Người Cư Sĩ [ Trở về ] [ Trang chủ]
NHẤT NGUYÊN LUẬN
&
THỂ CÁCH TRI NHẬN TÁNH KHÔNGPhổ Nguyệt
Mục Lục Tổng Quát
1. Dẫn Nhập
2. Tánh Không
3. Chuyển Thức Thành Trí
4. Từ Nhất Nguyên Luận Tới Thực Tại Tuyệt Đối
5. Phương Cách Thể Hiện Thực Tại
6. Kết LuậnĐời người là cả một sự giao lưu hổ tương các hoạt động không ngừng nghỉ giữa thân và tâm để được sống an vui và hạnh phúc. Biết rằng Vật lý và sinh lý ảnh hưởng đến tâm lý, cho nên con người cần phải thỏa mãn những nhu cầu cần thiết để ổn định sự sống bình thường. Thân xác là sự duyên hợp của đất nước gió lửa nói chung, thành hình là do sự trao đổi giữa năng lượng và vật chất được tạm thời ổn định. Vật lý là lực quán tính của sự vật bao gồm sự chuyển động và vật chất. Ngay cả sinh lý con người cũng bị hệ thống cân bằng giữa năng lượng và vật chất chi phối. Thân xác cần phải tiêu thụ thức ăn để nuôi dưỡng nó và duy trì sự sinh hoạt hàng ngày. Sự tồn tại của thân xác được coi là an lành khỏe mạnh khi hệ thống giao lưu giữa năng lượng và vật chất bên ngoài tạm thời ổn định. Con người khi sanh ra (Sanh), trưởng thành (Thành) tới 18 - 20 tuổi và sống trong thời gian (Trụ) từ 20 đến 55 hay 60 tuổi; từ 60 tuổi trở về sau già dần (Hoại) đến Chết (Diệt). Cả một chuổi sống tạm thời như vậy chẳng lẻ không còn cái gì làm cho chúng ta phải nghĩ đến ngoài thân xác hay sao? Những cảm giác, ý thức, tri giác hay tư duy phải lệ thuộc vào thân xác mà Thân xác và Tinh thần đồng hiện hữu trong một con người. Tinh thần minh mẩn trong một thể xác khỏe mạnh. Vậy vai trò của thể xác rất quan trọng trong sự phát triển tinh thần. Nói một cách khác, tình trạng sức khỏe của xác thân hay sinh- vật- lý ảnh hưởng đến tâm lý con người. Con người muốn đạt đến hạnh phúc tuyệt đối là thân tâm được thường an lạc, trước hết là phải rèn luyện thân xác cho khỏe mạnh, sau mới trao dồi trí tuệ.V. PHƯƠNG CÁCH THỂ HIỆN THỰC TẠI A.-Rèn Luyện Thân Xác
Để rèn luyện thân thể khỏe mạnh, giảm trừ bệnh tật, có rất nhiều cách, tựu trung ở hai phương diện sau đây:
1). Ăn uống
Thân xác được tồn tại nhờ ở sự ăn uống hàng ngày. Những tế bào trong thân thể được sống còn là nhờ có sự trao đổi thức ăn vào trong cơ thể để nuôi dưỡng. Hoạt động của các cơ quan ngũ tạng có tầm quan trong hơn hết trong việc trao đổi thức ăn là sự tiêu hóa và bài tiết cùng sự tuần hoàn của máu huyết. Phương pháp dinh dưỡng là vai trò quan trọng trong sự sống. Ăn như thế nào? và thức ăn nào cần thiết thích hợp của riêng mỗi người? Đó là tự mỗi cá nhân phải lo liệu, có thể qua học hỏi thêm hoặc tùy hoàn cảnh mà thích ứng. Thức ăn được tinh khiết là một dinh dưỡng tốt cho dòng tâm thức và là giảm bớt ngiệp thức kết tụ ở nội tâm. Đó là sống theo Chánh Mạng.2). Hoạt động
Hoạt động là một nỗ lực mà con người cần ra sức.Trước hết, hoạt động nghề nghiệp. Trong sự sống ở xã hội nào cũng vậy, mọi người ai ai cũng phải làm việc để kiếm tiền nuôi sống bản thân. Làm việc gì? Làm như thế nào là do khả năng và hoàn cảnh cá biệt của từng người. Kế đến, hoạt động hay vận động thân thể là cần thiết để sự chuyển động hay giao lưu giữa năng lượng và vật chất (thức ăn) dễ dàng trao đổi để tạo sự cân bằng hệ thống dinh dưỡng cho thân thể.Vận động thân thể thì có nhiều cách. Đi bộ, tập thể dục, chơi thể thao, học võ để kiện thân, tập các tư thế Haltha Yoga vv...Hoạt động nghề nghiệp và những hành vi tư cách con người hay những hành động cử chỉ đều có ảnh hưởng đến Chánh Nghiệp. Trong thân còn có miệng lưỡi, ngoài việc ăn uống và hoạt động còn có lời nói là biểu hiện của tư tưởng, hành động và tình cảm. Chánh ngữ là những lời nói trung thực hài hòa và lợi ích cho mọi người.
B). Bồi Dưỡng Tình Cảm
Tình cảm, một mặt phát xuất từ vận động và sinh lý, một mặt do từ kho ký ức, là diễn trình tác động hổ tương giữa tâm lý và sinh lý.Sự vận động, ăn uống điều hòa và sinh lý cân bằng là chỉ dấu của tâm lý bình thường. Những cảm thọ lâu đời chấp chứa trong ký ức và tàng thức cũng như ảnh hưởng của vận động và sinh lý là những phát khởi tình cảm. Tình cảm rất cần thiết và cần phải thể hiện trong nếp sống đạo đức của con người.
Trong thập nhị nhân duyên là dây móc xích trói buộc con người.: Vô minh, Hành, Thức, Danh Sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Lão, Tử. Cắt đứt được hai móc xích nối giữa Thọ và Ái là vòng nhân duyên không còn nữa tức sanh tử không còn và khổ đau được giải thoát. Khổ đau là hệ quả của thất tình lục dục khi được giải thoát thì tâm được an lạc. Sự sống con người liên hệ với mọi người và hoàn cảnh xung quanh, nên khi ta giải thóat khổ đau của chính mình thì phải tìm cách giải thoát khổ đau cho kẻ khác. Nếu như ta không làm việc đó, tức là ích kỷ, thì mọi sự phiền não của mọi người xung quanh cũng ảnh hưởng đến ta. Như vậy, tình đồng bào nghĩa gia tộc, lòng thương yêu con người, mọi loài mọi vật, nói chung là chúng sinh là một thứ tình cảm cao thượng.
Lòng thương yêu và giúp đở mọi người, từ tốn, khoan dung độ lượng, nhẫn nhục làm cho ta giảm bớt tham, sân, si, nghi, mạn ác kiến. Thực hành tứ vô lượng tâm: tù, bi, hỷ, xả là cao cả hơn hết. Khi đã giải thoát được khổ đau, tức là tám gió (Bát phong: Lợi hại, Vui buồn, Vinh nhục, Khen chê) không động, dòng tâm thức lúc bấy giờ không còn vẩn đục và tình cảm trở nên an lạc.
C). Trau Dồi Trí Tuệ
Trau dồi trí tuệ-- nói theo thế tục, gọi là học hỏi ở trong trường hay ngoài đời để tư tưởng ngày thêm phát triển, nói theo đạo pháp, đó là thanh lọc dòng tâm thức vốn chứa những mầm móng của vô minh-- là hành trình tu dưỡng thân tâm theo Bát Chánh Đạo.
Tinh túy của trau dồi Trí Tuệ là thanh lọc dòng tâm thức luôn trôi chảy và giảm trừ nghiệp chướng trong Tàng Thức đã chất chứa nhiều đời nhiều kiếp. Đó là một hành động thực hiện phương pháp chuyển Thức (Vô Minh: sự tối tăm) thành Trí (Giác Ngộ: sự sáng suốt).
Khi Ý Tác Động với đối tượng sản xuất Tri Giác, là dòng Tâm Thức luôn trôi chảy. Nhận thức Tri Giác nầy do Ý Tác Năng gọi là Tri Thức hay Tư Duy. Nếu không biết Chánh Tư Duy hay không biết thanh lọc thì dòng tri thức ấy biến thành Tri Thức vụn vặt hay Tư Tưởng vẩn vơ. Thanh lọc bằng cách nào? Chánh Tư Duy là sao?
Thật ra Chánh Tư Duy được thể hiện bằng sự nối tiếp Chánh Kiến. Thấy thực tướng của vạn hữu là vấn đề của Kiến Đại, mà nắm bắt được thực tướng mới là công việc của Chánh Tư Duy. Thí dụ, Mắt thấy một cái bình, thấy biết được cái bình nầy là giả lập và huyển hóa, không thật theo thời không, cái thấy biết đó là Chánh Kiến. Muốn nắm bắt thực tướng của cái bình, tâm trực nhận nơi thể không của cái bình là Chánh Tư Duy. Chánh kiến là thấy biết cái bình là thực tại gỉa lập. Chánh tư duy là nhận biết cái mình thấy biết đó, nghĩa là Biết cái mình biết hay biết tánh không của cái bình. Vậy khi chúng ta xuất Ý Tác năng ra khỏi kho chứa (Tàng thức) đúng cách thì nó giảm trừ nghiệp thức hay là nó soi mòn những chũng tử trong tàng thức. Nghiệp thức là những tư tưởng vẩn vơ, dòng tâm thức bất an luôn trôi chảy; dòng tâm thức khuấy động như vậy thì nó luôn vẩn đục. Thanh lọc tri thức vụn vặt nầy bằng thể hiện Giác Trí Tuệ, thì dòng tâm thức trở nên trong sáng và nghiệp thức (cặn bã) từ đó giảm dần.
Thiền, Chánh Tư Duy, hay Chánh Niệm, cả Bát Chánh Đạo là con đường giảm trừ nghiệp thức cũ mà còn tạo ra những dòng tâm thể trong sáng ở tương lai. Vậy ngay hiện tại, chúng ta hành Thiền là bài tập để diệt dần nghiệp chũng quá khứ và tạo nhân tốt cho tương lai vì hiện tại tâm thể trong sáng không vẩn đục, tâm được an định, không có nhân tố xấu trong tâm thì quả sẽ giải thoát cảnh phiền não khổ đau, mà đạt sự an lạc tự tại.
1). Đối Với Thế Tục.
Bài học ở trường, gia đình, xã hội, trường đời được phổ truyền những tiêu chuẩn chân lý đạo đức làm kim chỉ nam cho mọi người noi theo mà hành sử hầu tránh bất an trong tâm (phiền não khổ đau) để được sự sống an vui hạnh phúc.Hành động ngôn ngữ tư tưởng được xem là Thiện hay Ác là do những động cơ thúc đẩy tốt hay xấu và kết quả hành động đó đem đến hạnh phúc hay đau khổ. Người ta có thể gọi đó là đạo đức hay luân lý nhưng thật ra chỉ là những cơ chế của hạnh phúc và đau khổ. Hạnh phúc hay đau khổ thường dính mắc với cái Ngã. Cái Ngã được hiểu là không thật có, thì không cần chấp nhận cái gì đang đến, mà là để hành động tự do hơn, không còn bị cái Tôi ràng buộc, một cái Tôi là đầu mối của một chuỗi dài thương và ghét. Thoát ra khỏi sự vị ngã sẽ cho ta tự do hành động hơn. Quá khứ đã qua rồi nhưng tương lai thì chưa đến. Quan điểm của Phật tử, theo cách nói của nhà Sư Tây Tạng Matthieu, chấp nhận hiện tại vì lẽ cái gì đang xãy ra là kết quả của việc làm xưa cũ. Nhưng tương lai thì tùy thuộc ở hắn. Nguời thế tục không theo một tôn giáo nào thì tuân theo nếp sống đạo đức hay luân lý của xã hội thì cũng hợp lý hợp tình để được trong lòng thanh thản an vui và hạnh phúc, ít ra trên phương diện hình thức sống thanh bình trong gia đình và xã hội với tình thương yêu, lòng nhân ái, tính khoan dung và phải thật tâm kiên trì và nhịn nhục.
Còn đối với cư sĩ, có học hiểu Phật pháp, tin vào luật nhân quả thì nhận thức rõ ràng sự giả danh của Tự Ngã và sự vô thường của Sự Vật, nên có cái nhìn sâu sắc hơn. Sự Tĩnh thức của người Phật tử là bình tĩnh làm chủ được cái Ngã, là sáng suốt hơn, cương quyết hơn trong hành động. - "Nó sẽ mở rộng sự hiểu biết của chúng ta về nguyên nhân của hạnh phúc và đau khổ. Nó sẽ giúp ta hành động đúng hơn. Sự dính mắc vào cái Ngã không làm cho chúng ta nhận xét tốt hơn, trái lại nó làm mờ tối chúng ta. Nếu hành động của chúng ta không sáng suốt, thiếu can đảm là vì chúng ta là món đồ chơi của cái Ngã nầy. Có một câu nói:" Cái nhìn của thánh nhân xa hơn trời cao, sự thấu hiểu luật nhân quả của họ có tinh tế hơn bột mì." Chúng ta không chống lại được kết quả cái gì chúng ta đã gieo, nhưng chúng ta có thể xây dựng tương lai bằng cách biết phân biệt cái gì đưa đến tai họa và cái gì làm ta thoát ra được. Đối với người Phật tử, Hạnh phúc là cảm tưởng hiện thực hóa cái tiềm lực có sẳn ở mỗi con người và hiểu ra được bản thể tối hậu của tâm mình. Với một kẻ biết tìm cho đời mình một ý nghĩa, mỗi giây phút là một mũi tên bay đến mục tiêu. Nếu không biết đem lại một ý nghĩa cho cuộc đời thì sẽ rơi vào thụ động rồi sinh ra thất vọng cuối cùng có thể dẫn đến tự vẫn. Hạnh phúc dĩ nhiên là cần đến sự hiểu biết. Không có sự hiểu biết thì không làm sao chữa lành được nguyên nhân gây ra đau khổ là sự bất mãn triền miên luôn luôn dằn vặt chúng ta. Sự bất mãn đó cũng nảy sinh từ chỗ chúng ta không chiến thắng được những tình cảm tiêu cực như lòng căm giận, sự ghen ghét, sự luyến ái, tham lam, ngã mạn tất cả đều do một cái nhìn duy ngã về cuộc đời, do sự dính mắc về cái "Tôi" quá ư là hùng mạnh. Một yếu tố cần thiết khác cho hạnh phúc chỉ gồm ba chữ: Lòng vị tha, tình yêu, và lòng nhân ái. Làm sao chúng ta hạnh phúc được khi quanh ta có bao người rên xiết. Hơn nữa, dù thế nào thì hạnh phúc của chúng ta cũng dính liền chặt chẽ với hạnh phúc của kẻ khác. Vì lẽ Phật giáo chủ trương một khoa học của tâm linh, một kỹ thuật thiền định cũng vì nó đề cập đến những cơ chế căn bản nhất của hạnh phúc và đau khổ. Tại sao phải tham thiền? Việc làm nhẹ đi đau khổ vật chất lại chưa đủ hay sao? Những điều kiện sinh hoạt bên ngoài có thể thuận lợi cho sự thoải mái của chúng ta, cho các tiện nghi đời sống, sức khỏe, tuổi thọ và ngay cho suốt cuộc đời chúng ta. Nhưng những thứ đó không đem lại cho ta sự an lạc nội tâm. Chính cái tâm là nguồn cội của sự thỏa mãn và bất mãn, hạnh phúc và đau khổ, thành công và thất bại. Chính cái tâm quyết định thái độ chúng ta với cuộc đời. Khi chúng ta đã quyết định theo con đường tâm linh, sau nhiều năm tháng hành trì, chúng ta tự xét xem đã vượt thoát được lòng tham, sự kiêu căng, ghen ghét và nhất là những tình cảm vị ngã và vô minh là nguyên nhân của mọi đau khổ. Tu để làm gì? Là để xử dụng những chân lý căn bản của Phật giáo ngõ hầu làm hiển lộ Phật tính ở mỗi chúng ta - "(Sư Mathieu).
