Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Nam truyền »» Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) »» Lời Giới Thiệu »»

Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) »» Lời Giới Thiệu

Donate

Abhidhammatthasangaha

Xem đối chiếu:

Dịch giả: Tịnh Sự (Santakicca)

Đại Tạng Kinh Việt NamKính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Font chữ:

Dhammasangani là Bộ sơ khởi của Tạng Abhidhamma, dung chứa các mātikā, là căn bản cho các bộ Abhidhamma kế tiếp, nương tựa vào đó mà triển khai dưới hình thức phân tích, lý luận ra những pháp môn khác.
Trước đây hòa thượng Tịnh Sự đã dịch từ bản Thái ngữ ra Việt ngữ, nhưng chưa được in thành sách thì hòa thượng đã tịch.
Tôi vẫn lưu tâm đến vấn đề này từ lâu, nhưng vì bận nhiều Phật sự, lại chưa gặp cơ hội thuận tiện để xúc tiến cho hoàn chỉnh Tạng Abhidhamma của hòa thượng đang còn dang dở.
Nay nhân dịp Ðại Hội Phật Giáo Kỳ II, Nhà nước cho lập thêm Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, đồng thời có các cư sĩ và chư Tăng đệ tử của Hòa Thượng đến yêu cầu tôi giúp đỡ cho việc ấn hành Tạng Abhidhamma, để hoài bão của Hòa Thượng được thành tựu viên mãn.
Tôi rất hoan hỷ, nên nhận lời và cho mời ngay các vị Sư đệ tử của Hoà Thượng Ðến chùa Nam Tông, đề nghị các Sư tu chỉnh bản dịch của Hòa Thượng cho kỹ lưỡng, tôi sẽ xin giấy phép ấn hành.
Các vị ấy hưởng ứng lời kêu gọi của tôi, nên đã tích cực tu chỉnh Bộ Dhammasangani được hoàn thành tương đối khả quan, và chỉ trong thời gian ba tháng an cư kiết hạ năm Mậu Thìn.
Chúng tôi rất hoan hỷ trước tinh thần đoàn kết và thiện chí hộ trì Giáo Pháp của các vị ấy. Vậy tôi nhân danh Tăng Trưởng hệ phái Nam Tông Việt Nam, xin trang trọng giới thiệu dịch phẩm Dhammasangani này đến toàn thể Chư Tăng cùng chư Phật Tử trong và ngoài nước, nên nghiên cứu học hỏi, đọc tụng để mở mang kiến thức, hầu thấu hiểu rõ Giáo Lý tinh hoa của Phật Giáo.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
Nam Tông Tự, ngày 26-10-1988 (PL. 2532)
Tăng Trưởng Hệ Phái Nam Tông Việt Nam.
Hòa Thượng Siêu Việt.
LỜI NÓI ÐẦU
Bộ Dhammasaṅgaṇi được tu chỉnh hoàn tất trong thời gian ba tháng, kể từ 16/6 đến 15/9 ÂL, năm Mậu Thìn.
Bộ Dhammasaṅgaṇi hay bộ pháp tụ là một trong bảy bộ Abhidhamma (Vi diệu pháp), đã được Cố Hòa Thượng Tịnh Sự phiên dịch từ bản Thái Ngữ. Công trình phiên dịch này chưa được tu chỉnh thì Hòa Thượng đã tịch.
Thời gian gần đây, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã quan tâm đến việc nghiên cứu Giáo lý Tam Tạng, nhận thấy Luận-tạng pāli là tinh hoa của đạo Phật, chưa được phiên dịch hoàn chỉnh, nên Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh có đề nghị Chư Tăng Hệ Phái Nam Tông tu chỉnh Tạng Vi. Diệu Pháp đã được Cố Hòa Thượng Tịnh Sự phiên dịch. Hòa Thượng Tăng Trưởng đã nhóm họp Chư Tăng Nam Tông, bàn về vấn đề này, cuối cùng Chư Tăng nhất trí giao trách nhiệm cho các đệ tử của Cố Hòa Thượng, tu chỉnh Tạng Vi Diệu Pháp.
