Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)

Trang chủ »» Kinh Nam truyền »» Kinh Tiểu Bộ (Khuddaka Nikāya) »» Phẩm II - Tập Hai Kệ »»

Kinh Tiểu Bộ (Khuddaka Nikāya) »» Phẩm II - Tập Hai Kệ

Donate

none

Xem đối chiếu:

Dịch giả: Thích Minh Châu

    
(Download file MP3
- 1.7 MB - Thời gian phát: 09 phút 54 giây.)

Đại Tạng Kinh Việt NamKính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Font chữ:

(XIX) Abhirùpa Nandà (Therì. 125)
Trong thời đức Phật hiện tại, nàng được sanh ở Kapilavatthu, con gái vợ chính của vua Khemaka, dòng họ Thích-ca (Sakya), tên là Nandà. Vì nàng rất đẹp nên được tên là Abhirùpa Nandà (Nandà đẹp). Ngày nàng lựa Carabhùta làm chồng, thời Carabhùta mệnh chung và cha mẹ cưỡng bức nàng xuất gia. Sau khi đã xuất gia, nàng vẫn tự kiêu với sắc đẹp của nàng, và sợ bậc Ðạo Sư quở trách, nàng lẫn tránh Ngài. Thế Tôn biết được hạnh nàng đã thuần thục nên bảo Mahàpajàpati quy tụ mọi Tỷ-kheo-ni lại để Ngài dạy bảo, nàng nhờ người khác đi thế. Ðức Phật không chấp nhận nên nàng phải đến dự. Ðức Phật hóa sanh một nữ nhân rất đẹp, nhưng dần dần bị già nua, yếu hèn và nàng bị xúc động mạnh. Rồi đức Phật nói với nàng những bài kệ như sau:
19. Này Nandà, hãy nhìn,
Tấm thân chỗ quy tụ,
Nhiều bệnh hoạn, bất tịnh,
Ðầy hôi hám thối nát,
Tâm nàng hãy tu tập,
Quán tri tánh bất tịnh,
Ðạt cho được nhất tâm,
Tâm tư khéo thiền định.
20. Hãy tu tập vô tướng,
Hãy bỏ mạn tùy miên,
Do thắng tri được mạn,
Nàng sẽ sống an tịnh.
Khi Thế Tôn nói xong, nàng chứng quả A-la-hán. Nói lại cho nàng những bài kệ này, nàng xem các bài kệ là lời tuyên bố chánh trí của nàng.
(XX) Jentì (hay Jentà) (Therì. 125)
Câu chuyện về đời sống quá khứ, về hiện tại của nàng giống như câu chuyện của Nandà đẹp. Nhưng nàng sanh ở Vesàli, tại một gia đình hoàng tộc Licchavi. Nàng chứng quả A-la-hán khi nghe bậc Ðạo Sư thuyết pháp. Và khi suy nghĩ đến sự biến đổi, trên tự thân, nàng sung sướng nói lên bài kệ này:
21. Chính Bảy giác chi này
Là đường đạt Niết-bàn,
Tất cả, ta tu tập,
Như lời đức Phật dạy.
22. Ta thấy được Thế Tôn,
Ðây thân tụ cuối cùng
Vòng sanh tử đoạn tận,
Nay không còn tái sanh.
(XXI) Mẹ Của Sumangala (Therì. 126)
Trong đời đức Phật hiện tại, nàng được sanh vào một gia đình nghèo và được gả lấy một người đan mây làm chồng. Nàng sanh được một người con trai tên Sumangala, sau trở thành bậc Trưởng lão và chứng quả A-la-hán. Nàng không được biết tên và được gọi là một Trưởng lão Ni không có tên hay mẹ của Sumangala. Nàng trở thành một Tỷ-kheo-ni và một hôm nghĩ đến sự đau khổ khi còn là cư sĩ, nàng cảm thấy xúc động và với thiền quán phát triển, nàng chứng quả A-la-hán với pháp tín thọ, nghĩa tín thọ, nàng nói lên bài kệ như sau:
23. Hỡi thiện giải thoát Ni,
Lành thay khéo giải thoát,
Ta được khéo giải thoát,
Khỏi cái chày giã gạo,
Ta không còn xấu hổ,
Với ông chồng đan dù,
Với soong chảo nấu ăn,
