Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)

Trang chủ »» Kinh Nam truyền »» Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya) »» 137. Kinh Phân Biệt Sáu Xứ - 137. The Exposition of the Sixfold Base »»

Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya) »» 137. Kinh Phân Biệt Sáu Xứ - 137. The Exposition of the Sixfold Base

Donate

Salāyatanavibhanga sutta

Quay lại bản Việt dịch || Tải về bảng song ngữ

Xem đối chiếu:

Font chữ:
Nghe đọc phần này hoặc tải về.
Listen to this chapter or download.

137. Kinh Phân Biệt Sáu Xứ

137. The Exposition of the Sixfold Base

Dịch từ Pāli sang Việt: Thích Minh Châu
Translated from Pāli to English: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo" --"Bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:
1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. There he addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.” — “Venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:
-- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông phân biệt sáu xứ. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.
2. “Bhikkhus, I shall teach you an exposition of the sixfold base. Listen and attend closely to what I shall say.”
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
— “Yes, venerable sir,” the bhikkhus replied. The Blessed One said this: [216]
-- Có sáu nội xứ cần phải biết. Có sáu ngoại xứ cần phải biết. Có sáu thức thân cần phải biết. Có sáu xúc thân cần phải biết. Có mười tám ý hành cần phải biết. Có ba mươi sáu loại hữu tình cần phải biết.
3. “The six internal bases should be understood. The six external bases should be understood. The six classes of consciousness should be understood. The six classes of contact should be understood. The eighteen kinds of mental exploration should be understood. The thirty-six positions of beings should be understood.
Tại đây, do y cứ cái này, đoạn tận cái này, có ba niệm xứ mà một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành (niệm xứ) ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng đồ chúng. Trong các bậc Huấn luyện sư, vị ấy được gọi là bậc Vô thượng Ðiều ngự sư, điều phục các hạng người đáng được điều phục. Ðây là tổng thuyết về phân biệt sáu xứ.
Therein, by depending on this, abandon that. There are three foundations of mindfulness that the Noble One cultivates, cultivating which the Noble One is a teacher fit to instruct a group. Among the teachers of training it is he that is called the incomparable leader of persons to be tamed. This is the summary of the exposition of the sixfold base.
Khi được nói đến "Sáu nội xứ cần phải biết", do duyên gì, được nói đến như vậy? Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Khi được nói đến: "Sáu nội xứ cần phải biết", chính do duyên này, được nói đến như vậy.
4. “‘The six internal bases should be understood.’ So it was said. And with reference to what was this said? There are the eye-base, the ear-base, the nose-base, the tongue-base, the body-base, and the mind-base. So it was with reference to this that it was said: ‘The six internal bases should be understood.’
Khi được nói đến "Sáu ngoại xứ cần phải biết", do duyên gì, được nói đến như vậy? Sắc xứ, thanh xứ, hương xứ, vị xứ, xúc xứ, pháp xứ. Khi được nói đến: "Sáu ngoại xứ cần phải biết", chính do duyên này, được nói đến như vậy.
5. “‘The six external bases should be understood.’ So it was said. And with reference to what was this said? There are the form-base, the sound-base, the odour-base, the flavour-base, the tangible-base, and the mind-object-base. So it was with reference to this that it was said: ‘The six external bases should be understood.’
Khi được nói đến "Sáu thức thân cần phải biết", do duyên gì, được nói đến như vậy? Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Khi được nói đến: "Sáu thức thân cần phải biết", chính do duyên này, được nói đến như vậy.
6. “‘The six classes of consciousness should be understood.’ So it was said. And with reference to what was this said? There are eye-consciousness, ear-consciousness, nose-consciousness, tongue-consciousness, body-consciousness, and mind-consciousness. So it was with reference to this that it was said: ‘The six classes of consciousness should be understood.’
