Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay.
Kinh Bốn mươi hai chương
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
(Download file MP3 - 6.2 MB - Thời gian phát: 36 phút 07 giây.) Kính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.
Font chữ:
Chương XVII
Phẩm Ba Mươi Kệ
(CCLVIII) Phussa (Thera. 87)
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh làm con một vị vua trị vì một tỉnh, được đặt tên là Phussa, và được giáo dục trong mọi tài năng của thanh niên hoàng tộc. Nhưng ngài có tâm hướng khác thường, không thiên về thế tục, nên khi nghe một vị Trưởng lão thuyết pháp, ngài khởi lòng tin và xuất gia. Tu tập thiền định, ngài phát triển thiền quán và sau một thời gian, chứng được sáu thắng trí.
Một hôm, một ẩn sĩ tên Pandara-gotta nghe ngài thuyết pháp, thấy xung quanh có một số Tỷ-kheo giới đức nghiêm minh, tu tập, chế ngự thân và tâm, vị ẩn sĩ suy nghĩ: 'Hệ thống này thật đáng tin tưởng, mong rằng hệ thống này được tồn tại!'. Rồi vị ấy hỏi ngài về tương lai sự tiến bộ các Tỷ-kheo như thế nào? Ngài trả lời với những bài kệ như sau, riêng bài kệ 949 do các nhà kiết tập đặt thêm vào:
949. ẩn sĩ Pan-đa-ra,
Thấy nhiều vị thành tín,
Tự ngã có tu tập,
Khéo hộ trì chế ngự
Ngài mới đặt câu hỏi,
Với vị tên Phussa.
950. Trong thời gian tương lai,
Sẽ có ước muốn gì?
Sẽ có chí nguyện gì?
Sẽ có cử chỉ gì?
Mong ngài hãy trả lời,
Câu hỏi của chúng tôi.
951. ẩn sĩ Pan-đa-ra,
Hãy nghe lời ta nói,
Hãy thọ trì cẩn thận,
Ta sẽ nói tương lai.
952. Phẫn nộ và hiềm hận,
Che đậy và cứng đầu,
Nhiều lừa đảo ganh tị,
Tương lai nhiều loại vậy,
953. Họ tự cho có trí,
Pháp sâu, chỉ đến bờ,
Họ khinh nhờn Chánh pháp,
Họ không kính trọng nhau.
954. Nhiều nguy hiểm ở đời,
Sẽ xảy ra tương lai,
Pháp được khéo giảng này,
Kẻ ngu làm uế nhiễm.
955. Trong Tăng chúng, những vị,
Có đức hạnh hạ liệt,
Họ thường hay tuyên bố,
Có tự tín, không sợ,
Kẻ không học, lắm lời,
Sẽ đứng vào thế mạnh.
956. Trong Tăng chúng, những vị,
Có giới hạnh tốt đẹp,
Khi họ có tuyên bố,
Tuyên bố đúng sự thật,
Họ thường ở thể yếu,
Hổ thẹn thiếu nhiệt thành.
957. Bạc, vàng và đồng ruộng,,
Ðất đai, dê và cừu,
Nô tỳ nữ và trai,
Kẻ ngu si vô trí,
Sẽ thâu nhận tất cả,
Trong tương lai là vậy.
958. Kẻ ngu dễ nóng giận,
Không định tĩnh trong giới,
Kiêu ngạo, đi đó đây,
Như thú ưa đánh nhau.
959. Họ trở thành tháo động,
Thường đắp y màu xanh,
Lừa đảo và ngoan cố,
Lắm mồm, ăn nói giả,
Họ bắt chước giả bộ,
Như bậc Thánh thời xưa.
960. Với tóc bôi dầu láng,
Dao động, mắt vẽ xanh,
Ðắp y màu trắng ngà,
Họ qua lại trên đường.
961. Y vàng được khéo nhuộm,
Lá cờ bậc La-hán,
Ðược các bậc giải thoát,
Ðắp mang không nhàm chán,
Còn họ chán y vàng,
Ái luyến đắp màu trắng.
962. Họ trở thành tham lợi,
Biếng nhác, ít tinh cần,
Khó sống rừng hoang vu,
Thích sống gần xóm làng.
963. Những ai sợ được lợi,
Luôn luôn ưa tà mạng,
Họ học đòi người ấy,
Thân cận, không tự chế.
964. Những ai không được lợi,
Họ không trọng không kính,
Bậc khả kính, Hiền trí,
Họ không có thân cận.
965. Khinh cờ hiệu của mình,
Ưa thích màu ngoại sắc,
Có kẻ mang y trắng,
Lá cờ hiệu ngoại đạo.
966. Không kính y màu vàng,
Thời ấy họ là vậy,
Chờ đợi màu y vàng,
Không phải của Tỷ-kheo.
967. Bị đau khổ chinh phục,
Bị quặn đau tên đâm,
Chờ đợi đại khủng bố.
Voi ta không nghĩ nghì.
968. Khi bậc sáu ngà thấy,
Cờ La-hán khéo nhuộm,
Voi nói lên những kệ,
Liên hệ đến mục đích.
969. Ai sẽ mặc cà-sa,
Tâm chưa rời uế trược,
Không tự chế, không thực,
Không xứng áo cà-sa.
