Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Tạng Luật
Vinayapitaka

Bộ Phân Tích Giới Bổn
Suttavibhanga

Tỳ-khưu Indacanda Nguyệt Thiên dịch
2004

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


PHẦN GIỚI THIỆU

*****

Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đề có liên quan đến cuộc sống và sự sinh hoạt của các thành viên cũng như các công việc của hội chúng, trong đó chủ yếu đề cập đến các tỳ khưu, một phần dành cho tỳ khưu ni, đồng thời một số vấn đề có thể áp dụng cho hàng tại gia cư sĩ cũng được tìm thấy.

Tạng Luật được chia làm 3 phần chính: Suttavibhaṅga, Khandhaka, và Parivāra.

I. Suttavibhaṅga (Phân Tích Giới Bổn) trình bày về giới bổn Pātimokkha của tỳ khưu gồm có 227 điều và của tỳ khưu ni gồm có 311 điều.

Theo truyền thống đang được áp dụng ở Miến Điện và Tích Lan, Suttavibhaṅga được phân làm hai: Pārājika (Pāḷi) và Pācittiya (Pāḷi). Cách phân chia này có thể do việc chia hai số lượng sách của Suttavibhaṅga và được trình bày như sau:

Pārājika (Pāḷi): Mở đầu là Chương Verañja giới thiệu việc ngài Sārīputta thỉnh cầu đức Phật quy định giới ở xứ Verañjā. Kế đến là các điều học theo thứ tự:

1/- 4 Pārājika (bất cộng trụ)
2/- 13 Saṅghādisesa (tăng tàng)
3/- 2 Aniyata (bất định)
4/- 30 Nissaggiya Pācittiya (ưng xả đối trị)

Pācittiya (Pāḷi):

5/- 92 Pācittiya (ưng đối trị)
6/- 4 Pāṭidesanīya (ưng phát lộ)
7/- 75 Sekhiya (ưng học)
8/- 7 Adhikaraṇasamathā Dhammā (các pháp dàn xếp tranh tụng)
9/- Bhikkhunīvibhaṅga (Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni).

Truyền thống Thái Lan cũng phân Suttavibhaṅga làm hai, căn cứ theo nội dung:

Mahāvibhaṅga (Đại Phân Tích): còn có tên là Bhikkhuvibhaṅga (Phân Tích Giới Tỳ Khưu) vì có đầy đủ phần phân tích 227 giới trong giới bổn Pātimokkha của tỳ khưu từ 4 pārājika cho đến 7 adhikaraṇasamathā dhammā. Bộ này được phân chia làm 2 tập: Tập I gồm 4 pārājika, 13 saṅghādisesa, và 2 aniyata và tập II gồm phần còn lại của Giới Bổn bắt đầu với 30 nissaggiya pācittiya và kết thúc với lời tụng đọc tổng kết.

Bhikkhunīvibhaṅga (Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni) chỉ trình bày các điều học quy định dành riêng cho tỳ khưu ni, những điều học quy định chung cần phải xem ở Bhikkhuvibhaṅga (Phân Tích Giới Tỳ Khưu).

II. Khandhaka (Hợp Phần): gồm các vấn đề có liên quan đã được sắp xếp thành từng chương. Khandhaka được chia làm hai:

Mahāvagga (Đại Phẩm): gồm 10 chương, mở đầu là sự chứng ngộ đạo quả của đức Phật, kế đến là các nhiệm vụ quan trọng của các tỳ khưu như lễ xuất gia, lễ Uposatha (Bố Tát), việc an cư mùa mưa, lễ Pavāraṇā (Tự Tứ), v.v...

Cullavagga (Tiểu Phẩm): gồm 12 chương đề cập đến việc hành xử các tỳ khưu phạm tội, giải quyết các sự tranh tụng, việc chia rẽ hội chúng, và các vấn đề khác liên quan đến đời sống xuất gia. Đặc biệt chương 10 đề cập việc xuất gia của tỳ khưu ni và hai chương cuối 11 và 12 nói về hai lần kết tập Tam Tạng đầu tiên ở Ấn Độ.

III. Parivāra (Tập Yếu): phân tích về Giới và Luật theo các tiêu đề và được trình bày dưới dạng vấn đáp, có thể được xem như là cuốn cẩm nang hướng dẫn việc hành xử Luật.

*

Chúng tôi trình bày bản dịch Suttavibhaṅga này theo hình thức trình bày của Tam Tạng Thái Lan gồm có Phân Tích Giới Tỳ Khưu (2 tập) và Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni, hay có thể nói gọn lại là Giới Tỳ KhưuGiới Tỳ Khưu Ni để dễ nhớ. Ý nghĩa của từ "sutta" ở nhóm từ "suttavibhaṅga" có ý nghĩa tương đương như là "sikkhāpada" (điều học, học giới, điều giới, ...), nếu xét theo ý nghĩa bao quát có thể gọi là "giới bổn"; như vậy, Suttavibhaṅga nghĩa là sự phân tích các điều học hoặc là sự phân tích về giới bổn (Ở Tạng Kinh, từ "sutta" được dịch là "kinh", ví dụ như Brahmajālasutta được dịch là Kinh Phạm Võng, v.v...).

