Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

Giác niệm về hơi thở
(Mindfulness with Breathing)

Bhikkhu Buddhadàsa
(Tỳ kheo Phật Lệ)

Thiện Nhựt phỏng dịch


Bài 4

Làm chủ các cảm thọ

Trong bài pháp thoại nầy, tôi xin nói về bộ bốn thứ nhì của Pháp Quán tưởng Giác niệm về Hơi thở (Ànàpànasati). Bốn bước trong bộ bốn nầy có liên quan đến các cảm thọ, nên được gọi là Vedanànupassànà, sự Quán tưởng về các cảm thọ. Hai bước đầu của bộ bốn nầy lấy Hỉ, tức là nỗi mừng (pìti) và Lạc, tức là niềm vui (sukha) làm đối tượng cho sự thâm cứu và quan sát chi tiết.

Việc thực tập các bước mới nầy phát triển dựa theo sự thực tập các bước trước. Một khi thân hành, tức là hơi thở, đã được lắng dịu, thì các cảm thọ mừng (pìti) và vui (sukha) sẽ khởi hiện. Rồi ta lấy ngay hai cảm thọ mừng vui đó làm đối tượng, hay là chất liệu, cho việc thực tập của chúng ta.

Nếu ta làm dịu được thân hành (kàya sankhàra) tới mức độ đạt đến Thiền định (Jhàna, Sơ Thiền, Nhị Thiền v.v.) thì Hỉ, nỗi mừng (pìti) và Lạc, niềm vui (sukha) trở nên đầy và đủ như hai yếu tố của Thiền, tức là hai Thiền chi. Tuy nhiên, nếu ta còn chưa đủ khả năng để nhập vào thiền định, mà chỉ đủ sức làm dịu thân hành được một phần nào, thì cũng có thể có được một mức độ về mừng vui nào đó, tỷ lệ thuận với phần làm êm dịu đó. Như thế, ngay cả đối với những ai chưa đủ khả năng để vươn tới thiền định, cũng vẫn có thể xoay trở hầu có đủ mừng vui để thực tập các bước nầy.

Ngay đây, ta sẽ nghiên cứu các đặc tánh và ý nghĩa của mừng (pìti) và vui (sukha). Pìti, Hỉ (= mừng, là sự bằng lòng khởi lên do nhờ thành công trong việc đạt đến định lực (samàdhi) ở các bước trước, đó có nghĩa là, ta đã đủ sức làm cho thân hành (= hơi thở) được êm dịu lại. Sự bằng lòng, hay là sự thoả ý, khởi lên cùng với sự thành công. Một khi đã có sự bằng lòng rồi, thì bạn đâu còn cần phải nghi ngờ gì nữa, sự hoan lạc (Lạc, vui, sukha) sẽ khởi lên theo. Do có thoả ý mà hân hoan khởi lên. Đấy là cách nên làm sao mà ta có đủ được Hỉ (Pìti, mừng) Lạc (sukha, vui )để tiếp tục thực tập hai bước năm sáu.

Mừng (Hỉ) (Pìti) chẳng được êm ả lắm.

Điều nên quan sát tiếp theo là có nhiều giai tầng ý nghĩa khác nhau nơi chữ Pìti (Hỉ, Mừng), như sự bằng lòng, sự thoả mãn, và sự ngây ngất. Bạn phải nên hiểu biết rõ các giai tầng ấy của nỗi mừng (Pìti, Hỉ) được thể hiện ra dưới hình thức khác nhau, hoặc có ít, hoặc có nhiều năng lực trong đó. Đặc tánh quan trọng của Hỉ (Pìti, nỗi mừng) mà bạn cần lưu ý nhiều đến Hỉ (Mừng) chẳng được êm ả cho lắm. Nơi cái điều mà ta gọi là Hỉ (Piti, mừng) đó có một loại kích thích, hay xáo trộn. Chỉ khi nỗi mừng (pìti) đó trở thành niềm vui (sukha), bấy giờ nó mới an tịnh lại. Nỗi mừng, hay là Hỉ (Pìti) có nhiều cấp độ, nhưng các cấp độ ấy đều mang đặc tánh là gây kích thích, khiến cho tâm (citta) bị giao động. Còn Lạc, niềm vui (sukha), đối ngược lại, làm tâm trở nên êm dịu. Đấy là điểm sai biệt giữa Mừng Vui, giữa Hỉ Lạc, giữa Pìti Sukha.

Giờ đây ta đã sẵn sàng để thực tập bước một bước hai của bộ bốn thứ nhì (2nd tetrad) -- thể nghiệm Hỉ (Pìti patisamvedi) -- có nghĩa là ta quán tưởng Hỉ (= Piti = nỗi mừng), mỗi khi ta thở vào và thở ra. Ta phải luôn luôn canh chừng cho đến khi nỗi mừng (pìti= Hỉ) khởi lên vào lúc ta thành công trong việc làm êm dịu thân hành (tức là hơi thở) lại. Bạn hãy khám phá xem cảm thọ mừng đó ra như thế nào. Hãy thể nghiệm nó trọn vẹn. Lấy nó làm đối tượng quán tưởng mới cho tâm. Khi quán tưởng nỗi mừng (Hỉ) đó, tâm (citta) sẽ bị thu hút vào trong nó, cũng tựa như là tâm nhứt điểm (Ekaggatà). Tâm tư hoàn toàn thấm nhập vào đối tượng duy nhứt là Hỉ (Pìti, nỗi mừng).

Từ trước đến giờ, ta đã quan sát một số đối tượng như hơi thở dài, hơi thở ngắn, tất cả thân, và làm êm dịu các thân. Giờ đây, ta chuyển sang Hỉ, nỗi mừng (Pìti). Cái Hỉ nầy có năng lực khích động. Nó khiến cho tâm tư giao động, run rẩy, và xúc động. (...) Khi bằng lòng, thì bị kích thích ra sao? Khi thoả mãn, sự kích động lên đến độ nào? Và lúc ngây ngất, tâm tư bị sự kích thích tràn ngập tới đâu? Hãy tìm quan sát cho kỹ để, tự bạn, bạn khám phá ra được. Tâm tư chuyên chú vào nỗi mừng (pìti) và thể nghiệm nó trọn vẹn, mỗi khi ta thở vào và mỗi khi ta thở ra. Đây là cốt lõi của việc thực tập nơi bước thứ năm.

Nói cho gọn hơn nữa, mỗi khi ta thở là ta thể nghiệm nỗi mừng (Pìti, Hỉ). Thở vào và thở ra, thể nghiệm trọn vẹn cảm thọ mừng (= bằng lòng) và đồng thời có sự hay biết về hơi thở vào và về hơi thở ra. Khi thực tập bước nầy, một cảm giác thật thích thú về an lạc sẽ khởi lên bên trong ta. Công việc đang làm khá ngộ nghĩnh, và cũng rất thích thú vậy. Xin bạn hãy cố tập thử bước thứ năm nầy xem.

Nghiên cứu hương vị của hỉ (Pìti, mừng).

Mỗi lúc ta thở với sự thể nghiệm về nỗi mừng (Pìti = Hỉ), đó là ta đang vừa nghiên cứu học và đang vừa luyện tập. Lúc trước, ta luyện tập và nghiên cứu trong khi thở dài hơi, thở ngắn hơi, và các hơi kế tiếp. Giờ đây, ta nghiên cứu và luyện tập ngay trong khi thể nghiệm nỗi mừng (Pìti, Hỉ) trong tâm tư. Mừng đó như thế nào? Nó có nặng nề không? Nó có nhẹ nhàng không? Có thô phù không? Nó tế nhị như thế nào? Đó là điều mà ta gọi là "nếm hương vị của Hỉ, của nỗi mừng (Pìti)". Đặc biệt phải nên biết rõ ảnh hưởng của hương vị đó đến tâm tư, hoặc đến các ý tưởng. Hãy nghiên cứu để hiểu thấu được bản thể của Hỉ, của nỗi mừng (Pìti), cũng giống như cách ta đã nghiên cứu trước đây, cho đến khi nào ta hiểu thật rõ ràng về bản thể của hơi thở trong việc thực tập về bộ bốn thứ nhứt (1st tetrad). Đó là cách thực tập về bước thứ năm nầy.

Điều quan trọng nhứt cần phải nghiên cứu và quán sát là sức mạnh của nỗi mừng (Pìti, Hỉ) đã ảnh hưởng đến tâm. Nỗi mừng đã ảnh hưởng lên tâm và lên các ý tưởng như thế nào? Hãy quán sát thật cẩn thận xem tâm như thế nào, khi Mừng chưa khởi lên. Một khi Mừng đã khởi sanh lên, thì tâm ra làm sao? Có hiệu lực như thế nào, khi mừng nhiều? Tâm tư ra sao, khi mừng ít? Khi nỗi mừng quá mạnh, như trong trường hợp ngất ngây, thì tâm trạng bị ảnh hưởng kích thích nhiều đến mức nào? Hãy nghiên cứu hình thức thô phù, trung bình và tế nhị của một nỗi mừng, để thấy cho rõ chỗ chúng khác biệt nhau. Rồi xét xem ảnh hưởng của chúng lên tâm tư khác nhau thế nào. Đây là điểm then chốt của sự thực tập bước thứ năm.

