THERAVĀDA KHO TÀNG PHÁP HỌC Tỳ Khưu Giác Giới
CHƯƠNG PHÁP SÁU CHI [338] Sáu pháp đa tác dụng (Bahukārā dhammā): Đây là sáu khả niệm pháp (Sāraṇīyadhamma) cũng gọi là pháp hòa kính, pháp thương tưởng, pháp tạo hòa hợp: 1. Thân nghiệp từ (Mettākāyakamma), sống hành động đối với các bạn đồng phạm hạnh, an trú với tâm từ không hận không sân, dù trước mặt hay sau lưng. 2. Khẩu nghiệp từ (Mettāvacīkamma), có lời nói đối với các bạn đồng phạm hạnh, an trú với tâm từ không hận không sân, dù trước mặt hay sau lưng. 3. Ý nghiệp từ (Mettāmanokamma), có ý nghĩ đối với các bạn đồng phạm hạnh, an trú với tâm từ không hận không sân, dù trước mặt hay sau lưng. 4. Cộng hưởng lợi lộc (Sādhāraṇabhogī), khi có những lợi lộc phát sanh hợp pháp, dù ít hay nhiều, cũng chia sớt cho các bạn đồng phạm hạnh cùng hưởng. 5. Có giới Sa-môn (Sīlasāmaññatā), sống với các bạn đồng tu được thành tựu giới cao thượng đúng theo Sa-môn hạnh, có giới không bị lấm nhơ bể vụn . 6. Có tri kiến Sa-môn (Diṭṭhisāmaññatā), sống với các bạn đồng tu được thành tựu tri kiến cao thượng đúng theo Sa môn hạnh, loại tri kiến bậc thánh, có khả năng đưa đến giải thoát diệt tận khổ đau. Sáu khả niệm pháp này còn gọi là pháp tạo thân ái (Piyakaraṇa), pháp tạo tương kính (Garukaraṇa), pháp đưa đến đoàn kết, vô tranh, hòa hợp, thống nhất trí (Saṅgah' āvivādāsamaggī - ekabhava-saṃvattanadhamma). D.III.281; A.III.280. [339] Sáu pháp cần tu tập (Bhāvetabbā dhammā): Đây là sáu tùy niệm xứ (Anussatiṭṭhānāni): 1. Niệm Phật (Buddhānussati), suy niệm mười hồng danh của Đức Phật, như "Ưng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc... ". 2. Niệm Pháp (Dhammānussati), suy niệm sáu ân đức của Giáo pháp, như là "Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại..." 3. Niệm Tăng (Saṅghānussati), suy niệm chín ân đức Tăng, như là "Tăng đệ tử Thế Tôn là thiện hạnh, trực hạnh..." 4. Niệm Giới (Sīlānussati), suy niệm tính lợi ích của giới hạnh rồi quán xét đến giới thanh tịnh không tỳ vết của mình. 5. Niệm Thí (Cāgānussati), suy niệm đặc tính của sự bố thí mà mình đã làm, tức là đức tính vô tham, không bỏn xẻn... rồi quán xét hạnh bố thí ấy là lợi lạc cho ta, làm cho tâm ta không ô nhiễm v.v... 6. Niệm Thiên (Devānussati), suy niệm những đức tính tạo sanh làm thân chư thiên như: Tín, giới, thí, văn, tuệ rồi quán xét những đặc tính đó có nơi mình để hoan hỷ. D.III.280; A.III.284. [340] Sáu pháp cần biến tri (Pariññeyyā dhammā): Đây là sáu nội xứ (Ajjhatikāyatana), sáu giác quan để nhận thức đối tượng: 1. Nhãn xứ (Cakkhvāyatana), là mắt hay thần kinh nhãn, giác quan nhìn cảnh sắc. 2. Nhĩ xứ (Sotāyatana), là tai hay thần kinh nhĩ, giác quan nghe tiếng. 