Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Tạng Luật - Bộ Phân Tích Giới Bổn
Vinaya Pitaka -
Suttavibhanga

Phân Tích Giới Tỳ-khưu - I
(Bhikkhuvibhanga I)

Tỳ-khưu Indacanda Nguyệt Thiên dịch

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


V. CHƯƠNG SAṄGHĀDISESA (TĂNG TÀNG) (tt)

ĐIỀU SAṄGHĀDISESA (TĂNG TÀNG) THỨ CHÍN

[566] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka trong lúc đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa đã nhìn thấy con dê đực đang tình tự với con dê cái, sau khi nhìn thấy đã nói như vầy:

- Này các đại đức, giờ chúng ta đặt tên con dê đực này là Dabba Mallaputta và đặt tên con dê cái này là tỳ khưu ni Mettiyā, rồi chúng ta sẽ phát biểu như vầy: “Này các đại đức, trước đây chúng tôi nói về Dabba Mallaputta do đã được nghe; bây giờ chúng tôi đã thấy được đương sự đang tình tự với tỳ khưu ni Mettiyā.” Các vị ấy đã đặt tên con dê đực ấy là Dabba Mallaputta và đã đặt tên con dê cái ấy là tỳ khưu ni Mettiyā. Các vị ấy đã kể lại cho các tỳ khưu rằng:

- Này các đại đức, trước đây chúng tôi nói về Dabba Mallaputta do đã được nghe; bây giờ chúng tôi đã thấy được đương sự đang tình tự với tỳ khưu ni Mettiyā.

Các tỳ khưu đã nói như vầy:

- Này các đại đức, chớ có nói như thế. Đại đức Dabba Mallaputta sẽ không làm như thế.

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và đã hỏi đại đức Dabba Mallaputta rằng:

- Này Dabba, ngươi có nhớ ngươi là kẻ đã hành động giống như điều các tỳ khưu này vừa nói không?

- Bạch ngài, con như thế nào đức Thế Tôn biết rõ mà.

Đến lần thứ nhì, đức Thế Tôn ...(như trên)...

Đến lần thứ ba, đức Thế Tôn đã hỏi đại đức Dabba Mallaputta rằng:

- Này Dabba, ngươi có nhớ ngươi là kẻ đã hành động giống như điều các tỳ khưu này vừa nói không?

- Bạch ngài, con như thế nào đức Thế Tôn biết rõ mà.

- Này Dabba, các vị (dòng dõi) Dabba không phủ nhận như thế. Nếu ngươi có làm, hãy nói: “Có làm;” nếu ngươi không làm, hãy nói: “Không làm.”

- Bạch ngài, từ khi con được sanh ra, con không bao giờ thấy mình là kẻ tầm cầu việc đôi lứa ngay cả trong lúc ngủ mơ, huống gì là tỉnh thức.

Sau đó, đức Thế Tôn đã bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, như vậy thì các ngươi hãy tra hỏi các tỳ khưu này.

Nói xong điều ấy, đức Thế Tôn đã từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào trú xá.

Sau đó, các tỳ khưu ấy đã tra hỏi các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka. Trong khi bị tra hỏi bởi các tỳ khưu ấy, các vị ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu.

- Này các đại đức, có phải các vị nắm lấy sự kiện nhỏ nhặt nào đó thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta về tội pārājika?

- Này các đại đức, đúng vậy.

Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka lại nắm lấy sự kiện nhỏ nhặt nào đó thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta về tội pārājika?

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi nắm lấy sự kiện nhỏ nhặt nào đó thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ Dabba Mallaputta về tội pārājika, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại nắm lấy sự kiện nhỏ nhặt nào đó thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ Dabba Mallaputta về tội pārājika vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào xấu xa, sân hận, bất bình vị tỳ khưu (khác) rồi nắm lấy sự kiện nhỏ nhặt nào đó thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt và bôi nhọ về tội pārājika (nghĩ rằng): ‘Chắc là ta có thể loại vị ấy ra khỏi Phạm hạnh này.’ Sau đó vào lúc khác, dầu được hỏi hay không được hỏi, và cuộc tranh tụng ấy là có quan hệ khác biệt hẳn, sự kiện nhỏ nhặt nào đó đã được nắm lấy, và vị tỳ khưu (dầu có) thú nhận lỗi lầm (cũng) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

[567] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỳ khưu: ...(như trên)... Vị này là “vị tỳ khưu” được đề cập trong ý nghĩa này.

Vị tỳ khưu: là vị tỳ khưu khác.

Xấu xa, sân hận: bị nổi giận, không được hài lòng, không được thỏa mãn, có tâm giận dữ, sanh khởi lòng cay cú.

Bất bình: là bị bất bình do sự nổi giận ấy, do sự sân hận ấy, do sự không được hài lòng ấy, do sự không được thỏa mãn ấy.

[568] Thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt: hoặc là có quan hệ khác biệt về tội hoặc là có quan hệ khác biệt về tranh tụng.

[569] Thế nào là cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt (aññabhāgiyaṃ) đối với cuộc tranh tụng? Cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi là có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách là có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Cuộc tranh tụng liên quan đến tội là có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách. Cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ là có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội. Như thế là cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng.

[570] Thế nào là cuộc tranh tụng có cùng quan hệ (tabbhāgiyaṃ) đối với cuộc tranh tụng? Cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi là có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách là có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách. Cuộc tranh tụng liên quan đến tội có thể là có cùng quan hệ, có thể là có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội.

Thế nào là cuộc tranh tụng liên quan đến tội có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội? Tội pārājika về việc đôi lứa là có quan hệ khác biệt đối với tội pārājika về trộm cắp, đối với tội pārājika về giết người, đối với tội pārājika về pháp thượng nhân. Tội pārājika về trộm cắp là có quan hệ khác biệt đối với tội pārājika về giết người, đối với tội pārājika về pháp thượng nhân, đối với tội pārājika về việc đôi lứa. Tội pārājika về giết người là có quan hệ khác biệt đối với tội pārājika về pháp thượng nhân, đối với tội pārājika về việc đôi lứa, đối với tội pārājika về trộm cắp. Tội pārājika về pháp thượng nhân là có quan hệ khác biệt đối với tội pārājika về việc đôi lứa, đối với tội pārājika về trộm cắp, đối với tội pārājika về giết người. Như thế là cuộc tranh tụng liên quan đến tội có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội.

Thế nào là cuộc tranh tụng liên quan đến tội có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội? Tội pārājika về việc đôi lứa là có cùng quan hệ đối với tội pārājika về việc đôi lứa. Tội pārājika về trộm cắp là có cùng quan hệ đối với tội pārājika về trộm cắp. Tội pārājika về giết người là có cùng quan hệ đối với tội pārājika về giết người. Tội pārājika về pháp thượng nhân là có cùng quan hệ đối với tội pārājika về pháp thượng nhân. Như thế là cuộc tranh tụng liên quan đến tội có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội.

Cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ là có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Như thế là cuộc tranh tụng có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng.

[571] Nắm lấy sự kiện nhỏ nhặt nào đó: điều nhỏ nhặt nghĩa là có mười điều nhỏ nhặt: điều nhỏ nhặt về sự xuất thân, điều nhỏ nhặt về tên gọi, điều nhỏ nhặt về dòng họ, điều nhỏ nhặt về đặc điểm, điều nhỏ nhặt về tội vi phạm, điều nhỏ nhặt về bình bát, điều nhỏ nhặt về y phục, điều nhỏ nhặt về thầy tế độ, điều nhỏ nhặt về thầy dạy học, điều nhỏ nhặt về chỗ trú ngụ.

[572] Điều nhỏ nhặt về sự xuất thân nghĩa là có vị (xuất thân) sát-đế-lỵ (khattiya) được thấy đang phạm tội pārājika, rồi khi nhìn thấy vị (xuất thân) sát-đế-lỵ khác lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị (xuất thân) sát-đế-lỵ phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, với ngươi không còn lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

Có vị (xuất thân) bà-la-môn được thấy ...(như trên)... Có vị (xuất thân) thương buôn được thấy ...(như trên)... Có vị (xuất thân) hạng cùng đinh được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy vị (xuất thân) hạng cùng đinh khác lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị (xuất thân) cùng đinh phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[573] Điều nhỏ nhặt về tên gọi nghĩa là có vị (tên) Buddharakkhita được thấy ...(như trên)... Có vị (tên) Dhammarakkhita được thấy ...(như trên)... Có vị (tên) Saṅgharakkhita được thấy đang phạm tội pārājika, sau khi nhìn thấy vị (tên) Saṅgharakkhita khác lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị (tên) Saṅgharakkhita phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[574] Điều nhỏ nhặt về dòng họ nghĩa là có vị (họ) Gotama được thấy ...(như trên)... Có vị (họ) Moggallāna được thấy ...(như trên)... Có vị (họ) Kaccāyana được thấy ...(như trên)... Có vị (họ) Vāsiṭṭha được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy vị (họ) Vāsiṭṭha khác lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị (họ) Vāsiṭṭha phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[575] Điều nhỏ nhặt về đặc điểm nghĩa là có vị cao được thấy ...(như trên)... Có vị lùn được thấy ...(như trên)... Có vị đen được thấy ...(như trên)... Có vị trắng được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy vị trắng khác lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị trắng phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[576] Điều nhỏ nhặt về tội vi phạm nghĩa là có vị đang vi phạm tội nhẹ được thấy rồi buộc tội vị ấy về tội pārājika rằng: “Ngươi phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[577] Điều nhỏ nhặt về bình bát nghĩa là có vị mang bình bát đồng được thấy ...(như trên)... Có vị mang bình bát đất được thấy ...(như trên)... Có vị mang bình bát tráng men (sāṭakapatta) được thấy ...(như trên)... Có vị mang bình bát đất loại bình thường (sumbhakapatta) được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy vị khác (cũng) mang bình bát đất loại bình thường lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị mang bình bát đất loại bình thường phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[578] Điều nhỏ nhặt về y phục nghĩa là có vị mặc y paṃsukūla được thấy ...(như trên)... Có vị mặc y của gia chủ được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy vị khác (cũng) mặc y của gia chủ lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị mặc y của gia chủ phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[579] Điều nhỏ nhặt về thầy tế độ nghĩa là có người đệ tử của vị tên (như vầy) được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy người đệ tử khác của vị tên (như vầy) lại buộc tội rằng: “Ngươi là người đệ tử của vị tên (như vầy) phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[580] Điều nhỏ nhặt về thầy dạy học nghĩa là có người học trò của vị tên (như vầy) được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy người học trò khác của vị tên (như vầy) lại buộc tội rằng: “Ngươi là người học trò của vị tên (như vầy) phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[581] Điều nhỏ nhặt về chỗ trú ngụ nghĩa là có vị ngụ ở chỗ trú ngụ tên (như vầy) được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy vị khác (cũng) ngụ ở chỗ trú ngụ tên (như vầy) lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị ngụ ở chỗ trú ngụ tên (như vầy) phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, với ngươi không còn lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[582] Về tội pārājika: về bất cứ điều nào thuộc về bốn điều.

Bôi nhọ: hoặc là buộc tội, hoặc là cho người buộc tội.

Chắc là ta có thể loại trừ vị ấy ra khỏi Phạm hạnh này: Ta có thể loại trừ (vị ấy) ra khỏi trạng thái tỳ khưu, ta có thể loại trừ (vị ấy) ra khỏi pháp sa-môn, ta có thể loại trừ (vị ấy) ra khỏi giới uẩn, ta có thể loại trừ (vị ấy) ra khỏi đức tính khắc khổ.

[583] Sau đó vào lúc khác: đã bôi nhọ trong giây phút nào thì trải qua vào giây phút ấy, vào khoảng thời gian ấy, vào thời điểm ấy.

Được hỏi: đã bôi nhọ với sự việc nào thì được hỏi về sự việc ấy.

Không được hỏi: không được bất cứ ai đề cập đến.

[584] Sự tranh tụng nghĩa là có bốn sự tranh tụng: Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

[585] Sự kiện nhỏ nhặt nào đó đã được nắm lấy: điều nhỏ nhặt nào đó trong mười điều nhỏ nhặt ấy đã được nắm lấy.

[586] Và vị tỳ khưu (dầu có) thú nhận lỗi lầm: Tôi đã nói điều rỗng không, tôi đã nói điều dối trá, tôi đã nói điều không thật, tôi đã nói điều tôi không biết.

Tội saṅghādisesa (tăng tàng): ...(như trên)... vì thế được gọi là “tội saṅghādisesa.”

[587] Vị tỳ khưu đang phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội saṅghādisesa trên (cơ sở) tội saṅghādisesa, nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, với ngươi không còn lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

Vị tỳ khưu đang phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội thullaccaya (trọng tội) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa, nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

Vị tỳ khưu đang phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội pācittiya (ưng đối trị) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa, nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

Vị tỳ khưu đang phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội pāṭidesanīya (ưng phát lộ) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội dukkaṭa (tác ác) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội dubbhāsita (ác khẩu) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa, nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[588] Vị tỳ khưu đang phạm tội thullaccaya (trọng tội) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội thullaccaya trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội pācittiya (ưng đối trị) trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội pāṭidesanīya (ưng phát lộ) trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội dukkaṭa (tác ác) trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội dubbhāsita (ác khẩu) trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội saṅghādisesa (tăng tàng) trên (cơ sở) tội thullaccaya, nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa. Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

Vị tỳ khưu đang phạm tội pācittiya (ưng đối trị) đã được thấy ...(như trên)... Vị tỳ khưu đang phạm tội pāṭidesanīya (ưng phát lộ) đã được thấy ...(như trên)... Vị tỳ khưu đang phạm tội dukkaṭa (tác ác) đã được thấy ...(như trên)... Vị tỳ khưu đang phạm tội dubbhāsita (ác khẩu) đã được thấy ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội dubbhāsita trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội saṅghādisesa trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội thullaccaya trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội pācittiya trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội pāṭidesanīya trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội dukkaṭa trên (cơ sở) tội dubbhāsita, nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

Sau khi đã thực hiện theo mỗi một nhân tố, sự xoay vòng nên được thành lập.

[589] Vị tỳ khưu đang phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội saṅghādisesa trên (cơ sở) tội saṅghādisesa, nếu cho người buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

Vị tỳ khưu đang phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội thullaccaya (trọng tội) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội pācittiya (ưng đối trị) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội pāṭidesanīya (ưng phát lộ) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội dukkaṭa (tác ác) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội dubbhāsita (ác khẩu) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa, nếu cho người buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[590] Vị tỳ khưu đang phạm tội thullaccaya (trọng tội) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội thullaccaya trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội pācittiya (ưng đối trị) trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội pāṭidesanīya (ưng phát lộ) trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội dukkaṭa (tác ác) trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội dubbhāsita (ác khẩu) trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội saṅghādisesa trên (cơ sở) tội thullaccaya, nếu cho người buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

Vị tỳ khưu đang phạm tội pācittiya (ưng đối trị) đã được thấy ...(như trên)... Vị tỳ khưu đang phạm tội pāṭidesanīya (ưng phát lộ) đã được thấy ...(như trên)... Vị tỳ khưu đang phạm tội dukkaṭa (tác ác) đã được thấy ...(như trên)... Vị tỳ khưu đang phạm tội dubbhāsita (ác khẩu) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội dubbhāsita trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội saṅghādisesa trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội thullaccaya trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội pācittiya trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội pāṭidesanīya trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội dukkaṭa trên (cơ sở) tội dubbhāsita, nếu cho người buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, với ngươi không còn lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[591] Vị buộc tội hoặc bảo (người khác) buộc tội theo như sự nhận biết, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều saṅghādisesa (tăng tàng) thứ chín.

*******

ĐIỀU SAṄGHĀDISESA (TĂNG TÀNG) THỨ MƯỜI:

[592] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Vel,uvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, Devadatta đã đi đến gặp Kokālika, Kaṭamorakatissaka con trai của Khaṇḍadevī, và Samuddadatto; đến rồi đã nói với Kokālika, Kaṭamorakatissaka con trai của Khaṇḍadevī, và Samuddadatto điều này:

- Này các đại đức, hãy đi. Chúng ta sẽ tiến hành việc chia rẽ hội chúng của Sa-môn Gotama, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo.

Khi được nói như thế, Kokālika đã nói với Devadatta điều này:

- Này đại đức, Sa-môn Gotama thật sự có đại thần lực, có đại oai lực. Làm thế nào chúng ta sẽ tiến hành việc chia rẽ hội chúng của Sa-môn Gotama, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo được?

- Này các đại đức, hãy đi. Chúng ta sẽ đi đến gặp Sa-môn Gotama và yêu cầu năm sự việc: “Bạch ngài, đức Thế Tôn là người khen ngợi sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan hỷ, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức. Bạch ngài, đây là năm sự việc đưa đến sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan hỷ, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức. Bạch ngài, lành thay các tỳ khưu nên là các vị sống ở rừng cho đến trọn đời; vị nào cư ngụ trong làng thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời là các vị khất thực; vị nào hoan hỷ sự thỉnh mời thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời là các vị mặc y (may bằng) vải bị quăng bỏ, vị nào hoan hỷ y của gia chủ thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời là các vị sống ở gốc cây; vị nào đi đến mái che thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời không ăn cá thịt; vị nào ăn cá thịt thì vị ấy phạm tội.” Sa-môn Gotama sẽ không cho phép năm sự việc này. Và chúng ta đây sẽ công bố cho dân chúng biết về năm sự việc này.

- Này đại đức, với năm sự việc này thì có thể tiến hành việc chia rẽ hội chúng của Sa-môn Gotama, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo. Này đại đức, bởi vì dân chúng có niềm tin với khổ hạnh.

