Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Nam truyền »» Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) »» IV. Giới Song (Dhātuyamaka) »»

Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) »» IV. Giới Song (Dhātuyamaka)

Donate

Abhidhammatthasangaha

Xem đối chiếu:

Dịch giả: Tịnh Sự (Santakicca)

Đại Tạng Kinh Việt NamKính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Font chữ:

1- PHẦN ÐỊNH DANH (PAÑÑATTIVĀRA)
[794] Mười tám giới là: nhãn giới, nhĩ giới, tỷ giới, thiệt giới, thân giới, sắc giới, thinh giới, khí giới, vị giới, xúc giới, nhãn thức giới, nhĩ thức giới , tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý giới, ý thức giới, pháp giới.
2- PHẦN XIỂN THUẬT (UDDESAVĀRA)
[795] Nhãn là nhãn giới? nhãn giới là nhãn?
Nhĩ là nhĩ giới? Nhĩ giới là nhĩ?… trùng …
Nhãn thức là nhãn thức giới? Nhãn thức giới là nhãn thức?… trùng …
Ý là ý giới? Ý giới là ý?
Ý thức là ý thức giới? Ý thức giới là ý thức?
Pháp là pháp giới? Pháp giới là pháp?
[796] Phi nhãn là phi nhãn giới? Phi nhãn giới là phi nhãn?
Phi nhĩ là phi nhĩ giới? Phi nhĩ giới là phi nhĩ … trùng …
Phi nhãn thức là phi nhãn thức giới? Phi nhãn thức giới là phi nhãn thức?… trùng …
Phi ý là phi ý giới? Phi ý giới là phi ý?
Phi ý thức là phi ý thức giới? Phi ý thức giới là phi ý thức?
Phi pháp là phi pháp giới? Phi pháp giới là phi pháp?
[797] Nhãn là nhãn giới? Giới là nhĩ giới?… trùng …
Nhãn là nhãn giới? Giới là nhĩ giới?… trùng …
Nhãn là nhãn giới? Giới là pháp giới?
Trong xứ song được xoay chuyền như thế nào thì ở đây cũng phải xoay chuyền như vậy.
[798] Phi nhãn là phi nhãn giới? Phi giới là phi nhĩ giới?… trùng ….
Phi nhãn là phi nhãn giới? Phi giới là phi tỷ giới?… trùng …
Phi nhãn là phi nhãn giới? Phi giới là phi pháp giới?… trùng …
Phi pháp là phi pháp giới? Phi giới là phi nhãn giới?… trùng …
Phi pháp là phi pháp giới? Phi giới là phi ý thức giới?
Cần phải xoay chuyền như vậy.
[799] Nhãn là giới? Giới là nhãn?
Nhĩ là giới? Giới là nhĩ?… là tỷ … là thiệt … là thân … là sắc … là thinh … là khí … là vị … là xúc?
Nhãn thức là giới? Giới là nhãn thức?
Nhĩ thức là giới? Giới là nhĩ thức?… là tỷ thức … là thiệt thức … là thân thức?
Ý là Giới? Giới là ý?
Ý thức là giới? Giới là ý thức?
Pháp là giới? Giới là pháp?
[800] Nhãn là phi giới? Phi giới là phi nhãn?
Phi nhĩ là phi giới? Phi giới là phi nhĩ?
Phi tỷ… Phi thiệt … phi thân … phi sắc … phi thinh … phi khí … phi vị … phi xúc …
Phi nhãn thức là phi giới? phi giới là phi nhãn thức?
Phi nhĩ thức … phi tỷ thức … phi thiệt thức.
Phi thân thức là phi giới? Phi giới là phi thân thức?
Phi ý là phi giới? Phi giới là phi ý?
Phi ý thức là phi giới? Phi giới là phi ý thức?
Phi pháp là phi giới? Phi giới là phi pháp.
[801] Nhãn là giới? Giới là nhĩ?… trùng …
Nhãn là giới? Giới là pháp? … trùng … pháp là giới?
Giới là nhãn? … trùng … Pháp là giới? Giới là ý thức?
Cần phải xoay chuyền như vậy.
[802] Phi nhãn là phi giới? Phi giới là phi nhĩ?
Phi nhãn là phi giới? Phi giới là phi tỷ … trùng … Phi nhãn là phi giới? Phi giới là phi pháp? trùng … Phi pháp là phi giới? Phi giới là phi nhãn?… trùng … Phi pháp là phi giới? Phi giới là phi nhãn.
Cần phải xoay chuyền như vậy?
DỨT PHẦN XIỂN THUẬT
3- PHẦN XIỂN MINH (NIDDESAVĀRA)
[803] Nhãn là nhãn giới phải chăng?
“Thiên nhãn, tuệ nhãn là nhãn mà không phải là nhãn giới, còn nhãn giới vừa là nhãn vừa là nhãn giới”.
NHÃN GIỚI LÀ NHÃN PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
