Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác.
Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó.
Kinh Pháp cú
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Kính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.
Font chữ:
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Rājagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng sóc.
Rồi Tôn giả Bhūmija (Phù-di) vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ của vương tử Jayasena, sau khi đến ngồi trên chỗ đã soạn sẵn.
Rồi vương tử Jayasena đi đến Tôn giả Bhūmija, sau khi đến nói lên với Tôn giả Bhūmija những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vương tử Jayasena thưa với Tôn giả Bhūmija:
-- Thưa Tôn giả Bhūmija, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có lý thuyết như sau, có quan điểm như sau: "Nếu có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu không có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu có và không có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu không có và không không có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị". Ở đây, bậc Ðạo sư của Tôn giả Bhūmija có nói gì, và có lập luận gì?
-- Thưa Vương tử, tôi không tận mặt Thế Tôn được nghe như vậy, được ghi nhớ như vậy. Và sự việc này xảy ra, Thế Tôn có giải thích như sau:
"Nếu có ước nguyện, hành Phạm hạnh không chánh đáng (ayoni so), thời không đạt được quả vị; nếu không có ước nguyện, hành Phạm hạnh không chánh đáng, thời không đạt được quả vị; nếu có và không có ước nguyện, hành Phạm hạnh không chánh đáng, thời không đạt được quả vị; nếu không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh không chánh đáng, thời không đạt được quả vị.
Còn nếu có ước nguyện, hành Phạm hạnh một cách chánh đáng, thời đạt được quả vị; nếu không có ước nguyện, hành Phạm hạnh một cách chánh đáng, thời đạt được quả vị; nếu có và không có ước nguyện, hành Phạm hạnh một cách chánh đáng, thời đạt được quả vị; nếu không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh một cách chánh đáng, thời đạt được quả vị".
Thưa Vương tử, tôi không tận mặt Thế Tôn được nghe như vậy, được ghi nhớ như vậy. Sự việc xảy ra, Thế Tôn có giải thích như vậy.
-- Nếu Ðạo sư của Tôn giả Bhūmija thuyết lý như vậy, lập luận như vậy, thời tôi nghĩ rằng chắc chắn vị Ðạo sư của Tôn giả Bhūmija, đứng cao hơn trên đầu tất cả Sa-môn, Bà-la-môn tầm thường.
Rồi vương tử Jayasena mời Tôn giả Bhūmija, dùng với bát ăn (thalipaka) của mình.
Rồi Tôn giả Bhūmija, sau bữa ăn khất thực trở về đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Bhūmija bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, ở đây, vào buổi sáng con đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ của vương tử Jayasena, sau khi đến con ngồi trên chỗ đã soạn sẵn, bạch Thế Tôn, vương tử Jayasena đến chỗ con, sau khi đến nói lên với con những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn, vương tử Jayasena nói với con như sau: "Thưa Tôn giả Bhūmija, một số Sa-môn, Bà-la-môn, .... bậc Ðạo sư của Tôn giả có nói gì, có lập luận gì?"
Khi được nghe nói vậy, bạch Thế Tôn, con có nói với vương tử Jayasena, như sau: "Này Vương tử, tôi không tận mặt Thế Tôn, được nghe như sau, được ghi nhớ như sau:... ". -- "Nếu Ðạo sư của Tôn giả Bhūmija... Tôi nghĩ rằng chắc chắn Ðạo sư của Tôn giả Bhūmija, đứng cao hơn trên đầu tất cả Sa-môn, Bà-la-môn tầm thường".
Bạch Thế Tôn, không hiểu hỏi như vậy, trả lời như vậy, con có nói đúng lời Thế Tôn nói, con không xuyên tạc lời Thế Tôn với điều không đúng sự thực, nhưng con đã giải thích đúng pháp, tùy pháp, và một vị đồng Phạm hạnh nói đúng pháp, tùy pháp sẽ không có lý do để chỉ trích?
-- Thật vậy, này Bhūmija, được hỏi vậy, được trả lời vậy, Ông nói đúng lời Thế Tôn nói, Ông không xuyên tạc Thế Tôn với điều không đúng sự thực, Ông đã giải thích đúng pháp, tùy pháp, và một vị đồng Phạm hạnh nói đúng pháp, tùy pháp không có lý do gì để chỉ trích.
