Duong vao Thang phap - Tk Chanh Minh
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Đường vào Thắng pháp

Tỳ khưu Chánh Minh

 

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


[2.3]

 Bài 25.

Chín lực
(Navabalāni)

 

252 - Hỏi. Lực (bala) là gì? Có bao nhiêu lực?

Đáp. Chữ bala có nghĩa là “sức mạnh”, như: “āyu vaṇṇo sukhaṃ balaṃ: Sống lâu, sắc đẹp, an lạc, sức mạnh [1] .

Hay : “Con ngựa xứng đáng là biểu tượng của vua, con ngựa ấy có đủ ba đức tính : Sắc đẹp, sức mạnh và tốc lực” [2] .

Sách “Vô ngại giải Đạo” giải thích:

“Gọi là lực, vì không bị dao động bởi pháp đối nghịch”.

Như: “Assaddhiye na kampatīti = saddhābalaṃ”.

Tín lực là không bị dao động bởi bất tín [3] .

Trong Kinh Tạng có nêu ra rất nhiều “sức mạnh”, đơn cử một số “sức mạnh” như sau:

“Paṭisaṅkhānabalañca bhāvanābalañca”.

- Sức mạnh xem xét, sức mạnh tu tập [4] .

“Satibalaṃ, samādhibalaṃ, anavajjabalaṃ, saṅgahabalaṃ”.

- “Niệm lực, định lực, vô tội lực, năng nhiếp lực” (saṅgahabalaṃ) [5]

*- Năm sức mạnh của vị vua (khattiyabala) là:

- Thân lực tráng kiện (bāhābala).

- Nhiều tài sản (bhogabala).

- Sức mạnh hiền thần (amaccabala).

- Dòng dõi cao quý (abhijaccabala).

- Có trí tuệ (paññā) [6] .

*- Năm sức mạnh của nữ nhân.

- Có sắc đẹp là sức mạnh (rūpabalaṃ).

- Có tài sản là sức mạnh (bhogabalaṃ).

- Thông minh lanh lợi là sức ạmnh (ñātibalaṃ).

- Có giới hạnh là sức mạnh (sīlabalaṃ).

- Có con là sức mạnh (puttabalaṃ). [7]

*- Tám loại sức mạnh.

- Sức mạnh của trẻ thơ là “tiếng khóc”.

- Sức mạnh của nữ nhân là “hờn dỗi”.

- Sức mạnh của kẻ cướp là “vũ khí”.

- Sức mạnh vua chúa là “uy quyền”.

- Sức mạnh của kẻ ngu là “áp đảo”.

- Sức mạnh của bậc Hiền trí là “cảm hóa”.

- Sức mạnh của bậc nghe nhiều là “thẩm sát”.

- Sức mạnh của Samôn, Bàlamôn là “nhẫn nại” [8] .

Sách Paṭisambhidāmagga (Vô Ngại giải Đạo) có nêu ra 68 lực  [9] .

Ở đây chỉ đề cập đến 9 lực là: Tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, quý lực, vô tàm lực và vô quý lực.

Có Phật ngôn sau:

So imāni pañca sekhabalāni upanissāya viharati:

Vị ấy sống y cứ trên năm hữu học lực.

Saddhābalaṃ, hiribalaṃ, ottappabalam., vīriyabalaṃ, paññābalaṃ”

Tín lực, tàm lực, quý lực, tấn lực, tuệ lực. [10]

“Pañcimāni bhikkhave, balāni. Katamāni pañca?

Này các Tỷ-kheo, có năm sức mạnh này. Thế nào là năm?

Saddhābalaṃ, vīriyabalaṃ, satibalaṃ, samādhibalaṃ, paññābalaṃ.

Tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực [11] .

Trên là 7 lực, thêm 2 lực nữa là Vô tàm lực (ahirikabala) và vô quý lực (anottappabala) [12] thành 9 lực.

253 - Hỏi. Vô tội lực (anavajjabala) ra sao? Chi pháp là gì?

Là “thành tựu thân nghiệp vô tội”; thành tựu ngữ nghiệp vô tội”; “thành tựu ý nghiệp vô tội” [13] .

“Vô tội lực” là không dao động, không rúng động đối với pháp nghịch là “thân hành ác, ngữ hành ác và ý ác”.

Chi pháp “Vô tội lực” là một trong ba tâm sở Vô tham, vô sân, vô si. Hoặc cả ba tâm sở ấy.

254 - Hỏi. Thế nào là “năng nhiếp lực (saṅgahabala)”?

Saṅgaha là “gom lại”.

Gọi là “nhiếp lực” là có sức mạnh chuyển hóa, đưa vào chỗ tốt đẹp.

Nhiếp lực là ‘thường thực hành bốn nhiếp pháp (saṅgahadhammā) là: Bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự.

Đức Phật dạy:

“Tối thắng trong bố thí” là pháp thí.

“Tối thắng trong ái ngữ” là thuyết pháp [14] .

*- Lợi hành (atthacariyā). Là làm lợi ích đến tha nhân, chủ yếu là giúp người thành tựu “tứ lợi hậu thế”. Đức Phật dạy:

“Tối thắng trong “lợi hành”là:

- Với người không có đức tin, an trú người ấy vào đức tin.

- Với người không có giới, an trú người ấy vào giới hạnh.

- Với người bỏn xẻn, an trú người ấy vào hạnh xả ly (bố thí).

- Với người thiếu trí, an trú người ấy vào “trí tuệ”. (sđd).

*- Đồng sự (samānattatā). Là cùng vui, cùng khổ với người khác; điều chủ yếu ở đây là “giúp người cùng tiến hóa”, như bậc Dự lưu giúp người khác trở thành bậc Dự lưu như mình.... (sđd)

Người thành tựu bốn lực này sẽ an ổn đối với 5 sự lo sợ.

- Lo sợ về sinh sống (ājīvabhaya).

- Lo sợ về danh tiếng (asilokabhaya).

- Lo sợ về luật nước (parussārajja).

- Lo sợ chết (maraṇabhaya).

- Lo sợ sa khổ cảnh (duggatibhaya).

255 - Hỏi. Thế nào là tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực và tuệ lực? Chi pháp là gì?

Đáp.

- “Tín lực”. Là không dao động trước sự vô tín; là đạt niềm tin trọn vẹn vào Tam bảo, nhất là Đức Phật [15]

Chi pháp Tín lực là tâm sở Tín.

- “ Tấn lực”. Là không dao động trước sự lười nhác. Nỗ lực thực hành bốn pháp Chánh cần.

Chi pháp tấn lực là tâm sở Tinh tấn.

- “Niệm lực”. Là không dao động trước sự lơ đểnh.

Chi pháp Niệm lực là tâm sở Niệm.

- “Định lực”. Là không dao động trước sự “tán loạn tâm”.

Chi pháp là tâm sở Nhất hành.

- “Tuệ lực”. Là không dao động trước vô minh (avijjā).

Chi pháp là tâm sở Trí.

256 – Hỏi. Thế nào là Tàm lực ? Thế nào là quý lực? Chi pháp là gì?

Đáp. “Tàm lực”. Là sức mạnh khi “hổ thẹn tội lỗi”, “hổ thẹn đối với các ác bất thiện pháp”. Đức Phật có dạy.

Ở đây, này các Tỳkhưu, vị Thánh đệ tử có lòng hổ thẹn, hổ thẹn đối với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, hổ thẹn đối với các pháp ác, bất thiện được thực hiện. Như vậy, này các Tỳkhưu, được gọi là tàm lực [16] .

Chi pháp của Tàm lực là tâm sở Tàm (hirikacetasika).

Đối nghịch với Tàm lực là Vô tàm lực.

Chi pháp Vô tàm lực là tâm sở Vô tàm (ahirikacetasika).

257- Hỏi. Thế nào là “quý lực”? Chi pháp là gì?

Đáp. “Quý lực”. Là sức mạnh ghê sợ đối với tội lỗi, đối với các ác bất thiện pháp. Đức Phật có dạy:

Ở đây, này các Tỳkhưu, vị Thánh đệ tử có lòng sợ hãi, sợ hãi đối với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, sợ hãi đối với các pháp ác, bất thiện được thực hiện. Như vậy, này các Tỳkhưu, được gọi là quý lực” (sđd).

Chi pháp Quý lực là tâm sở Quý (ottappacetasika).

Đối nghịch với Quý lực là Vô quý lực, chi pháp là tâm sở Vô quý (anottappacetasika).

Dứt chín lực.

-ooOoo-

 

Bài 26.

Bốn trưởng.
(Cattāro adhipati).

 

258 -Hỏi. Thế nào là adhipati (trưởng)?. Có bao nhiêu pháp trưởng?

Đáp. Adhipati = adhi (cao tột) + pati (chủ nhân).

Theo nghĩa đen adhipati là “chủ nhân cao nhất”; nên adhipati được dịch là “trưởng” hay “lớn nhất”.

Pāli có giải thích:

- Adhinānaṃ pati = adhipati:

“Chủ nhân cao nhất, gọi là trưởng.

- Adhiko pati = adhipati:

“Chủ nhân lớn nhất, gọi là trưởng.

Cần phân biệt giữa adhipati (trưởng) và indriya (quyền).

Adhipati ví như đức vua, là người lãnh đạo có quyền hạn cao nhất.

Indriya (quyền) ví như các đại thần, chỉ có quyền kiểm soát bộ phận mà mình quản lý.

Một đất nước chỉ có một đức vua, nhưng có nhiều vị đại thần.

Cũng vậy, trong một tâm chỉ có một pháp trưởng, trong khi đó  có nhiều pháp quyền  [17] .

Như nói “năm quyền là: tín, tấn, niệm, định, tuệ ngang bằng nhau”.

Pháp trưởng có bốn là : Dục trưởng (chandādhipati), cần trưởng (viriyādhipati), tâm trưởng (cittādhipati) và trí trưởng (vimaṃsādhipati).

Như có Pāli sau:

Cattāro adhipati: Chandādhipati, viriyādhipati, cittādhipati, vimaṃsādhipati (sđd, tr 392).

259 -Hỏi. Thế nào là Dục trưởng (chandādhipati)? Chi pháp là gì?

Đáp. Chanda là “sự ao ước, sự ước muốn”.

Gọi là Dục trưởng là “sự ao ước vượt trội hơn cả”.

Có ba loại ao ước:

- Ao ước hưởng thụ năm dục, gọi là kāmacchandādhipati. Đây là loại dục trưởng bất thiện.

Chi pháp là tâm sở Dục (chandacetasika) đi chung với tâm sở tham.

Lại nữa, cũng có loại “ước muốn hủy diệt kẻ nghịch hay cảnh đối nghịch”, ước muốn này khi lớn mạnh trở thành trưởng.

Và đây cũng là loại dục trưởng bất thiện. Chi pháp là tâm sở Dục đi chung với phẩn nộ (paṭigha).

Dục trưởng bất thiện chỉ có trong tâm tham và hai tâm sân, không có trong hai tâm si, vì hoài nghi có trạng thái phân vân, còn phóng dật có trạng thái tán loạn, chúng không đủ sức mạnh hổ trợ cho tâm sở Dục lớn mạnh để trở thành trưởng.

- Ao ước chứng đắc những pháp thượng nhân như thiền định, đạo quả, khi phát triển lớn mạnh, trở thành pháp trưởng, gọi là dhammacchandādhipāti (pháp dục trưởng). Đây là Dục trưởng thiện.

Chư Bồ tát khởi đầu cũng từ pháp dục trưởng này. Chi pháp là tâm sở Dục trong các tâm thiện.

- Mong muốn làm, nhưng không lưu lại quả khác thời gian.

Như Đức Phật giảng pháp, các Ngài Mahā Kassapa, Sāriputta an trú trong định Diệt thọ tưởng để tế độ “những người nghèo khổ”, hay các vị Thánh Alahán tu t6ạp thiền chỉ tịnh để làm gương cho hậu học, đồng thời an hưởng “hiện tại lạc trú”...

Đây là tác dục (kiriyachanna), không thiện cũng không bất thiện.

Chi pháp là tâm sở Dục trong những tâm Duy tác hữu nhân.

Tóm lại chi pháp của Dục trưởng là tâm sở Dục.

260 -Hỏi. Thế nào là Cần trưởng (viriyādhipati)? Chi pháp là gì?

Đáp. “Cần trưởng” là sự nỗ lực lớn trội hơn cả.

Cần trưởng cũng có ba loại:

- Tinh tấn thực hành những tà pháp hay các ác bất thiện pháp như: cố gắng sát sinh, trộm cắp... gọi là cần trưởng bất thiện, hay “những đường lối khổ hạnh”.

Hoặc cố gắng “sát hại kẻ thù”... Đây là Cần trưởng bất thiện.

Chi pháp là tâm sở Tinh tấn trong tâm Tham hay tâm Sân.

- Tinh tấn thực hành để thành tựu những pháp thượng nhân, gọi là cần trưởng thiện.

Chi pháp là tâm sở Tinh tấn trong những tâm thiên.

- Tinh tấn thực hành những pháp tốt đẹp để làm gương cho hậu học, như các vị Thánh Alahán, tinh tấn hành thiền tịnh... gọi là cần trưởng vô ký.

Chi pháp là tâm sở Tinh tấn trong tâm Duy tác hữu nhân.

Cần trưởng không có trong các tâm Siêu thế, vì trong tâm Đạo các quyền phải “ngang bằng” nhau mới sát trừ được phiền não.

Còn trong tâm quả Siêu thế, đó là “thành quả” của tâm Đạo.

Tóm lại, chi pháp cần trưởng là tâm sở Tinh tấn.

261 - Hỏi. Thế nào là Tâm trưởng (cittādhipati)? Chi pháp là gì?

Đáp. Tâm trưởng là “tâm lớn mạnh vượt trôi hơn cả”.

Tâm trưởng chỉ cho những tâm đổng lực Nhị nhân hay Tam nhân.

Đó là: 8 tâm tham, 2 tâm sân, 8 tâm thiện dục giới, 8 tâm Duy tác Dục giới hữu nhân, 9 tâm thiện đáo đại, 9 tâm duy tác đáo đại và 40 tâm siêu thế (khi những tâm này làm việc đổng lực).

262 -Hỏi. Thế nào là trí trưởng (vimaṃsādhipati)? Chi pháp là gì?

Đáp. Chữ vimaṃsa nghĩa là “dò xét kỹ lưỡng”, nên vimaṃsa còn được dịch là thẩm sát.

Thẩm trưởng là tâm sở Trí lớn mạnh vượt trội hơn cả.

Trí trưởng không có trong các tâm quả và tâm Đạo, vì sao?

- Trong tâm đạo, các quyền phải đồng đẳng, nói cách khác các pháp phải ngang nhau mới sát trừ được phiền não luân hồi.

- Tâm quả siêu thế chỉ là “kết quả của sự diệt phiền não luân hồi của tâm đạo”, do đó không cần phải có trí trưởng.

- Trong tâm quả Hiệp thế, trí là kết quả của tâm thiện, nên không thành trưởng.

Trí trưởng hiển lộ rõ nhất trong những tâm thiện dục giới có trí khi làm việc phản khán đạo, quả, Nípbàn trong lộ tâm chứng đạo.

Trong bốn pháp trưởng, chỉ có trí trưởng có hai tính thiện và vô ký.

- Trí lớn mạnh nhất trong tâm thiện có trí là tính thiện.

- Trí lớn mạnh trong tâm Duy tác hữu trí là tính vô ký.

Dứt bốn pháp trưởng.

--ooOoo-

 

Bài 27.

Bốn vật thực
(Cattāro ahāra).

 

263 - Hỏi. Gọi là vật thực (āhāra) với ý nghĩa ra sao? Có mấy loại vật thực ?.

Đáp. “Āhāra = ā + ngữ căn har.

Āhāra xuất nguyên từ động từ ahārati (ā + căn har +a) nghĩa là “mang lại”.

Āhāra xuất nguyên từ động từ āhāreti là “thức ăn, chất bổ dưỡng”.

Āhāra được dùng theo nghĩa đen lẫn nghĩa ẩn dụ.

- Nghĩa đen là “thức ăn, chất bổ dưỡng”. Như:

“Annena pānena upaṭṭhahassu,

Khettañhi taṃ puññapekkhassa hotī’ti”.

