Như vầy tôi nghe.
1. Một thời Thế Tôn trú tại Campā (Chiêm-bà) trên bờ hồ Gaggarā (Già-già), cùng với đại chúng Tỷ kheo khoảng năm trăm vị. Rồi tôn giả Sāriputta bảo các vị Tỳ kheo: "Này các Hiền giả Tỷ kheo". "Thưa Hiền giả" các vị Tỷ kheo ấy đáp ứng tôn giả Sāriputta , tôn giả Sāriputta nói như sau:
[272] 1.1. THUS HAVE I HEARD.1133 Once the Lord was staying at Campā beside the Gaggarā lotus-pond, with a large company of some five hundred monks. Then the Venerable Sāriputta addressed the monks: ‘Friends, monks!’ ‘Friend!’ replied the monks. And the Venerable Sāriputta said:
Tôi nói Thập thượng pháp,
Pháp đưa đến Niết-bàn,
Diệt trừ mọi khổ đau,
Giải thoát mọi triền phược.
‘In growing groups from one to ten I’ll teach
Dhamma for the gaining of Nibbāna,
That you may make an end of suffering,
And be free from all the ties that bind.
2. Này các Hiền giả, một pháp có nhiều tác dụng, một pháp cần phải tu tập, một pháp cần phải biến tri, một pháp cần phải đoạn trừ, một pháp chịu phần tai hại, một pháp đưa đến thù thắng, một pháp rất khó thể nhập, một pháp cần được sanh khởi, một pháp cần được thắng tri, một pháp cần được tác chứng.
1.2. ‘There is friends, (1) one thing that greatly helps (bahukāro), (2) one thing to be developed (bhāvetabbo), (3) one thing to be thoroughly known (parin͂n͂eyyo), (4) one thing to be abandoned (paha͂tabbo), (5) one thing that conduces to diminution 1134 (ha͂na-bha͂giyo), (6) one thing that conduces to distinction (visesa-bha͂giyo), (7) one thing hard to penetrate (duppativijjho), (8) one thing to be made to arise (uppa͂detabbo), (9) one thing to be thoroughly learnt (abhin͂n͂eyyo), and (10) one thing to be realised (sacchikātabbo).
i) Thế nào là một pháp có nhiều tác dụng? Bất phóng dật đối với các thiện pháp. Ðó là một pháp có nhiều tác dụng.
(1) ‘Which one thing greatly helps? Tirelessness in wholesome states (appamādo kusalesu dhammesu).
ii) Thế nào là một pháp cần được tu tập? Niệm thân câu hữu với khả ý. Ðó là một pháp cần được tu tập.
(2) ‘Which one thing is to be developed? Mindfulness with regard to the body, accompanied by pleasure (kāya-gata sati sāta-sahagatā).
iii) Thế nào là một pháp cần phải biến tri? Xúc hữu lậu hữu thủ. Ðó là một pháp cần phải biến tri.
(3) ‘Which one thing is to be thoroughly known? Contact as a condition of the corruptions and of grasping1135 (phasso sāsavo upādāniyo). [273]
iv) Thế nào là một pháp cần phải đoạn trừ? Ngã mạn. Ðó là một pháp cần phải đoạn trừ.
(4) ‘Which one thing is to be abandoned? Ego-conceit (asmimāna) .1136
v) Thế nào là một pháp chịu phần tai hại? Bất chánh tác ý. Ðó là một pháp chịu phần tai hại.
(5) ‘Which one thing conduces to diminution? Unwise attention (ayoniso manasikāro).
vi) Thế nào là một pháp đưa đến thù thắng? Chơn chánh tác ý. Ðó là một pháp đưa đến thù thắng.
(6) ‘Which one things conduces to distinction? Wise attention (yoniso manasikāro).
vii) Thế nào là một pháp rất khó thể nhập? Vô gián tâm định. Ðó là một pháp rất khó thể nhập.
(7) ‘Which one thing is hard to penetrate? Uninterrupted mental concentration 1137 (ānantariko ceto-samādhi).
viii) Thế nào là một pháp cần được sanh khởi? Bất động trí. Ðó là một pháp cần được sanh khởi.
(8) ‘Which one thing is to be made to arise? Unshakeable knowledge (akuppaṁ n̄a͂ṇaṁ).
ix) Thế nào là một pháp cần được thắng tri? Tất cả loài hữu tình do ăn uống mà an trú. Ðó là một pháp cần được thắng tri.
(9) ‘Which one thing is to be thoroughly learnt? All beings are maintained by nutriment (as Sutta 33, verse 1.8 (1)).
x) Thế nào là một pháp cần được tác chứng? Bất động tâm giải thoát. Ðó là một pháp cần được tác chứng.
(10) ‘Which one thing is to be realised? Unshakeable deliverance of mind (akuppa͂ ceto-vimutti).
Như vậy, mười pháp này là thực, chân, như thị, không phải không như thị, không thể sai khác, được Như Lai giác ngộ, chánh đẳng chánh giác.
‘That makes ten things that are real and true, so and not otherwise, unerringly and perfectly realised by the Tathāgata.’
3. Có hai pháp có nhiều tác dụng, có hai pháp cần phải tu tập, có hai pháp cần phải biến tri, có hai pháp cần phải đoạn trừ, có hai pháp chịu phần tai hại, có hai pháp đưa đến thù thắng, hai pháp rất khó thể nhập, có hai pháp cần được sanh khởi, có hai pháp cần được thắng tri, có hai pháp cần được tác chứng.
1.3. ‘Two things greatly help, two things are to be developed ...((1) - (10) as above).
i) Thế nào là hai pháp có nhiều tác dụng? Niệm và tỉnh giác. Ðó là hai pháp có nhiều tác dụng.
(1) ‘Which two things greatly help? Mindfulness and clear awareness (as Sutta 33, verse 1.9 (18)).
ii) Thế nào là hai pháp cần phải tu tập? Chỉ và quán. Ðó là hai pháp cần phải tu tập.
(2) ‘Which two things are to be developed? Calm and insight (as Sutta 33, verse 1.9 (23)).
iii) Thế nào là hai pháp cần được biến tri? Danh và sắc. Ðó là hai pháp cần được biến tri.
(3) ‘Which two things are to be thoroughly known? Mind and body (as Sutta 33, verse 1.9 (1)). [274]
iv) Thế nào là hai pháp cần phải đoạn trừ? Vô minh và hữu ái. Ðó là hai pháp cần phải đoạn trừ.
(4) ‘Which two things are to be abandoned? Ignorance and craving for existence (as Sutta 33, verse 1.9 (2)).
v) Thế nào là hai pháp chịu phần tai hại? Ác ngôn và ác hữu. Ðó là hai pháp chịu phần tai hại.
(5) ‘Which two things conduce to diminution? Roughness and friendship with evil (as Sutta 33, verse 1.9 (6)).
vi) Thế nào là hai pháp hướng đến thù thắng? Thiện ngôn và thiện hữu. Ðó là hai pháp hướng đến thù thắng.
(6) ‘Which two things conduce to distinction? Gentleness and friendship with good (as Sutta 33, verse 1.9 (7)).
vii) Thế nào là hai pháp rất khó thể nhập? Nhơn và duyên làm ác nhiễm các loài hữu tình. Nhân và duyên làm thanh tịnh các loài hữu tình. Ðó là hai pháp rất khó thể nhập.
(7) ‘Which two things are hard to penetrate? That which is the root, the condition of the defilement of beings, and that which is the root, the condition of the purification of beings (yo ca hetu yo ca paccayo sattā̵̵̵naṁ saṁkilesāya, ...sattānaṁ visuddhiyā).
viii) Thế nào là hai pháp cần được sanh khởi? Tận trí và vô sanh trí. Ðó là hai pháp cần được sanh khởi.
(8) ‘Which two things are to be made to arise? Knowledge of the destruction [of the defilements] and of [their] non-recurrence (as Sutta 33, verse 1.9 (33)).
ix) Thế nào là hai pháp cần được thắng tri? Hai giới: hữu vi giới và vô vi giới. Ðó là hai pháp cần được thắng tri.
(9) ‘Which two things are to be thoroughly learnt? Two elements, the conditioned and the unconditioned1138 (sankhatā ca dhātu asankhatā ca dhātu).
x) Thế nào là hai pháp cần được tác chứng? Minh và giải thoát. Ðó là hai pháp cần được tác chứng.
(10) ‘Which two things are to be realised? Knowledge and liberation (as Sutta 33, verse 1.9 (32)).
Như vậy hai mươi pháp này là thực, chân, như thị, không phải không như thị, không thể sai khác, được Như Lai giác ngộ, chánh đẳng chánh giác.
‘That makes twenty things that are real and true, so and not otherwise, unerringly and perfectly realised by the Tathāgata.’
4. Có ba pháp có nhiều tác dụng, có ba pháp cần phải tu tập, có ba pháp cần phải biến tri, có ba pháp cần phải đoạn trừ, có ba pháp chịu phần tai hại, có ba pháp đưa đến thù thắng, có ba pháp rất khó thể nhập, có ba pháp cần được sanh khởi, có ba pháp cần được thắng tri, có ba pháp cần được tác chứng.
1.4. ‘Three things greatly help, three things are to be developed...
i) Thế nào là ba pháp có nhiều tác dụng? Giao thiệp với thiện nhân, nghe diệu pháp, hành trì pháp và tùy pháp. Ðó là ba pháp có nhiều tác dụng.
(1) ‘Which three things greatly help? Association with good people, hearing the true Dhamma, practice of the Dhamma in its entirety (as Sutta 33, verse 1.11 (13)).
ii) Thế nào là ba pháp cần phải tu tập? Ba định: Hữu tầm hữu tứ định, vô tầm hữu tứ định, vô tầm vô tứ định. Ðó là ba pháp cần phải tu tập.
(2) ‘Which three things are to be developed? Three kinds of concentration (as Sutta 33, verse 1.10 (50)). [275]
iii) Thế nào là ba pháp cần phải biến tri? Ba thọ: Lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Ðó là ba pháp cần phải biến tri.
(3) ‘Which three things are to be thoroughly known? Three feelings (as Sutta 33, verse 1.10 (26)).
iv) Thế nào là ba pháp cần phải đoạn trừ? Ba ái: Dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Ðó là ba pháp cần phải đoạn trừ.
(4) ‘Which three things are to be abandoned? Three kinds of craving (as Sutta 33, verse 1.10 (16)).
v) Thế nào là ba pháp chịu phần tai hại? Ba bất thiện căn: Tham bất thiện căn, sân bất thiện căn, si bất thiện căn. Ðó là ba pháp chịu phần tai hại.
(5) ‘Which three things conduce to diminution? Three unwholesome roots (as Sutta 33, verse 1.10 (1)).
vi) Thế nào là ba pháp đưa đến thù thắng? Ba thiện căn: Vô tham thiện căn, vô sân thiện căn, vô si thiện căn. Ðó là ba pháp đưa đến thù thắng.
(6) ‘Which three things conduce to distinction? Three wholesome roots (as Sutta 33, verse 1.10 (2)).
vii) Thế nào là ba pháp rất khó thể nhập? Ba xuất yếu giới: Xuất ly khỏi các dục vọng, tức là ly dục; xuất ly khỏi các sắc pháp, tức là vô sắc; phàm pháp gì hiện hữu, hữu vi, do duyên khởi, sự xuất ly khỏi pháp ấy tức là diệt. Ðó là ba pháp rất khó thể nhập.
(7) ‘Which three things are hard to penetrate? Three elements making for deliverance (nissāraṇīyā dhātuyo): (a) deliverance from sensuality (kāmā), that is, renunciation (nekkhammaṁ), (b) deliverance from material forms (rāpā),that is, the immaterial (āruppaṁ), (c) whatever has become, is compounded, is conditionally arisen — the deliverance from that is cessation (nirodho).
viii) Thế nào là ba pháp cần phải sanh khởi? Ba trí: Trí đối với quá khứ, trí đối với tương lai, trí đối với hiện tại. Ðó là ba pháp cần phải sanh khởi.