970. Ai rời bỏ uế trược,
Khéo định trong giới luật,
Tự nhiếp phục chơn thực,
Thật xứng áo cà-sa.
971. Phá giới, trí hạ liệt,
Không tự chế, tham dục,
Tâm loạn, thiếu phấn chấn,
Không xứng áo cà-sa.
972. Ai đầy đủ giới hạnh,
Ly tham, có định tĩnh,
Tâm tư thật trinh bạch,
Vị ấy xứng áo cà-sa.
973. Ai kiêu ngạo phóng đãng,
Ngu si, không giới hạnh,
Xứng đáng mặc áo trắng,
Làm gì có cà-sa.
974. Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni,
Tâm uế, không tin kính,
Tương lai sẽ ức hiếp,
Ðối vị có tâm từ.
975. Kẻ ngu mang y áo,
Dầu được Trưởng lão dạy,
Liệt trí sẽ không nghe,
Không tự chế, tham dục.
976. Kẻ ngu dầu dạy vậy,
Không có kính trọng nhau,
Sẽ không có vâng lời,
Lời dạy giáo thọ sư,
Giống như ngựa bất kham,
Ðối với người đánh xe.
977. Như vậy, thời tương lai,
Hành tung sẽ là vậy.
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni,
Khi thời tối hậu đến,
Hãy ôn hòa thân ái,
Hãy cung kính lẫn nhau.
978. Ðại nạn ấy chưa đến,
Trước khi đại nạn đến,
Hãy ôn hòa thân ái,
Hãy cung kính lẫn nhau.
979. Hãy có tâm từ bi,
Khéo chế ngự trong giới,
Chuyên tinh tấn nỗ lực,
Thường kiên trì phấn chấn.
980. Thấy nguy hiểm phóng dật,
Không phóng dật an ổn,
Hãy tu Tám Thánh đạo,
Giác chứng đạo bất tử.
Như vậy vị Trưởng lão nói với Tăng chúng của mình. Các bài kệ này là lời nói chánh trí của ngài.
(CCLIX) Sàriputta (Thera. 89)
Ðời của ngài và đời của Moggallàna gắn liền với nhau. Trong thời đức Phật tại thế, Sàriputta sanh tại thành Upatissa, không xa Vương Xá (Ràjagaha) bao nhiêu, mẹ là Rùpasàri; còn Moggallàna sanh ở thành Kolita, không xa thành Vương Xá (Ràjagaha) bao nhiêu, mẹ là Moggali. Vì cả hai là con của vị gia trưởng nên được đặt tên là Upatissa và Kolita. Cả hai đứa trẻ được nuôi dưỡng trong giàu sang và thiện xảo mọi khả năng.Trong một hội chợ lớn ở Vương Xá (Ràjagaha) vì tâm tư thuần thục, cả hai đều thấy tất cả quần chúng hội một trăm năm sau, sẽ bị thần chết mang đi, nên cả hai lo âu đi tìm con đường giải thoát. Cả hai xuất gia dưới sự chỉ đạo của Sanjaya, hẹn nhau ai chứng quả bất tử trước, sẽ nói cho người kia biết.
Dưới sự chỉ đạo của Sanjaya, cả hai không tìm được đạo giải thoát, và sau khi tìm hỏi các Sa-môn, Bà-la-môn gặp được Assajì và nhờ Assajì, gặp được Thế Tôn, cả hai đều xin xuất gia và được đức Phật độ cho làm Tỷ-kheo với câu: 'Thiện lai Tỷ-kheo'.
Chứng được quả Dự lưu nhờ Assajì tóm tắt câu kệ, Moggallàna, bảy ngày sau khi xuất gia, tại làng Kallavàla ở Magadha, sau khi nhiếp phục được hôn trầm thụy miên, nhờ lời Thế Tôn khích lệ, sau khi nghe lời dạy về tu các giới, chứng được quả A-la-hán. Còn Sàriputta, nửa tháng sau khi xuất gia khi ở cùng đức Bổn Sư tại hang Sukarakhata ở Vương Xá (Ràjagaha) cũng được chứng quả A-la-hán. Về sau, tại Jetavana Thế Tôn xác chứng Sàriputta là đệ tử đệ nhất về trí tuệ và thiền quán, và Sàriputta sau khi được tôn làm nguyên soái Chánh pháp, một hôm nói lên chánh trí của mình, trước các đệ tử:
981. Ai tùy theo năng lực,
Có giới, tịnh, chánh niệm
Không phóng dật hành trì,
Sở hành đúng tư duy,
Thích hướng nội, khéo định,
Ðơn độc, biết tri túc,
Với sở hành như vậy,
Vị ấy gọi Tỷ-kheo.
982. Ăn đồ ướt hay khô,
Không ăn quá thỏa mãn,
Bụng trống, ăn tiết độ,
Tỷ-kheo trú chánh niệm.
983. Ăn bốn, năm miếng xong,
Rồi hãy uống nước uống,
Thật đủ trú thoải mái,
Với Tỷ-kheo tinh cần.
984. Nhận lấy đồ hợp pháp,
Y áo đáp nhu cầu,
Thật đủ trú thoải mái,
Với Tỷ-kheo tinh cần.
985. Khi ngồi thế kiết-già,
Ðầu gối phải mưa ướt,
Thật đủ trú thoải mái,
Với Tỷ-kheo tinh cần.