“Với những bậc như vậy, cơm nước phải cúng dường.

Thật chính là phước điền; cho những ai cầu phước” [18]

Vật thực có 2 loại: Loại thô (oḷāriko) và loại tế (sukhumo) hay loại cứng, loại mềm.

- Nghĩa ẩn dụ như: “Ta bị sắc ăn”; “ta bị thọ ăn”...

Hay : ... “Món ăn nào đối với dục tham  (kāmacchanda) chưa sinh được sinh khởi..” [19]

Món ăn cho lạc” [20] .

Āhāra còn được hiểu như là “nguyên nhân (hetu), nguồn gốc (mūla), điều kiện (paccaya)”.

*- Nguyên nhân (hetu)”. Như : “Ai cho vật hài lòng, nhận được điều hài lòng” [21] .

*- “Nguồn gốc (mūla). Như:

“Pañcime, bhikkhave, puññābhisandā kusalābhisandā sukhassāhārā sovaggikā...”.

“Này các Tỳkhưu, có 5 nguồn sinh phước (puññāhisandā), nguồn sinh thiên này, là món ăn an lạc thuộc thiên giới...” [22] .

*- “Là điều kiện (paccaya)”. Như: “Không thụ động, hăng hái là món ăn cho các tài sản... [23] .

Có 4 loại vật thực là: Đoàn thực (kabalikāra āhāra), xúc thực (phassa āhāra, tư niệm thực (manosañcetanā āhāra) và thức thực (viññāṇa āhāra).

Có Phật ngôn sau:

“Cattārome, bhikkhave, āhārā bhūtānaṃ ... Katame cattāro?

-“Này các Tỳkhưu, có 4 loại thức ăn này. ... Thế nào là bốn:

Āhāro - oḷāriko vā sukhumo vā, phasso dutiyo, manosañcetanā tatiyā, viññāṇaṃ catutthaṃ...”.

- Một là đoàn thực hoặc thô hoặc tế, hai là xúc thực, ba là tư niệm thực, bốn là thức thực... [24]

264 - Hỏi. Đoàn thực (Kabalikāhāra) là thế nào? Chi pháp là gì?

Đáp. “Đoàn thực” là chất bổ dưỡng (ojā) có trong vật thực, giúp cho sắc pháp được tăng trưởng, lớn mạnh.

Gọi là “đoàn”, vì khi “miếng ăn đưa vào miệng, bị răng nghiền nát, rồi nước bọt tẩm ướt, quyện chúng lại thành viên tròn.

Chúng quyện vào nhau thành khối, nên gọi là đoàn.

Gọi là “thực”, vì dưỡng tồ trong thức ăn nuôi dưỡng, làm tăng trưởng sắc pháp.

Chi pháp của đoàn thực là sắc Vật thực ngoại.

265 - Hỏi. Xúc thực (phassāhāra) là thế nào? Chi pháp là gì?

Đáp. “Xúc” là sự chạm cảnh làm phát sinh thọ, gọi là xúc thực.

Như Phật ngôn:

Phassa paccayaa vedanā:  Xúc duyên cho thọ.”

Xúc có thể làm duyên cho 5 thọ sinh lên.

Chi pháp xúc thực là tâm sở Xúc (phassa cetasika).

266 - Hỏi. Thế nào là “Tư niệm thực” (manosañcetanāhāra)? Chi pháp là gì?

Đáp.Manosañcetanāhāra”= mano (ý) + sañcetanā (có chủ ý) + āhāra (vật thực).

Bản Sớ giải Tương ưng kinh có giải thích [25]  “manosañcetanā mang lại chất bổ dưỡng cho dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu”.

Ý (mano) ở đây chỉ cho những tâm đổng lực, “sự chủ ý” (sañcetanā) chỉ cho tâm sở Tư trong những tâm đổng lực ấy, āhāra (mang lại) chỉ cho tâm quả trong 3 hữu.

Như vậy, tư niệm thực là “những gì mang lại quả luân hồi”.

Nói cách khác, tư niệm thực cho “quả tái sinh trong luân hồi”.

Như lý duyên khởi là:

Saṅkhāra paccayā viññānaṃ: Hành duyên cho thức”.

Chi pháp của tư niệm thực là tâm sở Tư (cetanā cetasika) trong 12 tâm bất thiện + 17 tâm thiện hiệp thế [26] .

267 -Hỏi. Thế nào là “thức thực” (viññāṇāhāra)?  Chi pháp là gì?

Đáp. Trước tiên, theo lý duyên khởi thì:

Viññāṇa paccayā nāmarūpaṃ: Thức duyên danh sắc.

Gọi là thức thực vì “tạo ra danh sắc”, tức là do có thức mới có tâm sở và sắc pháp sinh ra.

Theo bản Sớ giải kinh Tương ưng (sđd), “thức thực” là “quả đầu tiên” trong kiếp sống mới.

Chi pháp thức thực là 19 tâm tục sinh. Vì 19 tâm này “mang lại kiếp sống mới trong luân hồi”.

Đối với cõi ngũ uẩn thì “thức thực” mang lại “danh sắc” trong thời điểm tái sinh.

Đối với cõi tứ uẩn thì “thức thực” mang lại danh pháp trong thời điểm tục sinh.

Đối với cõi Vô tưởng thì “thức thực” mang lại sắc pháp trong thời tục sinh.

Dứt bốn loại vật thực.

--ooOoo-

 

C – Giác phần tập yếu.
(Bodhipakkhiyasaṅgaha).

 

Đại cương.

 

268 – Hỏi. Gọi là “giác phần tập yếu” ra sao? Giác phần tập yếu có bao nhiêu thành phần?

Đáp. Bodhipakkhiya = bodhi + pakkhiya (về phía, nghiêng về).

Bodhi xuất nguyên từ ngữ căn buj (hiểu biết).

Bodhipakkhiya là “những điều mang lại sự hiểu biết”.

Hiểu biết cái gì?

Hiểu biết phương pháp, hay “cách thức” thoát  ra khỏi luân hồi.

Giác phần tập yếu” là “gom những pháp chính yếu, những pháp này có đặc tính “dẫn dắt chúng sinh thoát ra cái khổ luân hồi”.

“Giác phần tập yếu” có 7 phần như sau:

1- Bốn niệm xứ (cattāro satipaṭṭhānā).

2- Bốn chánh cần (cattāro sammappadhānā).

3- Bốn như ý (cattāro iddhipādā).

4- Năm quyền (pañcindriyāni).

5- Năm lực (pañcabalāni).

6- Bảy giác chi (sattabojjhaṅgā).

7 – Bát chi đạo (aṭṭhamaggaṅgāni).

(Học viên nên xem thêm “Tìm hiểu pháp giác ngộ”, ở đây chỉ trình bày tóm gọn và nêu lên chi pháp mà thôi.

Năm quyền, 5 lực và tám chi đạo học viên xem ở trước. Chỉ khác là năm quyền, 5 lực  và 8 chi đạo ở đây đều là thiện, là pháp dẫn đến chứng đắc Nípbàn).

 

-ooOoo-

 

Bài 28.

Bốn niệm xứ 
(Cattāro satipaṭṭhānā)

 

269 - Hỏi. Thế nào là “niệm xứ” (satipaṭṭhāna)?  Có mấy pháp niệm xứ?

Đáp. “Paṭṭhāna” = pa + ngữ căn  ṭhā. Paṭṭhāna xuất nguyên từ động từ paṭṭhāpeti nghĩa là “khởi sự, thành lập”.

Paṭṭhāna là “sự bắt đầu, điểm khởi đầu, nơi dẫn ra”.

Paṭṭhāna thường được dịch là “ xứ, nơi chốn, chỗ”.

Tuy āyatana cũng được dịch là “xứ, chỗ, chốn”, nhưng có ý nghĩa khác với paṭṭhāna, paṭṭhāna là “chỗ cố định, chỗ vững chắc”. Như có Pāli giải thích:

Bhusaṃ tiṭṭhātīti = paṭṭhānaṃ.

“Nơi trú vững chắc, gọi là xứ [27] .

Gọi là “niệm xứ” là “chú ý, ghi nhớ, ghi nhận rõ ở nơi vững chắc”.

Như có Pāli  giải thích:

Sati eva paṭṭhānaṃ = satipaṭṭhānaṃ:

“Chú ý chỗ vững chắc như vậy, là niệm xứ” (sđd).

Có bốn pháp niệm xứ là : Niệm thân trong thân, niệm thọ trong thọ, niệm tâm trong tâm và niệm pháp trong pháp [28] .

270 - Hỏi. Thế nào là “niệm thân trong thân”? Có mấy pháp “niệm thân”? Chi pháp là gì?

Đáp. “Niệm thân trong thân” là “ghi nhận rõ những gì diễn tiến nơi thân” hay “ghi nhớ rõ những gì thuộc về thân”.

Thân (kāya) có 2 nghĩa:

- “Là nơi tụ hội”, là nơi tụ hội của tứ đại.

- “Là nơi sinh ra”, tức là 32 thể trược.

Theo kinh Tứ niệm xứ, niệm thân trong thân có 6 phần là:

1- Ghi nhận hơi thở vào – hơi thở ra.

2- Ghi nhận bốn oai nghi : Đi, đứng, nằm, ngồi.

3- Ghi nhận các tiểu oai nghi như : co tay, duỗi tay, mặc y, nghiêng mình...

4- Ghi nhận bốn nguyên chất: Đất, nước, gió, lửa trong thân.

5- Ghi nhận các thể trược.

6- Ghi nhận (tử thi).

Chi pháp niệm thân trong thân là tâm sở Niệm (saticetasika).

271 – Hỏi. Thế nào là “niệm thọ trong thọ”? Chi pháp là gì?

Đáp. “Niệm thọ” là ghi nhận hay “ghi nhớ rõ 3 hoặc năm loại thọ: Khổ, ưu, hỷ, lạc và xả”.

Chi pháp là tâm sở Niệm.

272 - Hỏi. Thế nào là “niệm tâm trong tâm”? Chi pháp là gì?

Đáp. “Niệm tâm trong tâm” là “ghi nhận hay nhớ rõ sự sinh diệt của tâm”.

Trong kinh Tứ niệm xứ, Đức Phật nêu ra 16 loại tâm để “ghi nhận”, đó là:

1- Tâm có tham (sarāgacitta). Là 8 loại tâm tham.

2- Tâm không có tham (virāgacitta). Là tâm thiện và tâm Vô ký hiệp thế.

3- Tâm có sân (sadosacitta). Là 2 tâm sân.

4- Tâm không có sân (vītadosacitta). Là tâm thiện và tâm Vô ký hiệp thế.

5- Tâm có si (samohacitta). Là 2 tâm si.

6- Tâm không có si (vītamohacitta). Là tâm thiện và tâm Vô ký.

7-Tâm co rút (saṃkhitacitta). Là tâm có sở hữu Hôn phần phối hợp, là 5 tâm bất thiện hữu trợ.

8 –Tâm phóng dật (vikhitacitta). Là tâm có trạng thái tán loạn, loạn động.

9- Tâm rộng lớn (mahaggatā citta). Là tâm thiền Sắc giới và Vô sắc giới.

10- Tâm không rộng lớn (amahaggatācitta). Là tâm Dục giới.

11- Tâm hữu hạn. Là tâm Dục giới

12- Tâm Vô hạn. Là Sắc giới và tâm Vô sắc giới.

13- Tâm có định . Là tâm cận định hay tâm an chỉ định.

14 –Tâm khộng có định. Là tâm có những chi thiền phát huy sức mạnh.

15- Tâm giải thoát (vimutticittsa).

16 - Tâm không giải thoát.

273 - Hỏi. Thế nào là “niệm pháp trong pháp”? Chi pháp là gì?

Đáp. “Niệm pháp” là “ghi nhận” những pháp đang diễn tiến trong thân.

Theo Kinh Tứ niệm xứ, quán pháp trong pháp có 5 phần:

- Quán xét 5 thủ uẩn.

- Quán xét 5 chướng ngại.

- Quán xét 12 xứ.

- Quán xét về 7 chi phần dẫn đến giác ngộ.

- Quán xét lý tứ đế.

Chi pháp “niệm pháp trong pháp “ là tâm sở Niệm (saticetasika).

274 - Hỏi. Công dụng của Tứ niệm xứ ra sao?

Đáp. Bốn pháp Niệm xứ có công dụng như sau:

*- Niệm thân để thấy, hiểu rõ sắc uẩn, đồng thời diệt trừ được “xinh đẹp tưởng”.

*- Niệm thọ để thấy, hiểu rõ thọ uẩn, đồng thời diệt trừ được “lạc tưởng”.

*- Niệm tâm để thấy, hiểu rõ thức uẩn, đồng thời diệt trừ được “thường tưởng”.

*-Niệm pháp để thấy, hiểu rõ tưởng uẩn và hành uẩn, đồng thời diệt trừ được “ngã tưởng”.

*- Niệm thân - niệm thọ để trừ tà kiến và ái dục thô.

*-Niệm tâm - niệm pháp để trừ  tà kiến và ái dục vi tế.

Dứt bốn niệm xứ.

-ooOoo-

 

Bài 29.

Bốn Chánh cần
(Cattāro sammappadhānā).

 

275 - Hỏi. “Chánh cần là gì”? Có bao nhiêu pháp chánh cần?

Đáp. Gọi là “chánh” (sammā), có nghĩa là “tốt đẹp, đúng đắn”.

Sammā khi gặp phụ âm thường biến thành samma như: Sammadakkhāta (khéo giảng) [29] , sammadaññā (thấu hiểu hoàn toàn) [30] ...

Padhāna có nghĩa là “thiêu đốt, cố gắng). Như có Pāli giải thích:

Bhusaṃ dāhati vahatī’ti = padhānaṃ:

Có phận sự thường thiêu hủy, gọi là cần.”

Chánh cần có 2 ý nghĩa:

*- Thiêu đốt, hủy diệt các pháp xấu”. Như Phật ngôn.

“Imāsaṃ kho, bhikkhave, tissannaṃ esanānaṃ abhiññāya pariññāya parikkhayāya pahānāya cattāro sammappadhānā bhāvetabbā. Katame cattāro?

Ðể thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận ba tầm cầu này, này các Tỷ-kheo, bốn chánh cần này cần phải tu tập. Thế nào là bốn? [31]

*- Làm sinh khỏi và tăng trưởng những thiện pháp. Như có Phật ngôn:

“Evameva kho, bhikkhave, bhikkhu cattāro sammappadhāne bhāvento cattāro sammappaddhāne bahulīkaronto nibbānaninno hoti nibbānapoṇo nibbānapabbhāro”.

“Cũng vậy,  Này các Tỳ khưu, Tỳkhưu tu tập bốn chánh cần, làm cho sung mãn bốn chánh cần, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn” [32] .

Pāli có giải thích:

Sammadeva padhānaṃ = sammappadhānaṃ:

“Nỗ lực trong sự chính đáng, gọi là Chánh cần”.

Chánh cần có 4 pháp là:

“Anuppannā pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ anuppādāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati”.

- Đối với các  ác- bất thiện pháp chưa sinh, khởi lên ý muốn “không cho sinh khởi, tinh tấn, tinh cần, quyết tâm, cố gắng” (sđd). Gọi là thận cần.

“Uppannānaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati”.

- Đối với các ác - bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn đoạn tận, tinh tấn, tinh cần, quyết tâm, cố gắng” (sđd). Gọi là trừ cần.

“Anuppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ uppādāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati”.

- Đối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh tấn, tinh cần  quyết tâm, cố gắng (sđd). Gọi là tu cần.

“Uppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ ṭhitiyā asammosāya bhiyyobhāvāya vepullāya bhāvanāya pāripūriyā chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati”.

- Đối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất (asammosàya), làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, quyết tâm, cố gắng (sđd). Gọi là bảo cần.

Chi pháp bốn chánh cần này là tâm sở Tinh tấn trong các tâm  Thiện và Vô ký hữu nhân.

Dứt bốn pháp chánh cần.

-ooOoo-

 

Bài 30.

Bốn căn bản thành tựu
(Cattāro iddhipādā).

 

275 - Hỏi. Thế nào là  iddhipāda? Có bao nhiêu pháp “căn bản thành tựu”?

Đáp. Iddhipāda = iddhi + pāda.

