[2.3] Quả duyên. (Vipāka paccayo). Định nghĩa. “Quả duyên”là mãnh lực trợ giúp bằng “kết quả”. Chi pháp. Năng duyên. 52 tâm quả và 38 tâm sở hợp. Sở duyên. 52 tâm quả và 38 tâm sở hợp + 20 sắc nghiệp tục sinh + 15 sắc tâm (trừ 2 sắc Biểu tri). Phi sở duyên. 69 tâm phi tâm quả và tâm sở hợp + sắc tâm phi quả + sắc nghiệp bình nhật + Sắc nghiệp vô tưởng + sắc vật thực + sắc thời tiết + sắc ngoại. Quả duyên với tam đề thiện. Chỉ có 1 câu lọc. Câu 1. Abyākato dhammo abyākatassa dhammassa vipākapaccayena paccayo. Pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng Quả duyên. a- Định nghĩa. Là một danh uẩn quả trợ giúp các pháp đồng sinh, sinh lên”. Ở đây là xét một tâm quả. b- Chi pháp. Vô ký năng duyên. 52 tâm quả và 38 tâm sở hợp về phương diện giúp. Vô ký sở duyên. 52 tâm quả và 38 tâm sở hợp về phương diện nhờ + sắc tâm quả (trừ 2 sắc Biểu tri)+ sắc nghiệp tục sinh. c- Giải. - Một danh uẩn quả trợ giúp 3 danh uẩn quả + sắc tâm quả (trừ 2 sắc Biểu tri) thời bình nhật. - Hai danh uẩn quả trợ giúp 2 danh uẩn quả + sắc tâm quả (trừ 2 sắc Biểu tri) trong thời bình nhật. - Ba danh uẩn quả hai trợ giúp một danh uẩn quả + sắc tâm quả (trừ 2 sắc Biểu tri) thời bình nhật. - Khi tục sinh, 1, 2 hay 3 danh uẩn quả tục sinh, trợ cho các danh uẩn quả tục sinh còn lại và sắc nghiệp tục sinh. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 4 Thánh quả. - Cõi: 30 cõi hữu tâm. - Thời: Thời tục sinh, thời bình nhật, thời tử. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý và siêu lộ. - Giống : Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. * Hợp trợ. - Danh trợ danh. Có 7 duyên hợp là: - Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”. - Năng -sở hổ trợ nhau, nên có “Hổ tương duyên”. - Sở nương vào năng, nên có “Đồng sinh y duyên”. - Năng - sở hòa hợp nhau, nên có “Tương ưng duyên”. - Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”. - Danh trợ sắc. Có 5 duyên hợp trợ là “Đồng sinh duyên, Đồng sinh y duyên, Đồng sinh bất tương ưng duyên, Đồng sinh hiện hữu duyên, Đồng sinh bất ly duyên”. - Danh - trợ danh sắc. Có 4 duyên hợp trợ là “Đồng sinh duyên, Đồng sinh y duyên, Đồng sinh hiện hữu duyên, Đồng sinh bất ly duyên”. Vât thực duyên. (Āhāra paccayo). Định nghĩa. “Vật thực duyên” là mãnh lực trợ giúp ủng hộ bằng cách đem chất bổ dưỡng vào. Phân tích. Vật thực duyên được phân thành 2 duyên là: - Sắc vật thực duyên (rūpa āhāra paccayo). - Danh vật thực duyên (nāma āhāra paccayo). Sắc vật thực duyên. (Rūpa āhāra paccayo). Định nghĩa. “Sắc vật thực duyên” là mãnh lực trợ giúp ủng hộ bằng chất bổ dưỡng như miếng ăn … Chi pháp. Năng duyên. Sắc vật thực nội và ngoại, tức là chất bổ dưỡng đã ăn hay chưa ăn. Sở duyên. 12 sắc do vật thực tạo tức là sắc tứ đại + sắc cảnh khí + sắc cảnh vị + 3 sắc đặc biệt + sắc tiến + sắc dị. Phi sở duyên. Tâm và tâm sở hợp + sắc tâm + sắc nghiệp + sắc thời tiết + sắc ngoại. Duyên trùng. Sắc vật thực duyên trùng với Vật thực hiện hữu duyên (āhāratthipaccayo) và Vật thực bất ly duyên (āhāra avigata paccayo ). * Vật thực hiện hữu duyên: Là mãnh lực trợ giúp bằng chất bổ dưỡng đang còn. * Vật thực bất ly duyên: Là mãnh lực trợ giúp bằng chất bổ dưỡng không xa lìa. Sở dĩ ba duyên này trùng nhau là vì: Năng và Sở đều là sắc, như vậy đời sống của Năng và Sở đồng nhau (51 sátna). Lại nữa có hiện hữu và bất ly giúp cho chúng ta nhận biết được là thời hiện tại. Có câu hỏi: Năng - sở đồng sinh, tại sao Sắc vật thực duyên không thuộc giống đồng sinh? Đáp: Tuy năng và sở cùng sinh lên, nhưng tính chủ yếu của Vật thực duyên là “nuôi dưỡng”; do đó Vật thực duyên được xếp vào “giống vật thực”. Một số duyên khác được xếp vào “giống đồng sinh”, vì đó là đặc tính chính, “tính nuôi dưỡng” không có trong các duyên ấy. Sắc vật thực duyên với tam đề thiện. Có 1 câu lọc. Câu 1. Abyākato dhammo abyākatassa dhammassa rūpāhāra paccayena paccayo. Pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng Sắc vật thực duyên. a- Định nghĩa. Là “chất bổ dưỡng” bên ngoài hay bên trong, trợ giúp các sắc đồng sinh được vững mạnh. b- Chi pháp. Vô ký năng duyên. Sắc Vật thực nội và ngoại. Vô ký sở duyên. 12 sắc pháp đồng sinh đang trụ với sắc Vật thực. c- Giải. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 8 bậc Thánh. - Cõi: Cõi ngũ uẩn. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: lộ sắc. - Giống: Giống vật thực. Duyên hợp trợ. Có 2 duyên hợp trợ là “Vật thực hiện hữu duyên”, “Vật thực bất ly duyên”. B. Danh vật thực duyên. (Nāma āhāra paccayo) Định nghĩa. “Danh vật thực duyên” là mãnh lực trợ giúp ủng hộ bằng cách thu hút “cảnh”, mang cảnh đến giúp các pháp đồng sinh thêm vững mạnh. Danh vật thực có ba là: - Xúc thực: Sự gặp gỡ giữa căn (vật), cảnh và thức là duyên cho thọ. - Tư niệm thực: Là sự cố ý làm việc thiện hay ác là nhân sanh ra tâm quả Tục sinh. - Tâm thực: Là khả năng hưởng cảnh và tạo radanh sắc. Chi pháp. Năng duyên. Tâm sở Xúc, tâm sở Tư, 121 tâm (về phương diện trợ giúp). Sở duyên. Tâm và tâm sở hợp + 17 sắc tâm + 20 sắc nghiệp tục sinh. Phi sở duyên. Sắc nghiệp bình nhật, sắc nghiệp vô tưởng, sắc vật thực, sắc thời tiết và sắc ngoại. Giải thích. Ở cõi Ngũ uẩn vào thời tục sinh, tâm Tục sinh trợ cho sắc nghiệp Tục sinh cùng sinh lên, do đó sở duyên có sắc nghiệp tục sinh. Danh vật thực duyên với tam đề thiện. Có 7 câu lọc Câu 1. Kusalo dhammo kusalassa dhammassa nāmāhāra paccayena paccayo. Pháp thiện trợ pháp thiện bằng Danh vật thực duyên. a- Định nghĩa. Là 3 danh vật thực thiện mang “chất bổ dưỡng” (là cảnh) đến giúp các pháp thiện đồng sinh thêm vững mạnh. b- Chi pháp. Thiện năng duyên. 37 tâm thiện + tâm sở Xúc + tâm sở Tư trong tâm thiện. Thiện sở duyên. Tất cả pháp thiện. c- Giải. - Khi tâm thiện là năng duyên thì các tâm sở hợp là sở duyên. - Khi tâm sở Xúc là năng duyên thì tâm thiện và 37 tâm sở hợp (trừ tâm sở Xúc) là sở duyên. - Khi tâm sở Tư là năng duyên, tâm thiện và 38 tâm sở hợp (trừ tâm sở Tư) là sở duyên. Do đó, trong phần sở duyên lấy “tất cả pháp thiện”. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 7 bậc Thánh hữu học. - Cõi: 30 cõi hữu tâm. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý, lộ đắc đạo, lộ phản khán, lộ nhập thiền hữu học, lộ đắc thiền hữu học … - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. Danh vật thực duyên, tổng quát có 11 duyên hợp trợ. Trong câu lọc này có: * Hợp trợ. - Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”. - Năng là “tâm”, nên có “Đồng sinh trưởng duyên”, “Đồng sinh quyền duyên” [1] . - Năng - sở hổ trợ nhau, nên có “Hổ tương duyên”, “Đồng sinh y duyên”. - Năng là “tâm sở Tư”, nên có “Đồng sinh nghiệp duyên”. - Năng - sở hòa hợp nhau, nên có “Tương ưng duyên”. - Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”. Như vậy có 9 duyên hợp trợ. * Không hợp trợ. - Năng là pháp thiện, nên không có “Quả duyên”. - Năng - sở đều là danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”. Có 2 duyên không hợp trợ. Câu 2. Kusalo dhammo abyākatassa dhammassa nāmāhāra paccayena paccayo. Pháp thiện trợ pháp vô ký bằng Danh vật thực duyên. a- Định nghĩa. Là danh thiện trợ sắc tâm thiện, theo cách “làm cho tăng trưởng”. b- Chi pháp. Thiện năng duyên. 