Chú giải CHUYỆN CHƯ THIÊN
Bản
Pāli: ĀCARIYA DHAMMAPĀLA
VII
PHẨM SUNIKKHITTA 7.1 Chú Giải THIÊN CUNG
CITTALATĀ “Sáng rực như Dục Lạc viên Citta”. Ðây chính là thiên cung Cittalata. Thiên cung này xuất hiện như thế nào[1]? Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, ngay trong cánh rừng Kỳ Viên. Vào thời điểm đó có một thiện nam nọ là cư dân sinh sống trong thành Sāvatthi rất nghèo khổ, phải đi làm thuê để kiếm sống. Với niềm tin và tâm tịnh tín, thiện nam đó lại phải chăm sóc cha mẹ già lớn tuổi, chính một tay chàng đã chăm sóc cho các cụ, chàng quyết định ở vậy để chăm lo cho các cụ, chính vì thế chàng đã giải tỏa cho các cụ nỗi dằn vặt tinh thần đó là phụ nữ nắm quyền hành trong gia đình và những phụ nữ có phẩm hạnh thiện cư xử tốt với cha mẹ chồng thật rất hiếm thấy; hơn thế nữa chàng lại nắm giữ giới luật rất cẩn thận, giữ luật quan trai và bố thí theo khả năng của mình. Sau đó một thời gian chàng đã qua đời và một thiên cung dài mười hai do tuần đã xuất hiện cho chàng nơi cõi Tam Thập Tam. Ðang lúc thực hiện chuyến du hành thiên giới theo cách thức đã đề cập đến ở trên, trưởng lão Mahānmoggallāna đã hỏi về phước đức chàng đã thực hiện với những đoạn kệ sau: “Sáng rực[2] như cánh rừng Dục lạc Cittalata, là khu vườn đệ nhất cõi Tam Thập Tam, cũng giống như vậy thiên cung của chàng bừng sáng giữa không trung chói chang rực rỡ. Ðạt được thần lực đại oai hùng như thế, chàng đã thực hiện phước đức gì giữa thế nhân... và diện mạo chàng toả sáng rực rỡ khắp mười phương?” [300] Chàng cũng giải thích làm rõ cho ngài: Với tâm tịnh tín thiên tử đóphước đức nào đã đem lại kết quả to lớn đến vậy: Khi con sống kiếp người giữa thế nhân, con là người lao động nghèo hèn, bất tài phải chịu biết bao sầu khổ to lớn và đã phụng dưỡng[3] cha mẹ già và dấu yêu là những người giới đức; với tâm tịnh tín con đã bố thí đồ ăn thức uống rất cẩn thận – của thí luôn sẳn sàng dồi dào.[4] 5–6 Do đó gương mặṭ và sắc diện của con tỏa sáng khắp mười phương.” Phần còn lại giống như nhưng gì đã diễn giải ở trên. Phần Chú giải Thiên Cung Cittalata kết thúc tại đây.
7. 2 Chú Giải THIÊN CUNG
NANDANA “Sáng rực và toả sáng như Dục Lạc Viên Nandana”. Ðây chính là thiên Cung Nandana. Thiên cung này[5] xuất xứ như thế nào? Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, ngay trong cánh rừng Kỳ Viên. Vào thời bấy giờ trong thành Sāvatthi có một thiện nam... .v.v... . toàn bộ những chi tiết trong thiên cung này giống như chuyện kể trên. Tuy nhiên người chăm sóc cha mẹ của mình lại đã cưới vợ - đây là sự khác biệt duy nhất. Ngài lên tiếng hỏi[6]: 1. “Giống như Dục Lạc viên[7] Nandana tỏa sáng rực rỡ, là khu vườn đệ nhất cõi Tam Thập Tam. Thiên cung của chàng toả sáng giữa không gian rực rỡ chói chang. 2. Chàng đắc thần lực đại hùng mạnh; phước đức nào chàng đã thực hiện khi còn sống kiếp người giữa thế nhân? Do đâu oai lực chàng rực rỡ với dung nhan kiều diễm toả sáng khắp mười phương?” Chàng giải thích với những đoạn kệ sau[8]: 3. Với tâm hoan hỷ, thiên tử đó giải thích cặn kẽ câu hỏi do phước đức nào đem lại cho chàng phước quả huy hoàng đến vậy? 4. Khi con còn sống kiếp người giữa thế nhân. Con đã là đứa trẻ nghoè khổ , một người làm công phải chịu cực khổ rất nhiều và còn phải phụng dưỡng[9] cha và mẹ mình, các cụ đã luống tuổi là những người con hằng yêu mến và sống cuộc đời giới đức; [301] với tâm tịnh tín con đã bố thí đồ ăn thức uống cho các ngài rất cẩn thận – của bố thí lúc nào cũng rất dồi dào.[10] 5– 6. Do đó con diện mạo con kiều diễm... .và sắc diện con tỏa sáng khắp mười phương”. Về điểm này cho dù các đoạn kệ ở đây chẳng có điểm mới nào cả. Phần diễn giải Thiên cung Nandana kết thúc tại đây.
7. 3 Chú Giải THIÊN CUNG CÓ
TRỤ NGỌC BÍCH “Thiên cung này có trụ cao bằng ngọc bích.” Ðây chính là thiên cung có trụ cao bằng ngọc bích. Thiên cung này[11] xuất xứ ra sao? Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, ngay trong khu rừng Kỳ Viên. Vào thời điểm đó có một số đông chư vị Tỳ khưu là chư vị trưởng lão cư ngụ trong một cánh rừng có rất đông người thường xuyên lui tới. Trên đường[12] đi họ tới một ngôi làng nọ để khất thực, trong ngôi làng đó có một thiện nam kia phụ trách công việc sửa chữa ường xá, dọn sạch sẽ các bụi cây gai góc, bắc cầu qua suối trong lúc lụt lội[13], đắp bờ và dẫn nước vào các ao hồ, trồng cây bóng mát vào những nơi cây cối trơ trụi[14].v.v... cùng bố thí tùy theo hoàn cảnh thực tế và giữ ngũ giới[15]. Sau này người đó qua đời và xuất hiện nơi một thiên cung bằng vàng dài mười hai do tuần nơi cõi Tam Thập Tam. Trưởng lão Mahāmoggallāna đã đến gặp và hỏi thiên tử đó với những đoạn kệ sau đây[16]. Thiên cung có trụ cao bằng ngọc bích dài khoảng mười hai do tuần; có bảy trăm ngôi nhà mái cong thật huy hoàng tráng lệ với trụ toàn bằng châu báu bê-rin[17] tường trét bột vụn vàng ròng óng ánh thật kiều diễm. Tại đó thiên tử ăn[18] uống cư trú lạc an và đàn tiên thiên giới trổ khúc du dương hấp dẫn[19]; trong thiên cung đó cũng xuất hiện những hương vị thiên giới với ngũ thiên lạc và nhiều tiên nữ mặc xiêm y vàng ròng nhảy múa vũ điệu thiên giới. 3-4. Do đâu sắc diện của chàng... .và chàng có diện mạo toả sáng khắp mười phương? Chàng thiên tử đã giải thích cho trưởng lão với những đoạn kệ sau đây: Với tâm tịnh tín, Thiên tử đó... .phước đức nào đã đem lại quả to lớn đến như vậy: [302] Khi con sống kiếp người giữa thế nhân, con đã bắc cầu trên đường đi, nơi nào đồi trọc đất trống còn đã trồng cây bóng mát và những kẻ giới đức là hạng người con hằng yêu mến; với tâm tịnh tín con đã cúng dường đồ ăn thức uống rất cẩn thận. Của bố thí lúc nào cũng dồi dào.[20] 7– 8. Do đó sắc diện con... và diện mạo con toả sáng khắp mười phương.” Về điểm này: 6. Nơi nào đất trống, đồi trọc (vivane): ở nơi xa xôi[21] hẻo lánh[22], tạo thành những khu rừng (ārāmarukkhāni[23]), và khu đó đã trở thành khu vực trồng cây, có nghĩa là con đã trồng cây tại đó và biến thành những vùng rừng xanh tươi. Phần còn lại giống như những gì đã diễn giải ở trên[24]. Phần diễn giải thiên cung với cột cao bằng ngọc bích kết thúc tại đây.
7. 4 Chú Giải THIÊN CUNG BẰNG
VÀNG “Trên đỉnh ngọn đồi bằng vàng”. Ðây chính là thiên cung bằng vàng. Thiên cung này xuất hiện như thế nào? Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Andhakivinda. Vào thời điểm đó có một thiện nam nọ có đức tin và tâm tịnh tín, được trang bị với khả năng to lớn để xây dựng một hương phòng ngay trên đỉnh một đồi núi[25] trọc không cách xa ngôi làng là bao. Ðây chính là nơi cư trú rất phù hợp với Đức Phật và được chăm sóc cẩn thận; và sau khi đã trở thành một người có giới đức, kiềm chế hoàn toàn tinh tuyền. Là người an trú nơi ngũ giới đã thường xuyên kiềm chế[26], chàng thiên tử đó đã qua đời và tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Lại có một thiên cung bằng vàng tỏa sáng chói chang xuất hiện cho chính thiên tử đó trên đỉnh núi. Ðó là điều chỉ rõ oai lực phước đức thiên tử đó đã thực hiện, chàng lại có một dục lạc viên[27], có tường vây quanh, có cột cao[28] và cầu thang rất cân đối, tỏa sáng với đủ loại trang hoàng dồi dào. Vây quanh là một hàng rào toả sáng bằng một lưới tia sáng gồm đủ mọi loại châu báu. Ðang khi thực hiện chuyến du hành[29] thiên giới, trưởng lão Mahāmoggallāna đã nhìn thấy thiên tử đó và hỏi ngài với những đoạn kệ sau[30]: “Trên đỉnh ngọn núi vàng ròng có một thiên cung[31] tỏa sáng[32] quanh vùng; một màn lưới toàn bằng sợi vàng[33] che phủ và những chùm chuông[34] rung nhẹ thật trong veo. [303] Trụ đá bát giác tinh xảo mười phần, làm toàn bằng châu báu bê-ril; xây bằng cẩm thạch khắp toàn thân, với bảy châu báu gồm đá quí[35]. Ðá mắt mèo vàng bạc[36] gọt dũa góc cạnh, vàng bạc lưu ly[37] với ngọc trân, lại dát đá ngọc mắt mèo mã não. Ngọc trai rồi ngọc sắc hồng vân. Nền trang hoàng rực rỡ đẹp mắt làm sao[38] – chẳng chút bụi bậm vấn vương trên đó; có kèo vàng cẩn hoàng ngọc sáng loáng cùng nâng cả điện lên cao. – 6. Rồi bốn cầu thang dựng từ bốn phía phân chia thành bốn phần cân đối cùng với bốn hành lang xây dựng cân đối chiếu sáng[39] rỡ ràng khắp bốn phương. Trong cùng đầy tráng lệ[40] huy hoàng, chàng thiên tử cư trú trong thiên cung tỏa sáng khắp với diện mạo siêu phàm trông chẳng khác ánh chiếu sáng[41]. Phải chăng quả này do công phước bố thí hay giới đức.v.v... hay do việc đảnh lễ kiểu Anjali? Ðược hỏi như vậy xin công bố cho ta đi. Chàng Thiên tử đã giảng giải cho trưởng lão với những đoạn kệ sau[42]: Với tâm tịnh tín thiên tử đó... .phước đức nào đã đem lại quả như vậy: Ở kiếp xưa con sống tại Andhanvinda với tâm tịnh tín nơi đạo sư[43], nơi thân tộc mặt trời là Đức Phật, chính tay con đã xây một thiền viện; Ngay tại đó sau khi đã kính lễ với hương nhang, với vòng hoa đồ thiết yếu và dầu xức trên đầu, với tâm thanh thản con đã cúng dường một thiền viện cho vị đạo sư[44]. Do đó nay con được hưởng phước phần; ở dục lạc viên[45], chúa thiên vương và nơi vuờn dục lạc Nandana đầy kỳ thú. Nơi lắm đàn chim đến trú thân, con sung sướng cùng nhau múa ca hát xướng, lại được các nàng tiên hộ tống đàn ca hát xướng tưng bừng.” Về điểm này: 1. Rực sáng ánh hào quang (sabbato-pabhaṃ): đang chiếu sáng muôn hướng rực rỡ, đang chiếu sáng khắp mọi vùng. Với chùm chuông rụng nhẹ thật vang: kiṅkiṇijākappitaṃ = kippikiṅkiṇijālaṃ[46] (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). 2. Toàn bộ được làm bằng đá quí bê-rin (sabbe veḷuriyāmayā): nơi toàn bộ cột đá được làm bằng đá quí bê-ril. Liên quan đến vấn đề này, hơn thế nữa, nơi mỗi góc cạnh (ekamekāya amsiyā): nơi từng cột có hình bát giác.[47] Ðược gắn đủ bảy thứ đá quí (ratanā satta nimmitā): bảy châu báu tạo thành góc cạnh, có nghĩa là bảy châu báu gồm đá bê-ril và bằng vàng gắn nơi mỗi góc cạnh, [304] được tạo dáng với những tác phẩm gồm bảy thứ châu báu đá quí[48], có nghĩa là mỗi góc cạnh được làm bằng bảy loại kim cương đá quí; ngài chỉ rõ đủ loại kim cương đá quí bằng cách đề cập đến “đá quí bê-ril và vàng” v.v... Về điểm này: 3. Bằng đá quí và bằng vàng (veḷuriyasuvaṇṇassa): người ta chế tạo bằng đá bê-ril và bằng vàng, hay nói cách khác được trang trí[49] bằng những loại châu báu đó. – đây là điều ta nên phân tích; vì những loại đá quí này được sử dụng ở sở hữu cách hiểu theo nghĩa công cụ cách. Và bằng đá pha lê và bằng bạc (phalikā rūpiyassa ca): cùng một cách cũng được sử dụng ở đây. Với đá quí mắt mèo và ngọc quí (masāragallamuttāhi): với đá quí mắt mèo[50]. Và đá hồng ngọc ru-by (lohitaṅkamaṇīhi ca[51]): hồng ngọc. 4. Không chút gợn bẩn (na tatth’ uddhamsati rajo): do thiên cung có sàn nhà làm bằng đá quí không bám bụi bẩn trên đó. Những chiếc kèo có dáng cong (gopānasīgaṇā): những chiếc kèo được thiết kế hình dáng cong cong, màu vàng (pītā): được sơn phết màu vàng, có nghĩa là vừa làm bằng vàng và còn cẩn với các châu báu như ngọc to-paz trong suốt v.v... Chống đỡ toà nhà mái cong ở trên (kūṭaṃ dhārenti): chống đỡ mái cong ở trên cũng được cẩn tới bảy loại đá quí[52]. 5. Trang bị những chiếc phòng riêng biệt cẩn với đủ loại châu báu (nānāratanagabbhehi): với những chiếc phòng cũng được làm bằng đủ loại châu báu. 6. Cầu thang: vediyā = vedikā (một dạng ngữ pháp hoán chuyển)[53]. Bốn (catasso): bốn thứ ở bốn phía. Chính vì lý do đó ngài nói rằng ‘khắp tứ phía’. 7. Tỏa sáng rực rỡ (mahappabho): với ánh sáng chói chang. Nổi lên (udayanto): xuất hiện. Ánh dương (bhānumā) mặt trời. 10. Với chính tay ta (sehi pāṇihi): theo đuổi thực hiện phước đức cơ bản là vật chất[54] thực hiện công việc này công việc nọ với chính bàn tay của mình, con sẽ xây một thiền viện cho vị Ðạo Sư[55]. – đây là cách ta nên phân tích. Hay nói cách khác với chính bàn tay thiên tử (sehi pāṇihi) đây. Trong thành Andhakavinda, Bằng cách kính lễ với hương nhang vòng hoa vật thiết yếu và dầu xức. Bằng cách nào vậy? Con dâng cúng duờng một thiền viện, với tâm thanh thản con đã dâng cúng và rồi giao lại[56] cho vị đạo sư đó. – trong trường hợp này,[57] ta nên hiểu yêu cầu phân tích như vậy. 12. Do việc cúng dường này (tena): do phước đức vừa nhắc tới ở trên làm nguyên nhân. ối với con (mayhaṃ): do con. Quả này (idaṃ) đây chính là kết quả do phước đức đó mang lại; hay nói cách khác do oai quyền thiên giới[58]. Vì lý do đó ngài nói rằng, “con duy trì việc cai trị”. Trong dục lạc viên Nadana (nandane): nơi cõi thiên giới này là nơi diễn ra đủ mọi loại lạc thú[59] đủ mọi thù thắng thiên giới; [305] và đặc biệt cũng ở đó, nơi dục lạc viên đó, nơi cánh rừng Nandana này là nơi con được hưởng đủ mọi thứ vui sướng – đây là cách chúng ta nên phân tích. Phần con lại cũng tương tự như những gì đã diễn giải ở trên. Khi Thiên tử làm rõ phước đức của mình, vị trưởng lão diễn giải Phật Pháp cho chàng cùng với đoàn tùy tùng. Ngài quay trở về cõi (trần thế) chúng sanh và đem trình bày vấn đề cho Ðức Thế Tôn. Ngài coi đó như vấn đế nổi lên và diễn giải Phật Pháp cho đám đông tụ tập tại đó. Giáo pháp của ngài đem lợi lại cho chúng sanh[60] tụ họp tại đó. Phần Chú giải thiên cung bằng vàng kết thúc tại đây.
7. 5 Chú Giải THIÊN CUNG VƯỜN
XOÀI “Thiên cung này có trụ cao bằng ngọc bích”. Ðây chính là Thiên Cung Vườn Xoài. Thiên cung này[61] xuất hiện như thế nào? Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Rājagaha, ngay trong khu vườn Trúc. Thời bấy giờ trong thành Rājagaha có một người đang phải trải qua cuộc sống nghèo khổ, phải đi canh vườn xoài thuê[62] để kiếm tiền và kiếm miếng ăn. Một ngày kia, vào thời điểm khí trời oi ả nhất trong ngày, người đó nhìn thấy trưởng lão Sāriputta, toàn thân toát đẫm mồ hôi[63] đang du hành trên đường không xa vườn xoài là mấy, ngay tại địa điểm người ta gom lại[64] rất nhiều đống cát nóng bỏng dưới ánh nắng mặt trời chiếu rọi những tia nắng lung linh[65]; với tâm đầy tin kính và kính lễ người đó đã tiến lại gần trưởng lão nói rằng, “ Bạch thầy, thật kỳ diệu thay sức nóng mùa hè gay gắt, xem ra thầy quá[66] mệt mỏi trên đường đi, cầu xin ngài dủ lòng đại bi mà bước vào vườn xoài của con nghỉ ngơi đôi chút để vơi đi mệt nhọc trước khi tiếp tục cuộc du hành.” Vì muốn động viên một cách đặc biệt tâm tịnh tín cho người canh vườn xoài này, trưởng lão đã bước vào trong vườn và ngồi dưới gốc cây xoài kia. Người canh vườn xoài lại lên tiếng nói rằng, “Bạch Thế Tôn, nếu ngài muốn tắm cho mát con sẽ đi kiếm nước giếng[67] cho ngài dùng, để cho ngài tắm và lấy nước uống.” Và thế là trưởng lão đã yên lặng tỏ vẻ đồng ý. Người đó chạy ra giếng kiếm một ít nước, lọc kỹ nước đó và tắm[68] cho trưởng lão; và[69] sau khi đã tắm cho ngài người đó rửa tay chân cho ngài và dâng nước uống cho vị đang ngồi thiền. Trưởng lão uống nước và đã chế ngự hết nỗi buồn sầu cho người đó. Ngài thốt lên những lời chúc tụng tỏ lòng kính trọng với vật cúng dường bằng nước và tắm cho ngài. [306] và rồi ngài tiếp tục cuộc hành trình[70]. Người canh vườn xoài được hưởng hoan hỷ dồi dào và quá đỗi hạnh phúc nghĩ rằng, “Quả thật mình đã tạo cho sức nóng mùa hè gay gắt cho trưởng lão đó, ngài đã xua tan[71] được sức nóng gay gắt mùa hè vậy; quả thật rất nhiều công đức con đã theo đuổi.[72] Sau đó ít lâu người đó đã qua đời và được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Trưởng lão Mahāmoggallāna đã đến gặp thiên tử đó và hỏi về phước đức chàng đã thực hiện với những đoạn kệ sau đây: Thiên cung có trụ cao bằng ngọc bích. Tứ bề dài khoảng mười hai do tuần; có bảy trăm ngôi nhà mái cong trong đó thật huy hoang tráng lệ với trụ cột toàn bằng châu báu bê-rin[73] tường trét bột vụn vàng ròng[74] óng ánh thật kiều diễm. Tại đó thiên tử đã ăn[75] uống cư trú lạc an và đàn tiên thiên giới trổ khúc du dương hấp dẫn[76]; lại có hương trầm thiên giới lan tỏa khắp nơi làm say mê ngũ giác quan và cũng xuất hiện nhiều tiên nữ xiêm y bằng vàng nhảy múa đờn ca tưng bừng. 3– 4 . Do đâu con có nước da... ....và sắc diện con tỏa sáng khắp mười phương đến như vậy? Người canh vườn xoài giải thích cho ngài với những đoạn kệ sau: Với tâm tịnh tín thiên tử đó đã... phước đức nào đã đem lại quả to lớn: Khi mặt trời đang rọi xuống những tia sáng gay gắt[77] vào những tháng[78] cuối hè oai bức. Người làm thuê canh[79] vườn xoài đã tưới nước[80] mát xuống vườn xoài. Thế rồi một Tỳ khưu nổi tiếng đang trên đường du hành qua vườn xoài đó đã tỏ ra mệt mỏi thân xác rã rời, nhưng tâm lại rất khoẻ khoắn. Và khi đã tưới vuờn xoài con đã nhìn thấy ngài đang tiến đến gần và thưa Đức Thế Tôn đó mà rằng, “Bạch thầy, cầu xin thầy để con tắm cho ngài vì việc đó sẽ đem hạnh phúc cho con.” Xin dủ lòng thương xót đại bi đến con mà bỏ bát khất thực và y cà sa sang một bên; chỉ mặc một chiếc áo trong ngài đã ngồi thiền dưới bóng mát ngay dưới gốc cây. Và với tâm tịnh tín, thiên tử đó đã tắm cho ngài bằng nước mát tinh khiết[81], mặc áo trong cho ngài, dưới bóng mát ngay gốc cây đó. [307] Con đã tưới vườn xoài và tắm cho vị trưởng lão và con đã theo đuổi được phước đức to lớn biết nhường nào.’ - chỉ nghĩ đến như vậy toàn thân người đó tràn ngập niềm hoan hỷ lớn lao. Con chỉ thực hiện phước đức ở chừng mực đó nơi kiếp con người; thế rồi con đã diệt và tái sanh[82] nơi Hỷ Lạc Viên Nandana. Và trong Hỷ Lạc Viên đó, với muôn chim muông thú rừng bao vây. Con tận tưởng muôn điệu múa tiếng ca các tiên nữ đồng hòa tấu.” Về điểm này: 6. Vào những tháng cuối hè oi bức (gimhānaṃ pacchime māse): vào tháng sáu, tháng bảy (Āsāḷhī[83]). Khi ... mặt trời đang chiếu rực tia nắng oi bức (patapante): khi ... . ánh sáng đang chiếu sáng[84], có nghĩa là khi... đang phát tán sức nóng oi ả khắp nơi. Thái dương: divaṅkare = divākare (một dạng ngữ pháp hoán chuyển); hay nói khác đây là cách giải thích duy nhất được chấp nhận. Rải nước (tưới) : asiñcati = siñcati, nguyên âm tiếp đầu ngữ a vừa nêu chỉ là một tiểu từ duy nhất; (một người) có thể tưới nước, có nghĩa là ta có thể thực hiện việc tưới nước liên tục ngay dưới gốc cây xoài. Và asiñcatha là một cách giải thích, có nghĩa là siñcittha[85] (người đó đã tưới gốc cây). Và một số ngươì khác lại giải thích là asiñic’ haṃ. Có nghĩa là con đã tưới nước (asiñciṃ ahaṃ, thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài) vườn xoài vào thời điểm đó với tư cách những người chủ thuê canh giữ[86] vườn xoài. 7. Trên đường đi đó (tena): đang trên đường đi (agamā = agañchi[87], một dạng ngữ pháp hoán chuyển) trên đường đi theo hướng đó nhằm hướng tới vườn xoài. Tâm trí lại hoàn toàn minh mẫn (không mệt mỏi) (akilanto ’va cetasā): i theo hướng đó, dọc theo hướng đó, thân xác tỏ vẻ mệt mỏi cho dù tâm trí thì hoàn toàn khoẻ khoắn. Do đã loại bỏ được sầu khổ tâm linh trên đường du hành đó.[88]– đây là cách chúng ta nên phân tích. 8-9. Với tư cách là người tưới cây xoài trong thời điểm ta đang nói – đây là cách ta nên phân tích. Muốn, ước ao tắm cho trưởng lão và mặc cho ngài một chiếc áo duy nhất[89] – đây chính là ý nghĩa nên hiểu ở đây. 11. Chính vì thế (iti): như vậy; đã lan toả khắp toàn thân[90] người đó, khiến lan toả niềm vui khắp toàn[91] thân người đó với niềm tin xuất hiện theo cách đó: “Người canh vườn tưới cây xoài và tắm cho vị ẩn sĩ và con đã theo đuổi biết bao nhiêu là phước đức; chỉ bằng[92] một phương tiện mà hoàn tất được ba mục tiêu.” Ðây là cách ta nên phân tích; và ở đây thì hiện tại được sử dụng hiểu theo nghĩa quá khứ, có nghĩa là lan toả khắp. 12. Ðây là mức độ phước đức an lành đó (tad eva ettakaṃ kammaṃ): đây chính là mức độ công việc con đã làm – [308] việc cúng dường duy chỉ là nước theo cách thức đó[93] - nơi việc tái sanh đó. (tāya = tassaṃ, một dạng ngữ pháp hoán chuyển), con đã không thu thập được bất kỳ công đức nào khác. – đây chính là ý nghĩa. Phần còn lại cũng giống như những gì đã diễn giải trên. Phần Chú giải thiên cung vườn xoài kết thúc tại đây.
7.6 Chú Giải THIÊN CUNG CỦA
NGƯỜI CHĂN BÒ “Khi trông thấy thiện nam đó ... Tỳ khưu bèn lên tiếng hỏi”. Ðây chính là Thiên Cung của Người Chăn Bò. Thiên cung này xuất xứ ra sao[94]? Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Rājagaha, ngay trong khu rừng Trúc. Vào thời đó có một người chăn bò kia là cư dân sinh sống trong thành Rājagaha đã rời khỏi thành sau khi đã nhận xuất ăn là mấy chiếc bánh kummāsa để ăn sáng[95] cột chặt trong chiếc giỏ[96] làm bằng giẻ rách và đang trên đường đến đồng cỏ chăn thả là nơi đàn bò thường lui tới (gặm cỏ[97]). Trưởng lão Mahāmoggallāna đã nhận ra người chăn bò đó là ai và[98] rằng người đó sẽ phải chết ít lâu sau đó. Ấy vậy kẻ đó đã bố thí cho ngài chiếc bánh kummāsa[99] và sau đó đã tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam, ngài liền tiến đến gần gặp hắn. Sau khi đã có ý định hỏi xem mấy giờ[100] rồi, thiện nam đó có ý định cúng dường chiếc bánh cho trưởng lão. Và[101] ngay lúc đó đàn bò đã đột nhập vào khu ruộng đậu. Thế rồi người chăn bò[102] suy nghĩ, “Giờ đây ta có nên dâng cúng cho trưởng lão chiếc bánh hay đến giữ cho đàn bò không thâm nhập vào cánh đồng đậu?” Thế rồi điều đã xảy đến cho thiện nam đó, “Hãy để chủ nhân đám ruộng đậu đó thực hiện dùm ta điều người đó muốn làm; ta sẽ cúng dường chiếc bánh kummāsa cho người xứng nhận của thí trước tiên vì rất có thể sẽ có trở ngại dâng cúng bánh Kummāsa cho vị trưởng lão nếu ngài đã đi khỏi đây.” Thiện nam đó đã dâng bánh kummāsa cho ngài trưởng lão. Do tâm đại bi trưởng lão đã chấp nhận. Thế rồi người chăn bò đã nhanh chóng[103] đến nơi đàn bò, không đếm xỉa gì đến nỗi hiểm nguy, có một con rắn độc chàng đã giẫm đạp, con rắn đã mổ hắn ngay vào chân. Hơn thế nữa trưởng lão đã tỏ lòng đại bi đến với kẻ chăn bò, ngài đã ngồi xuống và ăn chiếc bánh kummāsa.Thế rồi sau khi trở lại với đàn bò, người chăn bồ đã quay lại và nhìn thấy trưởng lão đang ăn chiếc bánh kummāsa của mình và với tâm tịnh tín, hắn tự ngồi xuống và được hưởng niềm vui và hạnh phúc to lớn. Nọc độc rắn đã dần[104] thấm vào toàn bộ thân xác chàng và chỉ trong giây lát, khi ảnh hưởng đã lan tới cổ, người chăn bò đã qua đời và[105] khi đã chết[106]chàng ta đã xuất hiện nơi một thiên cung bằng vàng với kích kỡ mười hai do tuần nơi cõi Tam Thập Tam. Khi trưởng lão Mahāmoggallāna nhìn thấy người đó và hỏi chàng với những đoạn kệ sau: Khi nhìn thấy thiên tử từ trời cao, với thiên cung kéo dài[107] vĩnh viễn [309] tô điểm nhiều đủ thứ trang sức thật vẻ vang[108], trong thiên cung trông tựa mặt trăng.[109] 2.[110] Thiên tử ấy được trang điểm với vòng hoa[111] xiêm y lộng lẫy, đôi vòng tai rực rỡ trang hoàng, râu tóc chải chuốt khăn đội trên đầu, và trong một thiên cung lộng lẫy tựa[112] mặt trăng. 3. Và khi đàn tiên trổi khúc du dương[113] có tới sáu mươi bốn nàng tiên tài sắc vẹn toàn cùng cư trú nơi cõi Tam Thập Tam[114] rực rỡ huy hàng, rồi đờn hát ca múa hưởng lạc khôn lường. Ngươi đắc thần thông chư thiên đại oai hùng... ..và sắc diện của người tỏa sáng khắp mười phương?” Thiên tử đó cũng giải thích cho trưởng lão: Với tâm hoan hỷ chàng thiên tử đó... .kể lại phước đức nào đã đem lại kết quả huy hoàng như vậy: Khi còn sống kiếp người giữa thế nhân, con chăn bò cho người ta rất chuyên cần đang khi canh giữ đàn bò khỏi ăn vườn đậu thì ẩn sĩ xuất hiện trước mặt con. ‘Hôm này con phải hoàn thành hai nhiệm vụ’ – bạch thầy, con đã suy nghĩ thật cẩn thận. Con đã nghiệm ra và am hiểu Pháp dạy con đó là: ‘bạch thầy, chính tay con phải cúng dường chiếc bánh cho thầy. Bổn phận thứ hai là vội chạy ra vườn trồng đậu, để đàn bò không dẫn nát vườn người ta. Thế rồi rắn hổ[115] đem chân con giẫm phải, đã mổ ngay chân con một cú điếng người. Tuỵêt vọng con đau đớn đến tận cùng, và Tỳ khưu mở gói bánh ra ăn[116] do lòng đại bi dành cho con[117] vậy, con được sanh thiên lúc mạng chung[118] và đã trở thành thiên tử. [310] Con được hưởng phước đức đã thực hiện – chính ngài tôn giả giàu lòng bi mẫn dành cho con. Con nhận ra điều phước mình đã làm, tại thâm tâm con xin đảnh lễ ngài. Nơi cõi thiên giới với chư thiên[119] đông đảo cùng với Ma Vương chẳng còn kẻ đại trí nào vĩ đại hơn ngài, chính tôn giả giàu lòng bi mẫn dành cho con. Con nhận ra điều phước mình đã làm, tại thâm tâm còn đảnh lễ ngài. Hơn nữa, ngay trên cõi đời này[120] và cả cõi đời sau – chẳng còn kẻ đại trí[121] nào vĩ đại hơn ngài vì chính tôn giả giàu lòng bi mẫn dành cho con. Con nhận ra điều phước mình đã làm con tại thâm tâm đảnh lễ ngài. Thế rồi trưởng lão Mahāmoggallāna thông báo cho Ðức Thế Tôn biến cố này[122] cùng cách đó chính ngài đã nói tới ở trên và ngài coi đó như là vụ việc nổi lên nói rằng, “Khi nhìn thấy chư thiên... Tỳ khưu lên tiếng hỏi” v.v... để diễn giải Phật Pháp cho tăng chúng tụ tập tại đó. Về điểm này: 1. Vị Chư thiên (devaṃ): Chàng thiên tử chăn bò[123]. Vị Tỳ khưu (bhikkhu): vì Ðạo sư đề cập đến trưởng lão Mahāmoggallāna; chính ngài cũng là một Tỳ khưu (bhikkhu) chính vì dưới mọi góc độ nơi ngài mọi lậu hoặc đã bị triệt phá (bhinnakilesatāya) đến tận gốc rễ. ‘Trường tồn” được đề cập tới do thiên cung đó thật vững vàng và ổn định[124] trong một thời gian dài, hay nói cách khác chỉ đơn giản do thiên cung đó tồn tại hàng thiên kỷ. Một số người cũng giải thích là ciraṭṭhitikaṃ (trường tồn), trong trường hợp này[125] đây là điều có liên quan đến một “chư thiên – thiên tử” chính vì chư thiên cũng có tên gọi là “trường tồn” do tính chất tồn tại ổn định của ngài nơi thiên giới tới cả ba kotis cộng với sáu mười trăm ngàn năm hơn thế nữa. Ngay cả tựa chị hằng (yathā pi candimā): giống như mặt trăng thiên tử toả sáng ánh quang nơi thiên cung[126] thiên giới của mình chiếu rọi bằng những tia sáng êm dịu, mát mẻ và đầy quyến rũ, chính ngài cũng tỏa ánh quang tương tự như thế. - đây là những từ còn lại. 2. được trang điểm rực rỡ (alaṅkato) v.v... đây là cách ám chỉ cho thấy phương cách ngài trưởng lão đặt câu hỏi với thiên tử. Ðiều này mang ý nghĩa như đã diễn giải ở trên[127]. 6. Sau khi đã tụ tập đàn bò lại (saṃgamma): sau khi đã tụ tập những con bò. Hay nói cách khác sau khi đã tụ tập bò lại (saṃgamma): sau khi đã gom chúng lại[128]. Vì ở đây[129] cũng[130] có nghĩa là nguyên nhân sau khi đã dẫn đàn bò vào nơi nhốt, có nghĩa là tụ tập thành một đàn. đã tới : āgā = āgāchi[131](một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Nơi trồng đậu (māse): vào thời thu hoạch đậu. 7. [311] Hai nhiệm vụ trong ngày (dvay’ ajja): hai việc trong ngày hôm nay (dvayaṃ ajja, thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài), lúc này, nhiệm vụ cần được thực hiện. Và cả hai phải được thực hien (ubhayañ ca kāriyaṃ): thành ngữ này là từ đồng nghĩa với ý nghĩa đã diễn giải ở trên. Thể hiện (saññaṃ): nhận ra Phật Pháp [132]. Vì lý do đó ngài nói rằng “Thông qua tuệ quán”[133]. Ta đã chiếm được: paṭiladdha = paṭiladhitvā (một dạng ngữ pháp hoán chuyển. Và đặt vào (khipiṃ): và đặt vào tay ngài bằng cách làm cho ngài chấp nhận chiếc bánh[134]. Miếng vải: anantakaṃ = nantakaṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển), miếng vải để gói chiếc bánh kummāsa, được gói[135] lại, để sang một bên[136]; và ở đây tiếp đầu ngữ là nguyên âm a chỉ là một tiểu từ. 8. điều đó (so): vì thế ta. Vội vàng (turito): đàn bò vội vàng. Tới được (avāsuriṃ): i tới, hay nói cách khác, đi vào[137]. Trước khi đàn bò có thể tàn phá tài sản của bất kỳ ai (purā ayaṃ bhañjariṃ): tài sản này, vị thu hoạch đậu thuộc bất kỳ người chủ ruộng nào. – đàn bò này có thể gây hư hại[138]; trước sự thiệt hại cánh đồng này, có nghĩa là trước lúc đàn bò giẫm nát đám đậu đó[139]. Từ đó (tato): tại đó. Vì con đang phải vội vã (turitassa ma sato) vì con đang gom lại; vì con đang đi mà không chú ý tới. Vì con đang vội vã lên đường. Một con rắn hổ đen ngay trên đường đi[140]- đây chính là ý nghĩa. 9. Tuyệt vọng con bị đau đớn đến tột cùng (aṭṭo ’mhi dukkhena pīḷito): con bị đau khổ đến vậy là do bị rắn cắn (aṭṭo = aṭṭito, một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Phải giày xeo, bị hủy hoại do sầu khổ phải chết. Bị hao mòn hủy hoại (ahāsi): bị nuốt chửng, có nghĩa là bị ăn vào bụng. Con bị diệt khỏi cõi đời này, khi thời hạn của con đã mãn, con trở thành một chư thiên (tato cuto kālakato ’mhi devatā): con bị diệt khỏi cõi đời này, khỏi kiếp con người, thời hạn kiếp con người của con đã mãn. Do con đã tiến gần đến sự chết.[141]Hay nói cách khác do con đang tiến tới hạn chót kết thúc sanh mệnh trên cõi đời này[142] được gọi là thời mệnh của con; và tiếp theo ngay sau đó con đã trở thành một chư thiên[143] có nghĩa là con đã trở thành một chư thiên do con đã tiến tới kiếp trở thành một chư thiên. 11. Vì ngài (tayā): chẳng còn vị đại trí nào khác, chẳng còn vị ẩn sĩ nào khác có được phẩm chất tốt của một vị đại trí, sánh được với ngài; hay nói cách khác chính vì ngài (tayā): đây chính là công cụ cách hiểu theo nghĩa công cụ cách. Phần còn lại cũng giống như điều đã diễn giải ở trên. Phần Chú giải Thiên Cung Của Người Chăn Bò kết thúc tại đây.