Sau chót, ta nhận định ra được Hỉ, nỗi mừng (Pìti)đã kích thích tâm tư theo một cách thô phù. Hỉ (Pìti) chẳng có được cái hiệu lực thanh lọc và tế nhị của Lạc (Sukha) mà ta sẽ xét tiếp theo sau đây. Ngay tại bước nầy, bạn phải nên biết rõ bản thể, sự kiện và bí ẩn của hiện tượng được gọi là Hỉ, nỗi mừng, Pìti. Hãy quán sát mối tương quan giữa nó với tâm tư, mãi cho đến khi nào bạn thật sự quen thuộc với sự thể nghiệm ấy.

Lạc (Sukha, niềm vui) làm dịu tâm tư.

Giờ đây, ta đi đến bước thứ nhì của bộ bốn thứ hai (2nd tetrad), đúng ra là bước thứ sáu nếu kể chung lại hết. Đây là bước thể nghiệm Lạc (sukha patisamvedi) trong đó ta sẽ quán tưởng lạc (sukha, niềm vui), cùng với mỗi hơi thở vào và với mỗi hơi thở ra. Hãy đặt tiêu điểm của việc quan sát vào Lạc, (Sukha, niềm vui) trên phương diện Lạc (Sukha, niềm vui ) nầy là kết quả của nỗi mừng (Pìti). Khi Hỉ (Pìti, nỗi mừng) đã hết kích thích tâm tư (citta)theo cách thô phù của nó, thì nó giảm bớt năng lực. Nói cách khác, Hỉ đó đã lắng dịu lại, rồi biến thái để trở thành Lạc (Sukha, niềm vui).Ta sẽ thấy cả hai cảm thọ đó: nỗi mừng và niềm vui, rất khác nhau. Cái niềm vui (tức là lạc, Sukha) đó chẳng kích thích hay khích động nữa, mà trái lại, nó làm cho lắng dịu và êm ả lại. Tại đây, ta quán tưởng Lạc (Sukha, niềm vui) như một tác viên khiến cho tâm (citta) trở nên an tịnh. Thông thường, thì Hỉ che mờ Lạc; khi Hỉ đã phai nhạt thì Lạc vẫn còn duy trì. Cảm thọ thô phù nhường chỗ cho cảm thọ tế nhị. Bạn hãy nếm hương vị của Lạc, của niềm vui, ngay trong mỗi hơi thở vào, ngay trong mỗi hơi thở ra. Đây là cốt lõi của bước thứ sáu.

Trong khi tâm tư đang quán tưởng về Lạc, niềm vui (Sukha), ta nghiên cứu và tập luyện cũng giống như ta đã làm về hơi thở và về Hỉ, nỗi mừng (Pìti). Cảm thọ Lạc nhẹ nhàng như thế nào? Nó có nặng nề không? Nó có thô phù không? Nó tế nhị như thế nào? Cảm thọ Lạc đã mang hương vị nào đến cho sự tỉnh giác và sự thể nghiệm? Trong ngôn ngữ Thái và Pali, người ta dùng động từ "uống" để diễn tả sự thể nghiệm đó. Vậy, bạn hãy uống, hãy nếm cái hương vị của Lạc, của niềm vui đó, ngay trong khi bạn thở vào và thở ra. Đồng thời, cũng nghiên cứu bản thể của nó và sự thật về nó.

Ta thấy rõ dễ dàng rằng, khi sức mạnh của Hỉ, của nỗi mừng (Pìti), khởi lên thì hơi thở trở nên thô phù. Khi ảnh hưởng của Lạc, của niềm vui (Sukha) đã trở nên rõ rệt thì hơi thở lại lắng dịu xuống. Ta có thể nói ngay rằng, khi Hỉ bộc lộ sức mạnh của nó ra, thì tấm thân thể chất nầy trở nên thô phù. Lại còn có ảnh hưởng của Hỉ đến tâm (citta) nữa. Khi Hỉ (Pìti) càng mạnh bao nhiêu thì nó khuấy động tâm tư cũng mạnh đến chừng ấy, trong khi đó thì ảnh hưởng của Lạc (Sukha) là xoa dịu và làm thư giãn tâm tư (citta). Cả hai cảm thọ: Hỉ Lạc, nỗi mừng niềm vui, Piti Sukha, trái ngược nhau như thế. Đó là điều mà bạn phải nên quán sát cho thật kỹ khi gặp được cơ hội, tức là, ở mỗi hơi thở vào và ở mỗi hơi thở ra.

Để tóm tắt lại, khi Hỉ (pìti) và Lạc (sukha) khởi lên, thì chúng có ảnh hưởng đến hơi thở. Cảm thọ nầy làm hơi thở thô phù, còn cảm thọ kia làm hơi thở êm dịu. Chúng có ảnh hưởng khác nhau lên trên tấm thân thể chất. Cảm thọ nầy làm thân thể trở nên thô phù, trong khi đó cảm thọ kia làm lắng dịu thân thể. Chúng lại có những ảnh hưởng khác nhau đối với tâm tư. Cảm thọ nầy kích thích tâm trong khi đó cảm thọ kia làm tâm an định. Khi nào bạn nắm vững được sự phân biệt đó, qua chính sự thể nghiệm của bạn, chớ chẳng phải qua sự suy tư suông về điều ấy, thì bạn mới thật sự thành công trong việc thực tập bước thứ sáu nầy.

Sau đây, có vài sự khó khăn. Trong khi ta quán tưởng về Lạc (sukha), thì Hỉ (pìti) có thể lại xen vào. Hỉ khởi lên mạnh, khiến cho Lạc phải biến mất đi. Do đó, ta cần phải phát triển khả năng duy trì cảm thọ Lạc cho thật lâu để ngăn ngừa chẳng cho cảm thọ Hỉ bước vào. Hỉ mạnh mẽ hơn, và thô phù hơn Lạc. Nếu có Hỉ xen vào thì sự quán tưởng về Lạc bị làm hư hỏng và sự an tịnh thật sự sẽ chẳng khởi lên. Ta phải nên cố gắng đưa một nỗ lực "tuyệt kỹ" vào trong sự quán tưởng để cho Lạc chẳng bị phai nhạt đi.

Đừng để cho bất cứ cảm thọ nào khác xen vào. Nơi bước nầy, có lẽ ta sẽ được chan hoà trong niềm hoan lạc. Vi diệu thay khi thành công trong việc thực tập bước thứ sáu nầy!

Thể nghiệm Tâm hành.

Giờ đây, ta đến bước thứ bảy: "thể nghiệm tâm hành (cittasankhàra patisamvedi)". Nếu ta đã thực tập thành công cả sáu bước, thì nay ta đã biết rõ tất cả về các cảm thọ Hỉ Lạc (pìti sukha). Khi Hỉ khởi lên, nó gây ảnh hưởng nào đến Tâm (citta)? Còn Lạc khởi lên, gây ảnh hưởng nào đến Tâm? Loại ý tưởng nào được Hỉ điều kiện hoá? Loại ý tưởng nào chịu ảnh hưởng của Lạc? Ta đã ghi nhận và chiếu rọi thật kỹ lưỡng vào các tác dụng đó kể từ bước thứ năm bước thứ sáu. Một khi đến bước thứ bảy nầy, cũng dễ cho ta nhận thức ra rằng: "Ồ! Hỉ Lạc cũng đều là các tâm hành." Các cảm thọ nầy (vedanà) đều là các tâm hành, cũng giống như cách mà các hơi thở đều là các thân hành vậy. Phương pháp quan sát và nghiên cứu ở đây cũng chẳng khác với phương pháp ở bước thứ ba.

Ta đã quan sát thấy Hỉ thì thô phù và bị kích thích, còn Lạc thì tế nhị và an hoà. Như thế, khi Hỉ điều kiện hoá hoặc nhen nhúm lên một ý tưởng, thì ý tưởng ấy sẽ trở nên thô thiển. Mặt khác, khi Lạc nhen nhúm một ý tưởng nào, thì ý tưởng đó lại êm dịu và yên ổn. Đây là cách mà ta nhận thức ra các cảm thọ (vedanà) đã điều kiện hoá, đã gây ảnh hưởng đến, các tư tưởng. Và ta cũng nhận định được rằng, cảm thọ điều kiện hoá cả hai loại tư tưởng thô và tế. Ta gọi tác động đó là sự "diều kiện hoá tâm trí".

Khi nỗi mừng, Hỉ, (Pìti) mạnh mẽ thì nó tạo nên sự rung động trong thân thể. Và khi nó trở nên thật mãnh liệt thì toàn thân có thể nhảy nhót lên mừng rơn. Cảm thọ nầy thô phù và mạnh bạo. Mặt khác, Lạc, niềm vui (Sukha) làm cho êm dịu, xoa nhẹ, và thư giãn. Ta học được các đặc tánh của chúng rất khác biệt nhau. Khi Hỉ ngự trị trong tâm thì chẳng thể nào nghĩ đến các tư tưởng tế nhị được. Ta cảm thấy ngứa ngáy, lâm râm khắp châu thân, khiến cho tóc lông phải dựng lên. Vì thế, ta cần phải có đủ khả năng để kiểm soát Hỉ (Pìti). Đối lại, Lạc (Sukha) lại có nhiều ưu điểm. Nó đưa tới các tâm trạng tĩnh lặng. Nó thúc đẩy các tư tưởng tế nhị, sâu xa và thanh tịnh. Hai cảm thọ: nỗi mừng (Pìti, Hỉ) và niềm vui (Sukha, Lạc) dường như thể là kẻ thù của nhau, chống đối nhau. Nhưng điều nầy chẳng quan trọng cho lắm, vì ta đã biết cách điều chỉnh chúng được rồi. Ta đủ khả năng để kiểm soát chúng bằng cách luyện tập theo phương pháp mà ta đang thực tập đây. Đây chỉ để thêm một chút hiểu biết rành rẽ, vừa đủ về các tâm hành (citta sankhàra) mà thôi.