Này Bhūmija, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, nếu họ có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị;
nếu họ có và không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị. Vì sao vậy? Ðây không phải là phương pháp, này Bhūmija, để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhūmija, một người cần dầu, tìm cầu dầu, đi chỗ này chỗ kia để tìm dầu. Sau khi đổ cát vào thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cát cho ra dầu).
Nếu người ấy có ước nguyện, sau khi đổ cát vào thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cát cho ra dầu), người ấy không lấy được dầu. Nếu người ấy không có ước nguyện, sau khi đổ cát vào thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cát cho ra dầu), người ấy không lấy được dầu. Nếu người ấy có và không có ước nguyện, sau khi đổ cát vào thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cát cho ra dầu), người ấy không lấy được dầu. Nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, sau khi đổ cát vào thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cát cho ra dầu), người ấy không lấy được dầu. Vì sao vậy? Ðây không phải là phương pháp, này Bhūmija, để lấy được dầu.
Cũng vậy, này Bhūmija, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn có tà kiến, tà tư duy... tà định, nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ không đạt được quả vị; nếu họ không ước nguyện... có và không có ước nguyện... không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ không đạt được quả vị. Vì sao vậy? Ðây không phải là phương pháp này Bhūmija, để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhūmija, một người cần sữa, tìm cầu sữa, đi chỗ này chỗ kia để tìm sữa, nắm sừng con bò cái trẻ để vắt sữa.
Nếu người ấy có ước nguyện, nắm sừng con bò cái trẻ để vắt sữa, người ấy không lấy được sữa. Nếu người ấy không có ước nguyện... Nếu người ấy có và không có ước nguyện... Nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, nắm sừng con bò cái trẻ để vắt sữa, người ấy không lấy được sữa. Vì sao vậy? Này Bhūmija, đây không phải là phương pháp để lấy sữa.
Cũng vậy, này Bhūmija, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn, có tà kiến... có tà định, nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ không đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện ... ; nếu họ có và không có ước nguyện ...; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ không đạt được quả vị. Vì sao vậy? Ðây không phải là phương pháp, này Bhūmija, để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhūmija, một người cần sanh tô, tìm cầu sanh tô, đi chỗ này chỗ kia để tìm cầu sanh tô, sau khi đổ nước vào một cái ghè, rồi lấy que khuấy đánh.
Nếu người ấy có ước nguyện, sau khi đổ nước vào một cái ghè, lấy que khuấy đánh, người ấy không lấy được sanh tô. Nếu người ấy không có ước nguyện...; nếu người ấy có và không có ước nguyện...; nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, đổ nước vào một cái ghè, lấy que khuấy đánh, người ấy không lấy được sanh tô. Vì sao vậy? Này Bhūmija, đây không phải là phương pháp để lấy sanh tô.
Cũng vậy, này Bhūmija, những Sa-môn hay Bà-la-môn có tà kiến... có tà định, nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ không đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện...; nếu họ có và không có ước nguyện...; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ không đạt được quả vị. Vì sao vậy? Này Bhūmija, đây không phải là phương pháp để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhūmija, một người cần lửa, tìm cầu lửa, đi chỗ này chỗ kia để tìm lửa. Người ấy đem phần phía trên đồ quay lửa, rồi cọ xát với một khúc que ướt và có nhựa.
Nếu người ấy có ước nguyện, đem phần phía trên đồ quay lửa, rồi cọ xát với một khúc que ướt và có nhựa, thời người ấy không lấy được lửa; nếu người ấy không có ước nguyện...; nếu người ấy có và không có ước nguyện ...; nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, đem phần trên đồ quay lửa, rồi cọ xát với một khúc que ướt và có nhựa, thời người ấy không lấy được lửa. Vì sao vậy? Ðây không phải là phương pháp, này Bhūmija, để lấy được lửa.
Cũng vậy, này Bhūmija, có những Sa-môn, hay Bà-la-môn có tà kiến... có tà định; nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ không đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện...; nếu họ có và không có ước nguyện...; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ không thể đạt được quả vị. Vì cớ sao? Ðây không phải là phương pháp, này Bhūmija, để đạt được quả vị.
Này Bhūmija, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định;
nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện ...; nếu họ có và không có ước nguyện ...; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Vì cớ sao? Ðây là phương pháp, này Bhūmija, để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhūmija, một người cần dầu, cầu tìm dầu, đi chỗ này chỗ kia để tìm dầu, sau khi đổ những hột giống dầu vào cái thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cho ra dầu).