Với nghèo đói tồi tàn.
24. Chặt đứt được tham sân,
Ta sống không tham sân,
Ta đi đến gốc cây,
Ôi, an lạc ta thiền.
(XXII) Addhakasi (Therì. 126)
Trong đời đức Phật hiện tại, nàng được sanh ở xứ Kàsi con của một công dân giàu có và có danh tiếng. Nhưng vì ảnh hưởng của khẩu nghiệp của đời trước nàng trở thành một kỹ nữ. Về sau nàng xuất gia và được làm lễ xuất gia với một vị đại diện đặc biệt được ghi trong tập Cùla vagga (Tiểu phẩm)
Nàng muốn đi đến Sàvatthi để được xuất gia nhưng bị dân làng ăn chơi ở Benerees chận đường không cho nàng đi. Nàng cho người đến hỏi ý kiến Thế Tôn và Thế Tôn cho phép nàng được xuất gia với một vị đại diện đặc biệt. Rồi nàng nhứt tâm quán tưởng và không bao lâu chứng quả A-la-hán với pháp tín thọ, nghĩa tín thọ. Rồi nàng nói lên bài kệ như sau:
25. Tiền lạc thú của ta,
Không thua thuế Kàsi,
Sau khi so sánh giá,
Thôn trưởng định giá vậy.
26. Nay ta lại nhàm chán,
Chính sắc đẹp của ta,
Ta chán ngấy sắc ấy,
Ta không còn luyến tiếc.
Ta chớ có liên tục,
Chạy theo vòng luân hồi,
Ba minh ta chứng được,
Thành tựu lời Phật dạy.
(XXIII) Città (Therì. 126)
Nàng được sanh vào một gia đình ưu tú ở Ràjagaha (Vương Xá), khi đến tuổi trưởng thành, nàng nghe bậc Ðạo Sư thuyết pháp ở cửa thành Ràjagaha, trở thành một tín nữ và được Mahàpajàpati cho xuất gia. Sau khi nàng về già, trong khi leo núi Linh Thứu, với thiền quán được phát triển, nàng chứng quả A-la-hán. Suy nghĩ đến kết quả này, nàng nói lên bài kệ:
27. Dầu ta có mỏi mệt,
Bệnh hoạn quá yếu đuối,
Dựa trên gậy ta đi,
Ta leo lên đỉnh núi.
28. Với đại y vắt ngang,
Với bình bát lộn ngược,
Ta dựa mình tảng đá,
Phá tan khối si ám.
(XXIV) Mettikà (Therì. 126)
Nàng được sanh làm con một gia đình quyền quý Bà-la-môn ở Ràjagaha. Ðời nàng cũng giống như đời của Città chỉ khác là nàng leo một ngọn núi khác, đối diện với núi Linh Thứu. Suy tư trên quả chứng của mình, nàng nói lên bài kệ:
29. Dầu ta có đau đớn,
Sức yếu, tuổi trẻ qua,
Dựa trên gậy, ta đi,
Ta leo lên đỉnh núi.
30. Với đại y vắt ngang,
Với bình bát lộn ngược,
Ta ngồi trên tảng đá,
Tâm ta được giải thoát.
Ba minh chứng đạt được,
Thành tựu lời Phật dạy.
(XXV) Mittà (Therì. 127)
Nàng được sinh ra trong gia đình công chúa Sakya (Thích-ca) ở Kapilavatthu, từ bỏ gia đình xuất gia cùng với Mahàpajàpati, rồi sau những năm tháng tu hành cần mẫn, nàng chứng được quả A-la-hán nghĩ đến thành quả của mình, nàng vui vẻ nói lên những bài kệ này:
31. Ngày mười bốn, ngày rằm,
Ngày mồng tám giữa tháng,
Ngày thần túc nguyệt phần,
Ta thọ trì tám giới.
32. Ta gìn giữ trai giới,
Khiến chư Thiên hoan hỷ,
Mỗi ngày ăn một bữa,
Cạo đầu đắp đại y,
Ta đâu muốn thiên giới,
Ta nhiếp phục tâm khổ.
(XXVI) Mẹ Của Abhayà (Therì. 127)