37 tâm thiện + tâm sở Xúc + tâm sở Tư trong tâm thiện. Vô ký sở duyên. Sắc tâm thiện. c- Giải. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 7 bậc Thánh hữu học. - Cõi: 26 cõi Ngũ uẩn. - Thời: Bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý, lộ đắc đạo, lộ phản khán, lộ nhập thiền, lộ đắc thiền. - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. * Hợp trợ. Có 8 duyên hợp trợ là: “Đồng sinh duyên, Đồng sinh y duyên, Đồng sinh trưởng duyên, Đồng sinh quyền duyên, Đồng sinh nghiệp duyên, Đồng sinh bất tương ưng duyên, Đồng sinh hiện hữu duyên, Đồng sinh bất ly duyên”. * Không hợp trợ. Có 3 duyên không hợp trợ là “Quả duyên, Tương ưng duyên, Hổ tương duyên”. Câu 3. Kusalo dhammo kusalassa ca abyākatassa ca dhammassa nāmāhāra paccayena paccayo. Pháp thiện trợ pháp thiện và pháp vô ký bằng Danh vật thực duyên. a- Định nghĩa. Là danh vật thực thiện trợ giúp cho các pháp đồng sinh cùng với sắc tâm thiện. b- Chi pháp. Thiện năng duyên. 3 danh vật thực thiện. Thiện và vô ký sở duyên. Pháp thiện + sắc tâm thiện. c- Giải. Câu lọc này là tổng hợp 2 câu lọc trên. Câu lọc này đối với. - Người: 4 phàm + 7 bậc Thánh hữu học. - Cõi: 26 cõi Ngũ uẩn. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (với đổng lực thiện), lộ kiên cố thiện. - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. * Hợp trợ. - Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”. - Sở nương vào năng, nên có “Đồng sinh y duyên”. - Năng có “tâm”, nên có “Đồng sinh trưởng duyên”, “Đồng sinh quyền duyên”. - Năng là “tâm sở Tư”, nên có “Đồng sinh nghiệp duyên”. - Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”. Có 7 duyên hợp trợ. * Không hợp trợ. - Năng là pháp thiện, nên không có “Quả duyên”. - Sở có sắc pháp, nên không có “Hổ tương duyên”, “Tương ưng duyên”. - Sở có danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưgn duyên”. Có 4 duyên không hợp trợ. Câu 4. Akusalo dhammo akusalassa dhammassa nāmāhāra paccayena paccayo. Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện bằng Danh vật thực duyên. a- Định nghĩa. Là ba danh vật thực bất thiện trợ giúp các pháp đồng sinh được vững mạnh. b- Chi pháp. Bất thiện năng duyên. 12 tâm bất thiện + tâm sở Xúc + tâm sở Tư trong tâm bất thiện. Bất thiện sở duyên. Pháp bất thiện. c- Giải. - Khi tâm bất thiện là năng duyên, thì 27 tâm sở hợp là sở duyên. - Khi tâm sở Xúc bất thiện là năng duyên, thì 12 tâm bất thiện và 26 tâm sở hợp (trừ tâm sở Xúc) là sở duyên. - Khi tâm sở Tư bất thiện là năng duyên, thì 12 tâm bất thiện và 26 tâm sở hợp (trừ tâm sở Tư) là năng duyên. Do đó, sở duyên lấy tất cả pháp bất thiện. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học. - Cõi: 30 cõi hữu tâm. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộý (với đổng lực bất thiện). - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. * Hợp trợ. - Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”. - Sở nương tựa vào năng để vững mạnh, nên có “Đồng sinh y duyên”. - Năng - sở hổ trợ nhau , nên có “Hổ tương duyên”. - Năng là tâm, nên có “Đồng sinh quyền duyên”, “Đồng sinh trưởng duyên”.. - Năng là tâm sở Tư, nên có “Đồng sinh nghiệp duyên”. - Năng - sở hòa hợp nhau, nên có “Tương ưng duyên”. - Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”. Có 9 duyên hợp trợ. * Không hợp trợ. - Năng là pháp bất thiện, nên không có “Quả duyên”. - Năng - sở đều là danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”. Có 2 duyên không hợp trợ. Câu 5. Akusalo dhammo abyākatassa dhammassa nāmāhāra paccayena paccayo. Pháp bất thiện trợ pháp vô ký bằng Danh vật thực duyên. a- Định nghĩa. Là 3 danh vật thực bất thiện trợ sắc tam bất thiện được vững mạnh. b- Chi pháp. Bất thiện năng duyên. 3 danh vật thực bất thiện. Bất thiện sở duyên. Sắc tâm bất thiện đồng sinh. c- Giải. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học. - Cõi: 26 cõi ngũ uẩn. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (với đổng lực bất thiện). - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. * Hợp trợ. - Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”. - Sở vững mạnh nhờ có năng, nên có “Đồng sinh y duyên”. - Năng có tâm, nên có “Đồng sinh trưởng duyên”, “Đồng sinh quyền duyên”. - Năng có tâm sở Tư, nên có “Đồng sinh nghiệp duyên”. - Sở là sắc pháp, nên có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”. - Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”. Có 8 duyên hợp trợ. * Không hợp trợ. - Năng là pháp bất thiện, nên không có “Quả duyên”. - Năng danh, sở là sắc, nên không có “Tương ưng duyên”, “Hổ tương ưng duyên”. Có 3 duyên không hợp trợ. Câu 6. Akusalo dhammo akusalassa ca abyākatassa ca dhammassa nāmāhāra paccayena paccayo. Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện và vô ký bằng Danh vật thực duyên. a- Định nghĩa. Là 3 danh vật thực bất thiện trợ cho danh – sắc sinh lên. b- Chi pháp. Bất thiện năng duyên. 12 tâm bất thiện + Tâm sở Xúc + tâm sở Tư trong tâm bất thiện. Bất thiện và vô ký sở duyên. Pháp bất thiện + sắc tâm bất thiện. c- Giải. Câu này là tổng hợp câu 4 và câu 5. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học. - Cõi: 26 cõi ngũ uẩn. -Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (với đổng lực bất thiện). - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. * Hợp trợ. Có 7 duyên hợp trợ là : “Đồng sinh duyên, Đồng sinh y duyên, Đồng sinh trưởng duyên, Đồng sinh quyền duyên, Đồng sinh nghiệp duyên, Đồng sinh hiện hữu duyên, Đồng sinh bất ly duyên”. * Không hợp trợ. Có 4 duyên không hợp trợ là: “Quả duyên, Tương ưng duyên, Đồng sinh bất tương ưng duyên, Hổ tương duyên”. Câu 7. Abyākato dhammo abyākatassa dhammassa nāmāhāra paccayena paccayo. Pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng Danh vật thực duyên. a- Định nghĩa. Là 3 danh vật thực vô ký trợ giúp các pháp vô ký đồng sinh với chúng. b- Chi pháp. Vô ký năng duyên. 72 tâm vô ký +tâm sở Xúc + tâm sở Tư trong tâm vô ký.. Vô ký sở duyên. 72 tâm vô ký và 38 tâm sở hợp+ sắc tâm vô ký. Riêng “năm đôi thức” không tạo ra sắc tâm. c- Giải. Câu này gồm 3 câu: Danh trợ danh, danh trợ sắc, danh trợ danh - sắc. Có các cách như sau: a’- Vật thực danh vô ký trợ cho các uẩn tương ưng và sắc tâm vô ký. b’- Khi Tục sinh, danh vật thực quả trợ các danh uẩn quả tương ưng và sắc nghiệp tục sinh. Năng duyên: 19 tâm quả tục sinh cõi 5 uẩn + tâm sở Xúc + tâm sở Tư. Sở duyên: 19 tâm quả Tục sinh và 35 tâm sở hợp (trừ Giới phần) + sắc nghiệp tục sinh. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 4 Thánh quả. - Cõi: 30 cõi hữu tâm. - Thời: Thời Tục sinh, thời bình nhật và thời tử. - Lộ tâm:Lộ ngũ, lộ ý và Siêu lộ. - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. * Hợp trợ. - Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”. - Năng duyên có “tâm quả”, nên có “Đồng sinh trưởng duyên”, “Đồng sinh quyền duyên”, “Quả duyên”. (Trong phần “năm đôi thức” trợ các pháp đồng sinh, có “Hổ tương duyên”, “Tương ưng duyên” hợp trợ). - Sở nương tựa vào danh, nên có “Đồng sinh y duyên”. - Năng có “tâm sở Tư”, nên có “Đồng sinh nghiệp duyên”. - Sở có sắc tâm, nên có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”. - Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”. * Không hợp trợ. Không có. Quyền duyên (Indrīya paccayo) Định nghĩa. “Quyền duyên” là mãnh lực trợ giúp ủng hộ bằng cách cai quản điều hành các pháp đồng sinh. Như vị tướng soái điều khiển đoàn của mình. Phân tích. Quyền duyên chia rộng có 3 là: 1- Đồng sinh quyền duyên (sahajātindriya paccayo). 