Đề cập đến nội dung, chương mở đầu Verañja trình bày về thời điểm quy định điều học cho các tỳ khưu, đức Phật đã trả lời sự thỉnh cầu của ngài Sārīputta (Xá Lợi Phất) rằng: "Này Sārīputta, ngươi hãy chờ đợi! Này Sārīputta, ngươi hãy chờ đợi! Trong trường hợp này, chỉ có Như Lai mới biết thời điểm." Và ngài đã xác định về thời điểm đó như sau: "Này Sārīputta, chính bởi vì một số pháp đưa đến lậu hoặc xuất hiện trong hội chúng này ... chính bởi vì hội chúng đạt đến sự đông đảo về số lượng ... chính bởi vì hội chúng đạt đến sự lớn mạnh về việc phát triển ... chính bởi vì hội chúng đạt đến sự dồi dào về lợi lộc nên một số pháp đưa đến lậu hoặc xuất hiện trong hội chúng này, nên bậc Đạo Sư quy định điều học và công bố giới bổn Pātimokkha cho các đệ tử nhằm diệt trừ chính các pháp đưa đến lậu hoặc ấy."

Đến các chương kế tiếp, chúng ta biết được rằng mỗi khi điều học được quy định, trước tiên có sự chỉ trích và chê bai về việc làm hay lời nói nào đó của các vị xuất gia, việc chỉ trích và chê bai lan rộng khiến các tỳ khưu nghe được và cuối cùng đến tai đức Phật. Đối tượng vi phạm trong các câu chuyện này có thể là cá nhân hay nhóm tỳ khưu, không hẳn là phàm nhân mà ngay cả một số vị đã chứng được thiền và thần thông như các vị Devadatta và Sāgata, một vài trường hợp do các bậc đã chứng Thánh quả như ngài Anuruddha về việc nằm chung chỗ ngụ với người nữ, ngài Cūḷapanthaka về việc giáo huấn các tỳ khưu ni khi mặt trời đã lặn, hoặc ngài Veḷaṭṭhasīsa về việc thọ dụng vật thực đã tích trữ. Về các sự chỉ trích và chê bai, đa số phát xuất từ hàng tại gia, có thể là các cư sĩ đã quy y, những người theo ngoại đạo, hoặc quần chúng bình thường, kế đến do các vị đã xuất gia, chỉ một vài trường hợp do phi nhân hạng trên hoặc dưới. Thông thường, đức Phật triệu tập các tỳ khưu lại, xác định vấn đề, khiển trách và giáo huấn, rồi mới quy định điều học. Mỗi lần như vậy, đức Phật luôn khẳng định về mười điều lợi ích của việc làm ấy như sau: "Nhằm sự tốt đẹp cho hội chúng, nhằm sự an lạc cho hội chúng, nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu, nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện, nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai, nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, và nhằm sự hỗ trợ Luật." Có nhiều trường hợp, điều học đã được quy định thêm (anupaññatti), có trường hợp mức độ nghiêm khắc trong việc thực hành càng gia tăng, có trường hợp được giảm nhẹ do nhu cầu cần thiết, ví dụ như tỳ khưu bị bệnh có thể thọ thực ở phước xá hơn một lần, hoặc vị tỳ khưu có thể hẹn trước rồi đi chung với tỳ khưu ni ở đoạn đường có nguy hiểm hoặc chung chuyến đò lúc sang sông. Sau phần quy định về điều học, có phần phân tích về từ ngữ và về các trường hợp vi phạm hoặc không vi phạm. Phần này cần xem xét kỹ lưỡng mới có thể hiểu được điều học thêm phần chính xác. Ngoài ra, có phần các câu chuyện dẫn giải ở 4 điều học pārājika và 5 điều học đầu của saṅghādisesa gồm những sự việc cụ thể giúp cho hiểu rõ hơn về trường hợp vi phạm tội. Khi đọc các câu chuyện này nên liên hệ với phần phân tích ở phía trước, để thấy được sự phán quyết của đức Phật. Một điều quan trọng cần lưu ý rằng đối tượng chính của các điều học này là hạng tỳ khưu và tỳ khưu ni đã được tu lên bậc trên bằng hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư, đầu tiên là vị bà-la-môn đã được ngài Sārīputta tế độ do việc bố thí một muỗng thức ăn (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương I, [85]).