3. Tỷ xứ (Ghānayatana), là mũi hay thần kinh tỷ, giác quan ngửi mùi. 4. Thiệt xứ (Jivhāyatana), là lưỡi hay thần kinh thiệt, giác quan nếm vị. 5. Thân xứ (Kāyāyatana), là thần kinh thân, giác quan xúc chạm vật thể. 6. Ý xứ (Mānāyatana), là tâm thức, giác quan suy nghĩ, nhận thức. Sáu nội xứ, có chỗ dịch là lục nhập hay lục căn (Saḷāyatana); cũng được gọi là quyền (indriya) như nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền. Vì sáu giác quan này có chức năng đặc biệt . D.III.243; M.III.216; Vbh.70. [341] Sáu pháp cần được đoạn trừ (Pahātabbā dhammā): Đây là sáu ái thân (Taṇhākāya), sự tham muốn đối với nội thân hay ngoại thân qua sáu cảnh: 1. Ái sắc (Rūpataṇhā), tham luyến đối với sắc tự thân hay sắc ngoại thân. 2. Ái thinh (Saddataṇhā), tham luyến đối với tiếng tự thân hay ngoại thân. 3. Ái hương (Gandhataṇhā), tham luyến đối với mùi tự thân hay ngoại thân. 4. Ái vị (Rasataṇhā), tham luyến đối với vị tự thân hay ngoại thân. 5. Ái xúc (Phoṭṭhabbataṇhā), tham luyến đối với xúc tự thân hay ngoại thân. 6. Ái pháp (Dhammataṇhā), tham luyến đối với tính chất hoặc tính tình tự thân hay ngoại thân. D. III. 244, 280; S.II.3; Vbh.102. [342] Sáu pháp thuộc phần hạ liệt (Hānabhāgiyā dhammā): Đây là sáu pháp bất kính (Agāravatā): 1. Bất kính Đạo Sư (Satthari agāravatā), không cung kính Đức Phật. 2. Bất kính Giáo pháp (Dhamme agāravatā), không cung kính lời dạy của Đức Phật. 3. Bất kính Tăng chúng (Saṅghe agāravatā), không cung kính chư tỳ-kheo đệ tử Phật. 4. Bất kính học giới (Sikkhāya agāravatā), không kính trọng pháp môn học tập và hành trì. 5. Bất kính hạnh chuyên (Appamāde agāravatā) không quí trọng sự nỗ lực chuyên cần. 6. Bất kính tiếp đãi (Paṭisanthāre agāravatā), không trân trọng việc tiếp đãi xã giao. D.III.244,280. [343] Sáu pháp thuộc phần thù thắng (Visesabhāgiyā dhammā): Đây là sáu pháp kính trọng (Gāravatā): 1. Kính trọng Đạo Sư (Satthugāravatā), là kính trọng Đức Phật. 2. Kính trọng Giáo pháp (Dhammagāravatā), là kính trọng lời dạy của Đức Phật. 3. Kính trọng Tăng chúng (Saṅghagāravatā), là kính trọng chư tỳ-kheo đệ tử Phật. 4. Kính trọng học giới (Sikkhāgāravatā), là kính trọng pháp môn học tập và hành trì. 5. Kính trọng hạnh chuyên (Appamādagāravatā), là quí trọng sự chuyên cần nỗ lực không dể duôi. 6. Kính trọng tiếp đãi (Paṭisanthāragāravatā), là trân trọng việc tiếp đãi xã giao. D.III.244,280; A.III.330. [344] Sáu pháp khó thể nhập (Duppaṭivij-jhā dhammā): Đây là sáu xuất ly giới (Nissāraṇīyā dhātuyo): 1. Xuất ly sân hận là từ tâm giải thoát (Nissa-raṇaṃ vyāpādassa yadidaṃ mettā cetovimutti). 2. Xuất ly não hại là bi tâm giải thoát (Nis-saraṇaṃ vihesāya yadidaṃ karuṇā cetovimutti). 3. Xuất ly tỵ hiềm là hỷ tâm giải thoát (Nis-saraṇaṃ aratiyā yadidaṃ muditā cetovimutti), 4. Xuất ly tham nhiễm là xả tâm giải thoát (Nissaraṇaṃ rāgassa yadidaṃ upekkhā cetovimutti). 5. Xuất ly nhất thiết tướng là vô tướng giải thoát (Nissaraṇaṃ sabbanimittānaṃ yadidaṃ animittā cetovimutti). 