Người Cư Sĩ          [ Trở về         [  Trang chủ]

NHẤT NGUYÊN LUẬN
&
THỂ CÁCH TRI NHẬN TÁNH KHÔNG
Phổ Nguyệt
Mục Lục Tổng Quát
1. Dẫn Nhập
2. Tánh Không
3. Chuyển Thức Thành Trí
4. Từ Nhất Nguyên Luận Tới Thực Tại Tuyệt Đối
5. Phương Cách Thể Hiện Thực Tại
6. Kết Luận
II. TÁNH KHÔNG
Tánh Không, Duyên Khởi, Giả Danh, Trung Đạo là đạo lý Phủ định mà Bồ Tát Long Thọ đã từng phổ cập từ xa xưa và Bồ Tát Vô Trước và Thế Thân cũng dùng Duy Thức học xây dựng lý Duyên Khởi bằng khái niệm về ba Tự Tính để nhận diện Thực Tính của sự vật.

A. TÁNH KHÔNG & DUYÊN KHỞI HAY THỰC TẠI GIẢ LẬP

1). Duyên Khởi Từ Vật Chất

Hiện tượng vô thường của sự vật hiện hữu do nhân duyên kết hợp, do đó chúng không có lúc nào tự mình độc lập tồn tại. Rõ ràng chúng có sanh ra thì có lúc phải hủy diệt vì lẽ có sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường chung quanh. Trong vật lý học, việc bảo tồn năng lượng cho biết năng lượng không sanh ra và không biến đi mà chỉ có thể thay đổi. Khi sự giao lưu năng lượng và vật chất của mỗi hữu thể với bên ngoài, hữu thể đó tạm thời ổn định cân bằng vì phải tiêu tán năng lượng và vật chất, nên thay cũ đổi mới để tồn tại. Sự trao đổi vật chất và năng lượng của hữu thể trong không gian là lịch trình sanh trụ hoại diệt. Sự giao lưu vật chất và năng lượng của xác thân con người với bên ngoài được tạm thời hiện hữu là lịch trình sanh lão bịnh tử. Sự vật hiện hữu do duyên họp, khi duyên tan thì hoại không, theo lý Duyên Khởi của Ngài Long thọ. Còn sự vật tạm thời hiện hữu gọi là Thực Tại Giả Lập theo Duy Thức Học của Ngài Vô Trước.

2). Duyên Khởi Từ Vật Chất Đến Phi Vật Chất

Sự giao lưu năng lượng và vật chất với bên ngoài nên bản thân sự vật không những lệ thuộc vào nhân duyên nội tại mà phải bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường ngoại giới. Như ảnh hưởng vật chất (thức ăn) đến sinh lý con người, mà sinh lý ảnh hưởng đến tư tưởng tình cảm và hành động. Hệ thống cân bằng sinh lý của con người được tạm thời ổn định là lịch trình tiêu tán của trạng thái đau khổ và khoái lạc. Lý Duyên Khởi được nhận thức sâu sắc qua Tứ Đế:Tập (nhân) Khổ (quả), Đạo (nhân) Diệt (quả), và Thập Nhị Nhân duyên. Ngay Lục Căn trong Sắc Thân của Ngũ uẩn cũng cần được phân tích theo Tâm lý học để làm sáng tỏ lý Duyên Khởi, là Thực Tại giả lập, là Tánh Không hay là sự vật đều không có Tự Tánh.

(a).- Cảm Giác (Ngũ giác quan, Sensation)
Điển hình về Nhãn Căn qua chức năng Thị Giác:

+ Ban ngày, khi chúng ta nhìn một vật ngay phía trước chúng, hình ảnh khi nhìn sự vật qua thấu kính của mắt được hội tụ ở trên hố mắt của võng mạc. Nón (dây thần kinh liên hệ đến bộ não) đáp ứng một cách khác nhau đến những làn sóng, hay màu sắc khác nhau của Ánh Sáng. Những nón (cones) nầy thích ứng với màu sắc thị giác. Mỗi nón đáp ứng đến chỉ một trong ba làn sóng khác nhau của ánh sáng (đỏ, xanh biển, xanh dương). Bằng cách kết hợp những phản ứng tới những làn sóng dài, vừa, ngắn, những tế bào nón có thể chỉ định màu của bất cứ hình ảnh nào. Những nón rất nhạy cảm tới những đặc trưng ở xung quanh dù nhỏ đến đâu.

+ Ban đêm thì khác, những tế bào que (rods: dây thần kinh liên hệ đến não) rất nhạy cảm với ánh sáng mờ, dù chúng không sắc bén nhiều. Vào buổi tối, nếu ta liếc nhanh hình ảnh của bóng mờ ngoài góc của con mắt, chúng ta sử dụng những tế bào que. Nếu hình ảnh mờ ấy biến mất, khi chúng ta nhìn thẳng vào nó, chúng ta chứng kiến sự mất tế bào nón vào lúc chúng ta không chú ý làm tụ những bóng mờ đó trên hố mắt ở võng mạc.

+ Khi năng lực của Ánh Sáng (sáng hay mờ) đến cơ quan tiếp nhận hình ảnh, những tín hiệu thần kinh được gởi xuyên qua hệ thống thị giác sản sinh những cảm giác. Con đường đi ấy bao gồm những tầng lớp, qua đó ánh sáng phải qua trước khi được thu hút bởi cơ quan tiếp nhận hình ảnh. Một phản ứng hình ảnh hóa học được tạo ra trong cơ quan tiếp nhận hình ảnh, sản sinh những dấu hiệu thần kinh, đầu tiên được chuyển đến những tế bào lưỡng cực, rồi đến những tế bào hạch. Những tín hiệu thần kinh lúc đó đi dọc theo trục võng mạc đến hạt nhân cong khập bên của chất xám. Những tế bào trong hạt nhân cong khập nầy sắp đặt lại tín hiệu (khích thích cảm giác) tới xương chẩm thùy não để được điều hợp và hoàn thành chức năng thị giác.