[593] Sau đó, Devadatta cùng phe cánh đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, Devadatta đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, đức Thế Tôn là người khen ngợi sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan hỷ, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức. Bạch ngài, đây là năm sự việc đưa đến sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan hỷ, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức. Bạch ngài, lành thay các tỳ khưu nên là các vị sống ở rừng cho đến trọn đời; vị nào cư ngụ trong làng thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời là các vị khất thực; vị nào hoan hỷ sự thỉnh mời thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời là các vị mặc y (may bằng) vải bị quăng bỏ, vị nào hoan hỷ y của gia chủ thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời là các vị sống ở gốc cây; vị nào đi đến mái che thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời không ăn cá thịt; vị nào ăn cá thịt thì vị ấy phạm tội.

- Này Devadatta, thôi đi. Vị nào muốn thì hãy trở thành vị sống ở rừng; vị nào muốn thì cứ cư ngụ ở trong làng. Vị nào muốn thì hãy trở thành vị khất thực; vị nào muốn thì cứ hoan hỷ việc thỉnh mời. Vị nào muốn thì hãy là vị mặc y (may bằng) vải bị quăng bỏ; vị nào muốn thì cứ hoan hỷ y của gia chủ. Này Devadatta, ta cho phép chỗ trú ngụ là gốc cây trong tám tháng. Cá thịt là thanh tịnh với ba điều kiện là: “Không thấy, không nghe, và không nghi ngờ.”

[594] Khi ấy, Devadatta (biết rằng): “Đức Thế Tôn không cho phép năm sự việc này,” nên mừng rỡ, phấn chấn cùng phe cánh từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi.

Sau đó, Devadatta cùng phe cánh đã đi vào thành Rājagaha công bố cho dân chúng biết về năm sự việc:

- Này các đạo hữu, chúng tôi đã đi đến gặp Sa-môn Gotama và đã yêu cầu năm sự việc: “Bạch ngài, đức Thế Tôn là người khen ngợi sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan hỷ, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức. Bạch ngài, đây là năm sự việc đưa đến sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan hỷ, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức. Bạch ngài, lành thay các tỳ khưu nên là các vị sống ở rừng cho đến trọn đời; vị nào cư ngụ trong làng thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời là các vị khất thực; vị nào hoan hỷ sự thỉnh mời thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời là các vị mặc y (may bằng) vải bị quăng bỏ, vị nào hoan hỷ y của gia chủ thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời là các vị sống ở gốc cây; vị nào đi đến mái che thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời không ăn cá thịt; vị nào ăn cá thịt thì vị ấy phạm tội.” Sa-môn Gotama không cho phép năm sự việc này. Còn chúng tôi sẽ thọ trì và thực hành năm sự việc này.

[595] Ở nơi ấy, những người nào không có đức tin, không mộ đạo, kém sáng suốt, những người ấy đã nói như vầy:

- Các sa-môn Thích tử này đúng là có sự từ bỏ, có sở hành đoạn trừ; còn Sa-môn Gotama là kẻ xa hoa nên nghĩ đến việc xa hoa.

Còn những người nào có đức tin, mộ đạo, sáng suốt, những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao Devadatta lại ra sức việc chia rẽ hội chúng của đức Thế Tôn, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo?

Các tỳ khưu đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao Devadatta lại ra sức chia rẽ hội chúng của đức Thế Tôn, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo?

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và đã hỏi Devadatta rằng:

- Này Devadatta, nghe nói ngươi ra sức chia rẽ hội chúng, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này kẻ rồ dại, thật không đúng đắn, . .(như trên)... Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại ra sức chia rẽ hội chúng, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào ra sức chia rẽ hội chúng hợp nhất hoặc nắm lấy cuộc tranh tụng đưa đến chia rẽ, rồi loan truyền, chấp giữ. Vị tỳ khưu ấy nên được nói bởi các tỳ khưu như vầy: ‘Đại đức chớ có ra sức chia rẽ hội chúng hợp nhất, hoặc nắm lấy cuộc tranh tụng đưa đến chia rẽ, rồi loan truyền, chấp giữ. Đại đức hãy hòa nhập cùng hội chúng vì hội chúng hợp nhất, thân thiện, không cãi cọ, chung một nguyên tắc [1] thì sống được an lạc.’ Và khi được các tỳ khưu nói như vậy mà vị tỳ khưu ấy vẫn chấp giữ y như thế, thì vị tỳ khưu ấy nên được các tỳ khưu nhắc nhở đến lần thứ ba để dứt bỏ việc ấy. Nếu được nhắc nhở đến lần thứ ba mà dứt bỏ việc ấy, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

[596] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỳ khưu: ...(như trên)... Vị này là “vị tỳ khưu” được đề cập trong ý nghĩa này.

Hội chúng hợp nhất nghĩa là có sự đồng cộng trú được thiết lập trong cùng ranh giới (sīmā).

Ra sức chia rẽ: vị (nghĩ rằng): “Làm thế nào để những người này trở thành khác biệt, trở thành tách biệt, trở thành phe nhóm?” rồi tầm cầu phe cánh, kết hợp nhóm bọn.

Hoặc là cuộc tranh tụng đưa đến chia rẽ: là mười tám sự việc làm chia rẽ.[2]

Nắm lấy: là chọn lấy.

Loan truyền: là khơi lên.

Chấp giữ: là không chịu từ bỏ.

[597] Vị tỳ khưu ấy: là vị tỳ khưu chia rẽ hội chúng.

Bởi các tỳ khưu: là bởi các vị tỳ khưu khác. Các vị nào thấy, các vị nào nghe, các vị ấy nên nói rằng: “Đại đức chớ có ra sức chia rẽ hội chúng hợp nhất, hoặc nắm lấy cuộc tranh tụng đưa đến chia rẽ, rồi loan truyền, chấp giữ. Đại đức hãy hòa nhập cùng hội chúng vì hội chúng hợp nhất, thân thiện, không cãi cọ, chung một nguyên tắc, thì sống được an lạc.” Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (vị ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Các vị sau khi nghe mà không nói thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Vị tỳ khưu ấy nên được kéo[3] đến giữa hội chúng rồi nên được nói rằng: “Đại đức chớ có ra sức chia rẽ hội chúng hợp nhất, hoặc nắm lấy cuộc tranh tụng đưa đến chia rẽ, rồi loan truyền, chấp giữ. Đại đức hãy hòa nhập cùng hội chúng vì hội chúng hợp nhất, thân thiện, không cãi cọ, chung một nguyên tắc, thì sống được an lạc.” Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (vị ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[598] Vị tỳ khưu ấy nên được nhắc nhở. Và này các tỳ khưu, nên được nhắc nhở như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) ra sức chia rẽ hội chúng hợp nhất. Vị ấy không dứt bỏ sự việc ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) ra sức chia rẽ hội chúng hợp nhất. Vị ấy không dứt bỏ sự việc ấy. Hội chúng nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức nào đồng ý việc nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: ...(như trên)...

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) ra sức chia rẽ hội chúng hợp nhất. Vị ấy không dứt bỏ sự việc ấy. Hội chúng nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức nào đồng ý việc nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Vị tỳ khưu tên (như vầy) đã được hội chúng nhắc nhở để dứt bỏ sự việc ấy. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

[599] Tội dukkaṭa (tác ác) do lời đề nghị. Các tội thullaccaya (trọng tội) do hai lời thông báo của hành sự (dvīhi kammavācāhi). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).[4] Đối với vị vi phạm tội saṅghādisesa, thì tội dukkaṭa do lời đề nghị và các tội thullaccaya do hai lời thông báo của hành sự hết hiệu lực.

Tội saṅghādisesa (tăng tàng): ...(như trên)... vì thế được gọi là “tội saṅghādisesa.”

[600] Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, vị không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, vị không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, vị không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[601] Vị chưa được nhắc nhở, vị dứt bỏ, vị bị điên,[5] vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều saṅghādisesa (tăng tàng) thứ mười.

*******

ĐIỀU SAṄGHĀDISESA (TĂNG TÀNG) THỨ MƯỜI MỘT:

[602] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Vel,uvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, Devadatta ra sức chia rẽ hội chúng, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo. Các tỳ khưu đã nói như vầy:

- Devadatta là người nói sai Pháp, Devadatta là người nói sai Luật. Vì sao Devadatta lại ra sức chia rẽ hội chúng, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo vậy?

 Khi được nói như thế, Kokālika, Kaṭamorakatissaka con trai của Khaṇḍadevī, và Samuddadatto đã nói với các vị tỳ khưu ấy như vầy:

- Các đại đức chớ có nói như thế. Devadatta là người nói đúng Pháp. Devadatta là người nói đúng Luật. Devadatta nắm được và phát biểu về ước muốn và điều thích ý của chúng tôi, vị ấy hiểu và nói cho chúng tôi; hơn nữa điều ấy hợp ý chúng tôi.

Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao trong khi Devadatta ra sức chia rẽ hội chúng, các tỳ khưu lại là những kẻ ủng hộ tức là những kẻ tuyên bố ly khai?

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và đã hỏi các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, nghe nói trong khi Devadatta ra sức chia rẽ hội chúng, các tỳ khưu lại là những kẻ ủng hộ tức là những kẻ tuyên bố ly khai, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỳ khưu, thật không đúng đắn cho những kẻ rồ dại ấy, . .(như trên)... Này các tỳ khưu, vì sao trong khi Devadatta ra sức chia rẽ hội chúng, những kẻ rồ dại ấy lại là những kẻ ủng hộ tức là những kẻ tuyên bố ly khai vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Các tỳ khưu là những kẻ ủng hộ của chính vị tỳ khưu ấy tức là những kẻ tuyên bố ly khai dầu là một vị, hoặc hai vị, hoặc ba vị, và các vị ấy nói như vầy: ‘Các đại đức chớ có nói bất cứ điều gì về vị tỳ khưu này. Vị tỳ khưu này là người nói đúng Pháp. Vị tỳ khưu này là người nói đúng Luật. Vị tỳ khưu này nắm được rồi phát biểu về ước muốn và điều thích ý của chúng tôi, vị ấy hiểu và nói cho chúng tôi; hơn nữa điều ấy hợp ý chúng tôi.’ Các vị tỳ khưu ấy nên được nói bởi các tỳ khưu như vầy: ‘Các đại đức chớ có nói như thế. Vị tỳ khưu này không phải là người nói đúng Pháp. Vị tỳ khưu này không phải là người nói đúng Luật. Các đại đức chớ có thích ý về việc chia rẽ hội chúng. Các đại đức hãy hòa nhập cùng hội chúng vì hội chúng hợp nhất, thân thiện, không cãi cọ, chung một nguyên tắc, thì sống được an lạc.’ Và khi được các tỳ khưu nói như vậy mà các vị tỳ khưu ấy vẫn chấp giữ y như thế, thì các vị tỳ khưu ấy nên được các tỳ khưu nhắc nhở đến lần thứ ba để dứt bỏ việc ấy. Nếu được nhắc nhở đến lần thứ ba mà dứt bỏ việc ấy, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

[603] Của chính vị ấy: là của chính vị tỳ khưu chia rẽ hội chúng.

Các tỳ khưu là: Các vị tỳ khưu khác là.

Những kẻ ủng hộ: (Vị chia rẽ hội chúng) có quan điểm gì, có điều mong mỏi gì, có sự thích ý gì thì các vị ấy cũng có quan điểm ấy, có điều mong mỏi ấy, có sự thích ý ấy.

Những kẻ tuyên bố ly khai: là những vị đứng trong phe, trong nhóm của vị ấy.

Một vị, hoặc hai vị, hoặc ba vị: là một vị, hoặc hai vị, hoặc ba vị, và các vị ấy nói như vầy: “Các đại đức chớ có nói bất cứ điều gì về vị tỳ khưu này. Vị tỳ khưu này là người nói đúng Pháp. Vị tỳ khưu này là người nói đúng Luật. Vị tỳ khưu này nắm được rồi phát biểu về ước muốn và điều thích ý của chúng tôi, vị ấy hiểu và nói cho chúng tôi; hơn nữa điều ấy hợp ý chúng tôi.”

[604] Các vị tỳ khưu ấy: các vị tỳ khưu là những kẻ ủng hộ.

Bởi các tỳ khưu: là bởi các vị tỳ khưu khác. Các vị nào thấy, các vị nào nghe, các vị ấy nên nói rằng: “Các đại đức chớ có nói như thế. Vị tỳ khưu này không phải là người nói đúng Pháp. Vị tỳ khưu này không phải là người nói đúng Luật. Các đại đức chớ có thích ý về việc chia rẽ hội chúng. Các đại đức hãy hòa nhập cùng hội chúng vì hội chúng hợp nhất, thân thiện, không cãi cọ, chung một nguyên tắc, thì sống được an lạc.” Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (các vị ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Các vị sau khi nghe mà không nói thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Các vị tỳ khưu ấy nên được kéo đến giữa hội chúng và nên được nói rằng: “Các đại đức chớ có nói như thế. Vị tỳ khưu này không phải là người nói đúng Pháp. Vị tỳ khưu này không phải là người nói đúng Luật. Các đại đức chớ có thích ý về việc chia rẽ hội chúng. Các đại đức hãy hòa nhập cùng hội chúng vì hội chúng hợp nhất, thân thiện, không cãi cọ, chung một nguyên tắc, thì sống được an lạc.” Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (các vị ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[605] Các vị tỳ khưu ấy nên được các tỳ khưu nhắc nhở. Và này các tỳ khưu, nên được nhắc nhở như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Các tỳ khưu tên (như vầy) và tên (như vầy) là những kẻ ủng hộ của tỳ khưu tên (như vầy) đang ra sức chia rẽ hội chúng, tức là những kẻ tuyên bố ly khai. Các vị ấy không dứt bỏ sự việc ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên nhắc nhở các tỳ khưu tên (như vầy) và tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Các tỳ khưu tên (như vầy) và tên (như vầy) là những kẻ ủng hộ của tỳ khưu tên (như vầy) đang ra sức chia rẽ hội chúng, tức là những kẻ tuyên bố ly khai. Các vị ấy không dứt bỏ sự việc ấy. Hội chúng nhắc nhở các tỳ khưu tên (như vầy) và tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức nào đồng ý việc nhắc nhở các tỳ khưu tên (như vầy) và tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: ...(như trên)...

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Các tỳ khưu tên (như vầy) và tên (như vầy) là những kẻ ủng hộ của tỳ khưu tên (như vầy) đang ra sức chia rẽ hội chúng, tức là những kẻ tuyên bố ly khai. Hội chúng nhắc nhở các tỳ khưu tên (như vầy) và tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức nào đồng ý việc nhắc nhở các tỳ khưu tên (như vầy) và tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Các tỳ khưu tên (như vầy) và tên (như vầy) đã được hội chúng nhắc nhở để dứt bỏ sự việc ấy. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

[606] Tội dukkaṭa (tác ác) do lời đề nghị. Các tội thullaccaya (trọng tội) do hai lời thông báo của hành sự (dvīhi kammavācāhi). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng). Đối với các vị vi phạm tội saṅghādisesa, thì tội dukkaṭa do lời đề nghị và các tội thullaccaya do hai lời thông báo của hành sự hết hiệu lực. Hai ba vị nên được nhắc nhở chung (một lượt), không nên nhắc nhở nhiều hơn số lượng đó.

Tội saṅghādisesa (tăng tàng): ...(như trên)... vì thế được gọi là “tội saṅghādisesa.”

[607] Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, các vị không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, các vị không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, các vị không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[608] Các vị chưa được nhắc nhở, các vị dứt bỏ, các vị có tâm bị rối loạn, các vị bị thọ khổ hành hạ, các vị bị điên, các vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều saṅghādisesa (tăng tàng) thứ mười một.

*******

ĐIỀU SAṄGHĀDISESA (TĂNG TÀNG) THỨ MƯỜI HAI:

[609] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Kosambī, ở tu viện Ghosita. Vào lúc bấy giờ, đại đức Channa hành xử sai nguyên tắc.

Các tỳ khưu đã nói như vầy:

- Này đại đức Channa, chớ có làm điều như vậy. Việc ấy không được phép.

Vị ấy đã nói như vầy:

- Này các đại đức, điều gì khiến các ngươi nghĩ là ta cần được dạy bảo? Chính ta mới nên dạy bảo các ngươi. Đức Phật là của chúng ta, Giáo Pháp là của chúng ta, Giáo Pháp đã được chứng đạt bởi ngài thái tử của chúng ta. Cũng giống như cơn gió mạnh thổi qua thì gom tụ cỏ, cành khô, lá rụng đó đây chung lại thành đống; hoặc cũng giống như dòng sông phát xuất từ ngọn núi thì gom tụ các loại rong rêu chung lại thành đống; tương tợ như thế, các ngươi có tên khác nhau, có họ khác nhau, có dòng dõi khác nhau, có gia tộc khác nhau đã được xuất gia và quy tụ chung lại. Điều gì khiến các ngươi nghĩ là ta cần được dạy bảo? Chính ta mới nên dạy bảo các ngươi. Đức Phật là của chúng ta, Giáo Pháp là của chúng ta, Giáo Pháp đã được chứng đạt bởi ngài thái tử của chúng ta.

Các tỳ khưu ít ham muốn, tự biết đủ, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao trong khi được các tỳ khưu dạy bảo đúng theo Pháp, đại đức Channa lại tỏ ra ương ngạnh?

