BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Tứ Diệu Đế

Phạm Kim Khánh


[II]

Ái dục
Nguyên nhân sanh đau khổ

Một trong những danh hiệu của Đức Phật là Tối Thượng Y Vương.

Đúng vậy, Ngài là một vì lương y, là vị chúa tể của tất cả những vị lương y trên thế gian, vị đại vương cao siêu nhất, tài giỏi nhất trong các vị lương y. Ngài không điều trị từng cá nhân, cũng không chữa trị những chứng bệnh -- vật lý hay tinh thần -- trong một kiếp sống. Bệnh nhân của Ngài là toàn thể nhân loại, hơn nữa, toàn thể chúng sanh trong ba giới bốn loài. Chứng bệnh mà Ngài nhắm chữa trị là một chứng bệnh trầm kha dính liền với mọi kiếp sinh tồn, dầu ở trong cảnh giới nào, là một chứng bệnh mà mỗi cá nhân mang theo từ kiếp nầy sang kiếp khác trong chuỗi dài những kiếp sống đó đây trong vòng luân hồi.

Trước tiên, Ngài xác nhận là chúng sanh đang lâm bệnh đau khổ (dukkha). Sau khi quan sát, nghiên cứu và phân tách tỉ mỉ tận tường chứng bệnh đau khổ, Ngài tìm ra nguyên nhân của nó và tuyên bố rằng nguồn gốc của mọi hình thức đau khổ là ái dục (tanhà).

Vào lúc bình minh sau đêm thành đạt Đạo Quả Vô Thượng, Chánh Đẳng Chánh Giác (Sammà Sambodhi), để mô tả cuộc chiến thắng tinh thần vô cùng rực rỡ vẻ vang, Đức Thế Tôn đọc lên bài kệ hoan hỷ như sau:

Xuyên qua nhiều kiếp sống trong vòng luân hồi,
Như Lai thênh thang đi, đi mãi.
Như Lai mãi đi tìm mà không gặp,
Như Lai tìm người thợ cất nhà nầy,
Lặp đi lặp lại cuộc sống quả thật là phiền muộn.
Nầy hởi người thợ làm nhà,
Như Lai đã tìm được ngươi.
Từ đây ngươi không còn cất nhà cho Như Lai nữa,
Tất cả sườn nhà đều gãy,
Cây đòn dong của ngươi dựng lên cũng bị phá tan.
Như Lai đã chứng nghiệm Quả Vô Sanh Bất Diệt,
Và Như Lai đã tận diệt mọi Ái Dục."

Đức Thế Tôn nhìn nhận cuộc đi thênh thang trong nhiều kiếp sống quá khứ dẩy đầy khổ đau phiền lụy. Ngài đi bất định và do đó, phải chịu trăm bề khổ nhọc vì chưa tìm ra người thợ đã xây dựng ngôi nhà, tức thân nầy. Trong kiếp sống cuối cùng, giữa khung cảnh cô đơn tịch mịch của rừng thiêng, lúc đi sâu vào pháp hành thiền mà Ngài đã dày công trau giồi từ xa xôi trong quá khứ, xuyên qua suốt cuộc hành trình bất định, Ngài khám phá ra anh thợ cất nhà hằng mong mỏi muốn biết. Anh thợ nầy không phải ở đâu xa lạ bên ngoài mà ẩn tàng sâu kín bên trong Ngài. Đó là ái dục, sự tự tạo, một thành phần tinh thần luôn luôn ngủ ngầm bên trong tất cả mọi người.

Ái dục là gì? Phạn ngữ mà thường được phiên dịch là "ái", hay "ái dục" là tanhà (Bắc Phạn là trushna). Tanhà, ái dục, bao gồm những hình thức thèm khát, tham ái, khát vọng, nóng lòng ước mong, dục vọng, ham muốn, bám níu, luyến ái. Các danh từ trên đây diễn đạt những khía cạnh khác nhau nhưng không nói lên đầy đủ ý nghĩa của danh từ tanhà. Tanhà luôn luôn bao hàm một ý niệm vị kỷ. Con người mê muội chấp giả là thiệt, khư khư bám chặt vào ngũ uẩn vô thường mà cho đó là "ta", một cái "ta" trường tồn không biến đổi, rồi ham muốn, khát khao v.v... lấy cái ta làm trung tâm của mọi sự vật, và cố đem vào càng nhiều càng tốt, và ôm lấy càng chặt càng hay. Vì lẽ ấy, khi phiên dịch là ham muốn, ước vọng v.v... ta nên hiểu rằng tanhà chỉ nằm trong phần xấu của những danh từ nầy. Thí dụ như nói ham muốn, ta có thể ham muốn điều xấu xa, nhưng cũng có thể ham muốn những việc tốt đẹp, đáng được ngợi khen và khuyến khích, như muốn phục vụ, muốn bố thí, muốn có đời sống đạo đức v.v... Như vậy, tanhà chỉ diễn đạt phần vị kỷ của lòng ham muốn, khát khao, ước muốn cho chính mình, luyến ái bám níu, cố giữ cho cái "ta".

Chính yếu tố vị kỷ trong tanhà, ái dục, đã gây bao nhiêu tai hại cho con người. ái dục không bao giờ được thỏa mãn hoàn toàn. Khi một điều mong muốn vừa được thành tựu thì có một mong muốn mới khởi sanh. Con người luôn luôn chạy theo những thích thú tạm bợ mới, cố rượt đuổi theo để bám lấy những ảo ảnh, chụp nắm cho được cái mà thật sự chỉ là hình bóng ảo huyền và như thế, con người luôn luôn châm nhiên liệu để dưỡng nuôi và bảo trì ngọn lửa tham ái của kiếp sinh tồn. Chính lòng tham muốn ích kỷ, tính luyến ái vô độ lượng, vô trật tự, và sự đam mê bám níu vào những sự vật trên thế gian đã lôi cuốn và đẩy đưa con người lăn trôi đó đây trong đại trùng dương của đời sống.

Đó là tác động của ái dục bên trong con người nuôi dưỡng nó. Còn tác động của nó ở bên ngoài người ôm ấp nó, ở người khác, thì sao?

Trong bộ Majjhima Nikàya, Trung A-Hàm, Đức Phật dạy:

"Nầy chư Tỳ Khưu, do ái dục vua nầy gây chiến với vua kia, hoàng tử với hoàng tử, tu sĩ với tu sĩ, dân với dân, mẹ gây gỗ với con, con gây mẹ, cha cãi vã với con, con cãi cha, anh chị với em, em với anh chị, bạn bè với bạn bè."

Trong bài thuyết trình "The Significance of the Four Noble Truths" V.F. Gunaratna viết:

"Ái dục là một sự thúc đẩy hùng mạnh, một thúc đẩy nguy hiểm, tai hại. ái dục là nguyên nhân của hầu hết những tệ hại trên đời. Hầu hết những xáo trộn chánh trị trong nhiều quốc gia và những vấn đề xã hội và kinh tế rất phiền phức chỉ có thể giải thích bằng ảnh hưởng nguy hại của tanhà. ái dục vị kỷ là động cơ chính yếu đưa đến hầu hết những cuộc tranh chấp, và thúc đẩy mọi cố gắng của con người mê muội.

"... Đôi khi, trong ái dục sự biểu hiện của lòng vị kỷ có phần lộ liễu, hiển nhiên. Lắm khi rất tế nhị,... tình thương không mấy khi không đượm nhuần tính chất vị kỷ. Đó là một thứ tình thương thiết tha mong muốn được nhận ra và đòi hỏi được đáp lại. Tóm tắt, đó là tự thương mình, là tình thương của mình đối với mình. Trong phần lớn các trường hợp, người nầy thương người kia là để tự thương mình nhiều hơn, là bởi vì mình thiết tha mong muốn tự cho mình cái vui được thương người và cái vui được người thương trở lại. Như vậy, tiềm tàng dính liền theo tình thương người có một ẩn ý muốn tự thỏa mãn, và tình thương kẻ khác chỉ là tình thương mình trá hình."

Ái dục bắt nguồn từ đâu? Trong bộ Digha Nikàya, Trường A-Hàm có đoạn:

"Ái dục bắt nguồn từ đâu, và phát sanh ở đâu? Nơi nào có thỏa thích và dục lạc, nơi đó có ái dục bắt nguồn và phát sanh. Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, có thỏa thích và dục lạc. Vậy ái dục bắt nguồn từ đó, và phát sanh ở đó."

Có sáu loại dục lạc, bắt nguồn từ lục trần là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, liên quan đến lục căn là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Mắt muốn thấy hình sắc đẹp đẽ. Tai muốn nghe âm thanh êm dịu. Mũi muốn hửi mùi thơm. Lưỡi muốn nếm món ngon vật lạ. Thân muốn cảm xúc thỏa thích về nhục dục. Tâm muốn có những cảm nghĩ dễ chịu, những tư tưởng làm thỏa mãn giác quan.

Loại ái dục đầu tiên phát sanh do nhãn quan. Nhãn căn rất khó kiểm soát và thu thúc, vì bao nhiêu hình sắc đẹp đẽ của ngoại cảnh luôn luôn sẵn sàng làm cho ta chao động. Đức Phật dạy rằng trên đời không có chi làm cho tâm một người đàn ông chao động dễ dàng bằng hình dáng người đàn bà. Và không có chi làm cho tâm người phụ nữ rung động dễ dàng bằng hình dáng của người đàn ông. Lịch sử nhân loại đã từng chứng tỏ rằng bao nhiêu cơ đồ đã sụp đổ và bao nhiêu công nghiệp đã suy tàn chỉ vì sắc đẹp mỹ miều của người phụ nữ. Cũng vì lẽ ấy Đức Phật hằng khuyên dạy hàng tín đồ nên luôn luôn thận trọng, từng ly từng tý, trong việc kiểm soát nhãn quan. Phải hành động như người lính gác cửa thành, từng giây từng phút, canh chừng quân địch. Một khoảnh khắc lơ đểnh có thể gây ảnh hưởng tai hại vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, dạy như thế Đức Phật không khi nào có ý khuyên tất cả mọi người nên từ khước mọi lạc thú trần gian để vào rừng tìm nơi thanh vắng tu hành. Đức Phật đặt toàn thể giáo lý của Ngài trên nền tảng dukkha, đau khổ, nhưng không bao giờ phủ nhận những lạc thú trong đời. Bộ Anguttara Nikàya, Tăng Nhứt A-Hàm, có liệt kê dong dài những hạnh phúc mà chúng sanh có thể thọ hưởng. Chúng ta không tìm cách xa lánh những hạnh phúc vật chất mặc dầu biết rằng nó tạm bợ, nhưng cũng không làm nô lệ cho cơ thể vật chất. Ta cảm nghe hạnh phúc khi một điều mong mỏi được thỏa mãn. Nhưng bản chất tự nhiên của chúng sanh là không khi nào hoàn toàn mãn nguyện. Khi một điều mong mỏi được thỏa mãn là mong muốn điều khác, và không khi nào biết là đủ. Bởi thế Phật Giáo dạy ta nên tận lực cố gắng, kiên trì nỗ lực, luôn luôn giữ tâm trong sạch và thận trọng thu thúc dục vọng.

