Chu giai Chuyen Chu Thien - Tk Thien Minh
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Chú giải CHUYỆN CHƯ THIÊN
Vimānavatthu-aṭṭhakathā

 Bản Pāli: ĀCARIYA DHAMMAPĀLA
Bản Anh dịch: PETER MASEFIELD
Bản Việt dịch: TỲ KHƯU THIỆN MINH

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


IV

PHẨM ÐỎ SẪM
[Mañjeṭṭhakavagga]

*

4. 1 Chú Giải CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG ÐỎ SẪM
[Mañjeṭṭhakavimānavaṇṇanā]

“Ðỏ sẫm[1] thiên cung[2] trải cát vàng””. Ðây là thiên cung có màu sắc đỏ sẫm trong Phẩm Ðỏ Sẫm. Thiên cung này xuất xứ như thế nào?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, ngay tại khu Rừng Kỳ Viên. Có một thiện nam kia, sau khi đã mời Ðức Thế Tôn và đã giàn xếp một toà đại sảnh theo cùng một cách[3] đã kể lại trong chuyện kể Thiên Cung ở trên, sau khi đã kính lễ Ðạo Sư đang ngồi tại đó và rồi tổ chức bố thí cho ngài. Bấy giờ vào thời điểm đó có một nô tỳ nọ đang làm việc trong một gia đình tốt, nàng đã nhìn thấy cây Sala đang trổ bông trong khu rừng Hắc Lâm đó, nàng liền sâu những đóa hoa đó thành từng dây và rồi đội trên đầu[4] và rồi nàng còn gom rất nhiều hoa nữa và rải trên đường đi vào thành phố. Và sai khi nàng nhìn thấy vị Ðạo Sư đang ngồi trong sảnh đường tỏa sáng đủ sáu thứ ánh sáng chói chan nơi Ðức Phật[5] giống như mặt trời mới mọc chiếu sáng bên trong ngọn núi yugandhara[6] sừng sững. Thế rồi với tâm tịnh tín nàng đã kính lễ ngài với những chùm hoa đó, đặt những tràng hoa đó ngay tại chỗ ngài ngồi và rải những bông hoa khác ngay dưới chỗ ngồi đó; thế rồi nàng đảnh lễ đặc biệt vị Ðạo Sư đi quanh ngài ba vòng từ phía bên phải rồi rời khỏi ngài.

[177] Sau đó không bao lâu nàng đã qua đời và được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam[7]. Ngay sau đó xuất hiện một thiên cung làm bằng hoa màu đỏ và trước thiên cung đó có một cánh rừng Sala, tại khu đất trước thiên cung lại rải[8] cát vàng óng ả. Khi Thiên Nữ đó[9] bước ra khỏi Thiên Cung và đi vào cánh rừng Sala, các cây hoa Sala cúi rặp mình xuống đất và rắc đầy hoa trên thân mình nàng. Trưởng lão Mahāmoggallāna đang thực hiện chuyến du hành thiên giới, đã nhìn thấy thiên nữ vây quanh là đoàn tuỳ tùng gồm hàng ngàn tiên nữ hầu hạ nàng và toả sáng với đại thần thông chư thiên; ngài tiến đến gần nàng và hỏi về phước đức nào nàng đã thực hiện trong quá khứ bằng những đoạn kệ[10] sau:

Trong thiên cung toàn một màu đỏ sẫm mặt đất được trải cát vàng[11] khắp nơi. Kìa nàng thiên nữ thật vinh quang đang thưởng thức đủ ngũ nhạc huyền cầm âm thanh tuyệt hảo.

Vừa bước xuống khỏi chốn thiên cung lộng lẫy làm toàn ngọc trai châu báu kim sa[12] nàng bước xuống song thọ sala diễm lệ bông hoa nở rộ.

Dưới từng gốc đại thọ sala nàng dừng bước, thiên nữ kia hùng vĩ thay khiến cây nghiêng mình cúi rạp rải rắc muôn hoa trước mặt nàng.

Hương thơm đại thọ Sala tung bay trước gió, khiến chim chóc dập dìu bay lượn muôn hướng khác nào cây manjusaka tỏa hương thơm ngọt ngào.

Nàng hít thở làn hương sảng khoái, nàng nhìn ngắm vẻ đẹp siêu nhân[13] . Hỡi nàng thiên nữ khi được hỏi hãy cho biết rõ phước quả thiện nghiệp nào nàng đã thực hiện”.

Về điểm này:

1. Trong Thiên Cung toàn một màu đỏ sẫm (mañjeṭṭhake vimānasmiṃ): nơi thiên cung làm bằng đá ngọc châu báu toàn màu đỏ sẫm; giống như màu đỏ Sindhuvāra[14] hay búp hoa kaṇavīra[15] hé nở, ta gọi là có toàn một màu đỏ sẫm[16] dễ thương. Trên mặt đất trải một lớp cát vàng bóng bảy (soṇavālukasanthate): trên mặt đất trước thiên cung được phủ một lớp cát vàng bóng bảy. Nàng đang thưởng thức điệu ngũ huyền cầm âm thanh êm dịu (ramasi suppavādite) nhà ngươi đang thưởng thức ngũ huyền cầm trổi nhạc tạo âm thanh huyền bí (suppavādite = suṭṭhu pavāditena, thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài bằng một dạng ngữ pháp hoán chuyển) do năm nhạc cụ tấu hoà âm thanh.

2. Làm toàn bằng châu ngọc trải kim sa (nimmitā ratanāmayā): từ chốn thiên cung làm bằng toàn châu báu trải kim sa đã được tạo ra một cách nhiệm mầu do những người thợ thủ công[17] rành nghề lại chính là phẩm chất thiện của nàng. Muôn muôn đời (sabbakkhālikaṃ): luôn tạo sảng khoái cho nàng phù hợp với từng mùa trong năm; hay nói cách khác trăm hoa đua nở rộ suốt quanh năm[18].

4. Bay lờn vờn trước ngọn gió thổi (vāteritaṃ): lay động trước làn gió, khuấy động trước làn gió khiến cho những đóa hoa rơi lả tả như rải đều trên mặt đất. [178] Bị lay động (ādhutaṃ): trước làn gió[19] thổi[20] nhẹ[21] trên những cây hoa đó. Chim chóc dập dìu (dijasevitaṃ) : những đàn chim thường xuyên lui tới như chim công chim cu v.v... [22]

Trưởng lão đã đặt ra câu hỏi cho thiên nữ đó như vậy, nàng liền giải thích với những đoạn kệ sau đây:

‘Khi con còn sống nơi kiếp con người giữa thế nhân, con đã làm thân phận nữ tỳ[23] trong một gia đình[24] bậc thánh, khi nhìn thấy Ðức Phật ngồi thiền con đã rải hoa Sala nơi chỗ ngồi của ngài.

Và với tâm thành tín chính tay con đã dâng cúng dường cho ngài một vòng hoa[25] sala.

Sau khi đã thực hiện phước đức được chính Đức Phật khen ngợi, con đã vô cùng hoan hỷ[26]. Trở thành kẻ đã loại trừ được hết sầu khổ, được hưởng hạnh phúc và an toàn sung sướng”.

Về điểm này:

6. Trong một gia đình bậc thánh: ayirakule=ayyakule (một dạng ngữ pháp hoán chuyển) được sống trong gia đình người chủ của con. Con đã trở thành: ahuṃ=ahosiṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Con đã rải (okiriṃ): con đã rắc[27] những cánh hoa sala đã rụng[28] khỏi cây.

7. Con đã dâng cúng dường (upanāmesiṃ): dâng cúng bằng cách kính lễ ngài.

Phần còn lại[29]giống như những gì đã được diễn giải ở trên.

Thế rồi, sau khi đã diễn giải Phật Pháp cho thiên nữ đó cùng với đoàn tuỳ tùng của nàng, Trưởng Lão Mahāmoggallāna đã quay trở lại cõi chúng sanh và kể lại sự việc cho Đức Phật nghe. Ðức Thế Tôn coi biến cố đó như một vấn đề nổi lên và diễn giải Pháp thoại cho nhóm đông tụ tập lại đó. Giáo Pháp đó đã đem lại lợi ích cho cõi chúng sanh cùng với chư thiên[30] trong đó.

Phần diễn giải Thiên Cung Ðỏ Sẫm kết thúc tại đây.

4.2 Chú Giải CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG SÁNG CHÓI
[Pabhassaravimānavaṇṇanā]

“Thiên nữ dung nhan đẹp rỡ ràng, xiêm y lấp lánh tỏa hào quang”. Ðây là chuyện kể về thiên cung sáng chói. Thiên cung này[31] xuất phát như thế nào?

Bấy giờ Đức Thế Tôn còn đang lưu lại trong thành Rājagaha. Và[32] vào thời bấy giờ trong thành Rājagaha có một thiện nam tâm tịnh tín đối với trưởng lão Mahāmoggallāna. Ông ta có cô con gái cũng có tâm tịnh tín[33] với vị trưởng lão đó. Thế rồi một hôm trưởng lão Mahāmoggallāna đang du hành trong thành Rājagala khất thực, ngài đã đến gặp gia đình này. Khi cô gái nhìn thấy trưởng lão, tâm cô tràn đầy hoan hỷ; cô đã sửa soạn một chỗ ngồi dành riêng cho trưởng lão và khi ngài đã ngồi trên đó nàng đã thành kính đảnh lễ với vòng hoa nhài [179]và đã đổ đầy mật mía vào bát khất thực của ngài. Vì muốn chứng tỏ lòng cảm ơn của mình với cô gái, trưởng lão đã ngồi lại, nàng cho ngài biết đây không phải là lúc thuận tiện do có quá nhiều sự việc liên quan đến cuộc sống gia đình cần phải được thực hiện xong nói rằng, “Con sẽ ngồi lắng nghe Phật Pháp vào ngày khác được không?” Nàng đảnh lễ trưởng lão và cáo từ. Và chính ngày[34] hôm đó nàng đã qua đời và tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Trưởng lão Mahāmoggallāna tiến lại gặp nàng và hỏi nàng với những đoạn kệ sau đây:

Thiên nữ dung nhan đẹp rỡ ràng, xiêm y[35] lấp lánh tỏa hào quang. Vĩ đại thay thần lực của nàng, tứ chi nàng bóng loáng giống như phấn san hô. Hỡi Thiên nữ, nàng là ai lại đảnh lễ ta như vậy?

Tọa sàng của nàng thật vĩ đại cao sang, được tô điểm với muôn vàn châu báu, sáng ngời[36] nàng ngự ở trên lầu cao hào quang nàng tỏa sáng tự Thiên Chủ, chẳng khác gì trong Hỷ Lạc Viên.

Hạnh thiện nào nàng đã thực hiện[37] trong quá khứ để nàng được hưởng quả trời cao? Nhờ phước đức nào nàng đã được hưởng kết quả nơi cõi thiên giới? Thiên nữ đó được hỏi như vậy đã cho biết nhờ phước đức nào đã đem lại quả lớn lao đến vậy.”

Về điểm này:

1. Nàng là ai lại có dung nhan rạng rỡ đến như vậy còn tỏa sáng chói chang đến thế. (pabhassaravaṇṇanibhe): đây chính là vẻ rực rỡ huy hoàng (nibha) vì diện mạo nàng tỏa sáng rực rỡ (bibhāti). vì diện mạo nàng sáng chói[38]; vẻ rực rỡ lại chính là diện mạo của nàng, cũng chính vẻ rạng rỡ đó toát ra từ sắc diện của nàng. Ðây là dung nhan tỏa sáng, tuyệt hảo nhất vì vẻ rạng rỡ này chính là dung nhan của nàng[39] toả sáng[40] rực rỡ. Do tính chất toả sáng[41] chói chang đó lại vô cùng rực rỡ, vô cùng tuyệt vời, tuyệt đối do không còn bất kỳ bợn nhơ nào được tìm thấy nơi da thịt nàng. Ðiều này được diễn tả bằng cách nói về nàng như sau, “Nàng là ai với diện mạo toả sáng chói chan và tuyệt hảo đến như vậy.” Với xiêm y chiếu sáng muôn màu muôn vẻ. (surattavatthanivāsane): nàng là ai lại ăn mặc xiêm y rạng rỡ đến thế. (su = suṭṭhu, một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Với tứ chi nàng sáng chói tựa san hô (candanaruciragatte): với tứ chi của nàng tỏa sáng như thiên đà phấn có nghĩa là với các thành tố cấu tạo thành thân xác nàng lấp lánh sáng chói và đáng yêu giống như một lớp phấn thiên đà[42] rất dầy, hay nói cách khác tứ chi của nàng tỏa sáng[43] do một lớp phấn chiên đà[44] bóng láng.

Trưởng Lão đã hỏi thiên nữ như vậy, nàng đã giải thích với những đoạn kệ như sau:

Ðang lúc Tôn Giả du hành khất thực[45], bạch thầy, con đã cúng dường một vòng hoa và một tô đầy mật mía; chính nhờ phước đức đó con đã được hưởng phước quả này nơi cõi thiên giới.

Và thưa ngài, con phải ân hận mãi trong lòng vì đã phạm phải một lỗi lầm và gây ra sai phạm; [178] con đã không lắng nghe[46] Phật Pháp do chính pháp vương diễn giải.

Chính vì thế con trình bày cùng ngài, ôi phước phần ngài; bất kỳ ai có thể tỏ lòng thương xót đến con, xin ngài nên tạo dịp để có thể chiếm lại[47] được Phật Pháp do chính Pháp Vương[48] khéo giảng trên cõi đời này.

Và kẻ nào đặt niềm tin nơi Tam Bảo,Phật, Pháp và[49] Tăng đều hơn hẳn[50] con về sắc diện về thọ mệnh danh vọng vang dội và ánh hào quang. Qua[51] lòng nhiệt tình của họ chư Thiên này đều hơn hẳn con về nhiều mặt hiển vinh thần lực đại huy hoàng.

Về điểm này:

4. Một vòng hoa (mālaṃ): một vòng hoa nhài. Mật mía (phāṇitaṃ): mật mía chính là nước cốt ép từ mía đường.

5. Phải ân hận (anulāpo): có lương tâm bất ổn. Nàng cho biết lý do nàng bị lương tâm bất ổn như sau, “Thưa ngài, con đã phạm phải sai lầm và đã làm điều không tốt[52].” Và rồi nàng chỉ rõ cho thấy hình thức nào điều sai phạm nàng đã phạm phải: Con đã không lắng nghe Phật Pháp (sahaṃ dhammaṃ nāssosiṃ): vào thời điểm đó con đã không lắng nghe ngài uớc ao diễn giải Phật Pháp cho con, thứ Phật pháp nào vậy? đó là loại chánh pháp do pháp vương diễn giải (sudesitaṃ dhammarājena), có nghĩa là chính Ðức Phật toàn hảo đã công bố[53] loại Phật Pháp và do ngay từ đầu Phật Pháp đã tỏ ra quá tốt đẹp. v.v... [54]và loại Phật Pháp đó chắc chắn dẫn ta thoát khỏi (vòng luân hồi[55]).

6. Chính vì thế : taṃ = tuvaṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển) do thực chất là chính Pháp Vương đã diễn giải kỹ càng Phật Pháp đó và Đức Phật đã trở thành nguyên nhân ân hận cho những kẻ nào giống như con vì đã không lắng nghe Phật Pháp đó. ối với ngài : taṃ=tasmā[56] (một dạng ngữ pháp hoán chuyển) có nghĩa là đối với ngài (tuyhaṃ). Rất có thể: y’assa = yo assa anukampitabo (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Bất kỳ ai: koci = yo koci (giải thích về cú pháp)[57]. Phật Pháp (dhammesu): là loại Phật Pháp như giới đức v.v... [58] Một cách giải thích khác là dhamme hi, có nghĩa là Phật Pháp chính là Giáo Pháp của Ðức Phật ; hay nói cách khác đây là cách biến đổi số[59], hi ở đây chỉ là một tiểu từ. ối với ngài (taṃ): là người thường tỏ rõ lòng đại bi. được diễn giải cẩn thận: sudesitaṃ = suṭṭhu desitaṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài).

7. Những kẻ này đều toả sáng hơn hẳn con (te maṃ ativirocanti): những chư thiên này đều có lòng tịnh tín liên quan đến Tam Bảo lại tỏa sáng chói chang vượt trội hơn con rất nhiều. Nhờ vào lòng nhiệt tình hăng hái (patāpena): nhờ việc tỏa sáng và oai lực của họ. Họ (taññe) : những kẻ đó. Hơn hẳn con (mayā): đây là công cụ cách hiểu theo nghĩa tặng cách. [181] nàng vạch ra cho thấy chư thiên vượt trội nàng hơn hẳn nơi sắc diện và có thần lực vĩ đại hơn rất nhiều là những kẻ hoàn toàn có tâm tịnh tín đối với Tam Bảo.

Phần còn lại giống những gì ta đã diễn giải ở trên.

Phần diễn giải Thiên Cung Sáng Chói đến đây là kết thúc.

4. 3 Chú Giải CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG CON VOI
[Nāgavimānavaṇṇanā]

“Trang điểm với hàng đống châu báu vàng ròng toả sáng chói chang”. Ðây là Thiên Cung Con Voi. Thiên Cung[60] này khởi xuất như thế nào?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Benares, tại công viên Con Nai thuộc vương quốc Isipatana. Vào thời điểm đó có một tín nữ, là cư dân sống trong thành Benares có niềm tin và tâm tịnh tín và được phú bẩm giới đức và thiện hạnh, nàng đã đan một cặp áo tặng cho Ðức Thế Tôn, nàng đã giặt cặp áo đó rất cẩn thận và rồi nàng đã đến gặp ngài và để cặp y cà sa đó dưới chân Đức Phật nói rằng, “Thưa Ngài Thiện thệ, xin ngài giàu lòng từ bi nhận cặp y cà sa này để con được hạnh phúc và sung sướng lâu dài.”

Ðức Thế Tôn đã nhận cặp y cà sa đó và nhận thấy[61] nàng có đầy đủ đức tính cần thiết, ngài bèn thuyết pháp cho nàng. Vào lúc kết thúc nàng[62] đã chứng đắc quả Nhập Lưu; nàng cung kính đảnh lễ Ðức Thế Tôn, đi quanh ngài một vòng theo đúng nghi thức và trở về nhà. Không lâu sau đó nàng đã qua đời và được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Dạ Xoa Thiên chủ đã đem lòng yêu mến nàng hết mực và đặt tên hiệu cho nàng là Yasuttarā. Do vẻ oai lực nơi phước đức của nàng đã xuất hiện một con voi thật tuyệt trần che phủ trên lưng là những lưới vàng và còn xuất hiện một sảnh đường làm bằng châu báu vàng ròng có một sàng toạ tuyệt đẹp bằng đủ thứ châu báu ở giữa; trong khi đó ở trên cặp ngà lại xuất hiện hai đầm sen tuyệt đẹp có bông sen nở rộ và những bông súng tỏa sáng chói chang. Ngay tại nơi đó, trên các đài sen xuất hiện những tiên nữ cầm trong tay đủ năm loại nhạc cụ đang nhảy múa ca hát tưng bừng.

Sau khi đã lưu lại trong thành Benares một thời gian theo như ngài mong muốn, vị Ðạo Sư đã lên đường[63] thực hiện một chuyến du hành hướng về thành Sāvatthi và trong một thời gian nhất định ngài đã đến được thành phố đó. Khi tới nơi ngài đã lưu lại trong thành ngay tại tịnh xá[64] của ông Anāthapiṇḍika trong khu rừng Kỳ Viên. Thế rồi chư thiên đó đang khi nhận ra mình được hưởng thù thắng thiên giới và suy gẫm về nguyên nhân cảnh cực lạc mình đã được hưởng, liền nhận ra nguyên nhân chính là việc cúng dường cặp y cà sa cho vị Ðạo Sư. Tràn ngập tâm hoan hỷ và với tâm tịnh tín và kính lễ với Ðức Thế Tôn [182] Ngài đã tới, ước mong được đảnh lễ ngài trên không trung khi màn đêm buông xuống, rồi nàng xuống khỏi lưng voi đảnh lễ Ðức Phật và đứng sang một bên thực hiện đúng nghi thức đảnh lễ hai tay vươn ra chắp lại và đảnh lễ ngài phủ phục xuống đất. Ðược phép của Ðức Thế Tôn vị trưởng lão Vañgisa đã hỏi nàng với những đoạn kệ sau đây:

Khi cưỡi trên thiên tượng tuyệt vời, toàn thân che phủ lưới châu báu đá quí vàng ròng[65] với hàng đống châu báu và vàng ròng chói sáng. Ðược trang điểm cân đai lộng lẫy nàng đã xuất hiện trên không trung[66] xuyên qua bầu trời.

Phía trên[67] mỗi chiếc ngà voi xuất hiện những đầm sen nước trong tinh khiết[68] nào sen bông súng nở rộ; và[69] trên những bông sen đó xuất hiện những đoàn nhạc công trổi lên những khúc nhạc mê mẩn lòng người.

Hỡi nàng thiên nữ đầy oai phong, nàng đã đắc thọ thần thông chư thiên; phước đức nào nàng đã thực hiện khi còn sống trên cõi chúng sanh? Do đâu nàng có được oai lực tỏa sáng và sắc diện nàng chiếu sáng khắp mười phương như vậy?”

Về điểm này:

1 Ðược trang điểm (alaṅkatā): làm đẹp với đủ mọi đồ trang điểm. Với hàng đống ngọc ngà châu báu và vàng ròng chói sáng (maṇikañcitaṃ) : với hàng đống châu báu ngọc ngà và vàng ròng chiếu sáng[70] khắp mười phương. Trải trên lưng là bức màn làm bằng vàng (suvaṇṇajālacitaṃ): lưng voi phủ bằng một lớp vàng ròng[71]. Nàng thiên nữ vĩ đại (mahantaṃ): giàu có dồi dào. Cân đai kiều diễm (sukappitaṃ): được buộc với những sợi cân đai để dễ dàng tiến tới. Nơi không trung (vehāyasaṃ): trên lưng voi đang di chuyển trên không trung. Qua không trung (antalikkhe): xuyên qua không gian. Alaṅkatamaṇikañcanacitaṃ (ược trang điểm với hàng đống châu báu và vàng ròng sáng loáng) là cách giải thích ở đây[72]. Ðây là ý nghĩa ngắn gọn: sau khi đã cưỡi trên lưng voi tuyệt hảo, con voi vĩ đại, mọi sự đã sẳn sàng[73] cùng với đồ trang điểm quí giá gắn trên mình thiên tượng, một cỗ voi vĩ đại, được gắn cân đai,[74] với một tấm trải bằng vàng ròng sáng nhoáng. Với những đồ trang sức cho thiên tượng thuộc loại hảo hạng, những đồ trang điểm phía trước cho voi v.v... một đống châu báu và vàng ròng toả sảng, được gắn làm đồ trang sức[75], gồm châu báu đá quí toả sáng11 chói chang và vàng ròng sáng chói, tóm lại thiên tượng được trang điểm[76] với đủ loại trang sức - hay nói cách khác – nhà ngươi, hỡi thiên nữ nàng được trang điểm[77] nàng [183] thượng trên lưng voi và tiến tới nơi đây, trước mặt chúng ta, xuyên qua không trung.

2. Xuất hiện trên cặp ngà (nāgassa dantesu duvesu nimmitā) trên thiên tượng này[78], trên thiên tượng trông tự như Eravana[79], chúa các thiên tượng, cặp ngà được thiết kế thật mỹ miều do người thợ điêu luyện chính là thiện hạnh thể hiện dưới hai đầm sen. Những đoàn nhạc công (turiyaganā): một tập hợp gồm năm thứ nhạc cụ. được chia thành (pabhijjare): phải trải qua phân chia thành (pabedhaṃ gacchanti) thông qua mười hai hạng mục nhịp độ[80] khác nhau. Và một số người giải thích là pavajjare (phát ra âm thanh) có nghĩa là họ đang biểu diễn[81] theo những nhịp điệu đó.

Trưởng Lão đã đặt câu hỏi như vậy, Thiên nữ đó liền trả lời với những đoạn kệ sau đây:

“Sau khi đã tiến lại thành Benares con đã cúng dường Ðức Phật một cặp y cà sa; sau khi đã đảnh lễ[82] phủ phục dưới chân ngài con đã ngồi xuống đất - và hoan hỷ[83] trong lòng con đã thực hiện nghi thức đan tay chấp lại và phủ phục đảnh lễ ngài tới tận mặt đất.

Và Ðức Phật, có làn da óng ánh tựa vàng ròng đã thuyết pháp[84] cho con về vô thường và khổ đế khởi sanh, về đế vô vi và triệt phá khổ đế là điều trường cửu; ngài đã diễn giải[85] chánh đạo là điều con đã nhận ra[86].

Với sanh mệnh ngắn ngủi còn lại con đã phải tịch diệt, khi còn rời khỏi cõi chúng sanh lại được tái sanh[87] uy danh lừng lẫy nơi thiên giới Tam Thập Tam. Con trở thành phu nhân[88] dạ xoa thiên chủ, mang danh Yasuttara. Nổi danh khắp mười phương thiên hạ.

Về điểm này:

4. Trên mặt đất (chamā): trên mặt đất. Vì đây là danh cách hiểu theo nghĩa vị trí cách. Lòng con hoan hỷ (vittā): con hài lòng thỏa mãn.

5. Dựa trên (yato): dựa trên Giáo pháp của đức Phật vị Ðạo Sư chính chư vị Đức Phật đã khám phá ra[89] trên mặt đất. Con đã nhận ra (vijānisaṃ): con đã thấu triệt được Tứ Diệu Ðế.

6. Với sanh mệnh vô cùng ngắn ngủi (appayukī): do chỉ một định mệnh ngắn ngủi còn sót lại do nghiệp đã khiến cho[90] sanh mệnh của con trở nên cạn kiệt như tràn ngập với mục tiêu[91] rằng, “Sau khi đã thực hiện phước đức vĩ đại không nhất thiết nhà ngươi phải lưu lại nơi cõi trần gian chủ yếu đầy sầu khổ gian truân.”Hoàng hậu nhiếp chánh. (aññatarā pajāpatī): [184] một trong số mười sáu ngàn hoàng hậu nhiếp chính. Danh tiếng lẫy lừng (disasu vissutā): được biết đến và nổi tiếng khắp mười phương nơi hai cõi thiên giới.

Phần còn lại giống như những gì đã diễn giải ở trên.

Phần Chú giải Thiên Cung Thiên Tượng kết thúc tại đây.

4. 4 Chú Giải CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG ALOMĀ .
[Alomāvimānavaṇṇanā]

“Nàng Thiên nữ với sắc đẹp siêu phàm”. Ðây chính là chuyện kể về Thiên Cung Alomā. Thiên Cung này xuất hiện như thế nào?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong Thành Bernares, trong công viên Con Nai tại vương quốc Isipatana, ngài đã thức dậy sớm mặc y phục chỉnh tề và lấy bát khất thực và y cà sa rồi vào thành Benares khất thực. Có một phụ nữ kia[92] đang phải sống rất cực khổ tên là Alomā, đã nhìn thấy Ðức Phật; chẳng tìm thấy gì thích hợp để bố thí cho ngài, với tâm tịnh tín, nàng đã dâng cho ngài một chiếc bánh Kummāsa bằng bột gạo khô cứng, không có muối và lại bể vụn nghĩ rằng, “Cho dù một chiếc bánh như vậy ta dâng cho Ðức Phật cũng sẽ đem lại kết quả to lớn cho ta.” Đức Phật chấp nhận của thí đó. Nàng qua đời sau đó không lâu và được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Ngài Trưởng Lão Mahāmoggallāna đã hỏi nàng:

Nàng Thiên nữ đang đứng đó với sắc diện siêu phàm toàn thân nàng toả sáng khắp mười phương giống như Dược Vương Tinh,

Do phước đức nào khiến cho sắc diện nàng đẹp đến như vậy? Do đâu nàng có được diện mạo rạng rỡ đến như vậy? Do nàng đã thực hiện điều gì ở trên cõi đời này và ở đó đã xuất hiện cho nàng bất kỳ điều vui thú nàng hằng mến chuộng bấy lâu nay?

Ta hỏi nhà ngươi, hỡi thiên nữ đầy uy lực cao cả, nhà ngươi đã thực hiện phước đức nào khi còn sống trên cõi chúng sanh thế? Do nhà ngươi đã thực hiện điều gì khiến cho uy lực của nhà ngươi chiếu sáng và diện mạo của nhà ngươi toả sáng khắp mười phương?

Nàng thiên nữ ấy, lòng tràn đầy hoan hỷ do chính trưởng lão Moggallāna đặt câu hỏi, đã giải thích câu hỏi do nàng đã thực hiện phước đức nào đã đem lại kết quả đến như vậy.

Bấy giờ trong thành Benares với tâm tịnh tín, ta[93] đã tự tay dâng cúng dường cho Đức Phật, là vị sánh tựa mặt trời, một chiếc bánh Kummasa.

Hãy nhìn xem quả từ miếng bánh cứng khô[94] không được nêm chút muối[95] nào cả ! Ai chẳng làm nhiều phước đức khi nhìn thấy Aloma hạnh phúc biết nhường nào?

Do phước đức đó ta có diện mạo sáng ngời. Do phước đức đó mọi thứ đã xuất hiện cho ta. Ngay tại nơi đây và tại cõi đó những hoan lạc ta hằng mong muốn.

Ta xin tuyên bố cho chư vị Tỳ khưu đầy uy lực vô song, bất kỳ phước thiện nào ta đã thực hiện khi còn là chúng sanh,[96] chính do phước đức đó ta có oai lực chiếu sáng rực rỡ và dung nhan ta chiếu sáng khắp mười phương.

