Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Rājagaha (Vương Xá), tại Veluvana (Trúc Lâm), chỗ Kalandaka Nivapa. Rồi nam cư sĩ Visākha đến chỗ Tỷ-kheo-ni Dhammadinnā ở, sau khi đến, đảnh lễ Tỷ-kheo-ni Dhammadinnā rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, nam cư sĩ Visākha thưa với Tỷ-kheo ni Dhammadinnā:
[299] 1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrels’ Sanctuary. Then the lay follower Visākha went to the bhikkhunī Dhammadinnā,459 and after paying homage to her, he sat down at one side and asked her:
-- Thưa Ni sư, tự thân, tự thân, (Sakkaya), được gọi là như vậy. Thưa Ni sư, Thế Tôn gọi tự thân là như thế nào?
2. “Lady, ‘identity, identity’ is said. What is called identity by the Blessed One?”
-- Hiền giả Visākha, Thế Tôn gọi năm thủ uẩn là tự thân, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn và thức thủ uẩn. Hiền giả Visākha, năm thủ uẩn này, Thế Tôn gọi là tự thân.
“Friend Visākha, these five aggregates affected by clinging are called identity by the Blessed One; that is, the material form aggregate affected by clinging, the feeling aggregate affected by clinging, the perception aggregate affected by clinging, the formations aggregate affected by clinging, and the consciousness aggregate affected by clinging. These five aggregates affected by clinging are called identity by the Blessed One.”460
-- Lành thay, thưa Ni sư.
Nam cư sĩ Visākha hoan hỷ, tín thọ lời Tỷ-kheo-ni Dhammadinnā nói, rồi hỏi Tỷ-kheo-ni Dhammadinnā thêm một câu hỏi nữa:
Saying, “Good, lady,” the lay follower Visākha delighted and rejoiced in the bhikkhunī Dhammadinnā’s words. Then he asked her a further question:
-- Tự thân tập khởi, tự thân tập khởi, thưa Ni sư, được gọi là như vậy. Thưa Ni sư, Thế Tôn gọi tự thân tập khởi (Sakkaya samudaya) là như thế nào?
3. “Lady, ‘origin of identity, origin of identity’ is said. What is called the origin of identity by the Blessed One?”
-- Hiền giả Visākha, khát ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia, tức là dục ái, hữu ái và phi hữu ái. Hiền giả Visākha, khát ái này, Thế Tôn gọi là tự thân tập khởi.
“Friend Visākha, it is craving, which brings renewal of being, is accompanied by delight and lust, and delights in this and that; that is, craving for sensual pleasures, craving for being, and craving for non-being. This is called the origin of identity by the Blessed One.”
-- Tự thân diệt, tự thân diệt, thưa Ni sư, được gọi là như vậy. Thế Tôn gọi tự thân diệt là như thế nào?
4. “Lady, ‘cessation of identity, cessation of identity’ is said. What is called the cessation of identity by the Blessed One?”
-- Hiền giả Visākha, sự đoạn diệt, không tham đắm, không có dư tàn của khát ái ấy, sự xả ly, sự vất bỏ, sự giải thoát, sự vô chấp. Hiền giả Visākha, sự đoạn diệt này, Thế Tôn gọi là tự thân diệt.
“Friend Visākha, it is the remainderless fading away and ceasing, the giving up, relinquishing, letting go, and rejecting of that same craving. This is called the cessation of identity by the Blessed One.”
-- Thưa Ni sư, tự thân diệt đạo, tự thân diệt đạo, được gọi là như vậy. Thưa Ni sư, Thế Tôn gọi tự thân diệt đạo là như thế nào?
5. “Lady, ‘the way leading to the cessation of identity, the way leading to the cessation of identity’ is said. What is called the way leading to the cessation of identity by the Blessed One?”
-- Hiền giả Visākha, Con đường Thánh tám ngành này, Thế Tôn gọi là tự thân diệt đạo, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
“Friend Visākha, it is just this Noble Eightfold Path; that is, right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration.”
-- Thưa Ni sư, thủ này tức là năm thủ uẩn kia hay thủ này khác với năm thủ uẩn?
6. “Lady, is that clinging the same as these five aggregates affected by clinging, or is the clinging something apart from the five aggregates affected by clinging?”