NHĨ LÀ NHĨ GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Thiên nhĩ, ái nhĩ (Tanhāsotaṃ)(1) là nhĩ mà không phải là nhĩ giới, chỉ có nhĩ giới là nhĩ cũng là nhĩ giới”.
NHĨ GIỚI LÀ NHĨ PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
TỶ LÀ TỶ GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
TỶ GIỚI LÀ TỶ PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
THIỆT CŨNG GIỐNG NHƯ TỶ GIỚI.
THÂN LÀ THÂN GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Ngoại trừ thân giới ra, thân loại khác gọi là thân mà không phải là thân giới, chỉ có thân giới là thân cũng là thân giới.
THÂN GIỚI LÀ THÂN PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
SẮC LÀ SẮC GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Ngoại trừ thân giới ra, thân loại khác gọi là thân mà không phải là thân giới, chỉ có thân giới là thân cũng là thân giới”
THÂN GIỚI LÀ THÂN PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
SẮC LÀ SẮC GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Ngoại trừ sắc giới ra, sắc loại khác gọi là sắc mà không phải là sắc giới, sắc giới là sắc cũng là sắc giới”
SẮC GIỚI LÀ SẮC PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
THINH GIỐNG NHƯ TỶ
KHÍ LÀ KHÍ GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Giới khí (Sīlagandho), định khí (Samādhigandho), tuệ khí (Paññāgandho) gọi là khí mà không phải là khí giới, chỉ có khí giới là khí cũng là khí giới”
KHÍ GIỚI LÀ KHÍ PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
VỊ LÀ VỊ GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Nghĩa vị (Attharasa), pháp vị (Dhammarasa), giải thoát vị (Vimuttirasa) là vị mà không phải là vị giới, chỉ có vị giới là vị cũng là vị giới”.
VỊ GIỚI LÀ VỊ PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
XÚC GIỐNG NHƯ TỶ.
NHÃN THỨC LÀ NHÃN THỨC GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
NHÃN THỨC GIỚI LÀ NHÃN THỨC PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
NHĨ THỨC … trùng … TỶ THỨC … THIỆT THỨC THÂN THỨC.
Ý LÀ Ý GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
Ý THỨC LÀ Ý THỨC PHẢI CHĂNG?
“Ngoại trừ pháp giới ra, pháp loại khác là pháp mà không phải là pháp giới chỉ có pháp giới là pháp cũng là pháp giới”.
“Phải rồi!”
Ý THỨC LÀ Ý THỨC PHẢI CHĂNG ?
“Phải rồi!”
PHÁP LÀ PHÁP GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
PHÁP GIỚI LÀ PHÁP PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
[804] Phi nhãn là phi nhãn giới phải chăng?
“Phải rồi!”
PHI NHÃN GIỚI LÀ PHI NHÃN PHẢI CHĂNG?
“Thiên nhãn, tuệ nhãn là phi nhãn giới mà là nhãn ngoại trừ nhãn và nhãn giới ra, các pháp còn lại là phi nhãn cũng là phi nhãn giới”.
PHI NHĨ LÀ PHI NHĨ GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
PHI NHĨ GIỚI LÀ PHI NHĨ PHẢI CHĂNG?
“Thiên nhĩ, ái nhĩ (Tanhāsotaṃ) là phi nhĩ giới mà là nhĩ, ngoại trừ nhĩ và nhĩ giới ra, các pháp còn lại là phi nhĩ cũng là phi nhĩ giới”.
PHI TỶ LÀ PHI TỶ GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
PHI TỶ GIỚI LÀ PHI TỶ PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
Ðiều nào được tóm tắt thì trong cả hai câu được đáp là “Phải rồi!”
PHI THIỆT … trùng … PHI THÂN LÀ PHI THÂN GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
PHI THÂN GIỚI LÀ PHI THÂN PHẢI CHĂNG?
“Ngoại trừ thân giới ra, thân loại khác là phi thân giới, mà là thân, ngoại trừ thân và thân giới ra, pháp còn lại là phi thân cũng là phi thân giới”.
PHI SẮC LÀ PHI SẮC GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
PHI SẮC GIỚI LÀ PHI SẮC PHẢI CHĂNG?