Khi được nói đến "Sáu xúc thân cần phải biết", do duyên gì được nói đến như vậy? Nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Khi được nói đến: "Sáu xúc thân cần phải biết", chính do duyên này, được nói đến như vậy.
7. “‘The six classes of contact should be understood.’ So it was said. And with reference to what was this said? There are eye-contact, ear-contact, nose-contact, tongue-contact, body-contact, and mind-contact. So it was with reference to this that it was said: ‘The six classes of contact should be understood.’
Khi được nói đến "Mười tám ý hành cần phải biết", do duyên gì được nói đến như vậy?
8. “‘The eighteen kinds of mental exploration should be understood.’1235 So it was said. And with reference to what was this said?
Sau khi mắt thấy sắc, ý chạy theo sắc trú xứ của hỷ, chạy theo sắc trú xứ của ưu, chạy theo sắc trú xứ của xả; sau khi tai nghe tiếng... ; sau khi mũi ngửi hương... sau khi lưỡi nếm vị... sau khi thân cảm xúc... sau khi ý nhận thức pháp, ý chạy theo pháp khởi lên hỷ, chạy theo pháp khởi lên ưu, chạy theo pháp khởi lên xả.
“On seeing a form with the eye, one explores a form productive of joy, one explores a form productive of grief, one explores a form productive of equanimity.1236 On hearing a sound with the ear… On smelling an odour with the nose… On tasting a flavour with the tongue… [217] On touching a tangible with the body… On cognizing a mind-object with the mind, one explores a mind-object productive of joy, one explores a mind-object productive of grief, one explores a mind-object productive of equanimity.
Như vậy, có sáu hỷ hành, có sáu ưu hành, có sáu xả hành.
Thus there are six kinds of exploration with joy, six kinds of exploration with grief, and six kinds of exploration with equanimity.
Khi được nói đến "Mười tám ý hành cần phải biết", chính do duyên này, được nói đến như vậy.
So it was with reference to this that it was said: ‘The eighteen kinds of mental exploration should be understood.’
Khi được nói đến "Ba mươi sáu loại hữu tình cần phải biết", do duyên gì, được nói đến như vậy?
9. “‘The thirty-six positions of beings should be understood.’1237 So it was said. And with reference to what was this said?
Sáu hỷ liên hệ tại gia, sáu hỷ liên hệ xuất ly,
There are six kinds of joy based on the household life and six kinds of joy based on renunciation.1238
sáu ưu liên hệ tại gia, sáu ưu liên hệ xuất ly,
There are six kinds of grief based on the household life and six kinds of grief based on renunciation.
sáu xả liên hệ tại gia, sáu xả liên hệ xuất ly.
There are six kinds of equanimity based on the household life and six kinds of equanimity based on renunciation.
Ở đây, thế nào là sáu hỷ liên hệ tại gia? Có hỷ khởi lên, hoặc do nhận được hay thấy sự nhận được các sắc do con mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến thế vật; hoặc do nhớ được những gì đã nhận được về trước, đã qua, đã diệt, đã biến hoại. Loại hỷ như vậy được gọi là hỷ liên hệ tại gia.
10. “Herein, what are the six kinds of joy based on the household life? When one regards as a gain the gain of forms cognizable by the eye that are wished for, desired, agreeable, gratifying, and associated with worldliness — or when one recalls what was formerly obtained that has passed, ceased, and changed — joy arises. Such joy as this is called joy based on the household life.
Có hỷ khởi lên, hoặc do nhận được hay thấy sự nhận được các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân nhận thức... các pháp do ý nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý liên hệ đến thế vật; hoặc do nhớ được những gì đã nhận được về trước, đã qua, đã diệt, đã biến hoại. Loại hỷ như vậy được gọi là hỷ liên hệ đến tại gia. Sáu hỷ này liên hệ đến tại gia.