(8) ‘Which three things are to be made to arise? Three knowledges (ñāṇāni) of past, future, present.
ix) Thế nào là ba pháp cần được thắng tri? Ba giới: Dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Ðó là ba pháp cần được thắng tri.
(9) ‘Which three things are to be thoroughly learnt? Three elements (as Sutta 33, verse 1.10 (13)).
x) Thế nào là ba pháp cần được tác chứng? Ba minh: Túc mạng trí minh, Hữu tình sanh diệt trí minh, chư Lậu tận trí minh. Ðó là ba pháp cần được tác chứng.
(10) ‘Which three things are to be realised? Three knowledges (vijjā: as Sutta 33, verse 1.10(58)). [276]
Như vậy ba mươi pháp này là thực, chân, như thị, không phải không như thị, không thể sai khác, được Như Lai giác ngộ, chánh đẳng chánh giác.
‘That makes thirty things that are real and true, so and not otherwise, unerringly and perfectly realised by the Tathāgata.’
5. Có bốn pháp có nhiều tác dụng, có bốn pháp cần phải tu tập, có bốn pháp cần phải biến tri, có bốn pháp cần phải đoạn trừ, có bốn pháp chịu phần tai hại, có bốn pháp đưa đến thù thắng, có bốn pháp rất khó thể nhập, có bốn pháp cần được sanh khởi, có bốn pháp cần được thắng tri, có bốn pháp cần được tác chứng.
1.5. ‘Four things greatly help, four things are to be developed...
i) Thế nào là bốn pháp có nhiều tác dụng? Bốn bánh xe: Trú ở trung quốc, thân cận thắng nhân, chánh nguyện tự thân, tạo phước trong quá khứ. Ðó là bốn pháp có nhiều tác dụng.
(1) ‘Which four things greatly help? Four “wheels”1139 (cakkāni): (a) a favourable place of residence (paṭirūpa-desa-vāso), (b) association with good people (sappurisūpassayo), (c) perfect development of one’s personality (atta-sammā-paṇidhi), past meritorious actions (pubbe-kata-puññata).
ii) Thế nào là bốn pháp cần phải tu tập? Bốn niệm xứ. Này các Hiền giả, ở đây vị, Tỳ kheo quán thân trên thân, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm, để diệt trừ tham sân ở đời; quán thọ trên các cảm thọ... quán tâm trên các tâm... quán pháp trên các pháp, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm, để diệt trừ tham sân ở đời. Ðó là bốn pháp cần phải tu tập.
(2) ‘Which four things are to be developed? Four foundations of mindfulness (as Sutta 33, verse 1.11 (1)).
iii) Thế nào là bốn pháp cần phải biến tri? Bốn thực: Ðoàn thực loại cứng hay loại mềm, xúc thực là thứ hai, tư niệm thực là thứ ba, thức thực là thứ tư. Ðó là bốn pháp cần phải biến tri.
(3) ‘Which four things are to be thoroughly known? Four nutriments (as Sutta 33, verse 1.11 (17)).
iv) Thế nào là bốn pháp cần phải đoạn trừ? Bốn bộc lưu: Dục bộc lưu, hữu bộc lưu, kiến bộc lưu, vô minh bộc lưu. Ðó là bốn pháp cần phải đoạn trừ.
(4) ‘Which four things are to be abandoned? Four floods (as Sutta 33, verse 1.11(31)).
v) Thế nào là bốn pháp chịu phần tai hại? Bốn ách: Dục ách, hữu ách, kiến ách, vô minh ách. Ðó là bốn pháp chịu phần tai hại.
(5) ‘Which four things conduce to diminution? Four yokes (as Sutta 33, verse 1.11(32)).
vi) Thế nào là bốn pháp hướng đến thù thắng? Bốn ly ách: Ly dục ách, ly hữu ách, ly kiến ách, ly vô minh ách. Ðó là bốn pháp hướng đến thù thắng.
(6) ‘Which four things conduce to distinction? Four “unyokings” (as Sutta 33, verse 1.11(33)). [277]
vii) Thế nào là bốn pháp rất khó thể nhập? Bốn định: Xả phần định, chỉ phần định, thắng phần định, quyết trạch phần định. Ðó là bốn pháp rất khó thể nhập.
(7) ‘Which four things are hard to penetrate? Four concentrations: (a) conducing to decline (hāna-bhāgiyo), (b) conducing to stasis (ṭhiti-bhāgiyo), (c) conducive to distinction (visesabhāgiyo), (d) conducive to penetration (nibbedha-bhāgiyo).
viii) Thế nào là bốn pháp cần được sanh khởi? Bốn trí: Pháp trí, loại trí, tha tâm trí, thế tục trí. Ðó là bốn pháp cần được sanh khởi.
(8) ‘Which four things are to be made to arise? Four knowledges (as Sutta 33, verse 1.11 (11)).
ix) Thế nào là bốn pháp cần được thắng tri? Bốn Thánh đế: Khổ thánh đế, Khổ tập thánh đế, Khổ diệt thánh đế, Khổ diệt đạo thánh đế. Ðó là bốn pháp cần được thắng tri.
(9) ‘Which four things are to be thoroughly learnt? Four Noble Truths (as Sutta 33, verse 1.11 (12)).
x) Thế nào là bốn pháp cần được tác chứng? Bốn Sa-môn quả: Dự lưu quả, Nhất lai quả, Bất lai quả, A-la-hán quả. Ðó là bốn pháp cần được tác chứng.
(10) ‘Which four things are to be realised? Four fruits of the ascetic life (as Sutta 33, verse 1.11(15)).
Như vậy là bốn mươi pháp chân, thực, như thị, không phải không như thị, không phải sai khác, được Như Lai giác ngộ, chánh đẳng chánh giác.
‘That makes forty things that are real and true, so and not otherwise, unerringly and perfectly realised by the Tathāgata.
6. Có năm pháp có nhiều tác dụng, có năm pháp cần phải tu tập, có năm pháp cần phải biến tri, có năm pháp cần phải đoạn trừ, có năm pháp chịu phần tai hại, có năm pháp đưa đến thù thắng, có năm pháp rất khó thể nhập, có năm pháp cần được sanh khởi, có năm pháp cần được thắng tri, có năm pháp cần được tác chứng.
1.6. ‘Five things greatly help, five things are to be developed...
i) Thế nào là năm pháp có nhiều tác dụng? Năm cần chi. Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo có lòng tin, tin tưởng sự giác ngộ của Như Lai - "Ðây là Thế tôn, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Vị ấy thiểu bệnh, thiểu não, sự tiêu hóa được điều hòa, không lạnh quá, không nóng quá, trung bình hợp với sự tinh tấn. Vị ấy không lường đảo, dối gạt, nêu rõ tự mình như chơn đối với bậc Ðạo Sư, đối với các vị sáng suốt hay đối với các vị đồng phạm hạnh. Vị ấy sống siêng năng, tinh tấn, từ bỏ các ác pháp, thành tựu các thiện pháp, cương quyết, kiên trì, nỗ lực, không tránh né đối với các thiện pháp. Vị ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ hướng đến sự sanh diệt của các pháp, thành tựu Thánh quyết trạch, đưa đến sự đoạn diệt chơn chánh các khổ đau. Ðó là năm pháp có nhiều tác dụng.
(1) ‘Which five things greatly help? Five factors of endeavour (as Sutta 33, verse 2.1 (16)).
ii) Thế nào là năm pháp cần được tu tập? Năm chánh định chi: Hỷ biến mãn, lạc biến mãn, tâm biến mãn, quang biến mãn, quán sát tướng. Ðó là năm pháp cần được tu tập.
(2) ‘Which five things are to be developed? Fivefold perfect concentration:1140 (a) suffusion with delight (pīti), (b) suffusion with happiness (sukha), [278] (c) suffusion with will1141 (ceto), (d) suffusion with light1142 (āloka), (e) the “reviewing” sign1143 (paccavekkhaṇa-nimitta).
iii) Thế nào là năm pháp cần phải biến tri? Năm thủ uẩn: sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Ðó là năm pháp cần phải biến tri.
(3) ‘Which five things are to be thoroughly known? Five aggregates of grasping (as Sutta 33, verse 2.1 (2)).
iv) Thế nào là năm pháp cần phải đoạn trừ? Năm triền cái: Tham dục triền cái, sân triền cái, thụy miên hôn trầm triền cái, trạo cử hối quá triền cái, nghi triền cái. Ðó là năm pháp cần phải đoạn trừ.
(4) ‘Which five things are to be abandoned? Five hindrances (as Sutta 33, verse 2.1 (6)).
v) Thế nào là năm pháp chịu phần tai hại? Năm tâm hoang vu. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo nghi ngờ, do dự, không quyết đoán, không có thỏa mãn đối với vị Ðạo Sư. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào nghi ngờ, do dự, không quyết đoán, không có thỏa mãn đối với vị Ðạo Sư, vị Tỷ kheo ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn. Khi tâm của vị ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn, như vậy gọi là tâm hoang vu thứ nhất. Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo nghi ngờ ... đối với Pháp... đối với Tăng... đối với học Pháp... Lại nữa vị Tỷ kheo tức giận đối với các vị đồng phạm hạnh, không hoan hỷ, tâm dao động, trở thành hoang vu. Này các Hiền giả, khi một vị Tỷ kheo tức giận đối với các vị đồng phạm hạnh, không hoan hỷ, tâm dao động, trở thành hoang vu, vị Tỷ kheo ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn. Như vậy gọi là tâm hoang vu thứ năm.
(5) ‘Which five things conduce to diminution? Five mental blockages (as Sutta 33, verse 2.1 (19)).
Ðó là năm pháp chịu phần tai hại.
vi) Thế nào là năm pháp hướng đến thù thắng? Năm căn: Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Ðó là năm pháp hướng đến thù thắng.
(6) ‘Which five things conduce to distinction? Five faculties (as Sutta 33, verse 2.1 (23)).
vii) Thế nào là năm pháp rất khó thể nhập? Năm giới hướng đến giải thoát.
(7) ‘Which five things are hard to penetrate? Five elements making for deliverance (as Sutta 33, verse 2.1 (24)).
Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo, có tác ý đối với dục vọng, tâm không hướng nhập dục vọng, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi dục vọng. Khi vị này có tác ý đối với ly dục, tâm hướng nhập ly dục, tín lạc, an trú và bị chị phối bởi ly dục, tâm của vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ đối với các dục lạc. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên, các dục lạc, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với các dục vọng.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo có tác ý đối với sân hận, tâm không hướng nhập sân hận, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi sân hận. Khi vị này có tác ý đối với vô sân, tâm hướng nhập vô sân, có tín lạc, có an trú, có bị chi phối bởi vô sân, tâm vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ đối với vô sân. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên với sân, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với sân hận.
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo, có tác ý đối với hại tâm, tâm không hướng nhập hại tâm, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi hại tâm. Khi vị này có tác ý đối với ly hại tâm, tâm hướng nhập ly hại tâm, tín lạc, an trú, bị chi phối bởi ly hại tâm. Tâm vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ hại tâm. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên với hại tâm, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với hại tâm.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo, có tác ý đối với sắc, tâm không hướng nhập vào sắc, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi sắc. Khi vị này có tác ý đối với vô sắc, tâm hướng nhập vô sắc, tín lạc, an trú, bị chi phối bởi vô sắc. Tâm vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ đối với sắc. Và các lậu hoặc, các tổn hại, cái nhiệt não khởi lên do duyên với sắc, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với sắc.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo có tác ý đối với tự thân, tâm không hướng nhập tự thân, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi tự thân. Khi vị này có tác ý đối với thân diệt, tâm hướng nhập thân diệt, tín lạc, an trú, bị chi phối bởi thân diệt. Tâm vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ thân diệt. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên với tự thân, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với tự thân.