2- Quyền sinh tiền duyên (purejātindriya paccayo). 3- Sắc mạng quyền duyên (rūpajīvitindrīya paccayo). A- Đồng sinh quyền duyên. (Sahajātindriya paccayo). Định nghĩa. Đồng sinh quyền duyên là mãnh lực trợ giúp ủng hộ bằng 8 danh quyền điều khiển cai quản các pháp đồng sinh. Chi pháp. Năng duyên. 8 danh quyền là: Thọ, tín, niệm, tấn, nhất hành, tuệ, danh mạng quyền và tâm. Sở duyên.Tâm và tâm sở hợp trên phương diện nhờ + sắc tâm + sắc nghiệp tục sinh. Phi sở duyên. Sắc ngoại, sắc âm dương, sắc vật thực, sắc nghiệp bình nhật, sắc nghiệp vô tưởng. Đồng sinh quyền duyên với tam đề thiện. Có 7 câu lọc. Câu 1. Kusalo dhammo kusalassa dhammassa sahajātindriya paccayena paccayo. Pháp thiện trợ pháp thiện bằng Đồng sinh quyền duyên. a- Định nghĩa. Là “danh quyền thiện” trợ giúp các pháp đồng sinh được vững mạnh. b- Chi pháp. Thiện năng duyên. 8 danh quyền thiện. Thiện sở duyên. Tất cả pháp thiện. c- Giải. - Như Tín quyền trợ giúp các pháp đồng sinh sinh lên, cùng làm một việc “hướng tâm tin”. - Tấn quyền trợ giúp các pháp đồng sinh sinh lên, cùng làm một việc “cố gắng”…. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 4 Thánh đạo + 3 Thánh quả hữu học. - Cõi: 30 cõi hữu tâm. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý, lộ đắc đạo, lộ đắc thiền. - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. Đồng sinh quyền duyên tổng quát có 13 duyên hợp trợ. Trong câu lọc này có: * Hợp trợ. - Năng có tâm sở Trí, nên có “Nhân duyên”, “Đồng sinh trưởng duyên”, “Đạo duyên”. - Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”. - Sở nương vào năng, nên có “Đồng sinh y duyên”. - Năng - sở hổ trợ nhau, nên có “Hổ tương duyên”. - Năngh có “tâm”, nên có “Danh vật thực duyên”. - Năng có “tâm sở Thọ”, “tâm sở Nhất hành”, nên có “Thiền duyên”. - Năng - sở hòa hợp nhau, nên có “Tương ưng duyên”. - Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”. Có 11 duyên hợp trợ. * Không hợp trợ. - Năng là pháp thiện, nên không có “Quả duyên”. - Năng - sở đều là danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”. Có 2 duyên không hợp trợ. Câu 2. Kusalo dhammo abyākatassa dhammassa sahajātindriya paccayena paccayo. Pháp thiện trợ pháp vô ký bằng Đồng sinh quyền duyên. a- Định nghĩa. Là 8 danh quyền thiện trợ giúp cho sắc tâm. b- Chi pháp. Thiện năng duyên. 8 danh quyền thiện. Vô ký sở duyên. Sắc tâm thiện. c- Giải. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 7 Thánh hữu học. - Cõi: 26 cõi ngũ uẩn. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý ... - Giống : Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. * Hợp trợ. Có 10 duyên hợp trợ.. Là lấy 11 duyên hợp trợ ở câu trên trừ “Hổ tương duyên” và “Tương ưng duyên”, thêm “Đồng sinh bất tương ưng duyên”. * Không hợp trợ. Có 3 duyên không hợp trợ là “Quả duyên, Hổ tương duyên, Tương ưng duyên”. Câu 3. Kusalo dhammo kusalassa ca abyākatassa ca dhammassa sahajātindriya paccayena paccayo. Pháp thiện trợ pháp thiện và vô ký bằng Đồng sinh quyền duyên. a- Định nghĩa. Là 8 danh quyền thiện trợ giúp cho các danh - sắc đồng sinh theo cách “cai quản”. b- Chi pháp. Thiện năng duyên. 8 danh quyền thiện. Thiện và vô ký sở duyên. Tất cả pháp thiện + sắc tâm thiện. c- Giải. Câu này tổng hợp 2 câu lọc 1 và 2. Như khi “tinh tấn là quyền”, các pháp cùng sinh chung với tinh tấn là “tâm thiện và sắc Thân biểu tri”, làm chung công việc “cố gắng”, như “cố gắng hành thiền”… - Khi “trí là quyền”, thì các pháp cùng sinh với tâm sở Trí và sắc Ngữ biểu tri, làm chung một việc như “giảng pháp, nói đạo”… Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 7 Thánh hữu học. - Cõi: 26 cõi ngũ uẩn. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý ... (có đổng lực thiện). - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. * Hợp trợ. - Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”. -Sở nương tựa vào năng, nên có “Đồng sinh y duyên”. - Năng có “tâm sở Trí”, nên có “Đồng sinh quyền duyên”, “Đạo duyên”, “Đồng sinh trưởng duyên”. - Năng có “ý quyền”, nên có “Danh vật thực duyên”. - Năng có “tâm sở Thọ”, “tâm sở Nhất hành”, nên có “Thiền duyên”. - Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”. Có 9 duyên hợp trợ. * Không hợp trợ. - Năng là pháp thiện, nên không có “Quả duyên”. - Sở có danh lẫn sắc, nên không có “Tương ưng duyên”, “Đồng sinh bất tương ưng duyên”, “Hổ tương duyên”. Có 4 duyên không hợp trợ. Câu 4. Akusalo dhammo akusalassa dhammassa sahajātindriya paccayena paccayo. Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện bằng Đồng sinh quyền duyên. a- Định nghĩa. Là danh quyền bất thiện trợ giúp danh pháp đồng sinh, theo cách “cai quản”. b- Chi pháp. Bất thiện năng duyên. 5 danh quyền bất thiện là: 12 tâm bất thiện + tâm sở Thọ, tâm sở Cần, tâm sở Nhất hành, tâm sở Mạng quyền. Bất thiện sở duyên. 12 tâm bất thiện và 27 tâm sởhợp. c- Giải. - Khi “tâm sở Nhất hành là quyền”, khiến các tâm sở đồng sinh đều làm chung chung công việc “định tâm sai”, là “định tâm trong sắc, thinh …” - Khi tâm sở Cần là quyền, khiến các tâm sở đồng sinh cùng “nổ lực” trong ác, bất thiện pháp …. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học. - Cõi: 26 cõi ngũ uẩn. - Thời: Bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (có đổng lực bất thiện). - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hộp trợ và không hợp trợ. * Hợp trợ. - Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”. - Sở nương tựa vào năng, nên có “Đồng sinh y duyên”. - Năng - sở trợ giúp lẫn nhau, nên có “Hổ tương duyên”. - Năng có chi pháp là tâm, nên có “Đồng sinh trưởng duyên”, “Danh vật thực duyên”. - Năng có tâm sở Cần, nên có “Đạo duyên”. - Năng có tâm sở Thọ, tâm sở Nhất hành, nên có “Thiền duyên”. - Năng - sở hòa hợp nhau, nên có “Tương ưng duyên”. - Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”. “Đồng sinh bất ly duyên”. Có 10 duyên hợp trợ. * Không hợp trợ. - Năng không có pháp nhân, nên không có “Nhân duyên”. - Năng là pháp bất thiện, nên không có “Quả duyên”. - Năng - sở đều là danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”. Có 3 duyên không hợp trợ. Câu 5. Akusalo dhammo abyākatassa dhammassa sahajātindriya paccayena paccayo. Pháp bất thiện trợ pháp vô ký bằng Đồng sinh quyền duyên. a- Định nghĩa. Là 5 quyền bất thiện trợ giúp sắc tâm bất thiện theo cách “cai quản”. b- Chi pháp: Bất thiện năng duyên. 5 danh quyền bất thiện. Vô ký sở duyên. Sắc tâm bất thiện. c- Giải. - Một trong năm quyền bất thiện trợ sắc tâm bất thiện. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 3 Thánh quả Hữu học. - Cõi: 26 cõi ngũ uẩn. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (có đổng lực bất thiện). - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ. * Hợp trợ. - Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”. - Sở nương tựa vào năng, nên có “Đồng sinh y duyên”. - Năng có chi pháp là tâm, nên có “Đồng sinh trưởng duyên”, “Danh vật thực duyên”. - Năng có tâm sở Cần, nên có “Đạo duyên”. - Năng có tâm sở Thọ, tâm sở Nhất hành, nên có “Thiền duyên”. - Sở là sắc pháp, nên có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”. - Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”. Có 9 duyên hợp trợ. * Không hợp trợ. - Năng không có pháp nhân, nên không có “Nhân duyên”. - Năng là pháp bất thiện, nên không có “Quả duyên”. - Năng là danh - sở sắc, nên không có “Tương ưng duyên”, “Hổ tương duyên”. Có 4 duyên không hợp trợ. Câu 6. Akusalo dhammo akusalassa ca abyākatassa ca dhammassa sahajātindriya paccayena paccayo. Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện và vô ký bằng Đồng sinh quyền duyên. a- Định nghĩa. Là 5 danh quyền bất thiện trợ giúp các danh pháp đồng sinh và sắc tâm, theo cách “quyền”. b- Chi pháp. Bất thiện năng duyên. 5 danh quyền bất thiện. Bất thiện và vô ký sở duyên. Pháp bất thiện + sắc tâm bất thiện. c- Giải. Câu này là tổng hợp 2 câu 4 và 5. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học. - Cõi: 26 cõi ngũ uẩn. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (có đổng lực bất thiện). - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. * Hợp trợ. - Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”. - Sở nương tựa vào năng, nên có “Đồng sinh y duyên”. - Năng có chi pháp là tâm, nên có “Đồng sinh trưởng duyên”, “Danh vật thực duyên”. - Năng có tâm sở Cần, nên có “Đạo duyên”. - Năng có tâm sở Thọ, tâm sở Nhất hành, nên có “Thiền duyên”. - Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”. “Đồng sinh bất ly duyên”. Có 8 duyên hợp trợ. * Không hợp trợ. - Năng không có pháp nhân, nên không có “Nhân duyên”. - Năng là pháp bất thiện, nên không có “Quả duyên”. - Sở có sắc pháp, nên không có “Tương ưng duyên”, “Hổ tương duyên”. - Sở có danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”. Có 5 duyên không hợp trợ. Câu 7. Abyākato dhammo abyākatassa dhammassa sahajātindriya paccayena paccayo. Pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng Đồng sinh quyền duyên. a- Định nghĩa. Là 8 danh quyền vô ký trợ cho các pháp vô ký cùng sinh lên, theo cách “cai quản”. b- Chi pháp. Vô ký năng duyên. 8 danh quyền vô ký. Vô ký sở duyên. 72 tâm vô ký và 38 tâm sở hợp + sắc tâm vô ký + sắc nghiệp tục sinh. c- Giải. Câu này cũng chia thành ba câu phụ là: Danh vô ký trợ danh vô ký, danh vô ký trợ sắc, danh vô ký trợ danh - sắc. Có các cách như sau: a’- Các danh quyền vô ký trợ cho các danh uẩn tương ưng và sắc tâm vô ký. b’- Khi Tục sinh, các danh quyền quả trợ các danh uẩn quả đồng sinh và sắc nghiệp tục sinh. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 4 Thánh quả. - Cõi: 30 cõi hữu tâm. - Thời: Thời tục sinh, thời bình nhật và thời tử. - Lộ tâm:Lộ ngũ, lộ ý và siêu lộ. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. * Hợp trợ. - Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”. - Sở nương tựa vào năng, nên có “Đồng sinh y duyên”. - Năng có chi pháp là tâm, nên có “Đồng sinh trưởng duyên”, “Danh vật thực duyên”. (Khi danh pháp là tâm quả hiệp thế thì không có “Đồng sinh trưởng duyên”). - Năng có tâm sở Cần, nên có “Đạo duyên”. - Năng có tâm sở Thọ, tâm sở Nhất hành, nên có “Thiền duyên”. - Năng là pháp quả, nên có “Quả duyên”. - Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”. Có 9 duyên hợp trợ. * Không hợp trợ. - Năng không có pháp nhân, nên không có “Nhân duyên”. - Sở có sắc pháp, nên không có “Tương ưng duyên”, “Hổ tương duyên”. - Sở có danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”. Có 4 duyên không hợp trợ. B. Quyền sinh tiền duyên. (Purejātindriya paccayo) Định nghĩa. Là 5 sắc thần kinh sinh trước, trợ các danh pháp sinh lên theo cách “cai quản”. Chi pháp. Năng duyên. Là 5 sắc thần kinh ở sátna thứ 26. Sở duyên. Năm đôi thức và 7 tâm sở hợp. Phi sở duyên. 111 tâm (trừ năm đôi thức) và 52 tâm sở hợp + tất cả sắc pháp. Quyền sinh tiền duyên với tam đề thiện. Có một câu lọc. Câu lọc. Abyākato dhammo abyākatassa dhammassa purejātindrya paccayena paccayo. Pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng Quyền sinh tiền duyên. a- Định nghĩa. Là 5 sắc thần kinh ở sátna thứ 26 trợ giúp năm đôi thức và tâm sở hợp sinh lên. b- Chi pháp. Vô ký năng duyên. 5 sắc quyền vào sátna 26. Vô ký sở duyên. 5 đôi thức và 7 tâm sở hợp. c- Giải. Có các cách như sau: - Nhãn quyền (thần kinh Nhãn ở sátna 26) trợ 2 tâm Nhãn thức. - Nhĩ quyền (thần kinh nhĩ ở sátna 26) trợ 2 tâm Nhĩ thức. - Tỷ quyền ( (thần kinh Tỷ ở sátna 26) trợ 2 tâm Tỷ thức. - Thiệt quyền (thần kinh Thiệt ở sátna 26) trợ 2 tâm Thiệt thức. - Thân quyền (thần kinh thân sátna 26) trợ 2 tâm Thân thức. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 4 Thánh quả. - Cõi: 26 cõi ngũ uẩn. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ. - Giống: Giống sinh tiền. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. Quyền sinh tiền duyên có 5 duyên hợp trợ. Trong câu lọc này có đủ 5 duyên hợp trợ là: “Vật sinh tiền duyên, Vật sinh tiền y duyên, Vật sinh tiền bất tương ưng duyên, Vật sinh tiền hiện hữu duyên, Vật sinh tiền bất ly duyên”. C- Sắc mạng quyền duyên. (Rūpa jīvitindrīya paccayo). Định nghĩa. Là sự trợ giúp bằng sắc Mạng quyền vừa điều hành vừa nuôi dưỡng cho các sắc pháp đồng sinh được tồn tại. Ví như “muối ướp thịt cá cho lâu hư hoại … Chi pháp. Năng duyên. Tất cả sắc Mạng quyền. Sở duyên. Các nhóm sắc nghiệp sinh chung với sắc Mạng quyền [2] . Phi sở duyên. Tâm + tâm sở + sắc tâm + sắc âm dương + sắc vật thực và sắc mạng quyền. Duyên trùng. Sắc Mạng quyền duyên trùng với hai duyên: - Quyền hiện hữu duyên (indriyatthi paccayo). Là mãnh lực trợ giúp ủng hộ bằng sắc Mạng quyền đang còn. - Quyền bất ly duyên (indrīyavigata paccayo). Là mãnh lực trợ giúp ủng hộ bằng sắc Mạng quyền không xa lìa. Sắc Mạng quyền duyên với tam đề thiện. Có một câu lọc. Câu lọc. Abyākato dhammo abyākatassa dhammassa rūpajīvitindriya paccayena paccayo. Pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng Sắc mạng quyền duyên. a- Định nghĩa. Là sắc Mạng quyền ở giai đoạn trụ trợ giúp các sắc pháp đồng sinh với nó được tồn tại đù 51 sátna tiểu. b- Chi pháp. Vô ký năng duyên. Sắc Mạng quyền. Vô ký sở duyên. 19 sắc nghiệp sinh chung nhóm với sắc Mạng quyền. c- Giải. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 8 bậc Thánh. - Cõi: 27 cõi hữu sắc. - Thời: Thời tục sinh, thời bình nhật. - Lộ tâm: lộ sắc có sắc Mạng quyền. - Giống: Giống sắc Mạng quyền. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. Có 2 duyên hợp trợ là: “Quyền hiện hữu duyên”, “Quyền bất ly duyên”. Thiền duyên. (Jhānapaccayo). Định nghĩa. “ Thiền duyên” mãnh lực trợ giúp và ủng hộ bằng các chi thiền. Chi pháp. Năng duyên. 5 hay 7 chi thiền có trong 103 tâm (trừ 18 tâm vô nhân). Sở duyên. 103 tâm và 52 tâm sở hợp (trừ chi thiền đang làm năng duyên) + sắc nghiệp tục sinh + sắc do tâm tạo. Phi sở duyên: Năm đôi thức và 7 tâm sở hợp, + sắc nghiệp bình nhật + sắc ngoại + sắc vật thực + sắc âm dương+ sắc nghiệp Vô tưởng. Thiền duyên với tam đề thiện. Có 7 câu lọc. Câu 1. Kusalo dhammo kusalassa dhammassa jhānapaccayena paccayo. Pháp thiện trợ pháp thiện bằng Thiền duyên. a- Định nghĩa. Là danh thiền thiện trợ các danh uẩn tương ưng. b- Chi pháp. Thiện năng duyên. 