Tương tự như thế, con đường để thực hiện tánh Biết qua các căn khác như nhĩ, tĩ, thiệt, thân cũng vậy, tuy có khác về cơ cấu sinh học, nhưng tựu trung cũng đều được các dây thần kinh chuyển các hình ảnh, chấn động lực, không khí hay chất hơi hay ấn tượng kích thích, sau cùng cũng chuyển đến chất xám ở vỏ não để sản sinh những cảm giác tương ứng với các căn.

Chẳng hạn như:

--- Nghe một âm thanh là nghe độ rung (chấn động lực) hay ấn tượng của âm thanh do làn sóng âm thanh va chạm vào màng nhĩ (Tai).

--- Ngửi mùi hương là ngửi ấn tượng mùi hương, là không khí hay hơi (tức là chất hóa học hòa tan trong không khí) ở màng mũi.

--- Nếm một vị là nếm chất hóa học (ấn tượng do kích thích giữa vị toan và nước miếng tạo nên) ở lưỡi.

--- Xúc giác một vật là tiếp giáp hình ảnh của những kích thích của da (hay cơ thể).

(b).- Ý Thức (Consciousness):
Có thể định nghĩa, ý thức là cử chỉ hay tiến trình được Biết, đặc biệt về vùng xung quanh ta và điều kiện của thân thể. Cũng là Tĩnh táo, Biết được những gì đang xãy ra.

Thật ra, Ý thức thường được định nghĩa là sự hiểu biết (awareness) tích cực của tất cả tư tưởng, hình ảnh, tri giác và cảm xúc chứa trong trí với thời gian qui định. Ý thức là Cái Quan sát chính chúng ta và xung quanh ta như là cách chúng ta làm trong thiên hạ. Ý thức cho phép chúng ta sử dụng sự kiểm soát các điều chúng ta hành động, kinh nghiệm, và chọn lựa giữa những cách tư duy hay hành động. Nhưng Ý thức thì nhiều hơn sự hiểu biết đơn giản của chính chúng ta và xung quanh ta. Ý thức có tính đơn thuần và nó thống nhất kinh nghiệm chúng ta vào Cái Toàn thể. Khi chúng ta lắng nghe một người nói, chẳng hạn, chúng ta nghe nhiều hơn là những tần số và cường độ của âm thanh, nhiều hơn một chút kích thích thính giác. Để thay vào, chúng ta biết được toàn bộ những lời nói và chúng ta hiểu được ý nghĩa của những lời đó, bởi vì đó là cách thức mà Trí chúng ta tổ chức và tổng hợp kích thích thính giác.

Nếu cái đơn thuần của Ý thức (cục bộ) cho phép chúng ta tri giác và hiểu được kinh nghiệm như là cái Toàn thể, thì tính chọn lọc của Ý thức để cho chúng ta tập trung vào bộ mặt đơn độc của cái toàn thể. Vậy chúng ta có thể tập trung vào hình dáng đối thể, màu sắc, kích thước, thực thể, công dụng hay bất cứ đặc tính khác. Bằng vào biểu hiện đó, chúng ta có thể tập trung vào cảm tính, ký ức, hay tư tưởng riêng biệt. Tính chọn lọc như thế là cốt yếu cho hoạt động chức năng hàng ngày của chúng ta. Nhiều cảm giác tư tưởng, cảm tính và ký ức dễ ảnh hưởng đến chúng ta ở một thời điểm có sẵn, đến nỗi khi chú ý chúng, chúng có thể lấn áp chúng ta. Vậy, tính chọn lọc của Ý thức cho phép chúng ta điều chỉnh chỉ có dữ kiện cần đến và loại bỏ cái không cần.

May mắn, kỷ thuật cận đại giúp các nhà nghiên cứu vượt qua những trở ngại thầm hội được Ý thức. Trang bị cho mạch điện đồ và hoạt động dây thần kinh trong não bộ cung cấp được những ý nghĩa mới quan trọng để nghiên cứu một số việc thuộc sinh lý học xãy ra trong những trạng thái khác nhau của Ý thức. Chẳng hạn, chúng ta biết được dữ kiện mô lưới, một phần của não bộ sau giữ vai trò bảo trì Ý thức.Khi phần não đó bị kích thích, con vật trở nên quá mẫn, những vùng như vậy bị thương, con người mất cảm giác trên mào lông (coma). Bởi vì óc con người có thần kinh phát triển cao độ của võ não trong giới loài vật, và bởi vì con người cũng dường như biểu lộ sự phát triển cao độ ý nghĩa của Ý thức mà các nghiên cứu gia cho rằng lớp vỏ não cũng phải liên hệ với sự hiểu biết Ý thức.

Tóm lại, sự hiểu biết Ý thức có tính tính lưỡng phân như Kant đã quan niệm. Thật vậy, Ý thức tác động là do tiền ngũ căn (ngũ giác quan) tiếp nhận sự vật và Tri giác

(Biết). Còn Ý thức tác năng là sự hiểu biết có sẵn trong tàng thức, không do tác động của ngũ căn mà chúng ta có thể dùng trực giác để hiểu biết. Như thế Ý thức cũng là tác năng tự phát.

Kết luãn, Ý thức cũng chỉ là những hình ảnh, dấu vết sự hiểu biết mà cái Trí (bộ óc) nhận thức.

(c).- Cảm Xúc (hay Cảm thọ: Emotion):
Cảm xúc là một phần lớn cuộc sống thường nhật mà khó có thể tưởng tượng được, nếu đời sống không có nó. Cảm xúc làm cho phong thái của kinh nghiệm chúng ta hoạt động và đem đến cho đời sống một sinh khí của nó. Nếu không có khả năng cảm nhận sự giận dữ, nỗi đau buồn, niềm vui, và tình yêu, chúng ta khó mà thừa nhận chính chúng ta là con người.