Ðó là năm pháp rất khó thể nhập.
viii) Thế nào là năm pháp cần được sanh khởi? Năm chánh định trí: "Ðây là định đưa đến hiện tại lạc và lạc quả tương lai", tự mình khởi trí như vậy. "Ðịnh này thuộc bậc Thánh, xuất thế", tự mình khởi trí như vậy. "Ðịnh này thuộc hàng hiền thiện thực hành", tự mình khởi trí như vậy. "Ðịnh này là thanh lương, thù thắng, hướng đến an tịnh, quy về nhất tâm, không cần nhắc bảo, không bị chống đối, không bị thất bại", tự mình khởi trí như vậy. "Tôi với chánh niệm nhập định này, và với chánh niệm xuất định này", tự mình khởi trí như vậy. Ðó là năm pháp cần được sanh khởi.
(8) ‘Which five things are to be made to arise? The fivefold knowledge of right concentration (pañcañāṇiko sammā samādhi): the knowledge that arises within one that: (a) “This concentration is both present happiness and productive of future resultant happiness” (āyatiñ ca sukha-vipāko), (b) “This concentration is Ariyan and free from worldliness” [2791 (nirdmiso),1144 (c) “This concentration is not practised by the unworthy” (akāpurisasevito), 1145 (d) “This concentration is calm and perfect, has attained tranquillisation, has attained unification, and is not instigated,1146 it cannot be denied1147 or prevented”, 1148 (e) “I myself attain this concentration with mindfulness, and emerge from it with mindfulness.”
ix) Thế nào là năm pháp cần được thắng tri? Năm giải thoát xứ. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo, khi nghe bậc Ðạo Sư, hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp. Này các Hiền giả, khi vị Tỷ kheo nghe bậc Ðạo Sư hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp, vị ấy, đối với pháp ấy, hiểu được nghĩa lý và hiểu cả văn cú. Nhờ hiểu được nghĩa lý và hiểu cả văn cú, khoan khoái sanh. Nhờ khoan khoái, hỷ sanh. Nhờ hỷ tâm, thân khinh an sanh. Nhờ thân khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tĩnh. Ðó là giải thoát xứ thứ nhất.
(9) ‘Which five things are to be thoroughly learnt? Five bases of deliverance (as Sutta 33, verse 2.1 (25)).
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo không nghe bậc Ðạo Sư hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp. Như vị ấy, theo điều đã nghe, theo điều đã học, thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác. Này các Hiền giả, khi vị Tỷ kheo theo điều đã nghe, theo điều đã học, thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác, vị ấy đối với pháp ấy, hiểu được nghĩa lý và hiểu được văn cú. Nhờ hiểu được nghĩa lý và hiểu được văn cú, khoan khoái sanh. Nhờ khoan khoái, hỷ sanh. Nhờ hỷ tâm, thân khinh an sanh. Nhờ thân khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tĩnh. Ðó là giải thoát xứ thứ hai.
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo, không được nghe bậc Ðạo Sư hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp, cũng không theo điều đã nghe, điều đã học, thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác. Vị ấy theo điều đã nghe, theo điều đã học, tụng đọc pháp một cách rõ ràng. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo, theo điều đã nghe, theo điều đã học, tụng đọc pháp một các rõ ràng, do vậy đối với pháp ấy, hiểu được nghĩa lý và hiểu được văn cú, thân khinh an sanh. Nhờ thân khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tĩnh. Ðó là giải thoát xứ thứ ba.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo, không nghe bậc Ðạo sư hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính thuyết pháp, cũng không theo điều đã nghe, điều đã học, thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác, cũng không theo điều đã nghe, điều đã học, tụng đọc pháp một cách rõ ràng. Vị ấy, theo điều đã nghe, theo điều đã học, dùng tâm tầm cầu, suy tư, quán sát pháp ấp. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo, theo điều đã nghe, theo điều đã học, dùng tâm tầm cầu, suy tư, quán sát pháp ấy. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo, theo điều đã nghe, theo điều đã học, dùng tâm tầm cầu, suy tư, quán sát pháp ấy nên đối với pháp ấy hiểu được nghĩa lý, hiểu được văn cú. Nhờ hiểu được nghĩa lý, hiểu được văn cú, khoan khoái sanh. Nhờ khoan khoái sanh, hỷ tâm sanh. Nhờ hỷ tâm, thân khinh an sanh. Nhờ khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tĩnh. Ðó là giải thoát xứ thứ tư.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo, không nghe bậc Ðạo Sư hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp, cũng không theo điều đã nghe, theo điều đã học, thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác, cũng không theo điều đã nghe, theo điều đã học dùng tâm tầm cầu, suy tư, quán sát pháp ấy, vị Tỷ kheo đã khéo nắm giữ một định tướng nào, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thể nhập nhờ trí tuệ. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nắm giữ một định tướng nào, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thể nhập nhờ trí tuệ. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo tùy theo khéo nắm giữ một định tướng nào, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thể nhập nhờ trí tuệ, nên đối với pháp ấy, hiểu được nghĩa lý, hiểu được văn cú. Nhờ hiểu được nghĩa lý, hiểu được văn cú, nên khoan khoái sanh. Nhờ khoan khoái sanh, hỷ tâm sanh. Nhờ hỷ tâm, thân khinh an sanh. Nhờ thân khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tĩnh. Ðó là giải thoát xứ thứ năm.
Ðó là năm pháp cần được thắng tri.
x) Thế nào là năm pháp cần được tác chứng? Năm pháp uẩn: Giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn. Ðó là năm pháp cần được tác chứng.
(10) ‘Which five things are to be realised? Five branches of Dhamma (as Sutta 33, verse 1.11 (25)) plus knowledge and vision of liberation (vimutti-nana-dassana-kkhandho).
Như vậy năm mươi pháp này là thực, chân, như thị, không phải không như thị, không thể sai khác, được Như Lai giác ngộ, chánh đẳng chánh giác.
‘That makes fifty things that are real and true, and not otherwise, unerringly and perfectly realised by the Tathgāta.’
7. Có sáu pháp có nhiều tác dụng, có sáu pháp cần phải tu tập, có sáu pháp cần phải biến tri, có sáu pháp cần phải đoạn trừ, có sáu pháp chịu phần tai hại, có sáu pháp đưa đến thù thắng, có sáu pháp rất khó thể nhập, có sáu pháp cần được sanh khởi, có sáu pháp cần được thắng tri, có sáu pháp cần được tác chứng.
1.7. ‘Six things greatly help, six things are to be developed...
i) Thế nào là sáu pháp có nhiều tác dụng? Sáu hòa kính pháp. Này các Hiền giả, ở đây khi vị Tỷ kheo thành tựu từ thân nghiệp, trước mặt hay sau lưng đối với các vị đồng phạm hạnh, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.
(1) ‘Which six things greatly help? Six things to be remembered (as Sutta 33, verse 2.2 (14)). [280]
Này các Hiền giả, lại nữa khi vị Tỷ kheo thành tựu từ khẩu nghiệp, trước mặt hay sau lưng đối với các vị đồng phạm hạnh, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.
Này các Hiền giả, lại nữa khi vị Tỷ kheo thành tựu từ ý nghiệp trước mặt hay sau lưng, đối với các vị đồng phạm hạnh, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo, đối với các đồ vật được cúng dường một cách hợp pháp cho đến đồ vật nhận trong bình bát, đều đem chia đồng đều giữa các vị Tỷ kheo có giới hạnh, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo, khi những giới luật của vị này không bị phá hoại, không vi phạm, được kiên trì tuân hành, không có tỳ vết, làm con người được giải thoát, được người trí tán thán, không uế tạp, hướng đến thiền định, vị Tỷ kheo ấy giữ giới hạnh Sa môn như vậy, sống trước mặt hay sau lưng với các vị đồng phạm hạnh như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo sống đời sống được Chánh kiến hướng dẫn, chơn chánh, đoạn diệt khổ đau, vị ấy sống thành tựu với Chánh kiến như vậy, sống với các vị đồng phạm hạnh, trước mặt hay sau lưng, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, trong tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.
Ðó là sáu pháp có nhiều tác dụng.
ii) Thế nào là sáu pháp cần phải tu tập? Sáu tùy niệm xứ: Phật tùy niệm, Pháp tùy niệm, Tăng tùy niệm, Giới tùy niệm, Thí tùy niệm, Thiên tùy niệm. Ðó là sáu pháp cần phải tu tập.
(2) ‘Which six things are to be developed? Six subjects of recollection (as Sutta 33, verse 2.2 (19)).
iii) Thế nào là sáu pháp cần phải biến tri? Sáu nội xứ: Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Ðó là sáu pháp cần phải biến tri.
(3) ‘Which six things are to be thoroughly known? Six internal sense-spheres (as Sutta 33, verse 2.2 (1)).
iv) Thế nào là sáu pháp cần phải đoạn trừ? Sáu ái thân: Sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái. Ðó là sáu pháp cần phải đoạn trừ.
(4) ‘Which six things are to be abandoned? Six groups of craving (as Sutta 33, verse 2.2 (8)).
v) Thế nào là sáu pháp chịu phần tai hại? Sáu bất cung kính pháp. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo sống không cung kính, chống đối bậc Ðạo Sư, chống đối với Pháp... chống đối với Tăng... chống đối với học pháp... chống đối với bất phóng dật... Sống không cung kính, chống đối sự tiếp đón niềm nở. Ðó là sáu pháp chịu phần tai hại.
(5) ‘Which six things conduce to diminution? Six kinds of disrespect (as Sutta 33, verse 2.2 (9)).
vi) Thế nào là sáu pháp hướng đến thù thắng? Sáu cung kính pháp. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo cung kính, không chống đối bậc Ðạo sư... không chống đối với Pháp... không chống đối với Tăng... không chống đối với học pháp... không chống đối với bất phóng dật... cung kính, không chống đối sự tiếp đón niềm nở. Ðó là sáu pháp hướng đến thù thắng.
(6) ‘Which six things conduce to distinction? Six kinds of respect (as Sutta 33, verse 2.2 (10)).
vii) Thế nào là sáu pháp rất khó thể nhập? Sáu xuất ly giới. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo nói như sau: "Ta đã tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy sân tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Ðại đức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy, trường hợp không phải như vậy. Ai tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, mà sân tâm vẫn ngự trị, an trú, sự kiện không thể xảy ra như vậy. Này các Hiền giả, từ tâm giải thoát có khả năng giải thoát sân tâm.
(7) ‘Which six things are hard to penetrate? Six elements making for deliverance (as Sutta 33, verse 2.2 (y)). [281]
Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo nói như sau: "Ta đã tu tập bi tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy hại tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Ðại đức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập bi tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, mà hại tâm vẫn ngự trị an trú, sự kiện không xảy ra như vậy. Này các Hiền giả, bi tâm giải thoát có khả năng giải thoát hại tâm.
Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo nói như sau: "Ta đã tu tập hỷ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy bất lạc tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Ðại đức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập hỷ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, bất lạc tâm vẫn ngự trị an trú, sự kiện không xảy ra như vậy. Này các Hiền giả, hỷ tâm giải thoát có khả năng giải thoát bất lạc tâm.
Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo nói như sau: "Ta đã tu tập xả tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy tham tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Ðại Ðức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập xả tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần mà tham tâm vẫn ngự trị an trú, sự kiện không xảy ra như vậy. Này các Hiền giả, xả tâm giải thoát, có khả năng giải thoát tham tâm.
Này các Hiền giả, lại nữa ở đây vị Tỷ kheo nói như sau: "Ta đã tu tập vô tướng tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy thức của tôi vẫn chạy theo các tướng". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Ðại Ðức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy không tốt. Thế Tôn không nói như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập vô tướng tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, mà thức vẫn chạy theo các tướng, sự kiện không xảy ra như vậy. Nếu tu tập vô tướng tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, mà thức vẫn chạy theo các tướng, sự kiện không xảy ra như vậy. Này các Hiền giả, vô tướng tâm giải thoát có khả năng giải thoát tất cả tướng.
