Chu giai chuyen Nga Quy - Tk Thien Minh
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ
THERAVĀDA

Tìm Hiểu và Chú Giải
CHUYỆN NGẠ QUỈ

Petavatthu-aṭṭhakathā

Nguyên tác: PARAMATTHADĪPANĪ NĀMA
Tác giả: DHAMMAPĀLA
Bản Anh ngữ : U BA KYAW
Hiệu đính- Giải thích: PETER MASEFIELD
Bản Việt ngữ : Tỳ khưu THIỆN MINH

 

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


MỤC LỤC

Khởi Đầu Chuyện Kể Việc Biên Soạn CHUYỆN NGẠ QUỈ

CHƯƠNG 1: MÃNG XÀ PHẨM

1. (13) Chú giải chuyện ngạ quỉ Như Phước Điền
2. (14) Chú giải chuyện ngạ quỉ Heo Rừng
3. (15) Chú giải chuyện ngạ quỉ Miệng Thối
4. (16) Chú giải chuyện ngạ quỉ Bánh Đồ Chơi
5. (17) Chú giải chuyện ngạ quỉ Ngoại Bức Tường
6. (18) Chú giải chuyện ngạ quỉ Ăn Thịt Năm Người
7. (19) Chú giải chuyện ngạ quỉ Ăn Thịt Bảy Người
8. (20) Chú giải chuyện ngạ quỉ Con Bò
9. (21) Chú giải chuyện ngạ quỉ Chủ Thợ Dệt
10. (22) Chú giải chuyện ngạ quỉ Nữ Hói Đầu
11. (23) Chú giải chuyện ngạ quỉ Con Voi
12. (24) Chú giải chuyện ngạ quỉ Con Rắn

CHƯƠNG 2: PHẨM UBBARĪ

1. (25) Chú giải chuyện ngạ quỉ Lý Luân Hồi
2. (26) Chú giải chuyện ngạ quỉ Mẹ Xá Lợi Phất
3. (27) Chú giải chuyện ngạ quỉ Không Con Matt
ā
4. (28) Chú giải chuyện ngạ quỉ Bốn Nữ Keo Kiệt Nand
ā
5. (29) Chú giải chuyện ngạ quỉ Đeo Bông Tai
6. (30) Chú giải chuyện ngạ quỉ Vua Kanha
7. (31) Chú giải chuyện ngạ quỉ Giữ Của
8. (32) Chú giải chuyện ngạ quỉ Tiểu Thương
9. (33) Chú giải chuyện ngạ quỉ Ankura
10. (34) Chú giải chuyện ngạ quỉ Mẹ Uttara
11. (35) Chú giải chuyện ngạ quỉ Cuộn Chỉ
12. (36) Chú giải chuyện ngạ quỉ Trú Ở Ao Hồ
13. (37) Chú giải chuyện ngạ quỉ Hoàng Hậu Ubbar
ī

CHƯƠNG 3: TIỂU PHẨM

1. (38) Chú giải chuyện ngạ quỉ Bất Đáng
2. (39) Chú giải chuyện ngạ quỉ Núi S
ānuvāsi
3. (40) Chú giải chuyện ngạ quỉ Bên Bờ Hồ
4. (41) Chú giải chuyện ngạ quỉ Rơm trấu
5. (42) Chú giải chuyện ngạ quỉ Tiểu Nhi
6. (43) Chú giải chuyện ngạ quỉ Serin
ī
7. (44) Chú giải chuyện ngạ quỉ Thợ săn Nai
8. (45) Chú giải chuyện ngạ quỉ Thợ săn Nai thứ hai
9. (46) Chú giải chuyện ngạ quỉ Gian Dối
10. (47) Chú giải chuyện ngạ quỉ Khinh Xá Lợi

CHƯƠNG 4: ĐẠI PHẨM

1. (48) Chú giải chuyện ngạ quỉ Vua Ambasakkhara
2. (49) Chú giải chuyện ngạ quỉ Serissaka
3. (50) Chú giải chuyện ngạ quỉ Nandaka
4. (51) Chú giải chuyện ngạ quỉ Revat
ī
5. (52) Chú giải chuyện ngạ quỉ Cây Mía
6. (53) Chú giải chuyện ngạ quỉ Các Vương Tử
7. (54) Chú giải chuyện ngạ quỉ Vương Tử
8. (55) Chú giải chuyện ngạ quỉ Ăn Phân
9. (56) Chú giải chuyện ngạ quỉ Ăn Vật Dơ
10. (57) Chú giải chuyện ngạ quỉ Quân Tập
11. (58) Chú giải chuyện ngạ quỉ Hoa Tử
12. (59) Chú giải chuyện ngạ quỉ Các Trái Xoài
13. (60) Chú giải chuyện ngạ quỉ Trục Xe
14. (61) Chú giải chuyện ngạ quỉ Thu Gom Tài Sản
15. (62) Chú giải chuyện ngạ quỉ Thương Tử
16. (63) Chú giải chuyện ngạ quỉ Sáu Chục Ngàn Chiếc Búa

NHỮNG NHẬN ĐỊNH KẾT LUẬN

Chữ Viết Tắt

Ee: Bản tiếng Anh Hội thánh điển Pāli (PTS )
Ce: Bản Tiếng Sinhale. Colombo. 1928
Be: Bản tiếng Miến. Rangoon. 1958
Se: Bản tiếng Thái. Bangkok. 1922

