Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Nam truyền »» Kinh Trường Bộ (Dīgha Nikāya) »» 33. Kinh Phúng Tụng - 33. The Chanting Together »»

Kinh Trường Bộ (Dīgha Nikāya) »» 33. Kinh Phúng Tụng - 33. The Chanting Together

Donate

Sangīti sutta

Quay lại bản Việt dịch || Tải về bảng song ngữ

Xem đối chiếu:

Font chữ:
Nghe đọc phần này hoặc tải về.
Listen to this chapter or download.

33. Kinh Phúng Tụng

33. The Chanting Together

Dịch từ Pāli sang Việt: Thích Minh Châu
Translated from Pāli to English: Maurice Walshe
Tụng phẩm I
Như vầy tôi nghe. 1. Một thời Thế Tôn du hành giữa bộ tộc Mallā cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị. Ngài đến tại thành của dân chúng Mallā tên là Pāvā và trú tại đấy. Thế Tôn trú tại Pāvā trong rừng xoài của thợ rèn Cunda.
[207] 1.1. THUS HAVE I HEARD. Once the Lord was touring in the Malla country with a large company of about five hundred monks. Arrived at Pāvā, the Mallas’ capital, he stayed in the mango-grove of Cunda the smith.1012
2. Lúc bấy giờ, một hội trường tên là Ubbhataka mới được dựng lên giữa dân chúng Mallā, trú ở Pāvā, và hội trường này chưa có vị Sa-môn, Bà-la-môn, hay một người nào khác an trú. Dân chúng Mallā ở Pāvā được nghe: "Thế Tôn du hành giữa dân tộc Mallā, cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị.
1.2. Now at that time a new meeting-hall of the Mallas of Pāvā, called Ubbhaṭaka,1013 had recently been built, and it had not yet been occupied by any ascetic or Brahmin, or indeed by any human being.
Ngài đến tại Pāvā, trú tại đấy, trong rừng xoài của thợ rèn Cunda". Rồi các vị Mallā ở Pāvā đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, các vị Mallā ở Pāvā bạch Thế Tôn:
Hearing that the Lord was staying in Cunda’s mango-grove, the Mallas of Pāvā went to see him. Having saluted him, they sat down to one side and said:
- Bạch Thế Tôn, ở đây một hội trường tên là Ubbhataka mới được dựng lên giữa dân chúng Mallā ở Pāvā, và hội trường này chưa có vị Sa-môn, Bà-la-môn, hay một người nào khác an trú. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn là người đến dùng hội trường này trước tiên. Nhờ Thế Tôn dùng trước tiên, dân chúng Mallā ở Pāvā sẽ được hạnh phúc an lạc lâu dài.
‘Lord, the Mallas of Pāvā have recently erected a new meeting-hall called Ubbhataka, and it has not yet been occupied by any ascetic or Brahmin, or indeed by any human being. [208] May the Blessed Lord be the first to use it! Should he do so, that would be for the lasting good and happiness of the Mallas of Pāvā.’
Thế Tôn im lặng nhận lời.
And the Lord consented by silence.
3. Rồi các vị Mallā ở Pāvā, sau khi biết Thế Tôn đã nhận lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng đến Ngài, từ tạ đi đến hội trường. Sau khi đến, liền dùng đệm trải khắp tất cả, sửa soạn các ghế ngồi, đặt sẵn một ghè nước, treo cây đèn dầu, rồi đến chỗ Thế Tôn ở. Sau khi đến, các vị này đảnh lễ Ngài và đứng một bên. Sau khi đứng một bên, các vị Mallā ở Pāvā bạch Thế Tôn:
1.3. Noting his assent, the Mallas rose, saluted him, passed out to his right and went to the meeting-hall. They spread mats all round, arranged seats, put out a water-pot and an oil-lamp, and then, returning to the Lord, saluted him, sat down to one side and reported what they had done, saying:
- Bạch Thế Tôn, hội trường đã được trải nệm tất cả, các ghế ngồi đã được sửa soạn, ghè nước đã được đặt sẵn, cây đèn dầu đã được treo lên, Thế Tôn hãy làm gì Ngài nghĩ là phải thời.
‘Whenever the Blessed Lord is ready.’
4. Rồi Thế Tôn đắp y, cầm y bát cùng với chúng Tỷ-kheo đến tại hội trường. Khi đến xong Ngài rửa chân và vào hội trường. Thế Tôn ngồi dựa trên cột chính giữa, mặt hướng về phía Ðông. Chúng Tỷ-kheo sau khi rửa chân, vào hội trường, ngồi dựa trên bức tường phía Tây, mặt hướng về phía Ðông, sau lưng Thế Tôn. Các vị Mallā ở Pāvā cũng rửa chân, đi vào hội trường, và ngồi xuống, dựa vào bức tường phía Ðông, mặt hướng phía Tây, trước mặt có Thế Tôn.
1.4. Then the Lord dressed, took his robe and bowl, and went to the meeting-hall with his monks. There he washed his feet, entered the hall and sat down against the central pillar, facing east. The monks, having washed their feet, entered the hall and sat down along the western wall facing east, [209] with the Lord in front of them. The Pāvā Mallas washed their feet, entered the hall, and sat down along the eastern wall facing west, with the Lord in front of them.
Rồi Thế Tôn, cho đến đêm thật khuya, thuyết pháp cho dân Mallā ở Pāvā, giảng dạy, giải thích, khích lệ, làm cho hứng khởi rồi bảo các vị ấy về:
Then the Lord spoke to the Mallas on Dhamma till far into the night, instructing, inspiring, firing and delighting them. Then he dismissed them, saying:
- Này Vāseṭṭha, đêm đã quá khuya. Các Ngươi hãy làm những gì các Ngươi xem là phải thời.
‘Vāseṭṭhas,1014 the night has passed away.1015 Now do as you think fit.’
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn! Các vị Mallā ở Pāvā vâng lời Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Ngài, thân phía hữu hướng về Ngài và ra đi.
‘Very good, Lord’, replied the Mallas. And they got up, saluted the Lord, and went out, passing him by on the right.
5. Thế Tôn, khi dân Mallā đi chưa bao lâu, nhìn chúng Tỷ-kheo đang yên lặng, rồi bảo tôn giả Sāriputta:
1.5. As soon as the Mallas had gone the Lord, surveying the monks sitting silently all about, said to the Venerable Sāriputta:
- Này Sāriputta, chúng Tỷ-kheo không có hôn trầm thụy miên. Này Sāriputta, hãy thuyết pháp cho chúng Tỷ-kheo. Ta cảm thấy đau lưng! Ta muốn nằm nghỉ.
‘The monks are free from sloth-and-torpor,1016 Sāriputta. You think of a discourse on Dhamma to give to them. My back aches, I want to stretch it.’
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn! - Tôn giả Sāriputta vâng lời Thế Tôn.
‘Very good, Lord’, replied Sāriputta.
Rồi Thế Tôn, xếp y Tăng-già-lê (Saṅghāti) gấp bốn và nằm xuống như cách nằm con sư tử, thân phía hữu, hai chân để trên nhau, chánh niệm tỉnh giác, với tâm nghĩ đến lúc ngồi dậy.
Then the Lord, having folded his robe in four, lay down on his right side in the lion-posture,1017 with one foot on the other, mindful and clearly aware, and bearing in mind the time to arise.
6. Lúc bấy giờ, Nigaṇṭha Nāṭaputta vừa mới tạ thế ở Pāvā. Sau khi vị này tạ thế, các vị Nigaṇṭha chia ra làm hai phái, chia rẽ nhau, tranh chấp nhau, tranh luận nhau và sống tàn hại nhau với binh khí bằng miệng: "Ngươi không biết Pháp và Luật này, ta biết Pháp và Luật này. Sao Ngươi có thể biết Pháp và Luật này? Người theo tà hạnh, ta theo chánh hạnh. Lời nói ta tương ưng, lời nói Ngươi không tương ưng. Ðiều đáng nói trước, Ngươi nói sau; điều đáng nói sau, Ngươi nói trước. Ðiều Ngươi quan niệm trình bày đã bị đảo lộn. Quan niệm của Ngươi đã bị thách đố. Ngươi đã bị đánh bại. Hãy đi giải tỏa quan điểm của Ngươi! Hãy tự thoát khỏi bế tắc nếu Ngươi có thể làm được".
1.6. Now at that time the Nigaṇṭha Nātaputta [210] had just died at Pāvā. And at his death the Nigaṇṭhas were split into two parties, quarrelling and disputing... (as Sutta 29, verse 1).
Hình như các đệ tử của Nigaṇṭha Nāṭaputta muốn tàn hại lẫn nhau. Chính các đệ tử cư sĩ mặc đồ trắng của Nigaṇṭha Nāṭaputta cũng chán ngấy, cơ hiềm và phản đối các vị Nigaṇṭha, vì Pháp và Luật của họ đã được trình bày, tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết, tháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ.
You would have thought they were bent on killing each other. Even the white-robed lay followers were disgusted when they saw that their doctrine and discipline was so ill-proclaimed,... having been proclaimed by one not fully-enlightened and now with its support gone, without an arbiter.
7. Rồi tôn giả Sāriputta bảo các Tỷ-kheo:
1.7. And the Venerable Sāriputta addressed the monks, referring to this situation, and said:
- Này Hiền giả, Nigaṇṭha Nāṭaputta vừa mới từ trần không bao lâu. Sau khi vị này từ trần, các Nigaṇṭha (Ni-kiền-tử) chia làm hai phe... và không có chỗ y chỉ.
‘So ill-proclaimed was their teaching and discipline, so unedifyingly displayed, and so ineffectual in calming the passions, having been proclaimed by one who was not fully enlightened. [211]
Nhưng với chúng ta, này các Hiền giả, pháp này được Thế Tôn khéo giảng dạy, khéo trình bày, một Chánh pháp có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh Ðẳng Giác trình bày.
But, friends, this Dhamma has been well proclaimed by the Lord, the fully-enlightened One.
Ở đây, tất cả mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không cãi cọ nhau, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
And so we should all recite it together 1018 without disagreement, so that this holy life may be enduring and established for a long time, thus to be for the welfare and happiness of the multitude, out of compassion for the world, for the benefit, welfare and happiness of devas and humans.
Này các Hiền giả, thế nào là Pháp được Thế Tôn chúng ta khéo giảng dạy, khéo trình bày, một pháp có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh do vị Chánh Ðẳng Giác trình bày?
And what is this Dhamma that has been well proclaimed by the Lord...?
Ở đây, tất cả cần phải cùng nhau tụng đọc không cãi cọ nhau, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Này các Hiền giả, có một pháp được Thế Tôn chân chánh giảng dạy, vị này đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
‘There is one thing that was perfectly proclaimed by the Lord who knows and sees, the fully-enlightened Buddha. So we should all recite together... for the benefit, welfare and happiness of devas and humans.
Một pháp
8. Thế nào là một pháp?
1.8. ‘What is this one thing?1019 (eko dhammo).
Tất cả loài hữu tình do các món ăn (āhāra) mà an trú,
(1) ‘All beings are maintained by nutriment āhāratthitikā).
tất cả loài hữu tình do các hành (saṃkhārā) mà an trú.
(2) ‘All beings are maintained by conditions (sankhdratthitikā).’1020 [212]
Này các Hiền giả, đó là một pháp được Thế Tôn, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thuyết giảng một cách chân chánh. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Hai pháp
9. Này các Hiền giả, có hai pháp được Thế Tôn chân chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
1.9. ‘There are [sets of] two things that were perfectly proclaimed by the Lord...
Thế nào là hai pháp?
Which are they?
1) Danh và sắc.
(1) ‘Mind and body (nāmañ ca rūpañ ca).
2) Vô minh và hữu ái.
(2) ‘Ignorance and craving for existence (avijjā ca bhavataṇhā ca).
3) Hữu kiến và vô hữu kiến.
(3) ‘Belief in [continued] existence and belief in non-existence (bhava-ditthi ca vibhava-diṭṭhi ca).
4) Vô tàm và vô quý.
(4) ‘Lack of moral shame and lack of moral dread (ahirikañ ca anottappan ca).
5) Tàm và quý.
(5) ‘Moral shame and moral dread (hiri ca ottappañ ca).
6) Ác ngôn và ác hữu.
(6) ‘Roughness and friendship with evil (dovacassatā ca pāpamittata ca).
7) Thiện ngôn và thiện hữu.
(7) ‘Gentleness and friendship with good (sovacassatā ca kalyānamittatā ca).
8) Nhập tội thiện xảo và xuất tội thiện xảo.
(8) ‘Skill in [knowing] offences and [the procedure for] rehabilitation from them (āpatti-kusalatā ca āpatti-vuṭṭhāna-kusalatā ca).
9) Ðẳng chí thiện xảo và xuất khởi đẳng chí thiện xảo.
(9) ‘Skill in entering and returning from [jhāna] (samāpattikusalatā ca samāpatti-vuṭṭhāna-kusalatā ca). 1021
10) Giới thiện xảo và tác ý thiện xảo.
(10) ‘Skill in [knowing] the [eighteen] elements 1022 and in paying attention to them (dhātu-kusalatā ca manasikāra-kusala-ta ca).
11) Xứ thiện xảo và duyên khởi thiện xảo.
(11) ‘Skill in [knowing] the [twelve] sense-spheres (āyatanak.) and dependent origination.
12) Thiện xảo về xứ và thiện xảo về phi xứ.
(12) ‘Skill in [knowing] what are causes and what are not (ṭhāna-k. ca aṭṭhāna-k.) [213]
13) Chân trực và tàm quý.
(13) ‘Straightforwardness and modesty (ajjavañ ca lajjavañ ca).1023
14) Kham nhẫn và nhu hòa.
(14) ‘Patience and gentleness (khanti ca soraccañ ca).
15) Lời nói nhu thuần và tiếp đón thân tình.
(15) ‘Gentle speech and politeness (sākhalyañ ca paṭisanthāro ca).
16) Vô hại và từ ái.
(16) ‘Non-harming and purity (avihi̇ṁsā ca soceyyañ ca).1024
17) Thất niệm và bất chánh tri.
(17) ‘Lack of mindfulness1025 and of clear awareness (muṭṭhasaccañ ca asampajaññañ ca).
18) Chánh niệm và tỉnh giác.
(18) ‘Mindfulness and clear awareness (sati ca sampajaññañ ca).
19) Các căn không được chế ngự và ăn uống không tiết độ.
(19) ‘Unguarded sense-doors and non-restraint in eating (indriyesu aguttadvāratā ca bhojane amattaññutā ca).
20) Các căn được chế ngự và ăn uống có tiết độ.
(20) ‘Guarded sense-doors and restraint in eating (... guttadvāratā... mattaññutā).
21) Tư duy lực và tu tập lực.
(21) ‘Powers of reflection1026 and mental development (paṭisankhāna-balañ ca bhāvanā-balañ ca).
22) Niệm lực và định lực.
(22) ‘Powers of mindfulness and concentration (sati-balañ ca samādhi-balañ ca).
23) Chỉ và quán.
(23) ‘Calm and insight (samatho ca vipassanā ca).1027
24) Chỉ tướng và tinh cần tướng.
(24) ‘The sign of calm and grasping the sign (samatha-nimittañ ca paggaha-nimittañ ca).
25) Tinh cần và không dao động.
(25) ‘Exertion and non-distraction (paggaho ca avikheppo ca).
26) Giới thành tựu và kiến thành tựu.
(26) ‘Attainment of morality and [right] view (sīla-sampadā ca diṭṭhi-sampadā ca).
27) Giới suy khuyết và kiến suy khuyết.
[214] (27) ‘Failure of morality and view (sīla-vipatti ca diṭṭhivipatti ca).
28) Giới thanh tịnh và kiến thanh tịnh.
(28) ‘Purity of morality and view (sīla-visuddhi ca diṭṭhi-visuddhi ca).
29) Kiến thanh tịnh và tinh cần theo tri kiến ấy.
(29) ‘Purity of view and the effort to attain it (diṭṭhi-visuddhi kho pana yathā diṭṭhissa ca padhānaṁ).
30) Dao động đối với các pháp bị dao động và chánh tinh cần của người bị dao động ấy.
(30) ‘Being moved to a sense of urgency1028 by what should move one, and the systematic effort of one so moved (saṁvego ca saṁvejaniyesu ṭhānesu saṁviggassa ca yoniso padhānaṁ).
31) Không tri túc với các thiện pháp và không thối thất trong tinh cần.
(31) ‘Not being content with wholesome acts and not shrinking from exertion (asantutthitā ca kusalesu dhammesu appaṭiv ānitā ca padhānasmiṁ).
32) Minh tri và giải thoát.
(32) ‘Knowledge and liberation (vijjā ca vimutti ca).
33) Tận tri và vô sanh trí.
(33) ‘Knowledge of the destruction [of the defilements] and of [their] non-recurrence (khaye ñiṇaṁ anuppāde ñānaṁ).
Này các Hiền giả, hai pháp này được Thế Tôn chân chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
‘These are the [sets of] two things that were perfectly proclaimed by the Lord... So we should all recite them together...’
Ba pháp
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chân chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
1.10. ‘There are [sets of] three things...
Thế nào là ba pháp?
Which are they?
1) Ba bất thiện căn: Tham bất thiện căn, sân bất thiện căn, si bất thiện căn.
(1) ‘Three unwholesome roots: of greed, hatred, delusion (lobho akusala-mūlaṁ, doso akusala-mūlaṁ, moho akusala-mūlaṁ).
2) Ba thiện căn: Vô tham thiện căn, vô sân thiện căn, vô si thiện căn.
(2) ‘Three wholesome roots: of non-greed, non-hatred non-delusion (alobho...).
3) Ba ác hạnh: Thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh.
(3) ‘Three kinds of wrong conduct: in body, speech and thought (kāya-duccaritaṁ, vacī-duccaritaṁ, mano-duccaritaṁ). [215]
4) Ba thiện hạnh: Thân thiện hạnh, khẩu thiện hạnh, ý thiện hạnh.
(4) ‘Three kinds of right conduct: in body, speech and thought (kāya-sucaritaṁ...).
5) Ba bất thiện tầm: Dục tầm, sân tầm, hại tầm.
(5) ‘Three kinds of unwholesome thought (akusala-vitakkā): of sensuality, of enmity, of cruelty (kāma-vitakko, vyāpādavitakko, vihiṁsa-vitakko).
6) Ba thiện tầm: Ly dục tầm, vô sân tầm, vô hại tầm.
(6) ‘Three kinds of wholesome thought: of renunciation (nekkhamma-vitakko), of non-enmity, of non-cruelty.
7) Ba bất thiện tư duy: Dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy.
(7) ‘Three kinds of unwholesome motivation (sankappa):1029 through sensuality, enmity, cruelty.
8) Ba thiện tư duy: Ly dục tư duy, vô sân tư duy, vô hại tư duy.
(8) ‘Three kinds of wholesome motivation: through renunciation (nekkhamma), non-enmity, non-cruelty.
9) Ba bất thiện tưởng: Dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng.
(9) ‘Three kinds of unwholesome perception (saññā): of sensuality, of enmity, of cruelty.
10) Ba thiện tưởng: Ly dục tưởng, vô sân tưởng, vô hại tưởng.
(10) ‘Three kinds of wholesome perception: of renunciation, of non-enmity, of non-cruelty.
11) Ba bất thiện giới: Dục giới, sân giới, hại giới.
(11) ‘Three unwholesome elements (dhātuyo): sensuality, enmity, cruelty.
12) Ba thiện giới: Ly dục giới, vô sân giới, vô hại giới.
(12) ‘Three wholesome elements: renunciation, non-enmity, non-cruelty.
13) Ba giới khác: Dục giới, sắc giới, vô sắc giới.
(13) ‘Three more elements: the element of sense-desire,1030 the element of form, the formless element (kāma-dhātu, rūpadhātu, arūpa-dhātu).
14) Ba giới khác: Sắc giới, vô sắc giới, diệt giới.
(14) ‘Three more elements: the element of form, the formless element, the element of cessation1031 (rūpa-dhūtu, arūpa-dhātu, nirodha-dhātu).
15) Ba giới khác: Liệt giới, trung giới, thắng giới.
(15) ‘Three more elements: the low element, the middling element, the sublime element (hīnā dhātu, majjhimā dhātu, paṇītā dhātu). [216]
16) Ba ái: Dục ái, hữu ái, vô hữu ái.