6. Xuất ly mũi tên nghi hoặc là trừ mạn ngã sở (Nissaraṇaṃ vicikicchākathaṅkathāsallassa yadidaṃ asmītimāna-samugghāto). Sáu xuất ly giới này là sáu sự kiện khó quán triệt và khó tu chứng nên gọi là sáu pháp khó thể nhập. D.III. 247, 280. [345] Sáu pháp cần sanh khởi (Uppādetabbā dhammā): Đây là sáu pháp hằng trú (Satatavihārā): 1. Khi thấy sắc, an trú xả chánh niệm tỉnh giác (Rūpaṃ disvā upekkhako viharati sato sampajāno). 2. Khi nghe tiếng, an trú xả chánh niệm tỉnh giác (Saddaṃ sutvā upekkhako viharati sato sampajāno). 3. Khi ngửi mùi, an trú xả chánh niệm tỉnh giác (Gandhaṃ ghāyitvā upekkhako viharati sato sampajāno). 4. Khi nếm vị, an trú xả chánh niệm tỉnh giác (Rasaṃ sāyitvā upekkhako viharati sato sampajāno). 5. Khi xúc chạm, an trú xả chánh niệm tỉnh giác (Phoṭṭhabbaṃ phusitvā upekkhako viharati sato sampajāno). 6. Khi thức tri cảnh pháp, an trú xả chánh niệm tỉnh giác (Dhammaṃ viññāya upekkhako viharati sato sampajāno). D. III.250,281. [346] Sáu pháp cần thắng tri (Abhiññeyyā-dhammā): Đây là sáu điều cao thượng (Anuttariya): 1. Thấy cao thượng (Dassanānuttariya), tức là sự thấy sự gặp như thế nào làm cho thiện pháp chưa sanh được sanh khởi, làm cho thiện pháp đã sanh được tăng trưởng, như gặp Đức Phật hay gặp các vị đệ tử chân chính của Phật. 2. Nghe cao thượng (Savanānuttariya), tức là sự nghe những gì làm cho thiện pháp sanh khởi và tăng trưởng, như là nghe được pháp của Đức Phật và đệ tử Ngài thuyết. 3. Đắc cao thượng (Lābhānuttariya), tức là có được cái gì mà làm cho thiện pháp sanh khởi và tăng trưởng, như có được bảy tài sản thánh nhân (tín, giới, tàm, quý, văn, thí và tuệ). 4. Học cao thượng (Sikkhānuttariya), là học tập điều gì mà làm cho thiện pháp sanh khởi và tăng trưởng; như là học tập về tăng thượng giới, tăng thượng tâm và tăng thượng tuệ. 5. Phụng sự cao thượng (Pāricariyānuttariya), là phụng sự thế nào làm cho thiện pháp sanh khởi và tăng trưởng, như phụng sự tam bảo, phụng sự lý tưởng, đem lợi ích chính mình và tha nhân. 6. Niệm cao thượng (Anussatānuttariya), là thường suy niệm điều gì mà làm cho thiện pháp sanh khởi và tăng trưởng, như niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng, niệm thí, niệm giới, niệm thiên. Sáu điều này gọi là cao thượng vì khi thực hiện đúng sẽ dẫn đến an tịnh, lạc trú, và thành tựu lợi ích lớn như thành tựu phước báu, thành tựu giải thoát... D.III.250,281, A.III.284.326,452. [347] Sáu pháp cần tác chứng (Sacchikātabbā dhammā): Đây là sáu thần thông hay lục thông (Chaḷabhiññā): 1. Biến hóa thông (Iddhividhi), thần thông làm được điều phi thường như thăng thiên độn thổ, đi trên nước, đi xuyên vách đá, hiện ra các vật v.v... 2. Thiên nhĩ thông (Dibbasota), thần thông nghe được những âm thanh đặc biệt như tiếng nói chư thiên, tiếng nói ở xa... 3. Tha tâm thông (Cetopariyañāṇa), thần thông biết được hiểu được tâm người khác khi họ chỉ khởi tư tưởng chưa nói ra. 4. Túc mạng thông (Pubbenivāsānussati), thần thông biết được đời sống quá khứ của mình, biết tiền kiếp của mình. 5. Thiên nhãn thông (Dibbacakkhu), thần thông thấy được đời sống chúng sanh, thấy được thân tướng sắc tế của loài hóa sanh, thấy được duyên nghiệp dắt dẫn loài hữu tình sinh tử. Thiên nhãn thông cũng còn gọi là sanh tử thông (Cutūpapātaññāṇa). 