*

Trong việc nghiên cứu Tam Tạng Pāli, các bộ Chú Giải Aṭṭhakathā liên quan cũng cần được xem xét để có thể hiểu đúng những điều đã được kết tập thuộc về Chánh Tạng; ngoài ra còn có các bộ Sớ Giải Ṭīkā phân tích về những điểm cần giải thích thêm hoặc chưa được giải thích trong Aṭṭhakathā, sau đó mới nói đến các bộ sách được soạn thảo theo chuyên đề. Theo tinh thần đó, trong khi nghiên cứu về Tạng Luật, chúng tôi đã tham khảo và hiểu theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa ở bộ Chú Giải Samantapāsādikā. Ngài Buddhaghosa được xem là nhà Chú Giải Sư vĩ đại, vĩ đại vì ngài là người đầu tiên tổng hợp lại các bộ Chú Giải đã có trước, cũng có thể do số lượng tài liệu ngài đã thực hiện là nhiều hơn so với các nhà chú giải khác, cũng có thể vì ngài đã soạn nên bộ sách nổi tiếng Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo) được xem như đã cô đọng lại những gì tinh hoa của lời Phật dạy. Ngài Buddhaghosa đã hoàn tất phần chú giải về Tạng Luật và Tạng Diệu Pháp. Về Tạng Kinh, ngài đã hoàn tất phần chú giải của Kinh Trường Bộ, Kinh Trung Bộ, Kinh Tương Ưng Bộ, Kinh Tăng Chi Bộ, và một số thuộc về Kinh Tiểu Bộ. Cuộc đời của ngài chỉ được ghi lại ngắn gọn trong nhiều tài liệu, văn bản cổ nhất được biết đến là Mahāvaṃsa (chương 37) là bộ sử ký của xứ Sri Lanka được ghi lại bằng ngôn ngữ Pāli. Ngài Buddhaghosa sanh ở vùng lân cận của Bodh Gayā (nơi đức Phật thành đạo) ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 5 sau Tây Lịch. Ngài xuất thân dòng dõi bà-la-môn và thông thạo ba bộ Vệ Đà, lúc còn thanh niên thường đi đó đây để tranh luận, do bị thua ngài Revata nên đã xin xuất gia và trở thành tỳ khưu. Khi thấy được ước nguyện của người học trò về việc soạn thảo các bộ chú giải Tam Tạng, ngài Revata đã gợi ý nên sang đảo Laṅkā (Sri Lankā ngày nay), vì toàn bộ kinh điển và chú giải được ngài Mahinda đem sang truyền giáo ở đó (thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch) vẫn được lưu truyền và phát triển. Tại đảo Laṅkā, trước tiên, ngài Buddhaghosa đã soạn bộ Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo), rồi trình lên các ngài trưởng lão ở Mahāvihāra (Đại Tự) để chứng tỏ khả năng và đã được phép sử dụng các tài liệu lưu trữ trong tu viện phần nhiều bằng tiếng địa phương (ngôn ngữ Sīhaḷa), để thực hiện việc tổng hợp lại các bộ chú giải và dịch sang ngôn ngữ của xứ Magadha (Māgadhānaṃ niruttiyā), nhằm đem lại lợi ích cho tất cả thế gian (ngôn ngữ sử dụng trong Tipiṭaka - Tam Tạng - mới được các nhà học giả phương Tây gọi là ngôn ngữ Pāli vào thời gian sau này). Sau khi thực hiện các công trình trên, ngài Buddhaghosa đã rời đảo Laṅkā để trở về đảnh lễ cội Đại Bồ Đề ở quê hương. Nghe đâu, có các tài liệu khác cho rằng ngài Buddhaghosa qua đời ở Miến Điện, có tài liệu nói ở Cam-pu-chia.

Về hình thức, chúng tôi thực hiện và trình bày bản dịch Phân Tích Giới BổnSuttavibhaṅga dựa vào văn bản Pali La tinh từ Compact Disk BUDSIR IV của trường đại học Mahidol ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Phần mục lục chúng tôi thực hiện theo các chữ số đánh dấu ở đầu mỗi vấn đề; trình bày theo cách này sẽ giúp quý vị tiết kiệm được thời gian trong việc xác định vấn đề cần tham khảo.

Về phương diện từ ngữ có tính cách chuyên môn như tên các điều học pārājika, saṅghādisesa, tên của lễ Uposatha, Pavāraṇā, v.v... chúng tôi đã giữ nguyên từ Pāli đôi lúc có ghi trong ngoặc đơn từ dịch của các vị tiền bối để tiện liên hệ. Việc làm này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Chúng tôi ngại việc sáng tạo thêm tên gọi mới e rằng có thể làm rối trí những độc giả vốn đã có sự hiểu biết về Luật của Phật Giáo. Hơn nữa, việc biết và nhớ được một số từ có tính cách chuyên môn của ngôn ngữ này sẽ tiện cho công việc trao đổi kiến thức tránh sự nhầm lẫn, nhất là đối với các tu sĩ hoặc học giả người ngoại quốc. Chúng tôi cũng tránh việc sử dụng theo thói quen một số từ được ghi lại theo âm của tiếng Hán xét rằng không có lợi ích, ví dụ như: ba-la-di (pārājika), tăng-già-bà-thi-sa (saṅghādisesa), đột-kiết-la (dukkaṭa), bố-tát (uposatha), Xá Lợi Phất (Sārīputta), Xa Nặc (Channa), v.v...; hoặc tránh sự vay mượn tiếng Hán khó hiểu ví dụ như từ Tự Tứ (pavāraṇā), v.v... Cũng có một số từ được ghi bằng tiếng Pāli do chúng tôi không tìm ra được nghĩa của chúng như trường hợp tên các loại thảo mộc.

Ngoài ra, chúng tôi cũng mạo muội Việt hóa một số từ Hán đã trở nên quá quen thuộc, nghĩ rằng khó có sự thay đổi trong tương lai, ví dụ như từ: Thế Tôn (Bhagavā), tỳ khưu (bhikkhu), tỳ khưu ni (bhikkhunī), sa di (sāmaṇera), v.v... Riêng từ "tỳ khưu" (hay tỷ khưu, tỳ kheo, tỷ kheo) đều được âm từ ngôn ngữ Sanskrit là từ "bhikṣu" hay Pāli là từ "bhikkhu." Về từ tiếng Việt có liên quan đến phái nữ xuất gia như cô ni, ni sư, v.v... có thể đã được du nhập vào tiếng Việt từ tiếp vĩ ngữ "ni" trong "bhikṣuṇī" hoặc "bhikkhunī." Thêm vào đó, có một số từ Pāli được để trong ngoặc đơn sau phần tiếng Việt ,để tránh sự hiểu lầm lẫn về ý nghĩa hoặc nghĩa được ghi lại chỉ có tính cách giả định, cần phải nghiên cứu thêm.

