Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Nam truyền »» Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya) »» 1. Kinh Pháp Môn Căn Bản - 1. The Root of All Things »»

Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya) »» 1. Kinh Pháp Môn Căn Bản - 1. The Root of All Things

Donate

Mūlapariyāya sutta

Quay lại bản Việt dịch || Tải về bảng song ngữ

Xem đối chiếu:

Font chữ:
Nghe đọc phần này hoặc tải về.
Listen to this chapter or download.

1. Kinh Pháp Môn Căn Bản

1. The Root of All Things

Dịch từ Pāli sang Việt: Thích Minh Châu
Translated from Pāli to English: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú tại (tụ lạc) Ukkaṭṭhā, trong rừng Subhaga (rừng Hạnh phúc), dưới gốc cây Sa-la vương. Tại chỗ ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo!" - "Bạch Thế Tôn", những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói:
[1] 1. THUS HAVE I HEARD.1 On one occasion the Blessed One was living in Ukkaṭṭhā in the Subhaga Grove at the root of a royal sāla tree. There he addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.”2 — “Venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:
"Này các Tỷ-kheo. Ta sẽ giảng cho các Người "Pháp môn căn bản tất cả pháp". Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói". - "Thưa vâng, bạch Thế Tôn", những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
2. “Bhikkhus, I shall teach you a discourse on the root of all things.3 Listen and attend closely to what I shall say.” — “Yes, venerable sir,” the bhikkhus replied. The Blessed One said this:
(Phàm phu)
(THE ORDINARY PERSON)
-- Này các Tỷ-kheo, ở đây, có kẻ phàm phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, tưởng tri địa đại là địa đại. Vì tưởng tri địa đại là địa đại, người ấy nghĩ đến địa đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, người ấy nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri địa đại.
3. “Here, bhikkhus, an untaught ordinary person,4 who has no regard for noble ones and is unskilled and undisciplined in their Dhamma, who has no regard for true men and is unskilled and undisciplined in their Dhamma, perceives earth as earth.5 Having perceived earth as earth, he conceives [himself as] earth, he conceives [himself] in earth, he conceives [himself apart] from earth, he conceives earth to be ‘mine,’ he delights in earth.6 Why is that? Because he has not fully understood it, I say.7
Người ấy tưởng tri thủy đại là thủy đại. Vì tưởng tri thủy đại là thủy đại, người ấy nghĩ đến thủy đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với thủy đại, nghĩ đến (tự ngã) như là thủy đại, người ấy nghĩ: "Thủy đại là của ta" - dục hỷ thủy đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri thủy đại.
4. “He perceives water as water. Having perceived water as water, he conceives [himself as] water, he conceives [himself] in water, he conceives [himself apart] from water, he conceives water to be ‘mine,’ he delights in water. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
Người ấy tưởng tri hỏa đại là hỏa đại. Vì tưởng tri hỏa đại là hỏa đại, người ấy nghĩ đến hỏa đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với hỏa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là hỏa đại, người ấy nghĩ: "Hỏa đại là của ta"- dục hỷ hỏa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri hỏa đại.
5. “He perceives fire as fire. Having perceived fire as fire, he conceives [himself as] fire, he conceives [himself] in fire, he conceives [himself apart] from fire, he conceives fire to be ‘mine,’ he delights in fire. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
Người ấy tưởng tri phong đại là phong đại. Vì tưởng tri phong đại là phong đại, người ấy nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với phong đại, nghĩ đến (tự ngã) như là phong đại, người ấy nghĩ: "Phong đại là của ta"- dục hỷ phong đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri phong đại.
6. “He perceives air as air. Having perceived air as air, he conceives [himself as] air, he conceives [himself] in air, he conceives [himself apart] from air, he conceives air to be ‘mine,’ he delights in air. Why is that? Because he has not fully understood it, I say. [2]
Người ấy tưởng tri Sanh vật là Sanh vật...
7. “He perceives beings as beings.8 Having perceived beings as beings, he conceives beings, he conceives [himself] in beings, he conceives [himself apart] from beings, he conceives beings to be ‘mine,’ he delights in beings. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
Người ấy tưởng tri chư Thiên là chư Thiên...
8. “He perceives gods as gods.9 Having perceived gods as gods, he conceives gods, he conceives [himself] in gods, he conceives [himself apart] from gods, he conceives gods to be ‘mine,’ he delights in gods. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
Người ấy tưởng tri Sanh chủ là Sanh chủ...