(16) ‘Three kinds of craving: sensual craving, craving for becoming,1032 craving for extinction1033 (kāma-taṇhā, bhavataṇhā, vibhava-taṇhā).
17) Ba ái khác: Dục ái, sắc ái, vô sắc ái.
(17) ‘Three more kinds of craving: craving for [the World of] Sense-Desires, for [the World of] Form, for the Formless [World] (kāma-taṇhā, rūpa-taṇhā, arūpa-taṇhā).
18) Ba ái khác: Sắc ái, vô sắc ái, diệt ái.
(18) ‘Three more kinds of craving: for [the World of] Form, for the Formless [World], for cessation (as for (14)).
19) Ba kiết sử: Thân kiến, nghi, giới cấm thủ.
(19) ‘Three fetters (saṁyojanāni): of personality-belief, of doubt, of attachment to rite and ritual (sakkāya-diṭṭhi, vicikicchā, sīabbata-parāmāso).
20) Ba lậu: Dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.
(20) ‘Three corruptions (āsavā): of sense-desire, of becoming, of ignorance (kāmāsavo, bhavāsavo, avijjāsavo).
21) Ba hữu: Dục hữu, sắc hữu, vô minh hữu.
(21) ‘Three kinds of becoming: [in the World] of Sense-Desire, of Form, in the Formless World (kāma-bhavo, rūpa-bhavo, arūpa-bhavo).
22) Ba cầu: Dục cầu, hữu cầu, phạm hạnh cầu.
(22) ‘Three quests: for sense-desires, for becoming, for the holy life (kāmesanā, bhavesanā, brahmacariyesanā).
23) Ba mạn: Thắng mạn, đẳng mạn, ty liệt mạn.
(23) ‘Three forms of conceit: “I am better than... ”, “I am equal to...”, “I am worse than...” (“seyyo ‘ham asmīti” vidhā, “sadiso ‘ham asmīti” vidhā, “hīno ‘ham asmīti” vidhā).
24) Ba thời: Quá khứ thời, vị lai thời, hiện tại thời.
(24) ‘Three times: past, future, present (atīto addhā, anāgato addhā, paccuppanno addhā).
25) Ba biên: Hữu thân biên, hữu thân tập biên, hữu thân diệt biên.
(25) ‘Three “ends” (antd):1034 personality, its arising, its cessation (sakkāya anto, sakkāya-samudayo anto, sakkāya-nirodho anto).
26) Ba thọ: Lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ.
(26) ‘Three feelings: pleasant, painful, neither (sukhā vedanā, dukkhā vedanā, adukkham-asukhā vedanā).
27) Ba khổ tánh: Khổ khổ, hành khổ, hoại khổ.
(27) ‘Three kinds of suffering: as pain, as inherent in formations, as due to change (dukkha-dukkhatā, sankhāra-dukkhatā, viparināma-dukkhatā). [217]
28) Ba tụ: Tà định tụ, chánh định tụ, bất định tụ.
(28) ‘Three accumulations: evil with fixed result,1035 good with fixed result,1036 indeterminate (micchatta-niyato rāsi, sammatta-niyato rāsi, aniyato-rāsi).
29) Ba nghi: Ðối với vấn đề thuộc quá khứ nghi ngờ, do dự, không quyết định, không hài lòng; đối với các vấn đề thuộc tương lai, nghi ngờ, do dự, không quyết định, không hài lòng; đối với các vấn đề hiện tại nghi ngờ, do dự, không quyết định, không hài lòng.
(29) ‘Three obscurations (tamā):1037 One hesitates (kankhati), vacillates (vicikicchati), is undecided (nādhimuccati), is unsettled (na sampasīdati) about the past, the future, the present.
30) Ba điều Như Lai không cần gìn giữ: Này các Hiền giả, Như Lai thanh tịnh thiện hành về thân. Như Lai không có ác về thân mà Như Lai phải gìn giữ: "Chớ để người khác biết việc này về Ta". Này các Hiền giả, Như Lai thanh tịnh thiện hành về miệng. Như Lai không có ác hạnh về miệng mà Như Lai phải gìn giữ: "Chớ để người khác biết việc này về Ta". Này các Hiền giả, Như Lai thanh tịnh thiện hành về ý. Như Lai không có ác hạnh về ý mà Như Lai phải gìn giữ: "Chớ để người khác biết việc này về Ta".
(30) ‘Three things a Tathagata has no need to guard against: A Tathagata is perfectly pure in bodily conduct, in speech and in thought (parisuddha-kāya-, -vacī-, -mano-samācāro). There is no misdeed of body, speech or thought which he must conceal lest anyone should get to hear about it.
31) Ba chướng: Tham chướng, sân chướng, si chướng.
(31) ‘Three obstacles:1038 lust, hatred, delusion (rāgo kiñcanaṁ, dosa kiñcanaṁ, moho kiñcanaṁ).
32) Ba loại lửa: Lửa tham, lửa sân, lửa si.
(32) ‘Three fires: lust, hatred, delusion (rāgaggi, dosaggi, mohaggi).
33) Ba loại lửa khác: Lửa của người hiếu kính, lửa của người gia chủ, lửa của người cúng dường (cha mẹ, vợ con và các vị xuất gia).
(33) ‘Three more fires: the fire of those to be revered, of the householder, of those worthy of offerings1039 (āhuneyyaggi, gahapataggi, dakkhineyyaggi).
34) Ba loại sắc tụ: Hữu kiến hữu đối sắc, vô kiến hữu đối sắc, vô kiến vô đối sắc.
(34) ‘Threefold classification of matter: visible and resisting, invisible and resisting, invisible and unresisting1040 (sanidassana-sappaṭighaṁ rūpaṁ, anidassana-sappatighaṁ rūpaṁ, anidassana-appaṭighaṁ rūpaṁ).
35) Ba hành: Phước hành, phi phước hành, bất động hành.
(35) ‘Three kinds of karmic formation:1041 meritorious, demeritorious, imperturbable1042 (puññābhisankhāro, apuññābhisankhāro, āneñjābhisankhāro). [218]
35) Ba loại người: Hữu học nhân, vô học nhân, phi hữu học phi vô học nhân.
(36) ‘Three persons: the learner, the non-learner, the one who is neither1043 (sekho puggalo, asekho puggalo, n’eva sekho nāsekho puggalo).
37) Ba vị trưởng lão: Sanh trưởng lão, pháp trưởng lão, nhập định trưởng lão.
(37) ‘Three elders: an elder by birth, in Dhamma, by convention 1044 (jāti-thero, dhamma-thero, sammuti-thero).
38) Ba phước nghiệp sự: Thí hành phước nghiệp sự, giới hành phước nghiệp sự, tu hành phước nghiệp sự.
(38) ‘Three grounds based on merit: that of giving, of morality, of meditation (dānamayaṁ puñña-kiriya-vatthu, sīlamayaṁ puñña-kiriya-vatthu, bhāvanāmaya puñña-kiriya-vatthu).
39) Ba cử tội sự: Thấy, nghe và nghi.
(39) ‘Three grounds for reproof: based on what has been seen, heard, suspected (diṭṭhena, sutena, parisankāya).
40) Ba dục sanh: Này các Hiền giả, có những loại hữu tình do dục an trú. Ðối với các dục, họ chịu sự an trú, họ bị chi phối phụ thuộc, như loài Người, một số chư Thiên, một số tái sanh trong đọa xứ. Ðó là loại dục sanh thứ nhất.
(40) ‘Three kinds of rebirth in the Realm of Sense-Desire (kāmupapattiyo):1045 There are beings who desire what presents itself to them (paccuppaṭṭhita-kāmā), and are in the grip of that desire, such as human beings, some devas, and some in states of woe.
Này các Hiền giả, có những loại hữu tình có lòng dục đối với những sự vật do họ tạo ra. Họ tạo hóa ra các sự vật và họ sống bị chi phối phụ thuộc hóa ra các sự vật và họ sống bị chi phối phụ thuộc trong những dục vọng ấy, như các loài chư Thiên Nimmānaratī (Hóa Lạc thiên).
There are beings who desire what they have created (nimmita-kāmā),... such as the devas Who Rejoice in Their Own Creation (Nimmānaratī).
Ðó là loại dục sanh thứ hai. Này các Hiền giả, có những loại hữu tình có lòng dục đối sự vật do các loài khác tạo ra. Họ sống bị chi phối phụ thuộc trong những dục vọng đối với sự vật do các loại khác tạo ra. Như các loài chư Thiên Paranimmita Vasavattī (Tha Hóa Tự tại thiên). Ðó là hạng dục sanh thứ ba.
There are beings who rejoice in the creations of others,... such as the devas Having Power over Others’ Creation (Paranimmita-vasavattī).
41) Ba loại lạc sanh: Này các Hiền giả, có những loài hữu tình (trong quá khứ) luôn luôn tạo ra (thiền định lạc) hay sống trong sự an lạc, như các vị Brahmakāyikā (Phạm Chúng thiên). Ðó là hạng lạc sanh thứ nhất.
(41) ‘Three happy rebirths (sukhupapattiyo):1046 There are beings who, having continually produced happiness now dwell in happiness, such as the devas of the Brahma group.
Này các Hiền giả, có những loại hữu tình thấm nhuần, biến mãn, sung mãn, hưng thịnh với an lạc. Thỉnh thoảng họ thốt ra những câu cảm hứng: "Ôi an lạc thay! Ôi an lạc thay!", như chư Thiên Ābhassara (Quang Âm thiên). Ðó là hạng lạc sanh thứ hai.
There are beings who are overflowing with happiness, drenched with it, full of it, immersed in it, so that they occasionally exclaim: “Oh what bliss!” such as the Radiant devas (Ābhassarā).
Này các Hiền giả, có những loại hữu tình thấm nhuần, biến mãn, sung mãn, hưng thịnh với an lạc. Họ sống mãn túc với an lạc ấy, cảm thọ an lạc, như chư Thiên Subhakiṇhā (Biến Tịnh thiên). Ðó là loại lạc sanh thứ ba.
There are beings... immersed in happiness, who, supremely blissful, [219] experience only perfect happiness, such as the Lustrous devas (Subhakiṇṇā).
42) Ba tuệ: Hữu học tuệ, vô học tuệ, phi hữu học phi vô học tuệ.
(42) ‘Three kinds of wisdom: of the learner, of the non-learner, of the one who is neither (as (36)).
43) Lại ba tuệ khác: Tư sanh tuệ, văn sanh tuệ, tu sanh tuệ.
(43) ‘Three more kinds of wisdom: based on thought, on learning [hearing], on mental development [meditation] (cintāmaya pañña, sutamayā paññd, bhāvanāmaya pañña).
44) Ba loại binh khí: Nghe, xả ly và tuệ.
(44) ‘Three armaments1047 (āvudhāni): what one has learnt, detachment, wisdom (sutāvudhaṁ, pavivekāvudhaṁ, paññāvudhariv).
45) Ba căn: Vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn.
(45) ‘Three faculties:1048 of knowing that one will know the unknown, of highest knowledge, of the one who knows (anaññātaṁ-ñassāmîtindriyaṁ, aññindriyaṁ, aññātā-v-indriyaṁ).
46) Ba nhãn: Nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn.
(46) ‘Three eyes: the fleshly eye, the divine eye,1049 the eye of wisdom1050 (maṁsa-cakkhu, dibba-cakkhu, paññā-cakkhu).
47) Ba học: Tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học.
(47) ‘Three kinds of training: in higher morality, higher thought, higher wisdom (adhisīla-sikkhā, adhicitta-sikkhā, adhipannd-sikkhd).
48) Ba sự tu tập: Thân tu, tâm tu, tuệ tu.
(48) ‘Three kinds of development: of the emotions,1051 of mind, of wisdom (kāya-bhāvana, citta-bhāvanā, paññā-bhāvanā).
49) Ba vô thượng: Kiến vô thượng, hành vô thượng, giải thoát vô thượng.
(49) ‘Three “unsurpassables”: of vision, of practice, of liberation (dassanānuttariyaṁ, paṭipadānuttariyaṁ, vimuttānuttariyaṁ).
50) Ba định: Hữu tầm hữu tứ định, vô tầm hữu tứ định, vô tầm vô tứ định.
(50) ‘Three kinds of concentration: with thinking and pondering, 1052 with pondering without thinking, with neither (savitakko savicāro samādhi, avitakko vicāra-matto samādhi, avitakko avicāro samādhi).
51) Lại ba định khác: Không định, vô tướng định, vô nguyện định.
(51) ‘Three more kinds of concentration: on emptiness, the “signless”, desireless (suññato samādhi, animitto samādhi, appanihito samādhi).
52) Ba thanh tịnh: Thân thanh tịnh, ngữ thanh tịnh, ý thanh tịnh.
(52) ‘Three purities: of body, speech, mind (kāya-socceyyaṁ, vacī-socceyyaṁ, mano-socceyyaṁ). [220]
53) Ba tịch mặc: Thân tịch mặc, ngữ tịch mặc, ý tịch mặc.
(53) ‘Three qualities of the sage:1053 as to body, speech, mind (kāya-moneyyaṁ, vacī-moneyyaṁ, mano-moneyyaṁ).
54) Ba thiện xảo: Tăng ích thiện xảo, tổn ích thiện xảo, phương tiện thiện xảo.
(54) ‘Three skills: in going forward,1054 in going down, in means to progress (āya-kosallaṁ, apāya-kosallaṁ, upāya-kosallaṁ).
55) Ba kiêu: Vô bệnh kiêu, niên tráng kiêu, hoạt mạng kiêu.
(55) ‘Three intoxications: with health, with youth, with life (ārogya-mado, yobbana-mado, jīvita-mado).
56) Ba tăng thượng: Ngã tăng thượng, thế tăng thượng, pháp tăng thượng.
(56) ‘Three predominant influences: oneself, the world, the Dhamma (attādhipateyyaṁ, lokādhipateyyaṁ, dhammādhipateyyaṁ).
57) Ba luận sự: Luận bàn về vấn đề quá khứ: "Sự việc này xảy ra trong quá khứ"; luận bàn về vấn đề tương lai: "Sự việc này xảy ra trong tương lai"; luận bàn về vấn đề hiện tại: "Sự việc này xảy ra trong hiện tại".
(57) ‘Three topics of discussion: Talk may be of the past: “That’s how it used to be”; of the future: “That’s how it will be”; of the present: “That’s how it is now.”
58) Ba minh: Túc mạng trí minh, Hữu tình sanh tử minh, Lậu tận trí minh.
(58) ‘Three knowledges: of one’s past lives, of the decease and rebirth of beings, of the destruction of the corruptions (pubbenivāsānussati-ñāṇaṁ vijjā, sattānaṁ cutupapāte ñāṇaṁ vijjā, āsavānaṁ khaye ñāṇaṁ vijjā).
59) Ba trú: Thiên trú, Phạm trú, Thánh trú.
(59) ‘Three abidings: deva-abiding, Brahmā-abiding, the Ariyan abiding1055 (dibbo vihāro, Brahmā-vihāro, ariyo vihāro).
60) Ba thần thông: Thần túc thần thông, tri tha tâm thần thông, giáo giới thần thông.
(60) ‘Three miracles:1056 of psychic power, of telepathy, of instruction (iddhi-pāṭihāriyaṁ, ādesanā-pātihāriyaṁ, anusāsanipāṭihāriyaṁ).
Này các Hiền giả, ba pháp này được Thế Tôn chân chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
‘These are the [sets of] three things... So we should all recite together... for the benefit, welfare and happiness of devas and humans.’ [221]
Bốn pháp
11. Này các Hiền giả, có bốn pháp được Thế Tôn chân chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Thế nào là bốn?
1.11. ‘There are [sets of] four things which were perfectly proclaimed by the Lord...
1) Bốn niệm xứ:
(1) ‘Four foundations of mindfulness:
Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo quán thân trên thân, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham sân trên đời;
Here a monk abides contemplating body as body, ardent, clearly aware and mindful, having put aside hankering and fretting for the world;
quán các cảm thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham sân trên đời;
he abides contemplating feelings as feelings...;
quán các tâm trên các tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham sân trên đời;
he abides contemplating mind-objects as mind-objects, ardent, clearly aware and mindful, having put aside hankering and fretting for the world.
quán các pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham sân trên đời.
(2) ‘Four great efforts (sammappadhānā):
Ở đây, này các Hiền giả vị Tỷ-kheo, với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không cho sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm.
Here a monk rouses his will, makes an effort, stirs up energy, exerts his mind and strives to prevent the arising of unarisen evil unwholesome mental states.
Với mục đích khiến cho các ác bất thiện pháp đã sanh ra được trừ diệt, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm.
He rouses his will... and strives to overcome evil unwholesome mental states that have arisen.
Với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh nay cho sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm.
He rouses his will... and strives to produce unarisen wholesome mental states.
Với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có mù mờ, được tăng cường, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm.
He rouses his will...and strives to maintain wholesome mental states that have arisen, not to let them fade away, to bring them to greater growth, to the full perfection of development.
3) Bốn thần túc:
(3) ‘Four roads to power (iddhipādā):
Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo tu tập thần túc, câu hữu với tinh tấn thực hiện Dục thiền định.
Here a monk develops concentration of intention accompanied by effort of will,
Tu tập thần túc câu hữu với tinh tấn thực hiện Tâm thiền định.
concentration of energy,... [222]
Tu tập thần túc câu hữu với tinh tấn thực hiện Tinh tấn thiền định.
concentration of consciousness,
Tu tập thần túc câu hữu với tinh tấn thực hiện Tư duy thiền định (Dục như ý thần túc, Tâm như ý thần túc, Tinh tấn như ý thần túc, Tư duy như ý thần túc).
and concentration of investigation accompanied by effort of will.
4) Bốn thiền:
(4) ‘Four jhānas:
Ở đây, vị Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ.
Here a monk, detached from all sense-desires, detached from unwholesome mental states, enters and remains in the first jhāna, which is with thinking and pondering, born of detachment, filled with delight and joy.
Diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm.
And with the subsiding of thinking and pondering, by gaining inner tranquillity and oneness of mind, he enters and remains in the second jhāna, which is without thinking and pondering, born of concentration, filled with delight and joy.
Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú thiền thứ ba.
And with the fading away of delight, remaining imperturbable, mindful and clearly aware, he experiences in himself that joy of which the Noble Ones say: “Happy is he who dwells with equanimity and mindfulness”, he enters and remains in the third jhāna.
Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
And, having given up pleasure and pain, and with the disappearance of former gladness and sadness, he enters and remains in the fourth jhāna which is beyond pleasure and pain, and purified by equanimity and mindfulness.
5) Bốn tu tập thiền định:
(5) ‘Four concentrative meditations (samādhi-bhāvanā).
Này các Hiền giả, có sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến lạc trú ngay trong hiện tại. Này các Hiền giả, có sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến chứng đắc tri kiến. Này các Hiền giả, có sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến chánh niệm tỉnh giác. Này các Hiền giả, có sự tu tập thiền định, nhờ sự tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến sự diệt tận các lậu hoặc.
This meditation, when developed and expanded, leads to (a) happiness here and now (ditthadhamma-sukha) (b) gaining knowledge-and-vision (ñāṇa-dassana-paṭilābha), (c) mindfulness and clear awareness (sati-sampajañña), and (d) the destruction of the corruptions (āsavānaṁ khaya).
Này các Hiền giả, thế nào là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến lạc trú ngay trong hiện tại? Ở đây, này các Hiền giả, có vị Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, và trú thiền thứ nhất... thiền thứ hai... thiền thứ ba... chứng và trú thiền thứ tư. Này các Hiền giả, như vậy là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến lạc trú ngay trong hiện tại.
(a) How does this practice lead to happiness here and now? Here, a monk practises the four jhānas. [223]
Này các Hiền giả, thế nào là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến chứng đắc tri kiến? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo, tác ý quang minh tưởng, an trú tưởng ban ngày, ban ngày thế nào ban đêm như vậy, ban đêm thế nào ban ngày như vậy. Và như vậy với tâm mở rộng không có đóng kín, tạo ra một tâm có hào quang. Này các Hiền giả, như vậy là tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến chứng đắc tri kiến.
(b) How does it lead to the gaining of knowledge-and-vision? Here, a monk attends to the perception of light (ālokasaññaṁ manasikaroti), he fixes his mind to the perception of day, by night as by day, by day as by night. In this way, with a mind clear and unclouded, he develops a state of mind that is full of brightness (sappabhāsam cittaṁ).