*

Bản dịch này được hoàn thành là một sự nỗ lực học tập của bản thân và việc mạnh dạn giới thiệu đến quý vị không ngoài mục đích là hy vọng sẽ nhận được những lời chỉ dạy của các bậc cao minh và các sự khuyến khích góp ý của quý độc giả. Tuy đã nỗ lực tối đa, nhưng chúng tôi biết rằng bản dịch này vẫn còn nhiều sai sót, chỉ mong sao có thể giúp được quý vị độc giả phần nào kiến thức về Phật học dựa vào nguồn tài liệu gốc đã được kết tập lại vì lợi ích của nhiều người, vì lợi ích của chư thiên và nhân loại. Rất mong nhận được ý kiến của quý vị. Xin email về: dinda@u.washington.edu

Xin chân thành ghi nhận công đức của Thượng Tọa Tiến Sĩ Bửu Chánh về CD Tam Tạng BUDSIR IV. Chúng tôi cũng xin tán dương công đức của Đại Đức Giác Hạnh về CD Tam Tạng Chaṭṭha Saṅgāyana, đồng thời đã cho mượn dài hạn các bản dịch tiếng Anh của Cô I. B. Horner và bộ Vinayamukha của ngài Mahāsamaṇa Chao (Thái Lan) đã được dịch sang tiếng Anh; nhờ có trong tay số tài liệu này chúng tôi mới mạnh dạn để tiếp tục việc nghiên cứu Tạng Luật và ghi lại bằng tiếng Việt. CD Buddhasāsanā quà biếu của Dr. Bình Anson đã đóng góp phần công đức không nhỏ nhờ những tài liệu quý giá như The Buddhist Monastic Code của Thanissaro Bhikkhu, cũng như các tài liệu về Luật bằng tiếng Việt của quý ngài Hòa Thượng Hộ Tông, Hòa Thượng Bửu Chơn, v.v...

Chúng tôi cũng xin ghi nhận sự ủng hộ nhiệt tình của Đại Đức Hộ Phạm đã hy sinh nhiều thời gian cùng chúng tôi suy nghĩ, để tìm ra phương thức giải quyết cho những gút mắc về văn phạm cũng như từ ngữ. Cũng cần nhắc đến các sự ủng hộ và lời động viên thăm hỏi của các vị: Ven. Cittānanda, Ven. Khánh Hỷ, Ven. Chánh Kiến, ni sinh Huyền Châu, Dr. Bình Anson, bà Diệu Đài, anh Phạm Trọng Độ, chú Nguyễn Hữu Danh, gia đình Nguyễn Ngọc Vivian, gia đình Lê Thị Tích. Không có sự khích lệ của quý vị, bản dịch này không thể hoàn thành. Mong sao các ước nguyện của quý vị sẽ được thành tựu như ý và nhanh chóng y như việc chúng tôi đã hoàn tất bản dịch này.

Công đức này xin dâng đến Hòa Thượng trụ trì và chư tỳ khưu chùa Sri Jayawardhanaramaya, Colombo, Tích Lan, đã bảo bọc và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong công việc học tập và nghiên cứu Phật Pháp trong thời gian qua.

Mong sao hết thảy chúng sanh đều được tiến hóa trong ánh hào quang của Chánh Pháp.

Colombo, ngày 25 tháng 03 năm 2004
Bhikkhu Indacanda
(Trương đình Dũng)

(Hiệu đính lần thứ nhất: hoàn tất tập 1 ngày 23/09/2004, tập 2 ngày 18/10/2004)

-ooOoo-

Mục lục tổng quát

Bhikkhuvibhaṅga I (Phân Tích Giới Tỳ-khưu I):

Chương Verañja (Verañjakaṇḍaṃ)
I. Chương Pārājika thứ nhất (Paṭhamapārājikakaṇḍaṃ): Tội thực hiện việc đôi lứa
II. Chương Pārājika thứ nhì (Dutiyapārājikakaṇḍaṃ): Tội trộm cắp
III. Chương Pārājika thứ ba (Tatiyapārājikakaṇḍaṃ): Tội giết người
IV. Chương Pārājika thứ tư (Catutthapārājikakaṇḍaṃ): Tội khoe pháp thượng nhân không thực chứng
V. Chương Mười ba pháp (Terasakaṇḍaṃ)
VI. Chương Bất Định (Aniyatakaṇḍaṃ)

Bhikkhuvibhaṅga II (Phân Tích Giới Tỳ-khưu II):

VII. Chương Ưng Xả Đối Trị (Nissaggiyakaṇḍaṃ)
VIII. Chương Ưng Đối Trị (Pācittiyakaṇḍaṃ)
IX. Chương Ưng Phát Lộ (Pāṭidesanīyakaṇḍaṃ)
X. Chương Ưng Học Pháp (Sekhiyakaṇḍaṃ)
XI. Chương Các Pháp Dàn Xếp Tranh Tụng (Adhikaraṇasamathā Dhammā)

Bhikkhunīvibhaṅga (Phân Tích Giới Tỳ-khưu Ni):

I. Chương Pārājika (Pārājikakaṇḍaṃ)
II. Chương Mười Bảy Pháp (Sattarasakaṇḍaṃ)
III. Chương Ưng Xả Đối Trị (Nissaggiyakaṇḍaṃ)
IV. Chương Ưng Đối Trị (Pācittiyakaṇḍaṃ)
V. Chương Ưng Phát Lộ (Pāṭidesanīyakaṇḍaṃ)
VI. Chương Ưng Học Pháp (Sekhiyakaṇḍaṃ)
VII. Chương Các Pháp Dàn Xếp Tranh Tụng (Adhikaraṇasamathā Dhammā)

-ooOoo-

Ðầu trang | Giới Tỳ-khưu I | Giới Tỳ-khưu II | Giới Tỳ-khưu Ni

 

Chân thành cám ơn Tỳ-khưu Indacanda Nguyệt Thiên đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 06-2005)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 08-06-2005

Phan tich Gioi bon
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Tạng Luật
Vinayapitaka

Bộ Phân Tích Giới Bổn
Suttavibhanga

Tỳ-khưu Indacanda Nguyệt Thiên dịch
2004

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


PHẦN GIỚI THIỆU

*****

Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đề có liên quan đến cuộc sống và sự sinh hoạt của các thành viên cũng như các công việc của hội chúng, trong đó chủ yếu đề cập đến các tỳ khưu, một phần dành cho tỳ khưu ni, đồng thời một số vấn đề có thể áp dụng cho hàng tại gia cư sĩ cũng được tìm thấy.