Iddhi xuất nguyên từ động từ ijjhati nghĩa là “thành đạt, phát triển, thịnh vương”.

Sự thành đạt (iddhi) có 2:

*- Thành đạt về vật  chất. Có những cách như sau:

- Đối với Đức vua. Có 4 sự  thành đạt là: Sắc đẹp, tuổi thọ, sức khỏe và được mến mộ [33]

- Bồtát khi còn tại gia, Ngài có bốn sự thành đạt là: Có những khu vườn xinh đẹp, y phục bbằng lụa kāsi mềm mại, ba tòa cung điện cho 3 mùa và thọ dụng những món ăn thượng vị [34] .

- Sự bay liệng thoải mái trong không trung là “thành tựu” của loài chim. Như có Phật ngôn:

“Haṃsādiccapathe yanti; ākāse yanti iddhiyā...

Như chim thiên nga bay; thần thông liệng giữa trời... [35]

*- Sự thành đạt về tinh thần.

- Là chứng đạt những tầng thiền và những năng lực thần thông [36] .

- Thành tựu các bậc Thánh, nhất là Alahán.

- Duy trì tuổi thọ trọn kiếp sống, nếu vị ấy muốn [37]

Pāda nghĩa đen là “bàn chân, cái chân”, nghĩa ẩn dụ là “nền tảng, căn bản”.

Iddhipāda thường được dịch là “như ý túc”.

Nghĩa ẩn dụ là “căn bản thành tựu”, nghĩa là “những pháp căn bản để phát triển, thành tựu những pháp thượng nhân”.

Có bốn pháp “căn bản đưa đến thành đạt” là:

- “Ước muốn là căn bản thành tựu”.

- “Tinh tấn là căn bản thành tựu”.

- “Tâm là căn bản thành tựu”.

- “Trí là căn bản thành tựu”.

Có Pāli như sau:

Cattāro iddhipādā : Chandiddhipādo, viriyiddhipaado, cittiddhipādo, vimaṃsiddhipādo:

“Bốn như ý túc là: Dục như ý túc, cần như ý túc, tâm như ý túc và trhẩm như ý túc” [38]

Trong Tương ưng kinh, phẩm Tương ưng Như ý túc, Đức Phật dạy:

-Dục như ý dục đi chung với định- tinh cần, gọi là dục định tinh cần (chandasamādhippadhāna).

- Tấn như ý tấn đi chung với định - tinh cần, gọi là  tấn định tinh cần (vīriyasamādhippadhāna).

- Tâm như ýtâm đi chung với định- tinh cần, gọi là tâm định tinh cần (cittasamādhippadhāna) .

- Thẩm như ý là trí đi chung với định-  tinh cần, gọi là thẩm định tinh cần (vimaṃsāsamādhippadhāna).

276 - Hỏi. Thế nào là “Dục định tinh cần”? Chi pháp là gì?

Đáp. Hành giả nương theo “ước muốn” chứng đắc được thiền định, gọi là “dục định”.

Tinh tấn thực hành bốn pháp chánh cần, gọi là “tinh cần hành”.

Như Đức Phật dạy:

- Này các Tỳkhưu, nếu Tỳkhưu nương tựa dục được định, được nhứt tâm, đây gọi là dục định..

Ðối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, vị ấy khởi lên ý muốn không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.

Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, vị ấy khởi lên ý muốn đoạn diệt, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.

Ðối với các thiện pháp chưa sanh, vị ấy khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.

Ðối với các thiện pháp đã sanh, vị ấy khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.

Những pháp này được gọi là tinh cần hành.

Như vậy, đây là dục, đây là dục định, và những pháp này là tinh cần (thực) hành [39] .

Đoạn kinh văn trên cho thấy, dục là khác, dục định là khác, dục như ý là khác.

- Dục là “ước muốn”, hành giả nương tựa vào “ước muốn”, nổ lực thực hành để chứng đắc cận định, hoặc an chỉ định, đó là “dục định”.

-“Siêng năng thực hành 4 pháp chánh cần”.

Dục như ý là bao gồm 2 chi: Dục định và 4 pháp chánh cần.

Chi pháp “dục như ý” là tâm sở Dục (chandacetasika) trong những tâm Đổng lực Dục giới.

277 - Hỏi. Làm thế nào từ dục đắc được định?

Đáp. Hành giả với “ước muốn” đắc định, phải có sự lập tâm với ý nghĩ “quân bình tâm , làm cho tâm mở rộng ban ngày cũng như ban đêm, khi tu tập thiền định”.

Như Phật ngôn:

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu tập như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành, với ý nghĩ: "Như vậy, ý muốn (dục) của ta sẽ không quá thụ động và không quá hăng say, sẽ không co rút phía trong, sẽ không phân tán phía ngoài, an trú với tưởng trước sau đồng đẳng (pacchàpure-sanni).

Trước thế nào, thời sau như vậy; sau thế nào, thời trước như vậy.

Dưới thế nào, thời trên như vậy; trên thế nào, thời dưới như vậy.

Ban ngày thế nào, thời ban đêm như vậy; ban đêm thế nào, thời ban ngày như vậy".

Như vậy, với tâm rộng mở, với tâm không gò bó (apariyonaddhena), với tâm chói sáng, vị ấy tu tập tâm” [40] .

278 -Hỏi. Thế nào là dục quá thụ động? Thế nào là dục quá hăng say?

Đáp. Đức Phật có dạy:

“Katamo ca, bhikkhave, atilīno chando?

“Này các Tỳkhưu, thế nào là dục quá thụ động?

Yo, bhikkhave, chando kosajjasahagato kosajjasampayutto - ayaṃ vuccati, atilīno chando”.

- Này các Tỳkhưu, dục nào  đi đôi với biếng nhác, tương ưng với biếng nhác, đây gọi là dục quá thụ động.

Katamo ca, bhikkhave, atippaggahito chando?

“Này các Tỳkhưu, thế nào là dục quá hăng say?

Yo, bhikkhave, chando uddhaccasahagato uddhaccasampayutto - ayaṃ vuccati, atipaggahito chando”.

- Này các Tỳkhưu, dục nào đi chung với phóng dật, đây gọi là dục quá hăng say (sđd).

279 -Hỏi. Thế nào là dục bị co rút phía trong? Thế nào là dục bị phân tán phía ngoài?

Đáp. Đức Phật dạy:

“Katamo ca, bhikkhave, ajjhattaṃ saṃkhitto chando?

Này các Tỳkhưu, thế nào là dục bị co rút phía trong?

Yo, bhikkhave, chando thinamiddhasahagato thinamiddhasampayutto - ayaṃ vuccati, ajjhattaṃ saṃkhitto chando”.

Này các Tỳkhưu, dục nào đi đôi với hôn trầm thụy miên, tương ưng với hôn trầm thụy miên, đây gọi là dục bị co rút phía trong.

“Katamo ca, bhikkhave, bahiddhā vikkhitto chando?

Này các Tỳkhưu, thế nào là dục bị phân tán phía ngoài?

Yo, bhikkhave, chando bahiddhā pañca kāmaguṇe ārabbha anuvikkhitto anuvisaṭo - ayaṃ vuccati, bahiddhā vikkhitto chando”.

Này các Tỳkhưu, dục nào hướng về phía ngoài, duyên năm dục công đức, bị phân tán, bị phân ly, đây gọi là dục bị phân tán phía ngoài (sđd).

280 - Hỏi. Thế nào là “Tấn định tinh cần hành”? Chi pháp là gì?

Đáp. Hành giả “nương vào tinh tấn”, chứng đắc thiền định, gọi là “tấn định”.

Nỗ lực trau dồi, làm tăng trưởng bốn pháp chánh cần, gọi là “tấn định tinh cần hành” (sđd).

Như vậy, gọi là “tấn như ý”, nghĩa là “nương vào tinh tấn đắc định và nỗ lực thực hành bốn pháp Chánh cần”.

Chi pháp là tâm sở Tinh tấn (viriyacetasika) tyrong những tâm Đổng lực dục giới.

281 - Hỏi. Thế nào là “Tâm định tinh cần hành”? Chi pháp là gì?

Đáp. Hành giả “nương vào tâm lực”, tu tiến chứng đắc thiền định, gọi là “tâm định”.

Thực hiện bốn pháp chánh cần, gọi là “tinh cần hành”.

Chi pháp tâm như ý là: 8 tâm đổng lực Dục giới có trí.

282 - Hỏi. Thế nào là “Thẩm định tinh cần hành”? Chi pháp là gì?

Đáp. Chữ vimaṃsa nghĩa là “xem xét, suy gẫm”.

Hành giả nương vào “sự suy gẫm”, tìm ra phương cách chứng đắc thiền định, gọi là “thẩm định”.

Thực hành bốn pháp chánh cần không thối chuyển, gọi là “tinh cần hành”.

Chi pháp “thẩm như ý” là tâm sở Trí trong những tâm đổng lực Dục giới có trí.

Theo Ngài Anuruddha, tác giả bộ Abhidhammatthasaṅgaha (Thắng pháp tập yếu luận), bốn pháp : Dục, cần, tâm, thẩm chỉ được gọi là “như ý” khi có trong tâm Siêu thế.

Có thể hiểu: “Cả bốn pháp như ý này” cùng có mặt trong tâm Siêu thế, đối với tâm hiệp thế thì chỉ có từng pháp một. Như Phật Đức Phật dạy:

Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong quá khứ, này các Tỷ-kheo, đã thực hiện một phần như ý túc [41] ;

Và : “Ở đây, này các Tỳkhưu, Tỳkhưu thực hiện nhiều loại thần thông: Một thân hiện ra nhiều thân... có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên. Này các TỲkhưu, đây gọi là như ý (iddhi) [42] .

Rõ ràng, thực hiện được pháp thần thông không phải bằng tâm Siêu thế

Lại nữa, chẳng lẽ Đức Phật dùng tâm Siêu thế để duy trì mạng sống cho hết tuổi thọ?

Vấn đề này, xin các bậc cao minh thẩm xét.

Dứt bốn pháp căn bản thành tựu.

-ooOoo-

 

Bài 31.

Bảy giác chi
(Satta sambojjhaṅgā)
.

 

283 - Hỏi. Thế nào là sambojjhaṅga? Có bao nhiêu pháp?

Đáp. Sambojjhaṅga = sam (đúng, đồng với)+ bodhi (hiểu biết, sáng suốt) + aṅga (nhánh, chi phần).

Sambojjhaṅga có khi gọi tắt là bojjhaṅga (giác chi).

Tiếp đầu ngữ sam nhằm mục đích tăng cường thêm cho bojjhaṅga.

Gọi là “giác chi”, vì khi tu tập những pháp này phải “liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ” [43] .

Có Pāli giải thích như sau:

Catu saccadhamme suṭṭhu bujjhatī’ti sambodhi aṅgo = sambojjhaṅgo:

Các chi phần dẫn đến thấu đáo 4 sự thậtgọi là Giác chi.

Có 7 pháp giác chi là: Niệm giác chi, trạch pháp giác chi, cần giác chi, hỷ giác chi, tịnh giác chi, định giác chi và xả giác chi.

Có Pāli sau đây:

Sattabojjhaṅgā : satisambojjhaṅgo, dhammavicayasambojjhaṅgo, viriyasambojjhaṅgo, pītisambojjhaṅgo, passaddhisambojjhaṅgo, samādhisambojjhaṅgo, upekkhāsambojjhaṅgo. [44]

284- Hỏi. Thế nào là Niệm giác chi? Chi pháp là gì?

Đáp. Niệm giác chi là “ghi nhận diễn tiến của danh sắc qua 3 tướng vô thường, khổ, vô ngã, hướng về Nípbàn để tỏ ngộ Thánh Đạo”.

Pāli có giải thích:

Sati eva sambojjhaṅgo = satisambojjhaṅgo:

“Ghi nhớ như một chi phần hướng đến tỏ ngộ, gọi là “niệm giác chi”.

Chi pháp niệm giác chi là tâm sở Niệm (saticetasika).

285 - Hỏi. Nhân sinh niệm giác chi là gì? Pháp nào nuôi dưỡng Niệm giác chi?

Đáp. Theo bản Sớ giải kinh Tứ niệm xứ,  có 4 nhân sinh niệm giác chi là:

a- Thường có sự ghi nhớ biết mình trong mọi oai nghi, gọi là “niệm tỉnh giác” (satisampajaññā).

Tức là “ghi nhớ từng oai nghi nhỏ như: Co tay, duỗi tay....,

b- Xa lánh người có tâm lơ đảng (không có sự ghi nhớ).

c- Thân cận người có niệm. Là gần gủi người đang thực hành pháp Tứ niệm xứ.

d- Thường ghi nhận và biết rõ cảnh hiện tại.

Vật thực nuôi dưỡng cho niệm giác chi được phát triển vững mạnh là:

“Satisambojjhaṅgaṭṭhānīyā dhammā”.

- Có các pháp làm trú xứ cho niệm giác chi.

“Yonisomanasikāra”.

- Có tác ý đúng (manasikāra) [45]

Có các pháp làm trú xứ cho niệm giác chi là danh- sắc.

286 - Hỏi. Thế nào là “Trạch pháp giác chi”? Chi pháp là gì?

Đáp. “Vicaya” là “sưu tầm, tìm kiếm”.

Ẩn nghĩa của vicaya là “thấy rõ, biết rõ”, vicaya được dịch là trạch.

Dhamma (pháp) ở đây chi cho danh - sắc.

Trạch pháp là : “biết rõ, thấy rõ: Đây là danh, đây là sắc, đây là vô thường, đây là khổ, đây là vô ngã, đây là “hướng đến giải thoát”, đây không phải là “con đường dẫn đến giải thoát”.

Pāli  có giải thích:

Vipassanāya bhūmi bhūte ajjhattabahiddhā dhamme vicināti upadhāretīti = dhammavicayo:

Gọi là “trạch pháp giác chi” có nghĩa là gạn, lựa, lướt đến, duy trì những pháp bên trong bên ngoài và thành tựu sự quán xét” [46] .

Chi pháp của “trạch pháp giác chi” là tâm sở Trí.

287 - Hỏi. Nhân sinh Trạch pháp giác chi là gì? Pháp nào nuôi dưỡng Trạch pháp giác chi?

Đáp. Theo Sớ giải kinh Tứ niệm xứ, có 7 cách làm phát sinh “Trạch pháp giác chi” là:

a- Thường suy gẫm (paripucchagatā) về  “lời dạy của Đức Phật”, suy gẫm về 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, trứ diệu đế.

Như tự đặt ra những câu hỏi, tìm đến các bậc trí hỏi để hiểu thêm hay đoạn được nghi vấn.

b- Sạch sẽ bên trong và bên ngoài thân (vatthivisadakiriyā).

Tức là thân được tắm rữa cho sạch sẽ, trú xứ không nhơ bẫn, được sạch và mát mẻ.

c- Quân bình các quyền (indriyasamattapadanā).

Tức là làm cho 5 quyền : Tín, tấn, niệm, định và tuệ ngang bằng nhau, không quyền nào vượt trội.

d- Tránh xa người vô trí (duppaññapuggalasevanatā).

Là xa lánh người không có tâm “tầm cầu, học hỏi Phật pháp”.

e- Thân cận ccác bậc thiện trí thức (paññāvantapuggalasenavatā).

f- Suy gẫm những pháp thâm sâu, tế nhị (gambhirañāṇapariyapaccavekkhaṇā)

g- Hướng tâm vào việc giải thóat (tadudhimuttatā).

Như học pháp, hành pháp...”.

Nuôi dưỡng “trạch pháp giác chi” được phát triển vững mạnh là:

Kusalākusalā dhammā, sāvajjānavajjā dhammā, hīnapaṇītā dhammā, kaṇhasukkasappat.ibhāgā dhammā

- Có các thiện pháp và bất thiện pháp; có pháp đáng bị chỉ trích và không đáng chỉ trích; có pháp hạ liệt và pháp thù thắng; có pháp đen và pháp trắng

Yonisomanasikāra.

- Có tác ý đúng. (sđd).

288 - Hỏi. Thế nào là “Tấn giác chi”? Chi pháp là gì?

Đáp.” Tấn giác chi” là “nỗ lực để đạt được Thánh Đạo”.