-- Không phải, Hiền giả Visākha. Thủ này tức là năm thủ uẩn kia, thủ này không khác với năm thủ uẩn kia, Hiền giả Visākha, phàm có dục tham đối với năm thủ uẩn, tức là (chấp) thủ đối với chúng ở đây vậy.
“Friend Visākha, that clinging is neither the same as these five aggregates affected by clinging [300] nor is clinging something apart from the five aggregates affected by clinging. It is the desire and lust in regard to the five aggregates affected by clinging that is the clinging there.”461
(Thân kiến)
(IDENTITY VIEW)
-- Thưa Ni sư, thế nào là thân kiến?
7. “Lady, how does identity view come to be?”
-- Ở đây, Hiền giả Visākha, kẻ vô văn phàm phu không đến yết kiến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không đến yết kiến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân,
“Here, friend Visākha, an untaught ordinary person, who has no regard for noble ones and is unskilled and undisciplined in their Dhamma, who has no regard for true men and is unskilled and undisciplined in their Dhamma,
xem sắc là tự ngã hay xem tự ngã là có sắc, hay xem sắc là trong tự ngã hay xem tự ngã là trong sắc;
regards material form as self, or self as possessed of material form, or material form as in self, or self as in material form.
xem thọ là tự ngã, hay xem tự ngã là có thọ, hay xem thọ là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong thọ;
He regards feeling as self, or self as possessed of feeling, or feeling as in self, or self as in feeling.
xem tưởng là tự ngã, hay xem tự ngã là có tưởng, hay xem tưởng là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong tưởng;
He regards perception as self, or self as possessed of perception, or perception as in self, or self as in perception.
xem hành là tự ngã, xem tự ngã là có hành, hay xem hành là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong hành;
He regards formations as self, or self as possessed of formations, or formations as in self, or self as in formations.
xem thức là tự ngã, hay xem tự ngã là có thức, hay xem thức là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong thức.
He regards consciousness as self, or self as possessed of consciousness, or consciousness as in self, or self as in consciousness.
Như vậy, Hiền giả Visākha, là thân kiến.
That is how identity view comes to be.”462
-- Thưa Ni sư, thế nào là không phải thân kiến?
8. “Lady, how does identity view not come to be?”
-- Ở đây, Hiền giả Visākha, vị Ða văn Thánh đệ tử đến yết kiến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đến yết kiến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân,
“Here, friend Visākha, a well-taught noble disciple, who has regard for noble ones and is skilled and disciplined in their Dhamma, who has regard for true men and is skilled and disciplined in their Dhamma,
không xem sắc là tự ngã, không xem tự ngã là có sắc, không xem sắc là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong sắc;
does not regard material form as self, or self as possessed of material form, or material form as in self, or self as in material form.
không xem thọ là tự ngã, không xem tự ngã là có thọ, không xem thọ là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong thọ;
He does not regard feeling as self, or self as possessed of feeling, or feeling as in self, or self as in feeling.
không xem tưởng là tự ngã, không xem tự ngã là có tưởng, không xem tưởng là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong tưởng;
He does not regard perception as self, or self as possessed of perception, or perception as in self, or self as in perception.
không xem các hành là tự ngã, không xem tự ngã là có các hành, không xem các hành là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong các hành;
He does not regard formations as self, or self as possessed of formations, or formations as in self, or self as in formations.
không xem thức là tự ngã, không xem tự ngã là có thức, không xem thức là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong thức.
He does not regard consciousness as self, or self as possessed of consciousness, or consciousness as in self, or self as in consciousness.
Như vậy, Hiền giả Visākha, là không có thân kiến.
That is how identity view does not come to be.”
(Bát chánh đạo)
(THE NOBLE EIGHTFOLD PATH)
-- Thưa Ni sư, thế nào là Thánh đạo Tám ngành?
9. “Lady, what is the Noble Eightfold Path?”
-- Hiền giả Visākha, đây là Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
“Friend Visākha, it is just this Noble Eightfold Path; that is, right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration.”
-- Thưa Ni sư, Thánh đạo Tám ngành này là hữu vi hay vô vi?