Thân hữu và thù nhơn.

Mặc dầu vậy, ta vẫn cần nên quán sát và thông hiểu thêm một bí ẩn khác nữa. Hai cảm thọ đó phải cùng một lượt khởi lên; có nghĩa là, nếu ta chẳng bằng lòng, chẳng được thỏa mãn, thì sự vui vẻ chẳng khởi lên. Sự bằng lòng tạo nên sự vui vẻ, sự hân hoan lại khởi lên từ sự thoả mãn. Sự bằng lòng và sự thoả mãn là nhóm hiện tượng tâm linh mà ta gọi là Pìti, Hỉ, đó là nhóm cảm thọ kích động thích thú. Mặc dầu sự vui vẻ và sự hân hoan đều thuộc nhóm cảm thọ có tánh cách xoa dịu, nhưng chúng chẳng thể sanh khởi khi vắng bóng sự thoả mãn. Bạn có thể quan sát để thấy rõ, bất cứ trong một biến cố nào có sự vui vẻ thì trước đó phải có sự thoả mãn xảy ra. Hỉ (Pìti) đi dẫn đầu. Khi đang thể nghiệm sự thành công, ta được thoả mãn, bị kích thích và bị giao động bởi sự thành công đó. Một khi Hỉ đã giảm bớt cường lực, khi tâm tư đã bắt đầu mệt chán với sự xao động và kích thích đó, thì Lạc vẫn còn duy trì ở đó. Tình cảm lắng dịu xuống. Vậy, cả hai cảm thọ đó đều là với thân hữu nhau, mà lại cùng chống đối nhau. Chúng là thân hữu với nhau, vì chúng phải khởi lên một lượt: phải có sự bằng lòng trước rồi mới có được sự vui vẻ. Ta nên thận trọng về điều nầy. Ta cần phải ứng phó với chúng theo một đường lối tế nhị và thanh tịnh. Đấy cũng như là một nghệ thuật vậy. Một nghệ thuật tâm linh khéo léo để kiểm soát Hỉ và Lạc (Pìti Sukha) khiến chúng làm lợi ích cho đời ta. Đó là điều bí ẩn về Hỉ Lạc mà ta cần phải biết rõ.

Tới đây, ta khám phá ra được rằng Hỉ (Pìti) là kẻ thù của sự quán tưởng (vipassanà), trong khi đó thì Lạc lại chẳng như thế. Sự vui vẻ, hân hoan là thân hữu, ủng hộ cho sự quán tưởng (vipassanà). "Vipassanà" có nghĩa là "thấy rõ ràng", có đưọc sự hiểu biết trực tiếp thẳng vào chơn lý của vô thường (aniccam, chẳng thường còn), khổ sở (dukkham, bất toại nguyện) và vô ngã (anatta, chẳng có tự ngã). Ta cần phải có một tâm trí thật thanh tịnh để nhận thức ra được vô thường, khổ sở vô ngã (aniccam, dukkham, anatta), xuyên qua sự quán tưởng (vipassanà). Nếu Hỉ (Pìti) khởi lên, sự quán tưởng (vipassanà) chẳng thể nào phát động được. Tâm trí bị che mờ và trở nên giao động. Cần phải vẹt bỏ Hỉ qua một bên, vì nó là kẻ thù của sự quán tưởng (vipassanà), là kẻ thù của cái nhìn trong sáng và tế nhị của tâm. Trái lại, Lạc thì chẳng như thế. Lạc xoa dịu và lắng êm, nó khiến cho tâm tư trở linh hoạt và sẵn sàng để quán tưởng. Vì lẽ nầy, ta cần phải có khả năng điều chỉnh Hỉ Lạc.

Sau cùng, ta sẽ nhận thức rằng cả hai cảm thọ Hỉ Lạc (Pìti Sukha) đều là những tâm hành. Khi Hỉ điều kiện hoá tâm (tức là gây ảnh hưởng đến tâm) thì tâm (citta) trở nên thô phù và các tư tưởng cũng thô phù theo. Khi Lạc điểu kiện hoá và ủng hộ tâm, thì tâm trở nên tế nhị và an tịnh, rồi các tư tưởng trong tâm cũng tế nhị và an tịnh theo. Cả hai loại cảm thọ đều có ảnh hưởng đến tâm (điều kiện hoá), nhưng ở các khía cạnh khác nhau. Các cảm thọ (vedanà) tạo nên điều kiện gây ảnh hưởng đến tâm, vì thế cho nên chúng được gọi là các tâm hành (citta sankhàra.

Khi sự kiện vừa nói trên đã được ta khám phá ra, ta liền quán tưởng đến nó trong tâm ta, theo mỗi hơi thở vào, ra. Thở vào rồi thở ra với sự xác tín về sự kiện đó. Đấy là công việc của sự thực tập bước thứ bảy.

An tịnh các cảm thọ.

Bước thứ tám là làm "an tịnh các tâm hành (passambhayam cittasankharam)" trong khi thở vào và thở ra. Hãy làm cho các tâm hành, tức là các cảm thọ (vedanà) trở nên êm diu và an hoà. Giảm bớt cường độ của chúng trong khi thở vào và hạ thấp năng lực của chúng trong khi thở ra. Ta cần phải có đủ khả năng làm an tịnh các cảm thọ, thì ta mới có thể thể nghiệm được điều đó mỗi khi thở vào và thở ra.

Có nhiều đường lối làm giảm bớt cường độ của các cảm thọ (vedanà). Hạ thấp năng lực của chúng hoặc chấm dứt chúng hoàn toàn chẳng phải là việc chẳng thể làm được. Có hai cách để chúng ta xử dụng: (1) phương pháp Định lực (Samàdhi) và (2) phương pháp Bát nhã (Panna).

Phương pháp Định lực.

Sức xung động của Hỉ (Pìti) có thể được làm êm dịu lại với phương pháp định lực (samàdhi) bằng cách phát triển tình trạng thiền định lên một cấp cao hơn, để loại bỏ Hỉ Lạc (Pìti Sukha) ra. Hiện nay có lẽ ta còn chưa đủ khả năng để làm được như thế, bởi vì chúng ta vừa mới bắt đầu thực tập. Tuy nhiên, vẫn có bí quyết để gạt bỏ các cảm thọ đó bằng cách đạt đến một giai tầng cao hơn của thiền định, như Tam thiền hoặc Tứ thiền chẳng hạn. Nhưng, ta vẫn có thể vẹt Hỉ qua được, bằng cách thay đổi tư tưởng của ta. Hãy đưa vào tâm một loại tư tưởng khác, để can thiệp và loại trừ cái cảm thọ bằng lòng (Hỉ) đó. Cả hai cách, cách nào cũng xử dụng đến năng lực của Định lực. (...) Thông thường, chẳng cần phải gạt bỏ Lạc (Sukha) ra. Đúng ra thì ta cần giữ lại Lạc để hỗ trợ cho sự thực tập tiếp theo về sau. Ở đây, ta đặc biệt cần phải kiểm soát Hỉ. Ta kiểm soát được Hỉ với các kỹ thuật của Định lực, hoặc bằng cách thay đổi đối tượng quán chiếu trong tâm, hoặc đạt đến một tình trạng thiền định cao hơn. Hai cách đó, cách nào cũng khiến cho Hỉ lắng dịu xuống.

Ta có thể khẳng định rằng, khi biết dùng ý nghĩa chơn thật của danh từ định lực (Samàdhi) thì ta có thể đẩy Hỉ lui ra xa. Ý nghĩa thật sự của danh từ Samàdhi, định lực, là "đạt tới tâm nhứt điểm (Ekaggatà citta) với Niết-bàn (Nibbàna) làm đối tượng". Chúng tôi có giải thích, ekaggatà citta, tâm nhứt điểm là tình trạng tâm tập trung lại, qui vào một đỉnh tuyệt cao. Định lực chơn thật lấy Nibbàna (Niệt bàn hay là tịch diệt, santi), làm đối tượng. Giờ đây, cái cảm thọ Hỉ đó gây thêm rắc rối, xáo trộn và khó khăn, thì ta hãy đuổi nó đi. Ta nhắm vào mục tiêu là tâm nhứt điểm với tịch diệt (santi) hay Niết-bàn (Nibbàna) làm đối tượng. Cảm thọ Hỉ tan biến đi vì ta đâu thèm đến nó nữa. Đó là một phương tiện khéo léo: dùng Định lực để đẩy Hỉ lui ra xa.

Phương pháp bát nhã (trí huệ).