Đặc tính của Tấn giác chi là “ nỗ lực hướng về giải thoát” và củng cố tâm lực vững mạnh, không bị lui sụt”.

Chi pháp tấn giác chi là tâm sở Tinh tấn.

289 - Hỏi. Nhân sinh Tấn giác chi có mấy? Pháp nào nuôi dưỡng Tấn giác chi?

Đáp. Nhân sinh “tấn giác chi” có 11 là:

1- Suy xét về những khổ cảnh (apāyabhayapaccavekkhanatā) như địa ngục, ngạ quỷ... khởi sinh sự tinh cần để thoát khỏi những khổ cảnh ấy.

2- Suy nghĩ đến lợi ích của tinh tấn (ānissaṅgadassavitā).

Như “nhờ tinh tấn các bậc trí đã thành tựu được Thánh quả, thiền định, thắng trí...”

3- Suy tư đến đạo giải thoát (gamanavīthipaccavekkhaṇatā).

Như “các bậc Alahán, Độc giác phật, Chánh giác Phật đều đi theo con đường bát chánh, các Ngài đã trọn vẹn thoát khỏi luân hồi. Vậy ta hãy cố gắng thực hành những pháp ấy”.

4- Thường đi bát khất thực (piṇḍapātāpaccayanatā).

5- Suy tư đến di sản của Đức Phật là Pháp bảo (dāyajjamahattapaccavekkhaṇatā).

6- Suy gẫm đến ân đức của Đức Phật (Vatthumahattapaccavekkhaṇatā).

7- Suy gẫm đến “dòng dõi” (jātimahattapaccavekkhaṇatā).

Là suy nghĩ ta là môn đệ của Đức Phật, Ngài cao sang cả 2 phương diện Thế tục lẫn Siêu thế.

- Ở phương diện thế tục, Ngài thuộc dòng Sátđếlỵ (khattiya).

- Ở phương duện Siêu thế, Ngài là đấng Pháp vương không ai sánh bằng.

Ta không nên lười nhác, vì như thế không xứng đáng với dòng dõi cao sang trên 2 phương diện tyục thế và Siêu thế.

8- Suy gẫm đến đời sống phạm hạnh (sabrahmacarimahattapaccavekkhaṇatā).

Nếu lười nhác, không thể thành tựu đời sống Phạm hạnh này.

9- Lánh xaa người lười nhát (kusitappuggalāparivajjonatā).

10- Thân cận bậc siêng năng (aradhaviriyapuggalasevanatā).

11 - Nỗ lực hướng đến giải thoát (tadadhimuttatā).

Nuôi dưỡng “cần giác chi” là:

“Ārambhadhātu nikkamadhātu parakkamadhātu”

- Có phát cần giới (àrambhadhàtu), tinh cần giới (mikkamadhàtu), cần dõng giới (parakkamadhàtu).

“Yonisomanasikāra”.

- Có tác ý đúng. (sđd).

290 - Hỏi. Thế nào là “Hỷ giác chi”? Chi pháp là gì?

Đáp. “Hỷ giác chi” là trạng thái hân hoan hướng đến giải thoát, dẫn đến chứng đạt Thánh đạo.

Chi pháp hỷ giác chi là tâm sở Hỷ (pīticetasika).

291 - Hỏi. Nhân sinh Hỷ giác chi có mấy? Pháp nào nuôi dưỡng Hỷ giác chi?

Đáp. Theo Sớ giải kinh Niệm xứ thì: Có 11 pháp sinh khởi Hỷ giác chi, đó là:

1- Tùy niệm ân đức Phật (buddhānusati)

2- Tùy niệm ân đức Pháp (dhammānusati)

3- Tùy niệm ân đức Tăng (saṅghānusati).

4- Tùy niệm ân đức Giới (sīlānusati).

5 -Tùy niệm ân đức Thí (cāgānusati)

6- Tùy niệm ân đức Thiên (devānusati).

7- Tùy niệm tịch tịnh (upasamānusati).

8- Xa lánh người không có đức tin (lukhapuggalasevanā).

9-  Thân cận người có đức tin (sanniddhapuggalasevanā).

10 – Suy gẫm pháp học (pasādaniyasuttapaccavekkhaṇā).

11 -  Hướng tâm về giải thoát (tadadhimuttatā).

Nuôi dưỡng hỷ giác chi phát triển vững mạnh là:

“Pītisambojjhaṅgaṭṭhānīyā dhammā”.

- Có những pháp làm trú cho hỷ giác chi.

“Yonisomanasikāra”.

- Có tác ý đúng (sđd).

Những pháp làm trú xứ cho hỷ giác chi chính là 11 nhân sinh hỷ giác chi.

292 - Hỏi. Thế nào là “Tịnh giác chi”? Chi pháp là gì?

Đáp. “Tịnh giác chi” là trạng thái yên lặng của tâm, đang hướng về Nípbàn để chứng đạt Thánh Đạo.

Chi pháp của Tịnh giác chi là 2 tâm sở Tịnh tâm (cittapassaddhicetasika) và  Tịnh thân (kāyapassaddhicetasika).

293 - Hỏi. Nhân sinh Tịnh giác chi có mấy? Pháp nào nuôi dưỡng Tịnh giác chi?

Đáp. Nhân sinh Tịnh giác chi có 7 là:

1- Vật thực thích hợp và bổ dưỡng.

2- Khí hậu mát mẻ.

3- Oai nghi cân bằng.

4- Giữ tâm quân bình.

5- Xa lánh người có tâm kiêu mạn.

6- Thân cận người có tâm dung hòa.

7 – Có khuynh hướng tĩnh lặng.

Pháp nuôi dưỡng Tịnh giác chi được phát triển, tăng trưởng là:

“Kāyapassaddhi, cittapassaddhi”.

- Có thân khinh an, tâm khinh an.

“Yonisomanasikāra”.

- Có tác ý đúng (sđd).

294 - Hỏi. Thế nào là “Định giác chi”? Chi pháp là gì?

Đáp. “Định giác chi” là trạng thái tâm an trụ, đang hướng về Nípbàn để chứng đạt Thánh Đạo.

Chi pháp là tâm sở Nhất hành.

295 - Hỏi. Nhân sinh Định giác chi có mấy? Pháp nào nuôi dưỡng Định giác chi?

Đáp. Nhân sinh định giác chi có 11 là:

1- Thân thể, vật dụng và trú xứ sạch sẽ.

2- Các quyền quân bình.

3- Khéo an định tâm khi quá phấn chấn.

4- Khéo nâng tâm khi tâm lui sụt.

5- Có tâm buông bỏ.

6- Xa lánh người không an tịnh.

7- Thân cận bậc có tâm an tịnh.

8- Suy gẫm để thoát ra 5 pháp chướng ngại.

9- Hướng tâm để phát triển định.

10- Suy gẫm về thiền định và giải thoát.

11- Hướng tâm phát triển định giác chi.

Pháp nuôi dưỡng định giác chi được phát triển vững mạnh là:

“Samathanimittaṃ abyagganimittaṃ”

- Có tịnh chỉ tướng, bất loạn tướng.

“Yonisomanasikāra”.

- Có tác ý đúng. (sđd).

297 -Hỏi. Thế nào là “Xả giác chi”? Chi pháp là gì?

Đáp. “Xả giác chi” là trạng thái quân bình các pháp đồng sinh, cùng hướng về Nípbàn để chứng đạt Thánh Đạo.

Chi pháp là tâm sở Hành xả (tatramajjhattatā cetasika).

298 - Hỏi. Nhân sinh Xả giác chi có mấy? Pháp nào nuôi dưỡng Xả giác chi?

Đáp. Nhân sinh Xả giác chi có 5 là :

1- Quân bình tâm đối với chúng sinh (sattamajjhattatā).

2- Quân bình tâm đối với các hành (saṅkhāramajjhattā).

3- Xa lánh người ái luyến (chúng sinh hay pháp hành).

4- Thân cận người có tâm quân bình.

5- Hướng tâm về xả giác chi.

Pháp nuôi dưỡng xả giác chi là:

“Upekkhāsambojjhaṅgaṭṭhānīyā dhammā”.

- Có các pháp làm trú xứ cho xả giác chi.

“Yonisomanasikāra”.

- Có tác ý đúng.

Các pháp làm trú xứ cho xả giác chi là “chúng sinh và pháp hành”.

 

Dứt 7 giác chi.

-ooOoo-

 

D- Hàm tận tập yếu
(Sabbasaṅgaha)

 

Đai cương.

299 - Hỏi. Gọi là “hàm tận tập yếu” là thế nào? Có bao nhiều thành phần?

Đáp. Chữ sabba nghĩa đen là “tất cả”.

Sở dĩ gọi là “hàm tận” vì lấy “ hết tất cả chi pháp”.

Các pháp được nêu ra trong 3 phần trước (bất thiện tập yếu, hổn hợp tập yếu và giác phần tập yếu) không lấy hết chi pháp.

Còn trong phần này “lất tất cả chi pháp”, nên gọi là “hàm tận.

Hàm tận tập yếu” là “gom các pháp chính”, các pháp này nêu ra trọn vẹn chi pháp, không bỏ sót chi pháp nào cả.

Hàm tận tập yếu có 4 phần là: Năm uẩn, 12 xứ, 18 giới và 4 sự thật.

Dứt Đại cương.

-ooOoo-

 

Bài 32.

Năm uẩn
(Pañcakkhandhā).

 

300 - Hỏi. Uẩn (khandha) là gì? Có bao nhiêu uẩn?

Đáp.  Chữ khandha có nhiều nghĩa, ở đây khandha chỉ cho “nhóm”, “khối”, “đống”...

Khandha chỉ cho “nhóm”, là quy tụ những thành phần có tính chất giống nhau, như: Sắc uẩn là bao gồm những gì có  tính chất “vô tri giác”; thọ uẩn là bao gồm những gì có tính chất “cảm nhận”...

Khandha chỉ cho “khối”, như “khối gỗ”, “khối sắt”..., là nói đến những thành phần kết hợp chặt chẽ với nhau.

Khandha chỉ cho “đống”, như “đống cát”, “đống gạch”, tương tự như “nhóm”, nhưng mang tính số lượng nhiều.

Khi nói đến chúng sinh là đề cập đến danh sắc hay uẩn.

Có tất cả 5 uẩn là: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.

Có Pāli như sau:

-“ Ettha khandhāti pañca khandhā rūpakkhandho vedanākkhandho saññākkhandho saṅkhārakkhandho viññāṇakkhandho:

“Gọi là uẩn tức năm uẩn: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn” [47] .

301 - Hỏi. Sắc uẩn (rūpakkhandha) ra sao? Chi pháp sắc uẩn là gì?

Đáp. Những pháp có đặc tính “tiêu hoại đổi thay” gom chung vào một nhóm, gọi là sắc uẩn.

Như có Pāli sau:

-“Tattha yaṃ kiñci sītādīhi ruppalakkhaṇaṃ dhammajātaṃ, sabbaṃ taṃ ekato katvā rūpakkhandhoti veditabbaṃ:

“Trong năm uẩn ấy, pháp nào sinh lên có trạng thái tiêu hoại do lạnh nóng..., gom tất cả vào một nhóm, bậc trí nên hiểu là sắc uẩn”(sđd).

Hay: “Yaṃ kiñci, bhikkhave, rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārika vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā panītaṃ vā yaṃ dūre santike vā. Ayaṃ  vuccati rūpakkhandho.

-“Này các Tỳkhưu, phàm có sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần. Đây gọi là sắc uẩn” [48] .

Chi pháp của sắc uẩn là 28 sắc pháp.

302 - Hỏi. Sắc pháp do bao nhiêu nhân tạo? Hãy giải thích.

Đáp. Sắc pháp do 4 nhân tạo là: Nghiệp (kamma), tâm (citta), âm dương (utu) và vật thực (āhāra).

- Sắc do nghiệp tạo (kammajarūpa).

Tâm sở Tư trong tâm thiện hay tâm bất thiện có chức năng tạo ra tâm quả (vipākacitta), đồng thời tạo ra một số sắc pháp phù hợp nghiệp lực; sắc ấy được gọi là sắc do nghiệp tạo. Như Đức Phật dạy:

-Kammassakā māvaṇa, sattā kammadāyādā ...:.

“Này thanh niên, các loài hữu tình có nghiệp là chủ nhân, là thừa tự của nghiệp... [49] .

Nghiệp tạo ra 9 loại sắc : 5 sắc thần kinh, sắc ý vật (hadayavatthu), 2 sắc tính (bhāvarūpa), sắc mạng quyền (jīvitindriyarūpa).

Ngoài ra có thêm 8 sắc gọi là sắc bất ly là : Tứ đại + sắc cảnh sắc + sắc cảnh mùi + sắc cảnh vị + sắc vật thực.

Như vậy, nghiệp tạo ra được 17 sắc.

- Sắc do tâm tạo (cittajarūpa).

Tâm tạo ra những sắc pháp để thực hiện ý muốn của tâm.

Như khi tâm phát sinh sự cung kỉnh với người nào, lập tức tạo ra những sắc pháp thực hiện sự đảnh lễ, vái chào...

Hoặc khi tâm nuốn giảng pháp, liền tạo ra những sắc pháp “nói lên pháp thoại"...

Tâm tạo ra được: 2 sắc tiêu biểu (viññatti), 3 sắc đặc biệt (vikārarūpaṃ), sắc thinh. Ngoài ra có thêm đoàn bất ly.

Như vậy, tâm tạo được 13 sắc.

- Sắc do âm dương tạo (utujarūpa).

Âm dương ở đây là lửa nóng và lửa lạnh.

Lửa nóng - lạnh tạ0 ra được 12 sắc là : 8 sắc bất ly + 3 sắc đặc biệt + sắc thinh.

- Sắc do vật thực tạo (āhārajarūpa).

Vật thực ở đây là dưỡng tố (ojā).

Vật thực tạo ra được 11 sắc là: 8 sắc bất ly + 3 sắc đặc  biệt.  

303 - Hỏi. Thế nào là sắc quá khứ - vị lai - hiện tại?

Đáp. Ngài Buddhaghosa (Giác Âm) có giải thích trong sách Thanh Tịnh Đạo như sau:

-“Tattha rūpaṃ tāva addhāsantatisamayakhaṇavasena catudhā atītaṃ nāma hoti. Tatthā anāgatapaccuppannaṃ:

“Trong sắc uẩn, trước tiên gọi là sắc quá khứ do 4 khả năng: Thời kỳ (addhā), liên tục (santati), thời gian (samaya) và sátna (khaṇa).

Sắc vị lai, sắc hiện tại cũng như thế” [50] .

*- Gọi là “do khả năng thời kỳ.

Thời kỳ ở đây chỉ cho “một kiếp sống” của một chúng sinh.

Sắc pháp kể từ tâm tục sinh trở về trước, gọi là “sắc quá khứ”, kể từ tâm Tử trở về sau gọi là “sắc vị lai”.

Sắc pháp từ tâm Tục sinh đến tâm Tử, gọi là “sắc hiện tại”.

*- Gọi là “do khả năng liên tục.

Sắc pháp luôn có sự sinh diệt nối tiếp nhau, sự diệt rồi sinh, sinh rồi diệt như thế, gọi là “sự liên tục”.

Sắc do âm dương sinh và sắc do vật thực sinh đang hiện hữu, gọi là “sắc hiện tại”; trước đó gọi là “sắc quá khứ”, sau đó gọi là “sắc vị lai”.

Sắc do tâm sinh thì: Sắc sinh trong một tâm lộ, gọi là “sắc hiện tại”; sắc sinh trong lộ tâm trước đó, gọi là “sắc quá khứ”; sắc sinh sau tâm lộ, gọi là “sắc vị lai”.

Hoặc: Sắc sinh trong lộ đổng lực là “sắc hiện tại”; sắc sinh trước lộ đổng lực là “sắc quá khứ”; sắc sinh sau lộ đổng lực là “sắc vị lai”.

Hoặc: Trong lộ đổng lực thiền chứng; sắc sinh trong tâm thiền là “sắc hiện tại”, sắc sinh trước tâm thiền là “sắc quá khứ”; sắc sinh sau tâm thiền là “sắc vị lai”.

Sắc do nghiệp sinh tuy có sự “liên tục”, nhưng không thể định vị “hiện tại, quá khứ, vị lai”.