10. “Lady, is the Noble Eightfold Path conditioned or unconditioned?”
-- Hiền giả Visākha, Thánh đạo Tám ngành này là hữu vi.
“Friend Visākha, the Noble Eightfold Path is [301] conditioned.”
-- Thưa Ni sư, ba uẩn được Thánh đạo Tám ngành thâu nhiếp hay Thánh đạo Tám ngành được ba uẩn thâu nhiếp?
11. “Lady, are the three aggregates included by the Noble Eightfold Path, or is the Noble Eightfold Path included by the three aggregates?”463
-- Hiền giả Visākha, ba uẩn không bị Thánh đạo Tám ngành thâu nhiếp; Hiền giả Visākha, Thánh đạo Tám ngành bị ba uẩn thâu nhiếp.
“The three aggregates are not included by the Noble Eightfold Path, friend Visākha, but the Noble Eightfold Path is included by the three aggregates.
Hiền giả Visākha, chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng, những pháp này được thâu nhiếp trong giới uẩn.
Right speech, right action, and right livelihood — these states are included in the aggregate of virtue.
Chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định, những pháp này được thâu nhiếp trong định uẩn.
Right effort, right mindfulness, and right concentration — these states are included in the aggregate of concentration.
Chánh tri kiến và chánh tư duy, những pháp này được thâu nhiếp trong tuệ uẩn
Right view and right intention — these states are included in the aggregate of wisdom.”
-- Thưa Ni sư thế nào là định, thế nào là định tướng, thế nào là định tư cụ, thế nào là định tu tập?
12. “Lady, what is concentration? What is the basis of concentration? What is the equipment of concentration? What is the development of concentration?”
-- Hiền giả Visākha, nhất tâm là định, Bốn Niệm Xứ là định tướng, Bốn Tinh cần là định tư cụ, sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là định tu tập ở đây vậy.
“Unification of mind, friend Visākha, is concentration; the four foundations of mindfulness are the basis of concentration; the four right kinds of striving are the equipment of concentration; the repetition, development, and cultivation of these same states is the development of concentration therein.”464
-- Thưa Ni sư, có bao nhiêu hành?
13. “Lady, how many formations are there?”
-- Hiền giả, có ba loại hành này: thân hành, khẩu hành, và tâm hành.
“There are these three formations, friend Visākha: the bodily formation, the verbal formation, and the mental formation.”
-- Thưa Ni sư, thế nào là thân hành, thế nào là khẩu hành, thế nào là tâm hành?
14. “But, lady, what is the bodily formation? What is the verbal formation? What is the mental formation?”
-- Thở vô, thở ra, Hiền giả Visākha, là thân hành, tầm tứ là khẩu hành, tưởng và thọ là tâm hành.
“In-breathing and out-breathing, friend Visākha, are the bodily formation; applied thought and sustained thought are the verbal formation; perception and feeling are the mental formation.”465
-- Thưa Ni sư, vì sao thở vô thở ra là thân hành, vì sao tầm tứ là khẩu hành, vì sao tưởng và thọ là tâm hành?
15. “But, lady, why are in-breathing and out-breathing the bodily formation? Why are applied thought and sustained thought the verbal formation? Why are perception and feeling the mental formation?”
-- Thở vô, thở ra, Hiền giả Visākha, thuộc về thân, những pháp này lệ thuộc với thân, nên thở vô thở ra thuộc về thân hành.
“Friend Visākha, in-breathing and out-breathing are bodily, these are states bound up with the body; that is why in-breathing and out-breathing are the bodily formation.
Hiền giả Visākha, trước phải tầm và tứ rồi sau mới phát lời nói, nên tầm tứ thuộc về khẩu hành.
First one applies thought and sustains thought, and subsequently one breaks out into speech; that is why applied thought and sustained thought are the verbal formation.
Tưởng và thọ và tâm sở, các pháp này lệ thuộc với tâm, nên tưởng và thọ thuộc về tâm hành.
Perception and feeling are mental, these are states bound up with the mind; that is why perception and feeling are the mental formation.”466
(Diệt định)
(THE ATTAINMENT OF CESSATION)
-- Thưa Ni sư, như thế nào là chứng nhập Diệt thọ tưởng định?
