Chu giai chuyen Nga Quy - Tk Thien Minh
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ
THERAVĀDA

Tìm Hiểu và Chú Giải
CHUYỆN NGẠ QUỈ

Petavatthu-aṭṭhakathā

Nguyên tác: PARAMATTHADĪPANĪ NĀMA
Tác giả: DHAMMAPĀLA
Bản Anh ngữ : U BA KYAW
Hiệu đính- Giải thích: PETER MASEFIELD
Bản Việt ngữ : Tỳ khưu THIỆN MINH

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


Chương I

MÃNG XÀ PHẨM
[Uragavagga]

 

I.1 Chú giải chuyện ngạ quỉ “PHƯỚC ĐIỀN”
[Khettūpamāpetavatthuvaṇṇā]

Đang khi lưu lại tại điểm ‘Cho Sóc Ăn’ tại Khu Rừng Trúc trong thành Rājagaha, Đức Phật đã thuật lại[1] chuyện kể liên quan đến một Ngạ Quỉ trước kia là con trai của một thương gia giàu có.

Người ta kể lại rằng trong thành Rājagaha có một thương gia rất giàu có, sở hữu một tài sản kếch xù, có rất nhiều của cải, có nguồn vật chất rất dồi dào và vô số kotis[2] tài sản tích lũy được. Chính vì ông ta có được số tài sản to lớn như vậy, thế nên đơn giản ông nổi tiếng với tên gọi là Mahadhana-setthi (Đại Trượng Phu)[3]. Ông chỉ có cậu con trai duy nhất là người ông rất yêu mến và chiều chuộng. Khi cậu con trai đến tuổi trưởng thành cha mẹ suy nghĩ, ‘ Nếu con trai ta có tiêu xài một ngàn đồng tiền mỗi ngày, cả trăm năm sau số tài sản ta tích lũy được cũng không thể cạn kiệt. Hãy để con ta hưởng những gì ta có được tùy thích chẳng cần bắt con trai chúng ta phải nhọc thân mệt trí học hành một nghề kiếm sống làm chi.’ Họ chẳng bắt cậu học một nghề gì và khi cậu đã đến tuổi lập gia đình họ đã cưới cho cậu một cô dâu thuộc gia đình tốt, trẻ trung được phú cho một sắc đẹp và hấp dẫn lạ lùng, nhưng nàng rất lôi cuốn và chểnh mảng những việc siêu nhiên. Khi chàng hưởng thụ tình yêu với nàng, chẳng bao giờ chàng đề ra cho dù chỉ một suy nghĩ gì về Phật Pháp cả và hai đứa đã bị các vị sa môn và các vị bà la môn và những người vị vọng trong thành bất kính và vây quanh vô số những kẻ bất lương. Chàng trai đã thụ hưởng khoái cảm và gắn kết mật thiết với ngũ giác tham dục, mù quáng, cuồng nhiệt theo đuổi dục lạc. Và chàng đã trải qua quãng thời gian của mình như vậy.

Khi cha mẹ chàng qua đời, cậu ta đã lãng phí hết tài sản cho người gái nhẩy và ca sĩ sử dụng để thỏa lòng sung sướng. Chẳng bao lâu sau số tài sản đó đã bị mất sạch nhưng cậu vẫn cứ xoay sở kiếm sống bằng cách vay mượn. Khi cậu không thể vay mượn được nữa và bị các con nợ thúc bách đòi thanh toán nợ nần. Chàng đã đưa cho họ mảnh đất trồng tỉa và cả ngôi nhà cậu đang ở... và cư trú trong một cơ sở từ thiện trong cùng thành phố đó, cậu ăn bất kỳ thứ gì kiếm được sau khi đã rảo quanh khất thực khắp nơi trong tay cầm chiếc tô.

Một ngày kia có một số tên trộm tụ lại nói với cậu, “Coi kìa chàng trai trẻ, tại sao cuộc sống của cậu lại ra nông nỗi này? Cậu đang còn trẻ [4] và lại có sức khoẻ tốt, nhanh nhẹn và có khả năng. Tại sao lại sống như người cụt chân cụt tay vậy? Nào lại đây! bằng cách theo chúng ta đi ăn trộm, chàng có thể lấy lại của cải của người khác và sống cuộc đời trong an nhàn tiện nghi sung sướng.’ ‘Tôi không biết ăn trộm,’ cậu đáp lại. “Tốt thôi” chúng ta sẽ dạy cậu phải làm gì cậu chỉ cần thực hiện những gì chúng ta chỉ cho.’ Mấy tên trộm nói, “Được rồi.” Cậu đồng ý và đi theo bọn chúng, mấy tên cướp dúi vào tay cậu một chiếc gậy to, bảo đột nhập vào căn nhà và khi chúng cũng vào theo, chúng đặt cậu ta đứng ngay lối đi phụ dặn rằng, “Nếu thấy bất kỳ kẻ nào chạy đến đây, dùng cây gậy này đánh cho đến chết, “Mù mắt vì si mê và dại dột và chẳng còn phân biệt điều tốt điều xấu, cậu đứng đó nhìn quanh xem có người nào tiến lại gần chăng. Đang khi đó mấy tên trộm đột nhập vào căn nhà và lấy đi bất kỳ điều gì chúng có thể tra tay và chạy trốn đi khắp tứ phía. Ngay khi chúng bị phát hiện đang xuất hiện trong căn nhà đó, người chủ nhà trổi dậy chạy rất nhanh và tìm kiếm[4] khắp nơi, họ nhìn thấy cậu đang đứng ngay tại cửa ngạch là nơi những tên trộm đã đột nhập vào trong nhà. “Đây rồi đồ ăn trộm xấu xa!’ bọn họ gào lên và túm cổ hắn và lấy ngay chiếc gậy to tướng đập lên đầu lên tay chân cậu ta. Họ đã dẫn cậu ta đến trình diện nhà vua nói rằng, “Tâu bệ hạ, đây là tên trộm đã bị tóm ngay tại lối nghách trong nhà chúng tôi.” “Hãy chặt đầu hắn đi,” nhà vua ra lệnh cho lính canh thành phố, “tuân lệnh, tâu bệ hạ.” Lính canh lên tiếng và túm lấy cánh tay hắn ta trói ra đàng sau, với một vòng hoa Kanavira mầu đỏ[5] buộc vào cổ hắn và đổ đầy bụi gạch[6] lên đầu hắn, rồi đánh túi bụi bằng roi da trên đường dẫn đến đoạn đầu đài dọc theo những lối đi có tiếng trống[7] sử tử khua vang, hắn bị dẫn đi hết con đường này tới con đường khác, băng qua hết ngã ba này đến ngã ba khác, trong tiếng hô hào vang dội. “Đây là tên cướp đã bị tóm trong thành phố!”

Bấy giờ trong thành phố đó có một nàng gái điếm tên là Sulasā đang đứng trên ban công lâu đài và nhìn thấy hắn bị lôi đi xử tử như vậy. Thông qua quá khứ cô ta đã quen biết hắn, lòng thương xót đối với hắn nổi lên trong nàng nghĩ rằng, “Người này đã được hưởng biết bao nhiêu phồn vinh phú quí trong thành phố này giờ đây lại phải trải qua nỗi bất hạnh khủng khiếp như vậy và phải chịu cảnh ngộ khốn nạn đến thế!’ Nàng liền đưa cho chàng một ít bánh ngọt và nước uống và yêu cầu lính canh thông báo, “ Xin các ngài hãy dừng chân lại đôi chút [5] cho đến khi gã đàn ông này ăn xong mấy miếng bánh và uống hết chén nước này.’ Bấy giờ trong khoảng thời gian sự việc diễn ra, có trưởng lão Mahāmoggalāna đã nhận ra cảnh ngộ của cậu ta khi ngài dùng thiên nhãn[8] dò xét cõi thế gian, tâm trí ngài thương cảm do lòng từ mẫn và suy nghĩ rằng, “Người này đã không làm bất kỳ phước báu nào, mà chỉ làm những nghiệp bất thiện. Vì thế cho nên hắn phải xuất hiện nơi hỏa ngục. Nhưng nếu ta đến gặp hắn tại đó mà hắn lại cho ta ăn số bánh ngọt và uống chén nước kia, hắn sẽ xuất hiện nơi các chư thiên[9] nơi cõi thế gian này. Quả là điều tốt lành nếu như ta có thể giúp được chàng.’Và ngài xuất hiện trước gã đàn ông đó khi bánh ngọt và nước được đem tới cho hắn.’ Khi thấy vị trưởng lão hắn suy nghĩ với lòng thành kính trong lòng. “Đối với ta ăn những bánh ngọt này và uống ly nước này có lợi ích gì, đàng nào ta cũng phải chết? Nhưng những thứ này có thể trở thành lương thực ăn đàng cho kẻ nào đi vào thế giới bên kia.’ Thế rồi hắn truyền đưa bánh ngọt và ly nước cho vị trưởng lão. Với mục tiêu gia tăng lòng tịnh tín nơi anh ta, vị trưởng lão[10] đã đến ngồi ngay vị trí hắn đã nhìn thấy ngài và ăn bánh ngọt, uống nước rồi ra đi. Những tên đao phủ dẫn hắn đến đoạn đầu đài và chặt đầu hắn. Cho dù cậu ta đáng được tái sanh nơi cõi[11] Devaloka thù thắng nhờ phước báu cậu đã làm cho trưởng lão với tịnh tín đối với trưởng lão Moggallāna, là phước điền vô song khi cậu nghĩ rằng, “Chính nhờ có nàng Sulasā mà ta mới có được phước báu này.’ Những ý nghĩ của câu vào lúc lâm chung đã lấm nhơ bằng những cảm thọ yêu mến [12] đối với Sulasā và chính vì thế cậu đã tái sanh nơi cõi thấp hơn, xuất hiện như là một thần mộc trong một cây đa cổ thụ[13] giữa một khu rừng rậm trên đỉnh núi đầy bóng râm mát.

Người ta kể lại rằng, nếu ở tuổi thanh xuân mà cậu làm việc chăm chỉ và chăm sóc đến gia hệ của mình, thì chắc chắn cậu sẽ trở nên một người tối thắng trong số những nhà lái buôn giàu có trong thành phố này, ngược lại nếu như ở vào tuổi trung niên, cậu ta sẽ trở nên những thương nhân giàu có bậc trung và nếu vào tuổi già hẳn cậu sẽ được vào số những thương nhân loại thấp. Tuy nhiên, nếu trong tuổi thanh xuân, chàng trai đó đã xuất gia thì hắn có thể trở thành một vị A-la-hán, ngược lại nếu ở vào tuổi trung niên cậu có thể trở thành một vị bất lai, hay là một vị nhất lai, và nếu trong tuổi già thì cậu có thể trở thành một người nhập lưu.[14]Nhưng họ đã nói rằng thông qua cách kết bạn với những kẻ bất lương cậu ta đã trở nên bất nhã và đã nhận được phẩm hạnh bất thiện và trác táng với các mụ đàn bà và đã ăn uống với họ. Do đó đến thời gian ấn định hắn đã mất hết của cải và lâm vào cảnh cùng cực lớn lao đến như vậy.

[6]Thế rồi sau này chàng ta nhìn thấy Sulasā đang đi vào công viên. Tràn trề dục vọng và uớc muốn thoả mãn, chàng đã khiến cho nàng choáng ngợp mờ cả mắt,[15] chàng đã đưa nàng vào chính cõi của chàng và sống thân mật trong đó trong suốt bảy ngày và rồi tỏ lộ danh tính của chàng cho nàng biết. Vì không thể gặp lại được nàng nữa, mẹ nàng đã đi lang thang khắp nơi than khóc thảm thiết. Khi dân chúng nhìn thấy bà, họ nói rằng: “Trưởng Lão Mahāmoggallāna đáng kính, người có các phép thần thông và vẻ oai lực hiếm thấy. Rất có thể ngài đã biết con gái của bà đang ở đâu. – bà nên đến ngài mà hỏi xem sao’ “Tốt lắm, hỡi thần dân tốt lành” bà ta lên tiếng trả lời lại và tiến đến gặp vị trưởng lão và hỏi ngài về sự việc đó. Vị trưởng lão nói, “Bà sẽ được gặp lại con gái đang ngồi trong mé góc hội trường khi Đức Phật còn đang diễn giải Phật Pháp trong thiền viện Mahāvihāra[16] trong Khu Rừng Trúc trong suốt bảy ngày kể từ lúc đó’. Thế rồi Susalā nói với vị Devaputta rằng, “Đối với tôi cư trú nơi cõi của ngài thật không thích hợp chút nào; hôm nay là ngày thứ bảyvà mẹ tôi đã không thể nhìn thấy tôi, bà sẽ vô cùng buồn bã và sầu khổ. Thưa chư thiên cảm phiền đưa tôi trở lại với mẹ và khi Đức Phật còn đang diễn giải Phật Pháp trong Khu Rừng Trúc và để nàng ở mé góc hội trường rồi đứng nấp trong đó khiến nàng không thể nhìn thấy. Thế rồi chúng sanh nhìn thấy Sulasā xuất hiện liền nói rằng, “Hỡi Sulasā yêu, con đi đâu trong mấy ngày qua?” Mẹ nàng đã không nhìn thấy nàng và đã trở nên quá bồn chồn lo lắng và sầu khổ giống như người mất trí, nàng nói với người thanh niên đã theo đuổi những việc làm bất thiện trên đường đi đó và đã không thực hiện phước báu bao giờ lại có thể tái sanh thành một chư thiên? Sulasā đáp lại, “Chàng đã dâng cho vị trưởng lão đáng kính Mahāmoggallāna những chiếc bánh ngọt và ly nước con đã đưa cho chàng; chính nhờ phước báu này chàng đã tái sanh thành chư thiên.’ Khi dân chúng nghe thấy vậy, lòng họ tràn ngập vui mừng và kinh ngạc và họ cảm nhận[17] được niềm vui khôn siết và thoả mãn trong suy nghĩ ‘các vị A-la-hán qủa thật chính là phước điền – chỉ một việc phục dịch nhỏ nhoi nhất thực hiện cho các ngài cũng khiến cho chúng sanh tái sanh thành chư thiên.’

Các vị Tỳ kheo đem vấn đề này thưa với Đức Phật trong khi đó ngài thốt lên những đoạn kệ sau đây liên quan đến nhu cầu nổi lên:

1.Các vị A-la-hán giống như phước điền. Người trồng tỉa giống như kẻ bố thí; hạt giống trông tựa việc thực hiện phước báu; mọi chánh quả từ đó khởi sanh.

2.[7] Hạt giống, thửa ruộng và việc trồng tỉa các Ngạ quỉ cũng như các chư thiên cũng khát khao muốn có đối với những nguời bố thí; ngạ quỉ thì tận dụng phước báu còn thí chủ nhờ giới đức mà tiến thân.

3. Sau khi đã thực hiện phước báu ngay tại nơi đây những điều thiện và kính cẩn các ngạ quỉ đã thực hiện nghiệp phước đó. Chàng đã tiến vào chốn thiên cung.

1. Ở đây giống như thửa ruộng (khettūpamā): thửa ruộng là nơi nuôi dưỡng hạt giống được rải ra và gieo trong đó và chăm sóc hạt giống đó để cho vụ mùa bội thu[18]. Thửa ruộng cũng là nơi để gieo mạ lúa v.v... - Giống như thửa ruộng[19] tốt tươi có nghĩa là họ giống như những thửa ruộng đã sẵn sàng cầy cấy. Các vị A-la-hán (Arahanto): là kẻ đã triệt phá hết mọi lậu hoặc trong người. Họ được gọi là các vị ‘A-la-hán’ là vì họ là kẻ thù (arīnam) của lậu hoặc [20] và những chiếc căm nan (arānam) trong bánh xe luân hồi[21] đã bị triệt phá hết (hatattā); vì họ đã xa lánh (ārahattā) khỏi nơi đó;[22] vì họ là những người đáng nhận những của thiết yếu cho cuộc sống v.v... và vì họ đã không thực hiện bất kỳ ác nghiệp nào, ngay cả trong chỗ bí mật riêng tư (arahābihāvā).[23]Vì liên quan đến vấn đề này giống như một thửa ruộng đã được sửa soạn[24] kỹ càng. Không bị cỏ dại làm hại v.v... khi hạt giống được gieo xuống sẽ đem lại vụ mùa bội thu cho người nông dân gieo trồng. Chỉ cần thửa ruộng được tưới tiêu đúng thời hạn và chu tất những điều kiện cần thiết khác nữa. Ngay cả như vậy tâm kẻ nào đã triệt phá hết các lậu hoặc, kẻ nào đã sửa soạn tốt và không tồn tại bất kỳ ô nhiễm thèm khát v.v... khi được gieo với hạt giống dưới dạng những phước báu, sẽ đem lại kết quả cho thí chủ chỉ cần hoàn tất đúng thời gian qui định và có những điều kiện cần thiết là đủ. Vì lý do đó Đức Phật nói rằng, “Kẻ thánh thiện giống như Phước Điền.’ Đây là cách giải thích tận dụng “định nghĩa tối đa”[25] vì chẳng có bất kỳ loại trừ[26] nào dành cho những người tu học cả v.v... họ cũng giống như một thửa ruộng . Những kẻ bố thí (dāyakā): các thí chủ. Những kẻ loại bỏ hết những đồ dùng thiết yếu như áo cà sa v.v... Qua lòng quảng đại của họ[27]những kẻ nào loại bỏ lại chính là những người cắt đứt thèm khát v.v.. khỏi chính tâm của mình hay nói cách khác họ là những người đã tẩy sạch hết, là người đã giữ tâm khỏi ô nhiễm. Giống như kẻ gieo giống (kassakūpamā)[28] giống như người nông dân trồng tỉa chính vì người trồng tỉa gặt hái vụ mùa tuyệt hảo và dồi dào từ vụ mùa của mình nếu như người đó cày cấy kỹ ruộng lúa của mình v.v... [29] và nhiệt tình trong chu kỳ cung cấp nước tưới tiêu, gieo hạt và bảo bệ vụ mùa v.v... [30]khi kẻ nào bố thí cũng sẽ gặt hái được kết quả dồi dào và hoàn hảo từ những của thí mang lại nếu như người đó nhiệt tình trong việc phục vụ và với tâm quảng đại liên quan đến phước thí dành cho các vị thánh đức.[31] Vì lý do đó có lời nói rằng. “ Kẻ bố thí[32] giống như người gieo trồng. Phước thí giống như hạt giống (butipamaṃ deyyadhammaṃ): Việc làm phước bố thí giống như hạt giống, vì đây là tên dành cho mười loại[33] vật thí, như đồ ăn đồ uống v.v... ta sẽ bố thí. Từ những vật thí này tạo ra kết quả (etto nibbattate phalaṃ) có nghĩa là từ những đồ thí này từ chỗ liên quan đến thí chủ, việc nhận và loại bỏ phước báu cúng dường [8] thì kết quả bố thí đó cũng được tạo ra, xuất hiện và tiếp tục tồn tại liên kết đến thí chủ trong một thời gian dài. Về vấn đề này, vì tự bản chất vật thí như đồ ăn thức uống v.v... không khác gì việc sửa soạn với ý tưởng bố thí, chính vì thế giống như hạt giống, vật cúng dường chính là phải làm sao vật thí đó được sửa soạn. Bằng cách biểu lộ việc cúng dường này, chính vì việc cúng dường có chủ ý bằng cách loại bỏ những gì là công đức cúng dường làm đối tượng[34] phải chăng tự bản chất giống như hạt giống quả thật chính là ý định và không phải đồ cúng dường thực sự tạo ra kết quả bao gồm nhiều loại tái sanh khác nhau v.v... và nhiều loại yếu tố hỗ trợ cho điều này vậy.

2. Hạt giống, thửa ruộng và việc gieo trồng (etam bījaṃ kasīkhettaṃ) có nghĩa là loại hạt giống đã nói đến ở trên, thửa ruộng đã nói đến ở trên và việc gieo trồng cái gọi là có nghĩa là việc gieo hạt giống trong thửa ruộng đó. Ba việc đáng ước ao này dành cho ai? Ngài nói rằng, “Dành cho ngạ quỉ và những thí chủ” nếu kẻ nào bố thí một điều gì đó nhân danh các ngạ quỉ, thì hạt giống này, việc gieo trồng này và thửa ruộng này đem lại lợi ích cho cả những ngạ quỉ đó lẫn những người bố thí.’ Trong khi đó nếu người đó bố thí một vật thí lại không nhân danh các ngạ quỉ thì chúng đem lại lợi ích cho thí chủ mà thôi. – đây chính là ý nghĩa. Thế rồi để làm rõ lợi ích này ‘chuyện Ngạ quỉ dụng như thế nào?’[35] Trong khi đó nhờ việc bố thí thí chủ sẽ thăng tiến’ ở đây các ngạ quỉ sử dụng vật thí này (taṃ petā paribhuñjanti): khi bố thí được thực hiện nhân danh các ngạ quỉ do thành tích thành công trong thửa ruộng nói đến ở trên thì việc trồng tỉa, hạt giống và đối với sự ngưỡng mộ do các ngạ quỉ chứng tỏ. Trong khi đó thí chủ nhờ vật thí mà tăng triển (dātā puññena vaḍḍhati):Tuy nhiên, trong khi thí chủ, liên quan đến hành vi đem lại công đức gồm trong việc bố thí thông qua kết quả do hành vi công đức đó sẽ tăng thêm tính tuyệt hảo đang khi thưởng thức v.v... nơi cả các chư thiên lẫn chúng sanh[36]vì kết quả một hành vi công đức cũng chỉ được gọi là “công đức’ mà thôi, tức là, hỡi các vị Tỳ khưu, chính do đạt đến được hiện trạng thiện mà việc công đức này tăng thêm số lượng’* v.v...

3. Sau khi thực hiện ngay tại nơi đây điều gì được coi là thiện (idh’eva kusalaṃ katvā): sau khi đã tích lũy được ngay tại nơi đây, nơi cõi hiện hữu này việc công đức bao gồm bố thí bằng cách bố thí nhân danh các ngạ quỉ và điều thiện hiểu theo nghĩa những kết quả đó nơi hạnh phúc không bị hoen ố.[37]Và kính lễ các ngạ quỉ ( petā ca paṭipūjayaṃ) kính lễ[38] bằng vật thí nhân danh Ngạ Quỉ và giải thoát các ngạ quỉ đó khỏi khốn khổ đang phải trải qua, vì một vật thí được thực hiện nhân danh các ngạ quỉ[39]được cho là tôn kính họ vậy.’Vì lý do đó có lời nói rằng,[40] “ Vì lòng kính trọng đã được thực hiện cho chúng ta” và vì lòng kính trọng tột đỉnh đã dâng cúng cho các ngạ quỉ (pete ca): [9] bằng cách dùng từ ‘vā’ đựơc gộp lại các lợi thế trong việc bố thí được cảm nghiệm ngay trong cuộc sống hiện nay. Như thế người đó được yêu mến và kính trọng hơn, người đó dễ dàng lui tới[41] và được tin tưởng. Ta được kính trọng và tôn thờ và ta sẽ được khen ngợi và các vị hiền triết sử dụng v.v... sau khi đã thực hiện phước báu người đó sẽ hướng về thiên giới. (saggañ ca kamati thānam kammaṃ katvāna bhaddakaṃ) sau khi đã thực hiện được phước báu là điều vô cùng đáng yêu này người đó đi tới, tiến tới bằng cách khởi sanh trong cõi thiên devaloka. Là địa điểm khởi sanh dành cho những ai đã thực hiện phứơc nghiệp cũng có tên là “nước trời” (thiên cõi) (saggaṃ) vì quả thực đây là điều tuyệt vời (suṭṭhuaggattā)[42] trong số mười thuộc tính như căn mệnh thiên cung v.v... [43]Giờ đây sau khi nói rằng “Sau khi đã thực hiện phước báu đó; ngài nhắc lại các từ “sau khi đã thực hiện phước báu đó’ ta nên coi đây là ý nghĩa chỉ rõ rằng với việc loại bỏ việc cúng duờng[44]cũng chính là loại bỏ tiếp theo bất kỳ suy nghĩ dành cho nghĩa bố thí đó bằng cách gán cho chính vật thí đó một phước báu gồm trong vật thí đó. Tuy nhiên ở đây một số người lại cho rằng “Ngạ quỉ” chính là ‘các vị A-la-hán.’ Nhưng đây chỉ là điều tưởng tượng nơi những kẻ đó, vì không thể chỉ đơn giản trả lại cho những kẻ nào đã triệt phá các lậu hoặc do đặc tính không phù hợp ở đây. Giống như cả hai trường hợp hạt giống v.v... và thí chủ, về từ ‘petas’ cũng do đặc tính không thích hợp đối với những kẻ nào phải đầu thai vào kiếp ngạ quỉ.

Vào lúc kết thúc pháp thoại này, tuệ quán đến Phật Pháp [45] sanh đến cho tám mươi tư ngàn chúng sanh, bắt đầu với devaputta và Sulasā.

Kết thúc bài diễn giải về ý nghĩa nội tại, bằng việc chú giải chuyện kể chuyện Ngạ quỉ này, phần chú giải chuyện kể ‘Giống Phước Điền’ chuyện Ngạ quỉ kết thúc tại đây.

 

1.2. Chú giải chuyện ngạ quỉ HEO RỪNG
[Sūkarapetavatthuvaṇṇā]

‘Thân xác nhà ngươi toàn một mầu vàng.’ Vị Đạo sư đã thuật lại chuyện kể này khi ngài còn đang lưu lại trong “Khu đất Cho Sóc Ăn” ngay trong Khu Rừng Trúc gần thành Rājagaha liên quan đến một ngạ quỉ có mặt lợn lòi.

Người ta kể lại rằng cách đây đã lâu dưới thời Đức Thế Tôn Kassapa1, có một vị tỳ khưu thực hiện kiềm chế thân xác rất nghiêm ngặt nhưng lại không kiềm chế lời nói và vị tỳ khưu đó có thể dễ dàng súc phạm và lăng mạ các tỳ khưu khác. Khi tỳ khưu ấy qua đời ngài phải tái sanh trong hỏa ngục2 ngài đã bị nướng trong hỏa ngục suốt thời gian một Phật kỳ. Đến thời kỳ này vị đó chết đi tại đó, như dự báo[46] chính nghiệp của hành vi đó, và đã sanh làm ngạ quỉ do đói khát khuất phục[47] ngay dưới chân núi Chim Kên Kên (Vulture) gần thành Rājagaha. Thân xác ngài chỉ toàn một màu vàng, nhưng gương mặt lại giống như mặt lợn lòi. Vào lúc này có trưởng lão Nārada đang lưu lại trên ngọn núi Kên Kên đó sau khi đã thực hiện thanh tẩy thân thể vào buổi sáng ngài[48] đắp y cà sa, lấy bát khất thực và đi đến thành Rājagaha để kiếm vật thí[49]. Trên đường đi trưởng lão đã nhìn thấy ngạ quỉ đó và thốt lên đoạn kệ tìm hiểu xem ngạ quỉ đó đã làm ác nghiệp gì:

1. Thân xác ngài toàn một màu vàng, toả sáng khắp tứ phương thiên hạ, ấy vậy tại sao mặt ngài thuộc hạng lợn lòi, ngài quả đã làm ác nghiệp gì nên vậy?

1. Về điềm này thân xác ngài toàn màu vàng (kāyo te sabbasovaṇṇo) thân xác nhà ngươi, bản thân nhà ngươi chỉ toàn một màu vàng óng, giống như ánh sáng vàng nóng chảy ra. Đã toả ánh sáng khắp tứ phía (sabbā obhāsate disā): thân xác nhà ngươi chiếu sáng, toả sáng, ra tứ phương bằng những tia sáng chói chang; hay nói cách khác thành ngữ ‘toả ánh sáng ra’ (obhāsate) thể ám chỉ thuộc cách tuy nhiên lại không được diễn tả bằng dạng ngữ pháp[50] có nghĩa là thân xác nhà ngươi chỉ toàn màu vàng óng; toả sáng (obhāseti), nó chiếu sáng khắp tứ phương’ - chính vì thế ta nên coi đó là chiếu sáng khắp tứ phương’. Ấy vậy mặt ngài giống mặt lợn lòi. (mukhan te sūkarass ’eva) nhưng gương mặt của ngươi lại giống mặt lọn lòi. Có nghĩa là bộ mặt nhà ngươi trông giống như bộ mặt con lợn lòi. Trong quá khứ nhà ngươi đã làm ác nghiệp gì vậy? (kiṃ kammam akarī pure): trưởng lão hỏi nhà ngươi đã thực hiện loại ác nghiệp gì trong quá khứ.

Trưởng lão đã đặt câu hỏi như vậy về nghiệp ngạ quỉ đã làm trong quá khứ, ngạ quỉ đó đã trả lời bằng thốt lên đoạn kệ sau:

2.“Ta đã kiềm chế thân xác; nhưng lời nói thì không. Hỡi

ngài Nārada chính vì thế mà diện mạo ta giống như ngài thấy đó.

2. Về điểm này ta đã kiềm chế thân xác (kāyena saññato āsiṃ): ta đã kiềm chế thân xác rất kỹ, ta đã kiểm soát những gì liên quan đến các thân môn giác quan.[51] [11] trong lời nói ta lại bỏ qua không kiềm chế (vācāyāsim asaññato): trong những vấn đề liên quan đến lời nói ta lại không kiềm chế chút nào. Vì lý do đó (tena): vì lý do ta đã không thực hiện cả hai cách kiềm chế và thiếu kiềm chế[52]. Của ta: me = mayhaṃ): như thế đó, hỡi Nārada, chính ngài có thể thấy đó ta đã có diện mạo như thế đó là thân xác ta có dáng điệu con người và có màu vàng óng nhưng bộ mặt của ta lại giống như bộ mặt con lợn lòi. Đây quả thực là điều nên được phân tích kỹ lưỡng. Từ “bộ mặt” hay “ diện mạo’(vaṇṇo) ở đây nên được coi như có liên quan đến màu da và hình dáng[53].

Khi ngạ quỉ đã trả lời vị trưởng lão như vậy về những điểm đã hỏi, ngạ quỉ thốt lên đoạn kệ sau, để động viên vị trưởng lão:

3. Hỡi Nārada ta nói cho nhà ngươi hay chính nhà ngươi đã nhìn thấy như vậy, xin đừng bao giờ phạm phải những ác nghiệp, để không phải kết cục bằng bộ mặt lợn lòi [54].

3. Về điểm này chính vì thế : tam=tasma (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). ta nói với nhà ngươi : tāhaṃ=te ahaṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Nārada (Nārada): ngạ quỉ nói với vị trưởng lão. Hãy cho biết (brumi): hãy nói cho biết.Chính nhà ngươi (sāmaṃ): chính nhà ngươi. Điều này (idaṃ):ngạ quỉ nói liên quan đến chính thể xác của hắn. Đây chính là ý nghĩa; ‘Hỡi Nārada, vì ngài đã nhìn thấy bằng chính mắt mình thân xác của ta thực sự có hình dáng con người từ cổ trở xuống và có hình dáng con lợn lòi (từ cổ trở lên) chính vì thế ta nói để động viên nhà ngươi’ Ngạ quỉ [55]đã nói gì thể? Xin đừng phạm những ác nghiệp qua khẩu, để khỏi phải kết cục bằng bộ mặt lợn lòi! Ở đây, no (ma) là một tiểu từ diễn tả việc cấm đoán. Bằng lời nói:mukhā = mukhena (một dạng ngữ pháp khác). Kho (không được dịch) dùng để biểu thị nhấn mạnh. Xin đừng phạm phải, xin đừng thực hiện, bất kỳ hành vi bất thiện nào bằng lời nói, để không phải kết cục bằng gương mặt lợn lòi (mā kho sūkaramukho ahu)[56] đơn giản là[57] xin đừng kết thúc với gương mặt lợn lòi như ta đã làm. Nhưng nếu ngài tỏ ra tục tữu lỗ mãng và phải thực hiện những hành vi bất thiện trong lời nói thì chắc chắn nhà ngươi sẽ phải kết cục bằng gương mặt lợn lòi. Chính vì thế ngạ quỉ đã cảnh báo trưởng lão, nói rằng, “Xin đừng phạm phải hành vi bất thiện qua khẩu” để có thể ngăn không cho bộ mặt có kết quả như vậy.

Thế rồi Trưởng lão Nārada tiến vào thành Rājagaha để kiếm vật thực. Sau bữa ăn trưa ngài quay trở về sau cuộc du hành khất thực và ngài đã nêu vấn đề cho Đức Phật biết ngài đang ngồi thiền giữa bốn tăng đoàn. Vị Đạo sư lên tiếng, [12] “Hỡi trưởng lão Nārada, ta cũng đã nhìn thấy con người đó trong quá khứ’ và rồi ngài diễn giải Phật Pháp bằng vô số cách khác nhau[58] những lợi thế liên quan đến ác hạnh và những lợi thế liên kết với hạnh thiện trong lời nói. Bài diễn giải đem lại lợi cho chúng sanh tụ tập lại ở đó.

 

I.3 Chú giải chuyện ngạ quỉ MIỆNG THỐI
[Pūtimukhapetavatthuvaṇṇani]

‘Nhà ngươi có nước da đẹp như Chư Thiên”. Vị Đạo sư thuật lại chuyện kể này khi ngài đang lưu lại tại nơi cho Sóc ăn trong khu Rừng Trúc liên quan đến một ngạ quỉ có miệng thối.