5 chi thiền thiện (Tầm, Tứ, Hỷ, Thọ (lạc, xả) và Định) trong tâm thiện. Thiện sở duyên. 37 tâm thiện và 38 tâm sở hợp (trên phương diện nương nhờ). c- Giải. Như chi Tầm thiện trợ các danh pháp đồng sinh sinh lên, bằng cách làm “sáng đề mục”…. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 7 bậc Thánh hữu học. - Cõi: 3o cõi hữu tâm. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý … (có đổng lực thiện). - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. Thiền duyên có 10 duyên hợp trợ. * Hợp trợ. - Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”. - Năng - sở hổ trợ lẫn nhau, nên có “Hổ tương duyên”. - Sở nương tựa vào năng, nên có “Đồng sinh y duyên”. - Năng có tâm sở Hỷ, tâm sở Thọ, nên có “Đồng sinh quyền duyên”. - Năng có tâm sở Tầm, tâm sở Định, nên có “Đạo duyên”. - Năng - sở hòa hợp nhau, nên có “Tương ưng duyên”. - Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”. Có 8 duyên hợp trợ. * Không hợp trợ. - Năng là pháp thiện, nên không có “Quả duyên”. - Năng - sở đều là danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”. Có 2 duyên không hợp trợ. Câu 2. Kusalo dhammo abyākatassa dhammassa jhānapaccayena paccayo. Pháp thiện trợ pháp vô ký bằng Thiền duyên. a- Định nghĩa. Là chi thiền thiện trợ giúp sắc tâm thiện. b- Chi pháp. Thiện năng duyên. 5 chi thiền thiện. Vô ký sở duyên. Sắc tâm thiện. c- Giải. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 7 Thánh hữu học. - Cõi: 26 cõi ngũ uẩn. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý … - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. * Hợp trợ. - Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”. - Sở nương tựa vào năng, nên có “Đồng sinh y duyên”. - Năng có tâm sở Nhất hành, tâm sở Thọ, nên có “Đồng sinh quyền duyên”. - Năng có tâm sở Tầm, tâm sở Định, nên có “Đạo duyên”. - Năng là danh, sở là sắc, nên có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”. - Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”. Có 7 duyên hợp trợ. * Không hợp trợ. - Năng là pháp thiện, nên không có “Quả duyên”. - Năng là danh, sở là sắc, nên không có “Tương ưng duyên”, “Hổ tương duyên”. Có 3 duyên không hợp trợ. Câu 3. Kusalo dhammo kusalassa ca abyākatassa ca dhammassa jhānapaccayena paccayo. Pháp thiện trợ pháp thiện và vô ký bằng Thiền duyên. a- Định nghĩa. Là 5 chi thiền thiện trợ cho pháp thiện đồng sinh và sắc tâm thiện. b- Chi pháp. Thiện năng duyên. 5 chi thiền thiện. Thiện và vô ký sở duyên. Tất cả pháp thiện + sắc tâm thiện. c- Giải. Câu này là tổng hợp 2 câu trên. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 7 bậc thánh hữu học. - Cõi: 26 cõi ngũ uẩn. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý … - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. Có duyên 6 hợp trợ là “Đồng sinh duyên, Đồng sinh y duyên, Đồng sinh quyền duyên, Đạo duyên, Đồng sinh hiện hữu duyên, Đồng sinh bất ly duyên”. Có 4 duyên không hợp trợ là “Quả duyên, Hổ tương duyên, Tương ưng duyên, Đồng sinh bất tương ưng duyên”. Câu 4. Akusalo dhammo akusalassa dhammassa jhānapaccayena paccayo: Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện bằng Thiền duyên. a- Định nghĩa. Là 5 chi thiền bất thiện trợ các pháp bất thiện cùng sinh lên. b- Chi pháp. Bất thiện năng duyên. 5 chi thiền bất thiện (Tầm, Tứ, Hỷ, Thọ, Định trong tâm bất thiện). Bất thiện sở duyên. Pháp bất thiện. c- Giải. Như chi Tầm trong tâm Tham (hay tâm bất thiện khác) trợ giúp các pháp đồng sinh sinh lên … Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học. - Cõi: 30 cõi hữu tâm. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (với đổng lực bất thiện). - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. Tương tự như câu 1, là có 8 duyên hợp trợ: “Đồng sinh duyên, Hổ tương duyên, Đồng sinh y duyên, Đồng sinh quyền duyên, Đạo duyên, Tương ưng duyên, Đồng sinh hiện hữu duyên, Đồng sinh bất ly duyên”. Có 2 duyên không hợp trợ là “Quả duyên”, “Đồng sinh bất tương ưng duyên”. Câu 5. Akusalo dhammo abyākatassa dhammassa jhānapaccayena paccayo. Pháp bất thiện trợ pháp vô ký bằng Thiền duyên. a- Định nghĩa. Là 5 chi thiền bất thiện trợ sắc tâm bất thiện sinh lên theo cách “làm chói sáng”. b- Chi pháp. Bất thiện năng duyên. 5 chi thiền bất thiện. Vô ký sở duyên. Sắc tâm bất thiện. c- Giải. Là một trong 5 chi thiền bất thiện trợ sắc tâm bất thiện sinh lên. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học-. - Cõi: 26 cõi ngũ uẩn. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (có đổng lực bất thiện). - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. * Hợp trợ. - Năng - sở cùng sinh lên nên có “Đồng sinh duyên”. - Sở nương vào năng để được vững mạnh, nên có “Đồng sinh y duyên”. - Năng có tâm sở Thọ, tâm sở Nhất hành, nên có “Quyền đồng sinh duyên”. - Năng có tâm sở Tầm, tâm sở Nhất hành, nên có “Đạo duyên”. - Năng là danh, sở là sắc, nên có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”. - Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”. Có 7 duyên hợp trợ. * Không hợp trợ. - Năng là danh, sở là sắc nên không có “Hổ tương duyên” và “Tương ưng duyên”. - Năng là pháp bất thiện, nên không có “Quả duyên”. Có 3 duyên không hợp trợ. Câu 6. Akusalo dhammo akusalassa ca abyākatassa ca dhammassa jhānapaccayena paccayo. Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện và pháp vô ký bằng Thiền duyên. a- Định nghĩa. Là năm chi thiền bất thiện, trợ giúp các danh pháp đồng sinh cùng sắc tâm bất thiện sinh lên, theo cách làm “chói sáng”. b- Chi pháp. Bất thiện năng duyên. 5 chi thiền bất thiện. Bất thiện vàVô ký sở duyên. Pháp bất thiện và sắc tâm bất thiện. c- Giải. - Chi thiền bất thiện trợ giúp các uẩn tương ưng và sắc tâm bất thiện. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 3 bậc Thánh quả Hữu học. - Cõi: 26 cõi Ngũ uẩn. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (với đổng lực bất thiện). - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. Câu này là tổng hợp hai câu 4 và 5. * Hợp trợ. - Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”. - Sở nương vào năng để vững mạnh, nên có “Đồng sinh y duyên”. - Năng có pháp quyền là tâm sở Thọ, tâm sở Nhất hành, nên có “Quyền duyên”. - Năng có chi đạo là tâm sở Tầm, tâm sở Nhất hành, nên có “Đạo duyên”. - Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”. Có 6 duyên hợp trợ. * Không hợp trợ. - Năng là danh, sở là danh sắc, nên không có “Hổ tương duyên”. - Năng là pháp bất thiện, nên không có “Quả duyên”. - Sở có danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”. - Sở có sắc pháp, nên không có “Tương ưng duyên”. Có 4 duyên không hợp trợ. Câu 7. Abyākato dhammo abyākatassa dhammassa jhānapaccayena paccayo. Pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng Thiền duyên. a- Định nghĩa. Là các chi thiền vô ký trợ giúp các pháp đồng sinh vô ký sinh lên, theo cách “làm chói sáng”. b- Chi pháp. Năng duyên. 5 chi thiền: Tầm, Tứ, Hỷ, Thọ (lạc, xả) và Nhất hành trong tâm quả và tâm Duy tác. Sở duyên. 