*- Gọi là “do khả năng thời gian.

Là bất cứ thời điểm nào: Buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, ngày, đêm hay một khoảnh khắc nào đó, 1 phút, 2 phút ...

Sắc đang có trong khoảng thời gian ấy là “sắc hiện tại”; trước đó là sắc quá khứ, sau đó là “sắc vị lai.

*- Gọi là “do khả năng sátna”.

Tức là chỉ cho thời gian của đời sống sắc pháp. Sắc pháp có đời sống dài hơn đời sống một sátna tâm là 17 lần.

Sắc pháp đang sinh - trụ - diệt (gồm 51 sátna tiểu) là “sắc hiện tại”, trước đó là sắc quá khứ, sau đó là sắc vị lai.

304 - Hỏi. Thế nào là sắc thô (oḷārikarūpa), sắc tế (sukhumarūpa)?

Đáp. Gọi là sắc thô vì có thể đụng chạm được với năm giác quan.

Gọi là sắc tế vì không thể đụng chạm với 5 giác quan.

Sắc thô có 12 sắc là: Đất, lửa, gió, + 5 sắc thần kinh + 4 sắc cảnh.

Mười sáu sắc còn lại là sắc tế.

305 -Hỏi. Thế nào là sắc nội (ajjhattarūpa), sắc ngoại (bahiddharūpa)?

Đáp. Sắc nội những sắc pháp có trong thân của một chúng sinh.

Sắc ngoại là những sắc pháp bên ngoài thân chúng sinh.

Mặt khác, 5 sắc thần kinh là nội sắc vì là cơ quan cần thiết gắn liền với cơ thể để tiếp nhận những gì thuộc bên ngoài.

Những sắc còn lại là ngoại sắc.

306 -Hỏi. Thế nào là sắc xa (dūrarūpa), sắc gần (santikarūpa)?

Đáp. Gọi là sắc xa, sắc gần là nói theo cự ly, như nói “nhà gần biển”, “nhà cách xa thành phố”, “mặt trời xa trái đất”...

Xa ” với ý nghĩa “không đụng chạm được”; “gần” với ý nghĩa “đụng chạm được” thì sắc thô là gần, sắc tế là xa.

307 - Hỏi. Thế nào là sắc thấp kém (hīnarūpa), sắc thù thắng (panītarūpa)?

Đáp. Gọi là sắc thù thắng hay sắc thấp kém theo 2 nghĩa: Tương đối và tuyệt đối.

*- Theo nghĩa tương đối.

Là sắc này tuy thù thắng với sắc A, nhưng lại thấp kém với sắc B.

Trong các sắc thân thì sắc thân vị Phạm thiên cõi Sắc Cứu cánh (akaniṭṭhānarūpa bhūmi) là thù thắng nhất.

Sắc thân vị Phạm thiên cõi Thiện kiến (sudassībhūmi) là thấp kém so với sắc thân vị Phạm thiên Sắc cứu cánh, nhưng thù thắng hơn sắc thân vị Phạm thiên cõi Thiện hiện (sudassāna bhūmi) ...  

Sắc thân vị Phạm thiên cõi Tam thiền là thấp kém so với sắc thân vị Phạm thiên cõi Quảng quả (Vehapphala bhūmi), nhưng lại thù thắng hơn sắc thân vị Phạm thiên cõi Nhị thiền...

Sắc thân chư thiên là thấp kém so với sắc thân Phạm thiên, nhưng là sắc thù thắng so với sắc thân nhân loại...

*- Theo nghĩa tuyệt đối.

Sắc pháp của quả bất thiện là thấp kém; sắc pháp của quả thiện là thù thắng.

308 -Hỏi. Thọ uẩn (vedanākkhandha) ra sao? Chi pháp thọ uẩn là gì?

Đáp. Thọ uẩn là nhóm danh pháp có chức năng “lãnh nạp đối tượng - ārammaṇa”. Chi pháp là tâm sở Thọ.

309 - Hỏi. Tâm sở thọ có một, vì sao gọi là uẩn (nhóm)?

Đáp. Tuy chi pháp chỉ là một nhưng được phân tích theo nhiều cách, như: thọ có 6 là: Nhãn thọ, nhĩ thọ, tỷ thọ, thiệt thọ, thân thọ, ý thọ.

Hay chia thành 108 thọ.

“Dvepānanda, vedanā vuttā mayā pariyāyena tissopi vedanā vuttā mayā pariyāyena, pañcapi vedanā vuttā mayā pariyāyena, chapi vedanā vuttā mayā pariyāyena, aṭṭhārasapi vedanā vuttā mayā pariyāyena, chattiṃsapi vedanā vuttā mayā pariyāyena, aṭṭhasatampi vedanā vuttā mayā pariyāyena”.

“Này Ānanda, 2 thọ [51]  được ta nói đến, tùy theo một pháp môn, 3 thọ [52]  được ta nói đến, tùy theo một pháp môn, 5 thọ [53]  được ta nói đến, tùy theo một pháp môn, 6 thọ [54]  được ta nói đến, tùy theo một pháp môn, 18 thọ [55]  được ta nói đến, tùy theo một pháp môn, 36 thọ [56]  được ta nói đến, tùy theo một pháp môn, 108 thọ [57]  được ta nói đến, tùy theo một pháp môn” [58]

Hoặc thọ được chia thành 11 cách là: Thọ thô, thọ tế, thọ bên trong, thọ bên ngoài, thọ tốt, thọ xấu, thọ thấp kém, thọ cao thượng, thọ quá khứ, thọ vị lai, thọ hiện tại.

“Yaṃ kiñci, bhikkhave, vedanā atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, ayaṃ vuccati vedanakkhandho”.

“Này các tỳkhưu, phàm có thọ gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần. Đây gọi là thọ uẩn [59] .

310 -Hỏi. Thọ quá khứ, thọ hiện tại, thọ vị lai như thế nào?

Đáp. Chia thành thọ quá khứ, thọ vị lai, thọ hiện tại là “do khả năng nối tiếp” và “do khả năng sátna”.

*- Do khả năng nối tiếp”. Có 2 loại “nối tiếp” đối với thọ là:

- Lộ trình tâm nối tiếp lộ trình tâm.

- Cảnh nối tiếp trong lộ trình tâm.

Để xét thọ quá khứ, thọ hiện tại hay thọ vị lai, phải nương vào 2 sự nối tiếp này. Vì thọ có chức năng “lãnh nạp cảnh”.

Về lộ trình tâm nối tiếp lộ trình tâm.

Thông thường trong một lộ trình tâm chỉ có một cảnh. Như vậy thọ trong lộ trình tâm đang có là thọ hiện tại; thọ có trước lộ trình tâm ấy là “thọ quá khứ”; thọ có sau lộ trình tâm ấy là “thọ vị lai”.

Về cảnh nối tiếp trong lộ trình tâm.

Khi nói “cảnh nối tiếp cảnh trong lộ trình tâm”, là nói “lộ chứng thiền”, lộ đắc đạo”, “lộ nhập thiền”.

Khi ấy, trong lộ đổng lực có 2 cảnh: Cảnh của những sátna Chuẩn bị, cận hành, Gotrabhū (chuyển tánh) là khác, cảnh thiền chứng, cảnh của tâm Đạo là khác.

Thọ trong đổng lực thiền là thọ hiện tại, thọ trước đổng lực thiền là thọ quá khứ, thọ sau đổng lực thiền là thọ vị lai.

Hoặc “thọ trong tâm dục giới là hiện tại”, thọ trong đổng lực thiền là vị lai.

Hoặc thọ trong tâm Đạo là hiện tại, thọ trong đổng lực thiện Dục giới có trí là thọ quá khứ, thọ sau lộ đổng lực là thọ vị lai...

 311 - Hỏi. Thọ thô (oḷārikavedanā) và thọ tế (sukhumavedanā)  ra sao?

Đáp. Gọi là thọ thô hay thọ tế, là gọi theo jāti (giống), theo thực tính (sabhāva - tánh), theo người (puggala), theo hiệp thế (lokiya) và Siêu thế (lokuttara).

*- Theo giống (jāti).

Thọ bất thiện là thô, thọ thiện và thọ vô ký là tế.

Như trong bộ Phân tích (Vibhaṅga) của Tạng Thắng pháp có ghi nhận:

“Akusalā vedanā oḷārikā, kusalābyākatā vedanā sukhumā’ti”.

“Thọ bất thiện là thô, thọ thiện và vô ký là tế”.

Thọ bất thiện là thô vì có trạng thái bất an, là nguyên nhân của tội lỗi, phát sinh do phiền não, là thọ đáng bị khiển trách.

Còn thọ thiện và thọ vô ký là tế vì ngược lại.

Lại nữa, thọ bất thiện và thọ thiện là thô so với thọ vô ký.

Vì 2 loại: thọ bất thiện và thọ thiện có “rối loạn”, “có cố gắng”, “còn sinh khởi tâm quả”.

Thọ vô ký là thọ tế so với thọ bất thiện và thọ thiện, vì thọ vô ký không có những điều trên.

*- Theo  thực tính (sabhāva).

Thọ khổ là thô so với thọ lạc và thọ xả; thọ lạc và thọ xả là tế so với thọ khổ.

Thọ khổ là thô vì “bất an”, “không đáng hài lòng”, “đáng sợ hãi”, “bị áp bức”.

Hai thọ lạc và xả là tế so với thọ khổ, vì không có những đặc tính đã nêu trên.

Thọ khổ và thọ lạc là thô so với thọ xả.

Thọ xả là tế so với thọ khổ và thọ lạc.

Hai thọ: Khổ và lạc là thô vì có “sự kích thích”, “xuất hiện rõ ràng”.

Thọ xả thì ngược lại nên là thọ tế so với 2 thọ trên.

*- Theo người (puggala).

Thọ của người không nhập thiền là thô so với thọ của người đang nhập thiền.

Vì người không nhập thiền dễ phát sinh phóng dật (uddhacca) trong mỗi cảnh; trái lại người đang nhập thiền chỉ có một cảnh.

*- Theo hiệp thế và Siêu thế.

Thọ hiệp thế là thô vì còn bị ô nhiễm (asava) hay còn nhận cảnh ô nhiễm.

Thọ Siêu thế là tế vì không có “ô nhiễm”, và nhận cảnh Nípbàn là cảnh tuyệt đối trong sạch.

Ngoài ra, khi nói “thọ thô” và “thọ tế” cần phải phân tích rộng rải, như:

“Thọ Dục giới là thô so với thọ Sắc giới, thọ Sắc giới là thô so với thọ Vô sắc giới; thọ Vô sắc giới là thô so với thọ Siêu thế”.

“Thọ Sơ thiền là thô so với thọ Nhị thiền; thọ Nhị thiền là thô so với thọ tam thiền... Thọ trong Không vô biên xứ là thô so với thọ trong Thức vô biên xứ... Thọ trong tâm Sơ đạo là thô so với thọ trong tâm Nhị đạo...”

“Khổ thọ ở địa ngục là thô so với khổ thọ ở cõi súc sinh; khổ thọ cõi súc sinh là thô so với khổ thọ cõi ngạ quỷ; khổ thọ cõi người là thô so với khổ thọ chư thiên địa cầu....

Hoặc: “Thọ thiện ở dục giới là thô khi bố thí, là tế khi trì giới. Thọ thiện Dục giới khi trì giới là thô so với thọ thiện khi hành thiền”...

“Thọ thiện Dục giới khi thiền tập có 2 nhân (vô tham – vô sân) là thô so với thọ thiện Dục giới khi thiền tập có ba nhân (vô tham, vô sân và vô si)

“Thọ thiện Dục giới hữu trợ là thô so với thọ thiện Dục giới vô trợ”.

“Thọ bất thiện vô trợ là thô so với thọ bất thiện hữu trợ”....

312 - Hỏi. Thế nào là thọ trong, thọ ngoài? Thọ thù thắng, thọ thấp kém?

Đáp. Thọ nội là thọ khởi lên trong thân, thọ ngoại là thọ khơi lên trong thân chúng sinh khác.

Thọ thô là thọ thấp kém; thọ tế là thọ thù thắng.

313 - Hỏi. Thế nào là thọ xa (dūravedanā) và thọ gần (santikavedanaa)?

Đáp. Gọi là “gần – xa” là do nương theo tính chất (sabhāva):

- Thọ thiện gần với thọ thiện và xa đối với thọ bất thiện và thọ vô ký.

- Thọ bất thiện gần với thọ bất thiện và xa đối với thọ thiện và thọ vô ký.

- Thọ vô ký gần với thọ vô ký và xa đối với thọ thiện và thọ bất thiện.

Trong từng loại tính chất cũng có tính “ gần – xa”. Như:

- Thọ hỷ bất thiện gần thọ hỷ bất thiện, xa thọ xả và thọ ưu bất thiện...

- Thọ hỷ thiện gần thọ hỷ thiện, xa thọ xả thiện.

- Thọ hỳ thiền xa thọ xả thiền....

314 -Hỏi. Tưởng uẩn (saññākkhandha) ra sao? Chi pháp tưởng uẩn là gì?

Đáp. Tưiởng uẩn là nhóm danh pháp có chức năng “nhớ lại”.

Chi pháp tưởng uẩn là tâm sở Tưởng (saññācetasika).

Tương tự như Thọ uẩn, tâm sở Tưởng cũng có 11 pháp là: Quá khứ, vị lai, hiện tại, thô, tế, trong, ngoài, xa, gần, thù thăng và thấp kém. Do đó được gom vào nhóm Tưởng uẩn.

315 - Hỏi. Hành uẩn (saṅkhārakkhandha) ra sao? Chi pháp của hành uẩn là gì?

Đáp. Hành uẩn là nhóm danh pháp có chức năng “tạo tác”.

Đứng đầu nhóm này là tâm sở Tư (cetanācetasika).

Đức Phật có dạy:

“Cetanāhaṃ bhikkhave kammaṃ vadāmi:

Này chư tỳkhưu, Như Lai tuyên thuyết “sự cố ý là nghiệp (hay hành động)”.

Chi pháp của hành uẩn là 50 tâm sở (trừ tâm sở Thọ + tâm sở Tưởng).

Hành uẩn cũng có 11 pháp như thọ uẩn và cách lý giải cũng tương tự như thọ uẩn.

316 -Hỏi. Thức uẩn (viññāṇakkhandha) ra sao? Chi pháp của thức uẩn là gì?

Đáp. Thức uẩn là nhóm danh pháp có chức năng “biết cảnh” và “dẫn đầu các tâm sở”.

Chi pháp của thức uẩn là 121 tâm.

Thức uẩn cũng có 11 pháp như Thọ uẩn và cách lý giải cũng tương tự như thọ uẩn.

317 - Hỏi. Chế định và Nípbàn thuộc về uẩn nào?

Đáp. Chế định vì không có thực tính pháp nên thuộc về ngoại uẩn (ra ngoài 5 uẩn).

Nípbàn tuy có thực tính pháp, nhưng là pháp vô vi, không bị trợ sinh như danh sắc hữu vi, nên Nípbàn thuộc về ngoại uẩn.

Dứt năm uẩn.

-ooOoo-

 

Bài 33.

Mười hai xứ
(Dvādasāyatanā).

 

318 - Hỏi. Gọi là xứ (āyatana) với ý nghĩa gì?

Đáp. Āyatana được hiểu với ý nghĩa tổng quát là: “Hướng đến và làm sinh khởi uẩn nối tiếp, gọi là xứ”.

Như Pāli sau:

-“Āyānaṃ tananato, āyatanassa ca nayanato āyatananti” [60]

Như mắt hướng đến cảnh sắc, tai hướng đến cảnh thinh, mũi hướng đến cảnh mùi... cảnh sắc hướng đến mắt, cảnh thinh hướng đến tai... Đây gọi là hướng đến.

Khi mắt gặp cảnh sắc, phát sinh nhãn thức; tai gặp cảnh thinh phát sinh nhĩ thức ... gọi là làm sinh khởi uẩn.

Nhãn thức làm sinh khởi tâm Tiếp thu, tâm Quan sát... gọi là “uẩn nối tiếp”.

Āyatana hiểu theo ý nghĩa chi tiết, có 5 ý nghĩa là:

*- Nơi cư ngụ (nivāsaṭṭhāna).

