Người Cư Sĩ [ Trở Về ] [Trang Chủ]
Ðại Tạng No. 1451
CĂN BẢN THUYẾT
NHẤT THIẾT HỮU BỘ
- Mùla-Sarvàstivàda
-
Quyển thứ ba mươi támTiếp tục nói về Bát Niết Bàn. Khi ấy, tại thành Câu Thi Na có vị xuất gia theo ngoại đạo tên Thiện Hiền (Phạn ngữ: Tu Bạt Ðà La), một trăm hai mươi tuổi, thân thể già yếu. Ðối với Thiện Hiền, bộ tộc Tráng sĩ ở thành Câu Thi La đều cung kính, tôn trọng cúng dường và xem như bậc A-la-hán. Gần chỗ Phạm chí Thiện Hiền thường ở, có một ao hoa lớn tên là Mạn Ðà Chỉ Nhĩ. Trên bờ ao có cây Ô Ðàn Bạt. Ngày xưa, khi còn ở cung Ðổ Sử Ða, lúc Bồ-tát hóa hình voi trắng đi vào thai mẹ thì mầm nụ hoa cây Ô-Ðàm Bạt mới nhú ra; lúc đản sinh, cây phát ra ánh sáng; lúc làm đồng tử, hoa ấy mọc ra; lúc nhàm chán lão, bệnh, tử, đi sâu vào núi, hoa ấy mới lớn dần như mỏ chim thứu; khi tu khổ hạnh hoa hiện tướng sum sê; khi từ bỏ khổ hạnh, ăn uống trở lại ... như nói ở trước cho đến khi chứng Ðẳng Chánh Giác, thì hoa nở ra; khi Phạm Vương thỉnh Phật đến Bà La Ny Tư chuyển Pháp Luân thì cây và hoa có ánh sáng tươi tốt rực rỡ với hương thơm ngào ngạt tỏa khắp nơi. Với lòng đại bi độ khắp cả hữu tình có duyên ở thế giới này rồi, khi Ðức Phật đi đến thành Câu Thi Na nằm nghỉ lần cuối cùng thì hình dáng màu sắc của cây hoa khô héo, trông thấy ai cũng kinh ngạc than thở. Thấy cây ấy thay đổi như vậy, Thiện-Hiền suy nghĩ: "Tại thành Câu Thi Na chắc có tai họa". Khi ấy, thiên thần hộ quốc nói lớn với mọi người: - Vào giữa đêm nay, đức Như Lai nhập Vô-dư Niết-bàn. Nghe như vậy, Thiện-Hiền suy nghĩ: "Suy tàn thay! Khổ não thay! Vị Ðại Sa-môn họ Kiều Ðáp Ma chắc chắn nhập Niết-bàn vào giữa đêm nay. Nhưng, ta còn hoài nghi về pháp mà mình đã đắc nên thường suy nghĩ đến bao giờ, bằng cách gì được gặp vị ấy để thưa hỏi những điều chưa tỏ ngộ. Tiếc thay, Pháp-nhãn không bao lâu nữa sẽ không còn. Vậy ngay bây giờ, ta phải đích thân đến thưa hỏi vị ấy. Nếu được Ð?c Ðại-bi thương xót giải nghi cho thì ta được hiểu rõ những điều còn phân vân". Sau khi suy nghĩ như vậy, Thiện Hiền ra khỏi thành Câu Thi Na, đến rừng Song Lâm. Thấy mặt trời Phật sắp lặn, với tâm trạng buồn rầu A-Nan Ðà đi kinh hành nơi đất trống trước cổng chùa. Thấy vậy, Thiện Hiền đến hỏi: - Thưa ngài A Nan Ðà! Tôi nghe Sa-môn Kiều Ðáp Ma đầy đủ Nhất-thiết-trí, tế độ chúng sinh một cách bình đẳng nhưng tôi còn những phân vân về pháp mà mình đã đắc, nên thường mong muốn được nghe những điều chưa biết, đến nay vẫn chưa toại nguyện. Hôm nay, nghe tiếng chư Thiên báo cho chúng tôi biết rằng đêm nay chắc chắn Như Lai vào Niết-bàn, đại-đức có thể xin phép cho tôi được gặp Phật để thưa hỏi sự nghi ngờ ấy. A Nan Ðàø bảo Thiện Hiền: - Ông không nên nói như vậy, vì làm phiền Thế Tôn. Hiện nay, Ðại-sư của tôi đang mỏi mệt, không được khỏe. Sau ba lần thưa thỉnh như vậy nhưng không được chấp thuận, Thiện Hiền thưa: - Tôn giả A Nan Ðà, trước đây tôi có nghe vị tiên nhân phạm chí có đức độ lễ nghĩa nói:- Chư Phật ra đời như hoa ô-đàm, ức trăm vạn kiếp mới xuất hiện một lần. Hôm nay, chắc chắn Như Lai vào Niết-bàn, tôi còn mê muội xin được thưa hỏi với Ngài, mong đại-đức xin phép cho tôi được gặp Phật, thật là may mắn. A Nan Ðà nói: - Này Thiện Hiền, hiện nay thân thể Ðại-sư của tôi rất mệt mỏi, không được an ổn, chớ nên làm phiền. Ba lần Thiện Hiền tha thiết cầu xin như trước nhưng vẫn không được tôn giả chấp thuận. Khi A Nan Ðà và Thiện Hiền bàn luận trước chùa, Thế Tôn với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân nghe rõ từng câu nên bảo A Nan Ðà: - Thầy không nên ngăn trở Thiện-Hiền, hãy cho phép gặp Ta để tùy ý thưa hỏi. Vì sao? Thiện Hiền này là người ngoại đạo cuối cùng được Ta thuyết pháp làm cho sinh lòng tin thanh tịnh, đích thân Ta gọi đến chào mừng và nhận làm đệ tử. Nghe Phật từ bi cho phép, tâm ý Thiện Hiền hoan hỷ vô bờ bến, đến gặp Thế Tôn, cùng nhau chào hỏi rồi ngồi qua một bên, thưa: - Này Kiều Ðáp Ma, xin cho phép tôi hỏi và Ngài giải đáp cho. Phật bảo: - Này Phạm chí, ông hãy hỏi đi. Hỏi: - Thưa Kiều Ðáp Ma! Tôi từng nghiên cứu các loại ngoại đạo. Họ đều thành lập tôn chỉ riêng cho mình như Bộ Kích Noa, Ca Nhiếp Ba Tử, Mạt Tắc Yết Lỵ Cù Lỵ Tử, San Thệ Di Tỳ Bích Tri Tử, A Thị Ða Kê Xá Cam Bạt La Tử, Ny Yết Lan Ðà Thận Nhã Ðề Tử ... Những vị thầy này, ai cũng trình bày sự đặc thù về tông chỉ của mình, vậy chẳng biết người nào đúng? Thế Tôn nói kệ bảo Thiện Hiền: - Ta, năm hai chín tuổi,Nói kệ xong, Thế tôn bảo Thiện Hiền: - Ðây là thánh đạo tám chi do chư Phật thuyết giảng, rất khó có, rất khó gặp, ngoài pháp này ra mà cầu quả Sa-môn thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư thì không thể được. Thế nên, cần phải cầu đạo quả Sa-môn từ nơi tám chi thánh đạo trong pháp luật thuyết giảng toàn thiện vì chắc chắn đạt được. Lại nữa, này Thiện Hiền, vì xa rời pháp tám thánh đạo nên các ngoại đạo Sa-môn Bà-la-môn đều bị lệ thuộc vào kiến chấp của mình nên cho rằng ba đời không nhân quả, những phúc đức do tu tập đều hư dối vô ích. Thế nên, giữa chúng Sa-môn Bà-la-môn, Ta đã rống lên tiếng rống sư tử rằng những sự tu tập theo chánh pháp đều chứng đắc đạo quả. Khi