Chú giải CHUYỆN CHƯ THIÊN
Bản
Pāli: ĀCARIYA DHAMMAPĀLA
Con xin thành kính ảnh lễ Đức Thế Tôn, Bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác
KHỞI ÐẦU CHUYỆN KỂ [1] CHÚ GIẢI CHUYỆN CHƯ THIÊN Con xin thành kính ảnh lễ đức Thế Tôn giàu lòng Ðại Bi, đấng đã thông đạt Ðại Dương của tuệ giác, đấng diễn giải Phật Pháp vi diệu và thâm sâu, đấng diễn giải bằng phương pháp sinh động. Con xin thành kính đảnh lễ Đức Pháp tối thượng, giáo pháp đó được Ðức Chánh Ðẳng chánh Giác tôn kính, những nguời có tuệ giác và Đức hạnh thanh cao sẽ thoát khỏi cõi trần này. Con xin thành kính đảnh lễ Chư vị Thánh tăng, các ngài là phước điền của chúng sanh, các ngài là mô phạm của quần sanh v.v... các ngài đã đắc đạo và chứng quả.. Do phước báu tán dương và đảnh lễ Ba Ngôi Tam Bảo, nhờ oai lực Tam bảo và lòng thành kính chân thành của đệ tử gia hộ mọi chướng ngại được tiêu tan. Bất kỳ phước đức chư thiên nào thực hiện nơi kiếp trước, phù hợp với đủ loại tiện nghi giống như Chuyện Chư thiên v.v... [2] đó chính là kết quả do từng phước đức đó mang lại. Bất luận diễn giải nào được thực hiện do hỏi đáp đã được tiến hành, trước tiên nhằm xác định kết quả phước đức đó. Cụ thể như từng chuyện kể Chuyện Chư thiên của các bậc thầy Rishi trong quá khứ, bản thân các vị đó đã quán triệt thông suốt, đã tụng lại trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddakanikāya). Dựa trên chính phương pháp Chú giải cổ xưa, đã giải thích ở nhiều nơi vào những dịp đặc biệt. Diễn giải cách rõ ràng và không nhầm lẫn những ý nghĩa vi tế theo đúng với những quan điểm của người trú ngụ trong đại Tịnh Xá Mahāvihāra[3]. Tôi sẽ trình bày bằng hết khả năng của mình một bài giải thích sáng chói về ý nghĩa những chuyện kể đó. Với lòng tôn kính đích thực, xin hãy chú tâm theo dõi điều mà tôi sẽ giải ra. Về điểm này Chuyện Chư thiên Vimānas (vimānāni): chính là những vị trí tiêu khiển thuộc các vị Chư Tiên (devatas) và là trú xứ kiệt xuất (visiṭṭha mānāni). Chính vì những vị trí này (trú xứ) chỉ dành riêng cho các ngài do oai lực phước đức nơi phẩm hạnh thiện họ đã thực hiện. [2] và ta gọi đó là ‘vimānas’ (vimānāni) Vì những thiên cung này có kích cỡ lên tới vài do tuần[4] v.v... và vì những thiên cung này đặc biệt (visesato) rất được ưa chuộng (mānanīyatāya)[5] do vẻ hoàng tráng phi thường, với nhiều màu sắc và hình dáng đa dạng cộng với việc toả sáng rực rỡ giống như châu báu. Việc thuyết giảng được tiến hành với đoạn, “Chiếc giường của nhà ngươi được làm bằng vàng rồng” v.v... chính là những chuyện kể Chuyện Chư thiên vì các chuyện kể này gắn liền với các chuyện kể về những thiên cung hay lâu đài này (vimanas) và cũng là lý do các lâu đài này tồn tại và đây chỉ là một chỉ định mà thôi, các chuyện kể này được hiểu là những Thiên Cung hay Lâu Ðài vì việc thuyết pháp này được tiến hành dựa trên thù thắng tuyệt đẹp, dựa trên những tài sản dồi dào và những đoàn tuỳ tùng v.v... của các Chư thiên (devatas) đó và những phước đức khiến cho thiên cung này được tồn tại; hay nói cách khác vì đây chính là lý do các thiên cung xuất hiện và tồn tại bằng cách tạo kết quả, được ưa thích bằng những nghiệp đó tạo thành. Giờ đây ai đã kể lại những chuyện kể này, được kể lại ở đâu, khi nào và tại sao được kể lại? Vì có lời nói rằng[6] ‘những chuyện kể Chuyện Chư thiên này được tiến hành theo hai cách: bằng cách đặt câu hỏi và đưa ra những câu trả lời. Liên quan đến vấn đề này những đoạn kệ tạo thành những câu trả lời do chính vị Chư thiên (devata) này và vị kia kể lại trong khi đó những đoạn kệ tạo thành những câu hỏi một số do chính Ðức Thế Tôn nói ra, một số do ế Thích (sakka) v.v... và một số câu hỏi lại do chính các vị trưởng lão hay các vị đồ đệ kể lại. Liên quan đến vấn đề này, đa phần những câu hỏi lại do vị trưởng lão Mahāmoggallāna, là người đã tích lũy được những thành tố công đức và kiến thức cần thiết để trở nên vị đồ đệ trưởng của Ðức Thế Tôn trong vòng một A-tăng-kỳ và một trăm ngàn ại kiếp[7], vào đúng thời gian ấn định đã chu tất được thập toàn cần thiết để trở thành một vị đồ đệ và đạt đến tột đỉnh toàn hảo và kiến thức của một đồ đệ kèm theo với những phẩm chất thiện như Lục Thần Thông[8] và bốn ngành biện phân[9] phân tích v.v... trở thành một nhân vật số hai[10] trong số các đồ đệ và được Đức Phật liệt kê vào số những kẻ có được các phép thần thông[11]. Và khi được công bố như vậy trước tiên ngài có thể thực hiện một chuyến đi chư thiên nhằm đem lại hạnh phúc cho cõi đời này, đặt câu hỏi với các chư thiên nơi cõi thiên giới, quay trở lại cõi chúng sanh này một lần nữa và với mục đích thu xếp ngay tức khắc kết quả của những phước đức cho chúng sanh, kết hợp cả những câu hỏi lẫn những câu trả lời lại [3] và thông báo cho Đức Phật được biết. Thế rồi công bố những câu hỏi đó cho các vị tỳ khưu. Ngay cả những điều Dạ xoa thốt lên bằng những câu hỏi và đã được các Chư thiên (devatas) trả lời cho ngài cũng được chính vị trưởng lão Mahāmoggallāna nói ra. Những gì do Ðức Thế Tôn, do chư vị chư thiên, và chư vị trưởng lão công bố nơi này nơi khác[12] bằng những câu hỏi, sau này đã được các vị Kiết Tập Phật Pháp và được duyệt lại thành Phật Pháp và Giới luật và đã được gom lại, và chỉ định rõ những chuyện kể Chuyện Chư thiên nơi chính cuộc kiết tập Phật Pháp đó. Trước tiên đây là những câu trả lời ngắn gọn cách chung chung cho những câu hỏi ai là người đã kể lại những chuyện kể Chuyện Chư thiên này; nhưng để trả lời đầy đủ chi tiết cho câu hỏi: Ai là người kể lại chuyện kể này v.v... thì yêu cầu tuân thủ theo qui trình của các vị trưởng lão vĩ đại đã thực hiện, kể từ thời điểm một khát vọng đã được thực hiện dưới chân Ðức Thế Tôn Anomadassin[13] trở đi, đã được kể lại. Tuy nhiên điểm này lại được thực hiện chi tiết tại nhiều vị trí khác nhau trong các tập Chú giải với Bốn Kinh A-hàm (Agamas) và ta nên hiểu một cách chính xác giống như những gì đã được truyền lại cho tới chúng ta. Câu trả lời cho những câu hỏi đặc biệt như thể chuyện kể này được công bố tại đâu v.v... sẽ xuất hiện nơi phương pháp Chú giải tập chính chuyện kể thiên cung này nọ khi được đề cập đến. Tuy nhiên, một số người khác lại khẳng định rằng một ngày kia việc lý luận này đã xuất hiện nơi trưởng lão Mahāmoggallāna khi ngài đang hành thiền nơi tĩnh mịch: “Ngày nay, ngay cả khi không còn xuất hiện thù thắng thuộc vấn đề được nêu lên, nhưng con người đã tái sanh nơi cõi chư thiên sau khi đã thực hiện được phước đức này phước đức nọ (tuy nhiên) thông qua chứng đắc thành công được phước điền và chính việc chứng đắc thành công được sự tĩnh lặng tâm hồn cảm nghiệm được thù thắng to lớn này. Ðiều gì xảy ra vào lúc này, nếu như ta thực hiện một chuyến du hành chư thiên, để thăm viếng những Chư thiên (devatas) đó bằng chính con người của mình[14], và sau khi đã kể lại cho họ nghe chính những phước đức đã tích luỹ được[15]và cả kết quả của những phước đức ta đã chứng đắc. Rồi sau đó lại thông báo cho Ðức Thế Tôn về vấn đề này. Vị Ðạo sĩ đã tận dụng được chuyện kể chuyện Chư thiên này nọ làm vấn đề nổi lên[16]và thực hiện một bài thuyết pháp cho ta, chỉ rõ trước tiên kết quả của hành vi ta đã thực hiện như thể sau khi trăng rằm đã mọc trên bầu trời và toả sáng khắp không trung và giải thích làm rõ thánh quả[17] to lớn ngay cả những ịa điểm nhỏ nhất đã làm thông qua niềm tin mà đạt đến cõi chính xác[18]. điều này chỉ nhằm đem lại hạnh phúc và điều tốt lành, đem lại niềm sung sướng cho nhiều người kể cả các chư thiên lẫn chúng sanh.” [4]Ngài ứng dậy khỏi chỗ ngồi, khoác chiếc y choàng ngoài hai lớp, và xếp một chiếc y choàng hai lớp màu đỏ khác trên vai và giống như đỉnh ngọn núi di dộng đang toả ra những ánh sáng bằng vàng như thể được nhuộm với ánh sáng ban hôm[19] và đem lại sức mạnh cho toàn thể chúng sanh với một cơn mưa thần sa màu đỏ tươi tinh tuyền, tiến lại gần Đức Phật, đảnh lễ và rồi ngồi sang một bên, thông báo cho ngài về ý định của mình. Sau khi được phép của Đức Phật ngài đứng dậy khỏi chỗ ngồi, đảnh lễ Ðức Phật đi quanh ngài về phía bên phải[20] và nhập thiền tầng jhanas bậc bốn đem đến cho ngài những căn bản sức mạnh thần thông và sau khi đã khởi xuất khỏi thiền tầng đó[21]ngay chính lúc[22] đó thông qua sức mạnh thần thông ngài đã tới được cõi Tam Thập Tam và ngay nơi này nơi nọ[23] ngài đã tìm hiểu về những phước đức các vị Chư thiên (devatas) này nọ đã tích lũy được và họ đã kể lại cho ngài. Sau khi đã quay trở lại cõi chúng sanh ngài đã thông báo cho Ðức Phật toàn bộ những điều đó theo cùng một cách đã diễn ra nơi cõi chư thiên. Vị Ðạo sư đã chấp thuận toàn bộ điều này[24]. Ngài đã coi điều này là vấn đề nổi lên và đã thuyết pháp chi tiết cho đoàn người tụ họp lại ở đó. Trong số Tam Tạng Kinh cụ thể là, Luật Tạng, Kinh Tạng và Tạng Vi Diệu Pháp, thì các chuyện kể Chuyện Chư thiên này thuộc Kinh Tạng; trong số Ngũ Kinh cụ thể là, Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh và Tiểu Bộ Kinh thì chúng thuộc về Tiểu Bộ Kinh; đang khi trong số chín chi thuyết pháp; cụ thể là bài thuyết pháp văn xuôi, thuyết pháp văn xuôi và kệ, việc Chú giải, các đoạn kệ, các đoạn kệ nâng tâm hồn lên, các đoạn kệ được nói như vậy, các chuyện kể tái sanh, những điều kỳ diệu và pha tạp, những chuỵện kể này được phân loại thành các đoạn kệ trong số tám mươi tư ngàn pháp môn Phật Pháp [25] vị cai quản Châu Báu Pháp công nhận như sau: Ta đã nhận được tám mươi hai ngàn pháp môn Phật Pháp từ nơi Ðức Phật và hai ngàn từ phía vị Tỳ khưu.[26] tám mươi tư ngàn pháp môn Phật Pháp đã được khởi động chuyển luân vậy.” Các chuyện kể này được liệt kê vào một số ít đơn vị Phật Pháp. còn về các chương, có bảy chương: Chương Tọa Sàng, Chương Cittalatā, Chương Pāricchattaka, Chương Ðỏ Sẫm, Chương Ðại Xa, Chương Pāyāsi và Chương Sunikkhita. Còn về cốt chuyện. Có mười bảy cốt chuyện trong chương nhất, mười một trong chương hai, mười cốt chụyện trong chương ba. [5] mười hai trong chương bốn, mười bốn trong chương năm, mười trong chương sáu và mười một trong chương bảy. Khi ta không kể đến các thiên cung chứa trong chuyện kể này thì cách chuyện kể này gồm tám mươi lăm chuyện kể nhưng khi ta lưu ý đến các thiên cung này chúng ta đếm được một trăm hai mươi ba thiên cung cả thẩy[27]. Tuy nhiên liên quan đến các đoạn kệ có một ngàn năm trăm đoạn kệ[28] trong số các chương thì Chương Sàng toạ vàng là chương đầu tiên; trong số các chuyện kể thì chuyện Tọa Sàng vàng là chuyện kể đầu tiên; hơn thế nữa trong chuyện kể chiếc Tọa Sàng thì đoạn kệ (bắt đầu với:) chiếc Tọa Sàng của nhà ngươi, được làm bằng vàng là đoạn kệ đầu tiên. Giờ đây chuyện kể đầu tiên nổi lên vấn đề như sau: -ooOoo-
PHỤ NỮ
THIÊN CUNG
I
PHẨM TỌA SÀNG * 1. 1 Chú giải CHUYỆN THIÊN CUNG CÓ TỌA SÀNG[29] [PAṬHAMAPĪṬHAVIMĀNAVAṆṆANĀ] Khi Ðức Thế Tôn còn đang lưu lại tại thành Sāvatthi, trong tịnh xá[30] của ông Anāthapiṇḍika, vào thời đó khi nhà vua[31] Pasenadi, nước Kosala, đã tổ chức cúng dường rất lớn kéo dài suốt bảy ngày cho Tăng Ðoàn chư vị Tỳ khưu có Đức Phật dẫn đầu, lúc đó lại có một người rất giàu tên là Anāthapiṇḍika, ể phù hợp với điều này, cũng đã tổ chức cúng dường kéo dài ba ngày; và khi đó lại có một đại thiện nữ tên là Visākhā[32] cũng tổ chức cúng dường rất lớn giống như vậy, tin đồn việc cúng dường to lớn như vậy đã lan truyền khắp toàn cõi Jambudīpa.[33] Ðây kia dân chúng[34] bắt đầu bàn tán[35] phải chăng chỉ do việc cúng duờng hào phóng với nhiều phương tiện to lớn đến như vậy thì cuộc bố thí cúng dường đó mới đem lại kết quả to lớn đăc biệt hay phải chăng là do tâm hào phóng quảng đại phù hợp với phương tiện[36] của mỗi người chúng ta có được. Khi chư vị Tỳ khưu nghe thấy dân chúng bàn tán với nhau như vậy các ngài đem câu chuyện thông báo cho Ðức Thế Tôn. Ngài lên tiếng nói rằng, “Hỡi chư vị Tỳ khưu, chẳng phải chỉ do hiệu lực thù thắng vật thí phước đức có thể đem lại kết quả to lớn đặc biệt đâu, nhưng đúng hơn là do hiệu lực tín tâm[37] đem lại và do phước điền của những người nhận cúng dường đó mà ra. Chính vì thế ngay cả của thí chỉ nhỏ bằng nắm thóc hay một miếng giẻ, một toạ cu[38] bằng cỏ hay lá hay chỉ cần một hạt đậu[39] trong nước tiểu hôi thối của đoàn súc vật[40] khi được an trú với tín tâm nơi một người xứng đáng nhận những vật thí đó cũng sẽ đem lại kết quả đặc biệt[41] to lớn, sáng chói rực rỡ và thấm nhuần khắp mọi nơi[42]. Giả dụ như Thiên Chủ Sakka đã thốt lên như sau đây: Với tín tâm thì chẳng có vật thí nào dâng cho vị Như Lai, Ðấng Toàn Giác, hay dâng cho các đồ đệ của ngài, lại được cho là không quan trọng đâu.”[43] Hơn thế nữa, chuyện bàn tán này đã lan truyền rộng khắp toàn bộ vùng Jambudīpa này. Dân chúng đua nhau thực hiện cúng dường, phù hợp với những gì họ có cho các vị ẩn sĩ và các vị bà la môn, cho các vị hành giả, các du sĩ, cho những người nghèo khổ và những kẻ hành khất.[44] [6] Họ cung cấp[45] nước uống trong sân trước cửa nhà và đặt[46] ghế ngồi nghỉ ở các cổng ra vào thành phố. Bấy giờ vào thời đó có một vị trưởng lão nọ đang du hành khắp nơi để khất thực.[47] Ngài đang du hành đó đây khất thực một cách gợi hứng tịnh tín, dù ngài có đi tới đi lui hay đi lùi lại đàng sau hay hướng mắt về phía trước hoặc đưa mắt nhìn sang bên, hay dù có cúi lưng xuống hoặc duỗi thẳng cánh tay ra và với đôi mắt luôn nhìn xuống, ngài có đầy đủ hảo tướng[48] oai nghi, tiến đến trước cửa ngôi nhà nọ vào đúng thời điểm bữa trưa được dọn lên. Người con gái trong gia đình tốt đó, sẳn có niềm tin và tịnh tín [49] đã nhìn thấy vị trưởng lão và trong lòng tràn đầy hoan hỷ đã ra chào đón vị trưởng lão cung kính đảnh lễ ngài, trong lòng quá sung sướng và hạnh phúc đã mời ngài vào trong nhà, nàng đã đảnh lễ ngài bằng năm tư thế chào với tay phủ phục[50] xuống tận đất, cung kính đảnh lễ và trải một miếng vải mới ủi màu vàng trên tọa sàng của nàng rồi đem đến dâng cho vị trưởng lão. Khi ngài trưởng lão an vị trên tọa sàng đó với tâm tín thành kính, nàng suy nghĩ, “Ðây quả phải là phước điền[51] vô thượng đang hiện diện với ta.” và nàng bắt đầu hầu hạ vị trưởng lão với những món ăn phù hợp với điều kiện nàng có được rồi lấy chiếc quạt và ngồi hầu quạt ngài. Khi vị trưởng lão đã dùng xong bữa ăn ngài liền thuyết pháp[52] đề cập đến việc cúng dường đồ ăn thức uống và tọa sàng v.v.. rồi ngài ra đi.[53] Khi người phụ nữ suy nghĩ đến vật thí đó của nàng, và pháp thoại nàng đã được nghe lập tức toàn thân nàng[54] rung lên với niềm hân hoan sung sướng khôn xiết, nàng cúng dường cho vị trưởng lão tọa sàng đó, ít lâu sau nàng mắc bệnh và qua đời sau đó một thời gian và được tái sanh vào Thiên Giới Tam Thập Tam trong một toà thiên cung bằng vàng dài khoảng mười hai do tuần. Và có một đoàn tùy tùng tới một ngàn tiên nữ phục dịch nàng. Và do vẻ oai nghi phước thí cúng dường tọa sàng cho vị trưởng lão, tại thiên cung đó nàng được hưởng một tọa sàng bằng vàng dài một do tuần, có thể di chuyển thật nhanh trên không trung và đậu ngay trên đỉnh một ngôi nhà có hình tháp nhọn. Vì thế cho nên thiên cung đó được gọi là ‘Thiên Cung có Tọa Sàng.’ Do nàng đã cúng dường tọa sàng sau khi đã trải trên đó một tấm vải màu vàng, thế nên tọa sàng đó được làm bằng vàng, điều này chứng tỏ tính tương đồng giữa nghiệp và quả đem lại. Vì nàng đã cúng dường tọa sàng với tâm hoan hỷ vô song, thế nên thiên cung của nàng di chuyển rất nhanh trên không trung theo ý nàng muốn,[55] [7] do hiệu quả to lớn[56]chứng đắc thành công với tâm tín[57]chiếu sáng29 và thiên cung được chiếu sáng rực rỡ và sáng chói.[58] Thế rồi vào ngày lễ hội kia có chư thiên đến tham dự, mỗi vị tuỳ theo phương tiện do chính uy lực của mình tạo thành, đã tu tập trong khu rừng Nandana[59]ể vui chơi trong vườn ngự uyển đó, Vị Tiên Nữ đó, mặc y phục chư thiên và trang điểm với những đồ trang sức chư thiên và vây quanh là đoàn tùy tùng gồm cả ngàn tiên nữ, bước ra khỏi cõi[60] và ngồi lên thiên cung có tọa sàng và nhờ phép thần thông vĩ đại của một nữ chư thiên nàng tiến vào công viên ngự uyển, tỏa sáng chói lọi và tỏa ra vẻ kiều diễm vô song khắp xung quanh giống như sức mạnh mặt trời và mặt trăng chói lọi. Và vào thời điểm đó có vị trưởng lão Mahāmoggallāna đang thực hiện một chuyến du hành chư thiên theo cùng một cách mô tả ở trên, đã gia nhập cõi Tam Thập Tam, và xuất hiện gần nơi chư thiên đó. Khi vừa nhìn thấy trưởng lão nàng đã vội vã bước xuống khỏi tọa sàng, với tâm tịnh tín mạnh mẽ[61] và lòng kính trọng khôn xiết đang nổi lên trong tâm, nàng đã tiến lại gặp vị trưởng lão, đảnh lễ ngài theo nghi thức ngũ thể đầu địa và rồi đứng lên bày tỏ lòng tôn kính với đôi tay chắp lại mười đầu ngón tay chấp vào nhau. Cho dù trước tiên vị trưởng lão có thể nhận ra những phước đức cũng như những nghiệp nàng đã tích luỹ được, cũng như cả những chúng sanh khác nữa, qua vẻ oai nghiêm nơi chính kiến thức của ngài về những nghiệp quả tương ứng với những nghiệp của họ – sức mạnh tuệ giác của ngài thuộc loại tựa như ngài đang nhìn ngắm quả Myrobalan trong lòng bàn tay[62]. Tuy nhiên vì khi vừa tái sanh nơi cõi trời, các vị chư thiên liền hỏi nhau, “Giờ đây ta đã từ trần tại đâu và sao lại được tái sanh[63] nơi đây? Giờ đây chúng ta đã thực hiện phước đức nào để chiếm được[64] thù thắng này?” và theo thông lệ đa phần kiến thức xác định được hiện hữu tiền kiếp và nghiệp thực sự đã tích lũy[65] phù hợp với cách thức sự việc thực sự tồn tại, có nghĩa là chính vì thế họ đã đi đến kết luận đúng đắn. Chính vì thế trước tiên vị trưởng lão muốn làm sáng tỏ thánh quả các nghiệp cho thế giới chư thiên, bèn bảo tiên nữ kể lại hạnh nghiệp nữ chư thiên đã thực hiện và thốt lên[66] những đoạn kệ sau: “Tọa sàng của thiên nữ được làm bằng vàng, to lớn và di chuyển với vận tốc theo ý nàng muốn; [8] Ôi nàng được trang điểm lộng lẫy, đeo vòng hoa và xiêm y rực rỡ. Nàng tỏa sáng tựa tia chớp trên đỉnh ngọn đám mây dông bão. Do đâu nàng có được nước da kiều diễm như vậy? Vì cớ gì nàng đạt được vinh hiển tại nơi đây và những lạc thú nào tâm hồn nàng ưa chuộng lại có thể xuất hiện ngay tại đó? Ta hỏi nhà ngươi, ôi nữ chư thiên oai phong lẫm liệt, ngươi đã thực hiện phước đức nào khi còn sống nơi cõi chúng sanh? Do đâu nàng có được vẻ oai nghiêm lẫm liệt tỏa sáng rực rỡ đến như vậy, và dung nhan nàng tỏa sáng khắp tứ phương như thế? Nàng nữ chư thiên đó, lòng tràn đầy hoan hỷ khi ngài trưởng lão Moggallāna hỏi nàng như vậy, đã giải thích câu hỏi trưởng lão đã được đặt ra, về phước đức nào đã đem lại cho nàng quả to lớn đến như vậy. Khi đang còn làm kiếp người trên dương gian giữa chúng sanh, ta đã bố thí một tọa sàng nhỏ bé cho người gọi cửa; ta đã đảnh lễ ngài, giữ năm tư thế ảnh lễ phủ phục xuống đất và đã cúng dường tùy theo khả năng ta có. Do đó ta có được làn da tươi sáng đến như vậy, và còn được nhiều vinh hiển tại nơi đây và bất kỳ lạc thú nào lòng ta hằng mong muốn, tức thì đều xuất hiện cho ta. Ta công bố cho chư vị Tôn Sư biết, vẻ oai lực to lớn đến như vậy, là những phước đức ta đã thực hiện khi còn ở giữa thế nhân. Do những phước đức đó ta có được oai lực tỏa sáng đến như vậy và vẻ kiều diễm của ta tỏa sáng khắp tứ phương. Chú giải về điểm này: 1. Bất kỳ thứ gì như một miếng gỗ, một chiếc bảng[67] , một bàn thờ (pīthaṃ) để thực hiện cúng dường vật thực[68], một chiếc ghế mây cũng như bất kỳ chiếc ghế nào được làm bằng gỗ v.v... với một tên đặc biệt như thể là masāraka[69]v.v... được cho là một chiếc bàn thờ (pītha). Thí dụ như: một “chiếc ghế để chân” (padapīṭhaṃ) chỗ để chân[70] (trên xe hai bánh) ở đây là ý nghĩa thứ nhất về từ pīthas này, tức là một miếng gỗ[71] là một dụng cụ cá nhân để đặt chân lên ta gọi là: ‘một pītha crowler”[72] đây là một miếng gỗ, một dụng cụ cá nhân lấy tay với lấy; hơn thế nữa, ‘pīṭhikā’[73] là một thổ ngữ được sử dụng nơi một số địa phương, một tấm bảng thông báo[74]; một ‘bhūtapīṭhikā, là một bàn thờ kulapithika[75] dành để cúng dường cho chư thiên. – ở đây có nghĩa là một bàn thờ (pīthaṃ) đó là một vị trí dành để thực hiện cúng dường cho các chư thiên; ‘một bàn thờ rất trịnh trọng oai nghiêm’[76] - đây chính là một chiếc ghế bọc vải dệt ở trên với những loại cây leo phủ đầy v.v... liên quan đến chỗ ngồi này có lời nói rằng, “Ngài đã giới thiệu một bàn thờ oai nghiêm trịnh trọng’; [9] và liên quan đến ‘một chiếc giường pitha được sửa soạn kỹ càng’, khi một chiếc giường (mới) hay pitha được đóng mới.’ v.v... đó là một chiếc ghế được đóng bằng gỗ v.v... giống như một tọa sàng masāraka v.v... nhưng ở đây ta nên hiểu là một thiên cung bằng vàng gồm có một tọa sàng do oai lực phước đức của chư thiên mà có. Của nhà ngươi (te): từ te được truyền lại trong bản văn ở danh cách số nhiều xuất phát từ ta[77] như trong câu “Họ (te) không thể nhìn thấy cánh rừng Nandana cũng không nếm được sung sướng trong đó.” v.v... ; ở tặng cách lại do từ tumba mà ra, như trong câu “ngợi khen ngài (te) , một người đầy dũng khí; ngợi khen ngài (te); người tuyệt hảo hơn mọi chúng sanh” và “ Ôi Ðức Phật ! Ôi vị anh hùng dũng cảm! Mọi khen ngợi đều qui về ngài (te)” v.v... bằng cách nào ngài (te) nhận ra điều đó” v.v... có nghĩa là tuyham (một dạng ngữ pháp hoán chuyển); ở công cụ cách (xuất phát từ tumha), như trong câu “ngài (te) nhận ra điều gì nào, làm sao ngài (te) nhận ra điều đó?[78] và ‘căn đòi hỏi được tái sanh hơn nữa đã được ngài (te) truyền đạt cho, các lậu hoặc do ngài (te) phải bị được triệt phá hết.”v.v... ; hiểu theo nghĩa sở hữu cách, như trong câu “Hành vi nghi lễ của ngài (te) gồm những gì, giờ đây phạm hạnh của ngài ra sao?” v.v... ở đây ta cũng nên hiểu theo sở hữu cách, có nghĩa là tava[79] (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). được làm bằng vàng (sovaṇṇamayaṃ): liên quan đến vấn đề này từ suvaṇṇa cũng được truyền lại liên quan đến thù thắng nơi nước da, như trong câu, “Có nước da tốt (suvaṇṇe) và nước da bủng chì (suvaṇṇata), khỏe khoắn, yếu ớt” và “ có nước da đẹp (suvaṇṇatā), có giọng nói thanh thoát”. v.v... liên quan đến từ garuḷa (chim ưng), như trong câu ‘những suvaṇṇas[80] vây quanh là một đàn chim quạ”m v.v... ; liên quan đến kim loại vàng, như trong câu “ ngài có nước da[81] màu vàng (suvaṇṇa), nước da của nàng giống như vàng ròng sáng chói”n v.v... - ở đây cũng vậy ta cũng nên đơn giản coi đó có liên quan đến kim loại vàng mà thôi. vì đây là điều ta đề cập đến giống như vàng ròng (suvaṇṇam) màu vàng ở đây ám chỉ giống như làn da của Ðức Phật có màu vàng giống như da của các Đức Phật màu da của vị nào cũng có màu (vaṇṇo) sáng chói (sobhaṇo), [10] sovaṇṇaṃ chỉ đơn giản là suvaṇṇaṃ[82], giống như từ vekatam và vesamaṃ[83]. Và từ maya được truyền lại theo nghĩa asmad[84], như trong câu “Chúng ta (mayaṃ) – cả hai chúng ta[85] - được coi như là ba nhân vật Phệ Ðà mà chúng ta đã thỉnh cầu như vậy”o liên quan đến một biểu thị, như trong trường hợp “Mayaṃ nissāya[86] hemāya jātāmaṇdo[87] darī subhāp; hiểu theo nghĩa một tác phẩm, như trong “tưởng tạo (manomayā), tràn ngập niềm hân hoan, tự toả sáng”q [88] v.v... ,người ta cho rằng những điều này là do tưởng tạo vì chúng chỉ được tạo ra thông qua trí tuệ mà thôi không nhờ vào bất kỳ nguyên nhân ngoại vi nào cả; hiểu theo nghĩa một chuyển đổi (hiện trạng). Như trong câu, “Giả dụ như chính ta phải trộn nhào bùn[89] và làm một chiếc chòi hoàn toàn bằng bùn đất (sabbmattikāmayaṃ)”r v.v... ;và chỉ với mục đích lấp đầy một từ, như trong câu “gồm có bố thí (dānamayaṃ), bao gồm giới đức (sīlamayaṃ)”s v.v... - ở đây cũng vậy ta nên coi đó như là một chyển đổi (hiện trạng) hay là chỉ với mục đích lấp đầy một từ. Vì khi từ sovaṇṇamayaṃ[90] có nghĩa là làm bằng vàng (sovaṇṇa-mayaṃ) (dẫn đến) sự biến đổi (hiện trạng) của vàng ở đây; ta cũng có thể nói một cách chính xác là (cách sử dụng từ này) hiểu theo nghĩa tạo ra một sản phẩm. Nhưng khi sovaṇṇaṃ (tự nó) có nghĩa là được làm bằng vàng[91], thì lúc đó từ maya (nếu được coi là tiếp ngữ) phải được coi như là chỉ có mục đích làm đầy một từ mà thôi, vì sovaṇṇa-mayaṃ chỉ đơn giản là suvaṇṇaṃ (màu vàng). Cao quí (ularaṃ):cả tuyệt hảo lẫn hảo hạng và cũng được hiểu là vĩ đại[92] nữa. Vì từ ulāra được lưu truyền lại có liên quan đến điều gì là tuyệt hảo, hảo hạng. Như trong câu “những thứ đó từ từ đạt đến nét độc đáo tuyệt hảo’tv.v... ; liên quan đến những gì là thượng hạng, như trong câu ‘Không còn nghi ngờ gì nữa với những lời ngợi khen tuyệt hảo nhất vị trưởng lão Vacchāyana[93]ã dùng để khen ngợi Ðức Phật Cồ Ðàm”u v.v... ; liên quan đến những gì vĩ đại “Xuất phát từ những của cải tuyệt hảo (ulāra-), xuất phái từ tiếng tăm tột đỉnh (ulāra-) tính thô bạo xuất hiện (olarikaṃ)”v[11] v.v... và v.v... Giờ đây thiên cung đó vừa tuyệt hảo, hiểu theo nghĩa, liên quan đến bản chất dễ chịu, những kẻ nào hưởng thụ thiên cung đó không cảm thấy nhàm chán bao giờ, và bản chất hảo hạng do thực chất là thiên cung đó được hết lời khen ngợi[94] bằng cách tự bản chất thiên cung đó quá hấp dẫn từ đầu đến cuối v.v... , và cũng rất vĩ đại, liên quan đến kích cỡ to lớn và đắt giá. Ta cho rằng thiên cung này quả thật vĩ đại hiểu theo từng ý nghĩa trong ba ý nghĩa sau đây. Di chuyển với vận tốc suy tư (nhanh) (monojavaṃ): liên quan đến vấn đề này mano (ý) đây là một qui trình suy tưởng (cittaṃ). Cho dù từ mano nhìn chung đều diễn tả một qui trình tư tưởng (cittānaṃ) thiện, bất thiện và nghiệp chướng trung hoà. Tuy nhiên vì người ta cho rằng từ manojavaṃ nên được hiểu là một qui trình tư tưởng vận hành (cittassa) phản ứng lại bất kỳ đối tượng giác quan nào đối với công việc của trí tuệ. Chính vì thế, với vận tốc (javo) tư tưởng[95] của nó[96], mà ta nói với vận tốc tư tưởng, có nghĩa là di chuyển rất nhanh, như thể miệng lạc đà.[97] Ðối với suy tư, do sự biến đổi rất nhanh[98], di chuyển tới lui một khoảng cách rất xa chỉ trong nháy mắt. Chính vì lý do đó Ðức Phật nói rằng, “Hỡi chư vị Tỳ khưu, ta chưa từng nhận thấy bất kỳ điều gì thay đổi nhanh chóng đến như vậy, đó là tư tưởng.”w và “những kẻ nào có thể kiềm chế được tư tưởng chỉ là những ai đi xa, du hành một mình mà thôi.” Di chuyển (gacchati): di chuyển trên không trung từ thiên cung trong đó thiên nữ (devata) cư ngụ hướng về phía vườn ngự uyển. Theo ý muốn (yenakāmaṃ): liên quan đến vấn đề này từ kāmā truyền xuống cho chúng ta liên quan đến một cõi đem lại vui thú cho đối tượng giác quan (như thể) thị giác v.v... như trong câu, “Vô số điều ngọt ngào, những cảm khoái giác quan thích thú sẽ gây phiền hà đến cho tư tưởng”yv.v... liên quan đến tính chất sôi động và tham dục, như trong câu “kích động là ước muốn (kāmo), tham dục cũng là ước muốn (kāmo)”zv.v... ; liên quan đến toàn bộ thèm khát như trong câu, “ước muốn đó được coi như là một lậu hoặc[99] đó chính là việc ngả theo ước muốn giác quan (kāmupādānaṃ)”aa v.v... ; liên quan đến những vấn đề sắc dục như trong câu, “ Làm sao (vị trưởng lão Udayin này) lại có thể thốt lên những lời khen ngợi trong việc thực hiện những cảm khoái sắc dục cho chính mình (attakāma) (trước sự hiện diện của đám phụ nữ như vậy)?bb[100] v.v... ; liên quan đến việc hướng theo hạnh phúc, như trong câu, “Có ba thanh niên trẻ tuổi trong một gia đình tốt đang cư trú tại đây chỉ ước ao được hạnh phúc cho chính mình. (attakāma-)[101] ccv.v... ; liên quan đến tình trạng không phải phụ thuộc, như trong câu, “Chính Trưởng lão của mình, chẳng nhận ai làm Trưởng lão cả, là người tự do, có thể đi đây đi đó theo ý mình muốn (yenakāmaṃ)”dd:[12] về điểm này cũng vậy chỉ đơn giản được coi như hoàn toàn được tự chủ không lệ thuộc vào bất kỳ ai. Chính vì thế theo ý mình muốn (yenakāmaṃ): phù hợp với ước muốn chúng ta, có nghĩa là phù hợp với điều thiên nữ đó ước muốn. Ôi kẻ được trang điểm lộng lẫy, (alaṅkate): Ôi người có các chi được trang điểm lộng lẫy, ý nghĩa ở đây là ôi người có thân xác được trang điểm với những đồ trang sức chư thiên, ở mức độ những đồ trang sức đó chở đầy tới sáu mươi xe, trang điểm từ đầu tới chân v.v... và tỏa sáng với đủ thứ châu báu tạo ra một mạng lưới với đủ loại tia sáng rực rỡ. Và ở đây lại sử dụng xưng hô cách. eo đủ thứ vòng hoa (malayadhare): đeo những vòng hoa khiến cho tóc được làm đẹp và cánh tay v.v... với những đồ trang sức chư thiên thoát ra nhứng luồng sáng phát ra rất nhiều ánh sáng chói chang, toả sáng và tràn ngập[102] toàn thân nhà ngươi, những cánh hoa và những sợi tơ được làm bằng vàng[103] cāmikāra tinh luyện và rất nhiều loại châu báu khác nhau, (những đọt cây nở hoa như thế) có nguồn gốc từ Cây Ban Ðiều Ước, cây Hương Trầm và cây leo Santānaka[104]. Mặc siêm y rực rỡ (suvatthe): mặc y phục xinh đẹp (sundaravatthe, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) là do đó là những siêm y thiên giới. – những quần áo v.v... [105] những áo lót và áo choàng vô cùng tinh khiết, sáng chói và tỏa ra ánh sáng với màu nhuộm đủ loại và đó lại là sản phẩm của cây ban lời ước. Nhà ngươi toả sáng chói chang (obhāsasi): nhà ngươi chợt loé ánh sáng chói chang.[106] Giống như tia chớp (vujjur’ iva): giống như vệt sáng tia chớp. Trên đỉnh đám mây dông bão (abbhakūṭaṃ): đỉnh đám mây đen ngòm, ở đây ta dùng bổ cách hiểu theo nghĩa vị trí cách. Hay nói cách khác obhāsasi là một thành ngữ hàm chứa ý nghĩa nguyên nhân, có nghĩa là obhāsesi (vì nhà ngươi tỏa sáng). Theo cách này abhakūṭaṃ (trên đỉnh một đám mây dông) nên hiểu theo nghĩa thuộc cách. Ðây là ý nghĩa: giống như một vệt sáng chớp, toả sáng ra khắp tứ phía, chiếu sáng rõ nét đỉnh đám mây đỏ ngầu, toả ra màu đỏ ánh sáng ban chiều và chính ánh sáng đó với bản chất là tỏa sáng, giống như vậy nhà ngươi được trang điểm với đủ thứ ánh sáng toát ra từ chính nơi thân xác ngươi và với ánh sáng toát ra từ những y phục và những đồ trang sức đã chiếu sáng rực rỡ thiên cung[107] này, khiến nổi bật một màu vàng óng, tỏa khắp với đủ loại châu báu với bản chất sáng ngời. Vì ở đây trong trường hợp[108] piṭhaṃ (tọa sàng) là một thành ngữ cần được làm rõ, [13] abhakūṭaṃ (trên đỉnh đám mây dông bão) là thành ngữ minh hoạ. Cũng giống như vậy (te) (của nàng) cũng là một thành ngữ cần được làm rõ, vì cho dù từ này ở thể sở hữu do cân nhắc đến từ pīṭhaṃ này, nó lại biến đổi thành danh cách, do cân nhắc những từ alaṅkate malyadhare suvantthe obhāsasi (Ôi nàng được trang điểm lộng lẫy, đeo vòng hoa và mặc y phục xinh đẹp, nhà ngươi đã tỏa sáng rực rỡ.) - chính vì thế tvaṃ (nhà ngươi) là điều ta muốn nói đến ở đây. Vijjur’ iva (giống như một tia chớp) là một thành ngữ mô tả. Obhāsasi (nhà ngươi toả sáng): điều này có thấy có mối tương quan giữa hai điều[109] phần đầu và phần hai của hai vế so sánh. Vì từ obhāsasi (nhà ngươi tỏa sáng) ở ngôi thứ hai do cân nhắc từ tvaṃ (nhà ngươi); do cân nhắc từ pīṭhaṃ (tọa sàng) (tuy nhiên) từ này lại biến đổi thành ngôi thứ ba. Và ở đây từ ca (và) nên được coi như là biểu thị một cách đọc lướt đi: nó di chuyển tuỳ hỷ, chiếu sáng lên[110]và giống như một đám mây dông tố đã phát sáng bằng một tia chớp chói chang; và thuộc cách này lại biến đổi thành danh cách. Bằng cách này từ pīṭhaṃ (tọa sàng) lại là một thành ngữ ám chỉ phẩm chất. Te sovaṇṇamayaṃ uḷāraṃ (tọa sàng của nhà ngươi được làm bằng vàng, rất vĩ đại) v.v... là những phẩm chất mô tả tọa sàng này và chẳng phải đã được nói đến “được làm bằng vàng’ thì chúng ta chẳng nên nói đến vĩ đại to lớn nữa vì vàng là kim loại vừa rồi, là tốt nhất rồi và vì ở đây có liên quan đến điều gì thuộc thiên giới? Không có đâu, vì đây rõ ràng chẳng phải là điều gì thực sự tách biệt riêng rẽ[111]. Chính vì trong số những loại vàng thiên hạ đang sử dụng[112] thì vàng con người làm ra (nhân tạo) là tuyệt hảo nhất, vì thứ vàng đó rất tinh khiết. So với những thứ vàng vừa lấy dưới mỏ lên, và sau đó thì bất kỳ thứ vàng thiên giới nào còn giá trị hơn rất nhiều. Chính vì liên quan đến vàng thiên giới mà trước tiên ta có vàng cāmīkara[113], sau vàng cāmīkara là loại vàng sātakumbha, sau loại vàng sātakimbha là vàng Jambunada và sau loại vàng jambunada là vàng siṅgī, vì đây là loại vàng tuyệt hảo nhất. Chính vì lý do đó Dạ Xoa, vua các chư thiên đã lên tiếng: Người tự do đi với người được giải thoát, người tự do hơn đi với người được giải thoát tốt[114]; Ðức Thế Tôn, diện mạo của ngài toả sáng như chiếc nhẫn bằng vàng Siṅgī[115] đã đi vào thành Sāvatthi với chư vị ẩn sĩ để tóc rối.”cc Chính vì thế ‘sừng sững’ được nói tới cho dù[116] ‘được làm bằng vàng đã được nói tới. Hay nói cách khác, từ ‘sừng sững’ không được đề cập đến chỉ đơn giản liên quan đến tốt nhất và tuyệt hảo nhất, hơn thế nữa ý nghĩa đã được gộp lại nơi đặc tính to lớn rồi. [14] Và liên quan đến vấn đề này ‘tọa sàng’ v.v... ám chỉ mối tương quan giữa hành vi và hậu quả của hành vi đó. Cũng trong mối tương quan đó bằng cách nói rằng, “Ðược làm bằng vàng’ thì phước lành làm cơ sở để có được lầu đai đó được diễn tả, qua từ ‘sừng sững’ thì phước lành với vẻ hoàng nhoáng phi thường, bằng cách nói ‘Di chuyển với vận tốc tư tưởng’ thì đây là phước lành di chuyển trong khi đó bằng cách diễn tả “ra đi tuỳ ý thích’ lại diễn tả phước lành do hiện trạng thù thắng của chiếc ‘tọa sàng này liên quan đến đặc tính mau lẹ được ám chỉ. Hay nói cách khác bằng cách diễn tả ‘được làm bằng vàng’ thì hiện trạng tuyệt hảo được diễn tả. Bằng từ ‘sừng sững’ muốn biểu lộ đặc tính vĩ đại và uy nghi của thiên cung đó, trong khi đó ý nghĩa cụm từ ‘tùy ý thích” diễn tả trạng thái di chuyển thoải mái[117] . Hay còn nữa, cũng bằng cách diễn tả ‘được làm bằng vàng’ muốn ám chỉ vẻ xinh đẹp được tăng thêm và vẻ xinh đẹp cực kỳ nơi diện mạo, bằng cách diễn tả ‘sừng sững’ muốn ám chỉ một thực chất đẹp đẽ và hấp dẫn khi ta nhìn ngắm. Bằng cách diễn tả “bằng vận tốc tư tưởng” đó chính là phước lành di chuyển nhanh nhẹn. Bằng cách diễn tả ‘tuỳ ý thích’ muốn ám chỉ việc di chuyển tới bất kỳ vị trí nào đều không bị trở ngại. Hay còn nữa, thiên cung này được làm bằng vàng là do kết quả[118] thiếu vắng tham lam nơi phước đức nhờ đó mà (thiên cung này) lại là thành quả của phước đức90 đó. sừng sững là do kết quả không có sân hận, đang khi di chuyển tuỳ ý thích chính là kết quả thiếu vắng sân si mà ra. Tương tự như vậy thiên cung được làm bằng vàng là do kết quả niềm tin hiện hữu nơi phước đức đó, sừng sững là do kết quả kết hợp với tuệ trí, với vận tốc ý nghĩ’ đó chính là kết quả do tinh tấn đem lại. Trong khi đó di chuyển tuỳ hỷ lại là kết quả thiền định. Hay còn nữa toà thiên cung đó được làm bằng vàng là do kết quả giữa niềm tin kết hợp với thiền định, sừng sững là do kết quả kết hợp giữa thiền định và tuệ trí, (di chuyển) với vận tốc ý nghĩ’ đó chính là do kết quả của thiền định và tinh tấn kết hợp lại, trong khi đó di chuyển tùy ý lại do kết quả giữa của thiền định và chánh niệm kết hợp với nhau. – đây là cách chúng ta nên hiểu. Về điểm này chính vì chiếc ‘tọa sàng’ v.v... bằng cách chỉ biểu thị thù thắng toà thiên cung của nàng, đã đề cập đến thù thắng nơi những phương tiện đó chính là kết quả phước đức của tiên nữ đó đã làm. Cũng như “ôi nàng được trang điểm lộng lẫy’ v.v... bằng cách biểu thị thù thắng của nàng khi còn hiện hữu trên cõi đời này, lại nói tới thù thắng nơi những phương tiện cũng là kết quả của phước đức nàng đã thực hiện được. Vì giống như những đồ trang sức bằng vàng của nàng lấp lánh, được tụ lại với nhau do một người thợ thủ công được huấn luyện kỹ càng và chính vật đó được khảm với những đá quí và châu báu chiếu sáng rực rỡ cả một hệ thống gồm rất nhiều tia sáng, toả sáng chói chang, nhưng không loại trừ, ngay cả như vậy thì cá nhân con người này, chiếu sáng khắp tứ phía, tự mình được trang điểm và mặc y phục đẹp nhất và hoàn hảo nhất từ mọi phía, chiếu sáng không loại trừ điều gì. Vì lý do này ngài chỉ rõ bằng câu này, ‘Ôi kẻ được trang điểm kỹ càng’ v.v... vẻ lộng lẫy nổi bật của nàng quả thật là tình cờ[119], trong khi đó thông qua câu, ‘nàng toả sáng chói chang’[15] đó là điều tự nhiên. Tương tự như vậy nhờ những gì vừa nêu trên ngài chỉ rõ cho thấy vẻ lộng lẫy huy hoàng[120] quá mức đó lại được tạo ra do một nguyên nhân rất thông thường, nhờ nguyên nhân vừa đề cập đến điều được tạo ra do một nguyên nhân quá khứ; hay nói cách khác qua nguyên nhân trước đó ngài chỉ rõ cho thấy phước đức làm nền tảng cho điều nàng đã được hưởng, thông qua điều vừa đề cập đến lại là nền tảng cho điều chúng ta được hưởng vậy. Ở đây ta nên nêu câu hỏi: phải chăng thiên cung này có được thắng với một con ngựa nòi[121] hay không? Ngay cả ở cõi thiên giới thì các thiên cung có xe kéo đều được thắng với ngựa nòi[122] - như trong cách diễn tả “một thiên cung xe kéo được thắng với hàng ngàn ngựa nòi.[123]ff v.v... - tuy nhiên đây chỉ đơn giản có các tiên nữ đã hiện nguyên hình chính mình dưới dạng ngựa nòi vào thời điểm thực hiện nhiệm vụ của mình, như trong trường hợp devaputta Erāvana[124] dưới dạng một con voi vào thời điểm tiêu khiển trong vườn ngự uyển. Nhưng thiên cung này và nhiều thiên cung khác giống như vậy phải được coi như là không được thắng ngựa nòi. Nếu như vậy, phải chăng có phải phong đại đã trở thành nguyên nhân đặc biệt liên quan đến chuyển động nội tại cũng như ngoại vi thiên cung đó chăng? Ta nên coi đó như là nguyên nhân nội tại. Chính vì, khi một thiên cung mặt trời và thiên cung mặt trăng v.v... di chuyển đến các vùng khác, thì xuất hiện một cơn lốc rất lớn và với sức gió cực kỳ nhanh – nổi lên thông qua những nghiệp của chúng sanh đang tùy thuộc vào chúng để sống. – đã khởi động chúng và như vậy không cần đến phong đại ngại vi[125]khởi động thiên cung này và đẩy tới; hơn thế nữa, chính vì châu báu luân[126] tiến tới bằng cách có phong đại nổi lên bên trong. Chính vì thế, giống như thiên cung mặt trăng v.v... không phong đại ngoại vi khởi động[127] đẩy nó chạy tới, vì thiên cung mặt trăng chỉ khởi động do ý muốn của một chuyển luân vương ngay sau khi thốt lên các lời này, “Ước mong châu báu luân đáng kính tiến tới”v.v... xuất hiện trong trí, ngay cả như vậy (thiên cung này) có thể di chuyển bằng phong đại dựa trên chính sức lực[128] của mình chỉ bằng suy nghĩ của thiên nữ đó mà thôi - ta nên hiểu theo cách thức này. Vì lý do đó có lời nói rằng ‘Lâu đài đó di chuyển nhanh như ý mình muốn’. Với đoạn kệ đầu tiên, sau khi đã nói như vậy về thù thắng kết quả các phước đức của thiên nữ đã làm, cặp đoạn kệ[129] bắt đầu như sau, “Vì lý do gì nàng có được diện mạo đẹp đẽ đến như vậy” được đề cập đến để làm rõ phước lành phước đức làm lý do đem lại điều này. Về điểm này: 2. [16] Vì lý do gì (kena): từ kiṃ được truyền lại liên quan đến việc khiển trách, như trong câu “Cái gì (kiṃ)? Vị vua này lại không bảo vệ thần dân của mình hay sao?” Nào (kiṃ) giờ đây ngài[130] nghĩ ngài có thể nói gì (kiṃ) với ta đây?”hh v.v... ; liên quan đến những gì bất định, như trong câu, “Cho dù sắc dáng quá khứ, hiện tại, tương lai có như thế nào (kiñci) i chăng nữa.”ii v.v... ; liên quan đến việc thẩm vấn, như trong câu, “Ở đây tài sản quí báu nhất một người có được là gì?”jj v.v... - ở đây cũng vậy ta nên hiểu chỉ đơn giản có liên quan đến một lời thẩm vấn. Và từ kena (do đâu) là công cụ cách hiểu theo nghĩa nguyên nhân. Có nghĩa là do nguyên nhân nào? Của nàng: te = tava (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Như thể: etādiso[131] = ediso (một dạng ngữ pháp hoán chuyển), có nghĩa là như hiện giờ ta trông thấy.[132]. Sắc diện (vaṇṇo): từ vaṇṇa đuợc truyền lại có liên quan đến phẩm hạnh tốt, như trong câu “Hỡi chủ gia nhân, cho đến bao giờ nhà ngươi mới thu thập[133] được những phẩm hạnh tốt nơi Ðức Phật Cồ Ðàm?”kk v.v... ; liên quan đến hành vi khen ngợi, như trong câu, (Nhưng vị Phạm thiên trai trẻ) lại thốt lên những lời khen ngợi (vaṇṇaṃ) Ðức Phật, thốt lên những lời khen ngợi (vaṇṇaṃ) Phật Pháp, thốt lên những lời khen ngợi (vaṇṇaṃ) Tăng Ðoàn, bằng nhiều cách”ll; liên quan đến nguyên nhân, như trong câu, “Giờ đây bằng biểu hiện nào ta được coi như là một tên trộm?”mm[134] v.v... ;liên quan đến kích cỡ, như trong câu, “Ba hạng (vaṇṇa) bát khất thực”nn v.v... ; liên quan đến tái sanh[135]như trong câu, “có bốn loại (vaṇṇas) tái sanh, thưa ngài Cồ Ðàm”oo v.v... ; liên quan đến diện mạo, như trong câu, “(Mara... ) sau khi đã hiện nguyên hình (vaṇṇaṃ) một vị vương tượng vĩ đại”pp v.v... và liên quan đến màu da, như trong câu, “Nàng có màu da vàng óng (-vaṇṇa) và ngài là Ðức Thế Tôn; hàm răng của ngài trắng tinh và ngài tràn đầy tinh tấn”qq v.v... - ở đây cũng vậy ta nên coi đây đơn giản chỉ có liên quan đến màu da mà thôi. Vì là ý nghĩa muốn nói đến ở đây: do điều gì, do loại ... nào[136] đặc biệt là loại phước thiện làm nguyên nhân, được tạo ra loại (pt) này (pt) nọ, giả dụ như làn da thể chất, ánh sáng chói lọi lan toả khắp[137] mười hai do tuần, của nhà ngươi, thiên nữ? Vì lý do gì nhà ngươi đã đạt được điều đó ở đây (kena te idha-m-ijjhati): do nghiệp phước dồi dào nào đã đem lại kết quả to lớn nơi thiện hạnh mà giờ đây nhà ngươi đã hoàn tất, đã tạo ra được[138]vì ở đây, tại địa điểm này. điều này đã nổi lên (uppajjanti): phải được xuất hiện. Có nghĩa là điều này phải diễn ra liên tục không ngừng. [17] Những lạc thú (bhogā): những của cải đặc biệt và những phương tiện như y phục và đồ trang sức v.v... đã được gọi là ‘những lạc thú’ (bhogā) hiểu theo nghĩa chúng thích hợp để ta hưởng thụ (paribhuṅjitaṭṭhena)[139]. Ye (điều gì) là đại từ bất định nói chung; keci (có bao giờ) là một đại từ bất định qui định trạng thái khác biệt - và với cả hai từ chung với nhau (ye keci, bất kỳ điều gì) tác giả bao gồm không bỏ qua bất kỳ điều gì, những lạc thú như vậy khi những phân biệt như vậy được coi là tuyệt hảo, và hơn cả tuyệt hảo nữa v.v... [140]ược tìm thấy tại đó, vì đây là một đại từ, bao gồm đủ mọi thứ không bỏ qua bất kỳ điều gì, giống như trong câu ye keci saṅkhārā (bất luận hành hữu vi nào). Lòng nàng mến chuộng (manaso piyā): khiến cho lòng ta mến chuộng, có nghĩa là nhà ngươi thấy lòng mình mến chuộng. Và ở đây thông qua điều này “nước da như vậy” ám chỉ phước lành được làn da đẹp đến như vậy được ban cho thiên nữ khi vẫn còn sống trên cõi đời này với nét đặc trưng đã được nói đến ở trên; bằng cách này thì “lạc thú” là phép lành thuộc những loại bộ phận ước thú vui giác quan là những cảnh vật, âm thanh, hương vị, mùi vị và cảm thọ thiên giới. Những thứ đó chính là căn bản hưởng thụ lớn cũng như nhỏ; nhờ điều này “lòng ngươi mến chuộng” đó là phẩm chất dễ chịu, sảng khoái và mến chuộng nơi những cảnh trí ... thiên giới v.v... ; trong khi đó thông qua những phương tiện này ‘được hoàn tất nơi đây’ lại muốn ám chỉ[141] phước lành bằng thọ mệnh thiên giới, bằng sắc đẹp thể chất, bằng danh thơm tiếng tốt, hạnh phúc sung sướng và uy lực[142]. Và thông qua điều đó, ‘bất kỳ điều gì lòng ngươi mến chuộng’[143] được bao gồm trong đó không bỏ qua bất kỳ điều gì ở đây về mười hiện trạng được truyền lại cho chúng ta trong Kinh Phật như sau: “Ngài đã trổi vượt các chư thiên khác nơi mười hiện trạng sau đây: thọ mệnh thiên giới, sắc đẹp thiên giới, hạnh phúc thiên giới, danh tiếng tốt thiên giới, uy lực thiên giới, những cảnh tượng thiên giới, âm thanh thiên giới, hương vị thiên giới[144], mùi vị thiên giới116 và tiếp xúc thiên giới.”rr đây là những gì chúng ta nên hiểu. 3. Ta đặt câu hỏi (pucchāmi): ta đưa ra một câu hỏi. Có nghĩa là ta muốn biết. Và do chính việc bao gồm từ kiṃ (điều gì), do không còn ý nghĩa nào khác, ta nên hiểu rằng cả ba đoạn kệ này[145]: “Do điều gì nàng được sắc đẹp như vậy? Vì cớ gì nàng chiếm được vinh quang đến như vậy? Nàng đã tạo được phước đức gì giữa thế nhân? Do thần lực nào nàng chiếu sáng rực rỡ đến như vậy? Ðược đề cập đến một cách tự nhiên[146] bằng một câu hỏi duy nhất; hơn thế nữa, ‘Ta đưa ra câu hỏi’ với mục đích thông tin một thực chất đó là một câu hỏi rõ ràng. Vì câu hỏi này không chỉ là một soi sáng điều gì không nhận ra được vì một vấn đề theo dạng này không được các vị đại trưởng lão nhận ra, cũng chẳng phải là một điều phức tạp gay gắt vì mối nghi ngờ của ngài dưới mọi góc độ đã được loại bỏ hoàn toàn. Cũng chẳng phải một câu hỏi nhằm tìm kiếm ý kiến vì câu hỏi này không được tiến hành[147]theo cách thức nhằm bảo toàn ý kiến như trong câu “Giờ đây nhà ngươi nghĩ gì, hỡi vị thủ lãnh?”ss v.v... [18] cũng chẳng phải là một câu hỏi nhằm lôi kéo chúng ta vào một cuộc đối thoại vì đây không phải câu hỏi của vị trưởng lão nêu ra bằng cách lôi kéo vị thiên nữ đó vào cuộc đối thoại. Mà ta nên hiểu đây là cách áp dụng đặc biệt về điều ngài đã thấy. Mục tiêu này là chính xác như đã được giải thích ở trên trong bài tường thuật về vấn đề xuất phát từ “Cho dù ngay từ đầu vị trưởng lão đã nhận ra)’ trở về sau. Nhà ngươi : taṃ = tvaṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển) điều này được ám chỉ cho cả hai người trước và sau – ở đối cách số ít khi ám chỉ người trước nhưng ở danh cách số ít trong trường hợp ám chỉ người sau. Devi (devi): có liên quan đến từ deva được truyền lại bằng cách một người được là chư thiên theo qui ước, như trong câu, “Tám mươi tư ngàn thành phố thuộc sở hữu của nhà ngươi, tuyệt diệu nhất là thủ đô vương quốc Kusāvatī, tâu bệ hạ (hỡi chư thiên (deva); hãy tạo ra một điều ước đối với những thành phố này, tâu bệ hạ (deva) hãy quan tâm đến cuộc sống này”tt v.v... thông qua cách một người trở thành chư thiên do lòng tinh luyện[148] như trong câu, “Bài thuyết pháp của chư thiên tuyệt diệu nơi các chư thiên, thuộc Ðấng Toàn Tri.”uu [149] v.v... .vì khi thực chất tính chất chư thiên siêu việt của Ðức Thế Tôn thể hiện nơi những kẻ đã trở thành chư thiên thông qua tinh luyện được đề cập đến (thì chỉ có chư thiên) được để cập đến về những gì còn lại; và bằng cách những kẻ nào trở thành chư thiên thông qua tái sanh, như trong câu, “Các chư thiên thuộc cõi Tứ đại thiên vương có được sanh mệnh[150] trường thọ hơn, có được nước da dễ thương và có dồi dào hạnh phúc.”vv v.v... ở đây cũng vậy ta nên hiểu một cách đơn giản bằng cách một người trở thành chư thiên do tái sanh. Tuy nhiên, đối với ý nghĩa của từ nàng trở thành một thiên nữ vì nàng đang tiêu khiển (dibbati), nàng đang vui chơi giải trí, nàng đang đùa giỡn[151] với phép thần thông xuất phát từ những phước đức nàng đã làm. Nàng được thích thú nơi năm thành tố ước muốn giác quan; hay nói cách khác, vì theo cách thức đã nói đến ở trên, nàng đã tạo ra được ánh sáng, chiếu rọi và xuyên qua không trung nơi[152] thiên cung. Nhà ngươi một thiên nữ (tvaṃ devi[153]) và đây chính là xưng hô cách số ít. Có oai lực to lớn (mahānubhāve): có địa vị cao trọng. Vẻ oai lực của nàng hơn thế nữa cũng giống hệt như điều đã được làm rõ ở hai đoạn kệ trên. Khi còn thuộc cõi chúng sanh (manusabhūtā): liên quan đến điều này, những kẻ nào còn là chúng sanh (manussa) v.v... do có sự vượt trội hơn (ussannatāya) về trí tuệ (manassa), do trí tuệ của người đó có những phẩm chất vô cùng tuyệt hảo, có trí tuệ phát triển bằng những phẩm chất thiền ịnh tốt, có giá trị và thích hợp nơi cuộc sống phạm thiên v.v... nhưng họ là ai vậy[154]? – Ðó chính là hạng người là cư dân Jambudīpa. Chính vì lý do đó Đức Phật có nói, “Hỡi chư vị Tỳ khưu, cư dân Jambudīpa vượt trội hơn hẳn cư dân vương quốc Uttarakura[155] và các chư thiên nơi cõi Tam Thập Tam bằng ba cách. Ba cách nào vậy? Ðó là họ rất thận trọng, có thiền niệm và sống đời sống phạm thiên tại đó.”ww[156] Chính vì thế chỉ tại đây chư vị Thế Tôn Phật, chư vị Ðộc Giác Phật, chư vị đồ đệ chánh, chư vị đồ đệ vĩ đại, chư vị chuyển luân vương và những chúng sanh khác nữa với vẻ oai lực to lớn đã nổi lên. [19] Tuy nhiên một số người khác lại cho rằng, cả những cư dân sống trong những đại lục[157] khác, cũng như tại những hải đảo[158] nhỏ hơn đơn giản họ cũng được coi như là những chúng sanh do có cùng diện mạo giống nhau v.v... [159] như họ. Một số người khác lại tuyên bố thẳng thừng họ là chúng sanh do có trí tuệ chiếm ưu thế vượt trội đi kèm với thói tham ăn[160] v.v... và do thiếu thói tham ăn v.v... vì đặc biệt chính vì trong số những chúng sanh đó thuộc hậu duệ chúng sanh thì tham ăn v.v... và thiếu tham ăn v.v... lại được coi như chiếm ưu thế.[161] Thông qua đặc tính thèm khát đặc tính chiếm ưu thế[162] vượt trội họ đã chu tất con đường dẫn đến cõi hư mất[163]. Trong khi đó qua tính vượt trội thiếu thèm khát họ lại chu toàn chánh đạo dẫn đến định mệnh hạnh phúc và chánh đạo dẫn đến Níp bàn.[164] Chính vì thế hạng chúng sanh làm cư dân bốn đại lục và những hòn đảo nhỏ hơn được gọi là “chúng sanh” liên quan đến sự vượt trội4 về trí tuệ của họ kèm theo với tham lam v.v... và do họ chiếm ưu thế trí tuệ đi kèm thiếu vắng tham lam v.v... Tuy nhiên những người đời cũng tự xưng họ là chúng sanh (manussa) vì họ chính là hậu duệ của Manu[165] còn Manu là tên gọi một người thuộc đệ nhất niên đại sau khi đã nắm quyền kiểm soát được cõi thế giới này đã chiếm địa vị làm cha chúng sanh, trở thành người đầu tiên cung cấp điều gì mang lại hạnh phúc hay mang lại bất hạnh cho chúng sanh và cũng[166] là người giáo pháp Đức Phật gọi là Mahāsammata[167]. Chúng sanh đã an trú nơi những lời dạy dỗ chứa đựng những lời động viên của ngài, ngay từ lúc đầu và sau này nơi dòng họ. Ðược gọi là chúng sanh (manussa) vì họ tương tự như những chúng sanh là con cái của ngài.