Này các Hiền giả, lại nữa, ở đây vị Tỷ kheo nói như sau: "Quan điểm "tôi có mặt" bị tôi từ khước. Quan điểm "tôi là cái này" không được tôi chấp nhận. Tuy vậy mũi tên nghi ngờ do dự vẫn ám ảnh an trú nơi tôi". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Ðại Ðức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy không tốt. Thế Tôn không nói như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. "Quan điểm "tôi có mặt" bị tôi từ khước. Quan điểm "tôi là cái này" không được tôi chấp thuận. Tuy vậy nghi ngờ, do dự vẫn ám ảnh, an trú nơi tôi". Sự kiện không xảy ra như vậy. Này Hiền giả, chính nhờ khước từ sự ngạo mạn "tôi có mặt", mà mũi tên do dự nghi ngờ được giải thoát.
Ðó là sáu pháp rất khó thể nhập.
viii) Thế nào là sáu pháp cần phải sanh khởi? Sáu hằng trú pháp. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo mắt thấy sắc không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm tỉnh giác; tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức pháp không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác. Ðó là sáu pháp cần được sanh khởi.
(8) ‘Which six things are to be made to arise? Six stable states (as Sutta 33, verse 2.2 (20)).
ix) Thế nào là sáu pháp cần được thắng tri? Sáu vô thượng chi: Kiến vô thượng, văn vô thượng, lợi đắc vô thượng, giới vô thượng, hành vô thượng, ức niệm vô thượng. Ðó là sáu pháp cần được thắng tri.
(9) ‘Which six things are to be thoroughly known? Six unsurpassed things (as Sutta 33, verse 2.2 (18)).
x) Thế nào là sáu pháp cần được tác chứng? Sáu thắng trí. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo chứng được
(10) ‘Which six things are to be realised? Six super-knowledges (abhiññā): Here, a monk applies and bends his mind to, and enjoys, different supernormal powers (iddhī):
thần túc sai biệt... với thân có thể đến Phạm thiên giới;
(a) Being one, he becomes many (as Sutta 2, verse 87);
với thiên nhĩ thanh tịnh vượt khỏi loài Người, nghe được hai loại tiếng, chư Thiên và loài Người, xa và gần;
(b) with the divine ear he hears sounds both divine and human (as Sutta 2, verse 89);
với tâm của mình có thể biết tâm của các loài hữu tình khác, của các loài người khác, như tâm có tham... tâm không giải thoát, biết tâm không giải thoát; nhớ đến rất nhiều các đời trước, như một đời, hai đời...
(c) he knows and distinguishes the minds of other beings (as Sutta 2, verse 91);
nhớ đến các đời trước với các chi tiết và các hình thức;
(d) he remembers past existences (as Sutta 2, verse 93);
với thiên nhãn thanh tịnh vượt quá loài Người... biết được cái loài hữu tình tùy theo nghiệp của mình;
(e) with the divine eye... he sees beings passing away and arising (as Sutta 2, verse 95);
với sự diệt trừ các lậu hoặc;
(f) he abides,
sau khi tự tri, tự chứng ngay trong đời hiện tại; đạt đến và an trú vô lậu Tâm giải thoát, Tuệ giải thoát. Ðó là sáu pháp cần được tác chứng.
in this life, by his own super-knowledge and realisation, in the attainment of the corruptionless liberation of heart and liberation through wisdom.
Như vậy sáu mươi pháp này là chân, thực, như thị, không phải không như thị, không có sai khác, được Như Lai giác ngộ, chánh đẳng chánh giác.
‘That makes sixty things that are real and true, so and not otherwise, unerringly and perfectly realised by the Tathāgata.’
8. Có bảy pháp có nhiều tác dụng, có bảy pháp cần phải tu tập, có bảy pháp cần phải biến tri, có bảy pháp cần phải đoạn trừ, có bảy pháp chịu phần tai hại, có bảy pháp đưa đến thù thắng, có bảy pháp rất khó thể nhập, có bảy pháp cần được sanh khởi, có bảy pháp cần được thắng tri, có bảy pháp cần được tác chứng.
1.8. ‘Seven things help greatly, seven things are to be developed ...
i) Thế nào là bảy pháp, có nhiều tác dụng? Bảy tài sản: Tín tài, giới tài, tàm tài, quí tài, văn tài, thí tài, tuệ tài. Ðó là bảy pháp có nhiều tác dụng.
(1) ‘Which seven things greatly help? Seven treasures (as Sutta 33, verse 2.3 (1)).
ii) Thế nào là bảy pháp cần tu tập? Bảy giác chi: Niệm Giác chi, Trạch pháp Giác chi, Tinh tấn Giác chi, Hỷ Giác chi, Khinh an Giác chi, Ðịnh Giác chi, Xả Giác chi. Ðó là bảy pháp cần phải tu tập.
(2) ‘Which seven things are to be developed? Seven factors of enlightenment (as Sutta 33, verse 2.3 (2)).
iii) Thế nào là bảy pháp cần phải biến tri? Bảy thức trú. Này các Hiền giả, có các loại hữu tình, thân sai biệt và tưởng sai biệt, như loài Người, một số chư Thiên và một số thuộc đọa xứ. Ðó là loại thức trú thứ nhất. Này các Hiền giả, có những loài hữu tình thân sai biệt nhưng tưởng đồng loại, như các vị Phạm Chúng thiên vừa mới sanh lần đầu tiên (hay do tu sơ thiền). Ðó là loại thức trú thứ hai. Này các Hiền giả, có những loại hữu tình, thân đồng loại, nhưng tưởng sai biệt, như chư Quang Âm thiên. Ðó là loại thức trú thứ ba. Này các Hiền giả, có những loại hữu tình thân đồng loại và tưởng đồng loại, như chư Thiên Biến Tịnh thiên. Ðó là loại thức trú thứ tư. Này các Hiền giả, có những loại hữu tình, vượt khỏi mọi tưởng về sắc, điều phục mọi tưởng về sân, không tác ý đến các tưởng sai biệt, chứng Không vô biên xứ: "Hư không là vô biên". Ðó là loại thức trú thứ năm. Này các Hiền giả, có những loại hữu tình, vượt khỏi hoàn toàn hư không vô biên xứ, chứng thức vô biên xứ: "Thức là vô biên". Ðó là loại thức trú thứ sáu. Này các Hiền giả có những loại hữu tình vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, chứng Vô sở hữu xứ: "Không có vật gì cả". Ðó là loại thức trú thứ bảy.
(3) ‘Which seven things are to be thoroughly known? Seven stations of consciousness (as Sutta 33, verse 2.3 (10)).
Ðó là bảy pháp cần được biến tri.
iv) Thế nào là bảy pháp cần được đoạn trừ? Bảy tùy miên: Tham dục tùy miên, sân tùy miên, kiến tùy miên, nghi tùy miên, mạn tùy miên, hữu tham tùy miên, vô minh tùy miên. Ðó là bảy pháp cần phải đoạn trừ.
(4) ‘Which seven things are to be abandoned? Seven latent proclivities (as Sutta 33, verse 2.3 (12)).
v) Thế nào là bảy pháp chịu phần tai hại? Bảy phi diệu pháp. Này các Hiền giả, ở đây, có vị Tỷ kheo bất tín, vô tàm, vô quý, thiểu văn, giải đãi, thất niệm, ác tuệ. Như vậy là bảy pháp chịu phần tai hại.
(5) ‘Which seven things conduce to diminution? Seven wrong practices (as Sutta 33, verse 2.3 (4)).
vi) Thế nào là bảy pháp hướng đến thù thắng? Bảy diệu pháp. Này các Hiền giả, ở đây, có vị Tỷ kheo có lòng tin, có tàm, có quý, đa văn, tinh cần, niệm hiện tiền, có trí tuệ. Như vậy là bảy pháp hướng đến thù thắng.
(6) ‘Which seven things conduce to distinction? Seven right practices (as Sutta 33, verse 2.3 (5)). [283]
vii) Thế nào là bảy pháp rất khó thể nhập? Bảy thượng nhân pháp. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo tri pháp, tri nghĩa, tri ngã, tri lượng, tri thời, tri chúng và tri nhân. Như vậy là bảy pháp rất khó thể nhập.
(7) ‘Which seven things are hard to penetrate? Seven qualities of the true man (as Sutta 33, verse 2.3 (6)).
viii) Thế nào là bảy pháp cần phải sanh khởi? Bảy tướng: Vô thường tưởng, vô ngã tưởng, bất tịnh tưởng, quá hoạn tưởng, đoạn trừ tưởng, ly tham tưởng, diệt tưởng. Như vậy là bảy pháp cần phải sanh khởi.
(8) ‘Which seven things are to be made to arise? Seven perceptions (as Sutta 33, verse 23 (8)).
ix) Thế nào là bảy pháp cần phải thắng tri? Bảy thù diệu sự. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo tha thiết hành trì học pháp và khát vọng hành trì học pháp trong tương lai; tha thiết quán pháp và khát vọng quán pháp trong tương lai; tha thiết điều phục các dục vọng và khát vọng điều phục các dục vọng trong tương lai; tha thiết sống an tịnh và khát vọng sống an tịnh trong tương lai; tha thiết sống tinh tấn và khát vọng sống tinh tấn trong tương lai; tha thiết quán sát tự niệm và khát vọng quán sát tự niệm trong tương lai; tha thiết với kiến giải và khát vọng hiểu biết sở kiến trong tương lai.
(9) ‘Which seven things are to be thoroughly learnt? Seven grounds for commendation (as Sutta 33, verse 2.3 (7)).
Như vậy là bảy pháp cần phải thắng tri.
x) Thế nào là bảy pháp cần được tác chứng? Bảy lậu tận lực. Này các Hiền giả, ở đây, vị lậu tận Tỷ kheo, chánh quán như chân tánh vô thường của tất cả pháp hữu vi với chánh tuệ.
(10) ‘Which seven things are to be learnt? Seven powers of an Arahant1149 (khīnāsava-balāni). Here, for a monk who has destroyed the corruptions,
Này các Hiền giả, vị Lậu tận, Tỷ kheo chánh quán như chân với chánh tuệ tánh vô thường của tất cả pháp hữu vi, chánh quán ấy là sức mạnh của vị Lậu tận Tỷ kheo ấy. Nhờ sức mạnh ấy, vị Lậu tận Tỷ kheo biết được sự diệt tận các lậu hoặc: "Các lậu hoặc của ta đã được diệt tận".
(a) the impermanence of all compounded things is well seen, as it really is, by perfect insight. This is one way whereby he recognises that for him the corruptions are destroyed;
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Lậu tận Tỷ kheo, chánh quán như chân với chánh tuệ các dục vọng như lửa than hừng... "Các lậu hoặc của ta đã được diệt tận".
(b) ... sense-desires are well seen as being like a pit of glowing embers...;
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Lậu tận Tỷ kheo tâm hướng xuất ly, tâm thiên xuất ly, tâm nặng về xuất ly, tâm lấy xuất ly làm mục đích, tâm hoan hỷ ly dục, đoạn trừ hoàn toàn mọi lậu hoặc trú. Này các Hiền giả, đối với vị Lậu tận Tỷ kheo... "Các lậu hoặc của ta đã được diệt tận".
(c) ... his heart (cittam) is bent on and inclined towards detachment (viveka),slopes towards detachment and detachment is its object; rejoicing in renunciation (nekkhammdbhiratath), his heart is totally unreceptive to all things pertaining to the corruptions...;
Này các Hiền giả, lại nữa, đối với vị Lậu tận Tỷ kheo, bốn niệm an trú được tu tập, khéo tu tập. Này các Hiền giả, đối với vị Lậu tận Tỷ kheo... "Các lậu hoặc của ta đã được diệt tận".