Như nói: “Issarāyatanaṃ: Nơi cư ngụ của bậc đại nhân”; “vāsudevāyatanaṃ: Nơi ngụ của thần Vāsu [61] ...,

*- Nơi chứa (ākaraṭṭhāna) [62] .

Như suvaṇṇāyatana: mỏ vàng;  rajatāyatana: mỏ ngọc (sđd) ...

*- Nơi hội hợp (samosaraṭṭhāna).

Như nói: Sāsane pana manoramme āyatane sevanti naṃ vihaṅgamā: Thường hội hợp thảo luận pháp  với ý hoan hỷ”(sđd).

*-  Nơi phát sinh (sañjāti). nguyên nhân (kāraṇa).

*- Là nơi sinh ra.

Như nói: Dakkhināpatho gunnaṃ āyatanaṃ: Nam phương là xứ nhiều bò(sđd).

*- Là “nguyên nhân”.

Như nói: Tatra tatreva sakkhibhabbataṃ pāpuṇāti sati sati āyatane: (Vị ấy) có thể chứng đạt mục đích khi có trú xứ thích hợp”(sđd).

Lấy thần kinh nhãn để diễn giải sẽ thấy  rõ 5 ý nghĩa này như:

- Sắc cảnh sắc, nhãn thức cùng tâm sở hợp trú nơi thần kinh nhãn. Đây là ý nghĩa “cư ngụ”.

- Các pháp ấy có rải rác trong sắc thần kinh nhãn (như vàng có rải rác trong mỏ) [63] . Đây là ý nghĩa “nơi chứa”.

- Sắc thần kinh nhãn có khi là môn, có khi là vật, có khi là quyền (nhãn quyền). Đây là ý nghĩa “nơi hội hợp”.

- Sắc cảnh sắc, nhãn thức cùng tâm sở hợp sẽ không sinh khởi nếu không có sắc thần kinh nhãn. Đây là ý nghĩa “nguyên nhân”.

319 - Hỏi. Có bao nhiêu xứ?

Đáp. Có tất cả 12 xứ là: Nhãn xứ (cakkhāyatana), sắc xứ (rūpāyatana), nhĩ xứ (sotāyatana), thinh xứ (saddāyatana), tỷ xứ (ghānāyatana), mùi xứ (gandhāyatana), thiệt xứ (jīvhāyatana), vị xứ (rasāyatana), thân xứ (kāyāyatana), xúc xứ (photthabbāyatana), pháp xứ (dhammāyatana) và ý xứ (manāyatana).

Trong 12 xứ, có 6 nội xứ và 6 ngoại xứ.

- Sáu nội xứ là: Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ và ý xứ.

- Sáu ngoại xứ là: Sắc xứ, thinh xứ, mùi xứ, vị xứ, xúc xứ và pháp xứ.

320 -Hỏi. Vì sao có thứ tự này như thế nào?

Đáp. Về thứ tự, có 5 loại thứ tự (kama):

- Thứ tự sinh lên (uppattikkama).

Như nói: “Trước tiên Kalala; rồi từ kalala, abbuda có mặt; rồi từ abbuda pesi (thịt mềm) được sinh ra... [64]

- Thứ tự diệt trừ(pahānakkama).

Như nói: “Các pháp tri kiến được diệt trừ; các pháp do tu tiến được diệt trừ..” [65] .

- Thứ tự tu tập (paṭipattikkama).

Như nói: “Giới tịnh dẫn đến tâm tịnh, tâm tịnh dẫn đến kiến tịnh...” [66]

- Thứ tự cảnh giới (bhūmikkama).

Như nói: Dục giới, sắc giới, vô sắc giới.

- Thứ tự giáo thuyết (desanākkama).

Như nói “tứ niệm xứ, tứ chánh cần...”.

Thứ tự trong 12 xứ ở đây là thứ tự giáo thuyết, vì: Các xứ không sinh khởi theo trình tự, cũng không có sự diệt trừ, các xứ không có sự tu tập, cũng không là cảnh giới (cõi).

321 -Hỏi. Trong sáu nội xứ, vì sao Đức Thế Tôn thuyết giảng nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thinh xứ... trước, ý xứ lại thuyết sau cùng?

Đáp. Ngài Buddhaghosa (Giác Âm)  có giải thích:

Về nội xứ, Đức Thế thuyết nhãn xứ và nhĩ xứ trước, vì có nhiều lợi ích như “thấy cao thượng”, “nghe cao thượng”.

Tiếp theo Ngài thuyết đến 3 xứ: Tỷ, thiệt, thân và ý xứ là cuối cùng, vì ý xứ là “nơi đến” (gocarattā) của 5 nội xứ.

Đối với sáu ngoại xứ, Đức Thế Tôn thuyết sắc xứ tiếp theo nhãn xứ, vì sắc xứ có “nơi đến” là nhãn xứ... pháp xứ có “nơi đến” là ý xứ [67] .

322 - Hỏi. Hãy giải thích sáu nội xứ ? Chi pháp sáu nội xứ ra sao?

Đáp. Nội xứ là những khu vực bên trong thân để thâu bắt những cảnh bên ngoài. Nội xứ có sáu là:

- Nhãn xứ (cakkhāyatana). Pāli có giải thích:

Cakkhatīti = cakkhu: Thấy gọi là mắt [68]

Nhãn xứ là nơi phát sinh sự thấy. Là nơi thâu bắt cảnh sắc.

Chi pháp nhãn xứ là sắc thần kinh nhãn (cakkhupasāda).

-Nhĩ xứ (sotāyatana). Pāli có giải thích:

Suṇātīti = sotaṃ: Nghe được gọi là tai (sđd).

Nhĩ xứ là nơi phát sinh sự nghe. Là nơi thâu bắt cảnh thinh.

Chi pháp nhĩ xứ là sắc thần kinh nhĩ (sotapasāda).

- Tỷ xứ (ghānāyatana). Pāli có giải thích:

Ghāyatīti = ghānaṃ: Ngửi gọi là mũi (sđd).

Tỷ xứ là nơi phát sinh sự ngửi. Là nơi thâu bắt cảnh mùi.

Chi pháp của tỷ xứ là sắc thần kinh tỷ.

- Thiệt xứ (īvhāyatana). Pāli có giải thích:

Jīvitaṃ avhayatīti = jīvhā:

Ủng hộ (avhayati) đời sống (jīvita), gọi là lưỡi (sđd).

Thiệt xứ là nơi phát sinh sự nếm. Là nơi thâu bắt cảnh vị, hộ trì đời sống của chúng sinh ấy.

Chi pháp thiệt xứ là sắc thần kinh thiệt.

- Thân xứ (kāyāyatana).Pāli có giải thích:

Kucchitānaṃ sāsavadhammanaṃ āyoti = kāyo:

Nguồn gốc các pháp xấu xa (kucchita) có các pháp ngâm tẩm (āsava), gọi là thân (sđd).

Thân xứ là nơi phát sinh sự đụng. Là nơi thâu bắt cảnh xúc.

Chi pháp thân xứ là sắc thần kinh thân.

- Ý xứ (manāyatana); Pāli có giải thích:

Munātīti = mano: Biết được, gọi là ý(sđd).

Ý xứ là nơi phát sinh sự biết. Là nơi thâu bắt cảnh pháp.

Chi pháp của ý xứ là tất cả tâm.

323 -Hỏi. Sáu ngoại xứ là gì? Chi pháp sáu ngoại xứ ra sao?

Đáp. Sáu ngoại xứ là sáu khu vực ở bên ngoài tâm, nói cách khác chính là “sáu cảnh” bị tâm nhận biết.

Có sáu ngoại xứ tương ứng với sáu nội xứ là:

-  Sắc xứ (rūpāyatana). Pāli có giải thích:

Rūpayatīti = rūpaṃ: Thấy được,  gọi là sắc (sđd).

Là trải qua những sự biến đổi làm hiển lộ sắc thái, màu sắc, đường nét...

Chi pháp sắc xứ là sắc cảnh sắc (rūpārammaṇa).

- Thinh xứ (saddāyatana). Pāli có giải thích:

Sappatīti = saddo:

Truyền đi, gọi là tiếng (sđd). Âm thanh là những gì có đặc tính phát ra.

Chi pháp của thinh xứ là sắc cảnh thinh (saddārammaṇa).

- Mùi xứ (gandhāyatana). Pāli có giải thích:

Gandhayatīti = gandho:

Tỏa ra, gọi là mùi (sđd). Mùi có đặc tính bày ra chỗ ở của mình.

Chi pháp của mùi xứ là sắc cảnh mùi (gandhārammaṇa).

- Vị xứ (rasāyatana). Pāli có giải thích:

Rasanti taṃ sattāti = raso:

Chúng sinh thưởng thức được, gọi là vị (sđd).

Chi pháp vị xứ là sắc cảnh vị (rasārammaṇa).

- Xúc xứ (phoṭṭhabbāyatana). Pāli có giải thích:

Phusiyatīti = phoṭṭhabbaṃ:

Đụng chạm, gọi là xúc (sđd).

Chi pháp xúc xứ là “đất, lửa, gió”.

- Pháp xứ (dhammāyatana). Pāli có giải thích:

Attano lakkhaṇaṃ dhārentīti = dhammā:

Gìn giữ đặc tính của mình, gọi là pháp (sđd).

Chi pháp pháp xứ là : 16 sắc tế + 52 tâm sở + Nípbàn.

Dứt 12 xứ.

-ooOoo-

 

Bài 34.

Mười tám giới
(Aṭṭhārasadhātu).

 

324 - Hỏi. Giới (dhātu) là gì?

Đáp. Gọi là giới do ý nghĩa: Tạo ra (vidahati), thích hợp (dhīyati), tiến hành (vidhāna), riêng biệt (vīdhiyate).

- Tạo ra. Như chất bạc, chất vàng tạo ra nhiều loại trang sức.

Cũng vậy, các giới thế gian (lokiyadhātu) được Đức Thế Tôn xác định là tạo ra “khổ luân hồi” với nhiều trường hợp.

- Thích hợp.  Ví như  “gánh nặng thích hợp với người mang gánh nặng. Các giới này thích hợp với mỗi chúng sinh.

(Bhārahārehi ca bhāro viya, sattehi  dhīyante , dhāriyantīti attho).

-Tiến hành. Mỗi giới khi sinh khởi dần dần tiến triển để hiển lộ rõ ràng.

- Riêng biệt. Mỗi giới hoạt động theo đường lối riêng, giới khác không thể can thiệp, điều khiển, chi phối được chúng.

Lại nữa, gọi là giới (dhātu) do xuất phát từ ý nghĩa “mang theo (dhāreti)”.

Mang theo cái gì? Mang theo thực tính pháp, như Pāli:

“Attano sabhāvaṃ dhārentīti = dhātuyo:

Mang theo thực tính của mình, gọi là giới [69] .

Như vàng, ngọc, đá quý mang theo tính chất riêng của mình, cũng vậy giới mang theo tự tính mà chúng có.

Điều này khác với chủ thuyết “linh hồn, tự ngã” của các Ngoại giáo, vì “linh hồn hay tự ngã” không có thực tính (sabhāva).

Lại nữa, giới là tên gọi chỉ cho đặc tính “không có linh hồn (nijjīva)”.

Như có Pāli:

“Apica dhātūti nijjīvamattassevetaṃ adhivacanaṃ:

“Gọi là giới do có đặc tính “không có linh hồn” (sđd).

Như nói: Giới bình dân, giới trung lưu, giới kinh doanh... “không có một linh hồn”, một tự ngã nào chỉ cho các giới ấy.

Tóm lại: Giới là những gì có mang theo thực tính, và có đặc tính “không có tự ngã”.

325 - Hỏi. Có bao nhiêu giới?

Đáp. Có rất nhiều giới như: Quang giới (ābhādhātu), mỹ  giới (subhadhātu), Không vô biên xứ giới (ākāsānañcāyatanadhātu), Thức vô biên xứ giới (viññāṇañcāyatanadhātu), Vô sở hữu xứ giới (ākiñcaññāyatanadhātu), Phi tưởng phi phi tưởng xứ giới (nevasaññānāsaññāyatanadhātu), Diệt thọ tưởng định xứ giới (saññāvedayitanirodhadhātu)  [70] .

Hay là: Dục giới, sân giới, hại giới, yểm ly giới, vô sân giới, vô hại giới, hỷ giới, ưu giới... [71]

Hoặc là: Tinh cần giới, phát cần giới, dõng mãnh giới, hạ liệt giới ... [72] .

Nhưng tựu trung đều gom vào danh sắc, hay 18 giới.

Như “Quang giới, mỹ giới gom vào sắc pháp”. Giới xinh đẹp là biểu hiện của sắc pháp, quang giới là phản ánh “ánh sáng của sắc pháp, như ánh sáng của vàng, ánh sáng của ngọc ...”

“Không vô biên xứ giới... diệt thọ tưởng xứ giới” là danh pháp.

“Dục giới”; hoặc là danh pháp, như trong Bộ Phân tích có định nghĩa:

Ở đây, thế nào là dục giới?

Đó là tầm, tứ...là những suy nghĩ liên hệ đến dục” [73] .

Hoặc là sắc pháp, là khoảng không gian từ địa ngục Atỳ đến hết cõi Tha hóa tự tại ....

326 - Hỏi. Mười tám giới đó là gì?

Đáp. Mười tám giới là: Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới; nhĩ giới, thinh giới, nhĩ thức giới; tỷ giới, mùi giới, tỷ thức giới; thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới; thân giới, xúc giới, thân thức giới; ý giới, pháp giới, ý thức giới.

Đây là 18 giới.

327 - Hỏi. Trong 18 giới được phân tích thành 6 nhóm ba, như: Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới...Vì sao có cách sắp xếp như vậy?

Đáp. Đức Thế Tôn nêu lên cách sắp xếp như vậy, với mục đích “nêu lên tính nhân quả.

Như Kinh văn: “Do duyên con mắt và cảnh sắc, nhãn thức sinh lên”.

Như vậy “mắt và cảnh sắc là nhân, nhãn thức là quả”.

Ngài Buddhaghosa (Giác Âm) có cho ví dụ như sau:

Nhãn giới nên xem như mặt trống, sắc giới như dùi trống, nhãn thức giới như tiếng trống.

Hay: Nhãn giới như mặt gương, sắc giới như hình dáng, nhãn thức giới như bóng trong gương....

328 - Hỏi. Các chi pháp của 18 giới ra sao?

Đáp. Mười tám giới được phân tích thành sáu nhóm ba.

Nhóm 1.

- Nhãn giới (cakkhudhātu). Là lãnh vực của con mắt.

Chi pháp là sắc thần kinh nhãn.

- Sắc giới (rūpadhātu). Là lãnh vực màu sắc.

Chi pháp là sắc cảnh sắc.

- Nhãn thức giới(cakkhuviññāṇadhātu). Là lãnh vực nhận biết cảnh sắc, làm phát sinh những tâm khác cùng nhận biết cảnh sắc.

Chi pháp là 2 tâm nhãn thức.

Nhóm 2.

- Nhĩ giới (sotadhātu). Là lãnh vực lỗ tai.

Chi pháp là sắc thần kinh nhĩ.

- Thinh giới (saddadhātu). Là lãnh vực âm thanh.

Chi pháp là sắc cảnh thinh.

- Nhĩ thức giới (sotaviññāṇadhātu). Là lãnh vực nhận biết cảnh thinh, làm sinh khởi những tâm khác cùng biết cảnh thinh.

Chi pháp là 2 tâm nhĩ thức.

Nhóm 3.

-Tỷ giới (ghānadhātu). Là lãnh vực của mũi.

Chi pháp là sắc thần kinh tỷ.

- Mùi giới (gandhadhātu). Là lãnh vực các mùi.

Chi pháp là sắc cảnh mùi.

- Tỷ thức giới (ghānaviññāṇadhātu). Là lãnh vực nhận biết cảnh mùi, làm phát sinh những tâm khác cùng biết cảnh mùi.

Chi pháp là 2 tâm tỷ thức.

Nhóm 4.

- Thiệt giới (jīvhādhātu). Là lãnh vực của lưỡi.

Chi pháp là sắc thần kinh thiệt.

- Vị giới (rasadhātu). Là lãnh vực của vị chất.

