Duyen He - Tk Chanh Minh
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Khái lược Duyên Hệ

Tỳ khưu Chánh Minh

DL 2008 – PL 2552

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


 

 

MỤC LỤC

[1.1] Phần I
Khái lược duyên hệ

Hai mươi bốn duyên
1- Nhân duyên
2- Cảnh duyên
3- Trưởng duyên
4- Vô gián duyên
5- Đẳng vô gián duyên
6- Đồng sinh duyên

[1.2] 7- Hổ tương duyên
8- Y duyên
9- Cận y duyên
10- Sinh tiền duyên
11- Sinh hậu duyên
12- Tập hành duyên
13- Nghiệp duyên
14- Quả duyên
[1.3] 15- Vật thực duyên
16- Quyền duyên
17- Thiền duyên
18- Đạo duyên
19- Tương ưng duyên
20- Bất tương ưng duyên
21- Hiện hữu duyên
22- Vô hữu duyên
23- Ly duyên
24- Bất ly duyên
Tổng lược duyên hệ
[2.1] Phần II.

Tam đề thiện với duyên hệ
Khái lược .
Nhân duyên với tam đề thiện .
Cảnh duyên với tam đề thiện
Cảnh trưởng duyên với tam đề thiện .
Đồng sinh trưởng duyên với tam đề thiện .
Vô gián duyên với tam đề thiện .

[2.2] Đồng sinh duyên với tam đề thiện
Vật sinh tiền y duyên với tam đề thiện
Vật cảnh tiền sinh y duyên với tam đề thiện .
Thường cận y duyên với tam đề thiện .
Cảnh sinh tiền duyên với tam đề thiện .
Sinh hậu duyên với tam đề thiện .
Đồng sinh nghiệp duyên với tam đề thiện .
Nghiệp biệt thời duyên với tam đề thiện .
[2.3] Quả duyên với tam đề thiện .
Sắc vật thực duyên với tam đề thiện .
Danh vật thực duyên với tam đề thiện .
Đồng sinh quyền duyên với tam đề thiện .
Quyền sinh tiền duyên với tam đề thiện .
Sắc mạng quyền duyên với tam đề thiện .
Thiền duyên với tam đề thiện
Đạo duyên với tam đề thiện
Tương ưng duyên với tam đề thiện .
Đồng sinh bất tương ưng duyên với tam đề thiện

 -ooOoo- 

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Theo mẫu tự Pāli

A. : Aṅguttara Nikāya (Tăng Chi bộ).
Abhs. : Abhidhamaṭṭhasaṅgaha (Thắng pháp tập yếu luận).
D. : Dīgha Nikāya (Kinh Trường bộ).
Dhp. : Dhammapāda (kinh Pháp cú).
DhpA. : Dhammapāda – atthakathā (Chú giải kinh Pháp cú).
Dhs. : Dhammasaṅginī (Pháp tụ).
Ptn. : Paṭṭhāna (Vị trí).
MhvA. : Mahāvaṃsa atthakathā (Chú giải luật Đại phẩm).
M. : Majjhima Nikāya (Kinh Trung bộ).
S. : Saṃyutta Nikāya (Kinh Tương ưng bộ).
Sn. : Suttanipāta (Kinh tập).
Y. : Yamaka (Song đối).
Thera. : Theragāthā (Kệ trưởng lão Tăng).

-ooOoo-

 Lời nói đầu

Paṭṭhāna (Vị trí) là bộ thứ 7 trong tạng Thắng pháp, đây là bộ có số lượng pháp uẩn nhiều nhất trong 7 bộ, gồm 9.400 (chín ngàn bốn trăm) pháp uẩn.

Tương truyền khi Đức Thế Tôn thuyết lên bộ này, hào quang sáu màu của Ngài tự khởi hiện.

Bộ Vị trí nêu lên hai phần: Duyên hệ và Duyên sinh.

