Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Nam truyền »» Kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikāya) »» Chương Bảy - Tương Ưng Rahula »»

Kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikāya) »» Chương Bảy - Tương Ưng Rahula

Donate

Rāhulasaṃyutta

Xem đối chiếu:

Dịch giả: Thích Minh Châu

    
(Download file MP3
- 3.06 MB - Thời gian phát: 17 phút 51 giây.)

Đại Tạng Kinh Việt NamKính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Font chữ:

I. Phẩm Thứ Nhất
I. Mắt (S.ii,244)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Thắng Lâm), vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc).
2) Rồi Tôn giả Ràhula đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ràahula bạch Thế Tôn:
-- Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con để sau khi nghe, con có thể sống một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần!
4)-- Này Ràhula, Ông nghĩ thế nào? Mắt là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu xem cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
5) -- Tai là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn...
6) -- Mũi là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn...
7) -- Lưỡi là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn...
8) Thân là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn...
9) Ý là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn...
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng, khi xem cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
10) -- Thấy vậy, này Ràhula, bậc Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán mắt, nhàm chán tai, nhàm chán mũi, nhàm chán lưỡi, nhàm chán thân, nhàm chán ý.
11) Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành; những gì nên làm đã làm; không còn trở lui trạng thái này nữa".
II. Sắc (S.ii,245)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Này Ràhula, Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
3-6) Thanh.... Hương... Vị... Xúc...
7) -- Này Ràhula, Ông nghĩ thế nào? Pháp là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn. ..., ...
8) -- Thấy vậy, này Ràhula, bậc Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán sắc... nhàm chán pháp.
9) Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát... "...không còn trở lui trạng thái này nữa".
III. Thức (S.ii,246)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Này Ràhula, Ông nghĩ thế nào? Nhãn thức là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn...
3-6) -- Nhĩ thức... Tỷ thức...Thiệt thức... Thân thức...
7) -- Này Ràhula, Ông nghĩ thế nào? Ý thức là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn...
8) -- Thấy vậy, này Ràhula, bậc Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán nhãn thức, nhàm chán nhĩ thức, nhàm chán tỷ thức, nhàm chán thiệt thức, nhàm chán thân thức, nhàm chán ý thức.
9) Do nhàm chán, vị ấy ly tham... "...không còn trở lui trạng thái này nữa".
IV. Xúc (S.ii,246)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Này Ràhula, Ông nghĩ thế nào? Nhãn xúc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn. ..., ...
3-7) -- Này Ràhula, Ông nghĩ thế nào? Nhĩ xúc... Tỷ xúc... Thiệt xúc... Thân xúc... Ý xúc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn. ..., ...
8) -- Thấy vậy, này Ràhula, bậc Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán nhãn xúc, nhàm chán nhĩ xúc, nhàm chán tỷ xúc, nhàm chán thiệt xúc, nhàm chán thân xúc, nhàm chán ý xúc...
9) Do nhàm chán, vị ấy ly tham... "...không còn trở lui trạng thái này nữa".
V. Thọ (S.ii,247)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Này Ràhula, Ông nghĩ thế nào? Thọ do nhãn xúc sanh là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
3-6) -- Thọ do nhĩ xúc sanh... Thọ do tỷ xúc sanh... Thọ do thiệt xúc sanh... Thọ do thân xúc sanh... Thọ do ý xúc sanh là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn. ..., ...
7-8) -- Thấy vậy, này Ràhula, bậc Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán thọ do nhãn xúc sanh, nhàm chán thọ do nhĩ xúc sanh, nhàm chán thọ do tỷ xúc sanh, nhàm chán thọ do thiệt xúc sanh, nhàm chán thọ do thân xúc sanh, nhàm chán thọ do ý xúc sanh...