Giờ đây tới phương pháp Bát nhã, để làm giảm cường độ của Hỉ (Pìti), để xoá bỏ ảnh hưởng của Hỉ, hoặc của Lạc, nếu muốn. Ta xử dụng Bát nhã (Panna) nhận thức được bản thể chơn thật (đặc điểm, tánh chất, điều kiện) của mọi sự vật do đấy mà Hỉ khởi lên và nguyên nhân nào làm cho nó biến diệt. Hỉ bộc phát lên, khi có điều kiện thoả ý được thực hiện đúng đắn. Nó sẽ biến diệt đi, do sự khiếm khuyết điều kiện đó, do vì nhận thức được nó chỉ là ảo giác, chớ chẳng phải là chơn thật. Một khi ta thấy được rõ như thế, cảm giác bị Hỉ khuấy động, và sẽ từ từ mất dần.

Một phương pháp khác của Bát nhã là sự phân biệt rõ ràng giữa vị ngọt (assàda) và nguy hiểm (àdìnava) của Hỉ. Vị ngọt (Assàda) tức là tánh chất hấp dẫn của một sự vật, vẻ duyên dáng ngon ngọt cám dỗ của nó. Hỉ có hương vị kỳ diệu đó. Nguy hiểm (Àdìnava) là khía cạnh tác hại trừng phạt của sự vật. Nguy hiểm của Hỉ là việc nó kích thích và khuấy rối, lại đẩy lùi sự yên tịnh ra xa, đấy là điều đã làm cho nó trở nên kẻ thù của sự quán tưởng (vipassanà). Một khi ta đã nhận biết rõ như thế, thì Hỉ tan rả. Nếu ta thấy rõ được sự khởi sanh, sự biến diệt, sự duyên dáng (vị ngọt), và sự tác hại (nguy hiểm) của Hỉ, thì nó tan rả và biến mất đi. Đây là xua đuổi Hỉ với kỹ thuật của phương pháp Bát nhã.

Mỗi người trong chúng ta cần nên hiểu rõ ý nghĩa của hai danh từ Assàda Àđìnava. Nếu bạn nhớ được tiếng Pali, thì có lẽ tốt hơn là lời dịch. Assàda là khía cạnh hấp dẫn, thoả thích, đáng yêu, làm say đắm, hay quyến rũ của một sự vật nào. Àdìnava là khía cạnh thấp hèn hay tác hại của một sự vật. Chẳng thể vịn vào cớ nào để cho hai điều đó tới để phỉnh gạt ta. Một khi đã thấy rõ hai điều đó rồi, thì ta biết rằng, thích thú một vật, hoặc say đắm yêu mê nó, là một sự điên rồ tích cực. Còn đi oán ghét một sự vật lại là một sự điên rồ tiêu cực. Nếu đã hiểu biết rõ ràng cả hai rằng chúng luôn luôn phỉnh gạt ta và dụ dỗ ta hoặc phải yêu mê hoặc phải thù hận, thì bài học rút ra ở chúng, là ta chớ có dễ dãi trong hai việc thương và ghét, và nhờ đó mà ta được giải thoát khỏi ma lực của mọi sự vật. Thí dụ như tiền bạc có cả hai:vị ngọt và nguy hiểm (Assàda Àdìnava) thì ta chớ nên để nó lung lạc mà đi lầm đường, hay là điên cuồng theo đuổi nó mải miết.

Thông hiểu cho thật đầy đủ về cặp Assadà với Àdìnava, tức là cặp vị ngọt nguy hiểm, điều tạo nên sự an toàn nhứt mà ta có thể biết được. Thấy biết vị ngọt và nguy hiểm của Hỉ, bạn sẽ mệt chán với Hỉ. Rồi nó tự bay đi mất. Đấy là cách dùng Trí huệ Bát nhã để đuổi Hỉ đi xa. Ngay cả với Lạc (Sukha), cũng chớ nên dễ dãi. Mặc dầu ta còn cần giữ lại đôi chút Lạc vì mục đích hữu ích của nó, nhưng ta cũng chớ nên để bị mất hướng vì nó. Xin bạn hãy nhớ kỹ hai danh từ Assàda Àdìnava nầy trong suốt khoảng đời còn lại của bạn. Chúng sẽ trở thành một thứ linh phù để thật sự bảo vệ bạn, chớ chẳng hề làm hại bạn.

Đến điểm nầy, tâm trí có thể điều chỉnh các cảm thọ. Tâm trí đã phát triển được khả năng làm chủ và tự kiểm khiến cho các cảm thọ hết mong lôi kéo ta theo đường nầy lối nọ. Cảm thọ Lạc, lạc thọ (sukha vedanà), tức là cái cảm giác thích thú mà chúng ta đang bàn luận đây, thường thu hút tâm trí theo một hướng khả ái một cách tích cực. Còn có một loạt các cảm thọ khác trì níu ta vào đường tiêu cực, theo một hướng chẳng đáng cho ta mong muốn hay vừa ý.

Chúng ta đã bàn luận đến nhóm các lạc thọ, và ta cũng nên biết rõ thêm về các cảm thọ đau khổ, tức là nhóm các khổ thọ (dukkha vedanà) nữa. Ta phải biết cách làm sao ngăn chặn các cảm giác bất như ý và sầu muộn đừng đẩy ta vào một tình trạng khổ sở (dukkha). Các khổ thọ có thể bị ta đánh bại theo phương pháp giống như ta đã làm với Hỉ (Pìti). Cho dầu là lạc thọ, hay khổ thọ, ta cũng có thể kiểm soát chúng được cả. Ta chế ngự được chúng cả, chẳng trừ loại nào. Ta thực tập bằng cách đưa bất cứ cảm thọ nào vào tâm và thể nghiệm nó cho trọn vẹn. Rồi với trí huệ Bát nhã ta soi chiếu nó để đuổi nó đi xa. Bạn hãy thể nghiệm cái khả năng vứt bỏ được bất cứ cảm thọ nào. Rồi ý thức rằng các cảm thọ chẳng còn điều kiện hoá được tâm nữa. Hãy diễn đi diễn lại kỹ thuật nầy với mỗi hơi thở vào và mỗi hơi thở ra, cho đến khi nào bạn trở nên thuần thục thành một chuyên viên về vấn đề nầy. Thế là, bạn đã thành công trong việc thực tập bước thứ tám.

Sao lại quá bận tâm?

Một điểm chót là vấn đề vì sao ta lại quá bận tâm luận bàn nhiều về các cảm thọ vậy? Tại sao lại thấy cần thiết phải đưa các cảm thọ vào hàng các công tác của sự thực tập? Sao lại chẳng bước ngay sang việc quán tưởng (Vipassanà) để đạt tới Niết-bàn (Nibbàna) càng sớm càng tốt? Lý do là ta cần phải thông hiểu về các cảm thọ (vedanà) mới có đủ khả năng để kiểm soát tâm trí trong khi theo đuổi việc thực tập cho tới ngày thành tựu được mục tiêu chánh yếu là đạo quả Niết-bàn (magga phala nibbàna).

Nhưng ta còn có một mục tiêu thứ yếu nữa. Đó là, một khi đã điều chỉnh được các cảm thọ, có thể ta đủ khả năng để giữ cuộc sống của ta theo con đường chơn chánh và đứng đắn. Khi còn mê mờ về các tình cảm, ta thường rơi vào vòng nô lệ của chủ nghĩa duy vật mà ma lực luôn luôn bủa vây ta vào lúc ta buông thả theo các lạc thú vật chất, tức là các hương vị của các cảm thọ. Tất cả những cuộc khủng hoảng trên thế giới đều bắt nguồn từ nơi những người còn chưa hiểu rõ cảm thọ (vedanà), và say mê yêu đắm các cảm thọ. Tình cảm đã thúc đẩy ta hành động như thế đó, để đưa đến các sự bất hoà, tranh chấp, chống đối và cả chiến tranh nữa. Đôi khi chúng còn đưa đến cả các trận thế chiến. Tất cả chỉ vì con người thất bại trong việc đương đầu với sự phỉnh gạt của cảm thọ (vedanà).

Giờ đây, chắc các bạn đã nhận thức được rằng cần phải thông hiểu các cảm thọ. Ta phải biết các điều bí ẩn về chúng và vận dụng được sự điều chỉnh lấy chúng, nếu muốn cho thế giới nầy hoà bình. Cần chi nói đến việc chứng đắc Niết-bàn (Nibbàna) cho quá cao xa; ngay tại đây, sống an hoà trong nội tâm và sống hoà bình với đồng loại trên hành tinh nầy đã đòi hỏi mọi người phải đủ khả năng làm chủ các tình cảm mình, đấy là điều mà giờ đây chúng ta vẫn còn chưa biết cách khéo làm. Tôi hi vọng tất cả các bạn sẽ tiếp tục khai thác lợi lạc của khả năng đó suốt khoảng đời còn lại của các bạn. Bộ bốn nầy sở dĩ được đưa vào sự thực tập Quán tưởng Giác niệm về Hơi thở (Ànàpànasati) là vì tầm quan trọng rộng rãi và mãnh lực to tát của các cảm thọ (Vedanà).

Trên đây là bộ bốn thứ nhì (2nd tetrad) trong Pháp Quán tưởng Giác niệm về Hơi thở (Ànàpànasati).