Phâït thuyết giảng pháp này, phạm-chí Thiện Hiền viễn trần ly cấu, đắc pháp nhãn tịnh, được tín tâm bất hoại với pháp chân thật, vượt qua sông ái, phá tan lưới nghi, thông đạt pháp vi-diệu, rời khỏi chỗ ngồi đứng dậy sửa y phục, chắp tay hướng về tôn giả A Nan Ðà Nan Ðà thưa: - Thật khó được thưa hỏi bậc Ðại sư tôn quý, con nhờ đại đức nên được lợi ích hoàn toàn, may mắn gặp được đấng Pháp-vương vô thượng, là bậc Quán đảnh tối thượng trong các vị thầy, nhờ vào sức Ngài nên con được chứng đắc, con lại muốn được xuất gia thọ cận viên trong pháp luật thiện thuyết, thành tựu tánh Bí-sô, tu tập hạnh Sa-môn. Cụ thọ A Nan Ðà bạch Phật: - Thế Tôn, hiện nay Thiện Hiền nghe pháp nên được liễu ngộ, tâm muốn xuất gia ... thành tựu tánh Bí-sô; xin Thế tôn từ bi tế độ cho. Thế Tôn bảo Thiện-Hiền: - Lành thay! Bí-sô hãy đến đây tu tập phạm hạnh. Ngay sau lời nói của Phật, Thiện Hiền đầy đủ cả uy nghi, được xuất gia, thọ cận viên thành tựu tánh Bí-sô, nhất tâm dũng mãnh không phóng dật, với suy nghĩ về lý do vì sao các thiện nam tử cạo bỏ râu tóc, mặc pháp y, chánh tín xuất gia, tu tập phạm hạnh trong đạo pháp vô thượng, ngay trong pháp ở đời này tự chứng ngộ: "Ta sinh đã hết, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, không còn thọ thân sau". Khi phát tâm quán sát thấu triệt như vậy, Thiện Hiền liền chứng quả A-la-hán. Sau khi chứng đắc tâm giải thoát, Thiện Hiền suy nghĩ: "Hiện nay, ta không nỡ nào nhìn Phật nhập Niết-bàn được, vậy nên nhập diệt trước". Sau khi suy nghĩ như vậy, Thiện Hiền đến lạy sát chân Phật, rồi ngồi qua một bên, bạch Phật: - Ðại đức Thế Tôn! Con xin nhập Niết-bàn trước. Phật bảo Thiện Hiền: - Ông nhập Niết-bàn ngay lúc này hay sao? Ðáp: - Thưa vâng. Sau khi hỏi đến ba lần, Phật bảo: - Tất cả các hành đều vô thường, ông đã định liệu thời gian cho việc làm của mình, Ta còn biết nói gì. Khi sắp nhập Niết-bàn,Thiện Hiền suy nghĩ: "Ta nên làm năm pháp gia-trì rồi mới diệt độ. Ðến xem thân ta, mọi người đều thấy ta cạo bỏ râu tóc, mặc Tăng-già-chi, chớ để họ thấy hình thức ngoại đạo. Khi ngoại đạo đến khiêng, không thể di động thi thể của ta, đồng phạm hạnh mới có thể khiêng đi. Khi để vào nước để tắm rửa thân ta, chân ngoại đạo không thể bước được vào đáy nước; các vị đồng phạm hạnh có thể rửa thân thể ta. Khi các ngoại đạo đi vào nước sẽ bị cá rùa quấy nhiễu không an, nhưng các vị đồng phạm hạnh không bị gây hại. Các ngoại đạo không thể hỏa thiêu di thân ta nhưng đồng phạm hạnh có thể làm cho lửa cháy". Sau khi tác ý về năm pháp gia-trì xong, vị này nhập Niết-bàn. Nghe phạm chí Thiện Hiền đã nhập Niết-bàn, các ngoại đạo đem các loại âm nhạc, cờ phướn, tàng lọng đi đến thành Câu Thi Na. Tại ngã tư đường, ngoại đạo bảo với mọi người: - Quý vị nên biết! Vị Ðại Sa-môn Kiều Ðáp Ma thường nói rằng chỉ trong giáo pháp của Ta mới có tám chi Thánh đạo với quả Sa-môn, trong ngoại đạo không có ... nói đủ như trước ... cho đến rống lên tiếng sư-tử nhưng vị đồng phạm hạnh trong pháp của tôi là đại sư Thiện Hiền cũng đắc Niết-bàn nào khác gì họ. Các Bí-sô nói: - Nếu các vị nói người ấy là bạn cùng nhóm với mình thì hãy tự ý mang đi. Nhiều ngoại đạo đến cùng nhau nâng lên nhưng vẫn không di động được huống gì mang đi. Bí-sô bảo: - Nếu các vị không thể làm thì để cho chúng tôi. Ðáp: - Tùy ý. Khi các Bí-sô khiêng đi, ngoại đạo đành im lặng. Lại nữa, khi các ngoại đạo đến ao nước rửa, các Bí-sô nói: - Các vị hãy tắm rửa thân thể cho người đồng phạm hạnh của mình. Bước xuống nước nhưng chân ngoại đạo không thể chạm vào đáy ao lại còn bị cá rùa quấy nhiễu còn các Bí-sô thì không bị như vậy. Bí-sô lại nói: - Nếu vị này là đồng phạm hạnh với các người, hãy tự mình hỏa thiêu đi. Ðược ngoại đạo đốt, lửa vẫn không bắt cháy được. Khi ấy, bị mọi người cùng nhau chê bai, ngoại đạo xấu hổ cúi đầu bỏ đi. Thấy sự việc hy kỳ như vậy, đối với Thế Tôn, những tráng sĩ ở thành Câu Thi Na càng thêm kính ngưỡng phát tâm tịnh tín, luyến mộ, nói thế này: - Ðức Ðại bi Thế Tôn nằm nghỉ lần cuối cùng, hiện thân có bệnh, chi tiết không an mà còn thuyết pháp cho Thiện Hiền, làm cho mau được chứng quả A-la-hán, lại còn làm cho các tráng-sĩ thành Câu Thi Na lợi ích tốt đẹp. Khi ấy, các Bí-sô đều có nghi ngờ, thưa Thế Tôn: - Như lai đang hiện thân có bệnh, chi tiết bất an mà còn làm cho phạm chí Thiện Hiền ra khỏi biển sinh tử chứng quả A-la-hán, cứu cánh Niết bàn, chấm dứt hết khổ. Phật bảo Bí-sô: - Các ông nên biết, việc này chưa hy hữu vì hiện nay Ta đã đoạn trừ ba độc căn bản, giải thoát khỏi sinh, lão, bệnh, tử, sầu ưu khổ não, đủ Nhất-thiết-trí, tự do hoàn toàn trong tất cả các cảnh giới mà làm cho Thiện Hiền thoát khỏi biển sinh tử, đến chỗ tận cùng, đạt đến Niết-bàn, chưa phải là khó. Thời quá khứ, khi Ta còn trong sinh tử, đủ cả tham, sân, si, chưa đoạn trừ được sinh, lão, bệnh, tử, ưu bi khổ não, không có trí tuệ trong thân bàng sinh mà còn xả bỏ thân mạng vì phạm chí Thiêïn Hiền và các tráng sĩ thành Câu Thi Na. Các thầy hãy lắng nghe Ta kể ... Ngày xưa, trong vùng núi đầm lớn, có một nai chúa nhiều trí tuệ dự đoán được thời cơ, cùng bầy nai ngàn con