986. Ai xem lạc là khổ,
Ai xem khổ như tên,
Ðứng chặng giữa cả hai,
Do đâu, đời nắm được?
987. Không cho ta ác dục,
Biếng nhác tinh cần kém,
Ít nghe, không tín kính,
Do đâu, đời nắm được?
988. Nghe nhiều, có hiền trí,
Khéo định tĩnh trong giới,
Chuyên chú an chỉ tâm,
Hãy đứng lên trên đầu.
989. Ai chuyên tâm hý luận,
Như thú ưa hý luận,
Rơi khỏi, trật Niết-bàn,
Vô thượng, thoát khổ ách.
990. Ai từ bỏ hý luận,
Thích đạo phi hý luận,
Ði đến được Niết-bàn,
Vô thượng, thoát khổ ách.
Rồi vị Trưởng lão, một hôm thấy được chỗ ở của người em Revata (XLII, CCXLIV) đang ở, một khu rừng không nước đầy gai góc, ngài tán thán người em và nói:
991. Tại làng hay trong rừng,
Thung lũng hay đồi cao,
Chỗ nào La-hán trú,
Ðất ấy thật khả ái.
992. Khả ái thay núi rừng,
Chỗ người phàm không ưa,
Vị ly tham sẽ thích,
Vì không tìm dục lạc.
Rồi vị Trưởng lão,với lòng từ mẫn đối với Ràdha một Bà-la-môn bất hạnh, giúp Ràdha xuất gia tu hành. Về sau, khi đang du hành, ngài khích lệ Ràdha, bằng lòng với cử chỉ khiêm tốn của Ràdha:
993. Như người chỉ của chôn,
Cũng vậy, người thấy lỗi,
Nói điều người trí trách,
Hãy gần người trí vậy.
Thân cận người như vậy,
Chỉ tốt hơn, không xấu.
Một hôm, bậc Ðạo Sư không đi đến để giải tán nhóm Tăng chúng của Assaji-Runabbasu được tổ chức ở đồi Kità, Sàriputta được cử đi cùng với Moggallàna và các đệ tử của mình. Khi lời khuyên của Sàriputta không được nghe theo, ngài nói như sau:
994. Cần phải khuyên, phải dạy,
Phải ngăn chặn bất thiện,
Làm vậy, người thiện thương,
Người bất thiện không ưa.
Khi các Tỷ-kheo nói rằng chính du sĩ Dìghanakha, được Thế Tôn giảng dạy, được sửa soạn bởi hành động quá khứ, có thể làm nhiệm vụ ấy, Sàriputta can thiệp, nói rằng không phải:
995. Thế Tôn, bậc có mắt,
Thuyết pháp cho người khác,
Khi pháp được thuyết giảng,
Ta lắng tai nhiệt tình.
996. Ta nghe, không uổng phí,
Giải thoát không lậu hoặc,
Không cần biết đời trước,
Không cần được thiên nhãn.
997. Ta không có phát nguyện,
Chứng được tha tâm thông,
Biết chúng sanh sống chết,
Hay nhĩ giới thanh tịnh.
Ba câu kệ tiếp được nói lên về ngài, khi Sàriputta trú ở tinh xá hang bồ câu, không có bị thương khi bị quỷ Dạ-xoa đánh:
998. Ngồi dưới một gốc cây,
Ðầu trọc, đắp đại y,
Trưởng lão tuệ đệ nhất,
U-pa-tis tu thiền.
999. Ðầy đủ thiền vô tầm
Ðệ tử bậc Chánh giác,
Với im lặng bậc Thánh,
Ngay lúc ấy, đạt được
1000. Giống như ngọn núi đá,
Không động, khéo vững trú,
Cũng vậy, vị Tỷ-kheo,
Ðã đoạn diệt si ám,
Vị ấy như ngọn núi,
Không có bị dao động.
Một hôm, bậc Trưởng lão không chú tâm, để tấm y rơi xuống. Một Sa-di nói: 'Thưa Tôn giả y cần phải đắp xung quanh thân mình'. Tôn giả tán thán lời nói của người Sa-di và đắp lại tấm y trên thân. Và nói lên điều lỗi của mình, ngài nói bài kệ:
1001. Người không có uế nhiễm,
Luôn tầm cầu thanh tịnh,
Ác nhẹ như đầu lông,
Xem nặng như mây trời.
Rồi ngài nêu rõ sự xả ly của ngài đối với vấn đề sống chết.
1002. Ta không hoan hỷ chết,
Ta không hoan hỷ sống,
Ta sẽ bỏ thân này,
Tỉnh giác và chánh niệm.
1003. Ta không hoan hỷ chết,
Ta không hoan hỷ sống,
Ta sẽ bỏ thân này,
Như thợ làm việc xong.
Rồi khi thuyết pháp, ngài nói lên những bài kệ:
1004. Cả hai chết, không chết,
Sau đời hay trước đời,
Hãy dấn thân tiến bước,
Chớ để hư, uổng phí,
Dầu một khắc, sát-na,
Chớ để uổng phí qua.
1005. Như ngôi thành biên địa,
Ðược bảo vệ trong ngoài,
Như vậy, hộ tự ngã,
Chớ để phí sát-na,
Sát-na qua, sầu muộn,
Chịu khổ trong địa ngục.