A: Aṅguttaranikāya - Tăng Chi Bộ Kinh
AA: Commentary on A - Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh.
Ap: Apadāna - Thí Dụ Kinh.
Ap-a: Commentary on Ap - Chú giải tập Thí Dụ Kinh.
Asl: Atthasālinī - Chú giải Bộ Pháp Tụ.
AV: Atharva Veda - Phệ Đà Atharva
B Disc.: Book of Discipline Luật Tạng
Bv.: Buddhavaṃsa - Phật tông.
Bv-a: Cty on Bv - Chú giải Phật Tông -
Cty: Commentary - Chú Giải
D: Dīghanikāya - Trường Bộ Kinh
DA: Cty on D - Chú giải Trường Bộ Kinh
Dhp: Dhammapada - Pháp Cú Kinh.
Dhp-a: Cty on Dhp - Chú giải Pháp Cú Kinh
Dhs: Dhammasaṅgaṇī - Bộ Php Tụ
DhsA: Cty on Atthasālinī - Chú giải Bộ pháp Tụ (Asl)
Dial: Dialogues of the Buddha - Đối thoại với Đức Phật.
DPPN: Tự điển tên riêng Pāli
Dpv: Dīpavamsa - Đảo sử
EV: Elders’Verses - Trưởng lão Tăng Kệ.
Expos: Expositor - Người Chú giải Kinh Phật
Gehman: Stories of Departed - Chuyện kể về người đã khuất.
Gs: Book of Gradual sayings
Gv: Gandhavaṃsa
It: Itivuttaka - Bản Sự Kinh
It-a: Cty on It - Chú giải Bản Sự Kinh
J: Jātaka - Kinh Bản Sinh
JPTS: Journal of PTS - Tạp Chí Hội thánh điển Pāli.
Khp-a: Khuddakapāṭha cty - Chú giải Tiểu Tụng Kinh
Kvu: Kathāvatthu - Thuyết Luận Sự
KS: Book of the Kindred Sayings.
M: Majjhimanikāya - Trung Bộ Kinh
MA: Cty on M - Chú giải Trung Bộ Kinh
Mark. Pur: Mārkaṇḍeya Purāna.
MBh: Mahābhārata.
Mhv: Mahāvastu - Phật bản hạnh kinh
Miln: Milindapadha - Những câu hỏi vua Milinda
MLS: Midde Length Sayings.
Mvu: Mahavastu
Nd1: Mahāniddesa - Đại Xiển Minh
Nd2: Cullaniddesa - Tiểu Xiển Minh
Nett: Netti-pakaraṇa
Pe: Peṭakopadesa
Pm: Visuddhimagga-ṭika - Phụ giải Thanh Tịnh Đạo
Pṭs: Paṭisambhidāmagga - Vô Ngại Giải Đạo
Pugg-a: Cty on Puggalapaññatti
Pv: Petavatthu - Chuyện Ngạ quỉ
Pv-a: Cty on Pv - Chú giải về Chuyện Ngạ quỉ
RV: Cty on Pv.
S: Saṃyuttanikāya - Tương ưng Bộ Kinh
SA: Cty on Pv - Chú giải về Tương ưng bộ Kinh
SBE: Sacred Books on the East - Kinh thánh phương Đông
Sn: Suttanipāta - Tập Kinh
Sn-a: Cty on Sn - Chú giải về Tập Kinh
Sp-ṭ: Sāratthadīnanī
Sv-pṭ: Dīgha-tīka
Thag: Theragāthā - Trưởng lão kệ
Thag-a: Cty on Thag - Chú giải Trưởng lão kệ
Thīg: Therīgāthā - Trưởng lão ni kệ
Ud: Udāna - Phật Tự Thuyết Kinh
Ud-a: Cty on Ud - Chú giải Phật tự thuyết Kinh.
Vibh: Vibhaṅga - Phân biệt luận -
Vibh-a: Cty on Vibh - Chú giải phân biệt luận
Vin: Vinayapiṭaka - Luật Tạng.
Vin-a: Cty on Vin - Chú giải Luật Tạng
Vism: Visuddhimagga - Thanh Tịnh Đạo
Vv: Vimānavatthu - Thiên cung sự
Vv-a: Cty on Vv - Chú giải Thiên Cung sự

Các bản dịch:

IWS: As It Was Said (=bản dịch tập It =bản sự kinh)
BA: Tập Phân Tích (=bản dịch Vibh Phân Biệt Luận)
B Disc: Tập các đồ đệ (bản dịch cuốn Vin Luật Tạng)  
Brethren: Tập vịnh các Đồ Đệ (= C.A.F bản dịch tập Trưởng lão kệ Rhys Davids)
BL: Truyền thuyết Phật Giáo (= một phần bản dịch tập chú giải Pháp Cú Kinh).
Compendium: Tom lược triết học (= bản dịch tập Abhidhammatthasangaha)
CSM: Người diễn giải ý nghĩa ngọt ngào (= bản dịch tập chú giải Phật tông)
DD: Xua Tan Si (= bản dịch tập chú giải Phân biệt luận)
Dial: Đối thoại với Đức Phật (bản dịch tập Trường Bộ Kinh)
EVi: Trưởng Lão Kệ (Thi Tụng) I (bản dịch tập Trưởng Lão Kệ của Norman)
Evii: Trưởng Lão Kệ (thi tụng) II (bản dịch tập Trưởng Lão Ni kệ của Norman)
Expos: Chú Giải Kinh (= bản dịch Chú Giải Bộ Pháp Tụ (Asl)
GD: Nhóm các bài thuyết pháp II (K.R bản dịch tập Kinh của Norman.)
GS: Tập Kinh Gradual Sayings (bản dịch tập Tăng Chi Bộ Kinh)
Guide: Tập hướng dẫn (= bản dịch tập Kinh Nettipakaraṇaṃ)
Inception: Khởi đầu tập Luật tạng (bản dịch tập Luật Tông (Vinaya) nidana)
Ireland: Phật Tự Thuyết (Udana) (bản dịch tập Phật tự Thuyết của Ireland)
KS: Tập Kindred Sayings (bản dịch cuốn Tương ưng bộ Kinh)
MLS: Middle Length Sayings (bản dịch tập Trung Bộ Kinh)
MQ: Câu hỏi của ngài Milinda (bản dịch câu hỏi của ngài Milinda)
MR&I: Tiểu bộ Kinh & Chú giải (bản dịch tập Chú Giải Tiểu Tụng Kinh)
PContr: Những điểm tranh luận (bản dịch tập thuyết sự luận)
PD: Vô ngại giải đạo (bản dịch tập Paṭisambhidāmagga)
Pp: Thanh Tịnh Đạo (bản dịch tập Thanh Tịnh Đạo của Pe Maung tin)
Ppn: Tinh Luyện Đạo (Bản dịch Thanh Tịnh Đạo của Ñāṇamoli)
PS: Chuyện Ngạ quỉ (bản dịch tập chú giải Chuyện Ngạ quỉ)
Sisters: Thơ vịnh tu nữ (bản dịch trưởng lão ni kệ của bà Rhys Davids)
SOM: Chuyện kể về mansion (bản dịch Chuyện Ngạ quỉ của Horner)
VofU: Bản dịch Phật Tự Thuyết (Udāna) của Woodward)
VS: Bản dịch chú giải Thiên Cung Sự

Các cuốn tự điển:

BHSD: Tự điển Phật Giáo-Do thái-Phạn (BHSD)
BSOAS: Tạp chí nghiên cứu Đông Phương và Phi châu.
Buddhist Dic: Tự điển Phật Giáo (Nyanatiloka)
Childers: Tự điển ngôn ngữ Pāli
CPD: Tự điển Chú Giải Pāli (CPD)
DPPN: Tự điển Tên riêng Pāli
Ency. Buddhism: Bách khoa tự điển Phật Giáo.
JPTS: Tạp chí Hôi Thánh Điển Pāli
PED: Tự điển Pāli-Anh (PED)
SED: Tự đien Phạn-Anh (Monier Williams)

-ooOoo-

LỜI NÓI ĐẦU

Đa phần các bộ chú giải kinh điển theo truyền thống Phật giáo Nguyên thuỷ đều do các trưởng lão Buddhaghosa, dhammapāla và Buddhadatta thực hiện vào khoảng sau Tây lịch, tuy nhiên các Ngài vẫn dựa trên nền tảng căn bản của Chánh tạng và Chú giải của Hội nghị kết tập kinh văn lần thứ 3, và bản kinh văn cổ của Tích Lan. Ngài Dhammapāla có nhiều bản chú giải rất hay và phổ thông trong truyền thống kinh văn Pāli.

Chú giải chuyện Ngạ Quỉ là một trong những bản chú giải nổi tiếng trong giới Phật giáo. Có tổng cộng 63 câu chuyện, luận giải nguồn gốc và xuất xứ của nó khá chi tiết, bao gồm 1409 chú thích (footnote), nhằm giúp độc giả nhận ra được những hành động bất thiện ngay trong kiếp hiện tại này, sẽ là con đường sa đoạ vào kiếp sống ngạ quỉ trong tương lai.

Quyển Paramatthadīpanī Nāma - Petavatthu Atthakathā này đã có một bản dịch tiếng Việt của Tỳ Khưu Minh Huệ, đã xuất bản vào năm 1997 dưới hình thức lưu hành nội bộ, tuy nhiên chúng tôi cảm thấy cần phải có thêm một bản dịch khác để quý vị độc giả dễ dàng và rộng mở trong khi nghiên cứu tác phẩm nòng cốt của ngài trưởng lão Dhammapāla.

Hy vọng bản dịch này sẽ đóng góp ít nhiều cho nền văn hoá Phật học Việt Nam nói chung và sẽ góp phần làm lành lánh dữ trong giới học phật nói riêng.

Cảm ơn Thượng toạ Thiện Pháp trụ trì Chùa Thiền Quang I, Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã hoan hỷ cho chúng tôi mượn bản chú giải bằng tiếng Anh, nhờ vậy bản dịch này hôm nay mới đến tay quý độc giả.

Cầu nguyện Phật pháp được trường tồn, chúng sanh an lạc.