Tu là bình tĩnh làm chủ mình, sáng suốt trước những phản ứng đối nghịch tư tưởng tình cảm và hành động của mình. Làm chủ chính mình là bình tĩnh quán xét phân tích nguyên nhân của Tham, Sân, Si, Nghi, Mạn và Ác kiến phát xuất từ Vọng tưởng của cái "Tôi" chủ thể giả lập nầy. Cho nên tu là làm thế nào không còn chấp vào cái Ngã thì được tự do tự tại (tức là Năng Sở song vong). Tu là vượt thóat màn vô minh của tâm thức (Ngã thức) luôn lăn trôi theo trần cảnh mà chịu phiền não khổ đau. Vượt thoát cái Thức Ngã, cái chấp chứa những chũng tử nhân duyên chằng chịt vốn là gốc của luân hồi sanh tử, là để đến bến bờ giác ngộ. Người Phật tử hiểu rằng ngay trong hiện tại mình sống được tĩnh thức (nhân), tâm an bình đã là hạnh phúc mà hạnh phúc là thoát khỏi khổ đau, thì quả tương lai cũng sẽ trổ cảnh tự tại an lạc như vậy mà thôi.
2). Đối Với Tu Sĩ
Ngoài cách tu thân như người thế tục và pháp học ra, tu sĩ Phật giáo còn phải giữ giới luật nghiêm túc. Thật ra giới luật chỉ là hướng dẫn thực hiện mà tu sĩ phải có sự tự giác, thật sự thực hiện giới luật. Người tu sĩ không những học hỏi giáo lý chuyên thâm, hành trì giới luật nghiêm minh mà còn phải thực hành Giác Trí Tuệ hay gọi là Hành Thiền. Mục đích hành Thiền như đã trình bày nêu trên trong Pháp học.
a). Tri nhận thực tại:
+ Người tu sĩ thực hành nghiêm chỉnh Bát Chánh Đạo. Làm con người tất nhiên là phải tu thân (nhân đạo) trước tiên, cần thiết hơn nữa là phải sống theo Chánh Nghiệp đối với tu sĩ Phật Giáo bao gồm mọi hoạt động của thân xác kể cả khẩu và ý là điều kiện hết sức chơn chánh không những tránh gây oan trái, gây hại hay bất lợi cho chúng sanh, mà còn phải tạo phước đức cho mọi loài. Chánh Nghiệp là hành động, cử chỉ và tư cách của tu sỉ hết sức gắng bó với giới luật. Ngoài ra Chánh Ngữ rất ư là quan trọng đối với tu sĩ trong sinh hoạt hàng ngày, trong tiếp xúc, đối xử hay đối thoại hoặc nói pháp mỗi mỗi đều phải hết sức trung thực, khách quan hợp với chân lý, thành thật hài hòa và không hư dối. Mặt khác, thức ăn dinh dưỡng cho thân xác cần tinh khiết là sống theo Chánh Mạng. Đó là cách tu thân theo hình thức bên ngoài.
+ Trong nội tâm lúc nào cũng giữ Chánh Niệm, nghĩa là không khởi vọng niệm. Vọng niệm phát xuất từ tư tưởng vẩn vơ, ý tưởng so đo chấp trước. Chánh Kiến là thấy biết thực trạng của vạn pháp như nó là, tức bản tánh thực của tự tâm cũng là bản tánh thực sự của sự vật.. Chánh Tư Duy là nhận thức thực tướng các thiện pháp. Chánh Tinh Tấn là siêng năng tu tập bất thối chuyển. Và Chánh Định là giữ thân khẩu ý (tam nghiệp) thanh tịnh, tâm vắng lặng tịch tĩnh.
Tri nhận thực tại giả lập là sống theo Tĩnh Thức. Tĩnh là cái Biết của thâm tâm, Biết của Trí. Thức là cái Biết của căn trần. Vậy Tĩnh Thức là Biết về Cảm Giác, về đói tượng. Thí dụ, thấy cái bàn. Thấy là căn, cái bàn là trần. Thấy cái bàn làThức, Biết thấy cái bàn là Tĩnh Thức. Tri nhận (Biết) thực tại giả lập (Thức) là Tĩnh Thức. Tĩnh thức là cái biết của Sở Tri, cái biết về đối tượng, hay là Giác Thức.
Tri nhận thực tại tuyệt đối là sống theo Tĩnh Giác. Tĩnh là cái biết của Trí, còn Giác là Tánh Biết của Cảm Giác, hay cái biết của Năng Tri, cái biết của chủ thể. Tĩnh Giác là Biết về Tánh Mình Biết. Thí dụ thấy cái bàn, Biết tánh Thấy; nghĩa là Biết Thấy Có, khi không có cái bàn thì Biết Thấy Không. Tánh Thấy thì thường hằng, cái bàn thì vô thường khi có khi không. Cho nên Tĩnh Giác là Biết lại Tánh mình thấy, cũng gọi là Giác Trí.
b). Thể hiện thực tại:
Người tu sĩ muốn đạt đến giác ngộ giải thoát cho mình và giác tha tất cần thiết phải thật hành Bát Chánh Đạo. Có thể tu theo Lục Độ hoặc giả theo tất cả lối tu không cần phân biệt Nguyên Thủy, Đại Thừa, Mật Tông, Tịnh Độ hay Thiền Tông, miễn là làm sao cho Tâm được an định và trong sáng thì Chân Tâm được hiển bày. Có hai phương pháp thực hành để thành tựu cho dòng Tâm Thức được tích lũy thanh lọc trong sáng và an định là: một là thực hành thường xuyên đầy đủ Bát Chánh Đạo trong trong suốt cuộc đời, hai là thực hành Thiền Định theo thời biểu hàng ngày liên tục theo kiếp sống. Việc thanh lọc dòng tâm thức rất quan trọng và càng thiết yếu hơn là cần Tâm được an định. Muốn Tâm An Định thì có rất nhiều cách, chúng tôi giới thiệu những trích dẫn bài khảo luận của những nhà đạo học và các bậc trí giả với những môn phái khác nhau nhưng cùng chung một mục đích.
b.1. Pháp Môn Niệm Phật. (Tịnh Độ, HT. T.Thiện Hoa)
Phương pháp tu về Cực lạc có nhiều lối, nhưng không ngoài các pháp niệm Phật. Đây lược kể bốn pháp niệm Phật:
b.1.1. Trì danh niệm Phật
Trì danh niệm Phật tức là giữ một lòng nhớ nghĩ danh hiệu Phật, là niệm "Nam mô A Di Đà Phật ". Khi đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống cũng niệm. Niệm từ buổi mai khi mới thưc dậy, cho đến buổi tối, trước khi đi ngủ. Niệm suốt cả ngày không xen hở. Khi gần đi ngủ, ngồi xếp bằng bán già hay kiết già, chắp tay mà nguyện rằng:
"Con tin lời của đức Phật A Di Đà, giữ một lòng niệm danh hiệu Ngài, nguyện đời nầy, bao nhiêu tội chướng thảy đều tiêu sạch, đến khi lâm chung được Phật và các vị Bồ Tát, đến tiếp dẫn chúng con về Cực lạc.
b.1.2. Tham cứu niệm Phật
Pháp niệm Phật tương tợ pháp trì danh, nhưng mà có khác nghĩa, làm môi miệng không động, niệm không ra tiếng, mà trong tư tưởng có niệm Phật.
Khi niệm có tiếng thì xét tiếng ấy từ đâu mà sanh ra. Đến khi hết niệm không nghe nữa, thì xét tiếng ấy coi nó đi vào chỗ nào. Xét cho biết chỗ sinh ra, chỗ trở về là đã được một phần công phu khá cao rồi, cứ giữ như thế mà niệm, đừng cho tán loạn, thì chắc có ngày minh tâm kiến tánh.
b.1.3. Quán tưởng niệm Phật
Là quán tưởng hình dung đức Phật à ở trước mắt ta, mình cao một trượng sáu thước, đứng trên hoa sen, và quán thân ta cũng ngồi trên hoa sen, chắp tay hầu Phật. Phật thấy ta, ta thấy Phật. Quán như thss lâu ngày, đi, đứng, nằm, ngồi, nhắm mắt, mở mắt đều thấy Phật, tức là pháp quán đã thuần thục.
b.1.4. Thật tướng niệm Phật
Thật tướng niệm Phật là niệm Phật hợp với chân tâm. Vì tất cả các pháp đều do tâm biến hiện, bởi tâm biến hiện, nên tướng nó đều là hư vọng (phàm sở tướng, giai thị hư vọng), duy có chân tâm là chân thật, không sinh, không diệt; không chứ, không lai, xưa nay thanh tịnh bình đẳng như như, không hư vọng, không biến diệt, cho nên mới gọi là thật tướng.
Ba pháp niệm Phật trước thuộc về Sự, có tánh cách tiệm tu và tiệm quán. Đến pháp thứ tư nầy, là thuộc về Lý tánh, cao siêu hơn cả. Niệm Phật đến đây, mới hoàn toàn rốt ráo, mới ngộ tánh mình là Phật A Di Đà, tâm mình là cảnh Tịnh độ.
Nhưng chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng: nhờ có Sự mới hiển ra Lý. Trớc hết cũng do Trì danh niệm Phật, Quán tưởng niệm Phật v.v...nhờ lối dụng công tu ba pháp trước, đến lúc thuần thục không còn thấy có mình là người niệm Phật và Phật là một vị mình niệm, chỉ còn có một chơn tánh vừa yên lặng, vừa chiếu soi không năng, không sở, không bỉ, không thử, không hữu, không vô. Chỗ này chính như trong Kinh tứ Thập Nhị Chương, Phật nói: "Niệm đến chỗ vô niệm"; hay trong kinh A Di Đà nói: "Được nhứt tâm bất loạn
b.2 Phép Niệm Phật Bằng Ba Tự Tính
b2.1- Niệm Phật bằng Tướng.
Niệm ra tiếng là thể hiện tác động của căn trần. Miệng niệm ra tiếng lục tự, căn tai nghe tiếng lục tự. Khi ta đọc lục tự ít ra ta đã nghe tiếng lục tự phát ra và căi tai ta nghe, đó là động tác vạch sóng giữa dòng tâm thức mà nắm bắt lục tự. Khi ta theo dõi tiếng lục tự là ta tập trung vào tiếng đọc đó, dòng tâm thức ngoài lục tự đã phủ định (tha tính không); nghĩa là khi ta niệm Phật là mọi vọng tưởng tạm thới không quấy rối trong tâm ta, dù không hoàn toàn ngăn chận hết tâm viên ý mã, ít ra ta đã thanh lọc phần ý tưởng vẩn vơ và làm cho tâm bớt vọng động. Niệm Phật theo Căn Trần là lối chủ thể tác động với đối tượng là trần là hiện tượng (tướng) ở ngoà tâm. Đối tượng ngoài là một thực tại giả lập, nó không có tự tính và không chắn chắn, hay thay đổi nên nó dễ bị vọng tưởng xen vào.
b.2.2.- Niệm Phật bằng Thức.
Khi ta niệm lục tự thầm trong tâm, tiếng được thầm hội chỉ làTưởng Thức. Mặc dù tưởng thức cũng ở trong tâm được ý tác động để tưởng niệm cũng cùng ở chung một tâm, và dầu cho tưởng thức và ý tác động chung dòng nhất nguyên, nhưng nó cũng chỉ là tưởng thức của lục tự là một thực tại tùy thuộc ở chung dòng nhất nguyên tương đối mà thôi. Tác dụng của cách niệm Phật nầy là ở chỗ xâm nhập, tập trung và xoáy sâu trong dòng tâm thức đang trôi chảy mà làm nổi bật lục tự để phá tan đám mây mờ của tâm trí. Lợi ích thì nhiều hơn niệm bắng tiếng vì thuận trong tứ oai nghi và khi đi ngũ.
b.2.3.- Niệm Phật bằng Trí.
Thật sự niệm Phật bằng Trí là chỉ dùng hai cách niệm Phật trên rồi chuyển thành trí. Vì niệm Phật bằng căn trần thức là niệm thực tại giả lập, và niệm Phật bằng thức là niệm thực tại tùy thuộc, tất cả hai phép trên chỉ niệm theo bóng dáng (thức) của lục tự mà thôi. Từ thực tại giả lập hay tùy thưộc ta chuyển thành trí tức thực tại tuyệt đối. Trí là cái biết của tâm nó toàn diện và thường hằng, nhiều hơn cái biết của căn trần hay căn thức vì bị giới hạn ở các căn. Văy khi ta niệm lục tự ra tiếng hay niệm thầm, biết ta đang niệm. Biết (của Trí)) cái mình biết (của Căn), tức là Tri Thức Đúng (Trí) cái tri thức sai làm của nhị nguyên (chủ khách) là đã giải thoát mọi phiền não khổ đau.
b.3. Pháp Niệm Chú:
Chúng ta cần tìm hiểu hai thần chú nổi tiếng nhất của Tây Tạng là thần chú Padmasambhava, gọi là thần chú kim cang thượng sư (Vajra Guru Mantra):
OM AH HUM VAJRA GURU PADMA SIDDNI HUM, và thần chú của Quán Thế Âm, vị Phật của lòng bi mẫn, OM MANI PADME HUM. Hai thần chú nầy cũng như phần đông thần chú, đều bằng phạn ngữ, cổ ngữ thiêng liêng của Ấn Độ. (Trích trong Tạng thư Sống Chết, tr 522-528)
Thần Chú Kim Cang Thượng Sư:
Thần chú nầy được giải thích căn cứ lời giảng dạy của hai ngài Dudjom Rinpoche và Dilgo Rinpoche.
OM AH HUM - Những âm Om Ah Hum có nghĩa ngoài, nghĩa trong và nghĩa mật. Nhưng ở mỗi tầng như vậy, Om đều tiêu biểu cho thân. Ah lời và Hum là ý. Cả ba âm tiêu biểu năng lực ân sủng của chư Phật để chuyển hóa thân, lời, ý.
Theo nghĩa ngoài, Om tịnh hóa mọi ác nghiệp của nhân, Ah của thân, Ah của lời, và Hum của ý. Nhờ tịnh hóa thân, lời, ý, Om Ah Hum đem lại ân sủng của thân, lời, ý chư Phật... Khi đọc thần chú này, là ta tịnh hóa hoàn cảnh cũng như bản thân và những người ở trong đó.
Theo nghĩa trong, Om tịnh hóa những huyệt đạo vi tế, Ah tịnh hóa nội phong hay khí lực, và Hum tịnh hóa chất sáng tạo.