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và đã hỏi đại đức Channa rằng:

- Này Channa, nghe nói trong khi được các tỳ khưu dạy bảo đúng theo Pháp, ngươi lại tỏ ra ương ngạnh, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này kẻ rồ dại, thật không đúng đắn, . .(như trên)... không nên làm. Này kẻ rồ dại, vì sao trong khi được các tỳ khưu dạy bảo đúng theo Pháp, ngươi lại tỏ ra ương ngạnh vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Ngay cả vị tỳ khưu có bản tánh khó dạy,[6] trong khi được dạy bảo bởi các tỳ khưu về các điều học thuộc về giới bổn lại tỏ ra ương ngạnh: ‘Các đại đức chớ có nói bất cứ điều gì đến tôi dầu là tốt hay là xấu; tôi cũng sẽ không nói bất cứ điều gì đến các đại đức dầu là tốt hay là xấu. Các đại đức hãy kềm chế lại việc đề cập đến tôi.’ Vị tỳ khưu ấy nên được nói bởi các tỳ khưu như vầy: ‘Đại đức chớ tỏ ra ương ngạnh, đại đức hãy tỏ ra là người dễ dạy. Đại đức hãy dạy bảo các tỳ khưu đúng theo Pháp, các tỳ khưu cũng sẽ dạy bảo đại đức đúng theo Pháp; bởi vì như vậy hội chúng của đức Thế Tôn ấy được phát triển, tức là với sự dạy bảo lẫn nhau, với sự khích lệ lẫn nhau.’ Và khi được nói như vậy bởi các tỳ khưu mà vị tỳ khưu ấy vẫn chấp giữ y như thế, thì vị tỳ khưu ấy nên được các tỳ khưu nhắc nhở đến lần thứ ba để dứt bỏ việc ấy. Nếu được nhắc nhở đến lần thứ ba mà dứt bỏ việc ấy, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

[610] Ngay cả vị tỳ khưu có bản tánh khó dạy: là vị khó dạy, là hội đủ các đức tính làm cho vị ấy trở thành khó dạy, không nhẫn nhịn, không nghiêm chỉnh thọ nhận sự giáo huấn.

Về các điều học thuộc về giới bổn: về các điều học thuộc về giới bổn Pātimokkha.

Bởi các tỳ khưu: là bởi các vị tỳ khưu khác.

Đúng theo Pháp nghĩa là điều học nào đã được đức Thế Tôn quy định, điều ấy nghĩa là đúng theo Pháp. Khi được dạy bảo với điều ấy, lại tỏ ra ương ngạnh: “Các đại đức chớ có nói bất cứ điều gì đến tôi dầu là tốt hay là xấu; tôi cũng sẽ không nói bất cứ điều gì đến các đại đức dầu là tốt hay là xấu. Các đại đức hãy kềm chế lại việc đề cập đến tôi.”

[611] Vị tỳ khưu ấy: là vị tỳ khưu có bản tánh khó dạy.

Bởi các tỳ khưu: là bởi các vị tỳ khưu khác. Các vị nào thấy, các vị nào nghe, các vị ấy nên nói rằng: “Đại đức chớ tỏ ra ương ngạnh, đại đức hãy tỏ ra là người dễ dạy. Đại đức hãy dạy bảo các tỳ khưu đúng theo Pháp, các tỳ khưu cũng sẽ dạy bảo đại đức đúng theo Pháp; bởi vì như vậy hội chúng của đức Thế Tôn ấy được phát triển, tức là với sự dạy bảo lẫn nhau, với sự khích lệ lẫn nhau.” Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (vị ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Các vị sau khi nghe mà không nói thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Vị tỳ khưu ấy nên được kéo đến giữa hội chúng và nên được nói rằng: “Đại đức chớ tỏ ra ương ngạnh, đại đức hãy tỏ ra là người dễ dạy. Đại đức hãy dạy bảo các tỳ khưu đúng theo Pháp, các tỳ khưu cũng sẽ dạy bảo đại đức đúng theo Pháp; bởi vì như vậy hội chúng của đức Thế Tôn ấy được phát triển, tức là với sự dạy bảo lẫn nhau, với sự khích lệ lẫn nhau.” Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (vị ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[612] Vị tỳ khưu ấy nên được nhắc nhở. Và này các tỳ khưu, nên được nhắc nhở như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) trong khi được các tỳ khưu dạy bảo đúng theo Pháp lại tỏ ra ương ngạnh. Vị ấy không dứt bỏ sự việc ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) trong khi được các tỳ khưu dạy bảo đúng theo Pháp lại tỏ ra ương ngạnh. Vị ấy không dứt bỏ sự việc ấy. Hội chúng nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức nào đồng ý việc nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: ...(như trên)...

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) trong khi được các tỳ khưu dạy bảo đúng theo Pháp lại tỏ ra ương ngạnh. Vị ấy không dứt bỏ sự việc ấy. Hội chúng nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức nào đồng ý việc nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Vị tỳ khưu tên (như vầy) đã được hội chúng nhắc nhở để dứt bỏ sự việc ấy. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

[613] Tội dukkaṭa (tác ác) do lời đề nghị. Các tội thullaccaya (trọng tội) do hai lời thông báo của hành sự (dvīhi kammavācāhi). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng). Đối với vị vi phạm tội saṅghādisesa, thì tội dukkaṭa do lời đề nghị và các tội thullaccaya do hai lời thông báo của hành sự hết hiệu lực.

Tội saṅghādisesa (tăng tàng): ...(như trên)... vì thế được gọi là “tội saṅghādisesa.”

[614] Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, vị không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, vị không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, vị không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[615] Vị chưa được nhắc nhở, vị dứt bỏ, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều saṅghādisesa (tăng tàng) thứ mười hai.

*******

ĐIỀU SAṄGHĀDISESA (TĂNG TÀNG) THỨ MƯỜI BA:

[616] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các vị nhóm Assaji và Punabbasuka[7] thường trú[8] tại vùng Kiṭāgiri (núi Kiṭā) là những tỳ khưu tồi, không biết hổ thẹn. Họ hành xử sai nguyên tắc có hình thức như vầy: Họ trồng bông hoa hoặc bảo kẻ khác trồng, họ tưới hoặc bảo kẻ khác tưới, họ hái hoặc bảo kẻ khác hái, họ kết lại hoặc bảo kẻ khác kết lại, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết một mặt, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết hai mặt, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm thảm hoa, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa đội đầu, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa đeo tai, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa che ngực. Họ đem tặng hoặc bảo kẻ khác đem tặng tràng hoa kết một mặt, tràng hoa kết hai mặt, thảm hoa, vòng hoa, vòng hoa đội đầu, vòng hoa đeo tai, vòng hoa che ngực cho những nữ gia chủ, các cô tiểu thơ, những cô gái trẻ, các cô dâu, những cô tớ gái của các gia đình. Họ cùng với những nữ gia chủ, các cô tiểu thơ, những cô gái trẻ, các cô dâu, những cô tớ gái của các gia đình ăn chung trong một đĩa, uống chung trong một cốc, ngồi chung trên một chỗ ngồi, nằm chung trên một giường, nằm chung một tấm trải, nằm chung một tấm đắp, nằm chung một tấm trải và tấm đắp. Họ ăn sái giờ, họ uống rượu, họ đeo dây chuyền, xức nước hoa và phấn thơm, họ nhảy múa, họ ca hát, họ tấu đàn, họ vui đùa. Họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang nhảy múa; họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang ca hát; họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang tấu đàn; họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang vui đùa. Họ còn tiêu khiển cờ tám ô vuông, cờ mười ô vuông, họ chơi với bàn cờ tưởng tượng ở trên không, họ chơi lối sắp vòng tròn, họ chơi lối rút quân cờ, họ chơi ném xúc xắc, họ chơi đánh gậy, họ chơi trò vẽ bằng tay, họ chơi trò sấp ngữa, họ chơi trò thổi kèn bằng lá cây, họ chơi trò uốn dẻo, họ chơi trò nhào lộn, họ chơi trò dùng lá cọ giả làm cối xay gió, họ chơi trò đo lường, họ chơi trò đua xe, họ thi bắn cung, họ chơi trò đố chữ, họ chơi trò đoán ý, họ chơi trò nhái điệu bộ, họ tập cỡi voi, họ tập cỡi ngựa, họ tập điều khiển xe, họ tập bắn cung, họ tập đao kiếm, họ chạy phía trước voi, họ chạy phía trước ngựa, họ chạy đi chạy lại phía trước xe; họ huýt sáo, họ vỗ tay, họ vật lộn, họ dùng tay đánh nhau. Họ trải y ca-sa hai lớp ở giữa nhà rồi mời cô vũ nữ rằng: “Này cô em, hãy nhảy ở đây này,” họ còn vỗ tay tán thưởng. Họ hành xử sai nguyên tắc theo nhiều cách.

[617] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ đã trải qua mùa (an cư) mưa ở xứ Kāsi, trong khi đi đến thành Sāvatthi để diện kiến đức Thế Tôn, đã trú tại vùng Kiṭāgiri. Khi ấy vào buổi sáng, vị tỳ khưu ấy đã mặc y, cầm y bát, và đi vào vùng Kiṭāgiri để khất thực. Vị ấy có phong cách chững chạc, mắt nhìn xuống, với vẻ chăm chú khi đi tới bước lui, lúc nhìn ngắm, khi cử động co duổi. Dân chúng sau khi nhìn thấy vị tỳ khưu ấy đã nói như vầy:

- Người này là ai mà trông giống như kẻ ngu trong nhóm người ngu, giống như kẻ khờ trong nhóm người khờ, giống như kẻ ngớ ngẩn trong nhóm người ngớ ngẩn vậy? Khi gã đi đến, ai mà chịu bố thí đồ ăn đây? Trong khi các ngài thuộc nhóm Assaji và Punabbasuka của chúng ta thì lịch thiệp, thân thiện, nói năng hòa nhã, luôn cười xã giao, luôn mời mọc đến thăm viếng, không có hợm hĩnh, khuôn mặt lại rạng rỡ, luôn mở đầu câu chuyện; chính vì thế, đồ ăn khất thực nên được cúng dường đến các ngài.

Có nam cư sĩ nọ đã nhìn thấy vị tỳ khưu ấy đang đi khất thực ở vùng Kiṭāgiri, sau khi thấy đã đi đến gần vị tỳ khưu ấy, sau khi đến đã đảnh lễ vị tỳ khưu ấy và đã nói điều này:

- Thưa ngài, đồ khất thực có nhận được chưa vậy?

- Này đạo hữu, đồ khất thực chưa có nhận được.

- Thưa ngài, xin thỉnh. Chúng ta sẽ đi về nhà.

Khi ấy, nam cư sĩ ấy đã dẫn vị tỳ khưu ấy về nhà, dâng thức ăn, và đã nói điều này:

- Thưa ngài, ngài sẽ đi đâu?

- Này đạo hữu, giờ ta sẽ đi Sāvatthi để diện kiến đức Thế Tôn.

- Thưa ngài, như thế thì xin ngài đê đầu đảnh lễ ở chân của đức Thế Tôn với lời thăm hỏi của con và xin ngài hãy thưa như vầy: “Bạch ngài, sự sinh sống ở vùng Kiṭāgiri đã bị hủ hóa. Các vị nhóm Assaji và Punabbasuka thường trú tại vùng Kiṭāgiri là những tỳ khưu tồi, không biết hổ thẹn. Họ hành xử sai nguyên tắc có hình thức như vầy: Họ trồng bông hoa hoặc bảo kẻ khác trồng, họ tưới hoặc bảo kẻ khác tưới, họ hái hoặc bảo kẻ khác hái, họ kết lại hoặc bảo kẻ khác kết lại, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết một mặt, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết hai mặt, ...(như trên)... Họ hành xử sai nguyên tắc theo nhiều cách. Bạch ngài, những người trước đây mộ đạo, có niềm tin, bây giờ không còn mộ đạo, mất niềm tin. Những tập quán cúng dường đến hội chúng trước đây giờ cũng đã bị gián đoạn. Các tỳ khưu tốt ra đi, còn các tỳ khưu tồi cư ngụ. Bạch ngài, lành thay nếu đức Thế Tôn có thể phái các tỳ khưu đến vùng Kiṭāgiri, như vậy sự sinh sống ở vùng Kiṭāgiri có thể tồn tại.”

- Này đạo hữu, được rồi.

Vị tỳ khưu ấy sau khi lắng nghe nam cư sĩ ấy đã ra đi về hướng thành Sāvatthi. Tuần tự, vị ấy đã đến thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên.

[618] Điều này đã trở thành thông lệ của chư Phật Thế Tôn là niềm nở đối với các tỳ khưu đi đến. Khi ấy, đức Thế Tôn đã nói với vị tỳ khưu ấy điều này:

- Này tỳ khưu, sức khỏe có khá không? Mọi việc có được tốt đẹp không? Ngươi đi đến đường xa có được ít mệt nhọc không? Và này tỳ khưu, ngươi từ đâu đến vậy?

- Bạch Thế Tôn, sức khỏe khá. Bạch Thế Tôn, mọi việc tốt đẹp. Bạch ngài, con đi đường xa không mệt lắm. Bạch ngài, con đây đã trải qua mùa (an cư) mưa ở xứ Kāsi, trong khi đi đến thành Sāvatthi để diện kiến đức Thế Tôn, đã trú tại vùng Kiṭāgiri. Bạch ngài, khi ấy vào buổi sáng con đã mặc y, cầm y bát, đi vào vùng Kiṭāgiri để khất thực. Bạch ngài, có nam cư sĩ nọ đã nhìn thấy con đang đi khất thực ở vùng Kiṭāgiri, sau khi thấy đã đi đến gần con, sau khi đến đã đảnh lễ con và đã nói điều này: “Thưa ngài, đồ khất thực có nhận được chưa vậy?” “Này đạo hữu, đồ khất thực chưa có nhận được.” “Thưa ngài, xin thỉnh. Chúng ta sẽ đi về nhà.” Bạch ngài, khi ấy nam cư sĩ ấy đã dẫn con về nhà, dâng thức ăn, rồi đã nói điều này: “Thưa ngài, ngài sẽ đi đâu?” “Này đạo hữu, giờ ta sẽ đi Sāvatthi để diện kiến đức Thế Tôn.” “Thưa ngài, như thế thì xin ngài đê đầu đảnh lễ ở chân của đức Thế Tôn với lời thăm hỏi của con và xin ngài hãy thưa như vầy: “Bạch ngài, sự sinh sống ở vùng Kiṭāgiri đã bị hủ hóa. Các vị nhóm Assaji và Punabbasuka thường trú tại vùng Kiṭāgiri là những tỳ khưu tồi, không biết hổ thẹn. Họ hành xử sai nguyên tắc có hình thức như vầy: Họ trồng bông hoa hoặc bảo kẻ khác trồng, họ tưới hoặc bảo kẻ khác tưới, ...(như trên)... Họ hành xử sai nguyên tắc theo nhiều cách. Bạch ngài, những người trước đây mộ đạo, có niềm tin, bây giờ không còn mộ đạo, mất niềm tin. Những tập quán cúng dường đến hội chúng trước đây giờ cũng đã bị gián đoạn. Các tỳ khưu tốt ra đi, còn các tỳ khưu tồi cư ngụ. Bạch ngài, lành thay nếu đức Thế Tôn có thể phái các tỳ khưu đến vùng Kiṭāgiri, như vậy sự sinh sống ở vùng Kiṭāgiri có thể tồn tại.” Bạch Thế Tôn, con từ xứ đó đi đến.

[619] Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và đã hỏi các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, nghe nói các vị nhóm Assaji và Punabbasuka thường trú tại vùng Kiṭāgiri là những tỳ khưu tồi, không biết hổ thẹn. Họ hành xử sai nguyên tắc có hình thức như vầy: Họ trồng bông hoa hoặc bảo kẻ khác trồng, họ tưới hoặc bảo kẻ khác tưới, họ hái hoặc bảo kẻ khác hái, họ kết lại hoặc bảo kẻ khác kết lại, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết một mặt, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết hai mặt, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm thảm hoa, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa đội đầu, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa đeo tai, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa che ngực. … (như trên) … . Họ hành xử sai nguyên tắc theo nhiều cách. Những người trước đây mộ đạo, có niềm tin, bây giờ không còn mộ đạo, mất niềm tin. Những tập quán cúng dường đến hội chúng trước đây giờ cũng đã bị gián đoạn. Các tỳ khưu tốt ra đi, còn các tỳ khưu tồi cư ngụ, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỳ khưu, thật không đúng đắn cho những kẻ rồ dại ấy, … (như trên) … Này các tỳ khưu, vì sao những kẻ rồ dại ấy lại hành xử sai nguyên tắc có hình thức như thế? Họ trồng bông hoa hoặc bảo kẻ khác trồng, họ tưới hoặc bảo kẻ khác tưới, họ hái hoặc bảo kẻ khác hái, họ kết lại hoặc bảo kẻ khác kết lại, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết một mặt, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết hai mặt, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm thảm hoa, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa đội đầu, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa đeo tai, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa che ngực. Họ đem tặng hoặc bảo kẻ khác đem tặng tràng hoa kết một mặt, tràng hoa kết hai mặt, thảm hoa, vòng hoa, vòng hoa đội đầu, vòng hoa đeo tai, vòng hoa che ngực cho những nữ gia chủ, các cô tiểu thơ, những cô gái trẻ, các cô dâu, những cô tớ gái của các gia đình. Họ cùng với những nữ gia chủ, các cô tiểu thơ, những cô gái trẻ, các cô dâu, những cô tớ gái của các gia đình ăn chung trong một đĩa, uống chung trong một cốc, ngồi chung trên một chỗ ngồi, nằm chung trên một giường, nằm chung một tấm trải, nằm chung một tấm đắp, nằm chung một tấm trải và tấm đắp. Họ ăn sái giờ, họ uống rượu, họ đeo dây chuyền, xức nước hoa và phấn thơm, họ nhảy múa, họ ca hát, họ tấu đàn, họ vui đùa. Họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang nhảy múa; họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang ca hát; họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang tấu đàn; họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang vui đùa. Họ còn tiêu khiển cờ tám ô vuông, cờ mười ô vuông, họ chơi với bàn cờ tưởng tượng ở trên không, họ chơi lối sắp vòng tròn, họ chơi lối rút quân cờ, họ chơi ném xúc xắc, họ chơi đánh gậy, họ chơi trò vẽ bằng tay, họ chơi trò sấp ngữa, họ chơi trò thổi kèn bằng lá cây, họ chơi trò uốn dẻo, họ chơi trò nhào lộn, họ chơi trò dùng lá cọ giả làm cối xay gió, họ chơi trò đo lường, họ chơi trò đua xe, họ thi bắn cung, họ chơi trò đố chữ, họ chơi trò đoán ý, họ chơi trò nhái điệu bộ, họ tập cỡi voi, họ tập cỡi ngựa, họ tập điều khiển xe, họ tập bắn cung, họ tập đao kiếm, họ chạy phía trước voi, họ chạy phía trước ngựa, họ chạy đi chạy lại phía trước xe; họ huýt sáo, họ vỗ tay, họ vật lộn, họ dùng tay đánh nhau. Họ trải y ca-sa hai lớp ở giữa nhà rồi mời cô vũ nữ rằng: “Này cô em, hãy nhảy ở đây này,” họ còn vỗ tay tán thưởng. Họ hành xử sai nguyên tắc theo nhiều cách. Những người trước đây mộ đạo, có niềm tin, bây giờ không còn mộ đạo, mất niềm tin. Những tập quán cúng dường đến hội chúng trước đây giờ cũng đã bị gián đoạn. Các tỳ khưu tốt ra đi, còn các tỳ khưu tồi cư ngụ. Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… và làm thay đổi (niềm tin) của một số người đã có đức tin.