Thủ Đức, ngày 15 tháng 01 năm 2007
Tk. Thiện Minh

*

LỜI GIỚI THIỆU

Chúng tôi hy vọng có thể lồng ghép vào tác phẩm này một lời giới thiệu ngắn gọn về những vấn đề cần thảo luận như: Khái niệm Ngạ Quỉ của Phật Giáo và (cái gọi là) học thuyết “hồi hướng công đức”. Thật đáng tiếc công việc này không thể thực hiện được vào lúc này do thời gian không cho phép, thay vào đó tôi hy vọng sẽ lồng ghép trong phần dịch thuật tác phẩm Thiên Cung Sự - là tác phẩm chú giải của ngài Dhammapāla. Ở đây tôi chỉ lưu ý một cách đơn giản về lý do tại sao mỗi cá nhân chúng sanh phải tái sanh thành ngạ quỉ hay ma đói do tuyệt đại đa số họ đã sao lãng thực hiện bố thí cho Tăng Đoàn, là phước điền xứng đáng nhận của bố thí, cũng là vị thế cúng dường mới diễn ra và hiểu theo nghĩa đây là Lửa chư thiên Mới. (Agni). Chính vì ta dâng lễ cúng dường lên Lửa chư thiên, thì kết quả việc dâng cúng này sẽ được hồi hướng qua lửa chư thiên đó, cũng chính lửa cúng dường cho những ai ở cõi thiên giới. Cũng chính vì thế việc đem vật thực dâng cúng cho Tăng Đoàn cũng xuất hiện thực vật đó hay khía cạnh chư thiên của vật thực đó sẽ xuất hiện nơi cõi đời sau cho những người đã chết sử dụng tại cõi đó. Việc sao lẵng bố thí như vậy, hay bố thí cho những kẻ không xứng nhận của bố thí cũng như không phải là Tăng Đoàn và lửa chư thiên (Agni), ta không thể hiệp thông (communication) với cõi chư thiên được - những kết quả diễn ra nơi chư thiên cõi sau khi chết không được tích lũy cho bất kỳ ai, cũng như ta không được sửa soạn để hưởng kết quả đó. Tuy nhiên cảnh khốn khổ này có thể được chỉnh lại nơi một số trường hợp do người thân hay bạn bè thực hiện bố thí và hồi hướng vật thí đó cho ngạ quỉ sử dụng. Khi nhận được vật thực hồi hướng từ phía đối tác của vật thí thì ngạ quỉ chuyển thành một chư thiên mà không yêu cầu phải thay đổi trạng thái dưới bất kỳ hình thức tái sanh nào. Hơn nữa chúng ta có thể nhận rõ ngạ quỉ và chư thiên (thường sở hữu một thiên cung hay một căn nhà) lại là hai khía cạnh của cuộc sống nơi cõi thiên giới sẽ xẩy ra sau này - là những cảnh (hiện hữu) sầu khổ hay hạnh phúc tương xứng. Cả hai cảnh đó đều tồn tại ở cùng một cõi và việc hồi hướng vật thí chư thiên tương ứng đơn giản sẽ giảm nhẹ cảnh đau khổ ngạ quỉ phải chịu cho đến giờ phút này lại cho phép ngạ quỉ từ nay trở về sau có thể hưởng những dục lạc liên kết bình thường với cõi đó.

Nói thêm vài lời giới thiệu cách chung cho độc giả về văn phong của ngài Dhammapāla cũng là điều rất cần thiết. Ta có thể nói mỗi chuyện kể đều rơi vào ba tình huống rõ ràng: (1) Nhu cầu nổi lên, hay phần giới thiệu chuyện kể, giải thích những góc độ hoàn cảnh trong đó các đoạn kệ diễn ra được đề cập đến tiếp theo sau đó; (2) Phần chính đề cập đến những đoạn kệ đó ; và (3) bản chú giải chỉ dành cho những đoạn kệ đó mà thôi. Trong phần giới thiệu (PvA 2) ngài Dhammapāla đã gán hai phần đầu cho chính Đức Phật là người đã nhắc lại những đoạn kệ liên quan, khi ngài giải thích cách nào ngài đề cập đến những đoạn kệ đó. Như vậy chỉ có phần thứ ba được coi là phần chú giải đích thực mà thôi. Ngoài việc làm rõ ai đã thốt lên những đoạn kệ đó, công việc chú giải này chủ yếu giải thích ý nghĩa các từ xuất hiện trong đoạn kệ, hơn là diễn giải học thuyết lồng trong những đoạn kệ đó. Chúng ta cũng sẽ thấy rằng việc chú giải có thể xẩy ra ở nhiều nơi, đặc biệt trong phần dịch thuật một loạt những từ ngữ không mấy hấp dẫn trong lúc đó lại không đả động gì đến mối quan trọng tín lý hàm chứa trong những vấn đề đó.

Nhiều khía cạnh văn phong chú giải của ngài Dhammapāla cũng đáng được nhắc tới: (1) tiếng Pali, không giống tiếng Anh gồm rất nhiều những từ ngữ pháp tương đương và những dạng động tự thay thế trong một thì, xuất phát từ một từ gốc và đó thường là cách ngài Dhammapāla hay sử dụng để tạo ra một từ khác thường là rất phổ biến, có dạng từ tương đương. Trong những trường hợp như vậy tôi đã chấp nhận phương pháp của ngài Ñāṇamoli áp dụng trong tác phẩm chú giải tiêu biểu của ngài, như sau: đã bố thí : dajja=datvā ( một dạng ngữ pháp hoán chuyển) (PvA 139 đoạn II 968). Tương tự như thế quí vị có thể thấy: vajjesi=vadeyyāsi ( một dạng ngữ pháp hoán chuyển) (PvA 203 đoạn III 67). Để đưa ra ví dụ trong tiếng Anh cặp từ này là sự lựa chọn một trong hai từ. Chúng ta có thể so sánh với he spelt=he spelled và cặp thứ thứ hai giống như he lit=he lighted.