Xin chấm dứt bài pháp thoại tại đây, vì hết giờ.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13

 

Chân thành cám ơn cư sĩ Thiện Nhựt, Montréal, Canada, đã có thiện tâm giúp chuyển dịch cẩm nang hành thiền này.
(Bình Anson, 03-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 05-03-2004

Buddhadasa - Giac niem Hoi tho
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

Giác niệm về hơi thở
(Mindfulness with Breathing)

Bhikkhu Buddhadàsa
(Tỳ kheo Phật Lệ)

Thiện Nhựt phỏng dịch


Bài 4

Làm chủ các cảm thọ

Trong bài pháp thoại nầy, tôi xin nói về bộ bốn thứ nhì của Pháp Quán tưởng Giác niệm về Hơi thở (Ànàpànasati). Bốn bước trong bộ bốn nầy có liên quan đến các cảm thọ, nên được gọi là Vedanànupassànà, sự Quán tưởng về các cảm thọ. Hai bước đầu của bộ bốn nầy lấy Hỉ, tức là nỗi mừng (pìti) và Lạc, tức là niềm vui (sukha) làm đối tượng cho sự thâm cứu và quan sát chi tiết.

Việc thực tập các bước mới nầy phát triển dựa theo sự thực tập các bước trước. Một khi thân hành, tức là hơi thở, đã được lắng dịu, thì các cảm thọ mừng (pìti) và vui (sukha) sẽ khởi hiện. Rồi ta lấy ngay hai cảm thọ mừng vui đó làm đối tượng, hay là chất liệu, cho việc thực tập của chúng ta.

Nếu ta làm dịu được thân hành (kàya sankhàra) tới mức độ đạt đến Thiền định (Jhàna, Sơ Thiền, Nhị Thiền v.v.) thì Hỉ, nỗi mừng (pìti) và Lạc, niềm vui (sukha) trở nên đầy và đủ như hai yếu tố của Thiền, tức là hai Thiền chi. Tuy nhiên, nếu ta còn chưa đủ khả năng để nhập vào thiền định, mà chỉ đủ sức làm dịu thân hành được một phần nào, thì cũng có thể có được một mức độ về mừng vui nào đó, tỷ lệ thuận với phần làm êm dịu đó. Như thế, ngay cả đối với những ai chưa đủ khả năng để vươn tới thiền định, cũng vẫn có thể xoay trở hầu có đủ mừng vui để thực tập các bước nầy.

Ngay đây, ta sẽ nghiên cứu các đặc tánh và ý nghĩa của mừng (pìti) và vui (sukha). Pìti, Hỉ (= mừng, là sự bằng lòng khởi lên do nhờ thành công trong việc đạt đến định lực (samàdhi) ở các bước trước, đó có nghĩa là, ta đã đủ sức làm cho thân hành (= hơi thở) được êm dịu lại. Sự bằng lòng, hay là sự thoả ý, khởi lên cùng với sự thành công. Một khi đã có sự bằng lòng rồi, thì bạn đâu còn cần phải nghi ngờ gì nữa, sự hoan lạc (Lạc, vui, sukha) sẽ khởi lên theo. Do có thoả ý mà hân hoan khởi lên. Đấy là cách nên làm sao mà ta có đủ được Hỉ (Pìti, mừng) Lạc (sukha, vui )để tiếp tục thực tập hai bước năm sáu.

Mừng (Hỉ) (Pìti) chẳng được êm ả lắm.

Điều nên quan sát tiếp theo là có nhiều giai tầng ý nghĩa khác nhau nơi chữ Pìti (Hỉ, Mừng), như sự bằng lòng, sự thoả mãn, và sự ngây ngất. Bạn phải nên hiểu biết rõ các giai tầng ấy của nỗi mừng (Pìti, Hỉ) được thể hiện ra dưới hình thức khác nhau, hoặc có ít, hoặc có nhiều năng lực trong đó. Đặc tánh quan trọng của Hỉ (Pìti, nỗi mừng) mà bạn cần lưu ý nhiều đến Hỉ (Mừng) chẳng được êm ả cho lắm. Nơi cái điều mà ta gọi là Hỉ (Piti, mừng) đó có một loại kích thích, hay xáo trộn. Chỉ khi nỗi mừng (pìti) đó trở thành niềm vui (sukha), bấy giờ nó mới an tịnh lại. Nỗi mừng, hay là Hỉ (Pìti) có nhiều cấp độ, nhưng các cấp độ ấy đều mang đặc tánh là gây kích thích, khiến cho tâm (citta) bị giao động. Còn Lạc, niềm vui (sukha), đối ngược lại, làm tâm trở nên êm dịu. Đấy là điểm sai biệt giữa Mừng Vui, giữa Hỉ Lạc, giữa Pìti Sukha.

Giờ đây ta đã sẵn sàng để thực tập bước một bước hai của bộ bốn thứ nhì (2nd tetrad) -- thể nghiệm Hỉ (Pìti patisamvedi) -- có nghĩa là ta quán tưởng Hỉ (= Piti = nỗi mừng), mỗi khi ta thở vào và thở ra. Ta phải luôn luôn canh chừng cho đến khi nỗi mừng (pìti= Hỉ) khởi lên vào lúc ta thành công trong việc làm êm dịu thân hành (tức là hơi thở) lại. Bạn hãy khám phá xem cảm thọ mừng đó ra như thế nào. Hãy thể nghiệm nó trọn vẹn. Lấy nó làm đối tượng quán tưởng mới cho tâm. Khi quán tưởng nỗi mừng (Hỉ) đó, tâm (citta) sẽ bị thu hút vào trong nó, cũng tựa như là tâm nhứt điểm (Ekaggatà). Tâm tư hoàn toàn thấm nhập vào đối tượng duy nhứt là Hỉ (Pìti, nỗi mừng).

Từ trước đến giờ, ta đã quan sát một số đối tượng như hơi thở dài, hơi thở ngắn, tất cả thân, và làm êm dịu các thân. Giờ đây, ta chuyển sang Hỉ, nỗi mừng (Pìti). Cái Hỉ nầy có năng lực khích động. Nó khiến cho tâm tư giao động, run rẩy, và xúc động. (...) Khi bằng lòng, thì bị kích thích ra sao? Khi thoả mãn, sự kích động lên đến độ nào? Và lúc ngây ngất, tâm tư bị sự kích thích tràn ngập tới đâu? Hãy tìm quan sát cho kỹ để, tự bạn, bạn khám phá ra được. Tâm tư chuyên chú vào nỗi mừng (pìti) và thể nghiệm nó trọn vẹn, mỗi khi ta thở vào và mỗi khi ta thở ra. Đây là cốt lõi của việc thực tập nơi bước thứ năm.

Nói cho gọn hơn nữa, mỗi khi ta thở là ta thể nghiệm nỗi mừng (Pìti, Hỉ). Thở vào và thở ra, thể nghiệm trọn vẹn cảm thọ mừng (= bằng lòng) và đồng thời có sự hay biết về hơi thở vào và về hơi thở ra. Khi thực tập bước nầy, một cảm giác thật thích thú về an lạc sẽ khởi lên bên trong ta. Công việc đang làm khá ngộ nghĩnh, và cũng rất thích thú vậy. Xin bạn hãy cố tập thử bước thứ năm nầy xem.

Nghiên cứu hương vị của hỉ (Pìti, mừng).

Mỗi lúc ta thở với sự thể nghiệm về nỗi mừng (Pìti = Hỉ), đó là ta đang vừa nghiên cứu học và đang vừa luyện tập. Lúc trước, ta luyện tập và nghiên cứu trong khi thở dài hơi, thở ngắn hơi, và các hơi kế tiếp. Giờ đây, ta nghiên cứu và luyện tập ngay trong khi thể nghiệm nỗi mừng (Pìti, Hỉ) trong tâm tư. Mừng đó như thế nào? Nó có nặng nề không? Nó có nhẹ nhàng không? Có thô phù không? Nó tế nhị như thế nào? Đó là điều mà ta gọi là "nếm hương vị của Hỉ, của nỗi mừng (Pìti)". Đặc biệt phải nên biết rõ ảnh hưởng của hương vị đó đến tâm tư, hoặc đến các ý tưởng. Hãy nghiên cứu để hiểu thấu được bản thể của Hỉ, của nỗi mừng (Pìti), cũng giống như cách ta đã nghiên cứu trước đây, cho đến khi nào ta hiểu thật rõ ràng về bản thể của hơi thở trong việc thực tập về bộ bốn thứ nhứt (1st tetrad). Đó là cách thực tập về bước thứ năm nầy.

Điều quan trọng nhứt cần phải nghiên cứu và quán sát là sức mạnh của nỗi mừng (Pìti, Hỉ) đã ảnh hưởng đến tâm. Nỗi mừng đã ảnh hưởng lên tâm và lên các ý tưởng như thế nào? Hãy quán sát thật cẩn thận xem tâm như thế nào, khi Mừng chưa khởi lên. Một khi Mừng đã khởi sanh lên, thì tâm ra làm sao? Có hiệu lực như thế nào, khi mừng nhiều? Tâm tư ra sao, khi mừng ít? Khi nỗi mừng quá mạnh, như trong trường hợp ngất ngây, thì tâm trạng bị ảnh hưởng kích thích nhiều đến mức nào? Hãy nghiên cứu hình thức thô phù, trung bình và tế nhị của một nỗi mừng, để thấy cho rõ chỗ chúng khác biệt nhau. Rồi xét xem ảnh hưởng của chúng lên tâm tư khác nhau thế nào. Đây là điểm then chốt của sự thực tập bước thứ năm.