Về điểm này:

6. Sau khi đã tận mắt chứng kiến nàng Alomā hạnh phúc (Alomaṃ sukhitaṃ disvā): [185] Sau khi chỉ chứng kiến nàng Alomā vô cùng hạnh phúc sung sướng với niềm hạnh phúc thiên giới sau khi đã dâng cúng dường chỉ một[97] miếng bánh kummāsa khô cứng. Ai chẳng thực hiện phước đức (ko puññaṃ ma karissati): thật vậy ai lại chẳng muốn được niềm hạnh phúc và sung sướng riêng cho chính mình, lại không thực hiện phước đức để được như vậy.

Phần còn lại trong chuyện kể giống như những gì ta đã diễn giải ở trên.

Phần Chú giải chuyện kể Thiên Cung Alomā đến đây là kết thúc.

4.5 Chú Giải THIÊN CUNG CỦA NGƯỜI CÚNG CHÁO GẠO [Kañjikadāyikāvimānavaṇṇanā[98]]

“Nàng thiên nữ sắc đẹp siêu phàm”. Ðây chính là thiên cung của người cúng dường cháo gạo. Thiên Cung này xuất xứ ra sao?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Andhakavinda[99]. Thời bấy giờ có một cơn bệnh trúng phong[100] khiến cho Đức Phật đau bụng khôn tả xiết. Đức Thế Tôn đã hỏi Trưởng Lão nanda nói rằng, “Hỡi Ānanda, khi A Nan Ða đi khất thực xin đem về cho thầy một chút cháo hoa nhằm chữa bệnh cho thầy.” Vị trưởng lão Ānanda tỏ dấu đồng ý[101] nói rằng, “Vâng, Bạch thầy” ngài liền cầm bát khất thực, vị Ðại Vương dâng cho ngài[102] ra đi và đến đứng ngay trước cửa nhà một thầy lang đang chữa bệnh là người lúc nào cũng hỗ trợ cho vị trưởng lão. Khi nàng nhìn thấy trưởng lão xuất hiện trước cửa thì vợ thầy lang đi ra ngoài để gặp ngài, đảnh lễ ngài, cầm lấy bát khất thực và hỏi trưởng lão. “ Ngài[103] cần dùng loại thuốc chữa bệnh gì vậy, bạch thầy?” Người ta kể lại rằng vì được phú cho trí thông minh khác thường nàng phát hiện ra trưởng lão đến đây, không vì mục đích khất thực, nhưng khi có công việc gì đó liên quan đến thuốc men chăng. Khi ngài nói, “Cháo hoa”, nàng suy nghĩ “món thuốc này thật không xứng[104] để chữa trị cho Ðức Thế Tôn vì đây chẳng phải là bát khất thực của Ðức Thế Tôn sao? Nào nào, xin ngài vào đấy để con sửa soạn một món thuốc cháo hoa thích hợp cho vị cứu tinh nhân loại” thế rồi, lòng tràn đầy hân hoan và đầy lòng kính trọng, nàng đã sửa soạn một tô cháo gạo gồm có nước táo[105] và đổ vào đầy bát; trong khi đó để ngài dùng chung với món cháo nàng sửa soạn thêm một vài món khác nữa. Nhờ dùng món cháo này mà bệnh của Đức Phật thuyên giảm đi rõ rệt rồi khỏi hẳn.

Một thời gian sau nàng qua đời và được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Ở đó nàng được hưởng hạnh phúc sung sướng, được hưởng thù thắng thiên giới tuyệt hảo. Lúc ấy vị trưởng lão Mahāmoggallāna đang thực hiện chuyến du hành thiên giới đã nhìn thấy nàng đang cùng đoàn tuỳ tùng các tiên nữ đang dạo quanh khắp thiên giới và ngài liền hỏi nàng về phước đức nàng đã thực hiện với những đoạn kệ sau đây[106]:

[186] Hỡi thiên nữ, nhà ngươi đang đứng đó với sắc diện siêu phàm, tỏa sáng khắp mười phương trông tựa Dược Vương Tinh,

Do đâu nàng có được diện mạo rạng rỡ đến như vậy? Do nàng đã thực hiện điều gì ở trên cõi đời này và ở đó đã xuất hiện cho nàng bất kỳ điều vui thú mà lòng nàng hằng mến chuộng bấy lâu nay?

Ta hỏi ngươi, hỡi thiên nữ đầy uy lực cao cả, nhà ngươi đã thực hiện phước đức nào khi còn sống trên cõi chúng giữa sanh thế? Do nhà ngươi đã thực hiện điều gì khiến cho uy lực của nhà ngươi chiếu sáng và diện mạo của nhà ngươi toả sáng khắp mười phương?

Nàng thiên nữ ấy, lòng tràn đầy hoan hỷ do chính trưởng lão Moggallāna đặt câu hỏi, đã giải thích khi được hỏi do nàng đã thực hiện phước đức nào đã đem lại kết quả đến như vậy.

Trong thành Andhakavindha[107] con đã dâng cúng dường cho Đức Phật, là người trông tựa mặt trời, một bát cháo gạo được nấu với nước cốt táo và xông thơm với thứ dầu[108] thơm hảo hạng

Rồi còn trộn sẳn một chút tiêu chữa bệnh[109], chút tỏi và lāmañjaka[110] với tâm thanh thản và tâm trọng kính con đã dâng cúng dường cho vị công chính.

Nàng hành động[111] tựa chánh hậu chuyển luân vương – người phụ nữ[112]. Ðầy khả ái toàn thân đẹp vẹn toàn duyên dáng dưới con mắt lang quân ngắm nghía cũng không giá trị bằng một phần mười sáu của những ai[113] dâng cúng dường món cháo gạo cho ngài.

Cả trăm con ngựa dẫu cả trăm cân vàng cho dù hàng trăm xe kéo oai phong, kể cả trăm ngàn tỳ nữ trang điểm với ngọc ngà quí báu[114] cũng không sánh bằng[115] một phần mười sau những kẻ dâng cúng dường món cháo gạo cho ngài.

Kể cả trăm vương tượng trên núi Hymalaya với cặp ngà to bằng cặp càng xe kéo. vương tượng đó oai hùng cân đai nai nịt quả oai hùng rồi cân đai[116] vàng ngọc đeo khắp mình cũng không sánh bằng một phần mười sáu những kẻ dâng cúng dường bát cháo gạo.

Cho dù người nắm giữ mọi quyền năng trên khắp tứ đại châu lục, ngay cả như thế[117] cũng không thể sánh kịp một phần mười sau lần những kẻ dâng cúng dường tô cháo gạo.”

Về điểm này:

5-6. Con đã dâng cúng dường với cháo gạo nấu với nước cốt táo xông thơm với dầu (adaāsiṃ kolasampaākaṃ[118] kañjikaṃ teladhūpitaṃ): con đã nấu cháo gạo trộn với phần hương thơm chất làm se trộn chung với nước cốt táo[119] pha với bốn phần nước[120] gạn lại chỉ một phần tư, nêm nếm[121] với đồ gia vị ba phần gia vị[122], ajamoja[123], asafoetida. Cây thì là Ai Cập. Và một chút tỏi v.v... rồi xông khói cho có hương thơm lamanja[124] thế rồi với lòng thanh thản hoan hỷ con đã đổ đầy bình bát của Ðức Thế Tôn - con đã dâng cúng món này đặc biệt dành riêng cho Đức Phật. Nàng chỉ ra cho thấy nàng trao vào tay vị trưởng lão Vì lý do đó nàng nói rằng: [187] ‘Rồi trộn lẫn một chút tiêu thảo dược một chút tỏi và với lamanjaka - - con đã dâng cúng dường cho vị công chính với tâm thanh thản và và lòng kính trọng vô cùng.

Phần còn lại giống hệt như những gì đã diễn giải ở trên.

Thế rồi khi thiên nữ đã làm rõ phước đức thiện hạnh nàng đã tích lũy[125] được trưởng lão Mahāmoggallana liền diễn giải pháp thoại cho nàng cùng với đoàn tuỳ tùng đi theo hầu, ngài liền quay trở lại cõi chúng sanh và thông báo sự việc cho Đức Phật. Đức Thế Tôn liền coi sự việc đó như là một vấn đề nổi lên và diễn giải Phật Pháp giữa bốn tăng chúng tụ tập lại. Giáo pháp đó đã đem lại lợi ích cho chúng sanh đó[126]

Phần diễn giải chuỵện kể thiên cung của nàng dâng bát cháo gạo đến đây là kết thúc.

4.6 CHÚ GIẢI THIÊN CUNG TỊNH XÁ.
 [Vihāravimānavaṇṇanā]

“Nàng Thiên nữ có sắc đẹp siêu phàm”. Ðây là Thiên Cung Tịnh Xá. Thiên Cung này xuất phát như thế nào?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, trong khu rừng Kỳ Viên. Vào thời điểm đó Visākhā, là một đại đệ tử nữ cư sĩ, đã được bạn bè và những người hầu cận thúc dục thực hiện một chuyến du ngoạn trong hoa viên hoàng gia vào một dịp có tổ chức lễ hội, sau khi nàng đã tắm gội sạch sẽ và sức dầu thơm[127] cẩn thận, nàng đã dùng một bữa ăn thịnh soạn, tự trang điểm với một số nữ trang quí giá và rồi ra khỏi nhà với đoàn hộ tống linh đình[128] vây quanh là năm trăm bạn bè[129] và kẻ hầu người hạ. Ðang trên đường hướng về hoa viên hoàng gia nàng suy nghĩ, “Cuộc tiêu khiển vui chơi như hồi ta còn là một thiếu nữ trẻ tuổi nào có ích gì cho ta? Nào, ta hãy đến tịnh xá đảnh lễ Ðức Thế Tôn cùng chư tôn giả tạo cho ta tâm tín[130] và lắng nghe Phật Pháp[131] còn hơn.” và thế là nàng đã trẩy tới tịnh xá, đứng sang một bên, cởi bộ trang điểm quí giá đó ra và giao[132] tận tay người nữ tỳ đi theo, thế rồi nàng đảnh lễ Ðức Thế Tôn và rồi ngồi sang một bên. Ðức Thế Tôn liền diễn giải Phật Pháp cho nàng. Sau khi lắng nghe Phật Pháp, nàng đảnh lễ Đức Phật, đi quanh ngài về phía bên phải và cũng đảnh lễ chư vị Tỳ khưu là những người đã khơi dậy tâm tín4 cho nàng; nàng rời khỏi thiền viện và sau khi đã đi được một quãng đường ngắn, nàng nói với nữ tỳ đi theo mà rằng, “Nào, ta muốn đeo đồ trang sức trở lại.” Trước đó nữ tỳ đã buộc những món trang sức đó thành một bó[133], cột lại với nhau và bỏ lại trong thiền viện, nàng đi quanh quẩn đây đó một lúc, đến khi ra về nữ tỳ đã quên không lấy lại. Giờ đây nữ tỳ muốn quay lại và lấy những món trang sức đó nói rằng, “Thưa bà[134], con đã bỏ quên những món trang sức đó tại thiền viện, xin bà chờ con một lát, con sẽ đến thiền viện để lấy lại cho bà ngay.” Visākhā lên tiếng nói rằng, “Thôi được, nếu nhà ngươi đã bỏ sang một bên tại thiền viện đó, và lại bỏ quên ở đó thế ta sẽ bỏ qua và dâng cúng cho thiền viện đó[135].” [188] Người phụ nữ liền quay trở lại thiền viện tiến đến gặp Ðức Thế Tôn và báo cho ngài biết ý định của nàng nói rằng, “Bạch thầy, bà chủ của con sẽ cho xây[136] một thiền viện, bạch thầy xin tỏ lòng đại bi mà đồng ý với ý định của bà chủ con.” và rồi Ðức Thế Tôn đồng ý với nàng bằng cách giữ im lặng.

Nàng trao lại những món đồ trang sức trị giá lên đến chín trăm triệu (kotis) đồng tiền vàng và còn dâng cúng tiếp thêm một trăm ngàn đồng tiền vàng nữa. Và chính vị Ðại Trưởng Lão[137] Mahāmoggallāna đã giám sát công trình xây dựng mới. Nàng đã hoàn thành[138] công việc xây dựng thiền viện trong vòng chín tháng. Sau khi đã xây một toà nhà lớn làm nơi cư trú – trang bị đầy đủ tiện nghi cho một ngàn phòng[139]. Năm trăm phòng ở tầng dưới[140] và năm trăm phòng ở tầng trên[141] và như một thiên cung chư thiên; người ta kể lại rằng, ‘các phần cấu kết toà nhà như tường, cột, các rầm chính và rầm cong, mái chóp cong[142] bệ cửa ra vào, cửa sổ mắt cáo và cầu thang v.v... đã được xây dựng rất cân đối, đem lại cảm giác sảng khoái, những công trình làm bằng gỗ được chạm trổ[143] rất công phu; quả thật rất hấp dẫn, những công trình trát tường đựơc xử lý[144] rất hoàn hảo; trang hoàng với những bức tranh tường[145] tuyệt đẹp – các công trình trang trí vòng hoa và trồng cây leo v.v... cũng được thiết kế rất đẹp mắt; trong khi đó phần sàn nhà giống như một bức khảm họa[146] châu báu được hoàn tất tinh xảo. Và khi công việc xây dựng thiền viện đã hoàn tất. Khi nàng đang cho thực hiện[147] công việc khánh thành thiền viện với một chi phí tương tự với chín ngàn triệu đồng tiền vàng[148], nàng đã đi vào toà lâu đài kèm theo với khoảng năm trăm bạn bè. Nhìn thấy thù thắng[149] huy hoàng của công trình xây cất và vô cùng hài lòng với công việc, nàng nói với các bạn bè của mình mà rằng, “Các bạn phải tỏ lòng ngưỡng mộ việc công đức ta đã theo đuổi bằng cách xây dựng[150] thiền viện này. Ta mong ước được dâng cúng công đức đó cho các bạn như là một của thí vậy.” Với lòng tịnh tín và tỏ lòng ngưỡng mộ họ nói rằng, “Ôi quả là tuyệt vời! quả là tuyệt vời!”Có một tiên nữ[151] cũng dự phần vào việc đồng hưởng công đức này với một tâm địa[152] hết sức đặc biệt. Không lâu sau đó tín nữ đó đã qua đời và được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Do oai lực công đức nàng đã thực hiện, có một thiên cung to lớn đã xuất hiện cho nàng, được trang hoàng với vô số căn nhà mái cong, vườn thượng uyển và đầm sen nở rộ v.v... dài độ mười sáu do tuần, rộng và chiều cao cũng như vậy, đặc biệt là thiên cung này có khả năng di chuyển trên không[153], lan tỏa ánh hào quang xa tới hàng trăm do tuần. [189] Và ngay cả lúc nàng di chuyển đến chỗ này chỗ nọ thì thiên cung cũng di chuyển theo nàng trên không, vây quanh là một đoàn tùy tùng gồm cả ngàn tiên nữ đi theo hầu.

Còn về phần Ðại Tín nữ Visākhā nhờ công đức bố thí cao độ và thù thắng đức tin, nàng đã được tái sanh nơi cõi chư thiên Nimmānarati và đạt đến[154] ngôi vị chánh hậu của Sunimmita thiên chủ. Thế rồi trưởng lão Anuruddha đang thực hiện chuyến du hành đến cõi chư thiên đã nhìn thấy Visākhā và các bạn bè tái sanh nơi cõi Tam thập Tam và hỏi nàng với những đoạn kệ sau đây:

Nàng Thiên nữ đang đứng đó, với sắc diện siêu phàm, toàn thân nàng toả sáng khắp mười phương giống như Dược Vương Tinh[155],

Trong khi nàng còn đang ca múa với toàn thân xoay tít với tứ chi, âm nhạc thiên cung trổ vang dội bên tai thoang thoảng lắng nghe thật êm tai.

Trong khi nàng đang ca múa với toàn thân, xoay tít toàn thân với tứ chi, nhè nhẹ hương thơm thiên cung lan tỏa, làn hương dịu ngọt tạo hân hoan.

Do nàng duy chuyển toàn thân uyển chuyển[156], những chiếc trâm cài bím tóc trên đầu[157] - tạo ra âm thanh nghe giống như tiếng tơ hòa nhạc ngũ huyền cầm trổi tấu du dương.

Do nàng duy chuyển toàn thân, bất kể vòng hoa nào đeo trên trán, cũng ngọt ngào toả hương trầm thơm tho dịu lòng người – giống như cây hoa manjusaka tỏa hương ngào ngạt khắp mười phương.

Nàng tận hưởng hương[158] ngào ngạt dịu ngát hương, nàng nhìn ngắm vẻ đẹp tao nhã siêu nhân thế [159]. Hỡi nàng thiên nữ, vừa nghe câu hỏi xin hãy kể ra thánh quả phước đức nào đã mang lại.”

Và nàng đã giải thích cho trưởng lão biết như sau:

“Bạch thầy, khi còn lưu lại trong thành Sāvatthi, một người bạn rất thân với con[160] đã xây dựng cho Tăng Ðoàn một thiền viện vĩ đại; khi nhìn ngắm căn nhà làm cho con vô cùng hài lòng. Ngay tại đó sẳn tâm tịnh tín[161] con đã hết lời ca ngợi ngưỡng mộ[162] nàng.

Qua lời khen ngợi tinh tuyền, con đã có được thiên cung này, trông rất vĩ đại và tuyệt vời[163] mỗi bề mười sáu do tuần cao dài rộng, lại có thể di chuyển trên không[164] nhờ oai lực thần thông của con.

Nơi cư trú của con gồm toàn nhà mái cong được chia thành nhiều phòng cân xứng đuợc qui hoạch từng phần. Ánh sáng[165] tưng bừng lan tỏa khắp muôn phương thiên hạ cả trăm do tuần.

[190] Và ở đó có đầm sen nở rộ có cá puthulamas[166] tung tăng lội dưới nước trong veo.[167] Thanh thản mặt đất trải lớp cát vàng óng ánh.[168]

Che phủ mặt hồ một lớp sen mướt mắt, lại toả lan bông

sen trắng tinh, làn gió nhẹ thổi khiến lòng ta say đắm.[169]Lan tỏa[170] hương thơm trước làn gió[171] hu hu.

Giữa trú xứ đó là những tán cây tươi mát; gồm cả cây rừng lẫn cây hồng đào, cây thốt nốt và cây dừa cao vút.

Vang vẳng đâu đây tiếng nhạc ngũ huyền cầm trổi nhạc vang vọng lại tiếng tiên nữ cả ngàn nhân – khiến cho nam giới ngở ngẩn chiêm ngưỡng cho dù chỉ nhìn thấy được trong mơ.

Thiên Cung trông thật kiều diễm, toả ánh hào quang khắp[172] đến cả mười phương – toàn bộ đã xuất hiện nhờ con làm phứơc nghiệp[173] để được vậy chỉ cần thực hiện phước đức[174] là đủ thôi.”

Về điểm này:

8. Bạch thầy, đang khi con lưu lại trong thành Sāvatthi, cùng với bạn bè con đã xây một thiền viện vĩ đại dành cho Tăng đoàn (Sāvatthiyaṃ mayhaṃ sakhī bhadante saṃghassa kaāresi mahāvihāraṃ):  gần thành Sāvatthi, bạch thầy thành Anuruddha ở về hướng đông[175], có một người là bạn, một người làm bạn với con, của con, đó là đại tín nữ Visākhā, nàng đã cho xây một thiền viện bằng cách bỏ ra chín kotis đồng tiền vàng, đặc biệt dành cho Tăng Ðoàn chư vị Tỳ khưu khắp tứ phương[176], cả hiện tại và trong tương lai[177] để xây một thiền viện rất lớn có tên là Pubbārāma[178]. Tại đó sẳn tâm tịnh tín con đã tỏ lòng ngưỡng mộ (tattha ppasannā aham ānumodiṃ): khi nàng đã dâng cúng của thí đó, nàng đã giao cho Tăng Ðoàn vào lúc kết thúc công trình xây cất thiền viện đó. Sẳn tâm tịnh tín con suy nghĩ rằng, “Ôi, quả thật lòng đại bi nào đã tỏ ra vào dịp này[179]!” Tràn đầy tịnh tín với Tam Bảo và thánh quả các phước đức đó, con đã tỏ lòng ngưỡng mộ khen ngợi. Ðể tỏ rõ bản chất huy hoàng tấm lòng biết ơn của nàng đã khiến cho con rất hài lòng.” Nàng nói rằng,“Khi chiêm ngưỡng trú xứ đó ta vô cùng hài lòng” - Khi chiêm ngưỡng trú xứ có cả ngàn phòng, vô cùng tuyệt vời, giống như ngôi nhà trong thiên cung chư thiên. Toà lâu đài vĩ đại đó làm ta vô cùng hài lòng và lòng quảng đại bố thí tài sản tầm cỡ như vậy làm hài lòng Tăng Ðoàn có Ðức Phật đứng đầu[180] con đã tỏ lòng vô cùng cảm kích – là điều nên phân tích ở đây.

9. Do cùng một cách khen ngợi tuỵêt diệu của con (tāy ’eva me suddh’ anumodanāya): do cùng một lòng ngưỡng mộ rất tinh tuyền của con[181], tinh tuyền, toàn bộ. Do không thiếu bất kỳ đại bi nào liên quan đến những dâng cúng đã đề cập ở trên (về phía con). Con đã chiếm được tại đó một thiên cung tuyệt hảo và rất đẹp vừa chiêm ngưỡng.(laddhaṃ vimaāna’ abbhutadassaneyyaṃ): [191] từ đó con đã có được, đã đạt được một thiên cung vô cùng đẹp đẽ (abbhutaṃ) do thiên cung này hoàn toàn kiều diễm để chiêm ngưỡng, do thiên cung hoàn toàn uy nghi và[182] do thiên cung có hình dáng vô cùng thú vị. Sau khi đã tỏ rõ cho thấy vẻ kiều diễm kiêu sang của thiên cung đó nàng nói rằng, “Toàn bộ thiên cung đo được mười sáu do tuần” v.v... cũng được nhắc tới để diễn tả đặc tính vĩ đại về kích cỡ của thiên cung và tính vĩ đại nơi chân giá trị[183] của thiên cung và cả đặc tính vĩ đại do tạo được những niềm vui sảng khoái cho người cư trú trong đó. Ở đây qua thần thông to lớn của ta (iddhiyā mama): do uy lực thần thông của ta xuất phát từ phước đức[184] ta đã thực hiện.

11. Những chiếc đầm sen: pokkarañño = pokkharaṇiyo (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Từng đàn cá puthulomas tung tăng bơi lội (puthulomanisevitvā): những con cá thiên giới[185] thường xuyên lui tới.

12. Che phủ khắp với đủ loại hoa sen kiều diễm (nānāpadumasañchannā): ủ loại sen đỏ padumas và[186] sen đỏ kamalas nở rộ có tới hàng trăm hàng ngàn cánh hoa khoe sắc đủ loại. Hoa súng trắng ngần phủ khắp mặt hồ (puṇḍarikasamotatā): ủ loại cây có loại hoang dã phủ (avatatā) đầy (samantato) mặt hồ nào là bông súng trắng kamalas; làm mê mẩn[187], thoảng đưa hương vị ngọt ngào – đây là cách chúng ta cần phân tích.

14. Ngay cả những ai (so pi): ngay cả kẻ nào[188] nhìn thấy trong mơ. Hài lòng (vitto): thoả mãn cõi lòng.

15. Tỏa sáng khắp nơi (sbbato pabhaṃ): chiếu sáng khắp mọi nơi. Những phước đức của con (kamme hi): do những phước đức con đã thực hiện; hi (không được dịch) chỉ là một tiểu từ; hay nói cách khác do quá nhiều ý định dồi dào nổi lên tiếp theo nhau. Chính do kammehi (nhờ những phước đức của ta). điều này ćũng đủ (alaṃ): đây là điều thích hợp để thực hiện: kātave = katuṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển).

Thế rồi trưởng lão muốn nghe nàng kể lại vị trí nơi Visākhā đã lui tới khi tái sanh, ngài thốt lên đoạn kệ như sau:

Rõ ràng nhờ những lời tịch lạc hân hoan nàng đã chiếm được thiên cung vô cùng tuyệt hảo đó, còn người phụ nữ kia đã dâng cúng xin hãy cho ta biết thân phận của nàng – nàng đã khởi sanh từ đâu thế?”

Về điểm này: Và người phụ nữ kia đã dâng cùng vật thí. (yā c’ eva sā dānaṃ adāsi nārī) ngài ngỏ lời nói tới tính nữ vĩ đại Visākhā nói rằng, “Và người phụ nữ, chính người đã dâng cúng vật thí đó nhờ lời khen ngợi tinh tuyền con thực hiện, con đã nhận được thiên cung thù thắng đến như vậy” Vì muốn chính thiên nữ đó mở miệng nói về thù thắng của mình, trưởng lão nói: “Xin hãy khẳng định thân phận nhà ngươi – [192] nàng đã từ nơi nào khởi sanh đến đây?” (tassa gatiṃ): là thân phận một thiên nữ, nàng đã được tái sanh do chính phước đức mình đã thực hiện.

Thế rồi, đang lúc làm rõ những gì trưởng lão đã hỏi, thiên nữ nói rằng:

“Bạch thầy, nàng kia chính là bạn hiền của con34 đã xây dựng cho Tăng Ðoàn một thiền viện rất lớn; nàng đã am hiểu Phật Pháp và dâng cúng dường- nàng đã khởi sanh nơi cõi chư thiên Nimmānarati.

Nàng chính là chánh hậu Sunimmita; phước quả nghiệp nàng đã làm thật không thể tưởng tượng nổi. Ðiều ngài hỏi “nàng khởi sanh từ đâu tới[189]?”Bạch tôn giả, con đã giải thích[190] thật rõ ràng.”

Về điểm này:

17. Chính nàng đã am hiểu Phật Pháp (viññātadhammā): nàng đã am hiểu Phật Pháp cũng là Giáo Pháp của Ðức Phật, có nghĩa là nàng đã thấu triệt Phật Pháp, cũng chính là Tứ Diệu Ðế.

18. Sunimmita là nàng (Sunimmitassa): thuộc thiên vương Sunimmita. Phước quả nghiệp của nàng tốt đẹp không thể tưởng tượng nổi (acintiyo kammavipāka tassā) đây là cách biểu thị có cách đọc lướt tiếp đầu ngữ[191], có nghĩa là phước quả nghiệp của nàng không thể tưởng tượng nổi, không có gì sánh kịp, đối với người bạn của ta đã tái sanh nơi chỗ Thiên Nữ Nimmānarati. Vô song (anaññathā): không thể khác được, phù hợp với bản chất thực sự. Nhưng bằng cách nào người đó biết được thù thắng của nàng? Thiên nữ Visākhā đã xuất hiện như vậy trước mặt nàng cũng như Subhaddā Bhaddā[192] cũng đã làm như vậy.

Thế rồi thiên nữ cũng khuyến khích trưởng lão khiến cho những người khác cũng thực hiện bố thí[193] như vậy, nàng đã diễn giải Phật Pháp với đoạn kệ sau đây:

Bởi vậy ngài nên khuyên nhủ thế nhân cũng thực hiện việc bố thí như thế nói rằng, “Hãy hoan hỷ bố thí cho Tăng Ðoàn và với tâm tịnh tín hãy lắng nghe Phật Pháp – tái sanh làm người quả là điều khó khăn mới có được.

Bất kỳ chánh đạo nào vị Phạm Thiên[194] đã chỉ cho ta, tiếng ngài giảng dạy lời giảng dạy chánh đạo[195] phạm thiên vương, da nàng tựa vàng ròng toả sáng. – [193] Hãy hoan hỷ cúng dường Tăng Ðoàn thánh là nơi của thí nàng sẽ đem lại phước quả lớn khôn lường.

Tám người được bậc trí tán dương làm bốn cặp xứng danh cúng dường; các bậc đệ tử ngài thiện thệ xứng nhận của thí- những gì đem cúng cho chư vị này sẽ đem lại phước quả vô song;

Bốn vị đi trên đạo thực hành cả bốn vị được trú quả an lành - đó chính là Tăng Ðoàn thánh gồm toàn bậc công chính lại có chánh hạnh chuyên tâm giới hạnh lẫn tuệ quán.

Vì mọi chúng sanh cúng dường đều mong quả công đức. Lại dâng cúng lễ vật hào phóng[196] lên Tăng chúng sẽ đem lại phước tái sanh quả bội phần.

Vì tăng chúng quả rộng lớn bao la; thật vô song[197] tựa biển cả[198] mênh mông. Quả thật các ngài là đồ đệ tuyệt hảo là vị anh hùng giữa chúng sanh; bất luận nơi nào tăng đoàn truyền dạy Pháp chư vị đều mang đến ánh quang.

Những kẻ nào dâng cúng cho Tăng Ðoàn này – lễ vật cúng dường đó quả chính chân, là của thí là hiến dâng theo chánh pháp[199] lễ vật đó đem lại quả vô lường. Cúng dường lễ vật lên Tăng chúng sẽ được các Đức Phật tán thưởng phước đức vô ngần.

Những kẻ nào tâm đầy hoan hỷ. Dạo quanh khắp trần gian thu thập phước thí, sau khi đã loại bỏ vết bẩn bủn xỉn cùng với mọi gốc rễ căn sanh, sẽ không còn lầm lỗi tiến thẳng tới sanh thiên.”