Trong phần Duyên hệ có 24 duyên, luận theo 5 Tam đề (Tikamātikā):

- Tam đề thiện (Kusalattika).

- Tam đề Thọ (Vedanāttika).

- Tam đề quả (Vipākattika).

- Tam đề bị thủ (Upādinnattika).

- Tam đề phiền toái (saṅkiliṭṭhattika).

Mỗi tam đề lại có 4 phần: Phần thuận, phần nghịch, phần thuận nghịch và phần nghịch thuận.

Để nắm bắt giáo nghĩa uyên thâm này. cần phải nắm vững chi pháp, vì luận Duyên hệ rất bác học chi li, đồng thời phải học hỏi từ những bản Luận giải của các Giáo thọ sư tiền bối.

Soạn phẩm này phần lớn dựa vào công trình biên soạn của Cố Đại trưởng lão Tịnh Sự, đồng thời trích lục những luận giải của Cố Đại trưuởng lão Ledi Sayadaw trong quyển "The Manuals of dhamma".

Trong soạn phẩm này chúng tôi trình bày 2 phần:

- Phần I: "Khái lược về 24 duyên".

- Phần II: "Hai mươi bốn duyên với tam đề thiện".

Do khả năng còn kém cỏi, nên chúng tôi chỉ dám nêu lên "phần thuận", và phần này cũng nương vào soạn phẩm "Siêu lý cao học" của Cố Đại trưởng lão Tịnh Sự.

Chúng tôi cố gắng biên soạn vì:

- Tri ân Cố Đại trưởng lão Tịnh Sự , đồng thời phổ cập công trình biên soạn phần Chú giải Tạng Diệu pháp mà thuở sinh tiền Ngài đã dày công nghiên cứu. khiến công trình ấy không bị "mai một".

- Phổ biến hương vị Giáo pháp Abhidhamma đến những bậc trí thức có tâm tầm cầu Phật pháp.

Dòng ký ức trôi về quá khứ, chúng tôi chợt nhớ đến Cố Đại Đức Giác Lý.

Khi còn ở Thiền viện Phước Sơn (1985), chúng tôi có hướng dẫn cho một số Sa di và giới tử môn học Siêu lý.

Chúng tôi được gặp gỡ Đại Đức Giác Lý, tuy Ngài tuổi cao nhưng tinh thần cầu pháp học pháp không hề thấp, Ngài cùng chúng tôi thảo luận về phần "Duyên hệ", nhờ đó chúng tôi có cơ hội ôn tập đồng thời hình thành khung soạn phẩm này.

Giở lại dòng chữ xưa, lòng thành xin tưởng niệm đến hương linh của Ngài, mong Ngài luôn an lạc nơi nhàn cảnh.

Với tuổi cao mà Đại Đức Giác Lý vẫn tìm hiểu được phần "Duyên hệ", điều này chứng tỏ "Duyên hệ" tuy thâm sâu vi diệu, nhưng không quá khó với "tinh thần cầu pháp và học pháp".

Chúng tôi cũng cảm niệm công hạnh của phật tử Tathāpaññā đã giúp chúng tôi dịch những phần luận giải của Đại trưởng lão Ledi sayadaw từ Anh ngữ sang Việt ngữ.

Chúng tôi chỉ hy vọng soạn phẩm này là "những bước ban đầu", để hậu học tiếp cận với pháp môn vi diệu, từ đó sẽ triển khai rộng rải những điểm thâm sâu, phổ biến đến chúng sinh mang lại nguồn hạnh phúc cho nhân thiên.

Xin những bậc cao minh rộng lượng và chỉ điểm chúng tôi những sai sót còn vấp phải.

Lành thay, lành thay công đức quý Ngài vô lượng vô biên.

Tỳ khưu Chánh Minh cẩn bạch.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 1.1 | 1.2 | 1.3 | 2.1 | 2.2 | 2.3

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Chánh Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 2008).

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 20-04-2009