Đại Đức Khantipalo, người Anh tu tại Thái Lan và Sri Lanka, khuyên ta như sau: "Điều cần thiết ở đây là luôn luôn giữ chánh niệm (sammà sati), vì nếu không chú niệm thì không Giáo Pháp nào có thể thực hành được. Và trong lúc không thực hành Giáo Pháp, chúng ta sẽ bị sức mạnh của thói quen trong quá khứ lôi cuốn. Cùng lúc ấy ái dục và vô minh tiếp tục tăng trưởng bên trong chúng ta. Khi tâm chú niệm, ta có khả năng và phương tiện để hiểu biết "đây là cảm giác vui thích", "đây là cảm giác đau khổ", "đây là cảm giác không-đau-khổ-cũng-không-vui-thích". Quan sát, ghi nhận và hiểu biết như thế (tức niệm và hay biết rõ ràng) giúp ta hay biết lúc nào có tham, sân, si liên hợp với các cảm giác ấy. Với sự thấu hiểu hay biết như thế ta có thể phá vỡ bánh xe sanh-tử và thoát ra khỏi vòng luân hồi. Nhưng nếu không thực hành Giáo Pháp, chắc chắn những thọ cảm kia sẽ tiếp tục dẫn dắt chúng ta đến các ái dục khác, và quay cuồng chúng ta theo bánh xe dẩy đầy đau thương và khổ nhọc như Ngài Nagarjuna dạy, ái dục chỉ ngọt ngào ở lớp mặt, bên trong thì khô cứng đắng cay."

Nhằm làm giảm suy tình trạng bám níu duyên vào hình sắc, Ngài Đại Đức Nàrada khuyên ta nên quán tưởng về tánh cách ô trược của cơ thể vật chất. Ngài viết: "Quán tưởng về tánh cách ô trược của thân giúp hành giả khắc phục tâm luyến ái đối với thân mình. Vào thời Đức Phật nhiều vị tỳ khưu đã chứng ngộ Đạo Quả A La Hán nhờ hành thiền về đề mục nầy. Người không thích hợp với tất cả ba mươi hai phần ô trược có thể chọn một vài phần như xương, thịt, da cũng được. Hành giả tưởng niệm: "Xương (atthi), thịt (màmsam), da (taco)".

Thành trì nầy được dựng lên bằng xương, đắp thịt và máu bên ngoài, trong đó tích trữ bệnh tật, chết chóc, ngã mạn, phỉ báng. Trong khi niệm như vậy hành giả quán tưởng: bên trong thân nầy là bộ xương. Đầy bên ngoài bộ xương là thịt, và bên ngoài nữa có lớp da, bao trùm tất cả. Cái mà ta gọi là dung mạo đẹp đẽ của con người chỉ là lớp da bao bọc lấy thịt và xương."

Mắt bị chao động vì hình sắc. Tai bị cảm xúc vì âm thanh. Mũi bị kích thích vì hương, lưỡi vì vị, Thân của ta cũng là một nhịp cầu để cho trần cảnh thâm nhập và làm cho ta say mê, sa đọa. Tâm cũng bị ảnh hưởng xấu xa của những tư tưởng tham ái, sân hận, si mê.

Theo triết học Phật Giáo, Abhidhamma, (Vi Diệu Pháp), có ba loại ái dục:

a. Ái dục duyên theo nhục dục ngũ trần (kàma tanhà)

b. Ái dục duyên theo những khoái lạc vật chất liên quan đến chủ trương thường kiến (bhava tanhà). Trong lúc thọ hưởng, nghĩ rằng vạn vật là trường tồn vĩnh cửu, những khoái lạc sẽ mãi mãi tồn tại.

c. Ái dục duyên theo những khoái lạc vật chất có liên quan đến chủ trương đoạn kiến (vibhava tanhà). Trong lúc thọ hưởng, nghĩ rằng tất cả đều tiêu diệt sau khi chết. Chết là hết.

Bhava tanhà có khi được giải thích là sự luyến ái đeo níu theo Sắc Giới, và vibhava tanhà là luyến ái đeo níu theo Vô Sắc Giới. Hai Phạn ngữ ấy thường được xem là ái dục đeo níu theo sự "sống", và ái dục đeo níu theo sự "không-sống", không sinh tồn.

Về điểm nầy Ngài Đại Đức Piyadassi viết trong quyển The Buddha's Ancient Path như sau:

"Kẻ thù của toàn thể nhân loại là ái dục, lòng ham muốn, luyến ái, bám níu, khát vọng, và xuyên qua đó, tất cả những điều bất hạnh đến với chúng sanh. Đây không những chỉ là lòng ham muốn hay luyến ái duyên theo nhục dục ngũ trần như tiền của, tài sản, tham vọng đánh bại kẻ thù, lấn lướt người khác, hay xâm lăng những quốc gia khác, mà cũng là sự cố chấp, khư khư dính mắc trong những lý tưởng hay ý niệm, quan kiến và tín ngưỡng, thường dẫn đến phỉ báng và tiêu diệt, và đem lại đau khổ không thể tả đến toàn thể quốc gia, hay trong thực tế, toàn thể thế gian."

Tại sao ái dục là nguồn gốc của mọi hình thức đau khổ? Không có người suy tư nào phủ nhận sự hiện hữu của đau khổ, hay bất toại nguyện, trên thế gian. Nhưng về nguyên nhân làm phát sanh đau khổ thì các hệ thống tín ngưỡng khác nhau đã giải thích bằng nhiều phương cách khác nhau. Trong tư tưởng Phật Giáo, không có một siêu lực huyền bí cầm quyền tưởng thưởng công đức và hình phạt những tội ác của con người. Không có sự thưởng phạt từ bên ngoài hay bên trên ban đến, mà có định luật nhân quả, từ bên trong, tức hành động và phản ứng của hành động. Chính mình hành động và chính mình nhận lãnh hậu quả của hành động. Theo chiều hướng nầy, mỗi người, mỗi chúng sanh, là vị kiến trúc sư xây đấp số phận của mình. Chính ta tạo thiên đàng cho ta và cũng chính ta tạo địa ngục cho ta. Đau khổ mà con người phải gánh chịu ngày hôm nay là hậu quả dĩ nhiên của những nghiệp bất thiện mà con người đã tạo trong quá khứ, và chính ái dục là động cơ chính yếu thúc đẩy đến hành động, tạo nghiệp bất thiện bằng thân, khẩu, hay ý. Cũng chính ái dục thúc đẩy con người luyến ái, bám níu, và dai dẳng đeo đuổi theo sự sống. Lòng khát khao ham muốn ấy lôi cuốn con người từ kiếp sống nầy đến kiếp khác. Và sanh ra đời là khởi duyên dẫn đến đau khổ, như đã được đề cập dong dài ở bài viết trước. Đau khổ dính liền với đời sống, là bản chất của cái được gọi là chúng sanh. [3] Trong Bài Pháp Đầu Tiên, hay Kinh Chuyển Pháp Luân, Đức Thế Tôn dạy: "Chính ái dục là nguyên nhân của sự tái sanh (ponobhavika). ái, hợp với tâm thiết tha khao khát, bám níu vào cái nầy hay cái kia (đời sống). Chính ái đeo níu theo nhục dục ngũ trần, ái đeo níu theo sự sinh-tồn, và ái đeo níu theo ý niệm không-sinh-tồn."

Ái dục là nguồn gốc của đau khổ cũng vì chính trong ái dục đã có mầm mống đau khổ. Trong quyển Paticca Samuppàda, Pháp Tùy Thuộc Phát Sanh, Ngài Piyadassi viết:

"Con người luôn luôn bị thích thú và dục lạc thu hút. Trong khi mưu tìm thích thú và dục lạc, con người không ngớt chạy theo và cố bám lấy những đối tượng tương ứng của lục căn (tức bám vào lục trần). Nhưng ít khi con người nhận thức rằng không có số lượng sắc, thinh, hương, vị, xúc, hay pháp nào có thể hoàn toàn thỏa mãn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Trong khi mãnh liệt khát khao được có quyền sở hữu, hay được thỏa mãn tham vọng, con người còn tự ràng buộc mình vào bánh xe luân hồi, càng bị giày vò xô xát và khổ sở quằn quại, vướng mắc trong những cây căm của vòng bánh xe."

Kinh Pháp Cú dạy:

"Ái dục sanh sầu muộn. ái dục sanh lo sợ.
Người đã trọn vẹn dập tắt ái dục không còn sầu muộn, càng ít lo sợ."

V.F. Gunaratna viết: "Bây giờ ta có thể tự hỏi tại sao ái dục luôn luôn mang đau khổ (dukkha) theo vết chân của mình? Bởi vì ái dục là khát khao ham muốn một cái gì tự nó không ngừng biến đổi, là chạy theo và cố bám vào cái gì tự nó không thực có. Khi con người cố gắng đuổi bắt một mục tiêu huyền ảo, lờ lững như thực như hư, một cái gì không thể bắt được, một mục tiêu luôn luôn thụt lùi hay tan biến khi ta đến gần nó, thì con người còn có thể mong mỏi điều gì hơn là thất vọng, điều gì hơn là trạng thái bất ổn, không điều hòa, tức dukkha, đau khổ."

Và Ông tiếp:

"Tại sao ta lại khát khao mong muốn cái không thực có? Vô minh của chúng ta làm cho chúng ta lầm tưởng cái không thực là thực, thấy bóng tưởng hình, và mãi mãi chạy theo rượt bắt cho được cái bóng."