Rõ ràng, cảm xúc bao gồm sự thay đổi cảm tính --- thường kích thích bởi hoàn cảnh ngoại giới mà chúng ta ít kiểm soát. Sau cùng, cảm xúc có thể tác động đến tư cách. Cảm xúc có thể được định nghĩa như là mô hình phản ứng bao gồm sự thay đổi sinh lý, biểu lộ tư cách và trạng thái cảm tính. Cảm tính thường phát sinh trong sự đáp ứng của liên hệ xã hội hay hoàn cảnh thử thách qua nhiều phương diện. Bản chất của phản ứng cảm xúc ảnh hưởng đến cách thức một người đánh giá và khắc phục hoàn cảnh. Tất cả các nhà Tâm lý đều đồng ý rằng cảm xúc mạnh liên hợp với sự thay đổi trong hệ thống thần kinh tự động. Một cách giám sát sự thay đổi sinh lý kèm theo cảm xúc bởi một phương tiện máy móc gọi là Đa mạch đồ (Polygraph).

Mặc dù hệ thống thống thần kinh tự động gây nên sự thay đổi sinh lý kết hợp với cảm xúc, hệ thống nầy được sắp xếp bởi bộ óc. Đặc biệt khối đưới chất xám (hypothalamus) và một vài phần hệ thống limpic (limpic system) liên quan trong một số phản ứng cảm xúc như: nóng giận, gây hấn và sợ hãi (Pribram, 1981). Stanley Schachter và Jerome Singer đã đề nghị rằng cảm xúc bao gồm hai thành tố đối tác lẫn nhau: trạng thái đánh thức sinh lý và sự làm sáng tỏ tri thức của cái đánh thức ấy. Họ qui cho năng lực chúng ta hiểu được sự đánh thức gán cho những cảm giác tổng quát là những cảm xúc đặc biệt.

Vậy cảm xúc hay cảm thọ là ý thức được đánh thức qua sự thay đổi sinh lý vì phản ứng thần kinh não bộ do các kích thích hình ảnh của cảm giác, tư tưởng, hành động hay tình cảm bị va chạm.

(d).- Hành Động (Motivation):
Hành động là động cơ thúc đẩy hoạt động, được định nghĩa như là điều kiện xã hội, tâm lý hướng dẩn tư cách cá thể đến vài mục đích nào đó. Mặt khác, xu hướng (drive) là điều kiện sinh vật thực hiện chức năng hướng đích.

Theo Sigmund Freud cho rằng động cơ hoạt động là do hai lực (forces) của vô thức (Tàng thức): Một là lực thúc đẩy đến sự sinh tồn, sự sinh sôi nẩy nở, và sự tự bảo tồn; thứ hai lực thúc đẩy đến sự tử vong và tự hủy diệt. Bởi vì cách thức mà con người thỏa mãn xung lực (sức đẩy tới) có thể mâu thuẩn với tiêu chuẩn đạo đức xã hội, những xung động nầy thường bị trấn áp và thăng hoa trong nhiều hình thức của tư cách.

Có những xu hướng căn bản về sinh vật như đói, khát, sinh lý, và có những động lực được học hỏi như nhu cầu cho thành quả và sự hội nhập. Cũng có những động lực cảm thọ như vui, khổ, giận, sợ, và bại.

Tổng quát, hành động thúc đảy tư cách được dẫn đến bảo quẩn tình trạng sinh lý cân bằng (homeostasis) hay là môi trường bên trong bất biến và hướng dẩn đến kiến lập cân bằng cả hai bên trong và bên ngoài.

Tóm lại, Hành động là động cơ, xu hướng hay bản năng thúc đảy thiết lập mọi hoạt động về tư tưởng, tình cảm hay cử động. Tất cả những động cơ, xu hướng đó dù do năng lực bên trong hay bên ngoài, dù do tâm lý, xã hội hay sinh vật có ý thức hay vô thức đều phải xuyên qua cảm quan hoặc các phần của cơ thể và đã thanh lọc thành những dấu hiệu được dẩn truyền đến thùy trước của lớp vỏ não cạnh chỗ nứt có liên quan sơ khởi đến sự điều chỉnh cử động tự ý gọi là thần kinh tự động. Vậy Hành chỉ là sự thể hiện do nhiều xu hướng hay động cơ thúc đẩy biến thành những dấu hiệu mà não bộ sản xuất những phản ứng thành những hoạt động ; do đó bản thân Hành chỉ là những hình ảnh dấu vết của các xu hướng, động cơ hay bản năng thúc đẩy sản sinh ra, nên Hành không có thực thể.

(e).- Tưởng (Memory, Preconsciousness):
Con người dùng ba cấu trúc tinh thần khác nhau để thiết lập ký ức: ký ức cảm giác, ký ức ngắn hạn (short-term memory) và ký ức dài hạn. Các nhà tâm lý tin rằng ký ức bắt đầu tại sự ghi chú cảm giác, một dữ kiện cảm giác thu nhận rất ngắn. Cảm giác vẫn còn kéo dài một giây sau khi ta tri giác và sau đó phai dần. Dữ kiện được tích trữ khoảng 1/15 giây, để rồi người ta có thể giữ dấu vết của kinh nghiệm từ lúc nầy đến lúc khác. Nếu cá nhân bị xao lãng trí, và dữ kiện hoặc là rất khác với biến cố bình thường, hoặc là có ý nghĩa với cá nhân đó, thì dữ kiện ấy chuyển qua ký ức ngắn hạn, ở đây nó tích trữ chỉ trong một thời gian giới hạn.

Muốn giữ dữ kiện trong ký ức ngắn hạn, người ta cần sự nhắc lại. Sự nhắc lại bằng cách chú ý tích cực đến dữ kiên như là lập đi lập lại dữ kiện đó. Một thời gian gián đoạn sẽ hủy diệt dữ kiện ỏ trong kho ký ức ngắn hạn. Nhiều ký ức ngắn hạn nhạt dần trong khoảng vài phút. Quá trình chú ý giữ một vai trò rất lớn trong sự xác định dữ kiện nào được chuyển từ ký ức ngắn hạn đến ký ức dài hạn. Nếu dữ kiện không quan trọng hay thích thú, rất có thể chúng ta quên đi.