Này các Hiền giả, thế nào là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, hướng đến chánh niệm, tỉnh giác? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo biết được thọ khởi, biết được thọ trú, biết được thọ diệt, biết được tưởng khởi, biết được tưởng trú, biết được tưởng diệt, biết được tầm khởi, biết được tầm trú, biết được tầm diệt. Này các Hiền giả, như vậy là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến chánh niệm tỉnh giác.
(c) How does it lead to mindfulness and clear awareness? Here, a monk knows feelings as they arise, remain and vanish; he knows perceptions as they arise, remain and vanish; he knows thoughts (vitakkā)1057 as they arise, remain and vanish.
Này các Hiền giả, thế nào là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến sự diệt tận các lậu hoặc? Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo an trú, quán tánh sanh diệt trên Năm Thủ uẩn - Ðây là sắc, đây là sắc tập, đây là sắc diệt. Ðây là thọ... Ðây là tưởng... Ðây là hành... Ðây là thức, đây là thức tập, đây là thức diệt. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến sự diệt tận các lậu hoặc.
(d) How does this practice lead to the destruction of the corruptions? Here, a monk abides in the contemplation of the rise and fall of the five aggregates of grasping (pañc’upādānakkhandesu udayabbayānupassi): “This is material form, this is its arising, this is its ceasing; these are feelings...; this is perception...; these are the mental formations...; this is consciousness, this is its arising, this is its ceasing.”
6) Bốn vô lượng tâm:
(6) ‘Four boundless states.
Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.
Here, a monk, with a heart filled with loving-kindness, pervades first one quarter, then the second, the third and the fourth. Thus he stays, [224] spreading the thought of loving-kindness above, below and across, everywhere, always with a heart filled with loving-kindness, abundant, magnified, unbounded, without hatred or ill-will.
Lại nữa, vị Tỷ-kheo an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi ... với tâm câu hữu với hỷ ... với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.
And likewise with compassion, sympathetic joy, and equanimity.
7) Bốn vô sắc: Này các Hiền giả, ở đây,
(7) ‘Four formless jhānas. Here, a monk,
vị Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, vị Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ.
by passing entirely beyond bodily sensations, by the disappearance of all sense of resistance and by non-attraction to the perception of diversity, seeing that space is infinite, reaches and remains in the Sphere of Infinite Space.
Vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ.
And by passing entirely beyond the Sphere of Infinite Space, seeing that consciousness is infinite, he reaches and remains in the Sphere of Infinite Consciousness.
Vượt lên mọi thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ.
And by passing entirely beyond the Sphere of Infinite Consciousness, seeing that there is no thing, he reaches and remains in the Sphere of No-Thingness.
Vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
And by passing entirely beyond the Sphere of No-Thingness, he reaches and remains in the Sphere of Neither-Perception-Nor-Non-Perception.
8) Bốn y chỉ: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo sau khi suy nghĩ, thọ dụng; sau khi suy nghĩ, nhẫn thọ; sau khi suy nghĩ, viễn ly; sau khi suy nghĩ, khiển trừ.
(8) ‘Four supports 1058 (apassenāni): Here a monk judges that one thing is to be pursued, one thing endured, one thing avoided, one thing suppressed.
9) Bốn Thánh chủng:
(9) ‘Four Ariyan lineages (ariya-υaṁsā). Here, a monk
Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo tự bằng lòng với bất cứ loại y nào, tán thán sự bằng lòng với bất cứ loại y nào, không cố gắng tìm cầu y một cách không xứng đáng, không có áo não nếu không được y, nhưng khi được y, vị này, không nhiễm trước, không say mê, không có phạm tội. Vị này dùng y, thấy các nguy hiểm và biết rõ sự giải thoát. Vì tự bằng lòng với bất cứ loại y nào, vị ấy không khen mình chê người.
(a) is content with any old robe, praises such contentment, and does not try to obtain robes improperly or unsuitably. He does not worry if he does not get a robe, and if he does, he is not full of greedy, blind desire, but makes use of it, aware of [such] dangers and wisely aware of its true purpose. Nor is he conceited about being thus content with any old robe, and he does not disparage others.
Ở đây, vị này khéo léo, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm, này các Hiền giả, vị Tỷ-kheo ấy được gọi là một vị đã trung thành với Thánh chủng, theo truyền thống quá khứ.
And one who is thus skilful, not lax, clearly aware and mindful, [225] is known as a monk who is true to the ancient, original (aggaññe) Ariyan lineage.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ-kheo tự bằng lòng với bất cứ món ăn khất thực nào, tán thán sự bằng lòng với bất cứ món ăn khất thực nào, không cố gắng tìm cầu món ăn khất thực một cách không xứng đáng, không có áo não nếu không được món ăn khất thực. Nhưng khi được món ăn khất thực, vị này không nhiễm trước, không say mê, không có phạm tội. Vị này dùng các món ăn khất thực, thấy các nguy hiểm và biết rõ sự giải thoát. Vì tự bằng lòng với bất cứ món ăn khất thực nào, vị này không khen mình chê người. Ở đây, vị này khéo léo, tinh cần, chánh niệm. Này các Hiền giả, vị Tỷ-kheo ấy được gọi là một vị đã trung thành với Thánh chủng, theo truyền thống quá khứ.
Again, (b) a monk is content with any alms-food he may get...
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ-kheo tự bằng lòng với bất cứ phòng xá nào, tán thán sự bằng lòng với bất cứ phòng xá nào, không cố gắng tìm cầu phòng xá một cách không xứng đáng, không có áo não nếu không được trú xứ. Nhưng khi được phòng xá, vị này không nhiễm trước, không say mê, không có phạm tội. Vị này dùng các phòng xá, thấy các nguy hiểm và biết rõ sự giải thoát. Vì tự bằng lòng với bất cứ phòng xá nào, vị này không khen mình chê người. Ở đây, vị này khéo léo, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm. Này các Hiền giả, vị Tỷ-kheo ấy được gọi là một vị đã trung thành với Thánh chủng, theo truyền thống quá khứ.
Again, (c) a monk is content with any old lodging-place ...
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ-kheo ưa thích đoạn trừ, hoan hỷ đoạn trừ, ưa thích tu tập, hoan hỷ tu tập. Nhờ ưa thích đoạn trừ, hoan hỷ đoạn trừ, ưa thích tu tập, hoan hỷ tu tập nên không khen mình chê người. Ở đây, vị Tỷ-kheo này khéo léo, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm. Này các Hiền giả, vị ấy được gọi là một vị đã trung thành với Thánh chủng, theo truyền thống quá khứ.
And again, (d) a monk, being fond of abandoning (pahāna), rejoices in abandoning, and being fond of developing (bhāυanā), rejoices in developing, is not therefore conceited... And one who is thus skilful, not lax, clearly aware and mindful, is known as a monk who is true to the ancient, original Ariyan lineage.
10) Bốn tinh cần: Chế ngự tinh cần, đoạn trừ tinh cần, tu tập tinh cần, hộ trì tinh cần.
(10) ‘Four efforts: The effort of (a) restraint (saṁυara-padhānaṁ), (b) abandoning (pahāna-p.), (c) development (bhāυanāp), (d) preservation (anurakkhana-p.).
Này các Hiền giả, thế nào là chế ngự tinh cần? Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo, khi mắt thấy sắc không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị Tỷ-kheo tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự chế ngự nhãn căn. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự chế ngự ý căn. Này các Hiền giả, như vậy gọi là chế ngự tinh cần.
What is (a) the effort of restraint? Here, a monk, on seeing an object with the eye, does not grasp at the whole or its details, striving to restrain [226] what might cause evil, unwholesome states, such as hankering or sorrow, to flood in on him. Thus he watches over the sense of sight and guards it (similarly with sounds, smells, tastes, tactile sensations, thoughts).
Này các Hiền giả, thế nào là đoạn trừ tinh cần? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo không chấp nhận dục tầm đã khởi lên, từ bỏ, đoạn trừ, tiêu diệt, không cho hiện hữu; không chấp nhận sân tầm đã khởi lên... không chấp nhận hại tầm đã khởi lên, từ bỏ, đoạn trừ, tiêu diệt, không cho hiện hữu. Này các Hiền giả, như vậy gọi là đoạn trừ tinh cần.
What is (b) the effort of abandoning? Here, a monk does not assent to a thought of lust, of hatred, of cruelty that has arisen, but abandons it, dispels it, destroys it, makes it disappear.
Này các Hiền giả, thế nào là tu tập tinh cần? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo tu tập Niệm Giác chi, pháp này y xả ly, y ly dục, y đoạn diệt, thành thục trong đoạn trừ; tu tập Trạch pháp Giác chi... tu tập Tinh tấn Giác chi... tu tập Hỷ Giác chi... tu tập Khinh an Giác chi... tu tập Ðịnh Giác chi... tu tập Xả Giác chi, pháp này y xả ly, y ly dục, y đoạn diệt, thành thục trong đoạn trừ. Này các Hiền giả, như vậy gọi là tu tập tinh cần.
What is (c) the effort of development? Here, a monk develops the enlightenment-factor of mindfulness, based on solitude, detachment, extinction, leading to maturity of surrender (vossagga-parināmiṁ); he develops the enlightenment-factor of investigation of states, ... of energy, ... of delight, ... of tranquillity, ... of concentration, ... of equanimity, based on solitude, detachment, extinction, leading to maturity of surrender.
Này các Hiền giả, thế nào là hộ trì tinh cần? Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo hộ trì định tướng tốt đẹp đã khởi lên, cốt tưởng, trùng hám tưởng, thanh ứ tưởng, đoạn hoại tưởng, trương bành tưởng. Này các Hiền giả, như vậy gọi là hộ trì tinh cần.
What is (d) the effort of preservation? Here, a monk keeps firmly in his mind a favourable object of concentration which has arisen, such as a skeleton, or a corpse that is full of worms, blue-black, full of holes, bloated.
11) Bốn trí: Pháp trí, loại trí, tha tâm trí, thế tục trí.
(11) ‘Four knowledges: knowledge of Dhamma, of what is consonant with it (anvaye ñānaṁ), knowledge of others’ minds1059 (paricce ñānaṁ), conventional knowledge1060 (sammuti-ñānaṁ).
12) Lại bốn trí khác: Khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí.
(12) [227] ‘Four more knowledges: knowledge of suffering, its origin, its cessation, the path.
13) Bốn Dự lưu hướng chi: Thiện nhân thân cận, diệu pháp thính thọ, như lý tác ý, pháp tùy pháp hành.
(13) ‘Four factors of Stream-Attainment (sotāpattiyangāni): association with good people (sappurisa-saṁseva),hearing the true Dhamma, thorough attention (yoniso manasikāra), practice of the Dhamma in its entirety (dhammānudhamma-patipatti).
14) Bốn Dự lưu quả chi:
(14) ‘Four characteristics of a Stream-Winner:
Ở đây Thánh đệ tử thành tựu lòng tin tuyệt đối với Phật - "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn".
Here, the Ariyan disciple is possessed of unwavering confidence in the Buddha, thus: “This Blessed Lord is an Arahant, a fully-enlightened Buddha, endowed with wisdom and conduct, the Well-Farer, Knower of the worlds, incomparable Trainer of men to be tamed, Teachers of gods and humans, enlightened and blessed.”
Vị này thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với Pháp - "Pháp được Thế Tôn khéo léo thuyết giảng, Pháp ấy là thiết thực hiện tại, vượt ngoài thời gian, đến mà thấy, có hiệu năng hướng thượng, chỉ người có trí mới tự mình giác hiểu".
(b) He is possessed of unwavering confidence in the Dhamma, thus: “Well-proclaimed by the Lord is the Dhamma, visible here and now, timeless, inviting inspection, leading onward, to be comprehended by the wise each one for himself.”
Vị ấy thành tựu lòng tin tuyệt đối chúng Tăng: "Chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn là đầy đủ diệu hạnh, chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn là đầy đủ trực hạnh, chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn là đầy đủ như lý hạnh, chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn là đầy đủ chánh hạnh, tức là bốn đôi, tám vị. Chúng tăng đệ tử của Thế Tôn này đáng cung kính, đáng tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời".
(c) He is possessed of unwavering confidence in the Sangha, thus: “Well-directed is the Sangha of the Lord’s disciples, of upright conduct, on the right path, on the perfect path; that is to say the four pairs of persons, the eight kinds of men. The Sangha of the Lord’s disciples is worthy of offerings, worthy of hospitality, worthy of gifts, worthy of veneration, an unsurpassed field of merit in the world.” And
Vị ấy thành tựu giới đức được các bậc Thánh ái mộ, không bị hư hoại, không bị tỳ vết, được thực hành liên tục, không bị khiếm khuyết khiến con người tự tại, được bậc Thánh tán thán, không bị nhiễm ô, hướng đến thiền định.
(d) he is possessed of morality dear to the Noble Ones, unbroken, without defect, unspotted, without inconsistency, liberating, praised by the wise, uncorrupted, and conducive to concentration.
15) Bốn Sa môn quả: Dự lưu quả, Nhứt lai quả, Bất lai quả, A-la-hán quả.
(15) ‘Four fruits of the ascetic life: the fruits of Stream-Entry, of the Once-Returner, of the Non-Returner, of Arahantship. [228]
16) Bốn giới: Ðịa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới.
(16) ‘Four elements: the elements of “earth”, “water”, “fire”, “air” (pathaυῑ-, āpo-, tejo-, vāyo-dhātu).
17) Bốn thực: Ðoàn thực, thô hay tế; xúc thực là thứ hai; tư niệm thực là thứ ba; thức thực là thứ tư.
(17) ‘Four nutriments (āhārā): “material”1061 (kabalinkāra) food, gross or subtle; 1062 contact as second; mental volition (manosañcetanā)1063 as third; consciousness as fourth.
18) Bốn thức trú: Này các Hiền giả, khi duyên sắc, thức khởi lên và an trú, thức ấy lấy sắc làm cảnh, lấy sắc làm sở y, lấy sắc làm căn cứ thọ hưởng, được tăng trưởng, tăng thịnh, tăng quảng. Này các Hiền giả, hay duyên thọ, thức... hay duyên tưởng... Này các Hiền giả, hay duyên hành, thức khởi lên và an trú, thức ấy lấy hành làm cảnh, lấy hành làm sở y, lấy hành làm căn cứ thọ hưởng, được tăng trưởng, tăng thịnh, tăng quảng.
(18) ‘Four stations of consciousness (viññāna-tthitiyo): Consciousness gains a footing either (a) in relation to materiality, with materiality as object and basis, as a place of enjoyment, or similarly in regard to (b) feelings, (c) perceptions or (d) mental formations, and there it grows, increases and flourishes.
19) Bốn bất hành xứ hạnh: Tham dục bất hành xứ hạnh, sân bất hành xứ hạnh, si bất hành xứ hạnh, bố úy bất hành xứ hạnh.
(19) ‘Four ways of going wrong (agata-gamanāni): One goes wrong through desire (chanda),1064 hatred, delusion, fear.
20) Bốn ái sanh: Này các Hiền giả, do nhân y phục, vị Tỷ-kheo khởi lên lòng tham ái. Này các Hiền giả, do nhân đồ ăn khất thực, vị Tỷ-kheo khởi lên lòng tham ái. Này các Hiền giả, do nhân phòng xá, vị Tỷ-kheo khởi lên lòng tham ái. Này các Hiền giả, do nhân hữu và phi hữu, vị Tỷ-kheo khởi lên lòng tham ái.
(20) ‘Four arousals of craving: Craving arises in a monk because of robes, alms, lodging, being and non-being1065 (iti-bhavābhava-hetu).
21) Bốn hành: Khổ hành trì chứng, khổ hành tốc chứng, lạc hành trì chứng, lạc hành tốc chứng.
(21) ‘Four kinds of progress: (a) painful progress with slow comprehension, (b) painful progress with quick comprehension, (c) pleasant progress with slow comprehension, (d) pleasant progress with quick comprehension. 1066[229]
22) Bốn loại hành khác: Bất kham nhẫn hành, kham nhẫn hành, điều phục hành, tịch tịnh hành.
(22) ‘Four more kinds of progress: progress with impatience (akkhamā paṭipadā), (b) patient progress (khamā p.), (c) controlled progress (damā p.), (d) calm progress (samā paṭipadā) .1067
23) Bốn pháp túc: Vô tham pháp túc, vô sân pháp túc, chánh niệm pháp túc, chánh định pháp túc.
(23) ‘Four ways of Dhamma:1068 (a) without hankering, (b) without enmity, (c) with right mindfulness, (d) with right concentration.
24) Bốn pháp thọ: Này các Hiền giả, có pháp thọ, hiện tại khổ và tương lai quả báo khổ. Này các Hiền giả, có pháp thọ, hiện tại khổ và tương lai quả báo lạc. Này các Hiền giả, có pháp thọ, hiện tại lạc và tương lai quả báo khổ. Này các Hiền giả có pháp thọ, hiện tại lạc và tương lai quả báo lạc.
(24) ‘Four ways of undertaking Dhamma: There is the way that is (a) painful in the present and brings painful future results (dukkha-vipākarṁ), (b) painful in the present and brings pleasant future results (sukha-vipākaṁ), (c) pleasant in the present and brings painful future results, and (d) pleasant in the present and brings pleasant future results.
25) Bốn pháp uẩn: Giới uẩn, định uẩn, công đức uẩn, giải thoát uẩn.
(25) ‘Four divisions of Dhamma: morality, concentration, wisdom, liberation.
26) Bốn lực: Tinh tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực.
(26) ‘Four powers:1069 energy, mindfulness, concentration, wisdom.
27) Bốn thắng xứ: Tuệ thắng xứ, đế thắng xứ, xả thắng xứ, chỉ tức thắng xứ (Bốn nguyện).
(27) ‘Four kinds of resolve (adhiṭṭhānāni): [to gain] (a) wisdom, (b) truth (sacca),1070 (c) relinquishment (cāga), (d) tranquility (upasama).1071
28) Bốn cách trả lời câu hỏi: Trả lời câu hỏi một cách dứt khoát, trả lời câu hỏi bằng cách phân tích, trả lời câu hỏi bằng cách cật vấn, trả lời câu hỏi bằng cách giả lơ, bỏ qua.
(28) ‘Four ways of answering questions: the question (a) to be answered directly (ekaṁsa-vyākaraṇiyo pañho), (b) requiring an explanation (vibhajja-v. p.), (c) requiring a counter-question (paṭipucchā-v. p.), (d) to be set aside (ṭhāpanīyo pañha). [230]
29) Bốn nghiệp: Này các Hiền giả, có hắc nghiệp hắc báo. Này các Hiền giả, có bạch nghiệp bạch báo. Này các Hiền giả, có hắc bạch nghiệp, hắc bạch báo. Này các Hiền giả, có phi hắc phi bạch nghiệp, phi hắc phi bạch báo, và đưa đến sự tận diệt các nghiệp.
(29) ‘Four kinds of kamma: There is (a) black kamma with black result (kaṇha-vipākaṁ), (b) bright kamma with bright result (sukka-v.), (c) black-and-bright kamma with black-and-bright result (kaṇha-sukka v.), (d) kamma that is neither black nor bright (akaṇham-asukkaṁ), with neither black nor bright result, leading to the destruction of kamma.1072
30) Bốn pháp cần phải chứng ngộ: Túc mạng cần phải chứng ngộ bởi niệm. Sanh tử cần phải chứng ngộ bởi nhãn. Tám giải thoát cần phải chứng ngộ bởi thân. Lậu tận cần phải chứng ngộ bởi Tuệ.
(30) ‘Four things to be realised by seeing (sacchikaraṇīyā dhammā):1073 (a) former lives, to be realised by recollection (satiyā),1074 (b) passing-away and rearising to be realised by the [divine] eye,1075 (c) the eight deliverances, to be realized with the mental body (kāyena),1076 (d) the destruction of the corruptions, to be realised by wisdom.
31) Bốn bộc lưu: Dục bộc lưu, hữu bộc lưu, kiến bộc lưu, vô minh bộc lưu.
(31) ‘Four floods (oghā): sensuality, becoming, [wrong] views, ignorance.
32) Bốn ách: Dục ách, hữu ách, kiến ách, vô minh ách.
(32) ‘Four yokes (yogā)1077 (= (31)).
33) Bốn ly ách: Ly dục ách, ly hữu ách, ly kiến ách, ly vô minh ách.