sống trong rừng. Gặp nơi nai sống, thợ săn đến báo cho vua. Nhà vua cho binh lính đến bao vây để bắt. Nai chúa suy nghĩ: "Nếu ta không cứu bầy nai này thì chắc chắn chúng bị thợ săn sát hại". Nhìn khắp bốn hướng, nai chúa suy nghĩ: "Ta nên làm cách gì để cứu bầy nai thoát nạn này". Nai chúa thấy tận dưới núi có khe nước chảy xiết ra ngoài cốc núi. Vì sức yếu, bầy nai không thể lội qua. Nai chúa bước xuống đứng ngang qua dòng nước rồi kêu lớn: - Các ngươi mau đến đây, từ bờ này leo lên lưng ta chạy qua bờ kia thì thoát chết, nếu không như vậy tất bị giết hại. Như vậy, bầy nai tuần tự đạp trên lưng nai chúa, vượt qua dòng nước chảy xiết, được thoát nạn. Bị móng chân bầy nai đạp, da thịt trên lưng nai chúa tan nát hết, phơi bày xương sống ra. Rất đau đớn nhưng tâm nai chúa vẫn kiên trì chịu đựng, để cho bầy nai đi qua an toàn mà vẫn lưu luyến nhìn lại xem còn con nào sót lại không. Trong bầy, có một nai con không thể vượt qua. Tuy rất đau đớn nhưng vì lòng thương yêu không nghĩ đêùn thân mình, nai chúa ra khỏi khe nước, đỡ lấy nai con đặt lên lưng của mình, vượt qua bờ bên kia. Xem khắp nơi, biết bầy nai đã qua hết, nai chúa đã kiệt lực sắp qua đời nên phát nguyện: - Tôi cứu bầy nai và nai con này vượt qua tai ách mà không tiếc thân mạng, xin cho trong đời tương lai khi chứng quả Chánh-đẳng-giác, tôi sẽ độ cho họ thoát khỏi lưới sinh tử đến nơi tối hậu Niết-bàn vi diệu. Phật bảo các Bí-sô: - Ýù các ông nghĩ sao, chớ sinh ý nghĩ khác. Nai chúa thời quá khứ chính là thân ta, bầy nai nay là các tráng sĩ thành Câu Thi Na, nai con nay là Thiện Hiền. Lại nữa, này các Bí-sô, như khi Ta còn mang thân bàng sinh vô trí, lúc hơi thở không còn ổn định, chịu các đau khổ, da thịt thân thể phân tán mà còn cứu độ Thiện Hiền đến chỗ bình an. Các thầy hãy lắng nghe, ngày xưa tại Bà La Ny Tư có quốc vương tên Phạm Thọ dùng pháp trị đời rộng như kinh thuyết. Vua có Trí Mã biết trước việc sắp xảy ra nên được các nước bên cạnh đến triều cống. Khi Trí Mã qua đời, các tiểu vương sai sứ đến báo: - Này vua Phạm thọ hãy thu thuế chia cho chúng ta, bằng không thì không được ra khỏi thành. Nếu trái lệnh, chúng ta cùng nhau đến tiêu diệt nước của ngươi. Vua bảo sứ giả: - Ta không nộp thuế cũng không xuất thành. Ở trong nước, vua tìm kiếm và sau đó được một Trí Mã ở nơi khác. Vào đầu xuân, cây cối mọc xum suê, chim hót vang lừng rất đáng yêu thích. Cỡi Trí-Mã, vua cùng các thể nữ đi du ngoạn vườn hoa, hoan hỷ hưởng lạc. Nghe vua Phạm Thọ cùng các quan và thể nữ đang du ngoạn bên ngoài không còn e sợ, chưa vào thành ngay, các tiểu vương bàn nhau rồi dẫn bốn loại binh kéo đến cửa thành. Ðại thần tâu vua: - Các tiểu vương không kính mệnh ngài, dám hưng binh làm loạn, đến gõ cửa thành, xin hãy chuẩn bị. Nghe tâu, vua ra lệnh Trí Mã: - Hãy dẫn bốn loại binh, ta đích thân thảo trừ giặc. Khi ấy, vua dẫn quân, thề với mọi người chiến đấu với giặc. Ỷ vào uy lực của mình, một mình vua tiến tới trước nên ngựa bị trúng giáo của giặc, lòi ruột ra ngoài rất đau đớn khổ sở không thể chịu nỗi, sắp tuyệt mạng. Ngựa suy nghĩ: "Vua bị nguy khốn, ta không cứu thì thật trái đạo, vậy cố chịu đau khổ để cứu vua thoát nạn về đến cửa thành vào nơi an ổn". Sau khi suy nghĩ như vậy, ngựa nhìn khắp nơi không thấy có đường vào thành, nhưng ngoài thành có hào nước lớn tên Diệu Phạm gần cung vua. Trong ao này có bốn loại hoa sen xanh vàng đỏ trắng mọc khắp nơi. Khi ấy, Trí Mã không kể đến thân mạng mình, nhảy xuống ao chạy trên lá sen, cõng vua vượt nạn, vào thẳng trong cung. Vua vừa bước xuống thì ngựa qua đời. Khi các tiểu vương tranh nhau vào khu vườn, tìm khắp nơi nhưng không gặp được vua, kéo quân cướp bóc rồi trở về nước mình. Vua Phạm Thọ thoát nạn, bảo tồn được tính mạng, bảo các đại thần và nhân dân nước Bà La Ny Tư: - Nếu ai cứu được tính mạng vua Sát Ðế Lợi quán đảnh thì báo ân như thế nào? Quần thần tâu nên chia cho họ nữa đất nước. Vua bảo: - Trí Mã này cứu ta toàn mạng, nay đã chết vậy báo đáp thế nào đây? Quần thần tâu: - Nên vì Trí Mã tổ chức hội Bạch-liên-hoa bất thường, bố thí rộng rãi, tu các phước nghiệp để tư trợ cho đường âm hồn của Trí Mã. Vua đáp: - Rất hay, hãy mau thi hành. Khi ấy vua ra lệnh cho thái tử, thể nữ trong cung, các quan ra lệnh cho dân chúng trang hoàng các ngã đường, bài trí hương hoa, cờ lọng, đèn sáng treo la liệt khắp nơi tại chỗ hội như vườn hoan-hỷ rất đáng ưa thích. Vua sai đánh trống báo khắp gần xa: - Ngày mai, vì Trí Mã, ta sẽ tổ chức hội Bạch-liên-hoa bất thường tại ngã tư đường, hãy bảo nhau biết cùng nhau tập trung ở hội trường để nhận sự cúng dường của ta. Ðúng lúc, mọi người vân tập, được cung cấp vừa ý tùy theo nhu cầu. Này các Bí-sô, các thầy nghĩ sao? Trí Mã lúc ấy chính là thân Ta. Vì vua ấy, Ta đang chịu các sự khổ sở, thân thể tan nát, vẫn không nghĩ đến mạng sống, cứu được vua thoát nạn. Khi ấy, các Bí-sô lại có nghi ngờ, thưa Thế Tôn: - Bạch Ðại đức, cụ thọ Thiện Hiền đã tạo nghiệp gì mà nay được làm đệ tử cuối cùng của Ðại sư? Phật bảo các Bí-sô: - Các thầy nên biết, hiện nay thầy ấy ưởng thọ quả báo do nghiệp đã tạo ... nói rộng như các