“When one regards as a gain the gain of sounds cognizable by the ear… the gain of odours cognizable by the nose… the gain of flavours cognizable by the tongue… the gain of tangibles cognizable by the body… the gain of mind-objects cognizable by the mind that are wished for, desired, agreeable, gratifying, and associated with worldliness — or when one recalls what was formerly obtained that has passed, ceased, and changed — joy arises. Such joy as this is called joy based on the household life. These are the six kinds of joy based on the household life.
Ở đây, thế nào là sáu hỷ liên hệ đến xuất ly? Sau khi biết các sắc pháp là vô thường, biến hoại, ly tham, biến diệt và nghĩ rằng: "Các sắc pháp xưa kia và các sắc pháp hiện tại, tất cả sắc pháp là vô thường, khổ, biến hoại". Sau khi như thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, có hỷ khởi lên. Loại hỷ như vậy được gọi là hỷ liên hệ đến xuất ly.
11. “Herein, what are the six kinds of joy based on renunciation? When, by knowing the impermanence, change, fading away, and cessation of forms, one sees as it actually is with proper wisdom that forms both formerly and now are all impermanent, suffering, and subject to change, joy arises. Such joy as this is called joy based on renunciation.1239
Sau khi biết được các tiếng... các hương... các vị... các xúc... các pháp là vô thường, biến hoại, ly dục, biến diệt và nghĩ rằng: "Các pháp xưa kia và các pháp hiện tại, tất cả các pháp là vô thường, khổ, biến hoại". Sau khi như thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, có hỷ khởi lên. Loại hỷ như vậy được gọi là hỷ liên hệ đến xuất ly. Sáu hỷ này liên hệ đến xuất ly.
“When, by knowing the impermanence, change, fading away, and cessation of sounds… of odours… of flavours… of tangibles… [218] of mind-objects, one sees as it actually is with proper wisdom that mind-objects both formerly and now are all impermanent, suffering, and subject to change, joy arises. Such joy as this is called joy based on renunciation. These are the six kinds of joy based on renunciation.
Ở đây, thế nào là sáu ưu liên hệ tại gia? Có ưu khởi lên; hoặc do không nhận được hay thấy sự không nhận được các sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến thế vật; hoặc do nhớ được những gì không nhận được về trước, đã qua, đã diệt, đã biến hoại. Loại ưu như vậy được gọi là ưu liên hệ tại gia.
12. “Herein, what are the six kinds of grief based on the household life? When one regards as a non-gain the non-gain of forms cognizable by the eye that are wished for, desired, agreeable, gratifying, and associated with worldliness — or when one recalls what was formerly not obtained that has passed, ceased, and changed — grief arises. Such grief as this is called grief based on the household life.
Có ưu khởi lên, hoặc do không nhận được hay thấy sự không nhận được các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân nhận thức... các pháp do ý nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến thế vật; hoặc do nhớ được những gì không nhận được về trước, đã qua, đã diệt, đã biến hoại. Loại ưu như vậy được gọi là ưu liên hệ đến tại gia. Sáu ưu này liên hệ đến tại gia.
“When one regards as a non-gain the non-gain of sounds cognizable by the ear… the non-gain of odours cognizable by the nose… the non-gain of flavours cognizable by the tongue… the non-gain of tangibles cognizable by the body… the non-gain of mind-objects cognizable by the mind that are wished for, desired, agreeable, gratifying, and associated with worldliness — or when one recalls what was formerly not obtained that has passed, ceased, and changed — grief arises. Such grief as this is called grief based on the household life. These are the six kinds of grief based on the household life.
Ở đây, thế nào là sáu ưu liên hệ đến xuất ly? Sau khi biết được các sắc pháp là vô thường, biến hoại, ly tham, biến diệt và nghĩ rằng: "Các sắc pháp xưa kia và các sắc pháp hiện tại, tất cả sắc pháp là vô thường, khổ, biến hoại". Sau khi như thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, vị ấy khởi lên ước muốn đối với vô thượng giải thoát, nghĩ rằng: "Khi nào ta có thể chứng đạt và an trú trong xứ (ayatana) mà các bậc Thánh đang chứng đạt và an trú?"