+ Ghi Lại Dấu Vết--- Tích Trữ--- Khôi Phục:

Khi những kinh nghiệm cảm giác thoáng qua được kết hợp, thì dữ kiện được thừa nhận dễ hơn nhiều. Chúng ta có thể nhớ lại một hình thị giác kết hợp với âm thanh (như chiếc xe hơi đang chạy: đầu máy nổ) dễ dàng hơn là hoặc máy nổ không, hoặc một chiếc xe không. Quá trình dữ kiện hổn hợp gọi là ghi nhận dấu vết, hay là tiêu biểu hình ảnh (sự thay thế hình ảnh). Những nét đặc biệt thiết yếu của một vật hay mô hình được rút ra để cho sự vật có thể nhận thức sau nầy.

Ký ức ngắn hạn là tiến trình của truyền đạt tế bào thần kinh, trong khi đó ký ức dài hạn thường xuyên thay đổi trong những vùng tế bào khớp thần kinh, là tính chất vật lý của tế bào. Bộ óc cần thời gian để củng cố trước khi dữ kiện được tích trữ ở trong ký ức dài hạn. Có thể là, những tế bào thần kinh cần thời gian để thay đổi. Tài liệu ở ký ức dài hạn có thể được đem đến vào kho ký ức ngắn hạn, và sẽ không bị quên nếu sự suy tưởng bị xao lãng. Tuy nhiên, kho ký ức ngắn hạn có tể chỉ còn giữ một vài thứ mà thôi. Khả năng giới hạn nầy có thể góp phần giải quyết khó khăn cho những người có vấn đề. Con người có thể giữ lại, và quan sát một số dữ kiện trong một lúc mà thôi. Ở đâu, ký ức ngắn hạn cũng trực tiếp và dễ thêm vào, trong khi dữ kiện xác định đúng vị trí của ký ức dài hạn có thể chậm chạp và khó khăn. Tuy thế, khả năng của ký ức dài hạn thì hầu như bất tận. Một người có thể tận dụng ký ức. Không có giới hạn được biết mà con người có thể học hỏi được bao nhiêu.

+ Mặt khác, ký ức mới đối lập với cái cũ. Có hai loại đối lập: Một phải làm với món tích trữ và nhớ lại ; thứ hai phải làm với sự kiện mà những điều thu nhận mới có thể thực sự làm méo mó, xuyên tạc hay chuyển đổi những ký ức cũ.

Vậy thì ký ức, tưởng nhớ, tưởng tượng hay mạt na thức là những hình ảnh được khôi phục lại, có cái trung thực, có cái sai lạc và ngay cả có cái tương tự lẫn lộn với hình ảnh đối tượng cũ, nhưng không phải đối tượng cũ. Đã là những hình ảnh cũ khôi phục lại tức là những ảo ảnh của đối tượng khiếm diện (kể như không có đối tượng).

Do đó Tưởng là ý tưởng so đo, tưởng tượng. chấp trước, lệch lạc và không có thực thể.

(f).- Thức (Knowledge, Unconsciousness)

Alai da thức, Vô thức hay Tàng thức.

Thức là sư hiểu biết hay nhận thức. Sự hiểu biết là Quả, còn Nhân phát xuất từ Vô thức hay Tàng thức. Theo ý niệm của Freud về Trí vô thức rất đặc biệt khó mà giải thích trong những điều kiện đơn giản.

Đại khái, Vô thức gồm có tất cả ký ức, kinh nghiệm, hình ảnh, cảm tính và động lực mà chúng ta không thể tự ý đưa ra ý thức hay quan sát trực tiếp của chú ý. Chúng ta có thể định nghĩa bằng những thí dụ sau đây:

+ Chúng ta nhắm đến trấn áp những kinh nghiệm không vui; nghĩa là chúng ta nhắm đến đặt những vật chướng ngại trên ánh đèn để nó không thể chiếu sáng một vài chỗ trên sân khấu mà chúng ta không thích nhìn. Những ký ức bị trấn áp lúc đó, bị nhốt lại trong phần vô thức của trí chúng ta.

+ Chúng ta đã biết phản xạ và bản năng bẩm sinh tác động đến tư cách và tư tưởng chúng ta dù chúng ta ý thức hay không. Tim đập, phổi thở, hạch tuyến thượng thận bài tiết chất kích thích (hormones) dù ta biết hay không nó vẫn hoạt động. Chúng ta cũng không có ý thức của hoạt động của thần kinh về cảm thọ hay vận động ở trung tâm não bộ. Kế đó, diễn đạt bộ điệu, những cảm tính xúc động là một phần tiêu biểu của trí vô thức chúng ta.

+ Chúng ta cũng đã biết tích trữ những thứ trong kho ký ức dài hạn tùy theo một vài loại mà thôi. Chúng ta không thể nhớ lại nhiều kinh nghiệm thời thơ ấu vì chúng ta không xếp đặt chúng trong cùng loại ký ức mà chúng ta dùng như là người lớn. Những ký ức ban đầu nầy là Vô thức bởi vì rất đơn giản là chúng ta không biết làm thế nào khôi phục chúng.

+ Kế đó, có những giấc mộng, và ánh sáng lóe lên trong tâm thức. Theo định nghĩa, chúng ta không ý thức trong chiêm bao, và giấc mộng thường khó đưa đến sự hiểu biết ý thức sau khi xãy ra. Freud nghĩ rằng giấc mộng hầu hết là thí dụ hoàn toàn của kinh nghiệm vô thức. Đối với vấn đề nội tâm, nó thường có tri giác một mô hình của vài loại. Nơi nào trí chúng ta đã có mô hình nầy tạo thành thì không có trong Vô thức sao?

