Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

Giác niệm về hơi thở
(Mindfulness with Breathing)

Bhikkhu Buddhadàsa
(Tỳ kheo Phật Lệ)

Thiện Nhựt phỏng dịch


Phần Phụ Lục

Phụ lục 1

Năm nhu yếu của đời sống

(Trích đoạn bài pháp thoại ngày 02-09-1987)

Những ai khinh miệt và ghê tởm quỉ Sa tăng, sẽ tìm thấy tên quỉ sứ nầy dưới hình thức của sự ích kỷ. Tình cảm ích kỷ ma quái đó gài bẫy con người vào đống rác khổ sở (dukkha), cứ thúc dục mọi người phải quay cuồng mãi giữa đống rác khổ sở ấy. Sự ích kỷ khiến cho xã hội, đúng ra là, cả thế giới, phải quay cuồng mãi chung quanh sự khổ sở. Trong tình trạng như thế, còn có gì đáng được lưu giữ lại? Vì thế, thật là khẩn thiết cho chúng ta phải tẩy sạch vết nhơ đó ra khỏi các hành động và thái độ của chúng ta.

Muôn pháp (dhamma) đều rỗng không (sunnatà). Niết-bàn là cõi hư không tối thượng. Trái tim, tinh hoa, của Phật giáo chỉ là việc chấm dứt sự ích kỷ. Chẳng còn gì khác nữa cần phải làm thêm. Mặc dầu sự giải thích có dài dòng và rắc rối, nhưng tóm gọn cô đọng lại chỉ là sự "quét sạch ích kỷ" mà thôi. Ta học tập về Chánh Pháp (Dhamma) cũng chỉ để thấu hiểu được điểm nầy. Ta thực tập quán tưởng để thanh tịnh hoá tâm ý cũng là để rửa sạch tất cả sự ích kỷ. Đặc biệt nhứt là Giác niệm về Hơi thở (Anàpànasati), vốn là một hệ thống được đề ra để tận trừ sự ích kỷ. Ta cần phải nên lưu tâm thật cẩn thận về vấn đề nầy và thực tập cho đến thành công mỹ mãn. Mục đích của chúng ta đến Suan Mokkh nầy là để nghiên cứu và thực tập việc dứt trừ ích kỷ.

Giác niệm về Hơi thở (Ànàpànasati) đưa đến sự thông hiểu tường tận về những gì có liên quan đến các vấn đề sau đây:

- biết rõ sự ích kỷ;
- biết rõ nguồn gốc của sự ích kỷ;
- biết rõ sự chấm dứt được sự ích kỷ;
- biết r
õ con đường phải theo để chấm dứt sự ích kỷ.

Mục tiêu của Giác niệm về Hơi thở là biết rõ tấm thân nầy như thế nào và cái tâm nầy như thế nào. Biết rõ thế nào là các cảm thọ (vedanà), đã lừa gạt chúng ta ra sao để trở nên ích kỷ. Và biết rõ chơn lý của mọi sự vật, biết rằng chúng chẳng có một "tự thể" nào, rằng chúng ta chớ nên xem sự vật nào như là có "tự ngã". Rồi thì, hãy buông bỏ cái "tự ngã" đi, đó cũng như đang triệt tiêu được ma lực bẩm sanh của sự ích kỷ. Và kết quả là, chẳng còn lậu hoặc, chẳng còn phiền não và mọi vấn đề khó khăn của chúng ta cũng chấm dứt, và ta đã dập tắt được sự Khổ sở (dukkha). Các vấn dề khó khăn của chúng ta đã chấm dứt một cách rõ ràng khi chúng ta đã chắc chắn nhận thấy rõ sự chấm dứt đó. Đó là cả hệ thống của Giác Niệm về Hơi thở được trình bày ra đấy. Các bạn có thể tự mình nhìn thấy nhu cầu cần biết đến và thực tập Pháp đó, để tạo nên một "cuộc sống mới", một cuộc sống vượt thoát khỏi ma lực của sự ích kỷ. Xin các bạn hãy lưu tâm đặc biệt đến vấn đề đó.

Lối sống .

Để có thể thực tập Pháp Giác Niệm về Hơi thở (Ànàpànasati) được kết quả mỹ mãn, một vài sự điều chỉnh rất cần thiết về lối sống hằng ngày của ta. Lối sống của bạn và sự thực tập Pháp Giác Niệm về Hơi thở có liên hệ nhau thật chặt chẽ. Vì lẽ đó, ta cần phải nên bàn luận thêm về lối sống đó, để có thể hỗ trợ cho việc nghiên cứu Chánh Pháp (Dhamma) và sự thực tập quán tưởng về tâm (bhàvanà citta). Xin phép được bàn luận rõ thêm về đề mục quan trọng nầy.