9. “He perceives Pajāpati as Pajāpati.10 Having perceived Pajāpati as Pajāpati, he conceives Pajāpati, he conceives [himself] in Pajāpati, he conceives [himself apart] from Pajāpati, he conceives Pajāpati to be ‘mine,’ he delights in Pajāpati. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
Người ấy tưởng tri Phạm thiên là Phạm thiên...
10. “He perceives Brahmā as Brahmā.11 Having perceived Brahmā as Brahmā, he conceives Brahmā, he conceives [himself] in Brahmā, he conceives [himself apart] from Brahmā, he conceives Brahmā to be ‘mine,’ he delights in Brahmā. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
Người ấy tưởng tri Quang âm thiên là Quang âm thiên...
11. “He perceives the gods of Streaming Radiance as the gods of Streaming Radiance.12 Having perceived the gods of Streaming Radiance as the gods of Streaming Radiance, he conceives the gods of Streaming Radiance, he conceives [himself] in the gods of Streaming Radiance, he conceives [himself apart] from the gods of Streaming Radiance, he conceives the gods of Streaming Radiance to be ‘mine,’ he delights in the gods of Streaming Radiance. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
Người ấy tưởng tri Biến tịnh thiên là Biến tịnh thiên...
12. “He perceives the gods of Refulgent Glory as the gods of Refulgent Glory.13 Having perceived the gods of Refulgent Glory as the gods of Refulgent Glory, he conceives the gods of Refulgent Glory, he conceives [himself] in the gods of Refulgent Glory, he conceives [himself apart] from the gods of Refulgent Glory, he conceives the gods of Refulgent Glory to be ‘mine,’ he delights in the gods of Refulgent Glory. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
Người ấy tưởng tri Quảng quả thiên là Quảng quả thiên...
13. “He perceives the gods of Great Fruit as the gods of Great Fruit.14 Having perceived the gods of Great Fruit as the gods of Great Fruit, he conceives the gods of Great Fruit, he conceives [himself] in the gods of Great Fruit, he conceives [himself apart] from the gods of Great Fruit, he conceives the gods of Great Fruit to be ‘mine,’ he delights in the gods of Great Fruit. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
Người ấy tưởng tri Abhibhū (Thắng Giả) là Abhibhū...
14. “He perceives the Overlord as the Overlord.15 Having perceived the Overlord as the Overlord, he conceives the Overlord, he conceives [himself] in the Overlord, he conceives [himself apart] from the Overlord, he conceives the Overlord to be ‘mine,’ he delights in the Overlord. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
Người ấy tưởng tri Không vô biên xứ là Không vô biên xứ...
15. “He perceives the base of infinite space as the base of infinite space.16 Having perceived the base of infinite space as the base of infinite space, he conceives [himself as] the base of infinite space, he conceives [himself] in the base of infinite space, he conceives [himself apart] from the base of infinite space, he conceives the base of infinite space to be ‘mine,’ he delights in the base of infinite space. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
Người ấy tưởng tri Thức vô biên xứ là Thức vô biên xứ...
16. “He perceives the base of infinite consciousness as the base of infinite consciousness. Having perceived the base of infinite consciousness as the base of infinite consciousness, [3] he conceives [himself as] the base of infinite consciousness, he conceives [himself] in the base of infinite consciousness, he conceives [himself apart] from the base of infinite consciousness, he conceives the base of infinite consciousness to be ‘mine,’ he delights in the base of infinite consciousness. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
Người ấy tưởng tri Vô sở hữu xứ là Vô sở hữu xứ...
17. “He perceives the base of nothingness as the base of nothingness. Having perceived the base of nothingness as the base of nothingness, he conceives [himself as] the base of nothingness, he conceives [himself] in the base of nothingness, he conceives [himself apart] from the base of nothingness, he conceives the base of nothingness to be ‘mine,’ he delights in the base of nothingness. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
Người ấy tưởng tri Phi tưởng phi phi tưởng xứ là Phi tưởng phi phi tưởng xứ...
18. “He perceives the base of neither-perception-nor-non-perception as the base of neither-perception-nor-non-perception. Having perceived the base of neither-perception-nor-non-perception as the base of neither-perception-nor-non-perception, he conceives [himself as] the base of neither-perception-nor-non-perception, he conceives [himself] in the base of neither-perception-nor-non-perception, he conceives [himself apart] from the base of neither-perception-nor-non-perception, he conceives the base of neither-perception-nor-non-perception to be ‘mine,’ he delights in the base of neither-perception-nor-non-perception. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