Ở tầng mức sâu hơn, Om Ah Hum biểu trưng ba thân của Liên Hoa Bộ. Om là Pháp thân, Phật A Di Đà, Đức Phật của ánh sáng vô lượng;Ah là Báo thân, Quán Thế Âm, vị Phật của Tâm Đại Bi; và Hum là ứng hóa thân, Liên Hoa Sanh. Điều nầy có nghĩa, trong trường hợp thần chú này, cả ba thân đều thể hiện trong một vị là Padmasambhava, Liên Hoa Sanh. VAJRA GURU PADMA Vajra được ví như kim cương, đá quí nhất và cứng nhất. Cũng như kim cương có thể cắt bất cứ gì, mà chính nó thì không gì phá hủy được, cũng thế trí tuệ bất nhị bất biến của chư Phật không bao giờ bị hoại hay bị phá hủy bởi vô minh, và có thể cắt được mọi vọng tưởng chướng ngại. Những đức tính và hoạt động thân, lời, ý của chư Phật có thể làm lợi lạc hữu tình với năng lực sắc bén vô ngại như kim cương. Và cũng như kim cương không tì vết, năng lực sáng chói của nó tuôn phát từ sự chứng ngộ bản chất pháp thân của thực tại, bản chất của Phật A Di Đà.
Guru có nghĩa là sức nặng, chỉ một người tràn đầy đức tin kỳ diệu, thể hiện trí tuệ, hiểu biết, từ bi và phương tiện thiện xão. Cũng như vàng ròng là loại kim nặng nhất quí nhất, cũng thế những đức không lỗi, không thể nghĩ bàn của bậc thầy làm cho vị ấy không ai vượt qua được, thù thắng hơn tất cả. Guru tương đương với Báo thân và Quán Thế Âm, vị Phật của Tâm Đại Bi. Lại nữa, về Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) giảng dạy con đường mật tông, biểu tượng là Kim Cương và nhờ thực hành mật tông mà Ngài đạt giác ngộ tối thượng, cho nên Ngài được biết dưới danh hiệu là Kim Cương Thượng Sư.
Padma hoa sen, có nghĩa là Liên Hoa Bộ trong ngũ bộ và nhứt là khía cạnh ngôn ngữ giác ngộ của chư Phật ấy. Liên hoa bộ là dòng họ Phật mà con người thuộc vào. Vì Padmasambhava là ứng thân trực tiếp của Phật A Di Đà, vị Phật nguyên ủy của Liên hoa bộ, nên Ngài được gọi là Padma, hoa sen. Danh hiệu Liên Hoa Sanh của Ngài kỳ thực ám chỉ câu chuyện Ngài sinh ra trên một đóa sen nở. Khi những âm thanh Vajra Guru Padma đi liền nhau, thì cũng có nghĩa là tinh túy và ân sủng của Kiến, Thiền, Hành. Vajra nghĩa là tinh chất của chân lý bất khả hoại, bất biến, cũng chắc như kim cương, mà chúng ta cầu mong thực hiện được trong Kiến của chúng ta. Guru tiêu biểu tính chất ánh sáng và sự cao quí của giác ngộ, mà ta cầu cho kiện toàn trong thiền định của mình. Padma tiêu biểu bi mẩn, mà chúng ta cầu thể hiện trong Hành Động của chúng ta.
Vậy nhờ tụng đọc thần chú nầy mà ta nhận được ân sủng của tâm giác ngộ, những đức cao quí và lòng bi mẩn của Padmasambhava và tất cả chư Phật.
SIDDHI HUM Siddhi là thành tựu, đạt đến, ân sủng và chứng ngộ. Có hai thứ thành tựu: tương đối và tuyệt đối. Nhờ nhận được ân sủng tương đối, tất cả chướng ngại trong đời như bịnh tật tiêu trừ, mọi thứ nguyện tốt được thành tựu, những lợi lạc như sống lâu, tiền của tăng và mọi hoàn cảnh đều được tốt lành, giúp cho tu tiến và chứng ngộ, trạng thái thực chứng hoàn toàn của đấng Liên Hoa Sanh, để tự lợi và lợi tha. Bởi thế nhờ nhớ đến và cầu nguyện với những năng lực thân, lời, ý của Ngài, mà chúng ta sẽ được những ân sủng tương đối và tuyệt đối. Siddhi Hum được xem là thâu tóm vào tất cả ân sủng, như nam châm hút sắt. Hum tiêu biểu tâm giác ngộ của chư Phật, và là xúc tác thiêng liêng của thần chú. Giống như tuyên bố lên quyền năng và chân lý của thần chú: Hãy là như vậy! Ý nghĩa cốt yếu của bài là chú là: Con triệu thỉnh Ngài, đấng Kim Cang Thượng Sư, với ân sủng của Ngài, xin hãy ban cho con những thành tựu thế gian và xuất thế gian.
Dilgo Khientse Rinpoche giải thích:
Mười hai âm Om Ah Hum Vajra Guru Padma Siddhi Hum mang tất cả ân sủng của mười hai bộ kinh giáo của Phật, tinh túy của tám mươi bốn ngàn pháp môn. Bởi thế tụng một lần thần chú Kim Cang Thượng Sư cũng có phước như là đã đọc mười hai bộ kinh điển và thực hành các pháp môn khác. Mười hai bộ kinh điển là phương thức giải cứu chúng ta khỏi mười hai nhân duyên giam giữ chúng ta trong vòng sinh tử. Mười hai móc xích nầy là guồng máy của luân hồi sanh tử làm cho luân hồi tiếp nối. Nhờ tụng mười hai âm nầy của thần chú Kim Cang Thượng Sư, mười hai nhân duyên được tịnh hóa, tẩy sạch cấu uế của nghiệp cảm và giải thoát sanh tử.
Mặc dù ta không thể trông thấy đức Liên Hoa Sanh, nhưng tâm giác ngộ của Ngài đã thể hiện dưới hình thức thần chú này, thần chú này có được toàn thể ân sủng của Ngài, Bởi thế khi bạn kêu Ngài bằng cách tụng đọc mười hai âm thần chú này, thì bạn sẽ được ân sủng và công đức vô lượng.
THẦN CHÚ CỦA ĐẠI BI TÂM: OM MANI PADME HUM.
- Tạng ngữ đọc là Om Mani Pémé hung. Thần chú nầy tiêu biểu tâm đại bi và ân sủng của tất cả chư Phật, Bồ Tát, nhứt là ân sủng của Quán Tự Tại, vị Phật của lòng bi mẩn. Quán Tự Tại (hay Quán Thế Âm) là hiện thân của Phật trong hình thức Báo Thân, và thần chú của Ngài được xem là tinh túy của lòng bi mẩn của chư Phật đối với hữu tình. Nếu Liên Hoa Sanh là bậc thầy quan trọng nhất của người Tây Tạng, thì Quán Tự Tại là vị Phật quan trọng nhứt của họ, là vị thần hộ mạng của dân tộc nầy. Có câu nói nổi tiếng là vị Phật của lòng bi mẩn đã ăn sâu vào tiềm thức Tây Tạng tới nổi một hài nhi vừa biết nói tiếng mẹ là đã biết đọc thần chú nầy, om mani padme hum.
Kalu Rinpoche viết: Một cách khác để giải thíchthần chú nầy là, Om là tính chất của thân giác ngộ. Man Padme tiêu biểu ngữ giác ngộ; Hum tiêu biểu ý giác ngộ. Thân ngữ ý của tất cả chư Phật được tàng ẩn trong âm thanh của thần chú này. Thần chú này tịnh hóa những chướng ngại của thân lời ý, và đưa tất cả hữu tình đến trạng thái chứng ngộ. Khi tụng thần chú này, và phối hợp với đức tin và tinh tấn thiền định, thì năng lực chuyển hóa của thần chú sẽ phát sinh và tăng trưởng.Quả vậy, chúng ta có thể tịnh hóa bản thân bằng phương pháp ấy.
Đối với những người đã quen thuộc với thần chú này, suốt đời tụng đọc với nhiệt thành và niềm tin, thì Tử Thi Tây Tạng, ở trong cõi Trung Ấm:
Khi âm thanh của Pháp tánh gầm thét như ngàn muôn sấm sét, nguyện cho tất cả tiếng này trở thành âm thanh của thần chú sáu âm. Tương tự Kinh Lăng Nghiêm cũng nói: Mầu nhiệm thay là âm thanh siêu việt của Quán Thế Âm. Đấy là âm thanh tối sơ của vũ trụ...Đó là tiếng thì thầm ầm ỉ của thủy triều trầm lắng. Tiếng mầu nhiệm ấy đem lại giải thoát bình an cho tất cả hữu tình đang kêu cứu trong cơn đau khổ, và đem lại một sự an trú thanh tịnh cho tất cả những ai đang tìm sự thanh tịnh vô biên của niết bàn.
b.4. Pháp Thiền:
b.4.1. Thiền Tông với Thiền Tiểu Thừa (Trích trong Tự Gia Bảo, T. Thanh Từ).
Thiền Tiểu Thừa có nhiều lối tu, đại để đều căn cứ trên hình thức hiện có của thân căn, trần cảnh và tâm thức. Như pháp Thiền, tùy bệnh đói trị, người nặng bệnh tham dục dùng quán quán bất tịnh đối trị, người nặng bệnh sân hận dùng quán từ bi đói trị, người nhiều loạn tưởng dùng quán sổ tức đối trị, người nhiều ngu si dùng quán nhân duyên đối trị, người nhiều tham sân si đồng nhau dùng pháp quán Phật tam muội đối trị. Đó là y cứ tâm bệnh dùng pháp tu quán để đối trị. Hoặc lối quán tứ đại, quán đất, quán nước, quán gió, quán lửa, từ một đóm nhỏ cho đến trùm cả hư không. Hoặc lối quán màu sắc, màu xanh, màu vàng, màu trắng, màu đỏ, cũng từ một điểm nhỏ cho đến đày dẩy hư không. Hoặc trụ tâm vào một điểm trên đàu cây hương hay một vòng tròn nhỏ trên vách cho đến nó phát quang. Hoặc dùng chánh quán
Tứ niệm xứ, quán Tứ đế, quán mười hai nhơn duyên v.v.. Đến kết quả được tứ thiền, bát định và tiến lên tứ gia hạnh, thành tựu tứ quả Thanh Văn. Bởi pháp thiền này cuộc hạn trên hình thức và tu chứng từng thứ bậc, nên khác hẳn với Thiền Tông. Thiền Tông chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật, không thuộc hình thức cũng không thứ bậc.(tr 390)
b.4.2. Thiền Nguyên Thủy hay Tiểu Thừa.
Lúc thực tập bạn có thể ngồi kiết già, hay bán già hoặc ngồi hai chân không chồng lên nhau. Nếu thấy ngồi dưới sàn nhà khó định tâm hay làm bạn khó chịu, bạn có thể ngồi trên ghế. Tóm lại, bạn có thể ngồi cách nào miễn thấy thoải mái là được.
1. Bài Tập Thứ Nhất
Hãy chú tâm vào bụng. Nên nhớ là chú tâm, chứ không phải chú mắt vào bụng. Chú tâm vào bụng bạn sẽ thấy được chuyển động phồng xẹp của bụng. Nếu không thấy rõ được chuyển động của bụng, bạn có thể đặt hai tay lên bụng để "cảm giác" sự phồng xẹp. Một lúc sau, bạn sẽ nhận rõ sự chuyển động vào ra của hơi thở. Bạn hãy ghi nhận sự phồng lên khi hít vào và xẹp xuống khi thở ra. Mọi chuyển động của bụng đều phải được ghi nhận. Từ bài tập này bạn biết được cách chuyển động của bụng. Bạn không cần để ý đến hình thức của bụng mà chỉ cần theo dõi cảm giác, sức ép do chuyển động của bụng tạo nên mà thôi.
Đối với những người mới tập thiền, đây là phương pháp rất có hiệu quả để phát triển khả năng chú ý, định tâm và tuệ giác. Càng thực tập lâu càng thấy sự chuyển động rõ ràng hơn. Khi tuệ giác phát triển trọn vẹn thì ta sẽ nhận thức được những diễn tiến liên tục của tiến trình tâm-sinh-lý qua mỗi giác quan. Vì là người sơ cơ hành thiền, sự chú ý và khả năng định tâm còn yếu nên bạn sẽ thấy khó giữ tâm trên những chuyển động phồng xẹp liên tục. Do đó bạn có thể nghĩ rằng: "Ta chẳng biết cách giữ tâm trên mọi chuyển động phồng xẹp này". Bạn cần nhớ rõ đây là một tiến trình học hỏi vì vậy hãy yên tâm tiếp tục hành thiền. Chuyển động phồng xẹp của bụng luôn luôn hiện hữu, vì vậy ta không cần tìm kiếm chúng. Thực ra, những thiền sinh mới chỉ cần đơn thuần chú tâm trên hai chuyển động phồng xẹp mà thôi nên sự thực tập cũng không khó khăn lắm. Bạn hãy tiếp tục thực tập bài tập số một này bằng cách chú tâm vào chuyển động phồng xẹp. Đừng bao giờ lập đi lập lại ra lời những chữ phồng xẹp, chỉ cần niệm thầm mà thôi. Niệm thầm sẽ giúp quí bạn dễ chú tâm vào đề mục. Nhưng nếu niệm thầm cản trở sự chú tâm của bạn, thì bạn chỉ ghi nhận sự chuyển động của bụng mà không cần niệm thầm cũng được. Nên thở đều đặn tự nhiên tránh thở dài hay ngắn quá. Nhiều thiền sinh muốn thấy rõ sự phồng xẹp nên hay thở dài hoặc thở nhanh, làm như thế sẽ khiến bạn mệt.
2. Bài Tập Thứ Hai
Trong khi thực tập quan sát sự phồng xẹp của bụng những tư tưởng khác sẽ phát sinh làm bạn quên mất sự chú tâm. Tư tưởng, ham muốn, ý nghĩ, tưởng tượng, v.v... sẽ xuất hiện giữa những "phồng xẹp". Bạn không nên bỏ qua những phóng tâm hay vọng tưởng này mà phải ghi nhận từng phóng tâm một khi chúng phát sinh.
Khi tâm bạn tưởng tượng điều gì, bạn phải biết mình đang tưởng tượng và ghi nhận: "tưởng-tượng, tưởng-tượng, tưởng-tượng". Khi bạn chỉ đơn thuần nghĩ đến điều gì phải ghi nhận: "nghĩ, nghĩ, nghĩ". Khi bạn suy gẫm, ghi nhận: "suy-gẫm, suy-gẫm, suy-gẫm". Khi bạn có dự định làm điều gì hãy ghi nhận: "dự-định, dự-định, dự-định". Khi tâm bạn đi lang bạc không để ý đến phồng xẹp hãy ghi nhận: "phóng-tâm, phóng-tâm, phóng-tâm". Khi tưởng tượng hay đang đi đ?n một nơi nào phải ghi nhận: "đi, đi, đi". Khi đến thì ghi nhận: "đến, đến, đến". Khi nghĩ đến gặp người nào đó thì ghi nhận: "gặp, gặp, gặp". Khi nghĩ đến nói chuyện với ai thì ghi nhận: "nói, nói, nói". Khi bàn cãi thì ghi nhận: "bàn-cãi, bàn-cãi, bàn- cãi". Khi thấy hình ảnh màu sắc ghi nhận: "thấy, thấy, thấy". Mỗi một khi tâm thấy gì, nghĩ gì đều phải ghi nhận cho đến khi chúng biến mất. Sau khi chúng biến mất ta lại chú tâm vào sự phồng xẹp. Phải chú tâm hành trì đừng chểnh mãng. Khi định nuốt nước bọt phải ghi nhận: "định, định, định". Khi nuốt phải ghi nhận: "nuốt, nuốt, nuốt". Muốn khạc nhổ, ghi nhận: "muốn, muốn, muốn" rồi lại trở về sự phồng xẹp. Nếu bạn muốn khum cổ ghi nhận: "muốn, muốn, muốn"; trong khi khum cổ ghi nhận: "khum, khum, khum". Khi bạn định ngửng cổ lên, ghi nhận: "định, định, định". Khi ngửng cổ lên ghi nhận: "ngửng, ngửng, ngửng". Tác động ngửng cổ hay khum cổ phải làm từ từ.
