Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Tạng Luật - Bộ Phân Tích Giới Bổn
Vinaya Pitaka -
Suttavibhanga

Phân Tích Giới Tỳ-khưu Ni
(Bhikkhunivibhanga)

Tỳ-khưu Indacanda Nguyệt Thiên dịch

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


 

Mục Lục

  Giới thiệu
[3.1] I. CHƯƠNG PĀRĀJIKA (Pārājikakaṇḍaṃ):

1. Pārājika thứ nhất: Tội xúc chạm với người nam

[1] Câu chuyện về Sāḷha cháu trai của Migāra và tỳ-khưu ni Sundarīnandā. Sự quy định
[2] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[11] Các trường hợp không phạm tội

2. Pārājika thứ nhì: Che giấu tội pārājika của vị ni khác

[12] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Sundarīnandā và tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định
[13] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[17] Các trường hợp không phạm tội

3. Pārājika thứ ba: Xu hướng theo tỳ-khưu tà kiến

[18] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định
[19] Giải nghĩa từ ngữ.
[21] Tuyên ngôn nhắc nhở. Phân tích điều học
[25] Các trường hợp không phạm tội

4. Pārājika thứ tư: Tình tứ hẹn hò với người nam

[26] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định
[27] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[29] Các trường hợp không phạm tội
[30] Tổng kết chương pārājika.

[3.2] II. CHƯƠNG MƯỜI BẢY PHÁP (Sattarasakaṇḍaṃ):

1. Điều Saṅghādisesa (Tăng tàng) thứ nhất: Thưa kiện người tại gia

[31] Câu chuyện về việc tranh chấp giữa tỳ-khưu ni Thullanandā và người gia chủ. Sự quy định
[32] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[34] Các trường hợp không phạm tội

2. Điều Saṅghādisesa thứ nhì: Cho người nữ phạm tội xuất gia

[35] Câu chuyện về người vợ dòng Licchavi. Sự quy định
[36] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[39] Các trường hợp không phạm tội

3. Điều Saṅghādisesa thứ ba: tỳ-khưu ni đi một mình

[40] Câu chuyện về tỳ-khưu ni học trò của Bhaddā Kāpilānī. Sự quy định
[41] Câu chuyện về hai tỳ-khưu ni sang sông. Sự quy định thêm lần thứ nhất
[42] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định thêm lần thứ nhì
[43] Câu chuyện về vị tỳ-khưu ni đi phía sau. Sự quy định thêm lần thứ ba
[44] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[46] Các trường hợp không phạm tội

4. Điều Saṅghādisesa thứ tư: Làm hành sự không xin phép hội chúng

[47] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Canḍakālī. Sự quy định
[48] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[51] Các trường hợp không phạm tội

5. Điều Saṅghādisesa thứ năm: Nhận vật thực từ tay của người nam nhiễm dục vọng

[52] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Sundarīnandā. Sự quy định
[53] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[56] Các trường hợp không phạm tội

6. Điều Saṅghādisesa thứ sáu: Xúi giục vị tỳ-khưu ni khác nhận vật thực từ tay của người nam nhiễm dục vọng

[57] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Sundarīnandā. Sự quy định
[58] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[60] Các trường hợp không phạm tội

7. Điều Saṅghādisesa thứ bảy: Nói hờn dỗi về việc hoàn tục

[61] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Caṇḍakālī. Sự quy định
[62] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[64] Tuyên ngôn nhắc nhở. Phân tích điều học
[68] Các trường hợp không phạm tội

8. Điều Saṅghādisesa thứ tám: Nói hội chúng là thiên vị

[69] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Caṇḍakālī. Sự quy định
[70] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[72] Tuyên ngôn nhắc nhở. Phân tích điều học
[76] Các trường hợp không phạm tội

9. Điều Saṅghādisesa thứ chín: Sống thân cận với thế tục, có sở hành xấu xa

[77] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni học trò của tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định
[78] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[80] Tuyên ngôn nhắc nhở. Phân tích điều học
[84] Các trường hợp không phạm tội

10. Điều Saṅghādisesa thứ mười: Xúi giục các tỳ-khưu ni sống thân cận với thế tục

[85] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định
[86] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[87] Tuyên ngôn nhắc nhở. Phân tích điều học
[91] Các trường hợp không phạm tội
[92] Tổng kết chương Mười Bảy Pháp

[3.3] III. CHƯƠNG ƯNG XẢ (Nissaggiyakaṇḍaṃ):

PHẦN BÌNH BÁT:

1. Điều học thứ nhất (Tích trữ nhiều bình bát):

[93] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định
[94] Giải nghĩa từ ngữ. Cách thức xả bỏ bình bát phạm tội. Phân tích điều học.
[100] Các trường hợp không phạm tội

2. Điều học thứ nhì (Không chia y đến các vị tỳ-khưu ni khách):

[102] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định
[103] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học. Các trường hợp không phạm tội

3. Điều học thứ ba: (Xé rách y)

[106] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định
[107] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học. Các trường hợp không phạm tội

4. Điều học thứ tư (Yêu cầu vật này rồi đổi ý):

[110] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định
[111] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học. Các trường hợp không phạm tội

5. Điều học thứ năm (Bảo mua vật này rồi đổi ý):

[114] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định
[115] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học. Các trường hợp không phạm tội

6. Điều học thứ sáu (Bảo mua vật dụng bằng tài vật của hội chúng):

[118] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định
[119] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học. Các trường hợp không phạm tội

7. Điều học thứ bảy (Yêu cầu mua vật dụng bằng tài vật của hội chúng):

[122] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định
[123] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học. Các trường hợp không phạm tội

8. Điều học thứ tám (Bảo mua vật dụng bằng tài vật của nhóm):

[126] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định
[127] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học. Các trường hợp không phạm tội

9. Điều học thứ chín (Yêu cầu mua vật dụng bằng tài vật của nhóm):

[130] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định
[131] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học. Các trường hợp không phạm tội

10. Điều học thứ mười (Bảo mua vật dụng bằng tài vật của cá nhân):

[134] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định
[135] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học. Các trường hợp không phạm tội

PHẦN Y:

11. Điều học thứ nhất (Sắm tấm choàng loại dày):

[138] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định
[139] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học. Các trường hợp không phạm tội

12. Điều học thứ nhì (Sắm tấm choàng loại nhẹ):

[142] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định
[143] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học. Các trường hợp không phạm tội
[146] Tổng kết chương Ưng Xả

[3.4a] IV. CHƯƠNG ƯNG ĐỐI TRỊ (Pācittiyakaṇḍaṃ):

PHẦN TỎI:

1. Điều học thứ nhất (Nhai tỏi):

[147] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā.
[148] Chuyện tiền thân của tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

2. Điều học thứ nhì (Cạo lông ở chỗ kín):

[154] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

3. Điều học thứ ba: (Việc cọ xát bằng lòng bàn tay)

[157] Câu chuyện về hai tỳ-khưu ni. Sự quy định

4. Điều học thứ tư (Áp dụng gậy ngắn bằng nhựa cây):

[160] Câu chuyện về vị tỳ-khưu ni nọ. Sự quy định

5. Điều học thứ năm (Việc làm sạch sẽ bằng nước):

[163] Câu chuyện về bà Mahāpajāpati Gotamī. Sự quy định

6. Điều học thứ sáu (Đứng gần phục vụ vị tỳ-khưu đang ăn):

[168] Câu chuyện về vị tỳ-khưu bị tỳ-khưu ni đánh. Sự quy định

7. Điều học thứ bảy (Lúa còn nguyên hạt):

[172] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

8. Điều học thứ tám ( Đổ bỏ vật dơ bên kia bức tường, bên ngoài hàng rào):

[175] Câu chuyện về người Bà-la-môn. Sự quy định

9. Điều học thứ chín (Đổ bỏ vật dơ lên cỏ cây xanh):

[178] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

10. Điều học thứ mười (Đi để xem vũ ca tấu nhạc):

[182] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

PHẦN BÓNG TỐI:

11. Điều học thứ nhất (Đứng chuyện trò với người nam trong bóng tối):

[185] Câu chuyện về vị tỳ-khưu ni và người nam. Sự quy định

12. Điều học thứ nhì (Đứng chuyện trò với người nam ở chỗ được che khuất):

[188] Câu chuyện về vị tỳ-khưu ni và người nam. Sự quy định

13. Điều học thứ ba: (Đứng chuyện trò với người nam ở khoảng trống)

[191] Câu chuyện về vị tỳ-khưu ni và người nam. Sự quy định

14. Điều học thứ tư (Đứng chuyện trò với người nam ở đường xá):

[194] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

15. Điều học thứ năm (Rời khỏi nhà gia chủ không thông báo):

[197] Câu chuyện về vị tỳ-khưu ni nọ. Sự quy định

16. Điều học thứ sáu (Nằm ngồi ở trong nhà không hỏi ý gia chủ):