Về điểm này:

19. Do điều này... ... .cũng nhiều điều khác nữa: tena h’aññe pi = tena hi aññe pi (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài); và[200] do của bố thí này (tena): vì lý do này. hi (không được dịch) chỉ là một tiểu từ mà thôi. Sau khi nói rằng, “Bạn nên tạo cho chúng sanh thực hiện điều này”, “Nàng nên cúng dường Tăng Ðoàn” v.v... được đề cập đến để cho thấy cách thức (phải theo) trong việc tạo cho chúng sanh thực hiện điều này. Nàng nói. “Tái sanh nơi cõi chúng sanh là điều không dễ gì đạt được, thế nên ngươi phải tận dụng lấy cơ hội này.” Liên quan đến hiện trạng chúng sanh không có được tám cơ hội làm phước thiện. Trong mối tương quan này, tám[201] cơ hội tuyệt vời, cụ thể như sau: ba trạng thái hư mất[202] bốn trạng thái vô sắc giới (ārupas), chúng sanh vô tình, miền biên giới, do thiếu các khả năng và lại bám víu chặt với tà kiến, và không có Đức Phật[203] xuất hiện.

20. Bất kỳ chánh đạo nào (yaṃ maggaṃ): Bất kỳ cúng dường nào được thực hiện[204] dành cho phước điền vô song, cũng[205] [194] là chánh đạo dẫn đến định mệnh hạnh phúc do đây là nguyên nhân khiến cho chúng ta đạt đến định mệnh hạnh phúc một cách chắc chắn và ta nên coi đó như là “quyền tối thượng nơi chánh đạo”[206] do dặc tính tuyệt vời nhất so với chánh đạo dẫn đến hư mất và con đường nhỏ v.v... Vì một vật cúng dường, giống như đức tin và tình khiêm tốn, ta còn gọi là “chánh đạo dẫn đến thiên giới phù hợp với những gì Ðức Phật đã nói:

“Ðức tin, khiêm tốn và vật cúng dường thiện hảo – cũng chính là Phật Pháp các vị sappuras[207] vẫn thương theo đuổi; vì đây chính là chánh đạo thiên giới, vì nhờ chánh đạo này chúng ta vững bước hướng về thiên giới vậy”a

Một cách giải thích khác đó là Maggādhipatī[208] (chánh đạo tối thượng); ạo sư cũng chính là quốc chủ[209] đối với cõi trần gian này cùng với chư thiên nữa. Do có chánh đạo đó – đây chính là ý nghĩa chúng ta nên phân tích. Ngươi phải thực hiện cúng dường cho Tăng Ðoàn (saṃghassa dānāni dadātha) : với điều này v.v... nàng nói tới việc khuấy động ngài trở lại bằng cách mở rộng tay bố thí cho những người xứng đáng nhận của thí. Thế rồi nàng thốt lên đoạn kệ “Có tám người được ta khen ngợi là những kẻ chính trực” cho thấy hình thức Tăng Ðoàn thánh, quả thật là phước điền xứng nhận của thí.

Về vấn đề này:[210]

21. Kẻ nào (ye) là đại từ liên kết. Những cá nhân (puggalā): chúng sanh. Tám (aṭṭha): đây chính là cách phân định số học của họ; vì họ có tám người. – bốn người đang tiến hành và bốn người đã an trú nơi thánh qua’ Chính Ðức Phật chính tông đã khen ngợi họ (sataṃ pasatthā): các vị sappurisas cũng khen ngợi họ – có nghĩa là các Đức Phật, các vị ộc Giác Phật và các đồ đệ của Ðức Phật - và cả chúng sanh lẫn chư thiên cũng khen ngợi họ nữa. Tại sao vậy? Do có sự liên kết với các phẩm chất thiện nơi giới đức đồng khởi sanh (co-nascent) v.v... Vì những phẩm chất thiện nơi giới đức và thiền định v.v... lại đồng khởi sanh[211] giống như màu sắc và hương vị của cây hoa campaka và cây hoa vakula[212] trổ bông đồng thời với nhau. Vì lý đó[213] những cây hoa hết sức hấp dẫn, sảng khoái và[214] lại đáng đựơc các vị chân chánh ca ngợi như những bông hoa có màu sắc và hương vị v.v.. đối với cả chư thiên lẫn chúng sanh[215]. chính vì lý đó người ta nói tới “Tám cá nhân chúng sanh đã được các vị chánh trực hết sức ca ngợi.” Giờ đây, nói ngắn gọn[216] tám đương sự đó tạo thành bốn cặp - những kẻ nào an trú nơi chánh đạo nhập lưu và thánh quả làm thành một cặp; ... và kế tiếp cách đó cho đến những kẻ an trú nơi chánh đạo A-la-hán và thánh quả làm thành một cặp khác. Vì lý do đó nàng nói rằng “Họ[217] tạo thành bốn cặp; những cặp này là phước điền xứng nhận cúng dường.” Những kẻ này (te): đây là điều chỉ rõ cho thấy những kẻ đó trước kia đã được ám chỉ đến một cách tương đối[218]. Vì tất cả các vị này đều xứng nhận của thí vì họ xứng nhận công đức bố thí, đựơc gọi là những gì thích hợp được bố thí phù hợp vơi đức tin phước đức và nơi thánh quả phước đức họ đã thu lượm được. Thông qua việc họ đem lại hoa trái, do họ liên kết với những phẩm chất thiện tối thượng. Liên kết với thánh quả to lớn nơi của bố thí như vậy. Chư vị đồ đệ của đức Thiện Thệ (Sugatassa sāvakā): [195] họ chính là đồ đệ[219] vì họ lắng nghe Phật Pháp vì họ được tái sanh bằng tái sanh bậc thánh vì đã lắng nghe Phật Pháp do chánh vị toàn hảo diễn giảng. Bất luận điều gì được bố thí cho chư vị đó sẽ đem lại quả to lớn (etesu dinnāni mahapphalāni): ngay cả những của cúng dường tầm thường được thực hiện dành cho các đồ đệ của vị Thiện Thệ[220]. Nhờ việc tinh luyện do của cúng dường có người chấp nhận và thánh quả đem lại. Chính vì lý do đó Ðức Thế Tôn lên tiếng nói rằng, “Hỡi chư vị Tỳ khưu, cho dù ở bất kỳ mức độ nào xuất hiện các Tăng chúng hay các nhóm tăng chúng, người ta vẫn công bố Tăng Ðoàn của vị Như Lai chính là thủ lãnh những nhóm hay tăng đoàn đó.”b v.v...

Vào lúc này vị trưởng lão Anuruddha quay trở lại cõi chúng sanh và thông báo sự việc ngài và thiên nữ đã đề cập đến cho Đức Thế Tôn. Ngài lại coi sự việc đó như là vấn đề nổi lên và diễn giải Phật Pháp cho đám người tụ tập lại đó. Giáo pháp ngài diễn giải đã đem lợi lại cho chúng sanh đang lắng nghe ngài.

Phần diễn giải Thiên Cung Thiền Viện kết thúc tại đây.

4.7 CHÚ GIẢI THIÊN CUNG BỐN NỮ NHÂN.
 [Caturitthivimānavaṇṇanā]

“Nàng thiên nữ sắc đẹp siêu phàm”. Ðây chính là chuyện kể Thiên Cung Bốn Nữ Nhân. Thiên Cung này[221] xuất phát ra sao?

Khi ấy Đức Phật đang lưu lại trong thành Sāvatthi, trưởng lão Mahāmoggallāna, đang thực hiện chuyến du hành thiên giới giống như cách ta đã trình bày ở trên, ngài đã đến cõi Tam Thập Tam; Tại đó ngay nơi bốn thiên cung tọa lạc liên tiếp nhau, ngài chứng kiến tận mắt bốn thiên nữ từng nàng một vây quanh có đoàn tùy gồm cả ngàn tiên nữ hầu hạ được hưởng thù thắng thiên giới và ngài hỏi từng thiên nữ, để tìm hiểu xem những phước đức họ đã thực hiện khi còn sống nơi kiếp con người với những đoạn kệ như sau:

Hỡi thiên nữ, nàng đang đứng đó với sắc diện siêu phàm, tỏa sáng khắp mười phương trông tựa Dược Vương Tinh,

Do đâu nàng có được diện mạo rạng rỡ đến như vậy? Do nàng đã thực hiện điều gì trên cõi đời này và ở đó đã xuất hiện cho nàng bất kỳ điều vui thú nào lòng nàng hằng mến chuộng bấy lâu nay?

Ta hỏi ngươi, hỡi thiên nữ đầy tràn uy lực, nàng đã thực hiện phước đức nào khi còn trên cõi chúng sanh? Do nàng đã thực hiện điều gì khiến cho uy lực nàng chiếu sáng và diện mạo của nàng toả sáng khắp mười phương?

Và cả bốn thiên nữ liên tiếp đã giải thích ngay tức khắc những câu hỏi ngài trưởng lão đã hỏi; để làm rõ điều này có đoạn kệ được nói lên như sau:

Lòng tràn đầy hoan hỷ do chính trưởng lão Moggallāna đặt câu hỏi, thiên nữ ấy đã giải thích câu hỏi đã được nêu lên về phước đức nào đã đem lại phước quả to lớn đến như vậy.

Người ta kể lại rằng vào thời Ðức Thế Tôn Kassapa họ (bốn thiên nữ đó) đã tái sanh[222] trong ngôi nhà một gia đình tốt lành trong thành phố có tên là Paṇṇakata tại vương quốc tên là Esikā và khi họ đến tuổi trưởng thành liền đến làm dâu trong gia đình của đức lang quân của họ trong cùng một thành phố, họ đã ăn ở rất hoà thuận với nhau. Trong bốn người đó, có một người đã nhìn thấy một vị Tỳ khưu đang du hành khất thực [196] và với tâm tịnh tín nàng đã dâng cúng dường cho ngài một bó hoa indīvara,[223] nàng khác lại cúng dường cho vị Tỳ khưu khác một bó hoa súng màu xanh, một nàng cúng dường vị Tỳ khưu một bó hoa sen. Và vị cuối cùng lại được cúng dường những búp hoa nhài. Một thời gian sau đó họ đã qua đời và đã tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam[224]. Và mỗi nàng có một đoàn tuỳ tùng cả ngàn tiên nữ[225] theo hầu. Tại đó cho đến lúc sanh mệnh còn tồn tại, các nàng thiên nữ đó được hưởng thù thắng thiên giới và liên tục di chuyển khi họ diệt từ cõi chúng sanh và tái sanh ở đó. Do kết quả của từng phước đức[226] họ đã được tái sanh nơi cõi trời trong cùng một Phật Kỷ. Khi vị trưởng lão hỏi họ theo cách trưởng lão Mahāmoggallāna đã khẳng định về vấn đề này, trong khi đàm thoại với trưởng lão về phước đức tiền kiếp nàng đã thực hiện, nói rằng:

Con đã cúng dường một nắm hoa indīvaras cho vị Tỳ khưu đang du hành khất thực nơi cõi cực lạc Paṇṇakata, đó là một thành phố nổi bật[227] và tuyệt hảo trong vương quốc Esikas.

Do phước đức đó sắc diện con kiều diễm siêu phàm. Do phước đức con đã thực hiện được nơi cõi đời này và ở cõi đó con được hưởng mọi lạc thú thoả lòng con hằng mong ước.

Con tuyên bố cho chư vị Tỳ khưu đầy uy lực vô song, bất kỳ phước thiện nào con đã thực hiện khi còn sống nơi cõi chúng sanh, chính do phước đức đó con có oai lực chiếu sáng rực rỡ và sắc diện con tỏa sáng khắp mười phương.

8-11. Giống như đoạn kệ 1-4 ở trên.

Thiên nữ khác nói rằng:

12. “Con đã cúng dường một bố hoa súng xanh cho vị Tỳ khưu đang du hành khất thực nơi cõi cực lạc Paṇṇakata, là thành phố nổi bật7 và tuyệt hảo trong vương quốc Esikas.

13-14. Do phước đức đó con có sắc diện kiều diễm... .và làn da của con tỏa sáng khắp mười phương.”

15-18. Giống như những đoạn kệ 1 – 4 ở trên.

Một thiên nữ khác nói rằng:

19. Con đã cúng dường ngó[228] sen màu trắng với tán hoa[229] màu xanh mọc trong đầm sen đầy nước trong vắt cho vi Tỳ khưu đang du hành khất trong kinh thành huy hoàng Paṇṇakata, là thành phố nổi bật7 và tuyệt hảo trong vương quốc Esikas.

Do phước đức đó con có sắc diện kiều diễm... .và con có làn da tỏa sáng khắp mười phương.”

22-25. Giống như những đoạn kệ 1 – 4 ở trên

Một thiên nữ khác nói rằng:

26. “Con tên là Sumana; con đã cúng dường những búp hoa nhài màu ngà cho một vị có tâm tuyệt hảo[230], cho vị Tỳ khưu đang du hành khất thực trong thành phố huy hoàng Paṇṇakata, là thành phố nổi bật7 và tuyệt hảo trong vương quốc Esikas.

27-28. Do phước đức đó con có sắc diện kiều diễm... .và lại có làn da tỏa sáng khắp mười phương.”

Về điểm này:

5. Một bó hoa indīvaras (indīvaras hatthakaṃ): một bó hoa uddālaka, một bó hoa wind-slayer[231]. Thuộc vương quốc Esikas (Esikānaṃ): trong vương quốc Esikas. Thành phố đó nổi bật và tuyệt hảo (uṇṇtasmīṃ nagaravare): thành phố đó nổi bật tột đỉnh hơn mọi thành phố toạ lạc trên một vùng đất cao với các tòa lâu đài và những ngôi nhà có mái cong v.v... bay vút lên có như đang liếm những đám mây[232] cao. Trong kinh thành Paṇṇakata huy hoàng tráng lệ (pannakate). Trong một thành phố có tên như vậy.

12. Một bó hoa súng màu xanh (nīluppalahatthakaṃ) : một bó hoa sen màu xanh[233]

19. Một nắm ngó sen màu trắng (odātamūlakaṃ): rễ sen màu trắng (setamūlaṃ): ta nói như vậy là vì màu trắng (dhavalatāya) những ngó sen (bhisamūlānaṃ) – nàng nói điều có liên quan đến một bố hoa sen (paduma-). Vì lý do đó nàng nói rằng, “Có cánh hoa màu xanh” v.v... Về điểm này với cánh hoa màu xanh (haritapattaṃ): có cánh hoa[234] màu xanh đậm. Vì phần ngoài cánh hoa sen trước khi nở thì những cánh hoa mềm mại chỉ có một màu xanh. Nở rộ trên mặt hồ trong nước (udakasmiṃ sare jātaṃ): nở ra trên mặt nước hồ, có nghĩa làsen mọc trong đầm[235] nước trong vắt.

26. Sumanā (Sumanā): tên gọi như vậy. Ðối với người có tâm kiều diễm (sumanassa): kẻ nào có lòng trong trắng (su = sundara, một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Búp hoa nhài (sumanakuḷāni): những nụ hoa nhài[236] . Màu trắng ngà (dantavaṇṇāni): có màu sắc giống như màu ngà voi vừa được trạm trổ.

Khi cả bốn thiên nữ đã trao đổi về phước đức họ đã thực hiện, trưởng lão lại tiếp tục nói thêm[237]: thế rồi cho phép hiện hình Tứ Ðiệu Ðế, vào lúc kết thúc cả bốn thiên nữ cùng với đoàn tùy tùng đã chứng đắc quả Nhập Lưu. Trưởng lão quay trở lại cõi trần gian và thông báo sự việc cho Ðức Thế Tôn, ngài coi sự kiện đó là vấn đề[238] nổi lên và diễn giải Phật Pháp cho đoàn người tụ tập tại đó. Giáo Pháp của ngài đã đem lợi lại cho chúng sanh tụ tập tại đó.

Phần diễn giải thiên cung bốn nữ nhân kết thúc tại đây.

4.8 CHÚ GIẢI THIÊN CUNG VƯỜN XOÀI.
[Ambavimānavaṇṇanā]

[198] Nàng có vườn xoài giống tiên cảnh” . Ðây là chuyện kể Thiên Cung Vườn Xoài. Thiên Cung này[239] xuất xứ như thế nào?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, tại khu Rừng[240] Kỳ Viên. Vào thời đó có một tín nữ nọ đang cư ngụ trong thành Sāvatthi. Sau khi đã nghe biết kết quả vĩ đại và lợi thế to lớn do cúng dường tịnh xá mà ra, với tâm đầy nhiệt thành nàng đã đảnh lễ[241] Ðức Phật và thưa với ngài mà rằng. “Bạch Thầy, con muốn xây một tịnh xá cho Tăng Ðoàn, con muốn xin Ðức Thế Tôn chỉ[242] cho một nơi thích hợp để thực hiện công việc xây dựng này. Ðức Thế Tôn đã lệnh cho chư vị Tỳ khưu và họ đã chỉ chỗ đó cho nàng thực hiện công việc xây cất. Sau đó nàng cho xây một tịnh xá, cho trồng rất nhiều cây xoài xung quanh thiền viện. Bốn chung quanh tịnh xá đó có nhiều cây xoài bao quanh cho đủ bóng mát và nước ngọt. Nàng cho rải cát vàng óng mặt đất trước tịnh xá trông giống như những chuỗi ngọc trai thật hoàn hảo tráng lệ làm say mê lòng người.

Nàng cũng cho trang hoàng thiền viện đó giống như thiên cung thiên giới với thảm trải đủ màu sắc, hương thơm và tràng hoa v.v... nàng còn cho thắp đèn dầu và trải trên những hàng cây xoài với vải mới tinh chưa hề giặt ủi[243] bao giờ và rồi nàng cúng dường thiền viện cho Tăng Ðoàn. Chẳng bao lâu sau nàng qua đời và được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Tại đó đã xuất hiện cho thiên nữ đó một Thiên Cung vây quanh là những hàng cây xoài; và ngay tại đó nàng đã được hưởng[244] thù thắng thiên giới vây quanh là một đoàn tiên nữ theo hầu. Trưởng Lão Mahāmoggallāna đã đến gặp và hỏi nàng với những đoạn kệ sau:

Nàng có vườn xoài giống cảnh tiên, một lâu đài rộng rãi được xây dựng ở đây, vang dội bao tiếng đàn hòa tấu, vang dội tiếng chúng hát reo văng vẳng từ xa.

Và chiếc đèn vĩ đại làm bằng vàng luôn mãi toả ánh sáng hồng; bao bọc chung quanh có nhiều cây cối được trồng với khăn che phủ trái bên trong.

3[245]. Do đâu nàng có được cảnh vườn xoài, thiên cung uy nghi tuyệt vời đến như vậy lại vang dội bao tiếng đàn hòa tấu, vang dội tiếng chúng hát reo văng vẳng từ xa.

Và chiếc đèn vĩ đại làm bằng vàng luôn mãi toả ánh sáng hồng; do đâu mà thiên cung luôn được bao bọc chung quanh có nhiều cây cối được trồng với khăn che phủ trái bên trong.

Do phước đức nào khiến cho sắc diện nàng đẹp đến như vậy? Do đâu nàng có được diện mạo rạng rỡ đến như vậy? Do nàng đã thực hiện điều gì ở trên cõi đời này và ở đó đã xuất hiện cho nàng bất kỳ điều vui thú mà lòng nàng hằng mến chuộng bấy lâu nay?

Ta hỏi nhà ngươi, hỡi thiên nữ đầy uy lực cao cả, nhà ngươi đã thực hiện phước đức nào khi còn ở trên cõi chúng sanh thế? Do nhà ngươi đã thực hiện điều gì khiến cho uy lực nhà ngươi chiếu sáng và diện mạo của ngươi toả sáng khắp mười phương?

Lòng tràn đầy hoan hỷ do chính trưởng lão Moggallāna đặt câu hỏi, nàng thiên nữ ấy đã giải thích câu hỏi khi được hỏi do ngài trưởng lão đã đặt ra, nàng đã thực hiện phước đức nào đã đem lại kết quả tốt đẹp đến như vậy.

[199]Nơi kiếp trước khi con còn làm kiếp người giữa thế nhân – nơi kiếp người ở chốn phàm trần – con đã xây một tịnh xá dâng lên chư tăng vây quanh là những hàng cây xoài tươi tốt.

Khi tịnh xá đã xong phần xây dựng, khi con sửa soạn cho cử hành lễ cúng dường, con đã che phủ toàn bộ những cây xoài[246] bằng những lớp vải mới để nâng đỡ trái xoài ở bên trong.

Con lại thắp một ngọn đèn tại đó, tự tay con đã dâng vật thực cho tăng chúng với tâm thành tín con đã cúng dường chư tăng thiền viện đó.

Do đó con có vườn xoài đẹp tuyệt trần tựa tiên cảnh, lại có Thiên Cung rộng rãi được dựng lên, vang dội bao tiếng đàn hòa tấu, dội lên tiên chúng hát reo văng vẳng từ xa.

Và con cho thắp chiếc đèn vĩ đại làm bằng vàng luôn mãi mãi toả ánh sáng hồng; bao bọc chung quanh có nhiều cây cối được trồng với khăn che phủ trái bên trong.

Do phước đức đó con có diện mạo sáng ngời. Do phước đức đó nên mọi thứ đã xuất hiện cho con, ngay tại nơi đây và nơi cõi đó đã xuất hiện những hoan lạc lòng ta hằng mong muốn.

Con xin tuyên bố cho chư vị Tỳ khưu uy lực vô song, bất kỳ phước thiện nào con đã thực hiện khi còn là chúng sanh giữa thế nhân, chính do phước đức đó con có oai lực chiếu sáng rực rỡ và dung nhan con chiếu sáng khắp mười

Và Thiên nữ đó đã giải thích cho ngài như vậy.

Về điểm này:

1. Rộng rãi (mahallako): to lớn, rộng rãi cả về chiều dài chiều rộng lẫn chiều sâu, có nghĩa là vô cùng vĩ đại. Vang vọng tiếng ca với một đoàn tiên nữ. (accharāgaṇaghosito) vang vọng âm thanh vang dội[247] do đoàn tiên nữ ca hát nhảy múa bằng lời ca tiếng hát và trò chuyện[248] vui vẻ đã khiến cho nàng luôn hoan hỷ.

2. Và ở đây có một ngọn đèn luôn tỏa sáng (padīpo c’ettha jalati): ngọn đèn làm bằng châu báu đá quí[249], ở đây ngay tại vị trí này che phủ bên trên là chiếc lọng có ánh sáng chói chang luôn toả sáng như thế với[250] những tia sáng mặt trời đang chiếu sáng mãnh liệt. Bao bọc bằng vải chung quanh (dussaphalehi): đây quả thật là những trái cây làm[251] bằng vải, có nghĩa là với việc bao bọc bằng tấm vải thiên giới quanh những trái xoài đó.

9. Kết thúc, khi con sẳn sàng thực hiện lễ cúng dường (kārente niṭṭhite mahe): khi thiền viện đã hoàn tất xây cất và lễ khánh thành được thực hiện, lễ cúng dường cũng được tổ chức. Làm ra hoa trái làm bằng vải (katvā dussamaye phale): biến chính những miếng vải đó thế chỗ cho trái trên cây xoài.

10. Tăng chúng tuyệt vời nhất: gaṇuttamaṃ = gaṇānaṃ uttamaṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Ðây chính là Tăng Ðoàn đồ đệ của Ðức Thế Tôn.[252] Trao thiền viện đó cho (niyyādesiṃ): khiến cho người khác chấp nhận, có nghĩa ban tặng cho.

Phần còn lại giống như những gì đã diễn giải ở trên.

Phần Chú giải Thiên Cung Vườn Xoài kết thúc tại đây.

4.9 CHÚ GIẢI THIÊN CUNG HOÀNG KIM.
[Pītavimānavaṇṇanā]

[200] “Nàng thiên nữ mặc sắc phục kim hoàng, trang điểm bao châu báu ngọc vàng.” Ðây chính là chuện kể Thiên Cung Kim Hoàng. Thiên Cung này[253] xuất xứ ra sao?

Sau khi Ðức Thế Tôn đã nhập Vô Dư Níp Bàn và nhà vua Ajātasattu cho xây một bao tháp và cúng dường Tháp Thờ đó để thờ phần xá lợi của Đức Phật ngài đã nhận phần chia cho ngài, có một tín nữ kia là cư dân thành Rājagaha và đã tham dự lễ tẩy rửa[254] thân xác của nàng ngay từ sáng sớm, mang theo bốn đoá hoa leo kosātaki[255] ngay khi nàng bắt gặp trên đường đi nghĩ rằng, “Ta phải kính lễ Bảo Tháp của vị Ðạo sư” và với tâm nổi lên xung lực đức tin, nàng đã hướng thẳng tới bảo tháp bất kể[256] những hiểm nguy dọc đường. Thế rồi ngay lúc đó có một con bò cái cùng với bê con một năm tuổi hung hăng chạy lao thẳng tới tấn công nàng, đã húc thẳng vào nàng một cú với cặp xừng hung hãn và khiến cho nàng kết thúc sanh mệnh ngay trong ngày hôm đó. Ngay lập tức nàng được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam và nàng đã xuất hiện[257] ngay tức khắc[258] nơi cõi Tam Thập Tam. Nàng đã xuất hiện cùng với chiếc xe của mình, đứng giữa một nửa kotis vũ nữ cũng chính là đoàn tuỳ tùng của nàng, chiếu sáng rực rỡ họ với luồng sáng toát ra từ chính thân xác[259] nàng, ngay khi Dạ Xoa Thiên Chủ đang du ngoạn trong khu vườn thượng uyển. Khi nhìn thấy nàng[260] tâm Thiên Chủ tràn ngập nỗi kinh ngạc và ngạc nhiên tự hỏi không hiểu bằng cách nào hay nhờ loại phước đức thể chất[261] nào nàng đã nhập vào cõi này, quả thật do phép đại thần thông của một chư thiên.[262] Thiên Chủ liền hỏi[263] nàng với những đoạn kệ như sau:

Nàng thiên nữ mặc sắc phục màu kim hoàng, làm đẹp với đồ trang sức châu báu ngọc vàng, mình thoa phấn chiên đàn vàng óng ánh lại đeo vòng hao sen[264] rực rỡ toàn màu vàng.

Lâu đài của nàng và tọa sàng nằm ngủ cũng có cùng màu vàng óng ả. Cùng với ghế vàng và chậu rửa[265] cũng toàn màu hoàng kim, cùng chiếc lọng che vàng óng ánh phía trên, cùng xe và ngựa cũng có màu vàng óng, quạt[266] xe bảy ngựa thẩy đều toàn màu vàng sáng chói.

Phước đức gì nàng đã tạo ở kiếp trước, ngay khi còn sống làm kiếp người giữa thế nhân? Vừa nghe hỏi thiên nữ: xin hãy kể ra hạnh nghiệp nào nàng đã thực hiện mà đem lại quả to lớn đến vậy”

Và nàng đã giải thích cho ngài trưởng lão với những đoạn kệ sau đây:

Thưa ngài Thiện Thệ, thiếp thấy một cây leo kia có tên là kosataki, có vị đắng[267] và chẳng có ai thèm muốn[268]. Con đã hái ngay bốn hoa đem đến dâng bảo tháp vị Tôn Sư.

Với tâm thanh thản hướng quả nghiệp với thân xác vị đạo sư, lòng trí con chỉ chuyên tâm[269] công việc đó con chẳng quan tâm để ý nhìn.

Chính vì vậy con bò đã giết[270] chết con, ước nguyện của con chẳng trở nên trọn vẹn để đi tới[271] bảo tháp thờ vị đạo sư; giả như còn tích luỹ được cả việc thiện này thì thù thắng của con ắt hẳn còn lớn hơn nhiều.

[201] Do nghiệp đã thực hiện trên cõi đời này, ôi Maghavā[272] chúa tể cõi trời cao, con đã từ bỏ con người phàm tục và đã kết thân cùng Chúa Tể chư thiên.[273]

Về điểm này:

1. Toàn chi nàng được thoa phấn chiên đàn óng ả.(pītacandanalittaṅge): toàn thân nàng được thoa phấn chiên đàn có màu vàng óng ánh.

2. Tòa lâu đài và tọa sàng của nàng có màu vàng chói chang. (pītapāsasayane): nàng được phú cho tòa lâu đài làm toàn bằng vàng và với tọa sàng bao quanh cũng bằng vàng ròng[274] óng ả. Cùng thứ “vàng này” phải được coi như gộp chung lại trong từ “hoàng kim” theo cách thức này, cả ở trên ở dưới những điều diễn ra.[275]

4. Có một cây hoa leo: lat’ atthi = latā atthi (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Đức Thiện thệ (bhante): ngài đang nói với Dạ Xoa Chúa Tể chư thiên, với lòng kính trọng. Không che dấu (anabhijjitā): không được tìm kiếm.

5. Thân xác (sarīraṃ): Xá lợi[276] tức là di cốt của ngài; và đây chính là từ tập hợp thông dụng dùng ám chỉ các thành phần cấu thành thân xác, như thể Paṭo daḍḍho, samuddo”[277]. Con bò đó (assa): con bò xuất hiện. Lối đi (maggaṃ): lối tiến tới. Con không để ý (na avekkhissaṃ)[278]: không nhận ra, không nhìn thấy. Tại sao thế? Vì (đây là một trường hợp) không lưu tâm tới điều đó (không chú ý tới) (na taggamanasā satī): không[279] chú tâm để ý tới (gatamanā), tâm trí con không chú ý vào đó, con bò[280] đó (tassaṃ), ý nghĩa ở đây là: vì tâm trí con chỉ tập trung chú ý tới bảo tháp của c Thiên Thệ. Tadaṅgamanasā satī (do tập chung chú ý đến điều đó) cũng là cách giải thích, nàng đã tập trung suy nghĩ về vấn đề đó (tadaṅgamanasā) vì tâm trí nàng (mano) chỉ tập trung vào xá lơi[281] (di cốt) của Đức Thiện Thệ. Nàng cho biết vì tâm tư nàng như vậy thế nên nàng không chút để ý đến những gì có thể xảy ra trên đường đi.