16. “Lady, how does the attainment of the cessation of perception and feeling come to be?”
-- Hiền giả Visākha, Tỷ-kheo chứng nhập Diệt thọ tưởng định, vị ấy không nghĩ rằng: "Tôi sẽ chứng nhập Diệt thọ tưởng định", hay "Tôi đang chứng nhập Diệt thọ tưởng định" hay "Tôi đã chứng nhập Diệt thọ tưởng định".
“Friend Visākha, when a bhikkhu is attaining the cessation of perception and feeling, it does not occur to him: ‘I shall attain the cessation of perception and feeling,’ or ‘I am attaining the cessation of perception and feeling,’ or ‘I have attained the cessation of perception and feeling’;
Vì rằng, tâm của vị này trước đã được tu tập như vậy nên đưa đến trạng thái như vậy.
but rather his mind has previously been developed in such a way that it leads him to that state.”467 [302]
-- Thưa Ni sư, Tỷ-kheo chứng nhập Diệt thọ tưởng định, những pháp gì diệt trước, thân hành, hay khẩu hành, hay tâm hành?
17. “Lady, when a bhikkhu is attaining the cessation of perception and feeling, which states cease first in him: the bodily formation, the verbal formation, or the mental formation?”
-- Hiền giả Visākha, vị Tỷ-kheo chứng nhập Diệt thọ tưởng định, khẩu hành diệt trước, rồi đến thân hành, rồi đến tâm hành.
“Friend Visākha, when a bhikkhu is attaining the cessation of perception and feeling, first the verbal formation ceases, then the bodily formation, then the mental formation.”468
-- Thưa Ni sư, làm thế nào xuất khởi Diệt thọ tưởng định?
18. “Lady, how does emergence from the attainment of the cessation of perception and feeling come to be?”
-- Hiền giả Visākha, vị Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, không có nghĩ rằng: "Tôi sẽ xuất khởi Diệt thọ tưởng định", hay "Tôi đang xuất khởi Diệt thọ tưởng định", hay "Tôi đã xuất khởi Diệt thọ tưởng định".
“Friend Visākha, when a bhikkhu is emerging from the attainment of the cessation of perception and feeling, it does not occur to him: ‘I shall emerge from the attainment of the cessation of perception and feeling,’ or ‘I am emerging from the attainment of the cessation of perception and feeling,’ or ‘I have emerged from the attainment of the cessation of perception and feeling’;
Vì rằng tâm của vị này trước đã tu tập như vậy nên đưa đến trạng thái như vậy.
but rather his mind has previously been developed in such a way that it leads him to that state.”469
-- Thưa Ni sư, Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, những pháp nào khởi lên trước, thân hành, hay khẩu hành hay tâm hành?
19. “Lady, when a bhikkhu is emerging from the attainment of the cessation of perception and feeling, which states arise first in him: the bodily formation, the verbal formation, or the mental formation?”
-- Hiền giả Visākha, Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, tâm hành khởi lên trước nhất, rồi đến thân hành, rồi đến khẩu hành.
“Friend Visākha, when a bhikkhu is emerging from the attainment of the cessation of perception and feeling, first the mental formation arises, then the bodily formation, then the verbal formation.”470
-- Thưa Ni sư, khi Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, vị ấy cảm giác những xúc nào?
20. “Lady, when a bhikkhu has emerged from the attainment of the cessation of perception and feeling, how many kinds of contact touch him?”
-- Hiền giả Visākha, khi Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, vị ấy cảm giác ba loại xúc: không xúc, vô tướng xúc, vô nguyện xúc.
“Friend Visākha, when a bhikkhu has emerged from the attainment of the cessation of perception and feeling, three kinds of contact touch him: voidness contact, signless contact, desireless contact.”471
-- Thưa Ni sư, khi Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, tâm của vị ấy thiên về gì, hướng về gì, khuynh hướng về gì?
21. “Lady, when a bhikkhu has emerged from the attainment of the cessation of perception and feeling, to what does his mind incline, to what does it lean, to what does it tend?”
-- Hiền giả Visākha, khi Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, tâm của vị ấy thiên về độc cư, hướng về độc cư, khuynh hướng về độc cư.