Sau khi đã chú tâm ghi nhận mỗi một động tác đó, ta lại trở về với sự phồng xẹp.
3. Bài Tập Thứ Ba
Vì phải liên tục thiền trong một khoảng thời gian khá dài với một tư thế ngồi hay nằm nên bạn sẽ cảm thấy mệt và thấy mỏi tay chân. Trong trường hợp này, bạn hãy chú tâm vào nơi mỏi mệt và ghi nhận: "mỏi-mệt, mỏi-mệt, mỏi-mệt". Hãy ghi nhận một cách tự nhiên, không mau quá cũng không chậm quá. Cảm giác mệt mỏi sẽ dần dần giảm đi và cuối cùng hết hẳn. Nếu sự mệt mỏi kéo dài đến độ không chịu đựng nổi, lúc bấy giờ bạn hãy thay đổi tư thế. Tuy nhiên đừng quên ghi nhận "muốn, muốn, muốn" trước khi thay đổi tư thế. Mỗi một chi tiết chuyển động nhỏ đều phải được ghi nhận một cách trung thực và thứ tự.
Nếu dự định đưa tay hay chân lên hãy ghi nhận: "dự-định, dự-định, dự-định" trong khi đưa tay hay chân lên thì ghi nhận: "đưa-lên, đưa-lên, đưa-lên". Duỗi tay, chân ra; ghi nhận: "duỗi, duỗi, duỗi". Khi đặt tay xuống, ghi nhận: "đặt, đặt, đặt". Khi tay hay chân tiếp xúc nhau ghi nhận: "tiếp-xúc, tiếp-xúc, tiếp-xúc". Hãy thực hiện mọi động tác thật chậm để dễ ghi nhận. Ngay khi bạn đã ở trong tư thế mới, bạn phải tiếp tục chú tâm vào sự phồng xẹp của bụng ngay. Nếu thấy tư thế mới không thoải mái, muốn đổi tư thế thì cũng phải ghi nhớ như trên.
Nếu thấy ngứa một chỗ nào đó, chú tâm vào chỗ ngứa và ghi nhận: "ngứa, ngứa, ngứa". Sự ghi nhận phải tự nhiên đừng quá mau cũng đừng quá chậm. Khi cảm giác ngứa biến mất lại trở về với sự phồng xẹp. Nếu ngứa quá không chịu được muốn gãi, ghi nhận: "muốn, muốn, muốn", rồi lại từ từ đưa tay lên, ghi nhận: "đưa-lên, đưa-lên, đưa-lên". Khi tay đụng chỗ ngứa, ghi nhận: "đụng, đụng, đụng". Khi gãi nhè nhẹ vào chỗ ngứa, ghi nhận: "gãi, gãi, gãi". Khi đã ngứa, không muốn gãi nữa và muốn đưa tay về, hãy ghi nhận: "đưa-về, đưa- về, đưa-về". Khi tay trở về chỗ cũ và tiếp xúc với tay hay chân, ghi nhận: "đụng, đụng, đụng". Rồi tiếp tục quan sát s? phồng xẹp của bụng.
Nếu thấy đau hay khó chịu, hãy chú tâm đến chỗ đau hay khó chịu đó. Hãy ghi nhận một cách rõ ràng và chính xác mọi cảm giác phát sinh, chẳng hạn, đau nhức, đè nặng, mệt, tê, cứng, v.v... Cần nhớ là những sự ghi nhận này phải tự nhiên; đừng vội vã quá cũng đừng trễ quá. Cơn đau, nhức có thể chấm dứt hay gia tăng. Khi cơn đau gia tăng cũng đừng hốt hoảng hay lo sợ gì cả mà chỉ cần tiếp tục thiền và một lát sau cơn đau sẽ lắng đi. Nếu cơn đau nhức vẫn kéo dài không thể chịu đựng nổi thì hãy bỏ qua sự đau nhức và chú tâm vào sự phồng xẹp.
Khi thiền của bạn tiến triển, bạn sẽ có những cảm giác đau đớn khó chịu. Bạn có cảm giác khó thở, nghèn nghẹn, có khi như bị kim chích, thấy nhột nhạt như có côn trùng bò trên thân mình. Bạn cũng có thể thấy ngứa ngáy, đau đớn như bị con gì cắn, bị rét run. Khi bạn ngưng thiền thì những cảm giác trên biến mất ngay. Khi bạn tiếp tục thiền trở lại và cứ mỗi khi bắt đầu định tâm thì những cảm giác khó chịu trên lại xuất hiện. Những cảm giác này không có gì đáng lo ngại. Đây không phải là dấu hiệu của bệnh hoạn mà chỉ là những cảm giác bình thường vẫn hiện diện trong cơ thể ta nhưng chúng bị che lấp vì tâm ta đang mãi bận rộn với những đối tượng trước mắt. Khi thiền tiến triển, tâm ta trở nên bén nhọn, tinh tế nên dễ dàng nhận thấy những cảm giác này, khi mức độ thiền tiến triển hơn bạn sẽ vượt qua tất cả những chướng ngại này. Nếu tiếp tục và kiên trì thiền bạn sẽ không còn gặp những cảm giác khó chịu này nữa. Nếu bạn thiếu can đảm, thiếu quyết tâm và gián đoạn một thời gian thì bạn lại sẽ chạm trán với chúng lần nữa mỗi khi thiền của bạn tiến triển. Nhưng nếu gặp những cảm giác khó chịu này mà bạn vẫn quyết tâm và kiên trì tiếp tục hành thiền thì bạn sẽ chinh phục được chúng và bạn sẽ không bao giờ gặp những cảm giác khó chịu này nữa trong lúc hành thiền.
Nếu bạn dự định xoay mình hãy ghi nhận: "dự-định, dự-định, dự-định". Khi đang xoay ghi nhận: "xoay, xoay, xoay". Nhiều khi trong lúc đang hành thiền, bạn thấy thân thể mình lắc lư từ trước ra sau thì cũng đừng sợ hãi, đừng thích thú hay mong muốn tiếp tục lắc lư. Sự lắc lư sẽ chấm dứt nếu bạn chú tâm vào nó và tiếp tục ghi nhận: "lắc-lư, lắc-lư, lắc-lư" cho đến khi hết lắc lư. Nếu đã ghi nhận nhiều lần mà thân hình vẫn còn lắc lư bạn hãy dựa vào tường hay nằm xuống một lát và vẫn tiếp tục hành thiền. Khi thân bị lay chuyển hay run rẩy cũng chú tâm ghi nhận như trên. Khi thiền tiến triển đôi khi bạn cũng sẽ cảm thấy rờn rợn run lên hoặc ớn lạnh ở xương sống hay toàn thân. Đó là trạng thái phỉ lạc, một thành quả đương nhiên khi thiền được tiến triển tốt đẹp. Khi tâm an trụ trong thiền thì bạn rất dễ bị giật mình bởi những tiếng động nhỏ. Lý do là tâm của bạn bây giờ rất bén nhạy trước mọi đối tượng của giác quan.
Trong lúc thiền nếu bạn cảm thấy khát nước, hãy ghi nhận cảm giác: "khát, khát, khát". Khi muốn đứng dậy, ghi nhận: "muốn, muốn, muốn" và chú tâm ghi nhận mỗi một tác động chuẩn bị đứng dậy, rồi chú tâm vào tác động đứng và ghi nhận: "đứng, đứng, đứng". Sau khi đứng dậy mắt bạn nhìn về phía có nước, ghi nhận: "nhìn, nhìn, nhìn". Khi muốn đi, ghi nhận: "muốn, muốn, muốn". Bắt đầu bước từng bước, ghi nhận: "đi, đi, đi" hay "trái, phải". Bạn phải tỉnh thức trong mọi bước đi từ lúc bắt đầu đi cho tới khi đứng lại. Khi đi tản bộ hoặc thiền hành bạn cũng phải theo những nguyên tắc ghi nhận như trên. Hãy cố gắng ghi nhận những bước chân qua hai tác động: "dở, đạp", "dở, đạp". Khi bạn đã thuần thục với cách này, hãy chú tâm ghi nhận ba tác động: "dở, bước, đạp", "dở, bước, đạp".
Khi bạn thấy hoặc đi đến chỗ để nước phải ghi nhận: "thấy, thấy, thấy" hay "nhìn, nhìn, nhìn".
Khi dừng chân, ghi nhận: "dừng, dừng, dừng".
Khi đưa tay ra, ghi nhận: "đưa, đưa, đưa".
Khi tay đụng vào chén, ghi nhận: "đụng, đụng, đụng".
Khi cầm chén, ghi nhận: "cầm, cầm, cầm".
Khi thọc tay vào lu, ghi nhận: "thọc, thọc, thọc".
Khi đưa chén lên môi, ghi nhận: "đưa, đưa, đưa".
Khi chén đụng vào môi, ghi nhận: "đụng, đụng, đụng".
Khi cảm thấy mát, ghi nhận: "mát, mát, mát".
Khi nuốt, ghi nhận: "nuốt, nuốt, nuốt".
Khi để chén xuống ghi nhận: "để-xuống, để-xuống, để-xuống".
Khi thu tay về, ghi nhận: "thu-về, thu-về, thu-về".
Khi thòng tay xuống, ghi nhận: "thòng, thòng, thòng".
Khi tay đụng vào đùi, ghi nhận: "đụng, đụng, đụng".
Khi muốn quay lui, ghi nhận: "muốn, muốn, muốn".
Khi quay lui, ghi nhận: "quay, quay, quay".
Khi đi, ghi nhận: "đi, đi, đi".
Khi đến nơi, muốn dừng lại, ghi nhận: "muốn, muốn, muốn".
Khi dừng lại ghi nhận: "dừng, dừng, dừng".
Nếu đứng một thời gian lâu, thì hãy chú tâm vào sự phồng xẹp của bụng. Nhưng khi bạn muốn ngồi hãy ghi nhận: "muốn, muốn, muốn". Khi đi đến chỗ ngồi, phải ghi nhận: "đi, đi, đi". Đến chỗ ngồi, ghi nhận: "đến, đến, đến". Xoay người trước khi ngồi, ghi nhớ: "xoay, xoay, xoay". Ngồi xuống ghi nhận: "ngồi, ngồi, ngồi". Phải ngồi xuống chầm chậm và ghi nhận mọi chuyển động của sự ngồi. Bạn phải chú ý đến từng tác động một của tay chân khi ngồi. Ngồi xong lại tiếp tục theo dõi sự phồng xẹp của bụng.
Khi bạn muốn nằm, ghi nhận: "muốn, muốn, muốn"; rồi lại ghi mọi tác động của sự nằm: nghiêng người, chống tay, đặt đầu, duỗi chân, nằm... tất cả những động tác này phải làm chầm chậm. Lúc nằm xuống rồi lại tiếp tục theo dõi sự phồng xẹp. Trong khi nằm nếu cảm thấy đau nhức, mệt mỏi, ngứa ngáy... Đều phải ghi nhận. Ghi nhận mọi cảm giác, suy nghĩ, ý kiến, cân nhắc, suy xét và mọi tác động của tay chân và thân thể. Nếu thấy không còn cảm giác gì đặc biệt đáng ghi nhận thì hãy tiếp tục ghi nhận sự phồng xẹp. Khi buồn ngủ, ghi nhận: buồn ngủ. Nếu bạn có đủ năng lực tập trung trong thiền, bạn có thể vượt qua sự buồn ngủ và cảm thấy tươi tỉnh, lúc bấy giờ bạn hãy tiếp tục theo dõi sự phồng xẹp, nếu bạn không thắng được cơn buồn ngủ hãy tiếp tục niệm phồng xẹp cho đến khi ngủ. Giấc ngủ là sự liên tục của luồng hộ kiếp hay tiềm thức, giống như trường hợp của tâm lúc tái sanh hay của tâm lúc chết, cái tâm lúc này rất yếu ớt không thể nhận thức được gì cả... Khi bạn thức, tâm này tiếp tục xuất hiện giữa những lúc bạn nhìn, nghe, nếm, ngửi, xúc chạm và suy nghĩ. Nhưng tâm này xuất hiện rất yếu và không tồn tại lâu nên khó nhận thấy. Tâm này sẽ duy trì liên tục khi bạn ngủ. Khi bạn thức dậy, thì mọi tư tưởng và mọi đối tượng sẽ được nhận thức rõ ràng liền.
Vào lúc thức giấc, bạn phải hành thiền ngay. Là thiền sinh mới vì vậy bạn khó có thể tỉnh thức vào những giây phút đầu tiên lúc mới thức dậy. Nhưng bạn phải giác tỉnh ngay lúc bạn nhớ lại rằng mình đang hành thiền. Chẳng hạn lúc thức dậy, bạn nghĩ tưởng đến điều gì thì phải tỉnh thức mà ghi nhận ngay: "nghĩ-tưởng, nghĩ-tưởng, nghĩ-tưởng". Rồi tiếp tục với phồng xẹp. Khi thức dậy bạn phải chú tâm đến những chi tiết của hoạt động cơ thể. Mọi tác động của tay chân và thân thể phải được ghi nhận một cách tỉnh thức. Lúc thức dậy bạn có nghĩ rằng bây giờ là mấy giờ không? Nếu nghĩ đến giờ thì phải ghi nhận: "nghĩ, nghĩ, nghĩ". Bạn chuẩn bị rời khỏi giường ngủ hãy ghi nhận chuẩn bị. Khi từ từ ngồi dậy phải ghi nhận: ngồi dậy. Lúc đang ở tư thế ngồi, ghi nhận: "ngồi, ngồi, ngồi". Nếu còn ngồi ở giường một lúc lâu mới đứng dậy đi thì phải chú tâm đến phồng xẹp, tiếp theo đó. Lúc rửa mặt hay tắm, cũng phải để tâm ghi nhận mọi chi tiết; chẳng hạn, nhìn, ngắm, duỗi, cầm, nắm, ấm, lạnh, chà xát, v.v... Lúc trang điểm, lúc làm giường, lúc đóng cửa, cầm nắm vật gì đều phải chú tâm ghi nhận theo thứ tự.
Bạn cũng chú ý từng tác động một trong lúc ăn:
Khi nhìn thức ăn ghi nhận: "nhìn, nhìn, nhìn".
Khi múc thức ăn ghi nhận: "múc, múc, múc".
Khi đưa thức ăn lên miệng ghi nhận: "đưa, đưa, đưa".
Khi thức ăn đụng môi, ghi nhận: "đụng, đụng, đụng".
Khi thức ăn vào đến miệng, ghi nhận: "vào, vào, vào".
Khi miệng ngậm lại, ghi nhận: "ngậm, ngậm, ngậm".
Khi bỏ tay xuống, ghi nhận: "bỏ xuống, bỏ xuống, bỏ xuống".
Khi tay đụng dĩa, ghi nhận: "đụng, đụng, đụng".
Khi nhai ghi nhận: "nhai, nhai, nhai".
Khi biết mùi vị ghi nhận: "biết, biết, biết".
Khi nuốt, ghi nhận: "nuốt, nuốt, nuốt".
Khi thực phẩm vào trong cuống họng chạm vào cuống họng, ghi nhận: "đụng, đụng, đụng".