Người ấy tưởng tri sở kiến là sở kiến...
19. “He perceives the seen as the seen.17 Having perceived the seen as the seen, he conceives [himself as] the seen, he conceives [himself] in the seen, he conceives [himself apart] from the seen, he conceives the seen to be ‘mine,’ he delights in the seen. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
Người ấy tưởng tri sở văn là sở văn...
20. “He perceives the heard as the heard. Having perceived the heard as the heard, he conceives [himself as] the heard, he conceives [himself] in the heard, he conceives [himself apart] from the heard, he conceives the heard to be ‘mine,’ he delights in the heard. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
Người ấy tưởng tri sở tư niệm là sở tư niệm...
21. “He perceives the sensed as the sensed. Having perceived the sensed as the sensed, he conceives [himself as] the sensed, he conceives [himself] in the sensed, he conceives [himself apart] from the sensed, he conceives the sensed to be ‘mine,’ he delights in the sensed. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
Người ấy tưởng tri sở tri là sở tri...
22. “He perceives the cognized as the cognized. Having perceived the cognized as the cognized, he conceives [himself as] the cognized, he conceives [himself] in the cognized, he conceives [himself apart] from the cognized, he conceives the cognized to be ‘mine,’ he delights in the cognized. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
Người ấy tưởng tri đồng nhất là đồng nhất...
23. “He perceives unity as unity.18 Having perceived unity as unity, he conceives [himself as] unity, he conceives [himself] in unity, he conceives [himself apart] from unity, he conceives unity to be ‘mine,’ he delights in unity. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
Người ấy tưởng tri sai biệt là sai biệt...
24. “He perceives diversity as diversity. Having perceived diversity as diversity, he conceives [himself as] diversity, he conceives [himself] in diversity, he conceives [himself apart] from diversity, he conceives diversity to be ‘mine,’ he delights in diversity. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
Người ấy tưởng tri tất cả là tất cả...
25. “He perceives all as all.19 Having perceived all as all, he conceives [himself as] all, [4] he conceives [himself] in all, he conceives [himself apart] from all, he conceives all to be ‘mine,’ he delights in all. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
Người ấy tưởng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì tưởng tri Niết-bàn là Niết-bàn, người ấy nghĩ đến Niết-bàn, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn. Nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, người ấy nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói: Người ấy không liễu tri Niết-bàn.
26. “He perceives Nibbāna as Nibbāna.20 Having perceived Nibbāna as Nibbāna, he conceives [himself as] Nibbāna, he conceives [himself] in Nibbāna, he conceives [himself apart] from Nibbāna, he conceives Nibbāna to be ‘mine,’ he delights in Nibbāna. Why is that? Because he has not fully understood it, I say.
(Vị hữu học)
(THE DISCIPLE IN HIGHER TRAINING)
Này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo, hữu học tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi khổ ách. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy đã không nghĩ đến địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) như là địa đại, đã không nghĩ: "Ðịa đại là của ta", - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri địa đại.
27. “Bhikkhus, a bhikkhu who is in higher training,21 whose mind has not yet reached the goal, and who is still aspiring to the supreme security from bondage, directly knows earth as earth.22 Having directly known earth as earth, he should not conceive [himself as] earth, he should not conceive [himself] in earth, he should not conceive [himself apart] from earth, he should not conceive earth to be ‘mine,’ he should not delight in earth. Why is that? Because he must fully understand it, I say.23
Vị ấy thắng tri thủy đại... hỏa đại... phong đại... Sanh vật... chư Thiên... Sanh chủ... Phạm thiên... Quang âm thiên... Biến tịnh thiên... Quảng quả thiên... Abhibhū (Thắng Giả)... Không vô biên xứ... Thức vô biên xứ... Vô sở hữu xứ... Phi tưởng phi phi tưởng xứ... sở kiến... sở văn... sở tư niệm... sở tri... đồng nhất... sai biệt... tất cả...
28–49. “He directly knows water as water… He directly knows all as all…
Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn; vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy đã không nghĩ đến Niết-bàn, đã không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, đã không nghĩ (tự ngã) như là Niết-bàn, đã không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri Niết-bàn.