6. Suy nghĩ của con về bảo tháp chư đạt đến được (thūpam appattamānasaṃ): ước muốn của con đến được bảo tháp, điện thờ, chưa đạt đến được; vì đây mới chỉ là một suy nghĩ (manaso) vì đây mới chỉ là những gì xuất hiện (hiện hữu) trong suy nghĩ mà thôi (manasi bhavo)[282]; là khuynh hướng, là ước muốn, được đề cập đến[283] theo cách này do chưa thực hiện được ý nguyện nổi lên là đến bảo tháp để nàng có thể kính lễ[284] (bảo tháp), điện thờ với hương hoa, nàng đã phải xuất hiện[285] (tái sanh) nơi cõi thiên giới. Nếu con tích lũy được điều này: tañ ca āhaṃ abhisañceyyaṃ = tañ ce ahaṃ abhisañcineyyaṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài), [202] có nghĩa là nếu con tới được bảo tháp, bằng việc kính lễ như đã dự định, chắc chắn con sẽ tích luỹ được, thu thập được công đức bằng việc kính lễ điện thờ với hoa nến mang theo. Chắc chắn (quả đạt được) sẽ tốt hơn nhiều. Ngay cả thù thắng đạt được chắc chắn sẽ vượt hơn hẳn thù thắng con đã có được[286] vào lúc này.

7. Ôi Maghavā, Vương Tượng Chư Thiên (Maghavā devakuñjara) nàng đang nói với Dạ Xoa,[287] ở đây là con voi thiên giới (devakuñjara)[288]: ngươi giống như con voi[289] đang ở giữa thiên giới do tính chất hơn hẳn ở sức mạnh và nỗ lực (sử dụng sức mạnh đó) v.v... [290] tình bằng hữu (sahavyataṃ) : cảm tình bằng hữu.

ây[291] chính là những lời của các vị Kiết Tập Kinh Tạng Phật Pháp.

8. Khi nghe điều này, ngài thống soái cõi Tam Thập Tam, là Maghavā, vương tượng chư thiên, đã khẳng định điều này với Matali để tạo cho nàng trở nên tịnh tín với cõi Tam Thập Tam.

Ngay sau đó Dạ Xoa đã thuyết pháp cho Tăng chúng chư thiên có Matali đứng đầu với những đoạn kệ sau:

Này hỡi Matali, hãy nhìn xem đây kết quả này thật kỳ diệu thay, vô cùng vĩ đại thay – ngay cả chỉ một chút phước đức thược hiện được vẫn đem lại lợi ích nhiều bề.

Khi có lòng tịnh tín thì chẳng có phước thí cúng dường nào cho vị Như Lai, đấng toàn giác, hay cho chư vị đồ đệ của ngài lại được gọi là điều nhỏ mọn[292] cả.

Nào hỡi Matali, chúng ta hãy mau mau cùng với thiên chúng cúng dường tôn kính bảo tháp xá lợi Như lai để công phước được tăng thêm phần an lạc.

Dầu ở đời hay xả thân vì Ðức Phật hay ngay cả chỉ trong suy nghĩ thì quả đem lại cũng bằng nhau; vì chính chỉ ước ao bằng suy nghĩ đó chính là nguyên nhân[293] chúng sanh đến được phước định hạnh phúc vậy.

Quả thật vị Như Lai hiện hữu trên đời này nhằm mang hạnh phúc đến cho muôn dân[294] vào lúc đó[295] dù chỉ thực hiện được dăm ba phước đức nhỏ nhoi, cũng đã được hưởng phước thiên giới vậy.”

Về điểm này:

8. Tạo cho mình có tâm tịnh tín (pasādento): khiến tạo tâm tịnh tín, có nghĩa là khiến nổi lên niềm tin nơi Tam Bảo.

9. Đa dạng (cittaṃ): rất nhiều, không tưởng tượng nổi. Kết quả do phước đức đem lại (kammaphalaṃ): cho dù của thí cúng dường đó không to tát huy hoàng[296], hãy nhìn kết quả phước đức đem lại công đức to lớn do thành tích thành công nơi phước điền và do chứng đắc thành công đức chỉ với tâm tịnh tín đem lại - đây là cách chúng ta nên phân tích. Cho dù chỉ là vật cúng dường nhỏ mọn cũng đem lại kết quả to lớn (appakam pi kataṃ deyyaṃ pññaṃ hoti-mahapphalaṃ): dưới góc độ này (liên quan đến vấn đề này) từ “được thực hiện” chính là “hoàn thành nhiệm vụ một cách chính xác bằng cách phục vụ: bằng cách kính lễ’; [203] ‘đáng nhận cúng dường” chính là “đối tượng xứng nhận cúng dường”; trong khi đó “công đức” chính là phước đức được tiến hành theo cách đó. Thế rồi điều này chứng tỏ vào thời điểm đó có thực hiện được[297] công đức dù chỉ là nhỏ mọn, thì phước quả đem lại cũng rất to lớn. Ðể thể hiện điều này ngài thốt lên đoạn kệ bắt đầu như sau: ‘Khi có tâm tịnh tín thì chẳng có phước đức nào ta thực hiện được lại nhỏ mọn cả.” Ðây là điều dễ dàng hiểu được.

11. Cả chúng ta nữa (amhe pi): cả chúng ta nữa. Cũng có thể đem lại vinh quang (to lớn) : mahemase= mahāmase (một dạng ngữ pháp hoán chuyển), có thể kính lễ.

12. Khát vọng tâm linh chính là nguyên nhân nhờ đó (cetopaṇidhihetu): do định tâm thực hiện điều đó, có nghĩa là thông qua ý định đúng đắn trong ta[298]. Chính vì lý do đó Đức Phật nói rằng:

“Chẳng phải cha cũng không phải mẹ có thể thực hiện được điều này, ngay cả những họ hàng thân thiết nữa: hướng tâm ngay thẳng có thể thục hiện điều này tốt hơn họ nhiều lần”a

Hơn thế nữa[299] sau khi đã thốt lên những lời đó, Dạ Xoa, Thiên Chủ đã loại bỏ nhiệt tình hăng say tiêu khiển trong vườn thượng uyển, thỉnh thoảng[300] lại quay nhìn lại và trong suốt bảy ngày ngài đã thực hiện kính lễ tại điện thờ Cūlāmani[301], và điện thờ đó đã trở thành nơi thờ tự[302] liên tục của ngài. Thế rồi một khoảng thời gian sau ngài đã dề cập đến biến cố đó với trưởng lão Narada đang lúc ngài thực hiện du hành vào cõi thiên giới. Trưởng Lão Narada lại báo cho các vị thực hiện Kiết Tập Kinh Tạng và họ đã ghi lại sự kiện này dưới hình thức đó trong phần kiết tập[303] Kinh Tạng họ đã thực hiện.

Phần Chú giải Thiên Cung Hoàng Kim đến đây là kết thúc.

4.10 CHÚ GIẢI THIÊN CUNG DO CÚNG MÍA.
[Ucchuvimānavaṇṇanā]

“Sau khi đã làm rạng rỡ trái đất cùng với chư thiên”. Ðây chính là chuyện kể Thiên Cung Do Cúng Mía mà ra.

Do cả hai bản văn[304] và vấn đề nổi lên, chuyện kể này giống hệt như chuyện kể Thiên Cung kể về người cúng dường khúc mía đường[305] ở trên. Chỉ có một chi tiết khác đó là người mẹ chồng[306] đã giết nàng dâu bằng chiếc ghế đẩu, ngược lại ở đây bà ta lại dùng cục đất. – đây là chi tiết khác biệt duy nhất. Nhưng do thiếu thống nhất liên quan đến cả[307] hai câu chuyện được chèn[308] thêm vào tập kiết tập kinh tạng này xem ra có vẻ không ăn nhằm gì với nhau.- Ðây là điểm chúng ta nên hiểu rõ[309].

Trưởng lão Mahāmoggallāna đặt câu hỏi:

1. Giống như mặt trời và mặt trăng[310], sau khi đã làm rạng rỡ cả địa cầu cùng với các chư thiên. Nàng đã soi sáng (toàn bộ những gì còn lại) với ánh huy hoàng và sắc diện, rồi danh thơm, với vẻ mỹ quan giống như Chư Thiên đã thắp sáng cõi Trời Ðao Lợi cùng Chúa Tể muôn loài.

2.[204] Ta hỏi nàng đang đeo vòng hoa sen[311] tuyệt đẹp, cùng với vòng bảo châu trên trán[312], sắc diện nàng ví tựa vàng ròng, ngươi được trang điểm và mặc xiêm y rực rỡ; hỡi chư thiên xinh đẹp mỹ miều, nhà ngươi là ai mà lại đảnh lễ ta.

3. Nàng đã thực hiện phước đức gì nơi tiền kiếp, khi còn sống nơi kiếp chúng sanh[313] giữa thế nhân? Nàng đã thực hiện bố thí vẹn toàn hay tuân giữ Ngũ Giới ra sao? Do nghiệp gì nàng đã được tái sanh vẻ vang nơi định mệnh hạnh phúc đến như vậy? Sau khi trưởng lão đã hỏi nàng như vậy, vị Thiên nữ đó đã nói rõ phước đức nào đã mang lại kết quả to lớn cho nàng đến như vậy.”

Do đó thiên nữ đó đã giải thích với những đoạn kệ sau đây:

4. Thưa ngài, bấy giờ[314] từ chính ngôi làng ngài đã đến thăm ngôi nhà của chúng con[315] để khất thực, ngay tại đó con đã bố thí cho ngài một khúc mía với tâm thành tín, với lòng hân hoan khôn tả xiết.

5. Và thế rồi sau đó mẹ chồng của con đã cho gọi con tới vì hành vi đó nói rằng, Nào nào!, hỡi nàng dâu ta ơi, mi đã vứt khúc mía[316] của ta đâu rồi?’ Con đã đáp lại. “chẳng phải con vứt bỏ đi và con cũng chẳng ăn được khúc mía đó đâu; (mà chính là) con đã bố thí cho vị Tỳ khưu đạt tịnh an.

6. Ôi – Ta[317] có quyền làm điều này hay mi [318] được phép làm như vậy đây?”Như vậy mà mẹ chồng[319] con đã phỉ báng và sỉ nhục con thậm tệ; bà cầm ngay một cục đất giáng ngay lên đầu con một cái.[320] Sau khi con đã tịch diệt khỏi chốn đó và trở thành[321] thiên nữ.

7. Và chính con đã được hưởng phước đức hạnh phúc đó – do chính việc thiện con đã thực hiện được con vô cùng hài lòng với cách thiên nữ trên thiên giới. Con đã được hưởng năm thù thắng giác quan.

8. Ðó chính là phước đức con đã thực hiện được ở kiếp trước - chính phước đức con đã thực hiện trước đó con đã được Thiên Chủ các thiên nữ bảo hộ và ban nguồn dục lạc đủ năm nguồn.

9. Phước quả con đã thực hiện quá ư to tát – việc cúng dường khúc mía quả lớn lao thay đó là được cùng tiên nữ hưởng lạc thú vui chơi năm dục cõi trời.

10. [205] Phước quả con đã thực hiện quá ư to tát – nhờ chỉ bố thí một khúc mía đã đem lại nguồn sáng vĩ đại[322]. Chính Thiên Chủ đã bảo vệ con, chính đấng Tam Thập bảo vệ con, giống như Phật nghìn mắt nơi cõi dục lạc vậy.

11. Và Thưa ngài, tôn giả đầy khôn ngoan xin hãy thương xót con, con đến đảnh lễ và hỏi xem ngài có khang an rồi con dâng[323] ngài một khúc mía với tín tâm và lòng tràn ngập hoan hỷ.

Phần còn lại giống như những gì đã diễn giải ở trên.

Phần diễn giải Thiên Cung Do Cúng Mía kết thúc tại đây.

4.11 Chú Giải THIÊN CUNG DO ÐẢNH LỄ
[Vandanavimānavaṇṇanā]

“Nàng Thiên Nữ sắc đẹp siêu phàm”. Ðây là chuyện kể Thiên Cung Do Ðảnh Lễ đem lại. Thiên Cung này[324] xuất xứ ra sao?

Bấy giờ, Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, trong tịnh xá của ông Anāthapiṇḍika trong cánh Rừng[325] Kỳ Viên. Vào thời điểm đó có rất nhiều chư vị Tỳ khưu, sau khi đã trải qua mùa an cư kiết hạ trong ngôi làng nọ, và chư vị đó đã làm lễ xong. Khi họ đã trải qua mùa an cư kiết hạ, thì nghi lễ Tự tứ (pavāranā) cũng đã kết thúc. Thế rồi chư vị cũng đã dọn dẹp chỗ ở của mình cho gọn gàng, lấy bát khất thực và y cà sa và i về thành Sāvatthi với mục đích đảnh lễ[326] Ðức Phật, các ngài đã[327] đi ngang qua[328] một ngôi làng nọ.

Khi đó có một thiếu nữ[329] đã nhìn thấy chư vị Tỳ khưu đã đến đảnh lễ họ với tâm tịnh tín và đầy lòng kính trọng và thành kính. Nàng đã đảnh lễ họ với năm kiểu chào phủ phục đầu[330] xuống tận đất, nàng liền đứng nhìn quanh. Với con mắt dịu dàng do tâm tịnh tín mở ra[331] trong suốt thời gian chư vị Tỳ khưu còn đang trong tầm nhìn[332] của nàng. Một thời gian sau đó nàng đã qua đời và được tái sanh cùng với Chư thiên nơi cõi Tam Thập Tam. Thế rồi, đang lúc nàng được hưởng thù thắng thiên giới, có vị Trưởng Lão Mahāmoggallāna đã đến và hỏi nàng với những đoạn kệ sau đây:

Nàng Thiên nữ đang đứng đó với sắc diện siêu phàm, toàn thân nàng toả sáng khắp mười phương giống như Dược Vương Tinh,

Do phước đức nào đã khiến sắc diện nàng đẹp đến như vậy? Do đâu nàng có được diện mạo rạng rỡ đến thế? Nàng đã thực hiện được điều gì trên cõi đời này và nơi cõi đó đã xuất hiện cho nàng bất kỳ lạc thú nào lòng nàng hằng ước ao mến chuộng bấy lâu nay?

Ta hỏi nhà ngươi, hỡi thiên nữ đầy tràn uy lực cao cả, nàng đã thực hiện phước đức nào khi còn sống nơi cõi chúng sanh giữa thế nhân? Do nàng đã thực hiện điều gì khiến cho uy lực nàng chiếu sáng và diện mạo của nàng tỏa sáng khắp mười phương?

Với tâm tràn đầy hoan hỷ vì chính trưởng lão Moggallāna đặt câu hỏi, nàng thiên nữ đó đã giải thích câu hỏi ngài trưởng lão đã đặt ra, ‘nàng đã thực hiện phước đức nào đã đem lại kết quả huy hoàng đến như vậy.

Nàng đã giải thích cho Trưởng Lão với những đoạn kệ sau đây:

5[333]. “Khi con còn sống nơi kiếp người giữa thế nhân, con đã nhìn thấy chư vị ẩn sĩ trì giới thâm sâu; [206] sau khi con đã đảnh lễ[334] phủ phục xuống tận chân ngài, con đã chấp hai tay lễ chư vị khiến tâm con hoan hỷ tịnh tín, và hài lòng hỷ dạ tâm can.

Do phước đức đó con có được sắc diện sáng ngời. Do phước đức đó mà mọi thứ đã xuất hiện cho con. Ngay tại nơi đây (cõi trần gian) và tại cõi đó (cõi thiên giới) đã xuất hiện những hoan lạc lòng con hằng mong muốn.

Con xin tuyên bố cho chư vị Tỳ khưu đầy uy lực vô song được rõ, bất kỳ phước thiện nào ta đã thực hiện khi còn là chúng sanh sống giữa thế nhân, chính do phước đức đó con có được oai lực chiếu sáng rực rỡ và dung nhan con chiếu sáng khắp mười phương.

Về điểm này:

5. Chư vị ẩn sĩ, (sammaṇe): những kẻ đã tịnh diệt xong mọi điều ác[335]. Lại sẳn có lòng đạo hạnh (sīlavante) : sẳn có thiện hạnh giới đức[336]. Khiến tâm con tịnh tín hẳn lên (manaṃ pasādyiṃ): khiến lòng con tịnh tín[337] là do liên tưởng đến phước hạnh họ có được. Các vị xứng nhận của thí hẳn phải là những kẻ sống đời Pháp Hạnh (Dhammacarins), sống đời ẩn sĩ (Samacarins) và sống đời Phạm Thiên (Brahmacarins)[338]. Thực sự là những bậc thánh[339]. Và con đã hoan hỷ chấp hai tay đảnh lễ phủ phục xuống tận chân (vittā c’ahaṃ añjalikaṃ akāsiṃ): được thỏa lòng[340], lòng tràn ngập thoải mái[341], con kính cẩn đảnh lễ. Nếu chỉ nhìn thấy, bằng chính mắt mở to8 với tâm tịnh tín, chư vị Tỳ khưu khả ái đó sẽ đem lại biết bao nhiêu phước lộc cho chúng sanh) vì lý do đó nàng nói rằng, “ Do phước đức đó khiến con có sắc diện kiều diễm.” v.v... [342]

Phần còn lại giống như những gì đã diễn giải ở trên.

Phần diễn giải chuyện kể Thiên Cung Do Ðảnh Lễ đến đây là kết thúc.

4.12 Chú Giải CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG RAJJUMĀLĀ.
[Rajjumālāvimānavaṇṇanā]

“Nàng thiên nữ sắc đẹp siêu phàm”. Ðây chính là thiên cung Rajjumālā[343]. Chuyện kể[344] này xuất xứ ra sao?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, tại cánh rừng Kỳ Viên. Vào thời điểm đó con gái của một vị Bà la môn kia đang trú ngụ trong ngôi làng Gaya[345] đã được gả làm vợ cho con trai một vị bà là môn cũng đang sinh sống trong ngôi làng đó và cô ta đã chuyển đến[346] sống tại gia đình đức lang quân của mình và nàng đã nắm giữ quyền hành trong gia đình đó. Vừa mới gặp[347] con gái của một nữ tỳ trong ngôi nhà đó, nàng đã không thể chịu đựng nổi cô nô tỳ đó; và kể từ đó trở đi ngay khi nàng mới nhìn thấy người con gái đó, nàng đã xúc phạm và xử tệ với nàng, lắp bắp do giận giữ và đã đánh đập nàng[348] túi bụi. Hơn thế nữa khi người con gái đã đến tuổi trưởng thành và có khả năng cáng đáng công việc, nàng còn đánh đập[349] và xử tệ với nàng hơn nữa, nàng đã thượng chân hạ tay theo tính cách hiểm độc nàng đã phải chịu[350] ở kiếp trước.

Người ta kể lại rằng dưới thời Ðức Như Lai Thập Lực Ca Diếp (Kassapa), người nữ tỳ này là bà chủ của nàng, người kia với thân phận nô tỳ và nàng đã thường xuyên đánh đập nàng bằng cục gạch, đất đá và gậy gộc v.v... và nàng còn dùng đến cả những cú đấm nữa. [207] Sau khi chán ngấy[351] và phải chịu đủ thứ cực hình như vậy, nàng nữ tỳ kia đã chuyên tâm thực hiện phước đức bố thí v.v... phù hợp với hoàn cảnh của nàng và có lời ước là nàng có thể nắm giữ được quyền hành trong tương lai[352] trên bà chủ của mình. Thế rồi nữ tỳ đã qua đời khỏi cõi đó, nàng đã thành công tiến tới cho đến khi trong một phật kỷ này nàng đã tái sanh trong một gia đình Bà la môn trong ngôi làng Gaya theo cách thức đã nói đến ở trên. Và tiếp theo sau đó nàng trở về sống tại gia đình đức lang quân của mình và người con gái kia trở thành nữ tỳ của nàng. Sau khi người nô tỳ đã chiếm được quyền hành trong gia đình đó, nàng đã ra tay đàn áp nàng vì tính chất ác tâm bà chủ cũ đã đối xử với nàng trước đó, nàng đã phải sống[353] cuộc sống cùng cực như nàng đã thực hiện dưới dạng đó; và hành hạ nữ tỳ này tối đa theo quyền lực nàng có được trong gia đình này. Nàng đã tấn công nữ tỳ không chút thương xót, thượng tay hạ chân. (để tìm cách ngăn ngừa bà chủ tra tấn nữ tỳ này) đã tới phòng hớt tóc và cắt trọc mái tóc của nàng rồi ra về. Bà chủ của nàng nói, “quả là đồ đểu cán con nữ tỳ này[354] mày nghĩ có thể thoát khỏi tay ta chỉ bằng cách cạo trọc đầu sao?” Bà chủ đã cột một tấm vải vào cổ nàng và lôi nàng đi rồi bắt nàng cúi xuống[355] và đánh đập nàng túi bụi. Kể từ đó tên Rajjumālā đã trở thành tên gọi người nữ tỳ đó.

Thế rồi một ngày kia có vị Ðạo Sư đang dạo quanh và ngắm nhìn cõi hạ giới[356] vừa lúc đạo sư đã xuất định đại bi, vào buổi sáng sớm. Ngài đã nhìn thấy[357] Rajjumālā có khả năng thọ thánh quả nhập lưu và người phụ nữ bà la môn đó được an trú nơi tam qui[358] và ngũ giới; ngài đã đến khu rừng và ngồi thiền tại một gốc cây, tỏa hào quang đủ sáu sắc rực rỡ của một vị Đức Phật.[359] Lúc này Rajjumālā bị hành hạ theo cách đó suốt ngày này qua ngày khác. Bề ngoài nàng tỏ ra chán ngấy[360] không còn muốn sống[361] nữa nghĩ rằng, “Cuộc sống khốn khổ này còn ích gì cho ta nữa?” Và muốn được chết đi cho xong. Nàng cầm lấy một chiếc bình đựng nước, rời khỏi nhà giả đò như đi đến giếng nước để kín nước. Vào đúng thời điểm đó nàng đã đi thẳng vào trong rừng. Nàng cột[362] một khúc vải lên một cành cây không xa gốc cây vị Ðạo Sư đàng ngồi thiền, và nàng đã cột thành một lòng lọng; uớc muốn treo cổ kết thúc cuộc sống. Nhìn thấy nàng trong tình trạng như vậy và nàng đã nhìn thấy Ðạo Sư đang ngồi thiền tại đó, vẻ mặt thanh thản, gợi thanh thản và với nét mặt hoàn toàn an tịnh toát ra những tia sáng sáu màu của một Đức Phật, tâm nàng bắt đầu hướng về ngài do lòng kính trọng với Ðức Phật[363] và khi nhìn thấy ngài nàng nghĩ rằng, “Ðiều gì sẽ xảy ra nếu như Ðức Thế Tôn diễn giải Phật Pháp cho ta ngay cả cho những kẻ giống như ta[364] nữa và sau khi lắng nghe Phật Pháp ta có thể thoát khỏi cuộc sống đau khổ nơi cõi đời này.” Thế rồi Ðức Thế Tôn nhìn rõ cách thức tâm nàng đang suy nghĩ liền lên tiếng, “Hỡi Rajjumālā khi vừa nghe được tiếng gọi này tâm trí nàng tiếp cận[365] với niềm hoan hỷ như thể được rẩy lên niềm vui bất tử.[366] Nàng tiến tới gặp Ðức Thế Tôn, kính cẩn đảnh lễ ngài và rồi ngồi sang một bên. Người diễn giải Tứ Diệu Ðế cho nàng và nàng đã chứng đắc quả Nhập Lưu.

Ðang lúc suy nghĩ rằng ngài đã giúp đỡ cho Rajjumālā bấy nhiêu đó là quá đủ và giờ đây nàng[367] đã trở thành bất khả xâm phạm đối với bất kỳ người nào, ngài Ðạo sư đã rời khỏi cánh rừng và đến ngồi thiền dưới gốc cây khác không xa[368] ngôi làng là bao. Cả Rajjumālā nữa, do đã không thể tự kết thúc đời mình và đã được đạo sư tiếp sức chịu đựng, lòng nhân ái và lòng tốt đến như vậy (nhìn chung) nàng suy nghĩ, “cứ để cho người phụ nữ bà la môn kia giết chết ta hay đàn áp ta hoặc làm những gì nàng muốn”. Và nàng đã trở về nhà với chiếc bình đầy nước. Khi nhìn thấy nàng trở về ông chủ nhà[369]ang đứng trước cửa liền hỏi, “Hôm nay, nàng đi kín nước hơi lâu đấy, và làm sao sắc diện nàng lại trở nên thanh thản lạ thường và dáng điệu của nàng sao lại khác hơn hẳn mọi khi – Tại sao vậy?” Nàng kể lại cho ông chủ nghe biến cố đã xảy ra. Khi ông chủ bà la môn nghe những lời nàng kể, ông rất mãn nguyện, liền đi vào nhà, nói với người con dâu mà rằng, “kể từ nay nàng không được làm bất kỳ điều gì tồi tệ liên quan đến Rajjumālā nữa và rồi với tâm rất mãn nguyện, ông vội vàng ra đi đến yết kiến vị Ðạo Sư và đảnh lễ ngài.[370] Sau khi đã kính cẩn[371] trao đổi những lời chào thân thiện, ông đã mời vị đạo sư thọ thực, dẫn ngài vào trong nhà và hầu hạ ngài với đủ mọi thứ thực phẩm chọn lọc nhất cả cứng lẫn mền; và khi Ðức Thế Tôn đã dùng bữa xong và ngài bỏ đũa xuống thì người chủ nhà tiến lại gặp Ðức Phật và ngồi sang một bên. Người con dâu cũng tiến đến gặp ngài, đảnh lễ ngài và ngồi sang một bên và khi họ nghe được biến cố đã xảy ra những người chủ gia nhân bà la môn là cư dân trong ngôi làng Gaya cũng tiến đến gặp Đức Phật, một số người chào[372] ngài rồi ngồi sang một bên. Vị Ðạo Sư liền diễn giải chi tiết về những phước đức Rajjumālā đã thực hiện ở kiếp trước đối[373] với người phụ nữ Bà la môn đó và rồi ngài thuyết pháp phù hợp với đám đông tụ tập lại tại đó. [109] Sau khi họ đã nghe biến cố này thì người đàn bà Bà la môn đó cùng với những người đã tụ tập lại ở đó được an trú qui y Tam Bảo và ngũ giới. Ðức Thế Tôn đứng dậy khỏi chỗ ngồi và rồi đi thẳng về thành Sāvatthi. Còn gia chủ bà la môn kia liền chấp nhận Rajjumālā như chính con gái[374] của mình. Con dâu của ông[375] chăm sóc Rajjumālā rất tận tình với tình thương yêu hết mực khi nàng còn sống, đối xử với nàng với con mắt đầy tình yêu thương.

Sau đó nàng Rajjumālā đã qua đời và được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Và một đoàn tuỳ tùng gồm cả ngàn tiên nữ hầu hạ nàng. Toàn thân nàng được trang điểm với đủ thứ đồ trang sức thiên giới nhiều tới mức độ phải dùng tới sáu mươi chiếc xe mới chở hết và vây quanh nàng có đoàn tùy tùng cả ngàn tiên nữ hầu hạ. Với tâm hoan hỷ nàng có thể di chuyển đây đó trong Dục Lạc viên v.v... và nàng được hưởng thù thắng thiên giới hết sức to lớn. Thế rồi trưởng lão Mahāmoggallāna đang thực hiện chuyến du hành trên thiên giới đã nhìn thấy nàng tỏa sáng với vẻ huy hoàng đầy oai lực thiên giới và với thần thông rất lớn của một thiên nữ, ngài đã hỏi nàng về phước đức nàng đã thực hiện với những đoạn kệ[376] sau đây:

“Hỡi thiên nữ, nàng đứng đó với sắc diện siêu phàm, đang nhảy múa theo tiếng nhạc nhịp nhàng toàn tứ chi[377] nàng uyển chuyển thiên hình vạn trạng giữa không gian nhịp nhàng..

Khi nàng đang hát ca nhảy múa toàn thân tứ chi nàng xoay tít hòa nhịp với điệu nhạc thiên đình vang vọng khắp nơi xứng đáng lắng nghe khiến thoả thuê lòng người. Khi nàng đang ca múa, hát với toàn thân tứ chi xoay tít, âm nhạc thiên cung trổ vang dội bên tai nghe thoang thoảng thật êm tai.

Khi nàng còn đang hát ca nhảy múa toàn thân tứ chi nàng xoay tít khắp tứ phương, một làn hương trời tràn lan khắp nơi, khiến lòng ta mê mẩn sảng khoái vô cùng. Trong khi nàng đang ca múa với toàn thân tứ chi xoay tít, nhè nhẹ hương thơm thiên cung lan tỏa một làn hương thơm dịu ngọt tạo hân hoan tâm hồn.

Do toàn thân nàng di chuyển uyển chuyển, những chiếc trâm[378] cài trên bím tóc trên đầu phát ra thứ âm thanh dịu dàng - nghe giống như tiếng tơ nhạc ngũ huyền cầm trổi tấu du dương.