13. “Herein, what are the six kinds of grief based on renunciation? When, by knowing the impermanence, change, fading away, and cessation of forms, one sees as it actually is with proper wisdom that forms both formerly and now are all impermanent, suffering, and subject to change, one generates a longing for the supreme liberations thus: ‘When shall I enter upon and abide in that base that the noble ones now enter upon and abide in?’1240
Như vậy, do ước muốn đối với các vô thượng giải thoát, ưu khởi lên do duyên ước muốn. Loại ưu như vậy được gọi là ưu liên hệ xuất ly.
In one who generates thus a longing for the supreme liberations, grief arises with that longing as condition. Such grief as this is called grief based on renunciation.
Sau khi biết được các tiếng... các hương... các vị... các xúc... các pháp là vô thường, biến hoại, ly dục, biến diệt và nghĩ rằng: "Các pháp xưa kia và các pháp hiện tại, tất cả các pháp là vô thường, khổ, biến hoại". Sau khi sự thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, vị ấy khởi lên ước muốn đối với các vô thượng giải thoát, nghĩ rằng: "Khi nào ta có thể chứng đạt và an trú trong xứ (ayatana) mà các bậc Thánh đang chứng đạt và an trú?"
“When, by knowing the impermanence, change, fading away, and cessation of sounds… of odours… of flavours… of tangibles … of mind-objects, one sees as it actually is with proper wisdom that mind-objects both formerly and now are all impermanent, suffering, and subject to change, [219] one generates a longing for the supreme liberations thus: ‘When shall I enter upon and abide in that base that the noble ones now enter upon and abide in?’
Như vậy, do ước muốn đối với các vô thượng giải thoát, ưu khởi lên do duyên ước muốn. Loại ưu như vậy được gọi là ưu liên hệ xuất ly. Sáu ưu này liên hệ xuất ly.
In one who thus generates a longing for the supreme liberations, grief arises with that longing as condition. Such grief as this is called grief based on renunciation. These are the six kinds of grief based on renunciation.
Ở đây, thế nào là sáu xả liên hệ tại gia? Khi một người ngu si, ám độn, phàm phu thấy sắc với con mắt, xả khởi lên của một vô văn phàm phu, không chinh phục được (phiền não), không chinh phục được quả dị thục, không thấy sự nguy hiểm.
14. “Herein, what are the six kinds of equanimity based on the household life? On seeing a form with the eye, equanimity arises in a foolish infatuated ordinary person, in an untaught ordinary person who has not conquered his limitations or conquered the results [of action] and who is blind to danger.
Loại xả như vậy không vượt khỏi sắc pháp. Do vậy, đây được gọi là xả liên hệ tại gia.
Such equanimity as this does not transcend the form; that is why it is called equanimity based on the household life.1241
Khi một người ngu si, ám độn, phàm phu nghe tiếng với tai... ngửi hương với mũi... nếm vị với lưỡi... cảm xúc với thân... nhận thức pháp với ý, xả khởi lên của một vô văn phàm phu, không chinh phục được (phiền não), không chinh phục được quả dị thục, không thấy sự nguy hiểm.
“On hearing a sound with the ear… On smelling an odour with the nose… On tasting a flavour with the tongue… On touching a tangible with the body… On cognizing a mind-object with the mind, equanimity arises in a foolish infatuated ordinary person, in an untaught ordinary person who has not conquered his limitations or conquered the results [of action] and who is blind to danger.
Loại xả như vậy không vượt khỏi các pháp. Do vậy, đây được gọi là xả liên hệ tại gia. Sáu xả này liên hệ tại gia.
Such equanimity as this does not transcend the mind-object; that is why it is called equanimity based on the household life. These are the six kinds of equanimity based on the household life.
Ở đây, thế nào là sáu xả liên hệ xuất ly? Sau khi biết sắc pháp là vô thường, biến hoại, ly tham, biến diệt, nghĩ rằng: "Các sắc pháp xưa kia và sắc pháp hiện tại, tất cả sắc pháp là vô thường, khổ, biến hoại". Sau khi như thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, xả khởi lên.