Đề mục nầy là Paccaya, các điều kiện. Chữ Paccaya của tiếng Pali (và của tiếng Thái nữa) có nghĩa tương đồng với chữ condition trong Anh ngữ, mặc dầu nơi chữ Paccaya còn có vài ý nghĩa tế nhị hơn đôi chút. Tuy vậy, danh từ được dùng đây là vấn đề phụ thuộc, chính ý nghĩa của nó mới thật sự là quan trọng, chắc các bạn cũng tự mình nhận ra được như thế. Các Paccaya, điều kiện, là những sự việc thật cần thiết cho đời sống; và do đó mà đôi khi chúng được gọi là những "nhu yếu hay đòi hỏi khẩn thiết của đời sống". Chúng là những yếu tố của đời sống, trợ giúp cho sự hiện hữu của đời sống. Các nhu yếu đó, các cơ sở của đời sống đó, cần phải được hiểu rõ thật đúng đắn, nếu chúng ta muốn nghiên cứu Chánh Pháp (Dhamma) và thực tập quán tưởng cho có kết quả tốt. Vì thế, tôi xin các bạn hãy chú ý đến vấn đề quan trọng nầy.

Nhiều người chỉ biết đến các điều kiện vật chất, hay là tình trạng của tấm thân, nên họ cứ tin rằng chỉ có võn vẹn bốn điều nhu yếu: thực phẩm, y phục, nhà cửa, và thuốc men. Chỉ biết có bốn nhu yếu đó mà thôi, theo tôi thiễn nghĩ, đó thật là điên rồ. Ta còn phải biết đến một nhu yếu thứ năm nữa, cái paccaya, điều kiện hoặc tình trạng của tâm trí. Bốn nhu yếu đầu tiên chỉ thuộc về tấm thân vật chất mà thôi. Còn nhu yếu thứ năm liên quan đặc biệt đến tình trạng của tâm, chính là những gì làm cho tâm được vui thích và khuyến khích tâm trí hãy hân hoan lên. Ta có thể gọi đó là "sự tiêu khiển" (entertainment) nhưng tôi chẳng được chắc cho lắm rằng đó là một danh từ chính xác ở đây.

Bạn biết ý nghĩa của mà tôi muốn nhấn mạnh đến, một khi bạn cứu xét sự vô cùng cần thiết phải làm thế nào để có được chút gì khiến cho tâm được vui vẻ phấn khởi lên và thoả thích trong một chiều hướng đứng đắn. Nếu chẳng có được điều đó, thì có lẽ sẽ là một sự chết -- cái chết của tâm hồn. Khi các nhu yếu về vật chất thiếu thốn, thì tấm thân thể chất nầy phải chết. Và khi nhu yếu tâm linh mà khiếm khuyết đi thì tâm hồn cũng sẽ chết lịm. Vậy xin bạn hãy tìm hiểu cho rõ cả hai loại nhu yếu, vật chất và tinh thần, bốn điều trước và một điều sau. Tất cả có đủ năm nhu yếu. Ngay đây, tôi đặt chú tâm vào nhu yếu thứ năm, cái paccaya, điều kiện, quan trọng vào bực nhứt, đủ để nuôi dưỡng và bảo trì cho tâm trí. Chúng ta sẽ nghiên cứu thêm đầy đủ chi tiết, một khi các bạn đã biết rõ có bốn nhu yếu về vật chất và một nhu yếu về tinh thần.

Các nhu yếu về vật chất.

Xin hãy bắt đầu ngay chỗ cần phải khởi sự: nhu yếu thứ nhứt là thực phẩm. Ta phải dùng thực phẩm đúng thật là thực phẩm. Đừng dùng các thực phẩm chỉ là "mồi". Sự phân biệt chủ yếu giữa thực phẩm và "mồi" cần được hiểu rõ cho tường tận. Ta dùng thực phẩm là để nuôi sống cuộc đời mình. Còn ta đi ăn các "mồi" là vì sự khoái khẩu. Mồi thì khiến chúng ta trở nên ngu muội, nên ta cứ cắn mồi mãi một cách điên rồ, tựa như loài cá đớp mồi ở các lưỡi câu. Ta phải nên dùng các loại thực phẩm nào thật sự bổ dưỡng cho cơ thể, và ta cũng nên ăn uống cho có độ lượng. "Ăn mồi" có nghĩa là ăn cho khoái miệng và vì thích ý. Các mồi lại thường đắc tiền. Xin ngưng lại, đừng đớp mồi nữa, và hãy dùng các thực phẩm lành mạnh và thich nghi. Đừng dùng thực phẩm như những miếng mồi, nhứt là trong thời gian các bạn có mặt tại khóa thiền nầy.