7.7 Chú Giải THIÊN CUNG
KANTHAKA “Giống như vầng trăng rằm tỏa sáng rực rỡ. Ðây chính là Thiên Cung Kanthaka[144]. Thiên cung này đã xuất hiện như thế nào[145]? [312] Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, trong cánh rừng Kỳ viên. Vào thời điểm đó[146] đang lúc thực hiện chuyến du hành thiên giới theo cách[147] đã khẳng định trước đó, trưởng lão Mahāmoggallāna đã nhập cõi Tam Thập Tam. Ngay lúc đó thiên tử Kanthaka cũng xuất hiện từ chính cõi thiên giới[148] riêng của mình, cưỡi trên chiếc xe thiên giới và đang tiến vào khu vườn thượng uyển với đoàn tuỳ tùng to lớn cùng với phép thần đầy oai lực chư thiên. Thiên tử đã nhìn thấy trưởng lão liền vội vã bước xuống xe tiến đến gặp ngài với tâm tịnh tín kính lễ và đảnh lễ ngài với ngũ thể đầu địa và rồi đứng sang một bên. Bằng cách đề cập đến những thù thắng chàng đã chứng đắc trưởng lão liền hỏi thiên tử về phước đức chàng đã thực hiện với những vần kệ như sau: Giống như trăng rằm sáng rực, mặt nguyệt xoay vần như thỏ ngọc, chúa tể tinh tú, vây quanh muôn ngàn tinh tú[149] đứng chầu. Huy hoàng giống như thiên cung, đứng giữa pháo đài chư thiên diễm lệ[150] toả sáng hơn hẳn thiên cung khác, tựa như muôn vàn ánh hào quang tỏa ánh huy hoàng. Ngọc bích bê-ril[151], vàng ròng và bạc sáng[152], ngọc trai mắt ngọc châu báu hồng ngọc[153] tô điểm khắp. Nền màu rực rỡ thỏa lòng người, dắt mặt sàng khắp nơi bằng ngọc bích, nhà mái cong kiều diễm, yêu kiều, thiên cung của thiên tử khéo thiết kế thật vẻ vang. Rồi lại có nhiều đầm sen tuyệt sắc, kèm theo nào[154] hoa súng, nào cá pu-tho-lo-ma lội dưới làn nước trong trẻo[155] thanh thản có cát vàng trải khắp nơi. Tỏa khắp mặt hồ phủ đầy sen nở, nào sen trắng, bông súng yêu kiều toả hương thơm ngào ngạt dưới làn gió nhẹ thoảng qua. Trên hai bờ hồ phủ kín bụi hoa cây kiểng, vừa nở rộ hoa vừa nặng trĩu quả ngọt ngào. Trên sàng toạ có chân vàng kiều diễm được trải thảm với vải lông thú dài[156], những tiên nữ xinh xắn ngồi hầu thiên tử, tựa chúa chư thiên. Với xiêm y cùng muôn thứ trang điểm đắt giá với vòng hoa trên trán họ sảng khoái với đại thần thông đầy oai lực – chàng được hưởng[157] dục lạc cảnh thần tiên. Từ tiếng kèn đồng với trống to, trống nhỏ chàng được hưởng[158] tiếng cồng chiêng nổi tấu chập chùng, thiên tử hưởng đủ mọi lạc thú nào tiếng ca điệu nhảy cùng tiếng nhạc kiêu sang. Ðủ cảnh quang chư thiên dành cho chàng, thoả mãn tâm thần, rồi cùng những âm thanh thần tiên. Hương vị, hương thơm cùng cảm giác tiếp xúc. [313] Trong thiên cung rực rỡ huy hoàng, chàng chính là thiên tử[159] đại ánh quang với sắc diện toả sáng tựa ánh dương rạng chiếu[160]. Phải chăng đây là kết phước đức nào vậy do bố thí hay do tâm giới đức? Hay do thực hiện kiểu chào ngũ thể đầu địa. Là câu hỏi xin chàng công bố cho ta biết.” Với tâm tịnh tín, thiên tử đó... phước đức nào đem lại quả huy hoàng. Trong chốn kinh thành tuyệt diệu Kapilavatthu, thuộc dòng họ Thích Ca xa xưa, con là Khanthaka, con đã sanh ra cùng ngày với thái tử của hoàng thân Suddhodana. Vào nửa đêm[161], khi vương tử thực hiện xuất gia đi tìm giác ngộ. Với bàn tay[162] dịu hiền có màng lưới[163] bao bọc, có móng tay đồng thau chiếu sáng rực rỡ. Ngài vỗ nhẹ vào sườn[164] con mà bảo[165], “Hãy mang ta đi hỡi bạn hiền thân; khi nào ta đạt chứng đắc vô thượng, ta sẽ khiến trần gian vượt qua khổ ải.” Khi nghe tiếng ngài nhủ bảo, lòng con rộn niềm vui[166] khôn tả; tâm con chỉ hướng tới những gì cao siêu nhất, với tâm phấn khởi đầy hoan hỷ, con hý vang ngay lúc đó chỉ cầu xin được như vậy[167]. Và khi con biết tỏ vương tử họ Thích Ca, đại lừng danh tiếng rộng khắp nơi, đang cưỡi[168] trên lưng con, thì lòng con rộn ràng hướng thiên giới, đầy hoan hỷ được mang đấng tối thượng trần gian. Sau khi vượt qua nhiều vương quốc xa sôi, ngài lên đường lòng không hề luyến tiếc[169], như mặt trời[170] ló rạng phía hừng đông, bỏ lại con và Channa sau lưng lòng buồn bã. Con lấy lưỡi liến sạch chân ngài có móng thau đồng toả sáng. Con bật khóc ngắm Vị Ðại Anh Hùng rời xa con. Vì không còn nhìn thấy vị anh hùng, dòng họ Thích Ca oai hùng một thủa, con[171] ngã bệnh trầm trọng khôn tả xiết; rồi tử thần liền đến viếng thăm con. Chính chỉ nhờ vẻ đại oai thần ngài có được con được cư trú trong thiên cung này, nơi thành trì[172] này có đủ biết bao niềm lạc thú vô ngần. Vì lòng con lại rộn lên niềm vui khôn xiết khi nghe tiếng Ngài Giác Ngộ đã viên thành, cũng chính nhờ cùng căn nguyên thuần thiện đó con sẽ tận diệt được lậu vô minh. [314] Bạch ngài, nếu ngài diện kiến Ðức Phật, ngài cho con chuyển lời đảnh lễ cúi đầu dưới chân bậc đạo sư. Con cũng phải đến gặp vị đại hùng Chiến Thắng – được ngắm nhìn những Vị Cứu rỗi trần gian, là người khó tìm thấy nơi cõi thế, quả ngài là Đức Phật vị cứu tinh trần gian.” Vì ở kiếp trước đó con vật này có tên là Kanthaka, chúa tể loài ngựa. đã sanh ra cùng ngày với[173] vị Bồ tát, ngài đã cưỡi trên lưng con vật này, trong thời điểm ngài thực hiện Ðại Xuất Gia, cũng chính vào cái đêm đáng ghi nhớ đó, con ngựa đã tạo cho vị Ðại Nhân vượt qua ba vương quốc[174]và cuối cùng đã tới bên bờ sông Anoma[175]. Thế rồi vị Ðại Nhân đã sai con ngựa này quay trở lại cùng với Channa[176] hướng về thành phố Kapilavatthu[177], khi ngài cầm lấy bát khất thực và y cà sa rồi ra đi vào lúc rạng sáng trước sự hiện diện của vị Ðại Phạm Thiên Ghaṭikāra[178], với tâm buồn sầu đau khổ nặng nề, con ngựa[179] đã liếm chân vị Ðại Nhân với lưỡi của mình và rồi đứng ngắm nhìn ngài lên đường cho đến khi khuất dạng khỏi tầm nhìn. Với đôi mắt nhân hậu dịu hiền mở to[180]. Nhưng khi vị Cứu Tinh trần gian đã đi khỏi tầm nhìn[181] với tâm trở nên tịnh tín nghĩ rằng, “Vị Ðại Nhân tôi mang trên mình ắt hẳn phải là vị cứu tinh, vị lãnh tụ[182] trần gian; quả thật tấm thân của con đã nhận được quả to lớn”; hơn thế nữa, vì không thể chịu nỗi cảnh ly biệt do đã một thời gian dài liên kết với tình yêu, do qui luật tự nhiên đã thôi thúc con, do những thù thắng thiên giới đã xuất hiện[183] với con, con ngựa đã chết ngay tại chỗ đó và đã xuất hiện nơi cõi Tam Thập Tam. Cũng chính vì liên quan đến điều này có lời nói rằng, “Trông tựa trăng rằm sáng tỏ... nơi kinh thành Kapilavatthu”. Về vấn đề này: 1. Vào ngày trăng rằm, (puṇṇamāse): chính vào đêm trăng rằm, vào đêm mười lăm trong hai tuần có trăng. Chúa tể tinh tú: tārakādhipatī = ārakāraṃ adhipati (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Là vị có hình thỏ ngọc (sasī): vị có hình tướng con thỏ[184]. Một số người giải thích là tārakādhipa dissati (người ta thấy vị chúa tể muôn tinh tú): họ cho rằng tārakādhipa là cách biểu thị thiếu một tiếp vĩ ngữ; được nhìn thấy như là lãnh chúa mọi tinh tú đang di chuyển trên không trung – đây là cách chúng ta nên phân tích cho có hiệu quả. 2. Ngay cả đứng giữa thiên cung của chư thiên: dibbaṃ devapuramhi ca = devapurasmiṃ pi dibbaṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển); ngài chỉ ra cho thấy chính vì được so sánh với nơi cư trú chúng sanh, thì lâu đài chư thiên vượt trội hơn nhiều, cũng chính vì thế, ngay cả được so sánh với toà lâu đài chư thiên thì thiên cung của chàng[185] cũng vượt trội hơn hẳn. Chính vì lý do đó thiên tử nói rằng, “Toả sáng với vẻ kiều diễm thiên cung giống như muôn vàn tia nắng chói chang đang chiếu rọi.” Có nghĩa là giống như thái dương đang ló rạng bên phương đông. 3. được làm bằng hồng ngọc bê-rin và vàng ròng (veḷuriyasuvaṇṇassa) chính là cách chúng ta nên phân tích với các từ còn lại như: toà lâu đài thần tiên này được chế với châu báu quí hiếm bê-rin và vàng ròng sáng chói. [315] Hoặc trông tựa pha lê (phalikā): với châu báu sáng tựa pha lê. 5. Các đầm sen: pokkharaṇtī = pokkharaṇiyo (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). 7. Thuộc các (đầm sen) (tassā): thuộc về đầm sen. Mọc dầy đặc (vanagumbā): đây ta đang nói tới những bụi cây có hoa nở rộ trong khu vườn thượng uyển. 8. Giống như chúa tể chư thiên (devarajāṃ va): tức là Dạ xoa. Hầu hạ (upaṭṭhitanti): làm những công việc hầu hạ giúp đỡ ngài. 9.Phủ kín với biết bao đồ trang sức (sabbābharaṇasañchannā): che phủ toàn thân với đủ thứ trang điểm dành cho phụ nữ[186], có nghĩa là toàn thân được trang điểm. Giống như Ngọc Hoàng vậy (Vasavattīva): giống như chúa tể chư thiên Vasavattin[187]. 10. Với tiếng trống con, tiếng cồng chiêng, trống cái (bherisaṅkhamudiṅgāhi) do làm sai lệch giống ở đây; do tiếng trống cái trống con[188], tiếng cồng chiêng vang vọng. Ðây chính là cách ta cần phân tích. Thiên tử đó được hưởng vui sướng tràn đầy (ratisampanno): được hưởng đủ mọi lạc thú thiên giới. Với điệu nhảy, tiếng ca cùng tiếng nhạc tuyệt diễm (naccagīte suvādite): với điệu nhảy, tiếng ca và tiếng nhạc trổi lên; vì đây là vị trí cách hiểu theo nghĩa nguyên nhân[189]. Hay nói cách khác ‘những thứ đó diễn ra’ là những từ còn lại. 11. Có nhiều dấu tướng hiệu thiên giới xuất hiện nơi ngài (dibbā te vividhā rūpā) đây là điều cần phân tích sau khi thêm một động từ như sau: nhìn thấy rất nhiều dấu hiệu thuộc cõi chư thiên, do chính mắt chứng kiến thấy. Ðược dành cho[190] thiên tử, chủ ý khiến cho ngài hàng thanh thản tâm trí. ối với những âm thanh thiên giới ta cũng phân tích theo cùng một phương pháp giống như những dấu tướng vừa phân tích. 15. Chính ngựa Kanthaka, sanh cùng ngày (Kanthako sahajo ahaṃ): đây từ ahaṃ (không được dịch) chỉ là một tiểu từ mà thôi. Một số người lại giải thích là ahuṃ[191]. Có nghĩa là ahosiṃ[192] (một dạng ngữ pháp hoán chuyển) chúa tể loài ngựa có tên gọi là Kanthaka. Ðược sanh trùng ngày với sinh nhật của vị Ðại Nhân. 16. Vào nửa đêm: aḍḍharattāyaṃ = aḍḍharattiyaṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển), có nghĩa là vào thời canh giữa nửa đêm. Vương tử thực hiện xuất gia đi tìm giác ngộ (bodhāya-m-abhinikkhami): các từ này mang tính chất êm tai do yếu tố vấp hai nguyên âm – m- , có nghĩa là bắt đầu thực hiện cuộc đại xuất gia để tìm kiếm giác ngộ toàn hảo. Với bàn tay êm dịu bao màn lưới: tác giả đề cập đến tính chất dịu dàng nơi bàn tay là tướng chỉ vị Ðại Nhân. Bao màn lưới móng tay đồng thau tỏa sáng (jālatambanakhehi): có màn lưới móng tay, có móng tay đỏ ngầu màu máu[193]; bằng cách như vậy tác giả ám chỉ bàn tay có màn lưới là tướng chỉ một đại nhân và phụ thêm với những móng tay toả sáng màu đồng thau.[194] 17. ‘Ðùi’ là tên ám chỉ phần chân nhưng ở đây là vùng thắt lưng gần chỗ đùi [316] được nhắc đến như là phần đùi[195]. Vỗ nhẹ vào (ākoṭayitvāna): phát nhẹ vào[196] vỗ mơn trớn. Và nói. “hãy chở ta đi, hãy mang ta đi, hỡi bạn thân yêu” (vaha sammā ti c’abravi): và mở miệng nói rằng, “Hỡi Kanthaka bạn thân yêu của ta, hãy mang ta đi trong đêm nay[197]. Chứng tỏ ngài coi tôi là người xứng đáng thực hiện việc chuyên chở[198] ngài”. Hơn thế nữa, nói tới mục tiêu[199] vị đại nhân được mang đi vào thời điểm đó ngài lên tiếng nói rằng, “Khi ta đạt được giác ngộ toàn hảo ta sẽ giúp giải thoát toàn cõi trần gian này.” bằng cách này ngài chỉ cho thấy bản chất vô thượng nơi mục đích việc xuất gia của ngài, tức là. “Khi ta đã hoàn tất, khi ta đã đạt giác ngộ toàn hảo, giác ngộ tối thượng, giác ngộ vô song ta sẽ giải thoát cõi trần gian cùng với chư thiên vượt qua đại bộc lưu khỏi vòng luân hồi. Chính vì thế nhà ngươi chớ suy nghĩ việc xuất gia này không đem lại bất kỳ hiệu quả nào.” 18. Tiếng cười (hāso): thỏa mãn. Dồi dào (vipulo): to lớn và huy hoàng[200]. Cầu mong cho điều đó (abhisiṃsiṃ): hy vọng điều đó diễn ra. Muốn được như vậy, đồng ý như vậy[201]. 19. Và khi con biết rõ hoàng tử dòng tộc Thích Ca, lẫy lừng danh tiếng, đã cưỡi trên lưng con (abhirūḷhañ ca maṃ ñatvā Sakyaputtaṃ mahāyasaṃ): (và) khi con biết đây là hoàng tử dòng tộc Thích Ca, với danh tiếng lẫy lừng và dồi dào, vị đại nhân đang ngồi trên lưng con. Con đã mang ngài trên lưng: vahissaṃ = vahiṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển), con kết thúc. 20. Thuộc các vị vua khác (paresaṃ): các vương quốc khác. Lãnh địa (vijitaṃ). Các vùng đất thuộc về các vị vua khác[202]. Bỏ lại đàng sau (ohāya) bỏ lại. Qua đời (apakkami): bắt đầu ra đi. Lại có người giải thích là xuất gia. (paribbaji). 21. Con đã liếm toàn bộ: parilehisaṃ = parito lehiṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài bằng một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Nhìn trân trân (udikkhisaṃ): ứng ngây người ra mà nhìn.[203] 22-23. Một bệnh trầm trọng (garukābādhaṃ): bệnh nặng, bệnh nghiêm trọng[204], có nghĩa là đau khổ kết thúc bằng cái chết[205]. Vì lý do đó ngài lên tiếng nói rằng, “Cái chết đã đến với con”. Vì thông qua tái sanh biết bao nhiều lần, chàng vẫn kiên trì trung thành với vị đại nhân và chính vì thế không thể chịu nổi đau khổ ly gián; hơn thế nữa, khi nghe biết ngài xuất gia để tìm giác ngộ toàn hảo thì một niềm vui bao la, siêu nhiên[206] và hạnh phúc tràn trề nổi lên do đó tiếp theo ngay sau cái chết của mình, Kanthaka đã xuất hiện nơi cõi Tam Thập Tam và đã xuất hiện tại đó nơi ngựa ta những thù thắng thiên giới huy hoàng. Chính vì lý do có lời nói rằng: chính do oai lực chỉ cái chết đó đem lại (tass’ eva ānubhāvena): do sức mạnh phước đức đó mang lại bao gồm tâm tịnh tín, được hướng về cõi chính đáng[207]. Giống như chư thiên nơi lâu đài thiên giới (devo devapuramhi va): giống như dạ xoa, chư thiên vương nơi cõi Tam Thập Tam. 24. [317] Và khi tâm con hoan hỉ khi nghe nói đến từ giác ngộ (yañ ca me ahuvā hāso daddaṃ sutvāna bodhiyā): trước mặt toàn bộ chúng sanh, khi con nghe tiếng giác ngộ. Tức là, khi ngài đắc giác ngộ toàn hảo, lúc đó tâm con tràn ngâp hoan hỷ; vì việc tâm hoan hỷ xuất hiện vào thời điểm đó thật vô cùng thỏa mãn, do đó chính là phước thiện do chính hạt giống đó chính là phước thiện, con được tiếp xúc với chính bàn tay mình (phussissaṃ = phusissāmi, một dạng ngữ pháp hoán chuyển, tức là con biết. Nói như vậy về phước đức của ngài đã thực hiện là lý do đem lại thù thắng tương lai ngài đã biết nơi tái sanh, thiên tử đó, cho dù có ước ao tự mình đến trước sự hiện diện của Đức Phật, liền thốt lên đoạn kệ (bắt đầu với:) do trưởng lão sai tới, vào ngay giây phút đầu tiên, ta đã thực hiện đảnh lễ Ðạo sư. Về điểm này. 25. Nếu như tôn giả có ra đi (sace gaccheyyāsi): rất có thể ngươi sẽ ra đi[208]. Một số người giải thích là sace gacchasi (nếu như tôn giả có ra đi) nhưng ý nghĩa vẫn không thay đổi. đến với ngài xin hãy nhân danh ta. (mamāpi naṃ vacanena): đến với Đức Phật thì không những chỉ nhân danh chính ngươi mà thôi, song còn nhân danh ta nữa. Tôn giả nên nói: vajāsi = vadeyyāsi (một dạng ngữ pháp hoán chuyển), chuyển lời đảnh lễ của ta nữa với đầu phủ phục dưới chân ngài. – đây chính là cách ta nên phân tích. Và việc làm rõ ngay cả nếu như ngài đã gửi gấm việc đảnh lễ[209], tuy nhiên ngài chỉ mới gửi lời chào mà thôi, nói rằng, “Cả ta nữa sẽ đến gặp vị chiến thắng vô song” đang lúc muốn ám chỉ đến lý do mạnh mẽ của việc ra đi đó ngài nói thêm “Chứng kiến các vị cứu tinh trần gian quả là điều không mấy dễ dàng.” “Với lòng tri ân và nhận ra những gì đã được thực hiện[210] liền tiến tới gặp vị đạo sư và sau khi đã nghe lời ngài có mắt đã tinh luyện pháp nhãn ly trần. Tẩy sạch lòng nghi ngờ đạt tín tâm, liền nguyện sẽ chuyên tâm tu luyện giới. Ngài đã đảnh lễ Ðạo Sư vái đầu xuống tận chân. Và rồi đã biến mất ngay tức khắc khỏi cõi trần.” Những đoạn kệ này được các vị kết tập Kinh Tạng Phật Pháp chèn thêm vào. Về điểm này: 27. Sau khi đã nghe lời ngài với nhãn quang sáng tỏ. (sutvā giraṃ cakkhumato): sau khi đã lắng nghe lời Đức Phật toàn hảo là người có nhãn quan sáng chói với ngũ thiên nhãn của mình. Pháp nhãn (dhammacakkhuṃ) của ngài được tinh luyện kỹ càng : đó chính là đạo nhập lưu. được tinh luyện. (visodhayi). đã biết vì chính chứng đắc đó cũng đồng nhất với việc tinh luyện vậy. 28. Tẩy sạch quan điểm ngài đã nguỵên tu tập với tinh cần (visodhetvā diṭṭhigataṃ): với quan điểm ngài đã nguyện sẽ loại bỏ. ủ thứ nghi ngờ và hành vi nghi thức (vicikicchaṃ vatāni ca): đó chính là tâm nghi có cơ sở trên mười sáu điều và tám điểm[211] liên kết với giới đức và nghi lễ được thực hiện với tâm tịnh tín nhờ đó ta được tinh luyện thông qua giới đức và nghi thức; [318] tinh luyện những trở ngại này. – đây là cách ta nên phân tích. Vì liên quan đến vấn đề này thì những gắn kết được tiến hành theo cách đó chung với việc nhắc lại những thói quen được coi như những “nghi lễ[212] tế tự. Phần còn lại cũng giống như những gì đã diễn giải ở trên. Phần diễn giải thiên cung của Kanthaka kết thúc tại đây.
7. 8 Chú Giải THIÊN CUNG CÓ
MUÔN VÀN MÀU SẮC. Hiện lên lầu các đẹp muôn màu. Xua tan khổ đau dẹp sầu khổ .” Ðây chính là thiên cung có muôn vàn màu sắc. Thiên cung này[213] xuất hiện như thế nào? Bấy Giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, trong cánh rừng Kỳ Viên. Vào thời điểm đó trưởng lão Mahāmoggallāna đang thực hiện chuyến du hành thiên giới theo cùng phương cách như đã diễn giải ở trên và ngài tiến vào cõi Tam Thập Tam. Thế rồi thiên tử có thiên cung muôn vàn màu sắc đã nhìn thấy ngài, tiến đến gặp ngài với tâm tràn đầy kính trọng và sùng kính và rồi đứng sang một bên thực hiện đảnh lễ theo kiểu ngũ thể đầu địa. Trưởng lão đã hỏi về phước đức đã thực hiện bằng cách đề cập đến thù thắng thiên tử đã biết như sau: “Sau khi đã bước vào thiên cung được trang điểm vô vàn vô số đồ trang sức, muôn màu muôn vẻ, như xua tan mọi sầu khổ và phiền não, vây quanh là một đoàn tiên nữ đông đảo. Chàng trông tựa thiên đế được hưởng cõi hóa lạc đầy thích thú. Chẳng có ai sánh bằng chàng thiên tử, không kẻ nào có danh vọng hơn[214] chàng, kể cả phước đức và đại lực oai nghi. Và toàn thể chư thiên nơi thiên giới mọi thần linh đều kính lễ mình chàng[215] trong tựa thỏ ngọc nơi hằng cung, trong lúc đó tiên nữ cùng ca múa và tạo niềm vui muôn thuở cho chính chàng[216]. Chàng thiên tử đã biết thần lực chư thiên. Ôi chàng đầy oai lực vô song; phước đức nào chàng đã thực hiện đang khi còn sống nơi kiếp con người giữa thế nhân? Do phước đức nào khiến oai lực ngươi tỏa sáng và diện mạo ngài[217] chiếu sáng khắp mười phương?” Ðể chứng tỏ cho thấy điều này có lời nói rằng: Với tâm hoan hỷ thiên tử đó đã... phước đức nào đã đem lại quả đến thế: Ngài còn nói thêm về điểm này: Bạch tôn giả, con đã sanh ra một kiếp xưa là[218] môn đồ của vị chiến thắng tên là Sumedha. Con chỉ là[219] một phàm dân, chưa đắc đạo[220]; cho dù con đã xuất gia[221] bảy năm liền. Khi vị Chiến thắng Sumedha, con nhận làm đạo sư, bộc lưu đã vượt qua và nhập vô dư níp bàn. Con[222] liền đảnh lễ bên bảo tháp ngài, che phủ bao quanh một lưới vàng óng ánh, khiến tâm con tịnh tín[223] do kính lễ bảo tháp của ngài. Con chẳng thực hiện cúng dường cũng chẳng bố thí vật gì đáng giá; ấy vậy con chỉ tạo chúng sanh kính lễ bảo tháp nói rằng, “Hãy đến bảo tháp ngài đảnh lễ mau mau và làm như vậy các ngươi sẽ được lên thiên giới. Ngài xứng đáng để ta kính lễ. Người xưa vẫn nói thế đã từ lâu. Và chính con cũng được hưởng hạnh phúc thiên giới - chỉ cùng một phước thiện con đã thực hiện thế mà thôi. Giữa nơi ngàn vạn tiên nữ nơi Tam thập thiên giới. Vì phước đức đó chưa tàn phai.” Người ta nói rằng trong suốt ba mươi ngàn niên đại trước đó. Đức Phật toàn thiện tên là Sumedha[224] đã xuất hiện trên cõi đời này, ngài đã khiến cho toàn cõi chúng sanh cộng chung với các chư thiên thành một khối ánh sáng và thực hiện những gì Đức Phật phải thực hiện trước khi nhập vô dư níp bàn[225]; khi dân chúng đã xây dựng một bảo tháp chứa Xá lợi của Đức Phật có một người kia đã xuất gia theo giáo pháp của đạo sư đó ngài đã sống cuộc sống phạm thiên trong suốt bảy năm nhưng đã trở nên xao xuyến bất an do tâm không được ổn định và đã rũ áo ra đi[226] hoàn tục; và sau khi đã rũ áo hoàn tục thì người đó du hành khắp nơi quét sàn nhà và trét vữa trên nền nhà với (dung dịch phân bò) v.v... lên sân bên trong điện thờ.[227] Chuyên tâm tuân giữ giới kết hợp với tuân giữ Bát quan trai giới, lắng nghe Phật Pháp và khiến cho nhiều người thực hiện vô số phước đức do rất nhiều kích lệ và do có sự mong mỏi hướng theo Phật Pháp. Sau khi người đó kết thúc sanh mệnh[228] bình thường, người đó đã tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Do bản chất huy hoàng phước đức người đó đã làm [320] người đó có được sức mạnh phạm thiên, vẻ oai lực to lớn, được kính trọng và kính thờ từ các chư thiên bắt đầu với cả Dạ xoa nữa. Cũng tồn tại đó suốt cả một thọ mệnh[229] nguyên vẹn, thế rồi sau khi đã từ giã khỏi chốn trần gian đó, đang khi di chuyển liên tục trong số các chư thiên và chúng sanh và đã tái sanh trong Phật kỳ này nơi cõi Tam Thập Tam. Và [230]các chư thiên đã biết đến chàng với tên gọi là có muôn vàn màu sắc. Chính vì liên quan đến ngài mà “Thế rồi thiên tử có muôn màu sắc đã nhìn thấy ngài... nói về thiên cung đó... con chưa đã biết phứơc báo chưa đến thời tàn lụi. [231] Về điểm này: 1. Có muôn màu sắc (anekavaṇṇaṃ): với muôn loại sắc diện do có nhiều màu sắc rực rỡ xanh biển, xanh lá và vàng v.v... do có quá nhiều cách thức thu thập nơi các thiên cung gom lại với nhau. v.v... Xua tan mọi sầu khổ và phiền não. (darasokanāsanaṃ): triệt hạ hết sầu khổ và phiền não do lại bỏ cơn sốt đau buồn với những nguyên nhân mát lạnh do không còn phiền não do được chiêm ngưỡng những điều kiều diễm và thoải mái[232]. được trang điểm với muôn vàn đồ trang sức (anekacittaṃ): trang điểm với đủ mọi thứ trang sức. Giống như sumedha, chúa tể chúng sanh (Sunimmito bhūtapatīva): cho dù có thuộc về một bộ phận nơi cõi Tam Thập Tam, do chính[233] thiên tử được hưởng niềm vui thiên giới huy hoàng[234], thế nên chàng đã cảm được thoải mái thoả mãn tìm được niềm sảng khoái, giống như thiên vương Sumimmita[235]. 2. Hoàn toàn ngang bằng (samassamo): hoàn toàn ngang bằng. Tuyệt đối[236] chẳng tìm đâu ra kẻ nào có thể sánh ngang bằng với chàng. Chính vì thế, do lý do nào ai có[237] thể cao hơn[238]? Chàng thiên tử nói, “về danh tiếng, về công đức và về thần lực”. về điểm này: liên quan đến danh thơm tiếng tốt (yasena): nơi đoàn tùy tùng chẳng có được. Nơi thần lực (iddhiyā): nơi thần lực chư thiên. Hay còn nữa nơi danh thơm tiếng tốt (yasena)[239]: do vẻ thù thắng nơi các phương tiện có được. Nơi thần lực (iddhiyā): nơi sự thành công (samiddhiyā). Nơi công đức (puññena): nơi thánh quả, nơi vị trí này hay vị trí khác nơi những gì còn lại[240] của phuớc nghiệp đó như đã đề cập đến ở trên, hay nói cách khác chỉ đơn giản nơi phước đức đó. Và toàn bộ chư thiên (sabbe ca devā) là cách biểu thị[241] liên quan đến tính ngang bằng, những đám đông tiên nữ nơi cõi Tam Thập (tidasagaṇā) được nói tới bằng cách phân biệt chúng. Ngay cả do vâng phục ai[242] đó một cách cá nhân họ cũng không làm thế, đồng khởi sanh[243], lại làm như vậy. [321]Không ai sánh được với chàng. Hơn nữa lại có lời nói rằng “hết thẩy” để chỉ rõ ngay cả họ đã đồng khởi sanh nhưng vẫn kính lễ chàng như vậy. ối với chàng như thế: taṃ taṃ = taṃ tvaṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Giống như chư thiên dối với chị hằng có thỏ thần (sasiṃ va devā) có nghĩa là giống như chư thiên và chúng sanh[244] đều tỏ lòng kính lễ chàng thiên tử vậy, hết sức ngưỡng mộ, với chàng thiên tử tựa như chúng sanh cung kính mặt trăng, vừa khi xuất hiện trong tuần trăng đầu tiên[245] cũng giống như vậy toàn thể các chư thiên nơi cõi Tam Thập tam thiên cũng tỏ lòng cung kính chàng thiên tử và bái phục khi chàng thiên tử xuất hiện vậy. 5. Bạch Tôn giả (bhadante): thiên tử tỏ lòng tôn kính trưởng lão và kính trọng ngài. đây là: ahuvāsiṃ = ahosiṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Trước đó (pubbe): nơi kiếp trước. là đồ đệ của vị chiến thắng tên là Sumedha (Sumedhanāmassa jinassa sāvako): trở thành đồ đệ thông qua xuất gia theo giáo pháp của Đức Phật toàn hảo với tên gọi[246] thật quen thuộc là ngài Sumedha. Một người phàm tục (puthujjano): người chưa đã biết bậc thánh; và trong trường hợp này ta có thể nói là chưa ắc giác ngộ. Vì chàng không có được ngay cả chi tiết chân đế[247] nhỏ nhất. Vì chân đế đó mà ta đã xuất gia trong suốt bảy năm (so satta vassāni puribbajiss’ adhaṃ): mà con đã du hành đó đây trong suốt bảy năm trường chỉ muốn đã biết phẩm chất thiện của việc xuất gia; con chưa đã biết Phật Pháp thuộc những kẻ đã vượt thắng trở nên siêu việt[248] hẳn. Ðây là ý nghĩa muốn chuyền tải. 6. Một đống châu báu (ratanuccayam): iện thờ làm bằng châu báu như đá quí và vàng ròng v.v... được xây dựng nên. được phủ lên một mạng vàng ròng (hemajālena channaṃ): tứ bề và[249] trên đỉnh nóc cũng được phủ kín bằng một mạng lưới bằng vàng ròng đá quí chiếu sáng long lanh. Sau khi đã kính lễ (vanditvā): sau khi đã kính vái chính ta đây kia với ngũ thể đầu địa. Cúi đầu kính lễ tỏ lòng cung kính bảo tháp (thūpasmiṃ manaṃ pasādayiṃ): biến tâm trở nên tịnh tín trước bảo tháp nghĩ rằng, “Ðây quả thực là bảo tháp chứa đựng Xá lợi của một vị đã vững vàng gắn kết với phẩm thiện toàn tri.[250] 7. Con đã chẳng cúng dường bất kỳ của thí nào (na ma’āsi dānaṃ): chẳng có bất kỳ (n’ āsi[251] = n’ āhosi, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) con chẳng cúng dường bất kỳ vật thí nào (me = mayā, một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Nhưng do đâu mà có (vì lý do gì?). và con đã chẳng cúng dường bất kỳ vật thí nào (na ca n’atthi dātuṃ): (và) chẳng có vật thí nào, lấy ở tài sản của con, thuộc[252] tài sản của con (me = mama, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) để cúng dường, để bố thí cả. Chẳng có gì khả dĩ để có thể là vật[253] thí được; tuy nhiên con lại khiến cho chúng sanh ảm nhiệm việc cúng dường. Một số người lại giải thích là paresañ ca tattha samādapesiṃ) (tuy nhiên con đã khiến cho chúng sanh có mặt tại đó lại thực hiện cúng dường); ở đây paresaṃ (ối với tha nhân) nên được cho là ở thể sở hữu hiểu theo nghĩa bổ cách. [322] Tôn thờ điện thờ này (pūjetha naṃ) v.v... đây là cách ám chỉ phương cách cần phải theo đuổi) để tôn kính xá lợi này - đây là cách ta nên phân tích. Chính vì như vậy, có lời nói rằng, (evaṃ kira): các từ ‘có lời nói rằng’ lại mang ý nghĩa một lời đồn thổi, tin đồn. 8. Vì phước đức của con chưa đến lúc tàn (na tassa puññassa khayam pi ajjhagaṃ): chàng thiên tử chỉ rõ cho thấy, “các phước đức của con chưa[254] phai tàn đặc biệt những gì con đã làm[255] cho Đức Phật Sumedha vào thời điểm đó. Con vẫn còn theo đuổi kết quả còn sót lại của chính phước đức đó”. Hơn thế nữa những gì không được đề cập đến ở đây nên được coi như là điều dễ dàng hiểu được vì cách diễn giải đã được đề cập đến ở trên. Khi thiên tử đó đã làm rõ phước đức chàng đã thực hiện nơi tiền kiếp thì trưởng lão diễn giải Phật Pháp cho chàng cùng với đoàn tùy tùng đông đảo ngài đã trở lại cõi chúng sanh và kể lại biến cố đó cho Ðức Thế Tôn. Do đó Ðức Thiện Thệ coi chuyện kể này như là một vấn đề nổi lên và diễn giải Phật Pháp cho đám đông tụ tập lại ở đó. Giáo pháp của ngài đã đem lợi lại cho cả cõi trần gian cùng với chư thiên nữa.[256] Phần diễn giải thiên cung có muôn vàn màu sắc kết thúc tại đây.