Bây giờ đây, chúng ta đã tri giác một mô hình chính chúng ta. Cái mà Freud quy cho phần vô thức của trí chúng ta dường như bao gồm hai việc: Quá trình sắp xếp bởi phần dưới trung tâm não bộ, và quá trình sắp xếp bởi bán cầu não phải.

--- Dục Tình:

Trong lúc Freud hoạch định những vùng của Trí, ông cố xác định những phương pháp năng lực hóa, tập trung, di chuyển và ngay cả chận lại ánh sáng lóe lên của ý thức.

Freud lựa chọn thân thể liên tục tạo ra năng lực tinh thần, cũng như máy phát điện liên tục sản xuất ra điện năng. Freud gọi năng lực tinh thần nầy là dục tình và ông tin rằng nó là lực thúc đẩy các khả năng của tất cả tư tưởng, tình cảm và tư cách của chúng ta. Sự xây dựng năng lực dục tình tạo nên trạng thái xu hướng đau khổ, nó ép buộc chúng ta trở thành hiểu biết một vài nhu cầu không được thỏa mãn. Lúc đó chúng ta nhắm tới tập trung vào những hoạt động sẽ cho chúng ta giải thoát năng lực đè nén đó và do đó mà giảm trừ được xu hướng. Như vậy năng lực dục tình tiêu thụ được kết hợp với niềm vui cảm giác, trong khi đó sự trấn áp năng lực dục tình hầu như luôn luôn dẫn đến áp lực đau khổ và lo âu.

--- Bản Năng Sinh Tồn (id) hay Bản Năng Xung Động:

Theo Freud, đứa trẻ sanh ra với tập hợp những xu hướng sinh vật và bản năng cơ sở là nguồn gốc của năng lực dục tình. Tập hợp các xu hướng bản năng, Freud gọi là Bản năng sinh tồn hay bản năng xung động (id). Những xu hướng nầy được sắp xếp ở trung tâm dưới não bộ, như hệ thống limpic và khối dưới chất xám. Như thế bản năng sinh tồn được chôn ở mực sâu nhất của trí vô thức, xa cách thực tại ý thức. Freud tả bản năng sinh tồn như là một nồi lớn của sự kích động sôi nổi, nó không có cấu trúc nội tại hay tổ chức, nó hoạt động trong nhiều cách phi lý, và nó chỉ tìm niềm vui đến từ những năng lực đè nén bị tuôn ra.

--- Bản Ngã hay Cái Tôi (Ego):

Theo R.M. Goldenson, bản ngã là một nhóm của những chức năng tinh thần hay quá trình cho phép chúng ta tri giác, lý luận, phán đoán, chứa đựng những ký ức và giải quyết nhiều vấn đề khác nhau. Bản năng sinh tồn hiện diện ngay lúc sanh ra. Bản ngã phát triển chậm khi chúng ta học hỏi để được tinh thông những xung động, làm chậm lại niềm vui trực tiếp của những nhu cầu và sống với những người khác.

Bản ngã là một phần của nhân cách trong sự giao tiếp với thế giới bên ngoài. Phần lớn, bản ngã hoạt động trong phạm vi ý thức hay tiềm thức (ký ức: preconscious), nhưng nó bao gồm cả một vài quá trình vô thức. Giống như bản năng sinh tồn, bản ngã là chủ thể đòi hỏi của nguyên tắc ý muốn. Nhưng khi chúng ta trưởng thành, tự ý thức ảnh hưởng nhiều bởi nguyên tắc thực tại là đòi hỏi thực tế của sự sống hàng ngày. Tuy nhiên, vào dịp đó, bản ngã xé ra bởi những lực đối nghịch của ý muốn và thực tại. Nó thường giải quyết mâu thuẩn nầy bắng cố gắng thỏa mãn ước muốn bản năng (bản năng sinh tồn) trong những cách xã hội chấp nhận.

--- Bản Năng Đạo Đức (Superego):

Tuy nhiên, đối với nhân cách thì có nhiều hơn là bản năng sinh tồn, bản ngã, hơn nguyên tắc ý muốn và nguyên tắc thực tại. Bởi vì khi chúng ta lớn lên, những người xung quanh ta đòi hỏi chúng ta thực hiện luật lệ xã hội và những quy định. Muốn thế, chúng ta phải xây dựng một ý thức để giữ chúng ta khỏi vi phạm luật lệ và bản ngã lý tưởng mà chúng ta cố gắng đạt tới. Một phần cấu trúc của nhân cách nầy gọi là Bản Năng Đạo Đức và nhìn nó như là Bản ngã được được tách khỏi và bắt đầu hành động theo riêng nó.

Bản năng đạo đức phát triển chạm chạp và một cách vô thức trong năm đầu của đời sống, cũng như càng gia tăng bắt chước tư tưởng và hành động của những người khác--- trước tiên là cha mẹ chúng ta. Trong thời thanh niên và gần trưởng thành, bản năng đạo đức của chúng ta hoàn thiện nhiều như chúng ta tiếp xúc với người lớn (khác hơn là cha mẹ) mà chúng ta hâm mộ họ và giá trị của họ chúng ta nhận vào một phần hay toàn thể. Phần lớn, tiến trình xã hội hóa nầy xãy ra ở mực độ vô thức, như bản năng đạo đức thu được, khả năng phê phán, và giám sát cả hai bản năng sinh tồn và bản ngã. Bản năng đạo đức, do đó là tiếng nói vô thức, nó giúp chúng ta phân biệt được giữa điều tốt xã hội với điều xấu mà chúng ta không hiểu biết được tại sao làm như thế.

Chúng ta thử xem qua tiến trình phát triển của tư tưởng đứng trên phương diện tâm lý.