Nếu bạn chỉ biết ăn "mồi", và chỉ ăn mồi mà thôi thì bạn sẽ đói bụng suốt ngày, suốt đêm. Rồi lại lẻn ra ngoài tìm mồi để đớp. Ăn mồi sẽ làm hao mòn các khả năng tinh thần của ta. Tâm trí bị khuất phục trước mồi ngon và chẳng còn đủ khả năng để nghiên cứu và thực tập về Chánh Pháp (Dhamma) (...) Khi dùng thực phẩm, bạn nên ăn đúng thời và có độ lượng. Như thế, thì sẽ giảm bớt được sự phí phạm và sự nguy hại.

Điều kiện thứ hai là y phục. Xin bạn ăn mặc sao cho đúng với ý nghĩa và mục tiêu của y phục: (1) có sức khoẻ tốt, (2) che chở chống lại các bất tiện nghi và khỏi bị khuấy rối, (3) tiện lợi và giản dị, (4) hợp với văn hoá. Xin bạn hãy mặc các y phục tiện lợi, giản dị và là dấu hiệu của văn hoá. Xin đừng ăn mặc các kiểu y phục phá hoại nền văn hoá của mình hay của kẻ khác. Điều đó chẳng thích nghi cho chính mình mà cũng là một kẻ thù làm trở ngại cho sự an tĩnh tâm hồn. Xin bạn hãy lưu tâm cứu xét đến vấn đề y phục, paccaya, điều kiện, nhu yếu thứ hai nầy nữa.

Điều kiện thứ ba là nhà cửa. Nhà cửa phải thích nghi, khiêm tốn và chẳng nên quá đáng. Ngày nay, trong dân gian người ta thích những ngôi nhà quá mức nhu cầu, tốn kém quá cao, tạo thêm nhiều khó khăn rắc rối và đưa đến lắm âu lo. Như thế, nhà cửa là một nguồn gốc của sự ích kỷ. Khi thực tập về Chánh pháp, nơi cư trú thích hợp nhứt là ở gần Thiên nhiên, gần đến mức mà ta có thể gọi là "làm bạn với Thiên nhiên". Tôi lại phải nói rằng, ít khi thấy người Tây phương sống ngoài trời, trên bãi cỏ, thân cận với Thiên nhiên. Họ thích sống ở những nơi đẹp đẽ, cầu kỳ và đắc tiền. Họ thấy cần phải ở khách sạn, và dường như chẳng buồn biết chi đến các trại tạm cư đón khách ở dọc đường.

Thân thiết với Thiên nhiên .

Xin bạn hãy thử hoà mình vào một chút gì mới mẻ, sống tại các nơi cư trú gần với Thiên nhiên. Sống gần Thiên nhiên khiến cho việc hiểu biết và thực tập Chánh Pháp được dễ dàng hơn. Xin bạn hãy tập thích thú và hân hoan với lối sống bình dị, thô sơ bên cạnh Thiên nhiên. Điều nầy sẽ mang lợi ích đến cho bạn và yểm trợ bạn rất nhiều trong việc thực tập.

Phật tử chúng ta noi gương của Đức Phật về vấn đề nầy. Đức Phật khi sanh ra, ở ngoài trời; đắc giác ngộ ở ngoài trời; ngồi giảng dạy trên bãi cỏ ở ngoài trời; sống ngoài trời; ngủ nghỉ ngoài trời và tịch diệt (Parinibbàna, nhập Bát Niết-bàn) cũng ở ngoài trời. Chúng ta thấy cuộc đời của Ngài rất thân thiết với Thiên nhiên. Chúng ta lấy gương đó làm tiêu chuẩn cho chúng ta, và biết bằng lòng với lối sống đơn sơ, bình dị đó. Tôi tin rằng các nhà lãnh tụ những tôn giáo lớn trên thế giới đều thực hiện một lối sống đơn sơ như thế, mặc dầu tôi chẳng thể nói chắc rằng họ đã làm được suốt đời họ như Đức Phật đã làm: sanh ra ở ngoài trời, giác ngộ, hoằng dương đạo pháp, sống và tịch diệt cũng đều ở ngoài trời cả.

Vậy nên ta cần có một lối sống thật thân thiết với Thiên nhiên, rất tiện lợi cho Thiên nhiên để nói "thỏ thẻ" với ta khá nhiều việc. Nếu ta biết lắng nghe một cách thông minh, ta sẽ nghe được tiếng nói của Thiên nhiên rõ ràng hơn là khi ta ở mãi tận xa. Tinh hoa lối sống của ta là sự thân thiết với Thiên nhiên vậy.