7. 9 Chú Giải THIÊN CUNG CỦA
THIÊN TỬ ÐEO VÒNG TAI SÁNG CHÓI. Ðược trang điểm lộng lẫy, thiên tử mang vòng tai bóng loáng”. Ðây chính là thiên cung của thiên tử đeo vòng tai sáng chói[257]. Thiên Cung này xuất xứ như thế nào[258]? Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, ngay trong cánh rừng Kỳ Viên. Vào thời bấy giờ có vị bà la môn là cư dân sống trong thành Sāvatthi, rất giàu có và có nhiều tài sản, do thiếu lòng tin và tâm tịnh tín, đã phạm phải tà kiến và không thực hiện bố thí cho bất kỳ ai. Người đó được đặt cho tên gọi là Adinnapubbaka[259] đơn giản là vì người này chẳng bố thí cho bất kỳ ai. Do có tà kiến và vô cùng tham lam[260], thế nên vị bà la môn này chẳng bao giờ muốn gặp ngay cả vị Như Lai hay vị đồ đệ của vị Như Lai đó và người đó đã luyện cho con trai mình, tên là Maṭṭākuṇḍalin[261], nói rằng, “Con trai yêu quí, tên ẩn sĩ Cồ Ðàm cũng như đồ đệ của ông ta là những hạng người con không bao giờ được gặp cũng như không được nhìn thấy[262] họ nghe chưa”. Và đứa con cứ y lời người cha truyền dạy. Thế rồi người con trai ngã bệnh. Người bà la môn đó không muốn chữa trị cho con vì sợ tài sản[263] trong nhà sẽ cạn kiệt. Nhưng khi bệnh tình của cậu con trai ngày càng trầm trọng[264] ông ta liền cho điều một thầy lang đến và truyền cho ông ta khám bệnh cho con trai[265]. Họ khám bệnh và nhận ra cậu bé hết cách chữa trị thế rồi con trai của phú hộ qua đời. Nhận ra rằng khi con trai chết nằm trong nhà sẽ đem lại điềm xui[266], vị bà la môn liền cho quàn xác con trai mình bên ngoài cửa nhà. Thế rồi đêm hôm đó Ðức Thế Tôn vừa xuất định ại Bi, [323] ngài nhìn thấy chàng thanh niên Maṭṭakuṇḍalin sắp kết thúc sanh mệnh, và cùng ngày hôm đó sẽ phải rơi vào chốn hỏa ngục vì nghiệp dẫn đến tái sanh nơi hỏa ngục,[267] ngài liền nắm lấy cơ hội này và nghĩ, “Nếu ta có mặt tại đó thì chàng trai sẽ tỏ tâm tịnh tín với ta và có thể tái sanh nơi cõi thiên giới, (rồi từ đó) ngài tiến tới nhà người cha đang than khóc thảm thiết nơi giàn thiêu hỏa táng và ngài đã khích động cậu nhỏ. Ðến độ cậu nhỏ và cha của cậu xuất hiện trước Đức Phật, có một đoàn người đông đảo sẽ tụ tập lại tại đó và khi Đức Phật đã diễn giải Phật Pháp và rất nhiều người trong số họ sẽ thấu triệt Phật Pháp. Hơn thế nữa, vừa nhận ra điều này diễn ra, ngay khi trời còn sớm ngài đã lấy bát khất thực và mặc y cà sa, ngài liền hướng về phía thành Sāvatthi khất thực. Ði theo là đoàn tuỳ tùng chư vị Tỳ khưu, ngay sau đó ngài đứng gần ngôi nhà của người cha chàng thanh niên Maṭṭakuṇḍalin và tỏa ra những tia sáng sáu màu của vị Thiện Thệ.[268] (Ðức Phật). Khi cậu con trai nhìn thấy những tia sáng đó, nhìn quanh theo cách đó và đang ngạc nhiên vì những gì đang diễn ra, chàng thanh niên liền nhìn thấy Ðức Thế Tôn, thuần phục, kiềm chế giác quan và trở nên an tịnh, toát ra thập nhị tướng của một đại nhân, cùng với tám mươi tướng phụ khác nữa. Ánh sáng tỏa ra chói chang và với một chùm những tia sáng chói chang với luồng sáng rực rỡ của vị Phật không gì sánh kịp, với oai lực không thể tưởng tượng nổi của vị Phật. Khi chàng trai nhìn thấy ngài chàng nhận ra ngay rằng, “Ðây quả thật là Đức Phật , vị Thiện Thệ đã tới đây, thù thắng nơi diện mạo ngài toả ra ngay cả mặt trời cũng không thể sánh bằng, với vẻ êm dịu của mặt trăng với bản chất an tịnh mà ngay cả toàn bộ các ẩn sĩ lẫn các vị bà la môn cũng không sánh kịp, với tính an tịnh được tu luyện ngay lúc này. - giờ đây[269] theo tôi nghĩ, chính con người này phải là thủ lãnh trần gian và ngài đã tới đây[270] chỉ vì lòng đại bi ngài tỏ ra đối với tôi mà thôi.” và toàn[271] thân chàng trai rúng động vì hoan hỷ tập trung vào Ðức Phật, chàng cảm nghiệm hạnh phúc và hoan hỷ, chàng liền phủ phục xuống đất, tâm chàng trở nên tịnh tín và đảnh lễ ngài với ngũ thể đầu địa. Khi ngài nhìn thấy cảnh tượng này, Đức Phật suy nghĩ, “Chỉ điều này thôi[272] đã đủ cho chàng được tái sanh nơi thiên giới.” và rồi chàng trai từ trần[273]. Và vẫn chưa bỏ lại được niềm vui và hạnh phúc chàng trai đã qua đời và tái sanh nơi thiên cung dài khoảng mười hai do tuần nơi cõi Tam Thập Tam. Ngoài ra, người cha chàng trai thực hiện[274] nghi lễ an táng vào ngày hôm sau vào lúc bình minh đã tiến tới giàn hoả thiêu và đi vòng quanh[275] khóc lóc thảm thiết mà rằng, “Ôi hỡi[276] Maṭṭakuṇḍalin, ôi hỡi Maṭṭakuṇḍalin con ta ơi!” [324] Thiên tử đó nhìn thấy chính thù thắng các phương tiện[277] của mình và suy nghĩ xem từ đâu mình đã được xuất hiện ngay tại đây và đã thực hiện[278] phước đức nào cho cam, chàng nhận ra[279] nơi kiếp sống tiền kiếp và nhìn thấy tâm tịnh tín đã diễn ra liên quan đến Ðức Phật vào lúc cậu đang sanh thì, đó là do chỉ thực hiện đảnh lễ ngũ thể đầu địa đã làm say đắm và suy nghĩ rằng chư vị Phật, các vị Thiện Thệ chắc chắn có đầy oai lực, chàng đã trở nên tịnh tín quá chừng và tỏ lòng kính trọng vị Như Lai; rồi cân nhắc do đâu vị bà la môn Andinnapubbavaka lại khiến cho chàng nhìn thấy ông khóc lóc ngay giàn thiêu hoả táng và nghĩ rằng, “Người này trước kia đã trừ chối mua thuốc chữa trị cho ta mà nay lại khóc lóc không có mục đích gì ngay tại giàn thiêu hỏa táng này; được rồi ta sẽ kích động ông ta để an trú nơi điều thiện.” Chàng xuất hiện từ thiên cõi và đứng gần cha mình dưới dạng Maṭṭakuṇḍalin khóc lóc thảm thiết và than vãn với cánh tay giang ra, “Ôi mặt trăng, ôi mặt trời!” thế rồi người Bà la môn tin rằng đó là Matṭṭakuṇḍalin đã trở về, liền nói với chàng trai với đoạn kệ sau: Mang chuỗi hoa và vòng tai[280] trang điểm với vòng hoa[281] đủ loại, làn da tẩm bột vàng chiên đà, với đôi tay chắp lại chàng khóc than ngay giữa cánh rừng - sao chàng lại sầu khổ đến vậy?” Về điểm này: 1. được trang điểm (alaṅkato): được trang hoàng lộng lẫy. Mang bông tai bóng lộn (maṭṭakhuṇḍalī): với những bông tai đơn giản làm bằng những vật liệu bóng loáng ... không bày biện ra những vòng hoa và cây leo v.v... để ngăn ngừa tính diễu cợt cho những phần thân thể xung quanh. Hay nói cách khác eo những bông tai sáng bóng (maṭṭakuṇḍalī): với những bông tai rất tinh khiết, có nghĩa là với những bông tai được đánh bóng bằng vải da lợn[282] sau khi đã được hấp nóng, được đánh bóng với thần sa màu đỏ tươi và rồi lau lại rất kỹ. Mang một vòng hoa (māladhārī): eo vòng hoa, có nghĩa là với một vòng hoa đeo trên[283] đầu. được tẩm với bột hương chiên đà. (haricandanussado): cánh tay của chàng được tẩm với bột hương chiên đàn tỏa ánh sáng lộng lẫy. điều gì (kiṃ) là một tiểu từ dùng để hỏi. Sầu khổ đến như vậy (dukkhito): phải chịu đau khổ phiền não. Hay nói cách khác kiṃdukkhito chỉ là một từ, có nghĩa là phải trải qua những gì rất đau khổ phiền não. Thế rồi thiên tử đó nói với người cha: “Xuất hiện một chiếc xe, làm bằng vàng ròng, tỏa sáng long lanh xuất hiện cho ta [325] nhưng cặp bánh xe không hiện rõ - cho dù trong cuộc đời ta đã bỏ qua[284] được sầu khổ đó.” Rồi vị bà la môn lại nói với chàng: Ðúc bằng hồng ngọc[285], bạc[286] hay vàng ròng – hãy nói cho ta[287] biết rõ ràng, ôi thiên tử bà la môn quí mến[288]. Rồi ta sẽ đi tìm[289] cặp bánh xe[290] cho chàng”. Khi nghe điều chàng trai trẻ nghĩ rằng, “Người này từ chối không chữa chạy cho con trai mình bằng thuốc, ấy vậy khi nhìn thấy ta với sự xuất hiện của con trai người đó nói đang lúc khóc nức nở, “ta sẽ làm cho con một cặp bánh xe bằng vàng v.v... ’; được rồi để đó ta sẽ quở trách hắn ta.”, và nói, “Cặp bánh xe nhà ngươi làm to bằng cỡ nào? và khi trả lời nói rằng, “To cỡ nào nhà ngươi muốn”, Cậu ta liền cầu khẩn vị bà la môn cho mình bặp bánh xe bằng mặt trời mặt trăng. Thien tử bà la môn nói với cha. “Cha đã nhìn thấy cả mặt trời lẫn mặt trăng[291] ở đây; chiếc xe của con làm bằng vàng ròng vẫn bừng sáng với cặp bánh này giữa cõi không.” Thế rồi vị bà la môn nói với chàng: Hỡi chàng trai kia, thật điên khùng, chàng muốn thứ đồ chẳng thể ước mong; ta nghĩ rồi đây chàng sẽ phải chết, vì[292] ngươi[293] chẳng thể được mặt trời cùng mặt trăng[294]!” Thế rồi chàng thanh niên nói với cha mình mà rằng, Nhưng thế ai điên hơn ai, người khóc lóc đồ vật có thể thấy được hay kẻ khóc lóc đòi lấy vật chẳng thể nhìn thấy được nào? (chàng nói thêm): Ta thường thấy mặt trời mặt trăng lặn mọc[295] là thường tình. Thể chất sắc màu thay đổi chuyển động là chuyện thường tình. Nhưng[296] kẻ đã chết[297] làm sao thấy được nữa giữa ta ở đây[298] ngươi than khóc chẳng phải điên khùng thật sao?” [326] Khi nghe điều này người bà la môn nhận ra điều chàng trai nói có lý liền nói: Quả chàng nói đúng hỡi bà la môn, than khóc như vậy ta ngu xuẩn biết bao, ta than khóc[299] cho người đã chết chẳng khác đứa trẻ khóc lóc đòi lấy mặt trăng[300] sao? Và vị Bà la môn không còn buồn khi ngâm vần kệ trên[301], ông ta lại ngâm các vần kệ[302] tán thán chàng thanh niên Bà la môn ấy mà rằng: Lòng ta bị thiêu đốt nóng bừng bừng như sữa thục tô trên lửa hồng; nhưng nay đã được nước rưới[303] và đang dịu lắng nỗi buồn sầu vơi đi. Quả thật chàng như nhổ [304] mũi tên sầu khổ, đang đâm thủng tận đáy tim ta, như xua tan mọi mối thương tâm ta có và làm lắng dịu bao nỗi sầu. Giờ đây mát lạnh dịu lòng ta, mũi tên đã nhổ[305]ta không còn buồn khổ nữa, ta chẳng còn buồn khổ than khóc khi nghe nhà ngươi nói hỡi chàng trai trẻ bà la môn. Về điềm này: 2. khung xe (rathapañjaro): khung rầm xe[306] . Ta không tìm đâu ra (na vindāmi): ta không thể có được. 3. Chàng trai yêu quí của ta (bhaddamāṇava)[307] ông ta đang nói với (chàng trai). Ta sẽ đi tìm (paṭipādayāmi): ta sẽ đem đến, ta sẽ cho; nhà ngươi không được loại bỏ cuộc sống do không có cặp bánh xe - là ý nghĩa muốn nói tới ở đây. 4. Cả hai đều có thể nhìn thấy ở đây (ubha-y-ettha dissare): cả mặt trăng lẫn mặt trời, ta đều nhìn thấy được ở đây trên không trung; các từ này có liên quan đến yếu tố lấp chỗ trống gián đoạn. Hay nói cách khác ubhaye[308]ettha cho thấy các từ đó được phân loại[309] như thế nào. 6. Mặt trời, mặt trăng lặn mọc (gamanāgamanaṃ): ta đều chứng kiến việc mặt trăng mặt trời lặn mọc trên không trung như thế nào vào ban ngày và ban đêm, có nghĩa là mặt trời, mặt trăng lặn mọc ta đều chứng kiến. ặc tính sắc màu (vaṇṇadhātu): ặc tính và vẻ huy hoàng cũng được phân biệt tương ứng do khí nóng, vẻ rực rỡ[310] do tính chất mãnh liệt, và cũng được phân biệt rõ do mát mẻ, rực rỡ và do tính chất dễ chịu nó đem lại. Nơi cả hai (ubhayattha): ặc tính và sắc màu nơi cả hai. Ngay cả nơi mặt trăng và mặt trời cũng được nhìn thấy cũng được nhận ra – đây là cách ta nên phân tích. Nơi qui trình (vīthiyā): nơi qui trình cả hai vận hành, trên không trung, hay nói cách khác trong qui trình được biết đến như qui trình naga v.v... [311] Ubhayettha (cả hai ở đây) cũng là cách giải thích, ubhaye ettha[312] lại cũng là cách thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài.[313] Ðiên khùng hơn: bālyataro = bālataro (một dạng ngữ pháp hoán chuyển) điên khùng thái quá. [327] Khi vị bà la môn nghe những lời như vậy, ông ta đắm chìm trong suy nghĩ đắn đo mà rằng, “Quả thật, sau khi ước mong có được điều gì không thể đạt được, ta đã hoàn toàn bị ngọn lửa sầu não thương tiếc thiêu rụi; điều còn lại đối với ta chỉ là một cuộc chạy trốn vô vọng và bất hạnh” Thế rồi thiên tử đã hiện nguyên hình chàng trai Maṭṭakuṇḍalin và đứng đó với[314] hình dạng thiên giới của mình, nhưng vị bà la môn lại không nhìn đến[315] chàng trai, ông ta liền thốt lên lời nói mà rằng, “Hỡi chàng trai trẻ, nhà ngươi nói thật đúng”. v.v... vẫn còn nói với chàng với cách biểu thị là ‘chàng trai trẻ” Về điểm này: 7. Giống như đứa trẻ nít khóc lóc đòi cho được mặt trăng (candaṃ viya daārako rudaṃ) có nghĩa là giống như đứa trẻ nít gào khóc đòi lấy cho được mặt trăng. Ta lại than vãn muốn có được người chết trở về : kālakatābhipatthayiṃ = kālakataṃ abhipatthayiṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Abhipatthayaṃ (ta đang kêu gào thảm thiết) cũng là một cách giải thích. 8. Bốc lửa rực sáng (ādittaṃ): bộc rực lửa sầu thảm. Nỗi buồn của ta đã được dập tắt (nibbāpaye daraṃ): nỗi sầu khổ của ta, nỗi bồn chồn phiền não, đã được dập tắt. 9. đã được nhổ ra (abbahī): đã được rút ra. Thế rồi sau khi đã xua tan nỗi phiền não, vị bà la môn đã nhìn thấy rõ người đã đưa ra lời khuyên cho mình dưới hình dạng chư thiên và hỏi rằng, “Chàng là ai vậy?” nói rằng: “Phải chăng nhà ngươi là thiên tử, là Nhạc Thần, hoặc giả Dạ Xoa thiên chủ đại lừng danh, chàng là ai, người cha của chàng là ai vậy? - làm sao ta có thể nhận dạng nhà ngươi được đây?” “Ta là con trai của người chính nhà ngươi đã hỏa thiêu trên giàn hỏa táng và chính vì người đó[316] nhà ngươi đã than vãn khóc lóc; sau khi chính ta đã thực hiện phước đức đã đạt được[317] bầu bạn nơi cõi Tam Thập.”. Về điểm này: Và chính vì người đó nhà ngươi đang than vãn khóc lóc (yañ ca kandasi yañ ca rodasi): Maṭṭakuṇḍalin, là con trai của ngươi đó, chính nhà ngươi đã than vãn khóc lóc, nhà ngươi đã tỏ lòng thương tiếc. Thế rồi người đó nói với chàng trai mà rằng: [328] Chẳng do cúng duờng to[318] nhỏ đã nhìn thấy[319] thực hiện trong nhà ta, cũng chẳng[320] do việc thực hiện Bát quan trai giới – do phước đức nào nhà ngươi đã tới được thiên giới thế? Về điểm này: 13. Chúng ta đã chẳng nhìn thấy những việc như nắm giữ luật Bát quan trai giới – đây là điều ta nên phân tích. Thế rồi chàng trai nói với cha mình mà rằng: “Xưa con bệnh hoạn khổ cực, ốm yếu và trong điều kiện sầu muộn trong chính ngôi nhà của mình, Đức Phật, đấng vô tỳ vết,[321] vượt thắng mọi nghi ngờ, đã nhìn thấy[322] ngài, là vị thiện thệ trí vẹn toàn. Chính vì với tâm hoan hỷ, với tâm tịnh tín con đã thực hiện ngũ thể đầu địa kính lễ vị Như Lai; sau khi đã thực hiện phước đức đó con đã trở thành bầu bạn[323] với thiên nhân nơi cõi Tam Thập Tam.” Về điểm này: 14. Bệnh tật (ābādhiko): bị bệnh tật sàng lọc. Sầu khổ (dukkhito):được sanh ra trong tình trạng bệnh tật ốm đau. Bệnh tật (gilāno) có nghĩa là bị bệnh (gilāyamāno)[324] . Phải chịu trong tình trạng sầu khổ bi thương (āturarūpo): với thân xác hao mòn do cảm thọ đau đớn. Vô lậu hoặc (vigatarajaṃ): không vương vấn bụi trần tham dục v.v... Ðoạn nghi (vitiṇṇakaṅkhaṃ): thắng vượt nghi ngờ (tiṇṇavicikicchaṃ) vì lý do mọi mối nghi kỵ của chàng (saṃsayānaṃ) đã bị triệt phá đến tận gốc rễ dưới mọi góc độ. Với tuệ trí viên toàn (anomapaññaṃ): với tuệ trí toàn hảo, có nghĩa là có được toàn tri. Ðã thực hiện: akariṃ = akāsiṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Chính ta: tahaṃ = taṃ ahaṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Ðang lúc ngài còn đang nói như vậy thì toàn bộ thân xác của vị Bà la môn tràn ngập hoan hỷ[325]. Khiến thiên tử biết được niềm hoan hỷ đó ông ta mở miệng nói rằng: Thật là[326] hy hữu kỳ diệu[327] thay lại xảy ra quả như vậy[328] do việc kính lễ ngũ thể đầu địa mà ra; [329] Cả ta nữa[329], với tâm hoan hỷ và tịnh tín ước mong ta cũng đến quy y Đức Phật hàng ngày”. Về điểm này: 16. Thật kỳ diệu thay (acchariyaṃ) chính do việc chỉ diễn ra[330] có một lần duy nhất, đôi khi cũng thích hợp để ta vỗ nhịp[331] những ngón tay (accharaṃ); thật kỳ diệu thay (abhutaṃ) do sự thiếu vắng trước đó (abhūta-)[332]. Sau khi đã chỉ rõ[333] về cả hai cách một thực chất đơn giản đem lại kinh ngạc[334] thế rồi chàng thiên tử nói thêm mà rằng, “Cả ta nữa, với tâm hoan hỷ và tịnh tín, từ đây mỗi ngày con sẽ đến quy y Ðức Phật mà thôi.” Thế rồi đang lúc động viên vị bà la môn liên quan đến việc quy y Đức Phật và thực hiện nắm giữ giới luật, thiên tử đó liền thốt lên hai đoạn kệ sau đây: Ngay từ hôm nay trở đi với tâm tịnh tín nhà ngươi phải đến[335] quy y Ðức Phật rồi quy y Phật Pháp và Tăng đoàn nữa với cùng một cách thức như vậy. Nhà ngươi phải hành trì ngũ giới và chuyên cần tu tập gìn giữ trọn vẹn như vậy không chút lỗi lầm. Từ nay trở đi ngươi phải kiềm chế không sát sanh và không[336] lấy của cải chi, không ban tặng cho mình nhé; nhà ngươi phải kiềm chế không dùng chất kích thích gây nghiện cùng chẳng được nói vọng ngôn, đang khi đó ngươi phải tỏ ra chung thuỷ với vợ mình.”[337] Về điểm này: 17. Trong cùng một cách thức như vậy (that’ eva): với tâm tịnh tín chính ngươi phải đến[338] quy y Đức Phật tin tưởng rằng ngài là vị Thiện Thệ Toàn Hảo. Cũng cùng một cách như vậy với tâm tịnh tín, nhà ngươi phải đến quy y Pháp và Tăng đoàn tin tưởng rằng Phật Pháp được công bố[339] rõ ràng, và rằng Tăng Già được điều hành[340] tốt đẹp. Hay nói cách khác với tâm tịnh tín nhà ngươi phải đến[341]quy y Tam Bảo, theo cùng một cách thức như vậy với tâm tịnh tín[342] mà tin tưởng rằng điều này sẽ đem lại hạnh phúc và may mắn chắc chắn cả với những điều kiện hiện hữu và trong cuộc sống mai hậu nữa, nhà ngươi phải hành trì giới luật, nhà ngươi phải tiếp tục sau khi đã trụ trì những sự việc đó liên tục và không được làm sút giảm, không được phá vỡ và không làm ô uế, là thành phần giới luật, phải tu tập trong tinh thần giới đức cao độ hay nói cách khác đó chính là tu trì ngũ giới[343] vậy. Ðây chính là cách thức để ta tụ trì suy tư cao thượng và tụê quán[344] siêu pháp hơn. [330] Vị bà la môn được thiên tử đó khuyến khích như vậy liên quan đến việc thực thi quy y Tam Bảo và thọ trì ngũ giới đã tuân thủ theo lời khuyên đó bằng cách kính lễ ngũ thể đầu địa dưới chan thiên tử và thốt lên đoạn kệ này: “Chàng muốn hạnh phúc cho ta, ôi hỡi Dạ Xoa, chàng cầu chúc ta điều tốt lành, ôi hỡi chư thiên; ta sẽ thực thi lời ngươi khuyên nhủ; chính ta phong nguời làm Trưởng lão của ta vậy. Và khi vị bà la môn đã đồng ý thực thi những lời khuyên của thiên tử, ông ta liền thốt lên hai đoạn kệ sau đây: “Từ nay ta sẽ quy y Phật[345] cũng quy y Pháp vô song, và quy y cả hội chúng Tăng Già thuộc chư thiên chúng sanh đó. Từ nay ta kiềm chế không sát sanh và không lấy cắp của ai vật gì không được ban tặng; ta sẽ không dùng thức uống gây nghiện, cũng không nói lời vọng ngôn, đồng thời ta hoàn toàn thỏa mãn với bạn đời của mình vậy.” Hai đoạn kệ này thật dễ hiểu. Sau đó do am tường điều gì thích hợp cho vị Bà la môn thọ trì thiên tử cho tỏ rõ, cho thấy chàng đã làm phước đức nào trong quá khứ và giờ đây chính vị bà la môn cũng phải thọ trì tất cả những sự việc đó. Chính ngài đã đến gặp Ðức Phật thế rồi ngay lúc đó thiên tử biến mất. Còn vị bà la môn trong lòng tràn ngập hoan hỷ và lòng tịnh tín đối với Ðức Phật và được chư thiên thôi thúc như vậy, liền tiến về hướng thiền viện với ý định đến gặp vị ẩn sĩ Cồ Ðàm Khi hội chúng nhìn thấy vị đó họ liền kháo nhau, “Vị bà la môn này đã từ lâu khước từ không đến gặp vị Như Lai, hôm nay lại đến gặp ngài do sầu khổ vì mất con trai chăng? Hình thức Phật Pháp nào vị này đã thọ trì đây?” Thế rồi họ kéo theo sau vị này đến gặp vị Cồ Ðàm. Sau khi đã tiến lại gặp Ðức Phật Cồ Ðàm, vị bà la môn liền đảnh lễ ngũ thể đầu địa thân tình và nói với ngài mà rằng, “Bạch thầy Cồ Ðàm, liệu có thể người nào đó chưa bao giờ bố thí, hay không thọ trì ngũ giới lại có thế được tái sanh nơi cõi thiên giới chỉ do hành vi tỏ rõ tâm tịnh tín với ngài được chăng?”. Ðức Thế Tôn giải thích mà rằng, “Hỡi vị bà la môn, đó chẳng phải lý do việc tái sanh nơi cõi thiên giới được thiên tử Maṭṭakuṇḍalin nói cho ngươi biết hôm nay, vào lúc bình minh sao?” Ngay lúc đó thiên tử Maṭṭakuṇḍalin đã xuất hiện cùng với thiên cung của mình, thiên tử bước xuống khỏi thiên cung hiển hiện nguyên hình người, thiên tử đảnh lễ Ðức Thế Tôn và rồi đứng sang một bên đảnh lễ ngũ thể đầu địa. Thế rồi Ðức Thế Tôn lên tiếng giữa hội chúng tụ tập lại về phước đức thiên tử đã làm, và khi ngài biết rõ tâm hội chúng đã sẳn sàng thọ trì giáo pháp dựa trên Phật Pháp các vị thiện thệ đã khám phá ra. Vào lúc kết thúc bài thuyết pháp đó có tới tám mươi tư ngàn chúng sanh thấu triệt Phật Pháp kể cả thiên tử, vị bà la môn và hội chúng đã tụ tập lại đó. Phần diễn giải Thiên cung của vị Maṭṭakuṇḍalin kết thúc tại đây.
