chính điều ngược lại với những gì được bận tâm đến ở đây - đây cũng là điều ta có thể nói về Lent.

[205]. Gehman đã không chính xác coi điều này là ‘khi ngài tiến tới nơi trú xứ, thì thọ mệnh của ngài bị cắt ngắn do chiếc cọc đã rơi xuống từ nơi cư trú nghèo nàn của ngài dưới làn gió thổi mạnh’.

[206]. āyusaṅkhāro, có nghĩa là, sanh mệnh ngài đã được hưởng phù hợp với nghiệp chướng của ngài đã không bị đứt đoạn hay cắt ngắn do chính ác nghiệp này; xin đọc chú giải D ii 106 (và Dial ii 113 n. 1) Trung Bộ Kinh (M) I 295; S ii 266; Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 311; Ud 64.

[207]. Chú giải Se Be giải thích là vimāanaṃ còn bản văn ghi là vipākaṃ.

[208]. Kaññā.

[209]. Xin đọc chú giải PvA 205.

[210]. Xin đọc Thag 267.

[211]. Chú giải Se Be giải thích là te ’me paricārakā còn bản văn Kinh Tạng ghi là te me parivārikā.

[212]. Chú giải Se Be giải thích là te ’me paricārikā còn bản văn Kinh Tạng ghi là temā paricarika; xin đọc chú giải II 124.

[213]. kañcanāveḷabhūsitā; xin đọc chú giải II 126

[214]. Toàn bộ các bản văn đều khác nhau ở điểm này; bản văn Kinh Tạng giải thích là ukkantvā, Se ukkaḍḍha trong khi đó Be giải thích là ukkacca.

[215]. Dhammaṃ.

[216]. Adhammaṃ.

[217]. Chú giải tiếng phạn Aruna, là người đánh xe của mặt trời và được chỉ định đi trước mặt trời vào lúc mặt trời mọc. Như vậy để bảo vệ thế giới khỏi sức nóng gay gắt. E. Washburn Hopkins Epic Mythology, Delhi 1974. tr. 84

[218]. Chú giải Be giải thích là araṇtiyehi devehi sadisavaṇṇo, ariyāvakāso ti attho còn bản văn ghi là araṇiyehi devehi sadisavaṇṇa- ariyāvakāso ti attho (Se giải thích là āaṇiyehi devehi sadisavaṇṇo; ariyāva kāsatī ti attho)

[219]. Chú giải Se Be giải thích là upaṭṭhk còn bản văn ghi là upaṭṭhak

[220]. Shorea Robusta.

[221]. Thủ đô của vương quốc Ajātasattṭ

[222]. Chú giải Se Be giải thích là tādisena rogena còn bản văn kinh tạng ghi là tādisena puññakammena rogena. Mặc dù hình như cái chết của họ là do phước báu này đã cắt ngắn sanh mệnh của họ để họ co thể gặt hái được niềm vinh quang mà hiện giờ họ được hưởng; xin đọc Chú giải PvA 210 ở trên rất có thể bản văn nguyên thuỷ giải thích là puññakammena devaloke nibbattiṃsu đi song song với câu văn sau.

[223]. Bảo Tháp Xá lợi của Đức Phật được giữ trong đó.

[224]. Chú giải Se Be giải thích là kiṃ kammam akāsi pubbe là một phần của đoạn kệ v 1; xin đọc chú giải I 31.

[225]. Xanthochymus pictorius

[226]. Paccattavedanā; xin đọc chú giải Trung Bộ Kinh (M) I 337 trong đó một trong ba danh hiệu của hoả ngục chính là “các cảm thọ riêng biệt”. paccattavedaniyo.

[227]. Chú giải Se Be giải thích là paccāma còn bản văn ghi là paccāmi.

[228]. Chú giải Se Be giải thích là yasassiniyo còn bản văn ghi là yasassiyo.

[229]. Có điều không rõ ràng không hiểu nghiệp chướng này có phải là của chính họ hay của ngạ quỉ.

[230]. Chú giải Be giải thích là vaṇamukhaṃ, những mở đầu những đau khổ của nhà ngươi hở đây, rất có thể những đau khổ như vậy là nguồn những mùi hôi thối đó.

[231]. Chú giải Se Be giải thích là punappunaṃ còn bản văn ghi là puna.

[232]. Chú giải Se Be giải thích là devabhūtā còn bản văn ghi là tāava-d-eva bhūtā.

[233]. Chú giải Se Be giải thích là taṃ pānaṃ pakataṃ mayā ti taṃ dhātuvivaṇṇapāpaṃ kataṃ còn bản văn ghi là taṃ pāpan ti dhātuvivaṇṇapānaṃ, Pakataṃ….

[234]. Chú giải Be giải thích là vipākaṃ phalaṃ còn bản văn ghi là vipākaphalaṃ

[235]. Chú giải Be giải thích là tā vipākaṃ phalaṃ còn bản văn Se ghi là vipākaphalaṃ.

[236]. namakkāraṃ, không thấy liệt kê trong PED

[237] Chú giải Be cũng giải thích giống như vậy.

-ooOoo-

Ðầu trang | 00 | 01 | 02 | 03 | 04

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Thiện Minh, chùa Bửu Quang, Việt Nam, đã gửi tặng bản vi tính (B. Anson, 06-2007)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 25-06-2007