[201] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

17. Điều học thứ bảy (Trải ra chỗ nằm ở trong nhà không hỏi ý gia chủ):

[205] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

18. Điều học thứ tám (Than phiền với vị khác):

[209] Câu chuyện về vị tỳ-khưu ni học trò của Bhaddāya Kāpilānī. Sự quy định

19. Điều học thứ chín (Nguyền rủa bản thân và người khác):

[213] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Caṇḍakālī. Sự quy định

20. Điều học thứ mười (Tự đánh đấm chính mình rồi khóc lóc):

[217] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Caṇḍakālī. Sự quy định

[3.4b] PHẦN LÕA THỂ:

21. Điều học thứ nhất (Lõa thể tắm):

[220] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni tắm sông. Sự quy định

22. Điều học thứ nhì (Kích thước y choàng tắm):

[223] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

23. Điều học thứ ba: (Tháo rời y của tỳ-khưu ni rồi không may lại)

[227] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

24. Điều học thứ tư (Xa y quá năm ngày):

[231] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

25. Điều học thứ năm (Mặc y căn bản của vị khác không hỏi ý):

[235] Câu chuyện về hai vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

26. Điều học thứ sáu (Ngăn cản lợi lộc về y của nhóm):

[239] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

27. Điều học thứ bảy (Ngăn cản sự phân chia y đúng Pháp):

[242] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

28. Điều học thứ tám (Cho y của sa-môn đến người tại gia và ngoại đạo):

[246] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

29. Điều học thứ chín (Để cho vượt quá thời hạn về y):

[249] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

30. Điều học thứ mười (Ngăn cản sự thâu hồi Kaṭhina đúng Pháp):

[253] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Tuyên ngôn thâu hồi Kaṭhina.
[254] Sự quy định

PHẦN DÙNG CHUNG:

31. Điều học thứ nhất (Hai tỳ-khưu ni nằm chung trên một chiếc giường ):

[258] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

32. Điều học thứ nhì (Hai tỳ-khưu ni nằm chung tấm trải tấm đắp):

[261] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

33. Điều học thứ ba: (Cố ý quấy rầy vị tỳ-khưu ni)

[265] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

34. Điều học thứ tư (Không chăm sóc người nữ đệ tử bị ốm đau):

[269] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

35. Điều học thứ năm (Lôi kéo vị tỳ-khưu ni ra khỏi nơi trú ngụ):

[272] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

36. Điều học thứ sáu (Sống thân cận với nam gia chủ với con trai gia chủ):

[276] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Caṇḍakālī. Sự quy định
[277] Giải nghĩa từ ngữ. Tuyên ngôn nhắc nhở.

37. Điều học thứ bảy (Đi du hành trong quốc độ có sự nguy hiểm và kinh hoàng):

[283] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

38. Điều học thứ tám (Đi du hành ngoài quốc độ (ở nơi) có sự nguy hiểm và kinh hoàng):

[286] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

39. Điều học thứ chín (Đi du hành trong mùa (an cư) mưa):

[289] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

40. Điều học thứ mười (Sau mùa an cư không ra đi du hành):

[292] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni ở thành Rājagaha. Sự quy định

[3.4c] PHẦN NHÀ TRIỂN LÃM TRANH:

41. Điều học thứ nhất (Đi để xem nhà triển lãm tranh):

[295] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

42. Điều học thứ nhì (Sử dụng ghế cao và ghế nệm lông thú):

[298] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

43. Điều học thứ ba: (Xe chỉ sợi)

[301] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

44. Điều học thứ tư (Phục vụ người tại gia):

[304] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

45. Điều học thứ năm (Không giải quyết sự tranh tụng):

[306] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

46. Điều học thứ sáu (Cho vật thực đến người tại gia):

[311] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

47. Điều học thứ bảy (Sử dụng y nội trợ không chịu xả bỏ):

[314] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

48. Điều học thứ tám (Ra đi du hành khi chưa xả bỏ chỗ trú ngụ):

[318] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

49. Điều học thứ chín (Học tập kiến thức nhảm nhí):

[322] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

50. Điều học thứ mười (Dạy kiến thức nhảm nhí):

[325] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

PHẦN TU VIỆN:

51. Điều học thứ nhất (Đi vào tu viện không báo trước):

[328] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định lần thứ nhất.
[329] Sự quy định thêm lần thứ nhất. Sự quy định thêm lần thứ nhì.

52. Điều học thứ nhì (Mắng nhiếc hoặc nguyền rủa tỳ-khưu):

[334] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

53. Điều học thứ ba: (Bị kích động rồi chửi rủa nhóm)

[338] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Caṇḍakālī. Sự quy định

54. Điều học thứ tư (Thọ thực xong lại thọ thực ở nơi khác):

[342] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

55. Điều học thứ năm (Bỏn xẻn về gia đình):

[346] Câu chuyện về vị tỳ-khưu nọ. Sự quy định

56. Điều học thứ sáu (Mùa (an cư) mưa tại trú xứ không có tỳ-khưu):

[349] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

57. Điều học thứ bảy (Không thực hiện lễ Pavāraṇā ở cả hai hội chúng):

[352] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

58. Điều học thứ tám (Không đi giáo giới):

[355] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

59. Điều học thứ chín (Không hỏi về lễ Uposatha và không thỉnh cầu sự giáo giới):

[358] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

60. Điều học thứ mười (Cùng người nam nặn mụt nhọt ở phần dưới thân):

[361] Câu chuyện về vị tỳ-khưu ni nọ. Sự quy định

[3.4d] PHẦN SẢN PHỤ:

61. Điều học thứ nhất (Tiếp độ người nữ mang thai):

[364] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

62. Điều học thứ nhì (Tiếp độ người nữ còn cho con bú):

[368] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

63. Điều học thứ ba: (Tiếp độ cô ni tu tập sự chưa thực hành sáu pháp)

[372] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

64. Điều học thứ tư (Tiếp độ cô ni tu tập sự chưa được hội chúng chấp thuận):

[376] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

65. Điều học thứ năm (Tiếp độ người nữ đã kết hôn khi chưa đủ mười hai tuổi):

[380] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

66. Điều học thứ sáu (Tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi chưa thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm):

[384] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

67. Điều học thứ bảy (Tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm chưa được hội chúng chấp thuận):

[388] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

68. Điều học thứ tám (Sau khi tiếp độ người nữ đệ tử không dạy dỗ):

[392] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

69. Điều học thứ chín (Không hầu cận thầy tế độ trong hai năm):

[395] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

70. Điều học thứ mười (Sau khi tiếp độ người nữ đệ tử lại không cách ly khiến chồng bắt lại):

[398] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

PHẦN THIẾU NỮ:

71. Điều học thứ nhất (Tiếp độ thiếu nữ chưa đủ hai mươi tuổi):

[401] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

72. Điều học thứ nhì (Tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi chưa thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm):

[405] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

73. Điều học thứ ba: (Tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm chưa được hội chúng chấp thuận)

[409] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

74. Điều học thứ tư (Tiếp độ khi chưa đủ mười hai năm thâm niên):

[413] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

75. Điều học thứ năm (Tiếp độ khi tròn đủ mười hai năm thâm niên nhưng chưa được hội chúng đồng ý ):

[416] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

76. Điều học thứ sáu (Tiến hành việc phê phán hội chúng tỳ-khưu ni):

[420] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Caṇḍakālī. Sự quy định

77. Điều học thứ bảy (Bảo dâng y rồi hứa hẹn tiếp độ nhưng không tiếp độ):

[423] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

78. Điều học thứ tám (Bảo hầu cận rồi hứa hẹn tiếp độ nhưng không tiếp độ):

[426] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

79. Điều học thứ chín (Tiếp độ cô ni tu tập sự nhẫn tâm gây sầu khổ người khác):

[429] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

80. Điều học thứ mười (Tiếp độ cô ni tu tập sự không được cha mẹ và người chồng cho phép):

[432] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

81. Điều học thứ mười một (Tiếp độ cô ni tu tập sự với sự chấp thuận của các tỳ-khưu phạm tội):

[435] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

82. Điều học thứ mười hai (Tiếp độ hàng năm):

[438] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

83. Điều học thứ mười ba (Tiếp độ hai người trong một năm):

[441] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

[3.4e] PHẦN THIẾU NỮ:

84. Điều học thứ nhất (Sử dụng dù dép):

[444] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định lần thứ nhất
[445] Sự quy định thêm

85. Điều học thứ nhì (Đi xe):

[449] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định lần thứ nhất
[450] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni bị bệnh. Sự quy định thêm

86. Điều học thứ ba (Mang váy):

[454] Câu chuyện về tỳ-khưu nọ. Sự quy định

87. Điều học thứ tư (Mang đồ trang sức của phụ nữ):

[457] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

88. Điều học thứ năm (Tắm bằng vật thơm và có màu sắc):

[460] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

89. Điều học thứ sáu (Tắm bằng bã dầu mè có tẩm hương):

[463] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

90. Điều học thứ bảy (Bảo tỳ-khưu ni xoa bóp và chà xát cơ thể):

[466] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

91, 92, 93. Điều học thứ tám, chín, mười (Bảo cô ni tu tập sự, sa-di ni, người nữ tại gia xoa bóp và chà xát (cơ thể):

[469] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

94. Điều học thứ mười một (Ngồi xuống ở phía trước tỳ-khưu không hỏi ý):

[472] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

95. Điều học thứ mười hai (Hỏi câu hỏi ở vị tỳ-khưu chưa được thỉnh ý trước):

[476] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

96. Điều học thứ mười ba (Không mặc áo lót đi vào làng):

[480] Câu chuyện về vị tỳ-khưu ni nọ. Sự quy định
[483] Tổng kết chương Ưng Đối Trị. Bài kệ tóm lược.