Người ta kể lại rằng cách đây đã lâu, vào thời Đức Thế Tôn Kassapa có hai thanh niên thuộc gia đình danh giá, đã xuất gia theo Giáo Pháp của Đức Thế Tôn, tu luyện được đầy đủ phẩm hạnh tốt, sống cuộc đời khổ hạnh và trú ngụ chung với nhau rất hòa nhã trong một ngôi làng kia. Thế rồi một tỳ khưu, có xu hướng theo ác nghiệp và thích đâm thọc, đã tới nơi cư trú của hai vị. Hai trưởng lão đã tiếp đón vị tỳ khưu hết sức thân thiện và lo liệu cho tỳ khưu nơi ăn chốn ở. Ngày hôm sau họ vào ngôi làng với tỳ khưu đó để kiếm vật thực. Khi họ nhìn thấy ba chúng sanh trong làng tỏ lòng kính lễ với ba vị trưởng lão và thiết đãi họ một bữa tiệc có cơm dẻo v.v... Khi vị tỳ khưu quay trở lại thiền viện nghĩ rằng, ‘Ngôi làng này là nguồn cung cấp vật thực thật hấp dẫn, vì cư dân trong làng có niềm tin mạnh mẽ và đang bố thí cho họ vật thực tuyệt nhất. Còn thiền viện là nơi mát mẻ và có đầy đủ nước. Ta có thể ngụ tại đây rất hạnh phúc; nhưng chừng nào hai vị tỳ khưu còn tiếp tục cư ngụ tại đây thì thiền viện này sẽ không là nơi cư trú thoải mái. - Ta sẽ sống cuộc đời một đồ đệ thường trú trong thiền viện thôi. Thôi được rồi, ta phải làm cho họ xa lìa nhau và hành động thế nào để hai người không muốn cư trú tại đây nữa.’

Một ngày kia, khi vị trưởng lão cao niên hơn đã huấn giáo cho hai vị kia,[59] vị tỳ khưu hay đâm thọc liền đi đến nơi cư trú của mình và lưu lại đó một thời gian ngắn và rồi đi lại gặp vị trưởng lão cao niên và hỏi ngài, “Hỡi chư huynh kính mến, sau ngài lại đến đây vào thời điểm không thích hợp thế?’ ‘Dạ thưa ngài tôi có đôi điều cần trình bày với ngài’ (tỳ khưu đáp lại’) và khi vị trưởng lão đã đồng ý cho phép tỳ khưu trình bày, vị đó nói, ‘Thưa ngài, trưởng lão [13] bạn của ngài chỉ khoe mình là bạn của ngài truớc mặt ngài mà thôi, còn sau lưng ngài vị ấy nói xấu ngài như kẻ thù vậy. Khi hỏi làm sao có chuyện đó xẩy ra, vị tỳ khưu đáp lại nói rằng, “ Thưa ngài, xin nghe đây, vị ấy nói tới điều tai tiếng của ngài rằng, ‘trưởng lão là người không chân thật, gian dối và xảo quyệt, ngài đã kiếm sống một cách bất chính” ‘Hỡi chư huynh, xin đừng nói kiểu đó, tỳ khưu này đâu có bịa chuyện về tôi như vậy, chúng tôi biết tính nhau ngay khi còn là người đời. - Tôi luôn tỏ ra khả ái và dễ thương.’ ‘ Nếu ngài có suy nghĩ như vậy do lòng tốt và thanh tịnh của ngài thì tùy ngài thôi, nhưng tôi đâu có ác cảm với ngài, vì lý gì tôi phải nói như vậy nếu như tỳ khưu đó không nói điều đó’. Nhưng trưởng lão sẽ nhận thấy điều đó sau một thời gian.’ Tỳ khưu đó nói. Nhưng vị trưởng lão đó, do vẫn còn là một thiện nam[60], đã bị xúc động nói rằng, “Liệu có đúng như lời ngài nói chăng?’ và nghi ngờ đã nổi lên trong tâm trưởng lão cao niên, niền tin của ngài nơi người bạn đã lung lay đôi chút. Sau khi đã ly gián vị trưởng lão cao niên, kẻ điên rồ kia cũng đã biến vị trưởng lão còn lại rơi vào tình huống tương tự như đã nói ở trên. Vào ngày hôm sau, chẳng có vị nào nói với nhau một lời khi họ lấy áo cà sa, bát khất thực và đi vào ngôi làng khất thực. Khi họ đem vật thí trở về nhà, mỗi người dùng bữa trong phòng riêng của mình, không tỏ ra mảy may một lời xã giao với nhau, cho dù chỉ một lời nhỏ nhất và họ đã trải qua cả ngày trong phòng riêng, trong khi đó vào ngày hôm sau khi vừa sáng tinh sương mỗi người đều ra đi đến bất kỳ nơi đâu họ cảm thấy thuận tiện mà không thông báo gì cho nhau. Khi họ nhìn thấy tỳ khưu không chân thật cũng đi vào ngôi làng đó do đã được toại nguyện trong khi đi khất thực. Dân chúng liền hỏi,‘ Thưa ngài, hai vị trưởng lão kia đâu?’ ‘Họ đã cãi nhau suốt đêm, ta đã bảo họ đừng có cãi nhau và sống hòa thuận với nhau vì cãi cọ sẽ dẫn đến bất hạnh, sẽ đem lại buồn khổ trong tương lai và tạo ra ác nghiệp, hơn nữa rất nhiều lợi ích, rất nhiều công ích đã thực hiện được sẽ trở thành vô ích[61] do cãi cọ nhau mà ra.- v.v... nhưng họ đã ra đi mà không nghe lời ta.’ Nghe thấy vậy dân chúng cầu khẩn, ‘Cứ để cho hai vị trưởng lão đó ra đi nếu họ muốn làm thế’ nhưng ngài phải lưu lại tại đây vì thương xót chúng tôi. Ngài sẽ không phải hối tiếc gì cả!’ ‘Tốt lắm, vị tỳ khưu đó đồng ý.[62] Khi vị tỳ khưu lưu lại đó trong vòng vài ba ngày, vị đó suy nghĩ, “Ta đã khiến cho các tỳ khưu đó bất hoà với nhau, họ là những người có giới đức và dễ thương do lòng tham lam của ta muốn lưu lại đây, chắc hẳn ta đã làm một điều xấu xa!’ [14] do phải chịu đựng lương tâm dầy vò với sầu khổ cùng cực, vị tỳ khưu đó đã chết không lâu sau đó và đã tái sanh trong hỏa ngục Avici[63]

Còn hai vị trưởng lão là bạn với nhau, đi lang thang trong vương quốc đó, khi đã gặp nhau tại một trú xứ nào đó và trao đổi lời chào hỏi chân tình với nhau, họ thông báo cho nhau những lời ly gián vị tỳ khưu kia đã nói và khi họ nhận ra rằng không có sự thật trong đó và họ lại trở nên hoà nhã trở lại và quay trở lại nơi trú xứ trước kia. Khi dân chúng nhận ra hai vị trưởng lão họ quá vui mừng và tràn đầy sung sướng, đã thiết đãi hai vị với đủ mọi thứ thiết yếu. Hai vị lưu lại đó và được cung cấp đủ thực phẩm cần thiết và đã tu luyện và phát triển tuệ quán do tập trung chú tâm nhập định; không lâu sau họ đã chứng đắc A-la-hán.

Còn tỳ khưu không chân thật kia đã bị nướng trong hoa ngục trong suốt một Phật kỳ và tái sanh trong Phật kỳ đó không cách xa thành Rājagala là bao, trở thành một ngạ quỉ với miệng thối khủng khiếp. Thân xác ngạ quỉ có màu sắc vàng óng nhưng dòi bọ lại bò ra từ miệng và đã huỷ hoại bộ mặt của ngài. Ngài còn toát ra mùi hôi thối toả khắp nơi trong không khí. Giờ đây khi trưởng lão Nārada đi từ núi Kền Kền xuống ngài đã nhìn thấy tỳ khưu và hỏi về ác nghiệp vị này đã làm với đoạn kệ sau.

1.      “Nhà ngươi có nước da đẹp và láng bóng như chư Thiên, nhưng khi ngài lưu lại trên không trung, dòi bọ đang rửa lỗ miệng hôi thối của ngươi. Ngài đã thực hiện ác nghiệp gì trong quá khứ vậy?’[64]

1. Về điểm này thiên giới (dibbaṃ) (thường có nghĩa là): có bản chất thiên giới. Sau khi đã đạt đến hiện trạng thiên giới; Tuy nhiên ở đây “thiên giới” (có nghĩa là) giống như chư Thiên.’[65] Mỹ miều (subbaṃ): toả sáng hay trong điều kiện tuyệt hảo. Làn da (vaṇṇadhātuṃ): là màu của làn da. Ngài có được (dhāresi): ngài mang (làn da). Khi ngài lưu lại trên không trung, trên trời (vehāyasan tiṭṭhasi antalikkhe): nhà ngươi lưu lại trên không, có thể nói là lưu lại trên trời. Tuy nhiên một số người cho rằng, cách giải thích phải là vihāyan riṭṭhasi antalikkhe và cho rằng đây chính là ý nghĩa là những lời lẽ còn lại của ngài là: nhà ngươi đang lưu lại trên không trung toả sáng[66] cả một vùng bầu trời. [15] hôi thối (pūrigandhaṃ): có mùi hôi thối của xác chết đang thối rữa, ý nghĩa ở đây là hôi thối khủng khiếp. Ngài là làm ác nghiệp gì trong quá khứ? (kiṃ kammaṃ akāsi pubbe): ngài hỏi. “Dòi bọ đang rỉa rói miệng hôi thối của ngài tuy vậy thân xác ngài có màu vàng óng. Ngài đã thực hiện loại ác nghiệp nào trong quá khứ, là nguyên nhân cho hình dạng này vậy?”

Khi vị trưởng lão đã gạn hỏi về hành vi ngài đã thực hiện trong quá khứ, ngạ quỉ đó đã thốt lên đoạn kệ để giải thích vấn đề như sau:

2. “Ta đã là một người bất lương là một sa môn có miệng lưỡi xấu xa; tuy nhiên lại giả vờ là một sa môn. Ta đã không kiềm chế miệng lưỡi. Thông qua việc tu luyện khổ hạnh ta đã nhận được làn da này và do tính tình không chân thật ta phải nhận miệng lưỡi hôi thối thế đó.

2. Về điểm này ta đã là một sa môn bất lương (samaṇo ahaṃ pāpo): ta đã là một sa mônti tiện, một tỳ khưu bất lương. Miệng lưỡi hôi thối (duṭṭhavaco): lời nói bẩn thỉu; ta đã xát phạt kẻ khác. Ta đã đi quá trớn với miệng của ta, nghĩa là ta người đã dùng lời nói mà hạ thấp giới đức của kẻ khác. Một cách giải thích khác đó là miệng lưới hết sức thối tha (atiduṭṭhavāco) : nói những lời rất thô kệch, rất thích ác hạnh bằng lời nói như thể nói dối và không chân thật v.v... giả dạng là một sa môn(tapassīrūpo): giả dạng là một ẩn sĩ. Trong miệng (mukhasā=mukhena (một dạng ngữ pháp khác). Đã nhận được (laddhā): chiếm được; từ ‘và’ (cā) có nghĩa là một liên quan đến. [67] ta: me=mayā (một dạng ngữ pháp khác). Nhờ tu luyện khổ hạnh (tapasā): bằng những việc tu luyện khổ hạnh. Do lời nói độc địa (pesuniyena): qua lời nói ma rãnh. Hôi thối (puti): mùi hôi thối.

Khi ngạ quỉ đó đã tường trình hành vi xấu xa đã thực hiện, thế rồi thốt lên đoạn kệ cổ vũ trưởng lão kết thúc như sau.

3. Hỡi Nārada, chính mắt ngài đã chứng kiến điều này. Những kẻ nào có lòng thương xót và có tâm địa thiện sẽ phải thốt lên, “Chẳng phải do không chân thật cũng như nói dối – thế rồi nhà ngươi sẽ trở thành một dạ xoa mà toại nguyện được toàn bộ ước muốn của ngươi.”

3. [16] Về điểm này đây là (tayidaṃ): bộ mặt của ta. những kẻ nào có lòng từ bi thương xót và những kẻ nào có tâm địa thiện có thể thốt lên lời (anukampakā ye kusalā vadeyyum): những kẻ nào với bản chất từ tâm hay thương xót và hành động giỏi giang nhằm đem lại lợi ích cho tha nhân, tương tự như Đức Phật v.v... sẽ chỉ nói như điều ta đang nói đây - đây là ý nghĩa cho thấy lời động viên ngạ quỉ nói ra, ‘Chẳng phải với tâm địa không chân thật và nói lời dối trá – thế rồi nhà ngươi sẽ trở thành một yêu tinh dạ xoa với toàn bộ ước nguyện đã được toại nguyện’. Đó chính là ý nghĩa: chẳng phải với lời nói phỉ báng hay nói dối hay thốt lên lời nói dối trá: nếu nhà người từ bỏ không nói dối và những lời nói xảo quyệt và rồi sẽ nhà ngươi sẽ kiềm chế được lời nói, thì nhà ngươi sẽ trở thành dạ xoa hay chư thiên hay một trong số đoàn tuỳ tùng của chư thiên[68]. Sau khi đã đoạt đến được dung nhân thần tiên và bất luận ước muốn nào nhà ngươi mong muốn[69]nhà ngươi có thể lui tới đây kia (tuỳ thích) và có bản chất được tự hưởng bằng cách thỏa mãn cảm thọ như ý muốn.

Khi ngài trưởng lão nghe được những điều này, ngài đã tiến về thành Rājagaha để kiếm vật thực. Khi quay trở về nhà sau cuộc khất thực và sau bữa ăn ngài đã nêu vấn đề với Đức Phật. Vị Đạo sư coi đó là nhu cầu nổi lên và diễn giải Phật Pháp, giáo lý đó đã đem lại lợi ích cho các nhóm người đang tụ tập tại đó.

 

I.4 Chú giải chuyện ngạ quỉ BÁNH ĐỒ CHƠI
[Piṭṭhadhītalikapetavatthuvaṇṇā]

“Liên quan đến bất kỳ ai.” Đang khi còn lưu lại trong Khu Rừng Jeta trong thành phố Sāvatthi, vị Đạo sư đã thuật lại chuyện kể liên quan đến việc bố thí do chủ gia Anāthapinḍika thực hiện.

Người ta kể lại rằng cháu gái của chủ gia Anāthapinḍika, vẫn còn là một cô gái thanh xuân, đã được vú nuôi tặng cho một chiếc bánh đồ chơi, nói rằng, “Hãy cầm lấy chiếc bánh này mà chơi’. Vú nuôi đó đã coi nàng thiếu nữ như con gái riêng của mình. Thế rồi một ngày kia đang khi chơi với chiếc bánh đồ chơi đó nàng đã vô ý làm rơi và làm bể mất. Ngay sau đó cô gái đã bật khóc, nói rằng, “Con gái ta đã chết!” Nhưng chẳng có người hầu nào có thể dỗ dành cho nàng cầm được nước mắt.

Bấy giờ ngay lúc đó Đạo sư đang ngồi thiền tại vị trí đã được chỉ định trong nhà của thiện nam Anāthapinḍika và một thương nhân rất giàu có [17]cũng đang ngồi kế bên Đức Phật. Người vú nuôi đến dỗ dành cô bé trước sự hiện diện của thương nhân giàu có kia. Khi thương nhân kia nhìn thấy nàng liền hỏi, “Tại sao cô bé lại khóc vậy?” Người vú thuật lại sự kiện cho vị thương gia giàu có nghe và rồi ông ta đặt cô bé ngồi lên đùi và dỗ dành cô bé, nói rằng, ‘Ta sẽ tổ chức bố thí nhân danh cô gái của nhà ngươi’ và rồi với vị đạo sư, nói rằng, ‘Ta muốn tổ chức bố thí nhân danh cháu gái ta.’ Chiếc bánh đồ chơi này,[70] hãy nhận lời mời của ta, thưa Đức Phật.’ Và với năm trăm tỳ khưu vào bữa ăn tiếp theo. Đức Phật đã đồng ý bằng cách im lặng. Và ngay hôm sau Đức Phật đã lên đường cùng với năm trăm tỳ khưu đến nhà người thương gia giàu có kia. Khi Ngài đã kết thúc bữa ăn, ngài đã thốt lên đoạn kệ này nhằm diễn tả lòng ngưỡng mộ người thương gia giàu có .

1.      “Liên quan đến bất kỳ ai không ích kỷ cũng nên tổ chức bố thí, cho dù dành cho các ngạ quỉ kiếp trước hay dành cho các chư thiên chủ gia nhân.

2.      Và Tứ Đại Vương, là vị canh giữ trần gian nổi tiếng này, cụ thể là Kuvera, Dhataraṭṭha, Virūpakkha và Virūḷhaka. - khi những kẻ này được tôn kính thì thí chủ chẳng được công lệnh gì.

3.      Cho dầu có khóc lóc, sầu khổ hay than vãn cũng không đem lợi lộc gì cho ngạ quỉ dầu những họ hàng thân thiết luôn theo sát họ.

4.      Nhưng phần bố thí này đã được thực hiện và đã gieo trồng vững chắc nơi tăng đoàn sẽ giúp đem lại lợi ích tức thời và lâu dài cho họ.

1. Về điểm này liên quan đến bất kỳ ai (yaṃ kiñcārammaṇaṃ katvā): liên quan đến, nhân danh ai, bất kỳ ai đó (tham gia) vào các nghi thức thiện v.v... Cũng cần thực hiện bố thí: dajjā-dadeyya (một dạng ngữ pháp khác). Kẻ không ích kỷ (amacharī): những kẻ không bủn xỉn do thiếu lòng ích kỷ chính là đặc tính do không chia sẻ của cải của mình với người khác[71]; do bản chất từ bi quảng đại, họ thường bố thí sau khi đã tẩy sạch hết các vết nhơ trong lòng như là ích kỷ và tham lam v.v... - đây là ý nghĩa muốn nói đến ở đây, Cho dù họ có lòng kính lễ đối với các ngạ quỉ tiền kiếp (pubbe pete ca ārabbha): cho dù có nhân danh các tổ tiên tiền kiếp[72]. Các tiên thế tục (vatthudevatā): với lòng kính lễ các chư thiên đã cư ngụ trong nhà và ruộng đất v.v... đây chính là cách phải giải thích. Hay hơn thế nữa, (athavā) giải thích rằng họ phải bố thí theo cách này cũng để tỏ lòng kính lễ với bất kỳ chư thiên hay bất kỳ chúng sanh nào.

2. Về điểm này, sau khi đã khẳng định “Tứ Đại Thiên Vương”, để làm rõ ở mức độ nào một số chư thiên rất nổi tiếng trong số các Chư thiên, về điểm này ngài nói tiếp [18]: ‘Kuvera’ ám chỉ đến họ bằng tên. Về điểm này Kuvera (Kuveraṃ): Vessavaṇa. Dhataraṭṭha (Dhataraṭṭhaṃ) v.v... là tên gọi của ba vị bảo vệ cõi trần gian này. Khi các vị này được tôn kính (te c’eva pūjita honti): khi các vị Đại Vương này, là các ngạ quỉ tiền kiếp và là các devatas trần tục đang được kính trọng bằng những hành vi nhân danh họ. Thí chủ sẽ không đem lại chánh quả. (dāyakā ca anipphalā): các thí chủ, là những người đã thực hiện bố thí nhân danh người khác lại không hoàn toàn đem lại lợi ích gì chi chính mình; cũng giống vậy họ đã tham dự vào chánh quả nơi chính việc bố thí của họ. Thế rồi để chứng tỏ cho thấy những kẻ nào khóc lóc than vãn, và kêu than cái chết của bà con ruột thịt sẽ không làm lợi gì cho họ và chỉ tự hành hạ mình, ngài đã thốt lên đoạn kệ bắt đầu như sau:) “Chẳng có kẻ nào khóc than thảm thiết’.

3. Về điểm này: khóc lóc thảm thiết: ruṇṇaṃ = ruditaṃ (một dạng ngữ pháp khác), việc nhỏ nước mắt. Các từ còn lại khẳng định điều này không được thực hiện. Sầu khổ (soko): than vãn, hành hạ tâm hồn, ý nghĩa ở đây là bừng cháy trong tâm hồn. Bất kỳ lời than vãn nào, khác hơn khóc lóc sầu khổ, như lầm bẩm “Con trai duy nhất của ta ở đâu rồi? v.v... cũng chẳng nên thực hiện làm chi. Từ ‘hay là’ (vā) dưới mọi góc độ ám chỉ một cách than khóc khác. Không có lượng than khóc nào có thể làm lợi cho các ngạ quỉ (na taṃ petassa atthāya): vì chẳng có điều gì, cho dù là khóc lóc, sầu khổ hay than vãn có thể giúp hay làm lợi cho ngạ quỉ[73] đã chết. Chính vì thế không nên thực hiện điều này làm chi cho dù những họ hàng khờ khạo vẫn kiên trì làm như vậy. – đây là ý nghĩa muốn diễn giải ở đây. Sau khi đã chứng tỏ đặc tính vô bổ trong việc khóc lóc v.v... thế rồi ngài thốt lên đoạn kệ bắt (đầu với): ‘Nhưng việc bố thí này’ chứng tỏ cho thấy điều vô bổ đối với cuộc bố thí dành cho Tăng đoàn do một thí chủ thực hiện để tỏ lòng kính lễ các ngạ quỉ tiền kiếp v.v...

4. Về điểm này đây chính là (ayaṃ): ngài lên tiếng nói về vật thí trước mặt ngài các thí chủ đã thực hiện. Nhưng (ca) là một từ (chỉ rõ) điều gì đó được thêm vào. Ngài làm rõ tính cách phân rõ bằng cách tiếp tục nói thêm: chính vì việc khóc lóc v.v... không đem lại lợi ích gì hoặc cho ngạ quỉ hay cho bất kỳ người nào khác, tuy nhiên điều này không phải vậy vì liên quan đến việc bố thí này sẽ đem lại lợi ích lâu dài. Kho (không được dịch) được sử dụng để nhấn mạnh. Việc bố thí (dakkhinā): cuộc bố thí. Được trồng vững chắc nơi Chư Tăng (saṅghambhi suppariṭṭhitā)[74] [19] đã được trồng vững chắc trong Tăng Đoàn lại là phước Điền vô song. Những lợi ích lâu dài đem lại (dīgharataṃ hitāy’ assa): điều tốt lành, đều lợi ích cho các ngạ quỉ trong một thời gian dài. Sẽ đem lại lợi ích tức thời (thānaso [75] upakapputi): bố thí đó sẽ đem lại lợi ích tức thời, có nghĩa là không có thời gian ngắt quãng. Chắc chắn đây là một qui luật[76]: Nếu như ngạ quỉ diễn đạt lòng ngưỡng mộ một khi bố thí được thực hiện nhân danh họ, ngay tức khắc[77] họ được vơi đi sầu khổ[78] do kết quả việc ngưỡng mộ này đem lại.

Khi Đức Phật đã diễn giải Phật Pháp như vậy và đã khiến cho những chúng sanh đó khoái cảm trong việc bố thí nhân danh các ngạ quỉ, ngài đứng lên khỏi chỗ ngồi và ra đi. Vào ngày hôm sau vợ của thương gia giàu có và các bà con họ hàng đã theo gương ông và khởi công một cuộc bố thí rất lớn kéo dài khoảng một tháng.[79] Thế rồi nhà vua Pasenadi, vua nước Kosala tiến lại gặp Đức Phật và hỏi ngài, “Thưa Đức Thế Tôn tại sao các tỳ khưu lại không lui tới hoàng cung của ta cả tháng nay rồi?’ Khi vị đạo sư nói ra lý do, thì cả nhà vua nữa cũng theo gương thương nhân giàu có, ngày hôm sau đã tổ chức một cuộc bố thí hoành tráng kéo dài một tháng dành cho tăng đoàn các tỳ khưu có Đức Phật đứng đầu. Và khi nhà vua thấy các công dân của ngài cũng theo gương mình và tổ chức một cuộc tố thí rất lớn kéo dài suốt hai tháng. Như vậy họ đã tổ chức một cuộc bố thí kéo dài hai tháng, tất cả chỉ do chiếc bánh đồ chơi đó mà ra.

 

I.5 Chú giải chuyện ngạ quỉ NGOẠI BỨC TƯỜNG[80]
[Tirokuḍḍapetavatthuvaṇṇanā)

‘Họ đang đứng bên ngoài bức tường nhà.’ Vị Đạo sư đang lưu lại trong thành Rājagaha đã thuật lại chuyện kể dưới đây liên quan đến số lớn các ngạ quỉ. Đây là câu chuyện được thuật lại chi tiết như sau.

Chín mươi hai niên kỷ qua có một thành phố tên là Kāsipurī có nhà vua tên là Jayasena trị vì tại đó. Hoàng Hậu của ngài tên là Sīrimā và hoàng hậu đang mang thai Bồ Tát Phussa là người đến đúng thời điểm qui định đã chứng đắc Giác Ngộ Toàn Hảo trở thành Bồ Tát. Nhà vua Jayasena rất thích có của cải, nghĩ rằng, ‘Con trai ta là người sẽ thực hiện Đại Từ Bi và sẽ trở thành một vị Bồ Tát. Chỉ có mình con trai ta sẽ trở thành một vị Phật, Đức phật là của riêng ta, Phật Pháp là của riêng ta và Tăng Đoàn là của riêng ta.’ Và nhà vua đã liên tục chờ đợi biến cố này, không dành cho bất kỳ ai một cơ hội nào, ba người anh em của Đức Thế Tôn, những người em trai cùng cha khác mẹ nghĩ rằng,[20] ‘Quả thực Đức Phật sanh ra nhằm đem lại lợi ích cho toàn cõi trần gian này, không chỉ cho một người mà thôi, thật vậy cha chúng ta lại không để cho bất kỳ người nào khác một cơ hội như thế. Giờ đây chúng ta phải làm sao thế nào mới có thể hầu hạ Chư Tăng được?’ Và rồi một ý tưởng nổi lên trong đầu họ, “Nào chúng ta hãy bầy ra một mưu xem nào!’ Chính vì thế họ đã bày mưu, có một cuộc binh biến xẩy ra ngoài biên cương.’ khi nhà vua nghe biết cuộc chinh biến, ngài đã sai ba người con trai lên được để bình định khu vực đó. Cả ba đã lên đường và đã dẹp yên được chinh biến rồi khi quay trở về nhà vua rất hài lòng và ban cho cả ba người một ân huệ, nói rằng, ‘Hãy lấy bất kỳ thứ gì các ngươi ước ao.’ ‘Chúng ta chỉ muốn hầu hạ Đức Phật,’ họ trả lời cho nhà vua, ‘các ngươi có thể lấy bất kỳ thứ gì khác ngoài vị đó ra,’[81] cả ba trả lời đức vua. “Chúng con chẳng quan tâm đến điều gì khác ngoài Đức Phật’ họ nói, ‘Trong trường hợp này hãy tự đặt một thời gian và hãy chăm sóc cho ngài.’ Họ năn nỉ xin được hầu ha, Đức Phật trong bảy năm nhưng nhà vua không cho. Họ lại năn nỉ sáu năm tiếp theo sau đó, năm năm, bốn năm, ba năm, hai năm, một năm; chỉ bảy tháng, sáu tháng, năm tháng, bốn tháng, đến ba tháng thì nhà vua nói, ‘Thôi được rồi hãy hầu hạ ngài đi!’ Cả ba người đến gặp Đức Phật và nói, ‘Thưa Đức Thế Tôn, chúng ta mong muốn được hầu hạ Ngài trong ba tháng, thưa ngài, mong rằng Đức Phật chấp nhận cho chúng tôi được hầu hạ ngài trong ba tháng an cư kiết hạ này’. Đức Phật chấp nhận bằng cách im lặng. Cả ba người đã gửi đi một lá thư[82] cho các thuộc hạ của họ trong thị trấn này (là nơi Đức Phật sẽ lưu lại) khẳng định rằng, ‘Chúng tôi sẽ hầu hạ Đức Phật trong suốt ba tháng an cư kiết hạ. Trước tiên hãy cho xây một thiền viện và rồi trang bị mọi thứ cần thiết để dùng vào việc hầu hạ ngài.’ Người hầu đã báo tin trở lại khi mọi sự đã được trang bị xong. Họ cho mặc toàn một loại vải màu vàng và rồi cùng với hai ngàn năm trăm người hầu là nam giới, dẫn Đức Phật đến địa điểm và cùng với tăng đoàn các vị tỳ khưu đến thị trấn đó, chăm sóc cho họ tương xứng, và rồi trao thiền viện cho các ngài sử sự và họ đã trải qua mùa an cư kiết hạ tại đó. Vị quan thủ quĩ là một người con trai của một chủ hộ và đã lập gia đình, đều đặt niềm tin và lòng mộ mến nơi Đức Phật . Với việc chăm sóc cẩn thận họ đã trao toàn bộ vật thí cho tăng đoàn các vị tỳ khưu với Đức Phật dẫn đầu. Nguời sứ giả nơi thị trấn đó đã nhận những người này đồng thời cùng với mười một ngàn người trong thị trấn đã tổ chức một cuộc bố thí[83] với sự chăm sóc thích đáng, giờ đây có một số người trong vùng với ác tâm. Họ đã ngăn cản cuộc bố thí. Chính họ đã sử dụng tất cả những đồ cúng dường và nổi lửa đốt khu vực nhà ăn. Sau khi họ đã cử hành nghi lễ Pavarana[84] các vị hoàng tử của nhà vua đã kính lễ Đức Phật [21] và rồi quay trở về nhà[85]có Đức Phật đi trước họ, đến trình diện vua cha. Sau khi Đức Phật đến đó thì ngài đã nhập vô dư níp bàn.

Đến thời điểm nhất định các vị hoàng tử, tỳ khưu giả của họ nơi thị trấn đó và người thủ quỹ hoàng gia cũng đã qua đời và họ được tái sanh nơi thiên giới cùng với đoàn người đi theo hầu, trong khi đó những kẻ có tâm trí thối nát lại phải tái sanh nơi hoả ngục. Chín mươi hai Đại Niên kỷ trôi qua, như vậy trong khi cả hai nhóm chúng sanh đều đã tái sanh trên thiên giới và dưới hoa ngục một cách tương xứng. Thế rồi trong đại niên kỷ thiện này[86] vào thời Đức phật Kassapa, những người có tâm địa thối nát đó đã phải tái sanh nơi cõi ngạ quỉ. Vào thời đó khi chúng sanh đã tổ chức cuộc bố thí nhân danh các ngạ quỉ họ hàng thân thuộc của mình, họ đã bố thí cho họ nói rằng, ‘Hãy dâng cúng của thí này cho dành những người họ hàng thân thuộc của chúng ta!’ (trong đó họ đã chứng đắc những điều tột đỉnh. Giờ đây khi các ngạ quỉ nhìn thấy điều này họ đã tiến lại gần Đức phật Kassapa vào hỏi ngài, “Thưa Đức Thế Tôn, làm thế nào cả chúng ta nữa cũng đạt đến điều tuyệt diệu như vậy?’ Đức Thế Tôn nói, ‘Các ngươi không thể đạt đến điều đó ngay lúc này, tuy nhiên trong tương lai cũng sẽ xuất hiện một vị Tự Giác Ngộ có tên là đức Cồ Đàm, vào thời Đức Phật này sẽ xuất hiện một vị vua tên là Bimbisāra ngài là người họ hàng thân thuộc của các ngươi khoảng độ chín Đại Kỷ nguyên trước đó, ngài sẽ bố thí cho vị Đức Phật này và sẽ hướng các phước thí cho các ngươi. Thế nên các ngươi sẽ chứng đắc sự tuyệt đỉnh như vậy. Người ta kể lại rằng khi ngài nói những lời này hình như dành cho các ngạ quỉ đó như thể ngài nói họ sẽ chứng đắc được điều đó ngay ngày hôm sau.

Thế rồi một Đại Phật kỷ[87] đã trôi qua và Đức Thế Tôn cũng đã tái sanh trên trần gian thuộc ba vị hoàng tử của nhà vua. Cùng với hơn một ngàn người cũng đã rơi từ devaloka và tái sanh trong một bộ tộc bà la môn[88] trong vương quốc nhà vua Magadha. Đến thời gian qui định họ đã xuất gia thực hiện cuộc sống vô gia cư nơi cuộc sống khổ hạnh và đã trở thành các vị sa mônđể tóc búi[89]tại Gayāsīsa[90]. Vị xứ giả trong thị trấn đó trở thành nhà vua Bimbisāra và vị thủ quĩ hoàng gia là con trai của chủ gia nhân trở thành người thương nhân giàu có, Visākha vợ của ông tên là Dhammadinnā, là con gái của người thương gia giàu có; trong khi đó những người còn lại trong nhóm đó đã tái sanh thành đoàn tuỳ tùng của nhà vua.