(2) Một sự đa dạng tương tự như vậy cũng có thể tìm thấy nơi (a) những đại tự chỉ ngôi và (b) những tận nơi các danh từ. Ví dụ như. ta, tôi, me=mayā (PvA 15 đoạn I 32) lại có thể so sanh với từ tiếng Anh là thy=your (của ta=của ngài= của anh) trong khi đó một ví dụ các tận khác chúng ta có thể liệt kê ra đây là that lotus pond: pokkharaññā=pokkharaṇiyā (chiếc đầm sen đó) (PvA 157 đoạn II 129).

(3) Một khía cạnh từ Pali khác nữa lại không được chia sẻ hoàn toàn ở tiếng Anh đó là khả năng tạo thành các từ ghép và thường là nhiệm vụ của ngài Dhammapāla nói cho chúng ta biết từ ghép đó thuộc loại nào nơi về một ví dụ cụ thể nào đó, ngài đã giải quyết điều này bằng cách tách từ ghép này thành những từ riêng rẽ cùng lúc đó kết quả ngài đưa ra là cách chứng minh những tương quan nội tại trong các từ đó. Trong trường hợp như vậy tôi lại phải theo cách ngài Ñāṇamoli đã vạch ra như sau: và với lừa lọc và mánh khoé (and with fraud and deceit : nīkarivañcanāya ca = nikatriyā vañcañaya ca ( thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài) (PvA 211 đoạn III 95) điều sắp được làm rõ đó là hầu hết các trường hợp một từ ghép cần đến cách thay thế hai âm tiết ngắn bằng một âm tiết dài trong phần dịch thuật sang tiếng Anh vì ‘với mánh khoé lừa lọc’ và những gì giống như vậy đều mang lại rất ít ý nghĩa. Ngay cả đôi khi chúng ta còn thấy những từ ghép này chuyển thành một dạng ngữ pháp khác: đồ ăn thức uống: annāpanamhi= anne ca pāne ca (một dạng ngữ pháp hoán chuyển) (PvA 25 đoạn I 52)

(4) Một điều nữa cũng rất rõ ràng, trong lúc ngài Dhammapāla gặp những cách giải thích khác nhau trong bản chép tay và như vậy khiến chúng ta phải lưu ý tới điều này bằng cách khẳng định cách lựa chọn khác trong tạp chú giải của ngài đi kèm, nếu cần, do ảnh hưởng đến nghĩa của đoạn kệ – xin đọc td. PvA 103tt đoạn II 717). Ở những dịp khác một số thành ngữ rõ ràng lại rất mơ hồ và tối nghĩa. Trong PvA 158 đoạn II 129 ngài Dhammapāla lại chỉ ra rằng subhe có thể hiểu là “sáng chói” và như vậy lại miêu tả một loại cỏ hay nói cách khác cũng có thể là phương tiện của nhà vua để nói với ngạ quỉ khi đó là “Kẻ sáng láng của ta”

(5) Còn đối với những nhà chú giải khác đôi khi ngài Dhammapāla lại đưa ra những từ nguyên được làm bằng nhiều từ khác nhau như từ “A-la-hán” trong PvA 7 đoạn I 11 chẳng hạn nhưng với rất ít hay chẳng có lý lẽ xác thực nào cả, như việc ta đạt đến mức độ thánh đức nào đó vì người đó đã được giải thoát hoàn toàn khỏi cảnh vô minh nơi người không có niềm tin chẳng hạn. Mặt này mang tính phàm tục hơn, đôi khi cũng có thể nhận ra một trò chơi chữ và trong những trường hợp như vậy hầu như ta không thể duy trì cách chơi chữ đó trong bản dịch tiếng Anh được. Nhưng chúng ta có thể thấy rõ văn phong được sử dụng ở những vị trí như thế hầu như ngài muốn nói tới một bộ đồ là bộ đồ lót vì đó được may từ những vật liệu tận dụng bị loại bỏ sau khi chiếc áo đã được may xong; hoặc giả là một chiếc sa-rông (trang phục của phụ nữ Mã lai hay Indonesia) vì đó lại là một bộ sa-ri ( quần của phụ nữ Hindu) được mặc không đúng cách. Hay ta gọi chiếc ghế là chiếc sofa là do ta chỉ có thể tựa vào đó trước khi chúng ta té xỉu.