6. Lậu tận thông (Āsavakkhayañāṇa), thắng trí đoạn trừ được lậu hoặc phiền não chứng quả A-la-hán. Năm loại thần thông đầu là thông hiệp thế, thần thông thứ sáu là thông siêu thế. D.III.281; A.III.280. [348] Sáu cửa suy vong (Apāyamukha), ngõ đi dẫn đến tai hại và tiêu hao tài sản: 1. Say sưa rượu chè (Surāmerayamajjapamā daṭṭhānānuyogo). Say sưa có sáu điều nguy là tài sản tiêu hao, gây sự tranh cãi, phát sanh bệnh tật, đánh mất danh dự, lõa lồ trâng tráo, trí tuệ suy giảm. 2. Du hành đường phố phi thời (Vikālavisikhācariyānuyogo). Đi chơi đêm có sáu điều nguy là không giữ được mình, không giữ được vợ con, không giữ được tài sản, dễ bị tình nghi, thành nạn nhân tin đồn, chuốc lấy ưu phiền. 3. La cà chốn du hí (Samajjhābhicaraṇaṃ). Đến hí trường có năm đều nguy là công việc đình trệ, thối thất siêng năng, mất nhiều thời gian, hao tốn tiền của, bận rộn tâm tìm chỗ vũ nhạc ca hát. 4. Đam mê cờ bạc. (Jūtappamādaṭṭhānānuyogo). Cờ bạc có sáu điều nguy là thắng sinh thù oán, thua bị khổ đau, tài sản bị tổn thất, lời nói không hiệu lực, bạn bè khinh miệt , người đời không dám gả cưới. 5. Giao du ác hữu (Pāpamittānuyogo). Chơi bạn xấu có sáu điều nguy là ảnh hưởng thói cờ bạc, ảnh hưởng thói điếm đàng, ảnh hưởng thói rượu chè, ảnh hưởng thói gian xảo, ảnh hưởng thói lường gạt, ảnh hưởng thói côn đồ. 6. Quen biếng nhác (Ālassānuyogo). Tính lười biếng làm cho không thu hoạch tài sản hoặc tiêu hao tài sản vì thối thác làm việc với sáu lý do là nghĩ rằng lạnh quá, nóng quá, sớm quá, trễ quá, đói quá, no quá. D.III.182.184 .[349] Sáu tội nghiêm trọng (Abhiṭhāna): 1. Giết cha (Pitughāta) Sáu tội nghiêm trọng này bậc thánh từ Tu-đà-huờn tuyệt đối không vi phạm, nên đây còn gọi là điều bất khả thi của bậc thánh (Abhabbaṭhāna). A.III.439; Kh.VI.10; Sn.231. [350] Sáu gốc luận tranh (Vivādamūla) nguyên nhân sanh ra tranh luận: 1. Sân hận (Kodha) Vbh.991 [351] Sáu trở ngại việc tu quán tứ niệm xứ (Anupassanābhabbā): 1. Ưa thích công việc (Kammārāmataṃ) A.III.449, 450 .[352] Sáu pháp thối quá (Parihāniyā): 1. Thích công việc (Kammārāmatā) Vbh.996 [353] Sáu pháp thối quá khác (Parihāniyā): 1. Thích công việc (Kammārāmatā) Vbh.997. [354] Sáu ân đức pháp, đức tính của giáo pháp (Dhammaguṇa): 1. Giáo pháp được đức Thế Tôn khéo thuyết (Svākkhāto bhagavatā dhammo), nghĩa là giáo pháp mà Đức Phật đã thuyết có văn nghĩa cụ túc, toàn hảo không mâu thuẫn. 