Khi Đức Phật đã giáng lâm xuống cõi trần gian này và đã trải qua bảytuần (tiếp theo sau khi ngài chứng đắc giác ngộ) đến đúng thời điểm ấn định ngài đã đến thành Benares là nơi ngài đã khởi động chuyển pháp luân lần đầu tiên và đã giải thích[91]cho nhóm người đầu tiên nam người và trong đó có ba vị sa môntóc búi. Cùng với một ngàn người đi theo hầu và rồi ngài tiến vào thành Rājahaga [22]ở đó ngài đã an trú chính qua Nhập Lưu cho nhà vua Bimbisāra người đã đến thăm ngài vào cùng ngày hôm đó. Cùng với một trăm ngàn[92] gia chủ bà la môn là cư dân sống tại Anga-Magadha.[93] Ngài đã chấp nhận lời mời dùng cơm của nhà vua vào ngày hôm sau và ngày kế tiếp sau đó ngài đã vào thành Rājagaha cùng với Sakka, là chúa tể các chư thiên, họ là những người đã hiện thành chàng trai bà la môn, đi trước ngài và luôn cất giọng ngợi khen ngài với đoạn kệ bắt đầu như sau:

Kẻ đã được thuần hoá đi chung với kẻ đã thuần hoá. Người đã được giải thoát sánh bước cùng những kẻ đã được giải thoát; Đức Phật, toả sáng tự châu báu màu vàng, đã nhập thành Rājagaha với các sa mônđể tóc búi tiền kiếp.’[94]

Và trong trú xứ của nhà vua ngài đã tổ chức một cuộc bố thí lớn. Giờ đây các ngạ quỉ đứng vây quanh toà lâu đài, nghĩ rằng, “Giờ đây đức vua sẽ hồi hướng vật thí đến cho chúng ta’ nhưng khi ngài thực hiện bố thí thì nhà vua chỉ nghĩ đến một nơi xay dựng một thiền viện cho Đức Phật, họ suy nghĩ, ‘Giờ đây ta phải thỉnh Đức Phật cư trú tại đâu?’ và đã không hồi hướng vật thí cho bất kỳ ai hết. Vì không thể có được của bố thí bằng cách này, những ngạ quỉ đó đã mất hy vọng và vào đêm hôm đó họ đã kêu than trong nỗi thất vọng cay đắng thống khổ ngay trong nơi cư ngụ của nhà vua. Nhà vua đã dao động và tràn ngập sợ hãi run rẩy. Khi trời vừa sáng ngài đã bạch cho Đức Phật nói rằng, “Trẫm đã nghe thấy một tiếng như thế trong đêm, điều gì đã xẩy đến cho trẫm vậy thưa Đức Phật ? Đức Phật nói “Xin đừng sợ hãi làm chi, hỡi đại vương, chẳng có điều xấu nào xẩy đến cho nhà vua đâu. – ngài sẽ được bình thân thôi.’ Thực tế đã xẩy ra là[95] những người họ hàng thân thuộc của đại vương đã tái sanh nơi cõi ngạ quỉ, đã đi quanh đây trong suốt một Đại Phật niên kỷ với hy vọng[96] là ngài sẽ hướng của thí cho họ. Nhưng khi ngài tổ chức bố thí ngày hôm qua[97] nhà vua lại không hồi hướng phước đó cho họ và họ đã tuyệt vọng và kêu than thảm thiết đến như vậy.’ “Liệu họ có nhận được phước đó chăng thưa Đức Phật, nếu chúng ta hướng phước đó cho họ ngay vào lúc này?’ (nhà vua hỏi). ‘Được thưa đại vương’ thế rồi xin Đức Phật nhận lời mời của trẫm vào ngày hôm nay[98] và trẫm sẽ hồi hướng phước bố thí cho họ. Đức Phật nhận lời bằng cách im lặng. Nhà vua đi vào lâu đài hoàng gia và đã truyền cho sửa soạn một cuộc bố thí vĩ đại và đến giờ ngài đã thỉnh Đức Phật .[23] Đức Phật đã tiến vào trong sân hoàng cung[99] cùng với đoàn đồ đệ các tỳ khưu và ngồi xuống trên vị trí dành cho ngài. Các ngạ quỉ lại suy nghĩ, “Hôm nay chúng ta có thể nhận được điều gì đó’ rồi họ đến đó và đứng ngoài bức tường thành. Đức Phật đã biến họ hiện hình người thế nên đức vua đã nhìn thấy toàn bộ họ. Khi ngài đưa nước bố thí nhà vua đã hướng phước báu đó, nói rằng, ‘Hãy dành phước thí này cho những người họ hàng của trẫm’. Ngay lúc đó thì trẩm dành cho các ngạ quỉ nở đầy hoa sen đã xuất hiện.[100] và những bông súng màu xanh.[101] Các ngạ quỉ đã tắm và uống nước trong đó cùng với buồn khổ và mệt mỏi và khát được giảm bớt hẳn[102]nhà vua đã ban cơm dẻo và cơm cứng và đồ ăn và hướng phước đó cho họ và ngay giây phút đó thì cơm dẻo thiên cung và đồ ăn mền cứng[103] cũng xuất hiện khi họ ăn những thứ đó thì các căn của họ được tỉnh táo tươi mát[104] nhà vua lại bố thí quần áo vải vóc và chỗ ở cho họ và hồi hướng những thứ này cho họ và ngay lập tức quần áo chư thiên và rất nhiều toà lâu đài đa dạng được trang bị với chõng nằm và khăn trải v.v... [105] cũng xuất hiện dành cho họ. Toàn bộ những điều tuyệt tác này đã xảy đến với họ cho nhà vua và Đức Phật đã quyết tâm phải thực hiện khi nhà vua nhìn thấy những điều kỳ diệu này xảy ra ngài vô cùng sung sướng trong lòng. Và khi Đức Phật đã dùng xong bữa và đã no nê đầy đủ ngài nói với nhà vua Bimbisāra câu chuyện bên ngoài bức tường ngạ quỉ để chứng tỏ cho ngài thấy lòng ngưỡng mộ của ngài:

1.      Họ đứng bên ngoài bức tường và ngay nơi những con đường giao nhau và những ngã rẻ; họ đã quay trở lại chính nhà của họ và đứng bên ngoài cửa vào.

2.      Cho dù đồ ăn thức uống quá dồi dào, cả thực phẩm gồm loại cứng loại mềm cũng đã được dọn ra, và đã được phục vụ nhưng không một ai nhớ đến những thọ tạo đó liên quan đến những hành vi họ đã thực hiện.

3.      Chính vì thế những kẻ nào có lòng từ tâm hãy dâng cúng những đồ ăn và thức uống đúng thời điểm, thượng vị và tinh khiết nhất để hồi hướng đến những bà con thân thuộc của mình nói rằng, “Mong rằng những của bố thí này hồi hướng tới bà con thân thuộc của chúng ta! Mong rằng bà con thân thuộc của chúng ta được sung sướng!”

4.      Và những bà con thân thuộc của chúng ta làm ngạ quỉ ấy đã tề tựu lại tại đó họ tả tỏ lòng ngưỡng mộ đối với những của ăn thức uống dồi dào (nói rằng).

5.      “Mong rằng những bà con họ hàng của chúng ta được sống lâu nhờ họ chúng ta có được tất cả mọi sự vì lòng tôn kính đã được trả lại cho chúng ta và những kẻ nào đã bố thí mà không có kết quả.

6.      Vì ở đó chẳng có trồng tỉa, chẳng có[106] chăn nuôi, cũng chẳng có những điều ta gọi là buôn bán hay đổi chác bằng vàng ngọc châu báu. Ngạ quỉ là những kẻ đã khuất[107] chỉ được nuôi sống bằng những gì chúng ta bố thí từ trên đây[108] mà thôi.

7.      Như nước mưa chảy từ trên cánh đồng cao xuống cánh đồng thấp cũng như vậy những gì được bố thí từ trên cõi đời này sẽ đem lại lợi ích cho các ngạ quỉ vậy.

8.      Cũng giống như dòng suối tràn đầy lượng nước sẽ chảy xuống đại dương, cũng như vậy những gì được bố thí trên cõi đời này sẽ đem lại lợi ích cho Ngạ quỉ vậy.

9.      Những kẻ đó đã ban cho tôi, đã làm việc vì tôi. Họ là họ hàng ruột thịt là bạn bè và bạn hữu với ta”(như vậy) nhớ lại những gì họ đã sử dụng mà thực hiện bố thí cho các ngạ quỉ vậy.

10.  Dầu khóc lóc đến mấy, dầu buồn khổ hay than vãn biết bao nhiêu cũng không đem lại lợi ích gì cho ngạ quỉ cả, cho dù những thân bằng quyến thuộc của họ cứ kiên định khăng khăng đòi theo họ.

11.  Nhưng của bố thí này được thực hiện và được trồng tỉa vững chắc trong chư tăng sẽ đem lại ích lợi cho họ với kết quả tức thời và đem lại lợi ích lâu dài cho họ.

12.  Vậy đây là nghĩa vụ của những người thân họ hàng đã được vạch ra và lòng tôn kính cao độ đã được thể hiện nơi ngạ quỉ; sức mạnh đã được trang bị cho các vị tỳ khưu và công việc phước đức đã thực hiện luôn theo đuổi ngươi.

1. Về điểm này bên ngoài bức tường (tiro kuḍḍesu): ở bên kia bức tường. Họ đang đứng chờ đợi (tiṭṭhan ti): cách diễn tả này xác định được cách đứng của họ đối nghịch lại với các tư thế khác như thể tư thế ngồi v.v... [109]có nghĩa là họ đứng như vậy bên ngoài bức tường, vượt qua, bên ngoài hàng rào[110] vây quanh ngôi nhà và ngay tại những giao lộ và các ngã tư đường: sandhisiṅghātakesu ca = sandhīsu ca singhātakesu ca (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài); là những vị trí có bốn con đường gặp[111] nhau, những giao lộ với những căn nhà, giao lộ với những bức tường, và được gọi là những giao điểm, trong khi ngã tư đường là những nơi có ba bốn con đường giao nhau, đứng ngay ở những trụ cửa (dvārabāhāsu tiṭṭhanti): đứng tựa vào những cây trụ nơi cổng thành và trước cửa nhà. Họ quay trở về nhà của mình (āgantvāna sakaṃ gharaṃ): nhà của chính họ có thể là nhà của người bà con họ hàng tiền kiếp cũng như chính nhà của họ trong đó họ đã sống và làm chủ ngôi nhà đó. Vì họ đã trở về liên quan đến cả hai hạng người đó nên họ nói rằng ‘Họ quay trở lại chính căn nhà của mình.’ Đức Phật đã có câu kệ bắt đầu rằng: “Họ đứng bên ngoài bức tường chỉ cho nhà vua rất nhiều ngạ quỉ, họ rất xấu xí, dị dạng và kinh khủng có thể nhìn thấy đang phải chịu hậu qủa[112] do ghen tị bủn xỉn mà ra”. Họ đang đứng bên ngoài bức tường sau khi đã đến nơi cư ngụ của nhà vua Bimbisara coi đó là chính nơi cư trú của mình. Vì đó là nhà của một người họ hàng trước đó cho dù trước đó họ đã không ở trong đó trong quá khứ[113]. Rồi ngài lại thốt lên một đoạn kệ thứ hai nữa bắt đầu với: “Cho dù có rất nhiều đồ ăn thức uống quá dư thừa’ cho thấy tính chất đáng sự của những hành vi bất thiện họ đã thực hiện.

2. Về điểm này nhiều, dồi dào (pahūte) nhiều, số nhiều có nghĩa là đủ cho nhu cầu.[25] Ta có thể thay thế nguyên âm pa bằng nguyên âm ba [như vậy chuyển bahu trong bản kinh thành pahu] như trong các đoạn “cho dù có nhiều, vị ấy không thể hỗ trợ... ’ (pahu santo na bharuti). Tuy nhiên một số vị giải thích là ‘dồi dào’ (bahuke) nhưng cách giải thích này xem ra không thận trọng[114]. Đồ ăn thức uống: annapānamhi=anne ca pāne ca ( thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài): bằng cách đưa ra ‘bốn loại’ ngài chỉ rõ có bốn loại đồ ăn:Loại thực phẩm để ăn, uống, nhai và nhấm nháp. Được dọn ra (upaṭṭhite): được bắt đầu (upagamana) được đưa ra (ṭhite), có nghĩa là được đưa ra, đã sẵn sàng. Chẳng ai còn nhớ đến những chúng sanh đó (na tesam koci sarati sattānaṃ): chẳng có ai, dù là mẹ, cha, con trai, cháu chắt là những thành viên đã sanh ra nơi cõi ngạ quỉ. Vì lý do gì vậy? Do hành vi nghiệp chướng họ đã thực hiện. bằng lý do[115] đó những hành vi keo kiệt họ đã thực hiện gồm có không thực hiện bố thí hay ngăn cản cuộc bố thí đó v.v... - chính do hành vi này[116] đã không cho phép những người bà con họ hàng không tưởng nhớ đến họ. Khi ngài đã chứng tỏ cho thấy bằng cách nào cho dù có rất nhiều đồ ăn thức uống[117] v.v... nhưng do những hành vi nghiệp chướng đó mà ngay cả chỉ tưởng nhớ đến một chút về phía họ hàng thân thuộc của các ngạ quỉ đó cũng không được thực hiện chính vì thế mà các ngạ quỉ này chờ đợi hy vọng sẽ có được một chút bố thí từ phía bà con thân thuộc của họ. Thế rồi Đức Phật đã thốt lên đoạn kệ (bắt đầu như sau): (chính vì thế những kẻ nào có lòng từ bi quảng đại) đều bố thí cho những họ hàng thân thuộc của mình và ca ngợi những của bố thí được thực hiện[118] nhân danh những họ hàng của mình đã sanh ra nơi cõi ngạ quỉ.

3. Về điểm này từ so (evaṃ) là từ so sánh. Có thể được phân tích theo hai cách: cho dù họ không tưởng nhớ đến chúng sanh do nghiệp họ đã làm. Một số cũng bố thí cho họ hàng thân thuộc của mình, chính vì thế họ có lòng từ bi quảng đại; và những kẻ nào có lòng từ bi thì bố thí cho những người thân của mình những đồ ăn thức uống tinh khiết nhất, tuyệt hảo nhất, đúng lúc và thích hợp nhất vì của bố thí nhà ngươi thực hiện như vậy, hỡi đại vương. Ở đây bố thí (dadanti): có nghĩa là dành cho, uỷ thác cho. Dành cho họ hàng thân thích (ñarīnaṃ): dành cho những kẻ nào có quan hệ cả về bên nội cũng như bên ngoại. Kẻ nào (ye): bất kỳ con trai v.v... bất cứ ai: honti=bhavanti (dạng ngữ pháp chuyển đổi). Có lòng từ bi thương xót (anukampakā): ước ao tạo hạnh phúc cho họ, là kẻ tìm kiếm hạnh phúc cho họ. Tinh khiết nhất (suciṃ):sạch sẽ, hấp dẫn và phù hợp với Phật Pháp. Chọn lựa (panitaṃ): tuyệt vời nhất. đúng thời điểm (kālena): vào thời gian thích hợp[119] dành cho những kẻ xứng nhận của bố thí để ăn hay vào lúc họ hàng đã đến [26] và đứng ngoài hàng rào (bức tường). Thích hợp (kappiyaṃ): thích hợp, hình như xứng đáng dành cho các vị thánh được ăn. Đồ ăn thức uống: pānabhojanaṃ=pānañ ca bhojanañ ca (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài) ở đây ngài đề cập đến[120] toàn bộ những phước thí. Thế rồi, cho thấy bằng cách nào ta phải bố thí cho ngạ quỉ, ngài nói rằng. ‘Hãy dành điều này cho những người họ hàng thân thuộc của ta! mong rằng điều này mang phước đến cho họ khiến họ được hạnh phúc.!’ điều này cần được giải thích theo phần đầu đoạn kệ thứ ba. Như vậy: chính vì thế những kẻ nào có lòng từ bi quảng đại nên bố thí cho họ hàng thân thuộc của mình nói rằng. “hãy dành những thứ đó cho bà con thân thuộc của ta và mong rằng họ được hạnh phúc sung sướng!’ bằng cách này ngài làm rõ cách thức phải thực hiện bố thí[121] ra làm sao. Ở đây điều này (idaṃ) chứng tỏ làm rõ phước thí. Vo (không dịch) chỉ là một tiểu từ (trong những đoạn như) một trong số những kẻ lành thánh đó... ” (ye hivo ariyā) hãy hướng của thí này cho họ hàng chúng ta (ñarīnaṃ hotu): hãy hướng của thí này cho họ hàng chúng ta đã tái sanh nơi cõi ngạ quỉ.! Một số giải thích họ hàng của ta: no ñatīnaṃ=amhākaṃ ñarīnaṃ (dạng ngữ pháp hoán chuyển)[122] mong rằng bà con thân thuộc của ta được hạnh phúc sung sướng! (sukhitā hontu nātayo): mong rằng họ hàng của ta đã tái sanh nơi cõi ngạ quỉ được sung sướng, đạt được hạnh phúc cảm nghiệm được phước thí này.! Cho dù ngài nói rằng. “ hãy dành của thí này cho họ hàng ta!’ đây không phải trường hợp một hành vi do người nào đó dành phước báucho người khác[123] nhưng chỉ đơn giản là những gì được bố thí nhân danh họ theo cách thức này đây chính là điều kiện để cho ngạ quỉ họ hàng[124] ta nhận được thí phước đó, là người đã thực hiện nghiệp thiện[125]. Chính vì thế ở đây chỉ có nghiệp thiện mới tạo quả cho họ ngay giây phút phù hợp với những điều đó. Chứng tỏ điều này ngài thốt lên đoạn kệ bắt đầu như sau: ‘và những ngạ quỉ họ hàng đã qui tụ lại và tụ họp ở đó.’

4. Ở đây từ những kẻ đó (te):nhưng ngạ quỉ họ hàng. Tại đó (tattha): tại nơi đang diễn ra cuộc bố thí. Họ đã tụ họp lại (samāgantvā):họ đã qui tụ lại tại đó để chứng tỏ lòng ngương mộ của họ, nghĩ rằng, “Những họ hàng của chúng ta sẽ hồi hướng phước thí đó cho chúng ta!’ Vì có đồ ăn thức uống rất dồi dào[126] đối với những gì được bố thí nhân danh họ. Tỏ lòng kính cẩn ngưỡng mộ (sakkaccaṃ anumodare): đặt niềm tin nơi nghiệp quả và không bỏ qua lòng kính trọng của họ[127] và không gây xáo trộn trong thâm tâm [27] họ đã sung sướng và bắt đầu hoan lạc suy nghĩ rằng, “Mong rằng những của bố thí này trở thành hạnh phúc và sung sướng cho chúng ta[128] vậy!’

5. Cuộc sống trường thọ (chaṃ jīvantu): mong rằng họ được sống lâu, mong rằng họ được sống lâu! Đối với họ hàng chúng ta. (no nātī) đối với họ hàng chúng ta đã qua đi. nhờ có họ (yesaṃ hetu): vì lý do có họ, tuỳ thuộc vào họ. Chúng ta đã nhận được (labhāmane) chúng ta đã nhận được điều tuyệt hảo đó. Điều này cho thấy cách thức các ngạ quỉ khen ngợi họ hàng thân thuộc của mình đang cảm nghiệm được điều tuyệt hảo có được bằng cách thực hiện bố thí. Của thí tạo ra nghiệp ngay lập tức khi hội đủ và điều kiện: chứng đắc thành công đáng nhận phước thí đó. Cuộc bố thí được thực hiện do người thí chủ và được ngạ quỉ ngưỡng mộ. Về ba điểm này có điểm thuộc những thí chủ, đó là cách thức đặc biệt nhất; vì lý do đó người ta nói rằng. “Nhờ họ mà chúng ta nhận được toàn bộ điều này,’nhằm kính lễ những ai đã hồi hướng cho chúng ta (amhākañ ca katā pūjā): do việc tôn vinh đã được dành cho chúng ta, do những ai đã thực hiện bố thí đó. “Mong rằng điều hồi hướng cho họ hàng chúng ta”và những thí chủ không phải không được hồi hướng quả báu (dāyakā ca anipphalā): vì nghiệp đó bao gồm thực hiện bằng cách đó)[129] sẽ đem lại thí quả[130] chỗ này chỗ nọ. Vì việc phước đó được ấp ủ trong lòng những người thực hiện bố thí đó. Ta có thể đặt nghi vấn tại điểm này[131] ‘Làm thế nào chỉ có[132]những kẻ đã sanh ra nơi cõi ngạ quỉ mới nhận được tuyệt hảo này nhờ họ hàng của họ hay những kẻ khác cũng nhận được hay không? Chúng ta không cần trả lời gì ở đây cả, vì chính Đức Phật đã giải thích điều này như sau:

“Thưa ngài Cồ Đàm, chúng ta là những bà la môn đã bố thí và thực hiện những nghi thức cúng tế khác[133] nói rằng, “Mong rằng những của thí này đem lại lợi ích cho các ngạ quỉ là những họ hàng ruột thịt của chúng ta, mong rằng các ngạ quỉ họ hàng ruột thịt của chúng ta có thể hưởng phước báu các của thí này. Thưa ngài Cồ Đàm liệu những vật thí này có thực sự đem lại lợi ích cho các ngạ quỉ đó là họ hàng ruột thịt của chúng ta chăng? Lịêu các ngạ quỉ là họ hàng ruột thịt của chúng ta có thể được hưởng thực sự của thí đó chăng?”

“Nếu họ đang hiện hữu ở những vị trí thích hợp, thưa vị bà la môn, họ sẽ được hưởng lợi do của thí đó đem lại. Nếu họ hiện hữu ở một nơi không thích hợp thì họ không nhận được.”

Nhưng thưa Đức Phật Cồ Đàm thế nào và vị trí thích hợp và thế nào là vị trí không thích hợp?”

“Thưa các vị Bà la môn, ở đây có người sát sanh, ăn trộm, tà dâm, nói dối[134], nói đâm thọc, nói lời thô lỗ, nói lời phù phiếm, tham lam, hiểm ác trong tâm[135] và có tà kiến. Khi thân xác họ đã đến lúc thân hoại mệnh chung sau khi chết, họ phải tái sanh trong hoa ngục. Người đó đau khổ ở đó, người đó tồn tại ở đó bằng bất cứ thứ gì gọi là đồ ăn cho chúng sanh nơi hỏa ngục, hỡi vị Bà la môn, đây chính là vị trí không thích hợp; những của thí đó không đem lại lợi ích gì cho những kẻ nào tồn tại đó.

Ở đây, thưa ngài bà la môn, có người đã đoạn tận sanh mạng... co tà kiến vào lúc thân hoại mệnh chung sau khi chết [28] người đó sanh ra trong bào thai súc sanh. Người đó duy trì cuộc sống tại đó, người đó lưu lại trong đó với bất kỳ loại thức ăn nào dành cho chúng sanh, sanh ra trong bụng súc sanh. Thưa ngài bà la môn, đây là vị trí không thích hợp: những của thí đó không làm lợi gì cho kẻ tồn tại ở đó.

“Ở đây, thưa ngài bà la môn, một người nào đó kiềm chế không sát sanh (không trộm cắp, tránh tà hạnh tham dục, tránh nói dối, tránh nói lời thâm thọc, tránh nói lời cọc cằn, tránh nói lời phù phiếm, không tham lam, không ác tâm và không có tà kiến. Vào lúc thân hoại mệnh chung sau khi chết, người đó được sinh ra trong cõi chúng sanh. (người đó duy trì cuộc sống tại đó, người đó tồn tại, tại đó bằng bất kỳ loại thực phẩm nào dành cho chúng sanh, thưa ngài bà la môn, đây chính là vị trí không thích hợp: những của bố thí đó không đem lại lợi ích gì cho những kẻ lưu lại trong đó.

“Ở đây, thưa ngài bà la môn, có người nào đó kiềm chế không sát sanh... và có chánh kiến, vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết[136]người đó tái sanh nơi cõi chư Thiên. Người đó duy trì cuộc sống và lưu lại tại đó bằng bất kỳ loại thực phẩm nào dành cho các chư thiên. Thưa ngài ba là môn, đây[137] chính là vị trí thích hợp: những của bố thí đó không đem lại lợi ích gì cho những kẻ sống trong cõi đó.

“Ở đây, thưa ngài bà la môn, có người nào đó phạm tội sát sanh... có tà kiến. vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết kẻ đó tái sanh nơi cõi ngạ quỉ[138], người đó duy trì cuộc sống và tồn tại ở đó bằng bất kỳ loại thực phẩm nào dành cho chúng sanh thuộc cõi ngạ quỉ. Hay kẻ đó tồn tại tại đó, kẻ đó lưu lại cõi đó nhờ bất kỳ người bạn hữu nào, người thân nào, người họ hàng ruột thịt nào dâng cúng họ tại đây[139] trên cõi đời này. Thưa ngài bà la môn, đây chính là vị trí thích hợp; những của thí cho những kẻ duy trì cuộc sống và tồn tại tại đó.

“Nhưng nếu như, thưa Đức Phật Cồ Đàm ngạ quỉ đó lại chính là anh em họ hàng ruột thịt của chúng ta lại không tái sanh tại nơi đó, ai là người sẽ được hưởng phước thí đó?

“Những kẻ khác, thưa ngài bà la môn, ngạ quỉ không phải là họ hàng ruột thịt của chúng ta được tái sanh nơi cõi đó. Những kẻ này sẽ được hưởng của thí đó.”

“Thưa ngài Cồ Đàm, nhưng nếu ngạ quỉ đó lại chính là bà con ruột thịt của chúng ta lại không tái sanh nơi cõi đó và những ngạ quỉ khác lại chính là bà con ruột thịt của chúng ta, cũng không phải tái sanh nơi cõi đó – thì ai sẽ được hưởng phước thí đó?”

“Thưa ngài bà la môn, nhưng điều[140] này không thể xảy ra, điều này không thể có được đó là vị trí đó có thể là vị trí trống không trong một thời gian dài những ngạ quỉ là bà con ruột thịt máu mủ của chúng ta và bất kỳ thế nào, thưa ngài bà la môn, những kẻ bố thí đó không thể không có kết quả tốt.”[141]

Rồi để chứng tỏ những kẻ nào tái sanh nơi cõi ngạ quỉ lại duy trì cuộc sống nhờ vào những gì được bố thí từ trên này, và chẳng còn nguồn nào khác, như trồng cấy gieo tỉa, chăn nuôi v.v... đó chính là lý do họ chiếm được điều tuyệt hảo một đoạn kệ bắt đầu với: “vì chẳng có điều gì như vậy được đề cập tới.

6. Ở đây vì chẳng có việc trồng tỉa cấy hái nào tại đó (na hi tattha kasī atthi) : vì chẳng có việc trồng tỉa cấy hái nào nơi cõi ngạ quỉ đó các ngạ quỉ có thể sống thoải mái dựa vào đó. Cũng như ở đây cũng chẳng có việc chăn nuôi nào được biết đến. (gorakkh’ettha ma vijati): tại đó nơi cõi ngạ quỉ, không những chẳng có việc trồng tỉa gặt hái nào được thực hiện, hơn thế nữa cũng chẳng có việc chăn nuôi nào [29] nhờ đó chúng có thể sống thoải mái. Cũng chẳng có những việc như buôn bán (vanijjā tādisī n’atthi): cũng chẳng có ngay cả những việc như buôn bán có thể là điều kiện để cho họ chiếm được những điều tuyệt hảo. Và cả buôn bán đổi chác bằng vàng bạc (hiraññena kayakkayaṃ): cũng chẳng diễn ra việc buôn bán hay đổi chác bằng vàng bạc châu báu có thể làm nguyên nhân để cho họ chiếm được những điều tột hảo. Những ngạ quỉ là những kẻ đã chết, tồn tại ở đó bằng những gì được bố thí từ cõi đời này (ito dinnena yāpenti petā kālagatā tahiṃ): họ duy trì cuộc sống, họ tiếp tục tồn tại. Hoàn toàn dựa vào những gì được bố thí từ cõi đời này do họ hàng bạn bè và những người thân hữu. Những ngạ qủi đó ( Petas): những chúng sanh đã tái sanh nơi cõi ngạ quỉ. Những kẻ đó đã qua đi (kālagatā): những kẻ đã qua đi do đã đến thời điểm họ phải chết. Một cách giải thích khác là những kẻ đó đã chết (kālakatā): những kẻ đã hoàn tất thời gian nghiệp chướng.[142] Những kẻ đó đã chết. Những kẻ đó đã đạt đến sự chết. Tại đó (tahiṃ): nơi cõi ngạ quỉ đó, thế rồi ngài đã thốt lên hai đoạn kệ bắt đầu như sau: “Giống như nước mưa chảy xuống từ cánh đồng cao’ bằng cách dùng ẩn dụ để làm rõ ý nghĩa điều ngài vừa mới đề cập đến.

7-8. Đây là ý nghĩa của hai đoạn này: Chính vì nước chảy xuống từ đám mây trên vùng đất cao, trên vùng đất cao, trên thửa đất cao, xuống phần đất thấp, chính vì thế cùng một cách như vậy của bố thí từ cõi đời này cũng đem lợi cho ngạ quỉ, đem lại cho họ khi quả xuất hiện. Cõi ngạ quỉ là nơi được hưởng lợi ích giống như vùng đất trũng nước chảy xuống đó. Ngài cũng nói như sau: “ Hỡi ngài bà la môn, đây[143] chính vị trí thích hợp; của bố thí sẽ đem lại cho kẻ nào đang tồn tại tại đó và giống như dòng suối, những con sông hung hãn, dũng mãnh, đã phình ra do có quá nhiều nước đổ vào từ phía những triền núi và những khe núi, từ những ao hồ đầm lầy lớn, đã chảy ra làm đầy đại dương ngay cả như vậy của thí được thực hiện trên thế gian này cũng đem lại cho ngạ quỉ theo cách như đã nói ở trên. Vì những ngạ quỉ đã trở lại nhà của họ hàng thân thiết của mình, liều lĩnh hy vọng rằng họ có thể kiếm được chút gì tại đó đã không thể cầu khẩn van xin được, “Làm ơn bố thí cho chúng tôi thứ đó!” Chính vì thế ngài đã thốt lên hai đoạn kệ (bắt đầu bằng;) “Ngài đã bố thí cho ta’ cho thấy đứa con trai trong gia đình nên thực hiện bố thí cho cha mẹ để nhớ lại những dịp liên quan đến ngạ quỉ.

9. Đây là ý nghĩa: kẻ đó bố thí cho ta những của cải và ngũ cốc đó; chính người đó đã làm việc vì ta đã hoàn tất được những gì đã thực hiện; vì như vậy có liên quan đến phía họ hàng nội ngoại của ta.[144][30] Vì ngài có thể trở thành nơi ta qui y[145] do tình cảm của một người bạn thân. Nhớ lại toàn bộ điều này chúng ta nên bố thí cho các ngạ quỉ, chúng ta nên hồi hướng của bố thí cho họ. Một cách giải thích khác chính là phải thực hiện bố thí (dakkiṇā dajjā): Gợi nhớ lại, bằng cách gợi nhớ lại[146]những gì họ đã sử dụng và cũng làm như vậy. Bằng cách này “Ngài đã bố thí cho ta’ v.v... ta phải thực hiện bố thí cho ngạ quỉ – đó là điều được nói tới ở đây.

10-11. Ngài đã thốt lên đoạn kệ bắt đầu như sau: “Dầu có khóc lóc đến đâu đi nữa,” cho thấy đang khi chúng sanh kiên định khóc lóc và sầu khổ v.v... [147]khi người họ hàng đã qua đời họ chẳng đem lại lợi lộc gì cho họ cả và việc khóc lóc sầu khổ này chỉ là và hoàn toàn tự hành hạ[148] bản thân người đó mà thôi chẳng đem lại lợi lộc gì cho các ngạ quỉ cả. Thế rồi ngài lại thốt lên đoạn kệ bắt đầu như sau: ‘Nhưng đây là điều” để chứng tỏ bản chất ích lợi của bố thí do đại vương Magadha thực hiện. Ý nghĩa đoạn kệ này cũng giống như đoạn kệ đã được đưa ra ở trên.[149]

12. Thế rồi Đức Phật thốt lên đoạn kệ kết thúc bắt đầu như sau: “Giờ đây’ đây chính là trách nhiệm của những họ hàng ruột thịt, phải khen ngợi đức vua liên quan đến những phẩm hạnh đích thực này. Đó là vì nhà vua đã thực hiện cuộc bố thí, bằng cách làm những gì phải làm cho người họ hàng ruột thịt và cho người khác.[150] Ngài đã chỉ ra nhiệm vụ của những người họ hàng ruột thịt và thực hiện điều đó, cũng nên chu toàn[151] bổn phận đối với những họ hàng ruột thịt của mình theo cùng một cách như vậy và bằng cách tạo cho các ngạ quỉ chiếm được hạnh phúc tuyệt hảo trên thiên giới là điều tôn kính tối thượng chúng ta đã đem lại cho ngạ quỉ. Bằng cách thoa mãn với đồ ăn thức uống của nhà vua, Tăng Đoàn các tỳ khưu có Đức Phật đứng đầu thì sức mạnh đã được hồi hướng cho các tỳ khưu; và bằng cách làm nổi lên ý định từ bi quảng đại đi kèm với phẩm chất từ bi v.v... nên việc phước đi kèm theo không phải là nhỏ. Ở đây bổn phận đối với họ hàng ruột thịt của mình. (ñātidhammo): việc thực hiện những điều phải làm cho họ hàng ruột thịt và cho người khác. Đem lại lợi ích cao nhất (ulārā): lợi ích, rất tốt đẹp. Sức mạnh (balaṃ):sức mạnh thể lực. Theo đuổi (pasutaṃ): tích luỹ. Giờ đây, với lời tuyên bố, “Giờ đây, bổn phận của chúng ta là những người anh em họ hàng ruột thịt đã được nêu rõ Đức Phật đã chỉ thị[152] cho nhà vua bằng lời Thuyết Pháp để ngài chỉ định[153]bổn phận đối với những họ hàng, ở đây chính là một lời huấn thị.[154] Bằng cách đưa ra lời tuyên bố “Và vinh dự tột đỉnh đã được hồi hướng cho các ngạ quỉ, ngài đã thức tỉnh nhà vua bằng cách khen ngợi ngài là “tột đỉnh” ở đây là cách làm nổi lên nơi nhà vua để tỏ lòng tôn kính ấy liên tục.[155] Bằng lời tuyên bố “Sức mạnh được trang bị cho các vị tỳ khưu.” Ngài đã cho nhà vua nhìn ra bằng cách tăng thêm cố gắng trong việc tạo thêm sức mạnh cho các tỳ khưu, ở đây việc làm nhậy bén bằng cách gia tăng tinh tấn bằng cách tăng sức mạnh một cách đặc bịêt’[156][31] Bằng lời tuyên bố ‘Và phước đức đã được nhà vua tích luỹ, đã khiến cho nhà vua hoan hỷ[157] do tự bản chất cách thức ngài mô tả về những phẩm chất đặc biệt.[158] Đây chính là cách làm thế nào ngài phải phân tích ở đây, đây cũng là cách chúng ta nên hiểu vấn đề này.