Chi pháp là sắc cảnh vị.

- Thiệt thức giới (jīvhāviññāṇadhātu). Là lãnh vực nhận biết các vị chất, làm sinh khởi những tâm khác cùng biết vị chất.

Chi pháp là 2 tâm Thiệt thức.

Nhóm năm.

- Thân giới (kāyadhātu). Là lãnh vực của sự đụng chạm.

Chi pháp là sắc thần kinh thân.

- Xúc giới (phoṭṭhabbadhātu). Là lãnh vực của những chất đụng chạm.

Chi pháp là “đất, lửa, gió”.

- Thân thức giới (kāyaviññāṇadhātu). Là lãnh vực nhận biết “sự đựng chạm”, làm sinh khởi những tâm khác cùng nhận biết sự đụng chạm.

Chi pháp là 2 tâm thân thức.

Nhóm 6.

- Ý giới (manodhātu). Là lãnh vực “cái biết của ý”.

Chi pháp là: Tâm hướng ngũ môn và 2 tâm Tiếp thu.

- Pháp giới (dhammadhātu). Là lãnh vực pháp.

Chi pháp là: 16 sắc tế, 52 tâm sở và Nípbàn.

- Ý thức giới (manoviññāṇadhātu). Là lãnh vực nhận biết cảnh pháp rõ ràng.

Chi pháp là 108 tâm (trừ ngũ song thức + ý giới).

329 -Hỏi. Vì sao 2 tâm tiếp thu và tâm hướng ngũ môn được gọi là ý giới?

Đáp. Vì rằng: Tâm hướng ngũ môn sinh khởi trước tiên “để khai mở cửa, tiếp nhận cảnh, giúp cho cảnh xâm nhập vào lãnh vực của ý.

Hai tâm Tiếp thu tiếp nối phận sự của tâm Hướng ngũ môn sau khi nhãn thức, nhĩ thức... đã diệt tại nơi trú của chúng”.

Nếu không có tâm Tiếp thu tiếp nhận cảnh thì những tâm khác không thể sinh khởi lên tiếp nối.

Ví như có người đến một công sở, người giữ cửa đóng cửa thì người khách không thể đi vào công sở.

Người giữ cửa mở cửa, nếu không có người tiếp tục hướng dẫn người khách, người khách đứng tại chỗ và không thể đi tiếp vào công sở.

Người giữ cửa ví như tâm Hướng ngũ môn (tâm này chỉ có phận sự mở cửa mà thôi), người khách ví như cảnh, tâm Tiếp thu ví như người hướng dẫn.

330 - Hỏi. Trong 18 giới, giới nào thuộc về danh pháp? Giới nào thuộc về sắc pháp? Giới nào là hiệp thế, giới nào là Siêu thế?

Đáp. Trong 18 giới:

- Có 10 giới thuộc về sắc pháp là: Nhãn giới, sắc giới, nhĩ giới, thinh giới, tỷ giới, mùi giới, thiệt giới, vị giới, thân giới, xúc giới.

- Có 7 giới thuộc về danh pháp là: Nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý giới và ý thức giới.

- Pháp giới có cả sắc pháp lẫn danh pháp.

- Mười sáu giới (trừ ý thức giới và pháp giới) là hiệp thế.

- Ý thức giới vừa hiệp thế vừa siêu thế  [74] .

- Pháp giới vừa hiệp thế vừa Siêu thế [75] .

331 - Hỏi. Mỗi giới có bao nhiêu pháp?

Đáp.

- Chín giới: Nhãn giới, sắc giới, nhĩ giới, thinh giới, tỷ giới, mùi giới, thiệt giới, vị giới, thân giới. Mỗi giới có một pháp.

Như nhãn giới là sắc thần kinh nhãn, sắc giới là sắc cảnh sắc...

- Xúc giới có 3 pháp là : Đất, lửa, gió.

- Năm giới: Nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới; mỗi giới có 2 pháp là: Quả thiện và quả bất thiện.

Như: Nhãn thức quả thiện và nhãn thức quả bất thiện...

- Ý giới có 3 pháp là: Tâm Hướng ngũ môn và 2 tâm Tiếp thu.

- Pháp giới có 20 pháp là: 16 sắc tế + 3 uẩn (thọ, tưởng, hành) + Nípbàn.

- Ý thức giới nói gọn có 3 pháp là: Bất thiện + thiện + Vô ký.

Nói rộng thì có 108 pháp (hay 76 pháp).

Dứt 18 giới.

-ooOoo-

 

Bài 35.

Bốn sự thật
(Cattāri saccā).

 

332 - Hỏi. Bốn sự thật là gì? Vì sao gọi là sự thật?

Đáp. Bốn sự thật là:

- Sự thật về khổ (dukkha sacca).

- Sự thật về nguyên nhân sinh khổ (dukkhasamudaya sacca).

- Sự thật về diệt khổ (dukkhanirodha sacca).

- Sự thật về con đường diệt khổ (dukkhanirodhagāminī paṭipadā sacca).

Gọi là sự thật“không hề sai khác”, “là chân lý”, “là không hư ngụy”.

Như Đức Thế Tôn khẳng định:

“Cattārimāni, bhikkhave, tathāni avitathāni anaññathāni. Katamāni cattāri? Idaṃ dukkhan’ti, bhikkhave, tathametaṃ avitathametaṃ anaññathametaṃ...”

“Này các Tỳkhưu, bốn pháp này là như thật, không lìa bỏ sự thật, không sai khác sự thật. Thế nào là bốn?

- Đây là khổ, này các Tỳkhưu, là như thật, không lìa bỏ sự thật, không sai khác sự thật.... [76]

Sự thật (sacca), có những ý nghĩa như sau:

- Là lời chân thật. Như có Phật ngôn:

“Saccaṃ bhaṇe... Hãy nói lời chân thật”* [77] .

- Gìn giữ sự chân thật. Như nói:

Các samôn, Bàlamôn y cứ trên sự thật...” Tức là “tránh xa sự dối trá”.

- Những quan điểm khác nhau về sự thật, như:

“Yamāhu saccaṃ tathiyanti eke, tamāhu aññe tucchaṃ musāti...”

“Một số người nói rằng;  “đây mới là sự thật...” [78]

“Idheva suddhi iti vādayanti; nāññesu dhammesu vusuddhimāhu.

Yaṃ nissitā tattha subhaṃ vadānā; paccekasaccesu puthū niviṭṭhā”.

Hay: “Ở đây chính thanh tịnh”;  chúng thuyết giảng như vậy.

Chúng nói trong pháp khác; không có sự thanh tịnh.

Chúng nói chỗ ý chỉ, ở đấy là thanh tinh,

Chúng rộng rải an trú; trong sự thật của mình” [79] .

- Theo ý nghĩa cùng tột (paramatthasacca). Như Đức Thế Tôn khẳng định:

“Ekañhi saccaṃ na dutīyamatthi, yasmiṃ pajā no vivade pajānaṃ...”

“Sự thật chỉ có một; không sự thật thứ hai... [80]

Sự thật ở đây chỉ cho “sự thật cùng tột”. Tức là không có “sự thật thứ hai”.

333 -Hỏi. Vì sao gọi là Thánh đế (ariyasacca) [81] ?

Đáp. - Gọi là Thánh đế, vì do bậc Thánh đã chứng đạt, rồi giảng thuyết cho chúng sinh cùng biết để thoát ra sinh tử luân hồi. Như:

“...Sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussaaya tathāgato ariyo; tasmā ariyasaccānī’ti vuccanti”.

- Này các Tỳkhưu, trong các thế giới chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên giới, và quần chúng Samôn, Bàlamôn, Như Lai là bậc Thánh, do vậy được gọi là Thánh đế” [82] .

- Các bậc Thánh đều thông suốt 4 sự thật này, do vậy bốn sự thật này được gọi là “Thánh đế”.

- Gọi là Thánh đế, vì đó là con đường duy nhất dẫn đến giác ngộ, thành tựu bậc Thánh, thoát ra dòng sinh tử luân hồi. Như:

“Catunnaṃ ariyasaccānaṃ, yathābhūtaṃ adassanā;

Saṃsitaṃ dīghamaddhānaṃ, tāsu tāsveva jātisu.

Tāni etāni diṭṭhāni, bhavanetti samūhatā.

Ucchinnaṃ mūlaṃ dukkhassa, natthidāni punabbhavo’ti”.

“Do không như thật thấy; bốn sự thật bậc Thánh.

Phải lâu ngày luân chuyển; trải qua nhiều đời sống.

Khi chúng được thấy rõ; mầm tái sinh nhổ sạch.

Gốc khổ được đoạn tận; nay không còn tái sinh.” [83]

334 -Hỏi. Trong bốn Thánh đế này, cần phải như thế nào?

Đáp: Đối với bốn Thánh đế thì:

- Khổ đế cần phải hiểu rõ.

- Tập đế cần phải từ bỏ.

- Diệt đế cần phải tác chứng.

- Đạo đế cần phải tu tập. [84]  

335 -Hỏi. Thế nào là “sự thật về khổ”? Có bao nhiêu loại khổ?

Đáp. Chữ Dukkhaṃ (khổ) = du + khaṃ.

DU là xấu xa (kucchita), như nói đứa con hư hỏng (dupputta).

Khaṃ là “rỗng không”.

Sự thật về khổ nghĩa là “vì nó xấu xa và rỗng không, không có cốt lõi”.

Theo Kinh Chuyển Pháp Luân, Đức Thế Tôn chỉ ra 13 loại khổ là:

- Sanh là khổ (jātipi dukkhā); già là khổ (jarāpi dukkhā), bịnh là khổ (byādhipi dukkhā), chết là khổ (maraṇaṃpi dukkhaṃ).

- Sầu (soka), bi (parideva), khổ (dukkha), ưu (domanassa), ai (upāyāsā) là khổ.

- Xa người thương (piyehi vippayogo) là khổ.

- Gần người không ưa thích (appiyehi saṃpayogo) là khổ.

- Muốn không được (yampicchaṃ na labbhati) là khổ.

- Chấp giữ 5 uẩn (pañcupādānakkhandhā) là khổ.

Trong 13 loại khổ ấy:

- Bốn loại khổ: Sinh, già, bịnh, chết là “khổ phổ biến”.

Vì bất cứ chúng sinh nào cũng đều phải chịu. Các vị Thiên nhân hay các chúng sinh hóa sinh tuy thân không bị bịnh, già;  nhưng bịnh, già ở đây chỉ cho “già, bịnh trong từng sátna”.

- Năm loại khổ: Sầu, bi, khổ, ưu, ai là khổ tâm.

- Thương phải xa, ghét phải gần, muốn không được, là “khổ cá biệt”.

- Nắm giữ năm uẩn, là khổ trong luân hồi.

Trong bộ Vibhaṅga (Phân tích) của tạng Diệu pháp chỉ nêu lên 12 loại khổ (trừ khổ bịnh).

Nếu khổ nói theo thọ (vedanā) thì có hai là: Thân khổ và tâm khổ.

Hoặc có 3 là: Khổ khổ. Là khổ thân lẫn khổ tâm.

- Hoại khổ. Là sự khổ do sinh diệt.

- Hành khổ. Là sự khổ của pháp hữu vi.

Như Đức Phật dạy:

“Sabbe saṅkhāra dukkhāti...

Các pháp hữu vi là khổ...” [85] .

Ngoài ra, có những cái khổ ngầm, khi hỏi mới biết được, như người có tâm sự riêng chẳng hạn, hay người bị bịnh bên trong, gọi là ẩn khổ.

Có những cái khổ không cần hỏi cũng biết, như người bị tra tấn... gọi là hiện khổ.

Có những cái khổ trực tiếp như “khổ khổ”, những cái khổ còn lại là “khổ gián tiếp”.

336 -Hỏi. Pháp thực tính của”sự thật về khổ” ra sao? Chi pháp là gì?

Đáp. Pháp thực tính của khổ đế (sự thật về khổ) là:

- Trạng thái: Có sự bức hại (bādhanalakkhaṃ).

- Phận sự: Làm cho bất an (santāpanarasaṃ).

- Thành tựu: Hiện bày ra (pavattipaccuppaṭṭhānaṃ).

Chi pháp của khổ đế là: 28 sắc pháp + 81 tâm hiệp thế + 52 tâm sở hợp.

337 - Hỏi. Thế nào là “sự thật về nguyên nhân sinh khổ”?

Đáp. Tập đế (nguyên nhân sinh khổ) là dịch từ chữ samudaya sacca.

Samudaya = saṃ+ u + aya.

Saṃ nghĩa là “hội hợp, liên hệ ”, như trong “samāgamo – cùng tụ hội”; “sametaṃ - có liên hệ đến”.

U nghĩa là “phát sinh”, như “uppannaṃ - đã sinh khởi”; “uditaṃ - nổi lên, kéo lên”.

Aya nghĩa là “nguyên nhân, trình bày”.

Khi có khổ phát sinh, khổ phải có nguyên nhân để sinh lên.

Nguyên nhân sinh ra khổ này là “sự kết hợp của những trợ duyên còn dư sót”.

Hoặc: “Tập đế là nơi hội hợp của khổ”; hay “ tập đế là “sự liên kết với các khổ còn dư sót”.

Nguyên nhân sinh ra khổ đó là gì? Đức Phật dạy  “đó chính là 3 loại ái dục là:

- Kāmataṅhā (dục ái – thích thú trong dục lạc).

- Bhavataṅhā (hữu ái – thích thú với các sinh hữu tốt đẹp).

- Vibhavataṅhā (phi hữu ái – thích thú với sự không có).

Trong ba loại ái ấy, một số Giáo thọ sư có giải thích:

- Ái dục là thích thú với cõi dục.

- Hữu ái là thích thú với cõi Sắc.

- Phi hữu ái hữu ái là thích thú với cõi Vô sắc.

Các Giáo thọ sư khác giải thích:

- Ái dục là thích thú hưởng dục lạc.

- Hữu ái là thích thú với chủ thuyết thường hằng, tức là thích thú với thường kiến”.

- Phi hữu ái là thích thú với chủ thuyết “không có”, tức là thích thú với đoạn kiến”.

“Nguyên nhân sinh khổ” chính là sự “dính mắc với sự hưởng thụ, hay bám vào 2 loại tà kiến là thường hoặc đoạn”.

Như Đức Phật dạy:

“Upādiyamāno kho, bhikkhu, baddho mārassa; anupādiyamāno mutto pāpimato’ti”.

“Này Tỳkhưu, ai ý bám níu lấy, người ấy bị ma trói buộc. Ai ý không bám níu lấy, người ấy được giải thoát khỏi ác ma” [86] .

338 - Hỏi. Pháp thực tính của tập đế ra sao? Chi pháp của tập đế là gì?

Đáp. Pháp thực tính của tập đế là:

- Trạng thái: Là nguyên nhân sinh ra (pabhavalakkhaṇaṃ)

- Phận sự: Ngăn chận sự gián đoạn (anupacchedakaranarasaṃ).

- Thành tựu: Sự chướng ngại (palibodhapaccupaṭṭhānaṃ).

Chi pháp của tập đế là tâm sở tham.

339 - Hỏi. Thế nào là sự thể về diệt khổ (diệt đế)?

Đáp. Diệt đế là dịch từ chữ “nirodha sacca”.

Nirodha = ni + rodha.

Ni là “không có”; rodha xuất nguyên từ ngữ căn rud (than, khóc).

Nirodha nghĩa “không có sầu muộn”, như Phật ngôn:

“Taṅhāya jāyati soko; taṅhāya jāyati bhayaṃ.

Taṅhāya vippamuttassa; natthi soko kuto bhayaṃ”.

“Ái sinh ra sầu ưu,  ái sinh ra sợ hãi.

Ai thoát khỏi ái; không sầu, đâu sợ hãi” [87] .

Sách Thanh Tịnh Đạo giải thích “rodha” là “đi lang thang - cārakaṃ” [88] .

Nirodha là “không còn đi lang thang” trong vòng sinh tử luân hồi.

Hay “rodha” nghĩa là “nung nấu – dīpeti” (sđd).

Nirodha là “không còn bị nung nấu”.

Bất kỳ một cảnh giới tái sinh nào cũng đều bị sự khổ nung nấu; nirodha chấm dứt sự nung nấu ấy.