(d) ... the four foundations of mindfulness have been well and truly developed ... ; [284]
Này các Hiền giả, lại nữa, đối với vị Lậu tận Tỷ kheo, năm căn được tu tập, khéo tu tập. Này các Hiền giả, đối với vị Lậu tận Tỷ kheo... "Các lậu hoặc của ta đã được diệt tận".
(e) ... the five faculties 1150 have been well developed...;
Này các Hiền giả, lại nữa đối với vị Lậu tận Tỷ kheo, Bảy Giác chi đã được tu tập, khéo tu tập. Này các Hiền giả, đối với vị Lậu tận Tỷ kheo... "Các lậu hoặc của ta đã được diệt tận".
(f) ... the seven factors of enlightenment1151 have been been well developed ... ;
Này các Hiền giả, lại nữa, đối với vị Lậu tận Tỷ kheo, Bát Thánh đạo đã được tu tập, khéo tu tập. Này các Hiền giả, đối với vị Lậu tận Tỷ kheo, Bát Thánh đạo đã được tu tập, khéo tu tập, như vậy là sức mạnh của vị Lậu tận Tỷ kheo. Nhờ sức mạnh ấy, vị Lậu tận Tỷ kheo biết được: "Các lậu hoặc của ta đã được diệt tận".
(g) the Noble Eightfold Path has been well and truly developed ... This is one of the powers whereby he recognises that for him the corruptions are destroyed.
Như vậy là bảy pháp cần được tu chứng. Như vậy bảy mươi pháp này là chơn, thực như thị, không phải không như thị, không phải sai khác, được Như Lai giác ngộ, chánh đẳng chánh giác.
‘That makes seventy things that are real and true, so and not otherwise, unerringly and perfectly realised by the Tathāgata.’
Tụng phẩm II
Tám pháp
[End of first recitation-section]
1. Có tám pháp có nhiều tác dụng, có tám pháp cần phải tu tập, có tám pháp cần phải biến tri, có tám pháp cần phải đoạn trừ, có tám pháp chịu phần tai hại, có tám pháp đưa đến thù thắng, có tám pháp rất khó thể nhập, có tám pháp cần được sanh khởi, có tám pháp cần được thắng tri, có tám pháp cần được tác chứng.
2.1. ‘Eight things greatly help, eight things are to be developed ...
i) Thế nào là tám pháp có nhiều tác dụng? Có tám nhân, tám duyên đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được, đưa đến bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn nếu đã chứng được. Này các Hiền giả, ở đây, ai sống gần bậc Ðạo Sư, hoặc một vị đồng Phạm hạnh đáng tôn kính, nhờ vậy mà tàm quý được sắc sảo, ái lạc và cung kính được an trú. Như vậy là nhân thứ nhất, duyên thứ nhất đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được, đưa đến sự bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn nếu đã chứng được.
(1) ‘Which eight things greatly help? Eight causes, eight conditions conduce to wisdom in the fundamentals of the holy life, to gaining what has not been gained and to increasing, expanding and developing what has been gained.
Ai sống gần bậc Ðạo Sư, hoặc một vị đồng Phạm hạnh đáng tôn kính, nhờ vậy mà tàm quý được sắc sảo, ái lạc và cung kính được an trú.
Here, (a) one lives close to the Teacher or to a fellow-monk with the standing of a teacher, being thus strongly established in moral shame and moral dread, in love and veneration... [285]
Người này thỉnh thoảng đến các vị ấy và đặt những câu hỏi: "Này Tôn giả, vấn đề này là thế nào? Vấn đề này nghĩa như thế nào?" Và các vị này đối với người ấy, nêu rõ những gì bị che khuất, phơi bày ra những gì bị giấu kín, và diệt trừ mọi nghi ngờ đối với những vấn đề đang còn nghi ngờ. Như vậy là nhân thứ hai, duyên thứ hai đưa đến sự bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn nếu đã chứng được.
He who is so placed (b) from time to time goes to his teacher, asks and interrogates him: “How is that, Lord? What does this mean?” Thus his venerable teachers can reveal what is hidden and clarify obscurities, in this way helping him to solve his problems.
Sau khi đã nghe pháp, vị này được hai sự an tịnh, an tịnh về thân và an tịnh về tâm. Như vậy là nhân thứ ba, duyên thứ ba, đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được; đưa đến sự bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn, nếu đã chứng được.
(c) Then, having heard Dhamma from them, he achieves withdrawal (vūpakāsa),1152 of body and mind.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo giữ giới, sống chế ngự với sự chế ngự giới bổn Patimokka, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong các học pháp. Như vậy là nhân thứ tư, duyên thứ tư, đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được; đưa đến sự bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn, nếu đã chứng được.
(d) Further, a monk is moral, he lives restrained according to the restraint of the discipline, persisting in right behaviour, seeing danger in the slightest fault, and keeping to the rules of training.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo đa văn, ghi nhớ điều đã nghe, chất chứa điều đã nghe. Với các pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa văn đầy đủ, đề cao Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Những pháp ấy, vị ấy nghe nhiều, gìn giữ, ghi nhớ, nhờ lặp đi lặp lại, tâm ý suy tư, khéo thành đạt chánh trí. Như vậy là nhân thứ năm, duyên thứ năm, đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được; đưa đến sự bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn, nếu đã chứng được.
Also, (e) a monk, having learnt much, remembers and bears in mind what he has learnt, and those things that are beautiful in the beginning, in the middle and in the ending, which in spirit and letter proclaim the absolutely perfected and purified holy life, he remembers and reflects on, and penetrates them with vision.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo sống tinh cần, tinh tấn, đoạn trừ các ác pháp, thành tựu các thiện pháp, vững chắc, kiên trì đối với các thiện pháp. Như vậy là nhân thứ sáu, duyên thứ sáu, đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được; đưa đến sự bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn, nếu đã chứng được.
Again, (f) a monk, having stirred up energy, continues to dispel unwholesome states, striving strongly and firmly, and not casting off the yoke of the wholesome. [286]
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo có chánh niệm, có chánh niệm tối thượng và phân tích rõ ràng ghi nhận, nhớ rõ điều làm đã lâu ngày, nói đã lâu ngày. Như vậy là nhân thứ bảy, là duyên thứ bảy, đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được; đưa đến sự bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn, nếu đã chứng được.
Again, (g) a monk is mindful, with the highest mindfulness and discrimination, remembering and bearing in mind what has been done or said in the past.
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo sống quán sát sự sanh diệt của năm thủ uẩn: Ðây là sắc, đây là tập của sắc, đây là diệt của sắc. Ðây là thọ... Ðây là tưởng... Ðây là hành... Ðây là thức. Ðây là tập của thức, đây là diệt của thức. Như vậy là nhân thứ tám, duyên thứ tám, đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được; đưa đến sự bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn, nếu đã chứng được.
Also, (h) a monk continually contemplates the rise and fall of the five aggregates of grasping, thinking: “Such is material form, its arising and passing; such are feelings, such are perceptions, such are the mental formations, such is consciousness, its arising and passing.”
Như vậy là tám pháp có nhiều tác dụng.
ii) Thế nào là tám pháp cần phải tu tập? Bát Thánh đạo: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Ðây là tám pháp cần phải tu tập.
(2) ‘Which eight things are to be developed? The Noble Eightfold Path: Right View... Right Concentration.
iii) Thế nào là tám pháp cần phải biến tri? Tám thế pháp: Ðắc và không đắc, không có thanh danh và có thanh danh, chê và khen, lạc và khổ. Như vậy là tám pháp cần phải biến tri.
(3) ‘Which eight things are to be thoroughly known? Eight worldly conditions (as Sutta 33, verse 3.1 (9)).
iv) Thế nào tám pháp cần được đoạn trừ? Tám tà: Tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định. Như vậy là tám pháp cần phải đoạn trừ.
(4) ‘Which eight things are to be abandoned? Eight wrong factors (as Sutta 33, verse 3.1 (1)). [287]
v) Thế nào là tám pháp chịu phần tai hại? Tám giải đãi sự. Này các Hiền giả, ở đây có việc vị Tỷ kheo phải làm. Vị này nghĩ: "Có công việc ta sẽ phải làm. Nếu ta làm việc, thời thân ta sẽ mệt mỏi. Vậy ta nên nằm xuống". Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn để đạt được điều chưa đạt được, để thành tựu điều chưa thành tựu, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ được, như vậy là giải đãi sự thứ nhất.
(5) ‘Which eight things conduce to diminution? Eight occasions of indolence (as Sutta 33, verse 3.1 (4)).
Này các Hiền giả, lại nữa, một việc đã được vị Tỷ kheo làm. Vị này nghĩ: "Ta đã làm một công việc. Do ta làm một công việc nên thân ta mệt mỏi. Vậy ta nên nằm xuống". Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn... như vậy là giải đãi sự thứ hai.
Này các Hiền giả, lại nữa, có con đường vị Tỷ kheo phải đi. Vị này nghĩ: "Khi ta đi con đường ấy, thân ta sẽ mệt mỏi. Vậy ta nên nằm xuống". Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn... Như vậy là giải đãi sự thứ ba.
Này các Hiền giả, lại nữa, con đường vị Tỷ kheo đã đi. Vị này nghĩ: "Ta đã đi con đường, do ta đã đi con đường nên thân ta mệt mỏi. Vậy ta nên nằm xuống". Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn... Như vậy là giải đãi sự thứ tư.
Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo đi khất thực ở làng hay tại đô thị không nhận được các đồ ăn loại cứng hay đồ ăn loại mềm, đầy đủ như ý muốn. Vị ấy nghĩ: "Ta đi khất thực ở làng hay đô thị, không nhận được các đồ ăn loại cứng hay đồ ăn loại mềm đầy đủ như ý muốn. Thân này của ta bị mệt mỏi không lợi ích gì. Vậy ta nên nằm xuống". Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn. Như vậy là giải đãi sự thứ năm.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo, trong khi đi khất thực tại làng hay thị xã nhận được các đồ ăn loại cứng hay đố ăn loại mềm đầy đủ như ý muốn. Vị ấy nghĩ: "Ta đi khất thức tại làng hay tại thị xã, nhận được các đồ ăn loại cứng hay đồ ăn loại mềm, đầy đủ như ý muốn. Thân này của ta nặng nề, không làm được gì, như một nhóm đậu. Vậy ta nên nằm xuống". Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn... Như vậy là giải đãi sự thứ sáu.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo bị đau bệnh nhẹ. Vị này nghĩ: "Nay ta bị đau bệnh nhẹ, cần phải nằm nghỉ. Vậy ta nên nằm xuống". Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn... Như vậy là giải đãi sự thứ bảy.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo mới đau bệnh dậy, mới khỏi bệnh không bao lâu. Vị ấy nghĩ: "Ta mới đau bệnh dậy, mới khỏi bệnh không bao lâu. Thân này của ta yếu đuối, không làm được việc gì, vậy ta hãy nằm xuống". Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn để đạt được điều chưa đạt được, để thành tựu điều chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ được. Như vậy là giải đãi sự thứ tám.
Như vậy là tám pháp chịu phần tai hại.
vi) Thế nào là tám pháp hướng đến thù thắng? Tám tinh tấn sự. Này các Hiền giả, ở đây có việc vị Tỷ kheo phải làm, vị ấy nghĩ: "Có công việc, ta sẽ phải làm, nếu ta làm việc, thì không dễ gì ta có thể suy tư đến giáo pháp chư Phật. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn để đạt được điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được". Và vị ấy tinh tấn để đạt được điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được. Như vậy là tinh tấn sự thứ nhất.
(6) ‘Which eight things conduce to distinction? Eight occasions for making an effort (as Sutta 33, verse 3.1 (5)).
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo đã làm xong công việc, vị ấy nghĩ: "Ta đã làm xong công việc. Khi ta làm công việc, ta không thể suy tư đến giáo pháp của chư Phật. Vậy ta phải cố gắng tinh tấn..." Vị ấy tinh tấn... Như vậy là tinh tấn sự thứ hai.