Lý thuyết phân tâm học về sự phát triển tư tưởng tập trung vào sự thay đổi từ tiến trình sơ khởi của tư tưởng tới tiến trình thứ hai của tư tưởng. Tiến trình sơ khởi là ngôn ngữ của vô thức, trong đó thực tại và hình ảnh tưởng tượng đều vô phân biệt. Bộ mặt tiến trình sơ khởi của tư tưởng thường thấy trong những giấc mộng. Ở đây những biến cố có thể xãy ra cùng một thời gian trong nhiều chỗ, những đặc tính khác nhau của con người và sự vật có thể kết hợp, những biến cố di chuyển tới lui trong một thời gian rất nhanh, và cái trong sự tĩnh thức không thể xãy ra dễ dàng. Tiến trình thứ hai của tư tưởng là ngôn ngữ của ý thức, tư tưởng và thực tại khảo nghiệm. Song song với sự phát triển tư tưởng là phát triển bản ngã, và sau nầy là phát triển của bản năng đạo đức. Với sự phát triển bản ngã, cá thể trở nên khác biệt nhiều, như là Cái Tôi (Self) từ nơi tạm trú của thế giới. Có sự giảm bớt thiên kiến chính mình, một sự gia tăng khả năng, gia tăng sử dụng ngôn ngữ, và có khả năng lớn hơn để tham gia sự kiện quan trọng và làm cản trở sự hài lòng. Sự phát triển của bản năng đạo đức lành mạnh được phản ánh trong một tập hợp thống nhất, mâu thuẩn, thông suốt của những giá trị, một khả năng chấp nhận ngọn gió của lòng tự trọng (chấp nhận bắt chước mà không hủy bỏ khả năng tưởng tượng), và ý nghĩa của niềm kiêu hảnh trong ý định đã thực hiện được.

Về mặt duy thức, Bồ Tát Vô Trước (Asanga) đã xem Tàng Thức như là kho chứa tất cả những chủng tử hay nguyên nhân phát sinh của Thực Tại Kiến Lập. Thế giới duy thực phác tố dựa trên một nguyên lý được thực hóa và xem đó là nguyên do cứu cánh của tất cả sự vượt được xem là thực hữu. Mặc dù Tàng thức được xem là nguyên nhân phát sinh của các hiện tượng giả lập, chúng ta không thể thực hóa nó thành nguyên nhân cứu cánh. Tàng thức chỉ là một nền tảng năng động tàng trữ các chủng tử nhận thức hay ấn tượng và đã lọc chúng trở lại trạng thái nhận thức hiện hành. Do đó mà trong hệ thống Duy thức của Bồ Tát Vô Trước, Tàng thức được gọi là kho chứa các chủng tử và thành thục, nghĩa là làm các chủng tử chín muồi (thành thục) thành kinh nghiệm tri giác." Tàng thức được định nghĩa như là nguyên nhân phát sinh của tất cả các hiện tượng giả lập bởi vì nó luôn luôn hiện diện như là nguyên nhân của các hiện tượng nầy. Tuy nhiên, Tàng thức lả một tiến trình chứ không phải là một thực thể ; Tàng thức chỉ là kho chứa các chủng tử nhận thức và ấn tượng nầy (chính chúng là quả của các hiện tượng tạp nhiểm)"...(TC Triết 1, Như Hạnh, tr 47)

Tóm lại Ngũ uẩn chỉ là hiện tượng giả lập, là quả do các chủng tử sinh ra từ Vô thức, Tàng thức, Tánh không hay Bản chất tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, Tự tính của Ngũ uẩn vẫn là giả lập và tùy thuộc vào nhân duyên mà thôi.

Trên bình diện Không Gian, sự vật được nhìn thấy qua nhãn căn, thì hình ảnh của sự vật đó chỉ thực sự được thấy ở võng mạc của nhãn căn mà thôi. Hình ảnh sự vật được hội tụ qua lăng kính của nhãn căn từ sự vật bên ngoài không gian. Hình ảnh ấy tăng hay giảm tùy theo sự vật ở vị trí khoảng cách không gian gần hay xa đối với người xem.

Sự vật hiện hữu hay thực tại giả lập là do duyên khởi nên chúng thay đổi theo thời gian, tức là có sanh có diệt. Tự tánh giả lập của sự vật có sở hữu củaThể Tính Không (hư không) hay Tánh Không; và có Biệt Tính Không-- hình tướng triêng biệt của sự vật--là Tướng Không của chúng.

Thực tại giả lập, hay hữu thể do duyên hợp còn gọi là Báo Thân, thay đổi theo thời không, cho nên nó có sanh có diệt, có tăng có giảm.

B.TÁNH KHÔNG & GIẢ DANH HAY THỰC TẠI TÙY THUỘC

Cái trở nên được kiến lập do nhân duyên (căn trần) là cái Thức, là bóng dáng của đối tượng mà chủ thể nhận biết.Nhận thức sự vật gọi là cụ thể, được đi đôi với một tên gọi nào đó, không có tên gọi thì đối tượng không là gì cả. Sự vật được đặt tên không phải là đối tượng trực quán của chân trí. Như thế đối tượng của tri thức không là gì khác hơn là giả tượng. Do đó, sự vật mà ta tri giác do cảm giác (Căn trần, nhân duyên kết hợp) thêm kinh nghiệm (Thức) mà có tên gọi. Tên gọi của sự vật mà ta nhận biết chỉ là giả danh. Sự vật giả danh là do duyên khởi qua nhận thức của chủ khách. Đã Giả Danh (theo Ngài Long Thọ), duyên khởi thì sự vật nhận thức đó không có tự tính hay là Thực Tại Tùy Thuộc (theo Ngài Vô Trước) hay là Tánh Không.

Từ sự vật được trông thấy bởi nhãn căn, đó chỉ là hình ảnh của sự vật, là Tướng Không của hình ảnh đó tùy thuộc vào sự vật duyên hợp (không hiện hữu tự nhiên).Sự vật được kiến lập tùy thuộc vào nhân duyên hay thay đổi (sanh diệt) thì tự tánh của chúng cũng là Không. Bóng dáng của sự vật thay đổi bởi quan niệm kết tụ do thọ tưởng hành thức (lục dục thất tình) nên cá nhân nhận thức tốt xấu, thiện ác, màu sắc, sạch nhơ v.v...