Kết Luận

Trong khi phần lớn những tư tưởng gia tìm đến một thần lực huyền bí, hay một nguyên lý bên ngoài, bên trên con người, để giải thích nguồn gốc đau khổ của nhân loại, thì Đức Phật hướng cái nhìn trở vào bên trong con người để tìm nguyên nhân chứng bệnh đau khổ của con người. Và Ngài đi đến kết luận: Những đau khổ "của tôi" là do hành động "của tôi". Và hành động "của tôi" do ái dục "của tôi" thúc đẩy. ái dục trong quá khứ làm nguyên nhân đưa đẩy tôi đến đây, nhưng chính trong hiện tại, và chỉ trong hiện tại, tôi có thể khắc phục ái dục bằng cách thực hành Giáo Pháp, để thoát ra khỏi vòng luân hồi đau khổ.


Vài Tích Chuyện Liên Quan Đến Ái Dục
Viết Theo Những Quyển "Buddhist Legends" (Harward Oriental Series)

Chuyện Con Cá Vàng

Giáo lý sau đây được Đức Bổn Sư truyền dạy khi Ngài ngự tại Jetavanna Vihàra (Tịnh Xá Kỳ Viên).

Chuyện rằng vào một thời xa xôi trong quá khứ, hai anh em trong một gia đình nọ xuất gia với các vị đệ tử của Đức Phật Kassapa (Ca Diếp). Ông anh tên Sodhana và người em là Kapila. Cả hai đều thi hành đầy đủ bổn phận đối với thầy tế độ. Một hôm, hai vị bạch hỏi thầy, "Kính Bạch Ngài, trong giáo lý nầy có tất cả bao nhiêu gánh nặng (tức bao nhiêu pháp tu tập), và được giải thích là có hai, "pháp học và pháp hành". Pháp học là công trình chuyên học về giáo lý và giới luật, và pháp hành là thực hành thiền tập. Sư Sodhana, người anh, chọn pháp hành. Sau năm năm thọ huấn với thầy, Ngài vào rừng sâu tận lực kiên trì tinh tấn hành thiền và sau cùng chứng đắc Đạo Quả A-La-Hán.

Người em, Sư Kapila, nghĩ mình còn trẻ, chọn pháp học với ý định về lúc niên cao tuổi lớn sẽ thực hành thiền tập. Ngài chuyên cần tu học và thuộc nằm lòng Tam Tạng Pháp Bảo. Nhờ học sâu hiểu rộng kinh điển, Ngài giải thích rành rẽ Giáo Pháp và thâu nạp đông đảo đệ tử và thiện tín. Tuy nhiên, đam mê trong chất say của danh vọng mà sức học uyên thâm của Ngài đã tạo, Ngài đâm ra tự cao ngã mạn. Lắm khi có vị nào nói điều gì mặc dầu đúng, Ngài cũng ỷ mình giỏi, bác bỏ và cho là sai. Nhiều lần chư sư huynh đệ khuyên nhủ, "Nầy Sư Huynh, không nên làm như thế" và nhắc nhở Ngài giữ gìn giới luật trong sạch. Nhưng Ngài trả lời, "Sư cũng giống như bàn tay nắm lại, trống rỗng, không có gì hết, biết gì mà nói." Đại Đức Sodhana nghe được lời tường thuật và hay biết tác phong bất nhã của em cũng trở về khuyên lơn, "Nầy Sư Đệ, người tu hành như Sư phải có tác phong xứng đáng và một đời sống đạo đức trong sạch". Nhưng Sư Kapila cũng không quan tâm đến lời anh. Ngày nọ, trong khi chư Tăng tụ họp ở chánh điện để hành lễ Pàtimokkha (lễ tuyên đọc Giới Bổn), Đại Đức Kapila hiên ngang lên ngồi trên pháp tọa tay cầm quạt, đọc lên những câu hỏi vị nào có gì sám hối, như thường lệ. Nhưng chư tăng nghĩ rằng Sư Kapila không có tác phong đạo đức trong sạch thì sám hối có ích gì. Vì lẽ ấy ai nấy ngồi im. Sau cùng Sư Kapila tuyên bố, "Nầy chư Huynh, không có Giáo Pháp, không có Giới Luật, vậy chư Huynh có nghe đọc Pàtimokkha (Giới Bổn) hay không thì cũng vậy, không có gì khác." Do những hành động tương tợ, Đại Đức Kapila đã làm hại rất nhiều những lời dạy của Đức Phật Kassapa và gây trở ngại không ít cho công cuộc truyền bá Giáo Pháp. Do nhân bất thiện đã gieo ấy sau khi viên tịch, Đại Đức Kapila tái sanh vào khổ cảnh và đến thời Đức Phật Gotama, làm cá trong dòng sông Aciravati.

Một hôm có người chài lưới bắt được một con cá đẹp lạ thường, màu vàng óng ánh trông như một khối vàng sáng rực. Ngư ông dâng cá đến vua để được lãnh thưởng. Vua nghĩ rằng Đức Bổn Sư sẽ biết lý lịch con cá, và đem cá đến chùa để bạch hỏi Đức Thế Tôn vì lý do nào cá được có màu vàng tươi đẹp lạ thường như vậy. Khi cá vừa mở miệng ra thì mùi tanh hôi bay tỏa, thúi cùng khắp ngôi tịnh xá.

Đức Thế Tôn dạy:

-- Tâu Đại Vương, vào thời kỳ mà giáo lý do Ngài Kassapa truyền dạy được hoằng khai trên thế gian thì cá nầy là một vì sư tên Kapila, có sức học kinh điển uyên thâm và thâu nạp đông đảo thiện tín. Nhưng vì đắm say theo danh lợi, nhà sư Kapila có nhiều hành động khinh người và lời nói bất nhã, khinh miệt những ai không theo sư, do đó làm trở ngại cuộc hoằng dương Giáo Pháp của Đức Phật Kassapa, tạo nhiều nghiệp bất thiện. Vì lẽ ấy, sau khi viên tịch, Sư Kapila tái sanh vào khổ cảnh và khi dứt nghiệp ở khổ cảnh, tái sanh làm cá nầy. Nhờ lâu ngày có học và giảng dạy Giáo Pháp nên Kapila tái sanh làm con cá có màu vàng tươi đẹp. Nhưng do nghiệp ngã mạn, mạ lỵ chư Tăng và gây trở ngại cuộc hoằng pháp, cá có hơi thở hôi thúi như vậy. Vào lúc ấy, khi thấy trạng thái tâm của đông đảo chư tăng và thiện tín hiện diện đã được chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng để lãnh hội Giáo Pháp, Đức Thế Tôn mở lời:

"Một đời sống thanh cao, đạo đức và thánh thiện
Đó là châu ngọc quý báu nhất trên đời."

Rồi Ngài giảng dạy trọn vẹn bài kinh mà sau nầy được ghi chép dưới tựa đề Kapila Sutta, nằm trong bộ Sutta Nipàta của Tạng Kinh, Sutta Pitàka.

Khi chấm dứt, Ngài đọc những câu kệ ngôn sau đây:

"Bên trong con người dể duôi, ái dục tăng trưởng nhanh chóng như loại dây leo. Nó nhảy chuyền từ kiếp nầy sang kiếp khác như loài khỉ tìm trái cây trong rừng." (câu 334)

"Trên thế gian nầy, sầu muộn của người bị khát vọng khắng khít và đê hèn ấy tràn ngập, sẽ sinh sôi nảy nở tựa hồ như cỏ birana được tưới nước đầy đủ." (câu 335)

"Những sầu muộn sẽ lăn tròn, tách rời người đã khắc phục ái dục khó trị và đê hèn ấy như giọt nước rời lá sen." (câu 336)

"Như vậy, Như Lai khuyên dạy: may mắn thay cho các con, tất cả các con đang tụ họp tại đây! Hãy đào xới ái dục tận gốc rễ như người ta đào lấy rễ ngọt ngào của cỏ birani. Chớ để Ma Vương mãi mãi đè bẹp các con như trận lụt làm rạp đám lát." (câu 337)

Chuyện Con Heo Nái

Giáo lý nầy do Đức Bổn Sư tuyền dạy khi Ngài lưu ngự tại VeÄuvana Vihàra (Trúc Lâm Tịnh Xá).

Chuyện thuật rằng ngày kia, trên đường đi vào thành Ràjagaha (Vương Xá) trì bình, khi nhìn thấy một con heo nái, Đức Phật mĩm cười.[4] Đức Ànanda nhìn thấy vừng hào quang phát tủa ra từ miệng Đức Phật liền bạch hỏi, "Bạch Hóa Đức Thế Tôn, vì lý do nào Ngài mĩm cười?" Đức Phật trả lời, "nầy Ónanda, hãy nhìn con heo nái kia." -- "Bạch Ngài con thấy."

"Trong thời kỳ của Đức Phật Kakusandha, heo nái kia là con gà mái thường sống quanh quẩn trong chùa. Hằng ngày gà tìm thức ăn bên ngoài chánh điện, trong khi một vài vị sư tu thiền đọc lên những bài kinh về thiền Minh Sát. Chỉ nhờ nghe những âm thanh mà không hiểu ý nghĩa của lời kinh, sau khi chết gà tái sanh vào hoàng cung làm công chúa có tên là Ubbari. Ngày nọ Công Chúa Ubbari nhìn thấy một đống vòi. Ngay lúc ấy bà liền tập trung tư tưởng, chú tâm niệm vào đống vòi và chứng đắc Sơ Thiền. Trong phần còn lại của kiếp ấy bà sống trong Sơ Thiền, và do đó, sau khi qua đời, tái sanh vào cảnh trời. Lúc tuổi thọ ở cảnh trời chấm dứt vì nghiệp lực tốt được tích trữ đã hết, nghiệp bất thiện đã gieo trong những tiền kiếp xa xưa giờ đây trổ sanh, bà tái sanh trở lại làm con heo nái."

Khi nghe Đức Phật thuật lại lý lịch heo nái như vậy chư tăng, do Ngài Ànanda hướng dẫn theo trì bình với Đức Phật lấy làm xúc động, nhận thức rằng cho đến khi thành đạt Đạo Quả Tu Đà Huờn, cuộc đi thênh thang trong vòng luân hồi quả thật là bấp bênh, bất ổn định.