Vào lúc kết thúc buổi diễn giải Phật Pháp này thì tuệ quán đã khởi sanh cho tám mươi tư ngàn chúng sanh với tinh tấn thích hợp, cõi lòng họ đã dao động trước cách mô tả về những hoàn cảnh sầu khổ[159]đã nổi lên nơi cõi ngạ quỉ. Vào những ngày tiếp theo sau đó ngài cũng đã diễn giải tiếp Kinh Bên Ngoài bức tường cho cả chư thiên lẫn chúng sanh đếnn nỗi trong suốt bảy ngày liên tiếp chính tuệ quán này cũng đã khởi sanh nơi Phật Pháp.

 

I.6 Chú giải chuyện ngạ quỉ ĂN THỊT 5 NGUỜI
[Pañcaputtakhādakapetavatthuvaṇṇanā]

‘Nhà ngươi lỏa lồ và có diện mạo gớm ghiết,’ Vị Đạo sư đã thuật lại chuyện kể này khi ngài còn đang lưu lại trong thành Sāvatthi liên quan đến một nữ ngạ quỉ đã ăn thịt năm đứa con trai của nàng.

Người ta kể lại rằng trong một ngôi làng cách thành Sāvatthi không xa là bao, có một phú hộ kia, ông có vợ nhưng vợ ông lại bị hiếm muộn. Những người họ hàng thân thuộc đã nói với phú hộ, ‘Vợ cả của anh[160] đã bị hiếm muộn; chúng ta phải cưới cho anh một nàng dâu khác’ nhưng chàng không muốn thế do chàng rất yêu mến vợ mình. Nhưng khi người vợ nghe thấy tin đó, nàng đã nói với chồng, ‘Mình ơi, em bị hiếm muộn, mình nên cưới một nàng dâu khác – đừng để cho gia đình ta phải tuyệt dòng’, và do nàng thúc đẩy, ngừơi chồng đã đồng ý cưới một nàng dâu khác; đến đúng thời gian qui định nàng vợ hai đã mang thai. Người đàn bà hiếm muộn suy nghĩ, ‘Nàng đã có con trai chắc chắn sẽ trở thành bà chủ trong căn nhà này’, và do lòng ghen tương nổi lên, nàng đã kiếm cách làm cho nàng dâu mới phải sẩy thai, nàng đã thiết đãi nàng dâu mới với đủ thứ đồ ăn thức uống v.v... và có một mụ đàn bà[161] đã đến và giúp nàng làm cho người vợ hai sẩy thai. Khi bị sẩy thai (người vợ hai thông báo cho mẹ ruột của mình và mẹ nàng cho điệu toàn bộ họ hàng lại và thông báo sự việc cho họ biết[162] điều gì đã xẩy ra. Họ đã tố cáo người vợ hiếm muộn đã tạo ra sự việc này và phải chịu trách nhiệm về việc nàng đã bị sẩy thai, nhưng bà chối nói rằng, “Tôi không chịu trách nhiệm về việc này’. Họ đáp lại, “Nếu bà không chịu trách nhiệm về việc sẩy thai này thì hãy thề xem sao!’ [32] Nàng đã dõng dạc thề rằng, ‘Nếu tôi gây cho nàng phải sẩy thai tôi phải đầy vào định mệnh khổ cực, để chiến thắng với đói khát, cứ mỗi buổi sáng đến buổi chiều tôi sẽ sanh ra năm đức con trai và rồi ăn thịt chúng; xem chừng vẫn chưa thoả mãn; nàng còn thề độc thêm rằng, ‘Mong rằng ta phải chịu những mùi hôi thối toát ra và ruồi bọ[163] bu quanh’.[164] Chẳng bao lâu sau nàng đã qua đời và tái sanh thành một nữ ngạ quỉ (Peta) với diện mạo thật kinh dị và cư ngụ cách ngôi làng không xa là bao. Vào thời đó có tám vị Trưởng lão đang trải qua mùa an cư kiết hạ tại thị trấn đó và các ngài đang trên đường đến thành Sāvatthi, các ngài đến gặp Đức Phật đang nghỉ dưới một bóng cây và một điểm có nhiều nước trong khu rừng gần ngôi làng đó. Thế rồi nữ ngạ quỉ đó đã hiện nguyên hình với các vị trưởng lão thấy và vị trưởng lão cao niên nhất trong tám người đã hỏi nữ ngạ quỉ với đoạn kệ sau:

1. Ngươi loả lồ và có tướng mạo kinh dị thế kia; ngươi toả ra mùi xú uế. Bao quanh nhà ngươi là ruồi nhặng, nhà ngươi là ai mà lại đứng ở đây thế?

1. Ở đây loả lồ (naggā): không mặc quần áo. Với diện mạo kinh dị (dubbaṇṇarūpāsī): nhà ngươi vô cùng xấu xí, diện mạo nhà ngươi là một cảnh tượng rùng rợn. Một mùi hôi thối (duggandhā) mùi khó chịu. Nhà ngươi tỏa ra một mùi hôi thối khó chịu (pūti vāyasi): nhà ngươi tỏa ra một mùi xác chết thối rữa. Ruồi bọ bu quanh nhà ngươi (makkhikāparikiṇṇā ’va): vây quanh nhà ngươi là đoàn ruồi nhặng ghê tởm. Giờ đây nhà ngươi là ai lại đứng ở đây thế? (kā nu tvaṃ idha tiṭṭhasi) có nghĩa là quả thật nhà ngươi là ai mà lại đứng tại điểm này trông giống như một kẻ lang thang không nhà không cửa thế?

Khi vị trưởng lão đã hỏi nàng như vậy, thế rồi nàng đã thốt lên ba đoạn kệ giải thích nàng là ai, đã khiến cho chúng sanh phải dao động.

2. ‘Thưa ngài ta là nữ ngạ quỉ, đã phải tái sanh nơi cõi Diêm Vương; sau khi đã thực hiện ác nghiệp, ta đã phải đi lang thang nơi cõi Ngạ quỉ.

3. Vào buổi sáng, ta đã hạ sanh năm đứa con trai và buổi chiều trở lại ta lại sanh được năm đứa khác nữa. – Thế rồi ta ăn thịt tất cả bọn chúng, ngay cả như vậy ta vẫn không đủ no.

4. [33] trái tim ta sôi sục và đau nhói như bị cơn đói thiêu đốt và ta chẳng kiếm đâu ra nước để uống – hãy nhìn xem cảnh ngộ đã giáng xuống trên ta.

2. Ở đây, thưa ngài (bhaddante): nàng nói với trưởng lão rất lễ độ. Đã phải tái sanh nơi cõi khốn cùng (duggatā): đã rơi vào hiện trạng khốn cùng. Nơi cõi Diêm Vương. (Yamalokikā): nơi cõi ngạ quỉ được biết đến với tên là “cõi diêm vương” vì lý do cõi này được gộp lại trong đó. Ta đã phải trải qua từ cõi đời này. (ito gatā): ta đã phải trải qua từ cõi này, từ cõi chúng sanh bằng cách tái sanh nơi cõi ngạ quỉ, có nghĩa là ta đã tái sanh tại đó sau khi đã qua đời.

3. Vào buổi sáng (kālena): vào lúc bình minh ló rạng; công cụ cách này lại mang sức mạnh vị trí cách. Năm đứa con trai:pañca puttāni=pañca putte; điều này được nói bằng cách dùng không đúng giới tính.[165] Rồi lại đến buổi chiều tối ta còn sanh ra năm đứa con trai khác (sāyaṃ pañca punāpare): và vào buổi chiều tối ta lại ăn thịt năm đứa con trai nữa. – đây à cách chúng ta phải giải thích. Ta đã hạ sanh (vijāyitāāna): vào ban ngày, lúc chiều xuống ta đã sanh hạ ra mười người con trai. Ngay cả như vậy vẫn chưa đủ cho ta (te pi nā honti me alaṃ) ngay cả khi ta đã ăn thịt cả mười đứa con vẫn chưa đủ, vẫn còn thiếu, để có thể làm dịu đi cơn đói của ta trong một ngày; na ở đây chính là đọc kéo dài từ na, (metri causa.)

4. Trái tim ta sôi sục và bị cơn đói thiêu đốt. (pariḍayahati dhūmāyati khuḍaya hadyaṃ mama) do phải đói đến như vậy khiến tim ta sôi sục và cháy bỏng và phải khổ sở đau đớn vì đói khát.[166] Và ta cũng không thể tìm đâu ra đủ nước để uống. (pānīyaṃ na labhe pātuṃ) và ta chẳng kiếm đâu ra đủ nước để uống thế nên ta đi lang thang đây đó để kiếm thứ gì để uống cho đỡ khát. Hãy nhìn xem cảnh ngộ đã giáng xuống trên ta. (passa maṃ vyasanaṃ gataṃ): nàng đã cho trưởng lão biết nỗi thống khổ nàng đã phải chịu, nói rằng, ‘Thưa ngài Trưởng lão kính mến, hãy nhìn xem cảnh ngộ nào đã giáng xuống trên ta, cách chung và cách riêng, do phải sanh ra trong cõi ngạ quỉ.’

Khi ngài Trưởng lão nghe điều này ngài đã thốt lên đoạn kệ hỏi ngạ quỉ về ác nghiệp nàng đã thực hiện:

5. Hãy cho ta biết ác nghiệp xấu xa nào nàng đã thực hiện bằng thân, khẩu hay ý? Có phải do kết quả ác nghiệp đó nhà ngươi đã ăn thịt các con trai của ngươi chăng?’

5. Ở đây hành vi xấu xa (dukkataṃ): tức ác hạnh. Do kết qủa ác nghiệp đó sao? (kissa kammavipākena):do kết quả của loại ác nghiệp đó, ý nghĩa là phải chăng nhà ngươi đã sát sanh hay phạm phải ác nghiệp nào khác như thể ăn trộm v.v... ? một số người lại giải thích là ‘do kết quả của ác nghiệp nào vậy?

[34] Thế rồi nữ ngạ quỉ, kể lại cho Trưởng lão nghe ác nghiệp nàng đã thực hiện, nói rằng:

6. “Người vợ chung chồng với ta đã mang thai và ta đã âm mưu thực hiện một ác nghiệp chống lại nàng; do tâm bị ô nhiễm, đã khiến ta tạo cho nàng bị sẩy thai.

7. Bào thai hai tháng tuổi của nàng đã phải tuôn ra như cục máu; thế rồi mẹ ruột nàng đã nổi sùng lên với ta và đã tụ tập họ hàng thân thuộc lại; bà buộc ta phải thề và họ đã nguyền rủa ta.

8.      Ta đã nói một lời dối trá khủng khiếp khi ta thề rằng nếu ta đã thực hiện ác nghiệp đó thì ta sẽ phải ăn thịt các con ta sanh ra.

9.      Chính do kết quả của ác nghiệp đó và thực tế ta đã nói dối, thế nên ta đã ăn thịt các con trai ta và bị nhơ nhuốc [167] do máu và vật nhơ bẩn.’

6. Ở đây, người vợ chung chồng (sapatī) là nói về một phụ nữ có cùng một người chồng với mình. Và ta đã âm mưu gây ra một ác nghiệp chống lại nàng (tassā pāpaṃ acetayiṃ): và ta đã hoạch định một ác nghiệp xấu xa và khủng khiếp chống lại nàng, chống lại người phụ nữ có chung chồng với ta. Do tâm bị hư hỏng đến vậy (paduṭṭhamanasā): với những ý định đồi bại hay với tâm địa bị ô nhiễm hư hoại.

7. Hai tháng tuổi (dvemāsiko): đã được thụ thai trong bụng mẹ được hai tháng,[168] bào thai được hai tháng tuổi. Tuôn ra ngoài như cục máu (lohitañ ñeva paggharī): vì bào thai đã bị hư thế nên đã trở nên giống như cục máu và tuốn ra ngoài. Thế rồi mẹ nàng rất tức giận với ta và cho tụ tập toàn bộ họ hàng lại (tad assā mātā kupitā mayhaṃ ñātī samānayi): thế rồi mẹ người vợ chung chồng với ta trở nên tức giận và tụ họp toàn bộ họ hàng thân thuộc lại, một cách giải thích khác có thể là tat’assā được chia thành hai từ tato assā (ngay sau đó nàng). Lời thề (sapathaṃ): lời thề thốt.[169] Và họ đã nguyền rủa ta. (paribhāsāpayi ca): và họ đã đe doạ và nạt nộ ta.

8. Ta đã nói dối khi thực hiện lời thề (sapathaṃ musāvādaṃ abhāsissaṃ): ta đã nói dối khi ta thực hiện lời thề, có nghĩa là, không nói sự thật trong việc ta chỉ ra cho thấy là ta đã không thực hiện điều gì thực tế ta đã làm, nói rằng “Nếu ta làm điều đó thì ta sẽ phải như vậy’. Nếu ta làm điều đó thì ta sẽ phải ăn thịt các con trai ta sanh ra, (puttamamsāni khādāmi sac ’etaṃ pakataṃ mayā): [35] Thế rồi điều này cho thấy bản chất của lời thề đã được thực hiện, đó là ta đã làm cho nàng sẩy thai, ta chẳng được ăn gì hết ngoại trừ ăn thịt con trai của ta trong lần tái sanh trong tương lai và tái sanh.

9. Chính vì điều đó (tassa): về hành vi triệt hạ một mạng người đã phạm phải bằng cách tạo ra việc sẩy thai đó. Và do một thực chất nữa là ta đã nói dối (musāvādassa ca): và do một hành vi nói dối. Chính do cả hai (tubhayaṃ): chính do kết quả của cả hai hành vi đó. Ta đã bị nhơ nhuốc với máu và vật nhơ bẩn (pubbalohitamakkhitā): ta đã ăn thịt con trai ta sau khi đã trở nên nhơ nhuốc do máu và những vật bẩn thỉu bằng cách đã phải sanh con và rồi xé xác các con ra.[170] – đây là điều cần phải được phân tích.

Khi nữ ngạ quỉ đã khai báo những kết quả ác nghiệp nàng đã thực hiện, nàng lại nói tiếp với vị trưởng lão rằng, “Thưa ngài trưởng lão, ta đã là vợ của một người đàn ông giàu có ngay trong ngôi làng này nhưng do ghen tương xúi bảyta đã thực hiện ác nghiệp xấu xa và giờ đây đã phải tái sanh trong bụng ngạ quỉ. Thưa trưởng lão kính mến, xin ngài đi đến nhà người đàn ông giàu có đó, người đó sẽ dâng vật thí cho ngài – hãy bảo chàng hồi hướng vật thí đó cho ta vì chỉ bằng cách này ta mới được giải thoát khỏi nơi đó, giải thoát khỏi cõi ngạ quỉ. Khi các vị trưởng lão nghe qua điều này họ đã ra đi, do lòng thương xót nàng và đầy lòng từ bi quảng đại và họ đã bước vào nhà người đàn ông giàu có đó để khất thực. Khi người đàn ông giàu có nhìn thấy các vị trưởng lão liền bước ra nhà ngoài, đầy lòng kính cẩn và gặp các vị trưởng lão, ông ta cầm lấy bát khất thực của các vị, mời các vị ngồi và bắt đầu thiết đãi các vị dùng bữa với những đồ ăn chọn lọc nhất. Vị trưởng lão đã kể lại biến cố đó cho người đàn ông giàu có và bảo ông hãy hồi hướng của thí cho nữ yêu quái đó. Ngay lúc đó nữ yêu quái đã thoát khỏi nỗi khốn khổ và đã hiện hình như xưa. Nàng đã hiện ra với người đàn ông giàu có vào đêm đó. Các vị trưởng lão đến đúng kỳ hạn đã đi tới thành Sāvatthi và nêu vấn đề đó cho Đức Phật. Đức Phật coi vấn đề đó như một nhu cầu phát sanh và diễn giải Phật Pháp cho đoàn người tụ tập lại tại đó. Lời diễn giải đó đã đem lại lợi ích lớn lao cho họ.

 

I.7 Chú giải chuyện ngạ quỉ ĂN THỊT 7 NGƯỜI
[Sattaputtakhādakapetavatthuvaṇṇā]

‘Nhà ngươi loả lồ và có diện mạo ghê tởm’ chính Đức Phật đã thuật lại chuyện kể này khi ngài còn lưu lại trong thành Sāvatthi nói về một nữ ngạ quỉ đã ăn thịt bảy đứa con trai của nàng.

Người ta kể lại rằng trong một ngôi làng nọ không xa thành Sāvatthi là có một người phàm tục có hai đứa con trai đang độ tuổi thanh xuân xinh đẹp, giới đức và phẩm hạnh rất tốt. Người mẹ hai đứa trẻ lại coi thường chồng mình vì ỷ nàng có hai đứa con trai như vậy, nghĩ rằng, ‘Ta có những đứa con trai thật là tuyệt’[171] và người chồng sau khi đã bị bà vợ coi thường đã quyết định lấy một người đàn bà khác làm cô dâu mới không lâu sau nàng đã có thai. Bà vợ cả quá tức giận vì ghen tương đã đến nhờ một thầy lang, trả cho ông ta một khoản tiền, để làm cho nàng sẩy thai khi bào thai đã được ba tháng tuổi. Giờ đây khi ông chồng và họ hàng nhà chồng gặn hỏi xem có phải nàng đã chịu trách nhiệm gây ra việc xẩy thai cho bà hai chăng, nang đã nói dối và chối rằng, “Em không chịu trách nhiệm về điều đó’. Vì họ không tin nàng và nói, “Thế thì thử thề xem nào.” Nàng đã thề nói rằng, ‘Mong rằng ta sanh con vào buổi sáng và vào buổi chiều bảy đứa con trai và ta sẽ ăn thịt chúng hết thảy; hơn thế nữa mong rằng mùi hôi thối luôn toả ra từ thân xác ta và ruồi muỗi bu quanh ta!”Nàng đã qua đời khi đến thời điểm đã định và tái sanh nơi cõi ngạ quỉ do kết quả nàng đã gây sẩy thai cho người vợ hai và vì lời nói dối nàng đã thề và nàng đã phải đi lang thang không xa ngôi làng đó là bao và đã ăn thịt các con trai của bà theo cách đã nói đến ở trên. Bấy giờ vào thời điểm này có rất nhiều trưởng lão đến ngôi làng đó để trải qua mùa an cư kiết hạ bằng cách lưu lại trong ngôi làng đó và sau đó cũng lên đường vào thành Sāvatthi để gặp Đức Phật ngài đang nghỉ đêm tại một địa điểm không xa ngôi làng đó là bao. Nữ ngạ quỉ đã hiện nguyên hình[172] ra với các vị trưởng lão đó và vị cao niên nhất đã hỏi nàng bằng đoạn kệ sau:

1. Nhà ngươi loả lồ và có diện mạo kinh dị: nhà ngươi đã toả ra mùi hôi thối xú uế. Ruồi nhặng bu quanh nhà ngươi. – giờ đây nhà ngươi là ai lại đang đứng ở chỗ này?’

Khi ngài trưởng lão hỏi nàng như vậy, nàng đã trả lời với ba đoạn kệ sau:

2.      Thưa ngài ta là nữ ngạ quỉ, đã phải trải qua cảnh khổ bằng tái sanh nơi cõi Diêm vương. Sau khi ta đã thực hiện ác nghiệp xấu xa, ta đã phải đi từ cõi trần đến tận cõi ngạ quỉ.

3.      Vào ban sáng ta đã sanh hạ bảyđứa con trai và ban tối lại sanh thêm bảyđứa nữa. – Tuy nhiên ta đã ăn thịt toàn bộ chúng. Ngay cả khi đã ăn thịt toàn bộ chúng như vậy nhưng vẫn không đủ cho ta khỏi đói.

4.      Tâm ta đã sôi xục và bị thiêu đốt do đói khát[173]nhưng ta không thể nào được nguôi ngoai mà vẫn còn bị hành hạ như bị lửa thiêu đốt.

4. Ở đây được nguôi ngoai (nibbhutiṃ): được giảm bớt đau khổ do đói khát gây ra. Ta không thể kiếm được (nādhigacchāmi):ta không thể kiếm được, ta bị tra tấn hành hạ như thể có ngọn lửa thiêu đốt (aggidaḍḍhā va ātape): ta bị tra tấn do sức nóng khủng khiếp tựa như có ngọn lửa[174] thiêu đốt (vì ) ta không thể nào kiếm được nguôi ngoai – đây chính điều cần được phân tích.

Khi ngài Trưởng lão nghe thấy điều này ngài thốt lên câu hỏi bằng đoạn kệ về hành vi nàng đã làm.

5. Giờ đây nhà ngươi đã thực hiện ác nghiệp xấu xa nào bằng thân khẩu hay ý vậy? Do kết quả ác nghiệp đó khiến cho nhà ngươi phải ăn thịt chính các con trai của nhà ngươi sao?

Thế rồi khi nữ ngạ quỉ kể lại bằng cách nào nàng đã phải tái sanh nơi cõi ngạ quỉ và lý do tại sao nàng lại phải ăn thịt các con trai của mình như sau:

6.      “Ta có hai đứa con trai cả hai đều đang độ tuổi thanh xuân[175]; do ỷ vào quyền uy và sức mạnh của con trai[176] ta, ta đã khinh khi chồng mình.

7.      Sau đó chồng ta trở nên bực dọc và lấy một người vợ khác làm vợ chung chồng với ta; và khi nàng có thai ta đã âm mưu bày ra một ác nghiệp xấu xa để hại nàng.

8.      Do tâm bị ô nhiễm ta đã khiến cho nàng phải sẩy thai và bào thai ba tháng tuổi đã rơi rụng giống như một cục máu hôi tanh.

9.      Thế rồi mẹ nàng rất bực tức về điều này, bà đã cho triệu tập những người họ hàng thân thuộc lại; bà bắt ta phải thề và họ đã lăng mạ và chửi bới ta thậm tệ.

10.  Ta đã thực hiện một lời nói dối kinh khủng khi ta thề là nếu ta làm cho nàng xẩy thai điều này thì ta sẽ phải ăn thịt các con trai ta.

11.  Cả hai điều trên chính là kết quả của ác nghiệp đó và do thực chất là ta đã nói dối mà ta phải ăn thịt các con trai ta và bị nhơ nhuốc do máu và vật nhơ đó.

6. Ở đây ỷ vào sức mạnh của hai đứa con trai: puttabalūpe tā = puttabalena upetā (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài); sức mạnh xuất phát bằng cách các con trai của ta, ta đã coi thường (atimaññissaṃ): ta đã nói chống lại, đã khinh dể.

8. Đã rơi rụng như là một cục máu hôi tanh (pūtilohitako pati): bào thai rơi rụng sau khi đã trở thành một xác chết máu me hôi tanh.

Toàn bộ những điều còn lại cũng giống hệt như điều đã diễn ra trong chuyện kể ở trên. chỉ với một khác biệt đó là có tám vị trưởng lão trong chuyện trước, trong khi đó lại có nhiều vị trưởng lão trong câu chuyện này và có năm người con trai trong chuyện trên trong khi đó lại có tới bảy trong chuyện kể này.

 

I. 8 Chú giải chuyện ngạ quỉ CON BÒ
[Goṇapetavatthuvaṇṇā]

[38] ‘Tại sao nhà ngươi giống như một kẻ điên.’ Đạo sư đã thuật lại chuyện kể này khi ngài còn đang lưu lại trong cánh rừng Jeta liên quan đến một người giàu, có cha vừa mới qua đời.

Người ta kể lại rằng trong thành Sāvatthi, xảy ra là cha của một người giàu có nọ đã qua đời. Lòng trí người đó sầu khổ thương tiếc người cha quá cố và chàng ta đã đi lang thang khắp nơi giống như một gã điên với tâm than thở hỏi han bất kỳ người nào ông ta gặp, than rằng, ‘Ông vừa gặp cha tôi có phải không?’ Nhưng chẳng ai có khả năng đẩy lùi sầu khổ cho ông được.Tuy nhiên, khả năng chứng đắc thánh Quả Nhập Lưu đã soi sáng tâm ông giống như một ngọn đèn trong chiếc bình. Đạo sư đang dò xét trần gian vào lúc rạng đông, đã nhận ra khả năng chứng đắc thánh Quả Nhập Lưu và nghĩ rằng, “Khi nào ta kể lại những hành vi tiền kiếp của người đó và làm lắng dịu sầu khổ cho người ấy, đó là lúc thích hợp để cho[177] hắn nhận thánh Quả Nhập Lưu.’ Vào ngày hôm sau đang khi quay trở về nhà sau cuộc khất thực và khi đã dùng bữa trưa, ngài đã dẫn vị phụ tá[178] của mình và đi thẳng đến cửa nhà người đàn ông giàu có này. Khi nghe Đức Phật đến thăm, ông ta ra khỏi nhà đón ngài, gặp ngài ông mời Đức Phật vào nhà trong. Khi vị đạo sư đã an vị nơi dành riêng cho ngài, chính ông ta đã đảnh lễ Đức Phật và ngồi ngay bên cạnh ngài, hỏi rằng, ‘Thưa Đức Thế Tôn, ngài có biết cha tôi đi đâu chăng?’ Đức Phật trả lời, ‘Này thiện nam, có phải nhà ngươi hỏi cha của mình trong cuộc sống hiện nay hay những người cha tiền kiếp? Khi nghe những lời này ông suy nghĩ, ‘Ta có nhiều người cha cơ mà.’ Ngay lúc đó nỗi sầu khổ của ông ta được lắng dịu và ông đã được một chút an tịnh. Đức Phật liền diễn giải Phật Pháp cho ông để xua tan nỗi sầu khổ và khi ông nhận ra nỗi sầu khổ đã qua đi và tâm ông đã sẵn sàng, thế rồi nhờ lời diễn giải Phật Pháp đó và chính các Đức phật[179] đã khám phá ra ( khổ, tập, diệt và đạo) ngài đã an trú ông trong thánh quả Nhập Lưu và trở về thiền viện. Sau đó các tỳ khưu đã bàn tán với nhau trong giảng đường chánh pháp rằng, ‘Thưa chư huynh, nhìn xem kìa, năng lực to lớn của Đức Phật nơi thiện nam đã phải chịu đựng sầu khổ gay gắt[180] Đức Phật đã hướng dẫn ông gia nhập chánh quả Nhập Lưu chỉ trong chốc lát.’ [39] Đạo sư đã tới đó và tự[181] ngồi vào ghế danh dự đã sửa soạn cho ngài và hỏi, “Hỡi các tỳ khưu, mục đích cuộc bàn luận nào đã khiến cho các vị lưu lại đây.” Các tỳ khưu thuật lại cuộc đối thoại giữa họ với nhau cho Đức Phật nghe. Khi ngài nói, ‘Hỡi tỳ khưu, chẳng phải vào dịp này ta đã xua tan nỗi sầu khổ cho ông ta đâu; ta cũng đã xua tan như vậy vào một dịp trước đó nữa. Các tỳ khưu đã thỉnh Đức Phật kể lại biến cố đã xảy ra từ lâu đó.

Cách đây rất lâu, trong thành Benares có một người cha của gia chủ nọ đã qua đời. Ông ta sầu khổ và ta thán[182] về cái chết của cha mình và với bộ mặt đẫm lệ thiểu não ông ta đã kêu than và đấm ngực đi vòng quanh bên phải ngôi mộ[183] của cha mình. Cậu con trai của ông ta tên là Sujāta, là cậu trai thông minh và một chàng trai giỏi giang đầy thông minh và triển vọng, trong khi còn đang suy nghĩ một vài phương cách để loại bỏ nỗi sầu khổ cho người cha của mình, một ngày kia cậu đã nhìn thấy một con bò chết bên ngoài thành phố, Cậu ta đem đến một ít cỏ khô và một chút nước và đặt ngay trước con bò chết ấy và cậu đút cho con bò đó một chút vào miệng, cậu trai đứng đó ra lệnh cho con bò như nó vẫn còn sống nói rằng, ‘Ăn cỏ đi nào, uống nước đi nào.’ Khi có một số khách vãng lai đi qua nhìn thấy cậu ta họ nói. “Ôi Sujāta yêu dấu, cậu có điên không vậy, sao cậu lại cho bò chết ăn cỏ và uống nước?’ Nhưng cậu ta chẳng nói gì để trả lời câu hỏi. Nhiều người đi tìm cha cậu và nói, ‘Con trai của ngài điên rồi, và đang cho con bò chết ăn cỏ và uống nước.’ Khi người cha nghe thấy điều này nỗi sầu khổ của người giàu có về cái chết của người cha mình đã biến mất. Xúc động với ý nghĩ, ‘họ cho rằng con trai của mình phát điên.’ Ông ta chạy nhanh tới đó và ra rầy con nói rằng, ‘Sujāta, chẳng phải con đã là một đứa trẻ giỏi giang và đầy thông minh hay sao? Tại sao con lại cho bò chết ăn cỏ và uống nước làm chi?’ và ông ta đã thốt lên hai đoạn kệ như sau:

1.      Tại sao con giống như một người điên, lại cắt cỏ và lẩm bẩm. “ăn đi nào, ăn đi nào!’trước một con bò già đã chết cứng.

2.      Vì chẳng phải do đồ ăn và thức uống làm cho con bò chết này có thể sống lại; con ta điên thật rồi, một thằng bé ngu ngốc, một đứa bé đần độn giống như bất kỳ đứa trẻ nào khác.’

1. Ở đây tại sao (kim nu) là một từ dùng để hỏi. Giống như một kẻ điên (ummattārūpo va): Giống như một kẻ tự bản chất là điên, là kẻ mắc bệnh tâm thần, [40] Cắt: lāyitvā=lāvitvā (một dạng ngữ pháp khác). Cỏ xanh (haritaṃ tiṇaṃ): cỏ tươi. Lẩm bẩm (lapasi): nói lảm nhảm. Có mạng sống đã kết thúc (gatasattaṃ): không còn mạng sống. Con bò già (jaraggavaṃ): một con bò già yếu, bò dùng để kéo cày.

2. Bằng đồ ăn và thức uống (annena pānena): bằng cỏ xanh và nước con đã đem lại cho con bò. Con bò chết này có thể sống lại (mato goṇo samuṭṭhahe): ngay cả khi con bò chết này có thể sống trở lại cũng không thể đứng dậy được. Con quả là thằng điên, một thằng ngu ngốc (tvaṃ ’si bālo ca dummedho): con là thằng điên vì con cứ cố níu lấy tính điên rồ đó. Là một thằng ngu ngốc vì con là kẻ thiếu quán xét tức là tuệ giác được biết đến là tính thông minh. Và là thằng bé đần độn giống như bất kỳ đứa trẻ nào khác (yathā t’aññ eva dummati) có nghĩa là con than vãn như vậy không có mục đích giống như bất kỳ đứa trẻ nít nào thiếu sức mạnh tuệ giác, có nghĩa là con than vãn như vậy không có mục đích giống như bất kỳ đứa trẻ nít nào thiếu sức mạnh tuệ giác. Yathā taṃ (không được dịch) chỉ là một tiểu từ. Giống như bất kỳ kẻ nào khác (aññ ’eva) có nghĩa là cho dù con có lý trí con cũng đã trở thành ngu dốt đần độn và nói những điều vô nghĩa.[184]

Khi cậu ta nghe thấy điều này Sujāta liền thốt lên hai câu kệ để làm rõ ý định của câu cho cha mình được biết.

3.      Cả bốn cẳng, đầu, thân mình và chiếc đuôi kể cả hai con mắt vẫn còn nguyên đây: con bò này sẽ đứng dậy.

4.      Nhưng ta chẳng nhìn thấy hai tay ông nội, hai chân, thân mình và đầu nữa,- chẳng phải cha là tên khờ đó hay sao mà lại khóc lóc ngay chiếc gò đất[185] lạnh lẽo đó?