(33) ‘Four “unyokings” (visaṁyogā): from sensuality, becoming, views, ignorance.
34) Bốn hệ phược: Tham thân hệ, sân thân hệ, giới cấm thủ thân hệ, thử thực chấp thân hệ.
(34) ‘Four ties (ganthā):1078 the “body-tie”1079 (kāya-gantha) of hankering (abhijjhā), ill-will (vyāpāda), attachment to rite and ritual (sīlabbata-parāmāsa), dogmatic fanaticism (idaṁ-saccābhinivesa).
35) Bốn thủ: Dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã thuyết thủ.
(35) ‘Four clingings (upādānāni): to sensuality, to views (ditthi), to rules and ritual (sīlabbata-pārāmāsa), to ego-belief (attavāda).
36) Bốn sanh: Noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh.
(36) ‘Four kinds of generation: 1080 from an egg, from a womb, from moisture,1081 spontaneous rebirth (opapātika-yoni).1082 [231]
37) Bốn nhập thai:
(37) ‘Four ways of descent into the womb:
Này các Hiền giả, ở đây, có loài không tỉnh giác nhập mẫu thai, không tỉnh giác trú mẫu thai, không tỉnh giác xuất mẫu thai. Ðó là loại nhập thai thứ nhất.
(a) One descends into the mother’s womb unknowing, stays there unknowing, and leaves it unknowing;
Lại nữa, này các Hiền giả, ở đây, có loại tỉnh giác nhập mẫu thai, không tỉnh giác trú mẫu thai, không tỉnh giác xuất mẫu thai. Ðó là loại nhập thai thứ hai.
(b) one enters the womb knowing, stays there unknowing, and leaves it unknowing;
Lại nữa, này các Hiền giả, ở đây, có loại tỉnh giác nhập mẫu thai, tỉnh giác trú mẫu thai, không tỉnh giác xuất mẫu thai. Ðó là loại nhập thai thứ ba.
(c) one enters the womb knowing, stays there knowing, and leaves it unknowing;
Lại nữa, này các Hiền giả, ở đây, có loại tỉnh giác nhập mẫu thai, tỉnh giác trú mẫu thai, tỉnh giác xuất mẫu thai. Ðó là loại nhập thai thứ tư.
(d) one enters the womb knowing, stays there knowing, and leaves it knowing (as Sutta 28, verse 5).
38) Bốn phương cách được tự thể mới: Này các Hiền giả, có tự thể mới được, do ý chí của mình, không do ý chí của người khác. Này các Hiền giả, có tự thể mới được, do ý chí của người khác, không do ý chí của mình. Này các Hiền giả, có tự thể mới được, do ý chí của mình và ý chí của người khác. Này các Hiền giả, có tự thể mới được không do ý chí của mình, không do ý chí của người khác.
(38) ‘Four ways of getting a new personality (attabhāva-paṭilābhā):1083 There is an acquisition of personality that is brought about by (a) one’s own volition, not another’s, (b) another’s volition, not one’s own, (c) both, (d) neither.
39) Bốn sự cúng dường thanh tịnh: Này các Hiền giả, có sự cúng dường, người cúng dường thanh tịnh, người nhận cúng dường không thanh tịnh. Này các Hiền giả, có sự cúng dường, người nhận cúng dường thanh tịnh, người cúng dường không thanh tịnh. Này các Hiền giả, có sự cúng dường, cả người cúng dường và người nhận cúng dường đều không thanh tịnh. Này các Hiền giả, có sự cúng dường, người cúng dường và người nhận sự cúng dường đều thanh tịnh.
(39) ‘Four purifications of offerings (dakkhiṇā-visuddhiyo): there is the offering purified (a) by the giver but not by the recipient, (b) by the recipient but not by the giver, (c) by neither, [232] (d) by both.
40) Bốn nhiếp pháp: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.
(40) ‘Four bases of sympathy (saṁgaha-vatthūni); generosity, pleasing speech, beneficial conduct and impartiality.
41) Bốn phi Thánh ngôn: Vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ.
(41) ‘Four un-Ariyan modes of speech: lying, slander, abuse, idle gossip.
42) Bốn Thánh ngôn: Ly vọng ngữ, ly lưỡng thiệt, ly ác khẩu, ly ỷ ngữ.
(42) ‘Four Ariyan modes of speech: refraining from lying, slander, abuse, idle gossip.
43) Bốn phi Thánh ngôn khác: Không thấy nói thấy, không nghe nói nghe, không nghĩ nói nghĩ, không biết nói biết.
(43) ‘Four more un-Ariyan modes of speech: claiming to have seen, heard, sensed (muta),1084 known what one has not seen, heard, sensed, known.
44) Bốn Thánh ngôn khác: Không thấy nói không thấy, không nghe nói không nghe, không nghĩ nói không nghĩ, không biết nói không biết.
(44) ‘Four more Ariyan modes of speech: stating that one has not seen, heard, sensed, known what one has not seen, heard sensed, known.
45) Bốn phi Thánh ngôn khác: Thấy nói không thấy, nghe nói không nghe, nghĩ nói không nghĩ, biết nói không biết.
(45) ‘Four more un-Ariyan modes of speech: claiming not to have seen, heard, sensed, known what one has seen, heard, sensed, known.
46) Bốn Thánh ngôn khác: Thấy nói thấy, nghe nói nghe, nghĩ nói nghĩ, biết nói biết.
(46) ‘Four more Ariyan modes of speech: stating that one has seen, heard, sensed, known what one has seen, heard, sensed, known.
47) Bốn loại người: Này các Hiền giả, ở đây, có người tự làm khổ mình và siêng năng làm khổ mình. Này các Hiền giả, ở đây, có loại người làm khổ người khác, siêng năng làm khổ người khác. Này các Hiền giả, ở đây, có loại người làm khổ mình, siêng năng làm khổ mình; làm khổ người, siêng năng làm khổ người. Này các Hiền giả, ở đây, có loại người không làm khổ mình, không siêng năng làm khổ mình; không làm khổ người, không siêng năng làm khổ người. Vị này không làm khổ mình, không làm khổ người ngay trong hiện tại sống ly dục, tịch tịnh, thanh lương, an lạc, thánh thiện.
(47) ‘Four persons: Here a certain man (a) torments himself (attan-tapo hoti), is given to self-tormenting, (b) torments others (paran-tapo hoti),... (c) torments himself and others,... (d) torments neither himself nor others ... Thereby [233] he dwells in this life without craving, released (nibbuto), cool, enjoying bliss, become as Brahma (brahma-bhūtena).1085
48) Lại bốn loại người khác: Này các Hiền giả, ở đây, có loại người hành tự lợi, không hành lợi tha. Này các Hiền giả, ở đây, có loại người hành lợi tha, không hành tự lợi. Này các Hiền giả, ở đây, có loại người, không hành tự lợi và không hành lợi tha. Này các Hiền giả, ở đây, có loại người hành tự lợi và hành lợi tha.
(48) ‘Four more persons: Here a man’s life benefits (a) himself but not others, (b) others but not himself,1086 (c) neither, (d) both.
49) Lại bốn loại người khác: Sống trong bóng tối và hướng đến bóng tối, sống trong bóng tối hướng đến ánh sáng, sống trong ánh sáng hướng đến bóng tối, sống trong ánh sáng hướng đến ánh sáng.
(49) ‘Four more persons: (a) living in darkness and bound for darkness (tamo tamaparāyana), (c) living in darkness and bound for the light (tamo jotiparāyana), (c) living in the light and bound for darkness, (d) living in the light and bound for the light.
50) Lại bốn loại người khác: Bất động Sa môn, Xích liên hoa Sa môn, Bạch liên hoa Sa môn, Diệu thiện Sa môn.
(50) ‘Four more persons: (a) the unshakeable ascetic (samaṇam-acalo), (b) the “blue-lotus” ascetic, (c) the “white-lotus” ascetic, (d) the subtly-perfect ascetic (samana-sukhumālo).1087
Này các Hiền giả, bốn Pháp này được Thế Tôn chân chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la Hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
‘These are the [sets of] four things which were perfectly proclaimed by the Lord ... So we should all recite them together... for the benefit, welfare and happiness of devas and humans.
[End of first recitation-section]
Tụng phẩm II
Năm pháp
1. Này các Hiền giả, có năm Pháp được Thế Tôn chân chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
2.1. ‘There are [sets of] five things perfectly proclaimed...
i) Năm uẩn: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn.
(1) ‘Five aggregates: body, feelings, perceptions, mental formations, consciousness.
ii) Năm thủ uẩn: Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn.
(2) ‘Five aggregates of grasping (pancūpādāna-kkhandhā) (as (1)). [234]
iii) Năm dục công đức: Sắc do nhãn nhận thức. Sắc này khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Tiếng do tai nhận thức... Hương do mũi nhận thức... Vị do lưỡi nhận thức... Xúc do thân cảm xúc là khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn.
(3) ‘Five strands of sense-desire (pañca kāma-guṇā): a sight seen by the eye, a sound heard by the ear, a smell smelt by the nose, a flavour tasted by the tongue, a tangible object felt by the body as being desirable, attractive, nice, charming, associated with lust and arousing passion.
iv) Năm thú: Ðịa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ, Người, chư Thiên.
(4) ‘Five [post-mortem] destinies (gatiyo): hell (nirayo),1088 animal-rebirth (tiracchāna-yoni),1089 the realm of hungry ghosts (petā), humankind, the deva world.
v) Năm xan tham: Xan tham đối với trú xứ, xan tham đối với gia đình, xan tham đối với các vật thâu hoạch, xan tham đối với sắc, xan tham đối với pháp.
(5) ‘Five kinds of begrudging (macchariyāni):1090 as to dwelling-place, families,1091 gains, beauty (vaṇṇa), Dhamma.
vi) Năm triền cái: Tham dục triền cái, sân triền cái, hôn trầm thụy miên triền cái, trạo cử hối quá triền cái, nghi triền cái.
(6) ‘Five hindrances: sensuality (kāmacchanda), ill-will (vyāpāda), sloth-and-torpor (thīna-middha), worry-and-flurry (uddhacca-kukkucca), sceptical doubt (vicikicchā).
vii) Năm hạ phần kiết sử: Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham, sân.
(7) ‘Five lower fetters: personality-belief (sakkāya-diṭṭhi), doubt, attachment to rite and ritual (sīlabbata-parāmāsa), sensuality, ill-will.
viii) Năm thượng phần kiết sử: Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh.
(8) ‘Five higher fetters: craving for the world of form (rūparāga), craving for the formless world (arūpa-rāga),conceit (māna), restlessness (uddhacca), ignorance. [235]
ix) Năm học xứ: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngôn, không uống các loại rượu.
(9) ‘Five rules of training (sikkhāpadāni): refraining from taking life, taking what is not given, sexual misconduct, lying speech, strong drink and sloth-producing drugs (surā-merayamajja-pamddaṭṭhānā).
x) Năm bất năng xứ: Này các Hiền giả, một vị Lậu tận Tỷ kheo không thể cố sát hại đời sống loài hữu tình. Một vị Lậu tận Tỷ kheo không thể cố ý lấy của không cho gọi là trộm cắp. Một vị Lậu tận Tỷ kheo không thể cố ý hành dâm. Một vị Lậu tận Tỷ kheo không thể cố ý tự mình biết mà nói láo. Một vị Lậu tận Tỷ kheo không thể tiêu dùng các vật chứa cất vào các thú vui dục lạc như khi còn là cư sĩ.
(10) ‘Five impossible things: An Arahant is incapable of (a) deliberately taking the life of a living being; (b) taking what is not given so as to constitute theft; (c) sexual intercourse; (d) telling a deliberate lie; (e) storing up goods for sensual indulgence as he did formerly in the household life (as Sutta 29, verse 26).
xi) Năm sự tổn thất: Thân thuộc tổn thất, tài sản tổn thất, tật bệnh tổn thất, giới tổn thất, kiến tổn thất. Này các Hiền giả, không có loài hữu tình nào, vì thân thuộc tổn thất, vì tài sản tổn thất, hay vì tật bệnh tổn thất, sau khi thân hoại mạng chung sanh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này các Hiền giả, có loài hữu tình, vì giới tổn thất hay vì kiến tổn thất, sau khi thân hoại mạng chung sanh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
(11) ‘Five kinds of loss (vyasanāni): Loss of relatives, wealth, health, morality, [right] view. No beings fall into an evil state, a hell-state ... after death because of loss or relatives, wealth or health; but beings do fall into such states by loss of morality and right view.
xii) Năm sự thành tựu: Thân thuộc thành tựu, tài sản thành tựu, vô bệnh thành tựu, giới thành tựu, kiến thành tựu. Này các Hiền giả, không có loài hữu tình nào, vì thân thuộc thành tựu, vì tài sản thành tựu hay vì vô bệnh thành tựu, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, đời này. Này các Hiền giả, có các loài hữu tình, vì giới thành tựu hay vì kiến thành tựu, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, đời này.
(12) ‘Five kinds of gain (sampadā): Gain of relatives, wealth, health, morality, [right] view. No beings arise in a happy, heavenly state after death because of the gain of relatives, wealth or health; but beings are reborn in such states because of gains in morality and right view.
xiii) Năm điều nguy hiểm của người ác giới, phạm giới:
(13) ‘Five dangers to the immoral through lapsing from morality: (as Sutta 16, verse 1.23). [236]
Này các Hiền giả, người ác giới, vì phạm giới luật, do phóng dật thiệt hại nhiều tài sản. Ðó là điều nguy hiểm thứ nhất của người ác giới, phạm ác giới.
Lại nữa, này các Hiền giả, với người ác giới, phạm ác giới, tiếng xấu đồn khắp. Ðó là điều nguy hiểm thứ hai của người ác giới, phạm ác giới.
Lại nữa, này các Hiền giả, với người ác giới, phạm ác giới, khi vào hội chúng nào, hội chúng Sát đế ly, hội chúng Bà-la-môn, hội chúng Cư sĩ hay hội chúng Sa môn, người ấy vào một cách sợ sệt và dao động. Ðó là điều nguy hiểm thứ ba của người ác giới, phạm ác giới.
Lại nữa, này các Hiền giả, người ác giới, phạm ác giới, khi mệnh chung, chết một cách mê loạn. Ðó là điều nguy hiểm thứ tư của người ác giới, phạm ác giới.
Lại nữa, này các Hiền giả, người ác giới, phạm ác giới, khi thân hoại mạng chung sanh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ðó là điều nguy hiểm thứ năm của người ác giới, phạm ác giới.
xiv) Năm điều lợi ích của người đủ giới, giữ giới:
(14) ‘Five benefits to the moral through preserving morality: (as Sutta 16, verse 1.24).
Này các Hiền giả, ở đây người đủ giới, giữ giới, nhờ không phóng dật nên được tài sản sung túc. Ðó là điều lợi ích thứ nhất cho người đủ giới, giữ giới.
Này các Hiền giả, lại nữa người đủ giới, giữ giới được tiếng tốt đồn khắp. Ðó là điều lợi ích thứ hai cho người đủ giới, giữ giới.
Này các Hiền giả, với người đủ giới, giữ giới, khi vào hội chúng nào, hội chúng Sát đế ly, hội chúng Ba la môn, hội chúng Cư sĩ, hội chúng Sa môn, vị ấy vào một cách đàng hoàng, không dao động. Ðó là điều lợi ích thứ ba cho người đủ giới, giữ giới.
Này các Hiền giả, lại nữa người đủ giới, giữ giới khi mệnh chung chết một cách không mê loạn. Ðó là điều lợi ích thứ tư cho người đủ giới, giữ giới.
Này các Hiền giả, lại nữa người đủ giới, giữ giới, sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Như vậy là điều lợi ích thứ năm cho người đủ giới, giữ giới.
xv) Năm pháp nội tâm: Này các Hiền giả, năm pháp nội tâm một vị Tỷ kheo cần phải có nếu muốn chỉ trích một vị khác:
(15) ‘Five points to be borne in mind by a monk wishing to rebuke another:
"Tôi nói đúng thời, không phải phi thời.
(a) I will speak at the proper time, not the wrong time,
Tôi nói đúng sự thật, không sai sự thật.
(b) I will state the truth, not what is false,
Tôi nói một cách từ tốn, không nói lời ác khẩu.
(c) I will speak gently, not roughly,
Tôi nói lời có lợi ích, không nói lời không có lợi ích.
(d) I will speak for his good, [237] not for his harm,
Tôi nói lời có lòng từ, không phải lời sân hận".
(e) I will speak with love in my heart, not with enmity.
Này các Hiền giả, như vậy là năm pháp nội tâm một vị Tỷ kheo cần phải có, nếu muốn chỉ trích một vị khác.
xvi) Năm cần chi: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo có lòng tin, tin tưởng sự giác ngộ của Như Lai - "Ðây là Thế tôn, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn".
(16) ‘Five factors of endeavour: Here, a monk (a) has faith, trusting in the enlightenment of the Tathāgata: “Thus this Blessed Lord is an Arahant, a fully-enlightened Buddha...” (as Sutta 3, verse 1.2),
Vị ấy thiểu bệnh, thiểu não, sự tiêu hóa được điều hòa, không lạnh quá, không nóng quá, trung bình hợp với sự tinh tấn.
(b) is in good health, suffers little distress or sickness, having a good digestion that is neither too cool nor too hot but of a middling temperature suitable for exertion,
Vị ấy không lường đảo, dối gạt, nêu rõ tự mình như chân đối với bậc Ðạo Sư, đối với các vị sáng suốt hay đối với các vị đồng phạm hạnh.
(c) is not fraudulent or deceitful, showing himself as he really is to his teacher or to the wise among his companions in the holy life,
Vị ấy sống siêng năng, tinh tấn, từ bỏ các ác pháp, thành tựu các thiện pháp, cương quyết, kiên trì nỗ lực, không tránh né đối với các thiện pháp.
(d) keeps his energy constantly stirred up for abandoning unwholesome states and arousing wholesome states, and is steadfast, firm in advancing and persisting in wholesome states,
Vị ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ hướng đến sự sanh diệt của các pháp, thành tựu Thánh quyết trạch, đưa đến sự đoạn diệt chân chánh các khổ đau.
(e) is a man of wisdom, endowed with wisdom concerning rising and cessation, with the Ariyan penetration that leads to the complete destruction of suffering.
xvii) Năm tịnh cư: Vô Phiền thiên, Vô Nhiệt thiên, Thiện Hiện thiên, Thiện Kiến thiên, Sắc Cứu Cánh thiên.
(17) ‘Five Pure Abodes (suddhāvāsā):1092 Aviha,1093 Unworried (Atappā), Clearly Visible (Sudassā), Clear-Sighted (Sudassī), Peerless (Akaniṭṭhā).
xviii) Năm bất hoàn: Trung gian Bát Niết bàn, Sanh Bát Niết bàn, Vô hành Bát Niết bàn, Hữu hành Bát Niết bàn, Thượng lưu thú A-ca-ni-sá.
(18) ‘Five kinds of Non-Returner (anāgāmī):1094 the “less-than-half-timer”, the “more-than-half-timer”, the “gainer without exertion”, the “gainer with exertion”, “he who goes upstream to the highest”.
xix) Năm tâm hoang vu: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo nghi ngờ, do dự, không quyết đoán, không có thỏa mãn đối với vị Ðạo Sư.
(19) ‘Five mental blockages (ceto-khīlā): Here, a monk has [238] doubts and hesitations
Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào nghi ngờ, do dự, không quyết đoán, không có thỏa mãn đối với vị Ðạo Sư, vị Tỷ kheo ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn. Khi tâm của vị ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn, như vậy gọi là tâm hoang vu thứ nhất.
(a) about the Teacher, is dissatisfied and cannot settle in his mind. Thus his mind is not inclined towards ardour, devotion, persistence and effort;
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo nghi ngờ ... đối với Pháp... đối với Tăng... đối với học Pháp...
(b) about the Dhamma ...; (c) about the Sangha ...; (d) about the training ...;
Lại nữa vị Tỷ kheo tức giận đối với các vị đồng phạm hạnh, không hoan hỷ, tâm dao động, trở thành hoang vu. Này các Hiền giả, khi một vị Tỷ kheo tức giận đối với các vị đồng phạm hạnh, không hoan hỷ, tâm dao động, trở thành hoang vu, vị Tỷ kheo ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn. Như vậy gọi là tâm hoang vu thứ năm.