[620] Sau đó, khi đã khiển trách các vị tỳ khưu Assaji và Punabbasuka bằng nhiều phương thức, đức Thế Tôn đã thuyết Pháp thoại rồi bảo Sāriputta (Xá Lợi Phất) và Moggallāna (Mục Kiền Liên) rằng:

- Này Sāriputta và Moggallāna, hai ngươi hãy đi đến vùng Kiṭāgiri rồi hãy thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka, các vị này là những đệ tử của hai ngươi.[9]

- Bạch ngài, các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka thì dữ tợn và thô lỗ, làm thế nào chúng con thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu ấy được?

- Này Sāriputta và Moggallāna, chính vì điều ấy hai ngươi hãy đi cùng với nhiều vị tỳ khưu.

- Bạch ngài, xin vâng. Sāriputta và Moggallāna đã trả lời đức Thế Tôn.

[621] - Và này các tỳ khưu, nên thực thi như vầy: Trước hết, các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka cần được quở trách; sau khi quở trách cần được nhắc nhở; sau khi nhắc nhở cần xác định tội; sau khi xác định tội, hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka này là những kẻ làm hư hỏng các gia đình và có các hành động sai trái. Những hành động sai trái của các vị này không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Các gia đình bị hư hỏng vì các vị này không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka rằng: ‘Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không được cư ngụ tại vùng Kiṭāgiri.’ Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka này là những kẻ làm hư hỏng các gia đình và có các hành động sai trái. Những hành động sai trái của các vị này không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Các gia đình bị hư hỏng vì các vị này không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Hội chúng thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka rằng: ‘Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không được cư ngụ tại vùng Kiṭāgiri.’ Đại đức nào đồng ý việc thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka rằng: ‘Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không được cư ngụ tại vùng Kiṭāgiri’ xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: ...(như trên)...

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka này là những kẻ làm hư hỏng các gia đình và có các hành động sai trái. Những hành động sai trái của các vị này không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Các gia đình bị hư hỏng vì các vị này không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Hội chúng thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka rằng: ‘Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không được cư ngụ tại vùng Kiṭāgiri.’ Đại đức nào đồng ý việc thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka rằng: ‘Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không được cư ngụ tại vùng Kiṭāgiri’ xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka rằng: ‘Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không được cư ngụ tại vùng Kiṭāgiri’ đã được hội chúng thực thi. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

[622] Sau đó, hội chúng tỳ khưu dẫn đầu là Sāriputta và Moggallāna đã đi đến vùng Kiṭāgiri và đã thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka rằng: “Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không được cư ngụ tại vùng Kiṭāgiri.” Khi được hội chúng thực thi hành sự xua đuổi, các vị ấy không làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh,[10] không trở nên thu thúc, không làm bổn phận để sửa đổi, không làm cho các tỳ khưu hài lòng, họ mắng chửi, họ nói xấu, họ bị sa đọa do có sự thiên vị vì thương do có sự thiên vị vì ghét do có sự thiên vị vì si mê do có sự thiên vị vì sợ hãi, họ bỏ đi, họ hoàn tục.

Các tỳ khưu ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka khi được hội chúng thực thi hành sự xua đuổi lại không làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, không trở nên thu thúc, không làm bổn phận để sửa đổi, không làm cho các tỳ khưu hài lòng, họ lại mắng chửi, họ lại nói xấu, họ lại bị sa đọa do có sự thiên vị vì thương do có sự thiên vị vì ghét do có sự thiên vị vì si mê do có sự thiên vị vì sợ hãi, họ lại bỏ đi, họ lại hoàn tục?

[623] Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình bày sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và đã hỏi các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, nghe nói khi được hội chúng thực thi hành sự xua đuổi, các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, không trở nên thu thúc, không làm bổn phận để sửa đổi, không làm cho các tỳ khưu hài lòng, họ mắng chửi, họ nói xấu, họ bị sa đọa do có sự thiên vị vì thương do có sự thiên vị vì ghét do có sự thiên vị vì si mê do có sự thiên vị vì sợ hãi, họ bỏ đi, họ hoàn tục, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỳ khưu, thật không đúng đắn cho những kẻ rồ dại ấy, ...(như trên)... Này các tỳ khưu, vì sao những kẻ rồ dại ấy khi được hội chúng thực thi hành sự xua đuổi, lại không làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, ...(như trên)... lại hoàn tục vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

Vị tỳ khưu sống nương tựa vào ngôi làng hoặc thị trấn nọ là kẻ làm hư hỏng các gia đình và có hành động sai trái. Những hành động sai trái của vị ấy không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Các gia đình bị hư hỏng vì vị ấy không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Vị tỳ khưu ấy nên được nói bởi các tỳ khưu như vầy: ‘Chính đại đức là kẻ làm hư hỏng các gia đình và có hành động sai trái. Những hành động sai trái của đại đức không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Các gia đình bị hư hỏng vì đại đức không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Đại đức hãy rời khỏi trú xứ này, sự cư trú ở đây đối với đại đức đã đủ rồi!’ Và khi được nói như thế bởi các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy lại nói với các tỳ khưu ấy như vầy: ‘Các tỳ khưu có sự thiên vị vì thương, có sự thiên vị vì ghét, có sự thiên vị vì si mê, có sự thiên vị vì sợ hãi, cùng với tội như nhau họ lại xua đuổi vị này, họ lại không xua đuổi vị kia.’ Vị tỳ khưu ấy nên được nói bởi các tỳ khưu như vầy: ‘Đại đức chớ có nói như thế. Các tỳ khưu không có sự thiên vị vì thương, không có sự thiên vị vì ghét, không có sự thiên vị vì si mê, không có sự thiên vị vì sợ hãi. Chính đại đức là kẻ làm hư hỏng các gia đình và có hành động sai trái. Những hành động sai trái của đại đức không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Các gia đình bị hư hỏng vì đại đức không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Đại đức hãy rời khỏi trú xứ này, sự cư trú ở đây đối với đại đức đã đủ rồi!’ Và khi được các tỳ khưu nói như vậy mà vị tỳ khưu ấy vẫn chấp giữ y như thế, thì vị tỳ khưu ấy nên được các tỳ khưu nhắc nhở đến lần thứ ba để dứt bỏ việc ấy. Nếu được nhắc nhở đến lần thứ ba mà dứt bỏ việc ấy, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

[624] Vị tỳ khưu (sống nương tựa) vào ngôi làng hoặc thị trấn nọ: là ngôi làng, là thị trấn, là thành phố, là ngôi làng và luôn cả thị trấn.

Sống nương tựa: các vật dụng là y phục, đồ ăn khất thực, chỗ trú ngụ, và thuốc men chữa bịnh là phụ thuộc vào nơi ấy.

Gia đình nghĩa là có bốn loại gia đình: Gia đình sát-đế-lỵ, gia đình bà-la-môn, gia đình thương buôn, và gia đình hạng cùng đinh.

Kẻ làm hư hỏng các gia đình: là kẻ làm các gia đình trở thành hư hỏng với bông hoa, hoặc với trái cây, hoặc với bột tắm, hoặc với với đất sét, hoặc với gỗ chà răng, hoặc với tre, hoặc bằng cách thức chữa bệnh, hoặc bằng cách đi bộ đưa tin.

Có hành động sai trái: vị trồng bông hoa, vị bảo kẻ khác trồng, vị tưới bông hoa, vị bảo kẻ khác tưới, vị hái bông hoa, vị bảo kẻ khác hái, vị kết lại bông hoa, vị bảo kẻ khác kết lại.

[625] Không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa: Những ai có mặt thì nhìn thấy, những ai vắng mặt thì nghe.

Các gia đình bị hư hỏng vì vị ấy: Trước kia họ mộ đạo, vì vị ấy họ trở nên không còn mộ đạo. Họ đã có niềm tin trở thành không có niềm tin.

Không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa: Những ai có mặt thì nhìn thấy, những ai vắng mặt thì nghe.

[626] Vị tỳ khưu ấy: là vị tỳ khưu làm hư hỏng các gia đình.

Bởi các tỳ khưu: là bởi các vị tỳ khưu khác. Các vị nào thấy, các vị nào nghe, các vị ấy nên nói rằng: “Chính đại đức là kẻ làm hư hỏng các gia đình và có hành động sai trái. Những hành động sai trái của đại đức không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Các gia đình bị hư hỏng vì đại đức không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Đại đức hãy rời khỏi trú xứ này, sự cư trú ở đây đối với đại đức đã đủ rồi!” Và khi được các tỳ khưu nói như thế, vị tỳ khưu ấy lại nói với các tỳ khưu ấy như vầy: “Các tỳ khưu có sự thiên vị vì thương, có sự thiên vị vì ghét, có sự thiên vị vì si mê, có sự thiên vị vì sợ hãi, cùng với tội như nhau các vị lại xua đuổi vị này, các vị lại không xua đuổi vị kia.

[627] Vị tỳ khưu ấy: là vị tỳ khưu được thực thi hành sự.

Bởi các tỳ khưu: là bởi các vị tỳ khưu khác. Các vị nào thấy, các vị nào nghe, các vị ấy nên nói rằng: “Đại đức chớ có nói như thế. Các tỳ khưu không có sự thiên vị vì thương, không có sự thiên vị vì ghét, không có sự thiên vị vì si mê, không có sự thiên vị vì sợ hãi. Chính đại đức là kẻ làm hư hỏng các gia đình và có hành động sai trái. Những hành động sai trái của đại đức không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Các gia đình bị hư hỏng vì đại đức không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Đại đức hãy rời khỏi trú xứ này, sự cư trú ở đây đối với đại đức đã đủ rồi!”

Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (vị ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Các vị sau khi nghe mà không nói thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Vị tỳ khưu ấy nên được kéo đến giữa hội chúng và nên được nói rằng: “Đại đức chớ có nói như thế. Các tỳ khưu không có sự thiên vị vì thương, không có sự thiên vị vì ghét, không có sự thiên vị vì si mê, không có sự thiên vị vì sợ hãi. Chính đại đức là kẻ làm hư hỏng các gia đình và có hành động sai trái. Những hành động sai trái của đại đức không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Các gia đình bị hư hỏng vì đại đức không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Đại đức hãy rời khỏi trú xứ này, sự cư trú ở đây đối với đại đức đã đủ rồi!” Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (vị ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[628] Vị tỳ khưu ấy nên được các tỳ khưu nhắc nhở. Và này các tỳ khưu, nên được nhắc nhở như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) khi được hội chúng thực thi hành phạt xua đuổi lại lên án các tỳ khưu có sự thiên vị vì thương, có sự thiên vị vì ghét, có sự thiên vị vì si mê, có sự thiên vị vì sợ hãi. Vị ấy không dứt bỏ sự việc ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) khi được hội chúng thực thi hành phạt xua đuổi lại lên án các tỳ khưu có sự thiên vị vì thương, có sự thiên vị vì ghét, có sự thiên vị vì si mê, có sự thiên vị vì sợ hãi. Vị ấy không dứt bỏ sự việc ấy. Hội chúng nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức nào đồng ý việc nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: ...(như trên)...

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) khi được hội chúng thực thi hành phạt xua đuổi lại lên án các tỳ khưu có sự thiên vị vì thương, có sự thiên vị vì ghét, có sự thiên vị vì si mê, có sự thiên vị vì sợ hãi. Vị ấy không dứt bỏ sự việc ấy. Hội chúng nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức nào đồng ý việc nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Vị tỳ khưu tên (như vầy) đã được hội chúng nhắc nhở để dứt bỏ sự việc ấy. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

[629] Tội dukkaṭa (tác ác) do lời đề nghị. Các tội thullaccaya (trọng tội) do hai lời thông báo của hành sự (dvīhi kammavācāhi). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng). Đối với vị vi phạm tội saṅghādisesa, thì tội dukkaṭa do lời đề nghị và các tội thullaccaya do hai lời thông báo của hành sự hết hiệu lực.

Tội saṅghādisesa (tăng tàng): Chỉ có hội chúng–không phải một số vị, không phải một cá nhân–ban cho hành phạt parivāsa của tội ấy, cho thực hành lại từ đầu, ban cho hành phạt mānatta, cho giải tội; vì thế được gọi là “tội saṅghādisesa.” Là việc định danh, tức là việc đặt tên cho cả nhóm tội giống như tội ấy; vì thế được gọi là “tội saṅghādisesa.”

[630] Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, vị không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, vị không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, vị không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[631] Vị chưa được nhắc nhở, vị dứt bỏ, vị bị điên, vị có tâm bị rối loạn, vị bị thọ khổ hành hạ,[11] vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều saṅghādisesa (tăng tàng) thứ mười ba.

*******

[632] Bạch chư đại đức, mười ba điều saṅghādisesa (tăng tàng) đã được đọc tụng xong, chín điều bị phạm tội ngay lúc vừa mới vi phạm, bốn điều (khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba. Vị tỳ khưu vi phạm điều nọ hoặc điều kia thuộc về các điều này và che giấu biết được bao nhiêu ngày thì vị tỳ khưu ấy phải chịu hành phạt parivāsa không theo ý muốn bấy nhiêu ngày. Vị tỳ khưu đã trải qua hành phạt parivāsa nên thực hành thêm sáu đêm mānatta dành cho tỳ khưu. Vị tỳ khưu có hành phạt mānatta đã được hoàn tất thì vị tỳ khưu ấy nên được giải tội tại nơi nào có hội chúng tỳ khưu nhóm hai mươi vị. Nếu hội chúng tỳ khưu nhóm hai mươi vị chỉ thiếu đi một mà giải tội cho vị tỳ khưu ấy thì vị tỳ khưu ấy chưa được giải tội và các tỳ khưu ấy bị khiển trách. Đây là điều đúng đắn trong trường hợp ấy.

Trong các điều ấy, tôi hỏi các đại đức rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Đến lần thứ nhì, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Đến lần thứ ba, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Các đại đức được thanh tịnh nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

Dứt Chương Mười Ba Pháp.

********

Tóm lược chương này:

Sự xuất ra (tinh dịch),
việc xúc chạm cơ thể,
(nói lên) lời dâm dật,
tình dục cho bản thân,
mai mối, và liêu cốc,
trú xá, không nguyên cớ,
điều nhỏ nhặt nào đó,
và chia rẽ (hội chúng),
kẻ ủng hộ vị ấy,
và (ương ngạnh) khó nói,
làm hư các gia đình,
là mười ba điều học
saṅghādisesa.


[1] Ekuddeso: chung sự đọc tụng giới bổn Pātimokkha đang được hiện hành (theo ngài Buddhaghosa).

[2] Xin xem Đại Phẩm - Mahāvagga, chương Kosambī thứ X.

[3] Ngài Buddhaghosa giải thích là “... nắm lấy các tay và các chân kéo đến giữa hội chúng ...”

[4] Sở dĩ không đề cập đến tội thullaccaya thứ ba vì khi dứt câu: “Yassa nakkhamati so bhāseyya” ở chữ “yya” thì vị ấy phạm tội saṅghādisesa nên không thành lập tội thullaccaya thứ ba.

[5] Hai điều “vị có tâm bị rối loạn, vị bị thọ khổ hành hạ, tạng Thái Lan có chú thích rằng: “Được thấy ở các sách khác.”

[6] Về vấn đề này, ngài Buddhaghosa đề cập đến bài kinh Anumānasutta thuộc Majjhimanikāya I (HT Minh Châu dịch là Kinh Tư Lượng số 15 của Kinh Trung Bộ 1).

[7] Theo ngài Buddhaghosa, hai vị này là các vị đứng đầu trong nhóm Lục Sư. Theo thứ tự được ngài trình bày là hai vị Paṇḍuka và Lohitaka ở thành Sāvatthi, hai vị khác đã được đề cập trước đây là Mettiya và Bhummajaka ở thành Rājagaha, và hai vị này ở vùng Kīṭāgiri.

[8] Được gọi là “āvāsika” nghĩa là trong trường hợp ấy chỗ trú ngụ (āvāso) tức là trú xá (vihāra) thuộc về vị ấy. Vị thường trú có trách nhiệm làm mới, sửa chữa những chỗ củ kỹ, v.v... được gọi là “āvāsika” còn vị chỉ thuần túy cư ngụ thôi thì gọi là “nevāsika” (Theo ngài Buddhaghosa).

[9] Ngài Buddhaghosa còn cho biết rằng hai tỳ khưu này (luôn cả sáu vị được gọi là Lục Sư) đều đã được xuất gia với hai vị Tối thượng Thinh Văn này, đã sống nương nhờ tròn đủ 5 năm, và có học thuộc lòng các đầu đề (mātikā).

[10] Theo ngài Buddhaghosa là 18 phận sự của vị bị thực thi hành sự xua đuổi (Xin xem Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương I, [119]).