15. “Herein, what are the six kinds of equanimity based on renunciation? When, by knowing the impermanence, change, fading away, and cessation of forms, one sees as it actually is with proper wisdom that forms both formerly and now are all impermanent, suffering, and subject to change, equanimity arises.
Loại xả như vậy được gọi là xả liên hệ xuất ly.
Such equanimity as this transcends the form; that is why it is called equanimity based on renunciation.1242
Sau khi biết được các tiếng... các hương... các vị... các xúc... các pháp là vô thường, biến hoại, ly dục, biến diệt, nghĩ rằng: "Các pháp xưa kia và các pháp hiện tại, tất cả các pháp là vô thường, khổ, biến hoại". Sau khi như thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, xả khởi lên.
“When, by knowing the impermanence, change, fading away, and cessation of sounds… of odours… of flavours… of tangibles… of mind-objects, one sees as it actually is with proper wisdom that mind-objects both formerly and now are all impermanent, suffering, and subject to change, equanimity arises.
Loại xả như vậy được gọi là xả liên hệ xuất ly. Sáu xả này liên hệ xuất ly.
Such equanimity as this transcends the mind-object; that is why it is called equanimity based on renunciation. These are the six kinds of equanimity based on renunciation.
Khi được nói đến "Ba mươi sáu loại hữu tình cần phải biết", chính do duyên này, được nói đến như vậy.
“So it was with reference to this that it was said: ‘The thirty-six positions of beings should be understood.’ [220]
Khi được nói đến "Ở đây, do y cứ cái này, đoạn tận cái này", do duyên gì, được nói đến như vậy?
16. “‘Therein, by depending on this, abandon that.’ So it was said. And with reference to what was this said?
Tại đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ do duyên sáu hỷ liên hệ xuất ly, đoạn tận, vượt qua sáu hỷ liên hệ tại gia. Như vậy là sự đoạn tận chúng; như vậy là sự vượt qua chúng.
“Here, bhikkhus, by depending and relying on the six kinds of joy based on renunciation, abandon and surmount the six kinds of joy based on the household life. It is thus they are abandoned; it is thus they are surmounted.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ, do duyên sáu ưu liên hệ xuất ly; đoạn tận, vượt qua sáu ưu liên hệ tại gia. Như vậy là sự đoạn tận chúng; như vậy là sự vượt qua chúng.
By depending and relying on the six kinds of grief based on renunciation, abandon and surmount the six kinds of grief based on the household life. It is thus they are abandoned; it is thus they are surmounted.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ, do duyên sáu xả liên hệ xuất ly, đoạn tận, vượt qua sáu xả liên hệ tại gia. Như vậy là sự đoạn tận chúng, là sự vượt qua chúng.
By depending and relying on the six kinds of equanimity based on renunciation, abandon and surmount the six kinds of equanimity based on the household life. It is thus they are abandoned; it is thus they are surmounted.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ, do duyên sáu hỷ liên hệ xuất ly, đoạn tận, vượt qua sáu ưu liên hệ xuất ly. Như vậy là sự đoạn tận chúng, là sự vượt qua chúng.
“By depending and relying on the six kinds of joy based on renunciation, abandon and surmount the six kinds of grief based on renunciation. It is thus they are abandoned; it is thus they are surmounted.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ, do duyên xả liên hệ xuất ly, đoạn tận, vượt qua sáu hỷ liên hệ xuất ly. Như vậy là sự đoạn tận chúng, là sự vượt qua chúng.
By depending and relying on the six kinds of equanimity based on renunciation, abandon and surmount the six kinds of joy based on renunciation. It is thus they are abandoned; it is thus they are surmounted.
Này các Tỷ-kheo, có xả đa diện, y cứ đa diện; có xả nhứt diện, y cứ nhứt diện. Này các Tỷ-kheo, thế nào là xả đa diện, y cứ đa diện?
17. “There is, bhikkhus, equanimity that is diversified, based on diversity; and there is equanimity that is unified, based on unity.1243
Này các Tỷ-kheo, có xả đối với các sắc pháp, có xả đối với các tiếng, có xả đối với các hương, có xả đối với các vị, có xả đối với các xúc. Như vậy, này các Tỷ-kheo là xả đa diện, y cứ đa diện.