Trong ngôn ngữ Thái lan, các tĩnh từ "điều độ" "đầy đủ" có thể còn mơ hồ, xin các bạn hãy hiểu đến các ý niệm đó theo như tôi đã giải thích ở trên. Và chúng ta cũng nên thận trọng với các tĩnh từ "phủ phê", "ngon lành": khi nói đến một cuộc sống quá đầy đủ, lối "sống phủ phê", ’khi bàn đến các vật thực thật khoái khẩu, "thức ăn ngon lành". Chúng ta đâu cần chi đến lối sống phủ phê, hay thức ăn ngon lành đến quá mức. Ta thích sống vừa đủ, và ăn vừa ngon thôi, nghĩa là, thật đứng đắn. Tất cả bốn loại nhu yếu vật chất đều đặt trên nguyên tắc đầy đủ và thích nghi. Đừng để bị lôi khéo theo cái đẹp hào nháng, cái đẹp quá mức mà thành ra xa hoa, chẳng được thích đáng và nhã nhặn. Xin hãy hiểu rõ bốn điều nhu yếu về vật chất một cách đứng đắn như vậy.

Nhu yếu tâm linh.

Giờ đây đến nhu yếu thứ năm, cái nhu yếu mà ta cần bàn đến nhiều. Điều kiện, Paccaya, thứ năm nầy là điều quan trọng nhứt. Đó là điều đã ru êm ta, tiêu khiển ta, làm ta bằng lòng, khiến ta hết ưu tư, bớt xao động, giúp ta hết bị đói khát ... cho đến chết. Vui đùa với tâm, khiến cho tâm thoả mãn và hân hoan, đó là điều chủ yếu, là điều hiện, hay nhu yếu tinh thần. Ta có thể gọi đó bằng nhiều danh xưng khác nhau, như tiêu khiển (entertainment) hay giải trí (amusement), tôi chẳng biết chắc được danh từ Anh ngữ nào cho đúng, nhưng việc ấy chẳng quan hệ mấy. Điểm quan trọng là điều đó phải thật thích hợp với tâm. Nó phải là thực phẩm cho tinh thần, nuôi dưỡng tinh thần, chẳng khác chi bốn nhu yếu kia đã bồi dưỡng cho cơ thể. (...)

Thông thường, với đa số các người thế tục, cho đến mức mà tôi còn có thể nói đến được, đều xem nhu yếu thứ năm nầy như là một vấn đề về tình dục (sex). Xin hãy tìm thấy cho rõ sự khác biệt. Tình dục là một loại sự việc có thể làm tiêu khiển (entertain) tâm trí, nhưng giờ đây chúng ta đang sẵn sàng lấy Pháp (Dhamma) làm thú tiêu khiển tinh thần. Điều đó có nghĩa là chúng đang dùng sự thích nghi để thỏa mãn tinh thần chúng ta. Một khi chúng ta ý thức được sự đứng đắn, và thoả mãn với sự đứng đắn nầy, một khi chúng ta cảm thấy thích hợp và bằng lòng, thì tâm trí đã được đùa vui và tiêu khiển rồi. Cái cảm giác đứng đắn và bằng lòng đó, đâu có dính dáng gì với tình dục.

Ngôi nhà phía sau lưng chúng ta đây được mệnh danh là "Sân khấu của thú tiêu khiển tinh thần". Nó được xây dựng lên để làm thú tiêu khiển cho tâm trí. Nó được trang hoàng với thật nhiều hình ảnh để giảng dạy Chánh Pháp (Dhamma) cũng như để giúp vui và giải trí. Đấy là một hình thức của nhu yếu thứ năm. Xin các bạn hãy tìm hiểu về loại paccaya, nhu yếu thứ năm nầy, vốn có liên hệ nhứt với Chánh Pháp, chớ đâu phải với tình dục. Xin bạn đừng chạy theo số đông để phải quên rằng tình dục bị chẹn giữa các khó khăn phức tạp đến bất tận, và cứ đeo níu vào tình dục như là một nhu yếu thứ năm.

Nói tóm lại, chúng tôi thỉnh cầu các bạn hãy điều chỉnh lối sống lại, sao cho phù hợp với sự nghiên cứu và thực tập quán tưởng về tâm (citta bhàvanà). Rồi ra, các bạn sẽ thấy việc thực tập được tiện lợi và thành công dễ dàng. Và các bạn sẽ khám phá ra được "Lối Sống Mới" vượt qua khỏi ảnh hưởng của các chủ nghĩa tích cực và tiêu cực. Về chi tiết xin hãy đợi một thời gian sau, vì vấn đề rất tế nhị, và vì Lối Sống Mới siêu việt cả mọi vấn đề khó khăn và mọi hình thức của sự Khổ sở (dukkha). Đó là lối sống tự do, tự tại, giải thoát, và giải phóng, bởi vì chúng ta đang thực tập Chánh Pháp với sự nâng đỡ và yểm trợ của tất cả năm loại nhu yếu. Xin nhớ, bạn hãy làm sao cho năm loại nhu yếu nầy trở nên thật đứng đắn và thích nghi.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13

 

Chân thành cám ơn cư sĩ Thiện Nhựt, Montréal, Canada, đã có thiện tâm giúp chuyển dịch cẩm nang hành thiền này.
(Bình Anson, 03-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 05-03-2004