Tạng Luật được chia làm 3 phần chính: Suttavibhaṅga, Khandhaka, và Parivāra.

I. Suttavibhaṅga (Phân Tích Giới Bổn) trình bày về giới bổn Pātimokkha của tỳ khưu gồm có 227 điều và của tỳ khưu ni gồm có 311 điều.

Theo truyền thống đang được áp dụng ở Miến Điện và Tích Lan, Suttavibhaṅga được phân làm hai: Pārājika (Pāḷi) và Pācittiya (Pāḷi). Cách phân chia này có thể do việc chia hai số lượng sách của Suttavibhaṅga và được trình bày như sau:

Pārājika (Pāḷi): Mở đầu là Chương Verañja giới thiệu việc ngài Sārīputta thỉnh cầu đức Phật quy định giới ở xứ Verañjā. Kế đến là các điều học theo thứ tự:

1/- 4 Pārājika (bất cộng trụ)
2/- 13 Saṅghādisesa (tăng tàng)
3/- 2 Aniyata (bất định)
4/- 30 Nissaggiya Pācittiya (ưng xả đối trị)

Pācittiya (Pāḷi):

5/- 92 Pācittiya (ưng đối trị)
6/- 4 Pāṭidesanīya (ưng phát lộ)
7/- 75 Sekhiya (ưng học)
8/- 7 Adhikaraṇasamathā Dhammā (các pháp dàn xếp tranh tụng)
9/- Bhikkhunīvibhaṅga (Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni).

Truyền thống Thái Lan cũng phân Suttavibhaṅga làm hai, căn cứ theo nội dung:

Mahāvibhaṅga (Đại Phân Tích): còn có tên là Bhikkhuvibhaṅga (Phân Tích Giới Tỳ Khưu) vì có đầy đủ phần phân tích 227 giới trong giới bổn Pātimokkha của tỳ khưu từ 4 pārājika cho đến 7 adhikaraṇasamathā dhammā. Bộ này được phân chia làm 2 tập: Tập I gồm 4 pārājika, 13 saṅghādisesa, và 2 aniyata và tập II gồm phần còn lại của Giới Bổn bắt đầu với 30 nissaggiya pācittiya và kết thúc với lời tụng đọc tổng kết.

Bhikkhunīvibhaṅga (Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni) chỉ trình bày các điều học quy định dành riêng cho tỳ khưu ni, những điều học quy định chung cần phải xem ở Bhikkhuvibhaṅga (Phân Tích Giới Tỳ Khưu).

II. Khandhaka (Hợp Phần): gồm các vấn đề có liên quan đã được sắp xếp thành từng chương. Khandhaka được chia làm hai:

Mahāvagga (Đại Phẩm): gồm 10 chương, mở đầu là sự chứng ngộ đạo quả của đức Phật, kế đến là các nhiệm vụ quan trọng của các tỳ khưu như lễ xuất gia, lễ Uposatha (Bố Tát), việc an cư mùa mưa, lễ Pavāraṇā (Tự Tứ), v.v...

Cullavagga (Tiểu Phẩm): gồm 12 chương đề cập đến việc hành xử các tỳ khưu phạm tội, giải quyết các sự tranh tụng, việc chia rẽ hội chúng, và các vấn đề khác liên quan đến đời sống xuất gia. Đặc biệt chương 10 đề cập việc xuất gia của tỳ khưu ni và hai chương cuối 11 và 12 nói về hai lần kết tập Tam Tạng đầu tiên ở Ấn Độ.

III. Parivāra (Tập Yếu): phân tích về Giới và Luật theo các tiêu đề và được trình bày dưới dạng vấn đáp, có thể được xem như là cuốn cẩm nang hướng dẫn việc hành xử Luật.

*

Chúng tôi trình bày bản dịch Suttavibhaṅga này theo hình thức trình bày của Tam Tạng Thái Lan gồm có Phân Tích Giới Tỳ Khưu (2 tập) và Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni, hay có thể nói gọn lại là Giới Tỳ KhưuGiới Tỳ Khưu Ni để dễ nhớ. Ý nghĩa của từ "sutta" ở nhóm từ "suttavibhaṅga" có ý nghĩa tương đương như là "sikkhāpada" (điều học, học giới, điều giới, ...), nếu xét theo ý nghĩa bao quát có thể gọi là "giới bổn"; như vậy, Suttavibhaṅga nghĩa là sự phân tích các điều học hoặc là sự phân tích về giới bổn (Ở Tạng Kinh, từ "sutta" được dịch là "kinh", ví dụ như Brahmajālasutta được dịch là Kinh Phạm Võng, v.v...).