V. CHƯƠNG ƯNG PHÁT LỘ (Pāṭidesanīyakaṇḍaṃ):

1. Điều học thứ nhất (Yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng):

[484] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định lần thứ nhất
[485] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni bị bệnh. Sự quy định thêm

2-8. Điều học thứ nhì ... Điều học thứ tám (Yêu cầu mật ong ... đường mía ... cá ... thịt ... sữa tươi ... sữa đông rồi thọ dụng):

[489] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định lần thứ nhất
[490] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni bị bệnh. Sự quy định thêm
[494] Tổng kết chương Ưng Phát Lộ.

VI. CHƯƠNG ƯNG HỌC PHÁP (Sekhiyakaṇḍaṃ):

[495] Điều học về mặc y nội tròn đều: Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

(Có sự thu gọn)

[498] Điều học về đại tiện, tiểu tiện, và khạc nhổ ở trong nước: Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định lần thứ nhất
[499] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni bị bệnh. Sự quy định thêm
[502] Tổng kết chương Ưng Học Pháp.

VII. CHƯƠNG CÁC PHÁP DÀN XẾP TRANH TỤNG (Adhikaraṇasamathā dhammā):

[503] Giới thiệu bảy pháp dàn xếp bốn loại tranh tụng.
[504] Tổng kết Bộ Phân Tích Giới Tỳ-khưu Ni.

-ooOoo-

PHẦN GIỚI THIỆU

*****

Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni (Bhikkhunīvibhaṅga) là phần thứ hai của bộ Phân Tích Giới Bổn (Suttavibhaṅga) thuộc về Tạng Luật (Vinayapiṭaka), phần thứ nhất là Phân Tích Giới Tỳ Khưu (Bhikkhuvibhaṅga) được trình bày với tên gọi là Đại Phân Tích (Mahāvibhaṅga).

Tổng cộng điều học của các tỳ khưu ni gồm có 311 điều được phân chia như sau:

1/- 8 Pārājika (bất cộng trụ)
2/- 17 Saṅghādisesa (tăng tàng)
3/- 30 Nissaggiya Pācittiya (ưng xả đối trị)
4/- 166 Pācittiya (ưng đối trị)
5/- 8 Pāṭidesanīya (ưng phát lộ)
6/- 75 Sekhiya (ưng học)
7/- 7 Adhikaraṇasamathā Dhammā (các pháp dàn xếp tranh tụng).

Tuy nhiên chỉ có những điều học quy định riêng (asādhāraṇapaññatti) được trình bày trong tập này, còn những điều quy định chung cho tỳ khưu và tỳ khưu ni (sādhāraṇapaññatti) cần phải xem ở Phân Tích Giới Tỳ Khưu (Bhikkhuvibhaṅga). Ngài Buddhaghosa trong Chú Giải Tạng Luật Samantapāsādikā đã giúp chúng ta xác định những điều học chung này, tuy nhiên thứ tự các điều học trong giới bổn đầy đủ của các tỳ khưu ni được trình bày như thế nào không thấy ngài đề cập đến.

Sau khi hoàn tất phần nghiên cứu tài liệu này, chúng tôi có lưu ý một số vấn đề như sau:

1/- Tỳ khưu ni không có phần giới aniyata (bất định). Tỳ khưu và tỳ khưu ni đều có 30 điều nissaggiya pācittiya (ưng xả đối trị), tuy có số lượng giống nhau nhưng một số điều học lại khác nhau, 75 điều sekhiya (ưng học) và 7 pháp dàn xếp tranh tụng hoàn toàn giống nhau.

2/- Đức Phật quy định các điều học cho các tỳ khưu ni thông qua các tỳ khưu. Mỗi khi có sự việc sanh khởi, các tỳ khưu ni đã kể lại sự việc cho các tỳ khưu rồi các tỳ khưu mới trình lên đức Phật. Khi đức Phật quy định điều học, ngài cũng quy định gián tiếp qua các tỳ khưu: "... Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này ..." Cũng nên lưu ý về thể của động từ sử dụng trong lời nói của đức Phật: Động từ "uddissantu" trong trường hợp của các tỳ khưu ni thuộc mệnh lện cách hàm ý sự chỉ thị, sự ra lệnh, nên được dịch là "hãy," còn "uddisseyyātha" áp dụng cho các tỳ khưu thuộc giả định cách có ý nghĩa khuyên bảo nhẹ nhàng được dịch là "nên;" chúng tôi chưa tìm ra được lý giải về văn phạm cho điểm này, cũng có thể việc nói gián tiếp hay trực tiếp là lý do của sự khác biệt này. Và trong các câu chuyện ở Tạng Luật, dường như chỉ có bà Mahāpajāpati Gotamī là chủ động thưa chuyện cùng đức Phật, còn các tỳ khưu ni chỉ lắng nghe và trả lời mỗi khi đức Phật hỏi đến.

3/- Các tỳ khưu ni khi đến với đức Phật đều đứng cho dù nghe Pháp. Điều này được ghi nhận ở các đoạn văn "... rồi đứng ở một bên. Khi đã đứng ở một bên..." Và khi từ giã đức Phật, chỉ có phần mô tả việc các tỳ khưu ni đảnh lễ đức Phật, hướng vai phải nhiễu quanh và ra đi, không có đoạn "... từ chỗ ngồi đứng dậy..." Riêng đối với các tỳ khưu, vị tỳ khưu ni cần phải xin phép khi ngồi xuống ở phía trước (pācittiya điều 94).

4/- Tội quy định cho tỳ khưu thường được giảm nhẹ so với các tỳ khưu ni trong khi cả hai đều thực hiện hành động phạm tội giống nhau. Ví dụ như việc che giấu tội pārājika của vị khác, tỳ khưu phạm pācittiya (ưng đối trị) điều 64 tỳ khưu ni lại phạm pārājika (bất cộng trụ) điều 2, hoặc vị xu hướng theo tà kiến và vẫn không dứt bỏ sau khi được nhắc nhở, tỳ khưu phạm pācittiya (ưng đối trị) điều 68 còn tỳ khưu ni phạm pārājika (bất cộng trụ) điều 3, v.v...

5/- Tuy nhiên, tỳ khưu ni cũng được 2 điều giảm nhẹ là chỉ hầu cận ni sư tế độ 2 năm trong khi tỳ khưu tối thiểu phải 5 năm hoặc hơn và tỳ khưu ni không phải hành parivāsa khi phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng), bù lại phải thực hành mānatta nửa tháng ở cả hai hội chúng (trong khi đó tỳ khưu phải hành parivāsa tùy theo số ngày che giấu và chỉ 6 đêm mānatta). Phải chăng điều này chứng tỏ bản chất người nữ không biết giấu diếm tội của bản thân nên hành phạt parivāsa không cần thiết?

6/- Vấn đề xuất gia cho người nữ có phần phức tạp hơn, ví dụ như ni sư tế độ phải 12 năm thâm niên (so với tỳ khưu chỉ 10 năm), mỗi năm chỉ có thể cho tu lên bậc trên 1 nữ đệ tử (không thấy quy định cho tỳ khưu). Sau khi cho tu lên bậc trên xong, cần phải di chuyển vị tân tỳ khưu ni đi xa để tránh trường hợp người chồng bắt lại (pācittiya điều 70).