(6) Tuy nhiên năm góc độ trên tương đối ít gặp trong bản văn chú giải nói chung và phương pháp bình thường ngài Dhammapāla sử dụng là trích trong mỗi đoạn kệ những cước chú tương đối dài dòng tiếp theo sau là một hay nhiều từ đồng nghĩa, chính những từ đồng nghĩa này thường đi đôi với một đoạn nữa đưa ra từ ‘có nghĩa là’ như: sầu khổ (soko): là than vãn thương tiếc, dằn vặt tâm can, có nghĩa là nóng ruột (PvA 18 đoạn 1 43). Nếu ta có thể tìm thấy trong một hay nhiều đoạn kệ không được chú giải, thường thường là do các đoạn kệ này đã xuất hiện nơi các chuỵên kể trước đó và đã được chú thích. Đây là điều ngài Dhammapāla thường muốn nói khi ngài kết thúc phần chú giải của mình bằng một lời chú thích với mục đích cho thấy phần còn lại đã được chú giải ở trên. Trong những trường hợp phải áp dụng những phương pháp phức tạp hơn trong lúc đưa ra những cước chú lại cũng phải được chú giải tiếp trong những trường hợp như vậy ngài Dhammapāla đều nhắc lại cùng một cước chú xen lẫn với một số chú thích khác từng từ một ở mức độ việc làm rõ vấn đề có thể bị tổn thương như trong câu: Những kẻ nào... khi một nghi lễ tưởng niệm điện thờ vị A-la-hán đang được cử hành (ye ca kho thūpapūjāya vattante arahato mahe): ngài làm rõ chính sự mất mát to lớn một cách bóng bẩy bằng cách nói rằng, “nhà ngươi phải chia tay, nhà ngươi sẽ phải xa lìa, nhà ngươi phải coi là người xa lạ (người ngoài), từ đây, khỏi phước nghiệp đó, những kẻ nào, giống như ta, đã được biết những điều thất lợi về những sai phạm, việc tôn kính điện thờ khi nghi lễ vĩ đại đang được tiến hành liên quan đến điện thờ của vị A-la-hán, là Đức Phật toàn hảo, đang được tiến hành’(PvA 214 đoạn III 107) phần in nghiêng (hầu như) là những từ trong chính đoạn kệ. Có điều hoàn toàn thích hợp là tôn trọng triệt để bao có thể với văn phong Pali ngay cả đôi khi kết quả đem lại trong câu văn đó có thể trở nên nặng nề đối với một số người không quen với phương pháp sử dụng ở đây. Tuy nhiên độc giả nên nhớ rằng phương pháp ngài Dhammapāla áp dụng có thể tốt một khi việc giải thích đoạn văn như vậy có thể đem lợi lại hơn là được viết lại bằng tiếng Anh cho dễ đọc hơn.

(7) Thật là lý tưởng nếu chúng ta có thể thay thế những cước chú nơi các đoạn kệ với những chú giải bình luận và mọi cố gắng đã được thực hiện để bảo đảm rằng điều này có thể làm được ở bản dịch tiếng Anh. Nếu như điều này cũng diễn ra trong bản tiếng Pali. Như vậy chuyện kể ở đoạn II 121 được giải thích là:

1. Và ta đã tiêu khiển và vui chơi rồi thưởng thức, chẳng có gì phải sợ hãi cho dù ở bất kỳ nơi đâu. Thưa ngài, ta đã đến đảnh lễ vị hiền tri đầy lòng đại bi với cõi trần gian.

Và chú giải trong PvA 77 giải thích tiếp:

2. I: sāhaṃ= sā ahaṃ ( thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Ta tiêu khiển (ramāmi): sung sướng, cảm khoái. Vui chơi (kīlāmi): khiến giác quan sảng khoái. Tự thưởng thức (modāmi) : được cảm khoái do thù thắng tiêu khiểm đem lại. Chẳng có gì phải sợ hãi ở bất kỳ nơi đâu (akutobhayā): ta được thoải mái và thích thú do không phải sợ hãi ở bất kỳ nơi đâu. Bạch ngài, chính ta phải tới đảnh lễ (bhante vanditum āgatā): Bạch thầy, chính con phải tới, có nghĩa là con đã tiến lại đảnh lễ ngài là người đã đem lại cho con những thù thắng thiên giới đó.

Nếu như chúng ta thay thế những cước chú trong đoạn kệ này bằng những chú giải tương ứng chúng ta sẽ được một đoạn văn như sau:

3. Và ta được cảm khoái, được thoả mãn giác quan và được với thù thắng do việc tiêu khiển đem lại. – ta được thoải mái giống như thoát khỏi mọi sợ hãi ở bất kỳ nơi đâu. Bạch ngài, con đã tới, nghĩa là, con đã tiến lại gặp ngài để đảnh lễ vị đại trí đại bi trên cõi trần gian này, chính ngài đã khiến con có thể đạt được thù thắng thiên giới.

Trong lúc sửa ấn loát soạn tác phẩm này tôi đã sử dụng những bản văn của những ấn bản sau:

(1) Bản thảo mẫu tự La tinh do ngài E. Hardy trong Họi Văn Học Kinh Tạng xuất bản năm 1894/1986 (được tham khảo là “bản văn” trong các chú thích).

(2) Bản thảo mẫu tự Sinhale do ngài Siri Dhammārāma Tissa Nāyaka Thēra và Māpalagama Chandajōti Thēra và ngài Māhagoda Siri Nanissara Thēra biên tập duyệt lại và xuất bản năm 1917 như là một phần của ngài Simon Hevavitarne Bequest (được tham khảo là Se);

(3) Bản thảo tiếng Miến là ấn bản Chaṭṭhasaṅgāyana xuất bản tại Rangoon năm 1958 (được tham khảo là Be).