Như thế nào? Là chấm dứt sự tái sinh.

340 - Hỏi. Pháp thực tính của Diệt đế ra sao? Chi pháp của diệt đế là gì?

Đáp. Pháp thực tính của Diệt đế là:

- Trạng thái: Là vắng lặng (santilakkhaṇaṃ)

- Phận sự: Là bất tử (accutirasaṃ)

- Thành tựu: Không có hình tướng (animittapaccupaṭṭhānaṃ).

Chi pháp của Diệt đế là Nípbàn (nibbāna).

341 -Hỏi. Thế nào là sự thật về con đường diệt khổ (đạo diệt khổ)?

Đáp. “Sự thật về con đường diệt khổ - dukkhanirodhagāmini paṭipadā ariyasacca”; gọi tắt là “đạo đế”.

Ví như muốn đến một thành phố phải có con đường dẫn đến thành phố ấy.

Cũng vậy, muốn chứng đạt Nípbàn (diệt khổ) phải theo một phương pháp chính đáng.

Gọi là “con đường diệt khổ”, vì nhận được Nípbàn làm cảnh (ārammaṇa).

Con đường ấy được Đức Thế Tôn tuyên thuyết có 8 chi là:

- Chánh kiến (sammādiṭṭhi). Là sự thấy đúng; tức là thấy được ba tướng: Vô thường tướng, khổ tướng hay vô ngã tướng.

- Chánh tư duy (sammāsaṅkappa). Là sự suy nghĩ đúng, tức là suy nghĩ để thoát ra dục lạc, suy nghĩ để thoát ra “nóng bức”, suy nghĩ để thoát ra “làm hại - ahiṃsa”.

Hoặc là : “Suy nghĩ thoát ra dục lạc, suy nghĩ về tâm Từ, suy nghĩ về tâm Bi”.

- Chánh ngữ (sammāvācā). Là nói đúng; tức là xa lánh bốn ác ngữ: Nói dối, nói chia rẽ, nói hung ác, nói nhãm nhí; ngoài ra chánh ngữ là nói lời có ích lợi cho mình, có ích lợi cho người, có ích lợi cho cả hai.

- Chánh nghiệp (sammākammanta). Là thực hành những việc đúng đắn.

- Chánh mạng (sammā -ājīva). Là sự sống chính đáng, hay nuôi mạng một cách đúng đắn.

- Chánh tinh tấn (sammāvāyāma). Là nỗ lực đúng đắn tức là nỗ lực để đạt được mục đích tthoát ra khổ.

- Chánh niệm (sammāsati). Là sự chú ý đúng đắn; tức là chú ý ghi nhận được ba tướng.

- Chánh định (sammā sammādhi). Là an trú tâm đứng đắn; tức là an trú tâm vào một trong ba tướng.

342 – Hỏi. Pháp thực tính của Đạo đế ra sao? Chi pháp của Đạo đế là gì?

Đáp. Pháp thực tính của Đạo đế là:

- Trạng thái: Mang ra hay “hướng dẫn thoát ra” (niyyānatalakkhaṇaṃ).

- Phận sự: Diệt trừ phiền não (kilesappahānarasaṃ).

- Thành tựu: Thoát ra (vuṭṭhānapaccupaṭṭhānaṃ).

Nên ghi nhận, chỉ khi nào tâm nhận được Nípbàn diệt khổ, khi ấy mới được gọi là “đạo diệt khổ”, tức là ám chỉ tâm Đạo Siêu thế, vì vào thời điểm ấy “khổ hay phiền não” mới bị sát trừ, còn tâm Quả Siêu thế chỉ là thành quả của tâm Đạo.

Nói cách khác, gọi là “đạo diệt khổ ”, là chỉ cho tám chi phần trong tâm Đạo.

*- Chi pháp của chánh kiến là tâm sở Trí (paññācetasika).

*- Chi pháp của chánh tư duy là tâm sở Tầm(vitakkacetasika).

*- Chi pháp của chánh ngữ là tâm sở Chánh ngữ (sammāvācā cetasika).

*- Chi pháp của chánh nghiệp là tâm sở Chánh nghiệp (sammākammanta cetasika).

*- Chi pháp của chánh tinh tấn là tâm sở Tinh tấn (viriya cetasika).

*- Chi pháp của chánh niệm là tâm sở Niệm (sati cetasika).

*- Chi pháp của chánh định là tâm sở Nhất hành (ekaggatā cetasika).

Tâm quả Siêu thế và 36 tâm sở hợp + tâm Đạo và 28 tâm sở hợp (trừ 8 chi đạo), là ngoại đế (vimuttisacca), vì không thuộc về chi pháp trong “bốn sự thật”.

Ngoại đế tuy là pháp Siêu thế, nhưng là pháp hữu vi nên ngoại đế vẫn bị định luật vô thường chi phối.

Xét cùng tột thì ngoại đế vẫn “khổ”, là “hành khổ” hay “hoại khổ”.

Dứt bốn sự thật.

--ooOoo-

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Kinh Tạng PĀLI: Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch:
Aṅguttara Nikāya (Tăng Chi bộ), I, II, III, IV.  Ấn hành năm 1967.
Saṃyutta Nikāya (Tương Ưng bộ), I, II, III, IV, V. Ấn hành năm 1982.
Dīgha Nikāya (Trường Bộ Kinh), I, II, III, IV. Ấn hành năm 1973.
Majjhima Nikāya (Trung Bộ Kinh), I, II, III. Ấn hành năm 1973.
Jākata (Kinh Bổn Sanh), Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2001.
Khuddaka Nikāya (Tiểu Bộ Kinh), Nxb Tôn Giáo Hà Nội, năm 2002.
HT. Thích Minh Châu - (Abhidhammatthasaṅgaha). Thắng Pháp Tập Yếu

*

Đại Trưởng Lão Nārada - Vi Diệu Pháp Toát Yếu. Phạm Kim Khánh dịch.
Đại Trưởng lão Hộ Tông (soạn) - Thập độ
Đức Bửu Chơn (dịch) – Kho Tàng pháp bảo.
Đại Trưởng Lão Tịnh Sự (dịch) - Dhammasaṅgani (Pháp Tụ), năm 1990.
Đại trưởng lão Tịnh Sự (d) - Vibhaṅga (Phân tích).
Đại Trưởng Lão Tịnh Sự (soạn) - Siêu Lý Sơ học.
Đại Đức Giác Chánh (soạn) - Vi Diệu Pháp Nhập Môn.
Dhammapāda – Atthakathā (Chú giải Pháp Cú Kinh) I, II- Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 1997, 1998.
Vinaya- Mahā Vagga  (Luật Đại Phẩm).
Đại Đức Khải Minh (dịch) - Mẫu đề tam.
Đại Đức Siêu Minh (dịch) - Dhammasaṅgani-Atthakathā (Chú giải Pháp Tụ), năm 1990.
Nguyễn Hoàng Hải (dịch) - Paṭisambhidāmagga (Vô ngại giải đạo).
Thích nữ Trí Hải (d) - Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo) . Nxb Tôn giáo, năm 2001.
Đại Đức Thiện Phúc (dịch)– Chú giải người và cõi.
Tỷ Kheo Giác Nguyên (dịch) - Chúng sanh và Sanh thú, dịch.
Đại Đức Khánh Hỷ (dịch) - Sớ giải kinh Niệm Xứ.
Chú giải kinh Hạnh phúc.
Sớ giải kinh Vấn Sadi.

*

Soạn xong ngày 12-02-2008.
(Nhằm ngày mùng 6 tháng giêng năm Mậu tý).

* * *

 



 [1] - Dhp, câu 109.

 [2] - A. 244, pháp ba chi, kinh “ Con ngựa thuần thục”.

 [3]  – Pts. Lực ngữ (balakathā), số 44

 [4] - A.i, 52. Pháp hai chi, Phẩm sức mạnh (Adhikaraṇavaggo), số 12.

 [5]  - A .ii. 142. Pháp 4 chi, kinh Lực (Satibalasuttaṃ).

 [6] - J.v, 120.

 [7] - S.iv, 238. Tương ưng nữ nhân (Mātugāmasaṃyuttaṃ), kinh Khả ý – không khả ý (mātugāmasuttaṃ).

 [8] - A.iv, 223, Pháp 8 chi, kinh Sức mạnh (paṭhamabalasuttaṃ).

 [9] - Xem Pts – Lực ngữ (balakathā).

 [10] - A.ii, 150, Pháp 4 chi, kinh Bất tịnh (Asubhasuttaṃ)

 [11] - A. iii, 10, Pháp 5 chi, kinh các sức mạnh tóm lược (Saṃkhittasuttaṃ).

 [12] - Dhs. Câu số 297 – 298.

 [13] - A.iv, 363. Pháp chín chi, kinh Những sức mạnh.

 [14] - A.iv. 363. Pháp 9 chi.Kinh Những sứcmạnh.

 [15]  - A.iii, 10. Pháp 5 chi, kinh Các sức mạnh rộng thuyết ().

 [16]  

 [17] - Đức Nārada (soạn). Ô. Phạm Kim Khánh (d). Vi Diệu pháp toát yếu, tr. 298.

 [18] - S.i, 172. Tương ưng Balamôn (brahmaṇasaṃyuttaṃ), phẫm cư sĩ, kinh cày ruộng (Kasibhāradvājasuttaṃ).

 [19]  – S.v, 64. Kinh Thân

 [20] - S.v, 391, kinh Sung mãn.

 [21] - A.iii, 49. Pháp 5 chi, kinh Cho các vật khả ý.

 [22] _ A.iii, 51. Pháp 5 chi, kinh Phước điền (Puññābhisandasuttaṃ).

 [23] - A.v, 135. Pháp 10 chi, kinh Khả lạc.

 [24] - S.ii, 11. Tương ưng nhân duyên (nidānasaṃyuttaṃ), kinh Các loại đồ ăn (āhārasuttaṃ).

 [25] - SA. Tương ưng nhân duyên, kinh Các loại vật thực.

 [26] - Các tâm Đổng lực Duy tác không tạo ra tâm quả. Tâm đổng lực Siêu thế là tâm “thoát ra luân hồi”.

 [27] - Sớ giải kinh Đại niệm xứ.

 [28] - D.iii,  Kinh Đại niệm xứ.

 [29]  - Dhp. Câu 86.

 [30] - Dhp. Câu số 57.

 [31] - S.v, 246. Tương ưng Chánh cần (sammappadhānasaṃyutta), phẫm Tầm cầu.

Có 3 loại tầm cầu là : Dục tầm cầu, hữu tầm cầu và Phạm hạnh tầm cầu. Phạm hạnh ở đây chỉ cho “hướng tâm thể nhập vào Đại ngã là Phạm thiên”.

 [32]  – HT. TMC (d) - S.v, 244. Tương ưng chánh cần (Sammappadhānasaṃyuttaṃ).

 [33]  – J.iii, 454.

 [34] - A. i, 175. Pháp 3 chi, kinh Được nuôi dưỡng tế nhị.

 [35] - HT. TMC (d), Dhp, câu 174.

 [36] - S.v, 267. Tương ưng Như ý túc (iddhipādasaṃyuttaṃ)

 [37]  -D.ii, kinh Đại viên tịch (parinibbānasuttanta).i

 [38] - Abhs. Chương VII.

 [39] - HT. TMC (d). S.v, 268. kinh Ước muốn (chandasamādhisuttaṃ)

 [40] - S.v, 276. Tương ưng Tứ như ý túc, kinh Phân tích (vibhaṅgasuttaṃ).

 [41] - S.v, 255. Kinh Một phần (Iddhipadesasuttaṃ).

 [42]  – S.v, 276. Kinh Thuyết pháp (iddhādidesanāsuttaṃ).

 [43] - S. v, 63. Tương ưng giác chi, phẫm Núi (Pabbatavaggo), kinh Tuyết sơn (Himavantasuttaṃ).

 [44] - Abhs.Chương VII.

 [45] - S.v, 64. Tương ưng giác chi (bojjhaṅgasamyuttaṃ), kinh Thân (kāyasuttaṃ).

 [46] - ĐĐ Giác Chánh (soạn) – Vi Diệu pháp nhập môn, tr.235.

 [47] - Vsm. Chương XIV.

 [48] - S.iii. 47; kinh các uẩn (khandhasuttaṃ).

 [49] -M.iii, kinh Tiểu nghiệp  phân biệt (Cūlakammavibhaṅgasuttaṃ).

 [50] - Vsm. Chương XIV; mô tả các uẩn (khandhaniddesa), 494.

 [51] - Lả thân thọ và tâm thọ.

 [52] - Là thọ lạc, thọ khổ, thọ xả.

 [53]  – Là thọ phát sinh qua 5 cửa: Nhãn thọ, nhĩ thọ, tỷ thọ, thiệt thọ và thân thọ.

 [54] - Thêm ý thọ vào 5 thọ.

 [55] - Là 6 lạc, 6 khổ và 6 xả.

 [56] - Là 6 lạc liên hệ với gia đình, 6 lạc liên hệ với đời sống xuất gia. Sáu khổ liên hệ với đời sống gia đình, 6 khổ liên hệ với đời sống xuất gia. Sáu xả liên hệ với đời sống gia đình, 6 xả liên hệ với đời sống xuất gia.

 [57] - Là 36 thọ hiện tại + 36 thọ quá khứ + 36 thọ vị lai.

 [58] - M.ii, Kinh Đa thọ (bahuvedaniyasuttaṃ).

 [59] - Siii. 47; kinh các uẩn (khandhasuttaṃ)

 [60] - Vsm. Chương XV, số 510.

 [61] - Vsm. Chương XV. số 512.

 [62] - Ākara có 2 nghĩa: Mỏ, nơi sản xuất. Chúng tôi chọn nghĩa “chỗ chứa” để phù hợp ý nghĩa của “āyatana - xứ”.

 [63] - Theo bảng lộ sắc, có đến 51 nhóm thần kinh nhãn, nhưng chỉ có 49 nhóm đang ở giai đoạn trụ  mới là nơi nương trú cho nhãn thức. 

 [64] - S.i, 206. Tương ưng Dạ xoa.

 [65] - Dhs. Mẫu đề tam (Mātikā).

 [66] - M.i; kinh trạm xe ().

 [67] - Vsm. Chương XV. số 514.

 [68] - Vsm. Chương XV; số 510.

 [69] - Vsm. Chương XV, số 518.

 [70] - S.ii, 150. Tương ưng giới (dhātusaṃyuttaṃ), kinh Bảy giới (sattadhātusuttaṃ)

 [71] - Vbh, 86.

 [72] - S.ii, 56.

 [73] - Vbh; 86.

 [74] - Chỉ cho 40 tâm Siêu thế.

 [75] - Chỉ cho Nípbàn và những tâm sở hợp trong tâm Siêu thế.

 [76] - S.v,430. Tương ưng sự thật (saccasaṃyuttaṃ), kinh Như thật (tathasuttaṃ).

 [77] - Dhp; câu 224.

 [78] - Sn, 883; kinh Những vấn đề nhỏ (Cūḷabyūhasuttaṃ) (HT. TMC dịch).

 [79] - Sn, 824, kinh Pasura (Pasūrasuttaṃ) (HT. TMC dịch).

 [80] - Sn, 884, kinh nhũng vấn đề nhỏ (HT. TMC dịch)

 [81] - Chữ  ariya  con2 có nghĩa là “cao quý”. Ariyasacca có thể dịch là “sự thật cao quý”.

 [82] - S.v, 435. Tương ưng sự thật (saccasaṃpayuttaṃ); kinh Thế giới (Lokasuttaṃ). (HT. TMC dịch).

 [83] - S.v.431. Tương ưng sự thật (saccasaṃpayuttaṃ); kinh Vô minh (avijjāsuttaṃ) (Ht. TMC dịch)

 [84] - Xem s.v; 436.

 [85] - Dhp. Câu số 278.

 [86] - S.iii, 73. Tương ưng uẩn (khandhasampayuttaṃ), kinh Ý chấp trước (upādiyamānasuttaṃ).

 [87] - Dhp. Câu 216. (HT. TMC dịch)

 [88] ‑ Vsm. Chương XVI, số 530.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 1.1 | 1.2 | 1.3 | 2.1 | 2.2 | 2.3

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Chánh Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 2008).

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 20-04-2009