7/- Về phần giới tử ni muốn tu lên bậc trên phải có sự cho phép của cha mẹ và người chồng (đã xuất giá vẫn còn lệ thuộc vào cha mẹ), phải tròn đủ hai mươi tuổi, đã thực hành sáu pháp trong hai năm, và sự truyền pháp tu lên bậc trên cần được tiến hành lần lượt ở cả hai hội chúng. Giới tử ni được chia làm hai hạng: Kumārībhūtā có thể hiểu là hạng người nữ chưa có sự tiếp xúc thể xác với người nam và hạng thứ nhì là Gihigatā (nghĩa là người nữ đã đi đến nhà) được dịch là người nữ đã kết hôn; ở phần giải nghĩa từ ngữ ghi là "người nữ đã đi đến ở giữa (những) người nam" (lối nói bóng bẩy của sự tiếp xúc thể xác với người nam). Nếu vị tỳ khưu ni cho tu lên bậc trên hạng người nữ gihigatā chưa đủ 12 năm (ūnadvādasavassā) thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) điều 65. Nên hiểu như thế nào về việc chưa đủ 12 năm? Học giả I. B. Horner lý luận lòng vòng về vấn đề này: Là kém 12 tuổi? Hay kết hôn chưa đủ 12 năm? Lời giải thích của ngài Buddhaghosa cũng không soi sáng được vấn đề. Chúng tôi đã suy nghĩ về lời giải thích của đức Phật về lý do không thể cho tu lên bậc trên hạng người nữ này khi chưa đủ 12 năm "không có khả năng chịu đựng sự lạnh, sự nóng, ..." và hiểu theo nghĩa đơn giản của lời giải nghĩa từ ngữ ở trên: người nữ "có sự tiếp xúc thể xác với người nam" khi bản thân chưa đủ 12 tuổi. Do thể chất và tâm lý của người nữ vào lứa tuổi ấy chưa được chuẩn bị đầy đủ nên việc người nam xâm phạm tiết hạnh sẽ gây ra những tác hại về tâm sinh lý khiến khả năng chịu đựng của hạng người nữ ấy bị kém đi (Dịch giả I.B. Horner cho biết rằng ở Ấn Độ có những địa phương vẫn duy trì tập tục cưới gả các cô gái lúc còn 8 tuổi).

8/- Xã hội Ấn Độ thời đó có vẻ rất nguy hiểm đối với nữ giới qua những sự việc bất trắc xảy ra cho các tỳ khưu ni đi riêng lẻ hay nhóm.

9/- Vấn đề thâu hồi Kaṭhina lại được tìm thấy ở bộ Luật này (pācittiya điều 30, [253]) thay vì được kết tập ở chương Kaṭhina (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương VII).

Chúng tôi chỉ liệt kê một số vấn đề nổi bật đã được đánh dấu trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, chúng tôi còn có các thắc mắc như sau:

1/- Phải chăng bộ Luật chúng ta đang nghiên cứu ở đây đã được rút gọn lại? Hay nói cách khác, phải chăng có một bộ Luật được kết tập đầy đủ cho tỳ khưu ni để tiện việc học tập? Theo Đại Phẩm - Mahāvagga, vào ngày lễ Uposatha các tỳ khưu không được đọc tụng giới bổn Pātimokkha khi có sự hiện diện của vị tỳ khưu ni (chương II, [201]). Như thế, các tỳ khưu ni đã đọc tụng riêng theo như ở lời mở đầu và kết thúc của mỗi loại điều học, hoặc ở lời kết thúc giới bổn đã xác định rõ. Ngoài ra, cần phải có sự chuyển đổi về văn tự ở các điều học đã được quy định chung, ví dụ ở điều pārājika thứ nhất phải đọc "yā pana bhikkhunī" thay vì đọc "yo pana bhikkhu," "antamaso tiracchānagatena" thay vì "antamaso tiracchānagatāya" v.v... cho thấy việc lưu truyền một bộ giới bổn đầy đủ của các tỳ khưu ni là hợp lý. Nếu chấp nhận giả thiết như vậy, phải chăng bộ Luật của tỳ khưu ni đã được rút gọn lại sau khi sự tồn tại của các tỳ khưu ni không còn nữa? Vào thời gian nào?

2/- Ngoại trừ một số sinh hoạt của các tỳ khưu ni qua các câu chuyện, chúng tôi vẫn không nghiệm ra được các hành sự của các tỳ khưu ni đã được tiến hành như thế nào? Ví dụ như các tỳ khưu ni tụng đọc giới bổn vào lúc nào trong ngày lễ Uposatha? Trước hay sau khi đi nghe giáo giới? Ni viện có xác định ranh giới (sīmā) riêng hay không? Nếu có, các tỳ khưu ni sẽ tự thực hiện lấy hay cần phải có sự giúp đỡ của các tỳ khưu? Trong lúc tra cứu cách giải quyết cho một số vấn đề, chúng tôi đã không tìm được lời giải thích của ngài Buddhaghosa hoặc lời giải thích không rõ ràng. Chúng tôi tự hỏi rằng: Phải chăng ngài đã không có sự tham khảo với các tỳ khưu ni thời đó? Hay nói theo sự suy diễn là không còn sự sinh hoạt của tỳ khưu ni vào thế kỷ thứ 5 sau Công Nguyên ở đảo Laṅkā?

Nếu xem xét kỹ lưỡng hai bộ Luật của tỳ khưu và tỳ khưu ni, chúng ta có thể tìm ra những sự khác biệt về tâm lý giữa hai giới tính đã được đức Phật nghiệm ra bằng sự tu chứng và giác ngộ của bản thân, trong khi hiện nay môn Tâm Lý Học phải tốn nhiều công sức với các sự nghiên cứu để tìm ra nguyên lý và áp dụng vào thực tế. Chúng tôi nghĩ rằng còn nhiều vấn đề lý thú khác mà bản thân chúng tôi đã bỏ sót hay không đủ khả năng để phát hiện.

*

Bản dịch Phân Tích Giới BổnSuttavibhaṅga của chúng tôi được thực hiện và trình bày theo văn bản Pali La tinh từ Compact Disk BUDSIR IV của trường đại học Mahidol ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Phần mục lục chúng tôi thực hiện theo các chữ số đánh dấu ở đầu mỗi vấn đề; trình bày theo cách này sẽ giúp quý vị tiết kiệm được thời gian trong việc xác định vấn đề cần tham khảo. Tuy đã nỗ lực tối đa nhưng chúng tôi biết rằng bản dịch này vẫn còn nhiều sai sót, rất mong nhận được những sự chỉ dạy và ý kiến đóng góp của quý vị. Xin email về: dinda@u.washington.edu

Xin chân thành ghi nhận công đức của Thượng Tọa Tiến Sĩ Bửu Chánh về CD Tam Tạng BUDSIR IV. Chúng tôi cũng xin tán dương công đức của Đại Đức Giác Hạnh về CD Tam Tạng Chattha Saṅgāyana, đồng thời đã cho mượn dài hạn các bản dịch tiếng Anh của Cô I. B. Horner. CD Buddhasāsanā quà biếu của Dr. Bình Anson đã đóng góp phần công đức không nhỏ với hai bản dịch từ Hán tạng: Luật Tỳ-khưu ni bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Quang và Luật Ma-ha Tăng-kỳ của Pháp sư Phật-đà Bạt-đà-la (Thích Phước Sơn dịch).

Chúng tôi cũng xin ghi nhận sự ủng hộ nhiệt tình của Đại Đức Hộ Phạm đã hy sinh nhiều thời gian cùng chúng tôi suy nghĩ để tìm ra phương thức giải quyết cho những điểm khó về văn phạm cũng như từ ngữ. Cũng cần nhắc đến các sự ủng hộ và lời động viên thăm hỏi của các vị: Ven. Chánh Minh, Ven. Cittānanda, Ven. Khánh Hỷ, Ven. Chánh Kiến, Dr. Bình Anson, bà Diệu Đài, anh Phạm Trọng Độ, đạo hữu Lương Xuân Lộc, chú Nguyễn Hữu Danh, gia đình Nguyễn Ngọc Vivian, gia đình Lê Thị Tích, cô Trần Liêng. Không có sự khích lệ của quý vị, bản dịch này không thể hoàn thành. Mong sao các ước nguyện của quý vị sẽ được thành tựu như ý và nhanh chóng y như việc chúng tôi đã hoàn tất bản dịch này.

Công đức này xin dâng đến Hòa Thượng trụ trì và chư tỳ khưu chùa Sri Jayawardhanaramaya, Colombo, Tích Lan đã bảo bọc và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong công việc học tập và nghiên cứu Phật Pháp trong thời gian qua.

Mong sao hết thảy chúng sanh đều được tiến hóa trong ánh hào quang của Chánh Pháp.