7. 10 Chú Giải THIÊN CUNG CỦA
SERISSAKA. [331] “Hãy lắng nghe câu chuyện Dạ xoa gặp thương nhân trên dậm đường trường”. đây chính là Thiên Cung Acacian[346]. Thiên Cung này xuất xứ như thế nào[347]? Khi Đức Phật đã nhập Vô Dư Níp Bàn, trưởng lão Kumārakassapa cùng với năm trăm Tỳ khưu đã đến[348] thành Setavyā, tại đó trưởng lão đã thuyết phục được nhà vua Pāyāsi đến gặp ngài từ bỏ tà kiến và an trú[349] nhà vua vào chánh kiến[350]. Kể từ ngày đó trở đi nhà vua đã thực hiện bố thí, thích làm việc công đức, cúng dường cho các ẩn sĩ và các vị Bà la môn, song ngài làm những việc đó không chu đáo[351] là bao do trước kia chưa quen thực hiện những việc bố thí đó, sau đó một thời gian nhà vua đã từ trần và tái sanh nơi thiên cung ở nơi hoang địa[352] thuộc cõi Tứ Ðại Thiên Vương. Người ta kể lại rằng ngày xưa vào thời Đức Phật Kassapa có vị trưởng lão đã triệt phá hết mọi lậu hoặc, đã du hành khất thực tại một ngôi làng nọ và rồi hàng ngày ngài đã tham dự bữa ăn tại một địa điểm bên ngoài ngôi làng[353] đó. Nhìn thấy ngài, một kẻ chăn bò, có tâm tịnh tín và nghĩ rằng, “Chắc vị xứng nhận của thí kia đã mệt mỏi dưới sức nóng mặt trời, người đó đã cất một căn chòi bằng cành lá cây với bốn cây cột bằng gỗ acacia và cúng dường cho trưởng lão. Người ta cũng kể lại[354] rằng gần căn chòi[355] đó người đó cũng cho trồng rất nhiều cây acacia. Người chăn bò đã qua đời và do phước đức đã thực hiện, liền tái sanh trong số cư dân thuộc cõi Tứ Ðại ThiênVương. Do mệnh lệnh[356]của phước đức trước đó chàng đã thực hiện đã xuất hiện trước cửa thiên cung của chàng một cánh rừng cây acicia lúc nào cũng toả sáng rực rỡ với đủ thứ hoa muôn màu rực rỡ có đầy đủ sắc đẹp kiều diễm và hương vị ngọt ngào.[357] Do đó thiên cung đó trở nên nổi tiếng với tên gọi là ‘acanian’. Và đang khi tiếp tục cư trú tại đó trong suốt một phật kỳ giữa chúng sanh và chư thiên , thiên tử đó trong suốt phật kỳ này có tên là Gavampati cùng với bốn người bạn chủ nhà, bắt đầu với Vimala. Thuộc trưởng lão Yasa[358] đã được an trú nơi thánh quả A-la-hán do giáo pháp Phật Pháp của vị thiện thệ về người đã nhìn thấy thiên cung trống vắng đó, bằng cách thực hiện việc tu tập thường nhật, [332] và đã lui tới đó thường xuyên vào buổi trưa để nghỉ ngơi. Sau này ngài cũng nhìn thấy thiên tử Pāyāsi tại đó và hỏi rằng, “Bạch thầy, ngài là ai vậy? Và ngài cũng nói lại mà rằng, “Thưa ngài, ta là nhà vua Pāyāsi đã được tái sanh tại đây” lại nói thêm, chẳng phải ngài đã có tà kiến và thiếu chánh kiến? Làm sao ngài có thể tái sanh được tại đây?” Thế rồi thiên tử Pāyāsi nói với ngài mà rằng, “Ta đã từ bỏ tà kiến do chính ngài trưởng lão Kumārakassapa giúp ta nhưng do thực hiện những phước đức thiếu cẩn thận[359] ta đã phải tái sanh nơi một thiên cung trống trơn; thưa ngài, nếu được khi ngài quay trở lại cõi trần chúng sanh ngài nên thông báo cho đầy tớ của ta[360] nói rằng, “Do thực hiện bố thí không cẩn thận[361] thế nên nhà vua Pāyāsi đã phải tái sanh trong một thiên cung trống trải[362], ngược lại các ngươi phải thực hiện phước đức rất cẩn thận và rồi ước mong[363] trong lòng được tái sanh nơi cõi đó. Vị trưởng lão do lòng đại bi dành cho nhà vua, đã thực hiện như ngài nhắn nhủ. Và các đầy tớ nhà vua liền nghe theo lời dạy của vị trưởng lão mà thực hiện phước đức, trong lòng khát khao theo cách thức đó và rồi được tái sanh nơi thiên cung Acania, nhưng thiên tử acanian được Ðại Vương Vessavana cắt cử làm người canh đường, trên con đường không có bóng mát và nước trong một vùng sa mạc[364]với mục đích giải thoát chúng sanh dọc theo con đường đó khỏi bị cản trở của những phường bất nhân. Thế rồi một thời gian sau đó có một số thương nhân là cư dân sống trong vùng Aṅga-Magadha đã chất đầy của cải lên một ngàn chiếc xe và họ định đến vùng[365] Sindhu-Sovira. Họ đã thực hiện chuyến đi trong vùng sa mạc đó chủ yếu vào ban đêm bằng cách đi theo chòm sao trên trời, và không thực hiện chuyến đi vào ban ngày vì sợ ánh nắng. Họ đã bị lạc mất phương hướng và đi về[366] một hướng khác. Trong số họ có một người có tâm tịnh tín và niềm tin lại có giới đức và được trang bị với khả năng đã biết thánh quả A-la-hán người đó cũng thực hiện chuyến du hành buôn bán[367] để hỗ trợ cho cha mẹ già. Ðể giúp người đó thiên tử acanian đã hiện nguyên hình cùng với thiên cung của mình cho người đó. Và hơn thế nữa sau khi đã lộ rõ nguyên hình thiên tử đó hỏi vì lý do gì họ [368]ang tiến hành trên đường đi trong sa mạc[369] cát nóng thiếu bóng mát và cả nước. Và họ đã cho thiên tử biết phương cách họ đã đến đó như thế nào. Nhằm làm rõ vấn đề đó là những đoạn kệ làm thành cuộc đối thoại giữa các thương nhân và thiên tử đó. Nhưng hai đoạn kệ được các vị kết tập Phật Pháp với mục đích làm rõ mối tương quan của họ[370] [333] Hãy lắng nghe câu chuyện giữa Dạ Xoa và bọn thương gia vào thời điểm đó, và tất cả từng người một[371] cũng đã nghe[372] chuyện kể rõ ràng. Vị vua đó có tên là Pāyāsi, là bạn hữu địa thần, nổi tiếng xưa nay, đang được thụ hưởng lạc thú nơi thiên cung, đó là thiên nhân nói với đám thương gia đó (nói rằng:) Về điểm này: 1. Lắng nghe (suṇotha) là một từ huấn thị liên quan đến nghe; lắng nghe điều này điều nọ chúng ta đang nói vào lúc này. Chuyện kể về Dạ Xoa (yakkhassa): chuyện về chư thiên, vì chư thiên cũng được gọi là dạ xoa do chư thiên đáng được chúng sanh và một vài chư thiên[373] tôn thờ. Và hơn thế nữa Dạ Xoa, tức là Tứ Ðại Vương, là những kẻ thuộc hội chúng Vessavaṇa và ngay cả một người cũng có thể được gọi là dạ xoa. Thí dụ như, Dạ Xoa được nói tới như trong câu, “Dạ Xoa này hoàn toàn tự mãn; giả như ta[374] kích động dạ xoa này”av.v... ; là Tứ đại thiên vương như trong câu, “Bốn Dạ Xoa với kiếm trong tay”b v.v... ; những kẻ thuộc hội chúng Vessavaṇa như trong câu, Bạch thầy, vì[375] cũng có những dạ xoa hào phóng vô tâm tịnh tín với đức Thế tôn”c v.v... ; (và) là một người như trong câu, “Tới chừng mực đó liệu cũng tinh luyện dành cho[376] dạ xoa hay chăng”d v.v... ; nhưng ở đây dạ xoa có nghĩa là những người thuộc hội chúng Vessavaṇa. Và những thương nhân (vāṇijāna ca) cũng là những gì được diễn giải sau một cách đọc lướt giọng mũi, theo luật thơ (metri causā). Cuộc hội ngộ (samāgamo): việc tu tập lại với nhau. nơi đó (yattha): thuộc đặc tính có cát[377] tại vị trí đó. Vào thời điểm đó (tadā): vào thời điểm họ ra đi sau khi đã lạc lối. Từ người này sang người khác nữa (kể cho nhau nghe): itritarena cāpi = itarītara cāpi[378] (một dạng ngữ pháp hoán chuyển); từ “bằng cách nào” (how) phải được phân tích với vấn đề này. Vì là ý nghĩa ở đây: ở đâu (và) vào thời nào lại diễn ra cuộc họp các thiên tử acacian với những thương gia. – lắng nghe[379] được điều này; hay nói cách khác làm thế nào [334] họ có thể kể lại câu chuyện khéo đến vậy, họ thì thầm khéo léo với nhau đến thế. Ðược diễn ra giữa người này với người khác đến như vậy - và tất cả đều chăm chú lắng nghe điều này.[380] 2 . Thuộc về các vị thiên thần (bhummānaṃ): thuộc về chư thiên trần thế[381]. Giờ đây ta nghiên cứu đến những đoạn kệ câu hỏi của dạ xoa. 3. “Trong nơi hiểm trở khúc khuỷu, xa xôi hẻo lãnh, vắng bóng phàm nhân, một nơi sa mạc khô cằn, thiếu nước, chẳng có của ăn, việc đi lại rất khó khăn tại nơi đó - giữa cánh đồng cát trắng tinh. Chẳng có gì khác ngoài bụi cát chẳng có con người hiện hữu, thật đáng sợ do nơi đó quá hiểm trở[382] khiến cho con người phải oải trí. 4. Tại nơi đây chẳng có hoa quả cũng chẳng có củ hạt gì ăn được, chẳng có gì bảo dưỡng – nơi đây[383] chẳng có đồ ăn, chỉ toàn là đất khô cằn nóng bỏng tàn nhẫn hết cỡ? 5. Sa mạc cằn cỗi như ấm sắt nung, không có lợi lộc gì tựa ấm sắt nung xưa là nơi ở của nguời trộm cắp, là cả một vùng đáng nguyền rủa thay. Vậy do động lực nào khiến các ngươi lại hy vọng được thứ gì ở đó rồi vội vàng qui tụ lại đó, phải chăng vì sợ, tham lam hoặc điều gì khác[384] hay lạc lối vào chốn[385] này? Về điểm này: 3. Ngay tại nơi hiểm trở khúc khuỷu (vaṅke): tại một vị trí khúc khuỷu, tại một vị trí xa xôi hẻo lánh thuộc loại đó, trong đó chỉ có nghi kỵ liên quan đến cuộc sống của những kẻ gia nhập vào nơi đó. Như thể chỉ có sống hoặc chết mà thôi. Một nơi vắng bóng phàm nhân (anmanussaṭṭhāne) một nơi chẳng tìm đâu ra một bóng người như ngạ quỷ (pisācas) v.v... có thể dạo quanh tại đó, hay nói cách khác là một vị trí không thích hợp để làm nơi nghỉ ngơi cho con người. Một chốn hoang mạc (kantāre): một bãi đất hoang[386] cằn cỗi không có nước; là nơi hoang địa (kantāre) dành cho ai (kan)[387]có thể vượt qua được (tārenti), có thể dẫn thân tới đó được? Ðây là vị trí họ phải vượt qua mang nước theo. Chính vì lý do đó ngài nói rằng, Vị trí khô cằn không có nước (appodake)”, vì ở đây từ làm tiếp vĩ ngữ appa mang ý nghĩa (tiếp vĩ ngữ ở tiếng Anh) là ‘less’ (không có)[388] như trong từ “wantless” (không có nhu cầu” và “soundless” (không có tiếng động) v.v... giữa vùng cát trắng (vaṇṇupathassa) có nghĩa là giữa vùng sa mạc[389] đầy cát. Sợ hãi do những nơi khúc khuỷu hiểm trở đó (vaṅkaṃbhayā): hoảng sợ do những điều khô cằn khúc khuỷu[390]. Liên quan đến những gì cho là vaṅkaṃbhayā (sợ hãi do những vị trí hiểm trở đó) chính vì họ cảm thấy sợ hãi do những nơi hiểm trở khúc khuỷu tại đó[391] [335] điều này được nói tới với từ vaṅkaṃbhayā[392] kèm theo với giọng mũi, luật thơ. Và đề cập đến điều này lại liên quan đến sợ hãi nổi lên trong họ trước đó, do họ đã thâm nhập vào vùng hoang địa[393] đầy cát trắng. Mất trí (naṭṭhamanā): bị mất trí (naṭṭhamānasā, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) thiếu suy xét thiếu ý thức[394] liên quan đến đường đi đó, có nghĩa sau khi đã lạc khỏi chánh đạo, các ngươi ôi chư vị thần dân (manussā) ngài nói với họ. 4. đây (idha): trong vùng sa mạc hoang dã này. Trái cây (phalā): chẳng có bất kỳ thứ trái cây nào như xoài, táo, thốt nốt và trái dừa v.v... đây là cách ta nên phân tích. Cũng không có bất kỳ loại củ nào (mūlamayā ca): những loại cây có củ (mūlamayā) ngài nói tới những loại cây leo valli[395] và những loại thân củ v.v... chẳng có chút nguyên liệu nào (upādānaṃ natthi) có nghĩa là cho dù chẳng có gì[396] dùng làm lương thực cũng như làm nguyên liệu để nhóm[397] ngọn lửa, chính vì thế bất kỳ lý do nào có thể có được chút thực phẩm ở đây trong chốn sa mạc hoang địa này chăng? Hơn thế nữa, để chỉ cho thấy chẳng có sự gì “ngoại trừ sỏi đất” v.v... được nói tới. 5. Một sa mạc cằn cỗi (ujjaṅgalaṃ): một vùng đất cằn cỗi đầy bụi bậm và thiếu nước được gọi là “sa mạc” (jaṅgalaṃ), nhưng vì địa điểm này, ngay cả so sánh với sa mạc hiểu theo nghĩa tuyệt đối (ukkaṃsena) là một sa mạc thuần tuý (jaṅgalaṃ)[398] ngài cho rằng đây chính là ‘vùng sa mạc tuyệt đối’ (ujjaṅgalaṃ). Chính vì lý do đó ngài nói rằng, Giống như một chiếc ấm sắt nung (tattam ivaṃ kapālaṃ), có nghĩa là giống như một chiếc chảo sắt được nung nóng lên; và ở đây lại được dùng giọng mũi để tăng thêm phần luật thơ. - đơn giản được coi như là tattam iva (kapālaṃ). Không đem lại thứ lợi lộc gì (anāyasaṃ):Vì chẳng có gì khả dĩ đem lại một chút lợi lộc nào cả, chẳng đem lại hạnh phúc, chẳng có chút lợi lộc nào (anāyāṃ)[399]. V nơi đó đã hóa thạch[400], nên chỉ có gây hại cho cuộc sống chúng ta mà thôi, chẳng đem lại lợi lộc gì” hay nói cách khác anāyasaṃ (ta nên hiểu ở đây là) ‘giống như sắt thép’(na anāyasaṃ)[401]. Với cõi khác (paralikena): sánh ngang với hỏa ngục; vì hỏa ngục được gọi là ‘cõi khác’ đặc biệt đó là một thế giới hoàn toàn khác, đối nghịch với, do đó là nỗi bất hạnh tuyệt vọng cho chúng sanh, và vì hỏa ngục tứ bề[402] được làm bằng sắt thép (āyasaṃ). Và đang lúc thế giới này không được làm ‘bằng sắt’ (āyasaṃ). Vì cõi đời này chẳng phải là hỏa ngục, và dù sao ngài chỉ cho thấy cõi đời này cũng tương tự như cõi khác vì nơi đó là một nơi sầu khổ to lớn nổi lên. Và một số người lại giải thích là anassayaṃ (không có chỗ nghỉ ngơi) có nghĩa là không phải là nơi hỗ trợ cho hạnh phúc. đây chính là nơi cư trú cổ xưa của người ăn cướp (luddānam āvāsam idaṃ purāṇaṃ): vị trí này từ thời xa xưa lắm rồi là trú xứ cho những người trộm cướp (pisācas) v.v... là những hạng người khiếp đảm khi nghĩ tới[403], là những người độc ác. Bị nguyền rủa (abhisattarūpo): [336] giống như đã bị các ẩn sĩ cổ xưa nguyền rủa như, “Ðồ độc ác, có bản chất thật khủng khiếp!” có nghĩa là như thể đã được nguyền rủa khủng khiếp. 6. Do động lực nào (kena vaṇṇena): vì lý do gì. Hy vọng được gì (kim āsamānā): đang chờ đợi thứ gì. Hi (không được dịch) đây chỉ là một tiểu từ mà thôi. Và một số người giải thích là padesaṃ pi (ngay cả một điểm), có nghĩa là đây là một điểm. Nhanh chóng tụ tập lại (sahasā samecca): vội vã, không suy xét gì tới lợi thế và mối nguy, một cách gom lại. đổ vào với nhau, thâm nhập cùng chung với nhau.[404] – do tham lam hay do sợ hãi, do thèm khát, được mang đi theo[405] do ước muốn nguy hại, hay do sợ hãi. Ðược phát sanh bằng những phi nhân[406],bị lạc lối (samapmūḷthā), sau khi đã lạc lối, liệu các ngươi đổ về một điểm – đây là cách ta nên phân tích[407] Giờ đây các thương gia lên tiếng nói: 7. “Lữ khách lãnh đạo những người Magadhans và đangans, đã tụ họp lại với nhau[408] mang theo thật nhiều hàng hóa, cùng nhau đến thành Sindhu-Sovira tìm kiếm của cải, ước mong được lợi lộc. 8. Không thể chịu nổi[409] cơn khát vào ban ngày, và sót thương bò ngựa cả một bầy, đến bước như vậy toàn thể [410] đoàn lữ khách tiến lại gần ngươi, cùng tiến bước vào ban đêm trời đã trễ. 9. Khốn khổ chúng ta bị lạc đường tâm trí rối bời như người mù lạc lối giữa rừng hoang, giữa vùng cát trắng khó lòng tiến bước. Tâm trí rối bời mất hướng đi. 10. Ðang lúc này đây ta nhìn thấy ngài, ôi dạ xoa cùng thiên cung rạng rỡ, hy vọng cuộc sống được tốt đẹp hơn, được động viên khích lệ tâm hồn êm dịu mắt hướng thượng.” Về điểm này: 7. [337] Lữ khách thương gia vùng Magadhans và đangans (Magadhesu Aṅgesu ca satthavāhā): những vị đứng đầu đoàn lữ khách, cũng như các lữ khách bình thường[411] và cả những vị thương gia cùng đi trong đoàn lữ hành này, được sanh ra và lớn lên trong vương Magadha và Aṅga, đang cư trú trong vương quốc đó. Tài sản (paṇiyaṃ): của cải. Những vị đó (te): những vị trong số chúng ta. Di chuyển (yāmase): lên đường[412]. i tới vùng lãnh địa Sindhu-Sovira (Sindhu-Sovīrabhūmiṃ): i tới miền Sindhu và miền Sovira. Lợi nhuận (uddayaṃ): lợi tức, lợi lộc thặng dư. 8. Không chịu đựng nổi (anadhivāsayantā): không thể chịu đựng được. Thương hại đoàn vật (trâu bò ngựa) (yoggānukampaṃ): giúp đỡ cho đoàn vật như thể bò ngựa... v.v... .với tốc lực như vậy (etena vegena): với vận tốc như thế, do vận tốc đó[413] trước lúc gặp ngài[414] chúng ta đáng tiến về hướng ngài đứng, chúng ta đang tiến[415] về phía ngài. đang trên đường tiến vào ban đêm: rattiṃ maggaṃ paṭpannā = rattiyaṃ maggaṃ paṭipannā (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Khi đã quá trễ (vikāle): không đúng giờ giấc, khi không đúng thời gian. 9. Bị lạc đường: duppayātā = duṭṭhu payātā (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài) tiến bước trên đường không đúng, do đó đơn giản là đi lạc hướng. Rối rắm như kẻ mù (andhākulā): rối mù như kẻ khiếm thị; mù tịt do không có tuệ quán giúp nhận ra đường ngay nẻo chính. Từ đó đơn giản họ bị rối trí, họ lạc lối do hoàn toàn đi trật chánh đạo. Hướng nhắm tới (disaṃ): phương hướng phải tiến tới, theo hướng đó có các vùng Sindhu-Sovira[416]; nhắm hướng đó mà tới. Tâm trí chúng ta rối bời (pamūḷhacittā): tâm trí chúng ta hoàn toàn rối bời do nghi ngờ hướng nhắm tới.[417] 10. Còn ngài: tavañ ca = tuvaṃ ca (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Dạ Xoa (yakkha): đang nói với ngài. Hy vọng được sống sau đó (antuttariṃ jīvitam āsamānā): mối nghi ngờ liên quan đến cuộc sống của chúng ta đã nổi lên, vượt quá nơi đó chúng ta chẳng còn cuộc sống hiện giờ chúng ta đang hy vọng có được ngay cả sau đó. Sau khi nhận ra điều này (disvā): là hậu quả sau khi nhận thức được điều này. Ngài đã khích lệ chúng ta (patītā)[418]: ngài khiến chúng ta ham thích say mê[419]. Với tâm tràn đầy yêu mến (sumanā): đã biết hạnh phúc. Hướng lòng lên (udaggā): với tâm hướng thượng do niềm vui nhận ra chánh đạo[420] . Ngài đã làm rõ ý nghĩa của biến cố đó cho các thương gia, thiên tử đã hỏi họ một lần nữa với hai đoạn kệ sau: Sa mạc hoang vu[421] đầy cát trắng vượt quá khỏi đại dương, dọc theo chánh lộ khúc khuỷu phải ngang qua. [338] lại vượt qua sông cả và triền thác, chỉ vì của cải ngươi phải vượt qua biết bao nơi trong cuộc hành trình không dễ dàng. Khi lao vào lãnh thổ vương quốc kia, mọi người đều xa lạ với chúng ta, những gì các ngươi chứng kiến được hãy kể lại ta nghe có gì kỳ thú.” 11-12. Ðây là ý nghĩa hai đoạn kệ này: Phải vượt cả đại dương (pāraṃ samuddassa): chỉ vì của cải các ngươi đã phải lặn lội vượt qua biết bao nhiêu nơi[422]. Ở đó việc đi lại quả không dễ dàng gì: để tới bờ bên kia đại dương và con đường khúc khuỷu đầy cát trắng[423]. Con đường phủ đầy cát dọc theo con đường đó phải băng qua nơi lấy dây cây leo[424] kết lại, dọc theo con đường phải vượt qua[425] gai góc cản trở sau khi phải dẹp tan những trở ngại gai góc gốc cây.[426] Hơn thế nữa lại phải vượt qua sông ngòi như con sông Candabhāgā[427] v.v... và các vùng đồi núi khúc khuỷu gập ghềnh; và trong cuộc hành trình như vậy sau khi đã nhảy vào (pakkhandiyāna = pakkhanditvā, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) sau khi đã đổ về, tuôn vào lãnh thổ các vương quốc khác, các ngươi quan sát thấy rất nhiều người[428] khác nhau tại nhiều vương quốc[429] khác nhau, là cư dân nơi các vương quốc xa lạ đó; con đường thật khúc khuỷu, khó đi hay hơn thế nữa, chính ngươi đã quan sát thấy (vo = tumhehi, một dạng ngữ pháp hoán chuyển), đó chính là những gì đang diễn ra trên đường đi đối với những gì chúng ta sẽ nghe, hỡi các thương gia yêu quí.” Trước sự hiện diện của các ngươi tại đây – thiên tử hỏi họ như vậy chỉ muốn họ nói về hiện trạng tuyệt vời nơi thiên cung của ngài. Sau khi thiên tử đã hỏi như vậy các thương gia lên tiếng nói rằng: Việc chúng tôi nghe thấy chẳng có gì tuyệt vời hơn điều này, siêu phàm thiên tử không hề chán ngấy. Khi ngắm mỹ quan tuyệt hảo đến như vậy, biết bao người[430] tuôn ra nhìn ngắm, mà không thoả nỗi lòng.[431] Các hồ sen trải dài giữa trời cao[432], phong phú đủ muôn màu hoa nở khắp nơi, trong lúc đó đủ các cây rừng[433] toả hương thơm[434] ngát, đua nhau kết trái trường kỳ xuất hiện tuyệt diệu biết nhường nào. [339] Cả trăm cột trụ ngọc bích[435] cao vời, các đế san hô kết thuỷ tinh pha lê bóng láng, nào mã não mắt mèo kèm theo đá hồng ngọc[436]các trụ toàn bằng ngọc quí kết thành hình. Lâu đài tráng lệ xuất hiện ở trên cao, với cả ngàn[437] trụ[438] oai nghi tuyệt mỹ sánh sao kịp nào, hành lang vàng với tường trát bằng ngọc, nền trát vàng xen lẫn bảo châu. Lâu đài sáng láng tựa vàng ròng, ngay tại nhánh sông Jambunada; kiều diễm[439] sáng bóng nổi lên sân thượng, cầu thang rồi bệ đứng, oai hùng cân xứng được thiết kế, mỹ miều thuận tiện đáng yêu thay. Trong thiên cung ngọc ngà đó có đầy đủ đồ ăn thức uống[440] hàng đàn tiên nữ vây quanh quây quần, ngân vang tiếng kèn trống đàn địch[441] trình tấu khắp nơi, chàng được kính lễ cung kính với lời tán dương. Ðánh thức dậy do cả đoàn tiên nữ, trên sân thượng mái thiên cung tuyệt chiêu. Khiến lòng khuây khoả, hết tưởng tượng nổi, nổi lên mọi phẩm chất thiện muôn vẻ, hàng được thừa hưởng giống tựa Ðại Thiên Vương ngự giữa chốn Nalinī.[442] Giờ đây ngài[443] là chư thiên hay dạ xoa thần linh sáng giá[444], là chúa tể chư thiên hay con người trần giới? là thương phú, lãnh đạo đoàn lữ hành đang hỏi ngài xem: hãy nói rõ tên ngài – phải chăng là dạ xoa hay thiên tử? Về điểm này: 13. Con trai ta (kumāra): họ[445] đang đàm đạo cùng thiên tử đó (theo cách như trên) vì chàng đang thọ hưởng tuổi thanh xuân trai trẻ[446]. Toàn bộ những điều này (sabbaṃ) : họ nói tới vị thiên tử và cũng có liên quan đến thiên cung của chàng nữa. 14. đầm sen: pokkharañño = pokkharaṇiyo (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). 15. Cả trăm cây trụ được dựng lên (satam ussitāse): cả trăm bảo vật[447] trụ được dựng trên cao. Làm bằng đá quí pha lẫn san hô: silāpavālassa = silāya pavāḷassa ca (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài), có nghĩa là làm bằng đá pha lê[448] và làm bằng đá pha lê. Với nhiều góc cạnh trải dài (āyataṃsā): nét cạnh trải dài hay nói cách khác có tới tám, mười sáu, ba mươi hai cạnh v.v... 16. [340] Trên những cây trụ đó (tes’ ūpari): trên những cây trụ đó. Thiên cung đẹp tuyệt vời này. (sādhum idaṃ): thiên cung thật kiều diễm của chàng. được cẩn đá quí (ratanantaraṃ): có châu báu cẩn bên trong, được trang bị đủ loại châu báu trét trên tường. Trên trụ và trên cầu thang v.v... kèm theo một hàng rào vàng ròng quí báu (kañcanavedimissaṃ) cột chặt lại với nhau, bao vây quanh đó là một hàng rào làm bằng vàng ròng. Và nền dát tấm gắn vàng ròng tỏa sáng khắp tứ phương (tapanīyapaṭṭehi ca sādhuchannaṃ): và che phủ cẩn thận (suṭṭhu chāditaṃ) đây kia là những mái nhà cũng làm bằng vàng ròng sáng chói có kết vô số châu báu. 17. Với thứ vàng Jambunada nung chảy (jambonaduttattam idaṃ): thiên cung của thiên tử hầu như tỏa sáng chói chang bằng[449] vàng ròng Jambunada nung chảy. ánh bóng thật kiều diễm, xuất hiện trên sân thượng tầng cầu thang và bệ cấp (sumaṭṭho pāsādasophalūpapanno): vùng này vùng nọ trên thiên cung được đánh bóng láng thật kiều diễm (sumaṭṭho = suṭṭhu majjito, thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài, một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Và nối kết với[450] những sân thượng liền kề rất đa dạng, những cầu thang cực kỳ xinh đẹp và những đầu cầu thang thật hấp dẫn. Chắc chắn (daḷho): vững chắc. Hấp dẫn dễ thương (vaggu): xinh đẹp cực kỳ trổi vượt. Rất cân đối (susaṃgato): những phần cấu thành được thiết kế rất cân đối (suṭṭhu saṃgata-), những chi tiết thiết kế sân thượng rất phù hợp với nhau. Vô cùng thích hợp để quan sát (atīva nijjhānakhamo): rất thích hợp để nhìn ngắm cho dù trong tình trạng sáng chói như thế. Rất hấp dẫn (manuñño): thoải mái tâm linh. 18. Trong thiên cung ngọc ngà đó (ratanantarasmiṃ): trong cung điện được kiến thiết bằng ngọc ngà châu báu đó; hay nói cách khác trong phần nội thất thiên cung đó, đã trở thành một kho châu báu[451] đã trở thành nét tinh hoa hiếm thấy. Có vô số đồ ăn thức uống (bahu-anapānaṃ): được biết đến một cách đáng yêu[452] về phẩm chất, được thấy rất dồi dào về số lượng – chính là ý nghĩa ở đây. Ngân vang kèn trống và đàn địch (muraja-ālambara-turiyaghuṭṭho): thường xuyên tạo ra tiếng trống[453], tiếng kèm alambaras và những nhạc khí còn lại. Ngài được đảnh lễ (abhivandito ’si): thiên tử được phục bái, hay nói cách khác đựơc tán dương. Vì lý do đó có lời nói rằng, “Ngài được cung nghinh và tán dương.” 