[11] Hai điều “vị có tâm bị rối loạn, vị bị thọ khổ hành hạ” tạng Thái Lan có chú thích rằng: “Không được thấy ở tạng Miến Điện.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05a | 05b | 05c | 05d | 06
Phân tích Giới Tỳ-khưu II | Phân tích Giới Tỳ-khưu Ni | Giới thiệu

 

Chân thành cám ơn Tỳ-khưu Indacanda Nguyệt Thiên đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 06-2005)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 03-06-2005

Phan Tich Gioi Ty Kheo I
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Tạng Luật - Bộ Phân Tích Giới Bổn
Vinaya Pitaka -
Suttavibhanga

Phân Tích Giới Tỳ-khưu - I
(Bhikkhuvibhanga I)

Tỳ-khưu Indacanda Nguyệt Thiên dịch

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


V. CHƯƠNG SAṄGHĀDISESA (TĂNG TÀNG) (tt)

ĐIỀU SAṄGHĀDISESA (TĂNG TÀNG) THỨ CHÍN

[566] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka trong lúc đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa đã nhìn thấy con dê đực đang tình tự với con dê cái, sau khi nhìn thấy đã nói như vầy:

- Này các đại đức, giờ chúng ta đặt tên con dê đực này là Dabba Mallaputta và đặt tên con dê cái này là tỳ khưu ni Mettiyā, rồi chúng ta sẽ phát biểu như vầy: “Này các đại đức, trước đây chúng tôi nói về Dabba Mallaputta do đã được nghe; bây giờ chúng tôi đã thấy được đương sự đang tình tự với tỳ khưu ni Mettiyā.” Các vị ấy đã đặt tên con dê đực ấy là Dabba Mallaputta và đã đặt tên con dê cái ấy là tỳ khưu ni Mettiyā. Các vị ấy đã kể lại cho các tỳ khưu rằng:

- Này các đại đức, trước đây chúng tôi nói về Dabba Mallaputta do đã được nghe; bây giờ chúng tôi đã thấy được đương sự đang tình tự với tỳ khưu ni Mettiyā.

Các tỳ khưu đã nói như vầy:

- Này các đại đức, chớ có nói như thế. Đại đức Dabba Mallaputta sẽ không làm như thế.

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và đã hỏi đại đức Dabba Mallaputta rằng:

- Này Dabba, ngươi có nhớ ngươi là kẻ đã hành động giống như điều các tỳ khưu này vừa nói không?

- Bạch ngài, con như thế nào đức Thế Tôn biết rõ mà.

Đến lần thứ nhì, đức Thế Tôn ...(như trên)...

Đến lần thứ ba, đức Thế Tôn đã hỏi đại đức Dabba Mallaputta rằng:

- Này Dabba, ngươi có nhớ ngươi là kẻ đã hành động giống như điều các tỳ khưu này vừa nói không?

- Bạch ngài, con như thế nào đức Thế Tôn biết rõ mà.

- Này Dabba, các vị (dòng dõi) Dabba không phủ nhận như thế. Nếu ngươi có làm, hãy nói: “Có làm;” nếu ngươi không làm, hãy nói: “Không làm.”

- Bạch ngài, từ khi con được sanh ra, con không bao giờ thấy mình là kẻ tầm cầu việc đôi lứa ngay cả trong lúc ngủ mơ, huống gì là tỉnh thức.

Sau đó, đức Thế Tôn đã bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, như vậy thì các ngươi hãy tra hỏi các tỳ khưu này.

Nói xong điều ấy, đức Thế Tôn đã từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào trú xá.

Sau đó, các tỳ khưu ấy đã tra hỏi các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka. Trong khi bị tra hỏi bởi các tỳ khưu ấy, các vị ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu.

- Này các đại đức, có phải các vị nắm lấy sự kiện nhỏ nhặt nào đó thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta về tội pārājika?

- Này các đại đức, đúng vậy.

Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka lại nắm lấy sự kiện nhỏ nhặt nào đó thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta về tội pārājika?

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi nắm lấy sự kiện nhỏ nhặt nào đó thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ Dabba Mallaputta về tội pārājika, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại nắm lấy sự kiện nhỏ nhặt nào đó thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ Dabba Mallaputta về tội pārājika vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào xấu xa, sân hận, bất bình vị tỳ khưu (khác) rồi nắm lấy sự kiện nhỏ nhặt nào đó thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt và bôi nhọ về tội pārājika (nghĩ rằng): ‘Chắc là ta có thể loại vị ấy ra khỏi Phạm hạnh này.’ Sau đó vào lúc khác, dầu được hỏi hay không được hỏi, và cuộc tranh tụng ấy là có quan hệ khác biệt hẳn, sự kiện nhỏ nhặt nào đó đã được nắm lấy, và vị tỳ khưu (dầu có) thú nhận lỗi lầm (cũng) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

[567] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỳ khưu: ...(như trên)... Vị này là “vị tỳ khưu” được đề cập trong ý nghĩa này.

Vị tỳ khưu: là vị tỳ khưu khác.

Xấu xa, sân hận: bị nổi giận, không được hài lòng, không được thỏa mãn, có tâm giận dữ, sanh khởi lòng cay cú.

Bất bình: là bị bất bình do sự nổi giận ấy, do sự sân hận ấy, do sự không được hài lòng ấy, do sự không được thỏa mãn ấy.

[568] Thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt: hoặc là có quan hệ khác biệt về tội hoặc là có quan hệ khác biệt về tranh tụng.

[569] Thế nào là cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt (aññabhāgiyaṃ) đối với cuộc tranh tụng? Cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi là có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách là có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Cuộc tranh tụng liên quan đến tội là có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách. Cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ là có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội. Như thế là cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng.

[570] Thế nào là cuộc tranh tụng có cùng quan hệ (tabbhāgiyaṃ) đối với cuộc tranh tụng? Cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi là có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách là có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách. Cuộc tranh tụng liên quan đến tội có thể là có cùng quan hệ, có thể là có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội.

Thế nào là cuộc tranh tụng liên quan đến tội có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội? Tội pārājika về việc đôi lứa là có quan hệ khác biệt đối với tội pārājika về trộm cắp, đối với tội pārājika về giết người, đối với tội pārājika về pháp thượng nhân. Tội pārājika về trộm cắp là có quan hệ khác biệt đối với tội pārājika về giết người, đối với tội pārājika về pháp thượng nhân, đối với tội pārājika về việc đôi lứa. Tội pārājika về giết người là có quan hệ khác biệt đối với tội pārājika về pháp thượng nhân, đối với tội pārājika về việc đôi lứa, đối với tội pārājika về trộm cắp. Tội pārājika về pháp thượng nhân là có quan hệ khác biệt đối với tội pārājika về việc đôi lứa, đối với tội pārājika về trộm cắp, đối với tội pārājika về giết người. Như thế là cuộc tranh tụng liên quan đến tội có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội.

Thế nào là cuộc tranh tụng liên quan đến tội có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội? Tội pārājika về việc đôi lứa là có cùng quan hệ đối với tội pārājika về việc đôi lứa. Tội pārājika về trộm cắp là có cùng quan hệ đối với tội pārājika về trộm cắp. Tội pārājika về giết người là có cùng quan hệ đối với tội pārājika về giết người. Tội pārājika về pháp thượng nhân là có cùng quan hệ đối với tội pārājika về pháp thượng nhân. Như thế là cuộc tranh tụng liên quan đến tội có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội.

Cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ là có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Như thế là cuộc tranh tụng có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng.

[571] Nắm lấy sự kiện nhỏ nhặt nào đó: điều nhỏ nhặt nghĩa là có mười điều nhỏ nhặt: điều nhỏ nhặt về sự xuất thân, điều nhỏ nhặt về tên gọi, điều nhỏ nhặt về dòng họ, điều nhỏ nhặt về đặc điểm, điều nhỏ nhặt về tội vi phạm, điều nhỏ nhặt về bình bát, điều nhỏ nhặt về y phục, điều nhỏ nhặt về thầy tế độ, điều nhỏ nhặt về thầy dạy học, điều nhỏ nhặt về chỗ trú ngụ.

[572] Điều nhỏ nhặt về sự xuất thân nghĩa là có vị (xuất thân) sát-đế-lỵ (khattiya) được thấy đang phạm tội pārājika, rồi khi nhìn thấy vị (xuất thân) sát-đế-lỵ khác lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị (xuất thân) sát-đế-lỵ phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, với ngươi không còn lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

Có vị (xuất thân) bà-la-môn được thấy ...(như trên)... Có vị (xuất thân) thương buôn được thấy ...(như trên)... Có vị (xuất thân) hạng cùng đinh được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy vị (xuất thân) hạng cùng đinh khác lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị (xuất thân) cùng đinh phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[573] Điều nhỏ nhặt về tên gọi nghĩa là có vị (tên) Buddharakkhita được thấy ...(như trên)... Có vị (tên) Dhammarakkhita được thấy ...(như trên)... Có vị (tên) Saṅgharakkhita được thấy đang phạm tội pārājika, sau khi nhìn thấy vị (tên) Saṅgharakkhita khác lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị (tên) Saṅgharakkhita phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[574] Điều nhỏ nhặt về dòng họ nghĩa là có vị (họ) Gotama được thấy ...(như trên)... Có vị (họ) Moggallāna được thấy ...(như trên)... Có vị (họ) Kaccāyana được thấy ...(như trên)... Có vị (họ) Vāsiṭṭha được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy vị (họ) Vāsiṭṭha khác lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị (họ) Vāsiṭṭha phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[575] Điều nhỏ nhặt về đặc điểm nghĩa là có vị cao được thấy ...(như trên)... Có vị lùn được thấy ...(như trên)... Có vị đen được thấy ...(như trên)... Có vị trắng được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy vị trắng khác lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị trắng phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[576] Điều nhỏ nhặt về tội vi phạm nghĩa là có vị đang vi phạm tội nhẹ được thấy rồi buộc tội vị ấy về tội pārājika rằng: “Ngươi phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[577] Điều nhỏ nhặt về bình bát nghĩa là có vị mang bình bát đồng được thấy ...(như trên)... Có vị mang bình bát đất được thấy ...(như trên)... Có vị mang bình bát tráng men (sāṭakapatta) được thấy ...(như trên)... Có vị mang bình bát đất loại bình thường (sumbhakapatta) được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy vị khác (cũng) mang bình bát đất loại bình thường lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị mang bình bát đất loại bình thường phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[578] Điều nhỏ nhặt về y phục nghĩa là có vị mặc y paṃsukūla được thấy ...(như trên)... Có vị mặc y của gia chủ được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy vị khác (cũng) mặc y của gia chủ lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị mặc y của gia chủ phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[579] Điều nhỏ nhặt về thầy tế độ nghĩa là có người đệ tử của vị tên (như vầy) được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy người đệ tử khác của vị tên (như vầy) lại buộc tội rằng: “Ngươi là người đệ tử của vị tên (như vầy) phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[580] Điều nhỏ nhặt về thầy dạy học nghĩa là có người học trò của vị tên (như vầy) được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy người học trò khác của vị tên (như vầy) lại buộc tội rằng: “Ngươi là người học trò của vị tên (như vầy) phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[581] Điều nhỏ nhặt về chỗ trú ngụ nghĩa là có vị ngụ ở chỗ trú ngụ tên (như vầy) được thấy đang phạm tội pārājika rồi khi nhìn thấy vị khác (cũng) ngụ ở chỗ trú ngụ tên (như vầy) lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị ngụ ở chỗ trú ngụ tên (như vầy) phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, với ngươi không còn lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[582] Về tội pārājika: về bất cứ điều nào thuộc về bốn điều.

Bôi nhọ: hoặc là buộc tội, hoặc là cho người buộc tội.

Chắc là ta có thể loại trừ vị ấy ra khỏi Phạm hạnh này: Ta có thể loại trừ (vị ấy) ra khỏi trạng thái tỳ khưu, ta có thể loại trừ (vị ấy) ra khỏi pháp sa-môn, ta có thể loại trừ (vị ấy) ra khỏi giới uẩn, ta có thể loại trừ (vị ấy) ra khỏi đức tính khắc khổ.

[583] Sau đó vào lúc khác: đã bôi nhọ trong giây phút nào thì trải qua vào giây phút ấy, vào khoảng thời gian ấy, vào thời điểm ấy.

Được hỏi: đã bôi nhọ với sự việc nào thì được hỏi về sự việc ấy.

Không được hỏi: không được bất cứ ai đề cập đến.

[584] Sự tranh tụng nghĩa là có bốn sự tranh tụng: Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

[585] Sự kiện nhỏ nhặt nào đó đã được nắm lấy: điều nhỏ nhặt nào đó trong mười điều nhỏ nhặt ấy đã được nắm lấy.

[586] Và vị tỳ khưu (dầu có) thú nhận lỗi lầm: Tôi đã nói điều rỗng không, tôi đã nói điều dối trá, tôi đã nói điều không thật, tôi đã nói điều tôi không biết.

Tội saṅghādisesa (tăng tàng): ...(như trên)... vì thế được gọi là “tội saṅghādisesa.”

[587] Vị tỳ khưu đang phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội saṅghādisesa trên (cơ sở) tội saṅghādisesa, nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, với ngươi không còn lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

Vị tỳ khưu đang phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội thullaccaya (trọng tội) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa, nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

Vị tỳ khưu đang phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội pācittiya (ưng đối trị) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa, nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

Vị tỳ khưu đang phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội pāṭidesanīya (ưng phát lộ) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội dukkaṭa (tác ác) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội dubbhāsita (ác khẩu) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa, nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[588] Vị tỳ khưu đang phạm tội thullaccaya (trọng tội) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội thullaccaya trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội pācittiya (ưng đối trị) trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội pāṭidesanīya (ưng phát lộ) trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội dukkaṭa (tác ác) trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội dubbhāsita (ác khẩu) trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội saṅghādisesa (tăng tàng) trên (cơ sở) tội thullaccaya, nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa. Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

Vị tỳ khưu đang phạm tội pācittiya (ưng đối trị) đã được thấy ...(như trên)... Vị tỳ khưu đang phạm tội pāṭidesanīya (ưng phát lộ) đã được thấy ...(như trên)... Vị tỳ khưu đang phạm tội dukkaṭa (tác ác) đã được thấy ...(như trên)... Vị tỳ khưu đang phạm tội dubbhāsita (ác khẩu) đã được thấy ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội dubbhāsita trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội saṅghādisesa trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội thullaccaya trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội pācittiya trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội pāṭidesanīya trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội dukkaṭa trên (cơ sở) tội dubbhāsita, nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

Sau khi đã thực hiện theo mỗi một nhân tố, sự xoay vòng nên được thành lập.

[589] Vị tỳ khưu đang phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội saṅghādisesa trên (cơ sở) tội saṅghādisesa, nếu cho người buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

Vị tỳ khưu đang phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội thullaccaya (trọng tội) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội pācittiya (ưng đối trị) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội pāṭidesanīya (ưng phát lộ) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội dukkaṭa (tác ác) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa. ...(như trên)... và có sự ghi nhận là tội dubbhāsita (ác khẩu) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa, nếu cho người buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn, ...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[590] Vị tỳ khưu đang phạm tội thullaccaya (trọng tội) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội thullaccaya trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội pācittiya (ưng đối trị) trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội pāṭidesanīya (ưng phát lộ) trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội dukkaṭa (tác ác) trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội dubbhāsita (ác khẩu) trên (cơ sở) tội thullaccaya. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội saṅghādisesa trên (cơ sở) tội thullaccaya, nếu cho người buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn...(như trên)..., hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

Vị tỳ khưu đang phạm tội pācittiya (ưng đối trị) đã được thấy ...(như trên)... Vị tỳ khưu đang phạm tội pāṭidesanīya (ưng phát lộ) đã được thấy ...(như trên)... Vị tỳ khưu đang phạm tội dukkaṭa (tác ác) đã được thấy ...(như trên)... Vị tỳ khưu đang phạm tội dubbhāsita (ác khẩu) đã được thấy. (Nguyên cáo) có sự ghi nhận là tội dubbhāsita trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội saṅghādisesa trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội thullaccaya trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội pācittiya trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội pāṭidesanīya trên (cơ sở) tội dubbhāsita. ...(như trên)... có sự ghi nhận là tội dukkaṭa trên (cơ sở) tội dubbhāsita, nếu cho người buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, với ngươi không còn lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng nữa.” Như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; (nguyên cáo) phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) theo từng lời nói.

[591] Vị buộc tội hoặc bảo (người khác) buộc tội theo như sự nhận biết, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều saṅghādisesa (tăng tàng) thứ chín.

*******

ĐIỀU SAṄGHĀDISESA (TĂNG TÀNG) THỨ MƯỜI:

[592] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Vel,uvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, Devadatta đã đi đến gặp Kokālika, Kaṭamorakatissaka con trai của Khaṇḍadevī, và Samuddadatto; đến rồi đã nói với Kokālika, Kaṭamorakatissaka con trai của Khaṇḍadevī, và Samuddadatto điều này:

- Này các đại đức, hãy đi. Chúng ta sẽ tiến hành việc chia rẽ hội chúng của Sa-môn Gotama, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo.

Khi được nói như thế, Kokālika đã nói với Devadatta điều này:

- Này đại đức, Sa-môn Gotama thật sự có đại thần lực, có đại oai lực. Làm thế nào chúng ta sẽ tiến hành việc chia rẽ hội chúng của Sa-môn Gotama, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo được?

- Này các đại đức, hãy đi. Chúng ta sẽ đi đến gặp Sa-môn Gotama và yêu cầu năm sự việc: “Bạch ngài, đức Thế Tôn là người khen ngợi sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan hỷ, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức. Bạch ngài, đây là năm sự việc đưa đến sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan hỷ, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức. Bạch ngài, lành thay các tỳ khưu nên là các vị sống ở rừng cho đến trọn đời; vị nào cư ngụ trong làng thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời là các vị khất thực; vị nào hoan hỷ sự thỉnh mời thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời là các vị mặc y (may bằng) vải bị quăng bỏ, vị nào hoan hỷ y của gia chủ thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời là các vị sống ở gốc cây; vị nào đi đến mái che thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời không ăn cá thịt; vị nào ăn cá thịt thì vị ấy phạm tội.” Sa-môn Gotama sẽ không cho phép năm sự việc này. Và chúng ta đây sẽ công bố cho dân chúng biết về năm sự việc này.

- Này đại đức, với năm sự việc này thì có thể tiến hành việc chia rẽ hội chúng của Sa-môn Gotama, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo. Này đại đức, bởi vì dân chúng có niềm tin với khổ hạnh.