Cái Trở Nên là cái không thật có, cũng không thật không. Tự tánh tùy thuộc cũng nằm trong phạm trù Tánh không. Tự tánh tùy thuộc được thể hiện tướng sanh diệt do tác động thời gian thì có sanh có diệt, và quan niệm cá nhân chi phối. Thời gian ngưng chuyển, tức thì tự tánh tùy thuộc cũng tuyệt tích, vì nhân duyên không thể phát triển. Chủ thể (Ý) nhận thức được tướng không của sự vật tùy thuộc vào nhân duyên tìm ẩn trong tàng thức. Chủ thể và sự vật tùy thuộc vào nhân duyên mà tri nhận, nên sự tri nhận đó cũng không thật và chắc chắn. Tự Tính tùy thuộc của sự vật cũng là vô tự tính hay Tánh Không. Sự vật biến đổi (sanh diệt) làm cho hình ảnh của chúng mà con người trông thấy Sạch Nhơ v.v.. tùy theo quan niệm cá nhân. Tự tánh tùy thuộc còn gọi là Hóa Thân.

C. TÁNH KHÔNG & TRUNG ĐẠO HAY THỰC TẠI TUYỆT ĐỐI

Tự Tính Tuyệt Đối là thực tánh hay chơn như của sự vật. Sự vật tùy thuộc vào tự thân chúng, nghĩa là không có tự tính giả lập hay tùy thuộc áp đặt lên chúng. Xét về Tánh, Tự Tính Tuyệt Đối là cái Thật Có, là Chơn Như, Niết Bàn, nó chính là nó. Xét về Tướng, Tự Tính Tuyệt Đối là CÁi CHỈ CÓ THẬT, không có gì ngoài nó, là CHƠN KHÔNG: chỉ có chơn không có vọng, Cái Bất Biến Thường Hằng.

+ Từ quan điểm KHÔNG GiAN, sự vật chiếm cứ Không Gian và Không Gian dung chứa sự vật là Một, nó chính là nó, không gì ngoài nó, không có gì áp đặt lên nó: VÔ KHÔNG GiAN.

Đứng trên nhận thức từ chủ thể, cái nhìn ngay nơi thực tại điểm của giác thức thì đã vượt khỏi không gian rồi. Điểm thì không có ba chiều; khi tập trung vào một điểm là đã phải phủ định tha tính (bên ngoài) của nó, chỉ còn duy nhất một điểm mà thôi, và còn phải phủ định luôn nhận thức thực tại điểm giác thức đó nửa mới mong vượt khỏi không gian.

+ Từ quan điểm THỜi GiAN, sự vật tùy thuộc vào chính nó Tại Đó và Lúc Đó hay trong khoảnh khắc hiện tại: VÔ THỜI GiAN.

Không gian dựa trên bánh xe Thời gian để bành trướng chính mình vào khoảng không vô tận, nên khi không gian co rút đến cực tiểu, tức chỉ còn duy nhất có sự vật hiện hữu mà thôi, lúc ấy thời gian sẽ giảm thiểu đến cực điểm tuyệt đối (số không). Cho nên ta có thể nói rằng Tự Tính Tuyệt Đối của sự vật là hình thức của sự vật vượt khỏi thời không. Nói cách khác, khi chủ thể nhận thức, và sự vật bị nhận thức được tri nhận một cách tuyệt đối vượt khỏi nhị nguyên tính (chủ khách). Hình thức Tính Không (Không Thời Không, không Chủ Khách) là Hư Không.; mà Thiệt Hư Không là Tánh Giác vậy. Đây là tiến trình TRI THỨC ĐÚNG Cái Thực Tại Giả Lập hay Cái Thực Tại Bị Tri Nhận Sai Lầm. Tri Thức về Cái Tri Thức Sai lầm là Trở về CHÂN NGUYÊN, Thực Tính của Tri Thức hay Trung Đạo, hay Tánh Biết. Tánh Biết giải thoát mọi sự hiểu biết thường tình tức là hiểu biết sai lầm về thực tính của sự vật. Nhắc lại, Tánh Giác đức Phật giải thích: A Nan! Ngươi phải biết trong Tạng Như Lai, Tánh Giác tức là Thiệt Hư Không, Hư Không tức là Thiệt Tánh Giác thanh tịnh bản nhiên, đầy khắp pháp giới.

Cả Vật lẫn Tâm đều có TÁNH KHÔNG.

Tự Tính Giả Lập hay Tùy Thuộc của sự vật là không thật.

Tự Tính Tương Đối của Tâm (Phàm Tâm) cũng không thật.

Chỉ Tự Tính Tuyệt Đối của sự vật là chơn thật, là Thiệt Hư Không.

Tự Tính của CHƠN TÂM là Thiệt Hư Không.

Theo sách Tử Thư Tây Tạng nói về một khía cạnh của Hư Không viết như sau: "Chân Ngã ở bình diện tối cao, nó giốngnhư thực tại, nghĩa là y hệt hư không, không thể nắm bắt được mỗi hiện tượng..."(tr105).

Tự tánh của Tâm hay Vật, Chủ Thể hay Khách thể đứng trên bình diện Vô Thời Không đều là Thiệt Hư Không; Thiệt Hư Không là Chơn Như của Tâm hay Vật, là Thực Tại Tính, là Niết Bàn. Chân tính của Tâm hay Chân Ngã và Chân Tính của Sự Vật đều là Thiệt Hư Không, mà Thiệt Hư Không là Tánh Giác mà Tánh Giác là cái Dụng của Chơn Tâm. Chơn Tâm là Tự Tính Tuyệt Đối, là Thực Tại Tính Vô Thời Không là vượt khỏi nhân duyên, nhị nguyên đối đãi chủ khách. Vậy trực nhận bản tánh tự nhiên của Tâm cũng chính là trực nhận bản tính tự nhiên của sự vật. Tâm và Vật lúc bấy giờ là đồng Tánh Không.