Tôi đã mô phỏng bản dịch dựa trên ấn bản của ngài Hardy vì đây là ấn bản có thể tiếp cận dễ dàng nhất cho các độc giả sử dụng Tiếng Anh. Hơn nữa ấn bản của ngài Hardy vẫn còn giá trị, mặc dù có nhiều sai sót trong in ấn nhìn chung đã được sửa lại trong ấn bản Se và Be. do rất nhiều cách giải thích quí hóa đã được giữ lại không giống như trong ấn bản sau này. Tôi rất lấy làm tiếc vào thời điểm ấn bản mới các đoạn kệ kinh điển thuộc bản văn, cho dù rất nhiều sai sót đã được sửa chữa và do giáo sư tiến sĩ Yayavikram trong Hội Thánh Điển Pali (PTS) ấn bản lại không thể tiếp cận được.

Tôi phải cám ơn rất nhiều ngài K.R Norman và giáo sư Richard Gombrich đã giúp tôi giải quyết thật tài tình nhiều đoạn trục trặc, tôi cũng phải cám ơn ngài Lance Cousins ngay từ lúc đầu đã giới thiệu tôi tiếp cận tác phẩm này, tôi còn phải cám ơn ngài tiến sỹ L.P.N Petera thỉnh thoảng cũng đã giúp tôi trong suốt thời gian ngài lưu lại Lancaster và cả người vợ thân yêu của tôi nữa vì đã kiên trì hỗ trợ tôi kiểm tra lại bản thảo vào những giai đoạn cuối. Ít nhất, song không phải nhỏ nhất, tôi vẫn phải diễn tả lòng biết ơn với Cô Horner, vì cô đã liên tục quan tâm đến tác phẩm dịch thuật này và điều đó đã trở thành nguồn động viên bất tận cho tôi trong công việc.

Peter Masefield
1978

-ooOoo-

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa
Kính lễ Đức Thế Tôn, Bậc Ưng Cúng, Chánh Biến Tri (3 lần)

 

[1] KHỞI ĐẦU CHUYỆN KỂ VIỆC BIÊN SOẠN [1] CHUYỆN NGẠ QUỈ

1. Con xin kính lễ Đức Thế Tôn giàu lòng từ bi quảng đại, đấng đã vượt qua đại dương sanh tử luân hồi và Ngài đã diễn giải Pháp vi diệu thâm sâu bằng nhiều cách khác nhau.

2. Con xin kính lễ Pháp bảo cao siêu tột đỉnh, do Đức Thế Tôn khéo thuyết giảng và có công năng đưa chúng sanh thoát khỏi trần gian đầy khổ ải.

3. Con xin kính lễ Tăng đoàn , là phước điền vô thượng, các ngài đã chứng đắc Đạo Quả trên dương thế này.

4. Nhờ oai lực của Tam Bảo, gia hộ cho con được an vui và thoát khỏi mọi điều trở ngại[2].

5. Chính nhờ vào những khác biệt nơi hành vi tạo quả của các Ngạ Quỉ đã gieo trồng trong kiếp trước khiến họ đã biến thành Ngạ Quỉ nơi kiếp này, kiếp nọ trên cõi trần gian này[3].

6. Giải thích cặn kẽ nghiệp này đã trở thành công việc giảng dạy nơi biết bao đức Phật thực hiện để làm rõ chánh quả do nghiệp đem lại, đặc biệt đôi khi còn nảy sanh dao động kinh hoàng.

7. Và những điều ấy lấy hiểu biết vững vàng làm cơ sở kiến tạo, cụ thể là chuyện kể Chuyện Ngạ quỉ đã được các vị Đạo Sư truyền tụng lại trong Tiểu Bộ Kinh.

8. Hoàn toàn dựa trên phong cách tập chú giải cổ xưa của các ngài và dựa trên cách giải thích ở rất nhiều nơi về chủ đề đặc biệt này.

9. Đã diễn giải rõ ràng ý nghĩa cao siêu không chút lộn xộn phù hợp với quan điểm của các vị đang trụ trì trong thiền viện Mahāvihāra[4].

10. Tôi sẽ trình bày bài diễn giải sáng ngời ý nghĩa với hết khả năng có được. Xin hãy chú tâm lắng nghe những gì tôi sẽ trình bày sau đây.

[2] Trong tài liệu này các chuyện kể Chuyện Ngạ quỉ (kể lại) hành vi của người này kẻ kia đã tạo nhân duyên khiến họ phải rơi vào kiếp Ngạ Quỉ, bắt đầu với người con trai của một thương gia giàu có. Ở đây chuyện kể Chuyện Ngạ quỉ lại mang ý nghĩa bản chất bản văn Kinh Pāli bắt đầu bằng đoạn kệ “Các vị A-la-hán được ví như một thửa ruộng, tuy nhiên cách tiến hành giải thích lại cần phải làm rõ. Nhưng ai là người đã kể lại những câu chuyện Chuyện Ngạ quỉ này, kể lại tại đâu, bao giờ và vì lý do gì? Những chuyện kể Chuyện Ngạ quỉ này được kể lại theo hai cách - một là khi có nhu cầu[5] cần thiết nổi lên, và hai là bằng những câu hỏi và câu trả lời qua lại. Ở đây tiến hành bằng cách nhận ra có nhu cầu cần thiết nổi lên, trong trường hợp này chính Đức Phật là người đã kể lại và trong trường hợp có câu hỏi và câu trả lời được đưa ra lại do chính trưởng lão Nārada[6] và một vài người khác đã đặt câu hỏi và một số Ngạ Quỉ này nọ đã đưa ra câu trả lời[7]. Tuy nhiên, vì khi trưởng lão Naranda v.v... đã nêu lên[8] hàng loạt câu hỏi cũng như câu trả lời này kia[9] , chính vị Đạo sư đã coi hàng loạt những câu hỏi và câu trả lời đó làm nhu cầu nổi lên và diễn giải Phật Pháp cho đám đông tụ họp lại tại đó. Chính vì thế mà ta có thể nói toàn bộ chuyện kể về Chuyện Ngạ quỉ lại do chính Đức Phật đã thuật lại, Khi ngài đã khởi động Chuyển Pháp Luân và đang lưu lại tại nơi này nơi khác, như tại Rājagaha v.v... Theo lệ thường bài pháp này hay bài pháp khác đều bao gồm một chuyện kể Chuyện Ngạ quỉ xảy ra với mục đích để chứng tỏ cho thấy quả nghiệp của chúng sanh bằng cách đưa ra câu hỏi và câu trả lời. Đã khiến khởi sanh nhu cầu này nhu cầu nọ. Như vậy đây chẳng phải là một câu trả lời chung chung cho những câu hỏi như thể ai là người đã đặt câu hỏi đó v.v... Tuy nhiên cũng sẽ xuất hiện một cách đặc biệt trong phần chú giải ý nghĩa của chuyện kể này hay chuyện kể nọ.