[168] Chính vì lý do này mà thôi mà những thanh thiếu niên Bà La Môn được tạo[169] thành giống nòi Manu (manujā[170]). Khi nhà ngươi còn là con người (manussabhūtā): khi nhà ngươi đã là, khi nhà ngươi được tái sanh nơi cõi chúng sanh, hay nói cách khác khi nhà ngươi đã đạt đến hiện trạng chúng sanh. Nàng đã thực hiện phước nghiệp gì (kim akāsi puññaṃ): những việc gì trong số những nghiệp như bố thí và giới đức v.v... loại phước đức nào cũng như phước hạnh nào đã có tên gọi là ‘phước đức’ (puññaṃ) do kết quả nghiệp đó đem lại trở thành điều kiện xứng được tôn kính (pujja-)[171]và vì phước đức tinh luyện và tẩy sạch dòng hữu phần trong đó, chính chúng ta đã khởi sanh, nhà nguời đã thực hiện, đã tích lũy, ý nghĩa ở đây là nhà ngươi đã làm xuất hiện. Oai lực chiếu sáng rực rỡ (jalitānubhāvā): về thần thông, xuất phát từ những phước đức của nhà ngươi, đã toả sáng khắp[172] quanh ngươi. Nhưng tại sao người ta lại nói ở đây, “Do phước đức nào nhà ngươi đã thực hiện khi còn sống nơi cõi chúng sanh?” Tại sao lại không có những phước đức nào khác nơi những định mệnh khác[173]? Không, chẳng có gì hết. [20] Vì cho dù việc xuất hiện những suy tưởng thiện liên kết với cõi tham dục chỉ có thể xuất hiện ngay cả trong hỏa ngục, chính vì vậy còn nhiều nơi khác nữa, tuy nhiên nhà ngươi không cho rằng[174] đó chỉ là vấn đề được áp dụng đối với điều được nhìn thấy sao? Chính vì thế sau khi đã nhìn thấy nàng khởi sanh sau khi đã thực hiện những phước đức tiếp[175] theo sau nàng đã lưu lại tại cõi con người, vị đại trưởng lão đã nói. “Nàng đã thực hiện những phước đức nào khi còn lưu lại ở giữa thế nhân?” Hỏi nàng về chính điều thực sự đã xảy ra. Hay nói cách khác, nơi những kiếp khác, do đau khổ khủng khiếp và do hạnh phúc tràn đầy vị đại trưởng lão nổi lên, và rất nhiều đau khổ chồng chất[176], không dễ gì kiếm được cơ hội thực hiện phước đức, thật là điều vô cùng khó khăn để có được sự phối hợp những điều kiện, giống như supparisa[177] làm hỗ trợ quyết định[178] v.v... và ngay cả vào thời điểm đó khi sự hỗ trợ đó khởi sanh, vì lý do đã đề cập đến ở trên, cho dù không dồi dào[179] cũng như không to lớn là bao; ngược lại nơi định mệnh con người, do có được hạnh phúc tràn trề, và cũng dễ dàng kiếm được cơ hội để thực hiện phước đức, đa phần cũng dễ dàng đạt được sự phối hợp các điều kiện giống như những gì sappurisa có được làm điều hỗ trợ quyết định v.v... ; trong khi đó vì đau khổ khởi sanh tại đó, điều này đặc biệt tạo hỗ trợ quyết định cho việc thực hiện phước đức, vì niềm tin[180] lấy đau khổ làm nền tảng. Chính vì giống như khi người ta chế tạo[181] con dao từ thép[182] cứng, dứt khoát việc nung cục sắt trong lửa hay việc trui trong nước[183] lạnh không phải là nguyên nhân tác thành cho khả năng thực hiện hành vi cắt chặt của con dao, tuy nhiên trui dao với nước lạnh ở mức độ chính xác sau khi đã nung dao trong lửa lại là nguyên nhân tác thành của việc chặt cây này, ngay cả như vậy chẳng do việc dự liệu của đau khổ tột đỉnh, cũng chẳng do có đau khổ tràn đầy, cũng chẳng phải việc dự liệu những gì đem lại hạnh phúc tuyệt đối nơi dòng hữu phần của một sanh vật là nguyên nhân tác thành cho việc thực hiện phước đức, tuy nhiên khi ta bị đau khổ dày vò và khi hạnh phúc[184] gia tăng nơi ta ở một mức độ chính xác thì khởi sanh việc thực hiện phước đức với việc hỗ trợ quyết định có được – và khi hạnh phúc gia tăng đáng kể và lan tỏa khắp nơi thì ta có khả năng cắt đứt mọi địch thủ.[185]Chính vì thế hiện trạng chúng sanh chính là nguyên nhân tác thành tạo ra phước đức. [21] Vì lý do đó có lời nói rằng, “Nhà người đã thực hiện phước đức gì nơi cõi chúng sanh’. Ðiều còn lại cũng dễ dàng hiểu được. 4. Sau khi vị trưởng lão đã hỏi như vậy, giờ đây thiên nữ đã trả lời câu hỏi của ngài, để trình bày sơ, thực chất đoạn kệ bắt đầu như sau: “Nàng thiên nữ đó với tâm tràn đầy hoan hỷ”. Nhưng ai đã thốt lên đoạn kệ này? Ðó chính là các vị Kiết Tập Phật Pháp. Về điểm này: người đó (sa): là kẻ trước đó đã nói, “Ta hỏi nhà ngươi, hỡi thiên nữ đầy oai lực[186]. Thiên nữ (Devata): Devaputtas, còn có tên gọi là Devaputtas, Brahnmas và cả devadhitas[187] nữa, vì devaputta được đề cập đến là devata, ta có thể coi devata chỉ đơn giản là một thiên nữ, như trong câu, “ thế rồi khi đêm đã về khuya có devata với diện mạo vô song xuất hiện”xx v.v... ta cũng có thể dùng từ Brahmas như trong câu, “Bảy trăm thiên nữ xuất hiện từ thiên cung Phạm Thiên đó”yyv.v... ; và devadhita, như trong câu, “Hỡi thiên nữ (devata), nhà người xuất hiện với diện mạo vô song tỏa sáng khắp tứ phương thiên hạ giống như vì sao Dược Vương Tinh”[188]zz v.v... ở đây cũng vậy đơn giản ta nên coi đó như là devahita. Tâm nàng tràn ngâp hoan hỷ (attamanā): nàng được thoả mãn tâm hồn, tâm nàng tràn ngập sung sướng và hạnh phúc, vì một khi tâm đi kèm được, kèm với hoan hỷ và sung sướng như thể được chiếm đoạt lấy làm của riêng mình[189] vì chẳng còn cơ hội nào để cho buồn chán thất vọng chiếm lĩnh tâm hồn đó. Hay nói cách khác attamanā (nơi chính tâm hồn của nàng): nơi tâm trí[190] chính trực của nàng, vì một tâm trí có niềm hân hoan vô tỳ vết và niềm sung sướng chiếm đoạt ta chỉ có thể cho là “chánh tâm” mà thôi. Vì nó đem lại hạnh phúc và sung sướng cho kẻ nào được trang bị với tâm đó cả trên cõi đời này lẫn cõi đời sau; không thể khác được nữa. Do ngài Moggallāna) (Moggallānena): vị đại trưởng lão chính hiệu[191] là Moggallāna vì ngài là con trai của một vị bà la môn giàu có thuộc dòng dõi Moggallāna - nhờ có ngài Moggallāna này [22] Khi ngài hỏi nàng (pucchitā)[192]: khi ngài hỏi nàng bằng cách ứng dụng điều ngài đã nhìn thấy, vị nữ chư thiên tâm nàng trần ngập hân hoan, đã giải thích câu hỏi như sau - đây là cách chúng ta nên phân tích. Và tâm nàng tràn ngập hoan hỷ vì hai lý do: nàng được hưởng niềm hạnh phúc liên tục tùy thuộc vào kết quả những phước đức đem lại trước đó[193]với suy nghĩ, “Ngay cả phước đức đó, cho dù có bị hạn chế quả thật đã trở nên nguyên nhân đem lại thù thắng thiên giới tuyệt hảo đó”, và giờ đây khi nghĩ lại, “Ngay cả dịch vụ[194] nàng đã thực hiện cho một vị trưởng lão nào đó quả thật đã đem lại hậu quả to lớn biết nhường nào; hơn thế nữa vị đồ đệ trưởng của Đức Phật, với những phẩm chất thiện to lớn và oai lực vĩ đại – cả ngài nữa ta đã được chứng kiến và tỏ lòng tuân phục ngài, (trong đó) ngài đã đặt câu hỏi chỉ liên quan đến hậu quả của những phước đức ta đã thực hiện mà thôi.” Ðược tràn ngập niềm vui mãnh liệt và niềm sung sướng tràn trề, nàng thực sự đã đồng ý với lời vị trưởng lão thốt lên, và giải thích câu hỏi ngài đã đặt ra. Câu hỏi (pañhaṃ): nàng giải thích, nàng nói về, nàng trả lời, điểm ngài trưởng lão muốn biết. Nhưng nàng đã giải thích bằng cách nào vậy? Khi được hỏi (putthā)[195]: theo cách thức ngài trưởng lão đã đặt câu hỏi, có nghĩa là theo y như cách thức vị trưởng lão đã đặt câu hỏi. Vì ở đây, sau khi đã nói “Ngay lúc đặt câu hỏi” thì thành ngữ “như đã hỏi” lại được nhắc lại phải được coi như là cách xác định giới hạn ý nghĩa muốn nói đến ở đây. Vì khi đã hỏi như vậy thì một sự khởi đầu đã được thực hiện nhằm thông báo một giới hạn ý nghĩa của câu hỏi đó. Nhưng giới hạn[196] ý nghĩa đó ám chỉ điều gì? Ðó chính là việc tuân thủ một cách giải thích với câu hỏi đó. Vì sau khi đã xác định được kết quả của một hành động, thì hành động đó trở thành nguyên nhân cho điều ta muốn đặt câu hỏi, điều này làm rõ hiện trạng thích hợp, giữa điều này với điều kia, của cả hai hành vi đó và một khi đã được phù hợp với cách giải thích câu hỏi, thì đây chính là cách một câu hỏi được tiến hành. - cả về nội dung tích cực lẫn những kiểu dáng ý nghĩa vậy[197] - câu trả lời cũng được tiến hành theo cùng một cách thức như vậy. Như vậy sau khi đã nói ‘khi được hỏi’ ‘khi đã đặt câu hỏi’ lại được nhắc lại với mục tích thông báo giới hạn của câu trả lời. Hay nói cách khác, Khi được hỏi (pucchitā) ề cập đến lý do nhờ đó[198]vị thiên nữ đã được hỏi bằng một tính ngữ và để giải thích một câu hỏi. đây là điều được nói : câu hỏi[199]chính là điều vị trưởng lão đã hỏi nàng theo cách sau đây, ‘Do đâu nàng có được diện mạo xinh xắn như vậy?” v.v... [23] Hành vi thiên nữ đó171 đã thực hiện; thiên nữ[200] đó đã nói[201] ‘được hỏi’ vì nàng là một người đã tạo ra câu hỏi đó phải được đặt ra hay vì nàng là người đã cung cấp thông tin về câu hỏi đó. Vì người được hỏi chính là người đã thực hiện[202] hành vi được hỏi tới, chính vì thế mà câu hỏi được đặt ra như vậy và vì người được hỏi lại chính là người cung cấp thông tin về hành vi đã được hỏi tới, chính vì thế nàng đã giải thích câu hỏi. đây là thành quả của nghiệp nào vậy (yasa kammass’ idaṃ phalaṃ): đây là một cách chỉ định hình thức đã được chủ thể đề cập đến như vậy” “câu hỏi” và đây cũng chính là ý nghĩa ở đây: nàng đã giải thích phước đức đã được đề cập đến trong câu hỏi vì đây chính là điều vị truởng lão muốn biết, hậu quả của hành vi nghiệp chướng[203] nào vậy. Như đã đề cập đến trước đó, trước tiên đây vừa là điều người đặt câu hỏi cũng như người được hỏi muốn nêu ra. “Khi ta còn lưu lại nơi cõi chúng sanh” v.v... [204] đó là cách trả lời cho câu hỏi vậy. Về điểm này: 5. Ta (ahaṃ): thiên nữ ám chỉ chính nàng. Sau khi đã tuyên bố ‘nơi cõi chúng sanh’, thành ngữ ‘khi ta còn ở kiếp con người’ lại một lần nữa được nhắc lại với mục đích cho thấy thực chất[205] là những phẩm chất tốt nơi chúng sanh cũng xuất hiện nơi nàng vào thời điểm đó. Vì kẻ nào thuộc hậu duệ chúng sanh, là kẻ đáng phải phạt sau khi đã thực hiện những gì không được phép làm như sát sanh, đây kia phải trải qua đau khổ rất lớn khi gặp phải việc tuyên án, do nhà vua v.v... như bị chặt tay v.v... [206] đây chính là người phải chịu đau khổ nơi hỏa ngục, người khác, cũng là hậu duệ chúng sanh, do nghiệp đã thực hiện trước đó chẳng bắt gặp ngay cả cỏ khô hay tấm lợp che phủ và do đói khát khống chế và với đau khổ tràn đầy, đi lang thang khắp nơi mà không kiếm được bất kỳ hỗ trợ nào từ bất kỳ nơi nào. – đây chính là các ngạ quỷ (Ngạ Quỷ); có một loại người khác, cũng tương tự như hậu duệ chúng sanh, sống tuỳ thuộc vào người khác, phải vận chuyển hàng hóa cho người khác hay là hạng người quá trớn phải chịu đựng những gì chúng không đáng phải chịu và rồi đi lang thang khắp nơi, bị mọi người đe doạ giết chết. Vì sợ phải chết chúng thường cư trú nơi những khu rừng rậm và phải chịu đựng muôn vàn đau khổ mà không biết đau khổ đó do đâu mà ra và điều gì không đem lại hạnh phúc cho chúng và chỉ toàn tâm chú ý vào những thứ đó như muốn làm giảm bớt đau khổ bằng tình trạng lờ đờ và ước muốn có gì để ăn[207]v.v... - đây chính là con vật chúng sanh; ngược lại có kẻ khác, ý thức được hạnh phúc của mình và điều gì không phải hạnh phúc đó và đặt niềm tin vào kết quả những nghiệp của mình, có được cho mình tính khiêm tốn và sợ hãi bị khiển trách, có lòng đại bi quảng đại và luôn lo âu đến hạnh phúc của chúng sanh, [24] và lại có kẻ, luôn tránh xa con đường ác nghiệp và luôn tự theo đuổi chánh đạo bằng phước đức[208], cho tất được những điều cơ bản trong việc thực hiện phước đức[209] - và an trú nơi Phật Pháp[210] chúng sanh quả thật họ là con người hiểu theo nghĩa tối thượng; cả thiên nữ cũng thuộc hạng đó[211]. Chính vì lý do đó có lời nói rằng, “Khi ta còn được làm kiếp người sống giữa thế nhân” có nghĩa là khi ta đã đạt đến hiện trạng chúng sanh nơi con người và lưu lại đó mà không loại bỏ Phật Pháp chúng sanh. ối với người đến thăm: abbhāgatānaṃ = abhi-āgatānaṃ[212] (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài), có nghĩa là đối với một vị khách bắt gặp.Vì các vị khách lại có hai loại; người khách và người đến thăm. Về những hạng người này vị khách là người ta đã quen biết, còn người đến thăm là người ta không quen biết trước; hay nói cách khác cho dù có quen biết hay không quen biết, vị khách là người đến trước, còn người đến thăm là người cũng xuất hiện trong lúc đó[213] xuất hiện[214] vào lúc mọi người đang dùng bữa; hay nói cách khác vị khách là người được mời đến dùng bữa, còn người đến thăm thì không được mời. Hơn thế nữa người đến thăm thì nàng không quen biết là người không được mời và đã đến trong hoàn cảnh đó[215]. Nàng gọi người đó là vị “đến thăm” đối với người này, trong khi đó không có liên quan gì đến số nhiều những kẻ xuất hiện ở đây. Vì có người ngồi, đã ngồi tại đây, đây là một chỗ ngồi (āsanaṃ). Bất cứ điều gì thích hợp để ngồi; tuy nhiên ở đây là tọa sàng có nghĩa là nàng gọi là ‘một chiếc ghế nhỏ’ (āsanakaṃ) do đặc tính tầm thường và thiếu tính chất to lớn. Ta bố thí (đem dâng) (adāsiṃ): ta đã dâng tọa sàng đó để ngài trưởng lão xử dụng, tin tưởng vào nghiệp đó và kết quả của nghiệp đó sẽ đem lại sung sướng trong suy nghĩ rằng điều gì ta dâng cúng cho trưởng lão sẽ đem lại kết quả tốt, đem lại lợi thế lớn lao, có nghĩa là ta đã dâng cúng điều đó mà không cân nhắc gì đến giá trị của món đồ đó. Ta cung kính chào ngài (abhivādayiṃ): ta đảnh lễ[216], có nghĩa là ta chào con người xứng nhận phước thí với năm tư thế phủ phục tới tận đất. Tuy nhiên khi nàng đảnh lễ ngài nàng tạo cho người được đảnh lễ thông qua chính hành vi đảnh lễ đó khiến cho nguời đó nói lên[217], ý nghĩa hoàn toàn của việc đảnh lễ đó, chính là một điều chúc phước[218] bằng cách, “ước mong nhà ngươi được hạnh phúc! ước mong nhà ngươi khỏe mạnh!” v.v... thực hiện phép ảnh lễ ajali (añjalikaṃ akāsiṃ) có nghĩa là giơ tay lên đầu kiểu chào anjila đã tỏa sáng bằng việc chụm mười ngón tay lại và tỏ lòng kính lễ đối với người nổi bật với những phẩm hạnh tốt. [25] Cúng dường theo khả năng (yathānubhāvaṃ): điều như thế hoàn toàn trong khả năng của ta, có nghĩa là điều đó hoàn toàn phù hợp với những điều kiện hiện hữu của ta vào lúc đó. Cúng dường (adāsi dānaṃ): nuôi sống người xứng đáng được nhận vật thí bằng cách bỏ qua bất kỳ cúng dường đồ ăn thức uống nào đó v.v... theo đuổi những phước đức bằng bố thí[219]. Và ở đây chính ta (ahaṃ): điều này ám chỉ việc tương quan hiện hữu giữa nghiệp và quả bằng cách chỉ ra cho thấy họ đang rơi vào một tương tục tính duy nhất; Khi ta được làm người giữa thế nhân (manussesu manussabhūtā): điều này ám chỉ dòng hữu phần đặc biệt lại chính là nền tảng hỗ trợ cho việc thực hiện phước đức của nàng; ối với người đến thăm (abbhāgatānaṃ): cả hai điều này nhằm ám chỉ chứng đắc thành công nơi tâm tín và cũng ám chỉ chứng đắc thành công của phước điền, vì điều này làm rõ một thực tế đó là điều được ban tặng cho[220] mà không suy xét gì đến của bố thí đó là gì và cũng như suy xét xem ai là người nhận lãnh[221] vật thí đó; ta đã đem dâng một tọa sàng nhỏ... và bố thí vật thí đó phù hợp với (āsanakaṃ adāsiṃ... yathābubhāvañ ca adāsi dānaṃ): đây là điều ám chỉ vật thí chủ yếu được xử dụng; ta vái chào vị khách từ xa đến bằng năm tư thế phủ phục (abhivādayiṃ añjalikaṃ akāsiṃ(: điều này ám chỉ chủ yếu vật thí thể chất. 6. Vì điều đó (tena): do phước đức đã nói đến ở trên làm nguyên nhân. Của ta (me): từ me này được truyền lại làm công cụ cách, như trong câu, “ta (me) đã rất khó khăn mới đạt được điều này – tại sau giờ đây ta lại phải tỏ lộ ra?”ab v.v... có nghĩa là mayā (một dạng ngữ pháp hoán chuyển); theo tặng cách, như trong câu, “Ôi Ðức Thế Tôn, đây quả thực quá tốt đẹp[222] đối với (me), nếu như Ðức Thế Tôn có thể thuyết pháp ngắn gọn”ac v.v... có nghĩa là mayhaṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển); và được truyền lại ở sở hữu cách. Như trong câu, “Hỡi chư vị Tỳ khưu, trước[223] sự giác ngộ của ta (me), Khi ta vẫn chỉ là một vị Bồ Tát, chưa giác ngộ thực thụ”ad v.v... - ở đây cũng vậy ta nên hiểu ở sở hữu cách, ý nghĩa từ mama (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Từ me (của ta) có liên quan đến cả hai vị trí, như vậy: ‘do phước đức của ta (me) ó’[224] và (do đó) ta có được làn da (của ta) như vậy’. Ðiều còn lại giống như những gì đã giải thích ở trên[225]. Khi thiên nữ đã giải thích câu hỏi như vậy. Trưởng lão Mahāmoggallāna đã thuyết pháp theo chi tiết. Việc thuyết pháp này đem lại lợi ích cho thiên nữ đó cùng với đoàn tuỳ tùng của nàng. Trưởng lão đã quay trở lại cõi chúng sanh từ cõi Tam Thập Tam và thông báo cho Ðức Thế Tôn toàn bộ biến cố đó. [26] Đức Thế Tôn đã coi đó như là vấn đề nổi lên và thuyết pháp cho đoàn người tụ tập tại đó. Nhưng những đoạn kệ này đã được gộp lại trong việc Kiết Tập Kinh Tạng.[226] Việc Chú giải Thiên cung có Tọa Sàng thứ nhất kết thúc[227] tại đây. 1. 2 Chú Giải CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG CÓ TỌA SÀNG THỨ HAI. [Dutiyapīṭhavimānavaṇṇanā] Sàng tọa của nhà ngươi được làm bằng đá be-ryl!” Ðây chính là Thiên Cung có tọa sàng thứ hai. Vấn đề nổi lên và việc Chú giải ý nghĩa nên được hiểu chính xác giống như cách đã đưa ra trong Chú giải chuyện kể thứ nhất nhưng với những khác biệt sau đây: Chuyện kể lại rằng có một nữ nhân là cư dân thành Sāvatthi đã nhìn thấy vị Trưởng Lão đang tiến tới nhà nàng để khất thực và với tâm thành kính đang lúc dâng cho ngài một chỗ ngồi, nàng đã dâng cho ngài một tọa sàng trên đó nàng đã trải một tấm vải xanh[228]. Chính vì lý do đó khi được tái sanh nơi cõi chư thiên nàng đã xuất hiện với một tọa sàng được làm toàn bằng đá be-ril. Vì lý do đó có lời nói rằng[229] : 1.Tọa sàng của nhà ngươi làm bằng đá be-ryl, huy hoàng, di chuyển rất nhanh với vận tốc như ý nàng muốn. Ôi nàng được trang điểm rất lộng lẫy, đầu đội vòng hoa và y phục rất xinh đẹp, nàng đã toả sáng chói chang giống như tia chớp trên đỉnh đám mây dông bão. 2. Do đâu nàng có được nước da kiều diễm đến như vậy? Vì cớ gì nàng đạt được vinh quang tại nơi đây và những lạc thú nào tâm nàng ưa chuộng lại có thể xuất hiện tại nơi đó? 3. Ta hỏi nhà ngươi, ôi nữ chư thiên oai phong lẫm liệt, ngươi đã thực hiện phước đức nào khi còn sống nơi cõi chúng sanh? Do đâu nàng có được vẻ oai phong lẫm liệt tỏa sáng rực rỡ đến như vậy, và dung nhan nàng tỏa sáng khắp tứ phương như thế? 4. Nàng thiên nữ đó, lòng tràn đầy hoan hỷ khi ngài trưởng lão Moggallāna hỏi nàng như vậy, đã giải thích câu hỏi đã được đặt ra, phước đức nào đã đem lại kết quả cho nàng đến như vậy. 5. “Khi đang làm kiếp người trên dương gian giữa thế nhân, ta đã bố thí một tọa sàng nhỏ bé cho người gọi cửa; ta đã đảnh lễ ngài, giữ năm tư thể chào phủ phục xuống đất và đã cúng dường tùy khả năng ta có. 6.[27] Do đó ta có được làn da tươi sáng đến như vậy, và còn nhiều vinh quang tại nơi đây và bất kỳ lạc thú nào lòng ta hằng mong muốn tức thì đều xuất hiện cho ta. 7. Ta công bố cho chư vị Tôn Sư biết, vẻ oai lực to lớn đến như vậy, là những phước đức ta đã thực hiện khi còn sống giữa thế nhân. Do những phước đức đó ta đã có oai lực tỏa sáng đến như vậy và vẻ kiều diễm của ta tỏa sáng khắp tứ phương. Chú giải về điểm này: 1. Làm bằng đá bê-rin (veḷuriyamayaṃ): làm bằng châu báu bê-rin, là loại đá quí xuất hiện gần (avidūre) ngọn núi Viḷūra[230] và người ta đã đặt tên ngôi làng Viḷūra với tên gọi là châu báu bê-rin (Veḷuriya). Người ta kể lại rằng mỏ đá quí này nằm sát ngôi làng Viḷūra3 và hơn thế nữa, chúng ta được biết tới ngôi làng này đơn giản với tên gọi là đá bê-rin do thực chất mỏ đá quí đó đã được phát hiện[231] gần (avidūre) ngôi làng Viḷūra. Vì độ sáng lấp lánh có màu sắc giống này thế nên loại đá quí này đã trở thành tên dành cho ngôi làng đó tại cõi thiên giới nữa, chính vì thế ngôi làng đã được biết tới và chư thiên nữ (devaputtas) nơi cõi thiên giới bằng cùng[232] thứ tên gọi ngôi làng đã được cư dân nơi cõi chúng sanh đặt cho. Giờ đây màu sắc của đá quí đó có thể ví với màu sắc ở cổ con công hay màu sắc giống như màu lông cánh của loại quạ hay có màu sắc giống như những chiếc lá tre bóng loáng, nhưng ở đây ta nên hiểu đá quí này có màu sắc giống như màu sắc thấy ở cổ con công. Toàn bộ những gì còn lại đều hoàn toàn giống như những gì ta đã giải thích trong chuyện kể Chuyện Chư thiên đầu tiên. Việc diễn giải Thiên Cung có Tọa Sàng thứ hai kết thúc tại đây. 1.3. Chú Giải CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG CÓ TỌA SÀNG THỨ BA. [Tatiyapīṭhavimānavaṇṇanā] “Tọa Sàng của nhà ngươi được làm bằng vàng.” Ðây là chuyện kể Thiên Cung có tọa sàng thứ ba. Chuyện kể này xuất phát từ thành Rājagaha. Người ta kể lại rằng có một vị trưởng lão nọ đã triệt phá được hết các lậu hoặc, đang du hành đến thành Rājagaha để khất thực, đã kiếm được vật thực, hầu như vào lúc sửa soạn bữa ăn trưa, vì muốn dùng bữa của mình, ngài đã tiến lại ngôi nhà cửa vẫn mở. Bấy giờ có một người phụ nữ là chủ nhân của ngôi nhà đó và là người có niềm tin và có tâm thành tín[233] đã nhận ra hiện trạng của trưởng lão đó và đã lên tiếng rằng, Thưa ngài, xin ngài hãy vào và ngồi lại trong nhà của nữ tỳ mà dùng bữa ăn của ngài.” và nàng đã chỉ cho trưởng lão chỗ ngồi trọng vọng nhất trong nhà trên chính tọa sàng của nàng, nàng còn trải trên đó một miếng vải màu vàng, và rồi nàng đã tặng cho ngài trưởng lão tọa sàng đó không chút đắn đo suy nghĩ (về giá trị), nàng chỉ ước muốn chiếm được[234] một tọa sàng bằng vàng nơi cõi đời sau.” Thế rồi vị trưởng lão đã ngồi trên đó, dùng bữa của ngài, rửa bát khất thực, và đứng dậy; và [28] khi ngài trưởng lão rời khỏi ngôi nhà của mình, nàng đã lên tiếng nói rằng, ‘Thưa ngài, làm ơn hãy sử dụng tọa sàng này, chỉ được bố thí cho ngài mà thôi với mục đích giúp đỡ[235] tôi; vì quá thương xót nàng, vị trưởng lão đã chấp nhận tọa sàng nàng dâng cúng và đã hồi hướng tọa sàng đó cho Tăng Ðoàn. Một khoảng thời gian sau đó, do mắc phải chứng bệnh hiểm nghèo, nàng đã qua đời và tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam ... v.v... - mọi điều khác nên được hiểu chính xác giống như trong tập Chú giải chuyện kể Chuyện Chư thiên thứ nhất. Vì lý do đó có lời nói rằng: 1.Tọa sàng của nhà ngươi làm bằng đá be-ril, huy hoàng, di chuyển nhanh với vận tốc như ý nàng muốn. Ôi nàng được trang điểm rất lộng lẫy, đầu đội vòng hoa và y phục rất xinh đẹp, nàng đã toả sáng chói chang giống như tia chớp trên đỉnh[236] đám mây dông bão. 2. Do đâu nàng có được nước da kiều diễm như vậy? Vì cớ gì nàng đạt được vinh quang tại nơi đây và những lạc thú tâm hồn nàng ưa chuộng lại có thể xuất hiện tại nơi đó? 3. Ta hỏi nhà ngươi, ôi thiên nữ oai phong lẫm liệt, ngươi đã thực hiện phước đức nào khi còn sống nơi cõi chúng sanh? Do đâu nàng có được vẻ oai nghiêm lẫm liệt tỏa sáng rực rỡ đến như vậy và dung nhan nàng tỏa sáng khắp tứ phương như thế? 4. Nàng thiên nữ đó, lòng tràn đầy hoan hỷ khi ngài trưởng lão Moggallāna hỏi nàng như vậy, đã giải thích câu hỏi được đặt ra, về phước đức nào đã đem lại kết quả cho nàng đến như vậy. 5. “Khi còn đang làm kiếp người trên cõi dương gian giữa thế nhân, ta đã bố thí một tọa sàng nhỏ bé cho người gọi cửa; ta đã đảnh lễ ngài, giữ năm tư thế chào phủ phục xuống đất và đã dâng cúng dường tùy theo khả năng ta có. 6. Do đó ta có làn da tươi sáng đến như vậy và còn nhiều vinh quang tại nơi đây và bất kỳ lạc thú nào lòng ta hằng mong muốn, tức thì đều xuất hiện cho ta. 7. Ta công bố cho chư vị Tôn Sư biết, vẻ oai lực to lớn đến như vậy, là những phước đức ta đã thực hiện khi còn sống giữa thế nhân. Do những phước đức đó ta có được oai lực tỏa sáng đến như vậy và vẻ kiều diễm của ta tỏa sáng khắp tứ phương. 8. Hỡi vị Ðạo sư đầy oai lực, ta công bố cho nhà ngươi biết, khi còn sống nơi kiếp con người ta đã thực hiện phước đức gì. Do đó ta có được oai lực sáng chói đến như vậy và ta có diện mạo tỏa sáng chói chang khắp tứ phương thiên hạ.” 5. [29] Giờ đây về đoạn purimāya jātiyā manussaloke (nơi kiếp trước khi ta còn sống nơi kiếp chúng sanh) v.v... trong đoạn kệ đầu tiên - liên quan đến vấn đề này từ jāti cho thấy[237] có liên quan đến những đặc tính[238] hữu vi vì từ “Sanh (jāti) lại bao gồm hai khandasa”(uẩn) v.v... ; đó là “một môn phái (jāti) chư vị ẩn sĩ có tên là Nigaṇṭhasb v.v... ; từ này cũng được dùng để ám chỉ việc tái sanh như trong câu “Bất luận điều gì có liên quan đến ý nghĩa đầu tiên khởi sanh nơi lòng mẹ[239], là hành vi tâm thức đầu tiên xuất hiện – việc hiện hữu đầu tiên lại lệ thuộc vào việc nàyc” v.v... ; từ này cũng được xử dụng liên quan đến dòng dõi như trong câu, “Không thể bác bỏ và không thể chê trách vào đâu được khi đề cập đến việc sanh ra (jati)d v.v... ; từ này cũng được xử dụng có liên quan đến việc sanh con[240] như trong câu, “Giây phút vị Bồ Tát giáng lâm (jato), đó là nanda”ev.v... Cũng liên quan đến sự hiện hữu rõ rệt như trong câu, Ta hồi tưởng lại những nơi cư trú đa dạng tiền kiếp như thế: một lần tái sanh (jatim), hai lần tái sanh (jatiyo)... ” v.v... ; cả ở điểm này nữa ta cũng nên đơn giản hiểu đây là sự hiện hữu riêng biệt. Chính vì thế nơi lần tái sanh tiền kiếp, nơi sự hiện hữu riêng biệt, có nghĩa là nơi sự hiện hữu trực tiếp tiếp diễn ngay sau đó; vì điều này được diễn tả ở công cụ cách hiểu theo nghĩa vị trí cách. Nơi cõi chúng sanh (manussaloke): sự hiện hữu của ta nơi cõi con người; nàng đề cập đến vấn đề này ý muốn ám chỉ đến địa điểm đó chính là thành Rājagaha. Vì đó là một thế giới hữu hình là ý nghĩa muốn đề cập đến ở đây, trong khi đó cõi chúng sanh[241] đơn giản được nói tới ở đây bằng cách nói, “giữa thế nhân”[242]. 6. Tôi đã nhìn thấy: addasaṃ = addakkhiṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Không vẩn đục (bụi bậm): người đó không vấn vương bụi bậm qua việc không vấn vương bụi bẩn tham dục v.v... Một vị Tỳ khưu (bhikkhuṃ) ngài là một Tỳ khưu, nhờ đã trở thành một người không vương vấn bất kỳ lậu hoặc nào trong mình mà không triệt phá được (bhinnakilesattā)[243] ngài là người rất thanh thản do có tâm thanh thản dưới mọi khía cạnh không còn bất kỳ bụi bẩn nào thuộc loại lậu hoặc nơi tâm và ngài chẳng bị phiền toái vì những công việc do tâm của ngài chẳng còn chút phiền muộn lo âu nào cả. Và ở đây điều trước trong mỗi trường hợp chính là một lời khẳng định lý do cho điều tiếp theo sau đó. Do không bị bụi bẩn tham dục vấn vương v.v... ngài là kẻ, do những lậu hoặc đã được triệt phá hết[244], ngài là một Tỳ khưu thực thụ; qua việc trở thành một người đã triệt phá hết[245] mọi lậu hoặc nơi mình, do thiếu vắng bụi bẩn lậu hoặc ngài là người luôn thanh thản. Hay nói cách khác trường hợp sau này trong từng trường hợp là lời khẳng định lý cho loại người trước đó; ngài thuộc hạng người vô tỳ vết bụi bẩn do liên kết với những hạnh thiện được phát hiện nơi các Tỳ khưu, vì ngài là một vị Tỳ khưu nơi ngài mọi lậu hoặc đã bị bẻ gẫy hết; ngài là một Tỳ khưu do tâm thanh thản ngài có được. Vì ngài là một vị Tỳ khưu có tâm thanh thản [30] vì những công việc tâm ngài không tạo ra bất kỳ xáo trộn nào. Hay nói cách khác người ta nói rằng ngài là người ‘không vấn vương bụi trần nơi do mọi bụi bẩn tham dục không xuất hiện nơi tâm ngài. ‘Thanh thản’ do thiếu vắng bụi bẩn sân hận ‘không bị xáo trộn’ do thiếu vắng tình trạng lúng túng đó chính là sân si đem lại, trong khi đó ‘vị Tỳ khưu” là người được coi như đã có những đặc tính như vậy và quả thực ngài là một vị Tỳ khưu hiểu theo nghĩa tuyệt đối. Ta đã bố thí adas’ahaṃ = adāsiṃ ahaṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Một tọa sàng (pīṭhaṃ): một tọa sàng oai phong[246] được phát hiện trước sự hiện hữu của ta vào thời điểm đó. Với tâm thành kính (pasannā): với tâm thành kính có nghĩa là với thành tâm bằng cách có niềm tin nơi thánh quả các nghiệp và bằng cách đặt niềm tin nơi Tam Bảo. Bằng chính bàn tay ta (sihi pāṇīhi) có nghĩa là sau khi ta đã sửa soạn chiếc tọa sàng đó chính tự tay ta đã bố thí[247] cho ngài và không sai khiến một người nào thực hiện công việc này và ở đây nàng muốn chỉ rõ việc chứng đắc thành công phước điền bằng cách nhờ vị Tỳ khưu này, ‘Ngài là một vị Tỳ khưu vô tỳ vết, thanh thản và không mảy may xáo trộn’, việc chứng đắc thành công tâm[248] thành kính bằng cách chứng đắc thành công những phương tiện thông qua phước điền này, ‘Với chính bàn tay của mình” cũng giống như vậy qua “tấm lòng thành kính” này hai phẩm hạnh thiện thuộc của thí này được tỏ lộ: đó là một của bố thí được thực hiện cẩn thận chính đáng và một vật thí không gây hại (hoặc là cho chính mình hay cho người nào khác) nhờ của thí này, được thực hiện do ‘chính bàn tay của ta và là của bố thí gồm điều gì đó đáng ước mong[249] trong khi một tấm vải vàng được trải trên tọa sàng và bằng cách biết rõ đó là thời gian thích hợp cho ngài để ngồi trên tọa sàng đó hai phẩm chất đặc biệt này thuộc của thí đó được tỏ rõ: đó chính là một vật thí ợc bố thí một cách trọn vẹn và một của bố thí được thực hiện đúng lúc, đây chính là cách chúng ta nên hiểu[250] vấn đề nổi lên. Ðiều còn lại hoàn toàn giống như những gì đã nêu lên ở trên[251] Phần Chú giải chuyện kể chuyện Chư thiên có tọa sàng thứ ba kết thúc tại đây. 1.4 Chú Giải CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG CÓ TỌA SÀNG THỨ TƯ. [Catutthapīṭhavimānavaṇṇanā] Sàng toạ của ngươi được làm bằng đá bê-rin” đây là chuyện kể Thiên Cung có Tọa Sàng thứ tư. Chuyện kể này cũng bắt nguồn từ thành Rājagaha. Ta cũng nên hiểu giống như cách đã được Chú giải trong chuyện kể Thiên Cung Có Tọa Sàng thứ hai. Ðối với một thiên cung được làm bằng đá quí bê-rin xuất hiện cho nàng do tọa sàng của nàng đã được bố thí sau khi nàng đã trải một miếng vải màu xanh trên đó. Ðiều còn lại ta nên hieu như trong Thiên Cung thứ nhất. Vì lý do đó có lời nói rằng: 1.Tọa Sàng của nhà ngươi làm bằng đã be-rin, huy hoàng, di chuyển nhanh với vận tốc như ý nàng muốn. Ôi nàng được trang điểm rất lộng lẫy, đầu đội vòng hoa và y phục rất xinh đẹp, nàng đã toả sáng chói chang giống như tia chớp trên đỉnh đám mây dông bão. 2. Do đâu nàng có được nước da kiều diễm như vậy? Vì cớ gì nàng đạt được vinh quang tại nơi đây và những lạc thú nào tâm hồn nàng ưa chuộng lại có hiện tại đó? 3. Ta hỏi nhà ngươi, ôi chư thiên nữ oai phong lẫm liệt, ngươi đã thực hiện phước đức nào khi còn sống nơi cõi chúng sanh? Do đâu nàng có được vẻ oai nghiêm lẫm liệt tỏa sáng rực rỡ đến như vậy, và dung nhan nàng tỏa sáng khắp tứ phương như thế? 4. Nàng thiên nữ đó, lòng tràn đầy hoan hỷ khi ngài trưởng lão Moggallāna hỏi nàng như vậy, đã giải thích câu hỏi được đặt ra, về phước đức nào đã đem lại kết quả cho nàng đến như vậy. 5. “Khi còn đang làm kiếp người trên dương gian giữa thế nhân, ta đã bố thí một sàng toạ nhỏ bé cho người gọi cửa; ta đã đảnh lễ ngài, giữ năm tư thế chào phủ phục xuống đất và đã cúng dường tùy theo khả năng ta có. 6. Do đó ta có làn da tươi sáng đến như vậy và còn nhiều vinh quang tại nơi đây và bất kỳ lạc thú nào lòng ta hằng mong muốn, tức khắc đều xuất hiện cho ta. 7. Ta công bố cho chư vị Ðạo sư biết, vẻ oai lực to lớn đến như vậy, là những phước đức ta đã thực hiện khi còn ở giữa thế nhân, do những phước đức đó ta có được oai lực tỏa sáng đến như vậy và vẻ kiều diễm của ta tỏa sáng khắp tứ phương. 8. Hỡi vị Tỳ khưu đầy oai lực, ta công bố cho nhà ngươi biết, khi còn sống nơi kiếp con người ta đã thực hiện phước đức gì. Do đó ta có được oai lực sáng chói đến như vậy và ta có diện mạo sáng chói khắp tứ phương thiên hạ.” Vì ở đây một Thiên Cung được làm bằng châu báu bê-rin cũng xuất hiện cho nàng do chiếc tọa sàng đã được bố thí sau khi nàng đã trải trên đó một mảnh vải màu xanh. Vì cùng lý do đó “Tọa Sàng của nhà ngươi được làm bằng châu báu bê-rin” được truyền lại cho chúng ta ở đây[252]. Vì điều còn lại hoàn toàn giống như Chuyện Chư thiên thứ ba và ý nghĩa cần được hiểu ở đây cũng hoàn toàn tương tự như những gì đã giải thích ở trên. Việc Chú giải Thiên Cung có tọa sàng thứ tư kết thúc tại đây.
1. 5 Chú Giải THIÊN CUNG
CON VOI “Vương tượng của nàng, vật cưỡi tuyệt vời nhất”. Ðây chính là Thiên Cung Con Voi. Chuyện kể này xuất xứ ra sao? Bấy giờ Ðức Thế Tôn còn đang lưu lại trong thành Rājagaha, ngay tại Khu nuôi Sóc trong Khu Rừng Trúc[253]. Rồi một ngày kia một lễ hội được công bố tổ chức trong thành Rājagaha. Cư dân trong thành dọn dẹp sạch sẽ đường phố, trải[254] cát bố trí[255] vật cúng dường gồm hoa nến với gạo rang phồng và năm vật[256] cúng dường khác nữa. Họ cũng trồng những cây chuối[257] và đổ đầy bình nước[258] đặt trước của nhà và tùy theo khả năng dựng lên rất nhiều cờ sí và cờ đuôi nheo v.v... được trang hoàng và nhuộm đủ màu sắc khác nhau. Toàn bộ dân chúng trong thành đều cử hành lễ hội, mỗi người trang điểm và ăn diện tùy theo điều kiện riêng từng người. Toàn bộ thành phố được trang hoàng và dân chúng trang điểm y phục đẹp đẽ giống như một thành phố các chư thiên. Thế rồi vị Ðại Vương Bimbisāra, thể theo nguyện vọng của thần dân [32] và[259] với mục đích duy trì thiện trí trong dân chúng, ngài đã rời khỏi hoàng cung và với một đoàn tùy tùng rất đông nhà vua đã đi quanh thành phố về phía bên phải với oai lực vô cùng rực rỡ của một vị vua. Lúc bấy giờ có người con gái của một gia đình tốt kia, nàng cũng là cư dân sanh sống tại thành Rājagaha đã nhìn thấy vẻ thù thắng nơi những phương tiện, vẻ thịnh vượng[260] và vẻ duyên dáng cộng với oai lực hoàng gia[261] và với tâm thành kính tràn đầy kinh ngạc và thích thú bèn hỏi những người có tiếng là thông thái mà rằng, “Nhờ phước đức nào nhà vua đã tạo được thù thắng tựa như thần thông chư thiên này?” Họ cho nàng biết, “Hỡi bạn, phước đức cũng giống như viên ngọc quí Cintamani[262], giống như cây thần ban lời ước vậy. Khi chứng đắc thành công phước điền và chứng đắc với tâm tịnh tín thì bất kỳ lời ước nào đơn giản cũng được thể hiện.[263] Hơn thế nữa, nhờ vật thí là một tọa sàng liền được tái sanh nơi một gia đình quyền quí; nhờ của thí là vật thực ta chiếm được thù thắng sức mạnh; nhờ vật thí là y phục ta chiếm được thù thắng chu tất mục tiêu; nhờ vật thí là thừa (vehicle) ta chiếm được mục tiêu chính là hạnh phúc sung sướng tuyệt hảo; nhờ vật thí là một chiếc đèn ta chiếm được thù thắng thị kiến[264]; trong khi đó nhờ vật thí là nơi cư trú ta chiếm được đủ thứ làm mục tiêu.” Khi nghe những điều này nàng suy nghĩ, “Ta thấy thù thắng chư thiên còn vĩ đại hơn phần thưởng này rất nhiều”, và từ đó trở đi nàng trở nên nhiệt tâm thực hiện phước đức công đức. Bấy giờ mẹ và cha nàng gửi đến cho nàng tùy nghi xử dụng một bộ y phục[265] còn mới tinh, kèm theo một tọa sàng[266] còn mới, một bó hoa sen[267], thục tô, mật ong, đường[268], gạo và sữa. Vừa nhìn thấy những thứ đó, nàng suy nghĩ, “Giờ đây ta muốn thực hiện bố thí và giờ đây ta đã có trong tay những vật cúng dường này” và với tâm hoan hỷ nàng tiến hành sửa soạn[269] một cuộc bố thí vào ngày mai tiếp theo sau đó, nàng sửa soạn cho nấu cơm chay. Sẳn sàng những vật thực cứng và mền cộng với những đồ vặt vãnh khác nữa, nàng cho trát lại sàn nhà bằng những thứ phát hương thơm trong căn nhà của nàng là nơi sẽ diễn ra[270] việc bố thí cúng dường, lấy một miếng vải còn mới tinh trải trên sàn nhà, đặt bốn bình bông sen ở bốn góc và trang hoàng một vòng hoa trên mỗi chiếc ghế ngồi và chương lên một chiếc lọng che trên ghế ngồi đó, lại treo những dây kết hoa[271] trải thảm toàn bộ những điểm đặt ghế ngồi với những chiếc thảm có hoa văn toàn là hoa sen cùng với những đường dây hoa văn rũ xuống [33] và lại đặt bên cạnh ghế ngồi đó một bình bông rất đẹp nghĩ rằng, “Khi đấng xứng đáng nhận của thí đến, ta sẽ đảnh lễ và bái phục ngài.” Thế rồi với những sửa soạn bầy biện vật thí[272] đã hoàn tất, nàng đã gội đầu với dầu thơm và mặc y phục mới tinh, nàng khoác một chiếc áo ngoài rất mới, nàng nghĩ đã đến giờ nàng ra lệnh cho các nữ tỳ của mình nói rằng, “Nào các ngươi hãy đi kiếm cho ra một vị xứng đáng nhận vật thí cúng dường này.” Bấy giờ vào thời điểm đó có trưởng lão Sāriputta, đang du hành khất thực trong thành Rājagaha, ngài đang tiến vào thành với vẻ uy nghi như người đặt xuống một chiếc giỏ đựng đầy một ngàn đồng tiền vàng[273]. Vừa nhìn thấy ngài, người tớ gái đó đã đảnh lễ vị trưởng lão nói rằng, “Thưa ngài, xin đưa bát khất thực cho tôi.” Lại nói thêm, “Xin ngài theo lối này và đến giúp[274] một thiện nữ đang cần đến ngài.” Vị trưởng lão trao bát khất thực cho nữ tỳ và theo nàng vào ngôi nhà của thiện nữ. Thế rồi người phụ nữ đó đã ra ngoài gặp ngài trưởng lão, chỉ chỗ ngồi cho ngài nói rằng, “ Thưa ngài, xin ngồi xuống đây.” và khi vị trưởng lão ngồi xuống đó, nàng đã đảnh lễ trưởng lão với những đóa hoa sen cùng với những dây hoa trang trí khác, rải quanh chỗ trưởng lão đang ngồi, và đảnh lễ ngài bằng năm cử điệu bái phục xuống đất và rồi hầu hạ ngài với đồ ăn chay trộn chung với thục tô và đường[275]. Và đang khi nàng hầu hạ ngài trưởng lão nàng xin ngài ban cho một lời ước nói rằng, “Nhờ uy lực phước đức này, ước mong ước nguyện ta có được mọi cảnh vinh quang trên thiên giới, có ầy đủ thiên tượng, một tòa nhà tháp nhọn, và một tọa sàng, và không lúc nào ta thiếu hoa sen[276] nở rộ.’ Nhờ uy lực phước đức của tôi tớ này ước mong thù thắng thiên giới tỏa với một chú voi thiên giới, một toà nhà có tháp nhọn. Và sau khi vị trưởng lão đã dùng xong bữa ăn, ngài rửa bát khất thực, đổ đầy trong đó với thục tô, mật ong và đường[277] và nhiều thứ khác nữa, lại lấy một sấp vải trải trên sàng toạ[278]. Nàng đã đặt vào tận tay vị trưởng lão, khi trưởng lão sắp sửa rời khỏi nhà nàng sau đó đã nói lên những lời khen ngợi vì việc cúng dường nàng đã thực hiện rất chu đáo, nàng đã điều hai người nói rằng, “Hãy mang bát khất thực vị trưởng lão đang cầm trong tay và chiếc tọa sàng này tới thiền viện, trao cho vị trưởng lão và rồi quay trở lại đây”. Họ làm y lời nàng dặn dò. Sau đó không lâu nàng qua đời và được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam, trong một thiên cung bằng vàng có một ngàn tiên nữ hầu hạ. [34] Nhờ lời ước đó một con voi quý cao năm do tuần được trang hoàng với vòng hoa sen, và được trang điểm với cân đai bằng vàng, trông rất xinh sắn. Rồi một tọa sàng bằng vàng, dài một do tuần, cũng xuất hiện cho nàng thượng trên đó tỏa sáng khắp nơi với những tia sáng muôn màu rực rỡ. Ðược hưởng thù thắng thiên giới thỉnh thoảng nàng lại thượng tọa sàng[279], trang điểm với châu báu chói lọi trên đỉnh thiên cung con voi và tiến vào khu rừng Nandana với vẻ uy lực chư thiên[280] chói lọi. Thế rồi một ngày nọ diễn ra một lễ hội trong lúc thiên nữ đang trên đường tới khu rừng Nandana để tiêu khiển trong khu công viên thượng uyển... .v.v... toàn bộ những điểm này đều tương tự như những gì đã được truyền lại trong tập Chú giải thiên cung có tọa sàng thứ nhất. Chính vì thế ta nên hiểu giống như những gì đã được diễn giải trong tập Chú giải đó, trừ những gì vị trưởng lão nói ở đây[281] như sau: Vương tượng của nàng trông tự ngọn núi huy hoàng, được trang điểm với đủ thứ cân đai vàng ngọc quí giá, trông rất khả ái, oai lực và di chuyển với đầy tốc lực êm ái trên không trung. Dây là một[282] vương tượng quí giá thuộc loại liên hoa[283], được trang điểm với hoa sen màu đỏ[284] chói lọi và màu xanh[285] êm dịu, bốn chân voi phủ đầy hương phấn hoa sen, mang vòng hoa sen[286] bằng vàng sáng chói. Vương tượng này di chuyển êm ái uyển chuyển khắp trên mặt đường phẳng lì, rải đầy hoa sen, trang điểm với những cánh sen bất tận, khiến lòng ta mê mẩn đầy êm ái miên man không ngớt[287]. Khi vương tường tiến bước những chuỗi chuông vàng[288] trổi khúc êm đềm chẳng khác nào tiếng nhạc du dương; giống như[289] đang nghe năm cung nhạc cụ huyền ảo. Khoác y phục toàn màu trắng toát và được trang điểm lộng lẫy, nàng toả sáng[290] khắp muôn phương ngồi trên lưng[291] đại vương tượng với khuôn mặt tươi tắn xinh đẹp theo hầu là một đoàn tiên nữ xinh đẹp. [35] Kết quả này nàng có được do việc cúng duờng hay do giới đức nàng đã tích luỹ được v.v... hay chỉ do thực hiện chắp tay đảnh lễ mà ra? Khi được hỏi những điều như vậy hãy công bố cho ta biết rõ điều này.” Phần Chú giải về điểm này: 1. Vương tượng của nàng, trông tựa ngọn núi huy hoàng (kuñjaro te varāroho): vì trong một thung lũng (kuñje), ngay dưới chân núi, ngài đã đến tham gia tiêu khiển (ramati), tham gia những cuộc chơi (abhiramati)[292] hay nói cách khác vì chính tại đó (nơi thung lũng, kuñje dưới chân núi) vương tượng đó đã rống lên (ravati)[293], thoát ra những tiếng gọi đàn (koñca-) khi đang rảo quanh tại đó (vicarati), hay còn nữa vì đây chính là phần đất (kuṃ), là mặt đất vương tượng đã tàn phá (jarayati) bằng cách tấn công, tàn sát, đó chính là một loài voi như thế (kuñjaro), một con voi (hatthi) thuộc hạng đó nơi cõi chúng sanh, đang sống trong vùng núi[294] v.v... ; hơn thế nữa, do tính tương đồng với một con voi (kuñjara) vào thời điểm đang vui chơi tiêu khiển người ta đã nói như vậy. Chú voi đó giống như một ngọn núi vì có người cưỡi lên lưng, có nghĩa là chú voi đó quả thích hợp để cưỡi trên lưng; và chú voi đó quả là một ngọn núi huy hoàng vì quả thật chú voi là ngọn núi, chính yếu, tuyệt vời và tốt nhất, ý muốn nói là một phương tiện vận chuyển tuyệt hảo nhất. được trang điểm với những cân đai vàng ngọc (nānāratanakappano): được trang điểm với đủ thứ vàng ngọc các loại vì voi đó được dành cho biết bao nhiêu thứ châu báu[295] trang hoàng ở phía trước v.v... và những thứ cân đai dây ràng được trang bị với đủ thứ[296] dây đai.’ Vì chú voi đem lại sảng khoái cho ta, bất kỳ điều sảng khoái nào[297], chú voi đó đều đem lại cho nàng, ý nghĩa là chú voi quả là thích thú. Oai hùng (thāmavā): cứng cáp, vững chắc có nghĩa là khoẻ mạnh. ầy tốc lực (javasampanno) tốc độ thừa thãi (sampannajavo), có nghĩa là, di chuyển với tốc độ rất nhanh. Di chuyển trên không rất êm ái (ākāsamhi samīhati): di chuyển tuyệt đối êm ái (sammā-īhati)[298] trên không trung, có nghĩa là chú voi di chuyển, đi chỗ này chỗ kia mà không khiến cho người cưỡi trên lưng phải lắc lư khó chịu. 2. Chú voi đó là một bảo tượng liên hoa (padumī): chú voi là một bảo tượng liên hoa do được trang bị với chiếc trán có màu sắc giống như màu có tên là “hoa sen” do có cùng màu sắc giống như một đóa sen. Chú voi có đôi mắt như những cánh hoa sen (padmapattakkhi): chú voi có đôi mắt giống như những cánh hoa kamala[299]; đây là điều chính chư thiên đang nói tới. Mang ánh sáng chói lọi của những bông sen đỏ xanh (padmuppalajutinharo): Do thân voi được trang hoàng với nhiều vòng hoa thiên giới màu hoa sen đỏ và xanh, thế nên chú voi ánh sáng chói chan của những bông sen có màu đỏ tía và xanh thẫm tỏa khắp tứ phía và lan toả ra khắp nơi này nơi kia, chú voi mang ánh sáng chói chang những bông sen có màu đỏ xanh. Tứ chi cũng được bao phủ với những hương phấn sen thơm ngát. (padmacuṇṇābhikiṇṇaṅgo): [36] Bốn chân của bảo tượng được rải khắp với những cánh hoa và những phấn nhị hoa treo lủng lẳng trên ngà (soṇṇapokkharamāladhā)[300] đeo những dây hoa kết với bông[301] sen được làm bằng vàng. 3. Bông sen được rải khắp mặt đường, được trang hoàng bằng những cánh sen xinh xắn (padumānusataṃ maggaṃ padmapattavibhūsitaṃ): trên mặt đường đi có rải, rắc rất nhiều cánh sen làm thành một bức thảm[302] dưới chân[303] mỗi lần voi bước trên đường và được trang hoàng với nhiều cánh sen nhuộm với muôn màu và xoắn lại với nhau mỗi lần có luồng gió thổi qua; khi chú voi bước qua. Ðây là cách chúng ta phải phân tích. Kiên định (thitaṃ): đây là khía cạnh nổi bật của mặt đường, - được tô điểm với cánh hoa sen – luôn kiên định, ý muốn nói mặt đường. Theo cách thức khiến cho thật đáng yêu (vaggu)[304]: theo cách hết sức hấp dẫn[305], các từ này được liên kết với nhau một cách êm tai bằng vần –m-. Và mặt đường phẳng lì (không gập ghềnh) (anugghātī): và không gập ghềnh, có nghĩa là không xóc, ngay cả chỉ một chút xíu thôi, đối với những ai cưỡi trên lưng voi. ầy êm ái (mittaṃ): ở mức độ vừa phải, có nghĩa là không vượt trội[306] quá bước chân bước xuống đất. Vì đây chính là ý nghĩa muốn nói tới; vương tượng bước đi theo cách thật dễ thương, một cách thật hấp dẫn[307]. Hay nói cách khác hoàn toàn êm ái (mittaṃ). Theo cách hoàn toàn êm ái[308], với mức độ thích hợp, ý muốn nói là không quá nhanh cũng không quá chậm. Vương tượng này (vāraṇo): vương tượng này (hatthī), vì vương tượng được gọi là một con voi (vāraṇo-) vì con vật này né tránh được những đối thú và vì vương tượng cũng né tránh được những chướng ngại vật đang lúc di chuyển[309]. 4. Trong lúc vuơng tượng tiến bước lên phía trước thì những chiếc chuông vàng trổi lên âm thanh êm đềm. (tassa pakkamamānassa soṇṇakaṇsā ratissarā): khi vương tượng vừa nói đến ở trên đang tiến bước về phía trước thì những chiếc chuông vàng[310], những chiếc chông nhỏ xíu được làm bằng vàng trổi lên những âm thanh rất dễ thương rất hấp dẫn, tạo ra những tiến kêu sảng khoái, có những âm thanh thật khoái cảm, được treo tại (chiếc ngà voi) rủ xuống[311] - đây chính là ý nghĩa cần được phân tích. Vì ở hai bên sườn voi chỗ này chỗ kia treo đong đưa vô số những chiếc chuông lớn làm bằng vàng lại được cẩn với châu báu và ngọc bích v.v... có kích cỡ bằng chiếc bình nước lớn và do tiếng nhạc nó phát ra, do chuyên gia chơi nhạc thiên cung trình tấu. Tạo thành âm thanh vô cùng quyến rũ [37] phát ra[312]. Chính vì lý đó có lời nói rằng, “Giống như tiếng nhạc năm loại nhạc cụ cùng tấu tiếng nhạc được nghe thấy.” Ðây là ý nghĩa; giống như năm thứ nhạc cụ đồng tấu, tức là tiếng trống bọc da một đầu, tiếng trống bọc da cả hai đầu, tiếng trống bọc da hoàn toàn tiếng trống con, và tiếng nhạc hơi[313] do chuyên gia chơi tấu điêu luyện[314] phát lên tiếng nhạc lưu loát[315]. Những âm thanh đầy quyến rũ6 tấu lên tức thời được nghe thấy tiếng nhạc được trổi lên[316] (bằng cách) làm rõ cách phân chia tiếng nhạc vô cùng hấp dẫn. – như vậy đó chính là tiếng nhạc chuông vàng được nghe thấy tiếng chiêng vàng sinh động. 5. Về naga đó (nāgassa): đối với tượng mãng xà đó[317]. vĩ đại (mahantaṃ). Vĩ đại cả về tính vĩ đại[318] nơi thù thắng cũng như tính chất vĩ đại về khối lượng[319] Ðoàn tuỳ tùng gồm toàn tiên nữ (accharāsaṃghaṃ): nhóm tỳ nữ chư thiên của nàng. Có làn da trắng đẹp (vaṇṇena): trông rất lộng lẫy. 6. Từ việc cúng dường (dānassa): xuất phát từ phước đức bao gồm việc bố thí. Do giới đức (sīlassa): xuất phát từ giới đức kiềm chế như thể kiềm chế thể chất v.v... [320] từ va (v.v... ) mang ý nghĩa một cách lựa chọn không được khẳng định. Theo cách đó lại gộp cả những nhiệm vụ không được khẳng định về hạnh giới đức như thể chào người khác v.v... Vị Chư Thiên do trưởng lão đặt câu hỏi như vậy, đã trả lời câu hỏi của trưởng lão đề ra. Ðoạn kệ này do các vị Kiết Tập Phật Pháp chứng tỏ thực chất này như sau: Nàng chư thiên đó, lòng tràn đầy hoan hỷ được trưởng lão Moggallāna đặt câu hỏi, đã giải thích câu hỏi đó về nghiệp nào đem lại kết quả như vậy. Ý nghĩa cũng giống hệt như đã đưa ra ở trên. Ðây là những đoạn kệ tiên nữ đó đã thốt lên: Khi ta nhìn thấy một vị được tràn đầy phẩm hạnh thiện, một vị tướng hiền, hân hoan nhập thiền định, ta đã bố thí tọa sàng đầy sức hoa trên phủ một tấm vải. Do chính tay ta, với tâm tịnh tín ta rải những vòng hoa sen gần tàn bằng những cánh hoa chung quanh tọa sàng đó. [38] Chính do phước đức đó[321] mà thánh quả ta nhận được để kính lễ ân tình phụng sự và thương mến khiến ta được tôn vinh nơi cõi tiên. Quả thật kẻ nào có tâm tín, lại muốn dâng cúng tọa sàng cho những người đã được giải thoát, có tâm thanh tịnh cũng sẽ được hoan hỷ giống như ta đã làm. Chính vì thế do cúng dường một tọa sàng cho kẻ nào mang thân đời cuối không phải tái sanh do người đó ước muốn được an lành, ước mong được kết quả to lớn ở đời sau. Về điểm này: 8. Kẻ nào được phú bẩn cho những phẩm hạnh thiện (guṇasampanaṃ): là kẻ được phú bẩm cho tất cả những phẩm hạnh thiện của một vị đồ đệ, hay nói cách khác kẻ nào được cung cấp cho nhiều phẩm hạnh thiện thuộc loại này, bằng cách này nàng làm rõ chứng đắc tột đỉnh[322] về thập toàn và kiến thức của một vị đồ đệ. Hành thiền định (jhayiṃ): chúng ta thực hành thiền định bằng hai cách: hành thiền về một thiền chi đã định ra và hành thiền về một thuộc tính nào đó của Đức Phật[323]. Hay nói cách khác điều gì ta nên đốt cháy hết từ đó (jhapetabbaṃ); tức là chúng ta là điều còn lại sau khi đã bị tiêu huỷ hết (jhapetvā) toàn bộ những bè phái[324] lậu hoặc, từ đó ta cảm thấy hứng thú trong việc hành thiền: jhānarataṃ = jhāne rataṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Người đó trở thành: sataṃ = samanaṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài) hay nói cách khác ta có thể hiểu là thực sự : sataṃ = santaṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển)[325] có nghĩa là trở thành một vị đồ đệ (sappurisa).[326] (bậc nghe Pháp). che phủ bằng hoa: pupphaābhikiṇṇaṃ = pupphehi abhikiṇṇaṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài), có nghĩa là rải trên[327]với những cánh sen. Trải với một tấm vải (dussasanthataṃ): lấy một miếng vải trải[328] lên trên. 9. Ta đã rải một nửa bó hoa sen (upaḍḍhaṃ padmamālāhaṃ): ta đã rải một nửa số hoa sen. Vòng quanh chiếc ghế ngồi (āsanatassa samantato): trên mặt đất chỗ kê chiếc ghế cho ngài trưởng lão ngồi. Rải khắp : abbhokirissaṃ = abhi-okiriṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển), rải trên[329]. Bằng cách nào vậy? – Bằng cách rải những cánh hoa sen (pattehi), có nghĩa là rải những cánh hoa sen xuống như một trận mưa hoa với những cánh sen[330] tách ra từng chiếc một từ nửa bó hoa sen[331] đó. 10. Kết quả đó thuộc về ta (idaṃ me idisaṃ phalaṃ): lấy tay chỉ ra thù thắng thiên giới này của nàng thuộc về sanh mệnh, danh tiếng, hạnh phúc[332] và những kiến thị thiên giới thuộc loại vị trưởng lão đã bao gồm hay loại trừ bằng cách nói rằng, “Vương tượng của nhà ngươi, như ngọn núi huy hoàng” v.v... [39] một lần nữa nàng lại lên tiếng, “Vinh hạnh và lòng kính trọng” v.v... để làm rõ thù thắng uy lực của nàng vị trưởng lão đã loại ra. Vì lý do đó nàng chỉ ra cho thấy, “Thưa ngài, không chỉ có kết quả của phước đức này ta được ngài khẳng định ở đây, hơn thế nữa còn có vương quyền[333] thiên giới đi kèm nữa.” Về điểm này, niềm vinh dự (sakkāro): thực thi lòng ngưỡng mộ, có nghĩa là chính nàng được các chư thiên kính trọng tôn thờ. Cũng tương tự như vậy lòng kính trọng (garukāro)[334]; nàng cũng được kính trọng, thuộc về các vị chư thiên (devānaṃ): do các chư thiên. được kính trọng (apacitā): được tôn thờ. 11. ối với những kẻ đã từ bỏ hoàn toàn (sammavimuttānaṃ): đối với những kẻ đã từ bỏ hoàn toàn, đối với những kẻ đã loại bỏ được hết các lậu hoặc. Tâm thanh tịnh (samānaṃ): rất tinh sạch về thân, khẩu và ý nghiệp đã được an tịnh thanh thản[335]. Họ trở thành các bậc phạm chí[336] bằng cách thực hiện một thói quen sống cuộc sống phạm thiên đó là chánh đạo và là cuộc sống phạm thiên được tìm thấy nơi giáo lý[337] của Đức Phật vậy. Với tâm tịnh tín, đã bố thí một tọa sàng (pasanno āsanaṃ dajjā): khi thấy lòng mình đã an tịnh bằng cách đặt niềm tin nơi thánh quả những nghiệp thiện và bằng cách đặt hết niềm tin nơi Tam Bảo, nàng đã bố thí ngay cả chỉ là một chút ít như chiếc tọa sàng. ước mong ta được hoan hỷ như vậy đối với việc chúng ta thực hiện (evaṃ nande yathā ahaṃ): giờ đây ta có thể hoan hỷ trong lòng chính là do của thí tọa sàng đó đem lại, ước mong những người khác cũng có thể hoan hỷ như vậy, và cũng được hưởng niềm hân hoan như vậy. 12. Chính vì thế (tasmā): vì lý do đó; từ hi (không được dịch) chỉ là một tiểu từ mà thôi. Những kẻ nào chỉ muốn có điều tốt (hạnh phúc) cho chính mình. những kẻ nào chỉ muốn chiếm được hạnh phúc cho chính mình, vì kẻ nào ước muốn điều tốt cho mình là kẻ thực hiện phước đức khiến đem lại hạnh phúc cho chính mình vậy, chớ không phải thực hiện những nghiệp không đem lại hạnh phúc cho mình. Kết quả vĩ đại (mahāttaṃ): vĩ đại nơi kết quả. (từ vật thí mà ra)[338] Ðối với kẻ nào mang thân phận chúng sanh[339] lần cuối cùng: với kẻ nào phải tái sanh thành con người[340] lần cuối cùng có nghĩa là đối với những kẻ nào đã triệt phá được hết các lậu hoặc trong mình. Ðây chính là ý nghĩa ở đây: vì chính ta được hưởng thù thắng chư thiên do thực hiện bố thí đó dù chỉ là một tọa sàng cho các vị A-la-hán. Chính vì thế một tọa sàng phải được bố thí cho những người khác, đang khi mình còn đang phải chịu cảnh tích lũy những điều phiền nhiễu phức tạp trên đời này mà chỉ mong được tiến tới mà thôi; điều này chứng tỏ sẽ chẳng có được phước đức tương tự như vậy nữa đâu. Ðiều còn lại giống như những gì đã trình bày ở trên. Phần Chú giải Thiên Cung Con Voi kết thúc tại đây.