[593] Sau đó, Devadatta cùng phe cánh đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, Devadatta đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, đức Thế Tôn là người khen ngợi sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan hỷ, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức. Bạch ngài, đây là năm sự việc đưa đến sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan hỷ, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức. Bạch ngài, lành thay các tỳ khưu nên là các vị sống ở rừng cho đến trọn đời; vị nào cư ngụ trong làng thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời là các vị khất thực; vị nào hoan hỷ sự thỉnh mời thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời là các vị mặc y (may bằng) vải bị quăng bỏ, vị nào hoan hỷ y của gia chủ thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời là các vị sống ở gốc cây; vị nào đi đến mái che thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời không ăn cá thịt; vị nào ăn cá thịt thì vị ấy phạm tội.

- Này Devadatta, thôi đi. Vị nào muốn thì hãy trở thành vị sống ở rừng; vị nào muốn thì cứ cư ngụ ở trong làng. Vị nào muốn thì hãy trở thành vị khất thực; vị nào muốn thì cứ hoan hỷ việc thỉnh mời. Vị nào muốn thì hãy là vị mặc y (may bằng) vải bị quăng bỏ; vị nào muốn thì cứ hoan hỷ y của gia chủ. Này Devadatta, ta cho phép chỗ trú ngụ là gốc cây trong tám tháng. Cá thịt là thanh tịnh với ba điều kiện là: “Không thấy, không nghe, và không nghi ngờ.”

[594] Khi ấy, Devadatta (biết rằng): “Đức Thế Tôn không cho phép năm sự việc này,” nên mừng rỡ, phấn chấn cùng phe cánh từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi.

Sau đó, Devadatta cùng phe cánh đã đi vào thành Rājagaha công bố cho dân chúng biết về năm sự việc:

- Này các đạo hữu, chúng tôi đã đi đến gặp Sa-môn Gotama và đã yêu cầu năm sự việc: “Bạch ngài, đức Thế Tôn là người khen ngợi sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan hỷ, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức. Bạch ngài, đây là năm sự việc đưa đến sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan hỷ, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức. Bạch ngài, lành thay các tỳ khưu nên là các vị sống ở rừng cho đến trọn đời; vị nào cư ngụ trong làng thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời là các vị khất thực; vị nào hoan hỷ sự thỉnh mời thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời là các vị mặc y (may bằng) vải bị quăng bỏ, vị nào hoan hỷ y của gia chủ thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời là các vị sống ở gốc cây; vị nào đi đến mái che thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời không ăn cá thịt; vị nào ăn cá thịt thì vị ấy phạm tội.” Sa-môn Gotama không cho phép năm sự việc này. Còn chúng tôi sẽ thọ trì và thực hành năm sự việc này.

[595] Ở nơi ấy, những người nào không có đức tin, không mộ đạo, kém sáng suốt, những người ấy đã nói như vầy:

- Các sa-môn Thích tử này đúng là có sự từ bỏ, có sở hành đoạn trừ; còn Sa-môn Gotama là kẻ xa hoa nên nghĩ đến việc xa hoa.

Còn những người nào có đức tin, mộ đạo, sáng suốt, những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao Devadatta lại ra sức việc chia rẽ hội chúng của đức Thế Tôn, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo?

Các tỳ khưu đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao Devadatta lại ra sức chia rẽ hội chúng của đức Thế Tôn, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo?

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và đã hỏi Devadatta rằng:

- Này Devadatta, nghe nói ngươi ra sức chia rẽ hội chúng, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này kẻ rồ dại, thật không đúng đắn, . .(như trên)... Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại ra sức chia rẽ hội chúng, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào ra sức chia rẽ hội chúng hợp nhất hoặc nắm lấy cuộc tranh tụng đưa đến chia rẽ, rồi loan truyền, chấp giữ. Vị tỳ khưu ấy nên được nói bởi các tỳ khưu như vầy: ‘Đại đức chớ có ra sức chia rẽ hội chúng hợp nhất, hoặc nắm lấy cuộc tranh tụng đưa đến chia rẽ, rồi loan truyền, chấp giữ. Đại đức hãy hòa nhập cùng hội chúng vì hội chúng hợp nhất, thân thiện, không cãi cọ, chung một nguyên tắc [1] thì sống được an lạc.’ Và khi được các tỳ khưu nói như vậy mà vị tỳ khưu ấy vẫn chấp giữ y như thế, thì vị tỳ khưu ấy nên được các tỳ khưu nhắc nhở đến lần thứ ba để dứt bỏ việc ấy. Nếu được nhắc nhở đến lần thứ ba mà dứt bỏ việc ấy, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

[596] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỳ khưu: ...(như trên)... Vị này là “vị tỳ khưu” được đề cập trong ý nghĩa này.

Hội chúng hợp nhất nghĩa là có sự đồng cộng trú được thiết lập trong cùng ranh giới (sīmā).

Ra sức chia rẽ: vị (nghĩ rằng): “Làm thế nào để những người này trở thành khác biệt, trở thành tách biệt, trở thành phe nhóm?” rồi tầm cầu phe cánh, kết hợp nhóm bọn.

Hoặc là cuộc tranh tụng đưa đến chia rẽ: là mười tám sự việc làm chia rẽ.[2]

Nắm lấy: là chọn lấy.

Loan truyền: là khơi lên.

Chấp giữ: là không chịu từ bỏ.

[597] Vị tỳ khưu ấy: là vị tỳ khưu chia rẽ hội chúng.

Bởi các tỳ khưu: là bởi các vị tỳ khưu khác. Các vị nào thấy, các vị nào nghe, các vị ấy nên nói rằng: “Đại đức chớ có ra sức chia rẽ hội chúng hợp nhất, hoặc nắm lấy cuộc tranh tụng đưa đến chia rẽ, rồi loan truyền, chấp giữ. Đại đức hãy hòa nhập cùng hội chúng vì hội chúng hợp nhất, thân thiện, không cãi cọ, chung một nguyên tắc, thì sống được an lạc.” Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (vị ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Các vị sau khi nghe mà không nói thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Vị tỳ khưu ấy nên được kéo[3] đến giữa hội chúng rồi nên được nói rằng: “Đại đức chớ có ra sức chia rẽ hội chúng hợp nhất, hoặc nắm lấy cuộc tranh tụng đưa đến chia rẽ, rồi loan truyền, chấp giữ. Đại đức hãy hòa nhập cùng hội chúng vì hội chúng hợp nhất, thân thiện, không cãi cọ, chung một nguyên tắc, thì sống được an lạc.” Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (vị ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[598] Vị tỳ khưu ấy nên được nhắc nhở. Và này các tỳ khưu, nên được nhắc nhở như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) ra sức chia rẽ hội chúng hợp nhất. Vị ấy không dứt bỏ sự việc ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) ra sức chia rẽ hội chúng hợp nhất. Vị ấy không dứt bỏ sự việc ấy. Hội chúng nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức nào đồng ý việc nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: ...(như trên)...

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) ra sức chia rẽ hội chúng hợp nhất. Vị ấy không dứt bỏ sự việc ấy. Hội chúng nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức nào đồng ý việc nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Vị tỳ khưu tên (như vầy) đã được hội chúng nhắc nhở để dứt bỏ sự việc ấy. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

[599] Tội dukkaṭa (tác ác) do lời đề nghị. Các tội thullaccaya (trọng tội) do hai lời thông báo của hành sự (dvīhi kammavācāhi). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).[4] Đối với vị vi phạm tội saṅghādisesa, thì tội dukkaṭa do lời đề nghị và các tội thullaccaya do hai lời thông báo của hành sự hết hiệu lực.

Tội saṅghādisesa (tăng tàng): ...(như trên)... vì thế được gọi là “tội saṅghādisesa.”

[600] Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, vị không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, vị không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, vị không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[601] Vị chưa được nhắc nhở, vị dứt bỏ, vị bị điên,[5] vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều saṅghādisesa (tăng tàng) thứ mười.

*******

ĐIỀU SAṄGHĀDISESA (TĂNG TÀNG) THỨ MƯỜI MỘT:

[602] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Vel,uvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, Devadatta ra sức chia rẽ hội chúng, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo. Các tỳ khưu đã nói như vầy:

- Devadatta là người nói sai Pháp, Devadatta là người nói sai Luật. Vì sao Devadatta lại ra sức chia rẽ hội chúng, tức là việc phân chia quyền lãnh đạo vậy?

 Khi được nói như thế, Kokālika, Kaṭamorakatissaka con trai của Khaṇḍadevī, và Samuddadatto đã nói với các vị tỳ khưu ấy như vầy:

- Các đại đức chớ có nói như thế. Devadatta là người nói đúng Pháp. Devadatta là người nói đúng Luật. Devadatta nắm được và phát biểu về ước muốn và điều thích ý của chúng tôi, vị ấy hiểu và nói cho chúng tôi; hơn nữa điều ấy hợp ý chúng tôi.

Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao trong khi Devadatta ra sức chia rẽ hội chúng, các tỳ khưu lại là những kẻ ủng hộ tức là những kẻ tuyên bố ly khai?

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và đã hỏi các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, nghe nói trong khi Devadatta ra sức chia rẽ hội chúng, các tỳ khưu lại là những kẻ ủng hộ tức là những kẻ tuyên bố ly khai, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỳ khưu, thật không đúng đắn cho những kẻ rồ dại ấy, . .(như trên)... Này các tỳ khưu, vì sao trong khi Devadatta ra sức chia rẽ hội chúng, những kẻ rồ dại ấy lại là những kẻ ủng hộ tức là những kẻ tuyên bố ly khai vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Các tỳ khưu là những kẻ ủng hộ của chính vị tỳ khưu ấy tức là những kẻ tuyên bố ly khai dầu là một vị, hoặc hai vị, hoặc ba vị, và các vị ấy nói như vầy: ‘Các đại đức chớ có nói bất cứ điều gì về vị tỳ khưu này. Vị tỳ khưu này là người nói đúng Pháp. Vị tỳ khưu này là người nói đúng Luật. Vị tỳ khưu này nắm được rồi phát biểu về ước muốn và điều thích ý của chúng tôi, vị ấy hiểu và nói cho chúng tôi; hơn nữa điều ấy hợp ý chúng tôi.’ Các vị tỳ khưu ấy nên được nói bởi các tỳ khưu như vầy: ‘Các đại đức chớ có nói như thế. Vị tỳ khưu này không phải là người nói đúng Pháp. Vị tỳ khưu này không phải là người nói đúng Luật. Các đại đức chớ có thích ý về việc chia rẽ hội chúng. Các đại đức hãy hòa nhập cùng hội chúng vì hội chúng hợp nhất, thân thiện, không cãi cọ, chung một nguyên tắc, thì sống được an lạc.’ Và khi được các tỳ khưu nói như vậy mà các vị tỳ khưu ấy vẫn chấp giữ y như thế, thì các vị tỳ khưu ấy nên được các tỳ khưu nhắc nhở đến lần thứ ba để dứt bỏ việc ấy. Nếu được nhắc nhở đến lần thứ ba mà dứt bỏ việc ấy, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

[603] Của chính vị ấy: là của chính vị tỳ khưu chia rẽ hội chúng.

Các tỳ khưu là: Các vị tỳ khưu khác là.

Những kẻ ủng hộ: (Vị chia rẽ hội chúng) có quan điểm gì, có điều mong mỏi gì, có sự thích ý gì thì các vị ấy cũng có quan điểm ấy, có điều mong mỏi ấy, có sự thích ý ấy.

Những kẻ tuyên bố ly khai: là những vị đứng trong phe, trong nhóm của vị ấy.

Một vị, hoặc hai vị, hoặc ba vị: là một vị, hoặc hai vị, hoặc ba vị, và các vị ấy nói như vầy: “Các đại đức chớ có nói bất cứ điều gì về vị tỳ khưu này. Vị tỳ khưu này là người nói đúng Pháp. Vị tỳ khưu này là người nói đúng Luật. Vị tỳ khưu này nắm được rồi phát biểu về ước muốn và điều thích ý của chúng tôi, vị ấy hiểu và nói cho chúng tôi; hơn nữa điều ấy hợp ý chúng tôi.”

[604] Các vị tỳ khưu ấy: các vị tỳ khưu là những kẻ ủng hộ.

Bởi các tỳ khưu: là bởi các vị tỳ khưu khác. Các vị nào thấy, các vị nào nghe, các vị ấy nên nói rằng: “Các đại đức chớ có nói như thế. Vị tỳ khưu này không phải là người nói đúng Pháp. Vị tỳ khưu này không phải là người nói đúng Luật. Các đại đức chớ có thích ý về việc chia rẽ hội chúng. Các đại đức hãy hòa nhập cùng hội chúng vì hội chúng hợp nhất, thân thiện, không cãi cọ, chung một nguyên tắc, thì sống được an lạc.” Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (các vị ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Các vị sau khi nghe mà không nói thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Các vị tỳ khưu ấy nên được kéo đến giữa hội chúng và nên được nói rằng: “Các đại đức chớ có nói như thế. Vị tỳ khưu này không phải là người nói đúng Pháp. Vị tỳ khưu này không phải là người nói đúng Luật. Các đại đức chớ có thích ý về việc chia rẽ hội chúng. Các đại đức hãy hòa nhập cùng hội chúng vì hội chúng hợp nhất, thân thiện, không cãi cọ, chung một nguyên tắc, thì sống được an lạc.” Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (các vị ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[605] Các vị tỳ khưu ấy nên được các tỳ khưu nhắc nhở. Và này các tỳ khưu, nên được nhắc nhở như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Các tỳ khưu tên (như vầy) và tên (như vầy) là những kẻ ủng hộ của tỳ khưu tên (như vầy) đang ra sức chia rẽ hội chúng, tức là những kẻ tuyên bố ly khai. Các vị ấy không dứt bỏ sự việc ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên nhắc nhở các tỳ khưu tên (như vầy) và tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Các tỳ khưu tên (như vầy) và tên (như vầy) là những kẻ ủng hộ của tỳ khưu tên (như vầy) đang ra sức chia rẽ hội chúng, tức là những kẻ tuyên bố ly khai. Các vị ấy không dứt bỏ sự việc ấy. Hội chúng nhắc nhở các tỳ khưu tên (như vầy) và tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức nào đồng ý việc nhắc nhở các tỳ khưu tên (như vầy) và tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: ...(như trên)...

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Các tỳ khưu tên (như vầy) và tên (như vầy) là những kẻ ủng hộ của tỳ khưu tên (như vầy) đang ra sức chia rẽ hội chúng, tức là những kẻ tuyên bố ly khai. Hội chúng nhắc nhở các tỳ khưu tên (như vầy) và tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức nào đồng ý việc nhắc nhở các tỳ khưu tên (như vầy) và tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Các tỳ khưu tên (như vầy) và tên (như vầy) đã được hội chúng nhắc nhở để dứt bỏ sự việc ấy. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

[606] Tội dukkaṭa (tác ác) do lời đề nghị. Các tội thullaccaya (trọng tội) do hai lời thông báo của hành sự (dvīhi kammavācāhi). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng). Đối với các vị vi phạm tội saṅghādisesa, thì tội dukkaṭa do lời đề nghị và các tội thullaccaya do hai lời thông báo của hành sự hết hiệu lực. Hai ba vị nên được nhắc nhở chung (một lượt), không nên nhắc nhở nhiều hơn số lượng đó.

Tội saṅghādisesa (tăng tàng): ...(như trên)... vì thế được gọi là “tội saṅghādisesa.”

[607] Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, các vị không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, các vị không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, các vị không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[608] Các vị chưa được nhắc nhở, các vị dứt bỏ, các vị có tâm bị rối loạn, các vị bị thọ khổ hành hạ, các vị bị điên, các vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều saṅghādisesa (tăng tàng) thứ mười một.

*******

ĐIỀU SAṄGHĀDISESA (TĂNG TÀNG) THỨ MƯỜI HAI:

[609] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Kosambī, ở tu viện Ghosita. Vào lúc bấy giờ, đại đức Channa hành xử sai nguyên tắc.

Các tỳ khưu đã nói như vầy:

- Này đại đức Channa, chớ có làm điều như vậy. Việc ấy không được phép.

Vị ấy đã nói như vầy:

- Này các đại đức, điều gì khiến các ngươi nghĩ là ta cần được dạy bảo? Chính ta mới nên dạy bảo các ngươi. Đức Phật là của chúng ta, Giáo Pháp là của chúng ta, Giáo Pháp đã được chứng đạt bởi ngài thái tử của chúng ta. Cũng giống như cơn gió mạnh thổi qua thì gom tụ cỏ, cành khô, lá rụng đó đây chung lại thành đống; hoặc cũng giống như dòng sông phát xuất từ ngọn núi thì gom tụ các loại rong rêu chung lại thành đống; tương tợ như thế, các ngươi có tên khác nhau, có họ khác nhau, có dòng dõi khác nhau, có gia tộc khác nhau đã được xuất gia và quy tụ chung lại. Điều gì khiến các ngươi nghĩ là ta cần được dạy bảo? Chính ta mới nên dạy bảo các ngươi. Đức Phật là của chúng ta, Giáo Pháp là của chúng ta, Giáo Pháp đã được chứng đạt bởi ngài thái tử của chúng ta.

Các tỳ khưu ít ham muốn, tự biết đủ, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao trong khi được các tỳ khưu dạy bảo đúng theo Pháp, đại đức Channa lại tỏ ra ương ngạnh?

