Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Nam truyền »» Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya) »» 152. Kinh Căn Tu Tập »»

Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya) »» 152. Kinh Căn Tu Tập

Donate

Indriyabhāvanā sutta

Xem đối chiếu:

Dịch giả: Thích Minh Châu

Đại Tạng Kinh Việt NamKính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Font chữ:

Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Kajangalā, tại Mukheluvana.

Rồi thanh niên Bà-la-môn Uttara, đệ tử của Pārāsariya đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với thanh niên Bà-la-môn Uttara, đệ tử của Pārāsariya đang ngồi một bên:

-- Này Uttara, Bà-la-môn Pārāsariya có thuyết về căn tu tập cho các đệ tử không?

-- Thưa Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Pārāsariya có thuyết về căn tu tập cho các đệ tử.

-- Nhưng này Uttara, Bà-la-môn Pārāsariya thuyết về căn tu tập cho các đệ tử như thế nào?

-- Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, không nên thấy sắc với mắt, không nên nghe tiếng với tai. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Pārāsariya thuyết căn tu tập cho các đệ tử.

-- Nếu là như vậy, này Uttara, theo như lời nói của Bà-la-môn Pārāsariya, người mù sẽ là người có căn tu tập, người điếc sẽ là người có căn tu tập. Này Uttara, người mù không thấy sắc với mắt, người điếc không nghe tiếng với tai.

Khi được nói vậy, thanh niên Bà-la-môn Uttara đệ tử của Pārāsariya ngồi im lặng, hổ thẹn, thụt vai, mặt cúi gầm xuống, trầm ngâm, không nói năng gì.

Rồi Thế Tôn, sau khi biết được Uttara, đệ tử của Pārāsariya im lặng, hổ thẹn, thụt vai, mặt cúi gầm xuống, trầm ngâm, không nói năng gì, liền gọi Tôn giả Ānanda và nói:

-- Này Ānanda, Bà-la-môn Pārāsariya thuyết cho các đệ tử căn tu tập một cách khác; nhưng trong giới luật các bậc Thánh, vô thượng căn tu tập khác như vậy.

-- Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời ! Bạch Thiện Thệ, nay đã đến thời để Thế Tôn thuyết vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh. Sau khi nghe Thế Tôn, các vị Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

-- Vậy này Ānanda, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Ānanda vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Này Ānanda, thế nào là vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh? Ở đây, này Ānanda, vị Tỷ-kheo, mắt thấy sắc, khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý.

Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên nơi ta, khả ý và bất khả ý này khởi lên nơi ta.

Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. Nhưng cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên, dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại.

Này Ānanda, như một người có mắt, sau khi mở mắt, lại nhắm mắt lại, hay sau khi nhắm mắt, lại mở mắt ra; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại.

Trong giới luật bậc Thánh, này Ānanda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các sắc do mắt nhận thức.

Lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo tai nghe tiếng khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên nơi ta, khả ý và bất khả ý này khởi lên nơi ta. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. Nhưng cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý, hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại.

Này Ānanda, như một người lực sĩ có thể búng tay một cách dễ dàng; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại.

Trong giới luật bậc Thánh, này Ānanda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các tiếng do tai nhận thức.

Lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo do mũi ngửi hương khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên nơi ta, khả ý và bất khả này khởi lên nơi ta. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. Nhưng cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại.

Này Ānanda, như những giọt nước mưa chảy trượt đi, không có đọng lại trên một lá sen hơi chúc xuống; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại.

Trong giới luật bậc Thánh, này Ānanda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các hương do mũi nhận thức.

Lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo lưỡi nếm vị khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên nơi ta, khả ý và bất khả ý này khởi lên nơi ta. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. Nhưng cái này là an tinh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý, hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại.

Này Ānanda, như một người lực sĩ có thể nhổ ra một cách dễ dàng cục đờm đọng lại trên đầu lưỡi; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại.

Trong giới luật bậc Thánh, này Ānanda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các vị do lưỡi nhận thức.

Lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo thân cảm xúc khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên nơi ta, khả ý và bất khả ý này khởi lên nơi ta. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. Nhưng cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại.