Chủ thể nhận thức Khách thể giả lập sai lầm hay là nhận thức sai lầm về tự tánh khách thể, chỉ là nhận thức của phàm trí mà thôi. Nhận thức năng sở cũng là nhận thức không thật đúng, cũng sai lầm, đó là nhận thức bị ràng buộc của nhân duyên, và sự giả lập của sự vật. Đó là mấu chốt của luân hồi, khổ đau.

Cho nên Tri Thức Đúng là tiến trình nhận thức đúng được thực thể và giải thoát khỏi khổ đau ràng buộc bởi nhân duyên chằng chịt, sanh tử luân hồi.

- Tóm tắt, Tự Tánh Giả Lập là tự tánh không thật có trong thế giới mê vọng của Hư Không (TÁNH KHÔNG).

- Tự Tánh Tùy Thuộc là tự tánh không thật không, cũng ở trong thế giới mê vọng của Hư Không (TÁNH KHÔNG).

Tự tánh giả lập và tự tánh tùy thuộc là khi sự vật đó tự vượt ra khỏi chính chúng nó để vạch ra bóng dáng trong không gian. Đã vượt ra khỏi sự vật, là những bóng dáng chúng không còn là chúng nữa, là giả vọng mà thôi.

- Tự Tánh Tuyệt Đối là tự tính thực có trong thế giới chơn thật của Hư Không (TÁNH KHÔNG).

Tự tánh tuyệt đối là tự tính đó vượt khỏi Thời Không, nghĩa là không vượt ra khỏi chính nó, là Thực Tại Điểm của Giác Thức, tức làTrung Đạo.

Trung Đạo là nhận thức đầu nguồn của giác trí hay tri thức nguyên thủy. Thực tại điểm không có trong không gian và thời gian, mà nó có trong trí trong nhận thức của tâm. Nhận thức được đối tượng do tâm nên gọi là tâm thức hay giác thức. Khi giác thức trở về giác trí hay tâm trí là nguồn gốc phát sanh nhận thức (Thức trở về nguồn), thì Thức và Trí sum họp một nhà, không còn là hai nữa (năng sở song vong), không có gì ngoài tâm. Thực tại điểm không có khởi điểm cũng không có kết thúc.

Trung Đạo là nhận thức tha tính không tức phủ định nhận thức bên ngoài sự vật, và tự tính không tức là phủ định luôn chính sự hiện hữu của sự vật. Vậy cái còn lại là gì? là cái khẳng định Tâm Không là trung tâm điểm của Hư Không.

Trung đạo, tự tính tuyệt đối hay thực tướng của vạn pháp đều có Tướng Không là không sanh không diệt, không tăng không giảm, không sạch không nhơ. Vì bản tính cố định của các pháp, chúng thuộc vào tự thân của chúng, không có tự tính giả lập hay tùy thuộc áp đặt lên chúng, nên chúng chính là chúng không gì ngoài chúng. Dung thể Không của vạn pháp và vạn pháp là một. Tánh không (hư không) tức nhiên không sanh không diệt. Tướng Không (Dung thể Không luôn luôn khắn khít với vạn pháp nên không thay đổi) thì không tăng không giảm. Chất thể Không (Hư Không) thì không tốt không xấu, không thiện không ác, và không sạch không nhơ. Tự Tính Tuyệt Đối còn gọi là Pháp Thân.

Đứng trên Duy Thức mà luận thì Nhận Thức một đối tượng là do Ý tác động của Tâm, nên gọi Tâm thức, nếu chuyển Tâm thức nầy thành Tâm Trí là Ý Tác Năng cũng của Tâm, vậy thì Nhận Thức vạn pháp một cách tuyệt đối chỉ là Tâm Không. Sự Nhận Thức chỉ là sự trao đổi hiện tượng do bản chất vận hành của tâm luôn luôn là như thế, không thay đổi haycố định. Cho nên hiện tượng hay thay đổi theo duyên khởi, giả danh và huyển hóa trong khi chức năng của tâm thì vẫn như thế, nghĩa là cơ phận Ý Tác Động có nhiệm vụ tác động với đối tượng, và cơ phận Ý Tác Năng có nhiệm vụ là cung cấp tín hiệu, hai cơ phận nầy của tâm Ý Niệm Hóa đối tượng thành Tâm Thức và hoạt động theo dòng lưu chuyển luôn luôn như thế. Đó là chức năng không thay đổi của Tâm. Giống như một cái máy làm ra sản phẩm, chức năng bộ máy hoạt động theo chu trình không thay đổi, chỉ có sản phẩm được làm ra thay đổi tùy theo các loại vật dụng để làm sản phẩm. Điều đó chứng tỏ rằng Tâm (cái máy) với hai cơ phận (ý tác động và ý tác năng) hoạt động trường kỳ không bao giờ thay đổi; chỉ có tâm thức (sản phẩm) luôn luôn thay đổi theo đối tượng (vật dụng) mà thôi.

BA HÌNH THỨC TỰ TÍNH (Ba Chân Lý):

Tự Tánh Giả Lập: Không Thật Có;

Tự Tánh Tùy Thuộc: Không Thật Không;

Tự Tánh Tuyệt Đối: Thật Có, cái Tuyệt Đối.

Cả ba đều là Tánh Không. Không đi theo con Đường Bên Nầy: Không Thật Có (Giả Lập), và Không Thật Không (Duyên Khởi), mà đi theo con Đường Bên Kia: Thật Có, Chơn Không, Niết Bàn tức là TRUNG ĐẠO: Con Đường của TÁNH KHÔNG, hay con đường GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ.

-ooOoo-


[ Trở về  ]