3. Đây là ý nghĩa: cả bốn cẳng bò, thân bò và đầu bò cộng với cái đuôi nữa vẫn còn tồn tại, cả thân hình với chiếc đuôi và hai con mắt vẫn còn y nguyên như trước khi chết và chẳng có bất kỳ dấu hiệu nào là đã tiêu tan hết.[186] Con bò chết này vẫn có thể đứng dậy (ayaṃ goṇo samuṭṭhahe): chính vì lý do đó ý tưởng vẫn lởn vởn trong đầu óc ta đó là con bò này vẫn có thể đứng dậy. Mọt số người giải thích ta nghĩ con bò sẽ có thể đứng dậy được (maññe goṇo samuṭṭhahe) Vì lý do này con nghĩ con bò này có thể bất chợt đứng dậy được; một ý tưởng như vậy đã xuất hiện trong đầu con. – đây là ý nghĩa.

4. Thế rồi cậu ta giảng giải Phật Pháp cho cha mình nói rằng, “Nhưng những gì của ông nội, những gì của ông cụ, tay, chân, thân xác và đầu chẳng còn nhìn thấy nữa. Thưa cha, chẳng phải chỉ có mình cha là tên đần độn hay sao? là người thiếu tuệ giác cả trăm cả ngàn lần đã qua, cha đã khóc lóc ngay tại chiếc gò đất sau khi cha đã chôn xương cốt của ông nội dưới đó hay sao? Những vật hữu vi tự bản chất là hư mất sẽ tiêu tan: cha có biết điều này hay không?[187] Ta vẫn nhìn thấy – chẳng phải cha đã là một tên đại khờ, thế tại sao cha lại khóc lóc than vãn làm chi? Khi người cha nghe thấy điều này của Vị Bồ Tát nghĩ rằng, “Con trai ta quả là khôn ngoan – cậu đã thực hiện hành vi này để dạy cho bố nó (và nói), ‘Sujāta con yêu, mọi người đều biết là toàn bộ sanh vật đều phải chết. Chính vì thế ta sẽ chẳng than vãn khóc lóc làm chi nữa. Như vậy lời khuyên ấy nên được áp dụng cho những ai có thể xua tan được sầu khổ’ thế rồi ông ta thốt lên bốn câu kệ để khen ngợi cậu con trai của mình như sau:

5.      Quả thực ta đã rực cháy, giống như ngọn lửa được đổ thêm dầu; nhưng giờ đây toàn bộ nỗi buồn của ta đã được dập tắt như thể đống lửa bị tước nước vậy.

6.      Quả thực mũi tên sầu khổ đã xuyên thủng tâm ta đã được nhổ ra, nhà ngươi đã đảy lùi được sầu khổ đó, sầu khổ của cha ta cũng đã tràn ngập cả tâm can ta nữa.

7.      Nhờ mũi tên được nhổ ra, ta trở nên an tịnh và tươi mát; vì nghe nhà ngươi, hỡi chàng trai trẻ ta chẳng còn sầu khổ hay khóc lóc làm chi nữa.[188]

8.      Cũng giống như cậu Sujāta đã làm cho cha mình vơi đi[189] sầu khổ – cũng như vậy bậc trí tuệ có[190] lòng từ bi nhân hậu, cũng hành động như vậy.

5. Ở đây Ta đã bị thiêu đốt (ādittaṃ): ta đã bị đốt cháy và đang bị thiêu đốt với ngọn lửa sầu khổ. Cũng như: santaṃ=samānaṃ (một dạng ngữ pháp khác). Ngọn lửa (pāvakaṃ): lửa cháy. Tựa như ta đã tưới nước (vārinā viya osiñcaṃ): như thể người ta lấy nước tưới[191] lên mình ta. Nhưng giờ đây mọi nỗi sầu khổ đã biến mất.(sabbaṃ nibbāpaye daraṃ): nhưng giờ đây mọi sầu khổ trong lòng ta đã được dập tắt.

6. Quả thực đã được rút ra (abbūlha vata): thực sự đã được rút ra. Mũi tên (sallaṃ): mũi tên sầu khổ. Đã xuyên thủng tim ta (hadayanissitaṃ): mũi tên đã nằm gọn trong tim ta. Nỗi sầu khổ đó đã đè nặng lên ta (sokaparetassa): sầu khổ đó đã chế ngự tim ta. nỗi sầu khổ của cha ta (pitusokaṃ): nỗi sầu khổ đã nổi lên với cha ta. Con đã đẩy lùi (apānudi): con đã gỡ bỏ đi.

7. Từ khi nghe nhà ngươi, hỡi chàng trai trẻ (tava sutvāna mānava): Tuy nhiên vì nghe lời nhà ngươi, con trai của ta, giờ đây ta chẳng còn than vãn khóc lóc nữa.

8. Chính vì Sujāta đã khiến cha mình quên đi (khuây khỏa) (Sujāta pitaraṃ yathā): chính vì Sujāta này đã khiến cho người cha của mình được khuây khỏa khỏi sầu khổ, cũng vì thế những kẻ khôn ngoan khác cũng có lòng từ tâm như vậy. [42]Những kẻ nào có hiểu biết, cung hành động giống như vậy, có nghĩa là họ hành động nhằm đem lại lợi ích cho người cha của họ và cả những người khác nữa.

Khi người cha nghe những lời của chàng trai trẻ. Ông đã mất hết sầu khổ, ông đã gội đầu, tắm rửa và ăn uống và quay trở lại công việc kinh doanh, khi qua đời ông đã được tái sanh nơi thiên giới.

Khi Đức Phật đã kể lại câu chuyện diễn giải Phật Pháp này ngài đã giải thích tứ diệu đế cho các tỳ khưu nghe, cuối cùng nhiều người đã an trú nơi chánh quả Nhập Lưu.

Chính vị cứu thế[192] của chúng ta lúc đó đã hiện hình thành Sujāta vậy.

 

I. 9 Chú giải chuyện ngạ quỉ CHỦ THỢ DỆT
[Mahāpesakārapetavatthuvaṇṇā]

“Phân, nước tiểu, máu và mủ” Chuyện kể này được thuật lại khi vị Đạo sư còn đang lưu lại trong thành Sāvatthi liên quan đến một ngạ quỉ đã từng là người thợ dệt.

Người ta kể lại rằng có mười hai tỳ khưu đã chọn đề mục thiền[193] trước mặt Đức Phật và đang khi họ còn tìm kiếm trú xứ vì mùa an cư kiết hạ đang tới gần. Họ đã nhìn thấy một địa điểm khả ái, có bóng mát và giếng nước trong một cánh rừng với một ngôi làng kế bên là nơi dâng cúng vật thực mà chẳng cần phải đi đâu xa. Họ đã qua đêm tại địa điểm đó và ngày hôm sau họ đã vào trong làng để khất thực. Có mười một cô thợ dệt đang cư trú trong đó. Khi nhìn thấy mười hai tỳ khưu, họ trở nên vui vẻ hoan hỷ vô cùng và họ đã mời các tỳ khưu vào từng nhà riêng[194] của họ. Khi họ đã cúng dường và thiết đãi các tỳ khưu với đồ ăn thức uong họ hỏi các ngài, “Thưa các vị, khi nào các vị định len đường?’ Chúng tôi sẽ đi tới bất kỳ nơi nào nếu thuận tiện đối với chúng tôi.’ Các tỳ khưu trả lời, “Thưa các vị, nếu vậy thì xin các ngài cứ lưu lại nơi đây.’ Các cô gái nói và năn nỉ các tỳ khưu an cư kiết hạ trong suốt mùa mưa với họ, các tỳ khưu đã nhận lời. Những thiện nam đã dựng lên các chòi dành cho các vị ngay tại khu rừng và dâng cúng cho các tỳ khưu để các ngài an cư kiết hạ trong suốt mùa mưa tại đó. Người thợ dệt cả đã hộ độ cẩn thận hai tỳ khưu với bốn nhu cầu cần thiết và các cô khác mỗi người cũng hộ độ một tỳ khưu. Người vợ của người thợ dệt cả chẳng có đức tin, cũng không có lòng kính mến nhưng lại là người keo kiệt bủn xỉn và có tà kiến, bà ta đã không hộ độ các tỳ khưu cẩn thận. Khi chàng thợ dệt cả biết ra điều này, chàng đã đi kiếm người em gái của nàng và bảo người em gái làm chủ gia đình. Nàng [43]có đức tin và lòng kính trọng đối với các tỳ khưu và hộ độ các tỳ khưu cẩn thận trong suốt mùa an cư kiết hạ. Tất cả các người thợ dệt, mỗi người đều may một chiếc y đặc biệt cho mỗi vị tỳ khưu, nhân đó người vợ keo kiệt của thợ dệt cả có tâm bất thiện đã nguyền rủa chồng mình nói rằng, ‘Bất kỳ loại đồ ăn thức uống nào mình dâng tặng làm của bố thí cho các vị sa môn là con trai của Sakya[195] mong rằng trong cõi đời sau sẽ trở thành phẩn và nước tiểu, máu và mủ cho nhà ngươi và mong rằng những chiếc y đó sẽ trở thành những phiến thép nóng bỏng đỏ rực.’ Thế rồi đến đúng thời gian qui định người thợ dệt cả qua đời và tái sanh thành một vị thần rừng[196] cai quản khu rừng Vinjha[197] đó, với rất nhiều oai thần lực. Nhưng khi người vợ bất hạnh của ông cũng qua đời, nàng đã tái sanh thành một nữ ngạ quỉ cư trú không xa nơi ở của ông chồng là mấy. Nàng lỏa lồ và có diện mạo vô cùng kinh dị và bị đói khát dày vò, nàng đã tiến lại gần thần thổ và nói rằng, “Chồng thân yêu, em không được mặc quần áo và phải đi lang thang và bị đói khát dày vò; làm ơn cho em xin vài bộ quần áo để mặc và một chút đồ ăn thức uống để em đỡ đói. Chàng đã cho nàng thứ đồ ăn thức uống tuyệt hảo dành cho các chư thiên. Nhưng vừa khi nàng đụng tới thì đồ ăn thức uống đó đều biến thành phẩn và nước tiểu, máu và mủ. Và khi nàng mặc chiếc áo khoác vào nó đã trở thành một chiếc đĩa thép nóng đỏ. Quá đau khổ nàng đã vứt mọi thứ ra ngoài và đi lang thang kêu khóc thảm thiết.

Vào thời ấy có một tỳ khưu đã trải qua mùa an cư kiết hạ và đang trên đương đến chào Đức Phật và đã thâm nhập vào khu rừng Vinjha đi theo là một đoàn du hành đông đảo. Đoàn du hành tiến hành cuộc hành trình vào ban đêm và nhìn thấy vào ban ngày một bóng cây to và tại một điểm có đầy đủ nước uống. Họ đã tháo ách cho những con bò và ngồi nghỉ một lát. Tuy nhiên tỳ khưu lại ước ao được yên ổn và đi xa hơn một chút. Ngài trải áo khoác ngoài dưới gốc cây, là một cây có bóng mát không thể xuyên qua được và vì kiệt sức do cuộc du hành vào ban ngày ngài liền đặt mình xuống và ngủ thiếp đi. Sau khi đã nghỉ ngơi đôi chút đoàn du hành đã lên đường một lần nữa và không biết vị tỳ khưu vẫn còn ngủ. Ngài thức dậy vào buổi chiều và không nhìn thấy đoàn du hành đâu nữa. [44] Ngài đã lên đường nhưng không theo đúng hướng, thế nên đã lạc đến một trú xứ của chư thiên đó. Khi vị Devaputta nhìn thấy vị tỳ khưu và tiến lại hiện hình thành một người và ngỏ lời chào thân thiện với vị tỳ khưu. Sau khi đã mời vị tỳ khưu vào thăm nhà[198], người đó đã dâng cho ngài một ít dầu để xức chân v.v... và ngồi xuống để hầu hạ người. Ngay lúc đó nữ ngạ quỉ cũng xuất hiện, nói rằng, ‘Thưa Đức Thế Tôn, xin làm ơn cho tôi đồ ăn thức uống và chiếc áo khoác.’ Ngài đã đưa những thứ đó cho nữ ngạ quỉ. Nhưng khi nàng vừa đụng đến tất cả đều biến thành phẩn và nước tiểu, máu và mủ. Và một chiếc đĩa nóng đỏ[199], khi vị tỳ khưu nhìn thấy sự việc như vậy, ngài vô cùng xúc động và hỏi vị devaputta bằng hai đoạn kệ như sau:

1.      “Nàng đã ăn phẩn và uống nước tiểu, máu và mủ. – do đâu là kết quả đem lại điều này? Giờ đây người phụ nữ này đã thực hiện ác nghiệp gì vậy liệu nàng luôn phải ăn phẩn uống nước tiểu máu và mủ chăng?’

2.      Những quần áo, đẹp và mềm, sạch và giống như tơ khi đưa cho nàng [200]đã trở thành một miếng sắt đỏ rực[201]. Giờ đây người đàn bà này đã thực hiện ác nghiệp gì vậy?

1. Ở đây câu điều này do kết quả ác nghiệp nào vậy? (kissa ayaṃ vipāko): do loại ác nghiệp nào đã đem lại kết quả trên giờ đây nàng phải trải qua? Giờ đây người đàn bà này đã làm điều gì vậy? (ayaṃ nu kiṃ kammaṃ akāsi nārī): giờ đây trong quá khứ người đàn bà này đã thực hiện ác nghiệp gì vậy? Đến nỗi nàng đã tự nuôi sống bằng máu và mủ. (yā ca sabbadā lihitapubbabhakkhā): mà nàng phải nuôi sống[202] và phải ăn toàn là máu và mủ thế.

2.      Vừa mới (navāni): vừa rồi, vừa mới xuất hiện ít phút trước đó[203]. Đẹp đẽ (subhāni): đáng yêu thật dễ coi. Mềm (mudūni): sờ vào thật là êm. Sạch sẽ (suddhāni): dáng vẻ rất thanh tịnh. Giống như tơ (lomasāni): với một đống sờ vào rất mềm mại, có nghĩa là rất dễ thương. Khi đưa cho nàng cầm tất cả đều giống như những tấm kim loại có gai[204] trông tựa như những tấm đĩa bằng đồng. Một cách giải thích khác là ‘trở thành giòi bọ’ (kīṭakā [205]) ý nghĩa là chúng trở thành giống như những côn trùng[206] có thể chích đốt ta.

[45] Khi vị tỳ khưu đã đặt ra những câu hỏi như vậy, vị Devaputta đã lên tiếng bằng hai đoạn kệ giải thích những ác nghiệp nàng đã thực hiện nơi kiếp trước.

3.      “Thưa ngài, nàng là vợ tôi, một người không quảng đại, keo kiệt và bủn xỉn; khi tôi bố thí cho các vị sa mônvà các vị bà la môn, nàng đã súc phạm đến tôi và mắng nhiếc tôi nói rằng,

4.      “Phẩn và nước tiểu, máu và mủ – mong rằng nhà ngươi ăn những thứ ô uế đó luôn mãi! Mong rằng điều này trở thành số phận của nhà ngươi nơi kiếp sau và mong rằng quần áo của ngươi giống như những chiếc đĩa kim loại nóng đỏ hỏn! Sau khi đã hành động với ác hạnh xấu đến vậy nàng đã phải đến đây và ăn những thứ ô uế trong một thời gian’

3. Ở đây không quảng đại (adāyikā): nàng chẳng cho ai điều gì cả, nàng thiếu lòng từ. Keo kiệt và bủn xỉn: (maccharinī kadariyā): trước tiên nàng trở thành keo kiệt là do bản chất của nàng. (do bị lấm nhơ) bởi bụi bẩn nơi lòng keo kiệt ích kỷ; do đi sâu vào[207] tính nết như vậy, nàng trở nên cực kỳ keo kiệt[208] và kết cục là nàng trở thành cực kỳ bủn xỉn. Đây chính là cách chúng ta nên phân tích. Thế rồi ngài lại còn nói thêm cho vị sa môn và ba la môn biết nàng đã lăng mạ xúc phạm ta, v.v... cho thấy mức độ bủn xỉn của nàng.

4. Ở đây từ như thế (etādisaṃ): sau khi đã thực hiện ác hạnh và ác khẩu thuộc loại đã đề cập đến ở trên, nàng đã đi tới đây (idhāgatā): nàng đã xuất hiện nơi cõi ngạ quỉ. Nàng đã hiện hình là một nữ ngạ quỉ. Sau khi phải ăn những thứ ô uế trong một thời gian dài (cirarattāya khādati): đã phải ăn uống chỉ có phân nước tiểu, máu và mủ. Đối với bất kỳ lời[209] xúc phạm[210] theo cách nào và cùng một cách thức[211] nào cũng đem lại kết quả. Một điều xúc phạm[212] sẽ rơi trở lại trên chính người đó chứ không rơi xuống trên người vô tội bị lăng mạ. Điều đó ta gọi là chạy vòng theo vòng[213] trái đất.

Sau khi đã kể lại những ác nghiệp nàng đã thực hiện trong quá khứ, Devaputta nói[214] một lần nữa cho tỳ khưu nghe (rằng), ‘Thưa ngài, có phương án nào để nàng có thể được giải thoát khỏi cõi ngạ quỉ này chăng?’ Khi vị tỳ khưu nói có đấy, ông ta nói, “Làm ơn nói cho tôi biết thưa ngài.’ [46] Nếu của bố thí được thực hiện cho một vị tỳ khưu hay cho một đồ đệ nào trong Tăng Đoàn và rồi hồi hướng cho nàng và nàng tỏ ra ngưỡng mộ thích thú điều đó sẽ trở thành giải thoát cho nàng khỏi cảnh cùng cực đó.’ Khi người chồng nghe như vậy thì Devaputta liền dâng cho tỳ khưu loại vật thực và đồ uống tốt nhất và hồi hướng phước thí đó về cho nàng nữ ngạ quỉ, ngay lập tức nàng được nguôi đi và được thoa mãn các căn của mình rồi trở thành thích thú với đồ ăn thức uống thiên cung, thế rồi chư thiên lại đưa vào tận tay vị tỳ khưu một bộ quần áo. Dâng cúng đặc biệt cho Đức Phật và hồi hướng phước thí đó cho nữ ngạ quỉ. Và ngay lập tức ngạ quỉ mặc thứ quần áo đó[215] và được trang điểm bằng những đồ trang sức thiên cung và được phú cho rất nhiều của cải theo như nàng ước ao, trông giống như một nàng chư thiên thiên nữ[216] Thế rồi tỳ khưu tiến đến thành Sāvatthi cùng ngày hôm đó do sức mạnh thần thông của ngài Devapputta. Ngài đến khu rừng Jeta, đến đảnh lễ Đức Phật, chào Ngài rồi đưa cho Ngài một cặp áo khoác. Thế roi Ngài hỏi vấn đề đó với Đức Phật, Đức Thế Tôn coi vấn đề này là nhu cầu nổi lên và diễn giải Phật Pháp cho tăng đoàn đang tụ tập tại đó. Giáo lý của Đức Phật đã đem lại lợi ích cho nhiều chúng sanh.

 

I.10 Chú giải chuyện ngạ quỉ NỮ HÓI ĐẦU
[Khallāṭiyapetavatthuvaṇṇā]

“Ngươi là ai mà dám lưu lại bên trong thiên cung đó?’

Đức Phật đã thuật lại chuyện kể này khi ngài đang lưu lại tại thành Sāvatthi liên quan đến một nữ ngạ quỉ hói đầu[217].

Người ta kể lại rằng cách đây đã lâu trong thành Benares có một cô gái điếm rất xinh đẹp, diễm lệ và duyên dáng. Nàng có nước da hấp dẫn tuyệt vời và những bím tóc quyến rũ lạ thường. Nàng có làn tóc đen mềm mại, mịn mượt và xoắn cong ở đuôi tóc; nàng buộc tóc thành hai chùm và khi nàng thả tóc xuống, những bím tóc thòng xuống đến tận thắt lưng. Khi nhìn thấy bộ tóc duyên dáng của nàng thì hầu hết các chàng trai đều say đắm yêu thương nàng. Vì không thể chịu đựng nổi mái tóc tuyệt đẹp của nàng, một số phụ nữ, đầy lòng ganh tỵ, đã bàn tán với nhau[218] và rồi mua chuộc tên đầy tớ gái cho nàng một liều thuốc độc khiến cho mái tóc của nàng rụng hết. Người ta kể lại rằng người tớ gái đã trộn chung thuốc rụng tóc với bột tắm và đưa cho nàng dùng vào lúc nàng đến tắm tại sông Hằng. Nàng tẩm ướt tóc kỹ càng đến tận chân tóc và nhúng tóc vào trong nước. [47] Ngay khi nàng nhúng tóc xuống nước thì toàn bộ tóc rụng hết từ chân tóc và đầu nàng trông giống như một trái bầu đắng.[219] Rồi toàn bộ tóc trên đầu đã rụng hết trông xấu xí như con chim bồ câu có đầu nhổ sạch lông,[220] do xấu hổ nàng không thể vào thành phố được, nàng phải trùm một chiếc khăn quanh đầu và tìm một nơi cư trú đâu đó trong thành. Sau một thời gian khoảng vài ngày nàng hết thấy xấu hổ[221] nàng ép một số hạt mè và kiếm sống bằng cách buôn dầu và bán rượu. Một ngay kia có hai ba tên say rượu đã ngủ mê, nàng đã đánh cắp quần áo của họ đang treo trên móc. Thế rồi một hôm nàng gặp một trưởng lão người đã triệt phá hết lậu hoặc đang du hành khất thực và với lòng kính trọng trong lòng nàng đã mời ngài vào nhà mình, mời ngài ngồi trên chỗ đã được dọn sẵn và rồi dâng lên ngài một chiếc bánh nướng được làm bằng mè xay[222] và nhúng trong dầu, do lòng bi mẫn đối với nàng trưởng lão đã chấp nhận chiếc bánh và ăn trong khi đó nàng đứng với lòng đầy kính cẩn cầm chiếc lọng che cho vị trưởng lão. Trưởng lão bày tỏ lòng hoan hỷ[223] với nàng khiến cho tâm trí nàng hoan hỉ sung sướng. Và rồi ngài ra đi, ngay lúc ngài tỏ lòng tuỳ hỷ thì người phụ nữ đã làm một lời nguyền nói rằng, ‘Mong rằng mái tóc của con mọc dài trở lại, mềm mại mịn mượt và xoắn cong một đầu!’ Đến đúng thời điểm nàng đã qua đời và do hậu quả của những phước báu cũng như ác nghiệp, nàng đã tái sanh một mình trong một ngôi nhà bằng vàng ở giữa đại dương. Tóc nàng trải dài ra y như lời nàng ước nguyện[224] nhưng nàng lại phải lỏa lồ vì nàng đã đánh cắp quần áo của những người đàn ông say rượu. Nàng đã tái sanh nhiều lần trong điện bằng vàng đó, và phải loả lồ trong suốt một Phật kỷ. Thế rồi khi Đức Phật xuất hiện trên thế gian này và Ngài đã chuyển pháp luân và đến đúng thời kỳ ngài đã lưu lại trong thành Sāvatthi, có hàng trăm thương nhân[225], là cư dân trong thành Sāvatthī đã khởi sự lên tàu vượt đại dương[226] đầy sóng gió nhắm hướng tới Suvannabhūmi[227]. Chiếc tàu họ đã tròng trành do gió thổi mạnh, rồi trôi dạt bồng bềnh khắp nơi và rồi đến được một điểm đó. Do đó thiên cung quỉ nữ đã xuất hiện nguyên hình và căn nhà của nàng trước mặt họ. Khi nhìn thấy nàng một thương nhân lớn tuổi nhất đã thốt lên câu kệ như sau:

1.      [48] Nàng là ai mà cứ ở lì trong cung điện, lại không ra ngoài? Hỡi nàng thân yêu, hãy ra ngoài để chúng ta ngắm nhìn nàng.’[228]

1. Ở đây, giờ đây nàng là ai mà cứ ở trong cung điện của nàng? (kā nu anto vimānasmiṃ tiṭṭhantī): ngài hỏi, ‘Giờ đây nàng là ai mà cứ ở trong ngôi nhà của nàng vậy? liệu nàng có phải là con người hay là nữ yêu quái?’ không ra ngoài (na upanikkhami): không rời khỏi cung điện của nàng. Hãy ra ngoài đi, để chúng ta trông thấy nàng đang khi chúng ta còn đang đứng ở bên ngoài.(upanikkhamassu bhadde tvaṃ passāma taṃ bahiṭṭhitaṃ):12 hỡi nàng thân yêu hãy để chúng ta trông thấy nàng, đang khi còn đứng ở bên ngoài12 chính vì vậy hãy ra khỏi nhà đi!’ (upanikkamasu bhaddan te), có nghĩa là ơn phước xuống trên con.

Thế rồi nàng thốt lên đoạn kệ này để giải thích nàng không có khả năng ra khỏi cung điện đó như sau:

2.      Phải loả lồ ta cũng rất khổ tâm và lúng túng[229] ta không thể ra ngoài được. Ta chỉ lấy làn tóc che thân – là kết quả một số phước báu ta đã thực hiện được.

2. Ở đây, ta cũng rất khổ tâm (attiyāmi): bị loả lồ, ta cũng rất khổ tâm và khốn khổ không thể ra ngoài được. lúng túng (harāyāmi): phải xấu hổ. Ta chỉ che thân mình bằng lọn tóc của ta mà thôi (keseh’amhi paṭicchannā): ta đang che thân mình, thân mình chỉ được che bằng mái tóc mà thôi. Một số ít hành vi công đức mà ta đã thực hiện (puññaṃ me appakaṃ kataṃ) : những phước báu tôi đã thực hiện thật quá ít và quá nhỏ nhặt, của bố thí chỉ có một chiếc bánh làm bằng mè xay[230] đây là ý nghĩa.

Thế rồi thương nhân, ước nguyện tặng cho nàng chiếc áo khoác ngoài, thốt lên bài kệ sau:

3.      Đây này, ta sẽ tặng[231] cho nàng chiếc áo khoác, hãy mặc tấm áo này vào. Khi nhà ngươi mặc chiếc áo này, rồi ra ngoài, hỡi người phụ nữ xinh đẹp của ta, nàng yêu, hãy ra ngoài để chúng ta nhìn thấy nàng vì chúng ta đang đứng ở bên ngoài này[232].

3. [49] Ở đây, đây này, (handa): hãy cầm lấy (chiếc áo) này. Chiếc áo khoác (uttarīyaṃ): một chiếc áo khoác ngoài. Mặc ở ngoài, có nghĩa là chiếc áo khoác bên ngoài. Ta sẽ tặng cho nàng: dadāmi te = tuyhaṃ dadāmi [233] (một dạng ngữ pháp khác). Hãy mặc chiếc áo này vào (imaṃ dussaṃ nivāsaya): hãy mặc chiếc áo khoác của ta vào[234]. Hỡi người đẹp của ta ơi (sobhane): người đẹp của ta ơi.

Nói vậy rồi ngài trao cho nàng chiếc áo khoác ngoài. Nàng thốt lên hai đoạn kệ này cho thấy rằng điều gì được bố thí theo cách này không đem lại lợi ích cho nàng và cách thức những gì được bố thí cho nàng phải đem lại lợi ích cho nàng.

4.      “Điều gì do chính tay ngài đưa vào tay em, chẳng đem lại lợi lộc gì cho em cả. Nhưng thiện nam này ở đây lại có niềm tin và là một đồ đệ của Đức Phật toàn giác.

5.      Sau khi đã mặc vào cho vị ấy, hãy hồi hướng phước thí đó cho em. Thế rồi em sẽ được hạnh phúc sung sướng và được phú cho đầy đủ những gì mong ước.’

4. Ở đây những gì nhà ngươi bố thí ngay vào tay em sẽ không đem lại lợi ích gì cho em cả. (hatthena hatthe te dinnaṃ na mayhaṃ upakappati): cái gì ngài cho em từ tay ngài, thưa ngài, từ tay ngài đặt vào tay em chẳng đem lại lợi ích gì cho em đâu, không dồn lại cho em, có nghĩa là không thích hợp để cho em sử dụng.[235] Nhưng thiện nam ở đây có niềm tin (es’ etth’ upāsako saddho): nhưng trong đám đông chúng sanh này thì thiện nam là người có niềm tin đã qui y Tam Bảo và lại có niềm tin vì ngài tin tưởng vào nhân quả của các hành vi đó.

5. Sau khi đã mặc áo cho ngài, hãy hồi hướng phước thí đó cho em (etaṃ acchādayitvāna mama dikkhiṇam ādisa): hãy để cho thiện nam mặc chiếc áo khoác này đã được bố thí cho em và hồi hướng của thí đó cho em, hãy ban tặng cho em của thí đã được hồi hướng. Thế rồi em sẽ được sung sướng hạnh phúc (tadāhaṃ sukhitā hessaṃ): khi thực hiện điều đó em sẽ đạt được hạnh phúc và sẽ được mặc chiếc áo thiên cung đó.

Khi nghe được như vậy các thương nhân liền tắm rửa cho thiện nam đó, xức dầu cho ông ta rồi mặc cho ông một cặp áo. Các vị kiết tập Tam Tạng thốt lên ba đoạn kệ làm rõ điểm này như sau:

6.      Những thương nhân tắm và xức dầu cho thiện nam đó rồi mặc cho ngài cặp áo và hồi hướng của thí đó cho nàng.

7.      [50] Ngay sau khi họ bố thí điều này[236]thì kết quả tức thì xẩy ra: của ăn, quần áo và đồ uống trở thành kết quả của vật thí đó.

8.      Nhân đó nàng trở nên thanh tịnh, được mặc y phục sạch sẽ, những y phục đó còn mịn hơn cả những thứ làm bằng vải Kasi và nàng đã rời khỏi cung điện mỉm cười (để cho thấy) “Đây chính là kết quả do vật thí đem lại.

6. Ở đây, vị ấy (taṃ): thiện nam đó; từ ca (không được dịch) chỉ là một tiểu từ. Những kẻ ấy (te) phải được phân tích với “những thương nhân”. Được xức dầu (vilimpitvāna): được xức với hương thơm tuyệt hảo nhất. Mặc cho vị ấy những y phục (vattheh’ acchādayitvāna): sau khi đã cho ăn những thứ có cà ri đủ loại có mùi thơm và hương vị tốt, họ đã mặc vào cho ngài hai chiếc áo. – có nghĩa là họ mặc cho vị ấy cả đồ lót và áo khoác ngoài – có nghĩa là họ mặc cho vị ấy hai món đồ. Hồi hướng phươc thí đến cho nàng (tassā dakkhiṇaṃ ādisuṃ): bố thí phước thí đó nhằm đem lại lợi ích cho nàng.

7. Ngay sau khi họ đã hồi hướng phước thí này (samanatarānuddiṭṭhe): anu không được dịch chỉ là một tiểu từ; ngay sau khi họ hồi hướng phước thí đó cho nàng. Lập tức kết quả xuất hiện (vitāko uppajjatha): kết quả dành cho nữ ngạ quỉ, có nghĩa là kết quả phước thí này đã xuất hiện. Loại kết quả nào vậy? Nữ ngạ quỉ nói [237] của ăn, y phục và thức uống(bhojanacchādanapānī-yaṃ) : nhiều loại thức ăn đa dạng giống như vật thực thiên cung.[238] Nhiều loại y phục nhuộm rất nhiều màu sắc đa dạng tỏa sáng giống như y phục thiên cung và vô số loại nước uống. Như thế kết quả phước thí đó xuất hiện – đây là cách ta nên phân tích.

8. Nhân đó (tato): sau khi đã nhận đồ ăn nói trên[239]v.v... nàng đã trở nên thanh tịnh (suddhā): thân xác nàng trở nên thanh tịnh nhờ tắm rửa sạch sẽ. Mặc vào những y phục tươi sáng và sạch sẽ (sucivasanā) : mặc những thứ y phục sạch sẽ, rực rỡ . Khi mặc những thứ ấy còn mịn hơn cả vải vóc của Kasi (kāsikuttamadhārinī): mặc những thứ y phục còn mịn hơn cả loại y phục làm bằng vải Kasi. Mỉm cười (hasantī): nàng rời khỏi thiên cung mỉm cười để làm rõ, “Nhìn kìa, hỡi chư huynh, kết quả tuyệt diệu vật thí của các bạn đem lại.’

Khi các thương nhân chính mắt chứng kiến kết quả của phước báu đem lại, tâm trí họ tràn ngập kinh ngạc và họ tỏ lòng kính trọng và tôn kính thiện nam đó và kính lễ ngài bằng những cách chào chấp tay tác lễ. Vị ấy còn làm cho họ tịnh tín nhiều hơn với bài diễn giải Phật Pháp và thọ trì Tam Qui và Ngũ Giới.[240] Họ đã hỏi thiên cung ngạ quỉ về những gì nàng đã làm trong quá khứ với đoạn kệ sau:

9.      [51] “Cung điện nguy nga rực rỡ của nàng đang chiếu sáng[241], này tiên nữ chúng ta yêu cầu nàng thông báo cho chúng ta biết phước báu nào đã đem lại kết quả như vậy?’

9. Ở đây được sơn phết xinh đẹp (sucittarūpam): được trang hoàng cực kỳ lộng lẫy bằng những bức tranh gồm có voi, ngựa, thiện nam, tín nữ v.v... [242] cũng như những tràng hoa và cây leo. Lấp lánh (rucitaṃ) : trông rất dễ thương và khả ái. Đây là kết quả của phước báu nào vậy? (kissa kammass ’idaṃ phalaṃ): thuộc loại phước báu nào, nghĩa là có phải đó là kết qủa của phước thí được thấy trong hỏa ngục chăng:[243]

10.  Với một vị hành giả, là tỳ khưu chánh trực, với tâm kính mến, em đã dâng cho ngài một chiếc bánh chiên bằng dầu.[244]

11.  Do kết quả của phước báu đã thực hiện, em được hưởng khoái lạc trong một thời gian dài trong cung điện này nhưng giờ đây chỉ còn lại chút ít.