18. “And what, bhikkhus, is equanimity that is diversified, based on diversity? There is equanimity regarding forms, sounds, odours, flavours, and tangibles. This, bhikkhus, is equanimity that is diversified, based on diversity.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là xả nhứt diện, y cứ nhứt diện? Có xả y cứ Hư không vô biên xứ, có xả y cứ Thức vô biên xứ, có xả y cứ Vô sở hữu xứ, có xả y cứ Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo là xả nhứt diện, y cứ nhứt diện.
19. “And what, bhikkhus, is equanimity that is unified, based on unity? There is equanimity regarding the base of infinite space, the base of infinite consciousness, the base of nothingness, and the base of neither-perception-nor-non-perception. This, bhikkhus, is equanimity that is unified, based on unity.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ, do duyên xả nhứt diện, xả y cứ nhứt diện, đoạn tận vượt qua xả đa diện, xả y cứ đa diện. Như vậy là sự đoạn tận (xả) này, như vậy là sự vượt qua (xả) này.
20. “Here, bhikkhus, by depending and relying on equanimity that is unified, based on unity, abandon and surmount equanimity that is diversified, based on diversity. It is thus this is abandoned; it is thus this is surmounted.1244
Này các Tỷ-kheo, do y cứ không tham dục, do duyên không tham dục, đoạn tận, vượt qua xả nhứt diện, xả y cứ nhứt diện ấy. Như vậy là sự đoạn tận (xả) này, như vậy là sự vượt qua (xả) này.
“Bhikkhus, by depending and relying on non-identification,1245 abandon and surmount equanimity that is unified, based on unity. It is thus this is abandoned; it is thus this is surmounted. [221]
Khi được nói đến: "Tại đây do y cứ cái này, đoạn tận cái này", chính do duyên này, được nói đến như vậy.
“So it was in reference to this that it was said: ‘Therein, by depending on this, abandon that.’
Khi được nói đến: "Có ba niệm xứ mà một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành (niệm xứ) ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng đồ chúng", do duyên gì, được nói đến như vậy?
21. “‘There are three foundations of mindfulness that the Noble One cultivates, cultivating which the Noble One is a teacher fit to instruct a group.’1246 So it was said. And with reference to what was this said?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, bậc Ðạo sư thuyết pháp cho các đệ tử, vì lòng từ mẫn, vì lo cho hạnh phúc của họ, vì thương tưởng họ, nói rằng: "Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông". Một số đệ tử của bậc Ðạo sư ấy không có khéo nghe, không có lóng tai, không có an trú tâm vào chánh trí, và hành động ngược lại lời dạy của bậc Ðạo sư.
22. “Here, bhikkhus, compassionate and seeking their welfare, the Teacher teaches the Dhamma to the disciples out of compassion: ‘This is for your welfare; this is for your happiness.’ His disciples do not want to hear or give ear or exert their minds to understand; they err and turn aside from the Teacher’s Dispensation.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai không có hoan hỷ, không có cảm giác hoan hỷ, nhưng sống không có dao động, chánh niệm, tỉnh giác.
With that the Tathāgata is not satisfied and feels no satisfaction; yet he dwells unmoved, mindful, and fully aware.
Này các Tỷ-kheo, đây là niệm xứ thứ nhất, một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành niệm xứ ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng đồ chúng.
This, bhikkhus, is called the first foundation of mindfulness that the Noble One cultivates, cultivating which the Noble One is a teacher fit to instruct a group.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, bậc Ðạo sư thuyết pháp cho các đệ tử, vì lòng từ mẫn, vì lo cho hạnh phúc của họ, vì thương tưởng họ, nói rằng: "Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông". Một số đệ tử bậc Ðạo sư ấy không có khéo nghe, không có lóng tai, không có an trú tâm vào chánh trí, và hành động ngược lại lời dạy của bậc Ðạo sư.