“Ngoại trừ sắc giới ra, sắc còn lại gọi là phi sắc giới, mà là sắc, ngoại trừ sắc và sắc giới ra, pháp còn lại là phi sắc cũng là phi sắc giới”.
PHI THINH … trùng …
PHI KHÍ LÀ PHI KHÍ GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
PHI KHÍ GIỚI LÀ PHI KHÍ PHẢI CHĂNG?
“Giới khí (Silagandho), định khí (Samādhigandho), tuệ khí (Paññāgadho) là phi khí giới mà là khí, ngoại trừ khí và khí giới ra, pháp còn lại là phi khí cũng là phi khí giới”
PHI VỊ LÀ PHI VỊ GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
PHI VỊ GIỚI LÀ PHI VỊ PHẢI CHĂNG?
“Nghĩa vị (Attharasa), pháp vị (Dhammarasa), giải thoát vị (Vimuttirasa) là phi vị giới mà là vị ngoại trừ vị và vị giới ra pháp còn lại là phi vị cũng là phi vị giới”.
PHI XÚC … trùng … PHI NHÃN THỨC LÀ PHI NHÃN THỨC GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
PHI NHÃN THỨC GIỚI LÀ PHI NHÃN THỨC PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
PHI NHĨ THỨC… PHI TỶ THỨC… PHI THIỆT THỨC… PHI THÂN THỨC…
PHI Ý LÀ PHI Ý GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
PHI Ý GIỚI LÀ PHI Ý PHẢI CHĂNG?
“Ngoại trừ ý giới ra ý còn lại là phi ý giới mà là ý, ngoại trừ ý và ý giới ra, pháp còn lại là phi ý cũng là phi ý giới”
PHI Ý THỨC LÀ PHI Ý THỨC PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
PHI Ý THỨC GIỚI LÀ PHI Ý THỨC PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
PHI PHÁP LÀ PHI PHÁP GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
PHI PHÁP GIỚI LÀ PHI PHÁP PHẢI CHĂNG?
“Ngoại trừ pháp giới ra, pháp còn lại là phi pháp giới, mà là pháp, ngoại trừ pháp và pháp giới ra pháp còn lại là phi pháp cũng là phi pháp giới”.
[805] Nhãn là nhãn giới phải chăng?
“Thiên nhãn, tuệ nhãn là nhãn mà không phải là nhãn giới, chỉ có nhãn giới là nhãn cũng là nhãn giới”
GIỚI LÀ NHĨ GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Nhĩ giới là giới cũng là nhĩ giới, giới còn lại là giới mà không phải là nhĩ giới”.
NHÃN LÀ NHÃN GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Thiên nhãn, tuệ nhãn là nhãn mà không phải là nhãn giới, chỉ có nhãn giới là nhãn cũng là nhãn giới”.
GIỚI LÀ TỶ GIỚI … trùng … GIỚI LÀ PHÁP GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Pháp giới là giới cũng là pháp giới, giới còn lại là giới mà không phải là pháp giới”.
Phần Ðịnh Danh trong XỨ SONG (Āyatanayamaka) như thế nào, thì phần định danh trong giới song (Dhātuyamaka) cũng như vậy. Cần sắp xoay chuyển.
[806] Phi nhãn là phi nhãn giới phải chăng?
“Phải rồi!”
PHI GIỚI LÀ PHI NHĨ GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
PHI NHÃN LÀ PHI NHÃN GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
PHI GIỚI LÀ PHI TỶ GIỚI … trùng … PHI GIỚI LÀ PHI PHÁP GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
Cần sắp xoay chuyền. Tất cả câu còn lại, cả hai câu ngược xuôi đều đáp “Phải rồi!”).
[807] Nhãn là giới phải chăng?
“Phải rồi!”
GIỚI LÀ NHÃN GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Nhãn giới là giới và cũng là nhãn giới, giới còn lại là giới mà không phải là nhãn giới”.
NHĨ LÀ GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
TỶ, THIỆT, THÂN, SẮC, THINH, KHÍ, VỊ, XÚC … trùng…
NHÃN THỨC LÀ GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
GIỚI LÀ NHÃN THỨC PHẢI CHĂNG?
“Nhãn thức giới là giới và cũng là nhãn thức giới, giới còn lại là giới mà không phải là nhãn thức giới”.
NHĨ THỨC … TỶ THỨC … THIỆT THỨC … THÂN THỨC …
Ý LÀ GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