1. 6 Chú Giải THIÊN CUNG CÓ
CHIẾC THUYỀN [40] Chiếc thuyền của nàng có mái che ở trên bằng vàng”. Ðây là chuyện kể về thiên cung có chiếc thuyền. Chuyện kể này có xuất xứ ra làm sao? Khi Ðức Thế Tôn còn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, có tới hơn sáu mươi chư vị Tỳ khưu đang trải qua mùa An Cư Kiết Hạ trong một ngôi làng nọ, trong suốt thời gian nóng nhất trong ngày[341],họ đang trên đường tới thành Sāvatthi với mục tiêu được gặp Đức Phật và lắng nghe Phật Pháp. Và trên đường đi họ đã gặp một vùng hoang mạc không có nước uống, sau khi đã bị kiệt sức vì sức nóng, họ mệt mỏi, khát khô cổ và không tìm đâu được một giọt nước, họ tiến đến gần[342] một ngôi làng nọ. Tại đó có một phụ nữ[343] đang tiến đến gần giếng nước mang theo thùng đựng nước, với mục đích múc một ít nước đem về để sử dụng. Bấy giờ chư vị Tỳ khưu nhìn thấy nàng, bị cơn khát[344] khuất phục, chư vị liền hướng về phía đó nghĩ rằng họ bước về hướng[345] người phụ nữ đang đi tới chắc chắn họ có thể kiếm được một chút nước để uống cho đỡ khát, họ nhận ra chiếc giếng và đứng gần nàng. Người phụ nữ múc nước từ giếng lên và khi nàng sắp sửa quay trở về nhà nàng nhìn thấy chư vị Tỳ khưu. Nhận ra chư vị xứng đáng phước thí đang bị khát và rất cần nước uống, nàng liền nổi lên lòng kính trọng và vô cùng thận trọng[346] nàng đã mời chư vị Tỳ khưu dùng một chút nước. Họ liền lấy[347] chiếc bình lọc nước thường mang theo trong túi ra cùng với bát khất thực, sai khi họ lọc nước và uống theo nhu cầu cần thiết của mỗi vị, họ cũng rửa chân tay cho mát mẻ và rồi thốt lên lời khen ngợi người phụ nữ do của thí nước nàng vừa dâng cho các ngài, sau đó họ lại lên đường. Nàng phụ nữ ghi nhớ phước đức đó trong tâm nàng; thường xuyên nhớ lại phước đức đó; sau này nàng qua đời và tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Do uy lực phước đức của nàng đem lại có thiên cung rất lớn xuất hiện cho nàng, được trang hoàng với cây ban điều ước. Vây quanh thiên cung đó[348] là một dòng suối nước rất tinh khiết như một đám châu báu và hai bên bờ là những ụ cát màu vàng nhạt trải đều với cát như tô điểm bằng những chuỗi ngọc và bạc[349]. [41] Trên cả hai bờ suối nước và ở ngay cửa dẫn vào vườn thượng uyển thiên cung đó có một chiếc đầm sen thật to được trang hoàng với những cụm[350] hoa sen đủ năm[351] màu cùng với một con thuyền bằng vàng. Nàng có thể rảo bộ tại đó và hưởng thù thắng thiên giới khi nàng tới đó để tiêu khiển và đùa giỡn trong chiếc thuyền của nàng. Rồi một hôm ngài trưởng lão Mahāmoggallāna trong chuyến du hành đến thiên giới đã nhìn thấy vị thiên nữ[352] đang vui chơi trong chiếc thuyền của nàng, bèn hỏi xem phước đức nào nàng đã làm[353], nói rằng: Hỡi thiên nữ, nhà ngươi đang đứng trong chiếc thuyền có mái che vàng ở phía bên trên; (thế rồi) nàng bước xuống đầm sen bằng chính tay [354] của mình nàng ngắt lấy một bông sen . Do đâu nàng có được diện mạo rạng rỡ đến như vậy? Do nàng đã thực hiện điều gì ở trên cõi đời này và ở đó đã xuất hiện cho nàng bất kỳ điều vui thú mà lòng nàng hằng mến chuộng bấy lâu nay? Ta hỏi nhà ngươi, hỡi thiên nữ đầy tràn uy lực cao cả, nhà ngươi đã thực hiện phước đức nào khi còn ở trên cõi chúng sanh thế? Do nhà ngươi đã thực hiện điều gì khiến cho uy lực của nhà ngươi chiếu sáng và diện mạo của nhà ngươi toả sáng khắp mười phương? Bởi đoạn kệ này là do các vị Kiết Tập[355] Phật Pháp thốt lên để làm rõ cách thức thiên nữ trả lời như thế nào khi vị trưởng lão đặt câu hỏi với nàng: Nàng thiên nữ ấy, lòng tràn đầy hoan hỷ do chính trưởng lão Moggallāna đặt câu hỏi, đã giải thích câu hỏi khi được hỏi do nàng đã thực hiện phước đức nào đã đem lại kết quả đến như vậy. Ðây chính là cách thiên nữ trả lời: “Vào lúc ta còn đang làm người, sống giữa thế nhân - nơi kiếp xưa được sanh ra nơi cõi phàm trần[356]- ta đã nhìn thấy chư vị Tỳ khưu khát khô cổ và mệt nhoài; quyết tâm cố gắng ta đã dâng nước cho thoả khát chư vị đó. Quả thật kẻ nào có đầy đủ nhiệt tâm, bố thí nước cho chư vị Tỳ khưu mệt lả [357] vì khát nước – sau này người đó sẽ được suối tuôn chảy nước mát nở đầy sen và rất nhiều thứ bông sen trắng cho mình. Bên mình[358] liên tục có nước mát chảy không ngừng – một suối nước mát có bờ rải cát vàng óng; [42] có cây xoài mang rất nhiều hoa quả rồi cả cây sala[359]ến cây tilakas và cây táo hoa hồng[360], uddālakas[361] và hoa loa kèn[362] nở rộ sum xuê khắp bốn mùa. Thiên cung này tỏa ánh sáng rực[363] một cõi, lại rất hợp với cảnh quang xung quanh. Ðây chính là kết quả phước đức ta đã thực hiện - những kẻ nào dốc lòng thực hiện phước đức đó sẽ nhận được những điều giống như vậy[364]. Do phước đức đó ta có diện mạo sáng ngời. Do phước đức đó mà mọi thứ đã xuất hiện cho ta. Ngay tại nơi đây và tại cõi đó những hoan lạc mà lòng ta hằng mong muốn. Ta xin dõng dạc tuyên bố cho chư vị Tỳ khưu đầy uy lực vô song, bất kỳ phước thiện ta đã thực hiện khi còn là chúng sanh[365] chính do phước đức đó ta có oai lực chiếu sáng rực rỡ và dung nhan ta chiếu sáng khắp mười phương. Về điểm này: 1-4. Có mái vàng che phủ phía bên trên (suvaṇṇacchadanaṃ) : với những mái che bằng vàng từ phía bên trên che phủ phía trên cả hai phía được chế bằng vàng sáng óng ả theo kiểu đó trên những bức tường[366] được trang trí tuyệt chiêu và được che phủ[367] khắp bên trên với đủ thứ đồ trang sức được làm bằng vàng tỏa sáng[368] với đủ thứ châu báu quí hoá. Chiếc thuyền (nāvaṃ): chiếc mảng trôi[369]; vì đó là một chiếc mảng (pota) trôi bồng bềnh (pavati)[370] trên mặt nước, di chuyển từ bờ bên này sang bờ bên kia và được gọi là một chiếc thuyền (nāvā) vì chiếc thuyền này chuyên chở (neti)[371] chúng sanh. Người phụ nữ (nāri)[372] đang nói tới một thiên nữ. Vì người đó dẫn đường (narati-neti) thế nên người đó là đàn ông (naro), là một con người (puriso)[373]; chính vì là con người tự bản chất tuyệt đối được gọi là một động vật linh trưởng con người (puriso) vì con người nằm giữa vật ưu tú nhất (puri seti) hiểu theo nghĩa bản chất của nó thuộc loại tốt hơn hết bất kỳ loại nào khác, chính vì thế mà vật đó là một con người (naro) hiểu theo nghĩa dẫn dắt (nayana[374]). Vì một người là con trai hay ngay cả một anh trai, nắm vị trí người cha đối với mẹ hay chị cả, chính vì thế còn hơn thế nữa đối với người chồng thì sao? Nàng là một người vợ vì nàng là người thuộc về một người đàn ông (narassa)[375], trong khi đó thứ bậc này thường rất được xử dụng trong trường hợp những người phụ nữ[376] cũng được sử dụng tương tự như vậy, hiểu rộng ra, trong trường hợp các vật thuộc giống cái khác với con người. Nhà ngươi nhào xuống đầm sen (ogāhasi pokkharaṇiṃ): do khoái trò tiêu khiển trong nước nàng đã nhào xuống chiếc hồ thiên giới này có tên gọi là ‘đầm sen” (pokkharaṇī): do ở đó xuất hiện những bông sen thuộc loại hảo hạng[377] (pokkhara) được gọi là loại padumas thiên giới. Cho dù có rất nhiều loại sen nở rộ, như bông sen uppala màu đỏ hay uppala màu xanh v.v... [378], được làm bằng châu báu nổi lên khỏi mặt nước. [43] Hái một bông sen bằng chính tay nàng (padmaṃ chindasi pāṇinā[379]): cắt bằng tay nàng, ước muốn có được một bông sen để chơi[380], một kalama chư thiên, cuống hoa bằng bạc và đài hoa làm bằng châu báu đá ru-bi[381] và vỏ [382] và các sợi tơ nhị hoa làm bằng vàng. 5. Họ đang khát khô cổ (tasite): họ rất khát. Và mệt lả (kilande): và rả rời thân xác do khát nước và[383] mệt mỏi trên đường đi. Quyết tâm thực hiện (uṭṭhāya); tập trung nghị lực để làm, có nghĩa là không rơi vào lười biếng. 6-7. Bằng cách nói, Quả thật, kẻ nào” v.v... nàng trả lời một cách chung chung điều trưởng lão đã hỏi, chỉ rõ[384] cách thức ám chỉ điều không được nhìn thấy, nếu điều gì đã được thấy thì nói rằng, “chính vì ta đã, chính vì thế mà những người khác cũng có thể chiếm được kết quả như vậy[385] bằng cách thực hiện phước đức bao gồm của thí là nước đã có thể được tái sanh nơi cõi[386] chính trực. Liên quan đến vấn đề này tassa (ối với ngài) và taṃ (ngài) lại ám chỉ trở lại[387]với những người thực hiện phước đức. Sẽ chảy vòng quanh (anupariyanti); cả ngài nữa cũng được vây quanh với những vùng phụ cận[388] cũng là nơi cư trú của ngài nữa. Tilakas (tilakā) một loại cây có hoa giống như hoa bandhujīvaka[389]. Uddālakas (uddālakā): là loại cây wind-slayers (vatāghātakā), cũng được gọi là cây hoàng gia (rājarukkhā)[390]. 8. Với một phần đất như vậy (taṃbhūmibhāgehi): với những khu vực đất thuộc loại như vậy[391] có nghĩa là với những vùng đất có đầm sen sông ngòi và công viên như đã nói ở trên. đã gặp được như vậy (upetarūpaṃ): đã gặp được do thật xứng được khen ngợi như thế[392]; có nghĩa là, nhờ vào những đầm sen này v.v... quả thật là một cảnh quang đầy lý thú. Tỏa sáng khắp nơi (bhusa sobbhamānaṃ): họ sẽ nhận được một thiên cung tuyệt vời nhất, cực kỳ, vô cùng rực rỡ. - đây chính là cách chúng ta nên phân tích. Những gì còn lại giống như điều đã đề cập đến ở trên. Phần Chú giải Thiên cung có con Thuyền kết thúc tại đây.
1.7 Chú Giải THIÊN CUNG CÓ
CHIẾC THUYỀN THỨ HAI.
“Chiếc thuyền của nàng có mái che ở trên bằng vàng”. Ðây là chuyện kể về thiên cung có chiếc thuyền thứ hai. Chuyện kể này có nguồn gốc xuất xứ như thế nào? [44] Trong lúc Ðức Thế Tôn còn lưu lại trong thành Sāvatthi có một vị trưởng lão đã triệt phá được hết các lậu hoặc trong tâm, vì mùa mưa đang đến gần, ngài ước ao đến một ngôi làng nọ để trải qua mùa An Cư Kiết Hạ tại đó, vào buổi chiều tiếp theo sau chuyến đi trên đường từ thành Sāvatthi theo hướng tiến tới ngôi làng; nhưng mệt mỏi và khát cháy cổ do suốt đoạn đường ngài đã tới một ngôi làng khác đang trên đường[393] đi tới thành phố. Thấy không nơi nào có bóng cây cũng như có nước uống bên ngoài ngôi làng và do mệt mỏi quá độ, ngài đã mặc y cà sa và tiến vào ngôi làng đó và đứng ngay trước cửa một ngôi nhà của vị trưởng làng. Tại đó có một thiếu nữ [394] nhìn thấy ngài tới bèn hỏi, ‘Thưa ngài, tôn giả từ đâu[395] tới đây?” và nhận ra tôn giả quá mệt mỏi sau cuộc hành trình dài và đang trong tình trạng khát khô cổ, nàng đã dẫn tôn giả vào[396] trong nhà nói rằng, “Thưa ngài, xin hãy vào trong này” và nàng dâng cho ngài một chỗ ngồi, nàng chỉ cho ngài ngồi nói rằng, “Xin ngài hãy ngồi xuống đây”. Khi tôn giả đã an toạ tại đó nàng mang nước hầu ngài để rửa chân và xức dầu chân cho ngài và rồi lấy một chiếc quạt lá dừa và hầu quạt cho tôn giả. Khi cơn nóng đã dịu xuống nàng sửa soạn thức uống ngọt mát và thơm tho dâng cho ngài uống. Vị trưởng lão đã dùng thức uống đó và đã chế ngự được cơn mỏi mệt, tỏ lòng ngưỡng mộ và rồi ra đi[397] tiếp con đường dẫn tới thành phố. Sau đó một thời gian nàng thiếu nữ đó đã từ trần và được tái sanh[398] nơi cõi Tam Thập Tam – Ta nên hiểu mọi sự giống như đã giải thích trong chuyện kể về thiên cung[399] có chiếc thuyền đã Chú giải ở trên; ngay cả trong các đoạn kệ cũng không có chi tiết mới nào cả. Vì lý do đó có lời nói rằng: Hỡi thiên nữ, nhà ngươi đang đứng trên thuyền có mái che làm bằng vàng ở phía trên; (rồi) nàng bước xuống hồ sen và tận tay[400] hái một bông sen. Do phước đức nào nhà ngươi có diện mạo xinh đẹp đến như vậy? Vì duyên cớ gì nhà ngươi được vinh quang và bất kỳ những lạc thú nào lại xuất hiện cho nàng ngay tại nơi đây trên cõi đời này theo như lòng nàng hằng mong ước? Ta hỏi nhà ngươi, hỡi thiên nữ đầy oai lực dũng mãnh. Do nhà ngươi đã thực hiện nghiệp nào đang khi còn ở giữa cõi thế nhân? Do phước đức nào nhà ngươi có oai lực chiếu sáng đến như vậy và diện mạo nhà ngươi toả sáng chói chang khắp mười phương đến thế?” Với tấm lòng hoan hỷ, khi vị trưởng lão Moggallāna hỏi nàng thiên nữ đó những câu như vậy, nàng đã giải thích câu hỏi như đã được đặt ra. Về phước đức đã tạo phước quả đó như sau: Khi còn được làm người giữa thế nhân – nơi kiếp trước trên cõi chúng sanh[401] - con đã nhìn thấy một chư tăng khát lả đi và mỏi mệt sau chuyến đi dài tới thành phố; con đã tập trung sức bình sanh và bố thí nước cho ngài uống. [45] Quả thật kẻ nào có đầy đủ nhiệt tâm mà bố thí nước cho người mỏi mệt và khát khô cổ – ngày sau sẽ được hưởng suối nước mát mẻ mọc đầy sen và toàn là sen màu trắng làm gia nghiệp của mình. Dòng nước sẽ liên tục chảy quanh[402] người đó – một con sông đầy nước mát hai bờ trải cát vàng óng ánh; sẽ xuất hiện những cây xoài nặng trĩu trái ngọt mọng rồi những cây sala, cây tilakas và cây táo hồng; cây hoa uddakas và cây hoa loa kèn đang nở rộ. Thiên cung tuyệt hảo thượng hạng này chiếu sáng[403] cực kỳ lộng lẫy với phong cảnh càng thêm mỹ miều; đây chính là kết quả của phước đức đó đem lại. Những kẻ nào đã thực hiện phước đức đó sẽ nhận được kết quả tương xứng đến như vậy. Do đó diện mạo ta toả sáng chói chang đến như vậy. Do đó những gì ta được hưởng ngay tại nơi đây và đủ mọi hoan lạc nổi lên theo như lòng ta hằng mong ước. Ta tuyên bố cho tôn giả biết, thưa chư tăng đầy oai lực kính mến, do những phước đức ta đã thực hiện khi còn sống nơi cõi nhân thế [404]. Cũng do phước đức đó mà ta có được oai lực chiếu sáng lộng lẫy đến như vậy cũng như với diện mạo xinh đẹp tỏa sáng lộng lẫy khắp mười phương thiên hạ. Ngoại trừ một chi tiết đó là ở đây chỉ xuất hiện có một vị tôn giả không có chi tiết mới nào khác được đưa ra trong phần Chú giải về ý nghĩa nữa. Phần Chú giải chuyện Thiên Cung có chiếc thuyền thứ hai kết thúc tại đây.
1. 8 Chú Giải THIÊN CUNG CÓ
CHIẾC THUYỀN THỨ BA
“Chiếc thuyền của nàng có mái che ở trên bằng vàng.” Ðây là chuyện kể về Thiên Cung[405] có chiếc thuyền thứ ba. Chuyện kể có nguồn gốc xuất xứ như thế nào? Trong khi Ðức Thế Tôn còn đang du hành khắp các vương quốc đi kèm theo là một Tăng Ðoàn chư vị tỳ khưu rất đông, ngài đã đến[406] một ngôi làng bà la môn nọ có tên gọi là Thūṇa trong vương quốc Kosala[407]. Các gia chủ Bà la môn tại ngôi làng Thūṇa nghe biết tin, “Người ta nói rằng có vị ẩn sĩ Cồ Ðàm đã đến thăm ngôi làng của chúng ta”. Bấy giờ các gia chủ Bà la môn của ngôi làng Thūṇa là những người thiếu tịnh tín, lại có tà kiến và tự bản chất lại rất keo kiệt họ bảo nhau, Nếu như vị ẩn sĩ Cồ Ðàm đã vào ngôi làng này, chắc hẳn ngài sẽ lưu lại tại đó vài ba ngày và ngài có thể an trú tất cả dân làng này nơi giáo pháp của ngài, và khi ấy thì [46] giáo pháp bà la môn sẽ không còn có chỗ đứng nữa.” Nhằm cố ngăn cản Ðức Phật Cồ Ðàm lưu lại[408] tại ngôi làng đó họ đã rỡ bỏ toàn bộ tàu thuyền đang đậu trên sông đến những nơi khác và biến các cầu cống và nơi qua sông trở thành vô dụng[409].Tương tự như vậy họ đã dấu kín các giếng nước, các nhà nghỉ[410] và các lầu trọ, chỉ trừ có một giếng nước, họ đã cho lấp tất cả các giếng khác bằng cách bỏ đầy cỏ khô v.v... xuống giếng. Chính vì lý do đó trong tập Phật Tự Thuyết (Udana) có nói: “Thế rồi những gia chủ bà la môn tại ngôi làng Thūṇa đã cho lấp đầy giếng nước tới tận miệng với cỏ khô và trấu[411] nói rằng, ‘Ðừng để cho những vị ẩn sĩ đầu trọc được uống[412] một giọt nước nào tại chiếc giếng này.”a[413] Ðức Thế Tôn biết được ác nghiệp có trong lòng họ và đem lòng thương xót họ, ngài liền vượt qua dòng sông bằng cách bay trên không đi kèm theo với cả đoàn đồ đệ chư vị Tỳ khưu và rồi lên đường đến ngôi làng này, và đến đúng lúc ngài đã tới được ngôi làng bà la môn Thūṇa. Ngài tách khỏi đám đông và ngồi thiền trên một chiếc ghế dành riêng (nhằm mục đích đó) ngay dưới gốc một cây cổ thụ kia. Vào lúc đó có một số đông phụ nữ lấy nước đi ngang qua gần[414] ngay Ðức Thế Tôn . Bấy giờ những người trong làng Thūṇa đã thoả thuận với nhau rằng, ‘Nếu như Ðức Phật Cồ Ðàm đến đây thì không ai được ra ngoài để tiếp đón v.v... [415] và khi ngài có đến bất kỳ nhà[416] ai để khất thực thì không được bố thí cho ngài cũng như các đồ đệ của ngài bất kỳ vật thí nào cả. Trong số họ có một nữ tỳ của một vị bà la môn kia, đã nhìn thấy Ðức Thế Tôn ngồi vây quanh là đoàn tuỳ tùng chư vị Tỳ khưu, khi nàng nhận ra rằng chư vị tỳ khưu đó đã quá mỏi mệt và khát khô cổ do quá mệt mỏi do cuộc hành trình họ đã thực hiện, tâm nàng trở nên tịnh tín và muốn dâng cúng cho họ nước để uống, ‘Ngay cả[417] những cư dân trong làng đã hạ quyết tâm là không làm bất kỳ điều gì để dâng cúng cho vị ẩn sĩ Cồ Ðàm cũng như không đảnh lễ ngài nữa - cho dù như vậy, nếu ta đã phát hiện ra những kẻ xứng được nhận phước thí và biết được phước điền vô thượng[418], ta lại không hành động để đem lại hỗ trợ cho mình với chỉ một vật cúng dường dù chỉ là một chút nước, trong khi ta có thể thoát khỏi cuộc sống đau khổ này hay sao? Ta rất vui lòng để cho chủ ta và ngay cả những cư dân trong làng đánh đập ta thậm chí giết ta nữa – ta sẽ bố thí một chút nước với lòng kính lễ cho một phước điền xứng đáng đến như vậy!” [47] Sau khi đã quyết định như vậy và cho dù những người phụ nữ khác đang lấy nước có cố gắng ngăn cản nàng, không đếm xỉa gì đến mạng sống[419] của mình nàng đã hạ bình nước nàng đang đội trên đầu xuống, cầm với hai tay, đặt sang một bên tràn đầy hoan hỷ và sung sướng nàng đã tiến lại gần Ðức Thế Tôn, đảnh lễ ngài với năm cử điệu phủ phục xuống tận đất và mời ngài dùng nước. Ðức Thế Tôn nhìn thấy[420] tín tâm của nàng và muốn giúp đỡ nàng, ngài đã lọc nước[421], rửa tay chân và rồi uống nước. Nước trong bình không bao giờ cạn. Khi nàng nhận ra điều này, nàng lại với tâm tịnh tín đã dâng nước đó cho một vị Tỳ khưu – rồi cũng như vậy, nàng dâng cho hết vị này đến vị khác[422] và nàng đã dâng cúng nước cho toàn bộ chư vị Tỳ khưu sử dụng. Và nước trong bình vẫn không vơi cạn đi chút nào. Trong lòng quá hân hoan nàng chạy về nhà mình với chiếc bình nước vẫn đầy y nguyên[423]. Khi ông chủ của nàng là một bà la môn nghe thấy nàng đã dâng cúng nước ông liền nói. ‘Nó đã phá luật lệ của làng này và ta sẽ bị chê cười’, và lòng nổi cơn giận bừng bừng[424] sôi sục, ông ta ném nàng xuống đất đấm đá nàng túi bụi đùng đùng. Vì bị trận đòn tàn nhẫn ấy, nàng đã qua đời và được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam và một thiên cung xinh đẹp đã xuất hiện cho nàng tương tự như thiên cung đã tả lại trong chuyện lâu đài có chiếc thuyền đầu tiên. Bấy giờ[425] Ðức Thế Tôn đã truyền cho trưởng lão Nanda nói rằng, ‘Giờ đây hỡi nanda, hãy đem nước giếng đến cho ta.” vị trưởng lão đáp lại. “Thưa ngài, hiện nay dân làng Thūna đã làm ô nhiễm[426] nước giếng mất rồi, không thể nào lấy nước giếng đó cho ngài được nữa”. Ðức Thế Tôn lại ra lệnh cho trưởng lão một lần nữa và rồi lần thứ ba. Ðến lần thứ ba[427] thì vị trưởng lão liền cầm lấy bát khất thực của Đức Thế Tôn và đi tới giếng nước. Khi vị trưởng lão đi tới giếng nước đó thì tự nhiên nước tuôn trào từ giếng lên tràn cả miệng giếng và chảy ra khắp nơi. Toàn bộ cỏ khô và trấu nổi lên trên mặt[428] nước và chảy đi sạch sẽ. Vì nước dâng trào khắp nơi như vậy các mạch nước khác cũng tràn đầy hết và chảy tràn lan vây quanh cả ngôi làng và các vùng quanh làng đều bị ngập chìm[429] trong nước . Khi nhìn thấy phép lạ như vậy những người bà la môn lòng tràn đầy kinh ngạc lẫn kỳ thú họ đã kéo đến xin Ðức Phật tha lỗi. Ngay lập tức nước lụt rút hết[430]. Họ liền dâng cúng lên cho Ðức Phật[431] và cả tăng đoàn chư vị Tỳ khưu nơi cư trú[432] và mời các ngài dùng bữa với họ vào ngày hôm sau. Và vào ngày hôm sau họ sửa soạn một cuộc bố thí rất lớn và chăm sóc cho Tăng Ðoàn chư vị Tỳ khưu có Ðức Phật dẫn đầu.[433] Họ dâng cho các ngài vật thực tuyệt hảo nhất gồm cả vật cứng lẫn vật mềm; và khi Ðức Phật đã kết thúc bữa ăn và cất tay ra khỏi bát khất thực thì toàn bộ các gia chủ[434] bà la môn trong làng Thuna liền ngồi xuống quanh ngài và cung kính đảnh lễ ngài. Lúc bấy giờ nàng thiên nữ đó quan sát thù thắng của mình và nhận ra nguyên nhân chính là do nàng đã dâng cúng nước. Tâm nàng tràn ngập hoan hỷ và sung sướng nghĩ rằng, “Tốt lắm, giờ đây ta muốn đến và đảnh lễ Ðức Phật và[435] muốn tỏ lộ cho thế giới loài người biết kết quả to lớn của các thiện nghiệp là như thế nào, thậm chí chỉ là một thiện nghiệp nhỏ nhoi nhất, được thực hiện cho những người đang theo chánh đạo.” và[436] với lòng nhiệt tình tràn trề nàng đã đến, vây quanh là một đoàn tuỳ tùng cả ngàn tiên nữ, và cũng kèm theo là thiên cung của nàng cùng với vườn thượng uyển v.v... nàng đã xuất hiện với đại oai thần[437] thiên giới trong khi đám người vẫn còn đang dõi mắt nhìn theo, nàng bước xuống khỏi thiên cung, tiến lại gần Đức Phật và đảnh lễ ngài, và rồi đứng yên thực hiện năm bước đảnh lễ sát tới tận mặt đất. Thế rồi Ðức Thế Tôn vì muốn giải thích trước tiên thành quả của phước đức cho đám dân chúng tụ tập tại đó, đã hỏi nàng với bốn đoạn kệ như sau: Hỡi thiên nữ, nhà ngươi đang đứng trên thuyền có mái che làm bằng vàng ở phía trên; (rồi) nàng bước xuống hồ sen và tận tay hái một bông sen. Nơi trú thân của nhà ngươi gồm toàn những ngôi nhà có tháp nhọn. Ðược chia thành nhiều phần đều nhau và rất cân xứng[438], toả ánh sáng chói chang khắp mười phương. Do phước đức nào nhà ngươi có diện mạo xinh đẹp đến như vậy? Vì duyên cớ gì nhà ngươi được vinh quang và bất kỳ những lạc thú nào lại xuất hiện cho nàng ngay tại nơi đây trên cõi đời này theo như lòng nàng mong ước? Ta hỏi nhà ngươi, hỡi thiên nữ đây oai lực dũng mãnh. Do nhà ngươi đã thực hiện nghiệp nào đang khi còn ở giữa cõi thế nhân? Do nghiệp thiện nào nhà ngươi có oai lực chiếu sáng đến như vậy và diện mạo nhà ngươi toả sáng chói chang khắp mười phương đến thế?” [49] Các vị Kiết tập Kinh Tạng lại lên tiếng: Với tấm lòng hoan hỷ, khi vị trưởng lão Moggallāna hỏi nàng thiên nữ đó những câu như vậy, nàng đã giải thích câu hỏi như đã được đặt ra. Về phước đức đã tạo phước quả đó như sau: Ðây là những đoạn kệ đưa ra câu trả lời của nàng: Khi còn làm người giữa thế nhân – nơi kiếp trước trên cõi chúng sanh[439] - con đã nhìn thấy chư tăng khát lả đi và mỏi mệt sau chuyến đi dài tới thành phố; con đã tập trung sức bình sanh và bố thí nước cho ngài. Quả thật kẻ nào có đầy đủ nhiệt tâm mà bố thí nước cho người mỏi mệt và khát cháy cổ – ngày sau sẽ được hưởng suối nước mát mẻ mọc đầy bông sen và toàn là sen màu trắng làm gia nghiệp của mình. Dòng nước sẽ liên tục chảy quanh[440] người đó – một con sông đầy nước mát hai bờ trải đầy cát vàng óng ánh; sẽ xuất hiện những cây xoài nặng trĩu trái ngọt mọng rồi những cây sala, cây tilakas và cây táo hồng; cây hoa uddakas và cây hoa loa kèn đang nở rộ. Toà thiên cung tuyệt hảo thượng hạng này chiếu sáng[441] cực kỳ lộng lẫy với phong cảnh càng thêm mỹ miều; đây chính là kết quả của phước đức đó đem lại, những kẻ nào đã thực hiện phước đức đó sẽ nhận được những kết quả tương xứng đến như vậy. Nơi trú xứ của nhà ngươi gồm toàn những ngôi nhà có tháp nhọn. Ðược chia thành nhiều phần đều nhau và rất cân xứng, toả ánh sáng chói chang khắp mười phương. Do đó mà diện mạo ta toả sáng chói đến như vậy, do đó mà những gì ta được hưởng ngay tại nơi đây và đủ mọi hoan lạc nổi lên theo như lòng ta hằng mong ước. Do[442] thực hiện phước đức đó mà ta được toả sáng và diện mạo ta toả sáng khắp mười phương; đây chính là phước quả của phước đức ta đã thực hiện - Đức Phật đã uống nước do ta dâng cúng[443]. Về điểm này: 1. Mặc dù khi Ðức Thế Tôn đặt câu hỏi với nàng lúc đó vị thiên nữ đó không đứng trên chiếc thuyền, không nhào xuống chiếc đầm sen cũng như [50] không tự tay hái bông sen, tuy nhiên vì nàng đã làm như vậy, do vẻ oai lực to lớn nơi phước đức của nàng thôi thúc và liên tục gắn bó với trò tiêu khiển trong nước. Chính vì thế người ta đề cập đến như vậy[444]iều này như là cách biểu lộ rõ một thực chất đó là việc nàng thực hiện những điều này lại diễn ra liên tục không bị gián đoạn và không chỉ đây là ý nghĩa muốn nói đến ở đây - nhưng cũng là điều được coi như những gì đã đề cập đến trong những ví dụ ở trên nữa[445] 2-5. Những ngôi nhà có tháp nhọn (kūṭāgārā): có những hàng rào được dựng lên gắn với mái chóp được làm bằng châu báu đá quí[446]. Nơi lưu trú : nivesā = nivesanāni (một dạng ngữ pháp hoán chuyển[447]), có nghĩa là những chiếc phòng ngủ. Chính vì lý do đó ngài cho biết ‘được phân thành những phần cân đối”. Vì những phòng đó đã được phân thành bốn phòng bằng nhau như thể mỗi phòng trở thành một bản sao của phòng khác và, nhờ có cùng một kích cỡ[448] chúng tỏ ra như thể được phân thành nhiều phần bằng nhau. Làm lóa mắt (daddallamānā): những căn phòng đó tỏa sáng lên ở mức độ cao nhất. Chúng chiếu sáng toả khắp (ābhanti): chúng tỏa sáng với một mạng tia sáng phát ra từ những châu báu, đá quí và vàng[449]. 6-11. Một số chư vị Tỳ khưu (bhikkhū) nàng muốn ám chỉ đến tăng đoàn các Tỳ khưu có Ðức Phật lãnh đạo[450]. 12. Của ta / thuộc về ta (mama)’ điều này ám chỉ đến người đầu tiên (Ðức Thế Tôn) và người sau này (chư vị Tỳ khưu)[451]: phước đức đó là của ta (mama) đã thực hiện và ‘nhân danh ta (mama[452])’ đây chính là cách chúng ta nên phân tích.[453] Ðã uống thứ nước đó (udakaṃ apāyi[454]): đây chính là vật cúng dường gồm có nước đã được đề cập đến ở trên. Ðây là điều tạo thành thù thắng thiên giới, đây chính là kết quả của phước đức, vì Ðức Phật, vị Ðức Thế Tôn trên cõi đời này cùng với các chư thiên chính là những người xứng nhận phước thí đã uống thứ nước do ta dâng cúng nhân danh ta. Ðiều còn lại chính xác giống hệt như những gì đã giải thích ở trên[455]. Đức Thế Tôn, đang diễn giải Phật Pháp mà chính các (đức Phật khác) đã khám phá ra, đã được chứng kiến Tứ Diệu Ðế nhờ đó mà thiên nữ đó với tâm tịnh tín . Vào tột đỉnh bài thuyết pháp thì thiên nữ đó đã được an trú[456] nơi thánh quả nhập lưu. Và việc thuyết pháp đó cũng đem lại lợi ích cho những người tụ tập lại tại đó nữa[457] Phần Chú giải chuyện kể thiên cung có chiếc thuyền kết thúc tại đây.
1.9 Chú Giải THIÊN CUNG CÓ
NGỌN ÐÈN “Với diện mạo xinh đẹp siêu phàm”. Ðây chính là chuyện kể Thiên Cung có ngọn đèn, Chuyện[458] đã diễn ra như thế nào? Vào một ngày Bát Quan Trai Giới nọ, khi Ðức Thế Tôn còn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, có rất nhiều thiện nam tín nữ[459], với tư cách là những người nắm giữ ngày Bát quan trai giới[460], họ đã tổ chức bố thí[461] vào buổi sáng tùy theo khả năng của từng người. Chính họ đã dùng bữa rất sớm vào buổi sáng và rồi vào buổi trưa họ mặc y phục sạch sẽ, với áo khoác mới, và cầm theo hương nhang và vòng hoa v.v... họ đã tới một thiền viện nọ tại đó họ ngồi thiền vây quanh chư Tỳ khưu khiến cho họ khởi phát tịnh tâm[462], họ đảnh lễ các vị đó và lắng nghe Phật Pháp vào buổi chiều. Ðang khi họ vẫn còn muốn nấn ná lưu lại tại thiền viện đó, đơn giản là để lắng nghe chư vị Tỳ khưu diễn giải Phật Pháp thì mặt trời đã lặn[463] và trời tối dần. Thế rồi có một phụ nữ trong số họ nghĩ rằng đã đến lúc phải thắp đèn lên và nàng đã đưa ra những gì cần thiết nàng đã mang theo từ nhà và nàng đã thắp sáng một ngọn đèn đặt trước pháp toà và lắng nghe pháp thoại. Hài lòng vì đã cúng dường một chiếc đèn, lòng nàng tràn đầy hoan hỷ và sung sướng, nàng[464] đã đảnh lễ chư vị Tỳ khưu và rồi lui về nhà mình. Sau này nàng đã qua đời và được tái sanh nơi một thiên cung làm bằng châu báu jotirasa[465] rực rỡ nơi cõi Tam Thập Tam. Tuy nhiên do hào quang[466] thân xác thiên nữ này tỏa sáng quá vĩ đại, nàng đã tỏa sáng hơn hẳn các thiên nữ khác và lan toả khắp mười phương. Thế rồi một ngày nọ vị trưởng lão Mahāmoggallāna đang du hành lên thiên giới... - ta nên hiểu toàn bộ điều này chính xác tương tự như những gì đã được truyền lại ở trên, chỉ trừ có điều ở đây ngài trưởng lão chỉ hỏi nàng bằng bốn đoạn kệ[467] mà thôi: Nàng thiên nữ đang đứng với sắc đẹp siêu phàm, tỏa sáng khắp mười phương với ánh sáng vinh quang trông giống tựa như Dược Vương Tinh[468]. Do bởi đâu nàng có được sắc đẹp siêu phàm đến như vậy? Vì lý do gì nàng đã chu tất được sắc đẹp như vậy ngay tại cõi đời này và được tái sanh nơi cõi đó với bất kỳ lạc thú mà lòng nàng thường ấp ủ mong muốn? Do bởi đâu nàng có được hào quang tinh tuyền vượt trội hẳn các thiên nữ khác. Do đâu toàn bộ tứ chi nàng tỏa sáng khắp mười phương thiên hạ? Ta hỏi nhà ngươi, hỡi thiên nữ đầy uy lực, phước đức gì nhà ngươi đã làm được khi còn là nguời nơi cõi thế nhân? Do đâu nàng có được vẻ oai lực to lớn và sắc đẹp nàng sáng chói khắp mười phương[469] đến như vậy? [52] Khi Moggallāna hỏi thiên nữ đó, lòng nàng tràn ngập hạnh phúc và sung sướng, thiên nữ đó đã giải thích câu hỏi ngài đã đặt ra, về phước đức nào nàng đã thực hiện hầu đem lại quả phước to lớn đến như vậy. Khi ta còn sống kiếp con người giữa thế nhân – trong kiếp trước nơi cõi con người - trong bóng tối dầy đặc vào một đêm tối trời nọ[470], ta đã bố thí một ngọn đèn vào đúng lúc thắp đèn trong đêm tối. Kẻ nào trong đêm tối dầy đặc vào đêm tối trời1 lại bố thí một ngọn đèn thắp lên vào thời điểm thắp đèn sáng trong bóng đêm, sẽ được tái sanh nơi một thiên cung làm bằng châu báu jotirasa rực sáng đầy hoa nở rộ bên cạnh đầm sen trắng tinh tuyền. Do phước đức đó ta có diện mạo mỹ miều chói sáng đến như vậy. Do phước thí đó ta đã thực hiện được ngay tại cõi đời này và có được nơi thiên giới với đủ mọi khoái lạc như lòng hằng mong muốn. Chính do phước đức đó ta được chiếu sáng rực rỡ vinh quang đến như vậy. Vượt trội hẳn chư thiên nữ khác. Chính do phước đức đó toàn bộ tứ chi của ta đã tỏa sáng khắp mười phương chói lọi. Thưa chư vị Tỳ khưu đầy oai lực, ta công bố cho chư vị phước đức nào ta thực hiện được khi còn sống nơi kiếp thế nhân. Do đó ta có được vẻ oai lực toả sáng đến như vậy, và diện mạo mỹ miều sáng chói của ta tỏa sáng khắp mười phương.” Ðó là những gì thiên nữ đã trả lời vị trưởng lão: Về điểm này” 1-2. Với sắc đẹp mỹ miều vô song (abhikkantena vaṇṇena): liên quan đến vấn đề này[471] từ abhikkanta được truyền lại cho chúng ta liên quan đến việc lụi tàn, tan dần như trong câu, Ðêm đã về khuya (abhikkantā) , Ôi Ðức Thế Tôn , canh nhất đã tàn”a v.v... có liên quan đến điều tuyệt hảo nhất như trong câu, “Ðây là nhân vật đã chu tất được (abhikkantataro) và tuyệt hảo nhất trong số bốn cá nhân đó”b v.v... ; liên quan đến việc thốt lên những lời cảm tạ như trong câu, “Thưa Ðức Thế Tôn quả thật tuyệt vời, thưa Ðức Thế Tôn quả thật tuyệt hảo.”c[472] [53] và liên quan đến điều vô cùng xinh đẹp như trong câu, “Sắc đẹp vô song (abhikkantena) của nàng tỏa sáng khắp mười phương trời”d v.v... ; ở đây cũng vậy nên được coi như có liên quan đến những gì xinh đẹp tuyệt trần mà thôi. Chính vì thế vô song (abhikkantena): vượt trội, vô cùng dễ thương, có nghĩa là rất đẹp[473]. Với diện mạo (vaṇṇena): với làn da xinh đẹp hấp dẫn. Tỏa sáng rực rỡ khắp mười phương (obhāsentī disā sabbā): tạo tỏa sáng khắp mười phương trời[474], biến chúng thành một đám ánh sáng chói chang. Giống thứ gì vậy?[475] Ngài cho biết giống như Dược Vương Tinh”. Ngôi sao này được đặt cho tên gọi là osadhī là do ánh sáng quá mức (ussana-) chứa đựng (dhīyati) nơi ngôi sao đó, hay nói cách khác vì ngôi sao đó góp phần đem lại sức mạnh cho các dược liệu (osadhīnaṃ)[476]; giống như ngôi sao đó đã tỏa ánh sáng ra khắp nơi, ngay cả như vậy nhà ngươi còn tỏa ra ánh sáng khắp mười phương thiên hạ. 3. Liên quan đến toàn bộ tứ chi của nhà ngươi (sabbagattehi): liên quan đến tất cả những thành tố cấu tạo thành thân xác của nhà ngươi; những thành tố đó tỏa sáng do toàn bộ các chi người cả to lẫn nhỏ đều phát quang chói lọi. – Ðó chính là ý nghĩa muốn đề cập đến ở đây. Vì đây là công cụ cách được hiểu là nguyên nhân. Khiến cho khắp tứ phương chói lọi (sabbā obhāsate disā): khiến cho khắp mười phương được chiếu sáng chói chang. Một số người lại giải thích là obhāsare (chiếu sáng); đối với họ sabbā disā[477] (khắp muôn phương) nên được coi như là một từ số nhiều. 7. Vào thời điểm lên đèn (padīpakālamhi) : vào lúc mà việc đốt đèn phải thực hiện. Vào lúc thích hợp[478] để thắp sáng đèn. Chính vì lý do đó thiên nữ nói rằng kẻ nào đang ở trong bóng tối hoàn toàn trong đêm tối đen ngòm (yo andhakāramhi timīsikāyaṃ) có nghĩa là trong bóng tối dầy đặc và đen ngòm. Ta đã bố thí một chiếc đèn (dadāti dīpaṃ): cúng dường một ngọn đèn, cho dù chính người đó có thắp sáng[479] đèn lên hay không’ nàng chỉ bố thí đủ phương tiện cần thiết để thắp sáng trong đêm tối[480] đặc biệt dành cho những người xứng nhận phước thí này. ựơc tái sanh nơi một thiên cung châu báu chói chang (uppajjati jotirasaṃ vimānaṃ): tới được một lâu đài làm bằng châu báu bằng cách tái sanh tại đó. Phần còn lại giống như những gì đã được trình bày ở trên. Thế rồi khi thiên nữ đã đề cập đến vấn đề theo đó nàng đã chiếm được những gì nàng hiện có. Vị trưởng lão đã nắm lấy điều đó như là vấn đề nổi lên và ngài đã thuyết giảng bằng cách nói tiếp theo về việc bố thí v.v... và khi ngài biết tâm của nàng đã sẳn sàng v.v... ngài tỏ lộ cho nàng biết Tứ Chân Ðế. Khi đã đạt đến tột đỉnh những chân đế đó[481] thì thiên nữ đó[482] cùng với đoàn tuỳ tùng của nàng được an trú nơi thánh quả Nhập Lưu. Vị trưởng lão đã trở lại thành Sāvatthi và thông báo biến cố đó cho Đức Phật. Ðức Thế Tôn diễn giải Phật Pháp chi tiết về điều đó làm căn bản cho đám người tụ tập lại ở đó. [54] Giáo lý đó đem lại rất nhiều lợi ích cho những người đang tụ tập tại đó. Những chúng sanh đó[483] đã trở nên vô cùng nhiệt tình liên quan đến việc vừa được nghe việc cúng dường một chiếc đèn. Phần Chú giải chuyện kể thiên cung có ngọn đèn kết thúc ở đây.