Buddhadasa - Giac niem Hoi tho
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

Giác niệm về hơi thở
(Mindfulness with Breathing)

Bhikkhu Buddhadàsa
(Tỳ kheo Phật Lệ)

Thiện Nhựt phỏng dịch


Phần Phụ Lục

Phụ lục 1

Năm nhu yếu của đời sống

(Trích đoạn bài pháp thoại ngày 02-09-1987)

Những ai khinh miệt và ghê tởm quỉ Sa tăng, sẽ tìm thấy tên quỉ sứ nầy dưới hình thức của sự ích kỷ. Tình cảm ích kỷ ma quái đó gài bẫy con người vào đống rác khổ sở (dukkha), cứ thúc dục mọi người phải quay cuồng mãi giữa đống rác khổ sở ấy. Sự ích kỷ khiến cho xã hội, đúng ra là, cả thế giới, phải quay cuồng mãi chung quanh sự khổ sở. Trong tình trạng như thế, còn có gì đáng được lưu giữ lại? Vì thế, thật là khẩn thiết cho chúng ta phải tẩy sạch vết nhơ đó ra khỏi các hành động và thái độ của chúng ta.

Muôn pháp (dhamma) đều rỗng không (sunnatà). Niết-bàn là cõi hư không tối thượng. Trái tim, tinh hoa, của Phật giáo chỉ là việc chấm dứt sự ích kỷ. Chẳng còn gì khác nữa cần phải làm thêm. Mặc dầu sự giải thích có dài dòng và rắc rối, nhưng tóm gọn cô đọng lại chỉ là sự "quét sạch ích kỷ" mà thôi. Ta học tập về Chánh Pháp (Dhamma) cũng chỉ để thấu hiểu được điểm nầy. Ta thực tập quán tưởng để thanh tịnh hoá tâm ý cũng là để rửa sạch tất cả sự ích kỷ. Đặc biệt nhứt là Giác niệm về Hơi thở (Anàpànasati), vốn là một hệ thống được đề ra để tận trừ sự ích kỷ. Ta cần phải nên lưu tâm thật cẩn thận về vấn đề nầy và thực tập cho đến thành công mỹ mãn. Mục đích của chúng ta đến Suan Mokkh nầy là để nghiên cứu và thực tập việc dứt trừ ích kỷ.

Giác niệm về Hơi thở (Ànàpànasati) đưa đến sự thông hiểu tường tận về những gì có liên quan đến các vấn đề sau đây:

- biết rõ sự ích kỷ;
- biết rõ nguồn gốc của sự ích kỷ;
- biết rõ sự chấm dứt được sự ích kỷ;
- biết r
õ con đường phải theo để chấm dứt sự ích kỷ.

Mục tiêu của Giác niệm về Hơi thở là biết rõ tấm thân nầy như thế nào và cái tâm nầy như thế nào. Biết rõ thế nào là các cảm thọ (vedanà), đã lừa gạt chúng ta ra sao để trở nên ích kỷ. Và biết rõ chơn lý của mọi sự vật, biết rằng chúng chẳng có một "tự thể" nào, rằng chúng ta chớ nên xem sự vật nào như là có "tự ngã". Rồi thì, hãy buông bỏ cái "tự ngã" đi, đó cũng như đang triệt tiêu được ma lực bẩm sanh của sự ích kỷ. Và kết quả là, chẳng còn lậu hoặc, chẳng còn phiền não và mọi vấn đề khó khăn của chúng ta cũng chấm dứt, và ta đã dập tắt được sự Khổ sở (dukkha). Các vấn dề khó khăn của chúng ta đã chấm dứt một cách rõ ràng khi chúng ta đã chắc chắn nhận thấy rõ sự chấm dứt đó. Đó là cả hệ thống của Giác Niệm về Hơi thở được trình bày ra đấy. Các bạn có thể tự mình nhìn thấy nhu cầu cần biết đến và thực tập Pháp đó, để tạo nên một "cuộc sống mới", một cuộc sống vượt thoát khỏi ma lực của sự ích kỷ. Xin các bạn hãy lưu tâm đặc biệt đến vấn đề đó.

Lối sống .

Để có thể thực tập Pháp Giác Niệm về Hơi thở (Ànàpànasati) được kết quả mỹ mãn, một vài sự điều chỉnh rất cần thiết về lối sống hằng ngày của ta. Lối sống của bạn và sự thực tập Pháp Giác Niệm về Hơi thở có liên hệ nhau thật chặt chẽ. Vì lẽ đó, ta cần phải nên bàn luận thêm về lối sống đó, để có thể hỗ trợ cho việc nghiên cứu Chánh Pháp (Dhamma) và sự thực tập quán tưởng về tâm (bhàvanà citta). Xin phép được bàn luận rõ thêm về đề mục quan trọng nầy.