Colombo, ngày 31 tháng 03 năm 2004
Bhikkhu Indacanda
(Trương đình Dũng)

(Hiệu đính lần thứ nhất hoàn tất ngày 10/10/2004)

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04a | 04b | 04c | 04d | 04e
Phân tích Giới Tỳ-khưu I | Phân tích Giới Tỳ-khưu II | Giới thiệu

 

Chân thành cám ơn Tỳ-khưu Indacanda Nguyệt Thiên đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 06-2005)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 06-11-2005

Phan Tich Gioi Ty Kheo Ni
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Tạng Luật - Bộ Phân Tích Giới Bổn
Vinaya Pitaka -
Suttavibhanga

Phân Tích Giới Tỳ-khưu Ni
(Bhikkhunivibhanga)

Tỳ-khưu Indacanda Nguyệt Thiên dịch

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


 

Mục Lục

  Giới thiệu
[3.1] I. CHƯƠNG PĀRĀJIKA (Pārājikakaṇḍaṃ):

1. Pārājika thứ nhất: Tội xúc chạm với người nam

[1] Câu chuyện về Sāḷha cháu trai của Migāra và tỳ-khưu ni Sundarīnandā. Sự quy định
[2] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[11] Các trường hợp không phạm tội

2. Pārājika thứ nhì: Che giấu tội pārājika của vị ni khác

[12] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Sundarīnandā và tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định
[13] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[17] Các trường hợp không phạm tội

3. Pārājika thứ ba: Xu hướng theo tỳ-khưu tà kiến

[18] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định
[19] Giải nghĩa từ ngữ.
[21] Tuyên ngôn nhắc nhở. Phân tích điều học
[25] Các trường hợp không phạm tội

4. Pārājika thứ tư: Tình tứ hẹn hò với người nam

[26] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định
[27] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[29] Các trường hợp không phạm tội
[30] Tổng kết chương pārājika.

[3.2] II. CHƯƠNG MƯỜI BẢY PHÁP (Sattarasakaṇḍaṃ):

1. Điều Saṅghādisesa (Tăng tàng) thứ nhất: Thưa kiện người tại gia

[31] Câu chuyện về việc tranh chấp giữa tỳ-khưu ni Thullanandā và người gia chủ. Sự quy định
[32] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[34] Các trường hợp không phạm tội

2. Điều Saṅghādisesa thứ nhì: Cho người nữ phạm tội xuất gia

[35] Câu chuyện về người vợ dòng Licchavi. Sự quy định
[36] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[39] Các trường hợp không phạm tội

3. Điều Saṅghādisesa thứ ba: tỳ-khưu ni đi một mình

[40] Câu chuyện về tỳ-khưu ni học trò của Bhaddā Kāpilānī. Sự quy định
[41] Câu chuyện về hai tỳ-khưu ni sang sông. Sự quy định thêm lần thứ nhất
[42] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định thêm lần thứ nhì
[43] Câu chuyện về vị tỳ-khưu ni đi phía sau. Sự quy định thêm lần thứ ba
[44] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[46] Các trường hợp không phạm tội

4. Điều Saṅghādisesa thứ tư: Làm hành sự không xin phép hội chúng

[47] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Canḍakālī. Sự quy định
[48] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[51] Các trường hợp không phạm tội

5. Điều Saṅghādisesa thứ năm: Nhận vật thực từ tay của người nam nhiễm dục vọng

[52] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Sundarīnandā. Sự quy định
[53] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[56] Các trường hợp không phạm tội

6. Điều Saṅghādisesa thứ sáu: Xúi giục vị tỳ-khưu ni khác nhận vật thực từ tay của người nam nhiễm dục vọng

[57] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Sundarīnandā. Sự quy định
[58] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[60] Các trường hợp không phạm tội

7. Điều Saṅghādisesa thứ bảy: Nói hờn dỗi về việc hoàn tục

[61] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Caṇḍakālī. Sự quy định
[62] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[64] Tuyên ngôn nhắc nhở. Phân tích điều học
[68] Các trường hợp không phạm tội

8. Điều Saṅghādisesa thứ tám: Nói hội chúng là thiên vị

[69] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Caṇḍakālī. Sự quy định
[70] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[72] Tuyên ngôn nhắc nhở. Phân tích điều học
[76] Các trường hợp không phạm tội

9. Điều Saṅghādisesa thứ chín: Sống thân cận với thế tục, có sở hành xấu xa

[77] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni học trò của tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định
[78] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[80] Tuyên ngôn nhắc nhở. Phân tích điều học
[84] Các trường hợp không phạm tội

10. Điều Saṅghādisesa thứ mười: Xúi giục các tỳ-khưu ni sống thân cận với thế tục

[85] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định
[86] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học
[87] Tuyên ngôn nhắc nhở. Phân tích điều học
[91] Các trường hợp không phạm tội
[92] Tổng kết chương Mười Bảy Pháp

[3.3] III. CHƯƠNG ƯNG XẢ (Nissaggiyakaṇḍaṃ):

PHẦN BÌNH BÁT:

1. Điều học thứ nhất (Tích trữ nhiều bình bát):

[93] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định
[94] Giải nghĩa từ ngữ. Cách thức xả bỏ bình bát phạm tội. Phân tích điều học.
[100] Các trường hợp không phạm tội

2. Điều học thứ nhì (Không chia y đến các vị tỳ-khưu ni khách):

[102] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định
[103] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học. Các trường hợp không phạm tội

3. Điều học thứ ba: (Xé rách y)

[106] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định
[107] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học. Các trường hợp không phạm tội

4. Điều học thứ tư (Yêu cầu vật này rồi đổi ý):

[110] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định
[111] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học. Các trường hợp không phạm tội

5. Điều học thứ năm (Bảo mua vật này rồi đổi ý):

[114] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định
[115] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học. Các trường hợp không phạm tội

6. Điều học thứ sáu (Bảo mua vật dụng bằng tài vật của hội chúng):

[118] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định
[119] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học. Các trường hợp không phạm tội

7. Điều học thứ bảy (Yêu cầu mua vật dụng bằng tài vật của hội chúng):

[122] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định
[123] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học. Các trường hợp không phạm tội

8. Điều học thứ tám (Bảo mua vật dụng bằng tài vật của nhóm):

[126] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định
[127] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học. Các trường hợp không phạm tội

9. Điều học thứ chín (Yêu cầu mua vật dụng bằng tài vật của nhóm):

[130] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định
[131] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học. Các trường hợp không phạm tội

10. Điều học thứ mười (Bảo mua vật dụng bằng tài vật của cá nhân):

[134] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định
[135] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học. Các trường hợp không phạm tội

PHẦN Y:

11. Điều học thứ nhất (Sắm tấm choàng loại dày):

[138] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định
[139] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học. Các trường hợp không phạm tội

12. Điều học thứ nhì (Sắm tấm choàng loại nhẹ):

[142] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định
[143] Giải nghĩa từ ngữ. Phân tích điều học. Các trường hợp không phạm tội
[146] Tổng kết chương Ưng Xả

[3.4a] IV. CHƯƠNG ƯNG ĐỐI TRỊ (Pācittiyakaṇḍaṃ):

PHẦN TỎI:

1. Điều học thứ nhất (Nhai tỏi):

[147] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā.
[148] Chuyện tiền thân của tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

2. Điều học thứ nhì (Cạo lông ở chỗ kín):

[154] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

3. Điều học thứ ba: (Việc cọ xát bằng lòng bàn tay)

[157] Câu chuyện về hai tỳ-khưu ni. Sự quy định

4. Điều học thứ tư (Áp dụng gậy ngắn bằng nhựa cây):

[160] Câu chuyện về vị tỳ-khưu ni nọ. Sự quy định

5. Điều học thứ năm (Việc làm sạch sẽ bằng nước):

[163] Câu chuyện về bà Mahāpajāpati Gotamī. Sự quy định

6. Điều học thứ sáu (Đứng gần phục vụ vị tỳ-khưu đang ăn):

[168] Câu chuyện về vị tỳ-khưu bị tỳ-khưu ni đánh. Sự quy định

7. Điều học thứ bảy (Lúa còn nguyên hạt):

[172] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

8. Điều học thứ tám ( Đổ bỏ vật dơ bên kia bức tường, bên ngoài hàng rào):

[175] Câu chuyện về người Bà-la-môn. Sự quy định

9. Điều học thứ chín (Đổ bỏ vật dơ lên cỏ cây xanh):

[178] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

10. Điều học thứ mười (Đi để xem vũ ca tấu nhạc):

[182] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

PHẦN BÓNG TỐI:

11. Điều học thứ nhất (Đứng chuyện trò với người nam trong bóng tối):

[185] Câu chuyện về vị tỳ-khưu ni và người nam. Sự quy định

12. Điều học thứ nhì (Đứng chuyện trò với người nam ở chỗ được che khuất):

[188] Câu chuyện về vị tỳ-khưu ni và người nam. Sự quy định

13. Điều học thứ ba: (Đứng chuyện trò với người nam ở khoảng trống)

[191] Câu chuyện về vị tỳ-khưu ni và người nam. Sự quy định

14. Điều học thứ tư (Đứng chuyện trò với người nam ở đường xá):

[194] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

15. Điều học thứ năm (Rời khỏi nhà gia chủ không thông báo):

[197] Câu chuyện về vị tỳ-khưu ni nọ. Sự quy định

16. Điều học thứ sáu (Nằm ngồi ở trong nhà không hỏi ý gia chủ):