1.10 Chú Giải THIÊN CUNG DO
CÚNG MÈ Với nước da xinh đẹp vô song”. Ðây chính là Phước Thí Thiên Cung do Cúng Mè. Chuyện kể đã diễn[484] ra như thế nào? Lúc bấy giờ Ðức Thế Tôn đang còn lưu lại trong thành Sāvatthi, nơi tịnh xá của thiện nam Anāthapiṇḍika trong Cánh Rừng Jeta. Bấy giờ trong thành Rājagaha có một người phụ nữ đang mang thai, nàng đang đãi mè để phơi dưới nắng mặt trời ước ao được dùng một ít dầu mè[485]. Tuổi thọ của nàng đã đến lúc cạn kiệt, do nàng phải qua đời cùng ngày hôm đó, và một ác nghiệp của nàng, đã khiến nàng phải tái sanh nơi hỏa ngục[486]. Bấy giờ Ðức Thế Tôn nắm lấy cơ hội đó đang quan sát cõi trần gian với thiên nhãn[487] và nghĩ rằng, “ Người phụ nữ này ngày hôm nay phải chết và phải tái sanh nơi hỏa ngục[488]; điều gì xảy ra nếu ta khiến cho nàng có thể tái sanh nơi thiên giới bằng cách chấp nhận của thí dầu mè do nàng dâng cúng cho ta?” Và chỉ trong một nháy mắt ngài đã đi từ thành Sāvatthi tới thành Rājagaha, ngài đã mặc y phục rất sớm vào buổi sáng, cầm lấy bát khất thực và y cà sa và đang khi di chuyển tới thành Rājagaha để khất thực và đến đúng lúc ngài đã tới ngay trước cửa nhà nàng. Khi người phụ nữ nhìn thấy Ðức Thế Tôn trong lòng tràn ngập vui sướng và hạnh phúc, nàng đã vội vàng đứng dậy và sau khi đã đảnh lễ theo năm cử điệu phủ phục xuống tận đất, không tìm thấy bất kỳ điều gì thích hợp xứng đáng để cúng dường, nàng đã rửa chân tay cho ngài và bốc lấy một nắm[489] hạt mè và đổ đầy vào bát khất thực của Ðức Thế Tôn và rồi nàng đảnh lễ Ðức Thế Tôn. Đức Phật tỏ ra rất từ bi với người phụ nữ đó nói với nàng rằng, “Ước mong nhà ngươi được hạnh phúc” và rồi ngài ra đi[490]. Ngay đêm hôm đó, vào khoảng gần sáng, nàng đã qua đời và được tái sanh, giống như thể tỉnh dậy khỏi cơn buồn ngủ[491], nàng được tái sanh nơi một thiên cung dài khoảng mười hai do tuần nơi cõi Tam Thập Tam. Thế rồi có vị trưởng lão Mahāmoggallāna cũng thực hiện chuyến du hành về thiên giới giống như nàng, (như đã được nói đến ở trên) đã gặp người phụ nữ đó vây quanh là đoàn tuỳ tùng đông đảo có khoảng một ngàn tiên nữ và nàng đã toả sáng rực rỡ với chính thần thông chư thiên[492], ngài liền hỏi nàng: [55] Nàng thiên nữ đang đứng với sắc đẹp siêu phàm, toả sáng khắp mười phương với ánh sáng vinh quang trông giống tựa như Dược Vương[493] Tinh. Do đâu nàng có được sắc đẹp siêu phàm đến như vậy? Vì lý do gì nàng đã chu tất được sắc đẹp như vậy ngay tại cõi đời này và được tái sanh nơi cõi đó với bất kỳ lạc thú mà lòng nàng thường ấp ủ mong muốn? Ta hỏi nhà ngươi, hỡi thiên nữ đầy uy lực, phước đức gì nhà ngươi đã thực hiện khi còn làm nguời nơi cõi thế nhân? Do đâu nàng có được vẻ oai lực to lớn và sắc đẹp nàng sáng chói khắp mười phương đến như vậy? Khi Moggallāna hỏi thiên nữ đó, lòng nàng tràn ngập hạnh phúc và sung sướng, thiên nữ đó đã giải thích câu hỏi ngài đặt ra, về phước đức nào nàng đã thực hiện hầu đem lại phước to lớn đến như vậy. Nàng đã trả lời: 5. “Khi ta còn sống nơi kiếp con người giữa thế nhân – nơi kiếp trước nơi cõi con người - ta đã nhìn thấy Đức Phật, đấng vô tỳ vết, thanh thản và không chút xao xuyến[494] trong tâm hồn. Khi gặp ngài với lòng tịnh tín, bất ngờ ta đã bố thí cho ngài một vật thí gồm một nắm mè, do chính tay ta dâng tặng cho Đức Phật, dâng cho người xứng đáng nhận phước thí. Do đó ta có sắc đẹp diện mạo chói sáng đến như vậy. Do phước thí ta đã thực hiện được ngay tại cõi đời này và đã có được nơi thiên giới với đủ mọi khoái lạc như lòng hằng mong muốn. Thưa chư vị Tỳ khưu đầy oại lực, ta công bố cho chư vị phước đức nào ta thực hiện được khi còn sống nơi kiếp thế nhân. Do đó ta có được vẻ oai lực toả sáng đến như vậy, và diện mạo sáng chói của ta tỏa sáng khắp mười phương.” Về điểm này: 6. Gặp được ngài (āsajja): từ āsajja được truyền xuống cho chúng ta có liên quan đến việc tấn công như trong câu, “Tấn công ngài (āsajja naṃ)[495], là vị Như Lai”a v.v... và có liên quan đến việc gặp gỡ (người nào đó) như trong câu “Gặp được ngài (āsajja) người đó đã cúng dường một vật thí”b[496]; ở đây cũng vậy từ này cũng được coi như có liên quan đến chính cuộc gặp gỡ. Chính vì thế gặp gỡ ngài (āsajja) có nghĩa là giao tiếp[497] với ngài bằng cách đến với nhau. Chính vì thế nàng nói bất ngờ” vì[498] chính nhờ sự liên quan với của thí là nắm mè được thực hiện với Ðức Thế Tôn, nàng đã vội vàng giao tiếp. Và chẳng có bất kỳ định đoạt bố thí nào được hoàn thành trước đó do việc giàn xếp việc cúng dường[499] nào cả [46] thế nên nàng nói “Gặp được ngài, bất ngờ[500] ta đã dâng cho ngài một vật thí, đó là một nắm hạt mè.” Ðiều còn lại giống như những gì đã bàn đến trước đó. Phần Chú giải thiên cung do cúng mè kết thúc tại đây.
1.11 Chú Giải THIÊN CUNG
CỦA NGƯỜI VỢ CHUNG THUỶ Thần Diệc, Thần Công và Thần Thiên Nga”. Ðây chính là chuyện kể Thiên Cung của Người Vợ Chung Thủy. Chuyện kể[501] này xuất xứ như thế nào? Bấy giờ, Ðức Thế Tôn còn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, nơi tịnh xá của thiện nam Anāthapiṇḍika, trong khu rừng Kỳ viên[502]. Có[503] một thiếu phụ kia là người vợ rất chung thủy, nàng cư sử rất được lòng chồng[504] và có tính chịu đựng cao độ và khả năng nắm bắt sự việc rất chính xác[505]. Nàng không bao giờ nổi nóng, ngay cả khi nổi nóng[506] và không nói những lời thô kệch bao giờ; nàng chỉ nói sự thật, có niềm tin và có lòng tịnh tín[507] đồng thời thường xuyên thực hiện bố thí tùy theo khả năng của nàng. Vì mắc phải một số bệnh tật nàng đã qua đời và được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam[508].Thế rồi[509] một ngày kia vị trưởng lão Mahāmoggallāna đang trên đường du hành đến cõi Chư Thiên theo cùng một cách như đã đề cập đến ở trên, trưởng lão đã nhìn thấy vị thiên nữ đó đang được hưởng thù thắng to lớn và ngài đã đến gặp nàng. Vây quanh nàng là một đoàn tuỳ tùng gồm hàng ngàn tiên nữ thân mình được trang điểm với những đồ trang sức quí giá có thể chất đầy tới sáu mươi xe đầy, nàng cúi đầu xuống tận chân vị trưởng lão đảnh lễ ngài và rồi đứng sang một bên. Và vị trưởng lão muốn biết về những phước đức nàng đã làm, nói rằng:[510] “Ôi thần diệc, thần công và thần thiên nga cộng với những tiếng chim cu hót rất hấp dẫn lượn quanh thiên cung đầy khoái cảm, có đầy hoa thơm cỏ lạ mọc quanh rất đa dạng và có rất nhiều đàn ông đàn bà[511] thường xuyên lui tới thăm nàng. Ôi thiên nữ đầy oai lực to lớn, nàng đang cư ngụ tại đó, với thần lực[512] biến hóa vô song. [57] Trong khi đó có các tiên nữ nhảy múa ca hát tưng bừng hớn hở luôn bên cạnh nàng. Nàng đã chứng đắc thần thông chư thiên. Ôi ngài đầy oai lực vô song. Nàng đã thực hiện thiện nghiệp gì khi còn sống giữa thế nhân? Do đâu nàng đã tỏa sáng oai lực đến như vậy và nàng lại có diện mạo xinh đẹp tỏa sáng khắp mười phương?” Trưởng lão Moggallāna đã hỏi thiên nữ đó; với tâm hoan hỷ nàng đã trả lời câu hỏi về phước đức nào đã đem lại kết quả này. Thiên nữ đó đã trả lời: “Khi ta còn sống nơi kiếp con người giữa thế nhân, ta đã là một người vợ chung thủy, là người không mường tượng đến người đàn ông nào khác[513], chăm sóc chồng con tận tình, giống như người mẹ chăm sóc người con trai vậy.[514] Ngay khi nổi cơn tức giận ta cũng không thốt lên những lời cay nghiệt[515]. Kiên trì trung thực và từ bỏ không nói ngụy ngôn [516]lại hoan hỷ thực hiện bố thí và luôn niềm nở mến khách hết mực; với tâm an tịnh ta đã bố thí đồ ăn thức uống rất ân cần – vật thí luôn dồi dào. Do đó ta có sắc diện mỹ miều chói sáng đến như vậy. Do phước thí đó ta đã thực hiện được ngay tại cõi đời này và đã có được nơi thiên giới với đủ mọi khoái lạc như lòng hằng mong muốn. Thưa vị Tỳ khưu đầy oai lực, ta công bố cho chư vị phước đức nào ta thực hiện được khi còn sống nơi kiếp chúng sanh giữa thế nhân. Do đó ta có được vẻ oai lực toả sáng đến như vậy, và diện mạo sáng chói của ta tỏa sáng khắp mười phương.” Thưa vị Tỳ khưu đầy oai lực, ta công bố cho chư vị phước đức nào ta thực hiện khi còn sống nơi kiếp chúng sanh giữa thế nhân. Do đó ta có được vẻ oai lực toả sáng đến như vậy và diện mạo sáng chói của ta tỏa sáng khắp mười phương.” Thưa vị Tỳ khưu đầy oai lực, ta công bố cho chư vị phước đức nào ta thực hiện được khi còn sống nơi kiếp chúng sanh giữa thế nhân[517]. Do đó ta có được vẻ oai lực toả sáng đến như vậy, và diện mạo sáng chói của ta tỏa sáng khắp mười phương.” Về điểm này: 1. Những chú Diệc (koñcā): chim diệc, ta còn gọi là chim hạc[518] Ấn Ðộ; mayūrā = morā (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Thần linh (diviyā): đầy oai lực thiên giới; vì từ này nên được phân tích đầy đủ với bốn từ như sau: thần diệc, thần công. v.v... [519] Những chú thiên nga (haṃsā): thiên nga được kể là những con thiên nga vàng ánh v.v... [520] Với tiếng hót rất dễ thương, rất hấp dẫn: với tiếng hót ngọt ngào[521]. Những chú chim cu (kokilā): có hai loại cu đất đen và cu[522] hoa đất. Bay lượn (sampatanti): bay lượn, bay rong chơi, trên nơi vui chơi giải trí của nàng và đùa giỡn với mục đích đem lại cảm khoái cho thiên nữ đó. Vì chính các thiên nữ tạo thành đoàn tuỳ tùng của nàng đã tiêu khiển đùa giỡn với mục đích tạo khoái cảm cho thiên nữ đó dưới dạng những con diệc v.v... [58] ta gọi là con diệc v.v... phủ đầy hoa (pupphābhikiṇṇaṃ): rải đầy những nụ hoa đủ loại châu báu của kết lại thành chuỗi vừa rời thành từng món không được kết lại[523]. Sảng khoái hoan hỷ: rammaṃ = ramaṇiyaṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển), có nghĩa là gây sảng khoái tâm linh. Là nhiều loại đa dạng vô số kể (anekacittaṃ): rất đa dạng bằng cách rải ra khắp vô số các công viên, các cây ban điều ước và các đầm sen v.v... bằng cách rải trên tường v.v... bên trong thiên cung[524] là nơi nhiều người cả đàn ông lẫn đàn bà thường hay lui tới. (naranārisevitaṃ): điều này dùng để tạo thành đoàn tuỳ tùng do các devaputta và devadhitas. 2. Có phép thần biến hóa thiên hình vạn trạng (iddhi vikubbanti anekarūpā): phép thần biến hóa[525], sử dụng phép thần biến hóa (biến dạng) được hoàn hảo qua uy lực các phước đức của nàng[526] biến thành muôn hình vạn trạng do cách thể hiện được nhiều hình thái khác nhau cùng một lúc; nhà ngươi đã thể hiện[527] được như vậy. Ðây chính là cách ta nên phân tích. 5. Một người vợ không mơ tưởng đến người khác.(anaññamanā): một người vợ chung thủy; một người không tư tưởng đến bất kỳ người nào khác hơn là ông chủ của mình (chồng mình)[528] là người biết nghĩ đến người khác. - vì nàng không phải là hạng người có suy nghĩ đến người khác. Có nghĩa là ta không để cho bất kỳ tư tưởng đồi truỵ nào nổi[529] lên nơi ta có liên quan đến người đàn ông nào khác hơn[530] là chồng của nàng. Chăm sóc tận tình như người mẹ chăm sóc con trai của mình vậy (mātā va puttaṃ anurakkamānā): tỏ ra dễ thương – giống như một người mẹ đối xử với con trai của mình, cũng như vậy ta cũng đối xử với chủ của ta vậy, hay nói cách khác nơi những gì ta cố gắng phấn đấu đem lại hạnh phúc cho muôn người. Ước mong loại bỏ tất cả những gì không liên quan đến hạnh phúc cho họ. Ngay cả khi tức giận ta không nới những lời thô kệch (khuddhā pi’ haṃ nappharusaṃ avocaṃ): ngay cả khi ta phải bực bội do một số những điều không đem lại vui thú tạo ra cho người khác ta cũng không thốt lên những lời thô kệch; mà ngược lại ta chỉ nói những lời nhã nhặn lịch sự – đây là ý nghĩa muốn nói đến vậy. 6. Kiên định nơi sự thật (sacce ṭhitā): an trú nơi chân đế; vì nàng quả thật đã an trú nơi chân đế bằng cách kiêng không nói nguỵ ngôn, điều này không phải do chỉ nói điều chân thật ở một vài trường hợp nào đó. [59] nàng cho biết nàng đã từ bỏ không nói lời nguỵ ngôn: mosavajjaṃ pathāya = musāvādaṃ pahāya (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Ta rất hoan hỷ trong việc bố thí (dāne ratā): ta được khoái cảm thực hiện bố thí. Có nghĩa là ta quyết tâm thực hiện bố thí. Với bản chất mến khách (saṅgaghitattabhāvā): nàng có sẳn bản chất mến khách[531] đối với mọi người (sangaṅhana) đơn giản là do bản chất cách đối sử (sabhāvena), như thể đối với chính mình vậy (attānaṃ), với căn bản sẳn có tính mến khách[532]; với tâm tịnh tín, do có niềm tin nơi thánh quả từ phước đức đem lại, ta đã cúng dường vật thực và đồ uống với lòng ân cần cao độ, xuyên suốt[533] - và ta cũng đã thực hiện nhiều việc bố thí khác nữa như y phục v.v... mà ta có rất nhiều, dồi dào – đây chính là cách ta nên phân tích. Ðiều còn lại giống hệt như điều đã Chú giải ở trên. Phần Chú giải thiên cung của người vợ chung thủy kết thúc tại đây.
1.12 Chú Giải THIÊN CUNG
CỦA NGƯỜI VỢ CHUNG THỦY THỨ HAI “Có cột chống đỡ làm bằng đá quí Be-rin”. Ðây là chuyện kể Thiên Cung của người vợ chung thủy thứ hai. Chuyện kể[534] này xuất xứ ra sao? Người ta kể lại rằng trong thành Sāvatthi có một tín nữ nọ là người vợ chung thủy, có niềm tin và tâm tịnh tín, nàng luôn tuân giữ ngũ giới với lòng tinh luyện[535] ban sơ và thực hiện bố thí phù hợp với khả năng của mình. Khi qua đời nàng được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Những chi tiết còn lại giống hệt như những gì đã kể lại ở trên. Ngài trưởng lão lên tiếng hỏi: “Sau khi đã leo tới thiên cung tỏa sáng, chiếu sáng với những chiếc cột bằng đá be-rin[536] chống đỡ sơn phết với đủ màu sắc rực rỡ, nàng đã lưu lại trong đó. Ôi thiên nữ đầy uy lực phi thường, nàng có phép thần thông biến hóa[537] từ cao xuống thấp[538], trong khi đó có các thiên nữ nhảy múa ca hát và hân hoan hớn hở[539] vây quanh nàng. Nàng đã chứng đắc thần thông chư thiên. Ôi nàng đầy oai lực vô song. Nàng đã thực hiện thiện nghiệp gì khi còn sống giữa thế nhân? Do đâu nàng đã tỏa sáng oai lực đến như vậy và nàng có diện mạo xinh đẹp tỏa sáng khắp mười phương?” [60] Trưởng lão Moggallāna đã hỏi thiên nữ đó; với tâm hoan hỷ nàng đã trả lời câu hỏi về phước đức nào đã đem lại kết quả này. Nàng đã trả lời: Khi ta còn sống nơi kiếp con người giữa thế nhân. Ta đã là một thiện nữ có tầm nhìn; ta đã kiêng cữ không sát sanh và xa lánh không lấy những gì không thuộc về mình; Ta không dùng thức uống gây nghiện cũng không nói ngụy ngôn. Trong khi đó ta rất hài lòng với người chồng của mình[540] với tâm an tịnh ta thực hiện bố thí thức ăn đồ uống và chăm sóc đúng lúc – của thí luôn sẳn sàng. Do đó ta có sắc diện xinh đẹp đến như vậy. Do những gì ta đã thực hiện đựơc nơi cõi chúng sanh và nơi thiên giới ta có được bất kỳ lạc thú nào theo lòng ta mong ước. Hỡi chư vị Tỳ khưu đầy uy lực ta công bố cho chư vị biết, khi còn sống nơi kiếp con người giữa thế nhân[541]. Do phước đức nào ta đã thực hiện để có được uy lực sáng chói và sắc diện của ta tỏa sáng khắp mười phương như vậy.” Về điểm này: 1. Có cột đá bê-rin chống đỡ (veḷuriyatthambhaṃ): với những chiếc cột làm bằng đá[542] bê-rin chống đỡ. Toả ánh sáng (ruciraṃ): thật thú vị. Tỏa sáng (pabhassaraṃ): tỏa ánh sáng chói chang[543]. Từ cao xuống thấp (uccāvacā): tỏa ánh sáng chói lọi từ cao xuống thấp, có nghĩa là với ánh sáng đủ loại. 4. Một thiện nữ (upāsikā): cương quyết chung thủy với những phẩm chất thiện của một thiện nữ qua việc qui y tìm nơi nương tựa. Vì thế người ta nói rằng: quả thật là một đồ đệ bậc thánh Mahānāma luôn chạy đến qui y Đức Phật, qui y Phật Pháp, qui y Tăng Ðoàn, cho đến khi nào Mahānāma vẫn còn là một đồ đệ thiện nam bậc thánh”a Thuộc vị với ngũ nhãn (cakkhumato) tức Đức Phật, Ðức Thế Tôn là kẻ có thiên nhãn bằng cách ngài sở hữu ngũ nhãn[544]. Sau khi đã làm rõ như vậy[545], bằng cách đề cập đến một thực chất làm tín nữ, tình trạng tinh luyện của nàng, “Ta là người luôn kiềm chế không sát sanh” v.v... được đề cập đến để làm rõ tình trạng tinh tuyền bằng cách nào. Về điểm này: 5. Trong khi đó ta rất hài lòng với người chồng của mình (sakena sāminā ahosiṃ[546] tuṭṭhā): nàng đề cập đến việc kiềm chế không phạm phải tà hạnh (liên quan đến giác quan)[547]. Ðiều còn lại giống hệt như những gì đã Chú giải ở trên. Phần Chú giải Thiên Cung của Người Vợ Chung Thủy thứ hai kết thúc tại đây.
1.13 Chú Giải THIÊN CUNG
CỦA CON DÂU “Nàng có sắc diện xinh đẹp vô song”. Ðây là chuyện kể về thiên cung của con dâu. Chuyện kể này xuất xứ như thế nào? [61] Có người con dâu trong một gia đình nọ trong thành Sāvatthi đã nhìn thấy một vị trưởng lão đã triệt phá hết các lậu hoặc đã đến nhà nàng khất thực; với tâm tràn đầy hoan hỷ và sung sướng nàng nghĩ, Ðây phải là phước điền tuyệt hảo[548] đã chính mình xuất hiện trước ta.” và chia sẻ phần bánh[549] dành cho mình nàng đã kính cẩn dâng cho vị trưởng lão này. Vị trưởng lão hoan hỷ chấp nhận, tỏ lòng cám ơn và rồi ra đi. Sau này nàng qua đời và được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam[550]. Phần còn lại của chuyện kể này giống như những gì đã được giải thích ở trên. Vì lý do đó có lời nói rằng: Hỡi thiên nữ, nhà ngươi đang đứng với sắc điện xinh đẹp vô song, tỏa sáng khắp mười phương trông như Dược Vương Tinh[551]. Do đâu nàng có được diện mạo rạng rỡ đến như vậy? Do nhà ngươi đã làm được phước thiện gì trên cõi i này và ở đó đã xuất hiện cho nàng bất kỳ điều vui thú mà lòng nàng hằng mến chuộng bấy lâu nay? Ta hỏi ngươi, hỡi thiên nữ đầy uy lực vô song, nhà ngươi đã thực hiện phước đức nào khi còn sống trên cõi chúng sanh thế? Do điều phước đức nào nhà ngươi đã làm khiến cho uy lực của ngươi chiếu sáng và diện mạo của ngươi toả sáng khắp mười phương? Nàng thiên nữ ấy, lòng tràn đầy hoan hỷ do chính trưởng lão Moggallāna ặt câu hỏi, nàng đã giải thích khi được hỏi do phước đức nào nàng đã làm đem lại kết quả đến như vậy. “Khi ta còn sống nơi kiếp chúng sanh giữa thế nhân, ta là người con dâu sống trong nhà cha mẹ chồng[552]. Ta đã nhìn thấy một chư tăng, vô tỳ vết, tâm thanh thản không chút xôn xao lo lắng.[553] Với lòng tịnh tín chính tay ta đã bố thí cho ngài một miếng bánh, đó là một nửa phần ăn ta nhận được trong ngày, ta được hưởng trong khu rừng Nandana. Do phước đức đó ta có sắc diện xinh sắn như vậy. Do đó diện mạo ta tỏa sáng chói đến như vậy. Do đó mà những gì ta được hưởng ngay tại nơi đây và đủ mọi hoan lạc nổi lên theo như lòng ta hàng mong ước. Ta tuyên bố dõng dạc cho chư vị Tỳ khưu đầy vẻ uy lực vô song biết, bất kỳ phước thiện nào ta đã thực hiện khi còn sống nơi cõi chúng sanh[554] chính do phước đức đó ta có oai lực chiếu sáng rực rỡ và dung nhan của ta chiếu sáng khắp mười phương. Về điểm này: 5. Người con dâu (suṇisa): là vợ của con trai; đối với một người phụ nữ người cha của chủ mình được gọi là cha chồng. Trong khi đó đối với ông thì người vợ con trai mình là con dâu. Chính vì có liên quan đến điều này mà nàng đã nói, “ Ta là dâu trong nhà cha mẹ chồng[555] .” 6. Một nửa phần ăn ta nhận được trong ngày (bhāgaḍḍhabhāgaṃ): một nửa xuất ăn nàng nhận được hàng ngày. Ta đã hưởng trong cánh rừng Nandana. (modami Nandane vane): nàng nói vậy là vì nàng nhìn thấy vị trưởng lão trong cánh rừng Nandana. Phần còn lại cũng giống như những gì đã đề cập đến ở trên. Phần Chú giải thiên cung của người con dâu kết thúc tại đây.
1.14 Chú Giải THIÊN CUNG
CỦA CON DÂU THỨ HAI. [62] “Nàng có sắc diện xinh đẹp vô song.” Ðây chính là chuyện kể thứ hai về Thiên Cung của người con dâu. Tuy nhiên, ở đây không có gì mới thêm vào cả, sự khác bịêt chỉ đơn giản là trong vấn đề nổi lên đây chính là việc bố thí chiếc bánh Kummāsa[556]. Chính vì lý do đó có lời nói rằng: Hỡi thiên nữ, nhà ngươi đang đứng với sắc diện xinh đẹp vô song, tỏa sáng khắp mười phương trông như Dược Vương Tinh[557]. Do đâu nàng có được diện mạo rạng rỡ đến như vậy? Do nhà ngươi đã làm được điều gì trên cõi đời này và ở đó đã xuất hiện cho nàng bất kỳ điều vui thú mà lòng nàng hằng mến chuộng bấy lâu nay? Ta hỏi nhà ngươi, hỡi thiên nữ đầy uy lực vô song, nhà ngươi đã làm phước đức nào khi còn ở trên cõi chúng sanh giữa thế nhân? Do điều gì nhà ngươi đã làm khiến cho uy lực của ngươi chiếu sáng và diện mạo của ngươi toả sáng khắp mười phương? Nàng thiên nữ ấy, lòng tràn đầy hoan hỷ do chính trưởng lão Moggallāna ặt câu hỏi, đã giải thích câu hỏi do phước đức nào nàng đã làm đem lại kết quả đến như vậy. “Khi ta còn sống nơi kiếp chúng sanh giữa thế nhân, ta là con dâu sống trong nhà cha mẹ chồng[558]. Ta đã nhìn thấy chư tăng, vô tỳ vết, tâm thanh thản không chút xôn xao lo lắng.[559] Với lòng tịnh tín chính tay ta đã bố thí cho ngài một miếng bánh kummāsa, ta được hưởng trong khu rừng Nandana. Do phước đức đó ta có sắc diện xinh xắn như vậy. Do đó diện mạo ta toả sáng chói chang đến như vậy. Do đó những gì ta được hưởng ngay tại nơi đây và đủ mọi hoan lạc nổi lên theo như lòng ta hằng mong ước. Ta tuyên bố dõng dạc cho chư vị Tỳ khưu đầy vẻ uy lực vô song được biết, bất kỳ phước thiện ta đã thực hiện khi còn là chúng sanh[560] chính do phước đức đó ta có oai lực chiếu sáng rực rỡ và dung nhan của ta chiếu sáng khắp mười phương. Về điểm này: 6. Khẩu phần ăn (bhāgaṃ). Vì lý do này nàng cho biết, “Sau khi đã bố thí một miếng bánh kummāsa, đó là bánh làm bằng lúa mạch người ta thường gọi là bánh kummāsa. Phần còn lại giống như những gì đã diễn giải ở trên[561]. Phần Chú giải chuyện kể thiên cung thứ hai của người con dâu đến đây là hết .
1.15 Chú Giải CHUYỆN KỂ
THIÊN CUNG CỦA NÀNG UTTARĀ. Với sắc diện xinh đẹp vô song”. Ðây chính là chuyện kể Thiên Cung[562] Uttarā. Chuyện kể này xuất xứ ra sao? Bấy giờ Ðức Thế Tôn còn đang lưu lại trong thành Rājagaha, tại khu rừng Nuôi Sóc trong cánh Rừng Trúc. [63] Bấy giờ vào thời điểm đó có một người có cuộc sống rất khổ sở[563], tên là Puṇṇa, sống phụ thuộc vào một thương gia giàu có trong thành Rājagaha. Trong nhà của phú hộ này chỉ có hai người[564]. – đó là bà vợ của phú hộ tên là Uttarā và con gái của ông cũng có tên là Uttarā. Thế rồi một ngày kia nhà vua công bố trong khắp thành Rājagaha mà rằng một lễ hội kéo dài bảy ngày cho dân chúng[565] tham dự sẽ được tổ chức. Thương gia giàu có nghe tin này liền nói với Puṇṇa vào lúc sáng sớm khi anh ta đến trình diện ông chủ. “Con yêu, các thuộc hạ của ta ước ao tổ chức một lễ hội; nhà ngươi muốn đi tham dự lễ hội hay muốn làm công kiếm tiền?” Thưa ông chủ, lễ hội chỉ dành cho những người giàu có, ngược lại trong nhà tôi chẳng còn chút gạo để nấu cháo cho ngày mai. Lễ hội có ý nghĩa gì đối với tôi đâu? Nếu tôi có cặp bò[566] tôi sẽ đi cầy ruộng” ‘Ðược rồi, tốt lắm hãy dẫn bò đi mà cầy ruộng.” Khi Puṇṇa nhận được cặp bò khoẻ mạnh và một chiếc cầy rất đẹp, chàng liền nói với vợ mình mà rằng, “Em yêu, các cư dân thành phố đi tham dự lễ hội, nhưng do nhà ta quá nghèo anh phải đi và làm việc kiếm tiền công. Nhưng có khả năng ngày hôm nay em phải nấu hai xuất ăn cho anh và đem ra đồng cho anh ăn.” Thế rồi chàng ra đồng cày ruộng. Bấy giờ vị trưởng lão Sāriputta xuất khởi khỏi cảnh diệt[567] ngài đã nhập trong bảy ngày qua và ngài đưa mắt ngắm nhìn cõi trần gian cố gắng phát hiện ra xem ngày hôm nay ngài tỏ lòng thương xót đến cho người nào, trưởng lão đã nhìn thấy Puṇṇa lọt vào tầm mắt của ngài; đang lúc ngắm nhìn chàng ngài muốn dò xét xem[568] chàng có khả năng hành động để tiếp đón ngài không, ngài đã khám phá[569] ra chàng là người tốt và có niềm tin có khả năng tiếp đón trưởng lão và cũng còn có[570] khả năng chứng đắc thù thắng to lớn và thế là ngài lấy bát khất thực và y cà sa, tiến về cánh đồng nơi Puṇṇa đang cầy ruộng. Và rồi ngài đứng ở một bụi cây đưa mắt ngắm nhìn chàng thanh niên đang cầy từng rãnh cầy[571] thẳng tắp. Ngay khi Puṇṇa nhìn thấy vị trưởng lão anh ta liền ngừng lại, đảnh lễ vị trưởng lão với năm cử điệu đầu phục xuống tận đất và nghĩ rằng chắc hẳn trưởng lão cần một chiếc tăm, chàng đã dâng cho ngài trưởng lão một chiếc tăm làm sẳn để ngài sử dụng. Thế rồi vị trưởng lão lấy trong túi ra chiếc bình lọc nước ngài thường mang theo trong túi đựng bát khất thực[572] và đưa cho chàng thanh niên. Nghĩ rằng chắc hẳn ngài trưởng lão cần một chút nước để uống chăng, chàng liền đỡ lấy cái lọc nước, đổ vào đó lọc lấy một chút nước và đưa cho vị trưởng lão. Vị trưởng lão suy nghĩ, ‘Chắc người này cư ngụ tại căn nhà[573] cuối cùng kia chăng – nếu ta đi đến cửa nhà hắn chắc hẳn vợ hắn sẽ không nhìn thấy ta. Chính vì thế ta sẽ ở lại đây cho đến khi nào nàng trên đường ra đi đem cơm đến cho chồng ăn”. Sau khi lưu lại đó trong một thời gian ngắn [64], ngài nhìn thấy vợ anh đang trên đường đi, bắt đầu ra đi hướng về phía trung tâm thành phố. Trên đường đi nàng nhìn thấy vị trưởng lão và nghĩ, “Vào đúng lúc ta đang có trong tay đồ cúng dường. Ta không nhìn thấy người xứng nhận vật thí có trong tay. Trong khi đó vào dịp khác khi ta nhìn thấy vị xứng đáng nhận vật cúng dường, thì ta lại không có đồ cúng dường trong tay; nhưng hôm nay một kẻ xứng nhận của cúng dường và ta cũng có trong tay đồ cúng dường này[574] đem cơm ra cho chồng ăn. Nàng tự nhủ, không hiểu ngài có xử tốt với ta chăng? Nàng liền đặt[575] chiếc cặp lồng đựng bữa ăn của chồng mình xuống đất, đảnh lễ vị trưởng lão với năm cử điệu cúi đầu xuống tận đất và nói, “Thưa ngài xin đừng nghĩ ngợi của thí này thuộc loại hèn kém hay chọn lọc, xin ngài hãy tỏ lòng thương xót đến nô tỳ của ngài!” Thế rồi vị trưởng lão liền đưa bát khất thực ra và khi nàng nâng chiếc cặp lồng đựng bữa ăn với một tay, và tay kia dâng bữa ăn đó cho vị trưởng lão. Ngài trưởng lão lấy tay che bát khất thực lại khi một nửa bữa ăn đã được đổ vào như muốn ám chỉ[576] từng đó là đủ rồi. Nhưng nàng lên tiếng nói rằng, “Thưa ngài, không thể chia thành hai phần điều gì chỉ đáng[577] một xuất ăn mà thôi. Xin ngài đừng đối xử với nô tỳ của ngài như ngài đối xử với cõi đời này,[578](thay vào đó) làm ơn xin hãy tỏ lòng thương xót tôi ở kiếp17 sau. Con muốn bố thí[579] không giữ lại bất kỳ điều gì và nàng trút hết phần ăn vào bát khất thực cho vị trưởng lão và đưa ra một lời ước. “Ước mong[580] con được dự phần Phật Pháp như ngài đã chứng kiến!” Vị trưởng lão nói, “Y như ý nhà ngươi ước nguyện,” và rồi ngài tỏ lòng cám ơn[581] đang khi vẫn ngồi lại đó. Thế rồi ngài kiếm một chỗ ngồi thích hợp có sẳn nước và dùng bữa. Và nàng quay trở về nhà kiếm thêm một ít gạo nấu bữa ăn khác cho chồng. Bấy giờ sau khi Puṇṇa đã cầy được một khu đất đo được một nửa karisa[582], do không thể vượt qua cơn đói, chàng tháo ách bò đi vào một bóng mát và ngồi nhìn lại con đường đi. Ngay khi vợ chàng còn đi trên đường mang bữa ăn đến cho chàng, nàng nhìn thấy chồng mình nghĩ rằng, “Chàng đang ngồi nhìn thiếp, đang bực bội vì muốn ăn thứ gì vào bụng. Nếu chàng la mắng thiếp nói rằng, ‘Sao em để anh phải đợi lâu thế[583]’và rồi dùng roi đánh em, thì hành vi nàng đã thực hiện sẽ không nhằm mục đích gì; mình sẽ phải trình bày với chàng trước đã.” Và nàng lên tiếng nói như sau: “Mình yêu, hôm nay chính vì ngày hôm nay đã khiến tâm chàng tịnh tín nhiệt tình; xin đừng biến hành vi của em trở thành vô hiệu, khi em đang trên đường mang bữa ăn đến cho chàng vào buổi sáng sớm, em đã gặp vị Pháp Vương và em đã bố thí phần ăn của chàng cho ngài, em đã quay trở về nhà và giờ đây em đã ra đi sau khi đã nấu cho chàng bữa ăn khác; mình ơi, hãy biến lòng mình trở nên vui vẻ nhiệt tình đi.” “Em yêu, em nói gì thế?” Chàng hỏi và sau khi đã nghe lại câu chuyện một lần nữa liền nói, [65] Em yêu, quả thật em đã làm điều thật tuyệt vời khi bố thí bữa ăn của anh cho vị xứng đáng nhận vật thí đó. Vào buổi sáng sớm hôm nay anh cũng đã bố thí cho ngài một chiếc tăm và một ít nước để ngài rửa mặt.” Với tâm an ịnh và sung sướng với điều nàng đã làm thân xác chàng rã rời vì phải dùng bữa quá trễ như vậy, chàng gối đầu lên đùi nàng và ngủ thiếp đi. Bấy giờ vùng đất chàng đã cầy được từ buổi sáng sớm, với tất cả những vùng đất đã được cầy xới lên, toàn bộ đã biến thành vàng lấp lánh óng ả và tồn tại như vậy chiếu sáng giống như một đám hoa kaṇikāra.[584] Khi chàng tỉnh dậy và nhìn quanh liền nói với vợ mình rằng, “Em yêu, toàn bộ miếng đất[585] anh24 đã cầy xới suốt buổi sáng nay đã trở thành vàng cả rồi kìa. Có phải mắt anh hoa lên vì dùng bữa trưa quá trễ chăng?” “Mình yêu của em, em cũng nhìn thấy giống y như chàng vậy” (nàng đáp lại). Chàng đứng dậy, tiến đến thửa ruộng đó và nhận ra đó chính là vàng thực sự, nói rằng, “Tuyệt thật! Kết quả việc bố thí đã làm[586] cho vị xứng nhận vật thí, là vị pháp vương, đã tỏ hiện rõ ở đây trong ngày hôm nay. Nhưng ta không thể dấu được số tài sản quá lớn này trước khi đem ra sở dụng.” Chàng nhặt đầy một đĩa nàng đã mang cơm cho chàng và đem theo với mình đến hoàng cung nhà vua và khi được phép nhà vua cho vào cung tiếp kiến và chào nhà vua. Khi nhà vua hỏi, “Cái gì thế kia, hỡi thần dân yêu mến?” Chàng nói, “Tâu bệ hạ, toàn bộ thửa ruộng thần cầy xới trong ngày hôm nay đã trở thành vàng, nguyên một đống vàng[587] rất lớn và vẫn còn y nguyên như vậy, bệ hạ phải cho người gom lại đem về hoàng cung”. “Nhà ngươi là ai thế?” “Tên hạ thần là Puṇṇa. “Nhưng hôm nay nhà ngươi đã làm gì thế?” “Chính buổi sáng sớm hôm nay thần đã bố thí một chiếc tăm tre và chút nước rửa miệng cho Pháp Vương, còn vợ thần cũng đã bố thí cho ngài bữa ăn nàng phải mang cho thần ăn vào bữa trưa”. Khi nghe vậy nhà vua nói rằng, “Trẫm có nghe nói kết quả liên quan đến bố thí25 cho Pháp Vương đáng kính sẽ diễn ra trong chính ngày hôm đó” và rồi nhà vua hỏi. “Chàng yêu quí, chúng ta phải làm gì nào?” “Bệ hạ phải truyền cho đánh hàng ngàn chiếc xe thu gom toàn bộ số vàng đó đem về đây.” Nhà vua đã truyền sai rất nhiều xe đến thửa ruộng đó. Và khi các nhân viên của nhà vua đang cầm trong tay những cục vàng đó nói rằng, “Số vàng này thuộc về nhà vua.” Ngay tức khắc cục vàng họ cầm trong tay liền biến thành[588] những cục đất sét. Khi họ chạy về và thông báo[589] sự việc cho nhà vua, ngài liền hỏi[590] họ, “Thần dân yêu mến, thế các ngươi nói gì khi cầm những cục vàng đó trong tay?” “Vàng đó thuộc về nhà vua, tâu bệ hạ” họ trả lời[591] lại. “Thần dân yêu quí, trong trường hợp đó, các ngươi hãy quay lại chỗ đó cầm cục vàng trong tay và nói rằng, “Vàng này thuộc sở hữu của Puṇṇa’ Họ làm y như lời nhà vua dặn [66] và tức khắc cục vàng họ cầm trong tay tiếp tục trở thành vàng. Họ chuyển tất cả số vàng đó và chất đống trong sân hoàng cung. Ðống vàng đó đo được tám mươi cubit cao. Nhà vua cho tụ tập tất cả thần dân lại và nói[592] có ai trong thành phố này có nhiều vàng đến như vậy chăng?” “Chẳng có ai cả tâu bệ hạ”. “Vậy thì phải biếu cho họ gì đây?” “Một chiếc dù của người phú hô, tâu bệ hạ.” Nhà vua liền biếu cho người đó chiếc dù của một người phú hộ[593], cùng với một số tài sản rất lớn, nói rằng, “Ước mong người này được biết đến với tên gọi là Bahudhanasetthi[594] thế rồi người đó nói với đức vua, “Chúng tôi đã từ lâu phải sống nhờ tại nhà của một người khác, tâu bệ hạ, xin hãy ban cho chúng tôi một chỗ ở dành riêng cho chính mình”. “Trong trường hợp đó, nhìn kìa - nhà ngươi có nhìn thấy bụi cây kia chăng; hãy cho chặt phá[595] đi và xây một ngôi nhà tại đó” - nhà vua vừa nói, vừa chỉ chỗ ở của người giàu có trước đó. Chỉ trong một ít ngày người ta đã cho xây một ngôi nhà cạnh đó và một nghi lễ khánh thành[596] trang trọng dọn đến ở trong ngôi nhà đó được tổ chức và cùng lúc đó một cuộc bố thí kéo dài bảy ngày cho chư tăng, chư vị Tỳ khưu có Đức Phật dẫn đầu cũng được tổ chức. Hơn thế nữa vị Trưởng lão, khi tỏ rõ sự biết ơn với chàng ta đã thực hiện bài thuyết pháp[597] về vấn đề này, và vào lúc kết thúc buổi thuyết pháp người thương gia giàu có Puṇṇa, vợ của ông ta và con gái, tất cả[598] ba người đều chứng đắc thánh quả Nhập Lưu.[599] Sau đó một thời gian người thương gia giàu có trong thành Rājagaha đã hỏi cưới con gái thương gia giàu có Puṇṇa cho con trai mình. Khi được biết Puṇṇa không đồng ý gả cho nàng, người thương gia đó nói, “Xin đừng hành động như vậy - nhà ngươi chứng đắc thù thắng này đang khi còn lưu lại sống trong nhà của chúng ta, chúng ta đã hỗ trợ cho ngươi trong một thời gian rất dài cơ mà. Vậy xin hãy gả con gái của ngươi cho con trai ta đi.” Nghĩ rằng, “Các ngươi đều có tà kiến[600] Con gái ta sẽ không thể[601] ở trong gia đình đó khi nàng không có Tam Bảo.” Puṇṇa trả lời, “Ta sẽ không gả con gái ta cho ngài đâu.” Thế rồi có rất nhiều chàng trai trẻ trong các gia đình tốt là những thương gia giàu có và là nhân viên kết toán cho nhà vua v.v... [602] cũng đến xin Puṇṇa nói rằng, “Xin đừng cắt đứt quan hệ thân thiện với ông ta - Xin hãy cho gả con gái ngài cho con trai ông ta đi.” Puṇṇa nghe theo những họ khuyên can và đồng ý gả con gái cho con trai ông ta vào một ngày trăng rằm tháng Asahi[603] (tháng sáu tháng bảy). Kể từ khi nàng dọn đến ở gia đình chồng[604] trở đi nàng không bao giờ đến gặp chư vị Tỳ khưu và Tỳ khưu ni nữa để bố thí cho họ hay nghe họ thuyết pháp. Sau hai tháng rưỡi thời gian đã trôi qua vậy, nàng liền hỏi những người hầu hạ cho nàng nói rằng, “Mùa mưa còn kéo dài trong bao lâu nữa?” “Thưa bà chủ, chỉ còn có nửa tháng nữa thôi.” Nàng liền gửi một thông điệp đến cho cha mẹ[605] nói rằng, “Tại sao cha mẹ lại bỏ con vào một nhà tù như vậy? Tốt hơn hết cha mẹ hãy ghi khắc tên con vào trán và công bố con là người nô lệ cho những người khác còn hơn là để con phải sống trong một gia đình có tà kiến như vậy. [67] Kể từ ngày con tới gia đình đó cho đến giờ con không thể ra ngoài, từ đó con có thể gặp được chư vị Tỳ khưu v.v... ngay cả con không thể thực hiện được bất kỳ phước nghiệp nào cả. Bấy giờ cha nàng liền tỏ rõ sự bực dọc của mình, nói rằng, , “Con gái ta quả thật đã phải trải qua khổ sở rất nhiều.” Và thế là ông gửi cho nàng một khoản tiền lên tới mười lăm ngàn kahapanas và một thông điệp nói rằng, “Trong thành phố này có một con điếm tên là Sirimā được trả tới một ngàn kahāpaṇas một ngày, hãy tìm cô ta và trả với số tiền kahāpaṇas[606] này và hãy trao cô ta cho chồng con, trong khi đó chính con phải ra tay thực hiện phước đức tùy theo ý thích của con.” Uttarā đã thực hiện như lời cha nàng nói, nàng đã tìm kiếm Sirimā về cho chồng mình và khi chàng hỏi tất cả thứ này có nghĩa là gì nàng nói rằng, “Hỡi phu quân của em, trong vòng nửa tháng này cứ để cho người bạn của em hầu hạ những nhu cầu cần thiết cho chàng; ngược lại trong vòng nửa tháng này em muốn tổ chức bố thí cũng như lắng nghe Phật Pháp” Với lòng tham dục nổi lên vừa khi nhìn thấy người đàn bà đẹp đến như vậy, chàng đã đồng ý nói rằng, “Tốt lắm”. Mặt khác, Uttarā đã mời chư vị Tỳ khưu có Ðức Phật dẫn đầu, vì Trưởng lão đã nhận lời nói rằng, “Thưa Ðức Thế Tôn trong suốt nửa tháng này xin đừng đi đâu khất thực cả.– Ngài sẽ có của ăn hầu hạ ngài ngay tại đây”. Và lòng nàng đầy hoan hỷ với suy nghĩ , “Kể từ nay trở đi, cho tới ngày đại lễ Pavāranā[607] , con có thể hầu hạ vị Trưởng lão và lắng nghe Phật Pháp”rảo khắp nơi sửa soạn tất cả những gì cần phải làm trong nhà bếp to lớn, nói rằng, “Hãy nấu cháo trắng, hãy nấu cơm theo kiểu này,[608] nướng bánh[609] như thế này!” Giờ đây chồng nàng đứng gần rèm cửa sổ đối diện với nhà bếp nghĩ rằng. “Ngày mai sẽ diễn ra nghi lễ Pavāranā to lớn”, và chàng nhìn xuống tự hỏi, “Kẻ mù quáng điên rồ kia muốn làm gì mà lăng săng thế kia?” Khi chàng nhìn thấy nàng lăn săng khắp nơi giàn xếp đủ điều như vậy, mồ hôi thấm đẫm trán, tro bụi bếp bám đầy người và vấy bẩn với bụi than và mồ hóng, chàng nghĩ. “Trời ơi[610], kẻ điên rồ mù quáng không hề biết cách thưởng thức giàu sang và thù thắng mình đang có. - Nàng lăn săng khắp nơi với tâm thỏa mãn nghĩ rằng nàng sẽ có thể hầu hạ những tên ẩn sĩ đầu trọc kia.” Thế rồi chàng nhếch mép cười và bỏ đi. Khi chàng bỏ đi Sirimā, đứng gần chàng, thắc mắc chàng cười khểnh điều gì vậy. Khi nhìn xuống nàng Uttarā và nghĩ rằng, “Chàng cười khi nhìn xuống thấy nàng, chắc hẳn phải có sự thân mật[611] gì đó giữa chàng và nàng như vậy.” Người ta kể lại rằng cho dù trong suốt nửa tháng nàng đã ở[612] trong căn nhà này với tư cách là người ngoài[613], đang lúc hưởng thù thắng đó, nàng đã không để ý hiện trạng người ngoài của mình và đã tưởng mình là bà chủ trong nhà. Tỏ rõ tính ranh mãnh đối với Uttarā nghĩ rằng, “Ta sẽ làm cho nàng phải khổ sở”; nàng bước xuống khỏi sân thượng, đi vào bếp và tiến tới nơi họ đang nướng bánh [68] nàng lấy một ít dầu thục tô xôi[614] nóng bỏng để trong một cái môi và hướng về phía Uttarā. Nhìn thấy nàng đến, Uttarā nghĩ, “Bạn ta chắc đến giúp ta điều gì chăng. Cakkavala thì quá hạn chế, cõi Phạm Thiên thì quá thấp[615] ngược lại chỉ có giới đức của bạn ta thật quá cao vời, vì do sự hỗ trợ của nàng ta có thể thực hiện việc bố thí và có thể lắng nghe Phật Pháp. Nếu trong ta có nổi lên sân hận đối với nàng thì dầu tô thục này sẽ đốt cháy ta. Bằng không ước mong dầu xôi đó sẽ đốt cháy ta.” và toả khắp[616] thân nàng với lòng từ tâm, cho dù nàng Simarā đã đổ thứ dầu thục tô[617] xôi bỏng đó trên đầu nàng, nàng chỉ cảm thấy như là một bát nước lạnh[618]. Nàng Simarā lại múc thêm một môi dầu thục tô xôi nữa và tự nhủ không hiểu dầu này lạnh quá chăng. Những tớ gái của Uttarā nhìn thấy nàng tới với chiễc môi đầy dầu xôi đã dọa nàng nói răng, “Này, nhà ngươi! Ðồ xấu xa![619] Nhà ngươi không được đổ dầu xôi lên đầu bà chủ của chúng ta!” và rồi, khởi xuất khỏi nơi đó họ đã đấm đá[620] nàng túi bụi và vật nàng ngã xuống đất. Cho dù Uttarā có ra tay ngăn cản bọn nữ tỳ nhưng nàng không thể ngăn cản được họ. Thế rồi nàng[621] cho dừng lại, giữ không cho ai đến gần nàng và động viên Sirimā nói rằng, “Tại sao nàng lại thực hiện nghiệp xấu xa như vậy?” Thế rồi nàng tắm rửa cho nàng và xức dầu thơm cho nàng một trăm lần. Ngay lúc đó nàng Sirimā nhận ra nàng là người ngoài trong gia đình[622] và suy nghĩ, “Ta đã làm một điều sằng bậy là đổ dầu thục tô xôi bỏng lên đầu nàng chỉ vì chồng nàng đã mỉm cười[623] với nàng, nàng lại không ra lệnh[624] cho các nữ tỳ của nàng bắt ta và ngay cả vào lúc chúng đang tấn công ta thì nàng đã ngăn cản và giữ không cho ai tiến gần đến ta, tất cả các nô tỳ đã xử sự với ta điều nàng lẽ ra phải làm. Nếu ta không xin lỗi nàng thì đầu ta sẽ bị tan thành bảy miếng[625] và nói, “Thưa bà chủ, xin tha thứ những yếu đuối cho ta[626]. Thế rồi gục xuống tới gót chân nàng[627] nói rằng, “Ta còn là con gái của một người cha vẫn còn sống[628] nếu như cha ta tha thứ thì ta cũng sẽ tha thứ cho nàng[629] thôi”. “Thôi được rồi thưa bà chủ, ta sẽ đến xin lỗi cha nàng, là thương gia giàu tên là Puṇṇa.”. Puṇṇa là người cha đã sanh ra ta trong vòng luân hồi, nhưng nếu người cha sanh ta ra ngoài vòng luân hồi[630] cũng sẽ tha thứ cho ngươi thì ta cũng sẽ tha thứ[631] cho ngươi vậy”. “Nhưng kẻ nào đã sanh ra bà chủ ngoài vòng luân hồi đó?” “Ðó là Ðức Phật toàn thiện”. “ Ta đã không mấy thân thiện trong lời nói với nàng, ta sẽ phải làm gì đây?” ‘Ngày mai vị Trưởng lão sẽ có mặt tại đây cùng với Tăng oàn chư vị Tỳ khưu. Hãy đến đây tỏ ra mến khách tối đa bao có thể và xin ngài tha thứ cho ngươi”. [69] “Tốt lắm, thưa bà chủ!” Nàng nói rồi đứng lên và ra về nhà của nàng. Nàng ra lệnh cho năm trăm nô tỳ[632] của nàng để họ sửa soạn đủ thứ vật thực cứng cũng như mềm và nhiều đồ gia vị[633] nêm nếm trong đó và rồi ngày hôm sau nàng đã tỏ rõ lòng mến khách, đi tới ngôi nhà của Uttarā và đứng đó, không dám để bất cứ thứ gì vào bát khất thực của ngài chư tăng, chư vị Tỳ khưu có Ðức Phật dẫn đầu. Chính Uttarā đã giàn xếp tất cả mọi sự. Khi Ðức Phật đã dùng bữa xong, cả Sirimā cùng với đoàn tùy tùng của nàng phủ phục dưới chân Ðức Phật. Thế rồi Ðức Phật hỏi nàng, “Nhà ngươi đã lỗi phạm gì cho cam?” “Thưa Ðức Thế Tôn, hôm qua con đã có hành vi bất thiện như vậy; thế nhưng bạn con đã ngăn cản các nô tỳ của nàng không tấn[634] công con và còn thực hiện cho con một việc làm rất hữu ích. Khi con biết được lòng giới đức của nàng, con đã cầu khẩn nàng tha thứ nhưng nàng nói nếu ngài tha thứ[635] cho con thì nàng cũng làm như vậy.” “Có phải chính nàng đã nói vậy phải không Uttarā?” “Thưa Ðức Thế Tôn đúng vậy bạn con đã xối dầu thục tô xôi lên đầu con”. “Thế thì ngài nghĩ sao?” ‘Con đã toả khắp từ tâm lên nàng, thưa Ðức Thế Tôn nghĩ rằng, ‘Vị chuyển luân cũng giam cầm (confine), cõi phạm thiên cũng rất thấp, ngược lại chỉ có giới đức của bạn con là to lớn đến vậy. Vì do chính việc hỗ trợ của nàng mà con có thể tổ chức cúng dường bố thí và lắng nghe Phật Pháp. Nếu như trong con còn bất kỳ sân hận nào đối với nàng thì ước mong hãy thiêu đốt con, nhưng nếu không có sân hận thì ước mong con không bị thiêu đốt. Vị Trưởng lão nói tiếp, “Tốt lắm, tốt lắm, Uttarā; thật đúng là cách ta thắng được sân hận.” Và rồi ngài thốt lên đoạn kệ sau: “Chúng ta phải chiến thắng sân hận bằng vô sân.[636] Chúng ta nên chiến thắng bất thiện bằng điều thiện. Chúng ta phải chiến thắng tính keo kiệt bủn xỉn bằng bố thí và lấy chân thật mà chiến thắng những kẻ nào nói lời dối trá[637]a. Ngài chứng tỏ cho thấy thực chất là kẻ nào hay sân hận phải được chế ngự bằng vô sân[638], chúng ta phải chiến thắng kẻ nào xúc phạm đến ta bằng không xúc phạm đến họ. Chiến thắng kẻ nào hay lăng nhục sỉ vả bằng cách không lăng nhục ai. Chiến thắng kẻ nào hết sức keo kiệt bủn xỉn bằng cách bố thí chính tài sản của mình và chiến thắng kẻ nào hay nói nguỵ ngôn bằng nói lời trung thực. Vào cuối đoạn kệ ngài đưa ra một bài thuyết pháp vén mở chân đế và cuối cùng thì Uttarā được an trú nơi thánh quả Nhất Lai. Chồng nàng, cha mẹ chồng[639] hiện chứng thánh quả Nhập Lưu. – trong khi đó cả Sirimā nữa cùng với đoàn tuỳ tùng gồm năm trăm[640] người tất cả đều trở thành những vị Nhập Lưu. Không lâu sau Uttarā đã qua đời và tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam[641] thế rồi trưởng lão Mahāmoggallāna đang du hành thiên giới theo cùng một cách như đã nói đến ở trên [70] nhìn thấy vị thiên nữ Uttarā và đã hỏi nàng[642]: “Hỡi thiên nữ, nhà ngươi đang đứng với diện mạo xinh đẹp vô song. Toả sáng khắp mười phương trông tựa như Dược Vương[643] Tinh. Do đâu nàng có được diện mạo rạng rỡ đến như vậy? Do nhà ngươi đã làm được phước đức gì trên cõi đời này và ở nơi cõi đó đã xuất hiện cho nàng bất kỳ vui thú mà lòng nàng hằng mến chuộng bấy lâu nay? Ta hỏi nhà ngươi, hỡi thiên nữ đầy uy lực cao cả, nhà ngươi đã thực hiện phước đức nào khi còn ở trên cõi chúng sanh thế? Do phước đức nào nhà ngươi đã làm khiến cho uy lực của ngươi chiếu sáng và diện mạo của ngươi toả sáng khắp mười phương? Nàng thiên nữ ấy, lòng tràn đầy hoan hỷ do chính trưởng lão Moggallāna đặt câu hỏi, đã giải thích câu hỏi ngài đã nêu lên do phước đức nào nàng đã thực hiện đã đem lại kết quả đến như vậy. Và vị thiên nữ đã giải thích cho trưởng lão[644] như sau: Hơn thế nữa, ghen tỵ, bủn xỉn và thù hận không tồn tại nơi ta. Khi ta cư ngụ trong ngôi nhà đó. Không sân hận[645], luôn tuân phục chồng ta, ta luôn luôn[646] siêng năng thực hiện Bát quan trai giới : Vào ngày mười bốn[647], mười lăm và ngày thứ tám trong hai tuần (mười lăm ngày) và những ngày ngược lại[648] ta liên kết với bát giác chi. Ta luôn nắm giữ luật Bát quan trai giới; ta luôn kiềm chế theo giới luật – qua kiểm soát và mở rộng vòng tay ta đã cư trú[649] nơi thiên cung này. Ta đã kiềm chế không sát sanh và kiềm chế cả những ngụy ngôn. Ta đã lánh xa trộm cắp, không vi phạm giới luật và sử dụng những đồ uống gây nghiện. Ta sung sướng hoan hỷ nắm giữ ngũ giới và đàm đạo với chư vị A-la-hán; ta đã trở thành đồ đệ của Ðức Phật Cồ Ðàm nổi tiếng, có nhãn quan thông suốt. Do chính giới đức của ta, và do tiếng thơm có được ta đã trở nên nổi tiếng; ta đã trải qua chính phước đức của mình và ta rất hạnh phúc được bình an vô sự. Do đó ta có sắc diện xinh đẹp đến như vậy. Do những gì ta đã thực hiện đuợc nơi cõi chúng sanh và nơi thiên giới ta đã chứng đắc bất kỳ lạc thú nào lòng ta hằng mong ước. Hỡi chư vị Tỳ khưu đầy uy lực, ta công bố cho ngài được biết, khi còn sống nơi kiếp con người giữa thế nhân. Do phước đức nào ta đã thực hiện để có được uy lực sáng chói và sắc diện của ta tỏa sáng khắp mười phương như vậy.” [71] Và thưa ngài, ngài nên đảnh lễ đầu cúi rạp xuống dưới chân đức Thế Tôn nhân danh ta. ‘Thưa Ðức Thế Tôn, thiện nữ có tên là Uttarā đảnh lễ ngài cúi rạp đầu xuống dưới chân ngài’ và “Thưa ngài, quả không lạ gì nếu Ðức Thế Tôn tuyên bố ta được an trú nơi thánh quả ấn sĩ.” Ðức thế tôn đã tuyên bố nàng đã an trú nơi thánh quả Nhất Lai. Về điểm này: 5. Ghen tỵ, bủn xỉn và thù hận không tồn tại nơi ta, khi ta cư trú trong ngôi nhà đó. (tissa ca maccheram atho paḷaso nāhosi mayhaṃ āvasantiyā): Tính ghen tỵ đó[650] quả là đặc tính của lòng ghen ghét[651] liên quan đến chứng đắc những điều khác rơi vào phạm vi những thành tích v.v... của những phụ nữ khác đang an trú trong cuộc sống gia đình, và tính bủn xỉn đó là tiêu biểu bằng cách dấu diếm chính những chứng đắc của chúng ta thông qua ước muốn không bố thí bất kỳ điều gì, ngay cả chỉ là tạm thời[652] mà thôi đối với những kẻ muốn yêu cầu được bố thí. Và tính thù hận được tiêu biểu do có phần hơn đối với người khác bằng cách kể ra những mối quan hệ gia đình v.v... [653] - toàn bộ những điều đó nổi lên – ngay cả ba bản chất bất thiện đó cũng không tồn tại, không nổi lên nơi ta trong khi ta cư ngụ trong một ngôi nhà cho dù có đầy đủ sự phối hợp với những điều kiện đó[654]. Không có sân hận nổi lên (akkodhanā): vì ta được phú cho sức chịu đựng, lòng nhân ái và tính nhã nhặn nói chung ta không thuộc bản chất những người hay sân hận. Tùng phục người chồng (bhattu vasānuvattinī): theo bản chất ta phục tùng dưới sự chỉ đạo[655] của người chồng bằng cách tỏ ra ân cần với chàng bằng cách thức dậy trước chàng và đi ngủ sau chàng v.v... có nghĩa là hành động luôn đem lại thích thú cho chàng. Ta luôn ân cần nắm giữ ngày Bát quan trai giới (uposatha nicc’ ahaṃ appamattā): ta luôn là người siêng năng chuyên cần liên quan đến việc nắm giữ những ngày giới luật Bát quan trai giới, nàng nói. Ðiều này cho thấy[656], “Vào trước ngày rằm trong tháng cùng tính chất siêng năng này[657] liên quan đến Bát quan trai giới nàng cho biết “Vào trước ngày rằm” v.v... để làm rõ[658] vào những ngày nào cần phải được nắm giữ bản chất và cách thức theo đó giới luật này cần được nắm giữ” về điểm này 6. Vào ngày mười bốn, mười lăm (cātuddasiṃ pañcadasiṃ) liên quan đến khoảng thời gian hai tuần lễ (hay mười bốn ngày). Ở đây đối cách được sử dụng theo nghĩa một khoảng thời gian nhất định. Và vào ngày thứ tám trong hai tuần lễ (yā ca pakkhassa aṭṭhamī): ca là từ còn lại trong các từ ở đây[659]. Và vào những ngày ngược lại trong thời gian hai tuần (pāṭithāriyapakkhañ ca): và vào những ngày trong thời gian hai tuần lễ trở lại[660]; vào những ngày trong khoảng thời gian hai tuần lễ trở lại[661] đối với luật Bát quan trai giới cũng cùng một tính chuyên cần này liên quan đến việc nắm giữ luật Bát quan trai giới bằng cách cả hai đều bước vào và cùng ra khỏi đó, tức là, vào những ngày đầu và ngày cuối trong thời gian hai tuần lễ[662] đó. Vào những ngày rằm, ngày thứ tám tương ứng, [72] có nghĩa là vào ngày trước ngày rằm (mười bốn) và ngày đầu tháng[663] (ngày thứ nhất) vào ngày thứ bảy và ngày thứ chín. Luôn gắn kết với bát giác chi (aṭṭhaṅgasusamāgataṃ): luôn có tương quan với (susamāgataṃ = suṭṭhusamāgataṃ, thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài) được phú bẩm cho (samannāgataṃ), với bát giác chi kiềm chế không sát sanh v.v... 7. Ta nắm giữ : upavasissaṃ = upavasiṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển), vì đây là thì tương lai hiểu theo nghĩa quá khứ; hơn thế nữa có một số lại chỉ giải thích đơn giản là upavasiṃ. Luôn luôn (sadā): vào tất cả những ngày bát quan trai giới cùng với những ngày ngược lại[664]. Trong giới luật (sīlesu): trong những giới luật bát quan trai giới cần phải nắm giữ; vì đây lại thuộc vị trí cách hiểu theo nghĩa công cụ cách[665]. Kiềm chế (saṃvutā): kiềm chế thân, ngôn và tâm, hay nói cách khác luôn luôn (sadā): lúc nào cũng vậy. Kiềm chế (saṃvuta) kiềm chế thân xác và lời nói. Thế rồi để làm rõ những giới luật luôn luôn ràng buộc “Ta kiềm chế không sát sanh v.v... đã được đề cập đến. Về điểm này. 8. Liên quan đến việc sở dụng thường xuyên từ pāṇo (sinh vật) lại là một chúng sanh, liên quan đến ý nghĩa nội tại của từ tính là căn sanh mệnh. Triệt phá sanh vật (tức là sát sanh) (pāṇātipāto = pāṇāpāto = pāṇassa atipāto, thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài) đó chính là việc hành quyết sanh vật (chúng sanh) tức là sát sanh, đồ tể sát sanh. Liên quan đến nội dung của từ này đó chính là ý định thực hiện, ra tay đối với sanh vật; nhiệm vụ thông qua hoặc là môn[666] thuộc thân môn hay ngữ môn khiến nẩy sanh những phương tiện cắt đứt căn sanh mệnh của một người nhận ra được là vẫn còn sống. Từ chỗ triệt phá căn mệnh của chúng sanh tôi kiềm chế hành vi này (virata)[667]. Ta thôi, chừa, ý nghĩa là tôi quay mặt đi. Khỏi nói ngụy ngôn (musāvādā) :lời nói dối chính là phương tiện ngôn từ hay phương tiện thể chất để làm tiêu tan mất hạnh phúc của người khác. khiến làm nổi lên phương tiện lời nói để lừa đảo[668] người khác với mục đích là lừa dối. Hay nói cách khác lời nói dối là điều không cụ thể, không biết sự việc xảy ra như thế nào và nói điều đó với ý định là làm nổi lên việc gợi ý bằng cách muốn bắt chước điều gì cụ thể, tôi kiềm chế không nói láo (saññatā); tôi cưỡng lại, có nghĩa là tôi kiềm chế. Từ ca (và) ở đây có nghĩa là một giới từ [669]. Khỏi trộm cắp (theyyā): là từ trừu tượng của từ thena (ăn trộm) được gọi là theyya (trộm cướp): có nghĩa là lấy của người khác bằng cách lấy trộm; về phía nội dung ăn trộm chính là ý định đánh cắp. Liên quan đến những gì thuộc quyền sở hữu của người khác, làm nổi lên điều kiện chiếm quyền sở hữu[670] điều được cho là thuộc người khác. Tôi kiềm chế (saññatā) không thực hiện hành vi trộm cắp này. Hay nói cách khác tôi tránh xa (aticāro) trong mối tương quan này. Kiềm chế không lỗi phạm (aticāra): vi phạm (aticāro): chính là đi quá xa (aticca) khỏi phẩm hạnh thiện (cāro); đó chính là chiều theo tà hạnh tham dục nơi nào bị cấm đoán[671] vượt quá biên độ được ấn định trên cõi đời này, có nghĩa là tà hạnh. Hai mươi phụ nữ được gọi là cấm địa; mười người được bảo vệ không được giao kết với phái nam, tức là, những kẻ được người mẹ và cha bảo hộ, những kẻ có người anh bảo hộ, những kẻ có người chị bảo hộ, những kẻ có họ hàng thân thuộc bảo hộ, có dòng tộc bảo hộ, [73] những kẻ được Phật Pháp bảo hộ lại có kẻ được bảo vệ bằng hung khí[672]; lại có mười loại người vợ, tức là, người vợ mua bằng tiền,[673]người vợ bị chiếm đoạt do tham dục, do tài sản mà có được, do y phục mà được chinh phục, người vợ chỉ do một bát nước mà có được, người vợ kiếm được từ ổ đĩ điếm[674], từ nông nô lấy làm vợ, từ nô tỳ lấy làm vợ, người vợ là chiến lợi phẩm của cuộc chiến[675], và người phụ nữ chỉ sử dụng trong chốc lát[676]. Hơn thế nữa những người đàn ông khác với người chồng cũng là một loại cấm địa đối với mười hai loại phụ nữ[677] đó là, hai người kết hợp với nhau do được bảo vệ hay do áp lực sức mạnh, và mười hạng vợ như loại lấy tiền mà mua làm vợ v.v... đây chính là ý nghĩa muốn đề cập đến ở đây. Hơn thế nữa liên quan đến khía cạnh cá biệt, lỗi phạm chính là ý định vượt quá giới hạn cấm địa được thân môn vận hành với mục đích giao cấu.[678] Chính lỗi phạm này mà tôi lánh xa. Kiềm chế không uống thứ gây nghiện (majjapānā): chất có men, hay rượu mạnh được gọi là những chất gây nghiện (madanīya). Ta gọi đó là nghiện rượu (pānaṃ) vì chúng ta uống những thứ đó (pivanti tena). Người nghiện những thứ gây nghiện (majjapānaṃ = majjassa pānaṃ, thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài); khi chúng ta nghiền rượu, bắt đầu với một số lượng chỉ bằng một hạt cải trở đi, ngay cả chỉ với một số lượng ít như vậy được sử dụng) với đầu một cọng cỏ, bất kỳ loại nào được liệt kê trong số năm loại rượu, tức là, loại rượu lấy bột mà lên men, từ loại bánh, và từ gạo. Những loại nước uống được thêm men bia vào và thứ rượu được pha với những phụ da đó, hay bất kỳ một trong số năm loại rượu mạnh, tức là, những loại được chưng cất từ các loại hoa, quả, mật và đường và những thứ được pha chế với những đồ phụ da khác[679], được coi là những chất gây nghiện[680], với ý định tạo ra tà hạnh, chính ý định đó rốt cuộc đem lại việc uống những thứ gây nghiện đó. Ta đã lánh xa những đồ uống gây nghiện đó, ta đã kiềm chế không sử dụng. Sau khi đã giải thích bằng những cách thức như vậy “Ta kiềm chế không sát sanh” v.v... những giới luật đó luôn luôn trói buộc được giải thích thông qua những điều phải được từ bỏ. Nàng lại nói thêm, “Ta được sảng khoái thực hiện ngũ giới” làm rõ những thứ đó một cách chung nhất bằng điều phải được tu tập. Về điểm này: 9. Những đối tượng tu luyện chính là những điều cần phải được kiềm chế[681] có nghĩa là những loại giới luật[682]. Nói cách khác đó là toàn bộ những hiện trạng thiện như thể các tầng thiền v.v... cũng phải được tập luyện vì chúng cần ta tham gia tu tập. Hơn thế nữa liên quan đến năm giác chi giới luật, bất kỳ chi nào cũng được coi như là một món tu luyện (sikkhāpadaṃ) vì đó là một bậc (padattā)[683] một nấc thang nơi những giới luật (sikkhānaṃ)1 vì đó là một bậc thang hiểu theo nghĩa đó là điều hỗ trợ[684] dành cho những người thực hiện tu tập đó, là ngũ chi giới luật[685]. Vì ta được sảng khoái, vì ta tìm thấy thích thú nơi việc tu tập năm việc này. Thế nên ta nói cảm thấy sảng khoái nơi những tiết mục tu tập đó. Rất rành về những chánh đế (ariyasaccāna kividā): rất thành thạo, rất tinh tế. Với Tứ Diệu Ðế. - như ở đây ta thường gọi là khổ, tập, diệt và đạo – thông pháp triệt đi kèm với bốn nhiệm vụ đó là am tường toàn diện, loại bỏ, hưởng thụ cá nhân và tu tập[686], có nghĩa là thấu triệt Tứ Ðiệu Ðế. ối với Ðức Phật Cồ Ðàm (Gotamassa): nàng đề cập đến Đức Thế Tôn bằng thân tộc của ngài. Vị rất nổi tiếng (yasassino): người được khen ngợi[687], hay nói cách khác là đoàn tuỳ tùng vây quanh ngài. 10. [74] Ta (sāhaṃ): với những phẩm chất thiện đã đề cập đến ở trên. Liên quan đến giới đức của chính ta (sakem sīlena): liên quan đến giới đức tự nhiên của ta (sīla) thông qua việc nắm giữ luật Bát quan trai giới (sīla) v.v... chính do nắm giữ[688] những giới luật này. Vì điều này được gọi là “của riêng mình” (sakaṃ)[689] đặc biệt là đặc tính của riêng mình nơi những hành vi[690] con người và thực chất đặc tính chúng đem lại hạnh phúc và sung sướng. Chính vì lý do đó có lời nói rằng: “Và những gì do thân, khẩu và ý mà hành động) lại chính là của riêng mình mang theo chính mình khi du hành; và những gì luôn theo sát người đó như bóng với hình không bao giờ rời bỏ được”b Và liên quan đến danh thơm tiếng tốt của ta, ta trở nên nổi tiếng (yasasā ca yāssinī): do đã chứng đắc những phẩm hạnh chính cống được làm rõ bằng cách cho rằng, “Tín nữ Uttāra được phú cho lòng giới đức và phẩm hạnh thiện, đã thoát khỏi thèm khát, không bủn xỉn và không sân hận[691] v.v... nhờ đó, “nàng đã chứng đắc thánh quả và am hiểu giáo lý của Đức Phật” v.v... ta được biết đến rộng rãi, ta được khen ngợi[692], có được những lời khen ngợi trải rộng khắp nơi giống giọt dầu lan trên mặt nước. Hay nói cách khác[693] do danh thơm tiếng tốt ta có được, do việc ta theo đuổi,[694] do giới đức và phẩm hạnh thiện ta đã đạt tới được, ta đã được nổi tiếng, được phú bẩm với một đoàn tùy tùng. Ta được hưởng chính những phước đức của mình (anubhomi sakaṃ puññaṃ). Ta đã trải qua chính những phước đức ta đã tích lũy được. Vì khi ta được hưởng chính thánh qua những phước đức người ta nói rằng, bằng một cách ví von được hưởng thánh qua[695] đó chính là được cảm nghiệm chính những phước đức đó. Hay nói cách khác chính vì kẻ chỉ là một người phàm tục (puthujjana)[696] người phàm thì thánh quả của họ được gọi là phước đức. Do đó có lời nói rằng, “Chính do việc thực hiện những phước đức đó, chư vị Tỳ khưu thân mến, mà công đức được gia tăng”c[697] Và ta được hạnh phúc, an toàn (sukhitā c’amhi anāmayā): và ta được (amhi = bhavāmi, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) sung sướng do hạnh phúc thiên giới đem lại với hạnh phúc đó chính là thánh qua những phước đức ta đã thực hiện thông qua thiếu vắng buồn khổ cả về thể chất lẫn tinh thần. Và... của ta (mama ca): từ ca có nghĩa là một giới từ. Chính vì lý do đó nàng liên kết[698] lời chào của nàng nói rằng, “Và nhà ngươi phải đảnh lễ Ðức Phật nhân danh ta, chứ không nhân danh nhà ngươi” Nàng chỉ rõ cho thấy nhờ điều này” (và) không có gì phải ngạc nhiên” v.v... nàng đã trở thành một đồ đệ giới đức[699] quả là một thực tế rất quen thuộc. “Ðức Thế Tôn đã công bố nàng” v.v... là những lời của các vị thực hien Kết Tập Kinh Tạng. Ðiểm còn lại giống như những gì đã được triển khai trước đó. Phần Chú giải chuyện kể Thiên Cung của nàng Uttarā kết thúc tại đây.