2. Thiết thực hiện tại (Sandiṭṭhiko), là Phật pháp luôn luôn được thấy rõ lợi ích khi người thực hành theo, Phật pháp khi được người thực hành sẽ mang lại hiệu quả ngay trong hiện tại, không chờ đến tương lai. 3. Vượt ngoài thời gian (Akāliko), nghĩa là giáo pháp không bị tùy thuộc vào thời gian, không bị giới hạn bởi thời gian, không có sự lỗi thời, tức là khi thực hành đúng thì chứng đắc Đạo quả tức thì. 4. Đến mà thấy (Ehipassiko), giáo pháp là chân lý, có đi đến mới thấy và đến với giáo pháp là để thấy chân lý, chớ không phải đến để tin chờ sự cứu rỗi. 5. Hướng thượng (Opanayiko), giáo pháp có mục đích giải thoát, dẫn dắt người thực hành đạt đến mục đích ấy, giáo pháp này không phải là triết lý suông. 6. Cần được người trí tự chứng (Paccattaṃ veditabbo viññūhi), giáo pháp này phải do người có trí tuệ tự mình thực chứng, chớ không ỷ lại vào tha lực. Trong sáu ân đức pháp, ân đức thứ nhất là nói đến pháp học, năm ân đức sau là nói đến pháp hành; có chỗ giải thích rằng năm đức tính sau là nói đến đặc tính của pháp siêu thế. M.I.37; A.III.285. [355] Sáu phương hướng (Disā), sáu hướng ám chỉ sáu hạng người mình phải đối xử tốt theo bổn phận: 1. Hướng đông (Puratthimā disā) ám chỉ cha mẹ. Người cư sĩ lễ bái sáu phương không bằng sống thực hành tròn bổn phận đối với mọi người. Ở đây Đức Phật dạy các cư sĩ làm bổn phận đối với sáu phương như sau: 1. Hướng đông - Đối với cha mẹ, làm con có năm bổn phận: a) Nuôi dưỡng cha mẹ Phận làm cha mẹ cũng phải đối xử với con theo năm điều: a) Ngăn chặn con làm điều ác 2. Hướng nam - Đối với thầy dạy, phận làm học trò có năm điều: a) Tiếp rước lễ phép Phận làm thầy cũng phải đối xử với học trò theo năm điều: a) Khéo huấn luyện 3. Hướng Tây - Phận làm chồng đối với vợ có năm điều: a) Tôn trọng vợ Phận làm vợ đối với chồng cũng có năm điều: a) Sắp đặt việc nhà vén khéo 4. Hướng Bắc - Phận làm chủ gia đối với bạn bè có năm điều: a) Biếu tặng Phận là bạn bè đối xử với chủ gia cũng có năm điều: a) Bảo vệ lúc chủ gia sơ suất 5. Hướng trên - Phận là cư sĩ đối với hạng Sa-môn tu sĩ nên hành năm điều: a) Có hành vi bằng từ tâm Các tu sĩ cũng nên thương tưởng cư sĩ theo sáu điều a) Ngăn chặn làm ác 6. Hướng dưới - Phận làm chủ nhân phải đối xử với người giúp việc, tôi tớ theo năm điều: a) Cắt đặt công việc vừa theo sức Phận người giúp việc phải đối xử với chủ nhân theo năm điều: a) Thức dậy trước chủ Đây là những điều Đức Phật đã dạy trong kinh Siṅgālovadasutta, dạy cho người cư sĩ. Nếu người tại gia hành đúng theo cách lễ bái lục phương như vậy hằng được che chở, được an ổn và thoát khỏi mọi sự lo âu phiền muộn. D.III. 189-192. [356] Sáu cá tính (Carita, cariyā), khuynh hướng nội tâm cá biệt của mỗi chúng sanh: 1. Tính ái (Rāgacarita), có khuynh hướng tham luyến, ái nhiễm. Người tính ái nên tu tập theo đề mục thích hợp để khắc phục là quán tử thi (asubha - bất mỹ) và niệm thể trược (kāyagatāsati - thân hành niệm). 2. Tính sân (Dosacarita), có khuynh hướng nóng nảy, dễ bực mình, dễ bất bình. Đề mục thích ứng để tu tập khắc phục là hành bốn phạm trú (brahmavihāra) và màu biến xứ (vaṇṇakasiṇa). 