Do toàn thân nàng di chuyển uyển chuyển, những chiếc vòng tai đong đưa, quay tít trước gió – phát ra thứ âm thanh nghe giống như tiếng tơ nhạc ngũ huyền cầm trổi tấu du dương.

Kể cả vòng hoa đeo trên trán, toả hương trầm ngọt ngào thơm tho dịu lòng người – giống như cây hoa mañjūsaka tỏa hương ngào ngạt khắp mười phương.

Nàng tận hưởng hương thơm ngạt ngào dịu ngát hương, nàng nhìn ngắm vẻ đẹp thanh tao trang nhã siêu nhân thế[379]. Hỡi nàng thiên nữ, vừa khi nghe câu hỏi được đặt ra, xin hãy kể ra phước đức nào đã mang lại quả to lớn đến như vậy?”

Về điểm này:

l. Tứ chi nàng uyển chuyển thiên hình vạn trạng (hatthe pāde ca viggaha): uyển chuyển (gahetvā) theo nhiều cách (vividehi akarehi) tứ chi của nàng, có nghĩa là nàng đã dùng chân tay theo nhiều cách trình bày ngôn ngữ cử điệu[380] rất đa dạng bắt đầu với một nắm hoa và với những đóa hoa trong tay khum lại và cũng múa chân theo nhiều nhịp điệu đa dạng bằng cách trình bày những cử điệu (tư thế) đặc biệt bắt đầu với vũ điệu chân nâng lên cao[381], [210] bằng cách dùng từ ca (và) thì ngôn ngữ cử điệu[382] cũng được sử dụng. đang nhảy múa : naccasi = natasi (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Nhà ngươi (yā tvaṃ) có nghĩa là nhà ngươi đang thực hiện vũ điệu bằng những cách đã khẳng định ở trên. Tiếng nhạc đôc đáo trổi lên (suppavādite): có những tiếng nhạc du dương trổi lên, khi tiếng đờn vina. Tiếng sáo trúc, tiếng trống nhỏ và tiếng cồng chiêng v.v... đang được tấu lên với những tiết tấu phù hợp với điệu nhảy của ngàn, có nghĩa là phù hợp với ngũ huyền cầm đang được tấu lên.

Phần còn lại giống hệt như những gì ta đã phân tích ở trên trong chuyện Chư thiên[383] ở trên.

Vị Trưởng lão đã hỏi như vậy, thiên nữ đó đã giải thích lần tái sanh tiền kiếp của nàng v.v... với những đoạn kệ sau đây:

Trước đây con đã là nữ tỳ cho vị Bà la môn[384] trong ngôi làng Gaya; thuộc hạng người ít công đức, bất hạnh, với tên người ta đặt[385] cho con là Rajjumālā.

Bị la mắng đe doạ và súc phạm thô bạo[386]và đã bị đánh đập dã man con đã lấy một bình kín nước, rời khỏi nhà và ra đi giả bộ đi kín nước.[387]

Sau khi đặt chiếc bình ngay bên đường[388] con đã tiến thẳng vào trong rừng rậm nghĩ rằng, “Ta sẽ kết liễu sanh mệnh ngay tại nơi đây; cuộc sống này còn ích gì[389] cho con nữa?”

Sau khi đã thắt thành thòng lọng con đã móc lên một cây cổ thụ[390] bên đường. Con nhìn quanh một vòng và suy nghĩ. “Giờ đây có ai đó trong rừng rậm chăng?”

Ngay lúc đó con nhìn thấy[391] Ðức Phật, bậc trí nhân, luôn tỏ lòng đại bi với cõi trần, đang ngồi hành thiền ngay dưới gốc cây cổ thụ kế bên ngài chẳng chút sợ hãi gì khắp bốn phương xung quanh.

Vô cùng rúng động tâm can tóc con dựng đứng lên vì dao động, con suy nghĩ, “Giờ đây vẫn có người hiện diện trong rừng sâu. – là người phàm hay là thần linh đây?”

Ðược thanh thản, và tịnh tín thâm tâm[392] ngài từ rừng rậm đến rừng ái đạt ly tham[393]- khi con tận mắt nhìn thấy ngài, tâm con trở nên thanh thản lạ thường nghĩ rằng, Ðây chẳng phải người phàm ngoại trừ thiện nhân.”

Ngài canh giữ các căn thật cẩn thận, hoan hỷ nhập định tâm trí tinh thông[394].Ðây[395] ắt phải chỉ là Đức Phật luôn ban phước cho cõi trần nhân thế.

Như sư tử trong hang rừng rậm, khơi dậy nỗi lo sợ khiếp đảm cho chúng sanh, nhìn thấy bậc thầy quả thật khó giống như gặp được loài hoa udumbara[396].

[211] Vị Như Lai có lời lẽ nhỏ nhẹ, đã gọi tên con, hỡi Rajjumālā con hỡi, và nói với con nào hãy đến quy y đức Như Lai Thập Lực.

Khi nghe những âm điệu dịu dàng đó, lại nhẹ nhàng, đầy ý nghĩa tinh tuyền, dịu dàng như rót vào bên tai, ngọt ngào êm dịu và thân ái đẩy lùi mọi sầu khổ[397] khỏi tâm can con.

Và khi ngài biết con sẳn sàng với tâm tịnh tín và đầy đủ sáng suốt vị Như Lai đem lợi đến cho toàn cõi trần gian đã dạy con rằng:

Ngài khuyên dạy con: “Ðây chính là khổ đế, đây cũng là căn nguyên mọi nỗi khổ, cần diệt khổ đó là chánh đạo[398]ngay thẳng chẳng cong queo là chánh đạo lao vào bất tử.

Con đứng vững theo lời huấn đạo của vị tài khéo lại giàu lòng đại bi; con đạt đến tâm an tịnh, đến bất tử, đến níp bàn là nơi vững chắc.[399]

Tâm con kiên định sẳn tình thương, tin tưởng vững vàng nơi Tam Bảo; nhờ niềm tin với căn vững vàng con trở thành nữ tử đúngluật định[400]của Ðức Phật muôn vàn kính yêu.

Nay con được hưởng lạc thú, được vui chơi thoả thuê mà tận hưởng cõi lạc, chẳng còn sợ hãi ở bất kỳ nơi đâu, trên đầu con đội vòng hoa[401] thiên giới được uống mật ong (cam lồ) tràn đầy hân hoan[402].

Sáu mươi ngàn[403] nhạc công cử tiếng đàn thức tỉnh con từ giấc ngủ mê. Nào đờn Alamba[404], Gaggala[405], Bhina, Sadhuvadin[406] rồi cả đờn Samsaya cùng hòa tấu, đến đờn Pokkara và Supphassa và các phụ nữ chơi đờn vinamokkha nào đờn Nanda cũng như đờn Sunnanda. Rồi lại Sonadinna[407] và Sucimhita.

Rồi đến đờn Alambusa, Missakesi và các nàng tiên ác[408] chơi đờn pundarika, đờn Eniphassa[409]Suphassa và Subhadda rồi Muduvadini.

Các nàng tiên nữ kiều diễm vẫn là người thức tỉnh[410] thật đúng giờ các thiên nữ thường đến với con và kính cẩn thưa con nói.

28[411]. Này chúng em đến hãy nhảy múa đờn ca, hãy vui đùa hoan hỷ cùng với chị.!’Ôi chốn Nandana, Hỷ Lạc Viên là nơi thoát sầu khổ, cánh rừng vĩ đại nơi cõi Tam Thập Tam. Chỉ dành riêng cho những ai dành được công phước, chẳng dành cho những phường không đạt phước đức bao giờ.

29. ối với những kẻ chẳng bao giờ mơ tưởng đến phước đức, chẳng có được hạnh phúc nơi đây và nơi cõi đời sau nữa. Ngược lại với những ai chuyên tâm thực hiện phước đức sẽ được hạnh phúc ngay tại nơi đây và ngay cả nơi cõi đời sau nữa.

30. [212] Với những ai chỉ mong có bạn hiền vì những kẻ nào thực hiện phước đức sẽ được thưởng lạc thú và hân hoan nơi cõi thiên giới.

31.Vị Như Lai chỉ xuất hiện để đem phước cho biết bao chúng sanh[412]- các ngài là phước điền xứng nhận vật cúng dường, họ sánh là mỏ phước điền đem hạnh phước đến muôn chúng sanh. Sau khi đã cúng dường với lòng thành kính những kẻ đó sẽ được hưởng phước thiên đường.”

Về điểm này:

8. Trong quá khứ con chỉ là một nữ tỳ (dāsī[413] ahaṃ pure āsiṃ): trong quá khứ[414]. Nơi kiếp trước của con, con được sanh ra làm nữ tỳ trong gia đình ông chủ của con)[415]. Liên quan đến vấn đề này (Trong trường hợp cần phải hỏi) người này, nàng đã nói. Nơi vị bà la môn trong làng Gaya (Gayāyaṃ brāhmaṇassa haṃ): liên quan đến vị bà la môn sống trong ngôi làng có tên gọi là Gaya. Ham (không được dịch) chỉ là một tiểu từ mà thôi. Quá ít ỏi công đức (appapuññā):không có tiếng tăm, thiếu phước đức. Không may mắn (alakkhikā): thiếu may mắn, thiếu vận may “số đen” vận rủi[416]. Mọi người biết đến con có tên là Rajjumālā (Rajjumala ti maṃ vidā): bị xử tệ khổ sở bị sô đẩy kéo tóc[417] và nhờ cuộn dây đã cột chặt vào cổ để dùng vào mục đích kéo khắp nơi thay cho mái tóc con đã hớt trọc, thế nên mọi người đều biết đến con với tên là Rajjumālā.

9. Từ những trận đòn đánh đập (vadhānaṃ): do bị đánh đập. Do bị dọa nạt (tajjanāya) : bằng những lời gợi nhớ khủng khiếp. Do tính chất thô bạo: uggatā = uggatāya (một dạng ngữ pháp hoán chuyển): do nổi lên những tâm trạng chán nản. Một chiếc bình đựng nước: udahāriyā = udakahārikā (là từ đồng nghĩa); giả bộ như đi kín nước – đây chính là ý nghĩa.

10. Dục ở lề đường (vipathe): dục khỏi bên đường, có nghĩa là sau khi con rời khỏi[418] đường đi. Có nghĩa lý gì nữa : kvattho = ko attho (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Hay nói cách khác ý cuối này chỉ là cách giải thích duy nhất mà thôi.

11. Sau khi đã cột thành chiếc thòng lọng rất chặt (daḷhaṃ pāsaṃ karitvāna): sau khi đã cột thành một chiếc thòng lọng rất chắc, không thể tuột được. Treo lên cột chặt vào một cành cây cổ thụ (āsumbhitvāna pādape) quăng lên cành cây cổ thụ, một cây. Bằng cách cột chặt vào một cành cây. Từ lúc đó con tập trung suy nghĩ. Không hiểu có ai hiện hữu trong cánh rừng rậm này hay không?’ (tato disā vilokesiṃ ko nu kho vanam assito): liệu có ai[419] đang cư trú trong rừng lúc này để có thể ngăn cản con tự tử chăng – đây chính là ý nghĩa.

12. Đức Phật (sambuddhaṃ) v.v... được nhắc đến bằng: điều đó là có thực ngay cả vào thời điểm đó nàng chẳng có[420] nhận thức đó đâu. Ðây là ý nghĩa: ngài đã từng là Ðức Phật (sambuddhaṃ)[421] qua việc ngài hoàn toàn chỉ là (samma-d-eva) và tự chính ngài (sayaṃ eva) đã tự tỉnh thức (giác ngộ) (buddhattā) ối với tất cả những ai được tỉnh thức; vị Ðại Hiền Trí (muniṃ) do đã trở nên minh mẫn (mununato) ở cả hai cõi; đem lợi lại cho tất cả cõi trần gian này thông qua việc ngài hoàn toàn đem lợi[422]lại cho toàn thể thế giới. Ðược chia thành toàn bộ các phần tử những kẻ nào thuộc về hạ giới v.v... do có liên quan đến tâm đại bi của mình; [213] ngồi thiền bằng cách ngồi và qua việc ngài không rời khỏi tư thế đó do các lậu hoặc hay do những tích lũy[423] đó; nhập định thông qua hành thiền một chủ đề thiền và thông qua thiền một thuộc tính[424] (và) không phải sợ hãi từ bất kỳ khía cạnh nào do thiếu sợ hãi từ bất kỳ nơi đâu bất luận do triệt phá đến tận gốc rễ, ngay dưới gốc cây bồ đề[425] là những nguyên nhân sợ hãi – đây là điều ta nên hiểu.

13. Dao động quả thật lại là kiến thức hiểu biết đi kèm với sợ hãi bị la rầy; dao động nổi lên nơi nàng[426] qua việc phải gặp Ðức Thế Tôn.

14. Khiến tâm tịnh tín (pāsādikaṃ) : đem lại tâm tịnh tín, có nghĩa là gia tăng, do điều kiện bậc thánh[427]. Tâm tịnh tín nơi chúng sanh có được do ngắm nhìn chính con người thể lý[428] cùng với thù thắng chính vẻ hào quang chói lọi nơi thân xác của Đức Phật xuyên suốt[429] được trang điểm với ba mươi hai tướng nơi một Ðại Nhân[430] cộng với tám mươi tướng phụ khác. Cùng với ánh sáng chói chan tỏa sáng hàng sải tay và những chùm ánh sáng. Xứng được tịnh tín (pasādanīyaṃ): phù hợp với chúng sanh thích hợp được tỏ dấu kính lễ do thù thắng của bộ phận Phật Pháp đem lại, do được phú cho những phẩm hạnh thiện vô song. Bắt đầu với thập lực[431] bốn niềm tin[432], sáu kiến thức không được chia sẻ với tha nhân[433] và mười tám hiện trạng tột đỉnh nơi Ðức Phật[434], có nghĩa là tạo tâm tịnh tín[435]. Ra khỏi cánh rừng rậm (vanā): sau khi rời khỏi rừng đó chính là các lậu hoặc, tới vị trí không[436] còn rừng nữa (nibbanam āgataṃ) ngài đã đến được, đã đắc thọ, một trạng thái vô tham lại chính là níp bàn vậy. Chính người này, người kia (yādisakīdiso): người này người kia, có nghĩa là những thường dân.

15-16. Ngài đã canh phòng giác quan rất cẩn mật do giác quan cộng với giác quan thứ sáu chính là tâm được canh phòng với việc canh giữ lại chính là chánh đạo; thích thú thiền định do thấy được hoan hỷ tìm thấy nơi thiền định kết hợp với thánh qua[437] tuyệt đối; từ đó chỉ một mình tâm là không đi theo với những điều ngoại vi do một thực chất là sau khi đã rời khỏi đối tượng giác quan như thể đối tượng thị giác v.v... chỉ thuộc ngoại vi thì tâm của ngài đã lao vào lãnh vực tâm nhập định và níp bàn; sợ hãi và hoảng sợ vì do sợ phải được giải thoát khỏi sự lôi cuốn nơi điều sai quấy, ngài cũng lo sợ những tà kiến đã sở hữu do xuyên tạc[438] và tạo ra sợ hãi trong đó; và đụng phải khó khăn vì không đạt được bằng cách thiếu tư thế cần thiết để am hiểu[439] và cũng vì ngài không thể thỏa mãn bất kỳ ai. điều này rất chật vật mới có được: dullabhāyaṃ = dullabho ayaṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Nhận ra được (dassanāya): ngay cả có nhận ra được. Giống như cây hoa udumbara (pupphaṃ odunmbaraṃ yathā), có nghĩa là giống như cây hoa. Hiện là cây hoa udumabara[440]rất có thể là một cảnh tượng[441] khó lòng nhận ra được ngay cả như vậy nhận ra được điều này là điều tuyệt vời nhất nơi những cá nhân đó.

17. Vị Như Lai, với những lời từ tốn, với lời nói êm dịu, mời gọi tôi, nói rằng, “Rajjumālā; [214] ngài nói, ngài lên tiếng, nói với tôi rằng, “Con nên quy y Như Lai, là Ðấng toàn hảo” theo cách đã được truyền lại[442] nhà ngươi nên quy y Tam Bảo, qui vị Như Lai” v.v... đây là cách ta nên phân tích.

18. Tôi... ....rằng: tahaṃ = taṃ ahaṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Lời nói nhịp nhàng: tiếng nói. Vô thưởng (nelam.): vô tội vạ. Có ý nghĩa (atthavitthaṃ): được trang bị với ý nghĩa, có nghĩa; hay nói cách khác phù hợp với hanh phúc của chúng ta. Chính do tính chất lời nói tinh tuý, dịu dàng do thiếu thô lỗ, dịu dàng do tạo ra trạng thái dịu dàng,[443] nơi những kẻ nào có khả năng chấp nhận được hướng dẫn và thú vị do đặc tính dễ được lắng nghe. Xua tan (xua đuổi ) mọi sầu khổ (sabbasokāpanūdanaṃ): tôi nghe thấy lời nói du dương ngọt ngào xua tan hết mọi sầu khổ nổi lên bằng năm điều mất mát, người thân v.v... [444] và tâm con được tịnh tín - đây là mối tương quan. Nàng nói tới việc ám chỉ bài thuyết pháp tiếp diễn bắt đầu với toàn bộ những lời nói tạo ra và đem lại cho nàng lòng háo hức, được tiến hành theo cách giải thích lợi điểm bằng cách từ bỏ[445] (cảm giác giác quan). Chính vì lý do đó[446] nàng nói, “Và khi ngài biết tôi sẳn lòng” v.v...

19. Sẳn lòng (kallacittaṃ): với tấm lòng luôn sẳn sàng làm công việc, với tâm dễ sai khiến[447] thông qua việc khởi đầu, bằng cách nhờ vào những lời giảng dậy đã được tiến hành trước đó, với tâm nhơ bẩn như: thiếu niềm tin v.v... [448] (và) tiến tới hiện trạng chia lìa[449] nhờ vào giáo pháp cần theo đuổi. Có nghĩa là với tâm sẳn sàng chấp nhận trước công việc tu luyện[450] vậy. Chính vì lý do đó nàng nói rằng, “Với tâm tịnh tín, tâm tinh luyện” về điểm này nhờ tịnh tín nàng nói tới loại bỏ được điều bất tín, trong khi đó nhờ có tâm tinh luyện nàng chỉ ra cho thấy đặc tính tâm dịu dàng của nàng và hiện trạng nâng tâm hồn lên do không còn ao ước những thú vui giác quan v.v... [451]. Dạy cho tôi biết (anusāsi): khích lệ con cổ vũ con có nghĩa là biểu lộ trước con sự vận hành tái sanh nơi sự vật[452] bằng cách diễn giải giáo pháp mà chính các Đức Phật đã cùng nhau khám phá ra với tài giỏi của ngài thấy nơi những phương tiện[453] được sử dụng. Chính vì lý do đó nàng nói rằng, “Ðây chính là đau khổ” v.v... vì điều này làm rõ cho thấy cách thức trong đó nàng đựơc giáo huấn. Về điểm này:

20. đây chính là Khổ Ðế” ngài nói với tôi (idaṃ kukkhan ti maṃ voca): ngài nói với tôi nói rằng, “lỗi lầm thèm khát này, là một loại hiện trạng tâm linh liên quan đến cả ba cõi[454]chính là đau khổ do cả hai bản chất đối kháng lại và do thực chất xấu xa của nó. Trong thực tế đây chính là bản chất trống rỗng.[455] đây chính là Thánh Ðế[456] đó là “Khổ Ðế” “đó là nguyên nhân tạo ra đau khổ”(ayaṃ dukkhassa sambhavo): việc thèm khát này chính là thèm khát thú vui nhục dục v.v... [457] nguồn gốc, nguồn mạch, khởi sanh, nguyên nhân[458] việc khởi sanh đau khổ đã đề cập đến ở trên - Ðây chính là diệu đế (có nghĩa là nguyên nhân). Việc diệt khổ (dukkanirogho)[459]; việc làm dịu đau khổ, diệt khổ chính là nguyên lý vô vi[460] - đây chính là chánh đạo (đó là đạo diệt dục) (và) lộ trình đó thì thẳng tắp[461] thông qua xa lánh cả hai thái cực, lao vào bất tử vì đây chính là việc tu luyện dẫn[462] đến Níp bàn - đây chính là chánh đạo (đó chính là lộ trình) “ngài nói với tôi” – Ðây chính là mối tương quan vậy.

21. Thuộc người tài khéo (kusalassa): thuộc chuyên gia đưa ra lời khuyên để thuần hóa những kẻ nào có khả năng được hướng dẫn. Hay nói cách khác thuộc người nào đó đã trở thành vô tỳ vết qua việc đạt đến tột đỉnh chuyên cần tu luyện. Con đứng vững theo lời khuyên nhủ (ovādamhi ahaṃ ṭhitā): qua thấu triệt những chân đế đó. Lại chính là hoàn thành ba việc tu luyện[463]. Con đã an trú nơi lời khuyên nhủ đó, nơi những lời giáo huấn như đã đề cập đến ở trên. Chính vì lý do đó nàng nói rằng, “Con đã đạt đến bất tử, an tịnh, đạt đến Níp-bàn và vị trí ổn định.” Ðây chính là lời khẳng định về lý do dành cho việc nàng đã an định[464] nơi những lời khuyên nhủ động viên đó. Nàng là người[465] đã biết (ajjhagā = adhigañchi[466], một dạng ngữ pháp hoán chuyển) vị trí đó chính là bất tử do đặc tính trường cửu của bất tử đem lại, do không còn phải chết nữa. Ðó chính là an tịnh do việc giảm bớt đau khổ, là điều ổn định do thiếu bất kỳ nguyên nhân nào phải diệt từ đó đối với những ai đã biết bất tử. Ðó chính là níp bàn = quả thật nàng[467] đã được an trú[468] đối với một số lời khích lệ của vị đạo sư vậy.

22. Tâm con đã kiên định với tình yêu thương (avaṭṭhitā pemā): trung thành vững chắc[469], với tịnh tín không lay động và lòng yêu mến Tam Bảo. Tại sao thế? Vì nàng không dao động trong tầm nhìn (dassane avikampinī): không bối rối, không có khả năng phải bối rối[470] do bất kỳ ai, nơi tầm nhìn đúng đắn này[471] đó là Ðức Thế Tôn chính là Đức Phật toàn hảo, đó là Phật Pháp đã được công bố hoàn chỉnh[472]và Tăng Ðoàn[473] đã được dẫn dắt tốt. Nhưng do đâu lại xuất hiện tính chất không dao động này? Nàng cho biết, “Thông qua niềm tin có căn nổi lên” đây chính là niềm tin liên quan đến Đức Phật toàn hảo bằng cách , “Quả thật ngài thật sự là Ðức Thế Tôn, là vị A-la-hán” v.v... liên quan đến Phật Pháp bằng cách, “Chính Ðức Thế Tôn đã công bố Phật Pháp này thật hoàn chỉnh” v.v... và[474] liên quan đến Tăng Ðoàn bằng cách, “Tăng đoàn chư vị Tỳ khưu của Đức Thế Tôn đã được dẫn dắt đến nơi đến chốn” v.v... [475], có nghĩa là [216] với căn nổi lên bằng cách thấu triệt các chân đế, cái ta gọi là căn; nàng chỉ ra cho thấy qua căn này nàng không bị dao động, chỉ từ căn đó mà thôi điều diễn ra tiếp theo đó là con trở thành nữ tử của Đức Phật (dhītā buddhassa orasā)[476]; một nữ tử hợp pháp[477] nhờ thuộc về nòi giống những kẻ được tái sanh nhờ sức mạnh[478] Ðức toàn hảo bú mớm cho ta.

23. Con hoan hỷ (sahaṃ ramaṃ): do việc tái sanh bậc thánh đó giờ đây con đã được tái sanh thành chư thiên. Con được hoan hỷ trong niềm hân hoan chánh đạo[479] niềm hân hoan thánh quả, được vui đùa nơi những nguồn mạch sảng khoải giác quan và thưởng thức do cả hai điều mang lại. Không còn sợ hãi bất kỳ nơi nào do sợ hãi phải khiển trách mình đã biến mất rất xa[480] v.v... [481]. Việc xoa dịu “đường mật” đó (madhu maddavaṃ): tác nhân xoa dịu đó được gọi là “mật đường”; nàng đề cập đến một thức uống thơm ngon đem lại dịu mát[482]cho thể chất và giọng nói vào những thời điểm ca hát nhảy múa. (Một số) người giải thích madhuṃ ādavaṃ (mật đường tạo hoan hỷ), có nghĩa là con uống thứ nước[483] ngọt tạo ra hân hoan (ādavaṃ = yāvadavaṃ. một dạng ngữ pháp hoán chuyển) ít nhất thì thứ mật đó cũng thiết yếu cần thiết để đem lại hoan hỉ.[484]

31. Là mỏ phước điền (puññakkhettānam ākarā): Các vị Như Lai đã trở thành những vị trí ở đó sự xuất hiện của họ chính là những mỏ chứa các vị bậc thánh - thuộc các Tăng Ðoàn bậc thánh là những người đã xuất hành trên chánh đạo và những kẻ đã biết thánh quả – họ là phước điền cho cõi trần gian cùng với các chư thiên nữa. Trong đó (yattha): trong phước điền đó.

Phần còn lại cũng giống như những gì đã diễn giải ở trên.

Thế rồi trưởng lão Mahāmoggallāna, sau khi đã quay trở lại cõi chúng sanh ngài liền thông báo pháp thoại đã diễn ra giữa trưởng lão và chư thiên đó[485] cho Ðức Thế Tôn . Ðức Phật coi đó như là vấn đề nổi lên và thuyết pháp cho đoàn người tụ tập lại tại đó. Giáo pháp này đem lại lợi ích cho chúng sanh liên quan.

Phần diễn giải Thiên Cung Rajjumālā kết thúc tại đây.

Như vậy việc diễn giải ý nghĩa chương thứ tư, Phẩm đỏ sẫm, được trang điểm với mười hai chuyện kể. Trong những chuyện kể chuyện Chư thiên trong tập Chú giải Tiểu Bộ. Phần diễn giải ý nghĩa nội tại đến đây là kết thúc. Và cũng kết thúc phần diễn giải các Thiên Cung Phụ Nữ.[486]

-ooOoo-


[1]. Chú giải Be Te giải thích là mañjiṭṭhaka- xuyên suốt bản văn Se Vv đều ghi là mañjeṭṭhaka.

[2]. Chú giải Se Be đều giải thích giống như vậy; còn ở đây bản văn ghi thêm sovaṇṇavālukasatthate ti idam.

[3]. Chú giải Be giải thích là vuttanayen’ eva còn bản văn ghi là vuttanayeneva; Chú giải nhắc lại những chi tiết của chuyện kể đầy đủ hơn.

[4]. Hīrehi – xin đọc Chú giải SOM 801; cách diễn tả hīra-hīraṃ koroti ược sử dụng khi có một cành lá dừa bị xé thành từng mảnh nhỏ – xin đọc Chú giải Sinhale iru-va; EVvP lại ekels (NAJ)

[5]. Năm màu này là: (1) xanh dương (nīla); (2) vàng (pīla); đỏ (lohita); (4) trắng (odāta); (5) đỏ sẫm (mañjeṭṭhu); và (6) là phối hợp giữa các màu này (pabhassara, hiểu theo nghĩa đen là chiếu sáng rực lên). Trong tập Chú giải Als 13tt người ta khẳng định rằng bốn màu đầu tiên tỏa ra từ những bộ phận đặc biệt trong cơ thể, tức là (1) từ tóc và một phần màu xanh nơi con mắt; (2) từ màu da và những phần có màu vàng nơi con mắt; (3) từ thịt và máu và những phần có màu đỏ của con mắt; và (4) từ xương và răng và những phần có màu trắng của con mắt; trong khi đó (5) và (6) không có phần đặc biệt nào trong cơ thể liên quan đến cả; để biết thêm phần thảo luận xin đọc Tự điểm Bách Khoa Phật Giáo ii 380tt. Những màu này tạo thành màu cơ bản cho lá cờ Phật Giáo thường được thấy ở khu vực Nam Á.

[6]. Chú giải Se Be giải thích là Yugandharapabbatakucchiṃ obhasayamānaṃ bālasuriyaṃ viya chabbaṇṇabuddharaṃsiyo vissajjetvā nisinnaṃ Bhagavantaṃ còn bản văn ghi là Bhagavantaṃ nisinnaṃ. Về mặt trời mọc trên sông Song-Tri (Yugandharas) xin đọc PS 147132.

[7]. Chú giải Se Be giải thích là Tāvatiṃsabhavane còn bản văn ghi là Tāvatiṃsesu.

[8]. Chú giải Se Be giải thích là –santhata- còn bản văn ghi là –santharita-

[9]. Bản văn Se thêm từ devatā vào đây; Be lại bỏ qua.

[10]. Chú giải Se giải thích là taṃ accharāsahassaparivutaṃ mahatiyā ñevihiyā jalamānaṃ āyasmā Mahāmoggallāno devacārikaṃ caranto disvā tassā samīpaṃ upagantvā imāhi gāthāhi katakammaṃ pucchi còn bản văn ghi là taṃ āyasmā Mahāmoggallāno heṭṭhā vuttanayen’eva upagantvā imāhi gathāhi pucchi; Be = bản văn chỉ trừ bỏ qua từ eva và chèn thêm vào từ katakammaṃ trước từ pucchi.

[11]. Chú giải Se Be Vv giải thích là soṇṇa- còn bản văn Te ghi là sovaṇṇa-.

[12]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là ratanāmayā còn bản văn ghi là ratanamayā.

[13]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là amānusaṃ còn bản văn ghi là ’mānusaṃ.