Rồi một hôm, thấy Tôn giả MahaKotthita, ngài nói lên ba câu kệ, tán thán khả năng tốt đẹp của MahàKotthita.
1006. Ðạt tịch tịnh, chỉ tức,
Ðọc chú, không cống cao,
Quét sạch các ác pháp,
Như gió quét lá cây.
1007. Ðạt tịch tịnh, chỉ tức,
Ðọc chú, không cống cao,
Gạt ngoài các ác pháp,
Như gió quét lá cây.
1008. Ðạt tịch tịnh an lặng,
Ý trong sáng không nhiễm,
Bậc trì giới trọn lành,
Có thể dứt đau khổ.
Câu kệ tiếp nói về các Tỷ-kheo xứ Vajjì tin tưởng ở Devadatta và chấp nhận giáo lý của Devadatta:
1009. Có người không ai tin,
Tại gia hay xuất gia,
Những ai trước là tốt,
Về sau trở thành xấu,
Hoặc trước là người xấu.
Sau trở thành người tốt.
1010. Hạng Tỷ-kheo tham dục,
Sống hôn trầm thụy miên,
Trạo cử và nghi ngờ,
Tâm đủ năm phiền não.
1011.Với ai, đối cả hai,
Ðược trọng, không được trọng,
Thiền định, không dao động,
An trú không phóng dật.
1012. Thiền tư luôn kiên trì,
Tuệ quán, kiến tế nhị,
Ưa thích chấp thủ diệt,
Vị ấy gọi chân nhân.
Ðể phân biệt sự sai khác, lấy Bổn Sư và mình làm thí dụ, ngài nói lên những bài kệ như sau:
1013. Biển lớn và đất lớn,
Núi và các phương trời,
Không ví dụ sánh được,
Phật, giải thoát thù thắng.
1014. Trưởng lão chuyển pháp luân,
Bậc đại trí, thiền định,
Như đất, nước và lửa,
Không tham không ghét bỏ.
1015. Ðạt được tuệ tối thắng,
Ðại giác, đại Mâu-ni,
Không chậm, tỏ chậm chạp
Thường sống thật thanh lương.
Ðể nêu rõ bổn phận của ngài đã làm xong, ngài nói:
1016. Ta hầu hạ Bổn Sư,
Lời Phật dạy làm xong,
Gánh nặng đã đặt xuống,
Gốc sanh hữu nhổ sạch.
Và khi ngài sắp nhận Niết-bàn, ngài giảng dạy các Tỷ-kheo đang họp xung quanh ngài như sau:
1017. Tinh cần, chớ phóng dật,
Ðây lời giáo huấn ta!
Ta sẽ nhập Niết-bàn,
Ta thoát mọi sanh y.
(XXLX) Ananda (Thera. 91)
Trong thời đức Phật tại thế, ngài sanh trong gia đình Thích-ca Amitedana. Vì các bà con nói ngài sanh đem hoan hỷ cho gia đình, nên được đặt tên là Ananda (Khánh Hỷ). Khi lớn lên, các sự kiện xuất gia, giác ngộ, chuyển Pháp luân được diễn ra, và sau khi Thế Tôn viếng thăm Kapilavatthu, ngài xuất gia với Bhaddiya và các người khác và được Thế Tôn thế độ cho. Sau khi nghe bài thuyết pháp của Punna Mantàni, ngài chứng được Sơ quả.
Trong hai mươi năm đầu, Thế Tôn không có thị giả riêng, khi thì Nàgasamàla, khi thì Nàgita, khi thì Upavàna, Sunakkhatta, Sa-di Cunda, Sàgata, Meghiya. Thế Tôn không có lựa chọn ai làm thị giả đặc biệt. Sau Thế Tôn khi đã năm mươi sáu tuổi, gợi ý muốn có một thị giả thường trực, có Tỷ-kheo đề nghị Ananda và Ananda chỉ nhận lời nếu Thế Tôn chịu từ chối bốn việc và chấp nhận bốn việc. Từ chối không cho Ananda, y, đồ ăn, một phòng riêng và mời ăn, vì nếu không từ chối thời Ananda bị hiểu lầm là hầu hạ Thế Tôn để được y, đồ ăn khất thực, phòng xá và mời ăn. Chấp nhận cho Ananda bốn việc là nếu Ananda được mời ăn, Thế Tôn bằng lòng đi dự; Thế Tôn bằng lòng gặp những người từ xa đi đến và do Ananda giới thiệu; Thế Tôn chấp nhận cho Ananda yết kiến nếu Ananda gặp phân vân khó xử; Thế Tôn sẽ giảng lại những giáo lý ngài dạy khi Ananda vắng mặt. Nếu Thế Tôn không chấp nhận bốn điều này, thời sự hầu hạ của Ananda không đem lại thiện quả gì. Thế Tôn chấp nhận điều Ananda yêu cầu.