Nếu người ấy có ước nguyện, sau khi đổ những giống dầu vào trong cái thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cho ra dầu), thời người ấy lấy được dầu. Nếu người ấy không có ước nguyện ...; nếu người ấy có và không có ước nguyện ...; nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, sau khi đổ những hột giống dầu vào trong cái thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cho ra dầu), thời người ấy lấy được dầu. Vì cớ sao? Này Bhūmija, đây là phương pháp để lấy được dầu.
Cũng vậy, này Bhūmija, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào có chánh kiến... có chánh định. Nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện ...; nếu họ có và không có ước nguyện ...; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Vì cớ sao? Này Bhūmija, đây là phương pháp để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhūmija, một người cần sữa, tìm cầu sữa, đi chỗ này chỗ kia để tìm sữa. Và người ấy vắt sữa từ nơi vú con bò cái còn trẻ.
Nếu người ấy có ước nguyện, vắt sữa từ nơi vú con bò cái còn trẻ, thời người ấy lấy được sữa. Nếu người ấy không có ước nguyện ...; nếu người ấy có và không có ước nguyện ...; nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, người ấy vắt sữa từ nơi vú con bò cái còn trẻ, thời người ấy lấy được sữa. Vì cớ sao? Này Bhūmija, đây là phương pháp để lấy được sữa.
Cũng vậy, này Bhūmija, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có chánh kiến... có chánh định, nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Nếu họ không có ước nguyện ...; nếu họ có và không có ước nguyện ...; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Vì cớ sao? Này Bhūmija, đây là phương pháp để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhūmija, một người cần sanh tô, tìm cầu sanh tô, đi chỗ này chỗ kia tìm cầu sanh tô; sau khi đổ lạc (dadhi) vào trong một cái ghè, rồi lấy cây que khuấy, đánh. Nếu người ấy có ước nguyện, sau khi đổ lạc (dadhi) vào trong một cái ghè, rồi lấy cây que khuấy, đánh, thời người ấy lấy được sanh tô.
Nếu người ấy không có ước nguyện ...; nếu người ấy có và không có ước nguyện ...; nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, thời sau khi đổ lạc (dadhi) vào trong một cái ghè, rồi lấy que khuấy, đánh, người ấy lấy được sanh tô. Vì cớ sao? Này Bhūmija, đây là phương pháp để lấy được sanh tô.
Cũng vậy, này Bhūmija, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có chánh kiến... có chánh định; nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Nếu họ không có ước nguyện ...; nếu họ có và không có ước nguyện ...; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Vì cớ sao? Này Bhūmija, đây là phương pháp để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhūmija, có một người cần lửa, tìm cầu lửa, đi chỗ này chỗ kia để tìm lửa, sau khi mang phần trên đồ quay lửa rồi cọ xát với một khúc cây khô không có nhựa.
Nếu người ấy có ước nguyện, đem phần phía trên đồ quay lửa rồi cọ xát với một khúc cây khô không có nhựa, thời người ấy lấy được lửa. Nếu người ấy không có ước nguyện ...; nếu người ấy có và không có ước nguyện ...; nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, đem phần phía trên đồ quay lửa rồi cọ xát với một khúc cây khô không có nhựa, thời người ấy lấy được lửa. Vì cớ sao? Này Bhūmija, đây là phương pháp để lấy được lửa.
Cũng vậy, này Bhūmija, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào có chánh kiến... chánh định. Nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện ...; nếu họ có và không có ước nguyện ..., nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Vì sao vậy? Này Bhūmija, đây là phương pháp để đạt được quả vị.
Nếu bốn ví dụ này, này Bhūmija, khởi đến từ nơi Ông cho vương tử Jayasena, thời vương tử Jayasena tự nhiên tin tưởng Ông, và khi đã tin tưởng, sẽ hành động đúng theo cung cách một người đã tin tưởng Ông.
-- Nhưng làm sao, bạch Thế Tôn, bốn ví dụ này khởi đến từ nơi con cho vương tử Jayasena, khởi lên một cách tự nhiên, từ trước chưa từng được nghe, như Thế Tôn được?
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Bhumja hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.17.181.181 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...
Việt Nam (126 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.