23. “Furthermore, bhikkhus, compassionate and seeking their welfare, the Teacher teaches the Dhamma to the disciples out of compassion: ‘This is for your welfare; this is for your happiness.’ Some of his disciples will not hear or give ear or exert their minds to understand; they err and turn aside from the Teacher’s Dispensation.
Có một số đệ tử khéo nghe, lóng tai, an trú tâm vào chánh trí, và không hành động ngược lại lời dạy của bậc Ðạo sư. Tại đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai không có hoan hỷ, không có cảm giác hoan hỷ, không có không hoan hỷ, không có cảm giác không hoan hỷ; sau khi đoạn bỏ cả hai, hoan hỷ và không hoan hỷ, Như Lai trú xả, chánh niệm, tỉnh giác.
Some of his disciples will hear and give ear and exert their minds to understand; they do not err and turn aside from the Teacher’s Dispensation. With that the Tathāgata is not satisfied and feels no satisfaction, and he is not dissatisfied and feels no dissatisfaction; remaining free from both satisfaction and dissatisfaction, he dwells in equanimity, mindful, and fully aware.
Này các Tỷ-kheo, đây là niệm xứ hai, một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành niệm xứ ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng đồ chúng.
This, bhikkhus, is called the second foundation of mindfulness that the Noble One cultivates, cultivating which the Noble One is a teacher fit to instruct a group.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có bậc Ðạo Sư thuyết pháp cho các đệ tử, vì lòng từ mẫn, vì lo cho hạnh phúc của họ, vì thương tưởng họ, nói rằng: "Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông". Ðệ tử của bậc Ðạo Sư ấy khéo nghe, lóng tai, an trú tâm vào chánh trí và không đi ngược lời dạy của bậc Ðạo Sư.
24. “Furthermore, bhikkhus, compassionate and seeking their welfare, the Teacher teaches the Dhamma to the disciples out of compassion: ‘This is for your welfare; this is for your happiness.’ His disciples will hear and give ear and exert their minds to understand; they do not err and turn aside from the Teacher’s Dispensation.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, Như lai hoan hỷ, và cảm giác hoan hỷ, sống không dao động, chánh niệm, tỉnh giác.
With that the Tathāgata is satisfied and feels satisfaction; yet he dwells unmoved, mindful, and fully aware.
Này các Tỷ-kheo, đây là niệm xứ thứ ba, một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành niệm xứ ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng cho đồ chúng.
This, bhikkhus, is called the third foundation of mindfulness that the Noble One cultivates, cultivating which the Noble One is a teacher fit to instruct a group. [222]
Khi được nói đến: "Có ba niệm xứ, một bậc Thánh phải thực hành, và có (thực hành) niệm xứ ấy, bậc Thánh mới xứng đáng là bậc Ðạo sư diễn giảng cho đồ chúng", chính do duyên này, được nói đến như vậy.
“So it was with reference to this that it was said: ‘There are three foundations of mindfulness that the Noble One cultivates, cultivating which the Noble One is a teacher fit to instruct a group.’
Khi được nói đến: "Trong các vị Huấn luyện sư, vị ấy được gọi là vị Vô thượng Ðiều ngự sư, điều phục hạng người đáng được điều phục", do duyên gì được nói đến như vậy?
25. “‘Among the teachers of training it is he that is called the incomparable leader of persons to be tamed.’1247 So it was said. And with reference to what was this said?
Này các Tỷ-kheo, một con voi được điều phục do một vị điều ngự tượng sư dắt dẫn chỉ chạy về một phương, phương Ðông, phương Tây, phương Bắc hay phương Nam.
“Guided by the elephant tamer, bhikkhus, the elephant to be tamed goes in one direction — east, west, north, or south.
Này các Tỷ-kheo, một con ngựa được điều phục do một vị điều ngự mã sư dắt dẫn chỉ chạy về một phương, phương Ðông, phương Tây, phương Bắc hay phương Nam.
Guided by the horse tamer, bhikkhus, the horse to be tamed goes in one direction — east, west, north, or south.
Này các Tỷ-kheo, một con bò được điều phục do một vị điều ngự sư dắt dẫn chỉ chạy về một phương, phương Ðông, phương Tây, phương Bắc hay phương Nam.
Guided by the ox tamer, bhikkhus, the ox to be tamed goes in one direction — east, west, north, or south.