Đề mục nầy là Paccaya, các điều kiện. Chữ Paccaya của tiếng Pali (và của tiếng Thái nữa) có nghĩa tương đồng với chữ condition trong Anh ngữ, mặc dầu nơi chữ Paccaya còn có vài ý nghĩa tế nhị hơn đôi chút. Tuy vậy, danh từ được dùng đây là vấn đề phụ thuộc, chính ý nghĩa của nó mới thật sự là quan trọng, chắc các bạn cũng tự mình nhận ra được như thế. Các Paccaya, điều kiện, là những sự việc thật cần thiết cho đời sống; và do đó mà đôi khi chúng được gọi là những "nhu yếu hay đòi hỏi khẩn thiết của đời sống". Chúng là những yếu tố của đời sống, trợ giúp cho sự hiện hữu của đời sống. Các nhu yếu đó, các cơ sở của đời sống đó, cần phải được hiểu rõ thật đúng đắn, nếu chúng ta muốn nghiên cứu Chánh Pháp (Dhamma) và thực tập quán tưởng cho có kết quả tốt. Vì thế, tôi xin các bạn hãy chú ý đến vấn đề quan trọng nầy.

Nhiều người chỉ biết đến các điều kiện vật chất, hay là tình trạng của tấm thân, nên họ cứ tin rằng chỉ có võn vẹn bốn điều nhu yếu: thực phẩm, y phục, nhà cửa, và thuốc men. Chỉ biết có bốn nhu yếu đó mà thôi, theo tôi thiễn nghĩ, đó thật là điên rồ. Ta còn phải biết đến một nhu yếu thứ năm nữa, cái paccaya, điều kiện hoặc tình trạng của tâm trí. Bốn nhu yếu đầu tiên chỉ thuộc về tấm thân vật chất mà thôi. Còn nhu yếu thứ năm liên quan đặc biệt đến tình trạng của tâm, chính là những gì làm cho tâm được vui thích và khuyến khích tâm trí hãy hân hoan lên. Ta có thể gọi đó là "sự tiêu khiển" (entertainment) nhưng tôi chẳng được chắc cho lắm rằng đó là một danh từ chính xác ở đây.

Bạn biết ý nghĩa của mà tôi muốn nhấn mạnh đến, một khi bạn cứu xét sự vô cùng cần thiết phải làm thế nào để có được chút gì khiến cho tâm được vui vẻ phấn khởi lên và thoả thích trong một chiều hướng đứng đắn. Nếu chẳng có được điều đó, thì có lẽ sẽ là một sự chết -- cái chết của tâm hồn. Khi các nhu yếu về vật chất thiếu thốn, thì tấm thân thể chất nầy phải chết. Và khi nhu yếu tâm linh mà khiếm khuyết đi thì tâm hồn cũng sẽ chết lịm. Vậy xin bạn hãy tìm hiểu cho rõ cả hai loại nhu yếu, vật chất và tinh thần, bốn điều trước và một điều sau. Tất cả có đủ năm nhu yếu. Ngay đây, tôi đặt chú tâm vào nhu yếu thứ năm, cái paccaya, điều kiện, quan trọng vào bực nhứt, đủ để nuôi dưỡng và bảo trì cho tâm trí. Chúng ta sẽ nghiên cứu thêm đầy đủ chi tiết, một khi các bạn đã biết rõ có bốn nhu yếu về vật chất và một nhu yếu về tinh thần.

Các nhu yếu về vật chất.

Xin hãy bắt đầu ngay chỗ cần phải khởi sự: nhu yếu thứ nhứt là thực phẩm. Ta phải dùng thực phẩm đúng thật là thực phẩm. Đừng dùng các thực phẩm chỉ là "mồi". Sự phân biệt chủ yếu giữa thực phẩm và "mồi" cần được hiểu rõ cho tường tận. Ta dùng thực phẩm là để nuôi sống cuộc đời mình. Còn ta đi ăn các "mồi" là vì sự khoái khẩu. Mồi thì khiến chúng ta trở nên ngu muội, nên ta cứ cắn mồi mãi một cách điên rồ, tựa như loài cá đớp mồi ở các lưỡi câu. Ta phải nên dùng các loại thực phẩm nào thật sự bổ dưỡng cho cơ thể, và ta cũng nên ăn uống cho có độ lượng. "Ăn mồi" có nghĩa là ăn cho khoái miệng và vì thích ý. Các mồi lại thường đắc tiền. Xin ngưng lại, đừng đớp mồi nữa, và hãy dùng các thực phẩm lành mạnh và thich nghi. Đừng dùng thực phẩm như những miếng mồi, nhứt là trong thời gian các bạn có mặt tại khóa thiền nầy.