50. “He directly knows Nibbāna as Nibbāna. Having directly known Nibbāna as Nibbāna, he should not conceive [himself as] Nibbāna, he should not conceive [himself] in Nibbāna, he should not conceive [himself apart] from Nibbāna, he should not conceive Nibbāna to be ‘mine,’ he should not delight in Nibbāna. Why is that? Because he must fully understand it, I say.
(Bậc A-la-hán - I)
(THE ARAHANT — I)
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy đã liễu tri địa đại.
51. “Bhikkhus, a bhikkhu who is an arahant with taints destroyed, who has lived the holy life, done what had to be done, laid down the burden, reached his own goal, destroyed the fetters of being, and is completely liberated through final knowledge,24 he too directly knows earth as earth. Having directly known earth as earth, he does not conceive [himself as] earth, he does not conceive [himself] in earth, he does not conceive [himself apart] from earth, he does not conceive earth to be ‘mine,’ he does not delight in earth. Why is that? Because he has fully understood it, I say.25
Vị ấy thắng tri thủy đại... hỏa đại... phong đại... sanh vật... chư Thiên... Sanh chủ... Phạm thiên... Quang âm thiên... Biến tịnh thiên... Quảng quả thiên... Abhibhū (Thắng Giả)... Không vô biên xứ... Thức vô biên xứ... Vô sở hữu xứ... Phi tưởng phi phi tưởng xứ... sở kiến... sở văn... sở tư niệm... sở tri... đồng nhất... sai biệt... tất cả... Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy đã liễu tri Niết-bàn".
52–74. “He too directly knows water as water… Nibbāna as Nibbāna… Why is that? Because he has fully understood it, I say.
(Bậc A-la-hán - II)
(THE ARAHANT — II)
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng trí địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có tham dục, nhờ tham dục đã được đoạn trừ.
75. “Bhikkhus, a bhikkhu who is an arahant… completely liberated through final knowledge, [5] he too directly knows earth as earth. Having directly known earth as earth, he does not conceive [himself as] earth, he does not conceive [himself] in earth, he does not conceive [himself apart] from earth, he does not conceive earth to be ‘mine,’ he does not delight in earth. Why is that? Because he is free from lust through the destruction of lust.26
Vị ấy thắng tri thủy đại... hỏa đại... Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có tham dục, nhờ tham dục đã được đoạn trừ.
76–98. “He too directly knows water as water… Nibbāna as Nibbāna… Why is that? Because he is free from lust through the destruction of lust.
(Bậc A-la-hán - III)
(THE ARAHANT — III)
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có sân hận, nhờ sân hận đã được đoạn trừ.
99. “Bhikkhus, a bhikkhu who is an arahant… completely liberated through final knowledge, he too directly knows earth as earth. Having directly known earth as earth, he does not conceive [himself as] earth, he does not conceive [himself] in earth, he does not conceive [himself apart] from earth, he does not conceive earth to be ‘mine,’ he does not delight in earth. Why is that? Because he is free from hate through the destruction of hate.
Vị ấy thắng tri thủy đại... hỏa đại... Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có sân hận, nhờ sân hận đã được đoạn trừ.
100–122. “He too directly knows water as water… Nibbāna as Nibbāna… Why is that? Because he is free from hate through the destruction of hate.
(Bậc A-la-hán - IV)
(THE ARAHANT — IV)
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng trí địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có si mê, nhờ si mê đã được đoạn trừ.
123. “Bhikkhus, a bhikkhu who is an arahant… completely liberated through final knowledge, he too directly knows earth as earth. Having directly known earth as earth, he does not conceive [himself as] earth, he does not conceive [himself] in earth, he does not conceive [himself apart] from earth, he does not conceive earth to be ‘mine,’ he does not delight in earth. Why is that? Because he is free from delusion through the destruction of delusion.
Vị ấy thắng tri thủy đại... hỏa đại... Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có si mê, nhờ si mê đã được đoạn trừ.
124–146. “He too directly knows water as water… Nibbāna as Nibbāna… Why is that? Because he is free from delusion through the destruction of delusion.
(Ðấng Như Lai - I)
(THE TATHĀGATA — I)
Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, Ngài không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vì Như Lai đã liễu tri địa đại.
147. “Bhikkhus, the Tathāgata,27 too, accomplished and fully enlightened, directly knows earth as earth. Having directly known earth as earth, he does not conceive [himself as] earth, he does not conceive [himself] in earth, he does not conceive [himself apart] from earth, he does not conceive earth to be ‘mine,’ he does not delight in earth. [6] Why is that? Because the Tathāgata has fully understood it to the end, I say.28