[201] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

17. Điều học thứ bảy (Trải ra chỗ nằm ở trong nhà không hỏi ý gia chủ):

[205] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

18. Điều học thứ tám (Than phiền với vị khác):

[209] Câu chuyện về vị tỳ-khưu ni học trò của Bhaddāya Kāpilānī. Sự quy định

19. Điều học thứ chín (Nguyền rủa bản thân và người khác):

[213] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Caṇḍakālī. Sự quy định

20. Điều học thứ mười (Tự đánh đấm chính mình rồi khóc lóc):

[217] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Caṇḍakālī. Sự quy định

[3.4b] PHẦN LÕA THỂ:

21. Điều học thứ nhất (Lõa thể tắm):

[220] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni tắm sông. Sự quy định

22. Điều học thứ nhì (Kích thước y choàng tắm):

[223] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

23. Điều học thứ ba: (Tháo rời y của tỳ-khưu ni rồi không may lại)

[227] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

24. Điều học thứ tư (Xa y quá năm ngày):

[231] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

25. Điều học thứ năm (Mặc y căn bản của vị khác không hỏi ý):

[235] Câu chuyện về hai vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

26. Điều học thứ sáu (Ngăn cản lợi lộc về y của nhóm):

[239] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

27. Điều học thứ bảy (Ngăn cản sự phân chia y đúng Pháp):

[242] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

28. Điều học thứ tám (Cho y của sa-môn đến người tại gia và ngoại đạo):

[246] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

29. Điều học thứ chín (Để cho vượt quá thời hạn về y):

[249] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

30. Điều học thứ mười (Ngăn cản sự thâu hồi Kaṭhina đúng Pháp):

[253] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Tuyên ngôn thâu hồi Kaṭhina.
[254] Sự quy định

PHẦN DÙNG CHUNG:

31. Điều học thứ nhất (Hai tỳ-khưu ni nằm chung trên một chiếc giường ):

[258] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

32. Điều học thứ nhì (Hai tỳ-khưu ni nằm chung tấm trải tấm đắp):

[261] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

33. Điều học thứ ba: (Cố ý quấy rầy vị tỳ-khưu ni)

[265] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

34. Điều học thứ tư (Không chăm sóc người nữ đệ tử bị ốm đau):

[269] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

35. Điều học thứ năm (Lôi kéo vị tỳ-khưu ni ra khỏi nơi trú ngụ):

[272] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

36. Điều học thứ sáu (Sống thân cận với nam gia chủ với con trai gia chủ):

[276] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Caṇḍakālī. Sự quy định
[277] Giải nghĩa từ ngữ. Tuyên ngôn nhắc nhở.

37. Điều học thứ bảy (Đi du hành trong quốc độ có sự nguy hiểm và kinh hoàng):

[283] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

38. Điều học thứ tám (Đi du hành ngoài quốc độ (ở nơi) có sự nguy hiểm và kinh hoàng):

[286] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

39. Điều học thứ chín (Đi du hành trong mùa (an cư) mưa):

[289] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

40. Điều học thứ mười (Sau mùa an cư không ra đi du hành):

[292] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni ở thành Rājagaha. Sự quy định

[3.4c] PHẦN NHÀ TRIỂN LÃM TRANH:

41. Điều học thứ nhất (Đi để xem nhà triển lãm tranh):

[295] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

42. Điều học thứ nhì (Sử dụng ghế cao và ghế nệm lông thú):

[298] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

43. Điều học thứ ba: (Xe chỉ sợi)

[301] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

44. Điều học thứ tư (Phục vụ người tại gia):

[304] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

45. Điều học thứ năm (Không giải quyết sự tranh tụng):

[306] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

46. Điều học thứ sáu (Cho vật thực đến người tại gia):

[311] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

47. Điều học thứ bảy (Sử dụng y nội trợ không chịu xả bỏ):

[314] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

48. Điều học thứ tám (Ra đi du hành khi chưa xả bỏ chỗ trú ngụ):

[318] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

49. Điều học thứ chín (Học tập kiến thức nhảm nhí):

[322] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

50. Điều học thứ mười (Dạy kiến thức nhảm nhí):

[325] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

PHẦN TU VIỆN:

51. Điều học thứ nhất (Đi vào tu viện không báo trước):

[328] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định lần thứ nhất.
[329] Sự quy định thêm lần thứ nhất. Sự quy định thêm lần thứ nhì.

52. Điều học thứ nhì (Mắng nhiếc hoặc nguyền rủa tỳ-khưu):

[334] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

53. Điều học thứ ba: (Bị kích động rồi chửi rủa nhóm)

[338] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Caṇḍakālī. Sự quy định

54. Điều học thứ tư (Thọ thực xong lại thọ thực ở nơi khác):

[342] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

55. Điều học thứ năm (Bỏn xẻn về gia đình):

[346] Câu chuyện về vị tỳ-khưu nọ. Sự quy định

56. Điều học thứ sáu (Mùa (an cư) mưa tại trú xứ không có tỳ-khưu):

[349] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

57. Điều học thứ bảy (Không thực hiện lễ Pavāraṇā ở cả hai hội chúng):

[352] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

58. Điều học thứ tám (Không đi giáo giới):

[355] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

59. Điều học thứ chín (Không hỏi về lễ Uposatha và không thỉnh cầu sự giáo giới):

[358] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

60. Điều học thứ mười (Cùng người nam nặn mụt nhọt ở phần dưới thân):

[361] Câu chuyện về vị tỳ-khưu ni nọ. Sự quy định

[3.4d] PHẦN SẢN PHỤ:

61. Điều học thứ nhất (Tiếp độ người nữ mang thai):

[364] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

62. Điều học thứ nhì (Tiếp độ người nữ còn cho con bú):

[368] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

63. Điều học thứ ba: (Tiếp độ cô ni tu tập sự chưa thực hành sáu pháp)

[372] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

64. Điều học thứ tư (Tiếp độ cô ni tu tập sự chưa được hội chúng chấp thuận):

[376] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

65. Điều học thứ năm (Tiếp độ người nữ đã kết hôn khi chưa đủ mười hai tuổi):

[380] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

66. Điều học thứ sáu (Tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi chưa thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm):

[384] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

67. Điều học thứ bảy (Tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm chưa được hội chúng chấp thuận):

[388] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

68. Điều học thứ tám (Sau khi tiếp độ người nữ đệ tử không dạy dỗ):

[392] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

69. Điều học thứ chín (Không hầu cận thầy tế độ trong hai năm):

[395] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

70. Điều học thứ mười (Sau khi tiếp độ người nữ đệ tử lại không cách ly khiến chồng bắt lại):

[398] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

PHẦN THIẾU NỮ:

71. Điều học thứ nhất (Tiếp độ thiếu nữ chưa đủ hai mươi tuổi):

[401] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

72. Điều học thứ nhì (Tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi chưa thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm):

[405] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

73. Điều học thứ ba: (Tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm chưa được hội chúng chấp thuận)

[409] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

74. Điều học thứ tư (Tiếp độ khi chưa đủ mười hai năm thâm niên):

[413] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

75. Điều học thứ năm (Tiếp độ khi tròn đủ mười hai năm thâm niên nhưng chưa được hội chúng đồng ý ):

[416] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

76. Điều học thứ sáu (Tiến hành việc phê phán hội chúng tỳ-khưu ni):

[420] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Caṇḍakālī. Sự quy định

77. Điều học thứ bảy (Bảo dâng y rồi hứa hẹn tiếp độ nhưng không tiếp độ):

[423] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

78. Điều học thứ tám (Bảo hầu cận rồi hứa hẹn tiếp độ nhưng không tiếp độ):

[426] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

79. Điều học thứ chín (Tiếp độ cô ni tu tập sự nhẫn tâm gây sầu khổ người khác):

[429] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

80. Điều học thứ mười (Tiếp độ cô ni tu tập sự không được cha mẹ và người chồng cho phép):

[432] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

81. Điều học thứ mười một (Tiếp độ cô ni tu tập sự với sự chấp thuận của các tỳ-khưu phạm tội):

[435] Câu chuyện về tỳ-khưu ni Thullanandā. Sự quy định

82. Điều học thứ mười hai (Tiếp độ hàng năm):

[438] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

83. Điều học thứ mười ba (Tiếp độ hai người trong một năm):

[441] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

[3.4e] PHẦN THIẾU NỮ:

84. Điều học thứ nhất (Sử dụng dù dép):

[444] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định lần thứ nhất
[445] Sự quy định thêm

85. Điều học thứ nhì (Đi xe):

[449] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định lần thứ nhất
[450] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni bị bệnh. Sự quy định thêm

86. Điều học thứ ba (Mang váy):

[454] Câu chuyện về tỳ-khưu nọ. Sự quy định

87. Điều học thứ tư (Mang đồ trang sức của phụ nữ):

[457] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

88. Điều học thứ năm (Tắm bằng vật thơm và có màu sắc):

[460] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

89. Điều học thứ sáu (Tắm bằng bã dầu mè có tẩm hương):

[463] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

90. Điều học thứ bảy (Bảo tỳ-khưu ni xoa bóp và chà xát cơ thể):

[466] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

91, 92, 93. Điều học thứ tám, chín, mười (Bảo cô ni tu tập sự, sa-di ni, người nữ tại gia xoa bóp và chà xát (cơ thể):

[469] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

94. Điều học thứ mười một (Ngồi xuống ở phía trước tỳ-khưu không hỏi ý):

[472] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

95. Điều học thứ mười hai (Hỏi câu hỏi ở vị tỳ-khưu chưa được thỉnh ý trước):

[476] Câu chuyện về nhiều vị tỳ-khưu ni. Sự quy định

96. Điều học thứ mười ba (Không mặc áo lót đi vào làng):

[480] Câu chuyện về vị tỳ-khưu ni nọ. Sự quy định
[483] Tổng kết chương Ưng Đối Trị. Bài kệ tóm lược.