Đề cập đến nội dung, chương mở đầu Verañja trình bày về thời điểm quy định điều học cho các tỳ khưu, đức Phật đã trả lời sự thỉnh cầu của ngài Sārīputta (Xá Lợi Phất) rằng: "Này Sārīputta, ngươi hãy chờ đợi! Này Sārīputta, ngươi hãy chờ đợi! Trong trường hợp này, chỉ có Như Lai mới biết thời điểm." Và ngài đã xác định về thời điểm đó như sau: "Này Sārīputta, chính bởi vì một số pháp đưa đến lậu hoặc xuất hiện trong hội chúng này ... chính bởi vì hội chúng đạt đến sự đông đảo về số lượng ... chính bởi vì hội chúng đạt đến sự lớn mạnh về việc phát triển ... chính bởi vì hội chúng đạt đến sự dồi dào về lợi lộc nên một số pháp đưa đến lậu hoặc xuất hiện trong hội chúng này, nên bậc Đạo Sư quy định điều học và công bố giới bổn Pātimokkha cho các đệ tử nhằm diệt trừ chính các pháp đưa đến lậu hoặc ấy."

Đến các chương kế tiếp, chúng ta biết được rằng mỗi khi điều học được quy định, trước tiên có sự chỉ trích và chê bai về việc làm hay lời nói nào đó của các vị xuất gia, việc chỉ trích và chê bai lan rộng khiến các tỳ khưu nghe được và cuối cùng đến tai đức Phật. Đối tượng vi phạm trong các câu chuyện này có thể là cá nhân hay nhóm tỳ khưu, không hẳn là phàm nhân mà ngay cả một số vị đã chứng được thiền và thần thông như các vị Devadatta và Sāgata, một vài trường hợp do các bậc đã chứng Thánh quả như ngài Anuruddha về việc nằm chung chỗ ngụ với người nữ, ngài Cūḷapanthaka về việc giáo huấn các tỳ khưu ni khi mặt trời đã lặn, hoặc ngài Veḷaṭṭhasīsa về việc thọ dụng vật thực đã tích trữ. Về các sự chỉ trích và chê bai, đa số phát xuất từ hàng tại gia, có thể là các cư sĩ đã quy y, những người theo ngoại đạo, hoặc quần chúng bình thường, kế đến do các vị đã xuất gia, chỉ một vài trường hợp do phi nhân hạng trên hoặc dưới. Thông thường, đức Phật triệu tập các tỳ khưu lại, xác định vấn đề, khiển trách và giáo huấn, rồi mới quy định điều học. Mỗi lần như vậy, đức Phật luôn khẳng định về mười điều lợi ích của việc làm ấy như sau: "Nhằm sự tốt đẹp cho hội chúng, nhằm sự an lạc cho hội chúng, nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu, nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện, nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai, nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, và nhằm sự hỗ trợ Luật." Có nhiều trường hợp, điều học đã được quy định thêm (anupaññatti), có trường hợp mức độ nghiêm khắc trong việc thực hành càng gia tăng, có trường hợp được giảm nhẹ do nhu cầu cần thiết, ví dụ như tỳ khưu bị bệnh có thể thọ thực ở phước xá hơn một lần, hoặc vị tỳ khưu có thể hẹn trước rồi đi chung với tỳ khưu ni ở đoạn đường có nguy hiểm hoặc chung chuyến đò lúc sang sông. Sau phần quy định về điều học, có phần phân tích về từ ngữ và về các trường hợp vi phạm hoặc không vi phạm. Phần này cần xem xét kỹ lưỡng mới có thể hiểu được điều học thêm phần chính xác. Ngoài ra, có phần các câu chuyện dẫn giải ở 4 điều học pārājika và 5 điều học đầu của saṅghādisesa gồm những sự việc cụ thể giúp cho hiểu rõ hơn về trường hợp vi phạm tội. Khi đọc các câu chuyện này nên liên hệ với phần phân tích ở phía trước, để thấy được sự phán quyết của đức Phật. Một điều quan trọng cần lưu ý rằng đối tượng chính của các điều học này là hạng tỳ khưu và tỳ khưu ni đã được tu lên bậc trên bằng hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư, đầu tiên là vị bà-la-môn đã được ngài Sārīputta tế độ do việc bố thí một muỗng thức ăn (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương I, [85]).