3. Tính si (Mohacarita), có khuynh hướng mê muội, tối dạ, ngu mê. Đề mục thích ứng để tu tập khắc phục là niệm hơi thở (ānāpānasati) và nên bổ khuyết bằng việc học hỏi, nghe pháp, đàm luận pháp, và sống với thầy. 4. Tính tín (Saddhācarita), có khuynh hướng nhẹ dạ cả tin, thích sùng bái, dễ chấp nhận. Đối với người có cá tính này nên tu tập sáu pháp tùy niệm (anussati) và cần phải có trí cân nhắc niềm tin để hướng đến tốt đẹp. 5. Tính trí (Buddhacarita, ñāṇacarita), có khuynh hướng sáng suốt, suy xét nhạy bén, thích tìm hiểu. Đối với người cá tính này nên tu tập đề mục thích ứng để phát huy trí tuệ chân chánh, là quán tam tướng phổ cập (sammasanānupassanā), niệm sự chết (maraṇānus-sati), niệm tịch tịnh (upasamānus-sati), phân định bốn chất (catudhātuvavatthāna) và tưởng nhờm gớm trong vật thực (āhāre paṭikkūla-saññā). 6. Tính tầm (Vitakkacārita), có khuynh hướng nghĩ ngợi, giao động, lơ đễnh. Đối với người cá tính này nên sửa trị bằng cách hạn chế cảnh là tu tập đề mục nhập xuất tức niệm (ānāpānānussati - niệm hơi thở), hoặc đề mục biến xứ (kasiṇa). Các loại đề mục đã nói đây xin xem [493] Bốn mươi nghiệp xứ. Nd 359, 453; Nd2 138; Vism 101. [357] Sáu căn nguyên tạo nghiệp (Kammanidāna): 1. Tham (Lobha), khuynh hướng ái nhiễm, thuộc bất thiện. Nghiệp làm từ nguồn gốc tham, sân, si sẽ cảm thọ quả dị thục hiện báo, sanh báo và hậu báo mãi mãi không chấm dứt. Riêng về nghiệp làm từ căn vô tham, vô sân và vô si thì dù cũng có cảm thọ quả dị thục hiện báo, sanh báo và hậu báo nhưng sẽ có lúc kết thúc bởi tính cách ly tham, ly sân và ly si. A.I.134 [358] Sáu thiên giới (Sagga), 6 cõi trời dục giới, cõi của các chư thiên hưởng phước: 1. Cõi Tứ Thiên Vương (Cātumahārājikā), là cõi của bốn vị trời hộ trì thế gian: đức Dhataraṭṭha, vua loài Càn Thát Bà (Ganthabba), ngự trị hướng Đông; đức Virulhaka, vua loài Cưu Bàn Trà Kumbhaṇḍa, ngự trị hướng Nam; đức Virūpakkha, vua loài rồng rắn (Nāga), ngự trị hướng Tây; đức Kuvera hay Vessa-vana, vua loài Dạ xoa Yakkha, ngự trị hướng Bắc. 2. Cõi Đao lợi (Tāvatiṃsa), cõi của ba muơi ba vị trời Đế thích, thay nhau ở ngôi vị chúa chư thiên. 3. Cõi Dạ ma (Yāmā), cõi của chư thiên ly khổ, nơi đức Suyāma ngự trị. 4. Cõi Đâu suất (Tusita), cõi của chư thiên sung túc tài sản; nơi đức Santusita ngự trị. Đây là cõi sanh của vị bồ tát trước khi giáng trần thành Phật; cũng là nơi tái sanh của Phật mẫu (mẹ của Phật) sau khi băng hà lúc đã thọ sanh Bồ tát kiếp chót. 5. Cõi Hóa lạc thiên (Nimmāmarati), cõi của các vị trời tự hóa hiện dục lạc hưởng thụ; là nơi đức Sunimmita ngự trị. 6. Cõi Tha hóa tự tại (Paranimmitavasavattī), cõi của các vị trời hưởng thiên lạc do chư thiên khác hóa hiện cho; là nơi đức Vasavattī, cũng gọi là Ma vương, ngự trị. Các ý nghĩa giảng giải trên đây xuất xứ từ các bộ chú giải như Abhidhammatthavibhāvinī. Xem thêm [489] ba mươi mốt cõi. S.V. 423: Comp. 138. [359] Sáu kỳ kết tập kinh điển (Dhammasaṅgīti): 1. Kỳ kết tập thứ nhất (Paṭhamasaṅgāyanā) diễn ra sau khi Đức Phật viên tịch 3 tháng, tại thạch động Sattapanni gần thành Rājagaha xứ Māgadha, có 500 vị A-la-hán do trưởng lão Mahākassapa chủ trì kết tập; thời gian kết tập là 7 tháng và chỉ kết tập bằng cách khẩu truyền. Kỳ kết tập này được vua Ajātasattu ủng hộ. 2. Kỳ kết tập thứ hai (Dutiyasaṅgāyanā) vào thời điểm 100 năm sau khi Đức Phật viên tịch, tại chùa Vālikārama gần thành Vesāli xứ Vajjī, có 700 vị A-la-hán do trưởng lão Yasakākaṇḍakaputta chủ trì kết tập, thời gian kết tập là 8 tháng và cũng chỉ kết tập bằng cách khẩu truyền. Kỳ kết tập này được vua Kālāsoka ủng hộ. 3. Kỳ kết tập thứ ba (Tatiyasaṅgāyanā) vào thời điểm Phật lịch 235, tại chùa Asokārāma xứ Pāṭali-putta, có 1000 vị A-la-hán do trưởng lão Moggalliputta-tissa chủ trì kết tập; thời gian kết tập là 9 tháng và cũng chỉ kết tập bằng cách khẩu truyền. Kỳ kết tập này được vua Asoka ủng hộ. 4. Kỳ kết tập thứ tư (Catutthasaṅgāyanā) vào thời điểm Phật lịch 450, tại thạch động Ālokaleṇa vùng Matulajanapada xứ Srilaṅkā, có 1000 vị A-la-hán do trưởng lão Mahādhammarakkhita chủ trì kết tập; thời gian kết tập là một năm và đây là lần kết tập đầu tiên ghi chép bằng chữ viết trên lá buông. Kỳ kết tập này được vua Vaṭṭagāminī Abhaya ủng hộ. 5. Kỳ kết tập thứ năm (Pañcamasaṅgāyanā) vào thời điểm Phật lịch 2404, tại kinh đô Mandalay xứ Myanmar, có 2400 vị tỳ-kheo làu thông uyên bác tam tạng do trưởng lão Bhaddanta Jagara chủ trì kết tập. Kỳ kết tập này trải qua 11 năm mới hoàn thành vì tam tạng được khắc trên 719 tấm bia đá. Kỳ thứ năm này được vua Mindon xứ Myamar ủng hộ. 6. Kỳ kết tập thứ sáu (Chaṭṭhasaṅgāyanā) vào thời điểm Phật lịch 2498 tại thạch động nhân tạo Lokasāma, thủ đô Yangoon xứ Myanmar, có 2500 vị tỳ-kheo thông hiểu tam tạng và chú giải, do trưởng lão Revata chủ trì, kỳ kết tập này kéo dài 2 năm, các ngài làm công việc so sánh đối chiếu các bộ Tam tạng Pāli và chú giải đã có để tu chỉnh làm thành bộ tam tạng và chú giải chuẩn mực các nước Phật giáo hệ phái Theravāda. Kỳ kết tập này được sự bảo trợ của chính phủ Myanmar, đứng đầu là Thủ tướng U Nu. Theo bộ Janakālamālī. [360] Sáu ngoại xứ (Bāhirāyatana): 1. Sắc xứ (Rūpāyatana), cảnh sắc, đối tượng của mắt. D.III.243; M.III.216; Vbh. 70. [361] Sáu bản chất, sáu giới (Dhātu): 1. Địa giới (Paṭhavīdhātu), bản chất đất, có đặc tính thô cứng
hoặc mềm dẻo. M.III.31; Vbh.82. [362] Sáu giới nghiệp xứ (Dhātukammaṭṭhāna), đề mục về sáu bản chất, sáu yếu tố để tuệ quán ghi nhận: 1. Địa giới nghiệp xứ (Paṭhavīdhātukammaṭṭhāna). Cái gì là đặc tính kiên cứng thô phù, thuộc nội phần hay ngoại phần, cái đó gọi là nguyên tố đất, cần được quán sát với trí tuệ rằng "Cái này không phải là tôi, không phải là của tôi, không phải là tự ngã của tôi". Sau khi quán sát như vậy thì sanh nhàm chán đối với địa giới và từ bỏ tâm chấp thủ địa giới. 2. Thủy giới nghiệp xứ (Āpodhātukammaṭṭhāna). Cái gì là