Này các Tỷ-kheo, một người được điều phục do Như Lai, bậc A-La-Hán, Chánh Ðẳng Giác dắt dẫn, được chạy cùng khắp cả tám phương.
26. “Bhikkhus, guided by the Tathāgata, accomplished and fully enlightened, the person to be tamed goes in eight directions.1248
Có sắc, thấy các sắc pháp; đó là phương thứ nhất.
“Possessed of material form, he sees forms: this is the first direction.
Không có tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc; đó là phương thứ hai.
Not perceiving forms internally, he sees forms externally: this is the second direction.
Nghĩ đến thanh tịnh, chú tâm trên ấy; đó là phương thứ ba.
He is resolved only upon the beautiful: this is the third direction.
Vượt qua một cách hoàn toàn các sắc tưởng, diệt trừ đối ngại tưởng, không tác ý sai biệt tưởng; và nghĩ rằng "Hư không là vô biên", chứng đạt và an trú Không vô biên xứ; đó là phương thứ tư.
With the complete surmounting of perceptions of form, with the disappearance of perceptions of sensory impact, with non-attention to perceptions of diversity, aware that ‘space is infinite,’ he enters upon and abides in the base of infinite space: this is the fourth direction.
Vượt qua một cách hoàn toàn Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng đạt và an trú Thức vô biên xứ; đó là phương thứ năm.
By completely surmounting the base of infinite space, aware that ‘consciousness is infinite,’ he enters upon and abides in the base of infinite consciousness: this is the fifth direction.
Vượt qua một cách hoàn toàn Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có gì cả", chứng đạt và an trú Vô sở hữu xứ; đó là phương thứ sáu.
By completely surmounting the base of infinite consciousness, aware that ‘there is nothing,’ he enters upon and abides in the base of nothingness: this is the sixth direction.
Vượt qua một cách hoàn toàn Vô sở hữu xứ; chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ; đó là phương thứ bảy.
By completely surmounting the base of nothingness, he enters upon and abides in the base of neither-perception-nor-non-perception: this is the seventh direction.
Vượt qua một cách hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng đạt và an trú Diệt thọ tưởng (định); đó là phương thứ tám.
By completely surmounting the base of neither-perception-nor-non-perception, he enters upon and abides in the cessation of perception and feeling: this is the eighth direction.
Này các Tỷ-kheo, một người đáng được điều phục do Như Lai, bậc A-La-Hán, Chánh Ðẳng Giác dắt dẫn, được chạy cùng khắp tám phương này.
“Bhikkhus, guided by the Tathāgata, accomplished and fully enlightened, the person to be tamed goes in these eight directions.
Khi được nói đến: "Trong các vị Huấn luyện sư, vị ấy được gọi là Vô thượng Ðiều ngự sư, điều phục hạng người đáng điều phục", chính do duyên này, được nói đến như vậy.
28. “So it was with reference to this that it was said: ‘Among the teachers of training it is he that is called the incomparable leader of persons to be tamed.’”
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




San sẻ yêu thương


Vào thiền


Người chết đi về đâu


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.86.38 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...


Copyright © Liên Phật Hội 2020 - United Buddhist Foundation - Rộng Mở Tâm Hồn
Hoan nghênh mọi hình thức góp sức phổ biến rộng rãi thông tin trên trang này, nhưng vui lòng ghi rõ xuất xứ và không tùy tiện thêm bớt.

Sách được đăng tải trên trang này là do chúng tôi giữ bản quyền hoặc được sự ủy nhiệm hợp pháp của người giữ bản quyền.
We are the copyright holder of all books published here or have the rights to publish them on behalf of the authors / translators.

Website này có sử dụng cookie để hiển thị nội dung phù hợp với từng người xem. Quý độc giả nên bật cookie (enable) để có thể xem được những nội dung tốt nhất.
Phiên bản cập nhật năm 2016, đã thử nghiệm hoạt động tốt trên nhiều trình duyệt và hệ điều hành khác nhau.
Để tận dụng tốt nhất mọi ưu điểm của website, chúng tôi khuyến nghị sử dụng Google Chrome - phiên bản mới nhất.


Rộng Mở Tâm Hồn Liên hệ thỉnh Kinh sách Phật học