Này các Hiền giả, lại nữa, có con đường vị Tỷ kheo phải đi. Vị này nghĩ: "Ðây là con đường mà ta có thể sẽ phải đi. Khi ta đi con đường ấy, không dễ gì ta có thể suy tư đến giáo pháp của chư Phật. Vậy ta hãy cố gắng tinh..." Vị ấy tinh tấn... Như vậy là tinh tấn sự thứ ba.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo đã đi con đường. Vị này nghĩ: "Ta đã đi con đường ấy. Khi ta đi con đường, ta không có thể suy tư đến giáo pháp của chư Phật. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn..." Vị ấy tinh tấn... Như vậy là tinh tấn sự thứ tư.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo trong khi đi khất thực tại làng hay tại đô thị, không nhận được các loại đồ ăn loại cứng hay đồ ăn loại mềm đầy đủ như ý muốn. Vị này nghĩ: "Ta trong khi đi khất thực tại làng hay tại đô thị, không nhận được các loại đồ ăn loại cứng hay đồ ăn loại mềm, đầy đủ như ý muốn. Thân ta như vậy nhẹ nhàng có thể làm việc. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn..." Và vị ấy tinh tấn... Như vậy là tinh tấn sự thứ năm.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo trong khi đi khất thực tại làng hay tại đô thị được các loại đồ ăn loại cứng hay loại đồ ăn loại mềm, đầy đủ như ý muốn. Vị này nghĩ: "Ta trong khi đi khất thực tại làng hay tại đô thị được các loại đồ ăn loại cứng hay đồ ăn loại mềm, đầy đủ như ý muốn. Như vậy thân ta mạnh, có thể làm việc, vậy Ta hãy cố gắng tinh tấn..." Và vị ấy tinh tấn... Như vậy là tinh tấn sự thứ sáu.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo bị đau bệnh nhẹ. Vị ấy nghĩ: "Ta nay bị đau bệnh nhẹ, sự kiện này có thể xảy ra, bệnh này có thể trầm trọng hơn. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn..." Và vị ấy tinh tấn... Như vậy là tinh tấn sự thứ bảy.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo mới đau bệnh dậy, mới khỏi bệnh không bao lâu. Vị ấy nghĩ: "Ta mới đau bệnh dậy, mới khỏi bệnh không bao lâu. Sự kiện này có thể xảy ra, bệnh của ta có thể trở lại. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn để đạt được điều gì chưa đạt được, thành tựu điều gì chưa thành tựu được, chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được". Và vị ấy tinh tấn để đạt được điều gì chưa đạt được, thành tựu điều gì chưa thành tựu được, và chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được. Ðó là tinh tấn sự thứ tám.
Như vậy là tám pháp hướng đến thù thắng.
vii) Thế nào là tám pháp rất khó thể nhập? Phạm hạnh trú, tám bất thời bất tiết. Này các Hiền giả, có Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác, Pháp được thuyết giảng, đưa đến an tịnh, hướng đến Niết bàn, tiến tới giác ngộ, được Thiện Thệ khai thị. Và người ấy sanh vào địa ngục. Ðó là Phạm hạnh trú, bất thời bất tiết thứ nhất.
(7) ‘Which eight things are hard to penetrate? Eight unfortunate, inopportune times for leading the holy life (as Sutta 33, verse 3.1 (4), omitting (d)).
Này các Hiền giả, lại nữa, có Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác, Pháp được thuyết giảng, đưa đến an tịnh, hướng đến Niết bàn, tiến tới giác ngộ, được Thiện Thệ khai thị. Và người ấy sanh vào bàng sanh. Ðó là Phạm hạnh trú, bất thời bất tiết thứ hai.
... sanh vào ngạ quỷ... bất thời bất tiết thứ ba.
...sanh vào hàng chư Thiên được thọ mạng lâu dài... bất thời bất tiết thứ tư.
...sanh vào các biên địa, giữa các loài mọi rợ vô trí, những chỗ mà các hàng Tỷ kheo, Tỷ kheo ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ không có đất đứng. Ðó là Phạm hạnh trú, bất thời bất tiết thứ năm.
Này các Hiền giả, lại nữa, có Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác, Pháp được thuyết giảng, đưa đến an tịnh, hướng đến Niết bàn, tiến tới giác ngộ, được Thiện Thệ khai thị. Và người ấy được sanh vào các trung quốc, nhưng lại theo tà kiến điên đảo: "Không có bố thí, không có cúng dường, không có cúng tế, không có quả báo các hành vi thiện ác, không có đời này, không có đời sau, không có các loài hóa sanh, không có các vị Sa môn, Bà-la-môn đã chứng đạt chơn chánh, đã thực thành chơn chánh, đã tự mình chứng tri, chứng ngộ thế giới này với thế giới sau và tuyên thuyết. Ðó là Phạm hạnh trú, bất thời bất tiết thứ sáu.
Này các Hiền giả, lại nữa, Thế Tôn xuất hiện ở đời, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác, Pháp được thuyết giảng, đưa đến an tịnh, hướng đến Niết bàn, tiến đến giác ngộ, được Thiện Thệ khai thị. Và người ấy sinh vào tại các nước trung quốc, nhưng ác tuệ, ngu si, điếc, ngọng, không biết nghĩa lý được khéo nói hay vụng nói. Ðó là Phạm hạnh trú, bất thời bất tiết thứ bảy.
Này các Hiền giả, lại nữa Thế Tôn xuất hiện ở đời, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác, nhưng Pháp không được thuyết giảng, đưa đến an tịnh, hướng đến Niết bàn, tiến đến giác ngộ, được Thiện Thệ khai thị, và người ấy sanh vào tại các nước trung quốc nhưng có trí tuệ, không ngu si, không điếc ngọng, biết nghĩa lý được khéo nói hay vụng nói. Ðó là Phạm hạnh trú, bất thời bất tiết thứ tám.
Như vậy là tám pháp rất khó thể nhập.
viii) Thế nào là tám pháp cần được sanh khởi? Tám Ðại nhân tầm:
(8) ‘Which eight things are to be made to arise? Eight thoughts of a Great Man (Mahāpurisa-vitakkā):1153 “This Dhamma is
Pháp này cho người thiểu dục, pháp này không phải cho người đa dục;
(a) for one of few wants, not one of many wants;
pháp này cho người tri túc, pháp này không phải cho người không tri túc;
(b) for the contented, not for the discontented;
pháp này cho người an tịnh độc cư, pháp này không phải cho người ưa tụ hội;
(c) for the withdrawn, not for those delighting in company;
pháp này cho người siêng năng tinh tấn, pháp này không phải cho người giải đãi;
(d) for the energetic, not for the lazy;
pháp này cho người có niệm hiền tiền, pháp này không phải cho người thất niệm;
(e) for one of established mindfulness, not for one of lax mindfulness;
pháp này là cho người có định tâm, pháp này không phải cho người không có định tâm;
(f) for one of concentrated mind, not for one who is not concentrated;
pháp này cho người có trí tuệ, pháp này không phải cho người có ác tuệ;
(g) for one who has wisdom, not for one lacking wisdom;
pháp này cho người không ưa thích lý luận, pháp này không phải cho người ưa thích lý luận. Như vậy là tám pháp cần được sanh khởi.
(h) for one who delights in non-proliferation (nippapañcārāmassa) ,1154 not for one who delights in proliferation.”
ix) Thế nào là tám pháp cần được thắng tri? Tám thắng xứ. Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ nhất.
(9) ‘Which eight things are to be thoroughly learnt? Eight states of mastery (as Sutta 33, verse 3.1 (10)). [288]
Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ hai.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ ba.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ tư.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh - như bông gai màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh - như lụa Ba la nại, cả hai mặt láng trơn, màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh. Như vậy vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ năm.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng - như bông kanikāra màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng - như lụa Ba-la-nại cả hai mặt láng trơn màu vàng, sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng. Như vậy vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ sáu.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng màu đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ - như bông bandhujīvaka màu đỏ - như lụa Ba la nại cả hai mặt láng trơn màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng màu đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ. Như vậy vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng sắc đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ bảy.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng - như sao mai osadhi màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng, như lụa Ba la nại cả hai mặt láng trơn màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng. Như vậy vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ tám.
Như vậy là tám pháp cần được thắng tri.
x) Thế nào là tám pháp cần được chứng ngộ? Tám giải thoát.
(10) ‘Which eight things are to be realised? Eight liberations (as Sutta 33, verse 3.1 (11)).
Tự mình có sắc, thấy các sắc; đó là giải thoát thứ nhất.
Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc; đó là giải thoát thứ hai.
Quán tưởng sắc là tịnh, chú tâm trên suy tưởng ấy; đó là giải thoát thứ ba.
Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không suy tư đến những tưởng khác biệt, với suy tư "Hư không là vô biên" chứng và trú Không vô biên xứ; đó là giải thoát thứ tư.
Vượt khỏi hoàn toàn Hư không vô biên xứ, với suy tư "Thức là vô biên" chứng và trú Thức vô biên xứ; đó là giải thoát thứ năm.
Vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư "không có vật gì" chứng và trú Vô sở hữu xứ; đó là giải thoát thứ sáu.
Vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đó là giải thoát thứ bảy.
Vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng, đó là giải thoát thứ tám.
Như vậy là tám pháp cần được chứng ngộ.
Như vậy tám mươi pháp này là chơn, thực, như thị, không phải không như thị, không phải sai khác, được Như Lai giác ngộ, chánh đẳng chánh giác.
‘That makes eighty things that are real and true, so and not otherwise, unerringly and perfectly realised by the Tathāgata.’
2) Có chín pháp có nhiều tác dụng, có chín pháp cần phải tu tập, có chín pháp cần phải biến tri, có chín pháp cần phải đoạn trừ, có chín pháp chịu phần tai hại, có chín pháp đưa đến thù thắng, có chín pháp rất khó thể nhập, có chín pháp cần được sanh khởi, có chín pháp cần được thắng tri, có chín pháp cần được chứng ngộ.
2.2. ‘Nine things greatly help, nine things are to be developed ...
i) Thế nào là chín pháp có nhiều tác dụng? Chín pháp tư duy về căn pháp.
(1) ‘Which nine things greatly help? Nine conditions rooted in wise consideration (yoniso-manasikāra-mūlakā dhammā): When a monk practises wise consideration,
Do chánh tư duy, hân hoan sinh;
(a) joy (pāmojja) arises in him, and
do hân hoan, hỷ sanh;
(b) from his being joyful, delight (pīti) arises, and
do tâm hoan hỷ, thân được khinh an;
(c) from his feeling delight, his senses1155 are calmed;
do thân khinh an, lạc thọ sanh;
(d) as a result of this calming he feels happiness (sukha), and
do lạc thọ, tâm được định tỉnh;
(e) from his feeling happy, his mind becomes concentrated;
do tâm định tỉnh, biết được, thấy được sự vật như chân;
(f) with his mind thus concentrated, he knows and sees things as they really are;
do biết, nhờ thấy như chơn, yểm ly sanh;
(g) with his thus knowing and seeing things as they really are, he becomes disenchanted (nibbindati);
do yểm ly, ly dục sanh;
(h) with disenchantment he becomes dispassionate (virajjati), and
do ly dục, vị ấy được giải thoát.
(i) by dispassion he is liberated.