GIỚI LÀ Ý GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Ý giới gọi là giới cũng phải, gọi là ý giới cũng phải, giới còn lại gọi giới mà phi ý giới”.
Ý THỨC LÀ GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
GIỚI LÀ Ý THỨC GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Ý Thức giới là giới và cũng là ý thức giới, giới còn lại là giới mà không phải là ý thức giới”.
PHÁP LÀ GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
GIỚI LÀ PHÁP GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Pháp giới là giới và cũng là pháp giới còn lại là giới mà không phải là pháp giới”.
[808] Phi nhãn là phi giới phải chăng?
“Ngoại trừ nhãn ra, giới còn lại là phi nhãn mà là giới, ngoại trừ nhãn và giới ra, pháp còn lại là phi nhãn mà cũng là phi giới”.
PHI GIỚI LÀ PHI NHÃN GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
PHI NHĨ LÀ PHI GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Ngoại trừ nhĩ ra … trùng … Ngoại trừ tỷ ra … trùng … Ngoại trừ thiệt ra … trùng …”
PHI THÂN LÀ PHI GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
PHI GIỚI LÀ PHI THÂN GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
PHI SẮC LÀ PHI GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
“Ngoại sắc ra … trùng … ngoại trừ thinh … khí… vị … xúc … nhãn thức … nhĩ thức … tỷ thức … thiệt thức … thân thức … Ý … Ý thức … trùng. …”
PHI PHÁP LÀ PHI GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
PHI GIỚI LÀ PHI PHÁP PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
[809] Nhãn giới là giới phải chăng?
“Phải rồi!”
GIỚI LÀ NHĨ GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Nhĩ giới là giới và cũng là nhĩ giới, giới còn lại là giới mà không phải là nhĩ giới”.
NHÃN LÀ GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
GIỚI LÀ TỶ GIỚI … trùng … GIỚI LÀ PHÁP GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Pháp giới là giới, và cũng là pháp giới, giới còn lại là giới mà không phải là pháp giới”.
Cần sắp xoay chuyển.
[810] Phi nhãn là phi giới phải chăng?
“Ngoại trừ nhãn ra, pháp còn lại không là nhãn nhưng là giới, ngoại trừ nhãn và giới ra pháp còn lại là phi nhãn và cũng là phi giới”.
PHI GIỚI LÀ PHI NHĨ GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
PHI NHÃN LÀ PHI GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Ngoại trừ nhãn ra, giới còn lại là phi nhãn mà là giới, ngoại trừ nhãn và giới ra pháp còn lại là phi nhãn và cũng là phi giới”.
PHI GIỚI LÀ PHI TỶ GIỚI PHẢI CHĂNG?… trùng … PHI GIỚI LÀ PHI PHÁP GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
… trùng … PHI PHÁP LÀ PHI GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
PHI GIỚI LÀ PHI NHÃN GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
PHI PHÁP LÀ PHI GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
PHI GIỚI LÀ PHI NHĨ GIỚI … trùng … PHI GIỚI LÀ PHI Ý THỨC GIỚI PHẢI CHĂNG?
“Phải rồi!”
Cần sắp xoay chuyền. Phần Ðịnh Danh của XỨ SONG (Āyatanayamaka) như thế nào, phần Ðịnh Danh của GIỚI SONG (Dhātuyamaka) cần được nói rộng như thế ấy.
DỨT PHẦN ÐỊNH DANH.
4- PHẦN CHUYỂN BIẾN (PAVATTIVĀRO)
[811] Nhãn giới đang sanh cho người nào thì nhĩ giới đang sanh cho người ấy phải chăng?
“Ðối với người hữu nhãn vô nhĩ đang sanh, với người ấy nhãn giới đang sanh nhưng nhĩ giới chẳng đang sanh cho người ấy; còn đối với người hữu nhãn hữu nhĩ đang sanh thì với người ấy nhãn giới đang sanh và nhĩ giới cũng đang sanh”.
– HAY LÀ NHĨ GIỚI ÐANG SANH CHO NGƯỜI NÀO THÌ NHÃN GIỚI ÐANG SANH CHO NGƯỜI ẤY PHẢI CHĂNG?