nơi khác, cho đến nói bài kệ ... Này các Bí-sô, thời quá khứ, trong kiếp Hiền này khi loài người thọ hai vạn tuổi, có Phật ra đời hiệu Ca Nhiếp Ba đủ mười hiệu ở trong rừng Thi Lộc, Tiên-nhân-đọa-xứ thuộc Ba La Ny Tư. Ðức Thế Tôn có người cháu bên họ ngoại tên Vô Ưu xuất gia cầu giải thoát. Vì cho rằng quả giải thoát tự nhiên chứng đắc nên vị ấy không chuyên cần tu tập tám chánh-đạo. Do đó, tuy xuất gia đã lâu nhưng không chứng quả gì, vị ấy du hành nhân gian tùy ý nhập hạ. Bấy giờ, đức Như Lai ấy đã độ kẻ có duyên xong, việc làm đã hoàn mãn như củi hết lửa tắt nên sắp nhập Niết-bàn vào lúc nữa đêm ấy. Lúc ấy, Bí-sô kia đang ở dưới gốc cây Vô Ưu. Nghe đức Như Lai Ca Nhiếp Ba sẽ vào Niết-bàn, thần cây này buồn bã khóc lóc nên nước mắt rơi ướt thân cây. Nhìn lên, Bí-sô hỏi thần ấy: - Vì sao khóc lóc như vậy? Thần cây đáp: - Vào nữa đêm nay, đức Phật Ca Nhiếp Ba sẽ nhập Niết-bàn. Nghe nói như vậy, Bí-sô ấy rất đau buồn khổ sở như bị tên bắn vào tim, khóc lóc kêu gào lớn tiếng. Thần cây hỏi: - Vì sao buồn khóc như vậy? Ðáp: - Ðức Ca Nhiếp Ba Như Lai Ứng Cúng Ðẳng Chánh Giác là cậu ruột của tôi. Tuy nương nhờ Ngài nhưng tôi không chuyên cần tu tập, cách nơi ấy quá xa, thật khó lễ kính. Là kẻ phàm phu, tôi không đủ năng lực đến đó nhanh chóng nên buồn khóc. Thần cây bảo: - Tôi có năng lực đưa ngài mau đến đó nhưng không biết gặp Phật có lợi ích gì? Bí-sô đáp: - Tôi rất dũng mãnh, nếu được gặp Phật, tất tu tập theo lời dạy mà chứng quả. Dùng thần lực của mình, thần cây đưa Bí-sô ấy đến gặp Phật một cách mau lẹ. Sau khi gặp Phật, Bí-sô sinh tâm thanh tịnh và phát nguyện lớn. Tùy theo căn tính, Thế Tôn thuyết diệu pháp làm cho vị ấy chứng quả A-la-hán nhưng vì không nỡ nhìn Phật vào Niết bàn nên nhập diệt trước. Thấy Thế Tôn và Bí-sô ấy nhập diệt như vậy, thần cây có tâm luyến mộ suy nghĩ: "Vị cụ thọ này chứng đắc thắng quả là nhờ ta, nguyện đem công đức này trong đời tương lai như Phật Ca Nhiếp Ba thọ ký cho Ma Nạp Bà lúc loài người sống 100 tuổi, thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ny, khi Phật ấy sắp Niết-bàn, ta được chứng quả Vô học của bậc Thanh văn và diệt độ trước. Này các Bí-sô, các thầy nghĩ sao, vị thiên thần ấy nay là Thiện Hiền, do ý nghĩa ấy nên bất cứ lúc nào cũng nên xa lánh bạn xấu ác, thân cậïn bạn lành; nên học như vậy. Bấy giờ, tôn giả A Nan Ðà bạch Phật: - Thế Tôn! Tại nơi yên tịnh, con suy nghĩ rằng thiện-tri-thức là một nữa phần phạm-hạnh. Những người tu hành mà thành tựu là nhờ vào năng lực của bạn thiện, có bạn thiện thì xa lìa bạn ác. Vì ý nghĩa này mới được biết bạn thiện là nữa phần phạm-hạnh. Phật dạy: - Này A Nan Ðà, chớ nói rằng thiện tri thức là nữa phần phạm hạnh. Vì sao? - Thiện tri thức là toàn phần phạm hạnh. Nhờ họ nên được xa lìa ác tri thức, không tạo các điều ác, thường tu tập các điều thiện thuần nhất thanh bạch đầy đủ viên mãn tướng phạm-hạnh. Do nhân duyên ấy, ai được gặp và sống chung với bạn lành thì dễ đạt được Niết-bàn, nên gọi là toàn phần phạm-hạnh. Vì sao? - Này A Nan Ðà! Ta nhờ thiện tri thức nên làm cho các hữu tình đều được giải thoát khỏi sinh lão bệnh tử ưu bi khổ não. Nếu xa rời thiện tri thức thì không có việc ấy. Này A Nan Ðà, cần phải tu học lời Ta dạy bảo. Ðức Phật lại bảo các Bí-sô: - Do ý nghĩa trên, từ nay về sau không nên vội vàng độ cho ngoại đạo xuất gia thọ cận-viên, trừ người họ Thích và ngoại đạo bện tóc thờ lửa. Họ mặc y phục ngoại đạo đến cầu xuất gia và thọ cận-viên, nếu hỏi không có các chướng pháp thì thu nhận. Vì sao? Ðó người thân tộc của Ta, có cơ duyên vậy. Người thờ lửa nói có tác dụng của nghiệp, có nhân có duyên, có quả báo của sự siêng năng. Với những người ấy, không cần phải cộng trú, nên cho họ xuất gia và thọ cận viên ngay. Với các ngoại đạo khác đến cầu xuất gia và thọ cận viên, thân giáo sư của họ nên cho y phục, ăn thức ăn hằng ngày của Tăng, cộng trú bốn tháng. Khi quán sát tánh hạnh người ấy đã nhu thuận có thể hóa độ được thì mới cho họ xuất gia và thọ cận viên; nên biết như vậy. Lại nữa, này các Bí-sô, pháp nào có thể sinh trưởng lợi lạc trong hiện tại và tương lai, các thầy nên thọ trì đọc tụng, giảng thuyết cho người khác, chớ cho quên mất, sẽ khiến cho phạm hạnh được tồn tại lâu dài ở đời, an lạc cho trời người, lợi ích cho các chúng sinh. Pháp ấy là khế kinh, ứng tụng, ký biệt, phúng tụng, tự thuyết, nhân duyên, bản sự, bản sinh, phương quảng, hy hữu, thí dụ, luận nghị. Với mười hai phần giáo này, ai thọ trì đọc tụng tu hành đúng như thuyết thì làm cho hiện tại và tương lai được lợi lạc ... cho đến ... từ mẫn quần sinh làm cho Phật pháp trú thế lâu dài. Này các Bí-sô, sau khi Ta Niết bàn, Bí-sô nào suy nghĩ hiện nay ta không còn bậc Ðại sư, thì hãy bỏ nhận thức ấy đi. Ta đã chế định các thầy cứ mỗi nữa tháng thuyết giới Ba-la-đề-mộc-xoa. Ðó chính là Ðại sư của các thầy, là chỗ nương tựa của các thầy, đó không khác gì Ta còn ở thế gian. Lại nữa, kể từ hôm nay, các Bí-sô hạ tọa đối với các vị trưởng túc, không được gọi bằng tên họ mà nên gọi là Ðại-đức hay Cụ-thọ. Bí-sô trưởng lão gọi Bí-sô nhỏ là Cụ thọ. Ðối với vị nhỏ, Bí-sô lớn