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và đã hỏi đại đức Channa rằng:

- Này Channa, nghe nói trong khi được các tỳ khưu dạy bảo đúng theo Pháp, ngươi lại tỏ ra ương ngạnh, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này kẻ rồ dại, thật không đúng đắn, . .(như trên)... không nên làm. Này kẻ rồ dại, vì sao trong khi được các tỳ khưu dạy bảo đúng theo Pháp, ngươi lại tỏ ra ương ngạnh vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Ngay cả vị tỳ khưu có bản tánh khó dạy,[6] trong khi được dạy bảo bởi các tỳ khưu về các điều học thuộc về giới bổn lại tỏ ra ương ngạnh: ‘Các đại đức chớ có nói bất cứ điều gì đến tôi dầu là tốt hay là xấu; tôi cũng sẽ không nói bất cứ điều gì đến các đại đức dầu là tốt hay là xấu. Các đại đức hãy kềm chế lại việc đề cập đến tôi.’ Vị tỳ khưu ấy nên được nói bởi các tỳ khưu như vầy: ‘Đại đức chớ tỏ ra ương ngạnh, đại đức hãy tỏ ra là người dễ dạy. Đại đức hãy dạy bảo các tỳ khưu đúng theo Pháp, các tỳ khưu cũng sẽ dạy bảo đại đức đúng theo Pháp; bởi vì như vậy hội chúng của đức Thế Tôn ấy được phát triển, tức là với sự dạy bảo lẫn nhau, với sự khích lệ lẫn nhau.’ Và khi được nói như vậy bởi các tỳ khưu mà vị tỳ khưu ấy vẫn chấp giữ y như thế, thì vị tỳ khưu ấy nên được các tỳ khưu nhắc nhở đến lần thứ ba để dứt bỏ việc ấy. Nếu được nhắc nhở đến lần thứ ba mà dứt bỏ việc ấy, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

[610] Ngay cả vị tỳ khưu có bản tánh khó dạy: là vị khó dạy, là hội đủ các đức tính làm cho vị ấy trở thành khó dạy, không nhẫn nhịn, không nghiêm chỉnh thọ nhận sự giáo huấn.

Về các điều học thuộc về giới bổn: về các điều học thuộc về giới bổn Pātimokkha.

Bởi các tỳ khưu: là bởi các vị tỳ khưu khác.

Đúng theo Pháp nghĩa là điều học nào đã được đức Thế Tôn quy định, điều ấy nghĩa là đúng theo Pháp. Khi được dạy bảo với điều ấy, lại tỏ ra ương ngạnh: “Các đại đức chớ có nói bất cứ điều gì đến tôi dầu là tốt hay là xấu; tôi cũng sẽ không nói bất cứ điều gì đến các đại đức dầu là tốt hay là xấu. Các đại đức hãy kềm chế lại việc đề cập đến tôi.”

[611] Vị tỳ khưu ấy: là vị tỳ khưu có bản tánh khó dạy.

Bởi các tỳ khưu: là bởi các vị tỳ khưu khác. Các vị nào thấy, các vị nào nghe, các vị ấy nên nói rằng: “Đại đức chớ tỏ ra ương ngạnh, đại đức hãy tỏ ra là người dễ dạy. Đại đức hãy dạy bảo các tỳ khưu đúng theo Pháp, các tỳ khưu cũng sẽ dạy bảo đại đức đúng theo Pháp; bởi vì như vậy hội chúng của đức Thế Tôn ấy được phát triển, tức là với sự dạy bảo lẫn nhau, với sự khích lệ lẫn nhau.” Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (vị ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Các vị sau khi nghe mà không nói thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Vị tỳ khưu ấy nên được kéo đến giữa hội chúng và nên được nói rằng: “Đại đức chớ tỏ ra ương ngạnh, đại đức hãy tỏ ra là người dễ dạy. Đại đức hãy dạy bảo các tỳ khưu đúng theo Pháp, các tỳ khưu cũng sẽ dạy bảo đại đức đúng theo Pháp; bởi vì như vậy hội chúng của đức Thế Tôn ấy được phát triển, tức là với sự dạy bảo lẫn nhau, với sự khích lệ lẫn nhau.” Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (vị ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[612] Vị tỳ khưu ấy nên được nhắc nhở. Và này các tỳ khưu, nên được nhắc nhở như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) trong khi được các tỳ khưu dạy bảo đúng theo Pháp lại tỏ ra ương ngạnh. Vị ấy không dứt bỏ sự việc ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) trong khi được các tỳ khưu dạy bảo đúng theo Pháp lại tỏ ra ương ngạnh. Vị ấy không dứt bỏ sự việc ấy. Hội chúng nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức nào đồng ý việc nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: ...(như trên)...

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) trong khi được các tỳ khưu dạy bảo đúng theo Pháp lại tỏ ra ương ngạnh. Vị ấy không dứt bỏ sự việc ấy. Hội chúng nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức nào đồng ý việc nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Vị tỳ khưu tên (như vầy) đã được hội chúng nhắc nhở để dứt bỏ sự việc ấy. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

[613] Tội dukkaṭa (tác ác) do lời đề nghị. Các tội thullaccaya (trọng tội) do hai lời thông báo của hành sự (dvīhi kammavācāhi). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng). Đối với vị vi phạm tội saṅghādisesa, thì tội dukkaṭa do lời đề nghị và các tội thullaccaya do hai lời thông báo của hành sự hết hiệu lực.

Tội saṅghādisesa (tăng tàng): ...(như trên)... vì thế được gọi là “tội saṅghādisesa.”

[614] Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, vị không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, vị không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, vị không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[615] Vị chưa được nhắc nhở, vị dứt bỏ, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều saṅghādisesa (tăng tàng) thứ mười hai.

*******

ĐIỀU SAṄGHĀDISESA (TĂNG TÀNG) THỨ MƯỜI BA:

[616] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các vị nhóm Assaji và Punabbasuka[7] thường trú[8] tại vùng Kiṭāgiri (núi Kiṭā) là những tỳ khưu tồi, không biết hổ thẹn. Họ hành xử sai nguyên tắc có hình thức như vầy: Họ trồng bông hoa hoặc bảo kẻ khác trồng, họ tưới hoặc bảo kẻ khác tưới, họ hái hoặc bảo kẻ khác hái, họ kết lại hoặc bảo kẻ khác kết lại, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết một mặt, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết hai mặt, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm thảm hoa, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa đội đầu, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa đeo tai, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa che ngực. Họ đem tặng hoặc bảo kẻ khác đem tặng tràng hoa kết một mặt, tràng hoa kết hai mặt, thảm hoa, vòng hoa, vòng hoa đội đầu, vòng hoa đeo tai, vòng hoa che ngực cho những nữ gia chủ, các cô tiểu thơ, những cô gái trẻ, các cô dâu, những cô tớ gái của các gia đình. Họ cùng với những nữ gia chủ, các cô tiểu thơ, những cô gái trẻ, các cô dâu, những cô tớ gái của các gia đình ăn chung trong một đĩa, uống chung trong một cốc, ngồi chung trên một chỗ ngồi, nằm chung trên một giường, nằm chung một tấm trải, nằm chung một tấm đắp, nằm chung một tấm trải và tấm đắp. Họ ăn sái giờ, họ uống rượu, họ đeo dây chuyền, xức nước hoa và phấn thơm, họ nhảy múa, họ ca hát, họ tấu đàn, họ vui đùa. Họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang nhảy múa; họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang ca hát; họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang tấu đàn; họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang vui đùa. Họ còn tiêu khiển cờ tám ô vuông, cờ mười ô vuông, họ chơi với bàn cờ tưởng tượng ở trên không, họ chơi lối sắp vòng tròn, họ chơi lối rút quân cờ, họ chơi ném xúc xắc, họ chơi đánh gậy, họ chơi trò vẽ bằng tay, họ chơi trò sấp ngữa, họ chơi trò thổi kèn bằng lá cây, họ chơi trò uốn dẻo, họ chơi trò nhào lộn, họ chơi trò dùng lá cọ giả làm cối xay gió, họ chơi trò đo lường, họ chơi trò đua xe, họ thi bắn cung, họ chơi trò đố chữ, họ chơi trò đoán ý, họ chơi trò nhái điệu bộ, họ tập cỡi voi, họ tập cỡi ngựa, họ tập điều khiển xe, họ tập bắn cung, họ tập đao kiếm, họ chạy phía trước voi, họ chạy phía trước ngựa, họ chạy đi chạy lại phía trước xe; họ huýt sáo, họ vỗ tay, họ vật lộn, họ dùng tay đánh nhau. Họ trải y ca-sa hai lớp ở giữa nhà rồi mời cô vũ nữ rằng: “Này cô em, hãy nhảy ở đây này,” họ còn vỗ tay tán thưởng. Họ hành xử sai nguyên tắc theo nhiều cách.

[617] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ đã trải qua mùa (an cư) mưa ở xứ Kāsi, trong khi đi đến thành Sāvatthi để diện kiến đức Thế Tôn, đã trú tại vùng Kiṭāgiri. Khi ấy vào buổi sáng, vị tỳ khưu ấy đã mặc y, cầm y bát, và đi vào vùng Kiṭāgiri để khất thực. Vị ấy có phong cách chững chạc, mắt nhìn xuống, với vẻ chăm chú khi đi tới bước lui, lúc nhìn ngắm, khi cử động co duổi. Dân chúng sau khi nhìn thấy vị tỳ khưu ấy đã nói như vầy:

- Người này là ai mà trông giống như kẻ ngu trong nhóm người ngu, giống như kẻ khờ trong nhóm người khờ, giống như kẻ ngớ ngẩn trong nhóm người ngớ ngẩn vậy? Khi gã đi đến, ai mà chịu bố thí đồ ăn đây? Trong khi các ngài thuộc nhóm Assaji và Punabbasuka của chúng ta thì lịch thiệp, thân thiện, nói năng hòa nhã, luôn cười xã giao, luôn mời mọc đến thăm viếng, không có hợm hĩnh, khuôn mặt lại rạng rỡ, luôn mở đầu câu chuyện; chính vì thế, đồ ăn khất thực nên được cúng dường đến các ngài.

Có nam cư sĩ nọ đã nhìn thấy vị tỳ khưu ấy đang đi khất thực ở vùng Kiṭāgiri, sau khi thấy đã đi đến gần vị tỳ khưu ấy, sau khi đến đã đảnh lễ vị tỳ khưu ấy và đã nói điều này:

- Thưa ngài, đồ khất thực có nhận được chưa vậy?

- Này đạo hữu, đồ khất thực chưa có nhận được.

- Thưa ngài, xin thỉnh. Chúng ta sẽ đi về nhà.

Khi ấy, nam cư sĩ ấy đã dẫn vị tỳ khưu ấy về nhà, dâng thức ăn, và đã nói điều này:

- Thưa ngài, ngài sẽ đi đâu?

- Này đạo hữu, giờ ta sẽ đi Sāvatthi để diện kiến đức Thế Tôn.

- Thưa ngài, như thế thì xin ngài đê đầu đảnh lễ ở chân của đức Thế Tôn với lời thăm hỏi của con và xin ngài hãy thưa như vầy: “Bạch ngài, sự sinh sống ở vùng Kiṭāgiri đã bị hủ hóa. Các vị nhóm Assaji và Punabbasuka thường trú tại vùng Kiṭāgiri là những tỳ khưu tồi, không biết hổ thẹn. Họ hành xử sai nguyên tắc có hình thức như vầy: Họ trồng bông hoa hoặc bảo kẻ khác trồng, họ tưới hoặc bảo kẻ khác tưới, họ hái hoặc bảo kẻ khác hái, họ kết lại hoặc bảo kẻ khác kết lại, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết một mặt, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết hai mặt, ...(như trên)... Họ hành xử sai nguyên tắc theo nhiều cách. Bạch ngài, những người trước đây mộ đạo, có niềm tin, bây giờ không còn mộ đạo, mất niềm tin. Những tập quán cúng dường đến hội chúng trước đây giờ cũng đã bị gián đoạn. Các tỳ khưu tốt ra đi, còn các tỳ khưu tồi cư ngụ. Bạch ngài, lành thay nếu đức Thế Tôn có thể phái các tỳ khưu đến vùng Kiṭāgiri, như vậy sự sinh sống ở vùng Kiṭāgiri có thể tồn tại.”

- Này đạo hữu, được rồi.

Vị tỳ khưu ấy sau khi lắng nghe nam cư sĩ ấy đã ra đi về hướng thành Sāvatthi. Tuần tự, vị ấy đã đến thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên.

[618] Điều này đã trở thành thông lệ của chư Phật Thế Tôn là niềm nở đối với các tỳ khưu đi đến. Khi ấy, đức Thế Tôn đã nói với vị tỳ khưu ấy điều này:

- Này tỳ khưu, sức khỏe có khá không? Mọi việc có được tốt đẹp không? Ngươi đi đến đường xa có được ít mệt nhọc không? Và này tỳ khưu, ngươi từ đâu đến vậy?

- Bạch Thế Tôn, sức khỏe khá. Bạch Thế Tôn, mọi việc tốt đẹp. Bạch ngài, con đi đường xa không mệt lắm. Bạch ngài, con đây đã trải qua mùa (an cư) mưa ở xứ Kāsi, trong khi đi đến thành Sāvatthi để diện kiến đức Thế Tôn, đã trú tại vùng Kiṭāgiri. Bạch ngài, khi ấy vào buổi sáng con đã mặc y, cầm y bát, đi vào vùng Kiṭāgiri để khất thực. Bạch ngài, có nam cư sĩ nọ đã nhìn thấy con đang đi khất thực ở vùng Kiṭāgiri, sau khi thấy đã đi đến gần con, sau khi đến đã đảnh lễ con và đã nói điều này: “Thưa ngài, đồ khất thực có nhận được chưa vậy?” “Này đạo hữu, đồ khất thực chưa có nhận được.” “Thưa ngài, xin thỉnh. Chúng ta sẽ đi về nhà.” Bạch ngài, khi ấy nam cư sĩ ấy đã dẫn con về nhà, dâng thức ăn, rồi đã nói điều này: “Thưa ngài, ngài sẽ đi đâu?” “Này đạo hữu, giờ ta sẽ đi Sāvatthi để diện kiến đức Thế Tôn.” “Thưa ngài, như thế thì xin ngài đê đầu đảnh lễ ở chân của đức Thế Tôn với lời thăm hỏi của con và xin ngài hãy thưa như vầy: “Bạch ngài, sự sinh sống ở vùng Kiṭāgiri đã bị hủ hóa. Các vị nhóm Assaji và Punabbasuka thường trú tại vùng Kiṭāgiri là những tỳ khưu tồi, không biết hổ thẹn. Họ hành xử sai nguyên tắc có hình thức như vầy: Họ trồng bông hoa hoặc bảo kẻ khác trồng, họ tưới hoặc bảo kẻ khác tưới, ...(như trên)... Họ hành xử sai nguyên tắc theo nhiều cách. Bạch ngài, những người trước đây mộ đạo, có niềm tin, bây giờ không còn mộ đạo, mất niềm tin. Những tập quán cúng dường đến hội chúng trước đây giờ cũng đã bị gián đoạn. Các tỳ khưu tốt ra đi, còn các tỳ khưu tồi cư ngụ. Bạch ngài, lành thay nếu đức Thế Tôn có thể phái các tỳ khưu đến vùng Kiṭāgiri, như vậy sự sinh sống ở vùng Kiṭāgiri có thể tồn tại.” Bạch Thế Tôn, con từ xứ đó đi đến.

[619] Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và đã hỏi các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, nghe nói các vị nhóm Assaji và Punabbasuka thường trú tại vùng Kiṭāgiri là những tỳ khưu tồi, không biết hổ thẹn. Họ hành xử sai nguyên tắc có hình thức như vầy: Họ trồng bông hoa hoặc bảo kẻ khác trồng, họ tưới hoặc bảo kẻ khác tưới, họ hái hoặc bảo kẻ khác hái, họ kết lại hoặc bảo kẻ khác kết lại, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết một mặt, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết hai mặt, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm thảm hoa, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa đội đầu, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa đeo tai, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa che ngực. … (như trên) … . Họ hành xử sai nguyên tắc theo nhiều cách. Những người trước đây mộ đạo, có niềm tin, bây giờ không còn mộ đạo, mất niềm tin. Những tập quán cúng dường đến hội chúng trước đây giờ cũng đã bị gián đoạn. Các tỳ khưu tốt ra đi, còn các tỳ khưu tồi cư ngụ, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỳ khưu, thật không đúng đắn cho những kẻ rồ dại ấy, … (như trên) … Này các tỳ khưu, vì sao những kẻ rồ dại ấy lại hành xử sai nguyên tắc có hình thức như thế? Họ trồng bông hoa hoặc bảo kẻ khác trồng, họ tưới hoặc bảo kẻ khác tưới, họ hái hoặc bảo kẻ khác hái, họ kết lại hoặc bảo kẻ khác kết lại, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết một mặt, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết hai mặt, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm thảm hoa, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa đội đầu, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa đeo tai, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa che ngực. Họ đem tặng hoặc bảo kẻ khác đem tặng tràng hoa kết một mặt, tràng hoa kết hai mặt, thảm hoa, vòng hoa, vòng hoa đội đầu, vòng hoa đeo tai, vòng hoa che ngực cho những nữ gia chủ, các cô tiểu thơ, những cô gái trẻ, các cô dâu, những cô tớ gái của các gia đình. Họ cùng với những nữ gia chủ, các cô tiểu thơ, những cô gái trẻ, các cô dâu, những cô tớ gái của các gia đình ăn chung trong một đĩa, uống chung trong một cốc, ngồi chung trên một chỗ ngồi, nằm chung trên một giường, nằm chung một tấm trải, nằm chung một tấm đắp, nằm chung một tấm trải và tấm đắp. Họ ăn sái giờ, họ uống rượu, họ đeo dây chuyền, xức nước hoa và phấn thơm, họ nhảy múa, họ ca hát, họ tấu đàn, họ vui đùa. Họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang nhảy múa; họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang ca hát; họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang tấu đàn; họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang vui đùa. Họ còn tiêu khiển cờ tám ô vuông, cờ mười ô vuông, họ chơi với bàn cờ tưởng tượng ở trên không, họ chơi lối sắp vòng tròn, họ chơi lối rút quân cờ, họ chơi ném xúc xắc, họ chơi đánh gậy, họ chơi trò vẽ bằng tay, họ chơi trò sấp ngữa, họ chơi trò thổi kèn bằng lá cây, họ chơi trò uốn dẻo, họ chơi trò nhào lộn, họ chơi trò dùng lá cọ giả làm cối xay gió, họ chơi trò đo lường, họ chơi trò đua xe, họ thi bắn cung, họ chơi trò đố chữ, họ chơi trò đoán ý, họ chơi trò nhái điệu bộ, họ tập cỡi voi, họ tập cỡi ngựa, họ tập điều khiển xe, họ tập bắn cung, họ tập đao kiếm, họ chạy phía trước voi, họ chạy phía trước ngựa, họ chạy đi chạy lại phía trước xe; họ huýt sáo, họ vỗ tay, họ vật lộn, họ dùng tay đánh nhau. Họ trải y ca-sa hai lớp ở giữa nhà rồi mời cô vũ nữ rằng: “Này cô em, hãy nhảy ở đây này,” họ còn vỗ tay tán thưởng. Họ hành xử sai nguyên tắc theo nhiều cách. Những người trước đây mộ đạo, có niềm tin, bây giờ không còn mộ đạo, mất niềm tin. Những tập quán cúng dường đến hội chúng trước đây giờ cũng đã bị gián đoạn. Các tỳ khưu tốt ra đi, còn các tỳ khưu tồi cư ngụ. Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… và làm thay đổi (niềm tin) của một số người đã có đức tin.