Từ hôm ấy, Ananda hầu hạ Thế Tôn, đem nước, đem tăm xỉa răng, rửa chân, đi theo Thế Tôn, quét phòng cho Thế Tôn. Ban ngày, Ananda ở một bên đức Phật, nhắc nhở những điều cần làm; ban đêm cầm đèn và gậy. Ananda đi xung quanh phòng đức Phật sẵn sàng đáp ứng nếu Thế Tôn có gọi. Thế Tôn tại Jetavana, xác chứng Ananda là vị Tỷ-kheo đệ nhất về năm phương diện: Ða văn, tâm tư cảnh giác, sức mạnh đi bộ, lòng kiên trì và sự hầu hạ chu đáo. Như vậy, Ananda sau khi Thế Tôn nhập diệt vẫn chưa chứng quả A-la-hán, và đêm trước khi kỳ kiết tập thứ nhất được tổ chức, ngài phát tâm tinh cần tinh tấn, thiền quán suốt đêm, trong mái hiên nhưng chưa có hiệu quả. Rồi ngài vào phòng ngồi trên giường, muốn nằm xuống và khi đầu chưa đụng chiếc gối, chân chưa rời khỏi đất, trong khoảng thời gian ấy, ngài chứng được quả A-la-hán. Rồi ngài bước vào phòng kiết tập.
Các câu kệ của ngài được góp thâu lại và để vào trong tập Trưởng lão Tăng Kệ, khi Khuddaka Nikàya (Tiểu bộ kinh) được tụng đọc.
Những bài kệ đầu được nói lên, khi ngài khuyên các Tỷ-kheo thường thân cận với kẻ theo Devadatta:
1018. Hai lưỡi và phẫn nộ,
Xan tham, thích phá hoại,
Bậc trí không giao du,
Kẻ ác bạn kẻ xấu.
1019. Với bậc tin, dễ thương,
Vói bậc trí, nghe nhiều,
Bậc Hiền trí, giao du,
Kẻ thiện bạn chân nhân.
Các bài kệ sau được nói lên khi nữ cư sĩ Uttarà, vì nàng đẹp nên thiên về dục vọng và được nói lên để nàng thấy sự mỏng manh của thân nàng. Có người nói các bài kệ này nói lên cho những ai đắm say Ambapàli:
1020. Hãy xem bóng trang sức,
Nhóm vết thương tích tụ,
Bệnh hoạn nhiều tham tưởng,
Nhưng không gì trường cửu.
1021. Hãy nhìn sắc trang sức,
Với châu báu vòng tai,
Bộ xương, da bao phủ
Sáng chói nhờ y phục.
Hai câu kệ tiếp được vị Trưởng lão nói lên khi chứng quả A-la-hán, đêm ấy trên giường của mình:
1022. Nghe nhiều, diễn thuyết giỏi,
Thị giả bậc Giác giả,
Gánh nặng đã đặt xuống,
Ràng buộc được thoát ly,
Bậc họ Gotama,
Ðặt lưng nằm xuống nghỉ.
1023. Các lậu hoặc đoạn tận,
Ràng buộc được thoát ly,
Mọi chấp trước vượt qua,
Khéo đạt được thanh lương,
Gánh vác thân cuối cùng,
Ðến bờ kia sanh tử.
1024. Pháp an trú trong ấy,
Phật bà con mặt trời,
Trên đường đến Niết-bàn
Gotama an trú.
Một hôm Moggallàna người chăn bò, hỏi ngài lời dạy của đức Phật là gì, có bao nhiêu giáo lý tất cả. Vị Trưởng lão trả lời:
1025. Ta nhận từ đức Phật,
Tám mươi hai ngàn pháp,
Còn nhận từ Tỷ-kheo,
Thêm hai ngàn pháp nữa,
Tổng cộng tám tư ngàn,
Là pháp ta chuyển vận.
Một hôm, vị Trưởng lão nói cho một người sống bê tha phóng đãng sự nguy hiểm của một đời sống không giáo dục văn hóa:
1026. Người ít nghe ít học,
Lớn già như con bò,
Những thịt nó lớn lên,
Trí tuệ nó không lớn.
Những bài kệ tiếp nói cho vị Tỷ-kheo khinh khi những người ít học thua mình:
1027. Người học nhiều khinh miệt,
Kẻ học ít về học,
Như người mù mang đèn,
Ta có ý là vậy.
1028. Hãy kính người nghe nhiều,
Chớ hại điều sở học,
Ðấy cội gốc Phạm hạnh,
Do vậy, hãy trì pháp.
1029. Biết câu trước câu sau,
Biết nghĩa, giỏi từ cú,
Nắm giữ điều khéo nắm,
Suy tìm trên nghĩa lý.
1030. Chính nhờ đức kham nhẫn,
Sở nguyện được tác thành,
Sau khi đã tinh tấn,
Vị ấy lại cân nhắc,
Ðúng thời, ra nỗ lực,
Nội tâm khéo định tĩnh.
1031. Nghe nhiều, thọ trì pháp
Có tuệ, đệ tử Phật,
Chờ đợi thức tri pháp,
Nên thân cận vị ấy.
1032. Nghe nhiều thọ trì pháp,
Hộ tạng Ðại ẩn sĩ,
Cặp mắt, toàn thế giới,
Hãy lễ vị nghe nhiều.
1033. Ưa pháp, vui thích pháp,
Luôn suy tư Chánh pháp,
Tỷ-kheo nhớ niệm pháp,
Diệu pháp không tổn giảm.
Một hôm, ngài đốc thúc vị Tỷ-kheo dao động, biếng nhác như sau:
1034. Thân ích kỷ nặng chăng,
Không có ưa hoạt động,
Thời gian mòn mỏi qua,
Không thể đứng dậy sao?