19. Không thể mường tượng được (acintiyo): vẻ oai nghi không thể tưởng tượng nổi. Như thể Ðại Vương Vessavaṇa trong vương quốc Nalinī, là một tên gọi nơi giải trí, mà chính ngài đã được thưởng lãm - đây là cách ta nên phân tích. 20. Liệu thiên tử có : āsi = asi = bhavasi (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Chúa chư thiên (devindo): Dạ Xoa, Thiên vương. Một phàm nhân (manussabhūto): một chúng nhân nơi chúng sanh (manussesu bhūto, thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). một người thuộc về loài người[454]. [341] Dạ xoa (yakkho): cho dù họ hỏi xem thiên tử có phải là chư thiên hay không v.v... họ cho rằng mình nghi ngờ[455] chàng là một dạ xoa. Thế rồi thiên tử tỏ lộ bản chất của mình ra mà rằng: Ta là thiên tử[456] Serissa, người cai quản vùng hoang địa này, nơi đầy cát bụi này; ta canh giữ vùng lãnh địa này tuân hành thiên lệnh Vessana. Về điểm này: 21. Ta là thiên tử (dạ xoa): ahamhi yakkho = ahaṃ yakkho amhi (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). nơi vùng sa mạc bao la này (kantāriyo): ta được cắt cử canh giữ nguyên vùng này nhằm mục đích bảo họ[457] độ trì. Người canh giữ (gutto): người bảo vệ (canh giữ): vì lý do đó thiên tử nói rằng ‘ta canh giữ’. Thế rồi hỏi về những phước đức v.v... [458] thiên tử đã thực hiện, các thương nhân lên tiếng mà rằng: Thiên tử hưởng nghiệp này do ngẫu nhiên, hay do chư thiên ban tặng[459], ngài tự mình thực hiện hạnh nghiệp đó hay là do chư thiên đem lại? Khách lữ hành thương nhân muốn hỏi ngài xem: bằng cách nào thiên tử lại được hưởng thiên cung lạc thú giữa cõi tiên?” Về điểm này: 22. Do ngẫu nhiên ngài được hưởng thiên cung này (adhiccaladdhaṃ): phải chăng thiên cung này ngẫu nhiên xuất hiện, có nghĩa là phải chăng thiên cung này xuất hiện chỉ do ngài ước muốn[460] mà thôi. Nổi lên do ngẫu nhiên chăng (pariṇāmajan te): thành tựu do số phận[461] đem lại, hay nói cách khác trở nên chín mùi qua dòng thời gian. Tự mình thực hiện (sayam katataṃ) : đây là điều do chính ngài tự thực thiện mà thôi[462] hay do sức mạnh thần thông chư thiên đem lại. Hay được chư thiên (udāhu devehi dinnaṃ): xuất phát từ lòng ưu ái của chư thiên là những người đã đem lại lạc thú cho các ngài. Thế rồi thiên tử đã bác bỏ cả bốn khả năng vừa nêu và thốt lên đoạn kệ này đơn giản chỉ đề cập tới những hạnh nghiệp ngài đã thực hiện như sau: Thiên cung này chẳng do ngẫu nhiên hay chín mùi mà có được, chẳng phải chính con đã tạo nên song cũng không do chư thiên ban tặng; chính ta được hưởng thiên cung lạc thú này là do hạnh phước công đức con ta nên.” Khi họ nghe như vậy các thương gia lại thay thế [463] bốn khả năng đó trong đoạn kệ (bắt đầu như sau:) “Phải chăng thiên cung này chỉ do ngẫu nhiên[464] đem lại” chỉ đơn giản là do hạnh nghiệp mà thôi sao và một lần nữa họ lại hỏi thêm về hình thức các hạnh nghiệp đó ra sao mà rằng: “Do hạnh nghiệp nào hay chỉ do nguyện cầu mà có? Quả thiện này chỉ do pháp thiện hình thành sao? [342] Thương gia lữ hành này xin hỏi ngài: bằng cách nào thiên tử được hưởng thiên cung lạc thú giữa cõi tiên?” Về điểm này: 24. Các nghi lễ (vataṃ.): thực hiện nghi lễ cúng bái. Phạm hạnh (brahmacariyaṃ): việc tu tập tuyệt hảo. Một lần nữa thiên tử lại bác bỏ những khả năng này và rồi chỉ rõ nói rằng: do chính ngài và những phước đức ngài đã tích lũy được: “Xưa kia chính ta là vua Pāyāsi, cai trị dân chúng Kosalans: ta đã phạm phải tính keo kiệt, xan tham và tin vào đoạn diệt[465], không tin nhân quả, lạc đường tà[466]. Và rồi xuất hiện vị trưởng lão, tên là Kumārakassapa, thuộc hạng người lắng nghe nhiều vô số kể, lại có biện tài tuyệt diệu, huy hoàng; thuở đó ngài đã thuyết pháp[467] cho ta rồi xua[468] tà kiến[469] đó khỏi tâm ta. Khi ta lắng nghe ngài thuyết pháp ta đã nguyện thực hiện ời sống cư sĩ suốt đời: ta kiềm chế[470] không sát sanh hay trộm cướp, còn kiềm chế không dùng đồ uống gây nghiện cũng không nói vọng ngôn, đang lúc đó ta hoàn toàn thỏa mãn với người bạn đời của mình. Ðó chính là lời nguyền sống trong lành. Kết quả ta trở thành người thực hiện pháp hành tuyệt hảo. Ta đã thọ trì phước hạnh đem lại quả tuyệt vời này, pháp thiện đó chính do những phước đức đó mà ra. Ðiều này quả ta hiểu được không mấy khó khăn. Thế rồi đoàn lữ hành thương gia đó đã nhìn rõ được lần đầu tiên cả thiên tử lẫn thiên cung của ngài, có niềm tin nơi thánh quả phước đức đó, đã thốt lên hai đoạn kệ nữa để chứng tỏ cho thấy họ đã thọ trì niềm tin nơi thánh quả phước đức thiên tử đã làm như sau: “Quả thật ngài biết đó, người thông thái nói điều chân thật; lời các hiền nhân thật vô song khôn ví: [234] bất kỳ nơi nào những người thực hiện hạnh nghiệp thì chính họ được hưởng dục lạc và được thoả mãn mọi ước nguyện của mình. Trong khi đó ở bất kỳ nơi đâu sầu khổ và than vãn vẫn ngự trị, chết chóc, ràng buộc rồi ngăn cản trở ngại. Nơi ấy con người phạm ác nghiệp - chẳng có khi nào thoát khỏi cảnh thê lương.” Về điểm này: 30. Sầu khổ và than vãn ngự trị: sokapariddavo = soko ca paridevo ca (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài là dạng ngữ pháp hoán chuyển). Việc xuất hiện những gì ta cho là điều thiệt hại đến cho người nào đó ta gọi là “một trở ngại” Trong lúc họ vẫn đang nói như vậy thì một quả đậu chín rơi[471] xuống khỏi cây acacia ngay trước cửa thiên cung, do đó cùng với đoàn tuỳ tùng thiên tử đó đã chiến thắng được buồn chán. Khi họ nhận ra điều này thì các thương nhân thốt lên đoạn kệ này: Giờ đây thiên chúng lại tỏ ra bồn chồn, ngay lúc này như thể[472] đang phải dính vũng bùn; giờ đây hỡi thiên tử, do đâu cùng với thiên chúng lại bất mãn như vậy?” Về điểm này: 31. Như đang lún sâu trong vũng bùn (sammūḷharūpo va): như rơi vào trạng thái hỗn loạn tâm thần đã bị lạc lối do sầu khổ đem lại. Thiên chúng này (jano): quần chúng chư thiên này. Vào chính lúc này (asmiṃ muhutte): vào ngay lúc này. Bị lấm bùn tùm lum (kalalīkato): trở nên lấm lem đầy bùn đất. Trở thành lúng túng như thể đang đứng trong vũng nước đầy bùn bẩn[473] - là ý nghĩa ở đây. Ðối với ngài và thiên chúng ở đây (janass ’imassa tuyhañ ca): ối với cả đoàn tùy tùng của ngài và chính ngài nữa. Vẻ bi thảm này (appaccayo): tâm trạng thất vọng này. Khi nghe như vậy thiên tử liền nói rằng: “Bấy giờ[474] từ cánh rừng acacia này, thoang thoảng hương thơm thiên giới[475] lan tỏa, vào tận[476] thiên cung lan tỏa ngày đêm xua đuổi[477] bóng âm u. Cánh rừng này cứ sau mỗi trăm năm[478], một trái[479] nở ra chín rụng xuống khỏi cánh rừng này[480][344] một trăm năm đã trôi qua rồi, trên đỉnh nơi đó ta hiện rõ thân hình giữa thiên chúng. Biết rằng ta sống nơi thiên cung đó, ta sẽ mạng chung sau năm trăm năm tuổi nữa, khi thọ mạng tàn và công đức diệt khiến ta[481] hoảng sợ[482] và phiền lòng.” Về điểm này: 32. Từ cánh rừng cây acacia (sirīsavanā): khu vườn cây sirisana[483]. Hỡi bạn thân yêu ơi (tātā): thiên tử đang nói với những thương nhân. Trước tiên dành cho ta và các ngươi, những hương thiên[484] thơm ngát lan tỏa khắp nơi[485], khắp tứ phía[486]; những hương thơm thiên này[487]toả ra khắp nơi khiến cho chuyện Chư thiên mùi thơm – với tia sáng rực rỡ, cũng đẩy lùi bóng tối nữa. Chính vì lý do đó thiên tử nói rằng: ngày đêm xua đuổi bóng tối âm u.” 33. Từ những cánh rừng này (imesaṃ): từ những cánh rừng acicias này. Một quả (sipāṭika): một loại trái có vỏ. Trái cây (phalati): rơi khỏi vỏ sau khi đã xuất hiện, hay nói cách khác rải khắp[488] nơi sau khi phần vỏ chứa hạt đã tách ra. Sau một trăm năm đã trôi qua (mānussakaṃ vassasataṃ atītaṃ): thiên tử chỉ ra cho thấy, do sầu khổ làm cho rối tâm vì một trăm năm trái cây[489] acicia này đã rụng xuống, và cây này đã trổ hoa kết trái[490] chính vì thế một trăm năm đã trôi qua, kể từ đó trở đi, ta tái sanh, ta xuất hiện trong thân xác này, nơi chư thiên chúng này; và qua việc được phục hồi lại kiếp sống chư thiên[491] đã được năm trăm năm. Vì lý do này thiên tử nói rằng: “Sau khi đã nhận ra ta đã cư trú nơi thiên cung này được năm trăm năm ... chính vì lý do đó đã khiến ta phải hoảng sợ và sầu não.”[492] Thế rồi các thương nhân đã an ủi thiên tử nói rằng: 35. Làm sao thiên tử phải phiền muộn làm chi khi ngài đã ngự trị thiên cung vô song này trong một thời gian dài đến như vậy? Chắc chắn kẻ nào phước hèn đức kém chỉ tái sanh được trong thời gian ngắn ngủi mới phải phiền muộn sầu não mà thôi.” [345] Về điểm này: 35. Rất có thể có lý do để thiên tử phải phiền muộn sầu não liên quan đến mạng[493] tận như vậy; nhưng đối với kẻ nào được phú cho oai lực to lớn đến như vậy, lại cũng được ban cho sanh mệnh kéo dài đến chín mươi chín ngàn năm rồi – thì giờ đây tại sao ngài lại phải phiền muộn như vậy làm chi; chẳng có lý do gì[494] ngài phải tỏ ra sầu não đến như vậy – là ý nghĩa ta cần giải thích ở đây. Sau khi được an ủi tới mức độ[495] như vậy, thiên tử đã thốt lên đoạn kệ này đồng ý với những lời nói của thương nhân đó và khuyên nhủ họ như sau:[496] Những lời khích lệ đó thích hợp với ta làm sao, bạn bè nói lời khích lệ nhau như thế; và ngươi, hỡi bạn hưu thân thương của ta hỡi, giờ đây ta bảo vệ các ngươi - trên đường đi được an toàn như lòng mong ước.” Về điểm này: 36. Thật thích hợp: anucchaviṃ = anucchavikaṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển), đây là điều chỉ thích hợp với thiên tử mà thôi.[497] Giờ đây điều này khiến ta được khích lệ rất nhiều (ovadiyañ ca me taṃ): những gì khích lệ ta, điều đó nói lên để khích lệ cho chính các ngươi dành cho ta. (me = mayhaṃ, một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Vì (yaṃ=yasmā, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) vì các ngươi nói những lời rất nhã nhặn, đối với ta (maṃ = mayhaṃ[498], một dạng ngữ pháp hoán chuyển) bằng cách “tại sao (một người đã chiếm được thiên cung không gì sánh bằng trong một thời gian dài đến vậy) lại phải phiền muộn sầu khổ[499]?” v.v... ; hay nói cách khác đây là cách nói, một cuộc nói chuyện, với lời lẽ khích lệ cho ta chỉ thích hợp với ta mà thôi. - đây là cách ta nên phân tích[500]. Hay còn nữa, vì (yaṃ = yasmā, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) các ngươi nói những lời đầy khích lệ, chính vì thế đây là phần thích hợp và đáng khích lệ (ovadiyaṃ = ovaditabbaṃ, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) và phải được thực hiện phù hợp với lời động viên ta đã làm (me = mayā, một dạng ngữ pháp hoán chuyển)[501]. Nhưng đây là điều gì vậy? Thiên tử nói “Còn các ngươi[502], hỡi các bạn thân yêu” v.v... Về điểm này: ta sẽ bảo vệ các ngươi (mayānuguttā) có nghĩa là được ta bảo vệ ở nơi sa mạc hoang địa này khỏi bị những người phi nhân dọa dẫm cho đến khi nhà ngươi kiếm được dục lạc nơi chốn hoang địa này; như lòng các ngươi thường mong ước, theo những gì khiến các người thỏa thích, thoát được, tiến tới an toàn và bảo đảm. Thế rồi thương nhân thốt lên đoạn kệ này làm rõ một thực chất là họ chấp nhận những gì thiên tử đã ban cho họ: 37. “Sau khi đã tiến tới vùng Sovira, để tìm kiếm tài sản lợi lộc, mong ước được điều lợi tối đa[503]. Cùng với biết bao quà tặng quí giá chúng ta sẽ làm rạng danh Serissa[504] với những phương tiện[505] có sẳn trong tay cùng với tự do được hưởng sẳn.” [346] Về điểm này: 37. Với những gì phù hợp với khả năng của chúng ta. (yathāpayogā): bằng những phương tiện phù hợp với lời hứa của chúng ta đã làm. Sau khi đã chu toàn được tự do (paripuṇṇacāgā): sau khi đã hoàn toàn được tự do[506]với lòng quảng đại đầy đủ[507] để đem lại vinh quang to lớn đó. Vinh quang (mahaṃ): đó là lễ lạc và tôn kính. Thế rồi một lần nữa chối bỏ[508] thực hiện dâng lễ đó và[509] khích lệ họ liên quan đến những gì cần phải làm, thiên tử đã thốt lên những đoạn kệ sau đây: Chớ nên dâng lễ Serissa làm gì còn mọi việc kia nhà ngươi thực hiện sẽ diễn ra; chỉ cần tránh tà nghiệp và quyết tâm tu tập Phật Pháp mà thôi.”. Về điểm này: Ðiều các ngươi đã nói (yam vadetha): điều các ngươi đã nói như thể, “Sau khi chúng ta đã xuất gia” v.v... [510] với niềm hy vọng[511] sẽ đến được vùng[512] Sovira bình yên an toàn và kiếm được lợi nhuận dồi dào tại đó, chỉ có vậy thôi, giống vậy, toàn bộ sẽ là của các bạn (vo = tumhākaṃ, một dạng ngữ pháp hoán chuyển), xin đừng nghi ngờ điều này nhé; kể từ nay trở đi hãy tránh trộm cắp, tránh làm điều bất thiện như sát sanh v.v... tu tập Phật Pháp (dhammānuyogaṃ): hãy tu luyện (anuyuñjanaṃ[513]) những điều thiện (kusaladhammassa) như thực hiện bố thí v.v... Hãy chú tâm vào (adhiṭṭhātha)[514] hãy tu luyện theo đúng đường lối Phật Pháp. Ngài chỉ rõ cho thấy đây chính là làm vinh danh cho Serissa. Hơn nữa thiên tử lại[515] ước ao bảo vệ họ và che chở họ đang lúc giúp đỡ thiện nam đó, ngài đã thốt lên những đoạn kệ sau đây để hiện rõ cho họ thấy và khen ngợi những phẩm chất thiện của thiện nam đó. Trong số những lữ hành đó[516]có một thiện nam, học nhiều, thiện hạnh, tịnh tín và nguyện giữ giới chuyên cần cúng dường hào phóng lại khả ái, tri túc khôn ngoan[517] lại đúng là một trí nhân. Thiện nam đó không cố ý nói lời vọng ngôn cũng không suy tính hãm hại tha nhân; không gây ly tán cũng không hề phỉ báng ai cả.[518] Chỉ nói lời dịu dàng và thân thiện với mọi người. Biết kính nể, tuân phục[519] và chuyên cần tu thân, được hướng dẫn và trinh trắng giữ trì giới, [347] thiện nam đó với tâm giới đức cao đã chuyên cần chăm sóc mẹ cha cho phải lẽ[520]. Ta thiết nghĩ, chàng tìm kiếm của cải trần gian này, chỉ vì muốn phục vụ mẹ cha[521] thôi, chớ không vì giàu sang phú quí cho bản thân và khi mẹ cha[522] đã qua đời chàng đã quyết hành trì cuộc sống phạm hạnh,chỉ muốn xuất thế, thoát ly[523] trần. Một lòng thẳng thắn, chẳng nham hiểm, không mưu mô[524], không lừa lọc, chẳng quyết tâm kiếm cớ đặt điều. Một con người như vậy cớ sao phải phiền muộn chỉ biết thực thi phước đức[525] và vững vàng nơi Pháp Phật. Chính vì gương sáng thế nhân[526], chính ta muốn thể hiện; Vì thế hỡi thương nhân hãy chuyên tâm tuân giữ Pháp. Không có chàng ở đây[527] ngươi chỉ là tro bụi[528], hoảng sợ kinh hoàng chẳng khác kẻ mù lạc lối – bằng cách coi chàng là gương sáng và hơn thế, ta sẽ hoàn lương với thánh nhân. Về điểm này: 39. Nhóm (saṃghe): tập thể chúng sanh. Chuyên tu tập (vicakkhaṇo): không khéo trong việc thực thi công việc liên quan đến điều này, điều nọ. Hài lòng: santusito = santuṭṭho (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Khôn ngoan thận trọng (mutīmā): cẩn thận nhờ không khéo chăm lo hạnh phúc cho chính mình trên cõi đời này và cả cõi đời sau, bằng cách biết rõ điều gì phải làm là con người chính trực v.v... [529] 40. Không biết nói lời vọng ngôn (sañjānamāno na musā bhaṇeyya): ngài chẳng chủ tâm nói lời dối trá. Gây chia rẽ ly tán (vebhūtikaṃ): ngài chẳng hành động, không phóng ngôn một cách bất cẩn ta thường gọi là “gây ly tán” (vebhūtikaṃ) bằng tạo ra trạng thái phân ly (vinābhāvakaraṇato) nơi những ai đang đoàn kết xum vầy. 41. Tôn trọng cung kính (sappatisso): tuân phục vâng lời (patissayo) [530] đó chính là phẩm chất khiêm tốn do có thiện hạnh khiêm tốn liên quan đến những người đáng kính trọng; chính vì ngài thực thi cung kính (sahapatissena[531]) ngài quả thật là người tuân phục mọi người (sappatisso). Sống đời giới đức cao thượng (adhisīle): trong cuộc tu tập giới đức cao thượng mà thiện nam nào cũng phải tu tập[532]. Nhờ vào phẩm hạnh bậc thánh (ariyavutti): bằng cách thực hiện phẩm hạnh toàn hảo tuyệt đối. 42. [348] Chủ tâm thực hiện từ bỏ (nekkhammapoṇo): hướng về níp bàn. Sẽ luôn theo đuổi cuộc sống phạm thiên (carissati brahmacariyaṃ): luôn theo đuổi hướng xuất thế. Ðó chính là theo đuổi cuộc sống phạm thiên theo đúng giáo pháp của Đức Phật. 43. Dùng mưu chước lừa đảo (lesakappena): sử dụng mưu ma chước quỷ. Ngài quyết tâm không thực hiện bất kỳ điều gì (na ca vohareyya): ngài chẳng thốt ra lời nào để lừa lọc hay dùng mánh khoé. Nhưng chỉ chuyên tâm nắm giữ Phật Pháp, làm sao lại phải phiền muộn sầu não (dhamme ṭhito kinti labetha dukkhaṃ): người nắm giữ Phật Pháp, người sống đời phẩm hạnh[533], gắn chặt với Phật Pháp theo cách ta đã khẳng định ở trên, bằng cách nào người đó lại chiếm lấy đau khổ, phải đạt đến khổ đau. 44. Vì lý do gì (taṃkāraṇā): bởi ngài đã, bởi thiện nam đó. Chính ta đã là hiện thân của (pātukato ’mhi attanā): ta đã hiện rõ cho ngươi bằng chính bản thân ta; attānaṃ (tự bản thân ngài) cũng là một cách giải thích, có nghĩa là, chính ta đã tự tỏ lộ mình ra[534] với ngươi. Chính vì thế (tasmā): chính vì vậy, trong lúc tôn trọng Phật Pháp, đang lúc bảo vệ thiện nam đó, ta cũng bảo vệ cho các ngươi nữa, chính vì thế hay tuân giữ Phật Pháp, hãy nắm giữ giới luật chỉ thực hiện những gì phải tuân thủ. Không có ngài các ngươi sẽ trở nên tro bụi trên cõi đời này (aññatra ten’ īha bhasmī bhavetha): nếu như các ngươi loại bỏ thiện nam đó. Do thiếu vị cứu tinh đó, do thiếu bất kỳ chỗ dựa chính yếu đó[535], các ngươi phải xa vào hiện trạng tro bụi ngay trong sa mạc đầy cát bụi này. Vì do chứng tỏ như vậy (khippamānena): do bỏ đi, chửi rủa[536], thúc ép[537] bằng cách đó. Dễ dàng (lahuṃ): được thực hiện một cách dễ dàng. Và vượt quá điều đó (parena): và ngoài ra hơn thế nữa; hay nói cách khác do người khác. Chính vì thế quả thật hạnh phúc thay được liên kết với người bậc thánh (người hiền lương) (sukkho have sappurisena saṃgamo): sau khi đã tỏ ra chịu đựng và khiêm tốn vì ngài ngay cả khi có người nào đó kêu gọi thực hiện điều gì đó, ngài cũng chẳng trả thù – đây là ý nghĩa muốn truyền đạt ở đây. Ðám thương nhân muốn biết rõ chi tiết về người đang được nói đến một cách tổng quát như vậy liền thốt lên đoạn kệ sau đây: Tự bấy lâu nay người đó tên gì? Làm việc gì[538]ây? Thuộc bộ tộc nào? Hỡi Dạ Xoa cả chúng ta nữa cũng ước muốn gặp ngài, chính do lòng đại bi ngài đã xuất hiện nơi đây - quả thật đây là điều lợi lớn cho ngài đã tới nơi đây.” Về điểm này: 45. Người này tên gì (kiṃ nāma so): liên quan đến tên tuổi, thọ sanh đó[539] là ai vậy? Ta phải gọi thọ sanh này là bằng tên nào đây? Người đó làm công việc gì (kiñca karoti kammaṃ): liên quan đến công việc đồng áng hay buôn bán v.v... [540] người đó đang làm việc gì. Tên gán cho ngài là gì vậy? (kiṃ nāmadheyyamaṃ): [349] trong số các tên gọi như Tissa và Phussa v.v... thì tên cha mẹ đặt cho ngài là gì vậy; hay trong số những bộ tộc như Bhaggava, Bharadvaja v.v... thân tộc của ngài thuộc loại nào. Con người ngài đã tỏ ra yêu mến (yassa tuvaṃ pihesi): là người ngài thường tỏ ra yêu mến. Thế rồi thiên tử đã hiện rõ bản thân ra bằng cách nói ra tên gọi và bộ tộc của ngài v.v... nói rằng: 46. Ngươi này làm thợ cạo tên là Sambhava (Sambhavanāmadheyyo) kiếm sống bằng dao kéo[541] và bàn chải tóc – cũng còn là thiện nam tu tại gia. Các vị biết rõ con người đó; xin đừng nhạo báng người đó[542] vì hắn cũng là người lương thiện thôi.” Về điểm này: Người thợ cạo (kappako): là người phụ giúp công việc tắm táp[543]. Tên gọi là Sambhava (Sambhavanāmadheyyo): có tên gọi là Sambhava. Sống nhờ dao kéo và bàn chải tóc (kocchaphalūpajīvī): sống (jīvanako) tuỳ thuộc vào (upanissāya) bàn chải tóc và dao kéo; bàn chải là dụng cụ để chải tóc v.v... [544] để giữ cho mái tóc[545] được đúng vị trí[546]. Chú bé chạy việc vặt (pesiyo): là người đi đây đó, làm những công việc vặt. Thế rồi sau khi biết rõ tên chàng, các thương nhân lên tiếng nói rằng: 47. Chúng tôi đều biết rõ con người ngài nói tới[547], là dạ xoa, nhưng chúng tôi không biết ngài là hạng người như vậy; cả chúng tôi nữa cũng xin đảnh lễ ngài, hỡi dạ xoa, sau khi ngài nói những lời cao siêu vời vợi. Về điểm này: 47. Chúng ta biết rõ (jānāmase): chúng tôi biết rõ con người này có hình dáng như ngài đã nói tới. Là con người như vậy (ediso): nhưng còn về những phẩm chất đức hạnh người đó đã biết, chúng tôi chẳng biết như vậy. Sau khi nghe ngài nói như vậy, chúng tôi không biết gì về con người đó cả. – là ý nghĩa muốn nói tới ở đây. Thế rồi sau khi đã mời họ lên thăm thiên cung của mình, thiên tử[548] đó đã thốt lên đoạn kệ này nhằm mục tiêu khích lệ họ như sau: Bất kể con người nào[549] có mặt trong đoàn lữ khách này, cho dù lớn tuổi, trẻ tuổi hay[550] chỉ ở bậc trung niên – [350] Xin mọi người và từng người một[551] hãy tựa vào thiên cung này, ước mong người keo kiệt hãy chiêm ngưỡng thánh quả phước đức[552] này. Về điểm này: 48. Lớn tuổi (mahantā): luống tuổi. Xin hãy tựa vào (ālambantu): xin hãy trèo lên. người keo kiệt (kadariya): bọn người xan tham, những kẻ thiếu công đức bố thí. Thế rồi cuối cùng có sau đoạn kệ do các vị kiết tập Kinh Tạng ngâm thêm như sau: Mọi người có mặt tại đó kêu lên, ‘Tôi trước tiên” nhưng lại để người thợ cạo đến trước họ[553]. Rồi từng người và tất cả đã bước lên thiên cung, như cung thiên đế thích chư thiên vậy. Mọi người có mặt tại đó kêu to lên, ‘Tôi trước tiên” đều công bố bậc thánh thiện nam đó: rồi trở thành người không sát sanh và không lấy của người trên cõi đời này; họ chẳng dùng của gây nghiện cũng chẳng nói lời vọng ngôn chút nào, đang khi đó[554] họ hoàn toàn mãn nguyện với người vợ chung thủy của mình. Mọi người có mặt tại đó kêu to lên, ‘Tôi trước tiên” đều công bố bậc thánh thiện nam đó: rồi họ trì giới khởi hành nốt đoạn đường luôn luôn tán thưởng và hoan hỷ nhờ đại lực[555] dạ xoa thần hỗ trợ và đồng tình. Sau khi đã đi vào địa phận Sovira, để tìm kiếm tài sản muốn lợi lớn[556], họ quay trở về thành Pāṭaliputta sau khi đã hoàn thành công việc tùy vào khả năng[557] của từng người. Sau khi đã lên đường trở về nhà[558] được bình an yên ổn, một lần nữa xum họp cùng vợ con. Với tâm hoan hỷ hạnh phúc đầy hoan lạc lại kính lễ tôn vinh thiên tử kia, họ đã cùng nhau xây trú xứ Acacia[559] [351] Như vậy làm bầu bạn với thiện nhân, được nhiều lợi lạc lớn vô ngần, kết giao các thiện nhân trong Pháp chỉ nhờ một người và toàn thể được hưởng tri ân[560] Về điem này: 49. Ta trước tiên (ahaṃ pure) có nghĩa là họ tự đánh giá chính mình[561] như vậy: Ta trước tiên! Ta trước tiên!”. Sau khi hô vang lên‘mọi người có mặt tại đó’ các từ ‘mọi người trong số họ có mặt tại đó’ lại hô vang lên liên tục với mục đích cho thấy bằng bất kỳ cách nào, mọi người trong số họ có mặt tại đó, đã háo hức muốn leo lên thiên cung, theo cách đó mọi người có mặt tại đó, đều leo lên, không có ai bị cản lại. Giống như thiên cung đế thiên đế thích chư thiên vậy (Masakhasāraṃ viya Vāsavassa): hay nói cách khác ngay trên cõi thuộc nhiều chư thiên khác nhau được gọi với tên như thế, nhưng ở đây ta nên hiểu[562] là cõi Dạ Xoa. Chính vì lý do đó họ[563] nói rằng ‘ Giống như thiên cung đế thiên đế thích chư thiên vậy’. Thế rồi sau khi đã chiêm ngưỡng thiên cung đó, và với tâm tịnh tín họ đã tin tưởng vào những lời động viên của thiên tử, nhờ oai lực, họ đã an toàn di chuyển đến vùng họ mong ước. Chính vì thế có lời nói rằng, “Mọi người có mặt tại đó.” Về điểm này: 51. Với sự đồng ý đoàn lữ hành đã lên đường luôn miệng tỏ lòng ngợi khen ngưỡng mộ oai lực thần thông của dạ xoa – đây là điều ta nên phân tích. Nhưng với sự chấp thuận của ai? Với sự chấp nhận của dạ xoa– thực chất này đã được làm rõ. 52. Với những phương tiện phù hợp (yathāpayogā): những phương tiện tạo ảnh hưởng phù hợp với ý định[564] trước đó của họ.Thu lượm được nhiều lợi nhuận (paripuṇṇalābhā): với nhiều lợi nhuận đạt được[565] một cách mỹ mãn. Bình yên vô sự (akkhataṃ): không gây phiền toái gì cho Pāṭaliputta; hay nói cách khác được yên ổn (akkhataṃ): không gây phiền muộn, thoát khỏi mọi áp bức, có nghĩa là không còn bất kỳ trở ngại nào.[566] 53. Trở về nhà mình (saṃgharaṃ): trở về chính ngôi nhà của họ. được bình yên vô sự (sotthivanto): ợc toàn, được ổn thỏa. Hoan hỷ (ānandī) v.v... bằng cách ưa ra bốn[567] từ này chỉ đơn giản họ nói tới trạng thái hạnh phúc của mình. Họ cho xây dựng trú xứ Serissa (Serīsakaṃ te[568]pariveṇaṃ māpayiṃsu): thừa nhận một cách vững vàng điều gì họ đã làm và với mục đích tuân giữ cam kết của mình, họ đã cho xây một cư trú có sân thượng, có nhà mái cong và một nơi dành cho ban đêm để tiêu khiển v.v... , vây quanh là tường rào và xây cổng ra vào. Trở thành một nơi cư trú (pariveṇaṃ), vì đã được nhắm tới xem xét vùng ranh giới (paricchevasena), một cách toàn diên (veṇiyato)[569] với tên gọi là Serissa, là tên của thiên tử đó. 54. [352] Thuộc loại như vậy (etādisā): úng như vậy, như vậy tránh né điều gì không đem lại lợi ích, và hoàn tất điều gì đem lại ích lợi. em lại lợi ích to lớn (mahatthikā): em lại lợi ích to lớn, đem lại rất nhiều lợi nhuận. Với những người có thiện hạnh pháp (dhammaguṇānaṃ): thuộc nhóm những người có phẩm hạnh thiện không chống đối lại bất kỳ điều gì. Nhằm đem lại hạnh phúc cho chúng sanh, toàn bộ chúng sanh[570], cho từng người một, cho toàn thể những người thuộc đoàn lữ hành đó, mỗi người trong họ đều được hạnh phúc[571], đạt đến hạnh phúc, có được an toàn bảo đảm tối đa. Hơn thế nữa thiện nam có lên là Sambhava đã hiểu được, bằng cùng một cách thức đó ngài đã nghe được, việc sắp xếp các đoạn kệ đã được tiến hành theo cuộc đối thoại diễn ra giữa thiên tử Pāyāsi và những thương gia và thông báo sự kiện đó cho các vị trưởng lão. Có người lại cho rằng thiên tử Pāyāsi trao đổi thẳng với trưởng lão Sambhava. Ðây là[572] một số rất đông các vị trưởng lão có Yasa dẫn đầu, kể cả các vị kết tập Kinh Tạng trong Ðại hội duyệt xét [573] Kinh Tạng. Hơn thế nữa sau khi cha mẹ ngài qua đời thiện nam Sambhava đã xuất gia và an trú thánh quả A-la-hán . Phần diễn giải thiên cung Serissa kết thúc tại đây.