V. CHƯƠNG ƯNG PHÁT LỘ (Pāṭidesanīyakaṇḍaṃ):

1. Điều học thứ nhất (Yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng):

[484] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định lần thứ nhất
[485] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni bị bệnh. Sự quy định thêm

2-8. Điều học thứ nhì ... Điều học thứ tám (Yêu cầu mật ong ... đường mía ... cá ... thịt ... sữa tươi ... sữa đông rồi thọ dụng):

[489] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định lần thứ nhất
[490] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni bị bệnh. Sự quy định thêm
[494] Tổng kết chương Ưng Phát Lộ.

VI. CHƯƠNG ƯNG HỌC PHÁP (Sekhiyakaṇḍaṃ):

[495] Điều học về mặc y nội tròn đều: Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định

(Có sự thu gọn)

[498] Điều học về đại tiện, tiểu tiện, và khạc nhổ ở trong nước: Câu chuyện về các tỳ-khưu ni nhóm Lục Sư. Sự quy định lần thứ nhất
[499] Câu chuyện về các tỳ-khưu ni bị bệnh. Sự quy định thêm
[502] Tổng kết chương Ưng Học Pháp.

VII. CHƯƠNG CÁC PHÁP DÀN XẾP TRANH TỤNG (Adhikaraṇasamathā dhammā):

[503] Giới thiệu bảy pháp dàn xếp bốn loại tranh tụng.
[504] Tổng kết Bộ Phân Tích Giới Tỳ-khưu Ni.

-ooOoo-

PHẦN GIỚI THIỆU

*****

Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni (Bhikkhunīvibhaṅga) là phần thứ hai của bộ Phân Tích Giới Bổn (Suttavibhaṅga) thuộc về Tạng Luật (Vinayapiṭaka), phần thứ nhất là Phân Tích Giới Tỳ Khưu (Bhikkhuvibhaṅga) được trình bày với tên gọi là Đại Phân Tích (Mahāvibhaṅga).

Tổng cộng điều học của các tỳ khưu ni gồm có 311 điều được phân chia như sau:

1/- 8 Pārājika (bất cộng trụ)
2/- 17 Saṅghādisesa (tăng tàng)
3/- 30 Nissaggiya Pācittiya (ưng xả đối trị)
4/- 166 Pācittiya (ưng đối trị)
5/- 8 Pāṭidesanīya (ưng phát lộ)
6/- 75 Sekhiya (ưng học)
7/- 7 Adhikaraṇasamathā Dhammā (các pháp dàn xếp tranh tụng).

Tuy nhiên chỉ có những điều học quy định riêng (asādhāraṇapaññatti) được trình bày trong tập này, còn những điều quy định chung cho tỳ khưu và tỳ khưu ni (sādhāraṇapaññatti) cần phải xem ở Phân Tích Giới Tỳ Khưu (Bhikkhuvibhaṅga). Ngài Buddhaghosa trong Chú Giải Tạng Luật Samantapāsādikā đã giúp chúng ta xác định những điều học chung này, tuy nhiên thứ tự các điều học trong giới bổn đầy đủ của các tỳ khưu ni được trình bày như thế nào không thấy ngài đề cập đến.

Sau khi hoàn tất phần nghiên cứu tài liệu này, chúng tôi có lưu ý một số vấn đề như sau:

1/- Tỳ khưu ni không có phần giới aniyata (bất định). Tỳ khưu và tỳ khưu ni đều có 30 điều nissaggiya pācittiya (ưng xả đối trị), tuy có số lượng giống nhau nhưng một số điều học lại khác nhau, 75 điều sekhiya (ưng học) và 7 pháp dàn xếp tranh tụng hoàn toàn giống nhau.

2/- Đức Phật quy định các điều học cho các tỳ khưu ni thông qua các tỳ khưu. Mỗi khi có sự việc sanh khởi, các tỳ khưu ni đã kể lại sự việc cho các tỳ khưu rồi các tỳ khưu mới trình lên đức Phật. Khi đức Phật quy định điều học, ngài cũng quy định gián tiếp qua các tỳ khưu: "... Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này ..." Cũng nên lưu ý về thể của động từ sử dụng trong lời nói của đức Phật: Động từ "uddissantu" trong trường hợp của các tỳ khưu ni thuộc mệnh lện cách hàm ý sự chỉ thị, sự ra lệnh, nên được dịch là "hãy," còn "uddisseyyātha" áp dụng cho các tỳ khưu thuộc giả định cách có ý nghĩa khuyên bảo nhẹ nhàng được dịch là "nên;" chúng tôi chưa tìm ra được lý giải về văn phạm cho điểm này, cũng có thể việc nói gián tiếp hay trực tiếp là lý do của sự khác biệt này. Và trong các câu chuyện ở Tạng Luật, dường như chỉ có bà Mahāpajāpati Gotamī là chủ động thưa chuyện cùng đức Phật, còn các tỳ khưu ni chỉ lắng nghe và trả lời mỗi khi đức Phật hỏi đến.

3/- Các tỳ khưu ni khi đến với đức Phật đều đứng cho dù nghe Pháp. Điều này được ghi nhận ở các đoạn văn "... rồi đứng ở một bên. Khi đã đứng ở một bên..." Và khi từ giã đức Phật, chỉ có phần mô tả việc các tỳ khưu ni đảnh lễ đức Phật, hướng vai phải nhiễu quanh và ra đi, không có đoạn "... từ chỗ ngồi đứng dậy..." Riêng đối với các tỳ khưu, vị tỳ khưu ni cần phải xin phép khi ngồi xuống ở phía trước (pācittiya điều 94).

4/- Tội quy định cho tỳ khưu thường được giảm nhẹ so với các tỳ khưu ni trong khi cả hai đều thực hiện hành động phạm tội giống nhau. Ví dụ như việc che giấu tội pārājika của vị khác, tỳ khưu phạm pācittiya (ưng đối trị) điều 64 tỳ khưu ni lại phạm pārājika (bất cộng trụ) điều 2, hoặc vị xu hướng theo tà kiến và vẫn không dứt bỏ sau khi được nhắc nhở, tỳ khưu phạm pācittiya (ưng đối trị) điều 68 còn tỳ khưu ni phạm pārājika (bất cộng trụ) điều 3, v.v...

5/- Tuy nhiên, tỳ khưu ni cũng được 2 điều giảm nhẹ là chỉ hầu cận ni sư tế độ 2 năm trong khi tỳ khưu tối thiểu phải 5 năm hoặc hơn và tỳ khưu ni không phải hành parivāsa khi phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng), bù lại phải thực hành mānatta nửa tháng ở cả hai hội chúng (trong khi đó tỳ khưu phải hành parivāsa tùy theo số ngày che giấu và chỉ 6 đêm mānatta). Phải chăng điều này chứng tỏ bản chất người nữ không biết giấu diếm tội của bản thân nên hành phạt parivāsa không cần thiết?

6/- Vấn đề xuất gia cho người nữ có phần phức tạp hơn, ví dụ như ni sư tế độ phải 12 năm thâm niên (so với tỳ khưu chỉ 10 năm), mỗi năm chỉ có thể cho tu lên bậc trên 1 nữ đệ tử (không thấy quy định cho tỳ khưu). Sau khi cho tu lên bậc trên xong, cần phải di chuyển vị tân tỳ khưu ni đi xa để tránh trường hợp người chồng bắt lại (pācittiya điều 70).