“Friend Visākha, when a bhikkhu has emerged from the attainment of the cessation of perception and feeling, his mind inclines to seclusion, leans to seclusion, tends to seclusion.”472
-- Thưa Ni sư, có bao nhiêu thọ?
22. “Lady, how many kinds of feeling are there?”
-- Hiền giả Visākha, có ba thọ này, lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ.
“Friend Visākha, there are three kinds of feeling: pleasant feeling, painful feeling, and neither-painful-nor-pleasant feeling.”
-- Thưa Ni sư, thế nào là lạc thọ, thế nào là khổ thọ, thế nào là bất khổ bất lạc thọ?
23. “But, lady, what is pleasant feeling? What is painful feeling? What is neither painful-nor-pleasant feeling?”
-- Hiền giả Visākha, cái gì được cảm thọ bởi thân hay tâm, một cách khoái lạc, khoái cảm, như vậy là lạc thọ.
“Friend Visākha, whatever is felt bodily or mentally as pleasant and soothing is pleasant feeling.
Hiền giả Visākha, cái gì được cảm thọ bởi thân hay tâm, một cách đau khổ, không khoái cảm, như vậy là khổ thọ.
Whatever is felt bodily or mentally as painful and hurting is painful feeling.
Hiền giả Visākha, cái gì được cảm thọ bởi thân hay tâm không khoái cảm, không khoái cảm như vậy là bất khổ bất lạc thọ.
Whatever is felt bodily or mentally as neither soothing nor hurting [303] is neither-painful-nor-pleasant feeling.”
-- Thưa Ni sư, đối với lạc thọ, cái gì lạc, cái gì khổ?
24. “Lady, what is pleasant and what is painful in regard to pleasant feeling?
Ðối với khổ thọ, cái gì khổ, cái gì lạc?
What is painful and what is pleasant in regard to painful feeling?
Ðối với bất khổ bất lạc thọ, cái gì lạc, cái gì khổ?
What is pleasant and what is painful in regard to neither-painful-nor-pleasant feeling?”
-- Hiền giả Visākha, đối với lạc thọ, cái gì trú là lạc, cái gì biến hoại là khổ. Ðối với khổ thọ, cái gì trú là khổ, cái gì biến hoại là lạc. Ðối với bất khổ bất lạc thọ, có trí là lạc, vô trí là khổ.
“Friend Visākha, pleasant feeling is pleasant when it persists and painful when it changes. Painful feeling is painful when it persists and pleasant when it changes. Neither-painful-nor-pleasant feeling is pleasant when there is knowledge [of it] and painful when there is no knowledge [of it].”
(Tùy miên)
(UNDERLYING TENDENCIES)
-- Thưa Ni sư, trong lạc thọ, có tùy miên gì tồn tại; trong khổ thọ, có tùy miên gì tồn tại; trong bất khổ bất lạc thọ, có tùy miên gì tồn tại?
25. “Lady, what underlying tendency underlies pleasant feeling? What underlying tendency underlies painful feeling? What underlying tendency underlies neither-painful-nor-pleasant feeling?”
-- Hiền giả Visākha, trong lạc thọ, tham tùy miên tồn tại; trong khổ thọ, sân tùy miên tồn tại; trong tất cả bất khổ bất lạc thọ, vô minh tùy miên tồn tại.
“Friend Visākha, the underlying tendency to lust underlies pleasant feeling. The underlying tendency to aversion underlies painful feeling. The underlying tendency to ignorance underlies neither-painful-nor-pleasant feeling.”473
-- Thưa Ni sư, có phải trong tất cả lạc thọ, tham tùy miên tồn tại; trong tất cả khổ thọ, sân tùy miên tồn tại; trong tất cả bất khổ bất lạc thọ, vô minh tùy miên tồn tại?
26. “Lady, does the underlying tendency to lust underlie all pleasant feeling? Does the underlying tendency to aversion underlie all painful feeling? Does the underlying tendency to ignorance underlie all neither-painful-nor-pleasant feeling?”
-- Hiền giả Visākha, không phải trong tất cả lạc thọ, tham tùy miên tồn tại; không phải trong tất cả khổ thọ, sân tùy miên tồn tại; không phải trong tất cả bất khổ bất lạc thọ, vô minh tùy miên tồn tại.