7. 11 Chú Giải THIÊN CUNG CỦA
SUNIKKHITA “Thiên Cung[574] này có trụ cao bằng ngọc bích”. Ðây chính là thiên cung của ngài Sunikkhita. Thiên Cung này xuất xứ ra sao[575]? Bấy giờ Đức Phật đang lưu lại trong thành Sāvatthi, ngay trong cánh rừng Kỳ Viên. Vào thời đó đang lúc thực hiện chuyến du hành thiên giới cùng một cách đã nói tới ở trên, trưởng lão Mahāmoggallāna đã nhập cõi Tam Thập Tam. Bấy giờ[576] vào thời điểm đó có thiên tử kia đang đứng ngay cửa thiên cung của mình đã nhìn thấy trưởng lão, với tâm đầy thành kính và kính trọng, thiên tử đã tiến lại gặp ngài, đảnh lễ với cử điệu ngũ thể đầu địa và rồi đứng đảnh lễ ngài. Người ta kể lại rằng lâu lắm rồi Đức Phật toàn hảo Kassapa đã nhập vô dư níp bàn và một điện thờ bằng vàng cao một do tuần đã được thiết lập để trưng bầy xá lợi của ngài.[577] Có bốn tăng chúng thỉnh thoảng[578] có tới điện thờ này để kính lễ điện thờ với hương nhang và vòng hoa v.v... trong khi cũng có những người khác đã đến kính lễ điện thờ với hoa, có một thiện nam kia đã nhìn thấy người ta vứt bừa bãi những bó hoa tại địa điểm hành lễ và thiện nam đó sắp xếp gọn ghẽ vào đúng chỗi đặt những bó hoa đó, ngài đã bó[579] những cành hoa lại.[353] Thiện nam đó kính lễ với những bó hoa đó[580] trông rất đẹp mắt, đáng yêu và được sắp xếp vào đúng vị trí[581]. Rồi sau khi đã thực hiện như vậy ngài liền nhập thiền những phẩm hạnh thiện của vị đạo sư coi đó làm điều căn bản để kính lễ. Với tâm tịnh tín, an trú phước đức công Đức trong lòng. Một thời gian sau đó thiện nam qua đời và nhờ oai lực chính phước đức chàng đã tái sanh trong một thiên cung bằng vàng dài khoảng mười hai do tuần nơi cõi Tam Thập Tam. Thiên tử đó đầy oai lực mạnh mẽ và đoàn tùy tùng to lớn của ngài. Chính liên quan đến thiên tử này người ta nói rằng, “Bấy giờ vào thời điểm đó có một vị thiên tử... đứng yên đảnh lễ ngũ thể đầu địa.” Bằng cách như đã nói tới thù thắng thiên tử đã biết như ở trên. Trưởng lão Mahāmoggllāna đã hỏi ngài về phước đức và phước hạnh nào ngài đã thực hiện[582] bằng những đoạn kệ sau đây: 1. Thiên cung có trụ cao bằng ngọc bích, tứ bề dài khoảng mười hai do tuần[583]; có bảy trăm[584] mái cong trong đó thật huy hoang tráng lệ với trụ toàn bằng châu báu bê-rin[585] tường trét với bột vụn vàng ròng[586] óng ánh thật kiều diễm. Tại đó thiên tử đã ăn[587] uống cư trú lạc an và đàn tiên thiên giới trổ khúc du dương hấp dẫn[588]; trong đó tám tư tiên nữ đủ tài toàn sắc, rồi những vị đồng cư trú ngọc đường ở cõi Tam Thập Tam[589] oai nghi rực rỡ, múa ca hưởng lạc thú khôn lường. Do phước đức nào khiến cho sắc diện chàng đẹp đến như vậy? Do đâu chàng có được diện mạo rạng rỡ đến như vậy? Do chàng đã thực hiện điều gì ở trên cõi đời này và ở đó đã xuất hiện cho chàng bất kỳ điều vui thú nàng hằng mến chuộng bấy lâu nay? Ta hỏi nhà ngươi, hỡi thiên tử đầy oai lực cao cả, nhà ngươi đã thực hiện phước đức nào khi còn sống trên cõi chúng sanh? Do nhà ngươi đã thực hiện điều gì khiến cho oai lực chiếu sáng và diện mạo nhà ngươi toả sáng khắp mười phương? Cả thiên tử nữa[590] nói cho trưởng lão biết về phước đức chàng đã làm bằng những đoạn kệ này[591] chỉ cho thấy[592] điều gì các vị Kết Tập Kinh Tạng trong Ðại Hội Ðầu Tiên đã nói: Chàng thiên tử ấy, lòng tràn đầy hoan hỷ do chính trưởng lão Moggallāna đặt câu hỏi, đã giải thích những gì chàng đã thực hiện và phước đức nào đã đem lại kết quả đến như vậy. “Sau khi sắp đặt xong một chuỗi hoa, dân chúng hành hương đã vứt bỏ lộn xộn xuống[593] đó con đã an trú trong điện thờ dành cho vị Thiện Thệ; con được đại phép thần thông to lớn với vẻ oai lực nghi phong, được ban cho biết bao lạc thú thiên giới. [354]Do đâu chàng có được diện mạo rạng rỡ đến như vậy? Do chàng đã thực hiện điều gì ở trên cõi đời này và ở đó đã xuất hiện cho chàng bất kỳ điều vui thú mà lòng nàng hằng mến chuộng bấy lâu nay? Ta hỏi ngươi, hỡi thiên tử đầy oai lực cao cả, ngươi đã thực hiện phước đức nào khi còn sống trên cõi giữa thế nhân[594]? Do nhà ngươi đã thực hiện điều gì khiến cho oai lực nhà ngươi chiếu sáng và diện mạo nhà ngươi toả sáng khắp mười phương? Về điểm này: 6. Một vòng hoa vứt bừa bãi (dunnikhittaṃ mālaṃ): sau khi không sắp xếp[595] gọn ghẽ vào đúng chỗ, không xếp theo lớp lang với nhau v.v... [596] vào đúng vị trí để kính lễ điện thờ. Chính vì vứt bừa bãi như thế, nên không được sắp xếp gọn gàng; hay nói cách khác (ý nghĩa ở đây là) những bó hoa đó đã bị vứt bừa bãi[597] sau khi gió[598] thổi bay khắp nơi. Sau khi đã sắp xếp gọn gàng: sunikkhupitvā= suṭṭhu nikkhipitva (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Sau khi đã sắp xếp gọn gàng trông rất đẹp mắt, với cách sắp xếp rất gọn. Ta đã an trú (patiṭṭhapetvā)[599]: ta đã xếp những bó hoa theo cách phân biệt rõ ràng v.v... [600]; hay nói cách khác khi sắp những bó hoa xuống[601] những cánh hoa tôi đã an trú nơi chính dòng hữu (life-continuum) đã khiến cho điện thờ của đạo sư trở nên đẹp đẽ duyên dáng – là ý nghĩa cần được tham khảo ở đây. Phần còn lại giống những gì đã diễn giải ở trên. Khi vị thiên tử cho biết phước đức đức hạnh, vị trưởng lão đã diễn giải Pháp cho chàng, quay trở lại và trình vấn đề cho Ðức Phật nghe. Vị Thiện Thệ coi đó như là vấn đề nổi lên và diễn giải Phật Pháp cho tăng chúng tụ tập tại đó. Giáo pháp đó đã đem lợi lại cho những chúng sanh đó[602] Phần Chú giải thiên cung Sunikhita kết thúc tại đây. Như vậy cả phần Chú giải Ý Nghĩa Nội Tại trong phẩm bảy, Sunikkhitta, phẩm này được trang điểm với mười một chuyện kể trong tác phẩm Chuyện Chư thiên trong tập Chú giải Tiểu Bộ. Là phần diễn giải ý nghĩa nội tại, kết thúc tại đây. Và cũng kết thúc luôn Phẩm Thiên Cung Nam Giới.[603] -ooOoo-
NHẬN ÐỊNH
TỔNG KẾT Như vậy: 1. Khiến cho chúng sanh biết rỏ[605] thù thắng thiên cung v.v... dành cho chư thiên và lý do gì khiến cho các thiên cung này đem lại hạnh phúc cho toàn cõi chúng sanh. 2. Chính Giáo Pháp này đã giải thích lý do liên quan bằng cách đã biết thành tích với tâm tịnh tín và phước điền đó sẽ đem lại thánh quả huy hoàng cho dù chỉ với những việc phục vụ tầm thường nhất. 3. Ðiều đó tạo thành một đề tài thảo luận toàn hảo và đặt nền móng vững chắc qua hiểu ta hiểu được xuyên suốt chủ để thiền đó... đó chính là chuyện kể Chuyện Chư thiên do các vị Kết Tập Kinh Tạng đã duyệt xét lại. 4. Ðể giúp hiểu rõ ý nghĩa các chuyện kể này tôi đã Chú giải theo phương pháp Chú giải từ xưa nay. Ðó là Chú giải Ý Nghĩa Nội Tại các chuyện kể đó. 5.[355]Cụ thể là Chú giải Ý Nghĩa Nội Tại thích hợp để làm rõ những ý nghĩa nội tại nơi nhiều chỗ khác nhau. 6. Cách giải thích rõ ràng này bao gồm mười bảy đoạn bản văn tụng, giờ đây đã đến hồi kết thúc. 7-8. Ước mong mọi chúng sanh đắm chìm[606] vào Giáo Pháp vị Cứu Tinh trần gian này đem lại với oai lực thông qua bất kỳ công đức nào tôi đã biết bằng việc biên soạn tác phẩm này theo phương pháp này và ước mong các thọ sanh tham dự được nguồn phước do phước hạnh tinh tuyền và giới đức đem lại. 9. Ước mong Giáo Pháp của đức Thiện Thệ luôn tồn tại lâu dài trên cõi đời này và ước mong mọi chúng sanh liên tục kính lễ tôn kính chánh Pháp đó. 10. Ước mong nguồn mưa thiên giới tuôn đổ tràn ngập đúng nơi đúng lúc và ước mong đức Thế Tôn dưới trần gian[607] được tôn vinh và chánh pháp cai trị cõi trần gian này theo đúng Phật Pháp. Như vậy phần Chú giải ý nghĩa tác phẩm Thiên Chung Sự trong tập chú giải Tiểu Bộ, chính là phần Giải Thích Ý Nghĩa Nội Tại, do ngài Ācariya Dhammapāla là cư ngụ trong thiện viện Badaratittha đến đây là kết thúc[608] Tập Chú giải Chuyện Chư thiên kết thúc[609] tại đây. -ooOoo- [1]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là tassa. [2]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là pabhāsati còn bản văn ghi là pakāsati. [3]. Chú giải Be Vv giải thích là abhāriṃ còn bản văn Se Te ghi là abhariṃ. [4]. Bản văn Se phân đoạn kệ này làm hai đoạn. Chú giải Be Vv cho là một đoạn. [5]. Chú giải Se Be giải thích là tassa ka còn bản Ce ghi là va. [6]. Pucchi – bản văn cũng ghi giống như vậy, bản văn Se Be lại bỏ qua.
[7].
Chú giải Be giải thích là Nandana pabhāsati còn bản văn ghi là
Nandanaṃ Cittalataṃ pakāsati. Chú giải Se giải thích là Nandanaṃ
Cittalattaṃ; xin đọc SOM 1351 ta có thể thêm vào đó
thực tế có điều là mỗi cõi thiên giới lại có Dục Lạc Viên riêng là
điều không tránh khỏi – và đặc biệt cũng như vậy trong bản văn đặc
biệt này–đây là điều được đề cập tới nơi cõi [8]. Chú giải Se giải thích là gāthāhi vyākāsi (Be gāthāhi byākāsi); bản văn lại bỏ qua. [9]. Chú giải Be Vv giải thích là abhariṃ cỏn bản văn Se Te ghi là abhariṃ. [10]. Chú giải Se Be giải thích là tattha; còn bản văn lại bỏ qua. [11]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là tassa. [12]. Chú giải Se Be giải thích là gamanamagge còn bản văn ghi là āgamanamagge. [13]. Udakakāle; rất có thể vào mùa mưa và như vậy mùa mưa nhưng hình như lại liên quan đến mùa lũ lụt nơi cánh đồng lúa. [14]. Vivana-. Hiểu theo nghĩa đen là không có rừng rậm và rừng thưa. [15]. sīlaṃ, đây là số ít nhưng không nghi ngờ gì đây lại có nghĩa là năm. [16]. Chú giải Se Be giải thích là imāhi; còn bản văn lại bỏ qua. [17]. Chú giải Se Te Vv giải thích là veḷuriyatthambhā còn bản văn Be ghi là veḷuriyathambhā. [18] Chú giải Se Be Vv giải thích là rucakatthatā còn bản văn Te ghi là ruciratthatā. [19]. Chú giải Be Te giải thích là khādasi còn bản văn Se Te ghi là khādasī. [20]. Chú giải Be giải thích là vagguṃ, Se Te Vv vaggū. Còn bản văn ghi là vaggu. [21]. Bản văn Se coi đây là hai đoạn kệ, Chú giải Be Vv chỉ coi là một đoạn mà thôi. [22]. Araṅṅe, thường được giải thích là “rừng”, cũng có nghĩa là hoang địa, sa mạc, vùng đất xa xôi hẻo lánh, là nơi ở rất xa v.v… không còn nghi ngờ gì ở giai đoạn này thì lịch sử Ấn Ðộ thường gọi là rừng rậm hay rừng. Xin đọc Chú giải Vin iii 46 trong đó người ta định nghĩa từ araṅṅa là bất kỳ thứ gì khác hơn là ngôi làng và những vùng phụ cận với ngôi làng đó, đã được diễn giải trong Thanh Tịnh Ðạo 72tt. xin cũng đọc V. 67 ở trên trong đó người ta nói Ðức Phật đã xuất hiện từ rừng (araṅṅa) ến với những ngôi làng và Vin iii 263 mô tả về địa điểm trong rừng (xa xôi hẻo lánh) ít người lui tới. [23]. Bản văn đã trích sai thành arāmarukkhāni. [24]. Chú giải Se Be giải thích là sabbaṃ vuttanayaṃ còn bản văn ghi là sabbavuttanayaṃ. [25]. Chú giải Be giải thích là muṇḍakapabbate còn bản văn Se ghi là muṇḍkapabbate; xin đọc Chú giải J I 303. [26]. Chú giải Se Be giải thích là niccasile còn bản văn ghi là niyamasīle. [27]. Chú giải Be giải thích là ārāmaramaṇīyakaṃ còn bản văn Se ghi là ārāmaramaṇiaṃ. [28]. Chú giải Se Be giải thích là –bhittihambha- còn bản văn ghi là –bhittithambha- [29]. Chú giải Se Be giải thích là devacārikaṃ caranto disvā; còn bản văn lại bỏ qua. [30]. Chú giải Se Be giải thích là imāhi; còn bản văn lại bỏ qua. [31]. Vimānam; Chú giải Vv lại bỏ qua. [32]. Chú giải Be giải thích là sabbatopabhaṃ (cũng như Chú giải Se trong cty dưới đây) Còn bản văn Se Te Vv giải thích là sabbato pabhaṃ, bị nhiễm, đứng đơn độc. Ngược lại -pabbhaṃ hình như lại là một tiếp vĩ ngữ tĩnh từ và chính vì thế tôi đã chuyển từ thành sabbato-pabham, trong cty dưới đây. [33]. Chú giải Se Vv giải thích là hemajālakapacchannaṃ. Còn bản văn Be Te ghi là hemajālapaṭicchannaṃ. [34]. Chú giải Se Be Vv giải thích là kiṅkiṇijālakappitaṃ còn bản văn ghi là kiṅkiṇikajālakappitaṃ. Te kiṅkaṇikajālakappitaṃ. [35]. Chú giải Be Te Vv giải thích là ratanā satta nimmitā còn bản văn Se ghi là Ratanasāttanimmita. [36]. Chú giải Se Be giải thích là phalikā rūpiyassa còn bản văn ghi là phalikārūpiyassa Vv phaḷikārūpiyassa. [37]. Chú giải Be Te giải thích là lohitaṅga- còn bản văn Se Vv ghi là lihitaṅka- [38]. Chú giải Se Be Vv giải thích là uddhaṃsatī còn bản văn ghi là uddhaṃsati, te uddhaṃsate. [39]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là daddhamānā còn bản văn ghi là daddaḷhamānā. [40]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là mahappabho còn bản văn ghi là mahapphabho. [41]. Chú giải Se Te giải thích là bhāṇuma còn bản văn Se Vv ghi là bhānumā. [42]. Chú giải Se Be giải thích là so pi ’ssa imāhi còn bản văn ghi là so pi tassa. [43]. Chú giải Se Be Vv giải thích là satthu còn bản văn Te ghi là satthuno. [44]. Chú giải Se Te Vv giải thích là satthuno ’dāsiṃ còn bản văn ghi là satthuno ’dāsi. Be satthu adāsim. [45]. Chú giải Be ở đây giải thích là to giống như đoạn kệ 11. [46]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là kappitakiṅkiṇijālaṃ. [47]. Chú giải Be giải thích là ekamekasmiṃ còn bản văn Se ghi là ekasmiṃ. [48]. Chú giải Se Be giải thích là sattaratanakammanimmitā còn bản văn ghi là kammanimmitānani sattaratanāni. [49]. Chú giải Se Be giải thích là citrā còn bản văn ghi là vicitrā; “bằng đá quí bê-rin và bằng vàng” được phân tích hoặc là ‘được làm bằng’ như trong đoạn kệ 2 hay nói cách khác là ‘trang điểm với’ như trong đoạn kệ 4. [50]. kabaramaṇīhi – xin đọc Chú giải VvA 167; Chú giải Se ghi thên ca ở đây. [51]. Chú giải Se Be và đoạn kệ cũng giải thích tương tự như vậy còn bản văn ghi là lohitaṅkamaṇīhi; ban văn lại chấm câu không đúng ở đây, không bắt đầu một đoạn mới. [52]. Chú giải Se Be giải thích là giải thích là sattaranamayaṃ kaṇṇikaṃ còn bản văn ghi là sattaratanamakaṇṇikaṃ. [53]. Chú giải SOM 1363; toàn bộ đều không rõ ràng không hiểu đây có phải là hai từ không liên hệ gì với nhau hay chỉ thuộc những dạng khác nhau trong cùng một từ. [54]. Chú giải Se Be giải thích là kāyasāraṃ còn bản văn ghi là kāyaharaṃ; có nghĩa là đây là những phước đức được thực hiện qua thể xác (kaya-) hơn là thông qua lời nói và ý nghĩa. [55]. Chú giải Se Be giải thích là satthu còn bản văn ghi là satthuno. [56]. Chú giải Se Be giải thích là ca; còn bản văn lại bỏ qua. [57]. ‘Chính tay ta’được phân tích như vậy hoặc là với các từ trước đó (xây một thiền viện) hay là với các từ tiếp theo (trong đoạn kệ tiếp theo); ‘trong trường hợp này’ có liên quan đến cách thứ hai trong hai cách lựa chọn. [58]. Chú giải Se Be giải thích là ādhipateyyaṃ còn bản văn ghi là adhipateyyaṃ; cách lựa chọn này đã được chấp nhận trong đoạn kệ này; xin đọc Chú giải VvA 96. [59]. Nandiyā; khu rừng Nandana, hiểu theo nghĩa đen là Dục Lạc Viên, xin đọc PvA 190 nói về Pv III. 36. [60]. Chú giải Se Be giải thích là evaṃ devatā attano paññakamme āvikate thero saparivārassa tassa devaputtassa dhammaṃ desetvā [manussalokaṃ] āgantvā Bhagavato tam atthaṃ nivedesi. Bhagavā taṃ aṭṭhuppattiṃ katvā sampattaparisāya dhammaṃ deseti. Sā desanā mahājanassa sātthīkā ahosī ti (ngoại trừ Chú giải Se giải thích thêm agantvā); bản văn đã bỏ qua hoàn toàn. [61]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là tassa. [62]. bhaṭo; ở đây Chú giải Se Be giải thích là –bhato. Có nhiều người hỗ trợ về thực phẩm và tiền thù lao). [63]. Chú giải Se Be giải thích là sedāgatena còn bản văn ghi là sedagatena. [64]. Chú giải Be giải thích là –nicite còn bản văn Se ghi là – nippīlite. [65]. Chú giải Be giải thích là – vitthate còn ban văn Se ghi là - vitate. [66]. Chú giải Se Be giải thích là dissati còn bản văn ghi là dissatha. [67]. Chú giải Se Be giải thích là ito; còn bản văn lại bỏ qua. [68]. Chắc chắn bằng cách dội nứơc lên đầu ngài thông thường đây vẫn còn là cách thức tốt nhất để tắm theo phong cách Ðông Phương. [69]. Chú giải Be giải thích là ca; còn bản van Se lại bỏ qua. [70]. Chú giải Se Be giải thích là pakkāmi còn bản văn ghi là pakkami. [71]. Chú giải Se Be giải thích là paṭippassambhesiṃ còn bản văn ghi là paṭipassabhesi. [72]. Chú giải Se Te Vv puññaṃ còn bản văn ghi là mahāpuññaṃ. [73]. Chú giải Se Be Vv giải thích là veḷuriyatthambhā còn bản văn Be ghi là veḷuriyathambhā. [74]. Chú giải Se Be Vv giải thích là rucakatthatā còn bản văn Te ghi là ruciratthatā. [75]. Chú giải Be Te giải thích là khādasi còn bản văn Se Vv ghi là khādasī. [76]. Chú giải Be giải thích là vagguṃ, Se Te Vv vaggū. Còn bản văn ghi là vaggu. [77]. Chú giải Se Be Vv giải thích là patapante (Te patāpante) còn bản văn ghi là patāpente; patapati không thấy ghi trong tự điển Childers hay PED. [78]. Māse; Chú giải Vv giải thích ở đây là mase, rất có thể không chính xác. [79]. bhaṭako; Chú giải Se Be Te Vv giải thích là bhatako – xin đọc Chú giải số 2 . [80]. Ðây là ngôi thứ ba số ít hiện tại rất quen thuộc. [81]. Chú giải Se Te Vv giải thích là nhāpayī còn bản văn ghi là nhāpayi; Chú giải Te giải thích là nhāpayiṃ vì Chú giải giải thích therem thay cho naro. Chú giải SOM 138 đã chấp nhận cách giải thích này. [82]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là upapanno ’mhi còn bản văn ghi là upapann ’amhi. [83]. Tháng sáu / tháng bảy ; mùa hè chính thức kết thúc vào ngày rằm tháng sáu, tháng bảy khi mùa mưa, pāvusa, bắt đầu. [84]. Chú giải Se Be giải thích là dippante còn bản văn ghi là dīpente. [85]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là siñcattha. [86]. bhaṭako; Chú giải Se Be giải thích là bhatako ở đây – xin đọc Chú giải chú thích số 2, 19 ở trên. [87]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy, còn bản văn ghi là agacchi. [88]. Có nghĩa là Chánh Ðạo. [89]. Như đã chỉ rõ trong Chú giải SOM 1381 đây chính là hai chiếc áo khoác ngoài ngài đã cởi ra. Chỉ giữ lại chiếc thứ ba để tắm, xin đọc ngài làm thế nào ghi trong VvA 54 và nơi khác nhiều lần người ta nói rằng Ðức Phật đã mặc áo khoác ngoài lấy bát khất thực và y cà sa’ khi đi khất thực, chiếc áo thứ ba ít khi được sử dụng. [90]. Chú giải Se Be giải thích là sabbaṃ kāyam còn bản văn ghi là sabbakāyaṃ. [91]. Nirantarāṃ. Không ngừng. Không có điều gì gây ảnh hưởng được cả. [92]. Chú giải Se Be giải thích là pi; còn bản văn lại bỏ qua. [93]. Chú giải Se Be giải thích là evam còn bản văn ghi là eva; đây là điều gợi ý cho rằng từ eva trong đoạn kệ (được giải thích là “chỉ một mình” là điều ta nên hiểu vậy. [94]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là tassa. [95]. Ở đây bản văn ghi thêm velayā. [96]. Chú giải Se Be giải thích là puṭabaddhaṃ kummāsaṃ gocarabhūmiṃ; còn bản văn ghi là - puṭabaddhakummāsaṃ. [97]. gaāvīnaṃ caraṇaṭṭhaānabhūtaṃ gocarabhūmiṃ; việc nhắc lại không cần thiết gợi ý đưa ra một nguyên từ. [98] . Chú giải Se Be giải thích là ca; còn bản văn lại bỏ qua. [99]. Chú giải Se Be giải thích là kummāsaṃ còn bản văn ghi là cātukummāsaṃ. [100]. Chú giải Se Be giải thích là velaṃ còn bản văn ghi là kālaṃ. [101]. Chú giải Se Be giải thích là ca, còn bản văn lại bỏ qua. [102]. Chú giải Se Be giải thích là gopālo còn bản văn ghi là gopālako. [103]. Chú giải Se Be giải thích là upadhaāvantaṃ còn bản văn ghi là upadhāvanto. [104]. Chú giải Se Be giải thích là vege còn bản văn ghi là vegena; vega hiểu theo nghĩa đen là ‘thôi thúc’ hay ‘vận tốc’ và ở đây có nghĩa là ‘bật lên’ . xin đọc Chú giải PvA 62 để biết thêm chi tiết tương tự như vậy. [105]. Chú giải Se Be giải thích là ca; còn bản văn lại bỏ qua. [106]. Chú giải Se Be giải thích là kālakato còn bản văn ghi là kalaṅkato. [107]. Chú giải Vv giải thích là ciraṭṭhitīke còn bản văn Te Be ghi là ciraṭṭhitike. [108]. Chú giải Se Be giải thích là āmuttathabharaṇaṃ còn bản văn Te Vv ghi là amuttathābharaṇo yasassī. [109]. Chú giải Vv giải thích là yathaāsi còn bản văn Se Be ghi là yathā pi. Te yathā pi. [110]. Chú giải Te lại bỏ qua đoạn kệ này. [111]. Ðọc malyadharo đối với chú giải Be còn bản văn ghi là māladharī, chú giải Se mālabhārī; cp VI.8, 9 [112] . Ðọc yathāsi, Còn chú giải Se, Be giải thích là yathā pi; cp VI.8,9 [113]. Chú giải Be giải thích là vagguṃ. Chú giải Te Vv giải thích là vaggū; còn bản văn Se ghi là vaggu. [114]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là tidasacarā còn bản văn ghi là tidasavarā. [115]. Urago, hiểu theo nghĩa đen là điều gì đó di chuyển trên ngực – xin ọc Chú giải PvA 63. [116]. Chú giải Se Be Vv giải thích là muñcitvānantakaṃ còn bản văn Te ghi là muñcitvā-anantakaṃ; xin đọc Chú giải dưới đây. [117]. Chú giải Se Be Vv giải thích là mamānukampayā còn bản văn ghi là mamānukampiyā; Te mamānukampāya. [118]. Chú giải Se Be Vv giải thích là kālakato còn bản văn ghi là kaālaṅkato. Chú giải Te ghi là kālamakato. [119]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là sadevake lole còn bản vưn ghi là sadevaloke. [120]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là imasmiṃ còn bản văn ghi là na yimasmiṃ. [121]. Chú giải Se Be giải thích là munī còn bản văn ở đây ghi là muni. Nhưng trong đoạn kệ trên lại không ghi gì cả (tuy nhiên bản viết tay Be của tôi xem ra không rõ ràng mấy về điểm này.) [122]. Chú giải Se Be giải thích là taṃ; còn bản văn lại bỏ qua. [123]. Gopāladevaputtaṃ; từ này hình như là một tên riêng ở đây. tức là chư thiên Gopāla. [124]. -avaṭṭhāyitā – không thấy liệt kê trong tự điển Childers, PED hay CPD. [125]. Chú giải Se Be giải thích là tañhi còn bản văn ghi là taṃ; trong trường hợp này đây chính là một chư thiên hơn là thiên cung của chư thiên đó lại được cho là tồn tại vĩnh cửu. [126]. Chú giải Se Be giải thích là vimānaṃhi còn bản văn ghi là vimānasmiṃ. [127]. Ở đây bản văn ghi thêm pi; còn Se Be lại bỏ qua. [128]. Se bỏ qua hoàn toàn cách lựa chọn này. [129]. Cũng vậy; Se Be lại bỏ qua. [130]. Chú giải Se Be giải thích là pi; còn bản văn lại bỏ qua. [131]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy. Còn bản văn lại bỏ qua. [132]. Xin đọc Chú giải VvA 217 [133]. Yoniso; một từ rất khó trong văn cảnh như thế; hiểu theo nghĩa đen là “nhờ tái sanh trong lòng mẹ hay là nguồn gốc” có nghĩa là thông qua nguồn gốc sự vật cho dù vẫn có thể hiểu ‘một cách có phương pháp’. hình như ý nghĩa này Chú giải SOM 139 đã chấp nhận. [134]. Chú giải Se Be giải thích là paṭiggāhāpana- ; không thấy liệt kê từ này trong tự điển Childers hay PED. [135]. Chú giải Se Be giải thích là bandhitvā còn bản văn ghi là khandetvā. [136]. Chú giải Se Be giải thích là ṭhapitaṃ pilotikaṃ còn bản văn ghi là ṭhapitapilotikaṃ [137]. Xin đọc VvA 452 [138]. Chú giải Se Be giải thích là taṃ; còn bản văn lại bỏ qua. [139]. Ở đây tôi chấp nhận theo cách chấm câu của Be. [140]. Chú giải Se Be giải thích là magge; còn bản văn lại bỏ qua. [141]. Chú giải Se Be giải thích là maraṇakālappattiyā còn bản văn ghi là maraṇakālapattiyā. [142]. Chú giải Se Be giải thích là ayusaṅkhārassa khepanasaṅkhātassa còn bản văn ghi là ayusaṅkhārakhepanasaṅkhātassa. [143]. Chú giải Se Be giải thích là tadanantaram eva ca amhi devatā còn bản văn ghi là ’mhi devata ti. [144]. Chú giải Se Vv cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là Kanṭhaka. Chú giải Be ghi là Kaṇḍaka. [145]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là tassa. [146]. Chú giải Se Be giải thích là Ca; còn bản văn lại bỏ qua. [147]. Chú giải Se Be giải thích là vuttanayen’ eva còn bản văn ghi là vattanayena. [148]. Sakabhavanato; bhavana ta giải thích là “cõi” khi liên quan đến cõi Tam Thập Tam ở đây hình như có nghĩa là “lãnh thổ”, là vị trí thiên tử đó tái sanh (bhavana). Cho dù nơi tái sanh đó có đồng nhất với thiên cung của chàng thiên tử hay chăng hay thay vào đó thiên cung lại tọa lạc đâu đó nơi tái sanh của chàng thì vẫn chưa rõ, tuy nhiên ở đây ta cũng cần lưu ý rằng một vào bộ phận nơi vị trí tái sanh của chàng thiên tử đó đây kia quả rõ ràng là thiên cung và chiếc xe của chàng là hai điều hoàn toàn khác nhau. [149]. Chú giải Se Be Vv giải thích là tārakādhipatī còn bản văn Te ghi là tārakadhipati. [150]. vaṇṇena, Cũng có nơi người ta giải thích là sắc diện; xin đọc Chú giải VII. 47 [151]. Chú giải Be giải thích là veḷūriya- còn bản văn Se Te Vv ghi là veḷuriya- [152]. Chú giải Se Be giải thích là phalikā rūpiyassa còn bản văn ghi là phaliyā rūpiyassa. Te ghi là phalikārūpīyassa, Vv phalikārūpiyassa. [153]. Chú giải Be Te giải thích là lohitaṅga- Vv lohiteṅka- (sic). Còn bản văn se ghi là lohitaṅka- [154]. Chú giải Se Vv giải thích là acchodikā còn ba Be Te ghi là acchodakā. [155]. Chú giải Se Be Vv giải thích là –samotatā còn bàn văn ghi là samohatā, te samogatā. [156]. Chú giải Be giải thích là goṇakatthate còn bản văn Te Vv ghi goṇasanthate. Se colasanthate, Chú giải SOM 141 đã chấp nhận từ sau này dựa trên cơ sở đó là điều “thích hợp hơn”. Tuy nhiên có điều rõ ràng là theo Pv những mớ lông cừu dài này lại chính là một loại trang sức thông thường nơi những tọa sàng nơi những ngôi nhà mái cong nơi thiên cung chư thiên (Pv III. 117, 81) và những thiên cung (Pv II. 127) và được coi như rất được ưa chuộng; xin đọc Chú giải PvA 157 trong đó giải thích những thứ đó là “những tấm thảm lông dài” (dīghalomakena kojavena). Có điều không mấy rõ ràng đó là không hiểu có phải làm bằng da của con linh dương hay không, như thấy gợi ý trong Chú giải SOM 1411 cả trong Pv II. 127. PvA 157, hình như có khác so với những gì đưa ra ở đây. [157]. Chú giải Be Te Vv giải thích là ramenti còn bản văn Se ghi là ramanti. [158]. Chú giải Se Be Vv giải thích là ramasi còn bản văn ghi là manasi. Se ramati; xin đọc Chú giải SOM 1413 để biết thêm chi tiết liên quan đến những nhạc cụ này. [159]. Cũng như Chú giải SOM 141 ở đây tôi cũng chấp nhận cách giải thích là devaputto mahappabho trong VII. 47 còn Chú giải Se Be Vv giải thích là devaputta mahappabho. Te ghi là devaputtā mahappabhā; ngài Dhammapāla lại để ở danh cách quả thật muốn gây chú ý tới điều này chỉ cho thấy đây là điều muốn ám chỉ đến thiên tử đó. [160]. Chú giải Be Te giải thích là bhāṇumā còn bản văn Te Vv ghi là bhānumā. [161]. Chú giải Se Be Te Vv và cty dưới đây giải thích là aḍḍharattayaṃ còn bản văn ghi là aḍḍharattāya. [162]. Chú giải Se Be Te Vv ghi là pāṇīhi còn bản văn ghi là pāṇihi. [163]. Chú giải Se Vv giải thích là jaha- còn bản văn Be Te giải thích là jali-. [164]. Chú giải Be Te Vv giải thích là satthiṃ còn bản văn Se ghi là satthi. [165]. Chú giải Vv giải thích là c’ abravī còn bản văn Be ghi là c’ abravi. Se ca bravi. Te m’abravi. [166]. Có nghĩa là, hoan hỷ hơn là nhạo báng. [167]. Chú giải Se Te Vv giải thích là abhisiṃsiṃ còn bản văn ghi là abhisīsi. Be abhisīsiṃ. Trong Cty dưới đây ngài Dhammapāla coi từ này xuất phát từ abhi+√sas chứ không phải abhi+√hres như gợi ý trong CPD sv abhisiṃsati. [168]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là abhirūḷhaṃ còn bản văn ghi là abhiruḷhaṃ. [169]. Anapekkho, rất có thể là không nhìn lại phía sau, nhưng thường thường ám chỉ ý nghĩa không quan tâm. [170]. Chú giải Se Be Vv giải thích là divākare còn bản văn Te ghi là divaṅkare. [171]. Chú giải Te Vv Be giải thích là ahaṃ còn bản văn Se ghi là ahan. [172]. Chú giải Be giải thích là devo devapuramhi va (và bản văn Se cũng trích dẫn như vậy trong cty dưới đây) còn bản văn Se Te Vv ghi là dibbaṃ devapuramhi ca (về điểm này tất cả các ẩn bản đều đồng ý chỉ có một đoạn kệ mà thôi.) [173]. Có nghĩa