1.16. Chú Giải CHUYỆN KỂ
THIÊN CUNG CỦA NÀNG SIRIMĀ.
Bấy giờ ngựa nòi của nhà ngươi đã thắng cương, được trang điểm diêm dúa”. Ðây là chuyện kể thiên cung của nàng Sirimā. Chuyện kể[700] này xuất xứ như thế nào? Bấy giờ Ðức Thế Tôn còn đang lưu lại trong thành Rājagaha, tại khu Nuôi Sóc trong khu Rừng Trúc. Vào thời điểm đó Sirimā là môt cô gái làng chơi như đã đề cập đến trong chuyện kể vừa Chú giải [75] do đã chứng đắc thánh quả Nhập Lưu, nàng đã từ bỏ nghề bất trinh của mình và đã ấn định dâng cúng tám xuất vật thực[701] cho Tăng Ðoàn chư vị Tỳ khưu. Kể từ thời điểm đó trở đi có tám chư vị Tỳ khưu thường xuyên lui tới nhà nàng. Nàng[702] dâng đầy bát khất thực cho chư vị Tỳ khưu đó nói rằng, “Làm ơn nhận lấy một chút sữa thục tô. Làm ơn nhận lấy một chút sữa bò.” v.v... và số lượng một vị Tỳ khưu nhận được có thể đủ cho ba bốn vị ăn no. Cứ mỗi ngày nàng bố thí một khoản vật thực trị giá tới mười sáu kahāpanas. Và một ngày kia có một vị Tỳ khưu sau khi đã ăn hết tám phần vật thực trong nhà nàng, ngài đã đi về thiền viện cách đó độ ba do tuần. Bấy giờ đã là buổi tối, vị Tỳ khưu ngồi chăm sóc cho các vị trưởng lão. Họ đã hỏi vị Tỳ khưu, “Chư huynh, đã kiếm được thức ăn khất thực ở đâu trước khi ngài tới đây?” “Ta đã dùng bữa tại tư gia của Sirimā[703] và ta đã ăn hết tám phần ăn.” “Hỡi chư huynh, có phải điều đó đã khiến cho chư huynh sảng khoái[704]?” “Thật không thể nào tả nổi thức ăn nàng đã dành cho ta, những gì nàng dâng cúng là thứ thực vật tuyển chọn nhất không còn thứ nào hơn được nữa, lượng đồ ăn một người sử dụng có thể đủ[705] cho ba bốn người sử dụng. Nhưng hình dáng nàng còn tuyệt vời gấp vạn lần đồ cúng dường của nàng nữa.” Và ngài nói về những phẩm chất của nàng nói rằng, “Nàng là một người phụ nữ thuộc hạng người này người nọ.” Bấy giờ khi một vị Tỳ khưu trong số đó đã nghe lời trao đổi này về những phẩm chất của nàng, cho dù ngài không được nhìn thấy nàng, tuy nhiên ngài đã nổi lên tình yêu đối với nàng chỉ bằng việc nghe nói về nàng và nghĩ rằng, “Ta phải tới đó[706] để nhìn ngắm nàng.” Ngài đề cập đến một số nơi cư trú ngài đã qua mùa mưa và hỏi một vị Tỳ khưu về chức vụ của ngài trong tăng đoàn địa phương[707] Khi chúng ta nghe ngài nói. “Hỡi chư huynh, ngài là người lớn tuổi nhất trong Tăng Ðoàn địa phương này ể có thể nhận được tám phần thực phẩm nơi nhà nàng vào ngày hôm sau”. Ngay lúc đó vị Tỳ khưu đã lấy bát và mặc y phục vào và ra đi; và vào căn phòng phát chẩn rất sớm vào buổi sáng trước lúc mặt trời mọc. Với tư cách là người lớn tuổi nhất trong Tăng Ðoàn địa phương đó, ngài đã lấy quyền được nhận tám phần ăn trong nhà nàng. Nhưng khi vị Tỳ khưu đã ăn tại đó vào ngày hôm trước đã ra đi[708], vào ngay lúc ngài ra đi thì trong thân thể nàng nổi lên một chứng bệnh và chính vì thế nàng đã phải cất bỏ những đồ trang sức của mình đã trang điểm và nằm trên giường. Bấy giờ khi các nữ tỳ của nàng trông thấy có vị Tỳ khưu đến để nhận tám phần ăn, chúng liền đến thông báo cho nàng biết và nàng đã ra ngoài[709] nhưng lại không thể nhận được bát khất thực của vị Tỳ khưu với chính tay của mình hay mời các ngài ngồi xuống thay vào đó nàng đã ra lệnh cho những nữ tỳ của nàng nói rằng, “Các con yêu, hãy nhận bát của chư vị Tỳ khưu, hãy mời chư vị xứng nhận phước thí ngồi xuống, hãy dâng cho các ngài cháo gạo để uống, và dâng cho các ngài đồ ăn cứng[710] và rồi khi đến bữa ăn thì hãy đổ đầy tô và đưa cho các ngài”. “Ðược rồi, thưa bà chủ.” Họ lên tiếng trả lời và thỉnh mời chư vị Tỳ khưu vào[711] nhà trong và ngồi xuống, họ đổ đầy cháo vào bát để uống và dâng đồ ăn cứng cho các ngài và khi đến bữa ăn họ đã đổ đầy bát[712] của các ngài và thông báo sự việc cho nàng. Nàng lên tiếng, “Hãy lấy tay vòng qua người ta [76] và dẫn ta ra gặp các ngài, ta sẽ ra đảnh lễ các vị xứng đáng” và với cánh tay của các nữ tỳ giúp đỡ các nữ tỳ đã dìu nàng ra trước sự hiện diện các nhà sư, từ chỗ đó nàng đã đảnh lễ chư vị Tỳ khưu với thân nàng rung rẩy. Khi vị Tỳ khưu đó nhìn thấy nàng liền suy nghĩ, “Ngay cả khi đau bệnh nàng vẫn có được vẻ đẹp lộng lẫy, vậy vẻ thù thắng sắc đẹp của nàng phải đẹp đến như thế nào khi nàng còn khoẻ mạnh và được trang điểm đúng mức với đồ trang sức?” Chính vì thế các lậu hoặc đã được tích luỹ từ vô số kotis năm nổi lên nơi ngài, Tỳ khưu đó đã trở nên mất trí khôn và không thể ăn phần vật thực của mình. Ngài liền cầm bát khất thực và quay trở lại thiền viện. Tại đó ngài đã dấu bát khất thực, và dẹp sang một bên và trải phần tà y cà sa và nằm vật xuống. Với một vị Tỳ khưu là bạn của ngài cho dù có hỏi ngài[713] cũng không thể khiến cho ngài ăn chút gì, thế là ngài đã ra đi bụng đói. Cùng ngày hôm đó, vào buổi chiều tối, nàng Sirimā qua đời. Nhà vua gởi cho vị Ðạo sư một bức thông điệp hạ chỉ rằng, “Thưa Ðức Thế Tôn, người em gái của Jīvaka đã qua đời”. Khi Ðức Thế Tôn nghe biết tin này, ngài liền gửi cho đức vua một xứ điệp nói rằng, “Sẽ không có tang lễ hỏa táng dành cho thân xác nàng Sirimā, ngài nên đem để tại bãi tha ma và cho người canh để quạ khỏi đến rỉa xác của nàng.” Nhà vua đã thực hiện y lời Ðức Thế Tôn. Ba ngày liên tiếp trôi qua[714] và đến ngày thứ tư thì xác của nàng xình lên và dòi bọ[715] rúc rỉa rỉ ra từ những lỗ nơi chính vết thương[716] trên thân xác nàng. Toàn bộ thân xác nàng trông giống như một chiếc bình chứa cơm thiu có hạt nát bét[717]. Nhà vua cho lan truyền tin này khắp thành phố bằng tiếng trống thông báo rằng. “Trừ con nít – và những người coi nhà[718] những kẻ nào không đến nhìn xác của Sirimā sẽ bị phạt tám kāhpanas[719]. Vì không đến nhìn xác của Sirimā.” Và nhà vua cũng gửi thông điệp này cho cả nơi cư trú của vị đạo sư nói rằng, “Ước mong chư Tăng đoàn có Đức Phật làm thủ lãnh cũng đến để nhìn xác nàng Sirimā.” Bấy giờ vị Tỳ khưu trẻ[720] đó cũng đã nằm liệt được bốn ngày rồi không thể nghe được bất kỳ điều gì người khác nói cho biết và cũng hoàn toàn không ăn một chút gì vào bụng. Vật thực đựng trong bát của ngài đã hôi thối và mốc meo cũng đã xuất hiện nơi chiếc bát của ngài nữa[721] thế rồi vị Tỳ khưu là bạn thân với ngài tiến lại nói rằng, “Chư huynh, Trưởng lão của chúng ta sắp đi nhìn xác chết của nàng Sirimā. Ngay khi nghe thấy từ[722] “Sirimā Tỳ khưu đã bật dậy ngay lập tức, cho dù ngài rất đói bụng[723] (vị Tỳ khưu bạn của ngài nhắc lại) “ Thiền Sư[724] của chúng ta sắp đến gặp Sirimā [77] liệu ngài cũng sẽ đi với ngài chăng?” “Có ta cũng sẽ đến[725] với ngài.’ Vị Tỳ khưu lên tiếng, ngài liền quẳng đồ ăn trong bát đi, rửa bát cẩn thận và để vào túi thường để mang bát[726] đi theo và rồi ra đi cùng với chư tăng đoàn chư vị Tỳ khưu Vị Trưởng lão đứng sang một bên vây quanh là tăng đoàn chư vị Tỳ khưu. Trong khi đó tăng đoàn chư vị Tỳ khưu ni. Ðoàn tuỳ tùng của nhà vua, đoàn tuỳ tùng gồm các thiện nam tín nữ cũng như đoàn thiện nữ[727] từng nhìn đứng sang một bên khác[728]. Vị Trưởng lão lên tiếng hỏi nhà vua, “Người này là ai vậy tâu bệ hạ?” “Ðó là người em gái của Jīvaka[729] tên là Sirimā, thưa Ðức Thế Tôn”, “Ðây quả là Sirimā sao?” “Vâng thưa Ðức Thế Tôn”. “Ðược lắm, hãy cho thông báo trong toàn thành phố bằng tiếng trống xem có ai muốn bỏ ra một ngàn đồng để có thể lấy Sirimā.” Nhà vua truyền cho thực hiện như lời Ðức Thế Tôn đã truyền. Chẳng có ngay cả một người nào “tằng hắng” hay “hừm”. Nhà vua thông báo lại cho Ðức Thế Tôn nói rằng, “Chẳng có ai muốn lấy Virimā cả thưa Ðức Thế Tôn”. “Thế thì hãy cắt xuống một nửa số tiền[730], thưa đại vương.” Nhà vua lại truyền thông báo bằng tiếng trống xem có ai muốn bỏ ra năm trăm đồng để có được Virimā, xem ra không có ai[731] đồng ý bỏ ra số tiền đó để có được nàng Sirimā cả, ngài đã phải công bố bằng tiếng trống liên tiếp xem có ai lấy nàng với giá hai trăm rưỡi... hai trăm... một trăm ... năm mươi ... hai mươi lăm ... rồi hai mươi[732] kāhapanas mười kāhapanasnăm đồng... một đồng... năm mươi xu... hai mươi lăm xu... một masaka một kakanika[733] cũng có thể rước được nàng Virimā về nhà; và cuối cùng nhà vua đã phải công bố bằng tiếng trống rằng chẳng cần phải mất một xu cũng được rước Virimā, ngay cả cho không như vậy cũng chẳng có ma nào muốn rước Virimā cả. Nhà vua lên tiếng, “Chẳng có ma nào muốn lấy nàng Virimā cả, thưa Ðức Thế Tôn, ngay cả cho không.” Vị Ðạo sư [734] nói, “Không có ai muốn lấy nàng cả, hỡi chư vị Tỳ khưu, một người đàn bà quá thân thiết với chúng sanh như vậy, trong chính thành phố này trước đó họ đã phải bỏ ra cả ngàn đồng để có được nàng dầu chỉ trong một ngày; giờ đây chẳng có ai muốn có nàng cho dù cho không. Quả thật đây là hình dáng nàng đã trải qua diệt và tiêu phí, làm đẹp với những đồ trang sức mê hoặc quyến rũ. Gồm toàn những vết thương thông qua chín lỗ mọn, mà điều gồm có ba trăm chiếc xương trong đó[735] thường xuyên gây đau khổ, là đề tài cho biết bao nhiêu tưởng tượng do biết bao nhiêu người điên khùng tưởng tượng xuyên suốt hiện hữu không thể kéo dài vô tận[736] của nàng” và ngài đã thốt lên đoạn kệ làm rõ vấn đề này như sau: “Hãy nhìn xem một quả cầu được vẽ ra, một thân xác đầy thương tích, một điều phức tạp, gây đau phiền, là đối tượng tưởng tượng cho biết bao nhiêu người và chẳng có được bất kỳ sự ổn định kéo dài mãi đâu.”a[737] Cuối cùng vào lúc kết thúc bài thuyết pháp vị Tỳ khưu gắn kết với Sirimā đã được giải thoát khỏi ước muốn tham dục của ngài với nàng Sirimā, ngài đã tu tập nhập thiền Minh Sát [78] và đã chứng đắc A-la-hán trong khi thấu triệt được Phật Pháp đã nổi lên cho tám mươi tư ngàn chúng sanh sau buổi thuyết pháp đó. Bấy giờ vào thời đó thiên nữ nô tỳ Sirimā từ trên cao đã chiêm ngưỡng thấy sự thịnh vượng và thành công của mình và nàng nhìn xuống[738] nơi đó và thấy Ðức Thế Tôn vây quanh là chư vị Tỳ khưu và đoàn chúng sanh đang đứng gần xác chết của nàng nơi kiếp trước, vây quanh là năm trăm nữ tỳ hầu hạ nàng trước đó, nàng đã hiện rõ với thân xác kèm theo là năm trăm chiếc xe có ngựa kéo, nàng bước xuống xe và với đoàn tuỳ tùng, nàng đã đảnh lễ Đức Phật và rồi đứng đó thực hiện đảnh lễ ngũ chi đầu địa (añjali). Bấy giờ vào thời điểm đó có vị trưởng lão Vaṅgīsa đang đứng không xa với Đức Phật là bao, ngài thưa với Đức Phật mà rằng, “Thưa Ðức Thế Tôn, liệu con có thể đưa ra một câu hỏi thưa ngài.” “Ðược xin cứ hỏi, hỡi Vaṅgīsa[739], Ðức Phật nói. Vị trưởng lão Vaṅgīsa hỏi chư thiên Sirimā như sau: “Giờ đây chiến mã của nhà ngươi thắng cương, được trang điểm với nhiều trang sức quí giá. Nàng hướng về hạ giới đi băng qua không trung[740], vững mạn vô song, tốc độ cực nhanh; với năm trăm cỗ[741] xe thắng cương ngựa nòi, được tạo thành tuyệt hảo. Ði theo hầu nhà ngươi, có người đánh xe điều khiển chiến xa. Nàng đang đứng trên chiến xa tuyệt hảo nhất, trang hoàng lộng lẫy tỏa sáng khắp tứ phương, hay nói cách khác được trang điểm với những đồ trang sức thiên cung vô song, tột đỉnh toả sáng như một hành tinh lửa; ta hỏi nhà ngươi, ôi người có thân hình thanh lịch tuyệt hảo, vô cùng hấp dẫn, giờ đây từ thân xác nào nàng đã trở thành một vị vô song? Về điểm này: 1. Giờ đây chiến mã của nàng đã thắng giây cương, được trang điểm lộng lẫy. (yuttā ca te paramalaṅkatā hayā): tuỵêt vời, vô cùng nôỉ bật, được trang điểm hết sức lộng lẫy, hay nói cách khác được trang điểm cho đoàn ngựa với những đồ trang sức thiên giới tuyệt vời vô song. Hay còn nữa chúng là những chú ngựa nòi tuyệt vời, chính hiệu và tốt nhất được trang điểm với toàn bộ những đồ trang sức đắt giá. Ðoàn ngựa nòi của nhà ngươi (te = tava, một dạng ngữ pháp hoán chuyển), những chú ngựa được thắng dây cương (yojitā) với những chiến xa thiên giới. Hay nói cách khác được thích hợp (yuttā[742]) và phù hợp với chiến xa của nhà ngươi. Hay còn nữa[743] được đóng cặp (yuttā)[744] do chúng hoàn toàn giống nhau. Có nghĩa là chúng được xứng cặp với nhau,[745] và liên quan đến vấn đề này parama-alaṅkatā (được trang điểm lộng lẫy) một mặt phải được coi như là không có liên quan gì đến thuật hài âm và mặt khác phải coi như là một biểu tượng thiếu tiếp ngữ. Nhìn xuống phía dưới (adhomukkhā): hướng mắt nhìn xuống dưới cõi trần; ngay cả lúc đó họ đang đứng một cách bình thường[746], “Hướng mắt xuống dưới” được nói tới liên quan đến việc nàng xuống cõi trần gian từ thiên cõi. Di chuyển ngang qua không trung (aghasigamā): di chuyển trên không trung.[747] Mạnh mẽ: balī = balino[748] (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Di chuyển nhanh chóng (javā), có nghĩa là vừa có sức mạnh lẫn tốc độ. Ðược tạo thành một cách kỳ diệu (abhinimmitā): làm hiện hồn, xuất hiện, nhờ vào những phước đức của nhà ngươi đã làm; hay nói cách khác được tác tạo một cách kỳ diệu có liên quan đến điều đó chỉ mình nàng được hiện hồn do thiên nữ Sirimā đã trở thành chư thiên Nimmānarati.[749] Có năm trăm chiến xa (pañncarathāsatā) được nói đến sau khi kéo dài vần tha và làm sai lệch giống do kết cấu câu thơ (metri causā) ; hay nói cách khác nên coi đó như là một cách không đọc lướt âm hậu tố cách[750], có nghĩa là pañca rathasatāni. i theo nàng, là những con ngựa nòi do người đánh xe thúc ngựa. (anventi taṃ sārathicoditā hayā): những con ngựa này, được thắng cương vào chiến xa, đi theo sát nhà ngươi[751], ôi thiên nữ oai liệt của ta ơi. Như thể những người đánh xe giục giã liên tục. Một số người lại giải thích là sārathi-acoditā (không cần đến người đánh xe giục giã) – Hay nói cách khác[752] sārathicoditā-hayā chỉ là một từ được dùng sau khi đã kéo dài kết cấu câu thơ mà ra đó là: sārathicodihayā pañcarathasatā (năm trăm chiến xa, có ngựa được thắng yên sẳn sàng do người đánh xe giục giã.) – đây chính là cách ta nên phân tích. 2. ứng trên chiến xe (sā tiṭṭhasi): nhà ngươi đứng trên đó trên chiếc xe tuyệt hảo nhất (rathavare): trên chiếc chiến xa oai hùng nhất, được trang hoàng kỹ càng (alaṅkatā): thân xác nàng được trang điểm với những đồ trang sức chư thiên chất đầy tới sáu mươi xe. Toả sáng và chiếu sáng rực rỡ trông giống như ngôi sao lửa (obhāsayaṃ jalam iva jotipāvako): nhà ngươi đứng sừng sững trên xe trông giống như minh tinh[753] và[754] toả sáng như ngọn lửa sáng rực. Có nghĩa là, tỏa sáng rực khắp nơi nàng[755] đang đứng. Và[756] joti (ngôi sao) là một tên chung dành cho những thiên thể, như mặt trời, mặt trăng, các chòm sao và những tinh tú. Ôi nhà ngươi có thân xác đẹp tuyệt vời (varatanu): Ôi vị toả sáng khắp mỗi chi đều mang vẻ mỹ miều tuyệt diệu; từ đó ta có thể nói, Ôi vị với dáng vẻ mỹ miều tột đỉnh, (anomadassane): không mang dáng vẻ thô kệch[757] khó coi. Có nghĩa là ôi vị có dáng vẻ thật hấp dẫn, ôi nàng thật thu hút. Giờ đây với tấm thân mỹ miều đó nhà ngươi đã xuất hiện trước đấng vô song (kasmā nu kāya aândhivaraṃ upāgami): từ tấm thân chư thiên mỹ miều mà nhà ngươi đã xuất hiện[758], nhà ngươi đã đến, để ngồi vây quanh đảnh lễ Ðức Phật vô song. Sau khi vị trưởng lão đã đặt câu hỏi như vậy cùng thiên nữ đó[759], nàng thốt lên đoạn kệ như sau để làm rõ nàng là ai: 3. “xuất phát từ những kẻ đã đạt đến đỉnh cao nơi lạc thú giác quan - mà họ cho là điều tột đỉnh vô song[760] các tiên nữ được hưởng lạc thú từ phù phép này sang phù phép khác, một tiên nữ từ thân xác đó, có thể hiện thân dưới bất kỳ hình dáng nào tuỳ ý thích, ta xuất hiện nơi đây để đảnh lễ vị thánh vô song.” Về điểm này: 3. Những kẻ đã được hưởng những thú vui giác quan tột đỉnh –mà họ đã cho là điều tột đỉnh vô song (kāmaggapattānaṃ yam āhu anuttaraṃ): chính các thiên nữ Paranimmitavasavatti là những kẻ đã được hưởng lạc thú giác[761] quan tột đỉnh [80] thân xác các thiên nữ đó mà họ đã cho rằng là nổi tiếng nhất hạng bằng cách chính với thân xác đó họ đã hưởng được hết mọi lạc thú giác quan v.v... - từ thể xác đó[762]. các thiên nữ đã được hưởng bằng hết phù phép này đến phù phép khác (nimmāya nimmāya ramanti devatā): các thiên nữ Nimmanarati[763]. Sau khi chính các thiên nữ đó đã liên tục phù phép những lạc thú giác quan như ý họ muốn, họ đã hưởng thụ những lạc thú đó, đã tiêu khiển đã đùa giỡn và đã tìm thấy hoan hỷ trong đó. Từ thân xác đó (tasmā kāyā): từ loại tiên nữ Nimmanarati đó[764]. có khả năng hiển thị dưới bất kỳ hình thái nào họ muốn (kāmavaṇṇinī): có thể mặc lấy một hình thái theo ý họ muốn, có thể mang một thân xác bằng bất kỳ hình thái nào họ muốn. Ta đã xuất hiện ở đây (idhāgatā): ta đã xuất hiện tại nơi này, nơi cõi chúng sanh này, hay nói cách khác nơi cõi thế nhân. Khi thực chất là nàng đã trở thành một thiên nữ trong số các Nimmānaratīs như chính thiên nữ đó đã giải thích, trưởng lão lại thốt lên hai đoạn kệ nữa ước muốn nàng giải thích thêm về kiếp sống trước đó nàng đã được hưởng, những phước đức trước đó nàng đã thực hiện và niềm tin đạo giáo nàng đã tuyên giữ: “Thiện hạnh nào nàng đã thực hiện[765] trong quá khứ? Do điều gì nàng đã mong chờ, có được danh thơm tiếng tốt vô song, hạnh phúc nào nàng đã chăm bón? Và do đâu nàng có được phép thần vô song đến như vậy đến nỗi nàng có thể du hành trên không và diện mạo của nàng đã chiếu toả sáng khắp mười phương thiên hạ.? 5. Các chư thiên đã vây quanh và kính trọng nhà ngươi hết mực. Từ nơi nào nhà ngươi đã bị diệt khi trẩy sang thiên mệnh hạnh phúc[766], hỡi thiên nữ? Hay nhà ngươi là ai lại có thể hành động theo như lời mình nói, hay theo lời dậy bảo? Hãy cho ta biết có phải nàng là đồ đệ của Đức Phật chăng?” Về điểm này: 4. Phải chăng nhà ngươi đã làm (ācari) được nói sau khi đã kéo dài (metri causa), có nghĩa là nhà ngươi đã tích lũy được. Idha (không dịch) chỉ là một tiểu từ. Hay nói cách cách idha (ở đây)[767], nơi kiếp con người được làm một chư thiên. Do điều gì nhà ngươi đã chăm sóc (ken’ acchasi): do phước đức nào nhà ngươi đã thực hiện để được an ủi. Một số người giải thích là kenāsi tvaṃ (bởi nhà ngươi là ai). Có được danh tiếng vô song đến như vậy (amitayasā): có được tiếng thơm lừng lẫy đến như vậy, với đoàn tuỳ tùng hùng hậu đông đảo đến như vậy. được chăm sóc với thứ hạnh phúc nào (sukh’ edhitā): hạnh phúc nào đã nuôi dưỡng nhà ngươi, có nghĩa là với niềm hạnh phúc thiên giới đã được tăng thêm toàn diện. Phép thần nào (iddhi): vẻ oai thực chư thiên. Vô song (anadhivarā): vô song (anadhivarā) vì chẳng còn phép thần nào khác hơn (añña) lại tỏ ra quá mức (cỡ) (adhikā) đến như vậy, xuất sắc hơn (visiṭṭhā) hơn nàng được nữa, có nghĩa là tuyệt vời tới mức tối đa. Nàng có thể di chuyển trên không (vihaṅgamā): có thể đi trên không trung. (Tỏa sáng) khắp mười phương thiên hạ (dasa disā): toả khắp toàn bộ mười phương thiên hạ. được tỏa sáng (virocati): tỏa sáng lên. 5. [81] Vây quanh và được kính trọng (parivutā sakkatā c’ asi): được[768] phục vụ[769] khắp tứ phía và được yêu mến. Nhà ngươi đã diệt từ đâu mà đến được kiếp sống hạnh phúc đến như vậy (kuto cutā sugatigatāsi): nơi năm định mệnh, nhà ngươi đã xuất thân từ định mệnh nào, khi nhà ngươi rời khỏi cõi đời này, để tiến lên đến định mệnh hạnh phúc, bằng cách tái sanh nơi định mệnh chư thiên này. Dạy điều gì nhà ngươi đã thực hiện nơi cõi trần gian này, những lời dạy dỗ nào (kassa vā tvaṃ vacanakaranusāniṃ): hay có liên quan đến cõi trần gian này, nhà ngươi đã thừa hưởng được lời dạy dỗ của vị đạo sư nào để có thể hành động phù hợp với lời dạy dỗ đó chứa đựng nơi lời dạy dỗ của họ – đây là cách chúng ta phải phân tích. Hay nói cách khác ở đây ta nên hiểu ý nghĩa như sau: hay nhờ lời chỉ giáo của đạo sư nào nhà ngươi đã được thọ giáo để hành động trên cõi đời này nhờ an trú nơi lời chỉ đạo[770] của vị bậc thầy đó. Sau khi đã tìm hiểu niềm tin không thể tham khảo[771] được của nàng ngài còn tìm hiểu để tham khảo nói rằng, Hãy cho ta biết nhà ngươi có phải là vị đồ đệ của Ðức Phật chăng” về điểm này một đồ đệ của Đức Phật (buddhāsavikā): là đồ đệ của Đức Phật bằng cách tái sanh thiêng liêng do lắng nghe (savanante) Phật Pháp nhờ có vị thiện thệ là Ðức Phật do ngài đã chứng đắc giác ngộ (buddhattā) trước mọi sự việc khả tri ngay cả với kiến thức tự phát nữa[772] trước tiên như thể nhìn vào một myrobalan trong lòng bàn tay vậy. Ðề cập đến vấn đề vị trưởng lão đã muốn tìm hiểu xem thiên nữ đó đã thốt lên những đoạn kệ sau đây: 6. “Trong một thành phố tuyệt vời và được trù liệu tốt đến như vậy giữa những ngọn núi[773] cao vút ta đã được huấn luyện kỹ càng với kiến thức khiêu vũ và ca nhạc; trong thành Rjagaha mọi người đều biết ta với tên là Sirimā. 7. Và Ðức Phật, bậc thầy tuyệt hảo, vị đạo sư thiên tài, đã dạy dỗ[774] ta về chân đế vô thường, sanh, khổ, vô vi, diệt khổ đó là điều bất diệt[775] và chánh đạo vậy và con đường này không khúc khuỷu, thẳng tắp và thiện hảo. 8. Khi nghe biết chốn bất tử,[776] chốn vô vi, giáo pháp của vị Như Lai[777], đấng vô song, ta đã kiềm chế tốt và cao thượng nơi giới luật , vững chắc nơi Phật Pháp do Ðức Phật giảng dạy, là người toàn hảo nhất giữa thế nhân. 9. [82] Khi ta biết vị trí sạch bụi trần[778], là chốn vô vi, do vị Như Lai[779] thuyết pháp, là đấng vô song, ngay nơi đó ta tiếp xúc với thiền định an tịnh[780]; chính điều đó là bảo đảm tột đỉnh của ta. 10. Khi ta đã chiếm được chốn bất tử [781] khiến cho ta chắc chắn, nắm vững thấu triệt; loại bỏ được hết hoài nghi, ta được mọi chúng sanh kính trọng, việc tiêu khiển và sung sướng quả đáng trân trọng. 11. Quả thật ta đã trở thành thiên nữ, đã nhận ra được điều bất tử [782], là đồ đệ của vị Như Lai đấng vô song. Người nhận ra được Phật Pháp, được an trú nơi thánh quả đầu tiên, là vị Nhập Lưu và hơn thế nữa, ta trở thành một vị không phải trải qua định mệnh đau khổ nữa. 12. Với lòng kính trọng vô biên với Pháp Vương vinh quang rạng rỡ, ta đã trở lại đảnh lễ đấng vô song và bái phục chư vị Tỳ khưu, là những người đã truyền cảm hứng tịnh tín cho ta và những kẻ chỉ biết hoan hỷ nơi những điều thiện và là cuộc hội ngộ giữa các vị ẩn sĩ. 13. Lòng[783] ta đầy hoan hỷ, đầy phấn chấn hồ hởi, khi ta nhận ra được vị ại hiền trí, vị Như Lai, là vị tột đỉnh giữa thế nhân và là vị đánh xe đã thuần thục, đã cắt đứt mọi thèm khát tham lam và chỉ hoan hỷ nơi những điều thiện, là vị Ðạo sư, ta đảnh lễ đấng ại bi, chỉ biết ban phát phước lành cho chúng sanh đau khổ.” Về điểm này: 6. Giữa những ngọn núi (nagantare): giữa, ngay trung tâm, năm ngọn núi có tên là Isigili[784], Vepulla, Vebhāre. Paṇḍava[785] và Gijjhakūla[786] do đó mà thành phố được đặt tên cho là Giribbajā[787]. Trong thành phố tuyệt vời đó (nagaravare): trong thành phố được ngưỡng mộ vào bậc nhất đó. – ngài muốn ám chỉ thành Rājagaha. được qui hoạch đúng đắn (sumāpite): được xây dựng một cách thích hợp do vị học giả khôn ngoan Mahāgovinda nhờ phương pháp xác định được cảnh quan tốt nhất (để làm nơi cư trú)[788]. Người theo hầu (paricārikā): là người thực hiện việc chăm sóc[789]bằng cách có mặt[790] với tư cách là một thành viên của đoàn hợp xướng. Thuộc nhà vua tuyệt hảo nhất (rājavarassa): đó là vị hoàng ế vĩ đại Bimbisāra. Nổi tiếng lỗi lạc (sirimato): họ cho rằng ở đây từ sirī (tham dục) là một từ ám chỉ trí thông minh và phước đức. Hay nói cách khác thù thắng nơi vẻ duyên dáng yêu kiều v.v... thuộc thể xác xuất hiện là do có được những phước đức [83] ta thường gọi là sirī (tham dục) vì tham dục là do dựa trên (nissayati)[791] những phước đức đem lại[792] vì nàng có được tham dục này (siri, tham dục) thế nên nàng được gọi với tên là Sirimā (nổi tiếng) - từ đó ta gọi nàng là vị nổi tiếng – ta là người hầu hạ cho vị vua nổi tiếng này. ợc đào luyện tốt và tuyệt vời. Ta được: ahuṃ = ahosiṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Họ biết rõ (avediṃsu): họ đã nhận ra[793]. 7. Vị lãnh đạo tối thượng, (isinisabho): là con bò đầu đàn[794] cả trăm con bò khác được gọi là usabha[795]. ầu đàn của một ngàn con bò là vasabha5 hay nói cách khác là con vật đầu đàn của một trăm đàn bò là một usabha, làm đầu đàn cho một ngàn đàn bò là vasabha – (nhưng) con bò tuyệt nhất trong đàn lại được gọi là nisabha5 là con vật phải đương đầu với mọi nguy hiểm, có màu trắng, rất hấp dẫn[796] là con vật phải mang ách nặng nề và phải là con vật không lay chuyển ngay cả trước tiếng động cả trăm tiếng sấm. Và chính vì trước tiên phải là một kẻ tự mình có sức mạnh của một nisabha trước tiên phải trụ[797] vững được trái đất trên bốn chân của mình và rồi đứng vững trong điều kiện không lay chuyển không xáo trộn trước bất kỳ nguy hiểm thuộc bất kỳ loại nào. Cũng như vậy Đức Thế Tôn có Như Lai[798] Thập lực, trước tiên phải trụ vững nơi trái đất đó là tám tăng đoàn[799] chư vị Tỳ khưu của mình, với bốn chân của ngài chính là những niềm tin[800] và rồi trụ lại trên cõi đời này với các chư thiên trong điều kiện vững vàng không lay chuyển, không xao xuyến băn khoăn do bất kỳ đối thủ hay kẻ thù nào. Chính vì thế ngài còn phải là một nisabha (con bò mộng) vì ngài cũng giống như một con bò mộng nisabha. Ngài chính là đầu đàn chư vị ẩn sĩ vì ngài là thủ lãnh chư vị ẩn sĩ cần được huấn luyện (sekha) và chư vị vô học (asekha)[801]. Chư vị đó theo cách nói thông thường là những người đã đạt đến được (danh xưng) là ẩn sĩ ‘rishi' (isi) hiểu theo nghĩa họ cố gắng (esana-) i theo cách phân chia Phật Pháp thành giới đức v.v... [802]; hay nói cách khác vì ngài là thủ lãnh chư vị ẩn sĩ; hay còn nữa[803] vì ngài vừa là một ẩn sĩ lại là một thủ lãnh. Ngài là ạo Sư (vināyako) vì ngài hướng dẫn (vineti) những chúng sanh có khả năng chấp nhận sự hướng chỉ đạo của ngài. (veneyya); hay nói cách khác ngài không chịu chỉ đạo do bất kỳ ai (vināyako) vì chẳng ai (virahito) có thể là đạo sư (nāyaka) cho ngài được, có nghĩa là ngài chính là đấng tự khởi[804]. Ngài đã thuyết pháp vô thường về khởi sanh và đau khổ (adesayī samudayadukkhaniccataṃ): ngài đã thuyết pháp về tính vô thường, về bản chất diệt về khởi sanh đế và khổ đế, bằng cách này ngài đã chỉ ra cho thấy cách thức nàng đem kiến thức của mình đến thấu triệt như thế nào (chính là một dạng ý thức được thực chất là) “bất kỳ điều gì có tính chất khởi sanh, thì toàn bộ đều có đặc tính diệt”[805]. Hay nói cách khác (từ kép) samudayadukkhaniccetaṃ (ược giải quyết thành) chân ế khởi sanh, khổ đế và chân đế vô thường; trong trường hợp này nàng chỉ rõ cho thấy cõi thiền minh sát bằng cách bao gồm trong đó đế khởi sanh, và khổ đế, nàng chỉ rõ cho thấy[806] cách thức trong đó chúng ta phải tiến hành bằng cách bao gồm chân đế vô thường. - vì khi bản chất vô thường nơi các hiện tượng[807] được giải thích làm rõ và tức khắc bản chất đau khổ và bản chất vô ngã cũng[808] được làm rõ. Ðặc tính vô thường này được coi như là việc thả neo của các đặc tính kia. Vì lý do đó có lời nói rằng: “Ðiều gì là vô thường thì tạo ra đau khổ, điều gì tạo đau khổ đều là vô ngã cả.”b liên quan đến vô vi, diệt khổ, và trường cửu (asaṃkhataṃ dukkhanirodhasassataṃ): [84] và ngài đã dạy cho ta biết diệu đế chính là diệt khổ thông qua việc diệt toàn bộ chu kỳ đau khổ [809]. Ðó chính là vô vi vì không bị lệ thuộc vào bất kỳ điều kiện nguyên nhân nào, đã là trường cửu là vì nó tồn tại như vậy mãi - đây là điều ta nên phân tích - Và liên quan đến chánh đạo này, không khúc khuỷu, mà thẳng tắp, thiện (maggañ c’ imaṃ akuṭilaṃ añjasaṃ sivaṃ): do liên quan đến việc loại bỏ cả hai thái cực – do việc từ bỏ kiêu mạn v.v... và tính ma mãnh của thân xác v.v... là điều tạo ra cong vẹo nơi phẩm hạnh chúng ta - không cong co khúc khuỷu do đơn giản đó là điều thẳng thắn, (trong khi đó) thông qua triệt phá được tận gốc tham dục đối với các cảm khoái giác quan v.v... [810] thường tạo ra điều thẳng thắn nơi phẩm hạnh của ta, tạo ra cả níp bàn nữa. Liên quan đến thánh đạo này (maggaṃ): và ngài đã dạy cho ta biết việc tu tập[811] này dẫn đến diệt khổ. Chánh đạo được gọi như vậy[812] trước tiên được chính ta và ngài khám phá ra, được gọi là “đạo” (maggo) vì đã được những kẻ đi tìm kiếm níp bàn[813] theo đuổi (maggīyati)[814] hay nói cách khác vì đạo mang tới cho ta diệt tử (mārento) những lậu hoặc khi ta tiến tới (gacchati) – đây là điều ta cần phân tích. 8. Khi ta nghe biết vị trí bất tử, vô vi, giáo pháp qua vị Như Lai, là Ðấng vô song (sutvān’ ahaṃ amatapadaṃ asaṃkhataṃ Tathagatassa sāsanaṃ): đây chính là ý nghĩa rút gọn – khi ta nghe thấy điều gọi là vị trí[815] bất tử , vô vi, giáo pháp Phật Pháp, chánh pháp[816] vì ngài thuyết giảng điều đó để xác định vị trí1 bất tử, vô vi và Níp bàn, vì lợi ích của việc tới được điều tương tự như vậy tại đó v.v... qua vị Như lai là vị thống lãnh cõi đời này cùng với các chư thiên là đấng vô song, Ðức Phật toàn hảo. Hay nói cách khác đây là điều muốn ám chỉ đến việc tu tập để có được vị trí bất tử, là níp bàn và cũng vì điều này mang đặc tính vô vi do bất kỳ điều gì, ta... ... .nơi các giới luật (sīlesvahaṃ): chính ta... nơi các giới luật cần được hoàn tất kiềm chế tốt và hoàn hảo (paramasusaṃvutā): được tu luyện[817] thích hợp và cao độ : là ahuṃ = ahosiṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Ðược vững chắc nơi Phật Pháp (dhamme ṭhitā): an trú[818] nơi Phật Pháp chính là tu tập vậy. 9. Khi ta biết rõ (ñatvāna): khi ta trở thành quen biết bằng cách thấu triệt được điều chính mình đã nhìn thấy. Ngay tại nơi đó (tatth ’eva) : ngay lúc đó, hay nói cách khác nơi chính sự hiện hữu đó. ụng chạm tới thiền định an tịnh (samathasamādhim āhusiṃ): ụng chạm tới[819], chứng đắc được, thiền định siêu thế thông qua an tịnh, thông qua việc làm giảm bớt[820] bằng cách triệt hạ những trạng thái đối nghịch lại với nó tức là an tịnh hiểu theo nghĩa cao nhất. Cho dù vào cùng thời điểm được thấu triệt lại là chính nhận thức tới chính mình về diệt vào chính cùng thời điểm đó thì cũng xảy ra thấu triệt cũng là tu tập chính đạo[821]. Tuy nhiên để cho thấy việc hỗ trợ thấu triệt hành động như trước đó đã thoả mãn được nguyên nhân đối với cùng một cách thấu triệt tu tập này, [85] người ta nói rằng, “Khi ta nhận ra được vị trí vô tỳ vết, vô vi, do vị Như Lai truyền đạt, do vị vô song truyền đạt, ngay tại đó ta cũng đã tiếp cận được nhập thiền định” giống như nhãn thức nổi lên lại tuỳ thuộc vào mắt và những dữ liệu thị giác. Hay nói cách khác Khi ta biết (ñatvāna) nên được hiểu như được nói bằng tính đồng thời. Giống như “khi đã đẩy lùi toàn bộ bóng tối, mặt trời xuất hiện trên bầu trời.” ặc tính đồng thời đó (sa yeva)[822]: đặc tính đồng thời đó đụng chạm tới nhập định siêu thế[823]ạt đến được. điều bảo đảm cao nhất (paramaniyāmatā): tính đảm bảo cao nhất, tột đỉnh nhất lại chính là chánh đạo. 10. điều giúp ta phân biệt (visesanaṃ): điều chỉ ra sự khác biệt, làm ảnh hưởng đến trạng thái khác nhau, với người phàm tục[824]. Tôi được đoan chắc rằng (ekaṃsikā): ta thoát khỏi nghi ngờ liên quan đến Tam Bảo, chắc chắn được tâm linh, rằng Đức Thế Tôn chính là Đức Phật toàn hảo, Phật Pháp đã được công bố một cách chính xác và Tăng Ðoàn chư vị Tỳ khưu cũng đã được chỉ đạo chặt chẽ. Phân biệt được thông qua thấu triệt (abhisamaye visesiya): sau khi đã phân biệt được qua việc thấu triệt tứ diệu đế. (Một số ) người cũng giải thích là visesinī (với sự khác biệt), có nghĩa là nhận ra sự khác biệt do kết quả của việc thấu triệt. Loại bỏ được nghi ngờ (asaṃsayā): khi nghi ngờ đã rời khỏi thông qua việc từ bỏ được mối nghi ngờ đó dựa trên mười sáu điểm và loại bỏ được mối nghi ngờ đó dựa trên tám điểm[825]. Có một số người lại giải thích là asaṃsiyā (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). được chúng sanh (bahujanapūjita) tôn kính có nghĩa là có được những phẩm chất tốt mọi người là những người chính trực[826] đều ước ao có được. Việc tiêu khiển và khoái cảm (khiḍḍāratiṃ): niềm khoái cảm lại chính là việc tiêu khiển, hay nói cách khác việc tiêu khiển và khoái cảm và việc tiêu khiển trong giải trí và việc chè chén[827] trong tiêu khiển. 11. Ta là... ... .kẻ đã nhìn thấy bất tử (amatadas’amhi): ta chính là kẻ đã chứng kiến bất tử [828], đã nhìn thấy Níp bàn[829]. Ta là ... kẻ đã chứng kiến Phật Pháp (dhammaddasa) : là kẻ đã có thị kiến[830] Phật Pháp cũng chính là Tứ Diệu Ðế.[831] Ta cũng là vị Nhập Lưu (sotāpannā): là kẻ đã đạt đến (pattā) sơ quả (sota)[832] lần đầu tiên đó chính là thánh đạo. Và hơn thế nữa, chẳng có định mệnh khổ nào dành cho ta : na ca pana-m-atthi duggati = na ca pana me atthi duggati (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài) thông qua ta không còn có thể bị diệt nữa[833]. 12. Kẻ đã truyền cảm hứng tịnh tín (pāsādike): em đến tịnh tín. Kẻ đã đem lại cảm khoái nơi điều thiện (kusalarate): là kẻ hoan hỷ nơi điều thiện, nơi những trạng thái hoàn hảo, nơi chính níp bàn vậy. Trước mặt chư vị Tỳ khưu: bhikkhavo = bhikkhū (một dạng ngữ pháp hoán chuyển): ta đến để vái chào chư vị đó - đây chính là cách cần được phân tích. Một cuộc hội tụ tốt lành với các vị ẩn sĩ (samaṇasamāgamaṃ sivaṃ): một cuộc họp tốt lành, đạo hạnh và an tịnh[834] thuộc chư vị ẩn sĩ (samaṇānaṃ), Ðức Phật và các đồ đệ của ngài.[835] họ đã bình diệt được điều bất thiện (samitapāpānaṃ); ta đã đến ngồi vây quanh ngài để tỏ lòng tôn kính chư vị đó[836] [86] - đây chính là mối quan hệ. ối với Pháp Vương nổi tiếng (sirimato dhammarājino): đây là sở hữu cách, hiểu theo nghĩa vị trí cách, có nghĩa là sirimati dhammarajini (có liên quan đến vị Pháp Vương vinh quang này); và còn một số người khác lại giải thích chỉ đơn giản như vậy thôi. 13. Ta cảm thấy hoan hỷ trong lòng: muditamam’ amhi = muditamani[837] amhi (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Ðược phấn khởi (pīṇitā): được thỏa mãn, được hài lòng. Hay nói cách khác được thỏa mãn bằng cách nếm được, nếm thử niềm vui hoan hỷ. Là người tuyệt vời nhất giưa chúng sanh và là người đánh xe thuộc loại thuần hoá được (naravaradammasārathiṃ): ngài chính là người tuyệt vời nhất giữa thế nhân do ngài là thủ lãnh chúng sanh và là người đánh xe thuần thục hoàn toàn do chỉ hướng về phía trước tức là níp bàn là nơi được thuần hoá, những kẻ có khả năng được thuần hoá. Những người đó có khả năng được hướng dẫn chỉ đạo, chính là người tuyệt hảo nhất và là người đánh xe thuần hoá; Ngài chính là người có lòng trì giới đem lại lợi ích cao nhất (paramahitā-nukampakaṃ) là người có giới đức[838] đối với muôn chúng sanh đem lại lợi ích cao nhất, tuyệt vời nhất cho chúng sanh. Khi Thiên nữ Sirimā đã tỏ lộ cho thấy tịnh tín của nàng đối với Tam Bảo như vậy bằng cách làm rõ chính niềm tin đạo đức của mình, nàng đảnh lễ Ðức Thế Tôn cùng với tăng đoàn chư vị Tỳ khưu, đi vòng quanh ngài về phía bên phải và tiến thẳng về cõi Phạm Thiên. Ðức Thế Tôn đã tận dụng vấn đề nàng xuất hiện là một vấn đề nổi lên và thuyết pháp vào cuối cuộc thuyết pháp toàn bộ chư vị Tỳ khưu đã hoàn toàn thỏa mãn và chứng đắc A-la-hán trong khi đó việc thuyết pháp đó cũng đem lại lợi ích cho toàn thể đám đông tụ họp lại ở đó. Phần diễn giải chuyện kể Thiên Cung của nàng Sirimā kết thúc tại đây.