*

Trong việc nghiên cứu Tam Tạng Pāli, các bộ Chú Giải Aṭṭhakathā liên quan cũng cần được xem xét để có thể hiểu đúng những điều đã được kết tập thuộc về Chánh Tạng; ngoài ra còn có các bộ Sớ Giải Ṭīkā phân tích về những điểm cần giải thích thêm hoặc chưa được giải thích trong Aṭṭhakathā, sau đó mới nói đến các bộ sách được soạn thảo theo chuyên đề. Theo tinh thần đó, trong khi nghiên cứu về Tạng Luật, chúng tôi đã tham khảo và hiểu theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa ở bộ Chú Giải Samantapāsādikā. Ngài Buddhaghosa được xem là nhà Chú Giải Sư vĩ đại, vĩ đại vì ngài là người đầu tiên tổng hợp lại các bộ Chú Giải đã có trước, cũng có thể do số lượng tài liệu ngài đã thực hiện là nhiều hơn so với các nhà chú giải khác, cũng có thể vì ngài đã soạn nên bộ sách nổi tiếng Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo) được xem như đã cô đọng lại những gì tinh hoa của lời Phật dạy. Ngài Buddhaghosa đã hoàn tất phần chú giải về Tạng Luật và Tạng Diệu Pháp. Về Tạng Kinh, ngài đã hoàn tất phần chú giải của Kinh Trường Bộ, Kinh Trung Bộ, Kinh Tương Ưng Bộ, Kinh Tăng Chi Bộ, và một số thuộc về Kinh Tiểu Bộ. Cuộc đời của ngài chỉ được ghi lại ngắn gọn trong nhiều tài liệu, văn bản cổ nhất được biết đến là Mahāvaṃsa (chương 37) là bộ sử ký của xứ Sri Lanka được ghi lại bằng ngôn ngữ Pāli. Ngài Buddhaghosa sanh ở vùng lân cận của Bodh Gayā (nơi đức Phật thành đạo) ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 5 sau Tây Lịch. Ngài xuất thân dòng dõi bà-la-môn và thông thạo ba bộ Vệ Đà, lúc còn thanh niên thường đi đó đây để tranh luận, do bị thua ngài Revata nên đã xin xuất gia và trở thành tỳ khưu. Khi thấy được ước nguyện của người học trò về việc soạn thảo các bộ chú giải Tam Tạng, ngài Revata đã gợi ý nên sang đảo Laṅkā (Sri Lankā ngày nay), vì toàn bộ kinh điển và chú giải được ngài Mahinda đem sang truyền giáo ở đó (thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch) vẫn được lưu truyền và phát triển. Tại đảo Laṅkā, trước tiên, ngài Buddhaghosa đã soạn bộ Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo), rồi trình lên các ngài trưởng lão ở Mahāvihāra (Đại Tự) để chứng tỏ khả năng và đã được phép sử dụng các tài liệu lưu trữ trong tu viện phần nhiều bằng tiếng địa phương (ngôn ngữ Sīhaḷa), để thực hiện việc tổng hợp lại các bộ chú giải và dịch sang ngôn ngữ của xứ Magadha (Māgadhānaṃ niruttiyā), nhằm đem lại lợi ích cho tất cả thế gian (ngôn ngữ sử dụng trong Tipiṭaka - Tam Tạng - mới được các nhà học giả phương Tây gọi là ngôn ngữ Pāli vào thời gian sau này). Sau khi thực hiện các công trình trên, ngài Buddhaghosa đã rời đảo Laṅkā để trở về đảnh lễ cội Đại Bồ Đề ở quê hương. Nghe đâu, có các tài liệu khác cho rằng ngài Buddhaghosa qua đời ở Miến Điện, có tài liệu nói ở Cam-pu-chia.

Về hình thức, chúng tôi thực hiện và trình bày bản dịch Phân Tích Giới BổnSuttavibhaṅga dựa vào văn bản Pali La tinh từ Compact Disk BUDSIR IV của trường đại học Mahidol ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Phần mục lục chúng tôi thực hiện theo các chữ số đánh dấu ở đầu mỗi vấn đề; trình bày theo cách này sẽ giúp quý vị tiết kiệm được thời gian trong việc xác định vấn đề cần tham khảo.

Về phương diện từ ngữ có tính cách chuyên môn như tên các điều học pārājika, saṅghādisesa, tên của lễ Uposatha, Pavāraṇā, v.v... chúng tôi đã giữ nguyên từ Pāli đôi lúc có ghi trong ngoặc đơn từ dịch của các vị tiền bối để tiện liên hệ. Việc làm này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Chúng tôi ngại việc sáng tạo thêm tên gọi mới e rằng có thể làm rối trí những độc giả vốn đã có sự hiểu biết về Luật của Phật Giáo. Hơn nữa, việc biết và nhớ được một số từ có tính cách chuyên môn của ngôn ngữ này sẽ tiện cho công việc trao đổi kiến thức tránh sự nhầm lẫn, nhất là đối với các tu sĩ hoặc học giả người ngoại quốc. Chúng tôi cũng tránh việc sử dụng theo thói quen một số từ được ghi lại theo âm của tiếng Hán xét rằng không có lợi ích, ví dụ như: ba-la-di (pārājika), tăng-già-bà-thi-sa (saṅghādisesa), đột-kiết-la (dukkaṭa), bố-tát (uposatha), Xá Lợi Phất (Sārīputta), Xa Nặc (Channa), v.v...; hoặc tránh sự vay mượn tiếng Hán khó hiểu ví dụ như từ Tự Tứ (pavāraṇā), v.v... Cũng có một số từ được ghi bằng tiếng Pāli do chúng tôi không tìm ra được nghĩa của chúng như trường hợp tên các loại thảo mộc.

Ngoài ra, chúng tôi cũng mạo muội Việt hóa một số từ Hán đã trở nên quá quen thuộc, nghĩ rằng khó có sự thay đổi trong tương lai, ví dụ như từ: Thế Tôn (Bhagavā), tỳ khưu (bhikkhu), tỳ khưu ni (bhikkhunī), sa di (sāmaṇera), v.v... Riêng từ "tỳ khưu" (hay tỷ khưu, tỳ kheo, tỷ kheo) đều được âm từ ngôn ngữ Sanskrit là từ "bhikṣu" hay Pāli là từ "bhikkhu." Về từ tiếng Việt có liên quan đến phái nữ xuất gia như cô ni, ni sư, v.v... có thể đã được du nhập vào tiếng Việt từ tiếp vĩ ngữ "ni" trong "bhikṣuṇī" hoặc "bhikkhunī." Thêm vào đó, có một số từ Pāli được để trong ngoặc đơn sau phần tiếng Việt ,để tránh sự hiểu lầm lẫn về ý nghĩa hoặc nghĩa được ghi lại chỉ có tính cách giả định, cần phải nghiên cứu thêm.