Do nhàm chán, vị ấy ly tham... "...không còn trở lui trạng thái này nữa".
VI. Tưởng (S.ii,247)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Này Ràhula, Ông nghĩ thế nào? Sắc tưởng là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
3-7) -- Thanh tưởng... Hương tưởng... Vị tưởng... Xúc tưởng... Pháp tưởng là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn. ..., ...
8-9) -- Thấy vậy, này Ràhula, bậc Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán sắc tưởng, nhàm chán thanh tưởng, nhàm chán hương tưởng, nhàm chán vị tưởng, nhàm chán xúc tưởng, nhàm chán pháp tưởng...
Do nhàm chán, vị ấy ly tham... "...không còn trở lui trạng thái này nữa".
VII. Tư (S.ii,247)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Này Ràhula, Ông nghĩ thế nào? Sắc tư là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
3-7) -- Thanh tư... Hương tư... Vị tư... Xúc tư... Pháp tư là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn. ..., ...
8-9) -- Thấy vậy, này Ràhula, bậc Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán sắc tư, nhàm chán thanh tư, nhàm chán hương tư, nhàm chán vị tư, nhàm chán xúc tư, nhàm chán pháp tư.
Do nhàm chán, vị ấy ly tham... "...không còn trở lui trạng thái này nữa".
VIII. Ái (S.ii,248)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Này Ràhula, Ông nghĩ thế nào? Sắc ái là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
3-7) -- Thanh ái... Hương ái... Vị ái... Xúc ái... Pháp ái là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn. ..., ...
8-9) -- Thấy vậy, này Ràhula, bậc Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán sắc ái, nhàm chán thanh ái, nhàm chán hương ái, nhàm chán vị ái, nhàm chán xúc ái, nhàm chán pháp ái.
Do nhàm chán, vị ấy ly tham... "...không còn trở lui trạng thái này nữa".
IX. Giới (S.ii,248)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Này Ràhula, Ông nghĩ thế nào? Ðịa giới là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn...
3-7) -- Thủy giới... Hỏa giới... Phong giới... Không giới... Thức giới là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn. ..., ...
8-9) -- Thấy vậy, này Ràhula, bậc Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán địa giới, nhàm chán thủy giới, nhàm chán hỏa giới, nhàm chán phong giới, nhàm chán không giới, nhàm chán thức giới.
Do nhàm chán, vị ấy ly tham... "...không còn trở lui trạng thái này nữa".
X. Uẩn (S.ii,249)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Này Ràhula, Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
3-6) -- Thọ... Tưởng... Hành... Thức là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn. ..., ...
7) -- Thấy vậy, này Ràhula, bậc Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán sắc, nhàm chán thọ, nhàm chán tưởng, nhàm chán hành, nhàm chán thức.
8) Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành; những gì nên làm đã làm; không còn trở lui trạng thái này nữa".
II. Phẩm Thứ Hai
I. Mắt (S.ii,249)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc).
2) Rồi Tôn giả Ràhula, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.
Thế Tôn nói với Tôn giả Ràhula đang ngồi xuống một bên:
3) -- Này Ràhula, Ông nghĩ thế nào? Con mắt là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
4) -- Cái gì vô thường, là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
5) -- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi nhìn cái ấy như sau: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
6-17) -- Tai... Mũi... Lưỡi... Thân...
18) -- Ý là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
19) -- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
20) -- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi nhìn cái ấy như sau: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
21) -- Thấy vậy, này Ràhula, bậc Thánh đệ tử có trí, nhàm chán mắt, nhàm chán tai, nhàm chán mũi, nhàm chán lưỡi, nhàm chán thân, nhàm chán ý.
22) Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành; những gì nên làm đã làm; không còn trở lui trạng thái này nữa".
II. Sắc (S.ii,250)