Nhân cơ hội nầy Đức Phật truyền dạy:

"Như cái cây mà rễ còn vững chắc và không bị động đến mặc dầu bị chặt ngã, vẫn còn đâm chồi nở tược, cùng thế ấy, bao giờ lòng ái dục tiềm ẩn chưa bị tận diệt, sầu muộn ấy còn phát sanh trở đi trở lại triền miên." (câu 338)

"Bên trong kẻ nào ba mươi sáu dòng ái dục [5] tuôn chảy mạnh mẽ đến tâm hỷ lạc, [6] tham ái cuồn cuộn lôi cuốn kẻ si mê ấy đi như một luồng thác lũ." (câu 339)

"Luồng ái dục tràn ngập khắp nơi. Loài dây leo ái dục đâm chồi [7] và bám vững. Đã thấy loài dây leo đâm chồi, hãy dùng trí tuệ bứng tận gốc rễ." (câu 340)

"Giữa chúng sanh, hỷ lạc phát khởi, cuộn chảy đến ngũ trần, và những chúng sanh ấy say mê chìm đắm trong ái dục. Thiên về dục lạc, chúng đi tìm dục lạc. Đúng vậy, người như thế đi đến sanh và diệt." (câu 341)

"Kẻ bị bao trùm trong ái dục kinh hoàng như thỏ nằm trong rọ. Bị thằng thúc và trói buộc [8] siết chặt, kẻ ấy chịu đau khổ triền miên, trở đi, trở lại." (câu 342)

"Kẻ bị bao trùm trong ái dục kinh hoàng như thỏ nằm trong rọ. Vậy, thầy tỳ khưu có ý nguyện thành đạt trạng thái không dục vọng (Niết Bàn) phải xa lìa ái dục." (câu 343)

Kinh sách ghi rằng sau kiếp tái sanh làm heo nái bà tái sanh trở đi trở lại mười ba kiếp, và vào thời Đức Mahà Tissa bà xuất gia. Sau khi nghe Đức Mahà Tissa giảng kinh Mahà Satipatthàna (Đại Niệm Xứ) bà chứng đắc Đạo Quả Tu Đà Huờn và về sau, khi nghe kinh Asivipassa Sutta tại chùa Kallaka Mahà Vihàra, bà thành đạt Đạo Quả A-La-Hán. Trong ngày nhập Đại Niết Bàn, theo lời yêu cầu của đông đảo chư tăng, ni, bà thuật lại những kiếp sau cùng của bà và chấm dứt bằng lời khuyên nhủ. "Mỗi người hãy kiên trì tinh tấn tu tập để thành đạt mục tiêu cứu cánh."

Vị Sư Huờn Tục

Giáo lý nầy được Đức Bổn Sư truyền dạy khi Ngài lưu ngự tạiVeÄuvana Vihàra (Trúc Lâm Tịnh Xá).

Chuyện thuật rằng có vị sư kia đã từng xuất gia với Ngài Kassapa, và chứng đắc Tứ Thiền. Ngày kia đến nhà người cậu làm nghề thợ bạc, sư thấy nhiều món đồ đẹp, phát tâm ham muốn nên không tiếp tục đời sống xuất gia nữa mà huờn tục. Nhưng lúc trở về đời sống tại gia cư sĩ ông lại biếng nhác nên không có công ăn việc làm. Do đó ông kết hợp với bạn xấu, đi trộm cắp, cướp giựt của người, và một hôm nọ bị bắt.

Lính trói tay dẫn đi khắp đường phố, dừng lại ở mỗi ngã tư đường để dùng roi đánh đập ông, và sau cùng đến pháp trường để hành quyết. Đức Kassapa trì bình đi ngang qua thấy vậy xin cho ông được tháo dây trói buộc, rồi bảo ông hãy nhớ lại đề mục hành thiền mà trước kia đã giúp ông đắc Tứ Thiền, và tận lực chuyên niệm. Ông nghe lời, làm theo lời nhắc nhở của thầy, và nhập trở lại vào Tứ Thiền. Khi đến giờ hành quyết, lính đem sắt nướng đỏ chỉa vào người ông từ bốn phía, và gươm đao giáo mác tứ bề sẵn sàng đâm chém. Nhưng tội nhân vẫn bình thản như thường, không tỏ ra vẻ gì rung động hay lo sợ. Hằng trăm lính bao quanh, hung hăng tay cầm khí giới, nhưng tên cướp vẫn ung dung tự tại. Bao nhiêu người hiện diện lấy làm kinh ngạc. Lính hoản cuộc hành quyết để tâu lại tự sự cho vua. Vua truyền lệnh tha bổng tội nhân. Trong lúc ấy có người bạch lại với Đức Thế Tôn. Ngài liền hiện đến ngay trước mặt ông sư huờn tục và thuyết giảng Giáo Pháp, xong đọc câu:

"Người không còn ham muốn đời sống tại gia, tìm thỏa thích trong cảnh rừng hoang vắng vẻ và, mặc dầu thoát ra khỏi ham muốn đời sống tại gia, vẫn chạy trở về chính cái nhà ấy. Hãy đến đây, nhìn xem con người ấy! đã thoát ly còn chạy trở vào vòng trói buộc." (câu 344)

Lúc bấy giờ, mặc dầu đang lâm nguy, ông sư huờn tục chăm chú nghe Giáo Pháp và hướng tâm niệm về ba đặc tướng vô thường, khổ, vô ngã của đời sống, đắc Quả Tu-Đà-Huờn. Trong khi thọ hưởng phỉ lạc của Đạo Quả ông bay bổng lên không trung, đảnh lễ Đức Bổn Sư và, giữa đám đông gồm cả vua, ông chứng ngộ Đạo Quả A-La-Hán.

Dây Trói Buộc

Giáo lý nầy do Đức Bổn Sư truyền dạy khi Ngài ngự tại Jetavana Vihàra (Kỳ Viên Tịnh Xá).

Chuyện rằng vào thuở ấy những người phạm tội ác như cướp của giết người hay phá khuấy cư dân, thì bị dẫn đến Vua xứ Kosala. Vua truyền lệnh dùng dây thừng, dây gai, để xích trói các tội nhân ấy.

Vào lúc bấy giờ có ba mươi vị sư từ thôn quê đến hầu Phật, vào đảnh lễ Ngài xong, các sư xin kiếu về tịnh thất. Qua ngày hôm sau các vị ấy vào thành Sàvatthi (Xá Vệ) trì bình, đi ngang qua khám đường và thấy các tù nhân. Lúc trở về chùa vào buổi chiều, các vị sư đến hầu Phật và bạch hỏi Ngài, "Bạch Hóa Đức Thế Tôn, hôm nay, trong khi đi trì bình, chúng con đi qua khám đường và thấy các tù nhân. Những người nầy bị trói bằng dây thừng, dây gai và xích lại chặt chẽ. Trông hình như họ đang chịu đau khổ vô cùng. Họ không thể phá vỡ gông cùm để thoát thân. Bạch Hóa Đức Thế Tôn, có chăng những trói buộc chặt chẽ hơn?"

Đức Phật giải thích:

"Nầy chư tỳ khưu, các dây trói buộc ấy thật không chặt chẽ lắm đâu, nếu so với trói buộc của những đam mê xấu xa đê tiện, trói buộc của ái dục, trói buộc của tâm luyến ái, bám níu vào tài sản, sự nghiệp, con cái, vợ, chồng. Đó là dây trói buộc cả trăm lần, hơn nữa, cả ngàn lần chặt chẽ và vững chắc hơn các loại dây mà các con thấy. Tuy nhiên, dầu các trói buộc ấy có chặt chẽ đến đâu, bậc thiện trí vẫn có đủ khả năng để phá vỡ, và Ngài dạy:

"Dây làm bằng sắt, gỗ, hay gai, ràng buộc không bền chặt. Bậc thiện trí dạy như thế. Tâm luyến ái, bám níu vào kim cương, đồ trang sức, vợ, con, là trói buộc bền chắc hơn nhiều." (câu 345)

"Trói buộc ấy thật bền chắc, bậc thiện trí dạy như vậy. Nó trì xuống, tuy mềm mỏng, nhưng rất khó tháo gỡ. Chính loại dây ấy, bậc thiện trí cũng cắt lìa và, từ bỏ thế gian, không luyến ái, từ khước mọi dục lạc." (câu 346)

-ooOoo-

Chú thích:

[3] Xem Hành Khổ, Phần I

[4] Sách Compendium of Philosophy ghi nhận rằng kinh sách Phật Giáo phân biệt sáu hạng cười: 1. sita, là nụ cười tế nhị, chỉ biểu hiện niềm vui trên gương mặt; 2. hasita, nụ cười nhếch môi vừa để lộ chót răng; 3. vihasita, cười khẻ, tạo nên một tiếng động nhỏ; 4. upahasita, cười đến nhúc nhích đầu, vai, và tay; apahasita, cười hỷ hạ đến ra nước mắt; 6. atihasita, cười ngã nghiêng ngã ngữa, từ đầu đến chân đều di động. Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác mĩm cười với bốn loại tâm Hành Đẹp (sobhana kiriya citta) hợp với trí tuệ và cảm giác hạnh phúc. (Trích dịch từ quyển A Manual of Abhidhamma, tác giả Nàrada Mahà Thera)

[5] Ba mươi sáu loại ái dục -- xem bài viết nầy, từ trang 41. Có sáu loại ái dục liên quan đến sáu căn là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, và sáu loại liên quan đến sáu trần, là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, tính chung tất cả là mười hai. Nếu tính luôn ba loại được kể trong bài viết, trang 41, thì có ba mươi sáu. Và nếu tính luôn ái dục trong ba thời, quá khứ, hiện tại, và tương lai thì có tất cả là một trăm lẻ tám (108).

[6] Tư tưởng hỷ lạc -- xuyên qua lục căn.

[7] Dây leo ... đâm chồi, từ lục căn và bám vững, dính mắc theo lục trần.

[8] Thằng thúc và trói buộc -- có năm thằng thúc, hay chướng ngại tinh thần (nivarana) là tham dục, oán ghét, hôn trầm dã dượi, phóng dật lo âu, và hoài nghi. Có năm loại trói buộc (sanga) là tham ái, sân hận, si mê, ngã mạn và tà kiến.