(e) he is angry and displeased with his fellows in the holy life, he feels depressed and negative towards them. Thus his mind is not inclined towards ardour, devotion, persistence and effort.
xx) Năm tâm triền phược: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo tâm không ly tham, không ly dục, không ly ái, không ly khao khát, không ly nhiệt tình, không ly ái nhiễm đối với các dục vọng.
(20) ‘Five mental bondages (cetaso vinibandhā):1095Here, a monk has not got rid of the passion, desire, love, thirst (pipāsa),1096 fever, craving (taṇhā)
Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo tâm không ly tham, không ly dục, không ly ái, không ly khao khát, không ly nhiệt tình, không ly ái nhiễm đối với ác dục vọng, tâm của vị ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn. Như vậy là tâm triền phược thứ nhất.
(a) for sense-desires (kāme): thus his mind is not inclined towards ardour, devotion, persistence and effort;
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo, tâm không ly tham đối với các thân... Như vậy là tâm triền phược thứ hai...
(b) for the body (kāye),...
Ðối với các sắc, tâm không ly tham... Ðây là tâm triền phược thứ ba.
(c) for physical objects (rūpe), ... or
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo không ăn quá sức bao tử có thể chịu nổi, hưởng thọ sự sung sướng về nằm ngủ, sự sung sướng về xúc chạm, sự sung sướng về thụy miên... Ðây là tâm triền phược thứ tư.
(d) having eaten as much as his belly will hold, he abandons himself to the pleasure of lying down, of contact, of sloth; or
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo sống đời sống phạm hạnh với hy vọng mong được thành một loại chư Thiên: "Với nghi thức này, với giới luật này, với khổ hạnh này hay với phạm hạnh này, tôi sẽ trở thành loại chư Thiên này hay loại chư Thiên khác".
(e) [239] he practises the holy life for the sake of becoming a member of some body of devas (deva-nikāya), thinking: “By means of these rites or this discipline, this austerity or this holy life I shall become one of the devas, great or small.”
Này các Hiền giả, khi vị Tỷ kheo sống đời sống phạm hạnh với hy vọng được thành một loại chư Thiên: "Với nghi thức này, với giới luật này, với khổ hạnh này hay với phạm hạnh này, tôi sẽ trở thành loại chư Thiên này hay chư Thiên khác".
Tâm của vị này không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn. Như vậy là tâm triền phược thứ năm.
Thus his mind is not inclined towards ardour, devotion, persistence and effort.
xxi) Năm căn: Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn.
(21) ‘Five faculties (indriyāni): the faculty of eye, ear, nose, tongue, body.
xxii) Lại năm căn khác: Lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn.
(22) ‘Five more faculties: pleasant [bodily] feeling (sukha), pain (dukkha), gladness (somanassa), sadness (domanassa), indifferent feeling (upekhā).
xxiii) Lại năm căn khác: Tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.
(23) ‘Five more faculties: faith (saddhā), energy, mindfulness, concentration, wisdom.
xxiv) Năm xuất ly giới:
(24) ‘Five elements making for deliverance (nissaraṇīyā dhātuyo):
Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo, có tác ý đối với dục vọng, tâm không hướng nhập dục vọng, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi dục vọng. Khi vị này có tác ý đối với ly dục, tâm hướng nhập ly dục, tín lạc, an trú và bị chị phối bởi ly dục, tâm của vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ đối với các dục lạc.
(a) Here, when a monk considers sense-desires, his mind does not leap forward and take satisfaction in them, fix on them or make free with them,1097 but when he considers renunciation it does leap forward, take satisfaction in it, fix on it, and make free with it. And he gets this thought [240] well-set, well-developed, well raised up, well freed and disconnected from sense-desires.
Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên các dục lạc, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còm cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với các dục vọng.
And thus he is freed from the corruptions (āsavā), the vexations and fevers that arise from sense-desires, and he does not feel that [sensual] feeling. This is called the deliverance from sense-desires.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo có tác ý đối với sân hận, tâm không hướng nhập sân hận, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi sân hận. Khi vị này có tác ý đối với vô sân, tâm hướng nhập vô sân, có tín lạc, có an trú, có bị chi phối bởi vô sân, tâm vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ đối với vô sân. Và các lậu hoặc, các tổn hoại, các nhiệt não khởi lên do duyên với sân, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với sân hận.
And the same applies to (b) ill-will,
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo, có tác ý đối với hại tâm, tâm không hướng nhập hại tâm, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi hại tâm. Khi vị này có tác ý đối với ly hại tâm, tâm hướng nhập ly hại tâm, tín lạc, an trú, bị chi phối bởi ly hại tâm. Tâm vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ hại tâm. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên với hại tâm, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với hại tâm.
(c) cruelty,
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo, có tác ý đối với sắc, tâm không hướng nhập vào sắc, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi sắc. Khi vị này có tác ý đối với vô sắc, tâm hướng nhập vô sắc, tín lạc, an trú, bị chi phối bởi vô sắc. Tâm vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ đối với sắc. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên với sắc, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với sắc.
(d) forms (rūpa),1098
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo có tác ý đối với tự thân, tâm không hướng nhập tự thân, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi tự thân. Khi vị này có tác ý đối với thân diệt, tâm hướng nhập thân diệt, tín lạc, an trú, bị chi phối bởi thân diệt. Tâm vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ thân diệt. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên với tự thân, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với tự thân.
(e) personality (sakkāya). [241]
xxv) Năm giải thoát xứ:
(25) ‘Five bases of deliverance (vimuttāyatanāni):
Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo, khi nghe bậc Ðạo Sư, hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp. Này các Hiền giả, khi vị Tỷ kheo nghe bậc Ðạo Sư hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp, vị ấy, đối với pháp ấy, hiểu được nghĩa lý và hiểu cả văn cú. Nhờ hiểu được nghĩa lý và hiểu cả văn cú, khoan khoái sanh. Nhờ khoan khoái, hỷ sanh. Nhờ hỷ tâm, thân khinh an sanh. Nhờ thân khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tĩnh. Ðó là giải thoát xứ thứ nhất.
Here, (a) the Teacher or a respected fellow-disciple teaches a monk Dhamma. And as he receives the teaching, he gains a grasp of both the spirit and the letter of the teaching. At this, joy arises in him, and from this joy, delight (pīti); and by this delight his senses are calmed, he feels happiness (sukhaṁ) as a result, and with this happiness his mind is established;1099
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo không nghe bậc Ðạo Sư hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp. Như vị ấy, theo điều đã nghe, theo điều đã học, thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác. Này các Hiền giả, khi vị Tỷ kheo theo điều đã nghe, theo điều đã học, thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác, vị ấy đối với pháp ấy, hiểu được nghĩa lý và hiểu được văn cú. Nhờ hiểu được nghĩa lý và hiểu được văn cú, khoan khoái sanh. Nhờ khoan khoái, hỷ sanh. Nhờ hỷ tâm, thân khinh an sanh. Nhờ thân khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tĩnh. Ðó là giải thoát xứ thứ hai.
(b) he has not heard it thus, but in the course of teaching Dhamma to others he has learnt it by heart as he has heard it; or
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo, không được nghe bậc Ðạo Sư hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp, cũng không theo điều đã nghe, điều đã học thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác. Vị ấy theo điều đã nghe, theo điều đã học, tụng đọc pháp một cách rõ ràng. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo, theo điều đã nghe, theo điều đã học, tụng đọc pháp một các rõ ràng, do vậy đối với pháp ấy, hiểu được nghĩa lý và hiểu được văn cú, thân khinh an sanh. Nhờ thân khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tĩnh. Ðó là giải thoát xứ thứ ba.
(c) as he is chanting the Dhamma ...; or
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo, không nghe bậc Ðạo sư hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính thuyết pháp, cũng không theo điều đã nghe, điều đã học thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác, cũng không theo điều đã nghe, điều đã học, tụng đọc pháp một cách rõ ràng. Vị ấy, theo điều đã nghe, theo điều đã học, dùng tâm tầm cầu, suy tư, quán sát pháp ấy. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo, theo điều đã nghe, theo điều đã học, dùng tâm tầm cầu, suy tư, quán sát pháp ấy. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo, theo điều đã nghe, theo điều đã học, dùng tâm tầm cầu, suy tư, quán sát pháp ấy nên đối với pháp ấy hiểu được nghĩa lý, hiểu được văn cú. Nhờ hiểu được nghĩa lý, hiểu được văn cú, khoan khoái sanh. Nhờ khoan khoái sanh, hỷ tâm sanh. Nhờ hỷ tâm, thân khinh an sanh. Nhờ khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tĩnh. Ðó là giải thoát xứ thứ tư.
(d) [24] ... when he applies his mind to the Dhamma, thinks and ponders over it and concentrates his attention on it (anupekkhati); or
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo, không nghe bậc Ðạo Sư hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp, cũng không theo điều đã nghe, theo điều đã học, thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác, cũng không theo điều đã nghe, theo điều đã học dùng tâm tầm cầu, suy tư, quán sát pháp ấy, vị Tỷ kheo đã khéo nắm giữ một định tướng nào, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thể nhập nhờ trí tuệ. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nắm giữ một định tướng nào, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thể nhập nhờ trí tuệ. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo tùy theo khéo nắm giữ một định tướng nào, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thể nhập nhờ trí tuệ, nên đối với pháp ấy, hiểu được nghĩa lý, hiểu được văn cú. Nhờ hiểu được nghĩa lý, hiểu được văn cú, nên khoan khoái sanh. Nhờ khoan khoái sanh, hỷ tâm sanh. Nhờ hỷ tâm, thân khinh an sanh. Nhờ thân khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tĩnh. Ðó là giải thoát xứ thứ năm.
(e) when he has properly grasped some concentration-sign (samādhi-nimittam), has well considered it, applied his mind to it (supadhāritaṁ), and has well penetrated it with wisdom (suppaṭividdhaṁ paññāya). At this, joy arises in him, and from this joy, delight; and by this delight his senses are calmed, [243] he feels happiness as a result, and with this happiness his mind is established.
xxvi) Năm giải thoát thành thục tưởng: Vô thường tưởng, khổ tưởng trong vô thường, vô ngã tưởng trong khổ, đoạn trừ tưởng, vô tham tưởng.
(26) ‘Five perceptions making for maturity of liberation: the perception of impermanence (anicca-sañña), of suffering in impermanence (anicce dukkha-saññā), of impersonality in suffering (dukkhe anatta-saññā), of abandoning (pahāna-saññā), of dispassion (virāga-saññā).
Này các Hiền giả, năm pháp này được Thế Tôn chân chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
‘These are the [sets of] five things which were perfectly proclaimed by the Lord...’
Sáu pháp
2. Này các Hiền giả, có sáu pháp được Thế Tôn chân chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Thế nào là sáu?
2.2. ‘There are [sets of] six things which were perfectly proclaimed by the Lord...
i) Sáu nội xứ: Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ.
(1) ‘Six internal sense-spheres (ajjhattikāni āyatanāni): eye-, ear-, nose-, tongue-, body-(kāyāyatanaṁ), mind-sense-sphere (manāyatanaṁ).
ii) Sáu ngoại xứ: Sắc xứ, thanh xứ, hương xứ, vị xứ, xúc xứ, pháp xứ.
(2) ‘Six external sense-spheres (bahirāni āyatanāni): sight-object (rūpāyatanaṁ), sound-, smell-, taste-, tangible object (phoṭṭabbāyatanaṁ), mind-object (dhammāyatanaṁ).
iii) Sáu thức thân: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.
(3) ‘Six groups of consciousness (viññaṇa-kāyā): eye-consciousness, ear-, nose-, tongue-, body-, mind-consciousness.
iv) Sáu xúc thân: Nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc.
(4) ‘Six groups of contact (phassa-kāyā): eye-, ear-, nose-, tongue-, body-, mind-contact (mano-samphasso).
v) Sáu thọ thân: Nhãn xúc sở sanh thọ, nhĩ xúc sở sanh thọ, tỷ xúc sở sanh thọ, thiệt xúc sở sanh thọ, thân xúc sở sanh thọ, ý xúc sở sanh thọ.
(5) ‘Six groups of feeling (vedanā-kāyā): feeling based on eye-contact (cakkhu-samphassajā vedanā), [244] on ear-, nose-, tongue-, body-, mind-contact.
vi) Sáu tưởng thân: Sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng.
(6) ‘Six groups of perception (saññā-kāyā): perception of sights (rūpa-saññā), of sounds, of smells, of tastes, of touches, of mind-objects (dhamma-saññā).
vii) Sáu tư thân: Sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư.
(7) ‘Six groups of volition (sañcetanā-kāyā): volition based on sights, sounds, smells, tastes, touches, mind-objects.
viii) Sáu ái thân: Sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái.
(8) ‘Six groups of craving (taṇhā-kāyā): craving for sights, sounds, smells, tastes, touches, mind-objects.
ix) Sáu không cung kính pháp: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo, sống không cung kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống không cung kính, không tùy thuận Pháp; sống không cung kính, không tùy thuận Tăng; sống không cung kính, không tùy thuận học Pháp; sống không cung kính bất phóng dật, không tùy thuận bất phóng dật; sống không cung kính, không tùy thuận sự lễ phép xã giao.
(9) ‘Six kinds of disrespect (agāravā): Here, a monks behaves disrespectfully and discourteously towards the Teacher, the Dhamma, the Sangha, the training, in respect of earnestness (appamāde), of hospitality (paṭisanthāre).
x) Sáu cung kính pháp: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo sống cung kính, tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống cung kính, tùy thuận Pháp; sống cung kính, tùy thuận Tăng; sống cung kính tùy thuận học Pháp; sống cung kính, tùy thuận bất phóng dật; sống cung kính, tùy thuận lễ phép xã giao.
(10) ‘Six kinds of respect (gāravā): Here, a monk behaves respectfully... (as (9)).
xi) Sáu suy tư đến hỷ: Khi mắt thấy sắc, hoan hỷ khởi lên, sắc ấy được suy tư. Khi tai nghe tiếng... Khi mũi ngửi hương... Khi lưỡi nếm vị... Khi thân chạm xúc... Khi ý nhận pháp, hoan hỷ khởi lên, pháp ấy được suy tư.
(11) ‘Six pleasurable investigations (somanassūpavicārā):1100 When, on seeing a sight-object with the eye, on hearing..., smelling ... , tasting ... , touching .. , knowing a mind-object with the mind, one investigates a corresponding object productive of pleasure. [245]
xii) Sáu suy tư đến ưu: Khi mắt thấy sắc, ưu khởi lên, sắc ấy được suy tư. Khi tai nghe tiếng... Khi mũi ngửi hương... Khi lưỡi nếm vị... Khi thân chạm xúc... Khi ý nhận pháp, ưu khởi lên, pháp ấy được suy tư.
(12) ‘Six unpleasurable investigations: (as (11) but: productive of displeasure).
xiii) Sáu suy tư đến xả: Khi mắt thấy sắc, xả khởi lên, sắc ấy được suy tư... Khi tai nghe tiếng... Khi mũi ngửi hương... Khi lưỡi nếm vị... Khi thân chạm xúc... Khi ý nhận pháp, xả khởi lên, pháp ấy được suy tư.
(13) ‘Six indifferent investigations: (as (11) but: productive of indifference (upekhā).
xiv) Sáu hòa kính pháp: Này các Hiền giả, ở đây khi vị Tỷ kheo thành tựu từ thân nghiệp, trước mặt hay sau lưng đối với các vị đồng phạm hạnh, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.
(14) ‘Six things conducive to communal living (sārāṇīyā dhammā):1101 As long as monks both in public and in private show loving-kindness to their fellows in acts of body,
Này các Hiền giả, lại nữa khi vị Tỷ kheo thành tựu từ khẩu nghiệp, trước mặt hay sau lưng đối với các vị đồng phạm hạnh, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.
speech and
Này các Hiền giả, lại nữa khi vị Tỷ kheo thành tựu từ ý nghiệp trước mặt hay sau lưng, đối với các vị đồng phạm hạnh, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.
thought,...
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo, đối với các đồ vật được cúng dường một cách hợp pháp cho đến đồ vật nhận trong bình bát, đều đem chia đồng đều giữa các vị Tỷ kheo có giới hạnh, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.
share with their virtuous fellows whatever they receive as a rightful gift, including the contents of their alms-bowls, which they do not keep to themselves, ...
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo, khi những giới luật của vị này không bị phá hoại, không vi phạm, được kiên trì tuân hành, không có tỳ vết, làm con người được giải thoát, được người trí tán thán, không uế tạp, hướng đến thiền định, vị Tỷ kheo ấy giữ giới hạnh Sa môn như vậy, sống trước mặt hay sau lưng với các vị đồng phạm hạnh như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.
keep consistently, unbroken and unaltered those rules of conduct that are spotless, leading to liberation, praised by the wise, unstained and conducive to concentration, and persist therein with their fellows both in public and in private,... continue in that noble view that leads to liberation, to the utter destruction of suffering, remaining in such awareness with their fellows both in public and in private (as Sutta 16, verse 1.11). [246]
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo sống đời sống được Chánh kiến hướng dẫn, chân chánh, đoạn diệt khổ đau, vị ấy sống thành tựu với Chánh kiến như vậy, sống với các vị đồng phạm hạnh, trước mặt hay sau lưng, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, trong tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.
xv) Sáu tránh căn:
(15) ‘Six roots of contention (vivāda-mūlāni):
Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo phẫn nộ, uất hận. Này các Hiền giả, vị này phẫn nộ, uất hận, sống không cung kính, không tùy thuận vị Ðạo Sư, sống không cung kính, không tùy thuận Pháp, không cung kính, không tùy thuận Tăng, không thành tựu đầy đủ các học pháp. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo sống không cung kính không tùy thuận bậc Ðạo Sư, không cung kính, không tùy thuận Pháp, không cung kính, không tùy thuận Tăng, không thành tựu đầy đủ các học Pháp, vị ấy khởi lên tranh luận giữa chư Tăng. Tranh luận như vậy khiến chúng sanh không hạnh phúc, khiến chúng sanh không an lạc, khiến chúng sanh không lợi ích, và khiến chư Thiên và loài Người không hạnh phúc, mà đau khổ. Này các Hiền giả, nếu Hiền giả thấy được tránh căn ấy giữa các vị hay ngoài các vị, Hiền giả phải cố gắng đoạn trừ ác tránh căn ấy. Này các Hiền giả, nếu Hiền giả không thấy tránh căn ấy giữa các vị hay ngoài các vị, các vị hãy gìn giữ đừng cho ác tránh căn ấy có cơ hội làm hại trong tương lai. Như vậy là ngăn chặn nguy hại ác tránh căn ấy trong tương lai.
Here, (a) a monk is angry and bears ill-will, he is disrespectful and discourteous to the Teacher, the Dhamma and the Sangha, and does not finish his training. He stirs up contention within the Sangha, which brings woe and sorrow to many, with evil consequences, misfortune and sorrow for devas and humans. If, friends, you should discover such a root of contention among yourselves or among others, you should strive to get rid of just that root of contention. If you find no such root of contention..., then you should work to prevent its overcoming you in future. Or
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo che dấu và giả dối...
(b) a monk is deceitful and malicious (makkhī hoti paḷāsī) ... ,
tật đố và xan tham...
(c) a monk is envious and mean ... ,
lừa đảo và lường gạt...
(d) a monk is cunning and deceitful...,
ác dục và tà kiến...
(e) a monk is full of evil desires and wrong views...,
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo chấp trước sở kiến, kiên trì gìn giữ rất khó rời bỏ.
(f) a monk is opinionated (sandiṭṭhi-parāmāsī), obstinate and tenacious. [247]
Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo chấp trước sở kiến, kiên trì gìn giữ, rất khó rời bỏ, vị ấy sống không cung kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sư, không cung kính, không tùy thuận Pháp, không cung kính, không tùy thuận Tăng, không thành tựu đầy đủ các học pháp. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo không cung kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sư, không cung kính, không tùy thuận Pháp, không cung kính, không tùy thuận Tăng, không thành tựu đầy đủ các học Pháp, vị ấy khởi lên tranh luận giữa chư Tăng. Tranh luận như vậy khiến chúng sanh không hạnh phúc, khiến chúng sanh không an lạc, khiến chúng sanh không lợi ích, khiến chư Thiên và loài Người không hạnh phúc, mà đau khổ.
Này các Hiền giả, nếu Hiền giả thấy được tránh căn ấy giữa các vị hay ngoài các vị, Hiền giả phải cố gắng đoạn trừ ác tránh căn ấy.