12.  Bốn tháng sau em sẽ phải chết và sẽ phải rơi xuống hoả ngục vô cùng khủng khiếp và đau đớn.

13.  Hoả ngục đó có bốn góc với bốn cổng được chia thành nhiều phần bằng nhau vây quanh là tường rào sắt có mái che cũng bằng sắt ở phía trên.

14.  Nền hoả ngục sáng nóng làm bằng sắt cháy đỏ - trải rộng khắp một trăm do tuần (yojanas) và tồn tại vĩnh viễn.[245]

15.  Em đã phải trải qua trong một thời gian dài những cảm thọ đau đớn chính là kết quả của ác nghiệp em đã

làm. Vì lý do đó em vô cùng sầu khổ.[246]

10. Ở đây đối với một vị tỳ khưu du hành (bhikkhuno caramānassa): đối với một vị tỳ khưu đã đoạn tận hết các lậu hoặc[247] và là vị đang du hành đây đó để khất thực. Một chiếc bánh chiên (doṇinimmajjataṃ): bột mè xay chiên với dầu[248]. Chánh trực (ujubhūtassa): là người đã đạt đến chánh trực nhờ đã đoạn tận các lậu hoặc là pháp tạo ra tánh không thật thà, bất lương và thất tính trong tâm. [52] Với tâm đạo nhiệt thành (vippasannena cetasā): với tâm đạo nhiệt thành do có niềm tin[249] nơi nhân quả của phước báu đó.

11. Trong Một thời gian dài (dīghaṃ antaraṃ): từ dīghaṃ và antaraṃ chỉ mang tính chất êm tai liên quan đến nguyên âm ma[250], có nghĩa là trong một thời gian lâu dài. Nhưng giờ đây chỉ còn tồn lại một ít mà thôi (tañ ca dāni parittakaṃ): nhưng giờ đây chỉ còn lại một ít nghiệp đó - kết quả của phước báu đó đã chín mùi và đạt đến trưởng thành,[251] có nghĩa là không bao lâu nữa em sẽ rời khỏi nơi đây, vì lý do đó nàng nói rằng:

12. Sau bốn tháng nữa em sẽ phải chết (udhañ catūhi māsehi kālakiriyā bhavissati): nàng chỉ ra cho thấy sau bốn tháng nữa, bốn tháng sau, vào tháng thứ năm (kể từ đây) cái chết sẽ đến với nàng. Thật đau đớn dữ dội (ekantaṃ kaṭukaṃ): khó chịu cùng cực, có nghĩa là đau khổ vô cùng do bản chất thuộc tác động[252] nơi lục căn giác quan. Khủng khiếp (gloraṃ): tàn nhẫn. Hoả ngục (nirayaṃ): hoả ngục được gọi là nir-ayaṃ vì chẳng có gì ở đó (nir -tiếp đầu ngữ phủ định) có thể tạo ra sung sướng dễ chịu. Sẽ rơi xuống: papatiss ’āhaṃ =papatissāmi ahaṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài)[253]. Và vì ở đây hoả ngục nên được hiểu là đại hoả ngục Avici nàng đã thốt lên những đoạn kệ bắt đầu vơi “có bốn góc” cho thấy hỏa ngục có hình dạng giống như (Avici).

13. Ở đây có bốn góc (catukkaṇṇaṃ): với bốn góc. Có bốn cổng (catudvānaṃ): được trang bị với bốn cổng (với một cổng) ở mỗi hướng. Được chia thành (vibhattaṃ): chia đều thành. Những phần: bhāgaso=bhāgato (một dạng ngữ pháp khác). Bằng nhau (mitaṃ): tương hợp với. Bao quanh là bức tường sắt (ayopākārariyantaṃ): vây quanh là một bức tường làm bằng sắt. Có mái sắt ở trên (ayasā paṭikujjitaṃ): có mái sắt che ở trên.

14. Sáng nóng (tejasāyutā)[254] có những ngọn lửa liên tục nối tiếp nổi lên khắp xung quanh. Khắp quanh độ một trăm yojana (do tuần) (samantā yojanasataṃ): trong khi đó[255] vây quanh bên ngoài từ mọi phía cách độ một trăm do tuần. Mãi mãi (sabbadā)[256] luôn luôn lúc nào cũng vậy. Trải rộng ra (pharitvā): trải rộng ra mãi mãi.

15 Ở đó (tattha): Trong đại địa ngục đó. Em sẽ phải trải qua: vedissaṃ=vedissāmi (một dạng ngữ pháp chuyển đổi); em phải trải qua. Do kết quả của ác nghiệp xấu xa (phalañ ca pāpakammassa) có nghĩa là việc chịu đựng những cảm thọ đau đớn tầm cỡ như vậy là do kết quả của những ác nghiệp xấu xa chính em đã thực hiện một mình[257].

Khi nàng đã cho thấy kết quả nghiệp nàng đã thực hiện và kiếp tương lai nàng phải chịu trong hoa ngục [53] thì tâm trí thiện nam đó đã nổi lên lòng từ mẫn bao la và nghĩ rằng chàng có thể là điều kiện hỗ trợ cho nàng, nói rằng, ‘ Chỉ bằng cách bố thí cho em một vật thí duy nhất, ôi Devata, thì nàng đã được đủ mọi điều mơ ước và có thể tiếp xúc với thù thắng cao cả này. Giờ đây nếu ngài thực hiện bố thí cho những thiện nam này và tưởng nhớ tới những giới đức của Đức Phật thì ngài sẽ được giải thoát khỏi tái sanh trong hoả ngục. Nữ ngạ quỉ vui mừng quá độ và nói. “Tốt lắm” và họ thoả mãn bằng đồ ăn thức uống chư thiên và ban cho họ quần áo cho họ những trang phục và đủ loại châu báu chư thiên. Nàng còn trao tận tay họ một bộ y phục chư thiên đặc biệt dành cho Đức Phật và gửi lời chào ngài: ‘Khi ngài tới thành Sāvatthī, xin thay em chào vị Đạo sư kèm theo lời nhắc nhở em gởi ngài: ‘Thưa Đức Thế Tôn, một kẻ ngạ quỉ thiên cung (vimanapeti) xin kính lễ ngài lấy đầu phủ phục dưới chân ngài.’ Nàng đã đưa tầu của họ cập bến mong muốn trong cùng ngày hôm đó, bằng sức mạnh thần thông và oai lực của nàng. Giờ các thương nhân tới được thành Sāvatthī từ cảng đó vào đúng thời gian qui định, và đi vào khu rừng Jeta. Họ dâng lên Đức Phật bộ y phục và khi họ đã chuyển lời chào của nàng họ đã nói toàn bộ vấn đề ngay từ lúc bắt đầu cho vị đạo sư được rõ. Đức Phật coi sự việc đó là nhu cầu nổi lên và diễn giải Phật Phap đến từng chi tiết cho đám đông tụ tập tại đó. Vào ngày hôm sau các thiện nam đó đã tổ chức một cuộc bố thí rất lớn cho tăng đoàn các tỳ khưu có Đức Phật dẫn đầu, và hồi hướng của thí đó cho nàng. Khi nàng rời khỏi cõi ngạ quỉ nàng tái sanh trong một thiên cung làm bằng vàng nơi cõi Tam Thập Tam, rực rỡ với nhiều loại châu báu và một đoàn tỳ tùng gồm một ngàn tiên nữ.

 

I.11 Chú giải chuyện ngạ quỉ CON VOI
[Nāgapetavatthuvaṇṇanā]

Người dẫn đầu cưỡi trên lưng bạch tượng’ Vị Đạo sư đã thuật lại chuyên kể này đang khi ngài còn lưu lại trong khu rừng Jeta nói về hai ngạ quỉ trước kia là các vị bà la môn.

Người ta kể lại rằng có một vị trưởng lão tên là Samkicca mới lên bảy tuổi đã đắc đạo quả A-la-hán khi còn đang lưu lại trong sảnh đường xuống tóc và còn là một Sa di sống chung với ba mươi tỳ khưu trong một khu rừng thanh vắng. [54] Sau khi đã bảo vệ những tỳ khưu này thoát khỏi cái chết gần kề vào tay năm trăm tên cứơp và ngài đã giáo hóa ho, rồi cho họ được phép xuất gia. Thế rồi ngài đến gặp Đức Thế Tôn.[258] Ngài diễn giải Phật Pháp cho các tỳ khưu và vào ngày cuối cùng họ đã đắc đạo quả A-la-hán. Thế rồi khi trưởng lão Samkicca đã đủ tuổi và thọ cụ túc giới ngài đã đến thành Bernares với năm trăm tỳ khưu và lưu lại trong thành Isipatana[259]. Dân chúng tụ tập lại trước sự hiện diện của vị trưởng lão, nghe ngài diễn giải Phật Pháp và với lòng sùng kính, họ đã chia thành nhiều nhóm trên đường phố, tổ chức bố thí cho những người mới tới.[260] Có một thiện nam đã thôi thúc dân chúng bố thí vật thực thường xuyên và chúng sanh đã làm như vậy tùy theo khả năng của mình.

Bấy giờ vào thời đó trong thành Bernares có một vị bà la môn theo tà kiến, người này có hai con trai và một con gái. Con trai cả lại kết thân với thiện nam đó. Thiện nam này đã dẫn anh ta đến gặp vị trưởng lão Samkicca và ngài đã diễn giải Phật Pháp cho anh ta, nhờ đó tâm của anh ta đã trở nên mềm mại. Thế rồi thiện nam nói với anh ta “Bạn nên bố thí vật thực thường xuyên cho một tỳ khưu.’ ‘Theo truyền thống người bà la môn không bố thí thường xuyên vật thực cho các sa môn là thành viên dòng tộc Thích ca, thế nên tôi không làm việc này được.’ ‘Thế bạn lại không bố thí[261] vật thực cho cả ta nữa hay sao?’ thiện nam đó hỏi lại, “Làm sao tôi lại không làm thế,’ cậu trả lời, ‘trong trường hợp đó xin hãy bố thí cho một tỳ khưu những gì anh bố thí [262] cho tôi.’ ‘Tốt lắm,’ cậu ta đồng ý và ngày hôm sau khi vẫn còn sớm anh ta đã đi tới thiền viện, kiếm một tỳ khưu và rồi cho ông ta ăn. Thời gian trôi như vậy người em trai và em gái của anh ta nhận ra hạnh thiện nơi các vị tỳ khưu, lắng nghe Phật Pháp và tìm được niềm tin nơi giáo lý của Đức Phật, họ sung sướng thực hiện phước báu. Quả thật ba người đã bố thí tùy theo khả năng của mình, để tỏ lòng tôn kính, sùng mộ và tôn trọng các vị sa mônvà các vị bà la môn. Tuy nhiên cha mẹ của họ lại không có niềm tin và không tỏ lòng tôn kính thiếu kính lễ đối với các sa mônvà các vị bà la môn và họ không quan tâm gì đến phước báu cả. Họ hàng nội ngoại lại yêu cầu gả chồng cho cô con gái trẻ tuổi của hai ông bà, và bắt cô phải lập gia đình với người cháu họ ngoại. [55] Nhưng cậu ta đã lắng nghe Phật Pháp trước sự hiện diện của trưởng lão Samkicca, lòng tràn đầy xúc động, cậu lại thường xuyên với tư cách là người xuất gia đã đến nhà mẹ mình để dùng cơm. Mẹ cậu ấy đã ra sức dụ dỗ cậu đồng ý lấy người em gái bà con bên ngoại[263]. Chính vì vấn đề này cậu đã rất bất mãn và đến gặp vị đạo sư của mình nói rằng, “Bạch thầy, con muốn hoàn tục, xin thầy chấp thuận.’ Đạo sư nhận thấy cậu có đầy triển vọng trở thành một đồ đệ (savaka) bèn nói rằng, ‘Hỡi sa di, xin đợi cho một tháng được không’ ‘Thôi được’ cậu đồng ý và khi một tháng trôi qua cậu ta đến gặp đạo sư và thưa lại với ngài cùng một cách như trên. Đạo sư lại bảo, ‘Xin đợi thêm hai tuần nữa.’ Khi hai tuần đã trôi qua và cậu ta lại đề nghị với đạo sư giống như lần trước. ‘Xin đợi thêm một tuần nữa.’ ‘Tốt thôi’ Sa di lại đồng ý. Trong tuần lễ ấy nhà của bà cô Sa di đã bị bão đánh sập. Khi một trận mưa bão lớn đã thổi bay mái tranh và những bức tường cũ[264]’ và người bà la môn và vợ ông ta, hai con trai và con gái đã chết vì nhà sập đè phải. Trong số họ, người ba la môn và vợ đầu thai vào cõi ngạ quỉ trong khi đó hai con trai và cô con gái được đầu thai vào cõi Chư Thiên. Trong số các vị chư Thiên này người con trai cả tái sanh trên lưng voi, người con thứ tái sanh trong chiếc xe lừa kéo và người con gái lại tái sanh nằm trên chiếc kiệu bằng vàng. Vợ chồng vị Bà la môn mỗi người cầm chiếc búa tạ bằng sắt khổng lồ và đánh nhau, họ lấy búa bổ nhau và tạo ra những vết thương sưng phồng lên, mỗi vết sưng phồng lên lớn bằng cái lu đựng nước khổng lồ xưng lên ở những vị trí họ bổ vào nhau, vết sưng nổi lên một đầu mụn nhọt rồi vỡ ra. Hai người đã làm vỡ những vết sưng của nhau và lâm vào khủng hoảng do nghi hoặc nhau, họ nguyền rủa nhau bằng những lời thô lỗ như, đồ uống máu uống mủ ấy vậy họ vẫn chưa thoả mãn.

Thế rồi lúc này Sadi vẫn chưa thoả mãn, lại đến gặp đạo sư rằng, ‘Bạch thầy, con đã đợi thầy cho phép trong nhiều ngày, con muốn hoàn tục, xin thầy cho phép con.’ thế rồi vị đạo sư lên tiếng, ‘Hãy quay trở lại đây trước lúc mặt trời lặn vào trước ngày cuối tháng’ và hãy tới và dừng lại một chút thời gian ngay cạnh thiền viện Isipitana. Thế là vào lúc đó hai vị Chư Thiên đang đi, cùng với người em gái, trên cùng một con đường để nhập bọn cùng các yakkhas. Cha mẹ họ tay cầm gậy đuổi theo[265] và văng ra những lời thô lỗ. [56] họ có tướng mạo đen đủi, mái tóc rối bù gớm ghiếc tung bay[266] đã đè nặng lên họ, và giống như thân cây thốt nốt bị sấm chớp đánh cháy[267] dở dang. Máu chảy ra ở nhiều nơi và mủ cũng chảy thành giọt trên thân xác nhăn nheo – thật là một cảnh tượng kinh dị và ghê rợn. Thế rồi vị trưởng lão Samkicca với oai lực thần thông đã khiến cho thầy Sa di nhìn thấy toàn bộ hai người đang đi theo sau, và sau đó nói rằng, ‘Này sadi ngươi có nhìn thấy họ đang theo nhà ngươi chăng?’ ‘Dạ có, thưa thầy con nhìn thấy ạ (sadi trả lời), ‘Thôi được hãy hỏi xem những nghiệp họ đã làm[268] , rồi thầy sadi bắt đầu hỏi từng người đi theo bắt đầu với người cưỡi trên lưng voi. Họ cho biết, ‘Lần lượt thầy sadi cũng hỏi cả những ngạ quỉ đi phía sau’ và nói với các ngạ quỉ bằng những đoạn kệ sau:

1.      Người đi đầu cưỡi trên lưng bạch tượng, tuy nhiên người đi giữa ngồi trên xe lừa kéo, trong khi đó thiếu nữ đi đàng sau lại được khiêng trên chiếc kiệu bằng vàng. Họ toả sáng khắp mười phương thiên hạ.

2.      Nhưng nhà ngươi, cầm búa trong tay với bộ mặt thiểu não và nước mắt, thân mình nứt nẻ và sây sát, các người đã thực hiện ác nghiệp nào khi còn sống nơi cõi chúng sanh đến nỗi phải uống máu mủ ghê tởm đến thế?’

1. Ở đây đi đầu tiên (purato): đi trước tất cả mọi người. Bạch (setena): màu xám bệch. Người tiến lên phía trước (paleti): người đi tới. Tuy nhiên người đi ở giữa (majjhe pana): giữa người cưỡi trên lưng voi và người được khiêng trên kiệu. Người đi trên xe lừa kéo. (assatarīrathena): người tiến lên phía trước bằng xe lừa kéo. – đây chính là điều ta cần phân tích. Được dẫn đi (nīyati): được chở đi. Toả sáng hoàn toàn khắp mười phương thiên hạ. (obhāsayantī dasa sabbato disā): toả sáng khắp mười phương với tia sáng phát ra từ thân xác nàng và với tia sáng phát ra từ y phục và các đồ trang sức[269] v.v...

2. Tay cầm búa (muggarahatthapāṇino): những ai cầm búa (pāṇisu) trong tay (ở đây) được coi như là trong tay họ (hattha) cầm búa’; chính[270] ‘tay họ’ lại được thêm nghĩa với từ hattha do thực chất là thông thường lại biểu thị pāṇi là một dụng cụ làm bằng gỗ dùng để nện mịn đất v.v... [271] với thân hình nứt nẻ và sây sát (bhimapabhnnagattā): với thân hình sây sát và nứt nẻ do những vết búa nện vào. Giờ đây nhà ngươi phải uống máu mủ: pivātha=vivatha (metri causā).

[57] Khi thầy Sadi hỏi như vậy xong, những ngạ quỉ đó đã trả lời bằng bốn đoạn kệ kể lại toàn bộ câu chuỵên như sau:

3.      Người dẫn đầu cưỡi trên lưng voi, một con bạch tượng bốn chân, đó là con trai cả của chúng ta. Sau khi đã bố thí, nay con trai chúng ta cảm thấy sung sướng và hạnh phúc.

4.      Người tiến bước ở giữa trên chiếc xe lừa kéo đang phi nước đại [272], là cậu con trai thứ hai của chúng ta, không bủn xỉn và là bậc thầy trong việc bố thí, giờ đây con trai ta đang toả sáng rạng rỡ.

5.      Người con gái đi cuối cùng được cáng trên kiệu vàng, là cô gái với mắt nai hiền dịu. Nàng chính là con gái chúng ta và trẻ nhất trong ba đứa con chúng ta. Thoả mãn với một nửa phần ăn nàng có được giờ đây con gái chúng ta vô cùng sung sướng và hạnh phúc.

6.      Giờ đây trong quá khứ cả ba đã bố thí cho các vị sa mônvà các vị Bà la môn; với lòng sốt mến; tuy nhiên chúng ta lại tỏ ra bủn xỉn và chế nhạo các vị sa mônvà các vị bà la môn. Các con ta đã bố thí và nay đã hoàn toàn toại nguyện trong khi đó bản thân chúng ta lại héo tàn giống như đám lau xậy bị cắt bỏ.’

3. Ở đây người dẫn đầu (purato va yo gacchati): người đi trước những kẻ cùng đi. Một cách giải thích khác lại là yo so purato gacchati (người đàng trước) có nghĩa là người đi trước những người đi theo. Cưỡi trên lưng voi (kuñjarena): cưỡi trên lưng voi thế nên được gán cho tên gọi là kuñjana vì cỗ tượng đó đã mang đến cho trái đất (kam) này sự huỷ diệt (jīrayati): hay nói cách khác vì con voi đó đã xuất hiện nơi những thung lũng (kuñjesu) khiến cảm thấy sung sướng hạnh phúc, và con vật đã rảo quanh khắp nơi.[273] Trên lưng... một cỗ tượng (nāgena): con long tượng đó không có gì tiến lại gần được và lại có thể chinh phục[274] được hết mọi sự. Con vật có bốn chân (catukkamena): con vật có bốn chân cả thẩy. Con cả (jeṭṭhako): được sanh ra đầu tiên.

4. Được thắng bốn ách (catibbhī): tra bốn ách cho con lừa cái. Đang phi nước đại (suvaggitena):15 Di chuyển uyển chuyển và nhanh nhẹn.

5. Với mắt nai dịu dàng. (migamanddlocanā): với hai mắt diệu dàng mềm mại giống như mắt nai. [58] Với chỉ một nửa khẩu phần ăn của nàng: bhāgaḍḍhabhāgena = bhāgassa aḍḍhabhāgena (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài) ý nghĩa ở đây chính là nàng đã loại bỏ một nửa đồ ăn nàng nhận được cho mình. Sung sướng: sukhī = sukhinī; điều này được đưa ra ở đây có ý định làm méo mó giới tính.

6. Hay lăng mạ (paribhāsakā): sỉ nhục. Giờ đây họ tự thoả mãn chính mình (paricārayanti): họ thỏa mãn các căn tuỳ ý thích bằng những khoái cảm chư thiên, hay tự vui chơi thỏa thuê (paricariyaṃ [275] kārenti) với đoàn tùy của mình do những thù thắng đầy oai lực nơi những thiện nghiệp[276] họ đã đạt được. Trong khi đó chúng ta bị héo mòn giống như đám lau sậy đã bị cắt bỏ. (mayañ ca sussāma naḷo va chinno) nhưng chúng ta lại phải héo mòn giống như bụi lau sậy đã vị cắt phơi dưới ánh nắng mặt trời, chúng ta đã bị thiêu đốt và khô héo do đói khát và do cú đấm chí tử chúng ta (đã nhận được từ tay người khác).

Khi họ đã làm rõ những ác nghiệp xấu xa, họ đã thông báo cho ngài biết chính họ là dì dượng của Sa di đó. Khi biết được điều này vô cùng bối rối vị Sadi đã thốt lên đoạn kệ sau đây hỏi xem làm thế nào những kẻ bất nhơn[277] đó đã chiếm được vật thực đó.

7.      Nhà ngươi dùng vật thực gì? Giường nằm của nhà ngươi ra sao?[278] Các ngươi tự nuôi sống bằng cách nào, các ngươi là ai mà lại mang bản chất xấu xa đến vậy, cho dù sống giữa vô vàn vô số tài sản dồi dào đến vậy các ngươi lại để duột mất[279] hạnh phúc và lúc này lại rơi vào cảnh khổ đến như vậy?’

7. Ở đây nhà ngươi dùng vật thực gì? (kiṃ tumthākaṃ bhojataṃ): nhà ngươi ăn vật thực gì? Nhà ngươi dùng loại giường nào để nằm nghỉ? (kim sayānā): nhà ngươi nằm nghỉ trên loại giường nào? Một số người lại giải thích “việc ngủ nghỉ của các ngươi như thế nào?[280] các ngươi duy trì cuộc sống bằng cách nào?(kathaṃ su yāpetha): nhà ngươi duy trì cuộc sống bằng cách nào vậy? Một cách giải thích khác có thể là kathaṃ vo [281]yāpetha = kathaṃ tumhe yāpetha (một dạng ngữ pháp chuyển đổi), có nghĩa là nhà ngươi duy trì cuộc sống ra sao?Tự bản chất nhà ngươi quá xấu xa (su pāpadhamunino): tự bản chất nhà ngươi thuộc hạng người quá xấu xa. Cho dù có sống giữa một đống tài sản dồi dào (pahūtabhogesu): cho dù ở giữa một đống tài sản dồi dào và bao la. Dư thừa: anappakesu= na appakesu (một dạng ngữ pháp hoán chuyển); rất nhiều. Để lỡ mất cơ hội được hạnh phúc (sukhaṃ virādhāya): [59] để mất, bỏ mất cơ hội chiếm được hạnh phúc bằng cách bỏ qua không thực hiện những nghiệp thiện. Một số người giải thích là ‘bỏ mất cơ hội hạnh phúc (sukhassa virādhena)[282]. Ngày hôm nay nhà ngươi đã phải đau khổ khốn cùng (dukkh’ajja pattā): quả thật hôm nay, chính hôm nay, nhà ngươi đã phải đau khổ khốn cùng vì phải tái sanh nơi cõi ngạ quỉ.

Khi ngài Sadi hỏi như vậy, các ngạ quỉ đã thốt lên những đoạn kệ này để trả lời những điểm[283] ngài Sadi đã đặt ra:

8.      Khi chúng ta đánh nhau, chúng ta sẽ phải uống máu mủ; chúng ta phải uống thật nhiều nhưng không đem lại bổ dưỡng gì, chúng ta không thể thoả mãn.

9.      Chính vì thế quả thật những kẻ phàm phu không sẵn sàng bố thí cũng sẽ phải than vãn sau khi chết[284] chúng sẽ trở thành cư dân nơi cõi diêm vương; những kẻ nào đã hiểu[285] và có được nhiều của cải lại không sử dụng, ngay cả không thực hiện bất kỳ phước báu nào.

10.  Những người này đã phải trải qua đói khát ngay sau đó những ngạ quỉ đó cháy bỏng[286] đã bị thiêu đốt trong một thời gian lâu dài. Sau khi đã tạo ra những nghiệp gây đau khổ [287] cùng cực và khó chịu.

11.  Quả thật những tài sản và lợi lộc tồn tại [288] quá ngắn ngủi [289]. Khi nhận ra những hay thay đổi chỉ là vô thường. Những người hiền đức nên tạo cho mình nơi nương tựa vững chắc.

12.  Những kẻ nào am hiểu điều này được coi la người sành sỏi Phật Pháp; lắng nghe lời dạy của các bậc Thánh A-la-hán họ không chây lười thực hiện bố thí.

8. Ở đây chúng ta không được nuôi dưỡng (na dhātā homa): chúng ta không được nuôi nấng. Không được thoả mãn, toại nguyện. Chúng ta không thể thỏa mãn: na ruccādimhase= na ruccāma (một dạng ngữ pháp hoán đổi): chúng ta không khoái cảm, ý nghĩa ở đây là chúng ta không được uống thoả thích.

9. Quả thật như vậy (icc’eva): chính bằng cách này. Những kẻ phải chết cũng đã ta thán (maccā paridevayanti): cả những kẻ khác, giống như chúng ta cũng đã làm những điều xằng bậy, họ cũng than vãn và kêu gào năn nỉ. Không sẵn sàng thực hiện bố thí (adāyakā): bủn xỉn, keo kiệt, thiếu nhân đức quảng đại. Họ trở thành cư dân Diêm Vương. (Ymassa thāyino): tự bản chất họ phải cư trú nơi cõi ngạ quỉ, nơi trú xứ Diêm Vương được biết với tên gọi là cõi diêm vương. [60] Những kẻ nào được biết và có nhiều của cải. (ye te viditvā adhigamma bhoge): những kẻ nào được biết đến và chiếm hữu được nhiều của cải sẽ có được hạnh phúc tột đỉnh cả bây giờ và nơi kiếp sau nữa. Nhưng kẻ nào không biết tận dụng của cải cũng không thể thực hiện phước báu (na bhuñjane nā pi karonti puññaṃ): nhưng kẻ nào giống như chúng ta lại không tự tận dụng được điều đó, cũng như không thực hiện được nhiều phước báu bao gồm việc bố thí và bố thí cho người khác

10. Về sau những kẻ này phải trải qua đói khát (te khuppipāsūpagatā parattha): những chúng sanh này lại ước muốn được ăn uống chế ngự và đói khát ngay sau đó. Trên cõi ngạ quỉ và ở kiếp sau nữa. (những ngạ quỉ này đã nóng nẩy, vì đã bị thiêu đốt trong một thời gian dài.(ciraṃ jhāyare ḍayhamānā) có nghĩa là những ngạ quỉ này đã bị nóng nẩy, do đã bị thiêu đốt trong một thời gian dài bằng ngọn lửa lương tâm và suy nghĩ. Quả thực chúng ta đã làm ác nghiệp, chúng ta không những chỉ làm ác nghiệp v.v... và do ngọn lửa khổ cực do đói khát tạo ra. Tạo ra khổ cực cùng quẫn. (dukkhudrayāni): kết thúc trong đau khổ. Thành quả cay đắng là họ phải chịu khổ cực cùng quẫn (anubhonti dukkhaṃ kaṭukapphalāni): sau khi đã làm ác nghiệp. Tạo ra chánh quả không được ước ao họ đã phải chịu cùng khổ đặc biệt nơi cõi hư mất [290] trong một thời gian dài.

11. Có đời sống ngắn ngủi (ittaraṃ): không tồn tại lâu dài, vô thường, phải chịu thay đổi. Ở đây mạng sống con người trôi đi quá nhanh (ittaraṃ idha jīvitam): cuộc sống chúng sanh ở trên cõi đời này trôi đi quá mau, nơi cõi chúng sanh này, trôi qua, biến mất, giới hạn và ngắn ngủi. Vì lý do này Đức Phật nói, “ những kẻ nào sống lâu cũng chỉ sống được khoảng một trăm năm là cùng hay lâu hơn một chút.’ Biết được các pháp mang tính chất thay đổi là vô thường (ittaraṃ ittarato ñatvā): biết chắc được bằng trí thông minh những tiện nghi đó như là giàu có và của cải v.v... và cả sanh mạng con người đều mau trôi qua, biến mất, tạm thời và không tồn tại lâu dài. Người hiền đức nên kiếm nơi nương tựa (dīpaṃ kayirātha paṇḍito): người hiền đức nên tìm kiếm nơi nương tựa, sự hỗ trợ, sẽ trở thành căn bản cho hạnh phúc và niềm sung sướng[291] nơi kiếp sau

12. Những kẻ nào am hiểu điều này (ye te evaṃ pajānanti): những kẻ nào thực sự [292] phát hiện được bản chất chóng qua của kiếp sống con người cũng như tài sản giàu sang. Họ không được sao nhãng bố thí luôn mãi. Sau khi đã nghe lời giảng dạy của các vị thánh A-la-hán [293](sitvā arāhataṃ vaco) như thể các vị Đức phật v.v... Điều còn lại đã quá rõ ràng.

Khi những ngạ quỉ đó đã giải thích những điểm vị sa di đã hỏi, chúng lên tiếng nói rằng, ‘khi ngài sadi nghe biết điều này, họ nói, ‘chúng ta quả là dì dượng của ngài.’ Khi ngài nghe được điều này, vị Sa di vô cùng bối rối, xua tan mọi bất mãn và rồi cúi đầu gập xuống dưới chân vị đạo sư, nói rằng, ‘Thưa ngài, [61] bất kỳ lòng thương nào được bố thí cũng đã được ngài bày tỏ ra cho ta biết. Chắc chắn ta sẽ không phải rơi vào cõi bất hạnh và được bảo vệ không phải rơi vào cõi bất hạnh.[294] Giờ đây ta không quan tâm gì đến cuộc sống gia đình nữa ta sẽ tìm kiếm hạnh phúc nơi cuộc sống phạm hạnh.’ Thế rồi vị trưởng lão Samkicca đã để lại cho đệ tử một chủ đề thiền thích hợp với tâm của vị đó. Nhờ ngài chuyên tâm với đề mục thiền đó và chẳng bao lâu sau ngài đã đắc đạo quả A-la-hán. Trưởng lão Samkicca đã nêu vấn đề này cho Đức Phật, vị đạo sư coi đó là vấn đề khởi sanh và diễn giải rất chi tiết về Phật Pháp cho đám đông qui tụ lại tại đó. Giáo lý đó đã đem lại lợi ích cho hết thảy mọi người.

 

I. 12 Chú giải chuyện ngạ quỉ CON RẮN
[Uragapetavatthuvaṇṇanā]

‘Giống như con rắn lột bỏ lớp da già cỗi của mình’. Vị Đạo sư đã thuật lại chuyện kể này khi ngài còn đang lưu tại trong khu rừng Jeta liên quan đến một thiên nam nọ.

Người ta kể lại rằng trong thành Sāvatthī có cậu con trai của một thiện nam nọ đã qua đời, đầy lòng xấu hổ và than vãn về cái chết của con trai mình, thiện nam đó chỉ lưu lại trong nhà, không thể ra ngoài cũng như không làm được bất kỳ công việc nào. Thế rồi vào lúc bình minh ló rạng, vị Đạo sư xuất khởi hành thiền về lòng đại bi[295] và đang quan sát cõi thế gian bằng Phật nhãn của mình[296], ngài đã phát hiện thiện nam đó. Ngay sáng sớm hôm đó ngài mặc y phục vào, lấy bát khất thực, ra đi và đến đứng ngay trước cửa nhà thiện nam đó. Khi Thiện nam nghe tin Đức Phật đến thăm, ông ta nhanh chóng trỗi dậy ra ngoài đón ngài. ông ta đỡ lấy bát khất thực của ngài và mời ngài vào nhà và dâng cho ngài chỗ ngồi trịnh trọng nhất. Thế rồi thiện nam đảnh lễ ngài và ngồi sang một bên kế cận ngài. Đức Thế Tôn tôn cất tiếng hỏi, “Tại sao, hỡi thiện nam, tại sao nhà ngươi trông ra vẻ như một ngươi sầu khổ như vậy?’ ‘Thưa Đức Thế Tôn, vâng thưa ngài, con trai tôi đã qua đời. – vì lý do đó tôi bị sầu khổ dầy vò.’ (ông trả lời). Thế rồi Đức Thế Tôn tụng Kinh Xà bản sanh để xua tan nỗi buồn khổ cho ông ta.