Này Ānanda, ví như một người có thể co duỗi cánh tay được co lại của mình, hay co lại cánh tay duỗi ra của mình; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại.

Trong giới luật bậc Thánh, này Ānanda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các xúc do thân nhận thức.

Lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo, ý nhận thức các pháp khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên nơi ta, khả ý và bất khả ý này khởi lên nơi ta. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. Nhưng cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại.

Này Ānanda, như một người cho nhỏ hai ba giọt nước trong một cái chậu bằng sắt đun nóng mỗi ngày, này Ānanda, các giọt nước rơi rất chậm nhưng chúng bị tiêu diệt, biến đi rất mau, cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại.

Trong giới luật bậc Thánh, này Ānanda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các pháp do ý nhận thức.

Như vậy, này Ānanda, là vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh.

Và này Ānanda, thế nào là đạo lộ của vị hữu học? Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo mắt thấy sắc khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vì rằng có khả ý khởi lên, có bất khả ý khởi lên, có khả ý và bất khả ý khởi lên, vị ấy ưu não, tàm quý, ghét bỏ.

Sau khi tai nghe tiếng..., mũi ngửi hương..., lưỡi nếm vị..., thân cảm xúc...,

sau khi ý nhận thức pháp, vị ấy khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vì rằng có khả ý khởi lên, có bất khả ý khởi lên, có khả ý và bất khả ý khởi lên, vị ấy ưu não, tàm quý, ghét bỏ.

Như vậy, này Ānanda là đạo lộ của vị hữu học.

Và này Ānanda, thế nào là bậc Thánh, các căn được tu tập? Ở đây, này Ānanda, sau khi mắt thấy sắc,



vị Tỷ-kheo khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý.

Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với tưởng không yếm ly đối với (sự vật) yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng không yếm ly.

Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với tưởng yếm ly đối với (sự vật) không yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng yếm ly.

Nếu vị ấy khởi lên ước muốn; "Mong rằng tôi an trú với tưởng không yếm ly đối với (sự vật) yếm ly và (sự vật) không yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng không yếm ly.

Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với tưởng yếm ly đối với (sự vật) không yếm ly và (sự vật) yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng yếm ly.

Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng, tôi sau khi từ bỏ cả hai yếm ly và không yếm ly, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác ", thời ở đây, vị ấy an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác.

Lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo sau khi tai nghe tiếng..., mũi ngửi hương..., lưỡi nếm vị..., thân cảm xúc...,

ý nhận thức pháp, vị Tỷ-kheo khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý.

Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với tưởng không yếm ly đối với (sự vật) yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng không yếm ly.

Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng ta an trú với tưởng yếm ly đối với (sự vật) không yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng yếm ly.

Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với tưởng không yếm ly đối với (sự vật) yếm ly và (sự vật) không yếm ly", thời ở đây, vị ấy sống an trú với tưởng không yếm ly.

Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với tưởng yếm ly đối với (sự vật) không yếm ly và (sự vật) yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng yếm ly.

Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng, tôi sau khi từ bỏ cả hai yếm ly và không yếm ly, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác", thời ở đây, vị ấy an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác.

Như vậy, này Ānanda, là bậc Thánh, các căn được tu tập.

Như vậy, này Ānanda, Ta đã giảng vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh, đã giảng đạo lộ của bậc hữu học, đã giảng bậc Thánh, các căn được tu tập.

Này Ānanda, những gì một bậc Ðạo sư phải làm, vì lòng từ mẫn, mưu cầu hạnh phúc cho các đệ tử, những điều ấy Ta đã làm cho các Ông. Này Ānanda, đây là những gốc cây, đây là những chỗ trống. Này Ānanda, hãy Thiền tư, chớ có phóng dật, chớ có hối hận về sau. Ðây là những lời giáo giới của Ta cho các Ông.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ānanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


Hết phần 152. Kinh Căn Tu Tập (Indriyabhāvanā sutta)

(Lên đầu trang)


Tập 3 có tổng cộng 52 phần.
Xem phần trước           ||


Tải về dạng file RTF
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cho là nhận


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.217.100 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...