Sau chót, ta nhận định ra được Hỉ, nỗi mừng (Pìti)đã kích thích tâm tư theo một cách thô phù. Hỉ (Pìti) chẳng có được cái hiệu lực thanh lọc và tế nhị của Lạc (Sukha) mà ta sẽ xét tiếp theo sau đây. Ngay tại bước nầy, bạn phải nên biết rõ bản thể, sự kiện và bí ẩn của hiện tượng được gọi là Hỉ, nỗi mừng, Pìti. Hãy quán sát mối tương quan giữa nó với tâm tư, mãi cho đến khi nào bạn thật sự quen thuộc với sự thể nghiệm ấy.

Lạc (Sukha, niềm vui) làm dịu tâm tư.

Giờ đây, ta đi đến bước thứ nhì của bộ bốn thứ hai (2nd tetrad), đúng ra là bước thứ sáu nếu kể chung lại hết. Đây là bước thể nghiệm Lạc (sukha patisamvedi) trong đó ta sẽ quán tưởng lạc (sukha, niềm vui), cùng với mỗi hơi thở vào và với mỗi hơi thở ra. Hãy đặt tiêu điểm của việc quan sát vào Lạc, (Sukha, niềm vui) trên phương diện Lạc (Sukha, niềm vui ) nầy là kết quả của nỗi mừng (Pìti). Khi Hỉ (Pìti, nỗi mừng) đã hết kích thích tâm tư (citta)theo cách thô phù của nó, thì nó giảm bớt năng lực. Nói cách khác, Hỉ đó đã lắng dịu lại, rồi biến thái để trở thành Lạc (Sukha, niềm vui).Ta sẽ thấy cả hai cảm thọ đó: nỗi mừng và niềm vui, rất khác nhau. Cái niềm vui (tức là lạc, Sukha) đó chẳng kích thích hay khích động nữa, mà trái lại, nó làm cho lắng dịu và êm ả lại. Tại đây, ta quán tưởng Lạc (Sukha, niềm vui) như một tác viên khiến cho tâm (citta) trở nên an tịnh. Thông thường, thì Hỉ che mờ Lạc; khi Hỉ đã phai nhạt thì Lạc vẫn còn duy trì. Cảm thọ thô phù nhường chỗ cho cảm thọ tế nhị. Bạn hãy nếm hương vị của Lạc, của niềm vui, ngay trong mỗi hơi thở vào, ngay trong mỗi hơi thở ra. Đây là cốt lõi của bước thứ sáu.

Trong khi tâm tư đang quán tưởng về Lạc, niềm vui (Sukha), ta nghiên cứu và tập luyện cũng giống như ta đã làm về hơi thở và về Hỉ, nỗi mừng (Pìti). Cảm thọ Lạc nhẹ nhàng như thế nào? Nó có nặng nề không? Nó có thô phù không? Nó tế nhị như thế nào? Cảm thọ Lạc đã mang hương vị nào đến cho sự tỉnh giác và sự thể nghiệm? Trong ngôn ngữ Thái và Pali, người ta dùng động từ "uống" để diễn tả sự thể nghiệm đó. Vậy, bạn hãy uống, hãy nếm cái hương vị của Lạc, của niềm vui đó, ngay trong khi bạn thở vào và thở ra. Đồng thời, cũng nghiên cứu bản thể của nó và sự thật về nó.

Ta thấy rõ dễ dàng rằng, khi sức mạnh của Hỉ, của nỗi mừng (Pìti), khởi lên thì hơi thở trở nên thô phù. Khi ảnh hưởng của Lạc, của niềm vui (Sukha) đã trở nên rõ rệt thì hơi thở lại lắng dịu xuống. Ta có thể nói ngay rằng, khi Hỉ bộc lộ sức mạnh của nó ra, thì tấm thân thể chất nầy trở nên thô phù. Lại còn có ảnh hưởng của Hỉ đến tâm (citta) nữa. Khi Hỉ (Pìti) càng mạnh bao nhiêu thì nó khuấy động tâm tư cũng mạnh đến chừng ấy, trong khi đó thì ảnh hưởng của Lạc (Sukha) là xoa dịu và làm thư giãn tâm tư (citta). Cả hai cảm thọ: Hỉ Lạc, nỗi mừng niềm vui, Piti Sukha, trái ngược nhau như thế. Đó là điều mà bạn phải nên quán sát cho thật kỹ khi gặp được cơ hội, tức là, ở mỗi hơi thở vào và ở mỗi hơi thở ra.

Để tóm tắt lại, khi Hỉ (pìti) và Lạc (sukha) khởi lên, thì chúng có ảnh hưởng đến hơi thở. Cảm thọ nầy làm hơi thở thô phù, còn cảm thọ kia làm hơi thở êm dịu. Chúng có ảnh hưởng khác nhau lên trên tấm thân thể chất. Cảm thọ nầy làm thân thể trở nên thô phù, trong khi đó cảm thọ kia làm lắng dịu thân thể. Chúng lại có những ảnh hưởng khác nhau đối với tâm tư. Cảm thọ nầy kích thích tâm trong khi đó cảm thọ kia làm tâm an định. Khi nào bạn nắm vững được sự phân biệt đó, qua chính sự thể nghiệm của bạn, chớ chẳng phải qua sự suy tư suông về điều ấy, thì bạn mới thật sự thành công trong việc thực tập bước thứ sáu nầy.

Sau đây, có vài sự khó khăn. Trong khi ta quán tưởng về Lạc (sukha), thì Hỉ (pìti) có thể lại xen vào. Hỉ khởi lên mạnh, khiến cho Lạc phải biến mất đi. Do đó, ta cần phải phát triển khả năng duy trì cảm thọ Lạc cho thật lâu để ngăn ngừa chẳng cho cảm thọ Hỉ bước vào. Hỉ mạnh mẽ hơn, và thô phù hơn Lạc. Nếu có Hỉ xen vào thì sự quán tưởng về Lạc bị làm hư hỏng và sự an tịnh thật sự sẽ chẳng khởi lên. Ta phải nên cố gắng đưa một nỗ lực "tuyệt kỹ" vào trong sự quán tưởng để cho Lạc chẳng bị phai nhạt đi.

Đừng để cho bất cứ cảm thọ nào khác xen vào. Nơi bước nầy, có lẽ ta sẽ được chan hoà trong niềm hoan lạc. Vi diệu thay khi thành công trong việc thực tập bước thứ sáu nầy!

Thể nghiệm Tâm hành.

Giờ đây, ta đến bước thứ bảy: "thể nghiệm tâm hành (cittasankhàra patisamvedi)". Nếu ta đã thực tập thành công cả sáu bước, thì nay ta đã biết rõ tất cả về các cảm thọ Hỉ Lạc (pìti sukha). Khi Hỉ khởi lên, nó gây ảnh hưởng nào đến Tâm (citta)? Còn Lạc khởi lên, gây ảnh hưởng nào đến Tâm? Loại ý tưởng nào được Hỉ điều kiện hoá? Loại ý tưởng nào chịu ảnh hưởng của Lạc? Ta đã ghi nhận và chiếu rọi thật kỹ lưỡng vào các tác dụng đó kể từ bước thứ năm bước thứ sáu. Một khi đến bước thứ bảy nầy, cũng dễ cho ta nhận thức ra rằng: "Ồ! Hỉ Lạc cũng đều là các tâm hành." Các cảm thọ nầy (vedanà) đều là các tâm hành, cũng giống như cách mà các hơi thở đều là các thân hành vậy. Phương pháp quan sát và nghiên cứu ở đây cũng chẳng khác với phương pháp ở bước thứ ba.

Ta đã quan sát thấy Hỉ thì thô phù và bị kích thích, còn Lạc thì tế nhị và an hoà. Như thế, khi Hỉ điều kiện hoá hoặc nhen nhúm lên một ý tưởng, thì ý tưởng ấy sẽ trở nên thô thiển. Mặt khác, khi Lạc nhen nhúm một ý tưởng nào, thì ý tưởng đó lại êm dịu và yên ổn. Đây là cách mà ta nhận thức ra các cảm thọ (vedanà) đã điều kiện hoá, đã gây ảnh hưởng đến, các tư tưởng. Và ta cũng nhận định được rằng, cảm thọ điều kiện hoá cả hai loại tư tưởng thô và tế. Ta gọi tác động đó là sự "diều kiện hoá tâm trí".

Khi nỗi mừng, Hỉ, (Pìti) mạnh mẽ thì nó tạo nên sự rung động trong thân thể. Và khi nó trở nên thật mãnh liệt thì toàn thân có thể nhảy nhót lên mừng rơn. Cảm thọ nầy thô phù và mạnh bạo. Mặt khác, Lạc, niềm vui (Sukha) làm cho êm dịu, xoa nhẹ, và thư giãn. Ta học được các đặc tánh của chúng rất khác biệt nhau. Khi Hỉ ngự trị trong tâm thì chẳng thể nào nghĩ đến các tư tưởng tế nhị được. Ta cảm thấy ngứa ngáy, lâm râm khắp châu thân, khiến cho tóc lông phải dựng lên. Vì thế, ta cần phải có đủ khả năng để kiểm soát Hỉ (Pìti). Đối lại, Lạc (Sukha) lại có nhiều ưu điểm. Nó đưa tới các tâm trạng tĩnh lặng. Nó thúc đẩy các tư tưởng tế nhị, sâu xa và thanh tịnh. Hai cảm thọ: nỗi mừng (Pìti, Hỉ) và niềm vui (Sukha, Lạc) dường như thể là kẻ thù của nhau, chống đối nhau. Nhưng điều nầy chẳng quan trọng cho lắm, vì ta đã biết cách điều chỉnh chúng được rồi. Ta đủ khả năng để kiểm soát chúng bằng cách luyện tập theo phương pháp mà ta đang thực tập đây. Đây chỉ để thêm một chút hiểu biết rành rẽ, vừa đủ về các tâm hành (citta sankhàra) mà thôi.