Như vậy là chín pháp có nhiều tác dụng.
ii) Thế nào là chín pháp cần phải tu tập? Chín thanh tịnh cần chi:
(2) ‘Which nine things are to be developed? Nine factors of the effort for perfect purity1156 (pārisuddhi-padhāniyangāni):
Giới hạnh thanh tịnh thanh tịnh cần chi,
(a) the factor of effort for purity of morality,
tâm thanh tịnh thanh tịnh cần chi,
(b) ... for purity of mind,
kiến thanh tịnh thanh tịnh cần chi,
(c) ... for purity of view,
đoạn nghi thanh tịnh thanh tịnh cần chi,
(d) ... of purification by overcoming doubt (kankhā-vitaraṇa-visuddhi),1157
đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh thanh tịnh cần chi,
(e)... of purification by knowledge and vision of path and not-path (maggāmagga-ñāṇa-dassana-visuddhi),
tri kiến thanh tịnh thanh tịnh cần chi,
(f)... of purification by knowledge and vision of progress (paṭipadā-ñāṇa-dassana-visuddhi),
tuệ thanh tịnh thanh tịnh cần chi,
(g)... of purification by knowledge and vision (ñāṇa-dassana-visuddhi),
giải thoát thanh tịnh thanh tịnh cần chi.
(h)... of purity of wisdom (paññā-visuddhi),
Như vậy là chín pháp cần được tu tập.
(i)... of purity of deliverance (vimutti-visuddhi).
iii) Thế nào là chín pháp cần được biến tri? Chín hữu tình trú. Này các Hiền giả, có những loài hữu tình, thân sai biệt, tưởng sai biệt, như loài Người, một số chư Thiên, một số ở tại các đọa xứ. Ðó là hữu tình trú xứ thứ nhất. Này các Hiền giả, có những loài hữu tình, thân sai biệt, tưởng đồng nhất, như Phạm Chúng thiên khi mới tái sanh. Ðó là hữu tình trú xứ thứ hai. Này các Hiền giả, có loài hữu tình, thân đồng nhất, tưởng sai biệt như chư Quang Âm thiên. Ðó là hữu tình trú xứ thứ ba. Này các Hiền giả, có loài hữu tình, thân đồng nhất, tưởng đồng nhất như chư Tịnh Cư thiên. Ðó là hữu tình trú xứ thứ tư. Này các Hiền giả, có những loài hữu tình không có tưởng, không có thọ, như chư Vô Tưởng thiên. Ðó là hữu tình trú xứ thứ năm. Này các Hiền giả, có những loài hữu tình vượt khỏi sắc tưởng một cách hoàn toàn, diệt trừ các sân tưởng, không có tác ý sai biệt tưởng, chứng được Hư không vô biên xứ: "Hư không là vô biên". Ðó là hữu tình trú xứ thứ sáu. Này các Hiền giả, có những loài hữu tình vượt khỏi Hư không vô biên xứ một cách hoàn toàn, chứng Thức vô biên xứ: "Thức là vô biên". Ðó là hữu tình trú xứ thứ bảy. Này các Hiền giả, có những loài hữu tình vượt khỏi Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, chứng Vô sở hữu xứ: "Không có vật gì". Ðó là hữu tình trú xứ thứ tám. Này các Hiền giả, có những loài hữu tình vượt khỏi Vô sở hữu xứ một cách hoàn toàn, chứng Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ðó là hữu tình trú xứ thứ chín.
(3) ‘Which nine things are to be thoroughly known? Nine abodes of beings (as Sutta 33, verse 3.2 (3)).
Như vậy là chín pháp cần được biến tri.
iv) Thế nào là chín pháp cần phải đoạn trừ? Chín ái căn pháp.
(4) ‘Which nine things are to be abandoned? Nine things rooted in craving: [289]
Do duyên ái, tầm cầu sanh;
Craving conditions searching,...
do duyên tầm cầu, đắc lợi sanh;
acquisition, ...
do duyên đắc lợi, phân biệt sanh;
decision-making, ...
do duyên phân biệt, tham dục sanh;
lustful desire, ...
do duyên tham dục, thủ trước sanh;
attachment, ...
do duyên thủ trước; chấp trì sanh;
appropriation, ...
do duyên chấp trì, xan tham sanh;
avarice, ...
do duyên xam tham; hộ trì sanh; do duyên hộ trì, chấp trượng, chấp kiến, tránh tụng, tranh luận, tương phản, ly gián ngữ,
guarding of possessions, and because of the guarding of possessions there arise the taking up of stick and sword, quarrels,...
vọng ngôn, và các ác bất thiện pháp khai sanh.
lying and other evil unskilled states (as Sutta 15, verse 9).
Như vậy là chín pháp cần phải đoạn trừ.
v) Thế nào là chín pháp chịu phần tai hại? Chín hại tâm. "Người ấy đã làm hại tôi", xung đột khởi lên; "Người ấy đang làm hại tôi", xung đột khởi lên. "Người ấy sẽ làm hại tôi", xung đột khởi lên.
(5) ‘Which nine things conduce to diminution? Nine causes of malice (as Sutta 33, verse 3.2 (1)).
Người ấy đã làm hại người tôi thương, người tôi mến... Người ấy đang làm hại... "Người ấy sẽ làm hại... xung đột khởi lên.
Người ấy đã làm lợi cho người tôi không thương, không mến... Người ấy đang làm lợi..."Người ấy sẽ làm lợi... xung đột khởi lên.
Như vậy là chín pháp chịu phần tai hại.
vi) Thế nào là chín pháp hướng đến thù thắng? Chín điều phục hại tâm. "Người ấy đã làm hại tôi. Có ích lợi gì mà nghĩ như vậy?" Nhờ vậy xung đột được điều phục. "Người ấy đang làm hại tôi. Có ích lợi gì mà nghĩ như vậy?" Nhờ vậy xung đột được điều phục. "Người ấy sẽ làm hại tôi. Có ích lợi gì mà nghĩ như vậy?" Nhờ vậy, xung đột được điều phục.
(6) ‘Which nine things conduce to distinction? Nine ways of overcoming malice (as Sutta 33, verse 3.2 (2)).
Người ấy đã làm hại người tôi thương, người tôi mến...Người ấy đang làm hại... "Người ấy sẽ làm hại người tôi thương, người tôi mến. Có ích lợi gì mà nghĩ như vậy?" Nhờ vậy xung đột được điều phục.
Người ấy đã làm lợi cho người tôi không thương, không mến...Người ấy đang làm lợi... "Người ấy sẽ làm lợi... Có ích lợi gì mà nghĩ như vậy?" Nhờ vậy xung đột được điều phục.
Như vậy là chín pháp hướng đến thù thắng.
vii) Thế nào là chín pháp rất khó thể nhập? Chín loại sai biệt.
(7) ‘Which nine things are hard to penetrate? Nine differences (nānattā):
Do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh;
Owing to difference of element (dhātu)1158 there is difference of contact (phassa);1159
do duyên xúc sai biệt, thọ sai biệt sanh;
owing to difference of contact there is difference of feeling;
do duyên thọ sai biệt; tưởng sai biệt sanh;
owing to difference of feeling there is difference of perception;
do duyên tưởng sai biệt, tư duy sai biệt sanh;
owing to difference of perception there is difference of thought (sankappa);
do duyên tư duy sai biệt, dục sai biệt sanh;
owing to difference of thought there is difference of intention (chanda);
do duyên dục sai biệt, nhiệt tình sai biệt sanh;
owing to difference of intention there is difference of obsession (pariḷāha);
do duyên nhiệt tình sai biệt; tầm cầu sanh;
owing to difference of obsession there is difference of quest (pariyesanā);
do duyên tầm cầu, sai biệt, đắc lợi sanh.
owing to difference of quest there is difference of what is gained (lābha).
Như vậy là chín pháp rất khó thể nhập.
viii) Thế nào là chín pháp cần được sanh khởi? Chín tưởng:
(8) ‘Which nine things are to be made to arise? Nine perceptions (sañña):1160
Bất tịnh tưởng,
of the foul (asubha),
thực yểm ly tưởng,
of the loathsomeness of food (āhāre paṭikkūla sañña),
nhứt thiết thế gian bất lạc tưởng,
of distaste for the whole world (sabba-loke anabhirati-saññā),
vô thường tưởng,
of impermanence,
khổ tâm tưởng trên vô thường,
of the suffering in impermanence, [290]
vô ngã tưởng trên ngã,
of impersonality in suffering,
đoạn trừ tưởng,
of relinquishment (pahāna),
vô tham tưởng.
of dispassion (virāga).
Như vậy là chín pháp cần được sanh khởi.
ix) Thế nào là chín pháp cần được thắng tri? Chín thứ đệ trú. Này các Hiền giả, ở đây có vị Tỷ kheo, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú vào Thiền thứ nhất, có tầm có tứ có hỷ lạc do ly dục sanh. Diệt tầm diệt tứ... Thiền thứ hai... Thiền thứ ba... chứng và trú vào Thiền thứ tư.
(9) ‘Which nine things are to be thoroughly learnt? Nine successive abidings (as Sutta 33, verse 3.2 (5)).
Sau khi vượt qua các sắc tưởng một cách hoàn toàn, sau khi trừ diệt các hữu đối tưởng, không có tác ý với các sai biệt tưởng, chứng và trú Hư không vô biên xứ: "Hư không là vô biên". Sau khi vượt qua Hư không vô biên xứ một cách hoàn toàn, chứng và trú Thức vô biên xứ: "Thức là vô biên". Sau khi vượt qua Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, chứng và trú Vô sở hữu xứ: "Không có sự vật gì tất cả". Sau khi vượt qua một cách hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Sau khi vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ một cách hoàn toàn, chứng và trú Diệt thọ tưởng định.
Như vậy là chín pháp cần được thắng tri.
x) Thế nào là chín pháp cần được chứng ngộ? Chín thứ đệ diệt. Thành tựu Sơ thiền, các dục tưởng bị đoạn diệt; thành tựu đệ Nhị thiền, các tầm tứ bị đoạn diệt; thành tựu đệ Tam thiền, hỷ bị đoạn diệt; thành tựu đệ Tứ thiền, hơi thở vào hơi thở ra bị đoạn diệt; thành tựu Hư không vô biên xứ, sắc tưởng bị đoạn diệt; thành tựu Thức vô biên xứ, Hư không vô biên xứ tưởng bị đoạn diệt; thành tựu Vô hữu xứ, Thức vô biên xứ tưởng bị đoạn diệt; thành tựu Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Vô sở hữu xứ tưởng bị đoạn diệt; thành tựu Diệt thọ tưởng (định), các tưởng và các thọ bị đoạn diệt.
(10) ‘Which nine things are to be realised? Nine successive cessations (as Sutta 33, verse 3.2 (6)).
Như vậy là chín pháp cần được chứng ngộ.
Như vậy là chín mươi pháp này là chơn, thực, như thị, không phải không như thị, không phải sai khác, được Như Lai giác ngộ, chánh đẳng chánh giác.
‘That makes ninety things that are real and true so and not otherwise, unerringly and perfectly realised by the Tathāgata.’
3) Có mười pháp có nhiều tác dụng, có mười pháp cần phải tu tập, có mười pháp cần phải biến tri, có mười pháp cần phải đoạn trừ, có mười pháp chịu phần tai hại, có mười pháp đưa đến thù thắng, có mười pháp rất khó thể nhập, có mười pháp cần được sanh khởi, có mười pháp cần được thắng tri, có mười pháp cần được tác chứng.
2.3. ‘Ten things (1) greatly help, (2) are to be developed, (3) are to be thoroughly known, (4) are to be abandoned, (5) conduce to diminution, (6) conduce to distinction, (7) are hard to penetrate, (8) are to be made to arise, (9) are to be thoroughly learnt, (10) are to be realised.
i) Thế nào là mười phát có nhiều có tác dụng? Mười pháp hộ trì nhân pháp. Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo có giới hạnh, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pātimokkha, đầy đủ oai nghi, chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong giới pháp. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào có giới hạnh, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pātimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong giới pháp. Pháp như vậy là hộ trì nhân.
(1) ‘Which ten things greatly help? Ten things that give protection (as Sutta 33, verse 3.1 (1)).
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo nghe nhiều, gìn giữ những gì đã nghe, chất chứa những gì đã nghe, Những pháp ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa lý văn cú cụ túc, đề cao đời sống phạm hạnh, hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh những pháp ấy, vị đã nghe nhiều, đã nắm giữ, đã ghi nhớ nhờ tụng đọc nhiều lần, chuyên ý quán sát, khéo thành tựu nhờ chánh kiến.
Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào, đa văn... khéo thành tựu nhờ chánh kiến, pháp như vậy là hộ trì nhân.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo là thiện hữu, thiện bạn lữ, là thiện bạn đảng, là hộ trì nhân. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào là thiện hữu, là thiện bạn lữ, là thiện bạn đảng. Pháp như vậy là hộ trì nhân.
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo thiện ngôn, đầy đủ sự nhu hòa và khiêm nhường, nhẫn nại và nhận sự chỉ trích một cách cung kính. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào thiện ngôn... nhận sự chỉ trích một cách cung kính. Pháp như vậy là hộ trì nhân.
Này các Hiền giả, khi nào có những trách nhiệm cần phải làm đối với các vị đồng phạm hạnh niên lạp cao hơn, vị ấy khéo léo, không có biếng nhác, suy tư một cách đầy đủ các phương tiện, vừa đủ để làm, vừa đủ để tổ chức. Này các Hiền giả, một vị Tỷ kheo nào, đối với các vị đồng phạm hạnh... vừa đủ để tổ chức. Pháp như vậy là hộ trì nhân.
Này các Hiền giả, lại nữa có vị Tỷ kheo ưa Pháp, ái luyến nói Pháp, tự mình vô cùng hoan hỷ đối với Thắng pháp, Thắng luật. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào ưa Pháp... vô cùng hoan hỷ đối với Thắng pháp, Thắng luật. Pháp như vậy là hộ trì nhân.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo tự mình bằng lòng với các vật dụng nhận được như y phục, ẩm thực, sàng tọa, bệnh dược. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào tự bằng lòng... Pháp như vậy là hộ trì nhân.
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo sống tinh tấn siêng năng đoạn trừ các ác pháp, thành tựu các thiện pháp, cương quyết, kiên trì tinh tấn, nhẫn trì không phế bỏ các thiện pháp. Này các Hiền giả, một vị Tỷ kheo nào sống tinh tấn siêng năng... nhẫn trì không phế bỏ các thiện pháp. Pháp như vậy là hộ trì nhân.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo chánh niệm, đầy đủ tối thượng niệm và tỉnh giác, nhớ đến và ghi nhớ những điều nói và làm từ lâu. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào có chánh niệm, ghi nhớ những điều đã nói và làm từ lâu. Pháp như vậy là hộ trì nhân.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo có huệ trí, đầy đủ sanh diệt trí, hướng đến sự quyết trạch các bậc Thánh, chơn chánh diệt trừ mọi đau khổ. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào có huệ trí... chơn chánh diệt trừ mọi đau khổ. Pháp như vậy là hộ trì nhân.
Như vậy là mười pháp có nhiều tác dụng.
ii) Thế nào là mười pháp cần phải tu tập? Mười biến xứ. Một vị nào biết được địa biến xứ: trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng. Một vị biết được thủy biến... Một vị biết được hỏa biến... Một vị biết được phong biến... Một vị biết được thanh biến... Một vị biết được hoàng biến... Một vị biết được xích biến... Một vị biết được bạch biến... Một vị biết được hư không biến... Một vị biết được thức biến xứ: trên dưới, ngang, bất nhị, vô lượng. Như vậy là mười pháp cần phải tu tập.
(2) ‘Which ten things are to be developed? Ten objects for the attainment of absorption (as Sutta 33, verse 3.3 (2)).
iii) Thế nào là mười pháp cần phải biến tri? Mười xứ: Nhãn xứ, sắc xứ, tỷ xứ, thanh xứ, nhĩ xứ, hương xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ. Như vậy là mười pháp cần được biến tri
(3) ‘Which ten things are to be thoroughly known? Ten sense-spheres (ādyatanāni):1162 eye and sight-object, ear and sound, nose and smell, tongue and taste, body and tactile object.
iv) Thế nào là mười pháp cần phải đoạn trừ? Mười tà pháp: Tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, tà trí, tà giải thoát. Như vậy là mười pháp cần được đoạn trừ.
(4) ‘Which ten things are to be abandoned? Ten wrong courses (as Sutta 33, verse 3.1 (1)) plus wrong knowledge (micchā-n̄āṇa) and wrong liberation (micchā-vimutti).
v) Thế nào là mười pháp chịu phần tai hại? Mười bất thiện nghiệp đạo: Sát sanh, thâu đạo, tà dâm, vọng ngôn, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ, tham, sân, tà kiến. Như vậy là mười pháp chịu phần tai hại.
(5) ‘Which ten things conduce to diminution? Ten unwholesome courses of action (as Sutta 33, verse 3.3 (3)). [291]
vi) Thế nào là mười pháp hướng đến thù thắng? Mười thiện nghiệp đạo: Ly sát sanh, ly thâu đạo, ly tà dâm, ly vọng ngôn, ly lưỡng thiệt, ly ác khẩu, ly ỷ ngữ, ly tham, ly sân, ly si. Như vậy là mười pháp hướng đến thù thắng.
(6) ‘Which ten things conduce to distinction? Ten wholesome courses of action (as Sutta 33, verse 3.3 (4)).
vii) Thế nào là mười pháp rất khó thể nhập? Mười thánh cư: Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo đoạn trừ năm chi, đầy đủ sáu chi, một hộ trì, thực hiện bốn y, loại bỏ các giáo điều, đoạn tận các mong cầu, tâm tư không trệ phược, thân thể khinh an, tâm thiện giải thoát, tuệ thiện giải thoát.
(7) ‘Which ten things are hard to penetrate? Ten Ariyan dispositions (as Sutta 33, verse 3.3 (5))
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo đoạn trừ năm chi? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo đoạn trừ tham dục, đoạn trừ sân, đoạn trừ hôn trầm thụy miên, đoạn trừ trạo hối, đoạn trừ nghi. Này các hiền giả, như vậy là đoạn trừ năm chi.
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo đầy đủ sáu chi? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo mắt thấy sắc, không có thích ý, không có phật ý, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức pháp, không có thích ý, không có phật ý, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo đầy đủ sáu chi.
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo một hộ trì? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo thành tựu sự hộ trì về niệm. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo một hộ trì.
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo có thực hiện bốn y? Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo sau khi suy tư, thọ dụng một pháp; sau khi suy tư, nhẫn thọ một pháp; sau khi suy tư, đoạn trừ một pháp; sau khi suy tư tránh xa một pháp. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo thực hiện bốn y.
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo loại bỏ các giáo điều? Này các Hiền giả, ở đây, tất cả những giáo điều thông thường mà các vị Sa môn thông thường chủ trương, vị Tỷ kheo đều loại bỏ, phóng xả. Này các Hiền giả, như vậy gọi là Tỷ kheo loại bỏ các giáo điều.
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo đoạn tận các mong cầu? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo đoạn trừ các mong cầu về dục vọng, đoạn trừ các mong cầu về hiện hữu, làm cho an tịnh các mong cầu về phạm hạnh. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo đoạn tận các mong cầu.
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo, tâm tư không trệ phược? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo đoạn trừ các tâm tư dục vọng, đoạn trừ các tâm tư sân hận, đoạn trừ các tâm tư não hại. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo, tâm tư không trệ phược.
Này các Hiền giả, thể nào là vị Tỷ kheo, thân hành được khinh an? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo đoạn trừ lạc, đoạn trừ khổ, diệt các hỷ ưu từ trước, chứng và an trú thiền thứ tư, không lạc, không khổ, xả niệm thanh tịnh. Này các Hiền giả, như vậy vị Tỷ- kheo thân hành được khinh an.
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ- kheo, tâm thiện giải thoát? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ- kheo tâm giải thoát khỏi tham, tâm giải thoát khỏi sân, tâm giải thoát khỏi si. Này các Hiền giả, như vậy vị Tỷ kheo tâm thiện giải thoát.
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo tuệ thiện giải thoát? Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ- kheo biết rằng: "Tham tâm của ta đã được trừ, cắt tận gốc rễ, như cây ta-la bị chặt, đi đến chỗ không hiện hữu, không có khả năng sanh khởi trong tương lai". Vị ấy biết rằng: "Sân tâm của ta đã đoạn trừ, cắt tận gốc rễ, như cây ta-la bị chặt, đi đến chỗ không hiện hữu, không có khả năng sanh khởi trong tương lai". Vị ấy biết rằng: "Si tâm của ta đã đoạn trừ, cắt tận gốc rễ, như cây ta-la bị chặt, đi đến chỗ không hiện hữu, không có khả năng sanh khởi trong tương lai. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo tuệ thiện giải thoát.
Như vậy là mười pháp rất khó thể nhập.
viii) Thế nào là mười pháp cần được sanh khởi? Mười tưởng: Bất tịnh tưởng, tử tưởng, thực yểm ly tưởng, nhứt thiết thế gian bất lạc tưởng, vô thường tưởng, khổ tưởng trên vô thường, vô ngã tưởng trên khổ, đoạn tưởng, ly tham tưởng, diệt tưởng. Như vậy là mười pháp cần được sanh khởi.
(8) ‘Which ten things are to be made to arise? Ten perceptions (as verse 2.2 (8)) and the perception of cessation (nirodhasaññā).
ix) Thế nào là mười pháp cần được thắng tri? Mười đoạn tận sự: Tà kiến do chánh kiến đoạn tận; do duyên tà kiến, các ác bất thiện pháp khởi lên, các pháp này được đoạn tận; do duyên chánh kiến các thiện pháp được tăng cường, viên mãn; tà tư duy do chánh tư duy đoạn tận... tà ngữ do chánh ngữ đoạn tận... tà nghiệp cho chánh nghiệp đoạn tận... tà mạng do chánh mạng đoạn tận... tà niệm do chánh niệm đoạn tận... tà định do chánh định đoạn tận... tà trí do chánh trí đoạn tận... tà giải thoát do chánh giải thoát đoạn tận... do duyên tà giải thoát, các ác bất thiện pháp khởi lên, các pháp này được đoạn tận; do duyên chánh giải thoát, các thiện pháp này được tăng cường, viên mãn. Như vậy là mười pháp cần được thắng tri.
(9) ‘Which ten things are to be thoroughly learnt? Ten causes of wearing-away (nijjara-vatthūni): By right view wrong view is worn away, and whatever evil and unwholesome states arise on the basis of wrong view are worn away too. And by right view many wholesome states are developed and perfected. By right thought wrong thought is worn away... By right speech wrong speech is worn away... By right action wrong action is worn away... By right livelihood wrong livelihood is worn away ... By right effort wrong effort is worn away ... By right mindfulness wrong mindfulness is worn away... By right concentration wrong concentration is worn away... By right knowledge1163 wrong knowledge is worn away... By right liberation wrong liberation is worn away, and whatever evil and unwholesome states arise on the basis of wrong liberation are worn away too. And by right liberation many wholesome states are developed and perfected. [292]
x) Thế nào là mười pháp cần được chứng ngộ? Mười vô học pháp: Vô học Chánh tri kiến, vô học Chánh tư duy, vô học Chánh ngữ, vô học Chánh nghiệp, vô học Chánh mạng, vô học Chánh tinh tấn, vô học Chánh niệm, vô học Chánh định, vô học Chánh trí, vô học Chánh giải thoát.
(10) ‘Which ten things are to be realised? Ten qualities of the non-learner (as Sutta 33, verse 3.3 (6)).
Như vậy là mười pháp cần được chứng ngộ.
Như vậy một trăm pháp này là chơn, thực, như thị, không phải không như thị, không phải sai khác được Như Lai giác ngộ, chánh đẳng chánh giác.
‘That makes a hundred things that are real and true, so and not otherwise, unerringly and perfectly realised by the Tathāgata.’
Như vậy tôn giả Sāriputta thuyết giảng. Các vị Tỷ kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời dạy của tôn giả Sāriputta.
So said the Venerable Sāriputta. And the monks were delighted and rejoiced at his words.