*

Bản dịch này được hoàn thành là một sự nỗ lực học tập của bản thân và việc mạnh dạn giới thiệu đến quý vị không ngoài mục đích là hy vọng sẽ nhận được những lời chỉ dạy của các bậc cao minh và các sự khuyến khích góp ý của quý độc giả. Tuy đã nỗ lực tối đa, nhưng chúng tôi biết rằng bản dịch này vẫn còn nhiều sai sót, chỉ mong sao có thể giúp được quý vị độc giả phần nào kiến thức về Phật học dựa vào nguồn tài liệu gốc đã được kết tập lại vì lợi ích của nhiều người, vì lợi ích của chư thiên và nhân loại. Rất mong nhận được ý kiến của quý vị. Xin email về: dinda@u.washington.edu

Xin chân thành ghi nhận công đức của Thượng Tọa Tiến Sĩ Bửu Chánh về CD Tam Tạng BUDSIR IV. Chúng tôi cũng xin tán dương công đức của Đại Đức Giác Hạnh về CD Tam Tạng Chaṭṭha Saṅgāyana, đồng thời đã cho mượn dài hạn các bản dịch tiếng Anh của Cô I. B. Horner và bộ Vinayamukha của ngài Mahāsamaṇa Chao (Thái Lan) đã được dịch sang tiếng Anh; nhờ có trong tay số tài liệu này chúng tôi mới mạnh dạn để tiếp tục việc nghiên cứu Tạng Luật và ghi lại bằng tiếng Việt. CD Buddhasāsanā quà biếu của Dr. Bình Anson đã đóng góp phần công đức không nhỏ nhờ những tài liệu quý giá như The Buddhist Monastic Code của Thanissaro Bhikkhu, cũng như các tài liệu về Luật bằng tiếng Việt của quý ngài Hòa Thượng Hộ Tông, Hòa Thượng Bửu Chơn, v.v...

Chúng tôi cũng xin ghi nhận sự ủng hộ nhiệt tình của Đại Đức Hộ Phạm đã hy sinh nhiều thời gian cùng chúng tôi suy nghĩ, để tìm ra phương thức giải quyết cho những gút mắc về văn phạm cũng như từ ngữ. Cũng cần nhắc đến các sự ủng hộ và lời động viên thăm hỏi của các vị: Ven. Cittānanda, Ven. Khánh Hỷ, Ven. Chánh Kiến, ni sinh Huyền Châu, Dr. Bình Anson, bà Diệu Đài, anh Phạm Trọng Độ, chú Nguyễn Hữu Danh, gia đình Nguyễn Ngọc Vivian, gia đình Lê Thị Tích. Không có sự khích lệ của quý vị, bản dịch này không thể hoàn thành. Mong sao các ước nguyện của quý vị sẽ được thành tựu như ý và nhanh chóng y như việc chúng tôi đã hoàn tất bản dịch này.

Công đức này xin dâng đến Hòa Thượng trụ trì và chư tỳ khưu chùa Sri Jayawardhanaramaya, Colombo, Tích Lan, đã bảo bọc và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong công việc học tập và nghiên cứu Phật Pháp trong thời gian qua.

Mong sao hết thảy chúng sanh đều được tiến hóa trong ánh hào quang của Chánh Pháp.

Colombo, ngày 25 tháng 03 năm 2004
Bhikkhu Indacanda
(Trương đình Dũng)

(Hiệu đính lần thứ nhất: hoàn tất tập 1 ngày 23/09/2004, tập 2 ngày 18/10/2004)

-ooOoo-

Mục lục tổng quát

Bhikkhuvibhaṅga I (Phân Tích Giới Tỳ-khưu I):

Chương Verañja (Verañjakaṇḍaṃ)
I. Chương Pārājika thứ nhất (Paṭhamapārājikakaṇḍaṃ): Tội thực hiện việc đôi lứa
II. Chương Pārājika thứ nhì (Dutiyapārājikakaṇḍaṃ): Tội trộm cắp
III. Chương Pārājika thứ ba (Tatiyapārājikakaṇḍaṃ): Tội giết người
IV. Chương Pārājika thứ tư (Catutthapārājikakaṇḍaṃ): Tội khoe pháp thượng nhân không thực chứng
V. Chương Mười ba pháp (Terasakaṇḍaṃ)
VI. Chương Bất Định (Aniyatakaṇḍaṃ)

Bhikkhuvibhaṅga II (Phân Tích Giới Tỳ-khưu II):

VII. Chương Ưng Xả Đối Trị (Nissaggiyakaṇḍaṃ)
VIII. Chương Ưng Đối Trị (Pācittiyakaṇḍaṃ)
IX. Chương Ưng Phát Lộ (Pāṭidesanīyakaṇḍaṃ)
X. Chương Ưng Học Pháp (Sekhiyakaṇḍaṃ)
XI. Chương Các Pháp Dàn Xếp Tranh Tụng (Adhikaraṇasamathā Dhammā)

Bhikkhunīvibhaṅga (Phân Tích Giới Tỳ-khưu Ni):

I. Chương Pārājika (Pārājikakaṇḍaṃ)
II. Chương Mười Bảy Pháp (Sattarasakaṇḍaṃ)
III. Chương Ưng Xả Đối Trị (Nissaggiyakaṇḍaṃ)
IV. Chương Ưng Đối Trị (Pācittiyakaṇḍaṃ)
V. Chương Ưng Phát Lộ (Pāṭidesanīyakaṇḍaṃ)
VI. Chương Ưng Học Pháp (Sekhiyakaṇḍaṃ)
VII. Chương Các Pháp Dàn Xếp Tranh Tụng (Adhikaraṇasamathā Dhammā)

-ooOoo-

Ðầu trang | Giới Tỳ-khưu I | Giới Tỳ-khưu II | Giới Tỳ-khưu Ni

 

Chân thành cám ơn Tỳ-khưu Indacanda Nguyệt Thiên đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 06-2005)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 08-06-2005