Cách đây đã lâu, có một gia đình Bà la môn tên là Dhammapāla trong thành Bernares thuộc vương quốc Kasi, toàn bộ thành viên trong gia đình gồm – vị Bà la môn, và vợ ông ta, con trai và con gái, con dâu và đầy tớ gái – tất cả đều có thói quen nhập niệm về sự chết[297]. [62] Bất cứ khi nào có người rời khỏi gia đình, người đó đều dặn dò những thành viên còn lại và rồi an tâm ra đi. Thế rồi một ngày kia vị Bà la môn cũng lên đường rời khỏi gia đình người con trai cả ra đồng cầy ruộng đang khi người con trai nổi lửa đốt cỏ khô và cây củi. Ngay lúc đó thì một con rắn độc màu đen, vì sợ chết cháy đã vội chuồn khỏi hốc cây và mổ người con trai của vị bà la môn, do ảnh hưởng của nọc độc cậu đã bất tỉnh, té ngay tại chỗ và rồi qua đời. Sau đó và tái sanh thành một Sakka, vua các chư thiên. Khi vị bà la môn phát hiện con trai mình đã chết, liền nói với một người đi ngang qua nơi ông ta đang làm việc nói rằng, ‘Thưa ngài kính mến, xin ngài đi tới nhà tôi và báo cho vợ tôi biết là nàng hãy tắm sách và mặc y phục sạch sẽ, và rồi ra đây mang theo vật thực dành cho một người ăn cùng với vòng hoa và hương nhang v.v... ; người đó đi tới đó và thông báo cho vợ vị bà la môn biết sự việc đúng như vậy và các thành viên trong gia đình cùng thực hiện y như lời ông dặn, Vị bà la môn tắm rửa sạch sẽ, ăn cơm xức dầu và, cùng với những người hầu, họ đã đặt xác con trai trên dàn thiêu hoả táng, và nổi lửa đốt. Rồi đứng đó nhìn tựa như ông chỉ đốt một đống củi mà thôi, không chút buồn khổ cũng như khổ sở gì nhưng với tâm chuyên chú với ý nghĩ vô thường.

Giờ đây chính vị Bồ Tát của chúng ta vào lúc đó là con trai vị bà la môn đã tái sanh thành Dạ Xoa[298]. Khi ngài quán niệm về những phước báu ngài đã làm trong quá khứ, Bồ Tát cảm thấy thương xót đối với người cha và những người họ hàng thân thuộc đã xuất hiện tại đó giả dạng thành một vị Bà la môn. Khi ngài nhận thấy họ hàng thân thuộc không có ai than khóc mình cả, liền nói, “Này các ngươi, - các ngươi đang nướng món thịt nơi gì đó. làm ơn cho chúng ta một ít để ăn; tôi đói bụng lắm rồi!’ ‘Đâu có phải thịt nai, thưa ngài bà ma môn, đó là người chết, hắn đáp lại. ‘Thế có phải là kẻ thù của ngươi chăng?’ ‘người đó không phải là kẻ thù đâu nhưng đó chính là cốt nhục của ta, chính là con trai ta đó, một cậu bé có giới đức.’ Khi nghe thấy điều này, vị bà la môn thốt lên hai đoạn kệ nói lý do tại sao ông không khóc thương con trai mình.

1.      ‘Giống như con rắn lột bỏ lớp da già cỗi của mình, đó chính là bản ngã, và rồi đi theo lối riêng của mình, chính vì thế vào lúc chết ngạ quỉ [299] chính là thân xác vô dụng của con trai tôi.

2.      Điều gì đang cháy trên kia chẳng ý thức được lời than vãn của họ hàng ruột thịt chính vì thế mà thôi không than khóc con trai tôi; nó đã ra đi đến bất kỳ chỗ nào là định nghiệp của nó.

1. [63] Về điểm này con rắn (urago): urago là một từ để mô tả con rắn; chính là con vật di chuyển (gacchati) trên bụng (urena) của nó. Lớp da già cỗi của mình (tacaṃ jiṇṇaṃ): lớp da, xác rắn lột, đã già cỗi, hư hỏng do tình trạng lão hóa. Loại bỏ cái vỏ của mình và rồi đi tiếp tới. (hitvā gacchati santanuṃ): giống như loài rắn bò qua cây cối, cành cây, rễ cây hay đất đá, đã loại bỏ được chính lớp da già cỗi lão hóa đang gây sầu khổ, giống như cởi bỏ một chiếc áo chật sát mình, và sau khi đã loại bỏ được, vứt sang một bên, rồi có thể dễ dàng di chuyển tuỳ ý mình thích, cũng như vậy chúng sanh đang trôi dạt[300] trong vòng luân hồi cũng loại bỏ được tấm thân què quặt do phước báu trong quá khứ đã cạn kiệt và rồi có thể di chuyển theo nghiệp của mình, có nghĩa là người đó tái sanh nơi kiếp sống mới. Cũng vậy (evaṃ): ông ta nói điều đó chỉ vào thân xác đang cháy của con trai mình. Thân xác vô dụng của con trai tôi. (sarīre nibbhoge): tấm thân vô dụng không còn dùng được vào việc gì nữa; như vậy đối với con trai tôi thì cũng giống thế với người khác vậy. Cái ngạ quỉ (pete): khi sức sống, hơi nóng và ý thức đã biến mất, chỉ còn lại cái xác chết vô dụng[301]. Vào lúc chết (kākakate sati): khi ta đã qua đời.

2. Chính vì thế (tasmā): Vì do ý thức đã ra đi, thì thân xác đang bị thiêu đốt kia chẳng biết gì đến đau khổ vì đang bị đốt cháy và cũng chẳng ý thức được là bà con thân thuộc đang khóc thương và than vãn thê lương, chính vì thế ta đã không khóc để tạo cớ không đúng về con trai ta. Con trai ta đã đi đến bất kỳ chỗ nào đã định sẵn cho nó rồi (gato so tassa yā gati): Tuy nhiên những kẻ đã chết không phải đã bị triệt đoạn; nói đúng ra, ngay sau khi chết[302], người đó đi đến bất kỳ nơi đâu mà nghiệp của kẻ chết tìm thấy cơ hội[303] cho mình số mệnh đã định sẵn. Kẻ đó không mong chờ những người họ hàng thân thuộc khóc lóc than vãn, nhìn chung điều đó cũng chẳng đi đến đâu cả, đây là ý nghĩa.

Khi vị bà la môn đã cho thấy tính thuần thục của mình trong việc chú tâm hoàn toàn về ý niệm vô thường như vậy, thì Sakka giả dạng thành một vị bà la môn, liền nói với vợ vị bà la môn rằng, ‘Thưa bà, người chết là gì với bà?’ ‘ Thưa ngài, nó là con trai trưởng của tôi, là đứa con tôi đã cưu mang trong mười tháng, tôi đã cho bú mớn, dậy dỗ cho biết bò và đi đứng.’[304] Cho dù người cha của cô ấy không khóc, đó lại là bản tánh của người đàn ông, chắc chắc tấm lòng của người mẹ thì mềm mỏng hơn – thế tại sao bà cũng không khóc? Khi bà nghe qua điều này, bà liền thốt lên hai đoạn kệ nói lên lý do tại sao bà cũng không khóc con trai:

3.      [64] Con tôi đến đây không ai mời mọc, và ra khỏi đây cũng không xin phép ai cho. Nó đến như thế nào thì ra đi cũng như vậy. Trong những trường hợp như vậy khóc lóc nào có lợi ích gì?

4.      Cái thân đang thiêu trên dàn kia không biết được lời than vãn của họ hàng thân thuộc. Chính vì thế tôi chẳng than khóc làm gì; nó sẽ đi đến bất kỳ nơi nào đã định phần cho nó rồi.

3. Về điểm này không được mời [305] (anabbhito): không được điệu tới; không được sai tới, nói rằng, ‘nào đến đây làm con trai ta đi!’Từ nơi đó (tato) từ nơi đã cư trú trước đó, từ thế giới[306] khác. Nó đã đến (như thế nào): āgā = āgacchi ( một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Không được phép (nānuññato): không một lời cáo từ, chúng ta cũng không sai nó đi, nói rằng, ‘hỡi con trai, hãy sang thế giới bên kia!’ Từ đây (ra đi) (ito): Cõi đời này[307]. Ra đi (gato): rời khỏi. Vì nó đến như thế nào (yathā gato): nó tới bằng cách nào, có nghĩa là nó tới không[308] có lời mời của chúng tôi. Chính vì thế nó ra đi (cũng vậy) (tathagato): nó cũng ra đi như vậy. Vì nó xuất hiện trên cõi đời này là do nghiệp của chính nó, thì nó ra đi cũng vậy, có nghĩa là cũng do chính nghiệp của nó mà thôi; theo cách đó ta chứng tỏ[309] được cách vận hành của nghiệp là như thế nào. Trong những hoàn cảnh như vậy thì khóc lóc có lợi ích gì? (tattha kāa paridevanā): vì ta chẳng kiểm soát được vòng luân hồi luân chuyển như thế nào. Như vậy thì khóc lóc kẻ chết liệu có lợi ích gì cho cam. Điều đó cho thấy thật không thích hợp cũng như không nên làm như vậy đối với người có trí.

Khi vị Bồ Tát nghe vợ vị bà la môn nói như vậy, ngài liền hỏi em gái của người chết, ‘Này cô gái, người chết thế nào với cô vậy?’ ‘thưa ngài, là anh trai của con đó.’ ‘con yêu, thế chắc hẳn các chị em gái đều hết mực yêu thương anh của mình thì phải; thế tại sao cô không khóc lóc gì cả.’ Nàng thốt lên hai đoạn kệ nói rõ lý do nàng không khóc như sau:

5.      ‘nếu tôi khóc lóc chắc chắn tôi sẽ trở nên tiều tụy. Điều đó mang lại kết quả gì cho tôi? Nó còn gây cho bà con họ hàng và những người đến phúng điếu[310] thêm buồn khổ hơn mà thôi.

6.      Cái xác không hồn kia chẳng biết được lời than vãn của anh em họ hàng đâu. chính vì thế tôi không than khóc anh tôi; anh ấy đã ra đi đến chỗ định phần cho mình rồi.

5. Về điểm này Nếu tôi khóc lóc tôi sẽ trở nên tiều tụy (sace rode kisā assaṃ): nếu như tôi khóc lóc thảm thiết tôi sẽ trở nên tiều tụy và thân xác tôi sẽ bị kiệt quệ Đối với tôi điều đó mang lại kết quả gì? (tattha me kiṃ phalaṃ siyā): Tuy vậy điều đó sẽ mang lại kết quả gì cho tôi, làm lợi ích gì cho tôi, khi phải khóc cái chết của người anh mình? [65] Anh tôi cũng chẳng sống lại đuợc hay anh tôi cũng chẳng tiến tới cõi hạnh phúc được đâu. – đây là ý nghĩa. Điều đó còn biến họ hàng, anh em và bạn hữu chỉ đau buồn thêm mà thôi (ñātimittasuhajjanaṃ bhīyo no arati siyā). Khi tôi khóc lóc than vãn cái chết của anh tôi, chắc hẳn chỉ thêm buồn khổ đau đớn thêm cho những người họ hàng anh em và bạn bè mà thôi.

Khi nghe người em gái nói như vậy, Bồ Tát liền hỏi vợ của người chết, ‘người chết là gì với cô?’ (nàng đáp lại) ‘Thưa ngài, là chồng của tôi.’ ‘này cô, chắc chắn những người phụ nữ đều rất yêu chồng của mình phải không, và khi họ qua đời chắc hẳn những bà quả phụ ắt hẳn phải chịu cảnh hiu quạnh cô đơn. Thế tại sao cô lại không khóc?’ nàng trả lời và thốt lên hai đoạn kệ nói lên lý do nàng không khóc chồng:

7.      ‘Giống như đứa trẻ khóc đòi lấy cho được mặt trăng, thì kẻ khóc cho người quá vãng cũng giống như vậy.

8.      Cái xác đang bị thiêu đốt kia chẳng biết được những lời than khóc của họ hàng quyến thuộc mình đâu. chính vì thế con không khóc chồng con; chàng đã đi đến bất kỳ nơi nào đã định phần cho chàng rồi.

7. Về điểm này, một đứa trẻ (dārako): một đứa bé khờ dại. Đòi cho được mặt trăng (candaṃ): đòi lấy mặt trăng cho nó. Đang mọc lên (gacchantaṃ): đang đi lên[311] (xuất hiện) trên bầu trời. Khóc lóc (anurodati): kêu gào lên, nói rằng, ‘Hãy bắt lấy bánh xe kia và đưa cho con chơi!’ Cũng với kết quả giống như vậy (evaṃ sampadam ev’ etaṃ): việc than khóc người ấy, tức là người chết, thì cũng chỉ đem lại kết quả tương tự như ước muốn bắt lấy mặt trăng đang mọc lên trên bầu trời mà thôi., vì đó là ước ao lấy một đối tương không thể nào đạt được, đó là ý nghĩa.

Khi ngài nghe được điều người vợ của kẻ quá cố[312] nói như vậy, ngài liền hỏi một đầy tớ gái. ‘này cô, người chết là gì với cô vậy?[313] ‘Thưa ngài, ông ấy là ông chủ của em.’ ‘nếu vậy, theo tôi nghĩ, ắt hẳn cô đã thực hiện công việc của mình khi bị ông chủ đánh có phải không? Chính vì thế mà cô không khóc lóc vì cô nghĩ nhờ ông chủ chết đi cô sẽ thoát khỏi tay ông ta.’ ‘Thưa ngài, xin đừng nói với em như vậy, điều ngài nghĩ không đúng đâu. [66] Con trai ông chủ của em hành động rất đúng đắn và rất kiên trì trong công việc, lại thân thiện và dễ thương. - cậu ta giống như một đứa con trai đã lớn lên do chính em cho bú mớm vậy.’ ‘thế tại sao cô không khóc thương ông ấy.?’ Nàng cũng thốt len hai đoạn kệ nói lên lý do nàng đã không khóc than ông chủ:

9.      ‘ Thưa ngài Bà la môn, chính vì một chiếc bình gốm bị bể không còn cách nào gắn lại được nữa, cũng giống như vậy, khóc cho người quá vãng cũng đem lại kết quả giống như vậy mà thôi.

10.  Cái xác chết bị thiêu kia đâu có biết được những lời than khóc của những người họ hàng thân thuộc của mình. Chính vì thế mà em không khóc cậu chủ làm chi; cậu đã đi đến bất kỳ nơi nào đã định phần cho cậi rồi.

9. Về điểm này, thưa vị bà la môn cũng giống như chiếc bình gốm đã bị bể không thể nào gắn lại được (yattha [314] pi brahme udakumbho bhinno appaṭisandhiyo): quả thật thưa ngài bà la môn, cũng như chiếc bình gốm đã bị một búa đập bể tan tành, thì không thể nào gắn lại được như cũ, không thể phục hồi lại được tình trạng nguyên thuỷ. Điều còn lại thì cũng đã rõ ràng như đã được khẳng định ở trên.

Khi Sakka nghe điều này, ngài đã diễn giải Phật Pháp cho họ, với tâm đầy tịnh tín ngài nói, ‘Các ngươi đã hoàn toàn tu tập pháp niệm về sự chết’. Từ ngày hôm nay trở đi, các ngươi không cần phải lao động trên cánh đồng cầy cấy làm chi nữa.’ ngài đã đổ đầy nhà họ với bảy loại châu báu[315] và cỗ vũ động viên họ nói rằng, ‘ Đừng có bê trễ thực hiện bố thí; hãy thọ trì ngũ giới và Bát Quan trai Giới.’ và sau khi đã hiện nguyên hình của ngài cho họ thấy ngài đã quay trở về nơi trú xứ của mìng và vị bà la môn đó cùng với những người khác thì thực hiện rất nhiều phước báu bằng bố thí v.v... và sau khi đã trải qua hết thọ mệnh của mình họ tái sanh nơi cõi Chư Thiên.

Khi vị Đạo sư thuật lại chuyện bổn sanh này, ngài đã nhổ[316] mũi tên sầu khổ khi thiện nam đó. Sau đó ngài đã diễn giải Tứ Diệu Đế và cuối cùng thì thiện nam đó đã an trú nơi thánh quả Nhập lưu.

Việc chú giải Mãng Xà Chuyện Ngạ quỉ kết thúc tại đây - như vậy việc chú giải Xà Phẩm được tô điểm bằng mười hai chuyện kể trong tập Chuyện Ngạ quỉ thuộc Tiểu Bộ Kinh cũng kết thúc[317] tại đây.

-ooOoo-


[1]. Chú giải Se Be giải thích là katthesi còn bản văn ghi là kāthesi.

[2]. Crore Ấn độ được coi la (10.000.000)

[3]. Nghĩa đen nên hiểu là thương nhân giàu có có nhiều của cải.

[4]. Chú giải Se Be giải thích là olokentā còn bản văn Kinh Tạng ghi là olokento

[5]. Tất cả bản văn Kinh Tạng ghi ở đây là rattavaṇṇaviralamālā – nhưng xin đọc PED sv virala trong đó được đề nghị từ vl rattkaṇaviramālā được áp dụng. Từ sau cũng là vòng hoa dành cho những người bị kết án trong J iii 59, iv 191, vi 406. rất ít biết về hoa khác hơn là một bó hoa (gaccha) J iii 61. v 420 và đây là điều ngược lại với cây và cây dây leo (Thanh Tịnh Đạo 183), hoa ở đây được trích có đặc tính màu đỏ thẫm (mañjettha).

[6]. Xin đọc chú giải D iii 67 = S ii 128; S iv 340tt; Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 240ff ; muốn tham khảo thêm về những cách thực hiện này liên quan đến kẻ bị kết tội.

[7]. Vajjhepahatabheridessitam aggaṃ, tất cả các bản văn Kinh Tạng. Tuy nhiên PED sv pahaṭa lại đề nghị giải thích là paṭaha-

[8]. Dibbena cakkhunā.

[9]. bhummadevesu

[10]. Chú giải Se Be giải thích là tassa passantass ’eva còn bản văn Kinh Tạng ghi là tassa…passaṃ tass’ eva.

[11]. Uḷāre devaloka, nhưng vl uḷarena mô tả phước báu, như sau: ‘cho dù người đó đáng tái sanh nơi cõi phạm thiên do phước báu nổi trội hắn đã thực hiện liên quan đến trưởng lão Moggallāna’, cách giải thích như vậy có thể không được chấp nhận vì ngài Moggallāna là một phước điền (xin đọc chú giải cấp bậc người xứng nhận phước báu trong Trung Bộ Kinh (M) iii 255) Nhưng rất có thể cõi phạm thiên nổi vượt hơn ở đây đã được định rõ nơi phần thêm ở mức độ thấp hơn, hīnakāyaṃ, nơi phần tiếp theo. tuy nhiên điều này không giải thích lời tiên đoán trước kia của ngài Moggallāna đó là ngài sẽ tái sanh thành thổ thần, có nghĩa là một mức thấp hơn.

[12]. Sinehana, hình như không khác gì với lòng biết ơn tiếp theo sau lời đề nghị. Rất có thể cõi Phạm thiên cao hơn ở trên lại ám chỉ Brahmaloka. Ya là rūpāvacara, và người đó không đạt đến được đó do găn bó thường xuyên với tham dục tà dâm, nổi lên ở mức thấp hơn do tình cảm gắn bó với người khác phái là chủ đề tái diễn nơi các chuyện kể sau này.

[13]. Ficus indic, hay là loại cây vải ấn độ

[14]. Từ này thường được giải thích là ‘nhập lưu’ nhưng hình như lại xuất phát từ sota, tai, hơn là sota là dòng sông, và như vậy có nghĩa là ‘người nghe’ có nghĩa là người nhận được lời thuyết pháp và vì thế đạt được tuệ quán. Như phần cuối chuyện kể này.

[15]. Andhakāram mapetvā; xin so sánh với cách diễn ta tương tự là andhaṃ akāsi Māram ( Trung Bộ Kinh (M) I 159, 174; xin đọc chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 434) khi một vùng tối xuất hiện quanh Ma vương, hay ma vương đó đã khiến ta không nhìn thấy gì., kẻ nào đã chứng thiền tầng, tâm thức của kẻ nào chứng đắc thiền tầng thì vượt qua tham dục tà dâm giới hạn của cõi ma vương chính là với kết quả đó thì đương sự trở nên vô hình trước ma vương. Cói các thần thổ địa không được phân biệt rõ ràng với cõi chúng sanh mà chỉ có khác nhau về kích cỡ mà thôi, nhưng chính vì sự khác biệt về qui mô như vậy con người ta khó có thể nhìn thấy cõi devatas. Bắt Sulasa không nhìn thấy được thì devata đó chẳng là gì hơn là khiến cho Sulasa trở nên vô hình nơi cõi chúng sanh, đặc bịêt với mẹ cô, hơn là thực chất lấy mắt cô ấy.

[16]. Ta không nên lẫn lộn với Mahāvihara trong Anurādhapura được đề cập đến ở trên.

[17]. Chú giải Be giải thích là paṭisamvedesi còn bản văn Kinh Tạng Se ghi là pativedesi.

[18]. Chú giải Se Be giải thích là mahapphalabhāvakāṇena con bản văn Kinh Tạng ghi là mahapphalaṃ bhāvakāranena.

[19]. Chú giải Se Be giải thích là etasan ti còn bản văn Kinh Tạng ghi là ete santi.

[20]. Chú giải Be giải thích là kilesārīnaṃ còn bản văn Kinh Tạng Se ghi là kilesānaṃ

[21]. Chú giải Be giải thích là saṃsārīnaṃ con bản văn Kinh Tạng Se ghi là kilesanaṃ.

[22]. Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 145 trong đó có bảy điều như vậy đã được liệt kêḷ

[23]. Nguyên từ tương tự như vậy về ‘arahant’ xin đọc DA 146; VvA 105tt.

[24]. Chú giải Be đề nghị rằng chính hạt giống và việc cúng dường được sửa soạn tốt.

[25]. Chú giải Se Be giải thích là ukkaṭṭhyaniddeso con bản văn Kinh Tạng ghi là ukkaṭṭhanideso; nói cách khác vị A-la-hán là thành viên đáng trân trọng nhất của phước điền.

[26]. Bản văn Kinh Tạng Se ghi là khettassa vā paṭikkhepato xin sửa là khettass’ evāapaṭikkhepato; xin đọc Chú giải Be khettabhāvāpaṭikhhepato. Những người học đạo là sotapanno (nhập lưu), nhất lai và bất lai.

[27]. Chú giải Se Be giải thích là tesam còn bản văn Kinh Tạng ghi là tena.

[28]. bản văn Kinh Tạng viết sai là kassūpamā.

[29]. Chú giải Be Se giải thích là –khettadīni kasitvā còn bản văn Kinh Tạng ghi là - khettādīnaṃ kassitvā.

[30]. Vaṭṭūdakadānanīharaṇanidhāanākkhanādīhi.

[31]. Chú giải Se Be giải thích là arahantesu deyya- còn bản văn Kinh Tạng ghi là arahante sudeyya-

[32]. Bản văn Kinh Tạng ghi sai là dāyaka; nên giải thích ngược lại là dāyakā.

[33]. Một danh sách gồm mười bốn đề tài như vậy xuất hiện trong Nd2 526, Nd1 373.

[34]. Chú giải Se Be giải thích là ñeyyadhammavatthuvisayāya pariccāgacetanāya yeva còn bản văn Kinh Tạng ghi là deyyadhammavatthvisayāya to nāyyeva; cúng dường , giống như hạt giống, phải bỏ đi, trồng xuống nếu muốn có hoa trái sau này.

[35]. taṃ, chú giải Se Be và đoạn kệ cũng giải thích như vậy; còn bản văn Kinh Tạng lại bỏ qua.

[36]. Chú giải Se Be giải thích là devamanussesu bhoga- còn bản văn Kinh Tạng ghi là devam anusse subhoga-

[37]. Anuvajjasukhavipaka; xin đọc chú giải D i 70 = Trung Bộ Kinh (M) i 180 = 269 – 346= A ii 210 = v 206.

[38]. Chú giải Se Be giải thích là sammānetvā còn bản văn Kinh Tạng chia là sampādetvā; không thấy ghi trong PED.

[39]. Chú giải Se Be giải thích là pete còn bản văn Kinh Tạng ghi là te.

[40]. Pv i 53 và i 512. bản văn Kinh Tạng nên được sửa lại cách chấm câu để có thể giải thích giống như trong Se Be: Tenāha: amhākañ ca katā pūja ti petānaṃ pūja ca katā uḷarā ti ca. Pete cā ti cā ti ca-saddena…

[41]. Chú giải Be giải thích là upaggacchati còn bản văn Kinh Tạng Se ghi là uppajati.

[42]. Xin đọc chú giải PvA 89 dưới đây để có được cách giải thích giống nhau.

[43]. Được liệt kê trong Pv II 9 59-60 dưới đây.

[44]. Chú giải Be Se giải thích là deyyadhammapariccāgo còn bản văn Kinh Tạng ghi là deyyadhammaṃ pariccgo.

[45]. Dhammabhisamayo, có nghĩa là, chiếm được pháp nhãn (Dhammacakkhu) S ii 134, tầm nhìn Phật Pháp trong đó tứ diệu đế được nhận thấy trực tiếp, eg Trung Bộ Kinh (M) I 380; chú giải Asl 242 tt/ (Expos 323 tt.) nhờ kết quả này ta trở thành Nhập lưu. Chính vì thế đây không phải là một việc nhập đạo tương đương như thấy đề cập đến trong PED sv abhisamaya.

1. Phật tổ trước Đức Phật Cồ Đàm.

2. niraye. Một số dịch là ‘địa ngục’ nhưng toàn bộ chúng sanh đều là địa ngục do luật nghiệp chướng đem lại.

[46]. Chú giải Be Se giải thích là vipākāvasesena còn bản văn Kinh Tạng ghi là vipākavasena.

[47]. Chú giải Be Se giải thích là khuppipās ābhibhuto peto còn bản văn Kinh Tạng ghi là khuppipāsāhi puṇūpeto; xin dịch chú giải PED sv guṇa

[48]. Sarīrapaṭijagganaṃ, không thấy ghi trong tự điển PED.

[49]. Chú giải Se Be giải thích là piṇdāya còn bản văn Kinh Tạng ghi là piṇḍacāratvāya.

[50]. Anto-gadha-hetu-atthaṃ, xin đọc CPD sv.

[51]. Chú giải Be giải thích là kāyadvārikena ; còn bản văn Kinh Tạng và chú giải Se giải thích là kāyañ cārikena.

[52]. Chú giải Se Be giải thích là saṃyamena (ca) asaṃyamena ca còn bản văn Kinh Tạng ghi là sađđamena ca.

[53]. Chú giải Se Be giải thích là chaviyam saṇthāne ca còn bản văn Kinh Tạng ghi là chavisaṇṭhāne ’va.

[54]. Ma kho sūkaramukho ahu. Theo nghĩa đen là ‘xin đừng trở thành mặt lợn lòi.’

[55]. Chú giải giải thích là kim idan ti peto āha còn bản văn Kinh Tạng ghi là kin idan ti petī āha; chú giải Se giải thích là kim idam peto āha trong khi đó chú giải Be giải thích là kin ti ceti āha.

[56]. Bản văn Kinh Tạng nên chữa lại cách chấm câu để có thể giải thích với Se Be; mā karohi. Mā kho sūkaramukho ahū ti ahaṃ viya…

[57]. Chú giải Se Be giải thích là māa ahosi, còn bản văn Kinh Tạng ghi là ahosi.

[58]. chú giải Se Be giải thích là anekākaravokāraṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là anekā kāravo kāraṃ

[59]. Chú giải Se Be giải thích là dvinnaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là dinnaṃ.

[60]. Người nào chưa chứng đắc bất kỳ tứ chánh đạo siêu thế nào nơi bậc Nhập lưu, Nhất lai, Bất lai và A-la-hán, và chính vì thế, không giống như người đồ đệ thánh không chứng đắc quán tuệ nơi tứ diệu đế do Nhãn Pháp đem lại.

[61]. Chú giải Se Be giải thích là paribhaṭṭhā còn bản văn Kinh Tạng ghi là parihaṭṭhā. Ngài Gehman ở đây giải thích là đã được ‘vui sướng’ nhưng ý nghĩa hình như là nhiều hiện trạng thiện thích hợp ta đã vun sới, tu luyện, kể cả an tịnh, đã nhanh chóng biến mất.

[62]. Chú giải Se Be giải thích là paṭissuṇitvā còn bản văn Kinh Tạng ghi là paṭisuṇitvā.

[63]. Có nghĩa là, nơi đại địa ngục có cùng tên.

[64]. Xin đọc chú giải III 101 .

[65]. Xin đọc chú giải PvA 110.

[66]. Chú giải Se Be giải thích là obhāsento còn bản văn Kinh Tạng ghi là abhāsento; vehāyasaṃ ở thể đối cách nhưng hình như có nghĩa tặng cách và như vậy cách giải thích khác này gợi ý là đối cách ở dạng biến cách nơi một danh tự vì phù hợp với động tự bị bỏ qua hay hiểu ngầm.

[67]. Xin đọc chú giải Thanh Tịnh Đạo tr. 165 n. 42.

[68] Yakkho vā devññataro vā; cách phân biệt chính xác từ này là deva, devaputta và devaññatara vẫn còn cần thiết để phân tích ở đây.

[69]. Chú giải Be giải thích là kāmitabbaṃ (Se kamitabbaṃ) còn bản văn Kinh Tạng ghi là kāmi kaññaṃ.

[70]. Chú giải Se Be giải thích là piṭṭhadhītalikaṃ, còn bản văn Kinh Tạng ghi là piṇdā-, tuy nhiên ý nghĩa không thay đổi.

[71]. Sampattiyā.

[72]. Pitato.

[73]. Chú giải Se Be giải thích là aviddasuno còn bản văn Kinh Tạng ghi là avindasuno.

[74]. bản văn Kinh Tạng đã chèn lầm từ taṃ sau thānaso.

[75]. Bản văn Kinh Tạng đã ghi sai suppatiṭṭhā.

[76]. Chú giải Se Be giải thích là ayaṃ hi tattha dhammatā còn bản văn Kinh Tạng ghi là ayaṃ hitāatthadhammata.

[77]. Chú giải Se be giải thích là tāva-eva tassa còn bản văn Kinh Tạng ghi là tāva devassa.

[78]. Bản văn Kinh Tạng giải thích Bhunjanti với từ vl parighuñjanti gợi ý cho thấy họ thưởng thức hay sử dụng vật thực vừa xuất hiện gần bên họ. Tuy nhiên, chú giải Se Be, cả hai ở đây lại giải thích là parimuccanti. Có nghĩa là họ được thoát khỏi hay được giải thoát khỏi những đau khổ trước đó), tôi chọn cách giải thích này. nhưng vì các chuyện kể này đã làm rõ, những đau khổ nơi các petas thoát khỏi thường là phải nhịn đói nhịn khát. Sự khác biệt giữa hai từ này nơi các vll chính là ý nghĩa hẹp hơn với từ đầu tiên xuất hiện.

[79]. Chính vì thế cả bản văn Kinh Tạng và chú giải Se đều giải thích là te māsamattāṃ: Chú giải Be giải thích là temāsamattāṃ có nghĩa là cuộc bố thí kéo dài ba tháng.

[80]. Chuyện kể cũng được thấy có một số khác biệt nhỏ, trong KhpA 201-216, đựơc dịch trong Minor readings và Illustrator tr. 223-241.

[81]. Chú giải Se Be giải thích là ‘etaṃ ṭhapetvā aññaṇ…’ còn bản văn Kinh Tạng ghi là etaṃ ṭhapetvā ’aññaṇ…’

[82]. chú giải KhpA Be giải thích là lekhaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi likhānaṇṇaṃ ( Se likhitanaṇṇaṃ)

[83]. chú giải Be KhpA giải thích là dānaṃ pavattāpesi bản văn Kinh Tạng Se ghi là dānavatthuṃ pesesi.

[84]. Chú giải Be giải thích là pavāritā (KhpA pavārite) còn bản văn Kinh Tạng Se ghi là saparivārā te hi; nghi lễ Pavarana đánh dấu chấm hết mùa an cư kiết hạ.

[85]. Chú giải Be Se giải thích là paccāmiṃsu còn bản văn Kinh Tạng ghi là āgamiṃsu.

[86]. Phật kỷ này quả là thiện bởi lẽ được chứng kiến đến không ít hơn là năm Đức phật xuất hiện, tức là Kakusandha, Konāgamana, Kassapa, hay chính Đức Phật Cồ đàm của chúng ta và Đức Phật Metteya, ưa chúng ta

[87]. Phật kỷ không giống như các niên kỷ, lại không phải là những khoảng thời gian đặc biệt vì ta có niên kỷ thiện sẽ thấy xuất hiện tới năm vị Đức phật, có tới sáu mươi niên kỷ đã trải qua giữa hai vị Vipassa và Sikhi.

[88]. Chú giải Se Be KhpA giải thích là Brāhmaṇakule.

[89]. Jaṭilā; xin đọc Vin i 24 để biết thêm chi tiết.

[90]. Makakasekera xác định là một chiếc đồi nằm ở vùng tây nam Gaya hiện nay gọi là Brahamyoni là một địa điểm hành hương quan trọng cho người Hindus.

[91]. vinetvā

[92]. nahuta

[93]. Anga và Magadha thực chất là hai tình riêng rẽ hình như đã được sát nhập lại làm một vào thời viết tập chú giải này.