Còn đối với Tam Tạng (Pitakas), cụ thể như Luật tạng, Kinh Tạng vàTạng Vi Diệu Pháp những chuyện kể chuyện Ngạ quỉ được gộp trong Kinh Tạng. Còn đối với Ngũ Kinh (Nikāyas), tức là Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh và Tiểu Bộ Kinh, các chuyện kể này được gồm trong Tiểu Bộ Kinh. Còn về chín chi phần giáo lý, cụ thể là các bài pháp văn xuôi, văn vần và các kệ, những bài thuyết pháp, các câu kệ, các đoạn kệ gây cảm hứng, Kinh phật thuyết như vậy, các chuyện kể bổn sanh, những điều kỳ diệu và linh tinh. thì các chuyện kể ngạ quỉ được xếp vào những câu kệ. Còn về tám mươi tư ngàn pháp môn giáo pháp [10] do vị canh giữ chánh pháp công nhận như sau:

‘Ta đã nhận được tám mươi hai ngàn pháp môn, ta đã lãnh hội được từ Đức Phật và hai ngàn pháp từ các vị Tỳ khưu.[11] Tám mươi bốn ngàn pháp môn này chính là chuyển pháp luân vậy.’

Chuyện kể chuyện Ngạ quỉ được xếp loại thành một số ít các pháp môn này. bằng những phần tụng đọc có tới bốn chương tụng đọc đó là: Xà Phẩm, Phẩm uất đa lợi, Tiểu Phẩm và Đại Phẩm. Còn về các chuyện kể này chương thứ nhất có mười hai chuyện kể, chương thứ hai có mười ba chuyện kể, [3] chương thứ ba có mười chuyện kể và chương thứ tư có mười sáu chuyện kể. Như vậy toàn bộ tác phẩm Chuyện Ngạ quỉ được trang điểm với năm mươi mốt chuyện kể. Về điểm này đối với các chương thì Xà Phẩm là chương thứ nhất, còn đối với các chuyện kể thì câu chuyện giống như Phước Điền Chuyện Ngạ quỉ là chuyện kể đầu tiên, và hơn thế nữa trong chuyện kể này thì kệ đầu tiên bắt đầu như sau: Các vị A-la-hán giống như một Phước Điền.’ Giờ đây ta bắt đầu với chuyện kể đó.

-ooOoo-


[1]. ganthārambhakatthā, chỉ thấy trong chú giải Be mà thôi.

[2]. Xin đọc thêm vv. 7-8 trong phần những nhận định kết thúc. (concluding remarks)

[3]. Chú giải Be Se giải thích là tesaṃ hi còn bản văn ghi là sattehi.

[4]. Thiền viện Mahāvihāra toạ lạc tại thành phố Anurādhapura tại vùng bắc Ceylon, vào thời Dhammapāla đây là trung tâm Phật Giáo Nam Tông chính thống.’ Xin đọc thêm Walpola Rahula, Lịch Sử Phật Giáo tại Ceylon, colombo 1966 phụ chú I. tr.303tt.

[5]. atthuppatti; xin đọc Minor Readings and Illustrator tr. 78, n.1

[6]. Chú giải Be Se giải thích là Narāda còn bản văn ghi là Nārada.

[7]. bhāsitaṃ, có nghĩa là nói.

[8]. Chú giải Se Be giải thích là tasmiṃ còn bản văn ghi là tasmim.

[9]. Chú giải Be Se giải thích là ārocite còn bản văn ghi là āropite.

[10]. Dhammakkhandha, định nghĩa trong Asl 27 (chú giải i 34); xin đọc DA 24. người canh giữ pháp môn chính là Ānanda.

[11]. Sāriputta Asl 27; xin đọc chú giải Thga 1042 và chú thích về điểm đó trong EV 1264tt.

-ooOoo-

Ðầu trang | 00 | 01 | 02 | 03 | 04

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Thiện Minh, chùa Bửu Quang, Việt Nam, đã gửi tặng bản vi tính (B. Anson, 06-2007)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 25-06-2007