Tham đắm theo thân lạc,
Từ đâu, Sa-môn lạc?
Những câu kệ sau, Trưởng lão Ananda đọc lên khi nghe tin Sàriputta mệnh chung:
1035. Mọi phương đều mờ mịt,
Pháp không khỏi nơi ta,
Người bạn tốt đã đi,
Tối tăm lan tràn khắp.
1036. Người bạn đã đi qua,
Ðạo Sư đã đi qua,
Bạn như vậy không còn,
Như quán thân hành niệm.
1037. Các vị xưa đã qua,
Vị mới ta không hạp,
Nay một mình ta thiền,
Như chim, khi mưa đến.
Câu kệ tiếp là của bậc Ðạo Sư. Câu tiếp là của Ananda, hoan hỷ làm theo lời vị Ðạo Sư:
1038. Từ các địa phương khác,
Nhiều người yết kiến Ta,
Chớ ngăn họ nghe pháp,
Nay thời họ gặp Ta.
1039. Từ các địa phương khác,
Quần chúng đến yết kiến,
Bổn Sư cho họ dịp,
Ðể được yết kiến Ngài;
Bậc có mắt không có,
Từ chối ngăn chận ai.
Năm câu kệ tiếp nêu rõ ngài là bậc thị giả đệ nhất:
1040. Trải hai mươi lăm năm
Ta chỉ là hữu học,
Dục tưởng không khởi lên,
Hãy xem pháp, pháp tánh.
1041. Trải hai mươi lăm năm,
Ta chỉ là hữu học,
Sân tưởng không khởi lên,
Hãy xem pháp, pháp tánh.
1042. Trải hai mươi lăm năm,
Ta hầu hạ Thế Tôn,
Với thân nghiệp từ hòa,
Như bóng không rời hình.
1043. Trải hai mươi lăm năm
Ta hầu hạ Thế Tôn,
Với khẩu nghiệp từ hòa,
Như bóng không rời hình.
1044. Trải hai mươi lăm năm,
Ta hầu hạ Thế Tôn,
Với ý nghiệp từ hòa,
Như bóng không rời hình.
1045. Khi đức Phật kinh hành,
Ta đi theo sau lưng,
Khi pháp được thuyết giảng,
Trí khởi lên nơi ta.
1046. Ta vẫn còn là người,
Có việc cần phải làm,
Ta chỉ là hữu học,
Tâm ý chưa chứng đạt,
Ðạo Sư nhập Niết-bàn,
Ai sẽ từ mẫn ta.
1047. Như vậy thật khủng khiếp
Như vậy thật kinh hoàng,
Khi bậc toàn tuyệt hảo,
Bậc Giác ngộ Niết-bàn.
Ba câu kệ tiếp, do các vị dự kỳ kiết tập thêm vào để tán thán Trưởng lão Ananda:
1048. Nghe nhiều, thọ trì pháp,
Hộ tạng Ðại ẩn sĩ,
Cặp mắt toàn thế giới,
Anan nhập Niết-bàn.
1049. Nghe nhiều, thọ trì pháp,
Hộ tạng Ðại ẩn sĩ,
Cặp mắt toàn thế giới
Ðoạn ám chỗ tối tăm.
1050. Ngài là bậc ẩn sĩ,
Với hành vị tuyệt hảo,
Với chánh niệm tuyệt hảo,
Với kiên trì tuyệt hảo,
Thọ trì chân diệu pháp,
Là Trưởng lão A-nan,
Là kho tàng sống động,
Ðầy châu báu ngọc ngà.
Câu kệ này được Ananda nói lên khi nằm trên giường, trong giờ phút cuối cùng:
1051. Ta hầu hạ Bổn Sư,
Lời Phật dạy làm xong,
Gánh nặng đã đặt xuống,
Gốc sanh hữu nhổ sạch. Chương XVIII
Phẩm Bốn Mươi Kệ
(CCLXI) Mahà-Kassapa (Thera. 94)
Bậc Ðạo Sư đã ra đời, đang chuyển pháp luân và ở tại Ràjagaha (Vương Xá), khi ấy tại làng Bà-la-môn Mahàtittha ở Ràjagaha, ngài ra đời tên Pippali-mànava, con bà vợ chính của Bà-la-môn Kapila. Pippali-mànava, không chịu lập gia đình, xin ở nhà để hầu hạ cha mẹ, sau khi cha mẹ chết, sẽ xuất gia. Ðể làm cho bà mẹ bằng lòng, ngài cho làm tượng một thiếu nữ trẻ đẹp, mặc áo đỏ và đeo đồng trang sức, và nói với bà mẹ rằng nếu bà tìm cho được một thiếu nữ như vậy, ngài sẽ chịu lập gia đình. Bà mẹ sai các người Bà-la-môn đem theo tượng ấy và tìm cho được một thiếu nữ giống như vậy. Họ đến Sàgala, đặt tượng trên bờ sông và ngồi xuống xa bức tượng. Người vú của Bhaddà, sau khi tắm cho Bhaddà lại xuống sông tắm cho mình, thấy bức tượng, tưởng là Bhaddà và nói Bhaddà sao lại thiếu giáo dục như vậy, đánh nàng nơi má và biết được đó không phải là Bhaddà mà chỉ là một bức tượng bằng vàng. Các Bà-la-môn được đưa về nhà, được thấy Bhaddà, nhận Bhaddà giống như bức tượng và đưa tin về Kapila. Nhưng cả hai Pippali-mànava và Bhaddà đều không muốn lập gia đình, nên cả hai viết thư cho nhau nói rõ quyết định của mình. Hai người đưa thư gặp nhau giữa đường, đưa thư cho nhau coi, đánh tráo hai bức thư khác, và do vậy đám cưới được cử hành. Nhưng đêm tân hôn, hai người nằm cách nhau với một giấy hoa. Khi cha mẹ mệnh chung, cả hai quyết định cùng nhau xuất gia.