Trong đời đức Phật hiện tại, nàng được sanh là một hoa khôi ở Ujjenì, tên là Badumavati. Vua Bimbisàra ở Magadha nghe tiếng và muốn gặp nàng. Với sự giúp đỡ của vị giáo sĩ của vua, vua được gặp nàng và nàng có thai với vua. Vua bảo khi nào nó lớn thì đưa vào cung. Nàng sinh được một đứa con trai, đặt tên là Abhaya (Vô Úy). Khi được bảy tuổi, nàng gửi con trai đến vua Bimbisàra và vua thương yêu nó và nuôi dưỡng nó với các người con khác của vua. Sau này đứa trẻ lớn lên tin theo đạo Phật, xuất gia, như đã được tường trình trong Trưởng lão Tăng Kệ. Về sau, mẹ của Abhaya nghe Abhaya thuyết pháp, cũng xin xuất gia và sau một thời gian tu hành, chứng được quả A-la-hán, với pháp tín thọ, với nghĩa tín thọ. Nàng nhớ lại những câu kệ do con nàng giảng cho nàng và thêm vào những bài kệ của chính nàng:
33. Hỡi thân mẫu thân yêu!
Từ bàn chân trở lên,
Từ đầu tóc trở xuống,
Hãy quán sát thân này,
Thân này thật bất tịnh,
Thật hôi hám thối tha.
34. Ta an trú như vậy,
Mọi tham dục nhổ sạch,
Nhiệt não được đoạn trừ,
Ta mát lạnh, tịch tịnh.
(XXVII) Abhaya (Therì. 127)
Trong thời đức Phật hiện tại, nàng được sanh ở Ujenni, tại một gia đình quyền quý và trở thành bạn thân với mẹ của Abhaya. Khi nghe mẹ của Abhaya xuất gia, Abhaya vì thương mẹ của nàng nên cùng xuất gia theo. Cùng ở tại Ràjagaha (Vương Xá), một hôm nàng đi đến một khu vườn để quán bất tịnh. Bậc Ðạo Sư tại hương phòng, Ngài hiện cho nàng thấy đối tượng nàng muốn thiền quán. Thấy hình ảnh ấy, nàng hốt hoảng. Bậc Ðạo Sư phóng hào quang hiện ra như ngồi trước mặt nàng và nói lên bài kệ:
36. Hỡi này vô úy Ni!
Thân này thật mỏng manh,
Chính ở đây phàm phu,
Ưa thích, thường tham đắm.
Ta sẽ bỏ thân này,
Tỉnh giác và chánh niệm
Chú tâm không phóng dật,
Ta gắng thoát pháp khổ,
Ái diệt, ta chứng đạt,
Thành tựu lời Phật dạy.
Khi bậc Ðạo Sư nói xong, nàng chứng quả A-la-hán, hoan hỷ, nàng hướng các bài kệ về nội tâm như là những bài kệ nói lên cho mình.
(XXVIII) Sàmà (Therì. 127)
Do làm các thiện sự trong các đời trước, trong đời đức Phật hiện tại, nàng được sanh ở Kosambi, trong một gia đình có danh vọng. Khi Samàvati, bạn thân của nàng chết, vì quá đau khổ, nàng xuất gia. Nhưng vì không nhiếp phục được đau khổ đối với bạn của nàng, nàng không nắm được con đường Thánh đạo. Một thời, khi ngồi nghe Tôn giả Ananda thuyết pháp, nàng chứng được Pháp nhãn và bảy ngày sau nàng chứng quả A-la-hán, với pháp tín thọ, với nghĩa tín thọ.
Suy tư đến quả chứng của mình, nàng nói lên những bài kệ này:
37. Bốn lần và năm lần,
Ta ra khỏi tinh xá,
Nhưng tâm không an tịnh,
Không nhiếp phục được tâm.
38. Nhưng đến đêm mồng tám,
Ái được ta nhổ sạch
Chú tâm không phóng dật,
Ta gắng thoát pháp khổ,
Ái diệt, ta chứng đạt,
Thành tựu lời Phật dạy.
Hết phần Phẩm II - Tập Hai Kệ

(Lên đầu trang)


Tập III - 3.2 Trưởng Lão Ni Kệ có tổng cộng 16 phần.
Xem phần trước           ||||           Xem phần tiếp theo


Tải về dạng file RTF
_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.253.73 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...