-ooOoo-

Ðầu trang | 01 | 02 | 03 | 04.a | 04.b

Chân thành cám ơn Bác Phạm Kim Khánh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 02-2003)


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 22-02-2003

Pham Kim Khanh - Tu Dieu De - 02

BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Tứ Diệu Đế

Phạm Kim Khánh


[II]

Ái dục
Nguyên nhân sanh đau khổ

Một trong những danh hiệu của Đức Phật là Tối Thượng Y Vương.

Đúng vậy, Ngài là một vì lương y, là vị chúa tể của tất cả những vị lương y trên thế gian, vị đại vương cao siêu nhất, tài giỏi nhất trong các vị lương y. Ngài không điều trị từng cá nhân, cũng không chữa trị những chứng bệnh -- vật lý hay tinh thần -- trong một kiếp sống. Bệnh nhân của Ngài là toàn thể nhân loại, hơn nữa, toàn thể chúng sanh trong ba giới bốn loài. Chứng bệnh mà Ngài nhắm chữa trị là một chứng bệnh trầm kha dính liền với mọi kiếp sinh tồn, dầu ở trong cảnh giới nào, là một chứng bệnh mà mỗi cá nhân mang theo từ kiếp nầy sang kiếp khác trong chuỗi dài những kiếp sống đó đây trong vòng luân hồi.

Trước tiên, Ngài xác nhận là chúng sanh đang lâm bệnh đau khổ (dukkha). Sau khi quan sát, nghiên cứu và phân tách tỉ mỉ tận tường chứng bệnh đau khổ, Ngài tìm ra nguyên nhân của nó và tuyên bố rằng nguồn gốc của mọi hình thức đau khổ là ái dục (tanhà).

Vào lúc bình minh sau đêm thành đạt Đạo Quả Vô Thượng, Chánh Đẳng Chánh Giác (Sammà Sambodhi), để mô tả cuộc chiến thắng tinh thần vô cùng rực rỡ vẻ vang, Đức Thế Tôn đọc lên bài kệ hoan hỷ như sau:

Xuyên qua nhiều kiếp sống trong vòng luân hồi,
Như Lai thênh thang đi, đi mãi.
Như Lai mãi đi tìm mà không gặp,
Như Lai tìm người thợ cất nhà nầy,
Lặp đi lặp lại cuộc sống quả thật là phiền muộn.
Nầy hởi người thợ làm nhà,
Như Lai đã tìm được ngươi.
Từ đây ngươi không còn cất nhà cho Như Lai nữa,
Tất cả sườn nhà đều gãy,
Cây đòn dong của ngươi dựng lên cũng bị phá tan.
Như Lai đã chứng nghiệm Quả Vô Sanh Bất Diệt,
Và Như Lai đã tận diệt mọi Ái Dục."

Đức Thế Tôn nhìn nhận cuộc đi thênh thang trong nhiều kiếp sống quá khứ dẩy đầy khổ đau phiền lụy. Ngài đi bất định và do đó, phải chịu trăm bề khổ nhọc vì chưa tìm ra người thợ đã xây dựng ngôi nhà, tức thân nầy. Trong kiếp sống cuối cùng, giữa khung cảnh cô đơn tịch mịch của rừng thiêng, lúc đi sâu vào pháp hành thiền mà Ngài đã dày công trau giồi từ xa xôi trong quá khứ, xuyên qua suốt cuộc hành trình bất định, Ngài khám phá ra anh thợ cất nhà hằng mong mỏi muốn biết. Anh thợ nầy không phải ở đâu xa lạ bên ngoài mà ẩn tàng sâu kín bên trong Ngài. Đó là ái dục, sự tự tạo, một thành phần tinh thần luôn luôn ngủ ngầm bên trong tất cả mọi người.

Ái dục là gì? Phạn ngữ mà thường được phiên dịch là "ái", hay "ái dục" là tanhà (Bắc Phạn là trushna). Tanhà, ái dục, bao gồm những hình thức thèm khát, tham ái, khát vọng, nóng lòng ước mong, dục vọng, ham muốn, bám níu, luyến ái. Các danh từ trên đây diễn đạt những khía cạnh khác nhau nhưng không nói lên đầy đủ ý nghĩa của danh từ tanhà. Tanhà luôn luôn bao hàm một ý niệm vị kỷ. Con người mê muội chấp giả là thiệt, khư khư bám chặt vào ngũ uẩn vô thường mà cho đó là "ta", một cái "ta" trường tồn không biến đổi, rồi ham muốn, khát khao v.v... lấy cái ta làm trung tâm của mọi sự vật, và cố đem vào càng nhiều càng tốt, và ôm lấy càng chặt càng hay. Vì lẽ ấy, khi phiên dịch là ham muốn, ước vọng v.v... ta nên hiểu rằng tanhà chỉ nằm trong phần xấu của những danh từ nầy. Thí dụ như nói ham muốn, ta có thể ham muốn điều xấu xa, nhưng cũng có thể ham muốn những việc tốt đẹp, đáng được ngợi khen và khuyến khích, như muốn phục vụ, muốn bố thí, muốn có đời sống đạo đức v.v... Như vậy, tanhà chỉ diễn đạt phần vị kỷ của lòng ham muốn, khát khao, ước muốn cho chính mình, luyến ái bám níu, cố giữ cho cái "ta".

Chính yếu tố vị kỷ trong tanhà, ái dục, đã gây bao nhiêu tai hại cho con người. ái dục không bao giờ được thỏa mãn hoàn toàn. Khi một điều mong muốn vừa được thành tựu thì có một mong muốn mới khởi sanh. Con người luôn luôn chạy theo những thích thú tạm bợ mới, cố rượt đuổi theo để bám lấy những ảo ảnh, chụp nắm cho được cái mà thật sự chỉ là hình bóng ảo huyền và như thế, con người luôn luôn châm nhiên liệu để dưỡng nuôi và bảo trì ngọn lửa tham ái của kiếp sinh tồn. Chính lòng tham muốn ích kỷ, tính luyến ái vô độ lượng, vô trật tự, và sự đam mê bám níu vào những sự vật trên thế gian đã lôi cuốn và đẩy đưa con người lăn trôi đó đây trong đại trùng dương của đời sống.

Đó là tác động của ái dục bên trong con người nuôi dưỡng nó. Còn tác động của nó ở bên ngoài người ôm ấp nó, ở người khác, thì sao?

Trong bộ Majjhima Nikàya, Trung A-Hàm, Đức Phật dạy:

"Nầy chư Tỳ Khưu, do ái dục vua nầy gây chiến với vua kia, hoàng tử với hoàng tử, tu sĩ với tu sĩ, dân với dân, mẹ gây gỗ với con, con gây mẹ, cha cãi vã với con, con cãi cha, anh chị với em, em với anh chị, bạn bè với bạn bè."

Trong bài thuyết trình "The Significance of the Four Noble Truths" V.F. Gunaratna viết:

"Ái dục là một sự thúc đẩy hùng mạnh, một thúc đẩy nguy hiểm, tai hại. ái dục là nguyên nhân của hầu hết những tệ hại trên đời. Hầu hết những xáo trộn chánh trị trong nhiều quốc gia và những vấn đề xã hội và kinh tế rất phiền phức chỉ có thể giải thích bằng ảnh hưởng nguy hại của tanhà. ái dục vị kỷ là động cơ chính yếu đưa đến hầu hết những cuộc tranh chấp, và thúc đẩy mọi cố gắng của con người mê muội.

"... Đôi khi, trong ái dục sự biểu hiện của lòng vị kỷ có phần lộ liễu, hiển nhiên. Lắm khi rất tế nhị,... tình thương không mấy khi không đượm nhuần tính chất vị kỷ. Đó là một thứ tình thương thiết tha mong muốn được nhận ra và đòi hỏi được đáp lại. Tóm tắt, đó là tự thương mình, là tình thương của mình đối với mình. Trong phần lớn các trường hợp, người nầy thương người kia là để tự thương mình nhiều hơn, là bởi vì mình thiết tha mong muốn tự cho mình cái vui được thương người và cái vui được người thương trở lại. Như vậy, tiềm tàng dính liền theo tình thương người có một ẩn ý muốn tự thỏa mãn, và tình thương kẻ khác chỉ là tình thương mình trá hình."

Ái dục bắt nguồn từ đâu? Trong bộ Digha Nikàya, Trường A-Hàm có đoạn:

"Ái dục bắt nguồn từ đâu, và phát sanh ở đâu? Nơi nào có thỏa thích và dục lạc, nơi đó có ái dục bắt nguồn và phát sanh. Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, có thỏa thích và dục lạc. Vậy ái dục bắt nguồn từ đó, và phát sanh ở đó."

Có sáu loại dục lạc, bắt nguồn từ lục trần là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, liên quan đến lục căn là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Mắt muốn thấy hình sắc đẹp đẽ. Tai muốn nghe âm thanh êm dịu. Mũi muốn hửi mùi thơm. Lưỡi muốn nếm món ngon vật lạ. Thân muốn cảm xúc thỏa thích về nhục dục. Tâm muốn có những cảm nghĩ dễ chịu, những tư tưởng làm thỏa mãn giác quan.

Loại ái dục đầu tiên phát sanh do nhãn quan. Nhãn căn rất khó kiểm soát và thu thúc, vì bao nhiêu hình sắc đẹp đẽ của ngoại cảnh luôn luôn sẵn sàng làm cho ta chao động. Đức Phật dạy rằng trên đời không có chi làm cho tâm một người đàn ông chao động dễ dàng bằng hình dáng người đàn bà. Và không có chi làm cho tâm người phụ nữ rung động dễ dàng bằng hình dáng của người đàn ông. Lịch sử nhân loại đã từng chứng tỏ rằng bao nhiêu cơ đồ đã sụp đổ và bao nhiêu công nghiệp đã suy tàn chỉ vì sắc đẹp mỹ miều của người phụ nữ. Cũng vì lẽ ấy Đức Phật hằng khuyên dạy hàng tín đồ nên luôn luôn thận trọng, từng ly từng tý, trong việc kiểm soát nhãn quan. Phải hành động như người lính gác cửa thành, từng giây từng phút, canh chừng quân địch. Một khoảnh khắc lơ đểnh có thể gây ảnh hưởng tai hại vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, dạy như thế Đức Phật không khi nào có ý khuyên tất cả mọi người nên từ khước mọi lạc thú trần gian để vào rừng tìm nơi thanh vắng tu hành. Đức Phật đặt toàn thể giáo lý của Ngài trên nền tảng dukkha, đau khổ, nhưng không bao giờ phủ nhận những lạc thú trong đời. Bộ Anguttara Nikàya, Tăng Nhứt A-Hàm, có liệt kê dong dài những hạnh phúc mà chúng sanh có thể thọ hưởng. Chúng ta không tìm cách xa lánh những hạnh phúc vật chất mặc dầu biết rằng nó tạm bợ, nhưng cũng không làm nô lệ cho cơ thể vật chất. Ta cảm nghe hạnh phúc khi một điều mong mỏi được thỏa mãn. Nhưng bản chất tự nhiên của chúng sanh là không khi nào hoàn toàn mãn nguyện. Khi một điều mong mỏi được thỏa mãn là mong muốn điều khác, và không khi nào biết là đủ. Bởi thế Phật Giáo dạy ta nên tận lực cố gắng, kiên trì nỗ lực, luôn luôn giữ tâm trong sạch và thận trọng thu thúc dục vọng.