Chúng tôi vẫn y cứ vào bản dịch của Cố Hòa Thượng, chỉ tu chỉnh thôi. Gọi là "tu", thì chúng tôi đã bổ túc thêm phần lược đồ, chú thích các từ ngữ khó hiểu, từ vựng Pāli-Việt cuối Tạng và mục lục; gọi là "Chỉnh", thì chúng tôi đã sữa văn theo nguyên bản Pāli, và chữa những từ ngữ trước kia văn Thái, văn Hán mà tối nghĩa, cầu kỳ, không được sát với Pāli. Thí dụ như: Những câu hỏi mở đầu: -"Katamo tasmiṃ samaye phasso hoti?", bản cũ dịch là: -"Xúc trong khi có ra sao?" chúng tôi sửa lại: "Thế nào là xúc trong khi ấy?", hoặc như: - "Katamantaṃ rūpaṃ cakkhāyatanam?", bản cũ dịch là: - "Sắc mà gọi là nhãn xứ là thế nào", chúng tôi sữa lại: "sắc nhãn xứ ấy là thế nào?", những từ ngữ như mahābhūpam, trước dịch là: - "Sắc tứ đại sung", chúng tôi sữa lại là: - "sắc đại hiển" v.v...
Việc làm tu chỉnh này, đối với chúng tôi là cả một vấn đề. Thật ra, chúng tôi chưa dám nghĩ đến việc làm này, bởi:
- Tự lượng tài trí của mình còn thiển cận.
- Sợ dư luận phê phán là đệ tử sao dám sửa kinh sách của thầy tổ đã dịch.
- Sợ những kẻ "Làm Dở Chê Vụng".
Nhưng này được giáo hội khuyến khích và được sự nâng đỡ của Hòa Thượng Tăng Trưởng, chúng tôi đành lãnh trách nhiệm, không dám từ nan, do xét thấy:
- Vì mục đích duy trì của Giáo Pháp của Bậc Ðạo Sư.
- Vì lợi ích cho Giáo Hội, đáp ứng nhu cầu tài liệu nghiên cứu Phật Pháp.
- Ðể làm rạng rỡ sự nghiệp đạo Pháp của thầy Tổ.
- Ðể tạo thiện duyên trí tuệ của mình.
Do xét thấy như thế, nên chúng tôi mạo muội lãnh trách nhiệm tu chỉnh Tạng Vi Diệu Pháp.
Tu chỉnh xong bộ Dhammasaṅgaṇi (Pháp Tụ) này, chúng tôi vô cùng phấn khởi, nghĩ rằng mình đã thực hiện được một thiện sự có lợi ích chung.
Tuy vậy, chúng tôi cũng không khỏi áy náy trong những khuyết điểm dĩ nhiên phải có. Cúi mong các bậc tôn đức và những học giả uyên thâm xa gần chỉ dạy, bổ túc thêm cho chúng tôi những điểm sai sót.
Chúng tôi xin chân thành tri ân Chư Ðại Ðức Tăng các chùa: Nam Tông, Bửu Long, Giác Quang, Siêu Lý, Thiền Quang ... đã tận tình giúp đỡ, cho mượn tư liệu tham cứu.
Chúng tôi thành thật tán dương công hạnh và tinh thần hộ pháp của các cư sĩ, đã ủng hộ chúng tôi về nhu cầu vật chất trong thời gian tiến hành thiện sự này.
Cầu mong phước báo hằng gia tăng đến quý vị ấy.
Nguyện cho Phật pháp được thạnh hành.
BAN TU CHỈNH
Nguyên Thủy Tự,
ngày 15-9-ÂL, năm Mậu Thìn.
PL. 2532 (TL. 1988).
LỜI TỰA
Abhidhammapiṭaka (Tạng A-Tỳ-Ðàm) dịch là Tạng Vô-Tỷ-Pháp, là một trong ba Tạng Giáo Lý của Phật Giáo.
Tạng Abhidhamma đặc thù hơn tạng Suttanta (kinh) và Tạng Vinaya (Luật) trên phương diện nghiõa lý, trình bày pháp chơn tướng bản thể (Sabhāva-dhamma), vì ý nghĩa cao siêu nhặt nhiệm, nên có chỗ dịch là Vi Diêu Pháp.
Tạng Abhidhamma có bảy bộ:
1- Dhammasaṅgaṇi (Bộ Pháp Tụ)
2- Vibhaṅga (Bộ Phân Tích)
3- Dhātukathā (Bộ Chất Ngữ)
4- Puggalapaññatti (Bộ Nhơn Chế Ðịnh)
5- Kathāvatthu (Bộ Ngữ Tông)