Hãy chú tâm theo dõi mỗi khi bạn múc một muỗng cơm cho đến khi xong bữa ăn. Lúc mới thực hành sẽ có rất nhiều thiếu sót. Đừng ngại điều đó, sau một thời gian kiên trì tập luyện, sự thiếu sót ghi nhận sẽ giảm đi. Khi mức thiền tập của bạn tiến triển đến mức độ cao hơn bạn sẽ còn ghi nhận được thêm nhiều chi tiết hơn những điều đã đề cập ở đây.
Bài Tập Thiền Hành Căn Bản
Giữa hai lần thiền tọa là khoảng thời gian từ bốn mươi đến chín mươi phút để thiền hành. Thiền hành xen kẻ giữa thiền tọa để quân bình năng lực và những yếu tố của sự định tâm, đồng thời để tránh buồn ngủ. Bạn có thể thiền hành trong phòng hay ngoài sân. Lúc thiền hành bạn nên đi chậm hơn lúc bình thường và đi một cách tự nhiên. Trong lúc thiền hành bạn phải chú tâm vào sự chuyển động của chân. Bạn phải chú tâm khi bàn chân phải (mặt) bắt đầu nhất lên khỏi mặt đất, ghi nhận: dở; Khi đưa chân tới ghi nhận: bước; khi chân đặt xuống đất, ghi nhận: đạp. Chân trái cũng làm như thế...
Cũng như lúc ngồi thiền; khi đi, mọi phóng tâm hay cảm giác phải được ghi nhận. Chẳng hạn chợt nhìn một vật gì đó trong khi bạn đang đi hãy ghi nhận tức thì: "nhìn, nhìn, nhìn", rồi trở về với những chuyển động của chân. Mặc dầu trong khi đi những vật bạn nhìn thấy không liên quan gì đến thiền hành nhưng nếu bạn vô tình để tâm đến nó thì phải ghi nhận ngay: "nhìn, nhìn, nhìn".
Khi đi đến mức cuối của đoạn đường kinh hành dĩ nhiên bạn phải trở bước để đi ngược trở lại; lúc còn vài bước đến bước cuối cùng đoạn đường, bạn phải ghi nhận: "muốn quay, muốn quay, muốn quay". Ý định muốn quay có thể khó ghi nhận lúc ban đầu nhưng khi thiền của bạn tiến triển, bạn sẽ thấy dễ dàng. Sau khi ghi nhận ý định bạn phải ghi nhận tất cả chi tiết của tư tưởng và tác động liên quan đến việc quay.... ở bước cuối của con đường, bạn bắt đầu quay mình, phải ghi nhận: "quay, quay, quay", khi chân chuyển động phải kịp thời ghi nhận dở... bước... đạp, v.v... Trong lúc quay thường vì sự cám dỗ của bên ngoài nên bạn có ý định muốn nhìn xem chung quanh có cái gì lạ không, phải ghi nhận ngay: "dự-định, dự-định, dự-định" hay "muốn, muốn, muốn", rồi lại chú tâm đến bước chân.
Thông thường đối với những thiền sinh mới, chú tâm đến ba giai đoạn dở, bước và đạp rất có hiệu quả. Tuy nhiên, tùy theo khả năng của từng người, thiền sư có thể khuyên họ nên chú ý ít hay nhiều giai đoạn hơn. Nhiều lúc thấy sự đi chậm bất tiện, nhất là lúc đi ra ngoài khu vực hành thiền bạn có thể đi nhanh hơn và ghi nhận: trái, phải mỗi khi chân trái hay chân phải đặt xuống đất. Ghi nhận nhiều hay ít giai đoạn không quan trọng, điều cốt yếu là bạn có chú tâm tỉnh thức trong từng bước đi hay không?
Thiền Mức Cao Hơn
Sau một thời gian hành thiền, định lực của bạn phát triển và bạn đã dễ dàng theo dõi sự phồng xẹp của bụng, lúc bấy giờ bạn sẽ nhận thấy có một thời gian, hay khoảng hở giữa hai giai đoạn phồng xẹp. Nếu bạn đang ngồi thiền bạn hãy ghi nhận: "phồng, xẹp, ngồi". Khi ghi nhận ngồi, bạn hãy chú tâm vào phần trên của thân. Khi bạn đang nằm thiền hãy ghi nhận: "phồng xẹp, nằm".
Nếu bạn thấy có khoảng thời gian hở giữa phồng, xẹp, và xẹp, phồng, bạn hãy ghi nhận: "phồng, ngồi, xẹp, ngồi". Nếu bạn đang nằm hãy ghi nhận: "phồng, nằm, xẹp, nằm". Nếu thực hành một lát mà thấy sự ghi nhận ba hay bốn giai đoạn như trên không dễ dàng đối với bạn, hãy trở về với hai giai đoạn phồng, xẹp.
Trong khi chú tâm theo dõi chuyển động của cơ thể, bạn không cần phải chú ý đến đối tượng thấy và nghe. Khi bạn có khả năng chú tâm vào chuyển động phồng xẹp thì bạn cũng có khả năng chú tâm vào đối tượng nghe và thấy. Tuy nhiên, khi chú ý nhìn một vật gì đó thì bạn phải đồng thời ghi nhận ba lần: "thấy, thấy, thấy" sau đó trở về với sự chuyển động của bụng. Giả sử có một người nào đó đi vào trong tầm nhìn của bạn, bạn để ý thấy thì phải ghi nhận: thấy hai hay ba lần, rồi trở về với sự phồng xẹp. Bạn có nghe tiếng nói không? Bạn có lắng nghe không? Nếu bạn nghe hay lắng nghe thì phải ghi nhận: "nghe, nghe, nghe" hay "lắng-nghe, lắng-nghe, lắng-nghe"; sau đó trở về với sự phồng xẹp. Giả sử bạn nghe những tiếng động lớn như tiếng chó sủa, nói chuyện to, tiếng hát bạn phải tức khắc ghi nhận hai hay ba lần: nghe, rồi trở về với bài tập phồng, xẹp. Nếu bạn quên không ghi nhận khi đang phóng tâm vào sự nghe, điều này có thể khiến bạn suy tưởng hay chạy theo chúng mà quên chú ý vào sự phồng xẹp. Lúc bấy giờ sự phồng xẹp sẽ trở nên yếu đi hay không phân biệt được rõ ràng. Gặp những trường hợp bạn bị lôi cuốn bởi những phiền não chập chồng như thế, bạn hãy ghi nhận hai hay ba lần: "suy-tưởng, suy-tưởng, suy-tưởng" rồi trở về với sự phồng xẹp. Nếu quên ghi nhận những chuyển động của cơ thể, tay chân, v.v.. thì phải ghi nhận: "quên, quên, quên" rồi trở về với sự chuyển động của bụng. Bạn có thể cảm thấy lúc bấy giờ hơi thở sẽ chậm lại hay chuyển động phồng xẹp không rõ ràng. Nếu điều đó xảy ra và lúc ấy bạn đang ngồi thì hãy chú tâm ghi nhận: ngồi, đụng. Nếu lúc bấy giờ đang nằm hãy ghi nhận nằm, đụng. Khi ghi nhận đụng, không phải bạn chỉ chú tâm vào một điểm của cơ thể đang tiếp xúc, mà phải chú tâm vào nhiều điểm kế tiếp nhau. Có nhiều chỗ đụng; ít nhất sáu hay bảy chỗ bạn phải chú tâm đến. Một trong những điểm đó là: đùi, đầu gối, hai tay chạm nhau, hai chân đụng nhau, hai ngón cái đụng nhau, chớp mắt, lưỡi đụng miệng, môi chạm nhau.
4. Bài Tập Thứ Tư
Cho đến bây giờ bạn đã hành thiền được nhiều giờ rồi. Bạn có thể bắt đầu cảm thấy làm biếng khi nghĩ rằng mình chưa tiến bộ được bao nhiêu. Đừng bỏ dở, hãy tiếp tục ghi nhận: "làm biếng, làm biếng, làm biếng".
Trước khi thiền của bạn đủ sức mạnh để phát triển khả năng chú ý, định tâm và tuệ giác, bạn có thể nghi ngờ không biết cách thức hành thiền như thế này có đúng, có hữu ích không. Gặp trường hợp này hãy ghi nhận: "nghi-ngờ, nghi-ngờ, nghi-ngờ". Bạn có ao ước hay mong muốn đạt được thành quả tốt trong thiền không? Nếu bạn có tư tưởng như thế thì hãy ghi nhận: "ao ước, ao ước, ao ước" hay "mong muốn, mong muốn, mong muốn". Bạn có suy nghĩ xét lại cách thức thực tập để bạn đạt được mức độ này không? Nếu có, bạn hãy ghi nhận: "xét lại, xét lại, xét lại". Có trường hợp nào bạn xem xét đối tượng thiền và phân vân không biết đó là tâm hay vật chất không? Nếu có, bạn hãy ghi nhận: "xem xét, xem xét, xem xét". Có khi nào bạn tiếc nuối vì mình không đạt được sự tiến bộ nào không? Nếu có, bạn hãy chú tâm ghi nhận cảm giác: "tiếc nuối, tiếc nuối, tiếc nuối".
Ngược lại, bạn có cảm thấy sung sướng khi mức độ thiền của bạn tiến triển hay không? Nếu có, bạn hãy ghi nhận: "sung sướng, sung sướng, sung sướng". Đấy là cách thức bạn ghi nhận mỗi một trạng thái của tâm hồn, nếu không có những tư tưởng hay quan niệm được ghi nhận thì bạn hãy trở về với sự phồng xẹp.
Trong một khóa hành thiền tích cực thì thời gian hành thiền bắt đầu từ lúc thức dậy cho đến khi đi ngủ. Bạn cần nhớ là phải luôn luôn thực hành hoặc bài tập căn bản, hoặc là thực hành sự chú tâm liên tiếp suốt ngày cho đến đêm, nếu bạn chưa buồn ngủ. Chẳng có nghỉ ngơi phút nào. Khi thiền của bạn đạt được mức tiến bộ cao thì bạn sẽ không còn cảm thấy buồn ngủ mặc dù bạn phải hành thiền rất nhiều giờ; lúc bấy giờ bạn có thể tiếp tục thiền cả ngày lẫn đêm.
Tóm lại trong thời gian hành thiền, bạn phải để tâm ghi nhận tất cả những trạng thái của tâm, dù đó là trạng thái tốt hay xấu; bạn cũng phải chú tâm đến những sự chuyển động của cơ thể, dù đó là những chuyển động lớn hay nhỏ; bạn phải
chú tâm đến mỗi một cảm giác, dầu cảm giác ấy dễ chịu hay khó chịu. Trong suốt thời gian hành thiền nếu không có những gì đặc biệt xảy ra khiến bạn phải ghi nhận, thì hãy chú tâm vào sự phồng xẹp của bụng. Nếu bạn đi làm một việc gì đó, chẳng hạn, đi uống nước, bạn phải chú ý đến những tác động cần thiết của sự đi, bạn phải chú tâm tỉnh thức ghi nhận từng bước đi một, chẳng hạn: đi, đi, hay trái, phải. Lúc đến nơi bạn hãy niệm: đ?ng, cầm, nắm, uống v.v... Nhưng khi bạn thực tập thiền hành bạn phải chú ý đến ba giai đoạn của bước đi: dở, bước, đạp. Thiền sinh phải nỗ lực tập luyện suốt ngày đêm mới có thể sớm khai triển tâm định đến tuệ giác thứ tư (tuệ biết được sự sinh diệt) và từ đó đạt đến những tuệ giác cao hơn.
Hòa Thượng Mahasi Sayadaw
Dịch Giả: Tỳ khưu Khánh Hỷ
Hiệu Đính: Tỳ Khưu Kim Triệu
b.4.3. Thiền Tông với Thiền Đại Thừa.Thiền Đại Thứa cũng có nhiều lối tu, cần yếu từ tướng thẳng vào bản tánh. Tuy có những đề mục đồng với Tiểu Thừa, như Bồ Tát Tu Ngũ Pháp: Bồ Tát quán Phật tam Muội, Bồ Tát quán bất tịnh tam muội, Bồ Tát quán Từ tam muội, Bồ Tát quán nhơn duyên tam muội, Bồ Tát quán Lục diệu pháp môn. Song đối mỗi pháp nầy, Bồ Tát quán từ tướng đi thẳng vào tánh, tức là từ giả tướng đến Phật tướng. Hoặc Thiền theo Tông Thiên Thai của Ngài Trí Giả Đại Sư, ứng dụng pháp tam quán: quán không, quán giả, quán trung, y cứ bài kệ trong quyển Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ. Bài Kệ:
Nhơn duyên sở sanh pháp Nhơn duyên sanh các pháp
Ngã thuyết tức thị không
Diệc danh vi giả danh
Diệc danh trung đạo nghĩa
Dịch nghĩa:Ta nói tức là không
Cũng gọi là giả dang
Cũng gọi là trung đạo
Thấy các pháp do nhơn duyên sanh, thể tánh đều không, tức là quán không. Thể tánh các pháp là không, song duyên họp giả có, tức là quán giả. Không Giả đều buông, chỉ còn nhất tâm chơn như, tức là Quán Trung Đạo đệ nhất nghĩa. Bồ Tát tu nhơn như thế, đến kết quả sẽ chứng từng bậc từ Thập tín, Thập Trụ, , Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa đến Đẳng Giác, Diệu Giác là Phật. Thiền Đại Thừa đã gần với Thiền Tông, song Thiền Đại Thừa còn thấy có pháp để tu, thấy có quả để chứng, nên còn khác biệt. Bởi vì, Thiền Tông không thấy có pháp để dạy người, không thấy có một quả để chứng. (Tự Gia Bảo, 391, 92)b.4.4 và Thiền của Giáo Lý Nguyên Thủy
HT. Thích Thanh Từ
Tất cả chúng ta đều đồng ý là, pháp tu của Ðạo Phật, dù phương tiện có thể khác song cứu cánh phải gặp nhau. Nếu hai pháp tu mà phương tiện và cứu cánh đều khác biệt nhau thì, pháp nầy là Ðạo Phật, pháp kia hẳn không phải Ðạo Phật. Phật giáo Việt Nam đã mang sẵn hai pháp tu Thiền: Thiền Tông và Thiền Nguyên Thủy. Vậy sự gặp gỡ nhau như thế nào? Ðây là mục tiêu chúng ta phải nghiên cứu. Theo thiển kiến chúng tôi thấy có những điểm gặp nhau, như dưới đây:
A.- Chủ Ðích Ban Ðầu Gặp Nhau
Thiền Tông va Thiền Nguyên Thủy đều thừa nhận đức Phật Thích Ca là Giáo Chủ, đồng kính thờ Ngài. Ðậm nét nhất là mục đích xuất gia khi Ngài còn làm Thái Tử. Sau khi dạo bốn cửa thành, hình ảnh sanh già bệnh chết đã đập mạnh vào mắt Ngài, đã in sâu vào tâm não Ngài, sự bất lực của con người với luật vô thường, khiến Ngài phải băn khoăn thắc mắc. Ngài cương quyết tìm phương paháp giải thoát sanh già bệnh chết. Ðây là vấn đề không tiền khoáng hậu, mà Ngài tự đạt ra cho mình. Từ đây, "phương pháp giải thoát sanh già bệnh chết" là vấn đề bức xúc nhất, thúc bách Ngài phải tìm phương giải quyết. Chính là động cơ chủ yếu thôi thúc Ngài vượt thành xuất gia. Sau khi xuất gia, Ngài gặp các Ðạo Sĩ dạy tu Thiền định, cho đến cái định cuối cùng là Phi tưởng phi phi tưởng, song vẫn chưa giải quyết hoài bão Ngài cưu mang từ buổi ban đầu. Ngài từ giã họ, rồi bao nhiêu năm dò dẫm săn tìm, đến phút giây quyết định là đêm thứ 49, Ngài ngồi dưới cội Bồ Ðề được giác ngộ viên mãn. Ðến đây, Ngài đã thấy tường tận manh mối trói buộc lôi kéo chúng sanh vào đường sanh tử và biết rành rẽ phương pháp diệt trừ cắt đứt mọi mối dây trói buộc giải thoát sanh tử. Bài pháp Tứ Ðế Ngài giảng đầu tiên tại vườn Lộc Uyển đủ minh chứng điều này. Thế là Ngài giải quyết xong vấn đề ôm ấp từ thuở ban sơ, tuyên bố thành Phật.