1.17 Chú Giải CHUYỆN KỂ
THIÊN CUNG CỦA KESAKĀRĪ Thiên Cung này toả sáng và chiếu tỏa khắp nơi”. Ðây chính là thiên cung của nàng Kesakārī. Chuyện kể[839] này xuất xứ như thế nào? Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Benares, tại Công Viên Con Nai thuộc vương quốc Isipatana[840]. Vào thời điểm đó có rất nhiều[841] chư vị Tỳ khưu đã ắp y phục rất sớm vào buổi sáng và lấy bát khất thực và y cà sa rồi trẩy đến thành Benares để khất thực[842]. Họ tới gần cửa nhà một vị Bà La Môn kia. Bấy giờ[843] trong ngôi nhà đó có một thiếu nữ của vị Bà La môn, tên là Kesakārī, đang ngồi gần cửa nhà ngôi nhà đó đang bắt chí cho mẹ, nàng đã nhìn thấy chư vị Tỳ khưu đó khi họ đang đi tới và nói với mẹ rằng, “Mẹ ơi, đối với con hình như các vị xuất gia vào thời trai trẻ, vị nào cũng rất đẹp trai, dễ coi, tạo cảm hứng tịnh tín [844] và rất tế nhị, chẳng phải bị mất mát thua thiệt bao giờ; tại sao họ lại xuất gia vào thời điểm đặc biệt[845] trong cuộc đời như vậy mẹ nhỉ?” Mẹ nàng đáp lại, “Con gái yêu của mẹ, có một người con trai họ Thích Ca [87] đã xuất gia từ bộ tộc Thích Ca và xuất hiện trên cõi đời này làm Trưởng lão có tên gọi là Phật; ngài đã diễn[846] giải mọt thứ Giáo Pháp thật tuyệt vào lúc đầu, thật thú vị vào khúc giữa[847] và thật đáng yêu vào khúc cuối. Và với tầm quan trọng rất thực tiễn và với những sắc thái ý nghĩa tuyệt hảo[848]; Ngài đã tạo[849] được một phong cách sống Phạm Thiên vô cùng tinh tuyền khi chúng sanh lắng nghe Phật Pháp của ngài họ đã thực hiện xuất gia. Bấy giờ vào thời điểm đó có một thiện nam kia đã đạt đến thánh quả và am hiểu giáo pháp, ngài đã đến nghe bài thuyết pháp này khi chàng đi ngang qua đường phố và đi đến giúp. Thế rồi vị bà la môn nói với chàng, “Hỡi thiện nam, ngày nay có rất nhiều con trai thuộc các gia đình lễ giáo đã từ bỏ gia sản kếch sù và họ hàng đông đảo và đã xuất gia theo uổi Phật Pháp của vị Thích Ca[850] đó. Giờ đây xét đến động cơ nào đã thôi thúc họ xuất gia? Khi nghe thấy điều đó thiện nam liền nói, “Ðể đáp lại mối nguy hiểm nơi cảm khoái tham dục và lợi thế trong việc từ bỏ chúng[851]’ và rồi họ cho biết chi tiết về vấn đề này phù hợp với sức mạnh kiến thức từ đó mà ra, thiện nam này đã chứng tỏ cho thấy những phẩm chất thiện Tam Bảo và cho biết về những phẩm chất thiện cũng như lợi thế Ngũ Giới liên quan đến những điều kiện hiển nhiên và cuộc sống mai hậu.[852] Thế rồi cô con gái của vị bà la môn đó lên tiếng hỏi thêm, “Liệu chúng ta cũng có thể đạt được những phẩm chất thiện và những lợi thế người đó vừa đề cập đến[853] ở trên, nếu chúng ta cũng được an trú Tam Qui vì ngũ giới chăng?” Những gì Ðức Phật đã đề cập đến đều phổ quát thông dụng cho hết mọi người – Tại sao lại không thể được?” Chàng đáp lại rồi chàng ban Tam Qui và ngũ giới cho nàng với tư cách là một kẻ nhận Tam Qui và thực hiện Ngũ Giới[854] nàng nói lại một lần nữa. “Liệu còn điều gì cần phải làm[855] nữa chăng?” Xem xét khả năng thông minh của nàng, chàng phát hiện ra nàng có một tiềm năng[856]am hiểu và đang khi giải thích bản chất thân xác được đề cập đến gồm ba mươi hai thành phần tạo thành những chủ đề thiền,[857] sau khi đã gây thái độ ghê tởm[858] nơi nàng liên quan đến thân xác sau đó chàng đã dùng Pháp Ngôn liên kết với vô thường v.v... để giải thích cho nàng về chánh đạo thiền minh sát[859] và rồi từ biệt nàng. Nàng ghi nhớ trong lòng tất cả những gì chàng đã nói theo cách đó và với tâm nhập định nàng đã nhận ra được đặc tính xấu xa gớm ghiếc[860] (của thân xác) nàng bắt đầu nhập thiền minh sát và không lâu sau do nàng đã thành công chứng đắc thiền, [88] nàng đã được an trú nơi thánh quả Nhập Lưu. Rồi sau đó ít lâu nàng qua đời và đã tái sanh thành phụ tá[861] Dạ xoa, vua chư thiên. Và một đoàn tuỳ tùng khoảng một trăm ngàn tiên nữ[862] của nàng. Khi Dạ xoa, vua chư thiên nhìn thấy nàng, tâm tràn đầy những điều kinh ngạc và ngạc nhiên, tâm ngài hoan hỷ, dạ xoa đã hỏi về những nghiệp nàng đã thực hiện bằng bốn đoạn kệ bắt đầu như sau. “Thiên cung của nàng tỏa sáng, và chiếu tỏa khắp nơi.”[863] như sau: Thiên cung này toả sáng chiếu toả khắp nơi, liên tục với những cột đá[864] quí bê-rin, được sắp xếp tuyệt hảo. Che phủ khắp nơi bằng những cây toàn bằng vàng - nơi trú xứ của ta xuất phát là do kết quả phước đức ta đã thực hiện. Ðã nổi lên nhiều tiên nữ kiếp trước.[865] Những tiên nữ này lên tới con số hàng trăm ngàn người trước đó. Chỉ qua phước đức nàng đã đạt được; nàng đã trở nên nổi tiếng và nàng đứng vững chiếu sáng khắp một vùng. Cũng giống như một người với con thỏ trong tay, là vua các chòm sao, chiếu sáng chói lọi nơi các chòm tinh tú.[866] Ngay cả nhà ngươi được như vậy, do tiếng thơm của nhà ngươi[867], toả sáng chói lọi cả đám đông tiên nữ. Giờ đây từ đâu nhà ngươi tới được cõi này, nhà ngươi đã tái sanh ôi tiên nữ có vẻ đẹp kiêu sang? Cùng với đấng Phạm Thiên, các chư thiên Tam Thập cùng với thủ lãnh của họ – toàn bộ chúng ta không bao giờ thoả mãn chiêm ngưỡng nàng.” Về điểm này: 1. Thiên Cung này, (idaṃ vimānaṃ): nàng nói về thiên cung này có ý ám chỉ chính thiên cung của nàng. Ðây chính là thiên cung trong đó chư thiên đã tái sanh. Liên tục (satataṃ): tỏa sáng liên tục, lúc nào cũng phát sáng, - là điều cần được phân tích ở đây. Hay nói cách khác liên tục (satataṃ): thích hợp (sammā), trải rộng ra (tataṃ), có nghĩa là toả sáng trong một phạm vi rất rộng. Che phủ toàn bộ phía trên: samataṃ otthataṃ = samatato avatthataṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển), [89] được che phủ. Nơi cư trú này (ṭhānaṃ): nàng đề cập cùng một thiên cung đó, vì thiên cung này được gọi là một trú xứ (ṭhānaṃ) vì những kẻ nào thực hiện phước đức đều cư ngụ (tiṭṭhanti) trong đó. Xuất hiện như là kết quả của một phước đức (kammāvipākasambhavaṃ): đã xuất hiện nhờ kết quả của phước đức. Hay nói cách khác đã xuất hiện nhờ vào kết quả của phước đức. Của ta (mamaṃ) là điều cần được phân tích với hai từ như sau: “nơi cư trú này là phần sở hữu của ta[868] và xuất xứ là do kết quả phước đức của ta.1 2. Ðây chính là ý nghĩa ngắn gọn của đoạn kệ (bắt đầu với:) “Ðã nổi lên tại đó” - tại đó, trong thiên cung đã đề cập đến ở trên, đã xuất hiện, đã nổi lên, thông qua việc nổi lên đó ngay chính lúc khởi đầu đó, những chư thiên trước đó, những chư thiên trước đó, những tiên nữ này[869] lên tới mức một con số hàng trăm ngàn[870]. Thông qua chính phước đức nhà ngươi đã thực hiện (tuvaṃ ’si=tvaṃ asi, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) giờ đây[871] đã nổi lên, đã xuất hiện; nhà ngươi đã nổi tiếng, nhà ngươi đã được trang bị với một đoàn tuỳ tùng, nhà ngươi đang đứng tỏa sáng khắp[872], chiếu sáng chói chang. Nhờ chính phước đức của nhà ngươi, nhờ chính oai lực của phước đức đó. 3. Thế rồi nàng lại thốt lên đoạn kệ (bắt đầu bằng:) giống như một người cầm con thỏ trong tay” được giải thích bằng một ẩn dụ. Cùng một tài sản (toả sáng chói chang của nàng) đây chính là ý nghĩa: giống như mặt trăng, có tên đặt cho “giống như con thỏ” liên quan đến liên kết với hình dáng con thỏ[873] và vua các chòm sao” do tính chất ưu việt[874] có được trên những chòm sao đó đang chiếu sáng chói chang, tỏa sáng, nổi bật lên.[875] Vượt trội hơn hẳn toàn bộ các chòm sao[876], ngay cả như vậy thì nhà ngươi[877]liên quan đến tiếng thơm của mình, sáng chói, chói lọi[878], tỏa sáng, phát sáng cho đến cùng tận. Ðám đông này, chòm các tiên nữ này, đoàn các nữ tỳ chư thiên. Và ở đây ra[879] và imam (không dịch) chỉ là một tiểu từ. Hơn thế nữa một số người lại giải thích nakkhattarājā-r-iva tārāganaṃ tath’ eva tvaṃ. 4. [90] Thế rồi ngài thốt lên đoạn kệ (bắt đầu như sau:) “Giờ đây nhà ngươi từ đâu xuất hiện” tìm hiểu xem kiếp trước của thiên nữ đó và phước đức nàng đã thực hiện tại đó. Về điểm này: giờ đây nhà ngươi từ đâu xuất hiện. (kuto nu āgamma): giờ đây từ đâu, từ kiếp nào, giờ đây từ đâu, do nghiệp nào nàng đã thực hiện làm nguyên nhân[880] nhà ngươi đã xuất hiện nơi cõi này[881] của ta, nhà ngươi là ai đã tái sanh, nhà ngươi đã nổi lên do tái sanh[882], ôi nàng oai phong của ta ơi, ôi nàng xinh đẹp tuyệt trần đến thế. Mọi chi của nàng toả sáng ánh hào quang chói loà. Thế rồi để làm rõ, bằng một ẩn dụ điểm đã đề cập đến đơn giản là ngài nói. Ôi nàng kiều diễm mỹ miều của ta ơi’ cùng với vị Phạm Thiên, các chư thiên cõi Tam Thập cùng với thiên chủ của họ nữa – toàn bộ chúng ta không thể thoả mãn nhìn ngắm nhà ngươi.” Về điểm này ý nghĩa ở đây là chính vì các vị chư thiên cõi Tam Thập Tam cùng với thiên chủ của họ nữa (sah’ indakā = saha indena, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) khi đang chiêm ngưỡng các vị phạm thiên Sahampati hay Sanaṅkumāra cũng không thể nào thoả mãn ngắm nhìn họ được[883], ngay cả như vậy toàn bộ chúng ta các chư thiên cũng không bao giờ có thể ngắm nhìn thoả mãn nhà ngươi (taṃ[884] = tava, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) Hơn thế nữa[885], sau khi Dạ Xoa, thiên chủ chư thiên đã thốt lên hai đoạn kệ bắt đầu như sau: “Ðiều đó như thế nào... để làm rõ vấn đề: Ðiều ngài hỏi ta tử tế đến như vậy – nàng đã diệt khi từ cõi nào và lại tái sanh tại đây?”[886] Trong quá khứ có một thành phố thuộc những người kasis tên là Benares và tại đó trong quá khứ ta có tên[887] là Kesakārikā. Với tâm tịnh tín đối với Đức Phật và Phật Pháp cũng như Tăng Ðoàn chư Tỳ khưu. Ta đã dứt khoát từ đó tái sanh đến cõi này, thoát khỏi mọi nghi hoặc, ta đã nắm giữ một cách liên tục ngũ giới, và đã đạt đến kết quả [888]và ta đã được an toàn nơi Phật Pháp, cuối cùng ta đã đạt đến tột đỉnh giác ngộ: ta đã được an toàn”[889] Về điểm này: 5. Ðiều gì (yam etaṃ) có nghĩa là câu hỏi. Ngài đã tử tế hỏi ta. (anupucchase): ngài đã quá tử tế (anukūlabhāvena) nêu lên (pucchasi). Với ta (mamaṃ): ta . Trong quá khứ có: pur’atthi = puraṃ atthi (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Thuộc thần dân Kasis (Kasinaṃ): thuộc vương quốc Kasi. Kasakārikā (Kesakārikā): nàng đã khẳng định tên nàng nơi kiếp trước. 6. [91] Nàng đã giải thích phước đức nàng đã làm bằng cách với tâm an tịnh đối với Đức Phật với Phật Pháp” v.v... khen ngợi thù thắng này do công đức đem lại và Dạ xoa đã một lần nữa đề cập đến thù thắng thiên giới của nàng nói thêm như sau:[890] 7. Chúng ta vô cùng hoan hỷ về điều nhà ngươi đã làm và chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh nàng đến đây trong khi nhờ có Phật Pháp, do tiếng tăm nổi cộm của nàng, nàng đã trở nên sáng chói - với tâm tịnh tín đối với Ðức Phật và Phật Pháp cũng như với Tăng Ðoàn. Nhà ngươi đã dứt khoát vượt qua cõi đó, thoát khỏi mọi nghi kỵ, liên tục tuân thủ những điều tu tập, và đã đạt đến kết quả[891] để được an toàn nơi Phật Pháp đạt đến tột đỉnh là giác ngộ: nhà ngươi đã được an toàn. Về điểm này: 7. Chúng ta vô cùng hoan hỷ về phước đức của nhà ngươi (yābhinandāmase): chúng ta vô cùng hân hoan, chúng ta rất ngưỡng mộ hay thù thắng của nhà ngươi và nhiệt liệt hoan nghênh nhà ngươi (svāgatañ ca te): và[892] nhà ngươi tới đây nơi cõi thiên giới này thật rất đáng hoan nghênh, chỉ đơn giản làm tăng thêm cho chúng ta niềm vui và hạnh phúc, điều còn lại giống như những gì đã diễn giải ở trên.[893] Hơn thế nữa, Dạ xoa, chúa các chư thiên, nói về biến cố này với trưởng lão Mahāmoggallāna. Trưởng lão trình bày lại với Đức Phật; ngài coi đó là vấn đề nổi lên và thuyết pháp cho đám đông tụ tập tại đó. Giáo Pháp đó đem lại lợi ích cho cả cõi trần gian này cũng như cho cả chư thiên nơi thiên giới. Việc Chú giải thiên cung của nàng Kesakarī kết thúc tại đây. Như vậy phần Chú giải ý nghĩa Chương Thiên Cung có tọa sàng[894] được trang điểm với mười bảy chuyện kể nơi các chuyện kể Thiên Cung trong tập Chú giải về Tiểu Bộ Khuddhaka Nikāya[895] Phần Chú giải ý nghĩa nội tại đến đây là kết thúc. -ooOoo- [1]. Chú giải Be giải thích là ganthārambhakathā; còn bản văn lại bỏ qua. [2]. Chú giải Se Be giải thích là vimānādi còn bản văn ghi là vimānāni. [3]. Xin đọc Chú giải PS 54 [4]. vimāna (thiên cung) là vi-māna, có nghĩa là không thể đo được, rộng mênh mông; xin đọc Chú giải VvA 131, 160 dưới đây. [5]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy, còn bản văn ghi là mānanissāyatāya; mānanīya không được liệt kê trong tự điển PED nhưng xin đọc Chú giải Childers sv. [6]. Giải thích là bhāsitan tī? Vuccate: Chú giải Se Be giải thích là idaṃ hi Vimānavatthu, còn bản văn ghi là bhasitan ti vuccate. Idaṃ hi Vimānavatthu. [7]. Trong khi phước đức và kiến thức như vậy có thể đem lại cho chúng ta khả năng trở thành một đồ đệ, hay là người nghe Phật Pháp , chính điều phước đức không đem lại cho ta điều này, MA ii 346 nói về Sāriputta, là một vị đồ đệ chánh của Ðức Phật cho dù ngài đã đạt được thập toàn để trở thành một A tăng kỳ (asaṅkheyya) và sau một trăm ngàn ại kiếp sau đó, ngài vẫn không thể loại bỏ được ngay cả mot lậu hoặc nhỏ theo ý của ngài, ấy vậy mà ngài đã chứng đắc thấu triệt khi chỉ nghe có một đoạn kệ Phật Pháp do ngài Assaji thuyết pháp. Biến cố này được ghi lại trong Vin I 40tt trong đó chính ngài trưởng lão Mahāmoggallāna cũng đạt đến thấu triệt tương tự như vậy khi chỉ nghe có một đoạn kệ Phật Pháp từ nơi ngài Sāriputta. ể biết thêm những ẩn dụ nói về thời gian một niên kỷ kéo dài như thế nào xin đọc td. S ii 181 và PvA 254 = DA 164. Ðôi khi người ta kể lai có tới bốn A tăng kỳ và một đại kiếp – td. Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 142 – cho dù một A-tăng-kỳ chỉ có nghĩa là “vô số lượng” và toàn bộ các bản văn lại tỏ ra không thích hợp với vấn đề có bao nhiêu loại kiếp đa dạng đến vậy. [8]. Ðó là (1) phép thần thông (iddhi), tức là sức mạnh khiến cho ta có thể đi trên mặt nước, đi xuyên qua tường, tự biến mình thành nhiều người trong cùng một lúc và có thể bay trên không trung v.v…(2) Thiên nhĩ nhờ đó ta có thể nghe được những âm thanh cả của chúng sanh lẫn chư thiên từ đàng xa; (3) đọc được suy nghĩ của người khác; (4) biết được tiền kiếp của người khác; (5) Thiên nhãn khiến cho ta có thể chứng kiến những lần tái sanh của người khác; và (6) tự biết mình đã trở thành những người đã triệt phá được hết các lậu hoặc – xin đọc td. D iii 281. [9]. Xin đọc Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 160, iii 113, 120 v.v…cũng như tập P Contr (những điểm tranh luận) 377-382 để biết được một cuộc thảo luận về vấn đề này. [10]. Như đã lưu ý đến ở trên, người đầu tiên chính là Sāriputta; và toàn bộ các Ðức Phật đều có hai đồ đệ chính, những vị đồà đệ chính của bảy vị Ðức Phật cuối cùng được liệt kê trong D ii 1tt, và liệt kê đầy đủ hơn trong Bv. [11]. Ðó chính là thần thông đầu tiên trong số sáu phép thần thông; chính nhờ phép thần thông này mà trưởng lão Mahāmoggallāna đã có thể viếng thăm cõi Chư Thiên như đã được ghi lại trong những chuyện kể này lẫn trong S v 366; Tăng Chi Bộ Kinh (A) iii 331tt; iv 74tt. [12]. Chú giải Se Be giải thích là tassā; còn bản văn lại bỏ qua. [13]. Ðức Phật Anomadassin được xếp vào người thứ bảy trong danh sách hai mươi tư Ðức Phật và cuối cùng là Ðức Phật Cồ Ðàm của chúng ta. Người ta kể lại rằng khi (vào thời điểm trưởng lão Mahamoggallana sanh ra) Sirivaḍḍha nghe thấy người ta tiên đoán rằng Sarada-tapassa có thể trở thành đồ đệ chính có tên là Sāriputta của Ðức Phật Cồ Ðàm, ngài cũng ước ao trở thành đồ đệ chính. Anomadassin tiên đoán rằng ước nguyện này đã trở thành hiện thực – xin đọc AA I 153-155. [14]. Chú giải Se Be giải thích là kāyasakkhiṃ còn bản văn ghi là kāyasakkhi. [15]. Chú giải Se Be giải thích là yathūpacitaṃ, ở đây và dưới đây. còn bản văn ghi là yath’upacitaṃ. [16]. atthupattiṃ; trong PS tôi theo cách dịch là ‘nhu cầu nổi lên, như đã được gợi ý trong Minor Readings và Người Diễn Giải (Illustrator) tr. 78 n. 1 nhưng giờ đây với NAJ lại chọn cách giải thích hiện hành. [17]. Chú giải Se Be giải thích là uḷāraphalataṃ còn bản văn ghi là uḷāraphalaṃ. [18]. Chú giải Se Be giải thích là āyatanagtāya còn bản văn ghi là āyatanaphalaṃ. [19]. Chú giải Se Be giải thích là saṅjhāpabhānuraṅjito còn bản văn ghi là saṅjhātapānuraṅjito. [20]. Xin đọc Chú giải PS 8336 [21]. Chú giải Se Be giải thích là tato còn bản văn ghi là tattha. [22]. Chú giải Se Be giải thích là taṅkhaṇ’aññ’eva còn bản văn ghi là khaṇeṅ’eva. [23]. Se Be giải thích là tattha tattha còn bản văn ghi là tattha. [24]. Chú giải Se Be giải thích là taṃ còn bản văn ghi là tattha. [25]. Dhammakkhandha, ược định nghĩa trong Asl 27 (Expos i 34); Chú giải DA 24. Pháp Châu Báu chính là Anānda - xin đọc Thag 1048. [26]. Sāriputta, Asl 27; xin đọc Chú giải Thag 1024 và chú thích về vấn đề này trong Ev i 264tt. [27]. Chú giải Se Be giải thích là tevīsasataṃ còn bản văn ghi là tevisasata. Một số chuyện kể lại ghi lại nhiều hơn một Thiên Cung – thí dụ như VvA iii 5. đã liệt kê đến ba mươi sáu thiên cung. [28]. Chú giải Se Be giải thích là diyaḍḍhasahassagāthā còn bản văn lại ghi là diyḍḍhasahassa gāthā; quả thật có tới 1282 đoạn kệ theo cách phân lọại các đoạn kệ trong tập Chú giải Chuyện Chư thiên (Vv.) [29]. Phạm vi ý nghĩa từ pītha, như đã được nêu lên trong tập Chú giải dưới đây bao gồm một phạm vi rất rộng về chỗ ngồi, gồm cả ý nghĩa một chiếc kệ để trưng bày hàng hóa trong một tiệm tạp hóa. Hơn thế nữa, cho dù đã đưa ra rất nhiều ý nghĩa đối với chỗ ngồi như vậy trong tập Chú giải, chẳng có ý nghĩa nào lại đồng nhất với pītha này được giải thích là, ‘một thiên cung, thiên cung bằng vàng có kích kỡ một do tuần dưới dạng một tọa sàng’. Cách lựa chọn ‘tọa sàng’ ở đây như vậy chỉ mang tính tuỳ tiện; tôi rất thâm tín điều đó vì từ ‘tọa sàng’ theo cách dùng từ của người Ba Tư và Ả rập có thể hiểu là ‘hoàng cung’ và ‘phòng cố vấn’ trong khi đó thì từ này theo tiếng Thổ Nhĩ kỳ lại hiểu là một “cửa hàng bán thuốc lá’ (xin đọc Chú giải ở trên). Tuy nhiên từ pītha ã có thời được cho là một thiên cung, hình như theo bối cảnh này rõ ràng là khác với nơi ở của nữ Chư thiên và thêm vào đó chỉ là một đại thừa chuyên chở nàng đến bất kỳ nơi nào nàng muốn tới. Xin đọc Chú giải n 32. [30]. Ārāma, thường là một vị trí tiêu khiển nhưng đối với các Tỳ khưu lại là một địa điểm kiết hạ. Theo truyền thống kể lại rằng, trưởng giả Anāthapiṇḍika đã mua một khu rừng thuộc sở hữu của hoàng tử Jeta và rất có thể là con trai của nhà vua xứ Pasenadi bằng cách trải khắp vùng đó bằng những đồng tiền vàng lên tới mười tám Kotis – UdA 56; xin đọc SOM 191 [31]. Chú giải Se Be giải thích là rañña còn bản văn ghi là rañño. [32]. Những biến cố liên quan đến Visākhā có thể đọc được trong III. 8. IV. 6 dưới đây. trong đó cần đọc các chú thích. [33]. India; xin đọc Chú giải PS 147132 [34]. Chú giải Se Be giải thích là mahājano còn bản văn ghi là mahājanā. [35]. Chú giải Se Be giải thích là samuṭṭhāpesi còn bản văn ghi là samuṭṭhapesuṃ. [36]. Chú giải Se giải thích là vibhavānurūpapariccāgenā ti, Iti bhikkhū còn bản văn ghi là vibha-vānurūpapariccāgenā ti. Iti bhikkhū; Be = Se nhưng lại bỏ qua iti. [37]. Chú giải Se (Be) giải thích là citta(p)pasādasamapttiyā còn bản văn ghi là cittasampattiyā. [38]. Chú giải Se Be giải thích là –santhāra- còn bản văn ghi là –santhara-. [39]. Chú giải Be ghi là -harīṭaka-; ây không phải là myrobalan (vú lá) màu vàng, như PED đã khẳng định, nhưng là một vú lá có vỏ cứng và to bằng kích cỡ một hạt đậu khấu (Sinh. araḷu); āmalaka (myrobalan) có kích cỡ nhỏ hơn, màu xanh và nhẵn, có kích cỡ bằng một quả nho cỡ trung bình (Sinh. Nelli) cả hai loại đều có chứa một hạt cứng bên trong. [40]. Các nhà sư xử dụng (nước tiểu bò) làm dược liệu. [41]. Chú giải Se Be giải thích là mahapphalataraṃ còn bản văn ghi làmahāpphalataraṃ. [42]. Chú giải Se Be giải thích là mahāvipphāraṃ còn bản văn ghi là mahāvip-phārikaṃ. [43]. Ðoạn kệ này được tìm thấy trong IV. 910dưới đây và cũng tìm thấy trong J i 228. iii 409. [44]. Chú giải Se Be giải thích là samaṇabrāhmaṇakapaṇaddhikavaṇibbakayācakānaṃ còn bản văn ghi là samaṇabhrāmaṇakapaṇiddhikavaṇibbakānaṃ. [45]. Chú giải Be giải thích là uppaṭṭhāpenti, Se giải thích là upaṭṭhānenti. [46]. Chú giải Se Be giải thích là ṭhapenti còn bản văn ghi là paṭṭhapenti. [47]. Chú giải Be giải thích là piṇḍapatacāriko còn bản văn ghi là piṇḍacariko. [48]. Ðây là một số khía cạnh thiện hạnh đòi hỏi một nhà sư phải có – xin đọc Thanh Tịnh Ðạo 19 và xin đọc Chú giải Trung Bộ Kinh (M) iii 35 v.v… [49]. Chú giải Be giải thích là saddhā pasannā còn bản văn ghi là saddhāsampannā. [50]. Một tư thế chào anajali phủ phục trán chạm đất, bàn tay và đầu gối cũng chạm đất. [51]. Chú giải Se Be giải thích là uttamaṃ puññakkhettaṃ còn bản văn ghi là uttamapuññakkhetaṃ. [52]. Chú giải Se Be giải thích là dhammiṃ katthaṃ kathetvā còn bản văn ghi là dhammakathaṃ katvā. [53]. Chú giải Se Be giải thích là pakkāmi còn bản văn ghi là pakkami. [54]. Chú giải Be giải thích là phuṭṭhasarīrā (Se phūṭasārīrā) còn bản văn ghi là phuṭṭhasārīrā. [55]. Chú giải Se Be giải thích là yathārucigāmī còn bản văn ghi là yathārucigāmi. [56]. Chú giải Se Be giải thích là uḷāratāya còn bản văn ghi là uḷaraṃ. [57]. Xin đọc Chú giải SOM 21 [58]. Chú giải Be giải thích là pāsādikaṃ sobhātisayayuttā ca hoti (Se yathaāpaāsaādikaṃ sobhātisayayuttañ ca ahosi) [59]. Vườn thượng uyển nơi cõi Tam Thập Tam. [60]. Xin đọc Chú giải VII. 7 n.5 dưới đây. [61]. Chú giải Se Be giải thích là samuppannabalavapasādagāravā còn bản văn ghi là samu-ppannnapasādagāravā. [62]. Về cây myrobalan xin đọc Chú giải n 11 ở trên; ẩn dụ này thường được xử dụng để mô tả đặc tính rõ ràng của thị giác, vài cây myrobalan có màu xanh trong suốt vf khi được trên một lòng bàn tay thì chúng ta có thể nhìn thấy cả quả dừa phản chiếu trên đó. Có nghĩa là có thể nhận ra được thực tại ẩn hiện đàng sau đó. hiểu biết về những nghiệp như vậy là phép thần thông thứ năm trong số sáu Abhinnas, xin đọc Chú giải những nhận định giới thiệu n 8. [63]. Chú giải Se Be giải thích là idh’ūpapannā còn bản văn ghi là idh’upapannā. [64]. Chú giải Be giải thích là paṭilabhāmi còn bản văn Se ghi là paṭilabhiṃ. [65]. Chú giải Se Be giải thích là yathūpacitañ ca còn bản văn ghi là yath’upacitañ ca. [66]. Bản văn còn ghi thêm ở đây pīthan te savaṇṇamyan ti aādiṃ; Chú giải Be Se lại bỏ qua. [67]. Chú giải Se Be giải thích là āpaṇam pi còn bản văn ghi là āsanaṃ. [68]. balikaraṇa-; năm cách cúng dường nhân danh các bà con thân thuộc, khách; ngạ quỉ, nhà vua và các devatas có thể đọc thấy trong Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 68; xin cũng đọc thêm Tăng Chi Bộ Kinh (A) iii 45, [69]. Một loại ghế dài giống như giường, có thể trông giống như một chiếctruờng kỷ; xin đọc Chú giải PED sv. a. Vin I 9 v.v… [70]. Xin đọc D Bisc iii 1917.8cũng xin đọc PED sv kathalika. [71]. Chú giải Se giải thích pīṭhādikaṃ (Be pīṭhādikaṃ dārukkhandham) còn bản văn ghi là suci-ādikaṃ dārukkaṇḍaṃ. [72]. pīṭhasappī, là từ thường dùng để gọi một người què (eg. PvA 282) di chuyển bằng một miếng gỗ nhỏ di chuyển theo với bàn tay, như rất nhiều những người què đi ăn mày thường làm tại Ấn Ðộ hiện nay. [73]. Theo ngài Buddhaghosa một chiếc ghế lót nệm (xin đọc Chú giải PED sv) và B Disc. v 2095 lại là một chiếc ghế bọc vải. [74]. Chú giải Se Be giải thích là desavohārena āpaṇaṃ. Bhuta- còn bản văn ghi là tesaṃvohārena āsanabhūta-. [75]. Chú giải Se Be giải thích là Bhūtapiṭhikā devakulapīṭhika còn bản văn ghi là -bhūtapīṭhakā devakulapīṭhakā; có nghĩa là, pīṭhakās (? Những chiếc ghế bọc đệm/bọc vải) còn bhūtas (thường được cho là các tà thần nhưng theo Childers sv lại là bất kỳ cư dân nào nơi cõi Tứ Ðại Thiên Vương) và là những ngôi chùa pīṭhikas. đây ta có thể nói thêm rằng pīṭha cũng còn có nghĩa là bệ hay một biểu tượng để đỡ chân, thường được cho là có năm mươi mốt biểu tượng như thế. Trong đó có nhiều mảnh xác được đố thành than của Parvati rơi xuống trên đó khi vị thần Siva cầm trong tay trong điệu nhẩy cuồng loạn khắp tiểu lục địa Ấn Ðộ trong nghi lễ hy tế lửa do cảm nhận thấy bị xấu hổ khi bị thần Daksa Siva loại ra không mời tham dự hy lễ. b. Vin ii 149. [76]. Hiểu theo nghĩa đen đây là một pīṭha oai vệ nhưng theo SED sv bhadrapītha lại là một ngai vàng của nhà vua; tuy nhiên trong VvA 30 dưới đây hình như lại là một chiếc ghế trong một ngôi nhà bình thường. Xin cũng đọc B Disc v 2094 lại có một ý nghĩa khác. c. Không tìm thấy dấu vết (= mahāvaggapāli Pavāraṇakkhanda – Se) d. Vin iv 168. [77]. Chú giải Be Se cũng giải thích như vậy còn bản văn giải thích là taṃ. e. S I 5 f. D iii 197; S iii 91; Tăng Chi Bộ Kinh (A) v 325tt; Sn 544; Thag 629; 1084, 1179. g. S. i 51. [78]. Chú giải Se giải thích là kin ti te diṭṭhaṃ ti te diṭṭhaṃ và Vin I 172 cũng giải thích như vậy, còn bản văn lại ghi là kin te diṭṭhaṃ kin te sutaṃ. Be kiṃ te ditthaṃ kin ti te sutaṃ. h. Vin I 172. i.Sn 546. 572. j. Pv III 57 [79]. Chú giải Se Be giải thích là tāva ti còn bản văn ghi là te tāva ti. k. Dòng họ tổ tiên (Stock); eg. Trung Bộ Kinh (M) I 22 l. Khp. VIII11 [80]. Garuḷa (con chim kền) (tiếng phạn là Garuḍa). còn ám chỉ ngọn núi Visnu, thưởng được coi như là một con chim supaṇṇa (một loại chim có cánh vàng rất đẹp); hình như chính loại chim này mà tác giả Dhammapāla đã nghĩ tới ở đây. m. J i 336. [81]. Chú giải Se Be giải thích là kañcanasammibhattaco còn bản văn ghi là –bhataco. n. Trung Bộ Kinh (M) ii 136. [82]. Một dạng ngữ pháp hoán chuyển, dạng này đã xuất hiện trong đoạn kệ. [83]. Hình như là một dạng ngữ pháp hoán chuyển tương ứng đối với vitakaṃ và visamaṃ cho dù hình như chỉ diễn ra duy nhất có một lần ở đây cho thấy chính Dhammapāla đã nghĩ ra điều đó. [84]. Dạng số nhiều xuất phát từ đại nhân xưng ahaṃ (I) [85]. Chú giải Be và Sn giải thích là asm’ubho còn bản văn ghi là asm bho. o. Sn 594. [86]. Chú giải Se Be giải thích là nissāya còn bản văn ghi là nissāma. [87]. Chú giải Be giải thích là Jātamaṇḍo còn bản văn Se ghi là jātāmaṇḍo. p. rõ ràng đây là một trích đọan. Mayam hình như là một tên riêng, dari subha là một hang rất xinh’ jātāmaṇḍa ‘một nơi sanh đặc thù’ (NAJ) q. D I 17 iii 28. 84. 90; Tăng hi Bộ Kinh (A) v 60 v.v… [88]. Một cách mô tả cũ rích về các chư thiên Abhassara; theo như DA 110 các chư thiên này xuất hiện do hành tầng thiền jhanas. [89]. Chú giải Se Be giải thích là yannūnāhaṃ sāmaṃ cikkhallaṃ madditvā còn bản văn ghi tắt là yaṃ nūnāhaṃ… r. Vin iii 41 s. Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 241 [90]. Chú giải Se Be cũng giải thích như vậy còn bản văn ghi là sovaṇṇaṃ. [91]. Chú giải Se Be giải thích là suvaṇṇena nibbattaṃ còn bản văn ghi là suvaṇṇaṃ eva. [92]. Xin đọc Chú giải SA iii 208 về S v 160. t. D i 229; Trung Bộ Kinh (M) ii 121. [93]. Chú giải Se Be giải thích là vacchāyano nibbattaṃ còn bản văn ghi là suvaṇṇanaṃ eva. Trung Bộ Kinh (M) I 175. Rất có thể đây là một cách ám chỉ Trung Bộ Kinh (M) iii 38; hay Trung Bộ Kinh (M) ii 179. [94]. Bản văn đã chèn sai từ mahantataya; Chú giải Se Be lại bỏ qua. [95]. Chú giải Se Be giải thích là etassa còn bản văn ghi là etissa. [96]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là mano. [97]. Oṭṭhamukho.? vỗ lên mặt. [99]. Xin đọc Chú giải tự điển Phật giáo sv kāma trong đó dục lạc (kama) là một lậu hoặc tâm thần được phân tách khác với kama làm căn đối tượng tham dục. kilesakamo (không được dịch = kāmasuttaniddesa – Se ) kāmudānaṃ (vbh 375) Vin iii 132. [100]. Xin đọc Chú giải B Disc I 2241 [101]. Chú giải Se Be Trung Bộ Kinh (M) I 205 giải thích là kulaputtā attakāmarūpa viharantī ti còn bản văn ghi là atthakāmarūpā kulaputtā ti. Trung Bộ Kinh (M) I 205 D I 72. [102].Se Be giải thích là vijjotamānavipphurantakiraṇanikarucirehi còn bản văn ghi là vijjotamānā kulaputtā ti. [103]. Chú giải Se Be giải thích là – cāmīkarā- còn bản văn ghi là – camikara-. [104]. xin đọc Chú giải PS 14449, 147130. [105]. Chú giải Se Be giải thích là paṭicchadādīnaṃ còn bản văn ghi là accharādīnaṃ. [106]. Chú giải Se Be giải thích là vijjotasi còn bản văn ghi là vijjotesi. [107]. Chú giải Be giải thích là obhāsesi (Se obhāsayasi) còn bản văn ghi là obhāsasi. [108]. Có nghĩa là, khi nào obhāsasi thuộc nguyên nhân cách. [109]. Chú giải Se Be giải thích là dvinnaṃ còn bản văn ghi là duvidhānaṃ. [110]. Chú giải Se Be giải thích là obhāsasī ti còn bản văn ghi là obhāsati; rất có thể cách giải thích trung thực nhất là obhāsatī ti, ặc biệt là trong những nhận xét ngay tức khắc Dhammapāla đã đưa ra liên quan đến sự biến đổi thành nhân vật thứ ba. [111]. Chú giải Se Be giải thích là na kiñci visesasabhāvato còn bản văn ghi là visesasambhavato; sabbhāva (skt sadhāva) không thấy liệt kê trong PED nhưng Chú giải Childers sv sabbhūto. [112]. Se Be giải thích là munussaparibhogasuvaṇṇavikatito còn bản văn ghi là manussaparibhoge suvaṇṇayuttikatato. [113]. Chú giải Se Be giải thích là cāmikaraṃ, cāmīkarato còn bản văn ghi là cāmikarato. [114]. Chú giải Se Be và Vin I 38 giải thích là vippamutto vippamuttehi; còn bản văn thì bỏ qua. [115]. Chú giải Se Be?Vin I 38 giải thích là siṅgīnikkhasavaṇṇo còn bản văn ghi là –suvanno. ee. Vin I 38; cũng xin trích PvA 22. [116]. Chú giải Se Be giải thích là giải thích là pi; bản văn bỏ qua. [117]. vihārasukhattaṃ. [118]. Nissanda. [119]. Aāharimaṃ…anaāharimaṃ; PED và CPD sv āhārima cả hai đều giải thích từ này là hấp dẫn thu hút, hay làm thay đắm điều không thích hợp với bối cảnh ở đây và ý nghĩa ở đây rõ ràng là đã được đưa ra trong SED sv āhāryasobhā hương vị này xem ra là nhân tạo. hay được xức vào nhằm đánh bạt đi hương vị tự nhiên của nàng. [120]. Chú giải Se Be giải thích là sobhātisayaṃ còn bản văn ghi là sobhāvisesaṃ. [121]. yuttavāhaṃ; PED sv lại khẳng định một cách kỳ lạ là điều này có nghĩa là ‘hợp lý” ở đây. [122]. Chú giải Se Be giải thích là yuttavāhāni còn bản văn ghi là yuttavāhā. [123]. Chú giải Se Be và Trung Bộ Kinh (M) ii 79 giải thích là ājaññarathaṃ; chiếc xa đã được phái xuống trần gian theo lệnh của Sakka để bắt giữ nhà nhà vua Nimi và chuyển giao nhà vua về cõi Tam Thập Tam. ff. Trung Bộ Kinh (M) ii 9. [124]. Erāvaṇa, là chú voi Sakka đã cưỡi trên lưng và thường xuyên được vẽ lại tại các chùa Thái hiện nay với hình tượng có ba đầu. Một con voi nơi kiếp trước của ngài, nhà vua Magadha đã dâng cúng cho Magha, à Sakka nơi kiếp trước dưới dạng một con người. Khi Magha qua đời và khởi sanh thành Sakka nơi cõi Tam Thập Tam, Evarana cũng khởi sanh tương tự như vậy tại đó làm bầu bạn với ngài. “Bình thường là một ngài chư thiên giống như những chư thiên khác nơi cõi chư thiên là nơi không có thú vật. Nhưng khi họ ra vườn thượng uyển để tiêu khiển voi Eravana đã hiện nguyên hình thành một con voi. có kích cỡ khoảng độ một trăm năm mươi do tuần” (DPPPN I 457). Ðể đọc bài mô tả về chú voi này xin đọc DhpA I 273tt (=BL I 320). Dạ xoa, cũng là Indra đương nhiên là chua tể các vị thần linh được xếp vào hạng chiến binh và thực chất là Dạ xoa cưỡi trên lưng voi, đã đóng vai chính trong chiến thuật Ấn ộ, đã phản ánh bản chất chiến tranh của ngài. [125]. Chú giải Se Be giải thích là bāhirā vāyo còn bản văn ghi là bāhiravāyo-; hình như chuyển động tiến về phía trước nơi một đối tương thể chất tuỳ thuộc vào việc biến đổi phong đại, mà một trong bốn đại bao gồm trong đối tượng đó. – xin ọc td. Thanh Tịnh Ðạo xiv 61. [126]. Chuyển luân vương có được một trong số bảy viên đã quí đó – được trình bầy chi trong Trung Bộ Kinh (M) iii 172tt.; về vị chuyển luân vương xin cũng đọc D ii 169tt. iii 142tt. [127]. Chú giải Se Be giải thích là pavattikā còn bản văn ghi là pavattakā; còn bản văn ghi là pīlentaṃ pīletvā Chú giải Se Be lại giải thích tương ứng là pelentaṃ và peletvā. Tự điển PED lại quả quyết rằng peḷeti có nghĩa là ấn mạnh xuống hay ép xuống, cùng lúc đó lại không sv để chỉ peleti. Trong khi đó SED lại liệt kê pelayati có nghĩa lẩn đi – chính vì thế là ‘tôi bị đẩy tới đẩy lui hết chỗ này chỗ kia. gg. D ii 172; Trung Bộ Kinh (M) iii 172 [128]. Chú giải Se Be giải thích là attasannissitāya; tự điển CPD sv attasannissita lại đề ra nghĩa này; ‘có liên quan đến chính thân xác của chúng ta.nhưng hình như hiểu theo nghĩa đen, lại là ‘tự tin” – và như vậy ‘cùng một đoàn vậy (NAJ) ở đây. [129]. Chú giải Se Be giải thích là gāthādvayaṃ; còn bản văn lại bỏ qua. Chú giải Se lại nhắc lại toàn bộ cả hai đoạn kệ. [130]. Chú giải Se Be giải thích là tumbe còn bản văn ghi là tumhehi. Vin iii 177. Trung Bộ Kinh (M) I 234; S ii 252, iii 47; Tăng Chi Bộ Kinh (A) I 284, ii 171 v.v… S I 42. 214. [131]. Như vậy thực chất đoạn kệ nên được giải thích với Vv, t’etādiso còn bản văn ghi là te tādīso. [132]. Etarahi yathā dissamāno. Rất có thể đây là một nguyên từ có ý dành cho từ ediso. [133]. Chú giải Be Trung Bộ Kinh (M) I 386 giải thích là saññuḷhā pana còn bản văn ghi là saññuḷāpanā , Chú giải Se ghi là saṃruḷhā pana. Trung Bộ Kinh (M) I 386. D i 1 S I 204. [134]. Chú giải Be (Se S I 204) giải thích là “Atha kena nu vannea gandha(t)theno” còn bản văn ghi là saññuḷāpanā. Se saṃruḷhā pana. nṇ Vin iv 243. [135]. Jātiyaṃ; sau này là Jāti có nghĩa là điều ngày nay ta biết đến là đẳng cấp, là một nhóm người nội giao, hội sinh và có nghề nghiệp đặc biệt. Khái niệm có bốn đẳng cấp (vaṇṇas) – đó là Phạm thiên, Sát đế lỵ (ksatriya) Phệ xá (vaisya) và Thủ-đà-la (sudra) – xuất phát từ một giai đoạn Phệ đà. Trong khi đó các đẳng cấp lại rất tách biệt với khái niệm jati, hay là đẳng cấp, tuy nhiên lại được dùng để xác định sự tăng trưởng nhanh của các đẳng cấp, như thể thường thường vì lý do lợi ích chính trị hay kinh tế một đẳng cấp nhất định nào đó có thể đem lại trạng thái tương tự với các đẳng cấp khác. Ngày nay còn tồn tại tới 18.000 đẳng cấp khác nhau, tất cả đều cho mình thuộc đẳng cấp phạm thiên, trong số đó không có nội giao hay đồng bàn với nhau được yêu cầu phải có và những loại đẳng cấp hay giai cấp này vẫn được duy trì rất rõ ràng. oo. D I 91 pp. S I 104. qq. Sn 548. [136] Chú giải Se Be giải thích là kīdisena còn bản văn ghi là kiṃdisena; tập Chú giải về đoạn kệ này có thể đem so sánh với điều trình bảy trong PvA 71. [137]. Chú giải Se Be giải thích là pharaṇakappabho còn bản văn giải thích là pharaṇakapabho. [138]. Chú giải Se Be giải thích là nipphajjati còn bản văn ghi là nippajjati. [139]. Về điểm này Chú giải PvA 71 giải thích là paṇībhuṅījitabbattena. [140]. Chú giải Se Be giải thích là paṇītapaṇītatarādi – còn bản văn ghi là paṇītatarādī-. [141]. Bản văn đã nhầm khi chèn từ ti vào đây; bản văn lại bỏ qua. [142]. Chú giải Se Be giải thích là āyuvaṇṇayasasukha-āhi- còn bản văn ghi là āyuyasasukha-adhi- [143]. Chú giải Se Be giải thích là ‘Ye keci manaso piyā’ ti iminaā yaāni ’so aññe deve’ còn bản văn ghi là ‘Yāni so aññe deve…’ [144]. Chú giải Se Be và những đoạn Kinh Tạng giải thích là dibbehi; còn bản văn lại bỏ qua. rr. D iii 146; S iv 275; xin đọc Chú giải Pv II. 950-60 [145]. Chú giải Se giải thích là gāthāttayaṃ còn bản văn Se ghi là gāthattayaṃ. [146]. kāmaṃ. [147]. Chú giải Se Be giải thích là anumatigahaṇākārena appavattatā còn bản văn ghi là anumatigahaṇākārenaappavattatta. ss. D. ii 321. tt. D. ii 190. J I 392. [148]. Visuddhideva, có nghĩa là, vị A-la-hán – xin đọc Khpa 123. uu. Không thấy giải thích. [149]. Ðây chính là hai tính từ áp dụng với Ðức Phật. [150]. Chú giải Se Be và Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 240 giải thích là dīghāyukā; còn bản văn lại bỏ qua. vv. Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 239tt. [151]. Chú giải Se Be giải thích là laḷati; bản văn bỏ qua; xin đọc Chú giải VvA 71. 57. [152]. Chú giải Se Be giải thích là ākāsena còn bản văn ghi là ākāse. [153]. Toàn bộ các bản văn đều giống nhau còn đoạn kệ này ghi là taṃ devi. [154]. Chú giải Be Se giải thích là ke pana te còn bản văn ghi là ke pan’ ete; xin cũng đọc thêm KhpA 123 để biết thêm ý nghĩa nguyên từ manussa và ở đó lại muốn gán ý nghĩa từ này cho các vị Cao Niên Cổ xưa. [155]. Xin đọc Chú giải PS 147132. Uttakakuru là vùng phía bắc thuộc tứ đại lục và được mô tả kỹ trong D iii 199tt. ww. Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 396. [156]. Chú giải chú thích trong GS iv 266 [157]. Chú giải Se Be giải thích là itaramahādīpavāsino còn bản văn ghi là itaradīpavāsino. [158]. Tứ Ðại Lục, mỗi đại lục chiếm cứ một trong bốn điểm xung yếu, tức là. Uttarakuru (miền bắc); Pubbavideha (miền đông). Jambudipa (miền nam=Ấn ộ) và Aparagoyana (miền tây), cả bốn đại lục đều ược vây quanh với năm trăm hòn đảo nhỏ nhơn có hình dáng giống hệt như đại lục chính. [159]. Chú giải Be giải thích là –rūpāditāya còn bản văn Se ghi là rūpātāya. [160]. Có nghĩa là, si mê, sân hận, tham lam, là căn những nghiệp bất thiện và thiếu vắng ba điều này ta có căn thiện nghiệp. [161]. Chú giải Se Be giải thích là ussannā còn bản văn ghi là ussadā. [162]. Chú giải Se Be giải thích là ussannatāya còn bản văn ghi là ussadatāya. [163]. Apāya, tái sanh nơi hỏa ngục, thành ngạ qủi, a tu la và súc sanh. [164]. Tuy nhiên điều này hình như Dhammapāla không theo điểm này, lại gây ra một đối nghịch câu tuyên bố, được gán cho Ðức Phật ở trên, đó là việc thực hiện cuộc sống phạm thiên và chánh đạo dẫn đến níp bàn là duy nhất dành cho những cư dân sống tại Jambudipa. [165]. Tổ tiên thần thoại của nhân loại. [166]. Chú giải Se giải thích là pituṭṭhānīyo, yo (Be pituṭṭhāniyo, yo) còn bản văn ghi là pituṭṭhāniyo, So. [167]. Theo như biên niên sử Kinh Tạng thì đây là tổ tiên nguyên thuỷ của bộ tộc Thích Ca và cũng là chính tổ tiên của Ðức Phật nơi tiền kiếp. Ngài được gọi là (kẻ được tuyển chọn) vì ngài được lựa chọn để chống lại những điều đáng bị khiển trách, khiến khởi sanh điều bất thiện trên cõi đời này, để đổi lấy việc chia sẻ cuộc thu hoạch bội thu. Về việc tuyển chọn ngài xin đọc D iii 92tt. [168]. Chính vì những kẻ nào được an trú những lời huấn dụ của Ðức Phật được gọi là những người con Ðức Phật – td. S ii 221; xin đọc Thag 1237v.v… [169]. Chú giải Se Be giải thích là voharīyanti còn bản văn ghi là vohariyanti. [170]. Hiểu theo nghĩa đen, do Manu sanh ra. xin đọc V. 3 [171]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy, còn bản văn ghi là puñña- [172]. Chú giải Se Be giải thích là vijjotamānapuññddhikā còn bản văn ghi là vijjotamānā puññiddhikā. [173]. Gātisu, có nghĩa là trong hỏa ngục và nơi cõi súc sanh, ngạ quỉ và chư thiên. [174]. Chú giải Be ghi là kāmāvacarakusalacittapavatti ………. kimaṅgaṃ ………….avocumhā, Se kāmāvacarakusalacittapavatti ……… kimaṅga… ….avocumha, còn bản văn ghi là kāmāvacarakusala - cittappavatti…kimaṅga… avocumha. [175]. Chú giải Se Be giải thích là puññakammaṃ katvā uppannaṃ còn bản văn ghi là puññaṃ katvā upapannaṃ. [176]. Xin đọc Chú giải Trung Bộ Kinh (M) I 73tt trong đó thiên giới và níp bàn được cho là bao gồm những cảm thọ hạnh phúc tuyệt đối, còn hỏa ngục chỉ gồm những đau khổ tột độ, cõi ngạ quỉ lại gồm đau khổ tràn trề trong khi đó cõi chúng sanh lại gồm hạnh phúc dồi dào ( Chú giải ở trên). ngài Dhammapāla hình như lại loại bỏ cõi súc sanh khỏi tranh cãi ở đây. [177]. Ðồng nghĩa với đồ đệ và như vậy là người tạo ra phước điền vô song thiết yếu. [178]. Là duyên thứ chín trong số hai mươi tư duyên (paccayas) – xin đọc Thanh Tịnh Ðạo xvii 80-84 và tự điển Phật Giáo sv paccaya. [179]. Chú giải Se Be giải thích là ulāro vipulo còn bản văn ghi là uḷāravipulo. [180]. Chú giải Be Se lại thêm ti vào đây; còn bản văn lại bỏ qua. [181]. Chú giải Se Be giải thích là nipphādiyamāne còn bản văn ghi là nippādiyamāne. [182]. Chú giải Se Be giải thích là ayoghanena còn bản văn ghi là udake. [183]. Chú giải Se Be giải thích là udakena còn bản văn ghi là udake. [184]. Chú giải Se Be giải thích là sukhūbrūhaṇe còn bản văn ghi là sukhabrūhane. [185]. Xin đọc Thanh Tịnh Ðạo I 7. [186]. Chú giải Be Se giải thích là mahānubhāve; còn bản văn lại bỏ qua. [187]. Devaputta và devadhītā theo nghĩa đen có nghĩa là chư thiên con trai và chư thiên con gái nhưng lại với ngoại lệ đối với dạ xoa (S I 210) hình như chư thiên không thể sanh sẳn theo kiểu con người. Cũng không cùng tồn tại theo nhóm gia đình, như vậy một cách giải thích như vậy hình như không cần thiết. Theo tôi hiểu thì đối với các Phật tử không có ý nghĩa thực sự về hai từ này. Ðược an trú một cách thoả đáng. Ngài Dhammapāla hình như chỉ xử dụng devaputta và devadhita (hay devata) đơn giản để chỉ những con người đàn ông cũng như phụ nữ tương ứng tiếp theo sau khi họ được tái sanh nơi cõi Chư thiên. Trung Bộ Kinh (M) I 142. yy. Không được dịch. [188]. Chú giải Se Be Pv giải thích là osadhī còn bản văn ghi là osadhi. zz. td. Pv ii. 110; thấy khắp nơi trong tác phẩm Pv và Vv) [189]. Chú giải Se Be giải thích là sakaṃ katvā; còn bản văn lại bỏ qua. [190]. Sakamanā; trước tiên Dhammapāla giải thích là atta- với từ attamanā như trong tiếng Phạn là āpta, niềm sung sướng. Và rồi theo tiếng Phạn ātma, bản ngã, chính mình, v.v…Xin đọc Chú giải CPD sv như đã được vạch ra trong tự điển BHSkt a+√da (giống như trong tự điển PED) lại có nghĩa là ‘hướng tâm lên, đã đạt đến hay chiếm được; nhưng cũng xin đọc BHSD sv āttamana chỉ ra cho thấy CPD không thể chỉ ra cho thấy xuất hiện chú thích trong BHSkt đối với từ āptamana. [191]. Gotra là tiểu nhóm ngoại hôn trong đẳng cấp (jati) tìm thấy họ tộc ngược trở lại tới tổ tiên thần thoại. Thường thì một ẩn sĩ phệ đà, toàn bộ thành viên của gotra được phép sử dụng tên họ của vị tổ tiên đó – quả thật cũng như trong trường hợp Ðức Phật thuộc về chủng tánh (gotra) Cồ Ðàm nguyên thuỷ bao gồm một số vừa đủ (giống như một bộ tộc đang hình thành, grama) để được bảo vệ, tài sản của họ gồm gia súc, go” (NAJ) [192]. Chú giải Se Be giải thích là Moggallānena Tena. Pucchitā ti còn bản văn ghi là Tena Moggallānena pucchitā ti. [193]. Bản văn đã chèn sai một dấu chấm trước từ pubbe. [194]. Chú giải Se Be giải thích là nāma kāro còn bản văn ghi là nāmakāro. [195]. Chú giải Se Be giải thích là puṭṭhā ti còn bản văn ghi là puṭṭhā [196]. Chú giải Se Be giải thích là pan ’eso còn bản văn ghi là pana. [197]. Xin đọc Chú giải VvA 8710. [198]. Chú giải Se Be giải thích là tāya devatāya còn bản văn ghi là devatāya. [199]. Chú giải Se Be giải thích là pucchā. Tāya còn bản văn ghi là pucchitāya. [200]. Bản văn có thể giải thích là Sā thành sa ở đây. [201]. Bản văn thêm yeva; Chú giải Se Be lại bỏ qua. [202]. Chú giải Se Be giải thích là kāritā còn bản văn ghi là kārikā. [203]. puññaphalaṃ, hay là kết quả của phước đức. Nhưng lại không được giải thích cặn kẽ trong bản dịch này. [204]. Chú giải Se lại thêm vào Idani. Rồi sau đó trích dẫn nguyên cả ba đoạn kệ. – pañhassa vyaka ranākāro. [205]. Chú giải Be giải thích là vijjamānatā- còn bản văn Se ghi là vijjamānabhāva. [206]. Xin đọc td. Trung Bộ Kinh (M) I 87. iii 164 để được rõ về danh sách các hình phạt trong hỏa ngục cũng xin đọc Trung Bộ Kinh (M) iii 185; và VvA 227 dưới đây. [207]. Chú giải Se Be giải thích là -jighacchā còn bản văn ghi là – jighaccha. [208]. Hai chánh đạo này đó là theo đuổi và kiềm chế khỏi ba loại tà hạnh thể chất. Bốn loại tà hạnh về lời nói và ba loại tà hạnh trong tâm – xin ọc Trung Bộ Kinh (M) iii 45tt để biết chi tiết về bài tường trình. [209]. Thường được liệt kê con số như gồm có bố thí, giới đức và tu luyện – xin đọc Chú giải D iii 218; It 51 và Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 218. [210]. Manussadhamme. Theo tự điển PED sv ‘hoàn cảnh con người, hiện trạng chúng sanh’; nhưng căn cứ vào việc nhấn mạnh ở đây về niềm tin và đức hạnh rất có thể ta nên hiểu là Phật Pháp có thể áp dụng vào nơi con người như được so sánh với Phật Pháp đè nặng trên ngọn cây (Tăng Chi Bộ Kinh (A) iii 369tt) [211]. Chú giải Se Be giải thích là tādisā ahosi còn bản văn ghi là tādiso hoti. [212]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là abhi-āgatāni. [213]. Chú giải Se Be giải thích là sampati còn bản văn ghi là sampatti; nói cách khác khi người khách đến trước bữa ăn hơi lâu trước khi được dọn ra, người khách không được mời thì đến ngay trước khi bữa ăn được dọn ra. [214]. Chú giải Se Be giải thích là uāṭṭhito còn bản văn ghi là upaṭṭhite. [215]. Chú giải Se Be giải thích là akataparicayo animantito sampati-āgato ca taṃ còn bản văn ghi là akataparicayo animanito sampattigate ca. [216]. Chú giải Se Be giải thích là akāsiṃ còn bản văn ghi là kāresim. [217]. Be giải thích là vadāpesi còn bản văn Se ghi là vadāpeti; không thấy liệt kê trong tự điển Childers hay PED. Abhivādanaṃ, chào hỏi, truyền tải ý nghĩa của cả hai √vand. Là chào, và √vad, là nói và việc nàng khiến cho chàng nói cùng một lúc khiến cho chàng chào lại nàng. [218]. Chú giải Se giải thích là āsivādaṃ còn bản văn ghi là ādhivādaṃ. Be ābhivādaṃ; āsivādaṃ (= Skt ās’rvāda – Chú giải CPD sv) không thấy liệt kê trong PED. [219]. Xin đọc Chú giải 181 ở trên. [220]. Chú giải Se Be giải thích là pavattitabhāvadīpanato còn bản văn ghi là pavattabhāvadassanato. [221]. Chú giải Se Be giải thích là viya paṭiggahaṇassa còn bản văn ghi là visayassa ca paṭiggākassa. ab. Vin I 5 = D ii 36 = Trung Bộ Kinh (M) I 168=S I 136. [222]. Chú giải Be S v 142 giải thích là sādhu còn bản văn Se ghi là tassa; Se đưa ra tham khảo giống như Kinh Rahula Sutta (S ii 244tt) trong bản biên tập cũng giải thích là sādhu ac. Dòng họ tổ tiên – td. S v 142 [223]. Chú giải Se Be Trung Bộ Kinh (M) I 114 giải thích là pubbe ’va còn bản văn ghi là pubbe. ad. Trung Bộ Kinh (M) i 114. [224]. Ðiều này không xuất hiện trong đoạn kệ chúng ta hiện có vào lúc này. [225]. Chú giải Se Be giải thích là vuttanayam eva còn bản văn ghi là vuttanayen ’eva. [226]. Như vậy theo đức tin truyền thống chỉ các đoạn kệ trong Vv và Pv là thuộc kinh tạng. Nhưng theo Dhammapāla chỉ ra cho thấy trong PvA 2 (và cũng hàm chứa trong VvA 4 ở trên). vấn đề nổi lên là – trong chuyện nhập đề – trong tất cả các trường hợp đều do Ðức Phật truyền lại; là đã đủ để giải thích là thuộc Kinh Tạng rồi, vì theo định nghĩa điều này có thể qui cho chính