If, friends, you should discover such a root of contention among yourselves or among others, you should strive to get rid of just that root of contention.
Này các Hiền giả, nếu Hiền giả không thấy tránh căn ấy giữa các vị hay ngoài các vị, các vị hãy gìn giữ đừng cho ác tránh căn ấy có cơ hội làm hại trong tương lai. Như vậy là sự đoạn trừ ác tránh căn ấy, như vậy là ngăn chận nguy hại ác tránh căn ấy trong tương lai.
If you find no such root of contention..., then you should work to prevent its overcoming you in future.
xvi) Sáu giới: Ðịa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới.
(16) ‘Six elements: the earth-, water-, fire-, air-, space-element (ākāsa-dhātu), the consciousness-element (viṇṇāṇa-dhātu) .1102
xvii) Sáu xuất ly giới: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo nói như sau:
(17) ‘Six elements making for deliverance (nissaraṇīyā-dhātuyo): Here, a monk might say:
"Ta đã tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy sân tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Ðại đức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy, trường hợp không phải như vậy.
(a) “I have developed the emancipation of the heart (ceto-vimutti) by loving-kindness (mettā), [248] expanded it, made it a vehicle and a base, established, worked well on it, set it well in train. And yet ill-will still grips my heart.” He should be told: “No! do not say that! Do not misrepresent the Blessed Lord, it is not right to slander him thus, for he would not have said such a thing! Your words are unfounded and impossible.
Ai tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, mà sân tâm vẫn ngự trị, an trí, sự kiện không thể xảy ra như vậy. Này các Hiền giả, từ tâm giải thoát có khả năng giải thoát sân tâm.
If you develop the emancipation of the heart through loving-kindness, ill-will has no chance to envelop your heart. This emancipation through loving-kindness is the cure for ill-will.” Or
Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo nói như sau: "Ta đã tu tập bi tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy hại tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Ðại đức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập bi tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, mà hại tâm vẫn ngự trị an trú, sự kiện không xảy ra như vậy. Này các Hiền giả, bi tâm giải thoát có khả năng giải thoát hại tâm.
(b) he might say: “I have developed the emancipation of the heart through compassion (karuṇā), and yet cruelty still grips my heart...” Or
Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo nói như sau: "Ta đã tu tập hỷ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy bất lạc tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Ðại đức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập hỷ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, bất lạc tâm vẫn ngự trị an trú, sự kiện không xảy ra như vậy. Này các Hiền giả, hỷ tâm giải thoát có khả năng giải thoát bất lạc tâm.
c) he might say: “I have developed the emancipation of the heart through sympathetic joy (muditā), and yet aversion (arati) still grips my heart...” [249] Or
Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo nói như sau: "Ta đã tu tập xả tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy tham tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Ðại Ðức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập xả tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần mà tham tâm vẫn ngự trị an trú, sự kiện không xảy ra như vậy. Này các Hiền giả, xả tâm giải thoát, có khả năng giải thoát tham tâm.
(d) he might say: “I have developed the emancipation of the heart through equanimity (upekhā), and yet lust (rāgo) grips my heart.” Or
Này các Hiền giả, lại nữa ở đây vị Tỷ kheo nói như sau: "Ta đã tu tập vô tướng tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy thức của tôi vẫn chạy theo các tướng". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Ðại Ðức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy không tốt. Thế Tôn không nói như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập vô tướng tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, mà thức vẫn chạy theo các tướng, sự kiện không xảy ra như vậy. Nếu tu tập vô tướng tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, mà thức vẫn chạy theo các tướng, sự kiện không xảy ra như vậy. Này các Hiền giả, vô tướng tâm giải thoát có khả năng giải thoát tất cả tướng.
(e) he might say: “I have developed the signless emancipation of the heart (animittā ceto-vimutti),1103 and yet my heart still hankers after signs (nimittānusāri hoti) ... ” Or
Này các Hiền giả, lại nữa, ở đây vị Tỷ kheo nói như sau: "Quan điểm "tôi có mặt" bị tôi từ khước. Quan điểm "tôi là cái này" không được tôi chấp nhận. Tuy vậy mũi tên nghi ngờ do dự vẫn ám ảnh an trú tôi". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Ðại Ðức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy không tốt. Thế Tôn không nói như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. "Quan điểm "tôi có mặt" bị tôi từ khước. Quan điểm "tôi là cái này" không được tôi chấp thuận. Tuy vậy nghi ngờ, do dự vẫn ám ảnh an trú nơi tôi". Sự kiện không xảy ra như vậy. Này Hiền giả, chính nhờ khước từ sự ngạo mạn "tôi có mặt", mà mũi tên do dự nghi ngờ được giải thoát.
(f) he might say: “The idea ‘I am’ is repellent to me, I pay no heed to the idea: ‘I am this.’ Yet doubts, uncertainties and problems still grip my heart...” [250] (Reply to each in similar terms to (a)).
xviii) Sáu vô thượng: Kiến vô thượng, văn vô thượng, lợi đắc vô thượng, học giới vô thượng, hành vô thượng, ức niệm vô thượng.
(18) ‘Six unsurpassed things (anuttariyāni):1104 [certain] sights, things heard, gains, trainings, forms of service (paricāriyānuttariyaṁ), objects of recollection.
xix) Sáu niệm xứ: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên.
(19) ‘Six subjects of recollection (anussati-ṭṭhānāni): the Buddha, the Dhamma, the Sangha, morality, renunciation, the devas.
xx) Sáu hằng trú: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo mắt thấy sắc, không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm, giác tỉnh; tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức pháp, không có hoan hỷ, không có ưu phiền, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác.
(20) ‘Six stable states (satata-vihārā):1105 On seeing an object with the eye, hearing a sound..., smelling a smell ... , tasting a flavour..., touching a tangible object... or cognising a mental object with the mind, one is neither pleased (sumano) nor displeased (dummano), but remains equable (upekhako), mindful and clearly aware.
xxi) Sáu sanh loại: Này các Hiền giả, ở đây có người hắc sanh và sống tạo hắc pháp. Này các Hiền giả, ở đây, có người hắc sanh và sống tạo bạch pháp. Này các Hiền giả, ở đây, có người hắc sanh và sống tạo Niết bàn, phi hắc phi bạch pháp. Ở đây, có người bạch sanh và sống tạo bạch pháp. Ở đây, có người bạch sanh và sống tạo hắc pháp. Ở đây, có người bạch sanh và sống tạo Niết bàn, phi hắc phi bạch pháp.
(21) ‘Six “species” (ābhijātiyo): Here, (a) one born in dark conditions [251] lives a dark life, (b) one born in dark conditions lives a bright life, (c) one born in dark conditions attains Nibbāna, which is neither dark nor bright, (d) one born in bright conditions lives a dark life, (e) one born in bright conditions leads a bright life, (f) one born in bright conditions attains Nibbana which is neither dark nor bright.
xxii) Sáu quyết trạch phần tưởng: Vô thường tưởng, khổ tưởng trên vô thường, vô ngã tưởng trên khổ, đoạn tưởng, vô tham tưởng, diệt tưởng.
(22) ‘Six perceptions conducive to penetration (nibbedha-bhāgiya-saññā): the perception of impermanence, of suffering in impermanence, of impersonality in suffering, of abandoning, of dispassion (as Sutta 33, verse 2.1 (26)) and the perception of cessation (nirodha-saññā).
Này các Hiền giả, sáu pháp này được Thế Tôn chân chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
‘These are the [sets of] six things which were perfectly proclaimed by the Lord...’
Bảy pháp
8. Này các Hiền giả, có bảy pháp được Thế Tôn chân chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Thế nào là bảy?
2.3. ‘There are [sets of] seven things which have been perfectly proclaimed by the Lord...
i) Bảy tài sản: Tín tài, giới tài, tàm tài, quý tài, văn tài, thí tài, tuệ tài.
(1) ‘Seven Ariyan treasures (ariya-dhanāni): faith, morality, moral shame (hiri), moral dread (ottappa), learning (suta), renunciation (cāga), wisdom.
ii) Bảy giác chi: Niệm Giác chi, Trạch pháp Giác chi, Tinh tấn Giác chi, Hỷ Giác chi, Khinh an Giác chi, Ðịnh Giác chi, Xả Giác chi.
(2) ‘Seven factors of enlightenment (sambojjhangā): mindfulness, [252] investigation of phenomena, energy, delight (pīti), tranquillity, concentration, equanimity.
iii) Bảy định cụ: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm.
(3) ‘Seven requisites of concentration: 1106 right view, thought, speech, action, livelihood, effort, mindfulness.
iv) Bảy phi diệu pháp: Này các Hiền giả, ở đây, có vị Tỷ kheo bất tín, vô tàm, vô quý, thiểu văn, giải đãi, thất niệm, liệt tuệ.
(4) ‘Seven wrong practices (asaddhammā): Here, a monk lacks faith, lacks moral shame, lacks moral dread, has little learning, is slack (kusḇīto), is unmindful (mutthassati), lacks wisdom.
v) Bảy diệu pháp: Này các Hiền giả, ở đây, có vị Tỷ kheo có lòng tín, có tàm, có quý, đa văn, tinh tấn, niệm được an trú, có trí tuệ.
(5) ‘Seven right practices (saddhammā): Here, a monk has faith, moral shame and moral dread, has much learning, has aroused vigour (āraddha-viriyo), has established mindfulness (upaṭṭhita-sati hoti), possesses wisdom.
vi) Bảy thượng nhân pháp: Này các Hiền giả, ở đây có vị Tỷ kheo tri pháp, tri nghĩa, tự tri, tri lượng, tri thời, tri chúng và tri nhân.
(6) ‘Seven qualities of the true man (sappurisa-dhammā):1107 Here, a monk is a knower of the Dhamma, of meanings (atthaññū), of self (attaññū),1108 of moderation (mattaññū), of the right time, of groups (parisaññū), of persons.
vii) Bảy thù diệu sự: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo tha thiết hành trì học pháp và khát vọng hành trì học pháp trong tương lai; tha thiết quán pháp và khát vọng quán pháp trong tương lai; tha thiết điều phục các dục vọng và khát vọng điều phục các dục vọng trong tương lai; tha thiết sống an tịnh và khát vọng sống an tịnh trong tương lai; tha thiết sống tinh tấn và khát vọng sống tinh tấn trong tương lai; tha thiết quán sát tư niệm và khát vọng quán sát tư niệm trong tương lai; tha thiết với kiến giải và khát vọng hiểu biết sở kiến trong tương lai.
(7) ‘Seven grounds for commendation (niddasa-vatthūni),1109 Here, a monk is keenly anxious (a) to undertake the training, and wants to persist in this, (b) to make a close study of the Dhamma, (c) to get rid of desires, (d) to find solitude, (e) to arouse energy, (f) to develop mindfulness and discrimination (sati-nepakke), [253] (g) to develop penetrative insight.1110
viii) Bảy tưởng: Vô thường tưởng, vô ngã tưởng, bất tịnh tưởng, hoạn nạn tưởng, đoạn tưởng, ly tham tưởng, diệt tưởng.
(8) ‘Seven perceptions: perception of impermanence, of not-self, of foulness (asubhasaññā), of danger, of abandonment, of dispassion, of cessation.
ix) Bảy lực: Tín lực, tinh tấn lực, tàm lực, quý lực, niệm lực, định lực, tuệ lực.
(9) ‘Seven powers (balāni): of faith, energy, moral shame, moral dread, mindfulness, concentration, wisdom.
x) Bảy thức trú:
(10) ‘Seven stations of consciousness:
Này các Hiền giả, có các loại hữu tình, thân sai biệt và tưởng sai biệt, như loài Người, một số chư Thiên và một số thuộc đọa xứ. Ðó là loại thức trú thứ nhất.
Beings (a) different in body and different in perception;
Này các Hiền giả, có những loài hữu tình thân sai biệt nhưng tưởng đồng loại, như các vị Phạm Chúng thiên vừa mới sanh lần đầu tiên (hay do tu sơ thiền). Ðó là loại thức trú thứ hai.
(b) different in body and alike in perception;
Này các Hiền giả, có những loại hữu tình, thân đồng loại, nhưng tưởng sai biệt, như chư Quang Âm thiên. Ðó là loại thức trú thứ ba.
(c) alike in body and different in perception;
Này các Hiền giả, có những loại hữu tình thân đồng loại và tưởng đồng loại, như chư Thiên Biến Tịnh thiên. Ðó là loại thức trú thứ tư.
(d) alike in body and alike in perception;
Này các Hiền giả, có những loại hữu tình, vượt khỏi mọi tưởng về sắc, điều phục mọi tưởng về sân, không tác ý đến các tưởng sai biệt, chứng Không vô biên xứ: "Hư không là vô biên". Ðó là loại thức trú thứ năm.
(e) who have attained to the Sphere of Infinite Space;
Này các Hiền giả, có những loại hữu tình, vượt khỏi hoàn toàn hư không vô biên xứ, chứng thức vô biên xứ: "Thức là vô biên". Ðó là loại thức trú thứ sáu.
(f) ... of Infinite Consciousness;
Này các Hiền giả có những loại hữu tình vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, chứng Vô sở hữu xứ: "Không có vật gì cả". Ðó là loại thức trú thứ bảy.
(g) ... of No-Thingness (as Sutta 15, verse 33).
xi) Bảy loại người đáng kính trọng: Câu phần giải thoát, Tuệ giải thoát, Thân chứng, Kiến chí, Tín giải thoát, Tùy pháp hành, Tùy tín hành.
(11) ‘Seven persons worthy of offerings: The Both-Ways-Liberated [254], the Wisdom-Liberated, the Body-Witness, the Vision-Attainer, the Faith-Liberated, the Dhamma-Devotee, the Faith-Devotee (as Sutta 28, verse 8).
xii) Bảy tùy miên: Dục ái tùy miên, sân tùy miên, kiến tùy miên, nghi tùy miên, mạn tùy miên, hữu tham tùy miên, vô minh tùy miên.
(12) ‘Seven latent proclivities (anusayā): sensuous greed (kāma-rāga), resentment (paṭigha), views, doubt, conceit, craving for becoming (bhava-rāga), ignorance.
xiii) Bảy kiết sử: Ái kiết sử, sân kiết sử, kiến kiết sử, nghi kiết sử, mạn kiết sử, hữu tham kiết sử, vô minh kiết sử.
(13) ‘Seven fetters (saṁyojanāni): complaisance (anunaya), 1111 resentment (then as (12)).
xiv) Bảy diệt tránh pháp: Có khả năng đình chỉ, trừ diệt các tránh pháp đang khởi lên: Ưng dữ hiện tiền tỳ ni, ưng dữ ức niệm tỳ ni, ưng dữ bất si tỳ ni, ưng dữ tự ngôn trị, đa mích tội tướng, đa nhân mích tội, như thảo phú địa.
(14) ‘Seven rules for the pacification and settlement of disputed questions that have been raised:1112 (a) proceedings face-to-face, (b) recollection (sati), (c) mental derangement, (d) confession, (e) majority verdict, (f) habitual bad character, (g) “covering over with grass”.
Này các Hiền giả, bảy pháp này được Thế Tôn chân chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
‘These are the [sets of] seven things which were perfectly proclaimed by the Lord ... So we should all recite them together... for the benefit, welfare and happiness of devas and humans.’
Tụng phẩm III
Tám pháp
[End of second recitation-section]
1. "Này các Hiền giả, có tám pháp được Thế Tôn chân chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Thế nào là tám?
3.1. ‘There are [sets of] eight things perfectly proclaimed by the Lord...
i) Tám tà: Tà tri kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định.
(1) ‘Eight wrong factors (micchattā): wrong view... (the reverse of (2) below). [255]
ii) Tám chánh: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
(2) ‘Eight right factors (sammattā): right view, right thought, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration.
iii) Tám người đáng cung kính: Hạng Dự lưu, hạng đã thành tựu và chứng Dự lưu quả; hạng Nhất lai, hạng đã thành tựu và chứng Nhất lai quả; hạng Bất lai, hạng đã thành tựu và chứng Bất lai quả; hạng A la hán và hạng đã thành tựu A la hán quả.
(3) ‘Eight persons worthy of offerings:1113 the Stream-Winner and one who has practised to gain the fruit of Stream-Entry, the Once-Retumer..., the Non-Returner..., the Arahant and one who has worked to gain the fruit of Arahantship.
iv) Tám giải đãi sự:
(4) ‘Eight occasions of indolence (kusīta-vatthūni):
Này các Hiền giả, ở đây có việc vị Tỷ kheo phải làm. Vị này nghĩ: "Có công việc ta sẽ phải làm. Nếu ta làm việc, thời thân ta sẽ mệt mỏi. Vậy ta nên nằm xuống". Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn để đạt được điều chưa đạt được, để thành tựu điều chưa thành tựu, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ được, như vậy là giải đãi sự thứ nhất.
Here, a monk (a) has a job to do. He thinks: “I’ve got this job to do, but it will make me tired. I’ll have a rest.” So he lies down and does not stir up enough energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised. Or
Này các Hiền giả, lại nữa, một việc đã được vị Tỷ kheo làm. Vị này nghĩ: "Ta đã làm một công việc. Do ta làm một công việc nên thân ta mệt mỏi. Vậy ta nên nằm xuống". Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn... như vậy là giải đãi sự thứ hai.
(b) he has done some work, and thinks: “I’ve done this work, now I’m tired. I’ll have a rest.” So he lies down ... Or
Này các Hiền giả, lại nữa, có con đường vị Tỷ kheo phải đi. Vị này nghĩ: "Khi ta đi con đường ấy, thân ta sẽ mệt mỏi. Vậy ta nên nằm xuống". Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn... Như vậy là giải đãi sự thứ ba.
(c) he has to go on a journey, and thinks: “I have to go on this journey. It will make me tired ... ” Or
Này các Hiền giả, lại nữa, con đường vị Tỷ kheo đã đi. Vị này nghĩ: "Ta đã đi con đường, do ta đã đi con đường nên thân ta mệt mỏi. Vậy ta nên nằm xuống". Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn... Như vậy là giải đãi sự thứ tư.
(d) he has been on a journey... Or
Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo đi khất thực ở làng hay tại đô thị không nhận được các đồ ăn loại cứng hay đồ ăn loại mềm, đầy đủ như ý muốn. Vị ấy nghĩ: "Ta đi khất thực ở làng hay đô thị, không nhận được các đồ ăn loại cứng hay đồ ăn loại mềm đầy đủ như ý muốn. Thân này của ta bị mệt mỏi không lợi ích gì. Vậy ta nên nằm xuống". Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn. Như vậy là giải đãi sự thứ năm.
(e) he goes on the alms-round in a village or town and does not get his fill of food, whether coarse or fine, and he thinks: “I’ve gone for alms... [256] ... my body is tired and useless ... Or
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo, trong khi đi khất thực tại làng hay thị xã nhận được các đồ ăn loại cứng hay đồ ăn loại mềm đầy đủ như ý muốn. Vị ấy nghĩ: "Ta đi khất thức tại làng hay tại thị xã, nhận được các đồ ăn loại cứng hay đồ ăn loại mềm, đầy đủ như ý muốn. Thân này của ta nặng nề, không làm được gì, như một nhóm đậu. Vậy ta nên nằm xuống". Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn... Như vậy là giải đãi sự thứ sáu.
(f) he goes on the alms-round ... and gets his fill ... He thinks: ”I’ve gone for alms ... and my body is heavy and useless as if I were pregnant ... ”1114 ... Or
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo bị đau bệnh nhẹ. Vị này nghĩ: "Nay ta bị đau bệnh nhẹ, cần phải nằm nghỉ. Vậy ta nên nằm xuống". Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn... Như vậy là giải đãi sự thứ bảy.
(g) he has developed some slight indisposition, and he thinks: “I’d better have a rest...” Or
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo mới đau bệnh dậy, mới khỏi bệnh không bao lâu. Vị ấy nghĩ: "Ta mới đau bệnh dậy, mới khỏi bệnh không bao lâu. Thân này của ta yếu đuối, không làm được việc gì, vậy ta hãy nằm xuống". Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn để đạt được điều chưa đạt được, để thành tựu điều chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ được. Như vậy là giải đãi sự thứ tám.