Nếu bạn chỉ biết ăn "mồi", và chỉ ăn mồi mà thôi thì bạn sẽ đói bụng suốt ngày, suốt đêm. Rồi lại lẻn ra ngoài tìm mồi để đớp. Ăn mồi sẽ làm hao mòn các khả năng tinh thần của ta. Tâm trí bị khuất phục trước mồi ngon và chẳng còn đủ khả năng để nghiên cứu và thực tập về Chánh Pháp (Dhamma) (...) Khi dùng thực phẩm, bạn nên ăn đúng thời và có độ lượng. Như thế, thì sẽ giảm bớt được sự phí phạm và sự nguy hại.

Điều kiện thứ hai là y phục. Xin bạn ăn mặc sao cho đúng với ý nghĩa và mục tiêu của y phục: (1) có sức khoẻ tốt, (2) che chở chống lại các bất tiện nghi và khỏi bị khuấy rối, (3) tiện lợi và giản dị, (4) hợp với văn hoá. Xin bạn hãy mặc các y phục tiện lợi, giản dị và là dấu hiệu của văn hoá. Xin đừng ăn mặc các kiểu y phục phá hoại nền văn hoá của mình hay của kẻ khác. Điều đó chẳng thích nghi cho chính mình mà cũng là một kẻ thù làm trở ngại cho sự an tĩnh tâm hồn. Xin bạn hãy lưu tâm cứu xét đến vấn đề y phục, paccaya, điều kiện, nhu yếu thứ hai nầy nữa.

Điều kiện thứ ba là nhà cửa. Nhà cửa phải thích nghi, khiêm tốn và chẳng nên quá đáng. Ngày nay, trong dân gian người ta thích những ngôi nhà quá mức nhu cầu, tốn kém quá cao, tạo thêm nhiều khó khăn rắc rối và đưa đến lắm âu lo. Như thế, nhà cửa là một nguồn gốc của sự ích kỷ. Khi thực tập về Chánh pháp, nơi cư trú thích hợp nhứt là ở gần Thiên nhiên, gần đến mức mà ta có thể gọi là "làm bạn với Thiên nhiên". Tôi lại phải nói rằng, ít khi thấy người Tây phương sống ngoài trời, trên bãi cỏ, thân cận với Thiên nhiên. Họ thích sống ở những nơi đẹp đẽ, cầu kỳ và đắc tiền. Họ thấy cần phải ở khách sạn, và dường như chẳng buồn biết chi đến các trại tạm cư đón khách ở dọc đường.

Thân thiết với Thiên nhiên .

Xin bạn hãy thử hoà mình vào một chút gì mới mẻ, sống tại các nơi cư trú gần với Thiên nhiên. Sống gần Thiên nhiên khiến cho việc hiểu biết và thực tập Chánh Pháp được dễ dàng hơn. Xin bạn hãy tập thích thú và hân hoan với lối sống bình dị, thô sơ bên cạnh Thiên nhiên. Điều nầy sẽ mang lợi ích đến cho bạn và yểm trợ bạn rất nhiều trong việc thực tập.

Phật tử chúng ta noi gương của Đức Phật về vấn đề nầy. Đức Phật khi sanh ra, ở ngoài trời; đắc giác ngộ ở ngoài trời; ngồi giảng dạy trên bãi cỏ ở ngoài trời; sống ngoài trời; ngủ nghỉ ngoài trời và tịch diệt (Parinibbàna, nhập Bát Niết-bàn) cũng ở ngoài trời. Chúng ta thấy cuộc đời của Ngài rất thân thiết với Thiên nhiên. Chúng ta lấy gương đó làm tiêu chuẩn cho chúng ta, và biết bằng lòng với lối sống đơn sơ, bình dị đó. Tôi tin rằng các nhà lãnh tụ những tôn giáo lớn trên thế giới đều thực hiện một lối sống đơn sơ như thế, mặc dầu tôi chẳng thể nói chắc rằng họ đã làm được suốt đời họ như Đức Phật đã làm: sanh ra ở ngoài trời, giác ngộ, hoằng dương đạo pháp, sống và tịch diệt cũng đều ở ngoài trời cả.

Vậy nên ta cần có một lối sống thật thân thiết với Thiên nhiên, rất tiện lợi cho Thiên nhiên để nói "thỏ thẻ" với ta khá nhiều việc. Nếu ta biết lắng nghe một cách thông minh, ta sẽ nghe được tiếng nói của Thiên nhiên rõ ràng hơn là khi ta ở mãi tận xa. Tinh hoa lối sống của ta là sự thân thiết với Thiên nhiên vậy.