42 tâm quả (trừ 5 đôi thức) + 20 tâm Duy tác và 38 tâm sở hợp + sắc tâm vô ký. c- Giải. Có các cách như sau: - Chi thiền vô ký trợ giúp các danh pháp vô ký đồng sinh và sắc tâm vô ký. - Khi Tục sinh, chi thiền quả trợ giúp cho tâm Tục sinh và sắc nghiệp Tục sinh. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 4 Thánh quả. - Cõi: 30 cõi hữu tâm. - Thời: Thời bình nhật, thời Tục sinh. - Lộ tậm: Lộ ngũ, lộ ý và siêu lộ. - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. * Hợp trợ. - Năng - sở đồng sinh, nên có “Đồng sinh duyên”. - Sở nương vào năng để vững mạnh, nên có “Đồng sinh y duyên”. - Năng là pháp vô ký, nên có “Quả duyên”. - Năng có pháp quyền là tâm sở Thọ, tâm sở Nhất hành, nên có “Quyền đồng sinh duyên”. - Năng có tâm sở Tầm, tâm sở Nhất hành là chi đạo, nên có “Đạo duyên”. - Năng sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”. Những duyên này hợp trợ nhất định, ngoài ra còn có những duyên hợp trợ bất định là: * Khi danh trợ cho danh thì có thêm “Tương ưng duyên”, “Hổ tương duyên”. * Khi danh trợ cho sắc thì không có 2 duyên trên, nhưng có thêm “Đồng sinh bất tương ưng duyên”. * Khi danh trợ cho danh - sắc thì không có cả 3 duyên trên. Đạo duyên. (Maggapaccayo). Định nghĩa. Đạo duyên là mãnh lực trợ giúp bằng cách thông suốt như con đường. II- Chi pháp. Năng duyên. Tâm sở Giới phần [3] , niệm, tấn, định, trí, tầm, tà kiến đồng sinh trong những tâm hữu nhân. Sở duyên. Tâm hữu nhân và 52 tâm sở hợp + sắc tâm hữu nhân + sắc nghiệp Tục sinh với tâm hữu nhân. Phi sở duyên. 18 tâm vô nhân và 12 tâm sở hợp [4] , sắc ngoại, sắc âm dương, sắc vật thực, sắc nghiệp bình nhật, sắc nghiệp vô tưởng, sắc tâm vô nhân, sắc nghiệp tục sinh với tâm vô nhân. Đạo duyên với tam đề thiện. Có 7 câu lọc. Câu 1. Kusalo dhammo kusalassa dhammassa maggapaccayena paccayo. a- Định nghĩa. Là các chi đạo thiện trợ giúp và ủng hộ các pháp thiện cùng sinh lên được vững mạnh theo cách “dẫn lối”. b- Chi pháp. Thiện năng duyên. 8 chi đạo thiện: Trí, Tầm, Chánh nghũ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Cần, Niệm và Định trong tâm thiện. Thiện sở duyên. 37 tâm thiện và 38 tâm sở hợp. c- Giải. Trong tâm thiện hiệp thế thông thường không đủ tám chi đạo này, trường hợp tâm thiện hiệp thế có trí có đủ tám chi đạo khi chúng là những sátna Chuẩn bị, Cận hành, Thuận thứ, Chuyển tánh và Tiến bậc trong lộ đắc đạo. Còn trong tâm Siêu thế có đủ tám chi đạo này. Trong tâm thiện, chi đạo trợ giúp cho các danh pháp đồng sinh, như: - Chánh kiến (tâm sở Trí) trợ giúp cho tâm thiện hiệp thế và 37 tâm sở hợp. Trong tâm Đạo thì trợ giúp cho tâm Đạo và 35 tâm sở hợp. Tương tự như thế với các chi đạo còn lại. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 7 bậc Thánh hữu học. - Cõi: 30 cõi hữu tâm. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý, lộ đắc đạo … Duyên hợp trợ và không hợp trợ. Đạo duyên tổng quát có 12 duyên hợp trợ, trong câu lọc này có: * Hợp trợ. - Năng duyên có pháp nhân (tâm sở Trí), nên có “Nhân duyên”. - Năng duyên có pháp quyền, nên có “Đồng sinh quyền duyên”. - Năng - sở cùng sinh lên và sở nương tựa vào năng, nên có “Đồng sinh duyên”, “Đồng sinh y duyên”. - Năng duyên có pháp trưởng (tâm sở Trí, tâm sở Cần), nên có “Đồng sinh trưởng duyên”. - Năng - sở hổ trợ nhau, nên có “Hổ tương duyên”. - Năng có chi thiền (tâm sở Tầm, tâm sở Nhất hành), nên có “Thiền duyên”. - Năng - sở hòa hợp nhau, nên có “Tương ưng duyên”. - Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”. Có 10 duyên hợp trợ. * Không hợp trợ. - Năng là pháp thiện, nên không có “Quả duyên”. - Năng - sở đều là danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”. Có 2 duyên không hợp trợ. Câu 2. Kusalo dhammo abyākatassa dhammassa maggapaccayena paccayo. Pháp thiện trợ pháp vô ký bằng Đạo duyên. a- Định nghĩa. Là các chi đạo thiện trợ giúp cho sắc tâm theo cách “dẫn lối”. b- Chi pháp. Thiện năng duyên. Tám chi đạo trong tâm thiện. Vô ký sở duyên. Sắc tâm thiện. c- Giải. Chi đạo thiện trợ sắc tâm thiện, như: - Chi Cần trợ giúp sắc Thân biểu tri tinh tấn hành thiền, đi khất thực ... - Chi Trí trợ giúp sắc Ngữ biểu tri để thuyết giảng Phật pháp … Câu lọc này đối với. - Người: 4 phàm + 7 bậc thánh hữu học. - Cõi: 26 cõi Ngũ uẩn. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý … (có đổng lực thiện). - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. Vì sở duyên là sắc pháp, nên không có “Hổ tương duyên” và Tương ưng duyên”. Nhưng có thêm “Đồng sinh bất tương ưng duyên” [5] . Như vậy có 9 duyên hợp trợ và 3 duyên không hợp trợ. Câu 3 . Kusalo dhammo kusalassa ca abyākatassa ca dhammassa maggapaccayena paccayo. Pháp thiện trợ pháp thiện và pháp vô ký bằng Đạo duyên. a- Định nghĩa. Là chi đạo thiện trợ giúp các danh pháp thiện và sắc tâm sinh lên theo cách “dẫn lối”. b- Chi pháp. Thiện năng duyên. Tám chi đạo thiện. Thiện và vô ký sở duyên. 37 tâm thiện và 38 tâm sở (trừ pháp đang làm năng duyên) + sắc tâm thiện. c- Giải. Câu này là tổng hợp 2 câu 1 và 2 ở trên. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 7 bậc Thánh hữu học. - Cõi: 26 cõi Ngũ uẩn. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý … (có đổng lực thiện). - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. * Hợp trợ. - Năng duyên có pháp nhân (tâm sở Trí), nên có “Nhân duyên”. - Năng duyên có pháp quyền, nên có “Đồng sinh quyền duyên”. - Năng - sở cùng sinh lên và sở nương tựa vào năng, nên có “Đồng sinh duyên”, “Đồng sinh y duyên”. - Năng duyên có pháp trưởng (tâm sở Trí, tâm sở Cần), nên có “Đồng sinh trưởng duyên”. - Năng có chi thiền (tâm sở Tầm, tâm sở Nhất hành), nên có “Thiền duyên”. - Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”. Có 8 duyên hợp trợ. * Không hợp trợ. - Năng là pháp thiện, nên không có “Quả duyên”. - Sở có sắc pháp, nên không có “Hổ tương duyên”, “Tương ưng duyên”. - Sở có danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”. Có 4 duyên không hợp trợ. Câu 4. Akusalo dhammo akusalassa dhammassa maggapaccayena paccayo. Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện bằng Đạo duyên. a- Định nghĩa. Là chi đạo bất thiện trợ các danh pháp bất thiện sinh lên theo cách “dẫn lối”. b- Chi pháp. Bất thiện năng duyên. Là 4 chi đạo: Tầm, Cần, Định và Tà kiến trong tâm bất thiện. Bất thiện sở duyên. 12 tâm bất thiện và 26 tâm sở hợp (trừ chi đạo). c- Giải. Sở duyên là tính tổng quát, nếu tính theo loại tâm bất thiện thì: - Trong tâm Tham hợp tà kiến có 4 chi đạo là: Tầm, Cần, Định và Tà kiến. - Trong tâm Tham không có Tà kiến thì chỉ có 3 chi đạo: Tầm, Cần và Định. - Trong 2 tâm Sân cũng có 3 chi đạo như trên. - Trong tâm Si Hoài nghi chỉ có 2 chi đạo là: Tầm, Định. - Trong tâm Si hợp phóng dật có 3 chi đạo là: Tầm, Cần và Định. Chi đạo bất thiện trợ giúp các danh pháp đồng sinh sinh lên bằng cách “thông suốt”. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học. - Cõi: 30 cõi hữu tâm. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (có đổng lực bất thiện). - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. * Hợp trợ. - Năng có tâm sở Cần, nên có “Đồng sinh trưởng duyên”, “Đồng sinh quyền duyên”. - Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”, “Đồng sinh y duyên”. - Năng - sở hổ trợ nhau, nên có “Hổ tương duyên”. - Năng có tâm sở Nhất hành, nên có “Thiền duyên”. - Năng - sở hoà hợp nhau, nên có “Tương ưng duyên”. - Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”. Có 9 duyên hợp trợ. * Không hợp trợ. - Năng không có pháp nhân, nên không có “Nhân duyên”. - Năng là pháp bất thiện, nên không có “Quả duyên”. - Sở là danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”. Có 3 duyên không hợp trợ. Câu 5. Akusalo dhammo abyākatassa dhammassa maggapaccayena paccayo. Pháp bất thiện trợ pháp vô ký bằng Đạo duyên. a- Định nghĩa. Là chi đạo bất thiện trợ giúp sắc tâm bất thiện theo cách “dẫn lối”. b- Chi pháp. Bất thiện năng duyên. 4 chi đạo bất thiện. Vô ký sở duyên. Sắc tâm bất thiện. c- Giải. Chi đạo thiện trợ sắc tâm bất thiện như: - Tà kiến trong tâm Tham hợp tà, trợ giúp sắc Ngữ biểu tri, “nói lên những tà thuyết” … Hay “ Tà kiến” trợ cho sắc Thân biểu tri, thực hành khổ hạnh theo khuybnh hướng tà kiến, hoặc sát sinh để tế thần lửa … Các chi đạo còn lại cũng được hiểu theo cách thức tương tự. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 3 bậc Thánh quả hữu học. - Cõi: 26 cõi ngũ uẩn. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (có đổng lực bất thiện). - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. * Hợp trợ. Năng có tâm sở Cần, nên có “Đồng sinh trưởng duyên”, “Đồng sinh quyền duyên”. - Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”, “Đồng sinh y duyên”. - Năng có tâm sở Nhất hành, nên có “Thiền duyên”. - Năng là danh, sở là sắc, nên có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”. - Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”. Có 8 duyên hợp trợ. * Không hợp trợ. - Năng không có pháp nhân, nên không có “Nhân duyên”. - Năng là pháp bất thiện, nên không có “Quả duyên”. - Sở là sắc pháp, nên không có “Tương ưng duyên”, “Hổ tương duyên”. Có 4 duyên không hợp trợ. Câu 6. Akusalo dhammo akusalassa ca abyākatassa ca dhammassa maggapaccayena paccayo. Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện và pháp vô ký bằng Đạo duyên. a- Định nghĩa. Là chi đạo bất thiện trợ giúp danh pháp dồng sinh và sắc tâm sinh lên theo cách “dẫn lối”. b- Chi pháp. Bất thiện năng duyên. 4 chi đạo bất thiện. Bất thiện và vô ký sở duyên. 12 tâm bất thiện và 26 tâm sở hợp (trừ chi đạo) + sắc tâm bất thiện. c- Giải. Câu này là tổng hợp 2 câu 4 và 5. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học. - Cõi: 26 cõi ngũ uẩn. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (có đổng lực bất thiện). - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. * Hợp trợ. Năng có tâm sở Cần, nên có “Đồng sinh trưởng duyên”, “Đồng sinh quyền duyên”. - Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”, “Đồng sinh y duyên”. - Năng có tâm sở Nhất hành, nên có “Thiền duyên”. - Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”. Có 7 duyên hợp trợ. * Không hợp trợ. - Năng không có pháp nhân, nên không có “Nhân duyên”. - Năng là pháp bất thiện, nên không có “Quả duyên”. - Sở có danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”. - Sở có sắc pháp, nên không có “Hổ tương duyên”, “Tương ưng duyên”. Có 5 duyên không hợp trợ. Câu 7. Abyākato dhammo abyākatassa dhammassa maggapaccayena paccayo. Pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng Đạo duyên. a- Định nghĩa. Là các chi đạo vô ký trợ cho danh pháp đồng sinh và sắc tâm theo cách “dẫn lối”. b- Chi pháp. Vô ký năng duyên. Tám chi đạo trong tâm quả và tâm Duy tác hữu nhân. Vô ký sở duyên. 37 tâm quả hữu nhân + 17 tâm Duy tác hữu nhân và 37 tâm sở hợp (trừ chi đạo) + sắc tâm vô ký hữu nhân + sắc nghiệp Tục sinh hữu nhân. c- Giải. Câu lọc này được phân tích theo: Danh trợ danh, danh trợ sắc và danh trợ danh - sắc. Tổng quát thì: - Trong thời bình nhật, một trong 8 chi đạo vô ký trợ cho các danh pháp đồng sinh và sắc tâm vô ký hữu nhân. - Trong thời Tục sinh, một chi đạo trong tâm quả Tục sinh hữu nhân trợ cho các danh pháp đồng sinh và sắc nghiệp tục sinh hữu nhân. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 4 Thánh quả. - Cõi: 30 cõi hữu tâm. - Thời: Thời bình nhật, thời Tục sinh. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý và siêu lộ. - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. * Hợp trợ. - Năng duyên có pháp nhân (tâm sở Trí), nên có “Nhân duyên”. - Năng duyên có pháp quyền, nên có “Đồng sinh quyền duyên”. - Năng - sở cùng sinh lên và sở nương tựa vào năng, nên có “Đồng sinh duyên”, “Đồng sinh y duyên”. - Năng duyên có pháp trưởng (tâm sở Trí, tâm sở Cần), nên có “Đồng sinh trưởng duyên”. - Năng có chi thiền (tâm sở Tầm, tâm sở Nhất hành), nên có “Thiền duyên”. - Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”. Những duyên này hợp trợ trong mọi trường hợp. - Trong trường hợp là tâm quả hữu nhân, thì có thêm “Quả duyên” * Khi “danh trợ danh”. Có thêm “Hổ tương duyên”, “Tương ưng duyên”. * Khi “danh trợ sắc”, không có 2 duyên trên, nhưng có thêm “Đồng sinh bất tương ưng duyên”. * Khi “danh trợ danh sắc”, không có cả duyên trên- Năng - sở hổ trợ nhau, nên có “Hổ tương duyên”. Tương ưng duyên. (Sampayutta paccayo). Định nghĩa. “Tương ưng duyên” là mãnh lực trợ giúp theo cách “hoà hợp”. Nghĩa là năng duyên cùng sở duyên hòa hợp với nhau. Ví như sữa hoà với nước. Theo định nghĩa trên, năng và sở đều là danh pháp. Chi pháp. Năng duyên. Tất cả tâm và tâm sở đồng sinh với nhau. Sở duyên. Tất cả tâm và tâm sở đồng sinh với nhau. Phi sở duyên. Sắc pháp + Nípbàn + Chế định. Tương ưng duyên với tam đề thiện. Có 3 câu. Câu 1. Kusalo dhammo kusalassa dhammassa sampayutta paccayena paccayo. Pháp thiện trợ pháp thiện bằng Tương ưng duyên. a- Định nghĩa. Là các danh uẩn thiện trợ giúp lẫn nhau, theo cách “hòa hợp”. b- Chi pháp. Thiện năng duyên. 37 tâm thiện và 38 tâm sở hợp trên phương diện giúp. Thiện sở duyên. 37 tâm thiện và 38 tâm sở hợp trên phương diện nương nhờ. c- Giải. Có các cách như sau: - Một uẩn thiện trợ giúp 3 danh uẩn thiện theo cách “hòa hợp”. - Hai uẩn thiện trợ giúp 2 danh uẩn thiện theo cách “hòa hợp”. - Ba uẩn thiện trợ giúp 1 danh uẩn thiện theo cách “hòa hợp”. - Một uẩn thiện trợ giúp 3 danh uẩn thiện theo cách “hòa hợp”. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 7 bậc Thành hữu học. - Cõi: 30 cõi hữu tâm. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (có đổng lực thiện), lộ kiên cố. - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. Tương ưng duyên có duyên hợp trợ. Trong câu lọc này có: * Hợp trợ. - Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”. - Năng - sở hổ trợ lẫn nhau, nên có “Hổ tương duyên”. - Sở nương vào năng để vững mạnh, nên có “Đồng sinh y duyên”. - Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”. Có 5 duyên hợp trợ. * Không hợp trợ. Năng là pháp thiện, nên không có “Quả duyên”. Có một duyên không hợp trợ. Câu 2. Akusalo dhammo akusalassa dhammassa sampayutta paccayena paccayo. Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện bằng Tương ưng duyên. a- Định nghĩa. Là danh bất thiện trợ giúp danh bất thiện sinh lên theo cách “hòa hợp”. b- Chi pháp. Bất thiện năng duyên. 12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp trên phương diện giúp. Bất thiện sở duyên. 