Hai người cùng mặc áo vàng, cắt tóc, mang bình bát, trước cùng đi với nhau, sau thấy bất tiện nên từ giã nhau, Pippali-mànava đi phía mặt, Bhaddà đi phía đường bên phía trái. Trước giới đức như vậy, quả đất rung động, và Thế Tôn biết được nguyên nhân nên ra ngồi giữa đường từ Nalandà đến Ràjagaha. Gặp Thế Tôn Mahà Kassapa đảnh lễ Thế Tôn, tôn Thế Tôn là bậc Thầy, tự nhận mình làm đệ tử. Cả hai về lại Magadha và Mahà Kassapa tu tập mười ba hạnh đầu đà. Ðến ngày thứ tám, ngài chứng quả A-la-hán. Bậc Ðạo Sư tuyên dương ngài là đầu đà thứ nhất. Và ngài nói lên kinh nghiệm của mình để giáo huấn các vị Tỷ-kheo.
Thấy các Tỷ-kheo ưa sống với quần chúng, và hay đến các nhà cư sĩ, ngài nói:
1052. Chớ du hành đi đầu,
Do quần chúng tôn xưng,
Tâm ý bị loạn động
Thiền định khó tu chứng,
Quần chúng tụ là khổ,
Thấy vậy, tránh quần chúng.
1053. Bậc ẩn sĩ không đi,
Ði đến các gia đình,
Tâm ý bị loạn động,
Thiền định khó tu chứng,
Ai hăng say tham vị,
Bỏ đích đem an lạc.
1054. Ðảnh lễ cúng dường này,
Xuất phát từ gia đình
Nên biết họ thực sự,
Là đám bùn sa lầy.
Như mũi tên tế nhị
Rất khó rút ra khỏi,
Kẻ xấu rất khó lòng.
Từ bỏ sự cung kính.
II
Một lời khuyên các Tỷ-kheo hãy biết đủ với bốn vật dụng cần thiết:
1055. Từ trú xứ bước xuống,
Ta vào thành khất thực,
Ta cẩn thận đến gần,
Một người cùi đang ăn.
1056. Với bàn tay lở loét,
Nó bỏ vào một muỗng,
Khi bỏ vào muỗng ấy,
Ngón tay rời rơi vào.
1057. Dựa vào một chân tường,
Ta ăn miếng ăn ấy,
Ðang ăn và ăn xong,
Ta không cảm ghê tởm.
1058. Miếng ăn đứng nhận được
Xem như thuốc tiêu hôi,
Chỗ nằm dưới gốc cây,
Và y từ đống rác,
Ai thọ dụng chúng được,
Ðược gọi người bốn phương.
III
Về sau, khi được hỏi, sao ngài già như vậy, lại có thể hằng ngày leo lên đồi núi, ngài trả lời:
1059. Khi họ leo núi đá,
Một số bị mạng chung,
Thừa tự bậc Giác ngộ
Tỉnh giác và chánh niệm,
Dựa trên sức thần lực
Kassapa leo núi.
1060. Ði khất thực trở về
Ca-diếp leo tảng đá,
Ngồi thiền, không chấp thủ,
Ðoạn sợ hãi kinh hoàng.
1061. Ði khất thực trở về,
Ca-diếp leo tảng đá,
Ngồi thiền, không chấp thủ,
Ðã đốt cháy, thanh lương.
1062. Ði khất thực trở về
Ca-diếp leo tảng đá
Ngồi thiền, không chấp thủ,
Xong việc, không lậu hoặc.
IV
Sau khi được hỏi thêm, vì sao khi lớn tuổi ngài vẫn ở trên núi rừng? Trúc Lâm hay các tịnh xá không làm cho ngài thích ý chăng? Ngài trả lời:
1063. Khu đất thật khả ái,
Với những vòng tràng hoa,
Hoa tên Ka-rê-ri,
Trải rộng ra cùng khắp,
Với voi rú khả ý,
Ðồi núi ấy ta thích
1064. Những hồ nước trong mát,
Tuyệt đẹp, màu mây xanh,
Che kín bởi loài bọ,
Tên 'kẻ chăn In-đa'
Những ngọn núi đá ấy,
Làm tâm ta thích thú.
1065. Giống đồi mây xanh biếc,
Ví tháp đẹp lâu đài,
Với vượn hú khả ý,
Ðồi núi ấy, ta thích.
1066. Ðất bằng thật khả ái,
Ðược mưa ướt thấm nhuần,
Ðồi núi được ẩn sĩ,
Làm thành nơi trú xứ.
Vang lên tiếng chim công,
Ðồi núi ấy ta thích.