nên thương yêu che chở với tâm từ ái, cung cấp y, bát, túi bát, dây nịt lưng không để thiếu thốn, hoặc dạy bảo đọc tụng, thiền quán ngày càng lợi ích; như vậy làm cho giáo pháp của Ta ngày càng phát triển, ngược lại giáo pháp sẽ mau tiêu diệt. Lại nữa, này các Bí-sô, trên mặt đất này có bốn chỗ, nếu người nam nữ nào có lòng tin thanh tịnh thì trọn đời nên luôn luôn ghi nhớ giữ tâm cung kính. Bốn nơi ấy là: Một: Nơi Phật Ðản sinh.Người nào thường đến bốn nơi này, đích thân kính lễ hay hướng về kính lễ chánh niệm chí thành, sinh lòng tin thanh tịnh và luôn giữ như vậy, sau khi qua đời chắc chắn sinh Thiên. (ngài Nghĩa Tịnh đích thân bái kiến những nơi cư trú suốt hơn năm mươi năm trong một đời của đức Như Lai. Có tám chỗ là: Một: Nơi đản sinh; Hai: Nơi thành đạo; Ba: Nơi chuyển pháp-luân; Bốn: Núi Thứu-phong; Năm: Thành Quảng-nghiêm; Sáu: Nơi từ cõi trời đi xuống; Bảy: Vườn Kỳ-thụ; Tám: Nơi Niết-bàn rừng Song-lâm. Bốn nơi là định xứ, còn lại là bất định. Nhiếp tụng:Này các Bí-sô, nếu các thầy có gì nghi ngờ hãy thưa hỏi. Ðối với Phật Pháp Tăng bảo, hay là đối với Khổ, Tập, Diệt, Ðạo. Bốn thánh đế, ai có nghi ngờ, Ta sẽ giải đáp. Khi ấy, Cụ thọ A Nan Ðà bạch Phật: - Thế Tôn! Như con hiểu lời Phật dạy là bảo các Bí-sô còn nghi ngờ nên hỏi, nhưng trong chúng này không có một vị nào còn nghi ngờ đối với Phật Pháp Tăng bảo, Khổ, Tập, Diệt, Ðạo đế để cần phải thưa hỏi. Phật dạy: - Lành thay, lành thay! Này A Nan Ðà, thầy hiểu biết thật đúng nên nói như vậy. Ta dùng trí tuệ quán sát trong chúng này thấy không còn ai nghi ngờ về Tam bảo và Tứ-đế. Sau đây là việc làm cuối cùng của Như Lai. Với lòng đại bi, đức Như Lai vén thượng y bày thân thể ra, bảo các Bí-sô: - Các thầy hãy quán sát thân Phật, các thầy hãy quán sát thân Phật. Vì sao? Vì đức Như Lai Ứng Cúng Chánh Ðẳng Giác khó được gặp như hoa Ô-đàm-bát-la. Khi ấy, trong sự im lặng của các Bí-sô, Phật dạy: - Các pháp đều như vậy vì các hành vô thường. Ðây là lời giáo huấn tối hậu của Ta. Sau khi dạy như vậy, Thế Tôn an tâm chánh niệm vào tịnh-lự thứ nhất, rồi xuất khỏi định này thuận chiều vào tịnh-lự thứ hai ... cho đến phi tưởng phi phi tưởng xứ ... đến diệt-thọ-tưởng-định thì tịch nhiên yên lặng. Khi ấy, A Nan Ðà hỏi tôn giả A Ny Lư Ðà: - Hiện nay Ðại-sư của tôi đã vào Niết-bàn hay chưa? Ðáp: - Phật chưa Niết-bàn chỉ đang trú diệt-thọ-tưởng-định. Hỏi: - Chính tôi được nghe Phật dạy rằng nếu Phật Thế Tôn nhập vào định cuối cùng tịch nhiên bất động thì ngay sau đó Mắt thế gian khép lại, chắc chắn vào Niết-bàn. Khi ấy, Thế Tôn xuất khỏi diệt-thọ-tưởng-định nghịch chiều lần lượt vào phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ, xuất phi-phi-tưởng-xứ vào vô-sở-hữu-xứ ... vào vô-sở-hữu-xứ ... vào thức-vô-biên-xứ ... vào không-vô-biên-xứ ... vào tịnh-lự thứ tư ... vào thứ ba ... vào thứ hai ... vào thứ nhất, xuất khỏi sơ thiền nhập vào thứ hai, thứ ba, tịnh-lự thứ tư, tịch nhiên bất động vào cảnh giới vô-dư diệu-Niết-bàn. Sau khi Thế Tôn Niết-bàn, mặt đất chấn động, sao xẹt giữa ban ngày các phương rực sáng. Trên không trung, chư Thiên đánh trống. Bấy giờ, đang ở trong vườn Trúc Lâm, hồ Yết Lan Ðắc Ca, thành Vương-xá, thấy mặt đất chấn động nên chánh niệm quán sát xem sự việc gì, liền thấy Như Lai vào đại Viên-tịch, cụ thọ đại Ca Nhiếp Ba suy nghĩ: "Bây giờ, ta không còn đức Ðại-sư nữa, chỉ còn sống dựa vào pháp, các hành là như vậy, biết làm sao nữa. Vua Vị Sinh Oán con vua Thắng Thân mới có tín-căn, nếu nghe đức Phật nhập Niết-bàn tất thổ huyết mà chết, vậy ta nên dự bị phương cách trước". Nghĩ như vậy xong, Ðại Ca Nhiếp Ba bảo đại thần Hành Vũ trong thành: - Ngài biết không, đức Phật đã vào Niết-bàn. Vua Vị Sinh Oán mới phát tín-căn. Nếu nghe Phật vào Niết bàn, tất nhà vua thổ huyết ra chết. Ta nên dự bị tạo phương tiện trước, tuần tự nói cho vua nghe. Ngài hãy mau đi vào một khu vườn, theo như pháp vẽ bản sinh của Phật ở tòa nhà đẹp. Khi Bồ-tát ở thiên cung Ðổ-sử, lúc sắp giáng sinh quán sát năm việc; thiên tử ở Dục-giới làm sạch thân người mẹ ba lần; hiện hình voi trắng đi vào thai mẹ; sau khi đản sinh, vượt thành xuất gia, khổ hạnh sáu năm, ngồi tòa kim-cương dưới gốc cây Bồ-đề mà thành Ðẳng Chánh Giác, sau đó đến nước Bà La Ny Tư vì năm Bí-sô mà chuyển Pháp luân Tư đế ba lần mười hai hành, thứ đến thành Thất-La Pạt hiện đại thần thông cho trời người, thứ đến lên cung trời Ba-mươi-ba tuyên thuyết pháp yếu cho thân mẫu Ma Da rồi đi bằng ba đường cầu thang báu xuống Chiêm Bộ Châu vì nhân dân tại thành Tăng Yết Xa rất khát ngưỡng, giáo hóa quần sinh ở khắp nơi các nước, lợi ích viên mãn khi sắp viên-tịch thì đi đến rừng Sa La song thọ ở thành Câu Thi La, nằm quay đầu về hướng Bắc mà vào Ðại Niết-bàn. Sau khi vẽ sự tích hóa độ một đời của Như Lai, lại làm tám cái hộp to vừa bằng người, đặt bên cạnh tòa nhà ấy. Bảy hộp đầu chứa đầy sinh-tô. Trong cái thứ tám đựng đầy nước thơm ngưu-đầu chiên đàn. Nếu khi vua đi ra, nên tâu rằng xin long xa tạm thời hạ cố đến vườn hoa để xem các tranh vẽ. Khi trông thấy như vậy, vua sẽ hỏi Hành Vũ rằng tranh này thuật lại việc gì. Ngài nên tuần tự trình