Ðức Phật vậy. [227]. Chú giải Se Be giải thích là niṭṭhitā trong trường hợp này và toàn bộ những nơi khác; còn bản văn lại bỏ qua. [228]. Nīla có thể được giải thích hoặc là màu xanh, đen hay xanh lá; xin đọc Chú giải dưới đây trong đó có đưa ra những ví dụ về ba màu sắc này và cũng xin đọc PS 16744 [229]. Bản văn ở đây có ghi thêm đoạn pīṭhan ta veluriyamayan ti ādi; Chú giải Be Se lại bỏ qua. [230]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy; rất có thể Dhammapāla đã mặc nhiên công nhận tên Viḷūra đơn giản là do từ veḷuriya (xuất phát từ Viḷūra ) – vaidūrya và vidūrajā – cả hai đều được xử dụng theo tự điển SED svv để giải thích làm rõ một ngọn núi đặc biệt. Cách giải thích của Chú giải Se Be phản ánh điều này và nên được hiểu theo nghĩa đen, ‘ở khoảng cách xa’ và không giống như một số cách chơi chữ có ý muốn đặt tên này và avidure có nghĩa là ‘với khoảng cách không xa’ có nghĩa là ‘gần. [231]. Bhavattā, được hiểu theo nghĩa đen do thực chất điều đó đã tồn tại. [232]. Chú giải Se Be giải thích là laddhanāmavasen ’eva còn bản văn ghi là laddhanāmavasena. [233]. Chú giải Be giải thích là saddhā pasannā còn bản văn Se ghi là saddhāsampannā. [234]. Chú giải Se Be giải thích là -paṭilābhāya còn bản văn ghi là -paṭilābhattāya paccayo. [235]. Anuggaha- hiểu theo nghĩa thần học – xin đọc PvA 179, 196, 260 v.v… [236]. Bản văn viết sai -kūtaṃ đây. [237]. Chú giải Se Be giải thích là atth ’eva còn bản văn ghi là atthi. [238]. saṅkhatalakkhaṇe – xin đọc Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) I 152. Dhātukathā 15 Tăng Chi Bộ Kinh (A) I 115 [239]. Chú giải Se Be giải thích là mānukucchismiṃ còn bản văn ghi là mātu kucchismiṃ. Vin I 93 Sn p. 115 [240]. Chú giải Se Be giải thích là pasutiyaṃ còn bản văn ghi là pabhutiyaṃ; tự điển PED và Childers chỉ liệt kê pasūti. Trung Bộ Kinh (M) iii 123 Trung Bộ Kinh (M) i 22 và dòng dõi gia đình. [241]. Sattaloko; xin đọc Thanh Tịnh Ðạo 205. [242]. Bản văn ghi thêm manussabhūtā đây; Chú giải Be Se lại bỏ qua. [243]. Một từ nguyên tương đương thường được áp dụng với từ bhikkhu; xin đọc PvA 50, 146 v.v… [244]. Chú giải Se Be giải thích là bhinnakilesatāya còn bản văn ghi là virajaṃ bhinnakilesattā. [245]. Chú giải Se Be giải thích là bhimmakilesattā còn bản văn lại bỏ qua. [246]. Chú giải Se Be giải thích là bhaddapīthaṃ còn bản văn ghi là bhaddaṃ pīthaṃ. [247]. Chú giải Se Be giải thích là upanīya còn bản văn ghi là upaniya. [248]. Xin đọc Chú giải VvA 5. [249]. Bản văn Se ghi là anupaviṭṭha- và Chú giải Be giải thích là anupaviddha- đây; tôi đưa ra một cách giải thích là anapaviddha- , hiểu theo nghĩa đen là dục đi, loại bỏ đi (như là điều vô dụng) – xin ọc Chú giải AA iii 291 về Tăng Chi Bộ Kinh (A) iii 171 - cho dù suy rộng ra, có lẽ là không chểnh mảng hay không quan tâm và như vậy ta hiểu là có suy nghĩ xem xét. Xin cũng đọc thêm PvA 135 trong đó có nhiều cách giải thích khác nữa. bốn trong số sáu phẩm chất - đó là cứu xét cẩn thận xuyên suốt. Với chính bàn tay của mình và đó cũng là những gì ta muốn có mà kiếm được. trong Trung Bộ Kinh (M) iii 22,14; Tăng Chi Bộ Kinh (A) iii 142 ( Kinh Phật 147), iv 392 (xin đọc Chú giải MLS iii 722-3 và GS iv 2626) trong đó các phẩm chất này xuất hiện chung với phẩm chất thứ năm. Là điều cần phải được cứu xét kỹ hơn trong tương lai, hai phẩm chất khác nữa lại xuất hiện trong danh khác có năm phẩm chất như được ghi lại trong e.g Tăng Chi Bộ Kinh (A) iii 172 (Kinh Phật 148) [250]. Chú giải Se Be giải thích là veditabbā còn bản văn ghi là veditabbo. [251]. Chú giải Se Be giải thích là heṭṭhā; còn bản văn lại bỏ qua (14-10). [253]. Nhà Vua Bimbisara đã ban tặng cho Ðức Phật khu rừng Trúc chỉ ngay sau khi Ðức Phật chứng đắc giác ngộ không lâu sau đó trong khu rừng Trúc này có một đám cây là nơi thường đem lại thức ăn cho đám sóc sống quanh đó. Việc cho sóc ăn đã được nhà vua thực hiện thường xuyên – theo như nguồn tư liệu thì chính nhà vua Bimbisara – một lần kia đã nằm ngủ trong khu rừng này do uống quá nhiều rượu trong một lần đi du ngoạn trong rừng và đã được đám sóc cứu khỏi bị rắn độc cắn chết, con rắn độc này đã bị mùi rượu thơm nhà vua đã uống, nhờ có một vị chư thiên sống nơi một cây gần đó đã đội lốt con sóc và đánh thức nhà vua dậy bằng cách phát ra những tiếng kêu chíp chíp. – UdA 60 = SnA ii 419tt. [254]. Chú giải Se giải thích là ākiritvā, Chú giải B giải thích là okiritvā còn bản văn ghi là vikiritvā. [255]. Chú giải Be giải thích là vippakiriṃsu còn bản văn ghi là vikiriṃsu. [256]. Chú giải Be giải thích là lājapañcamakāni còn bản văn Se ghi là lājapañcamāni; xin đọc J I 55. DhpA i 112, năm mục tạo thành việc cúng dường này gồm cây mù tạt trắng, bột gạo, búp hoa nhài, cỏ có gai và cơm dẻo. – xin đọc Biên Niên Sử về Bảo Tháp và Thūpavaṃsa, tr. 3535. nên sửa lại ý nghĩa của từ này trong tự điển PED. [257]. Cây Musa Sapientium; cuống lá và chùm quả và lá được dụng để trang hoàng lối vào nhà và chùa chiền vào những dịp lễ nơi những người theo đạo Hindu hiện nay. Thí dụ như trong dịp lễ hội Dīwalī chẳng hạn. [258]. Như là một dấu đem lại may mắn. Thường thường có một bình đựng đầy nước và một chiếc mo dừa khô đựơc đặt trong đó. Xin tham khảo thêm những hòn đã chắn trong kiến trúc những toà nhà công cộng tại Ấn Ðộ và Ceylon cổ xưa. (NAJ) [259]. Chú giải Be giải thích với ca; còn bản văn lại bỏ qua. [260]. Chú giải Se Be giải thích là siri- còn bản văn ghi là sirī- [261]. Chú giải Se Be giải thích là –bhāvañ còn bản văn ghi là –bhavañ. [262]. Một châu báu thần thoại thường đem lại tất cả những điều ước – xin ọc Chú giải SED sv. [263]. Chú giải Be giải thích là karoti còn bản văn Se ghi là karonti. [264]. Xin đọc Chú giải S i 32. [265]. Ahataṃ; có nghĩa là, còn mới, chưa nhầu nát. [266]. Chú giải Be giải thích là navapīṭhaṃ còn bản văn Se ghi là navaṃ pīthaṃ. [267]. Paduma, Nelumbium Speciosum, loại hoa sen đỏ. [268]. Chú giải Se Be giải thích là sappimadhusakkarā taṇḍu- còn bản văn ghi là sappimadhusakkarataṇḍu-. [269]. Chú giải Se Be giải thích là sajjentī còn bản văn ghi là sajjeti. [270]. Chú giải Be giải thích là vikasitapadumapattakiñjakkhakesaropasobhitesu padumesu còn bản văn ghi là vikasitesu padumesu. Một bó hoa sen rất có thể nàng nhận được bao gồm một số nụ chưa nở sẽ nở ngay sau đó, bình thường là sau khi mặt trời mọc vào ngày hôm sau (NAJ) [271]. Chú giải Be giải thích là āsanassa upari vitānaṃ bandhitvā mālādāmaolambaka damāni olambitvā. Chú giải Se giải thích là upari vitānaṃ bandhitvā olambakadāmāni olambetvā. Còn bản văn ghi là upari vitānaṃ bandhitvā olambakadāmāni ālambetvā. [272]. Chú giải Se Be giải thích là katadānūpakaraṇa- còn bản văn ghi là katadānupakaraṇa. [273]. Sahassahavikaṃ nikkhipanto; SOM 7tt lại coi đây là ‘với thái độ của một người đã đánh cược chiếc ví của mình trị giá một ngàn đồng tiền vàng” và chú thích rằng ‘hình như đây là tướng hiện của một con người nổi bật(?). SOM 81 theo NAJ, đây là cách chi tiêu rộng rãi, dốc tiền ra khỏi chiếc ví đựng tới một ngàn đồng tiền vàng, như vậy Ratanapāla “treo chiếc ví đựng một ngàn đồng tiền vàng lên cửa”. Tuy nhiên đây là điều không thể chấp nhận được khi đi khất thực và cho là nikkhipati cũng có có nghĩa là “tiêu tiền”. ( Chú giải SED sv nikṣipati) đây cũng có thể muốn ám chỉ cách một người có thể nhận khi mang theo một số lượng tiền lớn trên đường phố. Có nghĩa là, một cách kín đáo và không muốn cho người khác chú ý đến chính mình, tuy nhiên đây cũng là cách thức một Tỳ khưu nên chấp nhận khi đi khất thực – xin đọc Chú giải VvA 6 và PS 1579. [274]. Anuggaha-; xin đọc Chú giải n 3 về VvA 28 ở trên. [275]. Chú giải Se Be giải thích là –sakkharā- còn bản văn ghi là –sakkhara- [276]. Chú giải Se Be giải thích là hontu còn bản văn ghi là hotu, ngài Ratanapāla giải thích là: một con voi làm phương tiện chuyên chở và còn hơn thế nữa…(NAJ). [277]. Chú giải Se Be giải thích là –sakkharāhi- còn bản văn ghi là –sakkharādihi- [278]. Chú giải Be giải thích là pallaṅke còn bản văn Se ghi là pīṭhe. [279]. Chú giải Se Be giải thích là ratanavicittaṃ pallaṅkaṃ còn bản văn ghi là ratanavicitapallaṅkaṃ. [280]. Chú giải Se Be giải thích là mahatā devatānubhāvena; bản văn lại bỏ qua. [281]. Bản văn ghi thêm kuñjaro te varāroho ti ādim āha; tôi chấp nhận Chú giải Be đã bỏ qua cách giải thích chỉ trừ āha sau đoạn kệ đó, giống như Chú giải Se. Bằng không thì Chú giải Se sẽ khác biệt đáng kể – xin đọc thêm Chú giải của Hardy trong VvA 347 [282]. Padumī; xin đọc Chú giải SOM 84 và Chú giải dưới đây. [283]. Chú giải Be giải thích là padmapattakkhi còn bản văn Vv ghi là padmapattakhī, Chú giải Be giải thích là Te padumapattakkhī; như tập Chú giải chỉ rõ, đây là cách xưng hô, -akkhi. ( nhưng đọc kéo dài, m.c.) [284]. Paduma. [285]. Uppala. [286]. Pokkhara. [287]. Chú giải Be giải thích là anugghātī còn bản văn Se Te Vv ghi là anugghati; xin đọc PED sv. [288]. PED sv kaṃsa nghi là không hiểu ở thung lũng sông Hằng người ta có biết tới đồng thau hay không nhưng hợp kim đồng thì rất có thể được biết tới. Những chiếc chuông nhỏ thường được đeo ở cổ voi để cảnh giác những người đi bộ (NAJ). [289]. Chú giải Vv giải thích là yatha, rất có thể là sai, còn bản văn Se Be Te lại ghi là yatthā. [290]. Chú giải Se Te giải thích là khandhamhi còn bản văn Se Vv lại ghi là khandhasmiṃ. [291]. Chú giải Be Se Te Vv giải thích là atirosasi còn bản văn ghi là atirocati. [292]. Xin đọc Chú giải PvA 57 để có được cách giải thích tương tự của từ kuñjara. [293]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là carati. [294]. Chú giải Se giải thích là giricarāhibhedo còn bản văn Se ghi là girivarādibhedo; xin đọc Chú giải SED sv từ này hình như cho là một chú voi hoang. [295]. Chú giải Se Be giải thích là etesan ti còn bản văn ghi là ete santi. [296]. Chú giải Se Be giải thích là tehi vihito kaâppno sannaāho yassa so còn bản văn ghi là so hi vividhālaṅkārasannāho. [297]. Chú giải Se Be giải thích là abhiratiṃ còn bản văn ghi là abhiruciṃ. [298]. Hiểu theo nghĩa là saṃ = sammā (Chú giải PED sv saṃ) đây có thể được coi như là một dạng ngữ pháp hoán chuyển. [299]. Một loại hoa sen. [300]. Ở đây bản văn viết sai là –pokkhara- [301]. Chú giải Se Be giải thích là mālābhāri còn bản văn ghi là māhādhārī. [302]. Chú giải Se Be giải thích là sandhārentihi còn bản văn ghi là sandhārantehi. [303]. Chú giải Se Be giải thích là padanikkhepe padanikkhepe còn bản văn ghi là padanikkhepe. [304]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn tập Chú giải khẳng định từ ghép đó nên hiểu là vaggu-m-anugghati, chứ không phải là vaggum anugghāti như đã ghi trong đoạn kệ tại bản văn của chúng ta. [305]. Chú giải Se Be giải thích là cāru bản văn ghi là cāruṃ; xin đọc Chú giải chú thích trước đó. [306]. nikkhepapadāvitikkamaṃ - như vậy việc sửa chữa của Hardy trong tập Chú giải VvA 372 đối với bản văn là nikkhepadāvītikkamaṃ; Chú giải Be giải thích là nikkhepapadaṃ vītikkamaṃ, Se giải thích là padanikkhepapadaviitikkamaṃ. [307]. Chú giải Se Be giải thích là vaggu cāru còn bản văn ghi là vagguṃ cāruṃ. [308]. Parimitaṃ; tự điển PED sv khẳng định rằng điều này chỉ diễn ra dưới dạng phủ định, aparimitaṃ. [309]. Chú giải Se Be giải thích là gamanaparikkhilesa- còn bản văn ghi là gamaparikilesa-. [310]. Bản văn ở đây ghi sai thành soṇṇakamsā. [311]. Chú giải Se Be giải thích là manuññanigghosā olambanti còn bản văn ghi là manuññanigghoso suyyati. [312]. Chú giải Se Be giải thích là manoharasaddo niccharati còn bản văn ghi là ativiya manoharā saddā niccharanti. [313]. Xin đọc Chú giải PS 2185 [314]. Chú giải Se Be giải thích là kusalehi còn bản văn ghi là kusalena. [315]. Bản văn ở đây lại ghi thêm ca; Chú giải Se Be lại bỏ qua. [316]. Gāyantena. [317]. Xin đọc n 39 về VvA 274. [318]. Chú giải Se Be giải thích là -mahattenāpi còn bản văn ghi là –mahantenāpi. [319]. Saṅkhyā- hay rất có thể là trí thông minh. [320]. Chú giải Se Be giải thích là kāyikasaṃvarādisaṃvarasilassa còn bản văn ghi là kāyikādisamvarasīlassa. [321]. Chú giải Se Be giải thích là kammakusalassa còn bản văn Se Vv ghi là kammassa kusalassa. [322]. Chú giải Se Be giải thích là mattakapattiṃ còn bản văn ghi là -pattaṃ. [323]. Chú giải Se Be giải thích là lakkaṇūpanijjhānaṃ còn bản văn ghi là -jjānaṃ. Việc trên rất có thể là việc tập luyện nhập thiền định tập trung vào một chủ để thiền định, điều sau ám chỉ việc tập luyện nhập thiền minh sát bằng cách này hay những hình tướng sắc giới vô thường, đau khổ và vô ngã. [324]. Chú giải Se giải thích là sabbasamkilesapakkhaṃ còn bản văn Se ghi là sabbaṃ saṃkilesapakkhaṃ. [325]. Bản văn ghi là satan ti samānaṃ, santaṃ vā và một số cách giải thích khác cũng có thể được đề cập đến ở đây vì trong khi sataṃ, samānaṃ và santaṃ tất cả đều ở đối cách số ít là hiện tại phân từ của động tự atthi, động tự là (to be) sataṃ và santaṃ cũng có nghĩa là ‘thật’ satam có nghĩa là ‘quan tâm’ samataṃ ‘ngay cả’ và santaṃ ‘an tịnh’, xin đọc Chú giải SOM 97 trong đó ‘an tịnh’ hình như được chọn nhưng tôi nghĩ chúng ta nên hiểu theo cách thứ hai là ‘thật’ vì theo Dhammapāla tiếp tục giải thích bằng từ sappurisa (đồ đệ) hiểu theo nghĩa đen là ‘người chân thật’ gợi ý ở đây là cách chọn lựa thứ nhất có hai dạng atthi chính là cách ta nên hiểu. [326]. Hầu như là từ đồng nghĩa với từ sāvaka có nghĩa là “đồ đệ”; xin đọc Chú giải Trung Bộ Kinh (M) i 7tt. [327]. Chú giải Se Be giải thích là abhippakiṇṇaṃ còn bản văn ghi là abhikiṇṇaṃ. [328]. Chú giải Se Be giải thích là atthataṃ còn bản văn ghi là santhataṃ [329]. Chú giải Se Be giải thích là abhhippakiriṃ còn bản văn ghi là abhippakiri. [330]. Chú giải Se Be giải thích là pupphavassābhivassanakaniyaāmena còn bản văn ghi là pupphāhivassakaniyāmena. [331]. Chú giải Se Be giải thích là upaḍḍhapadumassa còn bản văn ghi là upaḍḍhassa pudumassa. [332]. Chú giải Se Be giải thích là –sukkha- còn bản văn ghi là –sukkha-; xin đọc Chú giải VvA 17 về bản danh sách này. [333]. Chú giải Se Be giải thích là ādhipateyyaṃ còn bản văn ghi là adhipateyyaṃ [334]. Se Be giải thích là garukāro ti còn bản văn ghi là garukāro. [335]. Xin đọc Chú giải PvA 132; những nghiệp của các đồ đệ (sāvakas/sappurisas) chẳng tạo ra được phước đức cũng như là nghiệp bất thiện. [336]. Chú giải Se Be giải thích là brahmacārinaṃ (cuộc sống phạm thiên) còn bản văn ghi là brhamacārīnaṃ. [337]. Xin đọc Chú giải VvA 348 trong đó điều này được giải thích là xuất gia, có hai loại cuộc sống phạm thiên cũng được đề cập đến trong Thanh Tịnh Ðạo i 92. vii 72 nhưng lại không có lời giải thích. [338]. Xin đọc Chú giải SOM 99 [339]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ở đây ghi là sarīrantimadhāriṃ. [340]. dehaṃ. [341]. Gimhasamaye; Ấn ộ có ba mùa – mùa nóng, mùa mưa và mùa lạnh – và vì các Tỳ khưu này đã hoàn tất an cư kiết hạ ở mùa mưa họ phải du hành đến thành Sāvatthi, chớ không phải trong mùa nóng. Như tập Chú giải SOM 10 đã khẳng định nhưng trong mùa lạnh nhưng trong thời điểm nóng nhất trong ngày. [342]. Chú giải Se Be giải thích là avidūrena còn bản văn ghi là avidūre. [343]. Chú giải Se Be giải thích là itthī còn bản văn ghi là itthi. [344]. Chú giải Se Be giải thích là pipāsāparetā còn bản văn ghi là pipāsaparetā. [345]. Chú giải Se Be giải thích là gate còn bản văn ghi là gatā. [346]. Chú giải Se Be giải thích là garucittīkāraṃ còn bản văn ghi là garucittikāraṃ; Chú giải VvA 30 lại cho là một người có phẩm hạnh thiện do việc bố thí đem lại. [347]. Chú giải Se Be giải thích là nīharitvā còn bản văn ghi là niharitvā. [348]. Chú giải Se Be giải thích là vimānaṃ; còn bản văn lại bỏ qua. [349]. Chú giải Be giải thích là muttājālarātavibhūsitā viya sikatāvakiṇṇapaṇḍarapulinatatā maṇikkhandhanimmalasalilavāhinī (Be mutta-) còn bản văn ghi là muttājālarajatavikasitāva-kiṇṇdarapuḷinaratanamaṇikhandhanimmalasalilavāhinī. [350]. Chú giải Se Be giải thích là -saṇḍa- còn bản văn ghi là -puṇḍarīka- [351]. Những bông sen thuộc loại paduma, như ở đây hoặc là có màu đỏ hay màu trắng, và ít có màu xanh, vàng hay hồng tía. – xin ọc Chú giải PED sv. [352]. Chú giải Be giải thích là devadhītaraṃ còn bản văn Se ghi là devataṃ. [353]. Chú giải Se Be giải thích là katapuññakammaṃ còn bản văn ghi là kataṃ puññakammaṃ. [354]. Te Vv (Gooneratne) và SOM lại chèn thêm một đoạn kệ vào chỗ này. [355]. Chú giải Se Be giải thích là saṅgītikārehi còn bản văn ghi là saṅgākehi. [356]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là purimāya jātiyā manussaloke; bản văn lại bỏ qua. [357]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là kilantāna còn bản văn ghi là kilantānaṃ. [358]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là āpagā anupariyanti còn bản văn ghi là āpagānuppariyanti. [359]. Cây Shorea robusta. [360]. Jambu. Eugenia Jambolana, sau đó là India, chính là Jambudīpa – đại lục Rose-apple là tên gọi.; là cây mang một loại quả nhỏ màu hồng và trắng có vị ngọt dịu và nhiều nước. Ðức Phật đã sanh ra và viên tịch dưới cây này và được coi như là một cây đặc biệt đối với dòng họ Thích Ca (NAJ) [361]. Theo tự điển PED đây là loại cây Cassia Fistula hay là Coridia Myxa; xin đọc tập Chú giải. [362]. Pāṭaliyo. Bignonia Suaveolens. Tập Chú giải UdA 408 diễn giải về Ud 85 khẳng định rằng ngôi làng Pāṭalī (sau nay còn có tên là Pāṭaliputta, là thủ đô vương quốc Asoka thời đó và hiện nay được xác định là thành phố đổ nát gần với thành phố Patna hiện nay) được đặt tên như vậy là do có hai hay ba lộc cây từ đất trổ hoa ngay trên khu đất trống vào ngày động thổ xây dựng ngôi làng đó. [363]. Chú giải Be Vv giải thích là sobhamanaṃ còn bản văn Se Te ghi là bhusasobhamānaṃ. [364]. Te Vv (Gooneratne) và SOM lại chèn thêm một đoạn kệ ngoại lệ vào điểm này. [365]. Chú giải Se Be Vv giải thích là akkhāmi te bhikkhu mahānubhāva/manussabhūtaā yam akāsi puññaṃ (Te…yam ahaṃ akāsiṃ); bản văn lại bỏ qua. [366]. Chú giải Se Be giải thích là vicittabhittiviracanehi còn bản văn ghi là vicittabhitivi-vidhachadanchi. [367]. Chú giải Be giải thích là chāditāya devatāya, Chú giải Se giải thích là chāditckadesatāya. [368]. Chú giải Se Be giải thích là –samujjalitena còn bản văn ghi là –samujjalena. [369]. Pota rất có thể xuất phát từ √plu, có nghĩa là trôi nổi; xin đọc Chú giải fleet (đoàn tầu) flotilla và đanglo-Saxon flota – để biết thêm chi tiết xin đọc W.W Skeat. An Etymological Dictionary of the English Language, Oxford 1888, sv. [370]. Cũng xuất xứ từ √plu; tự điển PED có thể không chính xác khi gợi ý chấp nhận từ patati tại điểm này. [371]. Hình như đây là một từ nguyên tương đương với từ nāvā cho dù tương quan giữa từ này xem ra không mấy rõ ràng; như thể cho đây là một chiếc phà (ferry) vì nó thực hiện công chuyên chở qua sông. [372]. Hiểu theo nghĩa đen là đàn bà; xin đọc thêm Chú giải dưới đây. [373]. Hiểu theo nghĩa đen là đàn ông; nhưng lại giải thích là một ‘linh trưởng’ để duy trì tính chất từ nguyên đã gợi ý. [374]. Chú giải Se Be giải thích là nayanaṭṭhena còn bản văn ghi là naraṭṭhena. [375]. Ðây quả thật là một từ nguyên của từ nārī có nghĩa là người phụ nữ của nam giới: người phụ nữ này quả là hạng người đồi trụy. đangloS(axon) vifman, lit. vợ của nam giới, là điều chắc chắn – Skeat, op cit sv Woman. [376]. –itthīsu, nghĩa đen là đàn bà (woman). [377]. Chú giải Se Be giải thích là yebhuyyena atthitāya còn bản văn ghi là yebhuyyatāya; xin đọc cps Dial ii 2101 để biết thêm về từ pokkharaṇī. [378]. Chú giải Se Be giải thích là rattuppalanīluppalādike còn bản văn ghi là rattuppalādike; hoa uppala, cũng giống như hoa paduma và kamala được đề cập dưới đây, là một số loại hoa sen khác nhau. [379]. Ở đây bản văn đã in sai thành pāniṇā. [380]. Līḷāravindaṃ; con đọc Chú giải từ tiếng Phạn līḷākamala, ‘ồ chơi hoa sen của một phụ nữ’, một bông sen cầm trong tay dùng như là một đồ chơi’ (SED). aravinda là bông sen. Tên khoa học là Nymphea Nelumbo [381]. Chú giải Se Be giải thích là padumarāgaranamayapattasaṅghātaṃ còn bản văn ghi là padumaṃ nānāratanamayapattasaṅkhātaṃ. [382]. Chú giải Se Be giải thích là -kaṇṇikā- còn bản văn ghi là -kaṇṇika- [383]. Chú giải Se Be giải thích là ca; bản văn lại bỏ qua. [384]. Chú giải Se Be giải thích là dassentī therena còn bản văn ghi là dasseti. Therena. [385]. Chú giải Be giải thích là etādisaṃ còn bản văn Se ghi là edisaṃ. [386]. Xin đọc Chú giải VvA 3. [387]. Paccāmasati; không thấy liệt kê từ này trong tự điển Childers hay PED. [388]. Chú giải Se Be giải thích là –parikkhipanena còn bản văn ghi là –parikkhepena. [389]. Từ bandhujīvaka, theo như từ điển PED tên khoa học là Pentapetes phoenicea, luôn được trích dẫn là một ví dụ về màu đỏ – td. D ii 111 = Trung Bộ Kinh (M) ii 14; Thanh Tịnh Ðạo v 17tt; DhsA 317, NAJ hiểu đây là một loài hibiscus có chùm hoa màu đỏ. Xin đọc Chú giải VvA 159. [390]. Xin đọc Chú giải n 21; theo tự điển PED từ vātaghātaka hoặc là hoa có tên khoa học là Cassia hay là Cathartocarpus Fistula trong khi đó hoa raājarukkha lại có tên khoa học là Cathartocarpus Fistula. Loại hoa trước thường được trồng thành luống giống như loại áo gió. (NAJ) [391]. Chú giải Se Be giải thích là tādisehi bhūmibhāgehi còn bản văn ghi là tādisabhūmighāgehi. [392]. Chú giải Se Be giải thích là pāsaṃsiya- còn bản văn ghi là pasaṃsiya-; PED sv pasaṃsiya quả là có ý ám chỉ từ tiếng phạn pras’aṃsya bằng từ pras’aṃsia. [393]. Chú giải Se Be giải thích là antarāmagge còn bản văn ghi là aññatarena maggena. [394]. Chú giải Se Be giải thích là itthī còn bản văn ghi là itthi. [395]. Chú giải Se Be giải thích là āgat ’attha còn bản văn ghi là āgatāttha. [396]. Chú giải Se Be giải thích là pavesetvā còn bản văn ghi là pavisetvā. [397]. Chú giải Se Be giải thích là pakkāmi còn bản văn ghi là pakkami. [398]. Chú giải Se Be giải thích là nibbattī còn bản văn ghi là nibbatti. [399]. Chú giải Se Be giải thích là anantaravimānasadisan còn bản văn ghi là anantaravimānasadisaṃ. [400]. Chú giải Te Vv (Gooneratne) và SOM 12 lại ghi thêm một đoạn kệ nữa vào điểm này như trong chuyện kể thiên cung ở trên; nhưng không giống như chuyện Thiên Cung ở trên họ đã không thêm vào một đoạn kệ nữa sau đoạn kệ số 8. [401]. Chú giải Se Be Te và Vv giải thích là purimāya jātiyā manussaloke; còn bản văn lại bỏ qua. [402]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là āpāgā anupariyanti còn bản văn ghi là āpagānuppariyanti. [403]. Chú giải Be Vv giải thích là bhusa spbjamanaṃ còn bản vănm Se Te ghi là bhusasobhamānaṃ. [404]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là akkāmi te bhikkhu mahānubhāva/manussabhuūtā yaṃ akāsi puññaṃ; còn bản văn lại bỏ qua. [405]. Ta nên so sánh Chuyện kể này với cốt chuyện trong Tập Phật Tự Thuyết 78tt. [406]. Theo UdA 377 có câu: tad avasrī. Thūṇa-gāmamaggaṃ sampāpuṇī ti attho; xin đọc Chú giải VvA 311. [407]. Theo Phật tự Thuyết 78. UdA 377, thì ngôi làng Thuna nằm trong vương quốc Malla. Xin đọc B Disc iv 2668. DPPN I 1042 có ảnh hưởng đến một vấn đề thoả hiệp bằng cách gợi ý rằng chính trong vương quốc Kosala nhưng lại thuộc những cư dân Mallas. Tuy nhiên đa số những lãnh thổ đựơc coi như là nước cộng hoà (kể cả lãnh thổ của những người Thích ca) đều công nhận quyền bá chủ của vương quốc Kosala và làng Thuna lại đánh dấu vùng biên cương của các quốc gia trung tâm của Kinh Tạng (NAJ) [408]. Chú giải Se Be giải thích là avāsāya còn bản văn ghi là anāvāsāya; xin đọc Chú giải Vin i 84. [409]. Chú giải Se Be giải thích là avalañje còn bản văn ghi là avalañjaṃ. [410]. sabhā; Chú giải Be lại bỏ qua. [411]. Chú giải Se Be Ud 78 giải thích là bhusassa còn bản văn ghi là paṃsuyā. [412]. apaṃsu; Ud giải thích là adaṃsu nhưng xin đọc các đoạn kệ trong tập Uphift 952. a. Ud 78. [413]. Bản văn lại có vẻ sai lầm bằng cách mở đầu một đoạn mới với đoạn trích dẫn này, như thể toàn bộ những gì diễn ra tiếp theo sau đó đều được trích ra trong tập Phật Tự Thuyết (Udana). Hơn thế nữa trích đoạn này không hoàn toàn ăn khớp với tập Phật Tự Thuyết (Udana) vì trong đó có những từ atha kho Thūṇeyyakā brahmāṇagapatikā lại không diễn ra trong trích đoạn này. [414]. Chú giải Se Be giải thích là avidūrena còn bản văn ghi là avidūre. [415]. Chú giải Se Be giải thích là paccuggamanādikaṃ. Còn bản văn ghi là paccuggamanādi. [416]. Chú giải Se Be giải thích là āgatāssa c’assa còn bản văn ghi là āgamanakāle tassa ca. [417]. Chú giải giải thích là ’me còn bản văn ghi là me; xin đọc Chú giải SOM 143 [418]. Chú giải Be giải thích là puññakkhette còn bản văn ghi là supuññakkhette. [419]. Chú giải Se Be giải thích là jīvite còn bản văn ghi là jīvitaṃ [420]. Với Phật nhãn của ngài – xin đọc Chú giải PvA 61. [421]. Chú giải Se Be giải thích là pānīyaṃ parissāvetvā; còn bản văn lại bỏ qua. [422]. Chú giải Se Be giải thích là aparassā ti còn bản văn ghi là aparassāpi. [423]. Chú giải Se Be giải thích là yathāpuṇṇena còn bản văn ghi là yathā puṇṇena; xin đọc Chú giải SOM 151 [424]. taṭataṭāyamāno; mang tính chất tượng thanh. [425]. Chú giải Se Be giải thích là atha kho còn bản văn ghi là atha; ến đây bản tường trình lại quay trở lại với chuyện kể trong tập Phật Tự Thuyết (Udana). [426]. Chú giải Se Be giải thích là dūsito còn bản văn ghi là dussito. [427]. Chú giải Se Be giải thích là –vāre còn bản văn ghi là –vāraṃ. [428]. Uplavitvā; không thấy ghi trong tự điển Childers hay PED; Ud 78 giải thích là ovamitvā, đây có nghĩa là bị quẳng đi. [429]. Chú giải Se Be giải thích là gāmappadeso ajjhotharīyati còn bản văn ghi là gāmapadeso ajjhotthari. [430]. Chú giải Se Be giải thích là antaradhāyi còn bản văn ghi là antaradhāyatṭ [431]. Chú giải Se Be ghi thêm Ca ở đây; còn bản văn lại bỏ qua. [432]. Chú giải Be giải thích là nivāsaṭṭhānaṃ còn bản văn Se ghi là vasanaṭṭhānaṃ. [433]. Chú giải Se (Be) giải thích là buddha(p)pamukhaṃ bhikkhusaṅghaṃ còn bản văn ghi là bhuddhapamukhassa bhikkhusaṃghassa. [434]. Chú giải Se Be giải thích là brāhmaṇagahapatikā; còn bản văn lại bỏ qua. [435]. Chú giải Se Be giải thích là ca; còn bản văn lại bỏ qua. [436]. Ca; Chú giải Se Be lại bỏ qua. [437]. Chú giải Se Be giải thích là devānubhāvena còn bản văn ghi là dibbānubhāvena. [438]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là daddallamānā còn bản văn ghi là daddaḷhamānā; oạn kệ này cũng xuất hiện rải rác bằng đoạn kệ khác trong Pv III 2 21-23 [439]. Chú giải Se Be Te và Vv giải thích là purimāya jātiyā manussaloke; còn bản văn lại bỏ qua. [440]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là kilantānā còn bản văn ghi là ākilantānaṃ. [441]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là āpagā anupariyanti còn bản văn ghi là āpagānuppariyanti [442]. Chú giải Be ghi ngay lập tức trước đoạn này là: “ta công bố cho các ngươi, hỡi các Tỳ khưu đầy oai lực, phước đức nào ta đã thực hiện khi còn sống nơi cõi thế nhân. [443]. Chú giải Te Vv (Goonerante) giai thích là uṭṭhayā – từ này tiếp theo sau trong SOM 17 – còn bản văn ghi là atthayā. [444]. Chú giải Se Be giải thích là kiriyāvicchedaṃ dassanavasen’ evam còn bản văn ghi là kiriyāvicchedadassanavasen’eva. [445]. Có nghĩa là trong hai chuyện kể Chuyện Chư thiên trước đó. [446]. Chú giải Se ghi là ratanamayakaṇṇikābaddhagahavanto. Chú giải Be giải thích là suvaṇṇamayakaṇṇikāvicchedadassananto, còn bản văn ghi là ratanamayakaṇṇikāya bandhaketuvanto, bản văn cung ghi lại nhiều hơn trong vll. Tôi đưa ra cách giải thích là ratanamaya-kaṇṇkaābaddhaketuvanto vì trong tập PvA 282 ngài Dhammapāla cũng đã hình dung ra những ngôi nhà có tháp nhọn tương tự như là những lá cờ chỉ nơi tiêu khiển (kūṭaāgaāradhaja). Ketu, ở đây được dịch là ‘cờ hiệu’, tuy nhiên cũng có thể ám chỉ chóp nhọn trên nóc nhà hay là vị trí người ta thường đặt rui mè để lợp nhà. (NAJ). [447]. Như được giải thích trong PvA 185 hiểu theo nghĩa từ nivesā là cách dùng giới tính méo mó. Dạng nguyên thủy của từ này la nivesanāni. [448]. Chú giải Se Be giải thích là samappamāṇatāya còn bản văn ghi là samapamāṇatāya. [449]. Chú giải Be giải thích là maṇiratanakaraṃsijālehi (Se maṇikanakaraṃsijālehi) còn bản văn lại ghi là maṇiratanakanakādīhiraṃsijālehi. [450]. Chú giải Be bỏ qua toàn bộ câu này. [451]. Chú giải Se Be giải thích là pubbaāparāpekkhaṃ còn bản văn ghi là pubbapadāpekkhaṃ; hiểu theo nghĩa đen đó là “nhìn” trở lại điều gì đứng trước đó hay nhìn tới những gì sau đó. [452]. Chú giải Se Be giải thích là mama atthāya còn bản văn ghi là atthāya. [453]. Chú giải Be giải thích là yojanā còn bản văn Se ghi là atthayojanā. [454]. Chú giải Be và đoạn kệ cũng giải thích giống như vậy còn bản văn Se ghi là adāsiṃ. [455]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy; bản văn giải thích câu văn này theo như đoạn kế tiếp sau đó. [456]. Chú giải Se Be giải thích là patiṭṭhahi còn bản văn ghi là patiṭṭhāsi. [457]. Nhưng không tới mức độ là họ nhận ra được Tứ Diệu Ðế. Ðiều này đoan chắc một điều là giáo lý đặc biệt này chỉ được đưa ra phổ biến cho một số ít người đã nhận ra được bốn chân đế này, những người còn lại tin rằng đây là một bài thuyết pháp bình thường được trình bày. [458]. Chú giải Se Be giải thích là tassa còn bản văn ghi là kā. [459]. Chú giải Se Be giải thích là upāsakā còn bản văn ghi là upāsakā upāsakā. [460]. Chú giải VvA 71 tt và các chú thích ở đó. [461]. Chú giải Se Be giải thích là dānaṃ còn bản văn ghi là dānādīni. [462]. Chú giải Se Be giải thích là manobhāvinīye còn bản văn ghi là manobhāvaniye. [463]. Chú giải Se Be giải thích là sūriyo atthaṅgato còn bản văn lại bỏ qua. [464]. Chú giải Se Be giải thích là sā tena còn bản văn ghi là tena ca. [465]. Xin đọc Chú giải SOM 181; VvA 111. [466]. Chú giải Se Be giải thích là sarīrasobhā còn bản văn ghi là sarīrappabhā [467]. Chú giải Se Be giải thích là catūhi gāthāhi pucchi còn bản văn ghi là abhikkantena [468]. Chú giải Se Be Te Vv và PvA giải thích là osadhī còn bản văn ghi là osadhi. [469]. Các đoạn kệ 1, 2 và 4 = Pv II. 110-12, 211-13, 329-31, 412-14 . [470]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là timīsikāyaṃ còn bản văn ghi là timisikāyaṃ. [471]. Chú giải Se Be giải thích là ettha; còn bản văn lại bỏ qua. Vin ii 236 = Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 204 Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 101 Trung Bộ Kinh (M) ii 368; Ud 49 v.v… [472]. Câu trả lời có sẵn được chỉ rõ trong Tứ Chân Ðế. d. Vv V. 11dưới đây. [473]. Chú giải Se Be giải thích là atikantena atimanāpena ti attho còn bản văn ghi là abhimanāpena abhirrūpenā ti attho. [474]. Chú giải Se Be giải thích là sabbaā pi dasa disā còn bản văn ghi là sabbadisā; xin đọc Chú giải PvA 71. [475]. Chú giải Se Be giải thích là kiṃ viya còn bản văn ghi là kīdisa. [476]. Bản văn đã bắt đầu một câu mới ở đây nhưng không đúng; xin đọc Chú giải PvA 71 để có một từ nguyên tương tự như vậy và PS 8220 [477]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy còn bản văn ghi là sabbasisā; trong khi đó trong bản dịch tiếng Anh, thì cách diễn tả này thường được dùng ở số ít trong tiếng Pāli – cụ thể là từ obhasate, được giải thích là vijjotati (chiếu, tỏa sáng ra) là cả hai đều ở số ít ngôi thứ ba. Nhưng hình như một số trường hợp lại để ở số nhiều, sửa lại động từ theo đúng với obhāsare, là ngôi thứ ba số nhiều. [478]. Chú giải Se Be giải thích là padīpujjalanayogge còn bản văn ghi là padīpasamujjalanayoge. [479]. Chú giải Se Be giải thích là ujjālento vā anujjālento vā còn bản văn ghi là ujjalanto vā anujjalanto vā. [480]. Chú giải Se Be giải thích là padīpopakaraṇāni còn bản văn ghi là padīpujjakāraṇāni [481]. Saccapariyosāne; sự chọn lựa cách diễn tả như vậy gợi ý cho thấy kinh nghiệm còn ta hơn rất nhiều so với một số lời chỉ bằng từ mà thôi và còn gồm cả cách diễn đạt, hay là cách chứng tỏ hiển nhiên các chân đế đó. – xin đọc Chú giải về cách sử dụng tương tự với từ desanāpariyosāne trong bối cảnh cùng một hiện tượng tương tự như vậy (td. Chú giải VvA 50 [482]. Chú giải Se Be giải thích là sa; bản văn bỏ qua. [483]. Chú giải Be giải thích là mahājano còn bản văn Se ghi là sesamahājano ca. [484]. Chú giải Se Be giải thích là tassa ke còn bản văn ghi là kā. [485]. Chú giải Se Be giải thích là telaṃ kātukāmā còn bản văn ghi là kevalaṃ tilatelaṃ pātukāmā. [486]. Chú giải Se Be giải thích là nirayasaṃvattanikaṃ còn bản văn ghi là nirayasaṃvattaniyaṃ. [487]. Dibbacakkhu, là con mắt nhờ đó ngài chứng kiến được việc tái sanh của tha nhân – xin đọc Chú giải Trung Bộ Kinh (M) i 22 vì đây là một bài tường trình có sẵn, ta không nên nhầm lẫn điều này với Phật nhãn. Với phật nhãn, Ðức Phật quan sát cõi trần gian này nhằm khám phá ra những người có khả năng được an trú thường thường là nơi chánh quả Nhập Lưu – xin ọc td. PvA 61, 93, 195 v.v… [488]. Chú giải Se Be giải thích là nibbatissati còn bản văn ghi là nibbatteya. [489]. Chú giải Se Be giải thích là añjalipūraṃ còn bản văn ghi là añjaliṃ pūrentī. [490]. Chú giải Se Be ghi là pakkāmi còn bản văn ghi là pakkami. [491]. Chú giải (Se) Be giải thích là sutta(p)pabuddhāviya; còn bản văn lại bỏ qua; xin đọc Chú giải Thanh Tịnh Ðạo 314; DhpA i 28, iii 7 [492]. Chú giải Se giải thích là ath’ āyasmā Mahāmoggallāno heṭṭhā vuttanayena devacārikaṃ caranto taṃ accharāsahassaparivuttaṃ mahatiyā deviddhiyā virocamānaṃ upagantvā (Be bỏ qua heṭṭhā vuttanayena)còn bản văn ghi là taṃ āysamā Mahāmoggallanatthero devalokaṃ caranto heṭṭhā vuttanayen’eva upagantvā. [493]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là osadī còn bản văn ghi là osadhi; Vv viết sai là tāramā tất cả các bản văn ở đây đều ghi là tārakā. [494]. Se Be giải thích từ “ta đã nhìn thấy” trở đi với đoạn kệ 6. [495]. Chú giải Be giải thích là āsajja naṃ, xem ra chính xác hơn (còn bản văn ghi là āsajjanaṃ) ở đây rất có thể là cách giải thích chính xác nhất cả ở đây lẫn trong S i 114 đối với cụm từ āsajja naṃ. Tuy nhiên ở đây Chú giải Se (VvA) giải thích là āsajjana và chỉ dẫn chúng ta đọc Trung Bộ Kinh (M) 50, āsajjana cũng chỉ là cách giải thích của ấn bản PTS về kinh này mà thôi ( Trung Bộ Kinh (M) ī 338) – (NAJ). It 86; S i 114 Trung Bộ Kinh (M) i 338. D iii 258= Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 236. [496]. Xin đọc Chú giải Dial iii 239. GS iv 1604 và cũng trong DA 1044=AA iv 122 khẳng định rằng nhìn thấy kẻ đứng ngoài cửa ngài đã mời ngài ngồi cùng lúc đó kính lễ ngài và dâng cho ngài một vật thí. [497]. Se Be giải thích là sampatvā còn bản văn ghi là sampattā. [498]. Bản văn đã bắt đầu một đoạn văn mới không chính xác. [499]. Chú giải Se Be ghi là deyyadhammasaṃvidhānapubbakaṃ còn bản văn ghi là deyyadhammaṃ saṃvidhānapubbakaṃ. [500]. Akāmā. [501]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là kā. [502]. Chú giải Se Be giải thích là Jetavane Anāthapiṇḍikassa ārāme; còn bản văn lại bỏ qua. [503]. Ðó là, tại thành Savatthi, chứ không phải trong cánh rừng Jeta. [504]. Chú giải Se Be giải thích là bhattu anukūlavattinī còn bản văn ghi là bhattānukulavattinī. [505]. padakkhiṇaggāhinī, hiểu theo nghĩa đen là nắm lấy, bằng tay phải, hay thuận tay phải”, và như vậy là điều tốt; xin đọc Chú giải PS 8336, VvA 13543 và GS iii 651. [506]. Chú giải Se Be ghi là kuddhāpi còn bản văn ghi là tassā. [507]. Chú giải Be giải thích là saddhā pasannā còn bản văn ghi là saddhāsampannā. [508]. Chú giải Se Be giải thích là Tāvatiṃsabhavane còn bản văn ghi là Tāvatiṃsesu. [509]. Chú giải Se Be giải thích là atthāyasmā Mahāmoggallāno purimanayen ’eva devacārikaṃ caranto taṃ devadhītaraṃ mahatiṃ sampattiṃ anubhavantiṃ disvā tassā samīpaṃ upagato. Sā accharāsahassaparivutā saṭṭhisakaṭabhārālaṅkārapaṭimaṇḍi tattabhāvā therassa pādesu sirasā vanditvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Thero pi tāya katapuññakammaṃ pucchanto còn bản văn ghi là sesaṃ vuttanayam eva. [510]. Chú giải Se Be giải thích là āha còn bản văn ghi là pucchi. [511]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là naranārisevitaṃ còn bản văn ghi là naranārihī sevitaṃ; xin đọc Chú giải Pv II. 112 [512]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là iddhī còn bản văn ghi là iddhiṃ. [513]. Chú giải Vv giải thích là patibbatā nāñamanā. Chú giải Te giải thích là anaññamanā. Còn bản văn Se Be ghi là patibbatā ’naññamanā. [514]. Xin đọc Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 93. [515]. Chú giải Be Te Vv giải thích là nappharusaṃ còn bản văn Se ghi là na pharusaṃ. [516]. mosavijjaṃ; tự điển PED sv đã đưa ra một tham khảo sai lầm là Vv 126. [517]. Chú giải Se Be Te Vv cũng giải thích giống như vậy; còn bản văn lại bỏ qua đoạn văn này. [518]. Sārasā, là một loại sếu Ấn độ hay Siberia. Tên khoa học là Ardea Sibirica. [519]. Chú giải Se Be giải thích là ādinā còn bản văn ghi là ādīhi. [520]. Chú giải Se Be giải thích là suvannahaṃsādihaṃsā còn bản văn ghi là suvaṇṇahaṃsā; ối với từ haṃsa xin đọc PS 16626 và cũng xin đọc PvA 171 trong đó Tăng đoàn cũng được coi như là một đoàn thiên qua vàng óng. [521]. Chú giải Se Be giải thích là madhurassarā còn bản văn ghi là madhurasarā. [522]. Phussakilikā. Bản văn Se cũng ghi như vậy. Chú giải Be giải thích là sukkakolikā, chim cu có màu trắng ở đây. [523]. Chú giải Se Be giải thích là ganthitāganthitehi còn bản văn ghi là gandhika gandhikehi; xin ọc PS 14579 để biết thêm chi tiết giống nhau. [524]. Có điều không rõ tại sao lại ghi là số nhiều ở đây. [525]. Chú giải Se Be giải thích là iddhī còn bản văn ghi là iddhiṃ. [526]. Chú giải Se Be giải thích là kammānubhāvasiddhā còn bản văn ghi là kammānubhāvena siddhā. [527]. Chú giải Se Be giải thích là vidaṃsanena còn bản văn ghi là viddhaṃsanena. [528]. Chú giải Se Be giải thích là patīto aññasmiṃ còn bản văn ghi là manato aññaṃ. [529]. Chú giải Se Be giải thích là uppaādesiṃ còn bản văn ghi là uppādeti. [530]. Chú giải Se Be giải thích là aññasmiṃ còn bản văn ghi là aññe. [531]. Chú giải Se Be giải thích là saṅgaṇhanasītā còn bản văn ghi là saṅgaṇhasīlḷ [532]. Bố thí, lời lẽ dễ mến, phước đức và vô tư – D iii 152; Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 32,248. điều này hình như là môt cố gắng đem lại một nguyên từ cho từ saṅgahitattabhāvā. [533]. Chú giải Se Be giải thích là cittīkārena còn bản văn ghi là cittikārena. [534]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là kā. [535]. Chú giải Se Be giải thích là suvisuddāni còn bản văn ghi là suddāni. [536]. Chú giải Se Te Vv giải thích veḷuriyatthambhaṃ còn bản văn Be ghi là veḷuriyathambhaṃ [537]. Chú giải Se Be Vv giải thích là vikubbamānā còn bản văn Te ghi là iddhivikubbamānā [538]. SOM 21 đã nhắc lại I. 112 ở đây nhưng không chính xác. [539]. Chú giải Se Be giải thích là pamodayanti. Vv ca pamodayanti, còn bản văn Be ghi là pamodayanti ca. tôi chấp nhận các đoạn kệ ghi trong Chú giải Se Be. [540]. Xin đọc Chú giải Pv IV 177 để biết thêm những chi tiết giống nhau. [541]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là akkāmi te bhikkhu mahānubhāva/manussabhūtā yaṃ akāsi puññaṃ (Te yaṃ ahaṃ akaāsiṃ); còn bản văn lại bỏ qua. [542]. Chú giải (Se) Be giải thích là veḷuīyamaṇimaya(t)thambhaṃ còn bản văn ghi là veḷuriyamaṇithambhaṃ. [543]. Chú giải Se Be giải thích là bhāsuraṃ còn bản văn ghi là pabhassaraṃ. a. S v 395. [544]. Năm loại nhãn gồm có (1) mamsacakkhu, nhục nhãn (mắt trần), tức là mắt thể chất, hay mặt thể lý; (2) dibbacakkhu, là thiên nhãn nhờ đó ta có thể quan sát nhìn thấy được hiện trạng nghiệp chướng và qui trình tái sanh của tha nhân (xin đọc Chú giải Trung Bộ Kinh (M) i 22tt; VvA 54); (3) paññacakkhu, tuệ nhãn, được bàn cãi dưới đây; (4) buddhacakkhu, phật nhãn nhờ con mắt này ta có thể khẳng định được đương sự đó có khả năng an trú nơi chánh quả Nhập lưu được chưa v.v…(td. PvA 61) và (5) samatacakkhu, pháp nhãn tức là con mắt có khả năng quan sát được toàn bộ kiến thức (xin đọc Chú giải Vin i 5 = Trung Bộ Kinh (M) i 168 = S i 137). Ðức Phật có được tất cả năm loại nhãn này và trong đó hình như loại thứ (4) và (5) chỉ dành riêng cho các Ðức Phật mà thôi; nhưng loại (1) đương nhiên là chung cho hết tất cả mọi chúng sanh., trong khi đó các vị A-la-hán ai cũng phải có loại nhãn thứ (2) vì chính loại nhãn này đã tạo thành kiến thức thứ hai trong ba kiến thức trong đó chánh đạo đạt đến tột đỉnh. (td. Trung Bộ Kinh (M) i 22tt) Khi loại nhãn thứ (3) được đề cập đến có liên quan đến một đức Phật hình như lại ám chỉ ngài hiểu rõ được tứ chân đế chứng đắc vào đêm giác ngộ. (Vin i 11 = S v 422) tuy nhiên khi giải thích những bối cảnh như vậy thì DA 183 lại khẳng định rằng chính hiểu biết về của một người biết được tiền kiếp của chính mình và như vậy đó là kiến thức đầu tiên trong ba kiến thức đã nói đến ở trên, ngược lại trong khi ItA ii 27 lại cho rằng đó chính là kiến thức triệt phá được các lậu hoặc và như vậy thay vì là kiến thức thứ ba, DA 183 cũng đồng nhất pannacakkhu (ám chỉ đến những con người không phải là đức Phật) cũng có được Phãp nhãn, đó là tuệ giác thâm nhập được vào tứ chân đế có được trong khi ta thuyết pháp (td. Ud 49tt) và điều này DA 183 có khẳng định đó là tuệ giác liên kết với ba chánh đạo đầu tiên. Ðiều này đã được thẩm tra thêm trong AA ii 38 và hơn thế nữa lại được được sử dụng trong kinh tạng trong td. S iv 292, v 467; Tăng Chi Bộ Kinh (A) I 35; kết quả là tuệ nhãn và pháp nhãn hình như có nghĩa khác nữa như Trung Bộ Kinh (M) i 510 gọi là Thánh nhãn. SA iii 91 về S iv 283 lại đồng nghĩa tuệ nhãn với thức nhãn nhưng lại không đưa ra bất kỳ giải thích nào. Xin cũng đọc Nd2 133-140. tính ngữ cakkhumato có thể được giải thích theo nghĩa đen là một kẻ có sáng mắt để nhận thức. [545]. Chú giải Se Be giải thích là evam còn bản văn ghi là evam pi. [546]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là ahosi. [547]. Có nghĩa là giới thứ ba trong ngũ giới. [548]. Chú giải Se Be giải thích là uttamaṃ puññakkhettaṃ còn bản văn ghi là uttamapuññakkhettaṃ. [549]. Bánh pūva, ở Ceylon người ta gọi là kāvum, ược chế biến từ bột gạo nhào thành bột cộng với mật đường (phāṇita) bột đó được chiên với trong dầu; cũng còn có nhiều loại khác nhau có loại còn có mung(mugga-)dhal (NAJ) [550]. Chú giải Se Be giải thích là Tavatiṃsabhavane còn bản văn ghi là Tavatiṃsu. [551]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là osadhī còn bản văn ghi là osadhi. [552]. Chú giải Se Be Vv ghi là gehe còn bản văn ghi là ghare. [553]. Chú giải Se Be giải thích là dòng này với nguyên một đoạn kệ tiếp theo đó. [554] Chú giải Se Be Vv giải thích là akkhāmi te bhikkhu mahānubhāva/manussabhūtā yam akāsi puññaṃ (Te…yam ahaṃ akāsiṃ); bản văn Te lại bỏ qua. [555]. Chú giải Se Be giải thích là gehe còn ban văn ghi là ghare. [556]. Tự điển PED ghi là ‘sữa đông’ là sai, vì phần giải thích đuợc tìm thấy trong tự điểm SED sv kulmasa. Ðây là việc sửa soạn bánh với bột lúa mạch cộng với gia vị v.v… và tiếng Sinhale gọi là komu. Cũng có một thứ bánh ở vùng miền nam Ấn Ðộ gọi là kumasi rất có thể là cùng một thứ bánh . [557]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là osadhī còn bản văn ghi là osadhi. [558]. Chú giải Se Be Vv giải thích là gehe còn bản văn ghi là ghare. [559]. Chú giải Se Be giải thích là dòng này với nguyên một đoạn kệ tiếp theo đó. [560] Chú giải Se Be Vv giải thích là akkhāmi te bhikkhu mahānubhāva/manussabhūtā yam akāsi puññaṃ: bản văn Te lại bỏ qua. [561]. Chú giải Se Be giải thích là vuttanayaṃ eva; còn bản văn lại bỏ qua. [562]. Chuyện kể này được tìm thấy với nhiều biến cố trong AA i 446tt và DhpA iii 302tt. [563]. Duggata-, cảnh giới khốn khổ. có lẽ do kết quả của một số nghiệp tiền kiếp. [564]. Chú giải Se Be giải thích là gehamānusakā còn bản văn ghi là gehe manussā. [565]. Chú giải Be giải thích là “mahājanena sattāhaṃ…” còn bản văn ghi là mahājanā “sattāhaṃ…” Chú giải Se chỉ giải thích sattāhaṃ mà thôi. [566]. Bhadda-. [567]. Chú giải Se Be giải thích là nirodhasamāpanno còn bản văn ghi là nirodhaṃ samāpanno. ây chính là diệt tưởng và cảm thọ đạt đến được khi khởi xuất khỏi cõi phi tưởng phi phi tưởng. Sau khi đã trải qua tầng thiền sắc giới và tầng thiền vô sắc giới. Người ta kể lại rằng một hiện trạng như vậy có thể đạt đến được trong vòng bảy ngày hay hơn nữa và liên quan đến việc ngưng toàn bộ những hoạt động thể lý, lời nói và suy tư, kể cả thở và nhịp đập của tim cũng ngưng luôn (Trung Bộ Kinh (M) i 302; xin đọc Chú giải Trung Bộ Kinh (M) i 296 trong đó nêu lên sự khác biệt giữa một người đã chết và một người đạt đến diệt tưởng đã được thảo luận) Trong khi đó điều này thường được đề cập đến trạng thái vượt qua đó không còn bất kỳ hiện trạng nào khác nữa. – và vì lý do đó có nhiều nhà văn Phật giáo cho rằng hiện trạng đó chính là níp bàn vậy. – ít nhất một kinh phật đã khẳng định sau diệt tưởng vẫn còn một hiện trạng khác nữa. (Trung Bộ Kinh (M) i 209). Ðể biết thêm chi tiết xin đọc Trung Bộ Kinh (M)- 43, 44. và Thanh Tịnh Ðạo xxiii 16 tt. [568]. Chú giải Se Be giải thích là vā me còn bản văn ghi là nu kho me. [569]. Chú giải Se Be giải thích là atvā còn bản văn ghi là katvā. [570]. Chú giải Se Be giải thích là tappaccayā tassa còn bản văn ghi là atvā tappaccayā c’ assa. [571]. āvāṭire, bên gờ, hay bên bờ, một cái hố sâu đào dưới đất; trong Chú giải SOM 251 người ta đã khẳng định sai là, Chú giải Be giải thích là āvāpa- ở đây nhưng Chú giải Be thực chất đã đồng ý với bản văn – Chú giải Se giải thích là āvāpa- nhưng đã được sử lại thành āvāta trong mục đính chính. [572]. Chú giải Se Be giải thích là pattañ ca parissavanañ ca, (lấy ra) tô khất thực và chiếc bình lọc nước. Còn bản văn ghi là pattathavikato parissāvanaṃ. [573]. Pacchimagehe. [574]. Chú giải Se Be giải thích là c’ āyaṃ còn bản văn ghi là ca. [575]. Chú giải Se Be giải thích là otāretvā còn bản văn ghi là oropetvā. [576]. SOM 25. BL iii 101 gợi ý ngài nói ‘đủ rồi’ với nàng nhưng lại đưa ra những giới luật liên quan đến phương pháp khất thực trong số những điều còn lại yêu cầu chư Tỳ khưu giữ thinh lặng (xin đọc Chú giải PS 1579) hình như ngài chỉ muốn giải thích làm rõ điều này với cử chỉ đã được khẳng định ở trên. [577]. Chú giải Se Be giải thích là sā bhante eko ’va bhante eko. [578]. Chú giải Se Be giải thích là idhalokasaṅgahaṃ và paralokasaṅgahaṃ một cách tương ứng còn bản văn ghi là idhaloke saṅgahaṃ và paraloke saṅgahaṃ. [579]. Chú giải Se Be giải thích là dātukāmā ’mhi còn bản văn ghi là dātukām ’amhi. [580]. Bản văn đã ghi chấm câu sai; đoạn trích nên mở đầu với từ tumbehi giống như Chú giải Be hơn là với sabbaṃ. [581]. Chú giải Se Be giải thích là katvā bản văn ghi là karitvā. [582]. Xin đọc Chú giải PS 2702 [583]. Chú giải Se Be giải thích là cirāyi còn bản văn ghi là karitvā. [584]. Tên khoa học là Pterospermum acerifolium; loại hoa này thường được coi như biểu tượng cho màu vàng (Dii 111 = Trung Bộ Kinh (M) ii 14 = Tăng Chi Bộ Kinh (A) v 61) những phát thú màu vàng được làm từ loài hoa này ( Thanh Tịnh Ðạo v 16) trong khi đó máu trong tim của một người có tính khí trung tín được cho là có sắc thuộc loại này. ( Thanh Tịnh Ðạo viii 112) [585]. Chú giải Se Be giải thích là etaṃ mayā còn bản văn ghi là taṃ. [586]. Chú giải Se Be giải thích là dinnadāne còn bản văn ghi là dinnadānena. [587]. Chú giải Se Be giải thích là suvaṇṇarāsim còn bản văn ghi là suvaṇṇarāsibharitam eva. [588]. Chú giải Se Be giải thích là hoti còn bản văn ghi là honti. [589]. Chú giải Se Be giải thích là ārocite còn bản văn ghi là arocite. [590]. Chú giải Se Be giải thích là puṭṭhā còn bản văn ghi là puṭṭhehi. [591]. Chú giải Se Be giải thích là āhaṃsu còn bản văn ghi là vutte. [592]. Chú giải Se Be giải thích là āha; còn bản văn lại bỏ qua. [593]. Chú giải Se Be giải thích là seṭṭhicchattaṃ còn bản văn ghi là seṭṭhichattaṃ; td. Phù hiệu riêng của một chức vụ. [594]. Hiểu theo nghĩa đen là một thương gia giầu có có tài sản lớn. [595]. Chú giải Se Be giải thích là harāpetvā còn bản văn ghi là nīharitvā. [596]. chattamaṅgalaṃ, hiểu theo nghĩa đen là một nghi lễ thiện củ một chiếc dù. [597]. Chú giải Se giải thích là ānupubbīkathaṃ, Chú giải Be giải thích là anupubbiṃ kathaṃ. Còn bản văn ghi là anupubbi-katthā. [598]. Chú giải Se Be giải thích là pi; còn bản văn lại bỏ qua. [599]. SOM 27 không thể kết luận đây là một biến cố quan trọng. [600]. Chú giải Se Be giải thích là So micchādiṭṭhikā tumbe…” , còn bản văn ghi là ‘So micchaādiṭṭhiko…”; các ngươi (tumbe) ở số nhiều có liên quan đến toàn bộ gia đình. [601]. Chú giải Se Be ghi là sakkoti còn bản văn ghi là sakkā ti. [602]. Chú giải Se Be giải thích là seṭṭhigahapatikādayo, là những thương gia giầu có và cũng là những gia chủ v.v… còn bản văn ghi là seṭṭhigaṇakādayo. [603]. Chú giải Se Be giải thích là aāsaḷhi; āsāḷhī (skṭ Āsāḍha) là tháng sáu - tháng bảy. [604]. Chú giải Se Be giải thích là patikulaṃ gatakālato còn bản văn ghi là patikulaṃ gatā. Gatakālato. [605]. Chú giải Be giải thích là mātāpitūnaṃ (Se -pitunnaṃ) còn bản văn ghi là pitussa. [606]. Chú giải Se Be giải thích là kāhāpaṇehi; còn bản văn lại bỏ qua. [607]. Ðược tổ chức vào lúc kết thúc ba tháng An cư Kiết hạ trong mùa mưa. [608]. Chú giải Se Be giải thích là evaṃ bhattaṃ pacatha; còn bản văn lại bỏ qua. [609]. Chú giải Se giải thích là pūvaṃ còn bản văn ghi là pūve. [610]. Chú giải Se Be giải thích là aho còn bản văn ghi là ayaṃ. [611]. Chú giải Se Be giải thích là santhavo còn bản văn ghi là sandhavo. [612]. Chú giải Se Be giải thích là vasamānā còn bản văn ghi là ’va samānā. [613]. Chú giải Se Be giải thích là bāhiraka-itthī còn bản văn gho là bāhirakā itthi. [614]. Chú giải Be giải thích là pakkuthitaṃ. Se pakkaṭṭhitaṃ. Còn bản văn ghi là pakkhuṭṭhitaṃ; cách giải thích chính xác tuy nhiên phải là be pakkaṭhitaṃ (NAJ). Xin đọc Chú giải n. 56 [615]. Chú giải Se Be giải thích là atinīcako còn bản văn ghi là atinico; về chuyển luân (cakkavaḷā) xin đọc PS 147132. 