12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp trên phương diện nhờ. c- Giải. Có các cách như sau: - Một uẩn bất thiện trợ giúp 3 uẩn bất thiện theo cách “hòa hợp”. - Hai uẩn bất thiện trợ giúp 2 uẩn bất thiện theo cách “hòa hợp”. - Ba uẩn bất thiện trợ giúp 1 uẩn bất thiện theo cách “hòa hợp”. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 3 bậc Thánh hữu học. - Cõi: 30 cõi hữu tâm. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (có đổng lực bất thiện). - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. Như câu 1. Câu 3. Abyākato dhammo abyākatassa dhammassa sampayutta paccayena paccayo Pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng Tương ưng duyên. a- Định nghĩa. Là danh vô ký trợ giúp danh vô ký theo cách “hòa hợp”. b- Chi pháp. Vô ký năng duyên. 72 tâm vô ký và 38 tâm sở hợp. Vô ký sở duyên. 72 tâm vô ký và 38 tâm sở hợp. c- Giải. Có các cách như sau: - Vào thời bình nhật, một hay 2 hay 3 danh uẩn vô ký trợ các danh uẩn đồng sinh. - Vào thời Tục sinh, một hay 2 hay 3 danh uẩn quả trợ các danh uẩn đồng sinh. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 4 bậc Thánh quả. - Cõi: 30 cõi hữu tâm. - Thời: Thời bình nhật, thời Tục sinh. - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. Năm duyên hợp trợ ở trên và thêm “Quả duyên”. Bất tương ưng duyên. (Vippayuttapaccayo). Định nghĩa. Bất tương ưng duyên là mãnh lực trợ giúp theo cách “không hòa hợp”. Theo định nghĩa trên, khi năng là danh thì sở là sắc. Khi năng là sắc thì sở là danh. Phân tích. Bất tương ưng duyên được phân tích thành 3 duyên: - Đồng sinh bất tương ưng duyên. Là năng - sở cùng sinh lên, nhưng không “hòa hợp”. - Sinh tiền bất tương ưng duyên. Là năng sinh trước, sở sinh sau, năng - sở “không hòa hợp”. Sinh tiền bất tương ưng duyên trùng với Sinh tiền duyên. Sinh tiền bất tương ưng duyên được phân tích thành 2 duyên: Vật sinh tiền bất tương ưng duyên trùng với Vật sinh tiền duyên. Vật - cảnh sinh tiền bất tương ưng duyên trùng với Vật cảnh sinh tiền duyên. - Sinh hậu bất tương ưng duyên. Là năng sinh sau trợ cho sở sinh trước. Sinh hậu bất tương ưng duyên trùng với sinh hậu duyên. Đồng sinh bất tương ưng duyên. Định nghĩa. Đồng sinh bất tương ưng duyên là mãnh lực trợ giúp bằng cách “cùng sinh lên” nhưng “không hòa hợp”. Chi pháp. Năng duyên. 107 tâm (trừ 5 đôi thức + 4 tâm quả Vô sắc). Sở duyên. Sắc tâm tạo, sắc nghiệp tục sinh. Phi sở duyên. 121 tâm và tâm sở hợp, sắc ngoại, sắc vật thực tạo, sắc âm dương tạo, sắc nghiệp vô tưởng, sắc nghiệp bình nhật. Đồng sinh duyên với tam đề thiện. Có 3 câu lọc. Câu 1. Kusalo dhammo kusalassa dhammassa sahājātavippayutta paccayena phaccayo. Pháp thiện trợ pháp thiện bằng Đồng sinh bất tương ưng duyên. a- Định nghĩa. Là danh pháp thiện trợ giúp sắc tâm thiện sinh lên theo cách “cùng sinh lên nhưng không hòa hợp”. b- Chi pháp. Thiện năng duyên. 37 tâm thiện và 38 tâm sở hợp. Vô ký sở duyên. Sắc tâm thiện. c- Giải. Sắc tâm thiện đồng sinh với danh uẩn thiện chính là “6 sắc tâm tạo” (2 sắc Biểu tri + 3 sắc đặc biệt + sắc thinh). Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 7 bậc Thánh hữu học. - Cõi: 26 cõi ngũ uẩn. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm,: Lộ ngũ, lộ ý (ccó đổng lực thiện). Duyên hợp trợ và không hợp trợ. Đồng sinh bất tương ưng duyên có 6 duyên hợp trợ. Trong câu này có: * Hợp trợ. - Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”. - Sở nương tựa vào năng, nên có “Đồng sinh y duyên”. - Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh Hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”. Có 4 duyên hợp trợ. * Không hợp trợ. - Năng là pháp thiện, nên không có “Quả duyên”. - Sở là sắc, lại ở thời bình nhật, nên không có “Hổ tương duyên”. Có 2 duyên không hợp trợ. Câu 2. Akusalo dhammo akusalassa dhammassa sahājātavippayutta paccayena phaccayo. Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện bằng Đồng sinh bất tương ưng duyên. a- Định nghĩa. Là danh uẩn bất thiện trợ giúp sắc tâm bất thiện theo cách “cùng sinh lên nhưng không hòa hợp”. b- Chi pháp. Bất thiện năng duyên. 12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp. Vô ký sở duyên. Sắc tâm bất thiện. c- Giải. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 3 bậc Thánh hữu học. - Cõi: 26 cõi ngũ uẩn. - Thời: Thời bình nhật. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (có đổng lực bất thiện). - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. Như câu 1. Câu 3. Abyākato dhammo abyaakatassa dhammassa sahājātavippayutta paccayena phaccayo. Pháp Vô ký trợ pháp vô ký bằng Đồng sinh bất tương ưng duyên. a- Định nghĩa. Là các danh uẩn vô ký trợ giúp sắc tâm vô ký theo cách “cùng sinh lên nhưng không hòa hợp”. b- Chi pháp. Vô ký năng duyên. 58 tâm vô ký [6] (trừ tâm Tử của vị Thánh Alahán) và 38 tâm sở hợp + sắc Ý vật Tục sinh. Vô ký sở duyên. Sắc tâm vô ký bình nhật + sắc nghiệp Tục sinh + 15 tâm quả Tục sinh cõi ngũ uẩn và 35 tâm sở hợp. c- Giải. - Các danh uẩn vô ký trợ cho sắc tâm vô ký. - Khi Tục sinh, những uẩn quả Tục sinh trợ cho sắc nghiệp Tục sinh. - Khi Tục sinh, sắc Ý vật Tục sinh trợ giúp tâm Tục sinh theo cách “đồng sinh bất tương ưng”. Câu này đối với. - Người: 4 phàm + 4 bậc Thánh quả. - Cõi: 26 cõi ngũ uẩn. - Thời: Thới Tục sinh, thời bình nhật, thời tử. - Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý và siêu lộ. - Giống: Giống đồng sinh. Duyên hợp trợ và không hợp trợ. * Hợp trợ. - Trong thời bình nhật: “Đồng sinh duyên, Đồng sinh y duyên, Quả duyên, Đồng sinh hiện hữu duyên, Đồng sinh bất ly duyên”. - Trong thời Tục sinh: Có thêm Hổ tương duyên. Bốn duyên: Hiện hữu duyên, Vô hữu duyên. Ly duyên và Bất ly duyên mỗi duyên được phân tích thành nhiều duyên phụ. Những duyên phụ có chi pháp trùng với những duyên đã giải (xin xem phần khái lược về duyên hệ), nên xin thông qua các câu lọc đối với tam đề thiện. Dứt phần duyên hệ với tam đề thiện.
Soạn xong ngày 24 – 4 – 2008. -ooOoo-
TÀI LIỆU THAM KHẢO Kinh Tạng PĀLI: Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch: - Dīgha Nikāya (Trường Bộ Kinh) III, IV. Ấn hành năm 1973. - Majjhima Nikāya (Trung Bộ Kinh) I, II, III. Ấn hành năm 1973. - Aṅguttara Nikāya (Tăng Chi bộ), I, II, III, IV. Ấn hành năm 1967. - Saṃyutta Nikāya (Tương Ưng bộ) II, III, IV, V. Ấn hành năm 1982. - Khuddaka – Suttanipāta (Kinh tập). - Abhidhammatthasaṅgaha). Thắng Pháp Tập Yếu **** - Đại Trưởng Lão Nārada - Vi Diệu Pháp Toát Yếu. Phạm Kim Khánh dịch. - Đại trưởng lão Tịnh Sự (d) - Paṭṭhāna (Vị trí). - Đại trưởng lão Tịnh Sự (d) – Yamaka (Song đối). - Đại Trưởng Lão Tịnh Sự (soạn) - Siêu Lý Cao học. - Đại trưởng lão Pháp Minh (d) Dhammapāda Atthakathā (Chú giải Pháp Cú Kinh) I, II- Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 1997, 1998. - Thích nữ Trí Hải (d) - Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo) . Nxb Tôn giáo, năm 2001. - Đại trưởng lão Giới Nghiêm (d) – Milindapañhā (Mi – Tiên vấn đáp). - Jātaka Atthakathā (Chú giải kinh Bổn sanh).
- Theragāthā (Kệ trưởng lão Tăng). -ooOoo- |
Chân thành cám ơn Tỳ khưu Chánh Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 2008).
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 20-04-2009