[14]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy còn bản văn ghi là sindhavāra; ây là một cây có tên là Vitex Negundo.

[15]. Xin đọc PS 115 để biết thêm phần thảo luận về danh tính loại hoa này.

[16]. Bản văn chèn thêm từ mañjeṭṭhaṃ vào đây; còn Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[17]. Sippinā; không được liệt kê trong tự điển PED nhưng xin đọc Chú giải Childers từ mục sippī.

[18]. Chú giải Be (Se) giải thích là sabbakaāle(su) pupphanakaṃ còn bản văn ghi là sabbakālapupphanakaṃ

[19]. Chú giải thích từ vidhūyamānaṃ, là vl của Se còn bản văn Se Be ghi là vidhūpasabbakālapupphankaṃ.

[20]. Chú giải Se Be giải thích là saṇikasaṇikaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là saṇikaṃ.

[21]. Chú giải Se giải thích là mārutena còn bản văn ghi là mālutena.

[22]. Chú giải Se Be giải thích là mayūrakokilādi còn bản văn ghi là mayūrakoñcāko, kilādi; vì không thấy nói đến bất kỳ một đầm sen nào trong thiên cung này, cũng như sự hiện hữu của các con diệc hay con koñca.

[23]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là dāsī còn bản văn ghi là dāsi.

[24]. Chú giải Se Be Vv giải thích là ariyakule còn bản văn Te ghi là ayyirakule.

[25]. Tôi chấp nhận cách phân loại các đoạn kệ trong Se Be Vv; Te = bản văn.

[26]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là sampamodāṃ anāmayā còn bản văn ghi là sampamodāmī ’nāmayā.

[27]. Chú giải Se Be giải thích là vippakiriṃ còn bản văn ghi là vippakiri.

[28]. Muttapupphehi, bản văn se cũng ghi giống như vậy. Ở đây Chú giải Be giải thích là pupphehi.

[29]. Chú giải Se Be giải thích là sesaṃ còn bản văn ghi là sesaṃ sabbaṃ.

[30]. Chú giải Se Be giải thích là athāyasmā Mahāmoggallāno saparivārāya tassā devatāya dhammaṃ desetvā manussalokaṃ āgantvā Bhagavato tam atthaṃ nivedesi Bhaggavā taṃ aṭṭhuppattiṃ katvā sampattamahājanassa dhammaṃ desesi. Desanā sadevakassa lokassa sātthikā ahosi ti; còn bản văn lại bỏ qua.

[31]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn Kinh Tạng ghi là kā.

[32]. Chú giải Se Be giải thích là ca còn bản văn Kinh Tạng ghi là kho pana.

[33]. Chú giải Se Be giải thích là –cittīkāra- còn bản văn Kinh Tạng ghi là –cittikāra.

[34]. Chú giải Be giải thích là sa; còn bản văn Kinh Tạng lại bỏ qua.

[35]. Chú giải Se Te Vv giải thích là –nivāsane còn bản văn Be ghi là –vasane.

[36]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là rucito còn bản văn Kinh Tạng ghi là ruriro.

[37]. Chú giải Se Be Vv giải thích là ācarī còn bản văn Te ghi là ācari.

[38]. Chú giải Be giải thích là dibbati còn bản văn Te ghi là ācari.

[39]. Bản văn đã chèn sai một dấu phẩy vào trước từ etissā.

[40]. Pabhassara-

[41]. Obhāsana-

[42]. Chú giải Se giải thích là gosīsaka- Chú giải Se ở đây giải thích là gosīta- ; tự điển PED tù mục sv gosita chắc chắn đã theo đề xuất của ngài Hardy (VvA 364) có nghĩa là “pha lẫn với sữa” điều này rất có thể đã được thực hiện trước lúc sửa lại thành gosīta (VvA 373). Từ này rất có thể là từ Pāli tương đương với từ Phạn là gosīrṣa. (xin đọc tự điển VvA sv) là mọt loại hương thơm triết xuất từ gỗ trầm.

[43]. Chú giải Se Be giải thích là ruciragatte còn bản văn ghi là rucirataragatte.

[44]. Chú giải Se Be giải thích là candanānulepena còn bản văn Kinh Tạng ghi là candanānule-penena.

[45]. Chú giải Se Be Vv giải thích là piṇḍāya còn bản văn Kinh Tạng ghi là piṇdāya. Chú giải Te giải thích là piṇḍāya.

[46]. Chú giải Se Vv giải thích là dukkataṃ còn bản văn Te Be ghi là dukkhitaṃ.

[47]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là nāssosiṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là nāsosiṃ.

[48]. Samādapetha; động từ này luôn luôn xuất hiện ở vị trí thứ hai trong một loạt bốn động từ mô tả những biến cố xảy ra trong đó một số người đã theo đuổi Chánh Ðạo Siêu Thế để được hướng dẫn đến chánh quả: nhờ lắng nghe Pháp thoại có thể làm rõ được một số điều (sandasseti).- thường là các uẩn (khandhas) (SA i 177; xin đọc Chú giải DA 473) là điều ta có thể chiêm ngưỡng chính diện (AA ii 353); người đó sẽ quyết tâm thực hiện một số việc tu tập (samuttejeti) liên quan đến vấn đề này; người đó cũng trở nên nhạy bén (samuttejeti) liên quan đến vấn đề này và cuối cùng người đó được tinh luyện (sampahamseti) kết quả là, nếu trên đường tiến tới chánh đạo A-la-hán người đó thoát khỏi mọi lậu hoặc (e.g D ii 42tt. iii 27; Ud 74). Hay nếu đang khi thực hiện chánh đạo Nhập Lưu được an trú nơi chánh quả nhập lưu (Ud 49tt). xin cung đọc thêm cuốn My Revelation In Pali Buddhism, London. 1986. tr 102tt)

[49]. Ca; Chú giải Be bỏ qua.

[50]. ativirocanti; không thấy liệt kê trong tự điển Childers hay PED nhưng Chú giải CPD sv lại không lưu ý đến sự kiện này.

[51]. Theo tập Chú giải Vv tr. 598 đây là điều nên được coi như tạo thành đoạn kệ hiện hữu này. Cho dù được trình bày bằng hai đoạn tách biệt trong toàn bộ các bản văn Kinh Tạng.

[52]. Chú giải Se giải thích là dukkatam. Còn bản văn Se lại ghi là dukkhitaṃ; xin đọc Chú giải số 16 ở trên,

[53]. Chú giải Se giải thích là svākkhātaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là svākhyātaṃ, Be svākhātaṃ.

[54]. Cách ám chỉ đoạn này được trích đầy đủ trong VvA 87 ở trên.

[55]. Rất có thể là cách ám chỉ trong S v 380; bản văn Kinh Tạng chèn thêm vào đây từ Dhammassa, Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[56]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy, còn bản văn ghi là tvaṃ; taṃ, tvaṃ và tuvaṃ tất cả đều ở đối cách tuyhaṃ lại là tặng cách/sở hữu cách.

[57]. Có nghĩa là. y’assa (=yo tassa) … koci trong đoạn kệ này phải được coi là yo koci assa.

[58]. Xin đọc Chú giải VvA 15552.

[59]. Từ dhammesu. Cách giải thích của từ này trước ngài Dhammapāla thực tế là vị trí cách số nhiều. Cho dù tôi đã cảm thấy giải thích bằng cách diễn tả số ít với từ “dhamma” là thích hợp hơn. Ðối chiếu với cách giải thích khá là Dhamme hi. Dhammapāla thoạt tiên gợi ý là quả thật từ đó ở vị trí cách số ít, dhamme. Khi đó có nghĩa là sasanadhamme, Phật Pháp chính là Giáo Pháp, và rồi ngài còn thêm từ này vẫn ở số nhiều. Ở đây ta có thể coi như là cách làm thay đổi số. Ðó chính là vị trí cách số ít trong khi đó lại muôn ám chỉ vị trí cách số nhiều.

[60]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn Kinh Tạng ghi là kā.

[61]. Chú giải Se Be giải thích là disvā còn bản văn Kinh Tạng ghi là disvānā.

[62]. Chú giải Se Be giải thích là sā desanāvasāne còn bản văn Kinh Tạng ghi là desanāvasāne sā.

[63] . Chú giải Se Be giải thích là pakkāmi còn bản văn Kinh Tạng ghi là pakkami.

[64]. Chú giải Be giải thích là Anāthapiṇḍikassa ārāme; còn bản văn Se lại bỏ qua.

[65]. Chú giải Se Te Vv giải thích là suvaṇṇajālacittaṃ còn bản văn Be giải thích là sovaṇṇajālacitaṃ.

[66]. Chú giải Se Te giải thích là vehāsayaṃ. Chú giải Vv vehāsayaṃ. Còn bản văn Be ghi là vehāyasaṃ; PED sv vehāyasa lại bỏ không ghi số thứ tự đoạn kệ.

[67]. Một điều không rõ ràng là không hiểu bằng cách nào hai đầm sen này lại có thể toạ lạc ngay trên cặp ngà voi.

[68]. Chú giải Be Te giải thích là acchodakā còn bản văn Se Vv ghi là acchodikā.

[69]. Chú giải Se Vv giải thích là turiyagaṇā (Be ca tūriyagaṇā) còn bản văn ghi là caturiyaganā, Te turiyaganā.

[70]. Chú giải Be giải thích là dibbamānehi còn bản văn Se ghi là dippamānehi.

[71]. Hemajāla-

[72]. Khi ta thấy được tiên đoán một cách toàn diện về thiên tượng; có nghĩa là “được trang điểm” điểm này nhằm ám chỉ đến thiên tượng hơn là ám chi thiên nữ, như ta đã hiểu giống như ở trên.

[73]. sajjaṃ; Chú giải Be lại bỏ qua.

[74]. Chú giải Be giải thích là citaṃ, ở đây bản văn Se ghi là cittaṃ. Xin đọc Chú giải số 6

[75]. Chú giải Se Be giải thích là alaṅkaraṇavasena còn bản văn kinh tạng ghi là alaṅkatakaraṇavasena.

[76]. Lúc này thì nói với thiên nữ.

[77]. Có nghĩa là, đây là cách mô tả liên tục về thiên tượng; xin đọc Chú giải số 13. Chú giải Be giải thích là alaṅkatamaṇikañcitaṃ còn bản văn Se ghi là alaṅkataṃ vā maṇikañcanācitaṃ, ta thấy khiến cho những khả năng khác xem ra hơi tối tăm khó hiểu.

[78]. Chú giải Be giải thích là imassa còn bản văn Se ghi là imassa hi.

[79]. Xin đọc Chú giải VvA 25, Trong DhpA i 273 có kể lại rằng Erāvaṇa ã tạo ra một căn nhà lều có một tọa sàng làm bằng châu báu ngay chính giữa nhà lều đó, có hình dáng giống như lưng một chú tượng. Thêm vào đó, “ Erāvaṇa ã tạo ra ba mươi hai bình nước dành cho ba mươi hai vị thần, mỗi bình nước đó chứa bảy chiếc ngà voi, mỗi chiếc ngà voi dài tới bảy dậm; mỗi chiếc ngà mang trên đó bảy bình đựng hoa sen, mỗi bình hoa lại có bảy cây sen mỗi cây sen lại có bảy bông sen; mỗi bông sen có bảy lá; và trên mỗi chiếc lá có bảy tiên nữ thiên giới đang nhảy múa ca hát. Như vậy toàn cảnh đó rộng tới năm mươi dậm có các đoàn tiên nữ nhảy múa ca hát lơ lửng trên chiếc ngà voi đó. (BL 320).

[80]. Layabhedanam; laya là một nhịp nhạc và Tự điển SED sv có đề cập đến ba loại nhịp nhạc; druta (nhanh) madhya (vừa phải) và vilambita (chậm)

[81]. Chú giải Se Be giải thích là vādiyānti còn bản văn ghi là vādayanti.

[82]. Chú giải Se Vv giải thích là vanditva m.c., còn bản văn Be Te ghi là vanditvā.

[83]. Ngược lại với SOM 834 bản văn Se Be cả hai đều giải thích là vitta c’ aham, Vv vitta v’ ahaṃ Te cittava tam. Rất có thể đều có nghĩa là “hoan hỷ hơn” là ‘bằng lòng’ còn Dhammapāla lại có lý để giải thích là vadajātā hơn là tuṭṭha (NAJ)

[84]. Chú giải Se Vv giải thích là adesayī còn bản văn Se Te ghi là adesayi.

[85]. Chú giải Se Vv giải thích là adesesi còn bản văn Be Te ghi là adesayi.

[86]. Chú giải Be Vv giải thích là vijānisaṃ (Te vijānissaṃ) còn bản văn Se ghi là vijaniyam. Ý nghĩa cần được hiểu ở đây là bất định, như tập Chú giải dưới đây đã xác định. Thấu triệt tứ diệu đế bao gồm cả nhận rõ chánh đạo, những dấu hiệu bắt đầu nơi cuộc sống phạm thiên. Không thấy gồm trong SOM 84. xin đọc Chú giải Vv 167-11 để biết thêm chi tiết tương đồng.

[87]. Chú giải Be Te Vv giải thích là upapannā còn bản văn Se ghi là uppanna.

[88]. Chú giải Be Te giải thích là pajāpati còn bản văn Se Vv ghi là pajāpatī.

[89]. Xin đọc VvA 50.

[90]. Chú giải Se Be giải thích là gatena còn bản văn ghi là katena. Bình thường chúng ta có thể dịch là “đã cạn kiệt” hơn là chuyên nghiệp hơn ‘đi đến cạn kiệt” hình như ở đây còn đỏi hỏi nhấn mạnh đến khía cạnh mục tiêu nơi ý định.

[91]. –abhisandhinā; abhisandhi không thấy liệt kê trong tự điển PED nhưng xin đọc Chú giải Childers CPD sv.

[92]. Chú giải Se Be giải thích là giải thích là –itthī còn bản văn kinh tạng ghi là –itthi.

[93]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là ahañ ca còn bản văn ghi là ahaṃ.

[94]. Chú giải Be Te Vv giải thích là sukkhāya còn bản văn Se ghi là sukkhāya ca.

[95]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là aloṇikāya còn bản văn ghi là aloṇakāya.

[96]. Chỉ có Chú giải Vv ghi thêm ti vào đây mà thôi.

[97]. Chú giải Se Be giải thích là sukkhakummāsamattaṃ còn bản văn ghi là sukkhakummāsāṃ.

[98]. Chú giải Se Be Te Vvgiải thích là -dāyikā- còn bản văn Kinh Tạng ghi là –dāyika.

[99]. Là một ngôi làng gần thành Rājagaha; xin đọc Chú giải PvA 105tt.

[100]. Vātarogo; xin đọc Chú giải PS 1065

[101]. Chú giải Be giải thích là paṭissuṇitvā còn bản văn Se ghi là paṭisuṇitvā.

[102]. Có nghĩa là, chính Ðức Phật chứ không phải ngài trưởng lão nanda; xin đọc Chú giải SOM 852.

[103]. Chú giải Se Be giải thích là vo còn bản văn ghi là te.

[104]. Ayyassa; ngài đã trở thành vị xứng đáng được tôn kính vì ngài đã lệ thuộc vào nàng và gia đình nàng để được hỗ trợ về vật chất.

[105]. Tên khoa học là Zizyphus jujuba; loại nức cốt là chất làm se và thường được sử dụng để bào chế thuốc.

[106]. Chú giải Se Be giải thích là devacārikaṃ caranto taṃ accharāsahassaparivārena vicarantiṃ disvā tāya katakammaṃ imāhi gāthāhi pucchi còn bản văn kinh tạng ghi là taṃ imāhi pucchi.

[107]. Chú giải Be giải thích là Andhakavinidamhi còn bản văn Se Te Vv ghi là Andhakavindasmim.

[108]. EVvP khẳng định rằng nàng làm bốc hơi dẩu và xông dầu thơm – NAJ. Việc này hình như tương tự như cách sử lý phổ biến trong việc bếp núc tại Ceylon hiện nay dược gọi là “tôi luyện” (xuất xứ từ người Bồ Ðào Nha gọi là “temperadu” có nghĩa là “chiên và nêm gia vị” có rất nhiều loại gia vị khác nhau. thường thuộc loại có mùi thơm và được chiên nhanh trong dầu với nhiệt độ cao nhờ đó mà loại ra được hương thơm. Hỗn hợp này được trộn lẫn vào các món ăn hoặc trong qui trình nấu nướng hay thường xuyên hơn là trước khi thực khách sử dụng món ăn đó. để tăng thêm tính hấp dẫn và hương vị cho món ăn kích thích tiêu hóa và kích thích khẩu vị – đối với những người cần phục vụ thiết đãi. Xin đọc Chú giải số 27 dưới đây.

[109]. Pipphalyā; theo tự điển PED và SED pipphalī (tiếng phạn là pippali) là trái ớt dài. Piper longum. NAJ tin rằng đây là loại tiêu chữa bệnh. Ðược biết đến với tên ở tiếng Sinhale là tippili (cũng được gọi là Marica và đây là tiêu đen); ngược lại từ tự điển tiếng Sinhale-Anh lại giải thích từ tippili và pippali là một và là trái của cùng một cây. Laọi ớt dài piper longum. Cho dù có phải là cách xác định chính xác hay không thì poppalī không phải là tương ớt (chili) vì loại này không thấy có tại ấn độ và Ceylon cho đến khi có sự hiện diện của người Bồ Ðào Nha trên lục đia ấn độ.

[110]. Xin đọc Chú giải số 27 dưới đây.

[111]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là kāreyya còn bản văn Kinh Tạng ghi là kareyya.

[112]. Chú giải Vv ở đây đã giải thích sai từ nāri còn bản văn Se Be Te ghi là nārī.

[113]. Chú giải Se Be Te Vv và II. 37 giải thích là etassa còn bản văn ghi là ekassa.

[114]. Chú giải Vv ở đây đã giải thích sai là –kuṇṇalā còn bản văn Se Be Te Vv ghi là -kuṇḍalā; xin đọc Chú giải II. 38

[115]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là nāgghanti còn bản văn kinh tạng ghi là nāgghati.

[116]. Chú giải Se Be Te giải thích là hemakappanavāsasā còn bản văn Te ghi là hemakappanivāsasā.

[117]. Catunnaṃ pi ca – bản văn Se và II. 310 cũng ghi như vậy; Chú giải Be Vv giải thích là catunnam api Te catunnam pi.

[118]. Chú giải Be giải thích là kolasampāpakaṃ. Hình như không chính xác. trong khi đó kola hình như thường thường tiếng Pali lại có nghĩa là ‘jujube’ đã được chú thích trong các tập Chú giải. Như ở đây badara (jujube) – xin đọc PED để biết thêm chi tiết – tuy nhiên thực sự thoe tự điển SED cũng có thể hiểu là tiêu dài. Piper longum. Tương tự như vậy trong tiếng Sinhale kolaka và kolavalli cả hai đều có nghĩa là tiêu dài. Hay tippili (xin đọc Chú giải số 12 ở trên) còn koli là jujube. Tuy nhiên loại này cũng biểu thị một số loại tiêu khác nhau có tên là Piper Chawya (đọc tự điển Sinhale-Anh svv) chúng ta có thể thắc mắc tác giả của các đoạn kệ này thực chất muốn chúng ta hiểu như thế nào.

[119]. Chú giải Se Be giải thích là badaramodakakasāve còn bản văn Kinh Tạng ghi là badaramodakasāve; chỉ có tự điển Childers giải thích từ modaka là ‘men rượu’ từ này thường có nghĩa là ‘của ngọt.

[120]. Chú giải Be giải thích là catiguṇodakasamodite còn bản văn Kinh Tạng ghi là –sammodite, Chú giải Se giải thích là catugguṇodakasammoddite.

[121]. EVvP đưa ra những thành phần phụ da sau đây: gừng, tiêu, tiêu chữa bệnh, ajamodaka, asafoctida, tỏi và cây thì là đen (NAJ); xin đọc Chú giải các thú chính tiếp theo sau đây.

[122]. tikaṭuka; tự điển PED sv kaṭuka khẳng định rằng ba đồ gia vị này chính là ajamoja, biṅgujivaka và lasuṇa, có nghĩa là các từ tiếp theo trong từ ghép đó. Nhưng biṅgujīvaka, không được liệt kê tiếp theo sau với tiếp đầu ngữ biṅgu-, rõ ràng là từ ghép dvanda ược tạo thành do từ biṅgu (asafoetida) và jivaka/jiraka (cumin) - và như vậy ta thấy rằng tikaṭuka, ba thứ gia vị” không phải chỉ là bốn thứ, nhưng lại là ba, gia vị nhưng lại diễn tả “v.v…” lại gợi ý vẫn còn nữa chứ không chỉ có ba thứ mà thôi. Tikaṭuka hình như cũng là một thứ gia vị, rất có thể là một hỗn hợp ba thành tố khác, như garam masala là một hỗn hợp bốn loại gia vị và pañca-phora là một hỗn hợp năm thứ gia vị. Tự điển SED từ mục kaṭukatraya lại cho rằng đây là gừng, liêu đen và tiêu dài. Cũng giống như tự điển Sinhale-Anh giải thích tikta và tịkulu là một loại ‘thuốc giảm sốt làm bằng gừng, tiêu đen và tiêu dài’. Theo tự điển PED sv kaṭuka là ba loại gia vị – siṅgivetaka (gừng), Marica (tiêu đen) và pipphali (tiêu dài/tiêu dựơc liệu) – xin đọc Chú giải số 12 ở trên). tất cả những thứ gia vị này đều được liệt kê trong katuka J iii 86 và những sự kiện này xét chung lại, có thế giả sử rằng tikaṭuka ám chỉ cùng một thứ ở đây. điều này hẳn là như vậy, cúng ta thấy công thức làm món ăn bao gồm những đồ nêm nếm cộng với gừng, tiêu đen, tiêu dài hay tiêu làm dược liệu, ajamoja, asafoetida, thì là và tỏi (v.v…) chính là danh sách những thành tố đồ gia vị đã thấy xuất hiện trong EVvP. Còn Cháo gạo cộng với tikaṭuka xin cũng đọc thêm B Disc i 1111 , iv 286 hình như đoạn trích này làm ta nhớ lại biến cố được ghi lại trong Chuyện kể Chuyện Chư thiên này.

[123]. Theo tự điển PED sv cây thì là (cumin), tuy nhiên tự điển SED lại cho rằng ajamoda, ajamodā và ajamodikā tất cả đều cho là “một lọai Carroway thông thường, những thứ gia vị gọi là Ajwaen (Ligusticum Ajwaen) một loại gia vị của Parsley (Apium involucratum)” phù hợp với cách sử dụng trong tiếng Sinhale đó là ajamoda ám chỉ caraway (Carum carui) ajamoda/ ajamojakā là một loại carum copticum caraway, ajamoda/ajamojakā lại ám chỉ một lọại parsley (petroselinum sativum) như từ asamodagam trong tiếng Sinhale hình như là một từ đồng nghĩa (NAJ) và việc sắc thuốc này có liên quan đến việc sửa soạn một món ăn có dược liệu trong đó. tuy nhiên Caraway và parsley thuộc về cùng một nhóm với Umbellifarae. Tuy nhiên một người bạn Tamil của tôi lại chỉ ra cho thấy ý kiến cho rằng ajamoda chính là oregano. ‘Oregano’ phát xuất từ một từ ghép tiếng hy lạp có nghĩa là ‘thú vui núi đồi’ và cũng chỉ rõ là một loại thảo dược được hiểu là ajamoda, hiểu theo nghĩa đen là ‘sảng khoái của con cừu”.

[124]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy bản văn ghi là lāmañca-. Việc xác định danh tánh lāmañja/lāmañjaka xem ra không mấy rõ ràng cùng với rất nhiều các loại gia thị thảo dược ta bắt gặp xuyên suốt bản văn này. NAJ nghi ngờ, rất có thể việc căn cứ cách suy diễn dựa trên công thưc làm món ăn trong EVvP (trong chú thích số 24 ở trên) thì đây rất có thể là thứ thì là màu đen, hay là kaluduru theo tiếng Sinhale. Nhưng đối với tôi hình như ý nghĩa của đoạn văn này thì lamanja lại là một thành tố dược sử dụng trong qui trinh xông hơi (khói). Theo tự điển PED gốc từ là Andropogon muricatuṣ , đó cũng chính là ý kiến thấy trong tự điển Sinhale-Anh lamaccha/lamajjaka là từ gốc loại cỏ cuscus, savandara-mula, giải thích từ vừa nêu là hương liệu Andropogon squarrosus. Với cách giải thích như vậy ta có thể so sánh với lời khẳng định trong tự điển của Apte từ muc sv lamajjakam là từ gốc một loại thảo dược có mùi thơm có tên là gọi là viranamula, và từ mục sv viranam từ vừa kể được dùng như là một chất tạo hơi lạnh (SED) cũng giải thích virana như là một loại thảo dược có mùi thơm Andropogon muricatus) một loại cỏ có mùi thơm . vì tại ấn độ hiện đại thù cỏ cuscus (tiếng Hindu là khas-khas) chắc chắn là một loại cỏ thơm chứ không phải là rơm, thường được treo, tẩm ướt, trong những căn nhà là nơi có một lối đi ở trên, có mục đích làm cho mát – và hình như mọi người đều cho là lamanja là từ gốc thuộc một loại cỏ và có hương thơm thường được thêm vào món ăn trong qui trình xông thơm (khói).

[125]. Samupacita-; không thấy liệt kê trong tự điển PED.

[126]. Chú giải Se Be giải thích là evaṃ āyasma Mahāmoggallana tāya deatāya attana samupacitasucaritakamme āvikate (āvikate) saparivarāya tassā dhammam desetvā manussalokaṃ āgantvā taṃ pavattiṃ Bhagavato arocesi. Bhagavā tam atthaṃ aṭṭhuppattiṃ katvā catuparisamajjhe dhammaṃ descesi. Sa desanā mahājanassa sāṭṭhikā ahosi ti; còn bản văn Kinh Tạng lại bỏ qua.

[127]. Chú giải Se Be giải thích là sunhātānulittā còn bản văn Kinh Tạng ghi là sunahātānulittā.

[128]. Chú giải Se giải thích là paricchadena (Be paricchedena) còn bản văn Kinh Tạng ghi là parivārena; ý nghĩa của từ paricchada không thấy liệt kê trong tự điển Childers hay PED nhưng xin đọc Chú giải SED sv.

[129]. Chú giải Se Be giải thích là sahāyikāsatehi còn bản văn Kinh Tạng sahāyikasatehi.

[130]. Chú giải Be giải thích là manobhāvanīye còn bản văn Se ghi là manobhāvaniye.

[131]. Bản văn đã chèn lầm một dấu chấm hết vào đây. Xin đọc DhpA i 411tt bể biết thêm một phiên bản khác thuộc cốt truyện này.

[132]. Chú giải Be giải thích là taṃ; bản văn Se lại bỏ qua.

[133]. Chú giải Se Be giải thích là katvā; bản văn lại bỏ qua.

[134]. Chú giải Be giải thích là tiṭṭha ayye (Se tiṭṭh’ ayye) còn bản văn Kinh Tạng ghi là tiṭṭheyya.

[135]. Chú giải Be giải thích là tassa; bản văn Se lại bỏ qua.

[136]. Chú giải Se Be giải thích là kāressāmi còn bản văn Kinh Tạng ghi là karissāmi.

[137]. Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[138]. Chú giải Se Be giải thích là niṭṭhāpesi còn bản văn Kinh Tạng ghi là niṭṭhapesi.

[139]. Chú giải Se Be giải thích là parivārapāsādasahasañ ca tesaṃ; còn bản văn lại bỏ qua.

[140]. Chú giải Se Be giải thích là heṭṭhābhū miyaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là heṭṭhā bhūmiyaṃ.

[141]. Chú giải Se Be giải thích là uparibhūmiyaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là upari bhūmiyaṃ.

[142]. Chú giải Se giải thích là -tthambhatulāgopānasīkaṇṇika-, Be -thambhatulāgopanasikaṇṇika-.

[143]. Chú giải Se Be ghi là suvikappitakaṭṭhakammaramaṇīyaṃ còn bản văn ghi là suvikappitaṃ kaṭṭha-

[144].Chú giải Be ghilà suparikammakatasudhākammamanuññaṃ còn bản văn Se ghi là suparikammakataṃ sudhā-. Chú giải Be giải thích là suparikammakatasudhā-kammaṃ manuññaṃ.

[145]. Chú giải Se Be giải thích là cittalammavicittaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là cittaṃ.

[146]. kuṭṭima-; không thấy từ này được liệt kê trong tự điển Childers hay PED những xin đọc Chú giải SED sv

[147]. Chú giải Se Be giải thích là karentī còn bản văn Kinh Tạng ghi là karontī.

[148]. Chú giải Se Be giải thích là navah’eva hiraññakoṭṭīhi còn bản văn kinh tạng ghi là navahiraññakoṭīhi.

[149]. Chú giải Se Be giải thích là tassa còn bản văn ghi là tassā.

[150]. Chú giải Se Be giải thích là kārentiyā còn bản văn Kinh Tạng ghi là karonitiyā.

[151]. Bản văn ghi thêm pi vào đây; Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[152]. Chú giải Se Be giải thích là manasākāsi cỏn bản văn Kinh Tạng ghi là manasā akāsi.

[153]. Chú giải Se Be giải thích là ākāsacāriṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là ākāsacāri

[154]. Chú giải Se Be giải thích là sampāpuṇi còn bản văn ghi là paāpuṇi.

[155]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là osadhī còn bản văn Kinh Tạng ghi là osadhi.

[156]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là vivattamānā còn bản văn Kinh Tạng ghi là vivattamānāya.