“Friend Visākha, the underlying tendency to lust does not underlie all pleasant feeling. The underlying tendency to aversion does not underlie all painful feeling. The underlying tendency to ignorance does not underlie all neither-painful-nor-pleasant feeling.”
-- Thưa Ni sư, trong lạc thọ, cái gì phải từ bỏ. Trong khổ thọ, cái gì phải từ bỏ. Trong bất khổ bất lạc thọ, cái gì phải từ bỏ?
27. “Lady, what should be abandoned in regard to pleasant feeling? What should be abandoned in regard to painful feeling? What should be abandoned in regard to neither-painful-nor-pleasant feeling?”
-- Hiền giả Visākha, trong lạc thọ, tham tùy miên phải từ bỏ. Trong khổ thọ, sân tùy miên phải từ bỏ. Trong bất khổ bất lạc thọ, vô minh tùy miên phải từ bỏ.
“Friend Visākha, the underlying tendency to lust should be abandoned in regard to pleasant feeling. The underlying tendency to aversion should be abandoned in regard to painful feeling. The underlying tendency to ignorance should be abandoned in regard to neither-painful-nor-pleasant feeling.”
-- Thưa Ni sư, có phải trong tất cả lạc thọ, tham tùy miên phải từ bỏ. Trong tất cả khổ thọ, sân tùy miên phải từ bỏ. Trong tất cả bất khổ bất lạc thọ, vô minh tùy miên phải từ bỏ?
28. “Lady, does the underlying tendency to lust have to be abandoned in regard to all pleasant feeling? Does the underlying tendency to aversion have to be abandoned in regard to all painful feeling? Does the underlying tendency to ignorance have to be abandoned in regard to all neither-painful-nor-pleasant feeling?”
-- Hiền giả Visākha, không phải trong tất cả lạc thọ, tham tùy miên phải từ bỏ; trong tất cả khổ thọ, sân tùy miên phải từ bỏ; trong tất cả bất khổ bất lạc thọ, vô minh tùy miên phải từ bỏ.
“Friend Visākha, the underlying tendency to lust does not have to be abandoned in regard to all pleasant feeling. The underlying tendency to aversion does not have to be abandoned in regard to all painful feeling. The underlying tendency to ignorance does not have to be abandoned in regard to all neither-painful-nor-pleasant feeling.
Ở đây, Hiền giả Visākha, vị Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm và tứ. Do vậy tham đã được từ bỏ, không còn tham tùy miên tồn tại ở đây.
“Here, friend Visākha, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters upon and abides in the first jhāna, which is accompanied by applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of seclusion. With that he abandons lust, and the underlying tendency to lust does not underlie that.474
Ở đây, Hiền giả Visākha, vị Tỷ-kheo suy tư như sau: "Chắc chắn ta sẽ chứng và an trú trong trú xứ mà nay các vị Thánh đang an trú". Vì muốn phát nguyện hướng đến các cảnh giải thoát vô thượng, do ước nguyện ấy, khởi lên ưu tư. Do vậy, sân được từ bỏ, không còn sân tùy miên tồn tại ở đây.
“Here a bhikkhu considers thus: ‘When shall I enter upon and abide in that base that the noble ones now enter upon and abide in?’ In one who thus generates a longing for the supreme liberations, [304] grief arises with that longing as condition. With that he abandons aversion, and the underlying tendency to aversion does not underlie that.475
Ở đây, Hiền giả Visākha, vị Tỷ-kheo xả lạc và xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Do vậy vô minh đã được từ bỏ, không còn vô minh tùy miên tồn tại ở đây.
“Here, with the abandoning of pleasure and pain, and with the previous disappearance of joy and grief, a bhikkhu enters upon and abides in the fourth jhāna, which has neither-pain-nor-pleasure and purity of mindfulness due to equanimity. With that he abandons ignorance, and the underlying tendency to ignorance does not underlie that.”476
-- Thưa Ni sư, lạc thọ lấy gì làm tương đương?
29. “Lady, what is the counterpart of pleasant feeling?”477
-- Hiền giả Visākha, lạc thọ lấy khổ thọ làm tương đương.
“Friend Visākha, painful feeling is the counterpart of pleasant feeling.”