7/- Về phần giới tử ni muốn tu lên bậc trên phải có sự cho phép của cha mẹ và người chồng (đã xuất giá vẫn còn lệ thuộc vào cha mẹ), phải tròn đủ hai mươi tuổi, đã thực hành sáu pháp trong hai năm, và sự truyền pháp tu lên bậc trên cần được tiến hành lần lượt ở cả hai hội chúng. Giới tử ni được chia làm hai hạng: Kumārībhūtā có thể hiểu là hạng người nữ chưa có sự tiếp xúc thể xác với người nam và hạng thứ nhì là Gihigatā (nghĩa là người nữ đã đi đến nhà) được dịch là người nữ đã kết hôn; ở phần giải nghĩa từ ngữ ghi là "người nữ đã đi đến ở giữa (những) người nam" (lối nói bóng bẩy của sự tiếp xúc thể xác với người nam). Nếu vị tỳ khưu ni cho tu lên bậc trên hạng người nữ gihigatā chưa đủ 12 năm (ūnadvādasavassā) thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) điều 65. Nên hiểu như thế nào về việc chưa đủ 12 năm? Học giả I. B. Horner lý luận lòng vòng về vấn đề này: Là kém 12 tuổi? Hay kết hôn chưa đủ 12 năm? Lời giải thích của ngài Buddhaghosa cũng không soi sáng được vấn đề. Chúng tôi đã suy nghĩ về lời giải thích của đức Phật về lý do không thể cho tu lên bậc trên hạng người nữ này khi chưa đủ 12 năm "không có khả năng chịu đựng sự lạnh, sự nóng, ..." và hiểu theo nghĩa đơn giản của lời giải nghĩa từ ngữ ở trên: người nữ "có sự tiếp xúc thể xác với người nam" khi bản thân chưa đủ 12 tuổi. Do thể chất và tâm lý của người nữ vào lứa tuổi ấy chưa được chuẩn bị đầy đủ nên việc người nam xâm phạm tiết hạnh sẽ gây ra những tác hại về tâm sinh lý khiến khả năng chịu đựng của hạng người nữ ấy bị kém đi (Dịch giả I.B. Horner cho biết rằng ở Ấn Độ có những địa phương vẫn duy trì tập tục cưới gả các cô gái lúc còn 8 tuổi).

8/- Xã hội Ấn Độ thời đó có vẻ rất nguy hiểm đối với nữ giới qua những sự việc bất trắc xảy ra cho các tỳ khưu ni đi riêng lẻ hay nhóm.

9/- Vấn đề thâu hồi Kaṭhina lại được tìm thấy ở bộ Luật này (pācittiya điều 30, [253]) thay vì được kết tập ở chương Kaṭhina (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương VII).

Chúng tôi chỉ liệt kê một số vấn đề nổi bật đã được đánh dấu trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, chúng tôi còn có các thắc mắc như sau:

1/- Phải chăng bộ Luật chúng ta đang nghiên cứu ở đây đã được rút gọn lại? Hay nói cách khác, phải chăng có một bộ Luật được kết tập đầy đủ cho tỳ khưu ni để tiện việc học tập? Theo Đại Phẩm - Mahāvagga, vào ngày lễ Uposatha các tỳ khưu không được đọc tụng giới bổn Pātimokkha khi có sự hiện diện của vị tỳ khưu ni (chương II, [201]). Như thế, các tỳ khưu ni đã đọc tụng riêng theo như ở lời mở đầu và kết thúc của mỗi loại điều học, hoặc ở lời kết thúc giới bổn đã xác định rõ. Ngoài ra, cần phải có sự chuyển đổi về văn tự ở các điều học đã được quy định chung, ví dụ ở điều pārājika thứ nhất phải đọc "yā pana bhikkhunī" thay vì đọc "yo pana bhikkhu," "antamaso tiracchānagatena" thay vì "antamaso tiracchānagatāya" v.v... cho thấy việc lưu truyền một bộ giới bổn đầy đủ của các tỳ khưu ni là hợp lý. Nếu chấp nhận giả thiết như vậy, phải chăng bộ Luật của tỳ khưu ni đã được rút gọn lại sau khi sự tồn tại của các tỳ khưu ni không còn nữa? Vào thời gian nào?

2/- Ngoại trừ một số sinh hoạt của các tỳ khưu ni qua các câu chuyện, chúng tôi vẫn không nghiệm ra được các hành sự của các tỳ khưu ni đã được tiến hành như thế nào? Ví dụ như các tỳ khưu ni tụng đọc giới bổn vào lúc nào trong ngày lễ Uposatha? Trước hay sau khi đi nghe giáo giới? Ni viện có xác định ranh giới (sīmā) riêng hay không? Nếu có, các tỳ khưu ni sẽ tự thực hiện lấy hay cần phải có sự giúp đỡ của các tỳ khưu? Trong lúc tra cứu cách giải quyết cho một số vấn đề, chúng tôi đã không tìm được lời giải thích của ngài Buddhaghosa hoặc lời giải thích không rõ ràng. Chúng tôi tự hỏi rằng: Phải chăng ngài đã không có sự tham khảo với các tỳ khưu ni thời đó? Hay nói theo sự suy diễn là không còn sự sinh hoạt của tỳ khưu ni vào thế kỷ thứ 5 sau Công Nguyên ở đảo Laṅkā?

Nếu xem xét kỹ lưỡng hai bộ Luật của tỳ khưu và tỳ khưu ni, chúng ta có thể tìm ra những sự khác biệt về tâm lý giữa hai giới tính đã được đức Phật nghiệm ra bằng sự tu chứng và giác ngộ của bản thân, trong khi hiện nay môn Tâm Lý Học phải tốn nhiều công sức với các sự nghiên cứu để tìm ra nguyên lý và áp dụng vào thực tế. Chúng tôi nghĩ rằng còn nhiều vấn đề lý thú khác mà bản thân chúng tôi đã bỏ sót hay không đủ khả năng để phát hiện.

*

Bản dịch Phân Tích Giới BổnSuttavibhaṅga của chúng tôi được thực hiện và trình bày theo văn bản Pali La tinh từ Compact Disk BUDSIR IV của trường đại học Mahidol ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Phần mục lục chúng tôi thực hiện theo các chữ số đánh dấu ở đầu mỗi vấn đề; trình bày theo cách này sẽ giúp quý vị tiết kiệm được thời gian trong việc xác định vấn đề cần tham khảo. Tuy đã nỗ lực tối đa nhưng chúng tôi biết rằng bản dịch này vẫn còn nhiều sai sót, rất mong nhận được những sự chỉ dạy và ý kiến đóng góp của quý vị. Xin email về: dinda@u.washington.edu

Xin chân thành ghi nhận công đức của Thượng Tọa Tiến Sĩ Bửu Chánh về CD Tam Tạng BUDSIR IV. Chúng tôi cũng xin tán dương công đức của Đại Đức Giác Hạnh về CD Tam Tạng Chattha Saṅgāyana, đồng thời đã cho mượn dài hạn các bản dịch tiếng Anh của Cô I. B. Horner. CD Buddhasāsanā quà biếu của Dr. Bình Anson đã đóng góp phần công đức không nhỏ với hai bản dịch từ Hán tạng: Luật Tỳ-khưu ni bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Quang và Luật Ma-ha Tăng-kỳ của Pháp sư Phật-đà Bạt-đà-la (Thích Phước Sơn dịch).

Chúng tôi cũng xin ghi nhận sự ủng hộ nhiệt tình của Đại Đức Hộ Phạm đã hy sinh nhiều thời gian cùng chúng tôi suy nghĩ để tìm ra phương thức giải quyết cho những điểm khó về văn phạm cũng như từ ngữ. Cũng cần nhắc đến các sự ủng hộ và lời động viên thăm hỏi của các vị: Ven. Chánh Minh, Ven. Cittānanda, Ven. Khánh Hỷ, Ven. Chánh Kiến, Dr. Bình Anson, bà Diệu Đài, anh Phạm Trọng Độ, đạo hữu Lương Xuân Lộc, chú Nguyễn Hữu Danh, gia đình Nguyễn Ngọc Vivian, gia đình Lê Thị Tích, cô Trần Liêng. Không có sự khích lệ của quý vị, bản dịch này không thể hoàn thành. Mong sao các ước nguyện của quý vị sẽ được thành tựu như ý và nhanh chóng y như việc chúng tôi đã hoàn tất bản dịch này.

Công đức này xin dâng đến Hòa Thượng trụ trì và chư tỳ khưu chùa Sri Jayawardhanaramaya, Colombo, Tích Lan đã bảo bọc và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong công việc học tập và nghiên cứu Phật Pháp trong thời gian qua.

Mong sao hết thảy chúng sanh đều được tiến hóa trong ánh hào quang của Chánh Pháp.

Colombo, ngày 31 tháng 03 năm 2004
Bhikkhu Indacanda
(Trương đình Dũng)

(Hiệu đính lần thứ nhất hoàn tất ngày 10/10/2004)

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04a | 04b | 04c | 04d | 04e
Phân tích Giới Tỳ-khưu I | Phân tích Giới Tỳ-khưu II | Giới thiệu

 

Chân thành cám ơn Tỳ-khưu Indacanda Nguyệt Thiên đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 06-2005)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 06-11-2005