[157]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là veṇīsu còn bản văn Kinh Tạng ghi là veṇisu.

[158]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là ghāyase còn bản văn Kinh Tạng ghi là ghāyate.

[159]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là amanusaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là mānusaṃ

[160]. Chú giải Te Vv giải thích là mayha còn bản văn Se Be ghi là mayhaṃ.

[161]. Chú giải Se Be Vv giải thích là tattha ppasannā còn bản văn Te ghi là tattha pasannā.

[162]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là anūmodiṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là anumodiṃ.

[163]. Chú giải Se giải thích là vamānaṃ abbhutaṃ dassaneyyaṃ còn bản văn Be Vv ghi là vimān’ abbhutadassaneyyaṃ (Te –abbhūta-)

[164]. Chú giải Se Be Vv giải thích là vehāsayaṃ còn bản văn Be ghi là vehāyasaṃ.

[165]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là daddallamānā còn bản văn ghi là daddaḷhamānā.

[166]. Là một loại cá rất có thể là cá chép – xin đọc Chú giải EV ii 176 về Thīg 508

[167]. Chú giải Se Vv giải thích là acchodikā còn bản văn Be Te ghi là acchodakā.

[168]. Chú giải Se Be Vv giải thích là sonna- còn bản văn Te ghi là sovaṇṇa-

[169]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là surabhī còn bản văn ghi là surabhiṃ.

[170]. Eritā, theo nghĩa đen là “khởi động” như trong IV. 14, VvA 175

[171]. =Pv II. 122cd-3ab.

[172]. Aropimā, hiểu theo nghĩa đen là không được hoạch định (lập kế hoạch)

[173]. Chú giải Be Te giải thích là sabbaso còn bản văn Vv Se ghi là sabbato.

[174]. Chú giải Be giải thích là kamme hi còn bản văn Se Te Vv ghi là kammehi; xin đọc tập Chú giải Chuyện Chư thiên.

[175]. Chú giải Se Be giải thích là pācīnapasse còn bản văn Kinh Tạng ghi là pācinapasse.

[176]. Chú giải Se Be giải thích là cātuddisaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là catuddisaṃ.

[177]. Xin đọc Chú giải Vin ii 147. 164.

[178]. Chú giải Se Be giải thích là Pubbārāmaṃ nāma còn bản văn Kinh Tạng ghi là Pubbārāmaṃ; xin đọc Chú giải DPPN ii 236 để có thêm những tham khảo tiếp theo.

[179]. Chú giải Se Be giải thích là ṭhāne; còn bản văn lại bỏ qua.

[180]. Chú giải Se Be giải thích là buddhappamukhaṃ còn bản văn Se ghi là buddhapamukhaṃ.

[181]. Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[182]. Chú giải Se Be giải thích là ca; còn bản văn lại bỏ qua.

[183]. Chú giải Se Be giải thích là pabhāva- còn bản văn Kinh Tạng ghi là pabhā-

[184]. Ðã được thịc hiện (done). Có nghĩa là, nhờ có Vīsakhā, việc thưởng thức chánh quả được dành cho nàng và những người khác; xin đọc Chú giải PS vii.

[185]. Chú giải Se Be giải thích là dibbamacchehi còn bản văn Kinh Tạng ghi là dibbamacchena.

[186]. Chú giải Se Be giải thích là ca; còn bản văn lại bỏ qua.

[187]. Chú giải Se Be giải thích là surabhī còn bản văn ghi là surabhiṃ; xin đọc Chú giải số 43.

[188]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy; còn bản văn lại bỏ qua.

[189]. Chú giải Be Te giải thích là uppannā sā ti còn bản văn Se Vv ghi là upapannā sā.

[190]. Chú giải Be Se Te giải thích là viyākāsiṃ (Vv -siṃ) còn bản văn ghi là viyākāsi.

[191]. Có nghĩa là, kammavipāko, danh cách số ít, xuất hiện dưới dạng từ gốc không có biến cách của từ kammavipāka.

[192]. Xin đọc Chú giải Vv 149tt.

[193]. Chú giải Se Be giải thích là dānasamādapane còn bản văn Kinh Tạng ghi là dāne.

[194]. Brahmassaro, thường được coi như là “với giọng nói giống như Brahmā –xin đọc td. SOM 90 – nhưng hình như đây là cách tham khảo về giọng nói của một vị Phạm Thiên, thuộc cõi Bất tử mà Ðức Phật đã nhập thiền (Vv I. 168; Vin i 39tt; Trung Bộ Kinh (M) i 169-171 v.v…) để biết rõ cách thảo luận ra sao xin đọc cuốn sách Divine Revelation in Pali Buddhism, London, 1986 tr. 45-55; cũng xin đọc A. Rawlinson. “Tu Tập Siêu nhiên trong Saddharmapuṇḍarīka Sūtra, trong cuốn Wege zur Ganzheit: Festschrift zum 75er Geburtstag von Lama Anagarika Govinda, Almora 1973, tr. 110- 143.

[195]. Chú giải Se giải thích là maggaādhipantyadesayi còn bản văn Be Te Vv ghi là maggadhipatī adesayi.

[196]. Chú giải Se Be Vv giải thích là karotaṃ còn bản văn Kinh Tạng Te ghi là karomtaṃ.

[197]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là es’ appameyyo còn bản văn ghi là esa ppameyyo.

[198]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là udadhī ’va còn bản văn ghi là udhadhi va.

[199]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là udīrayanti còn bản văn Kinh Tạng ghi là udīriyanti.

[200]. Chú giải Se Be giải thích là ca; còn bản văn lại bỏ qua.

[201]. Chú giải Se Be giải thích là aṭṭha; còn bản văn lại bỏ qua. bảy người đầu tiên liên quan đến thời kho một Ðức Phật đang hiện diên trên cõi chung sanh và đang thuyết pháp – vào thời điểm như vậy không nhất thiết phải hoặc là tham gia vào tái sanh siêu thế hay quả thận tái sanh thành một người nếu trong vùng đó không có Ðức Phật nào xuất hiện hay nếu có người nào đó không có khả năng cả tinh thần lẫn thể chất hiểu được Giáo Pháp. ngược lại người thứ tám phải được tái sanh thành người với các căn nguyên vẹn vào lúc không có vị Ðức Phật nào nổi lên trên cõi trần gian này. xin đọc D iii 263. 287 và Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 225 để biết thêm những chi tiết khác nữa.

[202]. Apāyā –  đây là tái sanh nơi hỏa ngục, tái sanh thành súc sanh hay thành một ngạ quỉ là điều muốn giải thích ở đây.

[203]. Chú giải Se Be giải thích là niyatamicchādiṭṭhikatā apātubhāvo buddhassā ti còn bản văn Kinh Tạng ghi là niyatamicchādiṭṭhigatā ti.

[204]. Chú giải Se Be giải thích là kataṃ dānaṃ; còn bản văn Kinh Tạng ghi là katadānaṃ.

[205]. Chú giải Se Be giải thích là taṃ; còn bản văn lại bỏ qua.

[206]. Chú giải Se Be giải thích là maggādhipan ti còn bản văn Kinh Tạng ghi là maggādhipatī ti.

[207]. Hầu như là từ đồng nghĩa với từ sāvaka; xin đọc Chú giải MLS I 43

a. Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 236

[208]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy còn bản văn ghi là maggaṃ ādhipatī; trong trường hợp này thì đoạn kệ được giải thích là “bất kể chánh đạo nào vị hoàng chánh đạo diễn giải thì tiếng nói của vị đó là tiếng nói Phạm Thiên, có nước da giống tỏa sáng óng ánh như vàng ròng – hoan hỷ…”

[209]. Chú giải Se Be giải thích là abhipatibhūto còn bản văn ghi là adhipati bhūto.

[210]. Một ít dòng tiếp theo sau đó trong tập Chú giải KhpA 182 cũng thấy đề cập đến vấn đề này, nhưng có chút ít thay đổi.

[211]. Chú giải Se Be KhpA giải thích là sahajātasīlasamādhi-ādayo còn bản văn Kinh Tạng ghi là sahajātā sīlasamādhi-ādayo. Liên quan đến vấn đề đông khởi sanh xin đọc Chú giải về việc đồng thời giành lấy được trong Chú giải Vv I. 168-11

[212]. Chú giải Se KhpA giải thích là campakavakulakusumādīnaṃ (Be-bakula-) còn bản văn Kinh Tạng ghi là campakamakuḷausmanādīnaṃ; campaka (tên khoa học là Michelia champaca) là một loại cây có kem nhựa hương thơm cho hoa màu vàng, vakula là cây hoa Mumusops elengi.

[213]. Chú giải Se Be KhpA giải thích là tena; bản văn lai bỏ qua.

[214]. Chú giải Be KhpA giải thích là ca; còn bản văn Se ghi là ’va.

[215]. Bản văn lại ghi thêm pi vào đây. Chú giải Be Se KhpA lại bỏ qua.

[216]. Chi tiết nhiều hơn được ghi trong KhpA 182tt.

[217]. Chú giải Se Be và đoạn kệ giải thích là etāni; còn bản văn lại bỏ qua.

[218]. Có nghĩa là te là đại từ chỉ định từ đó ta có ye, là đại tự liên kết như đã nêu lên trước đó.

[219]. Theo nghĩa đen ‘người lắng nghe”; xin đọc Chú giải số 68 ở trên.

[220]. Chú giải Se Be giải thích là Sugatassa sāvakesu còn bản văn KhpA ghi là Sugatasāvakesu.

b. Chú giải It 88.

[221]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là kā.

[222]. Bản văn đã chèn sai một dấu chấm hết sau từ nibbattā.

[223]. Bông súng màu xanh, Nymphaea Stellata, hay cây hoa Cassia Fistula và lộc cây đó. – tự điển PED; Chú giải xem xét sau này.

[224]. Bản văn Se cũng ghi như thế; Chú giải Be giải thích là Tavatiṃsabhavane. nơi cõi Tam Thập Tam.

[225]. Chú giải Se Be giải thích là accharāsahassaṃ parivāro còn bản văn ghi là sahassa-accharāparivāro.

[226]. Ðoạn này hình như hơi khó hiểu và có thể hiểu là bao gồm toàn bộ những gì tiếp diễn kể cả việc khởi sanh nơi Phật kỳ này. đó là kết quả phước đức đó. hay chỉ là khởi sanh cuối cùng lại là kết quả còn lưu lại.

[227]. Chú giải Se Vv giải thích là unnatasmiṃ còn bản văn Be Te ghi là uṇṇatasmiṃ.

[228]. Chú giải Se Be Te Vv và Chú giải dưới đây giải thích là odātamūlakaṃ còn bản văn ghi là odātamūlaṃ.

[229]. Chú giải Te Vv giải thích là harītapattaṃ, m.c., còn bản văn Se Be ghi là haritapattaṃ.

[230]. Sumanassa; Sumanā dâng cúng dường nụ (sumana-) hoa nhài cho vị có tâm toàn mỹ (sumana); xin đọc Chú giải SOM 921

[231]. Chú giải Be và VvA 43 giải thích là vātaghātaka- còn bản văn Se ghi là vātaghāta; xin đọc Chú giải VvA 43 nói về cây hoa này.

[232]. Chú giải Se Be giải thích là meghodaraṃ lihantehi còn bản văn ghi là meghānaṃ pariyantehi.

[233]. Kuvalaya-, hay là bông súng màu xanh.

[234]. Harita là màu vàng hay là màu vàng xanh; nīla là màu xanh; en (đặc biệt khi muốn ám chỉ tóc ) xanh hay vàng xanh.

[235]. Saro + Ruhaṃ, nghĩa đen là “mọc trong hồ” và có nghĩa là bông sen; xin đọc Chú giải paṅkeruha (= bông sen, nghĩa đen là, mọc trong đống bùn). Siroruha (= tóc, nghĩa đen là mọc trên đầu) – NAJ.

[236]. Jātisumana. Tiếng Sinhale là da-saman – biến đổi đôi chút thành tiếng A-rập là “yasmim’ kết quả là thành tiếng Anh - Ấn “Jasmine” (NAJ) (bông nhài)

[237]. Chú giải Be giải thích là ānupubbikatham, Chú giải Be giải thích là anupubbiṃ kathaṃ; còn bản văn Kinh Tạng ghi là anupubbikathaṃ; Chú giải VvA 66

[238]. Chú giải Se Be giải thích là tam atthaṃ còn bản văn ghi là tāsaṃ anupubbithaṃ; tuy nhiên Chú giải Se lại bỏ qua aṭṭhuppattiṃ, là vấn đề nổi lên ở đây.

[239]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn kinh tạng ghi là kā.

[240]. Chú giải Be giải thích là Rừng Kỳ Viên (jetavane); còn bản văn Kinh Tạng lại bỏ qua.

[241]. Vanditvā; Chú giải Be giải thích là abhivādetvā,  đây ta nên hiểu là chào, đảnh lễ.

[242]. Chú giải Se Be giải thích là ācikkhatu còn bản văn Kinh Tạng ghi là ācikkhituṃ.

[243]. Ahatehi; xin đọc Chú giải VvA 32

[244]. Chú giải Be giải thích là anubhavati còn bản văn ghi là paccanubhavati, Chú giải Se giải thích là paccamubhoti.

[245]. Như đã chỉ ra cho thấy trong Chú giải Vv tr 682 (cho dù hình như SOM 932 đã từ chối) bản biên tập của ngài Gooneratne và cả Chú giải Te cũng đã gộp một nửa câu thơ ngoại lệ: Kkena te ambhavanaṃ rammaṃ paāsaād’ ettha mahallako. Chú giải SOM 93 cũng bao gồm cả nửa đoạn kệ này trên cơ sở cho rằng điều này tạo ra câu trả lời. Nhưng vì câu trả lời cũng đã kết hợp một phần nhắc lại phần còn lại của đoạn kệ 1-2 cũng giống như tạo thành một phần câu hỏi của ngài trưởng lão Moggallana, nhưng ở một vài mức độ nào đó đã được thay thế một cách không cẩn thận bằng câu hỏi thông dụng đó là: do dâu nàng có được diện mạo kiều diễm đến thế?” v.v… chính vì thế tôi nhắc lại phần còn lại của bản văn nguyên thủy là các đoạn 1-2 (cho dù chẳng có bản văn nào đồng ý hỗ trợ việc này) và đề nghị bản văn nguyên thuỷ 1-4 (?7), 8-12 xin được đánh số như theo trong bản dịch của tôi ở đây.

[246]. Chú giải Se Vv giải thích là ambe acchādayitvāna còn bản văn Te ghi là ambeh’acchādayitvāna. Chú giải Be ghi là ambehi chādayivāna.

[247]. Samugghosito; không thấy liệt kê trong tự điển Childers hay PED.

[248] Chú giải Se Be giải thích là piyasallāpavasena còn bản văn ghi là viya sallāpavasena.

[249]. Chú giải Se Be giải thích là ratanappadīpo còn bản văn ghi là ratanapadīpo; rất có thể ta coi đây như là một chiếc đèn làm bằng châu báu.

[250] . Với mức độ ta hiểu được cõi Tam Thập Tam không xuất hiện mặt trời vì đây chính là cõi thiên giới ngay bên trên cõi Tứ đại thiên vương nơi cõi của các vị này cũng có mặt trời mặt trăng và các vì sao.

[251]. Chú giải Se Be giải thích là etesan ti còn bản văn ghi là ete santi.

[252]. Xin đọc It 88. trích dẫn trong Chú giải VvA 195.

[253]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn kinh tạng ghi là kā.

[254]. katasarīrapaṭijagganā; xin đọc Chú giải PvA 10.

[255]. Theo tự điển SED sv kosātaka cây hoa này có tên gọi khoa học là Trichosanthes dioeca hay Luffa acutangula hay Luffa petandra; xin đọc Thanh Tịnh Ðạo tr 275, 279 trong đó từ mục này cũng được giải thích là “cây bí (bầu) loofah” Tuy nhiên cho dù Chú giải EVvP đánh đồng cây này với một loại rau quả loofah rất phổ biến hiện nay gọi là vātakotu theo tiếng Sinhale, đoạn 4 khẳng định là cây kosātakī có vị đắng trong khi đó cây vatālāpu thì không. Rất có thể cây này là loại bầu bí có vị đắng, tứ là cây karivila (cây mướp) (thường được gọi là tittakalapu theo tiếng Pali) cũng giống cây vatākolu, loại cây này cũng có hoa màu vàng? (NAJ)

 [256]. Chú giải Se Be giải thích là ’va còn bản văn ghi là ca.

[257]. Chú giải Se Be giải thích là nibbattanti còn bản văn ghi là nibbattā.

[258]. Chú giải Se Be giải thích là taāva-d-eva; còn bản văn lại bỏ qua.

[259]. Chú giải (Se) Be giải thích là parivārabhūtānaṃ aḍḍhatiyānaṃ nāṭakakoṭinaṃ majjhe attano sarīra(p)pabbhāya tā sabbā abhibhavantī. Còn bản văn ghi là parivāramajjhe.

[260]. Chú giải Se Be giải thích là disvā; còn bản văn lại bỏ qua.

[261]. Xin đọc Chú giải PS 2767

[262]. Chú giải Se Be giải thích là vimhitacitto acchariyabhutajāto kīdisena nu kho oḷārikena kammunā ayaṃ edisiṃ sumahatiṃ deviddhim upāgatā ti taṃ; còn bản văn lại bỏ qua.

[263]. Chú giải Se Be giải thích là pucchi còn bản văn ghi là paṭipucchi.

[264]. Chú giải Se Be giải thích là pīta-uppalamālinī còn bản văn Vv ghi là pītuppala-; Te pītuppalamadhārini.

[265]. Chú giải Se Be Vv giải thích là pītabhājane còn bản văn Te ghi là pitabhojane.

[266]. Chú giải Se Be giải thích là pītavījane còn bản văn Be ghi là pītabījane.

[267]. Chú giải Se Be Vv giải thích là tittikā còn bản văn Se kittikā; từ mục trong tự điển PED sv rất có thể nên loại bỏ.

[268]. Chú giải Be giải thích là anabhicchitā còn bản văn Se Te Vv ghi là anabhijjhitā.

3 . Chú giải Se Be Te Vv giải thích là satī còn bản văn lại ghi là sati.

[270]. Chú giải Se Be Vv giải thích là avadhī còn bản văn Te ghi là avadhi.

[271]. Chú giải Be apatta- còn bản văn Se Te Vv ghi là appatta-.

[272]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là Maghavā còn bản văn ghi là Māghavā.

[273]. Chú giải Se Vv giải thích là sahavyataṃ (Te sahabyataṃ) còn bản văn Be ghi là sahavyaṃ.

[274]. suvaṇṇaparikkhittehi, rất có thể với đường viền làm bằng vàng hay là viền bằng vàng.

[275]. Như vậy toàn bộ những gọi là “màu vàng” ở đây thực sự phải được hiểu là “kim hoàng” (vàng óng ánh” đó chính là điều Chú giải SOM 94tt muốn diễn tả.- hay thực sự chỉ đơn giản là “vàng”.

[276]. dhātuṃ, nghĩa đen hiểu là “nguyên tố”

[277]. Như ngài Hardy đã khẳng định (VvA 201) điều này không mấy rõ ràng. ngài Dhammapāla hình như ở đây lại nói bóng gió tới một câu tục ngữ nổi tiếng để làm nổi bật điểm ngài muốn làm rõ nhưng ý nghĩa ngài đưa ra lại hoàn toàn không rõ ràng.

[278]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy, còn bản văn ghi là avekkhissaṃ.

[279]. Chú giải Se Be giải thích là honti còn bản văn ghi là hoti.

[280]. SOM 95 hình như chấp nhận giải pháp (sự chọn lựa) thứ hai.

[281]. Chú giải Se Be giải thích là dhātuyā còn bản văn ghi là dhātuyaṃ.

[282]. Chú giải Se Be giải thích là manasi bhavo ti hi còn bản văn ghi là manasi bhāveti ti; xin đọc Chú giải KhpA 248 để biết rõ về từ nguyên cùng loại này.

[283]. Chú giải Se Be giải thích là vuttaṃ còn bản văn ghi là vuttā.

[284]. Chú giải Se Be giải thích là pūjessāmi còn bản văn ghi là pūjessāmī.

[285]. Chú giải Se Be giải thích là uppannā còn bản văn ghi là upapannā.

[286]. Chú giải Se Be giải thích là yathāladdhasampattito pi còn bản văn ghi là sakaladdhasampattito.

[287]. Sakkaṃ; Chú giải Be Se lại bỏ qua.

[288]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy còn bản văn ghi là devakuñjaro.

[289]. Chú giải Se Be giải thích là kuñjarasadisa còn bản văn ghi là kuñjarasadiso.

[290]. Rất có thể đây là một cách ám chỉ về danh sách nhưng phẩm chất đáng mong ước có nơi con voi đã đề cập đến trong VvA 104 – đó là cường tráng, nhanh nhẹn và rất nỗ lực. Dạ Xoa cưỡi trên lưng một cỗ tượng ba đầu đó là tượng chiến của người Ấn Ðộ, vì Dạ xoa cũng như Indra chính là một vị tướng quân giỏi nhất và cừ khôi nhất, trong bối cảnh Phật Giáo, ngài thường đựơc coi như có liên quan đến trận chiến siêu nhiên góp phần duy trì lòng chính trực. Theo Chú giải S i 229 thì tên của ngài cũng là Maghavā. Vì chính ngài đã là cậu trai trẻ bà la môn Magha nơi kiếp trước. Tuy nhiên Maghavā cũng là tên dành cho Indra, có nghĩa là “người sở hưũ và phân phối chiến lợi phẩm” có nghĩa là sau khi cuộc chiến kết thúc thì các vị lãnh đạo quân sự có thể được chia sẻ lợi tức do chiến tranh đem lại. Tuy nhiên từ Indra (Skt inda Indra) chính là một tính từ để gọiThiên chủ (Lord of devas)

[291]. Chú giải Be giải thích là idaṃ còn Chú giải Be lại bỏ qua.

[292]. Ðược trích trong VvA 5 ở trên.

[293]. Chú giải Be Vv giải thích là –hetu còn bản văn Se Te ghi là -hetu

[294]. Chú giải Be giải thích là bahūnaṃ còn bản văn Se Te Vv ghi là bahunnaṃ.

[295]. Yattha - trong đoạn kệ trên điều này muốn ám chỉ gia đoạn kéo dài thêm kể từ đêm ngài giác ngộ cho tới lúc Xá Lợi của ngài biến mất hoàn toàn. theo truyền thống người ta tin rằng xá lợi (xin đọc Chú giải MA iv 116tt) của ức Phật tồn tại trên trần gian này 5000 năm sau đó xá lợi sẽ rời các bảo tháp trưng bày, nhập lại trên không trung, thực hiện Thị Hiện Song Thông (về điểm này xin đọc PS 147120) và rồi cuối cùng biến mất. Sau đó chỉ trừ có các vị Ðộc Giác Phật (xin đọc Chú giải PvA 75tt), sẽ chẳng còn có ai xứng nhận của bố thí nữa - và như vậy ta không tìm đâu ra phước điền nữa cho đến khi xuất hiện vị Phật Metteya tiếp theo.

[296]. Chú giải Se Be giải thích là anuḷāratte còn bản văn ghi là anuḷaratte.

[297]. Chú giải Se Be và đoạn kệ giải thích là appakam pi kataṃ còn bản văn ghi là appakaṃ.

[298]. Chú giải Se Be giải thích là attasammāpaṇidhānena còn bản văn ghi là attanaā sammāpaṇidhānena; xin đọc Chú giải D iii 276. Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 32. KhpA 132. các bản dịch của các đoạn như vậy (Dial iii 254. GS ii 353 và Tiểu Bộ Kinh và người Chú giải 143) tất cả đều hàm chứa một số nội dung có nhiều cải tiến; nhưng ở đây hình như nhiều hơn là ước muốn được hạnh phúc nơi cuộc sống mai hậu, là ước muốn lập công đức.

[299]. Chú giải Se Be giải thích là ca pana; còn bản văn lại bỏ qua.

[300]. Chú giải Se Be giải thích là tato ’va còn bản văn ghi là tato.

[301]. Ðiện thờ cao một do tuần nơi cõi Tam Thập Tam do Sakka xây dựng để cất giữ tóc của Ðức Phật được cắt khi ngài thực hiện lời nguyện Ðại Từ Bỏ (Great Renunciation). Sakka thường xuyên thêm vào điện thờ này chiếc răng bên mắt phải ngài nhận được nơi chiếc khăn xếp của Dona nhân dịp phân chia xá lợi. Dona đã giấu rất kỹ tại đó để đến đúng lúc thuận tiện sẽ đem ra sử dụng. – DA 609

[302]. Chú giải Se Be giải thích là pūjaneyya-. Còn bản văn ghi là pūjanīya.

[303]. Xin đọc Chú giải VvA 169.

[304]. Chú giải Se Be giải thích là pāḷito ca còn bản văn ghi là pāḷito; chỉ được hiểu theo những đoạn kệ Kinh Tạng mà thôi.

[305]. III. 2 ở trên.

[306]. Chú giải Se Be giải thích là suṇisaṃ còn bản văn ghi là suṇhisaṃ.

[307]. Chú giải Se Be giải thích là ubhayam pi còn bản văn ghi là visuṃ ubhayatan ti.

[308]. Chú giải Se giải thích là aārūḷhaṃ (Be āruḷhaṃ) còn bản văn ghi là aruḷha.

[309]. Chú giải Se Be giải thích là veditabbaṃ còn bản văn ghi là veditabbā.

[310]. Chú giải Se Be Vv giải thích là candimasūriyā , m.c., còn bản văn Te ghi là candimasuriyā.

[311]. Uppala, là hoàng liên, có màu xanh hay màu đỏ – xin đọc VvA 42 ở trên. cũng xin đọc PvA 216 trong đó lại là màu đỏ

[312]. Aveḷini; xin đọc Chú giải SOM 593.

[313]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là kiṃ tvaṃ pure kammaṃ akāsi attanā/manussabhūta purimāya jātiyā; còn bản văn lại bỏ qua.

[314]. Chú giải Se Be Vv và III. 2 giải thích là idāni còn bản văn ghi là idan te.

[315]. Chú giải Se Be Vv giải thích là amhaka còn bản văn Te ghi là amhakaṃ.

[316]. Chú giải Se Be Te Vv và III. 2 giải thích là ucchuṃ còn bản văn ghi là ucchū.

[317]. Chú giải Se Be Vv giải thích là mama còn bản văn Te ghi là mamaṃ; chỉ có bản văn giải thích dòng này với đoạn kệ 5.

[318]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là mama còn bản văn ghi là mamaṃ; chỉ có bản văn mới giải thích với đoạn kệ 5 mà thôi.

[319]. Chú giải Se Be và III. 2 giải thích là iti ’ssā còn bản văn Te ghi là siti ’ssa. Vv iti ’ssā (về điểm này xin đọc Vv tr. 3614)

[320]. Chú giải Se Be Vv Te giải thích là pahāraṃ còn bản văn ghi là paharaṃ.

[321]. Chú giải Se Be Vv giải thích là kālakat’ āmhi còn bản văn Te ghi là kālakat’ amhi.

[322]. Bản văn Be Te giải thích là mahājutikā, Chú giải Se Vv giải thích là mahājutīkā.

[323]. Chú giải Se Be giải thích là adāsiṃ còn bản văn Te Vv ghi là adāsi.

[324]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là kā.

[325]. Chú giải Be giải thích là Jetavane Anāthapiṇḍikassa ārāme; còn bản văn Se lại bỏ qua.

[326]. Chú giải Be giải thích là dassanatthāya còn bản văn Se ghi là dassanāya.

[327]. Atikkamanti; ati- hình như ở đây có nghĩa là abhi- xin đọc Chú giải PS 1862

[328]. Chú giải Se Be giải thích là majjhena còn bản văn ghi là majjhe na.

[329]. Chú giải Se Be giải thích là itthī còn bản văn ghi là itthi.

[330]. Chú giải Be giải thích là sirasmiṃ còn bản văn Se ghi là sirasi.

[331]. Chú giải Se Be giải thích là ummiletvā còn bản văn ghi là ummīlitvā.

[332]. Chú giải Se Be giải thích là dassanūpacārā còn bản văn ghi là dassanupacārā; xin đọc Chú giải B Disc ii 3523, 3761

[333]. Các đoạn kệ 5-7 được đánh số là 1-3 trong bản văn. Những đoạn kệ trước không được đánh số.

[334]. Chú giải Se Vv giải thích là vanditva còn bản văn Be Te ghi là vanditvā.

[335]. Samitapāpe. Một cách tạo từ nguyên samaṇa; xin hãy đọc PvA 180 Dhp 265 và DhpA iii 84. Trong Chú giải VvA 85 điều này bổ túc thêm nghĩa cho từ sāvaka .

[336]. sīlaguṇayutte, một từ có khả năng được cắt nghĩa, giải thích bằng nhiều cách như thể. “được thắng dây cương giới đức’, được trang bị với, (thắng ách) những phước hạnh’ v.v…

[337]. Chú giải Be giải thích là pasādesiṃ còn bản văn ghi là pasādesi, Chú giải Se giải thích là pasādayiṃ.