(h) he is recuperating, having not long recovered from an illness, and he thinks: “My body is weak and useless. I’ll have a rest.” So he lies down and does not stir up enough energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised.
v) Tám tinh tấn sự:
(5) ‘Eight occasions for making an effort (ārabbha-vatthūni):
Này các Hiền giả, ở đây có việc vị Tỷ kheo phải làm, vị ấy nghĩ: "Có công việc, ta sẽ phải làm, nếu ta làm việc, thì không dễ gì ta có thể suy tư đến giáo pháp chư Phật. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn để đạt được điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được". Và vị ấy tinh tấn để đạt được điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được. Như vậy là tinh tấn sự thứ nhất.
Here, a monk (a) has a job to do. He thinks: “I’ve got this job to do, but in doing it I won’t find it easy to pay attention to the teaching of the Buddhas. So I will stir up sufficient energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised.” Or
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo đã làm xong công việc, vị ấy nghĩ: "Ta đã làm xong công việc. Khi ta làm công việc, ta không thể suy tư đến giáo pháp của chư Phật. Vậy ta phải cố gắng tinh tấn..." Vị ấy tinh tấn... Như vậy là tinh tấn sự thứ hai.
(b) he has [257] done some work, and thinks: “Well, I did the job, but because of it I wasn’t able to pay sufficient attention to the teaching of the Buddhas. So I will stir up sufficient energy...” Or
Này các Hiền giả, lại nữa, có con đường vị Tỷ kheo phải đi. Vị này nghĩ: "Ðây là con đường mà ta có thể sẽ phải đi. Khi ta đi con đường ấy, không dễ gì ta có thể suy tư đến giáo pháp của chư Phật. Vậy ta hãy cố gắng tinh..." Vị ấy tinh tấn... Như vậy là tinh tấn sự thứ ba.
(c) he has to go on a journey...Or
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo đã đi con đường. Vị này nghĩ: "Ta đã đi con đường ấy. Khi ta đi con đường, ta không có thể suy tư đến giáo pháp của chư Phật. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn..." Vị ấy tinh tấn... Như vậy là tinh tấn sự thứ tư.
(d) he has been on a journey. He thinks: “I’ve been on this journey, but because of it I wasn’t able to pay sufficient attention ...” Or
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo trong khi đi khất thực tại làng hay tại đô thị, không nhận được các loại đồ ăn loại cứng hay đồ ăn loại mềm đầy đủ như ý muốn. Vị này nghĩ: "Ta trong khi đi khất thực tại làng hay tại đô thị, không nhận được các loại đồ ăn loại cứng hay đồ ăn loại mềm, đầy đủ như ý muốn. Thân ta như vậy nhẹ nhàng có thể làm việc. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn..." Và vị ấy tinh tấn... Như vậy là tinh tấn sự thứ năm.
(e) he goes for alms ... without getting his fill ... And he thinks: “So my body is light and fit. I’ll stir up energy...”
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo trong khi đi khất thực tại làng hay tại đô thị được các loại đồ ăn loại cứng hay loại đồ ăn loại mềm, đầy đủ như ý muốn. Vị này nghĩ: "Ta trong khi đi khất thực tại làng hay tại đô thị được các loại đồ ăn loại cứng hay đồ ăn loại mềm, đầy đủ như ý muốn. Như vậy thân ta mạnh, có thể làm việc, vậy Ta hãy cố gắng tinh tấn..." Và vị ấy tinh tấn... Như vậy là tinh tấn sự thứ sáu.
Or (f) he goes for alms... and gets his fill ... And he thinks: “So my body is strong and fit. I’ll stir up energy...” Or
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo bị đau bệnh nhẹ. Vị ấy nghĩ: "Ta nay bị đau bệnh nhẹ, sự kiện này có thể xảy ra, bệnh này có thể trầm trọng hơn. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn..." Và vị ấy tinh tấn... Như vậy là tinh tấn sự thứ bảy.
(g) he has some slight indisposition... and he thinks: “This indisposition might get worse, so I’ll stir up energy...
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo mới đau bệnh dậy, mới khỏi bệnh không bao lâu. Vị ấy nghĩ: "Ta mới đau bệnh dậy, mới khỏi bệnh không bao lâu. Sự kiện này có thể xảy ra, bệnh của ta có thể trở lại. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn để đạt được điều gì chưa đạt được, thành tựu điều gì chưa thành tựu được, chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được". Và vị ấy tinh tấn để đạt được điều gì chưa đạt được, thành tựu điều gì chưa thành tựu được, và chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được. Ðó là tinh tấn sự thứ tám.
Or [258] (h) he is recuperating... and he thinks: ”... it might be that the illness will recur. So I’ll stir up energy...” Thus he stirs up sufficient energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised.
vi) Tám bố thí sự: Có người đến, nên bố thí. Vì sợ, nên bố thí. Vì "người ấy cho tôi", nên bố thí. Vì "người ấy sẽ cho tôi", nên bố thí. Vì suy nghĩ: "Bố thí là tốt lành", nên bố thí. Vì suy nghĩ: "Ta nấu, họ không nấu. Thật không phải, nếu ta nấu mà không cho gì những người không nấu", nên bố thí. Vì suy nghĩ: "Nay ta bố thí, tiếng đồn tốt đẹp sẽ được truyền đi", nên bố thí. Vì muốn trang nghiêm tâm và tư trợ tâm, nên bố thí.
(6) ‘Eight bases for giving: One gives (a) as occasion offers (āsajja), (b) from fear, (c) thinking: “He gave me something”, (d) thinking: “He will give me something”, (e) thinking: “It is good to give”, (f) thinking: “I am cooking something, they are not. It would not be right not to give something to those who are not cooking”, (g) thinking: “If I make this gift I shall acquire a good reputation”, (h) in order to adorn and prepare one’s heart.1115
vii) Tám thí sanh: Này các Hiền giả, có người bố thí cho Sa môn hay Bà-la-môn, đồ ăn, đồ uống, vải, xe cộ, hoa man, hương xông, hương thoa, sàng tọa, phòng xá, đèn sáng. Ðồ vật vị này bố thí, vị này mong được bố thí trở lại.
(7) ‘Eight kinds of rebirth due to generosity: Here, someone gives an ascetic or Brahmin food, drink, clothes, transport (yānaṁ), garlands, perfumes and ointments, sleeping accommodation, a dwelling, or lights, and he hopes to receive a return for his gifts.
Người này thấy người Sát đế lỵ có nhiều tài sản, người Ba la môn có nhiều tài sản, hay người gia chủ có nhiều tài sản, được sung mãn, cụ túc, thụ hưởng năm món dục lạc. Vị này nghĩ: "Mong rằng, sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ được sanh là một trong những người Sát đế lỵ có nhiều tài sản, người Bà-la-môn có nhiều tài sản hay người gia chủ có nhiều tài sản". Vị này nắm vững tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Tâm này được giải thoát trong tầm hạ liệt, không tu tập cao hơn, nên đưa đến tái sanh trong tầm ấy.
He sees a rich Khattiya or Brahmin or householder living in full enjoyment of the pleasures of the five senses, and he thinks: “If only when I die I may be reborn as one of these rich people!” He sets his heart on this thought, fixes it and develops it (bhāveti).1116 And this thought, being launched (vimuttaṁ) at such a low level (hīne),and not developed to a higher level (uttarin abhāvitaṁ), leads to rebirth right there. [259]
Và tôi xác nhận, đây là trường hợp một vị đầy đủ giới luật, không phải vị phá giới luật. Này các Hiền giả, tâm nguyện của một vị giữ giới được thành tựu nhờ sự thanh tịnh.
But I say this of a moral person, not of an immoral one. The mental aspiration of a moral person is effective through its purity.1117 Or
Này các Hiền giả, lại nữa, ở đây, có người bố thí cho Sa môn hay Bà-la-môn, đồ ăn, đồ uống, vải, xe cộ, hoa man, hương xông, hương thoa, sàng tọa, phòng xá, đèn sáng.
Ðồ vật vị này bố thí, vị này mong được trở lại. Vị này nghe: "Tứ Ðại Thiên vương thọ mạng lâu dài, đẹp trai và nhiều an lạc". Vị này nghĩ: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh thành một trong hàng Tứ Ðại Thiên vương". Vị này nắm vững tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Tâm này được giải thoát trong tầm hạ liệt, không tu tập cao hơn, nên đưa đến tái sanh trong tầm ấy.
(b) he gives such gifts and, having heard that the devas in the realm of the Four Great Kings live long, are good-looking and lead a happy life, he thinks: “If only I could be reborn there!” Or he similarly aspires to rebirth in the heavens of
Và tôi xác nhận đây là trường hợp một vị đầy đủ giới luật, không phải vị phá giới luật. Này các Hiền giả, tâm nguyện của một vị giữ giới được thành tựu nhờ sự thanh tịnh.
Này các Hiền giả, lại nữa, ở đây, có người bố thí cho Sa môn hay Bà-la-môn, đồ ăn, đồ uống, vải, xe cộ, hoa man, hương xông, hương thoa, sàng tọa, phòng xá, đèn sáng. Ðồ vật vị này bố thí, vị này mong được trở lại.
Vị này nghe: "Chư Thiên Tam thập tam thiên... chư Thiên Dạ ma... chư Thiên Ðâu suất... chư Thiên Hóa Lạc... chư Thiên Tha Hóa Tự tại được sống lâu, đẹp trai, được nhiều an lạc". Vị này nghĩ: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh thành một trong hàng chư Thiên Tha Hóa Tự tại". Vị này nắm vững tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Tâm này được giải thoát trong tầm hạ liệt, không tu tập cao hơn, nên đưa đến tái sanh trong tầm ấy. Và tôi xác nhận, đây là trường hợp một vị đầy đủ giới luật, không phải vị phá giới luật. Này các Hiền giả, tâm nguyện của một vị giữ giới được thành tựu nhờ sự thanh tịnh. Này các Hiền giả, lại nữa, ở đây, có người bố thí cho Sa môn hay Bà-la-môn, đồ ăn, đồ uống, vải, xe cộ, hoa man, hương xông, hương thoa, sàng tọa, phòng xá, đèn sáng. Ðồ vật vị này bố thí, vị này mong được trở lại.
(c) the Thirty-Three Gods, (d) the Yama devas, (e) the Tusita devas, (f) the Nimmanarati devas, (g) the Paranimmita-vasavatti devas. And this thought leads to rebirth right there ... The mental aspiration of a moral person is effective through its purity.
Vị này nghe: "Chư Thiên Phạm Chúng thọ mạng lâu dài, đẹp trai và nhiều an lạc". Vị này nghĩ: "Mong rằng, sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh thành một trong hàng Phạm Chúng thiên". Vị này nắm vững tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Tâm này được giải thoát trong tầm hạ liệt, không tu tập cao hơn, nên đưa đến tái sanh trong tầm ấy.
Or (h) he similarly aspires to rebirth in the world of Brahmā ... But [260]
Và tôi xác nhận đây là trường hợp một vị đầy đủ giới luật, không phải vị phá giới luật. Này các Hiền giả, tâm nguyện của một vị giữ giới được thành tựu nhờ sự thanh tịnh.
I say this of a moral person, not an immoral one, one freed from passion (vītarāgassa), not one still swayed by passion.1118 The mental aspiration of [such] a moral person is effective through liberation from passion.
viii) Tám chúng: Chúng Sát đế lỵ, chúng Bà-la-môn, chúng Gia chủ, chúng Sa môn, chúng Tứ Ðại Thiên vương, chúng Tam thập tam thiên, chúng (Thiên) Ma, chúng Phạm thiên.
(8) ‘Eight assemblies: the assembly of Khattiyas, Brahmins, householders, ascetics, devas of the Realm of the Four Great Kings, of the Thirty-Three Gods, of maras, of Brahmas (as Sutta 16, verse 3.21).
ix) Tám thế gian pháp: Ðắc, bất đắc, danh văn, ác văn, phỉ báng, tán thán, lạc, khổ.
(9) ‘Eight worldly conditions (loka-dhammā): gain and loss, fame and shame (yaso ca ayaso ca), blame and praise, happiness and misery.
x) Tám thắng xứ:
(10) ‘Eight stages of mastery:
Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ nhất.
(a) perceiving forms internally, one sees external forms, limited and beautiful or ugly;
Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ hai.
(b) (as (a) but) unlimited;
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ ba.
(c) not perceiving forms internally, one sees external forms, limited...;
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ tư.
(d) (as (c) but) unlimited;
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh - như bông gai màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh - như lụa Ba-la-nại, cả hai mặt láng trơn, màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh. Như vậy vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ năm.
not perceiving forms internally, one perceives forms that are (e) blue, [261]
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng - như bông kanikàra màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng - như lụa Ba-la-nại cả hai mặt láng trơn màu vàng, sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng. Như vậy vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ sáu.
(f) yellow,
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng màu đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ - như bông bandhujīvaka màu đỏ - như lụa Ba-la-nại cả hai mặt láng trơn màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng màu đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ. Như vậy vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng sắc đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ bảy.
(g) red,
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng - như sao mai osadhi màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng, như lụa Ba-la-nại cả hai mặt láng trơn màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng. Như vậy vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ tám.
(h) white (as Sutta 16, verse 3.25-32).
xi) Tám giải thoát:
(11) ‘Eight liberations:
Tự mình có sắc, thấy các sắc; đó là giải thoát thứ nhất.
(a) possessing form, one sees forms;
Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc; đó là giải thoát thứ hai.
(b) not perceiving material forms in oneself, one sees them outside;
Quán tưởng sắc là tịnh, chú tâm trên suy tưởng ấy; đó là giải thoát thứ ba.
(c) thinking: “It is beautiful”, one becomes intent on it; one enters
Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không suy tư đến những tưởng khác biệt, với suy tư "Hư không là vô biên" chứng và trú Không vô biên xứ; đó là giải thoát thứ tư.
(d) the Sphere of Infinite Space;
Vượt khỏi hoàn toàn Hư không vô biên xứ, với suy tư "thức là vô biên" chứng và trú Thức vô biên xứ; đó là giải thoát thứ năm.
(e) ... the Sphere of Infinite Consciousness;
Vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư "không có vật gì" chứng và trú Vô sở hữu xứ; đó là giải thoát thứ sáu.
(f)... the Sphere of No-Thingness;
Vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đó là giải thoát thứ bảy.
(g) ... the Sphere of Neither-Perception-Nor-Non-Perception;
Vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng, đó là giải thoát thứ tám.
(h)... the Cessation of Perception and Feeling (as Sutta 15, verse 35). [262]
Này các Hiền giả, tám pháp này được Thế Tôn chân chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
“These are the [sets of] eight things...’
Chín pháp
2. Này các Hiền giả, có chín pháp được Thế Tôn chân chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Thế nào là chín?
3.2. ‘There are [sets of] nine things...
i) Chín xung đột sự:
(1) ‘Nine causes of malice (āghāta-vatthūni):
"Người ấy đã làm hại tôi", xung đột khởi lên; "Người ấy đang làm hại tôi", xung đột khởi lên; "Người ấy sẽ làm hại tôi", xung đột khởi lên.
Malice is stirred up by the thought: (a) “He has done me an injury”, (b) “He is doing me an injury”, (c) “He will do me an injury”,
"Người ấy đã làm hại người tôi thương, người tôi mến... "Người ấy đang làm hại... "Người ấy sẽ làm hại... xung đột khởi lên.
(d)-(f) “He has done, is doing, will do an injury to someone who is dear and pleasant to me”,
"Người ấy đã làm lợi cho người tôi không thương, không mến... "Người ấy đang làm lợi... "Người ấy sẽ làm lợi... xung đột khởi lên.
(g)-(i) “he has done, is doing, will do a favour to someone who is hateful and unpleasant to me.”
ii) Chín sự điều phục xung đột:
(2) ‘Nine ways of overcoming malice (āghāta-paṭivinayā):
"Người ấy đã làm hại tôi. Có ích lợi gì mà nghĩ như vậy?" Nhờ vậy xung đột được điều phục. "Người ấy đang làm hại tôi. Có ích lợi gì mà nghĩ như vậy?" Nhờ vậy xung đột được điều phục. "Người ấy sẽ làm hại tôi. Có ích lợi gì mà nghĩ như vậy?" Nhờ vậy, xung đột được điều phục.
Malice is overcome by the thought: (a)-(i) “He has done me an injury...” (as (1)). [263] “What good would it do [to harbour malice]?”
"Người ấy đã làm hại người tôi thương, người tôi mến..."Người ấy đang làm hại..."Người ấy sẽ làm hại người tôi thương, người tôi mến. Có ích lợi gì mà nghĩ như vậy?" Nhờ vậy xung đột được điều phục.
"Người ấy đã làm lợi cho người tôi không thương, không mến..."Người ấy đang làm lợi..."Người ấy sẽ làm lợi... Có ích lợi gì mà nghĩ như vậy?" Nhờ vậy xung đột được điều phục.
iii) Chín chỗ an trú của loài hữu tình:
(3) ‘Nine abodes of beings
Này các Hiền giả, có những loài hữu tình, thân sai biệt, tưởng sai biệt, như loài Người, một số chư Thiên, một số ở tại các đọa xứ. Ðó là hữu tình trú xứ thứ nhất.
(a) Beings different in body and different in perception,
Này các Hiền giả, có những loài hữu tình, thân sai biệt, tưởng đồng nhất, như Phạm Chúng thiên khi mới tái sanh. Ðó là hữu tình trú xứ thứ hai.
(b) beings different in body and alike in perception,
Này các Hiền giả, có loài hữu tình, thân đồng nhất, tưởng sai biệt như chư Quang Âm thiên. Ðó là hữu tình trú xứ thứ ba.
(c) beings alike in body and different in perception,
Này các Hiền giả, có loài hữu tình, thân đồng nhất, tưởng đồng nhất như chư Tịnh Cư thiên. Ðó là hữu tình trú xứ thứ tư.
(d) beings alike in body and alike in perception,
Này các Hiền giả, có những loài hữu tình không có tưởng, không có thọ, như chư Vô Tưởng thiên. Ðó là hữu tình trú xứ thứ năm.
(e) the Realm of Unconscious Beings,
Này các Hiền giả, có những loài hữu tình vượt khỏi sắc tưởng một cách hoàn toàn, diệt trừ các sân tưởng, không có tác ý sai biệt tưởng, chứng được Hư không vô biên xứ: "Hư không là vô biên". Ðó là hữu tình trú xứ thứ sáu.
(f) the Realm of Neither-Perception-Nor-Non-Perception,
Này các Hiền giả, có những loài hữu tình vượt khỏi Hư không vô biên xứ một cách hoàn toàn, chứng Thức vô biên xứ: "Thức là vô biên". Ðó là hữu tình trú xứ thứ bảy.
(g) beings who have attained to the Sphere of Infinite Space,
Này các Hiền giả, có những loài hữu tình vượt khỏi Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, chứng Vô sở hữu xứ: "Không có vật gì". Ðó là hữu tình trú xứ thứ tám.
(h) beings who have attained to the Sphere of Infinite Consciousness,
Này các Hiền giả, có những loài hữu tình vượt khỏi Vô sở hữu xứ một cách hoàn toàn, chứng Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ðó là hữu tình trú xứ thứ chín.
(i) beings who have attained to the Sphere of No-Thingness (as Sutta 15, verse 33).
iv) Phạm hạnh trú, chín bất thời bất tiết:
(4) ‘Nine unfortunate, inopportune times for leading the holy life (akkhaṇā asamayā brahmacariya-vāsāya): [264]
Này các Hiền giả, có Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác, Pháp được thuyết giảng, đưa đến an tịnh, hướng đến Niết bàn, tiến tới giác ngộ, được Thiện Thệ khai thị. Và người ấy sanh vào địa ngục. Ðó là Phạm hạnh trú, bất thời bất tiết thứ nhất.
(a) A Tathāgata has been born in the world, Arahant, fully-enlightened Buddha, and the Dhamma is taught which leads to calm and perfect Nibbāna, which leads to enlightenment as taught by the Well-Farer, and this person is born in a hell-state (nirayam),1119...
Này các Hiền giả, lại nữa, có Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác, Pháp được thuyết giảng, đưa đến an tịnh, hướng đến Niết bàn, tiến tới giác ngộ, được Thiện Thệ khai thị. Và người ấy sanh vào bàng sanh. Ðó là Phạm hạnh trú, bất thời bất tiết thứ hai.
(b)... among the animals,
... sanh vào ngạ quỷ... bất thời bất tiết thứ ba.
(c) ... among the petas,
...sanh vào hàng A-tu-la... bất thời bất tiết thứ tư.