148133 và về cõi phạm thiên (Brahmaloka VvA 27221) cõi thiên giới tạo thành một vùng cao nhất trong cõi nhận thức giác quan. [616]. Chú giải Se Be giải thích là phari. Tāya tassā còn bản văn ghi là pharitāya. [617].Chú giải Be giải thích là pakkhuthitasappi hay pakkaṭṭhitasappi còn bản văn ghi là sappi; xin đọc Chú giải n. 53 [618]. Chú giải Se Be giải thích là sītodakaṃ còn bản văn ghi là sītudakaṃ; biến cố này được ám chỉ trong Thanh Tịnh Ðạo xii 34. [619]. Chú giải Se Be giải thích là dubbinīte na còn bản văn ghi là dubbinī kena; PED sv dubbin nên được sửa lại. [620]. Pothetvā; cũng như trong PvA 65. PED sc, lại lờ đi cả hai sự kiện này, nghi ngờ sự kiện nào là duy nhất diễn ra trong J ii 404. tuy nhiên xin dọc Childers, sv potheti trong đó có đưa ra hai ý nghĩa rõ ràng được ghi lại cùng với nhiều ám chỉ thêm vào đó. [621]. Chú giải Se Be giải thích là attha sā còn bản văn ghi là ah’ assā. [622]. Chú giải Se Be giải thích là hasitamattakāraṇā còn bản văn ghi là sitamattakāraṇa. [623]. Chú giải Se Be giải thích là baāhirak’ itthibhaāvaṃ còn bản văn ghi là bāhirakittibhāvaṃ. [624]. Chú giải Se Be giải thích là na; còn bản văn lại bỏ qua. [625]. Một số phận thường được biết trước một cách khiếp sợ nhưng thường không thực sự thể hiện cụ thể được; trong Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 378 thật cũng đáng sợ nếu như không có được sự tha thứ cho lỗi phạm cáo gian; rất có thể không hy vọng có được câu trả lời cho câu hỏi hợp pháp (D I 94tt; Trung Bộ Kinh (M) I 231), vì thách thức uy quyền của Ðức Phật (S I 50-51) hay không bố thí cho vị bà la môn điều ngài yêu cầu (Sn 983) nơi khác người ta lại cho rằng đầu của chúng ta có thể vỡ làm hai (D I 143. iii 19; S ii 220; Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 173; Dhp 72) hoặc giả vỡ làm trăm làm ngàn mảnh nếu có người nào đó cố gây cản trở trên đường vị Như lai khất thực. (Miln 157). Trong D I 94tt Trung Bộ Kinh (M) I 231 người ta cũng kể lại rằng chính Dạ xoa Vajirapani (lòi tói trong tay) đã đập vỡ đầu kẻ mà MA ii 277 đồng nhất với dạ xoa – Chú giải Dial I 1162 và MLS I 2852 và cũng xin đọc J I 54, iv 320, v 33 92 493. [626]. Chú giải Se Be giải thích là dosaṃ; còn bản văn lại bỏ qua. [627]. Bản văn đã bắt đầu một đoạn mới ở đây nhưng không chính xác. [628]. Chú giải Se Be giải thích là sappitikā còn bản văn ghi là sapitikā; không thấy liệt kê trong PED hay Childers. [629]. Chú giải Se Be giải thích là pitari me khamā pi te khamissami còn bản văn ghi là pitari me khamā pi te khamāpessāmi; SOM 301 lại công bố sai lầm rằng toàn bộ các bản văn đều giải thích giống nhau. [630] Vivate; xin đọc Nett 113; vattaṃ saṃsāro vivaṭṭaṃ nibbānaṃ. Nàng được nói bóng gió với sự thể vì là đồ đệ bậc thánh nàng phải trải qua một cuộc tái sanh thánh (xin đọc Chú giải VvA 195) việc tái sanh thiêng liêng chỉ xẩy ra nhờ lắng nghe Phật Pháp nơi Ðức Phật mà thôi, vì vị đồ đệ có thể nói về mình như sau. “ta chính là con cái của Ðức Phật , xuất phát từ miệng người tức là Pháp sanh, do pháp tạo ra, là kẻ thừa tự Phật Pháp.” [631]. Chú giải Se Be giải thích là khamāpite pana ahaṃ (Se pan’ āhaṃ) khamissāmi còn bản văn ghi là khamaāpite pana ahaṃ (Se pan ’ahaṃ) khamāpessāmi. [632]. Chú giải Be giải thích là –paricārikitthiyo ānāpetvā còn bản văn ghi là–parivārakitthiyo ānāpetvā. Se –parivārakitthiyo ānāpetvā. [633]. Chú giải Se Be giải thích là c ’eva sūpeyyaāni ca; còn bản văn lại bỏ qua. [634]. Chú giải Se Be giải thích là viheṭhayamānā còn bản văn ghi là viheṭhiyamānā. [635]. Chú giải Se Be giải thích là khamāpitesu còn bản văn ghi là khamā pi tesu. [636]. Chú giải Se Be Dhp 223 giải thích là akkodhena còn bản văn ghi là akidhena. [637]. Chú giải Be Dhp 223 giải thích là saccenaālikavaādinaṃ (Se saccena alikavaādinaṃ) còn bản văn ghi là saccenālikavādinaṃ. Theo Radhakrishnan tr. 131 có một đoạn kệ tương tự như vậy cũng được tìm thấy trong tập Mahābhārata – Udyogaparva 38.73,74; akrodhena jayet krodham asādhuṃ sādhunā jayet/ jayet kadaryaṃ dānena satyenālīkavādinaṃ. a. Dhp 223 [638]. Chú giải Se Be giải thích là akkodhena còn bản văn ghi là akodhena. [639]. Chú giải Se Be giải thích là sassu còn bản văn ghi là sasurī. [640]. Chú giải Se Be giải thích là pañcasatāparivārā còn bản văn ghi là pañcasatagaṇikaparivārā; không có bất kỳ chi tiết nào trong câu chuyện gợi ý cho thấy năm trăm người này là các gái điếm cả. [641]. Chú giải Se Be giải thích là Tāvatimsabhavane còn bản văn ghi là Tavatiṃse. [642]. Bản văn Se ghi thêm abhikkantena vaṇṇenā ti ādi-gāthāhi đây; Chú giải Be lại bỏ qua. [643]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là osadhī còn bản văn ghi là osadhi. [644]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy với đoạn văn vần tiếp ngay sau đoạn kệ đó. [645]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là akkodhanā còn bản văn ghi là akodhana. [646]. Chú giải Se Be Vv giải thích là ahaṃ còn bản văn ghi là niccam (Te nicc’) . [647]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là cātuddasiṃ còn bản văn ghi là catuddasiṃ. [648]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là pāṭihāriya- còn bản văn ghi là pāṭihārika-; xin ọc EV ii 67tt để biết có cuộc thảo luận về đoạn kệ này. [649]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là āvasām’ ahaṃ còn bản văn ghi là āvasām’imaṃ; SOM 31 giải thích đoạn này như thể nàng bị kiểm tra và mở tay khi nào đến thiên cung của nàng hơn là trong tiền kiếp điều đó có liên quan đến câu trả lời của nàng. [650]. Chú giải Be giải thích là yā ca; còn bản văn Se lại bỏ qua. [651]. Chú giải Se Be giải thích là usūyana- còn bản văn ghi là usuyya- [652]. Chú giải Be giải thích là tāvakālikādi- còn bản văn ghi là tāva kālikādi-; Chú giải Se không chắc chắn về điểm này vì từ này đã dàn ra trong hai dòng, và chỉ ngưng lại ngay tại vị trí xung yếu mà thôi. [653]. Có là đây là cách ám chỉ về năm loại keo kiệt bủn xỉn được liệt kê trong D iii 234. [654]. Paccaya-samavāye. Rất có thể đây là hai mươi tư nhân quả (paccayas), hay là những nhân duyên, ấn định việc tái sanh. [655]. Chú giải Se Be giải thích là anukūlabhaāvena vase, còn bản văn ghi là anukūlabhāven’ eva. [656]. Chú giải Se Be giải thích là dassenti; còn bản văn lại bỏ qua. [657]. Chú giải Se Be giải thích là taṃ còn bản văn ghi là yaṃ. [658]. Chú giải Se Be giải thích là dassetuṃ còn bản văn ghi là dassentī. [659]. Chú giải Se Be giải thích là ettha cā ti vacanaseso còn bản văn ghi là vacanaseso; bản văn Pali đòi hỏi ghi thêm ca sau từ atthami nhưng không ảnh hưởng gì tới bản dịch. Phần còn lại của từ này lại là cách khác để nói “những từ này được hiểu như vậy.” [660]. Chú giải Se Be giải thích là paṭiharaṇakapakkhan ca còn bản văn ghi là paṭiharitabbapakkhañ ca. [661]. Chú giải Se Be giải thích là paṭiharitabbaṃ pakkaṃ còn bản văn ghi là paṭiharitabbapakkhaṃ. [662]. Chú giải Se Be giải thích là cātuddasī- còn bản văn ghi là cātuddasi-. [663]. Chú giải Se Be giải thích là pāṭipadā sattamī còn bản văn ghi là pāṭipadasattami. Theo ngài ṇamoli luật Bát quan trai giới được nắm giữ vào đầu tháng, vào ngày trăng tròn dần, vào ngày trăng tròn (rằm) và ngày trăng khuyết còn một nửa….những ngày trăng chỉ có hai phần tư được gọi là ngày ‘thứ tám trong tháng” và ngày trăng tròn là ngày thứ “mười lăm” (có nghĩa là 15 tháng ta) và ngày cuối cùng của con trăng. Ngày có trăng mới ta gọi là ngày thứ “mươi bốn” là ngày thứ hai trong tháng và ngày thứ tư của mùa trăng ( có nghĩa là mười bốn ngày trước trăng rằm) những ngày khác ta gọi là ngày “mười lăm”. Ðiều này bù lại những đặc tính bất qui tắc của tháng âm lịch (xin đọc Thanh Tịnh Ðạo 1510). Như vậy ta nói đến những ngày mười bốn và ngày rằm không nên coi đó làm cách tham khảo dành cho những ngày kế tiếp; cho dù có đôi điều ngược lại với những gì ngài ṇamoli chủ trương tại Ceylon cho rằng, ngày mười lăm có nghĩa là mỗi ngày rằm, trong khi đó ngày mười bốn là ngày trăng mới. Những ngày trăng khuyết là ngày thứ bảy và ngày thứ chín và ngày ngược lại. ngày trăng mới vào ngày thứ mười ba và ngày đầu tiên trong nửa đầu tháng âm lịch. Hình như ngài Dhammapāla không nói nhiều về những ngày ngược lại với ngày rằm rơi vào ngày thứ mười bốn cuối tháng âm lịch và ngày đầu tiên của tháng. Ðể có một cách giải thích theo phong cách riêng về ngày Bát quan trai giới xin đọc J Przyluski, “ Uposatha" trong tạp chí IHQ XII Pt 3 1936 tr. 383-390. [664]. Chú giải Se Be giải thích là sappaṭhārikesu sabbesu còn bản văn ghi là sabbesu pāṭihārikesu aṭṭhasu. [665]. Trong hoàn cảnh như vậy ta nên hiểu rằng, bằng cách “thực hiện kiềm chế theo giới luật” có nghĩa là trong việc tu luyện phẩm hạnh của mình nàng đã kiềm chế theo giới luật có nghĩa là các giới luật này đã hạn chế phẩm hạnh của nàng. [666]. Chú giải (Se) Be giải thích là aññtaradvāra(p)pavattā còn bản văn ghi là aññtaraṃ dvārappavattā; xin đọc Chú giải DA 69 để có cách giải thích tương tự. [667]. Chú giải Se Be giải thích là viratā ti còn bản văn ghi là viratā. [668]. Chú giải Be DA 72 giải thích là visaṃvādakakāyavācipayoga còn bản văn ghi là visaṃvādakatāya vācipayoga- [669]. Xin đọc Thanh Tịnh Ðạo 16543 [670]. Chú giải Se Be giải thích là tadaādaāyaka- còn bản văn ghi là tadā dayaka- [671]. agamaniyaṭṭhane, hiểu theo nghĩa đen có liên quan đến địa điểm không nên lui tới (để giao cấu ăn chơi trụy lạc). [672]. Ðiều này cũng xuất hiện trong Vin iii 139 và nhiều phạm trù đa dạng đã được thảo luận ở đây trong phần chú thích trong B Disc I 236tt. Xin đọc Chú giải Trung Bộ Kinh (M) I 286= iii 46= Tăng Chi Bộ Kinh (A) v 264. [673]. Chú giải Se Be giải thích là dhanakkītā còn bản văn ghi là dhanakkitā. [674]. Chú giải Se giải thích là obhatacumbatā. Be giải thích là obhaṭacumbatā, còn bản văn ghi là obhatacumbatā. Tỳ khưu lấy một bác nước đưa cho người vợ cả cô dâu và chú rể đều nhúng tay vào bát nước đó. Bát nước là một đồ vật rất có ý nghĩa trong lễ cưới theo tục lệ Hindu; trong khi đó tục lệ dội nước thường là do người chú hay một họ hàng lớn tuổi, rẩy trên tay cô dâu chú rể chắp lại với nhau vẫn thấy xẩy ra tại Ceylon. Miếng đệm đặt trên đầu để đội vật dụng hay bình nước được gỡ ra và việc này tượng trưng cho việc nâng địa vị của cô dâu ra khỏi hàng ngũ tôi đồi. (NAJ). [675]. Chú giải Se Be giải thích là dhajāhaṭā còn bản văn ghi là dhajā haṭā; nàng bị bắt sau một trận đánh với kẻ thù (NAJ) [676]. Về mười điểm này xin đọc Vin iii 139tt và những chú thích trong B Disc i 238. [677]. Chú giải Se Be giải thích là giải thích là itthisu còn bản văn ghi là itthīnaṃ. [678]. Asaddhamma-; xin đọc CPD sv. [679]. Mười loại thức uống này cũng được tìm thấy trong Td Khpa 26 và Vin iv 110 – xin đọc các chú thích trong B of Disc. ii 385. điều pha chế với những đồ gia vị chính là cách pha chế bao gồm đồ gia vị và những phụ da khác như vậy (NAJ) và có thể coi đó như là một thứ rượu pân. Nghĩa sambhara được coi như là đồ gia vị không thấy được liệt kê trong PED. [680]. Majja, từ chữ √mad và với một phạm vi rộng về nghĩa bao gồm cả những điều như niềm vui vẻ, tình cảm nồng nàn, ước muốn sắc dục và ăn uống quá độ, kiêu hãnh và kiêu mạn v.v…xin đọc mada phệ đà, madya. [681]. Chú giải Se Be giải thích là sikkhitabbapadam. Còn bản văn gho là sikkhitbhapadāni [682]. Chú giải Be giải thích là sikkhākoṭṭhāso. Chú giải Se giải thích là sikkhākiṭṭhaso, còn bản văn ghi là sikkhākoṭṭhāsā. [683]. Chú giải Se Be giải thích là sikkhānaṃ padattā. còn bản văn lại bỏ qua. [684]. Chú giải Be giải thích là patiṭṭhaānaṭṭhena còn bản văn ghi là patiṭṭhaṭṭhena. [685]. Nói một cách chính xác mười điểm tu tập (sikkāpadaṃ) đó là kiềm chế không (1) sát sanh; (2) không trộm cắp; (3) không phạm tà hạnh về tham dục giác quan; (4) không nói dối; (5) không dùng những đồ gây nghiện như rượu mạnh, rươu vang v.v…(6) không ăn sau bữa trưa.(7) không tham gia nhảy đàm, ca hát và biểu diễn nhạc; (8) không sử dụng những giường ngủ cao và rộng; và (10) không nhận vàng bạc (td Khp II1-10). Mười giới luật mặt khác lại bao gồm kiềm chế khỏi ba loại tà hạnh (= (1) -(3) ở trên), kiềm chế bốn loại ngụy ngôn hạnh: (4) nói dối; (5) vu khống; (6) nói lời thô lỗ; và (7) nói lời phù phiếm và kiềm chế khỏi ba loại tà tâm hạnh: (8) tham lam (9) ác tâm và (10) tà kiến (được đề cập đến trong td. M. I 315). Tuy nhiên đã trở thành thói quen dể sử dụng từ paññasīla, hay ngũ giới để ám chỉ sikkhāpadas (1)-(5) đây là những giới luật buộc mọi thiện nam tín nữ đều phải nắm giữ , từ aṭṭhapadas hay tám giới luật ám chỉ đến sikkhāpadas (1)-(9) – (7) và (8) ược pha lẫn với nhau và được gọi là thất giới luật - đây chính là luật “Bát quan trai giới” chỉ các Phật tử nắm giữ mà thôi vào ngày Bát quan trai giới mà thôi., và cách diễn tả dasasīla, hay là thập giới, để ám chỉ mười sikkhāpadas tất cả chư vị Tỳ khưu chư vị Tỳ khưu ni và chư vị Sa-di (và cả những Phật tử chọn nắm giữ thập giới này.) [686]. Ta chỉ có thể thấu triệt Khổ Ðế với kiến thức am hiểu toàn diện về đau khổ, khởi sanh qua việc diệt khổ của chính chúng ta, diệt khổ bằng cách tự cảm nghiệm được đau khổ đó và chánh đạo qua tu tập; xin đọc Thanh Tịnh Ðạo xxii 92 để biết thêm chi tiết. [687].Kittimato; không thấy liệt kê trong PED và Childers sv kittimā. [688]. Chú giải Se Be giải thích là kāraṇa- còn bản văn ghi là karaṇa- [689]. Chú giải Se Be giải thích là sakan ti còn bản văn ghi là sakan ti ca. [690]. Chú giải Se Be giải thích là kammassakatāya còn bản văn ghi là kammassa katāya. b. S i 93 [691]. Chú giải Se Be giải thích là akkodhanā còn bản văn ghi là akodhanā. [692]. Chú giải Se Be giải thích là kittimatī còn bản văn ghi là kittimantī. [693]. Chú giải Se Be giải thích là vā còn bản văn ghi là ca. [694]. Chú giải Se Be giải thích là yasaparivārena còn bản văn ghi là yasasā parivarena. [695]. Phalūpacārena – xin đọc Chú giải Thanh tịnh Ðạo, chú thích tr 867; ý nghĩa upacara này không thấy liệt kê trong PED nhưng xin đọc SED sv và tự điển Tiếng Anh-Pali sv ẩn dụ. Chính là cách sử dụng ẩn dụ về nguyên nhân và hậu quả, có nghĩa là, chúng ta nên đề cập đến chánh quả của phước đức đơn giản chỉ là phước đức; cũng giống như vậy đối với nghiệp chướng (kamma) – xin ọc Chú giải VvA 127. [696]. Hơn thế nữa, điều này không áp dụng vào trường hợp của Uttara là một đồ đệ đã trải qua kiếp phàm (S iii 225) và phải có một cách ứng dụng khác. c. D iii 58 [697]. Cũng được trích trong PvA 8, 120 và trong VvA 127 dưới đây. [698]. Samuccinoti; không thấy liệt kê trong Childers, PED và ÐE. [699]. Chú giải Se Be giải thích là ariyasāvik ā – còn bản văn ghi là ariyasāvika- [700]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là kā. Chuyện kể này cũng xuất hiện trong DhpA iii 104-109. [701]. Xin đọc B Disc i 114. , ii 3132 [702]. Chú giải Se Be giải thích là sa; còn bản văn lại bỏ qua. [703]. Chú giải Se Be giải thích là Sirimāya; còn bản văn lại bỏ qua. [704]. Tuy nhiên một suy nghĩ như vậy chẳng nên khơi dậy trong lòng một vị Tỳ khưu nhiệt tình ngài chỉ dùng vật thực không một chút thiên vị chỉ để duy trì cuộc sống mà thôi để có thể kết thúc con đường ngài đã bắt đầu – xin đọc td. Trung Bộ Kinh (M) I 355, iii 23. 134 v.v… [705]. Chú giải Se Be giải thích là pahoti tassā còn bản văn ghi là pahoti. Tassā. [706]. Chú giải Se Be giải thích là tattha; bản văn lại bỏ qua. [707]. Xin đọc SOM 332.3.4 ; BL ii 332 đã coi đoạn văn này hơi khác một chút. Tôi nghi là từ saṅghatthero không những chỉ có nghĩa là vị trưởng lão lớn tuổi nhất đã đến dùng bữa nơi nhà của Sirima, như trong SOM 334 đã gợi ý như vậy, nhưng còn là vị cao nhiên nhất trong toàn bộ các Tăng Ðoàn tại địa phương đó, vì thực chất là ngài thuộc thiền viện cách xa ba do tuần (có lẽ độ 48 dậm) cách xa nhà của Sirima chắc chắn đã ngăn cản điều này vì thực chất là ngài đã phải di chuyển cả đêm để đến địa điểm này (hình như là một thiền viện khác) là nơi thẻ được phát ra. Hơn thế nữa có điều rõ ràng là trong siêu tập này sangha không luôn luôn có nghĩa là tăng đoàn chư vị Tỳ khưu như là một đoàn chư tăng duy nhất nhưng chỉ là một nhóm phụ mà thôi. Như trường hợp ta nói tới Ðức Phật có một tăng đoàn rất đông chư vị Tỳ khưu đi kèm. [708]. Chú giải Be giải thích là pakkami còn bản văn Se ghi là pakkami. [709]. Chú giải Se Be giải thích là gaṅtvā; còn bản văn lại bỏ qua. [710]. Xin đọc SOM 335 [711]. Chú giải Se Be giải thích là pavesetvā còn bản văn ghi là pavisetvā. [712]. Chú giải Se Be lại thêm bhattassa vào đây; bản văn lại bỏ qua. [713]. Chú giải Se Be giải thích là yācanto còn bản văn ghi là yācento. [714]. Chú giải Se Be giải thích là atikkantā còn bản văn ghi là abhikkantā. [715]. Chú giải Se Be giải thích là puḷavakā còn bản văn ghi là abhikkantā. [716]. Chú giải Se Be giải thích là vaṇamukhehi còn bản văn ghi làpuḷuvakā. [717]. Giai đoạn chương sình lên và có dòi bọ rúc rỉa là ahi trong số mười giai đoạn thối rữa của xác chết. Giai đoạn giòi bọ rúc rỉa giống như một đống cơm thiu (Thanh Tịnh Ðạo vi 77). Dạng thứ mười trong số mười chủ đề thiền (kammatthana) được mô tả chi tiết trong Thanh Tịnh Ðạo vi 1-49. [718]. Chú giải Se Be giải thích là geharakkhaṇakadārake còn bản văn ghi là geharakkhike dārake. [719]. Chú giải Se Be giải thích là aṭṭha kahāpaṇā còn bản văn ghi là aṭṭhakahāpaṇo. [720]. Dahara; iều này không ăn khớp với tính chất cao niên của ngài như đã nói đến ở trên. [721]. Chú giải Se Be giải thích là patte malam pi uṭṭhahi còn bản văn ghi là malaṃ pi, na uṭṭhahi; SOM 34 lại chọn theo như bản văn ở đây. [722]. Chú giải Se Be giải thích là vuttapade còn bản văn ghi là vuttasadde. [723]. chātaṭṭho; Chú giải Se Be giải thích là chaātajjhatto, về điểm này xin đọc VvA 293 n 3. [724]. Chú giải Se Be giải thích là Satthaā Sirimaṃ còn bản văn ghi là Sirimaṃ satthā. [725]. Chú giải Se Be giải thích là āma gamissāmi còn bản văn ghi là āgamissāmi. [726]. Chú giải Se Be giải thích là thavikāya pakkhipitvā bhikkhusaṅghena còn bản văn ghi là saṃghena. [727]. Chú giải Se Be giải thích là upāsikāparisā pi; còn bản văn lại bỏ qua. [728]. Chú giải Se Be giải thích là ek’ ekapasse còn bản văn ghi là ek’ ekena passena. [729]. Chú giải Be giải thích là kaniṭṭhabhaginī còn bản văn Se ghi là bhaginī. [730]. Chú giải Se giải thích là aḍḍhaṃ osādehi còn bản văn Se ghi là agghaṃ osāpehi. Be giải thích là agghaṃ ohāpehi. [731]. Chú giải Se Be giải thích là kañci còn bản văn ghi là kiñci. [732]. Chú giải Se Be giải thích là vīsati; còn bản văn lại bỏ qua. [733]. Các đồng tiền kahāpaṇa. māsaka và kākaṇikā là những đồng bạc cắc có giá trị từ lớn xuống nhỏ. Ðồng cắc kahāpaṇa thường được đúc bằng đồng, đôi khi bằng bạc cà ít khi bằng vàng; giá trị của đồng cắc này được xác định ở mức độ tùy theo bối cảnh khác nhau – td. Nộp phạt hết tám kahāpanas, cuộc bố thí của nàng Sirima có giá trị khoảng độ mười sáu kahāpanas, còn khả năng thu nhập của một cô gái điếm lên tới một ngàn kahāpanas một ngày. Một ngàn kahāpanas cũng là một khoản tiền bố thí cho một thầy ẩn sĩ như ghi trong VvA 229 dưới đây. về đồng māsaka xin đọc B Disc i 721 theo như J I 112 một nửa đồng māsaka thì không có giá trị gì nhưng một số cho rằng chỉ có giá trị để siêu tầm mà thôi. – PvA 202. 282; trong khi đó đồng cắc kākaṇika đây hình như tương đương với một nửa đồng masāka. [734]. Chú giải Se Be giải thích là ti còn bản văn ghi là di. [735]. Xin đọc Chú giải MLS ii 2584 [736]. Chú giải Se Be giải thích là addhuvam. Còn bản văn ghi là adhuvaṃ. a. Trung Bộ Kinh (M) ii 64- Dhp 147=Thag 769. [737]. Xin đọc Chú giải chú thích trong MLS ii 258. EV i 236. [738]. Olokenti. Rất có thể chỉ hiểu theo nghĩa đen ở đây mà thôi; thường được dịch là ‘quan sát” [739]. Trong Tăng Chi Bộ Kinh (A) i 24 Vangisa là thủ lãnh của những người có ý tưởng đó nổi lên: đoạn kệ của ngài xuất hiện trong Thag 1209. xin cũng đọc S i l85-196. DhpA iv 2250228 và VvA 159 dưới đây. [740]. Chú giải Se Be Vv giải thích là aghasigamā còn bảnvăn Te gho là aghasi gamā. [741]. Chú giải Se Be Vv giải thích là pañcarathāsatā còn bản văn Te ghi là pañca rathā satā. [742]. Trong trường hợp đó ta có thể giải thích ý nghĩa của đoạn kệ: Ôi những con ngựa kéo của ngươi hoàn toàn thích hợp… [743]. Chú giải Se Be giải thích là vā; còn bản văn lại bỏ qua. [744]. Trong trường hợp đó ta có thể giải thích ý nghĩa đoạn kệ: Ôi cặp ngựa của nhà ngươi… [745]. saṃsaṭṭhā, rất có thể là đã được thuần hóa. [746]. Chú giải Se Be giải thích là pakatiyā ’va còn bản văn ghi là pakatiyā idh’eva. [747]. Chú giải Se Be giải thích là vehāsaṃgamā còn bản văn ghi là vehāsaṃ gamā [748]. Chú giải Se Be giải thích là balavanto còn bản văn ghi là balino. [749]. Cõi thứ năm cao nhất nơi những cõi devalokas trong cuộc sống phạm thiên. [750]. Vibhatti-alopo; tất cả các bản văn cũng giải thích như vậy. xin đọc Chú giải VvA 111. [751]. Taṃ; Chú giải Be bỏ qua. [752]. Chú giải Se Be giải thích là vā; còn bản văn bỏ qua. [753]. Chú giải Se Be giải thích là jotiriva còn bản văn ghi là jotidīpaṃ. [754]. Chú giải Se Be giải thích là cā; còn bản văn lại bỏ qua. [755]. Chú giải Se Be giải thích là samantato còn bản văn ghi là samantā. [756]. Chú giải Se Be giải thích là ca; còn bản văn lại bỏ qua. [757]. Alāmakadassane. Hiểu theo nghĩa đen là Ôi đấng rất đáng kính trọng, cũng như anomadassane hiểu theo nghĩa đen là Ôi đấng tối cao và như vậy ta nên hiểu là đấng tối cao; xin đọc Chú giải ta cũng có thể diễn tả tính chất hấp dẫn của điều gì đó bằng cách nói rằng điều đó quả không đến nỗi tồi. [758]. Chú giải Se Be giải thích là upagañchi còn bản văn ghi là upagacchi. [759]. Chú giải Se Be giải thích là sa; còn bản văn lai bỏ qua. [760]. Chú giải Vv giải thích là anuttaraṃ ( Chú giải Se Be giải thích là ’nuttaraṃ) còn bản văn ghi là ’nuttarā, Te anuttara. [761]. Chú giải Se Be giải thích là kāmūpabhogehi còn bản văn ghi là kāmupabhogehi. [762]. Chú giải Se Be giải thích là tato kāyā. Còn bản văn ghi là. Tathā. [763]. Chú giải Be giải thích là devatā ti nimmāratidevatā (Se-ratī-) còn bản văn ghi là devatā. [764]. Trong các bản Kinh bộ Pali các cõi chư thiên Nimmānaratī, là cõi thiên cao nhất thứ năm thuộc cõi nghiệp chướng (kāmāvacara), hoàn toàn tách biệt khỏi cõi chư thiên Paranimmitavasavattī, là cõi chư thiên thứ sáu và là cõi cao nhất nơi cõi đó, sự kết hợp của ngài Dhammapāla về hai nhóm này hình như đã rõ ràng và không được giải thích, có thể noi hơi kỳ cục. [765]. Chú giải Se Be Vv giải thích là ācari ’dha, còn bản văn ghi là acār ’idha. Chú giải Te giải thích là ācari idha. [766]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là sugatigatāsi còn bản văn ghi là suggati gatāsi. [767]. Trong trường hợp đó ta có thể giải thích đoạn kệ là…Ngươi đã thực hiện nghiệp gì trong quá khứ? [768]. Chú giải Se Be giải thích là asi còn bản văn ghi là āsi. [769]. Chú giải Se Be giải thích là parivāritā còn bản văn ghi là parivutā. [770]. Chú giải Se Be giải thích là anusiṭṭhiyaṃ còn bản văn ghi là anusaṭṭhīyaṃ; từ anusiṭṭhī không thấy được liệt kê trong tự điển PED nhưng xin đọc Chú giải CPD sv. [771]. Anuddesikavasena, từ này không thấy liệt kê trong tự điển PED. Xin đọc Chú giải VvA 241. [772]. Chú giải Se Be giải thích là sayambhuñāṇena còn bản văn ghi là sayambhūāṇena; xin đọc Chú giải n. 105. [773]. Không phải “trên một ngọn núi’ như đã được ghi trong SOM 36; xin đọc Chú giải tập Chú giải dưới đây, những gì còn để lại trong tập Chú giải cổ về Rājagaha được tìm thấy, giống như một cổ bản đối chiếu hiện đại gần đây về thành phố Rajir trong một thung lũng bằng phẳng đi dọc theo một số dẫy núi. [774]. Chú giải Se Be Vv giải thích là adesayī cò bản văn Te ghi là adesayi. [775]. Chú giải Se Vv giải thích là dukkhanirodhasassataṃ (Be –nirodha sassataṃ) còn bản văn Te ghi là -nirodhaṃ sassataṃ. [776]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là amatapadaṃ; còn bản văn ghi là amataṃ padaṃ; việc làm thể hiện Tứ Diệu Ðế đi kèm với việc lắng nghe điều Bất Tử, nhờ đó những chúng sanh được gọi là chư vị đồ đệ hay người lắng nghe Phật Pháp. Như vậy chính vào lúc Ðức Phật khởi động Chuyển Pháp Luân trong bài thuyết pháp đầu tiên ngài đã diễn tả điều này bằng tiếng trống Bất Tử (Vin i 8 = Trung Bộ Kinh (M) i 17), âm thanh này cũng được gọi là parato ghosa, là âm thanh phát ra từ thế giới bên kia. (Trung Bộ Kinh (M) I 294; Tăng Chi Bộ Kinh (A) I 87). Ðể đọc bài thảo luận về vấn đề này xin đọc Mặc khải chư thiên nơi Phật Giáo Pali (Divine Revelation in Pali Buddhism, London, 1986, tr 45-55. [777]. Chú giải Se Be Vv giải thích là Tathāgatass’ còn bản văn Te ghi là Tathāgatassa. [778]. Chú giải Se Be Vv giải thích là virajapadaṃ còn bản văn Te ghi là virajaṃ padaṃ. [779]. Chú giải Se Be Vv giải thích là Tathāgatass’ còn bản văn Te ghi là Tathāgatena. [780]. samatha (thiền định) . [781]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là amatavaraṃ còn bản văn ghi là amataṃ padaṃ nhưng tập Chú giải lại không đá động gì đến vấn đề sau này rất có thể giống như cách giải thích của ngài Dhammapāla đang có trong tay. [782]. Chú giải Se Be Vv giải thích là amatadas’ amhi còn bản văn Te gho là amataras’ amhi. [783]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là muditaman’ còn bản văn ghi là moditaman’. [784]. Là nơi nhiều chư vị Ðộc Giác Phật lui tới khi họ đi lên núi và từ đó biến mất khỏi tầm nhìn của chúng ta, chính vì thế mà chúng sanh gọi đó là isī gilati, nuốt chửng các vị ẩn sĩ. Xin đọc Trung Bộ Kinh (M) iii 68-71 và PPN i 319. Tuy nhiên tên này rất có thể xuất xứ từ isi+giri (ngọn núi) –(NAJ) đối với vị Ðộc Giác Phật, xin đọc luận án tiến sĩ của M. Wilshire. The Origin of the Ðộc Giác Phật Concept, ược trình lên Ðại học Lancaster. 1980. [785]. Về ba ngọn núi này xin đọc DPPN svv. [786]. Ngọn núi Kền Kền nổi tiếng trên đó người ta kể lại rằng Ðức Phật đã công bố rất nhiều Kinh Phật (chủ yếu là Kinh Ðại Thừa). Rất nhiều ngọn núi vây quanh thành Rājagaha đã trở thành thánh địa và một vài ngọn núi ngày nay đã trở thành những điểm hành hương quan trọng đối với cả những tín đồ Na-Kỳ giáo và cả tín đồ Phật giáo nữa. [787]. “Vây quanh là những ngọn đồi”; xin đọc MLS i 393 và PED sv. [788]. Vatthuvijjā - xin đọc D i 9. S iii 239, Thanh Tịnh Ðạo viii 156 và những chú thích trong Dial i 182, KS iii 1902; điều này liên quan đến việc xác định ảnh hưởng đến tinh thần tại địa phương như thế nào – xin đọc D ii 87. Dial ii 922 và Ud 88 – cũng như những thuộc tính khác nữa. [789]. Upaṭṭhāyikā; không thấy liệt kê trong PED nhưng xin đọc Chú giải Childers sv. [790]. Chú giải Se Be giải thích là –paricariyāya còn bản văn ghi là –paricaritāya. [791]. Cả hai động từ này đều xuất phát từ √sri trong khi đó siri lại xuất phát từ √srī, cho dù từ thứ nhất rất có thể lại liên quan đến từ thứ hai (xin đọc SED sv srī); cách chơi chữ này không thể duy trì được trong bản dịch. [792]. Chú giải Se Be giải thích là katapuññchi còn bản văn ghi là katapuññena. [793]. Chú giải Se Be giải thích là aññasuṃ còn bản văn ghi là aññaṃsu. [794]. Jeṭṭhako, cũng được dịch là “ngươi lớn tuổi nhất” hay ‘người nổi tiếng nhất”. [795]. Theo những vị diễn giải Kinh Tạng thì usabha, vasabha và nisabha là ba loại bò mộng; xin đọc Chú giải SnA 40 để biết thêm những chi tiết tương đồng. [796]. Pāsādiko, rất có thể là cách ‘truyền cảm hứng đức tin’ [797]. Chú giải Se Be giải thích là uppīletvā còn bản văn ghi là uppīlitvā. [798]. Xin đọc chi tiết trong Trung Bộ Kinh (M) i 69-71; xin đọc Chú giải chú thích trong MLS i 93-95. [799]. Xin đọc chi tiết trong Trung Bộ Kinh (M) i 71-72. [800]. Xin đọc chi tiết trong Trung Bộ Kinh (M) i 72. [801]. Vị hữu học (sekha) (cần huấn luyện) được coi như là nguời có tứ thánh đạo về Nhập lưu, Nhất Lai, Bất Lai và A-la-hán và thêm vào đó được coi như là người đã được an trú nơi bất kỳ ba thánh quả thuộc ba bậc Nhập lưu, Nhất Lai và Bất Lai. Trong khi đó vị Thánh (asekha) là người được coi như đã an trú nơi thánh quả A-la-hán. Họ tụ tập lại cùng nhau tạo thành Sāvakasaṅgha (Tăng Ðoàn các đồ đệ thánh) thuộc những kẻ đang thực hiện Bát Chánh Ðạo. Tuy nhiên rất có thể trước tiên những thánh quả nhập lưu, nhất lai, bất lai và A-la-hán cũng được coi như có cùng giá trị và là những mục tiêu khác thuộc thánh đạo này khi những kẻ tu tập bất kỳ một trong bốn thánh quả này cũng được coi như là chư vị có học (sekhas) trong khi họ đã an trú nơi những thánh quả đó và như vậy họ đã tiến tới mục tiêu chánh đạo – như chư vị thánh vậy; xin đọc Chú giải My Divine Revelation in Pali Buddhism London, 1986, tr. 105 –130 để biết thêm bài thảo luận. [802]. Xin đọc D ii 122 , cũng như VvA 155 dưới đây để có những từ nguyên tương tự với isi xin đọc PvA 98, 163 và 265. [803]. Chú giải Se Be giải thích là vā; còn bản văn lại bỏ qua. [804]. Sayambhū, là tính ngữ ám chỉ Ðức Phật, hiểu theo nghĩa ngài là người đã khám phá ra Tứ Diệu Ðế không nhờ đến bất kỳ Ðạo Sư nào; xin đọc Chú giải N 73. [805]. Có nghĩa là, thị giác do khởi sanh pháp nhãn đem lại; việc diễn tả này xem ra trung thực – xin đọc td Trung Bộ Kinh (M) i 379tt, Ud 49tt [806]. Chú giải Se Be giải thích là dasseti; bản văn lại bỏ qua. [807]. Sankhārānaṃ. Hay là những “vật hữu vi”. [808]. Chú giải Se Be giải thích là pi vibhāvito còn bản văn ghi là vibhāvibhāvito. b. S iv 1 [809]. Xin đọc VvA 68 [810]. Rất có thể ba loại tham dục thì tham dục hiện hữu nơi cõi Dục giới (kāmāvacara), Sắc giới (rūpāvacara) và Vô sắc giới (arūpavacara) bậc bốn, bậc sáu và bậc bảy tương ứng thuộc mười samyojanas; xin đọc td Tăng Chi Bộ Kinh (A) v 17 và PED sv kāmarāga. [811]. Chú giải Se Be giải thích là idaṃ còn bản văn lại bỏ qua. [812]. Chú giải Be giải thích là ariyasaccaṃ còn bản văn Se ghi là ariyamaggaṃ. [813]. Chú giải Se Be giải thích là maggīyati còn bản văn ghi là maggīyatī ti. [814]. Nibbānatthikehi. [815]. Chú giải Se Be giải thích là amatapadaṃ còn bản văn ghi là amataṃ padaṃ. [816]. saddhammaṃ. [817]. Chú giải Se Be giải thích là saṃvutā còn bản văn ghi là susaṃvutā; xin đọc Chú giải tập Chú giải về đoạn kệ 6 ở trên. [818]. Chú giải Se Be giải thích là paṭiṭṭhitā còn bản văn ghi là thitā. [819]. Chú giải Se Be và đoạn kệ giải thích là āphusiṃ còn bản văn ghi là aphusiṃ. [820]. Chú giải Se Be giải thích là vūpasamanato còn bản văn ghi là vūpasamato. [821]. Xin đọc Chú giải n 125 về VvA 73 ở trên để được làm rõ thêm. [822]. Chú giải Se Be và đoạn kệ cũng giải thích như vậy còn bản văn ghi là sā eva. [823]. Chú giải Se Be giải thích là lokuttarasamādhiphusanā còn bản văn ghi là lokuttarā. [824]. Bất kỳ người nào khác với một đồ đệ là được; xin đọc td Trung Bộ Kinh (M) i 7 tt [825]. Ðối với điều thứ mười sáu xin đọc Trung Bộ Kinh (M) I 8. còn điều tám Dhs 1118. [826]. Chú giải Se Be ghi là sugatīhi còn bản văn ghi là sugatī hi. [827]. -sukhaṃ, nghĩa đen là hạnh phúc. [828]. Chú giải Se Be giải thích là amatadasā còn bản văn ghi là amatarasā [829]. Chú giải Se Be giải thích là nibbānadassāvinī còn bản văn ghi là nibbānarasāvinī. [830]. diṭṭhavatī, rất có thể hiểu theo nghĩa sau khi đã được hưởng Pháp nhãn chốc lát hơn là có được một cái nhìn tương tự như vậy một cách lâu dài. Xin đọc Chú giải Asl 242tt, 388tt [831]. Chú giải Se Be giải thích là catusaccadhammaṃ còn bản văn ghi là catusaccaṃ dhammaṃ. [832]. Từ sotāpanna, đa số đều coi như xuất phát từ chữ sota, là nguồn suối, chỉ trừ một số học giả phương tây, và được giải thích là “người Nhập Lưu” “người gia nhập dòng chảy” v.v…; chỉ có bà Rhys Davids lại chọn một cách khác, giải thích từ này không theo nghĩa đen nhưng tuy vậy lại duy trì được tốt hơn ý nghĩa là “người cải đạo” (td. Dial 1 200) xuyên suốt các tập Chú giải từ sota được giải thích như ở đây cũng như trong chánh đạo mà quan điểm của tôi không đưa ra được đủ bằng chứng để xác định ‘dòng suối” đã được dùng để ám chỉ từ sota hơn là các ý nghĩa khác nhau là ‘tai’ hay là ‘hành vi lắng nghe.’ Tuy nhiên nhiệm vụ trọng tâm được dùng để chỉ việc lắng nghe trong chu kỳ cải đạo – từ đó một người trở thành đồ đệ, hay người lắng nghe Phật Pháp – lại gợi ý ta nên cho ý nghĩa thứ hai để ám chỉ từ sota trong những bối cảnh như vậy và ý nghĩa lại giống như ‘một người đã chứng đắc’ (hay gia nhập vào) việc lắng nghe (được điều bất tử). để có được một cách thảo luận đầy đủ hơn xin đọc tác phẩm Divine Revelation in Pali Buddhism, london, 1986 tr. 130-136. nhìn chung ta bỏ qua từ này không dịch. [833]. Vinipāta, hay là tái sanh nơi địa ngục, thành súc sanh, thành ngạ quỉ hay nơi bất kỳ tái sanh nào được coi như là một trạng thái hư mất (apāya) hay là phải chịu định mệnh khổ sở; việc giải thoát này thì chư vị đồ đệ đều được hưởng. – td Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 378tt; Thanh Tịnh Ðạo xiii 92tt có đưa ra một định nghĩa không rộng rãi mấy. [834]. Chú giải Se Be giải thích là payirupāsituṃ còn bản văn ghi là payirupāsanaṃ [835]. Chú giải Se Be giải thích là buddhabhuddhasāvakānaṃ còn bản văn ghi là buddhasāvakānaṃ. [836]. Chú giải Se Be giải thích là payirupāsituṃ còn bản văn ghi là payirupāsanaṃ. [837]. Ở đây Chú giải Be giải thích là moditamanā; xin đọc Chú giải n. 84 [838]. Chú giải Se Be giải thích là anukampakaṃ còn bản văn ghi là anukaṃpakaṃ. [839]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là kā. [840]. Toạ lạc tại vị trí là thành phố Sarath hiện đại ngày nay, cách thành Benares khoảng độ sáu dậm, và là vị trí Ðức Phật đã thực hiện bài thuyết pháp đầu tiên, thành phố có tên gọi như vậy là có nhiều vị Ðại Hiền Trí [isi], di chuyển trên không trên đường (từ dẫy núi Himalaya), đậu xuống [patana]vị trí này hay khởi đầu từ vị trí này họ thực hiện chuyến di chuyên trên không trung.” – DPPN i 324; chính vì thế đây là bãi đáp của các vị ‘ẩn sĩ’. Có một số chuyện thần thoại Phật Giáo viết bằng tiếng Phạn lại nói khác, cho là thành phố này chính là vị trí để cho các vị Rishis thuyết pháp (vadana) – xin đọc Chú giải DHSD sv rsipatana [841]. Chú giải Se Be giải thích là kho pana samayena sambahulā; còn bản văn lại bỏ qua. [842]. Chú giải Se Be giải thích là pinḍāya còn bản văn ghi là pāvisiṃsu. [843]. Chú giải Se Be giải thích là ca; còn bản văn lại bỏ qua. [844]. Chú giải Se Be giải thích là pāsādikā; còn bản văn lại bỏ qua. [845]. Chú giải Se Be giải thích là yeva; con bản văn lại bỏ qua. [846]. Chú giải Se Be giải thích là deseti còn bản văn ghi là desesi. [847]. Chú giải Se Be giải thích là majjhekalyānaṃ còn bản văn ghi là majjhe kalyāṇaṃ. [848]. Theo cách chấm câu trong Chú giải Be; SOM 38 lại coi cách chấm câu này hơi khác. liên quan đến attha (tầm quan trong thực tế) và vyanjana (sắc thái ý nghĩa) xin đọc A.K. Coomaraswamy, “một số từ Pali” trong HJAS IV 1939 171-181. [849]. Chú giải Se Be giải thích là pakāseti còn bản văn ghi là pakāsesi. [850]. Chú giải Se Be giải thích là Sakyasamaye còn bản văn ghi là Sakyakulasamipe; SOM 38 chọn bản văn. Samaya, là hệ thống triết học hay tôn giáo cũng xuất hiện trong phần giới thiệu và được giải thích là ý kiến (v.9) [851]. Chú giải Se Be giải thích là nekkhamme ca còn bản văn ghi là nikkhame; cách diễn ta xem ra có cơ sở và tạo thành một phần của bài thuyết pháp tiếp theo – xin đọc Chú giải Trung Bộ Kinh (M) i 379 v.v… [852]. Chú giải Se Be giải thích là diṭṭhadhammikaṃ samparāyikañ ca còn bản văn ghi là diṭṭhadhammakasamparāykañ ca. [853]. Chú giải Se Be giải thích là vutte guṇānisamse còn bản văn ghi là vuttaṃ guṇānisaṃsaṃ. [854]. Chú giải Se Be giải thích là samādinnasīlā còn bản văn ghi là samādiṇṇasīlā. [855]. Chú giải Se Be giải thích là aññam pi karaṇīyaṃ còn bản văn ghi là karaṇīyaṃ aññam pi. [856]. Upanissaya, là tiềm năng chiếm được Pháp nhãn và như vậy có thể trở thành một đồ đệ; xin đọc PvA 38. [857]. kammaṭṭhānaṃ, là những chủ đề thiền, được xác định là có tới bốn mươi: mười chủ đề thiền kasinas; mười chủ đề thiền về những đối tượng gớm ghiếc (xin đọc Chú giải những giai đoạn khác nhau nói về việc thân xác Sirima bị thối rữa ra sao trong VvA 76 ở trên), mười chủ đề hành thiền và Tứ biến xứ, bốn thiền vô sắc giới, nhận thức về đặc tính gớm ghiếc nơi vật thực và phần phân tích các đại – xin đọc Thanh Tịnh Ðạo chương iii = xi. Ở đây muốn giải thích về niệm thân xác – một trong mười cách hành thiền; xin đọc Chú giải Trung Bộ Kinh (M) iii 90. Thanh Tịnh Ðạo viii 44 nói về ba mươi tư phần thân xác. [858]. virāgaṃ, ly dục cũng được ghi trong SOM 39; tuy nhiên từ này không chỉ có nghĩa là thiếu vắng tham dục (hay tách khỏi, từ bỏ) xuất phát từ việc thiền niệm thân xác thường hay xảy ra. [859]. Chú giải Se Be giải thích là vipassanamaggam (Minh sát tuệ đạo) còn bản văn ghi là vipassanāya maggaṃ. [860]. Chú giải Se Be giải thích là -manasikāre còn bản văn ghi là –manasikārena; SOM 39 lại theo bản văn gợi ý là thiền định chính là hậu quả nhận thức được đặc tính gớm ghiếc hơn là tập trung vào nhận thức đó; sự khác biệt rất có thể chỉ là việc nhấn mạnh ở đây mà thôi. [861]. Chú giải Se Be giải thích là paricārikā còn bản văn ghi là parivāro. [862]. Chú giải Se Be giải thích là accharāparivāro còn bản văn ghi là accharā parivāro. [863]. Chú giải Be lại bỏ qua. [864]. Chú giải Se Te Vv giải thích là veḷuriyatthambhaṃ còn bản văn Be ghi là veḷuriyathambhaṃ. [865]. Pubba-devatā; tập Chú giải dưới đây đặc biệt không giúp gì đựơc cả. Từ này cũng có thể tìm thấy trong Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 70= It 110 trong đó người ta cho rằng là từ dùng để chỉ Cha mẹ; xin đọc ItA ii 158t và Manu iii 192 trong đó có ghi pūrva-devatas cũng được xác định giống như những pitṛs. [866]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là tārakāgaṇaṃ còn bản văn ghi là tārakānaṃ. [867]. Chú giải Se Be Te giải thích là daddallamānā yasasā cònbản văn ghi là daddaḷhamānāya saha; Chú giải Vv ở đây lại in sai thành daddallamāmā yasasā. [868] Chú giải Se Be giải thích là mama còn bản văn ghi là mamaṃ. [869]. Chú giải Se Be giải thích là imā còn bản văn ghi là idha. [870]. Chú giải Se Be và đoạn kệ giải thích là sataṃ sahassāni còn bản văn ghi là satasahassāni. [871]. Idani ; Chú giải Se Be lại bỏ qua. [872]. Chú giải Be giải thích là obhāsayantī (Se obhāsentī) còn bản văn ghi là obhāsayan ti. [873]. Hình ảnh của con thỏ có thể nhìn thấy được, rõ hơn nhiều ở phương đông (và ở phần nam bán cầu) trên bề mặt của mặt trăng. Xin đọc Jātaka Sasapaṇḍita (Jāt 316) trong đó người ta kể lại rằng Dạ Xoa đã vẽ hình ảnh này trên mặt trăng như là một vật triều cống kéo dài trong vòng một niên kỷ để tưởng nhớ đến lòng kính trọng giới của vị Bồ Tát trước kia đã có lần là một con thỏ; xin đọc Chú giải PvA 93tt. [874]. Chú giải Se Be giải thích là adhikaguṇatāya còn bản văn ghi là adhikakaraṇatāya. [875]. Chú giải Se Be và đoạn kệ giải thích là adhiggayha còn bản văn ghi là adhigayha. [876]. Chú giải Se Be giải thích là sabbaṃ tārakāgaṇaṃ còn bản văn ghi là sabbatārakaganaṃ. [877]. Chú giải Se Be giải thích là tvaṃ; còn bản văn lại bỏ qua. [878]. Chú giải Se Be giải thích là daddallamānā còn bản văn ghi là daddaḷhamānā. [879]. Chú giải Be cũng giải thích tương tự là tāragaṇaṃ, Chú giải Se giải thích là tārakāgaṇaṃ. bản văn đã hoàn toàn bị phá hủy. Chú giải Se Be đưa ra đây hai tiểu từ là ima và imaṃ - tuy nhiên cũng như bản văn trước cách phỏng đoán của ngài Hardy cho rằng trước đó thực sự đã ghi ra trong –raja-r-iva (xin đọc Chú giải VvA 8921) đây không phải là ý định của ngài Dhammapāla vì trong những trường hợp như vậy ngài luôn luôn giải thích là các từ đó chỉ mang tính chất làm êm tai liên quan đến cách làm vui tai người nghe thay vì muốn giải thích nguyên âm đó liên quan đến một tiểu từ. Mặt khác imā, là vl trong Chú giải Se Be, lại xuất hiện đâu đó trong đoạn kệ và chắc chắn không liên quan gì đến từ imā trong đoạn kệ trước. Hơn thế nữa ta cũng nên chú ý rằng ngoại trừ từ tārāgaṇaṃ thì toàn bộ các từ trong cách giải thích thêm này quả thật lại có trong đoạn kệ đó và chúng ta có thể nhắc lại một lần nữa là ngài Dhammapāla không có ý định nhắc lại những từ không cần thiết. Ý muốn nói ở đây là ở một số điểm trong lịch sử đoạn văn này ngay cả đoạn kệ hay cách Chú giải đều giải thích rất khác nhau. và ít nhất ở một mức độ lớn hơn. ta cũng nên chú ý là việc giải thích Chú giải Se xem ra sát hơn với đoạn kệ như hiện nay ngoại trừ có ghi –r-iva thì Chú giải Se lại ghi là viya - điều này khiến ta có suy nghĩ là để đưa ra ý kiến ủng hộ cách phỏng đoán của ngài Hardy là không ghi từ imā hay vì ra trong Chú giải Se. [880]. Chú giải Se Be giải thích là kāraṇabhūtato còn bản văn ghi là karaṇabhūtato. [881]. Chú giải Se Be và đoạn kệ giải thích là idaṃ còn bản văn ghi là imaṃ. [882]. Chú giải Se Be giải thích là uppattigahaṇavasena còn bản văn ghi là -gahaṇena. [883]. Chú giải Se Be giải thích là dassanena na còn bản văn ghi là dassane na. [884]. Chú giải Se Be lại bỏ qua. [885]. Chú giải Se Be giải thích là pana; bản văn lại bỏ qua. [886]. Chú giải Se Be Vv giải thích là kuto cutā tvaṃ idha āgatā còn bản văn ghi là kuto cutāya idha āgati tuvaṃ. [887]. Chú giải Te Vv giải thích là pure ahosiṃ (Se Be ahosiṃ pure) còn bản văn ghi là ahosi pure. [888]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là āgataphalā. [889]. Xin đọc Chú giải Trung Bộ Kinh (M) i 510tt [890]. Bản văn Se lại ghi thêm ở đây là tan tyābhinandāmase ti aādiṃ; Chú giải Be lại bỏ qua. [891]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là āgataphale. [892]. Chú giải Se Be giải thích là ca; còn bản văn lại bỏ qua. [893]. Ở đây Chú giải Be ghi thêm ti; còn bản văn Se lại bỏ qua. [894]. Chú giải Be giải thích là paṭhamavaggassa pīṭhamassa pīṭhavaggassa aṭṭhavaṇṇanā còn bản văn ghi là paṭhamsvaggassa vaṇṇanā. Se paṭhamavaggassa aṭṭhavaṇṇanā. [895]. Chú giải Be bỏ qua –nikāya- -ooOoo- |
Chân thành cám ơn Tỳ khưu Thiện Minh, chùa Bửu Quang, Thủ Đức, đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2007)
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 25-08-2007