Trong ngôn ngữ Thái lan, các tĩnh từ "điều độ" "đầy đủ" có thể còn mơ hồ, xin các bạn hãy hiểu đến các ý niệm đó theo như tôi đã giải thích ở trên. Và chúng ta cũng nên thận trọng với các tĩnh từ "phủ phê", "ngon lành": khi nói đến một cuộc sống quá đầy đủ, lối "sống phủ phê", ’khi bàn đến các vật thực thật khoái khẩu, "thức ăn ngon lành". Chúng ta đâu cần chi đến lối sống phủ phê, hay thức ăn ngon lành đến quá mức. Ta thích sống vừa đủ, và ăn vừa ngon thôi, nghĩa là, thật đứng đắn. Tất cả bốn loại nhu yếu vật chất đều đặt trên nguyên tắc đầy đủ và thích nghi. Đừng để bị lôi khéo theo cái đẹp hào nháng, cái đẹp quá mức mà thành ra xa hoa, chẳng được thích đáng và nhã nhặn. Xin hãy hiểu rõ bốn điều nhu yếu về vật chất một cách đứng đắn như vậy.

Nhu yếu tâm linh.

Giờ đây đến nhu yếu thứ năm, cái nhu yếu mà ta cần bàn đến nhiều. Điều kiện, Paccaya, thứ năm nầy là điều quan trọng nhứt. Đó là điều đã ru êm ta, tiêu khiển ta, làm ta bằng lòng, khiến ta hết ưu tư, bớt xao động, giúp ta hết bị đói khát ... cho đến chết. Vui đùa với tâm, khiến cho tâm thoả mãn và hân hoan, đó là điều chủ yếu, là điều hiện, hay nhu yếu tinh thần. Ta có thể gọi đó bằng nhiều danh xưng khác nhau, như tiêu khiển (entertainment) hay giải trí (amusement), tôi chẳng biết chắc được danh từ Anh ngữ nào cho đúng, nhưng việc ấy chẳng quan hệ mấy. Điểm quan trọng là điều đó phải thật thích hợp với tâm. Nó phải là thực phẩm cho tinh thần, nuôi dưỡng tinh thần, chẳng khác chi bốn nhu yếu kia đã bồi dưỡng cho cơ thể. (...)

Thông thường, với đa số các người thế tục, cho đến mức mà tôi còn có thể nói đến được, đều xem nhu yếu thứ năm nầy như là một vấn đề về tình dục (sex). Xin hãy tìm thấy cho rõ sự khác biệt. Tình dục là một loại sự việc có thể làm tiêu khiển (entertain) tâm trí, nhưng giờ đây chúng ta đang sẵn sàng lấy Pháp (Dhamma) làm thú tiêu khiển tinh thần. Điều đó có nghĩa là chúng đang dùng sự thích nghi để thỏa mãn tinh thần chúng ta. Một khi chúng ta ý thức được sự đứng đắn, và thoả mãn với sự đứng đắn nầy, một khi chúng ta cảm thấy thích hợp và bằng lòng, thì tâm trí đã được đùa vui và tiêu khiển rồi. Cái cảm giác đứng đắn và bằng lòng đó, đâu có dính dáng gì với tình dục.

Ngôi nhà phía sau lưng chúng ta đây được mệnh danh là "Sân khấu của thú tiêu khiển tinh thần". Nó được xây dựng lên để làm thú tiêu khiển cho tâm trí. Nó được trang hoàng với thật nhiều hình ảnh để giảng dạy Chánh Pháp (Dhamma) cũng như để giúp vui và giải trí. Đấy là một hình thức của nhu yếu thứ năm. Xin các bạn hãy tìm hiểu về loại paccaya, nhu yếu thứ năm nầy, vốn có liên hệ nhứt với Chánh Pháp, chớ đâu phải với tình dục. Xin bạn đừng chạy theo số đông để phải quên rằng tình dục bị chẹn giữa các khó khăn phức tạp đến bất tận, và cứ đeo níu vào tình dục như là một nhu yếu thứ năm.

Nói tóm lại, chúng tôi thỉnh cầu các bạn hãy điều chỉnh lối sống lại, sao cho phù hợp với sự nghiên cứu và thực tập quán tưởng về tâm (citta bhàvanà). Rồi ra, các bạn sẽ thấy việc thực tập được tiện lợi và thành công dễ dàng. Và các bạn sẽ khám phá ra được "Lối Sống Mới" vượt qua khỏi ảnh hưởng của các chủ nghĩa tích cực và tiêu cực. Về chi tiết xin hãy đợi một thời gian sau, vì vấn đề rất tế nhị, và vì Lối Sống Mới siêu việt cả mọi vấn đề khó khăn và mọi hình thức của sự Khổ sở (dukkha). Đó là lối sống tự do, tự tại, giải thoát, và giải phóng, bởi vì chúng ta đang thực tập Chánh Pháp với sự nâng đỡ và yểm trợ của tất cả năm loại nhu yếu. Xin nhớ, bạn hãy làm sao cho năm loại nhu yếu nầy trở nên thật đứng đắn và thích nghi.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13

 

Chân thành cám ơn cư sĩ Thiện Nhựt, Montréal, Canada, đã có thiện tâm giúp chuyển dịch cẩm nang hành thiền này.
(Bình Anson, 03-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 05-03-2004