Đại Đức Khantipalo, người Anh tu tại Thái Lan và Sri Lanka, khuyên ta như sau: "Điều cần thiết ở đây là luôn luôn giữ chánh niệm (sammà sati), vì nếu không chú niệm thì không Giáo Pháp nào có thể thực hành được. Và trong lúc không thực hành Giáo Pháp, chúng ta sẽ bị sức mạnh của thói quen trong quá khứ lôi cuốn. Cùng lúc ấy ái dục và vô minh tiếp tục tăng trưởng bên trong chúng ta. Khi tâm chú niệm, ta có khả năng và phương tiện để hiểu biết "đây là cảm giác vui thích", "đây là cảm giác đau khổ", "đây là cảm giác không-đau-khổ-cũng-không-vui-thích". Quan sát, ghi nhận và hiểu biết như thế (tức niệm và hay biết rõ ràng) giúp ta hay biết lúc nào có tham, sân, si liên hợp với các cảm giác ấy. Với sự thấu hiểu hay biết như thế ta có thể phá vỡ bánh xe sanh-tử và thoát ra khỏi vòng luân hồi. Nhưng nếu không thực hành Giáo Pháp, chắc chắn những thọ cảm kia sẽ tiếp tục dẫn dắt chúng ta đến các ái dục khác, và quay cuồng chúng ta theo bánh xe dẩy đầy đau thương và khổ nhọc như Ngài Nagarjuna dạy, ái dục chỉ ngọt ngào ở lớp mặt, bên trong thì khô cứng đắng cay."

Nhằm làm giảm suy tình trạng bám níu duyên vào hình sắc, Ngài Đại Đức Nàrada khuyên ta nên quán tưởng về tánh cách ô trược của cơ thể vật chất. Ngài viết: "Quán tưởng về tánh cách ô trược của thân giúp hành giả khắc phục tâm luyến ái đối với thân mình. Vào thời Đức Phật nhiều vị tỳ khưu đã chứng ngộ Đạo Quả A La Hán nhờ hành thiền về đề mục nầy. Người không thích hợp với tất cả ba mươi hai phần ô trược có thể chọn một vài phần như xương, thịt, da cũng được. Hành giả tưởng niệm: "Xương (atthi), thịt (màmsam), da (taco)".

Thành trì nầy được dựng lên bằng xương, đắp thịt và máu bên ngoài, trong đó tích trữ bệnh tật, chết chóc, ngã mạn, phỉ báng. Trong khi niệm như vậy hành giả quán tưởng: bên trong thân nầy là bộ xương. Đầy bên ngoài bộ xương là thịt, và bên ngoài nữa có lớp da, bao trùm tất cả. Cái mà ta gọi là dung mạo đẹp đẽ của con người chỉ là lớp da bao bọc lấy thịt và xương."

Mắt bị chao động vì hình sắc. Tai bị cảm xúc vì âm thanh. Mũi bị kích thích vì hương, lưỡi vì vị, Thân của ta cũng là một nhịp cầu để cho trần cảnh thâm nhập và làm cho ta say mê, sa đọa. Tâm cũng bị ảnh hưởng xấu xa của những tư tưởng tham ái, sân hận, si mê.

Theo triết học Phật Giáo, Abhidhamma, (Vi Diệu Pháp), có ba loại ái dục:

a. Ái dục duyên theo nhục dục ngũ trần (kàma tanhà)

b. Ái dục duyên theo những khoái lạc vật chất liên quan đến chủ trương thường kiến (bhava tanhà). Trong lúc thọ hưởng, nghĩ rằng vạn vật là trường tồn vĩnh cửu, những khoái lạc sẽ mãi mãi tồn tại.

c. Ái dục duyên theo những khoái lạc vật chất có liên quan đến chủ trương đoạn kiến (vibhava tanhà). Trong lúc thọ hưởng, nghĩ rằng tất cả đều tiêu diệt sau khi chết. Chết là hết.

Bhava tanhà có khi được giải thích là sự luyến ái đeo níu theo Sắc Giới, và vibhava tanhà là luyến ái đeo níu theo Vô Sắc Giới. Hai Phạn ngữ ấy thường được xem là ái dục đeo níu theo sự "sống", và ái dục đeo níu theo sự "không-sống", không sinh tồn.

Về điểm nầy Ngài Đại Đức Piyadassi viết trong quyển The Buddha's Ancient Path như sau:

"Kẻ thù của toàn thể nhân loại là ái dục, lòng ham muốn, luyến ái, bám níu, khát vọng, và xuyên qua đó, tất cả những điều bất hạnh đến với chúng sanh. Đây không những chỉ là lòng ham muốn hay luyến ái duyên theo nhục dục ngũ trần như tiền của, tài sản, tham vọng đánh bại kẻ thù, lấn lướt người khác, hay xâm lăng những quốc gia khác, mà cũng là sự cố chấp, khư khư dính mắc trong những lý tưởng hay ý niệm, quan kiến và tín ngưỡng, thường dẫn đến phỉ báng và tiêu diệt, và đem lại đau khổ không thể tả đến toàn thể quốc gia, hay trong thực tế, toàn thể thế gian."

Tại sao ái dục là nguồn gốc của mọi hình thức đau khổ? Không có người suy tư nào phủ nhận sự hiện hữu của đau khổ, hay bất toại nguyện, trên thế gian. Nhưng về nguyên nhân làm phát sanh đau khổ thì các hệ thống tín ngưỡng khác nhau đã giải thích bằng nhiều phương cách khác nhau. Trong tư tưởng Phật Giáo, không có một siêu lực huyền bí cầm quyền tưởng thưởng công đức và hình phạt những tội ác của con người. Không có sự thưởng phạt từ bên ngoài hay bên trên ban đến, mà có định luật nhân quả, từ bên trong, tức hành động và phản ứng của hành động. Chính mình hành động và chính mình nhận lãnh hậu quả của hành động. Theo chiều hướng nầy, mỗi người, mỗi chúng sanh, là vị kiến trúc sư xây đấp số phận của mình. Chính ta tạo thiên đàng cho ta và cũng chính ta tạo địa ngục cho ta. Đau khổ mà con người phải gánh chịu ngày hôm nay là hậu quả dĩ nhiên của những nghiệp bất thiện mà con người đã tạo trong quá khứ, và chính ái dục là động cơ chính yếu thúc đẩy đến hành động, tạo nghiệp bất thiện bằng thân, khẩu, hay ý. Cũng chính ái dục thúc đẩy con người luyến ái, bám níu, và dai dẳng đeo đuổi theo sự sống. Lòng khát khao ham muốn ấy lôi cuốn con người từ kiếp sống nầy đến kiếp khác. Và sanh ra đời là khởi duyên dẫn đến đau khổ, như đã được đề cập dong dài ở bài viết trước. Đau khổ dính liền với đời sống, là bản chất của cái được gọi là chúng sanh. [3] Trong Bài Pháp Đầu Tiên, hay Kinh Chuyển Pháp Luân, Đức Thế Tôn dạy: "Chính ái dục là nguyên nhân của sự tái sanh (ponobhavika). ái, hợp với tâm thiết tha khao khát, bám níu vào cái nầy hay cái kia (đời sống). Chính ái đeo níu theo nhục dục ngũ trần, ái đeo níu theo sự sinh-tồn, và ái đeo níu theo ý niệm không-sinh-tồn."

Ái dục là nguồn gốc của đau khổ cũng vì chính trong ái dục đã có mầm mống đau khổ. Trong quyển Paticca Samuppàda, Pháp Tùy Thuộc Phát Sanh, Ngài Piyadassi viết:

"Con người luôn luôn bị thích thú và dục lạc thu hút. Trong khi mưu tìm thích thú và dục lạc, con người không ngớt chạy theo và cố bám lấy những đối tượng tương ứng của lục căn (tức bám vào lục trần). Nhưng ít khi con người nhận thức rằng không có số lượng sắc, thinh, hương, vị, xúc, hay pháp nào có thể hoàn toàn thỏa mãn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Trong khi mãnh liệt khát khao được có quyền sở hữu, hay được thỏa mãn tham vọng, con người còn tự ràng buộc mình vào bánh xe luân hồi, càng bị giày vò xô xát và khổ sở quằn quại, vướng mắc trong những cây căm của vòng bánh xe."

Kinh Pháp Cú dạy:

"Ái dục sanh sầu muộn. ái dục sanh lo sợ.
Người đã trọn vẹn dập tắt ái dục không còn sầu muộn, càng ít lo sợ."

V.F. Gunaratna viết: "Bây giờ ta có thể tự hỏi tại sao ái dục luôn luôn mang đau khổ (dukkha) theo vết chân của mình? Bởi vì ái dục là khát khao ham muốn một cái gì tự nó không ngừng biến đổi, là chạy theo và cố bám vào cái gì tự nó không thực có. Khi con người cố gắng đuổi bắt một mục tiêu huyền ảo, lờ lững như thực như hư, một cái gì không thể bắt được, một mục tiêu luôn luôn thụt lùi hay tan biến khi ta đến gần nó, thì con người còn có thể mong mỏi điều gì hơn là thất vọng, điều gì hơn là trạng thái bất ổn, không điều hòa, tức dukkha, đau khổ."

Và Ông tiếp:

"Tại sao ta lại khát khao mong muốn cái không thực có? Vô minh của chúng ta làm cho chúng ta lầm tưởng cái không thực là thực, thấy bóng tưởng hình, và mãi mãi chạy theo rượt bắt cho được cái bóng."