(d) ... among the asuras,
...sanh vào hàng chư Thiên được thọ mạng lâu dài... bất thời bất tiết thứ năm.
(e) ... in a long-lived group of devas,1120 or
...sanh vào các biên địa, giữa các loài mọi rợ vô trí, những chỗ mà các hàng Tỷ kheo, Tỷ kheo ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ không có đất đứng. Ðó là Phạm hạnh trú, bất thời bất tiết thứ sáu.
(f) he is born in the border regions among foolish barbarians where there is no access for monks and nuns, or male and female lay-followers, or
Này các Hiền giả, lại nữa, có Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác, Pháp được thuyết giảng, đưa đến an tịnh, hướng đến Niết bàn, tiến tới giác ngộ, được Thiện Thệ khai thị. Và người ấy được sanh vào các trung quốc, nhưng lại theo tà kiến điên đảo: "Không có bố thí, không có cúng dường, không có cúng tế, không có quả báo các hành vi thiện ác, không có đời này, không có đời sau, không có các loài hóa sanh, không có các vị Sa môn, Bà-la-môn đã chứng đạt chân chánh, đã thực thành chân chánh, đã tự mình chứng tri, chứng ngộ thế giới này với thế giới sau và tuyên thuyết. Ðó là Phạm hạnh trú, bất thời bất tiết thứ bảy.
(g) he is born in the Middle Country,1121 but he has wrong views and distorted vision, thinking: “There is no giving, offering or sacrificing, there is no fruit or result of good or bad deeds; there is not this world and the next world; [265] there are no parents and there is no spontaneous rebirth; there are no ascetics and Brahmins in the world who, having attained to the highest and realised for themselves the highest knowledge about this world and the next, proclaim it”; 1122 or
Này các Hiền giả, lại nữa, Thế Tôn xuất hiện ở đời, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác, Pháp được thuyết giảng, đưa đến an tịnh, hướng đến Niết bàn, tiến đến giác ngộ, được Thiện Thệ khai thị. Và người ấy sinh vào tại các nước trung quốc, nhưng ác tuệ, ngu si, điếc, ngọng, không biết nghĩa lý được khéo nói hay vụng nói. Ðó là Phạm hạnh trú, bất thời bất tiết thứ tám.
(h) ... he is born in the Middle Country but lacks wisdom and is stupid, or is deaf and dumb and cannot tell whether something has been well said or ill said; or else ...
Này các Hiền giả, lại nữa, Thế Tôn xuất hiện ở đời, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác, nhưng Pháp không được thuyết giảng, đưa đến an tịnh, hướng đến Niết bàn, tiến đến giác ngộ, được Thiện Thệ khai thị, và người ấy sanh vào tại các nước trung quốc nhưng có trí tuệ, không ngu si, không điếc ngọng, biết nghĩa lý được khéo nói hay vụng nói. Ðó là Phạm hạnh trú, bất thời bất tiết thứ chín.
(i) no Tathāgata has arisen ... and this person is born in the Middle Country and is intelligent, not stupid, and not deaf or dumb, and well able to tell whether something has been well said or ill said.
v) Chín thứ đệ trú:
(5) ‘Nine successive abidings:
Này các Hiền giả, ở đây có vị Tỷ kheo, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú vào Thiền thứ nhất, có tầm có tứ có hỷ lạc do ly dục sanh. Diệt tầm diệt tứ... Thiền thứ hai... Thiền thứ ba... chứng và trú vào Thiền thứ tư.
[the jhānas and
Sau khi vượt qua các sắc tưởng một cách hoàn toàn, sau khi trừ diệt các hữu đối tưởng, không có tác ý với các sai biệt tưởng, chứng và trú Hư không vô biên xứ: "Hư không là vô biên".
Spheres of Infinite Space,
Sau khi vượt qua Hư không vô biên xứ một cách hoàn toàn, chứng và trú Thức vô biên xứ: "Thức là vô biên".
Infinite Consciousness,
Sau khi vượt qua Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, chứng và trú Vô sở hữu xứ: "Không có sự vật gì tất cả".
No-Thingness,
Sau khi vượt qua một cách hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Neither-Perception-Nor-Non-Perception, and
Sau khi vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ một cách hoàn toàn, chứng và trú Diệt thọ tưởng định.
Cessation of Perception and Feeling]. [266]
vi) Chín thứ đệ diệt:
(6) ‘Nine successive cessations (anupubba-nirodhā):
Thành tựu Sơ thiền, các dục tưởng bị đoạn diệt;
By the attainment of the first jhāna, perceptions of sensuality (kāmasaññā) cease;
thành tựu đệ Nhị thiền, các tầm tứ bị đoạn diệt;
by the attainment of the second jhāna, thinking and pondering cease;
thành tựu đệ Tam thiền, hỷ bị đoạn diệt;
by the attainment of the third jhāna, delight (pīti) ceases;
thành tựu đệ Tứ thiền, hơi thở vào hơi thở ra bị đoạn diệt;
by the attainment of the fourth jhāna, in-and out-breathing ceases;1123
thành tựu Hư không vô biên xứ, sắc tưởng bị đoạn diệt;
by the attainment of the Sphere of Infinite Space, the perception of materiality ceases, by the attainment of the Sphere of Infinite Consciousness, the perception of the Sphere of Infinite Space ceases;
thành tựu Thức vô biên xứ, Hư không vô biên xứ tưởng bị đoạn diệt;
by the attainment of the Sphere of No-Thingness, the perception of the Sphere of Infinite Consciousness ceases;
thành tựu Vô sở hữu xứ, Thức vô biên xứ tưởng bị đoạn diệt; thành tựu Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Vô sở hữu xứ tưởng bị đoạn diệt;
by the attainment of the Sphere of Neither-Perception-Nor-Non-Perception, the perception of the Sphere of No-Thingness ceases;
thành tựu Diệt thọ tưởng (định), các tưởng và các thọ bị đoạn diệt.
by the attainment of the Cessation-of-Perception-and-Feeling, perception and feeling cease.
Này các Hiền giả, chín pháp này được Thế Tôn chân chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
‘These are the [sets of] nine things...’
Mười pháp
3. Này Hiền giả, có mười pháp được Thế Tôn chân chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Thế nào là mười?
3.3. ‘There are [sets of] ten things perfectly proclaimed by the Lord...
i) Mười hộ trì nhân pháp:
(1) ‘Ten things that give protection (nātha-karana-dhammā): 1124
Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo có giới hạnh, sống chế ngự với sự chế ngự của Giới bổn (Pātimokkha), đầy đủ oai nghi, chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong giới pháp. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào có giới hạnh, sống chế ngự với sự chế ngự của Giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong giới pháp. Pháp như vậy là hộ trì nhân.
Here a monk (a) is moral, he lives restrained according to the restraint of the discipline, persisting in right behaviour, seeing danger in the slightest fault, he keeps to the rules of training; [267]
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo nghe nhiều, gìn giữ những gì đã nghe, chất chứa những gì đã nghe, Những pháp ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa lý văn cú cụ túc, đề cao đời sống phạm hạnh, hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh. Những pháp ấy, vị đã nghe nhiều, đã nắm giữ, đã ghi nhớ nhờ tụng đọc nhiều lần, chuyên ý quán sát, khéo thành tựu nhờ chánh kiến. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào, đa văn... khéo thành tựu nhờ chánh kiến, pháp như vậy là hộ trì nhân.
(b) he has learnt much, and bears in mind and retains what he has learnt. In these teachings, beautiful in the beginning, the middle and the ending, which in spirit and in letter proclaim the absolutely perfected and purified holy life, he is deeply learned, he remembers them, recites them, recites them, reflects on them and penetrates them with vision;
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo là thiện hữu, thiện bạn lữ, là thiện bạn đảng, là hộ trì nhân. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào là thiện hữu, là thiện bạn lữ, là thiện bạn đảng. Pháp như vậy là hộ trì nhân.
(c) he is a friend, associate and intimate of good people;
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo thiện ngôn, đầy đủ sự nhu hòa và khiêm nhường, nhẫn nại và nhận sự chỉ trích một cách cung kính. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào thiện ngôn... nhận sự chỉ trích một cách cung kính. Pháp như vậy là hộ trì nhân.
(d) he is affable, endowed with gentleness and patience, quick to grasp instruction;
Này các Hiền giả, khi nào có những trách nhiệm cần phải làm đối với các vị đồng phạm hạnh niên lạp cao hơn, vị ấy khéo léo, không có biếng nhác, suy tư một cách đầy đủ các phương tiện, vừa đủ để làm, vừa đủ để tổ chức. Này các Hiền giả, một vị Tỷ kheo nào, đối với các vị đồng phạm hạnh... vừa đủ để tổ chức. Pháp như vậy là hộ trì nhân.
(e) whatever various jobs there are to be done for his fellow-monks, he is skilful, not lax, using foresight in carrying them out, and is good at doing and planning;
Này các Hiền giả, lại nữa có vị Tỷ kheo ưa Pháp, ái luyến nói Pháp, tự mình vô cùng hoan hỷ đối với Thắng pháp, Thắng luật. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào ưa Pháp... vô cùng hoan hỷ đối với Thắng pháp, Thắng luật. Pháp như vậy là hộ trì nhân.
(f) he loves the Dhamma and delights in hearing it, he is especially fond of the advanced doctrine and discipline (abhidhamme abhivinaye);1125 [268]
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo tự mình bằng lòng với các vật dụng nhận được như y phục, ẩm thực, sàng tọa, bệnh dược. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào tự bằng lòng... Pháp như vậy là hộ trì nhân.
(g) he is content with any kind of requisites: robes, alms-food, lodging, medicines in case of illness;
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo sống tinh tấn siêng năng đoạn trừ các ác pháp, thành tựu các thiện pháp, cương quyết, kiên trì tinh tấn, nhẫn trì không phế bỏ các thiện pháp. Này các Hiền giả, một vị Tỷ kheo nào sống tinh tấn siêng năng... nhẫn trì không phế bỏ các thiện pháp. Pháp như vậy là hộ trì nhân.
(h) he ever strives to arouse energy, to get rid of unwholesome states, to establish wholesome states, untiringly and energetically striving to keep such good states and never shaking off the burden;
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo chánh niệm, đầy đủ tối thượng niệm và tỉnh giác, nhớ đến và ghi nhớ những điều nói và làm từ lâu. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào có chánh niệm, ghi nhớ những điều đã nói và làm từ lâu. Pháp như vậy là hộ trì nhân.
(i) he is mindful, with a great capacity for clearly recalling things done and said long ago;1126
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo có huệ trí, đầy đủ sanh diệt trí, hướng đến sự quyết trạch các bậc Thánh, chân chánh diệt trừ mọi đau khổ. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào có huệ trí... chân chánh diệt trừ mọi đau khổ. Pháp như vậy là hộ trì nhân.
(j) he is wise, with wise perception of arising and passing away, that Ariyan perception that leads to the complete destruction of suffering.
ii) Mười biến xứ: Một vị nào biết được địa biến xứ: trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng. Một vị biết được thủy biến... Một vị biết được hỏa biến... Một vị biết được phong biến... Một vị biết được thanh biến... Một vị biết được hoàng biến... Một vị biết được xích biến... Một vị biết được bạch biến... Một vị biết được hư không biến... Một vị biết được thức biến, trên dưới, ngang, bất nhị, vô lượng.
(2) ‘Ten objects for the attainment of absorption (kasiṇāyatanāni): 1127 He perceives the Earth-Kasina, the Water-Kasina, the Fire-Kasina, the Wind-Kasina, the Blue Kasina, the Yellow Kasina, the Red Kasina, the White Kasina, the Space-Kasina, the Consciousness Kasina,1128 above, below, on all sides, undivided, unbounded.
iii) Mười bất thiện nghiệp đạo: Sát sanh, thâu đạo, tà dâm, vọng ngôn, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ, tham, sân, tà kiến.
[269] (3) ‘Ten unwholesome courses of action (akusala-kammapathā): taking life, taking what is not given, sexual misconduct, lying speech, slander, rude speech, idle chatter, greed, malevolence, wrong view.
iv) Mười thiện nghiệp đạo: Ly sát sanh, ly thâu đạo, ly tà dâm, ly vọng ngôn, ly lưỡng thiệt, ly ác khẩu, ly ỷ ngữ, ly tham, ly sân, ly si.
(4) ‘Ten wholesome courses of action: avoidance of taking life... (and so on, as (3) above).
v) Mười Thánh cư:
(5) ‘Ten Ariyan dispositions (ariya-vāsā):
Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo đoạn trừ năm chi, đầy đủ sáu chi, một hộ trì, thực hiện bốn y, loại bỏ các giáo điều, đoạn tận các mong cầu, tâm tư không trệ phược, thân thể khinh an, tâm thiện giải thoát, tuệ thiện giải thoát.
Here a monk (a) has got rid of five factors, (b) possesses six factors, (c) has established one guard, (d) observes the four supports, (e) has got rid of individual beliefs,1129 (f) has quite abandoned quest, (g) is pure of motive, (h) has tranquillised his emotions,1130 is well liberated (i) in heart, and (j) by wisdom.
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo đoạn trừ năm chi? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo đoạn trừ tham dục, đoạn trừ sân, đoạn trừ hôn trầm thụy miên, đoạn trừ trạo hối, đoạn trừ nghi. Này các hiền giả, như vậy là đoạn trừ năm chi.
How has he got rid of five factors? Here, he has got rid of sensuality, ill-will, sloth-and-torpor, worry-and-flurry, and doubt;
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo đầy đủ sáu chi? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo mắt thấy sắc, không có thích ý, không có phật ý, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức pháp, không có thích ý, không có phật ý, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo đầy đủ sáu chi.
(b) what six factors does he possess? On seeing an object with the eye, hearing a sound..., smelling a smell..., tasting a flavour... , touching a tangible object..., or cognising a mental object with the mind, he is neither pleased nor displeased, but remains equable, mindful and clearly aware;
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo một hộ trì? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo thành tựu sự hộ trì về niệm. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo một hộ trì.
(c) how has he established the one guard? By guarding his mind with mindfulness;
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo có thực hiện bốn y? Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo sau khi suy tư, thọ dụng một pháp; sau khi suy tư, nhẫn thọ một pháp; sau khi suy tư, đoạn trừ một pháp; sau khi suy tư tránh xa một pháp. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo thực hiện bốn y.
(d) what are the four supports? He judges that one thing is to be pursued, one thing endured, one thing avoided, one thing suppressed (as verse 1.11 (8));
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo loại bỏ các giáo điều? Này các Hiền giả, ở đây, tất cả những giáo điều thông thường mà các vị Sa môn thông thường chủ trương, vị Tỷ kheo đều loại bỏ, phóng xả. Này các Hiền giả, như vậy gọi là Tỷ kheo loại bỏ các giáo điều.
(e) how has he got rid of individual beliefs (panunna-pacceka-sacco)? Whatever individual beliefs are held by the majority of ascetics and Brahmins he has dismissed, abandoned, rejected, let go;
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo đoạn tận các mong cầu? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo đoạn trừ các mong cầu về dục vọng, đoạn trừ các mong cầu về hiện hữu, làm cho an tịnh các mong cầu về phạm hạnh. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo đoạn tận các mong cầu.
(f) how is he one who has quite abandoned quests? He has abandoned the quest for sense-desires, for rebirth, for the holy life;1131
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo, tâm tư không trệ phược? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo đoạn trừ các tâm tư dục vọng, đoạn trừ các tâm tư sân hận, đoạn trừ các tâm tư não hại. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo, tâm tư không trệ phược.
(g) how is he pure of motive? He has abandoned thoughts of sensuality, ill-will, cruelty;
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo, thân hành được khinh an? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo đoạn trừ lạc, đoạn trừ khổ, diệt các hỷ ưu từ trước, chứng và an trú thiền thứ tư, không lạc, không khổ, xả niệm thanh tịnh. Này các Hiền giả, như vậy vị Tỷ- kheo thân hành được khinh an.
(h) how is he one who has tranquillised his emotions (passaddha-kaya-sankhāro hoti)? Because, having given up pleasure and pain with the disappearance of former gladness and sadness, he enters into a state beyond pleasure and pain which is purified by equanimity, and this is the fourth jhāna;
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ- kheo, tâm thiện giải thoát? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ- kheo tâm giải thoát khỏi tham, tâm giải thoát khỏi sân, tâm giải thoát khỏi si. Này các Hiền giả, như vậy vị Tỷ kheo tâm thiện giải thoát.
(i) how is he well emancipated in heart? He is liberated from the thought of greed, hatred and delusion;
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo tuệ thiện giải thoát? Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ- kheo biết rằng: "Tham tâm của ta đã được trừ, cắt tận gốc rễ, như cây ta-la bị chặt, đi đến chỗ không hiện hữu, không có khả năng sanh khởi trong tương lai". Vị ấy biết rằng: "Sân tâm của ta đã đoạn trừ, cắt tận gốc rễ, như cây ta-la bị chặt, đi đến chỗ không hiện hữu, không có khả năng sanh khởi trong tương lai". Vị ấy biết rằng: "Si tâm của ta đã đoạn trừ, cắt tận gốc rễ, như cây ta-la bị chặt, đi đến chỗ không hiện hữu, không có khả năng sanh khởi trong tương lai. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo tuệ thiện giải thoát.
(j) how is he well liberated by wisdom? He understands: “For me greed, hatred and delusion are abandoned, cut off at the root, like a palm-tree stump, destroyed and incapable of growing again.” [271]
vi) Mười pháp vô học: Vô học Chánh tri kiến, vô học Chánh tư duy, vô học Chánh ngữ, vô học Chánh nghiệp, vô học Chánh mạng, vô học Chánh tinh tấn, vô học Chánh niệm, vô học Chánh định, vô học Chánh trí, vô học Chánh giải thoát.
(6) ‘Ten qualities of the non-learner (asekha):1132 The non-learner’s right view, right thought; right speech, right action, right livelihood; right effort, right mindfulness, right concentration; right knowledge (sammā-n͂āṇam), right liberation (sammā-vimutti).
Này các Hiền giả, mười pháp này được Thế Tôn chân chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu dài, vì hạnh phúc cho mọi loài, vì an lạc cho mọi loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
‘These are the [sets of] ten things which have been perfectly set forth by the Lord who knows and sees, the fully-enlightened Buddha. So we should all recite them together without disagreement, so that this holy life may be long-lasting and established for a long time to come, thus to be for the welfare and happiness of the multitude, out of compassion for the world, for the benefit, welfare and happiness of devas and humans.’
4. Rồi Thế Tôn ngồi dậy và bảo tôn giả Sāriputta:
3.4. And when the Lord had stood up, he said to the Venerable Sāriputta:
- Lành thay, lành thay Sāriputta! Này Sāriputta, Ngươi đã khéo giảng, khéo tụng kinh này cho chúng Tỷ kheo.
‘Good, good, Sāriputta! Well indeed have you proclaimed the way of chanting together for the monks!’
Tôn giả Sāriputta thuyết giảng như vậy. Bậc Ðạo Sư chấp thuận. Các vị Tỷ kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời dạy của tôn giả Sāriputta.
These things were said by the Venerable Sāriputta, and the Teacher confirmed them. The monks were delighted and rejoiced at the Venerable Sāriputta’s words.



_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.63.248 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (198 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...


Copyright © Liên Phật Hội 2020 - United Buddhist Foundation - Rộng Mở Tâm Hồn
Hoan nghênh mọi hình thức góp sức phổ biến rộng rãi thông tin trên trang này, nhưng vui lòng ghi rõ xuất xứ và không tùy tiện thêm bớt.

Sách được đăng tải trên trang này là do chúng tôi giữ bản quyền hoặc được sự ủy nhiệm hợp pháp của người giữ bản quyền.
We are the copyright holder of all books published here or have the rights to publish them on behalf of the authors / translators.

Website này có sử dụng cookie để hiển thị nội dung phù hợp với từng người xem. Quý độc giả nên bật cookie (enable) để có thể xem được những nội dung tốt nhất.
Phiên bản cập nhật năm 2016, đã thử nghiệm hoạt động tốt trên nhiều trình duyệt và hệ điều hành khác nhau.
Để tận dụng tốt nhất mọi ưu điểm của website, chúng tôi khuyến nghị sử dụng Google Chrome - phiên bản mới nhất.


Rộng Mở Tâm Hồn Liên hệ thỉnh Kinh sách Phật học