[338]. Ba từ này thách thức bản dịch thoả đáng; đã có lúc tôi giải thích từ Dhammacarin là “nàng là người chuyên tu tập Phật Pháp” (III. 411) và Brahmacarin là “sống cuộc đời tiết hạnh” (VvA 130) nhưng nhìn chung mức độ ý nghĩa có thể được chấp nhận cũng rất rộng rãi. Những cá nhân là carin, tức là tu tập hay là thực hiện, nhưng liệu có hướng tới (nhắm tới) Phật Pháp, và bình thản, hay an tịnh, (sama) và Braham(n) phạm thiên. Hay nói cách khác nơi Phật Pháp , cũng là thanh thản, hay an tịnh, và brahma lại còn khó hơn rất nhiều để quyết định

[339]. Saādhurūpa; PED lại gợi ý là “đáng kính trọng” nhưng có điều gì hơn chỉ là tính chất đáng kính trọng cần đòi hỏi để gợi lên tâm tịnh tín. Chúng ta cần một từ có ý nghĩa xác đáng hơn – là những kẻ có dáng vẻ sadhus (đạo hạnh). Xin đọc Chú giải VvA 126.

[340]. Tuṭṭhā.

[341]. Somanassajātā.

[342]. Chú giải Se Be giải thích là ādi còn bản văn ghi là ādiṃ.

[343]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn Kinh Tạng ghi là Rajjumala.

[344]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn Kinh Tạng ghi là kā.

[345]. Rất có thể đó là cảnh quan thị trấn Gayā hiện đại cách xa thị trấn Buddhagaya một khoảng cách không xa lắm, đó là cảnh quan nơi Ðức Phật chứng đắc Giác Ngộ.

[346]. Bản văn Kinh Tạng đã chèn không chính xác vào điểm này một dấu chấm hết; Chú giải Be Se lại bỏ qua.

[347]. Chú giải Se Be giải thích là disvā, bản văn Kinh Tạng bỏ qua.

[348]. Chú giải Se Be giải thích là khaṭakaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghilà khatakaṃ; tự điển PED không đưa ra từ mục nào dành cho khaṭaka nhưng Chú giải Childers và SED trong đó lại giải thích là ‘quả đấm”, “nắm đấm” tự điển SED lại ghi thêm dạng từ giống cái, khaṭakā, là “slap” (cái tát tai) không còn nghi ngờ nào về cách giải thích này ở đây PED có từ mục sv khataka rất có thể cần loại bỏ.

[349]. Chú giải Se Be giải thích là paharat’ eva còn bản văn Kinh Tạng ghi là paharet’ eva.

[350]. Chú giải Se Be giải thích là bhaddāghātā còn bản văn Kinh Tạng ghi là laddhāghātā.

[351]. Chú giải Se Be giải thích là nibbinnā còn bản văn Kinh Tạng ghi là nibbiṇṇa.

[352]. Bản văn Kinh Tạng chèn vào đây từ ekadivasaṃ; Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[353]. Chú giải Se Be giải thích là baddhāghātatāya còn bản văn Kinh Tạng ghi là laddhāghātatāya.

[354]. Chú giải Be giải thích là duṭṭhadāsī còn bản văn Kinh Tạng Se ghi là duṭṭhadāsī.

[355]. Chú giải Be giải thích là oṇametvā còn bản văn Se ghi là onametvā.

[356]. Hiểu theo nghĩa đen là “Vòng hoa kết bằng sợi dây.”

[357]. Chú giải Be giải thích là volokento còn bản văn Kinh Tạng ghi là olokento.

[358]. Bản văn Kinh Tạng thêm ca vào đây; Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[359]. Chú giải Be giải thích là chabbaṇṇā bhuddharasmiyo còn bản văn Kinh Tạng ghi là chabbaṇṇabuddharasmiyo ( Se -raṃsiyo)

[360]. Chú giải Se Be giải thích là nibbinnarūpā còn bản văn ghi là nibbiṇṇarūpā.

[361]. Có nghĩa là, sanh mệnh đặc biệt đó.

[362]. Chú giải Se Be giải thích là bandhitvā còn bản văn Kinh Tạng ghi là banditvā.

[363]. Chú giải Se Be giải thích là buddhagāravena còn bản văn Kinh Tạng ghi là buddhagāravavasena.

[364]. Chú giải Se Be giải thích là mādisānaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là mādisaṃ.

[365]. Chú giải Se Be giải thích là phuṭṭhā còn bản văn ghi là puṭṭhā. Cùng một động từ đó cũng được sử dụng trong những trường hợp liên quan đến bệnh tật – td. VvA 6. 170 - và đưa ra ấn tượng bề một số điều gì diễn ra. Hoan hỷ là một trong năm thiền tầng chi và chính tầng thiền này lại chấp nhận năm loại tầng thiền khác nhau.; hoan hỷ ở đây được mô tả rất giống như tầng thiền chi thứ ba, việc tỏ lộ niềm hoan hỷ liên tục khởi phát nơi cơ thể giống như những con sóng đổ vào bờ biển. ( Thanh Tịnh Ðạo iv 94)

[366]. Amatena; bất tử, là amataṃ (Skt amṛtaṃ) thường được đề cập tới là ambrosia, một loại nước uống bất tử, hay ở đây là một loại chất lỏng có thể đổ xuống như một trận mưa trên chúng ta như thể một trận mưa vậy. – xin đọc Miln 22.

[367]. Chú giải Se Be giải thích là esā còn bản văn Kinh Tạng ghi là sā.

[368]. Bản văn Kinh Tạng ghi thêm eva ở đây; còn bản văn lại bỏ qua.

[369]. Chú giải Se Be giải thích là sāmiko; còn bản văn ghi là gehasāmiko.

[370]. Chú giải Se Be giải thích là vanditvā; còn bản văn lại bỏ qua.

[371]. Chú giải Se Be giải thích là sādarena; còn bản văn ghi là ādarena.

[372]. Chú giải Se Be giải thích là sammodanīyaṃ; còn bản văn ghi là sammodanaṃ; có liên quan đến (abhivādetvā) việc chào hỏi thêm vào đó là cuộc đối thoại thoải mái bao gồm việc trao đổi lời chào thân thiện (sammodanīyaṃ katvā) – NAJ.

[373]. Chú giải Se Be giải thích là ca còn bản văn lại bỏ qua.

[374]. Chú giải Se Be giải thích là dhītuṭṭhāne còn bản văn ghi là dhīu ṭhāne.

[375]. Chú giải Se Be giải thích là tassa còn bản văn ghi là tassā.

[376]. Chú giải Se Be giải thích là accharāsahassañ c’ assā parivāro ahosi. Sā saṭṭhisakaṭabhārappamānchi dibbāraṇehi paṭimaṇḍitattabhavā (Se pati-) accharāsahassaparivutā Nandanavādīsu mahatiṃ dibbasampattiṃ anubbavamāna pamuditamanā vicarati. Athāyasmā Mahāmoggallano devacārikaṃ disvā tāya katākamamam imāhi gāthāhi pucchi còn bản văn ghi là āysmā Mahāmoggallano imāhi gāthāhi pucchi.

[377]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là hatthe pāde còn bản văn ghi là hatthapāde ca.

[378]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là veṇīsu còn bản văn ghi là veṇisu.

[379]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là amanusaṃ còn bản văn Kinh Tạng ghi là mānusaṃ.

[380]. Sakhābhinayassa, ngôn ngữ hay cách diễn tả (abhinaya) bằng tứ chi thể xác (sākhā), cũng là cách ám chỉ một cử điệu đặc biệt truyền đạt một chuyện kể diễn ra trong điệu nhảy. Trong một bản thảo bản văn tôi sử dụng F.L Woodward đã viết chú thích “thủ thuật” – xin đọc SA 3 về S iv 307” tham khảo SA iii 103.

[381]. Trong điệu nhảy cổ điển Ấn Ðộ điệu nhảy thường bắt đầu với một lời kêu gọi thần linh trong đó vũ nữ nhảy điệu đầu tiên thường cầm số lộc cây trong bàn tay cúp lại và sau đó đứng trước một hình ảnh thần linh, cúi mình xuống với hai chân chụm gót lại với nhau khoảng độ 180 độ bàn tay trái đỡ lấy những lộc cây giờ đây đang ở tay phải và rải trước mặt thần linh.

[382]. Chú giải Se Be giải thích là sākhābhinayaṃ còn bản văn ghi là sutvābhinayaṃ

[383]. Trong Chú giải VvA 174tt.

[384]. Chú giải giải thích ở đây là brahmaṇass’ ahaṃ bất chấp Chú giải dưới đây.

[385]. Chú giải Se Be giải thích là viduṃ còn bản văn Te Vv ghi là vidū.

[386]. Uggatā – bản văn Be cũng ghi như vậy còn Chú giải Se Te Vv giải thích là ukkatā. Cả tự điển Childers lẫn PED đều không có bất kỳ mục từ nào ghi là ukkatā cả (từ này hình như có nghĩa là “bị xem thường” – NAJ) nhưng Vv lại gợi ý có một sự so sánh với từ tiếng phạn là avakṛta lại giải thích là “làm sa sút” trong Chú giải SOM 99. tôi chấp nhận theo CPD đã giải thích uggata một từ trừu tượng ở tặng cách của từ ugga1 có nghĩa là “hung bạo” hay ‘mãnh liệt’ vì ngài Dhammapāla hiểu nghĩa từ uggatā là một dạng rút gọn của từ uggatāya. Tuy nhiên chẳng phải theo ngài Dhammapāla rất có thể hình như chẳng hợp lý hơn, nếu tajjanāya ở sở hữu cách và uggatā/ukkatā lại chẳng phải là quá khứ phân từ bổ nghĩa cho aham. (được hiểu) sao - NAJ

[387]. Chú giải Se Vv giải thích là gacchiṃ udakahāriyā. Chú giải Te giải thích là āgacchiṃ udakahāriyā, còn bản văn ghi là agacchiṃ udakahāriyā. Còn bản văn ghi là agacchiṃ udahāriyā. Be agañcchiṃ udakahāriyā. Theo ngài Dhammapāla –hāriyā = hārikā nhưng hình như đây chính là tặng cách chỉ mục đích (NAJ)

[388]. Vipathe, hầu như ‘cách sai lầm’ như tự điển PED đã gợi ý; xin đọc Chú giải trong tập dẫn giải.

[389]. Chú giải Se Be giải thích là ko attho còn bản văn ghi là kvattho pi (cho dù cả Chú giải SE và Be đều đưa ra cước chú trong tập Chú giải dưới đây là kvattho)

[390]. Pādape; là một loại cây – xin ọc Chú giải PvA 251.

[391]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là addasāsiṃ còn bản văn ghi là addassāmi.

[392]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là pasādanīyaṃ còn bản văn ghi là pasādaniyami.

[393]. Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) iii 346 = Thag 691; vana vừa có nghĩa là rừng rậm lại vừa là tham dục và là một tình trạng có nhiều nghĩa được sử dụng để có lợi: tham dục nhằm gây cản trở tiến trình siêu nhiên như thể rừng rậm cũng cản trở tiến trình thể chất. Mục tiêu là thoát khỏi khu rừng rậm. Có nghĩa là tham dục v.v…và đạt đến nơi không có rừng rậm nữa, là Níp bàn (nir+vana) có nghĩa là thoát khỏi tham dục (nibbanaṃ), là níp bàn.

[394]. Abahiggatamānaso, nói cách khác ‘không chia trí’ nhưng ‘tập trung tư tưởng”; xin đọc Chú giải cty.

[395]. Chú giải Se Vv cũng giải thích giống như yaṃ còn bản văn Be Te ghi là ayaṃ.

[396]. Chú giải SOM 994. trong cây vả Ficus glomerata trục nở hoa dầy và rỗng và những bông hoa được gắn vào bên trong trục rỗng đó và phát triển đồng thời với quả trong cây vả Ficus spadix thì trục nở hoa cũng dầy và hoa không có cuống lại chìm nghỉm trong đó. chính vì thế ta chẳng bao giờ nhìn thấy hoa của loại cây này.

[397]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là sabbasokāpanūdanaṃ còn bản văn ghi là -āpanudanaṃ.

[398]. Chú giải Be giải thích là dukkhanirodho maggo ca còn bản văn Se Vv ghi là ayaṃ nirodho maggo ca. Te ayaṃ dukkhanirodho ca.

[399]. accutaṃ; cuta, rời khỏi thường được dùng để ám chỉ những đoạn diễn tả sự chuyển từ kiếp này sang kiếp khác và Níp bàn; thoát khỏi cách di chuyển này thì đạt đến tình trạng nghỉ ngơi. Ðến tình trạng ổn định – xin đọc Chú giải cty dưới đây.

[400]. Orasā, hiểu theo nghĩa đen là từ vú mẹ. Ðây chính là một tính từ ám chỉ một vị đồ đệ được trở thành “ấm tử hợp pháp” của Ðức Phật, từ cửa miệng ngài được sanh ra. Phật Pháp sanh, được Phật Pháp tạo thành, được hưởng ‘phần thừa kế của Phật Pháp’ xin đọc Chú giải số 136.

[401]. Chú giải Be Te giải thích là dibbamalaṃ còn bản văn Se Vv ghi là dibbaṃ malaṃ.

[402]. Madhu maddavaṃ. Bản văn Be Te Vv cũng ghi giống như vậy. Chú giải Te giải thích la madhumaddhuvaṃ tuy nhiên lại không phải là vl được ghi lại trong cty dưới đây. xin đọc SOM 1002

[403]. Chú giải Se giải thích là saṭṭhiṃ còn bản văn Be Te Vv ghi là saṭṭhi; các đoạn kệ 24-30 = II. 19-16.

[404]. Chú giải Se Be Te giải thích là Āḷambo còn bản văn Vv ghi là Ālambo.

[405]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là Gaggaro còn bản văn ghi là Bhaggaro.

[406]. Chú giải Be Te giải thích là Sādhuvādī còn bản văn Se ghi là Sādhuvādi; Vv giải thích là Sa dhuvādī ( NAJ)  đây nhưng lại ghi là Sādhuvādī trong II. 19.

[407]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là Soṇadinnā còn bản văn ghi là Sokatiṇaṇṇā.

[408]. Chú giải Be Te Vv giải thích là Puṇḍarīkātidāruṇ, Se Puṇḍarīkāti darūṇi. Còn bản văn ghi là Puṇḍarīka ti dāruṇī.

[409]. Chú giải Be giải thích là Eṇīphassā còn bản văn Se Te Vv ghi là Eṇiphissā.

[410]. Chú giải Te giải thích là pabodhiyā còn bản văn Se Be Vv ghi là pabodhikā.

[411]. Các bản văn đều thay đổi tuỳ theo cách phân loại đoạn kệ; tôi chấp nhận cách phân loại Vv chỉ trừ một điểm là tôi giải thích đoạn 29 a-b thành 28 e-f vì lý do cú pháp trong bản dịch tiếng Anh.

[412]. Chú giải Be giải thích là bahūnaṃ còn bàn văn Se Te Vv ghi là bahunnaṃ.

[413]. Chú giải Se Be và đoạn kệ cũng giải thích giống như vậy còn bản văn kinh tạng ghi là dasī.

[414]. Chú giải Se Be giải thích là pure còn bản văn lại bỏ qua.

[415]. Antojātā; theo tự điển CPD sv là một trong số bốn loại nô tỳ, những loại còn lại được mua bằng tiền những kẻ nào tự nguyện làm nô tỳ và những kẻ nào phải làm nô tỳ cho người khác bằng không sẽ bị giết.

[416]. kālakaṇṇi; iềm báo gở - xin cũng đọc Chú giải PvA 272, DhpA ii 26. iii 31. 28 v.v…

[417]. Chú giải Se Be giải thích là kese còn bản văn ghi là sīse.

[418]. Chú giải Se Be giải thích là apakkamitvā còn bản văn ghi là apagametvā.

[419]. Chú giải Se Be giải thích là nu kho koci còn bản văn ghi là nu loci.

[420]. Chú giải Se Be giải thích là asati pi còn bản văn ghi là asatīpi.

[421]. Chú giải Be giải thích là sambuddham còn bản văn Se ghi là sammāsambhuddhaṃ là điều hình như cần phải có sự hiện diện của sambhuddhaṃ trong đoạn kệ. Chi dù cty hình như theo cách này cách khác lại thích hợp hơn để giải thích là sammāsambhuddhaṃ.

[422]. Chú giải Se Be giải thích là ekantahitattā còn bản văn ghi là ekantahitthāya.

[423]. Xin đọc Chú giải PS 25176

[424]. Xin đọc Chú giải VvA 38.

[425]. Có nghĩa là, dưới gốc cây đó ngài đã trở thành Ðức Phật vào đêm ngài đạt giác ngộ trong thị trấn Buddhagayā.

[426]. Chú giải Se Be giải thích là tassā còn bản văn ghi là tassa.

[427]. Chú giải Se Be giải thích là sadhubhavato còn bản văn ghi là sabbabhavato; xin đọc VvA 20616

[428]. Chú giải Se Be giải thích là rūpakāyadassanabyāvaṭassa còn bản văn ghi là rūpakāyabyāvaṭassa.

[429]. Samantapāsaādikaāya, bổ nghĩa cho thiên cung trong Chú giải VvA 11 ở trên.

[430]. Ðối với ba mươi hai tướng này xin đọc D ii 17tt. iii 142tt; Trung Bộ Kinh (M) ii 133tt; còn tập bách khoa Phật Giáo thứ tám mươi I 785. về những tướng này và những phước hạnh đặc biệt của các Ðức Phật xin cũng đọc Bách Khoa Phật giáo iii 364-370. ánh hào quang độ một sãi tỏa ra từ thân thể, là một vòng các tia sáng trên đầu.

[431]. Chi tiết trong Trung Bộ Kinh (M) i 71tt

[432]. Chi tiết trong Trung Bộ Kinh (M) i 71tt

[433]. Cũng được đề cập đến trong Miln 285 trong đó có một danh sách tương tự như vậy cũng xuất hiện, có điều không rõ ràng là những điều này là gì.

[434]. Xin đọc Chú giải Miln 285 và những câu hỏi của nhà vua Milinda ii 1353; xin cũng đọc Bách Khoa Phật Giáo ii 450tt. đưa thêm chi tiết về những điều này.

[435]. Chú giải Se Be giải thích là pāsādikaṃ còn bản văn ghi là pasādikaṃ.

[436]. Chú giải Se Be giải thích là apakkamitvā còn bản văn ghi là appakamitvā.

[437]. Có nghĩa là, bậc A-la-hán ; xin đọc Chú giải PvA 230. Asl 12.

[438]. Vipallāsa - coi điều vô thường là trường cửu, điều không phải là đau khổ lại cho là đau khổ. điều gì là bản ngã lại cho là vô ngã, và điều thô bỉ lại cho là dễ thương; xin đọc Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 52 trong đó được xác định là xuyên tạc về nhận thức, tưởng và quan điểm và như vậy có tới mười hai loại. Chúng òi hỏi phải đi kèm với sợ hãi điều có thể đem lại kết quả như việc xuyên tạc này bị loại bỏ. Td. Nỗi sợ hãi tự diệt.

[439]. Chú giải Se Be giải thích là payogāsayavipannehi còn bản văn ghi là –vippannehi.

[440]. Xin đọc số 54 ở trên.

[441]. Chú giải Be lại thêm na va bhaveyya ở đây; còn bản văn Se lại bỏ qua.

[442]. Tattha agato; đoạn văn này xem ra có vẻ tối nghĩa nhưng đoạn tiếp liền ngay sau đó hình như có vẻ vô dụng còn từ Như Lai lại gợi ý cho thấy hình như ở đây lại cố ý chơi chữ.

[443]. Chú giải Be giải thích là mudhubhāvakarattā mudu còn bản văn Se ghi là mudubhāvakaraṇattā muduṃ.

[444]. Xin đọc VvA 16956.

[445]. Chú giải Se Be giải thích là nekkhamme còn bản văn ghi là nikkhamme; xin đọc Chú giải VvA 87. Chú giải Be giải thích là ānisaṃsaṃ vibhāvanvasena còn bản văn Se ghi là ānisaṃsavibhāvanavasena.

[446]. Chú giải Se Be giải thích là ten’ ev’ āha còn bản văn ghi là tenāha.

[447]. Chú giải Se Be giải thích là kammakkhamacittaṃ còn bản văn ghi là kammaniyacittaṃ

[448]. Chú giải Se Be giải thích là assaddhiyādīnaṃ còn bản văn ghi là assaddhīādīnaṃ.

[449]. Từ cõi phàm nhân; xin đọc VvA 85 ở trên.

[450]. Chú giải Se Be giải thích là bhaāvanaākammassa yoggacittaṃ còn bản văn ghi là bhāvanākammayogyacittaṃ.

[451]. Do kết quả của bài thuyết pháp tiệm tiến tâm trí trở nên sẵn sàng, dịu dàng (hay dễ sai khiến), thoát khỏi mọi cản trở (một trong số đó những trở ngại đó là tham dục), được hướng thượng và tịnh tín – td. Trung Bộ Kinh (M) i 380 – hướng thượng cũng có nghĩa là tâm được nâng lên tới trạng thái tâm thức vượt khỏi cõi tham dục. Xin đọc tác phẩm Divine Revelation in Pali Buddhism London, 1986 tr 61tt. để biết được phần thảo luận về vấn đề này.

[452]. Pavattiniyattiyo, rất có thể đây chính là nguồn gốc và diệt đau khổ, là chân đế thứ hai và thứ ba trong Tứ Ðiệu Ðế.

[453]. Upāyena; xin đọc khái niệm Ðại Thừa về upāykausalya trong đó người ta sử dụng một phương kế để lừa đảo bá tánh đặc biệt nơi những gì quan sát được, thường thường đi ngược lại với những ước muốn của bá tánh khác với thực tế thấy nơi các sự việc đó.

[454]. Chú giải Se Be giải thích là tebhūmakaṃ dhammajātaṃ còn bản văn ghi là tebhūmakadhammajātaṃ; ba cõi này la cõi Dục giới (kamaloka), cõi sắc giới (rūpaloka) và cõi vô sắc giới (arūpalola) đây là ba cách phân loại thế giới hữu hình (hiện tượng); xin đọc Chú giải số 115.

[455]. Chú giải Se Be giải thích là tucchasabhāvattā tathattā còn bản văn ghi là kucchitasabhāvattā.

[456]. Chỉ có các vị bậc thánh mới am hiểu được các chân đế đó do hiểu biết đó khiến ta trở thành một vị thánh. – AA ii 281 – và như vậy đó chính là hiện tượng siêu thế (lokuttara).

[457]. Ta bắt gặp rất nhiều danh sách các dạng thèm khát khác nhau: trong D iii 216 có ba danh sách khác nhau được tìm thấy liên quan đến ba loại thèm khát – (1) thèm khát cảm khoái giác quan, thèm khát tái sanh, và thèm khát đoạn diệt (annihilation); (2) thèm khát tái sanh nơi cõi dục giới (kāmaloka) , nơi cõi sắc giới (rūpaloka) và nơi cõi vô sắc giới (arūpaloka) (3) thèm khát tái sanh nơi cõi sắc giới, vô sắc giới và diệt. Hình như ở đây ta nhắm tới loại thứ hai.

[458]. Chú giải Se Be giải thích là uppatti hetu còn bản văn ghi là uppattihetu.

[459]. Chú giải Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn Se ghi là ayam nirogho magga; xin đọc Chú giải số 56.

[460]. Chú giải Se Be giải thích là asaṅkhatadhātu còn bản văn ghi là asaṃkhatā dhātu; dhātu cũng có thể được giải thích là “đại” ở đây.

[461]. Bản văn đã chèn sai một dấu chấm hết sau từ añjato; Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[462]. Chú giải Be giải thích là –gāmini- còn bản văn Se ghi là –gaminī-.

[463]. Chú giải Se Be giải thích là sikkhattaya còn bản văn lại ghi là sikkattaya-; hình như đã được nói đến trong Chú giải VvA 15552

[464]. Chú giải Se Be giải thích là patiṭṭhanassa còn bản văn ghi là patiṭṭhāpanassa.

[465]. Chú giải Se Be giải thích là ya còn bản văn ghi là yo.

[466]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy còn bản văn ghi là adhigacchati.

[467]. Chú giải Se Be giải thích là giải thích là sā còn bản văn ghi là so.

[468]. Chú giải Be giải thích là patiṭṭhitā (Se patiṭṭhatā) còn bản văn ghi là patiṭṭhito.

[469]. Chú giải Se Be giải thích là daḷhabhatti ratanattaye còn bản văn ghi là dhaḷhabhattaratanattaye.

[470]. Chú giải Se Be giải thích là acālanīyā còn bản văn ghi là acalanīyā.

[471]. Chú giải Se Be giải thích là etasmiṃ còn bản văn ghi là tasmiṃ.

[472]. Chú giải Se Be giải thích là svākkhāto còn bản văn ghi là svākhyāto.

[473]. Chú giải Se Be giải thích là saṅgho còn bản văn ghi là Bhagavato sāvakasaṅgho; xin đọc Chú giải VvA 85.   

[474]. Chú giải Se Be giải thích là ca; còn bản văn lại bỏ qua.

[475]. Trong từng trường hợp đây chỉ là những từ mở đầu để mô tả về quả dự lưu – xin đọc Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 56 trong đó mô tả đầy đủ về những quả này, chỉ có chư vị đồ đệ thánh mới có được quả này.

[476]. Chú giải Se Be giải thích là orasā ti còn bản văn ghi là orasā.

[477]. Putti.

[478]. Chú giải Se Be giải thích là vāyāmajanitābhijātitāya còn bản văn ghi là jātā sajanitābhijātitāya; nàng là nữ tử “hợp pháp” (nghĩa đen là được sanh ra từ lòng mẹ) tức là thuộc về dòng dõi những kẻ đó. Abhijati, ở đây ta giải thích ‘dòng dõi’ xuất hiện trong (D i 54; Trung Bộ Kinh (M) i 407; 517) được sử dụng kèm theo với giáo pháp mô tả trong D i 54 về Makkhali Gosala chúng sanh có thể được phân chia thành sáu dòng giống khác nhau, trong Tăng Chi Bộ Kinh (A) iii 383tt giáo pháp này cũng đựơc gán cho trưởng lão Pūraṇa Kassapa, và sáu hạng dòng giống được gán cho sáu màu tách biệt và tiếp theo sau đó có sự chấp nhận của các Phật tử về giản đồ đã được đề ra đó để biết thêm chi tiết xin đọc các chú thích trong Dial I 72, MLS ii 77, 197 và GS iii 273. Tuy nhiên rất có thể ở đây lại có thêm một ý nghĩa được nhấn mạnh những kẻ nào phải trải qua một lần tái sanh thêm nữa hiểu theo nghĩa những người đó trải qua trong những cơ hội như vậy một lần tái sanh siêu nhiên được gọi là tái sanh bậc thánh – xin đọc Chú giải VvA 194tt. Trung Bộ Kinh (M) ii 103 và cũng ở giai đoạn tiếp theo sau.

[479]. Chú giải Se Be giải thích là ca; bản văn lại bỏ qua.

[480]. Chú giải Be cũng bỏ qua.

[481]. Xin đọc Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 121 những điều sợ hãi khác là, sợ kẻ khác la rầy, sợ phải phạt và sợ phải tái sanh nơi định mệnh đau khổ. – một vị đồ đệ được thoát khỏi nỗi sợ vừa kể. – td. S v 342; Tăng Chi Bộ Kinh (A) iii 211, iv 378tt.

[482]. Bản văn đã chèn lầm một dấu chấm hết vào đây; lòng nhân ái ở đây rất có thể có nghĩa là tính hoà nhã, tính dịu dàng hay tính mềm mỏng v.v…

[483]. Madhuram, bản văn Be cũng giải thích giống như vậy, Chú giải Se nhắc lại madhum, có nghĩa là mật ngọt ở đây.

[484]. Chú giải Se Be giải thích là adavaṃ yāvadavaṃ yāva-d-eva davatthaṃ còn bản văn ghi là ādavaṃ yāvadavaṃ yāva devattaṃ. Dhammapāla hình như hiểu đây chỉ là một tiếp đầu ngữ a- hiểu theo nghĩa yāva, hay là một giới hạn (xin đọc Chú giải PED, CPD sv a-) và như vậy ngài đã dẫn chứng yāvadavaṃ là một từ tương đương với ādavaṃ, kết quả là ngài giai thích ý nghĩa ở đây là yava-d-eva davattham. Dava-, là từ tương đương với từ tiếng phạn là dava/ drava-. Lại có nhiều ý nghĩa – vận tốc, di chuyển, tiêu khiển, tuôn trào, đốt cháy, phải đau khổ v.v… và phần giải thích đưa ra ở đây không chỉ là một cách giải thích duy nhất; tuy nhiên ‘một số kiểu chơi chữ có thể bị loại bỏ. Xin cũng đọc Chú giải SOM 1002.

[485]. Chú giải Se Be giải thích là athāyasma Mahāmoggallano attanā ca devatāya ca pavattitaṃ imaṃ kathāsallāpaṃ manussolokaṃ āgantvā. Bhagavato ārocesi còn bản văn ghi là imaṃ pavattiṃ āyasma Mahāmoggallāno manussalokaṃ āgantvā Bhagavato ārocesi.

[486]. Be ghi là Iti Paramatthadīpaniyā Khuddakaṭṭhakathāya Vimānavatthusmiṃ dvādasavatthupaṭimaṇḍitassa catutthassa Mañjiṭṭhakavaggassa Atthavaṇṇanā niṭṭhitā. Niṭṭhitā ca Itthivimānavaṇṇanā còn bản văn ghi là catutthavaggavaṇṇanā niṭṭhitā nitthitā ca itthivimānavaṇṇanā. Chú giải Se ghi là catutthavaggavaṇṇanā niṭṭhita. Itthivimānavaṇṇana.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Thiện Minh, chùa Bửu Quang, Thủ Đức, đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2007)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 25-08-2007