là, trong cùng một ngày – xin đọc cty dưới dây và cả tự điển DPPN i 510. [174]. Rất có thể thuộc các dòng tộc Thích Ca, Koliyans và Mallas (xin đọc Chú giải DPPN I 102; bách khoa tự điển Phật giáo I 174. dòng họ cuối cùng (Mallas) gồm một cuộc bàn cãi rất hấp dẫn liên quan đến vị thế và khoảng cách với thành Kapilavatthu) nhưng theo một Chú giải trong tập Expos I 43 Kapilavathhu Devadeha và Koliya. Các vương quốc của dòng họ Thích Ca và Mallas được gọi là các nước cộng hòa. [175]. Chú giải Se Be giải thích là Anomā- còn bản văn ghi là Anoma- [176]. Là người đánh xe và cũng là bạn thân của ngài Cồ Ðàm đã đi theo ngài và Kanthaka. Sau này chàng cũng xuất gia và chứng đắc A-la-hán cho dù nghề nghiệp của ngài với tư cách là một Tỳ khưu thì không có tỳ vết gì xin đọc Chú giải DPPN I 923 để biết thêm chi tiết. [177]. Là thủ đô vương quốc của những người Thích Ca từ đó vị Cồ Ðàm đã xuất gia. [178]. Một thợ gốm dưới thời Ðức Phật Kassapa và một bạn hữu của một người bà la môn tên là Jotipala. (tức tiền kiếp của Ðức Phật Cồ Ðàm) ngài đã chứng đắc chánh quả bất lai nhưng không thể thực hiện xuất gia do ngài phải chăm sóc cho cha mẹ già và mù loà – xin đọc Chú giải Trung Bộ Kinh (M) ii 45tt. ngài lại tái sanh thành Vị Ðại Phạm Thiên Ghaṭikāra. Bát khất thực của ngài tự nhiên biến mất trước lúc ngài chứng đắc giác ngộ. Ðức Cồ Ðàm lại được dâng cúng một tô cháo sữa do Sujātā. Xin đọc Chú giải DPPN I 823 để biết thêm chi tiết. [179]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy; còn bản văn lại bỏ qua. [180]. Chú giải Se Be giải thích là ummīletvā còn bản văn ghi là ummīletvā; xin đọc Chú giải VvA 205. [181]. Chú giải Se Be giải thích là dassanūpacāraṃ còn bản văn ghi là dassamupacāraṃ; xin đọc Chú giải VvA 205. [182]. lokagganāyakaṃ; lokagga và lokanāyaka, ã có thời là những đặc tính của Ðức Phật - xin đọc Chú giải PED sv loka. [183]. Bhāviniyā; xin đọc Chú giải PED sv bhāvin. Rất có thể được giải thích là “điều sắp xẩy ra” nhưng ý nghĩa các biến cố đó được ghi lại trong chuyện kể này và các cốt chuyện khác trong tuyển tập này, cộng với những gì trong PvA. Chính là những phước đức như vậy thật oai lực mạnh mẽ đến nối có thể gây chết yểu cho những người có liên quan để họ có thể hưởng được kết quả đem lại. [184]. Chú giải Se Be giải thích là sasalañchanavā còn bản văn ghi là sasalañjanāvana; xin đọc Chú giải VvA 89. [185]. Chú giải Se Be giải thích là tava còn bản văn ghi là te; dibbam, được giải thích là “thiên giới’ ở đây và trong khắp chuyện kể. Có ý nghĩa nhấn mạnh là toả sáng. Ðây mà điều ‘nổi bật’ – một lâu đài thần tiên tỏa sáng hơn là lâu đài chư thiên, tỏa sáng hơn hẳn các thiên cung khác giống như những tia sáng thái dương thống lãnh khắp không gian vậy. [186]. Chú giải Se Be giải thích là itthālaṅkārehi còn bản văn ghi là iṭṭhālaṅkārehi. [187]. Rất có thể Thiên Vương (devarāja) là người cai trị các chư thiên Parimmitavasavatti – xin đọc VvA 96 vasavattin được xác nhận là Dạ Xoa, là Thiên Vương. [188]. Chú giải Be giải thích là bherīhi ca saṅkhehi ca mudiṅgehi ca còn bản văn Se ghi là bherīhi saṅkhehi mundiṅgehi ca. [189]. Nimittatthe; xin đọc từ tiếng Phạn nimittasaptamī , (là cách thứ bảy (vị trí) ám chỉ nguyên nhân hay mục đích’ xin đọc SED sv. [190]. Chú giải Be giải thích là tuyhaṃ adhippetā yathādhippetā (Se tuyhaṃ adhippetā. Yathā adhippetā) còn bản văn ghi là tuyhaṃ. Ahdippetā. [191]. Cũng giống như bản văn và Chú giải Te nhưng hơi kỳ cục theo quan điểm của cty ở đây. [192]. Chú giải Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn Se ghi là ahosi. [193]. Abhilohita-; không thấy liệt kê trong tự điển Childers, PED hay CPD. [194]. Xin đọc Chú giải VvA 213. [195]. Chính vì thế cũng giải thích là “cạnh sườn” trong Chú giải SOM 141. [196]. Chú giải Se Be giải thích là appothetvā còn bản văn ghi là appoṭetvā. [197]. Chú giải Se Be giải thích là ekarattiṃ còn bản văn ghi là ekarattaṃ. [198]. Chú giải Se Be giải thích là opavuyhaṃ còn bản văn ghi là opaguyham; Chú giải Se Be lại bỏ qua. [199]. Bản văn đã chèn một dấu chấm vào sau từ payojanaṃ; Chú giải Se Be lại bỏ qua. [200]. Hay rất huy hoàng. [201]. Chú giải Se giải thích là āsiṃsiṃ (āsisiṃ) icchiṃ sampaṭicchiṃ còn bản văn ghi là icchi sampaṭicchi. [202]. Cho dù vương quốc thứ ba ngài đã vượt qua chính là Mallas. Con sông Anoma rất có thể toạ lạc tại vương quốc thứ tư vượt qua khỏi Mallas và do các người ngoài bộ tộc cai trị. [203]. Ullokesiṃ; Chú giải Se Be giải thích là olokesiṃ ở đây. [204]. bāḷhaṃ; hiểu theo nghĩa đen là sắc nhọn. [205]. Chú giải Se Be giải thích là maraṇantikaṃ dukkhaṃ còn bản văn ghi là maraṇan ti kadukkhaṃ. [206]. nirāmisaṃ, theo nghĩa đen hiểu là “không có thịt thô” và như vậy “không dùng thịt”. [207]. Ở đây tôi theo cách chấm câu của Chú giải Be. [208]. Chú giải Se Be giải thích là sace gaccheyyāsī ti yadi gamissasi còn bản văn ghi là sace gaccheyyāsi yadi gamassasī ti. [209]. Chú giải Se Be giải thích là yadi pi dāni vandanañ ca pesemi còn bản văn ghi là yadi pādāni vandanaṃ pesesi. [210]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là kataññū katavedī còn bản văn ghi là kataññu katavedi. [211]. Chú giải Se Be giải thích là soḷasavatthukaṃ aṭṭhavatthukañ ca vicikicchaṃ còn bản văn ghi là solasavatthukavicikicchaṃ; xin đọc Chú giải VvA 85. [212]. Chú giải Se Be giải thích là tattha hi saha pariyāyehi tathā pavattā parāmāsā vuttaṃ còn bản văn ghi là vatassa hi tathā pavattā parāmāsā vatānī ti vuttā; gắn kết với giới đức và nghi lễ như thế, giống như nghi ngờ một trong ba kết sử (saṃyojanas) từ đó chúng ta được giải thoát khỏi bằng việc pháp nhãn khởi sanh nơi ta. – xin đọc Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) I 242. [213]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là kā. [214]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là uttaro còn bản văn ghi là uttari. [215]. Chú giải Se Be Vv giải thích là taṃ taṃ còn bản văn Se ghi là tan taṃ; tuy nhiên bản văn Se lại giải thích là taṃ taṃ trong tập cty. [216]. Tôi chấp nhận cách Chú giải Be Vv coi như đây chỉ là một đoạn kệ duy nhất; còn bản văn Se lại chia thành hai đoạn. [217]. Te; Vv bỏ qua hình như đây là một sai lầm. [218]. Chú giải Be Te Vv giải thích là ahuvāsi còn bản văn Se ghi là ahuvāsiṃ; tuy nhiên Chú giải Be lại giải thích là ahuvāsiṃ trong tập cty. [219]. Chú giải Be Te giải thích là asmi còn bản văn Se Vv ghi là asmiṃ. [220]. Chú giải Be và Cty dưới đây giải thích là ananubodho còn bản văn Se Vv ghi là anavabodho, Te ghi là anubodho. [221]. Chú giải Se Be Vv giải thích là paribbajiss’ ahaṃ còn bản văn ghi là pabbajisāhaṃ, Chú giải Te ghi là pabbajiss’ ahaṃ. [222]. Chú giải Se Vv giải thích là svāhaṃ còn bản văn Be Te ghi là so ’haṃ . [223]. Chú giải Se Be Te Vv và cty dưới đây giải thích là pasādayiṃ còn bản văn ghi là pasīdayiṃ. [224]. Ðức Phật thứ mười bốn trước Phật Cồ Ðàm; tự điển DPPN đã không ghi lại từ mục này những xin đọc Bản văn XII1-14 và BvA 197-202 để biết thêm chi tiết. [225]. Chú giải Se Be giải thích là katabuddhakicco parinibbuto còn bản văn ghi là katabuddhakicco parinibbute, cần chèn thêm một dấu chấm trước từ parinibbuto. ây là điều muốn ám chỉ đến những sự việc đã nói đến trong Chú giải VvA 231, nhưng hình như ngoài những sự việc đó còn muốn ám chỉ đến việc thiết lập Tăng Ðoàn các đồ đệ và đương nhiên muốn ám chỉ đó là Phước Ðiền Vô song trên cõi đời này. Xin đọc Chú giải chính lời nguyền của Ðức Phật trong D ii 113. [226]. Chú giải Se Be giải thích là uppabbaji; bản văn lại bỏ qua. Anavaṭṭhitacittāya (người ta giải thích là do tính chất tâm bất ổn) có nghĩa là, ‘do tâm ngài chưa được hướng dẫn một cách thích hợp.’ (NAJ). [227]. Chú giải Se Be ghi là cetiyanagṇe sammajjaparibhaṇḍādīni còn bản văn ghi là cetiyaṅgane sammajjaparibhaṇḍādini. [228]. Chú giải Se Be giải thích là so āyuhapariyosāne kālakato còn bản văn ghi là tena so āyuhapariyosāne kālaṅkato, oạn này có nghĩa là, “qua đời vào lúc kết thúc cố gắng như vậy, chàng thiên tử,’ – xin đọc Chú giải CPD tù mục sv āyūha. Tuy nhiên ý nghĩa cách giải thích được nêu lên ở đây xem ra chàng thiên tử thuộc dạng ngoại lệ đối với điều chàng đã nhận ra thọ mệnh bình thường của chàng đã kết thúc, thọ mệnh này không bị cắt ngắn đi do phước đức chàng đã thực hiện – xin ọc Chú giải VvA 31440. [229]. Pi; Chú giải Be lại bỏ qua. [230]. Ca; Chú giải Be lại bỏ qua. [231]. Chú giải Se Be giải thích là na tassa pññassa khayam pi ajjhagan ti kathesi ti còn bản văn ghi là ahaṃ bhadante ahuvāsi pubbe…pe…kathesī ti. [232]. Chú giải Se Be giải thích là dassanīyatāya ca sokassa còn bản văn ghi là dassanīyatāya sokassa ca. [233]. Chú giải Se Be giải thích là uḷāra- còn bản văn ghi là uḷāratama-. [234]. Chú giải Se Be và đoạn kệ giải thích là modasi còn bản văn ghi là pamodasi. [235]. Chúa tể chư thiên Nimmanarati, là vị trí cao nhất trong số sáu thiên cõi thuộc về kāmāvacara. “Chúa tể chư thiên” cũng là cách xác định Dạ Xoa trong V. 141 và vị này, giống như “thiên vương” cũng được coi như là mục tiêu biết bao nhiêu chúng sanh lẫn chư thiên nhắm tới nơi bất kỳ cõi thiên giới nào. Ở đây tôi giải thích ‘Devarājā’ là “ Thiên Vương” và VvA 192 để phân biệt vị này với Dạ Xoa, là Vua Chư Thiên. [236]. Nippariyāyena; pariyāya thường mang ý nghĩa “từ đồng nghĩa” cho dù ý nghĩa này không thấy liệt kê trong tự điển PED, trong khi đó ý nghĩa đưa ra cho từ nippariyāya lại không khớp với văn cảnh này. [237]. Chú giải Se Be giải thích là ko; còn bản văn lại bỏ qua. [238]. Chú giải Se Be giải thích là uttaritaratā còn bản văn ghi là uttaritā. [239]. Xin đọc VvA 135. [240]. Chú giải Se Be giải thích là vittāvasiṭṭha- còn bản văn ghi là vuttā visiṭṭha-; có nghĩa là tiếp tục di chuyển du hành nơi các vị chư thiên lẫn chúng sanh trong suốt ba mươi ngàn niên kỷ. Không phải kết quả cuối cùng còn sót lại đã đem tới tái sanh hiện hữu đâu. [241]. Chú giải Se Be giải thích là gahitamattham. Còn bản văn ghi là gahitamattaṃ. [242]. Chú giải Se Be giải thích là nipaccakāraṃ còn bản văn ghi là nipaccākāraṃ. [243]. Chú giải Se Be giải thích là samuditā còn bản văn ghi là samoditā. [244]. Chú giải Se Be giải thích là manussā devā ca còn bản văn ghi là manussadevā; xin đọc Chú giải SOM 1432. Người ta cho rằng mặt trăng là đồ chứa dung dịch nguyệt cầu thánh (soma=mặt trăng), đó chứa liều thuốc bất tử, là amṛtaṃ (=tiếng Pali amataṃ, và bất tử và các Phật tử đã đem lại một ý nghĩa mới). Trăng khuyết trong tuần lễ không trăng ám chỉ sự suy yếu của mặt trăng, trăng tròn và đầy đặn và trăng mới phát triển kích cỡ là do dung dịch nguỵêt cầu mới này chảy vào, có màu trắng trong đó thì thiên thỏ trở nên rõ ràng hơn, do nơi những nhóm người ngoài Phật giáo lại cho rằng cả chúng sanh lẫn chư thiên đều tuỳ thuộc vào việc tuôn chảy nguyệt dung dịch này mà được hạnh phúc hay bất hạnh và họ đều tỏ sự kính trọng khi điều này diễn ra. [245]. Chú giải Se Be giải thích là -pāṭipadiyaṃ còn bản văn ghi là -pāṭiyaṃ; xin đọc Chú giải VvA 72. [246]. Chú giải Se Be giải thích là evaṃ paākaṭanaāmassa còn bản văn ghi là evaṃpakāsananāmassa. [247]. Các loại đồ đệ và phàm nhân thường loại trừ lẫn nhau, các đồ đệ thường là những người bậc thánh, còn phàm nhân thì không. Chính vì thế ngài Dhammapāla đã cố gắng thắng vượt tính chất đối nghịch trong đoạn kệ bằng cách giải thích rằng ngài là một vị đồ đệ hiểu theo nghĩa ngài đã xuất gia (và vì thế ngài chỉ là người đi theo hay là một đồ đệ mà thôi) hơn là hiểu theo nghĩa ngài là người đã nhận ra và lắng nghe Tứ Diệu Ðế. [248]. uttarimanussadhammaṃ, ược định nghĩa trong Vin iii 91tt; D Disc I 159, 161 giải thích từ ghép này như là một trạng thái thuộc những người bên kia’. Tuy nhiên hình như theo văn cảnh ở đây đã rõ ràng là uttarimanussa được coi như là một từ đồng nghĩa với đồ đệ với ý nghĩa đích thực là người lắng nghe Phật Pháp và cho rằng toàn bộ từ ghép này ám chỉ Phật Pháp mà những kẻ phàm nhân không được biết đến. – xin đọc Chú giải Trung Bộ Kinh (M) i 1. [249]. Chú giải Se Be giải thích là ca; còn bản văn lại bỏ qua. [250]. Chú giải Se Be giải thích là sabbaññuguṇādhiṭṭhānāya vata còn bản văn ghi là sabbaññuguṇādhiṭṭhāya yathā. [251]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như thế; bản văn lại bỏ qua. [252]. Chú giải Se Be giải thích là atthi na cò bản văn ghi là na ca pi na atthi. Na. [253]. Chú giải Be giải thích là deyyavatthu còn bản văn Se ghi là deyyavatthuṃ. [254]. Chú giải Be giải thích là nādhigacchiṃ (Se nādhigañchiṃ) còn bản văn ghi là nādhigacchi. [255]. Chú giải Se Be giải thích là katassa puññakammāssa còn bản văn ghi là katapuññkammassa. [256]. Chú giải Se giải thích là evaṃ thero devaputtena attano pubbakamme dassite saparivārassa tassa dhammaṃ desetvā manussalokaṃ āgantvā Bhagavato taṃ pavattiṃ kathesi. Bhagavā taṃ pana vatthum aṭṭhuppattiṃ katvā sampattaparisāya dhammaṃ desesi. Sā desanā sadevakassa lokassa sāthikā ahosī ti ; còn bản văn Be lại bỏ qua. [257]. Chú giải Se Vv cũng giải thích tương tự như vậy còn bản văn Be Te ghi là Maṭṭha-. Chuyện kể này cũng thấy ghi trong tập Chú giải DhpA i 25tt và J iv 59 tt. Trong khi đó vì lý do đã được giải thích trong tập Chú giải PvA 92 ta cũng thấy xuất hiện trong bộ sưu tập tác phẩm đó dưới tiêu đề Ngạ Quỉ Maṭṭākuṇḍalin. Tên gọi Maṭṭākuṇḍalin có nghĩa là ‘người đeo vòng tai sáng bóng’. Ðể biết thêm nhiều tham khảo khác nữa và phần thảo luận vấn đề này xin đọc thên BL i 1591. [258]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là tassa. [259]. Hiểu theo nghĩa đen: người chưa bao giờ bố thí trước đo. [260]. Chú giải Se Be giải thích là luddhabhāvena còn bản văn ghi là laddhibhāvena. [261]. Chú giải Se (Be) giải thích là Maṭṭ(h) akuṇḍaliṃ còn bản văn ghi là Maṭṭhakiṇḍalī. [262]. Chú giải Se Be giải thích là na daṭṭhabbā; còn bản văn lại bỏ qua. [263]. Tôi cho rằng đây là sự sợ hãi thường xuyên hơn là sự sợ hãi chỉ xảy ra khi bệnh hoạn. [264]. Chú giải Se Be giải thích là vaḍḍhite ’va còn bản văn ghi là vaḍḍhite. [265]. Chú giải Se Be giải thích là dassesi còn bản văn ghi là dasseti. [266]. Ðó là dukkaṃ (sầu khổ) vì nhiều người khác coi đó là tài sản – xin đọc Chú giải DhpA i 26. [267]. Chú giải Be giải thích là nirayasaṃvattanikaṃ còn bản văn Se ghi là -saṃvattaniyaṃ. [268]. Chú giải Se Be giải thích là chabbaṇṇabhuddharaṃsiyo còn bản văn ghi là chabbaṇṇā buddharasmiyo; những cách tham khảo này xem ra ngược lại với những gì tìm thấy trong Chú giải VvA 207 ở trên. [269]. Chú giải Se Be giải thích là ca; còn bản văn lại bỏ qua. [270]. Bản văn đã chèn sai một dấu chấm vào đây; Chú giải Se Be lại bỏ qua. [271]. Xin đọc Chú giải VvA 30731 [272]. Chú giải Be giải thích là attakena còn bản văn Se ghi là ettakaṃ; xin đọc Chú giải VvA 106 [273]. Chú giải Se Be giải thích là pakkāmi còn bản văn ghi là pakkami. [274]. Chú giải Be giải thích là karitvā, phải được thọ trì. Còn bản văn Se ghi là katvā. [275]. Anuparikkamanto; không thấy ghi lại trong tự điển Childers, PED hay CPD; xin đọc Chú giải SED sv đó. [276]. Chú giải Be giải thích là hā hā còn bản văn Se ghi là hā. [277]. Chú giải Se Be giải thích là vibhavasampattiṃ còn bản văn ghi là vibhavasampadaṃ [278]. Chú giải Se Be giải thích là katvā còn bản văn ghi là karitvā [279]. Chú giải Se Be giải thích là atvā; còn bản văn lại bỏ qua. [280]. Ðương nhiên, chính ngay thời điểm gọi đích danh ngài thiên tử. đặc biệt kể từ khi người cha tin đó là con trai của mình. [281]. Chú giải Te Vv giải thích là mālādhāri còn bản văn Se Be ghi là māladhārī. [282]. Sūkaralomena. Theo nghĩa đen ta hiểu là lông heo. Và rất có thể ám chỉ một bàn chải được làm bằng lông heo cứng; về qui trình này xin đọc Chú giải VvA 168. [283]. Chú giải Se Be giải thích là piḷandhitamālo còn bản văn ghi là piḷadhamālo. [284]. Chú giải Be giải thích là jahāmi, Chú giải Se Vv giải thích là jahissaṃ, còn bản văn Te ghi là jahissāmi. [285]. Chú giải Be giải thích là lohitakamayaṃ. Chú giải Se Vv giải thích là lohitaṅkamayaṃ. Chú giải Te giải thích là lohitaṅgamayaṃ. [286]. Chú giải Vv Se giải thích là rūpiyāmayaṃ, Te giải thích là rūpīyamayaṃ còn bản văn Be ghi là rūpiyamayaṃ. [287]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là ācikkha còn bản văn ghi là ācikkhatha. [288]. Chú giải Se Be Te giải thích là bhaddamāṇava còn bản văn Vv ghi là bhaddhamāṇava. [289]. Chú giải Se Te Vv giải thích là paṭilābhayāmī còn bản văn Be ghi là paṭipādayaāmi. [290]. Ðoan kệ này có thể so sánh với đoạn kệ trong Chú giải Pv II. 6 4 [291]. Chú giải Se Vv giải thích là candasuriyā, Be candasūriyā, còn bản văn Te ghi là candimasuriyā. [292]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là hi; còn bản văn lại bỏ qua. [293]. Chú giải Te Vv giải thích là tuvaṃ còn bản văn Se Be ghi là tvaṃ. [294]. Chú giải Se Be Vv giải thích là candasūriye còn bản văn ghi là candasuriye. Chú giải Te ghi là candimasuriye. [295]. Chú giải Vv đã ghi sai là camana- ở đây. [296]. Chú giải Se Te Vv ghi là pana; còn bản văn Be lại bỏ qua. [297]. Peto. [298]. Chú giải Se Be Vv giải thích là n’ idha (=ū + idha) còn bản văn Te ghi là nīdha. [299]. Chú giải Te Vv giải thích là kālakatābhipatthayaṃ; còn bản văn Se Be ghi là - patthayiṃ; xin đọc Chú giải cty dưới đây, Chú giải này lại ám chỉ đến -patthayiṃ. [300]. Xin đọc Chú giải Pv I. 127 trong đó điều này được diễn giải giống như một ví dụ điển hình về tính vô hiệu quả. [301]. Chú giải Se Be giải thích là tassa katthāya còn bản văn ghi là tassā gāthāya. [302]. Chú giải Se Be giải thích là imā gāthā còn bản văn ghi là imāhi gāthāhi. [303]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là osiñcaṃ còn bản văn ghi là osiñci. [304]. Chú giải Se Be Vv giải thích là abhahī còn bản văn ghi là abhuḷhi. Te abhūḷhaṃ. Ba đoạn kệ này lại xuất hiện trong Chú giải Pv I. 85-7 . II. 1313-15 và lại được giải thích trong Chú giải PvA 41. (Jayawickrama) cách giải thích từ abhūḷhaṃ được chấp nhận trong mọi điều kiện. Tuy nhiên trong hai cách lựa chọn cuối cùng thì từ abhahī lại xuất hiện. [305]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là giải thích là abhūḷhasallo còn bản văn ghi là abbuḷhasallo. [306]. Upattha; không thấy ghi trong tự điển Childers hay PED nhưng xin đọc Chú giải SED sv upastha. [307]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy, còn bản văn ghi là bhaddha. [308]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy, còn bản văn ghi là ubhayā. [309]. Chú giải Se Be giải thích là padavibhāgo còn bản văn ghi là padaviggaho; tự điển PED sv viggaha ã đưa ra tham khảo không chính xác về VvA 226. [310]. Chú giải Se Be giải thích là –bhāsurā còn bản văn ghi là –surā. [311]. Xin đọc tự điển PED sv vithi. Thêm vào đó còn đưa ra một tham khảo trong VvA 316. cho rằng điều này có nghĩa là “đường voi đi” điều này khó hiểu đối với tôi. Tôi nghĩ là ngài Dhammapāla đã suy nghĩ tới quá trình các naga thuộc cõi Tứ Ðại Vương, cả mặt trăng, mặt trời cũng thuộc thiên giới này. xin đọc SED sv nagavithi lại giải thích là lộ trình của mặt trăng và như ngài NAJ chỉ ra có nhiều lộ trình dành cho các thiên thể được đưa ra với tên gọi đặc biệt trong chuyện thần thoại Hindu. [312]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy, còn bản văn ghi là ubhayā etthā. [313]. Chú giải Se Be giải thích là padavisandhi còn bản văn ghi là padasandhi; visandhi không thấy liệt kê trong tự điển PED . [314]. Chú giải Se Be giải thích là eva; còn bản văn lại bỏ qua. [315]. Chú giải Se Be giải thích là anoloketvā; còn bản văn ghi là anuloketvā. [316]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là yañ ca còn bản văn ghi là yaṃ. [317]. Chú giải Be giải thích là gato, đi tới. Còn bản văn Se Te Vv ghi là patto. [318]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là appaṃ vā bahuṃ vā còn bản văn ghi là appaṃ bahu vā. [319]. Chú giải Se Be Vv và cty dưới đây giải thích là nāddasāma còn bản văn ghi là n ’addasāma. Te na addasāmi. [320]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là uposathakammaṃ va còn bản văn ghi là uposathakammañ ca; cũng như Chú giải Se Be trong cty tiếp theo sau đây. [321]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là vigatarajaṃ còn bản văn ghi là virajaṃ. [322]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là addakkhiṃ còn bản văn ghi là virajaṃ. [323]. Chú giải Se Vv giải thích là sahavyataṃ (Be Te sahavyataṃ) còn bản văn ghi là sahavayataṃ. [324]. Tự điển PED sv gilāyati ám chỉ từ āgilāyati. Không thấy lưu ý đến điều xẩy ra này. [325]. Chú giải Se Be giải thích là paripūri. So taṃ còn bản văn ghi là paripūritaṃ [326]. Chú giải Be Te giải thích là vata; còn bản văn Se Vv lại bỏ qua. [327]. Chú giải Te Vv giải thích là abhūtaṃ còn bản văn Se Be ghi là abbhutaṃ. [328]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là īdiso còn bản văn ghi là īdisi. [329]. Chú giải Se Be Vv giải thích là pi còn bản văn ghi là api, Te pī. [330]. Anābhiṇhappavattitāya; tự điển PED sv acchariyaṃ cắt nghĩa là “điều này xẩy ra mà không lưu ý đến thời gian”. Tôi nghĩ điều này không chính xác. [331]. Chú giải Se Be giải thích là paharituṃ yoggaṃ còn bản văn ghi là paharaṇayoggaṃ. [332]. Xin đọc Chú giải VvA 191. [333]. Chú giải Se Be giải thích là dassetvā còn bản văn ghi là dasseti. [334]. Chú giải Se Be giải thích là vimhayāvahataṃ còn bản văn ghi là vimhayāvahaṃ. [335]. Chú giải Vv giải thích là vahāhi. Hình như không chính xác còn bản văn Se Be Te ghi là vajāhi [336]. Chú giải Se Be Vv giải thích là ma; còn bản văn Te ghi là no. [337]. Xin đọc Chú giải Pv IV. 176-77 để biết thêm những chi tiết giống nhau. [338]. Chú giải Be giải thích là vajesi còn bản văn Se ghi là vajāti [339]. Chú giải Se Be giải thích là svākkhāto còn bản văn ghi là svākhyāto. [340]. Chú giải Be giải thích là suppaṭipanno còn bản văn Se ghi là supaṭipanno. [341]. Chú giải Be giải thích là vajesi còn bản văn ghi là vajāsi. Se vajasi. [342]. Bản văn đã chèn sai dấu chấm vào đây; Chú giải Se Be lại bỏ qua. [343]. Chú giải Se Be giải thích là pañcasīlāni còn bản văn ghi là pañca sīlāni. [344]. Lòng giới đức cao hơn, tư tưởng và tuệ giác đựơc định nghĩa trong Tăng Chi Bộ Kinh (A) i 234tt; về tương quan giữa giới luật với đề tài tu tập xin đọc Chú giải VvA 73124 [345]. Chú giải Vv giải thích là buddhaṃ saraṇaṃ còn bản văn Se Be Te ghi là saraṇaṃ buddhaṃ; bốn đoạn kệ cuối cùng thấy xuất hiện trong Chú giải Pv IV. 3 50-53 [346]. Chú giải Se Te Vv giải thích là Serissaka – còn bản văn Se ghi là Serisaka; xin đọc Chú giải VvA 3312 trong đó có đưa ra lý do chấp nhận từ vừa nêu trên là cách giải thích chính xác. Chuyện kể này cũng thấy xuất hiện trong Ngạ Quỉ Sự (IV. 2) [347]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là tassa. [348]. Bản văn đã chèn sai một dấu chấm tại đây; Chú giải Se Be lại bỏ qua. [349]. Chú giải Se Be giải thích là patiṭṭhāpesi còn bản văn ghi là patiṭṭhapesi. [350]. Sammādassane; liên quan đến tình tiết này xin đọc VI. 10 ở trên, như đã vạch ra trong (số 10) thị kiến này chỉ mang tính chất phàm tục chứ không mang tính chất chánh kiến siêu thế thuộc bát chánh đạo; cũng không nên lẫn lộn với chánh kiến (sammādassana) ta thấy trong e.g Thanh Tịnh Ðạo 604tt. [351]. Chú giải Se Be giải thích là asakkaccaṃ còn bản văn ghi là asakkacca. [352]. Serisake, là cánh rừng cây sirisa, Acicia sirissa. [353]. Chú giải Se Be giải thích là bahigāme còn bản văn ghi là bahi gāme. [354]. Chú giải Se Be giải thích là vadanti còn bản văn ghi là vandanti. [355]. Chú giải Se Be giải thích là maṇdapassa samīpe còn bản văn ghi là mandapasamīpe. [356]. Sūcakaṃ; toàn bộ các bản văn đều ghi vậy trong một bản văn tôi sử dụng F.L Woodward đã thêm vào một chú thích gợi ý chúng ta nên giải thích là saṃsūcakaṃ. Lấy thí dụ như trong VvA 302 tôi chấp nhận cách giải thích này. [357]. Chú giải Se Be giải thích là vaṇṇgandhasampannehi còn bản văn lại ghi là taṃ vaṇṇagandharasasampannehi. [358]. Ba vị khác nữa là Vimala, Subāhu và Puṇṇaji, tất cả bốn vị đều đã xuất gia vừa khi thọ đẵc Pháp nhãn – xin đọc thêm Chú giải Vin i 18tt. cũng đọc đoạn kệ của ngài Gavampati trong Thag 38. [359]. Chú giải Se Be giải thích là puṇṇakiriyānaṃ asakkaccakāritāya còn bản văn ghi là puññakiriya ahaṃ bhante asakkacca kaāritāya. [360]. Chú giải Se Be giải thích là mama còn bản văn ghi là imama; có điều hơi châm biếm trong lời yêu cầu này khi ta nhớ lại bằng cách nào Payasi, đang lúc tìm ra chứng cớ tái sanh, đã yêu cầu những người quen, là những người có phẩm hạnh thiện là nếu như sau khi chết họ có thể tái sanh nơi thiên giới, họ có thể quay trở lại cõi trần thế để xác định lại thực chất đó. Yêu cầu này theo lý do đã khẳng định trong D ii 326tt, đã chẳng bao giờ được toại nguyện. [361]. Chú giải Se Be giải thích là asakkaccaṃ còn bản văn ghi là asakkacca. [362]. Chú giải Se giải thích là suññaṃ serīsakavimaānaṃ còn bản văn Be ghi là suññe-vimāne. [363]. Xin đọc Chú giải Trung Bộ Kinh (M) iii 99tt nói về hiệu quả khát vọng được xác định một vị trí cho chính mình ngay sau khi tái sanh. [364]. Sau này trong chuyện kể đã trở nên rõ ràng hơn đó là thiên cung và các đồ đệ đi theo với ngài khi ngài di chuyển tới địa điểm này. [365]. Sindhu là một vùng lãnh thổ trong đó có sông Indus và rất nổi tiếng về giống ngựa trong vùng này – xin đọc Chú giải VvA 280 ở trên; Sovīra (tiếng Phạn ghi là Sauvīra) hình như là vùng nằm ngay phía đông sông Indus. [366]. Chú giải Be giải thích là agamṃsu (Se agamiṃsu) còn bản văn ghi là āgamiṃsu. [367]. Chú giải Be giải thích là vaṇijjāya còn bản văn Se ghi là vānijjāya. [368]. Chú giải Se Be giải thích là amaṃ còn bản văn ghi là maṃ. [369]. Chú giải Se Be giải thích là vālukākantāraṃ còn bản văn ghi là vālukantāraṃ. [370]. Sambandha-; hay là văn cảnh. [371]. Chú giải Be Te Vv giải thích là suṇātha còn bản văn Se ghi là suṇotha. [372]. Chú giải Be giải thích là itaritarena, Chú giải Se Te Vv giải thích là itarītarena, còn bản văn ghi là itritarena. Tự điển CPD lại khẳng định rằng đây chính là cách giải thích chính xác luật thơ. [373]. Chú giải Se Be giải thích là ekaccānaṃ devāvaṃ còn bản văn ghi là ekaccadevānaṃ [374]. Chú giải Se Be và Trung Bộ Kinh (M) i 253 giải thích là atibāḷhaṃ…yannūnāhaṃ còn bản văn ghi là atibāḷhaṃ…yaṃ nūnāhaṃ. Trung Bộ Kinh (M) i 253. Không xác định được nguồn gốc. [375]. Chú giải Se Be và D iii 194 giải thích là hi; bản văn lại bỏ qua. c. D iii 194. [376]. Hay là dạ xoa; thiên thỏ được giải thích là “đây là việc tinh luyện tâm linh”. Ðây lại là một vị ngư ám chỉ Ðức Phật. Trong văn cảnh như thế thì dạ xoa ở đây hình như thay cho bản chất con người. Ngay cả có thể là ātman. [377]. vaṇṇupathe; xin đọc Chú giải PvA 250. ý nghĩa các vần thơ ở trên chính là họ tiến hành trên cùng con đường mà thiên tử đã được cắt cử cho dù họ có sợ sức nóng của sa mạc và đã sử dụng từ magga (con