“Ðối với người hữu nhĩ vô nhãn đang sanh, với người ấy nhĩ giới đang sanh nhưng nhãn giới chẳng đang sanh cho người ấy; còn đối với người hữu nhĩ hữu nhãn đang sanh thì với người ấy nhĩ giới đang sanh và nhãn giới cũng đang sanh”.
[812] Nhãn giới đang sanh cho người nào thì tỷ giới đang sanh cho người ấy phải chăng?
“Ðối với người hữu nhãn vô tỷ đang sanh, với người ấy nhãn giới đang sanh nhưng tỷ giới chẳng đang sanh cho người ấy; còn đối với người hữu nhãn hữu tỷ đang sanh thì với người ấy nhãn giới đang sanh và tỷ giới cũng đang sanh”.
– HAY LÀ TỶ GIỚI ÐANG SANH CHO NGƯỜI NÀO THÌ NHÃN GIỚI ÐANG SANH CHO NGƯỜI ẤY PHẢI CHĂNG?
“Ðối với người hữu tỷ vô nhãn đang sanh, với người ấy tỷ giới đang sanh nhưng nhãn giới chẳng đang sanh cho người ấy; còn đối với người hữu tỷ hữu nhãn đang sanh thì với người ấy tỷ giới đang sanh và nhãn giới cũng đang sanh”.
[813] Nhãn giới đang sanh cho người nào thì sắc giới đang sanh cho người ấy phải chăng?
“Phải rồi!”
– HAY LÀ SẮC GIỚI ÐANG SANH CHO NGƯỜI NÀO THÌ NHÃN GIỚI ÐANG SANH CHO NGƯỜI ẤY PHẢI CHĂNG?
“Ðối với người hữu sắc vô nhãn đang sanh, với người ấy sắc giới đang sanh nhưng nhãn giới chẳng đang sanh cho người ấy; còn đối với người hữu sắc hữu nhãn đang sanh thì với người ấy sắc giới đang sanh và nhãn giới cũng đang sanh”.
[814] Nhãn giới đang sanh cho người nào thì ý thức giới đang sanh cho người ấy phải chăng?
“Phải rồi!”
– HAY LÀ Ý THỨC GIỚI ÐANG SANH CHO NGƯỜI NÀO THÌ NHÃN GIỚI ÐANG SANH CHO NGƯỜI ẤY PHẢI CHĂNG?
“Ðối với người hữu tâm vô nhãn đang sanh, với người ấy ý thức giới đang sanh nhưng nhãn giới chẳng đang sanh cho người ấy; còn đối với người hữu tâm hữu nhãn đang sanh ý thức giới đang sanh và nhãn giới cũng đang sanh”.
[815] Nhãn giới đang sanh cho người nào thì pháp giới đang sanh cho người ấy phải chăng?
“Phải rồi!”
– HAY LÀ PHÁP GIỚI ÐANG SANH CHO NGƯỜI NÀO THÌ NHÃN GIỚI ÐANG SANH CHO NGƯỜI ẤY PHẢI CHĂNG?
“Ðối với người vô nhãn đang sanh, với người ấy pháp giới đang sanh nhưng nhãn giới chẳng đang sanh cho người ấy; còn đối với người hữu nhãn đang sanh thì với người ấy pháp giới đang sanh và nhãn giới cũng đang sanh”.
XỨ SONG (Āyatanayamaka) đã được phân tích như thế nào thì GIỚI SONG (Dhātuyamaka) cũng cần phải phân tích như vậy. Nên làm giống nhau.
5- PHẦN BIẾN TRI (PARIÑÑĀVĀRA)
[816] Người nào biến tri nhãn giới thì người ấy cũng biến tri nhĩ giới phải chăng?
“Phải rồi!” … trùng …
GIỚI SONG đã được hoàn mãn theo cách bỏ đoạn trùng.
DỨT PHẦN BIẾN TRI
KẾT THÚC GIỚI SONG
Chú thích:
(1) Taṇhāsotaṃ đúng nghĩa là dòng sông ái, dịch chử Ái lưu. Trong tiếng Phạn, Sota có 2 nghĩa – 1 là lổ tai (nhỉ) – 2 là dòng sông (Lưu), trong câu sotaṃ là sotāyatana? mới chơi chử (đồng tự bất đồng nghĩa) đáp rằng: “taṇhāsotaṃ cũng là sotaṃ mà không phải là sotāyatana …” ở đây cũng uyển chuyển cho hợp cách chơi chứ đồng tự bất đồng nghĩa, nên tạm dùng tiếng “ái nhĩ” dịch cho taṇhāsotaṃ để câu hỏi “nhĩ là nhĩ xứ?” thì đáp “ái nhĩ là nhĩ nhưng không phải là nhĩ xứ …”, taṇhāsotaṃ dịch là “ái lưu” mới đúng nghĩa, nếu nói “ái nhĩ” thì không có nghĩa chi! ND.
Hết phần IV. Giới Song (Dhātuyamaka) (Abhidhammatthasangaha)

(Lên đầu trang)


Bộ Song Đối có tổng cộng 19 phần.
Xem phần trước           ||||           Xem phần tiếp theo


Tải về dạng file RTF
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Em Là Vì Sao Sáng


Đường Không Biên Giới


Lược sử Phật giáo


Giai nhân và Hòa thượng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.85.102 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...