Kết Luận

Trong khi phần lớn những tư tưởng gia tìm đến một thần lực huyền bí, hay một nguyên lý bên ngoài, bên trên con người, để giải thích nguồn gốc đau khổ của nhân loại, thì Đức Phật hướng cái nhìn trở vào bên trong con người để tìm nguyên nhân chứng bệnh đau khổ của con người. Và Ngài đi đến kết luận: Những đau khổ "của tôi" là do hành động "của tôi". Và hành động "của tôi" do ái dục "của tôi" thúc đẩy. ái dục trong quá khứ làm nguyên nhân đưa đẩy tôi đến đây, nhưng chính trong hiện tại, và chỉ trong hiện tại, tôi có thể khắc phục ái dục bằng cách thực hành Giáo Pháp, để thoát ra khỏi vòng luân hồi đau khổ.


Vài Tích Chuyện Liên Quan Đến Ái Dục
Viết Theo Những Quyển "Buddhist Legends" (Harward Oriental Series)

Chuyện Con Cá Vàng

Giáo lý sau đây được Đức Bổn Sư truyền dạy khi Ngài ngự tại Jetavanna Vihàra (Tịnh Xá Kỳ Viên).

Chuyện rằng vào một thời xa xôi trong quá khứ, hai anh em trong một gia đình nọ xuất gia với các vị đệ tử của Đức Phật Kassapa (Ca Diếp). Ông anh tên Sodhana và người em là Kapila. Cả hai đều thi hành đầy đủ bổn phận đối với thầy tế độ. Một hôm, hai vị bạch hỏi thầy, "Kính Bạch Ngài, trong giáo lý nầy có tất cả bao nhiêu gánh nặng (tức bao nhiêu pháp tu tập), và được giải thích là có hai, "pháp học và pháp hành". Pháp học là công trình chuyên học về giáo lý và giới luật, và pháp hành là thực hành thiền tập. Sư Sodhana, người anh, chọn pháp hành. Sau năm năm thọ huấn với thầy, Ngài vào rừng sâu tận lực kiên trì tinh tấn hành thiền và sau cùng chứng đắc Đạo Quả A-La-Hán.

Người em, Sư Kapila, nghĩ mình còn trẻ, chọn pháp học với ý định về lúc niên cao tuổi lớn sẽ thực hành thiền tập. Ngài chuyên cần tu học và thuộc nằm lòng Tam Tạng Pháp Bảo. Nhờ học sâu hiểu rộng kinh điển, Ngài giải thích rành rẽ Giáo Pháp và thâu nạp đông đảo đệ tử và thiện tín. Tuy nhiên, đam mê trong chất say của danh vọng mà sức học uyên thâm của Ngài đã tạo, Ngài đâm ra tự cao ngã mạn. Lắm khi có vị nào nói điều gì mặc dầu đúng, Ngài cũng ỷ mình giỏi, bác bỏ và cho là sai. Nhiều lần chư sư huynh đệ khuyên nhủ, "Nầy Sư Huynh, không nên làm như thế" và nhắc nhở Ngài giữ gìn giới luật trong sạch. Nhưng Ngài trả lời, "Sư cũng giống như bàn tay nắm lại, trống rỗng, không có gì hết, biết gì mà nói." Đại Đức Sodhana nghe được lời tường thuật và hay biết tác phong bất nhã của em cũng trở về khuyên lơn, "Nầy Sư Đệ, người tu hành như Sư phải có tác phong xứng đáng và một đời sống đạo đức trong sạch". Nhưng Sư Kapila cũng không quan tâm đến lời anh. Ngày nọ, trong khi chư Tăng tụ họp ở chánh điện để hành lễ Pàtimokkha (lễ tuyên đọc Giới Bổn), Đại Đức Kapila hiên ngang lên ngồi trên pháp tọa tay cầm quạt, đọc lên những câu hỏi vị nào có gì sám hối, như thường lệ. Nhưng chư tăng nghĩ rằng Sư Kapila không có tác phong đạo đức trong sạch thì sám hối có ích gì. Vì lẽ ấy ai nấy ngồi im. Sau cùng Sư Kapila tuyên bố, "Nầy chư Huynh, không có Giáo Pháp, không có Giới Luật, vậy chư Huynh có nghe đọc Pàtimokkha (Giới Bổn) hay không thì cũng vậy, không có gì khác." Do những hành động tương tợ, Đại Đức Kapila đã làm hại rất nhiều những lời dạy của Đức Phật Kassapa và gây trở ngại không ít cho công cuộc truyền bá Giáo Pháp. Do nhân bất thiện đã gieo ấy sau khi viên tịch, Đại Đức Kapila tái sanh vào khổ cảnh và đến thời Đức Phật Gotama, làm cá trong dòng sông Aciravati.

Một hôm có người chài lưới bắt được một con cá đẹp lạ thường, màu vàng óng ánh trông như một khối vàng sáng rực. Ngư ông dâng cá đến vua để được lãnh thưởng. Vua nghĩ rằng Đức Bổn Sư sẽ biết lý lịch con cá, và đem cá đến chùa để bạch hỏi Đức Thế Tôn vì lý do nào cá được có màu vàng tươi đẹp lạ thường như vậy. Khi cá vừa mở miệng ra thì mùi tanh hôi bay tỏa, thúi cùng khắp ngôi tịnh xá.

Đức Thế Tôn dạy:

-- Tâu Đại Vương, vào thời kỳ mà giáo lý do Ngài Kassapa truyền dạy được hoằng khai trên thế gian thì cá nầy là một vì sư tên Kapila, có sức học kinh điển uyên thâm và thâu nạp đông đảo thiện tín. Nhưng vì đắm say theo danh lợi, nhà sư Kapila có nhiều hành động khinh người và lời nói bất nhã, khinh miệt những ai không theo sư, do đó làm trở ngại cuộc hoằng dương Giáo Pháp của Đức Phật Kassapa, tạo nhiều nghiệp bất thiện. Vì lẽ ấy, sau khi viên tịch, Sư Kapila tái sanh vào khổ cảnh và khi dứt nghiệp ở khổ cảnh, tái sanh làm cá nầy. Nhờ lâu ngày có học và giảng dạy Giáo Pháp nên Kapila tái sanh làm con cá có màu vàng tươi đẹp. Nhưng do nghiệp ngã mạn, mạ lỵ chư Tăng và gây trở ngại cuộc hoằng pháp, cá có hơi thở hôi thúi như vậy. Vào lúc ấy, khi thấy trạng thái tâm của đông đảo chư tăng và thiện tín hiện diện đã được chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng để lãnh hội Giáo Pháp, Đức Thế Tôn mở lời:

"Một đời sống thanh cao, đạo đức và thánh thiện
Đó là châu ngọc quý báu nhất trên đời."

Rồi Ngài giảng dạy trọn vẹn bài kinh mà sau nầy được ghi chép dưới tựa đề Kapila Sutta, nằm trong bộ Sutta Nipàta của Tạng Kinh, Sutta Pitàka.

Khi chấm dứt, Ngài đọc những câu kệ ngôn sau đây:

"Bên trong con người dể duôi, ái dục tăng trưởng nhanh chóng như loại dây leo. Nó nhảy chuyền từ kiếp nầy sang kiếp khác như loài khỉ tìm trái cây trong rừng." (câu 334)

"Trên thế gian nầy, sầu muộn của người bị khát vọng khắng khít và đê hèn ấy tràn ngập, sẽ sinh sôi nảy nở tựa hồ như cỏ birana được tưới nước đầy đủ." (câu 335)

"Những sầu muộn sẽ lăn tròn, tách rời người đã khắc phục ái dục khó trị và đê hèn ấy như giọt nước rời lá sen." (câu 336)

"Như vậy, Như Lai khuyên dạy: may mắn thay cho các con, tất cả các con đang tụ họp tại đây! Hãy đào xới ái dục tận gốc rễ như người ta đào lấy rễ ngọt ngào của cỏ birani. Chớ để Ma Vương mãi mãi đè bẹp các con như trận lụt làm rạp đám lát." (câu 337)

Chuyện Con Heo Nái

Giáo lý nầy do Đức Bổn Sư tuyền dạy khi Ngài lưu ngự tại VeÄuvana Vihàra (Trúc Lâm Tịnh Xá).

Chuyện thuật rằng ngày kia, trên đường đi vào thành Ràjagaha (Vương Xá) trì bình, khi nhìn thấy một con heo nái, Đức Phật mĩm cười.[4] Đức Ànanda nhìn thấy vừng hào quang phát tủa ra từ miệng Đức Phật liền bạch hỏi, "Bạch Hóa Đức Thế Tôn, vì lý do nào Ngài mĩm cười?" Đức Phật trả lời, "nầy Ónanda, hãy nhìn con heo nái kia." -- "Bạch Ngài con thấy."

"Trong thời kỳ của Đức Phật Kakusandha, heo nái kia là con gà mái thường sống quanh quẩn trong chùa. Hằng ngày gà tìm thức ăn bên ngoài chánh điện, trong khi một vài vị sư tu thiền đọc lên những bài kinh về thiền Minh Sát. Chỉ nhờ nghe những âm thanh mà không hiểu ý nghĩa của lời kinh, sau khi chết gà tái sanh vào hoàng cung làm công chúa có tên là Ubbari. Ngày nọ Công Chúa Ubbari nhìn thấy một đống vòi. Ngay lúc ấy bà liền tập trung tư tưởng, chú tâm niệm vào đống vòi và chứng đắc Sơ Thiền. Trong phần còn lại của kiếp ấy bà sống trong Sơ Thiền, và do đó, sau khi qua đời, tái sanh vào cảnh trời. Lúc tuổi thọ ở cảnh trời chấm dứt vì nghiệp lực tốt được tích trữ đã hết, nghiệp bất thiện đã gieo trong những tiền kiếp xa xưa giờ đây trổ sanh, bà tái sanh trở lại làm con heo nái."

Khi nghe Đức Phật thuật lại lý lịch heo nái như vậy chư tăng, do Ngài Ànanda hướng dẫn theo trì bình với Đức Phật lấy làm xúc động, nhận thức rằng cho đến khi thành đạt Đạo Quả Tu Đà Huờn, cuộc đi thênh thang trong vòng luân hồi quả thật là bấp bênh, bất ổn định.