Thiền Tông nhắm thẳng mục đích ấy, thực hiện theo sở hành của Phật mà không hoàn toàn theo lời dạy của Phật. Lấy phương châm "Giải thoát sanh tử" làm kim chỉ nam. Ðặt vấn đề "Làm sao giải thoát sanh tử? " làm công án, trăn trở thao thức nghiền ngẫm mãi vấn đề này, đến bao giờ vỡ tung mới thôi. Phải đạt đến cứu cánh thành Phật là mục tiêu cuối cùng. Vì thế, Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma (Bodhidharma) dõng dạc tuyên bố: "Giáo ngoại biệt truyền bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật ". Lấy "Giải thoát sanh tử" làm chủ đề, đặt nghi vấn làm phương tiện tu, do dùi mài hun đúc mãi vấn đề này, khiến mọi tâm niêm lăng xăng tự phải dừng lại, đến khi thuần thục chín muồi vấn đề nổ tung là giác ngộ "giải thoát sanh tử". Chỗ này rất thích hợp với các nhà khoa học xưa nay, bởi nghi vấn nên tìm tòi nghiên cứu đến lúc chín muồi liền phát minh. Có khi vấn đề đặt ra chìm ngầm trong tiềm thức, như mạch nước chảy ngầm dưới đất, nhờ công phu thiền định đến mức tột cùng, bỗng dưng phát sáng, thấy rõ vấn đề mình ôm ấp từ trước, như nhờ đào sâu xoi thủng trúng mạch thì dòng nước vọt lên. Chính đây là hướng thực hành của Thái Tử Tất Ðạt Ða thưở xưa.
Thiền Nguyên Thủy cũng nhằm mục đích giải thoát sanh tử. Phương tiện tiến tu dồn hết tư tưởng vào một đề mục, đi sâu mãi cho đến chứng sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, bước sang tam minh, cuối cùng giác ngộ "giải thoát sanh tử", cụ thể bằng thấy rõ Tứ Ðế. Như đoạn kinh Phật dạy:
"Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: "Ðây là khổ", biết như thật: "Ðây là nguyên nhân của khổ", biết như thật: "Ðây là sự diệt khổ", biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến diệt khổ", biết như thật: "Ðây là những lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc ", biết như thật: "Ðây là đoạn trừ các lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc". Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nưã " (Trung bộ i., 278-279)
B.- Giới Ðịnh Tuệ Gặp Nhau
Thiền Tông đặt giới luật lên trên, cụ thể là Lục Tổ Huệ Năng ngộ đạo rồi vẫn thọ giới, sau mới hoằng hóa.
Thiền Tông ứng dụng theo hai lối tu:
1) Ðặt nghi vấn để theo dõi
2) Nhìn lại mình, không theo vọng tưởng.
Ðặt nghi vấn để theo dõi là khán Công Án hay Thoại Ðầu. Khi theo dõi công án, mọi niệm lự dễ dừng lặng. Như khi ta đang thắc mắc về một vấn đề quan trọng thì mọi suy nghĩ khác đều tan. Dồn hết tâm tư trong một công án thì đối với dục lạc thế gian ta sẽ lơ là, giới luật đã nằm sẵn ở đây. Giống như nhiều nhà khoa học khi mải mê nghiên cứu một đề tài gì có lúc quên cả vợ con, ăn uống. Khi vấn đề đã thành khối thì ý thức chết lịm trong ấy, đấy là Ðịnh. Ðến lúc chín muồi gặp duyên khối nghi tan vỡ, là thấu suốt được vấn đề mình bao năm theo dõi, gọi là ngộ đạo. Tức là giác ngộ mục đích mình tìm kiếm, đây là Huệ. Hầu hết những vấn đề đặt ra đều tối quan trọng như: Thế nào là Phật? Thế nào là Ðại ý Phật Pháp? Thế nào là Kiến tánh thành Phật? Thế nào là ý Tổ Sư từ Tây sang?
Nhìn lại mình "Không theo vọng tưởng" gọi là "Phản quan tự kỷ", cũng gọi "Hồi quan phản chiếu", dùng trí quán sát tâm tư của mình. Mọi người đều nhận ý nghĩ lăng xăng là tâm mình, chạy theo nó tạo nghiệp không cùng. Ở đây hành giả trong mọi oai nghi tỉnh táo quan sát tâm niệm mình, "Thấy nó không theo", hoặc tìm xem nó phát xuất từ chỗ nào? Không theo thì nó lặng, tìm lại thì nó mất. Vận dụng trí tuệ quan sát thường xuyên khiến vọng tưởng không có cơ hội dong chạy, là giữ Giới. Vọng tưởng cùng đường không lối thoát, buộc chúng phải lặng yên là Ðịnh. Vọng tưởng đã sạch, trí tuệ hiện tiền là Huệ. Chỗ này Thiền Sư Hoài Hải (724-814) nói: "Tâm địa nhược không, huệ nhật tự chiếu". Ðất tâm nếu không, mặt trời trí tuệ tự sáng. Lối tu này xuất phát từ Tổ Ðạt Ma chỉ dạy Ngài Huệ Khả. Huệ Khả hỏi: "Tâm con không an, xin thầy dạy pháp an tâm". Tổ Ðạt Ma bảo: "Ðem tâm ta an cho". Huệ Khả sửng sốt tìm tâm không được, thưa: "Con tìm tâm không được". Tổ Ðạt Ma bảo: "Ta an tâm cho ngươi rồi". Ngay đây Ngài Huệ Khả biết được lối vào. (Sử 33 vị Tổ, tr. 163)
Thiền Sư Ðức Sơn (780-865) dạy chúng: "Các ông chớ cuồng, khuyên các ông không gì hơn Thôi Hết đi, Vô Sự đi. Tâm vừa khởi một niệm tức là quyến thuộc nhà ma, là kẻ tục phá giới" (Trung Hoa Chư Thiền Ðức ii, 138). Cụ thể hóa lối tu này bằng hình ảnh "Mười Mục Chăn Trâu Thiền Tông" (Thập Mục Ngưu Ðồ Thiền Tông).
Thiền Nguyên Thủy lấy Giới Ðịnh Huệ làm căn bản. Thiếu giới thì không định, không định thì chẳng phát huệ. Chúng ta đọc đoạn này trong kinh Sa Môn Quả (Trường Bộ i, 71):
"Vị ấy, với giới uẩn cao quý nầy, với sự hộ trì các căn cao quý nấy, với chánh niệm tự giác cao quý nầy, với hạnh biết đủ cao quý nầy, lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch, như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm. Sau khi đi khất thực về và ăn xong, vị ấy ngồi kiết già, lưng thẳng tại chỗ nói trên, và an trú chánh niệm trước mặt"... Với tâm định tỉnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị Tỳ Kheo dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: "Ðây là Khổ"; biết như thật: "Ðây là nguyên nhân khổ"; biết như thật: "Ðây là sự diệt khổ"; biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến diệt khổ", biết như thật: "Ðây là những lậu hoặc"; biết như thật: "Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc"; biết như thật: "Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc". Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nưã" (Trường Bộ i. 82-83).
Ðọc hai đoạn trên, chúng ta thấy từ Giới luật đầy đủ mới tu Thiền Ð?nh, từ Thiền Ðịnh đầy đủ mới phát Trí huệ sáng suốt thấy đúng như thật cội nguồn sanh tử và xuất ly sanh tử.
Thiền Tông và Thiền Nguyên Thủy đều gặp nhau ở chỗ khai thác Trí Vô Sư. Giáo lý nhà Phật chia hai thứ trí: Trí Hữu Sư và Trí Vô Sư. Trí Hữu Sư do học hỏi mà được, là sản phẩm của người khác truyền sang. Trí Vô Sư sẵn có nơi mình, chỉ khi nào mọi tâm lự đình chỉ thì tự phát hiện. Nếu con người tự mãn với Trí Hữu Sư mai kia chúng ta sẽ không thông minh bằng người máy. Vì khoa học ngày nay đã bắt chước tế bào não con người, chế biến các vi điện tử cũng có khả năng ghi nhớ những dữ kiện như não bộ con người. Nếu người ta phát vào não bộ người máy thật nhiều dữ kiện, nó sẽ biết nhiều, nhớ nhiều hơn chúng ta. Bao nhiêu kiến thức chúng ta thu thập được đều thuộc bên ngoài đưa vào, không phải là sự phát minh của Trí Vô Sư của chúng ta.
Thiền Tông bắt buộc thiền giả phải phát minh Trí Vô Sư, mọi kiến thức tiếp thu được bên ngoài đều thuộc vô thường, thuộc người khác, không phải chính mình. Qua câu chuyện đối đáp của hai Thiền Sư Nham Ð?u Toàn Khoát (826-887) và Tuyết Nghĩa Phong Tồn (822-908) thấy rõ điều này.
- Tuyết Phong nói: "Tôi thật còn chưa ổn".
- Nham Ðầu bảo: "Nếu ông thật như thế cứ chỗ thấy của ông mỗi mỗi thông qua, chỗ phải tôi sẽ chứng minh cho ông, chỗ không phải tôi sẽ vì ông đuổi dẹp".
- Tuyết Phong: "Khi tôi mới đến Diêm Quan thấy thượng đường nói nghĩa sắc không liền được chỗ vào".
- Nham Ðầu: "Từ đây đến ba mươi năm rất kỵ không nên nói đến".
- Tuyết Phong: "Tôi thấy bài kệ của Ðộng Sơn qua sông: Thiết kỵ tùng tha mích, điều điều dữ ngã sơ, cừ kim chánh thị ngã, ngã kim bất thị cừ".
- Nham Ðầu: "Nếu cùng ấy tự cứu cũng chưa tột".
- Tuyết Phong, sau, hỏi Ðức Sơn: Việc trong tông thừa từ trước con có phần chăng?
- Ðức Sơn đánh một gậy hỏi: Nói cái gì? Tôi khi đó giống như thùng lũng đáy.
- Nham Ðầu nạt: Ông chẳng nghe nói: "Từ cửa vào chẳng phải của báu trong nhà?"
- Tuyết Phong: Về sau làm thế nào mới phải?
- Nham Ðầu: Về sau, nếu muốn xiển dương Ðại Giáo, mỗi mỗi từ trong hông ngực mình lưu xuất, sau nầy cùng ta che trời che đất đi!
Tuyết Phong nhơn câu ấy đại ngộ liền đảnh lễ, đứng dậy kêu luôn: Sư huynh! Ngày nay mới là thành đạo ở Ngao Sơn (Trung Hoa Chư Thiền Ðức ii. 203)
Thiền Nguyên Thủy cũng do mọi tâm niệm đều lặng sạch mới phát sanh trí tuệ. Trí tuệ này do định phát sanh nên thuộc Trí Vô Sư. Chúng ta nghe một đoạn Phật kể lại sự tu chứng của Ngài: "... Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh... với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ xử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến Túc Mạng Minh. Ta nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời..." (Trung Bộ i. 247).
Sau khi được xả niệm thanh tịnh, hướng tâm về quá khứ thì thấy rõ nhiều đời của quá khứ... Trí tuệ thấy rõ này không phải do suy xét mà được. Chỉ nhờ xả niệm thanh tịnh, nên thuộc Trí vô Sư.
C. Gặp Nhau Trên Lộ Trình Tu Tập
Thiền Tông nghiên cứu công án hay đề khởi thoại đầu cốt phải đến chỗ niêm mật, cho đến cô đọng thành một khối gọi là nghi tình. Khi nghi tình tan vỡ là thành tựu đáp án, cũng có nghĩa là ngộ đạo. Nếu dùng "Thấy vọng không theo" (phản quan tự kỷ) cũng phải hằng tỉnh hằng giác cho đến khi nào vọng niệm lặng hết thì kiến tánh ngộ đạo. Thiền sư Triệu Châu Tùng Thẩm (778-897) nói: "Một tâm chẳng sanh muôn pháp không lỗi. Ông cứ nghiên cứu lý này, ngồi quán sát hai ba mươi năm, nếu chẳng hội, chặt đầu lão tăng đi. Nhọc nhằn nắm bắt mộng huyễn không hoa, tâm nếu chẳng khác thì muôn pháp nhất như". (Trung Hoa Chư Thiền Ðức i. 397)
Thiền Nguyên Thủy quán Tứ Niệm Xứ phải chuyên tâm cột niệm trong bốn Pháp sẽ được kết quả. Chúng ta nghe Phật dạy trong bài kinh Tứ Niệm Xứ:
"Nầy các Tỳ Kheo, đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn. Ðó là Bốn Niệm Xứ".
"Thế nào là bốn? Nầy các Tỳ Kheo, ở đây vị Tỳ Kheo sống quán thân trên thân, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời." (Trung Bộ i. 56 -57).
Cũng kinh Tứ Niệm Xứ Phật nói kết quả của Tỳ Kheo nào tinh cần như sau:
"Nầy các Tỳ Kheo, vị nào tu tập Bốn Niệm Xứ này như vậy trong bảy năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất Hoàn.
Này các Tỳ Kheo không cần gì bảy năm, một vị Tỳ Kheo tu Bốn Niệm Xứ nầy như vậy trong sáu năm, trong năm năm, trong bốn năm, trong ba năm, trong hai năm, trong một năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất Hoàn.
Này các Tỳ Kheo không cần gì một năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm Xứ nầy trong bảy tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất Hoàn.
Nầy các Tỷ Kheo, đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn. Ðó là Bốn Niệm Xứ". (Trung Bộ i. 62A)
Tuy phương pháp ứng dụng tu có khác, song đều phải nhiệt tâm tinh cần, kết quả sẽ đến không nghi. Thiền Tông nhìn thẳng tâm niệm mình, Thiền Nguyên Thủy tựa vào Tứ Niệm Xứ, dụng công tu cũng phải thiết tha thành khẩn như nhau, kết quả tâm niệm lặng hết sẽ ngộ đạo hay chứng Niết Bàn.
D. Thiền Tông Gặp Giáo Lý Nguyên Thủy.
Thiền Tông tu bằng cách xoay sáu căn trở về tự tánh của nó (Hồi quang phản chiếu). Bằng chứng khi Lục Tổ Huệ Năng (638-713 T.L) nghe Ngũ Tổ giảng kinh Kim Cang, đến câu: "Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm". Chẳng nên dính sắc sanh tâm, chẳng nên dính thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, nên không chỗ dính mà sanh tâm kia: Tâm Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Lục Tổ phát ngộ la lên: "Ðâu ngờ tánh mình xưa nay thanh tịnh! Ðâu ngờ tánh mình vốn tự đầy đủ...". (Kinh Pháp Bảo Ðàn, Phẩm Hành Do). Sáu căn không dính mắc với sáu trần là nguyên nhân đưa đến giác ngộ. Chính Trúc Lâm Ð?u Ðà (Trần Nhân Tông) định nghĩa Thiền Tông một cách đơn giản và cụ thể. Trong bài kệ Hán văn kết thúc bài phú "Cư Trần Lạc Ðạo " câu chót "Ðối cảnh vô tâm mạc vấn thiền". Ðối cảnh không tâm là sáu căn tiếp đối sáu trần mà không dấy niệm chạy theo, Thiền là ngay nơi đó.