Thân hữu và thù nhơn.

Mặc dầu vậy, ta vẫn cần nên quán sát và thông hiểu thêm một bí ẩn khác nữa. Hai cảm thọ đó phải cùng một lượt khởi lên; có nghĩa là, nếu ta chẳng bằng lòng, chẳng được thỏa mãn, thì sự vui vẻ chẳng khởi lên. Sự bằng lòng tạo nên sự vui vẻ, sự hân hoan lại khởi lên từ sự thoả mãn. Sự bằng lòng và sự thoả mãn là nhóm hiện tượng tâm linh mà ta gọi là Pìti, Hỉ, đó là nhóm cảm thọ kích động thích thú. Mặc dầu sự vui vẻ và sự hân hoan đều thuộc nhóm cảm thọ có tánh cách xoa dịu, nhưng chúng chẳng thể sanh khởi khi vắng bóng sự thoả mãn. Bạn có thể quan sát để thấy rõ, bất cứ trong một biến cố nào có sự vui vẻ thì trước đó phải có sự thoả mãn xảy ra. Hỉ (Pìti) đi dẫn đầu. Khi đang thể nghiệm sự thành công, ta được thoả mãn, bị kích thích và bị giao động bởi sự thành công đó. Một khi Hỉ đã giảm bớt cường lực, khi tâm tư đã bắt đầu mệt chán với sự xao động và kích thích đó, thì Lạc vẫn còn duy trì ở đó. Tình cảm lắng dịu xuống. Vậy, cả hai cảm thọ đó đều là với thân hữu nhau, mà lại cùng chống đối nhau. Chúng là thân hữu với nhau, vì chúng phải khởi lên một lượt: phải có sự bằng lòng trước rồi mới có được sự vui vẻ. Ta nên thận trọng về điều nầy. Ta cần phải ứng phó với chúng theo một đường lối tế nhị và thanh tịnh. Đấy cũng như là một nghệ thuật vậy. Một nghệ thuật tâm linh khéo léo để kiểm soát Hỉ và Lạc (Pìti Sukha) khiến chúng làm lợi ích cho đời ta. Đó là điều bí ẩn về Hỉ Lạc mà ta cần phải biết rõ.

Tới đây, ta khám phá ra được rằng Hỉ (Pìti) là kẻ thù của sự quán tưởng (vipassanà), trong khi đó thì Lạc lại chẳng như thế. Sự vui vẻ, hân hoan là thân hữu, ủng hộ cho sự quán tưởng (vipassanà). "Vipassanà" có nghĩa là "thấy rõ ràng", có đưọc sự hiểu biết trực tiếp thẳng vào chơn lý của vô thường (aniccam, chẳng thường còn), khổ sở (dukkham, bất toại nguyện) và vô ngã (anatta, chẳng có tự ngã). Ta cần phải có một tâm trí thật thanh tịnh để nhận thức ra được vô thường, khổ sở vô ngã (aniccam, dukkham, anatta), xuyên qua sự quán tưởng (vipassanà). Nếu Hỉ (Pìti) khởi lên, sự quán tưởng (vipassanà) chẳng thể nào phát động được. Tâm trí bị che mờ và trở nên giao động. Cần phải vẹt bỏ Hỉ qua một bên, vì nó là kẻ thù của sự quán tưởng (vipassanà), là kẻ thù của cái nhìn trong sáng và tế nhị của tâm. Trái lại, Lạc thì chẳng như thế. Lạc xoa dịu và lắng êm, nó khiến cho tâm tư trở linh hoạt và sẵn sàng để quán tưởng. Vì lẽ nầy, ta cần phải có khả năng điều chỉnh Hỉ Lạc.

Sau cùng, ta sẽ nhận thức rằng cả hai cảm thọ Hỉ Lạc (Pìti Sukha) đều là những tâm hành. Khi Hỉ điều kiện hoá tâm (tức là gây ảnh hưởng đến tâm) thì tâm (citta) trở nên thô phù và các tư tưởng cũng thô phù theo. Khi Lạc điểu kiện hoá và ủng hộ tâm, thì tâm trở nên tế nhị và an tịnh, rồi các tư tưởng trong tâm cũng tế nhị và an tịnh theo. Cả hai loại cảm thọ đều có ảnh hưởng đến tâm (điều kiện hoá), nhưng ở các khía cạnh khác nhau. Các cảm thọ (vedanà) tạo nên điều kiện gây ảnh hưởng đến tâm, vì thế cho nên chúng được gọi là các tâm hành (citta sankhàra.

Khi sự kiện vừa nói trên đã được ta khám phá ra, ta liền quán tưởng đến nó trong tâm ta, theo mỗi hơi thở vào, ra. Thở vào rồi thở ra với sự xác tín về sự kiện đó. Đấy là công việc của sự thực tập bước thứ bảy.

An tịnh các cảm thọ.

Bước thứ tám là làm "an tịnh các tâm hành (passambhayam cittasankharam)" trong khi thở vào và thở ra. Hãy làm cho các tâm hành, tức là các cảm thọ (vedanà) trở nên êm diu và an hoà. Giảm bớt cường độ của chúng trong khi thở vào và hạ thấp năng lực của chúng trong khi thở ra. Ta cần phải có đủ khả năng làm an tịnh các cảm thọ, thì ta mới có thể thể nghiệm được điều đó mỗi khi thở vào và thở ra.

Có nhiều đường lối làm giảm bớt cường độ của các cảm thọ (vedanà). Hạ thấp năng lực của chúng hoặc chấm dứt chúng hoàn toàn chẳng phải là việc chẳng thể làm được. Có hai cách để chúng ta xử dụng: (1) phương pháp Định lực (Samàdhi) và (2) phương pháp Bát nhã (Panna).

Phương pháp Định lực.

Sức xung động của Hỉ (Pìti) có thể được làm êm dịu lại với phương pháp định lực (samàdhi) bằng cách phát triển tình trạng thiền định lên một cấp cao hơn, để loại bỏ Hỉ Lạc (Pìti Sukha) ra. Hiện nay có lẽ ta còn chưa đủ khả năng để làm được như thế, bởi vì chúng ta vừa mới bắt đầu thực tập. Tuy nhiên, vẫn có bí quyết để gạt bỏ các cảm thọ đó bằng cách đạt đến một giai tầng cao hơn của thiền định, như Tam thiền hoặc Tứ thiền chẳng hạn. Nhưng, ta vẫn có thể vẹt Hỉ qua được, bằng cách thay đổi tư tưởng của ta. Hãy đưa vào tâm một loại tư tưởng khác, để can thiệp và loại trừ cái cảm thọ bằng lòng (Hỉ) đó. Cả hai cách, cách nào cũng xử dụng đến năng lực của Định lực. (...) Thông thường, chẳng cần phải gạt bỏ Lạc (Sukha) ra. Đúng ra thì ta cần giữ lại Lạc để hỗ trợ cho sự thực tập tiếp theo về sau. Ở đây, ta đặc biệt cần phải kiểm soát Hỉ. Ta kiểm soát được Hỉ với các kỹ thuật của Định lực, hoặc bằng cách thay đổi đối tượng quán chiếu trong tâm, hoặc đạt đến một tình trạng thiền định cao hơn. Hai cách đó, cách nào cũng khiến cho Hỉ lắng dịu xuống.

Ta có thể khẳng định rằng, khi biết dùng ý nghĩa chơn thật của danh từ định lực (Samàdhi) thì ta có thể đẩy Hỉ lui ra xa. Ý nghĩa thật sự của danh từ Samàdhi, định lực, là "đạt tới tâm nhứt điểm (Ekaggatà citta) với Niết-bàn (Nibbàna) làm đối tượng". Chúng tôi có giải thích, ekaggatà citta, tâm nhứt điểm là tình trạng tâm tập trung lại, qui vào một đỉnh tuyệt cao. Định lực chơn thật lấy Nibbàna (Niệt bàn hay là tịch diệt, santi), làm đối tượng. Giờ đây, cái cảm thọ Hỉ đó gây thêm rắc rối, xáo trộn và khó khăn, thì ta hãy đuổi nó đi. Ta nhắm vào mục tiêu là tâm nhứt điểm với tịch diệt (santi) hay Niết-bàn (Nibbàna) làm đối tượng. Cảm thọ Hỉ tan biến đi vì ta đâu thèm đến nó nữa. Đó là một phương tiện khéo léo: dùng Định lực để đẩy Hỉ lui ra xa.

Phương pháp bát nhã (trí huệ).