-- Thưa Ni sư, khổ thọ lấy gì làm tương đương?
“What is the counterpart of painful feeling?”
-- Hiền giả Visākha, khổ thọ lấy lạc thọ làm tương đương.
“Pleasant feeling is the counterpart of painful feeling.”
-- Thưa Ni sư, bất khổ bất lạc thọ lấy gì làm tương đương?
“What is the counterpart of neither-painful-nor-pleasant feeling?”
-- Hiền giả Visākha, bất khổ bất lạc thọ lấy vô minh làm tương đương.
“Ignorance is the counterpart of neither-painful-nor pleasant feeling.”478
-- Thưa Ni sư, vô minh lấy gì làm tương đương?
“What is the counterpart of ignorance?”
-- Hiền giả Visākha, vô minh lấy minh làm tương đương.
“True knowledge is the counterpart of ignorance.”
-- Thưa Ni sư, minh lấy gì làm tương đương?
“What is the counterpart of true knowledge?”
-- Hiền giả Visākha, minh lấy giải thoát làm tương đương.
“Deliverance is the counterpart of true knowledge.”
-- Thưa Ni sư, giải thoát lấy gì làm tương đương?
“What is the counterpart of deliverance?”
-- Hiền giả Visākha, giải thoát lấy Niết-bàn làm tương đương?
“Nibbāna is the counterpart of deliverance.”
-- Thưa Ni sư, Niết-bàn lấy gì làm tương đương?
“Lady, what is the counterpart of Nibbāna?”
-- Hiền giả Visākha, câu hỏi đi quá xa, vượt ra ngoài giới hạn câu trả lời. Hiền giả Visākha, phạm hạnh là để thể nhập vào Niết-bàn, để vượt qua đến Niết-bàn, để đạt cứu cánh Niết-bàn.
“Friend Visākha, you have pushed this line of questioning too far; you were not able to grasp the limit to questions.479 For the holy life, friend Visākha, is grounded upon Nibbāna, culminates in Nibbāna, ends in Nibbāna.
Hiền giả Visākha, nếu Hiền giả muốn, hãy đến chỗ Thế Tôn ở, và hỏi ý nghĩa này. Và Thế Tôn trả lời cho Hiền giả như thế nào, hãy như vậy thọ trì.
If you wish, friend Visākha, go to the Blessed One and ask him about the meaning of this. As the Blessed One explains it to you, so you should remember it.”
Rồi nam cư sĩ Visākha hoan hỷ, tín thọ lời Tỷ-kheo-ni Dhammadinnā giảng, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Tỷ-kheo ni Dhammadinnā, thân bên phải hướng về phía Tỷ-kheo-ni rồi từ biệt, đi đến chỗ Thế Tôn ở.
30. Then the lay follower Visākha, having delighted and rejoiced in the bhikkhunī Dhammadinnā’s words, rose from his seat, and after paying homage to her, keeping her on his right, he went to the Blessed One.
Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, nam cư sĩ Visākha thuật lại cho Thế Tôn tất cả câu chuyện đàm đạo với Tỷ-kheo-ni Dhammadinnā. Khi nghe nói vậy, Thế Tôn nói với nam cư sĩ Visākha:
After paying homage to him, he sat down at one side and told the Blessed One his entire conversation with the bhikkhunī Dhammadinnā. When he finished speaking, the Blessed One told him:
-- Này Visākha, Tỷ-kheo-ni Dhammadinnā là bậc Hiền trí! Này Visākha, Tỷ-kheo-ni Dhammadinnā là bậc Ðại tuệ. Này Visākha, nếu Ông hỏi Ta ý nghĩa ấy, Ta cũng trả lời như Tỷ-kheo-ni Dhammadinnā đã trả lời. Ông đối với nghĩa này, hãy như vậy thọ trì.
31. “The bhikkhunī Dhammadinnā is wise, Visākha, the bhikkhunī Dhammadinnā has great wisdom. If you had asked me the meaning of this, I would have explained it to you [305] in the same way that the bhikkhunī Dhammadinnā has explained it. Such is its meaning, and so you should remember it.”480
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Nam cư sĩ Visākha hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
That is what the Blessed One said. The lay follower Visākha was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.