Các kinh Nguyên Thủy, Phật thường dạy sáu căn tiếp xúc sáu trần phải biết như thật tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại và sự xuất ly khỏi sáu căn. Nếu biết như thật rồi thì đâu còn chạy theo sáu trần, cũng là nguyên nhân chứng A La Hán hay Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Như bài kinh Phật dạy sau đây:
..." Nầy các Tỳ Kheo, có sáu căn này. Thế nào là saú? Nhãn căn.... ý căn "
"Cho đến khi nào, nầy các Tỷ kheo, Ta chưa như thật chứng tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại và sự xuất ly khỏi sáu căn nầy, cho đến khi ấy, nầy các Tỳ Kheo. Ta không có biết rõ về sự chứng ngộ Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, đối các thế giới, Ma giới, Phạm Thiên giới, với các chúng Sa môn, Bà La Môn, Chư Thiên và loài người. Cho đến khi nào, nầy các Tỳ Kheo, Ta như thật chứng tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại và sự xuất ly khỏi sáu căn nầy, cho đến khi ấy nầy các Tỳ Kheo. Ta mới nhận biết rõ ý nghĩa về sự chứng ngộ Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, đối với các thế giới, như Thiên giới, Ma giới, Phạm Thiên giới, với các chúng Sa môn, Bà La Môn, Chư Thiên và loài người." (Tương Ưng Bộ V. 218-219)
Thiền Tông phản quan nội tâm, không theo vọng tưởng, không có pháp môn để tu. Mã Tổ Ðạo Nhất (709-788) dạy chúng: "Các ông mỗi người tin tâm mình là Phật, tâm nầy tức là tâm Phật. Tổ Ðạt Ma từ Nam Ấn sang Trung Hoa truyền pháp thượng thừa nhất tâm, khiến các ông khai ngộ. Tổ lại dẫn kinh Lăng Già để ấn tâm địa chúng sanh. Sợ e các ngươi điên đảo không tự tin pháp tâm nầy mỗi người tự có, nên kinh Lăng Già nói "Phật nói tâm là chủ, cửa không là cửa pháp'' - Phật ngữ: tâm vi tông, vô môn vi pháp môn" (Trung Hoa Chư Thiền Ðức i. 90). Thiền Sư Vô Nghiệp (760-821) đáp những câu hỏi của các Thiền khách, sư thường sử dụng câu: "Chớ vọng tưởng". Sư dạy chúng: "Chư Phật chưa từng ra đời, cũng không có một pháp dạy người, chỉ tùy bịnh cho thuốc nên có 12 phần giáo, như lấy chuối ngọt nhét thuốc đắng vào, cốt gột sạch gốc nghiệp cho các ông (Trung Hoa Chư Thiền Ðức i. 237)". Ðức Sơn Tuyên Giám (780-865) nói: "Tông ta không ngữ cú, thật không một pháp cho người".
Giáo lý Nguyên Thủy cũng có bài kinh "Có pháp môn nào?" tương tự Thiền Tông:
"Có pháp môn nào, do pháp môn ấy, Tỷ Kheo, ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về phương pháp (akàraparitakka), ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận (ditthini khànakhanti), có thể xác chứng chánh trí. Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành. Những gì nên làm đã làm. Không còn trở lui trạng thái nầy nửa"?
-"Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, pháp lấy Thế Tôn làm căn bản... "
"Có một pháp môn, nầy các Tỷ kheo, do pháp môn ấy, Tỷ kheo ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận, có thể xác chứng chánh trí. Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận... trạng thái nầy nữa"?"
-"Pháp môn ấy là gì, do pháp môn ấy... không còn trở lui trạng thái nầy nữa".
"Ở đây nầy các Tỳ Kheo. Tỷ kheo mắt thấy sắc, biết rõ rằng: "Nội tâm ta không có tham, sân si". Nội tâm có tham, sân, si biết rõ rằng: "Nội tâm ta có tham, sân, si"; hoặc biết rõ nội tâm không có tham, sân, si: "Nội tâm ta không có tham, sân, si". Nầy các Tỳ kheo khi mắt thấy sắc, hoặc nội tâm có tham sân si biết rõ: "Nội tâm ta có tham sân si"; nội tâm không có tham sân si biết rõ: "Nội tâm ta không có tham, sân, si". Nầy các Tỷ Kheo biết rõ chúng có mặt hay không có mặt trong tâm vị ấy, có phải chúng là những pháp do lòng tin được hiểu biết, hay do ưa thích được hiểu biết, hay do lắng nghe được hiểu biết, hay do suy tư về phương pháp được hiểu biết, hay do kham nhẫn, thích thú về biện luận được hiểu biết? "
-"Thưa không, bạch Thế Tôn ".
" Có phải pháp nầy, do thấy chúng với trí tuệ, nên được hiểu biết? "
- " Thưa phải, Bạch Thế Tôn.
"Ðây là pháp môn, nầy các Tỷ Kheo, do pháp môn nầy, ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về phương pháp, ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận, có thể xác chứng với chánh trí. Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận.....không còn trở lui trạng thái nầy nữa"... (Tương ưng bộ iV. 146-147)
Qua bài kinh nầy, chúng ta thấy cụ thể có lối tu không dựa vào pháp môn. Chỉ phản quan lại tâm mình thấy đúng như thật, có tham sân si hay không tham sân si. Chủ yếu là đến không tham sân si. Tham sân si, Thiền Tông gọi là vọng tưởng, không tham sân si là hết vọng tưởng. Thế là hai bên gặp nhau ở chỗ "Phản quan tự kỷ" và kết cuộc đều đến chỗ giải thoát sanh tử. Chính quán sát nội tâm là trí tuệ, nhờ trí tuệ không bị phiền não dẫn, từ từ chúng lặng sạch.
E.- Chỗ Cứu Cánh Gặp Nhau
Thiền Nguyên Thủy tu qua tứ Thiền đến giác ngộ tứ đế là giải thoát sanh tử. Thiền Tông khi ngộ được Phật Tánh sạch hết mọi tập khí vọng tưởng cũng giải thoát sanh tử. Ðây là chỗ cứu cánh hai bên gặp nhau. Chỉ khác nhau chỗ, Thiền Tông nói Phật Tánh, Pháp Thân, Bản Lai Diện Mục... còn Thiền Nguyên Thủy chỉ nói giải thoát không còn tái sanh đời sau. Tuy nhiên vẫn có bài kinh trong hệ Nguyên Thủy nói rõ có cái để giải thoát (Duk. 11.6) (it.37):
"Ðiều nầy đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A La Hán nói đến, và tôi đã được nghe.
"Nầy các Tỳ Kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra (asankhatam). Nầy các Tỷ Kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, thời ở đây không thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra. Ðó vì, nầy các Tỷ Kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, nên có thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra. Thế Tôn đã nói ý nghĩa nầy. Ở đây điều nầy được nói đến" (Tiểu Bộ i. 442 - 443).
Bao nhiêu cũng đủ minh chứng hệ Nguyên Thủy có cái để giải thoát khỏi sanh tử, mặc dù không nói tên ra. Như vậy Thiền Tông và Thiền Nguyên Thủy chỗ cứu cánh là gặp nhau. Chỉ có một điều, Thiền Tông đến chỗ giải thoát rồi không chịu an trụ nơi đó mà vẫn lưu nguyện lăn lộn độ sanh. Như trong "Mười mục chăn trâu", mục thứ chín là nhập Phật giới: Lá rụng về cội, mục thứ mười là vào Ma giới: Buông thõng tay vào chợ.
Ðể kết thúc bài nầy, chúng tôi nhận thấy từ mục đích ban đầu Thiền Tông và Thiền Nguyên Thủy đã gặp nhau, cho đến cứu cánh hai bên cũng gặp nhau. Chỉ có phương tiện hai bên có khác nhau. Trên lộ trình tu hành có gặp nhau cũng có khác nhau. Tuy nhiên trọng tâm hành đạo mục đích và cứu cánh gặp nhau, là chung một mục tiêu, chung một lý tưởng rồi. Phương tiện sai biệt, chỉ vì trình độ khác nhau thôi. Với thời gian ngắn ngủi, chúng tôi không đủ thì giờ nghiên cứu chín chắn, có nhiều điều sai sót không thể tránh được, mong quý vị chỉ bảo cho,
(Trích: "Thiền nguyên Thủy và Thiền Phát triển", Thiền Viện Vạn Hạnh, Sài gòn 1994)
b.4.5. THIỀN DZOGCHEN (Tạng Thư Sống Chết): PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Sự thực tập tu luyện Dzogchen được mô tả là Kiến, Thiền, Hành. Thấy được một cách trực tiếp trạng thái tuyệt đối, cảnh hay nền tảng của bản thể chúng ta - tự tánh, tánh bản nhiên - đó là Kiến; cái cách để làm cho cái thấy ấy không gián đoạn gọi là Thiền; và hội nhập cái thấy ấy vào trong toàn thể thực tại và cuộc đời chúng ta, gọi là Hành.
a). KIẾN: Vậy Kiến là gì? Đấy là thấy được thực trạng của vạn pháp như nó là, đây là biết được rằng bản tánh thực của tự tâm cũng là bản tánh thực sự của sự vật, và đãy là chân lý tuyệt đối. Dudjom Rinpoche nói: Kiến là sự bao gồm của trạng thái tĩnh thức sơ nguyên, trong đó mọi sự được chứa đựng: nhận thức giác quan và hiện tượng bên ngoài, sinh tử và niết bàn.Sự tĩnh thức ấy có hai khía cạnh: Không là cái tuyệt đối, và Tướng hay nhận thức là cái tương đối. Điều nầy muốn nói lên rằng toàn thể lãnh vực tướng có thể hiện ra, và tất cả hiện tượng trong mọi thực tại khác nhau, dù sinh tử hay niết bàn, tất cả vẫn luôn luôn và sẽ mãi mãi toàn vẹn, đầy đủ trong bầu trời bao la của tự tánh tâm. Nhưng mặc dù tinh túy của vạn pháp là trống rỗng, và ỏõthanh tịnh từ khởi thủy, bản chất của nó vẫn đầy đủ đức tính cao quý và sung mãn mọi khả năng. Đó là một môi trường sáng tạo vô biên năng động không ngừng nghỉ và luôn luôn tự nhiên toàn hảo.
Bạn có thể hỏi: Nếu trực nhận cái thấy ấy là chứng ngộ bản tâm, thế thì bản tâm là gì? Hãy tưởng tượng một bầu trời trống rỗng bao la, trong sáng từ khởi thủy, tinh túy (Thể) của nó là như thế. Hãy tưởng tượng một mặt trời sáng, trong, không bị mây che, hiện diện một cách tự nhiên:
Bản chất (Tướng) của nó như thế. Hãy tưởng tượng mặt trời ấy chiếu ra một cách vô tư trên tất cả người và vật, đi vào mọi hướng; năng lực (Dụng) của nó, biểu hiện của tâm đại bi - là như thế -không gì làm chhướng ngại nó được, và nó thâm nhập tất cả...
b). THIỀN: Thế thì Thiền định trong Dzogchen nghĩa là gì? Đấy chỉ là an trú trong Kiến không xao lãng, một khi đã được khai thị. Dudjom Rinpoche mô tả: Thiền là trú tâm vào trạng thái Tâm bản lai (Rigpa), không hết thảy mọi tạo tác của Tâm, trong khi hoàn toàn buông xả, không xao lảng cũng không bám víu. Vì người xưa đã nói rằng Thiền không phải là nỗ lực, mà tự nhiên thấm vào trong đó.
Toàn thể mục đích của Thiền trong pháp Dzogchen là tăng cường và an trú trạng thái tâm bản nhiên (Rigpa), khiến cho nó phát triển toàn vẹn. Cái tâm bình thường theo tập quán, đầy những dự phóng, thật là mảnh liệt vô cùng. Nó cứ luôn luôn trở lại, và tóm lấy ta một cách dễ dàng, khi ta không chú ý hoặc xao lãng. Dudjom Rinpoche thường nói: Bây giờ tâm bản nhiên (Rigpa) của ta như một hài nhi bé bổng bị mắc kẹt trên một bãi chiến trường vọng tưởng nổi lên rất mạnh. Tôi muốn nói rằng chúng ta khởi sự công việc giữ em, giữ cái tâm bản nhiên ở trong môi trường bảo đảm của Thiền định Tinh yếu của hành Thiền Dzogchen được đề ra trong bốn điểm như sau:
-- Khi một niệm quá khứ đã chấm dứt mà niệm vị lai chưa sanh, trong khoảng hở đó giữa hai niệm, có phải là có một ý thức về thực tại, mới mẻ, nguyên sơ, không bị thay đổi một tơ tóc khái niệm nào, thuần là một sự tĩnh giác nguyên vẹn hay không? Đấy! Tâm bản nhiên là thế đấy!
--Tuy nhiên nó không ở mãi trạng thái như vậy, bởi vì một niệm khác lại khởi lên, phải không?
Đấy là ánh sáng chiếu ra của Tâm bản nhiên.
-- Nhưng nếu bạn không nhận ra niệm ấy đúng như bản chất nó (nghĩa là khi có tâm, thì tự nhiên có ý tưởng nổi lên -DG) ngay khi nó khởi, thì nó sẽ trở thành một ý tưởng khác, như trước. Đây gọi là dây chuyền vọng tưởng, và là nguồn gốc của sinh tử.
-- Nếu bạn có thể nhận chân được bản chất thật sự của ý tưởng (niệm) ngay khi nó khởi lên, và cứ để yên nó đừng theo đuổi thêm, thì bất cứ ý tưởng nào khởi lên đều tự động tan trở lại vào trong khoảng bao la của tâm bản nhiên, và được giải thoát.
Có lẻ điểm quan trọng nhứt là Dzogchen trở thành một dòng liên tục của tâm bản nhiên như một con sông chảy liên tục ngày đêm không gián đoạn. Dĩ nhiên đây là trạng thái lý tưởng, vì sự an trú vào Kiến một cách không xao lãng ấy, sau khi được khai thị và nhận chân --chính là phần thưởng của nhiều năm tu tập kiên trì.
Giả sử bạn thấy mình ở trong trạng thái yên lặng sâu xa, thông thường trạng thái ấy không kéo dài, một ý niệm, một chuyển động luôn luôn khởi lên, như sóng trong biển. Đừng chối bỏ sự chuyển động hay đặc biệt ôm lấy sự yên tĩnh, mà cứ tiếp tục dòng hiện trú thuần túy ấy của tâm bạn. Trạng thái an bình lan khắp của Thiền định ấy chính là tâm bản nhiên, mọi sự khởi lên trong tâm không gì khác hơn là tâm ấy chiếu ra. Đây là trái tim, là nền tảng của pháp hành thiền Dzogchen. Một cách để tưởng tượng điều nầy là, như thể bạn đang cởi trên tia mặt trời để trở về mặt trời. Bởi theo dỏi ngay những niệm khởi trở về căn nguyên của chúng, nền tảng tâm bản nhiên. Khi bạn thể hiện sự bền vững của Kiến, thì bạn không còn bị đánh lừa và chia trí bởi bất cứ gì sanh khởi, và do đó không thể làm mồi cho vọng tưởng.