1) Tại Sàvatthi.
2) -- Này Ràhula, Ông nghĩ thế nào?
(2) Sắc:
-- Sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
(6-20) -- Thanh... Hương... Vị... Xúc... Pháp...
III. Thức (S.ii,251)
(3-20) -- Nhãn thức... Nhĩ thức... Tỷ thức... Thiệt thức... Thân thức... Ý thức...
IV. Xúc (S.ii,251)
(3-20) -- Nhãn xúc... Nhĩ xúc... Tỷ xúc... Thiệt xúc... Thân xúc... Ý xúc...
V. Thọ (S.ii,251)
(3-20) -- Thọ do nhãn xúc sanh... Thọ do nhĩ xúc sanh... Thọ do tỷ xúc sanh... Thọ do thiệt xúc sanh... Thọ do thân xúc sanh... Thọ do ý xúc sanh...
VI. Tưởng (S.ii,251)
(3-20) -- Sắc tưởng... Thanh tưởng... Hương tưởng... Vị tưởng... Xúc tưởng... Pháp tưởng...
VII. Tư (S.ii,251)
(3-20) -- Sắc tư... Thanh tư... Hương tư... Vị tư... Xúc tư... Pháp tư...
VIII. Ái (S.ii,251)
(3-20) -- Sắc ái... Thanh ái... Hương ái... Vị ái... Xúc ái... Pháp ái...
IX. Giới (S.ii,251)
(3-20) -- Ðịa giới... Thủy giới... Hỏa giới... Phong giới... Không giới... Thức giới...
X. Uẩn (S.ii,252)
(3-17) -- Sắc... Thọ... Tưởng... Hành... Thức là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn...
(21-22) -- Thấy vậy, này Ràhula, bậc Thánh đệ tử nghe nhiều... "...không còn trở lui trạng thái này nữa".
XI. Tùy Miên (Tạp, Ðại 2, 50c, Tạp, Ðại 2, 118c, S.22,91 Ràhula. Tạp, Ðại 2,55a) (S.ii,252)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) Rồi Tôn giả Ràhula đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ràhula bạch Thế Tôn:
3) -- Bạch Thế Tôn, do biết thế nào, do thấy thế nào, trong thân có thức này và trong tất cả tướng ở ngoài, không có ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên?
4) -- Này Ràhula, phàm sắc nào quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần, vị ấy thấy như thật tất cả các sắc với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Phàm thọ nào... Phàm tưởng nào... Phàm hành nào... Phàm thức nào quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần, vị ấy thấy như thật tất cả các thức với chánh trí tuệ là : "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
5) Này Ràhula, do biết như vậy, do thấy như vậy, trong thân có thức này với tất cả tướng ở ngoài, không có ngã kiến, không có ngã sở kiến, không có ngã mạn tùy miên.
XII. Viễn Ly (Tạp, Ðại 2, 50c. S.23,92 Ràhula) (Tạp, Ðại 2,b) (Tạp, Ðại 2, 119a). (S.ii,253)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) Rồi Tôn giả Ràhula đi đến Thế Tôn; sau khi đi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ràhula bạch Thế Tôn:
3) -- Bạch Thế Tôn, do biết như thế nào, thấy như thế nào, trong thân thể có thức này và trong tất cả tướng ở ngoài, tâm đã viễn ly được ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn, siêu việt mọi ngã mạn, tịch tịnh, giải thoát?
4) -- Này Ràhula, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; vị ấy thấy như thật tất cả các sắc với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
Do thấy như thật với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy được giải thoát, không có chấp thủ.
5) Này Ràhula, phàm thọ gì... phàm tưởng gì... phàm hành gì... phàm thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; vị ấy thấy như thật tất cả các thức với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
Do thấy như thật với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy được giải thoát, không có chấp thủ.
6) Này Ràhula, do biết như vậy, thấy như vậy, trong thân thể có thức này và trong tất cả tướng ở ngoài, tâm đã viễn ly ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn, vượt khỏi các ngã mạn, được tịch tịnh, giải thoát.
Hết phần Chương Bảy - Tương Ưng Rahula (Rāhulasaṃyutta)

(Lên đầu trang)


Tập II - Thiên Nhân Duyên có tổng cộng 10 phần.
Xem phần trước           ||||           Xem phần tiếp theo


Tải về dạng file RTF
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Ai vào địa ngục


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


Vua Là Phật, Phật Là Vua


Các tông phái đạo Phật

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.17.174.204 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (126 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...