[94]. Các đoạn kệ này được tìm thấy đầy đủ trong Vin I 38.

[95]. Chú giải Se be KhpA giải thích là api ca kho còn bản văn Kinh Tạng ghi là attha kho.

[96]. Chú giải Se be giải thích là paccāsiṃsantā còn bản văn Kinh Tạng ghi là paccasiṃsantā.

[97]. Hīyo, không thấy liệt kê trong tự điển PED.

[98]. Chú giải Se Be KhpA giải thích là ajjatanāya còn bản văn Kinh Tạng ghi là svātanāya, là ngày hôm sau.

[99]. Xin đọc Tăng Chi Bộ Kinh (A) v 81-82 để biết mười điều mạo hiểm các tỳ khưu phải trải qua khi đi khất thực.

[100]. Kalama Nelumbrium.

[101]. Kuvalaya.

[102]. Chú giải Se Be giải thích là paṭippassaddhadaratha – còn bản văn Kinh Tạng ghi là paṭippassaddhā daratha-

[103]. Chú giải Se Be giải thích là -bhjjāni còn bản văn Kinh Tạng ghi là bhajjāni.

[104]. Chú giải Se KhpA giải thích là pīṇitindriyā còn bản văn Kinh Tạng ghi là pi nindiyā

[105]. Be Se giải thích là dibbavatthapāsādāpccattharaṇaseyyādi-alaṅkāravidhayo còn bản văn Kinh Tạng ghi là dibbavattha dibbapāsādā seyyāccapacāttharaṇākaravidhayo.

[106]. Chú giải Be Se giải thích là ettha và chú giải dưới đây còn bản văn Kinh Tạng ghi là ettha.

[107]. Chú giải Be KhpA giải thích là kālagatā còn bản văn Kinh Tạng Se ghi là kālakatā; xin đọc chú giải dưới đây.

[108]. Xin đọc giải thích bản văn kinh tạng 7 a b và 6 e f theo như chú thích dưới đây yêu cầu.

[109]. Trong chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 244 thi tư thế của ngạ quỉ là nằm ngửa mặt lên trời.

[110]. Chú giải Se Be KhpA giải thích là gharasandhibhittisandhi-ālokasandhiyo. Còn bản văn Kinh Tạng ghi là gharasandhi bhittisandhi ālokasandhiyo; nhà giao nhau có nghĩa là vết nứt và chỗ nối ở nhà, tường giao nhau có nghĩa là chỗ nối hay là kẻ hở trên tường, ánh sáng giao nhau có nghĩa là kẻ hở để ánh sáng lọt qua được.

[111]. Chú giải Be KhpA giải thích là siṅghāṭakā ti tikoṇaracchā (Se siṅghāṭakan ti).

[112]. Xin đọc phần thảo luận trong Minor readings và Illustrator tr. 228 n. 4

[113]. Chú giải Be Se KhpA giải thích là anajjhāvutthapubbaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là anajjhavutthe pubbaṃ.

[114]. Chú giải KhpA 207 cho rằng, ngược lại pahute (cách giải thích trong bản văn của chúng tôi) là một cách giải thích không kỹ lưỡng tuy nhiên bản văn Se Be không đưa ra ý kiến gì ở đây.

[115]. Chú giải Be Se giải thích là kāraṇabhāvato còn bản văn Kinh Tạng ghi là karaṇabhāvato.

[116]. chú giải Se Be giải thích là taṃ hi còn bản văn Kinh Tạng ghi là tahiṃ.

[117]. Chú giải Be Se giải thích là anappake pi còn bản văn Kinh Tạng ghi là anappakeci.

[118]. Chú giải Be Se ghi thêm rañña, qua nhà vua, ở đây.

[119]. Chú giải Be Se giải thích là paribhogayoggakālena còn bản văn Kinh Tạng ghi là – yogya.

[120]. Chú giải Be giải thích tadupadesena còn bản văn Kinh Tạng ghi là tadupadesena (Se tadapadesen’)

[121]. Chú giải Be Se KhpA giải thích là dātabbākāranidassanaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là - kāradassanaṃ.

[122]. Có nghĩa là no vo chỉ là tiểu từ mà thôi.

[123]. Chú giải Be Se giải thích là na aññassa phaladaṃ hoti còn bản văn Kinh Tạng ghi là aññassa phalaṃ dinnaṃ hoti.

[124]. Ngoài việc gợi ý dưới đây trong PvA 69 dưới đây cho thấy một số ngạ quỉ cũng có thể làm được một số phước báu nhỏ, trong toàn bộ tập chú giải này còn có nhiều chỗ đề cập đến điều này, đó là điều mang nhiều ý nghĩa quan trọng với giáo lý cho rằng ngạ quỉ không còn làm được điều gì đáng thưởng.

[125]. Chú giải Se Be giải thích là taṃ vatthu ñātipetānaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là vuttapetānam.

[126]. Chú giải Be Se bỏ qua.

[127]. Chú giải Se Be KhpA giải thích là avijahantā còn bản văn Kinh Tạng ghi là vijjamānā.

[128]. Chú giải Be Se KhpA giải thích là no còn bản văn Kinh Tạng ghi là vo

[129]. Be Se KhpA giải thích thêm pariccāgamayaṃ.

[130]. Chú giải Be Se KhpA giải thích là phaladānato còn bản văn Kinh Tạng ghi là phaladānato.

[131]. Chú giải Be KhpA giải thích là etth’ āha còn bản văn Kinh Tạng ghi là ettha hi; Se giải thích là tattha hi.

[132]. Chú giải Be Se KhpA giải thích là eva còn bản văn Kinh Tạng ghi là evaṃ.

[133]. Saddhani – Tăng Chi Bộ Kinh (A) v 269 KhpA

[134]. Bỏ qua ở đoạn GS v 181, hình như có lỗi.

[135].Cũng giống như Tăng Chi Bộ Kinh (A) v 269 bản văn Kinh Tạng Ce Be KhpA đều viết tắt cả ở câu này lẫn dưới đây.

[136]. Cũng giống như Tăng Chi Bộ Kinh (A) v 270

[137]. Chú giải Se Be KhpA giải thích là pi kho còn bản văn Kinh Tạng ghi là idaṃ kho.

[138]. Pettivisayaṃ cũng giống như Tăng Chi Bộ Kinh (A) v 270 Se Be KhpA giải thích là pittisayaṃ cũng giống như vll trong bản văn của tôi và Tăng Chi Bộ Kinh (A) v 270, xin đọc dưới đây.

[139]. Một điều rõ ràng là từ đa số các chuỵên kể này vật thực các thọ sanh dùng nơi cõi ngạ quỉ hoặc là các đồ ghê tởm như phẩn, hay nước tiểu, mủ hay máu hoặc thường xuyên hơn là thiếu vật thực. Hơn thế nữa khi vật thí được hồi hướng cho ngạ quỉ này ngạ quỉ kia thì không phải đều rơi vào tình trạng gíup ngạ quỉ tồn tại, nhưng nhờ vào vật thực đó ngạ quỉ có thể biến thành dạ xoa, hay thiên cung ngạ quỉ hay Chư thiên, điều này còn phải được giải thích nơi nhiều chú thích khác nữa, vì ngạ quỉ tự sống còn nhờ vật thí của bà con thân thuộc thường chỉ tương đương với đau khổ phạm thiên hơn là đau khổ nơi ngạ quỉ. Theo trường bộ kinh thì “Ngạ quỉ” chẳng còn ý nghĩa nào khác hơn là người đã qua đời.

[140]. Chú giải Be Se KhpA giải thích là etaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là taṃ

[141]. Ở đây kết thúc trích đoạn trường bộ kinh.

[142]. Chú giải Be KhpA giải thích là Petā ti pettivisayuppannā sattā. Kālagatā ti attano ti attano marāṇakālena gatā. Kālakatā ti vā pāṭho, katākāla…. chú giải Se giống đoạn giải thích của chúng tôi nhưng với chấm câu như ở trên.

[143]. Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) v 270 Be KhpA giải thích là idaṃ kho còn bản văn Kinh Tạng ghi là idaṃ.

[144]. Chú giải Se Be giải thích là ñāti sinehavasena còn bản văn Kinh Tạng ghi là ñatisinehavasena.

[145]. Chú giải Se Be KhpA giải thích là tāṇasamtthatāya còn bản văn Kinh Tạng ghi là ṭhāna-

[146]. Chú giải Se Be KhpA giải thích là anussaratā còn bản văn Kinh Tạng ghi là anussaraṇ.

[147]. Chú giải Se Be KhpA giải thích là ruṇṇasokādiparā còn bản văn Kinh Tạng ghi là ruṇṇasokādi varā.

[148]. Chú giải Se Be giải thích là attaparitāpanamattāṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là attaparitāpanaṃ.

[149]. PvA 18- 19.

[150]. Chú giải Se Be KhpA giải thích là ñātīnaṃ ñāthī còn bản văn Kinh Tạng ghi là đtỵhi;

[151]. Chú giải Be giải thích là pākaṭo kato còn bản văn Kinh Tạng ghi là pākaṭo.

[152]. Sandassesi; không thấy liệt kê trong PED.

[153]. Chú giải Be giải thích là ñātidhammadassanaṃ còn bản văn Kinh Tạng Se ghi là ñātidhammasandassanaṇ

[154]. Chú giải Be KhpA giải thích là h’ettha sandassanaṃ còn bản văn Se ghi là hetusandassanaṃ.

[155]. Chú giải Be Se KhpA giải thích là punappunaṃ còn bản văn Kinh Tạng Se ghi là hetusandassanaṃ.

[156]. Chú giải Be giải thích là evaṃ vidhānaṃ balānuppadāne còn bản văn Kinh Tạng ghi là eva ’va vidhnatthabalnuppadne ti.

[157]. chú giải Be giải thích là sampahaṃsanaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là sampahaṃsaṃ.

[158]. Chú giải Be Se KhpA giải thích là -saṃvaṇṇanabhāvena còn bản văn Kinh Tạng ghi là - saṃvaṇṇanatāya.

[159] Chú giải Be KhpA giải thích là pettivisayūpapatti-ādīnavāṃvaṇṇanena ( chú giải Se cũng tương tự như vậy.) còn bản văn Kinh Tạng ghi là pettivisayuppattiyā ādīnaṃ’va saṃvaṇṇanena.

[160]. Pājapati, ở đây rõ ràng không có nghĩa là ‘người đã cúng dường’ hay ‘giàu có theo dòng dõi’ như tự điển PED sv đã đưa ra.

[161]. Chú giải Be Se giải thích là paribbājikaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là paribbājakaṃ

[162]. Chú giải Be Se giải thích là paribbājikaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là paribbājakaṃ Chú giải Be Se giải thích là paribbājikaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là paribbājakaṃ

[163] Chú giải Be Se và v 1 dưới đây giải thích là makkhikāaparikiṇṇā còn bản văn Kinh Tạng ghi là – parikkhiṇṇā.

[164]. Trong trang 12 hàng thứ 10, Gehman rất có thể đã lưu ý chúng ta giải thích ‘số mệnh’ hơn là ‘ngày.’

[165]. Đối cách giống đực số nhiều với biến tố trung tính.

[166]. Udarigganā, nghĩa đen là đói bụng hay dạ dày (cồn cào như lửa đốt)

[167]. Chú giải Be Se giải thích là pubbalohitamakkhitā còn bản văn Kinh Tạng ghi là –makkhīkā cả hai ở đây và trong chú giải dưới đây, trong câu v 1 người ta nói rằng ruồi nhặng bu quanh nàng, không đề cập đến việc nàng còn bị thối tha toả ra với máu mủ và nhiều đồ dơ của phụ nữ. Như vậy còn cần giải thích nhiều hơn là chỉ có ruồi nhặng bu quanh, hai từ này hình như lại khiến ta lẫn lộn.

[168]. Chú giải Se Be giải thích là dvemāsajāto còn bản văn kinh tạng ghi là māsājāto.

[169]. Sapanaṃ; không thấy liệt kê trong PED nhưng trong Childers thì có. Se giải thích là saccānapanaṃ.

[170]. Chú giải Be giải thích là paribhijjanavasena còn bản văn kinh tạng ghi là paribhuñjanavasena; không thấy liệt kê trong tự điển PED.

[171]. Chú giải Be giải thích là puttavatī ahan ti puttabalena (Se giải thích là puttavasena thế chỗ cho puttabalena.) còn bản văn Kinh Tạng chỉ ghi puttavasena mà thôi.

[172]. Chú giải Se Be giải thích là dassesi còn bản văn Kinh Tạng ghi là dasesi.

[173]. Chú giải Se Be giải thích là dhūmāyati khudāye và 1 64 ở trên. còn bản văn Kinh Tạng ghi là dhmayati kudya.

[174]. Chú giải Be giải thích là ati-uṇha- ātape agginā dayhamānā (Se - uṇhe) còn bản văn Kinh Tạng ghi là ati-uṇha-atāpe aggiḍayhamānā; xin chú giải PvA 174.

[175]. Chú giải Se Be giải thích là sampattayobbanā còn bản văn kinh tạng ghi là –yobhanā.

[176]. Puttabalūpetā. Một trong số năm sức mạnh của người phụ nữ, các sức mạnh khác là tài sản, sắc đẹp, dòng họ và giới đức, có được những sức mạnh đó thì người phụ nữ không dễ gì bị nắm cổ đuổi ra khỏi gia đình nhà chồng, - xin đọc iv 249- 248 và KS iv 167 n 1; không thể là sức mạnh của những đứa con trai như Gehman đã đề nghị.

[177]. Thí phước (dātuṃ); ý nghĩa cả ở đây cũng như nơi khác trong tác phẩm này là sức mạnh siêu thế này để chứng đắc thánh Quả Nhập Lưu không thể nào được thể hiện nếu không được Đức Phật can thiệp vào.

[178]. Pacchasamaṇaṃ, một tỳ khưu cao niên đi theo đàng sau vị trưởng lão khi khất thực. Ānanda luôn đi kèm Đức Phật như vậy; xin đọc Vin I 46, iii 10; PvA 93, Chú giải Be giải thích là anādāya, không được coi là người theo hầu.

[179]. Ta nên hiểu đây là một bản dịch hết sức chi tiết về những đoạn mô tả những cách Đức Phật sử dụng để giải đạo cho một cá nhân, xin đọc trong Trung Bộ Kinh (M) I 379 tt. xin đọc chú giải PvA 195tt.

[180]. Chú giải Se giải thích là sokapareto paramasoko còn bản văn Kinh Tạng ghi là sokaṃ paramosoko; chú giải Be giải thích là sokaparidevasamāpanno.

[181]. Chú giải Se Be giải thích là nisinno còn bản văn Kinh Tạng ghi là nīimo.

[182]. Chú giải Se Be giải thích là kandanto. Bản văn ghi là karonto. Tuy nhiên chú giải Be giải thích là rattakkho, là với mắt đỏ, thay vì ‘đấm ngực’.

[183]. chú giải Se giải thích là tassa, còn bản văn ghi là tato. Chú giải Be bỏ qua hoàn toàn.

[184]. Chú giải Be bỏ qua nguyên một đoạn.

[185]. Matīkathūpasmiṃ; thūpa, bảo tháp, hiểu theo nghĩa chuyên Phật Giáo.

[186]. Chú giải Be Se giải thích là abhinnasaṇṭhānāni còn bản văn Kinh Tạng ghi là abhinava.

[187]. Bản văn đã chấm câu sai.

[188]. vv 5-7. trở lại trong Vv 838-10

[189]. Giải thích là vinivattayi giống như trong II 619 dưới đây. bản văn ghi là vinivanti; xin đọc chú giải PED sv vinivaṭṭeti.

[190]. Chú giải Be Se giải thích là honti còn bản văn ghi là konti.

[191]. Chú giải Be giải thích là avasiñcanto còn bản văn Se ghi là āsiñcanto.

[192]. Lokanatho, là một tính ngữ để chỉ Đức Phật. Gehman đã xác định sai Sujāta trong chuyện kể này với Đức phật Sujatā. Cũng là một trường hợp chính Đức Phật Cồ Đàm của chúng ta cũng là Sujāta nơi một kiếp trước và lúc đó ngài chỉ là Bồ Tát, đã sua tan sầu khổ cho chính người này đã chứng đắc thánh quả nhập lưu. Chuyện kể này cũng tương tự như kinh bổn sanh Sujāta. Dhammapāla đã tóm tắt một số chi tiết. Chính vì thế đây là sự kiện mà cha của ngài đã ngừng không ăn nữa.

[193]. Kammaṭṭhānaṃ : các đề mục thiền được chia thành : 10 đề mục thiền kasinas, 10 đề mục thiền về bất tịnh, 10 đề mục thiền niệm sổ tức quan, 4 đề mục tứ vô luợng tâm, 4 quán tưởng vô sắc, nhận thức về điều ghê tởm vật thực và phân tích các đại. Xin đọc thanh tịnh đạo Ch. III – XI.

[194]. Chú giải Be Se giải thích là attano attano bản văn kinh tạng ghi là attano.

[195]. Sakyaputtiyānaṃ, xin đọc B of Disc ii tr. xliv-xlvi.

[196]. Rukkhadevatā; trong PvA 5 ở trên việc tái sanh như vậy được coi như thấp hơn điều đã đạt tới được.

[197]. Xin đọc PvA 244 dưới đây.

[198]. Vimānaṃ.

[199]. Chú giải Se Be giải thích là pajjalita- giống như ở trên còn bản văn Kinh Tạng ghi là jalita-

[200]. Giải thích là dinnān ’imissā còn bản văn Kinh Tạng ghi là dinnāni missā.

[201]. Bản văn ghi là kiṭakā. chú giải Se Be kitakā từ này hình như không chắc chắn và không xuất hiện ở nơi nào khác.

[202]. Chú giải Se Be giải thích là bhakkhati còn bản văn Kinh Tạng ghi là bhakkā ti.

[203]. Chú giải Se be giải thích là tāva-d-eva pātubhūtani còn bản văn ghi là tāva devapātubhūtani

[204]. Chú giải Se Be giải thích là kitakakaṇtākasadisāni còn bản văn ghi là kiṭakasadisāni.

[205]. Chú giải Se Be cũng giải thích như vậy còn bản văn ghi là kiṭak.

[206]. pāṇaka; ý nghĩa này không thấy ghi trong PED nhưng Childers cho là dòi bọ, côn trùng, rồi nhặng v.v…

[207].Chú giải Se Be giải thích là āsevanatāya còn bản băn ghi làāsevanāya.

[208]. Chú giải Se Be giải thích là thaddhamaccharinī còn bản văn ghi là thadda.

[209]. Chú giải Se Be giải thích là yen’ ākārena còn bản văn ghi là yenā pi kārena.

[210]. Chú giải Be giải thích là akkuṭṭhaṃ còn bản văn ghi là akaṭṭha; Se giải thích là akaṃ.

[211]. Chú giải Se Be giải thích là ten’ ev’ ākārena còn bản văn ghi là tena vā kārena.

[212]. Chú giải Be giải thích là akkuṭṭhaṃ còn bản văn ghi là akaṭṭha: Se giải thích là akantaṃ.

[213]. Toàn bộ bản văn đều khác nhau rất nhiều và toàn bộ hình như đã không còn nữa….

[214]. Chú giải Se Be giải thích là bhikkhum āha còn bản văn ghi là bhikkuṃ ārabbha…āha.

[215] Chú giải Se Be giải thích là dibbavatthanivatthā còn bản văn ghi là dibbavatthāni vatthā.

[216]. Devaccharā, các vị apsara phệ đà.

[217]. Chú giải Se Be cũng giải thích như vậy, còn bản văn ghi là Khalatiya-

[218]. Chú giải Se Be giải thích là sammantetvā còn bản văn ghi là samantetvā; Be giải thích là mantetvā.

[219]. Chú giải Be giải thích là tittakalābu (Be –lapu) còn bản văn ghi là tintakalābu; xin đọc chú giải PED sv tintaka.

[220]. Chú giải Se Be giải thích là luñcitamatthaka còn bản văn ghi là luñcitapamaṭṭā xin đọc chú giải PED sv pamaṭṭa trong đó có một cách giải thích gợi ý là từ luñcitapakkhikā

[221]. Chú giải Be thêm vào tato nivattetvā, nàng từ cõi đó trở lại cõi chúng sanh.

[222]. Chú giải Se giải thích là doṇinimmajjanaṃ piññakaṃ (Be doṇinimmajjaniṃ) còn bản văn ghi là doṇinimmajjanaṃ miñjakaṃ; xin đọc chú giải v 2 dưới đây.

[223]. Sampahaṃ santo, nghĩa đen là vui sướng trong lòng.

[224]. Chú giải Se Be giải thích là patthitākārāyeva còn bản văn Kinh Tạng ghi là patthitā kārāyeva.

[225]. Chú giải giải thích là sattasatā, ở đây có nghĩa là bảy trăm ngàn.

[226]. Xin đọc chú thích PvA 137; sức mạnh đại dương là điều thứ bảy xuất phát từ núi Meru và bốn đại lục toạ lạc trong đại dương này một trong bốn đại lục này là Ấn độ.

[227]. Theo nghĩa đen là vùng đất vàng và thường được xác định là miền nam Miến Điện; xin đọc DPPN ii 1262tt.

[228]. Chú giải Be giải thích là bahiṭṭitaṃ còn bản văn Kinh Tạng Se ghi là mahiddhikaṃ; từ sau này có nghĩa là họ xin nàng biểu hiện sức mạnh thần thông to lớn của nàng ra.

[229]. Chú giải Se Be giải thích là harāyāmi còn bản văn Kinh Tạng ghi là harāyami.

[230]. Piññaka- ; xin đọc chú giải n. 6

[231]. Chú giải Se Be giải thích là dadāmi và trong II 45 còn bản văn Kinh Tạng ghi là dāmi.

[232]. Xin đọc n.12

[233]. Chú giải Be Se cũng giải thích giống như vậy ; còn bản văn thì bỏ qua.

[234]. Chú giải Be giải thích là uttarisāṭakam (Se uttara-) và khớp với đoạn văn trước đó nhưng một trong số các câu tiếp theo cũng như vậy. còn bản văn Kinh Tạng ghi là sātakaṃ.

[235]. Chú giải Se Be giải thích là upabhogayoggaṃ. Còn bản văn ghi là upabhogayaṃ.

[236]. Chú giải Se Be giải thích là samanantarānuddhiṭṭhe còn bản văn ghi là -udiṭṭhe.

[237]. Bản văn đã chấm câu không được tốt ở đây và nên giải thích với Se: Kāadiso ti? Petī āha cũng nên lưu ý là ngài Dhammapāla trước đó đã gán các đoạn kệ này cho các kiết tập Kinh Tạng.

[238]. Chú giải Se Be giải thích là dibbadhojanasadisaṃ còn bản văn ghi là dibbhojana-

[239]. Chú giải Se Be giải thích là yathāvuttabhojanādi còn bản văn ghi là yathāvuttāa-

[240]. Có nghĩa là Ngũ giới áp dụng cho người đời và Tam Qui, Phật Pháp và Tăng; nắm giữ như vậy họ trở thành Phật tử, nhưng không giống như thiện nam ở đây, lại là đồ đệ của Đức Phật.

[241]. Chú giải Se Be giải thích là pabhāsati còn bản văn ghi là sa bhāsati.

[242]. Chú giải Se Be giải thích là hatthi-assa-itthipurisadivasena còn bản văn ghi là atthi assa itthi-

[243]. Trước đó chúng ta coi như việc nàng lấy y phục được chuộc bằng tình trạng nàng phải loả lồ.

[244]. Chú giải Se Be giải thích là doṇinimmajjanaṃ (Be –jjaniṃ) còn bản văn ghi là doṇinimmiñjanaṃ.

[245]. Xin đọc chú giải Trung Bộ Kinh (M) iii 167; Tăng Chi Bộ Kinh (A) I 141tt; J v 266.

[246]. Chú giải Se Be giải thích là socām’ahaṃ bhusaṃ và IV 340 còn bản văn ghi là socāmīdaṃ bhūtaṃ; II 715 giải thích là soccām’ ahabbhusaṃ trong Pv.

[247]. Bhinnakilesassa.

[248]. Chú giải Se Be giải thích là vissandamānatetlaṃ còn bản văn ghi là visandamānatelamiñjakaṃ.

[249]. Chú giải Se Be giải thích là kammaphalasaddhāya còn bản văn ghi là –sandhāya.

[250]. Bản văn nên được sửa lai đề giải thích là dīgha-m-antaraṃ.

[251]. Chú giải Se Be giải thích là vipakkavipākattā còn bản văn ghi là vipākattā.

[252]. Xin đọc chú giải S iv 126 để có bài tường thuật về điểm này.

[253]. Bản văn chấm câu không chính xác ở đây và nên sửa lại để giải thích với Be: Papatissa’ āhaṃ ti papatissāmi ahaṃ, Nirayan ti…

[254]. Đoạn kệ cũng giải thích như vậy. Tuy nhiên bản văn (Se) lại trích sai là tejasāyuttāa (tejasāyutaṃ) ở đây bà chú thích samāyuttāa jālā (samāyuttālaṃ) trong khi đó Be giải thích là tejavāyutā và samāyutajālā tương xứng.

[255]. Chú giải Se Be giải thích là evaṃ pana còn bản văn ghi là evaṃ puna.

[256]. Bản văn đã in sai ở đây thành sabbada.

[257]. Chú giải Be giải thích là eva còn bản văn ghi là evaṃ.

[258]. Để biết thêm chi tiết biến cố này xin đọc DPPN ii 975. đoạn kệ của Saṃkicca xuất hiện trong Thag 597-307 chứ không phải N 240’ như Gehman đã khẳng định.

[259]. Phong cảnh Công viên con Nai tại Samath, cách Bernares độ sáu dậm , tại đó Đức Phật đã đọc bài Thuyết Pháp đầu tiên. Công viên có tên như vậy là vì các vị Đại hiền trí trên đường tới thành Bernares bay trên trời (từ núi Himalayas) đã xếp hàng từ đây và bắt đầu chuyến bay trên không cũng từ đây.

[260]. Xin đọc Chú giải iii 41

[261]. Chú giải Be giải thích là dassasi còn bản văn Se ghi là dassasi.

[262]. Chú giải Se Be giải thích là desi taṃ còn bản văn ghi là desitaṃ.

[263]. Chú giải Be giải thích là Bhātudhītāya dārikaya, với người con gái và em trai của cô ta, cuối cùng thì cũng là một.

[264]. Chú giải Se giải thích là dubbalakuḍḍaṃ (Be-kuttaṃ) còn bản văn ghi là dubbalaṃ kūtaṃ.

[265]. Chú giải Se Be giải thích là anubandhanti còn bản văn ghi là anubajhanti; xin đọc chú giải PED sv anubajjhati.

[266]. Chú giải Se Be giải thích là ākulākhapatitakesabhārā còn bản văn ghi là –sukha.

[267]. Indaggi-. Nghĩa đen hiểu là lửa hoả ngục Indra.

[268]. Chú giải Se Be giải thích là imehi còn bản văn ghi là ime.

[269]. Chú giải Se Be giải thích là vatthābharaṇādippanbhāli còn bản văn ghi là vattha-

[270]. Chú giải Se Be giải thích là pāṇi eva còn bản văn ghi là pāṇi.

[271]. Chú giải Se Be giải thích là bhūmisaṇhakaraṇīyādisu còn bản văn ghi là bhūmisaṇha-: ý nghĩa từ pāṇi này không được liệt kê trong PED.

[272]. Chú giải Se Be và Pv giải thích là suvaggitena còn bản văn ghi là suvagtena suviggatena trong tập chú giải dưới đây.

[273]. Chú giải Se Be giải thích là kuñjesu vā ramati caratī ti còn bản văn ghi là kuñjo suvāaram aticarati. Xin đọc chú giải VvA 35 để có được nguyên từ giống nhau.

[274]. Chú Giải Se giải thích là nāssa agamanīyaṃ anabhibhavanīyaṃ atthī ti còn bản văn ghi là n’ assa agati abhibhavanīyaṃ atthī ti.

[275]. Bản văn ghi là pāricariyaṃ.

[276]. Chú giải ThagA giả thích Thag 96 (trích trong EV I 145)

[277]. Cách chấm câu của bản văn nên giải thích với Be: evarūpāṇaṃ kibbisakārīnaṃ katthaṃ…

[278]. Chú giải Se Be giải thích là kiṃ saynaṃ còn bản văn ghi là kissayanaṃ.

[279]. Chú giải Se Be giải thích là virābhāya còn bản văn ghi là virāgāya.

[280]. Ở đây tất cả bản văn đều khác bịêt khá nhiều về một số điểm nhỏ, để có được tính nhất quán tôi chọn Be. kiṃ saynaṃ ti kỵdisam sayanaṃ.

[281]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống vậy, bản văn ghi là ha ý nghĩa vẫn không ảnh hưởng gì.

[282]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống vậy, bản văn ghi là sukhassa virāgena.

[283]. Chú giải Se Be giải thích là pucchittamatthaṃ còn bản văn ghi là pucchittamattāṃ.

[284]. Pecca.

[285]. Chú giải Se Be giải thích là viditvā còn bản văn ghi là vivicca; Be giải thích là vidicca.

[286]. Chú giải Se Be giải thích là jhāyare còn bản văn gho là ghasire; cũng tương tự như vậy jhāyanti trong chú giải dưới đây, còn bản văn ghi là ghāyanti.

[287]. Chú giải ghi là dukkhudrayāni. Còn bản văn ghi là dukkhandriyāni. Se dukhudrayāni. Be dukhudrāni; xin đọc chú giải PED sv dukkha.

[288]. Ittarāṃ

[289]. Chú giải Se Be giải thích là ṭhānasīlā còn bản văn ghi là ṭhāne sīlā.

[290]. apāyikaṃ

[291]. Chú giải Se Be giải thích là hitasukhādhiṭṭhānaṃ còn bản văn ghi là hitasukham iṭṭhānaṃ.

[292]. Chú Giải Se giải thích là yāthāvato (Se yathāvato) còn bản văn ghi là yāthā vato; xin đọc chú giải PED sv yāthava.

[293]. Có nghĩa là một thành viên của Tăng Đoàn Thánh đức (xin đọc chú giải PvA I) và như vậy ta có từ sāvaka, người đồ đệ, hay ở đây có nghĩa là một Đức phật.

[294]. Chú Giải Se giải thích là mahatā vata mhi anatthapātato còn bản văn Se ghi là mahato vata ’mhi anatthato pātato

[295]. mahākaruṇāsamāpattito.

[296]. Xin đọc chú giải D ii 38tt.

[297]. Maraṇtibhāvanā; tưởng nhớ đến người chết.

[298]. Trong chuyện kể Kinh bản sanh vị Bồ Tát được cho là người cha và trong khi đó Sakka xuất hiện trong chuyện kể lại không gợi ý bất tù tương quan nào với người con trai đã qua đời.

[299]. Có lẽ ý nghĩa ở đây chỉ đơn giản là “qua đời” hay chết và ra đi’

[300]. Paribhamanto, hiểu theo nghĩa đen là đi lang thang đó đây, hay du hành về đây kia.

[301]. Chú Giải Se giải thích là āyu-usuma-viññāne ite kāyato appagate còn bản văn ghi là āyasmāviññānato apagate.

[302]. Chú giải Se Be giải thích là taṃ cuti-anantaraṃ eva còn bản văn ghi là ti vuccati tadanantaraṃ eva.

[303]. Chín mùi.

[304]. Hatthapāde saṇṭhāpetvā, theo nghĩa đen là an trú trong tay chân.

[305]. Xin đọc chú giải Thig 129.

[306]. Paralokato, thường thường có nghĩa là ‘kiếp sau’ hay ‘cõi đời sau” cả hai đều nói về tương lai hoàn toàn khác biệt với “cõi chúng sanh”

[307]. Chú giải ghi là idhalokato còn bản văn ghi là dhalokato.

[308]. Chú giải Se Be giải thích là eva còn bản văn ghi là evaṃ.

[309]. Xin đọc Trung Bộ Kinh (M) I 265tt trong đó có đề cập đến ba điều cần thiết để thọ thai; xin cũng đọc thêm Trung Bộ Kinh (M) ii 157.

[310]. Suhajjānaṃ, không thấy liệt kê trong tự điển PED bản văn nên giải thích kèm với Se Be là ñātimitta- chứ không phải là ñātimittā-

[311]. Chú giải Se Be giải thích là abbhūukkamānaṃ còn bản văn ghi là abbhuggamānaṃ, là từ thường được dùng để chỉ sự di chuyển của các thiên thể trong không gian.

[312]. Chú giải Se Be giải thích là tassa còn bản văn ghi là tassā.

[313]. Chú giải Se Be giải thích là tuyhaṃ so còn bản văn ghi là tvaṃ tassa.

[314]. Bản văn đã trích nhầm là yatthā.

[315]. Sattaratanabharitaṃ ta đọc thấy trong S iii 83 có nghĩa là thất giác chi, nhưng ở đây hình như không đúng.

[316]. Chú Giải Se giải thích là samuddharītvā còn bản văn Se ghi là samuṭṭharitvā.

[317]. Chú giải Be cũng giải thích như vậy.

-ooOoo-

Ðầu trang | 00 | 01 | 02 | 03 | 04

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Thiện Minh, chùa Bửu Quang, Việt Nam, đã gửi tặng bản vi tính (B. Anson, 06-2007)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 25-06-2007