Như Lai thắng tri thủy đại... hỏa đại... Như Lai thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, Như Lai không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói vì Như Lai đã liễu tri Niết-bàn.
148–170. “He too directly knows water as water… Nibbāna as Nibbāna… Why is that? Because the Tathāgata has fully understood it to the end, I say.
(Ðấng Như Lai - II)
(THE TATHĀGATA — II)
Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, Như Lai không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì Như Lai biết rằng: "Dục hỷ là căn bản của đau khổ, từ hữu, sanh khởi lên, và già và chết đến với loài sinh vật". Do vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói vì Như Lai, với sự diệt trừ hoàn toàn các ái, sự ly tham, sự đoạn diệt, sự xả ly, sự từ bỏ hoàn toàn các ái, đã chơn chánh giác ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác.
171. “Bhikkhus, the Tathāgata, too, accomplished and fully enlightened, directly knows earth as earth. Having directly known earth as earth, he does not conceive [himself as] earth, he does not conceive [himself] in earth, he does not conceive [himself apart] from earth, he does not conceive earth to be ‘mine,’ he does not delight in earth. Why is that? Because he has understood that delight is the root of suffering, and that with being [as condition] there is birth, and that for whatever has come to be there is ageing and death.29 Therefore, bhikkhus, through the complete destruction, fading away, cessation, giving up, and relinquishing of cravings, the Tathāgata has awakened to supreme full enlightenment, I say.30
Như Lai thắng tri thủy đại... hỏa đại... Như Lai thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, Như Lai không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: "Niết-bàn là của Ta" -- không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì Như Lai biết rằng: "Dục hỷ là căn bản của đau khổ, từ hữu, sanh khởi lên, và già chết đến với loài sinh vật". Do vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói vì Như Lai, với sự diệt trừ hoàn toàn các ái, sự ly tham, sự đoạn diệt, sự xả ly, sự trừ bỏ hoàn toàn các ái, đã chơn chánh giác ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác."
172–194. “He too directly knows water as water… Nibbāna as Nibbāna… Why is that? Because he has understood that delight is the root of suffering, and that with being [as condition] there is birth, and that for whatever has come to be there is ageing and death. Therefore, bhikkhus, through the complete destruction, fading away, cessation, giving up, and relinquishing of cravings, the Tathāgata has awakened to supreme full enlightenment, I say.”
Như vậy, Thế Tôn thuyết giảng. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn. [*]
That is what the Blessed One said. But those bhikkhus did not delight in the Blessed One’s words.31
[*] Dựa theo các bản dịch Anh ngữ của Tỳ kheo Ñāṇamoli và Tỳ kheo Thanissaro, đoạn cuối nầy dịch là:
"Như vậy, Thế Tôn thuyết giảng. Các Tỷ-kheo ấy không hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn."
("That is what the Blessed One said. Displeased, the monks did not delight in the Blessed One's words." -- Bhikkhu Thanissaro
"That is what the Blessed One said. But those bhikkhus did not delight in the Blessed One's words." -- Bhikkhu Ñāṇamoli and Bhikkhu Bodhi)
Thật ra, trong bản dịch năm 1986, Hòa thượng Minh Châu có chú thích phần này ở cuối bài kinh (trang 19, Trung Bộ Kinh tập I, ấn bản 1986):
"... Các Tỷ kheo không có hoan hỷ khi nghe kinh này, các vị này ngu si và tự hào mình sáng suốt như đức Phật. Rồi đức Phật giảng Mūlapariyāyajātaka để làm cho các vị này hết kiêu mạn. Sau đức Phật giảng kinh Gotamakasutta (A. i. 276) và các vị này chứng quả A-la-hán..."
Xin xem thêm quyển "The Discourse on the Root of Existence", Bhikkhu Bodhi, Buddhist Publication Society, Sri Lanka, 1980.



_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 52.15.173.197 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...


Copyright © Liên Phật Hội 2020 - United Buddhist Foundation - Rộng Mở Tâm Hồn
Hoan nghênh mọi hình thức góp sức phổ biến rộng rãi thông tin trên trang này, nhưng vui lòng ghi rõ xuất xứ và không tùy tiện thêm bớt.

Sách được đăng tải trên trang này là do chúng tôi giữ bản quyền hoặc được sự ủy nhiệm hợp pháp của người giữ bản quyền.
We are the copyright holder of all books published here or have the rights to publish them on behalf of the authors / translators.

Website này có sử dụng cookie để hiển thị nội dung phù hợp với từng người xem. Quý độc giả nên bật cookie (enable) để có thể xem được những nội dung tốt nhất.
Phiên bản cập nhật năm 2016, đã thử nghiệm hoạt động tốt trên nhiều trình duyệt và hệ điều hành khác nhau.
Để tận dụng tốt nhất mọi ưu điểm của website, chúng tôi khuyến nghị sử dụng Google Chrome - phiên bản mới nhất.


Rộng Mở Tâm Hồn Liên hệ thỉnh Kinh sách Phật học