bày từng sự việc theo các bức họa. Bắt đầu từ cung Ðổ-sử, Bồ-tát giáng thần vào thai mẹ ... cuối cùng đến rừng Song-thọ nằm quay đầu về hướng Bắc. Nghe nói như vậy, nhà vua sẽ bất tỉnh ngã lăn ra đất. Hãy mau đặt vua vào trong hộp thứ nhất, như vậy hai ba bốn cho đến hộp thứ bảy; cuối cùng đặt vào hộp nước thơm, vua sẽ an nghỉ. Sau khi tuần tự chỉ dẫn xong, tôn giả đi về thành Câu Thi Na. Theo lời dạy của tôn giả, Hành Vũ thi hành. Khi vua ra ngoài, đại thần tâu: - Xin long xa tạm thời hạ cố đến vườn hoa để xem các tranh vẽ. Khi đến vườn hoa, trông thấy các tranh vẽ mới lạ trong nhà, bắt đầu từ đản sinh cho đến nằm nơi rừng Song-lâm, vua hỏi đại thần rằng lẽ nào Thế Tôn đã vào Niết-bàn hay sao? Hành Vũ im lặng không đáp. Thấy vậy, biết Phật đã vào Niết-bàn nên vua kêu thất thanh ngất xỉu ngã lăn ra đất. Các quan vội đặt vua vào hộp đựng tô cho đến cái thứ bảy, rồi mới đặt vào nước thơm. Từ đó vua nằm an nghỉ. Khi Như Lai vào Niết-bàn, hoa thơm Sa-la tự rụng xuống phủ lên khắp kim-thân. Thấy như vậy, có Bí-sô nói kệ: Khi Thế Tôn Niết-bàn,Thiên Ðế-thích nói kệ: Các hành vô thường,Phạm Thiên Vương nói kệ: Tất cả pháp trong đời,Tôn giả A Ny Lư Ðà nói kệ: Phật không thở ra vào,Thấy đức Phật đã nhập Niết-bàn, các Bí-sô đều rất bi cảm. Có người mê muội lăn lộn đất, đấm ngực kêu gào thảm não. Có người tư duy về pháp lý nên nói rằng hiện nay chúng ta nên nhẫn nại; Thế Tôn thường dạy tất cả những sự việc rực rỡ, khả ái, hỷ lạc, tuy thật tôn trọng nhưng cuối cùng đều trở về vô-thường, đều phải bị biệt ly. Tôn giả A Ny Lư Ðà bảo với A Nan Ðà: - Cụ thọ nên khuyên nhủ đại chúng, hãy tự ức chế, chớ trái uy nghi, không nên buồn khóc quá đáng. Vì sao? Tại đây hiện nay đang có chư Thiên Trường Thọ đã sống trăm ngàn kiếp, đều bất mãn nói rằng vì sao các Bí-sô xuất gia trong pháp luật thiệân thuyết của đức Thế Tôn lại không thể quán sát chính xác về việc vô thường nên sinh buồn khổ như vậy? A Nan Ðà thưa: - Chư Thiên ấy có bao nhiêu? Ðáp: - Từ thành Câu Thi Na này đến sông Kim và rừng Sa-la đến tháp Thiên Quan của bộ tộc Tráng-sĩ, trong phạm vi mười hai du-thiện-na này, khắp nơi đều có chư Thiên đại uy đức ấy, không còn một chỗ trống để đủ dựng một cây gậy. Thấy Phật đã Niết bàn, chư Thiên này đều bi cảm đấm ngực áo não ngã lăn trên đất ... cũng như trước cùng nhau khuyên giải hãy cố ức chế cho đến ... phải trở về vô-thường, đều phải ly biệt. Khi ấy, tôn giả A Ny Lư Ðà giảng thuyết rộng pháp yếu cho A Nan Ðà và đại chúng đến rạng sáng. Các Bí-sô im lặng lắng nghe. A Ny Lư Ðà lại bảo A Nan Ðà: - Thầy hãy đến thành Câu Thi Na, bảo với các Tráng-sĩ rằng Như Lai Ðại-sư đã nhập cảnh giới vô dư diệu Niết-bàn vào nữa đêm hôm qua. Các vị hãy mau làm những gì cần phải làm chớ để sau này hối hận. Ðức Như Lai đại-sư đã nhập Niết-bàn ngay trong thành ấp của các vị, sao lại không cùng nhau cúng dường để báo ân Phật! Sau nghe khi nói như vậy, A Nan Ðà liền đưa đại y cho một Bí-sô thị giả, cùng đi đến ngôi nhà hội họp của bộ tộc Tráng-sĩ. Khi ấy có năm trăm người đang có mặt ở đó. Tôn giả bảo họ: - Này quý vị Tráng-sĩ và mọi người, đức Như Lai Ðại-sư đã vào cảnh giới vô dư y diệu Niết-bàn vào giữa đêm qua. Quý vị hãy mau làm những gì nên làm, chớ để sau này hối hận. Lại nữa, đức Như Lai Ðại sư đã nhập Niết bàn tại thành ấp của các vị, vì sao các vị không tạo sự cúng dường để báo đáp từ ân của Phật? Nghe nói như vậy, có tráng sĩ bất tỉnh ngã lăn ra đất, đấm ngực kêu lớn, thân thể run rẫy không còn tự chủ được; có người kêu lớn rằng chính tôi từng nghe Phật dạy thế gian vô thường tất phải ly biệt. Các Tráng-sĩ nói với nhau: - Hãy mau mau đem các loại vòng hoa, hương dầu, hương bột, hương đốt, các vật xinh đẹp, kèn trống âm nhạc đến rừng Sa-la để đích thân cúng dường. Họ cùng với đại thần phụ tướng và quyến thuộc, nam nữ lớn nhỏ, bạn thân người quen ra khỏi thành Câu Thi La đến rừng Song-lâm. Ðến nơi, ngay trước tòa sư tử đức Phật đang nằm, họ hết sức than thở cảm thương rồi đem các loại hoa đẹp hương thơm tối thượng cùng vô số tràng phan cờ xí, thức ăn uống trân kỳ cùng các loại âm nhạc tấu lên cúng dường. Sau đó, họ bạch A Nan Ðà: - Ðấng Pháp-vương vô thượng đã trở về viên-tịch, không biết hiện nay phải tẩm liệm thi thể Ngài như thế nào? Tôn giả đáp: - Trước đây tôi đã vâng lệnh dạy của Phật, pháp tẩm liệm làm như vua Chuyển-luân. Hỏi: - Pháp ấy thế nào? Ðáp: - Trước tiên dùng vải tơ trắng bọc thi thể lại, sau đó dùng 1000 tấm bạch điệp quấn kín khắp bên ngoài rồi đặt vào kim quan chứa đầy dầu thơm, dùng nắp vàng đậy lại, chất gỗ thơm chiên-đàn và hải-ngạn bên ngoài rồi hỏa thiêu. Sau đó, dùng sữa bò rưới cho lửa tắt. Xá-lỵ còn lại được đặt vào bình bằng vàng. Ngay ngã tư của đại lộ, xây dựng tháp, treo phướn lọng chung quanh, thoa hương, đốt hương, tấu các loại âm nhạc cung kính cúng dường, tổ chức hội bố thí lớn. Ð?y là pháp hỏa thiêu vua chuyển luân. Ðối với đức Như Lai đại sư còn làm hơn thế nữa. Nghe nói như vậy, các tráng-sĩ thưa với tôn giả: - Con xin nhận lời nhưng một hai ba ngày làm sao hoàn tất việc ấy, nếu đến bảy ngày thì có thể làm xong được việc trên. Ðáp: - Có thể được. Khi ấy, theo như pháp táng vua Chuyển luân đã nói ở trước, mọi người thực hiện đầy đủ không thiếu sót. Trong chu vi mười hai du-thiện-na quanh thành Câu Thi Na cho đến tháp Hệ Quan, có vô lượng chúng sinh ngưỡng mộ đồng vân tập đến mang theo hương hoa và các loại nhạc cụ để cúng dường. Thân quyến tráng sĩ đều ra khỏi thành đến rừng Sa-la đến trước giường sư-tử thành tâm dâng lên các vật cúng dường. Có một vị tráng sĩ kỳ túc bảo mọi người: - Trong đại chúng hiện diện này, người nữ thì cầm tràng phan, nam thì đẩy xe, chúng ta cùng nhau mang các loại hoa, lụa, hương xoa, hương bột, hương đốt, và các loại âm nhạc đi vào cửa Tây thành Câu Thi Na rồi đi ra cửa Ðông, vượt qua sông Kim Sa, đến tháp Hệ-Quan, an trí nơi tốt nhất để hỏa thiêu. Nghe nói như vậy, mọi người tranh nhau ra trước để đỡ kim-quan lên. Tuy cùng nhau cố gắng hết sức nhưng họ không lay chuyển kim quan được. Bấy giờ, cụ thọ A Nan Ðà thưa với tôn giả A Ny Lư Ðà: - Các tráng-sĩ ở thành Câu Thi Na tuy cố hết sức nhưng vẫn không di chuyển được kim-quan của Phật, tôi không hiểu vì sao như vậy? Tôn giả đáp: - Vì chư Thiên có ý nghĩ rằng sẽ cùng tráng-sĩ và nhân dân với nữ cầm tràng phan, nam đẩy xe tôn quý, uy nghi nghiêm túc tùy tùng theo Như Lai, chư Thiên chúng ta cùng cầm hoa, lụa ngũ sắc, đốt các hương thơm, tấu thiên nhạc, dâng lên nhiều sự cúng dường vào cửa Tây thành rồi ra cửa Ðông, vượt qua sông Kim Sa đi đến tháp Hệ Quan. Nhưng vì họ chưa được tham dự với đủ nghi lễ ấy nên chưa di chuyển được Kim Quan. Tôn giả A Nan Ðà thưa: - Nếu như vậy hãy tùy thuận theo ý chư Thiên. Sau khi các tráng-sĩ tùy thuận ý nguyện chư Thiên, chuẩn bị đầy đủ như đã nói rồi mới đến đỡ xe. Họ nâng nhẹ kim quan lên, đặt trên vai và tiến hành. Khi ấy, trên không trung, trời mưa hoa sen xanh vàng đỏ trắng, rắc bột thơm trầm thủy, chiên đàn, đa-yết-la-đa-ma-la, hoa mạn-đà-la. Trăm ngàn loại âm nhạc của chư thiên đồng thời được tấu lên. Lọng hoa của chư Thiên hộ vệ theo nhiều như mây và rãi vô số thiên y. Các tráng-sĩ ở thành Câu Thi Na bảo nhau: - Chư Thiên đã cúng dường, đến lượt chúng ta. Khi ấy, các tráng sĩ cùng tất cả nam nữ sang hèn khác bày biện hương hoa với uy nghi nghiêm túc, đem trăm ngàn vạn đồ vật không thể kể hết ra cúng dường, đi theo kim-quan ra khỏi thành, vượt qua sông Kim Sa đến tháp Hệ Quan. Hoa được tung rãi nhiều ngập đến tận đầu gối. Bấy giờ, nghe Phật diệt độ, một ngoại đạo phạm chí đến rừng Sala, lấy vài cành hoa đi về tụ-lạc Ba ba. Giữa đường, người này gặp Ðại Ca Nhiếp Ba cùng năm trăm đệ tử với uy nghi nghiêm túc đang đi về Song-lâm để làm lễ Ðại-sư. Gặp ngoại đạo, Ca Nhiếp Ba hỏi: - Ông từ đâu đến và sẽ đi về đâu? Ðáp: - Tôi từ thành Câu Thi Na đến và sẽ đến tụ lạc Ba Ba. Tuy biết nhưng Ca Nhiếp Ba cố hỏi: - Từ đó đến đây vậy ông có biết bốn đại của Ð?i sư Thích Ca Mâu Ny Như Lai chúng tôi còn khỏe mạnh không? Ðáp: - Từ nơi ấy đến đây, chính tôi thấy Ðại-đức Kiều Ðáp Ma đã vào Niết-bàn được bảy ngày rồi, có các trời người đang đem hương hoa và các loại nghi lễ cùng nhau cúng dường di-thân xá-lỵ. Tôi được hoa này từ lễ hội ấy. Trong năm trăm đệ tử do Ðại Ca Nhiếp Ba đưa đi, có một Bí-sô già bẩm tính ngu si không rõ thiện ác, nghe ngoại đạo nói, liền phát ra lời ác: - Vui thay, sướng thay, từ nay chúng ta không còn bị quản thúc bởi các Giới luật dạy bảo điều này nên làm, điều này không nên làm. Việc này không còn nữa vậy từ nay về sau giữ hay không giữ đều do nơi ta, có thể làm thì làm, không cần thì vứt bỏ. Khi Bí-sô già nói như vậy, chư Thiên trên không trung nghe lời phi pháp ấy liền dùng thần lực che mất âm thanh không cho mọi người nghe chỉ trừ Ca Nhiếp Ba biết rõ. Vì giáo giới Bí-sô ấy nên tôn giả tạm thời nghỉ lại bên đường cùng ngồi với đại chúng và bảo rằng: - Này Các cụ thọ! Các hành trong thế gian đều vô thường, bản chất không bền vững, không đáng tin tưởng, không trường tồn, đều trở về sự tiêu diệt vậy nên nhàm chán chớ có tham luyến. Thôi tạm gác việc này qua, chúng ta hãy mau lên đường để gặp toàn thân của Phật. Sau đó, mọi người cùng nhau tiến bước. Các Tráng sĩ và bốn chúng ... trước đó đã dùng vải bọc thi thể Như Lai, quấn lại bằng một ngàn tấm bạch điệp rồi đặt vào kim quan chứa đầy dầu thơm, đậy lại bằng nắp vàng. Họ cùng nhau đem gỗ thơm đến theo pháp mà hỏa thiêu kim quan nhưng lửa không bắt cháy. Tôn giả A Ny Lư Ðà bảo A Nan Ðà: - Tuy họ muốn đốt nhưng lửa không sao cháy được. Hỏi: - Vì sao vậy? Ðáp: - Vì chư Thiên không cho lửa cháy. Hỏi: - Tại sao? Ðáp: - Ðại Ca Nhiếp Ba cùng năm trăm đệ tử đang trên đường đi đến, muốn thấy toàn thân kim sắc của Như Lai và đích thân xem hỏa thiêu, vì đợi vị ấy nên chư Thiên không cho lửa cháy. A Nan Ðà lại đem việc này báo cho mọi người biết rằng một lúc nữa tôn giả Ðại Ca Nhiếp Ba và đệ tử sẽ đến đây. Trông thấy tôn giả và đại chúng đến, nhân dân thành Câu Thi La cùng nhau mang hương hoa, các loại âm nhạc đến nơi, lạy sát chân tôn giã. Có vô lượng trăm ngàn đại chúng đi theo tôn giả đến chỗ Thế Tôn, lấy gỗ thơm, giở nắp kim quan, mở cả ngàn lớp vải và bạch điệp ra, cùng chiêm ngưỡng dung