đường) trong cả hai văn cảnh và sau đó họ đã bị lạc lối trong trường hợp đó họ đã bắt gặp thiên tử. Ðiều không bình thường này hình như được pha trộn lại thay vì giải thích, trong cty cả ở đây lẫn ở trang sau. [378]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy còn bản văn ghi là itaritarañ cāpi. [379]. Chú giải Se Be giải thích là suṇotha còn bản văn ghi là suṇātha. [380]. Ohitacittā; ohita xuất phát từ ava + √dhā có cùng một gốc với samodhānaṃ, được tụ tập lại với nhau việc xuất phát và gần gũi của cả hai từ này có lẽ không phải là ngẫu nhiên đâu. [381]. Các chư thiên cư trú trên mặt đất thuộc cõi Tứ đại thiên vương trải dài từ mặt đất cho tới chiều cao ngang bằng với dẫy núi Meru, nơi mức độ đó bắt cầu cõi Dạ Xoa thuộc cõi Tam Thập Tam. Thực chất có rất nhiều chúng sanh thuộc cõi này, kể cả trưởng lão Payasi lại đồng cộng sanh trong đó cho dù bình thường chúng ta không thể thấy được, với người cũng như các ngạ quỉ cũng cư trú trong vùng này nhưng họ từ chối không chấp nhận những phúc lợi thường được đi kèm theo với cõi này. Dạ Xoa như giải thích ở trên chính là Chư Thiên, cũng thuộc về cõi này giữ trật tự cho vùng phía bắc, cả trên đất liền lẫn trên không trung. Dưới quyền thống lãnh của Vị Ðại Vương Vessavana. [382]. Chú giải Se Be Vv giải thích là vañkaṃbhayā (Te vañkambhayā) còn bản văn ghi là dhañkaṃ bhayā. [383]. Chú giải Be Te Vv giải thích là ’dha còn bản văn ghi là idha. [384]. Chú giải Be Te giải thích là anupaviṭṭhā còn văn văn Se Vv ghi là anuppaviṭṭhā. [385]. Chú giải Se Vv giải thích là athavā còn bản văn ghi là atha vā. [386]. Chú giải Se Be giải thích là iriṇe còn bản văn ghi là īreṇe [387]. Bản văn và Chú giải Se cũng ghi giống như vậy; Chú giải Be giải thích là kaṃ ở đây. [388]. Abhāva- thường được giải thích là ‘thiếu vắng’ appa thường có nghĩa là ‘ít’ hay ‘nhỏ’ tuy nhiên từ tiếng Anh là ‘less’ khi đó không có tiếp đầu ngữ. Tăng Chi Bộ Kinh (A) iii 432. Vin ii 306 [389]. Chú giải Se Be giải thích là vālukākantāramajjhe còn bản văn ghi là vālukanta-ramajjhe. [390]. Chú giải Se Be giải thích là vaṅkehi còn bản văn ghi là dhaṅkehi; xin đọc Chú giải số 37 ở trên. [391]. Chú giải Se Be giải thích là vaṅkehi bhayaṃ etesan ti vaṅkabhayā còn bản văn ghi là dhaṅkehi kākehi bhayaṃ ete santi dhaṅkabhayā. [392]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là bhayā. [393]. Chú giải (Se) Be giải thích là vālukākantāra(p)pavesanato còn bản văn ghi là vālukantārappavesanato. [394]. Chú giải Se Be giải thích là maggasati- còn bản văn ghi là maggasaṭi-. [395]. Chú giải Se Be giải thích là valli- còn bản văn ghi là vallī-. [396]. Chú giải Se Be giải thích là kiñci còn bản văn ghi là kiñci pi. [397]. Chú giải Se Be giải thích là indhanaṃ; bản văn lại bỏ qua. [398]. Xin đọc PvA 139 về Pv II.969 [399]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là anāyasaṃ. [400]. Chú giải Se Be giải thích là sīyati còn bản văn ghi là pisīyati. [401]. Ðiều này hình như là một tiểu từ Vedic na có nghĩa là ‘giống như’; xin đọc VvA 224 ở trên để biết thêm chi tiết giống nhau. Chú giải Se giải thích là na āyusaṃ, không phổ biến trường thọ, ở đây. [402]. Xin đọc Chú giải Pv I. 10 13-14 [403]. Ludda = tiếng phạn là raudra, giống như, hay thuộc về Rudra, là thần linh Vedic khó lòng tiên đoán được và rất hung dữ sau này được hấp thu vào hình ảnh của Siva. Có điều không rõ ràng là pisacas (yêu tinh hay một số thần linh ác) cũng thuộc lại Rudra hiểu theo nghĩa các thần linh này do Rudra khống chế hay chỉ giống như Rudra do đặc tính hung dữ. [404]. Chú giải Se Be giải thích là sappaviṭṭha; còn bản văn lại bỏ qua; không thấy liệt kê trong tự điển Childers , PED hay SED . [405]. Patāritā; Chú giải Se giải thích là palobhitā, ở đây có nghĩa là bị dụ dỗ lôi kéo. [406]. Chú giải Se Be giải thích là amanussādhinā còn bản văn ghi là amanussādīhi. [407]. Toàn bộ các bản văn đều có thay đổi đôi chút trong cách chấm câu chứ không phải lầm lẫn trong việc giải thích; tôi không chấp nhận hoàn toàn bất kỳ bản văn nào hay theo bất kỳ bản văn nào chỉ khi cần thiết mà thôi. [408]. Chú giải Be giải thích là āropayitvā còn bản văn Se Vv ghi là āropayissaṃ, Chú giải Te giải thích là āropīyamha; xin đọc Chú giải thú thích của Hardy trong VvA 374. [409]. Chú giải Te Be Vv giải thích là ’nadhivāsayantā còn bản văn Se ghi là anadhivāsayantā. [410]. Bản văn ghi thêm Te ở đây; Chú giải Se Be Te Vv lại bỏ qua. [411]. Chú giải Se Be giải thích là satthakā; bản văn lại bỏ qua. [412]. Chú giải Se Be giải thích là gacchāma còn bản văn ghi là gacchāmase. [413]. Chú giải Se Be giải thích là yena; bản văn lại bỏ qua. [414]. Chú giải Se Be giải thích là tava còn bản văn ghi là tvaṃ. [415]. Chú giải Se Be giải thích là āgat’ amha còn bản văn ghi là āgamamha. [416]. Chú giải Be giải thích là –deso còn bản văn ghi là –desā, Se -desaṃ. [417]. Chú giải Se Be giải thích là disāsaṃsayasumūḷhacittā còn bản văn ghi là satipamūḷhacittā. [418]. Patīta, là quá khứ phân từ của động từ pacceti, xuất phát từ paṭI + √i. cơ bản có nghĩa là ‘đã trở về’ ở đây hiểu theo nghĩa nghi ngờ họ không thể trở về được do đã lạc lối. [419]. pahaṭṭhā, cũng có nghĩa là mài cho sắc, cũng như biến thành sành sõi; xin đọc Chú giải tiếng Anh từ “whetted’ có nghĩa là thèm ăn. [420] Chú giải Be giải thích là udaggāya pītiyā (Se odaggiyapītiyā) bản văn lại bỏ qua. [421]. Chú giải Se Vv giải thích là idañ ca còn bản văn Be Te ghi là imañ ca; PED ghi vaṇṇu là giống cái như vậy yêu cầu phải đi theo với imaṃ. [422]. Chú giải Be và đoạn kệ giải thích là puthuddisā còn bản văn Se ghi là puthudisā. [423]. Chú giải Se Be giải thích là vaṇṇuṃ; còn bản văn lại bỏ qua. [424]. Xin đọc SOM 1492.3từ đó ta thấyEVvP lại trung thành với cty về những đoạn kệ này. Tôi nghĩ rằng có một số cầu làm bằng giây đựơc lấy từ loại cây leo đó được lưu ý tới ở đây, đặc biệt là vì loại cây leo vettalata là một thứ cây leo có gai, lá cũng có gai (NAJ) và khiến cho ta rất khó di chuyển trên đó. [425]. Chú giải Se Be giải thích là gantabbato saṅkupathaṃ maggaṃ còn bản văn ghi là gantābba-saṅkupathamaggaṃ. [426]. Chú giải Be giải thích là khānuke còn bản văn ghi là khānuke. [427]. Rộng và sâu một do tuần (DhpA ii 120 – Chú giải BL ii 172) cũng thấy nói ở nơi khác kéo dài mười tám do tuần (DA 877ff) và có lưu lượng rất nhanh. Con sông này đôi khi cũng đồng nhất với sông Chenab hiện nay – xin đọc Chú giải DPPN i 849tt. [428]. Maānuse. Cả bản văn và đoạn kệ cũng ghi như vậy còn Chú giải Se Be giải thích là manusse. [429]. Chú giải Be và đoạn kệ giải thích là verajjake còn bản văn Se ghi là virajjake. [430]. Chú giải Be Vv giải thích là disvā na còn bản văn Se Te ghi là disvāna. [431]. Chú giải Be giải thích là atītamānusakaṃ còn bản văn Se Te Vv ghi là atītamānussakaṃ. [432]. Chú giải Se Te Vv giải thích là vehāsayaṃ còn bản văn Be ghi là vehāyasāṃ [433]. Chú giải Se Te Vv giải thích c’ ime còn bản văn Te ghi là ca te. [434]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là atīva gandhā còn bản văn ghi là atīvagandhā. [435]. Chú giải Se Te Vv giải thích là veḷūriyatthambhā còn bản văn ghi là veḷūriyathambhā, Be veḷūriyathambhā. [436]. Chú giải Be giải thích là sahalohitaṅgā, Te sahalohitakā, Vv sahā lohitaṅkā, còn bản văn Se ghi là saha lohitaṅkā. [437]. Chú giải Se Te Vv giải thích là sahassattatthambhaṃ còn bản văn ghi là sahassatthambhaṭ [438]. Chú giải Se Te Vv giải thích là tes’ ūpari còn bản văn Te ghi là tes’ uppari. [439]. Chú giải Se Te Vv giải thích là vaggu còn bản văn ghi là vaggū. [440]. Chú giải Se Te Vv giải thích là bahu-annapānaṃ còn bản văn Te ghi là bahunannapānaṃ. [441]. Chú giải Se Vv giải thích là ālambaraturiyadhuṭṭho (Be ālambaratūriya-ghuṭṭho) còn bản văn Te ghi là ālaṃhāturiyasaṃbhuṭṭho. [442]. Chú giải Se Te Vv giải thích là Naḷinyā (Te Nalinyā) còn bản văn ghi là Naḷiññaṃ. [443]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là āsi còn bản văn ghi là asi. [444]. Chú giải Se Te Vv giải thích là udavāsi còn bản văn ghi là vāsi. [445]. Theo nghĩa đen có thể hiểu là ngôi thứ ba số ít và nói cách khác có thể coi đây là “Con trai của ta (kumarā) đang nói với thiên tử…’ cho dù đây hình như không phải là văn phong chung của ngài Dhammapāla. [446]. Paṭhamavaye, ối nghĩa với tuổi trung niên và tuổi già; Chư thiên hình như xuất hiện trong trạng thái hiện hữu và không trở nên già. Chỉ khi nào các ngài sắp diệt giống như những chiếc hoa bắt đầu tàn và mồ hôi toát ra từ nách v.v… xin đọc Chú giải It 76tt. [447]. Một ratana là đơn vị đo chiều dài bằng 12 aṅgulas (gang tay), bảy ratanas bằng một yaṭṭhi (cây gậy hay cây sào); như vậy những cây trụ này cao khoảng một trăm feet. [448]. Chú giải Be giải thích là sīlāmayā còn bản văn Se ghi là phalikasilāmayā. [449]. Hay là “giống như”. [450]. Yutto. Hay là “được trang bị với”. [451]. Ratanabhūte; ratana. Ðược giải thích xuyên suốt từ đầu là “Châu báu”, còn có nghĩa rộng là kho báu hay là của qúi, như được giải thích trong đoạn có hai trong số bảy ratanas được làm bằng vàng và bạc (xin đọc Chú giải PED sv). Xin so sánh với thành ngữ tiếng Anh tương tự như, “chàng là một kho báu”, ‘đây quả là một châu báu” v.v… [452]. Pesalaṃ, thường phụ nghĩa cho người, đặc biệt là chư vị Tỳ khưu (td. VvA 206. 248) hơn là ám chỉ đồ vật. [453]. Chú giải Se Be giải thích là mudiṅgānaṃ còn bản văn ghi là mudiṅgādinaṃ; trong Chú giải VvA 161 từ muraja có nghĩa là “trống con” (bherī) [454]. Manussajātiko, hay là kẻ “do con người sanh ra”. [455]. Chú giải Se Be giải thích là āsaṅkantā còn bản văn ghi là asaṅkantā. [456]. Ahamhi; Chú giải Vv giải thích là aham hi, Se aham pi, nhưng cty dưới đây hình như được hiểu là cấu trúc câu aham amhi. [457]. Chú giải Se Be giải thích là ārakkhaṇatthaṃ còn bản văn ghi là ārakkhanatthaṃ: PED không ghi từ mục ārakkhati (mà chỉ ghi từ mục arakka) nhưng xin đọc Chú giải Childers sv. [458]. Chú giải Se Be giải thích là kammādīni còn bản văn ghi là kammāni. [459]. Chú giải Be giải thích là pariṇāmajaṃ te còn bản văn Te Se Vv ghi là pariṇāmajan te. [460]. Chú giải Se Be giải thích là yaddicchakaṃ còn bản văn ghi là yādicchakaṃ; nghĩa ở đây hình như là ‘Phải chăng đây là điều có được do ước muốn của nhà ngươi như vậy chăng?” đây chính là may mắn ngươi đã ứơc được như vậy hơn là đối tượng khác. [461]. Chú giải Se Be giải thích là niyatisaṅgatibhāvapariṇataṃ còn bản văn ghi là niyati- bhāvapariṇataṃ; toàn bộ đoạn kệ hình như là một cách ám chỉ trong Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) i 173tt trong đó vấn đề nêu lên là liệu có điều gì xuất hiện lại không có nguyên nhân chăng, là kết quả của gì ta làm hay do một thần linh tạo ra; xin đọc Chú giải PvA 252 để biết thêm chi tiết. [462]. Chú giải Se Be giải thích là tayā sayaṃ eva còn bản văn ghi là tayā sayam eva. [463]. āropetvā. [464]. Tất cả các bản văn đều giải thích là nādhiccaladdham. Trích trong đoạn kệ 23. trái lại đây chính là ý nghĩa của đoạn kệ 22, không chỉ vì lý do nêu lên ở đây nhưng cũng do tính tương đồng của nửa đoạn thứ hai với đoạn kệ trước. [465]. Xin đọc PS 1122 [466]. Trong Chú giải D i 55 điều này được khẳng định tín lý Ajita Kesakambalin và cũng tương tự như tà kiến natthika. Tuy nhiên trong Chú giải D I 34tt có tới bảy quan điểm tịch diệt đựơc nêu lên, trong khi đó ở chỗ khác đoạn diệt thuyết và trường cửu thuyết tạo hành hai thái cực giữa hai thái cực này Ðức Phật đã đưa ra “Ðạo Trung Dung”. –td. S ii 20. [467]. Chú giải Se Te Vv giải thích là akāsi còn bản văn Be ghi là abhāsi, là nói. [468]. Chú giải Se Be Vv giải thích là vinodayī còn bản văn Te ghi là vinodayi. [469]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là ditthivisūkāni còn bản văn ghi là diṭṭhivisukāni; Chú giải Pv IV. I37 [470]. Chú giải Se Be giải thích là ca ahosim còn bản văn ghi là c’ ahosi. Te Vv ca homi [471]. Chú giải Se Be giải thích là pati, tena còn bản văn ghi là patitena. [472]. Chú giải Se Be Vv giải thích là va còn bản văn Te ghi là ca. [473]. Chú giải Se Be giải thích là kalalanissita- còn bản văn ghi là kalalaṃ nissita-. [474]. Chú giải Be giải thích là ca còn bản văn Vv ghi là pi; Se Te lại bỏ qua hoàn toàn. [475]. Bản văn thêm vào ca ở đây; còn Chú giải Se Be Te Vv lại bỏ qua. [476]. Chú giải Se Be giải thích là surabhī còn bản văn Se Vv ghi là surabhiṃ. [477]. Chú giải Be Te giải thích là nihantvā còn bản văn Se Vv ghi là nihantā. [478]. Chú giải Vv giải thích là vassata- hình như không chính xác, còn bản văn Se Be Te ghi là vassasata-. [479]. Chú giải Be Te Vv giải thích là imesañ ca còn bản văn Se ghi là imesaṃ ca. [480]. Chú giải Se Be Vv giải thích là phalanti còn bản văn Te ghi là phalanti. [481]. Chú giải Se Be giải thích là pati, tena còn bản văn ghi là patitena. [482]. Chú giải Se Be Vv giải thích là va còn bản văn Te ghi là ca. [483]. Chú giải Be giải thích là sirīsavipinato còn bản văn Se ghi là sirisūpavanato. [484]. Chú giải SBe giải thích là surabhī còn bản văn Se ghi là surabhiṃ [485]. Pavanti pavaāyanti. Rất có thể đây là một dạng ngữ pháp hoán chuyển. [486]. Bản văn Se thêm ca ở đây; Be lại bỏ qua. [487]. Chú giải Be dibbā gandhā còn bản văn Se ghi là dibbagandhā. [488]. Sissati, là từ có nghĩa không chắc chắn – xin đọc Chú giải VvA 3701; phalati cũng có nghĩa là mở bung ra cũng là cách giải thích thứ hai được đưa ra ở đây rất có thể sissati có thể là một lỗi đồ hoạ từ lúc đầu với từ siyyati (=Skt siryale, là thụ động cách của động từ srnati), rải rác ra, tạo ra lẫn lộn y/s ở cả bản thảo tiếng Sinhale và Miến. [489]. Chú giải Se Be ghi là phalati còn bản văn ghi là phalanti. [490]. Chú giải Se Be ghi là phalita còn bản văn ghi là phalanti. [491]. Chú giải Se Be giải thích là āyu, tasmā còn bản văn ghi là āyukkhayā. [492]. Chú giải Be giải thích là disvān’ ahaṃ vassasatāni pañca…pe…ten’ eva sokena pamucchito ’smi còn bản văn (Se) ghi là disvān’āhaṃ… pe…(pa) mucchito ’smiṃ. [493]. Bản văn thêm vào appapuññehi, việc công đức thường; Chú giải Se Be lại bỏ qua. [494]. Chú giải Be giải thích là kathaṃ nu còn bản văn Se ghi là kathaṃ [495]. Chú giải Se Be giải thích là tattaken’ eva còn bản bản văn ghi là tattha ken ’eva. [496]. Chú giải Be giải thích là upadesaṃ dento còn bản văn Se ghi là upadesento [497]. Chú giải Se Be giải thích là eva taṃ còn bản văn ghi là etaṃ. [498]. Chú giải Se Be giải thích là maṃ mayhaṃ vā. [499]. Chú giải Se Be giải thích là soceyyaṃ còn bản văn ghi là socceya: giờ đây điều này khích lệ tôi rất nhiều, từ sau này phù hợp với đoạn kệ. [500]. Trong trường hợp đó đoạn kệ sẽ trở thành: Giờ đây điều khích lệ tôi rất nhiều – những lời ân cần ngài nói với tôi – thật thích hợp (thích hợp ở đây hiểu theo nghĩa rất xứng với ngài) [501]. Trong trường hợp đó đoạn kệ sẽ trở thành: giờ đây ngài nói những lời ân cần với tôi, quả thật là thích hợp và khích lệ lớn tôi đã làm. [502]. Chú giải Be và đoạn kệ giải thích là ca kho còn bản văn Se ghi là ca. [503]. Chú giải Se Be Vv giải thích là uddayaṃ patthayānā còn bản văn Te ghi là uddayapatthayānā. [504]. Chú giải Se Te Vv giải thích là Serissa mahaṃ còn bản văn Se ghi là Serīsamahaṃ. [505]. Chú giải Be Vv giải thích là yathāpayoga còn bản văn Se Te ghi là yathā payogā. [506]. Chú giải Se Be giải thích là samattacāgā còn bản văn ghi là samatthacāgā. [507]. Pariyatta, hay là “được chế ngự”. [508]. Chú giải Se Be giải thích là paṭikkhipanto còn bản văn ghi là paṭikkhipento. [509]. Chú giải Se Be giải thích là ca; còn bản văn lại bỏ qua. [510]. Chú giải Se Be giải thích là ādīni còn bản văn ghi là ādinā. [511]. Chú giải Be giải thích là paccāsīsantā còn bản văn Se ghi là paccāsiṃasantā. [512]. Chú giải (Se) Be giải thích là Sindhu-Sovīradesa(p)pattiṃ còn bản văn ghi là Sindhu-Sovīradesaṃ pattiṃ. [513]. Chú giải Se Be giải thích là anuyuñjanaṃ còn bản văn ghi là anuyujjanaṃ. [514]. Chú giải Se Be giải thích là adhiṭṭhahāthā ti còn bản văn ghi là adhiṭṭhahātha. [515]. Chú giải Se Be giải thích là ahosi; còn bản văn lại bỏ qua. SOM 1524 dẫn chúng ta tới đoạn kệ 27 đối với thiện nam này nhưng điều này không chính xác vì đoạn kệ đó nói về trích đoạn trong đó thiện nam được đề cập đến với trích đoạn trong lúc thiên tử đang trong kiếp trước có tên là Payasi đã trở thành một thiện nam, trong lúc đó thiện nam đang đề cập đến như được xác nhận trong các đoạn kệ kế tiếp lại có mặt trong số các thương nhân. [516]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là imamhi còn bản văn ghi là imasmiṃ. [517]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là mutīmā còn bản văn ghi là mutimā. [518]. Chú giải Be Vv giải thích là pesuṇaṃ, Te pīsuṇaṃ; còn bản văn Se ghi là pisuṇaṃ. [519]. Chú giải Se Be Te giải thích là sappatisso (Vv sapatisso) còn bản văn ghi là sappaṭisso. [520]. Dhammena. [521]. Chú giải Se Vv giải thích là mātāpitunnaṃ còn bản văn Be ghi là mātāpitūnaṃ. Chú giải Te giải thích là mātāpītūnaṃ. [522]. Chú giải Se Vv giải thích là mātāpitunnaṃ còn bản văn Te ghi là mātāpitūnaṃ. Te mātāpītūnaṃ [523]. Chú giải Be Te Vv giải thích là nekkammapoṇo còn bản văn Se ghi là nekkhammapono. [524]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là asaṭho còn bản văn ghi là asatho. [525]. Chú giải Be Te Vv giải thích là sukatakammakārī còn bản văn Se ghi là sukkatakammakārī. [526]. Chú giải Se Vv giải thích là taṃ kāraṇā còn bản văn Be Te ghi là taṃkāraṇā. [527]. Chú giải Se Be Vv giải thích là bhasmī (Te bhasmi) còn bản văn ghi là bhasmaṃ. [528]. Chú giải Be Vv giải thích là ten ’iha còn bản văn Se ghi là ten’ īha. Te giải thích là te na hi. [529]. Chú giải Se Be giải thích là kammassakatañāṇādinā. Còn bản văn ghi là kammāssa katāñadinā; xin đọc Chú giải Trung Bộ Kinh (M) iii 203. [530]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là paṭissavo; chẳng có cách giải thích nào được ghi trong PED nhưng xin đọc Chú giải Childers sv paṭissayo và cũng xin đọc Chú giải sv patissā trong đó có một cách giải thích tương tự cũng được đưa ra ở đây được tìm thấy trong đó. PED cũng liệt kê từ paṭissava cũng là một dạng lựa chọn khác. [531]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy còn bản văn ghi là paṭissana. [532]. Chú giải Se Be giải thích là rakkhitabba-abhisīlasikkhāya còn bản văn cũng ghi là rakkhitabba-adhisīle sikkhāya. [533]. Chú giải Se Be giải thích là samacāri; còn bản văn lại bỏ qua. [534]. Chú giải Se Be giải thích là pātvākāsiṃ còn bản văn ghi là pātvākāsi. [535]. Chú giải Se Be giải thích là appaṭīsaraṇā còn bản văn ghi là apaṭisaraṇā. [536]. Chú giải Se Be giải thích là vambhantena còn bản văn ghi là vambhentena; PED không có từ mục nào là vambhati cả. [537]. pīḷantena; PED không ghi bất kỳ từ mục nào là pīlati cả. [538]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là kiñca còn bản văn ghi là kiñ ca. [539]. Chú giải Se Be cũng giải thích như vậy còn bản văn ghi là yo. [540]. Chú giải Se Be giải thích là kasivaṇijjādīsu còn bản văn ghi là kasivāṇijjādīsu. [541]. Phala; xin đọc Chú giải SOM 1534. ý nghĩa không thấy ghi trong tự điển PED nhưng xin đọc Chú giải SED sv. [542]. SOM 153 hình như đã viết sai trong các bản văn là naṃ thành maṃ ở đây. [543]. Các thợ cạo hình như có hai nhiệm vụ cùng một lúc đó là chải tóc và sửa soạn nước tắm được thực hiện với tư cách là một đầy tớ. [544]. Chú giải Se Be giải thích là kesādīnaṃ còn bản văn ghi là kosādīnaṃ. [545]. Nghĩa của từ āḷaka không thấy liệt kê trong PED nhưng xin đọc Chú giải CPD sv. [546]. Chú giải Se Be giải thích là saṇṭhāpana- còn bản văn ghi là sandhāpana-: saṇthāpana không thấy liệt kê trong PED nhưng xin đọc Chú giải Childers sv trong đó ý nghĩa đưa ra là ‘làm tóc’ còn về koccha, là chiếc lược xin đọc EV ii 111tt về Thig 254. [547] Chú giải Be giải thích là pavadesi còn Chú giải Se Te Vv ghi là vadesi. [548]. Chú giải Be giải thích là devaputto; còn bản văn lại bỏ qua. [549]. Chú giải Se Be giải thích là keci imasmiṃ. Còn bản văn Te Vv ghi là kec’ imasmiṃ. [550]. Chú giải Se Be Vv giải thích là athavā pi, Te atha vaāpi, còn bản văn ghi là atha vā pi. [551]. Chú giải Vv giải thích là sabbe va đây cũng như ở dưới. Còn bản văn ghi là sabb’eva; Chú giải Se Be Te giải thích là sabbeva không quyết đoán. [552]. Chú giải Se Te giải thích là puññānaṃ còn bản văn Se Vv ghi là puññāna. [553]. Chú giải Se Vv giải thích là purakkhitvā. Chú giải Be giải thích là purakkatvā. [554]. Chú giải Se Be Vv giải thích là ca; bản văn Te lại bỏ qua. [555]. Yakkhiddhiyā; cty lại không diễn giải - có thể ám chỉ đến ân huệ được an toàn trong suốt chuyến đi. [556]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là uddayaṃ patthayaānaā coøn baûn vaên ghi laø uddayapatthayānā. [557]. Chú giải Be Vv giải thích là yathāpayogā còn bản văn Se Te ghi là yathā payigā. [558]. Chú giải Se Be giải thích là saṃgharaṃ còn bản văn Te Vv ghi là saṃ gharaṃ [559]. Chú giải Se Te Vv giải thích là Serissakaṃ còn bản văn Be ghi là Serīsakaṃ. [560]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là sukhitā cò bản văn ghi là sukhino. [561]. Chú giải Se Be giải thích là ahamahaṃkarā còn bản văn ghi là ahamhamkārā. [562]. Xin đọc Chú giải DPPN ii 458 trong đó ta khẳng định rằng Masakkasara thực sự là tên của ngọn núi Meru, trên ngọn núi đó có cõi của Dạ Xoa cõi Tam Thập Tam cũng toạ lạc tại đó. Vasavā lại là một tên gọi khác của Dạ Xoa. [563]. Theo nghĩa đen là ngôi thứ ba số ít. [564]. Chú giải Be giải thích là yathā-ajjhāvayaṃ còn bản văn Se ghi là yathā ajjhāsayaṃ. [565]. Chú giải Se Be giải thích là samiddhalābhā còn bản văn ghi là siddhaṃ. [566]. Ðối với tôi cách phân biệt giữa hai cách lựa chọn này không rõ ràng. [567]. Bản văn Se ghi thêm pi; còn Be lại bỏ qua. [568]. Chú giải Be và đoạn kệ cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là Serissakan te. [569]. Không thấy liệt kê trong tự điển Childers, PED hay SED và về một số nghĩa không mấy rõ ràng. [570]. Bản văn ghi thêm ti ở đây; Se Be lại bỏ qua. [571]. Chú giải Se Be giải thích là sukhitā còn bản văn ghi là sukhito. [572]. Chú giải Be ghi là tesañ ca còn bản văn Se ghi là tesaṃ ca. [573]. Ðại hội kết tập Kinh Tạng lần thứ hai theo truyền thống được tính là diễn ra khoảng độ một trăm năm sau ngày Ðức Phật nhập vô dư níp bàn và dưới sự điều khiển của trưởng lão Yasa, là con trai của Kākaṇḍaka (xin đọc Chú giải Sp 33tt) Trưởng lão Yasa này cũng hoàn toàn khác biệt với Yasa nói tới trong chuyện kể đầu tiên ngài là đồ đệ thứ sáu đã được chính ức Phật cải hoá nhập đạo trong lúc bắt đầu sự nghiệp bốn mươi lăm năm hoàng đạo của ngài – dù truyền thuyết đã muốn đồng nhất hai người (NAJ) DPPN đã giải thích riêng rẽ hai vị này một cách riêng rẽ nhưng lại không đả động gì đến vị trưởng lão Sambhava trong chuyện kể này cả.
[574]. Chú giải Be giải thích là vimānaṃ; bản văn Se bỏ qua. [575]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là tassa. [576]. Chú giải Be giải thích là ca; bản văn Se lai bỏ qua. [577]. Chú giải Se Be giải thích là sarīradhātuyo còn bản văn ghi là sarīradhātuṃ. [578]. Chú giải Se Be giải thích là kālena kālaṃ cò bản văn ghi là kāle kāle. [579]. Chú giải Be giải thích là sannivesavasena còn bản văn Se ghi là sannivesavisesena. [580]. Chú giải Be giải thích là pupphapūjaṃ còn bản văn Se ghi là pūjaṃ. [581]. Chú giải Be giải thích là vibhattivisesayuttaṃ còn bản văn Se ghi là bhattivisesauttaṃ. [582]. Chú giải Se Be giải thích là katasucaritakammaṃ còn bản văn ghi là katasucaritaṃ. [583]. Chú giải Se Be Vv giải thích là dvadasayojanāni còn bản văn Te ghi là dvādasayojāni. [584]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là sattasatā còn băn văn ghi là satta satā. [585]. Chú giải Se Be Vv giải thích là veḷuriyatthambhā còn bản văn Be ghi là veḷuriyathambhā. [586]. Chú giải Se Be Vv giải thích là rucakatthatā còn bản văn Te ghi là ruciratthatā. [587]. Chú giải Be Te giải thích là khādasi còn bản văn Se Vv ghi là khādasī. [588]. Chú giải Be giải thích là vagguṃ, Se Te Vv vaggū. Còn bản văn ghi là vaggu. [589]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là tidasacarā còn bản văn ghi là tidasavarā; xin đọc Chú giải VvA tr vii1 trong đó ngài Hardy loại bỏ cách giải thích này. [590]. Chú giải Se Be giải thích là pi còn bản văn ghi là devaputto. [591]. Chú giải Se Be giải thích là imāhi ; còn bản văn lại bỏ qua. [592]. Chú giải Se Be giải thích là dassentā còn bản văn ghi là dassento. [593]. Chú giải Vv giải thích là dunikkhittaṃ còn bản văn Se Be Te ghi là dunnikhittam. [594]. Chú giải Se Be Vv giải thích là akkhāmi te bhikkhu māhānubhāva/manussabhūto yam ahaṃ akāsiṃ; còn bản văn Te lại bỏ qua. [595]. Chú giải Se Be giải thích là aṭṭhapetvā còn bản văn ghi là aṭhapetvā. [596]. Chú giải Se Be giải thích là nirantaraṭṭhapanādinā racanāvisesena còn bản văn ghi là nirantaraṭhapanādiracanāvisena. [597]. Chú giải Se Be giải thích là paharitvā còn bản văn ghi là paṭiharitvā. [598]. Chú giải Se Be giải thích là vaātena còn bản văn ghi là vā tena. [599]. Chú giải Se Be giải thích là patiṭṭhapetvā ti còn bản văn ghi là patiṭṭharitvā. [600]. Chú giải Be giải thích là vibhattivisesādivasena còn bản văn Se ghi là bhattivisesādivasena. [601]. Chú giải Se Be giải thích là nikkhipanto còn bản văn ghi là nikkhipento. [602]. Chú giải (Se) Be giải thích là evaṃ devaputtena attano sucaritakamme pakāsite thero tassa dhammaṃ desetvā āgantvā Bhagavato taṃ atthaṃ nivedesi. Bhagavā taṃ aṭṭhuppattiṃ katvā sampattamahājanassa dhammaṃ desesi. (Sā) desanā mahājanassa sāthikā ahosi ti; bản văn lại bỏ qua. [603]. Chú giải Be giải thích là Iti Paramatthadīpaniyā Khuddakaṭṭhakathāya Vimānavatthusmiṃ ekādasa vatthupaṭimaṇḍditassa sattamassa Sunikkhittavaggassa niṭṭhitā. Niṭṭhitā ca Purisavimānavaṇṇanā còn bản văn ghi là sattamavaggavaṇṇanā niṭṭhitā niṭṭhitā ca purisavimānavaṇṇa, Chú giải Se giải thích là sattamavaggavaṇṇanā niṭṭhitā niṭṭhaṅgatā ca parisavimānavaṇṇanā. [604]. Chú giải Be giải thích là nigamanakathā; bản văn lại bỏ qua. những lời tổng kết này cũng giống với những gì ta tìm thấy trong PS 298tt xin đọc chú thích. [605]. Chú giải Se Be giải thích là pakaāsayantī còn bản văn ghi là pakāsayanti. [606]. Chú giải Se Be ghi là ogāhetvā còn bản văn ghi là ogāhitvā. [607]. Chú giải Se Be ghi là jagatīpati còn bản văn ghi là jagatippati. [608]. Chú giải Se Be giải thích là Iti Badaratitthavihāravāsinā Ācariya-Dhammapālena katāya Paramaṭṭhadīpaniyā Khuddakaṭṭhakathāya Vimānavatthu-atthavaṇṇanā niṭṭhitā còn bản văn ghi là Badaratitthavihāravāsinā ācariya-Dhammapālena katā Vimānavatthuvaṇṇanā niṭṭhitā [609] Chú giải Be giải thích là Vimānavatthu-aṭṭhakathā samattā; còn bản văn Se lại bỏ qua. -ooOoo- |
Chân thành cám ơn Tỳ khưu Thiện Minh, chùa Bửu Quang, Thủ Đức, đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2007)
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 25-08-2007