6- Yamaka (Bộ Song Ðối)
7- Paṭṭhāna (Bộ Vị Trí)
Như vậy bộ Dhammasaṅgaṇi (Pháp Tụ) là bộ khởi đầu; qui tụ những mẫu đề chính yếu (mātikā) của Tạng Abhid-hamma.
Bộ Dhammasaṅgaṇi được Ðức Phật thuyết trọn mười hai ngày, trong thời gian ba tháng an cư tại Cung Ðạo Lợi (tāvatiṃsa) gồm có 1300 pháp uẩn (Dhammakhandha), 987 đoạn (pabba), bốn chương (kaṇḍa):
a- Cittupādakaṇḍaṃ - Chương tâm sanh
b- Rūpakaṇḍaṃ - Chương sắc
c- Nikkhepakaṇḍaṃ - Chương toát yếu
d- Atthuddhārakaṇḍaṃ - Chương trích yếu
Bộ Dhammasaṅgaṇi, nội dung xoay chuyển quanh ba loại mẫu đề (mātikā) là:
- Mẫu đề tam: - Tikamātikā
- Mẫu đề nhị: - Dukamātika
- Mẫu đề kinh: - Suttantamātikā.
Mẫu đề tam có hai mươi hai đề tài, gồm sáu mươi sáu câu, như đề thiện (kusalatika) gồm: - Các pháp thiện (kusalādhammā) - các pháp bất thiện (akusalā dhammā) - các pháp vô ký (Abyākatā dhammā)... Như vậy mỗi đề có ba câu, nên hai mươi hai đề có sáu mươi sáu câu.
Mẫu đề nhị có một trăm đại đề, gồm hai trăm tiểu đề, như đề nhân (hetuduka) gồm: - Các pháp nhân (hetū dhammā) - Các pháp phi nhân (no hetū dhammā) ... Như vạäy mỗi đại đề có hai tiểu đề, nên một trăm đại đề có hai trăm tiểu đề.
Mẫu đề kinh có bốn mươi hai đầu đề, gồm tám mươi bốn câu. Mẫu đề này, mỗi đề cũng nói lên hai khía cạnh, nhưng không cần đối nhau, chỉ nói từng đôi pháp theo ý nghĩa kinh tạng, như đề phần minh (Vijjkābhāgīduka) có hai câu là: - các pháp phần minh (Vijjkābhāgino dhammā) và - Các pháp phần vô minh (Avijjābhāgino dhammā)...
Khi nêu lên một đề pháp nào trong mỗi đại tiền đề, Bộ Dhammasaṅgaṇi đã trình bày chi pháp của đề pháp đó. Ðiểm đặc sắc khác của Bộ Dhammasaṅgaṇi là định nghĩa làm sáng tỏ tâm, sở hữu tâm, sắc pháp. Ðặc điểm này đã gây hứng thú và lợi ích cho những học giả nghiên cứu.
Về hình thức, Bộ Dhammasaṅgaṇi dẫn giải theo cách vấn đáp, nghĩa là có một câu hỏi đưa ra thì có một câu giải đáp liền đó. Ðặc điểm này cũng giúp nhiều lợi ích, do có sự nhấn mạnh mỗi vấn đề, nên dễ chú ý, dễ nắm lấy ý nghĩa.
Như vậy bộ Dhammasaṅgaṇi là một Bộ Luận có giá trị then chốt, là chìa khóa để mở cửa kho tàn vô tỷ, không thể không nắm căn bản Bộ Pháp Tụ này mà nghiên cứu dễ dàng các Bộ luận khác; một cơ sở mà các học giả nghiên cứu Tạng Abhidhamma phải đứng trên đó.
Bộ Dhammasaṅgaṇicũng cũng có thể là Bộ sách làm cơ sở cho Pháp môn Thiền Quán, là một cẩm nan cho các hành giả tu tuệ, muốn thấu đáo tinh tường đề mục tu tập như: - Danh sắc, ngủ uẩn, trạng thái tâm, sở hữu tâm, sắc pháp ...
Chính Bộ Dhammasaṅgaṇi này giải rõ các vấn đề.
Chùa Siêu Lý, ngày 1-9-1975.
Hòa Thượng TỊNH SỰ SANTAKICCO.
Hết phần Lời Giới Thiệu (Abhidhammatthasangaha)

(Lên đầu trang)


Bộ Pháp Tụ có tổng cộng 7 phần.
||           Xem phần tiếp theo


Tải về dạng file RTF
_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.49.143 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (88 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...