Giờ đây tới phương pháp Bát nhã, để làm giảm cường độ của Hỉ (Pìti), để xoá bỏ ảnh hưởng của Hỉ, hoặc của Lạc, nếu muốn. Ta xử dụng Bát nhã (Panna) nhận thức được bản thể chơn thật (đặc điểm, tánh chất, điều kiện) của mọi sự vật do đấy mà Hỉ khởi lên và nguyên nhân nào làm cho nó biến diệt. Hỉ bộc phát lên, khi có điều kiện thoả ý được thực hiện đúng đắn. Nó sẽ biến diệt đi, do sự khiếm khuyết điều kiện đó, do vì nhận thức được nó chỉ là ảo giác, chớ chẳng phải là chơn thật. Một khi ta thấy được rõ như thế, cảm giác bị Hỉ khuấy động, và sẽ từ từ mất dần.

Một phương pháp khác của Bát nhã là sự phân biệt rõ ràng giữa vị ngọt (assàda) và nguy hiểm (àdìnava) của Hỉ. Vị ngọt (Assàda) tức là tánh chất hấp dẫn của một sự vật, vẻ duyên dáng ngon ngọt cám dỗ của nó. Hỉ có hương vị kỳ diệu đó. Nguy hiểm (Àdìnava) là khía cạnh tác hại trừng phạt của sự vật. Nguy hiểm của Hỉ là việc nó kích thích và khuấy rối, lại đẩy lùi sự yên tịnh ra xa, đấy là điều đã làm cho nó trở nên kẻ thù của sự quán tưởng (vipassanà). Một khi ta đã nhận biết rõ như thế, thì Hỉ tan rả. Nếu ta thấy rõ được sự khởi sanh, sự biến diệt, sự duyên dáng (vị ngọt), và sự tác hại (nguy hiểm) của Hỉ, thì nó tan rả và biến mất đi. Đây là xua đuổi Hỉ với kỹ thuật của phương pháp Bát nhã.

Mỗi người trong chúng ta cần nên hiểu rõ ý nghĩa của hai danh từ Assàda Àđìnava. Nếu bạn nhớ được tiếng Pali, thì có lẽ tốt hơn là lời dịch. Assàda là khía cạnh hấp dẫn, thoả thích, đáng yêu, làm say đắm, hay quyến rũ của một sự vật nào. Àdìnava là khía cạnh thấp hèn hay tác hại của một sự vật. Chẳng thể vịn vào cớ nào để cho hai điều đó tới để phỉnh gạt ta. Một khi đã thấy rõ hai điều đó rồi, thì ta biết rằng, thích thú một vật, hoặc say đắm yêu mê nó, là một sự điên rồ tích cực. Còn đi oán ghét một sự vật lại là một sự điên rồ tiêu cực. Nếu đã hiểu biết rõ ràng cả hai rằng chúng luôn luôn phỉnh gạt ta và dụ dỗ ta hoặc phải yêu mê hoặc phải thù hận, thì bài học rút ra ở chúng, là ta chớ có dễ dãi trong hai việc thương và ghét, và nhờ đó mà ta được giải thoát khỏi ma lực của mọi sự vật. Thí dụ như tiền bạc có cả hai:vị ngọt và nguy hiểm (Assàda Àdìnava) thì ta chớ nên để nó lung lạc mà đi lầm đường, hay là điên cuồng theo đuổi nó mải miết.

Thông hiểu cho thật đầy đủ về cặp Assadà với Àdìnava, tức là cặp vị ngọt nguy hiểm, điều tạo nên sự an toàn nhứt mà ta có thể biết được. Thấy biết vị ngọt và nguy hiểm của Hỉ, bạn sẽ mệt chán với Hỉ. Rồi nó tự bay đi mất. Đấy là cách dùng Trí huệ Bát nhã để đuổi Hỉ đi xa. Ngay cả với Lạc (Sukha), cũng chớ nên dễ dãi. Mặc dầu ta còn cần giữ lại đôi chút Lạc vì mục đích hữu ích của nó, nhưng ta cũng chớ nên để bị mất hướng vì nó. Xin bạn hãy nhớ kỹ hai danh từ Assàda Àdìnava nầy trong suốt khoảng đời còn lại của bạn. Chúng sẽ trở thành một thứ linh phù để thật sự bảo vệ bạn, chớ chẳng hề làm hại bạn.

Đến điểm nầy, tâm trí có thể điều chỉnh các cảm thọ. Tâm trí đã phát triển được khả năng làm chủ và tự kiểm khiến cho các cảm thọ hết mong lôi kéo ta theo đường nầy lối nọ. Cảm thọ Lạc, lạc thọ (sukha vedanà), tức là cái cảm giác thích thú mà chúng ta đang bàn luận đây, thường thu hút tâm trí theo một hướng khả ái một cách tích cực. Còn có một loạt các cảm thọ khác trì níu ta vào đường tiêu cực, theo một hướng chẳng đáng cho ta mong muốn hay vừa ý.

Chúng ta đã bàn luận đến nhóm các lạc thọ, và ta cũng nên biết rõ thêm về các cảm thọ đau khổ, tức là nhóm các khổ thọ (dukkha vedanà) nữa. Ta phải biết cách làm sao ngăn chặn các cảm giác bất như ý và sầu muộn đừng đẩy ta vào một tình trạng khổ sở (dukkha). Các khổ thọ có thể bị ta đánh bại theo phương pháp giống như ta đã làm với Hỉ (Pìti). Cho dầu là lạc thọ, hay khổ thọ, ta cũng có thể kiểm soát chúng được cả. Ta chế ngự được chúng cả, chẳng trừ loại nào. Ta thực tập bằng cách đưa bất cứ cảm thọ nào vào tâm và thể nghiệm nó cho trọn vẹn. Rồi với trí huệ Bát nhã ta soi chiếu nó để đuổi nó đi xa. Bạn hãy thể nghiệm cái khả năng vứt bỏ được bất cứ cảm thọ nào. Rồi ý thức rằng các cảm thọ chẳng còn điều kiện hoá được tâm nữa. Hãy diễn đi diễn lại kỹ thuật nầy với mỗi hơi thở vào và mỗi hơi thở ra, cho đến khi nào bạn trở nên thuần thục thành một chuyên viên về vấn đề nầy. Thế là, bạn đã thành công trong việc thực tập bước thứ tám.

Sao lại quá bận tâm?

Một điểm chót là vấn đề vì sao ta lại quá bận tâm luận bàn nhiều về các cảm thọ vậy? Tại sao lại thấy cần thiết phải đưa các cảm thọ vào hàng các công tác của sự thực tập? Sao lại chẳng bước ngay sang việc quán tưởng (Vipassanà) để đạt tới Niết-bàn (Nibbàna) càng sớm càng tốt? Lý do là ta cần phải thông hiểu về các cảm thọ (vedanà) mới có đủ khả năng để kiểm soát tâm trí trong khi theo đuổi việc thực tập cho tới ngày thành tựu được mục tiêu chánh yếu là đạo quả Niết-bàn (magga phala nibbàna).

Nhưng ta còn có một mục tiêu thứ yếu nữa. Đó là, một khi đã điều chỉnh được các cảm thọ, có thể ta đủ khả năng để giữ cuộc sống của ta theo con đường chơn chánh và đứng đắn. Khi còn mê mờ về các tình cảm, ta thường rơi vào vòng nô lệ của chủ nghĩa duy vật mà ma lực luôn luôn bủa vây ta vào lúc ta buông thả theo các lạc thú vật chất, tức là các hương vị của các cảm thọ. Tất cả những cuộc khủng hoảng trên thế giới đều bắt nguồn từ nơi những người còn chưa hiểu rõ cảm thọ (vedanà), và say mê yêu đắm các cảm thọ. Tình cảm đã thúc đẩy ta hành động như thế đó, để đưa đến các sự bất hoà, tranh chấp, chống đối và cả chiến tranh nữa. Đôi khi chúng còn đưa đến cả các trận thế chiến. Tất cả chỉ vì con người thất bại trong việc đương đầu với sự phỉnh gạt của cảm thọ (vedanà).

Giờ đây, chắc các bạn đã nhận thức được rằng cần phải thông hiểu các cảm thọ. Ta phải biết các điều bí ẩn về chúng và vận dụng được sự điều chỉnh lấy chúng, nếu muốn cho thế giới nầy hoà bình. Cần chi nói đến việc chứng đắc Niết-bàn (Nibbàna) cho quá cao xa; ngay tại đây, sống an hoà trong nội tâm và sống hoà bình với đồng loại trên hành tinh nầy đã đòi hỏi mọi người phải đủ khả năng làm chủ các tình cảm mình, đấy là điều mà giờ đây chúng ta vẫn còn chưa biết cách khéo làm. Tôi hi vọng tất cả các bạn sẽ tiếp tục khai thác lợi lạc của khả năng đó suốt khoảng đời còn lại của các bạn. Bộ bốn nầy sở dĩ được đưa vào sự thực tập Quán tưởng Giác niệm về Hơi thở (Ànàpànasati) là vì tầm quan trọng rộng rãi và mãnh lực to tát của các cảm thọ (Vedanà).

Trên đây là bộ bốn thứ nhì (2nd tetrad) trong Pháp Quán tưởng Giác niệm về Hơi thở (Ànàpànasati).

Xin chấm dứt bài pháp thoại tại đây, vì hết giờ.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13

 

Chân thành cám ơn cư sĩ Thiện Nhựt, Montréal, Canada, đã có thiện tâm giúp chuyển dịch cẩm nang hành thiền này.
(Bình Anson, 03-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 05-03-2004