Dĩ nhiên trong biển có sóng to, sóng nhỏ, có những cảm xúc mạnh kéo đến như giận dữ, dục vọng, ganh tị. Hành giả thực thụ sẽ nhận chân những thứ nầy không phải quấy rầy hay chướng ngại, mà cơ hội lớn. Phản ứng lại mhững sinh khởi như thế với khuynh hướng thông thường là chấp nhận và chối bỏ chính là những dấu hiệu chứng tỏ không những bạn chia trí, mà còn không nhận ra được, và đã mất dấu Tâm bản nhiên. Phản ứng lại cảm xúc bằng cách đó thì chỉ làm cho chúng có thêm năng lực, và trói buộc chúng ta chặt chẻ hơn vào dây xích vọng tưởng. Bí quyết lớn của Dzogchen là nhìn suốt những cảm xúc khi chúng khởi lên, để thấy mặt thực của chúng là biểu hiện sống động như điện chớp của chính năng lực Rigpa, Tâm bản nhiên. Khi bạn tập dần cách làm nầy, thì ngay cả những cảm xúc rầy rà nhứt cũng không thể tóm lấy bạn, mà tan biến như sóng lớn dậy lên rồi lùi lại chìm vào đại dương yên tĩnh.
Hành giả khám phá - và đây là một cái nhìn đảo lộn, mà sự vi tế và năng lực của nó không thể suy lường - rằngkhông những cảm xúc mạnh không thể kéo bạn đi, lôi bạn trở lại vào dòng nước xoáy của sự thác loạn trong bạn, mà chúng có thể thực sự hữu ích để đào sâu, làm mạnh thêm tăng cường Rigpa, trạng thái Tâm bản nhiên. Năng lực vũ bão trở thành nguyên liệu để nuôi dưỡng cái năng lượng đã được đánh thức của tâm bản nhiên. Cảm xúc càng mạnh, càng bốc lửa, thì trạng thái tâm bản nhiên càng được tăng cường. Tôi thấy rằng phương pháp độc đáo nầy của Dzogchen có mảnh lực ghê gớm để giải tỏa ngay những vấn đề tâm lý và cảm xúc đã ăn sâu, thâm căn cố đế.
-ooOoo-
Bây giờ tôi đưa ra cho bạn một lối giải thích giản dị về tiến trình nầy hoạt động ra sao. Điều nầy sẽ vô giá về sau, khi ta xét đến những gì xảy ra vào lúc chết.
Trong Dzogchen, bản chất nội tại tự nhiên của mọi sự gì là Ánh sáng căn bản hay Ánh sáng mẹ. Nó lan khắp lãnh vực kinh nghiệm của chúng ta, và bởi thế cũng là bản chất nội tại của những tư tưởng và cảm xúc khởi lên trong tâm ta nữa, mặc dù chúng ta không nhận ra điều đó. Khi bậc thầy khai thị cho chúng ta bản chất chân thật của tâm, tức là trạng thái Rigpa hay Tâm bản nhiên, thì điều ấy giống như thầy cho ta một cái chìa khóa. Trong Dzogchen chúng ta gọi chìa khóa ấy--sẽ mở cho chúng ta đến tri kiến toàn vẹn --là Ánh sáng đạo lộ hay Ánh sáng con.Ánh sáng căn bản và Ánh sáng đạo lộ thực ra chỉ là một, nhưng vì mục đích giảng dạy mà phân ra như thế Nhưng một khi có được chìa khóa Ánh sáng đạo lộ nhờ sự khai thị của bậc thầy, thì ta có thể sử dụng nó tha hồ để mở vào cánh cửa Bản tánh tự nhiên của thực tại --sự mở cửa nầy được gọi theo Dzogchen là Gặp gở giữa Ánh sáng căn bản và Ánh sáng đạo lộ hay Mẹ con gặp gở. Một cách nói khác là, vừa khi một ý tưởng hay cảm xúc khởi lên, Ánh sáng đạo lộ-Rigpa- nhận ra ngay bản chất cùa nó, tính nội tại của nó, là Ánh sáng căn bản. Trong giây phút nhận ra nhau ấy, hai ánh sáng tan hòa vào nhau, tư tưởng và cảm xúc được giải phóng ngay tại nền tảng của nó. Điều cốt yếu là kiện toàn sự tập luyện hội nhập hai Ánh sáng nầy và giải tỏa những móng tâm động niệm ngay khi đang sống, bởi vì điều nầy xảy ra vào lúc chết, với tất cả mọi người là: Ánh sáng căn bản xuất hiện trong vẻ huy hoàng rộng lớn, và mang theo nó một cơ hội để giải thoát hoàn toàn--nếu, và chỉ nếu, làm thế nào để nhận ra nó.
Danh từ duy nhứt có thể diễn đạt được cái nầy là Không-Thiền. Trong trạng thái ấy, theo lời các bậc thầy, dù bạn có đi tìm vọng tưởng cũng không còn sót lại cái nào. Cho dù bạn muốn kiếm một hòn sỏi bình thường trên một hòn đảo vàng ngọc, thì bạn cũng không cách nào tìm được. Khi Kiến đã hiện diện liên tục, dòng tâm bản nhiên không gián đoạn, sự hòa nhập hai Ánh sáng là tự nhiên, liên tục, thì mọi vọng tưởngkhả hữu đều được giải tỏa ngay tại gốc của nó, và toàn thể nhận thức của bạn khởi lên liên tục là tâm bản nhiên.
Những bậc thầy nhấn mạnh rằng muốn ổn định được Kiến trong thiền định, điều cốt yếu trước hết là hoàn tất sự luyện tập nầy trong một khung cảnh đặc biệt của nhập thất, ở đây mọi điều kiện thuận lợi đều sẵn có. Còn ở giữa sự tán loạn rộn ràng của thế gian, thì dù bạn có thiền bao nhiêu, kinh nghiệm thực thụ cũng không phát sinh được trong tâm bạn.
Thứ hai, mặc dù trong Dzogchen không có sự khác biệt giữa thiền và đời sống thường nhựt, song khi bạn chưa có được sự an trú vững vàng nhờ thiền tập vào những thời khóa hẳn hòi, thì bạn không thể nào hội nhập tuệ giác của thiền định vào kinh nghiệm hàng ngày. Thứ ba, ngay cả khi bạn thực hành, bạn có thể an trú dòng tương tục Tâm bản nhiên với niềm tin của Kiến. Nhưng nếu bạn không thể tiếp tục dòng ấy vào mọi lúc và mọi tình huống, hòa lẫn sự tu tập với đời sống hàng ngày của bạn, thì nó sẽ không làm phương thuốc cứu bạn được, mỗi khi hoàn cảnh khó chịu nổi lên, và bạn sẽ bị ý tưởng, cảm xúc dẫn cho lạc vào mê vọng.
Có câu chuyện thú vị về một hành giả Dzogchen sống không khoe khoang, nhưng lại có một đám đông đồ đệ. Có một ông thầy tu rất kiêu hảnh về học vấn đa văn của mình, đâm ra ganh tị với hành giả mà ông biết là không đọc sách nhiều. Ông ta nghĩ: Sao một người tầm thường như thế dám dạy đệ tử? Sao y dám tự xưng thầy? Ta sẽ đến thử tri kiến của y, cho lộ cái giả dối của y, và làm nhục y trước mặt đệ tử, để bọn nầy bỏ mà theo ta. Bởi vậy y đến viếng vị hành giả, và hỏi với vẻ khinh miệt: Này đồng bạn Dzogchen, có phải ông chỉ có thiền mà thôi không?
-- Thế thì ông không thiền định gì cả sao?
Vị hành giả trả lời một câu bất ngờ:
-- Có gì để thiền?
-- Thế thì ông không thiền định gì cả sao? vị học giả nói một cách đắc thắng.
-- Nhưng có bao giờ tôi tán loạn đâu?, vị hành giả đáp.
c). HÀNH: Khi sự an trú trong Tâm bản nhiên trở nên một thực tại, thì bắt đầu thấm nhuần sự sống hàng ngày của hành giả, nuôi dưỡng một sự ổn định, và niềm tin sâu xa. Dudjom Rinpoche nói:
-Hành có nghĩa là thật sự ngấm nhìn những ý tưởng của chính bạn, xấu hay tốt, nhìn suốt bản chất thật sự của bất cứ ý tưởng nào có thể khởi lên, không truy tầm quá khứ cũng không mời mọc tương lai, không để cho tâm bám víu vào một khinh nghiệm hạnh phúc, cũng không để cho nó tràn ngập những tình cảm đau buồn. Khi làm như vậy, bạn cố đạt đến và an trú trong đại xả, trong đó mọi tốt xấu, an nguy đều không có lai lịch gì chân thực.
Sự trực ngộ Kiến một cách tinh vi toàn triệt, sẽ thay đổi cái nhìn của bạn đối với sự vật. Càng ngày tôi càng nhận rõ rằng chính ý tưởng và khái niệm đã ngăn cản không để cho chúng ta luôn an trú trong tuyệt đối. Bây giờ tôi mới hiểu vì sao thầy tôi dạy: Hãy cố gắng đừng tạo ra quá nhiều hy vọng hay lo sợ vì chúng chỉ tổ gây thêm sự bám víu trong tâm. Khi Kiến có mặt, thì những ý tưởng được nhìn thấy đúng như bản chất chúng, đó là phù du, trong suốt, và chỉ có tính cách tương đối. Bạn thấy suốt mọi sự một cách trực tiếp như thể là bạn có con mắt X-quang. Bạn không bám víu cũng không xua đuổi những ý tưởng cảm xúc, mà chào tất cả chúng trong vòng ôm lớn rộng của Tâm bản nhiên. Những gì mà trước đây bạn coi là rất quan trọng--những tham vọng, kế hoạch, mong đợi, hoài nghi, đam mê--không còn khống chế bạn một cách sâu xa nữa, vì chánh kiến đã giúp bạn thấy được cái tống rỗng, phi lý của tất cả chúng nó, nhờ vậy phát sinh trong bạn một tinh thần từ bỏ thật sự.
An trú trong niềm tin và ánh sáng của Tâm bản nhiên làm cho ý tưởng cảm xúc bạn được giải tỏa một cách tự nhiên không cần nỗ lực, vào trong không gian rộng lớn của Tự Tính Tâm, giống như là viết chữ trên mặt nước hay vẽ trên nền trời. Nếu bạn thật sự tu tập như thế đến chỗ toàn vẹn, thì nghiệp không còn cơ hội để tích lũy, và trong trạng thái buông xả hoàn toàn ấy, định luật nhân quả trong vòng nghiệp báo không còn cách nào trói buộc bạn.
Đừng tưởng điều dễ. Thật vô cùng gây go để an trú không xao lãng trong tự tánh của tâm, dù chỉ trong chốc lát, chứ đừng nói giải tỏa một ý niệm hay cảm xúc ngay khi nó sinh khởi. Chúng ta thường cho rằng chỉ vì mình hiểu được một điều gì trên phương diện tri thức, hoặc tưởng mình đã hiểu, mà việc ấy có nghĩa rằng mình đã thật sự đạt ngộ. Đấy là một ảo tưởng lớn lao. Cần phải có sự lắng nghe, tư duy, quán tưởng, thiền định và thực hành kiên trì. Và nhứt là thực hành Dzogchen luôn luôn cần sự hướng dẫn và khai đạo của một bậc thầy đủ tư cách.
Nếu không, thì sẽ có một mối nguy mà truyền thống nầy gọi là Kiến nuốt mất Hành. Một giáo lý cao siêu mảnh liệt như Dzogchen kéo theo một nguy cơ trầm trọng. Khi tự lừa dối mình --tưởng mình đã giải thoát hết tư tưởng cảm xúc, mà kỳ thực tuyệt nhiên bạn chưa có khả năng làm chuyện ấy; hoặc tưởng mình đang hành động một cách tự nhiên như thiền sư Dzogchen thực thụ -- thì bạn chỉ có đang kết nạp, tích lũy vô số ác nghiệp. Như Padmasambhava nói, và điều nầy chúng ta đều nên có, là:
- Mặc dù Kiến ta bao la như bầu trời, mà hành động và niềm tôn kính đối với nhân quả nơi ta nhỏ nhiệm, vi tế như hạt bụi.
Ngay trong một hành giả Dzogchen cao cấp nhất, nỗi buồn niềm vui hy vọng sợ hải vẫn còn nổi lên như trước. Cái khác nhau giữa một người thường với một hành giả là cái cách họ nhìn cảm xúc của họ và phản ứng đối với những cảm xúc đó. Một người thường sẽ theo bản năng mà chấp nhận hay chối bỏ ngay những cảm xúc, và thế là khơi dậy ràng buộc hoặc chán ghét, kết quả là tích lũy thêm ác nghiệp. Nhưng một hành giả Dzogchen thì nhận ra mọi sự khởi lên trong trạng thái trong sáng tự nhiên của nó, không để cho sự chấp thủ khởi lên trong nhận thức của mình.
Dilgo Khientse Rinpoche mô tả một hành giả lang thang qua một khu vườn. Ông hoàn toàn tĩnh giác trước vẻ đẹp huy hoàng của những đóa hoa, thưởng thức màu sắc, hình dáng, mùi hương của chúng. Nhưng không có một dấu vết nào của sự bám víu ở nơi ông, hay bất cứ một hậu ý nào trong tâm. Như Dudjom Rinpoche nói:
- Bất cứ nhận thức gì khởi lên, bạn hãy nên làm như một đùa trẻ đi vào một ngôi chùa trang hoàng lộng lẫy. Nó nhìn mà sự bám víu tuyệt nhiên không đi vào nhận thức của nó. Cứ thế bạn để mọi sự ở nguyên trong trong trạng thái mới mẻ, tự nhiên, sống động, , vô nhiễm của nó. Khi bạn để mọi sự ở nguyên trạng thái nó, thì hình dáng nó không thay đổi, màu sắc không phai nhạt, vẻ sáng sủa của nó không biến mất. Bất cứ gì xãy đến không bị ô nhiểm bởi chấp thủ nào, bởi thế tất cả gì bạn thấy đều khởi lên như là trực giác trần tục của (Rigpa) Tâm bản nhiên, và vốn là sự ất khả phân của ánh sáng và hư không.
Sự hài lòng, tin tưởng, sự trong sáng khoáng đạt, sức mạnh và tính hài hước sâu xa, niềm xác tính khởi lên do sự trực nhận chánh kiến về Tâm bản nhiên, là kho tàng vĩ đại nhất của cuộc đời, là hạnh phúc tối thượng, mà một khi đã đạt đến, thì không có gì phá hủy, ngay cả cái chết.
Dilgo Rinpoche nói:
- Một khi bạn đã có chánh kiến, thì dù cho những nhận thức lừa dối của sinh tử vẫn còn khởi lên trong tâm, bạn vẫn như bầu trời: khi một cầu vòng xuất hiện trước mặt, nó cũng không lấy làm hãnh diện, mà khi mây mù xuất hiện, nó cũng không lấy làm buồn bực. Có một cảm giác sâu xa về sự hài lòng. Bên trong bạn cười thầm khi thấy mặt tiền của niết bàn và sinh tử. Chánh kiến làm cho bạn luôn luôn vui vẻ, một nụ cười hàm tiếu luôn nở trong tâm.
Duljom Rinpoche nói:
- Khi đã thanh lọc ảo tưởng lớn, bóng đen của tâm thức, thì tia sáng của mặt trời không bị ngăn bít cứ liên tục chiếu ra. (tr.218 - 237)
[ Trở về ] -ooOoo-