đặc tính thấm ướt, chất lỏng, thuộc nội phần hay ngoại phần, cái đó gọi là nguyên tố nước, cần được quán sát với trí tuệ rằng "Cái này không phải là tôi... 3. Hỏa giới nghiệp xứ (Tejodhātukammaṭṭhāna). Cái gì là đặc tính đốt nóng, thuộc nội phần hay ngoại phần, cái đó gọi là nguyên tố lửa, cần được quán sát với trí tuệ rằng "Cái này không phải là tôi... 4. Phong giới nghiệp xứ (Vāyodhātukammaṭ-ṭhāna). Cái gì là đặc tính chuyển động, thuộc nội phần hay ngoại phần, cái đó gọi là nguyên tố gió, cần được quán sát với trí tuệ rằng "Cái này không phải là tôi... 5. Hư không giới (Ākāsadhātukammaṭṭhāna). Cái gì là đặc tính trống rỗng, thuộc nội phần hay ngoại phần, như lỗ tai, lỗ mũi, miệng và các kẽ hở trên thân, cái đó gọi là nguyên tố hư không, cần được quán sát với trí tuệ rằng "Cái này không phải là tôi... 6. Thức giới (Viññānadhātukammaṭṭhāna), là bản chất năng tri cảnh, tức là tâm. Nhờ có tâm nên nhận biết được các sự kiện; khi khổ thọ hay lạc thọ hoặc xả thọ đang sanh đang diệt đều biết rõ. Giữ lại xả thọ thuần tịnh, tác ý đến không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu, phi tưởng phi phi tưởng, đạt đến tối thắng tuệ xả, vượt qua nữa, vị ấy thanh lọc tâm và chứng níp-bàn. M. III. 240 [363] Sáu môn (Dvāra) sáu cửa ngõ tiếp xúc (sáu ngoại xứ): 1. Nhãn môn (Cakkhudvāra), cửa mắt. Sáu môn này chính là sáu nội xứ (Ajjhattikāyatana). Xem [344]. S. IV.194; Comp.208 [364] Sáu xúc (Phassa, samphassa), sự chạm cảnh, sự đối chiếu, sự gặp gỡ giữa căn - cảnh - thức: 1. Nhãn xúc (Cakkhusamphassa), sự gặp gỡ giữa mắt với cảnh sắc
và nhãn thức. D. III. 243; S. II. 3. [365] Sáu thọ (Vedanā), cảm giác sanh từ xúc: 1. Thọ sanh từ nhãn xúc, nhãn thọ (Cakkhusamphassajā vedanā). S. IV. 232. [366] Sáu tưởng (Saññā), sự nhớ biết cảnh, sự nhận ra đối tượng: 1. Sắc tưởng (Rūpasaññā) D. III.244: A.III.413. [367] Sáu tư (Sañcetanā, cetanā) sự suy nghĩ cảnh, suy tư trên đối tượng: 1. Sắc tư (Rūpasañcetanā) Sáu pháp này còn có danh từ gọi khác là Sañcetanākāya hay cetanākāya (thân tư), nghĩa là nội uẩn suy tư ngoại cảnh. D.III.244: S.III. 64. Vbh. 102 [368] Sáu thức (Viññāṇa), sáu loại tâm thức: 1. Nhãn thức (Cakkhuviññāṇa), tâm biết cảnh sắc, nương sanh nhãn
vật. D.III.234; Vbh. 180. [369] Sáu vật (Vatthu), sáu chỗ trú của thức: 1. Nhãn vật (Cakkhuvatthu), thần kinh nhãn, chỗ trú của nhãn
thức. Về sự xác định sắc ý vật thì không rõ ràng, có thuyết cho rằng hadayavatthu là trái tim, các nhà khoa học hiện đại thì cho là não bộ. Đức Phật không nói gì về vấn đề này, Ngài chỉ nói Yaṃ rūpaṃ nissāya manodhātu manoviññānadhātu upajjatīti hadayavatthu, ý giới và ý thức giới nương sanh ở sắc nào thì gọi đó là ý vật. Comp.232. -ooOoo- Ðầu
trang |
Mục lục | |
Chân thành cám ơn Tỳ khưu Giác
Giới và Tỳ khưu Thiện Minh đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 06-2002, 06-2005)
[Trở về
trang Thư Mục]
last updated: 01-06-2005