Nhân cơ hội nầy Đức Phật truyền dạy:

"Như cái cây mà rễ còn vững chắc và không bị động đến mặc dầu bị chặt ngã, vẫn còn đâm chồi nở tược, cùng thế ấy, bao giờ lòng ái dục tiềm ẩn chưa bị tận diệt, sầu muộn ấy còn phát sanh trở đi trở lại triền miên." (câu 338)

"Bên trong kẻ nào ba mươi sáu dòng ái dục [5] tuôn chảy mạnh mẽ đến tâm hỷ lạc, [6] tham ái cuồn cuộn lôi cuốn kẻ si mê ấy đi như một luồng thác lũ." (câu 339)

"Luồng ái dục tràn ngập khắp nơi. Loài dây leo ái dục đâm chồi [7] và bám vững. Đã thấy loài dây leo đâm chồi, hãy dùng trí tuệ bứng tận gốc rễ." (câu 340)

"Giữa chúng sanh, hỷ lạc phát khởi, cuộn chảy đến ngũ trần, và những chúng sanh ấy say mê chìm đắm trong ái dục. Thiên về dục lạc, chúng đi tìm dục lạc. Đúng vậy, người như thế đi đến sanh và diệt." (câu 341)

"Kẻ bị bao trùm trong ái dục kinh hoàng như thỏ nằm trong rọ. Bị thằng thúc và trói buộc [8] siết chặt, kẻ ấy chịu đau khổ triền miên, trở đi, trở lại." (câu 342)

"Kẻ bị bao trùm trong ái dục kinh hoàng như thỏ nằm trong rọ. Vậy, thầy tỳ khưu có ý nguyện thành đạt trạng thái không dục vọng (Niết Bàn) phải xa lìa ái dục." (câu 343)

Kinh sách ghi rằng sau kiếp tái sanh làm heo nái bà tái sanh trở đi trở lại mười ba kiếp, và vào thời Đức Mahà Tissa bà xuất gia. Sau khi nghe Đức Mahà Tissa giảng kinh Mahà Satipatthàna (Đại Niệm Xứ) bà chứng đắc Đạo Quả Tu Đà Huờn và về sau, khi nghe kinh Asivipassa Sutta tại chùa Kallaka Mahà Vihàra, bà thành đạt Đạo Quả A-La-Hán. Trong ngày nhập Đại Niết Bàn, theo lời yêu cầu của đông đảo chư tăng, ni, bà thuật lại những kiếp sau cùng của bà và chấm dứt bằng lời khuyên nhủ. "Mỗi người hãy kiên trì tinh tấn tu tập để thành đạt mục tiêu cứu cánh."

Vị Sư Huờn Tục

Giáo lý nầy được Đức Bổn Sư truyền dạy khi Ngài lưu ngự tạiVeÄuvana Vihàra (Trúc Lâm Tịnh Xá).

Chuyện thuật rằng có vị sư kia đã từng xuất gia với Ngài Kassapa, và chứng đắc Tứ Thiền. Ngày kia đến nhà người cậu làm nghề thợ bạc, sư thấy nhiều món đồ đẹp, phát tâm ham muốn nên không tiếp tục đời sống xuất gia nữa mà huờn tục. Nhưng lúc trở về đời sống tại gia cư sĩ ông lại biếng nhác nên không có công ăn việc làm. Do đó ông kết hợp với bạn xấu, đi trộm cắp, cướp giựt của người, và một hôm nọ bị bắt.

Lính trói tay dẫn đi khắp đường phố, dừng lại ở mỗi ngã tư đường để dùng roi đánh đập ông, và sau cùng đến pháp trường để hành quyết. Đức Kassapa trì bình đi ngang qua thấy vậy xin cho ông được tháo dây trói buộc, rồi bảo ông hãy nhớ lại đề mục hành thiền mà trước kia đã giúp ông đắc Tứ Thiền, và tận lực chuyên niệm. Ông nghe lời, làm theo lời nhắc nhở của thầy, và nhập trở lại vào Tứ Thiền. Khi đến giờ hành quyết, lính đem sắt nướng đỏ chỉa vào người ông từ bốn phía, và gươm đao giáo mác tứ bề sẵn sàng đâm chém. Nhưng tội nhân vẫn bình thản như thường, không tỏ ra vẻ gì rung động hay lo sợ. Hằng trăm lính bao quanh, hung hăng tay cầm khí giới, nhưng tên cướp vẫn ung dung tự tại. Bao nhiêu người hiện diện lấy làm kinh ngạc. Lính hoản cuộc hành quyết để tâu lại tự sự cho vua. Vua truyền lệnh tha bổng tội nhân. Trong lúc ấy có người bạch lại với Đức Thế Tôn. Ngài liền hiện đến ngay trước mặt ông sư huờn tục và thuyết giảng Giáo Pháp, xong đọc câu:

"Người không còn ham muốn đời sống tại gia, tìm thỏa thích trong cảnh rừng hoang vắng vẻ và, mặc dầu thoát ra khỏi ham muốn đời sống tại gia, vẫn chạy trở về chính cái nhà ấy. Hãy đến đây, nhìn xem con người ấy! đã thoát ly còn chạy trở vào vòng trói buộc." (câu 344)

Lúc bấy giờ, mặc dầu đang lâm nguy, ông sư huờn tục chăm chú nghe Giáo Pháp và hướng tâm niệm về ba đặc tướng vô thường, khổ, vô ngã của đời sống, đắc Quả Tu-Đà-Huờn. Trong khi thọ hưởng phỉ lạc của Đạo Quả ông bay bổng lên không trung, đảnh lễ Đức Bổn Sư và, giữa đám đông gồm cả vua, ông chứng ngộ Đạo Quả A-La-Hán.

Dây Trói Buộc

Giáo lý nầy do Đức Bổn Sư truyền dạy khi Ngài ngự tại Jetavana Vihàra (Kỳ Viên Tịnh Xá).

Chuyện rằng vào thuở ấy những người phạm tội ác như cướp của giết người hay phá khuấy cư dân, thì bị dẫn đến Vua xứ Kosala. Vua truyền lệnh dùng dây thừng, dây gai, để xích trói các tội nhân ấy.

Vào lúc bấy giờ có ba mươi vị sư từ thôn quê đến hầu Phật, vào đảnh lễ Ngài xong, các sư xin kiếu về tịnh thất. Qua ngày hôm sau các vị ấy vào thành Sàvatthi (Xá Vệ) trì bình, đi ngang qua khám đường và thấy các tù nhân. Lúc trở về chùa vào buổi chiều, các vị sư đến hầu Phật và bạch hỏi Ngài, "Bạch Hóa Đức Thế Tôn, hôm nay, trong khi đi trì bình, chúng con đi qua khám đường và thấy các tù nhân. Những người nầy bị trói bằng dây thừng, dây gai và xích lại chặt chẽ. Trông hình như họ đang chịu đau khổ vô cùng. Họ không thể phá vỡ gông cùm để thoát thân. Bạch Hóa Đức Thế Tôn, có chăng những trói buộc chặt chẽ hơn?"

Đức Phật giải thích:

"Nầy chư tỳ khưu, các dây trói buộc ấy thật không chặt chẽ lắm đâu, nếu so với trói buộc của những đam mê xấu xa đê tiện, trói buộc của ái dục, trói buộc của tâm luyến ái, bám níu vào tài sản, sự nghiệp, con cái, vợ, chồng. Đó là dây trói buộc cả trăm lần, hơn nữa, cả ngàn lần chặt chẽ và vững chắc hơn các loại dây mà các con thấy. Tuy nhiên, dầu các trói buộc ấy có chặt chẽ đến đâu, bậc thiện trí vẫn có đủ khả năng để phá vỡ, và Ngài dạy:

"Dây làm bằng sắt, gỗ, hay gai, ràng buộc không bền chặt. Bậc thiện trí dạy như thế. Tâm luyến ái, bám níu vào kim cương, đồ trang sức, vợ, con, là trói buộc bền chắc hơn nhiều." (câu 345)

"Trói buộc ấy thật bền chắc, bậc thiện trí dạy như vậy. Nó trì xuống, tuy mềm mỏng, nhưng rất khó tháo gỡ. Chính loại dây ấy, bậc thiện trí cũng cắt lìa và, từ bỏ thế gian, không luyến ái, từ khước mọi dục lạc." (câu 346)

-ooOoo-

Chú thích:

[3] Xem Hành Khổ, Phần I

[4] Sách Compendium of Philosophy ghi nhận rằng kinh sách Phật Giáo phân biệt sáu hạng cười: 1. sita, là nụ cười tế nhị, chỉ biểu hiện niềm vui trên gương mặt; 2. hasita, nụ cười nhếch môi vừa để lộ chót răng; 3. vihasita, cười khẻ, tạo nên một tiếng động nhỏ; 4. upahasita, cười đến nhúc nhích đầu, vai, và tay; apahasita, cười hỷ hạ đến ra nước mắt; 6. atihasita, cười ngã nghiêng ngã ngữa, từ đầu đến chân đều di động. Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác mĩm cười với bốn loại tâm Hành Đẹp (sobhana kiriya citta) hợp với trí tuệ và cảm giác hạnh phúc. (Trích dịch từ quyển A Manual of Abhidhamma, tác giả Nàrada Mahà Thera)

[5] Ba mươi sáu loại ái dục -- xem bài viết nầy, từ trang 41. Có sáu loại ái dục liên quan đến sáu căn là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, và sáu loại liên quan đến sáu trần, là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, tính chung tất cả là mười hai. Nếu tính luôn ba loại được kể trong bài viết, trang 41, thì có ba mươi sáu. Và nếu tính luôn ái dục trong ba thời, quá khứ, hiện tại, và tương lai thì có tất cả là một trăm lẻ tám (108).

[6] Tư tưởng hỷ lạc -- xuyên qua lục căn.

[7] Dây leo ... đâm chồi, từ lục căn và bám vững, dính mắc theo lục trần.

[8] Thằng thúc và trói buộc -- có năm thằng thúc, hay chướng ngại tinh thần (nivarana) là tham dục, oán ghét, hôn trầm dã dượi, phóng dật lo âu, và hoài nghi. Có năm loại trói buộc (sanga) là tham ái, sân hận, si mê, ngã mạn và tà kiến.

-ooOoo-

Ðầu trang | 01 | 02 | 03 | 04.a | 04.b

Chân thành cám ơn Bác Phạm Kim Khánh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 02-2003)


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 22-02-2003