nhan, đầu mặt lạy sát chân Thế Tôn. Ngay khi ấy, có bốn vị đại Thanh văn kỳ túc là cụ thọ A-nhã Kiều-Trần Như, cụ thọ Nan Ðà, cụ thọ Thập Lực Ca Nhiếp Ba, cụ thọ Ma Ha Ca Nhiếp Ba nhưng chỉ riêng Ðại Ca Nhiếp Ba có phúc đức lớn được nhiều lợi dưỡng về giá trị y bát thuốc trị bệnh nên cần gì cũng có thừa. Tôn giả suy nghĩ: "Ta hãy tự dâng lễ vật để cúng dường Thế Tôn". Ðem đến một ngàn tấm bạch điệp và vải trắng, tôn giả quấn Thế Tôn bằng vải trắng sau đó dùng bạch điệp quấn bên ngoài, đặt vào kim quan, châm dầu cho đầy, đậy bằng nắp vàng, chất gỗ thơm lên rồi lui qua một bên. Do uy lực còn lại của Phật và năng lực của chư Thiên, tự nhiên lửa từ trong gỗ thơm cháy ra. A Nan Ðà đi nhiễu bên phải giàn hỏa và đọc kệ: Tướng hảo Như Lai đã viên tịch,Khi ấy những tráng sĩ ở thành Câu Thi Na muốn dùng sữa dập tắt lửa nhưng chưa kịp rưới thì ngay trong lửa bỗng sinh ra bốn cây là cây sữa màu vàng kim, cây sữa màu đỏ, cây bồ-đề, cây ô-đàm-bạt. Sữa tự nhiên chảy ra trong bốn cây này làm cho lửa tắt. Những người sang hèn trong trong thành Câu Thi Na cùng nhau thu lấy xá-lỵ đặt vào bình bằng vàng rồi đặt trên xe bảy báu, bày biện các loại hoa thơm, hương chiên-đàn trầm thủy, hương bột, hương đốt, cờ lọng tràng phan, tấu lên các âm nhạc để cúng dường, khiêng đi vào trong thành, đặt vào giữa tòa nhà tráng lệ và tiếp tục cúng dường trọng thể như trước. Các tráng sĩ ở tụ lạc Ba Ba nghe Thế tôn nhập Niết-bàn ở thành Câu Thi Na đã trải qua bảy ngày, có vô lượng trời người tổ chức lễ cúng dường vĩ đại. Họ tập họp bốn loại binh tượng mã xa bộ trong tụ lạc của mình, đều trang bị các loại binh khí, cùng nhau kéo đến thành Câu Thi Na, muốn phân chia Xá-lỵ. Ðến nơi, họ bảo mọi người: - Ðối với Ðức Vô-thượng Pháp-vương, Từ-phụ của chúng sinh, tất cả chúng tôi từ lâu đã cúng dường cung kính và được dạy bảo thọ trì chánh pháp, nay Ngài đã diệt độ còn để lại xá-lỵ. Chúng tôi muốn nhận đem về tụ lạc Ba Ba, xây tháp, tôn trí xá lỵ vào để cúng dường. Nghe nói như vậy, Những người trong thành đều lên tiếng: - Thế Tôn Ðại sư là Ðấng Từ phụ đích thân dạy bảo chúng tôi, đã nhập Niết-bàn trong xứ của chúng tôi, vậy phải lưu lại toàn bộ xá-lỵ lại đây để cúng dường mãi mãi, không thể nào phân chia cho người ngoài ấp được. Khi ấy, người Ba Ba sai sứ đến nói: - Nếu chia cho thì tốt bằng không chia, chúng tôi sẽ đem sức lực ra đoạt l?y. Nghe vậy, người trong thành đáp: - Ðánh cũng uổng công, không thể lấy được đâu! Khi ấy, ấp Giá Lạc Ca, ấp Ðô Lỗ Ca, ấp A La Ma, ấp Phệ Suất Nô, các Thích-tử thành Kiếp Tỷ La, các Cô Lật Tỳ Tử ở thành Bích Xá Ly cùng tập trung đến. Vua Vị Sinh Oán nước Ma Yết Ðà đã nghe Phật Thế Tôn nhập Niết-bàn tại thành Câu Thi Na, tất cả trời người đang tổ chức cúng dường to lớn, nên rất buồn khổ, bảo với đại thần Hành Vũ: - Khanh biết không, ta nghe Thế Tôn đã vào Niết-bàn, tại thành Câu Thi Na đang tổ chức cúng dường lớn. Vì tranh giành nên các nơi đua nhau đến muốn chiếm lấy xá-lỵ. Ta cũng nên đến đó để xin nhận xá-lỵ. Ðáp: - Ðúng vậy! Nên chỉnh đốn binh sĩ đi đến thành Câu Thi Na. Vua Vị Sinh Oán muốn cỡi voi trắng đến chỗ Phật. Vừa leo lên lưng voi, nhớ đến ân sâu của Phật, vua bất tỉnh ngã lăn xuống đất. Một lúc sau tỉnh dậy, lên ngựa đi, nhớ đến ân sâu của Phật, không tự kềm chế nỗi, vua lại ngã xuống đất. Hồi lâu tỉnh lại, vua bảo đại thần Hành Vũ: - Ta không thể đích thân đến chỗ Phật được, các khanh hãy thống lĩnh bốn loại binh đến thành Câu Thi Na, truyền lại lời dạy của ta thăm hỏi các tráng sĩ ít bệnh, ít phiền não, sinh hoạt khỏe mạnh, sốâng an lạc không? Khi còn tại thế, Thế Tôn luôn luôn ân cần tiếp dẫn chúng tôi, là Ðại sư của ta. Hiện nay, Ngài đã nhập Niết-bàn tại tụ lạc của quý vị, có để lại xá-lỵ, xin cho nhận một phần đem về thành Vương-xá xây tháp để đích thân ta tôn kính đem các loại hương hoa âm nhạc cúng dường. Hành Vũ tâu: - Xin tuân lệnh vua. Vị này thống lĩnh bốn loại binh đi đến thành Câu Thi Na, bảo các tráng-sĩ: - Các vị hãy nghe cho, vua Vị Sinh Oán nước Ma Yết Ðà thăm hỏi các vị ... như trước. Ðối với chúng tôi, Ðại sư Thế Tôn thường làm cho lợi ích an lạc, thật đáng tôn kính. Hiện nay, Ngài đã nhập Niết-bàn trong tụ lạc của quý vị, còn để lại xá-lỵ, xin chia cho một phần đem về thành Vương-xá xây tháp cúng dường. Các tráng-sĩ nói: - Ðúng là Thế Tôn làm lợi ích an lạc cho tất cả quần sinh, đáng tôn đáng kính nhưng hiện nay Ngài nhập Niết-bàn tại tụ lạc chúng tôi, có để lại xá-lỵ mà nhà vua muốn được có phần thì thật khó được. Hành vũ bảo các tráng sĩ: - Nếu quý vị đem cho thì tốt, bằng không chia phần thì tôi đem binh lực đến đoạt lấy mang đi. Ðáp: - Tùy ý. Khi ấy, mọi người đều tập trung đến vây kín làm vang dậy cả góc thành. Những nam nữ thuộc bộ tộc tráng-sĩ trong thành đều thông thạo bắn cung, cùng tập trung cả tượng mã xa bộ cả bốn loại binh quyết cùng chiến đấu với binh lính của bảy nhóm kia. CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ-NẠI-DA TẠP-SỰ Quyển thứ ba mươi tám hết. -ooOoo- Ðầu
trang | 00 | 01
| 02 | 03 | 04
| 05 | 06 | 07
| 08 | 09 | 10
| 11 | 12 | 13
| 14 | 15 | 16
| 17 | 18 | 19
| 20 |
|
[ Trở Về ]