1067. Vừa đủ ta chánh niệm,
Hăng hái muốn tu thiền,
Vừa đủ ta Tỷ-kheo
Hăng hái muốn phước lợi.
1068. Vừa đủ ta Tỷ-kheo,
Hăng hái muốn an lạc,
Vừa đủ ta Tỷ-kheo,
Hăng hái tu Du-già.
1069. Tràn đầy hoa cây gai,
Như trời phủ làn mây,
Ðầy mọi loài chim chóc,
Ðồi núi ấy ta thích.
1070. Không đông chúng gia chủ
Chỗ trú xứ đoàn thú,
Ðầy mọi loài chim chóc,
Ðồi núi ấy ta thích.
1071. Dưới tảng đá, băng đá,
Có nước suối trong chảy,
Có khỉ và có nai,
Lai vãng sống gần bên,
Cỏ cây bao trùm nước,
Ðồi núi ấy ta thích.
1072. Người vậy không ưa thích,
Cả năm loại nhạc khí,
Khi đã được nhất tâm,
Chơn chán thiền quán pháp.
V
Khi khuyên bảo các Tỷ-kheo thích thú các tục sự, và tham các vật cúng dường cần thiết cho sự sống, ngài nói:
1073. Chớ làm quá nhiều việc,
Tránh quần chúng đua tranh,
Người siêng tham đắm vị,
Bỏ đích đem an lạc.
1074. Chớ làm nhiều công việc,
Tránh việc không lợi này,
Thân cực nhọc mệt mỏi,
Người khổ không an chỉ.
VI
Các câu kệ sau được nói lên để khuyên bảo trong một vài trường hợp:
1075. Chỉ lắp bắp cái môi,
Không thấy được tự ngã,
Cổ cứng đờ nó đi,
Nó nghĩ: ta tốt hơn.
1076. Không hơn nghĩ tốt hơn,
Kẻ ngu nghĩ tự ngã,
Bậc trí không tán thán,
Người có trí cứng đờ.
1077. Ta tốt hơn, hay là
Ta không được tốt hơn,
Hay ta là dở hơn,
Ta cũng tốt như vậy,
Ai không có dao động
Trong các loại mạn này.
1078. Có tuệ, nói như thật,
Khéo định tĩnh trong giới,
Ðạt được tâm an chỉ,
Người ấy kẻ trí khen.
1079. Ai giữa đồng Phạm hạnh
Không được có kính trọng,
Vị ấy xa diệu pháp,
Như đất xa bầu trời.
1080. Những ai có tàm quý,
Thường chơn chánh an trú,
Phạm hạnh được tăng trưởng,
Họ đoạn được tái sanh.
1081. Tỷ-kheo cống cao động
Dầu đắp y đống rác,
Như con khỉ đội lốt,
Với da con sư tử,
Người vậy không có thể,
Chói sáng nhờ y ấy.
1082. Không cống cao, không động,
Thận trọng, căn chế ngự,
Chói sáng với tấm y
Ðược lượm từ đống rác,
Chẳng khác con sư tử,
Trong hang động núi rừng.
VII
Khi thấy chư Phạm thiên đảnh lễ ngài Sàriputta, và thấy Trưởng lão Kappina mỉm cười, ngài nói:
1083. Rất nhiều chư Thiên này
Có thần thông, lừng danh,
Cả mười ngàn chư Thiên,
Tất cả Phạm hạnh chúng thiên.
1084. Ðứng đảnh lễ, chấp tay
Ðối ngài Xá-lợi-phất,
Vị tướng quân Chánh pháp
Sáng suốt, đại thiền định.
Ðảnh lễ bậc Thượng sanh,
Ðảnh lễ bậc Tối thượng.
1085. Dựa vào gì, thiền tu,
Chúng tôi không thắng trí.
1086. Kỳ diệu thay chư Phật,
Hành xứ ngài thâm sâu,
Chúng con không nghĩ được
Dầu chúng con hội đủ
Tài nghệ người bắn cung,
Có thể chẻ sợi tóc.
1087. Khi thấy Xá-lợi-phất
Xứng đáng được đảnh lễ,
Ðược Phạm thiên chúng ấy,
Ðảnh lễ, kính như vậy,
Tôn giả Kappina,
Liền mỉm cười vui vẻ.
VIII
Trưởng lão Kassapa rống lên tiếng rống sư tử của mình:
1088. Trong đám ruộng đệ tử
Những vị theo đức Phật,
Ngoại trừ bậc Tối tôn,
Ðại ẩn sĩ Mâu-ni,
Ta ưu việt Ðầu đà.
Không ai bằng ta được.
1089. Ta hầu hạ Bổn Sư,
Lời Phật dạy làm xong,
Gánh nặng đã đặt xuống,
Gốc sanh hữu nhổ sạch.
1090. Không nhiễm dính y phục
Chỗ nằm và đồ ăn,
Không thể trắc lường được
Là con bậc Gotama!
Như hoa sen trong sạch,
Không thể dính nước vào,
Ý thiên về xuất ly,
Thoát ly cả ba giới.
1091. Với bậc Ðại ẩn sĩ,
Cổ dựng trên niệm xứ,
Tay dựa trên đức tin,
Với đầu là Trí tuệ
Bậc Ðại trí luôn luôn,
Hành trì thật thanh lương.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.19.18 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...
Việt Nam (88 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.