[620] Sau đó, khi đã khiển trách các vị tỳ khưu Assaji và Punabbasuka bằng nhiều phương thức, đức Thế Tôn đã thuyết Pháp thoại rồi bảo Sāriputta (Xá Lợi Phất) và Moggallāna (Mục Kiền Liên) rằng:

- Này Sāriputta và Moggallāna, hai ngươi hãy đi đến vùng Kiṭāgiri rồi hãy thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka, các vị này là những đệ tử của hai ngươi.[9]

- Bạch ngài, các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka thì dữ tợn và thô lỗ, làm thế nào chúng con thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu ấy được?

- Này Sāriputta và Moggallāna, chính vì điều ấy hai ngươi hãy đi cùng với nhiều vị tỳ khưu.

- Bạch ngài, xin vâng. Sāriputta và Moggallāna đã trả lời đức Thế Tôn.

[621] - Và này các tỳ khưu, nên thực thi như vầy: Trước hết, các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka cần được quở trách; sau khi quở trách cần được nhắc nhở; sau khi nhắc nhở cần xác định tội; sau khi xác định tội, hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka này là những kẻ làm hư hỏng các gia đình và có các hành động sai trái. Những hành động sai trái của các vị này không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Các gia đình bị hư hỏng vì các vị này không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka rằng: ‘Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không được cư ngụ tại vùng Kiṭāgiri.’ Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka này là những kẻ làm hư hỏng các gia đình và có các hành động sai trái. Những hành động sai trái của các vị này không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Các gia đình bị hư hỏng vì các vị này không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Hội chúng thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka rằng: ‘Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không được cư ngụ tại vùng Kiṭāgiri.’ Đại đức nào đồng ý việc thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka rằng: ‘Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không được cư ngụ tại vùng Kiṭāgiri’ xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: ...(như trên)...

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka này là những kẻ làm hư hỏng các gia đình và có các hành động sai trái. Những hành động sai trái của các vị này không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Các gia đình bị hư hỏng vì các vị này không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Hội chúng thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka rằng: ‘Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không được cư ngụ tại vùng Kiṭāgiri.’ Đại đức nào đồng ý việc thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka rằng: ‘Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không được cư ngụ tại vùng Kiṭāgiri’ xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka rằng: ‘Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không được cư ngụ tại vùng Kiṭāgiri’ đã được hội chúng thực thi. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

[622] Sau đó, hội chúng tỳ khưu dẫn đầu là Sāriputta và Moggallāna đã đi đến vùng Kiṭāgiri và đã thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka rằng: “Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không được cư ngụ tại vùng Kiṭāgiri.” Khi được hội chúng thực thi hành sự xua đuổi, các vị ấy không làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh,[10] không trở nên thu thúc, không làm bổn phận để sửa đổi, không làm cho các tỳ khưu hài lòng, họ mắng chửi, họ nói xấu, họ bị sa đọa do có sự thiên vị vì thương do có sự thiên vị vì ghét do có sự thiên vị vì si mê do có sự thiên vị vì sợ hãi, họ bỏ đi, họ hoàn tục.

Các tỳ khưu ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka khi được hội chúng thực thi hành sự xua đuổi lại không làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, không trở nên thu thúc, không làm bổn phận để sửa đổi, không làm cho các tỳ khưu hài lòng, họ lại mắng chửi, họ lại nói xấu, họ lại bị sa đọa do có sự thiên vị vì thương do có sự thiên vị vì ghét do có sự thiên vị vì si mê do có sự thiên vị vì sợ hãi, họ lại bỏ đi, họ lại hoàn tục?

[623] Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình bày sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và đã hỏi các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, nghe nói khi được hội chúng thực thi hành sự xua đuổi, các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, không trở nên thu thúc, không làm bổn phận để sửa đổi, không làm cho các tỳ khưu hài lòng, họ mắng chửi, họ nói xấu, họ bị sa đọa do có sự thiên vị vì thương do có sự thiên vị vì ghét do có sự thiên vị vì si mê do có sự thiên vị vì sợ hãi, họ bỏ đi, họ hoàn tục, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỳ khưu, thật không đúng đắn cho những kẻ rồ dại ấy, ...(như trên)... Này các tỳ khưu, vì sao những kẻ rồ dại ấy khi được hội chúng thực thi hành sự xua đuổi, lại không làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, ...(như trên)... lại hoàn tục vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

Vị tỳ khưu sống nương tựa vào ngôi làng hoặc thị trấn nọ là kẻ làm hư hỏng các gia đình và có hành động sai trái. Những hành động sai trái của vị ấy không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Các gia đình bị hư hỏng vì vị ấy không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Vị tỳ khưu ấy nên được nói bởi các tỳ khưu như vầy: ‘Chính đại đức là kẻ làm hư hỏng các gia đình và có hành động sai trái. Những hành động sai trái của đại đức không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Các gia đình bị hư hỏng vì đại đức không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Đại đức hãy rời khỏi trú xứ này, sự cư trú ở đây đối với đại đức đã đủ rồi!’ Và khi được nói như thế bởi các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy lại nói với các tỳ khưu ấy như vầy: ‘Các tỳ khưu có sự thiên vị vì thương, có sự thiên vị vì ghét, có sự thiên vị vì si mê, có sự thiên vị vì sợ hãi, cùng với tội như nhau họ lại xua đuổi vị này, họ lại không xua đuổi vị kia.’ Vị tỳ khưu ấy nên được nói bởi các tỳ khưu như vầy: ‘Đại đức chớ có nói như thế. Các tỳ khưu không có sự thiên vị vì thương, không có sự thiên vị vì ghét, không có sự thiên vị vì si mê, không có sự thiên vị vì sợ hãi. Chính đại đức là kẻ làm hư hỏng các gia đình và có hành động sai trái. Những hành động sai trái của đại đức không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Các gia đình bị hư hỏng vì đại đức không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Đại đức hãy rời khỏi trú xứ này, sự cư trú ở đây đối với đại đức đã đủ rồi!’ Và khi được các tỳ khưu nói như vậy mà vị tỳ khưu ấy vẫn chấp giữ y như thế, thì vị tỳ khưu ấy nên được các tỳ khưu nhắc nhở đến lần thứ ba để dứt bỏ việc ấy. Nếu được nhắc nhở đến lần thứ ba mà dứt bỏ việc ấy, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

[624] Vị tỳ khưu (sống nương tựa) vào ngôi làng hoặc thị trấn nọ: là ngôi làng, là thị trấn, là thành phố, là ngôi làng và luôn cả thị trấn.

Sống nương tựa: các vật dụng là y phục, đồ ăn khất thực, chỗ trú ngụ, và thuốc men chữa bịnh là phụ thuộc vào nơi ấy.

Gia đình nghĩa là có bốn loại gia đình: Gia đình sát-đế-lỵ, gia đình bà-la-môn, gia đình thương buôn, và gia đình hạng cùng đinh.

Kẻ làm hư hỏng các gia đình: là kẻ làm các gia đình trở thành hư hỏng với bông hoa, hoặc với trái cây, hoặc với bột tắm, hoặc với với đất sét, hoặc với gỗ chà răng, hoặc với tre, hoặc bằng cách thức chữa bệnh, hoặc bằng cách đi bộ đưa tin.

Có hành động sai trái: vị trồng bông hoa, vị bảo kẻ khác trồng, vị tưới bông hoa, vị bảo kẻ khác tưới, vị hái bông hoa, vị bảo kẻ khác hái, vị kết lại bông hoa, vị bảo kẻ khác kết lại.

[625] Không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa: Những ai có mặt thì nhìn thấy, những ai vắng mặt thì nghe.

Các gia đình bị hư hỏng vì vị ấy: Trước kia họ mộ đạo, vì vị ấy họ trở nên không còn mộ đạo. Họ đã có niềm tin trở thành không có niềm tin.

Không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa: Những ai có mặt thì nhìn thấy, những ai vắng mặt thì nghe.

[626] Vị tỳ khưu ấy: là vị tỳ khưu làm hư hỏng các gia đình.

Bởi các tỳ khưu: là bởi các vị tỳ khưu khác. Các vị nào thấy, các vị nào nghe, các vị ấy nên nói rằng: “Chính đại đức là kẻ làm hư hỏng các gia đình và có hành động sai trái. Những hành động sai trái của đại đức không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Các gia đình bị hư hỏng vì đại đức không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Đại đức hãy rời khỏi trú xứ này, sự cư trú ở đây đối với đại đức đã đủ rồi!” Và khi được các tỳ khưu nói như thế, vị tỳ khưu ấy lại nói với các tỳ khưu ấy như vầy: “Các tỳ khưu có sự thiên vị vì thương, có sự thiên vị vì ghét, có sự thiên vị vì si mê, có sự thiên vị vì sợ hãi, cùng với tội như nhau các vị lại xua đuổi vị này, các vị lại không xua đuổi vị kia.

[627] Vị tỳ khưu ấy: là vị tỳ khưu được thực thi hành sự.

Bởi các tỳ khưu: là bởi các vị tỳ khưu khác. Các vị nào thấy, các vị nào nghe, các vị ấy nên nói rằng: “Đại đức chớ có nói như thế. Các tỳ khưu không có sự thiên vị vì thương, không có sự thiên vị vì ghét, không có sự thiên vị vì si mê, không có sự thiên vị vì sợ hãi. Chính đại đức là kẻ làm hư hỏng các gia đình và có hành động sai trái. Những hành động sai trái của đại đức không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Các gia đình bị hư hỏng vì đại đức không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Đại đức hãy rời khỏi trú xứ này, sự cư trú ở đây đối với đại đức đã đủ rồi!”

Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (vị ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Các vị sau khi nghe mà không nói thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Vị tỳ khưu ấy nên được kéo đến giữa hội chúng và nên được nói rằng: “Đại đức chớ có nói như thế. Các tỳ khưu không có sự thiên vị vì thương, không có sự thiên vị vì ghét, không có sự thiên vị vì si mê, không có sự thiên vị vì sợ hãi. Chính đại đức là kẻ làm hư hỏng các gia đình và có hành động sai trái. Những hành động sai trái của đại đức không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Các gia đình bị hư hỏng vì đại đức không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa. Đại đức hãy rời khỏi trú xứ này, sự cư trú ở đây đối với đại đức đã đủ rồi!” Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (vị ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[628] Vị tỳ khưu ấy nên được các tỳ khưu nhắc nhở. Và này các tỳ khưu, nên được nhắc nhở như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) khi được hội chúng thực thi hành phạt xua đuổi lại lên án các tỳ khưu có sự thiên vị vì thương, có sự thiên vị vì ghét, có sự thiên vị vì si mê, có sự thiên vị vì sợ hãi. Vị ấy không dứt bỏ sự việc ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) khi được hội chúng thực thi hành phạt xua đuổi lại lên án các tỳ khưu có sự thiên vị vì thương, có sự thiên vị vì ghét, có sự thiên vị vì si mê, có sự thiên vị vì sợ hãi. Vị ấy không dứt bỏ sự việc ấy. Hội chúng nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức nào đồng ý việc nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: ...(như trên)...

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) khi được hội chúng thực thi hành phạt xua đuổi lại lên án các tỳ khưu có sự thiên vị vì thương, có sự thiên vị vì ghét, có sự thiên vị vì si mê, có sự thiên vị vì sợ hãi. Vị ấy không dứt bỏ sự việc ấy. Hội chúng nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức nào đồng ý việc nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Vị tỳ khưu tên (như vầy) đã được hội chúng nhắc nhở để dứt bỏ sự việc ấy. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

[629] Tội dukkaṭa (tác ác) do lời đề nghị. Các tội thullaccaya (trọng tội) do hai lời thông báo của hành sự (dvīhi kammavācāhi). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng). Đối với vị vi phạm tội saṅghādisesa, thì tội dukkaṭa do lời đề nghị và các tội thullaccaya do hai lời thông báo của hành sự hết hiệu lực.

Tội saṅghādisesa (tăng tàng): Chỉ có hội chúng–không phải một số vị, không phải một cá nhân–ban cho hành phạt parivāsa của tội ấy, cho thực hành lại từ đầu, ban cho hành phạt mānatta, cho giải tội; vì thế được gọi là “tội saṅghādisesa.” Là việc định danh, tức là việc đặt tên cho cả nhóm tội giống như tội ấy; vì thế được gọi là “tội saṅghādisesa.”

[630] Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, vị không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, vị không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, vị không dứt bỏ thì phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng).

Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[631] Vị chưa được nhắc nhở, vị dứt bỏ, vị bị điên, vị có tâm bị rối loạn, vị bị thọ khổ hành hạ,[11] vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều saṅghādisesa (tăng tàng) thứ mười ba.

*******

[632] Bạch chư đại đức, mười ba điều saṅghādisesa (tăng tàng) đã được đọc tụng xong, chín điều bị phạm tội ngay lúc vừa mới vi phạm, bốn điều (khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba. Vị tỳ khưu vi phạm điều nọ hoặc điều kia thuộc về các điều này và che giấu biết được bao nhiêu ngày thì vị tỳ khưu ấy phải chịu hành phạt parivāsa không theo ý muốn bấy nhiêu ngày. Vị tỳ khưu đã trải qua hành phạt parivāsa nên thực hành thêm sáu đêm mānatta dành cho tỳ khưu. Vị tỳ khưu có hành phạt mānatta đã được hoàn tất thì vị tỳ khưu ấy nên được giải tội tại nơi nào có hội chúng tỳ khưu nhóm hai mươi vị. Nếu hội chúng tỳ khưu nhóm hai mươi vị chỉ thiếu đi một mà giải tội cho vị tỳ khưu ấy thì vị tỳ khưu ấy chưa được giải tội và các tỳ khưu ấy bị khiển trách. Đây là điều đúng đắn trong trường hợp ấy.

Trong các điều ấy, tôi hỏi các đại đức rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Đến lần thứ nhì, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Đến lần thứ ba, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Các đại đức được thanh tịnh nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

Dứt Chương Mười Ba Pháp.

********

Tóm lược chương này:

Sự xuất ra (tinh dịch),
việc xúc chạm cơ thể,
(nói lên) lời dâm dật,
tình dục cho bản thân,
mai mối, và liêu cốc,
trú xá, không nguyên cớ,
điều nhỏ nhặt nào đó,
và chia rẽ (hội chúng),
kẻ ủng hộ vị ấy,
và (ương ngạnh) khó nói,
làm hư các gia đình,
là mười ba điều học
saṅghādisesa.


[1] Ekuddeso: chung sự đọc tụng giới bổn Pātimokkha đang được hiện hành (theo ngài Buddhaghosa).

[2] Xin xem Đại Phẩm - Mahāvagga, chương Kosambī thứ X.

[3] Ngài Buddhaghosa giải thích là “... nắm lấy các tay và các chân kéo đến giữa hội chúng ...”

[4] Sở dĩ không đề cập đến tội thullaccaya thứ ba vì khi dứt câu: “Yassa nakkhamati so bhāseyya” ở chữ “yya” thì vị ấy phạm tội saṅghādisesa nên không thành lập tội thullaccaya thứ ba.

[5] Hai điều “vị có tâm bị rối loạn, vị bị thọ khổ hành hạ, tạng Thái Lan có chú thích rằng: “Được thấy ở các sách khác.”

[6] Về vấn đề này, ngài Buddhaghosa đề cập đến bài kinh Anumānasutta thuộc Majjhimanikāya I (HT Minh Châu dịch là Kinh Tư Lượng số 15 của Kinh Trung Bộ 1).

[7] Theo ngài Buddhaghosa, hai vị này là các vị đứng đầu trong nhóm Lục Sư. Theo thứ tự được ngài trình bày là hai vị Paṇḍuka và Lohitaka ở thành Sāvatthi, hai vị khác đã được đề cập trước đây là Mettiya và Bhummajaka ở thành Rājagaha, và hai vị này ở vùng Kīṭāgiri.

[8] Được gọi là “āvāsika” nghĩa là trong trường hợp ấy chỗ trú ngụ (āvāso) tức là trú xá (vihāra) thuộc về vị ấy. Vị thường trú có trách nhiệm làm mới, sửa chữa những chỗ củ kỹ, v.v... được gọi là “āvāsika” còn vị chỉ thuần túy cư ngụ thôi thì gọi là “nevāsika” (Theo ngài Buddhaghosa).

[9] Ngài Buddhaghosa còn cho biết rằng hai tỳ khưu này (luôn cả sáu vị được gọi là Lục Sư) đều đã được xuất gia với hai vị Tối thượng Thinh Văn này, đã sống nương nhờ tròn đủ 5 năm, và có học thuộc lòng các đầu đề (mātikā).

[10] Theo ngài Buddhaghosa là 18 phận sự của vị bị thực thi hành sự xua đuổi (Xin xem Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương I, [119]).

[11] Hai điều “vị có tâm bị rối loạn, vị bị thọ khổ hành hạ” tạng Thái Lan có chú thích rằng: “Không được thấy ở tạng Miến Điện.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05a | 05b | 05c | 05d | 06
Phân tích Giới Tỳ-khưu II | Phân tích Giới Tỳ-khưu Ni | Giới thiệu

 

Chân thành cám ơn Tỳ-khưu Indacanda Nguyệt Thiên đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 06-2005)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 03-06-2005